Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.66 MB, 106 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

30 GIAO DUC VA ĐÀO TẠO BO TU PHAP

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

KHOA CAO HOC

NGUYEN THỊ VĨNH

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

| TRONG BỘ LUẬT DAN SU VIET NAM

CHUYEN NGANH : LUẬT DAN SU VÀ TO TUNG DAN SUMA SO : 50507

| LUAN AN THAC SI LUAT HOC

Người hướng dan khoa học :

PTS. Dang Quang Phương

Viện truong Viện nghiên cứu Khoa hoc xét xửTòa án nhân dân tối cao

GHEE VIÊN |

TRUONG : ‘iti

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LỜI NÓI ĐẦU

+) Tinh cap thiết của việc nghiên cứu đê tài.

Thừa kế là hình thức chuyển quyền sở hữu tài sản của cơng dân khichết, đó là sự chuyển quyền sở hữu tài sản của người đã chết cho những người

cịn sống theo sự định đoạt của người có tài sản trước khi chết hoặc theo quyđịnh của pháp luật.

Trong lịch sử loài người, chế độ thừa kế xuất hiện từ khi có chế độ sởhữu về tài sản; những quan hệ thừa kế được pháp luật điều chỉnh phù hợp với

sự phát triển của kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn.

Ở nước ta pháp luật về thừa kế được xây dựng và kiện tồn theo q trình

xây dựng và phát triển của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Trong những năm gần đây, Dang và Nhà nước ta đã khởi xướng bắt tay

vào thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, trong đó có nội dung

xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam để không ngừng củng cố và phát

triển một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, đồng thời thực hiện quản lý

Nhà nước bằng pháp luật; góp phần xây dựng một đất nước dân giầu nước

mạnh, xã hội cơng bằng và văn minh, do đó, Nhà nước phải thể chế hóa

đường lối chính sách của Đảng bằng việc ban hành các văn bản pháp luật, bảovệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Những văn bản pháp luật doNhà nước ban hành một mặt phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế củađời sống kinh tế, chính trị, xã hội, mặt khác phải đảm bảo thực sự là công cụ

pháp lý có hiệu quả để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và trong đó có

quan hệ tài sản phát sinh trong lĩnh vực thừa kế nói riêng.

Trong đời sống dân sự vấn đề thừa kế ngày càng có ý nghĩa quan trọng,

nhất là cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, thì tài sản của ngườicông dân tăng lên đáng kể về số lượng và giá trị. Do đó, pháp luật về dân sự nói

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

chung trong đó có pháp luật về thừa kế phải được xây dựng và hồn chính phù

hợp với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Quyền thừa kế là một quyền cơ bản của công dân được Nhà nước bảo hộ.Điều 58 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam quy định: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kếcủa công dân”.

Bộ luật dân sự ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1995 đã cụ thể hóa Điều

58 Hiến pháp năm 1992 tại phần thứ tư có tiêu đề " Thừa kế ” đáp ứng yêu cầucơ bản của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm hiểu bản chất pháp lý, các yêu cầu cơ

bản của chế định " thừa kế ” là vấn đề cần thiết được nhiều người quan tâm.

+) Mục đích phạm vì nghiên cứu

Pháp luật dân sự Việt Nam từ xưa tới nay đều quy định hai hình thứcthừa kế. Đó là, hình thức thừa kế theo di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản của

người có tài sản trước khi chết, và hình thức thừa kế theo pháp luật thể hiện việc

áp dụng mang tính nguyên tắc các quy định của pháp luật Nhà nước, những điềukiện và trình tự thừa kế phải theo quy định của pháp luật dựa trên những quan hệhôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

Thừa kế theo pháp luật là một bộ phận quan trọng trong chế định thừakế của luật dân sự Việt Nam, vì trong cuộc sống thường ngày không phải ai

cũng lập di chúc để định đoạt tài sản của mình trước khi chết được. Có nhữngtrường hợp người có di sản chết khơng để lại di chúc vì lý do nào đó, hoặc có

khi di chúc bị thất lạc, thậm chí của cả trường hợp di chúc khơng hợp phápmột phần hay tồn bộ, như vậy trong trường hợp đó cần phải áp dụng hìnhthức thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là việc di chuyển tài sản của người chết chonhững người thừa kế theo quy định của pháp luật. Do đó, địi hỏi những quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

định của pháp luật thực sự thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân trong lĩnh

vực thừa kế; đảm bảo được truyền thống đoàn kết tương thân tương ái của cácthành viên trong gia đình cũng như của tồn xã hội, dam bao sự công bằngcủa xã hội và quyền con người trong dan sự.

Pháp lệnh thừa kế ban hành ngày 30/8/1990 đã đi vào cuộc sống, đảm bảođược quyền thừa kế của cá nhân công dân và mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Kế thừa và phát triển pháp luật dân sự Việt Nam từ trước đến nay, chế

định về thừa kế được Bộ luật quy định đã góp phần đảm bảo được cuộc sống

ổn định, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của các thành

viên trong gia đình và cũng như toàn xã hội, tạo cơ sở pháp luật cần thiết chocông tác xét xử các tranh chấp về thừa kế một cách nhanh chóng, cơng minh

* Xây dựng các chuẩn mực về cách ứng xử của các cá nhân khi tham

gia quan hệ dân sự về thừa kế, bảo vệ lợi ích hợp pháp về tài sản của cá nhân

công dân sau khi chết truyền lại cho những người thân trong gia đình, đảmbảo cho các quan hệ dân sự về thừa kế phát triển ổn định, lành mạnh.

+) Tinh hình nghiên cứu

Thừa kế theo pháp luật là một bộ phận quan trọng trong chế định thừa

kế của hầu hết trong Bộ luật dân sự của các nước. Ở nước ta thì vấn đề thừa kế

theo pháp luật cũng là một bộ phận quan trọng trong chế định thừa kế củaluật dân sự trước kia, và trong Bộ luật dân sự ban hành ngày 28/10/1995.

Nhưng việc nghiên cứu vấn đề " thừa kế theo pháp luật" của các nhà nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

cứu luật học còn ít, nhìn chung các đề tài thường nghiên cứu tồn bộ chế định

về thừa kế. Cụ thể như đề tài " Tìm hiểu pháp lệnh thừa kế” của luật sư Lê

Kim Qué, năm 1991. Hoặc một số đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến một khía

cạnh nào đó trong chế định thừa kế như " địa điểm, thời điểm mở thừa kế”

hoặc " thừa kế thế vi" đăng trên các tạp chí ” Dân chủ - pháp luật”

* Ngồi ra, cũng đã có một số luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viêntrường Đại học luật Hà nội, sinh viên khoa luật trường Đại học Tổng hợp

nghiên cứu về thừa kế, nhưng nhìn chung các luận văn này cũng thường đềcập toàn bộ chế định thừa kế trong luật dân sự Việt Nam rất chung chung ở

mức độ tìm hiểu pháp luật mà thơi.

Từ khi Bộ luật dân sự Việt Nam ra đời, việc nghiên cứu đề tài về thừa kếnói chung, cũng như " thừa kế theo pháp luật” nói riêng cịn ít.

Do vậy, việc chọn và nghiên cứu đề tài " Thừa kế theo pháp luật trong

Bộ luật dân sự” phần nào đóng góp vào việc nghiên cứu chung của giới

chun mơn và của tồn xã hội và làm sáng tỏ thêm về cơ sở lý luận cũng nhưthực tiễn của các qui định về thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự.

+) Phương pháp nghiên cứu.

Để tiếp cận đề tài " Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt

Nam", tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

* Phương pháp lịch sử.

* Phương pháp biện chứng.* Phương pháp légic.* Phương pháp phân tích.* Phương pháp tổng hợp.

Để nghiên cứu đánh giá xem xét những điểm tiến bộ, những mặt còn

hạn chế của những văn bản pháp luật về thừa kế, nhất là vấn đề thừa kế theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

pháp luật trong Bộ luật dân sự nước ta, một cách khách quan; tồn diện. Từ đó

nêu ra những ý kiến của cá nhân về những vấn đề mà tơi thấy cịn vướng mắc.+) Cơ cấu cua bản luận án vê dé tài : "Thừa kế theo pháp luật trong Bộluật dan sự Việt Nam” gồm lời nói đầu, hai chương và kết luận

Chương I. Một số vấn đề cơ bản về thừa kế

Nội dung chương này nghiên cứu khái niệm cơ bản của chế định vềthừa kế như:

* Thừa kế - quyền thừa kế

* Địa điểm, thời điểm mở thừa kế

* Di sản thừa kế...

Chương II : Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam.

Nội dung của chương này tập trung nghiên cứu quá trình kế thừa và

phát triển của vấn đề "thừa kế theo pháp luật" trong luật dân sự Việt Nam. Tìm

ra được tính ưu việt của vấn đề "thừa kế theo pháp luật" trong Bộ luật dân sự

so với luật dân sự nước ta trước kia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỪA KẾ

1.1. KHÁI NIỆM VỀ THỪA KẾ - QUYỀN THỪA KẾ :

Thừa kế là một quan hệ xã hội, là việc chuyển giao tài sản của người đã

chết cho những người còn sống. Thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở

hữu và phát triển của xã hội loài người. Ngay từ thời kỳ sơ khai của xã hội loài

người đã xuất hiện quan hệ sở hữu và nó phát triển cùng với sự phát triển của

xã hội loài người, do vậy, thừa kế đã có mầm mống và xuất hiện ngay trong

thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Ở thời kỳ đầu của xã hội cộng sản

nguyên thủy, những điều kiện về kinh tế, xã hội, và hôn nhân phụ thuộc vàođịa vị chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc, nên việc thừa kế nhằm di

chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống được tiến hành

dựa trên quan hệ huyết thống và những phong tục tập quán của các thị tộc và

được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Ang Ghen đã viết: " Theo chế độ mẫuquyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và trật tự thừa kế

lúc ban đầu trong thị tộc, thì chỉ những người cùng họ hàng trong thị tộc đã

chết. Tài sản phải để lại trong nội bộ thị tộc.Vì tài sản để lại khơng có giá trịgì cho lắm nên trong thực tiễn có lẽ là từ xưa người ta vẫn trao tài sản cho

những bà con thân thuộc nhất về phía me.... Lúc đầu chúng thừa kế người mẹ

cùng với những người cùng huyết tộc với mẹ chúng, về sau có thé chúng là

người đầu tiên kế thừa me chúng”.[ 1, tr. 86 - 87 ].

Dần dan, sự phát triển kinh tế xã hội (khi mà người làm ra của cải xãhội chủ yếu do người đàn ông quyết định) đã tác động làm thay đổi quan hệhôn nhân. Mặt khác, địa vị của những người phụ nữ trong thị tộc đã thay đổi.

Người đàn ơng giữ vai trị chủ đạo trong đời sống xã hội và chế độ mẫu hệ đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

chuyển thành chế độ phụ hệ " thế là huyết thống theo họ me, và quyền thừa kế

mẹ bị xóa bỏ, huyết tộc theo họ cha và quyền thừa kế cha được xác lập ". Như

vậy qua mỗi bước phát triển, qua từng giai đoạn của lịch sử loài người, tươngứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của hình thức gia đình, việc điềuchỉnh những quan hệ sở hữu có thay đổi các quan hệ thừa kế cũng thay đổitheo, đó là do những nguyên nhân về kinh tế, nó đã bắt nguồn từ sự phát triển

của lực lượng sản xuất và bị chi phối, quyết định bởi quan hệ sản xuất . Ngoài

ra, thừa kế cũng phải chịu ảnh hưởng của những căn cứ khác, như những quan

hệ về huyết thống, hôn nhân...

Như vậy, ngay từ khi Nhà nước và pháp luật chưa ra đời, thì quan hệ sở

hữu và quan hệ thừa kế nó tơn tại như một yếu tố khách quan. Thừa kế xuất hiện

nó phụ thuộc vào chế độ sở hữu. Nếu sở hữu là yếu tố đầu tiên để xuất hiện quan

hệ thừa kế, thì thừa kế là phương tiện duy trì củng cố quan hệ sở hữu.

Từ khi Nhà nước ra đời cùng với sự phân chia xã hội thành giai cấp, vàchế độ tư hữu được hình thành, thì việc chiếm giữ những của cải vật chất giữa

người với người được điều chỉnh bằng pháp luật theo hướng có lợi cho giai cấpthống trị xã hội.

Để bảo vệ tài sản và quyền tài sản của người chết cho những người khác

còn sống, lúc này Nhà nước cần phải có những quy phạm pháp luật quy định

quyền của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các loạitài sản của mình. Nghĩa là, lúc này các quan hệ xã hội về thừa kế và sở hữu

khơng chỉ cịn tồn tại một cách khách quan với ý nghĩa là một phạm trù kinh

tế nữa, mà những quan hệ này đã bị ràng buộc bởi những quy phạm pháp luật.Các điều kiện và trình tự thừa kế được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp

luật, mà tổng thể các quy phạm đó là một chế định của luật dân sự, được gọi

là luật thừa kế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Theo từ điển Tiếng Việt 1992 do Giáo sư Hồng Phê chủ biên thì :"Thừa kế là hưởng của ngừơi khác để lại cho ". Chúng tôi cho rang khái niệm

này là chưa đầy đủ, mới chỉ phản ảnh được một vế " hưởng thừa kế ” mà chưa

phan anh được vế khác " để lại thừa kế ". Hai vế này chính là nội dung cha

"thừa kế”. Khi nói đến thừa kế trước hết phải nói đến quyền định đoạt tài sản

của chủ sở hữu cho người thừa kế và để lại thừa kế theo qui định của pháp

luật, sau đó mới nói đến hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Tóm lại: Thừa kế là một loại quan hệ sở hữu, là sự dịch chuyển tài sản

của người chết cho những người còn sống theo di chúc, hoặc theo quy địnhcủa pháp luật.

Quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy

phạm pháp luật về thừa kế, quy định việc bảo vệ và điều chỉnh việc chuyển tài

sản và quyền tài sản của người chết cho những người sống.

Quyền thừa kế với tư cách là một chế định pháp luật của Nhà nước, xuất

hiện trên cơ sở sự chấm dứt quyền sở hữu của một người ( đã chết ) và sự chuyển

giao quyền han và trách nhiệm tai sản của người chết cho người còn sống.

Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là những phạm trù pháp lý. Chúngcũng song song tồn tại trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Giữachúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, từ chỗ pháp luật quy định cho cá

nhân có quyền sở hữu tài sản của mình bằng những quyền năng cụ thể như

chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, thì dựa vào đó pháp luật cũng quy định cho họcó quyền năng trong lĩnh vực thừa kế. Trong các xã hội dựa trên chế độ sở hữutư nhân về tư liệu sản xuất thì pháp luật thừa kế cũng chủ yếu duy trì chế độ

sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; do đó, có thể nói rằng quyền sở hữu là tiền

dé, là cơ sở để từ đó xuất hiện các quyền năng về thừa kế. Nếu quyền thừa kếlà quyền năng cụ thể của công đân trong việc để lại và nhận di sản thừa kế, thìnhững quyền năng cụ thể này là kết quả tất yếu của những quyền năng trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

quyên sở hữu. Chính thông qua việc thừa kế di sản những người hưởng thừa kế

trở thành chu sở hữu đối với tài sản đó. Họ có quyền chiếm hữu, sử dung, địnhdoat đối với các tài sản mà họ được thừa kế .

Như vậy, chúng ta thấy rằng quyền sở hữu và quyền thừa kế có quan hệ

chặt chẽ với nhau, hình thức sở hữu quyết định việc thừa kế trong xã hội, do

đó, quyền thừa kế mang bản chất sâu sắc. Trong chế độ phong kiến và tư sản,những giai cấp bóc lột chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội

thì di sản của họ để lại cho con cháu không chỉ truyền lại về quyền lực kinh tếmà cịn là sự truyền lại quyền lực về chính trị để duy trì sự áp bức, bóc lột của

những giai cấp đó đối với nhân dân lao động. Chức năng xã hội của pháp luậtthừa kế trong xã hội bóc lột là nhằm duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác cácquan hệ tư hữu về công cu và tư liệu sản xuất và bang chính cách đó đảm baocho giai cấp thống trị kha năng chiếm hữu thành quả lao động của người khácnhờ có sở hữu của mình.

Trong xã hội Tư bản chủ nghĩa, chế định thừa kế bảo vệ phương thứcsản xuất Tư bản chủ nghĩa, do đó, một số nhà xã hội chủ nghĩa khơng tưởng

và vơ chính phủ đã truyền bá những quan điểm sai lầm về khả năng cải tạo xã

hội tận gốc rễ chỉ bằng cách hủy bỏ thừa kế. Họ khẳng định rằng, hủy bỏ quyền

sở hữu Tu ban chủ nghĩa chính là đi đến tiêu diệt chế độ Tu ban chủ nghĩa, bởi vi

Tư bản sẽ không được chuyển giao theo thừa kế. Các quan điểm này đã bị các

nhà Mác xít tiền bối phê phán kịch liệt và đã chứng minh rằng: ” Quyền thừa kếkhông phải là nguyên nhân mà là hậu quả của sự bất công về xã hội và kinh tế

trong một xã hội dựa trên tư hữu. Bởi vậy, hủy bỏ thừa kế không thể là cơ sở để

cải tạo xã hội được. Cơng cuộc cải tạo đó chỉ có thể đạt được bằng cách xóa bỏ xã

hội bóc lột và quyền tư hữu tư liệu sản xuất” [ 2, tr 383 - 384 ]

Như vậy, bản thân thừa kế không tạo ra quyền thống trị cho giai cấp

bóc lột, nó chỉ duy trì quyền lực đó mà thơi. Vì vậy, việc thủ tiêu quyền thừa

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

kế không bao giờ có thể là điểm xuất phát của việc thủ tiêu chế độ tư hữu vềtư liệu sản xuất. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa những tư liệu sản xuất chủ yếucủa xã hội thuộc về nhân dân lao động, vì vậy, chế độ thừa kế trước hết nhằm

đảm bảo cho người lao động yên tâm, tích cực phấn khởi lao động sản xuất, để

được hưởng thành quả lao động của mình, chuyển thành quả đó cho ngườithừa kế. Mác - Ang Ghen đã khẳng định trong Tuyên ngôn Dang cộng sản :

Chủ nghĩa Cộng sản không tước bỏ của ai cái quyền chiếm hữu những sản

phẩm của xã hội cả. Chủ nghĩa Cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếmhữu để nô dịch lao động người khác " [ 29, tr 71 ]

Ở nước ta ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước

dân chủ Cộng hòa non trẻ đứng trước nhiệm vụ cấp thiết phải xóa bỏ hệ thống

pháp luật thực dân phong kiến, và xây dựng hệ thống pháp luật mới của nhândân lao động trong đó có pháp luật về thừa kế. Chức năng xã hội của pháp luậtthừa kế từ lúc này đảm bảo cho việc thiết lập một trật tự xác định người nào có

thể thay thế người đã chết tham gia vào quan hệ tài sản, và bằng cách đó bảo

đảm cho người dân lao động yên tâm sản xuất tạo ra nhiều của cải, vật chất

thuộc đối tượng quyền sở hữu hợp pháp của mình., và chuyển những thành

quả đó cho những người thừa kế của mình sau khi chết.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta, với chính sách xây dựng

nhiều thành phần kinh tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, nhànước của dân, do dân và vì dân, do đó quyền thừa kế là một trong những

quyền cơ bản của công dân được Nhà nước bảo hộ. Cơng dân có quyền để lại

tài sản gắn với quyền sở hữu và trong một số trường hợp gắn liên với quyền

sử dụng tài sản cho cá nhân hoặc tổ chức theo di chúc hoặc theo pháp luật.Thừa kế thực chất là sự chuyển quyền sở hữu đối với di sản của người chết

sang cho người thừa kế. Điều 58 Hiến pháp năm 1992 qui định " cơng dân có

quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành...

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân ".

Pháp luật nước ta quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự: "Cá nhân cóquyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình để lại tài sản của mình cho

người thừa kế theo pháp luật; hưởng di san theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Như vậy theo điều luật quy định thì cá nhân có quyền để lại đi sản,

Người để lại đi sản có thể là người đã thành niên, người chưa thành niêncó tài sản riêng... người mắc bệnh tâm thần, người đang bị giam giữ, hoặc

người đang phải thi hành án hình sự.

wat „ Thừa kế chỉ được mở khi người có di sản đã chết, cho nên phải có tài

liệu chứng cứ, chứng minh có thể là giấy khai tử hoặc bản án của Tòa án xác

định một người đã chết. Nếu một người mất tích thì chưa duoc mở thừa kế, nhưngnếu Tịa án đã cơng nhận một người mất tích và sau đó vẫn khơng có tin tức gì thìthân nhân có quyền u cầu Tịa án cơng nhận người đó đã chết, và khi có quyếtđịnh của Tịa án cơng bố người đó đã chết thì thừa kế cũng được mở.

Trong việc thừa kế theo pháp luật thì khi có một người chết trước vợ,chồng được thừa kế của nhau; con được thừa kế của cha mẹ; hoặc cha, mẹđược thừa kế của con... Nhưng nếu những người được thừa kế của nhau mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

không xác định được người nào chết trước người nào chết sau thì họ khơng được

thừa kế của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng.+ Người thừa kế là người được người chết để lại cho di sản theo di chúc

hoặc theo quy định của pháp luật. Trong thừa kế theo pháp luật thì người thừa

kế chỉ có thể là cá nhân, nhưng trong thừa kế theo di chúc thì người thừa kế cóthể là cá nhân, Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.

Đối với người thừa kế là cá nhân thì tại khoản 1 Điều 638 Bộ luật dânsự và Điều 5 Pháp lệnh thừa kế quy định: họ phải là người còn sống vào thời

điểm mở thừa kế. Vì chỉ có những người cịn sống mới có những năng lực

hưởng quyền. Tuy nhiên, đối với những người sắp sinh ra thì pháp luật cũng

quy định họ có thể là người thừa kế nếu vào thời điểm mở thừa kế tức là vào

lúc người để lại di sản chết, họ đã thành thai. Đó là những trường hợp sau :

- Người đã thành thai là con của người để lại đi sản được chia theo quyđịnh của pháp luật. Như vậy phải xác định rõ có đúng là vào thời điểm mởthừa kế người đó đã thành thai khơng và có đúng là con của người đã chếtkhơng? Vì nếu thành thai sau thời điểm mở thừa kế thì khơng phải là con củangười đã chết, hoặc có khi vào thời điểm mở thừa kế người mẹ đã có thai,

nhưng thai đó khơng phải là kết quả của quan hệ giữa người mang thai đó với

người để lại di sản.

- Người đã thành thai là người mà người để lại di sản theo di chúc muốncho di sản, thì người đó có thể là con của bất cứ ai mà người lập di chúc muốnđể lại cho di sản.

Trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan Nhà nước, tổ chức xã

hội, tổ chức kinh tế thì tại khoản 2 Điều 638 Bộ luật dân sự quy định " phải là

cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế". |

Tóm lại : Bộ luật dân sự nước ta qui định các quyền dân dự của cá nhâncông dân, trong đó có quyền thừa kế đã có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

trọng. Nó khẳng định và ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp và chính đáng của

cá nhân cơng dân phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử của nước ta tronggiai đoạn hiện nay.

Ở nước ta, quyền sở hữu của cơng dân được bảo đảm, cơng dân cóquyền định đoạt tài sản của mình để lại thừa kế cho người khác dưới sự bảo hộ

của Nhà nước. Trong những trường hợp cụ thể công dân không thực hiện được

quyền định đoạt của mình, thì Nhà nước cũng bảo hộ quyền sở hữu tài sản củangười đó theo pháp luật, theo đúng qui định tại Điều 50 Hiến pháp năm 1992:

"Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính

trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được tơn trọng thể hiện ở các quyền công

dân và được qui định trong Hiến pháp và pháp luật."

1.2. SỰ PHÁT TRIEN CUA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KE Ở VIỆT NAM

1.2.1. Giai đoạn trước Cách mang Tháng Tám năm 1945

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta là một nước thuộc địa

nửa phong kiến. Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ phong kiến Việt

Nam để duy trì hệ thống pháp luật do chúng ban hành. Hệ thống pháp luật ấy

là công cụ để thực dân Pháp đàn áp dân tộc Việt Nam chia rẽ đất nước ViệtNam và thực hiện chính sách khai thác thuộc địa vô cùng tàn bạo của chúng.

Pháp luật về thừa kế chủ yếu được quy định trong hai Bộ đân luật. Đó là, Bộdân luật Bac kỳ 1931, Bộ dân luật Trung kỳ 1936. Trong thời kỳ nay tư tưởng

trọng nam khinh nữ rất được chú ý. Do vậy sự bất bình đẳng giữa vợ và chồngtrong lĩnh vực thừa kế được thể hiện :

Trong gia đình chồng được coi là người gia trưởng nên Điều 321 Dân luậtBắc kỳ và Điều 313 Dân luật Trung kỳ quy định người vợ khơng có quyền lập di

chúc để định đoạt tài sản riêng của mình nếu khơng được người chồng đồng ý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Nếu người vợ chết trước thì Điều 113 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 111

Bộ dân luật Trung kỳ quy định : Khi người vợ chết trước, người chồng trở

thành chủ sở hữu duy nhất tất cả kỷ phần của người vợ ( tài sản riêng của vợ ).Trái lại, nếu người chồng chết trước thì Điều 346 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều341 Bộ dân luật Trung kỳ quy định : Người vợ chỉ có quyền hưởng dụng tàisản riêng của mình. Người vợ góa chỉ được sở hữu di sản của người chồng khikhơng cịn người thừa kế nào bên nội, bên ngoại của chồng.

Nếu người vợ góa tái giá thì tài sản riêng của chồng phải trả lại cho nhàchồng, tài sản riêng của vợ thì được mang theo đi, cịn tài sản chung của vợchồng thì được chia nếu vợ chồng khơng có con chung. Nếu có con chung thì

người vợ khơng được mang gi đi cả, vì tài sản chung của vợ, chồng phải để lại

cho con ( Điều 360 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 359 Bộ dân luật Trung kỳ ).Tuy vậy, pháp luật về thừa kế dưới thời đó cũng cịn coi trọng quyền

bình đẳng của các con trong vấn đề thừa kế. Tại Điều 337 Bộ dân luật Bắc kỳ

quy định :” Những di sản khơng có chúc thu thì truyền sang cho con người

mệnh một, con trai, con gái đều được chia của bằng nhau”. Đây là điều tiến bộ

của pháp luật dân sự lúc bấy giờ.

Mặc dù con trai con gái đều được hưởng thừa kế nhưng sự bất bình

đẳng giữa nam và nữ lại thể hiện trong việc giao cho sử dụng của hương hỏađể làm nhiệm vụ thờ cúng, người được giao cho nhiệm vụ này phải là trưởng

nam, là cháu đích tơn... chứ khơng phải là nữ.

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954.

Khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, xóa bỏ hồn tồn chế độ chínhtrị, và hệ thống chính quyền thực dân phong kiến, xây dựng chế độ chính trịmới, và hệ thống chính quyền mới, hệ thống chính quyền của nhân dân laođộng. Chính quyền non trẻ vừa được thành lập nhưng đã phải đứng trước nhiềuthử thách gay go và quyết liệt. Một lĩnh vực rất thiết thực trong đời sống

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

nhưng lại có rất nhiều khó khăn trong việc pháp chế hóa luật dân sự, trong đócó vấn đề thừa kế. Việc xây dựng một hệ thống pháp luật cần phải có thời

gian, nhưng vấn đề đặt ra là một Nhà nước khơng thể khơng có luật. Do vậy

ngày 10/10/1945 sau ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, chủ tịch

Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 90/SL giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bac,Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toànquốc "Nếu những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt

nam và chính thể Cộng hịa". Như vậy theo quy định này thì các quy định của

bai bộ dân luật: Bộ dân luật Bắc kỳ 1931, Trung kỳ 1936 về thừa kế vẫn đượcthi hành nếu không trái với nguyên tắc cơ bản quy định trong Hiến pháp năm1946 được Quốc hội thông qua ngày 9.11.1946. Điều 9 Hiến pháp quy định:"Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện. Đây là cơ sở duy nhất

tạo điều kiện cho quyền bình đẳng giữa nam và nữ, là cơ sở định hướng cho các

văn bản pháp luật được ban hành tiếp theo.

Đến ngày 22-5-1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 97/SL. Sắc

lệnh đã cụ thể hóa quyền bình đẳng của mọi cơng dân trong quan hệ tài sản.

Sác lệnh đã giải quyết được nhiều vấn đề có tính chất quan trọng, trong đó cóvấn đề thừa kế. Sac lệnh ngày 22-5-1950 không bắt buộc con, cháu, vợ haychồng của người chết nhận thừa kế và nếu nhận thừa kế thì chỉ phải trả nợ chongười chết trong phạm vi giá trị những tài sản nhận được.

Những quy định do Sac lệnh 97 đề ra đã đặt cơ sở cho sự hình thành và

phát triển pháp luật dân sự nước ta với những nguyên tắc thực sự dân chủ tiến

bộ, mang đậm tính nhân dân. Cho đến ngày nay, tuy gần nửa thế kỷ trôi qua

nhưng sắc lệnh này vẫn còn giá trị chỉ đạo cho công việc xây dựng pháp luậtdân sự của nước ta. Đó là nguyên tắc : "Những quyền dân sự đều được phápluật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi nhân dân (Điều 1).

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Như vậy, quan điểm vì quyền lợi nhân dân đã được xác lập và quy định theovăn bản pháp luật.

Điều L1 sắc lệnh còn quy định : "Trong lúc sinh thời, người vợ góa hay

người chồng góa, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc

quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh tốn tài sản chung". Như vậy,

sắc lệnh đã xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội cũ, khi mà pháp luật cũ vẫn

cịn coi trọng tính gia trưởng của người chồng, tính trọng nam khinh nữ tronggia đình phong kiến.

Chỉ trong mấy năm đầu của chính thể cộng hịa, mặc đầu trong hồn

cảnh mn vàn khó khăn, nhưng nhà nước ta cũng đã ban hành được một số

văn bản thể hiện tính ưu việt của chế độ mới. Xác lập quyền sở hữu Nhà nước,

sở hữu của nhân dân lao động, xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữavợ và chồng trong chế độ cũ. Trong tờ trình của Bộ tư pháp về sửa đổi một sốquy lệ và chế định trong dân luật có đoạn viết : Cuộc khởi nghĩa tháng Tám và

sự thành lập chính quyền dân chủ cộng hịa đã đem đến những biến đổi thực

sự trong cách thức sinh hoạt và tư tưởng của nhân dân Việt Nam. Nói chung,xã hội ta đương đi mạnh dạn trên con đường tiến hóa tất nhiên của lịch sử. Do

đó, luật pháp cũng cần phải sửa đổi để thúc đẩy sự tiến hóa đó cho mau chóngvà Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói : ” pháp luật của ta bảo vệ quyền lợi cho hàngtriệu người dân lao động. Pháp luật của ta là pháp luật thực sự dân chủ rộng

rãi của nhân dân lao động. " [ 15, tr 76 ]

Tóm lại, ở giai đoạn này các văn bản điều chỉnh các quan hệ thừa kể đã

được tăng lên đáng kể, tuy nhiên, còn là những văn bản dưới luật. Nhưng so

với giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám thì quyền thừa kế của người vợ góa

và người chồng góa được quyền hưởng ngang nhau, đã đưa lên thành nguyên

tác Hiến định. Mặt khác pháp luật đã thực sự bảo đảm quyền lợi của mọingười dân trong xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

1.2.3. Giat đoạn từ năm 1954 đến rưrăm 1975 :

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Miền Bắc bước vào xây dựng chủ

nghĩa xã hội, những căn cứ pháp luật của chế độ cũ không được áp dụng nữa.

Do vậy trong báo cáo dự thảo hiến pháp sửa đổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh có

viết : "Từ kháng chiến thắng lợi và hịa bình lập lại, Cách mạng Việt nam đãchuyển sang một giai đoạn mới. Miền Bắc nước ta đã hoàn tồn giải phóng

đưới chế độ dân chủ nhân dan, đã bước vào thời kỳ quá độ lêm chủ nghĩa xã

hội. Nhưng Miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc, phong kiến, thìnhân dân ta cịn phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trong điều kiện

mới của nước ta”.

Do nước ta lúc đó bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị đối

lập nhau, nên cũng có hai hệ thống pháp luật khác hẳn nhau gắn liền với thực

tiễn lịch sử lúc bấy giờ.

Ở Miền Bắc Hiến pháp năm 1946 được sửa đổi vào năm 1959. Hiến

pháp năm 1959 đã đưa vấn đề thừa kế thành nguyên tắc Hiến định. Điều 19

Hiến pháp quy định : "Nha nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế taisản tư hữu của công dân”. Như vậy, quyền thừa kế của công dân đã được ghi

nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước, làm định hướng cho việcxây dựng các văn bản pháp luật về thừa kế sau này.

Thông tư số 1742 BNC ngày 18/9/1956 của Bộ tư pháp cũng đã nêu

nguyên tắc vợ hoặc chồng của người chết có quyền thừa kế ngang với các con,

vợ lẽ và con nuôi chính thức có quyền thừa kế như vợ cả và con đẻ.

Tiếp đó, Luật hơn nhân và gia đình năm 1959 có quy định tại Điều 16 :"Vợ hoặc chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau” và Điều 199 qui định:

"Con trai, con gái có quyền thừa kế ngang nhau”.

Một vấn đề quan trong được thể hiện trong luật thời kỳ này là : Con trong

giá thú, con ngồi giá thú, con ni, con đẻ có mọi quyền loi như nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Như vậy, trong lĩnh vực thừa kế các con được hưởng ngang nhau, không

phân biệt.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật quan trọng này, cùng với yêu cầu đápứng công tác xét xử của tòa án trong nhiều lĩnh vực thừa kế. Tòa án nhân đântốtcao trong phạm vi chức năng của mình đã đưa ra những thông tư hướng dẫnđường lối xét xử.

+ Thông tư số 594/NCPL ngày 27/8/1968 hướng dẫn đường lối xét xử

các việc tranh chấp về thừa kế. Thông tư đã đưa ra những điểm cơ bản về thừa

kế trong chế độ mới, đó là :

* Bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân theo pháp luật.

* Nam nữ đều bình đẳng về quyền thừa kế. Cụ thể phần thừa kế theo

pháp luật : Con trai, con gái được quyền hưởng thừa kế ngang nhau. Vợ hoặc

chồng được hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất ngang bằng với các con.

* Củng cố phát triển tình đồn kết, thương u trong nội bộ gia đình,

tăng cường tỉnh thần phấn khởi sản xuất của mọi người.

* Tôn trọng quyền định đoạt bang di chúc của người có di sản, đồngthời bảo vệ chính đáng quyền lợi của một số người thừa kế theo luật....

Ngồi ra Tịa án nhân dân tối cao cịn ra Thơng tư số 02/TATC ngày

2/8/1973 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế di sản liệt sỹ.

Do điều kiện nước nhà bị chia cắt ở Miền Nam lúc đó đời sống dân sự

chủ yếu phải thực hiện theo các qui định của Bộ dân luật Sài Gịn, do chính

quyền Sài Gịn phỏng theo dân luật của Pháp. Bộ luật này chủ yếu củng cố quan

hệ bất bình đẳng trtong gia đình. Coi trọng quyền lợi của người chồng, người con

trai trong gia đình, quyền lợi của người vợ và người con gái bị coi rẻ.

Điều 153, Bộ dân luật Sài Gòn, quy định : "Người chồng quản trị tài

sản cộng đồng và tài sản riêng của hai vợ chồng. Nếu người chồng không có

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

năng lực pháp lý, thất tung, đi xa lâu ngày hay bi can trở vì một duyên cớchính đáng nào khác, người vợ sẽ thay thế trong quyền quan trị ".

Điều 137 quy định " Chồng là gia trưởng và hành sử quyền gia trưởngtheo quyền lợi gia đình va con cái”.

Về vấn đề thừa hưởng hương hỏa thì Điều 609 quy định : “Truong nam

của người chết sẽ được quyền cha để thừa hưởng của hương hỏa. Nếu trưởngnam khơng cịn thì hương hoa sẽ phần con cả của người ấy, tức là đích tơn của

Tóm lại, quyền thừa kế của cơng dân thời kỳ này so với giai đoạn trước

đã được đưa lên thành nguyên tắc Hiến định. Quyền thừa kế tài sản của nhaugiữa vợ và chông đã được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước.Vợ, chồng được thừa kế tài sản của nhau và ngang bằng với các con. Pháp luật

đã quy định quyền bình đẳng về thừa kế của các con trong gia đình. Con trai

con gái có quyền thừa kế ngang nhau. Con ngồi giá thú có quyền lợi và nghĩa vụnhư con chính thức. Con ni có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ. Như vậy so

với giai đoạn trước thì nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồngtrong lĩnh vực thừa kế đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.

1.2.4. Giai đoạn từ khi nước nhà thống nhat 1975 đến nay:

Mùa xuân 1975, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn trong

cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta mà đỉnh cao của nó là

chiến dịch Hồ Chí Minh. Khi Miền Nam hồn tồn giải phóng, nhân dan ta đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc.Tháng 7/1976 nước ta lấy tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Để đáp ứng được tình hình nhiệm vụ của giai đoạn mới, ngày 18/12/1980Quốc hội nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt nam Khóa VI kỳ họp thứ VII

thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất.

Về lĩnh vực thừa kế, Điều 27 Hiến pháp 1980 quy định : " ... pháp luật

bảo hộ quyền thừa kế của công dan". Để phục vu cho công tác xét xử tranhchấp về thừa kế đồng thời bổ xung thêm một số điểm phù hợp với Hiến pháp

mới, qua tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử ngày 24-7-1981 Tòa án

nhân dân tối cao đã ban hành thông tư số 81 để hướng dẫn giải quyết các tranh

chấp về di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, chia di

sản ... Thơng tư cịn đề cập tới một số điểm mà các văn bản trước đó chưa đềcập như : Vấn đề thời điểm mở thừa kế, người bị truất quyền thừa kế.

Tiếp đó Luật hơn nhân gia đình ban hành năm 1986 đã quy định một sốvấn đề liên quan đến quyền thừa kế của vợ chông. Điều 17 Luật hơn nhân và

gia đình qui định : "Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau”.

Với qui định trong các văn bản trên đã bao quát được nhiều vấn đề đảm

bảo quan hệ thừa kế trong giai đoạn mới, mang tính bình đẳng của các thành

viên trong gia đình, thực hiện đúng nguyên tắc pháp luật bảo vệ quyền thừa kếcủa công dân.

Mặc dù vậy nội dung của các văn bản trên vẫn chưa qui định được toàn

diện vấn đề thừa kế, chưa đáp ứng được với tình hình phát triển của điều kiệnkinh tế - xã hội trong quá trình đổi mới của đất nước. Do vậy, ngày 30/8/1990

Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua

Pháp lệnh thừa kế. Pháp lệnh đã đưa ra một số nguyên tắc về thừa kế, đó là :

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Pháp luật bao hộ quyền thừa kế tài san của công dân. Pháp luật baođảm quyền định đoạt của công dân đối với tài sản sau khi cơng dân đó chết.Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.

- Quyền bình đẳng về thừa kế của cơng dân. Ngun tắc này thể hiện

công dân không phân biệt nam nữ đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của

mình cho người khác. Phụ nữ và nam giới đều được hưởng thừa kế ngang nhautheo qui định của pháp luật.

Ngoài ra pháp lệnh còn đưa ra một số nguyên tắc khác như :- Người thừa kế có quyền nhận hoặc khước từ quyền hưởng di sản.

- Tôn trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người có di sản, đồngthời bảo hộ thích đáng quyền lợi của những người thừa kế theo pháp luật.

- Củng cố và phát triển tình đồn kết yêu thương trong nội bộ gia đình.

Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 ra đời trong lúc Nhà nước ta thực

hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Pháp lệnh này đãgóp phần phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh

tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền dân sự và lợi ích hợp

pháp của cá nhân cơng dân, thể hiện được những nguyên tắc cơ bản của pháp

luật dân sự là tự nguyện, bình đẳng, cơng bằng phù hợp với yêu cầu của nhândân, thể hiện được đường lối đổi mới của Đảng được khẳng định tại Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ VI là : " Mọi người tự do kinh doanh theo pháp luật,được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp " { 30, tr 116 ]

Qua thời gian thực hiện Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 và thực tiễnxét xử cho thấy Pháp lệnh đã đi vào cuộc sống về cơ bản vẫn phù hợp với thựctrạng các quan hệ thừa kế hiện nay, đảm bảo quyền thừa kế của công dân được

các tầng lớp nhân dân chấp nhận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Do vậy, Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namđược Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ VIII thơng qua ngày 28/10/1995 và cóhiệu lực ngày 1/7/1996 kế thừa hầu hết các qui định của Pháp lệnh ngày 30tháng 8 năm 1990. Ngoài ra, Bộ luật bổ sung một số vấn đề mới trong lĩnh vực

thừa kế, đặc biệt là thừa kế quyền sử dụng đất của cá nhân và thành viên hộ

gia đình phù hợp với thực tiễn sôi động của công cuộc đổi mới về mọi mặt của

đời sống xã hội do Đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VI khởi xướng.Cơ sở pháp lý của vấn đề thừa kế qui định trong Bộ luật dân sự là cụ thểhóa qui định có tính ngun tắc của Hiến pháp năm 1992. Điều 58 Hiến pháp qui

định : "Cơng dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở,

tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp...Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của cơng dân”Trên cơ sở đó Bộ luật dân sự đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản về thừa kế.Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của cơng dân.

Đảm bảo quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân.

Di sản thừa kế phải là những tài sản thuộc sở hữu của người để lại thừakế hoặc quyền đối với tài sản của người để lại thừa kế.

Người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặcsinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế, nhưng đã thành thai trước khi

người để lại di sản chết.

Những nguyên tắc này được qui định trong Bộ luật dân sự nhầm đảm

bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người để lại di sản, người thừa kế và những

người khác có quyền, lợi ích liên quan đến thừa kế.

Tóm lại: Qua từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước, thì sự phát

triển của pháp luật về thừa kế cũng đi theo sự phát triển của xã hội, nó là sự kế

thừa và phát triển liên tục của các qui phạm pháp luật về thừa kế. Những quiđịnh đó về mặt nội dung ngày càng được cụ thể, đầy đủ và chặt chẽ trong việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

thực hiện quyền thừa kế. Về mặt hình thức được qui định từ thấp đến cao, vàngày càng hoàn thiện mà đỉnh cao của nó là được qui định chi tiết cụ thể trong

Bộ luật dân sự có hiệu lực ngày 1/7/1996. Pháp luật thừa kế nói riêng cũng

như pháp luật dân sự nói chung đã góp phần vào cơng cuộc cách mạng trong

từng giai đoạn lịch sử, góp phần làm ổn định xã hội trong quan hệ dân sự.

1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỪA KẾ :

1.3.1. Nguyên tắc bình đẳng trong van đề thừa kế :

Ở nước ta trước khi cách mạng tháng Tám thành công, Thực dân Pháp thực

hiện chính sách chia để trị nên pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nóiriêng khơng thống nhất: Ở ba miền có ba bộ luật dân sự khác nhau. Miền Bắc có

Bộ dân luật Bac kỳ 1931, Miền Trung có Bộ dân luật Trung ky từ 1936, MiềnNam có Bộ luật Nam Kỳ giản yếu năm 1883. Tinh than chung của ba bộ luật nàylà bảo vệ chế độ tư hữu tài sản mà thực chất là bảo vệ quyền chiếm hữu của giaicấp bóc lột đối với tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Do vậy pháp luật về thừa

kế đã duy trì chế độ bất bình đẳng trong gia đình, coi trọng quyền lợi của người

chồng, người cha và người con trai trong øia đình.

Sau cách mạng Tháng Tám thành cơng, Nhà nước ta đã đưa ra nguyên

tắc bảo hộ quyền bình đẳng của nam và nữ trong xã hội, cũng như trong gia

đình, thành những nguyên tắc Hiến định trong đó có quyền thừa kế, thể hiện

tại các Điều 9 Hiến pháp năm 1946, Điều 24 Hiến pháp năm 1959 và Điều 63Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992 qui định: "Phụ nữ và nam giới cóquyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình".

Luật hơn nhân và gia đình năm 1959 Điều 16 và tại điều 17 năm 1986 quiđịnh:"Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau”. Tại các điều 19 Luật hơnnhân và gia đình năm 1959 và Điều 21 Luật hơn nhân và gia đình năm 1986 quiđịnh :"Con trai và con gái có quyên lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình".

Riêng trong lĩnh vực thừa kế thì Pháp lệnh Thừa kế năm 1991 qui định

tại Điều 2 nguyên tắc bình đẳng về thừa kế giữa nam và nữ: "Công dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

không phân biệt nam, nữ đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình chongười khác theo di chúc hoặc theo pháp luật, quyền hưởng di sản ". Cu thể :

* Vợ, chồng đều có quyền lập di chúc của mình.* Vợ chồng được thừa kế của nhau.

* Phụ nữ và nam giới đều được hưởng thừa kế theo quy định của pháp

luật như nhau.

Kế thừa sự phát triển pháp luật dân sự nước ta từ trước tới nay, cụ thể

hóa Hiến pháp năm 1992 . Bộ luật dân sự được ban hành ngày 28 / 10/ 1995

cũng đưa ra nguyên tắc bình đẳng về thừa kế, tại Điều 635 có quy định :"Mọicá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và

quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật ". Nguyên tắc này đồng

thời đã cụ thể hóa một phần nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự. Đó là, sự

bình đẳng giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự trong khi xác lập

thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự mà Bộ luật dân sự qui định tại Điều

§:"Trong quan hệ dân sự , các bên đều bình đẳng, khơng được lấy ly do khác

biệt về dân tộc, giới tính thành phần xã hội, hồn cảnh kinh tế, tín ngưỡng tơn

giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối sử khơng bình đẳng với nhau ".

Quá trình xây dựng, thực hiện nguyên tắc bình đẳng của pháp luật nói

chung và pháp luật thừa kế nói riêng nhầm mục đích loại trừ sự phân biệt đối

sử của chế độ cũ để lại, thực hiện đúng tỉnh thần bảo vệ quyền dân sự của mỗi

người về vấn đề tài sản trong lĩnh vực thừa kế.

1.3.2 Thời điểm và địa điển mở thừa kế.

1.3.2.1- Thời điểm mở thừa kế.

Tất cả các Bộ luật dan sự các nước trên thế giới (kể cả luật La- Mã cổđại) đều qui định thời điểm mở thừa kế.

Việc thừa kế được bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế, thời điểm mở thừakế là thời điểm người có tài sản chết. Bộ luật dân sự thương mại Thái Lan qui

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

định tại Điều 1599:"Khi một người chết, tài sản của người đó được để lại cho

những người thừa kế ". Điều 1602 qui định :"Khi một người được coi là đã

chết ( tun bố mất tích ) thì tài sản của người đó được để lại cho người thừakế". Như vậy theo Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan thì thời điểm mở

thừa kế có thể xảy ra một trong các trường hợp sau:

* Thứ nhất là khi người có tài sản chết .

* Thứ hai là khi người có tài sản bị tuyên bố mất tích.

Theo Bộ dan luật Sài Gịn năm 1972 qui định tại Điều 499 "di sản khai

phát vào ngày mệnh chung" . Như vậy theo Bộ luật nay thì thời điểm mở thừa

kế là thời điểm khi người có tài sản chết.

Luật La Mã qui định thời điểm mở thừa kế được thực hiện lúc người có

tài sản chết, và chỉ được phép hưởng thừa kế sau khi người đó chết hẳn.

Theo pháp luật dân sự nước ta tại Điều 3 Pháp lệnh thừa kế năm 1990

qui định "thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết, hoặc khibản án ( quyết định ) của Tòa án xác định là một người đã chết có hiệu lực

pháp luật ". Theo Bộ luật dân sự qui định tại Điều 636 " Thời điểm mở thừa kế

là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tịa án tuyên bố một

người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà quyết định của Tòa án

tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật".

Như vậy theo pháp luật của nước ta đã qui định cụ thể thời điểm mở

thừa kế là ngày người có tài sản chết hoặc là ngày có quyết định của Tịa ántun bố người đó đã chết có hiệu lực pháp luật. Điều này phù hợp với thônglệ quốc tế và pháp luật trước kia của nước ta.

Việc qui định thời điểm mở thừa kế là cái mốc thời gian xác định sự

phát sinh mối quan hệ pháp lý về thừa kế, có ý nghĩa là mối quan hệ pháp lý

phát sinh ngay sau khi có cái chết của người để lại di sản.Nhưng trong thực tế

việc xác định mốc thời gian này có nhiều khó khăn phức tạp. Vì cái chung của

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

việc xác định thời điểm mở thừa kế của các nước đều quy định là khi người cótài sản để lại thừa kế chết. Sự khác nhau về quy định thời điểm mở thừa kế ởmỗi nước là ở chỗ có nước quy định thời điểm mở thừa kế tính theo ngày chết

của người để lại đi sản; có nước lại quy định thời điểm mở thừa kế tính theo

phút, giờ trong ngày của người để lại đi sản chết.

Vậy ở nước ta theo quy định của pháp luật về thừa kế cụ thể trong Bộluật dân sự tính theo ngày, hay theo phút theo giờ trong ngày ? Theo hướngdẫn của nghị quyết 02/HDTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế, cũng không

hướng dẫn cu thể thời điểm mở thừa kế tính theo ngày, hay theo phút, theo giờ

trong ngay của người có tai sản chết.

Nhưng trong thực tế xét xử của các Tòa án vấn đề thời điểm mở thừa kếthường tính theo ngày.

Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởivì tại thời điểm này mà người ta xác định chính xác tài sản thuộc di sản của

người chết để lại gồm những gì? Và những người thừa kế của họ là ai? Ví dụđứa trẻ sinh ra sau khi người để lại di sản chết được hưởng di sản nếu người

mẹ thụ thai trước khi chồng của mẹ nó chết. Nếu thụ thai sau khi chồng củame nó chết, nghĩa là đứa bé đẻ ra sau 300 ngày khi người chồng của mẹ nó chết

thì nó không phải là người thừa kế di sản của chồng của mẹ nó.

Và cũng từ thời điểm mở thừa kế thì những người thừa kế có các quyềnvà nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Cụ thể quyền về tài san do người chết

để lại thì người thừa kế trở thành người sở hữu chủ đối với khối tài sản được

thừa kế, có đầy đủ các quyền năng như chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối vớitài sản được thừa kế.

Người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết

để lại tương ứng với phần tài sản đã nhận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Ngoài ra, thời điểm mở thừa kế còn liên quan đến thời hiệu khởi kiện.Ví dụ ơng A chết lúc 23 giờ ngày 1/1/1980. Anh H con ông A là người thừa kế

nộp đơn lên Tòa án lúc 15 giờ ngày 1/1/1990 u cầu Tịa án chia đi sản của

ơng A để lại. Tịa án khơng thụ lý hồ sơ vụ án cho rằng đã qua thời hiệu khởikiện ( tính theo ngày ). Nhưng anh H cho rằng thời hiệu vẫn cịn vì thời điểm

mở thừa kế tính theo giờ.

Do vậy để đảm bảo tốt cho công tác xét xử của các Tòa án được thốngnhất, và hơn nữa để đảm bảo đúng đắn quyền lợi của nhân dân thì cơ quan

chức năng nên quy định cụ thể về cách tính thời điểm mở thừa kế, tính theongày, giờ hay theo phút (cụ thể hóa quy định của Bộ luật dân sự) để tránh tìnhtrạng mâu thuẫn về thời điểm mở thừa kế, khi có tranh chấp thừa kế xảy ra.

Thời điểm mở thừa kế tính theo ngày đơn giản dễ thực hiện hơn trong

việc giải quyết mối quan hệ pháp lý về thừa kế nhưng khơng chính xác. Cịnviệc thừa kế tính theo phút thì khoa học hơn, chính xác hơn nhưng khó khăn

hơn trong việc giải quyết mối quan hệ pháp lý về thừa kế.

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì thời điểm mở thừa kế còn là ngày

mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là chết có hiệu lực pháp luật.Như vậy nếu một người mất tích thì chưa được mở thừa kế, nhưng nếu Tịa áncơng nhận một người mất tích mà sau đó vẫn khơng có tin tức, thân nhân cóquyền u cầu Tịa án xác định người đó đã chết. Theo nghị quyết 03 HĐTP

của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 19/10/1990 đã hướng

dẫn việc xác định một người mất tích hoặc đã chết như sau :

Tịa án có thể xác định một người là mất tích nếu đã q 2 năm hoặc có thểxác định một người là đã chết nếu đã quá 5 năm mà ở nơi đăng ký hộ khẩu

thường trú cuối cùng, và ở nơi tạm trú thường xuyên (nếu có) của người đó

khơng có tin tức gì về người đó. Trong trường hợp khơng thể vắng mặt thì tính

thời gian bắt đầu vắng mặt là ngày đầu của tháng tiếp sau của tháng nhận

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

được tin tức cuối cùng về người vắng mặt, còn trong trường hợp khơng thể xác

định được tháng đó, thì tính thời gian bat đầu vắng mặt là ngày 01/01 năm tiếp

sau. Theo hướng dẫn này thì thời điểm mở thừa kế cũng tính từ thời gian bắt

đầu vắng mặt một là ngày đầu của tháng tiếp sau của tháng nhận được tin tứccuối cùng về người vắng mặt, hoặc tính từ thời gian bắt đầu vắng mặt là ngày01/01 năm tiếp sau.

Đối với những người có thể chết trong một tai nạn nhất định như bị lũlụt cuốn trôi, bị đắm tàu, bị đi trên máy bay mất liên lạc. Nếu 6 tháng kể từ

ngày xảy ra tai nạn mà không có tin tức gì chứng tỏ người đó cịn sống thì Tịa

án xác định họ đã chết vào ngày xảy ra tai nạn đó, và thời điểm mở thừa kếcũng tính từ ngày xảy ra tai nạn. —> Rag vấy #

1.3.2.2- Về địa điển mở thừa kế.

Một người có thể sống ở nhiều nơi, và tài sản của một người có thể tậptrung tại một nơi, nhưng cũng có thể được để rải rác ở nhiều nơi khác nhau,

khi người có tài sản chết, cần xác định tại nơi nào là địa điểm mở thừa kế ? Có

hai cách giải quyết về vấn đề địa điểm mở thừa kế như sau :

Thứ nhất:Thừa kế mở tại nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản chết

Thứ hai : Thừa kế mở tai nơi có tồn bộ di sản hoặc phần lớn di sản củangười có di sản chết. Cách này được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Cu thể, Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931, Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936

quy định : Thừa kế cần được mở tại nơi thường trú cuối cùng của người chết,và Bộ dân luật Sai gon năm 1972 quy định tại Điều 499: " Di sản khai phát tại

nơi cư sở cuối cùng của người mệnh mot; nếu không biết cư sở ở đâu thì kể là

tại nơi cư ngụ cuối cùng." Kế thừa pháp luật trước đây của nước ta, Bộ luật dân

sự đã quy định tại khoản 2 Điều 363 : " địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuốicùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thìđịa điểm mở thừa kế là nơi có tồn bộ tài sản hoặc phần lớn di sản "

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Trường hợp di sản là bất động sản, thì địa điểm mở thừa kế cịn phụ

thuộc vào nơi có bất động sản. Đối với trường hợp này, Điều 636 của Bộ luật

dân sự không qui định cụ thể, nhưng theo qui định của điểm a khoản 2 Điều289 : " Địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nơi có bất động sản, nếu đối

tượng của nghĩa vụ dân sự là bất động sản ".

Kết hợp điểm a khoản 2 Điều 289, với khoản 2 Điều 636 : "... địa điểmmở thừa kế là nơi có tồn bộ tài sản hoặc phần lớn tài sản " thì địa điểm mở

thừa kế đối với trường hợp di sản là bất động sản. là nơi có bất động sản vàbất động sản là các tài sản không dị đời được, bao gồm : Dat đai, nha ở, cơng

trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, cơng

trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai.

Việc xác định địa điểm mở thừa kế là cần thiết bởi nó liên quan tớinhững vấn đề như : Trong trường hợp cần thiết phải kiểm kê ngay tài sản của

người đã chết, xác định người thừa kế theo pháp luật, quy định họp mặt người

thừa kế, thông báo về việc mở thừa kế, thông báo cho những người thừa kế.

Người khước từ quyền hưởng di sản phải thơng báo cho chính quyền địaphương. Nếu có tranh chấp về thừa kế thì Tịa án nhân dân nơi mở thừa kế có

thẩm quyền giải quyết.

1.3.3. Di sản thừa kế :

Khi một người chết thì tài sản của người đó được truyền lại cho những

người thừa kế của người đó. Điều 637 Bộ luật dân sự nước ta quy định: " Disản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trongkhối tài sản chung với người khác.

* Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế ".

Theo Điều 172 của Bộ luật dân sự quy định : "Tai sản bao gồm vật có

thực, tiền, giấy tờ trị giá bằng tiền và các quyền tài san”. Nhu vậy di sản bao

gồm tài sản thuộc sở hữu của người chết, các quyền tài sản của người đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Tài sản riêng của người chết là tài sản mà họ có được tạo ra bằng thu

nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng,các loại giấy tờ có giá trị tính được được bằng tiền.

Nhu vậy tài sản được coi là di sản thừa kế gôm:* Tu liệu sinh hoạt.

* Tiên, vàng, bạc, kim khí quý đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc

được dùng làm của cải để giữ, tiền tiết kiệm ngân hàng, tiền lương, tiền

thưởng chưa lĩnh.

* Nhà ở thuộc sở hữu của người chết.

* Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của người chết.

* Về quyền đối với tài sản được để lại cho những người thừa kế thì đó là

những quyền đòi nợ, đồ vật đã cho mượn, cho thuê, chuộc lại tài sản đã cầmcố; quyền đối với tài sản đã thế chấp, đã bồi thường thiệt hại về tài sản, hưởngnhững quyền lợi của tác giả hoặc chủ sở hữu văn bằng, bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp. Đối với quyền tác giả tác phẩm được bảo hộ 50 năm khi tác giả

qua đời. Tuy vậy, một số quyền tài sản gắn liền với thân nhân người chết nhưquyên trợ cấp hưu trí, mất sức, cấp dưỡng... Khơng được coi là di sản thừa kế.

Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khácđược xác định phần của họ trong khối tài sản chung ( phần vốn đóng góp

trong việc tạo dựng tài sản sở hữu chung theo phần. Phần họ được tặng cho,

được thừa kế chung với người khác).

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất khơng phân chia thìphần tài sản của người chết tương đương với phần tài sản của những người khác.

Trường hợp tài sản chung của vợ chồng khi có một người chết trước thì

chia đơi, phần tài sản của người chết chia theo quy định pháp luật về thừa kế.Điều 17 luật hôn nhân và gia đình 1986 quy định : “Khi một bên chết trước,

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đơi. Phần tài sản của ngườichết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế "

Trong những năm gần đây, dưới ánh sáng nghị quyết đại hội Đảng lầnthứ VI và đặc biệt là Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII về việc

phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nên phạm vi tài sản thuộc sở

hữu của công dân được mở rộng hơn trước. Các tư liệu sản xuất, vốn và tài sản

của các chủ doanh nghiệp hoặc của các tổ chức kinh tế khác được Nhà nướcbao hộ, và được quyền thừa kế. Hiến pháp 1992 quy định tại Điều 58 " Cơngdân có quyền sở hữu thu nhập hợp pháp, của cải để đành, nhà ở, tư liệu sinhhoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc các tổ

chức kinh tế khác. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp, quyền thừa kế

của công dan ". Nguyên tắc này cũng đã được cu thể hóa tại Điều 4 Pháp lệnhthừa kế 1990: " Di sản bao gồm tai sản riêng của người chết, phần tài sản của

người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người

chết để lại.

Tài sản gồm có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các thu nhập hợp pháp ".

Và từ đó để đảm bảo cho các chủ doanh nghiệp yên tâm đầu tư vốn để

sản xuất kinh doanh. Điều 4 luật doanh nghiệp tư nhân ngày 2/1/1991 quy

định cụ thể: " Quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền thừa kế, vốn, tài sản

các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các chủ doanh nghiệp được Nhà nước

bao hộ. Điều 5 luật công ty ngày 21/10/1990 quy định " Quyền sở hữu về tư

liệu sản xuất, quyền thừa kế, vốn tài sản các quyền và lợi ích hợp pháp kháccủa các thành viên công ty được Nhà nước bảo hộ ".

Để đáp ứng với tình hình nhiệm vụ mới so với thông tư 81 ngày

24/7/1981 về đi sản được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh thừa kế, Điều 636 Bộluật dan sự được mở rộng hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Vậy tài sản thừa kế không chỉ là công cụ sản xuất trong những trường

hợp được phép lao động riêng lẻ mà còn bao gồm những máy móc, nhà xưởng,kho tàng, nguyên vật liệu, vốn... với số lượng không hạn chế. Do vậy, tất cảmọi tài sản thuộc quyền sở hữu của một người sẽ trở thành di sản khi người đóchết. Dam bảo đúng với tinh thần quyên tự do kinh doanh được pháp luật bao

đảm trong nền kinh tế thị trường mà chiến lược ổn định và phát triển kinh tế

xã hội đến năm 2000 đã đề ra.

Điều 4 Pháp lệnh thừa kế 1990 và Điều 638 Bộ luật dân sự không quy

định di sản là nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, song tại Điều 8 Pháp lệnh

thừa kế và Điều 640 Bộ luật dân sự quy định việc thực hiện nghĩa vụ tài sản

của người chết để lại. Về vấn đề này Điều 640 Bộ luật dân sự quy định cụ thể

hơn Điều 8 pháp lệnh thừa kế: “Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện

nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Nếu di sản chưa chia thì nghĩa vụ tài sản

do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện. Nếu đã được chia thì

mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng

với phần mình đã nhận".

1.3.4) Từ chối quyên thừa kế:

Việc một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự sử dụng hoặc không sử

dụng quyền dân sự cũng là sự biểu hiện phần nào nguyên tắc tự do, tự nguyện

trong khi xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Bộ luật dân sự Nhật Bản cũng quyđịnh việc từ chối quyền thừa kế tại Điều 1043 : " Việc từ chối quyền thừa kế

được pháp luật bảo đảm trước khi mở thừa kế chỉ có hiệu lực nếu có sự đồng ý

của Tịa hơn nhân và gia đình". Người thừa kế có thể khơng sử dụng quyền

được thừa kế của mình, hay nói cách khác là từ chối quyền thừa kế: Theo phápluật Nhật Bản thì chỉ được từ chối trước khi mở thừa . kế và được Tịa hơn nhân

gia đình đồng ý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Pháp luật nước ta quy định việc từ chối quyền thừa kế tại Điều 645 Bộ

luật dân sự và Điều 31 Pháp lệnh thừa kế ( Trước kia trong thông tư 81 ngày

24/7/1981 không quy định).

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp từ chối

nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.Pháp luật dân sự nước ta tôn trọng quyền của những người tham gia

quan hệ pháp luật dân sự được cụ thể trong lĩnh vực thừa kế, và pháp luật dân

sự chỉ loại trừ trường hợp từ chối quyền thừa kế nhằm trốn tránh thực hiệnnghĩa vụ tài sản của người đó. Ví dụ như thanh tốn nợ hoặc bơi thường thiệt

hại sau khi đã nhận di sản.

Pháp luật dân sự nước ta nhằm đảm bảo tính ổn định của các quan hệ

dân sự liên quan đến lĩnh vực thừa kế tại khoản 3 Điều 645 Bộ luật dân sự vàkhoản 2 Điều 31 Pháp lệnh thừa kế quy định thời hạn từ chối nhận di sản là 6

tháng kể từ ngày mở thừa kế.

1.3.5) Nhữmg người không được hưởng quyên thừa kế.

Những người không được hưởng quyền thừa kế được Bộ luật dân sự các

nước quy định cụ thể. Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định tạiĐiều 1606:Người bị kết án bang ban án cuối cùng về tội có hành vi sai trái vàcố tình gây ra cái chết hoặc có mưu toan gây ra cái chết của người để lại tài

sản hoặc của người có quyền wu tiên trong thừa kế.

Người đã truy tố người để lại tài sản là đã phạm tội có thể bị tử hình, và

bản thân đã bị kết án bằng bản án cuối cùng về tội buộc tội giả hoặc tạo rachứng cứ giả.

Người đã biết là người để lại tài sản bị giết mà không cung cấp thông tin...Người mà bằng cách lừa đảo hoặc cưỡng bức buộc người để lại tài sản

phải làm, hủy bỏ, thay đổi toàn bộ hoặc một phần di chúc liên quan đến tài

sản hoặc đã ngăn cản người đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Người đã giả mạo, hủy bỏ hoặc che giấu một phần hoặc toàn bộ di chúc.”

Bộ luật dân sự nước ta đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo pháp luật

dân sự thế giới, kết hợp với sự tôn trọng truyền thống đạo đức tốt đẹp của dântộc, và đảm bảo sự cụ thể hóa việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dânsự, Điều 646 Bộ luật dân sự và Điều 7 khoản 1 Pháp lệnh thừa kế quy định

người thừa kế sẽ không được hưởng thừa kế nếu người đó sẽ rơi vào một trongcác trường hợp sau:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng sức khỏehoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người

để lại di sản. Việc không cho hưởng di sản khơng phụ thuộc vào mức hình phạt và

dù họ đã được xóa án thì người đã bị kết án vẫn không được hưởng di sản.

-Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ ni dưỡng người để lại di san.

Những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng phải căn cứ vào luật hôn nhân và gia

đình (Điều 19; 20; 21; 27). Tức là : cha mẹ có nghĩa vụ ni dưỡng con chưa

thành niên và con đã thành niên khơng có khả năng để tự ni mình; Con có

nghĩa vụ ni dưỡng cha mẹ khi già yếu; Ong bà có nghĩa vụ ni cháu chưa

thành niên trong trường hợp cháu khơng cịn cha mẹ. Cháu đã thành niên có

nghĩa vụ ni dưỡng ơng bà nếu ơng bà khơng cịn con: anh chi em có nghĩavụ đùm bọc lẫn nhau trong trường hợp khơng cịn cha mẹ. Việc quy định

nghĩa vụ ni dưỡng trong luật hơn nhân và gia đình khi người nào vị phạm

nghĩa vụ ni dưỡng người để lại di sản, thì khơng có quyền hưởng di sản củangười để lại đi sản chết.

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng người thừa

kế nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó có quyềnhưởng. Người bị tước quyền thừa kế ở đây phải là người phạm tội giết ngườithừa kế khác với động cơ chiếm đoạt phần di sản mà họ đáng ra được hưởng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Ví dụ: Người để lại di sản thừa kế có hai con, người con nọ giết ngườicon kia để được hưởng toàn bộ di sản được tòa án đã xét xử, kết án và đã có

thừa kế, dùng bạo lực hoặc đe dọa tiết lộ bí mật về đời tư của người có tài sản

để làm cho người đó phải lập đi chúc để lại tài sản của mình.

Như vậy theo Khoản 1 Điều 646 Bộ luật dân sự và Khoản 1 Điều 7 Pháplệnh thừa kế 1990 quy định chỉ có 4 trường hợp nêu trên thì người thừa kếkhơng có quyền hưởng di sản. Do đó-nếu họ vi phạm các tội khác của Bộ luật

hình sự thì họ vẫn được có quyền hưởng di sản.

Tuy nhiên, trong các trường hợp nêu trên, những người có các hành viđó vẫn được hưởng di sản "Nếu người có tài sản thể hiện ý chí vẫn cho hưởng

đi sản theo di chúc” (Khoản 2 Điều 646 Bộ luật dân sự, Khoản 2 Điều 7 Pháplệnh thừa kế). Trường hợp này người có di sản lập di chúc phải thực hiện saukhi hành vi đó xảy ra và họ đã biết hành vi của người vi phạm.

1.3.6) Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

Thuc hiên nghĩa vu tài sản do người chết dé lai `'(1.

+ Thừa kế là sự dịch chuyển đi sản của người đã chết cho những người

còn sống theo quy định của pháp luật, hoặc theo sự định đoạt bằng đi chúc

của người để lại di sản. Pháp luật thừa kế là tổng hợp các quy phạm quy địnhviệc di chuyển quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết cho những người cònsống. Pháp luật nước ta quy định cụ thể thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ

của người thừa kế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Thơng tư số 81 ngày 24/7/1981 của Tịa án nhân dân tối cao không quy

định cụ thể thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, mà chỉquy định: "Việc thừa kế phát sinh từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừakế là căn cứ để xác định khối di sản thừa kế và những người được thừa kế.Người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

Người thừa kế có quyền nhận hoặc không nhận thừa kế. Người nhậnthừa kế được hưởng các tài sản và các quyền về tài sản của người chết để lại,đồng thời phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về tài sản mà người

chết để lại, trong phạm vi giá trị tài sản đã nhận được".

Như vậy thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vu của người thừa kế được

hiểu là xuất hiện đồng thời cùng một lúc với thời điểm mở thừa kế.

Kế thừa các hướng dẫn của thơng tư 81 nói trên Điều 30 Pháp lệnh thừa kế

ngày 30/8/1990 và Điều 639 Bộ luật dân sự đã pháp điển hóa các hướng dẫn

này và quy định cụ thể thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừakế "Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vutài sản do người chết để lại".

Tóm lại, theo quy định của pháp luật nước ta thì thời điểm phát sinhquyền và nghĩa vụ của người thừa kế xuất hiện cùng với thời điểm mở thừa kế.Mà thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc là ngày mà

quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật.

+) Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân, cụ thể là quyền lợi của

những người có tài sản, pháp luật nước ta quy định cùng với việc hưởng những

tài sản do người chết để lại, người thừa kế phải thực hiện những nghĩa vụ vềtài sản của người để lại đi sản.

Những nghĩa vụ về tài san này có thể là trả tiền mua tài sản, giao tài sanmà người chết đã bán; trả nợ; bồi thường thiệt hại do người để lại di sản gây

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

ra. Nhưng tổng số những món nợ thuộc nghĩa vụ này không vượt quá giá trị

phần người thừa kế nhận.

Pháp luật nước ta quy định tại Điều 640 Bộ luật dân sự và Điều 32 Pháp

lệnh thừa kế về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

” Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người

chết để lại.

Di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được

người quản lý đi sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.

Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ

tài sản do người chết để lại tương ứng với phần tài sản mà mình đã nhận.

Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúcthì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kếlà cá nhân”.

Tuy vậy, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người thừa kếnhiều khi khơng đơn giản vì nó liên quan đến nhiều vấn đề khác cần phải giảiquyết như: xác định những người được hưởng thừa kế; thanh toán những

khoản chi từ di sản... Do đó, q trình thực hiện thừa kế là quá trình giải quyết

nhiều vấn đề liên quan với nhau, việc giải quyết một vấn đề liên quan khơngchính xác sẽ ảnh hưởng tới những vấn đề khác. Những người thừa kế và những

người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan có thể tự thỏa thuận với nhau về giải

quyết những vấn đề về thừa kế, nhưng nếu không thống nhất giải quyết được

thì Tịa án có thẩm quyền giải quyết. Nếu người để lại di sản đã cử người thực

hiện di chúc thì người này có nhiệm vụ thực hiện ý chí của người chết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

CHƯƠNG 2

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

TRONG BỘ LUAT DAN SỰ VIET NAM.

2.1. KHAI NIEM THUA KE THEO PHAP LUAT:

2.1.1) Những căn cứ phat sinh thừa kế theo luật

Thừa kế là sự di chuyển tài sản của người chết cho một hoặc một số

người còn sống. Quyền thừa kế với tư cách là một chế định pháp luật của Nhànước, xuất hiện trên cơ sở chấm dứt quyền sở hữu của một người đã chết và sự

chuyển giao tài sản của người đó cho những người cịn sống.

Từ khi xuất hiện Nhà nước và pháp luật (nhất là từ khi có bộ luật cổ Lamã) đến nay, người ta quy định có hai hình thức thừa kế :

- Thứ nhất là thừa kế theo di chúc.- Thứ hai là thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc là chế định nhằm bảo đảm cho người có di sản

quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trước khi chết, mà theo

đó sau khi chết quyền sở hữu tài sản sẽ được chuyển giao cho người khác theo

sự định đoạt trong di chúc của người chết.

Việc định đoạt của người có tài sản được thể hiện trong di chúc là căncứ để cho những người được chỉ định trong di chúc hưởng di sản khi người lập

di chúc chết. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp di chúc là căn cứlàm phát sinh các quan hệ pháp luật về thừa kế. Trong thực tiễn cuộc sống chothấy có những trường hợp tuy có di chúc, nhưng ý chí định đoạt di sản củangười có di sản khơng được bảo đảm, như bị cưỡng ép khi lập di chúc; hoặc sựđịnh đoạt của họ không phù hợp với các quy định của pháp luật; hoặc ý chí

định đoạt đó thể hiện khơng đầy đủ đối với tồn bộ khối di sản mà họ có, cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nên không thé phân chia di sản theo di chúc của người có di sản để lại được.Trong những trường hợp này theo quy định của pháp luật di sản thừa kế sẽđược để lại cho những người có quan hệ thân thích gần gũi. Cùng với hình

thức thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật sẽ tạo nên các hình thức khácnhau nhằm bảo đảm cho di sản của người chết được chuyển quyền sở hữu chongười còn sống theo quy định của pháp luật.

Pháp luật về thừa kế của các nước trên thế giới đều quy định chung về

căn cứ để xác định thừa kế theo pháp luật trong trường hợp khơng có di chúc.Tuy nhiên, ở mỗi nước quy định những căn cứ để xác định việc thừa kế theo

pháp luật có sự khác nhau. Bộ luật dân sự thương mại Thái Lan quy định tạiĐiều 1620 : " Khi một người qua đời không để lại di chúc hoặc đã làm di chúc

nhưng di chúc của người đó khơng có hiệu lực, thì tồn bộ tài sản của ngườiđó sẽ được phân chia cho những người thừa kế theo pháp luật.

Khi một người qua đời có để lại di chúc mà di chúc đó định đoạt, hoặc

chỉ có hiệu lực đối với một phần tài sản của người đó, thì phần tài sản khơngđược định đoạt hoặc khơng bị tác động bởi di chúc đó, phải được chia chonhững người thừa kế theo pháp luật của người đó."

Như vậy theo Bộ luật dân sự Thương mại Thái Lan, thì những căn cứ để

việc thừa kế chia theo quy định của pháp luật gồm :

* Người chết khơng để lại di chúc.

* Di chúc khơng có hiệu lực toàn bộ hoặc một phan.* Phần tài sản khơng được định đoạt trong di chúc.

Pháp luật của chính quyền cũ ở Miền Nam trước khi có Bộ dân luật

Sài gòn năm 1972 quy định : "Những di sản khơng có chúc thư thì truyền

sang cho con người mệnh một, dù trai hay gái cũng được hưởng quyềnbằng nhau".[ 12, tr 163 ]

</div>

×