Tải bản đầy đủ (.pdf) (352 trang)

Xã hội học pháp luật - Ngọ Văn Nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.62 MB, 352 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TS. NGO VĂN NHÂN

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

TS. NGỌ VĂN NHÂN

XÃ HOI HOC PHÁP LUẬT

TRUNG TÂM THONG TIN THU VIỆM

NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHAP

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỠI NÓI ĐẦU

<small>Xã hội học pháp luật là một ngành xã hội học chuyênbiệt, nghiên cứu những quy luật vd tính quy luật của q</small>

trình phát sinh, tén tại, hoạt động của pháp luật trong xãhội, trong mồi liên hệ uới các loại chuẩn mực xã hội khác;nguôn gốc, bản chất xã hội, chức năng x hội của pháp luậi

<small>các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, thực hiện uà áp</small>

<small>dụng pháp luật.</small>

Xã hội học pháp luật là một lĩnh uực lý thú, bổ ích,

nhưng cịn khá mới mẻ ở nước ta. Dù cịn có những ý kiế

quan điểm khác nhau, song, đa số các nhà nghiên cứu coi xã

<small>hội học pháp luật là khoa học giáp ranh giữa xã hội học uà</small>

<small>luật học. Nó mới chi được giới xã hội hoc va luật học nước</small>

nhà chú trọng tìm hiểu, nghiên cứu trong khoảng mười lăm

năm trở lại đây uới những cơng trình, bài uiết phản ánh<small>những mặt, khía cạnh khác nhau của khoa học này đăng rảirác trên các sách, báo, tạp chí khoa học. Ngồi sốlượng ít 6i</small>các sách, tài liệu dich từ tiếng nước ngồi, héu như chưa cócuốn sách nào chun vé xã hội học pháp luật được biên soạn.một cách công phu, nghiêm túc va hệ thống bởi các tác gid

<small>trong nước.</small>

Ở nước ta hiện nay, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp

quyên xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế đã uà đang thúc

đẩy mạnh mê nhu câu học tập, tim hiểu, nghiên cứu xã hội

học pháp luật cũng như ứng dụng nó uào giải quyết các vandé thực tién mà đời sống pháp luật đang đặt ra. Xã hội học<small>pháp luật đã trở thành mơn học trong chương trình dao tao</small>cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành xã

hội hoc va luật học. Bởi vay, như cầu vé tài liệu xã hội học

pháp luật ngày càng cấp thiết. Với sở lượng tử liệu có được

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

còn khiêm tốn cùng uới kinh nghiệm nhiêu năm giảng dạy xãhội học ở Trường Đại hoc Luật Hà Nội, tác giả biên soạn cuốn.

sách này nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu nói trên. Quanđiểm biên soạn của tác giả là, bên cạnh uiệc kếthừa, tiếp thu

các thành tựu, kết quả nghiên cứu xã hội học pháp luật trên

thế giới, tác giả cố gắng đặt các uấn dé nghiên cứu của khoa

hoe này trong sự liên hệ vdi thực tiễn đời sống xã hội - pháp

luật của Việt Nam. Tac giả hy vong rằng, cuốn sách sẽ là tàiliệu hữu ích, cần thiết cho uiệc tham khảo, học tập, nghiên

<small>cứu xã hội học pháp luật của các sinh uiên, học uiên cao họcva nghiên cứu sinh chuyên ngành xã hội học va luật học cũngnhư những bạn đọc dành sự ưu di, quan tâm cho môn khoahọc này.</small>

Tuy nhiên, vi được biên soạn lén đầu, lại thiếu va chưabao quát đây đủ các thông tin, tứ liệu có liên quan, nên cuốn.

sách khơng tránh khỏi những sai sót, han chế nhất định. Tácgiả mong được bạn đọc lượng thú, góp ý, phê bình để có thể

sửa chữa, bổ sung tốt hơn cho lần xuất bản sau.

<small>Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn doc!</small>

TAC GIÁ

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Chương |

NHẬP MÔN XÃ Hội HC PHÁP LUẬT

1. KHÁI QUÁT VỀ LICH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHAT

TRIEN CUA XA HỘI HỌC PHÁP LUẬT

1. Nguyên nhân xuất hiện xã hội học pháp luật

Sự xuất hiện xã hội học pháp luật thể biện bể ngồi của.những q trình có tính chất khách quan đã chin mudi củaviệc các quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa chuyển sang hìnhthức phát triển cao nhất của nó là chủ nghĩa tư bản độc

quyên. Đây là nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa thực chứng.

và xuất hiện một loạt các xu hướng nghiên cứu mới, trước hếtlà luật học và xã hội học ở Mỹ và trường phái pháp luật tự do

ở châu Âu. Xã hội học pháp luật phan ánh sự phản ứng của

các lý thuyết pháp luật đối với những vấn dé xuất hiện lại<small>trong thực tiễn xã hội, bởi vì chủ nghĩa thực chứng luật học</small>

tỏ ra thiếu mềm déo và ít thích nghỉ với việc giải quyết hangloạt vấn để mới. Một trong những vấn để đó là lý thuyết và

thực pháp luật phải thích nghỉ với các điều kiện của chủ

nghĩa tư bản độc quyền, thượng tầng kiến trúc luật học và

chính trị phải thích nghỉ với những yêu cầu của sự phát triển

quản lý kinh doanh và tiền tệ, với sự gia tăng các mâu thuẫn

giai cấp và dân tộc. Những điều kiện đó đã làm bộc lộ tồn bộtính chất ảo tưởng của các lý thuyết biện hộ cho tính chất tựnhiên của thượng tầng kiến trúc nhà nước, pháp luật tư sản,của các loại tư tưởng về sự cơng bằng bất di bất dịch.

Ngồi ra, có thể nêu ra một nguyên nhân khác là tinh

chất hạn hẹp trong hệ uấn dé nghiên cứu của khoa học thựcchứng. Luật học tư sản nghiên cứu pháp luật không phải như

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

một hệ thống các cách ứng xử của eon người, mà như tổng số.

các quy tắc pháp luật, và chính các quy tắc pháp luật phải

tn theo cái lơgíc bên trong của nó. Chẳng hạn, nhà xã hộihọc Mỹ T.Parsons chỉ ra các khó khăn cần khắc phục dé chokhoa học có thể chuyển từ cách tiếp cận luật học sang cách

tiếp cận thực chứng. Ơng chỉ ra rằng, khó khăn đó là do lý

thuyết chuẩn mực và pháp luật đã tách rời thực tế xã hội,trong khi pháp luật luôn gắn liền với các lợi ích, đặc biệt là lợi

ích chính trị T.Parsons nhấn mạnh rằng, tình hình đó sau này

thể hiện cả ở các khó khăn về phương pháp luận của xã hội

học pháp luật. Sẽ là thiếu sót nếu trong khảo sát các điều kiệnxuất hiện xã hội học pháp luật khơng tính đến ảnh hưởng

ngược lại của lý thuyết luật học và các quan điểm của nó. Các

<small>nhà nghiên cứu ghỉ nhận đóng góp của các nhà lịch sử phápluật, như Momden, Gherke, trường phái lịch sử trong pháp</small>luật, đặc biệt là Xavinhie, các đại diện của thuyết luật - tựnhiên... đối với sự xuất hiện của xã hội học pháp luật.

Sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội mới đòi hỏi xây

dựng một kiểu phép luật mới ma nội dung giai cấp của nó

<small>khác tận gốc vdi nội dung giai cấp của các hình thái trước đó.</small>Tuy nhiên, pháp luật lại thay đổi trong khuôn khổ của các

quan hệ kinh tế - xã hội do chỗ nó di sau sự thay đổi của cácquan hệ này. Sự chuyển hóa của chế độ xã hội tư bản chủ

<small>nghĩa dựa trên sự cạnh tranh tự do thành chủ nghĩa tư bản</small>

độc quyển đã diễn ra trong khuôn khổ của một hình thái

<small>kinh tế - xã hội, tức là trong cùng một nội dung giai cấp</small>tương tự. Tuy vậy, giữa chủ nghĩa tư bản dựa trên cạnhtranh tự do với chủ nghĩa tư bản độc quyền có những sự khác

nhau cơ bản. Các mâu thuẫn xã hội ở đây đã đạt tới điểm gay

gắt của nó. Các hiện tượng khủng hoảng bao trùm tất cả các<small>lĩnh vực của đời sông xã hội: kinh tế, chính trị, hệ tư tưởng,</small>văn hóa. Từ đây, nảy sinh nhu cầu phải làm sao cho cơ chế

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

pháp luật phù hợp với những điều kiện xã hội mới. Bộ máynhà nước, pháp luật và thực tiễn xét xử phải đảm bảo sựổn định của các quan hệ xã hội, ngăn ngừa chúng khơng

được thay đổi có tính cách mạng. Sự khủng hoảng trongkhuôn khổ của một chế độ xã hội dẫn đến chỗ các chuẩnmực pháp luật phản ánh các quan hệ giai cấp trước đây trở

nên khơng cịn phù hợp với việc giải quyết các vấn để xãhội mới nay sinh.

Sự chuyển hóa cơ cấu kinh tế dựa trên cạnh tranh tự do

sang cơ cấu độc quyền diễn ra tương đổi nhanh cho nên các<small>quan hệ xã hội mới đã hình thành, trong khi đó thì pháp luật</small>

thay đổi chậm chạp hơn nhiều nên vẫn còn phản ánh các

<small>quan hệ xã hội trước đó. Các nguyên tắc pháp luật được ghỉ</small>

lại trong các hiến pháp, các bộ luật và các chuẩn mực phápluật có từ thời giai cấp tư sản lại đồng nhất với pháp luật và

“cơng bằng" nói chung. Thế nhưng, trong điều kiện của chủnghĩa tư bản độc quyền lại nảy sinh sự thất vọng, nên nhiềunhà luật học phải lên tiếng bảo vệ pháp luật thật sự và côngbằng thật sự.

<small>‘Thong thường, các quan hệ xã hội sớm hay muộn cũng tự</small>

phá đường khai thông cho thực tiễn pháp luật, dù rằng các cơquan có chức năng lập pháp chưa chấp nhận các chuẩn mực

mới đã dược thể hiện trong thực tiễn pháp luật. Sự điều tiếtpháp luật tương ứng với các quan hệ xã hội mới phải nhờ xã

hội học pháp luật mới có thể mở đường đi tới. Xã hội họcpháp luật góp phân cải tổ các quan niệm pháp luật truyền.

thống do nó đặc biệt chú trọng tới thực tiễn pháp luật.

Sự phát triển nhanh chóng các quan hệ tư bản chủ nghĩa

độc quyền, sự xâm xhập ngày càng sâu các yêu cầu do cácquan hệ xã hội quy ảnh vào thực tiễn pháp luật, sự diễn tiếnnhanh chóng của thtc tiễn pháp luật đáp ứng đòi hỏi của các

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

quan hệ xã hội nhanh hơn sự điều tiết của pháp luật về mặt<small>hình thức đã khiến cho xã hội học pháp luật, ngay từ khixuất hiện, đã đem đối lập “xã hội” với “pháp luật hình thức”,chú trọng tới các khía cạnh xã hội của pháp luật. R. Pound -nhà xã hội bọc pháp luật Mỹ - xuất phát từ những mâu</small>thuẫn của đời sống pháp luật đầu thế kỷ XX, đã diễn đạtcương lĩnh của xã hội học pháp luật bằng công thức “pháp<small>luật trên sách vở và pháp luật trong hành động” (Law in</small>

<small>book and Law in action).</small>

2. Quá trình hình thành và phát triển của xa hội

học pháp luật

“Trước hết, cần ghi nhận ảnh hưởng đáng kể đối với sựphát triển các cơng trình nghiên cứu xã hội học trong phạmvi luật học từ phía các khuynh hướng và các quan điểm củacác nhà xã hội học nổi tiếng, như A. Comte (các tư tưởng về

chủ nghĩa đoàn kết), H. Spencer (đặt nền móng nghiên cứu

cd cấu - chức năng của xã hội như một cơ thể), E. Durkhiem

(giải thích pháp luật như một sự kiện xã hội, quan niệmxã hội như một hệ thống các giá trị - chuẩn mực xã hội),

M. Weber (học thuyết về các hình thức chính thể, quan niệm

về chủ nghĩa quan liêu), T. Parsons (coi pháp luật là cơng cụ

kiểm sốt xã hội và là nhân tố liên kết các định hướng giá trị

của các cá nhân)... Tuy nhiên, ở các tác giả này không chỉ

thiếu các tác phẩm chuyên viết về xã hội học pháp luật, mà.còn thiếu cả quan điểm lý luận về xã hội học pháp luật như

một lĩnh vực chuyên ngành của xã hội học. Hơn nữa, các vấnđể pháp luật mới chỉ dừng lại bên ngoài sự chú ý hoặc còn ở

xa mối quan tâm khoa học của họ. Chẳng hạn, A. Comte

<small>-người sáng lập xã hội học - hoàn toàn phủ nhận luật tư và</small>

<small>luật pháp nói chung.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Ban đầu, xã hội học pháp luật được xem xét như một

môn khoa học luật, hình thành dựa trên lịch sử lâu dài của<small>việc nghiên cứu pháp luật như một hiện tượng xã hội. Xã hộihoc pháp luật ra đời và phát triển trong khoa học pháp lý</small>không phải như một sự ngẫu nhiên, khác lạ bay được mang

lại từ xã hội học. Cho đến thời điểm xuất hiện lý thuyết thực

chứng của A. Comte và H. Spencer vào thế ky XIX và thuật.

ội học” được hiểu như là “khoa học về xã hội”, đã

tên tại (từ thời Platon và Arixtốt đến thời Héghen và Mác)

những học thuyết về xã hội sâu sắc và phát triển về mặt lý

iệt, ở đây cẩn để cập đến học thuyết của nhà luật

học Pháp S.L. Montesquieu - người được nhiều tác giả (vi dụ,nhà xã hội học Pháp nổi tiếng R. Aron) coi là người đặt nềnmóng cho cách tiếp cận xã hội học nghiên cứu về pháp luật.Trong bối cảnh đó, S.L. Montesquieu, trước hết, rõ rang là

một nhà xã hội học pháp luật. Tác phẩm chính của ơng

-“Tinh thân pháp luật" - đã hướng tới phát hiện và nghiêncứu các nhân tố lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội vàcác nhân tố khác ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo luật,

xác định các đặc điểm về nội dung và tính chất của pháp

<small>luật thực chứng ở các dân tộc khác nhau và trong những</small>

thời kỳ phát triển lịch sử - xã hội khác nhau. Học thuyết.

của S.L. Montesquieu về “tinh thần pháp luật" là khuynh

hướng xã hội học pháp luật đâu tiên trong tiếp can nghiêncứu pháp luật, được hình thành về mặt lý luận dựa trên một.

khối lượng dé sộ các tài liệu kinh nghiệm.

<small>Quá trình hình thành trong xã hội học một lĩnh vực xã</small>

hội học chuyên biệt như xã hội học pháp luật gắn liền một

cách khách quan với những khó khăn khoa học thực sự. Vấnđể là ở chỗ, không phải các lý thuyết thực chứng xã hội xuất

hiện vào thế kỷ XIX, cũng không phải sự phát triển tiếp theo

của xã hội học ở thế kỷ XX đã tự mình mang lại cho các nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

xã hội học những tri thức đặc biệt nào đó về pháp luật

-những tri thức có thể được sử dụng làm xuất phát điểm cho

<small>việc thiết lập một lĩnh vực nhận thức khoa học đặc thù như</small>xã hội học pháp luật. Từ xã hội học đại cương khơng thể“chiết xuất” ra dưới dạng có sẵn khái niệm thực chứng phápluật như một hiện tượng xã hội được nghiên cứu bằng xã hội

học, không thể lấy ra một khái niệm chung từ xã hội học

<small>chứa đựng trong đó một định nghĩa có tính bản chất về pháp</small>

luật, khơng thé lấy ra một khái niệm xã hội học nào đó về.pháp luật... Tất cả các luận điểm này có liên quan đến đối

<small>tượng của xã hội học pháp luật với tư cách môn khoa học xã</small>

hội học và cần phải được luận giải bởi chính các nhà xã hội

<small>học (di nhiên, trong sự hợp tác với các nhà luật học và có tính</small>đến kinh nghiệm của xã hội học pháp luật).

Vao thế ky XIX, dưới ảnh hưởng của xã hội học như một.khoa học mới về xã hội, trong luật họe đã luận chứng những

khái niệm về hiểu biết pháp luật được định hướng bằng con

<small>đường xã hội học. Trong vấn để này, vai trò to lớn thuộc về lý</small>thuyết “luật học của những nhu cầu” của nhà xã hội học nổitiếng người Đức R. Iering - cái được ông đem đối lập với “luậthọc của những khái niệm”. Cơ sở của lý thuyết này là kháiniệm pháp luật - cái được ông luận giải như là “nhu cầu đượcbảo vệ" (nghĩa là nhu cầu được bảo vệ bai nhà nước, được ghi<small>nhận trong pháp luật). Trong lý thuyết của R. Iering, quá</small>trình hình thành pháp luật được luận giải như là kết quả của<small>cuộc đấu tranh giữa những lợi ích khác nhau trong xã hội,kết hợp với cách tiếp cận thực chứng về pháp luật như là tập</small>

hợp các chuẩn mực có tính bắt buộc được nhà nước ban hành,

<small>nhà nước quyết định những lợi ích nào cần được bảo vệ.Hướng nghiên cứu xã hội học thực chứng về pháp luật màR. lering để xuất nhận được sự thừa nhận tương đối rộng rãi</small>

và được phổ biến ở phương Tây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Vào đầu thế ky XX, với sự hồi sinh của các khuynh

hướng phản thực chứng trong luật học và với sự nỗ lực kêugọi phục héi pháp luật tự nhiên - đã bắt đầu hình thành xu<small>hướng phản thực chứng trong các nghiên cứu xã hội học phápluật dưới dạng “trường phái pháp luật tự do”. Việc hợp thức</small>

hóa và khẳng định xã hội học pháp luật là một môn khoa học

luật gắn liền với sự hoạt động của trường phái này. Đại diện

tiêu biểu của trường phái này - nhà luật học người Áo E. Erlich

- trong tác phẩm “Cơ sở xã hội học pháp luật" (1913) đã thấy

<small>được các mục đích và nhiệm vụ của nó là nghiên cứu “pháp</small>sống động của dan tộc", nguồn gốc hình thành, phát

triển của nó khơng phải từ các nhà lập pháp, mà chính là từ

nhu cầu xã hội. Nghiên cứu xã hội học pháp luật về pháp.luật như một trật tự của đời sống xã hội còn được tiến hànhbởi nhiều đổ đệ khác của trường phái nay (F. Gee, G. Dinsgeimer,G. Kantorovich, E. Young, F. Jeni và những người khác)

Nhiều quan điểm, tư tưởng xã hội học pháp luật của trường

phái này đã được tiếp tục phát triển trong trường phái xã hộihọc pháp luật Mỹ - trong các tác phẩm của các nhà luật họcnổi tiếng như R. Pound, D. Frank, B. Cardozo, O. Kholms,

K. Llewelin... Các dai diện của trường phái này đặc biệt

chú ý đến các nghiên cứu xã hội học pháp luật về thực tiễn

<small>hoạt động tịa án, vị trí của các tịa án theo các cơng việc cu</small>

thể, hành vi của các bên trong các tranh luận về pháp

<small>luật... Từ khái niệm “cấu trúc pháp luật xã hội” của R</small>

Pound mà có quan niệm về pháp luật như là trật tự sắp

xếp các quan hệ qua lại giữa con người tương ứng với các

quy tắc đã được xác lập.

Vào nửa đầu thế kỷ XX, trong luật học phương Tây<small>hình thành một xu hướng độc lập trong nghiên cứu xã hội</small>

học pháp luật - xu hướng coi pháp luật như một loại thiết

<small>chế xã hội. Đại diện của nó là các nhà luật học tiêu biểu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>như M. Oriu, G. Gutrvich... Theo lập luận xã hội học pháp</small>luật của họ, pháp luật không chỉ là một thiết chế xã hội đặc

biệt, mà còn là tư tưởng nhất định được tổ chức, thiết lập cho

sự hình thành và hoạt động của các thiết chế xã hội khác.

Chẳng bạn, theo khái niệm “pháp luật xã hội” của Gutrvich,

<small>pháp luật là nhân tố liên kết và thiết chế hóa trong các quan</small>hệ xã hội. P.A. Sorokin luận chứng pháp luật như là sự khởi

đầu của một nhóm xã hội bất kỳ và của thiết chế xã hội. Từlập trường xã hội học pháp luật này, ông xem xét tất cả các tổ

<small>chức xã hội (gia đình, nhà nước, nhà thờ, đẳng phái, cơng</small>

đồn, trường học, các nhóm tội phạm có tổ chức...) là nhữnghình thức thực tiễn - xã hội của sự khách thể hóa và biểutrưng của các chuẩn mực pháp luật, thuyết phục tất cả hoặcphần lớn các thành viên của các tổ chức xã hội tương ứng.

<small>Quan niệm xã hội học pháp luật của nhà luật học người Đức</small>N. Luhman được phổ biến tương đối rộng trong luật học

phương Tây hiện đại. Ông xem xét xã hội như hệ thống giao

tiếp và trên cơ sd đó, luận giải pháp luật như là cộng cụ vạn<small>năng của giao tiếp xã hội.</small>

3. Một số trào lưu xã hội học pháp luật tiêu biểu

<small>3.1. Xã hội học pháp luật thực dụng</small>

<small>Xuất phát từ sự khác nhau giữa “pháp luật trên sách vở”(law in book) và “pháp luật trong hành động” (law in action),</small>vấn để hàng đầu trong nghiên cứu thực tiễn pháp luật ở Mỹ<small>là đi vào nghiên cứu “pháp luật trong hành động”. Chính</small>diéu này đã làm nảy sinh trào lưu xã học pháp luật thựcdung ở Mỹ mà đại diện tiêu biểu nhất là R. Pound. Vấn dé

trọng tâm trong các nghiên cứu của Pound là cách hiểu của

ông về tính chất cơng cụ của pháp luật.

R. Pound nêu lên vấn dé mâu thuẫn giữa tính ổn địnhcủa trật tự pháp luật với sự cần thiết thay đổi trong pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

luật, mà chính lý thuyết pháp luật nảy sinh ra là để giải

quyết vấn để này. Trung tâm trong lý thuyết pháp luật củaPound là thực tiễn pháp luật, quản lý tư pháp và quản lýhành chính. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định, điều này lại

mâu thuẫn với các nhu cầu chung nhất của thời đại và của xã

hội, đặc biệt là nhu cầu xây dựng pháp luật một cách có chủ

định. Vấn để này vẫn có thể được giải quyết trong lý thuyết

pháp luật cia Pound, bởi vì sự tăng cường can thiệp của nhànước vào các quan hệ xã hội và kinh tế trong xã hội vào thờicủa ông ngày càng trở nên bức xúc, tư tưởng lãnh đạo và quy.

hoạch bao trùm đối với xã hội lại biểu lộ ra một cách trừutượng để hỗ trợ cho sự can thiệp ấy, còn nhu cầu đưa nó vào

đời sống thực tiễn chỉ hình thành vào nửa sau thế kỷ XX.Giải pháp ma Pound đưa ra là ý tưởng về một “ludt tu

nhiên tương đổi". Quan điểm của ông là kết hợp cách tiếp cận.thực dụng với cách tiếp cận chức năng. “Ku hướng là đem

phân tích xem các chuẩn mực pháp luật vận hành thế nào vàlàm sao để xây dựng các chuẩn mực ấy để dat được kết quả

tương ứng hơn là phân tích nội dung trừu tượng của nó.Chính điều này buộc chúng ta phải nghiên cứu mục tiêu củapháp luật. Chức năng là nhằm đạt mục tiêu nhất định. Các

thế hệ hiện nay và sau này, như vậy, sẽ dành sự chú ý nhiều

cho sự tranh luận triết học về mục tiêu của trật tự pháp luậttrong luật học”. Sự phục hỗi luật tự nhiên đầu thế kỷ XX lại

không đem lại bộ luật phổ quát nào, mà chỉ gồm các chuẩn

mực lý tưởng. Nó đã tạo nên các ảo tưởng chứ khơng phải các

tiển để bên ngồi về sự phát triển xã hội học và xã hội họcpháp luật. Từ đó, xuất hiện các khẩu hiệu kêu gọi nghiên cứu

pháp luật trên tất cả các phương diện, khía cạnh xã hội của<small>* Dẫn theo: Kulesar Kalman (Đức Uy biên dịch), Cơ sở xd hội học</small>

<small>pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr, 40.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>nó. “Chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ của triết học, đạo đức hchính trị học, xã hội học giúp chúng tơi giải quyết các van</small>

mà chúng tôi xem là các vấn để của luật học. Cần phải

<small>nghiên cứu pháp luật trong tất cả các quan hệ của nó nhưmột giai đoạn chuyên biệt của cái theo nghĩa rộng là khoa</small>học về xã hội”?.

<small>Xã hội học pháp luật thực dụng với cách tiếp cận chức</small>

năng của Pound không gắn lién với một khoa học nào vềphương pháp cả; nó chú ý tới một phổ khá rộng các quanđiểm là do muốn xây dựng “luật tự nhiên tương đổi”. Luật

<small>này có tính chất tự nhiên tương đối vì nó là các định để xuất</small>

phát từ các nhu cầu cụ thể của xã hội Mỹ ở thời kỳ nhất

định; mà các định để này lại khơng có các tién dé thực tế để<small>thực hiện. Pound đã tìm ra nền móng của các định dé cần</small>xây dựng cho pháp luật nằm ở các nhu cầu, lợi ích thực sự<small>của con người sống trong xã hội nhất định. Theo ý kiến của</small>

ông, các nhà luật học đã bắt đầu suy nghĩ xuất phát từ các

ham muốn, lợi ích, nhu cầu của con người và ngày càng thấyrang, mục đích của pháp luật là thỏa mãn tối da các nhu cầuấy. Họ chuyển sự chứ ý từ uiệc xem xét bản chất của pháp

<small>luật sang uiệc khảo sát mục tiêu, thực tiễn uận hành của</small>

pháp luật; do uậy, các chuẩn mực pháp luật, các nguyên tắc,

định chế pháp luật cần được đánh giá trên cơ sở chúng tham.<small>gia uào uiệc đặt mục tiêu như thế nào của pháp luật.</small>

Cần phải suy nghĩ về pháp luật như một thiết chế xã hội

bằng cách tổ chức cách ứng xử của con người để phục vụ các

lợi ích, nhu cầu, định chế nảy sinh trong một xã hội văn<small>minh. Pound thấy trong lịch sử pháp luật khơng có gì khácngồi sự chứng minh cho việc này càng thỏa mãn day đủ các</small>

<small>? Dẫn theo: Kulcsar Kalman (Đức Uy biên dich), Cơ sở xd hội hoc</small>

<small>pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 42.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

nhu cầu ấy bằng con đường nhận thức và kiểm tra các như

cầu ấy từ phía xã hội. Xã hội học pháp luật của Pound kêu

gọi sự hoạt động năng nổ. Ông cho rằng, việc thực hiện các

chức năng sáng tạo xã hội là nhiệm vụ của xã hội học phápluật. Nhà tư tưởng pháp luật cần phải rời bỏ chiếc ghế, tháp

ngà để “đo đạc” các nhu cầu thực tế và lợi ích thực tế - nhưngkhông được đánh giá chúng, bởi vì chúng có hiệu lực do một.

ngun nhân đơn giản là chúng hiện diện. Trên cơ sở đó, xây

dựng các định dé pháp luật của một xã hội nhất định để phụcvụ cho xã hội đó ở thời điểm đó; đồng thời, việc xây dựng

pháp luật và thực biện pháp luật phải dựa vào đó. “Mỗi nhàlập pháp phải là một nhà xã hội hoc”.

lội dung khái niệm “xây dựng” của Pound được diễn đạtnhư sau: cần phải làm sáng tỏ các lợi ích có ảnh hưởng đến con

người trong thời điểm và trong xã hội nhất định; cần vạch ra

cái ranh giới mà trong đó, các lợi ích này được sự ủng hộ của

pháp luật; cần xác định những chuẩn mực pháp luật nào, khái

niệm và thể chế cưỡng bức nào để thực hiện các chuẩn mực ấy,

để đảm bảo thỏa mãn các lợi ích, và cuối cùng các lợi ích này thé được pháp luật hỗ trợ đến mức độ nào. Nha xa hội họcpháp luật cồn đóng vai trò là “người kỹ sự xã hội”, con nhà

luật học cần nhìn xa hơn dịng chữ trong đạo luật.

<small>Pound phân biệt ba loại lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi ích xãhội và lợi ích cơng cộng, nhưng sự phân biệt lợi ích xã hội và</small>

lợi ích cơng cộng khơng rõ ràng. Ơng xem lợi ích xã hội chỉ là

những lợi ích chuyên biệt gắn với một xã hội được tổ

chức về mặt chính trị, trong khi đó ơng lại hiểu lợi ích cơng

cộng rộng như lợi ích nảy sinh từ đời sống của một xã hội vănminh. Pound gắn liền lợi ích xã hội với nhà nước tư sản, hơn

<small>® Kulesar Kalman (Đức Uy biên dịch), Cơ sở xã hội học pháp luột,</small>

<small>Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 44.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>nữa, ít nhất trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước</small>

lại “dàn hịa” cả các lợi ích khác. Ơng cho rằng hoạt động của.

<small>nhà nước đại diện cho lợi ích xã hội; hoạt động này đóng vai</small>

trị cân bằng và cào bằng nhất định giữa các lợi ích xung đột.lẫn nhau.

Một đại diện khác của xã hội học pháp luật thực dụng làH. Cairns. Khi nói về mối liên hệ giữa pháp luật và xã hộihọc, Cairns chỉ ra các khả năng nghiên cứu sau đây: thứnhất, nghiên cứu các lý thuyết xã hội học của pháp luật; thứ<small>hai, sử dụng các phương pháp xã hội học trong luật học; thứ</small>

ba, tiến hành phân tích về mặt xã hội học các định chế pháp

luật; và thi tv, nghiên cứu các mối quan hệ qua lại giữa các

biến đổi của xã hội và các biến đổi của pháp luật. Về điểm

thứ nhất, ông khảo sát các lý thuyết xã hội học về pháp luật,<small>chủ yếu là các cơng trình của các nhà xã hội học riêng biệt,</small>

thi thấy khái niệm biểm soát xã hội là điểm giao tiếp chính

yếu nhất. Về điểm thứ hai và thứ ba, thực chất là ông thừanhận phương pháp chức năng. Không thể xem xét pháp luật

một cách đơn độc. Các thiết chế xã hội chỉ có thể được nghiên

cứu từ góc độ các chức năng và lich sử của chúng. “Xét về

mặt chức năng, mục tiêu của nhà xã hội học là ở việc nghiêncứu các thiết chế xã hội dưới cái dạng mà nó hiện diện trongcác nền văn minh khác nhau, ở các trình độ khác nhau của

văn hóa và gắn lién với các điểu kiện nhất định

<small>của đồi sống xã hội</small>

Khi xem xét vấn dé về mối quan hệ qua lại giữa các biếnđổi của xã hội và các biến đổi của pháp luật, Cairns dựa theocác lý thuyết của Osborn và Chapm, cho rằng văn hóa vật.chất là thay đổi nhanh nhất, sau đó mới đến bộ phận phi vat

<small>3 theo: Kulesar Kalman (Đức Uy biên dich), Cơ sở xd hội học</small>

<small>pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 52.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

TRUNG TAM THONG TIN THU VIEW

TRUONG BAI HOC LUAT HA NO!

PHONG MUON

<small>chất của văn hóa, do lạc hậu về nhiều mặt so với văn hóa vat</small>chất nên mới có các tàn dư văn hóa.. Cairns cho rằng trongpháp luật cũng có tàn dư văn hóa, ví dụ như vấn để tộiphạm, tính vơ hiệu quả của sự vận hành pháp luật tư sản.

Pháp luật tự thân nó có thể lạc hậu đối với sự phát triển đến

mức nó mang tính chất của tàn dư văn hóa. Ơng đưa ra ví

dụ: hệ thơng pháp luật Mỹ nói chung nảy sinh về cơ bảntrong thời kỳ đời sống kinh tế Mỹ chưa đi theo con đườngcơng nghiệp hóa. Khi nước Mỹ tiến hành cơng nghiệp hóa vàđơ thị hóa thì nó cần một pháp luật khác với thứ pháp luậtthời kỳ tiển công nghiệp - thứ pháp luật đã lạc hậu và vềnhiều mặt đã biến thành tàn dư văn hóa.

Cairns cho rằng, việc nghiên cứu toàn diện về pháp luậtcần sự hỗ trợ của tâm lý học. Luật học cần sự tham gia của.tâm lý học khi xem xét các vấn để như trách nhiệm, mức độ<small>phạm tội, đánh giá việc hỏi cung các nhân chứng... Tuy nhiên,</small>việc phân tích các vấn dé này lại phần lón thuộc về các bộ mơnluat chuyên ngành hơn là lý luận về pháp luật. Cuối cùng thìban thân Cairns cũng bó hep mối liên hệ thực tế của pháp luật<small>với tâm lý học trong luật hình sự và luật tố tụng hình sự, bỏ</small>qua các khía cạnh của vấn để có liên quan đến lý luận về phápluật, Việc nghiên cứu sự biến đổi của pháp luật được Cairns

sắn liền với triết học; các nhà luật học phải tìm đến triết học

để nó hỗ trợ cho việc nghiên cứu các biến đổi đó. Triết học hiện

thời phải vạch ra một phổ cụ thể các ý tưởng cho luật học, nếu

<small>không, bản thân nhà luật học phải trở thành nhà triết học.</small>“Yêu cầu dau tiên của triết học pháp luật là thu thập có hệ

thống các điều kiện triết học có thể sử dụng trong trật tự pháp

<small>luật", Suy cho cùng, Cairns vẫn đứng trên lập trường “luật tw</small>

<small>nhiên tương đối” của Pound.</small>

<small>csar Kalman (Đức Uy biên dịch), Cơ sở xa hội hoc</small>

<small>pháp luật, Nxb. Giáo dục, Ha Nội, 1999, tr. 56.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

J. Stone - giáo sư Đại học Sidney (Australia) - đặt vấnđể: có hay khơng một lý thuyết pháp luật khơng phụ thuộcvào xã hội học? khi nghiên cứu vai trò của pháp luật trong xã

hội có thể vạch ra ranh giới giữa luật học và các khoa học xã

hội, đặc biệt là xã hội học hay không?°. Ong trả lời là có thể,mặc dù các luận cứ đưa ra khơng được thuyết phục lắm, vì

ban thân ơng đã tun bố là khơng muốn bảo vệ lập trường.

của mình về mặt triết học, mà chỉ vạch ra một số đặc điểm.khiến cho lý thuyết pháp luật có thể tổn tại như một khoa

học riêng biệt đối với xã hội học.

Chẳng hạn, một đặc điểm là xã hội học chỉ xác định các tính

quy luật chung động đến tồn cho nên cũng động đến

tồn bộ các khoa học về xã hội: Ơng viết, các khoa học khác, như

kinh tế học, cũng đã tách khỏi xã hội học; tính chất bí truyền củapháp luật khiến cho những người thông thái, được đào tạo vềpháp luật mới có thể tham gia đóng góp cho luật học, mà xã hội

học lại chưa đủ để làm việc này. Tuy nhiên, lý thuyết xã hội học

về pháp luật chỉ là một bộ phận của lý thuyết tổng quát về phápluật, bởi vi Stone cũng không bác bd một lý thuyết phân tích về

pháp luật, xem xét pháp luật dưới ánh sáng của légic học và lýthuyết công bằng trong tiếp cận pháp luật “dưới ánh sáng của hệ

thống giá trị luân lý và chính tr”. Cách tiếp cận này thể hiện

trong tác phẩm “The province and function of lau” có cấu trúcchia thành ba phần: pháp luật và lơgíc, pháp luật và chân lý,

pháp luật và xã hội. Giữa hai cái cuối cùng ông vạch ra bước

chuyển đổi bằng cách nêu lên rằng, xã hội học pháp luật phải

nghiên cứu vấn để tính chân lý, tuy có nói thêm rằng, thế giới

quy chuẩn và thế giới hiện thực là có tính hai mặt. Stone khơng

cho là pháp luật tự nó có tính chuẩn mực mà chỉ nói tới tính

<small>§ Dẫn theo: Kulesar Kalman (Đức Uy biên dich), Cơ sở xã hội học</small>

<small>pháp luật, Nxb. Giáo dye, Hà Nội, 1999, tr. 57.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

đúng đắn hay khơng đúng đắn của pháp luật. Trong vấn để tính.đúng đắn của pháp luật, Stone hoàn toàn tiếp thu lập trường.

<small>thực dụng của Pound tuy có biến thái ít nhiều”.</small>

<small>3.2. Trảo lưu hiện thực trong luật học Mỹ</small>

Trào lưu hiện thực nay sinh và phổ biến chủ yếu ở Mỹ.

<small>Việc trào lưu hiện thực pháp luật nảy sinh chính ở Mỹ là do</small>

ảnh hưởng của tư duy thực dụng và các đặc điểm của hệ

thống pháp luật của đất nước này. Tư duy pháp luật Anh <small>Mỹ nói chung có tính chất thực chứng, có xu hướng xem kháiqt ly luận là không khoa học. Hệ thống pháp luật Mỹ lại có</small>

-những đặc điểm riêng biệt khiến cho nó c6 một vị trí đặc biệt.

<small>trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ.</small>

<small>W. Fredmann coi đó là nguyên nhân của sự xuất hiệntrào lưu hiện thực. “Mâu thuẫn giữa hình thức và lơgíc lý</small>thuyết của pháp luật với hiện thực xã hội của nó khơng ở đâulại bộc lộ rõ rệt như ở Mỹ vào đầu thế kỷ này. Không một.

nước nào có thể cung cấp tư liệu phong phú để nghiên cứu

<small>pháp luật như ở Mỹ - nơi có bệ thống lập pháp liên bang</small>cũng như 48 bang đều tiến hành vơ số các pháp lệ với vai trịcủa Tịa án tối cao trong đời sống chính trị và xã hội của đất,

nước với các mâu thuẫn giữa sự biểu hiện lý thuyết và thựctiễn các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp với các trị gian lậnchính trị đủ loại trong tổ chức xét xử. Những nhân tố này vàcác nhân tố khác góp phần phát triển chủ nghĩa hoài nghỉ là

triệu chứng của khủng hoảng thế kỷ XIX động chạm đến cácquan niệm về pháp luật ở mức độ không nhỏ so với các lĩnhvực khác của đời sông".

<small>? Kulesar Kalman (Đức Uy biên dịch), Cơ sở xã hội học pháp luật,</small>

<small>Nxb, Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 57 - 58.</small>

<small>* Dẫn theo: Kulesar Kalman (Đức Uy biên dịch), Cơ sở xã hội học</small>

<small>pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 59.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Nét tiêu biểu nhất trong trào lưu hiện thực pháp luật My

chính là chit nghĩa hoài nghỉ. Chủ nghĩa hoài nghỉ của các

nhà hiện thực trước hết nhằm vào lĩnh vực các chuẩn mực

<small>pháp luật. K. Llewelyn - một đại diện có uy tín của trào lưu</small>

hiện thực - khi khái quát các đặc điểm của trào lưu hiện

thực, đã nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa hiện thực có thái độ

hồi nghỉ đối với các chuẩn mực pháp luật truyền thống; cácchuẩn mực pháp luật này chỉ có thể được xác định như “sự

<small>tiên đốn khái qt những gì mà tịa án sẽ làm”. Lập trường</small>

này của chủ nghĩa hiện thực đối với các chuẩn mực pháp luật

không phải là mới. Oliver Holmes - bậc tiền bối của chủ

nghĩa hiện thực - ngay từ năm 1897, đã kết luận rằng, chuẩn.

mực pháp luật là ám chỉ sự tiên đoán về hoạt động thực tiễn

của các tòa án. Quan niệm này tiêu biểu cho tất cả các nhà

hiện thực. Chẳng hạn, J. Frank coi các chuẩn mực pháp luật.

chỉ là cơ sở để đánh giá các kết quả áp dụng pháp luật trong

<small>tương lai. Day là một lập trường cực đoan nhưng lại khá tiêu.</small>

biểu. Theo ý kiến của các nhà hiện thực, tòa án xử lý theo

cách khác với những điểu sách vở day họ đến mức pháp luậtchỉ là cái họ làm; các chuẩn mực pháp luật, pháp lệ, nguyên

tắc pháp luật khơng có ảnh hưởng đáng kể gì đến pháp luật.

Ở đây xảy ra cuộc tranh luận giữa xã hội học pháp luật thực

<small>dụng với trào lưu hiện thực pháp luật. Xã hội học pháp luật</small>

thực dụng cho rằng, hoạt động của các cơ quan chính thức

-các chuẩn mực pháp luật, pháp lệ vẫn có ảnh hưởng đến hoạt<small>động ấy.</small>

Cách tiếp cận hoài nghỉ của chủ nghĩa hiện thực đặt ra<small>câu hồi: vậy có cái gì mà chủ nghĩa hiện thực khơng hồi</small>nghỉ hay khơng? Nếu trả lời rằng: cái đó có trong thực tiễn,có trong cuộc sống thì vừa nhiều lại vừa ít. Nhiều là vì cácnhà hiện thực tuyệt đối hóa thực tiễn, coi nó là điểm xuất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

phát, là hòn đá thử vàng cho tính đúng đắn của các tri thức;cịn ít là vì nó bó hẹp thực tiễn và cuộc sống, thực tiễn chỉ là

<small>hoạt động của các cơ quan tư pháp, mà trước hết là tịa án,</small>khơng phân tích các mối liên hệ xã hội. "Pháp luật là cáipháp luật làm”. Cách lý giải như thế quy định cái khung tưduy pháp luật của chủ nghĩa hiện thực và trong chừng mựcnhất định, quy định cả cái khung của xã hội học pháp luật,Điều này khiến cho chủ nghĩa hiện thực bó hẹp

pháp luật thành thực tiễn xét xử, nhiều lắm thì cũng chỉ là

thực tiễn của các cơ quan thi hành pháp luật. Chủ nghĩa hiệnthực không để ý tới pháp luật được thực hiện trong thực tiễn.xã hội, tới các vấn dé xã hội của sự thực hiện đó. Nó chỉ quantâm tới các trường hợp gây tranh cãi và cách giải quyết.trường hợp đó mà thơi, nghĩa là nó khu biệt thực tiễn pháp

luật va các uốn dé thực sự của pháp luật uào trong khuôn khổ.

các phán quyết của tòa án.

<small>Một trong những mục tiêu của trào lưu hiện thực là vạch.</small>

trần sự ảo tưởng liên quan đến pháp luật, song sự vạch trần

đó lại khơng đi đến tận cùng bản chất của các hiện tượng, mà<small>chỉ giải thích các hiện tượng quan sát được, nhận thấy được</small>bằng những nhân tố thuộc lĩnh vực tâm lý mà thôi. Trào lưu.hiện thực nhìn thấy những ảo tưởng đó là: 1, sự tin cậy đốivới các lý thuyết pháp luật cũ; 2, quan niệm về sự tuân theohoàn toàn các chuẩn mực pháp luật; 3, sức mạnh của suy

luận lôgic và tính tin cậy của chuẩn mực pháp luật.

Các đại diện của trào lưu hiện thực hầu như không tin<small>vào ý tưởng bảo đảm thực hiện pháp luật một cách thực sự,coi dé là vấn để trung tâm của chủ nghĩa hiện thực. Việc phê.</small>phán tinh trạng không đảm bảo thực hiện pháp luật có

nguyên nhân xã hội của nó. Nếu trong xã hội, các chuẩn mựcpháp luật hoặc một bộ phận các chuẩn mực pháp luật không

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

được tuân theo, đặc biệt, nếu việc tuân theo các chuẩn mựcấy lại khơng đáng mong muốn, thì điểu này tất yếu sẽ đượcphan ánh trong tư duy lý thuyết pháp luật, phần lớn dưới

dạng khái quát hóa. Chẳng hạn, Frank khẳng định rằng, ở

<small>mọi lúc và mọi nơi, pháp luật là không đáng tin cậy, mù mờ,</small>hệ quả là cơng tác pháp lý thiếu chính xác và đây nghỉ hoặc.Điều này khơng có nghĩa Frank coi tính khơng xác định của

pháp luật là thiếu sót, mà ơng cho rằng, pháp luật bao giờcũng như thế và không thể khác được; bởi vì pháp luật liênquan đến tồn những diều phức tạp của cuộc gống.con người,

ngay cả trong các xã hội tương đối ổn định cũng không thể

xây dựng được các chuẩn mực pháp luật “vĩnh cửu”. Chi cómột hệ thống các chuẩn mực pháp luật linh hoạt, thườngxuyên. thay đổi mới có thể ứng phó được uới đời sống xã hội

luôn uận động, biến đổi va phát triển vdi sốlượng ngày càng

tăng những uấn đề xã hội chưa có pháp lệ. “Tính khơng xác

<small>định của pháp luật là một giá trị xã hội lớn lao chứ không</small>phải là điểu bất hạnh”.

<small>'Trào lưu hiện thực thực sự là một bộ phận của xã hội học</small>pháp luật, nhưng trong điều kiện các quan hệ ngày càng gay

gắt thì đó là thứ lý thuyết tuyệt đối hóa các vấn dé và giải

quyết chúng một cách phi lý. Trào lưu này cho rằng, nên.nghiên cứu pháp luật chỉ trong các mối liên hệ xã hội qua lạicủa chúng, tức là bằng cách tiếp cận chức năng. Trong thực

tiễn pháp luật, để phân tích, nó tách biệt phạm trù “cái hiện

<small>có" khỏi “cái phải có”. “Cái phải có” cũng chỉ bó hep trong việc</small>

<small>nghiên cứu thứ pháp luật không được thực hiện trong xã</small>

chứ không phải hoạt động của các tổ chức thi hành pháp luật.

- cái không déng nhất với pháp luật. Thuyết hoài nghỉ của

<small>trào lưu hiện thực, sự vận dụng một cách phi lý tâm lý học</small>

đưa tới hệ quả là trào lưu hiện thực chỉ lo khảo sát các nhântố tâm lý học gắn liền với pháp luật, hay đúng hơn, với việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>xây dựng pháp luật và vận dụng, thực hiện pháp luật, coi tất</small>cả là có tính chất hiện thực hơn cả bản thân pháp luật.

'Trào lưu hiện thực pháp luật Mỹ ra đời trong bối cảnh xã

hội Mỹ đang tổ chức lại theo mơ hình chủ nghĩa tư bản độc

quyền nên nó đã coi trọng việc thực hiện các chuẩn mực pháp

luật; béi vì điểu kiện mới đồi hỏi cách giải quyết mới. Hoàncảnh những năm 30 của thế kỷ XX ở Mỹ đã ưu tiên cho yêu

cầu này đến mức các chuẩn mực pháp luật mới hoặc đã mâu

thuẫn trước với các nguyên tắc pháp luật cũ được chấp nhận

<small>theo truyền thống, hoặc đã hình thành trong quá trình vận</small>dụng pháp luật chứ không phải thông qua cơ chế xây dựngpháp luật. Tuy nhiên, trào lưu hiện thực vẫn phản ánh méomó thực tế. Một mặt, nó xem xét cái hiện tại khơng gắn với

các điều kiện hiện tại thời kỳ đó của xã hội Mỹ; và khi xuấtphát từ các quan hệ và hiện tượng đó, nó lại cổ gắng đánh giá

bat cứ một luật pháp nào của bất cứ thời ky nào và trong bất.

kỳ xã hội nào. Do đó, trào lưu hiện thực đi đến kết luận rằng,không ở đâu và khơng bao giờ có sự chắc chắn (sự tin cậy)của pháp luật và khơng thể có được sự tin cậy ấy.

8.8. Trào lưu pháp luật tự do 6 châu Âu

Xã hội học pháp luật Đức cũng nảy sinh trong thời kỳ

nhà nước tư bản chuyển sang độc quyền, tuy nhiên, so với xã

hội học pháp luật Mỹ, xã hội học pháp luật Đức vẫn có nhữngkhác biệt cơ bản. Một trong những khác biệt co bản đó là do

đặc điểm phát triển lịch sử của xã hội Đức duy trì sự tập

trung và tập quyền quốc gia kể từ khi thành lập chính quyền

<small>chuyên chế thế kỷ XVIII - XIX cho đến tận cuối chiến tranh</small>thế giới lần thứ nhất.

<small>® Xem: Kulesar Kalman (Đức Uy biên dich), Cơ sở xã hội học pháp</small>

<small>luật. Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 67 - 68.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Một trong những nhà xã hội học pháp luật tiêu biểu của.

<small>Đức là M. Weber. Trong các cơng trình của minh, Weber vạch.</small>

ra sự chuyển đổi các quan hệ cơ bản của xã hội tư ban và chỉ

ra rằng, sự chuyển đổi đó có ảnh hưởng đến sự phát triển của.

pháp luật. Thực ra, Weber khơng nói đến cái hố ngăn cách<small>giữa pháp luật với đời sống xã hội, mà nói đến sự tách rời</small>

giữa tính chuẩn xác của tư duy pháp luật (về mặt lơgíc hình

thức) với các ảnh hưởng kinh tế của tư duy đó, hay sự khác

<small>nhau giữa các hành động do pháp luật quy định với các hành</small>

động mong đợi về mặt kinh tế của các bên hữu quan. Ơngkhơng nói đến ý nghĩa của các phẩm chất chủ quan của cácquan tòa, mà lưu ý đến các yếu tố mới của sự phát triển hiện

tại, sự thay đổi tính chất của các hoạt động tịa án mà theothông lệ truyền thống xem như là hoạt động gần như có tinhchất máy móc; đồng thời, lưu ý đến yếu tố sáng tạo hay xây<small>dựng pháp luật trong hoạt động áp dụng pháp luật. Trong lý</small>thuyết của mình, Weber đã chỉ ra xu hướng ngày càng tăng

sự hợp lý hóa trong lịch sử thế giới và trong sự phát triển củapháp luật. Ông cũng để cập đến mối liên hệ qua lại giữa trật

tự pháp luật và chế độ kinh tế - xã hội. “Nếu kinh tế và trậttự pháp luật... có mối liên hệ bên trong với nhau thi điều này

chỉ có thể có với điểu kiện trật tự pháp luật trong trường hợp.

<small>này hiện diện theo nghĩa xã hội học chứ không theo nghĩa</small>

<small>pháp lý, đặc biệt như một thực tại kinh nghiệm. Khi ấy,</small>

nghĩa của từ “trật tự pháp luật” thay đổi hoàn toàn. Từ này

ám chỉ không phải thế giới các chuẩn mực đúng đắn về lơgíc<small>mà chỉ sự thơng nhất các ngun nhân thực sự của những</small>hành động thực tế của con người”. Theo đánh giá của<small>M. Weber, pháp luật là công cụ thực hiện qun lực chính trị.</small>

<small>1® Dẫn theo: Kulesar Kalman (Đức Uy biên dịch), Cơ sở xã hội học</small>

<small>pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 70.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

E. Erlich - nhà xã hội học pháp luật người Áo - cho rằng,<small>tình trạng giáo dục pháp luật rất bó hẹp và có tính chất kỹ</small>

thuật, thực ra khơng chuẩn bị cho việc làm nghề luật trong,

cuộc sống, mà chỉ dạy cho người ta kỹ thuật pháp lý. Nó chỉ<small>cung cấp thứ luật pháp thực định phù hợp cho công tác pháp</small>lý của quan chức, chứ không phù hợp với cuộc sống. Thứ luậtnày chỉ xem các khía cạnh tố tụng là quan trọng uà suy chocùng, chỉ điều tiết thủ tục hoạt động của các tòa án, các cơquan thi hành pháp luật. Erlich cho rằng, kết quả của việc<small>dạy luật thực định là chúng ta khơng có được khái niệm khoa</small>học về pháp luật. Khái niệm pháp luật được đem ra giảngday rõ ràng là khái niệm thực tiễn xét xử theo pháp luật; nó

là thứ chuẩn mực pháp luật mà thẩm phán căn cứ vào đó để

đưa ra các quyết định. Cái này là chưa đủ vì trong thực tếcuộc sống cịn có một thứ pháp luật khác được thực hi

pháp luật chỉ phối hành động của con người còn rộng hơn các

chuẩn mực pháp luật mà thẩm phán dựa vào để đưa ra quyếtđịnh. Erlich gọi thứ luật mà thẩm phán dựa vào để đưa ra

các quyết định là luật nhà nước, nó được xác lập chỉ cho các

ced quan nhà nước; xét đến cùng, chỉ dùng cho một thiểu số.

không đáng kể dân chúng. Từ đó, ơng đi đến kết luận rằng,trọng tâm phát triển pháp luật nằm ở ngay trong xã hội, chứ

không phải nằm ở trong pháp chế, luật học hay các quyết.

ịnh của tòa án. Các chuẩn mực pháp luật do các cơ quan thihành pháp luật dùng chỉ là chuẩn mực dùng để ra các quyết

định; vì thế, thực tiễn pháp lý không thể hiện thực tiễn cuộc

<small>sống. Điều này có nghĩa là, Erlich, cũng như các nhà xã hội</small>học Mỹ, di đến thita nhận tính chất xã hội của pháp luật.<small>Khái niệm pháp luật xây dựng trên hoạt động xét xử của tịấn và hoạt động của các cơ quan thi hành pháp luật mang</small>tính chất hạn hẹp, bởi vi cuộc sống và hành vi của con người

là do tập quán đời sống xã hội điều khiển chứ không phải do

các quan tòa điều khiển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Erlich cho rằng, khái niệm pháp luật rộng hơn và linh

hoạt hơn vì con người ta sống trong xã hội với các cộng déng

khác nhau. Các cộng đồng này dựa vào các chuẩn mực xã hội,

kể cả chuẩn mực pháp luật. Pháp luật thực sự là thứ pháp

luật dùng để giải quyết các tranh chấp pháp lý và chỉ có nómới điểu khiển hành vi của con người. Kết luận nêu trên của

<small>Erlich chia pháp luật thành hai loại là không thỏa dang, da</small>

ring ơng có cơng đưa được xã hội học pháp luật ra khỏi

phòng xử án. Mặc dù hành vi của con người chịu sự chỉ phối

đáng kể bởi các loại tập quán và các loại chuẩn mực xã hộikhác nhau, nhưng bọ vẫn phải chú ý tới các chuẩn mực pháp

luật để né tránh các hành vi vi phạm pháp luật.

<small>Pháp luật với tư cách là một hiện tượng xã hội, theo</small>

Erlich, đổng nghĩa với thứ pháp luật bên ngoài nhà nước, dovậy, bất cứ luật học nào cũng chỉ có thể là xã hội học pháp

luật mà thơi. Ơng khẳng định: “Vấn dé quan trọng nhất mà

<small>ở thời đại</small>chúng ta là: xã hội học phải nghiên cứu những hiện tượng

nào và cần tích lay như thé nào các sự thật dùng để nghiên

<small>cứu và giải thích. Các hiện tượng xã hội trong lĩnh vực pháp</small>

luật gắn liền với việc nhận thức một cách khoa học về phápluật, trước hết là các sự thực của chính pháp luật thực tiễn

quy định vị trí và nhiệm vụ của mọi cá nhân trong các cộngđồng người, các quan hệ quyển lực và sở hữu, các hợp đồng,

quy tắc, các bản ủy nhiệm và thừa kế. Chuẩn mực pháp luật

có thể được tính đến với tư cách là sự thực xét về mặt nguồn.gốc và ảnh hưởng của nó, chứ khơng phải xét về sự áp dụng,thực tế và lý giải chuẩn mực”. Đối với xã hội học pháp luật,bản thân chuẩn mực pháp luật tự nó chẳng nói lên điều gì.

<small>*' Dẫn theo: Kulesar Kalman (Đức Uy biên dich), Cơ sở x hội học</small>

<small>pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 72</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Nếu xã hội học pháp luật muốn phát hiện các tính quy luật

của đời sống pháp luật thì nó cẩn nghiên cứu các hiện tượng.xã hội và kinh tế, bởi vì chỉ có thể hiểu đúng sự phát triểncủa pháp luật khi gắn liền nó uới sự phát triển kinh tế vd xã

hội. Xã hội học pháp luật phải bắt đầu từ sự nghiên cứu pháp

luật linh hoạt. Nguồn nghiên cứu quan trọng nhất của phápluật linh hoạt, theo Erlich, là “tư liệu văn bản” của pháp luậthiện thực. Tư liệu pháp lý quan trọng nhất, trước hết, là các

quyết định của tòa án; bên cạnh đó, phải kể đến các văn bản

trong đời sống kinh doanh, hợp déng hôn nhân, hợp đồng

mua bán, tin dụng, di chúc thừa kế, điều lệ của các cơng ty

thương mại... Cần tìm kiếm pháp luật ở chính các văn bản đóchứ khơng phải ở các điều khoản của các bộ luật.

Nếu như Erlich cố gắng xây dựng luận cứ khoa học choxã hội học pháp luật thì các tác phẩm của G. Kantorovichphần lớn lại mang tính chất truyền bá xã hội học pháp luật.

Ông đi từ các nghiên cứu luật thực chứng sang nghiên cứu

các nguồn gốc khác của các chuẩn mực “bên ngoài pháp luật”.

Kantorovich xem ban chất của lý thuyết pháp luật tự nhiên

thể hiện ở chỗ, các lý thuyết này đòi hỏi một thứ pháp luật

<small>bên ngoài nhà nước, độc lập với nhà nước mà hồn tồn</small>khơng dé cập đến các chức năng xã hội của nó; từ đó, ơng diđến đồng nhất luật tự nhiên với luật tự do, tuy giữa chúng

vẫn có sự khác nhau nhất định. “Nếu về mặt chủ yếu luật tự

do của chúng ta có họ hàng với luật tự nhiên, thì tơi phải

nhấn mạnh rằng, chúng khác nhau về tất cả các mặt khác.

Đối với chúng ta, ai có thể cơng nhận các thuyết có giá trị về

pháp lý của các tư tưởng gia thế kỷ XVII và XVIII nhưng lạikhông chấp nhận các sai lầm siêu hình của họ, đối với chúngta, những đứa con của thế kỷ XIX, thế giới thường xuyên

thay đổi và phát triển, luật tự do của chúng ta cũng phù du

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

và mong manh như bản thân các vì sao. Ngồi ra, quan niệmcủa chúng ta về pháp luật khác với luật tự nhiên từ một gócđộ khác nữa. Trường phái lịch sử dạy chúng ta rằng, bất cứ<small>một luật nào cũng như bất cứ một luật tự do nào đều là luậtchỉ khi nó có tính chất tích cực; khơng có thứ luật xuất phát</small>từ tự nhiên; pháp luật chỉ là pháp luật khi mà sau nó là

quyền lực, ý chí, chính danh”. Trong một tác phẩm công bố.

năm 1988 (sau khi chết), Kantorovich đưa ra định nghĩa kh

niệm pháp luật như sau: pháp luột là tổng số các quy tắc xã

hội quy định hành vi bên ngồi được xem là cơng bằng.Quan điểm của Kantorovich biểu thị rõ ràng đặc điểm

<small>của xã hội học pháp luật Đức - khuất phục trước sức mạnh</small>

huyển bí của nhà nước tu sản. Vì đem pháp luật để ra ngồi

khn khổ các bộ luật nhằm mang lại sức mạnh cho các tập<small>quán kinh doanh mới xuất hiện, phù hợp với các quan hệ</small>kinh tế - xã hội mới và định sử dụng các luật tự do đó, nên xã

<small>hội học pháp luật Đức cũng đã tự đặt ra các hạn chế: thứ luật</small>

này chỉ có thể sử dụng khi có sự thừa nhận nó từ phía nhà

nước, tức là nó phải phù hợp với các lợi ích của nhà nước.

Kantorovich đã đi xa hơn Erlich khi ông khẳng định rằng,

cần có cách tiếp cận xã hội học khơng chỉ trong việc thừa

<small>nhận pháp luật của nhà nước, mà thừa nhận cả lĩnh vực luật</small>

tự nhiên nữa. Ơng di tìm các tiêu chuẩn đánh giá cho pháp

luật. Ông định nghĩa xã hội học pháp luật là một khoa học lý

thuyết nghiên cứu đời sống xã hội bằng phương pháp khái

quát gắn lién với giá trị văn hóa của các mục dich pháp luật;có nghĩa là, xã hội học pháp luật xem xét đời sống xã hội gắn.

liền với các chuẩn mực pháp luật, nhưng lại bỏ qua các chuẩn.

<small>mực này,</small>

<small>*? Dẫn theo: Kulesar Kalman (Đức Uy biên dich), Cơ sở xã hội học</small>

<small>pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 76.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

3.4. Nghiên cứu xã hội học pháp luật ở Liên bang

<small>Nga ồ các nước Đơng Au</small>

G Liên Xô (trước đây) và Liên bang Nga hiện nay, cũng

như ở phương Tây, nghiên cứu xã hội học về các hiện tượngpháp luật ngay từ đầu được thực hiện chủ yếu bởi lực lượng

các nhà luật học, được tiến hành trong khuôn khổ khoa họcluật và hướng đến sự gia tăng hiểu biết khoa học về pháp

<small>luật. Đóng vai trị to lớn trong việc hình thành cách tiếp cận</small>xã hội học đối với pháp luật là các nhà luật học Nga nổi tiếng<small>từ trước cách mạng, như X.A. Muromsev (luận chứng pháp.</small>

luật như trật tự các quan hệ xã hội cần được pháp luật bảovệ), M. M. Covalevxki (gắn kết cách tiếp cận lich sử - so sánh

<small>trong nghiên cứu nhà nước và pháp luật với phương pháp</small>

<small>luận nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, coi pháp luật là sự</small>

thể hiện nhu cầu xã hội trong sự đoàn kết xã hội), N.M.

<small>Korkunov (coi pháp luật như là sự phân định giới hạn các</small>

nhu cầu), những nhà tội phạm học Nga đầu tiên như Lla.

<small>Phoibixki, E.N. Tarnovxki, X.K. Gogel, M.H. Gerhet... Xã hội</small>

học phát triển mạnh mẽ ở Tây Âu, nhưng trong điều kiện

nền quân chủ chuyên chế Nga suốt một thời gian dài, nó đã

khơng có được quyền tồn tại độc lập như một khoa học. Mặc

dù có sự đa dạng và sâu sắc trong các nghiên cứu xã hội học

được thực hiện bởi các nhà khoa học có nhiệt huyết, nhiệt

tâm, nhưng trong các trường đại học ở Nga vẫn vắng bong

<small>các khoa chuyên nghiên cứu và giảng dạy xã hội học (khoa xã</small>hội học đầu tiên được thành lập vào năm 1908 thuộc ViệnTam lý thần kinh). Các tư tưởng và phương pháp xã hội học ở

Nga tìm được sự thay đổi và phát triển của mình trongkhn khổ các ngành khoa học truyền thơng, như luật học,

<small>lịch sử, kinh tế chính trị học...</small>

Trong luật học, cách tiếp cận xã hội học trở thành sự trợgiúp mạnh mẽ đối với xu hướng tự do trong tư tưởng pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>luật trong cuộc đấu tranh của nó chống lại cách tiếp cận hình</small>thức - giáo diéu đang thống trị ở Nga nửa sau thế kỷ XIX (làcách tiếp cận đặc trưng cho thái độ biện hộ cho nền quân chủ<small>chuyên chế). Trong khi chú trọng đến các khía cạnh xã hộicủa đời sống pháp luật, các nghiên cứu xã hội học về hiện</small>

tượng pháp luật khơng thể khơng có khuynh hướng chơng lại

chế độ chính trị - xã hội đương thời. Điều đặc biệt là, tất cả

các đại biểu của cách tiếp cận xã hội học trong khoa học luật

thời bấy giờ đều là những nhà hoạt động nổi tiếng trong

<small>phong trào tự do. Luật học mácxít sau này, ngay từ đầu, đã</small>chứa đựng tính chất xã hội học trong học thuyết của nó theotỉnh thần của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Lý luận macxit về.pháp luật, như đại biểu nổi tiếng của nó I. Razumovxki đãnhận xét rằng, trong thời kỳ hình thành, cơ sở của nó khơngphải cái gì khác, mà là “phê phán xã hội học đối với lý luậntư sản về pháp luật”. Tính chất xã hội học của luật học<small>mácxít chịu sự ràng buộc bởi các nguyên lý duy vật lịch sử</small>của học thuyết Mác về xã hội, nhà nước và pháp luật. Cácnghiên cứu của các nhà lý luận Xô viết về pháp luật vàonhững năm 20 của thế kỷ XX trong khuôn khổ các nguyên lý<small>duy vật lịch sử đã làm xuất hiện trào lưu xã hội học lớn nhấtthời đó trong lý luận Xơ viết về pháp luật.</small>

Trong những năm đầu tiên dưới chính quyền Xơ viết chođến giữa những năm 30 của thế kỷ XX, truyền thống tiếp cận

<small>xã hội học pháp luật hình thành trong luật học Nga đã có</small>

ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành khoa học pháp lý Xơ

<small>Nghiên cứu pháp luật như một trật tự các quan hệ xã</small>hội (PI. Stuchka), pháp luật với tư cách hình thức kiến trúcthượng tầng của các quan hệ kinh tế - vật chất (E.B.

<small>Pasukanix, I. Razumovxki), pháp luật với tư cach là ý thức</small>

pháp luật của giai cấp (M.A. Reisher)... ở mức độ đáng kể đã

<small>được đặt trên cd sở những thành tựu của tư tưởng pháp luật</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

ở trong và ngồi nước. Trong thời gian này, trong khn khổ

khoa học pháp lý đã có sự phát triển mạnh mẽ các cơng trình

<small>nghiên cứu xã hội học thuộc lĩnh vực luật hình sự, tội phạm.</small>học, trong nghiên cứu các quan hệ gia đình, dân tộc, đất daiv.v. Thậm chí, trong thời kỳ thống trị của quan niệm thựcchứng về pháp luật theo tinh thần của A.la. Vusinxki trongluật học Xô viết, thì trong lý luận pháp luật vẫn lưu giữ đượctính bên ngồi của xã hội học theo tỉnh than duy vật lịch

sử. Một mặt, pháp luật được xác định là tập hợp các quy tắcbắt bị én ý chí nhà nước; mặt khác, theo tinh thần

của chủ nghĩa duy vật lịch sử, người ta lại nói về tính quyđịnh xã hội của pháp luật bởi các quan hệ kinh tế - xã hội.

Tit nửa sau những năm 50 của thé kỷ XX, khi các nghiên<small>cứu xã hội học bị đứt quãng trong vài chục năm và kinhnghiệm mà luật học Nga tích lũy được trong những năm</small>

trước bắt đầu hồi sinh, thì một lần nữa chúng lại bị lấy mất.Nhìn chung, sự phát triển cách tiếp cận xã hội học trongnghiên cứu luật học điễn ra theo chiéu hướng đã được sắp dat

<small>một cách hoàn toàn tự nhiên trong quá trình hình thành</small>

<small>hướng nghiên cứu chuyên ngành trong phạm vi luật học.Những nghiên cứu nay được thực hiện cả trên phương diện lý</small>luận (kết quả là đã hình thành xu hướng xd hội học phápluật trong khuôn khổ Lý luận chung vé nhà nước va pháp<small>luật), cả trên phương diện nghiên cứu thực nghiệm trong cáckhoa học luật chuyên ngành (trong luật hình sự và tội phạm.</small>học, trong luật lao động, luật hành chính...). Quả thực, cánghiên cứu xã hội học pháp luật, trong bối cảnh phải thích

nghỉ với biến thể xã hội chủ nghĩa nghiêm ngặt của chủ

nghĩa thực chứng, đã có một mơi trường rất hạn chế để thể

<small>hiện trong luật hoe Xơ viết. Vì pháp luật đồng nghĩa với lập</small>

<small>pháp, cho nên các nghiên cứu xã hội học pháp luật tương ting</small>

cũng chủ yếu hướng tới nghiên cứu biệu lực của những đạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

luật đã được thơng qua và hồn cảnh xã hội để hiện thực hóa

chúng (bao gồm vấn dé hiệu quả của pháp luật và hoạt động.áp dụng pháp luật, ý thức pháp luật, cơ chế xã hội của pháp

luật và tâm lý của hoạt động pháp luật...). Đỉnh điểm của

mối quan tâm đối với vấn dé này dién ra vào những năm.

70 - 80 của thế kỷ XX. Ở mức độ đáng kể, điều đó được quy

định bởi bối cảnh, trong điều kiện suy yếu tổng thể, pháp

luật khơng cịn đảm bảo được sự hoạt động có hiệu quả chacác quan hệ xã hội. Rõ ràng, nghiên cứu hiệu quả hoạt động<small>pháp luật trong những năm này đã được quan tâm một cách</small>nghiêm túc. Trong cơ cấu Viện nghiên cứu lập pháp Xô viết.<small>thuộc Bộ Tư pháp Liên Xô (nay là Viện Pháp luật và Luậthọc so sánh thuộc Chính phủ Liên bang Nga), Phòng nghiêncứu hiệu quả hoạt động pháp luật đã được thành lập và hoạtđộng cho đến cuối những năm 80 với nhiệm vụ tiến hànhnghiên cứu xã hội học pháp luật về tính hiệu quả của những</small>

chuẩn mực pháp luật cụ thể. Công việc nghiên cứu tương tự

<small>cũng đã được thực hiện ở các cơ quan khoa học khác của đất</small>

<small>nước này.</small>

<small>Trong thời kỳ này, những giới hạn của cách tiếp cận xãhội học trong nghiên cứu các hiện tượng pháp luật đã được</small>

md rộng đáng kể, bao hàm trong đó việc nghiên cứu vấn để ý

<small>thức pháp luật, uy tín của pháp luật, tính tích cực pháp luật</small>của cá nhân, dư luận xã hội về pháp luật, cơ chế xã hội của<small>hành vi pháp luật và các chức năng xã hội của pháp luật</small>

(liên kết, xã hội hóa pháp luật và kiểm sốt xã hội), thực

<small>nghiệm pháp luật - xã hội... Nhưng tat ca các hướng nghiên.</small>cứu này đều chủ yếu gắn uới môi trường hoạt động pháp luật<small>uà được thực hiện bởi các nhà luật học uà các chuyên giapháp lý, chứ không phải được tiến hành độc lập uà bởi các</small>nhà xã hội học pháp luật đích thực. Chúng hầu như khơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

dụng chạm đến vấn để tính chất của pháp luật như một hiệntượng xã hội đặc thù, vị trí của nó trong hệ thống điều chỉnh

bằng chuẩn mực xã hội, tính quy định xã hội của pháp luật,

sự thừa nhận về mặt xã hội của nó, vai trị của pháp luật nhưlà phương tiện điểu hòa các nhu câu, lợi ích xã hội...

<small>Quả thực, ở Liên Xơ, trong những năm trước thời kỳ cải</small>

tổ, cả trong Lý luận nhà nước và pháp luật cũng như trongcác ngành luật cụ thể đã ghỉ nhận mối quan tâm vững chắcđối với vấn để gắn với sự ra đời, hoạt động của các chuẩn mực

<small>xã hội, được hình thành một cách tự phát trong xã hội và</small>

trong sự né tránh pháp luật hoặc bổ khuyết những thiếu hụt.

trong pháp luật. Sự chú ý nhiều hơn đối với vấn để này thểhiện trong các tác phẩm của các nhà xã hội học tội phạm Xô

<small>viết. Tuy nhiên, những thử nghiệm trả lời câu hỏi có tính</small>

ngun tắc của xã hội học pháp luật, rằng nhà lập pháp cầnđưa những chuẩn mực xã hội nào vào các văn bản pháp luật,những chuẩn mực nào trong số đó có tính chất phù hợp hoặc

<small>khơng phù hợp với luật, đã cho thấy các nhà nghiên cứu</small>

khơng có những tiêu chí thích hợp để giải thích về sự khởi

đầu của pháp luật trong đời sống xã hội. Cùng với đó, mối<small>quan tâm của các nhà khoa học đối với vấn để này đã góp</small>phần mở rộng và tăng cường cách tiếp cận đối với pháp luật,đưa nó ra khỏi phạm vi nghiên cứu chỉ của lĩnh vực hiệu lực<small>của những luật đã được thông qua, mở lối thoát cho các nhà</small>

<small>nghiên cứu trong việc nghiên cứu các quá trình tạo dựng</small>

chuẩn mực pháp luật và vấn dé khởi nguyên của pháp luật.

Tuy còn những hạn chế khó tránh khỏi và những biến thể

của cách tiếp cận xã hội học đối với nghiên cứu pháp luật<small>trong thời ky Xô viết, xã hội học pháp luật ở Liên bang Ngađã hồn tồn trở thành một mơn khoa học pháp lý, nghiên</small>cứu pháp luật về mặt lý luận và thực nghiệm trong các biểu.

biện xã hội của nó, trong sự thể hiện và đo lường, trong bối

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

cảnh các mối liên hệ xã hội của nó, trong sự tương tác của nó.

<small>với các q trình xã-hội và hiện tượng xã hội khác.</small>

Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, theo mức độ

thực tiễn và mức độ khoa học pháp lý Nga nám vững nhận

<small>thức pháp luật thực chứng mới dựa trên sự phân biệt rõ pháp</small>

luật và luật, những triển vọng của xã hội học pháp luật về cơ

bản đã được mở rộng. Lý thuyết luật tự do (phản thực chứng).về hiểu biết pháp luật - luận giải pháp luật như một hiện

tượng xã hội khách quan với dấu hiệu cấu thành của nó là sự

bình đẳng hình thức của các chủ thể giao tiếp pháp luật

-đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của lý luận

chung về pháp luật, xã hội học pháp luật và luật học nói

chung. Nguyên tắc (cố hữu của pháp luật va thể hiện đặctrưng của nó) bình đẳng hình thức giữa mọi người trong các

quan hệ xã hội của chúng được luận chứng trong lý thuyết.

này như sự tổng hợp về mặt pháp luật bình đẳng, tự do và

công bằng. Theo cách tiếp cận này, pháp luật với tư cáchhình thức đặc thù của các quan hệ xã hội giữa con người theo

nguyên tắc bình đẳng hình thức - đó là mức độ tự do mangtính bình đẳng trừu tượng và công bằng như nhau đổi với tất

cả mọi người. Các luận điểm của lý thuyết này về tính xã hội

khách quan của pháp luật, về nguyên tắc pháp lý của sự bình

đẳng hình thức..., về cơ ban, đã thiết lập cơ sở lý luận phápluật và mở rộng phạm vi nghiên cứu xã hội học pháp luật!Ẻ.

Trong số các quốc gia khu vực Đông Âu, xã hội học

<small>pháp luật Ba Lan là một trong những trường phái mạnh</small>và được thừa nhận rộng rãi trên thế giới (cùng với các trườngphái Italia, Seandinavơ, Nhật Bản và Mỹ). Xã hội học pháp

luật Ba Lan nghiên cứu ở mức độ đáng kể vấn dé về các tiêu

<small>'9 Xem: V.V, Lapaieva, Xã hội học pháp luật uới tu cách một khoahọc pháp lý, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 1999 (Tiếng Nga),</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

chí của khái niệm pháp luật, về mối quan hệ qua lại giữa xã<small>hội học pháp luật với các khoa học pháp lý và khoa học xã hội</small>khác cũng như về đối tượng nghiên cứu và phương pháp

<small>nghiên cứu. Trong những thành công và thành tựu mà nó</small>

đạt được, vai trị khơng nhỏ thuộc về L.I. Petrazyxki.

<small>Thời kỳ hưng thịnh trong sự sáng tạo của Petrazyxki</small>diễn ra vào những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX. Ơng<small>khơng chỉ là người khai sinh ra lý thuyết tâm lý học mới vềpháp luật, mà còn hồn thiện lý thuyết của mình bằng việc</small>xem xét lại một cách căn bản (rất dũng cảm đối với thời bấygiờ) toàn bộ phương pháp luận của khoa học về pháp luật.

<small>“Trong tâm lý học và xã hội học pháp luật Petrazyxki coi khái</small>

niệm trung tâm là khái niệm cảm xúc (xung động) - phẩmchất đặc biệt của đời sống tâm lý, trở thành động cơ thúc đẩy

hành động. Petrazyxki gọi mỗi cảm xúc có tính chất mệnh

<small>lệnh là pháp luật - cái cùng với đạo đức hợp thành lớp các</small>hiện tượng đạo đức. Vấn để được nói đến là quá trình cảmxúc, cái, một mặt, bao hàm bổn phận (áp lực mơtíp) thực hiệnnhững hành vi nào đó hoặc tự kiểm chế khỏi chúng (xungđộng có tính chất mệnh lệnh), cịn mat khác, đồi hỏi (phần.bản tính) thực hiện những hành động này hoặc tự kiểm chế<small>không thực hiện chúng.</small>

Trong khi giữ quan điểm của chủ nghĩa tâm lý,

<small>Petrazyxki cũng chia pháp luật thành pháp luật trực cảm</small>

(lĩnh cảm) và pháp luột thực chứng. Ö nơi nào xúc cảm pháp.

luật nảy sinh mà không gắn với quyển uy nào đó (các chuẩn

mực được thiết lập bởi chính quyển nhà nước, tơn giáo, các

nhóm xã hội), pháp luật mang tính chất trực cảm. Nguồn gốccủa nó là các quy tắc tự trị cá nhân. Pháp luật trực cảm là

phương tiện điều chỉnh gần gũi với tự nhiên, là phương

gây áp lục lên hành vi. Như Petrazyxki đã chỉ rõ, “pháp luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

trực cảm với tư cách loại hình pháp luật đầu tiên và cổ xưa

nhất trong lịch sử là sự thích nghỉ tâm lý của cơng chúng<small>thành công một cách vô thức”. Quan niệm pháp luật trực</small>cảm, trong khi thấm nhuần tư tưởng thống nhất pháp luậtvà con người, đã đưa ra cách giải thích mới về nhận thứcpháp luật. Nhờ có nó, con người khơng cịn là đối tượng thy

động của sự điều chỉnh pháp luật, mà trở thành nhân tố sáng.

<small>tạo pháp luật chủ động bên ngồi nhà nước. Trong loại hình</small>chung, pháp luật thực chứng được xác định như là cảm xúc

có tính chất mệnh lệnh, có nguồn gốc từ quyển uy hay sựcưỡng bức nhất định. Các loại hình quyền uy có thể có nhiều

biến thể: có quan hệ với chúng là các loại văn bản của chínhquyền nhà nước, là các loại chuẩn mực xã hội bất thành văn

tổn tại vững chắc trong ý thức xã hội, là các giáo điều tôn

Những người diễn giải trực tiếp các quan điểm củaPetrazyxki và những người hệ thống hóa chúng chính là cóc

học trị của ông - E. Lande và G. Pietka. Chẳng hạn, iG.

Pietka, khi tìm hiểu hiện tượng tâm lý dưới góc độ pháp luậtđã dé nghị chia thành hai khoa học lý thuyết về tính chất

của các cảm xúc pháp luật. Khoa học thứ nhất - lý luận pháp

luật - cần phải phân tích các thành phần của cảm xúc pháp

<small>luật, nghiên cứu trạng thái tĩnh của nó. Khoa học thứ hai </small>

-xã hội học pháp luật - cần tập trung nghiên cứu tính nang

động của các cảm xúc pháp luật, sự phát triển của chúngtrong đời sống xã hội và sự biến đổi của chúng. Khi viện dẫn

các quan điểm của Petrazyxki và Pietka, Podgorecki đã xác

<small>định pháp luật như một khoa học có nhiệm vụ “đăng ký,</small>

trình bày và khắc phục những ràng buộc chung đang tổn tạigiữa pháp luật và các nhân tố xã hội, đồng thời thử nghiệ

xây dựng một lý luận chung để giải thích các q trình xã hộimà pháp luật đóng vai trị trong đó". Ơng cũng thử nghiệm

phân loại các tiêu chí cơ bản giúp phân biệt lối tư duy truyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>thống trong các phạm trù nhà nước và pháp luật với lối tư</small>duy đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực xã hội học pháp luật.

<small>Nhu vậy, xã hội học pháp luật hướng tới nhận thức hiện thực</small>

xã hội trong một phạm vi mà ở đó nó gắn liền với nhân tốpháp luật và làm sáng tỏ xem bằng cách nào mà pháp luậtthay đổi được hiện thực xã hội, hoặc hiện thực xẽ hội tạo ra

bản thân pháp luật như thế nào. Lý luận nhà nước và phápluật giải quyết tất cả các vấn để trên đây một cách trừutượng. Đối với các khoa học pháp lý, vấn dé trọng tâm là luận.<small>chứng và lam sáng tỏ ý nghĩa của các quy định đang tac động,trong lĩnh vực này của pháp luật, sự phối hợp giữa các quy</small>định này với nhau, nghĩa là giải thích pháp luật đang hoạt.động. Xã hội học pháp luật lại muốn rằng, những quy luật

mà nó vạch ra có thể được kiểm nghiệm bằng kinh nghiệm.

<small>Khi xem xét các khuynh hướng cơ bản trong nghiên cứu</small>

xã hội học pháp luật ở Ba Lan có thé phân chia các giai đoạn.

khác nhau và những dé tài riêng quan trọng nhất. Sau thờikỳ những năm 1950 - 1960, khi mà những vấn để lý luận -

phương pháp luận được tranh luận sơi nổi, những cơng trình.nghiên cứu đầu tiên của những năm 1960 - 1970 đã gắn liên

với việc nghiên cứu các thiết chế pháp luật: hoạt động của các<small>cơ quan tòa án (E. Modlinxki và A. Podgorecki); của các Hội</small>đổng Dân tộc (X. Javadxki); của viện giáo dưỡng (V.Patulxki). Đông thời, các nhà xã hội học pháp luật Ba Lancũng đặt ra các vấn để về sự cần thiết nghiên cứu các thiết.

chế xã hội - pháp luật khác nhau khó nhận biết bể ngồi

<small>trong hệ thống hình thức - pháp luật hiện hành; nghiên cứu</small>các kết quả da dang trong hoạt động kinh tế - xã hội của các

thiết chế pháp luật khác nhau và các chuẩn mực pháp luật

<small>từ góc nhìn hiệu quả chung”.</small>

<small>'* Xem: U.A. Bliudina, Petrazyxki va trường phái xã hội học pháp</small>

<small>luật Ba Lan, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2004 (Tiếng Nga)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

3.5. Tình hình nghiên cứu xã hội học pháp luật ở<small>Việt Nam</small>

Ở Việt Nam biện nay, xã hội học pháp luật là lĩnh vực

còn khá mới mẻ, các'nghiên cứu xã hội học pháp luật cịn ít

được triển khai cả về lý luận và thực tiễn. Trong cơ cấu cha

<small>Viện Xã hội học (thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)thậm chí khơng có Phịng Xã hội học pháp luật. Cơng tác</small>nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá xã hội học pháp luật còn.

ở mức độ khiêm tổn vì nhiều nguyên nhân chủ quan và

<small>khách quan.</small>

Cũng như ở nhiều nước trên thế giới, điểu dễ nhận thấy ởnước ta là, các nghiên cứu xã hội học về hiện tượng pháp luật.

được khởi xướng và triển khai, trước hết, khơng phải bởi chính

<small>các nhà xã hội học, mà lại bởi các nhà luật học. Nguyên nhân của</small>

vấn dé nằm ở chỗ, xã hội học pháp luật ngay từ đầu được coi là

<small>một khoa học pháp lý, là một bộ môn thuộc Lý luận nhà nước và</small>

pháp luật. Một trong những người di tiên phong trong việc triển.

khai chương trình nghiên cứu xã hội học pháp luật ở nước ta<small>trong vài thập kỷ trở lại đây là nhà luật học Võ Khánh Vinh.</small>Chính ơng, hgay từ những năm 90 của thế kỷ XX, đã xây dựng<small>xã hội học pháp luật trở thành môn khoa học, đưa nó vào chương.</small>trình nghiên cứu của Viện Nhà nước và Pháp luật (thuộc ViệnKhoa học xã hội Việt Nam). Từ dây, xã hội học pháp luật trở<small>thành môn học trong chương trình đào tạo cao học và nghiên cứu</small>

sinh chuyên ngành luật học. Ơng cũng đã hướng dẫn thành cơng

luận văn thạc sĩ luật học với để tài “Xã hội học hoạt động xây<small>dựng pháp luật” (chuyên ngành Lý luận nhà nước và pháp luật,</small>1998). Trên thực tế, đây chính là một dé tài thuộc chuyên ngành.xã hội học pháp luật. Những cơng trình của tác giả Võ Khánh.

Vinh thuộc lĩnh vực xã hội học pháp luật có thể kể ra đây, gồm:

Một số uấn dé vé dự báo hoạt động xây dựng pháp luật, Tạp chí

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Nha nước và Pháp luật, số 2/1995; Một số uấn để vé xã hội học

hoạt động xây dựng pháp luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,

số 8/1997; Về những nội dung cơ bản của xã hội học pháp luật,

Tap chí Nhà nước và Pháp luật, số 10(126/1998, Hoat động

pháp luật: những uấn để lý luận, thông tin về bài viết có thể xem

<small>tại htipthongtinphapluatdansu.wordprees com /2008/03/01/4759)...</small>

Ban thân tên các bài viết đã phần nào nói lên nội dung của

chúng - tác giả tập trung lý giải, phân tích vai trị của cơng<small>tác dự báo pháp luật; nghiên cứu xã hội học pháp luật có tác</small>dụng hết sức quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp

Bên cạnh Võ Khánh Vinh, có thể kể tới một số tác giả

khác với các cơng trình, bài viết xung quanh chủ để xã hộihọc pháp luật, như tác giả Đào Trí Úc có các bài viết Vai (rò

của xã hội học lập pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay,Tap chí Nhà nước và Pháp luật, số tháng 1/2003; Xã hội họcthực hiện pháp luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số2/2005. Tác giả Mai Quỳnh Nam có bài Xé hội học vdi hoạtđộng lập pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số

1(259)/2009. Các bài viết này tập trung luận giải, phân tíchnhững nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học pháp luật<small>là hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật.</small>

Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay cịn có nhiều cơng trìnhnghiên cứu, bài viết, tuy không nhân danh xã hội học phápluật, những lại đề cập va phân tích. một cách da dang cáckhía cạnh, các uấn dé thuộc đối tượng nghiên cứu của xã hộihọc pháp luật; hoặc chí ít cũng sử dụng cách tiếp cận xã hội<small>học pháp luật trong nghiên cứu các khía cạnh xã hội của</small>

pháp luật. Chẳng hạn, vấn để cơ sở kinh tế - xã hội của pháp.

luật, chức năng xã hội của pháp luật, ý thức pháp luật của<small>các nhóm xã hội, cơ chế xã hội của hành vi pháp luật, hiệu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

quả của pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật; vấn để

phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật; mối quan hệ giữapháp luật với các loại chuẩn mực xã hội như chính trị, đạo

<small>đức, phong tục, tập quán..; các khía cạnh xã hội của hoạt</small>

<small>động xây dựng, thực biện và áp dụng pháp luật cũng như</small>

ảnh hưởng của các yếu tố xã hội tới các hoạt động này.v.v.

Dac biệt, tuy chủ yếu mang tinh chất tự phát, nhưng phần lớncác luận uăn thac sĩ luật hoc vd các luận án tiến sĩ luật học ở

nước ta đêu sử dụng cách tiếp cộn xã hội học pháp luật để

nghiên cứu va giải quyết các mục đích, nhiệm vu của đề tài.Trén phương diện thực tiễn, các cuộc khảo sát, điều tra

xã hội học về các vấn đề pháp luật cụ thể mà đời sống phápluật đặt ra cũng đã được triển khai. Cơng trình khảo sát xã

hội học pháp luật đáng kể nhất là Dự án 877/2000 “Điều tra

cơ bản đánh giá thực trạng đào tạo, sử dụng cán bộ pháp lý

uà những giải pháp nâng cao hiệu quad, chốt lượng cán bộ

pháp lý hướng tdi sự phát triển của đất nước thế kỷ XXT" được

Bộ Tư pháp giao cho Trường Đại học Luật Hà Nội chủ trìthực hiện năm 2000 - 2001. Các kết quả khảo sát đã tạo cơ sởkhoa học và thực tiễn giúp các cơ sở giáo dục - đào tạo luật<small>đánh giá đúng thực trạng đào tạo cán bộ pháp luật của mình;</small>

từ đó, xác định rõ ràng mục đích, mục tiêu đào tạo, đổi mới

nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục nhằm đào tạo

<small>đội ngũ cán bộ pháp lý có chất lượng cao, đáp ứng sự phát</small>

triển của đất nước trong thế kỷ XXI. Ngồi ra, có thể kể tới

<small>cơng trình “Nghiên cứu tác động của gia đình đối uới giáodục pháp luột cho trẻ em ở Hà Nội" do Sở Tư pháp Hà Nội</small>

tiến hành năm 1994; Đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới uiệcbơi dưỡng nghiệp vu cho thư ký tịa dn va hội thẩm nhan

đân” do Trường cán bộ tòa án, Tịa án nhân dân tối cao chủ

<small>trì thực hiện.v.v.</small>

</div>

×