Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 129 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>
--- ---
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>
--- ---
2. Nguyễn Thị Mỹ An Nữ 2053801013005 3
3.Hồ Thị Mỹ Hiền Nữ 2053801013044 3
4. Nguyễn Thị Cẩm Nga Nữ 2053801013152 3
Trưởng nhóm: Nguyễn Thanh Bình
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>MỤC LỤC </b>
<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1</b>
<b>1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1</b>
<b>2. Tình hình nghiên cứu ... 2</b>
<i>2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ... 2</i>
<i>2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ... 4</i>
<i>2.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu ... 6</i>
<b>3. Mục tiêu của đề tài ... 7</b>
<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ... 7</b>
<b>5. Khả năng ứng dụng của đề tài ... 8</b>
<b>CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỘI PHẠM CƯỚP GIẬT VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CƯỚP GIẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 9</b>
<b>1.1. Tội phạm cướp giật tài sản... 9</b>
<i>1.1.1. Tội phạm cướp giật theo Bộ luật hình sự Việt Nam ... 9</i>
<i>1.1.2. Khái niệm và ý nghĩa của việc phòng ngừa tội phạm cướp giật ở TP.HCM ... 10</i>
<b>1.2. Tình hình tội phạm cướp giật ở Thành phố Hồ Chí Minh ... 12</b>
<i>1.2.1. Thực trạng của tình hình tội phạm ... 12</i>
<i>1.2.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm ... 14</i>
<i>1.2.3. Động thái của tình hình tội phạm ... 19</i>
<i>1.2.4. Thiệt hại của tình hình tội phạm ... 22</i>
<b>CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CƯỚP GIẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 24</b>
<b>2.1. Nguyên nhân, điều kiện về kinh tế ... 25</b>
<i>2.1.1. Về chỉ số kinh tế ... 25</i>
<i>2.1.2. Thu nhập bình quân đầu người và mức sống của người dân ... 25</i>
<i>2.1.3. Giá cả hàng hóa, dịch vụ ở TP.HCM ... 27</i>
<b>2.2. Nguyên nhân, điều kiện văn hóa-xã hội ... 28</b>
<i>2.2.1. Môi trường xã hội ... 28</i>
<i>2.2.2. Môi trường gia đình ... 30</i>
<i>2.2.3. Mơi trường giáo dục ... 31</i>
<b>2.3. Nguyên nhân, điều kiện về bất cập pháp luật và cơng tác phịng chống tội phạm ... 32</b>
<i>2.3.1. Bất cập pháp luật ... 32</i>
<i>2.3.2. Bất cập trong công tác phòng chống tội phạm ... 33</i>
<b>2.4. Nguyên nhân, điều kiện từ người phạm tội ... 36</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><i>2.4.1. Đặc điểm sinh học ... 36</i>
<i>2.4.2. Đặc điểm xã hội ... 37</i>
<i>2.4.3. Đặc điểm tâm lý ... 38</i>
<b>2.5. Nguyên nhân, điều kiện từ nạn nhân ... 39</b>
<i>2.5.1. Đặc điểm nhân thân của nạn nhân. ... 39</i>
<i>2.5.2. Hành vi của nạn nhân ... 41</i>
<b>2.6. Nguyên nhân, điều kiện về bất cập trong công tác quản lý nhà nước 43</b><i>2.6.1. Về công tác quản lý dân cư ... 43</i>
<i>2.6.2. Về công tác quản lý kinh doanh ... 43</i>
<b>2.7. Nguyên nhân, điều kiện về hoàn cảnh khách quan ... 44</b>
<i>2.7.1. Những điều kiện về thời gian phạm tội ... 44</i>
<i>2.7.2. Những điều kiện về địa điểm phạm tội ... 45</i>
<b>CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CƯỚP GIẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 48</b>
<b>3.1. Thực trạng phịng ngừa tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM ... 48</b>
<i>3.1.1. Thực trạng phòng ngừa về kinh tế ... 48</i>
<i>3.1.2. Thực trạng phịng ngừa về văn hóa-xã hội ... 52</i>
<i>3.1.3. Thực trạng phịng ngừa về pháp luật và cơng tác phịng chống tội phạm ... 59</i>
<i>3.1.4. Thực trạng phòng ngừa về quản lý nhà nước ... 64</i>
<b>3.2. Dự báo tình hình tội phạm cướp giật ở TP.HCM ... 69</b>
<i>3.2.1. Cơ sở dự báo tình hình tội phạm cướp giật. ... 69</i>
<i>3.2.2. Nội dung dự báo tình hình tội phạm cướp giật ... 70</i>
<b>3.3. Những kiến nghị hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp giật ở Thành phố Hồ Chí Minh ... 73</b>
<i>3.3.1. Kiến nghị hồn thiện về giải pháp kinh tế ... 73</i>
<i>3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện về giải pháp văn hóa- xã hội ... 77</i>
<i>3.3.3. Kiến nghị hồn thiện về giải pháp pháp luật và phịng chống tội phạm ... 80</i>
<i>3.3.4. Kiến nghị hoàn thiện về giải pháp quản lý nhà nước ... 85</i>
<i>3.3.5. Kiến nghị hoàn thiện về giải pháp nâng cao ý thức người dân ... 88</i>
<b>KẾT LUẬN ... 97</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>
ANTT BLHS LTHAHS CAND CTTP UBND GD-ĐT TP.HCM TAND VKS VKSND
An ninh trật tự Bộ luật Hình sự
Luật Thi hành án hình sự Công an nhân dân
Cấu thành tội phạm Ủy ban nhân dân Giáo dục- Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Tòa án nhân dân
Viện Kiểm Sát
Viện Kiểm sát nhân dân
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>
TP.HCM là thành phố lớn nhất ở Việt Nam về dân số và quy mơ đơ thị hóa. Nơi này cịn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí, giáo dục và du lịch của Việt Nam. TP.HCM có nền kinh tế và quy mơ dân số lớn nhất cả nước, cũng như là điểm đến thường xuyên của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu phát triển trên thì vấn nạn về tội phạm nói chung, tội phạm cướp giật nói riêng vẫn diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện, an ninh trật tự của TP.HCM.
Những phát triển và kinh tế, văn hóa, du lịch khiến TP.HCM trở thành nơi thu hút tội phạm cướp giật. Những thông tin về nạn cướp giật tài sản ở đó dễ dàng tìm thấy mỗi ngày trên các trang mạng hoặc báo chí. Trong đợt tổng kết cuối năm 2021 của lực lượng Công an TP.HCM, Thiếu tướng Đinh Thanh Nhàn – Phó Giám đốc, phụ trách cơng tác điều tra cho biết, các loại hình tội phạm cướp, cướp giật và trộm cắp tài sản chiếm tỉ lệ cao (lên đến 76,7%) trong cơ cấu phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn thành phố. Tình trạng cướp giật tài sản xảy ra ở hầu hết trên địa bàn TP.HCM, không phải chỉ ở vùng trung tâm thành phố và ở các tuyến đường vắng, thưa thớt dân cư mà cịn diễn ra ngay giữa phố đơng người qua lại vào ban ngày khiến người dân hết sức lo lắng. Hành vi cướp giật tài sản có thể là do một cá nhân thực hiện hoặc do nhiều người tạo thành một nhóm thực hiện và các hành vi này xảy ra ở khắp các quận: quận 1, quận 3, quận 10, quận 11…trong đó quận 10 và 11 là hai địa bàn chính. Nhóm người này thường bắt cặp đi với nhau và phân chia công việc rõ ràng: lái xe, giật, cản địa và luôn có thanh niên chốt chặn giữ vai trị cảnh giới, phát hiện nếu có cơng an thì kịp thời báo động hoặc khi bị dân truy đuổi giữ vai trò cản địa.
Qua đó có thể thấy, đối tượng cướp giật ở TP.HCM ngày càng manh động và lộng hành, hết sức táo tợn khi thực hiện hành vi phạm tội. Chúng thậm chí sẵn sàng dùng hung khí nguy hiểm để chống trả, xâm hại những người cố gắng bảo vệ tài sản của mình và tấn công cả những người truy bắt. Không những vậy những đối tượng thực hiện cướp giật cịn có những thủ đoạn hết sức tinh vi, các đối tượng có xu hướng hoạt động theo tổ chức, phối hợp chặt chẽ để tìm “con mồi” và đối phó với cơ quan chức năng.
Tội phạm cướp giật tài sản không chỉ gây ra thiệt hại về tài sản cho nạn nhân, mà cịn có thể gây thiệt cho sức khỏe và tính mạng của họ. Tội phạm này cịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, gây hoang mang cho người dân và khách du lịch ở TP.HCM. Mặc dù, cơng tác phịng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn TP.HCM trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả, tuy nhiên có thể thấy hoạt động phịng ngừa loại tội phạm này vẫn còn những tồn tại những hạn chế nhất định, số vụ án xảy ra cịn nhiều, có lúc tăng cao và diễn biến phức tạp. Đáng lo hơn là
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">người dân TP.HCM đang dần có suy nghĩ “bình thường hóa” đối với tình hình tội phạm cướp giật. Tuy rằng trước đó, cũng có một số tác giả đã thực hiện cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này như Chu Tấn Hải, Trương Thị Hương Huệ, Nguyễn Văn Khoa Điềm... và các tác giả này đưa ra các kiến nghị về phòng ngừa xã hội như nâng cao giáo dục, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, nâng cao về nghiệp vụ, phòng ngừa về mảng tố tụng... nhưng hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật chưa hiệu quả. Do đó dù đã được nghiên cứu từ rất lâu, thì vấn đề tội phạm cướp giật vẫn luôn là đề tài nóng, và có giá trị áp dụng thực tiễn cao. Chính vì tính cấp thiết như trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài "Phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh" để nghiên cứu tình hình tội phạm, tìm ra đặc điểm của loại tội phạm này. Đồng thời có những dự báo và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phịng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn TP.HCM.
<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>
Tội phạm cướp giật tài sản nói chung hay cướp giật tài sản ở TP.HCM nói riêng ln là một trong những vấn đề nóng nhận được nhiều quan tâm của xã hội, vì thế khơng ít tác giả trong và ngoài nước đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này
<i><b>2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước </b></i>
<i>Chu Tấn Hải (2013), Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân đối với tội phạm cướp giật tài sản của người nước ngồi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Tp.HCM. Tác giả </i>
tập trung vào việc phân tích tình hình, nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cướp giật đối với người nước ngoài trên địa bàn TP.HCM. Bài luận văn cũng nhấn mạnh vào cơng tác phịng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân TP.HCM, đưa ra nhiều kiến nghị phòng ngừa cho lực lượng cảnh sát như phòng ngừa về xã hội, phòng ngừa về nghiệp vụ, phòng ngừa trong hoạt động tố tụng.
<i>Trương Thị Hương Huệ, Phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP.HCM. Khóa luận </i>
đã phân tích chi tiết tình hình tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM trong giai đoạn từ 2011 đến 2015; nêu ra những nguyên nhân, điều kiện về xã hội và pháp luật của tình hình tội phạm cướp giật; phân tích thực trạng trong cơng tác phịng ngừa tội phạm cướp giật. Đưa ra dự báo rằng số người phạm tội cướp giật sẽ tăng lên, người phạm tội chủ yếu là từ 18 đến 30 tuổi, địa bàn hoạt động tội phạm chủ yếu ở các quận trung tâm, thủ đoạn chủ yếu vẫn là sử dụng xe máy để giật tài sản người đi đường. Từ đó đưa ra những kiến nghị về việc phịng ngừa tội phạm bằng biện pháp xã hội như nâng cao công tác giáo dục; nâng cao hiệu quả tuyên truyền để người dân cảnh giác hơn; giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho cư dân địa bàn. Bên cạnh đó cịn đề xuất các biện pháp phịng ngừa cưỡng chế như: cơ quan Công an cần tăng cường tổ chức lực lượng và phương tiện
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">bảo vệ an ninh trật tự, tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng điều tra tội phạm; VKS phải truy tố vụ án đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, nâng cao chất lượng hồ sơ vụ án; Tòa án phải xét xử nghiêm minh, công bằng, xét xử lưu động để tuyên truyền đến người dân, xem xét các nguyên nhân điều kiện phạm tội để phối hợp phòng ngừa tội phạm.
<i>Nguyễn Văn Khoa Điềm (2019), Phịng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. </i>
Luận án đã nêu những vấn đề lý luận về phịng ngừa tình hình tội phạm cướp giật tài sản như đặc điểm, mục đích, cơ sở, ngun tắc, cơ chế phịng ngừa; cho thấy rõ thực trạng và cơ cấu tình hình tội phạm cướp giật tài sản giai đoạn 2007 đến 2017; phân tích ngun nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên các khía cạnh như mơi trường xã hội, nhân thân người phạm tội, đặc điểm nạn nhân, thiếu sót trong cơng tác phịng ngừa của cơ quan chức năng; phân tích những hiệu quả và hạn chế trong cơng tác phịng ngừa tội phạm cướp giật. Dự báo rằng tội phạm cướp giật sẽ có xu hướng gia tăng và chiếm tỉ lệ cao trong các tội xâm phạm sở hữu; thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi; người phạm tội ngày càng đa dạng về thành phần; thời điểm tội phạm lộng hành là sáng sớm và chiều tối; địa điểm chủ yếu là khu vực trung tâm đơng người, nhưng đang có xu hướng gây án xuyên địa bàn; dự báo các yếu tố thuận lợi và khó khăn ở TP.HCM ảnh hưởng đến cơng tác phịng ngừa tội phạm. Từ đó đề xuất những giải pháp như: tăng cường nhận thức phòng ngừa tội phạm với Đảng ủy, chính quyền, cơ quan chức năng, các đồn thể và tồn dân; xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống người dân; khắc phục những tiêu cực trong gia đình, nhà trường và xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền với người dân; siết chặt công tác quản lý nhà nước; đẩy mạnh các hoạt động tuần tra, trấn áp tội phạm; chú trọng nâng cao các biện pháp nghiệp vụ, mở rộng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án cướp giật tài sản; tăng cường năng lực các chủ thể phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản.
<i>Lê Thu Huyền, Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội. </i>
Bài luận văn chủ yếu tập trung vào việc phân tích các nguyên nhân, điều kiện tội phạm cướp giật tài sản ở Quận 1. Các vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện tội cướp giật tài sản được làm rõ qua việc phân tích ý nghĩa nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện; phân loại các nguyên nhân điều kiện; nêu ra cơ chế tác động của nguyên nhân điều kiện; làm rõ mối liên hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cướp giật tài sản với tình hình tội cướp giật tài sản, với nhân thân người phạm tội và với hoạt động phịng ngừa. Nêu rõ tình hình tội phạm, nhận diện các nguyên nhân và điều kiện cụ thể của tình hình tội phạm, những hạn chế trong cơng tác phịng chống tội phạm cướp giật. Đưa ra những dự báo rằng tình hình tội phạm cướp giật vẫn chiếm tỉ lệ cao ở Quận 1,
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">thiệt hại sẽ ngày càng lớn; thủ đoạn phổ biến nhất vẫn là sử dụng xe máy để gây án, ngoài ra cịn có xu hướng sử dụng vũ khí tấn cơng người truy bắt để tẩu thốt; địa bàn phạm tội chủ yếu là các tuyến đường đông người; người phạm tội chủ yếu là người thất nghiệp, có nhân thân xấu, tuy nhiên thì đang có xu hướng trẻ hóa. Từ đó kiến nghị một số giải pháp như bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho tồn dân; phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết vấn đề việc làm; phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp; nâng cao trình độ học vấn, xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh; tăng cường các biện pháp quản lý xã hội; hoàn thiện các quy định pháp luật, tiến hành tuyên truyền pháp luật cho người dân; đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cơng dân trong phịng ngừa tội phạm.
<i>Trần Văn Đơng (2017), Phịng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. Ở đây </i>
tác giả đã trình bày khái niệm, mục đích và ý nghĩa việc phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản; những nguyên tắc, chủ thể, các biện pháp phòng ngừa tội phạm cướp giật; làm rõ mối quan hệ giữa phòng ngừa tội phạm và tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, nhân thân người phạm tội. Phân tích rõ tình hình tội phạm của tội phạm cướp giật ở TP,HCM, thực trạng về nhận thức phòng ngừa; thực trạng tổ chức lực lượng phòng ngừa; thực trạng tổ chức phịng ngừa. Từ đó đưa ra những dự báo và đề xuất những giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM như tăng cường nhận thức về phịng ngừa tình hình tội phạm; tăng cường lực lượng phòng ngừa tội phạm cướp giật; tăng cường các biện pháp phịng ngừa tình hình tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM.
Nguyễn Văn Khoa Điềm (2019), “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động quần chúng trong phịng ngừa tình hình tội cướp giật
<i>tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 01. Bài </i>
viết đã thể hiện những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm cướp giật ở TP.HCM từ năm 2014 đến năm 2018; nêu rõ những hoạt động tuyên truyền đã được các cơ quan, đoàn thể ở TP.HCM đã tiến hành; trình bày được những hiệu quả tích cực của các hoạt động tuyên truyền. Bên cạnh đó tác giả cũng phân tích hạn chế của các hoạt động tuyên truyền phòng chống tội phạm cướp giật. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp như nên đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền; xác định đối tượng tuyên truyền cụ thể, lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng; đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự; tăng cường hiệu quả phối hợp tuyên truyền giữa các chủ thể.
<i><b>2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài </b></i>
<i>Amy Burrell, Matt Tonkin (2020), Property Crime: Criminological and Psychological Perspectives (tạm dịch là Tội phạm xâm phạm sở hữu: Các quan điểm tội </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">phạm học và tâm lý học). Cuốn sách này đã phân tích hành vi trộm cắp và cướp giật, từ đó tác giả cung cấp cái nhìn sâu sắc về động cơ và con đường phạm tội, cũng như cách thức điều tra tội phạm và điều gì sẽ xảy ra với những kẻ phạm tội khi họ bị bắt. Cuốn sách cho thấy rõ mức độ, bản chất và tác động của tội phạm tài sản cũng như cung cấp một cái nhìn tổng quan về các chủ đề khác nhau như: hành vi phạm tội tại hiện trường, động cơ, quá trình quyết định làm cơ sở cho một loạt các tội phạm liên quan đến tài sản, truy tố, phục hồi, và phịng ngừa. Ngồi ra, các quy trình và thách thức liên quan đến việc điều tra và truy tố tội phạm chiếm đoạt tài sản được thảo luận từ nhiều khía cạnh, bao gồm các nhà phân tích tội phạm, thám tử cảnh sát, điều tra viên pháp y hiện trường và công tố viên. Từ đó đưa ra những biện pháp phịng ngừa như tăng cường hoạt động các cơ quan nhà nước; tình huống phịng chống tội phạm và ngăn ngừa tội phạm thơng qua thiết kế môi trường; nâng cao hiệu quả việc đối xử và cải tạo những người phạm tội xâm phạm sở hữu; cách thực hiện Nghiên cứu Cảnh sát Ứng dụng.
<i>Simon Hallsworth (2005), Street Crime (Tạm dịch là Tội phạm đường phố). Cuốn </i>
sách này mô tả những loại tội phạm trên đường phố, trong đó có tội phạm cướp giật tài sản vẫn chiếm vị trí cao trong chương trình nghị sự chính trị và cộng đồng, đồng thời thường là chủ đề thu hút sự chú ý và quan tâm của giới truyền thông. Tác giả phân tích một cách chi tiết về hiện tượng này, đặt chủ đề này trong bối cảnh lý thuyết, lịch sử và chính trị của nó. Nó giải thích vì sao tội phạm đường phố thực sự nghiêm trọng đến mức nào và tại sao nó lại trở thành một vấn đề chính trị nóng bỏng như vậy. Cuốn sách dựa trên các cuộc tranh luận đương thời về sự hiện diện được của một tầng lớp dưới mới nổi, và đặc biệt là “sự hình sự hóa” và “sự phân biệt chủng tộc” của các cộng đồng da đen mà nó đã trở nên đặc biệt gắn liền với tâm trí cơng chúng. Tác giả tập trung phân tích vào mối quan hệ của 3 vấn đề chính: sản sinh ra những kẻ phạm tội có động cơ, sự sẵn có và phù hợp của nạn nhân, và một nghiên cứu về các giới hạn vốn có trong các chiến lược kiểm soát hiện tại. Cuốn sách kết luận rằng một chiến lược phịng ngừa thành cơng địi hỏi một chương trình nghị sự nhằm khơi phục lĩnh vực công cộng ở các khu vực nội thành hơn là các chính sách phụ thuộc vào phịng chống tội phạm theo tình huống, chính sách khơng khoan nhượng và tăng cường trừng phạt.
<i>Vi Khăm Khun Sam Nan (2019), Điều tra tội phạm cướp giật tài sản của công dân ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ, Bộ An ninh Cộng hòa Dân </i>
chủ Nhân dân Lào bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân. Luận án đã trình bày những vấn đề lý luận về hoạt động điều tra tội cướp giật tài sản của cơng dân Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào, cụ thể là nêu khái niệm, đặc điểm, những vấn đề cần chứng minh và những biện pháp chiến thuật cần thiết trong điều tra tội phạm cướp giật tài sản của cơng dân. Phân tích thực trạng của tình hình tội phạm cướp giật tài tài sản cũng như là những hậu quả của nó. Chỉ ra được các nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản, hiệu
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">quả phòng ngừa và những hạn chế trong q trình phịng ngừa tội phạm này. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra tội cướp giật tài sản ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời gian đến. Từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện về những quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, như là tách và hợp nhất hai điều luật của Bộ luật hình sự quy định về tội phạm trộm cắp tài sản và tội cướp giật tài sản của nhà nước và của công dân nhằm phục vụ cho hoạt động điều tra xác định tội danh thuận lợi và phù hợp; nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ điều tra viên, trinh sát viên, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Cảnh sát điều tra hét hỏi và cơ quan an ninh quản lý xuất nhập cảnh Lào, xây dựng quy trình khoa học của quá trình tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác của quân chúng nhân dân và nguồn tin khác.
<i>Ly Su Vi Chay (2005), “Đặc điểm hình sự tội phạm cướp giật tài sản công dân trên địa bàn thành phố Phnompenh vương quốc Campuchia”, Luận văn thạc sĩ. Tác giả </i>
đã xác định những nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn Phnompenh và hệ thống các biện pháp phòng ngừa nhằm kéo giảm, hướng tới xóa bỏ loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội. Tác giả chỉ rõ, để phòng ngừa tội cướp giật tài sản cần áp dụng đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp sau: Một là, thực hiện tốt công tác xây dựng cơ sở bí mật trên những tuyến, khu vực phức tạp nhằm chủ động phát hiện các đối tượng phạm tội cướp giật tài sản; Hai là, công tác quản lý đối tượng có nguy cơ phạm tội cướp giật tài sản, trong đó chú ý đến các đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự; Ba là, tăng cường tuần tra, kiểm sốt cơng khai các khu vực thường xuyên xảy ra các vụ cướp giật, chú ý các tuyến trọng điểm thường xảy ra tội phạm.
<i><b>2.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu </b></i>
Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu về tội phạm cướp giật tài sản được đặt ra từ rất sớm. Các bài viết, cơng trình nghiên cứu ở trong và ngồi nước đã sớm có những phân tích, xem xét và đánh giá mang tính khoa học về tình hình tội phạm và các biện pháp đấu tranh với tội phạm cướp giật. Hầu hết các tác giả đều có chung quan điểm rằng việc phịng ngừa tình hình tội phạm là phải tác động vào các nguyên nhân và điều kiện để cho tội phạm khơng xảy ra được. Bên cạnh đó các bài nghiên cứu cũng nêu rõ việc tăng cường thực hiện việc điều tra, xử lý với người phạm tội cướp giật, nhấn mạnh về vai trò của cơ quan chức năng, nhất là lực lượng cảnh sát trong cơng tác phịng ngừa tội phạm. Tuy nhiên về mặt lý luận thì một số tác giả vẫn chưa đi sâu vào vấn đề lý luận của phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản, họ tập trung phân tích lý luận về công tác điều tra tội phạm và những vấn đề pháp lý của tội cướp giật tài sản. Bên cạnh đó thì các cơng trình nghiên cứu trên cũng chủ yếu đề cập đến những biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật của cơ quan chức năng, chưa đi sâu vào phân tích vấn đề phịng ngừa trên các khía cạnh khác có liên quan như kinh tế, xã hội… Điển hình như cuốn sách
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><i>Property Crime: Criminological and Psychological Perspective của Amy Burrell và </i>
Matt Tonkin lại chủ yếu trình bày về cách thức điều tra tội phạm, mô tả những hoạt động tố tụng với người phạm tội, biện pháp phòng ngừa được nêu ra chủ yếu tập trung vào
<i>công tác điều tra, xét xử, cải tạo người phạm tội. Bài luận án Điều tra tội phạm cướp giật tài sản của cơng dân ở nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào của Vi Khăm Khun </i>
Sam Nan vẫn tập trung quá nhiều vào lý luận và thực tiễn công tác điều tra của tội cướp giật của cơng an nước Lào, mà chưa phân tích chi tiết lý luận và thực tiễn về cơng tác
<i>phịng ngừa tội phạm. Luận văn Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân đối với tội phạm cướp giật tài sản của người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Chu Tấn Hải cũng chỉ nhấn mạnh vào cơng tác phịng ngừa </i>
tội phạm của lực lượng cảnh sát mà không đề cập đến cơng tác phịng ngừa tội phạm của các chủ thể khác, biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ và cưỡng chế cũng được đề cao hơn.
Vấn đề phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM cần phải được nghiên cứu đầy đủ và toàn diện trên nhiều khía cạnh. Trên cơ sở tiếp thu những quan điểm từ các cơng trình nghiên cứu trên, bài nghiên cứu này sẽ phân tích chuyên sâu hơn về tình hình tội phạm cướp giật, đưa ra những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm cướp giật trên nhiều phương diện, đề xuất toàn diện những giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp giật ở TP.HCM.
<b>3. Mục tiêu của đề tài </b>
Trên tiền đề tập trung nghiên cứu, đánh giá cũng như phân tích các nguyên nhân, điều kiện dẫn tới tình hình tội phạm cướp giật tài sản tại TP.HCM. Cũng như phân tích đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm cướp giật, tìm hiểu sự phịng ngừa tội phạm của cơ quan chức năng Thành phố, để thấy rõ được tình trạng tội phạm cướp giật và thực trạng phòng ngừa tội phạm của TP.HCM. Từ đó, đưa ra các biện pháp và kiến nghị giúp hồn thiện việc phịng ngừa tội phạm cướp giật tài sản tại TP.HCM.
<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu </b>
Cách tiếp cận đề tài: Nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành về Tội cướp giật tài sản, nghiên cứu và đánh giá các cơng trình nghiên cứu đã có trước đó và tìm ra những điểm cịn chưa hồn chỉnh. Đồng thời nghiên cứu, đánh giá về thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm để có cơ sở tìm ra ngun nhân của Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố. Từ đó đề xuất các biện pháp phịng ngừa tội phạm.
Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng chống tội phạm. Nghiên cứu, xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các đặc điểm, nguyên nhân của tình hình tội phạm, cũng như là giữa các giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp giật.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng gồm: phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích số liệu và thống kê; phương pháp phân tích tổng hợp các nguồn thông tin từ sách báo, tài liệu nghiên cứu, báo cáo của các cơ quan nhà nước về tình hình tội phạm, đặc biệt là các báo cáo của cơ quan nhà nước ở địa bàn TP.HCM; phương pháp điều tra xã hội học với những người có liên quan đến tội phạm cướp giật; phương pháp so sánh để đối chiếu với tình hình tội phạm của thành phố khác. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học về tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn TP.HCM. Trong đó trọng tâm là nghiên cứu tình tình tội phạm trong giai đoạn từ 2018 đến 2022. Ngoài ra cịn tham khảo về tình hình tội phạm cướp giật ở các thành phố khác trong nước cũng như là nước ngồi, để có sự đối chiếu với TP.HCM.
<b>5. Khả năng ứng dụng của đề tài </b>
Cơng trình nghiên cứu có thể được áp dụng để góp phần phòng ngừa tội phạm cướp giật ở TP.HCM. Người dân có thể ứng dụng những giải pháp đã được nêu để phòng tránh tội phạm cướp giật, cơ quan chức năng có thể tham khảo những giải pháp phịng ngừa trên để đấu tranh với tội phạm, góp phần làm giảm tình hình tội phạm cướp giật ở TP.HCM và những hậu quả của nó.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỘI PHẠM CƯỚP GIẬT VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CƯỚP GIẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>
<b>1.1. Tội phạm cướp giật tài sản </b>
<i><b>1.1.1. Tội phạm cướp giật theo Bộ luật hình sự Việt Nam </b></i>
<i>Khái niệm: </i>
Tội cướp giật tài sản là tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu, được quy định tại Điều 171 BLHS 2015. BLHS 2015 không nêu định nghĩa về tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên có thể hiểu khái niệm “Cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác một cách cơng khai rồi tẩu thốt”. Ở đây, người phạm tội lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản để giật lấy tài sản một cách nhanh chóng để cho người quản lý tài sản khó có thể phản ứng lại kịp. Yếu tố bất ngờ trong tội cướp giật tài sản là một dấu hiệu đặc trưng của tội phạm.
<i>Cấu thành tội phạm </i>
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên
<i>hoặc đe dọa thực tế gây nên thiệt hại đáng kể nhất định. Theo đó, tội cướp giật tài sản </i>
xâm phạm đến hai khách thể đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản.
Đối tượng tác động của Tội cướp giật tài sản là những tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá. Vật là đối tượng tác động của tội này phải khơng có tính năng đặc biệt, nếu vật bị cướp giật là ma túy, vũ khí…. Tiền phải thỏa mãn điều kiện là tiền thật và được lưu thơng. Những giấy tờ có giá mà có thể quy đổi thành tiền hoặc có chức năng thanh tốn như tiền thì là đối tượng tác động của tội cướp giật<small>1</small>. Điểm đặc trưng của của tội cướp giật là đối tượng tác động thường là những tài sản nhỏ gọn, dễ dàng cho người phạm tội giật lấy.
Về mặt khách quan của tội phạm, căn cứ theo quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 và qua thực tiễn xét xử thì hành vi cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật bằng hành động giật, giành lấy tài sản đang trong sự quản lý của người khác. Tuy nhiên, hành vi chiếm đoạt tài sản ở đây phải được thực hiện một cách cơng khai và nhanh chóng, đây cũng là cách để phân biệt tội phạm cướp giật tài sản đối với một số tội phạm xâm phạm quyền sở hữu khác.
Ngoài ra ở tội cướp giật tài sản, hành vi của người phạm tội phải là hành vi không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên trong lúc thực hiện hành vi người phạm tội có thể dùng sức mạnh tác động để giật được tài sản, mục đích của hành
<small>1</small><i><small> Đại học luật TP.HCM (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nhà xuất bản Hồng </small></i>
<small>Đức, tr.174-177. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">vi chỉ làm nhằm giật được tài sản chứ khơng nhằm mục đích làm tê liệt sự phản kháng hay ý chí của họ để qua đó mà chiếm đoạt được tài sản.
Tội phạm được xem là hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản ra khỏi sự quản lý của chủ tài sản, trường hợp sau khi chiếm được tài sản mà người phạm tội bị truy đuổi hay bị bắt nên phải bỏ lại tài sản thì vẫn được coi là tội phạm hoàn thành. Trường hợp khác, người phạm tội đã thực hiện hành vi giật tài sản nhưng vì lý do khách quan nào đó mà khơng giật được tài sản thì vẫn cấu thành tội cướp giật tài sản ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Chủ thể của tội cướp giật tài sản là chủ thể thường. Tuy nhiên, quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS 2015 thuộc loại tội phạm nghiêm trọng vì có mức cao nhất của khung hình phạt là 05 năm tù, theo đó thì người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản này. Bởi lẽ, khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 quy định “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 173, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 trong Bộ Luật này”. Và trong đó có Điều 171 quy định về cướp giật tài sản.
Về mặt chủ quan của tội phạm cướp giật tài sản thì yếu tố lỗi đóng vai trị quan trọng nhất và cũng là yếu tố chủ quan duy nhất cấu thành tội này. Người phạm tội cướp giật tài sản có lỗi cố ý trực tiếp, người này nhận thức rõ được hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện nó với mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác. Bộ luật hình sự năm 2015 khơng quy định mục đích và động cơ đối với tội phạm này. Như vậy, về mặt chủ quan người phạm tội cướp giật tài sản phải có lỗi cố ý trực tiếp.
<i><b>1.1.2. Khái niệm và ý nghĩa của việc phòng ngừa tội phạm cướp giật ở TP.HCM </b></i>
<i>Khái niệm phòng ngừa tội phạm cướp giật </i>
<i>Về mặt lý luận, có thể hiểu phịng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và tính nhà nước nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội<small>2</small>. Với cơ sở </i>
lý luận như trên, có thể hiểu phịng ngừa tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM là hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức và mọi công dân, bằng cách sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính nhà nước và mang tính xã hội tác động vào nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình tội cướp giật tài sản nhằm hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại trừ tình hình tội phạm cướp giật ra khỏi đời sống xã hội trên địa bản TP.HCM.
<small>2</small><i><small> Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Tội phạm học, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.276 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Nội dung của phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản bao gồm việc phòng ngừa bằng sự cưỡng chế và phòng ngừa xã hội. Phòng ngừa bằng sự cưỡng chế là việc xử lý tội phạm cướp giật thông qua các hoạt động như áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án với người phạm tội cướp giật. Phòng ngừa bằng cưỡng chế phát huy tác dụng là ngăn người phạm tội tiếp tục phạm tội khi áp dụng biện pháp ngăn chặn; răn đe người phạm tội khi áp dụng trách nhiệm hình sự; cải tạo người phạm tội thành con người tốt hơn khi thi hành án. Còn phòng ngừa xã hội là việc loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện phạm tội làm cho tội phạm cướp giật. Hoạt động này bao gồm việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, cải thiện các quan hệ xã hội, giáo dục ý thức người dân, xóa bỏ các tình huống, hoàn cảnh phạm tội thuận lợi… làm cho tội phạm cướp giật khơng có cơ sở phát sinh. Biện pháp phịng ngừa xã hội mang tính chủ động, tích cực, hiệu quả cao, có thể loại bỏ tận gốc tội phạm cướp giật, do đó biện pháp này thường được ưu tiên áp dụng hơn biện pháp cưỡng chế.
<i>Ý nghĩa của việc phòng ngừa tội phạm cướp giật ở TP.HCM </i>
Tội phạm cướp giật tài sản dẫn đến thiệt hại khơng chỉ cho nạn nhân mà cịn cho tồn xã hội tại TP.HCM. Vì vậy, việc phịng ngừa tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM mang lại ý nghĩa trên nhiều khía cạnh.
Ở khía cạnh kinh tế thì phịng ngừa tội phạm cướp giật giúp ngăn chặn những hậu quả về người và tài sản do hành vi cướp giật gây ra. Khi tội phạm được phịng ngừa thì sẽ tránh được việc người dân bị thiệt hại về tài sản khi bị cướp giật, cũng sẽ tránh việc bị thương tích do bị người phạm tội chống trả, giảm thiểu cả những thiệt hại gián tiếp mà nhà nước và xã hội phải bỏ kinh phí để khắc phục. Việc phịng ngừa tội phạm cướp giật còn giúp giảm ngân sách nhà nước phải chi tiêu cho việc điều tra, truy tố, xét xử với người phạm tội cướp giật. Ngồi ra cơng tác phịng ngừa cũng giúp TP.HCM có điều kiện phát triển kinh tế hơn, thúc đẩy đầu tư kinh tế vào nơi đây, tạo sự an toàn cho du khách và thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Ở khía cạnh xã hội thì phịng ngừa tội phạm cướp giật cịn có ý nghĩa nhân văn khi góp phần ngăn chặn tình trạng một người bình thường thực hiện hành vi cướp giật và phải chịu hình phạt cũng như hậu quả pháp lý khác. Thực hiện tốt cơng tác phịng ngừa giúp bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm được cuộc sống bình yên và hạnh phúc của người dân và du khách, họ sẽ hạn chế tâm lý bất an và lo sợ bị cướp giật vào mỗi lần ra ngồi đường. Ngồi ra việc phịng ngừa tội phạm cướp giật sẽ giúp tạo hình ảnh tốt đẹp, nâng cao vị thế của TP.HCM với cả nước và thế giới.
Ở khía cạnh quản lý thì phịng ngừa tội phạm cướp giật còn là một phương thức quản lý xã hội hiệu quả. Qua việc thực hiện công tác phịng ngừa tội phạm, cơ quan nhà nước có thể kiểm sốt tình hình tội phạm cũng như là tệ nạn xã hội. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm góp phần duy trì an ninh trật tự xã hội. Nhờ những hoạt động phòng ngừa
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">xã hội thì xã hội trở nên lành mạnh và an tồn hơn, đảm bảo sự bình n, hạnh phúc cho
<b>người dân sống tại TP.HCM. </b>
<b>1.2. Tình hình tội phạm cướp giật ở Thành phố Hồ Chí Minh </b>
Như đã đề cập ở trên, TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch của Việt Nam. Đây cũng là điểm đến lý tưởng của người dân khắp các tỉnh thành cả nước để sinh sống và làm việc, cũng như là địa điểm du lịch hấp dẫn các du khách trong và ngoài nước. Nhưng sự phát triển này cũng đã làm cho TP.HCM là địa bàn tiêu biểu cho hoạt động tội phạm, tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm cướp giật nói riêng
<b>ở TP.HCM diễn biến rất phức tạp. </b>
Tình hình tội phạm được hiểu là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định. Từ định nghĩa trên, có thể suy ra tình hình tội phạm cướp giật ở TP.HCM là thực trạng, diễn biến, xu thế vận động và phát triển loại tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn TP.HCM trong thời gian xác định, cụ thể nhóm nghiên cứu lấy khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2022. Tình hình tội phạm cướp giật của TP.HCM được thể hiện trên 4 tiêu chí là thực trạng, cơ cấu, động thái của tình hình tội phạm, thiệt hại của tình hình tội phạm.
Việc nghiên cứu tình hình tội phạm cướp giật có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về bức tranh tội phạm cướp giật ở TP.HCM. Bức tranh tội phạm đó khơng chỉ thể hiện những đặc điểm mang tính định lượng như số vụ cướp giật hay số người phạm tội, mà còn thể hiện cả những đặc điểm định tính như là cơ cấu về giới tính, độ tuổi của người phạm tội và nạn nhân. Bên cạnh đó ta cũng sẽ thấy được sự vận động và phát triển của tội phạm cướp giật ở TP.HCM như sự tăng giảm về số lượng, tính chất của tội phạm này. Những hiểu biết như trên góp phần giúp chúng ta tìm ra nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm cướp giật ở TP.HCM, nhìn ra những bất cập, hạn chế của TP.HCM trên khắp các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp luật… Khi nghiên cứu tình hình tội phạm cướp giật thì ta cũng có thể đánh giá mức độ hiệu quả của cơng tác phịng ngừa tội phạm cướp giật, nhìn ra những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp được áp dụng. Từ đó sẽ đề xuất những giải pháp mới nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm cướp giật ở TP.HCM.
<i><b>1.2.1. Thực trạng của tình hình tội phạm </b></i>
<i><b> Thực trạng của tình hình tội phạm là thơng số phản ánh tổng số tội phạm, tổng số </b></i>
người phạm tội trong một không gian, thời gian xác định. Thực trạng được hiểu là tình trạng tồn tại trên thực tế cho nên tổng số tội phạm, người phạm tội ở đây xác định là số
<i>tội phạm, số người phạm tội đã xảy ra trên thực tế cho dù bị phát hiện, xử lý hay chưa.</i><small>3</small>
<small>3</small><i><small> Đại học Luật TP.HCM, tlđd (2), tr.135 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Trên thực tế thì để biết được có bao nhiêu vụ, bao nhiêu đối tượng phạm tội phạm tội cướp giật tài sản ở TP.HCM là vơ cùng khó khăn, do khơng phải vụ việc nào cũng được trình báo và có những vụ khơng được thống kê. Tuy nhiên dù khơng phản ánh chính xác tình hình tội phạm, thì chúng ta cũng có thể thấy được tồn cảnh về tình hình tội phạm thơng qua phân tích số liệu từ cơ quan chức năng và kết quả những bài khảo sát xã hội. Để nắm rõ thực trạng về tình hình tội phạm vào thời gian gần đây, nhóm nghiên cứu đi sâu vào phân tích số liệu về số vụ, số bị cáo phạm tội cướp giật tài sản ở TP.HCM được xét xử trong giai đoạn từ 2018 đến 2022, cùng với đó là phân tích kết quả bài khảo sát người dân ở TP.HCM
Thơng qua số liệu thống kê, có thể thấy số vụ án phải giải quyết trong giai đoạn 2018-2022 là 2622 vụ, trong đó thì đã xét xử 2275 vụ án, tỉ lệ số vụ xét xử là 86.8 %. Kế tiếp, xem xét số bị cáo về tội phạm cướp giật ở TP.HCM giai đoạn 2018-2022, bao gồm số bị cáo phải giải quyết là 3882 bị cáo, số bị cáo đã xét xử là 3313 bị cáo, tỉ lệ bị cáo xét xử là 85.3 %. Giai đoạn 2018-2022 trung bình mỗi năm có khoảng 524 vụ án
<i>cướp giật phải giải quyết và khoảng 764 bị cáo cướp giật phải giải quyết. (Bảng 1- Phụ lục). Tình hình tội phạm giai đoạn này có giảm so với giai đoạn 2013-2017 khi số vụ và </i>
số bị cáo lúc đó lần lượt là 2275 và 3313, tuy nhiên số lượng vẫn cịn lớn. Thêm vào đó thì những số liệu trên cũng mới phản ánh số vụ, số bị cáo được Tòa án giải quyết, vẫn còn nhiều vụ việc và nhiều đối tượng cướp giật vẫn chưa bị truy tố, điều tra, thậm chí chưa bị phát hiện. Điều này thể hiện ở kết quả khảo sát người dân sinh sống ở TP.HCM, trong số 120 người được hỏi thì có 31 người bị cướp giật, chiếm 25.8% số người được hỏi, có 12 người trình báo với cơ quan chức năng chiếm 38.7% số nạn nhân, và chỉ có 2 vụ đã được giải quyết. Bên cạnh đó khi cho biết ý kiến đánh giá về mức độ nghiêm trọng của tình hình cướp giật, thì 51 người đánh giá là rất nghiêm trọng, chiếm 42.5% số người được hỏi, 63 người đánh giá là nghiêm trọng, chiếm 52.5%, chỉ có 6 người
<i>đánh giá là ít nghiêm trọng, chiếm tỉ lệ 5% (Bảng 14- Phụ lục). Qua đây ta có thể thấy </i>
tội phạm cướp giật ở TP.HCM đang diễn biến hết sức phức tạp. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này bao gồm các nguyên nhân về kinh tế, văn hoá - xã hội, những bất cập trong quy định của pháp luật về loại tội phạm này, nguyên nhân từ phía người phạm tội và cả nguyên nhân từ phía nạn nhân là sự thiếu cảnh giác.
Kế tiếp, về tương quan giữa số bị cáo và số vụ án về tội phạm cướp giật trên địa bàn TP.HCM, ta có thể thấy số vụ về đồng phạm chiếm tỉ lệ cao. Giai đoạn 2018-2022 có 2275 vụ án đã xét xử nhưng số bị cáo đã xét xử có tới 3313 bị cáo; 2622 số vụ án phải giải quyết và tương ứng có tới 3882 số bị cáo phải giải quyết; 2530 số vụ án đã giải quyết và tương ứng có 3738 số bị cáo phải giải quyết và cuối cùng về số vụ án cịn lại có 92 vụ nhưng có tới 144 số bị cáo cịn lại. Qua đó có thể thấy sự chênh lệch giữa số bị cáo và số vụ án là rất lớn. Theo mức chênh lệch trên thì mỗi vụ thì sẽ có khoảng 2 bị
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">cáo về loại tội phạm này. Qua kết quả nghiên cứu 100 bản án cướp giật điển hình cho
<i>thấy có tổng cộng 135 bị cáo, trong đó có 36 bản án là có đồng phạm (Bảng 13- Phụ lục). Những phân tích trên đã cho thấy rằng tội phạm cướp giật trong giai đoạn này hết </i>
sức phức tạp, tội phạm có tổ chức, đồng phạm chiếm tỉ lệ cao trong tổng số tội phạm cướp giật.
<i><b>1.2.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm </b></i>
Cơ cấu tình hình tội phạm là thành phần, tỷ trọng và sự tương quan giữa các tội phạm, các loại tội phạm trong một chỉnh thể tình hình tội phạm. Cơ cấu tình hình tội phạm được biểu thị bằng chỉ số tương đối, phản ánh mối tương quan giữa các loại tội phạm, các tội phạm cụ thể trong một chỉnh thể tình hình tội phạm<small>4</small>.
Có nhiều cách để xác định tiêu chí của cơ cấu tình hình tội phạm. Ở đây nhóm nghiên cứu xác định cơ cấu tình hình tội phạm dựa trên các tiêu chí là cơ cấu theo chế tài áp dụng với người phạm tội cướp giật, cơ cấu theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội cướp giật, cơ cấu theo đặc điểm nhân thân của nạn nhân bị cướp giật tài sản.
<i>Cơ cấu theo chế tài áp dụng với người phạm tội </i>
Xác định cơ cấu theo chế tài áp dụng với người phạm tội sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về mức độ, tính chất của tình hình tội phạm. Bởi vì khung hình phạt là biểu hiện của mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nên việc biết được số người phạm tội ứng với từng khung hình phạt sẽ giúp ta có cái nhìn chi tiết hơn về mức độ nghiêm trọng của tội phạm cướp giật ở TP.HCM.
Qua kết quả thống kê, ta thấy được rằng hầu hết các bị cáo phạm tội cướp giật phải chịu hình phạt là tù có thời hạn. Cụ thể trong số 3313 bị cáo thì chỉ có 96 bị cáo được hưởng án treo với tỉ lệ 2,9%; 2 bị cáo bị phạt cảnh cáo với tỉ lệ 0.06%; 2 bị cáo bị phạt tiền (hình phạt chính) tỉ lệ là 0.06%; 4 bị cáo bị phạt cải tạo không giam giữ, chiếm 0.12%. Trong khi đó có 1109 bị cáo bị phạt tù từ 3 năm trở xuống, chiếm tỉ lệ 33.47%; số bị cáo chịu hình phạt từ 3 năm đến 7 năm tù lên đến 2024 bị cáo, chiếm tỉ lệ cao nhất là 61.09%; số bị cáo bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm là 73 bị cáo, tỉ lệ 2.2%; số bị cáo bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm là 3 bị cáo, tỉ lệ 0.09%. Ngồi ra thì khơng có bị cáo nào
<i>chịu hình phạt cao nhất với tội cướp giật tài sản là tù chung thân (Bảng 2- Phụ lục). </i>
Qua số liệu trên, có thể nhận thấy hình phạt phổ biến nhất với người phạm tội cướp giật tài sản là tù có thời hạn, nhất là khung hình phạt từ 3 năm đến 7 năm tù (61.09%).
Điều đó có nghĩa là các vụ phạm tội cướp giật tài sản từ năm 2018-2022 phần lớn rơi vào các trường hợp định khung hình phạt tại khoản 2 Điều 174 BLHS, tức là hành vi phạm tội thường có tổ chức, dùng thủ đoạn nguy hiểm, chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, tái phạm nguy hiểm…, cho thấy mức độ nghiêm trọng trong tình hình tội phạm
<small>4</small><i><small> Đại học luật TP.HCM, tlđd (2), tr.146 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">cướp giật ở TP.HCM. Thêm vào đó khung hình phạt từ 3 năm đến 7 năm tù như trên được quy định cho tội phạm nghiêm trọng theo điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS<small>5</small>. Từ những phân tích có thể cho thấy thấy rằng tình hình tội phạm cướp giật ở TP.HCM từ 2018-2022 là nghiêm trọng.
<i>Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội </i>
Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội là tỉ lệ, thành phần, mối liên hệ tương quan các đặc điểm về nhân thân của người phạm tội bao gồm các thành tố như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp...Có thể nói, các đặc điểm nhân thân ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi con người, ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng nhận thức của chủ thể thực hiện hành vi. Xét về mặt pháp luật, các đặc điểm về nhân thân không phải là yếu tố CTTP nhưng qua đó chúng ta có thể xác định trách nhiệm hình sự cũng như định khung hình phạt cho người phạm tội. Đồng thời, các đặc điểm này cũng là cơ sở, tác nhân quyết định đến hành vi của người phạm tội. Việc phân tích các đặc điểm nhân thân của người phạm tội giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn từ đó tìm ra những ngun nhân bên trong dẫn đến hành vi phạm tội đồng thời tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm làm suy giảm tình hình tội phạm.
Cơ cấu theo nghề nghiệp người phạm tội:
Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội là tỉ lệ, thành phần về nghề nghiệp, công việc làm ăn sinh sống của người phạm tội. Việc phân tích cơ cấu nghề nghiệp của người phạm tội giúp chúng ta nhìn nhận khách quan hơn, cũng như hiểu được nguyên nhân vì sao chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Số liệu thống kê cho thấy chủ thể thực hiện hành vi tội phạm cướp giật từ năm 2018 đến năm 2022 tại TP.HCM chủ yếu là người khơng nghề nghiệp, cụ thể có đến 60 bị cáo là người khơng nghề nghiệp cịn số
<i>bị cáo là công chức, viên chức và Đảng viên là khơng có (Bảng 3- Phụ lục). Kết quả </i>
nghiên cứu 100 bản án cướp giật điển hình đã thể hiện có 87 trong tổng số 135 bị cáo là những người thất nghiệp, những bị cáo còn lại cũng chủ yếu là những nghề nghiệp lao
<i>động tay chân tại (Bảng 13 -Phụ lục). Như vậy, người phạm tội ở đây chủ yếu là những </i>
người đang trong tình trạng thất nghiệp hoặc khơng có nghề nghiệp ổn định hoặc có nghề nghiệp ổn định nhưng thu nhập thấp khơng đủ cho nhu cầu tiêu dùng của mình. Cịn những người là cơng chức viên chức và Đảng viên thì khơng thực hiện tội phạm cướp giật đơn giản vì họ là những người có trình độ học vấn cao, có nhận thức, tư tưởng tốt, cơng việc nghề nghiệp, thu nhập ổn định nên việc thực hiện hành vi cướp giật là điều khó xảy ra.
Có thể thấy, TP.HCM hiện nay đang thu hút rất nhiều lao động trên khắp mọi miền đất nước, do đó việc dư thừa lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp là điều đáng báo
<small>5</small><i><small> Điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ Luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">động hiện nay. Khơng có việc làm ổn định, trong khi chi phí để sinh sống tại nơi đây lại khá đắt đỏ so với những vùng, tỉnh thành xung quanh cho nên tội phạm cướp giật ở đây ngày càng tăng lên. Vì vậy TP.HCM nên tạo công ăn việc làm, giải quyết thất nghiệp để đảm bảo đời sống người dân và góp phần giảm thiểu tình hình tội phạm cướp giật.
Cơ cấu theo độ tuổi người phạm tội:
Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội là tỉ lệ, thành phần về độ tuổi của người thực hiện hành vi phạm tội. Theo số liệu thống kê thì từ năm 2018 đến năm 2022 các bị cáo có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với số lượng là 557 bị cáo. Đứng thứ hai là các bị cáo có độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi với số lượng là 124 bị cáo. Kế đến là từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi với 21 bị cáo. Cuối cùng là trên 45 tuổi có 20 bị cáo
<i>(Bảng 4- Phụ lục). Như vậy, tội phạm cướp giật có mặt ở hầu hết các độ tuổi, kể cả trẻ </i>
em hay người cao tuổi đều có khả năng là chủ thể của tội phạm cướp giật. Tuy nhiên, người phạm tội chủ yếu là thanh thiếu niên và người trưởng thành, có độ tuổi từ 18 đến 30. Vì đây là độ tuổi con người có đầy đủ khả năng nhận thức để lên kế hoạch thực hiện tội phạm, cũng như đầy đủ sức lực để thực hiện hành vi. Nhưng những năm gần đây, độ tuổi của người phạm tội cướp giật ngày càng được trẻ hóa và hành vi phạm tội ngày một manh động hơn.
Việc xác định độ tuổi của người phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là cơ sở để xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội, cụ thể người phạm tội cướp giật tài sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 171 BLHS thì người thực hiện tội phạm từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự<small>6</small>. Hơn nữa xác định độ tuổi cịn có ý nghĩa trong việc áp dụng biện pháp phịng ngừa phù hợp với từng đối tượng phạm tội. Như vậy, việc xác định độ tuổi của người phạm tội giúp cho cơ quan có thẩm quyền xác định được có tội phạm hay khơng, đồng thời xác định khung pháp lý cho hành vi phạm tội cướp giật tài sản, cũng như là biện pháp phòng ngừa phù hợp.
<b>Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội: </b>
Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội là tỉ lệ, thành phần về giới tính của người phạm tội cướp giật tài sản. Theo số liệu thống kê thì số bị cáo là nữ thực hiện tội cướp
<i>giật tài sản là 31 người, trong khi số bị cáo nam là 3282 người (Bảng 5- Phụ lục). Nghiên </i>
cứu 100 bản án cướp giật điển hình cũng cho thấy chỉ có 3 bị cáo là nữ trong tổng số
<i>135 bị cáo (Bảng 13- Phụ lục). Như vậy, so với số lượng bị cáo thực hiện tội phạm này </i>
thì người phạm tội là nữ chiếm tỉ lệ khơng cao. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì để thực hiện tội phạm này thì người phạm tội cần phải có thể chất tốt, nhanh nhẹn, tinh vi, liều lĩnh...Nên đa phần người phạm tội sẽ là nam, tuy nhiên nhiều trường hợp vẫn có nữ tham
<small>6 Khoản 2 Điều 12 Bộ Luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">gia thực hiện tội phạm. Những người tội phạm là nữ thường đóng vai trị đồng phạm trong các vụ cướp giật tài sản, cụ thể họ thường dùng chiêu trò để đánh lừa nạn nhân, làm cho nạn nhân mất trạng thái phòng bị, sơ hở đối với việc bảo quản tài sản của mình hoặc làm chướng ngại vật để cho đồng bọn tẩu thốt.
Việc xác định giới tính của người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện thực hiện tội phạm, từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất để phòng ngừa, hạn chế tối đa tình trạng trên.
Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân đặc biệt của người phạm tội:
Theo thống kê, số người phạm tội tái phạm của tội phạm cướp giật là 58, so với
<i>các năm trước đó thì khơng có chênh lệch nhiều (Bảng 6- Phụ lục). Ngồi ra thì trong </i>
thống kê của các bản án điển hình, trong số 135 bị cáo thì có đến 56 bị cáo phạm tội khi
<i>đang còn tiền án, hầu hết các tiền án cũng là về các tội xâm phạm sở hữu (Bảng 13- Phụ lục). Như vậy dù đã bị pháp luật xử lý nhưng các đối tượng này vẫn tiếp tục chọn con </i>
đường phạm tội cướp giật tài sản vì sau khi thực hiện xong việc thi hành bản án thì các đối tượng này gặp nhiều khó khăn khi hịa nhập lại vào cộng đồng như bị kì thị nên khơng được nhận vào làm dẫn đến khơng có kinh tế...; một phần cũng do họ không sửa đổi về suy nghĩ cũng như tâm lý muốn không làm việc đàng hồng nhưng vẫn có tiền xài... Vì vậy, để giải quyết điều này đặt ra hai vấn đề: Một là, việc giải quyết việc làm, tạo cơ hội tái hòa nhập cộng đồng và sự quản lý của cộng đồng đối với những người sau khi mãn hạn tù về sinh sống tại địa phương. Từ đó, ngăn chặn họ quay trở lại con đường phạm tội. Hai là, thực hiện công tác giáo dục cải tạo người phạm tội và giao cho địa phương quản lý sát sao hơn người phạm tội.
Từ số liệu thống kê trên cho thấy, tỉ lệ đối tượng phạm tội là người nghiên ma túy là không cao. Tuy nhiên, hiện nay TP.HCM có một số lượng lớn người nghiện ma túy, và con số này vẫn đang tăng lên, rất có khả năng họ sẽ trở thành cướp trong tương lai. Theo UBND TPHCM, mặc dù triển khai nhiều giải pháp nhưng tình hình người nghiện, người sử dụng ma túy trên địa bàn TPHCM chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tính đến tháng 10/2021, Thành phố có 28.226 người nghiện có hồ sơ quản lý (tăng 0,82% so với cuối năm 2020)<small>7</small>. Đây là một con số không hề nhỏ; vì vậy, nếu khơng có những cơng tác quản lý và hoạt động dẫn dắt người nghiện ma túy đúng đắn thì những tội phạm và tệ nạn xã hội do người nghiện ma túy thực hiện sẽ ngày một tăng nhiều hơn. Đặc biệt là tội phạm cướp giật tài sản vì người nghiện ma túy khi khơng có kinh tế để hút chích thì người đó sẽ thực hiện các hành vi phạm tội cướp và cướp giật tài sản để có nguồn kinh tế để đáp ứng nhu cầu hút chích ma túy. Theo đại biểu Ngô Minh Châu (TP.HCM) đã
<small>7 Hồng Anh, “TPHCM: Tình hình người nghiện, người sử dụng ma túy chưa có chuyển biến tích cực; trang cổng thơng tin chính phủ Tiếng chng-Trang tin điện tử của Ủy ban Phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm” [ (truy cập ngày 30/03/2023)</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">phát biểu thảo luận tại tổ TP.HCM về dự án Luật phòng, chống ma túy (sửa đổi) vào chiều ngày 2/11/2020: “...Có đến 70% tội phạm cướp giật là người nghiện ma túy. Có những trường hợp người nghiện ma túy trở thành kẻ giết người, thậm chí giết nhiều người…”<small>8</small>. Như vậy, tỉ lệ tội phạm cướp giật là người nghiện ma túy có thể sẽ gia tăng nếu khơng có các biện pháp phịng ngừa. Vì vậy, cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm hướng tới khâu giám sát, quản lý và tạo môi trường mới cho người nghiện ma túy, nhằm giảm bớt tỉ lệ phạm tội cướp giật là người nghiện ma túy nói riêng và tội phạm là người nghiện ma túy nói chung.
<i><b>Cơ cấu theo nhân thân của nạn nhân </b></i>
Trong quá trình nghiên cứu về tình hình tội phạm cụ thể chúng ta không thể không nghiên cứu tình hình nạn nhân của tội phạm đó, đặc biệt là những tội phạm có nạn nhân như cướp giật thì việc nghiên cứu về nạn nhân là nhiệm vụ quan trọng. Việc nghiên cứu các số liệu cụ thể về nạn nhân, đặc điểm nhân thân của nạn nhân, những thiệt hại mà họ phải gánh chịu, tình huống họ trở thành nạn nhân, số lần trở thành nạn nhân, rất quan trọng đối với cơ quan hoạch định chính sách phịng ngừa, giúp các cơ quan này đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế, cũng như có những biện pháp cảnh báo người dân để họ chủ động phòng tránh không trở thành nạn nhân của tội phạm.
Theo số liệu về phân tích đặc điểm nhân thân của người bị hại, độ tuổi của nạn nhân bị nhắm đến thường rơi khoảng từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi là nhiều nhất với
<i>1072 nạn nhân, tỉ lệ 46.82% (Bảng 7- Phụ lục). Bởi vì trong độ tuổi này họ thường mang </i>
nhiều tài sản có giá trị lớn như vàng, bạc, tiền, điện thoại... nhưng vẫn chưa có thể bảo quản và bảo vệ số tài sản này khi hoạt động ngoài đường xá. Tuy nhiên, vẫn nên chú ý đến các nạn nhân dưới 18 tuổi và nạn nhân là người già; vì những nạn nhân này có đặc điểm thể chất yếu ớt, khả năng kháng cự kém, vì vậy nếu họ ở trong hồn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm(ở nhà một mình, ở những nơi vắng vẻ, ít người qua lại, xa khu dân cư) sẽ rất dễ lọt vào tầm ngắm của bọn tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản. Vì thế nên tuyên truyền cho người dân và rèn luyện kỹ năng tránh cướp giật cho
<i><b>người dưới 18 tuổi và người già. </b></i>
Một đặc điểm rất đặc trưng của tội cướp giật nữa là trong thời gian từ 2018-2022 hầu hết nạn nhân được ghi nhận là phụ nữ (1984 nạn nhân với tỉ lệ 86.64%). Nghiên cứu 100 bản án cướp giật điển hình cũng cho thấy có 74 trong tổng số 121 nạn nhân là nữ. Những người phụ nữ là đối tượng bị người phạm tội cướp giật chú ý đến thường mang
<small>8</small> “<small>70% tội phạm cướp giật nghiện ma túy, cần bắt người nghiện cai tập trung”, pham-cuop-giat-nghien-ma-tuy-can-bat-nguoi-nghien-cai-tap-trung-</small>
<small>[ ( truy cập ngày 30/03/2023)</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">theo những tài sản có giá trị lớn nhưng nhỏ gọn, dễ bị giật mà nạn nhân thường lơ là, hay mất cảnh giác và sơ hở trong việc quản lý. Đồng thời, phản ứng của phụ nữ trước hành vi cướp giật tài sản thường hoảng sợ, phản ứng khơng nhanh nhẹn, khơng có khả năng đuổi bắt do đó đối tượng phạm tội dễ dàng tẩu thoát. Đa số các nạn nhân trong các vụ cướp giật tài sản khơng có quan hệ từ trước với kẻ phạm tội, và tình huống dẫn đến phạm tội rất nhanh, đột ngột.
Thực trạng khá phổ biến là người phạm tội đã và đang hướng chú ý đến nạn nhân là người nước ngoài. Theo kết quả thống kê các bản án thì có đến 75 trong số 121 nạn
<i>nhân mang quốc tịch nước ngoài (Bảng 13- Phụ lục). Điều này diễn ra phổ biến vì người </i>
nước ngồi là đối tượng có nhiều tài sản nhưng họ không khá hiểu ngôn ngữ và không quen thuộc địa hình nước ta nên khó lịng phịng bị được nếu bị bất ngờ và đột ngột giật mất tài sản.
<i><b>1.2.3. Động thái của tình hình tội phạm </b></i>
Động thái của tình hình tội phạm là sự thay đổi về thơng số của tình hình tội phạm. Như vậy có thể hiểu động thái của tình hình tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM là chính là sự thay đổi các thông số, cụ thể là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM. Sự thay đổi này được xác định bằng tỉ lệ tăng, giảm thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm so với điểm thời gian làm mốc<small>9</small>. Ở đây nhóm nghiên cứu lấy khoản thời gian từ 2013- 2017 làm mốc để so sánh với tình hình tội phạm cướp giật của khoảng thời gian từ 2018-2022
<i>Động thái về thực trạng </i>
- Động thái về thực trạng của tình hình tội phạm cướp giật là sự thay đổi về số tội phạm, số người phạm tội trên địa bàn TP.HCM trong khoảng thời gian từ năm 2018-2022 so với khoảng thời gian từ 2013- 2017
Qua phân tích số liệu, có thể nhận biết sự thay đổi về tình hình tội phạm cướp giật ở TP.HCM. Đối với khoảng thời gian từ 2013- 2017 thì số vụ án xét xử là 3819 vụ, số bị cáo bị xét xử là 5282 bị cáo. Còn trong khoảng thời gian từ năm 2018-2022 thì số vụ xét xử là 2275 vụ, số bị cáo bị đưa ra xét xử là 3313 bị cáo. Như vậy có thể thấy số vụ xét xử của các năm từ 2018-2022 chiếm tỉ lệ 59.57% với các năm từ 2013-2017, số bị
<i>cáo bị xét xử từ 2018-2022 chiếm tỉ lệ 62.7% so với các năm từ 2013- 2017 (Bảng 9- Phụ lục). </i>
Tuy nhiên ta vẫn chưa thể khẳng định rằng tình hình tội phạm cướp giật trong những năm gần đây đang giảm mạnh. Bởi sự thay đổi về những thống kê xét xử vẫn chưa hồn tồn phản ánh động thái tình hình tội phạm. Trong thời gian từ năm 2013-2017 có 267 vụ án phải trả hồ sơ cho VKS với 421 bị cáo và có 3 vụ án bị đình chỉ với
<small>9</small><i><small> Đại học luật TP.HCM, tlđd (2), tr. 149 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">4 bị cáo, còn thời gian từ 2018-2022 vẫn còn 253 vụ án phải trả hồ sơ cho VKS với 423 bị cáo và 2 vụ án bị đình chỉ. Như vậy số vụ án chưa được xét xử vẫn còn cao những năm gần đây. Hơn nữa ngày càng có nhiều vụ việc cướp giật vẫn chưa được Cơ quan điều tra phá án thành công, nhiều đối tượng vẫn chưa bị bắt. Thêm vào đó nhiều nạn nhân cướp giật ở TP.HCM vẫn khơng trình báo cho cơ quan chức năng vì một số lý do như tài sản không lớn, thiếu tin tưởng vào cơ quan chức năng… Khi nhìn vào số liệu trên, có thể nhận ra trong thời gian từ 2013- 2017 thì trung bình mỗi vụ xét xử có 1,38 bị cáo, trong khi đó từ năm 2018-2022 thì trung bình mỗi vụ xét xử có 1,46 bị cáo. Điều đó chứng tỏ các vụ cướp giật trong những năm gần đây đang có xu hướng là có đồng phạm và có tổ chức hơn.
Có một số lý do cho việc thống kê về số vụ, số người phạm tội tội phạm cướp giật ở TP.HCM giảm xuống ở giai đoạn 2018-2020. Đầu tiên là đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2020 và lây lan ở mức cao nhất vào năm 2021, trong đó thì TP.HCM là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Dịch bệnh này khiến cho TP.HCM bị phong tỏa, nhiều hoạt động bị đình trệ, người dân phải tiến hành cách ly nên tội phạm cướp giật ở đó cũng khó xảy ra hơn. Hơn nữa nếu có xuất hiện tội phạm cướp giật ở thời điểm đó thì hoạt động của các cơ quan bị ảnh hưởng đáng kể, nên Cơng an, VKS, Tịa án cũng khó thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử hơn, dẫn đến việc có những vụ việc chưa được giải quyết. Nguyên nhân thứ hai là do các biện pháp phòng ngừa cướp giật ở TP.HCM ít nhiều cũng mang lại hiệu quả nhất định. Những năm gần đây lực lượng chức năng tăng cường hoạt động trấn áp tội phạm cướp giật, người dân TP.HCM cũng có ý thức hơn trong bảo vệ tài sản, nên tình hình tội phạm cướp giật đang giảm dần.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng thực trạng tội phạm cướp giật ở TP. HCM trong những năm gần đây từ 2018-2022 đang có xu hướng giảm so với những năm 2013-2017. Tuy nhiên thì số vụ án cướp giật và số người phạm tội vẫn còn rất cao, vẫn còn tồn tại nhiều vụ án chưa được cơ quan chức năng giải quyết và tỉ lệ tội phạm ẩn ở đây vẫn còn nhiều, tội phạm cướp giật gần đây ngày càng có tổ chức hơn và có tính nguy hiểm cao hơn. Vì vậy có thể nói tình hình tội phạm cướp giật ở TP.HCM vẫn cịn nghiêm trọng và cơng tác phòng ngừa đối với tội phạm này vẫn chưa đạt nhiều hiệu quả.
<i>Động thái về cơ cấu </i>
Động thái về cơ cấu của tình hình tội phạm cướp giật là sự thay đổi về thành phần, tỷ trọng của tội phạm cướp giật trên địa bàn TP.HCM trong khoảng thời gian từ năm 2018-2022 so với khoảng thời gian từ 2013- 2017
Động thái về cơ cấu giới tính:
<i>Ở kết quả thống kê có thể thấy sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu giới tính của người </i>
phạm tội cướp giật tài sản. Ở những năm từ 2013 đến 2017 thì có 5215 bị cáo phạm tội cướp giật là nam, chiếm tỉ lệ 98.73%, 67 bị cáo là nữ, chiếm tỉ lệ 1.27% trong tổng số
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">5282 bị cáo. Đến những năm từ 2018 đến 2022 thì có 3282 bị cáo phạm tội cướp giật là
<i>nam, tỉ lệ 99.06%, 31 bị cáo là nữ, tỉ lệ 0.94% (Bảng 10- Phụ lục). </i>
Như vậy có thể thấy trong cả 2 khoảng thời gian từ 2013- 2017 và từ 2018- 2022 các đối tượng phạm tội chủ yếu vẫn là nam giới, bởi vì nam giới vẫn có lợi thế về sức khỏe, sự nhanh nhẹn tâm lý liều lĩnh hơn nữ giới nên cũng dễ phạm tội cướp giật hơn. Còn tỉ lệ phạm tội ở nữ giới trong những năm từ 2018-2022 là 0.94%, giảm đi rõ rệt so với tỉ lệ 1.27% của những năm 2013-2017. Tuy nhiên thì số người phạm tội cướp giật là nữ vẫn cịn cao và rất phức tạp. Vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa tội phạm đối với mỗi đối tượng giới tính khác nhau.
Động thái về cơ cấu độ tuổi:
Qua thống kê có thể thấy được sự khác nhau trong cơ cấu độ tuổi các bị cáo phạm tội cướp giật trong những năm 2013-2017 và 2018-2022. Trong thời gian từ 2013- 2017 thì có 23 bị cáo là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, tỉ lệ 0.44%; 235 bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, tỉ lệ 4.45%; 1222 bị cáo là người từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi (tỉ lệ 23.4 %). Còn trong thời gian từ 2018-2022 thì có 21 bị cáo là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, tỉ lệ 0.63%; 124 bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, tỉ lệ
<i>3.74 %; 557 bị cáo là người từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi, tỉ lệ 16.8 % (Bảng 11- Phụ lục). </i>
Trong cả hai khoảng thời gian trên, ta có thể nhận ra người phạm tội ở độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, do ở độ tuổi này các đối tượng sẽ có sức khỏe tốt và có tâm lý liều lĩnh hơn các độ tuổi khác. Tuy nhiên thì ở những năm 2018-2022 thì tỷ trọng người phạm tội ở độ tuổi này đang giảm đi. Cịn những năm gần đây thì tỷ trọng người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi đang có xu hướng tăng lên, cụ thể thì trong những năm 2013- 2017 chiếm tỉ lệ 0.44%, đến những năm 2018-2022 thì chiếm tỉ lệ 0.63%. Điều này cho thấy tội phạm cướp giật ở TP.HCM đang có xu hướng trẻ hóa. Có một số nguyên nhân cho sự thay đổi này, như là mặt trái của kinh tế thị trường ngày càng làm gia tăng áp lực từ xã hội; giáo dục chưa hợp lý từ gia đình và nhà trường; mơi trường gia đình và xã hội độc hại; đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên; tiếp cận công nghệ thông tin một cách lệch lạc… Chính vì vậy cần có những chính sách phịng ngừa tội phạm phù hợp với từng độ tuổi khác nhau.
Động thái về cơ cấu các đặc điểm nhân thân đặc biệt của người phạm tội:
Số liệu thống kê đã cho thấy rằng trong những năm 2013-2017 có 179 bị cáo phạm tội cướp giật thuộc trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm, tỉ lệ 3.39%, có 18 bị cáo là thuộc trường hợp nghiện ma túy, tỉ lệ 0.34%. Còn trong những năm 2018-2022 thì có 58 bị cáo phạm tội cướp giật thuộc trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm,
<i>tỉ lệ 1.75%, có 18 bị cáo là thuộc trường hợp nghiện ma túy, tỉ lệ 0.54% (Bảng 12 -Phụ lục). </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Qua phân tích trên, có thể thấy trong những năm gần đây tỉ lệ người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm đang có xu hướng giảm đi. Tuy nhiên thì những đối tượng phạm tội thuộc trường hợp này vẫn còn và hành vi của họ gây nguy hiểm lớn cho xã hội, vì người phạm tội vẫn tiếp tục hành vi phạm tội dù đã từng chấp hành hình phạt, thể hiện sự khơng ăn năn hối cải, thể hiện sự xem thường pháp luật của người phạm tội. Vì thể cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục cải tạo với người phạm tội
Đối với trường hợp người nghiện ma túy, ta nhận thấy rằng mặc dù số người phạm tội nghiện ma túy của hai khoảng thời gian đều là 18 người, tuy nhiên tỉ lệ người phạm tội nghiện ma túy trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể thì trong những năm từ 2018- 2022 thì tỉ lệ là 0.54%, cịn trong những năm 2013-2017 thì tỉ lệ chỉ có 0.34%. Điều này cũng đã phản ánh tính nghiêm trọng của tệ nạn ma túy ở TP.HCM, cũng như là phản ánh tính nguy hiểm của tình hình tội phạm cướp giật. Bởi lẽ những đối tượng phạm tội nghiện ma túy thường hành động rất liều lĩnh, táo tợn, bất chấp những hậu quả xảy ra, gây ảnh hưởng lớn đến tài sản, tính mạng và sức khỏe của người dân. Vì thế nên phải kết hợp phịng ngừa tội phạm cướp giật với phòng ngừa tệ nạn xã hội.
<i><b>1.2.4. Thiệt hại của tình hình tội phạm </b></i>
Mục đích của tội phạm cướp giật tài sản là nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân, do đó thiệt hại chủ yếu của tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM trong giai đoạn 2018- 2022 chủ yếu là thiệt hại về tài sản cụ thể như sau:
Về thiệt hại do tài sản cướp giật gây ra, giai đoạn 2018-2022 đã có 2290 nạn nhân bị cướp giật, thiệt hại là 28.287.670.000 đồng, có thể thấy thiệt hại do tội phạm này gây ra là rất lớn, trung bình mỗi năm thiệt hại khoảng 7 tỷ đồng. Từ đó, nhận thấy rằng tội phạm cướp giật ở TP.HCM đang rất phổ biến và hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.
Ngoài thiệt hại về tài sản, các vụ cướp giật tài sản còn gây thiệt hại đến nhân thân của nạn nhân. Không chỉ xâm phạm về tài sản, các vụ cướp giật tài sản trên địa bàn TP.HCM hiện nay còn dẫn đến nhiều tai nạn nghiệm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nạn nhân. Hiện nay, các hành vi cướp giật tài sản được thực hiện một cách manh động hơn, nhiều hành vi có tính nguy hiểm cao độ cho nạn nhân như, kéo lê nạn nhân trên đường, thực hiện hành vi cướp giật trong lúc nạn nhân đang tham gia giao thông làm cho nạn nhân mất tay lái gây tai nạn giao thông<small>10</small>, hay hành vi chống trả khi bị vây bắt cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của những người người xung quanh. Điển hình như vụ việc vào khoảng 21 giờ, ngày 04/10/2021, H1 điều khiển xe gắn máy hiệu Sirius, một mình lưu thơng trên đường Bàu Bàng, khi đến trước nhà số
<small>10 “Clip: Những vụ cướp táo tợn khơng thể tin được tại Sài Gịn và cảnh báo nạn cướp giật dịp cuối năm” [ (truy cập ngày 14/8/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">27; H1 nhìn thấy chị Hoàng Thị H trên tay cầm điện thoại di động đang sử dụng nên nảy sinh ý định cướp giật điện thoại. H1 liền điều khiển xe quay trở lại, đi ngược chiều và áp sát dùng tay trái giật điện thoại của chị Hoàng Thị H, do chị Hoàng Thị H cầm chặt nên H1 không giật được và bị té ngã. Lúc này có bảo vệ khách sạn gần đó cùng người dân phát hiện, truy đuổi bắt được Trần Đức H giao cho Công an xử lý<small>11</small>
Bên cạnh đó, tội phạm cướp giật tài sản cịn gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự công cộng trên địa bàn TP.HCM, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, bộ mặt của thành phố, từ đó làm cho lượt khách du lịch giảm, tỉ lệ đầu tư nước ngoài giảm, gây ảnh hưởng và thất thoát cho nền kinh tế trên địa bàn<small>12</small>.
Có thể thấy thiệt hại do tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 là không hề nhỏ. Đó là những thiệt hại về tài sản và nhân thân của nạn nhân, gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng, an ninh trên địa bàn thành phố. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường của người dân, làm cho hình ảnh, bộ mặt của thành phố dần trở nên tiêu cực đối với du khách làm suy giảm tỉ lệ phát triển kinh tế trên địa bàn.
<b>Tiểu kết chương I </b>
Trong chương này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các thơng số về thực trạng, cơ cấu, động thái để phản ánh về tình hình tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM trong giai đoạn từ 2018-2022. Những thông số trên được thu thập từ những số liệu thống kê của TAND TP.HCM, từ kết quả nghiên cứu 100 bản án cướp giật điển hình và từ kết quả khảo sát 120 người ở TP.HCM. Việc nghiên cứu các thông số như trên giúp ta có cái nhìn bao qt, tồn diện về tình hình tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM.
Phân tích tình hình tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM từ 2018-2020 giúp ta thấy được tội phạm cướp giật ở địa bàn này còn diễn biến hết sức phức tạp, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng cao, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người phạm tội hoặc nạn nhân của loại tội phạm này. Việc nghiên cứu tình hình tội phạm cướp giật cịn góp phần lý giải ngun nhân, điều kiện loại tội phạm này, và từ đó đề xuất những giải pháp phịng ngừa thích hợp.
<small>11 Bản án số: 28/2022/HS-ST về “Tội cướp giật tài sản” của Tòa án nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh </small>
<small>12</small><i><small>“ Cướp giật: "Nét riêng" của tội phạm Sài Gòn?”, Báo Phụ Nữ, </small></i>
<small>[ (Truy cập ngày 14/8/2023). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><b> CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CƯỚP GIẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>
Qua những nội dung mà nhóm nghiên cứu đã trình bày ở chương I, có thể thấy được tình hình tội phạm cướp giật ở TP.HCM hiện nay vẫn cịn hết sức phức tạp, gây khơng ít hậu quả trên nhiều khía cạnh cho người dân và các cấp chính quyền. Để giải thích về nguồn gốc của tình hình tội phạm cướp giật, nhóm tác giả sẽ phân tích các ngun nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên.
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là tổng hợp những hiện tượng quá trình xã hội xác định tình hình tội phạm là hậu quả của chúng, đó là tồn bộ những hiện tượng, q trình xã hội có khả năng phát sinh, tồn tại tình hình tội phạm<small>13</small>. Ở đây chúng ta khơng tìm hiểu ngun nhân và điều kiện của tình hình tội phạm chung mà chỉ tìm hiểu về tội phạm cụ thể là cướp giật. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là những đặc điểm cá nhân của người phạm tội và những tình huống, hoàn cảnh khác quan bên ngoài, trong sự tác động lẫn nhau dẫn đến việc thực hiện tội phạm cụ thể<small>14</small>.
<i>Dựa vào việc kết hợp hai định nghĩa trên, ta có thể giải thích như sau: Ngun nhân và điều kiện của tình hình tội phạm cướp giật tài sản là toàn bộ những hiện tượng, quá trình xã hội có khả năng làm phát sinh, tồn tại tình hình tội phạm cướp giật. Trong đó những đặc điểm tiêu cực của người phạm tội và những tình huống, hồn cảnh khách quan bên ngồi đóng vai trò quyết định dẫn đến tội phạm cướp giật. </i>
Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm cướp giật tài sản ở TP.HCM có những ý nghĩa rất quan trọng: Đầu tiên là nó giúp chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về tình hình tội phạm cướp giật ở TP.HCM, giải thích rõ ràng hơn về sự tồn tại của tình hình tội phạm cướp giật. Việc đó cịn có thể giúp chúng ta nhận biết được tình hình kinh tế, xã hội của TP. HCM, nhận biết được những đặc điểm nhân thân người phạm tội và nạn nhân, cũng như là các tình huống và hồn cảnh khách quan khiến cho tội phạm cướp giật xảy ra. Thứ hai, việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm cướp giật sẽ tạo cơ sở để xây dựng các biện pháp phịng ngừa tội phạm trong xã hội. Bởi vì chúng ta không thể nghiên cứu, áp dụng những giải pháp giúp giảm bớt tình hình tội phạm cướp giật nếu như khơng biết được nguồn gốc của tình hình tội phạm cướp giật. Những hoạt động phòng ngừa tội phạm chỉ đạt hiệu quả khi nó sử dụng những thành tựu nghiên cứu về nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm<small>15</small>. Thứ ba, nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm cướp giật cịn tạo cơ sở để hoạch định chính sách phát triển ở TP.HCM một cách phù hợp. Nhận thức các nguyên nhân trên, các cơ quan nhà nước ở TP.HCM có thể ban hành các chính sách kinh tế, xã hội phù
<small>13</small><i><small> Đại học Luật TP.HCM, tlđd (2). tr.181 </small></i>
<small>14</small><i><small> Đại học Luật TP.HCM, tlđd (2). tr.216 </small></i>
<small>15</small><i><small> Đại học Luật TP.HCM, tlđd (2). tr.189-190 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">hợp nhằm đáp ứng các điều kiện vật chất và tinh thần cho người dân, hạn chế những mâu thuẫn trong xã hội có thể làm phát sinh tội phạm. Việc nghiên cứu này còn tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách pháp luật nói chung và chính sách hình sự nói riêng<small>16</small>.
<b>2.1. Nguyên nhân, điều kiện về kinh tế </b>
Sự phát triển của nền kinh tế có mối liên hệ mật thiết với tỉ lệ tội phạm đặc biệt là tội phạm cướp giật. Một khu vực có nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi và môi trường sống lý tưởng cho người dân kéo theo đó là tỉ lệ tội phạm sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, tỉ lệ tội phạm cướp giật ở TP.HCM vẫn đang trong tình trạng đáng báo động mặc dù nền kinh tế ở khu vực này ln đứng nhất nhì cả nước. Để biết được nguyên nhân cụ thể là gì, thì ta cần phân tích những vấn đề sau:
<i><b>2.1.1. Về chỉ số kinh tế </b></i>
Theo số liệu thống kê, kinh tế Hồ Chí Minh vẫn duy trì vị trí đứng đầu cả nước, trong đó tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 đạt hơn 1,33 triệu tỷ đồng đến năm 2022 thì con số đạt đến 1,48 triệu tỷ đồng<small>17</small>. Về cơ bản thì tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM từ năm 2018 đến năm 2022 là có sự phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, cả nước đối mặt với dịch bệnh Covid-19, nên tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM tăng trưởng không đều có khi giảm hơn so với năm trước. Cụ thể, năm 2021 tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM giảm xuống còn 1.298.791 tỷ đồng.
Như vậy, tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM từ năm 2018 đến năm 2022 có sự tăng trưởng qua từng năm là khơng đồng đều và có năm chỉ số tăng trưởng là âm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ tội phạm tại TP.HCM trong giai đoạn này, đặc biệt là tỉ lệ tội phạm cướp giật. Một nền kinh tế tăng trưởng không đồng đều, hoặc kinh tế đi xuống chứng tỏ cuộc sống người dân cũng gặp nhiều khó khăn, có người mất việc làm hoặc thu nhập khơng ổn định do đó tỉ lệ tội phạm cướp giật tăng cao vào giai đoạn này là điều khơng thể tránh khỏi.
<i><b>2.1.2.Thu nhập bình qn đầu người và mức sống của người dân </b></i>
Qua số liệu thống kê, thu nhập bình qn đầu người tại TP.HCM ln duy trì vị trí nhất nhì cả nước trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022. Cụ thể thu nhập bình quân đầu người tại TP.HCM vào năm 2018 đạt 6.129 USD/người cao hơn so với cả nước là 2.590/người <small>18</small> sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do
<small>16</small><i><small> Đại học Luật TP.HCM, tlđd (2). tr.190-191 </small></i>
<small>17 Xuân Thái, “Bức tranh kinh tế TP.HCM năm 2022, điều chỉnh tăng trưởng năm 2023”, </small>
<small>[ (truy cập ngày 20/07/2023) </small>
<small>18 Nhật Hoa, “Thành phố Hồ Chí Minh: Một số thành tựu kinh tế nổi bật”, </small>
<small>[ class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">
tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến năm 2022 thu nhập bình quân đầu người tại TP.HCM có xu hướng tăng trở lại. Trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mà thu nhập của người dân TP.HCM có xu hướng giảm so với các năm trước đó, đến năm 2022 thì con số này có tăng trở lại nhưng mức tăng cũng không đáng kể. Thu nhập giảm, không ổn định làm cho cuộc sống người lao động trở nên khó khăn hơn.
Chưa kể đó chỉ là mức thu nhập trung bình, trên thực tế mức thu nhập của người lao động tại TP.HCM là có sự chênh lệch lớn, thạc sĩ Lê Văn Thành thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho hay khoảng cách thu nhập tại TP.HCM năm 2013 là 6,5 lần; 2014 là 6,6 lần và 2015 là 7,37 lần sự chênh lệch này vẫn còn đang tiếp tục gia tăng<small>19</small>. Một bộ phận người lao động có mức thu nhập rất cao nhưng bên cạnh đó cịn tồn tại một bộ phận có mức thu nhập rất thấp. Sự chênh lệch về thu nhập đã tạo ra sự chênh lệch về giàu nghèo. Điều này đã dẫn tới sự bất bình đẳng trong xã hội về việc tiếp cận các dịch vụ đô thị như nhà ở, y tế, giáo dục, văn hóa... Số lượng hộ nghèo và hộ cận nghèo vẫn còn lớn, cụ thể là cuối năm 2022 TP.HCM vẫn còn 28.896 hộ nghèo 22.455 hộ cận nghèo<sup>20</sup>. Đại bộ phận người lao động ở TP.HCM có thu nhập ở mức trung bình hoặc thấp. Như vậy dù có nền kinh tế và thu nhập bình quân đứng đầu cả nước, nhưng việc bị ảnh hưởng kinh tế giai đoạn Covid-19; sự chênh lệch giàu nghèo và số lượng người nghèo còn cao, đó cũng là nguyên nhân làm cho tội phạm cướp giật ở TP.HCM cao hơn so với các khu vực khác.
Ngồi ra, q trình đơ thị hóa tại TP.HCM diễn ra mạnh mẽ, đã thu hút một lượng lớn người lao động từ khắp các khu vực xung quanh, đem lại cho TP.HCM nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, điều này còn dẫn tới một vấn đề đáng báo động là tỉ lệ người lao động thất nghiệp lớn. Theo kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân thì TP.HCM là một trong những tỉnh thành có tỉ lệ người lao động khơng có việc làm cao nhất với tỉ lệ trên 30%<small>21</small>. Hơn nữa thì gần đây do tình trạng thiếu đơn hàng của các doanh nghiệp mà đã có 110.000 lao động mất và thiếu việc do doanh nghiệp giảm đơn hàng, trong đó 6.300 cơng nhân bị cắt giảm, tình trạng thất nghiệp ở TP.HCM có chiều hướng gia tăng<small>22</small>. Thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, khơng có tiền để
<small>B%9Di%20%28c%E1%BA%A3%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20tr%C3%AAn%203.000%20USD%2Fng%C6%B0%E1%BB%9Di%29] (truy cập ngày 20/07/2023) </small>
<small>19 Đường Loan, “Thách thức giảm nghèo ở TPHCM”, o-tphcm-post489379.html] (truy cập ngày 11/06/2023) </small>
<small>[ Hồ An, “TPHCM: Đến cuối năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo còn 1,14%” den-cuoi-nam-2022-ti-le-ho-ngheo-con-114-10122111418203675.htm] (truy cập ngày 20/03/2023) </small>
<small>[ Minh Huy, “TP.HCM thuộc nhóm địa phương có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước”, [ (truy cập ngày 20/07/2023) </small>
<small>22 Ngân Giang, “TP.HCM: Lo ngại tình trạng thất nghiệp gia tăng”, hcm-lo-ngai-tinh-trang-that-nghiep-gia-tang-239330.html] (truy cập ngày 20/03/202) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">[ trì cuộc sống bình thường khiến cho bộ phận này dễ nảy sinh ý định cướp giật dẫn đến tỉ lệ tội phạm này ngày một tăng cao.
Một vấn đề khác là q trình đơ thị hố, hiện đại hoá tại TP. HCM làm cho mức sống của người dân ở đây ngày càng tăng cao, bộ mặt của thành phố ngày càng thay đổi tiện nghi hơn và hiện đại hơn. Sự phát triển kinh tế cũng thu hút một số lượng lớn các nhà đầu tư và du khách nước ngoài đến đây. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để tội phạm cướp giật tại TP.HCM diễn ra nhiều hơn. Người nước ngoài thường là những đối tượng được tội phạm cướp giật hướng đến nhiều nhất. Họ thường là những người sở hữu nhiều tài sản có giá trị, khơng quen thuộc địa bàn và sự bất đồng về ngôn ngữ cũng dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc truy bắt tội phạm.
<i><b>2.1.3. Giá cả hàng hóa, dịch vụ ở TP.HCM </b></i>
TP.HCM còn nằm trong số những địa phương có chi phí sống đắt đỏ nhất cả nước<small>23</small>, TP.HCM đang xếp thứ 385/520 thành phố trên thế giới về chi phí sinh hoạt. Cụ thể thì so với Hà Nội, giá tiêu dùng ở TP.HCM cao hơn khoảng 5.91%, giá thuê nhà cao hơn 37.65%, giá dùng bữa ở nhà hàng cao hơn 8.08%, giá tạp hóa cao hơn 7.3%. Đối với bất động sản, mỗi m2 tại TP.HCM có giá cao hơn 117.82% so với Hà Nội, lần lượt là 121,8 triệu đồng/m2 và 55,9 triệu đồng/m2. Nếu thuê căn hộ một phịng ngủ ở trung tâm, chi phí tại TP.HCM cao hơn Hà Nội khoảng 50%. Bên cạnh đó, một gia đình 4 người ở Hà Nội có chi phí sinh hoạt khoảng 37,8 triệu đồng/tháng (khơng tính tiền th nhà), nếu dành cho một người là 10,5 triệu đồng. cịn ở TP.HCM thì mỗi gia đình có chi phí sinh hoạt 40,7 triệu đồng/tháng và mỗi người là 11,4 triệu đồng/tháng<small>24</small>. Việc có chi phí sinh hoạt cao khiến cho người dân TP.HCM rất khó khăn để chi tiêu và đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho bản thân.
Bên cạnh đó thì khả năng tự cấp tự túc ở các đô thị như TP.HCM lại hạn chế hơn nhiều so với các vùng nông thôn. Ở nơng thơn nếu khơng có đủ tiền để chi tiêu, thì người dân ở đó vẫn có thể tự cấp tự túc để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của mình, ví dụ như trồng trọt, chăn ni, câu cá, hái lượm… Cịn ở TP.HCM thì dân cư đơng đúc và cơ sở hạ tầng trải rộng, nên người dân rất khó khăn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của mình theo cách trên, nếu khơng đủ tiền thì việc sinh sống ở TP.HCM khổ sở hơn. Chính vì sự khó khăn trong việc chi tiêu và đáp ứng nhu cầu cơ bản ở TP.HCM mà nhiều người đã chọn thực hiện hành vi cướp giật tài sản, nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó.
Nhìn chung, vấn đề kinh tế cũng có những tác động nhất định đến việc thực hiện tội phạm cướp giật ở TP.HCM. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022, do ảnh
<small>23 “Những địa phương có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt Nam” co-chi-phi-song-dat-do-nhat-viet-nam-post1521933.tpo] ( truy cập ngày 20/07/2023) </small>
<small>[ Minh Khánh, “TP.HCM có chi phí sinh hoạt tốn kém nhất cả nước”, </small>
<small>[ ( truy cập ngày 20/07/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 mà nền kinh tế TP.HCM có nhiều biến đổi lớn. Sự biến động theo chiều hướng tiêu cực của nền kinh tế đã khiến cho tỉ lệ tội phạm cướp giật ở đây có tỉ lệ tăng cao. Nghiên cứu về nguyên nhân kinh tế, giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quát và chi tiết về những tác động của nền kinh tế đối với tỉ lệ tội phạm cướp giật, từ đó tìm ra những giải pháp hữu ích góp phần làm cho tội phạm này giảm đi ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
<b>2.2. Nguyên nhân, điều kiện văn hóa-xã hội </b>
Trong thời đại 4.0 ngày nay, văn hóa và xã hội ở Việt Nam nói chung và ở TP.HCM nói riêng cũng đã có nhiều chuyến biến. Tuy nhiên bên cạnh những thay đổi tích cực thì vẫn cịn nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết, cũng như là đã xuất hiện những mặt tiêu cực mới. Chính những vấn đề tiêu cực trong văn hóa-xã hội như trên đã góp phần ảnh hưởng đến an ninh trật tự, cũng như làm cho tình hình tội phạm cướp giật diễn ra phức tạp trên địa bàn TP.HCM. Để làm rõ những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cướp giật trên khía cạnh văn hóa- xã hội, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến người phạm tội như mơi trường xã hội, mơi trường gia đình, mơi trường giáo dục.
<i><b>2.2.1. Môi trường xã hội </b></i>
Môi trường xã hội là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách con người. Những suy nghĩ, hành vi lệch lạc của con người ít nhiều cũng có sự ảnh hưởng từ mơi trường xã hội. Vì thế yếu tố môi trường xã hội TP.HCM cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình hình tội phạm cướp giật ở địa bàn này.
Kinh tế thị trường và q trình đơ thị hóa đã khiến khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn TP.HCM ngày càng lớn. Sự chênh lệch giàu nghèo này không chỉ khiến đời sống của người thu nhập thấp gặp khó khăn, mà còn khiến cho họ dễ nảy sinh tâm lý bất mãn, chống đối xã hội, cho rằng bản thân mình đang chịu bất cơng. Những đối tượng trên từ đó lựa chọn những hành vi phạm tội như cướp giật, khơng chỉ để có tiền tiêu xài, mà cịn để thỏa mãn tâm lý bất mãn, chống đối xã hội của chính bản thân họ.
Kinh tế thị trường cũng làm cho một bộ phận người dân coi trọng lối sống vật chất thực dụng, thậm chí xem đồng tiền là tất cả. Ngồi ra thì nhiều người đang xem thu nhập, mức độ giàu có là thước đo để đánh giá địa vị con người trong xã hội, theo kiểu người giàu sẽ được tơn trọng, cịn người nghèo thì bị khinh miệt. Những điều trên cũng khiến cho nhiều người sẵn sàng kiếm tiền một cách bất chấp, kể cả là thực hiện hành vi vi pháp luật như là cướp giật.
Những mặt trái của việc hội nhập quốc tế cũng là nguyên nhân của tội phạm cướp giật. Ngày càng nhiều người, đặc biệt là giới trẻ do ảnh hưởng từ văn hóa bên ngồi mà theo chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, chỉ biết xem trọng giá trị vật chất và lợi ích cá nhân, mà bỏ qua những giá trị truyền thống tốt đẹp. Có thể nói tiếp thu văn
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">hóa không chọn lọc đã khiến nhiều người trở nên tư lợi cho bản thân, sẵn sàng gạt bỏ những giá trị đạo đức hay thậm chí là pháp luật, góp phần dẫn đến hành vi cướp giật tài sản vì lợi ích bản thân. Ngồi ra thì hội nhập khiến văn hóa phẩm độc hại ngày càng phổ biến. Khơng ít những nội dung sai lệch trên mạng xã hội kêu gọi con người kiếm tiền bất chấp, không tôn trọng pháp luật. Cịn có những bộ phim, bộ truyện bạo lực, mang chủ đề tội phạm, mà ở đó có những phân cảnh hành động phạm tội hết sức táo tợn. Những điều này dẫn đến một bộ phận người xem có thể có suy nghĩ lệch lạc, trở nên hứng thú và bị cổ súy thực hiện tội phạm. Từ đó họ có nguy cơ trở thành đối tượng cướp giật tài sản.
Tệ nạn xã hội cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tội phạm cướp giật tại TP.HCM. Đó là biểu hiện của lối sống không lành mạnh, sa đọa, vô tổ chức, khiến cho ý thức đạo đức và ý thức pháp luật bị xói mịn, góp phần dẫn đến con đường phạm tội. Ngồi ra thì những người tham gia tệ nạn xã hội có thể trực tiếp chịu những hệ lụy về kinh tế. Điển hình nhất là những người tham gia vào tệ nạn ma túy, theo Cơng an TP.HCM thì trên địa bàn này có đến 17.216 người nghiện ma túy<sup>25</sup>. Thống kê 100 bản án cướp giật điển hình ở TP.HCM cũng cho thấy có 18 bị cáo trong tổng số 135
<i>bị cáo là người nghiện ma túy (Bảng 13 -Phụ lục). Tệ nạn nghiện ma túy trên địa bàn </i>
khiến cho người nghiện rơi vào cảnh khánh kiệt do bị hạn chế khả năng lao động và do phải bỏ nhiều tiền mua ma túy. Vì thế nhiều người nghiện đã chọn cướp giật để có tiền mua ma túy và thỏa mãn cơn nghiện. Bên cạnh đó tệ nạn cờ bạc cũng diễn ra phức tạp ở TP.HCM, với nhiều hình thức như đánh bài, xóc đĩa, cá độ. Tệ nạn này khiến cho khơng ít người thua bạc rơi vào cảnh thiếu thốn, nợ nần, cuối cùng dẫn đến việc thực hiện hành vi cướp giật để trả nợ cờ bạc. Cờ bạc diễn ra nhiều vào những thời điểm lễ, tết, thời điểm có các giải thể thao như World Cup, đây cũng là những thời điểm mà cơ quan chức năng thường khuyến cáo người dân cảnh giác bảo vệ tài sản.
Những mặt tiêu cực trong tâm lý, văn hóa của người dân TP.HCM cũng khiến cho cướp giật trở nên lộng hành hơn. Theo đó người dân TP.HCM phần đơng là người nhập cư từ các tỉnh thành khác vào, những người có quê qn ở TP.HCM là rất ít. Vì vậy tính cộng đồng, tính gắn kết của người dân ở đây khơng cao, họ thường có lối sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, ít quan tâm đến vấn đề của người xung quanh. Bên cạnh đó người dân Nam Bộ nói chung và người dân TP.HCM nói riêng thường có tâm lý sợ phiền phức, sợ bị trả thù nếu can thiệp vào vấn đề của người khác. Những điều đó dẫn đến việc ở TP,HCM nhiều vụ cướp giật diễn ra ở nơi đông người, nhưng những người
<small>25 “TP.HCM đang quản lý hơn 17.000 người nghiện ma túy”, hon-17000-nguoi-nghien-ma-tuy-</small>
<small>[ ( truy cập ngày 11/06/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">xung quanh thường khơng có động thái ngăn chặn hành vi phạm tội hay là giúp đỡ nạn nhân. Theo kết quả khảo sát ý kiến 120 người ở TP.HCM, trong số 42 người được hỏi đã từng chứng kiến cướp giật, thì chỉ có 3 người tham gia truy bắt đối tượng, 9 người thì giúp đỡ nạn nhân, cịn lại có 30 người khơng có hành động gì khi cướp giật diễn ra
<i>(Bảng 14- Phụ lục). Ngược lại ở Hà Nội, nếu có cướp giật diễn ra thì người dân sẽ nhanh </i>
chóng tóm gọn, vì người Hà Nội có tính cộng đồng, ln tương trợ lẫn nhau, chứ khơng thiếu tính cộng đồng như ở TP,HCM. Vì thế tình hình tội phạm cướp giật ở Hà Nội khơng phức tạp như TP.HCM<small>26</small>. Người dân thờ ơ với cướp giật là một tình trạng đáng lo ngại và cũng đã thúc đẩy mạnh các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội hơn, vì khơng có người chịu giúp đỡ nạn nhân hay hỗ trợ bắt lại người phạm tội.
<i><b>2.2.2. Mơi trường gia đình </b></i>
Mơi trường gia đình tác động trực tiếp đến nhân cách con người từ khi còn nhỏ. Vậy nên việc một con người trở thành người phạm tội cướp giật tài sản có thể bắt nguồn từ việc họ sống trong một gia đình có khiếm khuyết, tiêu cực.
Thực tế có khơng ít người phạm tội cướp giật từng sống trong gia đình có những khiếm khuyết. Có những người có cơ cấu gia đình khơng hồn thiện, tức là khơng có đủ cha, mẹ hoặc cha mẹ đã ly hôn. Việc thiếu cha, mẹ trong gia đình khiến cho những đối tượng đó thiếu thốn tình cảm, thiếu đi sự giáo dục đầy đủ, dẫn đến khơng hồn thiện nhân cách. Mặt khác có những gia đình có cơ cấu đầy đủ, nhưng thường xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên. Sống trong gia đình như vậy sẽ khiến con người mất niềm tin vào cuộc sống, tạo nên những suy nghĩ tiêu cực. Nghiêm trọng nhất là những gia đình có thành viên là người phạm tội. Việc sống trong gia đình có thành viên phạm tội như vậy sẽ khiến cho con người bị ảnh hưởng suy nghĩ, hành vi lệch lạc của thành viên đó, từ đó bào mịn ý thức pháp luật và ý thức đạo đức. Tóm lại việc sinh sống trong những gia đình khiếm khuyết có thể dẫn đến con người bị lệch lạc về nhân cách, từ đó xuất hiện những hành vi trái pháp luật, trong đó có cả cướp giật tài sản.
Ngồi những khiếm khuyết trên thì những thiếu sót, sai lầm trong giáo dục con cái của gia đình cũng góp phần khiến họ trở thành người phạm tội. Có nhiều bậc cha mẹ vì lý do bận cơng việc mà ít dành thời gian chăm sóc, dạy dỗ con cái của mình, thậm chí là chỉ biết phó mặc việc giáo dục, quản lý con cái cho thầy cô và nhà trường. Điều này làm cho con cái ít được giáo dục về pháp luật, đạo đức, kinh nghiệm sống, dễ tiếp xúc với những đối tượng xấu, thậm chí là rơi vào tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. Có những gia đình tham gia giáo dục con cái, tuy nhiên lại giáo dục theo cách quá hà khắc, thường xuyên la mắng, đánh đập con cái, áp dụng sai cách dạy “Thương cho roi cho vọt”. Điều này có thể khiến tâm lý của con cái trở nên tiêu cực, cách ứng xử trở nên
<small>26 Hải Phong, “Hà Nội ít cướp giật vì người dân không vô cảm”, vi-nguoi-dan-khong-vo-cam-7777669314.htm] ( truy cập ngày 12/06/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">[ hãn, chống đối, có xu hướng bạo lực, không tôn trọng các quy tắc trong xã hội. Ngược lại thì nhiều gia đình có điều kiện kinh tế nhưng lại quá nuông chiều, thỏa mãn tất cả nhu cầu vật chất của con cái một cách vô nguyên tắc; khi được nhà trường phản ánh các vi phạm của con em mình nhưng khơng lắng nghe mà cịn bênh vực một cách vơ thức, từ đó hình thành ở các em lối sống ích kỷ, vô kỷ luật, ngày càng xem thường pháp luật. Tất cả những yếu tố này thúc đẩy quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực, khi gặp những điều kiện thuận lợi sẽ dẫn đến việc các em thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có tội cướp giật tài sản<small>27</small>.
<i><b>2.2.3. Môi trường giáo dục </b></i>
Mơi trường giáo dục có vai trị quan trọng để con người rèn luyện và phát triển nhân cách. Tuy nhiên hiện nay vẫn tồn tại những yếu tố tiêu cực trong ngành giáo dục và các nhà trường, gián tiếp khiến cho những cá nhân bị lệch lạc nhận thức và trở thành người phạm tội.
Phần lớn các trường học ở Việt Nam cũng như ở TP.HCM hiện nay vẫn chỉ chú trọng vào kiến thức văn hóa phổ thơng, q đề cao những lý thuyết trong sách vở, không chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng sống, rèn luyện ý thức đạo đức và pháp luật. Chương trình giảng dạy ở Việt Nam chỉ tập trung vào các kiến thức khoa học, cịn các mơn học về đạo đức, pháp luật bị xem nhẹ, thậm chí các mơn học trên cũng thường khơng có giáo viên chun trách. Các trường học cũng dành phần lớn thời gian để dạy học trên lớp, mà các hoạt động ngoại khóa rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cho học sinh lại ít khi được tổ chức. Thực trạng đó làm khơng ít học sinh bị hạn chế về kiến thức, ý thức pháp luật và đạo đức, hạn chế phát triển kỹ năng xã hội cần thiết, khiến họ dễ bị cám dỗ và dễ rơi vào con đường phạm tội như cướp giật.
Các trường học tại TP.HCM vẫn cịn phổ biến tình trạng bạo lực học đường. Kết quả khảo sát các học sinh do Sở GD- ĐT TP.HCM cho thấy có 24% học sinh trên địa bàn này bị bắt nạt<small>28</small>. Người bắt nạt sẽ phát triển khuynh hướng bạo lực, ngày càng xem thường chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Người bị bắt nạt cũng bị tổn thương tâm lý, hình thành suy nghĩ tiêu cực, khơng cịn tin tưởng vào nhà trường, thầy cô, cũng như là không tin tưởng vào đạo đức và pháp luật. Ngồi ra có những giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm giáo dục đối với học sinh. Có những thầy cơ vẫn chưa có thái độ và tâm huyết đối với công tác giảng dạy, mà chỉ làm hết trách nhiệm giảng dạy sách vở trong giờ lên lớp. Họ chưa thật sự dành nhiều thời gian quan tâm nắm bắt tâm tư, tình cảm, những thay đổi trong suy nghĩ, lối sống ở các em để uốn nắn, giáo dục kịp thời dẫn đến
<small>27</small><i><small> Nguyễn Văn Khoa Điềm (2019), Phịng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hồ </small></i>
<i><small>Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, tr. 102 </small></i>
<small>28 “24% học sinh ở TP.HCM bị bắt nạt”, 20190117095034144.htm] ( truy cập ngày 11/06/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">[ em có nguy cơ phát triển lệch lạc, nhất là khi có bạn xấu bên ngồi xã hội hoặc khi diễn ra tình trạng bắt nạt học sinh<small>29</small>. Như vậy tình trạng bạo lực học đường và sự thiếu trách nhiệm của giáo viên đã góp phần làm cho học sinh có tâm lý lệch lạc, dẫn đến việc họ có khả năng trở thành người phạm tội.
Cơ chế quản lý trong nhà trường còn lỏng lẻo. Các trường học ở TP.HCM vẫn chưa giải quyết những vấn nạn như học sinh nghiện game, trốn học, sử dụng chất kích thích bạo lực học đường. Khi các học sinh có những biểu hiện lệch chuẩn như thường xun trốn học, thích đua địi nhưng khơng được gia đình và thầy, cơ phát hiện kịp thời để giáo dục, uốn nắn. Cá biệt có một số trường hợp đã phát hiện nhưng gia đình và thầy, cô lại thiếu các giải pháp hữu hiệu trong phối hợp quản lý, giáo dục và giúp đỡ học sinh khắc phục.<small>30</small> Nhà trường vẫn khơng có sự phối hợp với gia đình trong quản lý học sinh, chưa có sự trao đổi thông tin thường xuyên để nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của các em, thậm chí cịn đùn đẩy trách nhiệm quản lý, giáo dục cho nhau. Điều này khiến cho nhiều học sinh bỏ học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội, đây cũng là yếu tố phát sinh hành vi phạm tội cướp giật tài sản.
<b>2.3. Nguyên nhân, điều kiện về bất cập pháp luật và cơng tác phịng chống tội phạm </b>
Bộ Luật Hình sự Việt Nam quy định khá chi tiết và rõ ràng về tội phạm cướp giật tài sản, tuy nhiên thì vẫn tồn tại một số vướng mắc và bất cập nhất định. Bên cạnh một số vướng mắc và bất cập về loại tội phạm này quy định trong Bộ luật hình sự thì những bất cập trong cơng tác phịng chống tội phạm cũng là một trong những nguyên nhân là phát sinh tội phạm cướp giật trên địa bàn TP.HCM. Để làm rõ vấn đề trên nhóm nghiên cứu sẽ tập trung đi sâu và phân tích những bất cập trong pháp luật Việt Nam quy định về tội cướp giật tài sản và cũng như những thiếu sót của các cơ quan chức năng trong cơng tác phịng chống tội phạm.
<i><b>2.3.1. Bất cập pháp luật </b></i>
Đầu tiên là bất cập của quy định về mô tả hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản. Hiện nay hành vi cướp giật tài sản chưa được các nhà làm luật chi tiết hóa. Hành vi cướp giật tài sản chỉ được xác định là thuộc dạng hành vi chiếm đoạt, xâm phạm quyền sở hữu, còn việc miêu tả hành vi cụ thể của tội phạm này thì luật chưa có quy định cụ thể và chi tiết. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định một hành vi phạm tội có phải là tội phạm cướp giật hay khơng, bởi lẽ khơng hề có một quy định nào quy định thống nhất về cách hiểu một hành vi như thế nào thì bị coi là hành vi cướp giật tài sản. Điều này gây ra khó khăn rất lớn cho cơ quan tiến hành tố tụng và đặc biệt là đối với
<small>29</small><i><small> Nguyễn Văn Khoa Điềm, tlđd (27), tr. 102 </small></i>
<small>30</small><i><small> Lê Thu Huyền, Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn quận 1, </small></i>
<i><small>Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội, tr. 37 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">người dân, sẽ rất khó trong việc hiểu và tiếp cận đối với tội danh này. Theo đó, cướp giật tài sản nên được hiểu là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách cơng khai và nhanh chóng. Định nghĩa này sẽ làm tiền đề để xác định nội dung và hình thức của hành vi cướp giật tài sản là chiếm đoạt tài sản một cách công khai và chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng. Ngồi ra, cơ quan có thẩm quyền cần phải giải thích rõ “ cơng khai và nhanh chóng chiếm đoạt tài sản”, đó và việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình khi thực hiện thì người quản lý tài sản sẽ phát hiện ra hành vi chiếm đoạt tài sản của mình nhưng họ khơng có ý định che dấu mà ngang nhiên thực hiện hành vi đó. Trong q trình thực hiện hành vi phạm tội, thì người phạm tội nhanh chóng giật lấy tài sản, tức là hành vi tạo ra yếu tố bất ngờ đối với người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản làm cho những người này khơng cịn khả năng để giữ tài sản đang quản lý.
Ngoài ra, vẫn chưa có sự thống nhất và hướng dẫn của pháp luật về CTTP của tội cướp giật tài sản. Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 171 BLHS thì một người thực hiện hành vi cơng khai nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác thì đủ yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi nhưng vẫn chưa chiếm đoạt được tài sản thì trong thực tiễn để xử lý người phạm tội trong trường hợp này thì hiện nay vẫn cịn xảy ra tranh chấp và có nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, tội cướp giật tài sản có CTTP vật chất. Theo quan điểm này thì hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc và thời điểm hoàn thành là khi người phạm tội giật được tài sản từ người quản lý tài sản. Chỉ khi nào người phạm tội giật được tài sản thì khi đó tội phạm cướp giật được hồn thành, nếu có hành vi giật nhưng chưa giật được tài sản thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.<small>31</small> Một quan điểm khác lại cho rằng, tội cướp giật tài sản có CTTP hình thức. Nghĩa là, hậu quả nguy hiểm của hành vi không phải là dấu hiệu bắt buộc và thời điểm hoàn thành là thời điểm mà người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản, cho dù họ có chiếm đoạt được hay chưa chiếm đoạt được tài sản. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện những hành vi khách quan mà điều luật đã miêu tả.<small>32</small>
<i><b>2.3.2. Bất cập trong cơng tác phịng chống tội phạm </b></i>
<i>Về công tác tuyên truyền </i>
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật là biện pháp hết sức cần thiết nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống người dân, giúp họ nắm rõ tình hình tội phạm cũng như là nâng
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">cao ý thức phòng ngừa tội phạm cướp giật. Vậy nên việc có những hạn chế trong công tác tuyên truyền làm người dân vẫn còn hạn chế ý thức pháp luật và ý thức cảnh giác với cướp giật, tình hình tội phạm cướp giật chưa được giải quyết triệt để.
Kết quả khảo sát 120 người trên địa bàn TP.HCM cho thấy có đến 56 người chưa từng được tuyên truyền về việc cảnh giác với cướp giật, chiếm 46.67%, chỉ có 20 người trả lời là họ thường xuyên được thông tin tuyên truyền, chiếm 16.67% số người được hỏi, 44 người trả lời là thỉnh thoảng được thông tin tuyên truyền, chiếm 36.67%. Bên cạnh đó trong số 64 người trả lời đã được tuyên truyền, thì phần lớn họ được tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, áp phích, tờ rơi… và chỉ có 27 người
<i>đã từng tham gia các buổi hội nghị, tọa đàm chuyên đề phòng chống cướp giật (Bảng 14- Phụ lục). Kết quả trên đã phản ánh công tác tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền </i>
cảnh giác với tội phạm cướp giật vẫn chưa được thực hiện phổ biến. Thực tế việc tun truyền cịn mang tính cục bộ tại một số địa bàn ở TP.HCM, chứ chưa tổ chức rộng rãi. Công tác tuyên truyền phần lớn được thực hiện qua những hình thức truyền thơng, tờ rơi, áp phích; cịn những hình thức có chiều sâu như hội nghị chuyên đề, tọa đàm ít được tổ chức.
Đối tượng được tuyên truyền vẫn còn tập trung vào các đối tượng học sinh- sinh viên. Theo kết quả khảo sát trên thì có đến 25 người trong số 27 người (chiếm 92.6%) đã tham gia các hội nghị và tọa đàm phòng chống cướp giật là học sinh- sinh viên. Như vậy việc tuyên truyền phòng chống cướp giật vẫn chưa thu hút được sự tham gia mọi đối tượng người dân ở TP.HCM, nhất là các đối tượng có nguy cơ phạm tội như người khơng có việc làm, tham gia các tệ nạn xã hội, các đối tượng có tiền án, tiền sự … hay đối tượng là những người có nguy cơ tiềm tàng trở thành nạn nhân trong các vụ cướp giật tài sản như phụ nữ, người già, học sinh, khách du lịch<small>33</small>. Điều này khiến cho nhiều đối tượng đang sinh sống ở TP.HCM chưa được tiếp cận với các buổi tuyên truyền, khiến cho những đối tượng đó vẫn còn hạn chế về nhận thức pháp luật và ý thức cảnh giác, dẫn đến họ có nguy cơ cao trở thành người phạm tội hoặc nạn nhân của tội phạm cướp giật tài sản.
Việc tổ chức tuyên truyền có nơi cịn dàn trải, nặng về hình thức và phong trào; chưa tuyên truyền đúng trọng tâm, trọng điểm là phòng chống tội phạm cướp giật; chưa đi sâu phân tích, giải thích một cách cụ thể những nội dung người dân cần tìm hiểu, chưa xuất phát từ nhu cầu bức xúc của người dân, chưa mang tính giải đáp pháp luật từ những vụ việc thực tế. Nội dung các buổi tun truyền đó cịn khơ cứng, đơn điệu, chưa có nhiều sự khác biệt giữa các đối tượng và địa bàn tuyên truyền, chưa thật sự tập trung vào việc phòng ngừa cướp giật, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn. Hình
<small>33</small><i><small> Nguyễn Văn Khoa Điềm, tlđd (27), tr. 79 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">thức tun truyền lại ít hấp dẫn, khơng có sự thay đổi để phù hợp với tâm lý và trình độ nhận thức của từng đối tượng<small>34</small>. Những hạn chế trên khiến nhiều người dân khi được tiếp cận với các buổi tun truyền thì lại khơng có động lực và hứng thú tham dự, cũng như không tiếp thu kiến thức tuyên truyền một cách hiệu quả. Cuối cùng dẫn đến người dân vẫn khơng có ý thức tn thủ pháp luật, khơng có ý thức cảnh giác bảo vệ tài sản, hoặc không biết cách xử lý khi bị cướp giật, tình hình tội phạm cướp giật ở TP.HCM vẫn cịn diễn biến phức tạp.
<i>Về cơng tác tiếp nhận, điều tra vụ án </i>
Công tác tiếp nhận thông tin, điều tra các vụ án cướp giật từ cơ quan chức năng vẫn còn những hạn chế, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm. Thực tế có khơng ít trường hợp nạn nhân bị cướp giật đến trình báo với công an, nhưng cơ quan công an vẫn chỉ mới tiếp nhận thơng tin mà khơng có hoạt động cụ thể nào giải quyết vụ án, khiến cho vụ án bị bỏ ngỏ. Thậm chí có trường hợp cơ quan công an không ghi nhận những vụ việc được trình báo vào thống kê tội phạm. Điều này diễn ra có thể do có nhiều vụ việc cướp giật được trình báo, cơng an khơng thể thụ lý hết cùng lúc, nên họ chỉ ưu tiên thụ lý những vụ việc có tính nghiêm trọng cao hơn và tài sản bị thiệt hại lớn hơn. Một lý do nữa là vấn đề “bệnh thành tích” vẫn cịn tồn tại trong các cơ quan công an. Một số cơ quan cơng an vì muốn đạt chỉ tiêu thi đua về an ninh, trật tự tại địa bàn mình quản lý mà cố tình khơng xử lý một số vụ việc cướp giật được trình báo, cũng như khơng thống kê đầy đủ tình hình tội phạm cướp giật ở nơi mình quản lý.
Ngồi ra thì chất lượng điều tra của cơ quan chức năng vẫn chưa đạt hiệu quả cao, trình độ chun mơn nghiệp vụ của các cán bộ, chiến sĩ công an ở TP.HCM vẫn có những hạn chế. Thực tế vẫn cịn nhiều vụ án cướp giật chưa được làm sáng tỏ, bế tắc, kéo dài, q trình điều tra vẫn cịn bỏ lọt tội phạm, nhiều người phạm tội vẫn còn ở ngồi vịng pháp luật, tỉ lệ tội phạm ẩn vẫn còn cao. Những yếu tố trên khiến cho người dân ngày càng thiếu tin tưởng vào cơ quan chức năng. Cũng như khiến những đối tượng phạm tội ngày càng, táo tợn, xem thường pháp luật và thực hiện các hành vi cướp giật một cách lộng hành.
<i>Về công tác tuần tra an ninh </i>
Công tác tuần tra an ninh trên các tuyến đường ở TP.HCM vẫn chưa đạt nhiều hiệu quả. Lực lượng công an ở TP.HCM vẫn còn mỏng so với mật độ dân cư tại địa bàn. Cơng an và lực lượng dân phịng tại một số địa bàn vẫn chưa tích cực phát huy vai trị của mình để bảo đảm an ninh trật tự. Việc tuần tra cũng không được tiến hành ở mọi tuyến đường, mọi khung giờ. Thực tế thì lực lượng Cảnh sát cơ động thường tuần tra từ
<small>34 Nguyễn Văn Khoa Điềm (2020), “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, </small>
<i><small>vận động quần chúng trong phịng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp </small></i>
<i><small>chí Khoa học Kiểm sát, số 1 (27), tr. 33 </small></i>
</div>