Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23-NQTW NGÀY 1682008 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA X) VỀ TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG THỜI KỲ MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.48 KB, 6 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG NGUYỄN NGHIÊM </small></b>

<b>nghệ thuật trong thời kỳ mới </b>

Thực hiện Công văn số 1004-CV/ĐU ngày 21/12/2022 của Ban Thường vụ Thị ủy về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/8/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. UBND phường Nguyễn Nghiêm báo cáo kết quả thực hiện như sau:

Nhờ sự mở rộng về không gian sáng tạo, tư duy nghệ thuật, quan niệm nhân sinh của văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới nên văn học, nghệ thuật nước nhà vừa phản ánh được những nỗ lực và thành tựu của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong đời sống dân tộc; đấu tranh phịng, chống tham nhũng, tiêu cực, những tha hố về nhân cách, đạo đức, lối sống, nhất là những mặt trái, mặt phi nhân tính do nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế mang đến; đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu sai trái, độc hại của các thế lực thù địch, phản động.

<b>2. Khó khăn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nền văn học, nghệ thuật còn đối mặt với cả những thách thức, khó khăn khơng nhỏ từ mặt trái của q trình tồn cầu hố, của cuộc cách mạng lần thứ tư, của cơ chế kinh tế thị trường. Việc du nhập nhiều loại hình văn hóa lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại, làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại.

<b>II- Công tác quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết 23 </b>

<b>1. Công tác quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết </b>

UBND phường đã phối hợp với các tổ chức liên quan tổ chức triển khai, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của cơng tác văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức phong phú như thơng qua các chun mục trên Đài truyền thanh, Cổng thông tin điện tử, các buổi nói chuyện chuyên đề; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với thực tế ở cơ sở, cụ thể hóa nhiệm vụ cơng tác văn học, nghệ thuật vào nội dung chương trình, kế hoạch cơng tác hàng năm. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân về tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật đối với sự nghiệp phát triển của đất nước; đồng thời định hướng cho Nhân dân đấu tranh phê phán các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phịng chống âm mưu "Diễn biến hịa bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.

<b>2. Việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết </b>

Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thường xuyên được củng cố, kiện tồn, phát huy tốt vai trị hoạt động; tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân phường triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch về văn học, nghệ thuật. Các phòng, ban, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phường đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện Nghị quyết số 23- NQ/TW của Bộ Chính trị (khố X).

Sau khi học tập, quán triệt Nghị quyết, đa số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đã nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Qua đó, từng cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cấp uỷ và trong cả hệ thống chính trị phát huy tốt hơn vai trị, trách nhiệm của mình; chất lượng hoạt động văn hoá, nghệ thuật ngày càng được nâng lên rõ rệt, gắn kết chặt chẽ, phục vụ hiệu quả chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Một số chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn tạo được ấn tượng tốt trong nhân dân, mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân được cải thiện từng bước. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được đẩy mạnh, ngày càng có nhiều tổ chức xã hội và cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị văn học, nghệ thuật. Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa về lĩnh vực văn học, nghệ thuật được triển khai tích cực. Cơng tác phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước đối với

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

các hoạt động văn học, nghệ thuật đã có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ hơn. Hoạt động giao lưu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật cũng được đẩy mạnh.

<b>PHẦN THỨ HAI </b>

<b>Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X II- Thành tựu </b>

<b>1. Trong lĩnh vực sáng tạo </b>

Công tác quản lý nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc được triển khai khá tốt. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Di sản văn

<b>hóa và các văn bản khác có liên quan </b>

Nghệ thuật bài chịi (đã được Unesco cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại) tiếp tục được bảo tồn và phát huy rộng khắp trên địa bàn phường. Các nghệ nhân hát bài chòi thường xuyên tham gia các buổi tập luyện cũng như các chương trình nghệ thuật bài chịi trên địa bàn tỉnh.

Các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, biểu diễn phục vụ nhân dân được quan tâm thực hiện. Hàng năm tổ chức 1 đến 2 phong trào văn nghệ, chương trình ca nhạc phục vụ nhân dân.

<b>2. Công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật quần chúng </b>

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn phường Nguyễn Nghiêm được quan tâm đầu tư xây dựng mới, cải tạo sữa chữa cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa thể thao của nhân dân trong phường. Trên địa bàn phường có 06 nhà văn hóa ở các tổ dân phố (trong đó có 07 sân cầu lơng, 02 sân bóng chuyển trong khn viên sân của các nhà văn hóa).

Các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trọng đại của đất nước được tổ chức tốt, tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển rộng khắp, chất lượng các cuộc thi, hội diễn, liên hoan được nâng lên, ngày càng thu hút đông đảo các lực lượng tham gia, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân.

Văn hóa đọc của nhân dân, đặc biệt là các em học sinh được nâng lên và phát triển rõ rệt với hệ thống nhà thư viện vừa được đầu tư xây dựng mới, bổ sung thêm nhiều đầu sách với nhiều nội dung bổ ích, phong phú và đa dạng.

<b>II. Hạn chế và nguyên nhân 1. Hạn chế </b>

Các quy định trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật chưa theo kịp những biến động của thực tiễn nên hiệu quả thực hiện chưa cao; một số chính sách, quy định đã ban hành nhưng chưa thật sự đi vào đời sống.

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý văn học, nghệ thuật ở cơ sở còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Mức đầu tư ngân sách cho lĩnh vực văn học, nghệ thuật còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho thiết chế văn hóa, nghệ thuật ở cơ sở cịn thiếu. Chế độ đãi ngộ, đầu tư còn hạn chế, thiếu tính động viên khuyến khích.

Các chương trình biểu diễn về nghệ thuật bài chòi còn chưa nhiều. Việc lan tỏa tình u nghệ thuật dân gian này cịn nhiều hạn chế đặc biệt là với giới trẻ.

Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật còn hạn chế, việc huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động văn hóa, nghệ thuật cịn nhiều khó khăn; mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật giữa đơ thị và nơng thơn cịn có sự chênh lệch.

<b>2. Nguyên nhân </b>

2.1- Nguyên nhân chủ quan

Công tác quản lý hoạt động văn học, nghệ thuật chưa thật sự hiệu quả. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá chưa được chặt chẽ và thường xun.

Vị trí, vai trị và ý nghĩa của các hoạt động văn học, nghệ thuật trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội có lúc, có nơi vẫn chưa được nhận thức đúng đắn nên chưa quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo đầu tư thỏa đáng.

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cịn chậm đổi mới nên hiệu quả chưa cao. 2.2- Nguyên nhân khách quan

Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, luôn biến động, chưa chịu tác động mạnh của xu hướng kinh tế thị trường và tiến bộ khoa học công nghệ nên việc phát triển lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là sự du nhập nhiều loại hình văn học nghệ thuật từ bên ngoài cũng làm ảnh hưởng đến bản sắc văn học, nghệ thuật nước nhà.

Ngân sách Nhà nước và đầu tư xã hội cho các hoạt động văn học, nghệ thuật còn thấp so với nhu cầu.

<b>PHẦN THỨ BA </b>

<b>Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục phát triển văn học, nghệ thuật thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế I. Dự báo tình hình </b>

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, là động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; phát triển văn hóa phải ngang tầm với phát triển chính trị, kinh tế, xã hội. Văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa. Phát triển văn học, nghệ thuật phải lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, làm mục tiêu và động lực của sự phát triển, góp phần hồn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, hướng đến giá trị cốt lõi của dân tộc - giá trị chân - thiện - mỹ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có cơng nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong bối cảnh đó, giới văn học, nghệ thuật cần tiếp tục phát huy truyền thống, kết quả đạt được những năm qua, ra sức khắc phục những khó khăn, thách thức, bám sát tơn chỉ, mục đích, tập trung làm tốt những nhiệm vụ đã đề ra.

<b>II. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp </b>

Trong thời gian tới, cần tiếp tục đoàn kết, thống nhất, phát huy mạnh mẽ trí tuệ và tinh thần dân chủ để phát triển văn học, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới; quán triệt, thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật, văn hóa, con người Việt Nam.

Hồn thiện các chương trình, kế hoạch, hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, khắc phục hạn chế, yếu kém.

Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với phương châm “hòa nhập nhưng khơng hịa tan”; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, văn học nghệ thuật của nhân loại, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc để sáng tạo cơng trình, tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, tinh thần dân tộc để quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam trên trường quốc tế.

<b>III. Đề xuất, kiến nghị </b>

Quan tâm đầu tư phát triển cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, trang thiết bị, máy móc theo cơng nghệ mới trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Quan tâm hỗ trợ kinh phí sửa chữa và tu bổ các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Quan tâm, đầu tư mạnh mẽ cho nghệ thuật bài chòi, tạo ra nhiều chương trình giao lưu giữa các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian để loại hình này tiếp cận được với nhiều khán giả nhất.

Trên đây là báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/8/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học,nghệ thuật trong thời kỳ mới của UBND phường Nguyễn Nghiêm./.

<i><b><small>Nơi nhận: </small></b></i>

<small>- TT Đảng ủy phường; - CT, PCT UBND phường; - Lưu: VT</small>.

<b>KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH </b>

<b>Huỳnh Thị Hạnh </b>

</div>

×