Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Luận án tiến sĩ luật học: Tài phán lao động theo qui định của pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.9 MB, 238 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NỘI

LƯU BÌNH NHƯỠNG

TÀI PHAN LAO DONG

THEO QUY DINH CUA PHAP LUAT VIET NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 5.05, 45! NG Fier <sup>HANOL |</sup>THU VIEN GIAG VNSỐ Bt 30 |LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người huóng dân khoa học: 1. PGS. Nguyễn Hữu Viện2. TS. Bùi Xuân Nhu

HÀ NỘI - 2002

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Tôi xin cam đoan đây là cơng trìnhnghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu nêu

trong luận án là trung thực. Những kết luận

khoa học của luận án chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Lưu Bình Nhưỡng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>Zz. J</small>oe,

Chương 1: TONG QUAN VỀ TÀI PHÁN LAO DONG

Khai niệm tai phan lao động

Ban chất, vai trò của tai phán lao động

Vài nét về lịch sử phát triển của tài phán lao động Việt Nam

Chương 2: PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE TÀI PHÁN LAO DONG

Pháp luật về trọng tài lao động

Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án nhân dânPháp luật về giải quyết các cuộc đình cơng

Những quy định của pháp luật về công nhận thi hành tại

Việt Nam các bản án, quyết định của tịa án và trọng tàinước ngồi

Chương 3: THỰC TRANG CỦA TÀI PHÁN LAO ĐỘNG VÀ MỘT

SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ VÀ

HIỆU QUÁ CỦA TÀI PHÁN LAO ĐỘNGThực trạng của tài phán lao động

Những biện pháp tăng cường vai trò và hiệu quả của tài phánlao động

KẾT LUẬN

NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

190192193205

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

: Hội đồng trọng tài lao động (cấp tinh)

: Hòa giải viên lao động (do cơ quan Lao động cấp huyện cử ra)

: Liên đoàn lao động

: Lao động - Thương binh và Xã hội

: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động: Tòa án nhân dân

: Tài phán lao động

: Viện kiểm sát nhân dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1. Tính cap thiết của dé tài

Tranh chấp lao động và đình cơng là những hiện tượng kinh tế - xãhoi phat sinh trong quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt mối quan hệ pháp luậtlao động.

Khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tếthị trường, cùng với sự phát triển của thị trường lao động, các tranh chấp laođộng và đình cơng có chiều hướng gia tăng, phức tạp. Tính đến hết tháng 9năm 2001 trong cả nước đã xảy ra trên 500 cuộc đình cơng và hàng nghìn vụtranh chấp lao động. Bên cạnh những ảnh hưởng có tính tích cực, tranh chấp

lao động và đình cơng có thể gây ra những hậu quả xấu đối với mối quan hệpháp luật lao động, thị trường lao động và đối với nền kinh tế - xã hội.

Để khác phục những ảnh hưởng tiêu cực đó, người ta có thể tiến hànhnhững biện pháp khác nhau, bao gồm các các biện pháp tự thân và các biện

pháp khác thơng qua một chủ thể thứ ba, trong đó có các cơ cấu TPLĐ.

Trải qua hơn năm thập kỷ kể từ khi giành được độc lập đến nay, Nhànước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về TPLĐ như:Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947, Quyết định số I0IHĐBT ngày 14/1/1985,

Pháp lệnh hợp đồng lao động ngày 30/8/1990, Bộ luật lao động ngày 23/6/1994,Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11/4/1996 v.v.

Theo các quy định đó, các cơ quan TPLĐ đã tiến hành giải quyết hàng ngànvụ tranh chấp lao động góp phần ổn định mối quan hệ pháp luật lao động, bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

Nhưng nhìn chung việc giải quyết tranh chấp lao động và đình cơngthơng qua các hoạt động TPLĐ chưa được sử dụng một cách rộng rãi và chưa

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Trước tình hình đó, Nhà nước đã tiến hành những biện pháp khác nhau

như: tiến hành bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng cho các cán bộ trọng

tài lao động theo các chương trình thuộc dự án 97-003 VIE; sửa đổi, bổ sung

một số điều của BLLD, trong đó có các quy định về giải quyết tranh chấp laođộng và đình cơng; ngành TAND và ngành tư pháp cũng đang triển khai các

biện pháp nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động, trong đó có việcnâng cao vai trị và hiệu quả của TAND trong việc giải quyết các tranh chấplao động và đình cơng.

Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về TPLĐ là một trong

những cơng việc có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường vai trò và hiệu

quả của TPLĐ trong giai đoạn hiện nay và sau này. Đề tài: "Tài phán laođộng theo quy định của pháp luật Việt Nam" được thực hiện nhằm đáp ứng

những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về TPLĐ đã được tiến hành ở cảtrong nước và trên thế giới, đặc biệt là trong hệ thống các quốc gia thuộc tổchức Lao động quốc tế (ILO). Da có những cơng trình, bài viết khoa học vềTPLĐ hoặc liên quan đến TPLĐ đã được cơng bố như: Giáo trình Luật laođộng Việt Nam do PGS Nguyễn Hữu Viện chủ biên, Trường Đại học Kinh tếquốc dân, Hà Nội, 1972; Giáo trình Luật lao động và an nình xã hội của tácgiả Nguyễn Quang Quynh, Sài gịn, 1968; Giáo trình Luật lao động Việt Namcủa Trường Đại học Luật Hà Nội, 1998; Giáo trình Luật lao động Việt Nam

(chương trình trung cấp) của Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001; Giáo trình

Luật Lao động Việt Nam của Khoa luật, Đại học Xã hội và Nhân văn quốcgia, 2000; các bài: Giải quyết tranh chấp lao động tại Tịa lao động và Nhìn

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

hea Liên bang Đức của tác giả Chu Thi Thanh Hưởng, Tap chí Luật học,Trường Dai học Luật Ha Nội số 1/1994; Đào tao một số chức danh tu pháp ở

Cơng hịa Liên bang Đức của tác giả Dao Thi Hang, Tạp chí Luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội, số 2/1998; Cách tháo gỡ một số vướng mắc khi giảiquyết tranh chấp lao động tại tòa án của tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng đăng

tren Tạp chí Luật học, Trường Dai học Luật Ha Nội, số 1/1999. Trong lĩnhvực này, tác giả của luận án cũng có một số bài viết và cơng trình đã được

cơng bố như: Mấy ý kiến về cơ cấu của hội đồng xét xử sơ thẩm và phúc thẩmán lao động, Báo Pháp luật, số ra ngày 7/3/1995; Cần chú trọng tới tính thựctế của hợp đồng lao động khi xét xử các tranh chấp lao động; Khởi kiện vụ ánlao động; Về tranh chấp lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động

tập thể đã được đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội các

số: 6/1998, 4/1999, 2/2001; Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài Tranh chấp lao

động và giải quyết tranh chấp lao động, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1997.Về tài liệu quốc tế, có cuốn Facing the challenge in the Pacific Region

Contemporary Themse and Issues in Labour law, Uni of Melbourne,Australia, 1997 cũng đề cap đến TPLD của Việt Nam.

Tuy nhiên, các bài viết va các cơng trình nói trên mới chi dé cập đếntừng vấn đề, từng khía cạnh hoặc tập trung giải quyết một số vấn đề riêng lẻcó tính bức xúc mà chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệthống tổng quát về TPLD. Do đó TPLĐ vẫn cịn là một lĩnh vực mới mé tronghoạt động nghiên cứu khoa học ở quy mơ tồn diện và có ảnh hưởng rộng rãivề mặt lý luận cũng như thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm phân tích và luận giải cơ sở

lý luận và thực tiễn về TPLĐ, một lĩnh vực tài phán thuộc hệ thống tài phán

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Thơng qua việc phân tích, đánh giá hệ thống các quy định của pháp

luát về TPLĐ, thực trạng của TPLD, luận án có nhiệm vụ phân tích co sở lý

ln và cơ sở pháp ly của TPLD; những ưu điểm và tồn tại của các quy địnhcủa pháp luật về TPLĐ cũng như ưu điểm và tồn tại của hoạt động TPLĐ từ

khi được xác lập đến nay nhằm đưa ra những kiến nghị khoa học hoàn thiệnpháp luật và tiến hành các biện pháp tăng cường TPLĐ ở Việt Nam, cụ thể,

luán án tập trung vào các việc:

- Nghiên cứu về các cơ sở chính tri, xã hội, pháp lý và cơ sở thực tiễn

về kinh nghiệm tổ chức và vận hành các thể chế TPLĐ cũng như lược sử củaTPLĐ Việt Nam;

- Nghiên cứu các quy định về TPLĐ của pháp luật Việt Nam từ trướcđến nay, đặc biệt là các quy định về TPLĐ trong BLLĐ và các văn bản hướngdẫn thi hành.

- Nghiên cứu pháp luật và thực tiễn về TPLĐ của một số quốc gia trênthế giới.

- Từ sự nghiên cứu và phân tích đó, luận án đưa ra những kiến nghịnhằm tăng cường vai trò và hiệu quả của TPLĐ của Việt Nam.

4. Doi tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là TPLĐ theo quy định của phápluật nước ta. TPLĐ ở đây được nghiên cứu ở cả hai khía cạnh căn bản: lý luậnpháp lý và thực tiến.

- Phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề khác nhau thuộclĩnh vực TPLĐ bao gồm cả các vấn đề liên quan trong nước và quốc tế. Vì

mục dich đã đặt ra, luận án nghiên cứu tổng thể những vấn đề về khái niệm,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ luật học, tác giảcủa luận án khơng có điều kiện để trình bày một cách chi tiết, tỉ mỉ mọi vấn

đề liên quan mà chỉ tập trung trình bày một cách có hệ thống những vấn đề có

tính ngun tac, luận giải khoa học về các quy định của pháp luật, đồng thời

đánh giá những vấn đề cơ bản của thực tiễn hoạt động TPLĐ ở Việt Nam trong

thời gian qua để làm tiền đề cho những kiến nghị khoa học nhằm tăng cườngvai trò và hiệu quả của TPLĐ. Theo tác gia của luận án, những vấn đề chi tiết vàphức tạp về TPLĐ liên quan đến những quan điểm lớn về đường lối, chính sách

cần phải được tiếp tục bằng các cơng trình nghiên cứu tầm cỡ và quy mô hơn.5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm chính trịcủa Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và pháttriển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã

hội chủ nghĩa và quan điểm về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt

Nam nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sống và làm

việc theo pháp luật.

Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịchsử của chủ nghĩa Mác- Lênin vào việc đánh giá, luận giải các vấn đề thuộc đốitượng và phạm vi nghiên cứu.

Luận án cũng sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,

đối chiếu, dién giải, quy nạp, điều tra xã hội v.v... để thực hiện những nộidung đã đặt ra.

6. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Với mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án đưa ra những vấn đề mới

sau đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Luận án chỉ ra những tồn tại của hệ thống các quy định và thực tiễn

hoạt động TPLĐ của Việt Nam trong thời gian qua.

- Luận án đưa ra kiến nghị về một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp

luật, tăng cường khâu tổ chức và hoạt động của TPLĐ của nước ta.

Với những vấn đề nêu trên, tác giả của luận án hy vọng đóng góp mộtphần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hệ thống và tổ chức vận hành có hiệu quả cácloại hình TPLĐ nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của các bên trong mối quan hệpháp luật lao động, đảm bảo lợi ích Nhà nước và xã hội, thực hiện tốt mục tiêumà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận án được chia thành 3 chương, 9 mục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

1.1. KHÁI NIỆM TÀI PHÁN LAO ĐỘNG

1.1.1. Thuật ngữ "tai phan"

Tài phán là một từ Hán - Việt. Thơng thường người ta có thể hình dungmột cách khá đầy đủ về ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, đây lại là một từ ít được

dùng trong thực tế, kể cả trong các tài liệu liên quan đến các chuyên ngànhkhoa học pháp lý. Trong một số tài liệu, từ "tài phán” được sử dụng với mộtmức độ hạn chế. Sau đây là một số ví dụ:

- Từ điển tiếng Việt [46], tài phán được hiểu là sự phân định phải trái.- Trong cuốn "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" [44], Giáo sư Nguyễn Lân

cho rang, "tài" tức là "phân xử" còn "phán" tức là "xét định" vì thế đã địnhnghĩa "tai phan" là sự "xét hỏi và phân xử phải trai”.

- Trong cuốn "Từ điển tiếng Việt" của tác giả Phan Canh [16], tài phánđược hiểu là "phân xử, xét xử".

- Từ điển pháp luật Anh - Việt [122] có ghi ba từ và tập hop từ có dé

cập đến thuật ngữ " tài phán" như: "Judicial committee of Privy council" ("Ủy

ban tư vấn tài phán cho Nữ Hoang"); "Judicial discretion"( "quyền thẩm địnhtài phán”); "Jurisdiction"( "thẩm quyền, phán quyền").

- Giáo trình luật Hành chính của Trường Đại học Luật Hà Nội, tạiChương XII có tiêu dé: "Tài phán hành chính và luật tố tụng hành chính” cho

rằng tố tụng hành chính là hình thức tài phán hành chính, được sử dụng để giải

quyết các vụ kiện hành chính tại TAND [121]. Điều này cũng thống nhất vớinội dung khoa học của cuốn "Tai phán hành chính so sánh” của tác giả Dinh

Van Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia [45].

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tranh quốc tế đồng thời cho rằng luật quốc tế để cao và địi hỏi tơn trọng ngun

tác "quyền tài phán của quốc gia" trong các mối quan hệ quốc tế [119].

- Giáo trình Tư pháp quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội (1999)

cũng đề cập đến “quyền tài phan" như là một quyền nang trong việc quyết

định về các vụ tranh chấp [120].

- Báo Pháp luật của Bộ Tư pháp số 19 (1301) ngày 2/2/2001 có đăng

bài “Pháp luật và chính sách thương mại Hoa kỳ” của tác giả Xuân Hoa cũng

dành một phần nội dung đề cập đến "các thiết chế tai phán va nửa tài phan"

trong việc đưa ra các quyết định trong lĩnh vực thương mại như: Tòa ánthương mại Hoa kỳ, Tòa án thương mại quốc tế... [38].

- Thuật ngữ "tài phán” được nhắc đến trong Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hịa [22]. Sắc lệnh đã được ban

hành nhằm quy định về "đặc quyền tài phán" của các Tham phán. Theo quy

định tại Điều 75 của Sac lệnh, "khơng ai có thể bat bd, giam cầm một Thẩm

phán bất cứ vì lẽ gì, nếu không được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thỏa thuận trước”.

- Về vấn dé này, Thạc sĩ Nguyễn Văn Quang, Giảng viên trường Dai

học Luật Hà Nội cho rang: "Tai phán là sự phán quyết của Nhà nước về tínhhợp pháp đúng đắn trong cách hành xử của các chủ thể trong xã hội, cũng nhưcác biện pháp xử lý thích hợp áp dụng đối với các chủ thể này nhằm đảm bảocho pháp luật được tôn trọng thực hiện” [57].

Mặc dù được các tài liệu khác nhau sử dụng trong những chun

ngành khác nhau nhưng nhìn chung, có thể hiểu "tài phán" ở một số khía cạnh

căn bản sau đây:

Thứ nhất, về mặt bản chất, tài phán là sự xét xử, phân định phải trái.

Cách hiểu này giúp ta hiểu được thực chất của các hoạt động tài phán diễn ratrong xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

dan trong hành vi của các bên tranh chấp. Hiện tượng này là một hiện tượng

pho biến trong xã hội vì nó phát sinh trên cơ sở những nhu cầu của việc xác

<small>lập và duy trì các quan hệ xã hội.</small>

Thứ ba, xét về mặt hành vi, tài phán là hoạt động phán quyết theo

thẩm quyền luật định của một chủ thể nhất định nhằm phân định về tính đúng

đán và hợp pháp của một vụ việc xảy ra trong xã hội theo yêu cầu của các bên.

Hành vi tài phán tạo ra hậu quả pháp lý ràng buộc đối với các bên liên quan.Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, chủ thể thứ ba thực hiện hành vi tài phán nóitrên phải là một chủ thể có tính trung lập, độc lập với các bên trong vụ việc

được dua ra giải quyết.

Thứ tu, xét về khía cạnh thể chế, tai phán được hiểu là tổng hợp cácquy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá

nhân có thẩm quyền phán quyết các vụ tranh chấp hoặc các vụ việc khác

thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Thứ năm, tài phán còn được nhìn nhận dưới góc độ là một loại quan hệpháp lý giữa một bên là các bên tranh chấp và một bên là các chủ thể thực

hiện quyền tài phán nhằm phân định tính hợp pháp và đúng đắn trong hành vicủa các bên tranh chấp. Việc phân định đó phải dựa trên các quy định của

pháp luật về tài phán. Và chính vì tài phán được thực hiện trên cơ sở các quyđịnh của pháp luật nên các phán quyết của các chủ thể tài phán luôn được Nhànước bảo hộ.

Trên cơ sở sự phân tích nói trên, có thể rút ra một định nghĩa về tàiphán như sau: Tài phán là tổng hợp các quy định của pháp luật, theo đó, cácchủ thể có thẩm quyền tiến hành các hoạt động để phân định tính hợp pháp,đúng dan trong hành vi của các bên tranh chấp nhằm bdo vệ quyền, lợi ích

của các bên tranh chấp, của Nhà nước và xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

1.1.2. Tai phan lao động

11.21. Khát niêm tai phán lao động

TPLĐ, như các loại tài phán khác, là một hình thức tài phán trong xa

hội, thuộc về lĩnh vực lao động xã hội. TPLĐ được hiểu là toàn bộ các hoạtđộng của các chủ thể mang quyền lực pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp

lao động, các cuộc đình cơng và các việc khác phát sinh trong quá trình laođộng, mà theo đó, các chủ thể có thẩm quyền sẽ ra các phán quyết để phânđịnh tính hợp pháp và đúng đắn trong hành vi của các chủ thể.

Từ khi xuất hiện quan hệ lao động, nhất là từ khi nảy sinh các tranhchấp lao động, người ta đã thiết kế nên những biện pháp khác nhau để giải

quyết chúng. TPLĐ, vì vậy, ra đời từ yêu cầu của việc giải quyết các vấn đềlao động, trong đó, bên cạnh việc sử dụng tài phán để giải quyết các tranh

chấp lao động, người ta còn sử dụng tài phán như là một phương thức hữu hiệu

để giải quyết các cuộc đình công và bế xưởng trong lĩnh vực công nghiệp [59].

Theo luật sư Michael Schoden thuộc Liên hiệp các Cơng đồn Đức,

"TPLD là một lĩnh vực của tài phán, gồm những tranh chấp nay sinh từ luật

lao động thông qua luật TPLĐ" [61]. Theo quan điểm này, TPLĐ được khẳng

định là một hình thức tài phán, bên cạnh các hình thức tài phán khác trong xãhội. Nhiệm vụ của TPLD là giải quyết các tranh chấp nay sinh trong quá trình

áp dụng pháp luật lao động vào thực tiễn thông qua các quy định của pháp luậtvề TPLĐ. Chính nhiệm vụ đó của TPLĐ đã giúp ta phần nào phân biệt đượcTPLĐ và tố tụng lao động. Quá trình tố tụng lao động là quá trình diễn ra các

hoạt động của các chủ thể có tư cách pháp lý khác nhau tại TAND như:

HĐXX, thư ký toà án, VKSND, các đương sự, nhân chứng, người đại diện củađương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giámđịnh, người phiên dịch thì TPLĐ là quá trình diễn ra các hoạt động của các

chủ thể có thẩm quyền tài phán như: HDTT và TAND, những chủ thể mangthẩm quyền tài phán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Theo đánh giá của các học giả trên thế giới thì TPLĐ là một hình thứctài phán đặc biệt. Tính chất đặc biệt đó thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:

Thứ nhất: TPLD là hình thức tài phán gắn liền với một lĩnh vực đặc

biệt trong xã hội - lĩnh vực lao động. Đây là lĩnh vực diễn ra việc sử dụng lao

động sống của con người, trong đó hiện diện quyền điều khiển của người chủtrên nền tảng kỷ luật lao động, cái mà trong quá trình thuê dịch vụ đân sự

không thể tồn tại.

Thứ hai: TPLD không chỉ liên quan đến các bên của mối quan hệ lao

động mà cịn có sự tham gia của đại diện của các bên trong mối quan hệ laođộng đó như: tổ chức đại diện của những người sử dụng lao động và tổ chức

Cơng đồn của những người lao động. Theo cấu trúc truyền thống được các

nước trên thế giới sử dụng thì TPLĐ là một thực thể ba bên [137] gồm các đạiđiện: Nhà nước - giới lao động và giới sử dụng lao động. Việc tham gia củacác đại diện này vào quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trìnhlao động trong các cơ cấu khác nhau, trong đó có các cơ cấu thuộc lĩnh vựcTPLĐ một mặt đảm bảo tính chất bình đẳng pháp lý, mặt khác làm tăng thêm

vai trò tự quyết định của các chủ thể và hơn nữa làm tăng thêm chất lượng của

các phán quyết, càng khẳng định tính khác biệt giữa TPLĐ với các hình thứctài phán khác.

Thứ ba: Đối tượng mà TPLĐ chủ yếu giải quyết là những vấn đề đặcbiệt trong đời sống xã hội. Nó bao gồm các tranh chấp lao động, các cuộc

đình cơng của người lao động và bế xưởng, một hành vi của chủ sử dụng laođộng, như một số nước đang quy định và giải quyết hiện nay.

Các tranh chấp lao động có nhiều loại khác nhau (như tranh chấp vềviệc làm, tiền lương, phụ cấp, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội, kỷ luật laođộng); có cơ sở phát sinh khác nhau (có thể phát sinh từ hợp đồng lao động,hợp đồng học nghề, thỏa ước lao động tập thể, từ các thỏa thuận khác hay từpháp luật); có quy mơ khác nhau (tranh chấp cá nhân, tranh chấp tập thể) đều

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

có chung một đặc điểm là phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động, quátrình thực hiện các nghĩa vụ lao động của người lao động.

Như trên đã đề cập, điểm đặc biệt của TPLĐ cịn biểu hiện ở chỗ đối

tượng của nó khơng chỉ dừng lại ở việc giải quyết các tranh chấp lao động màcịn bao gồm các các cuộc đình cơng và bế xưởng. Việc ra các phán quyết về

sự ngừng việc có tổ chức của những người lao động hay việc bế xưởng của chủsử dụng lao động không thể giống việc xử lý các cuộc biểu tình hay giải quyếtcác tranh chấp dân sự khác.

Thứ tu. TPLD là một phương thức hoạt động có phán quyết. Điều này

đã được phần nào hình dung khi tiếp cận với khái niệm "tài phán”. Tuy nhiên,đây chỉ là một trong những đặc điểm giúp ta phân biệt TPLĐ với các phương

thức giải quyết khác như thương lượng, hịa giải. Bởi vì, trong quá trình

thương lượng, các bên sẽ bàn bạc với nhau về những vấn đề xung đột và trêncơ sở những lợi ích chung và lợi ích xung đột các bên sẽ cùng nhau quyết định

vé vấn dé về quyền và lợi ích của minh. Con trong q trình hịa giải, người

hòa giải là một người thứ ba trung lập sẽ giúp các bên cùng nhau xem xét vềvấn đề xung đội, tìm giải pháp cho xung đột đó. Người hịa giải khơng có

quyền quyết định về nội dung của vấn đề xung đột mà chỉ có quyền quyếtđịnh về tiến trình đó và nêu ra ý kiến tư vấn cho các bên quyết định mà thôi.Tuy nhiên, điều này sẽ hồn tồn khác khi sử dụng các hình thức giải quyếtthuộc TPLĐ. Trong trường hợp các bên không tự quyết định được thì các chủthể đố sẽ nhận được một phán quyết đơn phương có tính áp đặt của một cánhân hay một tổ chức có thẩm quyền về vụ việc đó.

Một trong những đặc điểm của TPLD là sự mới mẻ và non trẻ của nó.

Sở dĩ có điều này là do TPLĐ là một bộ phận của hệ thống pháp luật lao động,

một ngành luật tuy là đặc biệt nhưng mới xuất hiện do có sự xuất hiện và phát

triển của việc sử dụng lao động làm thuê từ thời kỳ tiền tư bản đến ngày nay.

Chính vì vậy, có học giả cho rằng: "Luật lao động so với những luật khác là

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

một lĩnh vực non trẻ, và chác chắn rằng TPLĐ còn non trẻ hơn” [60]. Việt Nam

là một ví dụ điển hình về vấn đề này: nếu lấy ngày thành lập nước (2/9/1945)làm mốc thì đến nay, sau hơn 55 năm nước ta mới có một hệ thống TPLĐ thựcsự. Từ đặc điểm này có thể thấy cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa mới có thể

tạo lập được một nền TPLD hồn thiện và có hiệu quả.

Trên cơ sở các phân tích nói trên, có thể hiểu: TPLĐ là tổng hợp cácquy định của pháp luật lao động, theo đó, các thiết chế TPLĐ gồm toà án vàtrọng tài lao động tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm giải quyết các

tranh chấp lao động và các cuộc đình cơng.

Phân biệt TPLĐ với tố tụng lao động

Theo cách hiểu như trên, TPLĐ chỉ bao gồm các hoạt động của cácchủ thể tài phán mà không bao gồm tất cả các hoạt động của những người liênquan đến quá trình tài phán đó.

Theo ý nghĩa trực tiếp được mọi người sử dụng thì tố tụng lao động làhoạt động của các cơ quan, cá nhân, trên cơ sở các quy định của pháp luật

nhằm giải quyết tốt một vụ án lao động hoặc cuộc đình cơng tại TAND. Tốtụng lao động, vì vậy, bao gồm các hoạt động của các chủ thể tiến hành tốtụng và những người tham gia tố tụng như: TAND, VKSND, các đương sự,người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Trên cơ sở

các quy định của pháp luật tố tụng lao động, các chủ thể có những quyền và

nghĩa vụ nhất định khi tham gia quá trình tố tụng ấy như: quyền quyết định về

vụ việc của TAND; quyền kiểm sát của VKSND; quyền bình đẳng trước phápluật giữa các đương sự; nghĩa vụ chứng minh của đương sự; nghĩa vụ tham dự

và khai báo trrung thực của người làm chứng...

Khác với tố tụng lao động, TPLĐ có phạm vi rộng hơn. TPLĐ baogồm khơng chỉ q trình tố tụng lao động tại TAND mà còn bao gồm cả các

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

quá trình trong tài lao động. Tuy nhiên, về phương diện hành vi, TPLD chi bao

gồm các hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền tài phán mà không baogồm tất cả các hành vi của những người liên quan khác như VKSND, các

đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Cácchủ thể này được tham gia vào quá trình tài phán với những tư cách khác nhaunhưng họ khơng có thẩm quyền tài phán.

Như vậy, nếu nhìn một cách tổng quát hai lĩnh vực này chúng ta có thể

rút ra được một số điểm dị biệt giữa tố tụng lao động và TPLĐ như sau:

Về mặt phạm vi, tố tụng lao động là lĩnh vực hẹp hơn TPLĐ vì TPLDbao gồm nhiều quá trình, đó là q trình trọng tài lao động và quá trình giảiquyết tranh chấp lao động, quá trình giải quyết đình cơng và q trình tiến

hành các hoạt động công nhận, cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyếtđịnh của tịa án và trọng tài nước ngồi do TAND thực hiện. Cịn tố tụng laođộng được bó hẹp trong một quá trình giải quyết tranh chấp lao động và đìnhcơng tại TAND.

Về mặt hành vi, tố tụng lao động rộng hơn TPLĐ. Nếu tố tụng laođộng gồm tất cả các hoạt động của các chủ thể tài phán và các chủ thể liênquan thì TPLĐ chỉ bao gồm các hoạt động của các chủ thể mang quyền lực

trong việc tổ chức, đánh giá và quyết định về tính hợp pháp, đúng đắn tronghành vi của các bên liên quan. Một trong nhưng ví dụ để minh họa cho vấn đề

này là: quá trình tố tụng lao động bat đầu từ việc khởi kiện, khởi tố vụ án laođộng nhưng quá trình TPLĐ lại bắt đầu muộn hơn, tức là từ khi thụ lý vụ án

lao động đó.

Về hau quả pháp lý, TPLD tạo nên những hậu quả pháp lý khác nhautuỳ thuộc vào từng vụ việc và hậu quả đó có giá trị pháp lý bắt buộc đối với

những người tham gia. Những hậu quả pháp lý của TPLĐ có thể tạo ra là: thụ

lý hoặc khơng thụ lý; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết; quyết định

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

cho một bên thắng hoặc thua kiện; công nhận hoặc không công nhận một bảnán hoặc quyết định của toà án nước ngoài về lao động; xử phạt một chủ thể viphạm nội quy phiên tòa lao động... Ngược lại, hậu quả pháp lý có thể xảy ra

trong q trình tố tụng là kiện hoặc không kiện; khởi tố hoặc rút quyết địnhkhởi tố; thoả thuận hoặc khơng thoả thuận; hồ giải hoặc từ chối hồ giải;

đồng ý hoặc khơng đồng ý với phán quyết của cơ quan tài phán...1.1.2.2. Những cơ sở của TPLĐ

+ Cơ sở chính trị:

Tài phán nói chung và TPLĐ nói riêng là một lĩnh vực đặc biệt, thuộcthượng tầng kiến trúc, có mối quan hệ chặt chẽ với các quan điểm, đường lối

của giai cấp lãnh dao.

Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhưng hoạt độngdưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền - Đảng Cộng sản Việt Nam - do đó tổchức, hoạt động của Nhà nước, trong đó có tài phán, phải tuyệt đối tuân thủđường lối của Đảng.

Khác với TPLĐ ở hầu hết các nước trên thế giới ở chỗ nó ra đời là do

kết quả đấu tranh của các Cơng đồn [60], TPLĐ của Việt Nam có cơ sở chính

trị là đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ nhữngngày đầu thành lập, chế độ TPLĐ đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng lúc bấygiờ là xuất phát từ quan điểm bảo vệ giới cần lao và giai cấp cơng nhân trong

nước, do đó việc giải quyết tranh chấp lao động phải được thực hiện thơng quacác cơ cấu có quốc tịch Việt Nam [24], [26]. Trong giai đoạn đất nước tiến

hành đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nên kinh tế nhiều

thành phần và thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức th mướn laođộng nhưng khơng để biến thành quan hệ thống trị, dẫn tới sự phân hóa xã

hội thành hai cực đối lập [32, tr. 26; 92]. Do đó, Đảng ta xác định cần phảigiải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động

theo pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động. Từ quan điểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

trên, Đảng ta xác định cần tiến hành cai cách tổ chức va hoạt động tư pháp,

củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền xétxử của TAND, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho TANDhuyện [32, tr. 45; 99; 132].

Trải qua mấy chục năm, đường lối của Đảng về phát huy sức mạnhtoàn dân, về sự bảo vệ người lao động, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội,lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triểnnhanh và bền vững [32, tr. 15] trong cơ chế thị trường đều được thể hiện trongcác quy định về TPLD trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là trong các quy

định của BLLD và PL.

+ Cơ sở kinh té- xã hội:

Như đã trình bày, TPLĐ ra đời do đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội, donhu cầu thiết thực của việc dàn xếp những bất đồng giữa các chủ thể trong quá

trình lao động.

Sự phát triển của nền kinh tế- xã hội quyết định các hoạt động xã hộikhác, kể cả hoạt động của các nhà nước. TPLĐ là hoạt động do Nhà nước đặtra hoặc thừa nhận, được đặt trong khuôn khổ pháp luật, chắc chắn chịu sự chi

phối có tính quyết định của các quan hệ kinh tế - xã hội. Đó là vấn đề có tínhlý luận và thực tiễn đã được thừa nhận.

Về khía cạnh trực tiếp, TPLĐ xuất hiện do sự phát triển của thị trườnglao động. Thị trường lao động là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán sức

lao động của những người làm thuê cho các chủ sử dụng lao động. Trong quátrình sử dụng lao động, giữa các bên nảy sinh những bất đồng, những tranhchấp, từ đó xuất hiện nhu cầu giải quyết các tranh chấp đó. Một trong những

phương thức để dan xếp vụ tranh chấp là đưa vụ việc đó ra trước một bên thứ

ba độc lập để quyết định. Dần dần, hệ thống TPLĐ được hình thành dưới sự tổchức của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.

Cũng từ những bước sơ khai ban đầu, trải qua thực tiễn giải quyết các tranh

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

chấp lao động. hệ thống TPLD dan dần phát triển và hồn thiện. Điều này cóthể nhận thấy một cách rõ nét trong quá trình hình thành và phát triển của hệ

thống TPLĐ ở Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

(1945) đến nay.

Về mặt xã hội, TPLĐ ra đời đã phản ánh một trong những nhu cầuthiết yếu của xã hội nói chung và nguyện vọng của các bên trong quan hệ lao

động, đặc biệt là từ phía người lao động, nói riêng. Về khía cạnh đạo đức xã

hội, TPLĐ là một trong những biểu tượng về sự công bằng, một trong những

tiêu chuẩn đạo đức xã hội trong lĩnh vực lao động. Trên cơ sở của nhữngnguyện vọng và tiêu chuẩn đạo đức xã hội ấy, TPLD như đã được xác lập vaphát triển để trở thành một lĩnh vực tài phán riêng cho lĩnh vực lao động xãhội, lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của con người.

+ Cơ sở pháp lý:

Pháp luật chính là nền tảng pháp lý quan trọng cho các hoạt động giải

quyết tranh chấp lao động nói chung và cho hoạt động TPLD nói riêng. Phápluật khơng chỉ mang lại cho TPLĐ cơ sở để phán quyết mà cịn là cơ sở để

kiểm sốt sự phán quyết đó. Xét trên bình diện chung nhất, cơ sở pháp lý của

TPLD được quy định, đồng thời bị chi phối bởi Hiến pháp của quốc gia. Bên

cạnh đó, các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng có vai trị

hết sức quan trọng, thậm chí có ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung của TPLĐ.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, cơ sở của TPLĐ không chỉ gồm cơ sở đểchuyển hoá (như: Hiến pháp, các cơng ước Việt Nam đã tham gia...) mà cịn

gồm cả cơ sở tham khảo (như: công ước quốc tế chưa phát huy hiệu lực taiViệt Nam, pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới).

Sau đây là một số nguồn luật quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp tới quá trình xác lập và vận hành TPLĐ ở nước ta:

Hiến pháp là đạo luật cơ bản quy định những vấn đề quan trọng nhất

của quốc gia. Các bản Hiến pháp của Việt Nam (gồm: Hiến pháp 1946, 1959,

— 320_

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

1980 va 1992) đều đặt van đề thiết lập và van hành cơ chế tài phán nói chungnhưng chủ yếu đề cập tới các hình thức tố tụng hình sự, tố tụng dân sự. TạiĐiều 63 và 67 Chương VỊ của Hiến pháp Việt Nam dân chủ cộng hịa được

thơng qua 9/11/1946 có quy định về cơ quan tư pháp và quy định: "Các phiên

tòa án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt". Bản Hiến pháp thứ

hai của nước ta được Quốc hội thông qua 31/12/1959 dành Chương VIII (từ

Điều 97 đến 104) quy định về TAND với tư cách là cơ quan xét xử của nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa. Bản Hiến pháp thứ ba được Quốc hội thông qua

18/12/1980 dành 10 điều (từ Điều 128 đến Điều 137 - Chương X) quy định về

TAND với tư cách là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam. Hiến pháp 1992 (được Quốc hội thông qua 15/4/1992) dành 10 điều của

Chương X (từ Điều 127 đến 136) quy định về TAND, trong đó Điều 127 quy

định: "Toa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa anquân sự và các tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nướcCong hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trải qua bốn bản Hiến pháp, Nhà nướcta đã xác định tòa án là cơ quan tài phán chủ yếu trong xã hội. Điểm khác biệt

của Hiến pháp 1992 so với các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 là bên cạnh

việc quy định các loại tịa án hiện có, Hiến pháp còn quy định "các tòa án

khác” do luật định cũng là cơ quan xét xử của Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến

nay ở nước ta chưa có một “tịa án khác” nào được thành lập. Việc thành lậpcác Tòa kinh tế, lao động, hành chính vẫn được đặt trong hệ thống tịa ánthường mà khơng được xác định là các tòa án đặc biệt (nguyên van: Court of

special jurisdiction) như là các nước khác trên thế giới dang sử dụng [138].

Bộ luật lao động va các văn bản hướng dẫn thi hành:

Là BLLĐ đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,BLLD có một vị trí quan trọng trong hệ thống các nguồn luật của Việt Nam.Ngồi nhiệm vu chủ yếu là điều chính các quan hệ lao động, BLLD còn quyđịnh về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động, bao gồm

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

ca tranh chap lao động và các cuộc đình cơng. Cac quy định từ Điều 162 đến

Điêu 179 BLLD về giải quyết tranh chấp lao động, PL là những quy định quan

trọng về khía cạnh lập pháp là những cơ sở pháp lý quan trọng của TPLĐ.Luật tổ chức TAND:

Mặc dù không phải là văn bản quy định về nội dung hay cách giải quyết

các tranh chấp lao động, các cuộc đình cơng nhưng luật tổ chức TAND là vănbản pháp lý quan trọng xác lập nên một trong những cơ cấu TPLĐ, đó là Tòalao động trong hệ thống TAND. Điều | của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của luật tổ chức TAND được Quốc hội khóa IX, kỳ hop thứ VIII thông quangày 28/10/1995 quy định: "Toa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địaphương, các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định là các cơ quan xét

xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án xét xử những vụ án

hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải

quyết những việc khác theo quy định của pháp luật”. Điều 17 của luật này quyđịnh cơ cấu tổ chức của TAND tối cao gồm: "Toa án qn sự trung ương, Tịahình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và các Tịa

phúc thẩm Tịa án nhân đân tối cao". Ngoài ra, các Điều 23, 24, 27, 30 cũng

quy định về cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa lao động và hệ thống TANDtrong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng.

Bộ luật dân sự:

Mặc dù không phải là văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao

động - xã hội nhưng Bộ luật dân sự là cơ sở pháp lý cho các hành vi có tính

chất dân sự như lao động, hoạt động dịch vụ và xác định những vấn đề pháp lýliên quan. Một trong những vấn đề quan trọng được vận dụng vào lĩnh vực

TPLD là các quy định về khởi kiện. Xác định thời điểm, thời gian có hiệu lực,

việc khôi phục thời hiệu khởi kiện một vụ án dân sự có thể được áp dụng đểtính thời hiệu và xác định hiệu lực của quyền khởi kiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Các công ước liên quan của tổ chức Lao động quốc té (ILO):

Trong hệ thống các công ước của ILO có một số Cơng ước đề cập tớivan đề giải quyết tranh chấp lao động như:

Công ước số 84 về quyền liên kết và giải quyết tranh chấp lao động ở

những lãnh thổ phi chính quốc, được hội nghị tồn thể của tổ chức Lao động

quốc tế thơng qua ngày 11 tháng 7 năm 1947, có hiệu lực từ ngày | tháng 7

năm 1953. Tại Điều 7.1 của công ước quy định: "Các tổ chức phải được thiết

lập càng nhanh càng tốt để giải quyết tranh chấp giữa người lao động và ngườisử dụng lao động” [6].

Công ước số 100 về trả cơng bình đẳng giữa lao động nam và lao độngnữ cho một cơng việc có giá trị ngang nhau được ILO thơng qua 6/6/1951, có

hiệu lực 23/5/1953 (Việt Nam đã phê chuẩn bằng Quyết định 796-QĐ/CTNngày 26/8/1997 của Chủ tịch nước) có quy định trong Điều 2 là:

1. Mỗi nước thành viên, bằng những biện pháp thích hợp vớicác phương pháp hiện hành trong việc ấn định mức trả cơng, phải

khuyến khích, và trong chừng mực phù hợp với các phương pháp ấy,bản đảm việc áp dụng cho mọi người lao động ngun tắc trả cơng

bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ đối với một cơng việccó giá trị ngang nhau. 2. Ngun tắc này có thể được áp dụng: a) bằngpháp luật hay bằng pháp quy; b) hoặc bằng mọi cơ chế ấn định việctrả công đã được thiết lập, hay công nhận theo pháp luật [7].

Như vậy, ILO cho phép các quốc gia được áp dụng mọi biện pháp, kểcả biện pháp tài phán để xác định tiền lương một cách bình đẳng giữa nam vànữ trong các cơng việc có giá tri ngang nhau.

Công ước số 151 về bảo vệ quyền tổ chức và những thủ tục xác định

điều kiện làm việc trong ngành công vụ được ILO thông qua 7/6/1978, có hiệu

lực 28/2/1981, tại Phần V quy định:

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong việc xác định

những điều kiện phục vụ tùy theo điều kiện quốc gia, phải được tiến

hành bang thương lượng giữa các bên, hoặc bằng một cơ chế độc lậpvà vô tư, ví dụ trung gian, hịa giải hoặc trọng tài, được thành lập

sao cho các bên có thể tin cậy được [8].

Công ước số 154 về xúc tiến thương lượng tập thể được ILO thơng qua

ngày 3/6/1981, có hiệu lực 11/8/1983, tại Điều 5.e quy định: "Các cơ quan vàcác thủ tục giải quyết tranh chấp lao động phải được dự kiến sao cho có thểgiúp xúc tiến thương lượng tập thể" [9].

Công ước 158 về chấm dứt việc sử dụng lao động do người sử dụng lao

động chủ động được ILO thông qua ngày 2/6/1982, tại Điều 8.1 quy định:

"Người lao động nào cho rằng mình đã bị chấm đứt việc làm vơ căn cứ, cóquyền kháng cáo việc xử lý đó trước một cơ quan vơ tư, ví dụ một tòa án, mộttòa án lao động, một hội đồng trọng tài hoặc mội trọng tài viên” [10].

Như vay, trong các công ước của ILO (gồm cả các công ước Việt Nam,

với tư cách thành viên, đã tham gia và chưa tham gia) đã có những dự liệu vềvấn đề TPLĐ nhằm giải quyết các tranh chấp nảy sinh xung quanh q trình

lao động. Đó là những cơ sở pháp lý mà chúng ta cần tham khảo, áp dụng vào

việc thiết lập cơ chế TPLD ở Việt Nam, khi chúng ta bước sang nền kinh tế thị

trường và xác lập thị trường lao động.

+ Kính nghiệm vềTPLĐ của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới:Kinh nghiệm về TPLĐ của Việt Nam:

TPLĐ ở Việt Nam, mặc dù khơng được vận hành sớm và trong thựctiễn cịn có nhiều điều cần bàn, song xét về phương diện lịch sử, đã được thiết

lập và hoạt động. Từ chỗ mới chỉ tồn tại trong các quy định của Sắc lệnh

29/SL ngày 12/3/1947, việc giải quyết các tranh chấp lao động đã được ghép

vào thành một bộ phận của tố tụng dân sự. Trải qua 10 năm (từ 1985 đến 1994)tức là từ khi Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 10/HDBT chuyển mot số

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Với hàng ngàn vụ tranh chấp laođộng được giải quyết tại TAND, ngành tịa án thực sự có những kinh nghiệmkhơng nhỏ trong lĩnh vực này. Việc tổng kết kinh nghiệm hàng năm đã được

đề cập trong các báo cáo tổng kết ngành TAND, trong đó có đánh giá cả

những mặt ưu điểm và những tồn tại cần uốn nắn, sửa chữa. Đó khơng chỉ là

những kinh nghiệm q báu cho ngành tịa án về cơng tác xét xử mà cịn lànhững kinh nghiệm để xây dựng các quy định về tố tụng lao động tại TAND,

một hình thức tố tụng độc lập với tố tụng dân sự, một hình thức tố tụng màtrước đây tố tụng lao động chỉ là một bộ phận khơng chính thức.

Ngồi những kinh nghiệm xét xử các tranh chấp lao động tại TAND,hoạt động TPLĐ còn được thực hiện thông qua các cơ cấu trọng tài lao độngdo ngành LĐTBXH quản lý. Việc tồn tại của một hệ thống trọng tài lao động

thời kỳ 1990 đến 1994 đã cho ta những kinh nghiệm quý báu để thành lập cơ

chế Trọng tài lao động trong quá trình xây dựng BLLĐ.

Kinh nghiệm lập pháp và giải quyết tranh chấp lao động và các cuộcđình cơng của chế độ Việt Nam Cộng hòa:

Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, với BLLĐ được vua Bảo Đại ban

hành bởi Dụ số 15 ngày 8/7/1952, TPLĐ đã thực sự trở thành một lĩnh vực

quan trọng trong đời sống lao động. Pháp luật về TPLĐ thời kỳ này ở miềnNam đã góp phần bảo vệ được người lao động trong các vụ tranh chấp và đìnhcơng. Những quy định và việc thực hiện các quy định về TPLĐ thực sự là

những kinh nghiệm để chúng ta tham khảo khi ban hành chính sách, pháp luật

và thực thi các quy định về TPLĐ.

Kinh nghiệm về TPLĐ của một số quốc gia trên thế giới và một số

nước trong khối ASEAN:

Từ lâu, các nước trên thế giới đã rất quan tâm tới lĩnh vực TPLĐ. Việcxác lập và vận hành các cơ chế TPLĐ là một trong những nhiệm vụ của quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>gia khi xây dựng va đưa vào thực hiện luật lao động. Thông thường, bên cạnh</small>các thiết chế trọng tài, các nước còn thiết lập các tòa án lao động để xét xử cáctranh chấp lao động xảy ra giữa các bên trong mối quan hệ công nghiệp. Việcmột trọng tài viên, một HDTT hay một tòa án lao động ra các phán quyết, cácbản án, quyết định đã trở thành một sinh hoạt bình thường trong đời sống lao

động và đời sống xã hội. Các nước có nền tài phán phát triển ở trình độ cao có

thể kể như: Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Thụy Điển,

Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Achentiana, úc, Nhật Bản, Philippin, Thái Lan...[139]. Trong các quốc gia nói trên, TPLĐ được thực hiện chủ yếu thơng qua

hai hình thức: trọng tài và tịa án.

Trong khu vực, những nước có nền TPLĐ phát triển phải kể đến làPhilippin, Thái Lan, Malaixia, Indonesia, Singapore. Sau đây là một vài nét về

hai nên TPLD của hai nước trong khu vực là Philippin và Thái Lan.

* Hệ thống TPLD của Cộng hòa Philippin:

Cộng hòa Philippin là một quốc gia có hệ thống TPLĐ thuộc loại

mạnh nhất khu vực và hoạt động rất có hiệu quả.

Theo quy định tại Bộ luật lao động Cộng hòa Philippin 1974, hệ thốngTPLĐ gồm hai loại hình bắt buộc và tự nguyện. Loại hình tự nguyện bao gồm

các cơ cấu trọng tài tự nguyện do các bên lựa chọn. Loại hình bắt buộc có Ủy

ban quốc gia về quan hệ lao động (NLRC, hay còn gọi là tòa án lao động - LC).Toa án lao động Philippin có 14 chi nhánh được đặt ở 14 vùng mà không dattheo tinh, trong đó bao gồm cả chi nhánh vùng thủ đơ (Manila Metropolis).Tòa án lao động của Cộng hòa Philippin thực chất là cơ quan tòa án trong tài

bát buộc được tổ chức chặt chế từ trung ương xuống địa phương có chức năng

giải quyết các tranh chấp lao động (mà chủ yếu là các khiếu nại về tiền money claims) và ra quyết định về các cuộc đình cơng. Chính vì có cơ chế giải

-quyết đơn giản và dễ vận dụng nêu trên nên việc thụ lý giải -quyết các tranh

chấp lao động ở Philippin thường dat được hiệu qua cao (xem phụ luc 11).

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Quá trình tố tụng được tiến hành từ khi thụ lý đến khi thi hành án được

khép kín theo quy tắc tố tụng thống nhất. Giúp việc cho các thẩm phán, các

phân ban và toàn thể ủy ban là các nhân viên thuộc các bộ phận pháp lý về thụlý, tư vấn pháp luật, phịng máy tính, phịng thi hành án.

Q trình giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án lao động củaPhilippin [145] có thể được tóm lược như sau:

Nguyên đơn hoặc người có yêu cầu phải đến đúng địa chỉ để yêu cầugiải quyết. Theo quy định của luật Philippin, dia chỉ hợp lệ là chi nhánh vùngthuộc nơi làm việc của người lao động.

Sau khi nhận được hồ sơ từ bộ phận thụ lý, thẩm phán lao động sẽ tổ

chức q trình trung gian - hịa giải. Các bên gồm nguyên đơn hoặc người có

yêu cầu và bị đơn hoặc luật sư hoặc người đại điện của họ, theo giấy triệu tậpcủa thẩm phán lao động, sẽ có mặt tại phiên hòa giải bắt buộc. Phiên hòa giảibất buộc này được tổ chức hai lần nhằm xác định các vấn đề liên quan đến vụtranh chấp, thậm chí xác định xem có tranh chấp thật sự hay khơng hoặc cóhay khơng có các bên liên quan cũng như những vấn đề sơ bộ và nếu được có

thể thiết lập các thỏa thuận trước khi mở phiên xử.

Nếu trong q trình trung gian - hịa giải các bên khơng thỏa thuận

được với nhau về giải pháp của vụ tranh chấp thì thẩm phán lao động sẽ đưa

vụ việc ra xét xử chính thức và ra quyết định về vụ tranh chấp đó. Quyết định

của thẩm phán lao động phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, súc tích đồng thờiphải chỉ ra một cách đầy đủ các vấn đề quan trọng về vụ tranh chấp đó như:

những yếu tố thực tế, vấn đề thực tế của vụ tranh chấp; những vấn đề liên quan

(ngoài những vấn đề cơ bản đã nêu ở trên); những quy tắc và luật áp dụng; kếtluận và lý do của sự kết luận đó; những khoản đền bù cụ thể (hoặc bồi thường)

của một bên cho bên kia hay của các bên đối với nhau.

Trong trường hợp bình thường, nếu khơng có kháng cáo thì quyết định

của thẩm phán lao động sẽ có hiệu lực ngay sau 10 ngày kể từ ngày nhận được

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

có thẩm quyền của người phụ trách vùng đó. Nếu trong thời han đó mà

<small>nguyên đơn, bị đơn hoặc người có u cầu khơng đồng ý thì có quyền đưa đơn</small>

kháng cáo lên Ủy ban quan hệ lao động quốc gia qua năm phân ban của Ủyban. Các quyết định, lệnh hay giải pháp mà Ủy ban quan hệ lao động quốc gia

đưa ra sẽ có hiệu lực (kể cả các giải pháp hay quyết định xử phạt các bên về

những hành vi trái pháp luật). Tuy nhiên, các bên có quyền đưa vụ việc lên tịấn phúc thẩm của Philippin.

Nếu sau khi có quyết định của tịa án phúc thẩm Philippin mà các bênvân không đồng ý hay khơng thỏa mãn thì họ có quyền đưa vụ việc lên tòa án

tối cao Philippin. Quyết định của tòa án tối cao là quyết định cuối cùng.

Bên cạnh tòa án lao động cịn có Hội đồng trung gian - hòa giải quốcgia (NCMB) thuộc Bộ Lao động và Việc làm có chức năng giải quyết cáctranh chấp tập thể bằng phương thức trung gian, hòa giải hoặc trọng tài theo sự

lựa chọn của các bên. Thơng thường, khi có tranh chấp tập thể có nguy cơ dẫnđến đình cơng, các bên cùng nhau đề nghị NCMB đứng ra làm trọng tài giải

quyết vụ phân tranh đó hoặc nếu Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm, Tổngthống Philippin cho rằng cần dùng biện pháp trọng tài để giải quyết tranh chấp

nhằm tránh một cuộc đình cơng có ảnh hưởng xấu đến sự an bình của quốc

gia thì Bộ trưởng hoặc Tổng thống chỉ định NLRC giải quyết tranh chấp đó(xem phụ lục 12, 13, 14) [134].

Nhìn chung việc giải quyết tranh chấp lao động ở Philippin là có hệ

thống và đã đạt được sự ổn định cao. Hệ thống tịa án lao động giải quyết

tranh chấp lao động khơng có sự tham gia của cơ quan cơng tố... và về bảnchất là cơ quan toà án trọng tài lao động bắt buộc mà khơng giống như hệ

thống tịa án lao động của Việt Nam. Hơn nữa, tòa án lao động là hệ thống tòa

án đặc biệt và thuộc quyền quản lý của Bộ Lao động và Việc làm. Tuy nhiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>Toa án lao động xét cho cùng van là một trong những cơ quan tài phán, do đó</small>

vẫn phải tuân thủ quyền hậu kiểm tối cao của tòa án tối cao Philippin. Một

trong những điểm đáng lưu ý là trong quá trình giải quyết ở bước thứ nhất(tạm gọi là bước sơ thẩm), vai trò của thẩm phán là có tính quyết định. Thẩm

phán khơng chỉ giản đơn là người thừa hành quyền lực nhà nước mà cịn đóng

<small>Vai trị quan trọng trong q trình tạo thuận lợi cho các bên tranh chấp tự định</small>

đoạt. Vai trò của thẩm phán được kết hợp trong ba dang: Nhà trung gian, nhàhịa giải và trọng tài viên. Chính vì thế các tranh chấp lao động được giảiquyết rất thân mật mà ít khi tạo nên sự căng thang giữa các bên hoặc có thể

nói các kỹ năng và kỹ thuật của các quan tịa là có tính tổng hợp và hoàn hảo.* Về TPLĐ của Vương quốc Thái Lan:

TPLĐ của Vương quốc Thái Lan cũng bao gồm hai hệ thống là tòa ánlao động và trọng tài lao động.

Tòa án lao động ở vương quốc Thái Lan là loại tịa án đặc biệt và

khơng nằm trong hệ thống tòa án thường, độc lập với tòa án tối cao. Cơ quanchủ quản của tòa án lao động Thái Lan là Bộ Tư pháp Vương quốc Thái Lan.

Về mặt cơ cấu, theo luật tổ chức và hoạt động của tòa án lao động thì

tịa án lao động Thái Lan được tổ chức theo ba cấp: tòa án lao động trung

ương, tòa án lao động vùng và tòa án lao động tỉnh. Tịa án lao động trungương đặt tại thủ đơ Băngkok, có thẩm quyền bao trùm trong cả nước và đồngthời c5 thẩm quyền trong toàn bộ thủ phủ Bangkok và một số địa bàn lân cậnnhư: Samut Prakarn, Samut Sakhon, Nakhon Pathom, Nonthaburi và PathumThani [144]. Việc thành lập tòa án lao động vùng và tòa án lao động tinh theo

Điều 5 của đạo luật nói trên sẽ được quy định trong một đạo luật riêng. Tuy

nhiên. đến thời điểm này, tức là sau gần 21 năm thông qua đạo luật về tổ chứcvà ho¿t động của tòa án lao động, Vương quốc Thái Lan cũng chưa thông qualuật tê chức tòa án lao động cấp tỉnh và cấp vùng. Khắc phục tình trạng này vàđồng thời để đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án lao động theo thẩm quyền,

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Thái Lan đã thành lập các chi nhánh của tòa án lao động trung ương. Hiệnnay, tịa án lao động trung ương có I1 chi nhánh đặt tai một số tỉnh là địa ban

trọng yếu về sản xuất cơng nghiệp, dịch vụ, có sử dụng nhiều nhân công và

thường xảy ra tranh chấp lao động. Giống với tòa án lao động của Philippin,tòa án lao động Thái Lan cũng thành lập bộ phận pháp chế để giúp đỡ ngườikhởi kiện hoàn thiện hồ sơ tại tòa án.

Theo Chương III của đạo luật về tổ chức và hoạt động của tòa án lao

động và bản quy tắc tố tụng của tịa án lao động thì hoạt động tố tụng của tòa

án lao động bao gồm các nội dung có bản sau đây:

Các bên tranh chấp khởi kiện ra tòa án lao động. Việc khởi kiện cóthể thơng qua hình thức văn bản hoặc trình bày miệng. Trong trường hợp trìnhbày miệng thì tịa án có trách nhiệm lập văn bản về việc trình bày đó. Nếukhởi kiện bằng văn bản, người khởi kiện sẽ phải bắt buộc sử dụng mẫu "Laođộng” (RoNgo) do tòa án cung cấp. Việc khởi kiện được thực hiện tại trụ sởtịa án lao động có thẩm quyền, tức là tịa án lao động nơi sự việc xảy ra. Theoquy định tại Điều 32 luật tổ chức và hoạt động của tịa án lao động, đó là nơi

làm việc của người lao động. Tuy nhiên, cũng theo điều luật này, nguyên đơn

có thể khởi kiện tại tịa án lao động nơi mình cư trú hoặc nơi cư trú của bị đơn

nếu họ chứng minh được với tịa án rằng điều đó thực sự là thuận lợi đối với họ.

Theo quy định, những người khởi kiện khi đến tòa án sẽ được cung cấp

các thông tin và các chỉ dẫn cần thiết từ bộ phận thông tin và sẽ nhận được sự

giúp đỡ tại bộ phận pháp chế. Nếu vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết củatòa án lao động, Chánh án tịa án lao động sẽ phân cơng thẩm phán và bồithẩm viên lao động trực tiếp giải quyết vụ việc. Thẩm phán phụ trách sẽ địnhngày để xét xử và khơng được trì hỗn đồng thời thơng báo cho ngun đơn,

bị đơn đến hầu tịa thơng qua trát địi. Theo quy tắc 5 của bản quy tắc tố tụng

của tòa án lao động, việc cử nhiệm thẩm phán và bồi thẩm viên lao động của

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Chánh án tòa án lao động trung ương phải được thực hiện trong vòng 7 ngàykể từ ngày chấp nhận giải quyết vụ việc.

Trước khi xét xử, tòa án lao động có trách nhiệm hịa giải để các bêncó thể thỏa thuận với nhau về vụ việc. Trường hợp được các bên yêu cầu hoặc

nếu thấy cần thiết, tòa án sẽ tổ chức "hịa giải bí mật" với sự có mặt của các

bên mà khơng có sự tham gia của cơng chúng. Trong trường hợp các bênkhông đạt được thỏa thuận thì tịa án sẽ đưa vụ việc ra xét xử. Để đảm bảo choviệc xét xử được nhanh chóng, tịa án sẽ yêu cầu nguyên đơn trình bày và bị

đơn trả lời bằng văn bản. Các bên cũng được yêu cầu cung cấp chứng cứ

để chứng minh cho quan điểm của mình. Trường hợp nguyên đơn, sau khi đã

biết lệnh và ngày xét xử của tòa án mà vẫn vắng mặt mà khơng thơng báo lýđo thì tịa án sẽ coi đó là cử chỉ từ chối tố tụng và tịa án sẽ xóa tên vụ việc đótrong danh sách. Tuy nhiên, nếu bị đơn vắng mặt, tòa án vẫn đưa vụ việc ragiải quyết.

Theo quy định của luật, trong q trình tố tụng, tịa án ln có quyền

và trách nhiệm giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận.

Dé dam bảo cho việc xét xử, tịa án có quyền u cầu các bên cung

cấp nhân chứng, vật chứng. Tòa án cũng có quyền tự mình thu thập chứng cứ

và triệu tập nhân chứng ngoài những nhân chứng, vật chứng do các bên đưa ra

và xác minh các loại chứng cứ đó. Luật sư cũng có quyền xác minh về nhânchứng nhưng chỉ được tiến hành sau khi có sự đồng ý của tịa án.

Tịa án có quyền triệu tập chun gia hoặc những người có kiến thứcvề những vấn đề liên quan đến tịa án để trình bày ý kiến, quan điểm về vụ

việc. Những người này cũng được đảm bảo về các khoản phụ cấp như các

nhân chứng trong thời gian được trưng dụng.

Tòa án phải tiến hành tố tụng một cách nhanh chóng, khơng được trìhỗn. Trong trường hợp cần thiết, thời gian kéo dài không được quá 7 ngày.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Sau khi đã thẩm vấn nhân chứng, xác minh chứng cứ tại tòa theo đúngquy định về trình tự tố tụng, trong vịng 3 ngày kể từ ngày chấm dứt việc xétxử tòa án phải thông báo cho các bên kết quả bang bản án hoặc lệnh có chữ ký

day đủ của thẩm phán và các bồi thẩm viên lao động. Trong ngày tuyên án,các bồi thẩm viên lao động có thể vắng mặt.

Trước khi tun án, tịa án có thể tiếp tục tiến hành thủ tục tố tụng nếu

tịa án cho rằng điều đó là phù hợp với cơng lý.

Sau khi xét xử, tịa án lao động có trách nhiệm gửi ngay một bản sao

bản án hoặc quyết định tới cơ quan lao động.

Trong trường hợp không đồng ý với bản án hoặc quyết định của tịa ánlao động các bên có quyền kháng cáo lên tòa án tối cao Vương quốc Thái Lanđồng thời gửi bản u cầu đó cho tồ án lao động đã ra bản án hoặc quyết

định đó. Tịa án lao động khi nhận được yêu cầu có trách nhiệm thông báo cho

bên kia về việc kháng cáo. Bên nhận được bản sao về việc kháng cáo sẽ trả lời

tòa áđ trong vịng 7 ngày kể từ ngày nhận được bản sao đó. Nếu hết thời hạn

trên mà khơng trả lời thì tịa án lao động sẽ gửi hồ sơ lên tịa án tối cao. Việckháng cáo khơng ảnh hưởng tới việc thi hành bản án hoặc quyết định đã tun

của tịa án lao động. Nhưng bên kháng cáo có thể đề nghị tòa án đã ra bản án

hoặc quyết định xác lập trước những cơ sở hợp lệ để dé nghị tịa án tối cao ralệnh hỗn thi hành bản án hoặc quyết định đã tuyên.

Sau khi xem xét vụ việc và thực hiện tất cả các công việc cần thiết, tòaấn tối cao sẽ ra quyết định về vụ việc và quyết định đó là cuối cùng.

Theo số liệu thống kê của tòa án lao động trung ương Vương quốcThái Lan thì số lượng các vụ án lao động mà tòa án lao động thụ lý hàng nămphụ thuộc vào diễn biến của hoạt động kinh tế- xã hội từng năm. Nhưng nhìnchung, số lượng vụ việc lao động do tòa án lao động thụ lý trong vòng 20 năm

kể từ khi thành lập đến nay là tương đối nhiều: 182.667 vụ, trung bình mỗi

năm 9.133 vụ (xem phụ lục 15).

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

thuộc: Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội.

Qua việc tìm hiểu nói trên, có thể tóm tắt kinh nghiệm của Philippin và

Thái ILan về TPLD như sau:

Thứ nhất, dd được tổ chức đưới hình thức tịa án trọng tai bat buộc,

trọng tài tự nguyện hay tòa án tư pháp; dù được đặt dưới quyền quản lý củangành lao động hay ngành tư pháp thì các cơ quan TPLĐ đều thuộc hệ thốngtài phán đặc biệt và độc lập với hệ thống tòa án thường.

Thứ hai, các cơ quan TPLĐ đều được đặt đưới quyền hậu kiểm pháp lýcủa toà án tối cao. Các bản án, quyết định bị khiếu kiện sẽ có thể được đưa lêntồ án tối cao xem xét về khía cạnh áp dụng pháp luật mà khơng xem xét về

tình tiết thực tế.

Thứ ba, quá trình TPLĐ diễn ra đều có sự tham gia của đại diện giớilao động và đại diện giới sử dụng lao động. Trong quá trình này khơng có sựtham øia của cơ quan cơng tố hoặc cơ quan kiểm sát.

Thứ tr, việc tổ chức hoàn thiện hồ sơ phục vu cho quá trình giải quyết

thuộc trách nhiệm của bộ phận pháp chế với hệ thống mẫu biểu thống nhất vàtương đối khoa học nhằm đảm bảo cho quá trình giải quyết được tiến hành

một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ năm, việc tổ chức các cơ quan TPLĐ của Nhà nước được thiết kếtheo khu vực (vùng) mà khơng tổ chức theo cấp hành chính (huyện, tỉnh).

Những kết quả trong hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về TPLDcủa các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực nêu trên thựcsự là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong công tác xây dựng vàthực thi pháp luật về TPLĐ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>1.1.2.3. Phan loai TPLD</small>

+ Phân loại theo vụ việc, có thé chia thành: TPLD giải quyết các tranh

chấp lao động, đình cơng va cơng nhận, cho thi hành tại Việt Nam các bản án,quyết định của tịa án nước ngồi.

Hoạt động giải quyết các tranh chấp lao động là loại hoạt động tàiphán chủ yếu trong lĩnh vực TPLĐ. Trong nền kinh tế thị trường, xung đột

chủ- thợ là loại xung đột có tính chất thường xuyên, phổ biến. Các xung độtnày dan đến những tranh chấp giữa các bên, có thể là tranh chấp lao động cánhân hoặc tranh chấp lao động tập thể giữa các chủ thể của mối quan hệ lao

động. Việc giải quyết các tranh chấp lao động phải được quan tâm thườngxun vì nó có thể phát sinh từ những xung đột về quyền hoặc có thể phát sinh

từ những xung đột về lợi ích. Hơn nữa, tranh chấp lao động thường có mối

quan hệ với những lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, đặc biệt là đình cơng, do đó

tố tụng giải quyết các tranh chấp lao động được coi như là một trong những

giải pháp quan trọng hạn chế mức độ xung đột đồng thời hạn chế các biệnpháp tiêu cực khác trong lao động và trong đời sống xã hội.

Giải quyết các cuộc đình cơng là một hình thức đặc biệt của TPLĐ.Nếu hoạt động giải quyết các tranh chấp lao động nhằm giải quyết các xungđột về mặt nội dung thì việc giải quyết các cuộc đình cơng lại có vai trị đàn

xếp các bên về một biện pháp phản ứng tập thể nhằm gây sức ép từ phía tậpthể lao động như là một loại quyền năng đặc biệt được pháp luật bảo vệ để

thỏa mãn những yêu sách về quyền lợi. Chính vì vậy, việc giải quyết các cuộc

đình cơng thường khơng được tiến hành đồng thời với hoạt động giải quyếtcác tranh chấp lao động mà được các nước trên thế giới sử dụng như là mộtbiện pháp pháp lý để phân định tính hợp pháp của hành động này. Thơng

thường người ta sử dụng quyền tài phán về đình cơng để làm "bà đỡ" cho hoạtđộng giải quyết các tranh chấp lao động, ví dụ: sau khi có phán quyết của tịấn rằng cuộc đình cơng là hợp pháp và cơng nhận quyền đình cơng của người

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

lao động, người sử dụng lao động buộc phải ngồi vào bàn đàm phán hoặc cùng

bên tập thể lao động đưa tranh chấp ra một cơ cấu trọng tài để giải quyết hoặc

nếu thay cuộc đình cơng xuất phát từ tranh chấp lao động tap thể có thể có ảnhhưởng xấu tới sinh hoạt xã hội và lợi ích quốc gia, một quan chức cao cấp (Bộ

trưởng Lao động, Thủ tướng hoặc Tổng thống) có quyền buộc hỗn hoặc ngừngđình công và chỉ định cơ quan giải quyết tranh chấp đó. Ngồi chức năng giảiqut các tranh chấp lao động, đình cơng, TPLĐ cịn được sử dụng để quyếtđịnh về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết địnhcủa tòa án và trọng tài nước ngoài.

+ Phân loại theo cơ cấu giải quyết: theo tiêu chí này, TPLĐ bao gồmhai loại trọng tài lao động và tịa án.

Theo cách hiểu thơng thường, trọng tài là một chủ thể thứ ba trung lập,

có thẩm. quyền giải quyết các tranh chấp khi có yêu cầu. Trọng tài khác vớihịa giải ở chỗ trong q trình giải quyết tranh chấp, trọng tài khơng chỉ có

quyền điều khiển tồn bộ q trình đó và tổ chức hịa giải giữa các bên với

nhau, mà trọng tài cịn có quyền ra phán quyết về vụ tranh chấp khi các bên

không ¢at được thỏa thuận ở bước hịa giải. Chính vì có quyền này nên trọngtài được xếp vào loại các cơ quan tài phán.

Trọng tài lao động được sử dụng để giải quyết tranh chấp lao động từ

lâu và à một trong những phương thức giải quyết tranh chấp lao động và

thương nai ưa chuộng trên thế giới. Trong cuốn Arbitration in Anglo-Saxon

and Eaily Norman Periods Murray cho rằng trọng tài được biết đến như là

biện phip lâu đời nhất trong việc giải quyết các tranh chấp giữa những ngườiđàn ông. Vua Salomon cũng được biết đến như là một trọng tài viên và nhiềukỹ thuậ mà Salomon sử dụng trước đây cũng giống như các kỹ thuật mà cáctrọng tà viên ngày nay đang sử dụng [136]. Trọng tài lao động phát triển vàonhững răm cuối cùng của thế kỷ 19 và được sử dụng để giải quyết tranh chấp

lao độn; sau khi các giải pháp trung gian và hòa giải đã thất bại. Trọng tài lao

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

phương thức khác, đặc biệt là so với quá trình xét xử tại tịa án. Các nước cónền trọng tài phát triển có thể kể là Anh, Mỹ, Úc... Các nước trong khu vực

<small>Asean như Philippin, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia cũng coi trọng</small>

tài là một trong những phương thức ưa chuộng để giải quyết tranh chấp lao

chuẩn mực về trọng tài lao động. Tiếp thu những quy định trước đây và kinhnghiệm của các nước trong lĩnh vực này, BLLD của nước ta đã đưa vào nhữngquy định về trọng tài lao động. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việctổ chức và hoạt động của trọng tài lao động ở Việt Nam trong bối cảnh nền

kinh tế thị trường nhằm phục vụ đắc lực cho việc đảm bảo giải quyết tốt các

tranh chấp lao động, đảm bảo sự hài hòa của mối quan hệ lao động và sự pháttriển của thị trường lao động.

Không chỉ trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động mà cả trongquá trình giải quyết các tranh chấp thương mại, tranh chấp lãnh thổ, các vụviệc hôn nhân- gia đình người ta đều thấy được những ưu thế của phương thức

trọng tài. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực, phương thức trọng tài lại có những điểmđặc thù vì tính chất của quan hệ mà nó giải quyết.

Vì quan hệ lao động là quan hệ đặc biệt, ở đó ngồi những tranh chấpvề quyền và nghĩa vụ giữa các bên lại có những tranh chấp về lợi ích; ngồinhững tranh chấp lao động cá nhân còn tồn tại những tranh chấp lao động tập

thể; ngoài những tranh chấp trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>lao động còn phát sinh những tranh chấp gián tiếp thơng qua các đại diện lao</small>động. Do đó, sử dụng phương thức trọng tài được coi là một vấn đề có tính

chất ưu tiên trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Nhìn nhận một cách

tổng quát, trọng tài lao động có những vai trị sau [136], [143]:

Trước hết, trọng tài lao động là quá trình đảm bảo điều hịa các tranhchấp lao động. Khơng chỉ là nơi phân định giữa "thắng" và "thua", Trọng tài

cịn là q trình giúp các bên nhìn nhận các vấn đề một cách "hịa bình" hơnthơng qua vai trị độc lập và có uy tín cũng như những kỹ năng đặc biệt về tâm

lý, về giao tiếp và những lời khuyên, sự tư vấn nhiệt tình đầy tính trách nhiệm

và vơ tư của trọng tài viên. Các bên tranh chấp, trong quá trình giải quyết hoặc

sau khi bước ra khỏi phịng có thể ln có cảm giác "thoải mái", "dé chịu" vamột khơng khí cởi mở, chân tình vì việc sử dụng cái gọi là "quyền luc" trongquá trình trọng tài là rất hạn chế. Bởi vì nếu được sử dụng cứng nhắc và triệt

để, quyền lực sẽ mang lại sự căng thẳng và không tránh được sự hiểu lầm giữacác bên với nhau và giữa các bên với các trong tài viên. Một trong những kinh

nghiệm mà các trọng tài viên rút ra được từ trong quá trình lạm dụng quyền

lực là gây nghi ngờ cho các bên tham gia tố tụng về tính vơ tư của họ. Nếu gaygắt hay cứng nhắc với một bên nào đó thì họ sẽ có quyền nghĩ rằng đã có sự

thiên vị trong cách giải quyết. Và chính điều đó sẽ làm mất đi ưu thế của q

trình giải quyết tranh chấp lao động thơng qua phương thức trọng tài.

Trọng tài là q trình có thể giúp các bên tự quyết định các vấn đề một

cách tối da vì quyền lợi của họ.

Các bên tham gia q trình tố tụng trọng tài khơng bị gị bó nhiều vềthủ tục, thời gian. Họ có quyền kiến nghị hoặc yêu cầu các trọng tài viên hoạtđộng làm sao tạo ra được những điều kiện tốt nhất cho họ quyết định trước khi

nhường quyền này cho các trọng tài viên. Nếu nhìn nhận một cách tổng quát

thì quá trình trọng tài khơng chi là "q trình quyết định” mà nó cịn bao gồmtrong đó các q trình khác trong một mơi trường trọng tài, đó là q trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

thương lượng và q trình hịa giải. Các quá trình này tạo cho các bên điềukiện để định đoạt những quyền lợi của họ. So với quá trình tố tụng tại tịa án,

q trình trọng tài có thể được kéo dài theo đề nghị của các bên hoặc để

thương lượng, hoặc để tái thương lượng, hoặc kéo dai thời gian hòa giải hoặckéo đài thời gian nghiên cứu ra phán quyết. Trong tồn bộ q trình đó, trừkhi đã có phán quyết, các bên ln có quyền và ln được khuyến khích tựquyết định. Các kỹ năng trọng tài sẽ chủ yếu đi sâu vào việc giúp đỡ các bêntranh chấp quyết định hơn là tập trung vào việc quyết định. Đây cũng chính làmột trong những ưu thế rất lớn của trọng tài khi giải quyết các tranh chấp lao

động, đặc biệt là các tranh chấp lao động tập thể, bởi lẽ nếu tự quyết định

được, các bên sẽ tự nguyện chấp hành một cách thoải mái và mơi trường lao

động sẽ vì thế mà được cải thiện hơn. Ở một khía cạnh nào đó có thể coi trọng

tài lao động là một trong những hình thức xúc tiến việc thương lượng giữa cácbên tranh chấp.

Mot trong những vai trò của trọng tài lao động là chấm đứt tranh chấp

và có thể chấm dứt cả các xung đột, nguồn gốc phát sinh tranh chấp giữa cácbên của mối quan hệ lao động. Phan quyết trọng tài được coi là những hìnhthức phán quyết có giá trị về vụ tranh chấp, trong đó khơng chỉ phân địnhtrách nhiệm của mỗi bên mà còn đề ra những giải pháp chấm dứt xung độthiện tại và đề phòng những xung đột trong tương lai.

Quá trình trọng tài là quá trình giáo dục giúp các bên có cách nhìn đầy

đủ và đúng đắn về trách nhiệm của mình, của chủ thể đối tác và về pháp luật.

Quá trình giải quyết ln gắn với sự bàn bạc, trao đổi, chính là cơ hội để cácbên hiểu thêm, hiểu rõ về pháp luật lao động, về giá trị pháp lý của các quyết

định và hậu quả pháp lý của những hành vi, đặc biệt là các hành vi vi phạmcác quy định của pháp luật va vi phạm các cam kết. Sự "thoải mái” có đượckhơng chỉ nhờ vào các kỹ năng chun mơn của trọng tài viên mà cịn bởikiến thúc lao động - xã hội mà họ đem ra phục vụ các bên trong quá trình làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Theo các chuyên gia và các học giả quốc tế có kinh nghiệm, trọng tàicịn giúp các bên giảm được chi phí về thời gian, tiền bạc cho q trình giảiquyết tranh chấp đồng thời khơng phải căng thẳng vì những thủ tục có tính

nghi lễ. Day là một trong những lợi thế lớn của trọng tài so với việc giải quyết

tranh chấp lao động thơng qua tịa án.

Trọng tài lao động từ lâu đã được các nước trên thế giới sử dụng vào

Việc giải quyết các tranh chấp lao động vì nó có những ưu điểm đặc biệt về thủ

tục, tính chất, chi phí và khả năng rộng rãi trong việc ra các phán quyết. Phan

quyết trọng tài thông thường có giá trị chung thẩm và có khả năng cưỡng chế

thi hành, khác han với các biên bản hòa giải hoặc các thỏa thuận giữa các bên.Theo tính chất người ta chia trọng tài lao động thành hai loại: trọng tài tự

nguyện và trọng tài bắt buộc; còn theo hình thức tồn tại người ta chia ra hai

loại: trong tài thể chế và trọng tài vụ việc. Việc giải quyết tranh chấp thong

qua trạng tài lao động có thể được thực hiện bởi một hội đồng (hay ủy ban)

<small>trọng ‘ai hoặc thơng qua một trong tài viên.</small>

Nói như vậy khơng có nghĩa trọng tài là một loại hình hồn chỉnh và lý

tưởng trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Một trong những hạn chế củatrọng ài là ở tính xã hội của nó. Vì là một loại hình tài phán có thể được thiếtlập theo nhu cầu tự nguyện của các bên, do đó người ta có thể gặp khó khăn ở

ngay châu đầu của q trình giải quyết. Hiện nay, ở nước ta, trọng tài lao

động à loại hình tài phán lao động chưa được các bên tin dùng như tồ án vìtính cất hạn chế về quyền lực so với các cơ quan xét xử của Nhà nước. Về

khía cình luật pháp cũng như trong thực tế, sự bảo hộ pháp lý đối với các phán

quyét trong tài lao động chưa cao, cũng là một hạn chế lớn của trọng tài. Tuynhiên. theo quan điểm chung, những nhược điểm đó sẽ dan được khác phục

khi ý hức pháp luật của các bên tranh chấp ngày càng được nâng cao trong

</div>

×