LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trên con đường phát triển, từng bước đi lên con đường
công nghiệp hoá hiện đai hoá. Bên cạnh những tiến bộ vượt bậc đạt được trong
mọi mặt của đời sống xã hội như kinh tế, văn hoá...thì nước ta đang phải đối mặt
với nhiều hệ quả của quá trình đô thị hoá, một trong những vấn nạn mà nước ta
đang gặp phải đó là vấn nạn giao thông. Mấy năm trở lại đây trên phạm vi cả
nước mà đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, vấn đề giao thông trở thành
nỗi bức xúc cho người dân và thách thức cho các ngành chức năng trong việc tìm
biện pháp ứng phó. Cảnh ùn tắc giao thông trong giờ tan tầm tại các thành phố
lớn không còn xa lạ đối với người dân, họ phải đối mặt với nó hàng ngày. Thêm
vào đó nạn đua xe trái phép ngày càng gia tăng về số lượng cũng như quy mô gây
đau đầu cho lực lượng bảo vệ trật tự an toàn giao thông và nỗi khiếp sợ cho quần
chúng nhân dân...Không thể kể hết những vấn đề khó khăn mà giao thông nước
ta đang gặp phải. Trong tình hình đó, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa
học các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông và các tội phạm vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông là một đòi hỏi cấp thiết.
Với mục đích tìm hiểu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề giao thông ở nước ta
hiện nay em đã chọn bài tập :" Tóm tắt các biện pháp phòng chống tội vi
phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa
bàn Hà Nội trong luận án tiến sĩ luật học của Bùi Kiến Quốc " để hoàn thành
bài tập lớn học kỳ của mình.
Bài viết chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ
dẫn của thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn!
1
NỘI DUNG
I/ Tóm tắt những biện pháp đấu tranh, phòng chống tội vi phạm các
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội được tác
giả đề cập trong luận văn.
1) Các biện pháp về chính sách, pháp luật.
- Về chính sách: Nhà nước cần có chiến lược phát triển giao thông vận tải
dài hạn trong phạm vi toàn quốc và Thủ đô Hà Nôi, gắn kết chặt chẽ với chíên
lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, mang tính ổn định cao. Trên cơ
sở đó, các bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và
ngắn hạn của mình. Nhà nước cũng cần có một số chính sách liên quan đến an
toàn giao thông sau:
+ Chính sách lâu dài về sản xuất và nhập khẩu phương tiện giao thông vận
tải mang tính ổn định, nhất quán cao;
+ Chính sách cụ thể về cơ cấu phương tiện giao thông ở các đô thị, nhất là
các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo hướng ưu tiên
phát triển giao thông công cộng, giảm thiểu các phương tiện giao thông cá nhân,
từng bước bố trí cơ cấu các phương tiện công cộng chiếm tỷ lệ áp đảo theo xu
hướng của các nước phát triển.
- Về pháp luật:
+ Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo
đảm an toàn giao thông đường bộ. Các văn bản pháp luật đó bao gồm: Văn bản
pháp luật đảm bảo về trật tự ATGT đường bộ, văn bản pháp luật về xử lý hành
chính hành vi vi phạm quy định về ATGT đường bộ; BLHS cũng như những văn
bản giải thích, hướng dẫn, áp dụng các điều luật quy định về tội vi phạm các quy
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng như những văn bản liên
quan đến điều tra, xét xử tội phạm này.
+ Với việc thông qua Luật giao thông đường bộ, thực tiễn đòi hỏi Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần xây dựng đồng bộ
hệ thống các văn bản dưới luật, như pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và nghị
2
định quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm trật tự ATGT đường bộ và trật
tự ATGT đô thị.
Theo hướng:
. Nâng cao thẩm quyền xử phạt cho lực lượng trự tiếp và thường xuyên xử
lý vi phạm tại chỗ thuộc lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự và thanh
tra giao thông.
. Phân loại chi tiết, cụ thể các loại hành vi vi phạm để đưa ra các mức phạt
phù hợp với từng hành vi cụ thể.
+ Đối với ngành công an cần xây dựng cơ chế phân công, phân nhiệm rõ
ràng giữa cảnh sát giao thông và cảnh sát điều tra, tránh những hoạt động chồng
chéo, nên quy định cho lực lượng cảnh sát giao thông chủ trì việc khám nghiệm
hiện trường các vụ tai nạn giao thông.
+ Cần quy định mọi thông tin về tai nạn giao thông cần phải được chuyển
đến lực lượng cản sát điều tra. Khi vụ việc xảy ra được xác định là nghiêm trọng
thì lực lượng cảnh sát giao thông phải báo cho cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát
biết để tiến hành khám nghiệm và làm công tác điều tra ban đầu.
+ Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn nào quy định việc tạm giữ của
cảnh sát giao thông khiến cho lực lượng này gặp nhiều khó khăn trong việc tạm
giữ người và quản lý người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn. Bộ
Công cần xem xét, quy định cụ thể thẩm quyền của cảnh sát giao thông trong
việc tạm giữ này.
+ Đường lối xét xử trường hợp tai nạn xảy ra do người bị hại cũng có lỗi
hoặc do lỗi của người thứ ba đang còn gặp nhiều vướng mắc. Theo tác giả nên
coi việc người bị hại cũng có lỗi hoặc lỗi thuộc về người thứ ba là tình tiết giảm
nhẹ đặc biệt thay cho việc chỉ coi là tình tiết giảm nhẹ thông thường như hiện
nay.
Về "cơ chế thảo thuận" giữa người phạm tội và nạn nhân hoặc người nhà
nạn nhân, theo tác giả chỉ nên coi việc thoả thuận về đền bù thiệt hại là tình tiết
giảm nhẹ được Toà án xem xét khi quyết định hình phạt.
+ Và quan trọng hơn hết là công tác kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật để
hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
3
2) Các biện pháp liên quan đến trách nhiệm và hoạt động của các cơ quan
quản lý và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng,chống tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
2.1 Biện pháp liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố
Hà Nội.
a. UBND thành phố và UBND các cấp.
- Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển giao thông
đường bộ dài hạn trong vòng 10 - 20 năm, thậm chí có thể đến 50 năm, chủ yếu
và quan trọng nhất là kết cấu hạ tầng giao thông và cơ cấu phương tiện.
- UBND các quận, huyện, xã cần tăng cường các biện pháp giữ gìn trật tự
đô thị, chủ trì tổ chức giải toả hành lang đường sắt, triển khai xây dựng quy
hoạch đô thị, khu dân cư tập trung nằm ngoài hành lang an toàn giao thông
đường bộ.
b. Sở giao thông công chính.
Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho UBND thành phố về lĩnh vực giao
thông, Sở giao thông công chính phải giúp UBND thành phố xây dựng chiến
lược và kế hoạch tổng thể, dài hạn về phát triển mạng lưới giao thông Hà Nội.
Bên cạnh đó Sở phải làm tốt các công tác sau:
- Chủ động phối hợp với Công an thành phố, Bộ tư lệnh quân khu thủ đô,
Sở khoa học công nghệ và môi trường và các ngành liên quan thành lập một ban
chuyên nghiên cứu về chiến lược giao thông một cách đồng bộ, khoa học để đưa
ra được những giải pháp tối ưu cho giao thông Hà Nội.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong các vấn đề về tổ chức, điều hành giao
thông, cử các cán bộ đi tham khảo, học tập, nghiên cứu mô hình tố chức giao
thông ở các nước tiên tiến để áp dụng ở Việt Nam.
- Phối hợp với Sở văn hóa thông tin, Sở công an đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục pháp luật.
- Xây dụng dự án tổng thể đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trong
thành phố. Đặc biệt quan tâm nghiên cứu, triển khai dự án tố chức vận tải công
cộng với các loại hình phương tiện như: xe buýt, xe taxi, xe điện.
4
- Tiếp tục bổ sung hạ tầng cơ sở với các loại đèn tín hiệu, biển báo, biển
chỉ dẫn trước mắt là tại các cửa ngõ ra vào thủ đô. Đồng thời tổ chức phân luồng
từ xã các xe tải, xe chở container đi qua Hà Nội theo các con đường vành đai,
kiên quyết không để những loại phương tiện này vào nội thành Hà Nội.
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông công chính làm tốt công tác kiểm
tra, giải toả các vi phạm; tổ chức giám sát các đơn vị thi công ngầm... đảm bảo an
toàn các công trình giao thông...
c. Sở Công an.
Sở Công an phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Biện pháp tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm:
. Thực hiện phương án bố trí lực lượng tuần tra liên bục, tuần tra khu vực
theo hướng: cảnh sát trật tự quản lý theo địa bàn, cảnh sát giao thông tuần tra
theo tuyến.
. Tổ chức các tổ cảnh sát giao thông tuần tra lưu động để kịp thời xử lý các
tình huống xảy ra trên địa bàn, triệt để xử lý các hành vi vi phạm để giảm đầu
vào tội phạm và tạo thói quen tôn trọng pháp luật cho công dân.
. Đầu tư cho lực lượng tuần tra các trang thiết bị, phương tiận kỹ thuật hiện
đại, phục vụ tốt cho công tác đấu tranh phòng, ngừa các tội phạm vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
- Biện pháp tham mưu về tổ chức giao thông: lực lượng công an nhân dân
nói chung và cảnh sát giao thông nói riêng là lực lượng thường xuyên phải có
mặt trên các điểm nóng xảy ra các vụ tai nạn giao thông. Vì thế cần nắm bắt tình
hình diễn biến giao thông và tội phạm vi phạm các quy định điều khiển phương
tiện giao thông để kịp thời đề xuất với các ngành các cấp có thẩm quyền những
phương án giảm thiểu tai nạn giao thông và tình hình vi phạm như: đề xuất Chính
phủ quy định lệch giờ tan sở của các cơ quan trong thành phố hay mở thêm
đường một chiều để tránh những xung đột giao thông.
- Biện pháp đăng ký, chuyển đổi biển số: nghiên cứu tiếp tục hoàn chỉnh
quy trình đăng ký và kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, đặc biệt là các
đội xe nghiệp vụ. Tiếp tục cải tiến việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký, quản lý xe trên
máy vi tính...
5
- Biện pháp liên quan đến công tác điều tra các vụ vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: tiếp tục bổ sung, kiện toàn tổ chức
về mặt nhân sự; tăng cường đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng nghiệp vụ điều tra
cho cán bộ, chiến sĩ. Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân để kịp thời
phát hiện và xử lý vi phạm tránh tình trạng hồ sơ đã chuyển truy tố mà bị trả lại
để điều tra bổ sung. Thường xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề rút kinh
nghiệm.
- Biện pháp liên quan đến công tác xây dựng lực lượng: Không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời chú trọng xay dựng bản lĩnh
chính trị, đạo đức nghề nghiệp theo 6 điều Bác hồ dạy Công an nhân dân. Triển
khai thực hiện chỉ thị 01/PV11/2000 của Giám đốc công an thành phố Hà Nội.
d. Sở giáo dục - đào tạo.
Phối hợp với Sở giao thông công chính rà soát, điều chỉnh lại tiêu chuẩn
của các trường, các trung tâm đào tạo và giáo trình đào tạo người điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Tích cực
triển khai kế hoạch phối hợp kiểm soát việc sứ dụng phương tiện mô tô đi học
của học sinh phổ thông.
e. Sở tư pháp.
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi cơ chế thu nộp tiền phạt vi phạm.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức phổ biến, tuyên truyền các tội phạm về
trật tự, an toàn giao thông trong BLHS 1999.
f. Sở tài chính.
- Phối hợp với Sở Giao thông công chính và Sở Công an trình UBND
thành phố ban hành quy định hướng dẫn sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự giao thông cũng như kinh phí tính từ bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới để tạo điều kiện vật chất khuyến khích lực lượng cảnh
sát giao thông, thanh tra giao thông, kiểm sát quân sự hoàn thành nhiệm vụ.
- Cấp đủ kinh phí cho việc giải toả hành lang an toàn giao thông đường bộ.
g. Sở y tế.
- Chủ trì phối hợp với Sở giao thông công chính lập dự án xây dựng hệ
thống các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên địa bàn nội, ngoại thành Hà Nội.
6
- Thường xuyên tổ chức phổ biến kiến thức cấp cứu tai nạn giao thông cho
mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là lực lượng lái xe cơ giới. Có thể bổ sung một
điều kiện cấp giấy phép lá xe là phải có chứng chỉ về cấp cứu tai nạn giao thông.
h. Báo, Đài phát thanh truyền hình Hà Nội.
- Thông tin kịp thời, chính xác về các vụ tai nạn giao thông, đặc biệt các
vự gây hậu quả nghiêm trọng, các biện pháp xử lý về hình sự của các cơ quan
nhà nước nhằm hướng dẫn dư luận, phục vụ cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội
này.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan dự báo khí tượng thửy văn để kịp
thời thông báo diễn biến tình hình thời tiết bất thường để mọi người phòng tránh
tai nạn.
2.2 Các biện pháp liên quan đến Toà án nhân dân.
- TAND thành phố cần tổ chức hội nghị chuyên đề hướng dẫn áp dụng
thống nhất pháp luật trong công tác xét xử về tội vi phạm các quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ.
- TAND các quận, huyện phải phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra và
Viện kiểm sát rà soát lại các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ để giải quyết sớm, triệt để trong thời gian ngắn.
- Bên cạnh việc xét xử, Toà án còn phải phát hiện những thiếu xót của
công tác nhà nước về vấn đề an toàn giao thông đường bộ - một trong những
nguyên nhân phát sinh tội phạm, từ đó yêu cầu các cơ quan, tổ chức liên quan áp
dụn biện pháp cần thiết để khắc phục loại nguyên nhân đó.
- Trong thời gian tới ngành toà án thành phố cần phối hợp với ngành tư
pháp sớm kiện toàn tổ chức, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị hội đồng tuyển chọn bổ
nhiệm, tái bổ nhiêm thẩm phán đáp ứng nhu cầu của hoạt động xét xử.
- Đảm bảo công tác thi hành án tiến hành kịp thời, phát huy hiệu lực.
2.3 Các biện pháp liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân.
- Làm tốt công tác quản lý, xử lý thông tin về tội phạm vi phạm các quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Phối hợp chặt chẽ với
ngành công an và toà án trong công tác phòng, ngừa,xử lý loại tội phạm này.
7
- Chú trọng kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án liên quan đến loại tội
phạm này đặc biệt là công tác khám nghiệm hiện trường.
- Chú trọng kiểm sát hoạt động xét xử, phối hợp với ngành toà án đưa một
số vụ ra xét xử lưu động để nâng cap tác dụng giáo dục cho nhân dân.
- Hơn hết, ngành kiểm sát phải làm tốt công tác xây dựng ngành trong
sạch, vững mạnh; kiện toàn bộ máy, tổ chức.
3. Biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao
thông vận tải.
Trong luận án, tác giả đã khái quát chung về hoạt động tuyên truyền, giáo
dục, phổ biến pháp luật, theo đó mục đích của biện pháp này là nhằm:
- Trang bị tri thức pháp luật về an toàn giao thông vận tải đường bộ.
- Bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp luật về an toàn giao thông vận tải.
- Hướng dẫn hình thành thói quen xử sự tích cực theo pháp luật.
Theo tác giả để đạt được những mục đích đó phải thực hiện rất nhiều biện
pháp như:
- Sáng tác áp phích, panô, tranh ảnh liên quan đến pháp luật về an toàn
giao thông đường bộ đặt tại các địa điểm công cộng, những nơi thường xuyên
xảy ra vi phạm để giáo dục, cảnh báo mọi người.
- Lập các tủ sách pháp luật, phát hành sổ tay pháp luật ...về an toàn giao
thông.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông đường bộ
và công tác phòng chống các loại tội phạm vi phạm quy định an toàn giao thông.
...
4. Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ đua xe trái phép.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham
gia đấu tranh với tệ nạn đua xe trái phép, phóng xe môtô lạng lách, đánh võng...
- Công an các cấp phải nắm vững địa bàn, nắm vững đối tượng có tiền án,
tiền sự... để kịp thời đưa ra những phương án ứng phó.
- Xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra từ 18h hàng ngày tại các chốt,
tuyến trọng điểm với các hình thức khác nhau từ công khai kết hợp với hoá trang
để dễ dàng tiếp cận đối tượng.
8
- Các ngành các cấp phải phối hợp để phát hiện và xử lý nghiêm minh các
tường hợp vi phạm.
- Đề nghị Chính phủ cấm nhập các loại xe phân khối lớn (từ 150 phân khối
trở lên).
5. Biện pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể dài hạn về phát triển hệ thống giao thông
vận tải của Hà Nội.
- Nâng cấp, cải tạo, xây dựng hệ thống các tuyến đường giao thông chính
theo phương châm "làm đến đâu xong đến đó".
- Quan tâm phát triển hệ thống giao thông tĩnh, trước hết chú ý đến các bến
bãi đỗ xe.
6. Biện pháp quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện.
6.1. Biện pháp quản lý phương tiện giao thông.
- Làm tốt công tác cấp giấy phép đăng ký phương tiện giao thông đường
bộ. Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất các loại phương tiện, loại bỏ
những phương tiện không đủ điều kiện an toàn giao thông.
- Cần phải đặt ra biện pháp quản lý về mặt kỹ thuật đối với cả môtô.
6.2. Biện pháp quản lý người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
- Tăng cường quản lý đội ngũ lái xe ôtô chở khách cũng như những người
điều khiển các phương tiện khác ngay từ khâu đào tạo.
- Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng bia rượu, chất kích thích khi
điều khiển phương tiện giao thông.
II. Nhận xét phần trình bày các biện pháp của tác giả và đề xuất các
biện pháp chưa có trong luận án.
1. Nhận xét phần trình bày các biện pháp của tác giả trong luận án.
* Ưu điểm:
- Trong luận án tác giả đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tai
nạn giao thông cũng như phòng ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ. Những biện pháp tác giả đưa ra đều dựa trên
sự tìm hiểu, nghiên cứu tỉ mỉ khoa học những quy định của pháp luật và tình hình
tội phạm trong thực tế.
9
- Tác giả đã có cái nhìn khái quát nhất về tình hình tội phạm, vì thế đã đưa
ra được những biện pháp khá phù hợp với thực trạng tình hình giao thông ở thủ
đô Hà Nội.
- Ưu điểm trong phần trình bày này đó là tác giả đã tìm hiểu tương đối rõ
chức năng, hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phòng
ngừa tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ,
từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể cho từng ngành, từng cơ quan.
* Hạn chế:
- Vì luận án đã hoàn thành cách đây khá lâu nên một số biện pháp không
còn phù hợp với tình hình hiện nay nên em đã không đưa vào phần tóm tắt của
mình. Chẳng hạn như trong phần nêu ra các biện pháp cho Sở Y Tế, tác giả cho
rằng nên mở cuộc vận động đội mũ bảo hiểm khi đi môtô và thắt dây an toàn khi
điều khiển ôtô. Hiện nay, việc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô và thắt dây an toàn
khi đi ôtô đã trở thành quy định bắt buộc với người điều khiển các loại phương
tiện trên...
- Tác giả dùng cụm từ " Biện pháp đấu tranh phòng, ngừa tội phạm" là
chưa chính xác.
- Tuy tác giả đã có sự tìm hiểu khá công phu, tỷ mỷ các quy định của pháp
luật cũng như tình hình thực tế để đưa ra các biện pháp của mình nhưng một số
biện pháp còn thiếu tình khả thi nếu được áp dụng trong thực tế. Chẳng hạn, tác
giả kiến nghị sửa đổi quy định của pháp luật để xử phạt những người bán rượu,
bia cho người mà mình biết là sau khi uống rượu, bia sẽ tiếp tục điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ là không khả thi.
- Trong mỗi phần trình bày các biện pháp dành cho các cơ quan nhà nước,
tác giả đều cho rằng các cơ quan này nên phôi hợp với nhau để tuyên truyền, phổ
biến pháp luật. Vì thế không nên để một phần riêng là các biện pháp tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nữa vì có nhiều biện pháp lặp lại của các
phần khác là không cần thiết.
- Các biện pháp mà tác giả đưa ra mới chỉ giải quyết được những nguyên
nhân khách quan chứ chưa thực sụ đi sâu vào nguyên nhân chủ quan của tội
phạm. Theo em, tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông
10
đường bộ nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ ý thức chủ quan, sự thiếu tôn trọng
pháp luật của đại bộ phận người dân.
2. Đề xuất những biện pháp chưa được đề cập trong luận án.
- Như đã trình bày ở trên, tội vi phạm các quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ thường phát sinh từ thái độ thiếu tôn trọng pháp luật,
đối phó. Chính vì thế muốn hạn chế tai nạn giao thông và tội phạm về an toàn
giao thông đường bộ thì phải tuyên truyền, vận động, tạo cho nhân dân có ý thức
tự giác tôn trọng pháp luật, phải làm cho họ hiểu những quy định pháp luật đặt ra
trên hết là nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của họ. Trên thế giới đã có những
nước rất thành công trong công tác này, chẳng hạn như tại Ấn Độ, lực lượng cảnh
sát giao thông ở đây đã lập ra một Facebook công cộng để nhân dân có thể quay,
chụp những bức ảnh hay clip có hành vi vi phạm pháp luật. Cảnh sát sẽ dựa vào
những bức ảnh, clip đó xác minh tìm ra người vi phạm để xử phạt. Đây là một
biện pháp vừa có tính giáo dục, phòng ngừa vừa có tác dụng khuyến khích nhân
dân tham gia vào công tác bảo vệ pháp luật, phòng chống tội phạm. Thiết nghĩ,
các ngành chức năng nên tham khảo những biện pháp như trên của các nước trên
thế giới để áp dụng tại Việt Nam nói chung và đặc biệt là những điểm nóng về
giao thông như Hà Nội.
- Bên cạnh đó, việc nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng giao thông là giải pháp
thiết thực nhất để giảm thiểu tai nạn giao thông và tội phạm về trật tự an toàn
giao thông. Như tác giả đã trình bày trong luận án, việc bố trí thêm nhiều đường
một chiều trong nội thành đặc biệt là những nơi hay xảy ra ùn tắc, tai nạn như
đường Trường Chinh, Thái Hà, phố Chùa Láng...Theo em, đây là một giải pháp
hợp lý và có hiệu quả đối với tình hình giao thông của Hà Nội hiện nay. Song
song với việc bố trí thêm nhiều đường một chiều thì việc đặt thêm các dải phân
cách để phân luồng giao thông cũng là một giải pháp tối ưu vừa giảm thiểu tai
nạn giao thông vừa mang tính cơ động, ít tốn kém.
- Bên cạnh đó vẫn phải làm tốt công tác xây dựng các quy định pháp luật
một cách nghiêm minh, chặt chẽ là hành lang pháp lý cho công tác phát hiện, xử
lý vi phạm.
11
KẾT LUẬN
Vấn nạn giao thông vẫn là mối lo hàng đầu của các quốc gia, để giải quyết
được nó không phải một sớm một chiều có thể làm ngay mà phải có sự đầu tư
nghiên cứu khoa học, nghiêm túc. Chính phủ phải tổ chức những tổ công tác,
những nhóm nghiên cứu chuyên môn để đưa ra những cách giải quyết triệt để vấn
nạn này. Có như thế người dân mới thực sự yên tâm khi tham gia giao thông. Bên
cạnh đó cần có sự chung tay góp sức của các tổ chức xã hội và đặc biệt là quần
chúng nhân dân trong việc phát hiện và ngăn chặn loại tội phạm vi phạm các quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ./
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010./
12