TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Khóa 34 (2008 – 2012)
ĐỀ TÀI
CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT
CHỒNG Ở VIỆT NAM DƯỚI GĨC NHÌN
XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Giáo viên hướng dẫn
Ts. Phạm Văn Beo
Bộ môn Tư pháp
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thu Trang
MSSV: 5086084
Lớp: LK0865A1
Cần Thơ,25/4/2011
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã nhận được sự giúp đỡ của
nhiều cơ quan, ban ngành, thầy cô và các bạn. Người viết chân thành cảm ơn
Trung tâm học liệu - trường Đại học Cần Thơ, Thư viện thành phố Cần Thơ,
Khoa Luật - trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt, người viết chân thành cảm ơn
Tiến sĩ Phạm Văn Beo đã tận tình hướng dẫn để người viết hoàn thành luận
văn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, dù người viết đã hết sức cố
gắng nhưng do kiến thức và vốn hiểu biết còn hạn chế và nhiều yếu tố chủ quan
và khách quan khác nên luận văn không thể nào tránh khỏi những tồn tại, thiếu
sót. Người viết rất mong được sự đóng góp của q Thầy Cơ cùng các bạn sinh
viên và người đọc khác để đề tài luận văn này được hoàn chỉnh hơn. Người viết
chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thu Trang
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AIDS:
BCA:
BLHS:
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Bộ Cơng an
Bộ luật hình sự
BTP:
Bộ Tư pháp
CP:
Chính phủ
HN & GĐ:
HCTP:
KHXH:
Hơn nhân và gia đình
Hành chính tư pháp
Khoa học xã hội
LVTN:
NĐ:
Luận văn tốt nghiệp
Nghị định
NCKH:
NQ:
Nxb:
QH:
Nghiên cứu khoa học
Nghị Quyết
Nhà xuất bản
Quốc hội
SL:
TANDTC:
TATC:
TT:
TTLT:
Sắc lệnh
Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án tối cao
Thông tư
Thông tư liên tịch
tr:
UBND:
VKSNDTC:
XHCN:
trang
Uỷ ban nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 01
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VÀ QUAN ĐIỂM XÃ HỘI
VỀ CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Ở VIỆT NAM..................... 04
1.1. Khái niệm về hôn nhân và bản chất pháp lý của hôn nhân.............................. 04
1.1.1. Khái niệm về hôn nhân ................................................................................... 04
1.1.2. Bản chất pháp lý của hôn nhân........................................................................ 09
1.2. Khái niệm và nội dung chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam......... 12
1.2.1.Khái niệm về chế độ hôn nhân một vợ một chồng............................................ 12
1.2.2. Nội dung chế độ hôn nhân một vợ một chồng ................................................. 14
1.3. Lược sử quá trình hình thành và phát triển của chế độ hôn nhân một vợ
một chồng ở Việt Nam............................................................................................... 17
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ hơn nhân một vợ một chồng
trong tiến trình phát triển của các hình thái hơn nhân, gia đình trong lịch sử ............. 17
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Việt Nam qua các thời kì lịch sử............................................................................... 18
1.4. Vai trị, ý nghĩa của chế độ hôn nhân một vợ, một chồng................................. 24
1.4.1. Vai trị của chế độ hơn nhân một vợ, một chồng.............................................. 24
1.4.2. Ý nghĩa của chế độ hôn nhân một vợ, một chồng ............................................ 26
1.5. Nhìn nhận xã hội về chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam ............. 27
1.5.1. Nhìn nhận xã hội về vấn đề vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở
Việt Nam .................................................................................................................. 27
1.5.2. Nhìn nhận xã hội về pháp luật điều chỉnh chế độ hôn nhân một vợ một
chồng ở Việt Nam..................................................................................................... 31
Chương 2: CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ....................................................... 36
2.1. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng trong pháp luật về hơn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2000........................................................................................... 36
2.1.1. Quy định của pháp luật ở giai đoạn trước khi xác lập quan hệ hôn nhân.......... 36
2.1.2. Quy định của pháp luật ở giai đoạn sau khi quan hệ hôn nhân đã
được xác lập ............................................................................................................. 41
2.1.3. Các trường hợp ngoại lệ khi áp dụng chế độ hôn nhân một vợ một
chồng........................................................................................................................ 43
2.2. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng trong pháp luật hành chính.................... 50
2.3. Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng trong pháp luật hình sự Việt Nam
(theo BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009) .................................................. 52
2.3.1. Khái niệm tội vi phạm chế độ một vợ một chồng ............................................ 52
2.3.2. Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội vi phạm chế độ hơn nhân
một vợ một chồng..................................................................................................... 53
2.3.3. Hình phạt được áp dụng đối với tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một
chồng........................................................................................................................ 58
2.4. Phân biệt hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng với hành vi
ngoại tình ................................................................................................................... 58
2.4.1. Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng...................................... 58
2.4.2. Hành vi “ngoại tình” trong khoa học pháp lí và trong so sánh với hành vi vi
phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng................................................................. 59
2.5. Phân biệt hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng trong pháp
luật về HN & GĐ, hành chính và hình sự ................................................................ 63
2.5.1. Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm..................................................... 63
2.5.2. Phân biệt vi phạm hành chính và hành vi vi phạm pháp luật hơn nhân và gia
đình về chế độ hôn nhân một vợ một chồng.............................................................. 65
Chương 3: MỘT SỐ TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CHO CƠNG TÁC ĐẤU TRANH PHỊNG CHỐNG HÀNH
VI VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Ở VIỆT NAM .... 67
3.1. Những tồn tại về mặt pháp lý ............................................................................ 67
3.1.1. Tồn tại trong pháp luật về hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.............. 68
3.1.2. Tồn tại trong pháp luật hành chính.................................................................. 72
3.1.3. Tồn tại trong quy định của pháp luật hình sự................................................... 74
3.2. Những tồn tại trong thực tiễn xã hội ................................................................. 76
3.3. Một số nguyên nhân dẫn tới việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một
chồng ở Việt Nam ...................................................................................................... 79
3.3.1. Nguyên nhân về mặt pháp lý........................................................................... 79
3.3.2. Nguyên nhân từ ý thức pháp luật của người dân.............................................. 80
3.3.3. Nguyên nhân từ phía đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà nước.............................. 82
3.3.4. Nguyên nhân về mặt tâm lý, đạo đức xã hội.................................................... 84
3.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống các hành vi vi
phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam........................................... 86
3.5. Một số giải pháp đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm chế độ hôn nhân
một vợ một chồng ...................................................................................................... 89
3.5.1. Giải pháp về mặt pháp lý ................................................................................ 89
3.5.2. Giải pháp về mặt xã hội .................................................................................. 97
3.5.3. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, viên chức Nhà nước ............... ...103
LỜI KẾT.................................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình trong bất cứ xã hội nào cũng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng,
là mơi trường bảo tồn văn hóa truyền thống, giáo dục nếp sống, hình thành nhân
cách con người, đồng thời giúp mỗi cá nhân ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí
tuệ, tinh thần, chuẩn bị hành trang hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Mà một trong
phương thức để hình thành gia đình chính là hơn nhân – con đường đưa những nam
nữ có nhu cầu lập gia đình đến với nhau. Nhận thức được vai trị đặc biệt quan trọng
của hơn nhân và gia đình (HN & GĐ), trong nhiều thời kỳ khác nhau, Nhà nước ta
đã có những chủ trương, chính sách để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực này. Đặc biệt, Nhà nước đã đề ra những nguyên tắc cơ bản của luật
HN & GĐ đóng vai trị là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao
trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
hơn nhân – gia đình. Trong đó, có ngun tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng đã
được ghi nhận, và cho tới hiện nay vẫn còn nguyên giá trị trong Luật HN & GĐ hiện
hành (Luật HN & GĐ năm 2000). Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc vợ
chồng có hành vi vi phạm chế độ hơn nhân một vợ một chồng, đây là nghĩa vụ cơ
bản của vợ chồng.
Luật HN & GĐ năm 2000 ra đời, lần đầu tiên nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng được quy định một cách cụ thể và trở thành nguyên tắc chủ đạo và quan
trọng của Luật HN & GĐ làm cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thiết lập quan hệ
hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng xóa bỏ chế độ hơn nhân lạc hậu và những hủ
tục lạc hậu, lỗi thời. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, dưới sự phát triển của xã
hội và q trình hội nhập của đất nước thì vẫn cịn nhiều trường hợp vi phạm chế độ
hôn nhân một vợ một chồng, với những hành vi mà pháp luật chưa dự liệu hoặc do
thiếu tính chặt chẽ của pháp luật nên đã tạo ra “lổ hỏng” cho một phần tử nào đó
trong xã hội cố ý hay vơ tình vi phạm, gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng
làm tan vỡ biết bao gia đình. Với mong muốn tìm ra nguyên nhân vi phạm chế độ
hôn nhân một vợ một chồng dựa vào quy định của pháp luật đồng thời tiếp thu dư
luận xã hội về vấn đề này nhằm đưa ra một số ý kiến góp phần hồn thiện nguyên
tắc này về phương diện pháp luật và phù với sự phát triển của xã hội với mục đích
hướng tới thực thi chế độ hôn nhân một vợ một chồng một cách có hiệu quả vào
cuộc sống.
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
1
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, "Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt
Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật ", mang tính cấp thiết, khơng những về lý
luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Do đó, người viết quyết định chọn đề
tài này làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng của chế độ hôn hân một vợ một chồng, trên
cơ sở lý luận, thực tiễn và nhìn nhận xã hội đối với các hành vi vi phạm chế độ hơn
hân một vợ một chồng, cơng tác đấu tranh phịng, chống các hành vi vi phạm chế độ
này, việc nghiên cứu đề tài giúp đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống nhằm
nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng, chống các hành vi vi phạm này.
3. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Làm sáng tỏ khái niệm, bản chất pháp lí và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng
của chế độ hôn nhân một vợ một chồng; phân tích các quy định của pháp luật về chế
độ hơn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam và hành vi vi phạm chế độ này.
Phân tích và đánh giá tầm quan trọng của chế hôn hân một vợ một chồng có
xem xét dư luận xã hội xung quanh hành vi vi phạm chế độ này. Phân tích và đánh
giá nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một
chồng; thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại hành vi vi phạm pháp luật này.
Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống các
hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng nhằm bảo vệ nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới
góc nhìn xã hội và pháp luật.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước và
pháp luật, những thành tựu của các khoa học: triết học, tội phạm học, luật hình sự,
tâm lý học, xã hội học...
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Luận văn được hoàn thành dựa trên những kiến thức đã học, thu
thập và tổng hợp các tài liệu, các văn bản pháp luật, một số tạp chí chun ngành có
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
2
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
liên quan đến đề tài. Đồng thời, luận văn này còn sử dụng một số phương pháp như:
phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, phương pháp so sánh, hệ thống, phân
tích, tổng hợp, lịch sử, cụ thể, lơgíc và một số phương pháp khác để hoàn thành bài
luận.
6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm: Lời cảm ơn, Bảng viết tắt, Mục lục, Lời nói đầu,
Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và quan điểm xã hội về chế độ hôn
nhân một vợ một chồng ở Việt Nam
Chương 2: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành
Chương 3: Một số tồn tại, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả cho
công tác đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một
chồng ở Việt Nam
Nghiên cứu đề tài này là một phần đóng góp nhỏ bé của tác giả vào cơng
cuộc cải cách tư pháp nói chung và nâng cao hiệu quả cho công tác đấu tranh phịng
chống những hành vi vi phạm chế độ hơn nhân một vợ một chồng nói riêng để
ngun tắc hơn nhân một vợ một một chồng được thực thi một cách có hiệu quả vào
cuộc sống. Mặc dù, bản thân đã có nhiều cố gắng và nổ lực trong quá trình nghiên
cứu, nhưng, do đây là lần đầu nghiên cứu, trình độ, năng lực bản thân cịn hạn chế
nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự hướng dẫn, góp ý thêm
của q Thầy, Cơ và sự đóng góp, xây dựng của các bạn./.
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
3
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VÀ QUAN ĐIỂM XÃ HỘI VỀ
CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Ở VIỆT NAM
Ngày nay, hơn nhân và gia đình ln là mối quan tâm lớn của tồn xã hội, vì
gia đình chính là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp và văn minh. Vì vậy, nó chính là
mục tiêu chung xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta khi xây dựng pháp luật nói
chung Luật hơn nhân và gia đình nói riêng. Ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, với lối sống hiện đại nhiều người lại xem nhẹ nghĩa
vụ chung thủy giữa vợ chồng làm lưu mờ giá trị đạo đức. Cùng với vai trị quan
trọng của gia đình đối với xã hội, Luật HN & GĐ năm 2000 ra đời, lần đầu tiên
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được quy định một cách cụ thể và trở thành
nguyên tắc chủ đạo và quan trọng của Luật hôn nhân và gia đình làm cơ sở pháp lý
vững chắc cho việc thiết lập quan hệ hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng xóa bỏ chế
độ hơn nhân lạc hậu và những hủ tục lạc hậu, lỗi thời và cho tới hiện nay vẫn còn
nguyên giá trị .
1.1. Khái niệm về hôn nhân và bản chất pháp lý của hôn nhân
1.1.1. Khái niệm về hôn nhân
Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật HN & GĐ nói riêng, việc
đưa ra một khái niệm đầy đủ về hôn nhân có ý nghĩa quan trọng. Nó phản ánh quan
điểm chung nhất của Nhà nước về hôn nhân; tạo cơ sở lý luận cho việc xác định bản
chất pháp lý của hôn nhân; xác định nội dung, phạm vi điều chỉnh của các quy phạm
pháp luật HN & GĐ.
Trong thực tiễn khoa học Luật HN & GĐ ở Việt Nam, nhiều khái niệm hôn
nhân đã được các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu luật học đưa ra, chẳng hạn:
Ở Việt Nam, các giáo trình Dân luật dưới chế độ Sài gòn cũ chưa đưa ra khái
niệm cụ thể về hôn nhân mà phần nhiều mới đưa ra khái niệm “giá thú”: “giá thú
(hay hôn thú) là sự phối hợp của một người đàn ông và một người đàn bà theo thể
thức luật định”1 hoặc “giá thú” cũng được hiểu: “sự trai gái lấy nhau trước mặt viên
hộ lại và phát sinh ra những nghĩa vụ tương hỗ cho hai bên về phương diện đồng
1
Nguyễn Quang Quýnh, Dân luật, Quyển 1 _Bộ văn hoá giáo dục, Thư viện Đại học Cần thơ, 1968, tr 239.
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
4
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
cư, trung thành và tương trợ”2. Theo một số luật gia Sài gịn, khái niệm “giá thú”
bao gồm có hai nghĩa: theo nghĩa thứ nhất giá thú là hành vi phối hợp vợ chồng (kết
hơn). Theo nghĩa thứ hai là tình trạng của hai người đã chính thức lấy nhau làm vợ
chồng và thời gian hai người ăn ở với nhau . Điều 3 Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964,
Điều 99 Bộ dân luật 1972 ngày 20/12/1972 của Chính quyền Sài gịn cũ qui định:
“Không ai được phép tái hôn nếu giá thú trước chưa đoạn tiêu”. Như vậy, phải
chăng các khái niệm “giá thú” được nêu trên đã bao hàm cả khái niệm về hôn nhân?
Trong pháp Luật HN & GĐ Việt Nam hiện hành, khái niệm hôn nhân đã được
nhà làm luật và các nhà nghiên cứu luật học quan tâm hơn. Luật HN & GĐ năm
2000 qui định: “hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” (Điểm 6,
Điều 8 Luật HN & GĐ 2000). Cịn theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của
trường Đại học Luật Hà nội hôn nhân được hiểu là: “sự liên kết giữa người nam và
người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất
định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hồ
thuận”3.
Theo người viết, các khái niệm hơn nhân nói trên mặc dù còn chứa đựng
những quan điểm khác nhau, song chúng có hai điểm chung sau:
Nhà làm luật khi đưa ra khái niệm hôn nhân đều xuất phát từ vị trí của hơn
nhân là một thiết chế xã hội (social institution): “Việc một người đàn ông và một
người đàn bà cam kết sống chung với nhau với những quyền và nghĩa vụ đối với
nhau cũng như đối với con cái”4. Hôn nhân qua các khái niệm này đều phản ánh
năm đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, tính tự nguyện trong hôn nhân
Hôn nhân là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, do đó việc thể hiện ý chí ưng
thuận giữa các bên trong hôn nhân là một trong các điều kiện căn bản để hơn nhân
có hiệu lực. Hiện nay, pháp luật về hơn nhân và gia đình của các nước đều ghi nhận:
Khơng có hơn nhân khi khơng có sự tự nguyện.
Nhà làm luật các nước xã hội chủ nghia (XHCN) cũng coi yếu tố tự nguyện
trong hôn nhân là một trong các xuất phát từ tình cảm giữa nam và nữ, vậy nên họ
không thừa nhận chế độ đại diện trong kết hôn, mà việc kết hôn phải do chính các
2
Vũ Văn Mẫu & Lê Đình Chân, Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến luật, Tủ sách Đại học Sài gòn, 1968, tr
100.
3
Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Trường đại học Luật Hà nội, Nxb Công an nhân dân, 1999, tr 148.
4
Nguyễn Khắc Viện, Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, 1994, tr 137.
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
5
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
bên nam, nữ quyết định. Mặt khác, mục đích của hơn nhân là xây dựng gia đình, chứ
khơng vì mục đích tạo lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ dân sự, đồng thời để tránh
những trường hợp hôn nhân dựa trên sự tính tốn kinh tế, pháp luật XHCN khơng
thừa nhận chế độ tài sản theo thoả thuận giữa vợ và chồng, mà chỉ thừa nhận chế độ
tài sản pháp định dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng5.
Thứ hai, tính bền vững (tính chất suốt đời) của hơn nhân
Tính bền vững của hơn nhân được các nhà làm luật đưa ra xuất phát từ những
căn nguyên khác nhau: có thể do yếu tố tơn giáo (Đạo cơ đốc coi hôn nhân là một
thiết chế bất biến gắn liền với suốt cuộc đời con người - xem khái niệm của Lord
Penzance), tính bất biến hơn nhân theo quan niệm tơn giáo có thể hiểu theo hai
nghĩa: hơn nhân khơng thể chấm dứt bằng ly hơn, do đó cấm ly hơn (quan điểm này
hiện nay rất ít nước áp dụng) và hơn nhân có tính bền vững nhưng vẫn có thể chấm
dứt bằng ly hơn (đây là quan điểm phổ biến hiện nay).
Tính bền vững của hơn nhân cũng có thể xuất phát từ đạo đức truyền thống và
văn hố của người phương đơng coi trọng tình nghĩa vợ chồng và yếu tố bền vững
trong hôn nhân và gia đình v.v…6.
Tính bền vững của hơn nhân cũng được đặt ra xuất phát từ các vấn đề của nền
kinh tế - xã hội tư bản (nền kinh tế thị trường, sự đề cao chế độ tư hữu và tự do cá
nhân…) đã và đang đẩy hôn nhân trong xã hội tư sản rơi vào tình trạng khủng hoảng
(hơn nhân bền vững được thay thế bằng “hơn nhân thử”, tình trạng ly hơn tràn
lan…). Tình hình đó, đã u cầu các nhà làm luật phải quan tâm và đề cao hơn nữa
tính bền vững của hơn nhân.
Quan niệm phổ biến nhất (đặc biệt ở các nước XHCN) là do hôn nhân được
xây dựng trên yếu tố tình cảm giữa các chủ thể và hơn nhân có mục đích là xây dựng
gia đình (gia đình thường bắt đầu từ hơn nhân, từ quan hệ vợ chồng về tình cảm mà
phát sinh các quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giữa anh, chị, em…) đó là những
điều kiện đảm bảo cho sự liên kết hạnh phúc, bền vững trong hôn nhân, hơn nhân có
bền vững thì gia đình và xã hội mới ổn định và phát triển7.
Pháp luật HN & GĐ Việt Nam ln coi trọng tính bền vững của hơn nhân, vì
truyền thống gia đình Việt Nam và xuất phát từ vai trị hơn nhân là cơ sở: xây dựng
5
Xem chế độ tài sản của vợ chồng được qui định từ điều 27 đến điều 33 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000.
Xem khái niệm của các luật gia dưới chế độ Sài gòn cũ.
7
Xem thêm khái niệm trong Từ điển giải thích luật học trường Đại học Luật Hà nội.
6
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
6
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 1 Luật HN & GĐ
Việt Nam năm 2000).
Thứ ba, tính chất một vợ một chồng
Trong xu thế tiến bộ xã hội (đặc biệt sự bình quyền giữa nam và nữ), sự
khẳng định cá nhân con người ngày càng lớn, đạo đức mới của con người không
những phủ nhận kiểu hôn nhân một chồng nhiều vợ, hoặc một vợ nhiều chồng như
trước, mà địi hỏi tình u nam, nữ phải biểu hiện trong mối quan hệ thuỷ chung một
vợ, một chồng.
Vậy nên, hiện nay chế độ một vợ một chồng đã được ghi nhận trong hầu hết
pháp luật HN & GĐ của các nước (trừ một số nước ở Châu Phi, Trung cận đông,
Trung á do ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo và phong tục, tập quán vẫn thừa nhận chế
độ đa thê trong pháp luật). Pháp luật HN & GĐ Việt Nam coi một vợ, một chồng là
một trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ hơn nhân và gia đình XHCN và là một
trong các điều kiện để thừa nhận việc kết hôn hợp pháp (Điều 2 và khoản 1 điều 9
Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000);
Thứ tư, hôn nhân chỉ tồn tại giữa những người khác nhau về giới tính
Thực chất và ý nghĩa của hơn nhân là mục đích xây dựng gia đình, thể hiện
trong việc sinh đẻ, ni dưỡng và giáo dục con cái, đáp ứng lẫn nhau những nhu cầu
vật chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, hơn nhân là sự liên kết giữa
những người khác giới tính là một đặc điểm vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính
xã hội. Để bảo đảm mục đích của hơn nhân được thực hiện; đồng thời, để bảo vệ yếu
tố đạo đức truyền thống và tính tự nhiên trong hơn nhân, pháp luật của đa số các
nước trên thế giới đều cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính (Việt Nam qui
định tại khoản 5 Điều 10 Luật HN & GĐ năm 2000). Trong đó, một số nước coi
hành vi kết hơn giữa những người cùng giới tính là tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay do
xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt do quá coi trọng quyền tự do cá nhân, có
nước đã thừa nhận hôn nhân của những người cùng giới (Luật hơn nhân sửa đổi của
Hà lan có hiệu lực từ ngày 01.04.2001 đã cho phép những người cùng giới tính kết
hôn với nhau…). Việc thừa nhận hôn nhân đồng giới ở những nước này đã gặp sự
phản đối của dư luận rộng rãi trên thế giới.
Thứ năm, tính chịu sự qui định của pháp luật
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
7
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
Với vị trí là một thiết chế xã hội, hơn nhân có vai trị là cơ sở xây dựng gia
đình - tế bào của xã hội. Điều đó khơng chỉ có ý nghĩa riêng tư mà cịn có ý nghĩa xã
hội. Bởi vì, trên cơ sở phát sinh quan hệ vợ chồng, các quan hệ thân thuộc trong gia
đình (quan hệ trực hệ và quan hệ giữa những người có họ hàng khác) và các quan hệ
thích thuộc (quan hệ giữa một bên vợ hoặc chồng với những người trong họ nhà vợ
hay trong họ nhà chồng) được thiết lập và làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đạo
đức, pháp lý giữa các chủ thể trong gia đình. Việc phát sinh tồn tại và chấm dứt hơn
nhân đều có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các quan hệ gia đình (trong
nhiều trường hợp hơn nhân có ảnh hưởng mang tính chất quyết định). Chủ nghĩa
Mác- Lênin đã khẳng định: “Nếu hôn nhân không phải là cơ sở của gia đình thì nó
sẽ khơng phải là đối tượng của lập pháp” 8. Vì vậy, cũng như các thiết chế xã hội
khác hôn nhân phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật HN & GĐ các nước
đều có các qui định chặt chẽ về kết hơn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về chấm
dứt hôn nhân. Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000 qui định vấn đề kết hôn bao gồm
điều kiện kết hôn, ghi thức kết hôn, huỷ kết hôn trái pháp luật tại Chương II từ Điều
9 đến Điều 17; qui định các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng tại Chương III từ
Điều 18 đến Điều 33 và chấm dứt hôn nhân tại Chương X - Ly hôn từ Điều 85 đến
Điều 99.
Ngồi năm đặc điểm trên, có quan điểm cho rằng hơn nhân cịn có đặc điểm
bình đẳng. Theo quan điểm người viết, bình đẳng khơng phải là đặc điểm chung cho
hơn nhân ở các nước có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Dưới chế độ XHCN ở
Việt Nam, bình đẳng được coi là đặc điểm của hơn nhân. Bởi vì, Nhà nước ta xác
định vợ chồng bình đẳng là một trong các tiêu chí đánh giá tiến bộ xã hội và là một
nguyên tắc cơ bản của chế độ hơn nhân và gia đình XHCN (Điều 2, Điều 19 Luật
HN & GĐ Việt Nam năm 2000), nội dung bình đẳng do pháp luật qui định trên cả
quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng.
Tóm lại, trong giai đoạn phát triển của xã hội hiện nay, khái niệm hôn nhân
mà nhà làm luật các nước đưa ra đã có sự tiếp cận nhau hơn. Tuy nhiên, hôn nhân là
một hiện tượng xã hội, chịu ảnh hưởng sâu sắc bản chất giai cấp, tôn giáo, phong
tục, tập quán, nên nội dung các đặc điểm của hơn nhân ở các nước có điều kiện
chính trị - kinh tế - xã hội khác nhau là khác nhau. Căn cứ vào các qui định về hôn
nhân trong Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000, chúng ta có thể hiểu hơn nhân theo
pháp luật HN & GĐ Việt Nam như sau: sự liên kết tự nguyện, bình đẳng, theo qui
8
C.Mác, Ph. Ăngghen, Tun ngơn Đảng cộng sản, NXB Sự thật, 1976, tr.47.
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
8
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
định pháp luật giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhằm chung sống suốt
đời với tư cách là vợ chồng, vì mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc và bền vững.
1.1.2. Bản chất pháp lý của hôn nhân
Bản chất pháp lý của hôn nhân là một hợp đồng hay là một thiết chế pháp luật
hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Việt Nam quan niệm chính thống về mặt học lý cho rằng: Hôn nhân không
phải là một hợp đồng mà là một sự liên kết đặc biệt giữa một người đàn ông và một
người đàn bà. Sự liên kết này không phụ thuộc vào tính tốn vật chất, mà được dựa
trên cơ sở tình u thương, q trọng, bình đẳng và tự nguyện giữa vợ và chồng.
Ngồi ra, mục đích của hôn nhân là xây dựng mối quan hệ bền vững, đảm bảo thoả
mãn nhu cầu tinh thần và vật chất chất của đôi bên, sinh đẻ và giáo dục con cái 9.
Theo người viết, để xác định hôn nhân là một thiết chế pháp luật hay là một hợp
đồng dân sự, cần xem xét trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, có sự khác nhau giữa mục đích giao kết hợp đồng và mục
đích kết hơn
Theo pháp luật về hợp đồng, sự thoả thuận là yếu tố bắt buộc phải có trong
hợp đồng, tuy nhiên đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để hợp đồng có hiệu
lực. Để hợp đồng có hiệu lực, sự thoả thuận của các bên phải làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự . Trong hôn nhân có sự thoả thuận, nhưng
thoả thuận đó khơng phải là thoả thuận trong hợp đồng. Vì mục đích của các bên kết
hôn không phải để tạo lập, thay đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ dân sự nào, mà chỉ
mong muốn lập một gia đình.
Chính vì có mục đích khác nhau, nên trong hợp đồng ngoài việc tuân thủ các
điều kiện do luật định, các bên còn phải tuân thủ các điều kiện do họ đã thoả thuận
ấn định. Còn trong hôn nhân, các bên kết hôn phải tuân thủ chặt chẽ các điều kiện do
pháp luật ấn định, còn các điều kiện do các bên thoả thuận ra không có giá trị về mặt
pháp lý.
9
Xem: Giáo trình Luật HN & GĐ, Trường Đại học Luật Hà nội, 2002, tr 14 - 16.
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
9
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
Mặt khác, thường pháp luật về hợp đồng không qui định cụ thể quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, mà do các bên tự thoả thuận và ấn định; trong
quá trình thực hiện hợp đồng các bên cũng có thể thoả thuận thay đổi quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên. Cịn trong hơn nhân, pháp luật lại qui định rất cụ thể các
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về nhân thân và tài sản. Vợ chồng phải tuân thủ sự
ấn định của pháp luật, không thể bằng những thoả thuận của mình làm thay đổi các
quyền nghĩa vụ pháp lý đó10.
Thứ hai, pháp luật qui định về năng lực kết hôn khác với qui định về
năng lực giao kết hợp đồng
Năng lực giao kết hợp đồng chủ yếu được xác định trên hai điều kiện: độ tuổi
(tuỳ theo từng loại hợp đồng mà pháp luật qui định các độ tuổi khác nhau) và khả
năng nhận thức của chủ thể. Cịn năng lực kết hơn ngồi điều kiện độ tuổi và năng
lực nhận thức, còn được xác định trên các điều kiện khác khơng có trong pháp luật
về hợp đồng:
Các bên kết hôn phải khác nhau về giới tính. Khoản 5 điều 10 Luật HN & GĐ
Việt Nam năm 2000 qui định: cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Các bên kết hơn khơng đồng thời tồn tại nhiều quan hệ hôn nhân - điều kiện
một vợ một chồng. Điều 10 Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000 qui định: Cấm việc
kết hôn của người đang có vợ hoặc có chồng;
Các bên kết hơn khơng có quan hệ họ hàng thân thuộc trong phạm vi luật
định. Đây là điều kiện được qui định ở tất cả các nước. Tuy nhiên, phụ thuộc vào
yếu tố truyền thống đạo đức, phong tục, tập quán mà phạm vi quan hệ họ hàng thân
thuộc, thích thuộc được pháp luật các nước qui định khác nhau. Khoản 3 và 4 Điều
10 Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000 qui định: Cấm việc kết hơn giữa những cùng
dịng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; cha, mẹ nuôi
với con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với
con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng;
Thứ ba, việc kết hôn được thực hiện theo những ghi thức đặc biệt khơng
có trong pháp luật về hợp đồng
10
Xem Chương III - Quan hệ giữa vợ và chồng của Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
10
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
Pháp luật của tất cả các nước đều qui định để hơn nhân có giá trị pháp lý, việc
kết hơn phải được tiến hành theo các ghi thức qui định trong pháp luật. Hiện nay, có
hai ghi thức kết hơn phổ biến: ghi thức tôn giáo (thực hiện tại nhà thờ) và ghi thức
dân sự (thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Việt Nam chỉ thừa nhận ghi
thức dân sự (Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000).
Chính vì việc kết hơn phải được tiến hành theo những ghi thức đặc biệt trên,
nên trong quá trình thực hiện thủ tục kết hơn, cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền
về đăng ký kết hơn có thể phát hiện và từ chối việc kết hôn nếu một hoặc hai bên xin
đăng ký kết hơn vì phạm các điều kiện kết hơn theo luật định. Tức là có khả năng
ngăn chặn việc kết hôn trái pháp luật ngay từ khi nó chưa xảy ra . Điều này thường
khơng có trong hợp đồng, trên thực tế khi phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật hoặc
trái đạo đức xã hội thì hợp đồng đã được ký kết, khi đó mới đặt ra việc huỷ bỏ hợp
đồng .
Thứ tư, pháp luật qui định về huỷ kết hôn trái pháp luật khác với các qui
định về huỷ hợp đồng
Căn cứ để hủy kết hôn trái pháp luật và căn cứ hủy hợp đồng là khác nhau.
Một hợp đồng bị huỷ khi có một trong hai căn cứ: Các bên vi phạm các điều kiện do
luật định hoặc các bên vi phạm điều kiện do thoả thuận. Cịn việc kết hơn sẽ bị hủy
khi vi phạm một trong các điều kiện kết hôn theo luật định.
Khi phát hiện một hợp đồng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã
hội, thì hợp đồng luôn bị huỷ bỏ và các bên trở lại tình trạng ban đầu trước khi giao
kết hợp đồng. Cịn trong hơn nhân, nếu việc kết hơn là trái pháp luật, thì việc huỷ bỏ
việc kết hơn đó cịn phải được xem xét trên rất nhiều góc độ, đặc biệt có tính tốn
đến lợi ích của gia đình, mà có thể khơng huỷ bỏ việc kết hơn. Mặt khác, nếu việc
kết hôn bị huỷ, trong nhiều trường hợp các bên khơng thể trở lại tình trạng ban đầu
như trước khi kết hơn, bởi họ cịn có nghĩa vụ và quyền liên quan đến nhau (Ví dụ:
quyền và nghĩa vụ đối với con chung vẫn còn sau khi việc kết hôn bị huỷ).
Về thủ tục, việc huỷ bỏ hợp đồng dân sự có thể theo tboả thuận hoặc theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc huỷ kết hôn trái pháp luật
không theo thoả thuận giữa các bên hoặc khơng do một bên đơn phương đình chỉ
thực hiện hoặc huỷ bỏ việc kết hôn như trong hợp đồng, mà việc đó phải diễn ra
theo thủ tục tố tụng tại Tồ án. Người khởi kiện khơng chỉ một trong hai bên kết hôn
(thường một trong hai bên kết hơn chỉ có quyền khởi kiện u cầu huỷ khi họ bị lừa
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
11
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
dối hoặc bị cưỡng ép - Điều 15 Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000) mà cịn có thể
do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện (Điều 15 Luật HN & GĐ Việt Nam
năm 2000). Một việc kết hôn chỉ bị coi là trái pháp luật và bị huỷ bỏ khi có bản án
hoặc quyết định của Tồ án tun bố về việc đó.
Thứ năm, các quy định về chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn khác với quy
định về chấm dứt hợp đồng
Một hợp đồng có thể chấm dứt do các bên trong hợp đồng thoả thuận hoặc do ý
chí đơn phương của một bên, mà khơng cần có phán quyết của Tồ án. Trong khi
đó, một quan hệ hơn nhân chỉ chấm dứt khi có bản án, quyết định của Tồ án xử cho
ly hơn hoặc cơng nhận thuận tình ly hơn (pháp luật của những nước thừa nhận hôn
nhân là một hợp đồng cũng ghi nhận qui định này). Sự thoả thuận của các bên trong
hợp đồng là điều kiện tiên quyết để chấm dứt hợp đồng, cịn trong hơn nhân, sự
đồng thuận chấm dứt hơn nhân của vợ chồng (sự thuận tình ly hôn) chỉ là một trong
các sự kiện làm phát sinh việc kiện về ly hôn, chứ không phải là căn cứ làm chấm
dứt hôn nhân bằng ly hôn. Pháp luật đảm bảo quyền tự do ly hôn của vợ chồng,
nhưng sự thoả thuận của hai vợ chồng vẫn có thể bị Tồ án bác u cầu, nếu sự
thuận tình ly hơn khơng xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.
Với những điểm khác biệt cơ bản nói trên, theo người viết, không thể đồng
nhất hôn nhân với hợp đồng dân sự, mà nên xác định nó là một thiết chế pháp luật
thì phù hợp với thực tiễn và lý luận hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số các quan
điểm về vấn đề này, rất mong có sự trao đổi ý kiến của các chuyên gia và người đọc
.
1.2. Khái niệm và nội dung chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm về chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Nguyên tắc trước hết được hiểu là “Điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân
thủ theo trong một loạt việc làm” 11. Trong lĩnh vực HN & GĐ, nguyên tắc là tư
tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của các hoạt động quản lý nhà nước và
từ đời sống thực tế xã hội về hơn nhân. Dưới góc độ của Luật HN & GĐ, các
nguyên tắc của Luật HN & GĐ là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn
bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hơn nhân và gia đình.
11
Từ điển tiếng việt, Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng, tr 672.
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
12
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
Các nguyên tắc quản lý nhà nước nói chung và những nguyên tắc của Luật
HN & GĐ nói riêng đã được quy định trong Hiến pháp và Luật. Cụ thể được quy
định trong Điều 64 của Hiến Pháp 1992 : “… Nhà nước bảo hộ hơn nhân và gia
đình. Hơn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng…” những nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp được xem là những
nguyên tắc cơ bản và những nguyên tắc này là những đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành luật trong đó có Luật HN & GĐ . Cụ thể các nguyên tắc được ghi nhận
tại khoản 1 Điều 2 Luật HN & GĐ năm 2000: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ
một chồng, vợ chồng bình đẳng”.
Các nguyên tắc của Luật HN & GĐ thể hiện những quan điểm pháp luật của
Đảng và Nhà nước ta đối với nhiệm vụ và chức năng của mỗi thành viên trong gia
đình, các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện chế độ HN & GĐ mới xã hội chủ
nghĩa. Trong đó nguyên tắc cơ bản nhất thể hiện rỏ bản chất chế độ hôn nhân xã hội
chủ nghĩa là nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Hơn nhân một vợ một chồng
lấy tình u giữa nam và nữ làm cơ sở xác lập hôn nhân và lấy tình yêu giữa vợ và
chồng làm cơ sở duy trì quan hệ hơn nhân. Đây là ngun tắc đóng vai trị nền tảng
chủ đạo của Luật HN & GĐ.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc cơ bản nhất được quy
định cụ thể trong Điều 64 Hiến pháp năm 1992 và Điều 2 Luật HN & GĐ năm 2000,
trên nguyên tắc hiến định, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng phải được thực
thi và áp dụng vào thực tế cuộc sống, mọi chủ thể trong quan hệ hôn nhân phải tuân
thủ theo nguyên tắc hơn nhân một vợ một chồng. Nhằm xóa bỏ chế độ đa thê trong
hôn nhân phong kiến, coi rẻ phụ nữ, gây nhiều đau khổ cho phụ nữ.
Để bảo thực chất của quan hệ hôn nhân, loại trừ định kiến xã hội theo quan
niệm “trai năm thê, bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” pháp luật Việt Nam chỉ
thừa nhận quan hệ hôn nhân một vợ – một chồng, các hành vi “đa thê” hoặc “đa
phu” bị nghiêm cấm. Ngoại trừ, các trường hợp do hậu quả của chế độ cũ để lại (chế
độ hôn nhân một vợ – một chồng dưới chế độ XHCN được thiết lập ở Việt Nam từ
sau ngày 13/1/1960 ở miền Bắc XHCN và được áp dụng thống nhất trong cả nước từ
ngày 25/3/1977).
Như vậy, từ vấn đề lí luận chung về hơn nhân và những đặc điểm của pháp
luật Việt Nam giai đoạn hiện nay, nhận thức được bản chất của chế độ hôn nhân một
vợ một chồng (theo nghĩa ngữ nguyên của nó), Nhà nước ta đã thể chế hóa chế độ
này thành một nguyên tắc hiến định và được cụ thể hóa trong luật hơn nhân gia đình.
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
13
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
Khi đã trở thành một nguyên tắc, có nghĩa khi đó, hôn nhân một vợ một chồng đã
trở thành một nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo đối với toàn bộ hệ thống pháp luật hơn
nhân gia đình và trên thực tế, có ý nghĩa bắt buộc chung đối với tất cả các chủ thể
tham gia vào quan hệ hôn nhân gia đình. Như vậy, ta có thể hiểu chế độ hơn nhân
một vợ một chồng theo pháp luật Việt Nam như sau: “sự liên kết tự nguyện, bình
đẳng, theo qui định pháp luật giữa một người nam và một người nữ, nhằm chung
sống suốt đời với tư cách là vợ chồng, vì mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững chịu ảnh hưởng sâu sắc bản chất giai cấp, tôn
giáo, phong tục, tập quán, điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội của quốc gia Việt
Nam”.
1.2.2. Nội dung chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Nguyên tắc của Luật HN & GĐ là những nguyên lý, tư tưởng chủ đạo, quán
triệt tồn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hơn nhân và gia đình12. Những
ngun tắc của Luật hơn nhân và gia đình đã thể hiện những quan điểm pháp luật
của Đảng, Nhà nước ta đối với nhiệm vụ và chức năng của mỗi thành viên trong gia
đình, các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện chế độ hôn nhân gia đình xã hội
chủ nghĩa. Trong đó ngun tắc hôn nhân một vợ một chồng là một trong những
nguyên tắc cơ bản được Luật HN&GĐ quy định đã thể hiện quan điểm cơ bản, chủ
đạo xuyên suốt của pháp luật HN & GĐ xã hội chủ nghĩa và được quy định trong
khoản 1 Điều 2 Luật HN & GĐ năm 2000.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng trên nền tảng hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ và nam nữ bình đẳng nhằm xóa bỏ chế độ hôn nhân nhiều
vợ trong hôn nhân phong kiến, coi rẻ phụ nữ, gây nhiều đau khổ cho phụ nữ.
Bản chất của hơn nhân tự nguyện trên cơ sở tình u nam nữ là hôn nhân một
vợ một chồng. Mặt khác, chế độ một vợ một chồng đảm bảo tình yêu giữa họ thật sự
bền vững, duy trì và củng cố hạnh phúc gia đình. Hơn nhân một vợ một chồng là
điều quan trọng làm cho cuộc sống chung vợ chồng lâu dài bền vững. Chỉ có chế độ
hơn nhân một vợ một chồng mới đảm bảo xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền
vững. Nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 64 của Hiến pháp năm 1992 và tại
khoản 1 Điều 2 Luật hơn nhân và gia đình năm 2000.
12
Tập thể tác giả: Ts. Hà Thị Mai Hiên, Ths. Bùi Minh Hồng, Ths. Ngô Thị Hường, Ths. Nguyễn Văn Cừ,
Ths. Nguyễn Phương Lan, Giáo trình Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân, năm
2002.
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
14
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ngày nay khác với chế độ hôn nhân một
vợ một chồng thời cổ điển, lúc mà nó vừa ra đời và tồn tại trong các chế độ xã hội có
giai cấp đối kháng. Nếu nguồn góc của chế độ hơn nhân một vợ một chồng là do
điều kiện kinh tế (chế độ tư hữu) mà mục đích của nó là đảm bảo con cái do người
vợ đẻ ra phải là của chính người chồng, để thừa kế tài sản mà thực chất là duy trì chế
độ tư hữu bóc lột, thì chế độ một vợ một chồng xã hội chủ nghĩa lấy tình yêu chân
chính giữa nam và nữ làm cở sở với mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc, dân
chủ, hịa thuận và bền vững.
Là một trong sáu nguyên tắc cơ bản cuả Luật hơn nhân và gia đình, ngun
tắc hơn nhân một vợ một chồng đóng vai trị chủ đạo, quán triệt toàn bộ hệ thống các
nguyên tắc. Để thể hiện sự ảnh hưởng cũng như sự tác động của nó lên gia đình xã
hội chủ nghĩa, ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng thể hiện được cái bản chất
cốt lỗi để duy trì một hơn nhân, mà các ngun tắc cịn lại khơng chứa đựng được,
chính là tính một vợ một chồng trong hôn nhân, hôn nhân một vợ một chồng là nền
tảng xây dựng gia đình hạnh phúc, đảm bảo sự chung thủy vợ chồng, có như thế gia
đình mới phát huy được bản chất là tế bào của xã hội.
Bản chất của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là đảm bảo tình yêu
giữa họ thật sự bền vững, duy trì và củng cố hạnh phúc gia đình. Hơn nhân một vợ
một chồng là điều kiện quan trọng làm cho cuộc sống chung vợ chồng lâu dài bền
vững và thực sự hạnh phúc. Không chỉ ở Việt Nam mà ngày nay hầu hết các nước
trên thế giới đều áp dụng nguyên tắc này và nó đã được pháp luật quy định và bảo
vệ. Đây là ngun tắc hơn nhân tiến bộ nhất mà lồi người đã lựa chọn từ hàng
nghìn năm nay.
Có một thực tiễn đã được lịch sử loài người chứng minh là chỉ có một cuộc
hơn nhân hạnh phúc khi đơi nam nữ yêu thương nhau và chung sống thành một đôi
(một vợ, một chồng). Trong thời kì phong kiến, chế độ đa thê trong hôn nhân đã phá
vỡ hạnh phúc của bao gia đình và để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho gia đình
và xã hội. Vì thế xây dựng ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng cịn nhằm xóa bỏ
tàn dư của chế độ hơn nhân phong kiến từng tồn tại hàng nghìn năm qua ở nước ta.
Trong gia đình phong kiến Việt Nam, người đàn ơng được quyền lấy nhiều vợ
trong khi đó người vợ chỉ trung thành với người chồng cho đến khi chết. Không
những thế lại đặt ra quy định những hình phạt nặng nề đối với tội thông gian của
người vợ. Người vợ có hành vi quan hệ lén lút với người khác bị coi là phạm vào
“thất xuất” để người chồng ly hơn. Mặt khác, theo tập qn lúc bấy giờ thì những
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
15
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
người phụ nữ khơng đoan chính bị kỳ thị và trừng trị rất tàn ác, người chồng có
quyền đánh đập, hành hạ người vợ coi như thực hành quyền của mình và đương
nhiên khơng có tội. Chính vì chế độ hơn nhân nhiều vợ trong gia đình phong kiến,
người phụ nữ được ví như cái “máy đẻ” chỉ để duy trì nồi giống cho gia đình chồng,
khi họ khơng sinh được con trai thì người chồng có quyền “năm thê bảy thiếp”,
người phụ nữ hồn tồn khơng có tiếng nói trong xã hội lúc bấy giờ. Thậm chí, có
những gia đình “khơng đủ ăn” người chồng vẫn lấy nhiều vợ, chính vì thế cái nghèo
cứ lẩn quẩn bên họ. Xã hội phong kiến đầy rẫy những gia đình như vậy. Người
chồng khơng đủ sức đảm bảo cuộc sống gia đình nhưng để duy trì nồi giống và cái
“quyền” đa thê ăn sâu trong nhận thức vậy nên họ cứ vô tư “thực hiện” quyền của
mình. Nhận thấy vai trị người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị coi rẽ, hai chữ “đa
thê” đã gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ.
Với sự ra đời của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 vai trị người phụ nữ
đã được ghi nhận và được coi trọng, cụ thể là chế độ hôn nhân đa thê và hôn nhân
cưỡng ép, hai đặc trưng cơ bản của chế độ hôn nhân lạc hậu bị chính thức đặt ra
ngồi vịng pháp luật. Các ngun tắc cơ bản: hôn nhân tự do tiến bộ, một vợ một
chồng; nam, nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong gia đình; bảo vệ
quyền lợi của con cái đã được cụ thể tại Điều 3, Điều 5 của luật. Tuy nhiên, do hoàn
cảnh đất nước bị chia cắt, miền Nam vẫn đang còn chiến tranh nên đất nước chưa
được thống nhất. Chính vì thế mà Lt hơn nhân và gia đình năm 1959 chỉ có hiệu
lực áp dụng ở Miền Bắc. Lúc này Miền Nam vẫn cịn tồn tại chế độ hơn nhân đa thê,
vì vậy vai trị người phụ nữ trong gia đình nhiều vợ ở Miền Nam không được coi
trọng. Khi đất nước thống nhất (30/4/1075) xuất phát từ tính cần thiết phải có một
đạo luật quy định một cách cụ thể điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình thống
nhất cả nước. Khi đó, Nghị quyết số 76/CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng Chính phủ
cơng bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật áp dụng thống nhất ở hai miền Nam,
Bắc. Đây được xem văn bản đầu tiên đánh dấu cho việc áp dụng pháp luật hơn nhân
và gia đình một cách có hệ thống. Như vậy, với Nghị quyết 76/CP ngày 25/3/1977,
miền Nam đã chính thức bãi bỏ chế độ hơn nhân đa thê, vai trị người phụ nữ trong
gia đình được pháp luật bảo vệ.
Kế thừa và phát triển nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, Luật hôn nhân
và gia đình 1986 quy định: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hơn hoặc chung
sống như vợ chồng với người khác” (Điều 4, Điều 7 và Điều 9); và Điều 2 Luật hơn
nhân và gia đình 2000 khẳng định hôn nhân phải được xây dựng trên nguyên tắc một
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
16
SVTH: Lê Thị Thu Trang
LVTN: Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học pháp luật
vợ một chồng. Vì vậy, Điều 4 và khoản 1 Điều 10 Luật hơn nhân và gia đình 2000
quy định: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng
với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung như vợ
chồng với người đang có chồng có vợ”.
Như vậy, với những quy định đầy đủ và toàn diện của luật, chế độ hơn nhân
một vợ một chồng đã xóa bỏ tàn dư của chế độ hôn nhân phong kiến từng tồn tại
hàng nghìn năm qua ở nước ta. Vai trị người phụ nữ ngày càng được khẳng định
trong xã hội hiện đại. Có thể nói chế độ hơn nhân này đã thể hiện đúng đắn vai trò là
nguyên tắc chủ đạo trong Luật hơn nhân và gia đình dù ở giai đoạn lịch sử nào.
1.3. Lược sử quá trình hình thành và phát triển của chế độ hôn nhân một vợ
một chồng ở Việt Nam
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ hôn nhân một vợ một
chồng trong tiến trình phát triển của các hình thái hơn nhân, gia đình trong
lịch sử
Theo quan điểm của Ăng ghen, trong lịch sử xã hội loài người, chế độ
HN & GĐ trải qua 4 hình thái. Hình thái đầu tiên tương ứng với thưở “bình minh”
của lồi người là hình thái gia đình huyết tộc. Đặc trưng của hình thái này là chỉ cấm
những người có quan hệ dịng máu trực hệ (cha mẹ và các con) có quan hệ tính giao
với nhau, do đó vẫn tồn tại tình trạng anh chị em nhưng đồng thời là vợ, chồng của
nhau. Bước phát triển tiếp theo – tiến bộ hơn hình thái gia đình huyết tộc là hình thái
gia đình Pu-na-lu-an, hình thái gia đình này khắc phục hạn chế của hình thái gia đình
huyết tộc, đã cấm những anh em trai với chị em gái trong cùng một gia đình kết hơn
với nhau, nhưng hình thái gia đình này lại thừa nhận quan hệ tính giao giữa nhóm
các chị em gái với nhóm các anh em trai, trừ các anh em trai cùng họ sống trong
cùng một gia đình. Hình thái gia đình kế tiếp là hình thái hơn nhân (gia đình đối
ngẫu) tiếp tục loại trừ quan hệ tính giao giữa anh em, chị em họ hàng ở hàng chú
bác, cháu chắt và những người họ hàng xa khác, từ đây hình thành nên “mơ hình”
gia đình của từng cặp vợ chồng. Hơn nhân đối ngẫu hình thành vẫn trên cơ sở kinh
tế - xã hội của chế độ thị tộc, không thể bền vững được, dễ bị phá vỡ bởi cả người
vợ và người chồng, con cái – “sản phẩm” của cuộc hôn nhân đối ngẫu vẫn thuộc về
thị tộc mẹ như trước. Hình thái này tồn tại rất ngắn trong lịch sử và được coi là bước
chuyển tiếp của chế độ quần hôn sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Nếu ba hình thái hơn nhân trên được hình thành và phát triển trên “cái nơi” là
chế độ thị tộc thì sự hình thành và phát triển của hình thái hơn nhân một vợ một
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo
17
SVTH: Lê Thị Thu Trang