Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.44 KB, 131 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



NGUYỄN TRUNG DIỆU

CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM
ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN
(Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX)


LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ








Thái Nguyên 8/2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN TRUNG DIỆU

CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƢỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM
ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN
(Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS: Nguyễn Thị Phƣơng Chi



Thái Nguyên 8 /2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2

MỤC LỤC
Trang
Bảng viết tắt
4
MỞ ĐẦU
5
1. Lý do chọn đề tài
5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
6
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
8
3.1. Đối tượng nghiên cứu
8
3.2. Phạm vi nghiên cứu
8
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
9
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
9
4.1. Nguồn tư liệu
9
4.2. Phương pháp nghiên cứu
10
5. Đóng góp của luận văn
10
6. Bố cục của luận văn
10
NỘI DUNG
11

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN
CƢ- XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH
CHÍNH CỦA TINH THÁI NGUYÊN


11
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
11
1.1.1. Vị trí địa lí.
11
1.1.2. Điều kiện tự nhiên.
12
1.2. Đặc điểm kinh tế, dân cƣ – xã hội
17
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
17
1.2.2. Đặc điểm dân cư – xã hội
20
1.3. Quá trình thay đổi vùng đất Thái Nguyên từ thế kỉ XI đến nửa
đầu thế kỉ XIX

25
1.4. Tiểu kết
30


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG

CỦA CÁC NHÀ NƢỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH
THÁI NGUYÊN (TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)

31
2.1. Chính sách về chính trị
31
2.1.1. Chính sách nhu viễn (Mềm dẻo đối với phương xa)
31
2.1.2.Chính sách đối với thế lực chống đối triều đình
39
2.1.3. Chính sách thổ quan và lưu quan
51
2.2 Chính sách về quốc phòng
67
2.3 Tác động của chính sách chính trị, quốc phòng
77
2.4. Tiểu kết
79
CHƢƠNG 3: CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ, VĂN HOÁ
81
3.1. Chính sách về kinh tế
81
3.2. Chính sách về văn hóa
96
3.2.1. Chính sách về giáo dục
96
3.2.2. Chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng
107
3.3. Tác động của chính sách kinh tế, văn hoá
110

3.4. Tiểu kết
114
KẾT LUẬN
116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
121








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4

Bảng viết tắt

NXB
Nhà xuất bản
KHXH
Khoa học xã hội
PTS
Phó Tiến sĩ
ĐHQG
Đại học Quốc gia




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta có truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu
đời, lãnh thổ lại chia thành nhiều địa hình khác nhau như: miền núi, trung du
và đồng bằng ven biển. giữa các vùng, miền từ Bắc và Nam lại có sự khác
nhau về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng và cũng do đó dẫn đến sự khác nhau về
phong tục tập quán, lối sống. Do điều kiện tự nhiên, xã hội và con người ở
mỗi vùng miền có những điểm khác nhau nên trong mỗi giai đoạn lịch sử đòi
hỏi nhà nước phải có chính sách thích hợp với từng vùng lãnh thổ, chính sách
đoàn kết các dân tộc phù hợp mới đảm bảo giữ gìn nền độc lập và thống nhất

lãnh thổ.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi giành được quyền độc lập tự chủ,
các nhà nước quân chủ Việt Nam đã có chính sách quan tâm đến những vùng
dân tộc khác nhau, đặc biệt là những vùng biên cương của tổ quốc. Ở những
mức độ khác nhau các triều đại đều có những chính sách đối với các vùng,
các dân tộc, nhằm duy trì và khẳng định quyền lực của nhà nước đối với các
dân tộc, hướng tới mục đích củng cố và tăng cường nền thống nhất quốc gia.
Trong các tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Thái Nguyên là vùng
đất đã và đang giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử dân tộc. Là
trung tâm chiến lược phía Bắc sông Hồng, nên trong lịch sử Thái Nguyên
thường xuyên phải đối mặt với các thế lực ngoại bang và cả các thế lực phản
nghịch trong nước. Từ xa xưa ông cha ta đã coi Thái Nguyên là “phên dậu”
phía Bắc của Kinh thành Thăng Long – Đông Đô, là điểm xuất phát triển khai
lực lượng chống giặc ngoại xâm ở vùng biên giới phía Bắc. Nơi đây nhiều lần
được chọn làm “thủ đô kháng chiến” trong các cuộc chiến đấu chống quân
xâm lược, có địa thế hiểm yếu với núi cao, rừng rậm, sông sâu suối dài, thực
sự có vai trò chiến lược về nhiều mặt kinh tế, chính trị, quốc phòng. Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6
Nguyên, vùng đất đã ghi dấu ấn lịch sử với nhiều trận đánh, nhiều chiến công
được lưu danh; trong quá trình dựng nước và giữ nước, các nhà nước quân
chủ Việt Nam đã có ý thức quan tâm, bảo vệ vùng đất này bằng những chính
sách, biện pháp khác nhau.
Việc nghiên cứu về những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt
Nam đối với tỉnh miền núi như Thái Nguyên còn có ý nghĩa thực tiễn nhằm
chắt lọc và vận dụng những kinh nghiệm quí báu của cha ông ta trong công
cuộc quản lý, xây dựng đất nước và củng cố quốc phòng ở nước ta ngày nay.
Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Thái Nguyên, hiện nay làm
giáo viên ở Thái Nguyên nên rất mong muốn tìm hiểu về lịch sử của địa

phương mình ở thời trung đại, nhằm phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu
của mình.
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Chính sách của các nhà
nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu
thế kỉ XIX)” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến các chính sách của
nhà nước quân chủ Việt Nam đối với các bàn miền núi, vùng biên giới trong
đó có tỉnh Thái Nguyên. Các bộ giáo trình đại học và sách thông sử về thời kì
quân chủ Việt Nam cũng đã được xuất bản như: Lịch sử chế độ phong kiến
Việt Nam, gồm 3 tập (Nxb Giáo dục, 1959,1960,1963); Đại cương lịch sử Việt
Nam, tập 1 (Nxb Giáo dục, 2002). Trong đó các tác giả đã đề cập khái quát
những những chính sách kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội của mỗi triều đại
trong từng thời kỳ lịch sử.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về chính sách của
các triều đại quân chủ Việt Nam thời trung đại được đăng trên các tạp chí
chuyên ngành như “Chính sách đối với các dân tộc thiểu số của triều Nguyễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
nửa đầu thế kỉ XIX ” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6, 1993) của tác giả
Nguyễn Minh Tường; “Chính sách giáo dục đối với các dân tộc ít người dưới
triều Minh Mạng (1820 - 1840)” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5, 2000) của
tác giả Phạm Ái Phương. Trong đó có phần đề cập đến tỉnh Thái Nguyên.
Một trong những công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình hình chính
trị, kinh tế, văn hoá của các dân tộc ít người trên đất nước ta cũng như những
chính sách của các triều đại phong kiến đối với các dân tộc, đó là cuốn: Chính
sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ XI - đến giữa
thế kỷ XIX), Nxb Văn hoá dân tộc, 1998, của tác giả Đàm Thị Uyên.
Các công trình nghiên cứu ở Thái Nguyên đáng chú ý là cuốn Thái

Nguyên Đất và Người của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Lịch sử Đảng bộ Thái
Nguyên năm 2003; Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng, Sở Văn Hoá và
Thông tin Bắc Thái, năm 1985.
Đặc biệt, năm 2009 cuốn Địa chí Thái Nguyên do Nxb Chính trị Quốc
gia ấn hành đã nêu lên tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Thái Nguyên trong
thời kì quân chủ. Mặc dù các nội dung đó mới chỉ khái quát, nhưng cũng đã
giúp cho tác giả luận văn có những nhận thức quan trọng về tác động của các
chính sách mà các triều đại quân chủ Việt Nam đã áp dụng ở Thái Nguyên.
Ngoài ra, còn có những cuộc Hội thảo khoa học về Thái Nguyên như:
Hội thảo khoa học về danh nhân lịch sử Đỗ Cận, năm 1997; Hội thảo khoa
học về danh nhân lịch sử Lưu Nhân Chú, năm 2001; Hội thảo khoa học về
danh nhân lịch sử Dương Tự Minh, năm 2003. Trong các Hội thảo đã có
những báo cáo khoa học nghiên cứu về lịch sử địa phương với nhiều nội dung
phong phú. Các báo cáo khoa học trên, dưới những góc độ khác nhau đã nêu
lên một số chính sách của các triều đại quân chủ đối với tỉnh Thái Nguyên,
đồng thời rút ra những kiến giải, đánh giá khoa học về vị trí chiến lược cũng
như tình hình chính trị , kinh tế, xã hội của Thái Nguyên trong lịch sử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
Như vậy, liên quan đến nội dung đề tài cũng đã có một số sách và báo
cáo khoa học đề cập, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên
cứu về “Chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái
Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, vì thế đây chính là nội dung
mà tác giả luận văn cần giải quyết.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu về những chính sách của các nhà nước quân chủ
Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên thời trung đại (từ thế kỉ XI đến nửa đầu
thế kỉ XIX) trên các mặt: hoàn cảnh lịch sử, những nội dung cơ bản của các

chính sách về chính trị, quốc phòng, kinh tế, giáo dục, văn hoá – xã hội và
những tác động của các chính sách đó đối với quá trình phát triển của địa
phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian: Luận văn đề cập đến phạm vi hành chính của tỉnh Thái
Nguyên trong lịch sử.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về chính sách của các nhà nước quân
chủ Việt Nam đối với Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ thế kỉ XI (đất
nước ta bước vào thời kì độc lập, tự chủ) đến nửa đầu thế kỉ XIX (trước khi
thực dân Pháp xâm lược Việt Nam).
3.3. Nhiệm vụ của đề tài.
Hệ thống lại một cách tương đối toàn diện về các chính sách của nhà
nước quân chủ Việt Nam đối với Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế
kỉ XIX) nhằm làm rõ và khắc họa sâu sắc về chính sách dân tộc - một chính
sách lớn của nhà nước quân chủ Việt Nam đối với một địa phương cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
Trên cơ sở nghiên cứu đó thấy được sự tác động của những chính sách
đó đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của Thái Nguyên và đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cha ông ta thời trung đại.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
4.1. Nguồn tư liệu
Để tìm hiểu những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối
với tỉnh Thái Nguyên thời trung đại (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX),
nguồn tư liệu gốc mà luận văn sử dụng là các bộ sử do các sử gia phong kiến
biên soạn như: Đại Việt sử kí toàn thư; Đại Nam nhất thống chí; Khâm định
Việt sử thông giám cương mục; Đại Nam thực lục, Dư địa chí … Bên cạnh đó
còn có các tài liệu gốc về lịch sử Thái Nguyên như các văn bia, gia phả, thần
phả, câu đối.

Luận văn còn có sự tham khảo và kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên
cứu của các tác giả đi trước, trong đó đáng chú ý nhất là tác phẩm “Chính
sách dân tộc của các triều đại phong kiến ở Việt Nam (từ thế kỉ XI đến thế kỉ
XIX)” của tác giả Đàm Thị Uyên; Tác phẩm “Văn hoá Tày Nùng” của tác giả
Hà Văn Thư và Lã Văn Lô, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1984… và
nhiều tài liệu khác như các bài viết trên các tạp chí, các báo cáo khoa học có
liên quan đến chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với tỉnh
Thái Nguyên như tuyển tập “Con người và sự tích Bắc Thái” của các tác giả
Hà Đức Toàn, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Giảng.
Ngoài những nguồn tư liệu thành văn, trong quá trình thực hiện đề tài,
người viết còn tiến hành khảo sát, điền dã các di tích lịch sử còn tồn tại hoặc
chỉ còn dấu vết như thành quách, đền chùa, bia đá; tiến hành thẩm vấn dân tộc
học và sẽ cố gắng sử dụng các tư liệu thu thập được để khai thác vào trong
đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử là chính: tập hợp tư liệu, trình
bày, phân tích, nhận định, đánh giá theo quan điểm lịch sử. Đồng thời Luận
văn còn kết hợp sử dụng phương pháp lô gíc, phương pháp điền dã, phỏng
vấn nhằm khai thác đầy đủ hơn về các nội dung cần giải quyết.
5. Đóng góp của luận văn.
- Luận văn đã hệ thống lại tương đối toàn diện và hoàn chỉnh những
chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên
thời trung đại (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) và bước đầu có những
kiến giải mới về hệ quả của các chính sách đó đối với sự phát triển của Thái
Nguyên đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và văn hoá.
- Luận văn đã bước đầu phác hoạ rõ mối quan hệ giữa chính quyền nhà

nước trung ương với địa phương Thái Nguyên thông qua những chính sách cụ
thể về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá và những tác động của nó đối với
những vùng đất này.
- Trên cơ sở những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối
với Thái Nguyên, tác giả luận văn còn nêu lên những tác động của các chính
sách đó đối với các lĩnh vực; chính trị, quốc phòng, kinh tế và văn hóa.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3
chương:
Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư - xã hội và quá trình
thay đổi địa giới hành chính của tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2: Chính sách về chính trị, quốc phòng của các nhà nước quân
chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX).
Chương 3: Chính sách về kinh tế, văn hoá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƢ- XÃ HỘI VÀ QUÁ
TRÌNH THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.
1.1.1.Vị trí địa lí.
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp
với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng
Sơn và Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý
là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,
của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ
giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng

bằng Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nơi “Tiến khả dĩ công,
thoái khả dĩ thủ” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định.
Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời các Vua Hùng, nước Văn
Lang chia làm 15 bộ. “Thái Nguyên thuộc đất bộ Vũ Định, Đông và Bắc giáp
Cao, Lạng; Tây và Nam giáp Kinh - Bắc; có 2 lộ phủ, 9 huyện, 2 châu và 336
làng xã. Đây là nơi phên dậu thứ 2 về phương Bắc” [84;238]. Thái Nguyên
lúc đó nằm dưới sự cai quản của chế độ lạc tướng. Khoảng đầu Công nguyên,
chế độ lạc tướng chấm dứt, bộ chuyển thành huyện, Vũ Định vẫn giữ tên cũ.
Dưới thời đô hộ của nhà Triệu, Thái Nguyên nằm trong quận Giao Chỉ. Đời
nhà Hán, Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên, sau là huyện Tây Vu
thuộc quận Giao Chỉ. Đến đời nhà Đường, Thái Nguyên là đất Châu Long,
châu Vũ Nga, thuộc An Nam đô hộ phủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12
1.1.2. Điều kiện tự nhiên.
Địa hình: Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam
và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong
hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.
Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo
hướng Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo
hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều
là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Địa hình tỉnh Thái nguyên
rất phong phú và đa dạng, bên cạnh những dãy núi đá vôi cao là những đồi
núi đất thoai thoải, nhấp nhô.
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 3.541,67km
2
, cơ cấu đất đai gồm
các loại như sau:

Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, thích hợp với việc phát triển lâm
nghiệp, trồng rừng nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây
lương thực cho người dân vùng cao.
Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết,
phiến sét. Đây là vùng đất xen giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, đất đồi tại
một số vùng như Đại Từ, Phú Lương, Tân Cương ở độ cao từ 150-200m phù
hợp với cây công nghiệp như cây chè - một đặc sản của tỉnh Thái Nguyên và
cây ăn quả lâu năm.
Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó trong đó một
phần phân bố dọc theo các con sông, suối, rải rác không tập trung, chịu sự tác
động lớn của chế độ thuỷ văn khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán, gây khó khăn
cho việc canh tác.
Trải qua một quá trình biến động địa chất lâu dài đã tạo nên ở Thái
Nguyên những dạng địa hình phức tạp, hiểm trở, đồng thời cũng hình thành
những mỏ khoáng sản phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Nằm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13
trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng
Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất
phong phú, có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng
lớn như Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ
Nhai)…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên
liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn);
nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm
quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì,
kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit,
phốtphorit…tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất
vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn,
khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm

nhiều loại có ý nghĩa trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo
cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công
nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành
trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước. Ngoài khoáng sản còn có
những tài nguyên khác với trữ lượng cao, như nguyên vật liệu xây dựng có ở
khắp nơi. Đá vôi có trữ lượng lớn phân bố nhiều ở phía Bắc và phía Đông của
tỉnh. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất xi măng phục vụ cho
công nghiệp xây dựng. Ngoài ra còn có các mỏ nước khoáng, các nguồn nước
ngầm ở dưới các dãy núi đá vôi, các sông suối.
Có thể nói, Thái Nguyên có khá đầy đủ các loại khoáng sản và tài
nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành thủ công nghiệp, công nghiệp
địa phương và dịch vụ du lịch phát triển.
Khí hậu Thái Nguyên mang những đặc điểm chung của khí hậu miền
Bắc đó là nhiệt đới gió mùa, song vì nằm khá sâu trong lục địa nên khí hậu
còn mang tính chất lục địa. Vì vậy sự chuyển tiếp giữa mùa Hè và mùa Thu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14
giữa mùa Đông và mùa Xuân không rõ rệt, tạo thành nét độc đáo cho khí hậu
địa phương. Trong Đại Nam nhất thống chí đã miêu tả về khí hậu của Thái
Nguyên như sau: “Hằng năm, cuối mùa Xuân mới hơi nóng, đến mùa Hè
nóng lắm, đầu mùa Thu lạnh dần, đến mùa Đông thì rét lắm. Vì địa thế có
nhiều núi cao nên rét nhiều, nóng ít. Làm ruộng thì có hai vụ, cũng giống như
tỉnh Bắc Ninh, duy các châu huyện Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ và Phú
Lương có cấy bốn mùa, cứ ba tháng một lần thu hoạch, đấy là một điều hơi
khác. Các huyện Tư Nông, Động Hỷ, Phú Lương và Bình Xuyên, khí lam
chướng còn hơi nhẹ, còn các huyện khác thì nặng, mà huyện Đại Từ và Vũ
Nhai lại nặng hơn cả.” [69;154].
Về chế độ nhiệt, có thể chia chia làm hai mùa rõ rệt: mùa Đông lạnh và
khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng

10. Phần lớn các huyện, thị có ba tháng nhiệt độ trung bình dưới 15
o
C. Tuy
nhiên, giữa các vùng cũng có sự phân hóa: Ở những vùng thấp hơn như Phú
Bình, Phổ Yên có mùa lạnh ngắn hơn; ở vùng núi cao trung bình như Định
Hoá, Võ Nhai thường có mùa hạ mát mẻ, nhiệt độ những tháng nóng cũng chỉ
khoảng dưới 28
o
C.
Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia làm 3 vùng rõ rệt:
Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hoá, Phú Lương và phía Nam Võ
Nhai.
Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ,
Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công.
So với các tỉnh miền núi phía Bắc thì Thái Nguyên có một mạng lưới
thuỷ văn khá dày, phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh với mật độ khác
nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15
Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bố tương đối đều trên địa bàn
tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công.
Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có
vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như
về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.
Sông Cầu chảy vào mạn Tây của tỉnh Bắc Giang phân chia ranh giới với tỉnh
Thái Nguyên và Bắc Ninh được gọi là sông Như Nguyệt.
Sông Cầu là một dòng sông lịch sử của nhân dân Đại Việt chống ngoại
xâm, bảo vệ tổ quốc, đồng thời cũng là con sông có giá trị kinh tế lớn nhất

tỉnh Thái Nguyên.
Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Định Hoá) chảy theo hướng bắc
nam qua huyện Đại từ, một phần thành phố Thái Nguyên xuống huyện Phổ
Yên, hợp lưu với sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên), dài 96km, Ngoài ra
Thái Nguyên còn có nhiều sông nhỏ và ngắn như sông Du, sông Nghinh
Tường, sông Chu, sông Khe Mo, Huống Thượng và nhiều suối nhỏ khác. Các
sông, suối Thái Nguyên hàng năm cung cấp cho đồng ruộng ven sông một
khối lượng phù sa rất lớn, làm cho đất đai thêm phì nhiêu, màu mỡ, giữ được
độ ẩm quanh năm, thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây lương thực và
hoa màu.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không
phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, có thể nói đây là một
thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông - lâm nghiệp và phát triển kinh
tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
Với diện tích rừng núi lớn nên hệ thực vật và động vật ở Thái Nguyên
hết sức phong phú và đa dạng.
Do điều kiện đất đai khác nhau mà rừng có thể chia làm hai loại:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

16
Các loại cây rừng núi đá (chủ yếu là núi đá vôi) với nhiều loại gỗ quý
như nghiến, lát, đinh, lim, kim giao, hoàng đàn…Đều là những loại có giá trị
kinh tế cao.
Các loại cây rừng núi đất phổ biến có các loại cây họ dẻ, sến, táu, trám,
cáng lò, các loại khảo,… Ngoài ra còn có các loại tre vầu, nứa, đặc biệt là trúc
phân bố rộng rãi trên các đồi núi đất thuộc Võ Nhai, Định Hoá, Đại Từ.
Bên cạnh sự phong phú, đa dạng của quần thể thực vật, rừng núi Thái
Nguyên còn có nhiều loài động vật quý hiếm: các loài thú như khỉ, vượn,
nhím, tê tê, lợn rừng, hổ, báo, gấu, sơn dương, hươu, nai, hoẵng, hươu xạ, cầy
hương, cầy bạc má, sóc bay…

Với điều kiện khí hậu như vậy, tỉnh Thái Nguyên có thể phát triển được
các loại cây trồng, vật nuôi ở các vùng khí hậu cận nhiệt đới có giá trị kinh tế
cao, như các loại cây công nghiệp (chè nam, thuốc lá), cây ăn quả (mận, lê,
đào, dứa, cam, quýt, vải, nhãn,…), rau xanh (su hào, bắp cải, súp lơ…), các
loại gia súc, gia cầm…Nhưng bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng của một số
nhân tố như vĩ độ, độ cao của địa hình, hướng núi nên khí hậu trở nên phức
tạp, đôi khi xảy ra hiện tượng sương muối, lũ quét, hạn hán, mưa đá… gây
không ít khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Nhìn chung khí hậu Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông
nghiệp và lâm nghiệp, là nơi cung cấp nguồn lương thực và con người, là căn
cứ địa cho các cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc.
Với địa thế hiểm yếu và điều kiện tự nhiên hết sức phong phú, đa dạng
như trên nên Thái Nguyên là một vùng đất trước kia và cả hiện nay đã và
đang giữ một vị trí chiến lược về nhiều mặt, có vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá, chính trị và quốc phòng của đất nước.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

17
1.2. Đặc điểm kinh tế, Dân cƣ, xã hội.
1.2.1. Đặc điểm kinh tế.
Kinh tế Thái Nguyên chủ yếu có hai hình thái:
Kinh tế khai thác: Là một tỉnh miền núi trung du nên từ xưa Thái
Nguyên có nhiều núi cao, rừng rậm, sông ngòi, hồ đầm xen kẽ với những
đồng bằng nhỏ hẹp. Rừng chiếm diện tích lớn, phủ kín khắp các vùng núi, các
giống chim, thú sinh trưởng phong phú. Trong khung cảnh đó, cư dân Thái
Nguyên sống trong các núi đá, trước mặt có những thung lũng và đồng bằng
nhỏ hẹp thuận lợi cho các hình thức như săn bắt, hái lượm, con người sống
chủ yếu dựa vào những nguồn thức ăn sẵn có của tự nhiên.

Kinh tế sản xuất:
Trồng lúa nước là tập quán lâu đời của người dân Thái Nguyên sinh sống
trong các làng xã vùng trung du ở Tư Nông, Phổ Yên, Đồng Hỷ và trong
những thung lũng vùng núi thuộc các huyện, châu phía bắc của tỉnh. Ở Thần
Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu
tích của con người sống cách ngày nay khoảng 40.000 năm với hang vạn công
cụ bằng đá thô sơ như rìu đá, nạo đá và xương thú, tro than. Tại Thái Nguyên
còn phát hiện được nhiều di chỉ khảo cổ thuộc các nền văn hoá Sơn Vi, Hoà
Bình, Bắc Sơn có niên đại cách đây khoảng từ 12.000 đến 25.000 năm. Người
tối cổ tại Thái Nguyên dùng đá đẽo đá để sản xuất công cụ thô sơ khai thác
những sản vật thiên nhiên: trái cây, thú rừng, củ cây, rau quả, bắt cá Vì điều
kiện kỹ thuật còn thấp kém nên con người khi đó dựa vào những hang động,
mái đá để cư trú.
Tại Thái Nguyên cũng đã phát hiện hàng loạt di chỉ thời kỳ đồ đá giữa
thuộc văn hoá Hoà Bình, cách đây khoảng 10.000 năm tại các hang Nà Ngùn,
mái đá Ngườm, hang Hạ Sơn. Ngoài những dụng cụ bằng đá có phần trau
chuốt hơn, còn phát hiện dấu tích của những bàn nghiền, hạt cây, được đoán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

18
định là những bàn xát dùng để xát lúa hoang thu lượm được từ tự nhiên.
Chứng tỏ trên mảnh đất Thái Nguyên cổ, con người đã sinh sống bằng hình
thức hái lượm.
Nhiều di tích thời đồ đá mới, có niên đại cách ngày nay 7.000 năm tại
các hang Nghinh Tắc, Khắc Kiệm, Nà Cà, Bình Long, Ky, Làng Vạn và các
mái đá Xuyên Sơn, Sam Sá, Vô Mường gồm nhiều rìu đá được mài rất tinh
xảo, khá sắc bén. Các nhà khảo cổ học cũng phát hiện được một số dọi bằng
chỉ xe hay những viên chì lưới, tìm thấy khá nhiều vỏ ốc, vỏ trai bị đập vỡ
cạnh, dấu vết than tro dày chứng tỏ con người thời kỳ này đã biết dùng lửa
nấu chín thức ăn.

Sản xuất nương rẫy: Vùng đồng bào sống bằng nghề nông nghiệp nương
rẫy, bao gồm các vùng lưng chừng núi có nhiều rừng rậm, “phương thức canh
tác là ngả cây ăn ngọn” [93;28], nghĩa là phát rừng, phóng lửa đốt dọn sạch,
lợi dụng màu đất và phân tro cây cỏ để gieo trồng. Việc phát nương làm rẫy
trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn phổ biến ở vùng núi nơi cư trú chủ yếu của
đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh trồng cây lương thực người nông dân
Thái Nguyên còn biết trồng và chế biến chè, trồng dâu nuôi tằm, nuôi gia súc,
gia cầm, làm nghề chài lưới, khai thác sản vật của núi rừng. Theo sách Đại
Nam nhất thống chí , thì sản vật nông nghiệp của Thái Nguyên có: “lúa nếp,
lúa tẻ, ngô: cả tỉnh đều có. Củ mài, củ đậu, khoai lang, khoai ruộng, đậu xanh,
đậu ván. Sa lê: sản ở huyện Cảm Hoá. Cam vàng, quýt đỏ: sản ở huyện Tư
Nông” [69;171].
Cuộc sống du canh du cư là chủ yếu, một phần trong số dân cư này đã
biết trồng lúa nước xen lẫn với nương rẫy. dụng cụ sản xuất chủ yếu được chế
tạo từ đá: cuốc đá, rìu đá và cây nhọn chọc lỗ để tra hạt. ngoài ra nghề mộc,
đan lát và dệt vải thô sơ xuất hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

19
Ở vùng cao, người dân khai phá những đám ruộng bậc thang trên sườn
đồi dốc. Kĩ thuật canh tác về cơ bản vẫn dùng cày, bừa, cuốc, mai, dao…
Đồng bào cũng đã chú ý đến việc bón phân cho lúa thành nhiều đợt như bón
lót, bón thúc, bón đón đòng, làm cỏ lúa, xây dựng hệ thống tưới tiêu nước như
mương, phai, máng dẫn nước, đập, cọn nước…
Bên cạnh nghề trồng lúa, người dân còn trồng các loại cây ăn quả, cây
công nghiệp. Nhiều loại quả nổi tiếng thơm ngon ở địa phương như cam,
quýt, mận, lê, mít, dứa… Cây công nghiệp có bông, chè, gai, đay, thầu dầu,
trẩu,…các loại cây họ Đậu như lạc, đỗ tương vừa cung cấp đạm cho con
người vừa giữ độ phì nhiêu cho đất.
Chăn nuôi được duy trì như một nghề phụ bên nghề trồng trọt. Người

dân thường nuôi nhiều gà, vịt, ngan, ngỗng để tận dụng những loại thức ăn
sẵn có. Việc chăn nuôi lợn cũng phát triển nhờ có nhiều loại hoa màu phụ như
ngô, khoai, sắn, đỗ tương… Đồng bào ở đây còn nuôi rất nhiều trâu, bò, ngựa
chủ yếu dùng vào việc kéo xe, cày bừa. Một số gia đình nuôi ngựa để cưỡi và
chuyên chở hàng hóa nông phẩm.
Thủ công nghiệp sớm xuất hiện ở Thái Nguyên. Khảo cổ học đã tìm thấy
tại Thái Nguyên những vết nan hằn trên đồ gốm, đủ biết nghề đan lát đã xuất
hiện. Ngoài ra các nhà khảo cổ còn tìm thấy các công cụ bằng đồng: “trống
đồng Đông Sơn ở xóm Đồng Cẩu, xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ và xã Đào
Xá, huyện Phú Bình; liềm, mũi tên, giáo, rìu, lưỡi câu đồng Vốn là vùng đất
giàu mỏ kim loại nên rất có thể Thái Nguyên cũng là một trong những trung
tâm sản xuất đồ đồng thời Hùng Vương” [23;325] . Về sau này các triều đại
phong kiến đều có chính sách khai mỏ khá tích cực đối với Thái Nguyên
nhằm tận thu nguồn lợi do thiên nhiên mang lại.
Trong giai đoạn hiện nay, Thái Nguyên có tiềm năng kinh tế đa dạng.
Tài nguyên đất, khoáng sản phong phú, đã và đang được khai thác có hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

20
quả, là trung tâm kinh tế của vùng Đông Bắc với nhiều nhà máy, xí nghiệp
được xây dựng mới. Năm 1959, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên
được triển khai xây dựng, năm 1963 bước vào sản xuất đã đưa Thái Nguyên
trở thành một trong những trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của đất nước.
Là tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của trung ương, bao
gồm Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, các nhà máy cơ khí Sông
Công, Phổ Yên, công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng; công
nghiệp chế biến, các nhà máy quốc phòng… Thái Nguyên còn là một trong
những trung tâm đào tạo của cả nước gồm 8 trường đại học, trên 20 trường
chuyên nghiệp và dạy nghề. Với lực lượng trí thức và đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật đông đảo là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thái Nguyên là tỉnh trung tâm của Việt Bắc, mắt xích vùng kinh tế trọng
điểm của Bắc Bộ, có hệ thống đường giao thông thuận tiện. Kết cấu hạ tầng
được xây dựng tương đối đồng bộ, bao gồm mạng lưới giao thông nông thôn
và đô thị, điện lưới quốc gia, hệ thống thuỷ lợi.
Tuy nhiên, Thái Nguyên vẫn là tỉnh nghèo, nền kinh tế phát triển chưa
đều và chưa vững chắc, thiếu vốn đầu tư cho phát triển, do cơ chế chưa thông
thoáng nên chưa thực sự thu hút được vốn đầu tư. Kết cấu hạ tầng tuy đã được
đầu tư ban đầu nhưng chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - văn hoá trong giai đoạn mới. Các cơ sở công nghiệp của Thái
Nguyên chủ yếu là công nghiệp nặng, công nghệ lạc hậu. Mặt bằng dân trí tuy
có cao hơn một số tỉnh miền núi nhưng phân bố không đều. Những khó khăn
trên cũng chính là những lực cản của Thái Nguyên trên con đường hội nhập
với nền kinh tế của cả nước.
1.2.2. Đặc điểm dân cư, xã hội
Thái Nguyên đã phát hiện được nhiều di tích khảo cổ như: Khu di tích
khảo cổ học Thần Sa thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

21
Nguyên khoảng 25km theo đường chim bay. Trong hang động ở Thần Sa vào
những thập niên 70-80 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát
hiện được một loạt các di tích khảo cổ có niên đại từ gần 40.000 năm đến
10.000 năm cách ngày nay.
Hang Phiêng Tung (hang miệng Hổ) nằm giữa sườn Đông Nam núi Mèo
thuộc bản Trung Sơn, có độ cao khoảng 50m so với chân núi. Hang rộng và
thoáng có hai tầng. Tầng trên nhỏ không có địa tầng văn hóa, tầng dưới cao
10m, rộng 10m, sâu 20m thuận tiện cho người nguyên thủy cư trú. Qua các
đợt khai quật vào các năm 1972; 1973; 1980 (hai đợt) các nhà khảo cổ đã thu
thập được 659 công cụ hòn cuội công cụ mũi nhọn, công cụ mảnh cuội, công
cụ mảnh tước tại hang Phiêng Tung

Mái đá Ngườm di chỉ quan trọng nhất của Khu di tích khảo cổ học Thần
Sa nằm trên sườn núi phía Bắc dãy núi Ngườm thuộc bản Trung Sơn, cách
Phiêng Tung 1km về phía Nam. Đây là một mái đá khổng lồ, rộng chừng
60m, cao 30 nằm ở độ cao 30m so với mặt sông Nghinh Tường chảy ngang
trước mặt. Hố khai quật ở di chỉ Ngườm có 4 địa tầng văn hóa khảo cổ.
Những di vật đá đặc trưng của nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi nằm ở
địa tầng 1 và địa tầng 2. Ở địa tầng 3 thuần các công cụ đặc trưng của
Ngườm. Ở tầng văn hóa thứ 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung.
Những phát hiện khảo cổ học ở Phiêng Tung và Ngườm đã giúp các nhà
khảo cổ học xác định: Ở Thần Sa có một nền văn hóa khảo cổ học thời đại đồ
đá cũ - văn hóa Thần Sa, chủ nhân của nền văn hóa này là là người Homo
Sapiens (người khôn ngoan).
Với những tư liệu đã phát hiện tại vùng đất này đã cho phép chúng ta
khẳng định rằng: Thái Nguyên là một vùng đất cổ, dân cư xuất hiện từ sớm.
Ngày nay, ở Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em cùng chung sống như: Kinh,
Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Hoa, trong đó dân tộc ít người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

22
chiếm 24,49% dân số toàn tỉnh. Người dân bản địa ở Thái Nguyên so với các
tỉnh khác không nhiều, qua các thời kì lịch sử, thành phần dân tộc và dân số
Thái Nguyên đã gia tăng. Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, tuy vậy vẫn hình
thành những khu vực cư trú riêng của từng dân tộc.
Dân tộc Kinh (Việt) ở Thái Nguyên là dân tộc mang nguồn gốc bản địa,
từ xa xưa họ đã cư trú trên dải đất trung du, phía nam tỉnh thuộc lưu vực sông
Cầu. Người Kinh đứng hàng thứ nhất về dân số trong kết cấu dân cư của tỉnh.
Ngoài ra số người Kinh còn được tăng lên trong quá trình phát triển của lịch
sử, họ hầu hết là từ miền xuôi lên với nhiều hoàn cảnh và thời điểm khác
nhau: Có bộ phận là những người dân nghèo tha phương cầu thực lên miền
núi để tìm kế sinh nhai, có bộ phận là quan quân, con cháu, họ hàng của triều

đình phong kiến lên trấn giữ ở địa phương. Sự di cư của người Kinh lên Thái
Nguyên diễn ra liên tục, nhất là từ thời Lê sơ, đã từng có một đội quân được
gọi là “thần tốc phiên thần” được cử lên trấn thủ biên cương và chiêu tập cư
dân địa phương ổn định đời sống và sản xuất. Trong quá trình thực dân Pháp
thống trị ở Thái Nguyên, chúng còn đưa một bộ phận người Kinh từ xuôi lên
cấy rẽ nộp tô, một số khác lên buôn bán hoặc làm công nhân trong các xí
nghiệp, hầm mỏ… Sau Cách mạng tháng Tám 1945 còn có một bộ phận đồng
bào miền xuôi chuyển lên trong những đợt tham gia phát triển kinh tế miền
núi (1965, 1974) đã góp phần làm gia tăng số lượng người Kinh ở Thái
Nguyên. Về phân bố, người Kinh chủ yếu sống ở vùng đồng bằng của tỉnh,
những nơi thuận lợi về giao thông, buôn bán, trồng trọt. Số người sống ở nông
thôn không đáng kể. Chiếm số lượng đông nhất (khoảng 75,50%), họ có nghề
truyền thống là trồng lúa nước và làm các nghề thủ công.
Dân tộc có số người đông thứ hai ở Thái Nguyên là Tày (khoảng
10,69%). Cũng như người Kinh, người Tày ở Thái Nguyên có mặt từ rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

23
lâu đời, tổ tiên của người Tày vốn là cư dân bản địa ở Bắc Việt Nam và
miền giáp gianh biên giới Việt – Trung.
Người Tày giữ vị trí quan trọng trong lịch sử cổ đại, trung đại và hiện đại
ở vùng biên giới nước ta. Họ là những cư dân sớm có mặt trong thành phần
cư dân nước Văn Lang xưa và là một trong những thành phần dân cư sáng lập
nên Nhà nước Âu Lạc, đồng thời có một nền văn minh rất gần gũi với người
Việt Mường cổ. Nơi cư trú của người Tày là những thung lũng lớn, những
mảnh đất thuận lợi gần sông, suối cho phép khai phá thành những đám ruộng
trồng lúa nước. Người Tày có mặt ở tất cả các địa phương trong tỉnh, từ vùng
lòng máng Thái Nguyên cho đến những cánh đồng và thung lũng bằng phẳng
của các huyện miền Đông và miền Tây, trong đó tập trung nhiều nhất ở các
huyện Định Hoá, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ và rải rác ở các huyện thị khác.

Cũng như người Tày ở vùng Việt Bắc, người Tày ở Thái Nguyên lấy nông
nghiệp trồng trọt với phương thức canh tác ruộng nước, kết hợp gieo trồng
trên đất dốc và sườn đồi làm nguồn sống chính. Các hoạt động mưu sinh khác
như chăn nuôi, thủ công gia đình, trao đổi buôn bán, săn bắt hái lượm đều là
những hoạt động kinh tế mang tính hỗ trợ.
Dân tộc Nùng có nhiều nhóm, có hiện tượng là nhiều nhóm Nùng đến
sớm đã bị Tày hoá, còn những nhóm Nùng hiện nay mà ta biết thì tới Việt
Nam chỉ khoảng vài trăm năm nay. Dấu vết này còn để lại là nhiều nhóm
Nùng nói không hiểu nhau, ăn mặc, nhà cửa cũng có nhiều nét khác biệt; hoặc
nhiều nhóm Nùng vẫn còn nhớ được nơi cư trú phía bên kia biên giới
nhưNùng Phàn Slình quê ở Vạn Thành Châu, Nùng Cháo ở Long Châu, Nùng
Tùng Slìn ở Sùng Thiện, Nùng Lòi ở Hạ Lôi, Nùng Quý Rỉn ở Quy Thuận.
Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn nhận định như sau: “Giống
người Nùng đều là người 12 thổ châu ở Tiểu Trấn Yên, Qui Thuận, Long
Châu, Điền Châu, Phú Châu, Thái Bình, Lôi Tứ Thành và Hường Vũ, thuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

24
Trung Quốc. Giống người này phiêu lưu ở bản quốc, làm nghề cày cấy trồng
trọt, cùng chịu thuế khoá lao dịch, mặc áo vải xanh, cắt tóc, trắng răng, có
người trú ngụ đến vài ba đời, đổi theo tập quán người Nam, quan bản thổ
thường cấp cho họ một số ruộng làm khẩu phần, bắt họ chịu binh xuất. Các
xứ Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên đều có giống người này…”
[19;334].
Ở Thái Nguyên nhóm Nùng Cháo cư trú lâu đời nhất, họ sống chủ yếu ở
các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ. Nhóm Nùng Phàn Slình cư trú ở Võ
Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ. Nhóm Nùng An, Nùng Inh, Nùng Giang có nguồn
gốc từ Cao Bằng hiện cư trú ở Võ Nhai, Phú Bình, Phú Lương.
Người Dao ở Thái Nguyên thuộc ba nhóm địa phương: Dao Đỏ, Dao
Quần Chẹt và Dao Lô Gang. Dao Quần Chẹt tập trung chủ yếu ở huyện Đại

Từ, Dao Đỏ cư trú phân tán ở huyện Phú Lương và Đồng Hỷ, Dao Lô Gang
tập trung ở huyện Võ Nhai. Ngoài ra người Dao còn cư trú rải rác ở các huyện
Định Hoá, Phổ Yên. Dân tộc Dao có tập quán du canh, du cư, sinh sống bằng
canh tác nương rẫy. Người Dao thường lập bản làng ở gần rừng hoặc tại các
chân đồi, núi. Người Dao ở Thái Nguyên rất giỏi trong việc làm giấy bản, làm
cao chàm nhuộm vải, rèn nông cụ và làm đồ trang sức bằng bạc.
Người Sán Chỉ và các dân tộc ít người khác như Lô Lô, Sán Chay, Sán
Dìu, Ngái, Thái, Mường… cư trú ở các huyện vùng cao như Đại Từ, Võ Nhai,
Định Hoá, Đồng Hỷ.
Trong quá trình phát triển của lịch sử dân cư Thái Nguyên đã có bước
phát triển về số lượng, trở thành nơi tụ cư sinh sống của đông đảo các dân tộc
anh em trong tỉnh: theo sách Đại Nam nhất thống chí, dân số dưới triều
Nguyễn: “Năm Gia Long thứ 18, số đinh 6.700 người hơn, nay 9.461 người”
[69;157]. Qua con số đó ta có thể đi đến khẳng định: nơi đây đã trở thành
điểm quần cư tương đối đông đúc của các dân tộc ít người vùng Đông bắc của

×