Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Luận văn: KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN THỂ LOẠI NGÂM KHÚC ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 122 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





ĐỖ THỊ HƯỜNG



KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT
LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN
THỂ LOẠI NGÂM KHÚC



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN






THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






ĐỖ THỊ HƯỜNG


KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT
LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN
THỂ LOẠI NGÂM KHÚC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã Số:60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn:TS.Phạm Thị Phương Thái



THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do khoa học
Thể thơ song thất lục bát (STLB) là một trong những sáng tạo đáng tự
hào của văn học trung đại nói riêng và của nền văn học Việt Nam nói chung.
Từ bƣớc chập chững, “ngập ngừng” dần dần đi đến ổn định và trở thành một
thể thơ cách luật, từ lúc chỉ đƣợc dùng để ngâm nga, ca tụng đến khi trở thành

một thể tài hữu hiệu để diễn tả sâu sắc, tinh tế thế giới nội tâm của con ngƣời,
STLB đã trải qua hành trình mấy thế kỷ, với sự góp công của biết bao thế hệ
thi sĩ. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu, chúng tôi thấy đã có một số bài viết,
công trình khoa học tìm hiểu những vấn đề về đặc trƣng, nguồn gốc và quá
trình hoàn thiện thể STLB. Hầu hết ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trƣớc
đều đã đƣợc biện giải khá thuyết phục. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều điểm cần
nhìn nhận lại và bàn thêm. Chẳng hạn, đành rằng, ngọn nguồn của thể STLB
là văn học dân gian. Nhƣng đó không phải là nguồn gốc duy nhất của thể thơ
này. Có thể thoát thai từ câu hát dân gian nhƣng chắc chắn phải nhờ sự “thi
công” của nhiều thế hệ thi sĩ tài hoa, tinh tế thì STLB mới trở thành một thể
thơ cách luật, mới có thể tỏa sáng với những tác phẩm Ngâm khúc ở thế kỷ
XVIII – XIX. Và nhƣ vậy, sẽ thấy rõ hơn công lao của nhiều thế hệ thi sĩ
trong việc tìm tòi và sáng tạo một lối thơ riêng cho dân tộc.
Nghiên cứu STLB về kết cấu vận luật và tiến trình phát triển từ những
dấu hiệu đầu tiên cho đến bƣớc hoàn tất với các khúc ngâm ở thể kỷ XVIII –
XIX, không những có dịp bàn thêm về đặc trƣng thể thơ STLB mà còn có thể
nhìn nhận quá trình vận động, phát triển của thể thơ STLB từ hình thức đến
nội dung nhƣ lẽ tất yếu, nhằm thỏa mãn nhu cầu phản ánh của thời đại.
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Kết cấu vận luật của thể
song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại Ngâm khúc”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 2 -
1.2 Lý do thực tiễn
Hiện nay, các tác phẩm viết bằng thể thơ STLB (Chinh phụ ngâm, Cung
oán ngâm, Văn chiêu hồn, Khóc Dương Khuê ) chiếm số lƣợng đáng kể
trong chƣơng trình giảng dạy ở các cấp học … Vì vậy, việc tìm hiểu đặc trƣng
kết cấu vận luật và tiến trình phát triển thể loại là việc làm cần thiết và hữu
ích đối với những ngƣời làm công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học. Thực
hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ trau dồi thêm những kiến thức về thi
pháp thể loại, tạo cơ sở chắc chắn về một hƣớng tiếp cận tác phẩm văn

chƣơng và góp thêm một tiếng nói nhằm xác định đúng giá trị của tác phẩm
văn học trong chƣơng trình giáo dục phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đáp ứng đƣợc nhu cầu tình cảm của con ngƣời trong bối cảnh lịch sử
nên ngay từ khi mới ra đời, STLB đã chiếm đƣợc lòng yêu mến của công
chúng thƣởng thức văn học. Với tƣ cách là một thể thơ dân tộc, hơn nữa lại là
thể loại có thành tựu rực rỡ trong văn học Việt Nam thời trung đại, STLB đã
thu hút đƣợc sự quan tâm đánh giá của các nhà nghiên cứu. Từ những thập
niên đầu thế kỷ XX đến nay, thể thơ này thực sự trở thành nội dung nghiên
cứu, tìm hiểu của các nhà văn học sử học và lý luận thơ ca.
2.1 Về nguồn gốc của thể STLB
Do hầu hết các thể thơ, thể văn trong văn học trung đại Việt Nam đều
có nguồn gốc từ Trung Quốc nên xung quanh vấn đề nguồn gốc của thể STLB
đã có rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Có quan điểm cho rằng thể thơ
STLB là thể thơ thuần túy của Việt Nam, quan điểm khác lại khẳng định thể
STLB là một hiện tƣợng lắp ghép giữa cặp thất ngôn của Trung Hoa và cặp
lục bát của Việt Nam. Gần đây, hầu hết giới chuyên môn đều thừa nhận STLB
là thể thơ của dân tộc ta. Tác giả Bùi Kỷ đã khẳng định đó là “lối văn riêng
của ta mà Tàu không có” [44, 82]. Nhà nghiên cứu Phƣơng Lựu cũng tán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 3 -
đồng quan điểm này. Ông đã khẳng định: “Thể thơ STLB được hình thành
trên cơ sở thể lục bát và thể thơ bảy chữ vốn có sẵn trong thơ ca dân gian
Việt Nam” [31, 452].
Trong bài viết “Đi tìm ngọn nguồn của cặp thất ngôn trong thể song
thất lục bát”, tác giả Phan Diễm Phƣơng đã tiến hành so sánh cấu trúc âm luật
của cặp thất ngôn Trung Hoa và cặp thất ngôn Việt Nam để từ đó rút ra kết
luận: “Điệu STLB là điệu hoàn toàn Việt Nam” [42, 38]. Sau đó, tác giả đƣa
ra cách lí giải và chứng minh thể thơ STLB có ngọn nguồn từ văn học dân
gian. Điều này chứng tỏ quan điểm cho rằng thể STLB thuần túy Việt Nam là

hoàn toàn chính xác.
Không dừng lại ở đó, Phan Diễm Phƣơng tiếp tục làm rõ nguồn gốc của
thể thơ này qua bài “Thử tìm hiểu những điều kiện hình thành hai thể thơ lục
bát và Song thất lục bát”. Từ những căn cứ đầy sức thuyết phục, tác giả thêm
một lần nữa khẳng định chắn chắn rằng “dân tộc Việt có đủ mọi điều kiện để
tạo nên thể thơ đó” [43, 33].
Về thời điểm xuất hiện những dòng STLB thành văn, tác giả Phan
Diễm Phƣơng, tác giả Ngô Văn Đức đều khẳng định những dòng STLB đầu
tiên đƣợc bắt đầu từ tác phẩm “Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn” của
Lê Đức Mao. Tác giả Phan Ngọc lại cho rằng “Bồ Đề thắng cảnh thi” tƣơng
truyền của Lê Thánh Tông mới là tác phẩm khởi thảo của thể STLB. Chính vì
vậy, thời điểm xuất hiện thể STLB cũng là vấn đề cần phải xem xét.
2.2 Về đặc trưng kết cấu vận luật của thể STLB
Tiếp theo những công trình nghiên cứu về nguồn gốc của thể STLB,
các nhà nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu đặc trƣng của thể loại này. Một trong
những đặc trƣng đó là kết cấu vận luật.
Tác giả Dƣơng Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu ngoài việc
chỉ ra những đặc điểm hình thức của thể thơ, tác giả còn trình bày một số vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 4 -
đề cơ bản về vần luật bằng trắc trong cặp câu thất của thể STLB: “trừ chữ thứ
nhất không kể, muốn đặt tiếng gì cũng được, còn sáu chữ sau chia làm ba
đoạn mỗi đoạn hai chữ. Trong câu 7 thì có đoạn đầu trắc trắc; đến câu 7
dưới thì luật trái lại: đoạn đầu bằng bằng” [16, 206]. Những vấn đề mà ông
đã đề cập tới sẽ là sự gợi mở cho các tác giả ở giai đoạn sau khi nghiên cứu về
đặc trƣng kết cấu vần luật của thể STLB.
Viết về thể STLB, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả
cũng đã chỉ ra một số đặc điểm về hình thức, cách gieo vần, nhịp điệu của thể
STLB. Nhƣng những nhận định này vẫn mang tính chất khái quát và hết sức
sơ lƣợc.

Trong cuốn Lí luận văn học, tác giả Phƣơng Lựu chủ yếu tập trung vào
tìm hiểu về mặt hình thức của thể thơ STLB: “Song thất lục bát là thể thơ cứ
hai dòng bảy chữ (song thất) lại một dòng sáu chữ và một dòng tám chữ “(lục
bát)” [31, 452]. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến đặc trƣng kết cấu vận
luật của thể này. Ông đã chỉ ra cách hiệp vần và phối thanh của thể STLB:
“Chữ cuối của dòng bảy thứ nhất hiệp vần với chữ thứ năm của dòng bảy thứ
hai. Hai chữ hiệp vần đều thuộc thanh trắc. Chữ thứ bảy của dòng thứ hai
hiệp vần với chữ thứ sáu của dòng sáu tiếp theo và đều thuộc thanh
bằng….Như vậy, mỗi khổ thơ có một vần chân trắc và ba vần chân bằng…”
[31, 452]. Tuy nhiên, những đặc trƣng khác về nhịp điệu, về phép đối… của
thể thơ thì chƣa đƣợc các tác giả đề cập tới.
Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong Thơ ca Việt
Nam hình thức và thể loại đã chú ý hơn tới vấn đề đặc trƣng kết cấu vận luật
của thể STLB. Đóng góp của hai tác giả là đã khẳng định thể thơ này là sự tổ
hợp của lục bát và thất ngôn. Tuy nhiên, họ cũng mới chỉ đề cập đến đặc
trƣng vần luật của thể STLB một cách chung chung, chƣa có sự lí giải cụ thể.
Khác với những công trình nghiên cứu đi trƣớc, Lục bát và song thất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 5 -
lục bát (Lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại) của Phan Diễm Phƣơng đã chỉ
ra cụ thể một số đặc trƣng của thể thơ STLB về: gieo vần, ngắt nhịp, phối
thanh điệu… Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra cách lí giải về ngọn nguồn của
thể thơ lục bát và thể STLB “Đó là hai thể thơ dân tộc, được hình thành trên
những điều kiện cụ thể là tiếng Việt và văn hóa Việt, trong mối liên hệ rất mật
thiết với văn vần dân gian của dân tộc Việt” [44, 123]. Đây là một công trình
có giá trị lớn trong việc làm sáng tỏ đặc trƣng kết cấu vần luật của thể STLB.
Tiếp thu thành quả của công trình này chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu và
chỉ ra sự vận động về mặt hình thức và mặt nội dung của thể STLB trong tiến
trình phát triển của thể loại Ngâm khúc.
Tác giả Ngô Văn Đức trong cuốn Ngâm khúc, quá trình hình thành

phát triển và đặc trưng thể loại cũng có nói đến thể thơ STLB trong tƣơng
quan so sánh với thể lục bát và Đƣờng luật. Từ đó, tác giả bƣớc đầu chỉ ra giá
trị của thể STLB trong việc diễn tả nội tâm con ngƣời và khẳng định thể thơ
này là hình thức tối ƣu của thể loại Ngâm khúc. Nhƣng những vấn đề này vẫn
còn rất chung chung, mới chỉ dừng lại ở mức độ đặt vấn đề. Đây là một trong
những tiền đề gợi mở để chúng tôi thực hiện đề tài này.
Trong những năm gần đây, giới chuyên môn đã quan tâm nhiều hơn tới
đặc trƣng kết cấu vận luật của thể STLB. Nhờ có sự quan tâm này, mà một số
vấn đề cơ bản của thể thơ này đã đƣợc giải quyết ở những mức độ khác nhau.
Từ đó giúp ta có thể nhận diện thể thơ STLB một cách dễ dàng.
2.3 Lịch sử nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của thể
STLB trong Ngâm khúc
Vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá những giá trị nội dung và nghệ
thuật của các tác phẩm Ngâm khúc có một lịch sử khá lâu dài, nhƣng việc
nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của thể STLB thì lại là vấn đề
khá mới mẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 6 -
Ở giai đoạn đầu (giữa thế kỷ XX), hầu nhƣ các tác giả mới chỉ tập trung
tới việc giới thiệu, khảo đính và giải thích điển cố mà chƣa chú ý đúng mức
tới quá trình vận động của thể STLB trong các tác phẩm Ngâm khúc. Có thể
kể đến các công trình nhƣ : Chinh phụ ngâm khảo thích và giới thiệu (Nhà
xuất bản văn hóa HN 1964) của Lại Ngọc Cang; Cung oán ngâm khúc khảo
thích chú giải (Hà Nội 1931) của Đinh Xuân Hội; Cung oán ngâm khúc dẫn
giải (Tân Việt Sài Gòn 1953) của Tôn Thất Lƣơng; Cung oán ngâm khúc dẫn
giải (Quốc học thƣ xã, HN 1953) của Lê Văn Hòe; Cung oán ngâm khúc hiệu
đính chú giải (Bộ giáo dục HN 1957) của Hoàng Ngọc Phách, Lê Thƣớc, Vũ
Đình Liên; Cung oán ngâm khúc khảo thích giới thiệu (Nxb văn hóa HN
1959) của Nguyễn Trác và Nguyễn Đăng Châu; Tự tình khúc và Trần tình
văn – chú thích và giới thiệu (Nxb văn hóa HN 1958) của Đái Xuân Minh,

Nguyễn Tƣờng Phƣợng. Trong các công trình trên, các tác giả tuy đã đƣa ra
những nhận xét đánh giá ngắn gọn nhƣng chỉ nhằm thâu tóm đƣợc cái tài, cái
thần của tác phẩm về phƣơng diện nội dung chứ không hƣớng vào làm rõ quá
trình vận động phát triển của thể STLB trong thể loại Ngâm khúc.
Giai đoạn sau (từ thập kỷ 70), các nhà nghiên cứu đã soi chiếu tác
phẩm từ những góc độ khác nhau nhƣng chỉ dừng lại ở việc phân tích văn bản
hoặc khai thác giá trị của hình tƣợng nghệ thuật. Các công trình này thƣờng
có quy mô nhỏ lẻ chƣa thật chuyên sâu nhƣng ở đó đã có những ý kiến mới
mẻ. Đó là quan niệm Ngâm khúc nhƣ là một thể loại với những đặc điểm
riêng: Thử đặt lại vị trí của Cao Bá Nhạ (Đặng Thị Hảo), Từ bản Nôm mới
phát hiện góp phần xác định thêm tác giả và thời điểm ra đời của Ai tư vãn
(Nguyễn Cẩm Thúy), Thể loại ngâm và “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia
Thiều (N.I.Niculin), Tiếng khóc nhân loại trong tiếng khóc Nguyễn Gia Thiều
(Vũ Khiêu), các bài viết của các tác giả Phạm Luận, Đặng Thanh Lê, Nguyễn
Lộc… trong các giáo trình văn học Việt Nam về Chinh phụ ngâm khúc và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 7 -
Cung oán ngâm khúc… Những khúc ngâm chọn lọc của Lƣơng Văn Đang,
Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Lộc .Các tác phẩm ở giai đoạn này, tuy đã có
bƣớc tiến hơn giai đoạn trƣớc, nhƣng vấn đề về sự vận động của thể STLB
vẫn chƣa đƣợc đề cập đến.
Cuối thế kỷ XX, trên các tạp chí văn học, đã có một số bài viết về sự
vận động và phát triển của thể STLB trong tác phẩm Ngâm khúc.
Trong bài nghiên cứu “Cung oán ngâm khúc trên bƣớc đƣờng phát triển
của thể song thất lục bát” của Đặng Thanh Lê đã chỉ ra sự phát triển của STLB
“khác với các thể kỷ trước, các tác phẩm song thất lục bát của thế kỷ thứ XVIII
đưa thể thơ này vào chức năng phản ánh nội dung tâm trạng có tính chất bi
kịch…” [26, 47]. Nhƣng nhận định này mới chỉ đƣợc rút ra từ việc khảo sát
một tác phẩm cụ thể nên nó chƣa khách quan và đủ sức thuyết phục.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong bài viết “Tìm hiểu quá trình vận

động phát triển của thể loại song thất lục bát” trên Tạp chí Văn học số 5 –
2000 đã chỉ ra đƣợc ba giai đoạn phát triển của thể thơ này dựa trên hai căn
cứ điều kiện lịch sử và quá trình vận động nội tại của thể thơ STLB. Khi tiến
hành nghiên cứu sự vận động của thể thơ ở giai đoạn thứ nhất (Giai đoạn thứ
nhất từ trƣớc nửa đầu thế kỷ XVIII), tác giả cũng có đề cập tới sự vận động
của thể STLB qua một số tác phẩm Ngâm khúc. Nhƣng tác giả mới chỉ ra sự
vận động về mặt hình thức còn sự vận động về mặt nội dung thì chƣa đƣợc
nhắc đến.
Có thể thấy, từ nửa cuối thế kỷ XX giới chuyên môn đã dành cho thể
STLB một sự quan tâm đặc biệt. Vấn đề nguồn gốc ra đời của thể thơ STLB
hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng đây là thể thơ của dân tộc Việt có
ngọn nguồn từ văn học dân gian. Song, theo chúng tôi thì thể thơ này có thể
còn có ngọn nguồn từ trong văn học viết. Trong lịch sử nghiên cứu về kết cấu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 8 -
vận luật của thể thơ STLB ta thấy đã có một số công trình đề cập đến, nhƣng
nghiên cứu về kết cấu vận luật của thể STLB trong tiến trình phát triển của thể
loại Ngâm khúc thì cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào đề cập đến. Với
mong muốn làm sáng rõ bƣớc chuyển biến của thể STLB từ ngâm vịnh đến
diễn tả tâm tình của con ngƣời. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết
cấu vận luật của thể STLB trong tiến trình phát triển của thể loại Ngâm khúc.”
Tất cả những công trình nghiên cứu trên đều là những cơ sở quan trọng,
những kiến thức quý báu giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề
tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để làm rõ tiến trình lịch sử và kết cấu vận luật của thể thơ STLB,
chúng tôi tiến hành khảo sát một số khúc Ngâm chọn lọc và những tác phẩm:
Hạnh Thiên Trường hành cung của Trần Thánh Tông; Cư trần lạc đạo phú
của Trần Nhân Tông; Vịnh Hoa yên tự phú của Huyền Quang; Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi; Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải; Đại nghĩ bát giáp

thưởng đào giải văn của Lê Đức Mao; Bồ Đề thắng cảnh thi (khuyết danh),
Thiên Nam minh giám (khuyết danh). Qua đó chỉ ra những tiền lệ cho sự ra
đời của thể thơ STLB.
Để hiểu rõ giá trị của thể STLB trong việc diễn tả tâm trạng của nhân
vật trữ tình và thấy đƣợc sự hoàn thiện về diện mạo của thể thơ ở cuối thế kỷ
XVIII, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân tích một số khổ thơ trong các
khúc Ngâm tiêu biểu nhƣ: Bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm – tƣơng truyền của
Đoàn Thị Điểm (giữa thế kỉ XVIII); Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều
(cuối thế kỉ XVIII); Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân (cuối thế kỉ XVIII); Văn
chiêu hồn của Nguyễn Du (cuối thế kỉ XVIII); Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ
(cuối thế kỉ XVIII). Đây là những tác phẩm tiêu biểu có thể đáp ứng yêu cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 9 -
lý giải những vấn đề của luận văn ở những góc độ cụ thể khác nhau.
Trong số tác phẩm này chúng tôi đặc biệt chú ý đến Chinh phụ ngâm và
Cung oán ngâm. Đây là hai tác phẩm có vai trò lớn trong việc hoàn chỉnh thể
loại STLB ở văn học trung đại Việt Nam.
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát tiến trình vận động phát triển của thể STLB trong
Ngâm khúc, luận văn bƣớc đầu đi đến kết luận về tiền lệ ra đời của thể STLB;
bàn thêm về kết cấu vận luật độc đáo của thể STLB; sự chuyển biến về hình
thức và nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu biểu đạt.
Trên cơ sở đó luận văn sẽ góp thêm lời khẳng định công lao đóng góp
của các thế hệ thi sĩ trong quá trình hoàn thiện STLB – một trong những thể
thơ dân tộc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp khảo sát và thống kê: để có đƣợc những số liệu, chúng
tôi đã tiến hành khảo sát những sáng tác của các tác giả theo trình tự thời gian,
trong đó có yếu tố vần luật tƣơng đồng với vần luật của STLB. Từ đó bƣớc

đầu có ý kiến về tiền lệ ra đời của thể song thất lục bát.
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: chúng tôi tiến hành so sánh tác phẩm
của các tác giả, đối chiếu giữa các tác phẩm để chỉ ra những bƣớc tiến hay lụi
tàn của nó.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: phân tích đặc trƣng của thể STLB
và từ việc phân tích dẫn chứng để thấy đƣợc sự chuyển biến trong việc ngâm
vịnh đến “ngâm buồn” diễn tả nội tâm của con ngƣời.
- Phƣơng pháp lịch sử: sự xuất hiện của song thất lục bát gắn liền với một
hoàn cảnh xã hội văn hóa cụ thể. Việc vận dụng phƣơng pháp lịch sử để
nghiên cứu giúp chúng tôi xác định một cách đúng đắn vị trí, vai trò và những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 10 -
đóng góp của thể thơ STLB trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc.
6. Những đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn:
+ Bƣớc đầu chỉ ra những tiền lệ của việc hình thành thể thơ STLB
+ Làm rõ bƣớc chuyển biến của thể STLB từ ngâm vịnh đến diễn tả
tâm tình của con ngƣời.
+ Góp phần khẳng định công lao của nhiều thế hệ thi sĩ trong việc xây
đắp và hoàn thiện một thể thơ dân tộc.
+ Góp phần làm sáng tỏ thêm những đặc trƣng dân tộc của thể STLB
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn baogồm 3 phần:
Phần mở đầu gồm 6 phần:
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của luận văn

7. Cấu trúc luận văn
Phần nội dung gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát
Chương 2. Những cơ sở hình thành thể song thất lục bát
Chƣơng 3. Sự chuyển biến từ ngâm vịnh đến diễn tả nội tâm
Phần kết luận.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 11 -
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Khái niệm loại thể và thể loại
1.1.1.1 Loại thể
Trong cuốn phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể)
nhà xuất bản Giáo dục đã đƣa ra cách hiểu về loại thể văn học: “loại thể văn
học là một vấn đề thuộc hình thức nghệ thuật của văn học có liên quan khăng
khít đến nội dung” [6, 3].
Về quan niệm cụ thể với từng thuật ngữ chúng ta rất khó thống nhất và
cũng rất khó có một ranh giới rạch ròi tuyệt đối. Khi nói loại ta cũng hay nói
“loại thể”, khi nói thể ta lại hay nói “thể loại”. Việc gọi tùy tiện nhƣ vậy sẽ
làm rối khái niệm.
Các nhà nghiên cứu đã chia tác phẩm văn học thành các loại và các thể
(hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Nhƣng cũng có
trƣờng hợp thể có thể thuộc về nhiều loại ví nhƣ thơ ta có: thơ tự sự, thơ trữ
tình, kịch thơ. Vì vậy, chúng ta không nên đi tìm ranh giới tuyệt đối giữa các
loại thể. Theo tác giả Trần Thanh Đạm sự phân chia loại thể văn học gồm có
hai mức độ: loại và thể “Theo chúng tôi nên dùng thuật ngữ loại thể bao gồm

loại (loại hình) và thể (hay chỉ thể tài)” [17, 9].
Dựa vào các phƣơng thức sáng tác mà ngƣời ta phân chia thành các loại
thể văn học khác nhau. Theo tác giả Trần Thanh Đạm: “tiêu chuẩn và căn cứ
hợp lí nhất để phân chia loại thể văn học chính là phương thức kết cấu tác
phẩm văn học, trước hết là kết cấu hình tượng hoặc hệ thống hình tượng của
tác phẩm” [17, 7]. Nhƣ vậy có nghĩa là muốn phân chia loại thể chúng ta cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 12 -
chú ý tới sự cấu tạo bên trong và hình tƣợng văn học chứ không phải chỉ dựa
vào một số biểu hiện về hình thức bên ngoài.
Khi đi vào vấn đề loại thể, thế giới tầng bậc của nó và thiên về cấu trúc
hình thức thể hiện, ta có ba loại: tự sự, trữ tình, kịch và từng loại có từng thể
nhỏ. Cụ thể:
Loại tự sự: Là loại tác phẩm dùng lời kể tái hiện lại những việc làm,
biến cố nhằm dựng lại một dòng đời nhƣ đang diễn ra một cách khách quan,
qua đó bày tỏ một cách hiểu và một thái độ nhất định. Tác phẩm đó bao giờ
cũng phải có một sự kiện (một câu chuyện) làm nòng cốt, trong đó có những
sự việc đang diễn ra có sự tham gia của con ngƣời với những hoạt động ngôn
ngữ, tính cách… của họ trong mối quan hệ với hoàn cảnh, xã hội và trong mối
quan hệ lẫn nhau. Loại tác phẩm tự sự bao gồm: thần thoại, sử thi, truyện cổ
tích, truyện cƣời, ngụ ngôn, truyện thơ, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn,
kí sự, bút kí…
Loại trữ tình: Là loại tác phẩm văn học thông qua sự bộc lộ tình cảm
của tác giả mà phản ánh hiện thực, đó là sự bộc lộ trực tiếp những tƣ tƣởng
cảm xúc của tâm hồn con ngƣời đối với thế giới. Loại tác phẩm trữ tình bao
gồm: thơ trữ tình, thơ trào phúng, ca dao trữ tình, các khúc ngâm, tùy bút,
trƣờng ca hiện đại. Phú, văn tế, thơ ca trù cũng có thể xem là dạng đặc biệt
của tác phẩm trữ tình.
Loại kịch: Là loại nghệ thuật sân khấu, mang tính chất tổng hợp của
nhiều loại hình nghệ thuật nhƣ: văn học, âm nhạc, hội họa…Kịch là phƣơng

thức đặc biệt để tái hiện hiện thực cuộc sống và biểu hiện tƣ tƣởng nhà văn,
tức là phản ánh và biểu hiện bằng ngôn ngữ và hành động trực tiếp của nhân
vật trong các tình huống của cuộc sống. Loại tác phẩm kịch bao gồm: bi kịch,
hài kịch, kịch, kịch thơ, các kịch bản chèo, tuồng cải lƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 13 -
Nhƣ vậy, muốn nắm đƣợc những đặc điểm chung của thể loại cụ thể
trƣớc tiên ta phải xác định đƣợc thể loại ấy nó nằm trong loại nào để từ đó có
hƣớng tiếp cận phù hợp.
1.1.1.2 Thể loại
Nói tới thể loại văn học là đề cập tới “Dạng thức của tác phẩm văn
học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển
lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm,
về đặc điểm các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của
mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy” [17, 299].
Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng luôn đƣợc xem xét và xác định
xem nó thuộc thể loại nào, bởi lẽ không có tác phẩm nào lại tồn tại ngoài hình
thức quen thuộc của thể loại. Mỗi thể loại thể hiện một kiểu quan hệ đối với
cuộc sống và đối với ngƣời đọc, tức là một kiểu quan hệ giao tiếp. Giáo sƣ
Trần Đình Sử cũng đã có lần nhận xét đó là kiểu quan hệ giao tiếp kép: Vừa
giao tiếp với ngƣời đọc lại vừa giao tiếp với đời. Qua giao tiếp với cuộc sống
trong tác phẩm, tác giả và ngƣời đọc hiểu nhau.
Từ thời Arixtot đến nay, ngƣời ta vẫn thống nhất phân loại tác phẩm
văn học thành ba loại hình (phƣơng thức phản ánh) là: tự sự, trữ tình, kịch.
Đây là ba phƣơng thức cơ bản nhất của phản ánh hiện thực cuộc sống và biểu
hiện nội tâm của tác giả. Mỗi phƣơng thức phản ánh lại bao gồm nhiều loại
mà “trong lòng mỗi loại và trên biên giới của các loại sẽ nảy sinh rất nhiều
thể khác nhau của sự sáng tác văn học” [7, 9]. Ví dụ: ở phƣơng thức trữ tình
có thơ trữ tình và văn xuôi trữ tình. Mỗi loại lại chia ra làm nhiều thể và thể
loại là cấp độ nhỏ hơn nằm trong loại. Cùng một loại nhƣng ta có các thể loại

khác nhau. Chẳng hạn, trong loại tự sự có tự sự dân gian và tự sự cổ trung đại
và hiện đại. Trong tự sự dân gian lại chia thành: thần thoại, truyền thuyết, cổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 14 -
tích, ngụ ngôn, truyện cƣời.
Thể loại văn học phản ánh những khuynh hƣớng lâu dài và hết sức
bền vững trong sự phát triển văn học.
Mỗi loại hình văn học đều có cách thức riêng để xây dựng hình tƣợng
phản ánh hiện thực đời sống và tâm tƣ tình cảm. Nhƣng nếu cùng một thể loại
thì những tác phẩm đó ngoài những điểm khác biệt sẽ có sự tƣơng đồng. Ví
nhƣ truyện ngắn của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng… có thể có nội
dung truyện khác nhau nhƣng ý thức phản ánh khách quan chân thực cuộc
sống của con ngƣời bằng những chất liệu phong phú của cuộc sống xã hội,
cách kể chân thực những sự kiện của các tác giả…thì tƣơng đối giống nhau.
Nhà nghiên cứu văn học Nga Bakhtin đã nói: “Mỗi thể loại (nhất là những
thể loại lớn) thể hiện một thái độ thẩm mĩ đối với hiện thực, một cách cảm thụ
nhìn nhận, giải minh về thế giới và con người. Thể loại là vị trí nhớ siêu cá
nhân của nghệ thuật với tích lũy, đúc kết những kinh nghiệm nhận thức thẩm
mĩ thế giới” [1, 125].
Tác phẩm văn học là sự thống nhất và quy định lẫn nhau của các yếu tố
chủ đề, đề tài, tƣ tƣởng nhân vật, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức lời
văn và kết cấu. Sự thống nhất này bao giờ cũng phải đƣợc thực hiện theo
những quy luật nhất định. Trong quá trình sáng tác, tác giả dùng các phƣơng
thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau để thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình
đối với hiện thực và mang những khả năng khác nhau để tái hiện đời sống. Từ
đó tác giả có những cách thức xây dựng hình tƣợng nghệ thuật phù hợp với
thể loại văn học mà mình đã chọn.
Sự xuất hiện các thể loại văn học trong lịch sử là cả một quá trình. Vì
vậy, thể loại văn học là một phạm trù mang tính lịch sử mà nó chỉ xuất hiện ở
những giai đoạn phát triển nhất định của văn học, sau đó thƣờng xuyên biến

đổi và thay thế nhau. Khi nghiên cứu thể loại bao giờ chúng ta cũng phải đặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 15 -
nó trong những điều kiện lịch sử cụ thể, có nhƣ vậy ta mới lí giải đƣợc sự
thay đổi của thể loại không phải là ngẫu nhiên mà nó có cơ sở.
1.1.2 Khái niệm thể thơ
Qua khảo sát của chúng tôi, hiện nay các nhà nghiên cứu chƣa có một
định nghĩa thật đầy đủ về khái niệm thể thơ. Nhƣng từ những khái niệm riêng
lẻ về các thể thơ cụ thể, chúng tôi mạnh dạn đƣa ra cách hiểu của mình về
khái niệm thể thơ nhƣ sau: Thể thơ là cách thức làm thơ. Hay nói cách khác,
cách thức tổ chức ngôn từ khác nhau sẽ tạo nên những bài thơ khác nhau xét
về hình thức biểu đạt.
Thông thƣờng cách đặt tên các thể thơ luôn gắn với đặc điểm cơ bản
của thể thơ đó. Hay đó chính là cách gọi tên cách thức để tạo ra bài thơ xét về
mặt hình thức. Ví dụ: Thể thơ lục bát: Là thể thơ có cấu trúc trên 6, dƣới 8
(lục bát), bắt đầu bằng câu 6, tiếp là câu 8, cứ thế diễn đạt cho đến hết ý; thể
song thất lục bát: Là thể thơ cách luật có hai câu trên đều 7 tiếng (song thất),
hai câu dƣới là câu lục và câu bát (lục bát), mỗi khổ thơ 4 câu và cứ thế trình
tự diễn đạt cho đến hết ý.
Thể thơ đƣợc nhận diện qua các tiêu chí cơ bản sau:
+ Số chữ trong một câu thơ
+ Số câu trong một khổ thơ
+ Số câu thơ trong một bài thơ
+ Cách gieo vần
+ Cách phối thanh B- T
+ Cách ngắt nhịp
+ Cách tạo phép đối
VD: Thể STLB: Là thể thơ cách luật của Việt Nam có những đặc điểm sau:
- Hai câu trên đều 7 tiếng, hai câu dƣới là câu lục và câu bát. Mỗi khổ
thơ 4 câu và cứ thế diễn đạt cho hết ý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 16 -
- Nhịp điệu: Hai câu thất có nhịp 3/4 hoặc 3/2/2. Câu sáu có nhịp 3/3
hoặc 2/2/2. Câu tám có nhịp 4/4 hoặc 2/2/2/2
- Cách gieo vần: Tiếng thứ 7 câu thất trên và tiếng thứ 5 câu thất dƣới
hiệp vần lƣng với nhau. Tiếng thứ 7 câu thất dƣới có vần chân với tiếng thứ 6
câu lục. Câu 8 chữ gieo vần nhƣ thơ lục bát.
- Thơ STLB có thể dùng lối bình đối ở hai câu 7 tiếng, tiểu đối trong câu
6 và trong câu 8. Song cách đối nhau không phải là bắt buộc nhƣ trong thơ
Đƣờng luật.
Tuy nhiên, tầm quan trọng của các tiêu chí có thể khác nhau ở những
dạng bài thơ khác nhau. Chẳng hạn, khi nhận diện thể thơ lục bát và song thất
lục bát thì tiêu chí về số lƣợng chữ trong một câu thơ, số câu thơ trong một
khổ là quan trọng nhất. Sau đó mới đến các tiêu chí về cách gieo vần và ngắt
nhịp. Ví nhƣ, thể STLB có quy định chặt chẽ về số câu thơ trong một khổ (4
câu) nhƣng thể lục bát lại không có quy định chặt chẽ nhƣ vậy. Hay trong thể
STLB ngoài câu lục và câu bát còn có hai câu thất mở đầu mỗi đoạn.
1.1.3 Khái niệm thể loại Ngâm khúc
Các thể tài Ngâm, Khúc, Ca, Hành, Thán, Vãn…có nguồn gốc từ Trung
Hoa đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ bao giờ đến nay vẫn chƣa có tài liệu để xác
định một cách chính xác. Chúng ta chỉ biết rằng qua quá trình giao lƣu văn
hóa thì các thể tài trong văn học Trung Quốc đã du nhập vào Việt Nam.
Khoảng thế kỉ XV nƣớc ta có tác phẩm Cung oán ngâm của Thái Thuận làm
theo thể thất ngôn bát cú bằng chữ Hán. Đến khoảng đầu thế kỉ XVIII bên
cạnh những tác phẩm Khúc làm theo nguyên mẫu chuẩn mực của Trung Hoa
thì nƣớc ta đã có những tác phẩm trƣờng thiên với dung lƣợng hàng trăm câu
thơ nhƣ: Tứ thời khúc vịnh (340 câu thơ), Thiên Nam minh giám (940 câu
thơ). Nếu nhƣ những ngày đầu ta thấy Khúc kết hợp với Vịnh thì từ giữa thế
kỉ XVIII Khúc đã kết hợp với Ngâm làm thành thể loại Ngâm khúc. Với tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 17 -
phẩm Cung oán ngâm khúc Đặng Trần Côn – bản dịch nôm tƣơng truyền của
Đoàn Thị Điểm (viết bằng chữ nôm và thể song thất lục bát) đã đƣa thể loại
Ngâm khúc ở nƣớc ta lên đỉnh cao.
Tuy có chịu sự ảnh hƣởng của những thể tài từ Trung Quốc nhƣng
Ngâm khúc của ta vẫn mang những sắc thái riêng của dân tộc. Nếu nhƣ trong
văn học Trung Hoa tâm trạng của nhân vật trữ tình chỉ là những khoảnh khắc
cô đơn thoáng qua thì tâm trạng của nhân vật trữ tình trong các tác phẩm
Ngâm khúc là tâm trạng buồn sầu, đau đớn đƣợc miêu tả trên một diện rộng
với nhiều cung bậc khác nhau. Ngâm khúc thƣờng xoay quanh những con
ngƣời bất hạnh mà thƣờng là những ngƣời phụ nữ.
Tác phẩm Ngâm khúc thƣờng đƣợc dùng để điễn tả tâm trạng u buồn
nỗi giận hờn ai oán của con ngƣời trƣớc những cảnh ngộ của cuộc đời. “Để
tải trở một nội dung lớn như vậy cần phải có những áng thơ trường thiên để
cho nó đến được và thấm sâu vào tâm hồn công chúng độc giả người Việt
Nam, cần phải viết bằng ngôn ngữ dân tộc để phản ánh tâm trạng chung của
nhân vật trữ tình là buồn rầu, đau đớn…” [9, 15]. Đồng thời những tác phẩm
Ngâm khúc cũng rất chú trọng tới việc khai thác âm thanh và nhịp điệu của
ngôn ngữ. Chính vì vậy sau một thời gian dài gia công sáng tác các tác giả
dân gian đã lựa chọn thể thơ song thất lục bát – thể thơ dân tộc đế sáng tác tác
phẩm Ngâm khúc. Bởi lẽ chỉ có thể thơ song thất lục bát mới đáp ứng đƣợc
những yêu cầu của thể loại Ngâm khúc đề ra. Và cũng chính thể STLB đã
giúp Ngâm khúc có sức xuyên thấm mạnh mẽ vào lòng ngƣời đọc.
Do xuất phát từ các góc độ khác nhau mà các nhà nghiên cứu đã đƣa ra
khá nhiều định nghĩa về Ngâm khúc. Các cách định nghĩa ít nhiều có sự khác
nhau nhƣng đều nêu lên đƣợc tiêu chí cơ bản của thể loại Ngâm khúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 18 -
Dƣơng Quảng Hàm định nghĩa về thể loại này nhƣ sau: “Ngâm là một bài
văn tả những tình cảm ở trong lòng, thứ nhất là những tình buồn, sầu đau, thương.

Các Ngâm khúc trong văn ta vẫn làm theo thể song thất lục bát” [15, 139].
Nhóm biên soạn Những khúc ngâm chọn lọc cho rằng: “Ngâm khúc là
những tác phẩm hoàn toàn trữ tình – có thể gọi là những trường thiên trữ tình
được viết bằng thể song thất lục bát” [12, 14].
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả cho rằng: “Ngâm
khúc: thể thơ trữ tình dài hơi thường được làm theo thể song thất lục bát để
ngâm nga than vãn nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền đau
xót triền miên day dứt. Vì vậy thể Ngâm khúc thường được gọi là thán hay
vãn” [16, 137].
Tác giả Ngô Văn Đức trong đề tài cấp bộ Nghiên cứu đặc trưng thi
pháp của thể loại thơ trữ tình Ngâm khúc khẳng định: “Ngâm khúc là ca khúc
trữ tình dài hơi phản ánh tâm trạng bi kịch của con người đã có ý thức về cá
nhân trong một giai đoạn lịch sử nhất định được viết bằng ngôn ngữ dân tộc
(chữ nôm) và thể thơ song thất lục bát” [9, 17]. Có thể thấy đây là một định
nghĩa tƣơng đối đầy đủ và khá chặt chẽ về thể loại Ngâm khúc.
Nhìn chung ta có thể hiểu Ngâm khúc là những ca khúc trữ tình trƣờng
thiên phản ánh những bi kịch không thể giải quyết đƣợc trong đời sống nội
tâm của con ngƣời, trong một giai đoạn lịch sử nhất định đƣợc viết bằng thể
STLB và chủ yếu bằng ngôn ngữ dân tộc.
Qua khảo sát một số khúc ngâm ta thấy phạm vi cuộc sống mà Ngâm
khúc lựa chọn để phản ánh là thế giới tâm trạng của những số phận nhỏ bé
trong xã hội. Bao trùm lên toàn bộ khúc ngâm là âm hƣởng buồn bã về sự mất
mát tuyệt vọng đến chán chƣờng. Các nhân vật trữ tình tuy mỗi ngƣời một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 19 -
hoàn cảnh ngƣời thì nghèo, ngƣời thì cảnh oan khiên tù đày, ngƣời thì ở quê
ra…nhƣng tất cả đều đang trong cảnh ngộ hết sức thƣơng tâm.
1.1.4 Khái niệm vần luật
1.1.4.1 Khái niệm vần
“Vần là một phương tiện tổ chức văn bản thơ ca dựa trên cơ sở lặp lại

không hoàn toàn các tiếng ở vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính
hài hòa và liên kết giữa các dòng thơ” [ 44, 38].
Chúng ta có thể nhận diện vần qua các ví dụ sau:
Xưa kia ta đi liễu đương xanh tốt,
Chim hoàng oanh mới hót ba câu.
Mà nay cúc nở vàng thâu
Liễu kia nghĩ cũng âu sầu vì ve.
(Thu dạ lữ hoài ngâm - Đinh Nhật Thận)
Khi tác giả mới rời xa quê hƣơng thì cây liễu đang “xanh tốt”, con chim
hoàng anh mới chỉ “hót ba câu” nhƣng khi tác giả trở về thì cúc đã nở “vàng
thâu” cây liễu cũng đã “âu sầu”. Dƣờng nhƣ thời gian tác giả xa quê hƣơng
mọi thứ đã thay đổi và thời gian là khá lâu. Nhờ có vần mà câu thơ trở nên
gắn kết liền mạch và nỗi sầu li biệt của tác giả trở nên da diết hơn. Có thể
khẳng định vần có vị trí rất quan trọng trong thơ.
Để câu thơ trở nên gắn kết và hài hòa hơn trong bài thơ thì vần có vị trí
rất quan trọng. Vần có thể đƣợc phân biệt từ những góc độ khác nhau:
+ Về chất lƣợng của tiếng có vần, ngƣời ta phân biệt vần chính (vần
hoàn toàn trùng hợp với nhau) và vần thông (vần không hoàn toàn trùng hợp
nhau). Ví dụ:
.Vần chính: Là sự hoà phối âm thanh ở mức độ cao giữa các tiếng
đƣợc gieo vần, trong đó phần vần (âm chính và âm cuối) hoàn toàn trùng
khớp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 20 -
Để truyền bia miệng kiếp nào mòn,
Cao thấp cùng xem sự mất còn.
Thương cá thác vì câu uốn lưỡi,
Ngâm trai nào chết bát mồ hòn
(Quốc âm thi tập, bài 182 - Nguyễn Trãi)
.Vần thông: Đƣợc tạo nên bởi sự hoà hợp phối âm thanh giữa các tiếng

đƣợc gieo vần nhƣng trong đó bộ phận vần không lặp lại hoàn toàn mà có sự
khác biệt chút ít:
Người thì mắc sơn tinh thuỷ quái,
Người thì sa nanh sói ngà voi.
(Văn chiêu hồn - Nguyễn Du)
Hoặc :
Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm
Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon.
(Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều)
+ Về vị trí của tiếng có vần trong câu thơ, ngƣời ta phân biệt vần chân
(tiếng có vần đứng cuối câu thơ, còn gọi là cƣớc vận) và vần lưng (tiếng có
vần đứng ở giữa câu thơ là yêu vận).
Vần chân đƣợc gieo vần ở cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết
thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết với các dòng thơ tiếp theo, “vần chân
rất đa dạng: khi liên kết, khi gián cách, khi ôm nhau, khi hỗn hợp các loại
trên” [ 16, 363].Ví dụ:
Ai yêu như tôi yêu nàng
Họp nhau lại, họp thành làng cho xinh
Chung nhau dựng một trường đình
Thờ riêng một vị thần linh là Nàng.
(Lòng yêu đương – Nguyễn Bính)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 21 -
. Vần lưng là vần đƣợc gieo ở lƣng chừng dòng thơ.
Thu sang trên những cánh bàng,
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi.
Hôm qua đã rụng một rồi,
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn.
(Cây bàng cuối thu – Nguyễn Bính)
+ Về mức độ trầm bổng, cao thấp của âm tiết mang vần, ta có vần bằng

và vần trắc.
.Vần bằng là vần nằm ở âm tiết gieo vần mang thanh bằng (thanh
không, thanh huyền).
Ví dụ:
Cơn gió đìu hiu lướt mặt hồ,
Thổi rơi xuống nước chiếc hoa khô.
Giật mình, làn nước cau mày giận,
Tan cả vừng trăng tỏa lững lờ.
(Đìu hiu – Đỗ Huy Nhiệm)
.Vần trắc là vần ở âm tiết gieo vần mang thanh trắc (thanh sắc, hỏi, ngã,
nặng).
Ví dụ:
Xưa ta đi liễu dương xanh tốt,
Chim hoàng anh mới hót ba câu.
(Thu dạ lữ hoài ngâm – Đinh Nhật Thận)
Hay:
Tình rầu rĩ khôn khuây nhĩ mục
Chốn phòng không như giục mây mưa.
(Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều )
Thanh điệu trong tiếng Việt rất phong phú điều đó làm cho tính nhạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 22 -
trong thơ đƣợc tăng lên. Thông thƣờng khi sử dụng thanh bằng thƣờng đem lại
cảm giác buồn, lâng lâng, chơi vơi và ấn tƣợng về một không gian dàn trải.
Thanh trắc thƣờng diễn tả nhịp điệu chắc khỏe nhƣng cũng gợi lên cái gì đó trắc
trở. Bởi vậy, thanh điệu có vai trò rất quan trọng trong các âm tiết gieo vần.
1.1.4.2 Khái niệm luật
Luật là “Toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trong sáng tạo thơ, như
phân dòng, số tiếng, ngắt nhịp, gieo vần. bằng trắc,…” [17, 189]. Có nghĩa là
khi sáng tác các tác phẩm theo thể loại chúng ta cần phải tuân thủ những quy

tắc của thể loại đó.
Ví dụ: Khi làm thơ lục bát ta phải tuân thủ về những luật lệ của thể thơ
lục bát nhƣ luật: về “tiếng”, về cách hiệp vần, về nhịp và về thanh điệu.
+ Về tiếng: Câu trên có 6 “tiếng” (câu lục), câu dƣới có 8 “tiếng” (câu
bát), và cứ thế tiếp tục.
Ví dụ:
Xưa sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
+ Về hiệp vần: các tiếng trong từng đôi câu thơ hiệp vần nhƣ sau: tiếng
cuối câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát (vần lƣng ở câu bát); tiếng cuối câu
bát vần với tiếng cuối câu lục (vần chân ở câu lục).
Ví dụ:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Tài sắc của chị em Thúy Kiều đƣợc đại thi hào Nguyễn Du giới thiệu
một cách tự nhiên mà cũng rất sinh động. Vần chân và vần lƣng kết hợp tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 23 -
nên sự hài hòa gắn kết chặt chẽ giữa các câu thơ.
+ Về ngắt nhịp: Nhịp chẵn là chủ yếu, trong đó nhịp đôi là cơ sở cũng
có khi linh hoạt theo nhịp lẻ ví nhƣ: Làn thu thuỷ /nét xuân sơn
+ Về thanh điệu có thể chia thành ba loại “tiếng”:
. Thanh bằng ở các tiếng 2, 6, 8.
. Thanh trắc ở tiếng thứ 4.
. Các tiếng lẻ 1, 3, 5 thì tự do hay còn gọi là “nhất, tam, ngũ bất luận”
Nếu ở câu lục có tiểu đối (đối bên trong câu) thì có thể đối thanh:

Ví dụ:
Người quốc sắc/ kẻ thiên tài,
Tình trong như đã/ mặt ngoài còn e.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Theo đúng luật thì tiếng thứ hai của câu lục phải mang thanh bằng,
nhƣng ở đây dùng thanh trắc vì có tiểu đối (về nghĩa) trong câu lục.
1.2 Những yếu tố cơ bản của thể thơ STLB
Thể lục bát, STLB và hát nói là những thể thơ do ngƣời Việt sáng tạo
ra. Đó là những thể thơ hết sức độc đáo của văn học trung đại nói riêng và văn
học Việt Nam nói chung. “STLB là thể thơ cứ hai dòng bảy chữ (song thất)
lại có dòng sáu chữ (lục bát). Nếu mở đầu bằng hai dòng sáu chữ và tám chữ
rồi mới tiếp hai dòng bảy chữ, người ta gọi là lục bát gián thất. STLB được
hình thành trên cơ sở thể lục bát và thể thơ bảy chữ vốn có sẵn trong thơ ca
dân gian Việt Nam” [31, 452].
Trong suốt một thời gian dài xung quanh vấn đề nguồn gốc của thể thơ
STLB, ngƣời ta đã đƣa có nhiều ý kiến khác nhau thậm chí đối lập nhau. Do
chƣa tìm đƣợc tiếng nói chung về hai câu thất trong ngôn của khổ STLB, nên
có ngƣời cho rằng thể STLB là thể thơ thuần túy của dân tộc, nhƣng cũng có
ý kiến cho rằng đây là thể thơ có sự kết hợp giữa thất ngôn của Trung Hoa và

×