Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu Luận Đồng Euro Và Các Khủng Hoảng Nợ Công Châu Âu.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.5 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>1. Khu vực tiền tệ tối ưu</b>

1.1. Lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu1.2. Nguồn gốc và sự phát triển

1.3. 4 tiêu chí thiết lập khu vực tiền tệ tối ưu

<b>2. Euro - đồng tiền chung Châu Âu</b>

2.1. Lợi ích của sự ra đời đồng tiền chung Châu Âu2.2. Bất cập của đồng tiền chung Châu Âu

<b>3. Đồng euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu</b>

3.1. Diễn biến3.2. Nguyên nhân3.3. Tác động3.4. Giải pháp3.5. Bài học rút ra

<b>4. Mối liên hệ giữa liên minh tiền tệ và dòng chảy thương mại giữa các quốc gia trong khu vực</b>

4.1. Mối liên hệ chặt chẽ giữa liên minh tiền tệ và dòng chảy thương mại giữa các khu vực tiền tệ tối ưu

4.2. Tác động của đồng tiền chung Châu Âu đến thương mại giữa các quốc gia trong EU

<b>5. Kết luận</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. Khu vực tiền tệ tối ưu</b>

<b>1.1. Lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu</b>

<b>Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu đưa ra khái niệm về khu vực tiền tệ tối ưu và</b>

các tiêu chí để đánh giá các điều kiện về hội nhập tiền tệ. Lý thuyết này thiết lập một sốtiêu chí cho một khu vực với nhiều quốc gia khác nhau có thể trở thành một Khu vực tiềntệ tối ưu.

<b>Khu vực tiền tệ tối ưu là lãnh thổ bao gồm những nước cùng chung những điều</b>

kiện, khả năng thích hợp để sử dụng một loại tiền thống nhất hoặc chung những khả năngđể thiết lập một mức giá vững chắc giữa các đồng tiền quốc gia của mình.

<b>1.2. Nguồn gốc và sự phát triển</b>

Đã có nhiều quan điểm tranh luận khác nhau trước khi lý thuyết Khu vực tiền tệtối ưu ra đời, tập trung vào việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái.

<b>Luận điểm kinh tế của Friedman (1953) cho rằng: nếu khơng có sự linh hoạt về</b>

tiền lương và giá cả thì chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt thường đảm bảo mang lại nhữngthành quả kinh tế vĩ mô tốt hơn chế độ tỷ giá cố định. Luận điểm này được Friedman đưara khi ông thực hiện nghiên cứu tỷ giá hối đoái linh hoạt cho hầu hết các nước. Friedman(1953) ủng hộ tỷ giá hối đối linh hoạt vì chúng được coi như là một phương tiện tốt hơnđể hấp thụ những cú sốc ngoại sinh.

<b>Tám năm sau, Mundell (1961) xuất bản bài viết về Lý thuyết khu vực tiền tệ tối</b>

ưu, trong đó xác định OCA là một khu vực có các yếu tố sản xuất bên trong biến đổi (baogồm cả biến đổi trong khu vực và trong nền công nghiệp) và linh hoạt hố các yếu tố sảnxuất bên ngồi. Mundell sử dụng từ “tối ưu” để ám chỉ một chế độ mà liên minh tiền tệduy trì được cân bằng kinh tế bên trong và bên ngoài ở một khu vực cụ thể. Từ “khu vực”không phải là một khu vực địa lý mà hàm ý một khu vực chịu tác động đồng đều bởinhững thay đổi. Theo định nghĩa, một khu vực chỉ sự hội nhập của các quốc gia, vì vậy,một quốc gia đơn thuần khơng thể gọi là khu vực. Những kết luận của học thuyết này phụthuộc chủ yếu vào các chính sách tài khố và chính sách tiền tệ của Keynes (Grubel,2002).

<b>Từ sau nghiên cứu đột phá của Mundell (1961), Lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu</b>

<b>đã trở thành một lý thuyết chính để: </b>

+ Đánh giá khả năng tồn tại của một khu vực tiền tệ chung cho một nhóm nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

+ Chọn một cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu cho một quốc gia cụ thể.

(Trong một khu vực tiền tệ tối ưu đó, các quốc gia tốt nhất là dùng chung một đồng tiềndo một cơ quan tiền tệ duy nhất quản lý và đồng tiền đó cần được thả nổi với đồng tiềncủa các khu vực tiền tệ tối ưu khác.)

Sau Mundell (1961), nhiều tác giả khác đã đóng góp thêm những phát triển cho lýthuyết Khu vực tiền tệ tối ưu:

<b>Trên phương diện lý thuyết, các tác giả đã đề xuất thêm một số tiêu chí cho Khu</b>

vực tiền tệ tối ưu và xây dựng mơ hình để minh họa cho lý thuyết này.

<b>Trên phương diện thực nghiệm, các tác giả đã vận dụng lý thuyết Khu vực tiền</b>

tệ tối ưu cho châu Âu và Đông Á để đánh giá khả năng tồn tại của một đồng tiền chungtrong các khu vực hay các hình thức tỷ giá hối đối khác cho từng nước hay nhóm nướctrong khu vực.

<b>1.3. 4 tiêu chí thiết lập khu vực tiền tệ tối ưu</b>

<i>Lưu chuyển lao động tự do trên toàn khu vực: Giảm bớt sự di chuyển lao động bao</i>

gồm giảm bớt các rào cản hành chính (đi lại miễn thị thực), các rào cản văn hóa (ngônngữ khác nhau) và các rào cản thể chế (hạn chế chuyển tiền lương hưu hoặc phúc lợi củachính phủ).

<i>Sự lưu động của vốn và sự linh hoạt của giá cả và tiền lương: vốn và lao động sẽ</i>

luân chuyển giữa các quốc gia trong Khu vực tiền tệ tối ưu theo các lực lượng cung vàcầu thị trường để loại bỏ sự mất cân bằng thương mại khu vực.

<i>Cơ chế chia sẻ rủi ro tiền tệ hoặc tài chính để chia sẻ rủi ro giữa các quốc gia</i>

trong OCA. Điều này đòi hỏi phải chuyển tiền đến các khu vực đang gặp khó khăn vềkinh tế từ các quốc gia có thặng dư. Đây là một vấn đề chính trị nan giải, vì những vùnggiàu có trong khu vực có thể khơng muốn phân phối thặng dư của cải của họ cho nhữngnơi đang thiếu.

<i>Chu kì kinh doanh tương tự: những biến động theo chu kỳ có tính đồng bộ hoặc ít</i>

nhất là có mối tương quan cao giữa các quốc gia trong OCA.

<b>2. Euro - đồng tiền chung Châu Âu</b>

Trong bối cảnh hợp nhất châu lục và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế, việc sửdụng đồng tiền chung Châu Âu đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc tạo ra sự kết

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

nối và sự thống nhất giữa các quốc gia. Đồng tiền chung này không chỉ là một phươngtiện thanh tốn thơng thường, mà nó cịn mang ý nghĩa hợp nhất và thể hiện tính cộngđồng của Châu Âu.

Đồng tiền chung được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu chính là “Euro” (viết tắt làEUR). Đây là đơn vị tiền tệ chung cho một phần lớn các quốc gia thành viên của Liênminh Châu Âu (EU). Đồng Euro đã được ra mắt vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 như mộttiền tệ điện tử và chuyển đổi, sau đó được đưa vào lưu thông rộng rãi vào ngày 1 tháng 1năm 2002. Quá trình chuyển đổi và sử dụng đồng tiền Euro đã giúp giảm bớt sự rắc rốitrong việc giao dịch với các quốc gia thành viên khác nhau.

Có 19 quốc gia đang sử dụng đồng tiền chung Euro này, trong đó bao gồm cácnước như Đức, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha,...

<b>2.1. Lợi ích của sự ra đời đồng tiền chung Châu Âu</b>

Sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu, hay còn gọi là “Euro”, không chỉ đơnthuần là một biện pháp thay thế cho các đơn vị tiền tệ cục bộ, mà cịn mang trong mìnhmục tiêu cao cả hơn về sự thống nhất và hợp nhất kinh tế và tài chính. Việc sử dụngchung đồng tiền này đã tạo ra một sự thay đổi đáng kể trong cách các quốc gia châu Âutương tác với nhau và với thế giới bên ngoài.

đồng tiền chung Châu Âu là tạo ra một thị trường chung mạnh mẽ hơn. Việc sử dụngchung tiền tệ giúp loại bỏ các rào cản tài chính như phí chuyển đổi tiền tệ và biến đổi tỷgiá hối đoái. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và đầutư giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế và tăng cường sự cạnh tranh.

phải đối mặt với rủi ro về biến đổi tỷ giá hối đoái khi thực hiện các giao dịch quốc tế.Việc tỷ giá hối đối biến đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá trị giao dịch và lợi nhuậncủa doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng đồng Euro, các quốc gia đã giảm thiểu rủi ro nàyvà tạo ra môi trường kinh doanh ổn định hơn.

thương mại và kinh tế giữa các quốc gia thành viên. Điều này giúp các doanh nghiệp cóthể dễ dàng tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn, tăng cường khả năng kinh doanh vàthúc đẩy sự phát triển kinh tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Thúc đẩy đầu tư và phát triển: Việc sử dụng đồng tiền chung tạo ra một môitrường ổn định và hấp dẫn cho việc đầu tư và phát triển. Các nhà đầu tư có độ tin cậy caohơn về sự ổn định tài chính và giảm thiểu rủi ro về biến đổi tỷ giá, từ đó thúc đẩy sự đầutư vào các dự án kinh tế và cơ hội kinh doanh.

kết xã hội và chính trị giữa các quốc gia thành viên. Điều này tạo ra một tinh thần cộngđồng và sự đoàn kết trong việc giải quyết các vấn đề chung, từ vấn đề tài chính đến cácthách thức xã hội.

<b>2.2. Bất cập của đồng tiền chung Châu Âu </b>

Mặc dù việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) mang lại nhiều lợi ích trongviệc thúc đẩy thị trường chung và tạo sự thống nhất tài chính, nhưng bên cạnh đó cũngtồn tại một số bất cập và thách thức.

phát triển kinh tế. Những quốc gia có nền kinh tế mạnh như Đức có thể ảnh hưởng đếnchính sách tiền tệ và tài chính của tồn khu vực. Sự khác biệt về cường độ cạnh tranh,năng suất lao động và sự phụ thuộc vào ngành cơng nghiệp cũng có thể tạo ra sự bất bìnhđẳng trong việc sử dụng đồng Euro.

khả năng tự do điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình để đáp ứng các tình hình kinh tếcục bộ. Chính sách tiền tệ của Liên minh Châu Âu (ECB) phải áp dụng cho cả khu vựcEuro, không phản ánh chính xác từng quốc gia. Điều này có thể gây ra một số rủi ro chocác quốc gia có tình hình kinh tế khơng tương xứng.

khó khăn về tài chính, khơng cịn khả năng thay đổi tỷ giá hoặc in tiền để giải quyết vấnđề. Điều này có thể gây ra sự bất ổn tài chính trong khu vực và tạo ra nguy cơ ảnh hưởngtới sự ổn định của toàn hệ thống tiền tệ.

dụng đồng Euro đã đối mặt với nhiều khó khăn và thiếu sự chuẩn bị cần thiết. Việc thiếtlập hạ tầng tài chính, hệ thống thanh tốn và quản lý dịng tiền khơng được triển khai mộtcách hiệu quả, gây ra nhiều rắc rối trong quá trình chuyển đổi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Rủi ro mất quyền kiểm sốt tài chính: Các quốc gia sử dụng đồng Euro phải tuânthủ các quy tắc và chính sách được quyết định tại cấp Liên minh Châu Âu. Điều này cónghĩa rằng họ mất đi một phần quyền kiểm sốt tài chính của mình và phụ thuộc vàoquyết định tại cấp trên.

thuế của mỗi quốc gia. Khi một quốc gia có tình hình kinh tế tốt hơn, điều này có thể tạora áp lực để giảm thuế và làm tăng sự cạnh tranh thuế giữa các quốc gia khác.

đồng Euro có thể tạo ra tình trạng tăng giá các mặt hàng cơ bản, đặc biệt đối với các quốcgia có mức giá thấp hơn trước khi chuyển đổi.

Mặc dù sử dụng đồng tiền chung châu Âu mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đồng thờigặp phải một số bất cập và thách thức. Để giải quyết những vấn đề trên, các quốc giachâu Âu cần có sự hợp tác và điều chỉnh linh hoạt trong việc quản lý tiền tệ và tài chínhchung.

<b>3. Đồng euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu</b>

Từ đầu thập kỷ 2010, một số quốc gia trong khu vực Euro đã phải đối mặt với vấnđề nợ công nghiêm trọng, gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu. Các quốcgia như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý đều gặp khó khăn với nợ cơnglớn, thiếu hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế chậm chạp; phần lớn liên quan đến đồngEuro và những vấn đề của hệ thống tài chính ngân hàng của Châu Âu.

<b>3.1. Diễn biến</b>

Trên thực tế, trước năm 2008 đã tồn tại vấn đề chênh lệch nợ công lớn giữa cácquốc gia thuộc khối Eurozone, khi Hy Lạp, Italia thường xuyên có mức nợ cơng trên100% GDP, trong khi có lúc nợ công của Ireland chỉ ở mức 27% GDP và Tây Ban Nhathường chỉ ở mức 50% GDP. Nhiều khoản nợ xấu của các nước trong khu vực Eurozoneđã được đẩy lên cao do đầu cơ bất động sản bằng nhiều khoản vay thế chấp tài sản đảmbảo dưới chuẩn. Đặc biệt, Chính phủ Hy Lạp đã giấu diếm nhiều khoản nợ công sau khivung tiền vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ Olympic Athen năm 2004.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu khởi đầu từ Mỹ vào năm 2008,nợ công các nước thành viên EU đều tăng đáng kể, hầu hết đều vượt q ngưỡng quyđịnh (60%) của khối, trong đó, điển hình là Italia và Hy Lạp đều có mức nợ cơng lần lượt

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

lên tới 112,5% và 126,7% GDP năm 2009. Khi lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 nămcủa Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 1/2010, lên 9,73% vào tháng 7/2010,thế giới nhận ra rằng Hy Lạp có thể sẽ vỡ nợ, đây chính là dấu hiệu khởi đầu cho cuộckhủng hoảng nợ công diễn ra tại EU.

Khủng hoảng nợ công bắt đầu từ Hy Lạp, sau đó lan sang Ireland và các quốc giakhác trong khu vực Eurozone. Giai đoạn 2010-2015, diễn biến nợ công của khu vựcEurozone ngày càng xấu đi, khi mức nợ công chung tăng từ 65% GDP năm 2007 lên91,6% GDP năm 2013 và ngân sách các nước liên tục trong tình trạng thâm hụt vượt quámức giới hạn 3% mà EU quy định.

Đến năm 2011, khủng hoảng nợ công của khu vực Eurozone đã trở thành nguy cơcó ảnh hưởng nghiêm trọng lớn nhất đến thế giới, khi Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italiavà Ireland tiếp bước Hy Lạp lâm vào tình trạng sắp phá sản. Theo thống kê của Eurostat,tính đến cuối năm 2014, nợ công ở khu vực Eurozone lên tới 91,9% GDP, mức cao nhấtkể từ khi đồng Euro được lưu hành từ năm 1999. Năm 2014, chi tiêu công của các nướctrong Eurozone tương đương 49% GDP, trong khi thu ngân sách chỉ đạt 46,6% GDP.

Nợ công tăng khiến các đường phố châu Âu "dậy sóng" bởi các cuộc biểu tình,đình cơng để phản đối tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, cắt giảm an sinh xã hội. "Cơnlốc" khủng hoảng nợ cơng đã cuốn trơi hàng nghìn tỷ USD và làm sụp đổ hệ thống chínhtrị của nhiều nước với sự ra đi của hàng loạt các chính trị gia.

<b>3.2. Nguyên nhân </b>

Đầu tiên, là việc Ngân hàng Trung ương châu Âu mới (ECB) đã đưa ra chính sáchlãi suất thấp, điều đó đã khuyến khích các chính phủ và doanh nghiệp vay tiền các ngânhàng một cách dễ dàng để phục vụ cho các hoạt động đầu tư, sản xuất, chi tiêu công, dẫnđến việc chi tiêu vượt mức và làm tăng nợ công.

Thứ hai, giá trị đồng Euro trở nên đắt lên tương đối so với đồng đô la Mỹ.

Thứ ba, là hoạt động làm méo mó thị trường của giới đầu cơ ngoại tệ. Thủ tướngHy Lạp, Tây Ban Nha và đặc biệt là bà A. Markel, Thủ tướng Đức cho rằng, chính cácquỹ và giới đầu cơ đã lợi dụng tình hình và làm xấu hơn cuộc khủng hoảng nợ công tạiHy Lạp và các quốc gia khác khi bán khống đồng Euro để kiếm lời (BusinessWeek,2011).

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Như vậy, ngun nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ cơng châu Âu là do sự hạnchế trong cơ chế phối hợp điều hành trong khu vực Eurozone làm cho chính sách tài khóathiếu bền vững và sự mất cân đối trong việc vay nợ của các quốc gia. Các quốc gia trongkhu vực chủ yếu hợp tác trong các chính sách tiền tệ, nhằm bảo đảm duy trì giá trị đồngEuro, trong khi các chính sách tài khóa lại chưa có được một sự đồng thuận và hài hịatương ứng. Điển hình là Hy Lạp, kể từ khi gia nhập khối đồng tiền chung châu Âu(Eurozone) vào năm 2001 cho đến khủng hoảng tài chính năm 2008, mức thâm hụt ngânsách được cơng bố trung bình vào khoảng 5% mỗi năm, trong khi con số này của cả khốiEurozone chỉ là khoảng 2% (2009).

Bên cạnh đó, nguyên nhân khác khiến cuộc khủng hoảng lan rộng và có nguy cơtrầm trọng hơn chính là việc thiếu cơ chế phối hợp ứng phó giữa các quốc gia trong khuvực. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng thực hiện những chính sách của riêng mình và khikhơng thể giải cứu được nền kinh tế mới nhờ đến sự viện trợ của EU và IMF, mà khơnghề có những cảnh báo sớm với một chiến lược xử lý về dài hạn được đưa ra.

<b>3.3. Tác động</b>

Đồng Euro trượt giá liên tục: Tác động đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ cơngchâu Âu chính là việc đồng euro liên tục trượt giá so với các đồng tiền khác. Điều nàygây thiệt hại cho tất cả các quốc gia trong khối Eurozone. Các ngân hàng và tổ chức tàichính có nguy cơ phá sản hàng loạt nếu như khu vực đồng tiền chung châu Âu tan vỡ.

Ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển: Sự sụt giá của đồng Euro làm giá trịxuất khẩu của các quốc gia giảm dẫn đến suy giảm kinh tế. Theo đánh giá củaUNESCAP, nếu như ở khu vực châu Âu thi hành các chính sách tài khóa nghiêm ngặt thìtăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ vào khoảng 6.5%.

Các ngành cơng nghiệp phụ thuộc vào năng lượng ở khu vực đồng euro đang phảivật lộn với tình trạng giá cao và tắc nghẽn nguồn cung. Tháng trước, giá năng lượng tăng38% so với cùng kỳ năm ngoái và lạm phát hàng năm đạt 9,1%, tăng so với 8,9% trongtháng 7 (2022).

Đồng thời, Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ chỉ thắt chặt chính sách tiềntệ dần dần và tác động lên tăng trưởng kinh tế có thể sẽ khơng được như mong đợi. Cáccơng ty có nợ phải trả đáng kể cũng có thể gặp khó khăn về thanh khoản, nhưng điều nàysẽ không gây ra tác động hệ thống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Tác động của khủng hoảng nợ công đối với kinh tế Hy Lạp</b>

Thứ nhất, hạ xếp hạng tín dụng. Thâm hụt ngân sách triền miên và liên tục vaythêm nợ mới của Hy Lạp trong giai đoạn 2009-2011 đã khiến giới đầu tư quốc tế quanngại về khả năng thanh toán các khoản nợ này. Kết quả là S&P, Moody’s và Fitch liêntục hạ xếp hạng tín dụng của trái phiếu chính phủ nước ngồi, có giai đoạn hạ xuống mứcCCC (theo Fitch đây là mức cận kề phá sản) khiến cho việc Chính phủ Hy Lạp vay thêmnợ mới hết sức khó khăn.

Thứ hai, lãi suất trái phiếu chính phủ tăng. Do xếp hạng tín dụng liên tục giảm nêngiá trái phiếu chính phủ cũng giảm theo, do vậy để huy động được vốn từ nguồn nàybuộc Chính phủ Hy Lạp phải liên tục nâng lãi suất của các chứng khốn chính phủ.

Thứ ba, cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ. Chính phủ đã chủ động cắt giảm mạnh cáckhoản chi tiêu và gia tăng nguồn thu chủ động từ thuế, cụ thể là: Tăng các loại thuế, đánhthuế vào các mặt hàng xa xỉ, giảm chi tiêu công (chi tiêu cho giáo dục, quân sự và an sinhxã hội), tư hữu hóa các doanh nghiệp quốc doanh, sa thải công chức và giảm chi tiêu y tế.Thứ tư, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) giảm. Do Chính phủ Hy Lạpphải áp dụng chính sách tài khóa khắc khổ để tiếp cận được các gói hỗ trợ của các địnhchế tài chính quốc tế, do vậy việc cắt giảm thâm hụt ngân sách được xem là quan trọnghàng đầu. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ nước này phải tăng thuế và giảm chi tiêucông. Khi tăng thuế, môi trường đầu tư kém hấp dẫn, do vậy ở thời kỳ khủng hoảng nợcông này, FDI vào Hy Lạp liên tục giảm, sức hấp dẫn của nền kinh tế cũng giảm đi.

Thứ năm, tăng trưởng GDP sụt giảm do nền kinh tế khơng có đủ động lực về vốnđể gia tăng đầu ra.

Thứ sáu, thất nghiệp gia tăng. Việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ tác động tiêucực đối với môi trường kinh doanh trong nước làm giảm hoạt động đầu tư, khiến chocông ăn việc làm tạo ra ngày càng ít, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

<b>3.4. Giải pháp</b>

Các nước EU đã đồng loạt áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng: cắt giảmchi tiêu cơng, xóa bỏ các khoản trợ cấp, tinh giảm bộ máy công quyền, thay đổi chế độhưu trí.

Thiết lập Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM): tổng số vốn là 750 tỷ EUR với khả năngcho vay thực tế là 500 tỷ EUR.

</div>

×