Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha Dượng, Mẹ Kế Đối Với Con Riêng Của Vợ Hoặc Của Chồng..pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15 MB, 141 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>THUỘC NHÓM NGÀNH : LUẬT DÂN SỰ </b>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : 1. Nguyễn Quỳnh Anh Thư 2. Văn Thị Hoài Thương 3. Lê Mỹ Tiên

4. Lê Thị Tuyết Trâm

Mã số SV: 2053401020205 2053401020211 2053401020217 2053401020225

Năm thứ: 3 3 3 3 Trưởng nhóm: Lê Mỹ Tiên

Lớp: 121-CLC45QTL(B) Khoá: 45 Khoa: Các Chương trình đào tạo Chất lượng cao

<b>Mã số cơng trình :………. </b>

<i>( Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>THUỘC NHĨM NGÀNH : LUẬT DÂN SỰ </b>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : 1. Nguyễn Quỳnh Anh Thư 2. Văn Thị Hoài Thương 3. Lê Mỹ Tiên

4. Lê Thị Tuyết Trâm

Nam/Nữ : Nữ Nữ Nữ Nữ

Mã số SV: 2053401020205 2053401020211 2053401020217 2053401020225

Năm thứ: 3 3 3 3 Trưởng nhóm: Lê Mỹ Tiên

Chất lượng cao

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Chúng tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của nhóm chúng tơi, có sự hỗ trợ từ Giảng viên hướng dẫn là ThS. Nguyễn Phương Ân - giảng viên Khoa Luật Dân sự, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC </b>

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1

Tính cấp thiết của đề tài: ... 1

Tình hình nghiên cứu: ... 2

Tình hình nghiên cứu ở trong nước: ... 2

Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi: ... 6

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.3.3 Chế tài xử lý vi phạm quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con

riêng của vợ hoặc của chồng. ... 30

2.1.2 Kiến nghị hoàn thiện. ... 45

2.2 Về vấn đề cấp dưỡng giữa cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. ... 49

2.2.1 Bất cập trong thực tiễn áp dụng. ... 49

2.2.2 Kiến nghị hoàn thiện. ... 50

2.3 Về chế tài của cha dượng, mẹ kế vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. ... 56

2.3.1 Bất cập trong thực tiễn áp dụng. ... 56

2.3.2 Kiến nghị hoàn thiện. ... 59

Kết luận chương II ... 63

KẾT LUẬN CHUNG ... 64

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Nghị định số 65/2013/NĐ-CP

Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

Nghị định số 130/2021/NĐ-CP

Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống

tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Nghị định số 144/2021/NĐ-CP

Nghị quyết số 67-CP ngày 25 tháng 3 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành và xây dựng

pháp luật thống nhất cho cả nước.

Nghị quyết số 67-CP

Thông tư số 60/TATC ngày 22 tháng 2 năm 1978 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có

chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác.

Thông tư số 60/TATC

Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 ngày 08 tháng 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một

Thơng tư số 111/2013/TT-BTC

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Thông tư liên tịch số VKSNDTC-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 của Tòa án

01/2001/TTLT-TANDTC-nhân dân tối cao, Viện kiểm sát 01/2001/TTLT-TANDTC-nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội “về việc thi hành

Luật hơn nhân và gia đình”.

Thơng tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-BTP

Thông tư liên tịch số VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Tòa án nhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và

01/2016/TTLT-TANDTC-gia đình số 52/2014/QH13.

Thơng tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-BTP

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>

v Tính cấp thiết của đề tài:

Hơn nhân và gia đình ln là vấn đề xã hội được tiếp cận, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể nói, gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt trong cơ cấu của xã hội, là “tế bào” của xã hội, là cái nơi hình thành và phát triển con người. Sự ổn định và phát triển của gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển xã hội. Có nhiều cơ sở để xác lập nên một gia đình, trong đó hơn nhân là yếu tố chủ đạo để phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định rằng hơn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội ra đời mang tính lịch sử, cùng với sự xuất hiện của xã hội có giai cấp, chế độ tư hữu và Nhà nước. Do đó, cũng như các mối quan hệ xã hội khác, hôn nhân và gia đình chịu sự điều chỉnh của Nhà nước thơng qua các quy phạm pháp luật. Trong khi việc đăng ký kết hôn là một sự kiện pháp lý tạo nên một “tế bào mới” cho xã hội, là cơ sở hình thành một mối quan hệ xã hội mới thì ly hôn là một sự kiện pháp lý khác chấm dứt sự duy trì của “tế bào” đó.

Khi các cặp vợ chồng khơng thể sống hịa hợp với nhau dẫn đến tình trạng mâu thuẫn kéo dài, đời sống chung từ “thăng hoa” trở thành “địa ngục” thì ly hôn là một

<i>giải pháp được nhiều người lựa chọn để có cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022 của các Tịa án được Tịa án nhân dân tối cao cơng bố trong năm 2021 thì “các Tịa án </i>

đã thụ lý 219.256 vụ việc hơn nhân và gia đình; đã giải quyết, xét xử được 199.972 vụ việc, đạt tỷ lệ 91,2% (số thụ lý giảm 46.399 vụ việc; giải quyết, xét xử giảm 56.985 vụ việc). Các vụ án hơn nhân và gia đình mà Tịa án phải thụ lý, giải quyết chủ yếu là ly hôn do mâu thuẫn gia đình là (162.072 vụ)”<small>1</small>. Hôn nhân tan vỡ khơng cịn là câu chuyện của hai người mà hậu quả để lại ảnh hưởng tới gia đình, xã hội và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đối với con cái. Ly hôn xảy ra khiến con cái phải chọn sống chung với người này hoặc người kia. Sau đó, bên giành quyền ni con lại có một gia đình mới, một cuộc sống mới - đó là điều mà pháp luật khơng cấm họ. Vậy nên, vấn đề được đặt ra ở đây là quyền của những đứa trẻ khi sống chung với cha dượng, mẹ kế có được

<small>1 “Dự thảo báo cáo tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022 của các Tòa án”, truy cập ngày 15/03/2022. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

đảm bảo hay không?

Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng lần đầu tiên được quy định trong Luật HNGĐ năm 2000. Kế thừa Luật HNGĐ năm 2000, Luật HNGĐ năm 2014 được ban hành, tiếp tục ghi nhận về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc chồng và quy định chi tiết hơn về mối quan hệ này. Pháp luật Việt Nam quy định dù không bị ràng buộc về mặt huyết thống nhưng cha dượng, mẹ kế vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với con riêng của vợ hoặc của chồng và ngược lại. Quy định này phù hợp với đạo đức xã hội, bởi vì cho dù không phải là người sinh thành, nhưng cha dượng, mẹ kế cũng là người thay thế cha mẹ đẻ chăm sóc, ni dưỡng con riêng nên người. Quan hệ giữa người con riêng với cha dượng, mẹ kế cũng là quan hệ cha, mẹ – con. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này còn gặp phải nhiều vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là liên tiếp những năm gần đây, tình trạng mẹ kế bạo hành con riêng của chồng; cha dượng xâm hại, bạo hành con riêng của vợ xảy ra rất nhiều, gây bức xúc trong xã hội. Không những bị bạo hành thể xác mà những đứa trẻ ấy còn bị bạo hành cả về tinh thần, những vết thương trên cơ thể kia sẽ có ngày lành sẹo nhưng những tổn thương sâu sắc về mặt tâm lý thì rất khó để chữa lành. Vốn dĩ tình cảm ruột thịt đã thiếu thốn mà nay phải chịu đựng thêm việc bị đánh đập, bạo hành từ cha dượng, mẹ kế thì thử hỏi những đứa trẻ ấy phải làm thế nào đây? Có thể thấy, quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm phạm nghiêm trọng ở ngay trong chính gia đình – nơi chúng được ni dưỡng và phát triển hàng ngày.

Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong mối quan hệ với cha dượng, mẹ kế là điều hết sức cần thiết. Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận vấn đề quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế vấn đề xâm phạm đến quyền của trẻ em, nhóm tác giả chọn đề tài:

<b>“Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng” để nghiên cứu khoa học. </b>

v Tình hình nghiên cứu:

Ø Tình hình nghiên cứu ở trong nước:

<b>Nhóm sách giáo trình, sách chun khảo: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), “Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình” (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội </i>

Luật gia Việt Nam, tr. 328 - 358.

Giáo trình đã đề cập về một số vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. Theo đó, để điều chỉnh mối quan hệ này, Luật hôn nhân và gia đình đã đặt ra một số quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng (và ngược lại). Tuy nhiên, không phải cha dượng, mẹ kế nào cũng có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 69, 71, 72 và 79 Luật HNGĐ năm 2014, mà nhóm quyền và nghĩa vụ này chỉ phát sinh khi cha dượng, mẹ kế và con riêng sống chung với nhau. Có thể thấy, xét về mặt lý luận, giáo trình này được xem như là một nguồn tài liệu vơ cùng q báu mà nhóm tác giả có thể tham khảo trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu của nhóm.

<i>- Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), “Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam”, Nhà xuất bản Tư pháp, tr. 342. </i>

Giáo trình này cho rằng quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là một quan hệ đặc biệt, dựa trên cơ sở hôn nhân của cha dượng với mẹ đứa trẻ hoặc mẹ kế với bố của đứa trẻ đã đặt đứa trẻ vào mối liên kết

<i>của một gia đình mới. Gia đình đó được các nhà xã hội học gọi là “gia đình ghép”. Dưới góc độ pháp lý, cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của </i>

chồng cũng được xem là thành viên trong gia đình. Quan điểm của giáo trình trên là một góc nhìn mới mẻ của các chuyên gia, giảng viên luật đến từ Đại học Luật Hà Nội mà nhóm tác giả có thể tham khảo để làm sáng tỏ hơn một số vấn đề liên quan đến đề tài của nhóm.

<b>Nhóm luận án, luận văn: </b>

<i>- Lê Tuyết Nhung (2014), Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. </i>

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề xoay quanh việc cấp dưỡng sau ly hôn bao gồm mức cấp dưỡng, phương pháp cấp dưỡng, điều kiện phát sinh cấp dưỡng, đối tượng cấp dưỡng,... Trong đó, tác giả có đề cập đến trường hợp cấp dưỡng của cha dượng, mẹ kế cho con riêng của vợ hoặc của chồng sau khi ly hôn. Cụ thể, tác giả cho rằng việc chưa có bất kỳ quy định nào điều chỉnh vấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đề cấp dưỡng trong mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng đã dẫn đến nhiều khó khăn khi khơng có căn cứ pháp luật để Tịa án giải quyết các trường hợp yêu cầu cấp dưỡng giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên kia.

<i>- Đỗ Thị Oanh (2014), Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. </i>

Tác giả luận văn đã tập trung làm rõ các nội dung cơ bản của đề tài. Cụ thể là những đề luận cơ bản về thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, những quy định pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em còn được tiếp cận và làm sáng tỏ bằng việc phân tích các quyền trẻ em trong Luật HNGĐ.

<i>- Nguyễn Viết Giang (2022), Thừa kế thế vị theo pháp luật Việt Nam, Luận án </i>

Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.

Luận án đã đề cập đến quyền thừa kế thế vị giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế nếu giữa họ có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 652 và Điều 653 BLDS năm 2015. Tuy nhiên, luận án chỉ mới phân tích và chỉ ra được những thiếu sót trong quy định của pháp luật Việt Nam chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu, mở rộng vấn đề ở khía cạnh thực tiễn áp dụng. Dù vậy, đây cũng được xem là một nguồn tài liệu hữu ích mà nhóm tác giả có thể tham khảo khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về quyền thừa kế giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng.

<i>- Phạm Thị Bích Phượng (2014) “Một số vấn đề về thừa kế thế vị trong trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 15, tr 20 - 22. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Tác giả phân tích quy định của BLDS năm 2005 về thừa kế thế vị giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế, một số vấn đề bất cập trong việc áp dụng các quy định này trong thực tế, kiến nghị sửa đổi hoàn thiện quy định này.

- Huỳnh Thị Cẩm Hồng (2019), “Hoàn thiện pháp luật về quyền được chăm sóc,

<i>ni dưỡng của trẻ em”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 14 (390), tr. 38 - 43. </i>

Quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em là một quyền rất quan trọng và được ghi nhận trong Luật Trẻ em năm 2016. Để bảo đảm các quyền nêu trên của trẻ em, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về trẻ em, đặc biệt là bổ sung quy định về bảo đảm trẻ em khơng bị cha mẹ, người chăm sóc bạo lực, bóc lột và bỏ rơi, bỏ mặc. Từ những phân tích của Huỳnh Thị Cẩm Hồng, nhóm tác giả đã có cái nhìn sâu sắc hơn về quyền trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em hiện nay dưới góc độ lý luận.

- Nguyễn Thị Lan (2019), “Thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con

<i>sau khi cha mẹ ly hơn”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 05 (326), tr. 44. </i>

Bài viết tìm hiểu những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn để đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất. Trong đó, bài viết có đề cập đến việc cha, mẹ trực tiếp nuôi con sau ly hôn xác lập quan hệ hôn nhân với người khác nhưng đứa trẻ không sống chung mà ở với ông bà và những bất cập xoay quanh vấn đề này. Theo đó, người cha dượng, mẹ kế khơng có nghĩa vụ đối với con riêng của vợ hoặc chồng nhưng thu nhập trong thời kỳ hôn nhân lại thuộc tài sản chung hợp nhất nếu vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản như luật định. Điều này gây khó khăn cho việc chăm sóc, ni dưỡng của cha mẹ trực tiếp nuôi con.

<i>- Lê Thị Mận, Nguyễn Phương Ân (2022), “Bảo đảm quyền được chăm sóc của </i>

trẻ em sau khi cha mẹ ly hơn - Nhìn từ góc độ việc thực hiện nghĩa vụ và quyền

<i>thăm nom con”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 09 (157), tr. 12 - 23. </i>

Trong bài viết, các tác giả đã đi sâu vào phân tích, đánh giá về quyền được chăm sóc của trẻ em và cơ chế thăm nom con sau khi ly hơn hiện nay. Từ đó, các tác giả cũng đã chỉ ra được bất cập trong thực thi nghĩa vụ và quyền thăm nom con sau khi cha mẹ ly hôn và đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em thông qua việc thực thi nghĩa vụ và quyền thăm nom con trẻ. Có thể thấy, các tác giả của bài viết trên đang muốn hướng

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

đến hoàn thiện pháp luật để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, và đây cũng là điều mà nhóm nghiên cứu đang muốn hướng đến trong đề tài này.

Qua tình hình nghiên cứu có thể thấy ở Việt Nam đã có những cơng trình nghiên cứu về từng nội dung thuộc quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng, là cơ sở tham khảo quý báu cho nhóm tác giả trong q trình thực hiện cơng trình. Tuy nhiên, nhìn chung, các bài viết, cơng trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến vấn đề thừa kế giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng, nhiều vấn đề về thực tiễn và bất cập vẫn chưa được đề cập.

Ø Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:

<i>- Margaret M. Mahoney (1994), Stepfamilies and the Law, University of </i>

Michigan Press, pp. 1 - 12.

Tác giả cung cấp chi tiết và phân tích chuyên sâu về tình trạng Luật gia đình ở Hoa Kỳ. Thực tiễn ở Hoa Kỳ, số lượng “gia đình ghép” ngày càng gia tăng. và xuất hiện một số vướng mắc khi giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ giữa cha mẹ kế với con riêng của bên kia. Do đó, tác giả cho rằng việc có một hệ thống pháp luật quy định mối quan hệ kế là một điều khả thi và cần thiết để theo kịp xu thế phát triển của xã hội.

- Carol Rogerson (2001), “The Child Support Obligation of Step-Parents”,

<i>Canadian Journal of Family Law, Vol. 18, pp. 9 - 158. </i>

Bài viết nghiên cứu các vấn đề pháp lý về việc thừa nhận và điều chỉnh mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên còn lại. Chính sự hình thành mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng là cơ sở để phát sinh một số vấn đề về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng.

<i>- Cynthia Grant Bowman (2012), The Legal Relationship Between Cohabitants And Their Partners’ Children, 13 Theoretical Inquiries in Law 127. </i>

Bài nghiên cứu luận giải về hai vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên, bao gồm: quyền của cha dượng, mẹ kế phát sinh trong mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của bên còn lại và vấn đề về cấp dưỡng của cha dượng, mẹ kế đối với đứa con riêng sau khi ly hôn. Bài nghiên cứu đã chỉ ra được sự khác nhau trong luật hôn nhân giữa các quốc gia để từ đó đề xuất một số kiến nghị phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>- Thứ nhất, làm rõ tầm quan trọng về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế </i>

đối với con riêng của vợ hoặc của chồng thông qua việc phân tích các khái niệm, đặc điểm, nguồn gốc ra đời của quyền và nghĩa vụ này.

<i>- Thứ hai, từ phân tích thực tiễn áp dụng, đánh giá các thực trạng pháp luật hiện </i>

hành, xác định những điểm hạn chế, bất cập tồn tại để từ đó kiến nghị các giải pháp hồn thiện pháp luật và cơ chế thi hành pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng.

v Phạm vi nghiên cứu:

Nhóm định hướng tập trung nghiên cứu các quy định của Luật HNGĐ 2014, trên cơ sở so sánh, tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan như Luật Trẻ em năm 2016, BLDS năm 2015, BLHS năm 2015 và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới như BLDS Pháp năm 1804, Đạo luật gia đình Úc năm 1975, BLDS Trung Quốc năm 2021, Đạo luật Ly hôn Canada năm 1985, Luật Gia đình Ukraine năm 2002,... Từ đó, nhóm có những đánh giá và tìm ra những hạn chế cịn tồn tại trong khung pháp lý của Việt Nam để định hướng hoàn thiện.

v Phương pháp nghiên cứu:

<i>- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sử dụng xun suốt q trình nghiên cứu </i>

để phân tích từ góc độ pháp luật cho đến tình huống thực tiễn. Bên cạnh đó tổng hợp, đúc kết và rút ra kinh nghiệm trong quy định hiện hành và thực tế áp dụng pháp luật.

<i>- Phương pháp so sánh, đánh giá: Sử dụng để có sự đối sánh trong quy định giữa </i>

các luật khác nhau, pháp luật các quốc gia khác nhau, từ đó đúc kết và rút ra kinh nghiệm tháo gỡ cho pháp luật trong nước.

<i>- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm thu thập một số thông tin từ các chuyên gia, </i>

người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật để bổ sung vào quá trình nghiên cứu, cũng như xác định được vướng mắc trong thực tiễn và các giải pháp kiến nghị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>- Phương pháp khảo sát thực tế: khảo sát bằng bảng hỏi dành cho tất cả mọi </i>

người đang có nhu cầu quan tâm đến đề tài để tìm hiểu thực trạng vấn đề và các mong muốn giải quyết cho phù hợp.

v Bố cục của đề tài:

Nội dung chính của đề tài nghiên cứu được chia thành 2 chương như sau:

<b>Chương I. Những vấn đề chung về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế </b>

đối với con riêng của vợ hoặc của chồng.

<b>Chương II. Bất cập và kiến nghị về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế </b>

đối với con riêng của vợ hoặc của chồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>PHẦN NỘI DUNG </b>

<b>CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA DƯỢNG, MẸ KẾ ĐỐI VỚI CON RIÊNG CỦA VỢ HOẶC CỦA CHỒNG 1.1 Khái niệm, đặc điểm của quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. </b>

<i>1.1.1 Khái niệm về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. </i>

Quyền con người, hay còn gọi là nhân quyền, từ lâu đã được thừa nhận và bảo vệ, là quyền vốn có được trao cho mỗi cá nhân một cách bình đẳng, tự do và khơng dựa trên bất kỳ sự phân biệt nào về màu da, tơn giáo, giới tính, chủng tộc hay các điều kiện khác. Thừa nhận quyền con người được coi là một bước phát triển đột phá và là thành quả nổi bật trong lịch sử nhân loại. Trên phương diện bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em ra đời như một phần tất yếu, nhận được sự ủng hộ và quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong đó, nổi bật khơng thể khơng kể đến là các nhóm quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, bao gồm mối quan hệ không cùng huyết thống như cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng, tiếp cận trên cơ sở quyền con người trong lĩnh vực gia đình.

Nghiên cứu một số văn bản pháp luật quốc tế đề cập đến quyền con người như Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền (UDHR) năm 1948<small>2</small>, Công ước quốc tế về quyền trẻ em<small>3</small>,... thì quyền trẻ em trong mối quan hệ gia đình, cụ thể là giữa cha, mẹ và con là một nội dung cơ bản và được nhiều quốc gia thông qua. Tại nước ta, Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên tham gia ký Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (Convention on the Rights of the Child). Trước đây, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 có quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình”<small>4</small>, có thể thấy, pháp luật nước ta từ lâu luôn đề cao quyền sống chung của con với cha mẹ của mình. Cho đến sau này, khi Luật trẻ em ra đời năm 2016, luật duy trì tinh thần đó: “Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ

<small>2 Khoản 3 Điều 26 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948. </small>

<small>3 Điều 3, Điều 18 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 xác định các Quốc gia thành viên phải cam kết bảo đảm dành cho trẻ em sự bảo vệ và chăm sóc. </small>

<small>4 Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, hết hiệu lực thi hành từ 01/6/2017. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em”<small>5</small>. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của Hiến pháp nước ta khi Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Dễ dàng nhận thấy, việc được sống chung với cha mẹ của mình có thể được xem là điều kiện tối thiểu để đứa trẻ có thể phát triển tồn diện và điều đó cũng được pháp luật coi trọng, cho nên việc được sống chung với cha mẹ là quyền cơ bản của mỗi đứa con, đặc biệt là trẻ em. Qua đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con, kể cả mối quan hệ không cùng huyết thống giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của bên kia cùng sống chung là mối quan hệ được pháp luật đặc biệt quan tâm và điều chỉnh.

Trong xã hội ngày nay, vấn đề về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng là vấn đề mang tính nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình thương yêu, tinh thần trách nhiệm cao quý và hơn hết đó là mang đến cho những đứa trẻ có một gia đình hồn chỉnh. Về khái niệm thế nào là “cha dượng”, “mẹ kế” thì hiện pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể, mặc dù Luật HNGĐ năm 2014 có khẳng định rằng cha dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc của chồng là một trong những “thành viên gia đình”<small>6</small>. Mặt khác, theo từ điển Tiếng Việt, “cha dượng” hay “bố dượng” được hiểu là “chồng sau của mẹ, trong mối quan hệ với con của người chồng trước”<small>7</small>; “mẹ kế” chỉ “người phụ nữ là vợ kế, trong quan hệ với con người vợ trước của chồng”<small>8</small>. Tham khảo pháp luật nước ngoài, cụ thể là Đạo luật gia đình năm 1975 của Quốc hội Úc có định nghĩa về cha mẹ kế như sau:

“Cha mẹ kế trong mối quan hệ với đứa con của bên kia là một người: (a) không phải là cha mẹ đẻ của đứa trẻ; và

(b) đã kết hôn hoặc là một đối tác trên thực tế (theo nghĩa của mục 60EA) của cha mẹ đẻ của đứa trẻ; và

<small>5 Điều 22 Luật Trẻ em năm 2016. </small>

<small>6 Khoản 16 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>7 “bố dượng”, Từ điển Soha, Nghĩa của từ Bố dượng - Từ điển Việt - Việt (soha.vn), truy cập ngày 29/3/2023. </small>

<small>8 “mẹ kế”, Từ điển Soha, Nghĩa của từ Mẹ kế - Từ điển Việt - Việt (soha.vn), truy cập ngày 29/3/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

(c) bất cứ lúc nào khi đã kết hôn hoặc đối tác trên thực tế của cha mẹ đẻ phải đối xử với đứa trẻ như một thành viên trong gia đình hình thành với cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó”<small>9</small>.

Bên cạnh đó, để xác định là một người đang trong mối quan hệ thực tế với một người khác thì cần đáp ứng đủ ba điều kiện như sau:

“Một người được xem là trong mối quan hệ thực tế với người khác nếu: (a) Những người đó chưa kết hôn hợp pháp với nhau; và

(b) Những người khơng có mối quan hệ họ hàng trong gia đình (xem tiểu mục 6); và

(c) Liên quan đến mọi trường hợp của mối quan hệ, họ có mối quan hệ sống chung như một cặp vợ chồng trên cơ sở là một gia đình thực sự”<small>10</small>.

Có thể thấy, khái niệm về cha mẹ kế trong Đạo luật gia đình năm 1975 của Úc được quy định rõ ràng, chi tiết và mang những đặc điểm riêng biệt so với Luật HNGĐ năm 2014 của nước ta. Theo đó, tại Úc, mối quan hệ giữa cha mẹ kế với con của bên kia được xác lập ngay cả khi giữa cha mẹ đẻ của đứa trẻ và cha mẹ kế chưa đăng ký kết hôn mà chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện giữa họ là đối tác trên thực tế. Điều này khác biệt hoàn toàn so với pháp luật nước ta, khi quan hệ sống chung như vợ chồng - “việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”<small>11</small> sẽ không làm phát sinh quan hệ nhân thân và cũng không tồn tại bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào giữa họ với tư cách là vợ chồng. Hay nói cách khác, pháp luật Việt Nam chỉ bảo vệ các chủ thể khi giữa họ có tồn tại quan hệ hơn nhân và đó cũng là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác như tài sản, nghĩa vụ cấp dưỡng, con chung, con riêng,... Nếu hai người không kết hôn mà sống chung với con riêng của một bên thì giữa con riêng và nhân tình của bố hoặc mẹ sẽ không được xem là “cha dượng” hay “mẹ kế” cũng như chịu sự điều chỉnh của quan hệ pháp luật cha mẹ con.

Bên cạnh khái niệm thế nào là “cha dượng”, “mẹ kế” thì pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa có quy định cụ thể định nghĩa về con riêng. Theo Từ điển Luật học, “con riêng” là “con của một bên vợ hoặc chồng với người khác”<small>12</small>. Theo cách

<small>9 Điều 4 Đạo luật gia đình Úc năm 1975. </small>

<small>10 Điều 4AA Đạo luật gia đình Úc năm 1975. </small>

<small>11 Khoản 7 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>12 “Con riêng”, Thuật ngữ pháp lý | Từ điển Luật học | Dictionary of Law (thuvienphapluat.vn), truy cập ngày 8/8/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hiểu này thì con riêng có thể là con của người vợ hoặc người chồng đã có từ mối quan hệ khác trước khi kết hơn. Con riêng cũng có thể là con của người vợ có được trong giai đoạn hơn nhân nhưng được Tịa án xác định cha của đứa con khơng phải người chồng, có thể gọi là có thai với người khác trong thời kỳ hơn nhân. Ngồi ra, con riêng cũng có thể là con của người chồng với một người phụ nữ khác trong thời kỳ hôn nhân mà khơng phải là vợ mình và đã được Tòa án xác định rằng mẹ của đứa trẻ là một người khác. Nói tóm lại, con riêng có thể được sinh ra trong hoặc trước thời kỳ hôn nhân.

Tại đây cần lưu ý, hai khái niệm “con riêng” và “con ngoài giá thú” tuy nghe qua có những yếu tố tương đồng (như người chồng và người vợ trong mối quan hệ hôn nhân không đồng thời cùng là cha mẹ của đứa trẻ) nhưng về bản chất thì khơng giống nhau. Vậy, câu hỏi đặt ra là con riêng có phải là con ngồi giá thú hay khơng? Cũng như định nghĩa về con riêng, con ngoài giá thú chưa được định nghĩa cụ thể trong bất kỳ văn bản pháp luật hay quy định cụ thể nào. Thuật ngữ “giá thú” bắt nguồn từ gốc chữ Hán, là thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong pháp luật dân sự Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc và ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1975. Thuật ngữ này tương đương thuật ngữ “hôn nhân” (khi sử dụng là danh từ) và thuật ngữ “kết hôn” (khi sử dụng là động từ) trong Luật HNGĐ Việt Nam hiện đại<small>13</small>. Tham khảo từ điển tiếng Việt, “con ngoài giá thú” là “con sinh ra mà cha mẹ khơng có đăng ký kết hơn theo quy định của pháp luật”<small>14</small>. Mặt khác, quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình hiện hành chỉ công nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp khi các bên đã đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền<small>15</small>. Do vậy, con ngồi giá thú có thể phát sinh trong các trường hợp như nam, nữ độc thân có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không đăng ký kết hôn; hoặc nam, nữ (một trong hai bên hoặc cả hai bên) đã kết hôn với người khác nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con; hoặc trường hợp vợ, chồng đã ly hôn, phán quyết ly hơn của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó họ tái hợp cùng chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn lại theo thủ tục luật định và sinh

<small>13 Lê Minh Trường (2021), “Khái niệm giá thú? Con ngoài giá thú được hiểu như thế nào?”, trang điện tử công ty Luật Minh Khuê, truy cập ngày 29/5/2021. </small>

<small>14 “Con ngoài giá thú”, Từ điển Soha, Nghĩa của từ Con ngoài giá thú - Từ điển Việt - Việt (soha.vn), truy cập ngày 09/3/2023. </small>

<small>15 Trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-BTP. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

con ra. Thế nên, con ngồi giá thú có thể là con chung hoặc con riêng của một bên cha hoặc mẹ. Do đó, theo quan điểm của nhóm tác giả, chúng ta không nên đánh đồng hai khái niệm “con riêng” và “con ngoài giá thú”.

Ở phương diện đạo đức, truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam lâu nay đã thấm nhuần đạo lý trong việc mọi thành viên trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau, không loại trừ mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với con riêng của bên kia. Về phương diện pháp lý, Luật HNGĐ năm 2000 đã lần đầu ghi nhận cụ thể nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng tại Điều 38. Qua đó, có thể thấy mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng khi cùng sống chung với nhau bị ràng buộc bởi một số nghĩa vụ và quyền nhất định. Kế thừa tinh thần của Luật HNGĐ năm 2000, Luật HNGĐ năm 2014 vẫn tiếp tục ghi nhận những nghĩa vụ và quyền của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của bên kia cùng sống chung với mình, cụ thể là các quyền và nghĩa vụ về trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được quy định tại khoản 1 Điều 79. Như vậy, khơng khó để nhận thấy, cha dượng, mẹ kế vẫn tồn tại các nghĩa vụ và quyền cơ bản đối với con riêng cùng sống chung dù không cùng quan hệ huyết thống.

Thương u, trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục khơng những là quyền mà cịn là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, kể cả cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. Đó là quyền mà khơng ai trong bất cứ hồn cảnh nào có thể tước đoạt được, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi quyền u thương, trơng nom, chăm sóc, giáo dục của người cha, người mẹ bị hạn chế để bảo vệ lợi ích cho con cái. Vì lợi ích cũng như sự phát triển của con trẻ mà cả xã hội và pháp luật đều đặt ra những trách nhiệm tối thiểu và những quyền hạn của người cha, người mẹ kể cả cha dượng, mẹ kế đối với con cái.

“Nghĩa vụ” theo cách hiểu thông thường là những gì mà một người phải làm hoặc không được làm đối với người khác. Theo cách hiểu này thì nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, trong đó một bên phải thực hiện hành vi nhất định. Mặt khác, “quyền”, hiểu theo nghĩa tiếng Việt, là cái mà luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành,... khi thiếu sẽ được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại. “Về khái niệm khoa học, “quyền” là nguyên tắc đạo đức xác định và thừa nhâṇ sự tự do hành đôṇg của con người trong một

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

xã hội nhất điṇh”<small>16</small>. Khái niệm nghĩa vụ đặt trong mối quan hệ với quyền là hai khái niệm song song đi cùng nhau, có mối quan hệ qua lại. Một cơng dân muốn được đảm bảo thực hiện quyền thì tự mình cũng phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng nhất định. Trong quan hệ pháp luật hơn nhân gia đình, khái niệm quyền và nghĩa vụ cũng khơng nằm ngồi quy luật đó, nghĩa là quyền của cha mẹ đồng thời cũng là nghĩa vụ của họ đối với con, kể cả mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên khơng có quan hệ huyết thống, nhưng giữa họ có mối quan hệ sống chung, được hình thành dựa trên hơn nhân của cha, mẹ mình.

Như vậy, từ những phân tích trên cơ sở lý luận và khái niệm, một cách tổng

<i>quan có thể hiểu: “Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng là những quyền và trách nhiệm mà cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ thực hiện đối với con riêng của vợ hoặc của chồng cùng sống chung với mình, dưới sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật, nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục, phát triển một cách toàn diện nhất và hạn chế sự lạm quyền của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng”. </i>

<i>1.1.2 Đặc điểm về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. </i>

Mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là mối quan hệ phổ biến trong xã hội hiện đại, mang trong mình những đặc tính chung, cơ bản của quan hệ giữa cha mẹ con được pháp luật điều chỉnh nhưng vẫn có những đặc điểm riêng biệt. Theo đó:

<i>Thứ nhất, mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng khơng nằm ngồi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình<small>17</small>. </i>

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ theo quy định của Luật HNGĐ năm 2014<small>18</small>. Theo đó, khi một người được xem là thành viên

<small>18 Khoản 2 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

trong gia đình<small>19</small> thì giữa họ và các thành viên khác sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 103, 104, 105, 106 Luật HNGĐ năm 2014. Có thể thấy, khơng chỉ riêng quan hệ hôn nhân hay quan hệ huyết thống, những người gắn bó với nhau do quan hệ ni dưỡng cũng được pháp luật quy định là thành viên gia đình. Ví dụ điển hình nhất là trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc của chồng làm con nuôi, họ sẽ được hưởng điều kiện “ưu tiên”<small>20</small> tương tự với cô, cậu, dì, chú, bác ruột - những người được xem là thành viên trong gia đình<small>21</small>. Cụ thể, họ chỉ cần đáp ứng được hai điều kiện là có năng lực hành vi dân sự<small>22</small> đầy đủ và có tư cách đạo đức tốt là có thể nhận con riêng của vợ hoặc của chồng làm con nuôi của mình. Qua đó, có thể thấy, cha dượng, mẹ kế dù không có quan hệ huyết thống với con riêng của vợ hoặc của chồng nhưng nếu giữa họ tồn tại quan hệ ni dưỡng thì vẫn được xác định là thành viên trong gia đình và phát sinh các quyền và nghĩa vụ tương đồng với các quyền và nghĩa vụ giữa những thành viên trong gia đình, chẳng hạn quyền thừa kế di sản<small>23</small>, nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng<small>24</small>, nghĩa vụ và quyền giáo dục con<small>25</small>, quyền nhận nuôi con nuôi<small>26</small>.

Việc xác lập quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng nhằm đảm bảo lợi ích trước hết của những đứa trẻ. Đồng thời, quy định này phù hợp với đạo lý truyền thống của người Việt Nam, cho dù không phải là người sinh thành ra mình, nhưng cha dượng, mẹ kế cũng là người thay thế cha mẹ đẻ chăm sóc, ni dưỡng con riêng nên người. Vì thế, mối quan hệ giữa cha mẹ kế với con riêng không nằm ngoài mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

<small>19 Khoản 16 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>20 Điều kiện để một người nhận nuôi con nuôi thông thường phải đáp ứng đủ bốn điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, bao gồm người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con ni từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con ni; và có tư cách đạo đức tốt. Tuy nhiên, đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cơ, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con ni thì khơng cần phải hơn con ni từ 20 tuổi trở lên và khơng cần phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con ni. Đây được xem như là điều kiện “ưu tiên” mà pháp luật dành riêng cho cha dượng, mẹ kế, cơ, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận nuôi. </small>

<small>21 Khoản 3 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010. </small>

<small>22 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 BLDS năm 2015). </small>

<small>23 Điều 654 BLDS năm 2015. </small>

<small>24 Điều 71 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>25 Điều 72 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>26 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>Thứ hai, thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng đặt trong mối quan hệ không tách rời, quyền đồng thời là nghĩa vụ, gắn liền với nhân thân chủ thể. </i>

Việc thương u, trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ con cái là nghĩa vụ và quyền của bất cứ bậc cha mẹ nào, kể cả cha dượng, mẹ kế. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định cụ thể tại Điều 69 Luật HNGĐ năm 2014. Cũng theo quy định tại Điều 69, cha mẹ kế khơng có quyền thực hiện bất cứ hành vi nào gây ảnh hưởng tiêu cực đến con trẻ, chẳng hạn phân biệt đối xử hay có các hành vi gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ở cả mặt tinh thần lẫn thể chất của con. Bởi lẽ, cha dượng, mẹ kế sẽ bị hạn chế quyền đối với con riêng chưa thành niên tương tự như cha mẹ đẻ nếu xảy ra các hành vi ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ<small>27</small>. Hậu quả là cha mẹ kế có thể bị tước quyền trơng nom, chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn mà Tòa án quyết định căn cứ theo từng trường hợp cụ thể.

Không những thế, khoản 1 Điều 71 Luật HNGĐ năm 2014 còn quy định chi tiết hơn về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng con cái: “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình”. Có thể thấy, cha và mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang bằng nhau trong việc chăm sóc và ni dưỡng con cái, đặc biệt là con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Bên cạnh đó, pháp luật quốc tế, cụ thể tại khoản 1 Điều 18 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 cũng quy định: “... cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc ni dưỡng và phát triển của con cái”. Do đó, việc chăm sóc, ni dưỡng con cái là quyền và nghĩa vụ cơ bản thuộc về mọi bậc làm cha làm mẹ, kể cả cha dượng, mẹ kế - người khơng có cùng quan hệ huyết thống với con.

Ngồi ra, khơng phải ngẫu nhiên mà người ta thường ví gia đình như là tế bào của xã hội, con người sinh ra và lớn lên đều cần một mái ấm và điểm tựa vững chắc. Điểm tựa ấy không ai khác chính là các bậc cha mẹ. Để phát triển tồn diện thì sự ni dưỡng và giáo dục của người làm cha làm mẹ đối với con cái - thế hệ tương lai của đất

<small>27 Khoản 1 Điều 85 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

nước là vơ cùng cần thiết. Do lẽ đó mà trong pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Điều 72 Luật HNGĐ năm 2014 đã quy định về nghĩa vụ và quyền giáo dục con của cha mẹ, kể cả cha dượng, mẹ kế để tạo các điều kiện cho con riêng của bên kia học tập và đảm bảo được chức năng giáo dục của gia đình. Có thể thấy, cha dượng, mẹ kế có các nghĩa vụ và quyền đối với con riêng cùng sống chung với mình, cụ thể là quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc và giáo dục tương tự như các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đối với con.

<i>Thứ ba, quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng là phù hợp với xu hướng phát triển chung của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em. </i>

Trẻ em<small>28</small> đóng vai trị quan trọng không chỉ riêng đối với mỗi gia đình, mỗi quốc gia mà cịn đối với tồn xã hội, được pháp luật quốc tế đặc biệt quan tâm.

Công ước về quyền trẻ em năm 1989 có quy định: “Các Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng trẻ em không bị tách khỏi cha, mẹ trái với ý muốn của họ, trừ trường hợp do các cơ quan có thẩm quyền quyết định với sự thẩm định của tòa án rằng theo pháp luật và các thủ tục áp dụng thì việc tách khỏi cha, mẹ như vậy là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em. Quyết định này có thể là cần thiết trong những trường hợp đặc biệt như trẻ em bị cha mẹ lạm dụng hay bỏ mặc, hoặc khi cha mẹ sống ly thân và cần có một quyết định về nơi cư trú của trẻ em”<small>29</small>. Có thể thấy, quy định này đề cao việc đảm bảo cho trẻ em có một gia đình hạnh phúc.

Hiện nay, tuy pháp luật quốc tế chưa đề cập cụ thể đến mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của một bên nhưng đã có nhiều điều luật của một số quốc gia điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ này. Theo đó, Luật Gia đình Ukraine năm 2002 quy định về điều kiện phát sinh tại quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế tại Điều 260 tạm dịch như sau: “Nếu cha dượng, mẹ kế sống chung với con riêng vị thanh niên, chưa thành niên, họ có quyền tham gia vào việc giáo dục”<small>30</small>. Điều này cho thấy, các nhà làm luật Ukraina đã nhận thức được việc giáo dục những đứa trẻ là rất quan

<small>28 Điều 1 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật của các quốc gia thành viên áp dụng với trẻ em quy định tuổi trưởng thành sớm hơn. Pháp luật của một số quốc gia khác cũng xác định độ tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi, ví dụ Điều 17 BLDS Campuchia năm 2007, Điều 17 BLDS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2021. Mặt khác, Pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 lại xác định trẻ em là người dưới 16 tuổi. </small>

<small>29 Khoản 1 Điều 9 Công ước về quyền trẻ em năm 1989. </small>

<small>30 Article 260: If the stepmother, the stepfather lives together with minor, juvenile stepson, stepdaughter, they have the right to participate in their education. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

trọng từ đó đưa ra những quy định liên quan đến mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên khi họ sống chung. Không những thế, Đạo Luật gia đình Úc năm 1975 cũng có quy định về việc ngồi cha, mẹ, ơng, bà thì mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế của một người cũng được coi là họ hàng<small>31</small>. Đạo luật gia đình Úc năm 1975 đã xác định ngồi cha, mẹ, ơng, bà thì mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế của người đó cũng được coi là họ hàng. Hay nói cách khác, Đạo luật gia đình Úc năm 1975 đã thừa nhận và khẳng định mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên như một gia đình mặc dù giữa những người cha dượng, mẹ kế với người đó khơng có mối quan hệ huyết thống. Hay tại Trung Quốc, BLDS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2021 cũng có những quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên như: “Cha mẹ đẻ không được ngược đãi hoặc phân biệt đối xử với con riêng và ngược lại. Các quy định của Bộ luật này về quan hệ cha mẹ - con cái được áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ giữa mẹ kế hoặc cha dượng và con riêng đã được cha dượng, mẹ kế đó ni dưỡng, giáo dục”<small>32</small>.

Phù hợp với xu hướng phát triển chung của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định điều chỉnh mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng, cụ thể hoá trong Hiến pháp năm 2013 và Luật HNGĐ năm 2014. Điều đó cho thấy rằng, pháp luật Việt Nam cũng đã nhìn nhận được tầm quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của trẻ trong mối quan hệ giữa cha, mẹ đối với con nói chung và giữa cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của một bên nói riêng.

Tóm lại, quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với người con riêng của bên kia cũng được xem là quan hệ giữa cha, mẹ và con. Do đó, tuy khơng phải là người sinh thành, nhưng cha dượng, mẹ kế vẫn là những người thay thế cha mẹ đẻ, góp cơng góp sức ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục đứa con, nên cha dượng, mẹ kế có các nghĩa vụ và quyền đối với con riêng cùng sống chung với mình tương tự như các nghĩa vụ của cha mẹ đối với con.

<small>31 Khoản a Điều 1AC Đạo luật gia đình Úc năm 1975. </small>

<small>32 Điều 1072 BLDS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2021. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>1.2 Ý nghĩa của quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. </b>

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định trong buổi hội thảo hơn nhân - gia đình ngày 10/10/1959: “... nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”<small>33</small>. Có thể thấy, gia đình chính là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là mơi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, việc pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, kể cả mối quan hệ giữa cha mẹ kế và con riêng là vô cùng cần thiết.

<i>Xét về mặt xã hội, việc quy định các quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế </i>

đối với con riêng của vợ hoặc của chồng phù hợp với sự thay đổi trong quan niệm hơn nhân và gia đình hiện nay.

Mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng khi nhắc đến thường gắn liền với những phản ứng gay gắt như “Khác máu tanh lòng” hay “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”... Bởi lẽ, cha dượng, mẹ kế và con riêng vốn khơng có máu mủ, ruột thịt nên rất khó để hình thành mối quan hệ tốt đẹp, khăng khít như cha mẹ đẻ với con cái. Thậm chí, mẹ kế cịn hay được nhiều người gọi bằng “mẹ ghẻ”. Bên cạnh đó, hiện nay, tỷ lệ ly hôn ở mức đáng báo động<small>34</small>, đồng thời tỷ lệ nam nữ sống chung như vợ chồng cũng ngày càng tăng dẫn đến thực trạng cha dượng, mẹ kế sống chung với con riêng trở nên phổ biến hơn so với trước đây. Vì thế, việc ban hành những quy định điều chỉnh mối quan hệ này là cấp thiết, hợp lý và phù hợp với xu thế của xã hội, giúp người dân nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn về mối quan hệ không cùng huyết thống này. Từ đó, lợi ích của những đứa trẻ cũng được bảo vệ tốt hơn.

Mặt khác, mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng là mối quan hệ cha, mẹ và con và được xem là một gia đình. Mà gia đình chính là trung tâm của đời sống xã hội, bảo vệ gia đình chính là bảo vệ xã hội. Do đó, sự ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng trong pháp luật tạo ra một hành lang pháp

<small>33 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 300. </small>

<small>34 Số liệu thống kê cho thấy, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25%, có nghĩa rằng, cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hơn thì một đơi ra tịa Nguồn: Hồng Chiến, “Gia tăng tình trạng ly hơn”, Gia tăng tình trạng ly hơn (daidoanket.vn), truy cập ngày 9/8/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

lý ngăn chặn tối đa những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng tiêu cực đến con cái, đặc biệt là con chưa thành niên.

<i>Xét về mặt pháp lý, việc quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế </i>

đối với con riêng của vợ hoặc của chồng cùng sống chung là cơ sở để nâng cao tinh thần trách nhiệm của bậc làm cha mẹ.

Dựa trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013<small>35</small>, Luật HNGĐ năm 2014 là căn cứ để xác định trách nhiệm của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. Việc quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng tạo ra cơ sở pháp lý để trẻ được bảo vệ tối đa quyền lợi về mọi mặt. Không những thế, việc ban hành các quy định điều chỉnh mối quan hệ cha mẹ kế và con riêng còn tạo ra sự ổn định về trật tự xã hội, hạn chế tình trạng bạo hành ở trẻ cũng như hạn chế tình trạng trẻ bị bỏ rơi, phải lang thang khơng có nơi nương tựa vì cha mẹ ly hơn, cả cha lẫn mẹ có cuộc sống hơn nhân mới của riêng mình và khơng quan tâm đến con cái từ cuộc hơn nhân trước. Ngồi việc bảo vệ lợi ích của những đứa trẻ, các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của một bên còn giúp đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể, đồng thời xác định trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên để từ đó làm cơ sở để họ thực thi quyền hạn và nghĩa vụ của mình, cũng như làm cơ sở để Tịa án giải quyết các tranh chấp phát sinh từ mối quan hệ này.

Vì vậy, việc pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng là hết sức cần thiết, và có ý nghĩa thực tiễn áp dụng cao.

<b>1.3 Nội dung của quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. </b>

<i>1.3.1 Điều kiện phát sinh quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. </i>

Qua bốn lần ban hành, trong quan hệ giữa cha mẹ và con, Luật HNGĐ không chỉ điều chỉnh mối quan hệ thuần túy giữa cha mẹ đẻ và con đẻ... mà trong hai văn bản pháp luật gần đây nhất, cụ thể là Luật HNGĐ năm 2000 và năm 2014, các nhà làm luật

<small>35 Khoản 2 Điều 36, khoản 1 Điều 37, khoản 2 Điều 58 Hiến pháp năm 2013. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

đã mở rộng các quy định điều chỉnh mối quan hệ giữa cha mẹ và con bằng cách đưa vào các quy định điều chỉnh mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng. Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng được đề cập lần đầu tiên tại khoản 1, 3 Điều 38 của Luật HNGĐ năm 2000<small>36</small>, sau này khi Luật HNGĐ năm 2014 ra đời thì quy định về quyền và nghĩa vụ của nhóm đối tượng này vẫn được đưa vào quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật HNGĐ hiện hành<small>37</small>.

“Quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là một quan hệ đặc biệt. Mặc dù cũng là quan hệ “cha mẹ và con” nhưng quan hệ này không phát sinh dựa trên sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Thực chất, sự liên kết dựa trên cơ sở hôn nhân của cha dượng với mẹ đứa trẻ hoặc mẹ kế với bố đứa trẻ đã đặt đứa trẻ vào mối liên kết của một gia đình mới. Các nhà xã hội học gọi đó là “gia đình ghép”. Vì vậy, dưới góc độ pháp lý, cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng cũng được xác định là thành viên trong gia đình”<small>38</small>.

Có thể thấy, nếu như quan hệ giữa cha mẹ ruột - con ruột (quan hệ huyết thống) phát sinh trực tiếp từ sự kiện sinh đẻ; quan hệ giữa cha mẹ nuôi - con nuôi (quan hệ nuôi dưỡng) phát sinh trực tiếp từ sự kiện ni con ni thì quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế - con riêng lại phát sinh một cách “gián tiếp” thông qua sự kiện kết hôn hoặc quan hệ hôn nhân được Nhà nước thừa nhận của cha dượng, mẹ kế với cha, mẹ ruột của đứa trẻ. Hay nói cách khác, đây là quan hệ “thứ phát”, chỉ phát sinh sau khi có sự kiện đầu tiên là quan hệ hôn nhân giữa cha dượng, mẹ kế với cha, mẹ ruột của đứa trẻ. Trên cơ sở đó, cùng với sự kiện “sống chung” giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên kia, các quyền và nghĩa vụ giữa những chủ thể này hình thành và phát triển. Như vậy, thông qua hai điều kiện: i) có tồn tại quan hệ hơn nhân của cha dượng, mẹ kế với cha, mẹ ruột của đứa trẻ; ii) có sự kiện “sống chung” giữa cha dượng, mẹ kế với

<small>36 Điều 38. Nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng </small>

<small>1. Bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 34, 36 và 37 của Luật này. </small>

<small>… </small>

<small>3. Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau. </small>

<small>37 Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 69, 71 và 72 của Luật này. </small>

<small>38</small><i><small> Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, </small></i>

<small>tr. 342. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

con riêng<small>39</small>, từ đó quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của bên kia hình thành, nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong gia đình..

Đối với điều kiện đầu tiên, nếu “kết hôn” được quy định khá rõ ràng tại khoản 5 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hơn, thì bên cạnh đó có những trường hợp nam nữ không đăng ký hôn, hoặc từng vi phạm điều kiện kết hôn nhưng vẫn được Nhà nước thừa nhận là quan hệ vợ chồng. Đó là những trường hợp ngoại lệ rơi vào các điểm b, c khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, cụ thể:

“b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hơn hoặc khơng có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình nhưng đã được Tịa án cơng nhận quan hệ hơn nhân bằng bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc khơng có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết”.

Có thể thấy, kể cả trong trường hợp đôi bên chưa đăng ký kết hôn nhưng rơi vào trường hợp được pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế<small>40</small>, hoặc đã đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HNGĐ nhưng đã được Tịa án cơng nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định<small>41</small> thì những người này vẫn được xác định là cha dượng, mẹ kế trong mối quan hệ với với con riêng của vợ hoặc của chồng. Bên cạnh đó, nếu giữa họ và con riêng phát sinh thêm sự kiện “sống chung” thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

<small>39 Trừ trường hợp hưởng thừa kế di sản của nhau theo quy định tại Điều 654 của BLDS năm 2015, công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 về giải pháp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử, được phân tích kỹ hơn phần dưới đây. </small>

<small>40 Dựa trên Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì trường hợp hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 được công nhận là hôn nhân thực tế. Bên cạnh đó, căn cứ Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật HNGĐ năm 2000 và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10, đối với trường hợp hôn nhân thực tế, việc đăng ký kết hơn đặt ra chỉ mang tính chất “khuyến khích” chứ khơng hề bắt buộc. Do đó, dù khơng tiến hành đăng ký kết hơn thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ. </small>

<small>41 Khoản 2 Điều 11 Luật HNGĐ năm 2014, điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số TANDTC-VKSNDTC-BTP. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

01/2016/TTLT-Nếu mối quan hệ giữa cha mẹ con cùng huyết thống phát sinh không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp, sống chung hay riêng, tức là phát sinh một cách đương nhiên không kèm theo điều kiện, thì quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng là quan hệ không phát sinh một cách tất yếu và tồn tại những điểm khác biệt. Vốn dĩ những đứa trẻ khơng có quyền được lựa chọn cha mẹ đẻ hay cha dượng, mẹ kế của mình mà quyền lựa chọn này thuộc về cha đẻ, mẹ đẻ của chúng. Nếu cha dượng, mẹ kế tốt, họ sẽ tự đối đãi với con riêng bằng tất cả tình u thương của mình, chăm sóc, dạy bảo con riêng như một người cha, người mẹ thật sự. Ngược lại, nếu cha dượng, mẹ kế không tốt, khơng đủ lịng bao dung và tình u thương đối với con riêng thì những đứa trẻ đó sẽ phải sống như thế nào đây? Không một ai trong chúng ta có thể trả lời được câu hỏi này, vậy nên các nhà làm luật mới đặt ra điều kiện “sống chung” để làm tiền đề cho quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của những đứa trẻ là con riêng trong “gia đình ghép”, đảm bảo cho mọi đứa trẻ đều được sống và lớn lên với đầy đủ tình u thương, chăm sóc và dạy bảo đúng đắn của cha, mẹ.

Luật Gia đình Ukraine năm 2002 cũng tương đồng với pháp luật Việt Nam tại điều kiện phát sinh quyền, cụ thể tại Điều 260 có quy định rằng nếu cha dượng, mẹ kế sống chung với con riêng vị thanh niên, họ có quyền tham gia vào việc giáo dục. Có thể thấy, pháp luật Ukraine cũng xem việc sống chung giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng như là một điều kiện để xác định quyền và nghĩa vụ giữa họ.

<i>1.3.2 Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. </i>

Về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng tồn tại song song với quan hệ hôn nhân giữa họ và cha, mẹ ruột của đứa trẻ. Do đó, các quyền và nghĩa vụ này cũng sẽ kết thúc khi quan hệ hôn nhân giữa cha dượng, mẹ kế với cha, mẹ ruột của con riêng chấm dứt. Sau khi hôn nhân kết thúc, sợi dây liên kết chung giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng bị mất đi, kể từ thời điểm đó thì quyền và nghĩa vụ giữa các bên đối với nhau cũng khơng cịn nữa<small>42</small>.

<small>42 Trừ trường hợp liên quan đến quan hệ thừa kế theo quy định tại Điều 654 BLDS năm 2015. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng được xác định là thành viên gia đình<small>43</small>. Vì vậy, cha dượng, mẹ kế cũng là những người có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con riêng. Khi cha dượng, mẹ kế và con riêng cùng sống chung, cùng yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau sẽ là điều vơ cùng có lợi cho sự phát triển của những đứa trẻ trong tương lai.

Pháp luật hôn nhân và gia đình gần như trao cho cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi tất cả quyền và nghĩa vụ đối với con cả về quan hệ nhân thân lẫn tài sản thì đối với cha dượng, mẹ kế, quyền và nghĩa vụ này chủ yếu thiên về quan hệ nhân thân của con. Luật HNGĐ năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng như sau: “Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 69, 71 và 72 của Luật này”<small>44</small>. Quy định này không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa cũng như nội dung so với quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật HNGĐ năm 2000<small>45</small>. Có thể thấy, trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục là các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bất cứ bậc cha mẹ nào, kể cả cha dượng, mẹ kế.

Trên cơ sở quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và các ngành luật liên quan khác, có thể phân chia các quyền và nghĩa vụ cơ bản của cha dượng, mẹ kế và con riêng thành ba nhóm: Thứ nhất là quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế trong việc trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc con riêng; thứ hai là quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế trong việc giáo dục con riêng và thứ ba là quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng trong quan hệ thừa kế.

<i>Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế trong việc trông nom, ni dưỡng, chăm sóc con riêng của vợ hoặc của chồng. </i>

Theo tinh thần của khoản 1 Điều 79, dẫn chiếu Điều 71 của Luật HNGĐ năm 2014 thì cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có

<small>43 Khoản 16 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014: “Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cơ, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”. </small>

<small>44 Khoản 1 Điều 79 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>45 Bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 34, 36 và 37 của Luật này. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Như vậy đối với nhóm quyền và nghĩa vụ trong việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, pháp luật nước ta khơng có sự phân biệt giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ kế. Hay nói cách khác, dưới góc độ pháp luật thì việc trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc con riêng cũng là quyền và là nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 71 Luật HNGĐ năm 2014 có thể thấy, không phải bất kỳ người con riêng nào thì cha dượng, mẹ kế cũng có nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng. Đối tượng được chăm sóc, ni dưỡng gồm con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình<small>46</small>. Điều này tương đồng với Luật Gia đình Ukraine năm 2002, cụ thể tại Điều 262 quy định rằng cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ chăm sóc cho con riêng khơng có khả năng lao động.

Trong pháp luật Việt Nam, con chưa thành niên được xác định là người chưa đủ 18 tuổi<small>47</small>, còn con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp con từ đủ 18 tuổi nhưng do bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi và có quyết định của Tịa án tun bố mất năng lực hành vi dân sự<small>48</small>. Bên cạnh đó, con đã thành niên cũng thuộc trường hợp được hưởng nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng khi thỏa mãn hai điều kiện là khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay khơng ban hành bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cách xác định như thế nào được xem là khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. “Thực tế hiện nay, việc nhận định “khơng có khả năng lao động” tùy thuộc vào sự đánh giá của Thẩm phán, Hội đồng xét xử”<small>49</small>.

Pháp luật hiện nay quy định về quyền và nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng là hợp lý, bởi dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào như đạo đức, tơn giáo, hay pháp luật thì cha mẹ vẫn ln là người đầu tiên có quyền và nghĩa vụ trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc con của mình. Mặc dù khơng bị ràng buộc về mặt huyết thống nhưng cha dượng, mẹ kế vẫn được xem là thành viên gia đình, mà

<small>46 Khoản 1 Điều 71 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>47 Điều 21 BLDS năm 2015. </small>

<small>48 Khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2015. </small>

<small>49 “Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình”, Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình (vksndtc.gov.vn), truy cập ngày 5/4/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

gia đình là mơi trường đầu tiên và là tiền đề để ni dưỡng và hình thành nhân cách, trí tuệ, tinh thần của con cái, đặc biệt là trẻ em - chủ thể được pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. “Dưới góc độ sinh học, trẻ em là người ở giai đoạn từ khi sinh ra đến tuổi dậy thì. Ở góc độ pháp lý, Điều 1 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989 xác định “trẻ em là người dưới 18 tuổi”, trừ trường hợp pháp luật của quốc gia thành viên áp dụng với trẻ em quy định tuổi trưởng thành sớm hơn”. Phù hợp điều kiện tại Việt Nam, Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định “trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Về mặt xã hội, trẻ em là người chưa trưởng thành, dễ bị tổn thương và cần được đặc biệt quan tâm chăm sóc”<small>50</small>. Bên cạnh đó, Luật Trẻ em năm 2016 cũng chỉ khẳng định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, ni dưỡng để phát triển toàn diện”<small>51</small>. Tuy nhiên Luật HNGĐ năm 2014 cũng như Luật Trẻ em năm 2016 sửa đổi, bổ sung năm 2018 không đưa ra khái niệm cụ thể về “ni dưỡng”, “chăm sóc” cũng như các tiêu chí để xác định một đứa trẻ sẽ được đảm bảo ni dưỡng, chăm sóc như thế nào để đáp ứng các điều kiện vật chất tối thiếu, phát triển bình thường. Theo từ điển Tiếng Việt, “chăm sóc” là “việc một người cung cấp những thứ cần thiết cho người khác, nhằm tạo điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống của người đó”<small>52</small>. Cịn “ni dưỡng” được hiểu là “việc một người chăm sóc và cung cấp những thứ cần thiết cho người khác”<small>53</small> và “trông nom” là “để ý đến, chăm sóc và giữ gìn cho mọi việc được tốt đẹp”<small>54</small>. Theo đó, sự trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc của cha mẹ được hiểu là “sự trơng nom, chăm sóc tồn diện cuộc sống của người con chưa thành niên, cụ thể như: trông nom, chăm sóc sức khỏe cũng như sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm của con”<small>55</small>, là việc đáp ứng cho trẻ những nhu cầu cần thiết, cơ bản về ăn, mặc và phát triển cả về trí lực và thể lực. Hơn hết, việc chăm sóc cịn bao hàm cả việc bảo đảm cho trẻ có một mơi trường sống an toàn, lành mạnh; không bị đánh đập, hành hạ, ngược đãi. Đây được xem là quyền, bởi lẽ trong bất cứ hoàn cảnh nào, khơng ai có thể ngăn cản hoặc tước

<small>50 Lê Thị Mận và Nguyễn Phương Ân (2022), “Bảo đảm quyền được chăm sóc của trẻ em sau khi cha mẹ ly hơn </small>

<i><small>- Nhìn từ góc độ việc thực hiện nghĩa vụ và quyền thăm nom con”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 09, </small></i>

<small>tr. 12, 13. </small>

<small>51 Điều 15 Luật Trẻ em năm 2016. </small>

<small>52</small><i><small> Nguyễn Như Ý, Đại Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, tr. 1198. </small></i>

<small>53 “Nuôi dưỡng”, Thuật ngữ pháp lý | Từ điển Luật học | Dictionary of Law (thuvienphapluat.vn), truy cập ngày 31/5/2023. </small>

<small>54 “Trông nom”, Nghĩa của từ Trông nom - Từ điển Việt - Việt (soha.vn), truy cập ngày 31/5/2023. </small>

<small>55</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà </small></i>

<small>xuất bản Hồng Đức, tr. 336. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

đi quyền này của cha dượng, mẹ kế, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt. Đồng thời, đây cũng được xem là nghĩa vụ vì khơng chỉ riêng mỗi cha - mẹ ruột, cha - mẹ nuôi mà cả cha dượng - mẹ kế cũng không có quyền ruồng rẫy, ngược đãi hoặc khơng chăm sóc con cái.

Trước đây, quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế được quy định trong Luật HNGĐ năm 2000 có quy định thêm điều khoản: “Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau”<small>56</small>. Tuy nhiên, Luật HNGĐ năm 2014 đã bỏ đi khoản này trong điều luật quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng bởi vì nó đã được quy định tại khoản 4 Điều 69: “Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hơn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”. Đây là quy định chung dành cho cha mẹ bao gồm cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và cha dượng, mẹ kế. Như vậy, nghĩa vụ chăm sóc, trơng nom con riêng không chỉ giới hạn trong việc cung cấp cho con những nhu cầu thiết yếu, tạo điều kiện cho con được phát triển mà bao gồm cả việc không được hành hạ, ngược đãi, xúc phạm con riêng.

<i> Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế trong việc giáo dục con riêng của vợ hoặc của chồng. </i>

Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế trong việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con riêng của vợ hoặc của chồng, thì khoản 1 Điều 79, dẫn chiếu Điều 72 của Luật HNGĐ năm 2014 cũng nhấn mạnh cha mẹ (bao gồm cha dượng, mẹ kế) có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cụ thể cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hịa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn khơng thể tự giải quyết được.

<small>56 Khoản 3 Điều 38 Luật HNGĐ năm 2000, hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Quy định trên của pháp luật hơn nhân và gia đình có sự tương đồng với một số văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Trẻ em, Luật Giáo dục. Theo đó: “Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh”<small>57</small>; “Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc”<small>58</small>.

Lý giải cho các quy định trên bởi giáo dục từ lâu nay luôn giữ vai trị quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, đặc biệt là đối với trẻ em. Giáo dục gồm có giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Trong đó, giáo dục gia đình đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Gia đình chính là “ngơi trường đầu tiên” hình thành, phát triển nhân cách con người. Trách nhiệm giáo dục đầu tiên là thuộc về cha mẹ, đó là cơng việc dạy con nên người. Giáo dục tác động tới tư tưởng, hành động, kiến thức, hình thành nên một con người với đầy đủ các phẩm chất cần thiết, có ích cho gia đình và xã hội. Đây là quy định có sự tương đồng với pháp luật về Hơn nhân gia đình.

Trách nhiệm giáo dục con của cha mẹ không chỉ được đặt ra dưới khía cạnh pháp lý, mà trách nhiệm này còn được ghi nhận trong tập quán, truyền thống, đạo đức xã hội. Giáo dục không chỉ đơn thuần là giáo dục trong gia đình mà cha mẹ cịn phải tạo điều kiện để con được tiếp nhận sự giáo dục từ trường lớp, địa phương… Mọi hành vi thể hiện sự ngăn cản, cấm đoán việc tiếp nhận giáo dục, kiến thức của con đều là hành vi vi phạm pháp luật.

<i>Thứ ba, quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng liên quan đến vấn đề thừa kế. </i>

Theo Từ điển Luật học, thừa kế được giải thích là “sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu”<small>59</small>. Khơng nằm ngồi xu thế chung của thế giới<small>60</small>, pháp luật Việt Nam quy định hai hình thức thừa

<small>57 Điều 16 Luật Trẻ em năm 2016. </small>

<small>58 Khoản 4 Điều 14, Điều 90 Luật Giáo dục năm 2019. </small>

<small>59</small><i><small> Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Tư pháp, tr. 754. </small></i>

<small>60 Nhiều quốc gia trên thế giới quy định hai hình thức về thừa kế gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Ví dụ, chương 2, 3 Phần 8 BLDS Campuchia năm 2007, Điều 774 BLDS Philippines năm 1949. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

kế là thừa kế theo di chúc<small>61</small> và thừa kế theo pháp luật<small>62</small>. Chế định về thừa kế được xem là một trong những chế định quan trọng trong mối quan hệ gia đình và được pháp luật đặc biệt điều chỉnh.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, diện thừa kế không những được xác định trên cơ sở quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống mà còn được xác định dựa trên quan hệ nuôi dưỡng, bao gồm cả trường hợp con riêng với cha dượng, mẹ kế khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình và ngược lại, con riêng cũng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình<small>63</small>. Bên cạnh đó, Điều 657 BLDS năm 2015 quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”. Có thể thấy, con riêng và cha mẹ kế được pháp luật cho phép thừa kế theo pháp luật của nhau. Tuy nhiên, việc thừa kế không đương nhiên phát sinh mà chỉ phát sinh khi đáp ứng điều kiện giữa cha dượng, mẹ kế có sự chăm sóc, ni dưỡng nhau. Đây là điều kiện khá đặc thù so với quy định về điều kiện của các quyền và nghĩa vụ khác tại khoản 1 Điều 79 Luật HNGĐ năm 2014.

Vậy, như thế nào thì được coi là chăm sóc, ni dưỡng như cha con, mẹ con? Việc chăm sóc, ni dưỡng này có bắt buộc giữa các bên phải “cùng chung sống”? Trên thực tế, việc xác định có quan hệ ni dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con căn cứ vào các quy định của Luật HNGĐ về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con<small>64</small>nhưng cũng rất khó để xác định. Bởi lẽ, “trên thực tế có rất nhiều trường hợp họ sống chung nhà với nhau nhưng về mặt tình cảm thì họ khơng coi nhau như cha con, mẹ con, hay có những trường hợp họ khơng sống chung với nhau nhưng người con hay cha dượng (mẹ kế) có sự chu cấp về vật chất, tiền bạc để chăm sóc, ni dưỡng cha dượng (mẹ kế), con của vợ (chồng)”<small>65</small>.

<small>61 Chương XXII BLDS năm 2015. </small>

<small>62 Chương XXIII BLDS năm 2015. </small>

<small>63 Điều 79 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>64 Điều 69, 70, 71, 72 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>65 Nguyễn Thị Khánh Chi, “Những khó khăn vướng mắc khi áp dụng Điều 654 Bộ luật dân sự 2015 vào thực tế”, truy cập ngày 30/3/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Mặt khác, Công văn số 212/TANDTC-PC cho rằng “phải đánh giá một cách toàn diện các yếu tố như: bố dượng, mẹ kế hàng tháng có trả tiền ni dưỡng, chăm sóc, chăm lo đến việc học tập, giáo dục con, thương yêu con... hoặc nếu cha dượng, mẹ kế không đủ điều kiện sinh sống ở mức độ trung bình ở địa phương thì con riêng đã chu cấp tiền ni dưỡng, chăm sóc hàng tháng... Đồng thời, mức độ quan hệ ni dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế như cha con, mẹ con phải đảm bảo được cuộc sống của họ”<small>66</small>. Qua đó, có thể thấy, trường hợp con riêng và cha dượng, mẹ kế không sống chung, nhưng vẫn thăm nom, chu cấp tiền để người khác nuôi dưỡng, chăm sóc người kia thì vẫn được coi là có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con để có cơ sở hưởng thừa kế di sản của nhau theo Điều 654 BLDS năm 2015. Do đó, có thể xác định rằng giữa con riêng và cha mẹ kế chỉ cần có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau trên thực tế như cha, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau, không bắt buộc những người này phải sống chung.

Nhìn chung, pháp luật hơn nhân gia đình quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế có phần hạn chế hơn so với cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Có lẽ xuất phát từ chính bản chất của mối quan hệ này là “quan hệ phái sinh”<small>67</small>. Việc các nhà lập pháp quy định về các nghĩa vụ trông nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục là để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của những người con riêng khi sống chung với cha dượng, mẹ kế.

<i>1.3.3 Chế tài xử lý vi phạm quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. </i>

Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng đã được pháp luật ghi nhận rõ. Tuy nhiên, việc chung sống giữa “con tôi - con anh - con chúng ta”, “mẹ ghẻ - con chồng”, trong thực tế vẫn xảy ra nhiều vấn đề vi phạm. Để hạn chế, phòng ngừa cũng như xác định hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi xâm phạm xảy ra, pháp luật đã đặt ra những chế tài xử lý vi phạm quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay khơng có quy định riêng về chế tài dành cho cha dượng, mẹ kế nếu họ vi phạm quyền và nghĩa vụ của mình mà nó được quy định chung trong những điều luật, chế tài dành cho cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình, các đối

<small>66 Mục 8 Chương III Công văn số 212/TANDTC-PC. </small>

<small>67 Quan hệ phái sinh là quan hệ được tạo ra từ quan hệ gốc bằng cách thay thế một bên trong quan hệ, cịn có cách gọi khác là quan hệ thứ cấp. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

tượng xâm phạm đến quyền trẻ em… Do đó, nếu cha dượng, mẹ kế có hành vi xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con riêng thì sẽ bị xử phạt về dân sự, hành chính hoặc hình sự tương ứng với mức độ vi phạm.

<i>Về chế tài dân sự </i>

Nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng được quy định tại Điều 79 Luật HNGĐ năm 2014. Hành vi vi phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục con chưa thành niên của cha mẹ (bao gồm chủ thể là cha dượng, mẹ kế) có thể bao gồm những hành vi sau đây: cha mẹ trốn tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm ni dưỡng, chăm sóc con hoặc thực hiện trách nhiệm một cách hời hợt, không quan tâm đến cuộc sống của con làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất hoặc tinh thần của con; không cho con đi học, bắt làm công việc không phù hợp hoặc quá sức lao động của con; đưa con vào môi trường sống không không lành mạnh,…<small>68</small>. Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con được coi là hành vi nghiêm trọng nhất trong các hành vi mà cha, mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Những hành vi vi phạm nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con nhưng đến mức nghiêm trọng thì cha mẹ cũng có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Cũng giống như cha mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế cũng sẽ bị hạn chế quyền của cha dượng, mẹ kế đối với con chưa thành niên khi có căn cứ xác định cha dượng, mẹ kế xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của con quy định tại Điều 85 Luật HNGĐ năm 2014. Cụ thể:

“Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con; c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

<small>68 Dương Tấn Thanh, Phạm Văn Bé Hai, “Bất cập về hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên”, truy cập ngày 10/8/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tịa án có thể tự mình hoặc theo u cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trơng nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tịa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con chưa thành niên, tòa án sẽ tự mình hoặc theo yêu cầu của các chủ thể quy định tại Điều 86 Luật HNGĐ năm 2014 để ra phán quyết hạn chế quyền trơng nom, chăm sóc con của cha mẹ đối với con nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích chính đáng của con. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên được quy định tại Điều 87 Luật HNGĐ năm 2014.

Tại Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định về chế tài đối với hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em và quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em như sau: Đối với hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, ni dưỡng trẻ em<small>69</small>, có hai mức xử phạt hành chính: nếu cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khơng quan tâm chăm sóc, khơng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình (trừ một số trường hợp đặc biệt) thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Nặng hơn, nếu cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em thì mức phạt tiền là từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Đối với hành vi vi phạm quy định về quyền được giáo dục của trẻ em<small>70</small>, có ba mức phạt tiền: nếu cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập, cố ý không thực hiện nghĩa vụ

<small>69 Điều 21 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP. </small>

<small>70 Điều 26 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật; không đảm bảo thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em thì sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em. Nặng hơn, nếu cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cản trở việc đi học của trẻ em sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng hoặc có hành vi dụ dỗ, lơi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học thì mức phạt tiền sẽ là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Bên cạnh Nghị định số 130/2021/NĐ-CP, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP cũng có một số quy định về vấn đề bạo hành gia đình như sau: Đối với hành vi xâm hại đến sức khỏe thành viên gia đình<small>71</small>, có hai mức phạt tiền: hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Nặng hơn, nếu sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; khơng kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu hoặc khơng chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình (trừ trường hợp con riêng từ chối) thì mức phạt tiền này sẽ là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đối với hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình<small>72</small>: hành vi đối xử tệ bạc với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đối với hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý<small>73</small>, có ba mức phạt: hành vi cấm, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cơ lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc hoặc tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Nặng hơn, hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với hành vi cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục hoặc có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình thì mức phạt này sẽ là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Tất cả các hành vi vi phạm

<small>71 Điều 52 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. </small>

<small>72 Điều 53 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. </small>

<small>73 Điều 55 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. </small>

</div>

×