Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học một số loài cây thuốc bản địa tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.76 MB, 96 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu chung 2
3. Mục tiêu cụ thể 2
4. Yêu cầu của đề tài 2
5. Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý 6
1.2. Nghiên cứu đa dạng sinh học, tài nguyên cây thuốc và việc bảo tồn tài
nguyên cây thuốc trên thế giới 7
1.2.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới 7
1.2.2. Tài nguyên cây thuốc và vị thuốc trên thế giới 8
1.2.3. Những nghiên cứu về cây thuốc trên thế giới 11
1.2.4. Tình trạng bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở một số nước trên thế giới
12
1.3. Nghiên cứu đa dạng sinh học, tài nguyên cây thuốc và việc bảo tồn tài
nguyên cây thuốc ở Việt Nam 15
1.3.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam 15
1.3.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 17
1.3.3. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam 19
1.3.4. Hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 23
1.4. Giá trị kinh tế - xã hội của tài nguyên cây thuốc 27
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 28
i
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 28


2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 28
2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên 28
2.3.2. Điều tra đánh giá đa dạng sinh học tại huyện Định Hóa 29
2.3.3. Xác định các loài cây thuốc quý, hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng
29
2.3.4. Xác định mối tương quan giữa các yếu tố sinh thái môi trường tới
sự phân bố của một số loài cây thuốc quý hiếm 29
2.3.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây
thuốc huyện Định Hóa 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp 30
2.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 30
2.4.3. Phương pháp xác định thông tin về thảm thực vật và sinh thái cần
thu thập 30
2.4.4. Lựa chọn và thiết lập ô nghiên cứu 31
2.4.5. Phương pháp điều tra thực vật theo tuyến 31
2.4.6. Thu thập thông tin 31
2.4.7. Phương pháp phân tích mẫu thực vật 32
2.4.8. Phương pháp kế thừa 32
2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu 32
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên
33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 33
3.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội 37
3.2. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 44

ii
3.2.1. Thuận lợi 44
3.2.2. Khó khăn 44
3.3. Điều tra đánh giá đa dạng sinh học tại huyện Định Hoá 45
3.3.1. Đặc điểm cơ bản đa dạng sinh học huyện Định Hóa - tỉnh Thái
Nguyên 45
3.3.2. Tình hình khai thác cây thuốc tại huyện Định Hóa - tỉnh Thái
Nguyên 48
3.3.3. Những kiến thức bản địa về đặc điểm và công dụng của một số cây
thuốc tại khu vực nghiên cứu 50
3.4. Xác định các loài cây thuốc quý, hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng 62
3.4.1. Đánh giá theo người dân về các loài cây thuốc quý, hiếm, có nguy
cơ tuyệt chủng 62
3.4.2. Đánh giá theo Sách đỏ Việt Nam (2007) 63
3.5. Các yếu tố sinh thái và hệ thực vật tại 6 ô nghiên cứu 64
3.5.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái tại 6 OTC 64
3.5.2. Hệ thực vật và mối quan hệ giữa các loài thực vật tại 6 OTC 66
3.6. Giải pháp 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATK : An toàn khu
BGCI : Botanic Gardens Conservation International - Tổ chức Bảo
tồn các vườn thực vật Quốc tế
BYT : Bộ y tế
CREDEP : : Centre for Research and Development of Ethnomedicinal
Plants - Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân

tộc cổ truyền
CT : Chỉ thị
ĐDSH : Đa dạng sinh học
FRLHT : Foundation for Revitalisation of Local Health Tradition -
Tổ chức y học địa phương
HĐBT : Hội đồng bộ trưởng
HST : Hệ sinh thái
IUCN : International Union for Conservation of Nature - Hiệp hội
quốc tế bảo vệ thiên nhiên
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ
OTC : Ô tiêu chuẩn
SCN : Sau công nguyên
SĐVN : Sách đỏ Việt Nam
TCN : Trước công nguyên
TW : Trung ương
UNEP : United Nations Environment Programme - Chương trình
môi trường Liên hợp quốc
UNICEF : United Nations Children's Fund - Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
VQG : Vườn quốc gia
VTV : Vườn thực vật
WB : World bank - Ngân hàng thế giới
WWF : World Wide Fund For Nature - Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
WHO : World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
B ng 3.1: T ng h p các ch tiêu kinh t xã h i ch y uả ổ ợ ỉ ế ộ ủ ế 37
B ng 3.2: Th nh ph n th c v t khu nh Hóaả à ầ ự ậ Đị 46
B ng 3.3: Th nh ph n lo i ng v t có x ng s ng c nả à ầ à độ ậ ươ ố ở ạ 47
B ng 3.4: T ng h p giá tr t i nguyên ng v t theo lo iả ổ ợ ị à độ ậ à 48

B ng 3.5: Tr l ng thu hái cây thu c m i n mả ữ ượ ố ỗ ă 49
B ng 3.6: Ki n th c b n a v s d ng cây thu c c a ng i dânả ế ứ ả đị ề ử ụ ố ủ ườ 50
B ng 3.7: c i m sinh thái v công d ng c a m t s lo i cây c s d ng ả Đặ để à ụ ủ ộ ố à đượ ử ụ
l m thu cà ố 56
B ng 3.8: ánh giá theo ng i dân v các lo i cây thu c quý, hi m, có nguy c ả Đ ườ ề à ố ế ơ
tuy t ch ngệ ủ 62
B ng 3.9: ánh giá theo Sách Vi t Nam (2007)ả Đ đỏ ệ 63
B ng 3.10: S phân b Taxon trong các ng nh c a 6 ô nghiên c uả ự ố à ủ ứ 66
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: th m i quan h ki n th c b n a v m c s d ng cây Đồ ị ố ệ ế ứ ả đị à ứ độ ử ụ
thu c c a ng i dânố ủ ườ 52
Hình 3.2: Bi u m i quan h ki n th c b n a v m c s d ng cây ể đồ ố ệ ế ứ ả đị à ứ độ ử ụ
thu c c a ng i dânố ủ ườ 53
Hình 3.3: Bi u m i quan h ki n th c b n a v m c s d ng cây ể đồ ố ệ ế ứ ả đị à ứ độ ử ụ
thu c c a ng i dânố ủ ườ 53
Hình 3.4: th m i quan h ki n th c b n a v m c s d ng cây Đồ ị ố ệ ế ứ ả đị à ứ độ ử ụ
thu c c a ng i dânố ủ ườ 54
Hình 3.5. th m i quan h gi a m t s nhân t sinh thái môi tr ng Đồ ị ố ệ ữ ộ ố ố ườ
v i m t s lo i cây c s d ng l m thu c (phân tích PCA)ớ ộ ố à đượ ử ụ à ố 58
Hình 3.6. Bi u m i quan h gi a các c i m sinh thái c a m t s ể đồ ố ệ ữ đặ để ủ ộ ố
lo i cây c s d ng l m thu c (phân tích MDS)à đượ ử ụ à ố 59
Hình 3.7. th m i quan h gi a các c i m sinh thái c a m t s lo iĐồ ị ố ệ ữ đặ để ủ ộ ố à
cây c s d ng l m thu cđượ ử ụ à ố 60
Hình 3.8. Bi u m i quan h gi a lo i cây c s d ng l m thu c v ể đồ ố ệ ữ à đượ ử ụ à ố à
h th c v t t i khu v c nghiên c u (phân tích MDS)ệ ự ậ ạ ự ứ 61
Hình 3.9. th phân tích m i quan h gi a các lo i cây c s d ng Đồ ị ố ệ ữ à đượ ử ụ
l m thu c (phân tích cluster)à ố 61
Hình 3.10: Bi u m i quan h gi a các y u t sinh thái t i 6 OTCể đồ ố ệ ữ ế ố ạ 64
Hình 3.11: Bi u m i quan h gi a các y u t sinh thái t i 6 OTCể đồ ố ệ ữ ế ố ạ 64

Hình 3.12: Bi u m i quan h gi a các y u t sinh thái t i 6 OTCể đồ ố ệ ữ ế ố ạ 65
Hình 3.13: th m i quan h gi a các y u t sinh thái t i 6 OTCĐồ ị ố ệ ữ ế ố ạ 66
Hình 3.14: th m i quan h gi a các lo i th c v t t i 6 OTCĐồ ị ố ệ ữ à ự ậ ạ 67
Hình 3.15: Bi u m i quan h gi a các lo i th c v t t i 6 OTCể đồ ố ệ ữ à ự ậ ạ 68
Hình 3.16: th m i quan h gi a các lo i th c v t t i 6 OTCĐồ ị ố ệ ữ à ự ậ ạ 69
vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam với diện tích tự nhiên là vùng đồi núi, chịu sự ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chính điều kiện khí hậu và địa hình như vậy đã tạo
nên một hệ thực vật rừng phong phú và đa dạng. Nước ta hiện có tới gần
12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4%
tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới)[18].
Không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hòa khí hậu, là khâu
quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, hệ thực vật rừng
còn là nguồn tài nguyên vô giá cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
(gỗ, giấy, dệt…), là thức ăn cho động vật nói chung, đặc biệt là nguồn dược
liệu quý giá đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người. Theo
thống kê của Viện dược liệu, các nhà khoa học đã phát hiện được 1.863 loài
cây thuốc thuộc 238 họ [1]. Qua đó cho thấy việc nghiên cứu về các loài cây
thuốc, bài thuốc đã được quan tâm chú ý.
Tuy nhiên, người dân ở miền núi vẫn có thói quen khai thác nguồn cây
thuốc nam sẵn có từ rừng tự nhiên mang về dùng, điều này dẫn đến nguy cơ
cạn kiệt nguồn tài nguyên này một cách nhanh chóng, thậm chí một số loài cây
có giá trị cao, quý hiếm có thể bị tuyệt chủng [23]. Chính vì vậy, cần thiết phải
có các hoạt động bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây dược liệu do chính
người dân sống gần rừng thực hiện nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
cây thuốc trong tương lai.
Định Hóa là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, với tổng
diện tích tự nhiên là 513.5 km

2
(2011)[16], điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài
nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng và phong phú. Là nơi tập trung nhiều
loài động thực vật đặc hữu và quý hiếm với nhiều giá trị sử dụng khác nhau
đặc biệt là giá trị làm thuốc. Trên địa bàn huyện còn có 8 dân tộc anh em cùng
1
sinh sống bao gồm: Tày, Nùng, Thái, Kinh, Sán Chỉ, Dao, Cao Lan, H’Mông.
Trong đó, dân tộc Tày chiếm đa số với tỷ lệ 19,5%, ít nhất là dân tộc Sán Chỉ
chiếm 7,45% [16]. Chính vì vậy, mà mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán,
kiến thức bản địa về sử dụng cây thuốc khác nhau. Tuy nhiên có một thực
trạng chung là việc khai thác, sử dụng cây thuốc một cách quá mức không kết
hợp với phục hồi nên nguồn dược liệu đã và đang ngày càng suy kiệt.
Xuất phát từ điều kiện thực tiễn trên được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của tiến` sỹ Hoàng Văn Hùng, em đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học một số
loài cây thuốc bản địa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu chung
Đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học tài nguyên cây thuốc và đề xuất
các giải pháp bảo tồn da dạng sinh học thực vật tại huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên.
3. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc được người dân sử
dụng tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái, môi trường tác động đến sự phân
bố của một số cây thuốc được người dân sử dụng tại huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên.
- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên
cây thuốc tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
4. Yêu cầu của đề tài

- Phản ánh đúng hiện trạng khai thác và sử dụng cây thuốc tại huyện
Định Hóa, Thái Nguyên.
- Số liệu thu thập được phản ánh trung thực khách quan.
- Kết quả nghiên cứu đạt được mục đích đề ra.
- Những giải pháp kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi phù hợp với điều
kiện thực tế.
2
5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Bổ sung những tư liệu về tính đa dạng nguồn gen cây
thuốc. Góp phần đánh giá đầy đủ giá trị nguồn tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái
tại địa phương.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Giúp hiểu thêm về đa dạng sinh học của thế
giới, Việt Nam cũng như của địa phương mình, đặc biệt là tài nguyên về cây
thuốc. Để từ đó giúp cho địa phương định hướng các biện pháp bảo tồn duy
trì, phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm về môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, suy thoái đa
dạng sinh học, bảo tồn đa dạng sinh học
* Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2005 môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và
vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
* Khái niêm hệ sinh thái
“Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển
trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi

trường đó”.
Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi cá),
hệ sinh thái vừa (một thảm rừng), hệ sinh thái lớn (đại dương). Tập hợp tất cả
các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất thành một hệ sinh thái khổng lồ sinh thái
quyển (sinh quyển). Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần: vô sinh (nước,
không khí…) và sinh vật. Giữa hai thành phần luôn luôn có sự trao đổi chất,
năng lượng và thông tin.
Sinh vật trong hệ sinh thái được chia làm ba loại:
- Sinh vật sản xuất thông thường là tảo hoặc thực vật, có chức năng tổng
hợp chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
- Sinh vật tiêu thụ gồm các loài động vật ở nhiều bậc khác nhau. Bậc 1 là
động vật ăn thực vật, bậc 2 là động vật ăn thịt,…
- Sinh vật phân hủy gồm các vi khuẩn, nấm phân bố ở khắp mọi nơi, có
chức năng chính là phân hủy các xác chết sinh vật, chuyển chúng thành các
thành phần dinh dưỡng cho thực vật.
4
Hệ sinh thái rừng (Forest Ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần
nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ
động vật và vi sinh vật rừng và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất)).
Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã
và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa
chúng với các sinh vật khác trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau
giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng
(E.P. Odum 1986, G. Stephan 1980).
* Khái niệm đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học được hiểu là sự phong phú về sự sống trên trái đất của
hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và
các hệ sinh thái (HST) mà chúng là thành viên. Hiện nay có rất nhiều định
nghĩa về đa dạng sinh học (ĐDSH). Tuy nhiên trong số này thì định nghĩa
được sử dụng trong Công ước Đa dạng sinh học (1992) được coi là “đầy đủ

và toàn diện nhất” xét về mặt khái niệm.
Theo Công ước ĐDSH thì “ĐDSH là sự phong phú của cơ thể sống có ở
các nguồn trong HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ
hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa
dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và
các HST (đa dạng HST)”.
- Đa dạng di truyền được hiểu là sự đa dạng của các gen và bộ gen trong
mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau.
- Đa dạng loài là sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau.
- Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác nhau.
* Khái niệm suy thoái đa dạng sinh học
Suy thoái đa dạng sinh học có thể hiểu là sự suy giảm tính đa dạng, bao
gồm sự suy giảm loài, nguồn gen và các hệ sinh thái, từ đó suy giảm giá trị,
chức năng của đa dạng sinh học. Sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện
ở các mặt:
5
- Hệ sinh thái bị biến đổi
- Mất loài
- Mất, giảm đa dạng di truyền
* Bảo tồn đa dạng sinh học
Theo khoản 1 điều 3 của luật ĐDSH năm 2008 bảo tồn ĐDSH được hiểu
như sau: Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự
nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên
thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét
đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc danh mục nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật
di truyền.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ tám thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

- Nghị định 80/2003/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Luật ĐDSH 13/11/2008.
- Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật ĐDSH.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng (có hiệu lực từ 01/04/2005).
- Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/04/2002 sửa đổi danh mục thực vật,
động vật hoang dã quý hiếm.
- Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng quy định
danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ.
- Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 về quỹ bảo vệ và phát
triển rừng.
6
- Quyết định 186/2006/ QĐ-TTg ngày 14/08/2006 về Quản lý các
loại rừng.
- Thông tư 18/2010/ TT-BKHCN của Bộ khoa học và công nghệ về
quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen.
- Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP ngày
06/12/2002 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an và Bộ
Quốc phòng V/v Hướng dẫn thực hiện phối hợp giữa các lực lượng kiểm
lâm, công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng; và các văn bản pháp
quy khác.
- Sách Đỏ Việt Nam
1.2. Nghiên cứu đa dạng sinh học, tài nguyên cây thuốc và việc bảo tồn tài
nguyên cây thuốc trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới

Các loài thực vật và động vật tạo nên sự kỳ diệu trong thế giới hoang dã
đều có vai trò cụ thể, đóng góp thiết yếu cho cuộc sống con người như cung cấp
lương thực, thuốc men, oxy, nước và cân bằng hệ sinh thái. Khí hậu thay đổi dẫn
tới môi trường sống thay đổi và các loài động vật, thực vật cũng phải thay đổi
chu kỳ sinh trưởng và các đặc điểm cơ thể thay đổi đường di cư để thích nghi
với môi trường mới, làm mất đi sự đa dạng sinh học. Theo một nghiên cứu mới
đây về đa dạng sinh học quốc tế, các nhà khoa học cảnh báo, hơn 1/3 loài động
vật trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài 47.677 loài nằm trong sách đỏ,
một đánh giá có thẩm quyền nhất của các nước về các loài vật trên trái đất có
nguy cơ tuyệt chủng và được đưa ra dựa trên nghiên cứu của hàng nghìn nhà
khoa học, hiện nay 17.291 loài đang bị đe dọa, trong đó 21 % là động vật có vú,
30% động vật lưỡng cư, 70% thực vật và 35 loài không xương sống.
Công ước về đa dạng sinh học có hiệu lực năm 1993 đã đưa ra ba mục tiêu:
Bảo tồn đa dạng sinh học; Sử dụng sự đa dạng sinh học một cách bền vững;
Chia sẻ lợi ích của đa dạng sinh học một cách công bằng. Hiện nay, 168 quốc gia
đã kí công ước trên, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2010 giảm đáng kể tỷ lệ mất
đa dạng sinh học ở các cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, theo
7
các nhà bảo tồn, loài người chưa tiến hành đủ các biện pháp để ngăn chặn những
mối đe dọa chính. Ô nhiễm môi trường, khí hậu thay đổi dẫn tới sự mất dần môi
trường sống của các loài động vật, thực vật, một trong những nguyên nhân dẫn
tới sự mất đa dạng sinh học. Giám đốc Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên
(IUCN), bà S.Xmát cảnh báo, hiện có những bằng chứng khoa học về một cuộc
khủng hoảng tuyệt chủng nghiêm trọng. Sự mất đa dạng sinh học xảy ra nghiêm
trọng ở khu vực Trung và Nam Mỹ ; Đông, Tây và Trung Phi, nhất là ở Ma-đa-
ga-xca; Nam và Đông-Nam Á. Mất đa dạng sinh học là một trong những cuộc
khủng hoảng trầm trọng nhất thế giới khi số các loài sinh vật giảm xuống mức
thấp. Các nước Châu Phi cảnh báo rằng, hệ sinh thái của các châu lục này dễ tổn
thương nhất thế giới trước những biến động của thời tiết.
Theo các nhà phân tích, trên thế giới sẽ không đạt được mục tiêu giảm sự

mất đa dạng sinh học vào năm 2010. Vì vậy đã đến lúc chính phủ các nước phải
hành động để cứu các loài động vật, thực vật và đưa ra vấn đề này trở thành
trọng tâm của các chương trình nghị sự năm tới không còn nhiều thời gian. Các
tổ chức quốc tế và nhiều nước kêu gọi đưa vấn đề hậu quả nhân đạo vào nội
dung các cuộc thương lượng chống biến đổi khí hậu.
Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một vấn đề chiến lược trên
toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời IUCN, Chương trình môi trường
Liên hợp quốc (UNEP),Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF)…để hướng
dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên
toàn thế giới.
1.2.2. Tài nguyên cây thuốc và vị thuốc trên thế giới
Trong các xã hội cổ xưa và thậm chí đến tận ngày nay. Người ta nghĩ rằng
bệnh tật là do sự trừng phạt của các thế lực siêu tự nhiên. Do đó các thầy lang đã
chữa bệnh bằng các lời cầu nguyện, nghi lễ cúng thần linh và ma lực của cây cỏ.
Cây cỏ làm thuốc được lựa chọn bởi màu sắc, mùi, hình dáng hay sự hiếm có
của chúng. Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc là quá trình mò mẫm rút kinh nghiệm
trải qua nhiều thế hệ. Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Neanderthal cổ ở
Iraq từ 60.000 năm trước đã biết sử dụng một số cây cỏ mà ngày nay vẫn thấy sử
8
dụng trong y học cổ truyền như cỏ thi, cúc bạc,… Người dân bản xứ Mehico từ
nhiều nghìn năm trước đã biết sử dụng Xương rồng Mehico mà ngày nay được
biết là chứa chất gây ảo giác, kháng khuẩn [32].
Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ
đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trước đây với 800 bài thuốc và
trên 700 cây thuốc trong đó có Lô hội, Kỳ nham, Gai dầu,… Người Trung
Quốc cổ đại ghi chép trong bộ Thần nông Bản thảo (khoảng 5.000 năm trước
đây) 365 vị thuốc và loài cây thuốc. Người Ấn Độ cổ đại đã ghi chép nền y
học của người Hinđu khoảng 2.000 năm trước, trong đó có các loài cây gây
ngủ, ảo giác, chữa rắn cắn, v.v.[32].
Nguồn tài nguyên cây thuốc và kho tàng tri thức sử dụng cây cỏ làm

thuốc của nền văn hóa khác nhau đang được khai thác triệt để và nghiên cứu
nhằm phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Ở mức độ
toàn cầu cây thuốc phục vụ cho 4 nhu cầu chính là (i) công nghiệp dược, (ii)
các hệ thống chăm sóc sức khỏe truyền thống, (iii) cá nhân những người hành
nghề y truyền thống và (iv) phụ nữ để chăm sóc sức khỏe trong gia đình [32].
Trên toàn thế giới, giá trị của công nghiệp dược sử dụng cây cỏ là 800 tỉ
USD/năm. Hồng Kông được xác nhận là nơi có thị trường cây cỏ lớn nhất thế
giới, hàng năm nhập lượng dược liệu trị giá 190 triệu USD, trong đó có 70%
được sử dụng tại địa phương và chỉ có 30% được tái xuất. Trong khi đó thuốc
tân dược được nhập cùng thời gian chỉ đạt giá trị 80 triệu USD. Tiền sử dụng
thuốc cây cỏ của người dân Hồng Kông là 25 USD/năm. Tại Trung Quốc có
khoảng 1.000 loài cây thuốc thường xuyên được sử dụng, chiếm 80% thuốc
bán trên thị trường trong nước, với tổng giá trị (1992) là 11 tỉ nhân dân tệ. Có
khoảng 250.000 người hành nghề y học cổ truyền. Nhu cầu sử dụng thuốc cây
cỏ tăng khoảng 9%/năm và nhu cầu thuốc cây cỏ là 1.600.000 tấn/năm. Tại
Nhật Bản, có đến 42,7% dân sử dụng thuốc cổ truyền trong các hoạt động
chữa bệnh với tổng chi tiêu cho y học cổ truyền là 150 triệu USD (1983). Tại
Ấn Độ có 400 loài trong số 7.500 loài cây thuốc thường xuyên được sử dụng
với lượng lớn ở các xưởng sản xuất nhỏ, có khoảng 540 loài cây thuốc thường
9
được sử dụng trong các bài thuốc khác nhau của hệ thống y học Ayurveda,
Unani và Siddha, có khoảng 460.000 người hành nghề y học cổ truyền (trong
đó có 271.000 người đăng ký chính thức) và có sự bùng nổ về xuất khẩu cây
thuốc với lượng xuất khẩu tăng 3 lần riêng trong thập niên 90 của thế kỷ XX,
doanh thu từ hoạt động buôn bán dược thảo trong nước và xuất khẩu là 1 tỉ
USD/năm. Ở Nam Phi có khoảng 500 loài cây thuốc được buôn bán [2].
Mức độ sử dụng cây thuốc ở các nước công nghiệp ngày càng tăng.
Ngày nay, có khoảng 40% dân số ở các nước công nghiệp phát triển sử dụng
các dạng thuốc bổ sung. Tổng giá trị thuốc có nguồn gốc cây cỏ trên thị
trường Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vào năm 1985 là 43 tỉ USD. Doanh số bán

thuốc cây cỏ ở các nước Tây Âu năm 1989 là 2,2 tỉ USD so với tổng doanh số
buôn bán dược phẩm là 65 tỉ USD. Riêng Đức nhập thuốc cây cỏ với giá trị
khoảng 100 triệu USD và ít nhất 1.560 loài cây cho mục đích làm thuốc. Ở
Mỹ, thuốc cây cỏ có giá trị khoảng 1,6 tỉ USD và đang tiếp tục tăng [2].
Nguồn tài nguyên cây cỏ còn là đối tượng sàng lọc để tìm các thuốc mới.
Có 119 chất tinh khiết được chiết tách từ khoảng 90 loài thực vật bậc cao
được sử dụng làm thuốc trên toàn thế giới, trong đó có tới 74% số chất có mối
quan hệ hay cùng được sử dụng như các cộng đồng đã sử dụng, ví dụ như
Theophillin từ cây chè, Reserpin từ cây ba gạc, Rotundin từ cây bình vôi, vv.
Riêng Trung Quốc trong giai đoạn từ 1979-1990 đã có 42 chế phẩm thuốc
mới từ cây thuốc đưa ra thị trường, trong đó có 11 chế phẩm chữa bệnh tim
mạch, 5 chế phẩm chữa ung thư và 6 chế phẩm chữa các bệnh đường tiêu hóa.
Theo WB (world bank - Ngân hàng thế giới), nguồn tài nguyên cây thuốc là
nguồn tài nguyên có giá trị nhất ở vùng nhiệt đới. Dự đoán, nếu phát triển tối
đa các thuốc thảo mộc từ các nước nhiệt đới có thể làm ra khoảng 900 tỉ USD
mỗi năm cho nền kinh tế các nước thế giới thứ 3. Viện ung thư quốc gia Mỹ
đã đầu tư nhiều công sức và tiền bạc để sàng lọc đến 35.000 (trong số trên
250.000) loài cây cỏ để tìm thuốc chữa ung thư trên khắp thế giới. Theo bộ dữ
liệu NAPRALERT, đến năm 1985 đã có khoảng 3.500 cấu trúc hóa học mới
có nguồn gốc từ thiên nhiên được phát hiện, 2.618 trong số đó từ thực vật bậc
10
cao, 512 từ thực vật bậc thấp và 372 từ nguồn khác. Rõ ràng là nguồn tài
nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng chúng để làm thuốc là một kho tàng khổng
lồ, trong đó phần khám phá còn quá ít ỏi [2].
Theo Jukovski (1971)[18], trên thế giới có 12 trung tâm đa dạng sinh
học cây trồng là Trung Quốc - Nhật Bản, Đông Dương - Indonesia, Châu Úc,
Ấn Độ, Trung Á, Cận Đông, Địa Trung Hải, Châu Phi, Châu Âu - Siberi,
Nam Mexico, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Nhiều loài cây thuốc đã được thuần
dưỡng và trồng trọt từ lâu đời ở các trung tâm đó như gai dầu, thuốc phiện,
nhân sâm, đinh hương, nhục đậu khấu, quế xây lan, bạc hà, đan sâm, vv.

1.2.3. Những nghiên cứu về cây thuốc trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu về cây thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm.
Nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên, Ấn Độ…) đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh, đặc
biệt phát triển rộng rãi ở các nước phương Đông.
Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên có thể coi
năm 2838 trước Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu
cây thuốc và dược liệu. Cuốn “Kinh Thần Nông” (Shén nong Bencạoing, vào
thế kỷ I sau Công nguyên (SCN)) đã ghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách
tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc
cho đến ngày nay [25].
Năm 1595, Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã tổng kết tất cả các kinh
nghiệm về cây thuốc và dược liệu để soạn thành quyển: “Bản thảo cương
mục”. Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này. Tác giả
đã mô tả và giới thiệu 1.094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ [22].
Năm 384 – 322 (TCN), Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu trữ
sớm nhất về kiến thức cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 (TCN)
Theophraste với tác phẩm “Lịch sử thực vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ
và công dụng của chúng. Tuy công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô
tả, thống kê, song nó mở đầu cho một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về
lĩnh vực này [9].
11
Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60 – 20 (TCN) giới thiệu
600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời, ông cũng là người đặt nền
mống cho nền y dược học [9].
Năm 79 – 24 (TCN) nhà tự nhiên học người La Mã Plinus soạn thảo
sách “Vạn vật học” gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây có ích [9].
Năm 1952, tác giả người Pháp A. Pétélot có công trình “Les phantes de
médicinales du Cambodye, du Lao et du Việt Nam” gồm 4 tập nghiên cứu về
cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thục vật ở Đông Dương.

Như vậy, những công trình nghiên cứu về dược liệu đã có từ lâu đời,
hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại. Tuy
nhiên, do sự hạn chế của trình độ khoa học đương thời nên những công
trình này chỉ dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê và chỉ ra công dụng của
chúng, chưa có cơ sở để chứng minh thành pahanf hóa học của chúng có
tồn tại trong đó và tham gia vào việc chữa bệnh như thế nào. Chỉ đến khi
khoa học kỹ thuật phát triển thì vấn đề này mới được làm sáng tỏ, tạo độ
tin cậy đối với người bệnh khi sử dụng.
1.2.4. Tình trạng bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở một số nước trên thế giới
* Các mối đe dọa đối với tài nguyên cây thuốc
Nguồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới bị đe dọa bởi các nguyên nhân
chính sau:
Tàn phá thảm thực vật: Thảm thực vật bị tàn phá do áp lực của dân số và
các hoạt động phát triển như mở rộng đất canh tác, khai thác gỗ, làm đường,
xây dựng các công trình thủy điện, vv.
Hoạt động du canh: Hoạt động du canh đã xuất hiện và tồn tại từ lâu
trong điều kiện dân số thấp. Đến nay, do áp lực dân số ngày càng cao trong
khi quĩ đất để du canh càng ít đi, dẫn đến chu kỳ quay vòng càng ngắn. Kết
quả là tài nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng ngày
càng bị tàn phá và mất môi trường sống.
Khai thác quá mức: Có đến 80% cây thuốc sử dụng ở Trung Quốc và
95% loài cây thuốc ở Ấn Độ được khai thác từ hoang dại. Việc khai thác quá
12
mức tài nguyên cây thuốc hoang dại gây ra bởi áp lực tăng dân số và nhu cầu
cuộc sống ngày càng tăng, không những cho nhu cầu trong nước mà còn để
xuất khẩu. Điều này dẫn đến lượng tài nguyên tái sinh không bù đắp được
lượng bị mất đi.
Lãng phí tài nguyên cây thuốc: Gây ra bởi (i) thói quen sử dụng hoang
phí, (ii) hoạt động thu hái mang tính chất hủy diệt, (iii) điều kiện bảo quản
kém, (iv) thiếu các phương tiện vận chuyển và thị trường thích hợp.

Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên: Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc ở
nhiều nước tăng lên sau thời kỳ độc lập do chính sách khuyến khích phát triển
các nền y học truyền thống.
Khai thác không có kế hoạch.
Thay đổi cơ cấu cây trồng.
Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hóa: Hầu hết tri
thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của các cộng đồng truyền thống được truyền
miệng từ đời này sang đời khác hay từ người dạy nghề sang người học nghề.
Ngày nay, do nhu cầu phát triển kinh tế, một bộ phận thế hệ trẻ không quan
tâm đến việc thừa kế tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ trước.
Sự sụp đổ và mất các nền văn hóa truyền thống.
* Một số hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc
- Bảo tồn nguyên vị (in situ): Là việc xây dựng các khu bảo tồn chính thức
của nhà nước như các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vv. Hay duy trì
khôi phục các khu vực được bảo vệ không chính thức của các cộng đồng.
Trước năm 1984, bảo tồn tài nguyên cây thuốc hầu như không được xác
định là mối quan tâm chính của các tổ chức bảo tồn. Tuyên ngôn Chiang Mai
(1988) đã xác định cây thuốc là một phần quan trọng của sinh giới. Chiến lược
đa dạng sinh học toàn cầu đã xác định tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng
sinh học cây thuốc trong “Hành động 40, 41, 67”. Các mục này sau đó đã được
phê chuẩn trong hội nghị môi trường toàn cầu tại Rio de Janeiro [2].
Mặc dù vậy, dường như chỉ có một số ít quốc gia theo đuổi trách nhiệm
bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Một trong các quốc gia này là Sri Lanka, với
13
400 khu bảo tồn đã được xác định, trong đó có 50 khu bảo tồn về cây thuốc.
Các luật nghiêm khắc đã được áp dụng trong các khu bảo tồn đó. Bộ y tế bản
địa (Ministry of Indigenous Medicine) đã được thành lập vào năm 1980. Dự
án 3320 đã được khởi đầu từ năm 1986 với các mục tiêu liên quan đến bảo
tồn nguyên vị là (i) khuyến cáo chính phủ sự cần thiết phải bảo tồn nguyên vị
cây thuốc, (ii) xác định các mối đe dọa đối với cây thuốc, (iii) xác định các

loài bị đe dọa nhằm nhân giống và trồng trong môi trường tự nhiên [2].
Tại Ấn Độ, nhằm tăng cường công tác bảo tồn nguyên vị tài nguyên cây
thuốc ở các bang miền nam. Quĩ khôi phục các nền y học địa phương (FLHT)
đang điều phối hoạt động khởi xướng bảo tồn cây thuốc với hoạt động chính
là thiết lập một mạng lưới công tác giữa 30 trung tâm bảo tồn nguyên vị ở 3
bang Miền nam trong giai đoạn 1993-1997. Mục tiêu của hoạt động là (i)
kiểm kê cây thuốc được sử dụng thuộc cả 2 hệ thống là y học của các tộc người
và y học truyền thống, (ii) tư liệu hóa phân bố tự nhiên của cây thuốc và xác
định các địa điểm bảo tồn nguyên vị và chuyển vị, (iii) tư liệu hóa và góp phần
khôi phục các nền y học truyền thống liên quan đến đa dạng sinh vật cây thuốc
và (iv) thiết kế các chương trình bảo tồn nguyên vị và chuyển vị định hướng
người dân mà không chỉ đơn thuần là định hướng công nghiệp [2].
Tại Trung Quốc, đã có 700 khu bảo tồn thiên nhiên, 480 khu phong cảnh
và 510 công viên rừng được thành lập. Một số khu vực địa lý đã được công bố
là các khu được bảo vệ cho sự sinh sống của các loài cây có nguy cơ bị đe dọa.
- Bảo tồn chuyển vị (ex situ): Được thực hiện tại các vườn thực vật, vườn
sưu tầm, ngân hàng hạt, nhà kính, vv. Bảo tồn chuyển vị có thể bao hàm cả
việc trồng trọt không chính thức các loài cây hoang dại ở các vườn ươm,
vườn gia đình hay vườn thực vật (VTV) cộng đồng [2].
Năm 1989, Tổ chức Bảo tồn các vườn thực vật Quốc tế (BGCI) đã phối
hợp với IUCN và WWF xây dựng “Chiến lược bảo tồn ở các VTV”. BGCI đã
ưu tiên bảo tồn cây thuốc trong các VTV trong tương lai. Trên toàn thế giới,
có khoảng 1.500 VTV đã được xây dựng, trong đó có 152 vườn của 33 quốc
gia chuyên trồng cây thuốc hay trồng cây thuốc kết hợp với các loài cây kinh
14
tế khác. Các quốc gia có nhiều vườn cây thuốc hay vườn có bộ sưu tầm cây
thuốc là Liên Xô (cũ) (31 vườn), Nhật Bản (26), Mỹ (13), Ba Lan (10), Pháp
(10), Ấn Độ (6), Trung Quốc (5), v.v. [2].
Tại Ấn Độ, một “Mạng lưới phân phối cơ sở dữ liệu cây thuốc” đã được
thành lập, với sự đóng góp thông tin của 9 tổ chức “nút”. Mạng lưới này đã

thu thập, bảo tồn, nhân giống và sử dụng hơn 8.000 loài cây thuốc trong 48 cơ
sở bảo tồn nguyên vị [2].
Tại Trung Quốc, đã có khoảng 50 loài cây thuốc thuộc diện quí hiếm
được thu thập và trồng trong các VTV và vườn cây thuốc [2].
Các VTV có trồng cây thuốc khác trên thế giới có thể kể đến là vườn cây
thuốc Tokyo (Nhật Bản) được thành lập năm 1945 hiện trồng khoảng 1.600
loài cây thuốc; VTV dân tộc (Mexico) được thành lập năm 1979 với diện tích
4 ha, v.v. [2].
1.3. Nghiên cứu đa dạng sinh học, tài nguyên cây thuốc và việc bảo tồn tài
nguyên cây thuốc ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu
về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu trải dài trên 15
vĩ độ từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về
địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và tính đa dạng sinh học cao [5].
Việt nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh vật cao với
khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, cũng như sự phong phú về tri thức sử
dụng cây cỏ. Trong số đó có khoảng 6.000 loài cây có ích được sử dụng làm
thuốc, rau ăn, lấy gỗ… Khoảng 3.200 loài cây cỏ và nấm đã được ghi nhận là
có giá trị làm thuốc. Cây tập trung chủ yếu ở 6 trung tâm đa dạng sinh vật
trong cả nước là Đông Bắc, Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Bạch Mã, Tây
Nguyên, cao nguyên Đà Lạt [5].
Bên cạnh đó, do đặc điểm cấu trúc, các kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường
không có loài chiếm ưu thế rõ rệt nên số lượng cá thể của từng loài thường
hạn chế và bị khai thác. Các cây gỗ quý, nhiều loại cây làm thuốc như Hoàng
Liên chân gà (Coptis chinensis), Thổ phục linh (Smilax grabra Wall.ex.Roxb)
…[5].
15
Việt Nam với tính ĐDSH cao đã được công nhận là một trong các quốc
gia cần được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Việt Nam đã tham gia công ước

ĐDSH từ năm 1994. Từ đó đến nay Chính phủ Việt Nam đã quan tâm và đầu tư
một cách đáng kể cả nhân lực và tài chính để thực thi các cam kết và nghĩa vụ
của mình đối với công ước. Năm 1995 kế hoạch hành động đa dạng sinh học đầu
tiên của Việt Nam đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Kể từ khi ban hành
kế hoạch này là văn bản có tính pháp lý và là kim chỉ nam cho các hành động
bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam [5].
Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc
bảo vệ thiên nhiên bằng việc ban hành nhiều luật lệ và chính sách nhằm bảo
vệ thiên nhiên và môi trường như Luật bảo vệ môi trường, Luật đa dạng sinh
học, các quyết định, nghị định, chỉ thị,… Trong những năm qua, việc nghiên
cứu hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những hoạt động
ưu tiên hàng đầu.
Tại tỉnh Thái Nguyên đã có sự quan tâm đến việc nghiên cứu đa dạng
sinh học. Về nghiên cứu sinh thái, từ năm 1996 tỉnh Bắc Thái đã có những
báo cáo chuyên đề của các cơ quan chuyên môn về tài nguyên thực vật khu
bảo tồn thiên nhiên Phượng Hoàng, Thần Xa (Võ Nhai), cũng như các kết quả
nghiên cứu về mô hình làm giàu rừng bằng cây bản địa. Các kết quả nghiên
cứu về tình hình tái sinh và diễn thế rừng ở Bắc Thái cũng được ghi nhận.
Bên cạnh đó còn có những nghiên cứu về khoanh nuôi phục hồi rừng ở Thái
Nguyên. Về nghiên cứu khu hệ thực vật, từ năm 1993 Viện điều tra quy hoạch
rừng đã xây dựng được danh lục thực vật Bắc Thái. Năm 1998 có các báo cáo
chuyên đề về các kiểu thảm thực vật và hệ thực vật rừng vùng An toàn khu
(ATK) Định Hóa. Những năm tiếp theo đó là các kết quả nghiên cứu về kiểm
kê rừng tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân
tộc cổ truyền (1999) đã thực hiện đề tài “Bảo vệ đa dạng sinh vật rừng ở
huyện Phú Lương - Thái Nguyên”. Năm 2006, báo cáo kết quả đề tài “Đánh
giá hiện trạng tài nguyên sinh vật, đề xuất quy hoạch phát triển và quản lý
hữu hiệu tài nguyên sinh vật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái
16
Nguyên” của PGS.TS Lê Xuân Cảnh, theo kết quả thì Thái Nguyên đã có 74

loài thực vật quý hiếm được ghi trong SĐVN (1996) [5].
1.3.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích phần lục địa rộng 35 triệu ha, một phần gắn liền
với lục địa và một phần thông với đại dương, kéo dài từ bắc xuống nam hơn
1.650 km, phân bố từ vĩ độ 8
0
30’ đến 23
0
2’ Bắc và từ kinh độ 102
0
10’ đến
109
0
24’ Đông. Lãnh thổ Việt Nam chịu sự chi phối về hoạt động địa chất của
hai khối Indonesia (từ Mường Tè, Điện Biên Phủ ở cực Tây bắc đến Trung bộ
và Nam bộ) và Hoa Nam (vùng Bắc bộ). Địa hình đa dạng và phức tạp với hai
vùng đồng bằng lớn là châu thổ Sông Hồng ở phía bắc và Sông Cửu Long ở
phía nam, có hai dãy núi lớn là Hoàng liên sơn và Trường sơn với nhiều vùng
có độ cao trên 2.000 m và các cao nguyên nhỏ như Đồng Văn, Mộc Châu,
Sơn La, Gia Lai - Kon Tum, Đắc Lắc, Di Linh, vv. Việt Nam nằm ở vành đai
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tổng lượng bức xạ đạt 110-120
calo/cm
2
/năm, nhiệt độ trung bình hàng năm khác nhau giữa miền Bắc
(23,4
0
C - Hà Nội) và miền Nam (27
0
C- TP Hồ Chí Minh), lượng mưa trung
bình hàng năm nói chung vượt 1.500 mm nhưng phân bố không đều trong

năm, lượng mưa thường lớn hơn 2 lần lượng nước bốc hơi. Khí hậu nhiệt đới
gió mùa có mùa đông lạnh ở miền Bắc (từ vĩ tuyến 18 Bắc trở ra) và khí hậu
nhiệt đới gió mùa ở phía Nam [4].
Các yếu tố địa chất, địa hình và khí hậu đa dạng như vậy dẫn đến Việt
Nam có thảm thực vật phong phú, từ rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh,
rừng rậm nhiệt đới mưa mùa nửa rụng lá, đến rừng á nhiệt đới ẩm thường
xanh, á nhiệt đới hơi khô, savan nhiệt đới khô, rừng ngập mặn, rừng lá kim,
rừng lùn núi cao, vv.
Việt Nam còn là nơi giao lưu của các dân tộc và các nền văn hóa, trong
đó quan trọng nhất là hai luồng văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, là ngôi nhà
chung của 54 dân tộc, thuộc 3 họ ngôn ngữ và 8 nhóm khác nhau là Việt-
Mường, Môn-Khme, Tày-Thái, H’mông-Dao, Khađai, Malayo-Polynesian,
Hán, Tạng-Miến. Trong đó cộng đồng người Việt (Kinh) có dân số lớn nhất,
17
chủ yếu phân bố ở các vùng châu thổ. Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở
các khu vực đồi núi, nơi chiếm 3/4 diện tích đất nước, có thành phần đa dạng,
bao gồm các nhóm dân tộc Tày-Thái, H’mông-Dao, Tạng-Miến, vv. ở miền
núi phía bắc hiện còn bà con đang sinh sống ở nam Trung Quốc, Lào, Thái
Lan, Miến Điện. Các nhóm dân tộc sinh sống ở miền Trung và miền Nam
thuộc nhánh ngôn ngữ Môn-Khme có bà con sinh sống ở Lào, Campuchia,
Thái Lan, vv. Nhóm các dân tộc sinh sống dọc ven biển miền Trung và Tây
Nguyên có quan hệ họ hàng với những dân cư đang sinh sống ở Malaysia và
Indonesia. Các dân tộc sinh sống ở Việt Nam tạo nên một hình ảnh thu nhỏ
của khu vực Đông Nam Á. Mỗi dân tộc có ngôn ngữ, phong tục, tập quán,
niềm tin và tri thức sử dụng cây cỏ khác nhau [4].
Với điều kiện tự nhiên và xã hội như vậy, Việt Nam là một trong những
quốc gia có tính đa dạng sinh vật cao với khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao,
cũng như sự phong phú về tri thức sử dụng cây cỏ. Trong số đó có khoảng
6.000 loài cây có ích, được sử dụng làm thuốc, rau ăn, lấy gỗ, nhuộm, vv.
Khoảng 3.200 loài cây cỏ và nấm đã được ghi nhận là có giá trị hay tiềm năng

làm thuốc. Nguồn tài nguyên cây cỏ tập trung chủ yếu ở 6 trung tâm đa dạng
sinh vật trong cả nước là (i) Đông Bắc, (ii) Hoàng Liên Sơn, (iii) Cúc
Phương, (iv) Bạch Mã, (v) Tây Nguyên, (vi) Cao nguyên Đà Lạt [4].
Theo thống kê của ngành Dược, cả nước có khoảng 40 bệnh viện y học
cổ truyền và các khoa y học cổ truyền trong các bệnh viện đa khoa. Có 5.000
người hành nghề thuốc y học cổ truyền với gần 4.000 cơ sở chuẩn trị đông y.
Có khoảng 700 loài thường được nhắc đến trong sách đông y, sách về cây
thuốc, 150-180 vị thuốc thường được sử dụng ở các bệnh viện y học cổ
truyền, lương y, 120 loài thường được nhân dân sử dụng như các cây thuốc
thông thường để chữa bệnh trong gia đình. Nhu cầu dược liệu cho y học cổ
truyền khoảng 30.000 tấn/năm [2].
Trong khối công nghiệp dược, cả nước có 286 cơ sở sản xuất dược phẩm
(bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, công ty, tổ hợp sản xuất, tư nhân) đang
sản xuất các mặt hàng thuốc từ cây cỏ hoặc chất chiết xuất từ cây cỏ, trong đó
18
có 170 cơ sở sản xuất riêng thuốc đông dược. Có 1.294 loại dược phẩm được
sản xuất từ nguyên liệu thực vật hoặc chất chiết xuất từ thực vật, chiếm 23%
trong tổng số 5.577 loại dược phẩm được phép sản xuất và lưu hành từ năm
1995-2000, sử dụng 435 loài cây cỏ. Tỷ trọng dược liệu chiếm khoảng 30%
nguyên liệu sử dụng trong công nghiệp dược cả nước. Nhu cầu dược liệu cho
khối công nghiệp dược khoảng 20.000 tấn và cho xuất khẩu là 10.000 tấn
hàng năm [2].
1.3.3. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu. Có thể nói, nó
xuất hiện từ buổi đầu sơ khai, khi con người còn sống theo lối nguyên thủy.
Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra
công dụng và tác hại của nhiều loại cây. Suốt một thời gian dài như vậy, tổ
tiên chúng ta đã dần dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính
chất của cây rừng để làm thức ăn và làm thuốc chũa bệnh.
Từ những buổi đầu dựng nước, dưới thời các vua Hùng, ông cha ta đã biết

cử dụng hành, tỏi, gừng, riềng…làm gia vị trong những bữa ăn hàng ngày.
Thế kỷ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm miệng,
uống nước chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu… Điều đó nói lên những
hiểu biết về dinh dưỡng và sử dụng thuốc của dân tộc.
Thế kỷ II (TCN), hàng trăm loại thuốc đã được phát hiện như: sắn dây,
khoai lang, mơ, quýt… và trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều vị thuốc của ta đã
được xuất sang Trung Quốc [10].
Dưới triều vua nhà Lý (1010 - 1244) có nhiều lương y nổi tiếng, trong đó
có nhà sư Minh Không (Nguyễn Chí Thành) ở chùa Giao Thủy đã có công
chữa bệnh cho Lý Thần Tông. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông
(Trung Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc [10].
Dưới triều Trần (1244 - 1399), đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để
kháng chiến. Tướng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dược
Sơn (Hải Dương) để cung cấp cho quân y [11].
19

×