Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Luận án tiến sĩ luật học: Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả - Thực trạng và biện pháp phòng, chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.8 MB, 214 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

IÁ0 DUC VA DAC TAD TRUNG TAM KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN QUOC 01A

VIEN NGHIEN CUU NHA NUOC VA PHAP LUAT

TRAN NGOC VIET

TOI LAM HANG GIA, TOI BUON BAN HANG GIAThuc trang va bién phap phong, chong

<small>Chuyên ngành: Ludt hình sự và tố tung hình sự</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LOI CAM DOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu cua riêng tơi. Các số liệu,

kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệmvề tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu đó. Luận án này chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

<small>Hà Nội, ngày 25 tháng 1] năm 2001</small>

<small>Tác giả luận án</small>

TRAN NGỌC VIỆT

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Viết tắt

<small>KHCN va MT</small>

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

<small>Cơng an Nhân dânChính sách xã hộiKhoa học Hình sựNhà xuất bản</small>

Hội đồng Bộ trưởng

<small>Khoa học Công nghệ và Môi trường</small>

<small>Sở hữu cơng nghiệp</small>

<small>Tồ án Nhân dân Tơi cao</small>

<small>Tồ án nhân dân</small>

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

<small>Xã hội chủ nghĩa</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>MỤC LỤC</small>

i61 0 ằ ằằ... 6

Chương 1: Những quy định pháp luật hình sự về tội làm hang giả, tội huôn ban hang giả,

thực tién hướng dan án đụng các quy dinh may oo... ee eee nescence 121.1 Những vấn dé chung về tội làm hang gia, tội buôn ban hang gia...12

1.1.1 Khái niệm hang giả và tác hại của hang giả... 121.1.2. Khái niệm về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả theo pháp luật

hằnh: Sự VIỆT Tu. .eeseves-eecsvoreu-eNEEZEEEesecccernsee nHEBTĐ2014/0HHđH1.33000/0030:613000E0020 0051000041180 21

1.1.3. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội làm hàng giả, tội buôn bán

<small>Bằng UE ....-»—-<ee- —=-~- 0e de. ccuLd00EHụ224H:Sg 1820008 aR ADORNS 1238010138 Kã 27</small>

1.2. Các quy định pháp luật về tội làm hàng giả, tội buôn bán

<small>HE BH ....— ca x-cke- co kh. HH vn 203. 4 AE TORINO tSNHHEDGEE]S 8087400001 ERE 4l</small>

1.2.1. Các quy định pháp luật về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả

<small>trước khi có BLHS năm 1985... c1 HS như 41</small>

1.2.2. Các quy định của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 về tội làm

<small>hàng giả, tội buôn bán hàng øiả...- 5à Street 45</small>

1.3. Thực tiễn hướng dẫn va áp dung các quy định của pháp luật về tội

<small>lầm hàng ofa, tội buữn hắn hằng gĨi...c-ceeovisseieoiinnnaniadssiiiosaassae, 53</small>

1.3.1. Thực tiễn hướng dẫn và áp dụng các quy định của pháp luật về tội

<small>làm hang giả, tội buôn bán hàng giả trước khi có BLHS 1985... 3</small>

1.3.2: Thực tiễn hướng dẫn và áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự

năm 1985 và 1999 về tội làm hàng gia, tội buôn bán hàng giả... 55

Chương 2: Thực trang, nguyên nhân và điều kiện của tội pham làm hang giả, huôn ban

hang giả 6 Việt Nam trong những năm gan đây ...-- --- S25 Sc Street 63

<small>2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu tình hình tội phạm làm hàng gia, bnbấn hằng GÌỗ...«ee-eesesrikntiminiggitieree HdhdhongBeedme.04302308 k0 szmEkerre-dB0100000800 63</small>

2.2. Tính chất, đặc điểm tội phạm làm hàng giả, buôn bán hàng gia. ...67

<small>2.3. Thực trang tình hình tội phạm lam hang gia, buén ban hàng gia...72Ơ</small>

<small>2.3.1. Động thái tinh hình tội phạm làm hang gia bn bán hang gia. ...79</small>

<small>2.3.2. Cơ cấu cua tình hình tội phạm làm hang gia, buôn bán hang gia ...8:</small>

<small>: TH l a ˆ ` os aa ? ` ` ae ` ` .</small>

<small>2.4. Nguyên nhân và điều kiện của tình hinh fof phạm làm hàng gia,</small>

bn bán hàng giá hiện nay Ở nƯỚC ta. cece c nhào ĐÓ

2.4.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu nguyên nhân và diéu kiện của tình hình tộiphạm làm hang giả, bn bán hàng giả... che Số

2.4.2. ảnh hưởng của điều kiện kinh tế- xã hội đến tình hình tội phạm làm

hàng giả, bn bán hàng ø1ả... 2S. n1 S2 HH H2 0 HH re 89

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.4.3. Sơ hở và thiếu sót trong cơ chế quan lý kinh tế... oe2.4.4. Sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật về đấu tranh phịng chốngtội làm hang giả, tội bn bán hàng giả...--- c2 952.4.5. Các quy định pháp luật về sản xuất, lưu thơng, kinh doanh hàng hốtrên thi trường chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh ... 97

2.4.6. Hạn chế từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật...-- 08

2.4.7. Hạn chế của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật... 1032.5. Du báo tình hình tội phạm làm hàng gia, buôn ban hàng giả trong

thời gian tới ở Việt Nam...-Ặ che 1052.5.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu dự báo tình hình tội phạm làm hàng giả,

WROTE bẩm TAS BÀ. „...--sesteesoe.cessee.choŸ HỢP ss res ueomumninmnnnss ana pốASE80is50538nđi0 105

2.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tội phạm làm hang gia, buôn

bấn hãng gia ở nước ta rong Thồi pian lỞI...casssennnnseasrsenssspnnsa.soa 107

2.5.3. Dự báo tình hình tội phạm làm hàng giả, bn bán hàng giả ở nước

<small>ta rong THƠI mình TƠI... ..._. «ve ope cnciewnnnninns se e2 20008248065 Shak 1k. gui 110</small>

Chương 3: Một số hiện pháp dau tranh phòng chốn tội làm hàng giả, tội huôn hán hàng

¡6 ee ostrrng 117

3.1. Xây dựng các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội làm hàng giả,tối bướn bản th ee H17

3.1.1. Cơ sở của việc xây dựng các biện pháp đấu tranh phịng chống tội .

<small>làm hàng giả, tội bn bán hàng giả ...- -. chư, 117</small>

3.1.2. Các yêu cầu, quan điểm và nguyên tắc xây dung các biện pháp đấutranh phịng chống tội làm hàng giả, tội bn bán hang giả... 119

3.2. Các biện pháp cụ thể trong công tác đấu tranh phịng chống tội làm

<small>hàng gia, tội bn bán hàng giả...- Ăn nh HH 123</small>

<small>3.2.1. Cac biện play PONS NSU CƯ... « e. «sinh 2< 4s ncn 125</small>

<small>3.2.2. Các biện pháp phòng ngừa riêng ... ..- nghi, 154345g. ance meses» sinter ẽốẽố `. 182Danh mục các tài liệu tham KhảO...-- cv v 11v vn vn Hi rệt 18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

MO DAU

I. Tính cấp thiết của dé tài

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổimới cho đến nay chúng ta đã giành được những thành tựu đáng tự hào. Rõ rệt

nhất là sự ổn định về chính trị với cơ cấu chính trị vững chắc mà hạt nhân là sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nền kinh tế ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ, do đặc thù của nền kinh tế thị trường,

do sức ép của cạnh tranh, do những sơ hở, thiếu sót của chúng ta trong quản lý

kinh tế nên nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm có mơi trường phát sinh, phát triển,

trong đó có tội làm hàng giả, tội bn bán hàng giả. Hàng giả ngồi thị trườngthực tế được ghi nhận là có mặt khắp nơi, nhưng khâu xử lý kết quả còn ở mức

độ. Trong năm 2000, ngành quản lý thị trường trong cả nước đã kiểm tra và xử

lý 2.602 vụ vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả. Trong 7 tháng đầu năm

2001, số vụ vi phạm về hang gia đã bi quản lý thị trường xử lý hơn 2.200 vụ,trong đó có nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng.

Những năm gần đây Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và văn

bản pháp luật nhằm phịng chống các tội phạm kinh tế nói chung, tội làm hàng,

giả, tội bn bán hàng giả nói riêng. Chẳng hạn, Điều 28 Hiến pháp 1992 quy

định: “Mọi hành động sản xuất kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại

<small>nên kinh tế quốc dân, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích</small>

hợp pháp của tập thể và của công dan déu bi xử lý nghiêm minh theo pháp

<small>luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyén lợi của người sản xudt và nsười</small>

<small>tiêu dung”.</small>

<small>Như vậy việc chống Jai các hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp</small>

<small>(trong đó có ca sản xuất, xinh doanh, bn bán hing giả) và chính sách bảo hệquyền lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng đã được Nhà nước thể chế</small>

thành nguyên tắc hiến định.

<small>Bo luật Hình sự Việt Nam do Quốc hội théng qua ngày 17/6/1985 đã</small>được sửa đổi, bổ sung bốn lần vào nam 1989, 1990, 1992, 1997 có quy định

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

các tội về hàng giả, lừa đảo trong kinh doanh. cung cấp hàng kém phẩm chất...

trong chương “Các tội phạm kinh tế”. Ngày 21/12/1999 Quốc hội nước

CHXHCN Việt Nam đã thơng qua Bộ luật Hình sự mới trong đó có một

chương (chương XVI) về các tội xâm phạm trật tự quan lý kinh tế. Chương nay

đã đưa ra một số quy định điều chỉnh hành vi làm hàng giả: Tội sản xuất, buôn

bán hàng giả; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốcchữa bệnh, thuốc phịng bệnh; Tội sản xuất, bn bán hàng giả là thức ăn dùng

để chăn ni, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng,vật nuôi; Tội kinh doanh trái phép; Tội lừa dối khách hàng; Tội làm tem giả, vé

giả, tội buôn bán tem giả, vé giả; Tội làm, tàng trí, vận chuyển, luu hành tiền

giả, ngân phiếu giả, công trái giả; Tội làm, tang trữ, vận chuyển lưu hành séc

giả, các giấy tờ có giá giả khác; Tội quảng cáo gian dối.

Bên cạnh các quy định của Luật hình sự đối với hành vi sản xuất và kinhdoanh, buôn bán hàng giả, cịn có các quy định của các văn bản pháp luật thuộcngành và lĩnh vực khác cũng điều chỉnh các quan hệ và hành vi liên quan đếntội làm hàng giả, kinh doanh, buôn bán hàng giả.

Tội làm hang gia, tội buôn bán hang giả là một lực can lớn đối với sự phát

triển kinh tế của nước ta, do cơ sở lý luận về hình sự hố, khái niệm hàng giả,

<small>quy định các tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong Luật hình sự như thế nào vàviệc nhận thức về hàng giả trong thực tiễn ra sao, cũng như chúng ta cần có</small>

những biện pháp nào để phịng, chống tội làm hàng giả, tội bn bán hàng giả

<small>có hiệu quả. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và tồn diện vềhàng giả, từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu đấu tranh phòng chống tội làmhàng gia, tội buôn bán hàng giả là hết sức cẩn thiết, nó góp phần quan trọng</small>

<small>vào cuộc dau tranh chung của Dang, Nhà nước và nhân dân đối với loại tội</small>

<small>phạú. ?ày.</small>

<small>2. Tình hình nghiên cứu đề tài</small>

<small>Trong thời gian vừa qua đã có một số cơng trình, bà: viết nghiên cứu về</small>

tình hình tội phạm này. Điển hình như các bài viết dang trong các báo Phápluật, báo Kinh doanh và Pháp luật, trên các tạp chí Toà án nhân dan, Viện kiểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

sát nhân dân, Dân chủ và Pháp luật, Nhà nước và Pháp luật. Chẳng hạn NgôNhư Quynh "Một số vấn dé về nhãn hiệu hang hố nổi tiếng", Tạp chí Luật

học, Số 2/2001; Trần Văn Độ (1999), "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếtrong Bé luật Hình sự Việt Nam 1999", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2000,

Số 6; Nguyễn Quốc Việt (1999)- Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính

- Bộ Tư pháp, "Những điểm mới trong phan các tội phạm của Bộ luật Hình su"

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chun đề về Bộ luật Hình sự của nước Cộnghồ Xã bội chủ nghĩa Việt Nam 1999, H., 3-2000; Nguyễn Phan Khiêm (2000),"Hàng giả nỗi lo chưa giảm", Tạp chí người bảo vệ cơng lý, 2000, Số 23; Lê

Quang Bình (1999), "Nâng cao hiệu quả pháp luật trong đấu tranh chống hàng

giả, bn bán hàng giả ở Việt Nam", Tạp chí Toà án nhân dân, 1999, Số 8; Dé

tài “Tội phạm kinh tế trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường”, dé tài

<small>nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX-04-14 (Giai đoạn 1991-1995) do Bộ</small>

Cơng an chủ trì và các bài viết khác về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả

<small>[27]; 5].</small>

Trước kia, vấn đề này ít được quan tâm nghiên cứu. Trước và sau Khi cóPháp lệnh ngày 30/6/1982 của Hội đồng Nhà nước về trừng trị các tội đầu cơ,

buôn lậu, buôn bán hàng giả được nghiên cứu chung với một số tội phạm kinh

<small>- tế như: “Tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép” của các tácgiả Vũ Thiện Kim [54]. Và sau khi Bộ luật Hình sự năm 1985 ban hành trongcác tạp chí chuyên ngành, tội làm hang giả, tội buôn bán hang gia cũng đãđược nghiên cứu như là một: chế định của luật hình sự nhưng chưa được sâu vàcũng chỉ mới nghiên cứu việc áp dụng các điều khoản của luật thực định, mà</small>

chưa có điều kiện sử dụng các cơng trình, các quan điểm chính thức, có cơ sd

<small>khoa học, phù hợp với thực tiễn về việc xác định loa: hang nào là hang gia,</small>

hành vi nào gọi là hành vi buên bán hàng gia, t3 đó tạo điều kiện cho việc định

<small>tội danh một cách chính xác đối với tội làm hang gic, tệi bn ban hàng giả,</small>

Qua tìm hiểu nhìn chung cho đến nay cịa rất ít các bài viết, cơng trình

nghiên cứu một cách tồn diện, đầy đủ có hệ thống về tội làm hàng giả, tộibuôn bán hàng giả [65]; [66]; [68]; [73]; [7S]: [79]. Hơn thế nữa, các bài viết,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>các cơng trình này chưa đánh giá hết tình hình. nguyên nhân và điều kiện của</small>

g gia, cũng như các biện pháp đấu tranh

tội làm hang gia, tội bn bán hàng g

phịng chống loại tội phạm này.

Chính vì lẽ đó chúng tơi chon dé tài: OT6i lam hàng giả, tội buôn bán

hàng giả: Thực trạng và biện pháp phịng, chống” - một dé tài mang tính cấp

thiết cả về lý luận lẫn thực tién- làm đề tài luận án.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án

a) Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ

bản chất kinh tế, pháp lý của hành vi tội làm hàng gia, tội buôn bán hàng

giả-hành vi nguy hiểm cho xã hội, các diéu kiện, nguyên nhân làm phát sinh tộilàm hàng giả, tội buôn bán hàng giả, cũng như các căn cứ để định tội đanh loại

tội này, phân tích các quy định của pháp luật hình sự mà các toà án cần áp

dụng để xét xử các vụ án liên quan đến tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả,

đánh giá thực trạng, hạn chế của các quy định này trong việc đấu tranh phòng

<small>chống tội làm hàng giả, tội bn bán hàng giả, qua đó đưa ra những kiến nghị,</small>

biên pháp, góp phần hồn thiện pháp luật và đấu tranh, phịng chống có hiệu

<small>quả loại tội phạm này.</small>

b) Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thực trạng, điều kiện,

<small>nguyên nhân phạm tội cũng như thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội làmhang gia, tội bn bán hang gia, làm rõ cơ cấu, tính chất, tình hình tội phạm,</small>

<small>đưa ra những dự báo và các biện pháp khả thị đấu tranh phòng chống các tội</small>

phạm này trong giai đoạn hiện nay và tương lai, nhằm day lùi tiến tới xoá bd

<small>vấn nạn này; aghién cứu các quy định của pháp luật hình sự nước ta qua các</small>

giai đoạn dé làm rõ những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong BLHS và các

<small>văn bản pháp luật hình sự khác về tội làm hàng giả, tội bn bán hàng giả. Trên</small>

cơ sở khoa học đó mạnh dan đề xuất quan điểm của minh nim sửa đổi, hồn

<small>thiện pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng liên quan đến tội phạm</small>

này; nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, áp dụng pháp luật hình sự và thực tiễn

xét xử, đấu tranh phòng chống tội làm hàng giả, tội buôn bán hang gia, đưa ra

những kiến nghị về sửa đối các văn bản hướng dẫn và áp dụng nhằm thực hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

BLHS mot cách đúng đắn, thống nhất trên toàn quốc.

Những nhiệm vụ vừa nêu trên được thực hiện trên hai bình diện: Bìnhđiện tội phạm học và bình điện pháp lý hình sự.

<small>€) Phạm vi nghiên cứu</small>

Đây là một đề tài tương đối rộng, thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề cần giảiquyết một cách thấu đáo. Khi đề cập đến vấn đề tội phạm về hàng giả, chúng

tôi đặt ra cho mình một số nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu: Thực trạng, nguyên

nhân và điều kiện của tình hình tội phạm làm hàng giả, bn bán hàng giả;Chính sách hình sự của Nhà nước ta về quy định xử lý các tội làm hang gia, tộibuôn bán hàng giả, thực tiễn hướng dẫn, áp dụng các quy định này; Qua đó đưara các kiến nghị, biện pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về tội làm

<small>hàng giả, tội buôn bán hàng giả, cũng như các biện pháp đấu tranh phòngchống tội phạm này.</small>

Mac dù hai tội làm hàng gia và tội buôn bán hàng gia chỉ được quy địnhtrong một điều (Điều 167 BLHS năm 1985 và Điều 156 BLHS năm 1999) và

các số liệu thống kê tội phạm học về hai tội này trong nhiều năm qua được tổng

hợp chung, nhưng trong q trình nghiên cứu chúng tơi sẽ phân tích đánh giá

một cách riêng rẽ. Hơn nữa, để xác định bản chất, cấu thành tội phạm3àm hàag

<small>giả và bn bán hàng giả, góp phần định tội danh đối với tội này một cách có</small>

cơ sở pháp lý, trong q trình nghiên cứu chúng tơi sé phân tích lam sáng 16

<small>các tội khác quy định trong các Điều 157, 158, 159, 162, 164, 168, 180 và 181của BLHS nam 1999 liên quan đến tội làm hàng gia, tội buôn ban hàng giả và</small>

đặc biệt là Điều 17.

4. Phuong pháp nghiên cứu của dé tài

<small>Về pauong pháp luận, luận án dua trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện</small>

<small>chứng, duy v.:;lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Chúng tơi đã sử dụng các phương pháp luật học so sánh, phương pháp tông</small>

<small>hep, phân tích, thống kê, phương phép xã hội học và phương phán dự</small>

5. Điểm mới và ý nghĩa của luận án

iểm mới của luân án được thể hiên ở những vấn đề sau:

<small>Điểm mới cua luận án được thé hiện ở những vấn dé sau</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Đây là lần đầu tiên các tội làm hàng giả, tội buôn bán hang gia đượcnghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện: chúng tơi đưa ra bức tranh tồn

cảnh về loại tội phạm này từ góc độ hình sự, tội phạm học, chỉ ra được những

yếu tố cấu thành của loại tội phạm này.

<small>- Quá trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và</small>

điều kiện phạm tội, phân tích các quy định của BI.HS về tội làm hàng giả, tội

buôn bán hàng giả;

- Luận án đã chỉ ra những hạn chế trong công tác xây dựng và thi hành

pháp luật, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện cả hai phương diện này và cácbiện pháp đấu tranh phịng chống tội làm hàng giả, tội bn bán hàng giả.

6. Co cấu của luận án.

Luận án gồm có phần mở đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tài liệu

- Chương 3: Một số biện pháp đấu tranh phịng chống tội làm hang gia,

<small>tội bn bán hàng giả.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

CHUONG 1

NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SU VE TOI LAM HÀNG GIẢ,

TOI BN BAN HÀNG GIẢ, THUC TIEN HUONG DAN ÁP DUNG

CAC QUY DINH NAY

1.1 NHUNG VẤN DE CHƯNG VE TOI LAM HANG GIA, TOI BUÔN

BAN HANG GIA

1.1.1 Khái niệm hang gia va tac hai của hang gia

Điều 156 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Namđược Quốc hội khố X, kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày 21-12-1999 (có hiệu lực

ngày 1-7- 2000) quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả.

Đối tượng của tội danh này là hành vi vi phạm các quy định của Nha

nước về sản xuất và buôn bán tất cả các mặt hàng làm ảnh hưởng đến tính trung

thực, đến các hoạt động hợp pháp của các cơ quan, cá nhân sản xuất hàng hố,

ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sảnxuất hàng hoá và có tác hại đến tâm lý, đời sống và sức khỏe cộng đồng.

Trước khi phân tích về tội làm hàng gia, tội buôn bán hang giả, chúng taphải xác định hàng giả là gì? Theo quan niệm chung hàng giả là những sản

phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những

sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ

trên thị trường hoặc những sản phẩm, hàng hố khơng có giá trị sử dụng với

nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi, cơng dụng của nó.

<small>Thường thì người tiêu ding rất khó phân biệt ranh giới đâu là hang gia</small>

đâu là hàng thật, đâu là hàng giả và hàng kém chất lượng. Trước kia, người ta

quy một số mặt hang sai về định lượng, hình thức đều gdp vào hàng gia.

<small>Rõ rang, ranh giớ! giữa hang gia và hàng kém chất lượng rất mong</small>

manh, thậm chí dễ lẫn lộn. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm rã.ràng, và có những quy định pháp luật cụ thể về hàng giả, hàng kém chất lượng,-hơn thế nữa đòi hỏi các lực lượng kiểm tra, quản lý thị trường khơng chỉ có

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

những dung cụ, thiết bị hiện đại, tinh vi mà còn đòi hỏi yếu tố con người thựcthi pháp luật cũng phải có trình độ nghiệp vu tinh tường và ý thức làm việc

cơng tâm, có trách nhiệm trong vấn dé kiểm tra, xử lý để ngăn chan một cách

có hiệu quả việc sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, đồng thời không gây

“oan sai” cho những nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.

Với mục đích phịng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả đối với

tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả, Nhà nước ta cũng như nhiều nhà khoa

học đã đưa ra một số quan niệm về hàng giả và hàng kém chất lượng.

Theo Nghị định số 140/HDBT ngày 25-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng

quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất và bn bán hàng giả thì hàng giả là

sản phẩm hàng hố được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như sản

phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ trên thị

trường hoặc sản phẩm hàng hố khơng có giá trị đúng với nguồn gốc, bản chất

tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.

Tại Điều 4 của Nghị định này cũng quy định cụ thể những hàng hố nào

có một trong sáu dau hiệu sau đây thì được coi là hàng giả.

Mot la, san pham, hàng hoá (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn hiệu sản

phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không

được chủ nhãn đồng ý.

Hai là, sản phẩm hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hố giống hệt hoặc

tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hànghố của cơ sở sản xuất, bn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sởhữu công nghiệp hoặc đã được bảo hộ theo điều ước quốc tế ma Việt Nam tham

Ba là, san phẩm hàng hoá mang nhãn hiệu không đúng với nhãn sảnphẩm đã được đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Bốn Ié, san phẩm, héng hoá ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn chất lượng Việt

Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và đấu phù hợp tiêu chuẩn chất lượng<small>Việt Nam.</small>

<small>Nam là, sản phẩm và hàng hoá đã đăng ký hoặc chưa ding ky chất lượng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

với cơ quan tiêu chuẩn do lường chất lượng mà mức chất lượng thấp hơn mức

tối thiểu cho phép.

Sáu là, sản phẩm, hàng hố có giá trị sử dụng khơng đúng với nguồn

gốc, bản chất tự nhiên và tên gọi, công dụng của nó.

Khái niệm về hàng giả là một khái niệm phức tạp, đồng thời do sự vậnđộng và phát triển của kinh tế thị trường, nên số lượng hàng hố được sản xuất

và lưu thơng trên thị trường ngày càng nhiều, càng đa dạng, do đó hình thức thể

hiện hang giả ngày càng tinh vi, giống như hàng thật. Bên cạnh đó Nghị địnhsố 140/HDBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng xác định các dấu hiệu

hàng giả còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng, chính vì vậy mà xung quanhkhái niệm về hàng giả vẫn còn nhiều tranh luận [70].

Trước sự xâm thực ngày càng mạnh mẽ của hàng giả với nhiều hình thứcđa dạng và tinh vi trong đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng, địi hỏi chúngta phải có cách nhìn mới về hàng giả và hàng kém chất lượng. Theo chúng tôi

<small>việc xác định hàng giả và hàng kém chất lượng trong Thông tư liên tịch số10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27-4-2000 của Bộ Thương</small>

mại, Bộ Tài chính, Bộ Cơng an và Bộ Khoa học-Cơng nghệ-Môi trường hướng

dẫn thực hiện chỉ thị 31/1999/CT-TTg ngày 27-10-1989 của Thủ tướng Chính

phủ về đấu tranh phịng chống sản xuất và buôn bán hàng giả là tương đối phùhợp với tình hình hiện nay nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực do nạn sản xuất

và buôn bán hàng giả gây ra trên thị trường nước ta [91]. Cụ thể là hàng hố có

<small>một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:a) Hàng giả chát lượng hoặc cơng dụng:</small>

<small>- Hàng hố khơng có giá trị sử dụng hoặc giá tt sử dung không như ba:chất tự nhiên, tên gọi và cơng dụng của nó.</small>

<small>- Hàng hố đưa thêm tạp chat, chất phụ gia không được phép sử dung 'àm</small>

thay đổi chất lượng, khơng có hoặc có ít dược chất, cd chứa chất khác với tên được

chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; khơng có hoặc khơng đủ hoạt chát, chất hữu hiệu

<small>gây nên công dụng; không có hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.</small>

- Hàng hố khơng đủ thành phần ngun liệu hoặc bị thay thế bằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

những nguyên liệu, phụ tùng khác khơng bảo đảm chất lượng so với tiêu chuẩnchất lượng hàng hố đã cơng bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ

người, động vật, thực vật hoặc mơi trường, mơi sinh.

- Hàng hố thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà khơng thực

hiện sẽ gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật

<small>hoặc mơi trường, mơi sinh.</small>

- Hàng hố chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấychứng nhận ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hố bắt buộc).

b) Giả về nhãn hiệu hang hố, kiểu dáng cơng nghiệp, nguồn gốc, xuất<small>xứ hàng hố</small>

- Hàng hố cĩ nhãn hiệu hàng hố trùng hoặc tương tự gây nhầm lần vớinhãn hiệu hàng hố của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hố,

kể cả nhãn hiệu hàng hố đang được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt

Nam tham gia, mà khơng được phép của chủ nhãn hiệu.

<small>- Hàng hố cĩ dấu hiệu hoặc cĩ bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tươngtự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng</small>

hố được bảo hộ.

- Hang hố, bộ phận của hang hố cĩ hình dáng bên ngội trùng với kiéu=dáng cơng nghiệp đang được bảo hộ mà khơng được phép của chủ kiểu dáng

<small>Oơng nghiệp.</small>

- Hàng hố cĩ dấu hiệu giả mạo về chi dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hố

gây sai lệch về nguồn gốc, xuất xứ, nơi đĩng gĩi, lắp ráp hàng hố.c) Giả về nhãn hàng hố.

<small>- Hang hố cĩ nhãn hàng hố giống hột hoặc tượng tự với nnan hang hoa</small>

của cơ sở khác đã cơng bố.

- Những chỉ tiêu chi trên nhãn bị cạo, idy xo“, sửa đối, ghi khơng đúng

<small>thời hạn sử dụng đề lừa cối khách hàng.</small>

- Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hố khong phù hop với chất lượnghàng hố nhằm lừa người tiêu dùng. `

d) Các ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng gid.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Khi giải thích các dấu hiệu thể hiện là hàng giả, chúng ta cần có cách

nhìn tương tự và bao quát hơn. Chẳng hạn, khái niệm chứng chỉ giả, có thể hiểu

cả các loại văn bằng giả, giấy chứng nhận giả, các ấn phẩm có giá trị như tiền

giả có thể thể hiện là các loại: ngân phiếu giả, công trái giả, séc gia và các loại

giấy tờ giả khác có giá trị như tiền. »

<small>Phân tích Thơng tư liên tịch số 10/2000/TTUI-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT</small>

ngày 27-4-2000 của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Cơng an và Bộ Khoahọc-Công nghệ-Môi trường, chúng tôi thấy thông tư chưa đề cập đến một loạihàng giả đặc biệt đó là thơng tin giả. Hiện nay thông tin là một loại hàng hốđặc biệt bởi vì trên thị trường thế giới nói chung, 6 nước ta nói riêng, việc mua

<small>bán thơng tin diễn ra hàng ngày, hang giờ. Tác hại của thông tin giả là khơn</small>

lường. Vì vậy, chúng ta cần có tiêu chí chính xác, thơng tin nào là giả, từ đó cócác biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi sản xuất,

tuyên truyền và buôn bán thông tin giả nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực

do các hành vi nay gây ra đối với việc phát triển kinh tế thị trường nói riêng,phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta nói chung. Theo chúng tôi không phải loại

thông tin nào cũng là hàng hố, mà những thơng tin về kinh tế, thị trường,thương mại, giá cả, khoa học, kỹ thuật công nghệ, bí mật và thủ thuật kinh

doanh, nghề nghiệp... mới là hàng hố, cịn các thơng tin chính thức, cơng khai

trong nội bộ các cơ quan, giữa các cơ quan Nhà nước với nhau và giữa các quốc

<small>gia không phải là hàng hố.</small>

Tóm lại, theo chúng tdi hàng giả xác định như loại sản phẩm, hàng hố cónhững dau hiệu giả về hình thức cũng như nội dung so với các sản phẩm, hàng

hoá mà Nhà nước cho phép sản xuất,'lưu thông và kinh doanh. Khái niệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

“hàng giả” bao gồm những dấu hiệu pháp lý cụ thể và được quy định rõ trong

Nghị định số 140/HDBT ngày.25-4-1991 và Thông tư liên tịch số BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27-4-2000 hướng dẫn thi hành chỉ thị31/1999/CT-TTg ngày 27-10-1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranhchống sản xuất và bn bán hàng giả. Căn cứ vào những đấu hiệu này có thểxác định được hàng giả hay hàng không giả nhưng kém chất lượng (kém phẩmchất). Việc phân biệt, phân định giữa khái niệm hàng giả và hàng kém phẩmchất là hết sức quan trọng. Đó là một trong những căn cứ để định tội. Cho đến

10/2000/TTLT-nay mặc dù đã được phân biệt theo hướng dẫn phân tích của các nhà khoa họcluật hình sự, của Tồ án nhân dân tối cao qua thực tiễn xét xử, cũng như trong

một vài văn bản pháp luật khác điển hình là Thơng tư liên bộ số 1254-TT/LB

<small>ngày 8/11/1991 của Uy ban khoa học Nhà nước, Bộ Thương mai và Du lịch,nhưng qua thực tế vụ việc cho thấy, việc phân biệt đó vẫn còn gặp phải những</small>

tồn tại, vướng mắc. Trong mục 1. 2 phân biệt giữa hang giả và hàng kém chấtlượng nói rõ: “sản phẩm hàng hố có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượngđã đăng ký và ghi nhãn sản phẩm (etiket) song chưa vi phạm mức chất lượngtối thiểu thì chưa bị coi là hàng giả mà chỉ là hàng kém chất lượng. Những

<small>hang hoá này được xử lý theo Nghị định số 327/HDBT ngày 19-10-1991 của</small>

Hội đồng Bộ trưởng quy định về việc thi hành pháp lệnh chất lượng hàng hoá”.Vấn đề là ở chỗ “mức chất lượng tối thiểu" được quy định dưới dạng tiêu

chuẩn hoặc văn bản quy định khác của nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnnên “mức tối thiểu” cũng khơng thống nhất, làm kẽ hở cho nhiều người phạm

<small>tội lợi dụng.</small>

Nhiều trường hợp lợi dụng những quy định của pháp luật chưa đồng bộ.

<small>đánh lập lờ giữa hàng giả và hàng kém chất lượng vì với hai loại đối tượng này</small>

như chúng ta đã biết, hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm là khác nhau.

<small>Kinh nghiệm lập phá; về khái niệm hàn: giả của nước Cộng hoà nhândân Trung Hoa cho thấy một vài nét khác với pháp luật của Việt Nam về vấn dé</small>

<small>này. Trong BLHS nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, tại chương III về “Tội</small>

<small>„ . R . sẽ ° = ~ .Ề es ' ~ > Evi age * ‘ e ., Poe as : bbe at ?</small>

<small>phá hoại trật tự kinh tế thi trường xã hội chủ nghra”„tiết } quý:định “tội sản</small>

THƯ VIỆN | fas. LATS. 6 |

<small>(XƯỜNG BA! HOC Nol A He erence</small>

PHONG GV |

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

xuất, tiêu thụ hàng giả” [2]. Hàng giả được nói tới ở đây là hàng giả không

đúng tiêu chuẩn, hàng xấu, không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, có độc tố có hại,

khơng đủ tiêu chuẩn quốc gia, chuyên môn về đảm bảo an toàn, hàng quá hạn

sử dụng... Như vậy, khái niệm “hàng giả” rộng hơn, bao gồm cả “hàng kém

phẩm chất”, chứ không phân biệt thành các đối tượng khác nhau, dẫn đến cách

xử lý khác nhau của pháp luật Việt Nam.

Qua nghiên cứu thực tế, theo chúng tơi hàng giả có thể thuộc tất cả các

loại hàng hoá từ cao cấp đến những mặt hàng tiêu dùng thơng thường. Hàng giả

có thể thuộc những nhóm sau: a) Hàng giả về nội dung; b) Hàng giả về hìnhthức; c) Hàng giả cả về nội dung và cả về hình thức.

Hàng giả về nội dung là loại hàng tuy mang tên rõ ràng, thậm chí dùngngay bao bì thật, nhưng thành phần lại khác, khơng có giá trị sử dụng như loại

hàng mà nó mang tên. Ví dụ: Các loại thuốc BI, thuốc nhỏ mắt... Nhưng thực

tế lại khơng có giá tri sử dụng như thuốc mà nó mang tên.

Hàng giả về hình thức mang nhãn hiệu, đóng bao bì có kiểu dáng giốngnhư sản phẩm của cơ sở sản xuất khác nhằm lừa đối khách hàng. Ví dụ: củ tam

thất trồng ngắn ngày tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được đóng gói

mang nhãn hiệu của Cổng ty Được phẩm Trung ương I, hoặc các loại đồ điện

<small>đo tư nhân sản xuất gia công tại Hà Đông lại mang nhãn hiệu Liên Xô, liêndoanh ABB, Australia...</small>

Hàng giả cả về nội dung và cả về hình thức là những hang vừa khơng có

<small>giá trị sử dụng như loại hàng mà nó mang tên vừa mang nhãn của một cơ sở</small>

sản xuất khác. Ví dụ: Các loại tân dược giả khơng có giá tri sử dụng lại được

<small>On</small>óng gói trong bao bì, nhãn mác của một cơ sở sẵn xuất quốc doanh nao đó.Trên thị trường đã có sự cơng nhận chung về đối tượng tội phạm này.

<small>Việc làm rõ khái niệm “hang gia” trong tội lam hàng giả, tội bn bán hir giảcó ý nghĩa quan trọng làm cơ sở pháp lý thống nhất để quy định và xử lý tội</small>

phạm này. Nghị định số 140-HDBT ngày 25-4-1991 của Hội đồng Bệ trưởng

quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả là một bước tiến

mới trong việc hoàn thiện chế định pháp lý về các loại tội này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Từ các quy định pháp luật hiện hành, chúng toi xin để xuất khái niệmhàng giả như sau: Hang gid là tất cả các loại hàng hoá từ thông thường đến

cao cấp được sản xuất trái pháp luật, có hình dang bề ngồi giống như những

sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ

trên thị trường không đủ tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước, hoặc những sản

phẩm khơng có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc. bản chất, tự nhiên, tên gọi

và cơng dụng của nó nhằm lừa đối người tiêu ding nhằm mục đích thu lợi bất

Như chúng ta đã biết, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang chủ trươngphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, [31] cho nên

cùng với số lượng hàng hố có chất lượng cao được sản xuất và lưu thông trên

thị trường ngày càng nhiều và đa đạng, thì số lượng hàng giả cũng tràn lan và

với nhiều hình thức tinh vi, nhìn bề ngồi như hàng that có chất lượng cao. Nếucứ để tình trạng hàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trường như vậy sẽ gây tác

hại nhiều mặt về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đến lòng tin của người

tiêu dùng, của nhân dân đối với người sản xuất, đối với quản lý kinh tế của Nhà

nước, đến sự hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể khái quát tác hại của

hàng giả đối với sự phát triển kinh tế- xã hội như sau:

Đối với người tiêu dhng, do mua phải hàng giả nên bị thiệt hại về tàichính, nhưng khơng đáp ứng được nhu cầu đo giá trị sử dụng của loại hàng này

ít hơn, thậm chí khơng có giá trị sử dụng, hàng giả là lương thực, thực phẩm,

thuốc chữa bệnh, phòag bệnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ conngười, có trường hợp gây tử vong. Hang giả là thuốc thú y, sẽ làm cho nguy cơ

bệnh dich của gia súc, gia cầm tran lan, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh

tế và có thể dẫn tới việc lây nhiễm sang con người tạo ra những bệnh (tật hiểm

Đối với sản xuất và xây dựng, hàng giả là nguyên vật liệu th

-chất lượng sản phẩm, giảm chất lượng cơng trình, làm rạn nút, sụp để có thể

nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người và làm thiệt hại đến nền kinh tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>nước ta.</small>

Đối với thị trường, hiện tượng hàng gia là một trong những nguyên nhân

làm rối loạn thị trường. Hành vi làm hàng giả, hàng kém chất lượng và buôn

bán các loại hàng này được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bởi vithông qua các hành vi này những người làm hàng giả và buôn bán hàng giảhưởng dụng trái phép hay lạm dụng những thành quả lao động của người kháchay của khách hàng, của người tiêu dùng. Như vậy, hành vi làm hàng giả, bn

bán hàng giả vơ hình dung tạo ra sự cạnh tranh khơng lành mạnh, khơng bình

đẳng giữa các doanh nghiệp, giữa các nhà sản xuất kinh doanh.

Xét về thực chất, các hành vi xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của ngườitiêu dùng và đối thủ cạnh tranh đều là những hành vi cạnh tranh không lành

mạnh. Một mặt, pháp luật bảo vệ tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của cácnhà sản xuất, kinh doanh và các nhà doanh nghiệp nhưng nếu như quyền tự doấy xâm hại đến quyền tự do của người khác (trong đó có quyền tự do của ngườitiêu dùng) thì đó là một sự lạm dụng cần phải loại trừ. Điều đáng lưu ý là, cónhững hành vi làm hàng giả, bn bán hàng giả, cùng một lúc có thể xâm hại

đến lợi ích của cả đối thủ cạnh tranh lẫn khách hàng hay cả người tiêu dùng.

Điều đó có nghĩa là trong những trường hợp như vậy, hành vi làm hang-gia,

hành vi lam hàng giá, bn bán hàng giả nói riêng điều chỉnh cả những nhóm

hành vi mà đơ: Khi khơng chỉ xâm hại den lợi ích của khách hang, người tiết

dùng, mà cả loi ích của đối thủ cạnh tranh.

<small>Đối với quan lý kink tế của Nhà nước, hang gia và buén bán hàng giả</small>

ảnh hưởng trực tiếp đến nên kinh tế quốc dan, đến việc thực hiện các chinh

sách kinh tế, gãy Khó khăn cho việc quận lý thị trường của céc cơ quan chức

năng, Nhà nước sẽ mất đi một nguồn thu cho ngân sách, gặp nhiều khó khăn

trong việc quản lý các linh vực sản xuất, điều phối, lưu thông hàng hoi.

Đối với hợp tác quốc tế, Nhà nước ta đang thực hiện đường lối mở cửa,

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

hop tác rộng rãi với tất ca các nước trên thế giới. đặc biệt Ja trong lĩnh vực kinh

tế đối ngoại. Chúng ta đã gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á -Thái Bình

Dương (APEC), đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để gia nhập Tổ chức

thương mại thế giới (WTO) và AFFTA. Chính vì vậy nếu chúng ta khơng sớm

có những biện pháp tích cực phịng chống hàng giả thì sẽ gây ảnh hưởng xấu

đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đến sự hội nhập khu vực và quốc tế của

<small>Việt Nam...</small>

1.1.2. Khái niệm về tội làm hàng gia, tội buôn bán hang gia theo pháp

<small>luật hình sự Việt Nam</small>

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền lợi hợp pháp của nhân dân lao động

luôn luôn được Nhà nước bảo hộ, điều này đã được khẳng định tại Điều 28

<small>Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Mọi hoạt</small>

động sản xuất kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốcdân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập

thể, của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính

sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng”. Mặc dù biết rõ

<small>điều đó nhưng vì hám lợi do lợi nhuận quá cao khi thực hiện những hành vị làm</small>

hang gia, buôn bán hàng giả đưa lại nên đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của

<small>người khác, cũng như vi phạm trật tự quan lý kinh tế nói chung, quan lý thịtrường nói riêng của Nhà nước. Vì vậy hành vị làm hàng giả và buôn bán hànggiả là một trong những hành vi vi phạm pháp luật. Do tác hại to lớn của các</small>

hành vi làm hàng giả và buôn bán hàng giả đối với con người và quá trình phát

triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng, nên các hành vi đó khơng chỉ bị xử

| lý hành chính mà cịn được coi là một loại tội phạm và bị xử lý bằng chế tài

<small>nình sự. AS my</small>

<small>Sau cách mang thang Tám đến nay, Nhà nước ta đã ban hành tương đốt</small>

nhiều văn bản về pháp luật hình sự, trong đó có quy định về tội làm hàng giả,

<small>tội buôn bán hàng gia. Đặc biệt các văn bản pháp luật như Pháp lérh ngày </small>

30-“6-1982 của Hội đồng Nhà nước trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu. làm hang gia,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

kinh doanh trái phép, BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 đã quy định tương

đối cu thể về tội làm hàng gia, tội buôn bán hang giả. Tuy nhiên tất cả các vănbản pháp luật này chưa đưa ra khái niệm cụ thể về tội làm hàng giả, tội buôn

bán hàng giả. Chẳng hạn BLHS hiện hành tại Điều 156 quy định về tội sản

xuất, buôn bán hàng giả như sau: “người nào sản xuất, buôn bán hàng giảtương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng hoặcdưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạthành chính về hành vi quy định tại Điều luật này hoặc tại một trong các Điều

<small>153, 155, 157, 158, 159, 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong</small>

<small>các tội này, chưa được xoá án tích mà cịn vi phạm, thì bi phạt tù từ sáu tháng</small>

e) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ chức.

<small>f) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ mộttrăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.</small>

<small>f) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.</small>

<small>3. Pham tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thi bị phat tù từ baynăm đến mười lam năm.</small>

a) Hàng gia tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ năm trăm

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Qua phân tích điều luật này, chúng ta khơng thể tìm thấy hành vi cụ thể

nào là hành vi làm hàng giả và buôn bán hàng giả. cũng như khái niệm về tộilàm hàng giả, tội buôn bán hàng giả, mà chỉ thấy tính chất, mức độ, hậu quả

g gia, tội buôn

nguy hiểm đối với xã hội của từng loại hành vi của tội làm han

bán hàng giả, từ đó làm cơ sở cho việc định hình phạt tương ứng đối với các

loại hành vi cụ thể.

Mỗi tội phạm đều có những đặc điểm riêng, thậm chí mỗi trường hợpphạm tội cụ thể của một tội phạm cũng có những hình thức thể hiện khác nhau.

Tuy nhiên, vì tội phạm đều là hoạt động của con người cụ thể, xâm hại hoặc

nhằm xâm hại những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ cho nên các

tội phạm có điểm giống nhau là chúng đều là một thể thống nhất giữa biểu hiện

bên ngoài và những yếu tố tâm lý bên trong, về mặt cấu trúc của chúng đều có

<small>các yếu tố cấu thành tội phạm.</small>

Mặc dù như đã phân tích ở trên các văn bản pháp luật về hình sự chưa đưa

ra khái niệm tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả, song thông qua việc phân

tích điều 8 về khái niệm tội phạm, ching ta có thể định nghĩa tội làm hàng giả,

tội bn bán hàng gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng

lực trách nhiệm hình sự thực hiện nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hoá giả hay vận

chuyển bn bán các loại sản phẩm, hàng hố này, xâm hại sản xuất hàng hố,trật tự lưu thơng, phân phối hàng hoá và quản lý thị trường, xâm hại đến quyền,lợi ích, sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng, xâm phạm đến quyền lợi

<small>của đối thủ cạnh tranh hợp pháp trên thị trường...</small>

Trên thực tế các hành: vi làm hàng gia và buôn bán hang gia đã gây ra và

<small>đe doa gây ra thiệt hai cho các quan hệ xã hội được Nhà nước bao vệ khỏi bị</small>

xâm hại bằng các quy dinh tai “chương XVI- Các tội xâm phạm trật tự quản lý

kinh tế” nói chung và ở các Điều 156, 157 và 158 của BLHS nam 1999.

Khi nói đến khá! niệm tội làm hàng gia, tội buén ban bàng gia chúng ta

phải phân tích một số tội phạm cing nhóm ¢6 liên quan đều là bn bán hànghố. Đó là các tội: Tội lừa dối khách hàng (Điều 162), Tội buôn bán hàng cấm(Điều 155), Tội kinh doanh trái phép (Điều 159)...

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng gia và một số tội phạm kinh tế khác

có chung một vài đặc điểm như: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ

quan, cũng như các thủ đoạn tương đối giống nhau... Đứng trên bình diện so

sánh giữa tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả và các tội kinh tế nêu trên,chúng tơi có một số ý kiến sau:

<small>Trước hết cần phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156) với</small>

tội lừa dối khách hàng (Điều 162). .

<small>Cùng nhóm tội phạm kinh tế, xâm hại đến trật tự quản lý Nhà nước về</small>

sản xuất, quản lý thị trường, lưu thơng, phân phối kinh doanh hàng hố, đồngthời xâm hại trực tiếp đến lợi ích vật chất cũng như tính mạng, sức khoẻ của

<small>người tiêu dùng, tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội lừa dối khách hàng</small>

(Điều 162) có nhiều nét tương đồng. Chúng tơi muốn nhấn mạnh tới tính chất

của hành vi phạm tội ở các tội này. Đó là tính chất gian dối. Ở tội sản xuất,

bn bán hàng giả tính chất gian dối của hành vi phạm tội thể hiện ở việc ngườisản xuất tạo ra hàng giả bằng nhiều thủ đoạn, phương thức để làm cho sảnphẩm của mình giống với hàng thật cùng loại để đánh lừa người tiêu dùng,

nhằm thu lợi bất chính (giả ca về hình thúc và về nội dung: khơng đủ tiêu

chuẩn, khơng có giá tri sử dụng như bản'chất, tên gọi, ceng dụng mà nó mang

tên... hoặc giả về cả nội dung lẫn hình thức).

<small>Cịn người buôn bán hàng giả biết rõ là hàng giả nhưng vẫn mua di bán</small>

lại để kiếm lời.

<small>Cũng giống như tội sản xuất, tội bn bán hàng giả, tính chất của hànhvi phạm tội lừa dối khách hàng là gian đối trong việc mua bán gây thiệt hại cho</small>

khách hàng. Nhưng mặt khách quan của tội lừa dối khách hang được thể hién

khá cụ thể ở những hành vi cân đong, đo đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng

hoặc dùng thủ đoạn gian dế? khác gây thiệt hại nghiêm trong cho khách hàng.

Người phạm tội có thể chuẩn bị dụng cụ cân đo thiếu chính xác từ trước hoặc

lợi dụng cơ hội khách hàng thiếu chú ý để thực hiện hành vi lừa đối khách

<small>hàng. Hanh vi gian đối tức là tính sai, cân đong, đo đếm sai trong khi bán nhằm</small>

lấy của khách hàng số tiền nhiều hơn so với số tiền mà họ phải trả hoặc trả cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

khách số tién ít hơn số tiền mà họ được nhận...

Đối tượng tội phạm ở đây có thể là hàng giả, có thể là hàng thật, nhưng

kém về chất lượng, tính chất gian dối thể hiện ở việc can phạm có những “xảo

thuật” trong khi mua bán nhằm gây thiệt hại cho khách hàng.

Về mặt chủ quan, tội lừa dối khách hàng được thực hiện do cố ý. Nếu

hành vi cân, đong, đo đếm được thực hiện do vơ ý thì khơng cấu thành <sup>tội</sup>

phạm về tội lừa dối khách hàng, mà bị xử lý hành chính hay bằng biện pháp tácđộng xã hội hoặc nếu đủ dấu hiệu chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn, thì

bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 285 Tội thiếu trách nhiệm gây hau

<small>quả nghiêm trọng.</small>

Cũng cần phân biệt “tội buôn bán hang gia” với “tội buôn bán hàng cấm”(Diéul 55 )

Đối tượng của tội buôn bán hang cấm là những mat hang Nha nước cấm

kinh đoanh, trong đó có cả hàng thật và hàng giả, hay nói cách khác hàng giả

cũng nằm trong danh mục các mặt hang Nhà nước cấm kinh doanh.

Tội buôn bán hàng cấm xâm phạm sự độc quyền quản lý của Nhà nước

đối với một số mặt hàng, cấm tư nhân và các cơ quan Nhà nước, tổ chức khơng<small>có chức năng buôn bán, kinh doanh.</small>

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi buôn bán các mặt hàng

<small>mà Nhà nước cấm buôn bán, kinh doanh.</small>

Chủ thể của tội phạm bn bán hàng cấm là bất kỳ ai có năng lực trách

nhiệm hình sự. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ

quan Nhà nước, tổ chức xã hội để phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự

theo cấu thành tăng nặng (khoản 2 Điều 155) hoặc tăng nang đặc biệt (khoản 3

<small>Điều 155)</small>

<small>Về mặt chủ quan, cũng như tội buôn bán hàng giả, tội buôn bán hàng</small>

cấm được thực hiện do cố ý nhằm mục đích trục lợi. Ngưèi phạm tội biết rõtính chất nguy hiểm của hành vi và mong muốn thực hiện hành vi đó nhằm đạt

<small>được mục đích trục lợi, trong đó bao hàm cả hành vị khơng cần phải chứngminh.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>Phan biệt tội buôn bân hang gia vă tội kinh doanh trâi phĩp (Điều 159).</small>

<small>Tội kinh doanh trâi phĩp bao gồm mọi hoạt động sản xuất, buôn bân,</small>

dịch vụ xđm phạm đến trật tự quản lý của Nhă nước về hoạt động sản xuất,

kinh doanh.

Mặt khâch quan của tội kinh doanh trâi phĩp được thể hiện như kinh

doanh khơng có giấy phĩp của cơ quan Nhă nước có thẩm quyền cấp hoặc

khơng đúng với nội dung giấy phĩp, đê bị xử lý hănh chính về việc kinh doanhtrâi phĩp hoặc đê bị kết ân nhưng chưa được xoâ ân về tội kinh doanh trâi phĩphoặc về một trong câc tội quy định tại câc Điều 153, 154, 155, 156, 157, 158,

<small>159, 160, 161, 193, 194, 196, 230, 232, 233, 236, 238 của BLHS hiện hănh,</small>

chưa được xoâ ân tích mă vẫn cịn vi phạm.

<small>Nhu vậy về mặt khâch quan tội lăm hăng gia, tội buôn bân hăng giả cũng</small>

tương tự như tội kinh doanh trâi phĩp. Hay nói câch khâc tội lăm hăng giả, mi

<small>bn bân hăng giả lă một dạng của tội kinh doanh trâi phĩp bởi vì người phạmtội lăm hang gia, tội bn bân hang gia khơng bao giờ được cơ quan Nhă nước</small>

có thẩm quyền cấp giấy phĩp va trong nội dung giấy phĩp không bao giờ cho

<small>phĩp kinh doanh hăng giả.</small>

<small>Tội kinh doanh trâi phĩp vă tội lăm hăng giả, tội buôn bân hăng giả đềuxđm phạm chính sâch quan lý thị trường của Nhă nước vă đều có hănh vi sản</small>

xuất, mua bân tâi phâp luật. Hănh vi của tội kinh doanh trâi phĩp có thể kinh

<small>doanh hăng thật, nhưng khâc với chủng loại mặt hăng đê dang ky trong giấy</small>

phĩp kinh doanh, hănh vi phạm tội có thể lă hănh vi đê bị xử lý hănh chính văcó mức độ nguy hiểm hạn chế. Còn tội lăm hăng giả, tội bn bân hăng giả cómức độ nguy hiểm cao hơn.

<small>Pa a?</small>

<small>Chủ thẻ của tội kinh doann trâi phĩp lă bất ky at có năng lực trâch nhiệmhình sự. Người lợi dựng đanh n_ "Ta cơ quan, tổ chức mạo nhận một tổ chức</small>

khơng có thật để phạm tội thì phải chịu trâch nhiệm hình sự theo cấ thănh

tăng nặng (khoản 2 Điều 159)

<small>Về mặt chủ quan, tội kinh doanh trâi phĩp được thực hiện đo cố ý, người</small>

phạm tội biết rõ tính chất nguy hiểm của hănh vi vă mong muốn thực hiện hănh

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

vị đó. Cịn tội bn bán hàng giả được thực hiện có thể do lỗi cố ý, cũng có thể

<small>đo lỗi vơ ý và nhiều khi không biết hậu qua của hành vi.</small>

<small>1.1.3. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội làm hàng øiả, tội buôn</small>

bán hàng giả

<small>Cũng như các tội phạm khác, tội làm hàng gia, tội buôn bán hang gia</small>

được cấu thành bởi các yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ

<small>quan... Các yếu tố này không tách rời, biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệbiện chứng cùng quyết định tính chất của tội phạm này. Do vậy, việc nghiên</small>

cứu mỗi yếu tố là cần thiết, nhưng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, còn trong thực

tiễn phải xem xét cả bốn yếu tố này trong mot thể thống nhất thì mới bảo đảm

<small>đánh giá tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả một cách đầy đủ, toàn diện.</small>

1.1.3.1. Khách thể của tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả

<small>Xuất phát từ định nghĩa về tội phạm, một vấn đề đặt ra là khách thể bị tội</small>

<small>phạm xâm hại là gì?</small>

<small>Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thừa nhận tính giai cấp của pháp luật</small>

nói chung, cũng như pháp luật hình sự nói riêng, khang định khách thé bị tội

<small>phạm xâm hại là hệ thống các quan hệ xã hội của chế độ xã hội có giai cấpđược Luật hình sự chế độ đó bảo vệ.</small>

Khách thể của tội phạm có ba loại:

- Khách thể chung của tội phạm là các quan hệ xã hội được đặt dưới sự

<small>điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam.</small>

Tại Điều 8 BLHS nước CHXHCN Việt Nam hiện hành có nêu ra cáckhách thể chung của tội phạm được Luật hình sự bảo vệ bao gồm: độc lận, chủquyền của tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa,tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhâ¡: phẩm, tự do, tài san, các quyền và lợi ích

<small>hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự phápluật xã hội chủ nghĩa.</small>

- Khách thể loại của tội phạm là nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bao vệ khỏi sự xâm hai

<small>của tội phạm.</small>

- Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cu thé được quyphạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại trực tiếp của một loại tội phạmcụ thể.

Khách thể của tội làm hàng gia, tội buôn bán hang gia là các quan hệ xã

hội liên quan đến trật tự quản lý Nhà nước về sản xuất, lưu thông, phân phốikinh doanh hàng hoá và quản lý thị trường, đồng thời liên quan tới quyền và lợi

ích hợp pháp của người tiêu dùng, sức khoẻ, tính mạng của con người cùng sựtrung thực và lợi ích của người sản xuất, kinh doanh, của đối thủ cạnh tranh

<small>hợp pháp và lành mạnh trên thị trường.</small>

<small>Các quan hệ xã hội bị tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả xâm hại</small>

đến liên quan tới quá trình xây dựng, cải tạo và phát triển nền kinh tế, quản lýnền kinh tế quốc dân, đặc biệt là chủ trương phát triển nền kinh tế vận hành

<small>theo cơ chế thị trường, cũng như đường lối mở cửa, hội nhập và hợp tác quốc tếtrong lĩnh vực kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay. Vì vậy, ban chất của hành</small>

vi phạm tội là nguy hiểm, gây thiệt hại, cũng như de doa gây thiệt hại nhiềumặt cho nền kinh tế đất nước nói chung và lợi-ích của con người nói riêng.

<small>Đặc biệt tội làm hàng giả, tội bn bán hàng giả cịn xâm hại đến uy tín,</small>

<small>cũng như thiệt hại vật chất cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, làm cho</small>

<small>các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính điêu đứng, cịn người tiêu dùng thì bị</small>

<small>“móc túi” một cách khơng thương tiếc và ln có nguy cơ bi đe doa về sức</small>

khoẻ và tính mạng bởi sự độc hại của các loại hàng giả đang tràn lan.

` Đối tượng của tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả là các loại hàng

giả. Về vấn đề này, như đã trình bày trong phần “khái niệm hàng giả” tựuchung lại, đó là các loại hàng hố, sản phẩm có dấu hiệu được quy định trong

các văn bản pháp luật của Nhà nước. Cần lưu ý các đấu hiệu hàng giả được quy

<small>định trong văn bản pháp luật như: Nghị định số 140/HDBT ngày 25-4-1991 củaHội đồng Bộ trưởng và Nghị định 57/CP ngày 31/5/1997 của Chính phủ trước</small>

kia và hiện nay trong Thông tư liên tịch số 10/2000 TTLT-BTM-BTC-BCA-

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

BKHCNMT ngày 27/4/2000 hướng dan thực hiện chỉ thị 31/1999/CT-TTg ngày

27-10-1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán

hàng giả.

Tác hại của tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả không những xâm hại

đến lợi ích vật chất, mà cịn gây tác hại đến sức khoẻ, tính mạng của con người,

gây hậu quả xấu đến sản xuất, động vật, thực vật hoặc mơi trường, mơi sinh, vì

vậy chúng ta cần có biện pháp ngăn chan kip thời và xử lý nghiêm khắc.

<small>1.1.3.2. Mặt khách quan của tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả</small>

Bất cứ loại tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện ra bênngồi hoặc tồn tại bên ngồi thế giới khách quan có thể trực tiếp nhận biết

<small>được. Khi nói đến mặt khách quan của tội phạm, chúng ta cần lưu ý đến những</small>

yếu tố biểu hiện sau đây:

- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội.

- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa

<small>hành vi và hậu quả.</small>

<small>- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ,</small>

phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội... )

Tổng hợp các biểu hiện trên đây tạo thành mặt khách quan của tội phạm.

Như vậy có thể định nghĩa như sau: mặt khách quan của tội phạm là mặt bênngoài của tội phạm bao gồm những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế

<small>giới khách quan.</small>

Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội

<small>phạm. Khơng có mặt khách quan thì cũng khơng có các yếu tố khác của tộiphạm do đó cũng khơng có tội phạm.</small>

<small>Việc nghiân cứu những tình tiết thuộc mặt khác quan của tội phạm có ý</small>

nghĩa thực tiễn trong việc xác định lỗi, mưc độ lỗi của người phạm tội , xác

định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi có lỗi đó,

<small>định tội và cuối cùng là có ý nghĩa trong việc định khung hình phat.</small>

Chúng tơi đồng tình với quan điểm của PGS,TS Nguyễn Ngọc Hoa:

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

“trong mặt khách quan của toi phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản,

những biểu hiện khác nhau của mặt khách quan chỉ có và có ý nghĩa khi có

hành vi khách quan” [46]. Vì vậy, khơng thể nói đến hậu quả của tội phạmcũng như biểu hiện khách quan khác như công cụ, phương tiện, địa điểm, thời

gian... khi khơng có hành vị khách quan.

Những biểu hiện của mặt chủ quan như lỗi, mục đích, động cơ cũng luôn

luôn gắn với hành vi khách quan cụ thể. Hành vi khách quan là nguyên nhân

trực tiếp gây ra những biến đổi tình trạng của những đối tượng bị tác động và

do vậy là nguyên nhân của sự gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thểcủa tội phạm. Hành vi khách quan là cầu nối giữa khách thể và chủ thể. Khơng

thể có chủ thể của tội phạm khi khơng có hành vi khách quan. Hành vi phạmtội có thể được thể hiện qua hai hình thức đó là hành động và khơng hành động.

Với đặc điểm như vậy, hành vi khách quan được phản ánh trong tất cả cấu

<small>thành tội phạm. Khơng có hành vi khách quan thì khơng có tội phạm.</small>

Theo luật hình sự Việt Nam hành vi khách quan của tội phạm có ba đặc

điểm sau:

- Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội.

<small>- Hành vị khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và ý chí.</small>

- Hanh vi khách quan của tội phạm là hành vi được quy định trong luật

<small>hình sự.</small>

Từ quan niệm chung nêu trên, chúng ta đi sâu phân tích cụ thể Điều 156

BLHS năm 1999. Điều luật này với tên gọi: “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”

thoạt nhìn chúng ta tưởng rằng điều này chỉ quy định nột tội danh, song thực

chất là hai tội danh: tội san xuất hàng giả và tệi buôn bán hàng giả. Tù cách

phân biệt như vậy, chúng ta có thể thấy các hành vi cụ thể sau:

Thứ nhất, đối với tội sản xuất hàng giả, thì hành vi phạm tội ở đây là hànhvị dùng thủ đoạn phạm tội đánh lừa người tiêu dùng nhằm thu lợi bất chính

bang cách:

<small>- Sản xuất ra những hàng hố khơng có giá trị sử dụng đúng với tính</small>

năng, cơng dụng và tên gọi của loại hàng hố đó (ví dụ: nước khống thay bằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

nước máy, thuốc chữa bệnh thay bằng bột gạo... )

` - Sản xuất những loại hàng hoá tuy có giá trị sử dụng nhưng bắt chước

kiểu dáng, mẫu mã, tên thương mại giống hệt hoặc tương tự với các loại hàng

hố có uy tín trên thị trường và đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

(ví du: dùng xe máy do TQ sản xuất rồi dán nhãn mác của Nhật hoặc Thái Lanđể bán với giá cao hơn; sản xuất nước khoáng mang tên Lavier làm cho người

tiêu dùng nhầm tưởng là nước khoáng La vie... )

<small>- Dùng bao bì của những mặt hàng có chất lượng cao nhưng trong ruột lại</small>

thay bằng hang hoá có tinh năng, cơng dụng, chất lượng thấp hơn,- giá thành rẻhơn rồi đem bán với giá của loại hàng có chất lượng cao (ví dụ: dùng vỏ ximang Hồng Thạch đóng ruột xi măng quốc phịng và dem bán với giá xi măngHồng Thạch, vỏ máy tính Hitachi, linh kiện bên trong lại là của Trung Quốc

<small>cùng bán với giá may Hitachi thật... )</small>

<small>Thứ hai, đối với tội buôn bán hang gia thì hành vị phạm tội ở đây là hành</small>

vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác mua đi, bán lại những hàng hoá mà biết

rõ 1A giả để thu lợi bất chính.

Xét về hình thức thì hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng

giả được thể hiện dưới dạng hành động. Điều này có nghĩa là người sản xuất,bn bán hàng giả bằng hành động cụ thể của mình tác động một cách tiêu cựctrực tiếp tới một số quan hệ xã hội cụ thể được luật hình sự bảo vệ.

Xét về dang cấu trúc đặc điểm của hành vi khách quan của tội san xuất,buôn bán hàng giả thường xảy ra trong một khoảng thời gian đài có tính liên

Hiện nay có một số ý kiến cho rang tội sản xuất, buôn bán hằng gia là tội

có cấu thành vật chất, có nghia là phải có các dấu hiệu của mặt khách quan của

hành vi, hậu qua, mốt quan hệ nhân qua giữa hành vi và hậu quả. Sau khi

nghiên cứu kỹ về loại tội phạm này, chúng tôi cho rằng. tội sản xuất, bn bán

hàng giả có cấu thành hình thức. Nghia là tệi phẹm hoàn thành kbi đã làm ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Hanh vi sản xuất. buôn bán hàng gia và hau quả của hai hành vi này cómối quan hệ khang khít với nhau. Có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thi

hàng giả mới đến tay người tiêu dùng và hậu quả xảy ra. Để thấy rõ được tính

nguy hiểm nghiêm trọng của hành vi sản xuất, bn bán hàng giả chúng ta cóthể xem xét ví dụ sau:

18h ngày 6-7-1997 Cơng an Hà Nội đã kiểm tra xe 6 tơ BKS 29H-02-98do Nguyễn Trí Dũng điều khiển. Trên xe công an phát hiện 80 thùng cát tơng

trong đó chứa 600 chai dầu phanh ơ tơ VH 3.2 mác công ty phát triển phụ giavà sản phẩm dầu mỡ-và 12 bọc tiền bên ngoài ghi tên 12 người nhận.

Sau khi điều tra làm rõ thì phát hiện được toàn bộ số dầu phanh trên làhàng giả. Qua mở rộng điều tra, cơ quan điều tra đã phát hiện được nơi sảnxuất số dầu phanh giả với số lượng lớn. Đó là cơ sở sản xuất dầu phanh giả do

<small>Nguyễn Thị Anh làm chủ cơ sở.</small>

<small>Thủ đoạn của bọn chúng như sau: Nguyên Thị Anh cùng đồng bọn đãmua dau cặn về lọc lại rồi thuê làm bao bì, nhãn mác và đóng vào chai đem đitiêu thụ (trích bản án số 601/HSST ngày 27-28-29/4/1998 của TAND thành phố</small>

<small>Hà Nội)</small>

Hanh vi-pham tội của Nguyén Thị Anh và đồng bọn là rất nguy hiểm choxã hội. Mac dù biết rõ hành vi của minh là vi phạm pháp luật, gây nguy hiểmcho xã hội nhưng vì hám lợi, chúng vẫn nhắm mắt làm liều. Thử tưởng tượngmột loạt các xe ô tô dùng đầu phanh giả, chất lượng như thế sẽ nguy hiểm đến

tính mạng và tài sản của bao nhiêu người, khơng những thế nó cịn làm mất uy

<small>tín của những người sản xuất, kinh doanh chân chính... Khi nói đến mặt khách</small>

thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả chúng ta cần lưu ý đến một dấu hiệu

(đặc trưng) khác với mặt khách thể của các tội phạm khác.

Hành vi tạo ra hàng giả là dấu hiệu phé¬ ly. bat buộc của mat khách quancủa tội sản xuất. Được xác định là tội nghiêm trong (theo Điều 8 BLHS), hànhvi chuẩn bị sản xuất luôn chịu trách nhiệm hình sự trong mọi trường hợp (Điều

<small>17 BLHS)</small>

Khác với nhiều tội phạm khác, theo chúng tôi nghĩ, tội sản xuất hàng giả

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

thông thường không được thực hiện với sự “không dự mưu”, không chuẩn bitrước. Vì để tạo ra sản phẩm hàng hố giả, người phạm tội địi hỏi phải có sự

tính tốn cân nhắc làm loại hàng giả nào và làm như thế nào để “đạt hiệu quả”

là giống như hàng thật cùng loại để sau đó dễ tiêu thụ, thu lợi nhiều nhất nhưngcũng phải dam bảo “an toàn” cho kẻ phạm tội. Qua nghiên cứu, nhiều vụ án,chúng tôi thấy hành vi chuẩn bị sản xuất hàng giả thường là hành vi chuẩn bịcông cụ, phương tiện, khảo sát thị trường, móc nối và những điều kiện cần thiếtkhác như chọn địa điểm, tính tốn thời điểm để tạo ra hàng giả...

Ví dụ: Lam xi măng gia nhất thiết phải chuẩn bi các phương tiện, côngcu, kỹ thuật làm giả, bao bì, nhãn mác cho sản phẩm gia, chuẩn bị nguyên vatliệu để làm giả... Đồng thời địa điểm cũng được dự tính trước, thường là nơi kín

đáo, nhưng trong nhiều vụ việc lại dùng cả công xưởng, nhà bãi của các xínghiệp quốc doanh để đánh lừa các cơ quan chức năng và quần chúng nhân

Hành vi chuẩn bị sản xuất hàng gia là tiền dé cho việc thực hiện hành vi

tạo ra hàng giả: đó là hành vi chế biến, gia công, pha chế... nhằm tạo ra hàng

Thủ đoạn, phương pháp sản xuất hang giả rất đa dang từ đơn giản đến

<small>tỉnh vi, kỹ càng, khó phát hiện, tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại hàng giả.</small>

- Hàng giả về hình thức được làm sao cho mẫu mã, kiểu dáng, mùi vị,

màu sắc giống như thật. Thêng thường hàng giả loại này được đóng gói vào

bao bì có sẵn như vỏ chai, vỏ hộp đã có sẵn hoặc làm bằng cách dùng hàng nội,kém phẩm chất đã có sẵn nhung đóng gói, in ni:ãn của hàng ngoại có chất

<small>lượng cao.</small>

Những hang giả vé1 21 dụng (chất lượng) the tường được làm 0a:

liệu rẻ tiền, khơng đủ tính nang kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng. Han, giả cả

hình thức lẫn nội dung thường được làm bằng cách dùng iiguyên vật liệu thai

với nguyên vật liệu gia rồi đóng gói, in đán nhãn có kiểu đáng tương tự hàng

that để dé bề lừa khách hàng, người tiêu thụ.

Điều đáng lưu ý về tội sản xuất hàng giả trong điều kiện kinh tế thi

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

pruong những nam gần đây ngày càng đa dang và tỉnh vị hơn.

Về cách thức, quy mô sản xuất hang gia: từ san xuất nhỏ lẻ, phân tán đến

sản xuất hàng loạt, có tổ chức, có tính chun nghiệp...

Những người phạm tội sản xuất hàng giả thường chọn nơi hẻo lánh để

tránh sự kiểm tra phát hiện hoặc làm tại các địa điểm của cơ quan doanh

nghiệp Nhà nước để trà trộn, đánh lừa các cơ quan chức năng.

Một trong đặc điểm không thể không lưu ý trong thủ đoạn thực hiện tội

sản xuất hàng giả là người phạm tội thường tranh thủ thời điểm sốt giá, khan

hiếm hàng để sản xuất, tiêu thụ hàng giả. Đặc biệt là chú ý sản xuất các mặthàng phù hợp với thời điểm để tiêu thụ. Ví dụ vụ hàng giả về thực phẩm, rượu

bia, bánh mứt kẹo, cà phê tập trung vào tháng giáp tết âm lịch, xi mang gia taptrung vào mùa xây dựng... t

1.1.3.3. Chủ thể của tội làm hàng gid, tội buôn bán hàng gid

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện một hành vi nguyhiểm cho xã hội, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến một độ tuổi nhấtđịnh do luật định (tại các Điều 8 và 12). Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự,Điều 12 BLHS năm 1999 quy định:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách

nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm

Từ nhận thức điều luật này kết hợp với việc phân tích Điều 167 BLES

năm 1985, các nhà nghiên cứu luật hình sự giai đoạn trước năm 2000 khi đề

cập đến tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả đều cho rằng chủ thể của loại

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tội phạm này là bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm |thực hiện hành vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả. Nghĩa là khi thực hiệ.

vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả họ đã từ đủ 14 tuổi trở lên, vì đây }

lỗi nghiêm trọng cố ý và phải nhận thức được hành vi nguy hiểm gây ra

hội và có khả năng điều khiển hành vi đó.

Theo tinh thần các Điều 8, 12 và 156 thì khơng phải bất kỳ ai tù

tuổi trở lên cũng là chủ thể của tội làm hang giả, tội buôn bán hàng ¢hành vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả của những người này gây hậu

<small>nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng.</small>

Như vậy, bất luận là người nào dưới 14 tuổi làm hàng giả, buôn bá

giả đều không phải là chủ thể của tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng eg

đối với người từ đủ 14 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi có năng lực trách

hình sự, nếu thực hiện hành vi làm hang giả, buôn bán hàng giả gay |

đặc biệt nghiêm trọng và những người từ đủ 16 tuổi trở lên đều là chủ

tội làm hang gia, tội buôn bán hàng giả.

Ở đây chúng ta có thể đưa ra một ví dụ minh họa.

Ngày 6/7/1993 Công an quận Đống Da bat quả tang Trần Việt HàThị Hoa đang làm thuốc thú y Becomelet gia. Hà và Hoa khai làm tÌ

<small>Doan Như Bính sinh năm 197] trú tại 61C đường Trường Chinh</small>

Phuong Mai, quận Đống Da-Ha Nội (Bản án số 124 HS/ST ngày 9/3/1

<small>Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).</small>

Trong vụ án này chỉ có Dỗn Như Bính là chủ thể của tội phạm

<small>chịu trách nhiệm hình sự. Trần Việt Hà (1981) và Cao Thi Hoa (1981)</small>

có 12 tuổi do đó khơng đủ điều kiện để coi là chủ thể của tội phạm di

<small>quan điều tra khơng khỏi tố họ.</small>

Khác với luật hình sự tư sản, luật hình sự nước ta khơng coi pha;tội phạm do đó trường hợp pháp nhân sản xuất, bn bán hàng giả thì

cho pháp nhân sẽ là chủ thể của loại tội phạm này. Ngồi chủ thể thơn

thì tội làm hàng giả, tội bn bán hàng giả cịn có chủ thể đặc biệt đóngười có trách nhiệm, quyền hạn... sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

thành tang nặng... Chẳng hạn, mục d khoản 2 Điều 156 quy định người nào lợi

dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội sản xuất, bn bán hàng giả thì bị phạt tù từ

ba năm đến mười năm, mục d và mục đ khoản 2 Điều 157 quy định người naolợi dụng chức vụ, quyền han, lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức phạm tội

sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc

<small>phịng bệnh, thì bi phạt tù từ năm năm đến mười năm.</small>

Trường hợp người nước ngồi phạm tội sản xuất, bn bán hàng giả trên

lãnh thổ Việt Nam thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp thuộc

đối tượng được hưởng ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi, miễn trù về lãnhsự theo pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc

<small>tham gia, tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải</small>

quyết bằng con đường ngoại giao.

Khi nói đến chủ thể của tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả chúng ta

cần lưu ý đến đặc điểm nhân thân của những người phạm loại tội này. Ở đây,

chúng ta có thể chia thành hai loại người thực hiện hành vi phạm tội. Loại thứ

<small>nhất, do động cơ vụ lợi, muốn làm giàu nhanh chóng, mà coi thường pháp luật,</small>

Joi dụng những kẽ hở của pháp luật, những sơ hở của các co quan chức nang,

<small>dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt trong việc sản xuất và bn bán hàng giả.Những người này thường có kiến thức trong việc sản xuất, bn bán (kinh</small>

doanh) hàng hố, hiểu biết pháp luật tương đối cụ thể, có quan hệ xã hội rộng.

Trong hoạt động họ thường liều lĩnh, có tư tưởng “được ăn cả, ngã về khơng”,khi bị phát hiện thường ngoan cố, không chịu thành khẩn khai báo. Loại thứ hai

<small>bao gồm những người do nghèo đói, eo hẹp về kinh tế, mà vơ tình hay bữu ý</small>

tham gia vào hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả. Loại người phạm tội này

<small>thường là những người lao động nghèo, thất nghiệp, hoc sinh, sinh viên.. Khibi phát hiện, xử lý họ thường thành thật khai báo, biết ăn nan hối cải. Việc</small>

phân loại và nắm bắt được đặc điểm thân nhân của từng loại người phạm tội

sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ giúp chúng ta đề ra những biện pháp đấu tranh

và xử lý thích hợp đối với từng loại đối tượng cu thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Bang 1: Đặc điểm nhân than bị cáo da bị xử toi làm hàng gia, toi buôn bán hang gia.

<small>(Nguồn: Phịng Tơng hop, Văn phịng Tồ án nhân dan Tôi cao)</small>

F Sle bô oe BIỂN wien & dang vien TP va | Dan Người<small>: Cán | Cán bộ lãnh wie a? 17-</small>

<small>Cap . . Dang viền TP tộc - 5 chưaNăm 2s Bi cáo bộ dao —_ ‘ Nữ 30 hàn]</small>

Nướng 'Ô C Tr DV Cap "en ’ tuổi arte<sub>: ons " ơ Đ ` i him | ngi niên</sub>

1.1.3.4. Mặt chủ quan của tội làm hàng gid, tội buôn bán hang giả

Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt

khách quan là những biểu hiện ra bên ngồi của tội phạm, cịn mặt chủ quan

của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội .

Mặt chủ quan của tội phạm chỉ bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích.

- Lỗi là thái độ tam lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã

hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố

<small>ý hoặc vơ ý.</small>

- Động cơ phạm tội được hiểu là động cơ bên trong thúc đẩy người phạm

<small>tội thực hiện hành vi phạm tội.</small>

- Mục đích phạm tội là “mốc” trong ý thức của người phạm tội được đặt

ra cho hành vi phạm tội phải đạt đến.

Trên cơ sở nhận thức chung về lỗi như một biểu hiện của mặt chủ quacủa tội phạm, và các guy định của BLHS về các hình thức lỗi (cế ý phạm tội-Điều 9, vô ý phạm tội- Điều 10), chúng ta có thể khẳng định rằng người phạmtội làm hàng giả thực hiện hàn vi nguy hiểm cho xã hội với lỗi cố ý. Người- phạm tội nhận thức được hành vi làm hàng giả của mình là nguy hiểm cho xã

” hội, nhận thức được loại hàng hoá, sản phẩm do minh tạo ra là trái pháp luật, có

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nội dung và hình thức không theo quy định của pháp luật về chất lượng cũng

như mẫu mã của hàng hoá. Đồng thời người phạm tội thấy trước được hậu quảnguy hiểm của hành vi làm hàng giả của mình nhưng vẫn mong muốn thực

Như trên chúng tơi đã trình bày, Điều 156 quy định: “Tội san xuất, buôn

bán hàng gia” tưởng chừng đây là một tội gồm hai loại hành vi “sản xuất” và

“buôn bán” hàng gia. Trên thực tế đây là hai tội: tội sản xuất hang giả và tội

<small>buôn bán hàng giả. Có người đồng thời phạm một lúc hai tội vừa sản xuất hànggiả, vừa buôn bán hàng giả hoặc ngược lại.</small>

Có thể nói cùng có chung một đối tượng tội phạm là giai đoạn đầu của

<small>quy trình sản xuất hàng giả, cịn giai đoạn tiếp theo của quy trình này là hànhvị phạm tội buôn bán hàng gia.</small>

Tội buôn bán hàng giả là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có nănglực trách nhiệm hình sự thực hiện để mua đi bán lại hàng giảnhằm.1hu lợi bất

<small>chính, gây thiệt hại cho trật tự quản lý kinh tế và làm rối loạn thị trường, gâythiệt hại vật chất cũng như sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng.</small>

Ở đây mặt chủ quan của tội sản xuất bàng giả có điểm khác so với tội

bn bán hàng gia. Đó là tội sản xuất hàng gia bao giờ cing được thực hiện với

lỗi cố ý. Cịn tội bn bán hang giả có trường hợp được thực hiện với 161 cố ý,cũng có trường hợp thực niện với lỗi vơ ý. Trường hợp phạm tội buôn báa hanggiả với lỗi cố ý là người phạm tội biết là hàng giả me vẫn tiến hành bud

<small>8 X ia HệtY PNeM vol DEL la Bang Bia 1107118 Van eh Nann buon</small>

bán loại hang này. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểmcho xã hội, thấy trước được hau quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy

ra. Trường hợp này người ouôn bán hàng giả phải chịu :rách nhiệm hình sự trừnhững người khơng có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trường hợp phạm tội bn bán hàng giả với lỗi vô ý là trường hợp người

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

phạm tội buôn bán hàng giả mà thực sự khơng biết đó là hàng gia. Ở đây, người

phạm tội khơng thấy trước hành vi cua mình có thể gây ra hậu quả nguy hạicho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy hậu quả đó. Về ngun tắc

trong trường hợp này người bn bán hàng giả khơng bị truy cứu trách nhiệmhình sự. Song thực tiễn xét xử của các Toà án nước ta từ trước tới nay ít quantâm đến việc xác định hành vi cố ý hay vô ý khi xét xử các vụ án về tội buônbán hàng giả, mà chủ yếu quan tâm đến mức độ nguy hiểm cho xã hội mà hànhvi buôn bán hang giả gây ra để xác định có truy cứu trách nhiệm hình sự hay<small>khơng.</small>

Về thủ đoạn tội buôn bán hàng giả cũng như tội sản xuất hàng giả:

<small>- Trộn hàng thật, hàng gia lẫn lộn đánh lừa người tiêu dùng (khách</small>

hàng), trộn lần hàng chất lượng cao với hàng giả, kém chất lượng cùng loại

trong kinh doanh buôn bán. Những người này thường bán hàng với giá cả rẻ

hơn so với hàng thật cùng loại để câu khách, nhưng cũng có khi bán giá cao

hơn hàng thật để củng cố niềm tin của người mua.

- Chọn thời điểm kinh doanh các mặt hàng giả phù hợp thị hiếu và nhucầu của người tiêu dùng: người phạm tội thường tìm hiểu những mặt hàng

ngoại, nhập khẩu đang khan hiếm và mua hang gia tung ra thị trường để

kiếm-lời, hàng thực phẩm, rượu, bia, bánh kẹo giả thường xuất hiện nhiều ở các quầy

hàng mỗi khi các dịp tết, lễ đến, hàng vật liệu xây dựng được “tăng cường” khi

<small>mùa khô, mùa xây dựng đến...</small>

Thủ đoạn bn bán hàng giả cịn thể hiện ở việc người phạm tội kinh

<small>doanh những mặt hàng mình biết rõ là hàng giả trong các quầy hàng quốcdoanh, nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Thậm chí “tn” hàng gia vào thị</small>

trường lưu thông của Nhà nước để xuất khẩu một cách bất hợp pháp.

Nắm được thi hiếu sinh hàng ngoại của người tiêu ding những năm zần.đây, những kẻ hám lợi còn mua cả hang nhập lậu, hang giả, kém phẩm chất,

quá “date” rất rẻ ở nước ngoài về thị trường Việt Nam để tiêu thụ với giá bìnhthường. Hậu quả do những hành vi này gây ra là hết sức nguy hiểm về mọi mặt

trong đời sống xã hội của đất nước. Nó làm cho thị trường hàng hố bị rối loạn,

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

mất ổn định va làm cho sự cạnh tranh trên thương trường thiếu lành mạnh, rối

loạn về giá cả, gây khó dé cho các nhà quản lý kinh tế, quan lý thị trường, Nhà

nước thất thu thuế, làm giảm uy tín, thất thu cho các nhà sản xuất, kinh doanh

trung thực, trực tiếp đe dọa và sây thiệt hại lợi ích, sức khoẻ, tính mạng của

<small>người tiêu dùng.</small>

<small>Qua sách báo cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác, chúng</small>

ta thấy việc buôn bán, kinh doanh hàng giả đang xảy ra khắp mọi nơi từ thành

thị đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo

-quyệt, điển hình như vụ “khủng bố bằng thập tồn đại bổ” ở Đà Nắng, Lâm

Đồng, đầu năm 1997 làm 10 người thiệt mạng, hàng chục vụ ngộ độc do dùng

rượu “bổ” có pha thuốc trừ sâu, phân đạm, mủ đu đủ để tăng nồng độ; ở gần

<small>Quế Sơn, Hội An (Quảng Nam) vào tháng 4-1997 xuất hiện bọn “lang băm” kê</small>

đơn bốc thuốc “gia” làm hơn 135 người, tiền mất mà tật van mang...

Điển hình là vụ việc trung tâm khuyến nông ở Quảng Tri cung cấp hàng

<small>chục tấn lúa giống X21 giả cho bà con nông dân trong vụ đông xuân </small>

1997-1998 gây thiệt hai hon 680 triệu đồng...

<small>Khung hình phạt đối với tội buôn bán hang gia được quy định chung</small>

tương tự đối với tội sản xuất hàng giả.

<small>Đáng chú ý là là trên thực tế đối với những hành vi bn bán hàng giả</small>

hồn tồn khơng biết đó là giả thì tồ án khơng truy cứu trách nhiệm hình sự

<small>đối với những người thực hiện các hành vị này. Bên cạnh đó theo pháp luật thì</small>

những người thực hiện hành vi này, nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì cần

<small>truy cứu trách nhiệm hình sự với lỗi vơ ý bởi vì theo khoản 2 Di ều 10, thì mặc</small>

dù người phạm tội khơng thấy trước hành vi của minh có thể gây ra hậu quả

nguy hại cho xã hội, raac dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

<small>Việc thu thập chúng cứ cần thiết làm rõ, nhận thức rõ là hàng giả của</small>

<small>^ af</small>

<small>người phạm tội thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Song luật hình sự Việt</small>

Nam quy định dấu hiệu này như một căn cứ không thể thiếu được để truy cứu

trách nhiệm hình sự về tội bn bán hang gia trên cơ so đánh giá nhận thức về<small>=</small>

</div>

×