Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Luận án tiến sĩ luật học: Phạm tội có tổ chức trong Luật Hình sự Vịêt Nam và việc đấu tranh phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.13 MB, 220 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học :

1.T.S Trần Văn Độ

2. PGS.TS Kiều Đình Thụ

HA NOI-2002

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

œ ND

NHUNG TU VIET TAT TRONG LUAN AN

INTERPOLNxb

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố

trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả của luận án

ÌN be

Nguyễn Trung Thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.1. Pham tội có tổ chức - một hình thức đồng phạm đặc biệt...

1.2. Trách nhiệm hình sự của những người phạm tội có tổ chức.

Chương 2: Tình hình tội phạm có tổ chức ở Việt Nam trong giai đoạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CAP THIẾT CUA ĐỀ TÀI .

Đồng phạm, phạm tội có tổ chức đã được đề cập từ lâu trong lịch sử lập

pháp hình sự Việt Nam và ngày càng được hồn thiện. Đến nay chế định đồng

phạm nói chung, phạm tội có tổ chức nói riêng mặc dù đã được nha làm luật

điều chỉnh trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985, cũng như trong BLHS

hiện hành, song về mặt lý luận còn tồn tại những quan điểm khác nhau về khái

niệm "Phạm tội có tổ chức" và những dau hiệu của nó. Trong thực tiễn xét xử

có nhiều trường hợp việc áp dụng các qui phạm pháp luật hình sự để giảiquyết vụ án phạm tội có tổ chức chưa được thống nhất. Một số cơ quan điều

tra, truy tố, xét xử cịn nhầm lẫn phạm tội có tổ chức với những hình thức

đồng phạm khác hoặc vận dụng chưa thống nhất tình tiết "phạm tdi có tổchức" khi giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Về

mặt lập pháp, các qui phạm của BLHS về đồng phạm, về phạm tội có tổ

chức cịn chung chung và vẫn còn một số nhược điểm cơ bản mà chưa được

nhà làm luật nước ta giải quyết một cách thoả đáng. Vì vậy việc nghiên cứu

nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận và hoàn thiện về mặt lập pháp chế định

đồng phạm cũng như phạm tội có tổ chức có ý nghĩa quan trọng cả về mặtlý luận lẫn thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự đấu tranh phịngchống tội phạm.

Hiện nay, trên thế giới hầu như không một nước nào là khơng có tội

phạm có tổ chức. Do vậy, tội phạm có tổ chức được cả thế giới quan tâm đấu

tranh phịng. chống.

Ở Việt Nam, tình hình phạm tội có tổ chức có xu hướng điển biến phức

tạp và ngày càng gia tăng. Các băng, nhóm tội phạm có sử dụng vũ lực, hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

động theo kiểu "xd hội đen" đã xuất hiện khá nhiều ở các thành phố lớn như : HàNội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh... Hiện tượng phạm tội có tổ chức trongnhóm tội phạm liên quan đến tham nhũng mà điển hình là vụ TAMEXCO, vụ

Nhà máy dệt Nam Định, vụ đường dây 500KV, vụ Minh Phụng... đã và đang gây

ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm xói mịn bản chất tốt đẹp của xã hộixã hội chủ nghĩa, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tay cho các thế lực

thù địch lợi dụng chống phá cách mạng nước ta.

Trong bối cảnh thế giới hội nhập với sự phát triển mạnh mẽ của giao

lưu quốc tế, của q trình quốc tế hố mọi mặt đời sống xã hội, ở nước ta

các băng, nhóm phạm tội có tổ chức mang tính quốc tế cũng đã xuất hiện ở

một số lĩnh vực như : lừa đảo quốc tế trong đầu tư nước ngồi, bn lậu

quốc tế trong đó có buôn lậu ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tẩy rửa

tiền.... Có thể nói rằng, tình hình tội phạm có tổ chức ở nước ta trong thời

gian vừa qua đã gây nhức nhối và bất an cho xã hội. Vì vậy, việc nghiên

cứu tình hình tội phạm có tổ chức, tìm ra những nguyên nhân, điều kiện củatình hình tội phạm có tổ chức cũng như đề ra những biện pháp đấu tranh

phịng, chống tội phạm có tổ chức ở nước ta hiện nay là rất cần thiết và cấp

bách, nhất là khi tình hình trên thế giới cũng như ở trong nước có nhiềubiến động về chính trị, kinh tế và xã hội.

Tất cả những luận điểm nêu trên là những lý do lập luận cho sự lựa chọn

đề tài "Phạm tội có tổ chức trong luật hình sự Việt Nam và việc đấu tranh

phịng chống" làm đề tài nghiên cứu để bảo vệ luận án tiến sỹ luật học.

2. TINH HÌNH NGHIÊN CUU.

Đồng phạm, phạm tội có tổ chức cũng như tình hình tội phạm có tổ

chức là một trong những vấn để có nội dung phong phú và phức tạp, vì thế

được các nhà nghiên cứu lý luận luật hình sự, tội phạm học và các nhà áp

dụng pháp luật hình sự quan tâm chú ý và đề cập trong các cơng trình nghiên

cứu của mình. Nhiều nhà khoa học ở nước ngồi và trong nước đã có những

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

cơng trình, bài viết được công bố về chủ đề này. Đặc biệt các nhà khoa học

luật hình sự, tội phạm học của Liên Xơ (trước đây), của Cộng hồ Liên bang

Nga hiện nay đã có các cơng trình nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về

đồng phạm, về phạm tội có tổ chức. Đó là các cơng trình của các tác giả : A.

N Trai-nin, P.L Gri-sa-ev, G.I Kri-ger, P.G Bu-rơ-trac, P.A Xkơ-li-kơv, V.XƠ-trin-xcơ-vơ... Các cơng trình này đề cập đến vấn đề đồng phạm, phạm tội có

tổ chức cũng như tình hình tội phạm có tổ chức hoặc là dưới góc độ pháp lý

hình sự hoặc là dưới góc độ tội phạm học, xã hội học pháp luật.

Ở nước ta, trong những năm qua cũng đã có một số bài viết, chuyên

khảo về đồng phạm, về phạm tội có tổ chức dưới góc độ pháp lý hình sự. Đólà các bài viết của các tác giả : Đào Trí úc, Lê Cảm, Đặng Văn Doãn, TrầnVăn Độ, Kiều Dinh Thụ, Phạm Hồng Hải, Nguyễn Ngọc Hoà, Nguyễn VanNguyên, Đỗ Ngọc Quang, Trần Quang Tiệp... Nhìn chung các bài viết của

các tác giả trên chủ yếu dé cập đến chế định đồng phạm, trong đó ở một

chừng mực nhất định có dé cập đến vấn dé phạm tội có tổ chức. Tuy nhiên,

cũng có bài viết, dé tài tập trung phân tích riêng vấn dé phạm tội có tổ chức

như tác giả Nguyễn Vạn Nguyên có bài : "Phạm tội có tổ chức và trách

nhiệm hình sự đối với bọn phạm tội có tổ chức" hay tác giả Nguyễn MinhĐức có đề tài luận văn cao học "Hình thức phạm tột có tổ chức trong chế

định đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam".

Ngồi ra có một số tác giả bắt đầu quan tâm nghiên cứu tình hình tội

phạm có tổ chức ở nước ta trong những năm gần đây, như các tác giả :

Phạm Tuấn Bình, Phạm Thường Khanh, Trần Hữu Ứng, Nguyễn Xuân

Yêm... hoặc năm 1997 Tạp chí Trật tự an toàn xã hội - Trường Đại học

Cảnh sát nhân dân - Bộ Cơng an có tổ chức hội thảo về đề tài "Tội phạm có

tổ chức - những vấn đề lý luận và thực tiễn". Nhưng vì khn khổ của bài

viết hay mục tiêu của để tài nên khơng thể nghiên cứu làm sáng tỏ được

tồn bộ những khía cạnh của hình thức phạm tội có tổ chức trong luật hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

sự cũng như tình hình tội phạm có tổ chức ở nước ta một cách toàn diện cả

về mặt ly luận và thực tiễn. Như vậy, cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có

một cơng trình nghiên cứu chun khảo đồng bộ và có hệ thống nào cùng

một lúc dé cập đến vấn dé phạm tội có tổ chức ở cả phương diện pháp lýhình sự và cả phương diện tội phạm học.

3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHẠM VI CỦA LUẬN ÁN.

* Mục đích.

Mục đích cơ bản của luận án là làm sáng to một cách hệ thống và toàn

diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình thức phạm tội có tổ chức, tổ

chức tội phạm; đánh giá thực trạng tình hình tội phạm có tổ chức ở nước ta

trong những năm gần đây, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu

quả đấu tranh phòng chống loại tội phạm nguy hiểm này.

* Đối tượng nghiên cứu .

Luận án nghiên cứu hình thức phạm tội có tổ chức trong luật hình sự

Việt Nam và tình hình tội phạm có tổ chức ở nước ta dưới góc độ luật hình sự

và tội phạm học.

* Phạm vi nghiên cứu .

Do tính chất phức tạp về nhiều mặt của đề tài nghiên cứu, vì vậy luận

án chỉ giới hạn nghiên cứu hình thức phạm tội có tổ chức trong luật hình sựViệt Nam, tình hình tội phạm có tổ chức trong lĩnh vực trật tự an toàn xã

hội từ năm 1992 đến nay ở một số thành phố và địa bàn trọng điểm. Luận

án không đặt vấn dé nghiên cứu những tình hình tội phạm có tổ chức với

mục đích chính trị, xâm phạm sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân

* Nhiệm vụ của luận án.

Từ mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu nói trên, tác giả của luận

án đặt ra cho mình những nhiệm vụ chủ yếu sau đây :

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chế định đồng phạm nói

chung, phạm tội có tổ chức nói riêng trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam;phân tích làm rõ nội hàm của khái niệm phạm tội có tổ chức, tổ chức tội phạm,

các dấu hiệu đặc trưng của chúng theo luật hình sự Việt Nam; phân tích làm sáng

tỏ cơ sỞ của trách nhiệm hình sự, các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự

đối với những người phạm tội có tổ chức.

- Nghiên cứu, đánh giá tình hình tội phạm có tổ chức ở nước ta trong

những năm gần đây; nêu ra một số nguyên nhân và điều kiện của tình hình đó;

để xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tộiphạm có tổ chức.

4. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng và duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về

tội phạm và đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Trong q trình nghiên cứu đề tài luận án, tác giả đã sử dụng tổng hợp các

phương pháp nghiên cứu như : phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp lơgíc

pháp lý, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương phápthống kê chọn lọc, phương pháp chuyên gia, phương pháp hệ thống để rút ra

những qui kết phục vụ cho những kiến giải, nhận định trong luận án.

- Những ly luận được phát triển trong luận án cịn dựa trên các cơng

trình nghiên cứu nền tảng của các nhà khoa học pháp lý ở một số nước,

cũng như ở Việt Nam.

5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HOC CỦA LUẬN ÁN.

Theo tác giả đây là cơng trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và tồn diệnvề hình thức phạm tội có tổ chức, tổ chức tội phạm cũng như tội phạm có tổ chức ởcả phương diện pháp lý hình sự, ở cả phương diện tội phạm học. Trên cơ sở nghiên

cứu lý luận, tác giả của luận án đã làm sáng tỏ bản chất, đặc trưng của hình thức

phạm tội có tổ chức cũng như tổ chức tội phạm dưới góc độ khoa học luật hình sự,

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

sy ra được những điểm bất hợp ly trong các qui định của BLHS hiện hành về đồngspam nói chung, về phạm tội có tổ chức nói riêng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải

cúp hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành về đồng phạm và phạm tội có tổ

Từ nghiên cứu, đánh giá thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ

chức, tac giả đã rút ra được những đặc điểm tội phạm học của tình hình tội

phạm CÓ tổ chức, chỉ ra những nguyên nhân, điều kiện của tình hình đó, để

xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chốngtội phạm có tổ chức ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

6. Ý NGHĨA CUA LUẬN ÁN.

Về mat lý luận : những kết quả đạt được của luận án có thể góp một

phần nhỏ vào việc hồn thiện lý luận về phạm tội có tổ chức, tổ chức tội phạm,tội phạm có tổ chức.

Về mặt thực tiễn : những kết quả đạt được của luận án cịn góp phần vào

việc Xác định chính xác những tội phạm được thực hiện bằng hình thức phạm

tội có tổ chức, trên cơ sở đó áp dụng đúng đắn tình tiết “phạm tội có tổ chức”

khi giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với

những người phạm tội có tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng

chống tội phạm có tổ chức.

Mặt khác, những kết quả của luận án có thể được tham khảo để sửa đổi, bổ

sung hoàn thiện những qui định của BLHS về phạm tội có tổ chức, tổ chức phạmtội. Luận án cịn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình

nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn đấu tranh phịng chống tội phạm

nói chung, tội.phạm có tổ chức nói riêng.7. BO CỤC CỦA LUẬN ÁN.

Luận án có 199 trang. Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danhmục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương với 8 mục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

PHẦN NỘI DUNG

<small>Chương 1</small>

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHAM TOI CÓ TỔ CHỨC

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. PHAM TOI CĨ TỔ CHỨC - MỘT HÌNH THUC DONG PHAM ĐẶC BIỆT.

1.1.1. Đồng phạm và các hình thức đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam.

1.1.1.1. Khái niệm đồng phạm.

Đồng phạm nói chung, phạm tội có tổ chức nói riêng là những vấn đề

phức tạp của luật hình sự Việt Nam. Trước khi ban hành BLHS năm 1985

chưa có một văn bản pháp luật nào quy định khái niệm chung về đồng phạm,

về phạm tội có tổ chức với tính cách là một hình thức đồng phạm. Tuy nhiên,vấn dé đồng phạm, phạm tội có tổ chức đã được ghi nhận trong các văn bản

pháp luật hình sự của các triều đại phong kiến Việt Nam. Chẳng hạn, Quốc

triều Hình luật (Luật hình triều Lê 1428 — 1788) đã dé cập đến vấn dé đồng

phạm ở các Điều 35, 36, 116, 411, 412, 454, 469 và 539. Tuy nhiên, Bộ luật

này chưa có quy phạm định nghĩa về đồng phạm. Ở đây tính đồng phạm mới

chỉ được thể hiện ở nguyên tắc trừng trị tội phạm “Nhiều người cùng phạm

một tội thì lấy người khởi xướng làm đầu, người a tòng được giảm một bậc”

(Điều 35) [89, tr 46].

Hoàng Việt Luật lệ (Luật Gia Long) được khắc in lần đầu năm 1812, mặc

dù chịu ảnh hưởng Luật Thanh triều khá sâu sắc, nhưng nhiều điều luật, trong đó

có các điều luật qui định về đồng phạm vẫn tiếp thu qui định của Luật Hồng Đức

mà khơng có những cải biến đáng kể nào về kỹ thuật lập pháp. Chẳng hạn, Điều

29 của Luật này qui định : “Phàm cùng phạm tội thì lấy người tạo ý đầu tiên làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

i, những người tuỳ tùng giảm một bậc. Nếu mọi người trong cùng một nhà

-¡ng phạm lội thì buộc tội một minh tôn trưởng ”[49, tr 181].

Từ năm 1858 đến trước Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp xâm lược

nước ta, cho nên hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật hình sự của nước ta

nói riêng thời đó chịu ảnh hưởng tư duy pháp lý của hệ thống pháp luật châu

Âu lục địa. Hồng Việt Hình luật được ban hành ngày 3/ 7/ 1933 (có hiệu lực

ở miền Trung nước ta) đã có hẳn Chương IX qui định về chế định đồng phạm.

Tuy nhiên, Bộ luật này vẫn chưa có quy phạm định nghĩa về đồng phạm và

tính đồng phạm cũng chỉ dừng lại ở nguyên tắc trừng trị tội phạm : “Khi nào

nhiều người đông can một tội đại hình hoặc trừng trị mà xét rõ là đáng tội,quan toà phải xét trong những người ấy hoặc một người hoặc nhiều người làchính yếu phạm, cịn những người khác thời cho là tòng phạm và chỉ xử tội

bằng phân nửa tội người chính yếu phạm" [34, tr 273).

Sau Cách mạng tháng Tám, vấn đề đồng phạm tiếp tục được ghi nhận

ở nhiều văn bản pháp luật hình sự. Nhưng các văn bản pháp luật được banhành trong thời kỳ đầu, khi nhân dân lao động mới dành được chính quyền

mới chỉ dừng lai 6 việc quy định trách nhiệm hình sự đối với những trường

hợp đồng phạm cụ thể. Ví dụ : Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/ 11/ 1946 qui

định : "Người phạm tội đưa hối lộ cũng như nhận hối lộ... cịn có thể bị xử

tịch thu nhiều nhất là đến 3/4 gia sản. Các đồng phạm và tong phạm cũngbị xứ phạt như trên" [5,104]. Đến những năm 1950-1960, trong một số văn

bản pháp luật được ban hành, chẳng hạn, Sắc lệnh số 267/SL ngày 15 /6/

1956 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước,

tính đồng phạm đã được thể hiện ở nguyên tắc trừng trị tội phạm : "Nehié~

trị bọn chủ mitu, cam đầu, bọn ngoan cố, bọn hoạt. động đắc lực...; khoan

hồng đối với những người bị lừa phỉnh, bị ép buộc, lầm đường..." (S,tr 193].

Những qui định trên về đồng phạm, tuy chưa đầy đủ và hoàn chỉnh, nhưng

cũng đã phát huy được tác dụng tích cực trong đấu tranh phịng và chống

<small>„</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

tỏi phạm (nhất là các tội phạm có tính phá hoại), góp phần tích cực bảo vệ

chính quyền cách mạng còn non trẻ.

Vào những năm đầu thập ky 60 (cho đến trước năm 1985), cùng với sự

phát triển của khoa học luật hình sự, khái niệm đồng phạm đã bắt đầu được đề

cập trong các sách báo pháp lý hoặc trong các báo cáo tổng kết của ngành Toà

án. Chẳng hạn, tại Hội nghị tổng kết công tác xét xử năm 1963, Tồ án nhân

dân tối cao có đưa ra kết luận về đồng phạm (mà thời kỳ trước đây gọi là cộng

phạm) như sau: "Coi là cộng phạm nếu hai hoặc nhiều người cùng chung ý

chi, cùng chung hành động, nghĩa là hoặc tổ chức hoặc xúi giục, hoặc giúp

sức hoặc trực tiếp cùng tham gia thực hành tội phạm để cùng đạt tới kết quả

phạm tdi" [71, tr 30]. Kết luận trên đây đã xác lập một khái niệm về đồng

phạm (cộng phạm), trong đó đã nêu nên được các dấu hiệu điển hình của đồng

phạm - cơ sở pháp lý cho việc xác định vụ án đồng phạm. Tuy nhiên, khái

niệm này chưa mang tính khái quát, chưa phản ánh day đủ những dấu hiệu

pháp lý đặc trưng chung cho moi hình thức đồng phạm. Đến năm 1985 khi

BLHS đầu tiên được Quốc hội nước Cộng hồ XHCN Việt Nam khố VII, kỳ

họp thứ 9 thơng qua và có hiệu lực thì đồng phạm chính thức trở thành chế định

riêng và được qui định tại điều 17 BLHS với nội dung là : "Hai hoặc nhiều người

cố ý thực hiện một tội phạm là đồng phạm”. Việc BLHS lần đầu tiên ghi nhận

chế định đồng phạm trong đó qui định khái niệm đồng phạm đánh dấu một bước

phát triển về chất trong hoạt động lập pháp hình sự ở nước ta.

Mặc dù vậy, định nghĩa pháp lý về đồng phạm được ghi nhận trong Điều

17 BLHS 1985 vẫn chưa hồn tồn chính xác về mặt khoa học, chưa thể hiện

đúng và toàn diện bản chất -nháp lý chung của khái niệm đồng phạm [16, tr157-158]. Trong khái niệm này, nhà làm luật có sử dụng cụm từ “hai hoặc

nhiều người” như vậy là có sự lặp lại, bởi vì nhiều người đã bao hàm cả trườnghợp hai người. Để khắc phục nhược điểm này, trong BLHS (sửa đổi) được Quốc

hội thông qua ngày 21/ 12/ 1999 (sau đây gọi tắt là BLHS 1999) các nhà lập

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

cháp đã sửa đối khái niệm đỏng phạm và qui định tại Điều 20 với nội dung như

Sỹ : “Đồng phạm là trường hop có tit hai người trở lén cố ý cùng thực hiện một

tôi phạm '

Phân tích khái niệm này về đồng phạm chúng tơi thấy rằng, mặc dù các

nhà lập pháp nước ta đã sửa đổi nội dung của khái niệm đồng phạm, khắc phụcđược những điểm bất hợp lý trong việc quy định khái niệm đồng phạm tại Điều17 BLHS 1985, nhưng khái niệm đồng phạm trong BLHS năm 1999 vẫn còn

những điểm cần phải bàn thêm. Đó là trong khái niệm này vẫn tiếp tục sử dụng

cụm từ “cùng thực hiện một tội phạm” như trong khái niệm đồng phạm được

quy định tại Điều 17 BLHS năm 1985. Theo chúng tôi cụm từ “cùng thực hiện

tội phạm” mới chỉ dé cập đến hành vi của một loại người đồng phạm là ngườithực hành, bởi vì theo quy định tại khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 trong sốnhững người đồng phạm chỉ có người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội

phạm, còn những người đồng phạm khác như : người tổ chức, người gitip sức,

người xúi giục chỉ tham gia vào việc thực hiện tội phạm bằng cách tổ chức, xúi

giục hoặc giúp sức người thực hành thực hiện tội phạm. Do vậy khái niệm vềđồng phạm quy định tại Điều 20 BLHS năm 1999 chưa bao quát hết các loại

hành vi của tất cả những người đồng phạm. Theo chúng tơi để đảm bảo chính

xác về mặt khoa học khái niệm đồng phạm cần được sửa lại như sau : “Đồngphạm là hình thức phạm tội do hai người trở lên cố ý cùng tham gia thực

hiện mội tội phạm”

Với nội dung trên, đồng phạm địi hỏi phải ¢6 các dấu hiệu phan ánh

mối liên hệ về mặt khách quan và chủ quan của những người cùng tham gia

thực hiện tội phạm :

a) Về mặt khách quan, đồng phạm địi hỏi có từ hai người trở lên đủ

điều kiện về chủ thể của tội phạm cùng tham gia vào việc thực hiện một tội

phạm cụ thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

. Như vậy, để thừa nhận một trường hợp phạm tội cụ thé là đồng phạm

đòi hỏi phải thoả mãn cả dấu hiệu định lượng và cả dấu hiệu định tính :

Về mặt định lượng, đồng phạm doi hỏi phải có từ hai người trở lên đủ

điều kiện chủ thể của tội phạm tham gia vào thực hiện một tội phạm cụ thể.

Dấu hiệu pháp lý này là dấu hiệu định lượng xác định rõ số lượng người

và số lượng tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm. Nội dung của dấu hiệu

này thể hiện ở những điểm sau đây :

Thứ nhất, về số lượng người thực hiện tội phạm trong đồng phạm, phải

có từ hai người trở lên và những người này phải có năng lực trách nhiệm hìnhsự và đạt đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà luật định.

Mặc dù BLHS không qui định số người tối đa tham gia thực hiện tội phạm

dưới hình thức đồng phạm là bao nhiêu, nhưng tối thiểu cũng phải từ hai người

trở lên. Việc qui định số lượng người trong đồng phạm là bat buộc để phân biệt

với trường hợp thực hiện tội phạm riêng lẻ (bởi một người).

Thứ hai, tội phạm được thực hiện bằng hình thức đồng phạm phải là

một tội phạm cố ý cụ thể, độc lập với các tội phạm khác, chứ không phải là tội

phạm nói chung. Như vậy, xác định đồng phạm là xác định mối quan hệ giữa

những người cùng tham gia thực hiện một tội phạm cụ thể nhất định.

Qua nghiên cứu dấu hiệu khách quan này của đồng phạm cho thấy rằng,

nếu có nhiều người tham gia thực hiện một tội phạm mà chỉ có một người thoả

mãn các điều kiện về chủ thể của tội phạm, còn những người khác khơng có

đủ các, điều kiện đó thì đây là trường hợp phạm tội độc lập, riêng lẻ, chứ

không phải là trường hợp đồng phạm. Bởi lẽ, chỉ những người có đủ điều.kiện

về chủ thể của tội phạm cùng tham gia thực hiện một tội phạm mới có thể là

người đồng phạm.

Mặt khác, nếu có nhiều người thực hiện nhiều tội phạm khác nhau thì

chỉ tội phạm nào có sự cố ý cùng tham gia thực hiện của nhiều người mới có

thể được coi là thực hiện bằng hình thức đồng phạm, cịn những tội khong có

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

.›ùng tham gia thực hiện của nhiều người (hai người trở lên) thì khơng được

„là thực hiện bằng hình thức đồng phạm.

Về mặt định tính, đồng phạm địi hỏi phải có sự cùng tham gia vào việcac hiện một tội phạm của từ hai người trở lên. Sự cùng tham gia này thể hiện

.một trong bốn loại hành vi : hành vi thực hành, hành vi xúi giục, hành vi tổ

“ức và hành vị giúp sức việc thực hiện tội phạm. Nếu không tham gia vào

ec thực hiện tội phạm bằng-một trong bốn loại hành vi nêu trên thì khơng

, he coi là cùng tham gia thực hiện một tội phạm. Như vậy, hành vi của những

người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm có thể là hành vi thực hành (rực tiếp thực hiện một tội phạm) hoặc là hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức

việc thực hiện tội phạm (góp phần vào việc thực hiện tội phạm). Những hành

vị này phải được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau, tác động

qua lại lẫn nhau. Hành vi của người này bổ sung cho hành vi của người khác.

Hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho việc phạm tội chung, là một khâu

quan trọng trong hoạt động phạm tội chung của cả nhóm và khi tổng hợp lại sẽ

lao thành một hành vi phạm tội thoả mãn đầy đủ những dấu hiệu của một cấu

thành tội phạm cụ thể. Thực tiễn cho thấy có trường hợp đồng phạm (đồngphạm phức tạp) có thể chỉ có một hoặc một số người trực tiếp thực hiện tộiphạm, cịn những người khác chỉ có hành vi góp phần vào việc thực hiện tộiphạm với vai trị tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức. Vì vậy, nếu tách riêng từnghành vi của mỗi người trong đồng phạm, sẽ có hành vi ( như tổ chức, xúi giục,

giúp sức ) khơng có đầy đủ dấu hiệu của một cấu thành tội phạm, nhưng nếuxem xét hành vi đó trong sự kết hợp với hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm củangười thực hành tạo thành hành vi phạm tội chung. thì lại có đủ dấu hiệu của

cấu thành tội phạm của một tội phạm cụ thể. Từ sự phân tích này cho thấy,

trong đồng phạm hành vi thực hành là hành vi trung tâm, vì thiếu hành vi thựchành tội phạm thì khơng có đồng phạm ; còn nếu thiếu hành vi xúi giục, giúp

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

sức hay hành vi tổ chức, nhưng có hành vi đồng thực hành thì vẫn có đồng

Thực tiễn cho thấy, trong một vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành

vị tham gia : tổ chức, xúi giục, giúp sức, thực hành, nhưng cũng có thể chỉ có

một loại hành vi là cùng trực tiếp thực hiện tội phạm (đồng thực hành), khơng

có hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức. Mặt khác, một người đồng phạm có thể

tham gia thực hiện tội phạm với một loại hành vi, nhưng cũng có thể tham gia

với nhiều loại hành vi khác nhau (vừa xúi giục, vừa tổ chức lại vừa trực tiếp thựchiện tội phạm). Họ có thể tham gia từ đầu, nhưng cũng có thể tham gia khi tội

phạm đã xảy ra, thậm chí cả khi tội phạm đã bước sang giai đoạn hoàn thành vềmặt pháp lý nhưng chưa kết thúc trên thực tế [36].

Hành vi cùng tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm có thể được

thực hiện bằng hình thức hành động hoặc không hành động (như hành vi trựctiếp thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức) hoặc chỉ có thể là hành động (như

hành vi xúi giuc, hành vi tổ chức việc thực hiện tội phạm).

Hậu quả của tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm là kết quả chung

do hoạt động của những người đồng phạm gây ra. Điều đó có nghĩa rằng hànhvi riêng biệt của mỗi người đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chung

của tội phạm được thực hiện bằng hình thức đồng phạm. Hành vi của mỗi

người đồng phạm có thể có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với hậu quả củatội phạm. Song với vai trò là hành vi trung tam, hành vi của người thực hành

luôn là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả của tội phạm, còn hành vi

hành vi của những người đồng phạm khác chỉ có thể là nguyên nhân gây rahạ>»quả của tội phạm nếu chúng tồn tại trong mối liên kết với hành vi thực

hiện tội phạm của người thực hành và phải thông qua hành vi của người thực

hành mới gây ra được hậu quả của tội phạm. Chính vì vậy, hành vi của những

người khác trong đồng phạm (hành vi của người tổ chức, người xúi giục,

người giúp sức) thường xảy ra trước hành vi của người trực tiếp thực hiện tội

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

chạm. Riêng hành vi giúp sức có thể xảy ra đồng thời với hành vi thực hiện tội

nhạm của người thực hành, kể cả trường hợp tội phạm mà người thực hành

thực hiện đã bước sang giai đoạn hoàn thành nhưng chưa kết thúc trên thực tế.

Do vậy, có ý kiến cho rằng, thời điểm hồn thành tội phạm theo luật định hồn

tồn khơng phải là một căn cứ để loại trừ việc xét xử về đồng phạm đối với

những hành vi mới xuất hiện sau thời điểm đó [29].

b. Về mặt chủ quan, đồng phạm địi hỏi phải có sự cùng cố ý của nhữngngười tham gia thực hiện một tội phạm. Sự cùng cố ý của những người tham

gia vào việc thực hiện tội phạm là dấu hiệu chủ quan cần thiết, bắt buộc của

đồng phạm. Thiếu dấu hiệu này thì khơng có đồng phạm, kể cả trường hợp

thoả mãn các dấu hiệu khách quan đã phân tích ở trên.

Sự cùng cố ý của những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm thể

hiện ở sự liên kết thống nhất về ý thức cùng phạm tội, ở mối liên hệ, tác độngtương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau về mặt tâm lý giữa những người đồng phạm.

Khi tham gia thực hiện một tội phạm, mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý

với hành vi của mình, mà cịn biết và mong muốn sự cố ý của những người

đồng phạm khác cùng tham gia thực hiện tội phạm với mình. Sự cùng cố ý này

được thể hiện trên hai phương diện lý trí và ý chí.

Về lý tri, mỗi người đồng phạm khơng những phải nhận thức được hành

vi tham gia thực hiện tội phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội mà còn phảinhận thức được hành vi cùng tham gia thực hiện tội phạm với mình của những

người đồng phạm khác cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do vậy, nếu chỉ

biết mình có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà khơng biết người khác cũng cóhành vi nguy hiểm cho xã hội với mình, thì chưa phải là cùng cố ý và do vậy

chưa phải là đồng phạm [35,tr 149]. Mặt khác. mỗi người đồng phạm còn thấy

trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra cũng như hậu

quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>IS `</small>

Từ phân tích trên, có thể thấy rằng, nếu tất cả những người đồng phạm

đẻu là người trực tiếp thực hiện tội phạm (người thực hành) thì mỗi người

trong số họ trước hết phải nhận thức được hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm

của mình là nguy hiểm cho xã hội, đồng thời cũng phải nhận thức được hành

vi trực tiếp thực hiện tội phạm cùng với mình của những người khác cũng là

hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả chung của tội phạm

mà họ cùng trực tiếp tham gia thực hiện. Như vậy, những người đồng thựchành (cùng trực tiếp thực hiện tội phạm) đều nhận thức được tính chất nguy

hiểm cho xã hội trong hành vi của bản thân họ, đồng thời nhận thức được tínhchất nguy hiểm cho xã hội trong hành vi phạm tội chung, nhận thức được tính

chất của tội phạm mà họ cùng trực tiếp thực hiện.

Trong trường hợp, tham gia vào việc thực hiện một tội phạm với người

thực hành cịn có người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, thì những ngườinày phải nhận thức được hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức người khác thực hiệntội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự. Mặt khác nhữngngười này cũng phải nhận thức được hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm củangười thực hành là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Như vậy, về cơ bản nhữngngười tổ chức, người xúi giục, người giúp sức nhận thức được tính chất của tộiphạm mà họ đã tổ chức, xúi giục hoặc giúp người thực hành thực hiện.

Từ lơgíc trên cho thấy, nếu người thực hành lại thực hiện một tội phạm

khác nằm ngoài ý định phạm tội của người tổ chức, người xúi giục, người giúp

sức và bản thân những người này không hề biết trước thì họ sẽ khơng đồngphạm với người thực hành về tội phạm này...

Một vấn đề được dat ra là, đối với người thực hành có địi | hịi phải nhận

thức được sự tác động, hỗ trợ họ thực hiện tội phạm từ phía người tổ chức, xúi

giục, giúp sức hay khơng (2). Nhìn chung,-hầu hết các trường hợp phạm tộidưới hình thức đồng phạm, người thực hành đều biết được sự tác động, hỗ trợhọ thực hiện tội phạm từ phía người tổ chức, xúi giục, giúp sức. Đây là vấn đề

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

ham gia thực hiện tội phạm) của người tổ chức, giúp sức. Vậy trong trường

hop nay giữa người trực tiếp thực hiện tội phạm với những người không trực

<small>gp thực hiện tội phạm (tổ chức, giúp sức việc thực hiện tội phạm) có xuất</small>

hiện quan hệ đồng phạm không (?). Vé vấn dé này các nhà nghiên cứu luật

hình sự hiện nay cịn có những quan điểm khác nhau: có quan điểm cho là

người thực hành phải biết được sự tác động, hỗ trợ họ thực hiện tội phạm từ

phía người tổ chức, xúi giục, giúp sức thì giữa họ với nhau mới xuất hiện quan

hệ đồng phạm; quan điểm khác thì cho rằng, sự hiểu biết của người thực hànhvẻ hành động phạm tội của người tổ chức, xúi giục, giúp sức không phải làdấu hiệu pháp lý bắt buộc của đồng phạm.Những người theo quan điểm này,có cả một số nhà hình sự học người Nga. Chẳng hạn, B.A. Cu-ri-nốp cho rằng: “Người thực hành có thể biết hoặc khơng biết sự cùng tham gia thực hiện tội

phạm của người tổ chức, xúi giục, giúp sức, diéu đó khơng có ý nghĩa gì đối

với chế định đồng phạm” [101,tr 91], hoặc P.G. Bu-rơ-trắc cho rằng “Vẫn có

thể có trong đồng phạm mối liên hệ chủ quan một chiều giữa những người

cùng tham gia thực hiện tội phạm” [103,tr 48]. Để luận chứng cho quan điểmcủa mình, ơng đưa các ví dụ về sự giúp sức bí mật như người giúp sức giúp

người thực hành thực hiện hành vi phạm tội mà người thực hành khơng hề biếtviệc mình đã sử dụng sự giúp sức của người khác khi thực hiện hành vi phạm

tội. Như vậy theo các quan điểm này, người thực hành không nhất thiết phải

nhận thức được sự tác động, hỗ trợ họ thực hiện tội phạm từ phía người tổ

chức, người xúi giuc hay người g1úp sức.

Theo chúng vi, quan điểm thứ nhất hợp lý hơn, vì theo Điều 20 BLHS,

mối liên hệ chủ quan giữa những người đồng phạm là mối quan hệ hai chiều

vice

lữa người thực hành với những đồng phạm khác (người tổ chức, xúi giuc,

giúp sức). Hanh vi tổ chức, xúi giục, giúp sức chỉ có thể gây ra sự tác động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

nào dO đối với người thực hành tội phạm mà người tổ chức, người xúi giục,người giúp sức cùng tham gia thực hiện nếu người thực hành nhận thức đượcsự tác động, hỗ trợ ấy. Bởi lẽ, bản chất của sự liên kết, thống nhất về mặt chủ

quan trong đồng phạm chính là mối liên hệ, tác động hỗ trợ và ảnh hưởng lẫn

nhau về mặt tâm lý giữa những người đồng phạm. Do vậy, những hành vi tổchức, giúp sức bí mật là mối liên hệ chủ quan một chiều hồn tồn khơng

thoả mãn dấu hiệu chủ quan của đồng phạm. Tất nhiên, mối liên hệ chủ quan

hai chiều này chỉ tồn tại giữa người trực tiếp thực hiện tội phạm với người tổ

chức, xúi giục, giúp sức. Thế còn giữa những người tổ chức người xúi giục,

người giúp sức khơng địi hỏi mối liên hệ chủ quan hai chiều này.

Như vậy, về mặt lý trí, người trực tiếp thực hiện tội phạm (người thực

hành) và những người không trực tiếp thực hiện tội phạm ( người tổ chức,

người xúi giuc, người giúp sức) trước hết phải nhận thức được hoạt động phạm

tội của nhau, nhận thức được tính chất của tội phạm mà họ cùng tham gia thực

hiện cũng như hậu quả chung của tội phạm do hành vi của họ gây ra.

Về ý chí, những người đồng phạm đều mong muốn có sự cùng tham gia

thực hiện tội phạm ( mong muốn có hoạt động phạm tội chung ) và cùng

mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả chung của tội phạm x4y ra.

Do vậy, đối với trường hợp những người thực hiện tội phạm khơngmong muốn có sự liên kết hành vi, mà hành vi của họ là độc lập, khơng có sựrủ rê nhau thì chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ. Cũng là trường hợp phạmtội riêng lẻ khi hậu quả mà những người thực hiện tội phạm mong muốn

không đồng nhất với nhau [31,tr 150].

Thực tế cho thấy, trong đa số trường hợp, những người đồng phạm đều

mong muốn cho hậu quả của tội phạm xảy ra, nên họ rất tích cực thực hiện

hành vi của mình. Nhưng hãn hữu cũng có trường hợp những người đồngphạm có ý thức bỏ mac cho hậu quả củwtội-phạm:- bo G :<sub>7}</sub>

THU VIEN E <sup>Dâu</sup>

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

<small>PHÒNG ĐỌC _</small>

LATS A

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Từ những phân tích trên cho thấy lỗi trong trường hợp đồng phạm là lỗi

cố ý, chủ yếu là cố ý trực tiếp. Không thể có đồng phạm trong tội được thực

hiện do vơ ý của những người phạm tội. Quan điểm cho rằng đồng phạm chỉ có

trong tội được thực hiện do lỗi cố ý của những người phạm tội không chỉ được

ghi nhận về mặt lập pháp hình sự, mà cịn là quan điểm chính thống trong xét

xử cũng như trong lý luận hình sự của nước ta và một số nước khác. Ví dụ, Điều

25 BLHS của nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa khẳng định : "... hai người

qrở lên cùng thực hiện một tội phạm vơ ý thì khơng phải là đông phạm. Những

người này phải chịu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt riêng rể về chính tộiphạm mà họ đã thực hiện " [93], hoặc Điều 33 BLHS của Cộng hoà Liên bang

Nga năm 1996 quy định : " Hai hoặc nhiều người cùng cố ý tham gia thực hiện

một tội cố ý là đồng phạm" [5,tr 59). Tuy nhiên, pháp luật hình sự của một sốnước khác, khi xác định đồng phạm, dấu hiệu "cố ý” cùng thực hiện khơng

được xem Xét tới. Ví dụ, tại Điều 60 BLHS Nhật Bản có quy định : "Hai hoặc

nhiều người cùng thực hiện một tội phạm đều là những chính phạm [4.tr 21].

Ngồi dấu hiệu cùng cố ý thực hiện tội phạm đã phân tích ở trên, đồng

phạm địi hỏi cịn phải có sự thống nhất về mục đích, động cơ phạm tội trongtrường hợp đồng phạm những tội mà luật qui định mục đích hoặc động cơphạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội phạm.

Được coi là có sự thống nhất về mục đích, động cơ nếu những người

cùng tham gia thực hiện tội phạm đều có chung mục đích, động cơ được phảnánh trong cấu thành tội phạm hoặc biết rõ và tiếp nhận động cơ mục đích đó.

Chẳng hạn, người chở thuê cho bọn khác trốn ra nước ngoài để chống chính

quyền nhân dân, mặc dù người chở th khơng có mục đích đó, nhưng biết rõ .„

và tiếp nhận mục dich đó thì người chở th vẫn bi coi là đồng phạm tội trốn .

ra nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 91 BLHS 1999).

Đối với những tội phạm mà theo qui định của BLHS hiện hành, mục

đích hoặc động cơ phạm tội khơng phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

sham, thi khi cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm đó, mặc dù mỗi người

sham tội có những mục đích, động cơ phạm tội khác nhau, họ vẫn bị coi là

jong phạm. Trong những trường hợp này, nhân tố liên kết hành vi của những

người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm để đạt được kết quả chung là

sự mong muốn cùng tham thực hiện tội phạm, mong muốn có hành vi phạm

tội chung. Sự mong muốn này có thể xuất phát từ những động cơ hoặc mục

dich khác nhau của những người đồng phạm.

Tóm lại, khi đã thoả mãn day đủ các dấu hiệu khách quan, chủ quan kể

trên thì những tội phạm có từ hai người trở lên tham gia mới được coi là những

tội phạm được thực hiện bằng hình thức đồng pham. _

1.1.1.2. Các hình thức đồng phạm.

Đồng phạm là một hình thức phạm tội phức tạp. Do vậy, khoa học luật

hình sự Việt Nam đặt vấn đề cần phải phân loại hình thức đồng phạm. Việcxác định đúng hình thức đồng phạm là yếu tố quan trọng để có đường lối xử lýđúng, để cá thể hố trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt phù hợp vớitính chất mức độ nguy hiểm của từng hình thức đồng phạm.

Hình thức đồng phạm là một khái niệm chỉ sự tồn tại của hiện tượng

đồng phạm dựa vào mức độ chặt chẽ của quan hệ đồng phạm. Hình thức

đồng phạm nói lên đặc trưng cơ cấu của mối liên kết giữa những ngườiđồng phạm với nhau, tính chất của mối liên kết đó, mức độ tổ chức và vai

trị mà mỗi người đồng phạm đảm nhận [27,tr 16]. Bất cứ một nội dung

đồng phạm nào cũng tồn tại trong một hình thức đồng phạm nhất định và

ngược lại, khơng có một hình thức đồng phạm nào lại không chứa đựng một

nội dung đồng phạm nhất định... .

Phân loại các hình thức đồng phạm thực chất là việc chia các hình thức

đồng phạm thành các nhóm khác nhau dựa trên những căn cứ xác định , nhằm

vào mục đích nhất định. Theo chúng tơi, phân loại các hình thức đồng phạm

khơng có mục đích tự thân, phân loại khơng chỉ để mà phân loại, mà phân loại

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

a hình thức đồng phạm phải đạt được mục đích đánh giá tính chat, mức độ

aa hiểm cho xã hội của từng hình thức đồng phạm; trên co sở đó dé dé ra“ninh sách hình sự đối với từng hình thức đồng phạm, mà cụ thé là xây dung

-jc quy phạm của BLHS về nguyên tac xử lý, về tình tiết tăng nặng trách

nhiệm hình sự, về tình tiết tăng nặng định khung hình phạt... Chỉ trên cơ sở

các qui định của BLHS về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng

hình thức đồng phạm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể xác

định chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm của từng hình thức đồng phạm để

phân hố trách nhiệm hình sự nói chung và cá thể hố hình phạt đối với từng

người đồng phạm nói riêng.

Để đạt được mục đích trên, căn cứ để phân loại các hình thức đồng

phạm phải là những tiêu chí phản ánh được nội dung xã hội của đồng phạm,

đó là tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi hình thức đồng phạm.Như vậy, theo quan điểm của chúng tơi, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã

hội của đồng phạm cao hay thấp là căn cứ thống nhất của việc phân loại cáchình thức đồng phạm.

Do chưa có quan điểm thống nhất về căn cứ để phân loại các hình thức

đồng phạm, hiện nay vẫn cịn nhiều cách phân loại các hình thức đồng phạmkhác nhau, dựa vào các tiêu chí khác nhau.

Cách phân loại phổ biến nhất hiện nay là cách phân loại căn cứ vào tính

chất, đặc điểm của mối liên hệ về mặt khách quan và chủ quan giữa những

<small>người đồng phạm. :</small>

Cu thể là, căn cứ vào tinh chat đặc điểm của mối liên kết về mat chủ

quan giữa những người đồng phạm, đồng phạm được phân thành hai loại là

đồng phạm có thơng mưu trước và đồng phạm khơng có thơng mưu trước.Đồng phạm khơng có thơng mưu trước là hình thức đồng phạm trong đókhơng có sự thoả thuận, bàn bạc với nhau từ trước giữa những người đồng

phạm về việc thực hiện tội phạm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Do khơng có sự bàn bạc, trao đổi trước nên sự phối hợp hành động-ạm tội giữa những người đồng phạm mang tính ngẫu nhiên, nhất thời, thiếu

Pe chế và tính nguy hiểm cho xã hội cũng hạn chế so với các hình thức đồng

-hạm khác. Tuy những người đồng phạm khơng có sự bàn bạc, trao đổi trướcđi nhau về việc thực hiện tội phạm, nhưng mỗi người đều nhận thức được họ

-ung với những người đồng phạm khác đang thực hiện một tội phạm nhất

Jinh, hoạt động phạm tội của mỗi người trong số họ tiến hành trong sự liên kết

với nhau [65,189].

Đồng phạm có thơng mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó những

người đồng phạm có sự thoả thuận, bàn bạc trước với nhau về tội phạm cùng

thực hiện.

Sự bàn bạc, thoả thuận với nhau giữa những người đồng phạm được thể

hiện ở việc vạch ra kế hoạch thực hiện tội phạm, chuẩn bị chu đáo các công cụ,

phương tiện để thực hiện tội phạm. .. Tóm lại là họ có thể thỏa thuận thống nhất

về mọi chi tiết có liên quan đến tội phạm. Do vậy, giữa họ có mối liên kết về ýthức lẫn hành vi phạm tội chặt chế hơn và loại đồng phạm này nói chung nguy

hiểm hơn loại đồng phạm khơng có thơng mưu trước. :

Căn cứ vào những đặc điểm khách quan về sự tham gia vào việc thực

hiện tội phạm của những người đồng phạm, đồng phạm được phân loại thànhđồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.

Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người

cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm đều có vai trị là người thực hành

(người trực tiếp thực hiện tội phạm).

Như vậy, ở hình thức đồng phạm giản đơn, tất cả những người cùng

tham gia thực hiện tội phạm có vai trị như nhau trong việc thực hiện tội phạm.

Hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm của một tội phạm cụ thể được tất

cả những người đồng phạm cùng trực tiếp thực hiện (đồng thực hành). Họ có

thể thực hiện trọn vẹn hành vi khách quan được mô tả trong cấu thanh:tdi

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

„am, HOẶC mỗi người trong số họ chỉ thực hiện một phần (loại) hành vi khách

; cạn, nhưng tổng hợp tất cả các hành vi đó lại tạo thành hành vi được mô tả

wong cấu thành tội phạm của tội được thực hiện.

Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc mộtsở người tham gia giữ vai trò là người thực hành, còn những người khác giữ

vai trò là người tổ chức, người xúi giục hay là người giúp sức.

Như vậy, trong đồng phạm phức tạp, những người tham gia vào việc

thực hiện tội phạm có vai trị khác nhau: có người trực tiếp thực hiện tội phạm(người thực hành), những người khác thì khơng trực tiếp thực hiện tội phạm

mà chi có hành vi tác động, hô trợ hoặc chỉ đạo người thực hành thực hiệnhành vi khách quan của tội phạm.

Căn cứ vào đặc điểm tính chất của mối liên kết về mặt khách quan và chủ

quan giữa những người đồng phạm, đồng phạm được phân thành đồng phạm có

tổ chức (phạm tội có tổ chức) và đồng phạm thường (khơng có tổ chức).

Trong số những hình thức đồng phạm trên, chỉ có phạm tội có tổ chức làhình thức đồng phạm được BLHS qui định cụ thể tại khoản 3 Điều 20. Đồngthời, cũng chỉ hình thức "phạm tội có tổ chức" được quy định là một trong

những tình tiết tăng nặng tại Điều 48 BLHS, là tình tiết tăng nặng định khunghình phạt của nhiều tội phạm cụ thể.

Ngồi cách phân loại trên, trong lý luận còn thấy một số cách phân loại

hình thức đồng phạm khác. Chẳng hạn như : dựa theo hình thức tham gia,

đồng phạm được chia thành bốn hình thức tương ứng với bốn loại người đồng

phạm: đồng phạm thực hành; đồng phạm xúi giục; đồng phạm tổ chức ; đồngphạm giúp sức. Những người theo quan điểm này lập luận rằng việc phân loại

như vậy để biết những hình thức tham gia như thé nào thì bị coi là đồng phạm.[22,tr 40]. Chúng tơi đồng nhất với quan điểm của T.S luật học Võ Khánh

Vinh, khi ơng cho rằng cách phân chia này có sự nhầm lẫn giữa khái niệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

pe người đồng phạm" với khái niệm "hình thức đồng phạm”. Đó là hai khái

pe hoàn toàn khác nhau [82,tr 61]. :

¡ — Ngồi ra, có cách phân loại chỉ chia đồng phạm thành ba hình thức cơ

li là : đồng phạm đơn giản, đồng phạm phức tap; phạm tội có tổ chức va chỉ

ra những đặc điểm riêng của từng hình thức đồng phạm này như sau :

1) Đồng phạm giản don là hình thức đồng phạm khơng có sự thoả thuận

trước giữa những người cùng thực hiện tội phạm và thường có những dấu hiệu

dặc trưng sau : khơng có sự bàn bạc trước về kế hoạch thực hiện tội phạm;

khong có sự phân cơng vai trị giữa những người đồng phạm; những người

đồng phạm đều đóng vai trị là những người trực tiếp thực hiện tội phạm bằng

chính hành vi của minh. Sự liên kết về mặt chủ quan giữa những người đồng

phạm không đáng kể và chỉ hạn chế ở việc mỗi người chỉ biết về hoạt động

phạm tội của người khác ở thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm, hoặc thậm

chí trong q trình thực hiện tội phạm.

2) Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm có sự thoả thuận trước

giữa những người cùng thực hiện tội phạm và thường có những dấu hiệu đặc

trưng cơ bản sau : có sự bàn bạc trước về kế hoạch thực hiện tội phạm nhưngchưa đầy đủ, chưa tỷ mi (dấu hiệu bắt buộc); có sự phân cơng vai trò giữa

những người đồng phạm nhưng chưa cụ thé và chặt chẽ, mà những người đồngphạm trong đa số những trường hợp thường đóng vai trị là những người cùng

trực tiếp thực hiện tội phạm bằng hành vi của minh; trong q trình bàn bạc kếhoạch, phân cơng vai trị ở một chừng mực nào đó giữa những người đồng

phạm đã tạo nên sự liên kết nhất định về mặt chủ quan nhưng chưa bền vững.

... 3) Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm thể hiện tính nguy hiểmcho xã hội cao hơn cả và có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau : có sự bàn

bạc trước về kế hoạch thực hiện tội phạm tương đối ty my va day đủ (hoặc rất

đầy đủ, ty my). Có sự phân cơng vai trị thực hiện tội phạm khác nhau giữa

những người đồng phạm tương đối cụ thể và chặt chẽ (hoặc cụ thể và chặt

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

-hé), tức là ngoài người thực hành cịn có các dạng người đồng phạm khác

như: người tổ chức, người xúi giuc. .., trong quá trình bàn bạc kế hoạch, phan

cơng vai trị giữa những người đồng phạm đã tạo nên một sự liên kết về mặt chủ

quan tuong đối bền vững (hoặc bền vững); trước khi phạm tội thường đã hình

thành một tổ chức nhất định của những người đồng phạm; thường tồn tại trong tot

thời gian dài, thực hiện nhiều tội phạm hoặc nhiều lần phạm tội; tác gla của cách

phân loại này nhấn mạnh, trong năm dấu hiệu đặc trưng cơ bản của phạm tội có tổ

chức, chỉ có hai đấu hiệu (thứ nhất và thứ hai) là có tính bat buộc, cịn các đấu hiệu

cịn lại thì chỉ có tính chất phổ biến chứ không bắt buộc [1 5,tt 22-23].

Trong kiến giải lap pháp hình sự, TS.KH Lê Cảm tiếp tục đưa ra phương

án chia đồng phạm thành ba hình thức, căn cứ vào tính chất và mức độ cùng

tham gia của những người phạm tội, đó là : phạm tội khơng có thơng mưu

trước (đồng phạm đơn giản), phạm tội có thơng mưu trước (đồng phạm phứctạp), phạm tội có tổ chức (đồng phạm đặc biệt)

Phạm tội khơng có thơng mưu trước là hình thức đồng phdm đơn giản

và có sự câu kết không chặt chẽ của những người cùng thực hiện tội phạm.Phạm tội có thơng mưu trước là hình thức đồng phạm phức tạp và có sự

câu kết tương đối chặt chẽ của những người cùng tham gia vào việc thực hiện

tội phạm.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt và có sự câu kết chặt

-chẽ của những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm [1 6,tr 1 53].

Theo chúng tôi, việc phân loại các hình thức đồng phạm đựa vào các

tiêu chí trên chỉ mang tính chất tương đối và về mặt lý luận có thể phân chiađược. Tuy nhiên trên thực tế, trong các vụ án đồng phạm, khi xem xét tính

chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không thể tách riêng về mặt

chủ quan và về mặt khách quan để có thể xác định một cách chính xác vụ

đồng phạm đó thuệc loại hình thức đồng phạm nào. Có những vụ đồng phạm,

nếu xét về mặt khách quan là đồng phạm giản đơn, còn xét về mặt chủ quan là

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

đồng phạm không có thơng mưu trước. Vay, vu đồng phạm này thuộc loại

hình thức đồng phạm cụ thể nào (?). Đây là một vấn đề cần phải nghiên cứu

xem xét khi quy định các hình thức đồng phạm. Vậy để có thể phân loại và

xác định rõ được đặc trưng cho từng loại đồng phạm phù hợp với tình hình

thực tế của tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, tạo điều kiệnthuận lợi cho người áp dụng pháp luật, cần phải kết hợp cả hai mặt chủ quan,

khách quan của đồng phạm để phân loại các hình thức đồng phạm. Bởi vì,

cũng như tội phạm, đồng phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách

quan và chủ quan. Và do vậy, nên chăng chỉ phân loại đồng phạm thành hai

hình thức là đồng phạm thường (đồng phạm khơng có tổ chức ) và đồng phạm

đặc biệt (đồng phạm có tổ chức). Tiêu chí để phân loại đồng phạm thành hai

hình thức trên là tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của đồng phạm được

thể hiện ở mức độ của mối liên kết về mặt chủ quan và khách quan giữa nhữngngười cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm cụ thể. Nếu như mối liênkết giữa những người đồng phạm chưa đến mức độ chặt chẽ, bền vững thì đây

là trường hợp đồng phạm thơng thường, cịn giữa những người đồng phạm có

mối liên kết chặt chẽ, bền vững thì là trường hợp đồng phạm đặc biệt (đồngphạm có tổ chức).

Như vậy, các hình thức đồng phạm vẫn là vấn dé thời sự mà các nhà

nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn đang quan tâm; và dù với cách phân

chia như thế nào đi nữa thì phạm tội có tổ chức vẫn được xác định là một hình

thức đồng phạm đặc biệt. ˆ

1.1.2. Khái niệm phạm tội có tổ chức.

Nghiên cứu luật hình sự của một số nước trên thế giới cho th»: trong

BLHS của nhiều nước, phạm tội có tổ chức cũng được qui định là một trong

những hình thức đồng phạm; là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ; là tình

tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với nhiều tội phạm cụ thể. Chẳng hạn,

khoản 3 Điều 36 BLHS 1996 của Cộng hoà Liên bang Nga qui định : “ Phạm tội

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

được coi là có tổ chức nếu có sự liên kết chặt chế của một nhóm người để thực

hiện một hoặc một số tội phạm ” [6,tr 60]. Như vậy, theo qui định của điều luật

này, phạm tội có tổ chức có hai dấu hiệu : có sự liên kết chặt chẽ của một nhóm

người ; mục đích liên kết là để thực hiện một hoặc một số tội phạm. Tình tiết

phạm tội có tổ chức cũng được Bộ luật này qui định là tình tiết tăng nặng trách

nhiệm hình sự tại khoản | Điều 64 và là tình tiết tang nặng định khung hình phat

tại nhiều điều luật của Phần các tội phạm.

Ở nước ta, ngay từ khi chưa có BLHS, trong một số văn bản pháp luật

cũng đã đề cập đến vấn dé phạm tội có tổ chức. Chang hạn, Thơng tư số

442/TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ có dé cập đến “cướp

đường hay trộm có tổ chức”, “đánh bị thương có tổ chức” [5,tr 135] hoặc trong

Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp

lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của cơng dân,

phạm tội có tổ chức chỉ được qui định là tình tiết định khung hình phạt mà

chưa được định nghĩa cụ thể, do đó các cơ quan bảo vệ pháp luật cịn lúng

túng, sai sót khi áp dụng tình tiết “có 16 chiức” để xử lý người phạm tội. Trước

thực tế trên, ba ngành Cơng an, Kiểm sát, Tồ án đã dự thảo Thông tư ngày

16/ 3/ 1973 hướng dẫn thống nhất nhận thức về hai Pháp lệnh này, trong đó

chỉ rõ ".... phải xuất phát từ đặc điểm, tình hình phạm tội ở nước ta mà hiểunhư thế nào là phạm tội có tổ chức. Đây là một hình thức cộng phạm của hai

hay nhiều người, trong đó có một số tên cam đầu hoặc đóng vai trị chủ chối,cùng bàn bạc trước việc thực hiện một hoặc nhiều tội phạm;thủ đoạn phạm tội

thường tinh vi, xảo quyệt; vai trò của từng tên, sự phân cơng giữa chúng trong

nhiều trường hợp có th*Shơng rứt khốt rõ ràng... Cần chú ý phân biệt hìnhthức phạm tội có tổ chức với hình thức cộng phạm thơng thường trong đó

khơng có sự bàn bac, phân cơng chặt chế trước, khơng có vai trị cam đầu chủ

chốt, thủ đoạn phạm tội đơn giản" (71,tr 239].

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Như vậy, theo dự thảo Thông tư này, hình thức phạm tội có tổ chức

được phân biệt với hình thức đồng phạm (cộng phạm) thơng thường ở chỗ:

Một là, trong hình thức phạm tội có tổ chức thì có sự phân cơng vai trị

của từng người cộng phạm, trong đó có vai trị cầm đâu hoặc chủ chốt, có sựbàn bạc trước để thực hiện một hay nhiều tội phạm, thủ đoạn phạm tội thường

tinh vi, xảo quyét. ..

Hai là, trong hình thức đồng phạm thơng thường thi khơng có sự bàn bạc,

phân cơng chặt chẽ trước, khơng có vai trị cảm đầu hoặc chủ chốt, thủ đoạnphạm tội đơn giản.

Cho đến nay, trong cả hai BLHS phạm tội có tổ chức được chính thức quy

định "là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chế giữa những người cùng thựchiện tội phạm”. (Khoản 3 Điều 17 BLHS năm 1985, khoản 3 Điều 20 BLHS

năm 1999). |

Việc BLHS qui định khái niệm phạm tội có tổ chức đánh dấu một bước

phát triển về kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta. Tuy nhiên, khái niệm này

vẫn cịn chung chung, trừu tượng; và vì vậy, về mặt lý luận cũng như thực tiễn

áp đụng pháp luật hình sự vẫn cịn có những quan điểm khác nhau về kháiniệm “Phạm tội có tổ chức” và các dấu hiệu của nó.

Tác giả Dinh Văn Qué quan niệm : "Pham tội có tổ chức là trường hợpnhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế Hoạch để

thực hiện một tội phạm dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu"

[58,tr 9]. Theo quan niệm này, phạm tội có.tổ chức là một hình thức đồng

phạm có sự phân cơng vai trị giữa những người tham gia thực hiện tội phạm,trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều

khiển của người cầm đầu; phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có

thơng mưu trước tức là có sự thoả thuận bàn bạc trước giữa những người đồng

phạm. Tương tự quan điểm trên, PGS,TS Đỗ Ngọc Quang lập luận : "Phạm tội cótổ chức với tính cách là một hình thức đồng phạm thì ngồi những đấu hiệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

+ung của đồng phạm, phải có thêm một số dấu hiệu đặc biệt khác như : có sự

-qản CONg vai trị người cầm đầu, chỉ huy trong số những người cùng tham gia

safe hiện một tội phạm; trước khi thực hiện tội phạm có vạch kế hoạch với sự¡nh toán kỹ càng chu đáo. .. để cùng thống nhất hành động" [56,tr 53].

Như vậy, cả hai quan điểm này có điểm thống nhất là đối với hình thứcphạm tội có tổ chức phải có sự phân cơng vai trị, nhiệm vụ khác nhau giữa

những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó có vai trị cầm đầu,

chi huy việc phạm tội và trước khi thực hiện tội phạm, những người đồngphạm có sự bàn bạc thống nhất về kế hoạch phạm tội một cách kỹ càng, chu

dio. Những người đồng ý với quan điểm này còn khẳng định : "Muốn gọi là

phạm tội có tổ chức, quan hệ đồng phạm nhất thiết phải có sự thơng mưutrước” [22,tr 73] hoặc : "Nếu giữa những người phạm tội đều có vai trị thực

hiện tội phạm như nhau thì đó là đồng phạm giản đơn chứ khơng phải là phạm

tội có tổ chức" [53,tr 20].

Trái với các quan điểm trên, một số nhà nghiên cứu luật hình sự khác

cho là khơng phải trong bất kỳ trường hợp phạm tội có tổ chức nào cũng đềunhất thiết phải có sự phân cơng vai trị khác nhau giữa những người đồng

phạm, hay nói một cách khác, tuy là dấu hiệu đặc trưng nhưng sự phân công

vai trị khác nhau giữa những người đồng phạm khơng phải là dấu hiệu bắt

buộc của hình thức phạm tội có tổ chức. Quan điểm này, tuy cũng thừa nhận‘su phân cơng vai trị giữa những người đồng phạm" là dấu hiệu đặc trưng phổ

biến của đồng phạm có tổ chức, nhưng khơng phải là đấu hiệu bắt buộc vì vẫn

có những trường hợp phạm tội có tổ chức mà trong đó những người đồng

phạm chỉ câu kết chặt chẽ về mặt ý thức phạm tội (mặt chủ quan) nhưng khithực hiện tội phạm thì mỗi người chỉ là những người thực hành, tức là họ đều

CO vai trò thực hiện tội phạm như nhau (về mặt khách quan) [31,tr 21], hoặc

phạm tội có tổ chức có thể là hình thức đồng phạm giản đơn, tất cả những

<small>người tham gia thực hiện tội phạm đã hành động với vai trò là người thực</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

hành. Phạm tội có tổ chức cũng có thé là đồng phạm phức tap, tức là có sự

phân cơng vai trị giữa những người tham gia thực hiện tội phạm [59,tr 191].

Thực tiễn xét xử cịn cho thấy các Tồ án cũng chưa có quan điểm

thống nhất về phạm tội có tổ chức được quy định trong BLHS, cho nên cịn

có sự lẫn lộn phạm tội có tổ chức với những trường hợp đồng phạm khác.

Có Tồ án thì cho rằng phạm tội có tổ chức là trường hợp nhữngngười đồng phạm có sự câu kết với nhau lâu dài và phải phạm nhiều tội

hoặc phạm tội nhiều lần. Theo quan điểm này thì việc xác định một vụ ánđồng phạm nào là phạm tội có tổ chức sẽ rất chặt chẽ, địi hỏi phải có day

đủ những dấu hiệu như : những người đồng phạm phải có sự câu kết với nhautrong một thời gian dai; họ phải cùng nhau phạm nhiều tội hoặc phạm tội

nhiều lần.

Theo chúng tôi, nếu quan niệm như thế thì chỉ những vụ phạm tội do

những tổ chức tội phạm dạng "Ma-phi-a ", "xã hội đen" thực hiện mới có thểđược coi là phạm tội có tổ chức. Thế cịn những trường hợp đồng phạm có sự

câu kết chặt chế giữa những người cùng thực hiện tội phạm, nhưng chỉ thực

hiện một tội phạm phải chăng không được coi là phạm tội có tổ chức (?) Nhưvậy, quan điểm này đã thu hẹp phạm vi trách nhiệm hình sự đối với những

trường hợp phạm tội có tính nguy hiểm cao cho xã hội, cần phải xử lý nghiêm

khắc là trường hợp phạm tội có tổ chức.

Một số Tồ án khác thì quan niệm rộng hơn về phạm tội có tổ chức, coiphạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm có thơng mưu trước, trong đó

gồm một nhóm có từ hai người trở lên kết hợp với nhau trước khi phạm tội.

Nếu quan niệm như vậy thì khơng có sự phân biệt giữa đồng phạm thường với

đồng phạm đặc biệt (phạm tội có tổ chức) vả như vậy dẫn đến việc thừa nhận

loại đồng phạm thường thành đồng phạm đặc biệt. Điều này sẽ dẫn tới việc xử

lý nghiêm khắc thái quá những người đồng phạm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Để giúp các Toà án địa phương xét xử đúng đắn những vụ phạm tỘi CÓig chức ngày 16/11/1988 Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã có

Nghi quyết số 02/NQ-HĐTP hướng dẫn bổ sung áp dụng một số quy định

thuỘC Phần chung của BLHS trong đó có giải thích : “... Nói chung trong

những trường hợp đồng phạm, những người phạm tội thường có sự bàn bạc

trước với nhau và có sự phân cơng thực hiện tội phạm, nhưng khơng phải

trường hợp nào có sự thơng mitu, ban bạc trước và có sự phân cơng vai trị

thực hiện tội phạm đều là phạm tội có tổ chức. Phạm tội có tổ chức phải có sự

câu kết chặt chế giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Sự câu kết này có

thể được thể hiện dưới các dạng sau :

- Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức như : dang phái,

hội, đoàn phản động, băng, ổ nhóm trộm cướp. .. có những tên chỉ huy cdm

đâu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội khơng có những tên cầm đầu mà

chi là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt

động phạm lội.

- Những người đồng phạm đã càng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế

hoạch thống nhất từ trước.

- Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ

chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch chung thống nhất, được tính tốn

kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi cịn chuẩn bị

cả kế hoạch che giấu tội phạm. -„ [73,tr 76].

Theo hướng dẫn này của Hội đồng thẩm phán Toà án nhari dân tối cao

sẽ có ba trường hợp được coi là phạm tội có tổ chức. Theo quan điểm của

chúng tơi, trường hợp thứ nhất coi là phạm tội có tổ chức là có cơ sở, bởi vì

với những biểu hiện như vậy đã thể hiện được su câu kết chặt chế giữa những

người cùng thực hiện tội phạm. Còn ở trường hợp thứ hai và thứ ba, tình tiết

“phạm tội nhiều lần”, “phạm tội một lần”, "theo một kế hoạch chung thống

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

suất" đã thể hiện được một cách rõ ràng, đầy đủ dấu hiệu "câu kết chặt chẽ

ga những người cùng thực hiện tội phạm " hay chưa (?). Đây là một vấn dé

Theo quy định của Khoản 3, Điều 20 BLHS hiện hành thì phạm tội có

tổ chức trước hết là một hình thức đồng phạm. Vì thế phạm tội có tổ chức phảicó những dấu hiệu đặc trưng chung của đồng phạm. Tuy nhiên, phạm tội có tổ

chức khơng phải là một hình thức đồng phạm thơng thường mà là một hìnhthức đồng phạm đặc biệt. Tính chất đặc biệt của hình thức đồng phạm này

<small>được đặc trưng bởi dấu hiệu “có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng</small>

tham gia thực hiện tội phạm”. Đây là điểm khác biệt cốt yếu nhất nói lên tính

chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn của phạm tội có tổ chức so với các hình

thức đồng phạm khác. Dac điểm này vừa thể hiện mức độ liên kết chặt chẽ về

mặt chủ quan, vừa thể hiện mức độ phân hố vai trị, nhiệm vụ cụ thể về mặt

khách quan của những người đồng phạm [38,tr 142].

Như vậy. mức độ câu kết chặt chẽ hay chưa đến mức chặt chẽ giữa

những người cùng tham gia thực hiện tội phạm là căn cứ để phân biệt phạm tội

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

.;¿ chức với các hình thức đồng phạm thông thường khác (đồng phạm không3 ¡¿ chức). Sự câu kết chặt chẽ giữa những người phạm tội có tổ chức làm cho

SEN hợp phạm tội có tổ chức có tính tổ chức chặt chế và tính kế hoạch thống

1 jt. Đây là hai thuộc tính thể hiện rõ bản chất, đặc trưng của hình thức phạmaj có tổ chức. Do vay, để thừa nhận một trường hợp đồng phạm cụ thể làqiam tội có tổ chức thì trước hết phải có tính tổ chức chặt chẽ. Điều này có

hia là trước khi thực hiện tội phạm, những người đồng phạm đã liên kết, tậphop lại với nhau thành các “băng, nhóm tội phạm” với phương hướng phối hợptoạt động phạm tội lâu dai, chặt chẽ ; giữa các thành viên của băng, nhóm

thường có sự phân cơng nhiệm vụ, vai trị cụ thể, trong đó có tên giữ vai trị,

nhiệm vụ cầm đầu, trong nhóm thường tồn tại quan hệ chỉ huy - phục tùng,mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, coi trọng lời

giao ước với nhau, tuân thủ sự chỉ đạo của tên cầm đầu. Có như vậy mới thể

hiện được tính "có tổ chức” của trường hợp đồng phạm này.

Việc nhận định tính chất câu kết lâu dai, chặt chẽ để cùng nhau thực

hiện tội phạm của những người đồng phạm trong trường hợp phạm tội có tổ

chức là nhận định ý thức chủ quan của những người đồng phạm chứ khơng

nhất thiết tính chất đó phải được thể hiện trên thực tế khách quan. Do vậy, khi

những người đồng phạm có ý thức câu kết với nhau lâu dài để cùng nhau phối

hợp thực hiện tội phạm thì nên coi là phạm tội có tổ chức, mặc dù bọn tội

phạm mới chỉ thực hiện một tội phạm cụ thể nào đó thì bị phát hiện, triệt phá.

Như vậy số lần phạm tội, số loại tội phạm mà những những người đồng phạm

thực hiện trên thực tế khơng có ý nghĩa đối với việc xác định phạm tội có tổ

chức, `

Mot vấn dé nữa được đặt ra là "sự phân công vai trị gic`„những người

đồng phạm" có phải là dau hiệu bắt buộc của phạm tội có tổ chức hay khơng.

Thực tiễn đấu tranh phịng, chống tội phạm có tổ chức cho thấy hầu nhưnhững trường hợp phạm tội có tổ chức giữa những người đồng phạm đều có sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>G2) t2)</small>

can cong vai trò, nhiệm vụ cụ thể, ngay cả trong trường hợp tất cả những

.,uời đồng phạm đều có vai trị trực tiếp thực hiện tội phạm (vai trị thực

ah) thì giữa chúng cũng có su phân công nhiệm vu cụ thé trong việc thực

„ tội phạm, trong đó có tên thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát đồng bọn

ave bản chất đây là vai trị chỉ huy việc phạm tội. Có những vụ phạm tội có

.4 chức, bọn chỉ huy, cam đầu khơng chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo đồng bon mà

in cùng đồng bọn trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô+ trong cấu thành tội phạm cụ thể (trực tiếp thực hiện tội phạm). Mặt khác,

cing phải thấy rằng, trong những vụ phạm tội có tổ chức khơng nhất thiết phải

có đủ các vai trị tổ chức (chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy), thực hành, xúi giục va

aiúp sức. Thế nhưng, đã là trường hợp phạm tội có tổ chức phải có vai trị trựctiếp thực hiện tội phạm (thực hành) và vai trò cầm đầu, chỉ huy. Có sự phân

vịng vai trị như vậy mới thể hiện được "tính có tổ chức” của trường hợp đồng

phạm đặc biệt này.

Ngồi dấu hiệu “tính tổ chức chặt chẽ”, để thừa nhận là phạm tội có tổ

:hức cịn phải có dấu hiệu “tính có kế hoạch thống nhất”. Thuộc tính này củatình thức phạm tội có tổ chức thể hiện ở chỗ, trong những vụ phạm tội có tổ

<small>thức, những người đồng phạm bao giờ cũng thực hiện tội phạm theo một kế</small>

loach thong nhất từ trước. Do vậy, trước khi thực hiện tội phạm, bon phạm tội

ó tổ chức thường có sự bàn bạc, tính tốn chu đáo, kỹ càng về mọi mặt (từ

huẩn bị phạm tội đến việc thực hiện tội phạm, thậm chí cả việc che giấu tội

ham, trốn tránh pháp luật) để thống nhất hành động. Điều này cho thấy phạm

di có tổ chức ln ln là hình thức đồng phạm có thơng mưu trước.

Như vay.-tinh có tổ chức chặt chẽ, tính có kế hoạch thống nhất là hai

lau hiệu thể hiện sự câu kết chặt chế giữa những người đồng phạm trong

rường hợp phạm tổ chức. Do vậy, có quan điểm cho rằng sự câu kết chỉ được

01 là chặt chẽ khi có sự vạch định kế hoạch mang tính tổ chức [74,tr 125].

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Tóm lại, với những đặc điểm trên, phạm tội có tổ chức cần được hiểu là

gat hình thức (phương thức) phạm tội đặc biệt có nhiều người cố ý cấu kết

“pit chế với nhau, cùng nhau ban bac, phân công vai tro, nhiệm vụ, vạch

¡¿ hoạch để thực hiện tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người

<small>^ „11</small>

. cảm dau

Với bản chất như vậy, bọn phạm tội có tổ chức có nhiều khả năng phạm

oi liên tục, nhiều lần, nhiều loại tội phạm một cách tinh vi, táo bạo hơn, gây

rị những hậu quả lớn hoặc đặc biệt lớn. Vì vậy, tính nguy hiểm cho xã hội của

trường hợp phạm tội có tổ chức thường cao hơn so với trường hợp đồng phạmthong thường. Do tính nguy hiểm cho xã hội cao mà phạm tội có tổ chức được

quy định trong BLHS là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 48)

hoặc là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại 78 điều luật ở Phần các tội

phạm BLHS. |

I.1.3. Phân biệt khái niệm "phạm tội có tổ chức" với các khái niệm "tổ

chức tội phạm", "tổ chức phạm tội", "tội phạm có tổ chức".

1.1.3.1. Tổ chức tội phạm, tổ chức phạm tội. |

Thuật ngữ “tổ chức tội phạm” đã được dé cập khơng những trong các

văn bản pháp luật hình sự của nước ngồi mà cịn trong các văn bản pháp luậthình sự của nước ta.

Nghiên cứu luật hình sự của một số nước trên thế giới như Pháp, Trung

Quốc, Nga... cho thấy BLHS của những nước này có qui định khái niệm tổ

chức tội phạm và trách nhiệm hình sự của những người thành lập và tham gia

tổ chức tội phạm. Chẳng hạn, Điều 450 BLHS của Cộng hoà Pháp qui định :

"Tổ chức tội phạm (Association de Malfaiteurs) là bất kỳ một tập đoàn nào

<small>được lập ra hoặc thoả thuận lập ra nhằm chuẩn bị về mặt vật chất cho việcthực hiện một hoặc nhiều trọng tội, một hoặc nhiều khinh tội có mức phạt tì</small>

là 10 năm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>G2 Cử</small>

Việc tham gia vào một tổ chức tội phạm sẽ bị phạt 10 năm tù và

qu.000 francs” [Tư 110].

Như vậy, theo quy định tại Điều 450 BLHS Cộng hoà Pháp, tổ chức tội

pam tude hết phải là một tập đoàn người; tập đoàn này được lập ra là nhằm" đích thực hiện tội phạm. Tội phạm được coi là do một tập đoàn thực hiện

- ái là tội phạm có mức phạt tù từ 10 năm trở lên bất kể tội đó là trọng tội hay

thinh tội. Với cách hiểu này, những tập đoàn được lập ra để thực hiện tộiphạm có mức phạt tù dưới 10 năm thì khơng được coi là tổ chức tội phạm.

BLHS (sửa đổi) năm 1997 của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, tại Điều

% qui định : “Tổ chức tội phạm là nhóm tội phạm bền vững hoặc tương đối

bên vững gồm ba người trở lên được hình thành nhằm mục đích phạm tội.

Người tổ chức, điều khiển tổ chức tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về

lồn bộ tội phạm do tổ chức tội phạm gây ra” [93].

Với nội dung trên, tổ chức tội phạm là tập hợp của một nhóm người

gơm ba người trở lên; những người này liên kết bền vững hoặc tương đối bền

tững với nhau; mục đích liên kết là để thực hiện tội phạm; tội phạm do tổ

<small>:hức thực hiện là bất kỳ tội phạm nào được quy định trong BLHS.</small>

BLHS của Cộng hoà Liên bang Nga năm 1996 đề cập đến tổ chức tội

ham ở Điều 36, khoản 4 : “Tội phạm được coi là do một tổ chức thực hiện

tếu có sự câu kết vững chắc của một nhóm người được tổ chức lại (tổ chức tội

ham) để thực hiện những tội rất nghiêm trọng hoặc những tội đặc biệtighiém trọng.

Người thành lập tổ chức tội phạm hoặc chỉ đạo tổ chức đó phải chịu

rach nhiệm hình sự về việc tổ chức hoặc chi đạo tổ chức tội phạm trongrường hợp được qui định tại các điều luật của Phần riêng Bộ luật này, đồng

hời phải chịu trách nhiêm hình sự về các tội do tổ chức thực hiện nếu họ có

ơi cố ý. Những người khác tham gia tổ chức phải chịu trách nhiệm hình sự về

lệc tham gia vào tổ chức đó trong trường hợp được qui định tại các diéu luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

bi Phan riêng Bộ luật này, đơng thời phải chịu trách nhiệm hình sự về các

¡ị mà có tham gia chuẩn bị hoặc thực hiện.

Việc thành lập tổ chức tội phạm nếu không được qui định trong các

rên luật của Phần riêng Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự về việc

nuẩn bị phạm những tội mà tổ chức được lập ra để thực hiện" [6,tr 60].

Điều 207 BLHS của Cộng hoà Liên bang Nga cụ thể hố trách nhiệmình sự của những người thành lập hoặc tham gia tổ chức tội phạm như sau :

Thanh lập tổ chức tội phạm để thực hiện các tội rất nghiêm trọng hoặc đặcliệt nghiêm trọng, cũng như chỉ huy tổ chức đó hoặc là chỉ huy các tổ chức

hành viên của tổ chức tội phạm thì bị phạt tà từ 7 năm đến 15 năm kèm theo

ich thu tài san hoặc khơng kèm theo hình phat này.

Tham gia tổ chức tội phạm thi bị phạt tà từ 3 năm đến 10 năm kèm theo

ich thu tài sản hoặc khơng kèm theo hình phạt nay” [6,tr 106].

Qua đây cho thấy, BLHS năm 1996 của Liên bang Nga không trực tiếp

¡uy định khái niệm tổ chức tội phạm, nhưng căn cứ vào khoản 4 Điều 36 của

3ô luật này thì tổ chức tội phạm là một nhóm người có cơ cấu tổ chức thống

thất, vững chắc được lập ra để thực hiện những tội phạm rất nghiêm trọng

<small>104c tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, theo quy định BLHS Liên</small>

bang Nga, để được coi là tổ chức tội phạm phải có hai dau hiệu : thứ nhất, giữa

những người tham gia nhóm tội phạm phải có sự câu kết bền vững; thứ hai,

việc câu kết thành nhóm tội phạm là để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng

104c tội đặc biệt nghiêm trọng, chứ không phải mọi loại tội phạm.

Ở nước ta, vấn đề tổ chức tội phạm đã được đề cập từ lâu trong các văn

oan pháp luật hình sự. Một trong những Xăn bản có qui định trách nhiệm hình

su đối với người thành lập và tham gia tổ chức tội phạm - đó là Hồng Việt

tình luật. Tại Điều 142 của Bộ luật này có ghi : “Phàm sự kết hội với nhau,

thong cứ kỳ hạn'bao lâu, số người bao nhiêu và những sự bàn định với nhau

</div>

×