Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phòng Ngừa Tội Phạm Loạn Luân Nhìn Từ Góc Độ Lịch Sử, Văn Hóa, Giáo Dục.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 102 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>Họ tên tác giả, nhóm tác giả Mã số SV: Năm thứ: </b>

<b>Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Nguyệt Nhi </b>

<i>Lớp : 117-HS45.2 </i> Khoá : 45 Khoa: Luật Hình sự

<b>Mã số cơng trình :………</b>

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>Họ tên tác giả, nhóm tác giả </b> Nam/nữ <b>Mã số SV: Năm thứ: </b>

<b>Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Nguyệt Nhi </b>

<i>Lớp : 117-HS45.2 </i> Khoá : 45 Khoa: Luật Hình sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TỘI LOẠN LUÂN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ LOẠN LUÂN ... 7 </b>

1.1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về tội loạn luân ... 7

1.1.1. Khái niệm loạn luân ... 7

1.1.2. Cơ sở pháp lý của tội loạn luân ... 8

1.1.3. Cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa hành vi loạn luân với các yếu tố lịch sử - văn hoá - giáo dục ... 14

1.2. Quan điểm của một số quốc gia trên thế giới về loạn luân ... 28

1.2.1. Đặc thù tội phạm loạn luân ở một số quốc gia trên thế giới. ... 29

1.2.2. Yếu tố lịch sử- văn hoá - giáo dục ảnh hưởng đến quan điểm về loạn luân trên thế giới ... 39

1.2.3. Định hướng và giải pháp phòng ngừa tội loạn luân từ góc độ lịch sử - văn hố – giáo dục của các nước trên thế giới ... 51

<b>CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM LOẠN LUÂN VÀ NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI LOẠN LN NHÌN TỪ GĨC ĐỘ LỊCH SỬ - VĂN HỐ - GIÁO DỤC... 54 </b>

2.1. Tình hình tội phạm loạn luân ... 54

2.1.1. Thực trạng của tình hình tội phạm loạn luân ... 54

2.1.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm loạn luân ... 57

2.1.3. Động thái của tình hình tội phạm loạn luân ... 59

2.1.4. Thiệt hại của tình hình tội phạm loạn luân ... 59

2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội loạn luân từ góc độ lịch sử - văn hóa - giáo dục ... 61

2.2.1. Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ góc độ lịch sử ... 64

2.2.2. Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ góc độ văn hố ... 66

2.2.3. Ngun nhân và điều kiện xuất phát từ góc độ giáo dục ... 68

<b>CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TỘI LOẠN LN TỪ GĨC ĐỘ LỊCH SỬ - VĂN HỐ – GIÁO DỤC, MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ... 71 </b>

3.1. Thực tiễn phòng ngừa loạn luân từ góc độ lịch sử - văn hóa - giáo dục ... 71

3.1.1. Thực tiễn ban hành pháp luật về phòng ngừa tội phạm loạn luân ... 71

3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa tội phạm loạn luân ... 71

3.2. Một số định hướng và giải pháp phịng ngừa tội loạn ln từ góc độ lịch sử - văn hóa - giáo dục ... 79

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

3.2.1. Giải pháp từ chính sách vĩ mơ ... 79 3.2.2. Giải pháp từ chính sách vi mô ... 81

<b>KẾT LUẬN ... 85 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Tính đến thời điểm hiện tại, các loại tội phạm có xu hướng ngày càng gia tăng, trong đó các tội phạm xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình cũng tăng nhanh cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về những vấn đề liên quan đến nội dung chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV ngày 05/6/2018 thì: Trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ...) là 21,3%; bởi thầy giáo, nhân viên Nhà trường là 6,2%; bởi người quen, hàng xóm là 59,9%; người lạ chỉ chiếm 12,6%. Theo thống kê của Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%)<small>1</small>.

Với số liệu thống kê về tỷ lệ hành vi loạn luân trong các vụ việc xâm phạm tình dục thì ta có thể nói rằng, chủ đề loạn luân cũng như lạm dụng tình dục trong gia đình là rất nghiêm trọng. Loạn luân khác với các tội về xâm hại tình dục khác ở chỗ đứa trẻ lúc này bị xâm hại bởi những người thân trong gia đình - những người mà chúng tin tưởng và mong muốn được bảo vệ. Hành vi này không chỉ dừng lại ở sự vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm đạo đức, truyền thống, tập quán của người Việt mà còn để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, tác động tiêu cực đối với nạn nhân như có thể gây ra sự gián đoạn hoặc các chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), mất khả năng tin tưởng vào người khác, cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi quan hệ tình dục; cảm thấy áp lực, thấp kém, tội lỗi, giận dữ…và thậm chí là mong muốn tự tử khi bị xâm hại tình dục bởi những người thân trong gia đình. Bất cứ ở đâu có loạn ln, thì ở đó có sự thách thức các giá trị đạo đức chính thống của xã hội lồi người. Cấm loạn ln, đó là cách ngăn ngừa hiệu quả tình trạng xáo xộn, mất trật tự trong các quan hệ đạo đức.

Tại Việt Nam, cơng tác phịng ngừa loạn ln chủ yếu xuất phát từ việc đề xuất, quy định tăng nặng những chế tài hình sự đối với tội loạn luân, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như các chương trình, bài học về giới tính và gia đình... Tuy nhiên những nỗ lực trên vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả. Bằng chứng là thời gian gần đây trên các phương tiện thơng tin đại chúng có rất nhiều tin về hành vi loạn luân xảy ra, nhưng trên thực tế hành vi loạn luân được phát hiện và xử lý rất hạn chế. Theo số liệu xét xử sơ thẩm hình sự tội loạn luân từ năm 2005 - 2009 thì có tổng cộng 05 vụ được đưa ra xét

<small> </small>

<small>1</small><i><small> Trần Công Phàn (2019), “Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại Việt nam”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (1), tr. 3. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

xử<small>2</small>. Trong một bảng thống kê khác về các tội phạm tình dục những năm gần đây cho thấy rằng: với 100 vụ xâm phạm tình dục thì có đến 07 vụ loạn luân xảy ra<small>3</small>. Về bản chất, đây chỉ là phần nổi của tảng băng và tỷ lệ tội phạm ẩn có thể vẫn cịn rất cao vì nhiều lý do khác nhau. Lý do phổ biến nhất được nhiều học giả và các nhà bình luận pháp luật đưa ra là xuất phát từ việc những người phạm tội này có đặc điểm là những người có họ hàng thân thiết, anh chị em trong một gia đình nên rất khó có thể phát hiện được; do tâm lý chung của người Việt Nam không muốn để lộ ra những mối quan hệ xấu trong gia đình và trong dịng họ nên có hành vi phạm tội xảy ra nhưng lại không được phát hiện và không được xử lý <small>4</small>.

Trong một số khu vực pháp lý khác, góc nhìn về việc phịng ngừa loạn ln có sự khác biệt so với Việt Nam. Loạn luân (nếu đáp ứng một số yêu cầu độ tuổi, năng lực trách nhiệm, năng lực hành vi) sẽ không được xem là tội phạm hình sự. Một cách lý giải sự khác biệt trong phản ứng của các khu vực xét về mặt pháp lý về vấn đề loạn luân là phân tích về bối cảnh xã hội của từng khu vực đó. Loạn luân đáng được quan tâm dưới nhiều góc độ, đặc biệt là trong khía cạnh về văn hóa hình sự, hay cụ thể hơn là dưới góc nhìn tội phạm học - một ngành đa khoa học. Thay vì bó hẹp loạn ln chỉ là một tội hình sự - hình thức phản ánh sự ghê tởm của xã hội lên một hành vi nhưng chưa thực sự khả thi khi áp dụng vào thực tế; các nhà lý thuyết học có xu hướng lý giải trên bình diện kết hợp nhiều ngành khoa học (từ tâm lý học, lịch sử học, xã hội học đến sinh học và di truyền học) coi chủ đề này như một trọng tâm trong xã hội hiện đại.

Tiếp thu tư tưởng đó, chúng tơi chọn đề tài “PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM LOẠN LN NHÌN TỪ GĨC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HĨA, GIÁO DỤC” để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về loạn luân, hệ thống hóa những quan điểm về loạn luân trên thế giới và phân tích loạn ln dưới góc nhìn về lịch sử, văn hóa và giáo dục. Từ đó đề xuất một số biện pháp phòng ngừa tội phạm loạn luân nhằm góp phần bảo vệ những mối quan hệ cốt lõi của người Việt là quan hệ huyết thống, họ hàng và bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước </b>

Loạn luân không phải một vấn đề mới, tuy nhiên hiện nay nó chỉ thường được nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ hình sự, và loạn luân chỉ được xem là một tội xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình và được nghiên cứu song song với nhiều tội khác trong chế độ hôn nhân và gia đình mà có rất ít những cơng trình nghiên cứu về loạn luân như một đề tài độc lập. Đáng chú ý nhất có thể kể đến “Tội loạn luân trong luật hình sự Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ Luật học của Vũ Diệu Hồng, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2020; “Tội loạn luân trong luật hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn”, luận văn Thạc sĩ luật học của Trịnh Thị Oanh, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010. Trong hai tác phẩm này, các tác giả đã trình bày một cách chi tiết, tỷ mỷ về các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến nay. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu loạn luân dưới nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về tội loạn luân. Tương tự, trong luận văn Thạc sĩ luật học của Trịnh Văn Tồn về đề tài “Các tội phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk)” tác giả cũng đã phân tích một số vấn đề chung về các tội phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và nêu bật lên các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm, đường lối xử lý cũng như thực tiễn tiễn xét xử các tội phạm về tình dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp hồn thiện pháp luật hình sự đối với các tội phạm tình dục và nâng cao hiệu quả áp dụng.

Đánh giá chung cho thấy, mỗi cơng trình sẽ là một góc nhìn khác nhau. Dù vậy, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn các công trình nghiên cứu ở Việt Nam thường chỉ tập trung phân tích về các điều luật liên quan đến loạn luân từ đó đề xuất các biện pháp để giảm thiểu tội này. Tuy nhiên, các biện pháp được đề xuất chủ yếu hướng đến việc xử lý nghiêm minh tội phạm, tức tội phạm loạn luân đã xảy ra mà khơng chú ý vào việc phịng ngừa, trong khi đây mới là vấn đề thực sự đáng quan tâm.

<b>2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước </b>

Ở các tạp chí pháp lý nước ngồi cũng đã có một số bài viết về vấn đề loạn luân, có thể kể đến như: “Định nghĩa và Sự vi phạm: Loạn luân và Những điều cấm kỵ về loạn luân” (Definition and Violation: Incest and the Incest Taboos), tác giả người Mỹ - Dorothy Willner; “Diễn văn đạo đức của những kẻ phạm tội loạn luân” (We Shared Something Special: The Moral Discourse of Incest Perpetrators), Jane F. Gilgun; “Điều cấm kỵ loạn luân liên quan đến cấu trúc xã hội và xã hội hóa trẻ em” (The Incest Taboo in Relation to Social Structure and the Socialization of the Child), Talcott Parsons; “Báo

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

cáo quốc gia về trách nhiệm hình sự của tội loạn luân trong luật pháp nước ngoài” của GS.TS HANS-JÖRG ALBRECHT và GS.TS Ulrich Sieber cũng như một số tạp chí khoa học và sách chuyên khảo nước ngồi khác. Đối với những cơng trình của một số nước trên thế giới, họ chủ yếu tập trung vào việc lý giải điều cấm kỵ loạn luân trong các giai đoạn lịch sử và sự tác động tiêu cực hoặc tích cực của nó lên gia đình và xã hội. Mặc dù có những cơng trình khoa học có liên quan đến vấn đề phòng ngừa loạn luân như “Loạn luân, Tránh né loạn luân và Đính kèm: Xem lại Hiệu ứng Westermarck” của Robert A. Wilson (Incest, Incest Avoidance, and Attachment: Revisiting the Westermarck Effect) hay “Loạn luân giữa cha và con gái : Ảnh hưởng, yếu tố rủi ro và đề xuất về cách tiếp cận mới dựa trên cha mẹ để phòng ngừa” của Keith W. Beard và các cộng sự (Father-Daughter Incest: Effects, Risk-Factors, and a Proposal for a New Parent-Based Approach to Prevention)... Nhìn chung, những cơng trình này đều tiếp cận ở góc độ chung, tuy có nhắc đến nhưng chưa có cơng trình nào tập trung phân tích ảnh hưởng của khía cạnh lịch sử-văn hố-giáo dục đến tình hình tội phạm loạn ln như thế nào, cũng như chưa có cơng trình nào đề cập một cách trực diện giải pháp phịng ngừa tội phạm từ góc độ này. Tại đây, chúng tôi sẽ kế thừa một số kết quả nghiên cứu của những cơng trình đi trước đối với các phân tích liên quan đến cơ sở sinh lý của người phạm tội dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội, một số góc nhìn liên quan đến lịch sử và văn hoá dùng để lý giải hành vi loạn luân.

<b>3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu </b>

<b> </b> Đề tài nghiên cứu nhận thức chung của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề loạn luân; tìm kiếm, nhìn nhận sự khác biệt giữa các quan điểm về vấn đề loạn luân ở một số nước trên thế giới; đưa các nguồn gốc hình thành nên hành vi loạn luân; phân tích, lý giải chúng dưới góc độ văn hóa, lịch sử, giáo dục; từ đó, tiếp thu những tư tưởng đúng đắn về vấn đề loạn luân và đồng thời là đề xuất một số biện pháp phòng ngừa cho pháp luật hình sự Việt Nam.

<b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<b> </b> Để đạt được mục đích trên bài nghiên cứu đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau: Nghiên cứu các khái niệm, nguyên nhân, phân loại loạn luân.

Nghiên cứu, phân tích loạn ln dưới các góc độ văn hóa, lịch sử, giáo dục của thế giới

Tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích và so sánh các quan điểm khác nhau về loạn luân của một số quốc gia trên thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích loạn ln dưới góc nhìn pháp lý của Việt Nam.

Tiếp thu những tư tưởng của các quốc gia về loạn luân sao cho phù hợp với văn hóa và con người Việt Nam

Đề xuất một số biện pháp phịng ngừa cho pháp luật hình sự Việt Nam

<b>4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu </b>

Phạm vi nghiên cứu của đề tài hướng đến những quan điểm về loạn luân của các quốc gia, nhìn nhận và lí giải loạn ln dựa trên ảnh hưởng của văn hóa, giáo dục, lịch sử; đồng thời nghiên cứu dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề loạn luân mà trọng tâm là Bộ luật Hình sự Việt Nam và các văn bản luật của các quốc gia có quy định về vấn đề loạn luân trong hệ thống pháp luật.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan điểm, tình hình tội phạm loạn luân của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới dựa trên các yếu tố về lịch sử, văn hóa, giáo dục.

<b>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu </b>

Phương pháp luận: dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như luật hình sự, tội phạm học và cả những luận điểm khoa học, cơng trình nghiên cứu của một số học giả Việt Nam và nước ngoài.

Phương pháp nghiên cứu:

<b>6. Bố cục nghiên cứu </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của

<b>đề tài gồm ba chương: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Chương 1. Khái quát về tội loạn luân và quan điểm của một số quốc gia trên thế </b>

giới về loạn luân.

<b>Chương 2. Tình hình tội phạm loạn luân và nguyên nhân, điều kiện của tội loạn </b>

luân nhìn từ góc độ lịch sử - văn hố - giáo dục.

<b>Chương 3. Thực tiễn phòng ngừa tội loạn luân từ góc độ lịch sử - văn hố – giáo </b>

dục, một số định hướng và giải pháp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TỘI LOẠN LUÂN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ LOẠN LUÂN </b>

<b>1.1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về tội loạn luân 1.1.1. Khái niệm loạn luân </b>

Trên phương diện về cách hiểu ngôn ngữ, Từ điển tiếng Việt giải thích từ “loạn

<i>luân” với nghĩa là “quan hệ nam nữ về xác thịt với nhau giữa những người cùng máu </i>

<i>mủ, trái với phong tục hoặc pháp luật”. Còn trong Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford </i>

<i>Advanced Learner's Dictionary) giải thích từ loạn luân (Incest) là “hoạt động tình dục </i>

<i>giữa hai người có quan hệ rất thân thiết trong một gia đình, ví dụ, anh chị em, hoặc cha và con gái”. </i>

Trên phương diện pháp lý, loạn luận là tội phạm xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình theo Điều 184 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm

<i>2017) “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dịng máu về trực hệ, </i>

<i>là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Như vậy, theo Bộ luật Hình sự Việt Nam, loạn luân </i>

được giải thích là hành vi giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dịng máu về trực hệ<small>5</small> (bao gồm hành vi giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại<small>6</small>; ví dụ: giữa cha với con gái, giữa ông nội với cháu gái nội…) hoặc hành vi giao cấu giữa anh chị em cùng cha mẹ với nhau, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha và hành vi giao cấu này được thực hiện bằng sự đồng thuận giữa các chủ thể.

Tại Hoa Kỳ, theo Trường luật Cornell thuộc Đại học Cornell – một trong những trường luật hàng đầu, giải thích loạn ln là hơn nhân hoặc quan hệ tình dục với người thân trong mức độ quan hệ huyết thống bị cấm; là quan hệ tình dục giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi, bao gồm anh chị em ruột, cha mẹ và con cái, ông bà và cháu, hoặc cô dì chú bác với cháu trai hoặc cháu gái; và loạn luân là một tội ác ở tất cả các bang, ngay cả khi có sự đồng thuận của cả hai bên<small>7</small>.

Trên quan điểm của tôn giáo, theo mục 2388 Sách Giáo lý của Giáo hội Cơng

<i>giáo nói rằng: “Tội loạn ln là quan hệ tình dục giữa những người họ hàng cùng huyết </i>

<small> </small>

<small>5 “Những người cùng dịng máu về trực hệ” được giải thích tại khoản 17 Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là “là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau”. </small>

<small>6 Theo quy định tại điểm 6.1 thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 hướng dẫn áp dụng các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình. </small>

<small>7 Wex Definitions Team, “incest”, [ (truy cập ngày 20/5/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>tộc hoặc hôn thuộc, mà luật cấm kết hôn với nhau… Tội loạn luân phá vỡ quan hệ gia </i>

được ban hành bởi Leviticus 18 từ Điều số 7 đến Điều số 18 có giải thích về loạn ln là hành vi cấm bằng cách liệt kê<small>9</small>.

Như vậy, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về loạn luân, nhưng tựu chung lại các quan điểm về loạn luân đều cho rằng (i) đây là hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác; (ii) giữa các chủ thể có quan hệ huyết thống, họ hàng với nhau và (iii) đa phần là kèm theo sự phê phán, lên án đối với hành vi này.

<b>1.1.2. Cơ sở pháp lý của tội loạn luân </b>

<i><b>Chế định về loạn luân của Việt Nam qua các triều đại lịch sử </b></i>

Không sai khi khẳng định rằng, sự tồn tại và phát triển của Nhà nước nào cũng dựa trên bộ khung pháp lý do pháp luật tạo ra và gắn bó một cách mật thiết với nhau. Trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, mỗi thời kỳ lại mang một nét đặc trưng riêng về pháp luật. Theo chiều hướng đó, những chế định về hơn nhân và gia đình cũng khơng hồn tồn giống nhau qua các giai đoạn. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình thái kinh tế, cách nhìn nhận của xã hội về hơn nhân và gia đình, văn hóa hơn nhân của riêng từng giai đoạn.

Từ khi pháp luật khai sinh - tức cuối thời đại Hùng Vương đã hình thành sơ khai các chế định pháp luật. Tuy nhiên lúc bấy giờ do còn chịu ảnh hưởng lớn từ các truyền thuyết, sự quy định của pháp luật chưa thực sự chặt chẽ cộng với khả năng lập pháp còn sơ sài; trong khi sự thống trị của phong tục lấn át “tính bắt buộc” của luật lệ, thì sức mạnh của pháp luật vẫn chưa được phát huy hiệu quả. Tất nhiên, các chế định về hơn nhân và gia đình cũng khơng loại trừ những lỗ hổng và thiếu sự ràng buộc đối với cư dân trên lãnh thổ Việt Nam thời đó. Sang giai đoạn đầu của thời kì Bắc thuộc, đất nước vừa trải qua những cuộc chiến đánh tan âm mưu xâm lược của các thế lực phương Bắc. Pháp luật lúc này chủ yếu hướng đến “Trị quốc - Bình thiên hạ”, ưu tiên xây dựng các chế định hướng đến việc cai trị đất nước, vạch ra đường lối chống giặc ngoại xâm. Song song với pháp luật là sự bành trướng của “lệ”. Tuy có phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn “luật”, song do xuất phát từ trong lòng nhân dân, nên “lệ” được áp dụng triệt để hơn và rất được nhân dân coi trọng. Lệ làng lúc bấy giờ không quy định với phạm vi vĩ mô như luật pháp, mà thường điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong cuộc sống thường ngày, gắn bó với dân làng như điền viên, tình làng nghĩa xóm, hơn nhân gia đình. Sự ra đời của

<small> </small>

<small>8</small><i><small> Phaolô Nguyễn Văn Bình (1994), Sách giáo lý của giáo hội cơng giáo, Sài Gịn, tr. 851. </small></i>

<small>9 “Leviticus Chapter 18”, [ truy cập ngày 10/6/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

“lệ” đánh dấu sự manh nha trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tuy vậy, vẫn chưa có nhiều tài liệu thuyết phục về khả năng ràng buộc hay cấm đoán việc loạn luân xảy ra lúc bấy giờ. Mãi đến thời Lê sơ với sự ra đời của “Quốc triều Hình luật” đã đánh dấu vị trí chính thức của tội loạn luân trong nhóm các tội thuộc lĩnh vực Hình sự. Cũng giống như đại đa số các bộ luật thời Trung Cổ của các nhà nước Phương Đơng, Bộ luật Hồng Đức (tức Quốc triều Hình luật) khơng có sự giới hạn của các quy phạm pháp luật với các quy phạm đạo đức khi quy định một số hành vi phi đạo đức là những tội phạm đặc biệt nguy hiểm ngang hàng với những tội phạm chống nhà nước. Tất cả đều được nhà lập pháp lúc đó xếp chung vào danh mục mười tội ác - “thập ác tội”<small>10</small> được quy định tại Điều 2 Bộ luật Hồng Đức:

<i>1) Mưu phản là mưu mô làm xã tắc sụp đổ </i>

<i>2) Mưu đại nghịch là mưu mô phá hư tông miếu, sơn lăng và cung khuyết vua 3) Mưu chống đối là âm mưu phản đối theo giặc </i>

<i>4) Ác nghịch là mưu mô đánh giết ông bà cha mẹ, chú bác thím cơ, anh chị, ơng bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng </i>

<i>5) Bất đạo là giết ba người trong một nhà, không đáng tội giết. Giết xong chặt lìa thi thể, tạo chất độc bùa mê </i>

<i>6) Đại bất kính, là ăn trộm đồ thờ trong lăng miếu, đồ ngự dụng, làm giả ấn tín của vua, chế thuốc ngự khơng theo đúng phương, thuốc bao gói đề lầm; nếu ngự thiện phạm vào những món ăn cấm; khơng gìn giữ thuyền ngự chọn được chắc chắn; chỉ trích nhà vua và đối với sứ giả nhà vua không đúng bề tôi </i>

<i>7) Bất hiếu, là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời của cha mẹ dạy bảo; nuôi </i>

<i>nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường; nghe thấy tang ông bà, cha mẹ mà giấu, khơng cử ai; nói dối là ơng bà, cha mẹ chết </i>

<i>8) Bất mục, là giết hay đem bán những người trong họ từ hàng phải để tang ba tháng trở lên, đánh đập và tố cáo chồng, cùng những họ hành từ tiểu công trở lên. </i>

<i>9) Bất nghĩa, là giết quan bản phủ và các quan đương chức tại nhiệm; giết thầy học; nghe thấy tin chồng chết không cử ai lại vui chơi ăn mặc như thường, cùng là cải giá. </i>

<small> </small>

<small>10 Trịnh Thị Oanh (2010), (2), tr. 12. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>10) Nội loạn, là gian dâm với người trong họ từ hàng tiểu công trở lên, cùng nàng </i>

Nhìn vào chế định về thập ác tội trong Bộ luật Hồng Đức có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc hoang dâm với những người trong họ hàng ở thời này là hoàn toàn bị cấm đốn và chế tài cho những kẻ phạm vào nó là rất lớn. Cụ thể các hình phạt phải chịu cho những kẻ phạm vào “thập ác tội” nói chung và tội loạn luân nói riêng như sau:

<i>Tại Điều 4 Bộ luật Hồng Đức: “Phàm những người thuộc vào tám điều nghị xét giảm </i>

<i>tội mà phạm vào tử tội thì các quan nghị án phải khai rõ tội trạng và hình phạt nên xử thế nào, làm thành bản tấu, dâng lên vua để xét định. Từ tội lưu trở xuống thì được giảm một bậc, nếu phạm tội thập ác thì khơng theo luật này”; Điều 11 Bộ luật Hồng Đức: “Những kẻ phạm tội ác nghịch thì dẫu có dịp ân xá cũng khơng được ân xá”; Điều 16 </i>

<i>Bộ luật Hồng Đức: “Những người 70 tuổi trở lên, 13 tuổi trở xuống cùng những người </i>

<i>bị phế tật, phạm tội từ lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền, phạm tội thập ác thì không theo luật này”; Điều 18 Bộ luật Hồng Đức: “ Phàm phạm tội chưa bị phát giác mà tự thú trước, thì được tha tội. Phạm tội thập ác và giết người thì khơng theo luật này”. Điển hình nhất về chế tài là Chương “Thông gian”, Điều 404 quy định:"Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình, thì vẫn xử như tội hiếp dâm”. </i>

<i>Trong đó tội hiếp dâm được quy định tại Điều 403 chương Thơng Gian có ghi rõ:“hiếp </i>

<i>dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường. Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị thương. Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà người bị chết” Điều này thể hiện cái nhìn của nhà lập pháp đối với loạn luân, là một sự khinh bỉ, </i>

ghê tởm và đáng phải nhận những hình phạt hà khắc cùng sự phỉ nhổ từ người khác. Kế thừa và phát huy tinh thần lập pháp của triều Lê, thời đại nhà Nguyễn với “Bộ luật Gia Long” cũng có những quy định về “nội loạn thơng dâm” nhìn chung là tương tự so với “Quốc triều Hình luật”. Suốt thời kỳ phong kiến, có thể nói các triều đại sau này đã xem Bộ luật Gia Long là kim chỉ nam để cai trị đất nước, trong đó tư tưởng cần trừng phạt hành vi loạn luân là gần như khơng thay đổi. Đến thời kì giải phóng, Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam năm 1985, Nhà nước vẫn tiếp tục kế thừa hình sự hóa

<i>loạn luân, thể hiện tại Điều 146: “Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực </i>

<i>hệ, với anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.” Tuy nhiên quy định này vẫn gây nên một số bất cập trong thực tế </i>

bởi ngay sau thời chiến, việc thất lạc thân nhân rất thường xảy ra, dẫn đến việc loạn luân

<small> </small>

<small>11 “Quốc triều hình luật”, NXB Pháp lý, Hà Nội 1991. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

trong vơ thức. Bộ luật Hình sự năm 1999 vẫn quy định tương tự như bộ luật năm 1985. Và theo dịng chảy của lịch sử, việc hình sự hóa loạn luân đã kéo dài kể từ những thời điểm nêu trên và được duy trì cho đến tận bây giờ - Bộ luật Hình sự 2015 với những sửa đổi, bổ sung phù hợp nhất.

<i><b>Pháp luật Việt Nam hiện hành về tội loạn luân </b></i>

Có thể thấy qua các thời kỳ lịch sử, Việt Nam vẫn luôn hình sự hóa loạn ln nhằm hạn chế tối đa những hậu quả về mặt sinh học mà hành vi này gây ra và hơn hết là bảo vệ những giá trị đạo đức của dân tộc. Điều này là hồn tồn phù hợp với nhiệm vụ của Luật hình sự được quy định tại Điều 1 Bộ luật Hình Sự năm 2015 (sửa đổi, bổ

<i>sung năm 2017): “Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của </i>

<i>đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”. Với mức độ nguy hiểm của hành </i>

vi loạn luân đối với xã hội, việc tiếp tục duy trì hình sự hóa loạn ln là điều vơ cùng quan trọng. Theo đó, người thực hiện hành vi loạn luân sẽ phải hứng chịu những chế tài tương xứng với tính chất nguy hiểm của hành vi loạn luân mà mình gây ra. Hiện nay, tội loạn luân được quy định tại Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung

<i>năm 2017): “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dịng máu về trực </i>

<i>hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” Để xác định đúng mức độ nguy hiểm, cần dựa vào </i>

dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân, cụ thể:

<i><b>Để xác định đúng mức độ nguy hiểm, cần dựa vào dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân, cụ thể: </b></i>

<b>Về khách thể tội loạn luân </b>

Hành vi loạn luân xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình được pháp luật ghi nhận, tác động xấu tới các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm suy giảm giống nòi.

<b>Về mặt khách quan tội loạn luân </b>

Pháp luật hiện hành khơng có văn bản hướng dẫn về cách xác định hành vi loạn

<b>luân. Song theo tinh thần của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA- </b>

<b>TANDTC-VKSNDTC vẫn còn giá trị áp dụng quy định về hành vi loạn luân, cụ thể: </b>

<i>“Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.”</i><sup>12</sup>

<b>Về chủ thể của tội loạn luân </b>

Chủ thể của tội loạn luân là người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ, là những người có quan hệ huyết thống, có cùng dịng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với nhau.

<b>Về mặt chủ quan của tội loạn luân </b>

Hành vi phạm tội của tội phạm là hành vi giao cấu với người có cùng dịng máu trực hệ với anh, chị, em và cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Trong đó, dấu hiệu thuận tình giữa hai bên giao cấu là dấu hiệu bắt buộc. Nếu thiếu đi yếu tố thuận tình thì sẽ khơng cấu thành tội loạn ln mà có thể tùy vào trường hợp cụ thể mà người có hành vi ép buộc, cưỡng bức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm.

<b>Từ cấu thành tội phạm nêu trên, có thể dễ dàng nhận biết hành vi loạn luân thông qua hai đặc điểm chính: được xây dựng trên nền tảng sinh học và phải có tính đồng thuận trong mối quan hệ này. </b>

<b>Thứ nhất, được xây dựng trên nền tảng sinh học. </b>

<i>Hành vi “giao cấu” được hiểu là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam </i>

<i>(dương vật) vào bộ phận sinh dục nữ (âm hộ, âm đạo), với bất kỳ mức độ xâm nhập nào. </i>

<i>Đối với nạn nhân là người dưới 10 tuổi thì hành vi loạn luận được xác định là đã thực </i>

Nạn nhân của những hành vi có “tính chất loạn luân” ở các tội phạm xâm phạm tình dục khác có phạm vi rộng hơn so với Tội loạn luân (Điều 184) cụ thể những người được coi là nạn nhân của các hành vi này được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao

<i>bao gồm: “Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha </i>

<i>mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; đối với cơ ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột, cháu ruột; đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi; đối với con riêng của vợ, con riêng của chồng, bố dượng, mẹ kế; đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể.”. Trong khi đó hành vi được xem là loạn luân phải là hành vi giao cấu, phải được </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>thực hiện giữa những đối tượng là “những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh </i>

<i>chị em cùng cha mẹ, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha (Điều </i>

184 Bộ luật Hình sự 2015).

<b>Thứ hai, phải mang tính đồng thuận: </b>

Sự đồng thuận trong quan hệ tình dục là sự tự nguyện tham gia các hành vi quan hệ tình dục giữa hai người. Đồng thuận phải được xác định khi cả hai có đủ năng lực hành vi dân sự, khơng sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích khác có khả năng kích thích hoặc ức chế thần kinh. Phân tích kĩ hơn, chúng tơi nhận thấy rằng việc sử dụng các chất kích thích đến mức khiến cơ thể khơng cịn đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi dẫn đến phát sinh hành động giao cấu là điều nằm ngồi ý chí. Lúc này, hành vi quan hệ tình dục bị mất đi sự đồng thuận. Xét về góc độ thời gian, đồng thuận khơng phải là quyết định mang tính thời điểm mà phải xuất phát từ đầu khi hai người đồng ý tự nguyện quan hệ tình dục với nhau và phải duy trì sự đồng thuận cho đến khi giao cấu kết thúc. Mặt khác, nếu nói đến sự đồng thuận được thể hiện ngay từ đầu, thì cũng chưa hẳn cả quá trình quan hệ tình dục được coi là đã có sự đồng thuận. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp sự đồng thuận này được hiểu lầm là sự đồng ý cho hành vi giao cấu nhưng thực chất nó áp dụng cho một số các hành vi tiền quan hệ hoặc quan hệ không trực tiếp như dùng bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác; dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hơn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm; dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm<small>14</small>. Khi nhắc đến sự đồng thuận khơng thể loại trừ các cách thức xác định hình thức đồng thuận. Một hành vi được coi là đồng thuận khi nó được thể hiện qua lời nói của người được yêu cầu, số khác lại được thể hiện qua hành động như gật đầu hoặc im lặng làm theo gợi ý của người còn lại. Tuy nhiên, sự im lặng trước lời đề nghị được quan hệ trong một số trường hợp khơng có nghĩa là hành vi thể hiện ý chí đồng ý tự nguyện.

Hành vi loạn luân không chỉ được quy định thành một tội danh độc lập mà nó cịn nằm trong tình tiết định khung hình phạt đối với nhiều tội phạm liên quan đến tình dục như Hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015), Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a,b khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015), Cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 2015) hoặc tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự năm 2015).

<small> </small>

<small>14 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Trên tinh thần của Thông tư liên tịch 01/2001, căn cứ để thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn ln cần phải có yếu tố thuận tình và khơng kèm theo các dấu hiệu của việc sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép để quan hệ tình dục. Tuy nhiên, sự truy cứu trách nhiệm hình sự trên chỉ được áp dụng cho đối tượng thực hiện hành vi loạn luân lên người từ đủ 16 tuổi trở lên. Ngoài trường hợp trên, khi hành vi giao cấu được thực hiện trên sự thuận tình nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì sẽ khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em; hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em bất kể có thuận tình hay khơng thuận tình.

Loạn luân được tách thành một tội riêng khi không kèm theo các hành vi nhằm đốc thúc tiến độ phạm tội. Trường hợp loạn luân được thực hiện chung với các hành vi có sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo độ tuổi của nạn nhân: từ 16 tuổi trở lên sẽ bị truy cứu vào Tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015), dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu vào Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 142) . Trường hợp loạn luân được thực hiện chung với hành vi lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo độ tuổi của nạn nhân: từ 16 tuổi trở lên sẽ bị truy cứu vào Tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015), từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu vào Tội cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi…

<b>1.1.3. Cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa hành vi loạn luân với các yếu tố lịch sử - văn hoá - giáo dục </b>

<i><b>Phân loại loạn ln </b></i>

<i>Nếu xét theo tiêu chí hình thức biểu hiện thì loạn luân được phân thành hai loại: loạn luân tâm lý và loạn luân hành vi. </i>

<b>Về Loạn luân tâm lý. Cho đến hiện tại, chưa có nhiều nguồn tài liệu làm rõ khái </b>

niệm của loạn luân tâm lý. Nhưng dựa trên quan điểm của Janet Brito trong tác phẩm

<i>“How to Recognize and Heal From Emotional Incest”, ông đã định nghĩa loạn luân rằng “Loạn luân tình cảm hay loạn ln tâm lý, loạn ln bí mật là một dạng của loạn luân </i>

<i>mô tả một động thái gia đình khơng lành mạnh , nơi cha mẹ dựa vào con của họ để được tư vấn và hỗ trợ về tình cảm và thiết thực.”.Qua đó cũng có thể hiểu theo hướng rằng, </i>

mặc dù có tên gọi là “loạn luân tâm lý” nhưng nó khơng liên quan đến lạm dụng tình dục thể xác: "Loạn luân" đề cập đến sự gần gũi tình cảm khơng phù hợp. Loạn ln tình cảm cũng có thể xảy ra trong vô thức, không giống như loạn luân thể xác.Tuy nhiên,

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hành vi này vẫn có thể gây ra đau đớn đáng kể, chưa kể đến việc làm gián đoạn sự phát triển lành mạnh. Trong thực tế, một số chuyên gia nói rằng loạn ln về thể chất và tình cảm có thể có những ảnh hưởng tương tự về lâu dài đối với sự phát triển của trẻ em .<small>15</small><i>Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) lại cho rằng “ loạn luân tình cảm là một hình thức </i>

<i>lạm dụng tình cảm trong đó cha mẹ coi con mình như một đối tác thay thế, tìm kiếm từ đứa trẻ sự hỗ trợ tinh thần mà vợ/chồng của người đó hoặc người lớn khác sẽ cung cấp </i>

đứa trẻ cho những nhu cầu tình cảm mà chúng đáng lẽ phải đạt được từ người bạn đời đã trưởng thành của mình. Có thể nói rằng, đây là sự vi phạm ranh giới giữa cha mẹ và con cái. Các nhà tâm lý học đơi khi gọi đây là loạn ln bí mật hoặc “sự thù hận”<small>17</small>.

Từ các cách định nghĩa về loạn luân tâm lý của các bài nghiên cứu nói về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy được một số các điểm chung được coi là đặc điểm của loạn luân tâm lý, bao gồm:

<i>Đầu tiên, có sự phụ thuộc về mặt tình cảm giữa cha mẹ với con cái mà </i>

không xuất hiện hành vi quan hệ tình dục: Suy cho cùng, loạn luân tâm lý được phân tích ở đây là nhắc đến trong một mối quan hệ loạn luân về tình cảm, cha mẹ hoặc người chăm sóc sẽ phụ thuộc vào đứa trẻ và coi đó như một tấm chắn bảo vệ tình cảm. Có nghĩa là người con phải đặt mong muốn của cha mẹ lên hàng đầu. Cụ thể, trong một số trường hợp, người lớn đối xử với đứa trẻ như thể chúng là một người bạn đời. Tuy nhiên, điều làm cho loạn luân tình cảm khác biệt với các loại khác là khơng có quan hệ tình dục.

<i>Thứ hai, loạn ln tình cảm khơng phải là biểu hiện của sự thân thiết: Loạn </i>

luân tình cảm khác với mối quan hệ thân thiết điển hình giữa cha mẹ hoặc người chăm sóc và con cái. Sự thân thiết phải được bồi dưỡng từ hai phía, tức là có sự sẻ chia ở cả những người cha mẹ, người chăm sóc và con cái của họ. Hơn nữa, những vấn đề mà hai bên trao đổi cũng chỉ dừng ở mức chấp nhận được từ phía con cái mà không được vượt quá sự nhận thức về cảm xúc của con trẻ. Trong mối quan hệ với nạn nhân, mục đích của họ suy cho cùng là chỉ muốn tìm người nào đó lắng nghe những gì họ gặp phải trong cuộc sống và họ tìm đến nạn nhân chỉ

<small> </small>

<small>15“How to Recognize and Heal From Emotional Incest”, </small>

<small>[ (truy cập ngày 14/6/2023). </small>

<small>16 APA Dictionary of Psychology, “covert incest” , [ (truy cập ngày 14/6/2023). </small>

<small>17 “What is emotional incest?”, [ (truy cập ngày 14/6/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

để chia sẻ. Nhưng việc chia sẻ quá mức, tức việc không vạch ra ranh giới giữa người thân với nạn nhân, đã khiến họ lạm dụng quá mức tình trạng này. Vì vậy, lúc này sự chia sẻ khơng cịn thuộc phạm vi của sự thân thiết mà đã vượt ra tầm hiểu biết cảm xúc của con trẻ, biến tướng thành loạn luân tâm lý.

Từ đặc điểm trên, chúng tôi rút ra được định nghĩa khái quát rằng: Loạn luân tâm lý là một dạng của loạn luân, trong đó người thực hiện hành vi loạn luân tâm lý là người có cùng quan hệ huyết thống với nạn nhân, sử dụng các hành vi tâm lý biến thái mà không can thiệp đến thể xác của nạn nhân để đáp ứng nhu cầu tình cảm của mình.

Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp, hiện nay dạng loạn luân này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều do khả năng nhận biết cịn chưa cao. Và dựa trên các góc độ về pháp luật, lịch sử, văn hóa cũng chỉ điều chỉnh loạn luân hành vi - dựa trên những biểu hiện bằng hành động trên thực tế. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, chúng tơi chỉ tập trung phân tích diễn giải loạn luân được biểu hiện dưới dạng loạn luân hành vi.

<b>Loạn luân hành vi được coi là hình thức thể hiện ra bên ngồi chủ thể có ý chí </b>

muốn loạn ln. Loạn ln có nhiều cách diễn đạt khá đa dạng. Tanzeem Ahmed định

<i>nghĩa loạn luân hành vi “là quan hệ tình dục trong phạm vi quan hệ gia đình. Nó có thể </i>

<i>đề cập đến quan hệ tình dục giữa anh chị em ruột, giữa mẹ và con trai hoặc cha và con gái hoặc thậm chí giữa mẹ và con gái hoặc cha và con trai trong trường hợp đồng tính luyến ái. Quan hệ tình dục trong gia đình cũng có thể mở rộng đến quan hệ tình dục </i>

những người trong dòng máu trực hệ là điều kiện tiên quyết để xem xét một hành vi được coi là loạn luân. Một bài viết khác cũng có cách tiếp cận về loạn luân hành vi tương tự, nhưng mang tính cụ thể hơn khi phân tích chủ thể trên phạm vi rộng hơn, cụ thể nữ

<i>tu Liubov Ben từng đề cập trong tác phẩm: “Incest: Daughter & Their father” rằng loạn luân hành vi “là hoạt động tình dục của con người giữa các thành viên trong gia đình </i>

<i>hoặc họ hàng thân thiết. Điều này thường bao gồm hoạt động tình dục giữa những người có quan hệ huyết thống (quan hệ huyết thống) và đơi khi có quan hệ huyết thống (hôn </i>

<i>Trong bài nghiên cứu “Định nghĩa và Sự vi phạm: Loạn luân và Những điều cấm </i>

<i>kỵ về loạn luân” (Definition and Violation: Incest and the Incest Taboos, của tác giả </i>

<small> </small>

<small>18</small><i><small> Tanzeem Ahmed (2020), Incest as Master Morality: The Politics of Taboo, NXB Jawaharlal Nehru </small></i>

<small>University, New Delhi, India, tr. 4. </small>

<small>19</small><i><small> Liubov Ben-Noun (2020), Incest: Daughters & Their Father, NXB B.N. Publication House. Israel, </small></i>

<small>tr. 4. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

người Mỹ - Dorothy Willner)<small>20</small> đưa ra rất nhiều những quan điểm của nhiều học giả khi nghiên cứu về “loạn luân”. Theo đó, loạn luân ở đây được biểu thị là một sự tập hợp ba yếu tố: (i) các hành vi tình dục; (ii) các mối quan hệ họ hàng và (iii) các điều cấm. Bên cạnh đó bài viết này đề cập đến loạn luân được xem là sự giao phối cận huyết khi và chỉ khi có sự quan hệ tình dục dẫn đến sự xuất tinh giữa người nam và người nữ. Loạn luân còn được mở rộng hơn, khi thuật ngữ này còn được xem xét cả dưới những yếu tố về giới tính của những chủ thể (bao gồm cả sự quan hệ đồng tính: bố - con trai, mẹ - con gái, chị - em gái, anh - em trai), độ tuổi (dậy thì hay chưa dậy thì) và hành vi (sử dụng các bộ phận mà không phải âm đạo của phụ nữ hoặc hoạt động tình dục khác mà khơng có sự thâm nhập của dương vật).

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hành vi loạn luân trên thế giới, những tựu chung lại, chúng đều có những đặc điểm chung nhất định:

<i>Thứ nhất, đây là hành vi quan hệ tình dục. Hành vi quan hệ tình dục ở đây được </i>

hiểu theo nghĩa rộng: có nghĩa là xảy ra giao cấu (là bộ phận sinh dục nam tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục nữ) hoặc các hành vi quan hệ tình dục khác mà khơng phải là giao cấu (như sử dụng bộ phận khác trên cơ thể, ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi... dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn).

<i>Thứ hai, chủ thể của hành vi quan hệ tình dục trong “loạn ln” là những người </i>

có quan hệ huyết thống, họ hàng với nhau. Đặc điểm khác biệt nhất để phân biệt giữa quan hệ tình dục thơng thường với loạn ln đó là về mặt chủ thể: giữa những người trong quan hệ tình dục đồng thuận này có quan hệ huyết thống, họ hàng với nhau. Đặc điểm này xuất phát từ quan điểm của khoa học về di truyền học. Các nhà nghiên cứu di truyền học chỉ ra rằng, quan hệ cận huyết sẽ dẫn đến tình trạng con cái khi sinh ra sẽ bị đột biến về gen và gây ra một số loại bệnh di truyền, lâu dần sẽ dẫn đến sự thối hóa giống nịi. Mặt khác, trong tiến trình phát triển lâu dài của lịch sử, con người đã ý thức

<b>điều bất khả xâm phạm của loạn luân, dần dần coi đó là cấm kỵ, là chuẩn mực đạo đức. </b>

<i>Nếu xét theo góc độ chủ thể, loạn luận được phân thành ba nhóm: loạn luân giữa cha, mẹ và con; loạn luân giữa ông, bà và cháu; loạn luân giữa anh, chị, em ruột với nhau </i>

<b>Loạn luân giữa cha, mẹ và con được chia thành hai trường hợp: </b>

<i>Trường hợp thứ nhất, Loạn luân giữa cha và con gái: Đây là loại loạn luân </i>

có thể coi là xuất hiện nhiều nhất bởi các vụ án đã được phát hiện và xử lý. Trường hợp này xảy ra thường là do người cha đã ép buộc con gái phải quan hệ tình dục

<small> </small>

<small>20</small><i><small> Dorothy Willner (1983), Definition and Violation: Incest and the Incest Taboos, NXB Royal </small></i>

<small>Anthropological Institute of Great Britain and Ireland, tr .136.. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

với mình. Việc người cha ép buộc con gái phải quan hệ với mình xuất phát từ sự biến chất về tâm lý, có thể là do người cha say rượu hoặc có thể cãi nhau với vợ và quyết định dùng tình dục để trừng phạt con gái mình; hoặc do sự “thiếu thốn” về nhu cầu sinh lý mà họ không thể giải tỏa cũng dẫn đến sự biến thái trong suy nghĩ và lâu dần trở thành sự ham muốn. Phần nhiều những trường hợp loạn ln này thì người con gái đóng vai trị là nạn nhân, chứ ít khi họ có sự đồng thuận hoặc là người chủ động đề nghị mối quan hệ này.

<i>Trường hợp thứ hai, Loạn luân giữa mẹ và con trai: Trường hợp này ít </i>

phổ biến hơn so với loạn luân giữa cha và con gái. Thông thường trường hợp này xảy ra khi người mẹ có sự rối loạn về tâm lý. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp loạn luân giữa mẹ và con xuất phát từ các yếu tố khác. Ví dụ, theo nghiên cứu, tại Nhật Bản có những trường hợp các bà mẹ kích thích tình dục cho con mình để dỗ chúng ngủ<small>21</small>. Tuy khơng có bất kỳ nghiên cứu nào đưa ra con số cụ thể nhưng hồn tồn có thể thấy trên thực tế tỷ lệ loạn luân giữa mẹ và con trai thấp hơn cả so với tỷ lệ loạn luân giữa cha và con gái. Điều này có thể xuất phát từ văn hóa khơng tin rằng phụ nữ có thể làm như vậy. Từ đó, tỷ lệ tội phạm ẩn của loại loạn ln này có thể khá cao và khơng dễ để bị phát hiện. Mặt khác, ở góc độ nếu người con trai là nạn nhân thì có thể trong nhận thức, suy nghĩ của họ khơng cảm thấy mình là nạn nhân của hành vi lạm dụng tình dục và loạn luân. Do đó mà trên thực tế, loại loạn luân này ít được phát hiện hơn cả.

Lý giải sâu hơn về nguyên nhân tỷ lệ tội phạm ẩn cao ở loạn luân giữa Cha, mẹ và con thì quan điểm của Pöthe (2005)<small>22</small> và Zastrow & Kirst-Ashman (2010)<small>23</small> có thể xem là những minh chứng đáng tin cậy . Theo các tác giả trên quá trình loạn luân Cha, mẹ - con có thể được thành bốn giai đoạn cơ bản: tương tác tình dục, giữ bí mật, tiết lộ và giai đoạn sau tiết lộ.

<i>Đầu tiên, ở giai đoạn tương tác tình dục cha mẹ tạo động lực tương tác tình dục </i>

thơng qua những cử chỉ và biểu hiện thân mật nhằm xem họ có thể gần gũi đến mức nào và đứa trẻ sẽ phản ứng thế nào với kiểu hành vi này. Đồng thời, họ cố gắng tạo ra những tình huống ở một mình với đứa trẻ và thuyết phục chúng thơng qua một số chiến thuật và hợp lý hoá việc lạm dụng. Từ đó, cha mẹ bắt đầu bộc lộ bản thân với đứa trẻ và tuyên

<small> </small>

<small>21 Lateef Omotosho Adegboyega, Samuel Kolawole Ajiboye và Shakiru Abdulkareem (2023), “Incest: A Threat To Family Security”, Canadian Journal of Family and Youth, (1), tr 66. </small>

<small>22</small><i><small> Lucie Bloudková (2014), Family factors of sibling incest development, tr23-30. </small></i>

<small>23</small><i><small> Boitumelo Rose-Mary Gqabi (2016), Psychosocial effects on victims of father-daughter incest in Ngaka Modiri Molema District, tr 15-20. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

bố rằng khơng có gì phải giấu giếm với nhau (một trò chơi mà cha mẹ bắt đầu đưa đứa trẻ vào thực hành tình dục). Những hoạt động như thế này tiếp tục leo thang từ vuốt ve, quan hệ tình dục bằng miệng và cuối cùng là đến thâm nhập tình dục. Tóm lại, ở giai đoạn tương tác tình dục thường có sự chuyển đổi nhanh chóng từ không tiếp xúc sang đụng chạm cơ thể và cuối cùng là xâm nhập vào cơ thể đứa trẻ. Nếu đó là lạm dụng tình dục của người mẹ thì rất khó chứng minh và ít người biết về nó. Vì đứa trẻ thường bị mẹ lạm dụng trong các tương tác hàng ngày và về cơ bản nó được biện minh từ việc sai lầm khi đụng chạm các bộ phận trong chăm sóc trẻ nhỏ thường ngày.

<i>Kế tiếp là giai đoạn giữ bí mật, giai đoạn này diễn ra sau khi hành vi tình dục bắt </i>

đầu và có thể kéo dài hàng ngày, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm. Lúc này cha mẹ sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để ngăn đứa trẻ tiết lộ bất cứ điều gì. Thành phần quan trọng nhất là giao tiếp phi ngôn ngữ, khi cha mẹ chạm vào trẻ, họ thường giao tiếp, trao đổi bằng mắt và khơng bao giờ nói chuyện với trẻ về việc lạm dụng và về cơ bản là giả vờ rằng sự loạn luân này không tồn tại. Hơn nữa, cha mẹ có thể đe dọa đứa trẻ bằng bạo lực. Tuy nhiên, hầu hết thời gian, bạo lực không xảy ra, nhưng diễn ra nhiều hơn về việc thể hiện sự vượt trội về thể chất so với đứa trẻ. Họ cũng có thể đe dọa đứa trẻ bằng bạo lực những thành viên trong gia đình, ví dụ như anh chị em ruột. Đối với trẻ nhỏ, mối đe dọa tồi tệ nhất là bị tách khỏi gia đình và chủ yếu lo lắng về sự chia ly từ mối đe dọa này. Bố mẹ bạo hành thường dọa chia tay gia đình, đứa trẻ rời bỏ gia đình, hoặc mất bố, mẹ từ đó có thể gây ra cảm giác tội lỗi ở trẻ rằng đó là hình phạt mà mình phải gánh chịu. Một chiến lược khác là thưởng và mua chuộc. Đứa trẻ được thúc đẩy bởi cha mẹ để tích cực tham gia vào quan hệ loạn luân. Cha mẹ cố gắng mua chuộc chúng bằng những món quà và phần thưởng khác nhau. Nếu có một đứa trẻ bị bỏ bê, thì sự quan tâm từ cha mẹ là đủ cho chúng như một phần thưởng, và một mối quan hệ loạn luân đối với đứa trẻ lúc này trở thành sự chia sẻ cảm xúc. Nhưng nếu cường độ của hành vi loạn ln diễn ra liên tục thì đứa trẻ có thể gặp phải những chấn thương tâm lý và căng thẳng dài hạn. Về cơ bản nó là một vịng luẩn quẩn của sự căng thẳng và thư giãn tình dục, sau khi thư giãn lại căng thẳng và đứa trẻ dần quan hệ đồng thuận với cha mẹ theo cách bị điều khiển. Và cuối cùng, đứa trẻ sẽ cố gắng giữ lấy một bí mật trong suốt thời gian bị lạm dụng hoặc đơi khi giữ nó suốt đời.

<i>Tiếp theo là giai đoạn tiết lộ, việc tiết lộ thơng tin có thể xảy ra theo hai cách: </i>

một là do sự chủ động của những người tham gia; hai là do tình cờ. Sự chủ động tiết lộ có thể xảy ra khi đứa trẻ nhận thức được mặt tiêu cực của quan hệ loạn luân thông qua sự giáo dục của nhà trường về tâm sinh lý và pháp luật liên quan đến tình dục. Đối với tình cờ tiết lộ thì nó thường xảy ra khi một người sống trong cùng một hộ gia đình với

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

những người tham gia loạn luân phát hiện và tiết lộ, ví dụ như anh chị em ở chung phòng với một đứa trẻ bị lạm dụng. Trường hợp khác là có sự phát hiện tình cờ từ việc khám nhi khoa định kỳ cho trẻ, khi bác sĩ có thể phát hiện ra thương tích cho thấy lạm dụng tình dục. Đơi khi bác sĩ sẽ phát hiện lạm dụng tình dục nhờ các vấn đề phụ khoa hoặc trong trường hợp xấu nhất là do mang thai của đứa trẻ bị lạm dụng. Hoặc được tiết lộ một cách tình cờ thơng qua hành vi của một đứa trẻ ở trường, đứa trẻ có thể biểu hiện theo cách tình dục hóa ở trường. Cụ thể khi trẻ tham gia vào trò chơi về hình vẽ với chủ đề tình dục, trị chơi có động cơ tình dục, những đứa trẻ bị lạm dụng thường có những hành động, cử chỉ khác lạ so với những trẻ cùng trang lứa như bộc lộ bản thân trước mặt những đứa trẻ khác, thủ dâm (ngay cả ở nơi cơng cộng), kể chuyện có chủ đề tình dục và quấy rối tình dục cho những đứa trẻ khác. Đối với trẻ lớn hơn, đó có thể là hành vi mại dâm hoặc lăng nhăng.

<i>Cuối cùng là giai đoạn sau tiết lộ, giai đoạn đặc trưng bởi sự lo lắng cao độ cho </i>

cả nạn nhân và gia đình. Một số cha mẹ có con bị lạm dụng phản ứng khi con mình tiết lộ bằng sự không tin tưởng và mong muốn những bằng chứng thuyết phục rằng chúng thực sự đã bị lạm dụng. Các cha mẹ khác thì khơng phản ứng gì cả và tin tưởng tuyệt đối vào chồng/vợ của mình. Một số khác thì tin vào những lời đứa trẻ nói và hứa sẽ bảo vệ nhưng sau một thời gian họ từ bỏ lời hứa và hành động như không có chuyện gì xảy ra. Trong trường hợp cha mẹ có những hành động cố gắng bảo vệ và giúp đỡ đứa trẻ bị lạm dụng thì họ thường rất dễ bị quá tải với cảm giác tội lỗi và phát triển chứng trầm cảm vì khơng can thiệp kịp thời cũng như giải quyết triệt để vấn đề rối loạn trong gia đình, từ đó họ khơng thể hoặc hạn chế khả năng cung cấp những hỗ trợ tinh thần cho đứa trẻ. Đối với những cá nhân khác bên ngồi gia đình thì thường có những phản ứng khác nhau với việc tiết lộ, họ có thể phớt lờ hoặc đổ lỗi cho nạn nhân.

Như vậy qua việc phân tích quan điểm của Pưthe (2005) và Zastrow & Ashman (2010) cùng với các tài liệu mà chúng tơi đã thu thập được thì tỷ lệ ẩn của loạn luân Cha, mẹ - con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hai lý do:

(i) Các yếu tố cản trở việc tiết lộ xuất phát từ phía nạn nhân bao gồm cảm giác xấu hổ và tội lỗi của nạn nhân đối với mẹ hoặc cha, không dám tiết lộ với họ vì đã thực hiện một hành vi sai trái ; hành vi thụ động, hạ thấp giá trị của bản thân nạn nhân; thiếu hiểu biết về sinh lý và các trang bị để đối phó với hành vi loạn luân; sợ bị đuổi khỏi nhà và gia đình tan vỡ; phụ thuộc về tài chính của nạn nhân với người phạm tội; xuất hiện hành vi đe dọa, vũ lực trong gia đình buộc nạn nhân đồng thuận loạn luân để tránh khỏi điều đó; lo sợ loạn luân sẽ xảy ra với anh/chị em của mình; nhầm lẫn về vai trị với người

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

mẹ; nạn nhân là người đang trong tình trạng khơng thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức…

(ii) Từ phía đối tác của thủ phạm (tức người có đóng góp, tạo điều kiện cho thủ phạm thực hiện hành vi loạn luân đối với trẻ) bao gồm sự tin tưởng tuyệt đối vào vợ/chồng của mình; thường xuyên vắng mặt trong gia đình; phớt lờ và không hành động bảo vệ trẻ ; sự cách ly, cơ lập của xã hội với gia đình…

<b>Loạn luân giữa anh chị em ruột với nhau: Đây cũng là một trong những loại </b>

loạn luân khá phổ biến, nhưng loại loạn luân này cũng rất ít khi bị phát hiện trong xã hội hiện đại, do đa phần sự loạn luân được hình thành bởi các chủ thể này đều có sự đồng thuận. Loạn luân giữa anh chị em ruột với nhau được xem là sự tương tác tình dục giữa những cá nhân có chung một hoặc cả hai cha mẹ. Nếu nghiên cứu về lịch sử, loại loạn luân này thường phổ biến hơn cả vào những giai đoạn thời kì cổ đại hoặc phong kiến. Lấy ví dụ ở phương Đơng, ở thời Ai Cập cổ đại có Nữ hồng Arsinoe II cưới hai anh em trai, Nữ hoàng Cleopatra lấy em ruột làm chồng hay cha mẹ của vua Tutankhamun là anh em ruột. Tuy nhiên, loạn luân giữa anh chị em ruột với nhau ở thời kì này chủ yếu là nhằm mục đích bảo vệ giai cấp thống trị. Ngày nay, loạn luân giữa anh chị em ruột trong gia đình hạt nhân có nhiều ngun do, nhưng phần lớn là từ sự giáo dục trong chính gia đình bị hạn hẹp khiến cho chúng muốn tự tìm hiểu và kết quả là dẫn đến mối quan hệ loạn luân giữa các anh chị em ruột với nhau.

Ước tính rằng loạn luân giữa anh chị em diễn ra phổ biến gấp năm lần loạn luân giữa cha mẹ và con cái, trong đó loạn luân giữa anh trai và em gái là phổ biến nhất và khoảng cách tuổi tác thường là 05 năm. Các hoạt động tình dục phổ biến nhất là quan hệ tình dục bằng miệng và thâm nhập âm đạo, hành vi loạn luân thường kéo dài trung bình trong 22 tháng. Từng có quan điểm cho rằng loạn luân giữa anh chị em có mức độ nguy hiểm ít hơn so với các hành vi loạn luân khác bởi tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn (các

<b>bệnh lây qua đường tình dục), khơng có sự vi phạm về mặt thế hệ và mang tính đồng </b>

thuận cao hơn, từ đó, một số chuyên gia cho rằng loạn luân giữa anh chị em là một trong những giai đoạn để trưởng thành. Tuy nhiên, tương tự như các hành vi loạn luân ở các chủ thể khác, loạn luân giữa anh chị em cũng gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết là làm rối loạn chức năng gia đình và việc làm dụng tình dục trong nhiều thế hệ. Nguy hiểm hơn là phần lớn các hậu quả đó thường chỉ được phát hiện ở thời kỳ trưởng thành.

Nguyên nhân của hành vi loạn luân giữa anh chị em vẫn chưa được thống kê và xác minh, người ta chỉ có thể đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân của hành vi này như trò chơi tình dục giữa anh chị em đi quá xa, áp lực hoàn cảnh, rối loạn cá nhân, rối

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

loạn hệ thống gia đình, đảm nhận những vai trị khơng phù hợp trong hệ thống gia đình hoặc kết quả của sự khuyến khích hoặc ép buộc của bên thứ ba, chẳng hạn như cha mẹ. Ngay cả loạn luân giữa anh chị em, người ta cũng rất khó để xác định tính đồng thuận vì rất dễ để một đứa trẻ lớn hơn dụ dỗ hoặc đe dọa người nhỏ hơn nhằm thỏa mãn ham muốn của mình; những đứa trẻ nhỏ hơn thậm chí khơng hề biết bản thân bị lạm dụng cho đến khi chúng đủ nhận thức. Có thể nói loạn luân giữa anh chị em có động lực phân phối quyền lực rất giống với loạn luân giữa cha mẹ và con cái. Pierce a Pierce (trong Mc Veigh, 2003) lập luận rằng nếu một trong hai anh chị em nhận thức được ưu thế của mình so với người kia, bạo lực có thể được kích hoạt. Các “thủ phạm” khơng chỉ sử dụng bạo lực thể chất mà cịn có thể thao túng tâm lý “nạn nhân” bằng các hình thức khủng bố tinh thần, đặc biệt là trong các gia đình mà vai trị của bố mẹ mờ nhạt thì hành vi loạn luân giữa anh chị em thường diễn ra phổ biến hơn. Tuy nhiên, loạn luân giữa anh chị em không chỉ đến từ sự ép buộc hoặc lừa dối, có nhiều trường hợp những đứa trẻ trong gia đình khơng nhận được sự quan tâm đáng ra được nhân và chúng tìm sự an ủi ở nhau và khi đến tuổi trưởng thành, sự quan tâm ấy bị tình dục hóa. Tóm lại. các ngun nhân dẫn đến hành vi loạn luân giữa anh chị em thường được cho là xuất phát từ gia đình: sự bỏ bê của cha mẹ, thiếu vắng phụ huynh, việc loạn luân trong gia đình được chấp nhận (trong các gia đình mà trẻ em bị bỏ rơi), việc những đứa trẻ lớn hơn buộc phải thay thế vai trò của cha mẹ trong gia đình, …

Như đã đề cập ở trên, hành vi loạn luân giữa anh chị em thường được xem là “một giai đoạn trưởng thành” và các hậu quả của hành vi này thường được coi nhẹ. Trong khi loạn luân giữa cha và con gái được biết đến với những hậu quả nghiêm trọng kéo dài đến tuổi trưởng thành thì hậu quả loạn luân giữa anh chị em thường được xem là ít gây tổn thương hơn mặc dù thực tế chứng minh điều ngược lại. Nghiên cứu cho thấy rằng hậu quả phụ thuộc vào (i) thời gian loạn luân, (ii) việc sử dụng vũ lực, lừa dối hoặc ép buộc, (iii) nhận thức bản thân là đồng phạm, và (iv) mức độ mà gia đình và các chuyên gia sẽ hỗ trợ nạn nhân khi phát hiện ra hành vi lạm dụng hoặc cố gắng lạm dụng. Kế tiếp các yếu tố góp phần vào mức độ hậu quả đau thương cho nạn nhân bao gồm: cách tiếp cận và phản ứng của cha mẹ, vấn đề phản bội, cảm giác kỳ thị và xấu hổ, và hệ thống của sự méo mó giả định. Nạn nhân của loạn luân anh chị em bị lạm dụng thường xuyên hơn, trong thời gian dài hơn, v.v. sử dụng các hình thức lạm dụng tình dục nghiêm trọng hơn (bao gồm cả xâm nhập) so với lạm dụng ngồi gia đình của trẻ vị thành niên hoặc lạm dụng của cha mẹ. Mặc dù vậy, các chuyên gia chỉ ra rằng mức độ hậu quả tiêu cực đối với nạn nhân có thể khơng tương ứng trực tiếp với mức độ nghiêm

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

trọng hoặc mức độ quan hệ tình dục, tức là thậm chí các hình thức lạm dụng nhẹ hơn có thể gây hậu quả nghiêm trọng<small>24</small>.

<b>Loạn luân giữa ông, bà và cháu: Đây là nhóm loạn luân rất ít khi được đề cập </b>

tới trong các tài liệu khi nghiên cứu về loạn luân và chúng tôi cũng sẽ không tập trung nghiên cứu sâu vào loại loạn luân này. Có thể lý giải rằng khoảng cách về thế hệ giữa ông, bà và cháu là một trong những nguyên do dẫn đến việc ít người nghiên cứu tìm

<i>hiểu về loại loạn luân này. </i>

<i><b>Nguyên nhân loạn luân </b></i>

Nguyên nhân phát sinh hành vi loạn luân khá đa dạng, có thể xuất phát từ hồn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý của người phạm tội, cũng có thể là do một số yếu tố bên ngồi như sự hiến tặng tinh trùng khơng kiểm sốt số lượng hoặc lỗ hổng của pháp luật. Tuỳ vào từng trường hợp mà tính chất nguy hiểm và tần suất, cách thức thực hiện hành vi loạn luân có sự hiện diện khác nhau. Trước hết, chúng ta điểm qua một số nguyên nhân phổ biến của hành vi loạn luân như sau:

<b>Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ gia đình: Đây là nguyên nhân điển hình </b>

gây ra các hành vi loạn luân. Kiểu gia đình mà hành vi loạn luân xảy ra thường xuyên nhất là trong các gia đình bị rối loạn chức năng<small>25</small>. Loạn luân cha, mẹ - con là một điển hình, cụ thể vợ chồng khơng cịn ham muốn tình dục, họ xa cách nhau về mặt cảm xúc; cùng với đó là sự vắng mặt của người vợ/chồng. Từ đó, dẫn đến việc người cha/mẹ thiếu thốn về mặt tình cảm và bắt đầu tìm đến con của mình để được “hỗ trợ”. Quá trình này khi diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến cho người cha/mẹ nhận thức sai về vai trò của người con trong gia đình. Người cha/mẹ bắt đầu có suy nghĩ cho rằng đứa trẻ có thể thay thế cho người bạn đời của mình để thực hiện những cơng việc trong gia đình, trong đó bao gồm cả việc “làm thỏa mãn nhu cầu sinh lý”. Đối với loạn luân anh chị em, xuất phát từ hệ quả của một gia đình rối loạn chức năng thì có hai khía cạnh có thể xảy ra. Đầu tiên, trẻ em trong những gia đình rối loạn chức năng học những cách cư xử khơng phù hợp về tình dục từ cha mẹ của chúng. Sau đó, chúng tìm cách đáp ứng nhu cầu tình cảm cơ bản của con người về sự nuôi dưỡng và an ủi mà cha mẹ chưa đáp ứng được. Việc khơng có cha mẹ - cả về mặt cảm xúc và thể chất - cũng có thể góp phần làm tăng mối liên kết tình cảm giữa anh chị em ruột, và tại đây, trong một số trường hợp hành động tìm kiếm sự thoải mái trở nên tình dục hóa và chuyển sang hành vi loạn luân

<small> </small>

<small>24 Lucie Bloudková (2014), (22), tr. 33 - 39. </small>

<small>25Lateef Omotosho Adegboyega, Samuel Kolawole Ajiboye và Shakiru Abdulkareem (2023), (21), tr. 69. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

anh chị em ruột. Thứ hai là sự nhầm lẫn về vai trị do có sự vắng mặt của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Lúc này những anh chị em lớn tuổi hơn sẽ giữ vai trò quyền lực, cùng với mơi trường thiếu giáo dục trong gia đình và sự tác động của xã hội, vị trí quyền lực trong gia đình sẽ bị xáo trộn, từ đó tạo điều kiện cho sự lạm dụng quyền lực và ép buộc loạn luân <small>26</small>.

Theo sau gia đình bị rối loạn chức năng là gia đình tái thiết lập, đặc trưng bởi tình trạng hơn nhân phức tạp và có thể đã trải qua q trình ly hơn, ly thân hoặc cha mẹ qua đời. Những đứa trẻ trong gia đình này được đặt dưới sự giám sát của chú, dì, ơng bà hoặc cha hoặc mẹ đơn thân và chúng có thể bị bất kỳ người thân nào trong số đó lạm dụng. Loạn luân giữa anh chị em là phổ biến trong kiểu gia đình này, bởi lẽ sự bảo vệ, quan tâm và hỗ trợ của cha mẹ đối với con cái đã bị phá vỡ; với sự đứt đoạn này, anh chị em bắt đầu tìm kiếm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc cũng như các vấn đề về tâm sinh lý và hậu quả là loạn luân có thể xảy ra. Thật vậy, trong một nghiên cứu<small>27</small>, gần 34% trường hợp anh chị em ruột loạn ln đến từ những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ và 26% từ những gia đình được tái thiết lập (O'Brien, 1991).

Cuối cùng là gia đình hợp lý hố loạn ln. Trong bài viết “Victims of Incest” của Linda Led Ray - một tác giả người Mỹ đã lý giải về tính cách của người đàn ơng loạn ln trong đó bao gồm loại tính cách của người được hợp lý hóa. Theo đó Linda

<i>nêu rằng: Theo quan điểm của anh ấy, "Một người cha nên cho con gái mình thấy rằng </i>

<i>anh ấy u cơ ấy." Hoặc, "Đó là nơi của một người cha dạy con gái mình về tình dục để cơ ấy biết nó là gì và khơng bị tổn thương." Anh ta tin (hoặc cố gắng) rằng mối quan hệ loạn ln có thể chấp nhận được và thậm chí cịn hữu ích cho con anh ta.”. Những người </i>

có tính cách này thường là những người yêu thương con gái của mình một cách thái q và nó vượt qua khỏi ranh giới của tình cảm mà người cha được phép dành cho con gái của họ. Sở dĩ nói mối quan hệ loạn luân này khó giải quyết là bởi khơng dễ dàng gì có thể cởi trói suy nghĩ của họ, rằng cái mà họ đang làm cho con gái của mình là để bảo vệ, để dạy dỗ và là cách thức thể hiện tình cảm của người cha dành cho đứa con gái của mình. Và cũng không loại trừ, con gái họ cũng lầm tưởng rằng tình yêu mà người cha dành cho mình có thể được thể hiện thơng qua hành động âu yếm, thậm chí là quan hệ tình dục mà chúng ta thừa biết rằng - đó chính là loạn ln.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>Thứ hai, nguyên nhân xuất phát từ vấn đề tâm sinh lý của người phạm tội. </b>

Đó là các nguyên nhân xuất phát từ sự rối loạn tâm sinh lý, hình thành nên các hội chứng, các chứng bệnh làm “biến thái” tâm lý. mà nguồn gốc sâu xa là từ những ảnh hưởng đến từ môi trường xã hội.

Về cá nhân người phạm tội: Một quan điểm lý thuyết tâm lý đặc biệt đã được thảo luận, xem xét trong tài liệu về tội phạm tình dục vị thành niên và trong tài liệu loạn luân, là lý thuyết tắc nghẽn (blockage theory). Các nhà lý thuyết về sự tắc nghẽn cho rằng những người vì kỹ năng xã hội kém, tình bạn khơng nhất qn hoặc khả năng thích ứng xã hội kém bị "ngăn chặn" không cho các nhu cầu về thể chất và tình cảm của họ được đáp ứng thông qua các tương tác xã hội thông thường (Finkelhor, 1984). Thay vào đó, để đáp ứng nhu cầu của mình, họ ép buộc, thuyết phục hoặc ép buộc những tương tác không phù hợp và gây tổn thương với các em (trong trường hợp loạn luân giữa anh chị em ruột), hoặc với con trai hoặc con gái (trong trường hợp loạn luân giữa cha mẹ và con cái); do đó, ngược đãi anh chị em hoặc con cái của họ về mặt tình dục, tình cảm hoặc thể chất<small>28</small>.

Các nguyên nhân xã hội bao gồm xem phim khiêu dâm, đọc tạp chí khiêu dâm và xem ảnh khỏa thân khiến kẻ săn mồi tiếp cận hoặc buộc con mồi tham gia vào điều cấm kỵ xã hội này. Nghiên cứu mới do Hội đồng phân loại phim của Anh (BBFC) ủy quyền cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên đang xem và tình cờ xem nội dung khiêu dâm từ khi còn nhỏ - trong một số trường hợp là khi trẻ bảy hoặc tám tuổi. Hơn nữa, phần lớn những người trẻ lần đầu tiên xem nội dung khiêu dâm là do tình cờ, với hơn 60% trẻ em từ 11-13 tuổi đã xem nội dung khiêu dâm cho biết việc xem nội dung khiêu dâm là do vơ tình<small>29</small>. Việc tiếp xúc trong thời gian dài với tần suất dày đặc sẽ ảnh hưởng tới sự điều tiết tâm lý gây rối loạn sinh lý sinh ra các triệu chứng như rối loạn cương dương, tăng ham muốn từ đó dẫn đến chứng cuồng dâm. Năm 2017, Fradd cho xuất bản cuốn

<i>sách “Bí ẩn phim khiêu dâm: Phơi bày sự thật đằng sau sự hào nhoáng của phim khiêu </i>

<i>dâm”. Liên quan tới tác phẩm, Fradd đã phát biểu rằng: “Nội dung khiêu dâm phá hủy tình u. Nó phá hủy ý thức về phẩm giá của chúng ta và dẫn chúng ta đến những nơi </i>

<small> </small>

<small>28 Denis A. Hines và Kathleen Malley-Morrison (2005), (27), tr. 507. </small>

<small>29 The British Board of Film Classification (BBFC), “Children see pornography as young as seven, new report finds”, [ (truy cập ngày 26/3/2023). </small>

<small>30 Thanh Long, “Tác hại của nghiện 'phim đen' và con đường để giải thoát”, </small>

<small>115101.html] (truy cập ngày 26/3/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

[ thấy tác hại đáng sợ không [ lường trước được đến tâm lý của người phạm tội khi phụ thuộc vào các sản phẩm khiêu dâm. Để minh chứng cho câu nói này là hồn tồn khả thi, chúng tôi đã dựa vào lời thú nhận về những trải nghiệm của những người “nghiện sex” về tiến trình chuyển biến từ tư tưởng đến hành động của kẻ gây ra loạn luân như sau: thông thường để giải quyết nhanh nhu cầu tình dục này, người cuồng dâm sẽ tìm đến giải pháp tự thỏa mãn sự thèm muốn của bản thân bằng cách thủ dâm bằng tay hoặc dụng cụ hỗ trợ (sextoys). Tuy nhiên, theo thời gian, những cách thức hoang dâm đó ngày càng cũ kỹ và nhàm chán. Cái mà họ từng cho là có khả năng thỏa mãn cơn thú tính của mình khơng cịn kích thích nữa, do đó họ thường chuyển sang việc ni ý định quan hệ tình dục.<small>31</small> Ý định này sẽ chuyển thành hành vi loạn luân nếu đến thời điểm kẻ loạn luân lên cơn thèm muốn mà khơng hoặc chưa có người bạn đời của mình bên cạnh. Cuối cùng, anh em ruột, con cái, cháu chắt của họ trở thành nạn nhân thỏa mãn những thú vui vơ nhân tính này.

Sử dụng các chất kích thích cũng là ngun nhân của tội loạn ln vì khi sử dụng những chất này, người ta có xu hướng mất hoặc tăng hưng phấn tột độ và do đó có khả năng thực hiện bất kỳ hành động nào mà họ có thể khơng thực hiện trong trạng thái tinh thần bình thường. Chất kích thích được nhắc đến ở đây là ma túy hay các chất gây nghiện tương tự ma túy, chất kích dục và rượu bia. Một người bình thường có thể biến thành một kẻ loạn luân khi họ sử dụng chất kích thích để tăng khả năng quan hệ tình dục của mình. Lý giải cho khẳng định này, có thể đề cập đến sự tác động của xã hội. Trường hợp sử dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân xuất phát từ gia đình mà chúng tơi đã làm rõ ở đầu phần “Nguyên nhân”. Đối với trường hợp là thuốc kích dục, một số người phát biểu rằng trong đời sống tình dục họ rất tự ti khi bị chê cười rằng mình bị yếu sinh lý và thiếu kỹ năng trong chuyện chăn gối. Để tháo gỡ nút thắt tâm lý này, họ tìm tới thuốc kích dục với mong muốn cải thiện khả năng ham muốn và kiểm sốt thời điểm xuất tinh của mình. Vơ tình, khi sử dụng chất kích dục khơng đúng cách như quá liều lượng, sai thời điểm dẫn đến rối loạn sinh lý và không điều khiển được hành vi của mình. Kết quả là những đứa trẻ có quan hệ máu mủ trở thành bia đỡ đạn cho cái gọi là “chữa bệnh” của kẻ loạn luân. Thứ hai, nếu chất kích thích đó là ma túy hoặc chất gây nghiện tương đương, thì hành vi loạn luân chủ yếu nằm ngồi sự phán đốn và mong muốn của người gây nên. Tác hại của ma túy như đã biết, có thể gây ức chế thần kinh, suy giảm hoặc mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi. Một khi hành vi họ khơng cịn có khả năng điều khiển nữa, việc xảy ra các hành vi loạn luân lúc này xảy ra

<small> </small>

<small>31“Nghiện tình dục ở nam giới”, [ (truy cập ngày 28/3/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

là chuyện sớm muộn và khơng khó để lý giải. Tuy nhiên, nếu ma túy được dùng trên đối tượng là người bị hại, thì yếu tố khơng lường trước được lúc này được triệt tiêu, và cũng không loại trừ trường hợp kẻ loạn luân cố ý dùng ma túy như là công cụ chịu tội thay cho hành vi đồi bại của mình. Ngoại lệ này cũng được dùng tương tự như trường hợp đó là chất kích dục như được nêu ở trên.

Ngồi ra, cịn có một số nguyên nhân đến từ yếu tố bên ngoài như: sự thừa nhận và lỗ hổng của pháp luật hoặc do hệ quả của việc khơng kiểm sốt số lượng hiến tặng tinh trùng.

<i>Sự thừa nhận và những lỗ hổng lập pháp của pháp luật </i>

Nhiều quốc gia trên thế giới không coi loạn luân là một tội, thay vào đó, là lên án về mặt đạo đức. Mặt khác, các quốc gia khi đã rạch ròi bài trừ loạn luân bằng cách xếp nó vào một trong những điều bị cấm ở quốc gia đó, thì tình trạng loạn luân lại không được giải quyết một cách triệt để, bởi tỉ lệ tội phạm ẩn còn khá cao. Luật pháp lúc này mặc dù đã cấm nhưng trở nên bất lực và chưa có khả năng áp dụng cao trên thực tế..

<i>Loạn luân do hiến tặng tinh trùng khơng kiểm sốt số lượng </i>

Hiến tặng tinh trùng - một hành động cao đẹp và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Việc hiến tặng tinh trùng không chỉ giúp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn được thực hiện thiên chức cao cả là làm cha mẹ, mà cịn có ý nghĩa trong việc cân bằng dân số của một quốc gia. Song, việc hiến tặng với số lượng khơng kiểm sốt tinh trùng của một người có thể là nguyên nhân dẫn đến loạn luân vô ý. Hãng ABC News đưa tin, Tổ chức Donorkind (tổ chức chuyên giúp những đứa trẻ được sinh ra nhờ hiến tặng tinh trùng) cho biết một người đàn ông được biết đến với tên Jonathan M. đã "hào phóng" hiến tặng tinh trùng cho hàng trăm người cần chúng, kể cả trong nước và nước ngồi.Hiện, Jonathan M được cho là cha của ít nhất 550 đứa trẻ ở Hà Lan và các nước khác<small>32</small>. Điều này đã dấy lên lo ngại rằng, rất có thể trong 550 đứa trẻ kia sau khi lớn lên sẽ kết hơn với nhau và xảy ra tình trạng loạn luân vô ý trong khi cả người hiến lẫn người được hiến, kể cả những đứa trẻ đó khi đã đủ nhận thức vẫn không thể nào biết được chúng có mối quan hệ huyết thống với nhau. Giải thích cho điều này, ta có thể biết rằng những thông tin của người hiến và người được hiến tinh trùng được giữ bí mật trong suốt q trình hiến tinh là nguyên nhân thỏa đáng nhất cho sự khơng biết về nhau của những đứa trẻ đó. Ngồi ngun nhân từ phía người hiến tặng, khơng thể khơng kể đến trách nhiệm

<small> </small>

<small>32 Thảo Nguyên, “Người đàn ông hIến tinh trùng quá nhiều và hệ lụy với 500 đứa con”, [ (truy cập ngày 27/3/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

của các cơ sở, phòng khám, bệnh viện thực hiện lưu trữ và phân bổ tinh trùng. Những hậu đãi về thù lao sau khi trót lọt thực hiện những hành vi thụ tinh thành công là nguyên nhân thúc đẩy khiến các cơ sở này không màng đến lương tâm và đạo đức, cấy ghép vơ tội vạ và khơng kiểm sốt số lượng dẫn đến nguy cơ loạn luân sau xảy ra ngày càng cao. Nguyên nhân này cũng bắt nguồn từ việc pháp luật một số quốc gia quy định thiếu chặt chẽ hoặc không quy định về chế độ hiến tặng tinh trùng.

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây nên loạn luân có ý nghĩa hết sức quan trọng. Không phải mọi hành vi loạn luân đều bắt nguồn từ một nguyên nhân, nó phụ thuộc nhiều vào tính cách, hồn cảnh gia đình, tâm lý của các thành viên trong gia đình, và mở rộng hơn nữa là xã hội. Tìm ra nguyên nhân là tiền đề để xác định biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa cũng như cách thức thực hiện những biện pháp đó. Do vậy, trong từng tình huống, từng hoàn cảnh cần phải đầu tư thời gian để nghiên cứu sâu sắc nguyên

<b>nhân, từ đó biện pháp đề ra trước đó mới có cơ hội phát huy hiệu quả. </b>

<b>1.2. Quan điểm của một số quốc gia trên thế giới về loạn luân </b>

Dù trong lịch sử đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về loạn luân nhưng hiện nay, loạn luân được xem là điều cấm kỵ ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhìn chung, khơng một xã hội nào chấp nhận quan hệ tình dục giữa cha mẹ và con cái của họ hay giữa những anh chị em (trừ một số cuộc hơn nhân hồng gia ở các triều đại đặc biệt)<small>33</small>. Việc cấm loạn luân và đặt ra trách nhiệm pháp lý đối với loạn luân có thể được giải thích với nhiều lý do, như bắt nguồn từ sự lo ngại về di truyền khi những mối quan hệ loạn luân thường được cho là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc bài trừ loạn ln cịn nhằm bảo vệ trẻ em khỏi nạn lạm dụng tình dục bởi chính người thân và bảo vệ những giá trị cốt lõi của gia đình. Tuy nhiên, về mặt pháp luật lại có sự khác biệt nhất định trong góc nhìn của các quốc gia và vùng lãnh thổ đối với vấn đề loạn ln. Ví dụ: loạn ln có thể bị trừng phạt ở Thụy Sĩ, Đức và Canada với hình phạt lên đến mười bốn năm tù; tại Ba Lan, Đan Mạch, Anh, Scotland, Úc, New Zealand, Hoa Kỳ và Việt Nam cũng trừng phạt tội phạm loạn luân với hình phạt tù từ ba tháng đến hai mươi năm; một số quốc gia như Argentina, Phần Lan, Brazil và Ấn Độ chỉ trừng phạt tội phạm loạn luân khi nó liên quan đến trẻ vị thành niên hoặc nếu nạn nhân của họ bị cưỡng bức; ở Thụy Điển, loạn luân giữa anh chị em ruột bị cấm nhưng anh chị em cùng cha khác mẹ có thể kết hơn với sự chấp thuận của chính phủ; các quốc gia như Israel, Pháp, Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp pháp hóa loạn luân; ở Bồ Đào Nha, loạn

<small> </small>

<small>33 A. A. Bimbinov, “Incest and inbreeding: issues of criminal liability”, SHS Web Conf. Volume 134, 2022; 14th Session of Euro-Asian Law Congress “The value of law” 2021, tr. 2. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

luân không bị cấm cụ thể trong luật.<small>34</small> Dù một số quốc gia khơng hình sự hóa hành vi loạn luân nhưng hiện nay hầu hết các quốc gia đều có xu hướng lên án hành vi này dựa trên mặt đạo đức.

Bên cạnh những quan điểm lập pháp, câu hỏi được đặt ra lúc này là những yếu tố văn hoá, giáo dục, lịch sử của mỗi quốc gia tác động như thế nào đến việc hình thành điều cấm kỵ loạn luân ở quốc gia? Và cách họ ngăn chặn, đối phó với loạn luân.

Qua quá trình nghiên cứu, chọn lọc, chúng tơi sẽ trình bày quan điểm về loạn ln của một số quốc gia trên thế giới, cụ thể là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Madagascar.

<b>1.2.1. Đặc thù tội phạm loạn luân ở một số quốc gia trên thế giới. </b>

<i><b>Trung Quốc </b></i>

Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời về hơn nhân cận huyết<small>35</small>. Đồng thời Việt Nam và Trung Quốc có sự tương tác lịch sử , ảnh hưởng và giao lưu văn hóa lâu dài. Một số điểm tương đồng về văn hóa có thể kể đến như hệ thống ngôn ngữ và chữ viết, cả hai đều dựa trên các ký tự và thanh điệu của Trung Quốc; Nho giáo và các giá trị truyền thống, đề cao lòng hiếu thảo, lòng trung thành… Do vậy việc nghiên cứu những quan điểm của Trung Quốc về loạn luân dưới góc độ văn hố giáo dục, lịch sử và cách quốc gia này đối phó với loạn luân, từ đó góp phần mang lại những giá trị tích cực cho cơng tác phịng ngừa loạn ln ở Việt Nam.

<i> Thery và van der Valk, Freedman (1958) nhận xét rằng "Ở một số huyện của </i>

<i>tỉnh này [Hồ Bắc], rõ ràng có thể kết hơn với tất cả anh em họ không cùng tộc. Ở các huyện khác, hôn nhân của anh em họ bị hạn chế đối với MBD và MZD. Từ hai hoặc ba quận, người ta báo cáo rằng hôn nhân MBD đã được thực hiện với việc cấm kết hôn với con gái của chị gái của cha (FZD)." Các nghiên cứu khác, bao gồm các nghiên cứu của </i>

Fried (1953) ở tỉnh An Huy, Chigusa (1967) ở tỉnh Cát Lâm, Oyama (1952) ở đông bắc Trung Quốc, Cooper (1993) và Cooper và Zhang (1993) ở tỉnh Chiết Giang, tất cả đều

<small> </small>

<small>34 Wikipedia: The Free Encyclopedia, “Legality of incest”, </small>

<small>[ (truy cập ngày 10/4/2023) </small>

<small>35 Các đoàn thể họ hàng gần của người Hán được phát hiện lần đầu vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên và các cuộc hôn nhân này được cho là vẫn kéo dài cho đến cuối thế kỷ 20 với tỷ lệ phổ biến từ 0,7% đến 5,7% ở các vùng khác nhau của đất nước. Vào cuối thế kỷ 20, quan hệ huyết thống được nhiều cộng đồng thiểu số Hồi giáo Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ, đặc biệt là người Kirgiz, Tajik và Uzbek ở tỉnh Tân Cương, trong đó 23,3-45,2% các cuộc hơn nhân được báo cáo là giữa họ hàng gần với nhau (Wei </small>

<i><small>Wang, Cong Qian và Alan Holland Bittles (2002), Consanguineous marriage in PR China: A study in rural Man (Manchu) communities, tr. 685) </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

chỉ ra những thực hành tương tự. Nói chung, văn hóa Trung Quốc lên án hơn nhân FZD nhưng coi hơn nhân MBD và MZD hồn tồn có thể chấp nhận được<small>36</small>.

Theo một nghiên cứu tại làng Lijiawan ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thì tính đến tháng 4 năm 1998, Lijiawan có dân số 468 người trong 128 hộ gia đình. Ở vùng này, câu nói "Yi dai qin, er dai biao; san dai si dai zou wan le" (đời thứ nhất có quan hệ trực hệ, đời thứ hai là họ hàng; đến đời thứ ba hoặc thứ tư thì mối quan hệ anh em họ có thể kết thúc) thể hiện thời hạn và phạm vi của họ hàng. Trong số các mối quan hệ hôn nhân, hôn nhân MBD và MZD không được ưa chuộng đặc biệt nhưng được coi là chấp nhận được. Thuật ngữ “qin shang jia qin” (kết hợp các mối quan hệ tình cảm với nhiều ràng buộc hơn bằng hôn nhân) đôi khi được sử dụng để mô tả những cuộc hôn nhân anh em họ này, nhưng nó khơng có nghĩa là sự chấp thuận; nó chỉ biểu thị rằng chúng được cho phép. Đó là một cách để chọn người kết hôn, nhưng không phải là mục tiêu hay chiến lược tái khẳng định các mối quan hệ họ hàng hiện có của dân làng. Hơn nữa, hôn nhân FZD không được ưa chuộng. Dân làng coi đó là điều nên tránh, thể hiện qua thống kê sau: từ tháng 10 năm 1949 đến tháng 9 năm 1993, 109 phụ nữ từ các vùng khác đến làng làm cơ dâu. Chín trường hợp trong số 109 cuộc hôn nhân là kết hôn với anh em họ, tỷ lệ 8,4%. Năm người (4,6%) trong số họ là MBD và ba người (2,8%) là MZD. Chỉ có một là FZD<small>37</small>.

Luật Hình sự của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa tại Chương IV nghiêm cấm cưỡng hiếp và tấn cơng tình dục, nhưng khơng có quy định nào cấm loạn luân đồng thuận.<small>38</small> Và pháp luật Trung Quốc chỉ quy định cấm kết hôn đối với những người có quan hệ huyết thống trực hệ hoặc có quan hệ huyết thống đến cấp độ thứ ba (Điều 1048 Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa<small>39</small>). Như vậy, Trung Quốc không coi loạn luân là tội phạm hình sự mà chỉ cấm các hành vi kết hôn giữa những người cùng quan hệ huyết thống.

<small> </small>

<small>36 FZD, MZD, MBD là các thuật ngữ được sử dụng để mô tả một kiểu hôn nhân anh em họ: </small>

<small> Trong đó FZD là viết tắt của Father’s sister’s daughter đề cập đến tập tục của một người đàn ông kết hôn với con gái của chị gái cha mình. MZD là viết tắt của Mother’s sister’s daughter là kiểu hôn nhân giữa một người đàn ông kết hơn với con gái của chị gái mẹ mình. MBD là viết tắt của Mother’s Brother’s Daughter là kiểu hôn nhân giữa một người đàn ông kết hôn với con gái của anh trai mẹ mình </small>

<small>37</small><i><small> Zhaoxiong Qin (2001), Rethinking Cousin Marriage in Rural China, NXB University of Pittsburgh- </small></i>

<small>Of the Commonwealth System of Higher Education, tr. 349, 353. </small>

<small>38 Luật hình sự Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa, </small>

<small>12/17/content_4680.htm] (truy cập ngày 10/5/2023).</small>

<small>[ Bộ luật dân sự của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, </small>

<small>[ (truy cập ngày 10/5/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Trong ngôn ngữ Trung Quốc, cụm từ "luan lun” có ý nghĩa phong phú hơn loạn luân trong tiếng Anh. Từ “luan” biểu thị sự nhầm lẫn và rối loạn, trong khi từ “lun” đề cập đến quan hệ họ hàng, quan hệ con người, trật tự và ý nghĩa. Và khi chúng được kết hợp thì loạn ln có thể được hiểu là việc kết hơn hoặc quan hệ tình dục giữa những người họ hàng cùng huyết thống, giữa chủ và tớ, hoặc giữa nô lệ và phi tần…<small>40</small>Trước đây, luật pháp Trung Quốc đã từng cấm hành vi này. Có thể thấy, sự bảo vệ của gia đình và trật tự xã hội là lý do chính dẫn đến việc cấm loạn luân một cách nghiêm ngặt và rộng rãi trong hơn hai nghìn năm của thời đại đế quốc Trung Quốc. Bên cạnh đó, dưới ảnh hưởng của Nho giáo, xã hội truyền thống Trung Quốc đặc biệt đề cao thứ bậc trong xã hội và gia đình. Chính vì lẽ đó, giai cấp thống trị của Trung Quốc thời bấy giờ coi loạn luân không chỉ là sự xáo trộn nghiêm trọng trật tự nội bộ trong gia đình mà cịn là trật tự xã hội chung. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tôn ti trật tự trong Nho giáo và cần phải cấm hành vi này. Bộ luật Hình sự năm 1911 được ra đời và đã đưa ra tội danh loạn luân áp dụng đối với những người có quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, đến Bộ luật Hình sự của Đảng Cộng hòa năm 1928 và luật cải cách năm 1935 đã giới hạn lại trách nhiệm hình sự loạn luân và sau đó hạn chế đối với những người kết hôn. Năm 1949 với sự thành lập của Đảng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bãi bỏ tất cả các luật cũ. Và đến khi luật hình sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ban hành vào các năm 1979 và 1997 thì loạn ln khơng cịn được coi là tội phạm vì nó được xem là một đặc điểm điển hình của xã hội phong kiến và không cần thiết phải quy định như vậy.

Để cố gắng làm sáng tỏ lý do này, ta bắt đầu xem xét kỹ hơn các khái niệm về quan hệ họ hàng và các quy tắc ứng xử liên quan đến chúng, vì loạn luân gốc rễ là một điều cấm kỵ liên quan đến việc xác định cách một người nên và không nên cư xử với người thân trong gia đình. Trong đạo đức gia đình truyền thống của Trung Quốc, “xiao” (lòng hiếu thảo) trong hàng ngàn năm đã là quan niệm được nhấn mạnh và có ảnh hưởng nhất liên quan đến quan hệ họ hàng ở Trung Quốc.<small>41</small> Trong Xiaojing (Kinh điển về lòng hiếu thảo), một trong những tác phẩm kinh điển quan trọng nhất của Trung Quốc cổ đại, được cho là của Khổng Tử hoặc đệ tử của ông là Tăng Tử. Xiaojing mơ tả “xiao” khơng gì khác hơn là "nền tảng của đức hạnh và gốc rễ của nền văn minh”. Theo văn bản kinh điển này, một người đàn ông xiao phải tôn trọng cha mẹ của mình. Một cách mà anh ấy

<small> </small>

<small>40 Yanrui Xu và Ling Yang (2013), “Forbidden love: Incest, generational conflict, and the erotics of </small>

<i><small>power in Chinese BL fiction”, Journal of Graphic Novels and Comics, (1), tr. 38. </small></i>

<small>41</small><i><small> Youqin Wang, Jeffrey N. Wasserstrom và Sin-kiong Wong (1996), Oedipus Lex: Some Thoughts on Swear Words and the Incest Taboo in China and the West AND Taunting the Turtles and Damning the Dogs: Animal Epithets and Political Conflict in Modern China, NXB East Asian Studies Center Indiana </small></i>

<small>University Bloomington, India, tr. 8-11. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

sẽ chứng minh lịng hiếu thảo của mình là cố gắng trở thành một người thành công trong xã hội để gia đình được vinh dự. Trên thực tế, lịng hiếu thảo từ lâu đã được coi là một phần cơ bản của giáo dục và Xiaojing bắt buộc phải được đọc đối với bất kỳ người Trung Quốc có học nào. Ngoài từ “xiao”, những câu chuyện về “xiao zi” (người con hiếu thảo) được lưu truyền rộng rãi; những câu chuyện này thể hiện khái niệm về xiao ở dạng cụ thể và dễ tiếp cận. Chúng là phương tiện cho khái niệm “xiao” và chúng giúp mọi người, đặc biệt là trẻ em, hiểu được nguyên tắc hiếu thảo. Đồng thời thông qua các câu chuyện, những người kể chuyện thường giới thiệu một nhân vật chính ngay thẳng và thuật ngữ “xiao” hầu như luôn xuất hiện song hành như một đặc điểm cần thiết và khi đó trẻ em sẽ lấy những nhân vật đó làm hình mẫu; ở mức độ ít nhiều, họ sẽ cố gắng làm cho hành vi của mình đối với cha mẹ phù hợp với tiêu chuẩn của người anh hùng và sẽ đánh giá hành vi của người khác theo lý tưởng này. Tất cả những câu chuyện trong các cuốn sách về lòng hiếu thảo cứ tiếp tục lưu truyền rộng rãi, đôi lúc chỉ rất ngắn gọn và đơn giản nhưng chúng hoạt động như những cuốn bách khoa tồn thư súc tích về đạo đức thực tiễn dành cho trẻ nhỏ và được nhiều người đọc, ghi nhớ và đọc thuộc lòng trong hàng trăm năm. Với những nền tảng đạo đức như vậy, thật khó có thể tưởng tượng một người sẽ phá vỡ trật tự gia đình và lịng hiếu thảo (xiao) bằng hành vi loạn luân. Nói cách khác, sự hiện diện của những người con hiếu thảo có thể giúp lý giải phần nào cho sự vắng mặt của loạn luân ở Trung Quốc và việc hình sự hố loạn ln lúc này là khơng thực sự cần thiết.

Tóm lại, Trung Quốc xem loạn luân là những vi phạm về mặt đạo đức chứ không phải pháp luật. Họ tin rằng việc sử dụng những biện pháp dựa trên giáo dục và các chuẩn mực đạo đức đã tồn tại trên khắp các giai đoạn lịch sử là đủ để có tác dụng răn đe và phịng ngừa hành vi loạn luân xảy ra mà không cần đến sự can thiệp của pháp luật hình sự. Tuy nhiên vì những hậu quả mà loạn luân có thể gây ra đối với sức khỏe con người nên hôn nhân giữa họ hàng với nhau sẽ không được phép.

<i><b>Hoa Kỳ </b></i>

Hoa Kỳ là một quốc gia có nhiều tiểu bang, mỗi tiểu bang sẽ có hệ thống pháp luật riêng và phần lớn trong số đó đều lựa chọn xem loạn luân như một tội phạm hình sự. Đồng thời, quốc gia này cũng là nước có trình độ phát triển về mọi mặt thuộc hàng bậc nhất thế giới trong đó có luật pháp. Sự đa dạng về quan điểm lập pháp, phương pháp xử lý và phòng ngừa loạn luân cũng như những nghiên cứu, học thuyết chuyên sâu về vấn đề này khiến Hoa Kỳ trở thành một quốc gia đáng lưu tâm khi nghiên cứu về vấn đề loạn luân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu của Finkelhor et al. (2014) tìm thấy tỷ lệ phổ biến ở những người phụ nữ 17 tuổi là 5,5% đối với lạm dụng tình dục 1 thành viên trong gia đình. Đối với lạm dụng tình dục bởi anh, chị, em ruột, một nghiên cứu trước đây đã báo cáo rằng có khoảng 15% nữ và 10% nam sinh viên đại học ở Hoa Kỳ đã từng bị anh chị em ruột lạm dụng tình dục (Finkelhor, 1980). Thật thú vị, một cuộc khảo sát gần đây hơn cho thấy tỷ lệ phổ biến thấp hơn một chút: trong các cuộc phỏng vấn có sự hỗ trợ của máy tính với 1.178 nam giới trưởng thành, 27 người tham gia cho biết họ từng là nạn nhân của loạn luân giữa chị và em trai (O’Keefe et al. 2014) và 25 người là anh trai loạn luân anh em (Beard et al. 2013)<small>42</small>.

Một dữ liệu nghiên cứu về tỷ lệ loạn luân ở Hoa kỳ giai đoạn từ năm 1980 - 2023 cho thấy rằng có đến 15% gia đình Hoa Kỳ đã từng xảy ra sự kiện loạn luân trong gia đình và 32 triệu người được báo cáo là nạn nhân của tội loạn luân khi còn nhỏ (12,7% tổng số người trưởng thành ở Hoa Kỳ)<small>43</small>.

Hoa Kỳ là một quốc gia có hệ thống pháp luật khá phức tạp với 51 hệ thống pháp luật khác nhau gồm 50 hệ thống pháp luật các bang và 01 hệ thống pháp luật liên bang. Tất cả 50 tiểu bang và Đặc khu Columbia (đặc khu liên bang duy nhất của Hoa Kỳ) đều có một số biến thể của lệnh cấm loạn luân<small>44</small>. Những lệnh cấm này bao gồm cả những quy định hình sự (trừng phạt hành vi tình dục hoặc hơn nhân giữa những người có quan hệ họ hàng quá gần) và những quy định cấm kết hơn (hủy kết hơn giữa những người có quan hệ họ hàng quá chặt chẽ hoặc cấm thư ký cấp giấy đăng ký kết hôn cho những người như vậy). Các nhà nhân chủng học thường mô tả nó như điều cấm kỵ đầu tiên của con người và có rất ít sự đồng ý giữa các học giả về nguồn gốc hoặc mục đích của điều cấm kỵ này. Tránh giao phối cận huyết, buộc mọi người phải tìm kiếm các mối quan hệ bên ngồi gia đình ruột thịt của họ và thơng qua trao đổi, phát triển các cấu trúc xã hội phức tạp hơn, đây chỉ là một số lý thuyết được ủng hộ. Tuy nhiên, có một điều mà hầu hết các nhà nhân chủng học đều đồng ý: rằng điều cấm kỵ loạn luân chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử loài người và biểu thị một “sự đột phá từ tự nhiên sang văn hóa”.

<small> </small>

<small>42 Susan Alexa Pusch, Thomas Ross và María Isabel Fontao, “The Environment of Intrafamilial Offenders – A Systematic Review of Dynamics in Incestuous Families”, </small>

<small>[ (truy cập ngày 19/6/2023). </small>

<small>43 Bedbible Research Center, “How Common Is Incest? Meta-study on Prevalence, Variety, Effects, and Demographics”, [ (truy cập ngày 20/6/2023). </small>

<small>44 Wikipedia, the free encyclopedia, “Legality of incest in the United States”, </small>

<small>[ (truy cập ngày 20/6/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Loạn luân đã từng rất phổ biến với giai cấp thống trị trong quá khứ với mục đích chính nhằm duy trì sự thuần khiết của huyết thống và bảo vệ quyền lực của gia tộc. Những dị tật bởi loạn luân rất phổ biến nhưng hành vi này vẫn được tiếp diễn trong thời gian dài vì suy cho cùng, quyền lực vẫn quan trọng hơn sức khỏe . Tuy nhiên, những lí do trên sẽ phù hợp hơn với một quốc gia có lịch sử lâu đời với các dòng họ quý tộc hoặc hoàng tộc tồn tại qua nhiều thập kỷ. Ở Hoa Kỳ, cảm giác “hoàng gia” rất hạn chế, nhưng điều đó khơng có nghĩa là ở đây khơng có áp lực phải giữ một dòng máu “thuần chủng”. Ở các gia đình danh giá chiếm ưu thế về kinh tế, áp lực sẽ sinh ra khi buộc phải giữ của cải qua các thế hệ và việc liên hôn giữa các gia tộc giàu có sẽ diễn ra. Có thể thấy loạn luân trong các gia tộc lớn ở Hoa Kỳ khơng phổ biến như các quốc gia có lịch sử lâu đời, điều này có thể lí giải qua góc độ tơn giáo. Ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở khu vực phía Nam, trong nền văn hóa Appalachian, tôn giáo rất được coi trọng và được xem xét rất cẩn thận. Ngay trong thời kỳ mà giáo dục chưa đến được những khu vực hẻo lánh của đất nước này, tôn giáo đã luôn ngự trị, không lạ khi một số người không hề biết đọc, biết viết nhưng có thể thuộc lịng Kinh thánh. Và Kinh thánh Kitô cực kỳ coi trọng những điều cấm kỵ xã hội (ví dụ như đồng tính luyến ái sẽ khơng được phép xuất hiện trong xã hội theo sự lý giải của một số Kitô hữu). Trong danh sách những điều cấm kỵ, loạn luân không được đi sâu vào chi tiết, nhưng nếu xét theo các quy tắc cơ bản thì có thể rút ra quan điểm rằng quan hệ loạn luân sẽ là một tội lỗi trong mắt Chúa. Tất nhiên, sẽ có những quan điểm khác nhau trong việc lý giải Kinh thánh vậy nên Kinh thánh có thể được dùng để bảo vệ lập luận của một số người về việc một gia đình nên trơng như thế nào và hoạt động ra sao trong mắt Chúa.<small>45</small>

Cùng với sự ảnh hưởng của tôn giáo, cấu trúc gia đình ở Hoa Kỳ cũng góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn loạn luân. Trong văn hóa Hoa Kỳ (đặc biệt là trong những năm 1930 đến 1950), quyền lực gia đình được phân chia rất rõ ràng: người cha đóng vai trị là nguồn thu nhập chính; người mẹ ni dạy con cái và chăm sóc gia đình; cịn con cái được ni dạy để vâng lời cha mẹ. Nếu loạn luân xảy ra và được cho phép xảy ra, cấu trúc gia đình này sẽ hồn tồn bị phá vỡ. Do đó, quy định cấm loạn luân nhằm bảo vệ gia đình hạt nhân đã được lý giải theo hai cách: một là, ngăn chặn sự ganh đua và ghen tng về giới tính trong đơn vị gia đình; và hai là đảm bảo những tấm gương phù hợp, giáo dục cho giới trẻ đảm nhận các trách nhiệm gia đình trong tương lai.

<small> </small>

<small>45</small><i><small> Grace Young (2021), Understanding the Taboo of Incest in the American South through Analysis of Southern Gothic Literature, NXB University Honors Theses, tr. 6-11. </small></i>

<b><small> </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Xét đến khía cạnh xã hội, những ý tưởng loạn luân được xem là tạo ra sự ghê tởm, khó chịu, thậm chí là cực kỳ cuồng loạn ở Hoa Kỳ. Trong một nghiên cứu về nhận thức của mọi người về những điều cấm kỵ tình dục khác nhau, hầu hết những người tham gia, cả bảo thủ và tự do, đều bày tỏ sự khó chịu rõ rệt khi đối mặt với hai tình huống loạn luân<small>46</small>. Tình huống thứ nhất là, một người đàn ơng 29 tuổi đang có quan hệ tình dục với bạn gái 26 tuổi của mình. Sau khi hẹn hị và quan hệ tình dục được hơn một năm, họ phát hiện ra rằng họ có cùng một người cha. Vì vậy, họ thực sự là anh chị em cùng cha khác mẹ, nhưng được nuôi dưỡng trong những gia đình riêng biệt kể từ khi họ được sinh ra. Họ bày bỏ rằng họ thực sự thích nhau rất nhiều và những thông tin mới về mối quan hệ họ hàng của họ là không thành vấn đề. Tình huống thứ hai là một người đàn ơng 25 tuổi và em gái nuôi 23 tuổi của anh ta quyết định quan hệ tình dục với nhau. Họ lớn lên cùng nhau trong cùng một gia đình và quyết định rằng họ có mối quan hệ đủ tốt để chỉ cần quan hệ tình dục với nhau (cơ ấy đã uống thuốc và anh ấy sử dụng bao cao su khi giao hợp). Ở tình huống đầu tiên, những người tham gia tỏ ra không thoải mái và ghê tởm. Cịn đối với tình huống thứ hai: loạn luân giữa anh chị em cùng cha khác mẹ dường như gợi lên những cảm giác rất tiêu cực đối với 6 người tham gia. Họ cho rằng "Nó giống như những dịng thơ thiển hơn, hơi khó chịu. Tơi chỉ khơng nghĩ nó bình thường"; và "Điều đó thật tệ, điều đó thật khó chịu” “Ý tơi là điều đó khơng đúng”. Trong những trường hợp này, người phỏng vấn đã phải bỏ qua tình huống loạn luân giữa em gái ni (tiếp theo) để giảm bớt sự khó chịu. Qua nghiên cứu này, ta có thể thấy rằng loạn luân đã mang lại cảm giác ghê tởm, khó chịu đối với nhiều người dân ở Hoa Kỳ và một lệnh cấm loạn luân là hoàn toàn cần thiết. Đồng thời lệnh cấm này cịn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố và nâng cao tâm lý xã hội tập thể ở Hoa Kỳ.

<i><b>Madagascar </b></i>

Madagascar là một quốc gia mà tín ngưỡng tổ tiên đơi khi có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả pháp luật. Nơi đây tồn tại vô số những điều cấm kỵ<small>47</small>, trong đó có loạn luân,và người dân tin rằng những người lớn tuổi, những “vĩ nhân” trong quá khứ đã tạo ra những điều cấm kỵ và ngăn cản họ thực hiện những hành vi sai trái. Nếu không tuân theo những ngun tắc cấm kị đó thì tai họa sẽ ập đến với dân tộc này. Vậy nên quốc

<small> </small>

<small>46Jonathan Haidt và Matthew A. Hersh (2001), “Sexual Morality: The Cultures and Emotions of </small>

<i><small>Conservatives and Liberals”, Journal of Applied Social Psychology, 31(1), tr. 197. </small></i>

<small>47 Có khoảng 19 điều cấm kỵ được liệt kê ở Madagascar (Rita Astuti (2007), “La moralité des conventions : tabous ancestraux à Madagascar”, [ (truy cập ngày 27/6/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

gia này sẽ là đối tượng thích hợp để nghiên cứu loạn luân dưới góc độ văn hóa, giáo dục, lịch sử.

Trên khắp Madagascar, người dân thừa hưởng rất nhiều điều cấm kỵ từ tổ tiên của họ, xác định thực phẩm nào họ khơng được ăn, lồi vật nào họ khơng được giết, họ khơng được nói lời nào, họ không được chặt cây nào, họ không được mặc màu gì... Loạn ln cũng khơng ngoại lệ, có một điều cấm kỵ đối với quan hệ tình dục giữa những người họ hàng với nhau, và nếu vi phạm điều cấm kỵ này sẽ xảy ra những điều khủng khiếp: mùa màng thất bát, thuyền bị lật ngoài biển, trẻ em chết, khả năng sinh sản của phụ nữ cạn kiệt, trẻ sơ sinh sinh ra có sừng trên đầu hoặc lưng có bướu. Lý do duy nhất về đạo đức là người ta tuân theo những điều cấm kỵ của tổ tiên để bày tỏ lịng kính trọng với tổ tiên, nguồn gốc thực sự của họ. Khơng có gì sai khi ăn thịt gà hoặc thịt lợn; điều sai trái là không tuân theo quy định của tổ tiên - vì bất cứ lý do gì<small>48</small>.

Từ mà người lớn Malagasy<small>49</small> gần như chắc chắn sẽ luôn sử dụng khi thảo luận về loạn luân và suy ngẫm về tác động của nó, là “loza”. Định nghĩa từ điển của thuật ngữ này là “thiên tai” hoặc “thảm họa”; động từ phạm tội loạn luân (mandoza) do đó được dịch theo nghĩa đen là gây ra tai họa hoặc thảm họa. Thuật ngữ này thể hiện khá rõ ràng nỗi kinh hoàng của tội loạn luân: loạn luân khiến mọi thứ trở nên tồi tệ, hay theo cách nói của Hamlet, khi loạn luân xảy ra thì “thời điểm đã hết”.

Ngồi những điều tệ hại trên, loạn luân còn được coi là mối đe dọa đối với chính kết cấu xã hội lồi người và người dân cảm thấy rằng nếu loạn luân được phép xảy ra, thì xã hội lồi người sẽ sụp đổ. Cuộc sống sẽ khơng cịn là cuộc sống của con người nữa. Điều này là do khả năng loạn luân gợi lên một thế giới nơi mọi thứ đều được phép; một thế giới khơng có luật lệ, khơng có sự tơn trọng đối với người lớn tuổi hoặc tổ tiên - những người là nguồn gốc của sự tồn tại của chính mình. Khơng có gì đáng kinh ngạc về viễn cảnh vi phạm một trong những điều cấm kỵ thơng thường, bởi vì làm như vậy đồng nghĩa với một hành động bất tuân đơn lẻ (thực sự, nếu một người xoay sở để thoát khỏi nó, sự bất tuân như vậy có thể được trải nghiệm như một điều thú vị và tự do). Điều khiến những người Malagasy sửng sốt là viễn cảnh vi phạm điều cấm kỵ loạn luân, một

<small> </small>

<small>48 Rita Astuti và Maurice Bloch (2015), “The causal cognition of wrong doing: incest, intentionality, </small>

<i><b><small>and morality”, Frontiers in Psychology, 5(1), tr. 2-4. </small></b></i>

<small>49 Người Malagasy (tiếng Pháp: Malgache) là nhóm dân tộc hình thành nên gần như toàn bộ dân số Madagascar. Họ được chia thành hai phân nhóm: nhóm "người Cao Địa" Merina, Sihanaka và Betsileo tại vùng Cao nguyên Trung tâm sống quanh Antananarivo, Alaotra (Ambatondrazaka) và Fianarantsoa, và nhóm "cư dân ven biển" ở những nơi khác trên cả nước. </small>

</div>

×