Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Ý thức đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng LT TP đà nẵng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.09 KB, 93 trang )

1
A. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó chi phối mạnh mẽ mọi mặt của
đời sống con người, trong các quan hệ xã hội ĐĐ (đạo đức) là gốc của mọi sự tốt
đẹp, đặt nền tảng cho mọi công việc như Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định:
"Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải
có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo
đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [44, tr. 252 - 253].
Trong hoàn cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của WTO, điều này đã tạo ra một sức sống mới cho sự phát triển kinh tế
của đất nước. Nhưng, ngược lại có nguy cơ cắt đứt mối dây liên hệ với các giá trị
truyền thống của dân tộc. Văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ VIII khẳng định: Đi vào
cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, tiếp thu những tinh hoa nhân loại song phải luôn coi trong những giá trị
truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không tự đánh mất mình trở thành bóng mờ
hoặc sao chép người khác…. Trong thời gian vừa qua tình trạng suy thoái ĐĐ nói
chung và ĐĐNN (đạo đức nghề nghiệp) nói riêng ở nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều nghành nghề. Đặc biệt ở thế hệ trẻ nói chung và
HS,SV nói riêng đã trở thành một hồi chuông cảnh báo buộc chúng ta những người
làm công tác lí luận và công tác giáo dục không thể làm ngơ.
Vì vậy, Đảng ta đã mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương ĐĐ
Hồ Chí Minh ” Theo Chỉ thị số 06 -TC/TW ngày 17/11/2006 của Bộ Chính Trị. Tại
hội nghị tổng kết năm học 2006-2007 do Bộ GD - ĐT tổ chức ngày 22-7-2007 tại
Vũng Tàu từ Cuộc vận động “hai không” năm học 2007-2008 của ngành sẽ được
tiếp tục thành cuộc vận động “bốn không”: Nói không với tiêu cực trong thi cử ; nói
không với bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với giáo viên không đạt chuẩn
và nói không với học sinh ngồi “nhầm” lớp…với những bước đột phá về nhận thức
của Đảng, Bộ giáo dục sẽ giúp cho công tác giáo dục và giáo dục ĐĐ sẽ có những


2
bước chuyển biến nhất định.
Ngày nay, với sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội đã tác động không
nhỏ tới đời sống ĐĐ nói chung và ĐĐ của HS,SV nói riêng. Sự tác động hai mặt
của kinh tế thị trường đang làm cho ĐĐ xã hội biến đổi theo hai chiều hướng tích
cực và tiêu cực. Vì vậy, mỗi HS,SV (Học sinh, sinh viên) Việt Nam trong điều kiện
hiện nay, để tiếp nối được truyền thống ĐĐ cao đẹp của cha ông, các lớp đàn anh đi
trước, xứng đáng với lòng mong đợi của toàn xã hội; đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển thì phải không ngừng trau dồi, hoàn thiện bản
thân cả đức lẫn tài để đáp ứng được những đòi hỏi và kỳ vọng của xã hội. Đây cũng
chính là những yêu cầu cơ bản của giáo dục và rèn luyện ĐĐ cho thế hệ trẻ ở nước
ta hiện nay.
Trường Cao Đẳng LT – TP Đà Nẵng với Mục tiêu đào tạo cử nhân, công nhân
công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, kế toán viên, cán bộ quản trị kinh
doanh, tin học ứng dụng có phẩm chất chính trị, ĐĐNN; có sức khỏe tốt; nắm
vững kiến thức cơ bản, cơ sở, có kĩ năng thực hành về công nghiệp thực phẩm;
có khả năng thực hành về nghiệp vụ kế toán; các quá trình kinh doanh và quản
trị ở các loại hình doanh nghiệp đủ khả năng giải quyết những vấn đề thông
thường về chuyên môn và tổ chức công tác sản xuất thực phẩm ở đơn vị; đồng
thời có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nghề
nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường; trong điều kiện hội nhập quốc tế.
HS,SV sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh các
mặt hàng thực phẩm thuộc các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức; quản lí chất
lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất… [72, tr. 5-6 ].
Song song với mục tiêu đào tạo đó thì công tác giáo dục ĐĐNN cho HS,SV
của trường là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần làm tốt công tác tư
tưởng trong trường học và các cơ sở đào tạo. Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân chống lại “Âm mưu diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch và hạn chế
những vi phạm ĐĐNN làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người.
Như vậy, công tác giáo dục ĐĐNN cho HS,SV gắn liền với cuộc đấu tranh


3
trên mặt trận tư tưởng và là một nhiệm vụ chính trị của Đảng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Cùng với sự nghiệp giáo dục của cả nước nói chung, Trường Cao Đẳng LT
TP Đà Nẵng trong những năm qua đã đào tạo được rất nhiều cán bộ, kĩ sư, công
nhân giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây, trước sự tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới
và nhất là cơ chế thị trường nó đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới những biểu hiện
tiêu cực trong tư tưởng và lối sống của HS,SV. Đặc biệt, với những ngành nghề
mang tính chất “nhạy cảm” nếu HS,SV không được giáo dục ĐĐNN thì sau khi ra
trường có nhiều điểm đáng lo ngại khi các em bước vào nghề. Việc nhìn nhận đánh
giá đúng tình hình thực tế đã giúp chúng ta sớm đưa ra những biện pháp khắc phục
mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong giáo dục ĐĐNN cho HS,SV để sau khi ra
trường các em sẽ trở thành những cán bộ, kĩ sư, công nhân “vừa hồng, vừa chuyên”.
Trên đây là những lí do thôi thúc tác giả chọn đề tài: “ Ý thức ĐĐ và vấn đề
giáo dục ĐĐNN cho HS,SV Trường Cao Đẳng LT - TP Đà Nẵng trong giai đoạn
hiện nay ” làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử triết học, vấn đề ĐĐ, ý thức ĐĐ, chuẩn mực ĐĐ, giáo dục ĐĐ
là những đề tài được đưa ra bàn luận rất gay gắt. Mỗi trường phái có quan điểm
riêng trên lập trường thế giới quan của họ. Quan niệm về ĐĐ, ý thức ĐĐ và chuẩn
mực ĐĐ, giáo dục ĐĐ của mỗi trường phái tuy khác nhau, chưa được đề cập một
cách toàn diện và giải quyết một cách triệt để, nhưng nhìn chung đã có những đóng
góp nhất định cho nhân loại.
Trong những thập kỷ gần đây có rất nhiều công trình khoa học của nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước bàn về vấn đề này. Ở nước ngoài, các công trình
viết về vấn đề này cũng chiếm một vị trí đáng kể. Đó là các tác phẩm:
- “ P.R.Apecian. ĐĐ và chức năng xã hội cơ bản của nó ”, Nxb khoa học, Mockva
1988.

- “ Xem N.N. Crutov, O.N. Crutova. Con người giữa những con người”, Nxb Kiến

4
thức, Mockva, 1989.
- A.I. Côchêtốp, Những vấn đề lí luận đạo đức, Nxb giáo dục, Hà Nội, 1995.
- Vladimir Soloviev, Karol Vojtila, Albert Schweitzer, Triết học đạo đức, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội, 2004.
Ở nước ta do yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước nên đã có nhiều công
trình viết về ĐĐ, giáo dục ĐĐ, ĐĐNN …Nhìn chung, họ tiếp cận nghiên cứu theo
nhiều hướng khác nhau. Trong đó phải kể đến các công trình:
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin (1972): “Bàn về đạo đức. UB khoa học xã
hội Việt Nam ”, Viện triết học, Hà Nội. Đồng tác giả (1993), “Các dạng đạo đức xã
hội ”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS. TS.
Nguyễn Văn Phúc (2003): “Những vấn đề về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay ”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. PGS. TS. Vũ Văn
Viên: “Vấn đề giáo dục đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường”; Trần Hậu
Kiêm, Đoàn Đức Hiếu (2002), “Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo dục đạo
đức cho sinh viên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Luận án Tiến sĩ triết học của Đỗ
tuyết Bảo (2001): “Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông cơ sơ ở
Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay”. Lê Ngọc Anh (2002)
“Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống trong nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”. TS. Lê Hữu Ái (chủ biên) (2007):“Tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục thanh niên hiện nay” , Nxb Đà Nẵng
v.v…
Trên các tạp chí Triết học, xã hội học, tạp chí Cộng sản, tạp chí con người,
tạp chí giáo dục, tạp chí lí luận và một số tạp chí khác cũng có rất nhiều bài viết về
vấn đề này: Đặc biệt, trong tạp chí Giáo dục số 104 (2004) có bài viết của TS, Lê
Thanh Thập: “Giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên”. Trong bài viết
này tác giả đã nêu lên một số thực trạng của ý thức ĐĐNN từ đó đề cập đến việc
giáo dục ý thức ĐĐNN cho Sinh viên và chỉ ra quá trình hình thành ý thức ĐĐNN

Sinh viên; Trong tạp chí Triết học số 125 (2001), có bài viết của TS triết học
Nguyễn Văn Phúc: “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị

5
trường ở nước ta hiện nay” tác giả chủ yếu đi sâu phân tích tác động của cơ chế thị
trường đến các hoạt động nghề nghiệp từ đó xây dựng ĐĐ kinh doanh; Hay trong
cuốn sách “PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp” TS. Đinh Thúy Hằng
(chủ biên) (2007), Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. Tác giả đi sâu phân tích các đặc
điểm của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Từ đó nêu lên sự cần thiết
của hoạt động chuyên nghiệp PR, và hơn hết là đặt ra các vấn đề về ĐĐNN PR.
Từ những công trình nghiên cứu trên các tác giả đã đề cập tới nhiều khía
cạnh của vấn đề ĐĐ, những giải pháp thiết thực nhằm định hướng cho công tác giáo
dục ĐĐ đối với thế hệ trẻ nói chung và HS,SV nói riêng. Đồng thời, các công trình
trên cũng chính là tài liệu hết sức bổ ích khi nghiên cứu những vấn đề này. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về “Ý thức đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức nghê nghiệp cho HS,SV
Trường Cao Đẳng LT - TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay” dưới góc độ triết
học ở trình độ luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn:
Thông qua việc nghiên cứu nội dung cơ bản của ý thức ĐĐ trong lịch sử triết
học để nhằm định hướng giá trị ĐĐ nghề nghiệp đúng đắn cho HS, SV Trường Cao
đẳng LT – TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, Luận văn đề ra và giải quyết
những nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ những nội dung cơ bản của ĐĐ, ý thức ĐĐ, giáo dục ĐĐ, giáo dục
ĐĐ và ĐĐNN.
- Đánh giá những thực trạng từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp cụ thể
trong việc giáo dục ĐĐNN cho HS,SV Trường Cao đẳng LT -TP Đà Nẵng trong
giai đoạn hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về ĐĐ học nói chung, một số nội dung của ĐĐNN nói riêng.

6
- Công tác giáo dục ĐĐNN đối với HS,SV Trường Cao đẳng LT – TP Đà
Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn không đề cập đến tất cả các vấn đề về ĐĐ, mà chỉ giới hạn phạm vi
nghiên cứu một số nội dung về ĐĐNN và việc giáo dục ĐĐNN đối với HS,SV
Trường Cao đẳng LT -TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
Luận văn dựa trên cơ sở lí luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, quan điểm về ĐĐ học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Đảng
Cộng Sản Việt Nam về con người, ĐĐ, về tồn tại và phát triển kinh tế xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của phép biện chứng duy vật và các
phương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, đối chiếu, so
sánh, phương pháp tổng hợp và xử lí tài liệu, phương pháp điều tra, phương pháp
thống kê.
6. Những đóng góp của luận văn
- Trình bày một cách có hệ thống về những nội dung của ĐĐNN và quá trình giáo
dục cho HS,SV Trường Cao đẳng LT – TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
- Vạch rõ tính đặc thù của quá trình giáo dục ĐĐNN của HS,SV trên cơ sở đó vạch
ra một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục HS,SV
Trường Cao đẳng LT - TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
- Làm tài liệu tham khảo cho HS,SV các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao
đẳng, Đại học và những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm có 2 chương, 6 tiết (ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục,
Mục lục và Tài liệu tham khảo)


7
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:
QUAN NIỆM VỀ Ý THỨC ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Để xây dựng, rèn luyện ý thức ĐĐNN của HS,SV đòi hỏi chúng ta trước hết
phải hiểu thế nào là ĐĐ, ý thức ĐĐ, chuẩn mực ĐĐ và giáo dục nghề nghiệp,
ĐĐNN? Trên cơ sở đó chúng ta mới có thể đi sâu tìm hiểu thực trạng, phương
hướng và đề ra những giải pháp thực tiễn để xây dựng và rèn luyện ĐĐNN cho
HS,SV trong giai đoạn hiện nay.
1.1 Khái niệm đạo đức và ý thức đạo đức
1.1.1. Khái niệm đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng ĐĐ học đã
xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong các trường phái triết học Trung Quốc, Ấn
Độ, Hy Lạp cổ đại. Danh từ ĐĐ bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) có nghĩa
là lề thói, và moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa. Còn “luân lí”
thường xem như đồng nghĩa với “ĐĐ” thì gốc ở chữ Hy Lạp là Êthicos nghĩa là lề
thói, tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến ĐĐ, tức là nói đến những
lề thói, tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự
giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm
moral là ĐĐ, còn Ethicos là ĐĐ học.
Trong quá trình hình thành và phát triển của ĐĐ thì các nhà nghiên cứu đã đưa
ra rất nhiều định nghĩa về ĐĐ, dưới đây là một trong hai định nghĩa được nhiều nhà
nghiên cứu chấp nhận đó là:
Theo Tầm nguyên từ điển viết: Đạo là nhiều tài nghệ, đức là tu hạnh tột cùng,

hiểu theo nghĩa hẹp người có đạo đức là người có tài nghệ và nết hạnh tốt. Còn
trong từ điển triết học giản yếu lại định nghĩa: đạo đức hay luân lí là một trong
những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những nguyên lý (đạo lí), quy
tắc chuẩn mực, điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và

8
cộng đồng.
Trong từ điển triết học định nghĩa: “ ĐĐ là một trong những hình thái ý thức
xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ” [75, tr. 301].
Từ những định nghĩa trên thì tựu trung lại ĐĐ được hiểu theo hai nghĩa như sau:
Hiểu theo nghĩa hẹp: ĐĐ là luân lí, những quy định, những chuẩn mực ứng
xử trong quan hệ của con người với con người. Nhưng trong điều kiện hiện nay,
chính quan hệ của con người cũng đã mở rộng và ĐĐ bao gồm những quy định,
những chuẩn mực, ứng xử của con người, với công việc và với bản thân, kể cả với
thiên nhiên và môi trường sống. Như việc phá hoại môi trường đang dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng đe doạ sự tồn vong của nhân loại thì nội dung của ĐĐ không
chỉ là lòng yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu con người, lòng nhân ái nói chung mà
nội dung của ĐĐ còn bao gồm những vấn đề như: giữ gìn và phát huy những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc đó là lòng yêu nước, nhân ái, tự lực, tự cường, cần, kiệm,
liêm chính, chí công vô tư, hiếu học, thuỷ chung, tình nghĩa, tôn trọng người già…;
bảo vệ môi trường sinh thái; vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình; chống bạo lực
và tệ nạn xã hội; đấu tranh cho một thế giới hoà bình, ổn định và bình đẳng, dân chủ
và phát triển bền vững.
Theo nghĩa rộng: định nghĩa ĐĐ liên quan chặt chẽ đến phạm trù chính trị,
pháp luật, lối sống thì ĐĐ là thành phần cơ bản của nhân cách nó phản ánh bộ mặt
của nhân cách, của một cá nhân đã được xã hội hoá. ĐĐ được biểu hiện ở cuộc sống
tinh thần lành mạnh, trong sáng ở hành động góp phần giải quyết hợp lý, có hiệu
quả những mâu thuẫn. Khi thừa nhận ĐĐ là một hình thái ý thức xã hội thì ĐĐ của
mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp, giai cấp trong xã hội cũng phản ánh ý

thức chính trị của họ đối với các vấn đề đang tồn tại.
Còn trong thời đại ngày nay thì ĐĐ được xem xét ở ba phương diện chủ yếu sau:
Thứ nhất, ĐĐ với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm toàn bộ
những quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh đánh giá cách ứng xử
trong quan hệ con người với con người, con người với xã hội nhằm bảo đảm quan

9
hệ lợi ích của cá nhân và cộng đồng.
Thứ hai, ĐĐ là phương thức điều chỉnh hành vi của con người mà những
chuẩn mực (khuôn phép) và quy tắc ấy lại là những yêu cầu của xã hội hoặc của
một giai cấp nhất định nhằm điều chỉnh mỗi hành vi của cá nhân trong quan hệ với
nhau và với xã hội. Những chuẩn mực và quy tắc, hành vi nhất định được công luận
xã hội, hay của một giai cấp, dân tộc thừa nhận, hướng dẫn các cá nhân hoạt động
trong khuôn khổ được phép và tránh những hành vi không được phép.
Thứ ba, ĐĐ là một hệ thống giá trị: đó là các giá trị vật chất tinh thần, giá trị
sản xuất và tiêu dùng, các giá trị chính trị - xã hội, nhận thức, ĐĐ, thẫm mỹ, tôn
giáo.
1.1.2. Chuẩn mực đạob đức
Từ những nghiên cứu trên cho thấy ĐĐ còn liên quan chặt chẽ đến các giá trị
chuẩn mực của cá nhân, làm cơ sở cho các hành vi và những lựa chọn ĐĐ của một
cá nhân trong tình huống cụ thể. Theo Học viện vì sự tiến bộ của ĐĐ Josenphson
cho rằng: “Những giá trị ĐĐ được đánh giá là cần thiết đối với cuộc sống là tính
trung thực, tính chính trực, sự giữ lời hứa, lòng trung thành, tính thẳng thắn, sự
quan tâm đến người khác, tôn trọng đến người khác, một công dân có trách nhiệm,
mưu cầu sự xuất sắc và có trách nhiệm giải trình” (Học viện Josephson 2003)
ĐĐ với tư cách là một hình thái ý thức xã hội là tổng số các nguyên tắc, các
quy tắc định hướng hành vi con người trong giao tiếp xã hội. Những nguyên tắc và
quy tắc ấy là sự biểu hiện những quan hệ hiện thực xác định của con người với
nhau, những cộng đồng người khác nhau như (gia đình, giai cấp và dân tộc…).
Về bản chất, ĐĐ thực chất là những hành vi của con người trong đời sống

hiện thực được nhận thức, những đánh giá qua lăng kính đó không giống nhau qua
các thời đại, các trình độ kinh tế - xã hội và bản sắc văn hoá khác nhau… Như vậy,
ĐĐ là chuẩn mực trong ứng xử xã hội. Nó được nhận thức từ rất sớm, trãi qua các
thời kỳ khác nhau trong lịch sử, với những bước ngoặt của sự thay thế các hình thái
ý thức xã hội và được luận giải theo những chuẩn mực khác nhau, theo cách nhìn
của từng nhóm, từng cộng đồng người trong xã hội (giai cấp, dân tộc, tôn giáo…).
10
Đương nhiên trong xã hội có giai cấp, chuẩn mực ĐĐ phù hợp với lợi ích của giai
cấp cầm quyền bao giờ nó cũng chi phối mạnh mẽ đời sống xã hội và được pháp
luật bảo vệ.
ĐĐ là một phạm trù của nhận thức và ứng xử (dưới hình thức của các hoạt
động hay hành vi) có tính xã hội. Thói quen hay tập tính của một người luôn được
xem xét, được xét đoán bằng suy nghĩ, đánh giá của số đông, của cộng đồng. Vì
vậy, khi nghiên cứu ĐĐ không nên dừng ở cách giải thích là thói quen hay tập tính
thuần tuý mà là thói quen, tập tính của một cá nhân thông qua cách đánh giá của
cộng đồng ( là đúng hay là sai, là nên làm hay không nên làm, có được sự đồng tình,
được nhiều người làm theo hay bị phê phán, phản đối,…). Bên cạnh đó ĐĐ còn là
hệ thống giá trị mà chuẩn mực ĐĐ có khả năng điều khiển hành vi mang tính động
cơ, có khi mang tính “mệnh lệnh” đối với bản thân con người ( như khi ta gặp tình
huống của sự thôi thúc lương tâm). Với đặc trưng đó, ĐĐ được nhận thức như là sự
định hướng trong hệ thống các quan hệ xã hội.
Với tư cách là một hiện tượng tinh thần của xã hội, các chuẩn mực ĐĐ là
một thành tố của nền văn minh, ở đó có chứa đựng những vấn đề về lý tưởng xã hội,
về các giá trị tinh thần khác, về tự do ý chí, về tôn trọng quyền và phẩm giá con
người, về công bằng và bình đảng, về chống tội ác và bạo lực… Thì ĐĐ được hình
thành trong các quan hệ xã hội và suy cho cùng là do hoạt động xã hội mà trong đó
lao động xã hội của con người giữ vai trò là nền tảng. Vì vậy, ĐĐ là một “tiểu” hệ
thống hợp thành hệ thống giá trị nói chung, mọi cá nhân trong xã hội đều nằm trong
mối quan hệ đa chiều với các cá nhân khác và với cả cộng đồng. Hành vi của họ bị
chi phối bởi các yếu tố bên ngoài và được thúc đẩy bởi yếu tố nội tâm là lương tâm,

là trách nhiệm, dục vọng của cá nhân và cùng với đó là cộng đồng xã hội thông qua
các chuẩn mực xã hội, tập quán ĐĐ, các quy phạm pháp luật và niềm tin. Những
chuẩn mực ấy gắn với các chủ thể khác nhau cùng tồn tại trong xã hội.
Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, của đời sống con người,
chuẩn mực ĐĐ như một hệ thống phát triển biện chứng, biến đổi cùng với sự phát
triển của các mối quan hệ xã hội. Theo thời gian có những chuẩn mực nó mất ý
11
nghĩa, biến dạng, nhưng cũng có những chuẩn mực tiếp tục phát triển, đổi mới và
nó được coi là bộ luật của xã hội, chi phối và quyết định hành vi ĐĐ của con người.
Các chuẩn mực ĐĐ giúp con người hiểu được rằng, trong cuộc sống có những việc
có thể làm được, có những việc không nên làm giúp con người nên hành động như
thế nào, điều đó con người lại phải tự kiềm chế…Nghĩa là nó làm cho con người khi
hành động phải tuân theo những yêu cầu, những ràng buộc hoặc những điều ngăn
cấm của xã hội. Tuy nhiên việc tuân theo những chuẩn mực ĐĐ khác với việc tuân
thủ pháp luật. Trong ĐĐ việc hành động theo các chuẩn mực là do sự tự nguyện,
hay nói cách khác, “ Các chuẩn mực đạo đức phản ánh tính tất yếu đạo đức mà
không có các sắc luật đặc biệt để hợp pháp hoá sự hoạt động của nó” [40, tr.46].
Ngược lại, pháp luật được ấn định dưới dạng các sắc luật do nhà nước ban hành.
Mặt khác, chủ thể của sự sáng tạo các chuẩn mực trong luật pháp bao giờ cũng được
xác định dưới dạng người sáng tạo ra luật pháp; còn chủ thể của việc sáng tạo ra các
chuẩn mực ĐĐ là toàn thể xã hội. Và nếu như trong ĐĐ, tự ý thức của con người
hoặc dư luận xã hội bảo đảm cho việc tuân thủ các chuẩn mực thì trong luật pháp,
ngoài điều đó ra, việc tuân thủ các chuẩn mực được bảo đảm bởi một hệ thống
cưỡng chế của nhà nước.
Như vậy, chuẩn mực ĐĐ còn gọi là ( giá trị ĐĐ) là những phẩm chất ĐĐ có
tính chất chuẩn mực, được nhiều người thừa nhận, được dư luận xác định như một
đòi hỏi khách quan, là thước đo giá trị cần có ở mỗi người. Những chuẩn mực ĐĐ
ấy được coi như là mục tiêu giáo dục, rèn luyện ở mỗi người, ở nhiều bậc học, cấp
học, lứa tuổi, ngành nghề. Đồng thời, chuẩn mực ĐĐ đó lại có giá trị định hướng,
chi phối, chế ước quá trình nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành vi của mỗi người.

Trên cơ sở những chuẩn mực ĐĐ cần thiết, phải có cơ sở xác định hệ thống
giá trị ĐĐ của mỗi nhóm người, cộng đồng, dân tộc, mỗi nước, trong thời kỳ lịch sử
có những nội dung và định hướng khác nhau. Việc xác định những giá trị ĐĐ không
phải là ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân. Những giá trị ĐĐ của một thời kỳ lịch sử
phải xuất phát từ những yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và phải góp
phần phát triển nhân cách, phát triển con người, góp phần vào việc thiết lập quan hệ
12
con người với con người, con người với tự nhiên, với môi trường sống nhằm làm
cho xã hội phát triển. Xuất phát từ những yêu cầu đó thì hệ thống những chuẩn mực
ĐĐ của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phải xuất phát từ những
nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Kế thừa và phát triển những truyền thống ĐĐ tốt đẹp của dân tộc
vì ĐĐ truyền thống là sức mạnh nội sinh của mỗi người. Song điều quan trọng là
phải biết kế thừa những truyền thống tốt đẹp và phải thổi vào đó những nội dung
mới, phù hợp với thời đại thì truyền thống mới có ý nghĩa sức mạnh tinh thần.
Thứ hai: Trong thời đại hội nhập, để cùng phát triển và tồn tại không thể
không tiếp thu những giá trị ĐĐ nhân văn chung của nhân loại mà chúng ta cần phải
tiếp thu những chuẩn mực ĐĐ nhân văn và kinh nghiệm của thời đại một cách có
chọn lọc. Trong khi thực hiện đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện
chính sách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà
nước. Điều đó liên quan đến những giá trị kinh tế, văn hoá của thời đại. Vì vậy, tiếp
thu những giá trị ĐĐ chung của thời đại là điều kiện để con người Việt Nam có khả
năng hội nhập một cách năng động, sáng tạo trong sự phát triển chung của xã hội.
Thứ ba: Coi trọng và kết hợp chuẩn mực ĐĐ với tri thức pháp luật, giáo dục
ĐĐ với giáo dục pháp luật là việc làm cần thiết. Vì chúng ta đang xây dựng nhà
nước pháp quyền nên việc trang bị kiến thức pháp luật, hình thành thái độ, hành vi
tự giác tuân thủ pháp luật là đòi hỏi bức xúc đối với mỗi công dân hiện nay. Thực
hiện quá trình CNH, HĐH phải giáo dục tinh thần công dân. Song cần nhận thức
đầy đủ mối quan hệ giữa ĐĐ và pháp luật, phải thấy được “đạo đức là cái gốc”,
nhất là những giá trị nhân bản, có tác dụng điều chỉnh hành vi pháp luật của mỗi cá

nhân. Hành vi ĐĐ được điều chỉnh bằng lương tâm và dư luận xã hội, bằng truyền
thống. Còn hành vi pháp luật được điều tiết bằng cơ chế quản lý và giám sát của cơ
quan chức năng.
1.1.3. Ý thức đạo đức
Khi nghiên cứu ĐĐ chúng ta đều biết rằng, mỗi hành động ĐĐ đều xuất phát
từ những cơ sở nhất định của một ý thức ĐĐ. Trên cơ sở của ý thức ĐĐ, chủ thể
13
hành động đưa ra những nhận định và phán quyết của mình cho một sự kiện cần
phải có sự đánh giá về mặt ĐĐ. Do vậy, việc hiểu những cơ sở ý thức đó là gì và
bản chất của nó như thế nào? Đó là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc định
hướng xây dựng, đồng thời giúp chúng ta có được những lí giải về rất nhiều vấn đề
ĐĐ phức tạp trong thực tiễn, nhất là trong bối cảnh phức tạp của một giai đoạn đang
có sự chuyển đổi những giá trị ĐĐ ở nước ta khi bước vào cơ chế thị trường, toàn
cầu hoá kinh tế tri thức và hội nhập thế giới.
Trong lịch sử tư tưởng ĐĐ đã có nhiều quan điểm khác nhau về cơ sở ý thức
của ĐĐ. Trong số những quan điểm khác nhau đó, nổi lên hai khuynh hướng đối lập
nhau giữa một bên đề cao tình cảm, xúc cảm và một bên là lý trí trong ý thức ĐĐ.
Theo quan điểm thứ nhất, G. Rutxô cho rằng khởi nguyên của ý thức là tình thương.
Đối với ông, tình thương là loại tình cảm nguyên thuỷ của “ con người tự nhiên ”,
và chính sự mở rộng tình thương nguyên thuỷ này sẽ tạo nên cơ sở ĐĐ của xã hội.
Coi tình thương là hiện tượng thứ nhất của ĐĐ, là đầu nguồn của những nghĩa vụ
pháp lý nghiêm ngặt và nghĩa vụ ĐĐ, là ngọn nguồn của chính nghĩa lẫn lòng nhân,
ông đã cho rằng nhờ có tình cảm nguyên thuỷ này mà con người mở rộng lòng độ
lượng, khoan dung, nhân ái với những kẻ yếu, những người phạm tội và cả loài
người nói chung.
ĐĐ là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức về hệ thống những nguyên tắc,
chuẩn mực, hành vi phù hợp với những quan hệ ĐĐ, nó đều có những ranh giới của
hành vi và những quan hệ ĐĐ đang tồn tại. Mặt khác, nó còn bao trùm cả những
cảm xúc, những tình cảm ĐĐ con người. Trong quan hệ giữa người và người về mặt
ĐĐ đều có những ranh giới của hành vi và giá trị ĐĐ. Đó là ranh giới giữa cái thiện

và cái ác, giữa chủ nghĩa cá nhân ích kỷ và tinh thần tập thể. Về mặt giá trị của hành
vi ĐĐ cũng có ranh giới: lao động là hành vi thiện, ăn bám bóc lột là vô nhân đạo.
Ngay cả trong một hành vi thiện mức độ giá trị của nó không phải lúc nào cũng
ngang nhau, mà có những thang bậc nhất định (cao cả, tốt, được). Ý thức ĐĐ là sự
thể hiện thái độ nhận thức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu
với hệ thống chuẩn mực hành vi và những qui tắc ĐĐ xã hội đặt ra, nó giúp con
14
người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác, tự nguyện những
nghĩa vụ ĐĐ. Trong ý thức ĐĐ còn bao hàm cảm xúc, tình cảm ĐĐ của con người.
Ý thức ĐĐ (về mặt cấu trúc) gồm tri thức ĐĐ, thực tiễn ĐĐ ( là hoạt động
của con người do ảnh hưởng của niềm tin, ý thức ĐĐ là quá trình hiện thực hoá ý
thức ĐĐ trong cuộc sống) thực tiễn ĐĐ và quan hệ ĐĐ là một yếu tố tạo nên cấu
trúc ĐĐ. Mỗi yếu tố không tồn tại độc lập, mà liên hệ tác động nhau, tạo nên sự vận
động, phát triển và chuyển hóa bên trong của hệ thống ĐĐ.
“Tri thức chỉ có thể trở thành một bộ phận của văn hoá nếu như nó định
thường và được định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người. Vai
trò định hướng ấy thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba
giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ ” [86,
tr. 2]. Thiện là ĐĐ, hay nói đúng hơn, bản chất ĐĐ là cái thiện. Chỉ nói cái thiện
không thôi thì con người nhận thức vẫn còn nông cạn, nó phải được phát triển thành
thông điệp, hay thậm chí thành một quy chế, để cho con người nhận thức ra nó dưới
dạng thức cụ thể và có tính thực hành. Không có cái thiện thì không thể có ĐĐ và
không có cái thiện thì người ta gọi là ĐĐ giả.
Con người chỉ có thể là con người xã hội, trong đó các cá nhân, ở những mức
độ khác nhau, đều được xã hội hoá. Họ sống, làm việc, hành động theo những qui
tắc ứng xử đã hình thành trong xã hội. Như thế, chúng ta có thể nói rằng, mỗi cá
nhân đã tiếp nhận một hệ thống các qui tắc và các thước đo văn hoá của xã hội và
thể hiện chúng trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Những thước
đo này về bản chất là những tiêu chuẩn lý tưởng mang tính chất qui ước mà mỗi cá
nhân cần phải tuân theo. ĐĐ có cấu trúc của nó và các thành tố của ĐĐ là: ý thức

ĐĐ, hành vi ĐĐ và quan hệ ĐĐ.
Như vậy, ý thức phản ánh lĩnh vực nào của xã hội? Với tư cách là một hình
thái ý thức, ĐĐ không là kết quả riêng biệt của bất kỳ một tác động nào, mà tính
phức tạp và thống nhất của hiện tượng cũng như biện chứng của sự phát triển của
nó luôn đặt ra và gắn liền với chính các tác động đa tầng và đa hướng đó. Nhưng
vấn đề đặt ra là: vậy phải chăng trong sự hình thành và phát triển của ĐĐ, các yếu
15
tố đã tác động vào xã hội khác nhau đều mang vai trò và ý nghĩa như nhau? Về thực
chất chúng bao gồm những yếu tố nào? Về vấn đề này theo sự nhận định của các tác
giả Xô viết trong công trình “đạo đức học macxit ” là tương đối hợp lý đó là: Sự
hình thành và phát triển của ĐĐ ở đây được xác định gắn liền với các yếu tố là
hướng vận động của các lợi ích hiện có trong xã hội; là hệ thống các giá trị ĐĐ
đang tác động; là sự thay đổi các tình huống của sự lựa chọn ĐĐ (chẳng hạn sự thay
đổi các chuẩn mực trong cách mạng khoa học kỹ thuật); là sự tác động của các
phương tiện điều chỉnh xã hội khác (quy định của pháp luật, các thiết chế hành
chính ); là điều kiện giao tiếp, dư luận xã hội, kinh nghiệm ĐĐ cá nhân; là trạng
thái tâm lý xã hội; là sự tác động của các yếu tố trong lĩnh vực văn hóa tinh thần:
khoa học, nghệ thuật, tôn giáo… Và xét đến cùng đó là sự tự quy định của các điều
kiện kinh tế, xã hội. Trong hệ thống các yếu tố kể trên thì sự tác động của các lợi
ích được coi là một trong những yếu tố có vai trò trực tiếp và gần gũi nhất trong
việc tạo ra các định hướng ĐĐ ở con người.
Tóm lại: Ý thức ĐĐ như ở trên chúng ta đã xem xét, con người không thể
sống bên ngoài các mối quan hệ xã hội. Cốt lõi của những mối quan hệ đó là tương
quan của những quyền lợi cá nhân và những quyền lợi cộng đồng. Để tồn tại, con
người phải dựa vào nhau trên cơ sở những lợi ích cá nhân phải phù hợp với những
lợi ích của cộng đồng. Những nguyên tắc bảo đảm cho sự phù hợp của những quyền
lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quan điểm, quan niệm sống chính là ý thức ĐĐ.
1.2. Quan điểm về đạo đức trong lịch sử triết học
Trong lịch sử triết học, vấn đề ĐĐ và giáo dục ĐĐ luôn được các nhà triết
học quan tâm sâu sắc kể cả triết học Phương Đông và triết học Phương Tây. Nhưng

mỗi quan điểm triết học về ĐĐ dù ở phương Đông hay Phương Tây mặc dù có khác
nhau nhưng tựu trung lại đó là sự hướng con người đến với cái thiện, cái nhân văn
cao cả. Tất cả đều hướng tới một xã hội tốt đẹp cho con người.
1.2.1. Quan điểm triết học Phương đông về đạo đức
Ở Phương Đông, các học thuyết về ĐĐ của người Trung Quốc cổ đại bắt
nguồn từ cách hiểu về “Đạo” và “Đức” của họ. “Đạo” là một trong những phạm
16
trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại, “Đạo” có nghĩa là con đường,
đường đi. Theo Thuyết văn giải tự, về sau có thêm nghĩa là con đường có chí hướng
nhất định, hướng dẫn hành vi con người theo một phương hướng nào đó.
Như vây, “Đạo” còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã
hội, “Đức” trong nghĩa thông dụng của người Trung Quốc cổ đại chỉ đức hạnh tốt,
phần tốt đẹp, thẳng thắn của con người. “Đức” thường được hiểu là biểu hiện của
“Đạo” và khi nói “đạo đức” liền nhau thường để chỉ những yêu cầu, những nguyên
tắc. Khái niệm ĐĐ được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên.
Khái niệm ĐĐ đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi
nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức,
đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý.
Như vậy, có thể nói ĐĐ của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu,
những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.
Theo Lão tử , “Đạo” là bản nguyên, là con đường sinh thành, biến hoá của
vạn vật, cũng còn có nghĩa là đạo lý. Mở rộng phạm trù “đạo trong quan hệ chính
trị - xã hội”, Lão Tử đã đề ra thuyết “vô vi”, có nghĩa là “con người cần phải hành
động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không hành động có tính chất giả tạo, gò ép trái
với bản tính tự nhiên của mình” [78, tr.52]. Để làm được điều đó con người phải
sống từ ái, khoan dung, khiêm nhường, không phô trương, thái quá, phải thâu suốt
mọi lẽ của tự nhiên.
Trong triết học Trung Quốc cổ đại, phạm trù “đạo” luôn được xem xét trong
mối quan hệ với phạm trù “Đức”, đức là biểu hiện của đạo, đức đó chính là “biểu
hiện khát vọng được trời ban cho điều tốt lành” hay “điều tốt lành mà các thế hệ

trước để lại cho con cháu”. Theo Khổng Tử làm người thì phải “khắc kỷ tu thân”,
có nghĩa là để đạt được đức con người phải tu dưỡng, phải hoàn thiện về mặt ĐĐ,
làm những việc chính đáng mà không gượng ép, đây cũng chính là hạnh kiểm của
nhân cách con người.
Trong hệ thống triết học Trung Quốc nói chung, đều lấy ĐĐ – luân lý làm
nội dung chủ yếu cho các luận thuyết, xem nó là yếu tố chi phối toàn bộ đời sống
17
tinh thần của xã hội, thậm chí luân lý còn nằm trong cả vạn vật. Vì vậy, những
nguyên tắc ĐĐ được xem như là “khuôn vàng, thước ngọc” [74, tr. 66] để đánh giá
con người và vạn vật. Trong cuộc sống con người phải “tồn kỳ tâm, dưỡng kỳ tính”,
có nghĩa là phải rèn luyện ĐĐ, nhân cách. Khi có được phẩm chất ĐĐ cao đẹp thì
lúc đó con người không chỉ biết mình mà còn biết được cả thiên hạ, sẵn sàng chấp
nhận gian khổ, hy sinh để đạt được luân lý - ĐĐ và khi đó sẽ được xã hội đánh giá
cao. Mặc dù, ở một khía cạnh nào đó quan niệm trên có ý nghĩa tích cực trong việc
điều chỉnh hoạt động ĐĐ của con người, xây dựng mẫu hình nhân cách lý tưởng
cho thời đại, nhưng xét về góc độ triết học các quan niệm về ĐĐ, đạo lý của triết
học Trung Quốc cổ đại với hạn chế là: đều mang tính chất duy tâm và quá đề cao
ĐĐ - luân lý, coi đây là phương thức chủ yếu để xây dựng xã hội. Nhưng, trong xã
hội đương thời hay ngay cả thời đại hiện nay thật khó khi chỉ dùng ĐĐ, luân lí để
điều chỉnh, xây dựng trật tự xã hội mà không cần đến những quy định của pháp luật.
Trong triết học Kitôgiáo, dựa vào Kinh thánh đã khẳng định ĐĐ có nguồn
gốc từ thượng đế. Trong vũ trụ bao la này, con người là thực thể duy nhất có khả
năng điều chỉnh hành vi của mình thông qua sự cảm nhận về ý nghĩa của hành vi.
Đó không phải là kết quả hợp thành từ thực tiễn sinh tồn của con người mà là sự
mặc định sẵn bởi Thiên chúa. Con người là hình ảnh của chúa nhưng là một hình
ảnh không hoàn chỉnh, vì con người đã tự đánh mất cái chân, thiện, mỹ vĩnh cửu,
những tặng vật của Thiên chúa chỉ có ban cho con người và trong quá trình sáng tạo
ra muôn loài, do không vâng lời Chúa nên đã phạm “tội tổ tông”. Chính vì thế, ĐĐ
ở trần gian và ĐĐ của loài người tuy cùng cái tâm nhưng có khác biệt với ĐĐ của
Đức chúa. Theo quan niệm của Kitôgiáo, cuộc sống của con người trên hành tinh

này chỉ là cái bắt đầu cho sự quy hồi vĩnh cửu. Bởi vậy, con người phải toàn tâm,
một lòng hướng về Thiên chúa. Một trong những nhân tố hợp thành lực đẩy cho sự
quy hồ đó là con người phải biết gột sạch mình khỏi những cám dỗ của bụi trần, để
ĐĐ bén rễ về Nước chúa và trở thành đức tin. Quan điểm về ĐĐ của Kitôgiáo mang
đậm màu sắc duy tâm, họ không nhận ra được ĐĐ phải tự rèn luyện, tự tu dưỡng
mới có chứ không phải do yếu tố thần linh nào sáng tạo ra cả. Một quan điểm duy
18
tâm ngớ ngẩn và xa rời hiện thực của Kitôgiáo đó là: khi con người mất đi thì lúc đó
mới có ĐĐ.
Nếu như Kitôgiáo sống là cứu chuộc tội tổ tông thì với vai trò, chức năng và
những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống
văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của ĐĐ Phật giáo
có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần
chúng. Phật giáo lấy con người là trung tâm, thấy được nỗi khổ của chúng sinh và
mong muốn chúng sinh thoát khỏi vòng trầm luân biển khổ. Bằng chủ trương cứu
nhân độ thế, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, đạo Phật hướng con người tu tập nhân tâm,
vượt qua mọi cám dỗ để hoàn thiện dần nhân cách. Những chuẩn mực trong giá trị
ĐĐ của Phật giáo mang tính triết lý nhân văn sâu sắc ngoài việc hoàn chỉnh ĐĐ, nó
còn ăn sâu vào suy nghĩ, hành vi, lối sống của mỗi người dân, góp phần vào việc
giữ gìn và nâng cao ĐĐ truyền thống.
Phật giáo khẳng định: “Nghiệp” là cái đeo đẳng và là chuẩn mực để định
đoạt các kiếp của sinh linh người. Sống là trả nợ và tháo nghiệp, chúng sinh được
hợp thành từ ngũ uẩn và biến đổi trong từng Shatna, nên cái thống ngự ở thế giới
này là vô thường. Đời mỗi nguời chỉ là:“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô - có nghĩa
là người như một ánh chớp có đó, không đó”. Với quan niệm nền tảng đó Phật giáo
nguyên thuỷ đã tuyên truyền tư tưởng ĐĐ hướng nội song hành với chủ trương xuất
thế. Mặc dù, chứa đựng những luận điểm hợp lý trong quan niệm về ĐĐ như
khuyến khích con người làm điều thiện, xa lánh điều ác, điều chỉnh hành vi của cá
nhân bằng những giới luật của tôn giáo. Nhưng, Phật giáo cũng như Kitôgiáo không
thể cắt nghĩa một cách đúng đắn về nguồn gốc và bản chất của hình thái ý thức ĐĐ

khi dùng lăng kính của tôn giáo để thay thế cho thế giới quan khoa học, và vẫn xa
rời thực tiễn của cuộc sống con người.
1.2.2. Quan điểm triết học Phương Tây về đạo đức
Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học Phương Tây kể cả trường phái duy vật và
duy tâm, đều bàn về ĐĐ, khác với ở Phương Đông họ coi ĐĐ là nội dung chủ yếu
trong các học thuyết chính trị - xã hội, và là khuôn mẫu để cả xã hội tuân theo thì ở
19
Phương Tây, ĐĐ được bàn đến như là một bộ phận của hệ thống triết học, có mối
quan hệ mật thiết với triết học.
Khi bàn về ĐĐ, Democrit (460-370 TCN) nhà triết học cổ đại Hy lạp đã cho
rằng: ĐĐ đã trở thành nhân tố quyết định đời sống của con người, chính vì thế mà khi
đứng trên lập trường duy vật thì ông lại tìm thấy đúng đối tượng nghiên cứu của ĐĐ
học là cuộc sống của con người, ông viết: “Cuộc sống, hành vi, số phận của mỗi con
người cụ thể là đối tượng nghiên cứu của ĐĐ học và để nhận biết một người trung
thực và nhận biết một người không trung thực, không những căn cứ vào việc làm của
họ mà còn phải căn cứ vào ý muốn của họ” [ 36, tr.65] .
Với luận điểm nổi tiếng “con người hãy nhận thức chính mình”, Socrate đã bàn
nhiều vấn đề liên quan đến con người trong đó có ĐĐ. Ông cho rằng, ĐĐ không phải
tự nó có mà phải do mỗi con người tự ý thức, mà muốn có điều này thì phải có tri
thức. Vì vậy, tri thức là cái cốt lõi của ĐĐ, tri thức chính là cái thiện. Còn Aristote thì
cho rằng, ĐĐ là cái vốn có của con người, sống trong xã hội con người phải tuân theo
những quy tắc, để hướng tới cái cao cả, cái thiện: “Chúng ta không bất tử, song
chúng ta không nên phục tùng những điều xấu xa mà hãy vươn tới sự bất tử sống phù
hợp với những gì tốt nhất ở nơi ta, ta đang có” [36, tr. 68]. Theo Aristote, phẩm
hạnh là cái quan trọng nhất của ĐĐ, phẩm hạnh có được một mặt là do kết quả của
giáo dục khi con người có tri thức, mặt khác, kinh nghiệm còn là “con đẻ” của thói
quen, tập quán. Như vậy, Aristote đã nhìn thấy ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với sự
hình thành ĐĐ, nhân cách của con người, và nhân cách đó không chỉ thuần tuý phụ
thuộc vào sự tác động của hoàn cảnh mà còn phụ thuộc vào khả năng con người tiếp
nhận nó như thế nào. Tuy nhiên, đứng trên lập trường giai cấp chủ nô, ông lại biện

hộ cho trật tự xã hội có đẳng cấp, và cũng từ đó chúng ta nhận thấy rằng, trong xã
hội có giai cấp đối kháng ĐĐ không thể là yếu tố chung, chuẩn mực chung cho mọi
giai cấp mà những chuẩn mực đó nó chỉ phù hợp với một giai cấp nào đó mà thôi.
Đến thời Trung cổ, các nhà triết học bàn đến ĐĐ chủ yếu bằng đức tin và coi
đức tin là nền tảng của mọi hành động, theo đó Chúa đã thiết định tất cả, mọi sự
vùng vẫy, níu kéo của con người chỉ là hiện tội tổ tông, con người cần phải tin vào
20
Chúa, Chúa là đấng tối cao, không có ĐĐ nào ngoài sự tuân theo ý Chúa. Vì vậy,
con người phải sống khổ hạnh, chấp nhận xã hội hiện tại để có thể về với Chúa, lên
Thiên đường sau khi chết. Thật là thiếu xót khi cho rằng con người chỉ cần tin theo
Chúa là con người có ĐĐ.
Quan niệm về ĐĐ trong các thời kỳ triết học trước Mác không thể không đề
cập đến hệ thống triết học cổ điển đức. Bởi vì, khi bàn về ĐĐ những triết gia tiêu
biểu như : Lessing, I.Kant, Hegel, Feurbach, v.v…đó là những đại biểu triết học bàn
về ĐĐ một cách cơ bản và có hệ thống.
Với I.Kant (1724-1804), người đặt nền móng cho triết học cổ điển Đức. Ông
đã tự đặt nhiệm vụ cho mình là khám phá ra những động lực ẩn chứa đằng sau
những hành vi ĐĐ của con người và ông cho rằng ĐĐ của con người là do con
người tự tạo nên chứ không phải tự nhiên mà có. Trong những bài giảng về ĐĐ học,
ông khẳng định tình cảm ĐĐ là một loại tình cảm đặc biệt được nảy sinh ra từ chủ
thể. Bởi vậy, hành vi ĐĐ không chịu chi phối của luật nhân quả, không mang tính
nguyên nhân và cũng không phải là hành động nói chung (vì hành động chung là do
nguyên nhân quy định) mà là những hành vi chuyển tải ý đồ, động cơ và nghĩa vụ
mà chủ thể do thôi thúc của ý chí ĐĐ làm nảy sinh ra. Như vậy, với logíc đó theo
ông lý tính vẫn là nguồn gốc của ĐĐ và là những năng lực bẩm sinh của chủ thể.
Tuy chưa thoát khỏi lối đi của các nhà duy tâm chủ quan, thường tìm nội lực
của ĐĐ từ thần linh, tôn giáo nhưng ở Kant đã có sự khác biệt khi lí giải về mối
quan hệ giữa ĐĐ và niềm tin tôn giáo với quan niệm Tôn giáo chỉ tồn tại trong
khuôn khổ của lý tính (và đây cũng chính là nhan đề của một tác phẩm của ông). Vì
vậy ông cho rằng những ảo giác của những giáo sĩ cần được làm sáng tỏ qua những

ảo giác của nhà siêu hình học. Khi xét về bản chất của mối quan hệ giữa ĐĐ và tôn
giáo, ông vẫn đánh giá cao vai trò của ĐĐ, ông cho rằng tôn giáo dựa trên ĐĐ, chứ
không phải ĐĐ dựa trên tôn giáo.
Là một nhà triết học duy lý ông cho rằng, chỉ có lý tính mới có thể kìm nén
và hạn chế các nhu cầu cảm tính, bởi những nhu cầu này sẽ đưa con người tới sự
hưởng thụ cá nhân, thực hiện những hành vi phi ĐĐ, ích kỷ. Ông cũng cho rằng,
21
nguyên tắc ĐĐ là phải tuân theo mệnh lệnh tuyệt đối và chính mệnh lệnh này sẽ
hướng con người vào hoạt động cộng đồng, tôn trọng bản thân, tôn trọng người
khác, sống đúng với trách nhiệm công dân trong xã hội. Phạm trù trung tâm của ĐĐ
học của Kant là phạm trù “Tự do”, tự do đó chính là sự bất diệt của linh hồn, là
những chuẩn mực lý tưởng mà con người phải luôn hướng tới, tự do cũng chính là
niềm tin để con người thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực ĐĐ.
Trong hệ thống triết học của Kant, các quy tắc ĐĐ có quyền uy tối thượng, là
mệnh lệnh tuyệt đối mà con người phải tuân theo. Bởi theo ông, nhiệm vụ của triết
học không gì khác hơn là phải giải quyết các vấn đề mà con người băn khoăn, trăn
trở trong suốt quá trình tồn tại của mình. Tuy nhiên, so với các nhà triết học duy
tâm chủ quan thời bấy giờ, quan điểm ĐĐ của Kant có những nhân tố hợp lý nhưng
khi lý giải bản chất của vấn đề ông vẫn chưa thoát được khỏi ngưỡng thời đại mà
ông đang sống, mặc dù ông có đề cao vai trò của chủ thể ĐĐ thì ĐĐ cũng mới chỉ
là điểm hội tụ của kinh nghiệm mà thôi.
Tuy thấm đượm tính nhân văn sâu sắc, lên án chế độ phong kiến, hướng con
người tới một xã hội tốt đẹp hơn, mong muốn cuộc sống tự do cho con người, v.v
…nhưng những quan niệm của Kant đã thể hiện lập trường duy tâm rõ rệt, thể hiện
tính phi lịch sử, phi giai cấp, thiếu cơ sở thực tiễn trong các quan niệm về ĐĐ.
Hegel (1770-1831) nhà triết học Đức và là đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm
khách quan trước Mác. Mặc dù có thế giới quan duy tâm, nhưng ông vẫn được lịch
sử tư tưởng thế giới thừa nhận là một nhà biện chứng lỗi lạc. Hệ thống triết học của
ông được coi là một hệ thống quan trọng để hình thành triết học Mác.
Nếu như Platon cho rằng ĐĐ của con người là sự mô phỏng ý niệm thiện thì

khi bàn về ĐĐ Hegel cho rằng, ĐĐ có nguồn gốc từ pháp luật, một ý niệm phát sinh
từ ý niệm tuyệt đối. Giống như ý niệm tuyệt đối, ý niệm pháp lý vận động từ trừu
tượng đến cụ thể. Quá trình vận động của ý niệm pháp luật có ba nấc thang đó là :
điểm xuất phát, với tên gọi là pháp luật trừu tượng, là cơ sở khách quan của quan hệ
giữa người với người. Sự vận động và phát triển của ý niệm pháp luật trừu tượng sẽ
dẫn đến nấc thang thứ hai đó là pháp luật chủ quan, giữ vai trò điều chỉnh hành vi
22
của cá nhân, ông gọi là luân lý. ĐĐ là nấc thang phát triển thứ ba của ý niệm pháp
luật, theo ông ĐĐ là sự thống nhất giữa pháp luật khách quan và pháp luật chủ
quan. Như vậy, với Hegel hình thái ý thức ĐĐ, một trong những tấm gương phản
chiếu tồn tại xã hội đã bị xoá đi cái cơ sở tồn tại chân thực của nó, chỉ còn là một
trắc diện biểu hiện của ý niệm tuyệt đối. Bên cạnh đó ông còn cho rằng, con người
chỉ thực hiện các hành vi ĐĐ khi có sự thôi thúc bên trong, từ niềm tin của chính
mình, mà không ai có thể ra lệnh hay cưỡng bức. Hay nói cách khác, trong quan hệ
ĐĐ Hegel đề cao vai trò chủ thể của con người.
Phạm trù trung tâm trong ĐĐ học của Hegel là “Lương tri”, theo ông, con
người có lương tri thì mới hành động phù hợp với các quy tắc khách quan và các
nguyên tắc ĐĐ. Các nguyên tắc này chỉ thực sự được coi là nguyên tắc ĐĐ khi tồn
tại trong cộng đồng xã hội và được xã hội thừa nhận. Trong sách Lịch sử triết học
phương Tây hiện đại, tác giả đánh giá: “Trong quan niệm về ĐĐ mặc dù cách luận
giải có tính chất duy tâm chủ nghĩa, nhưng Hegel cũng đã nêu lên được một số
quan niệm hợp lí về quy tắc ĐĐ, về ý nghĩa của đời sống con người” [36, tr. 405].
Feurbach (1804-1872), nhà triết học duy vật kiệt xuất người Đức. Khi đánh
giá về con người ông đã có cái nhìn mới như: xem con người là trung tâm của hệ
thống triết học của mình và thừa nhận quan hệ ĐĐ chỉ tồn tại trong mối quan hệ
giữa người với người. Tuy nhiên, ông lại không thấy được tính quy định của các
mối quan hệ kinh tế - xã hội đối với ĐĐ mà theo ông, nguyên tắc và nền tảng của
ĐĐ là tình yêu thương chân thành giữa con người với con người. Với quan niệm
trên thì nó lại mang tính phi thực tế, bất khả thể không thể xảy ra trong xã hội đề
cao tuyệt đỉnh quyền tư hữu, thân phận con người. Do vậy, xét đến cùng ĐĐ trong

quan niệm của ông cũng vẫn chỉ là năng lực bẩm sinh. Engel đã nhận xét:
Tình yêu luôn luôn và bất cứ ở đâu, đối với Feurbach cũng là ông thần có lắm
phép lạ…và điều đó có ở cả trong xã hội đã phân chia thành các giai cấp với
những quyền lợi hoàn toàn đối lập nhau. Do đó mà những di tích cuối cùng
của tính chất cách mạng đã biến khỏi triết học của ông và chỉ còn lại bài hát
cổ: Hãy yêu nhau đi, hãy hôn nhau đi không không phân biệt trai gái và địa vị.
23
Thật say sưa hoà thuận khắp nơi [ 27, tr. 365 ].
Tóm lại, những quan điểm về ĐĐ trong lịch sử triết học, tuy được rất nhiều
các nhà triết học bàn đến nhưng những quan niệm đó vẫn mang đậm tính chất duy
tâm, họ cho rằng ĐĐ là cái nằm ngoài và là cái có trước con người và nó tách ra
khỏi đời sống thực tiễn, xã hội của con người và không mang tính khoa học. Để
khắc phục những hạn chế của các nhà triết học trong lịch sử về vấn đề ĐĐ thì đây là
nhiệm vụ của triết học Mác – Lênin.
1.2.3. Quan điểm triết học Mác – Lênin về đạo đức
Từ những quan điểm triết học trước Mác về ĐĐ đã cho chúng ta thấy rằng dù
là quan điểm triết học duy tâm hay duy vật về ĐĐ đều rơi vào quan niệm duy tâm
khi xem xét vấn đề xã hội và ĐĐ. Họ không thấy được tính quy định của nhân tố
kinh tế đối với sự vận động của xã hội nói chung và ĐĐ nói riêng. Do vậy, với tính
cách là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người và xã hội, ĐĐ được nhìn
nhận một cách tách rời bởi cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra và quy định nó. Các nhà
triết học cho rằng, ĐĐ trước Mác đã tìm nguồn gốc, bản chất của ĐĐ hoặc ở ngay
chính bản tính của con người, hoặc ở một bản thể siêu nhiên bên ngoài con người,
bên ngoài xã hội. Nét chung của các lý thuyết này là không coi ĐĐ phản ánh cơ sở
xã hội và hiện thực khách quan.
Các nhà triết học, thần học coi con người và xã hội chẳng qua chỉ là những
hình thái biểu hiện cụ thể khác nhau của một đấng siêu nhiên nào đó. Những chuẩn
mực ĐĐ, do vậy là những chuẩn mực do thần thánh tạo ra để răn dạy con người.
Mọi biểu hiện ĐĐ của con người do vậy đều là sự thể hiện cái thiện tối cao từ đấng
siêu nhiên và tiêu chuẩn tối cao để thẩm định cái thiện, cái ác chính là sự phán xét

của đấng siêu nhiên đó.
Những nhà duy tâm khách quan tiêu biểu như Platon, sau là Hêghen tuy
không mượn tới thần linh, nhưng lại nhờ tới “ý niệm” hoặc “ý niệm tuyệt đối”, về
các lý giải nguồn gốc và bản chất ĐĐ suy cho cùng cũng tương tự như vậy. Những
nhà duy tâm chủ quan nhìn nhận ĐĐ như là những năng lực “tiên thiên” của lý trí
con người. Ý chí ĐĐ hay là “thiện ý” theo cách gọi của Kant, là một năng lực có
24
tính nhất thành bất biến, có trước kinh nghiệm, nghĩa là có trước và độc lập với
những hoạt động mang tính xã hội của con người.
Những nhà duy vật trước Mác, mà tiêu biểu là L.Feurbach đã nhìn thấy ĐĐ
trong quan hệ con người (người với người). Nhưng với ông, con người chỉ là một
thực thể trừu tượng, bất biến nghĩa là con người ở bên ngoài lịch sử, đứng trên giai
cấp, dân tộc và thời đại. Phải chăng, những người theo quan điểm Đác-Uyn xã hội
đã tầm thường hóa chủ nghĩa duy vật bằng cách cho rằng những phẩm chất ĐĐ của
con người là đồng nhất với những bản năng bầy đàn của động vật. Đối với họ, ĐĐ
về thực chất cũng chỉ là những năng lực được đem lại từ bên ngoài con người, từ xã
hội.
Khác với tất cả các quan niệm trên, Mác và Ăngghen đã quan niệm ĐĐ nảy
sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. Mác,
Ăngghen cho rằng con người khi sống phải có “quan hệ song trùng” vì một mặt,
con người quan hệ với tự nhiên, tác động vào tự nhiên để thỏa mãn cuộc sống của
mình. Tự nhiên không thỏa mãn con người, điều đó buộc con người phải tác động
vào tự nhiên để thỏa mãn mình. Mặt khác, khi tác động vào tự nhiên, con người
không thể đơn độc, con người phải quan hệ với con người để tác động vào tự nhiên.
Sự tác động lẫn nhau giữa người và người là hệ quả của hoạt động vật chất và hoạt
động tinh thần mà cơ bản là hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức.
Khi bàn về vai trò của lao động đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển
của xã hội loài người Mác và Ăngghen cho rằng: “lao động là điều kiện cơ bản đầu
tiên của toàn bộ đời sống loài người”, rằng “người ta phải ăn, ở, mặc, đi lại trước
khi làm chính trị, khoa học, nghệ thuật…” [ 29, tr. 641]. Xuất phát từ con người

thực tiễn, chứ không phải con người thuần túy ý thức hay con người sinh học, hai
ông đi đến quan niệm về phương thức sản xuất quyết định đối với toàn bộ các hoạt
động của con người, xã hội loài người. Trong “Lời tựa” của tác phẩm “Góp phần
phê phán chính trị - kinh tế học”, Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật
chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không
phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại chính sự tồn tại xã
25
hội của họ quyết định ý thức của họ” [28, tr.15]. Luận điểm này chính là chìa khóa
để khám phá tất cả các hiện tượng xã hội trong đó có ĐĐ.
Như vậy, ĐĐ không phải là sự biểu hiện của một sức mạnh nào đó ở bên
ngoài xã hội, bên ngoài các quan hệ con người; cũng không phải là sự biểu hiện của
những năng lực “tiên thiên”, nhất thành bất biến của con người mà với tư cách là sự
phản ánh tồn tại xã hội, ĐĐ là sản phẩm của những điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội và cơ sở kinh tế. “Xét cho cùng, mọi học thuyết về ĐĐ đã có từ trước đến
nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [ 29, tr. 137].
Những phong tục ĐĐ của người nguyên thủy được thể hiện trong đời sống
của xã hội văn minh, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn và các hoạt động nhận
thức của xã hội đó. Mà, sự phát triển từ phong tục ĐĐ của người nguyên thủy đến ý
thức ĐĐ của xã hội văn minh là kết quả của sự phát triển từ thấp đến cao của hoạt
động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Xã hội Cộng sản nguyên thủy là bước đầu tiên con người thoát khỏi trạng
thái động vật. Hoạt động thực tiễn của xã hội hết sức thấp kém, chưa tạo nên sản
phẩm thặng dư, và do đó, tư hữu và chế độ tư hữu chưa có tiền đề khách quan để
xuất hiện. Trong xã hội chưa có hiện tượng áp bức xã hội, nhưng con người vẫn bị
nô dịch bởi những lực lượng tự phát của tự nhiên. Tuy nhiên, xã hội nguyên thủy đã
đem lại nội dung “ngây thơ”, “thuần phác” nhưng “tốt đẹp thơ mộng” cho ĐĐ
người nguyên thuỷ. ĐĐ này chưa biết nói đến thói xấu, cái ác trong xã hội văn minh
vì đây là “ý thức bầy đàn đơn thuần” của “bản năng được ý thức”. Ý thức ĐĐ chưa
tách ra thành hình thái độc lập mà ĐĐ của con người nguyên thuỷ là hình thái sinh
thành trừu tượng của ĐĐ và không có tính duy lý.

Những hình thái kinh tế - xã hội có đối kháng giai cấp tạo nên những cơ sở
kinh tế, xã hội và tinh thần cho sự phát triển ý thức ĐĐ. Những hệ thống ĐĐ của
các giai cấp khác nhau và đối nghịch nhau đều lấy “những quan niệm ĐĐ của mình
từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ
những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi” [29, tr.136 ]. Những
hệ thống ĐĐ đó phản ánh và điều chỉnh những quan hệ xã hội đa dạng, phong phú

×