Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.31 MB, 149 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐINH VĂN THANH

GIAO DUC DAO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN LUAT

<small>THƯ VIE N |</small>

<small>>“".h. ng"</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

MỤC LỤC

<small>Mục Trang</small>

PHẦN THỨ NHẤT: BÁO CÁO TỔNG THUẬT

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN LUẬT - MỘT SỐ VẤNĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN... S22 HT 0125111551112 11 x21 E2 rerrrrre 01

A. Phan MG ẽ ố . ...a... 011. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...-- -- -.c c 11 2222111111521 11952 kg ng kết 012. Tình hình nghiên cứu dé tài ...-- - . SĐT TS ST SH ng kg kg kết 033. Mục đích nghiên cứu của để tài ...-L S SE ST v ST S9 k1 ng 1kg kg kh 034. Nội dung nghiên cứu của đề tài ... .- cece 1 221111121111 1221 1111211112 11H nàng 04

<small>5. Phương pháp nghiên cứu ... cc c 2111111212111 21251111 k K1 nn ch kg 04</small>z8 ¡g0 81... ... 05

|. NHỮNG VAN ĐỀ CƠ BẢN CUA ĐẠO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐẠOĐỨC NGHỀ LUẬTT... 2222222 2212112212212212111211111211211211211 21121. re 05

1. Những vấn đề cơ bản của đạo AUC ...- -- -L S22 5221211112211 11 1811158211185 cay 052. Những vấn dé cơ bản của đạo đức nghề nghiệp và đạo đức nghề Luật... 123. Cơ chế hình thành phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sinh viên ... 22

II. NHỮNG YÊU CAU CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC CUA CÁN BỘ CÔNG CHỨC, LUATSƯ, THẤM PHAN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ... 2.11 1 10211112123121511212E 51 1x xe 29

1. Những yêu cầu cơ bản về đạo đức của cán bộ công chức ở nước ta hiện nay ..292. Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất đạo đức luật SU oo... eee eects tere 353. Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán ...-- L2 S122 E21 E2 41

lll. MỘT SỐ GIẢI PHAP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN

LUẬT HIEN NAY... ..- L2. 22121121 1111111 11111111 01 1111111 HH ng no 431. Giáo dục dao đức Hồ Chí Minh cho sinh viên...-- - LL cnn TS T2 11H ng nhu 432. Một số suy nghĩ về giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên Luật hiện3. Nâng cao chất lượng giảng dạy chun mơn nhằm góp phần hình thành đạođức nghề nghiệp cho sinh viên luật...- 2.00212211112211 1122111022521 121kg 5191,410... 08... Œ.. 55

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

PHAN THU HAI: CAC CHUYEN ĐÈ... cà csSchhisseeo1. Chuyên dé 1: Những vấn dé cơ bản của đạo đức... ...c vee ee vee cases2. Chuyên dé 2: Những van dé cơ bản của đạo đức nghệ nghiệp và đạo đức nghề

<small>LUG ec coc ccc ccc cee cee cee ce cue succes cee cee cee cee cee cee see ĐH n cee cee see eee HH in eee eee see sue eee</small>

3. Chuyén dé 3: Cơ chế hình thành và sự lựa chọn phẩm chất đạo đức nghề

<small>NGhIEp trong SINN VICI Lee cee cee cee rYđaiiậậậä]äaảẢ...</small>

4. Chuyên dé 4: Những yêu câu cơ bản về dao đức của cán bộ cơng chức ở nước

<small>LA WIEN HI4ÿ... ... -.. cee cee eee</small>

5. Chuyên dé 5: Những yêu cau cơ bản về phẩm chất dao đức Luật sư...6. Chuyên đề 6: Giáo dục chính tri, tu tưởng, dao đức cho sinh viên Luật hiện nay...7. Chuyên dé 7: Nâng cao chất lượng giảng day chuyên mơn nhằm gĩp phan hình

thành dao đức nghề nghiệp cho sinh viên Luật... ... -.. vee ses senses sec cà:8. Chuyên dé 8: Quyên sở hữu trí tuệ trong Tư pháp quốc tễ... ... vse ----

<small>135141</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

PHẦN THỨNHẤT

BAO CAO TONG THUẬT

GIAO DUC DAO DUC NGHE NGHIEPCHO SINH VIEN LUAT MOT

SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN

A. PHAN MO DAU

1. Tinh cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Từ ngày thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, đất nước ta đã có bướcchuyển biến to lớn, thế và lực trên trường quốc tế ngày càng lớn mạnh. Cácmặt kinh tế, văn hố, xã hội đã có sự phát triển và tiến bộ, đạt nhiều thành tựuđáng kể, đời sống nhân dân khơng ngừng được cải thiện. Tình hình chính trị -xã hội cơ bản ổn định. Mơi trường hồ bình, sự hợp tác và liên kết quốc tế tạođiều kiện thuận lợi để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực,vững bước tiến vào thế kỷ XXI với niềm tin vững chắc vào con đường di của

dân tộc mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường nảy sinh nhiều vấn đề xã hộibức xúc buộc chúng ta phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết, trong đó, có vấnđề đạo đức. Dang ta chỉ rõ: “Tinh trạng tham nhũng và sự suy thoái về tutưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảngviên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,gây bất bình và giảm lịng tin trong nhân dân”). Trong thực tiễn cách mạngcủa mình, Đảng ta rất coi trong đạo đức và thường xuyên chăm lo bồi dưỡngđạo đức cách mạng cho cán bộ, Đảng viên, thanh niên và nhân dân. Đó cũnglà một đặc trưng trong cơng tác tư tưởng của Đảng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ

<small>°) Đảng Cong sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính tri quốc gia, HN.</small>

<small>2001, tr.15.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

phải that sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”? “cũng như sơng phải có nguồn

mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thìcây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi

mấy cũng khơng lãnh dao được nhân dan’.

Quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau, ngaytừ năm 1950 trong bài nói chuyên tại Hội nghị học tập của cán bộ ngành tưpháp, Bác Hồ đã nhắc nhở: “Luật pháp dựa vào đạo đức, mặt khác luật pháp

bảo vệ đạo đức”. Để giải quyết mối quan hệ đó trong xã hội ta, Bác nói rất

chân tình và sâu sắc :“Nghi cho cùng, vấn đề tư pháp, cũng như những vấn dékhác là vấn đề ở đời và làm người”. Nhưng, trong lĩnh vực hoạt động phápluật gần đây, nhiều vụ án được dư luận xã hội quan tâm, sự vi phạm pháp luật

của cán bộ trong ngành cơng an, kiểm sát, tồ án... đều bắt đầu từ việc vi

phạm đạo đức nghề nghiệp. Đó là vấn đề chạy án, làm sai lệch hồ sơ vụ án,

bao che cho giới tội phạm, để lọt tội; hay thái độ vô trách nhiệm gây ra án oan

sai làm cho cuộc sống của những người bị oan sai khốn đốn, gia đình họ tanvỡ, chuyện ức hiếp dân lành... xảy ra khơng phải là ít. Khơng thể để tình trạng,vì lợi qn nghĩa, vì lợi xơng vào bất chấp cả nghĩa vụ, danh dự và lương tâmnghề nghiệp. Chúng tôi thấy, một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay làphải khắc phục tình trạng suy thối, xuống cấp về đạo đức, xây dựng tư tưởngđạo đức lối sống lành mạnh trong Đảng viên, cán bộ và nhân dân. Nhất là, xâydựng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ hoạt động trong ngành tư pháp, tồ án.Ra sức khích lệ tinh thần yêu mến nghề nghiệp và cương vị công tác; lấylương tâm, trách nhiệm, danh dự nghề nghiệp làm việc hợp lẽ công bằng, phụcvụ nhân dân và cống hiến cho xã hội. Sinh viên theo học ngành luật, đã có sựđịnh hướng nghề nghiệp tương đối rõ nét, nhà trường lấy những chuẩn mực

đạo đức nghề nghiệp để giáo dục thông qua đào tạo. Sinh viên lấy những yêucầu phẩm chất đạo đức của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực pháp luật làm tiêuchí để rèn luyện, phấn đấu.

<small>'' Hồ Chí Minh: Về đạo đức cách mang, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.158.' như trên đã dân. tr.36.</small>

<small>+ Hồ Chí Minh: Tồn tập. tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia. 1995, tr.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>Chính vì những lý do nêu ra trên đây, khiến chúng tôi chọn: “Giáo dục đạo</small>

đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành luật - một số vấn đề lý luận và thựctiến” làm đề tài nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề đạo đức của học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay chưa được quantâm đúng mức, nhất là công tác nghiên cứu lý luận, giảng dạy luân lý, đạo đứchọc trong nhà trường. Việc nghiên cứu, giảng dạy đạo đức học là một bước

chuẩn bị tư tưởng cần thiết, cung cấp sự hiểu biết về hệ thống khái niệm, quy

phạm đạo đức để người học tư duy, thực hành, góp phần hình thành các chuẩn

mực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp ở họ. Phần này, hiện vẫn là khoảngtrống trong khối kiến thức cơ bản cần thiết được trang bị trong nhà trường.Ngay ở trường Đại học Luật Hà Nội vấn đề nghiên cứu, giảng dạy đạo đứchọc cũng chưa được quan tâm và do đó, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người

<small>cán bộ hoạt động trong lĩnh vực pháp luật cũng chưa được nghiên cứu một</small>

cách cơ bản, có hệ thống. Tuy đã có một số bài viết về vấn đề này, nhưng đó

cũng chi là bước chấm phá. Chang hạn, bài viết của PGS. TS. Phạm Hồng Hải:

“Đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả của hoạt động tư pháp”) đã đánh giá:

“việc dé cập dao đức tư pháp như là một trong những yếu tố quyết định chất

lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp hầu như chưa được quan tâm đúng

mức”. Trong khi đó, theo tác giả, hoạt động tư pháp “cho dù được dựa trênnền tảng pháp lý vững chắc và cơ chế phù hợp, được thực hiện bởi cán bộ tưpháp có năng lực, trình độ nhưng kém về phẩm chất đạo đức thì cũng khơng

thể cao”.

Với mong muốn, góp thêm ý kiến để xây dựng cơ sở lý luận làm sáng tỏ

những nguyên tắc đạo đức tư pháp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cửnhân luật, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, mở rộng và phát triển những ý tưởngmà một số tác giả đã gợi mở.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi đặt cho mình những mục tiêu sau đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Thứ nhất, hệ thống hoá và làm rõ chuẩn mực, quy phạm, vai trò của đạo đức

trong đời sống xã hội; đồng thời, nghiên cứu tính đặc thù, cơ chế hình thành củađạo đức nghề nghiệp và sự định hướng nghề nghiệp trong sinh viên luật.

Thứ hai, từ giác độ lý luận và thực tiễn nghiên cứu những yêu cầu vềphẩm chất đạo đức của người cán bộ hoạt động trong lĩnh vực pháp luật lấy đó

làm tiêu chí để giáo dục, đào tạo và cho sinh viên rèn luyện, phấn đấu.

Thứ ba, nêu một số giải pháp về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh<small>viên ngành luật trong quá trình đào tạo.</small>

4. Nội dung nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, chúng tơi tập trung giải quyết các nội

dung cơ bản sau đây:

Với mục tiêu thứ nhất, chúng tôi nghiên cứu các chuyên dé sau:- Những vấn đề cơ bản của đạo đức.

- Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp và đạo đức nghề luật.- Cơ chế hình thành các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Với mục tiêu thứ hai, chúng tôi nghiên cứu các chuyên đề sau:

- Những yêu cầu cơ bản của đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay.- Yêu cầu đạo đức luật sư ở nước ta hiện nay.

- Yêu cầu đạo đức của người cán bộ thẩm phán ở nước ta hiện nay.

Với mục tiêu thứ ba, chúng tôi nghiên cứu các chuyên đề sau:

- Đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục đạo đức Hồ chí Minh cho sinh viên luật.

- Đổi mới cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên luật.

<small>- Nâng cao giáo dục chuyên môn cho sinh viên luật.</small>

5. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng tổng hợp các phương pháp như: điều tra xã hội hoc, lich sử —

logic, hệ thống - cấu trúc, phân tích - tổng hợp, đặc biệt là phương pháp củachủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứngduy vật để phân tích và khái quát vấn đề.

<small>‘) Xem Tap chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội, số 4, 2003, tr.12.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

B. TOM TAT NỘI DUNG

I. NHUNG VAN DE CƠ BAN CUA ĐẠO ĐỨC, DAO DUC NGHỀ NGHIỆPVA DAO DUC NGHE LUAT

1. Những vấn dé cơ ban của đạo đức

4) Dao đức là một hiện tượng mang tính lịch sử —xã hội

Đạo đức là một hiện tượng xã hội hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân

loại. Các chuẩn mực đạo đức xuất hiện do nhu cầu cuộc sống xã hội, là sảnphẩm của lịch sử và do cơ sở kinh tế - xã hội quy định. Đúng như Ph.Angghen

nhận xét: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước tới nay

đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ”.

Ngay từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ, quan niệm về đạo đức và các chuẩn

mực đánh giá hành vi đạo đức đã được hình thành, cũng bắt đầu từ đó, trên cơ

sở phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao,các hệ thống quan điểm đạo đức hình thành, phát triển và hồn thiện.

Chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, giai cấp xuất hiện đã làm nảy sinh những yếutố kích thích sự xuất hiện những điều xấu, xuất hiện những động cơ thấp hèn,nạn trộm cắp, tham lam, sự gian trá... ngày càng tăng. Lồi người bắt đầuhình thành một nền đạo đức mới phức tạp - đó là nền đạo đức đối kháng trongxã hội có đối kháng giai cấp. Khởi đầu là sự đối kháng đạo đức của nô lệ vớiđạo đức của chủ nô, rồi đến đạo đức của nông dân với phong kiến, vô sản vớitư sản. Tầng lớp người có đặc quyền, đặc lợi trong xã hội cho phép mình là<small>người “có đức hạnh, người thượng lưu, q tộc”, cịn những người lao động</small>như nơ lệ, nơng dân, vơ sản là những người “khơng có phẩm hạnh, những

người thấp hèn, hạ đẳng”. Dựa vào các thiết chế xã hội, giai cấp thống trị quy

định nội dung cơ bản của đạo đức, đẩy tới hai cực đối lập gay gắt là quan hệchu - tớ, trên — dưới, mệnh lệnh — phục tùng... Tính chất đó cũng quan hệ vớinhững nội dung khác nhau của quan niệm tốt, xấu trong giai cấp này hay giai›ấp kia.

<small>?C.Mác va Ph. Angghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 1994, T..20, Tr. 641.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi về mặt chính trị, giai cấp cơng nhân

nắm chính quyền, tạo những tiền đề để người lao động từng bước được giải

phóng, trong hồn cảnh ấy, đã nảy nở một nền đạo đức mới. Đó là đạo đứccủa giai cấp công nhân - Dao đức cộng san.

Đạo đức cộng sản mà chủ thể của nó là giai cấp công nhân, vừa thể hiệnnhững giá trị, chuẩn mực, quy tắc ứng xử phù hợp lợi ích của giai cấp công

nhân, vừa hàm chứa những nhân tố đạo đức chung của cả lồi người. Vì thế,

có thể nói, đạo đức cộng sản là giai đoạn cao trên con đường tiến lên của đạo

đức nhân loại.

Đạo đức là từ Hán - Việt được ghép bởi từ đạo và từ đức.

Đạo là con đường của tự nhiên, đồng nghĩa với từ quy luật, trong xã hội nghĩalà con đường sống của con người.

Đức là đức tính, là nhân đức - tính người, là biểu hiện của đạo.

Theo người Trung Quốc cổ đại, đạo đức là những yêu cầu, những nguyên tắc

do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, dao đức là toàn bộ tu tưởng, quan

điểm về quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điêu chỉnh và đánh giá cách ứng xử

của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thựchiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Xã hội loài người đã tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi của con

<small>người như phong tục, tập quán, pháp luật...và đạo đức cũng là một phương</small>thức điều chỉnh hành vi của con người. Đạo đức đánh giá hành vi con người

dưới góc độ và chuẩn mực về thiện, ác, nghĩa vụ, danh dự, lương tâm, hạnh

phúc. Xã hội nào, thời kỳ lịch sử nào cũng đánh giá đạo đức dưới góc độ nhưvậy. Tuy nhiên, nội hàm của các khái niệm đạo đức được đưa ra làm chuẩnmực trong mỗi thời đại, mỗi chế độ xã hội lại có sự khác nhau.

Đạo đức bao gồm ý thức đạo đức và hành vi thực tiễn đạo đức.

Ý thức đạo đức là sự thể hiện thái độ nhận thức của con người trước hành vi

của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực và những quy tắc đạođức do xã hội đặt ra, giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nghĩa vụ đạo đức một cách tự nguyện. Ý thức đạo đức bao gồm cả tri thức và

tình cảm đạo đức. Trong đó, tình cảm đạo đức là yếu tố quan trọng góp phần

chuyển hố tri thức thành hành vi đạo đức đúng đắn.

Thực tiễn đạo đức là hoạt động của con người dưới sự tác động của niềm tin,là q trình hiện thực hố ý thức đạo đức trong đời sống xã hội. Thực tiễn đạođức là hệ thống các hành vi đạo đức của con người được nảy sinh trên cơ sởchỉ dẫn của ý thức đạo đức.

Đạo đức là một dạng của quan hộ xã hội nên đạo đức bao giờ cũng mang tínhxã hội, là đạo đức xã hội. Điều đó có nghĩa là, đạo đức bao giờ cũng là đạođức của một cộng đồng người nhất định, là sự thống nhất biện chứng giữa đạo

<small>đức xã hội và đạo đức cá nhân.</small>

b) Bản chất của đạo đức

Đạo đức là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan của

hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người. Những quan hệ cá nhân với<small>cá nhân, cá nhân với xã hội càng có tính tự giác, càng có tính xã hội rộng lớn</small>

thì hoạt động của con người càng mang tính đạo đức.

Trong sự tồn tại và phát triển của đời sống cá nhân, mỗi người tự do lựa chọn

và sự lựa chọn có trách nhiệm nảy sinh trong quan hệ với cá nhân khác, với xã

hội, chấp nhận sự kiểm tra, những yêu cầu của xã hội để nhận được sự đánh

giá, sự ủng hộ của xã hội. Đối với xã hội, những quy tắc, chuẩn mực đạo đứcđã đưa ra, yêu cầu mỗi cá nhân điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợpvới lợi ích chung của xã hội.

Từ những điểm chủ yếu trình bày trên đây, bản chất của đạo đức được hiểu

theo những mặt cơ bản sau:

Thứ nhất, nội dung của đạo đức là do hoạt động thực tiễn của xã hộiquyết định.

Thứ hai, nhận thức xã hội đem lại các hình thức cụ thể của phản ánhđạo đức, lam cho dao đức tồn tại như một lĩnh vực độc lập về sản xuất tinhthân của xã hội.

Thứ ba, nội dung của các tu tưởng, quan điểm, nguyên tắc, các chuẩn

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

mực đạo đức là khách quan, biểu hiện của trạng thái, trình độ phát triển nhấtđịnh của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

Do sự quy định của điều kiện kinh tế — xã hội đối với đạo đức, mỗi hình tháikinh tế - xã hội là một hình thái đạo đức tương ứng. Và như vậy, trong tiếntrình phát triển của lịch sử nhân loại có: đạo đức nguyên thuỷ, đạo đức chiếmhữu nô lệ, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản và đạo đức cộng sản.

Lich sử xã hội loài người phải trải qua năm hình thái kinh tế — xã hội và tươngứng là có năm hình thái đạo đức, nhưng đối với mỗi dân tộc bước tiến lịch sử

đó cũng biểu hiện rất khác nhau. Sự khác nhau đó là do sự phát triển của

phương thức sản xuất, do hoàn cảnh địa lý, dân số cũng hoàn toàn khác biệt

với dân tộc khác. Tồn tại xã hội có sự thể hiện khác nhau thì ý thức xã hội nảy

sinh trên đó và do nó quy định cũng khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu bản

chất đạo đức ta cũng phải thấy rõ sự biểu hiện của nó một cách phong phú

trong tính chất dân tộc. Hơn nữa, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phảnánh tồn tại xã hội và bị quy định bởi tồn tại xã hội, nhưng nó cũng có tính độclập tương đối của nó; nghĩa là, giữa các hình thái ý thức xã hội cũng có sự tácđộng va ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, ý thức đạo đức cũng chịu sự tác động vàảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác như ý thức chính trị, ý thứcpháp luật, ý thức triết học, ý thức tôn giáo... Tổng hồ những nhân tố khác biệtquy định đó, tạo ra ban sắc đạo đức riêng của mỗi dân tộc. Ph. Ang ghen viết:<small>“Tir dân tộc nay sang dân tộc khác, từ thời ky dai này sang thời đại khác,</small>những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái

ngược han nhau”.

Tính dân tộc là một biểu hiện bản chất xã hội của đạo đức. Các quan niệm,chuẩn mực quy phạm đạo đức của mỗi dân tộc do điều kiện kinh tế — xã hội va

sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác quy định, nhưng khi đã đượchình thành nó lại trở thành phong tục, tập quán và truyền thống đạo đức củamỗi cộng đồng dân tộc nó tiếp tục chi phối sự phát triển của đạo đức dân tộc.Trong tiến trình phát triển của xã hội lồi người đã hình thành những giá trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

đạo đức mang tính tồn nhân loại, tồn tại trong mọi xã hội và ở các hệ thốngđạo đức khác nhau. Tính nhân loại của đạo đức tồn tại ở hình thức thấp là biểu

hiện ở những quy tắc đơn giản nhằm điều chỉnh hành vi của con người, cần

thiết cho việc giữ gìn trật tự xã hội chung và sinh hoạt thường ngày của mọi

người. Chẳng hạn, những quy tắc, chuẩn mực đạo đức như thương u chăm

sóc ơng, bà, bố mẹ, con trẻ, tơn trọng của cơng... thì xã hội nào cũng có. Tuy

nhiên, khơng thể thổi phồng, tuyệt đối hố tính nhân loại của đạo đức để đi

đến quan niệm về đạo đức một cách trừu tượng, phi giai cấp, phi lịch sử.

Trong xã hội có giai cấp, nội dung chủ yếu của đạo đức phản ánh quan hệ giaicấp. Mỗi giai cấp đều sử dụng đạo đức như là cơng cụ bảo vệ lợi ích của mình.Do vậy, tính giai cấp của đạo đức là sự phản ánh và thể hiện lợi ích của cácgiai cấp. Mỗi giai cấp trong xã hội có quan niệm và có hệ thống đạo đức riêngnên sự tác động của chúng cũng khác nhau, thậm trí triệt tiêu nhau. Giai cấp

tiêu biểu cho xu thế phát triển đi lên của xã hội thì đại diện cho một nền đạo

đức tiến bộ. Các giai cấp đã lỗi thời, phản động thì đại diện cho nền đạo đức

<small>suy thoái.</small>

Trong xã hội tồn tại nhiều giai cấp khác nhau, nhưng hệ thống đạo đức được

áp đặt cho toàn xã hội là đạo đức của giai cấp thống trị, mac du, trong cuộcsống hàng ngày mỗi giai cấp vẫn ứng sử theo những lợi ích trực tiếp của mình.Thực hiện sự áp đặt đó là vì giai cấp thống trị giữ địa vi thống tri trong đờisống kinh tế và do đó, nó cũng giữ vai trị thống trị trong đời sống tinh thần;nó ln ln hướng tới làm cho đạo đức của mình trở thành yếu tố thống trịtrong đời sống xã hội. Hơn nữa, giai cấp thống trị nắm khâu tuyên truyền, điều

khiển toàn bộ q trình sản xuất tinh thần, trong đó, có các giá trị đạo đức phù

hợp với lợi ích của nó và bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân thủ

những chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị. Từ sự áp đặt, các chuẩn mực

đạo đức của giai cấp thống trị trở thành phổ bién trong xã hội, đồng thờichúng ngày càng được củng cố và trở thành thói quen, thành phong tục trongcộng đồng. Cũng vì lẽ đó mà chúng ta thấy, đạo đức của giai cấp thống trị

<small>(?C, Mác và Ph. Ang ghen: Toàn tap, T.20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, Tr. 135.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thường có sức sống dai dẳng trong xã hội.

Hệ thống đạo đức của giai cấp bị thống trị luôn bị hệ thống đạo đức của giaicấp thống trị chèn ép và tồn tại như cái không chính thống nên nó kém phát

triển. Đạo đức khơng chính thống của giai cấp bị thống trị sẽ trở thành chính

thống khi giai cấp bị thống trị “đã trở nên khá mạnh” và “tiêu biểu cho lợi íchtương lai”, trở thành một thé lực kinh tế giữ vai trò thống trị về chính tri trong

<small>xã hội.</small>

C) Chức năng của đạo đức

Trước hết, phải dé cập đến chức năng điều chính hành vi của đạo đức. Trong<small>hoạt động xã hội và thông qua hoạt động xã hội, con người đã sáng tạo ra</small>

nhiều phương thức điều chỉnh hành vi của mình như chính trị, pháp luật, tơn

<small>giáo, giáo dục, nghệ thuật... và đạo đức.</small>

Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức bằng dư luận xã hội và lương tâm doi

hỏi từ tối thiểu tới tối đa, hành vi con người đã trở thành đặc trưng riêng để

<small>phân biệt đạo đức với các hình thái ý thức xã hội khác, các hiện tượng xã hội</small>

khác và trở thành cái không thể thay thế của đạo đức.

Sự điều chỉnh của đạo đức nhằm bao dam sự tồn tại và phát triển của xã hội

bằng việc tạo nên quan hệ hài hoà giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân.Do đó, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của đạo đức là hành vi cá nhân, quađó, điều chỉnh quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.

Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức được thực hiện dưới tác động từhai phía là cộng đồng xã hội và tính tự giác của chủ thể. Về phía cộng đồng xã

hội là tạo dư luận để khen ngợi, khuyến khích cái thiện, phê phán mạnh mẽcái ác. Cịn về phía chủ thể đạo đức là sự tự giác điều chỉnh hành vi theo

những chuẩn mực quy phạm đạo đức của xã hội đặt ra.

Chức năng giáo dục đối với mỗi con người và đối với xã hội.

Các quan điểm, chuẩn mực và quy tắc đạo đức do con người sắng tạo ra,

nhưng sau khi ra đời nó tồn tại một cách khách quan, tác động và chi phối conngười. Sống trong một môi trường xã hội, mỗi cá nhân đồng thời cũng chịu sựtác động của môi trường đạo đức. Môi trường đạo đức tác động đến cá nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

bảng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Về mặt nhận thức, nhận thứcđạo đức để chuyển hoá đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân. Thựctiến đạo đức là nhằm hiện thực hoá nội dung giáo dục thành hành vi đạo đức.Các hành vi đạo đức lặp đi lặp lại trong đời sống xã hội và cá nhân được củng

cố, hoàn thiện và phát triển thành thói quen, truyền thống, tập qn đạo đức.

Tính hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưđiều kiện kinh tế — xã hội, môi trường xã hội, môi trường giáo duc, cách thức

tổ chức, khả năng nhận thức và ý thức tự giác của chủ thể và đối tượng...

<small>Môi trường và phương thức giáo duc dao đức được thực hiện từ trong gia đình</small>

đến nhà trường và xã hội, trong đó là vai trị của thày cơ giáo, bố mẹ và bạn

<small>bè, đặc biệt là “tự giáo dục”.</small>

Chức năng nhân thức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội.

Giữa ý thức đạo đức và hành động thực tiễn đạo đức của cá nhân cũng như củaxã hội là một quá trình diễn ra kế tiếp nhau (thậm chí đồng thời) nó có quanhệ chặt chẽ và quy định nhau. Quá tình nhận thức để hình thành ý thức và tìnhcảm đạo đức bao gồm cả hai hướng: hướng ra bên ngoài và hướng vào chính

bản thân mình.

Nhận thức đạo đức hướng ra bên ngoài, nghĩa là, chủ thể lấy những giá trị đạo

đúc theo yêu cầu của xã hội đặt ra làm đối tượng nhận thức.

Nhận thức đạo đức hướng vào chính bản thân, nghĩa là, chủ thể lấy bản thân

mình làm đối tượng nhận thức.

Nhận thức bao giờ cũng là quá trình tự nhận thức của chủ thể dù hướng ra“bàn ngồi” hay “hướng vào” chính bản thân mình. Trong q trình tự nhận

thức, chủ thể cũng chịu áp lực từ hai phía: dư luận xã hội và tự vấn lương tâm.

Lắng nghe, quan tâm đến dư luận xã hội bình phẩm, đánh giá về mình và cảvề người khác, đồng thời, lương tâm tự phê bình, tự động viên, an ủi, giúp cho

chì thể điều chỉnh hành vi và quan hệ đạo đức của mình theo yêu cầu của xã

hộ.. Tự nhận thức, giúp cho chủ thể ý thức được rõ ràng trách nhiệm và nghĩavụ đạo đức của mình đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, tập thể, dân tộc,

gici cấp, tổ quốc... Trên cơ sở nhận thức mà chủ thể có được các tri thức dao

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

đức và tri thức đạo đức là điều kiện cần để có được hành vi, quan hệ đạo đức

C.Mác khi chọn nghề (C.Mác viết trong luận văn tốt nghiệp trung học, năm 17

tuổi): “Nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho

nhân loại, thì ta khơng cịng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hysinh vì mọi người. Những việc làm của ta sẽ sống một cuộc sống âm thầmnhưng mãi mãi có hiệu quả, và trên thi hài của chúng ta sẽ nhỏ xuống nhữnggiot nước mắt nóng bỏng của những con người cao quý”*”,

Chọn nghề và hoạt động nghề nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào, thời nào cũngvậy, đều địi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức người ta gọi là đạo đứcnghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mựchành vi dao đức xã hội đòi hỏi phải tn theo trong hoạt động nghề nghiệp,

có tính đặc trưng của nghề nghiệp.

Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu thứ đạo đức nghề nghiệp.

Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức xã hội, thể hiện một cách đặc thù, cụ thể

trong các hoạt động nghề nghiệp. Với tính cách là một dạng của đạo đức xã<small>hội, nó có quan hệ chặt chế với đạo đức cá nhân, thông qua đạo đức cá nhân</small>

để thể hiện. Đồng thời, đạo đức nghề nghiệp liên quan với hoạt động nghề vàgắn liền với một kiểu quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất địnhnên nó cũng mang tính giai cấp, tính dân tộc. Chẳng hạn, đạo đức nghề y (y

đức) từ thời cổ đại đến nay đều có những chuẩn mực chung, lấy việc cứungười làm điều thiện, nhưng người thày thuốc dưới chế độ xã hội chủ nghĩanâng những giá trị đạo đức đó lên phù hợp với đạo đức của con người xã hộichủ nghĩa. Đạo đức nghề nghiệp mang tính giai cấp nên quan điểm về nghềnghiệp, thái độ đối với nghề nghiệp trong mỗi chế độ xã hội cũng khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Dưới chế độ phong kiến, trong “bách nghệ” thì “vạn ban giai hạ phẩm, duy

hữu độc thư cao”, nghĩa là vinh quang thuộc về tầng lớp lao động trí óc, cịnquần chúng nhân dân — người lao động chân chính, sáng tạo ra các giá tri vậtchất, tinh than cho xã hội thì bị coi là “đân ngu”. Nhân dân lao động do bị ảnhhưởng của đạo đức phong kiến nên cũng có những quan niệm sai lầm về lao

động, về nghề nghiệp. Đối với họ, học nghề, khổ luyện nghề không phải doyêu cầu của việc phát triển nghề, đáp ứng yêu cầu của xã hội, phục vụ xã hội

<small>33 66</small>

mà là để “vinh thân”, “phì gia”, nghĩa là, luyện nghề cho giỏi để phục vụ cho

lợi ích cuộc sống cá nhân. Vì thế, nhiều khi làm nghề bất chấp cả lợi ích củangười khác, lợi ích của xã hội, miễn là thoả mãn được lợi ích cá nhân.

Dưới chủ nghĩa tư bản, như C.Mác và Ph.Ăngghen nhận xét trong “Tuyên

ngôn của Đảng Cộng sản”: “Giai cấp tư sản không để lại một mối quan hệ nàokhác ngồi mối lợi là trả tiền ngay khơng tình, khơng nghĩa. Giai cấp tư sản đãdìm những xúc động thiêng liêng của lịng sùng đạo, của nhiệt tình hiếp sĩ,của cảm tình tiểu tư sản xuống dịng nước giá lạnh của sự tính tốn ích kỷ. Nóđã biến những phẩm giá của con người thành một giá trị trao đổi đơn thuan”.”

Trong xã hội hiện đại, đạo đức nghề nghiệp có vai trị xã hội to lớn, nó khơngchỉ là một chi nhánh đặc sắc trong hệ thống đạo đức xã hội mà còn là một cấpđộ phát triển đạo đức tiêu biểu, một loại đạo đức đã được thực tiễn hố. Chẳng

hạn, trong q trình xây dựng đạo đức mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiệnnay, mỗi thành viên đều phải lấy: yêu cương vị công tác, yêu nghề nghiệp,chân thành giữ chữ tín, làm việc hợp đạo lý, làm việc có hiệu quả, năng xuất

cao, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc và cống hiến cho xã hội... làm nội

dung chủ yếu của đạo đức nghề nghiệp. Đó là chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp chung và tất cả các ngành nghề đều phải tuân theo.

Trong cuộc đời của một con người, khoảng 1/3 đến 1/2 thời gian là hoạt động

nghề nghiệp (có người gần như suốt cuộc đời). Những thành công chủ yếu củađời người là do hoạt động nghề nghiệp tạo ra. Tất nhiên, cả những cay đắng

<small>2€, Mác - Sức sống mùa xuân, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1983, tr. 4.</small>

<small>1C, Mác và Ph. Angghen: Tồn tập, tập 4. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

cuộc đời phải nếm trải cũng trong hoạt động nghề nghiệp mà ra, người đờithường gọi là tai nạn nghề nghiệp. Vinh quang và cay đắng, danh dự và tuinhục trong cuộc đời ít nhiều đều liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệpcủa mỗi con người. Những nhân vật anh hùng gương mẫu, say mê trong laođộng nghề nghiệp, mô phạm về mặt đạo đức được người ta tôn trọng và kínhyêu. Đối với mỗi người, lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, yêu - ghét, tốt —

xấu, thiện - ác đều được thể hiện tập trung trong hoạt động nghề nghiệp.

Nói đến đạo đức là nói tới lương tâm, trong hoạt động nghề nghiệp, con người

cũng phải có lương tâm. Lương tâm nghề nghiệp là biểu hiện tập trung nhất

của ý thức đạo đức, vừa là dấu hiện, vừa là thước đo sự trưởng thành của đời

sống đạo đức. Trong mỗi con người, với tư cách là một chủ thể đạo đức đã

trưởng thành bao giờ cũng là một người sống có lương tâm và điều đó thể hiệnrõ nét nhất trong hoạt động nghề nghiệp.

Lương tâm nghề nghiệp là ý thức trách nhiệm của chủ thể đối với hành vi của

mình trong quan hệ nghề nghiệp với người khác, với xã hội và ý thức tráchnhiệm nghề nghiệp với số phận của người khác, là sự phán xử về các hoạt

động, các hành vi nghề nghiệp của mình. Theo Đêmôcrit - nhà triết hoc HyLạp cổ đại - lương tâm chính là sự tự hổ thẹn, nghĩa là hổ thẹn với bản thân

mình. Sự hổ then giúp cho con người tránh được ý nghĩ, việc làm sai trái, cần

phải dạy cho con người biết hổ thẹn, nhất là, hổ thẹn trước bản thân mình.Trong hoạt động nghề nghiệp nếu không biết tự hổ thẹn, sẽ không nâng cao

được tay nghề và kết quả của hoạt động nghề nghiệp khơng những khơng cótác dụng đối với xã hội mà còn ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp ln ln có mối

quan hệ mật thiết với nhau. Nghĩa vụ nghề nghiệp là trách nhiệm của người

làm nghề trước xã hội và trước người khác, còn lương tâm là sự tự phán xét, tựý thức về trách nhiệm đó. Vì thế, có thể nói, ý thức về nghĩa vụ nghề nghiệp là

nền tảng, là cơ sở để hình thành lương tâm nghề nghiệp của con người.

Trong đạo đức nghề nghiệp, cũng như đạo đức nói chung, trạng thái khẳngđịnh của lương tâm có vai trị nâng cao tính tích cực của con người, giúp cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

con người tin tưởng vào mình trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Niềm tintưởng đó, là động lực bên trong thơi thúc con người vươn tới cái thiện, cái tốtđẹp, cái cao ca, loại trừ cái xấu, cái nhỏ nhen, ty tiện làm cho xã hội ngày mộttốt đẹp hơn. Thật bất hạnh ở đời, khi những kẻ làm điều ác đối với người khác

nhưng lương tâm không cắn rứt. Chẳng hạn, buôn bán gian lận, bán hàng giả

gây thiệt hại cho người khác mà “lương tâm” vẫn cảm thấy thư thái hoặc cậy

chức, cậy quyền đẩy người khác vào đường cùng, làm cho gia đình, vợ con

người ta khốn đốn vẫn cảm thấy đó là chuyện bình thường khơng hề gợn lênmột chút day rứt của lương tâm.

Giữ được đạo đức, trước hết phải giữ được lương tâm, bởi vì, làm điều ác lầnthứ nhất thì lương tâm cịn dan vặt, cắn rứt nhưng điều ác được lặp lại thìlương tâm biến mất. Đó cũng là thời điểm báo trước sự đổ vỡ của lòng tự tin,lòng tự trọng nghề nghiệp.

Trong thực tiễn đạo đức, người có lương tâm trong sạch là người có khả năngý thức và đánh giá được bản chất lương thiện cuả chính mình. Ngược lại, mọigiá trị đạo đức sẽ tiêu tan khi khơng cịn cảm giác về lương tâm, trước nhữngviệc làm sai trái của ban thân.

Nghĩa vụ đạo đức khơng chỉ là sự địi hỏi, yêu cầu của xã hội đối với cá nhânmà còn là nhu cầu của sự tiến bộ, của sự hoàn thiện đối với bản thân mỗingười. Vì thế, nghĩa vụ đạo đức không phải là sự ép buộc từ bên ngồi mà nólà sự gắn bó chặt chẽ với ý thức về lẽ sống, hạnh phúc và triết lý sống của mỗicon người. Trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cũng vậy, nghĩa vụ đạo đứcnghề nghiệp đòi hỏi mỗi cá nhân phải giải quyết một cách hài hoà giữa lợi íchcá nhân và lợi ích xã hội. Mỗi bước tiến bộ nghề nghiệp của cá nhân đều gắnliền với sự tiến bộ xã hội và sự trưởng thành về mặt nhân cách. Trong quátrình hoạt động nghề nghiệp, mỗi người lựa chọn một triết lý nghề nghiệpriêng không những khơng mâu thuẫn với lợi ích của người khác và của xã hộimà còn đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.

Nếu nghĩa vụ pháp lý là sự bat buộc thì nghĩa vụ đạo đức lại chứa đựng nguồngốc bên trong của chủ thể dao đức là chủ yếu — nghĩa là, nó bao chứa tinh cảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

trách nhiệm cá nhân trước người khác và trước xã hội, thơi thúc, khao khát

<small>được hành động vì lợi ích chung. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức là sự tự giác,</small>không bị giàng buộc bởi động cơ cá nhân vụ lợi. Giáo dục ý thức về nghĩa vụđạo đức có tác dụng quan trọng đối với q trình hình thành nhân cách nghềnghiệp. Đó là sự thống nhất của quá trình nhận thức và hành động thực tiễnđạo đức của mỗi cá nhân. Nó trải qua q trình rèn luyện, phấn đấu của chủ

thể đạo đức, vượt qua những cám dỗ vật chất nhỏ nhen, ích kỷ và những lợiích tầm thường của cuộc sống hết sức đa dạng, phức tạp để đạt tới sự thành

công trong nghề nghiệp.

Trong xã hội, cái thiện vừa là những giá trị hiện thực cụ thể, vừa hàm chứa

những lý tưởng đạo đức cao quý nhất của con người. Cái thiện bao giờ cũnggắn bó chặt chẽ với chân lý và cái đẹp. Vì thế, chân, thiện, mỹ là nội dung căn

bản của ý thức và hiện thực đạo đức tiến bộ. Chúng tạo nên một chỉnh thể hợp

thành lẽ sống, nghĩa vụ, hạnh phúc và lương tâm của con người. Nghĩ điềuthiện, làm việc thiện là đặc tính của ý thức và hành vi đạo đức tốt đẹp trongmỗi con người. Hướng tới cái thiện, mỗi con người có điều kiện để phát huy

mọi năng lực, trí tuệ trong hoạt động chuyên môn để cống hiến được nhiều

nhất cho xã hội.

b) Giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên luật

Sẽ là phiến diện nếu cho rằng, sinh viên chưa có nghề nghiệp tiếp nhận sự giáodục về đạo đức nghề nghiệp là quá sơm, là chưa cần thiết. Để hiểu rõ sự cầnthiết hay không của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, phải đặtnó trong nội dung giáo dục đạo đức nói chung và mục tiêu của giáo dục - đàotạo con người toàn diện mà Đảng và Nhà nước đã đề ra và được thể hiện trong<small>Luật giáo dục.</small>

Sinh viên, trước hết học để có kiến thức về nghề nghiệp và năng lực thực hànhnghề nghiệp tương xứng với trình độ được đào tạo. Đồng thời, sinh viên phải

hiểu được yêu cầu của đạo đức nghề nghiệp, tăng cường tu dưỡng đạo đức

nghề nghiệp, đó là một trong những vấn đề quan trọng của sinh viên khi cònngồi trên ghế nhà trường, và đây cũng là sự chuẩn bị cần thiết để hoàn thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

tốt công tác theo nghề nghiệp của mình sau khi ra trường.

Đạo đức là phẩm chất quan trọng của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thếgiới tâm hồn của mỗi con người. Vì thế, ở thời đại nào và ở bất cứ quốc gianào cũng vậy, việc giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức nghềnghiệp nói riêng cho thế hệ trẻ là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo, các cơsở giáo dục va của toàn xã hội. Vấn đề xuống cấp của một số hành vi đạo đứctrong sinh hoạt sinh viên, người ta dễ nhìn thấy, nhưng vấn đề đạo đức nghề

nghiệp địi hỏi phải tìm hiểu một cách sâu sắc hơn người ta lại đễ bỏ qua. Về

vấn đề này Nghị quyết Trung ương II, Khoá VIII (24/12/1996) đã nhắc nhở:“đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên... mờ nhạt vềlý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tươnglai của bản thân và đất nudc”.‘”

Từ giác độ của đạo đức nghề nghiệp, trước hết phải xem xét động cơ học tập,ý thức lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Bởi vì, lý tưởng nghề nghiệp, ý thứctrách nhiệm nghề nghiệp được hình thành từ khi bắt đầu có sự định hướng lựachọn nghề nghiệp. Động cơ học tập thể hiện rõ nét nhất phẩm chất đạo đức

của sinh viên trong quá trình học tập và hoạt động nphề nghiệp trong tương

lai. Nếu động cơ học tập chủ yếu vì lợi ích cá nhân thì điều đó sẽ chi phốihành vi đạo đức nghề nghiệp của con người theo xu hướng đối lập với lợi ích

của tập thể, của xã hội... Nếu động cơ học tập vì xã hội, vì đất nước trên cơ sở

đó thực hiện lợi ích của bản thân thì hành vi đạo đức của con người lại khác.

<small>Hiện nay, theo đánh giá chung, động cơ học tập vì dân giàu, nước mạnh, vì lý</small>

tưởng cịn mờ nhạt. Song những mặt yếu này ít có dịp bộc lộ cơng khai trongnhà trường, nên những người làm công tác giáo dục dễ bỏ qua.

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước, đất

nước đã có sự phát triển tồn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội. Sự đổi mới đất nước một cách toàn diện, điều đó cũng có

nghĩa là lựa chọn mới về hình thành giá trị cơ bản của xã hội kéo theo sự biếnđổi hệ thống định hướng giá trị trong mỗi con người. Bên cạnh việc hình thành+® Nghị quyết Hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng khoá VIII (24/12/1996), Nxb.: Chính trị quốc gia, H., 97, tr.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

và phát triển những giá trị đạo đức theo xu hướng tích cực cũng hình thànhnhững giá trị đạo đức phát triển theo xu hướng tiêu cực trong tầng lớp thanh

niên. Chẳng hạn, lối sống hưởng lạc, tiêu xài xa xi, lười lao động, ngại học

tập, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống; chọn nghề theo hướng có

thể kiếm được nhiều tiền bằng con đường mà tự cho rằng có thể “tham những”được. Quan hệ nghề nghiệp bị vấn đục bởi quan điểm thực dụng, vụ lợi cá

nhân, chạy theo lợi ích đồng tiền...

Qua con số điều tra xã hội học cho thấy, sự am hiểu của xã hội và vị thế của

<small>trường Luật trong xã hội chưa cao.</small>

Trong các ý kiến, kiến nghị với các cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật, nhiều

người đề cập đến vấn đề: quan tâm đến giáo dục phẩm chất và rèn luyện đạo

đức nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác pháp luật. Theo chúng tôi, người

hoạt động trong lĩnh vực pháp luật trước hết phải là người hiểu biết và thấm

nhuần những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Những giá trịđó đã được Bộ Chính trị chỉ rõ trong Nghị quyết 09: “Những giá trị văn hoátruyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý

thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thương thân”, đức tính

cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao dong”."”

Là người Việt Nam, dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng phải kế thừa được

những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam và thể hiện được những giá

trị truyền thống đó trong lĩnh vực hoạt động của mình. Trong thang giá trị đạođức truyền thống, lịng u nước được xem là cốt lõi cơ bản, phổ biến và caonhất. Nói về các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, giáo sưTrần Văn Giàu nhấn mạnh đến bảy nội dung, trong đó yêu nước bao giờ cũngđặt lên hàng đầu. Đó là: “yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan,thương người, vì nghĩa”.

Đối với sinh viên Luật, yêu nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trước hết phải là

người am hiểu lịch sử dân tộc, trong đó có lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt

<small>°) Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong cơng tác tư tưởng</small>

<small>hiện nay, trang 19.</small>

<small>© Trần Văn Giàu: giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1993, tr. 108.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Nam. Qua đó, hiểu được hiện trạng của đất nước, xây dựng tình cảm và ý thứctrách nhiệm đối với Tổ quốc. Khi có sự hiểu biết về lịch sử và tính pháp lýtrong việc bảo vệ quyền lợi dân tộc, tự đáy lịng mình nảy sinh tình cảm sâu

sắc đối với đất nước, khi đó mới quan tâm thực sự đối với tiền đồ và vận mệnhcủa dân tộc tạo nên ý chí và niềm tin để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam XHCN.

Yêu nước là nghĩa vụ đạo đức, thực hiện nghĩa vụ đạo đức đó khơng phải chỉ

bằng ý thức mà phải thể hiện bằng hành động, bằng thực tiễn đạo đức. Đối với

sinh viên, nỗ lực học tập, học tập phải đạt kết quả cao, rèn luyện bản lĩnh cánhân nhằm phấn đấu góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam: dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hoạt động trong lĩnh vực pháp luật phải có phẩm chất đạo đức thấm nhuần tưtưởng nhân đạo cộng sản. Đó là biết tơn trọng và bảo vệ nhân cách của conngười, vì con người, vì hạnh phúc của con người. Thấm nhuần tư tưởng đạođức nhân đạo cộng sản, trong lĩnh vực hoạt động pháp luật sẽ biết rõ giới hạngiữa cái thiện và cái ác trong mỗi hành vị vi phạm pháp luật, không đẩy con

người vào vịng tội lỗi, nhưng khơng khoan dung với hành vi vi phạm pháp

luật, đảm bảo đúng người, đúng tội, biết hướng con người tới cái thiện.

Đối với sinh viên thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo, trong quá trình rèn luyện

phải biết nghiêm khắc với mình và khoan dung đối với mọi người. Nghĩa là,

đặt ra những yêu cầu cao cho bản thân thực hiện các chuẩn mực đạo đức và

quy phạm hành vi dao đức, đồng thời dùng tấm lịng rộng mo, thái độ đồn

kết, hữu ái để đối xử với người khác. Kỷ luật, nghiêm khác với mình là cơ sởđể khoan dung, thể hiện lòng nhân ái với người.

Để xây dựng lòng nhân ái, sinh viên phải biết tự đánh giá mình, tuân thủ

nguyên tắc “nhân nghĩa khiêm hồ”, nghĩa là gặp việc gì phải đặt mình vàođịa vi của người khác mà suy nghĩ, không được giả dối, thiên kiến, đố ky va

ghen ghét. Người có lòng nhân ái phải biết làm điều thiện, giàu lòng thương

<small>u và chân tình, phải đại lượng và đồn kết và cũng làm việc với cả những</small>người bất đồng với mình. Đồng thời, phải có tư tưởng cơng bằng, vơ tư. Khơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

vì tư lợi mà làm việc xấu, làm những việc không hợp đạo lý, suy nghĩ và nhìnnhận thiên lệch, bắt nạt kẻ yếu, sợ kẻ có quyền.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, một bộ phận

không nhỏ cán bộ (trong đó có cả cán bộ pháp luật) thối hố về phẩm chất

chính trị, đạo đức, lối sống, trong đó có vấn đề năng lực chun mơn, năng lựcquản lý. Việc dé cập đến phẩm chất chính tri, năng lực chuyên môn trong yêu

cầu rèn luyện đạo đức là khơng thể thiếu được.

Đối với sinh viên có chí lập nghiệp, trước hết phải cần cù học tập, đây là quan

hệ biện chứng giữa phương hướng và đạo đức của nhu cầu tri thức để thành tàilập nghiệp. Khi có chí hướng kiên định lập nghiệp mới có thể có quyết tâmcần cù khổ luyện trong học tập. Ngược lại, khi đã cần cù, kiên trì trong học tậpmới có thể thực hiện được chí hướng đề ra.

Có chí lập nghiệp, chuyên cần học tập là con đường cơ bản đáp ứng nhu cầuthu nhận tri thức, khơi sâu trí tuệ, là điều kiện cơ bản giáo dục con ngườithành tài. Sinh viên cần kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của ôngcha. Trong học tập, phải tìm ra phương pháp học tập khoa học, tận dụng thờigian một cách có hiệu quả, nâng cao hiệu suất học tập. Lý luận liên hệ với

thực tiễn, học đi đôi với hành, học để phát triển tài năng, tạo điều kiện hình

thành thói quen để học tập suốt đời.

Để học tập có kết quả, sinh viên phải có thái độ yêu khoa học. Khoa học và

đạo đức là hai hình thái ý thức xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Tất cảnhững gì có liên quan đến khoa học đều bao hàm ý nghĩa đạo đức, về kháchquan đều có đạo nghĩa đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Và, tất cả nhữnggì đã là đạo đức trong lịch sử ít nhiều đều có tác dụng tích cực đều biểu hiện<small>mức độ khác nhau sự tôn trọng chân lý khoa học.</small>

Sinh viên - chủ nhân tương lai của đất nước, rất cần phải học tập và tuân thủnhững nguyên tắc đạo đức. Đồng thời, phải tự rèn luyện để trưởng thành, để

có những phẩm chất đạo đức, có ý thức nghề nghiệp tạo tiền đề cống hiến

nhiều nhất cho đất nước, cho gia đình và hạnh phúc cho bản thân.

Đối với sinh viên luật, yêu cầu về học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để trở

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

thành người kế tục xây dựng nền pháp lý Việt Nam công bang, dân chủ, vanminh phải là người có lý tưởng, có đạo đức, có năng lực chun mơn và có kỷluật. Những yêu cầu cơ bản đặt ra về mặt đạo đức phải:

Mot là, phải kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ViệtNam như giàu lịng nhân ái, đồn kết, thương u con người, tơn trọng lẽ phải.

Đồng thời phải học tập, kế thừa, phát huy những phẩm chất đạo đức của người

chiến sĩ cách mạng Việt Nam, sắn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, phấn đấu chosự vinh quang và phát triển phồn vinh của đất nước, cho hạnh phúc của nhân

dân. Rèn luyện để có thói quen của các hành vi đạo đức van minh, chân thật,ngay thẳng, kiên trì, chăm chỉ, u nghề, khiêm tốn, cẩn thận, nói đi đơi với

làm, dám đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng, biết tơn sư trọng đạo, kínhgia u trẻ, u lao động, sống liêm khiết giản di.

Hai là, học tập, nghiên cứu nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởngHồ Chí Minh, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Xây dựng quan điểm đúng đấn vềlao động, về ý thức phục vụ nhàn dân. Có lịng tự hào và tự tin dân tộc, coi lợi

ích của tổ quốc của nhân dân là cao nhất, chống chủ nghĩa cá nhân cực đoan

và tệ sùng bái đồng tiền.

Ba là, xây dựng mục đích và động cơ học tập đúng đắn, hoàn thiện phong cáchcầu thị, chun cần, có chí tiến thủ, thi đua học tập, đoàn kết hợp tác, tự lập tự

cường, học để thành tài phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân trên cơ sở đó mưu

cầu hạnh phúc chính đáng cho cá nhân.

Bốn là, xây dựng ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa trở thành ý thức thườngtrực trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Tự giác giữ gìn sự tơn nghiêmcủa pháp luật, tất cả lời nói và việc làm đều tuân thủ pháp luật, sử dụng đúngdan quyền lợi mà pháp luật mang lại, tự giác thực hiện nghĩa vụ pháp lý, tuânthủ chấp hành nội quy, kỷ luật của trường, lớp. Xây dựng thái độ học tậpnghiêm túc đúng đắn.

Năm là, nắm vững chuyên môn ngành luật một cách có hệ thống, khơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

ngừng mở rộng tri thức, hình thành một cơ cấu kiến thức hợp lý làm nền tảngđáp ứng nhu cầu cơng tác trong ngành pháp luật.

3. Cơ chế hình thành phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sinh viên

a) Cơ chế hình thành các phẩm chất dao đức nghề nghiệp

Sự hình thành phẩm chất đạo đức, về co ban là quá trình tác động lần nhaugiữa ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức của con người. Quá trình hình thànhđó cũng là kết quả tác động của các nguyên tắc, các quy phạm đạo đức chínhthống trong xã hội, biến thành thực tiễn đạo đức đã được cụ thể hố và cá tính

hố trong mỗi con người cụ thể.

Sinh viên là người được tiếp nhận sự giáo dục đại học, việc thấm nhuần đạo

đức không thể tách rời việc tiếp nhận tri thức. Sự tiến bộ của đạo đức xã hội

hay đạo đức cá nhân đều có liên hệ chặt chẽ với trình độ tri thức văn hố, trithức khoa học. Trong thực tế, tri thức vừa là khả năng chinh phục tự nhiên,vừa là sức mạnh quan trọng rèn luyện tình cảm của con người, thúc day sự tiếnbộ cua đạo đức. Vốn tri thức xã hội cũng như của cá nhân càng phong phú, sự

hiểu biết về đạo đức càng sâu sắc tạo khả năng phân biệt nghĩa vụ, thiện, ác...

ngày càng rõ ràng. Chang hạn, phẩm chất dao đức thành thật, nhân ái, vô tư

bao giờ cũng có liên hệ với tri thức, cịn thơ bạo, giả dối, thiên vị thường bắtnguồn từ sự ngu mudi.

Hành vi đạo đức do ý thức đạo đức và hành động đạo đức cấu thành. Ý thức

đạo đức là mặt hướng nội của hành vị đạo đức - đó là mặt tâm lý. Hành độngđạo đức là mặt hướng ngoại của hành vi đạo đức - đó là mặt thực tiễn đạo đức.Nghiên cứu sự tương tác giữa tâm lý và thực tiễn đạo đức cho ta thấy rõ cơ chế

hình thành và phát triển của các phẩm chất đạo đức.

Trước hết, đó là sự tác động của hệ thống tri thức về giá trị và định hướng gítrị đạo đức hình thành lý tưởng, mục đích, động cơ, tình cảm, ý chí... và sự

chỉ đạo của chúng đối với hành vi đạo đức. Ý thức đạo đức thể hiện rõ thái độ

của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩnmực hành vi và những quy tắc đạo đức mà xã hội đặt ra; phân biệt ranh giới<small>giữa cái thiện và cái ác, giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và thờ ơ vô trách nhiệm,</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>giữa lương tâm và vô lương tâm; phân biệt được ranh giới lao động là thiện, ănbám là ác, là vô trách nhiệm.</small>

Tiếp nhận hệ thống giá trị đạo đức và định hướng giá trị đạo đức là nhu cầucủa xã hội cũng như của mỗi cá nhân con người. Từ bản chất của vấn đề ta có

thể nói, giá trị đạo đức là một thuộc tính quan hệ của chủ thể với khách thể đểthoả mãn nhu cầu của chủ thể đạo đức.

Thực tiễn cuộc sống có hai loại giá trị đạo đức là giá trị cá nhân và giá trị xãhội. Giá trị cá nhân là ý thức tự thân về cuộc sống và đạo đức cá nhân. Giá trịxã hội là ý nghĩa hành vi đạo đức đối với xã hội, đối với người khác, nó có ý

nghĩa đối với sự phát triển tiến bộ xã hội. Theo Mác, giá trị cá nhân và giá trị

xã hội là hoàn toàn thống nhất, khơng đối lập nhau. Mác nói, khi chọn nghềchúng ta cần phải theo phương châm chủ yếu là hạnh phúc của nhân loại và sựhồn thiện bản thân, khơng nên cho rằng, hai lợi ích này là xung đột và đối

địch nhau. Khi lấy sự hoàn thiện bản thân để phấn đấu nhằm phát triển tài, trí,

nhân cách day đủ là giá trị cá nhân của con người. Còn khi lấy hạnh phúc của

nhân dan để phấn đấu, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, vì nhân dân sẵn sànghy sinh cả thân mình là giá trị xã hội của con người. Cũng vì lẽ đó - Mác nói -

ai mang lại hạnh phúc cho nhiều người nhất người đó hạnh phúc nhất.

Khi chủ thể gặp đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu thực hiện các giá trịđạo đức, lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hành động.

Nói đến động cơ, khơng thể không đề cập đến các yếu tố cấu thành động cơ

như hứng thú, lý tưởng, tình cảm, niềm tin, ý chí. Khi dé cập hết các yếu tố

trong q trình vận hành của cơ chế ta mới thấy rõ quá trình chuyển hố từ ý

thức đạo đức đến thực tiễn hành vi đạo đức.

Làm việc gì, nghề gì muốn thành cơng và có kết quả tốt đẹp phải có hứng thú.Khơng có hứng thú với nghề thì khơng thể giỏi nghề, khơng có gì để cốnghiến cho nghề được. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân về một đối<small>tượng nào đó, vừa có ý nghĩa với cuộc sống, vừa mang lại sự khoái cảm cho cánhân trong quá trình hoạt động. Hứng thú sẽ làm tăng hiệu quả của hoạt động</small>

nhận thức, tăng khả năng làm việc. Vì thế, cùng với nhu cầu, hứng thú là yếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

tố cấu thành động cơ hoạt động, ảnh hưởng đến hành vi hoạt động của conngười. Vì vậy, tạo hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp cho sinh viêncũng là một trong những nội dung của giáo dục đạo đức.

Tình cảm đạo đức là nhân tố quan trọng trong q trình chuyển hố, biến tri

thức về giá trị và sự định hướng giá trị đạo đức thành hành vi đạo đức đúngđán. Tình cảm vừa là một loại thể hiện tâm lý của chủ thể hành vi, vừa là động

lực thúc đẩy hành vi đạo đức. Người thực hiện hành vi đạo đức theo các chuẩn

mực đạo đức xã hội khi đã có sự thấm nhuần sẽ nảy sinh cảm xúc về thiện, ác,về danh sự, nghĩa vụ, trách nhiệm từ đó theo đuổi chân lý và chính nghĩa. Nhưvậy, khơng có tình cảm đạo đức thì khơng có hành vi đạo đức chân chính.

Cũng vì thế chúng ta mới hiểu và giải thích được, vì sao có người về mặt nhận

thức rất am hiểu cuộc sống và các giá trị đạo đức xã hội nhưng vẫn vi phạm

những nguyên tắc đạo đức đơn giản nhất. Chẳng hạn, có những vị có học vi,

có vị thế trong xã hội nhưng vẫn đối xử không tốt với bố mẹ mình... Tình cảmkết hợp với niềm tin, lý tưởng sẽ dem lại cho hành vi đạo đức của con người<small>động lực to lớn.</small>

Lý tưởng đạo đức là mục tiêu cao đẹp, hình ảnh tương đối mẫu mực, tương đối

hồn chỉnh, có sức lơi cuốn con người vươn tới. Lý tưởng có tính hiện thực vìlý tưởng bao giờ cũng xuất phát từ hiện thực, được xây dựng từ “chất liệu” có

trong hiện thực, nó có sức mạnh thúc đẩy con người hành động để đạt mục

đích hiện thực. Đồng thời, lý tưởng có tính chất lãng mạn vì mục tiêu của lý

tưởng bao giờ cũng là cái gì đó. có thể đạt được trong tương lai, trong một thờiđiểm nào đó, nó đi trước cuộc sống, vượt lên trên thực tại và phản ánh xu thế

phát triển của thời đại.

Trong xu hướng phát triển của nhân cách đạo đức, lý tưởng là biểu hiện tậptrung nhất, nó có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cánhân, là động lực thúc đẩy toàn bộ hoạt động của cá nhân, trực tiếp chi phối sựhình thành và phát triển đạo đức cá nhân.

Lý tưởng đạo đức của thanh niên Việt Nam đã được Bác Hồ kính u xác địnhkhi gắn sự nghiệp giải phóng dân tộc với cách mạng của giai cấp công nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Đó là, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã trở thành niềm tin, lẽ sống củanhiều thế hệ thanh niên. Giác ngộ lý tưởng cách mạng, nhiều thế hệ thanhniên Việt Nam đã cùng toàn thể dân tộc, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng đưacách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thực hiện lýtưởng đạo đức cách mạng là thực hiện lý tưởng giải phóng con người khỏi ácháp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc. Lýtưởng của học sinh, sinh viên đã được Bác Hồ chỉ rõ, học để phụng sự Tổquốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh.

Ý chí là trạng thái tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi, làm cho động cơ, mụcđích mà chủ thể đặt ra đi vào thực tiễn, được hiện thực hố. Ý chí là mặt năngđộng của ý thức, nó là biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn. Ở đó, conngười tự giác đạt được mục đích trong hành động, lựa chọn được các biệnpháp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra. Ý

chí bao gồm cả mặt năng động của trí tuệ, mặt năng động của tình cảm đạođức, là hình thức điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người.

Y chí là sức mạnh bên trong, sức mạnh tinh thần của chủ thể đạo đức, giá trị

chân chính của ý chí không phải chỉ ở cường độ mạnh hay yếu, mà chủ yếu làở nội dung đạo đức có ý nghĩa thiết thực và mục đích rõ ràng để nỗ lực vươn

tới. Ý chí được thể hiện qua các phẩm chất: tính quyết đốn, tính kiên định,

tính tự kiểm chế và tính tự chủ..

Đạo đức khơng chỉ là vấn đề nhận thức hoặc cơ chế tác động của ý thức màquan trọng là vấn đề thực hiện và thực tiễn đạo đức, biểu hiện chủ yếu ở hoạtđộng và hiệu quả. Hoạt động là quá trình thực hiện ý thức đạo đức. Hiệu quảlà hoàn thành hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Hành vi cuốicùng thế nào thuộc về cơng luận, nó là khách quan. Muốn làm cho hành vithực hiện được giá trị của nó, phải có sự lựa chọn hành vi đạo đức.

b) Xây dựng ý thức lựa chọn hành vi dao đức một nội dung quan trọng trongcơ chế hình thành phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của sinh viên

Quá trình hình thành phẩm chất đạo đức nghề nghiệp ở mỗi cá nhân con

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

người, về cơ bản chia làm ba thời kỳ: Mor là, thời kỳ học tập chuẩn bị về mặttư tưởng; Hai là, thời kỳ hình thành các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp củamỗi cá nhân qua hoạt động nghề nghiệp; Ba !à, thời kỳ chính muồi phẩm chất

đạo đức nghề nghiệp qua sự thành công nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Đối với sinh viên, thời gian học đại học là thời kỳ chuyển biến quan trọng của

đời người, đó là thời kỳ tích luỹ tri thức nghề nghiệp, phát triển năng lực tư

duy, bước đầu xã hội hố và ni dưỡng phẩm chất cá tính, trau đồi ý thức đạo

đức nghề nghiệp.

Sự hình thành và phát triển nhân cách là kết quả tổng hợp và thống nhất của ba

yếu tố: sinh lý, tâm lý và xã hội trong đời sống của mỗi cá nhân. Trong đó, sự

phát triển sinh lý là cơ sở vật chất của sự phát triển tâm lý. Đối với sinh viên,

về mặt sinh lý là giai đoạn bước vào thời ky sinh trưởng ổn định, hình dạng cơ

thể định hình, các khí quan của cơ thể ngày càng hồn thiện và thành thục. Sự

chín muồi về mặt sinh học tạo cảm giác cho họ thấy mình đã là người lớn nênyêu cầu độc lập, tự chủ rất mạnh mẽ, luôn luôn muốn thể hiện mình.

Ở lứa tuổi sinh viên, trí lực đã đạt đến trình độ thành thục. Đó là, năng lực

nhận thức, năng lực tư duy và năng lực sáng tạo đã thể hiện tương đối rõ nét.

<small>Cùng với quá trình học tập, tư duy lý luận, tư duy biện chứng, tư duy lơgíc</small>

nhanh chóng phát triển. Đồng hành với sự phát triển trí lực, tình cảm của sinhviên cũng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Tính tự chủ và sự kiềm chế

tình cảm tốt hơn thời kỳ phổ thơng trung học nhưng vẫn chưa ổn định dễ bịkích động. Không gian hoạt động của sinh viên rộng mở, sự tác động mạnhmẽ từ thế giới bên ngoài vào thế giới nội tâm tăng cường khả năng tự ý thức,

tự phê bình, tự kiểm nghiệm, tự kiểm tra, tự khống chế và lịng tự trọng, tính

tự tin cũng tăng lên rõ rệt. Sự phát triển về sinh lý, tâm lý là điều kiện để hìnhthành ý thức đạo đức.

Tuy nhiên, sự hoàn thiện ý thức đạo đức của sinh viên khơng chỉ có quan hệđến trình độ phát triển của thể xác và tinh thần, mà còn quyết định của trình<small>độ xã hội hố. Sự nâng cao trình độ xã hội hoá lại được quyết định bởi hoạt</small>động thực tiễn của mỗi cá thể. Tiêu chí xác định sự thành thục xã hội của sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

viên là sự nhận thức một cách đúng đắn về vị trí và trách nhiệm xã hội qtrình học tập và các phong trào xã hội của họ. Nhiệm vụ của xã hội hoá là họctập kỹ năng cơ bản, xác định mục tiêu cuộc sống, học tập quy phạm của hànhvị xã hội, tạo thành bản sắc xã hội riêng biệt. Bản sắc xã hội của mỗi cá nhân

có được là kết quả tổng hợp của giáo dục gia đình, nhà trường và sự nỗ lực học

tập, rèn luyện, quá trình xã hội hố của bản thân.

Khi bước vào trường đại học, trở thành sinh viên khơng chỉ hồn cảnh học tập

và sinh hoạt thay đổi mà khát vọng phấn đấu đối với họ cũng thay đổi lớn. Để

bản thân trở thành sinh viên, danh xứng với thực, ngay từ ngày đầu tiên vào

trường, sinh viên đã phải nghiêm túc học tập chuẩn mực hành vi đạo đức sinh

viên, tự giác tuân thủ quy phạm hành vi giao tiếp với thày cơ, bạn bè trong qtrình học tập. Đây là thời kỳ then chốt của cuộc đời, là cơ sở cho sự thành tàicủa mỗi sinh viên. Bởi vì, đây là giai đoạn phát triển về tất cả các mặt: thể xác,

tinh thần, tri thức; là thời kỳ cá thể đi vào xã hội, chuẩn bị độc lập gánh vác

trọng trách xã hội; là thời kỳ nhân tài trưởng thành, giai đoạn hoàng kim củađịnh hướng nghề nghiệp.

Mỗi cá nhân theo đuổi những giá trị cuộc đời mà mình đặt ra thì sự định

hướng giá trị của xã hội là không thể đảo ngược. Nhận thức càng sâu sắc, càngtự giác thì việc theo đuổi và thực hiện các giá trị cuộc đời càng chủ động, biến

khả năng thành hiện thực càng lớn. Điều đó có nghĩa là, sự chọn hướng giá trị

của cá thể phải phù hợp với mục tiêu giá trị cơ bản của xã hội. Đối với việc

thực hiện giá trị cuộc đời, lựa chọn hành vi là điều kiện ban đầu, cơ bản và

<small>quan trọng.</small>

Cuộc đời là một chuỗi những sự lựa chọn. Thành công hay thất bại của cuộcđời gắn liền với ý thức về sự lựa chọn. Người thiếu ý thức lựa chọn thường tỏra thién cận và mù quáng, cuộc sống luôn luôn ở trạng thái “nước chảy bèo<small>trơi. Khơng có ý thức lựa chọn, cuộc sống thường bị động. Trong một số việc</small>

cụ thể, người khơng có ý thức lựa chọn, có thể gặp thành cơng nhưng đó là

ngẫu nhiên được hưởng mà người đời gọi đó là “may mắn”, nhưng xét về tổng

thể, niềm tin của cuộc đời là khơng có, mơ hồ và khơng chắc chắn. Có ý thức

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

trong việc lựa chọn một cách khoa học giúp cho con người chủ động, tích cựcgiải quyết được những rắc rối, trở ngại trong cuộc sống, bỏ qua những nhiễuloạn hướng tới đích một cách rõ ràng.

Sự lựa chọn giá tri và hành vi đạo đức của con người do hoàn cảnh lịch sửkhách quan chi phối nhưng đứng trước hoàn cảnh khách quan con người lại là

chủ thể tích cực cải tạo hồn cảnh. Tư tưởng, nhận thức, tình cảm, ý chí của

con người là sự phản ánh tồn tại xã hội do tồn tại xã hội quyết định, nhưngchúng cũng có tính độc lập tương đối, có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã

hội. Vì thế, khi đứng trước những phương án có thể lựa chọn, mỗi người dựa

vào sự nhận thức, vốn hiểu biết của mình về chuẩn mực và quy phạm đạo đứcmà xác định phương thức thực hiện hành vi. Như vậy, trong phạm vi nhất địnhcủa hoàn cảnh khách quan con người ít nhiều cũng có sự tự do lựa chọn hànhvi của mình.

Tự do lựa chọn hành vi đạo đức là một biểu hiện tự do ý chí của con người.

Nói về tự do ý chí, Ph. Angghen viết, tự do khơng trong ảo tưởng độc lập thốt

ly quy luật của tự nhiên mà ở chỗ nhận thức được quy luật đó, cả quy luật giới

tự nhiên bên ngoài, cả quy luật của tồn tại thể xác và tôn tại tinh thần chi phốibản thân con người.

Việc lựa chọn hành vi đạo đức là một quá trình bao gồm các khâu: xác định

mục đích, hình thành động cơ, biện pháp thực hiện và kiểm tra quá trình thực

<small>hiện mục đích.</small>

Mục đích là hiệu quả của hành vi mà người thực hiện hành vi đặt ra và phảithực hiện được. Mục đích phải có tính hiện thực. Bởi vì, con người bao giờ

cũng chỉ có thể giải quyết được những nhiệm vụ khi mà lịch sử đã tạo ra đầy

đủ những điều kiện cho nó. Theo nghĩa đó, mục đích có tính khách quan, nó là

sản phẩm của những điều kiện lịch sử nhất định. Xác định đúng mục đích, cho

phép con người điều chỉnh hành vi thực hiện mục đích một cách tự giác.

Đồng thời, quyền tự do lựa chọn hành vi và trách nhiệm xã hội của chủ thểluôn đi liền với nhau. Tự do lựa chọn hành vi phải có trách nhiệm và chỉ cótrách nhiệm mới lựa chọn được hành vi một cách đúng đắn. Trong quá trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

hình thành và phát triển đạo đức cá nhân nói chung, cũng như ý thức đạo đức

nghề nghiệp nói riêng, sinh viên phải tự giác tuân theo quy luật hình thành và

phát triển của phẩm chất đạo đức, thường xuyên học tập, trau dồi nâng cao sựhiểu biết quy tắc, yêu cầu và quy phạm đạo đức xã hội. Trong môi trường sinh

viên, cũng phải rèn luyện thực tiễn đạo đức, biến nhận thức, tình cảm, ý chí,niềm tin đạo đức thành hành động và rèn luyện thành những thói quen đạo đứctốt đẹp trong cuộc sống hàng ngày.

II. NHŨNG YÊU CAU CƠ BẢN VE ĐẠO ĐỨC CUA CAN BỘ CÔNGCHỨC, LUẬT SƯ, THẤM PHÁN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Những yêu cầu cơ bản về đạo đức của cán bộ công chức ở nước ta hiện

Đạo đức của cán bộ công chức ở nước ta hiện nay là một trong những nộidung quan trọng, sự quan tâm hàng đầu của việc xây dựng và bảo vệ uy tín, sựtrong sạch của bộ máy Nhà nước, giữ được lòng tin của nhân dân vào cơ quanđại diện cho ý chí và lợi ích của họ. Nhận thức rõ tầm quan trọng vấn đề đạođức cán bộ công chức trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Nhà nước

của đân, do dân và vì dân, trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng cộng sản

Việt Nam lần thứ IX chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức trong sạch,có năng lực... Hồn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ công chức, coitrọng cả năng lực và đạo đức”.

Dao đức cua cán bộ công chức trong việc thực thi nhiệm vụ của mình gọi là

<small>đạo đức cơng vu.</small>

Cán bộ, cơng chức là những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một côngvụ thường xuyên trong cơ quan Nhà nước hưởng lương do ngân sách Nhànước cấp. Bao gồm những người (theo pháp lệnh công chức):

- Do bầu cử để đảm nhận chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan Nhà

nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị — xã hội.

- Người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

lầm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị — xã hội.

- Người được uyén dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một cơng vụ thường

xun, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vàomột ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan Nhà nước.

- Tham phán tồ án nhân dân, kiểm sốt viên Viện kiểm sát nhân dân.

- - Người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên

làm việc trong các cơ quan, đơn vị bộ đội, công an mà không phải là sĩ quan,<small>hạ sĩ quan chuyên nghiệp.</small>

Công vụ là việc cơng, nói một cách thật cụ thể, là hoạt động thực hiện chức

trách, nhiệm vụ Nhà nước của cán bộ công chức. Hiệu quả, chất lượng công

vụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của họ. Trong các phẩm chất của người cánbộ công chức, đặc biệt phải kể đến phẩm chất đạo đức. Đó là phẩm chất mà

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho là cái gốc của người cán bộ cơng chức cách mạng.

Các văn bản mang tính pháp lý thể chế hoá những chuẩn mực đạo đức thành

quy phạm pháp luật như Pháp lệnh cán bộ, công chức công bố năm 1998 và

sửa đổi năm 2003; Pháp lệnh chống tham nhũng công bố năm 1998; Pháp lệnhthực hành tiết kiệm, chống lãng phí cơng bố năm 1998, Pháp lệnh về phòngchống các tệ nạn xã hội... Cụ thể hơn nữa, mỗi ngành, mỗi nghề, mỗi cơ sở

đều có quy định về đạo đức nghề nghiệp như quy định của Bộ Y tế về y đức,

quy định về phẩm chất người cán bộ thanh tra, cán bộ công an, giáo viên... và

quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Ta có thể khái quát một số phẩm chất đạo đức của công chức như sau:

Một là, trung thành với Tổ quốc, với chế độ chính trị đương thời, bảo vệ danhdự quốc thể và lợi ích quốc gia. Nội dung này, gần như là yêu cầu về mặt đạo

đức công vụ ở tất cả các nước đều đặt ra. Ở nước ta, trung thành với Tổ quốc

<small>là trung thành với Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Đó là yêu cầu cơ bản về</small>

đạo đức của giai cấp công nhân, trung thành với sự nghiệp cách mạng giảiphóng giai cấp, giải phóng nhân loại và phát triển dân tộc. Đạo đức của giai

<small>°) Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị tại dại hội đại biểu lần thứ IX,</small>

<small>Nxb. Chính trị quốc gia, H., 2001, tr. 135.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

cấp công nhân là đạo đức cách mạng. “Đạo đức cách mạng - Hồ Chí Minhnhấn mạnh - là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Dang, cho cách mạng. D6 làđiều chủ chốt nhất.

Ra sức làm việc cho Dang, giữ vững ky luật Dang thực hiện tốt đường lối,chính sách của Đảng.

Đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích của cánhân mình. Hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranhquên mình, gương mẫu trong mọi viéc.

Ra sức hoc tap chủ nghĩa Mác — Lénin, ln ln dùng phê bình và tự phê

bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí

mình tiến bo”.

Trung thành với Nhà nước CHXHCN Việt Nam là thể hiện rõ tính giai cấp của

đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay. Dưới chế độ phong kiến, trung với nướclà trung thành với cá nhân nhà vua, bảo vệ uy tín của nhà vua là bảo vệ quốc

thể. Trung thành với Nhà nước CHXHCN Việt Nam là trung với Nhà nước của

dân, do dân, vì dân. Trong Nhà nước đó, Nhân dân là chủ nên cán bộ, công

chức là công bộc của dân. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhắc nhở: “Đạo

đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Dang, với nhân dan”.Hai là, cán bộ, công chức phải tận tuy phục vụ nhân dân.

Hồ Chủ tịch căn dặn “đạo đức cách mạng là hồ mình với quần chúng thành

một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.

Do lời nói và việc làm, đảng viên, đoàn viên và cán bộ làm cho dân tin, dân

phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng chặt chẽ xung quanh Đảng, tổ chức tuyên

truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết

của Dang’. Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh địi hỏi cán bộ, công chứcphải là công bộc của dân, mọi hoạt động đều lấy nhân dân làm mục đích phụcvụ. Người cán bộ, công chức phải hiếu với dân — nghĩa là, tuyệt đối trung

<small>0 Hồ Chí Minh tồn tập, tập 9, Nxb. chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 285.+ Hồ Chí Minh tồn tập, tập 9, Nxb. chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 285.TM như trên đã dân</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

thành phục vụ nhân dân. “Lấy dân làm gốc” phát huy quyền dân làm chủ.Thứ ba, cán bộ cơng chức phải có tinh than và thái độ làm việc tận tuy, phải

<small>có trách nhiệm cao với cơng việc. Bởi vì, giữa thái độ và hành vi thường có</small>

tính thống nhất. Thái độ quyết định hành vi và hành vi là biểu hiện ra bên

ngoài của thái độ.

Thái độ trách nhiệm cao trong công việc là thể hiện đạo đức nhân cách của

công chức với tập thể, đơn vị, với Nhà nước và nhân dân. Có trách nhiệm cao

mới cầu thị học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn, khơng ngần ngại khó

khăn, gian khổ, khắc phục khó khăn hồn thành tốt nhiệm vu. Trách nhiệm

cao là làm đúng trách nhiệm, làm hết trách nhiệm thể hiện rõ tính ưu việt của<small>Nhà nước trong các lĩnh vực dịch vụ có tính chất kinh doanh.</small>

Thứ tu, cán bộ cơng chức phải có phẩm chất trong sạch.

<small>Người cán bộ công chức trong sạch là không tham nhũng, không tham ô tài</small>

sản của Nhà nước và của nhân dân, thực hiện cơng vụ vơ tư khơng địi hỏi,sách nhiễu, gây khó khăn cho tổ chức và nhân dân. Khi thi hành công vụkhông lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí cơng tác để vụ lợi và mưu cầu lợi íchcá nhân. Sử dụng các phương tiện, cơ sở vật chất của cơ quan, Nhà nước phảitiết kiệm giữ gìn và bảo vệ của cơng.

Lối sống của cán bộ công chức phải là lối sống mẫu mực, có văn hố, lànhmạnh. Chấp hành nghiêm chỉnh các nghị định, pháp lệnh của chính phủ, Nhànước trong việc chống các tệ nạn xã hội. Sống giản di, gần gũi, chân tình trongquan hệ với đồng nghiệp và nhân dân.

Để giữ vững phẩm chất của cán bộ công chức, Pháp lệnh công chức đã nêu

những điều cán bộ công chức không được làm là cán bộ công chức không<small>được chây lười trong cơng tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thối thác nhiệmvụ, công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc.</small>

Cán bộ công chức không được cửa quyền, hách dịch sách nhiễu, gây phiền hàđối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.

<small>Thứ năm, người cán bộ cơng chức phải có tỉnh thân hợp tác với đồng nghiệpvà những người có liên quan trong thực hiện cơng vụ.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Là người Việt Nam, ai không chạnh lịng và cảm thấy đau xót khi nghe những

mẩu chuyện hoặc đọc những bài viết của người nước ngoài nói về thái độ

thiếu hợp tác liên kết của người Việt Nam.

Thực ra, những lời nhận xét của họ trái với bản chất của người Việt Nam. Đólà người Việt Nam có tính cộng đồng cao. Lịch sử dựng nước và giữ nước củadân tộc đã chứng minh điều đó. Nếu khơng có tính cộng đồng, người ViệtNam khơng thể tồn tại và phát triển như ngày nay. Lịch sử đấu tranh chốngpiặc ngoại xâm, chống thiên tai khắc nghiệt đã rèn đúc va thử thách tính cộngđơng của người Việt Nam. Không chỉ ở tầm vĩ mô, khi vận mệnh của đất nướclâm nguy, đứng trước sự tồn vong của đân tộc, người Việt Nam mới thể hiệntính cộng đồng mà ở cả tầm vi mô, trong công việc hàng ngày ý thức cộng

đồng cũng thể hiện, nhưng có thể do nếp sống của nền sản xuất nhỏ chưa tạo

<small>cho chúng ta phương pháp hợp tác đúng.</small>

Đề cập đến sự đồn kết, hợp tác trong cơng vụ, chúng ta nhớ lời Bác Hồ trongThư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc (2/1948): “Tư pháp là cơ quan trọng yếucủa chính quyền, cho nên càng phải tinh thần đồn kết, hợp tác chặt chẽ với

các cơ quan khác, để tránh những mối xích mích lẫn nhau, nó có thể vì quyền

lợi nhỏ và riêng mà hại đến quyền lợi to và chung, cho cả tư pháp và hành

<small>chính. Các ban là những người phụ trách va thi hành pháp luật. Lé tất nhiên</small>

các bạn phải nêu cao cái gương “phụng cơng thư pháp, chí cơng vơ tư” cho

<small>nhân dân noi theo”.</small>

Đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp trong cơ quan, với các cơ quan, đồn thể,

các tổ chức có liên quan tới cơng vụ nhằm phát huy trí tuệ, phát huy sức mạnhtổng hợp của tập thể, hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Người có tinh

thần và thể hiện sự đoàn kết, hợp tác là người biết nhận khó khăn về mình, gặpkhó khăn, trở ngại trong cơng việc biết hợp tác cùng nhau tìm cách giải quyết,khơng tranh công, đổ lỗi và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp cùng hồn thànhnhiệm vụ. Khơng ganh ty, đố ky tạo cơ hội để đồng nghiệp cùng phát triển,tiến bộ.

Thứ sáu, người cán bộ cơng chức phải giữ vững tính nguyên tắc và có ý thức tổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

chức kỷ luật tốt.

Tính nguyên tắc và ý thức tổ chức kỷ luật là điều kiện để cơng chức hồnthành tốt nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật theo sự phân công

của Tổ chức và của cấp trên. Người cơng chức có tính ngun tac và có ý thức

<small>kỷ luật tốt trong công vụ là người chấp hành nghiêm các quy định, nội quy,</small>

chế độ làm việc, không tuỳ tiện, tự do, không làm việc theo tuỳ thích và cảm

tình cá nhân. Đồng thời, tận tâm, tận lực hoàn thành nhiệm vụ với ý thức tổ

chức kỷ luật và tính tự giác cao của người cán bộ cơng chức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất quan tâm đến công tác cán bộ và xâydựng đội ngũ cán bộ công chức. Người thường xuyên nhắc nhở, cán bộ côngchức Nhà nước phải thấm nhuần và thực hiện đồng thời hai việc: tuân thủ phápluật Nhà nước, ky luật của tổ chức và giữ gin dao đức cách mạng. Đó là hai<small>việc có quan hệ chặt chế với nhau. Đạo đức cách mạng địi hỏi người cán bộ</small>

cơng chức nhà nước bất kỳ ở lĩnh vực công tác nào, trong bất kỳ hồn cảnh

<small>nao cũng khơng được vi phạm pháp luật và coi thường kỷ luật của cơ quan.</small>

Trong bức thư gửi Uy ban nhân dân các kỳ, tinh, huyện, làng tháng 10/1945,

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tơi vẫn biết trong các bạn có nhiều người làm

theo đúng chương trình của chính phủ và rất được lịng nhân dân. Song cũngcó nhiều người phạm những lỗi lầm nặng nề như: trái phép, vì tư thù mà bắt bớvà tịch thu gia sản làm cho nhân dân oán thán. Cậy thế, cậy mình trong bannày, ban nọ rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao làm vậy, coi khinh dư luận,khơng nghĩ gì đến dân, qn rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân chứ

khơng phải để cậy thế với dân. Hủ hoá, ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho

đẹp, càng ngày càng xa xi, càng ngày càng lãng phi, thử hỏi tiền bạc ở đâu màra? Thậm chí lấy của cơng làm việc tư, qn cả thanh liêm, đạo đức”. Hồ Chủtịch cho đó là nguy cơ “nội xâm”, chính quyền có thể bị mất vì những saiphạm mang tính ngun tắc đó của cán bộ công chức.

Thứ bảy, người cán bộ công chức phải làm việc với tỉnh thần sáng tạo.

Cùng với ý thức tổ chức ky luật, đạo đức công vu doi hỏi ở người cán bộ cơngchức phải làm việc có tinh thần sáng tạo, phát huy sáng kiến, hoàn thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nhiệm vụ, khơng thụ động, máy móc, quan liêu.

Có tư duy sáng tạo, có phương pháp làm việc tốt, biết đề xuất sáng kiến để

nâng cao năng xuất lao động, hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao là những

phẩm chất rất cơ bản và cần thiết của đạo đức công vụ trong nền công vụ hiệnđại. Bác Hồ nói, trước kia chủ tư bản khơng cho cơng nhân phát triển tài năng.Ngày nay, nhà máy về ta, ta cố làm nhiều, làm tốt, tìm hết mọi cách để tiến bộ

mãi, đó là tính sáng tạo, đó là thái độ tiên tiến”. Tinh thần lao động sáng tạo,xuất phát từ bản chất và lợi ích của giai cấp cơng nhân. Và cũng chính nhữngđặc điểm đó quy định phẩm chất đạo đức của người công chức xã hội chủnghĩa.

2. Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất đạo đức luật sư

<small>q) Luật sự và vấn dé dao đức luật su</small>

Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh luậtsư (do Uy ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X banhành năm 2001), góp phần bảo vệ cơng lý, cơng bằng xã hội và pháp chế xãhội chủ nghĩa; thông qua việc tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn

pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật.

Người có đủ điều kiện hành nghề luật sư (theo điều 7 của Pháp lệnh luậtsư năm 2001) là phải gia nhập một đồn luật sư và có chứng chỉ hành nghề

luật sư. Điều kiện để được gia nhập Đoàn sư phải hội tụ đủ các yếu tố:

Một là, phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt nam.Hai là, có trình độ đại học luật.

Ba là, tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc ở nước<small>ngồi được pháp luật Việt nam cơng nhận, hoặc những người được miễn đào</small>

tạo nghề luật sư (bao gồm những người được công nhận là giáo sư, phó giáo sưchuyên ngành luật, tiến sĩ luật, người đã làm thẩm phán, kiểm sát viên từ 5năm trở lên, người làm điều tra viên cao cấp, chuyên viên pháp lý cao cấp,

<small>nghiên cứu viên pháp lý cao cấp).</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Nghề luật sư là một nghề đặc biệt dựa trên sự hiểu biết pháp luật và áp dụng

pháp luật thực hiện chức năng cơ bản là góp phần bảo vệ công lý, công bằng

xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, ngồi năng lực, rất cần đến phẩm

chất đạo đức.

Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của luật sư, tất cả các nước trên thế giới đều quan

<small>tâm và yêu cầu rất cao.</small>

Ở nước ta hiện nay, trong chương trình đào tạo luật sư cũng có một chuyên đề

về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Nhưng nội dung chưa được

dé cập một cách tồn diện và có hệ thống. Các phạm trù đạo đức biểu hiện

trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của luật sư như thiện, ác, nghĩa vụ, danh

<small>du, lương tâm, hạnh phúc, lẽ sống chưa được làm rõ... Hiện nay, Bộ Tư pháp</small>

đang xây dựng đề án về đạo đức nghề nghiệp luật sư. Hy vọng chúng ta sẽ

sớm có một văn bản thống nhất về quy phạm đạo đức do Hội luật gia Việt

Nam ban hành để áp dụng cho tất cả các đoàn luật sư, các luật sư trong cả

b) Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất đạo đức của luật sư

Hoạt động của luật sư là nhằm góp phần bảo vệ các quyền cơ bản củacon người, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ phápchế xã hội chủ nghĩa. Để làm tốt vai trị đó của mình, luật sư phải phấn đấu,<small>rèn luyện và thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức duy trì và gìn giữ trật tự xã</small>

hội, góp phân thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, củng cố và tăng cường uy

quyền của pháp luật.

Để làm tốt trọng trách của mình, nâng cao uy tín nghề nghiệp, luật sư cần phải

có những phẩm chất cơ bản sau:

<small>° Hồ Chí Minh: Bài nói chuyện ở Trường cán bộ cơng đồn ngày 19/01/1957.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Một là, tôn trọng sự thật, bảo vệ công lý, bảo vệ công bằng xã hội và pháp chếxã hội chủ nghĩa.

Luật sư là người được khách hàng tin tưởng, đặt cả sinh mệnh chính trị, quyền

lợi kinh tế vào luật sư để luật sư bảo vệ lợi ích chính đáng hợp pháp của họ. Vì

thế, khi tư vấn pháp lý, luật sư làm rõ cho khách hàng về quyền và nghĩa vụhợp pháp của họ, giải thích cặn kẽ và vạch ra được cách thức, biện pháp thựchiện các quyền và nghĩa vụ đó. Khi tham gia tố tụng, là một người biện hộ,luật sư phải biết khai thác hết các yếu tố để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa khách hàng. Khi được thân chủ thuê đàm phán, luật sư phải trở thànhchiếc cầu nối điều hoà được những quyền lợi khác nhau của các bên và thựchiện chức năng người phát ngôn cho thân chủ.

Muốn làm tốt được những vai trò trên, luật sư phải tôn trọng sự thật, nghĩa làsự việc như thế nào phải phản ánh đúng như thế ấy. Phải xuất phát từ sự việc

để đối chiếu với luật và đặt sự việc trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể để giải

quyết. Luật sư phải trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không được cungcấp chứng cứ giả hay xúi giục.khách hàng khai sai sự thật; Tuyệt đối khôngđược dùng dùng thủ đoạn gian dối, không trung thực với mục đích bảo vệkhách hàng một cách q đáng.

Tơn trọng sự thật là trách nhiêm, nghĩa vụ và danh dự của luật sư, chỉ có nhưvậy mới bảo vệ được cơng lý, bảo vệ được sự nghiêm minh của pháp luật. Lờituyên thệ của người làm chứng, chỉ nói đúng sự thật, điều đó cũng có nghĩa làluật sư cũng phải thực hiện như vậy. Tuy nhiên, việc tôn trọng sự thật kháchquan khơng có nghiã là luật sư được quyền tiết lộ thông tin về vụ việc, vềkhách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề.

Các tiêu chí về công bằng xã hội đã được thể chế trong pháp luật nên bảo vệpháp luật, tuân thủ pháp luật là bảo vệ sự công bằng xã hội. Công bằng là một

phẩm chất đạo đức. Người công bằng là người làm việc hợp đạo lý, vì người

chính trực, đúng đắn, khơng thiên lệch, khơng vì tư lợi mà làm việc xấu,khơng y quyền mưu tư lợi.

Hai là, luật su phải tận tuy phục vụ nhân dân.

</div>

×