Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 181 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





LÍ VIỆT HƢƠNG





ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
TỈNH THÁI NGUYÊN











LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ














THÁI NGUYÊN- 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





LÍ VIỆT HƢƠNG






ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
TỈNH THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ

MÃ SỐ: 602201








LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ






NGƯỜI HƯỚNG DẪN: T.S LÊ VĂN TRƯỜNG






THÁI NGUYÊN- 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
I
MỤC LỤC

Trang
Mục lục


Danh mục các kí hiệu

Danh mục các mô hình, bảng biểu

MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Tư liệu và cách xử lí tư liệu

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7. Kết cấu của luận văn

Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TƢ LIỆU VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA
DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ

1.1. Lịch sử vấn đề

1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa danh trên thế giới

1.1.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam


1.1.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên

1.2. Cơ sở lí thuyết về địa danh

1.2.1. Định nghĩa địa danh

1.2.2. Phân loại địa danh

1.2.3. Các phương diện nghiên cứu địa danh và hướng tiếp cận
của đề tài

1.3. Vấn đề tƣ liệu về địa bàn, địa danh huyện Định Hoá

1.3.1. Những vấn đề về địa bàn có liên quan đến địa danh huyện
Định Hoá

1.3.1.1. Đặc điểm địa lí

1.3.1.2. Dân cư và văn hoá

1.3.1.3. Ngôn ngữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
II
1.3.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh huyện Định Hoá

1.3.2.1. Kết quả thu thập địa danh

1.3.2.2. Kết quả phân loại địa danh


1.4. Tiểu kết chƣơng 1

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ

2.1. Những đặc điểm cấu tạo địa danh huyện Định Hoá

2.1.1. Mô hình cấu tạo địa danh

2.1.1.1. Vài nét khái quát

2.1.1.2. Mô hình cấu tạo địa danh huyện Định Hoá

2.1.2. Vấn đề thành tố chung

2.1.2.1. Kết quả thu thập và phân loại

2.1.2.2. Cấu tạo của thành tố chung

2.1.2.3. Khả năng chuyển hoá của thành tố chung

2.1.3. Địa danh

2.1.3.1. Số lượng yếu tố cấu tạo địa danh

2.1.3.2. Các kiểu cấu tạo địa danh

2.1.3.3. Các phương thức cấu tạo địa danh

2.2. Đặc điểm ý nghĩa địa danh huyện Định Hoá


2.2.1. Ý nghĩa địa danh và phương pháp xác định ý nghĩa

2.2.1.1. Vấn đề ý nghĩa địa danh

2.2.1.2. Phương pháp xác định ý nghĩa địa danh

2.2.2. Những đặc điểm chính về ý nghĩa của các yếu tố trong địa
danh huyện Định Hoá

2.2.2.1. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố được thể hiện
qua nguồn gốc ngôn ngữ

2.2.2.2. Các yếu tố trong địa danh Định Hoá phản ánh tính
đa dạng loại hình các đối tượng địa lí và mang tính
cảnh quan rõ nét

2.2.3. Phân loại ý nghĩa địa danh

2.2.3.1. Nhóm địa danh không có nghĩa

2.2.3.2. Nhóm địa danh có nghĩa

2.2.3.3. Nhóm địa danh chưa rõ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
III
2.3. So sánh địa danh hành chính huyện Định Hóa với địa danh
hành chính một số địa phƣơng thuộc khu vực vùng núi Đông
Bắc Bắc Bộ


2.4. Tiểu kết chƣơng 2

Chương 3: MỘT VÀI ĐẶC TRƢNG VĂN HOÁ TRONG ĐỊA DANH
HUYỆN ĐỊNH HOÁ

3.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hoá

3.1.1. Khái niệm văn hoá

3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

3.2. Đặc trƣng văn hoá thể hiện trong địa danh

3.2.1. Đặc trưng văn hoá thể hiện qua thành tố ngôn ngữ

3.2.2. Sự thể hiện các tồn tại của văn hoá trong địa danh

3.2.2.1. Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hoá
vật thể

3.2.2.2. Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hoá phi
vật thê

3.2.3. Sự thể hiện các phương diện văn hoá trong địa danh

3.2.3.1. Phương diện văn hoá sinh hoạt

3.2.3.2. Phương diện văn hoá sản xuất

3.2.3.3. Phương diện văn hoá vũ trang


3.3. Tiểu kết chƣơng 3

KẾT LUẬN

THƢ MỤC THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
IV
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU
1. Quy ƣớc về cách viết tắt địa danh các xã, thị trấn
- CC: thị trấn Chợ Chu
- BC: xã Bảo Cường
- BL: xã Bảo Linh
- BT: xã Bình Thành
- BY: xã Bình Yên
- BN: xã Bộc Nhiêu
- ĐM: xã Điềm Mặc
- ĐB: xã Định Biên
- KP: xã Kim Phượng
- KS: xã Kim Sơn
- LV: xã Lam Vỹ
- LT: xã Linh Thông
- PĐ: xã Phú Đình
- Phú T: xã Phú Tiến

- Phượng T: xã Phượng Tiến
- PC: xã Phúc Chu
- QK: xã Quy Kỳ
- SP: xã Sơn Phú
- TD: xã Tân Dương
- TT: xã Tân Thịnh
- TĐ: xã Thanh Định
- TH: xã Trung Hội
- TL: xã Trung Lương
2. Qui ƣớc về cách viết tắt các loại hình địa danh
- CTGT: địa danh các công trình giao thông
- CTXD: địa danh các công trình xây dựng
- CTNT: địa danh các công trình nhân tạo
- ĐHTN: địa danh địa hình tự nhiên
- ĐVDC: đơn vị dân cư
- VĐN: vùng đất nhỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
V
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, MÔ HÌNH, SƠ ĐỒ


Trang
1. Danh mục các biểu bảng

Bảng 1.1. Thành phần dân tộc huyện Định Hoá

Bảng 1.2. Kết quả thu thập địa danh huyện Định Hoá

Bảng 1.3. Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên - không
tự nhiên


Bảng 1.4. Kết quả phân loại địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ

Bảng 2.1. Kết quả thu thập và phân loại thành tố chung theo loại hình

Bảng 2.2. Kết quả thống kê cấu tạo của thành tố chung

Bảng 2.3. Xu hướng chuyển hoá thành tố chung vào địa danh

Bảng 2.4. Thống kê địa danh theo số lượng yếu tố

Bảng 2.5. Thống kê cấu tạo địa danh theo loại hình

Bảng 2.6. Thống kê các địa danh theo phương thức cấu tạo mới

Bảng 2.7. Thống kê các địa danh theo phương thức chuyển hoá

2. Danh mục các mô hình, sơ đồ

Mô hình 2.1. Cấu trúc phức thể địa danh huyện Định hoá

Sơ đồ 1.1. Phân loại địa danh huyện Định Hoá theo đối tượng

Sơ đồ 1.2. Phân loại địa danh huyện Định Hoá theo ngữ nguyên

Sơ đồ 1.3. Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
“Cái tên này có ý nghĩa gì? Tại sao lại gọi tên như vậy?” đó là những
câu hỏi mà mỗi con người thường đặt ra khi đứng trước một địa danh. Từ xa
xưa, con người đã tìm cách lí giải về địa danh qua các truyện cổ tích, truyền
thuyết. Người Tày có truyền thuyết nổi tiếng “Truyền thuyết Pú Lương Quân”
để lí giải những địa danh trên địa bàn của mình. Để giải thích tại sao lại có
“Rằng Cáy” (núi Ổ Gà), “Lậu Pết” (núi Chuồng Vịt) họ kể rằng:
Từ khi ruộng đất trở nên màu mỡ hơn, thóc lúa thừa thãi
đến nỗi mọc thành núi, Báo Luông thấy số thóc thừa có thể đem
nuôi súc vật để ăn thịt, vì bây giờ thú rừng ngày càng khó săn bắt
hơn. Chàng liền vào rừng bắt được mấy chục con gà rừng đem về
nuôi ở núi Rằng Cáy. Gà được ăn thóc con nào cũng mượt lông,
béo tốt lâu dần cũng quen không thể rời bỏ người được nữa. Báo
Luông lại bắt thêm ngan vịt, ngỗng trời về nuôi. Vịt lúc đầu đem
nuôi ở núi Lậu Pết [ , tr. 21].
Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại nghiên cứu địa danh đã trở thành
một môn khoa học là bộ phận của khoa danh học cùng với Tộc danh và Nhân danh.
Nghiên cứu địa danh giúp soi sáng nhiều mặt cho cách ngành khác của
khoa học ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phương ngữ học. Không
những thế, địa danh còn có tính bảo lưu mạnh mẽ, địa danh vẫn có thể tồn tại
mặc dù đối tượng mà nó định danh không còn nữa. Các nhà nghiên cứu đã gọi
dịa danh là những “hoá thạch”, những “trầm tích” để ta lần mở lại quá khứ.
Có thể coi địa danh học là mảnh đất màu mỡ luôn hứa hẹn cho người nghiên
cứu những phát hiện bất ngờ, thú vị.
Địa danh không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ mà còn của
nhiều ngành khoa học khác như lịch sử, địa lí, văn hóa. Không thể hiểu đúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
địa danh nếu không sử dụng những tri thức về ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong địa

danh không chỉ có ngôn ngữ. Địa danh còn phản ánh những đặc điểm văn hoá,
lịch sử, tâm lí, tín ngưỡng của con người, địa bàn tạo ra nó. Nghiên cứu địa danh
có thể giúp ta phác hoạ bức tranh toàn cảnh về một vùng miền, sự giao thoa, tiếp
xúc, ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử, địa lí…
Huyện Định Hoá là địa phương có đặc điểm về ngôn ngữ, lịch sử, văn
hoá tương đồng với nhiều địa phương ở vùng núi phía Đông Bắc nước ta.
Nghiên cứu địa danh Định Hoá giúp ta có cái nhìn khá toàn diện về đặc điểm
địa danh ở vùng núi phía Đông Bắc. Định Hoá là vùng núi còn nhiều khó
khăn, giao thông đi lại khó khăn tính bảo lưu trong địa danh càng mạnh mẽ
hơn. Địa danh trở thành di sản mà tổ tiên để lại cho các tộc người ở đây, được
họ trân trọng, bảo lưu. Chính vì vậy, nghiên cứu địa danh Định Hoá hứa hẹn
phát hiện mới. Đặc biệt, Định Hoá là vùng chiến khu, “Thủ đô gió ngàn”
trong kháng chiến chống Pháp. Nghiên cứu địa danh Định Hoá có ý nghĩa
nhiều mặt về văn hoá, lịch sử. Tuy nhiên, vấn đề địa danh Định Hoá chưa
được quan tâm, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt
về địa danh Định Hoá.
Vì những vấn đề được đề cập ở trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu “Địa danh huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên” cho luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc thu thập, khảo sát hệ thống địa danh trên phạm vi địa
bàn huyện Định Hoá luận văn hướng đến 3 mục đích sau:
- Chỉ ra được những đặc điểm chính của địa danh huyện Định Hoá
- Cố gắng làm sáng tỏ những nét đặc thù về một số phương diện của
địa danh Định Hoá như: nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa.
- Tìm hiểu và đưa ra được một số đặc trưng văn hóa thông qua biểu
hiện của mối quan hệ giữa địa danh với lịch sử, địa lí và ngôn ngữ khu vực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Luận văn xác định đối tượng và phạm vị nghiên cứu như sau:
- Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những địa danh thuộc
huyện Định Hoá bao gồm cả địa danh tự nhiên, hành chính và nhân tạo.
- Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ địa danh trên địa bàn huyện Định Hoá
gồm 1 thị trấn Chợ Chu và 23 xã (Bình Yên, Trung Hội, Bình Thành, Điềm
Mặc, Phú Đình, Bảo Linh, Định Biên, Trung Lương, Thanh Định, Sơn Phú,
Kim Sơn, Tân Dương, Phú Tiến, Tân Thịnh, Phượng Tiến, Lam Vỹ, Quy Kỳ,
Kim Phượng, Đồng Thịnh, Linh Thông, Phúc Chu, Bảo Cường, Bộc Nhiêu).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên
cứu chính sau đây: Phương pháp điền dã, phương pháp thống kê định lượng,
phương pháp điều tra qua an két trong việc thu thập tư liệu địa danh. Phương
pháp quy nạp, phương pháp phân tích diễn dịch, phương pháp so sánh đối
chiếu và trong chừng mực nhất định có sử dụng phương pháp so sánh lịch sử
trong nghiên cứu, phân loại
5. Tƣ liệu và cách xử lí tƣ liệu
Thu thập địa danh là trình tập hợp địa danh của một đối tượng cũng
như nguồn gốc và sự biến đổi của chúng. Địa danh có thể đã được lưu lại trên
văn tự nhưng cũng có thể còn tồn tại trên thực địa. Thu thập địa danh chúng
tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Các sách báo viết về huyện Định Hoá [21], [31], [36].
- Các bản đồ: Bản đồ Châu Định thời Gia Long, bản đồ hành chính
huyện Định Hoá năm 2008
- Các số liệu, bảng biểu, quy hoạch tổng thể của địa phương [33], [34], [35].
- Tư liệu ghi nhận từ các chuyến đi điền dã
- Những bài báo viết về địa phương
- Kết quả thu được từ điều tra bằng anket
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Trong đó, những tư liệu là các số liệu, bảng biểu, thống kê hành chính

của địa phương là tư liệu chính thống và quan trọng nhất. Bên cạnh đó, từ liệu
thu được từ điều tra bằng anket cũng rất quan trọng. Xuất phát từ thực tế có
rất nhiều địa danh chưa được lưu bằng văn tự mà vẫn tồn tại trên thực địa
những người nắm rõ những địa danh này chỉ có thể là những chủ nhân của các
địa danh đó chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra địa danh (Phụ lục 2). Chúng
tôi đã thực hiện điều tra trên đối tượng là học sinh các trường THPT trên địa
bàn huyện Định Hoá với số lượng là 1000 em. Kết quả thu được là một khối
lượng địa danh lớn và những lí giải của các em về những địa danh này.
Phương pháp điều tra địa danh bằng ankét không những giúp thu được lượng
địa danh phong phú mà còn có ý nghĩa nhân văn lớn hơn là giúp đối tượng
được điều tra quan tâm đến địa danh trên địa bàn mình sống nói riêng và
những giá trị lịch sử, văn hoá, địa lí tồn tại quanh mình nói chung.
Từ những cứ liệu thu thập được chúng tôi đã tiến hành xử lí cứ liệu
theo mẫu ở phụ lục 3. Mẫu xử lí cứ liệu này nhằm cung cấp những thông tin
về: loại hình, nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa, vị trí tồn tại hiện nay của địa danh.
Dựa trên kết quả xử lí cứ liệu chúng tôi tiến hành thống kê lập các sơ đồ, bảng
biểu, quy ra tỉ lệ phân trăm đối với từng nhóm đối tượng theo các tiêu chí cụ thể.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: góp phần bổ sung lí thuyết về nghiên cứu địa
danh đối với một vùng miền có sự cộng cư, đan xen của nhiều dân tộc, mà ở
đó ngôn ngữ, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc vừa bảo toàn một cách trọn vẹn
song cũng đóng góp nét riêng của mình cho cộng đồng.
- Ý nghĩa thực tiễn: tư liệu và kết quả sẽ đóng góp cho xây dựng một
công trình về địa danh tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh Đông Bắc Việt
Nam nói chung. Bên cạnh đó đề tài còn đóng góp cho nghiên cứu lịch sử, văn
hoá và công tác hoạch định hành chính của huyện Định Hoá nói riêng, tỉnh
Thái Nguyên nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
7. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu luận và phần kết luận luận văn có kết cầu 3 chương
như sau:
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết và tƣ liệu về địa bàn địa danh huyện
Định Hoá
Chương này trình bày các vấn đề cơ bản về lí thuyết như khái niệm
địa danh, phân loại địa danh. Đồng thời cung cấp những vấn đề cơ bản về địa
bàn Định Hoá về mảnh đất con người nơi đây, những tư liệu này sẽ góp phần
lí giải địa danh huyện Định Hoá. Bên cạnh đó, chương 1 còn tổng hợp phân
loại địa danh theo các tiêu chí cụ thể cung cấp cái nhìn khái quát về địa danh
huyện Định Hoá
- Chương 2: Đặc điểm địa danh huyện Định Hoá
Trong chương này chúng tôi trình bày những đặc điểm cơ bản của địa
danh huyện Định Hoá về mặt cấu tạo, ý nghĩa. Ngoài ra, chúng tôi còn so
sánh địa danh đơn vị dân cư của huyện Định Hoá với địa danh một số địa
phương trong khu vực vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ nhằm khắc sâu thêm
những đặc điểm đã phân tích về địa danh huyện Định Hoá, hơn nữa, là cung
cấp một cái nhìn khái quát về đặc điểm địa danh hành chính ở khu vực vùng
núi Đông Bắc Bắc Bộ
- Chương 3: Một vài đặc trƣng ngôn ngữ - văn hoá trong địa danh
huyện Định Hoá
Chương này chúng tôi trình bày những sự thể hiện của văn hoá huyện
Định Hoá trong địa danh, các dạng tồn tại, các phương diện của văn hoá mà
địa danh phản ánh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TƢ LIỆU
VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ

1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

1.1.1. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới
Nghiên cứu địa danh trên thế giới có lịch sử từ rất lâu đời, thời điểm con
người bắt đầu quan tâm đến địa danh có thể kể từ giai đoạn đầu công nguyên.
Ở giai đoạn này người ta mới dừng lại ở sưu tầm địa danh. Những cuốn sách
sưu tầm địa danh nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến: “Hán Thư” của Ban Cố
đời Đông Hán (32-92) có 4000 địa danh; “Thuỷ Kính Chú” của Lê Đạo Nguyên
thời Bắc Nguỵ có 20.000 địa danh; “Thánh Kinh” của Thiên Chúa giáo sưu
tầm được rất nhiều địa danh cuốn II-IV của Ptolemy có 8100 địa danh.
Thế kỉ XIX-XX địa danh bắt đầu được nghiên cứu dưới ánh sáng của
khoa học hiện đại. Các công trình có tính lí luận cao có thể nhắc tới như: “Địa
lí học từ nguyên” (T.A.Gison); “Từ và các đặc điểm hay sự minh hoạ có tính
nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lí học” (Issac Taylor); “Địa danh
học” (JJ. Egli); “Địa danh học” (J W Nagh)…
Thế kỉ XX các công trình nghiên cứu về địa danh học nở rộ với các
tên tuổi lớn như: A. Duzat (Nguồn gốc và sự phát triển địa danh); E.M Murzaev
(Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học); A.I. Popov (Bàn về địa
danh học đồng đại); A.V.Superanskaja (Địa danh học là gì).
Tóm lại, địa danh học trên thế giới đã có lịch sử nghiên cứu lâu dài,
những thành tựu của địa danh học đã góp phần thúc đẩy nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học khác như lịch sử, địa lí, dân tộc học. Ngược lại, từ quá
trình nghiên cứu địa danh các nhà nghiên cứu đã thấy được sự liên hệ mật
thiết giữa các ngành này. Những thành tựu nghiên cứu địa danh trên thế giới
tác động sâu sắc tới vấn đề nghiên cứu địa danh ở nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Địa danh ở Việt Nam đã được nhắc tới ban đầu là trong các cuốn sách
lịch sử hay văn học. Trong các cuốn sách này, khi nói về cương vực các tác
giả đồng thời kể đến địa danh, như vậy, địa danh chỉ là tiện mà nhắc đến chứ
chưa phải là đối tượng nghiên cứu. Trường hợp này có thể kể đến các cuốn

sách như: Việt sử lược, Đại Việt Sử kí toàn thư, Việt sử thông giám cương
mục, Đại Nam thực lục. Ngoài ra, nước ta còn có một số cuốn địa chí đã chú ý
tới sưu tầm và lí giải địa danh như: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Lịch triều hiến
chương loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam nhất thống chí (Triều Nguyễn).
Các cuốn sách này đã lí giải một số địa danh nhưng chủ yếu là bằng giải thích
từ nguyên hoặc theo các truyền thuyết, truyện cổ.
Thời điểm nghiên cứu địa danh thực sự phát triển ở Việt Nam là cuối
thế kỉ XIX đầu XX. Hàng loạt những bài viết, công trình nghiên cứu về địa
danh đã ra đời đó là:
- Việc tìm sử liệu trong ngôn ngữ dân tộc (1967), Nước Văn Lang qua
tài liệu ngôn ngữ (1969) của tác giả Hoàng Thị Châu
- Những thay đổi về địa lí hành chính trong thời kì Pháp thuộc (1972)
của Vũ Văn Tỉnh.
- Phương pháp vân dụng địa danh học trong nghiên cứu địa lí học,
lịch sử cổ đại Việt Nam (1984) của Định Văn Nhật.
- Bàn về tên làng Việt Nam (1982) của Thái Hoàng.
- Thử bàn về địa danh Việt Nam (1976) của Trần Thanh Tâm.
Đặc biệt, bài báo “Thử bàn về địa danh Việt Nam” của Trần Thanh
Tâm đã đặt ra những vấn đề cơ bản của nghiên cứu địa danh, bài viết là sự
định hướng và gợi ý cho người nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả đã lưu ý
người đọc về những địa danh nhỏ nhưng có sức chứa thông tin lớn
“Những tên đất chỉ địa điểm nhỏ (với nhũng từ cơ bản) những nơi thiết thân
với đời sống sơ khai bước đầu của con người ra đời sớm nhất và sống dai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
dẳng nhất trong mọi xã hội, mọi địa phương) [25, tr. 61]. Đây cũng là vấn đề
chúng tôi chú ý trong luận văn này.
Với hướng tiếp cận địa danh từ góc độ địa lí văn hoá, Nguyễn Văn Âu
trong “Địa danh Việt Nam” đã lí giải thuyết phục nhiều địa danh trên đất nước
ta. Qua công trình của mình, tác giả đã chứng minh một điều rằng không thể

giải thích địa danh nếu không nắm vững những đặc điểm về địa lí, lịch sử,
văn hoá. Tuy nhiên, tác giả cũng không phủ nhận rằng cần quan tâm tới ngôn
ngữ đặc biệt là tới thành tố chung trong địa danh.
Công trình “Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh” của tác
giả Lê Trung Hoa đã đặt nền móng cho lí thuyết nghiên cứu địa danh ở Việt
Nam. Lê Trung Hoa đã đưa ra cách phân loại địa danh theo hai tiêu chí. Theo
đối tượng (tự nhiên, không tự nhiên) và theo nguồn gốc. Cách phân loại này
thể hiện được nhiều ưu điểm và được nhiều nhà nghiên cứu địa danh vân
dụng có hiệu quả.
Trong những năm gần đây, vấn đề địa danh nhận được sự quan tâm
của nhiều tác giả trong số đó có các luận án như: Những đặc điểm chính của
địa danh Hải Phòng (Nguyễn Kiên Trường - 2000); Nghiên cứu địa danh
Quảng Trị (Từ Thu Mai - 2003); Những đặc điểm chính của địa danh Đắc
Lắc (Trần Văn Dũng - 2005). Một số luận văn thạc sĩ như: Khảo sát địa danh
quận ba Đình - Hà Nội (Phạm Thị Thu Trang), Địa danh hành chính tỉnh Bắc
Kạn (Hà Thị Hồng)… Các công trình này lấy đối tượng ở những vùng miền
khác nhau nhưng có thể thấy được sự thống nhất của các tác giả trong cách
hiểu địa danh, phân loại địa danh, hướng tiếp cận địa danh theo hướng đồng
đại và từ góc độ ngôn ngữ văn hoá.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều những công trình nghiên cứu địa danh ở
Việt Nam cho thấy sự phát triển của bộ môn này cũng như sức hấp dẫn của
địa danh học. Những nghiên cứu kể trên là những gợi ý cho quá trình nghiên
cứu của chúng tôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
1.1.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Địa danh huyện Định Hoá đã được nhắc tới trong những sách địa chí
cổ. Trong “Đại Việt địa dư toàn biên” của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu khi
ghi chép về tỉnh Thái Nguyên ở giai đoạn lịch sử trước khi lập quốc có viết
“Phủ Thái Nguyên lĩnh 11 huyện là: phú Lương, Tư Nông, Vũ Lễ, Động Hỷ,

Vĩnh Thông, Tuyên Hoá, Lộng Thạch, Đại Từ, An Định, Cảm Hoá, Thái
Nguyên” [21, tr.49]. Như vậy, cái tên Định Hoá chưa xuất hiện ở giai đoạn
trước lập quốc. Đến đời Tiền Lê, tác giả viết “Thái Nguyên thừa tuyên 3 phủ,
8 huyện, 7 châu là: phủ Phú Bình 7 huyện, 2 châu (…) Định Hoá châu (46 xã,
27 trang)” [21, tr. 160]. Cái tên Định Hoá bắt đầu được xuất hiện là một địa
danh hành chính châu thuộc phủ Phú Bình, Thái Nguyên thừa tuyên.
Trong “Đại Nam nhất thống chí”, Định Hoá được ghi chép khá chi tiết
về cương vực, sự thay đổi tên gọi hành chính
Châu Định: đông tây cách nhau 72 dặm, nam bắc cách
nhau 93 dặm, phía đông đến địa giới huyện Phú Lương 46 dặm,
phía tây đến địa giới châu Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang 126 dặm,
phía nam đến địa giới châu Thông Hoá 47 dặm. Xưa là đất bộ Vũ
Định thời thuộc Minh gọi là huyện Tuyên Hoá, đời Lê gọi là châu
Tuyên Hoá, sau đổi là châu Định Hoá, thuộc phủ Phú Bình do
phiên thần họ Ma nối đời quản trị, bản triều đầu đời Gia Long vẫn
như thế, năm Minh Mệnh thứ tư đổi tên hiện nay, năm thứ 16 đổi do
phủ kiêm ti. Lãnh 9 tổng, 36 xã thôn trang [18, tr. 150]
Địa danh Định Hoá nằm trong tình hình chung về nghiên cứu địa danh
của nước ta đó là mới dừng lại ở sưu tập, nêu vài nét về cương vực, sự thay
đổi tên gọi.
Năm 2004 viện dân tộc học cho xuất bản cuốn “Dân cư, dân tộc tỉnh
Thái Nguyên (Dư địa chí Thái Nguyên)”. Trong cuốn sách này, các tác giả đề
cập đến nhiều vấn đề về sinh hoạt, lối sống, đặc điểm cư trú, đặc trưng văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
hoá của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và Định Hoá nói
riêng. Tuy không nhắc nhiều đến địa danh nhưng cuốn sách đã cung cấp
những tri thức về lịch sử, thói quen cư trú, đặc trưng văn hoá các tộc người
trên địa bàn giúp ta có thể lí giải các địa danh. Đồng thời, cuốn sách cũng là
nền tảng quan trọng để tìm hiểu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ văn hoá.

Năm 2008, trong năm du lịch Thái Nguyên về với thủ đô gió ngàn, sở
Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên cho xuất bản cuốn sách “Thái
Nguyên đất và người”. Cuốn sách là sự tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả
về mảnh đất và con người Thái Nguyên. Những trang viết về huyện Định Hoá
chiếm số lượng đáng kể. Các bài viết đã tìm hiểu một số địa danh gắn liền với
phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp như: nhà tù Chợ Chu,
Làng Quặng, ATK, xóm Bảo Biên, xóm Bàn Cờ, thác Khuôn Tát. Tuy chủ
yếu xem xét địa danh dưới góc độ lịch sử nhưng các bài viết kể trên là tư liệu
quý cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này.
Ngoài ra, địa danh Định Hoá còn được đề cập đến trong một số đề tài
nghiên cứu về lịch sử, văn hoá như: lịch sử ruộng đất huyện Định Hoá, lễ hội
Lồng Tồng ở huyện Định Hoá, trong một số các tác phẩm văn học của các trí
thức dân tộc trên địa bàn huyện.
Tóm lại, địa danh Định Hoá mới được tìm hiểu ở mức độ sưu tầm một
vài địa danh đơn lẻ chưa trở thành đối tượng nghiên cứu của một công trình
nghiên cứu chuyên biệt.Do vậy, chúng tôi lựa chọn địa danh định Hoá là đối
tượng để thực hiện luận văn thạc sĩ
1.2 CƠ Sở LÍ THUYếT Về ĐịA DANH
1.2.1. Định nghĩa địa danh
Địa danh là một khái niệm tưởng như không khó hiểu nhưng lại rất
khó để có thể có một định nghĩa thống nhất. Năm 1974 Trần Thanh Tâm
trong bài báo “Thử bàn về địa danh Việt Nam”, bài viết mở đầu cho phong
trào nghiên cứu địa danh ở Việt Nam có đưa ra cách hiểu địa danh như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
“Địa danh học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu tên đất các địa
phương, các dân tộc ở các mặt từ nguyên, tính xã hội, quy luật cấu thành của
nó” [24, tr. 61]. Cách hiểu theo lối chiết tự như vậy còn đơn giản và chưa chỉ
ra được bản chất của địa danh. Nguyễn Văn Âu lại định nghĩa bằng cách dịch
từ tiếng Hi Lạp: “Thuật ngữ địa danh xuất phát từ tiếng Hi Lạp: Topos (là địa

phương) và Onoma (là tên gọi). Do đó có thể định nghĩa địa danh học (Toponymic)
là môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lí các địa phương” [2, tr. 5].
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học người Nga A.V Superanskaja trong cuốn
“Địa danh là gì” đã đưa ra những tiêu chí để nhận diện địa danh như sau:
Những địa điểm, mục tiêu địa lí đó là những vật thể tự nhiên
hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất , từ những
vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ
nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi. Khác
với những vật thể thông thường, những mục tiêu địa lí có hai loại tên:
tên chung để xếp chúng vào hệ thống khái niệm nào đó (núi, sông,
thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật thể [22, tr. 13].
A.V.Superanskaja đã chỉ ra hai tiêu chí để phân biệt địa danh với
những vật thể thông thường khác: Thứ nhất, địa danh là những vật thể tự
nhiên hay nhân tạo nhưng khi chúng tồn tại với tư cách địa danh người ta
không quan tâm tới cấu tạo, hình dáng, chức năng…của vật thể đó mà quan
tâm tới “sự định vị của chúng trên bề mặt trái đất” tức là một mục tiêu địa lí
có vị trí xác định trên bề mặt trái đất. Thứ hai, địa danh có cấu tạo gồm hai bộ
phận tên chung để xếp loại chúng vào hệ thống khái niệm và tên riêng. Từ
tiêu chí trên, A.V Superanskaja định nghĩa “Địa danh là những từ ngữ chỉ tên
riêng của các đối tượng địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [Dẫn
theo 29, tr. 21].
Định nghĩa của Superanskaja phù hợp với cách tiếp cận của đề tài do đó
chúng tôi chấp nhận quan điểm của nhà nghiên cứu người Nga A. V Superanskaja.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Chúng tôi sẽ đưa vào hệ thống địa danh những đối tượng đáp ứng hai tiêu chí
mà A.V Superanskaja đưa ra đồng thời bổ sung thêm tiêu chí ý nghĩa mà
Phạm Thị Thu Trang trong luận văn “Khảo sát địa danh quận Ba Đình- Hà
Nội” đã nêu. Tóm lại, đối tượng là địa danh cần thoả mãn ba tiêu chí:
- Đối tượng được định danh là những đối tượng địa lí có vị trí xác

định trên bề mặt trái đất.
- Địa danh có cấu tạo gồm hai bộ phận, tên chung để xếp vào hệ
thống khái niệm, địa danh chỉ là phần tên riêng đứng sau tên chung.
- Về mặt ý nghĩa, địa danh phải có tính lí do, phải giải thích được
nguyên nhân đặt tên cho đối tượng và đặc biệt phải chỉ rõ dấu ấn riêng biệt
của nó so với vùng miền khác.
1.2.2. Phân loại địa danh.
Địa danh là một hệ thống trong đó các yếu tố có mối quan hệ chuyển
hoá lẫn nhau cũng như có mối liên hệ chặt chẽ với những yếu tố làm cơ sở
cho sự hình thành địa danh. Để tìm hiểu những đặc điểm chính của một hệ
thống địa danh cần có sự phân chia một cách hợp lí phản ánh đúng bản chất
của đối tượng. Nghiên cứu địa danh các nhà địa danh học đã đưa ra những
cách phân loại khác nhau.
Ở Việt Nam Trần Thanh Tâm là người đầu tiên đề xuất cách phân loại
hệ thống địa danh. Địa danh được tác giả chia làm 6 loại như sau:
1, Loại đặt theo địa hình và đặc điểm (Gồm 4 nhóm: Nhóm tên đất đặt
theo nước, suối, ao, hồ, sông ngòi; Nhóm đặt theo cây cối, rừng rú, vườn
tược; Nhóm đặt theo gò, đống, đồi, núi; Nhóm đặt theo hình dáng, màu sắc,
âm thanh).
2, Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian.
3, Loại đặt theo tín ngưỡng tôn giáo, lịch sử.
4, Loại đặt theo hình thái, chất đất, khí hậu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
5, Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế.
6, Loại đặt theo sinh hoạt xã hội (Gồm 3 nhóm: Nhóm quân sự; Nhóm
hành chính; Nhóm văn hoá, xã hội) [24, tr. 66-69].
Nguyễn Văn Âu trong “Địa danh Việt Nam” đưa ra cách phân loại cụ
thể, chi tiết hơn dựa trên sự phân biệt đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế, xã
hội. Hệ thống địa danh được chia làm 3 cấp độ từ khái quát đến cụ thể. Cấp

loại có hai loại là địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội. Cấp kiểu địa
danh có 7 kiểu:
- Thuỷ danh
- Sơn danh
- Lâm danh
- Làng xã
- Huyện thị
- Tỉnh, thành phố
- Quốc gia
Cấp độ cuối cùng của sự phân chia là dạng địa danh gồm 11 dạng:
- Sông ngòi
- Hồ đầm
- Đồi núi
- Hải đảo
- Rừng rú
- Truông trảng
- Làng xã
- Huyện quận
- Tỉnh
- Thành phố
- Quốc gia [2, tr. 30-33]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Cách phân loại của Trần Thanh Tâm và Nguyễn Văn Âu đều dựa trên đối
tượng tuy nhiên kết quả phân loại còn phức tạp, chưa bao quát đầy đủ đối tượng.
Dựa vào chính bản thân đối tượng để phân loại địa danh cũng là cách làm
của một số nhà địa danh học Xô Viết. G.P Smolicnaja và M.V.Gorbanevskij
chia địa danh làm 4 loại
1, Phương danh (tên các đại phương).
2, Sơn danh (tên núi, đồi, gò).

3, Phố danh.
4, Thuỷ danh (tên các dòng chảy, ao, vũng).
Một số nhà nghiên cứu địa danh Phương Tây lại phân loại địa danh
dựa vào nguồn gốc ngôn ngữ. A.Dauzat phân chia làm 4 loại
1, Vấn đề những cơ sở tiền Ấn Âu.
2, Các danh từ tiền La Tinh về nước trong thuỷ danh học.
3, Các từ nguyên Gô Loa- La Mã.
4, Địa danh học Gô Loa- La Mã của vùng Anuvergne và Ve Lay.
Charles Rostaing cũng trình bày các chương trong cuốn sách của mình
theo sự phân biệt về ngữ nguyên gồm 11 chương
1, Những cơ sở tiền Ấn Âu.
2, Các lớp tiền Xen tích.
3, Lớp Gô Loa.
4, Những phạm vi Gô Loa - La Mã.
5, Các sự hình thành La Mã.
6, Những đóng góp của tiếng Giéc Manh.
7, Các hình thức thời phong kiến.
8, Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo.
9, Những hình thái hiện đại.
10, Các địa danh và tên đường phố.
11, Tên sông và núi. [Dẫn theo 11, tr. 22-29].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
A.V.Superanskaja dựa vào tiêu chí tự nhiên hay nhân tạo để phân loại
địa danh ra làm hai loại lớn, đồng thời chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa hai
loại địa danh này:
Mặc dù số lượng các đối tượng địa lí là khổng lồ, nhưng
toàn bộ sự phong phú đa dạng của chúng đều có thể quy chung về
một số loại không nhiều. Trước hết đó là những vật thể tự nhiên và
những vật thể do con người bằng cách này hay cách khác tạo ra.

Loại đầu tiên tạo ra một cái nền tự nhiên đặc biệt cho loại thứ hai,
bởi vì chúng đã tồn tại trên bề mặt trái đất từ khi chưa có sự can
thiệp của con người [22, tr. 13].
Tiếp đó tác giả lại chia địa danh ra làm 4 loại địa danh:
“Tên gọi các đối tượng địa lí tự nhiên” [22, tr. 33].
“Tên gọi các công trình do con người xây dựng” [22, tr. 40].
“ Tên gọi của những địa điểm dân cư” [22, tr. 44].
“Tên gọi các công trình nội đô” [22, tr. 47].
Lê Trung Hoa trong “Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa
danh” đã vận dụng cả hai tiêu chí đối tượng và ngữ nguyên để phân chia hệ
thống địa danh.
1, Căn cứ đối tượng với tiêu chí tự nhiên, không tự nhiên địa danh
được chia làm 4 loại
- Địa danh chỉ địa hình tự nhiên
- Địa danh chỉ các công trình xây dựng
- Địa danh hành chính
- Địa danh vùng
2, Căn cứ vào ngữ nguyên địa danh gồm có các loại:
- Địa danh thuần Việt
- Địa danh Hán Việt
- Địa danh gốc Pháp
- Địa danh gốc Khơ me
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Như vậy quả thực sự phức tạp trong hệ thống địa danh đã khiến cho
các tác giả, các nhà nghiên cứu khó mà có được một sự nhất quán trong quan
niệm và phân loại dịa danh dẫu rằng xét cho cùng thì vẫn có sự đúng đắn
trong quan niệm của mỗi tác giả. Hiển nhiên, khi chúng tôi nghiên cứu một
địa danh cụ thể như địa danh ở huyện Định Hoá, cần phải có những tiêu chí
nhận diện cũng như những phương pháp nghiên cứu khách quan, tối ưu

nhất. Ở đây, như đã nêu chúng tôi dựa vào quan điểm của các tác giả
A.V.Superanskaja và Phạm Thị Thu Trang để nhận diện địa danh, vận dụng
nguyên tắc và phương pháp của Lê Trung Hoa khi phân loại địa danh.
* Áp dụng tiêu chí nhận diện dịa danh chúng tôi đã thu thập được một
danh sách gồm 1506 địa danh trên địa bàn huyện Định Hoá (Xem phụ lục 5).
* Vận dụng nguyên tắc và phương pháp của Lê Trung Hoa hệ thống
địa danh huyện Định Hoá được chúng tôi phân chia thành hai loại: Loại dựa
trên đối tượng và loại dựa trên ngữ nguyên như sau:
1. Loại dựa trên đối tượng
Sơ đồ 1.1: Phân loại địa danh theo đối tƣợng










Như vậy, khi phân loại địa danh huyện Định Hóa theo đối tượng, sẽ có
địa danh tự nhiên và địa danh không tự nhiên. Tương ứng với tiêu chí địa danh
ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HÓA THEO ĐỐI TƯỢNG
Địa hình
tự nhiên
Công trình
giao thông
Vùng đất
nhỏ
Thuỷ

danh
Sơn
danh
Công trình
nhân tạo
Đơn vị
dân cư
Công trình
xây dựng
Địa danh
tự nhiên
Địa danh
không tự nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
tự nhiên, là loại hình địa hình tự nhiên (ĐHTN) gồm ba tiểu loại sơn danh,
thủy danh và vùng đất nhỏ. Tương ứng với tiêu chí địa danh không tự nhiên là
hai loại hình đơn vị dân cư (ĐVDC) và công trình nhân tạo (CTNT), các tiểu
loại của hai loại hình này là xã, phường… công trình giao thông và công trình
xây dựng. Điểm phân chia cuối cùng theo tiêu chí này là các loại địa danh
được tập hợp thành một nhóm do có chung một danh từ chung chỉ loại. Ví dụ
địa danh ao là nhóm các địa danh có chung một danh từ chung là “ao”
Địa danh ao: ao Bảy Bung
ao Chí Đường
ao dong
ao giếng lấp (…)
2. Loại dựa trên ngữ nguyên
Sơ đồ 1.2: Phân loại địa danh theo ngữ nguyên






Địa danh huyện Định Hóa phân theo ngữ nguyên gồm 5 nhóm địa
danh: nhóm địa danh Thuần Việt (được cấu tạo bởi các yếu tố có gốc thuần
Việt); nhóm địa danh Hán Việt (được cấu tạo bởi các yếu tố có gốc Hán
Việt); nhóm địa danh Tày Nùng (được cấu tạo bởi các yếu tố có gốc Tày
Nùng); nhóm địa danh hỗn hợp (do sự kết hợp của 3 loại trên tạo thành hoặc
do địa danh kết hợp với số, chữ cái, tên người), nhóm địa danh chưa xác định
nguồn gốc (địa danh là tên riêng của người, dân tộc).
1.2.3. Các phƣơng diện nghiên cứu địa danh và hƣớng tiếp cận
của đề tài
Địa danh là đối tương nghiên cứu của nhiều ngành khoa học được tiếp
cận từ nhiều phương diện khác nhau. Lịch sử địa danh học nghiên cứu quá
ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HÓA THEO NGỮ NGUYÊN
Hán Việt
Thuần Việt
Tày Nùng
Hỗn Hợp
Chưa xác định
nguồn gốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
trình hình thành địa danh, sự phát triển của địa danh, sự phân bố địa danh
trong mối quan hệ với các tộc người. Địa lí địa danh học nghiên cứu sự phân
bố địa danh, sự liên quan giữa phân bố địa danh với các vùng, các đối tượng
không gian địa lí. Đối chiếu địa danh học là sự đối sánh để tìm ra những nét
tương đồng và dị biệt giữa hệ thống địa danh của tộc người này, dân tộc này,
đất nước này với tộc người khác, dân tộc khác, đất nước khác, tìm hiểu tính
chất nhân học trong địa danh. Đồng thời, địa danh cũng là một ngành nghiên

cứu của ngôn ngữ học.
Ngôn ngữ học truyền thống gồm ba bộ phận: ngữ âm học, từ vựng
học, ngữ pháp học. Trong từ vựng có một ngành nhỏ là danh xưng học. Danh
xưng học nghiên cứu về tên người (nhân danh học), tên các thiên thể, nhãn
mác, bảng biểu (Hiệu danh học), tên các đối tương địa lí (địa danh học).
Trong địa danh học lại có các ngành nhỏ hơn là sơn danh học, thuỷ danh học,
phố danh học, phương danh học.
Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học được xác định như sau:
Sơ đồ 1.3: Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học













Sơn danh học
Phương danh học
Hiệu danh học
Địa danh học
Nhân danh học
Danh xưng học
Phố danh học
Thủy danh học

Ngôn ngữ học
Ngữ âm học
Từ vựng học
Ngữ pháp học

×