Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 115 trang )


đại học quốc gia hà nội
khoa luật




phan thanh minh





quyền của ng-ời khuyết tật nhìn từ góc độ
lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn




luận văn thạc sĩ luật học







Hà nội - 2011




đại học quốc gia hà nội
khoa luật



phan thanh minh




quyền của ng-ời khuyết tật nhìn từ góc độ
lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà n-ớc và pháp luật
Mã số : 60 38 01


luận văn thạc sĩ luật học



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế




Hà nội - 2011




MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục từ viết tắt


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI
KHUYẾT TẬT
6
1.1.
Quan điểm, chủ trương, chính sách về quyền của người
khuyết tật
6
1.1.1.
Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về

quyền của người khuyết tật
6
1.1.2.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ, giúp đỡ người khuyết tật
10
1.1.3.
Bảo vệ, bảo đảm quyền lợi của người khuyết tật trong Bộ
luật Hồng Đức
13
1.2.
Những quan điểm cơ bản trong tư tưởng văn hóa về quyền
của người khuyết tật
16
1.3.
Tổng quan hệ thống pháp luật về người khuyết tật
22
1.3.1.
Khái niệm người khuyết tật
22
1.3.2.
Ảnh hưởng của khuyết tật đối với hoạt động của con người
23
1.3.3.
Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm các quyền của
người khuyết tật
23
1.3.3.1.
Pháp luật về người khuyết tật sẽ góp phần vào việc xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt và kỳ thị với người khuyết tật
23

1.3.3.2.
Pháp luật về người khuyết tật góp phần thay đổi cách nhìn
nhận của xã hội đối với người khuyết tật và gia đình họ
24

1.3.3.3.
Pháp luật về người khuyết tật góp phần vào việc làm rõ
những đặc thù riêng về người khuyết tật ở nước ta
24
1.3.4.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người khuyết tật
25
1.3.4.1.
Tổng quan pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người
khuyết tật
26
1.3.4.2.
Nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền của người
khuyết tật
26
1.3.4.3.
Ý nghĩa sự ra đời của Công ước quốc tế về quyền của người
khuyết tật
26
1.4.
Điều chỉnh pháp luật về người khuyết tật và quyền của
người khuyết tật
27
1.4.1.
Điều chỉnh pháp luật về người khuyết tật

27
1.4.2.
Quyền cơ bản của người khuyết tật
30
1.4.2.1.
Quyền chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng
32
1.4.2.2.
Quyền về giáo dục
32
1.4.2.3.
Quyền về dạy nghề và việc làm
32
1.4.2.4.
Quyền về văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
32
1.4.2.5.
Quyền tiếp cận xây dựng, công trình công cộng, phương tiện
giao thông, thông tin và truyền thông
33
1.4.2.6.
Quyền được bảo trợ xã hội
33

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP
LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
34
2.1.
Thực trạng pháp luật về quyền của người khuyết tật
34

2.1.1.
Pháp luật quốc tế về quyền của người khuyết tật
34
2.1.1.1.
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật
34
2.1.1.2.
Chương trình hành động ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
38
2.1.1.3.
Đối với các quốc gia trên thế giới
40

2.1.2.
Pháp luật Việt Nam về quyền của người khuyết tật
42
2.1.2.1.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn
42
2.1.2.2.
Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức
49
2.2.
Thực thi pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam
51
2.2.1.
Tình hình thực tế về người khuyết tật
51
2.2.2.
Đánh giá việc thực thi pháp luật về quyền của người khuyết tật

56
2.2.2.1.
Chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nuôi dưỡng
56
2.2.2.2.
Học văn hóa đối với người khuyết tật
60
2.2.2.3.
Học nghề và tạo việc làm của người khuyết tật
61
2.2.2.4.
Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và sử dụng các công
trình công cộng
65
2.2.2.5.
Các hoạt động khác
67
2.3.
Kinh nghiệm quốc tế về quá trình xây dựng và tổ chức thực
hiện pháp luật, chính sách trợ giúp người khuyết tật
68
2.3.1.
Kinh nghiệm từ Công ước về quyền của người khuyết tật
68
2.3.1.1.
Phương pháp tiếp cận
68
2.3.1.2.
Phạm vi đối tượng
69

2.3.1.3.
Các chính sách hỗ trợ
69
2.3.1.4.
Phát triển phúc lợi và các dịch vụ cần thiết
69
2.3.1.5.
Trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức
70
2.3.1.6.
Sự tham gia giám sát
71
2.3.1.7.
Các vấn đề được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế của
Việt Nam
71
2.3.2.
Kinh nghiệm từ pháp luật một số quốc gia
71
2.3.2.1.
Luật cơ bản về người khuyết tật Nhật Bản
71
2.3.2.2
Luật về người khuyết tật của Malaysia
75

2.3.2.3.
Kinh nghiệm từ Luật bảo vệ người khuyết tật của Trung Quốc
81
2.3.2.4

Các Đạo luật về người khuyết tật của Mỹ
84
2.3.3.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
86

Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ BẢO ĐẢM
QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
88
3.1.
Quan điểm cơ bản về bảo vệ và bảo đảm quyền của người
khuyết tật
88
3.2.
Bảo vệ và bảo đảm quyền của người khuyết tật trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
90
3.3.
Một số giải pháp về bảo vệ và bảo đảm quyền của người
khuyết tật
93
3.3.1.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của
xã hội về quyền của người khuyết tật
93
3.3.2.
Xây dựng ý thức đạo đức, ý thức pháp luật trong việc bảo vệ
và bảo đảm quyền của người khuyết tật
94
3.3.3.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về người khuyết tật
94
3.3.4.
Đẩy mạnh phòng ngừa khuyết tật
96
3.3.5.
Tăng cường cơ chế thực thi và giám sát, đánh giá việc thực
hiện các quyền của người khuyết tật
97

KẾT LUẬN
99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
101





Danh môc c¸c b¶ng

Sè hiÖu
b¶ng
Tªn b¶ng
Trang
1.1
Quan điểm của cộng đồng về người khuyết tật
20



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại một buổi Hội thảo chuyên đề về người khuyết tật được tổ chức
cách đây không lâu tại Hà Nội, một đại biểu đã chia sẻ: cuộc sống chúng ta từ
lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không thể nói trước được điều gì sẽ
xảy ra, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người khuyết tật…
Theo số liệu của Liên hợp quốc (UN), hiện nay trên toàn cầu có hơn
600 triệu người khuyết tật và cuộc sống hằng ngày của 25% dân số toàn cầu
có liên quan với người khuyết tật ở mặt này hay mặt khác. Hiện nay cả nước
có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật chiếm 6,34% dân số (theo số liệu của
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội) trong đó có gần 1,5 triệu người
khuyết tật nặng, thường xuyên cần được xã hội giúp đỡ. Còn theo ước tính
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) người khuyết tật Việt Nam chiếm khoảng
10% dân số.
Thật vậy, ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong bất kỳ thời
đại nào người khuyết tật vẫn luôn chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng dân số
của một quốc gia. Các báo cáo nghiên cứu đã đưa ra các con số rất khác
nhau và đa dạng về tỷ lệ khuyết tật. Theo Wikipedia.com, thống kê không
đầy đủ chỉ ra rằng có khoảng 10% người khuyết tật tương đương với 650
triệu người (khảo sát năm 2007). Ở Việt Nam các báo cáo thay đổi từ 5%
đến 15%
Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao.
Nếu trước đây con người chỉ cần "ăn no, mặc ấm" thì nay phải "ăn ngon, mặc
đẹp". Song song đó là vấn đề quyền con người luôn được đặt vào vị trí trọng
tâm, là vấn đề nóng trên các bàn nghị sự và cũng là một trong những tiêu chí
cho sự phát triển của mỗi quốc gia.


2
"Người khuyết tật" là những người nằm trong nhóm những người yếu
thế của xã hội. Chính vì thế, họ là những đối tượng luôn dành được sự quan
tâm của tất cả các quốc gia, dân tộc đặc biệt trên bình diện quyền. Cùng với
quyền con người, vấn đề quyền của người khuyết tật cũng đang thu hút sự chú
ý của các chuyên gia nghiên cứu nói riêng và toàn xã hội nói chung, nhằm
nâng cao hơn nữa vị thế của người khuyết tật trong xã hội, tạo cho họ cuộc
sống tốt hơn - bình thường như bao con người bình thường trong xã hội -
đồng thời xây dựng cơ chế phòng ngừa khuyết tật và hỗ trợ tích cực để thực
thi các quyền của người khuyết tật.
Từ tình hình trên tôi lựa chọn "Quyền của người khuyết tật nhìn từ
góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn" làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình, với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện hơn những vấn đề về
quyền của người khuyết tật ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về quyền của người khuyết tật là một đề tài khá mới mẻ
trên cả bình diện lý thuyết và thực tiễn. Đã có một số công trình khoa học liên
quan đến vấn đề này, cụ thể:
- Đề tài "Các biện pháp tổ chức giáo dục hòa nhập giúp trẻ em khuyết
tật thính giác vào lớp 1", Luận án Tiến sĩ giáo dục học, của Nguyễn Thị
Hoàng Yến.
- Đề tài "Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt
Nam hiện nay", Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Báo, Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia.
- Báo cáo kết quả thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật và đề án trợ
giúp người khuyết tật giai đoạn 2006 - 2010, của Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội năm 2008.
- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp phụ nữ
khuyết tật năm 2008, của Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.


3
- Báo cáo thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật trong
dạy nghề, học nghề năm 2008, của Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
- Báo cáo thực hiện các chính sách về việc làm cho người khuyết tật-
nhìn từ góc độ luật pháp. Tham luận khoa học của Cục việc làm - Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội năm 2008 tại Hội thảo về chính sách việc làm
đối với người khuyết tật.
- Tổng kết tình hình thực hiện quyết định của Thủ tướng năm 2005 về
thực hiện hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2005 - 2010 do Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội xây dựng năm 2009.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó chưa làm rõ quyền của
người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn. Hầu hết
các công trình đều chủ yếu tiếp cận từ góc độ pháp luật mà chưa có cái nhìn
tổng thể về quyền của người khuyết tật trên tất cả các khía cạnh. Do vậy, có
thể nói rằng đề tài "Quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn
hóa, pháp lý và thực tiễn" là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống,
tương đối toàn diện về quyền của người khuyết tật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về
nhà nước và pháp luật, nghiên cứu và đánh giá vấn đề quyền của người
khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn, trên cơ sở đó
đưa ra những giải pháp khả thi nhằm bảo vệ và bảo đảm các quyền của người
khuyết tật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau đây:

4
- Phân tích những luận cứ khoa học về quyền của người khuyết tật

nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn.
- Đánh giá đúng đắn, toàn diện về quyền của người khuyết tật từ góc
độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và việc thực thi quyền của người khuyết tật, thuận
lợi và khó khăn;
- Đưa ra các khuyến nghị để bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy việc thực
hiện quyền của người khuyết tật trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Quyền của người khuyết tật là một vấn đề tương đối rộng, do vậy trong
phạm vi luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về "quyền của người
khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn" và đi sâu vào
phân tích khía cạnh pháp lý và thực tiễn về quyền của người khuyết tật.
5. Đóng góp khoa học của đề tài
Luận văn là một trong những công trình đầu tiên ở trong nước nghiên cứu
có hệ thống về quyền của người khuyết tật và có những đóng góp mới sau đây:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề chung về quyền của người khuyết tật.
- Đánh giá có hệ thống và khái quát thực trạng pháp luật và thực thi
pháp luật về quyền của người khuyết tật.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản góp phần bảo vệ, bảo
đảm và thực hiện quyền của người khuyết tật ở Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước
và pháp luật. Đề tài được thực hiện bởi các phương pháp thống kê, phân tích,
tổng hợp để xử lý tài liệu thu thập, so sánh và minh họa bằng biểu đồ, sơ đồ,
tham khảo tài liệu trong và ngoài nước.

5
7. Kết cấu cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: một số vấn đề chung về quyền của người khuyết tật.
Chương 2: thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về quyền của
người khuyết tật.
Chương 3: đề xuất một số giải pháp tăng cường bảo vệ và bảo đảm
quyền của người khuyết tật.

6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách về quyền của người
khuyết tật
1.1.1. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
quyền của người khuyết tật
Trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, người khuyết
tật luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội chăm sóc và giúp đỡ. Đại hội Đảng
lần thứ VI chỉ rõ:
Từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối với toàn
dân, theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", mở rộng
và phát triển sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và
hình thức bảo trợ xã hội cho những người có công với cách mạng
và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế
độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế, quản lý xã hội [52].
Quan điểm của Đảng nêu trên đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng
đến các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người khuyết tật.
Tiếp theo đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (6/1991) đã cũng chỉ rõ: "Không ngừng nâng cao đời sống vật
chất của mọi thành viên trong xã hội. Chăm lo đời sống những người già cả,

neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi" [53]. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh: "Thực hiện các chính sách bảo trợ
trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh,
người tàn tật" và "tiến tới xây dựng luật về bảo trợ người tàn tật" [54].

7
Việc ban hành Dự án Luật nhằm cụ thể hóa cương lĩnh của
Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, từng bước luật pháp hóa các quan
hệ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và các chính sách liên quan
đến người khuyết tật, tạo môi trường pháp lý, điều kiện và cơ hội
bình đẳng, không rào cản đối với người khuyết tật [54].
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X khẳng định:
Mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 -
2010 là: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng,
phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ
đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế [55].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa X) đã nêu quan điểm xây dựng Luật Người tàn tật là phải thể hiện rõ
truyền thống thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách của
người Việt Nam; phải thể chế hóa được tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người tàn tật;
làm rõ quyền và trách nhiệm của người tàn tật, tạo điều kiện để họ phát huy
khả năng tàn nhưng không phế, có chế tài kèm theo; làm rõ chức năng quản lý
của Nhà nước về người tàn tật; xã hội hóa việc chăm sóc, trợ giúp người tàn tật.
Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 đều khẳng định người
khuyết tật là công dân, thành viên của xã hội, có quyền lợi và nghĩa vụ của

một công dân, được chung hưởng thành quả xã hội. Vì khuyết tật, người
khuyết tật có quyền được xã hội trợ giúp để thực hiện quyền bình đẳng và
tham gia tích cực vào đời sống xã hội, đồng thời vì khuyết tật họ được miễn
trừ một số nghĩa vụ công dân. Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung

8
theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội
khóa 10, kỳ họp thứ 10 quy định: "Người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ" [66, Điều 67]; "Nhà
nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học
nghề phù hợp" [66, Điều 59]. Đồng thời khẳng định mọi thành viên, bao gồm
cả người khuyết tật đều được nhà nước bảo đảm quyền công dân như nhau và
đều được hưởng các thành quả chung của sự phát triển xã hội.
Ngày 09 tháng 01 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị
số 01/2006/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người
tàn tật, theo đó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho các Bộ, ngành tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật, trong đó giao cho
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Pháp
lệnh về người tàn tật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề
xuất biện pháp sửa đổi, bổ sung hoặc trình cơ quan có thẩm quyền
sửa đổi bổ sung các chính sách đối với người tàn tật. Xây dựng và
trình Thủ tướng Chính phủ Đề án hỗ trợ người tàn tật giai đoạn
2006-2010; tổ chức thực hiện Đề án sau khi được phê duyệt [40].
Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
239/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/10/2006 về phê duyệt
Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010.
Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
Pháp lệnh về Người tàn tật. Pháp lệnh gồm có 35 điều, 8 chương. Với quan

điểm chỉ đạo Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn
tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát
huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia
các hoạt động xã hội. Người tàn tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp chăm

9
sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các
quyền khác theo quy định của pháp luật. Pháp lệnh đã quy định nội dung,
nguyên tắc, tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm các cơ quan, tổ chức và
chính quyền các cấp đảm người tàn tật thực hiện các quyền và trách nhiệm
của người tàn tật và sống hòa nhập cộng đồng xã hội; gia đình người tàn tật
thực hiện các trách nhiệm bảo vệ, nuôi dưỡng chăm sóc giúp đỡ người khuyết
tật của gia đình; Nhà nước và xã hội đối thực hiện các chương trình, đề án,
chính sách đối với người tàn tật trên các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và nuôi
dưỡng, học văn hóa, học nghề và việc làm, hoạt động văn hóa, thể dục thể
thao và sử dụng công trình công cộng… đối với người tàn tật. Sự ra đời của
Pháp lệnh về người tàn tật đã góp phần vào cải thiện đời sống của người
khuyết tật, đồng thời có nhiều thay đổi tích cực về mặt kinh tế, xã hội. Pháp
lệnh cũng là cơ sở pháp lý, nguyên tắc để Chính phủ, các Bộ, ngành đưa cá
vấn đề liên quan đến người khuyết tật vào các Luật chuyên ngành để trình
quốc hội thông qua, đồng thời xây dựng và ban hành các chính sách, chương
trình, dự án đề án trợ giúp người tàn tật hòa nhập cộng đồng, tổ chức huy
động nguồn lực quốc tế, trong nước trợ giúp người tàn tật có hiệu quả.
Để người khuyết tật được hưởng đầy đủ và bình đẳng các quyền con
người, quyền tự do cơ bản mang tính toàn cầu và tạo điều kiện tham gia bình
đẳng vào các hoạt động xã hội; đồng thời xây dựng xã hội không rào cản, theo
cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện Thập kỷ
lần thứ II về người khuyết tật và yêu cầu hội nhập, cần nghiên cứu xây dựng
luật để thay thế Pháp lệnh về người tàn tật. Do vậy, tại kỳ họp thứ 7 thông qua
ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khóa XII đã thông qua Luật người khuyết tật, góp phần hoàn thiện hơn
nữa hệ thống chính sách dành cho người khuyết tật.
Trong những năm qua, chính sách của Đảng và Nhà nước về người
khuyết tật được thể chế hóa trong các quy phạm pháp luật, đã tạo ra khung

10
pháp lý về quyền của người khuyết tật, trách nhiệm của các cơ quan chức
năng từ trung ương đến địa phương trong việc bảo đảm các quyền của người
khuyết tật. Tuy nhiên theo đánh giá về tình hình thực hiện các quy định của
pháp luật về người khuyết tật còn có nhiều tồn tại nhất định, cụ thể:
Thứ nhất, hệ thống các văn bản chưa đồng bộ, chưa quy định đầy đủ
quyền và nghĩa vụ, còn chưa tiếp cận được với các yêu cầu của Công ước
quốc tế về người tàn tật, chưa dựa trên nhu cầu thực tế của người khuyết tật
trong xã hội.
Thứ hai, quy định về các chính sách hỗ trợ người khuyết tật về y tế,
giáo dục, dạy nghề, việc làm, tiếp cận các công trình công cộng chưa phù hợp
với nhu cầu của người khuyết tật, đã tạo ra sự phân biệt đối xử cho người
khuyết tật với người khác. Điều đó, đã làm cho người khuyết tật tự mình tách
biệt ra khỏi cộng đồng bởi tâm lý tự ti, xấu hổ.
Thứ ba, công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức
thực hiện các vấn đề về người khuyết tật, về hoạt động của các cơ quan, các tổ
chức liên quan đến người khuyết tật. Dẫn đến, hoạt động không hiệu quả,
không triệt để, rộng khắp đến những người khuyết tật.
Thứ tư, chưa có chính sách hoàn chỉnh về xã hội hóa việc trợ giúp
người khuyết tật, vì thế chưa huy động được nguồn lực lớn mạnh trong xã
hội, chưa tạo được mối quan tâm của xã hội.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ, giúp đỡ người khuyết tật
Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền
thống đoàn kết, tương thân, tương ái là những nét hết sức đặc sắc. Hồ Chủ
tịch thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa.

Tình nghĩa ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng
bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Ngay từ năm 1947,
trong khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, người đã

11
nói đến đời sống mới của một người, một nhà, một làng và khắp cả nước.
Người nhắc đến tục ngữ "lá lành đùm lá rách", "đói cho sạch rách cho thơm".
Và, nếu một mình no ấm mà nỡ để đồng bào xung quanh đói rét…, thì dù giàu
cũng không hưởng được. Người nói: Cách cư xử đối với đồng bào thì nên
thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ những đối tượng yếu thế, trong đó có
người tàn tật, khuyết tật.
Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của
lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo
Phật. Theo người con người sống với nhau phải có tư tưởng vị tha, từ bi, bác
ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân. Giúp đỡ những người
yếu thế, bất hạnh để họ có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Gia đình Bác
Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh
thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tình yêu thương con người của Bác Hồ nói chung và tấm lòng của
người đối với người khuyết tật nói riêng là rất cụ thể, từ việc to như lo giải
phóng cho con người, khuyến khích: "phần tốt ở mỗi con người nẩy nở như
hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi", "thương binh tàn nhưng không
phế", đến việc chăm lo từng con người cụ thể, không chỉ: Lụa tặng cụ già, sữa
tặng bà mẹ sinh ba, mà là từng bát cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm để an cư,
lạc nghiệp đến tương cà mắm muối hàng ngày cho nhân dân. Bác lo cho cả
dân tộc và chăm lo cho từng chiến sĩ bảo vệ, phục vụ quanh Người. Theo Bác:
Yêu thương con người là phải tôn trọng, quý trọng con người. Bác đánh giá
cao vai trò của nhân dân: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân". Bác
tôn trọng từ các nhà khoa học, các bậc hiền tài cho tới những người lao công
quét rác, bởi theo Bác, từ Chủ tịch nước tới người lao động bình thường, nếu

hoàn thành tốt nhiệm vụ, đều được coi trọng, đều vẻ vang như nhau. Theo
Bác, yêu thương con người là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Năm
1968, khi làm việc với cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương về việc xuất bản
sách "Người tốt, việc tốt", nhằm tuyên truyền sâu rộng những gương điển

12
hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong ứng xử giữa những con người, Bác
Hồ đã nhắc nhở: "Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có
nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi
là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được" [59]. "Tôi khuyên đồng bào đoàn kết
chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn
dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế
này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta…." [59].
Với Bác, con người dù giàu hay nghèo, sang hèn, tàn tật hay không,
trừ những người làm tay sai cho giặc, còn lại đều là đồng bào ta. Người nói,
"chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là
đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ
bọn phát xít thực dân, là những ác quỉ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với
những người khác thì ta phải yêu quí, kính trọng, giúp đỡ" [59].
Người cũng trực tiếp đến thăm hỏi ân cần, động viên và giúp đỡ từng
gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh. Người luôn nhấn mạnh "thương binh
tàn nhưng không phế" và khuyến khích họ vươn lên trong cuộc sống.
Hồ Chí Minh thường phê phán, châm biếm thói đời nịnh hót người
trên, xem khinh người dưới. Còn chính Người rất yêu thương con người, mà
tình thương yêu sâu sắc nhất lại là dành cho những người bị áp bức, đau khổ
nhất trong xã hội. Họ chiếm số đông trong dân ta cũng như trong các dân tộc
bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới. Không phải chỉ là lòng thương xót,
mà còn là ý chí quyết tâm bênh vực, giải phóng họ. Nên ngay từ thời thanh
niên sôi nổi, Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm đứng lên tố cáo tội ác của chủ
nghĩa thực dân đối với những người cùng khổ ở nước ta, cũng như trên thế

giới và đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Khi nước nhà giành được độc lập, trước hết quan tâm đến nhân dân,
Người khẳng định: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh

13
phúc tự do, thì độc lập ấy cũng chẳng có nghĩa lý gì" [59]. Nên ham muốn tột
bậc của cả đời Người là phấn đấu sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Từ khi bắt đầu biết nhận thức về cuộc sống cho đến khi trút hơi thở
cuối cùng trái tim Bác luôn thổn thức với niềm đau, nỗi khổ của con người.
Trước lúc vĩnh viễn đi xa, trong Di chúc, Người viết: "Đầu tiên là vấn đề con
người". Lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh không phải là lòng
thương hại của "bề trên" nhìn xuống, cũng không phải là sự động lòng trắc ẩn
của người "đứng ngoài" trông vào, mà là sự đồng cảm của những người cùng
cảnh ngộ. Vậy nên, Hồ Chí Minh không đứng ở trên cao nhìn xuống ban ơn,
không đứng ở bên ngoài thông cảm, mà đứng ở trong lòng nhân dân, trong
lòng nhân loại, đập cùng một nhịp tim, chia cùng một sức sống, mang cùng
một hơi thở… với nhân dân, với dân tộc và nhân loại. Tình yêu thương của
Người là tình yêu thương của người trong cuộc. Ở Hồ Chí Minh, lòng yêu
thương con người luôn gắn chặt với niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh, phẩm
giá, khả năng vươn lên chân, thiện, mỹ của con người.
Tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh không chỉ thấm đậm
trong các chủ trương chính sách phát triển kinh tế văn hóa xã hội của Người
khi đứng đầu Đảng, Nhà nước ta, mà còn thấm sâu trong phong cách làm việc
và lối sống hàng ngày của Người. Người dành tình yêu thương, sự quan tâm
đặc biệt của mình cho các em nhỏ, các cụ già, những người tàn tật. Sự quan
tâm, chăm sóc của Bác không phải bột phát, nó cứ thường xuyên, tự nhiên
như chính một thành tố cố hữu tạo nên tính cách một con người. Ở Bác có cả
một biển cả tình yêu bao la không bao giờ cạn.

1.1.3. Bảo vệ, bảo đảm quyền lợi của người khuyết tật trong Bộ luật
Hồng Đức
Chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử - nhân học, mà hạt nhân là chữ
hiếu - là quan hệ huyết thống tự nhiên của con người, quan hệ huyết thống tự

14
nhiên này là cơ sở cho chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử, đã có ảnh hưởng
mạnh mẽ vào Việt Nam, đặc biệt thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức. Nó có tính
hợp lý khi Khổng Tử đã kết hợp nhân ái (đạo đức), huyết thống (quan hệ tự
nhiên) và chế độ đẳng cấp (chính trị) lại với nhau; và nhân ái là chất keo để
gắn chặt mối quan hệ ngang dọc của xã hội. "Nhân" là phạm trù trung tâm của
toàn bộ học thuyết Khổng giáo. Khổng Tử nói nhiều đến chữ "Nhân" và coi
"Nhân" là cao ngất, là rộng đến sâu thẳm của đạo đức con người.
Bảo vệ, bảo đảm quyền lợi của người khuyết tật thể hiện trong Bộ luật
Hồng Đức trước tiên ở các qui định phản ánh chính sách hình sự khoan hồng
đối với người phạm tội là người tàn tật. Thí dụ: Điều 16 Quốc triều Hình luật
không qui định mức độ khoan hồng chung cho các độ tuổi, mà qui định các
mức độ khoan hồng khác nhau tùy theo độ tuổi và mức độ tàn tật của họ; Điều 17
Quốc triều Hình luật còn qui định: "Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi
già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật. Khi ở nơi bị đồ
thì già cả tàn tật cũng thế" [81]. Điều 21, 22, 23, 24 của Quốc triều Hình luật
qui định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng đánh roi
có tính chất răn bảo dạy dỗ nên không phải cho chuộc). Biện pháp này mang
tính chất nhân đạo, lần đầu tiên được qui định trong Quốc Triều Hình Luật để
áp dụng cho những đối tượng được ưu đãi và được khoan hồng, trong đó có
người khuyết tật, tàn tật.
Các bộ luật cổ Việt Nam trong đó có Bộ luật Hồng Đức đều có những
quy định mang tính nhân văn như: bảo vệ người già và trẻ em; giúp đỡ những
người tàn tật, cô quả, những người có hoàn cảnh khó khăn; tôn trọng phong
tục và văn hóa của các tộc người thiểu số. Nếu tàn phế (thương kẻ tàn phế),

nếu có phạm tội thì quan ti không được dùng hình phạt tra khảo, chỉ căn cứ
vào các bằng cớ mà định tội. Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn
như cô quả, tàn tật, ốm đau, nghèo túng…, nhà nước cũng yêu cầu quan lại
các địa phương và mọi người đều phải quan tâm, giúp đỡ. Điều 294 - Bộ luật
Hồng Đức quy định: Trong kinh thành hay phường, ngõ và làng xóm có kẻ

15
đau ốm mà không ai nuôi nấng, nằm ở đường sá…thì xã quan ở đó phải dựng
lều lên mà giữ gìn, săn sóc và cho họ cơm cháo, thuốc men, cốt sao cứu cho
họ sống…Nếu trái lệnh này thì quan phường xã phải tội biếm hay bãi chức.
Điều 295 quy định: Những người góa vợ, góa chồng, mồ côi, tàn tật nặng,
nghèo khổ không có người thân thích để nương tựa, không thể tự mình nuôi
sống được, quan sở tại phải thu nuôi họ.
Các chính sách trên một phần là để giảm bớt khó khăn về đời sống,
ngoài ra còn có tác dụng giáo dục ý thức đạo đức, giữ gìn thuần phong mỹ tục
của dân tộc. Ngoài một số hạn chế do những đặc điểm kinh tế - chính trị - xã
hội đương thời chi phối, những quy định trong Bộ luật thể hiện sự tiến bộ
trong công tác xây dựng pháp luật của những nhà làm luật thời kỳ phong kiến.
Những nguyên tắc cơ bản và tư tưởng về bảo vệ, bảo đảm quyền của người
khuyết tật trong Bộ luật Hồng Đức không chỉ đề cao tính giai cấp mà còn thể
hiện tính nhân đạo vốn là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Chính
bởi vậy, nhiều nguyên tắc tiến bộ trong Bộ luật này đã tiếp tục được kế thừa
và phát huy trong luật hình sự Việt Nam hiện đại.
Có thể thấy, Quốc triều Hình luật là bộ luật có những thành tựu to lớn,
có những nét riêng biệt, thể hiện độc đáo bản sắc dân tộc và tính độc lập của
một quốc gia có chủ quyền. Đây là bộ luật đã khẳng định được giá trị và vị
thế của mình trong lịch sử hệ thống pháp luật của dân tộc và trên thế giới bởi
những giá trị tiến bộ của nó vượt trước thời đại bấy giờ, và mang tính nhân
đạo nhân văn sâu sắc của người Việt. Những giá trị trong Quốc Triều Hình
Luật thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao trùm lên tất cả các lĩnh vực

kinh tế và xã hội. Sự ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo được in đậm trong nhiều
quy phạm pháp luật được ghi nhận trong Quốc Triều Hình Luật, không chỉ
dưới khía cạnh như gia đình và xã hội mà nó còn được trải rộng ra dưới khía
cạnh kinh tế bằng những chính sách trong nông nghiệp, chính sách quân điền,
chính sách an dân, chính sách ổn định sản xuất nông nghiệp. Việc nghiên cứu
những ảnh hưởng của Nho giáo trong Bộ Luật Hồng Đức không những giúp

16
ta lý giải một cách sâu sắc nhiều lĩnh vực pháp luật, chế định pháp luật, qui
phạm pháp luật mà còn góp phần quan trọng để bổ sung những cơ sở lý luận
cần thiết đối với quá trình xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật ở nước
ta hiện nay.
1.2. Những quan điểm cơ bản trong tư tưởng văn hóa về quyền
của người khuyết tật
Từ xa xưa người ta quan niệm khuyết tật là sự thiếu sót phần cơ thể
hay chức năng nào đó của con người. Sự thiếu sót này bắt nguồn từ cái ác do
chính con người hay thần linh tạo nên. Sự thiếu sót này có thể là hậu quả từ
những hành động ác đức của con người theo luật nhân quả hay do thần linh
tạo nên vì những tội ác do con người xúc phạm. Vì thế, xã hội thường khinh
miệt, xa lánh, thậm chí còn loại trừ những người khuyết tật ra khỏi cộng đồng.
Nguyên nhân và quá trình dẫn đến khuyết tật của con người tương đối
đa dạng: do bẩm sinh, do chiến tranh, do tai nạn trong quá trình lao động,…
và qua các thời kỳ khác nhau con người có cách nhìn nhận khác nhau về
người khuyết tật. Đồng thời với sự ra đời của Nhà nước là sự xuất hiện của
các hệ tư tưởng văn hóa về người khuyết tật. Qua nghiên cứu các tiến trình
lịch sử và các mô hình nhà nước, có thể thấy rằng, hệ tư tưởng văn hóa về
quyền của người khuyết tật được thể hiện xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử,
thể hiện qua tư tưởng đóng vai trò chủ đạo của mỗi nhà nước đương đại.
Một trong những hệ tư tưởng về người khuyết tật có sức ảnh hưởng
lớn từ thời kỳ phong kiến đến xã hội hiện đại ở phương Đông là quan niệm

của phật giáo. Phật giáo nói chung cho rằng người khuyết tật khó tiếp thu giáo
lý hơn bình thường, điều này không có gì khó hiểu, nó cũng tương tự như việc
khó khăn trong học tập. Về lý do đưa đến khuyết tật, thì theo Phật giáo đó là
do kết quả của nghiệp báo, tức là tạo thiện nghiệp thì được quả thiện, mà ác
nghiệp thì được quả ác. Nhưng điều đó không có nghĩa là có một linh hồn bất
biến nhập vào các thân xác trong từng kiếp sống để chịu khổ đau hay hạnh

17
phúc, tôn giáo này phủ nhận sự tồn tại thường hằng và có ngã tính của bất cứ
hiện tượng nào thuộc cuộc sống. Phật giáo nguyên thủy không cho người
khuyết tật quá nặng vào tăng đoàn, lý do không phải bởi sự kỳ thị mà là vì khi
Đức Phật còn tại thế, nhiều người do khuyết tật nên khả năng tự nuôi sống rất
khó khăn dẫn đến tâm lý mượn danh Tăng ni để được cúng dường, nhận
lương thực thực phẩm do người khác cung cấp, trong khi đó đi tu mục đích tối
thượng là để cầu giải thoát. Hệ tư tưởng phật giáo ảnh hưởng không nhỏ đến
văn hóa về quyền của người khuyết tật trong xã hội, bởi trong giáo lý nhà
phật không có sự phân biệt khuyết tật hay không khuyết tật. Dù là người như
thế nào, nếu có thành tâm, Đức Phật không bao giờ chối từ ai đi cùng ngài tới
bờ giác ngộ.
Bên cạnh hệ tư tưởng phật giáo, hệ tư tưởng của Công giáo về người
khuyết tật cũng có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn trong xã hội từ phong kiến
đến hiện đại, đặc biệt là ở Phương Tây. Công giáo cũng có cách nhìn tương
đối thân thiện về người khuyết tật. Theo quan niệm của Công giáo thì Thiên
Chúa là Đấng hoàn hảo, vì thế Ngài dựng nên và chia sẻ cho con người cũng
như vạn vật sự hoàn hảo của Người. Thiên Chúa không tạo ra sự khuyết tật.
Khuyết tật là điểm tiêu cực của lành lặn. Nếu suy tư theo luận lý, Thiên Chúa
là Đấng Hằng Hữu, là nguồn của tất cả hiện hữu như sự sống, sự thật, ánh
sáng… Sự chết, sự dối trá, bóng tối đều là mặt tiêu cực, không hiện hữu thật
sự. Trong quan niệm Công giáo Thiên Chúa không làm ra cái chết, dối trá,
bóng tối… nghĩa là tất cả những gì tiêu cực. Tuy nhiên, "tội lỗi đã xâm nhập

vào thế gian qua một con người và tội lỗi gây nên sự chết". Tình trạng tội lỗi
đã dẫn đến sự bất toàn và thiếu sót cho con người và vạn vật. Vì thế, sự thiếu
sót và bất toàn nằm trong chính bản tính của con người đã bị tội lỗi làm hư
hoại chứ không nằm trong nhân phẩm cao quý của con người. Người khuyết
tật có những thiếu sót về thể xác hay tinh thần nhưng vẫn giữ nguyên giá trị
làm con cái Thiên Chúa. Trong cuốn Tóm lược Giáo lý Hội thánh Công giáo
do Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình xuất bản, năm 2005, chúng ta

18
thấy Giáo hội trình bày rất rõ quan điểm của Giáo Hội về người khuyết tật,
đặc biệt ở số 148: "Những người thiếu khả năng vẫn là những chủ thể con
người trọn vẹn, với những quyền lợi và nghĩa vụ: "Dù có những giới hạn và
đau khổ tác động lên thân thể và các khả năng của mình, họ vẫn cho thấy
mình có đầy đủ phẩm giá và sự cao cả của con người". Vì người khuyết tật
vẫn là những chủ thể có đầy đủ quyền hạn, nên cần phải giúp họ tham gia vào
đời sống gia đình và xã hội một cách đầy đủ về mọi chiều hướng ở bất cứ cấp
độ nào họ có thể tham gia và tùy theo khả năng của họ.
Đức Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa trở thành người để cứu độ con
người và toàn thể vũ trụ qua cái chết và sự Phục Sinh. Người đã mang lại một
giá trị mới và vô cùng cao cả cho con người vì họ không chỉ là một thụ tạo như
các thụ tạo khác, nhưng đã trở thành con Thiên Chúa, được chia sẻ vinh quang
và giá trị tột đỉnh của Thiên Chúa. Người khuyết tật khi kết hợp với Đức Giêsu
có thể biến những đau khổ, thiếu sót, bất toàn, nghèo khó của mình trở thành
những phương tiện cứu độ như Đức Giêsu trong Mầu nhiệm vượt qua của Người.
Trong đời sống trần thế của Người, Người đã chữa lành những tật
nguyền của con người (người mù ở Bethsaiđa (x. Mc 8,22-26), ở Giêricô (x.
Mc 10, 46-52), người mù từ lúc mới sinh ở Giêrusalem (x. Ga 9, 1-40); người
câm điếc (x. Mc 7,31-37); người tê bại (x. MC 2,1-12); cho những kẻ chết
sống lại (x. Mc 5,21-43; Lc 7,11-17; Ga 11) như dấu hiệu minh chứng tình
yêu cứu độ của Thiên Chúa.

Người cũng chuyển thông quyền năng cứu chữa này cho các tông đồ
và tất cả những ai tin vào Người: cho Phêrô cứu chữa người què ở Giêrusalem
(x. Cv 3,1-10), và nhiều bệnh tật khác (x. Cv 5,12-16), cho chị Tabitha sống
lại (x. Cv 9, 36-42), cho Phaolô chữa người bại chân tại Lýt-ra (x. 14,8-10),
cho cậu bé Êutykhô sống lại (x. Cv 20,7-12). Vì thế, chúng ta không chỉ phục
vụ người khuyết tật bằng sức lực tài năng và phương tiện vật chất nhưng còn
bằng ân sủng của Đức Kitô và quyền năng của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên,

×