Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Quyền Được Khai Sinh Của Trẻ Em Theo Pháp Luật Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.37 KB, 67 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>QUYỀN ĐƯỢC KHAI SINH CỦA TRẺ EM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM </b>

<b>THUỘC NHÓM NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ (Chun ngành Luật Hơn nhân và Gia đình) </b>

Họ tên tác giả: Phạm Quốc Huy Mã số SV: 2053801011106 Năm thứ: 04

<b>Mã số cơng trình: ………. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>QUYỀN ĐƯỢC KHAI SINH CỦA TRẺ EM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM </b>

<b>THUỘC NHÓM NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ (Chuyên ngành Luật Hơn nhân và Gia đình) </b>

Họ tên tác giả: Phạm Quốc Huy Mã số SV: 2053801011106 Năm thứ: 04

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ... </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1</b>

<b>1. Lý do chọn đề tài ... 1</b>

<b>2. Tình hình nghiên cứu ... 2</b>

<b>3. Mục tiêu của đề tài ... 3</b>

<b>4. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ... 4</b>

<b>5. Khả năng ứng dụng ... 4</b>

<b>6. Bố cục đề tài ... 4</b>

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN ĐƯỢC KHAI SINH CỦA TRẺ EM ... 6</b>

<b>1.1. Khái lược về quyền được khai sinh của trẻ em... 6</b>

<i><b>1.1.1 Khái niệm trẻ em và quyền được khai sinh của trẻ em... 6</b></i>

<i><b>1.1.2. Đặc điểm của quyền được khai sinh ... 9</b></i>

<i><b>1.1.3. Cơ sở hình thành quyền được khai sinh ... 11</b></i>

<b>1.2. Quy định pháp luật về quyền được khai sinh của trẻ em và thủ tục thực hiện quyền được khai sinh của trẻ em ... 20</b>

<i><b>1.2.1. Quy định pháp luật về quyền được khai sinh của trẻ em ... 20</b></i>

<i><b>1.2.2. Quy định pháp luật về thực hiện quyền được khai sinh cho trẻ em tại Việt Nam</b></i> ... 25

<i><b>2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ... 40</b></i>

<b>2.2. Về việc đặt tên cho trẻ em khi thực hiện đăng ký khai sinh ... 40</b>

<i><b>2.2.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật ... 41</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ... 47</b></i>

<b>2.3. Vấn đề khai sinh trực tuyến - góc nhìn từ thực tiễn... 49</b>

<i><b>2.3.1. Góc độ từ quy định của các quốc gia ... 51</b></i>

<i><b>2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ... 53</b></i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 57</b>

<b>KẾT LUẬN CHUNG ... 58</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 60</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>STT VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT </b>

1 Công ước 1989 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989

123/2015/NĐ-CP

Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều và

biện pháp thi hành Luật Hộ tịch

87/2020/NĐ-CP

Nghị định 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 do Chính phủ ban hành quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

“Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”. Mỗi đứa bé khi cất tiếng khóc chào đời trên hành tinh này là một điều kỳ diệu của tạo hóa, đó chính là kết tinh từ tình cảm, tình u thương của những người làm cha, mẹ. Và để minh chứng cho sự diệu kỳ ấy, cho hình hài ấy chính là sự khai sinh của đứa trẻ. Quyền được khai sinh của trẻ em là quyền nhân thân con người, là quyền đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời mỗi con người và cũng là thứ gắn bó với con người cho đến khi chúng ta nhắm mắt ra đi. Quyền được khai sinh chính là sự chứng minh cho một thực thể sống đang hiện hữu và tồn tại, từ đó để xác định tư cách cơng dân và là cơ sở nền tảng để thực hiện các quyền nhân thân và tài sản khác.

Quay ngược lại lịch sử của thế kỷ trước, Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thơng qua ngày 20/11/1989 với những dịng tun ngôn không thể chối cãi về quyền của trẻ em “Liên hợp quốc đã cơng bố rằng trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt” và “do cịn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”. Những tuyên bố này nhằm khẳng định lại một lần nữa với tất cả người dân trên thế giới rằng, trẻ em là nhóm đối tượng yếu thế, dễ tổn thương nhất trong xã hội, do đó cần phải có sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đặc biệt. Năm 1990, Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở khu vực Châu Á gia nhập vào Công ước về quyền trẻ em. Thế mới thấy, sự quan tâm sâu sắc không hề nhỏ của Nhà nước ta đối với trẻ em, đặc biệt liên quan đến các quyền cơ bản nhất như quyền khai sinh, quyền có họ, tên và có quốc tịch.

Tuy nhiên, thực tiễn lại khơng phải lúc nào cũng màu hồng như trong tuyên bố hay các văn bản pháp luật ghi nhận, một bộ phận không nhỏ các trẻ em khi sinh ra không được hưởng các quyền nhân thân cơ bản, cụ thể các em khơng được gia đình, người thân thực hiện đăng ký khai sinh, nhiều trường hợp các em bị khai sinh trễ hạn theo quy định pháp luật dẫn đến việc các em không thể được hưởng đầy đủ các quyền lợi cho mình. Xa hơn một chút ở các vùng nông thôn, vùng hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, điều kiện hết sức thiếu thốn, việc kiếm kế sinh nhai, tìm cái ăn cái mặc qua ngày cịn khó, hầu hết người dân vẫn chưa định nghĩa hết được tầm quan trọng của quyền khai sinh cho trẻ em. Xã hội hiện tại vẫn còn rất nhiều những trường hợp những trẻ em sinh ra khi cha mẹ chúng khơng có hơn nhân, hay thậm chí cha mẹ chúng vẫn chưa có quốc tịch, những

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

đứa trẻ ra đời do mang thai hộ…thì vấn đề bảo hộ trẻ em trong các hoàn cảnh đặc biệt nêu trên phải triển khai và thực hiện như thế nào để có thể đảm bảo quyền lợi cho nhóm đối tượng dễ tổn thương này.

Từ những phân tích trên, chúng ta càng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của thủ tục khai sinh cho trẻ em, bởi đó chính là sự ghi nhận ban đầu các quyền công dân cho chúng, là bước đệm cho các quyền lợi sau này khi những đứa trẻ ấy lớn lên. Xuất phát từ sự đa dạng và phức tạp của thực tế, các quy định của pháp luật vẫn chưa được vận dụng một cách triệt để, vẫn chưa thể len lỏi đến các trường hợp cá biệt như đã nói phía trên. Chính vì điều đó, chúng ta rất cần một cơng trình nghiên cứu đủ chun mơn, đủ cụ thể thiết thực, đủ bao quát để bảo vệ được các đối tượng yếu thế như trẻ em, đó cũng chính là lý do đề tài “Quyền được khai sinh của trẻ em theo pháp luật Việt Nam” ra đời, đề tài sẽ đánh giá các quy định liên quan đến quyền được khai sinh của trẻ em của pháp luật Việt Nam và một số quốc gia, tìm kiếm những điều còn vướng mắc trong các quy định và thực tiễn, từ đó, đề xuất các giải pháp điều chỉnh hợp lý cho các vấn đề còn tồn đọng. Đề tài này sẽ trở thành cầu nối hỗ trợ sự hồn thiện của hệ thống pháp luật nói chung và các chế định về quyền trẻ em nói riêng.

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

Cần nhìn nhận rằng, trong gần 10 năm áp dụng và thi hành Luật Hộ tịch 2014, hơn 5 năm Luật Trẻ em 2016 có hiệu lực, bên cạnh đó là các văn bản hướng dẫn thi hành, các vấn đề liên quan đến quyền được khai sinh của trẻ em và thủ tục đăng ký khai sinh vẫn còn một số điều chưa đảm bảo. Những năm qua, nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu của các tác giả ra đời nhằm phản ánh và cung cấp nhiều kiến nghị quan trọng. Có thể kể đến như:

Lê Thị Mận (2010), “Thách thức trong việc bảo vệ quyền được khai sinh của trẻ em”,

<i>Tọa đàm Quyền con người trong pháp luật dân sự, do Khoa Luật Dân sự - Trường Đại học </i>

Luật TP.HCM tổ chức ngày 06/10/2010. Với bài viết này, tác giả đã đề cập đến các quy định hiện hành về việc bảo vệ quyền được khai sinh của trẻ em cùng với đó là đặt ra các thách thức quan trọng đối với công tác thực hiện đăng ký khai sinh và thực thi bảo vệ quyền trẻ em. Mặc dù thời điểm bài viết được công bố là trước khi chúng ta có Luật Hộ tịch 2014, nhưng những kiến nghị từ tác giả đã đóng góp khơng nhỏ cho sự hồn thiện hệ thống các quyền để bảo vệ trẻ em sau này.

<i>Phan Kim Phụng (2020), Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp về đăng ký khai sinh (từ thực tiễn một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long), Luận văn thạc sĩ luật học, </i>

Trường Đại học Luật TP.HCM. Luận văn đã đề cập và phân tích các quy định hiện hành

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

liên quan đến thủ tục đăng ký khai sinh của trẻ em và thực tiễn áp dụng pháp luật trên địa bàn khu vực miền Tây Nam Bộ. Với cơng trình này tác giả đã đưa ra nhiều khía cạnh mới, đặt ra định nghĩa cho khái niệm “đăng ký khai sinh”, cùng với đó là chỉ ra được các hạn chế trong cơng tác quản lý nhà nước về thủ tục khai sinh và đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho người dân cũng như các cán bộ quản lý hộ tịch – tư pháp.

Một số bài viết khác liên quan đến quyền trẻ em và quyền được khai sinh có thể kể đến gồm: Võ Thị Hồng Duyên (2022), “Bàn về nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm

<i>quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21(469). Bài viết đề </i>

cập đến các nội dung về đăng ký khai sinh cho trẻ em, đặc biệt nêu ra những bất cập còn tồn tại trong nội dung đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, đặc biệt là Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP. Nguyễn Thị Hoa Tâm (2017), “Luật Trẻ

<i>em năm 2016 và một số đóng góp nhằm hồn thiện pháp luật về trẻ em”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 04(107)/2017. Bài viết hướng đến các quy định về quyền trẻ em theo Luật Trẻ </i>

em 2016 hiện hành và các kiến nghị hoàn thiện quyền trẻ em.

Các bài viết và cơng trình nghiên cứu nêu trên đã cho thấy rằng, quy định pháp luật theo thời gian đã mang nhiều đổi mới và sự tiến bộ, những vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao vì cịn nhiều vướng mắc chưa được nêu ra và điều chỉnh. Trên cơ sở đó, với bài nghiên cứu này, tác giả tiếp tục kế thừa và phát triển vấn đề về quyền được khai sinh của trẻ em một cách hoàn thiện, đặc biệt trong đó là làm rõ được tầm quan trọng và vai trò của quyền được khai sinh trong sự phát triển của thời đại mới.

<b>3. Mục tiêu của đề tài </b>

Quyền được khai sinh là quyền cơ bản của con người nói chung, của trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay không phải trẻ em nào được sinh ra cũng được hưởng quyền này. Do đó, xuất phát từ nhu cầu cấp bách và cần thiết của xã hội nhóm tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:

Thứ nhất, đề tài nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến quyền được khai sinh của trẻ em.

Thứ hai, đề tài đi vào tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền trẻ em tại Việt Nam, các quy định pháp luật về quyền khai sinh tại Việt Nam và trên thế giới và những thách thức vẫn còn tồn đọng trong việc bảo vệ quyền khai sinh của trẻ em.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Thứ ba, đề tài đánh giá thực trạng thực hiện các quy định pháp luật hành chính về quyền khai sinh ở nước ta hiện nay, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại này và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho những vấn đề còn vướng mắc.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu </b>

- Phương pháp nghiên cứu: đề tài vận dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp phân tích, tổng hợp, liệt kê, so sánh tham khảo các tài liệu để giải quyết các vấn đề được đặt ra của đề tài.

Phương pháp nghiên cứu của Chương 1 được thực hiện bằng cách phân tích, tổng hợp các quy định pháp luật hiện hành về quyền được khai sinh của trẻ em, cụ thể là các khái niệm, đặc điểm và cơ sở hình thành, quy định pháp luật về thực hiện quyền được khai sinh; phương pháp so sánh, đối chiếu các tài liệu tham khảo, văn bản pháp luật nước ngồi để có cái nhìn bao quát và khách quan cho nội dung nghiên cứu

Chương 2 vẫn tiếp tục với phương pháp phân tích, đánh giá nhằm làm rõ các vướng mắc, hạn chế trong công tác thực hiện quyền được khai sinh tại Việt Nam. Phương pháp so sánh, tổng hợp các quan điểm, góc nhìn từ pháp luật các quốc gia để hình thành kiến nghị một cách có chọn lọc và phù hợp với quy định hiện hành tại Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu của đề tài về các vấn đề lý luận về quyền khai sinh của trẻ em tại Việt Nam, thực tiễn về quyền khai sinh của trẻ em tại Việt Nam và liên hệ tham khảo quyền khai sinh của trẻ em ở một số quốc gia trên thế giới.

<b>5. Khả năng ứng dụng </b>

- Đề tài “Quyền được khai sinh của trẻ em theo pháp luật Việt Nam” là đề tài nghiên cứu một cách cơ bản các khía cạnh và vấn đề liên quan trong hệ thống pháp luật hiện hành về quyền khai sinh cho trẻ em Việt Nam.

- Đề tài khi hồn thiện có thể được dùng để làm tài liệu tham khảo cho các Trường Đại học chuyên ngành Luật, các Viện nghiên cứu pháp luật tại Việt Nam…Đây cũng là nguồn thông tin thiết thực và hữu ích đến các bạn sinh viên chuyên ngành Luật và những người có niềm đam mê và hứng thú với nội dung này.

<b>6. Bố cục đề tài </b>

Đề tài nghiên cứu được chia làm 2 chương, với các nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về quyền được khai sinh của trẻ em

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Chương 2: Thực tiễn trong việc thực hiện chế định quyền được khai sinh cho trẻ em, bất cập và phương hướng giải quyết

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN ĐƯỢC KHAI SINH CỦA TRẺ EM </b>

<b>1.1. Khái lược về quyền được khai sinh của trẻ em </b>

<i><b>1.1.1 Khái niệm trẻ em và quyền được khai sinh của trẻ em </b></i>

<i>Khái niệm trẻ em </i>

Trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước - dù ở bất kỳ thời đại nào hay bất cứ nơi đâu, trẻ em luôn được xem là đối tượng được quan tâm và chăm sóc hàng đầu. Kể từ khi chào đời, trẻ em đã được xem là một con người, lúc này trẻ em là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nhưng không phải là người không biết cảm nhận được về sự an toàn hay nguy hiểm. Sự phát triển chưa đầy đủ được thể hiện thông qua bằng chứng cho thấy con người là loài động vật duy nhất phải mất một khoảng thời gian đủ lâu để hoàn thiện các chức năng. Và thực sự, trẻ em - một phiên bản không đầy đủ của người trưởng thành - cần một khoảng thời gian để nhận thức về thế giới này. Khơng giống với các lồi sinh vật khác, với bản năng sinh tồn, chúng phải học cách đứng lên ngay từ khi lọt lòng và đối mặt với các hiểm nguy từ môi trường hoang dã.

Trẻ em là đối tượng đặc biệt, những đứa trẻ cần được sống và lớn lên trong một môi trường lành mạnh với đầy đủ sự tự do và quan tâm từ những người thân trong gia đình. Sự cần thiết của các yếu tố này đã trở thành trách nhiệm của cha mẹ và rộng hơn là của Nhà nước và xã hội. Trẻ em khi tiếp cận và tìm hiểu bằng nhiều góc độ và phương pháp khác nhau sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau cho khái niệm trẻ em.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, hầu hết các văn bản quy định pháp luật đều có sự ghi nhận về trẻ em theo độ tuổi.

Văn bản pháp lý đầu tiên của nước ta sau năm 1975 ghi nhận các nội dung về trẻ em đó chính là Pháp lệnh số 160-LCT ngày 14/11/1979 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, văn bản này đã bắt đầu những dòng

<i>đầu tiên trong lời nói đầu bằng câu khẳng định “Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người sẽ tiếp tục sự nghiệp của tổ tiên, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.” Cùng với đó, quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh đã ghi nhận “trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến 15 tuổi.” Có thể thấy đây lần đầu tiên kể từ khi đất nước thống nhất, các quy định cho trẻ em </i>

đã được ghi nhận, xác định trẻ em là người có độ tuổi từ 15 trở xuống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Trải qua nhiều sự thay đổi, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004 được ban hành với các quy định và hành lang pháp lý hoàn thiện hơn trong công cuộc đảm bảo các quyền của trẻ em.<small>1</small> Thời điểm hiện tại, Luật Trẻ em 2016 ra đời và thay thế cho văn bản trên và trở thành cơ sở pháp lý gần nhất đang điều chỉnh cho đối tượng đặc biệt này. Theo

<i>đó, Điều 1 quy định “Trẻ em là người dưới 16 tuổi.” một điều dễ dàng nhận thấy đó là quy </i>

định này không tồn tại quá nhiều sự khác biệt với các văn bản trước, nhưng lại nêu một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Mặc dù đã qua khá nhiều lần điều chỉnh và thay đổi luật, song có thể nhận định rằng, các quyền dành trẻ em vẫn được kế thừa và phát triển theo hướng đầy đủ và hồn thiện nhất. Điều vơ cùng đặc biệt của điều khoản này chính là quy định chỉ nêu “trẻ em là người…” khơng mang sự bó buộc là cơng dân Việt Nam, do đó từ đây có thể hiểu rằng, với bất cứ cá nhân nào dưới 16 tuổi, không phân biệt quốc tịch, đều được hưởng các quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục.

Ở phạm vi rộng hơn, Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (CRC) 1989 được xem là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý rộng rãi về bảo vệ quyền cho nhóm đối tượng đặc biệt này. Quy định tại Điều 1 của Công ước đã đặt ra khái niệm cho trẻ em theo độ tuổi

<i>như sau: “Trong phạm vi Cơng ước này, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn.” Ở đây, Công ước ghi nhận độ tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi, tuy nhiên, việc đặt ra </i>

mốc độ tuổi này không nhằm tạo ra sự áp đặt đối với các quốc gia chấp thuận ký kết và tham gia vào Công ước, bởi quy định cũng đã để ngỏ bằng các trường hợp khác theo pháp luật từng quốc gia xây dựng.

Kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập Công ước năm 1990, các quy định pháp luật về trẻ em ở Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi phù hợp. Đó chính là lý do vì sao Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và sau này là Luật Trẻ em 2016 đã quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi, vừa không đi ngược lại với tinh thần chung của Công ước vừa dựa trên thể trạng của trẻ em Việt Nam.

Các quốc gia khác trên thế giới sẽ có sự quy định về độ tuổi của trẻ em khác nhau, điều này dựa trên các đặc trưng về kinh tế, phong tục, văn hóa, quan điểm chính trị.

Theo đó, quy định về độ tuổi của trẻ em Nhật Bản tại khoản 1 Điều 4 Đạo luật Phúc lợi trẻ em 1947 (Child Welfare Act) như sau:

<small>1 Nguyễn Thị Hoa Tâm (2017), “Luật Trẻ em năm 2016 và một số đóng góp nhằm hồn thiện pháp luật về trẻ em”, </small>

<i><small>Tạp chí Khoa học pháp lý, số 04(107)/2017, tr. 77. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Thuật ngữ “trẻ em” được sử dụng trong Đạo luật này có nghĩa là người dưới 18 tuổi và trẻ em sẽ được phân loại thành các loại sau: </i>

<i>(i) Trẻ sơ sinh: Người dưới 1 tuổi; </i>

<i>(ii) Trẻ mới biết đi: Người từ 1 tuổi trở lên trước thời điểm bắt đầu học tiểu học; Và (iii) Vị thành niên: Người dưới 18 tuổi sau thời điểm bắt đầu học tiểu học.<small>2</small></i>

Với cách ghi nhận này, pháp luật Nhật Bản cũng thừa nhận trẻ em sẽ có độ tuổi dưới 18 tuổi theo như Công ước tuy nhiên, một điều đặc biệt ở đây chính là việc pháp luật Nhật Bản có sự phân biệt cho từng nhóm trẻ khác nhau theo từng nhóm tuổi.

Trong khi đó, Đạo luật Trẻ em và người trẻ (Children and Young people Act) của Úc năm 2008 định nghĩa trẻ em là người dưới 12 tuổi; còn người trẻ được ghi nhận là người có độ tuổi từ 12 tuổi trở lên nhưng chưa là người thành niên.<small>3</small> (Điều 11 và 12 của đạo luật) Nhìn chung rằng, các quốc gia trên thế giới đều có sự ghi nhận khác nhau về độ tuổi của trẻ em, sự khác biệt xuất phát từ nhiều lý do liên quan đến quan điểm lập pháp, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em. Mặc dù các độ tuổi được công bố là khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn tuân theo sự hài hịa với Cơng ước 1989, và sự nỗ lực ghi nhận cũng đã cho thấy Chính phủ các quốc gia ln dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt cho nhóm đối tượng này.

<i>Khái niệm về quyền được khai sinh </i>

Thời điểm hiện tại, quyền được khai sinh vẫn chưa có một khái niệm chính thức trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo Từ điển tiếng Việt thì khai sinh được định nghĩa là khai báo cho đứa trẻ mới sinh.<small>4</small> Dưới góc độ pháp lý, bắt đầu với Bộ luật Dân sự 2015, văn bản quy phạm pháp luật có quy mơ lớn ghi nhận “địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp

<i>nhân” (Điều 1 BLDS năm 2015), nêu rõ ở khoản 1 Điều 30 “cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh”. Cụm từ “quyền được khai sinh” được nhắc đến nhưng không phải </i>

<small>2</small><i><b><small> Nguyên văn: Article 4 </small></b></i>

<i><small>(1) The term "child" as used in this Act shall mean a person under 18 years of age, and children shall be classified into the following categories: </small></i>

<i><small>(i) Infant: Person under 1 year of age; </small></i>

<i><small>(ii) Toddler: Person of 1 year of age or more before the time of commencement of elementary school; and (iii) Juvenile: Person under 18 years of age after the time of commencement of elementary school. </small></i>

<small>3</small><i><b><small> Nguyên văn: Article 11. In this Act: child means a person who is under 12 years old. </small></b></i>

<i><b><small>Article 12. In this Act: young person means a person who is 12 years old or older, but not yet an adult. </small></b></i>

<small>4</small><i><small> Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, tr. 490. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

là định nghĩa cụ thể mà chỉ đơn thuần được ghi nhận như là một quyền liên quan đến cá nhân khi họ sinh ra.

Với Luật Hộ tịch 2014, khai sinh chỉ được nhắc đến như là một trong các sự kiện hộ tịch cần phải ghi nhận Sổ Hộ tịch<small>5</small> và Luật cũng chỉ giải thích cho thuật ngữ khá liên quan

<i>đến quyền được khai sinh là giấy khai sinh, theo đó khoản 6 Điều 4 quy định “giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh”. Tương tự ở một số văn bản pháp luật nước ngoài khác như Đạo luật về Hộ tịch </i>

của bang Georgia, Hoa Kỳ<small>6</small> thì cũng khơng có định nghĩa cho khái niệm này mà chỉ nhắc

<i>đến “khai sinh là sự kiện có ý nghĩa pháp lý mà cơ quan đăng ký hộ tịch bắt buộc phải đăng ký”.<small>7</small></i>

Sâu xa trong tiến trình phát triển của pháp luật, quyền được khai sinh ngay từ ban đầu được tồn tại dưới một khái niệm bao qt hơn đó là quyền trẻ em. Tun ngơn Geneva về quyền trẻ em năm 1924<small>8</small> đã ra đời và lần đầu tiên trong lịch sử có một văn bản đã ghi nhận về thuật ngữ “right of the Child” hay còn được hiểu là quyền của trẻ em. Điều này là một bước ngoặt to lớn, bởi lẽ tại thời điểm đó, sự phát triển dành cho trẻ em là không nhiều, chiến tranh và điều kiện kinh tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia hơn là niềm quan tâm cho một nhóm đối tượng cụ thể. Thuật ngữ này đã được sử dụng một cách rộng rãi về sau và chính thức được ghi nhận trong Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989.<small>9</small> Từ đây các quyền cho trẻ em được công nhận một cách rộng rãi ở phạm vi thế giới bao gồm các quyền tự nhiên căn bản tương tự với nhân quyền, trong đó có quyền được khai sinh.

Tóm lại, từ các diễn giải nêu trên, quyền được khai sinh trong phạm vi bài nghiên cứu này được hiểu là một bộ phận của quyền nhân thân cơ bản của mỗi người mà ở đó Nhà nước sẽ là cơ quan có thẩm quyền ghi nhận sự kiện sinh ra của một cá nhân.

<i><b>1.1.2. Đặc điểm của quyền được khai sinh </b></i>

Với khái niệm về quyền được khai sinh nêu trên, có thể rút ra một số đặc điểm của quyền này như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>Thứ nhất, quyền được khai sinh là một bộ phận của quyền trẻ em và khái quát hơn là một bộ phận của quyền con người. </i>

Như đã phân tích ở trên, xuất phát điểm của quyền được khai sinh chính là quyền con người. Nhân quyền là những quyền mang tính tự nhiên và cơ bản nhất của con người, đó là quyền được sống, quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin, quyền được hạnh phúc… đây điều là những yếu tố căn bản của mỗi người mà không ai được phép tước bỏ và xâm phạm. Quá trình phát triển của khoa học pháp lý cộng với sự hình thành của những tư tưởng tiến bộ, nhân quyền đã phát triển ra nhiều nhánh hơn và trong đó có quyền trẻ em. Sự ra đời và phát triển của trẻ em cũng chính là q trình gắn liền với sự hình thành nhân quyền lên chúng. Chúng sinh ra với quyền được khai sinh để biết được bản thân mình là ai, lớn lên một chút chúng có quyền được đi học quyền được vui chơi… và các quyền khác nữa khơng ai được phép tước bỏ. Do đó, quyền được khai sinh của trẻ em không thể tách rời mà là một bộ phận của quyền trẻ em và nhân quyền.

<i>Thứ hai, quyền được khai sinh bắt buộc phải có sự ghi nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. </i>

Điều này gần như tương tự với một số quyền dân sự khác. Quy định pháp luật cũng đặt ra sự bắt buộc với các quyền cần phải thơng qua sự ghi nhận của Cơ quan có thẩm quyền. Trước hết, sự bắt buộc ghi nhận này khơng phải mang tính chất đè nặng lên sự tự do của cá nhân mà chính vì tầm quan trọng của các quyền này mà sự ghi nhận từ Nhà nước đã trở thành hàng rào bảo vệ cho các quyền phái sinh từ nó và đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ kèm theo. Chẳng hạn, Nhà nước bảo hộ cho quan hệ hôn nhân thông qua việc vợ chồng đăng ký kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nghi thức kết hơn dân sự. Điều này cũng lặp lại tương tự với quyền được khai sinh của trẻ em, việc ghi nhận sự ra đời của đứa trẻ chính là việc nhà nước công nhận sự xuất hiện của một công dân mới hợp pháp.

<i>Thứ ba, quyền được khai sinh ghi nhận một sự kiện pháp lý quan trọng bằng việc cấp Giấy khai sinh, giấy chứng sinh. </i>

Có thể nhận định rằng, việc công dân của một quốc gia được hưởng bất kỳ quyền lợi hợp pháp nào trên đất nước của họ chính là nhờ vào các bằng chứng chứng minh quốc tịch và nguồn gốc xuất thân của người đó. Quốc tịch tồn tại như một sự gắn kết về quyền và nghĩa vụ giữa nhà nước và cơng dân đó, được ghi rõ trên từng thẻ Chứng minh thư mỗi người và sau này là thẻ Căn cước cơng dân. Đối với trẻ em, thì sự ra đời đánh dấu chúng đã có mặt trên lãnh thổ của một quốc gia được công nhận bởi Giấy khai sinh. Pháp luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

quốc tịch quy định tư cách công dân không thể tách rời tiêu chí quốc tịch. Giấy khai sinh là giấy tờ mang tính pháp lý đầu tiên ghi nhận quốc tịch của người được đăng ký khai sinh, từ đây, phát sinh mối quan hệ gắn kết giữa quyền và nghĩa vụ giữa Nhà nước và cơng dân.<small>10</small>Có thể nói đây là tờ giấy định danh đầu tiên của mỗi cá nhân khi họ chào đời và gần như đi cùng suốt cuộc đời, giấy tờ cho biết họ và tên của đứa trẻ đó, chúng được sinh ra ở đâu và thời điểm nào, bố mẹ của chúng là ai và mang quốc tịch của quốc gia nào.

<i>Thứ tư, quyền được khai sinh là quyền mang tính chất khởi phát cho các quyền nhân thân và quyền tài sản sau này. </i>

Quyền được khai sinh được ghi nhận bằng tấm Giấy khai sinh đánh dấu cho sự khởi đầu cuộc đời của mỗi cá nhân. Những đứa trẻ thời điểm khi sinh ra sẽ chưa thể hoàn thiện về sự phát triển nên phần lớn bố mẹ sẽ là những người thực hiện thay thế. Những điều này vẫn khơng thể làm mất đi những quyền vốn có kể từ khi đứa bé chào đời. Quyền được khai sinh là quyền đầu tiên để xác định tư cách công dân, cơ sở để thực hiện các quyền cơ bản khác nhau như quyền có họ tên, có quốc tịch, quyền bình đẳng.<small>11</small> Trẻ em có quyền được tiếp cận y tế, được khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, khi đến tuổi đi học, đứa trẻ sẽ được đến trường, được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu. Đây là hai trong số rất nhiều quyền trẻ em kể từ khi đứa trẻ được sinh ra, được pháp luật công nhận và không ai được phép xâm phạm đến những quyền cơ bản này. Hơn hết, khi việc khai sinh được thực hiện và Giấy khai sinh được cấp cho cá nhân, người đó sẽ được hưởng các quyền mà pháp luật cho phép, bởi lẽ hầu hết khi thực hiện quyền đều phải đặt ra các yếu tố về chủ thể quyền mà yếu tố này chỉ có thể chứng minh trên giấy tờ hợp pháp, thông qua Giấy khai sinh nếu là trẻ em hay thông qua thẻ định danh cá nhân với người trưởng thành. Có thể thấy, xuất phát từ quyền được khai sinh mà các quyền công dân khác cũng được thực thi.

<i><b>1.1.3. Cơ sở hình thành quyền được khai sinh </b></i>

<i>Cơ sở hình thành trong hệ thống pháp luật thế giới </i>

Chúng ta vẫn hay ví trẻ em như là những chủ nhân tương lai của thế giới này. Tuy nhiên, trong suốt cả chiều dài lịch sử phát triển của loài người, mãi đến những năm đầu của thế kỷ XX, thì lúc này văn kiện đầu tiên trên thế giới về quyền trẻ em mới chính thức ra đời.

<small>10</small><i><small> Phan Kim Phụng (2020), Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp về đăng ký khai sinh (từ thực tiễn một số </small></i>

<i><small>tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long), Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM, tr. 15.</small></i>

<small>11</small><i><small> Lê Thị Mận (2010), “Thách thức trong việc bảo vệ quyền được khai sinh của trẻ em”, Tọa đàm Quyền con người </small></i>

<i><small>trong pháp luật dân sự, do Khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức ngày 06/10/2010, tr. 41. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>Tuyên ngôn Geneva về quyền trẻ em năm 1924 (gọi tắt là Tuyên ngôn 1924). </i>

Sau sự kiện Chiến tranh thế giới thứ I kết thúc vào năm 1918, cả thế giới gần như suy kiệt với những hậu quả mà chiến tranh để lại. Tại chiến trường khốc liệt nhất là châu Âu, rất nhiều trẻ em là nạn nhân của cuộc chiến này đều rơi vào hồn cảnh khó khăn, bị mất người thân, mất nhà cửa, thương tích, bệnh tật… Những tổ chức cứu trợ cho trẻ em đầu tiên cũng được ra đời trong giai đoạn sau đó.

Năm 1923, bà Eglantyne Jebb - người sáng lập Quỹ cứu trợ trẻ em nước Anh năm 1919 - đã soạn thảo bản Tuyên bố “The Declaration of the Rights of the Child: tạm dịch là Tuyên ngôn về quyền trẻ em”. Bản Tuyên ngôn sau đó đã được Hội quốc liên (tiền thân của Tổ chức Liên Hợp Quốc sau này) thông qua năm 1924. Đây được xem như là một viên gạch nền móng đầu tiên cho sự ra đời của Cơng ước quốc tế về Quyền trẻ em ngày nay.

Tuyên ngôn năm 1924 đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn khi lần đầu tiên ghi nhận một cách tương đối các quyền cơ bản dành cho trẻ em, trong đó nổi bật với 5 điều:

<i>1. The child must be given the means requisite for its normal development, both materially and spiritually. (tạm dịch: Trẻ em phải được tạo điều kiện cho sự phát triển bình </i>

thường của chúng, cả về thể chất lẫn tinh thần.)

<i>2. The child that is hungry must be fed, the child that is sick must be nursed, the child that is backward must be helped, the delinquent child must be reclaimed, and the orphan and the waif must be sheltered and succoured. (tạm dịch: Trẻ em khi đói phải được ăn, khi </i>

đau bệnh phải được điều trị, khi chậm phát triển phải được giúp đỡ, trẻ em phạm lỗi phải được và trẻ em mô côi, không người thân phải được bảo vệ và giúp đỡ.)

<i>3. The child must be the first to receive relief in times of distress. (tạm dịch: Trẻ em </i>

phải được nhận sự cứu trợ đầu tiên trong lúc khó khăn.)

<i>4. The child must be put in a position to earn a livelihood, and must be protected against every form of exploitation. (tạm dịch: Trẻ em phải được đặt ở vị trí để kiếm sống </i>

và phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột.)

<i>5. The child must be brought up in the consciousness that its talents must be devoted to the service of its fellow men. (tạm dịch: Trẻ em phải được nuôi dưỡng trong tinh thần </i>

những tài năng của chúng phải được cống hiến cho nhân loại.)<small>12</small>

<small>12 Eglantyne Jebb, Founder of Save The Children, [fun/story-time-with-cambridge-characters/eglantyne-jebb-founder-of-save-the-children/] (truy cập lần cuối ngày 15/8/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

với bản Tuyên ngôn năm 1924, cũng là lần đầu tiên thuật ngữ “right of children: quyền trẻ em” được sử dụng một cách chính thức. Điều này đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt trong cách nhìn nhận của thế giới về trẻ em, trẻ em cũng là một đối tượng hưởng quyền, bởi lẽ từ khi sinh ra chúng vẫn là con người và hoàn toàn được hưởng những quyền lợi cơ bản. Trẻ em không là những “tài sản riêng” hay bất kỳ một sự phụ thuộc nào mà là một chủ thể tồn tại độc lập trong các quan hệ xã hội. Với thuật ngữ “quyền trẻ em”, trẻ em sẽ là chủ thể của quyền lợi, do đó các mọi hành vi tác động đến trẻ em thì nó sẽ đi kèm với nghĩa vụ và trách nhiệm, chứ không đơn thuần là hành động vì tình thương hay đạo đức.

Khi nhìn nhận một cách khách quan về Tuyên ngôn năm 1924, các nội dung, phạm vi của Tuyên ngơn vẫn cịn khá hạn chế và chưa thể áp dụng triệt để cho mọi đối tượng. Tuyên ngôn chỉ dừng lại ở mức khái quát chung cho những gì trẻ em được hưởng và chưa thể đề cập đến từng quyền cụ thể của trẻ em như: quyền sống, quyền khai sinh, quyền có quốc tịch, quyền có họ tên… như các văn bản pháp luật sau này. Tuy nhiên, suy cho cùng thì đây cũng là một dấu mốc sự kiện đáng tự hào.

<i>Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1959 (gọi tắt là Tuyên bố năm 1959). </i>

Tiếp tục kế thừa từ văn kiện đầu tiên về quyền trẻ em - bản Tuyên ngôn năm 1924 - trải qua một thời gian với nhiều biến động của lịch sử, Liên Hợp Quốc đã chính thức thơng qua Tun bố về quyền trẻ em vào ngày 20/11/1959.

Đây cũng là lần đầu tiên Liên Hợp Quốc với vai trò là một tổ chức liên chính phủ được thành lập đại diện cho cộng đồng quốc tế đã cho ra đời bản Tuyên bố mang tính đầy đủ và chuẩn mực hơn so với các văn bản trước đó. Với Tuyên bố 1959, với bố cục gồm lời nói đầu và 10 nguyên tắc, đại diện các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã cùng nhấn mạnh tính thiết thực cho bản tuyên ngôn ở phần mở đầu rằng:

<i>Trẻ em, do chưa trưởng thành về tinh thần và thể lực cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về pháp lý thích hợp, trước cũng như sau khi sinh. [...] </i>

<i>Lồi người có trách nhiệm trao cho trẻ điều tốt đẹp nhất.<small>13</small></i>

Thực sự, khi trẻ em chào đời là một thực thể vô cùng yếu ớt chưa thể nào đối mặt với môi trường và mọi thứ xung quanh. Khơng như các lồi động vật khác, con non vừa sinh ra hoàn toàn có thể tự đứng dậy, tập đi, tập chạy… như cái bản năng vốn có được di truyền của chúng. Tuy nhiên với con người, mỗi đứa trẻ cần mất một khoảng thời gian dài để có

<small>13 Lời nói đầu Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1959. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

thể học nói và tự đứng lên bằng đơi chân của mình. Chính vì thế mà Liên Hợp Quốc đã xem trẻ em là đối tượng đặc biệt hàng đầu hưởng các quyền lợi được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Các nguyên tắc trong Tuyên bố năm 1959 được xây dựng đồng bộ và trải dài trên hầu hết các quyền lợi cơ bản dành cho trẻ em, so với bản Tuyên ngôn năm 1924 thì bản Tun bố này đã có rất nhiều những bước cải tiến mới cả về nội dung, phạm vi và trình độ lập pháp.

Xét về phạm vi áp dụng, Tuyên bố năm 1959 đã nêu rõ phạm vi áp dụng các nguyên

<i>tắc dành cho trẻ em, điều này được ghi nhận ngay từ nguyên tắc 1 của Tun bố: “Tất cả trẻ em, khơng có ngoại lệ nào, đều được hưởng những quyền này, khơng có sự phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, chính kiến, quốc tịch hoặc thành phần xã hội, tài sản, nơi sinh hoặc các tình trạng khác dù của trẻ hay gia đình trẻ.” Với nguyên tắc </i>

này, mức độ áp dụng gần như không bị giới hạn cho bất kỳ cá thể trẻ em nào. Tất cả trẻ em sẽ không bị phân biệt đối xử và sẽ được hưởng quyền một cách bình đẳng với nhau từ khi sinh ra.

Xét về nội dung, khơng cịn sự khái qt chung chung như của Tuyên ngôn năm 1924, sang đến Tuyên bố năm 1959 các quy định về quyền trẻ em được nêu cụ thể hơn, chẳng hạn như: quyền được chăm sóc đặc biệt, quyền được hưởng đầy đủ các dịch vụ y tế, nhà ở, quyền được hưởng giáo dục miễn phí… Và một trong 10 nguyên tắc có liên quan mật thiết

<i>đến nội dung bài, đó là Nguyên tắc 3: “Trẻ em khi sinh ra có quyền được khai sinh và có quốc tịch.” Việc quy định các quyền trẻ em một cách cụ thể sẽ cho thấy được rằng, bản </i>

chất đây là những quyền cơ bản của con người, và trẻ em từ khi sinh ra là một con người nên vẫn là những đối tượng được hưởng các quyền trên.

Việc Liên Hợp Quốc ghi nhận bằng một nguyên tắc riêng, có thể thấy được rằng tầm quan trọng của việc khai sinh cho trẻ em to lớn như thế nào. Việc khai sinh là trách nhiệm của các bậc làm cha, mẹ và những người xung quanh trong quá trình chứng minh cho sự ra đời của đứa bé là công dân hợp pháp của một quốc gia. Tuy nhiên, về mặt hạn chế của nó vẫn đơn thuần là một tuyên bố của Liên Hợp Quốc, không tồn tại như một văn bản pháp luật có giá trị bắt buộc và chỉ có giá trị về mặt chính trị và đạo đức đối với các quốc gia thành viên.

Nhìn chung, với Tuyên bố 1959, quyền trẻ em đã được công nhận một cách tương đối đầy đủ hơn so với các thời điểm trước đó, phạm vi và nội dung đã được mở rộng và làm sáng tỏ cụ thể từng quyền cụ thể. Tuyên bố này là một bước tiến cho sự hình thành nên bản Công ước quyền trẻ em sau này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989 (gọi tắt là Công ước năm 1989). </i>

Ngày 20/11/1989, một sự kiện mang tính lịch sử từ các nhà lãnh đạo trên thế giới khi Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em chính thức được thông qua. Công ước về quyền trẻ em (Convention on the Rights of the Child - CRC) được xem như là bộ luật quốc tế dành riêng cho trẻ em trên tồn thế giới.

Một năm sau đó, Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á tiến hành phê chuẩn Cơng ước này. Tính đến thời điểm năm 2019, đã có 196 quốc gia tham gia ký kết vào Công ước, được xem là Công ước về con người được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử. Phát huy và tiếp tục kế thừa các nội dung về quyền trẻ em đã được thông qua trước đây, Công ước 1989 đã đề cập một loạt các quyền dành cho trẻ em theo hướng tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Công ước năm 1989 với bố cục gồm lời nói đầu và 54 Điều được chia làm 3 phần. Từ phần lời nói đầu, Cơng ước một lần nữa nhắc lại lý do vì sao trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt.

<i>Nhắc lại rằng, trong Tun ngơn Tồn thế giới về Quyền con người, Liên Hợp Quốc đã công bố rằng, trẻ em có quyền được hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt. </i>

<i>Tin tưởng rằng, gia đình, với ý nghĩa là tế bào xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, cần được sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng. </i>

<i>Thừa nhận rằng, để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong mơi trường gia đình, trong bầu khơng khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông. </i>

<i>[…] </i>

<i>Ghi nhớ rằng, như đã chỉ ra trong Tuyên bố về quyền trẻ em, “trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”.<small>14</small></i>

Với Công ước 1989, rất nhiều thay đổi đã được cập nhật kịp thời so với các văn bản trước đó. Cơng ước cũng đã thêm vào quy định về phạm vi độ tuổi của trẻ em, bổ sung cho sự thiếu sót của bản Tuyên bố 1959. Các quyền của trẻ em được ghi nhận một cách đầy đủ trên mọi phương diện, các quy định được ban hành với vai trò là các điều luật mang giá trị

<small>14 Lời nói đầu Cơng ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

pháp lý, tuy nhiên một số quy định vẫn được để ngỏ để các quốc gia có thể xem xét tình hình nước nhà và áp dụng cho phù hợp. Chẳng hạn khoản 1 Điều 26 của Công ước ghi nhận

<i>về quyền được hưởng an sinh xã hội: “Các Quốc gia thành viên thừa nhận mọi trẻ em đều có quyền hưởng an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội, và phải thi hành những biện pháp cần thiết để thực hiện đầy đủ quyền này phù hợp với pháp luật nước mình.” Có thể thấy </i>

rằng, mỗi quốc gia sẽ có chế độ quản lý và quy định pháp luật dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, nên các quy định của Công ước sẽ khơng hồn tồn mang tính bắt buộc về phương pháp thực hiện, chỉ có vai trị là nền tảng để các nước xây dựng và bổ sung cho hệ thống quy định pháp luật của quốc gia.

Đối với nội dung về quyền được khai sinh của trẻ em mà tác giả đang hướng đến, Công ước năm 1989 đã ghi nhận quy định này một cách đầy đủ, mở rộng hơn so với Tuyên

<i>bố năm 1959. Tại khoản 1 Điều 7 Công ước 1989 quy định: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời…” Quy định này đã có nhiều bước thay đổi tích cực khi liên kết các nội dung liên quan </i>

bao gồm quyền được khai sinh, quyền có họ tên và quyền có quốc tịch. Công ước 1989 đã nhấn mạnh quyền khai sinh cho trẻ em khi quy định trẻ em phải được khai sinh ngay lập tức sau khi chào đời, kéo theo đó là sự cơng nhận một cách hợp pháp trẻ em là công dân của một quốc gia với quyền có họ tên và có quốc tịch.

Nói một cách khái quát, cơ sở hình thành của khái niệm quyền khai sinh cho trẻ em bắt nguồn từ q trình cụ thể hóa các quyền nhân thân cơ bản của con người. Quyền được khai sinh gần như không thể thiếu dành cho đối tượng là trẻ em. Từ những bản tuyên bố đầu tiên dành riêng cho trẻ em đến Công ước chung được các quốc gia hưởng ứng và thừa nhận, đó là những giai đoạn phát triển không ngừng nghỉ trong các quy định pháp luật về nhân quyền. Công ước năm 1989 ra đời là cột mốc quan trọng cho thấy rằng quyền của trẻ em nói chung hay quyền được khai sinh nói riêng khơng chỉ là một cách nói chung, mà đã được quốc tế cơng nhận bằng một văn bản chính thức, đây là điều kiện thúc đẩy cho các quốc gia bắt đầu ghi nhận quyền vào hệ thống pháp luật của nước mình.

<i>Cơ sở hình thành trong pháp luật Việt Nam Thời kỳ các nhà nước phong kiến </i>

Trong suốt hàng nghìn năm chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các nhà nước quân chủ chuyên chế vẫn ln nhận thức được rõ ràng vai trị của luật pháp để cai trị đất nước. Pháp luật thời kỳ phong kiến vẫn còn mang nặng nhiều sự bất bình đẳng và chịu ảnh hưởng lớn từ hệ tư tưởng từ tôn giáo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Thời kỳ phong kiến có tục lệ đóng thuế đinh (hay thuế thân), một loại thuế trực thu liên quan đến người nam giới trong gia đình, khi đến một độ tuổi nhất định thì bắt buộc phải nộp thuế thân hằng năm. Các quy định về dân số, hộ tịch hộ khẩu đã có từ thời nhà Lý, ở nước ta đã có tục lệ mỗi năm thực hiện khai hộ số (hay còn gọi là đơn số), tiếp đó đến nhà Trần, mỗi năm lại sửa hộ tịch. Thời kỳ nước ta bị nhà Minh đô hộ, các quy định về hộ tịch cũng bị ảnh hưởng theo lệ của Trung Quốc, người dân bình thường đều có một cái thẻ ghi tên, tuổi, hương quán, cũng giống như thẻ căn cước công dân ngày nay.<small>15</small>

Vào thế kỷ XV, dưới thời vua Lê Thánh Tông năm 1483, Quốc triều hình luật (hay cịn gọi là Bộ luật Hồng Đức) đã được ban hành. Đây là bộ luật cổ quan trọng trong tiến trình lịch sử của nước ta, được các nhà phê bình đánh giá là văn bản có giá trị vơ cùng đặc biệt có giá trị đến tận sau này. Bộ luật Hồng Đức có 722 điều, được chia thành 12 chương, 6 quyển, được áp dụng điều chỉnh cho phần lớn các quan hệ xã hội thời bấy giờ như dân sự, hình sự, hơn nhân gia đình, đất đai, tố tụng…

Liên quan đến quy định về hộ tịch, các tài liệu có ghi nhận lại rằng, năm Hồng Đức thứ nhất (1470) cứ ba năm sửa lại hộ tịch một lần, gọi là tiểu điển, sáu năm sửa lại một lần, gọi là đại điển.<small>16</small>

Quy định về quyền trẻ em hay cụ thể là quyền khai sinh cho cá nhân vẫn chưa được ghi nhận rõ ràng và riêng biệt. Pháp luật thời Lê không yêu cầu việc thực hiện làm giấy khai sinh cho cá nhân như các quy định ở thời điểm hiện tại, vấn đề điều tra dân số sẽ phụ thuộc vào sổ hộ khẩu gia đình. Cụ thể Điều 285 Bộ luật Hồng Đức có ghi rằng:

<i>“Các xã quan làm sổ hộ khẩu mà khai bỏ sót số dân đinh thì từ một người trở lên xử tội biếm; 6 người trở lên xử tội đồ; 15 người trở lên xử tội lưu; 20 người trở lên thì xử tội lưu đi châu xa là cùng. Những dân đinh sót lậu từ 15 tuổi trở lên, thì bắt làm lính ở bản phủ, và truy thu tiền khóa dịch nộp vào kho; người chứa chấp phải chịu một nửa tiền khóa dịch…” </i>

Với quy định trên, có thể thấy rằng, quy định liên quan đến hộ tịch được nhà nước quản lý khá chặt chẽ, việc làm sổ hộ khẩu được giao cho người đứng đầu địa phương và hơn hết là các gia đình đều phải thực hiện khai hộ khẩu cho tất cả thành viên. Do đó, khi gia đình có trẻ em ra đời thì đều phải thực hiện khai hộ khẩu cho thành viên mới. Điều này cũng gần tương tự đối với quyền được đăng ký khai sinh của trẻ em ngày nay. Một điều dễ nhận thấy, đó là thời điểm lúc bấy giờ, trình độ, kỹ thuật lập pháp của thời Lê còn chưa cao

<small>15</small><i><small> Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Hội nhà văn, tr. 94. </small></i>

<small>16</small><i><small> Đào Duy Anh, tlđd (15), tr. 94. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

bởi lẽ các điều luật vẫn chủ yếu ở dạng liệt kê, khơng có sự bao qt, càng khơng có sự rạch rịi giữa các quan hệ dân sự và hình sự (xu hướng hình sự hóa các quan hệ pháp luật còn tồn tại đậm nét), các quyền nhân thân trong đó có quyền khai sinh vẫn chưa được tiếp cận. Giai đoạn này, các quyền dành cho trẻ em không được ghi nhận nhiều và cũng không tồn tại các khái niệm cho từng quyền cụ thể.

Tuy nhiên, phải nói rằng việc quy định chặt chẽ về dân số dưới quy định của Bộ luật Hồng Đức càng giúp cho nhà nước nắm bắt được tình hình người dân ở địa phương, từ đó gia cấp thống trị sẽ kiểm soát được các vấn đề xã hội, dễ dàng chiêu mộ hay triệu tập binh lính hay đất nước xảy ra chiến tranh.

<i>Thời kỳ đất nước kháng chiến (giai đoạn 1945-1975) </i>

Cách mạng Tháng Tám thành cơng năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cùng với sự hình thành của bộ máy nhà nước mới, các quy định liên quan đến hộ tịch trong đó có quyền được khai sinh vẫn được nhà nước và Chính phủ lâm thời quan tâm và tiếp tục thực hiện. Theo tinh thần Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thể lệ đăng ký hộ tịch đã được quy định trong Bộ Dân luật giản yếu được áp dụng ở Nam kỳ, Hoàng Việt hộ luật được áp dụng ở Trung kỳ và Dân luật Bắc kỳ tiếp tục được áp dụng ở Việt Nam.<small>17</small>

Thời điểm lúc bấy giờ, chúng ta lần lượt có các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, đều được xem là những nền móng đầu tiên bắt đầu ghi nhận các quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, các quy định lại không nhiều, việc phân chia các nhóm đối tượng vẫn chưa được thực hiện và chưa thể bao quát toàn bộ mọi khía cạnh.

Giai đoạn này, đất nước vẫn cịn trong khó khăn, việc kháng chiến bảo vệ đất nước vẫn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nước ta vẫn chưa thể ban hành một Bộ luật Dân sự đầy đủ và hoàn chỉnh để điều chỉnh cho các vấn đề xã hội, nhiều quy định và những quyền cơ bản nói chung hay quyền được khai sinh nói riêng chưa được hệ thống hóa. Quy định về đăng ký khai sinh được ghi lại một cách ngắn gọn tại Điều 9 Nghị định số 764-TTg ngày 08/5/1956 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về bản Điều lệ đăng ký hộ tịch “Khi có việc sinh, phải đến khai với Uỷ ban hành chính sở tại trong hạn ba mươi ngày.”

Có thể thấy rằng, các quy định dành riêng cho trẻ em hay việc khai sinh trong hoàn cảnh đất nước bấy giờ vẫn chưa được xem là một quyền cơ bản của cá nhân. Nhưng chúng

<small>17 Tờ trình số 125/TTr-CP về dự án Luật Hộ tịch của Chính phủ ngày 10/5/2014. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

ta không phủ nhận sự nỗ lực của bộ máy nhà nước thời điểm đó trong việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống pháp luật nước nhà.

<i>Thời kỳ đất nước thống nhất (giai đoạn sau năm 1975) </i>

Cuộc trường kỳ kháng chiến đã qua, nước ta thống nhất hai miền Nam Bắc, công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước đã được triển khai. Một trong những cột mốc quan trọng đó là sự ra đời lần lượt của các bản Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và hiện tại là Hiến pháp năm 2013 là các bản Hiến pháp ra đời khi đất nước đã giành được độc lập. Các bản Hiến pháp tiếp tục được hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều vấn đề khía cạnh khác, các quy định đã tiếp cận tồn diện khơng cịn là những quy định đơn lẻ rời rạc. Hiến pháp năm

<i>2013 đã thừa nhận rằng “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em trẻ.”</i><small>18</small> Quy định này năm trong chương II của Hiến pháp, nhằm khẳng định một điều rằng trẻ em cũng là công dân của xã hội.

Bộ luật Dân sự 1995 ra đời đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình lập pháp,

<i>tại khoản 1 Điều 55 Bộ luật Dân sự 1995 quy định: “Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh khơng phân biệt sinh trong giá thú hoặc ngoài giá thú.” Đây cũng là lần </i>

đầu tiên Việt Nam có được Bộ luật riêng điều chỉnh cho các quan hệ dân sự, và cũng lần đầu tiên thuật ngữ “quyền được khai sinh” chính thức được ghi nhận. Trên cơ sở của Công ước 1989 mà Việt Nam đã ký kết, việc ghi nhận quyền được khai sinh chính là bước ngoặt giúp cho pháp luật nước ta có thêm quy định để điều chỉnh dành cho đối tượng dễ bị tổn thương như là trẻ em.

Tiếp đến là Bộ luật Dân sự 2005 và hiện tại là Bộ luật Dân sự 2015, quyền được khai sinh một lần nữa được tiếp tục ghi nhận như một quy định không thể thiếu và mang nhiều

<i>sự đổi mới. Điều 29 Bộ luật Dân sự 2005: “Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh”, </i>

có thể thấy rằng, quy định này tại Điều 29 đã ngắn gọn hơn rất nhiều so với Bộ luật Dân sự 1995, đồng thời ở Bộ luật 2005, quyền được khai sinh được đưa vào nhóm quyền nhân thân thuộc Chương “Cá nhân” như một khẳng định rằng, quyền được khai sinh là một quyền không thể tách rời của cá nhân. Đến Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015, vẫn là nhóm quyền nhân thân và được xếp vào Chương “Cá nhân”, tuy nhiên phần tên điều luật lại có sự thay đổi, quy định tại Điều 30 đã gộp hai quyền “Quyền được khai sinh, khai tử” theo xu hướng tinh giản số quy định luật. Phần nội dung tại khoản 1 Điều 30 không khác với các quy định trước

<small>18 Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

đó, nhưng ở khoản 3 đã mở rộng phạm vi quy định dành cho trẻ em sinh ra nhưng thời gian sống dưới hai mươi tư giờ.

Nhìn chung, quá trình hình thành quyền được khai sinh trong pháp luật Việt Nam là sự nội luật hóa nội dung của Cơng ước năm 1989 mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1990. Theo đó, q trình phát triển quyền là sự thừa nhận và ghi nhận vào Hiến pháp quốc gia qua các năm, trên cơ sở quy định từ đạo luật lớn và quan trọng nhất, quyền được khai sinh đã được ra đời trong các quy định về dân sự, cụ thể là nhóm các quyền về nhân thân, thơng qua sự kế thừa và phát triển của các Bộ luật Dân sự. Nỗ lực cụ thể hóa các quy định quyền được khai sinh đã và đang từng bước thực hiện khi các văn bản luật liên quan lần lượt hình thành và trở thành nguồn điều chỉnh quan trọng cho chính những trách nhiệm mà nó đang mang như Luật Hộ tịch 2014; Luật Trẻ em 2016.

<b>1.2. Quy định pháp luật về quyền được khai sinh của trẻ em và thủ tục thực hiện quyền được khai sinh của trẻ em </b>

Như đã trình bày ở phía trên, quyền khai sinh của trẻ em là một trong những quyền cơ bản về nhân thân, là quyền đầu tiên khi đứa bé chào đời. Từ đó, quyền được khai sinh sẽ là sự khởi đầu cho tất cả các quyền và lợi ích sau này.

Quyền khai sinh của trẻ em lần đầu tiên được ghi nhận trong một văn bản chính thức là “Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em” đã được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua

<i>ngày 20/11/1989. Tại khoản 1 Điều 7 Công ước 1989 đã nêu rõ “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc.” Quy định này như một sự khẳng định về tầm quan trọng của quyền khai sinh dành </i>

cho trẻ em khi sinh ra, cũng như là sự nhấn mạnh một trong các quyền cơ bản của trẻ em được thế giới công nhận. Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở khu vực Châu Á gia nhập vào Công ước này vào năm 1990.

<i><b>1.2.1. Quy định pháp luật về quyền được khai sinh của trẻ em </b></i>

Cho đến nay hơn 30 năm kể từ khi gia nhập, quy định về quyền khai sinh đã được nội hóa và đã xuất hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Quyền được khai sinh của cá nhân đã được quy định từ thời điểm Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời, trải qua hơn 20 năm với nhiều sự thay đổi, hiện tại Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tiến hành gộp chung Điều 29 và Điều 30 của Bộ luật Dân sự 2005 thành Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ

<i>thể khoản 1 Điều 30 ghi nhận: “Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.” </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>Bên cạnh đó, “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch” đây là một trong các </i>

quyền cơ bản dành cho trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004. Trong hơn 10 năm thi hành sứ mệnh, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 đã dần cho thấy những hạn chế nhất định. Thời điểm hiện tại luật này đã hết hiệu lực hoàn toàn và được thay thế bởi sự ra đời của Luật Trẻ em 2016. Trên cơ sở Hiến pháp 2013 và Công ước 1989 về quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 đã ghi nhận cho hơn 25 nhóm quyền phù hợp với nội dung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công

<i>dân. Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung 2018) ghi nhận rõ tại Điều 13: “Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.” </i>

Trước hết, phải khẳng định lại rằng, đây là một “quyền” tức là sự xuất hiện của nó song hành với quá trình sinh ra và lớn lên của một con người. Quyền được khai sinh được đặt ở một vị trí khá quan trọng so với các quyền khác, chỉ xếp sau quyền sống (Điều 12) trong tổng số 25 nhóm quyền. Nhận thấy một điều rằng, Luật Trẻ em 2016 đã kế thừa và tiếp nối các quy định cơ bản của quyền trẻ em trong đó có quyền khai sinh. Trên cơ sở những quy định đặc trưng cơ bản để bảo vệ cho đối tượng đặc biệt, Luật Trẻ em 2016 đã khái quát một cách đầy đủ và toàn diện những quyền lợi dành cho trẻ em. Đối với quyền khai sinh của Luật Trẻ em 2016, quy định tại Điều 13 đã khắc họa rất cụ thể quyền khai sinh là một quyền cơ bản không thể tách rời đối với con người, đặc biệt là đối với trẻ em. Với pháp luật Việt Nam, quy định về quyền khai sinh là một sự bắt buộc với tất cả cá nhân và trẻ em được sinh ra và sống được từ hai mươi tư giờ trở lên.

So với khoản 1 Điều 7 của Cơng ước quyền trẻ em thì các quy định pháp luật tại Việt Nam về quyền được khai sinh vẫn được giữ khá tương đồng và mang đúng tinh thần mà Công ước đã truyền tải. Tuy nhiên với quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 có phần khác biệt so với khoản 1 Điều 7 của Công ước. Quy định này đề cập đến đối tượng được hưởng quyền được khai sinh từ khi sinh ra đó là “cá nhân”, khơng phải là “trẻ em”. Để lý giải cho sự khác biệt này, chúng ta có thể thấy:

<i>Thứ nhất, so với cụm từ “trẻ em” thì “cá nhân” mang hàm ý rộng hơn và bao quát cho </i>

nhiều đối tượng hơn, việc sử dụng từ ngữ “cá nhân” là hoàn toàn hợp lý vì bao hàm trong đó có cả trẻ em, nhằm mục đích mở rộng phạm vi quyền với những đối tượng khác.

<i>Thứ hai, quyền khai sinh là quyền cơ bản với mỗi con người, nếu như chúng ta ghi </i>

nhận chủ thể hưởng quyền là “trẻ em” thì vơ hình trung, các đối tượng là cá nhân khơng là trẻ em nhưng lại không được khai sinh từ khi sinh ra sẽ không được hưởng quyền. Cho nên

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

đối với các cá nhân không được khai sinh, hay trẻ em không được thực hiện khai sinh đúng hạn…thì họ vẫn được hưởng quyền khai sinh theo quy định của pháp luật, đây chính là biểu hiện cho yếu tố bình đẳng pháp luật. Do đó, với quy định này, chúng ta có thể hiểu rằng việc hưởng quyền khai sinh là dành cho tất cả mọi người từ khi sinh ra.

Một điều vô cùng đặc biệt liên quan đến quyền được khai sinh, đó là mặc dù quyền khai sinh cũng là một quyền nhân thân xuyên suốt cuộc đời con người nhưng khác với các quyền nhân thân khác, các quyền về nhân thân có thể được thực hiện bởi chính cá nhân đó khi đủ điều kiện theo quy định hoặc thông qua người đại diện hay người giám hộ, quyền khai sinh của cá nhân luôn được thực hiện qua một cá nhân khác mà khơng phải do chính cá nhân mang quyền.<small>19</small> Một đứa trẻ khi sinh ra thì chúng khơng thể tự mình khai sinh mà phải thông qua cha mẹ, người thân hay những người khác đủ điều kiện thực hiện.

Điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với các giai đoạn trước, đó là bổ sung về

<i>điều kiện để thực hiện thủ tục được khai sinh. Cụ thể điểm mới tại khoản 3 Điều 30: “Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.” </i>

Quy định về quyền khai sinh trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã hồn thiện hơn các văn bản trước đó rất nhiều, việc mở rộng quy định ở khoản 3 Điều 30 cho thấy pháp luật đã dành một sự lưu ý đáng kể đến thời gian sống của một đứa trẻ để làm căn cứ cho việc thực hiện thủ tục khai sinh. Quy định cũng như là một sự an ủi cho những đứa trẻ không may mắn được đến thế giới này và cũng thể hiện một xu hướng hệ thống hóa các quy định pháp luật khi gộp các quy định có phần tương đồng lại với nhau, nhằm hướng đến việc giảm bớt số lượng điều luật, tránh việc gia tăng số lượng điều luật một cách không cần thiết.<small>20</small>

Tương tự với pháp luật Việt Nam, các quốc gia khác trên thế giới cũng ghi nhận quyền khai sinh như một quyền không thể thiếu đối với con người trong các văn bản pháp luật. Tìm hiểu các quy định liên quan ở một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy, với mỗi quốc gia khác nhau thì quy định liên quan đến quyền được khai sinh cũng sẽ có phần khác biệt.

<i>Tại Đài Loan: </i>

<small>19</small><i><small> Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hịa xã hội </small></i>

<i><small>chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Cơng an nhân dân, tr. 82. </small></i>

<small>20</small><i><small> Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ, tlđd (19), tr. 83. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Theo khoản 1 Điều 4<small>21</small> của Đạo luật đăng ký hộ tịch 2015<small>22</small> đã ghi nhận rõ việc đăng ký sinh là một trong số các nghĩa vụ quan trọng của tư cách cá nhân.

Cũng tại Điều 6<small>23</small> quy định bất kỳ công dân nào dưới 12 tuổi sinh ra ở Trung Hoa Dân Quốc, bắt buộc phải thực hiện đăng ký khai sinh; quy định này được áp dụng tương tự cho trẻ em vô gia cư hoặc bị khiếm khuyết năng lực hành vi dân sự chưa nộp đơn xin hộ khẩu. Với quy định này, Đài Loan cũng như Việt Nam đều thể hiện chung quan điểm rằng, quyền được khai sinh là tất yếu quan trọng với mỗi trẻ em, dù cho chúng có ở bất kỳ hồn cảnh nào thì trẻ em vẫn được hưởng đầy đủ các quyền quan trọng. Theo đó, quy định không đặt ra sự loại trừ cho trường hợp khai sinh nào, dù là trẻ vô gia cư, không xác định được cha mẹ người thân, kể cả trẻ bị khiếm khuyết thì vẫn được đối xử bình đẳng như nhau. Quy định tại Việt Nam từ sử dụng từ “cá nhân” để quy định cũng là một dấu hiệu cho thấy pháp luật chúng ta hồn tồn khơng tạo ra những rào cản pháp lý để công dân thực hiện quyền hợp pháp của mình.

<i>Tại bang Canberra, Cộng hòa Liên bang Úc </i>

Khoản 1 Điều 5 của Đạo luật đăng ký khai sinh, khai tử và kết hôn năm 1997<small>24</small> có ghi nhận nếu một đứa trẻ được sinh ra trong đạo luật này, những người có trách nhiệm phải đến Cơ quan đăng ký để thông báo về việc khai sinh theo quy định.

Bên cạnh đó, việc thông báo khai sinh cũng phải tuân theo khoản 2 Điều 5<small>25</small> như sau: (a) bao gồm các chi tiết theo quy định và kèm theo đó là các giấy tờ chứng minh được cấp bởi bác sĩ có liên quan;

(b) các thông tin và giấy tờ được đưa đến cơ quan đăng ký trong vòng 07 ngày sau sinh đối với trẻ em sinh ra còn sống hoặc 48 giờ sau khi sinh đối với trường hợp thai chết trong bụng mẹ.

<small>21</small><i><b><small>Article 4: Household registration as used herein shall mean the following registrations: Registrations of personal </small></b></i>

<i><small>status: (1) Birth Registration </small></i>

<small>22 Household Registration Act 2015. </small>

<small>23</small><i><b><small> Nguyên văn: Article 6. Any nationals under 12 years of age born in the ROC, shall be subject to Birth Registration; </small></b></i>

<i><small>the same applies to abandoned or helpless children who have not yet applied for household registration. </small></i>

<small>24 Births, Deaths and Marriages Registration Act 1997 25</small><i><b><small> Nguyên văn: Article 5. Notification of births </small></b></i>

<i><small>If a child is born in the ACT, the responsible person must give the registrar-general written notice of the birth in accordance with subsection (2). </small></i>

<i><small>(2) The notice must— </small></i>

<i><small>(a) include the particulars prescribed by regulation and be accompanied by any certificate required to be given to or by the relevant doctor under subsection (4); and </small></i>

<i><small>(b) be given to the registrar-general within— </small></i>

<i><small>(i) for a child born alive—7 days after the day of the birth; or (ii) for a stillbirth—48 hours after the birth. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>Tại bang Georgia, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ </i>

Tại Điều 20 Đạo luật hộ tịch 2012<small>26</small> đã khẳng định khai sinh là minh chứng có ý nghĩa pháp lý thuộc đối tượng đăng ký bắt buộc của cơ quan đăng ký hộ tịch.<small>27</small>

Đồng thời đó là giấy tờ chứng minh để thực hiện đăng ký khai sinh tại khoản 1 Điều 21 quy định:

a) Giấy khai sinh y tế.

b) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc xác định một tình tiết có ý nghĩa pháp lý liên quan đến việc một người sinh ra vào thời điểm và trong những trường hợp nhất định.

c) giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của nước kia cấp trên cơ sở pháp luật của nước đó.

Đối với các quy định từ các quốc gia có hệ thống pháp luật liên bang như Hoa Kỳ và Úc, mặc dù có sự khác biệt trong cách kỹ thuật lập pháp nhưng chung quy lại các quy định này hồn tồn khơng đi ngược lại với tinh thần chung của Công ước 1989. Cả hai quy định trên đều thừa nhận một cách cụ thể ý nghĩa và tầm quan trọng của quyền được khai sinh cho trẻ em “là minh chứng có ý nghĩa pháp lý bắt buộc”. Đi cùng với quy định về khai sinh, các đạo luật cũng liệt kê ngay sau đó là các giấy tờ cần thiết khi công dân tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh.

Tổng quan chung khi liên hệ với các quy định của pháp luật nước ngoài, các quy định về quyền được khai sinh từ pháp luật các nước đều dựa trên tinh thần của Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền 1948 và Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989. Các quốc gia đều thừa nhận rằng quyền được khai sinh là một quyền nhân thân cơ bản của mỗi người ngay từ khi sinh ra.

Một điều khá đặc biệt ở một số quốc gia và kể cả Việt Nam liên quan đến quy định này, đó là việc khơng ghi nhận cụ thể trẻ em là đối tượng duy nhất được hưởng quyền khai sinh. Mặc dù Công ước năm 1989 của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã ghi nhận “trẻ em

<small>26 Law of Georgia on Civil Status Acts 2012 </small>

<small>27</small><i><b><small> Nguyên văn: Article 21. Documents evidencing birth </small></b></i>

<i><small>1. For birth registration, the following shall be the documents evidencing birth: a) medical certificate of birth </small></i>

<i><small>b) decision of an authorised body on ascertaining a fact of legal significance regarding a person’s birth at certain time and in certain circumstances </small></i>

<i><small>c) document of birth issued by an authorised body of the other country based on legislation of the same country. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra…” Tuy nhiên với một số quy định thì đối tượng hưởng quyền lại không chỉ là riêng trẻ em mà dành cho mọi cá nhân.

Có thể thấy hầu hết các quốc gia khi quy định về quyền khai sinh sử dụng từ “every person: mỗi người”, “a natural person: cá nhân”, “citizens: công dân”...hay từ “cá nhân” theo pháp luật Việt Nam, điều này đã góp phần nhấn mạnh về tầm quan trọng của quyền khai sinh được áp dụng với tất cả mọi người, nó là một quyền hoàn toàn tự nhiên khi con người sinh ra chứ không là quyền phái sinh xuất hiện sau bất kỳ một quyền nào khác, đồng thời với cách quy định như thế cũng cho thấy được rằng quyền khai sinh có thể thực hiện kể cả khi cá nhân người đó khơng là trẻ em trong một số trường hợp đặc biệt.

Dù hệ thống pháp luật của mỗi vùng miền, mỗi châu lục có sự khác biệt nhất định, tuy nhiên, đều ghi nhận việc khai sinh dành cho mỗi cá nhân đều phải được đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc khai sinh chính là hình thức pháp lý để ghi nhận sự ra đời của một công dân hợp pháp nơi đất nước của họ, chính vì thế mà các quy định về đăng ký khai sinh được các nước quy định khá rõ ràng. Các quy định đều hướng đến đề cập các vấn đề về điều kiện để thực hiện khai sinh cho cá nhân hưởng quyền bao gồm: độ tuổi khai sinh (như pháp luật Đài Loan), các giấy tờ thủ tục cần thiết (pháp luật bang Georgia, Hoa Kỳ và bang Canberra, Úc) và quy định về thời gian sống của trẻ em khi sinh ra (pháp luật bang Canberra, Úc và pháp luật Việt Nam).

Từ các phân tích trên, một số tác giả đã nhận định rằng, hệ thống pháp luật để bảo quyền trẻ em hiện nay được quy định khá đầy đủ và toàn diện, phạm vi điều chỉnh đã thực sự mở rộng, bao hàm các quy định cơ bản về quyền trẻ em.<small>28</small> Với góc nhìn của tác giả, tác giả hoàn toàn đồng ý với quan điểm này, so với thời điểm cách đây gần 20 năm, các quy định về quyền trẻ em nói chung và quyền được khai sinh nói riêng đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn và hồn thiện hơn. Bởi chúng ta và xã hội đã dần thực sự dành nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ, tầng lớp có vai trị quan trọng cho sức mạnh kinh tế sau này.

<i><b>1.2.2. Quy định pháp luật về thực hiện quyền được khai sinh cho trẻ em tại Việt Nam </b></i>

Pháp luật nước ta hiện hành đã có nhiều quy định liên quan đến q trình thực hiện công tác khai sinh cho trẻ em, một trong số đó chính là Luật Hộ tịch năm 2014. Tiếp theo đó là các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP.

<small>28</small><i><small> Nguyễn Thị Hoa Tâm, tlđd (1), tr. 78. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>Chủ thể thực hiện đăng ký khai sinh </i>

Chủ thể thực hiện quyền khai sinh theo quy định của pháp luật hộ tịch ghi nhận các đối tượng sau có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em trong thời gian là 60 ngày kể từ ngày sinh, bao gồm:<small>29</small>

Thứ nhất, cha hoặc mẹ khai sinh cho con.

Thứ hai, ông hoặc bà hoặc người thân thích khác.

Thứ ba, cá nhân, tổ chức đang thực hiện nuôi dưỡng trẻ em.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc khai sinh của trẻ em, một trong những điều đã được cộng đồng quốc tế và Công ước năm 1989 ghi nhận, pháp luật hộ tịch ở nước ta luôn cố gắng để mọi trẻ em khi sinh ra đều được hưởng quyền khai sinh và trở thành công dân hợp pháp của quốc gia. Quy định về chủ thể khi thực hiện quyền khai sinh của pháp luật đã hướng đến sự tinh giản trong quy định khi không giới hạn đối tượng thực hiện quyền mà những chủ thể theo quy định khác cũng có thể thực hiện khai sinh cho trẻ em bởi lẽ việc đăng ký khai sinh kịp thời là cực kỳ quan trọng để cho trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền lợi sau này.

Như vậy, có thể thấy rằng, chủ thể thực hiện khai sinh theo các nội dung trên là khá rộng và vấn đề được đặt ra đó là người đi khai sinh có được ủy quyền lại cho người khác thực hiện khai sinh cho trẻ em không. Vấn đề ủy quyền trong đăng ký hộ tịch nói chung theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ tư pháp ban hành ngày 28/5/2020, theo đó, trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là người thân khác khơng phải là cha mẹ của trẻ thì khơng cần văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, tuy nhiên, quy định cũng đặt ra đối với người thực hiện khai sinh cần phải có sự thống nhất các nội dung khai sinh dành cho trẻ em (người được khai sinh) với cha, mẹ.

<i>Thẩm quyền thực hiện thủ tục khai sinh Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã </i>

Nói đến thẩm quyền thực hiện thực hiện thủ tục khai sinh hay cơ quan nhà nước nào sẽ có trách nhiệm trong việc thực hiện khai sinh, quy định của pháp luật hộ tịch có ghi nhận

<i>rõ tại Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.” </i>

<small>29 Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Cũng giống với các quy định liên quan đến hơn nhân gia đình khác như đăng ký kết hơn, thì việc khai sinh của trẻ em cũng được thực hiện tại cấp cơ quan hành chính nhà nước gần với người dân nhất - Ủy ban nhân dân cấp xã. Pháp luật không bắt buộc việc thực hiện khai sinh diễn ra ở địa phương của người cha hay người mẹ mà tùy thuộc vào sự thỏa thuận của gia đình và khu vực địa lý thuận tiện nhất để thực hiện khai sinh.

Tuy nhiên, quy định trên chỉ là nội dung được ghi nhận chung một cách khái quát cho các trường hợp thông thường, khi cả người cha và mẹ đều là người Việt Nam và đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam. Ngồi ra, pháp luật cũng đã có nhiều ghi nhận cho các trường hợp khai sinh mang tính chất đặc biệt, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch cũng đã dành hẳn một mục riêng ghi nhận về các trường hợp đăng ký khai sinh đặc biệt.

Đối với trẻ em vùng biên giới: Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định

<i>123/2015/NĐ-CP nêu rõ: “Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó cịn mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.” </i>

Với quy định này, góp phần làm giảm đi gánh nặng cho việc thực hiện khai sinh cho trẻ em ở những vùng biên giới khó khăn. Điều này giúp quyền được khai sinh của trẻ em được thực hiện một cách triệt để hơn, khơng bị bỏ sót trường hợp trẻ khơng có quốc tịch.

<i>Thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện </i>

Có thể thấy, rất nhiều các thủ tục đăng ký hộ tịch đều được thực hiện tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương người dân cư trú là Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp việc thực hiện đăng ký khai sinh được diễn ra tại đây. Chẳng hạn như các quy định tại Điều 35 Luật Hộ tịch 2014:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người cha hoặc người mẹ cư trú thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em với các trường hợp sau:

<i>1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: </i>

<i>a) Có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam cịn người kia là người nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch; </i>

<i>b) Có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam cư trú ở trong nước cịn người kia là cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>c) Có cha và mẹ là cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngồi; d) Có cha và mẹ là người nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch; </i>

<i>2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: </i>

<i>a) Có cha và mẹ là cơng dân Việt Nam; b) Có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam. </i>

Nhà nước luôn hướng đến tạo mọi quyền lợi cho việc thực hiện khai sinh của trẻ em, đặc biệt đối với các trẻ em được sinh ra ở nước ngồi và cha mẹ có nhu cầu trở về Việt Nam định cư. Một số quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ tư pháp ban hành đã hướng dẫn việc thực hiện thủ tục khai sinh có các trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngồi.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì trẻ em được sinh ra ở nước ngồi, chưa được đăng ký khai sinh ở quốc gia đó khi về cư trú tại Việt Nam thì việc đăng ký khai sinh được thực hiện theo Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền đối với trường hợp này.

<i>Nội dung thực hiện thủ tục khai sinh </i>

Phần nội dung thực hiện đăng ký khai sinh nhắc đến một khái niệm rất quan trọng là

<i>Giấy khai sinh. Căn cứ tại khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014: “Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.” </i>

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 và được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, những nội dung để thực hiện đăng ký khai sinh bao gồm:

<i>Thứ nhất, thông tin cá nhân của người được đăng ký khai sinh </i>

Đối với các thông tin cá nhân liên quan đến họ, chữ đệm, tên và dân tộc của người được khai sinh sẽ được xác định theo thỏa thuận của người cha và mẹ và thể hiện rõ điều này trong Tờ khai đăng ký khai sinh khi thực hiện thủ tục. Do đó, pháp luật khơng đặt ra sự ràng buộc đối với họ và tên cũng như xác định dân tộc của trẻ em. Chỉ khi trường hợp người cha và mẹ khơng có sự thống nhất hoặc sự thỏa thuận không đi đến kết quả cụ thể

</div>

×