Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tội Giết Hoặc Vứt Bỏ Con Mới Đẻ Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.03 KB, 98 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

Trưởng nhóm: Trần Minh Tồn

<i>Lớp : QT45.3 </i> Khoá : 45 Khoa: Luật Quốc Tế

<b>Mã số cơng trình :………. </b>

<i>( Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

Trưởng nhóm: Trần Minh Tồn

<i>Lớp : QT45.3 </i> Khố : 45 Khoa: Luật Quốc Tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ... 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ... 5

6. Những điểm mới của đề tài: ... 6

7. Kết cấu đề tài ... 6

<i><b>Chương I ... 6 </b></i>

<b>NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT HOẶC VỨT BỎ CON MỚI ĐẺ ... 6 </b>

1.1. Tổng quát chung về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam ... 6

1.1.1. Khái quát về các tội xâm hại tính mạng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam ... 6

1.1.2. Các thuật ngữ pháp lý, đặc điểm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 8

a. Các thuật ngữ pháp lý liên quan đến tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 8

b. Đặc điểm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 16

1.1.3. Mục đích xử lý hành vi tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 17

1.2. Cơ sở lý luận của việc xử lý hành vi ... 20

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

3.1. Tên gọi tội danh giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 57

3.2. Tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan đặc biệt ... 57

3.3. Đối tượng tác động đối với Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 62

3.4. Hành vi giết con mới đẻ ... 62

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>

1. BLHS Bộ luật Hình sự

2. CRC <i>Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 (The United </i>

<i>Nations Convention on the Rights of the Child, 1989) </i>

3. ICCPR Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm

<i>1966 (International Covenant on Civil and Political </i>

<i>Rights, 1966). </i>

4. RWC <i>Bộ Luật sửa đổi của bang Washington (Revised Code of </i>

<i>Washington). </i>

5. UDHR <i>Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948 (Universal </i>

<i>Declaration of Human Rights, 1948) </i>

6. UN <i>Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 (Charter of the </i>

<i>United Nations, 1945) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

1. <i><b>Bảng 2.1 </b></i> Đề xuất sửa đổi khoản 1 Điều 124

<b>BLHS của nhóm nghiên cứu khác. </b>

53 - 54 2. <i>Bảng 2.2 </i> So sánh hình phạt giữa Bộ luật Hình sự

năm 1999 về tội Giết con mới đẻ với Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội Giết hoặc vứt bỏ con

<b>mới đẻ. </b>

36

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài </b>

Khi xã hội ngày càng phát triển đã kéo theo nhịp độ của những vấn đề tiêu cực trong xã hội ngày một tăng cao. Theo số liệu thống kê trên thế giới, hàng năm có 2,6 triệu trẻ sơ sinh trên thế giới không sống qua được tháng đầu tiên của cuộc đời<small>1</small>. Mặc dù đặt được nhiều thành tựu về kinh tế và giảm nghèo, Việt Nam vẫn phải đối mặt nhiều thách thức như chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư, đơ thị hóa, biến đổi khí hậu và gần đây nhất là đại dịch COVID – 19. Chính vì những lý do như vậy, tại Việt Nam tỷ lệ tử vong sơ sinh còn cao chiếm đến 70 - 80% số ca tử vong trẻ em đối với dưới 1 tuổi<small>2</small>. Trong thời gian gần đây, có nhiều vụ việc liên quan đến trẻ sơ sinh vứt bỏ trong những tình cảnh vô cùng thảm thương như bỏ ở hố ga, thả vào thùng rác, ném từ trên tầng. Nếu may mắn được phát hiện kịp thời, sống sót và kèm đó là nhiều bé bước vào đời với những con số không: Không tên, không tuổi, không cha, không mẹ, không còn một sự kết nối nào với những người máu mủ. Hiếm hoi lắm, trên người các em mới có vài dòng chữ gửi gắm của người sinh thành về ngày sinh của đứa trẻ hoặc lời xin lỗi vội vàng. Hay thậm chí có những trường hợp trẻ bị bỏ rơi hay giết đến chết làm bất cứ ai cũng phải ớn lạnh lẫn xót xa<small>3</small>.

Từ lâu, trẻ em đã luôn là đối tượng được quan tâm đặc biệt trong hầu hết các mối quan hệ pháp luật và xã hội. Khơng chỉ là vì về mặt sinh học, trẻ em còn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất kể cả về mặt tinh thần. Khi xã hội ngày càng phát triển, mọi người ngày càng quan tâm đến nhân quyền và luật pháp cũng thay đổi để bảo vệ tốt nhất các quy định nhân quyền, đảm bảo quyền sống của con người. Tuy nhiên với đối tượng là trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh thì việc bảo vệ nhân quyền, bảo vệ quyền sống là điều chưa được khai thác triệt để. Hiện nay có rất nhiều vụ án thương tâm về bạo lực trẻ em hoặc giết trẻ em được quan tâm và lên án mạnh mẽ, gay gắt. Tuy nhiên vấn đề về giết hoặc

<small>1 UNICEF Việt Nam (2018), “Thế giới đang thất bại trong công cuộc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh”, [ (truy cập lần cuối vào lúc 12.44 ngày 5/11/2022). </small>

<small>2 Thanh Bình (2022), “Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh còn cao chiếm tới 80%, Báo Kinh Tế Đô Thị”, [ (truy cập lần cuối vào lúc 14.32 này 5/11/2022). </small>

<small>3 Hoài Nam (2021), “Thiếu nữ “lỡ” mang thai: Sinh rồi đem con đi vứt”, Báo Dân Trí, [ (truy cập lần cuối vào lúc 14.40 này 10/11/2022). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

vứt bỏ con mới đẻ vẫn chưa thực sự được quan tâm. Ngồi ra chỉ có rất ít vụ án tiêu biểu, mang tính nghiêm trọng cao mới được giải quyết, xử lý cịn lại thì khơng được thơng tin, xử lý. Trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng đều là những đối tượng rất nhạy cảm, dễ tổn thương và khơng có sức phản kháng đặc biệt là trẻ sơ sinh khi sức phản kháng là khơng có và bị phụ thuộc rất lớn đến những chủ thể lớn hơn. Pháp luật hiện hành chưa bảo vệ tối đa chủ thể đặc biệt này và trên thực tế việc xử lý, bảo vệ chủ thể này vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Về mặt lý luận, Điều 124 quy định về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ có phần nghiêng về việc bảo vệ chủ thể người mẹ với việc quy định những yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau cùng với hình phạt mang tính giáo dục, răn đe nhiều hơn. Trong khi đó để bảo vệ chủ thể trẻ sơ sinh thì vẫn cịn nhiều lỗ hỏng dễ lách qua. Pháp luật xét cho cùng là để bảo vệ những chủ thể yếu thế trong xã hội, tuy nhiên tại Điều 124 vẫn chưa thể hiện đến cùng mục đích bảo vệ chủ thể yếu thế là trẻ sơ sinh.

Trong những năm qua, mặc dù Bộ luật Hình sự (sau này gọi tắt là BLHS) đã phát huy tác dụng tích cực trong đấu tranh, phịng chống tội phạm, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Tuy nhiên, theo báo cáo của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm nhìn chung vẫn diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Số lượng tội phạm luôn có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mơ và tính chất. Hiện nay, pháp luật hình sự Việt Nam quy định về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ có phần rõ ràng hơn quy định của pháp luật hình sự thời kỳ trước. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hình sự về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ vẫn chưa được rõ ràng, dẫn đến việc áp dụng trên thực tiễn cịn nhiều thiếu sót, nhập nhằng; chế tài chưa thỏa đáng, khơng tạo được tính răn đe; một số vấn đề cịn hẹp và chưa bao qt, chưa mang tính tiên đốn, dự liệu các tình huống có thể xảy ra trong tương lai; các căn cứ còn chưa mang tính khoa học… Các yếu tố trên đã hình thành “kẽ hở” trong quy định pháp luật, từ đó xảy ra tình trạng xử lý chưa đúng người đúng tội và chưa có khung pháp lý hồn thiện.

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi một quy định mới phải chặt chẽ hơn, bao quát hơn để có thể áp dụng cho mọi tình huống, phải thật rõ ràng và minh bạch, phải đủ khách quan và mang tính răn đe. Như vậy mới có thể tạo nên tính cơng bằng của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng, xử lý đúng tội phạm, bảo vệ tối đa chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thể bị xâm hại và không bỏ lọt tội phạm. Một số mục tiêu cụ thể cần đạt được bao gồm nêu ra những quy định chưa rõ ràng của pháp luật về mặt lý luận (làm rõ những quy định, điều kiện được nêu trong Điều 124 BLHS, nhận ra sai sót, kẽ hở trong luật) bất cập trong xử lý, áp dụng thực tiễn (áp dụng chưa được triệt để, thực hiện khó khăn khi căn cứ khơng có đủ hoặc khó xác định, làm thay đổi tính chất, bản chất của vụ việc, hành động phạm tội). Từ đó tìm ra cách khắc phục để phù hợp hơn với các vấn đề xã hội hiện nay (quy định trên cịn phù hợp với tình hình xã hội hiện tại hay không, thực trạng diễn ra và những thay đổi để bảo vệ đúng chủ thể, đủ răn đe giáo dục nhưng không bỏ lọt tội phạm).

<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>

<i><b>Liên quan đến đề tài “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo Pháp luật Hình sự Việt Nam”, trước đó đã có một số cơng trình nghiên cứu nhưng chủ yếu đề cập đến </b></i>

những vấn đề, mang tính chất khái quát của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong những tội xâm hại tính mạng sức khoẻ con người dưới những tài liệu chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, bình luận khoa học như: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm - Quyển 1), của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức, năm 2020; Bình luận khoa học phần các tội phạm Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, của Nguyễn Ngọc Diệp, sửa đổi bổ sung năm 2017, Nxb. Thế Giới, (năm 2017),... Ngoài ra, các bài viết nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các buổi hội thảo khoa học và các cơng trình nghiên cứu khoa học thì mới đề cập từng khía cạnh của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ mà mà chưa có toàn diện, sâu sắc và hệ thống tội danh này như:

<i>- Nguyễn Thị Thùy Dung, Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự </i>

<i>Việt Nam năm 2015, tr.232, Trường Đại học Luật TP.HCM: Tham luận Hội thảo </i>

“Phòng ngừa, xử lý các hành vi sử dụng bạo lực đối với trẻ em”, năm 2022. - Bùi Ai Giôn, “Bàn về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại Điều 124 Bộ luật Hình

<i>sự năm 2015”, Tạp chí Tồ án nhân dân, Số 8, tr. 17-19, năm 2022, </i>

<i>- Trần Mai Phương, Đỗ Minh Ngọc, Lê Hải An do Vũ Hải Anh hướng dẫn, Tội </i>

<i>giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự năm 2015 - So sánh với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học của </i>

Trường Đại học Luật Hà Nội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>- Đinh Văn Quế, “Giết hay vứt bỏ con mới đẻ?”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Số 6, </i>

<b>tr. 38-40, năm 2022. </b>

Chính vì những lý do đó, để hưởng ứng hoạt động Nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ 27 do trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, nhóm tác giả chọn

<i><b>đề tài “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo pháp luật hình sự Việt Nam” để nghiên </b></i>

cứu sâu sắc hơn, đi sâu vào những khía cạnh pháp lý liên quan đến tội danh này trên tinh thần kế thừa những nền tảng của những đề tài đi trước và tham khảo pháp luật nước ngồi nhằm mục đích tạo ra cơng trình nghiên cứu có sức thuyết phục, mới mẻ. Đồng thời, từ những phân tích, đánh giá và tìm ra những bất cập từ thực tiễn xét xử, những “lỗ hổng” trong các quy định pháp luật liên quan đến tội danh này. Qua đó, nhóm giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao hiệu quả xử lý tội danh giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong tình hình mới hiện nay.

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ </b>

<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>

Đề tài nghiên cứu, phân tích pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành vấn đề xử lý đối với tội phạm giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Đồng thời hướng đến phân tích những điểm bất cập, thực trạng xử lý tội phạm hiện nay. Từ đó, đề tài đưa ra những kiến nghị hồn thiện, xây dựng quy định cụ thể và rõ ràng hơn đối với tội danh giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam.

<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

Để đạt được các mục đích đã đề ra, trong q trình nghiên cứu đề tài này, nhóm tác giả đã phải thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu đầy đủ từ khái quát đến chi tiết quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý.

- Nghiên cứu, phân tích thực tiễn hiện nay về vấn đề phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, thực tiễn xử lý tội danh. từ đó phát hiện ra các vướng mắc, khó khăn khi thực hiện áp dụng quy định pháp luật.

- So sánh, đối chiếu với quy định nước ngoài, đồng thời rút ra được một số phát hiện mới, kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Nêu lên một số bất cập về mặt lý luận đến thực tiễn, đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết các bất cập nhóm phát hiện ra. Từ đó hồn thiện và củng cố hơn cơ sở pháp luật, nâng cao hiệu quả xử lý tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài </b>

- Đề tài triển khai nghiên cứu đối tượng là hành vi phạm tội và chủ thể phạm tội Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS).

- Phạm vi nghiên cứu:

<i>Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu Điều 124 Bộ luật </i>

Hình sự Việt Nam năm 2015 quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, đồng thời có sự so sánh với pháp luật hình sự một số quốc gia để chỉ ra những điểm tiến bộ mà Việt Nam có thể tham khảo. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cịn chỉ ra những điểm cần làm rõ, thay đổi, bổ sung của Điều 124, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại Việt Nam.

<i>Thứ hai, về phạm vi không gian: Nghiên cứu pháp luật hình sự của một số </i>

quốc gia liên quan đến Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trên tinh thần tham khảo pháp luật luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là pháp luật hình sự Hoa Kỳ.

<i>Thứ ba, về phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tổng quan về pháp luật Việt </i>

Nam đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ từ Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 cho đến hiện tại là Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tập trung chủ yếu ở quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.

<b>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu </b>

- Phương pháp luận: Cơng trình nghiên cứu vận dụng lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước và pháp luật nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm; quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, đặc biệt là Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.

<i>- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài Tội giết hoặc vứt bỏ </i>

<i>con mới đẻ theo pháp luật Hình sự Việt Nam, nhóm sẽ sử dụng phương pháp </i>

nghiên cứu cụ thể như phương pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp, có kết hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

với việc so sánh giữa BLHS Việt Nam với BLHS nước ngồi. Thơng qua việc phân tích cụ thể ưu, nhược điểm quy định tại Điều 124 BLHS Việt Nam, nhóm tác giả sẽ đưa ra một số bất cập trong thực tiễn cũng như trong quy định để, từ đó đưa ra những phương án phù hợp cho tình hình hiện tại của Việt Nam.

<b>6. Những điểm mới của đề tài </b>

Cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ phân tích quy định tại Điều 124 BLHS năm 2015 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo hướng làm rõ và giải thích các thuật ngữ pháp lý cũng như một số bất cập được quy định trong Bộ luật này. Từ đó làm sáng tỏ, làm mới theo các hướng nhìn, góc độ khác nhau của các yếu tố để tạo nên quy định trên. Ngoài ra, có sự so sánh, tham khảo từ quy định tương tự từ các hệ thống pháp luật khác trên thế giới để đưa ra được những kiến nghị mang tính xây dựng, góp ý để quy định được hồn chỉnh và phù hợp, theo kịp với xu hướng lập pháp, tình hình xã hội Việt

<b>Nam hiện nay. </b>

<b>7. Kết cấu đề tài </b>

Ngoài phần danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài nghiên cứu. Nội dung của bài nghiên cứu khoa học bao gồm 03 chương:

<i><b>Chương I: Những vấn đề chung về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. </b></i>

<i>Chương II: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam. Chương III: Một số bất cập về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, kiến nghị và </i>

hoàn thiện khung pháp lý.

<i><b>Chương I </b></i>

<b>NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT HOẶC VỨT BỎ CON MỚI ĐẺ 1.1. Tổng quát chung về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam </b>

<i><b>1.1.1. Khái quát về các tội xâm hại tính mạng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam </b></i>

Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người, các quyền này phải được tôn trọng và bảo hộ tuyệt đối. Quyền con người, nếu xét một cách toàn diện, gồm quyền sống, quyền lao động và quyền tự do. Bởi lẽ, các quyền này thể hiện ba phương diện cốt lõi của đời sống con người: Con người trước hết phải được tồn tại (quyền sống); con người phải được hoạt động (quyền lao động); con người phải

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

được khẳng định, được phát triển (quyền tự do)<small>4</small>. Quyền sống là quyền cơ bản của mọi sinh vật, đặc biệt là con người. Khoản 1 Điều 6 Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966 (sau này gọi tắt là ICCPR) quy định:

<i>“Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Khơng ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện.” </i>

Và Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định:

<i>“Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khơng </i>

<i>ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” </i>

Có thể thấy, pháp luật quốc tế hay pháp luật quốc gia đều đặt vấn đề quyền sống của con người lên cao nhất, dành nhiều sự quan tâm và bảo hộ nhất. Do đó, khi có hành vi xâm phạm đến quyền được sống của con người, chủ thể đều phải chịu chế tài hình sự rất nghiêm khắc. Bộ luật Hình sự năm 2015 xếp nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người đứng thứ hai chỉ sau các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Đặc biệt, các tội xâm phạm tính mạng con người nói chung ln được sắp xếp lên hàng đầu (từ Điều 123 đến Điều 133). Về mặt kỹ thuật lập pháp, điều này cho thấy sự quan tâm và bảo hộ của Nhà nước đối với con người, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh tội phạm xâm phạm tính mạng con người.

Về khái niệm, các tội xâm phạm tính mạng của con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, cố ý hoặc vơ ý xâm phạm đến tính mạng của người khác<small>5</small>. Về đặc trưng pháp lý, các tội xam phạm tính mạng của con người có các đặc trưng sau:

<i> Thứ nhất, về khách thể loại. </i>

Quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại đến là quyền sống của con người. Đây là quyền thiết thân, quyền cơ bản và được bảo hộ một cách tuyệt đối của con người, như đã phân tích ở trên.

Đối tượng tác động của tội phạm là con người đang sống. Tức là, tội phạm phải tác động vào con người và còn đang sống. Theo pháp luật hình sự Việt Nam, con người

<small>4 Nguyễn Thanh Tuấn (2019), “Nhận thức của Đảng về quyền con người trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, [ (truy cập vào lúc 11.05 ngày 11.3.2023) </small>

<small>5</small><i><small> Trường Đại học Luật TP.HCM (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm – Quyển </small></i>

<i><small>1) (Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Hồng Đức, TP.HCM, tr.46. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

được tính là bắt đầu sự sống khi được sinh ra và tồn tại độc lập với cơ thể của người mẹ và vẫn phải có dấu hiệu sinh tồn<small>6</small>. Thời điểm kết thúc sự sống là thời điểm xảy ra cái chết sinh học, tức là khơng cịn dấu hiệu sinh tồn. Như vậy, thai nhi và tử thi không được xem là con người đang sống theo quan điểm hình sự Việt Nam.

<i>Thứ hai, biểu hiện khách quan. </i>

Xét về cấu thành tội phạm, các tội xâm phạm tính mạng có cấu thành vật chất. Xét về hành vi khách quan, hành vi của các tội xâm phạm tính mạng là nhằm tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Hành vi phạm tội có thể là hành động phạm tội hoặc khơng hành động phạm tội.

Xét về hậu quả của tội phạm, do các tội xâm phạm tính mạng có cấu thành vật chất nên thiệt hại về tính mạng con người là dấu hiệu bắt buộc. Hậu quả chết người sẽ quy định giai đoạn phạm tội (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành). Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của các tội phạm này thông thường phải qua giám định pháp y mới có thể kết luận được.

<i>Thứ ba, biểu hiện chủ quan. Hình thức lỗi của tội phạm có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi </i>

vơ ý hoặc cũng có thể là vừa cố ý vừa vơ ý.

<i>Cuối cùng, về chủ thể. Đa phần chủ thể của các tội phạm là chủ thể thường, tuy </i>

nhiên vẫn tồn tại một số chủ thể đặc biệt. Các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt thường gắn liền với đặc điểm nhân thân như quan hệ gia đình, nghề nghiệp, công tác…

<i><b>1.1.2. Các thuật ngữ pháp lý, đặc điểm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ a. Các thuật ngữ pháp lý liên quan đến tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </b></i>

<i>Thứ nhất, về khái niệm về con mới đẻ. </i>

Nhìn nhận trên góc độ y học, trẻ sơ sinh (hay con mới đẻ) là thuật ngữ chỉ về một trẻ em được sinh ra trong vòng một giờ, ngày, hoặc một vài tuần nhất định từ khi lọt lòng. Theo thuật ngữ của tiếng Latin thì infantulus (có nghĩa là sơ sinh). Khi phân tích cụ thể cụm từ trên thì “īnfāns” có nghĩa là “khơng nói nên lời”, “khơng thể nói” - Tức là khi nhìn nhận trên góc độ y học, trẻ từ 12 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh về mặt ngôn ngữ. Từ lúc chỉ biết “ê a”, trẻ dần biết nói các từ đơn, từ đôi, đoạn 4 từ rồi

<small>6 Có bốn dấu hiệu sinh tồn cơ bản trong y khoa là: Thân nhiệt, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

cả một câu ngắn, một số trẻ bắt đầu biết kết hợp các câu ngắn thành một câu dài<small>7</small>. Từ đó có thể thấy, trẻ sơ sinh là tên gọi của thời kỳ từ khi các bé chào đời cho tới khi được 1 tháng tuổi, đây là giai đoạn các bé bắt đầu làm quen với sự thay đổi của mơi trường bên ngồi bụng mẹ.

Nhìn nhận trên góc độ pháp lý, theo pháp luật hình sự Việt Nam, hiện nay chỉ có duy nhất một văn bản đưa ra định nghĩa về con mới đẻ, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân dân tối cao dẫn áp dụng một số quy định trong phần tội phạm của BLHS năm 1985

<i>hướng dẫn (sau này gọi tắt là “Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ” ) thì “Con mới đẻ </i>

<i>là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại”, đến BLHS năm 1999 cũng chỉ quy định </i>

chung là con mới đẻ. Tuy nhiên, trên tinh thần của Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ thì BLHS năm 2015 đã chọn mốc 07 ngày tuổi là khoảng thời gian của con mới đẻ để quy định trong Điều 124. Như vậy, quy định thì khoảng thời gian người mẹ được coi là còn trong trạng thái mới sinh con là khoảng thời gian từ khi sinh con cho đến ngày thứ bảy. Trong thời gian này, người mẹ cịn đang trong trạng thái tâm sinh lý khơng bình thường do tác động của việc sinh con. Chính vì thế, việc giết con, vứt bỏ con dẫn đến đứa bé chết mà người mẹ không phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hay trong hồn cảnh khách quan khác thì người mẹ có thể bị cấu thành tội danh giết người.

<i>Một câu hỏi được đặt ra từ quy định tại Điều 124 BLHS rằng “Căn cứ nào để </i>

<i>xác định 07 ngày là cột mốc chính của hành vi phạm tội?”. Trên thực tế, chưa có báo </i>

cáo hay căn cứ rõ ràng trong việc vì sao xác định 07 ngày là cột mốc chính của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu thì có thể trong 07 ngày đầu tiên (sau khi sinh con), người mẹ – người phụ nữ trực tiếp sinh con sẽ dễ bị tổn thương bởi các tác động tâm lý, tâm sinh lý có thể thay đổi trực tiếp và ảnh hưởng thay đổi nhiều nhất. Mặt khác, khi nhìn nhận từ phía đứa bé thì giai đoạn 07 ngày là vừa kết thúc thời kỳ chu sinh (“Chu” là chung quanh, “chu sinh” là gần thời kỳ sinh. Nghĩa là trước khi sinh 12 tuần và sau khi sinh 1 tuần<small>8</small>) tức là trong thời kỳ chu sinh, trẻ sẽ phải trải qua bước chuyển đổi môi trường sống quan trọng, từ sống trong tử cung mẹ được đưa thức ăn dinh dưỡng <small>7</small><i><small> Lê Khanh (2020), Những dấu hiệu trẻ chậm nói, Báo VNExress, [ (truy cập lần cuối vào lúc 20.00 ngày 3.3.2023). </small>

<small>8 Y Khoa Diamond (2021), “Tử vong chu sinh – nguyên nhân và cách khắc phục,” [ (truy cập lần cuối vào lúc 20.27 ngày 03.03.2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

trực tiếp qua dây rốn, chuyển sang mơi trường sống ngồi tử cung<small>9</small> nên trẻ có nhiều cảm xúc khóc la khiến người mẹ bị ảnh hưởng một phần cảm xúc tiêu cực đó. Trong khoảng thời gian này, trẻ rất cần sự chăm sóc chu đáo cũng như sự quan tâm của người mẹ. Chính vì thế, thời gian đầu sau sinh, người mẹ sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc và tâm trạng khác nhau. Ngoài niềm vui vơ bờ khi nhìn thấy con u chào đời là vô vàn những rắc rối khác xảy đến với người mẹ. Trong đó hội chứng “baby blues” và trầm cảm sau sinh ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mẹ. Nhẹ nhất là trạng thái khóc lóc và ủ rũ (hội chứng baby blues), trầm cảm sau sinh (postpartum major depression) và cuối cùng là rối loạn tâm thần sau sinh (postpartum psychosis) - Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh có thể xuất hiện sớm với các dấu hiệu như kích động, lú lẫn và có vấn đề về trí nhớ, hay cáu kỉnh, mất ngủ và lo lắng. Các triệu chứng muộn hơn của hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm: hoang tưởng, ảo giác, có những hành vi bất thường và xa lánh mọi người, đặc biệt là không quan tâm hoặc gây tổn thương cho chính bản thân và đứa trẻ<small>10</small>. Chung quy lại, trầm cảm sau sinh không chỉ gây ra tình trạng buồn bã, mệt mỏi, lo âu, thiếu tập trung… mà còn sinh ra cảm giác chán ghét, muốn chết hoặc thậm chí là muốn giết cả con mình. Mặc dù hệ quả của căn bệnh trầm cảm là rất nguy hiểm cho chính bản thân người bệnh và cho xã hội. Song dường như tính chất nguy hiểm của căn bệnh này vẫn chưa được quan tâm đúng mức và thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng rối loạn cảm xúc thông thường mà hầu hết người thân dễ dàng bỏ qua hoặc không để ý<small>11</small>.

Chính vì những lý do đó, theo quan điểm của nhóm tác giả thì căn cứ xác định 07 ngày của các nhà lập pháp đưa ra là dựa trên sự kết hợp của vòng kết thúc thời kỳ “chu sinh” của đứa bé và trạng thái tâm lý của người mẹ để làm căn cứ xác định hành vi phạm tội của người mẹ là có cơ sở dựa trên góc độ y học.

<i>Thứ hai, về khái niệm về “tư tưởng lạc hậu” và “hoàn cảnh khách quan đặc biệt”. </i>

<small>9 Phan Thị Cẩm Vân (2020), “Chăm sóc trẻ thời kỳ chu sinh (7 ngày đầu sau sinh)”, Bệnh viện Vinmec, năm 2020, [ (truy cập lần cuối vào lúc 20.30 ngày 03.03.2023). </small>

<small>10 Bệnh viện quốc tế City (2018), “Diễn biến tâm sinh lý phụ nữ”, Báo Tuổi Trẻ, bien-tam-sinh-ly-o-phu-nu-sau-sinh-20181212154033372.htm] (truy cập lần cuối vào lúc 20.52 ngày 03.03.2023). </small>

<small>[ Kim Oanh (2017), “Hệ luỵ của trầm cảm sau sinh”, Cổng thông tin điện tử Sở Tư Pháp Hà Tĩnh, [ (truy cập lần cuối vào lúc 09.57 ngày 9.3.2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>Tư tưởng lạc hậu là những tư tưởng, suy nghĩ, lối sống cũ kỹ, phản tiến bộ, những </i>

tư tưởng cũ không phù hợp với đời sống hiện tại. Tư tưởng lạc hậu được sản sinh ra trong xã hội cũ còn tồn tại trong xã hội mới, đồng thời là những tư tưởng phản tiến bộ nảy sinh trong quá trình xây dựng xã hội mới<small>12</small>. Nguyên nhân của tư tưởng lạc hậu là do từ đặc điểm của một xã hội đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, còn tồn tại nhiều loại hình kinh tế, nhiều mơ thức văn hóa tinh thần và tư tưởng. Như V.I.

<i>Lê-nin đã từng chỉ rõ: “Hai chế độ khác nhau như thế…, mà kết hợp với nhau thì tất </i>

<i>nhiên là trong thực tế, sẽ nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn và nhiều xung đột sâu sắc nhất và phức tạp nhất”<small>13</small>. Tuy nhiên, xét trên phương diện pháp lý, Nghị quyết 04-</i>

HĐTPTANDTC/NQ đã đưa ra hướng dẫn về tư tưởng lạc hậu như sau:

<i>“Chủ thể của tội phạm này chỉ là người mẹ sinh ra đứa trẻ. Người mẹ này chịu </i>

<i>ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v…) hoặc....” </i>

Việc ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu được thể hiện ở các khía cạnh như vấn đề trọng nam khinh nữ, bói tốn, ma quỷ, tin vào thần thánh, con ngoài giá thú,... Việc ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu có thể từ chính sự thiếu hiểu biết của người mẹ, sự tin tưởng quá mức về các vấn đề tâm linh hoặc do chính sự thiếu hiểu biết và sức ép của

<i>chính những người thân trong gia đình. Các yếu tố trên, cho dù là trực tiếp từ người mẹ </i>

hay là có yếu tố tâm lý khác tác động vào thì đều là nguyên nhân khiến cho người mẹ thực hiện hành động phạm tội. Theo quan sát và nghiên cứu, các trường hợp giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thường xuất hiện ở các gia đình vùng sâu vùng xa, các dân tộc thiểu số, các gia đình nghèo khó, điều kiện kinh tế khó khăn với các tập tục, quan niệm cổ hủ chưa được phổ cập về kiến thức y học và pháp luật. Có thể thấy, hành động giết hoặc vứt bỏ con của người mẹ trong trường hợp này hoàn toàn bị chia phối bởi yếu tố về tập tục, về lối sống và kiến thức là rất lớn.

<small>12 Đỗ Thanh Hải & Trần Xuân Dũng (2015), “Khắc phục ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu trong xây dựng con người Việt Nam mới hiện nay”, Tạp chí Cộng Sản, [ (truy cập lần cuối vào lúc 15.00 ngày 24.03.2023). </small>

<small>/2018/34550/khac-phuc-anh-huong-cua-tu-tuong-lac-hau-trong-xay-dung-con-nguoi-viet-nam-moi-13</small><i><small> V.I. Lê-nin (1979), V.I. Lê-nin Toàn tập, tập 3, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, tr. 232 – 233. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Ví dụ: Năm 2016 chị M có thai với Y Ph, tuy nhiên Y Ph lại khơng nhận đó là con của mình, mặc dù đến lần thứ hai có thai với Y Ph. M bị gia đình hai bên chửi mắng và đuổi đi. Sau đó M đi kiếm việc làm để sống, tuy nhiên trong q trình mang thai M có ý định bỏ con vì hồn cảnh khó khăn, nhận thấy tồn gặp điều xui xẻo. Đến ngày 12/11/2016 thì M sinh con tại một cái ao, sau đó đi về nhà mẹ đẻ. Lúc bà H phát hiện thì bé đã tử vong. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định rằng hành vi của M là hành vi giết con mới đẻ, có tính nguy hiểm cao cho xã hội nhưng do M là dân tộc thiểu số, thiếu hiểu biết cũng như điều kiện kinh tế khó khăn và xem đây là do tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Trong trường hợp này, người mẹ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu khi cho rằng do mang thai đứa trẻ này mà bản thân gặp xui xẻo cũng như là do kinh tế khó khăn nên đã thực hiện hành vi phạm tội.

<i>Hoàn cảnh khách quan đặc biệt là hoàn cảnh mà người mẹ khơng có khả năng </i>

giải quyết, xử lý, các yếu tố bên ngoài tác động lên người mẹ mà người mẹ khơng có hoặc khơng biết cách khắc phục vấn đề. Hoàn cảnh khác quan đặc biệt cần phải được xem xét kỹ các yếu tố của người mẹ bao gồm cả yếu tố khách quan hay chủ quan. Ví dụ người mẹ có thật sự là đang trong hồn cảnh khách quan đặc biệt khơng có cách giải quyết và phải xem xét thêm yếu tố rằng người mẹ có thực sự cố gắng để khắc phục vấn đề hay không, đã thực hiện hết các khả năng cho phép hay chưa. Vì cơ bản trong hành vi phạm tội của tội này không xuất phát từ sự ác ý của người mẹ nhưng vì những yếu tố mà bản thân người mẹ cũng không muốn mà phạm tội. Theo Nghị quyết 04/HĐTPTANDTC đã đưa ra hướng dẫn về hoàn cảnh khách quan đặc biệt như sau:

<i> “Chủ thể của tội phạm này chỉ là người mẹ sinh ra đứa trẻ...Bị hoàn cảnh khách </i>

<i>quan đặc biệt chi phối (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng…).” </i>

Với hai yếu tố trên nếu như không xem xét kĩ và đánh giá vấn đề một cách khách quan thì có thể gây ra trường hợp bỏ lọt tội phạm và ngược lại, không xét đúng tội gây ra các trường hợp xử oan.

Ví dụ như Bản án 04/2021/HS-ST ngày 29/01/2021 của Tồ án nhân dân Huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình: Phạm Thị H đã có chồng và 3 người con nhưng do không muốn sinh thêm con nên 2 vợ chồng đã sống ly thân. Vì thiếu thốn tình cảm, H đã có mối quan hệ bất chính với T và mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên khi H phát hiện mình mang thai thì thai đã quá lớn và khơng thể bỏ nên H giữ lại. Ngồi ra do sợ việc mình sinh con ngồi giá thú sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và bản thân bị hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

xóm dị nghị, thêm nữa bản thân H chỉ có trình độ học vấn là 9/12 thiếu sự hiểu biết nên H đã giấu đã gia đình việc mình mang thai. Sau đó, khi H đau bụng và biết mình sắp sinh thì H đã vào phòng vệ sinh, ngồi xổm trên bệ cầu nhà vệ sinh rặn đẻ và sinh một bé gái. Sau khi sinh xong, H bế cháu bé và tự mình dùng tay cấu dây nhau thai, chỉ để lại 1 đoạn dài khoảng 20cm bám trên cuống rốn, cháu bé hồn tồn khỏe mạnh, khóc to. H ngồi nghỉ khoảng 5 phút ở nhà vệ sinh, cháu bé không khóc nữa thì H bế cháu bé vừa sinh trong trạng thái không mặc quần áo, đi từ nhà vệ sinh theo lối bờ ao sau nhà đến vứt bỏ tại bãi đất trồng rau muống cách chuồng gà gia đình khoảng 2 mét, giáp mé bờ sơng, mục đích để nếu người đi đánh cá đêm hoặc làm đồng sớm sẽ phát hiện được và mang cháu về nuôi. Sau đó, H theo lối cũ đi vào nhà vệ sinh rửa, dọn sạch các dấu vết sinh đẻ rồi lên nhà đi ngủ. Mặc dù sau đó đứa bé đã được người dân phát hiện và đưa đi cấp cứu nhưng vẫn tử vong.

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả cịn bóc tách thêm cụm từ “khách quan” trong “hoàn cảnh khách quan đặc biệt” nhằm làm rõ các thuật ngữ pháp lý liên quan đến quy định tại Điều 124 BLHS. Xét theo từ điển tiếng Việt, cụm từ “khách quan” nghĩa là tồn tại bên ngồi, khơng phụ thuộc vào ý thức, ý muốn của con người, quan hệ đối lập với chủ quan<small>14</small>. Tức là “hoàn cảnh khách quan đặc biệt” là hoàn cảnh đặc biệt từ bên ngoài tác động vào chủ thể người mẹ mà không phải do sự mong muốn hay trong ý chí, ý thức của người mẹ. Tuy nhiên trong trường hợp ảnh hưởng tâm lý, trầm cảm sau sinh, yếu tố tâm lý xuất phát từ bên trong, ý thức của người mẹ. Đây là sự mâu thuẫn ban đầu nếu như không hiểu được bản chất của vấn đề tâm lý và hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Sự mâu thuẫn này là do sự mâu thuẫn từ thuật ngữ của cả hai. Thực chất, hiểu theo nghĩa đúng nhất thì hồn cảnh bên ngoài đã ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý của người mẹ, chứ không phải là yếu tố tâm lý chủ quan là muốn thực hiện hành động đó của người mẹ. Như vậy, có thể thấy thuật ngữ “hồn cảnh khách quan đặc biệt” về mặt yếu tố bên trong là tâm lý không hề mâu thuẫn với nhau mà chúng giải thích và bổ sung cho nhau.

Ví dụ: Bản án số 19/2021/HS-ST ngày 30/06/2021 của Tồ án nhân dân huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang xét xử về tội giết con mới đẻ. Ngày 02/02/2021, Nguyễn Thị H có triệu chứng đau bụng nên nhờ cháu điều khiển xe chở đi khám. Đến phòng khám <small>14 Từ điển Tiếng Việt , [ (truy cập lần cuối vào lúc 19.21 ngày 18.03.2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

bác sĩ khơng có ở phịng khám nhưng do đau bụng, H đi ra nhà vệ sinh, khoảng 01 giờ sau từ trong nhà vệ sinh được chị L (nữ hộ sinh) đi đến phát hiện H sinh rớt 01 bé trai khoảng 03 ký trong nhà vệ sinh. Chị L phụ giúp cắt rốn và quấn bé vào 01 cái khăn, sau khi quấn bé xong H nói về nhà. Thấy vậy bác sĩ kêu H đến bệnh viện, H không đồng ý, bác sĩ điện báo Công an thị trấn TB đến kết hợp với y tá, sau đó điện xe honda ơm và đưa H về. Vừa qua phà đi đến nhà anh Trần Thanh M nhưng gia đình anh M khơng có ai ở nhà, H nói đến nhà nên anh Lê Văn C là người điều khiển xe honda cho H xuống xe rồi điều khiển xe về. Khi đến nhà anh M thì H đã có ý định giết con với cách nghĩ quẩn là từ khi có thai ngồi ý muốn cho đến khi sinh con ra anh T (chồng H) không hay biết, nếu bồng con về thì anh T cho là ngoại tình mới sinh ra đứa bé. Vì vậy, H chờ anh C chạy xe đi rồi, H bồng bé trai đi ra mé sơng phía bên hiên trước cửa nhà anh M quăng bé trai xuống kênh xáng rồi đi bộ về nhà, lúc này ông Phạm Việt T1 là người điều khiển đị cặp bến sơng nhà anh M nhìn thấy cái áo khốc và khăn quấn đứa bé nên truy hơ, sau đó cùng tìm kiếm cho đến khoảng 22 giờ 30 phút vớt được bé trai đã tử vong.

Đây là một ví dụ của hoàn cảnh khách quan đặc biệt đã tác động và ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý của người mẹ. Người mẹ ban đầu khơng có ý định giết con nhưng khi nghĩ đến việc mang bầu mà chồng không biết và sẽ bị nói là ngoại tình nên mới có suy nghĩ giết con. Như vậy hồn cảnh khách quan đặc biệt lúc này là yếu tố tác động cho vấn đề tâm lý của người mẹ mà không phải là yếu tố tâm lý chủ quan. Như vậy trong trường hợp này, người mẹ đã bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh khách quan đặc biệt khi sinh con ngồi giá thú, giấu diếm nên khơng có sự giúp đỡ hoặc có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác nên H đã lựa chọn thực hiện hành vi vứt bỏ con mới đẻ. Mặc dù H đã khơng có ý định giết con mà cịn mong muốn sẽ có người thấy và giúp đỡ mang con về nuôi nhưng đứa bé đã tử vong nên đủ yếu tố để cấu thành tội trên.

<i>Thứ ba, cần phân biệt giết và vứt bỏ; vứt bỏ với mục đích giết và vứt bỏ thuần </i>

túy. Giết con mới đẻ là hành vi hành động người mẹ trực tiếp thực hiện tác động vật lý lên con mới đẻ của mình như bóp cổ, đánh đập, đâm,... thực hiện trực tiếp các hành động để khiến cho đứa trẻ phải chết, thực hiện các hành vi nhàm tước đoạt mạng sống của đứa trẻ. Vứt bỏ con mới đẻ là hành vi người mẹ bỏ mặc con của mình, khơng thực hiện các hành vi như chăm sóc, ăn uống, vệ sinh, bảo vệ,,.. không thực hiện các hành vi để duy trì sự sống cho đứa trẻ nhằm bỏ mặc đứa trẻ. Đây cũng có thể được xem như hành

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

vi tước đoạt mạng sống của đứa trẻ nhưng không thực hiện trực tiếp hành vi tước đoạt mạng sống của đứa trẻ.

Tuy nhiên với hành vi vứt bỏ con mới đẻ ta có thể chia làm 2 trường hợp là vứt bỏ với mong muốn hậu quả là đứa trẻ tử vong và trường hợp là vứt bỏ với mong muốn là có người cứu đứa trẻ (không mong hậu quả đứa trẻ chết). Đây là 2 trường hợp với mức độ và tính chất hồn tồn khác nhau. Với trường hợp vứt bỏ mong muốn đứa trẻ chết, người mẹ đã thực hiện việc vứt bỏ ở những nơi, địa điểm nguy hiểm, địa điểm mà biết rõ đứa trẻ sẽ không có khả năng sống sót hay sẽ khơng tìm được sự giúp đỡ. Hành động vứt bỏ này mang tính chất gần giống như tội giết bỏ con mới đẻ, tuy nhiên là người mẹ chỉ hành động giết con một cách gián tiếp và với thời gian dài hơn.

Trường hợp còn lại là vứt bỏ ở địa điểm an tồn, có khả năng sống sót và tìm kiếm sự giúp đỡ dễ dàng như nhà chùa, bệnh viện, nhà dân,... Với trường hợp này tính chất của việc vứt bỏ có thể thấy là người mẹ trao đi quyền ni dưỡng con của mình cho chủ thể khác, khơng có ý định nhằm tước đoạt mạng sống của con. Tuy nhiên có một số trường hợp, người mẹ vứt bỏ con như sinh con ra, để con ngay tại đó mà khơng khơng đem con đến nơi an tồn hơn hoặc thực hiện hành động nào đó nhằm bảo vệ, ổn định sức khỏe cho bé nhưng lại khơng có ý định để con chết mà vẫn mong hoặc nghĩ có người sẽ tìm thấy con. Do sự chủ quan và thiếu quan tâm, bỏ mặc từ người mẹ mà hầu hết đứa trẻ đều tử vong hoặc bị thương tật nặng vĩnh viễn. Với trường hợp này, nhóm cho rằng khơng có đủ yếu tố để cho rằng người mẹ đã vứt bỏ đứa trẻ mà khơng có ác ý. Việc vứt bỏ con với mong muốn con sống sót và trao quyền ni dưỡng cho người khác phải bao gồm việc người mẹ mong muốn con sống bằng việc đã làm các khả năng có thể để bảo đảm rằng con vẫn ổn cho đến khi được người khác hiện và cố gắng để người khác phát hiện được con sớm nhất.

Ví dụ như Bản án 04/2021/HS-ST ngày 29/01/2021 của Toà án nhân dân Huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình về tội vứt bỏ con mới đẻ được nêu trên, mặc dù ý định của H là mong có người phát hiện được con nhưng H lại khơng hành động gì để bảo đảm cho sức khỏe của con. Rõ nhất là việc H để con không mặc quần áo, vứt tại bãi đất trồng rau muống. H đã là người mẹ 3 con, có kinh nghiệm trong việc ni dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh nên khơng thể cho rằng H khơng biết việc mình để đứa trẻ khơng mặc quần áo, vứt bỏ con tại một địa điểm không đảm bảo vệ sinh mà khơng trang bị gì cho đứa trẻ là mong muốn đứa trẻ sống sót.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i><b>b. Đặc điểm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </b></i>

“Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” không được xây dựng thành hai tội riêng biệt là tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ do có nhiều điểm chung trong dấu hiệu pháp lý. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật lập pháp, việc đặt tên “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” sẽ khiến người đọc hiểu đây là hai dạng hành vi phạm tội.

<i>Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm </i>

Cả hai tội đều có cấu thành vật chất, vì vậy mặt khách quan của tội phạm bao gồm ba dấu hiệu: Hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

<i>Hành vi khách quan, mỗi tội đều có hành vi khách quan khác nhau, cụ thể: </i>

- Đối với tội giết con mới đẻ, hành vi khách quan là hành vi tước đoạt tính mạng trái pháp luật của trẻ mới đẻ. Hành vi khách quan có thể là hành động phạm tội (như ngăn khơng cho trẻ thở, khóc bằng cách bịt mặt trẻ, sử dụng hung khí để giết trẻ, ném trẻ từ trên cao xuống, ném trẻ xuống nước, v.v.) hoặc không hành động phạm tội (như cố tình khơng cho trẻ bú, v.v.).

- Đối với tội vứt bỏ con mới đẻ, hành vi khách quan là hành vi vứt bỏ trẻ ở bất kỳ nơi nào. Tuy nhiên, BLHS và các văn bản liên quan chưa quy định rõ thế nào là vứt bỏ. Trên thực tiễn xét xử, các Tòa thường nhận định “vứt bỏ” là hành động vứt bỏ một cách vật lý, chỉ cần có hành động “vứt” hoặc “bỏ” trẻ thì được xác định là phạm tội vứt bỏ con mới đẻ.

Hậu quả: Hậu quả của cả hai tội là đứa trẻ bị tử vong, tuy nhiên dấu hiệu hậu quả trên đối với mỗi tội lại có ý nghĩa pháp lý khác nhau.

- Đối với tội giết con mới đẻ, hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu xác định giai đoạn phạm tội tương tự như “Tội giết người”. Nếu đứa trẻ chết thì được

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

xác định làm tội phạm hồn thành, cịn nếu đứa trẻ chưa chết thì được xác định là chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

- Đối với tội vứt bỏ con mới đẻ, hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội phạm đã cấu thành. Nếu đứa trẻ khơng chết thì khơng cấu thành tội phạm, tức là khơng có tội.

<i>Thứ ba, chủ thể của tội phạm </i>

Chủ thể của “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” là chủ thể đặc biệt. Chủ thể là người mẹ trực tiếp sinh ra nạn nhân, và phải chịu ảnh hưởng nặng nề của của tư tưởng lạc hậu hoặc đang trong hồn cảnh khách quan đặc biệt, từ đó dẫn đến hành vi phạm tội.

Nếu người thực hiện hành vi phạm tội khơng phải mẹ của đứa trẻ thì khơng cấu thành tội này mà có thể cấu thành Tội giết người theo Điều 123 với tình tiết giết người dưới 16 tuổi tại điểm b khoản 1.

<i>Cuối cùng, mặt chủ quan của tội phạm </i>

<i>Lỗi của tội phạm trên có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. </i>

Động cơ phạm tội phải do ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cả hai tội. Theo tinh thần Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986, tư tưởng lạc hậu có thể là khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v… và hoàn cảnh khách quan đặc biệt có thể là đứa trẻ sinh ra có dị dạng… Nếu động cơ giết trẻ khơng phải do bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu hoặc khơng do hồn cảnh khách quan đặc biệt chi phối thì khơng cấu thành tội này mà có thể cấu thành “Tội giết người” theo Điều 123 với tình tiết “Giết người dưới 16 tuổi” tại điểm b khoản 1.

<i><b>1.1.3. Mục đích xử lý hành vi tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </b></i>

Giữa người mẹ và đứa con của họ ln có sợi dây liên kết, ngay từ khi cịn trong bụng mẹ thì đó là sợi dây rốn, đến khi ra đời thì sự gắn kết đó trở nên vơ hình mà người trong cuộc mới có thể cảm nhận. Chính vì thế, Tội giết con mới đẻ là một trong những tội nghiêm trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến quyền sống của con người. Ngồi ra, tội phạm cịn xâm phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, đó là “tình mẫu tử” quy định trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia<small>15</small>. Hành vi này xâm phạm sự sống của một sinh mệnh khi chỉ mới được ra đời, xâm phạm trực tiếp tới đối tượng là mạng sống của trẻ em nói riêng, xâm phạm tới tính mạng và quyền sống của con người nói chung, gây ra sự đau đớn cho gia đình và cộng đồng. Điều này vơ tình đặt ra một câu hỏi lớn về giá trị của sự sống và quyền sống của con người. Trong các quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Trên cơ sở quy định tại Điều 19 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định:

<i>“Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. </i>

Điều này nhằm đảm bảo an toàn và phát triển cho trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời của họ. Từ đó, có thể thấy rằng việc bảo vệ tính mạng và quyền lợi của trẻ em là vơ cùng quan trọng và được quy định rõ ràng bởi pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, việc đưa ra án phạt cho hành vi giết và vứt bỏ con mới đẻ cũng là một vấn đề phức tạp và còn nhiều tranh cãi vì địi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của mẹ và trẻ, hồn cảnh gia đình, và tình huống xảy ra tội ác. Đưa ra án phạt nghiêm khắc hay nhẹ đều phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và sự công bằng trong pháp luật. Những vấn đề này đều đang được xem xét và nghiên cứu để có thể tìm ra những biện pháp để ngăn chặn và xử lý các hành vi liên quan đến giết người, đặc biệt là tội giết con mới đẻ.

<i>Theo Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014, cha mẹ có nghĩa vụ: “Thương u, </i>

<i>trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con...”. Đồng </i>

<i>thời, luật cũng quy định cha mẹ không được “Ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con”. </i>

Xuất phát từ các quy định pháp lý về quyền trẻ em được pháp luật bảo hộ, mọi hành vi xâm phạm đến quyền của trẻ em, trong đó có quyền được chăm sóc, ni dưỡng, tùy theo mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự nếu có hậu quả chết người xảy ra.

Khi xem xét đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt - người mẹ đẻ của đứa bé, đồng thời tội phạm này có tình tiết giảm nhẹ

<small>15 Tiêu Dao (2018), “Tìm hiểu nội dung Điều 124 BLHS năm 2015 về tội “Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ””, Cổng thông tin điện tử Cơng An tỉnh Quảng Bình, [nguồn: (truy cập lần cuối vào lúc 14.30. ngày 24.03.2026). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

đặc biệt đó là chịu ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khác quan đặc biệt. Do đó, tuy tội phạm này xâm phạm nghiêm trọng không chỉ về mặt đạo đức lẫn pháp lý, song cần xem xét những yếu tố, tình tiết đặc biệt nêu trên để có hình thức xử phạt phù hợp.

Nạn nhân của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là con mới được sinh ra trong vịng bảy ngày có cùng huyết thống với người người phạm tội. Trong thời gian này, người mẹ cịn đang trong trạng thái tâm sinh lý khơng bình thường do tác động của việc sinh con. Phụ nữ sau sinh phải trải qua lần chuyển dạ biến động lớn đến tinh thần và sức khỏe của người phụ nữ. Ngoài biến đổi lớn về sức khỏe, nội tiết cũng thay đổi trầm trọng dẫn tới biến đổi không ngờ về tâm sinh lý. Theo WHO, cứ 7 phụ nữ vừa sinh con thì lại có một người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Có 85% phụ nữ sau sinh có biểu hiện tâm lý bất thường, thậm chí có bệnh lý về tâm thần các mức độ nặng, nhẹ khác nhau<small>16</small>. Ở hầu hết phụ nữ, những triệu chứng này tương đối nhẹ, tuy nhiên có một số phụ nữ bị dai dẳng và nghiêm trọng… Do đó, khơng ít trường hợp xuất phát ban đầu từ trầm cảm sau sinh nhưng không được tư vấn, can thiệp dẫn tới rối loạn tâm thần và có hành vi nguy hiểm đến bản thân cũng như đến đứa con của mình.

Ngồi những yếu tố xuất phát từ bản thân người mẹ như yếu tố tâm sinh lý sau sinh, cịn tồn tại những hồn cảnh khách quan ảnh hưởng đến tư tưởng và quyết định của người mẹ. Trái ngược ở vùng các đô thị lớn, hay vùng đồng bằng - nơi mà mặt bằng dân trí ở mức tương đối cao, thì ở các vùng cao, vẫn tồn tại những tư tưởng, tập quán lạc hậu, cổ hủ xâm phạm nghiêm trọng đến đạo đức. Ví dụ như tại Xốp, là một xã nghèo nằm dưới chân núi Ngọc Linh, thuộc huyện Đakglei, tỉnh Kon Tum là khu vực sinh sống chủ yếu của người Ta Rẽ. Luật tục người Ta Rẽ cũng quy định nếu người mẹ sinh con song sinh thì buộc phải “trả lại cho Giàng một đứa”, bằng cách… giết con. Theo quan niệm của họ, mỗi lần sinh nở, Giàng chỉ cho một đứa con<small>17</small>. Họ cho rằng sinh đơi sẽ có một con ma cần phải loại bỏ con ma này ra khỏi cộng đồng, trả nó về với Giàng, nếu không sẽ làm cho cả làng không làm ăn được, thiên tai, dịch bệnh kéo đến nên nếu có

<small>16 Thiên Lam (2017), “Con đường ngắn ngủi từ trầm cảm sau sinh đến rối loạn tâm thần”, Báo Nhân dân, [ (truy cập lần cuối vào lúc 12.53 ngày 26.03.2023). </small>

<small>17 Báo Tiền Phong (2015), “Hãi Hùng vùng đất cứ đẻ sinh đôi thì giết một bé cúng Giàng”, [ (truy cập lần cuối vào lúc 10.53 ngày 11.03.2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

thêm đứa khác thì phải trả lại cho Giàng<small>18</small>. Bởi vì lý do này hàng trăm năm qua đã có biết bao trẻ sơ sinh đã bị tước đoạt quyền được sống ngay khi vừa mới chào đời.

Chính vì những yếu tố đó, có thể thấy mục đích xử phạt danh cho hành vi này mang tính giáo dục, cải tạo và bảo vệ cả hai bên nhiều hơn là mang tính răn đe nghiêm khắc. Việc pháp luật hình sự quy định tội danh này nhằm bảo vệ trực tiếp đối tượng là trẻ em nói chung, cụ thể là trẻ sơ sinh. Đây là đối tượng cần được bảo vệ và chăm sóc nhiều nhất, và cũng khơng có khả năng phòng vệ cũng như tự bảo vệ cho bản thân mình. Vì vậy việc quy định tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam là điều vơ cùng cần thiết đối với tình hình thực tế hiện nay, giải quyết được yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong tình hình mới. Ngồi ra, việc quy định tội giết con mới đẻ cũng có thể giúp nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em và phòng ngừa những hành vi xâm hại trẻ em. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ em, bao gồm cả việc quy định các tội danh phù hợp trong pháp luật và giáo dục nhận thức cho cộng đồng trong vấn đề bảo vệ đối tượng này. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ em, bao gồm cả việc quy định các tội danh phù hợp trong pháp luật và giáo dục nhận thức cho cộng đồng trong vấn đề bảo vệ đối tượng này.

<b>1.2. Cơ sở lý luận của việc xử lý hành vi </b>

Dưới góc độ pháp luật quốc tế về quyền con người, quyền trẻ em nói riêng đã

<i>được ghi nhận chi tiết tại các văn kiện quốc tế, có thể kể đến như Hiến chương Liên hợp </i>

<i>quốc</i><small>19</small><i> (Charter of the United Nations), Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948 </i>

<i>(Universal Declaration of Human Rights – viết tắt là UDHR) và Công ước về các quyền </i>

<i>dân sự và chính trị năm 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights – </i>

<i>viết tắt là ICCRP và không kể đến Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 (The </i>

United Nations Convention on the Rights of the Child – viết tắt là CRC). Các văn kiện

<small>18 Báo Trí Thức Trẻ (2015), “Lạnh người hủ tục “sinh đôi giết một” ghê rợn ở Việt Nam”, (truy cập lần cuối vào lúc 11.05 ngày 11.03.2023). </small>

<small>19 “...mặc dù quyền con người không phải là chủ đề duy nhất và chiếm nhiều điều khoản của Liên hợp quốc, nhưng về mặt pháp lý thì đây được xem là một văn kiện mang tính nền tảng của luật quốc tế về </small>

<i><small>Quyền con người...” - theo Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2020), Quyền con người trong pháp </small></i>

<i><small>luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.93. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

quốc tế này là cơ sở pháp lý, nền tảng lý luận để Việt Nam vận dụng trong việc “nội luật hoá” cũng như thiết lập cơ chế đảm bảo quyền con người, quyền trẻ em một cách đầy

<b>đủ và toàn diện nhất, đặc biệt là quyền sống của con người. </b>

Trong các văn kiện quốc tế, quyền sống của con người được đề cập đầu tiên trong Điều 3 UDHR:

<i>“Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an tồn cá nhân.” </i>

Nhìn nhận theo tính chất cơ bản của quyền con người thì quyền con người có quyền con người là khơng thể chia cắt, có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau, vì lý do tơn trọng một số quyền con người mà không tôn trọng những quyền khác là chưa đủ. Trên thực tế, việc vi phạm một quyền sẽ ảnh hưởng đến việc tôn trọng một số quyền khác. Do đó, tất cả các quyền con người nên được coi là có tầm quan trọng như nhau và cần thiết như nhau để tôn trọng phẩm giá và giá trị của mỗi người<small>20</small>. Như vậy, từ tính chất cơ bản của con người thì tính liên hệ phụ thuộc lẫn nhau đã chỉ ra rằng một quyền con người nào đó bị xâm hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đảm bảo một quyền khác<small>21</small>. Từ đó có thể thấy, một khi quyền sống của con người nói chung (trẻ em nói riêng) khi bị tước đoạt thì kéo theo hệ quả những người bị xâm phạm tính mạng, những đứa bé sinh ra bị tước đoạt sự sống không thể tiếp cận những quyền khác của con người. Chính vì lý do đó, quyền sống của con người cần phải được bảo vệ một cách chặt chẽ. Dựa trên nền tảng quy định của Điều 3 UDHR, Điều 6 ICCPR ghi nhận quyền sống là một quyền vốn có của con người:

<i>“Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Khơng ai có thể tước đoạt mạng sống một cách tuỳ tiện” </i>

Ngồi những khía cạnh đã nêu cụ thể ở Điều 6 ICCPR, trong Bình luận chung số 6 thơng qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982, Uỷ ban nhân quyền của Liên hợp quốc (Human Rights Committee – viết tắt là HRC) đã giải thích thêm một số khía cạnh liên quan đến ý nghĩa và nội dung của quyền sống, có thể tóm tắt những điểm quan trọng:

- Quyền sống là một quyền cơ bản của con người mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng khơng thể bị vi phạm.

<small>20 United Nations, Human Rights, A Basic Handbook for UN Staff, tr.3. </small>

<small>21</small><i><small> Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2020), Quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp </small></i>

<i><small>luật Việt Nam, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.42. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Quyền sống không nên hiểu theo nghĩa hẹp chỉ là sự tồn vẹn về tính mạng. Hơn thế, quyền này bao gồm cả những khía cạnh nhằm bảo đảm sự tồn tại của con người.

- Một trong các nguy cơ phổ biến đe dọa quyền sống là chiến tranh và các tội phạm nghiêm trọng như diệt chủng hay tội phạm chống nhân loại. Vì vậy, việc chống chiến tranh và các tội phạm này cũng là sự bảo đảm quyền sống. - Phòng chống những hành động tội phạm gây nguy hại hoặc tước đoạt tính mạng con người cũng là biện pháp hết sức quan trọng để bảo đảm quyền sống. - Về mối quan hệ giữa hình phạt tử hình và quyền sống,các quốc gia có nghĩa

vụ phải hạn chế sử dụng nó.

Liên quan đến quyền sống, ngồi Bình luận chung số 6, HRC cịn thơng qua Bình luận chung số 14 (phiên họp lần thứ 23 năm 1984). Và mới nhất, năm 2018 đã thơng qua bình luận chung số 36 về quyền sống. Bình luận chung số 36 lại tiếp tục tái khẳng định tầm quan trọng của quyền sống, đó là nền tảng cho cơ sở lý luận về quyền con người. Chung quy lại vấn đề, các Công ước quốc tế về quyền con người, những Bình luận chung của HRC nói chung và quyền trẻ em nói riêng thì quyền sống là quyền tối cao (đến mức tuyệt đối) của con người, không ai được phép vi phạm kể cả trong trường hợp khẩn cấp.

Ngoài UDHR & ICCPR là văn kiện quốc về quyền con người thì Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em (The United Nations Convention on the Rights of the Child – viết tắt là CRC) cũng là văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã tham gia, đây là cơ sở lý luận cho việc đặt nền tảng cho việc đảm bảo quyền trẻ em nói chung và quyền sống nói riêng. Quyền sống của trẻ em được ghi nhận tại Điều 6 CRC, theo đó:

<i>“1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền vốn có là được sống. </i>

<i>2. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em.” </i>

Có thể thấy, khi nhắc đến quyền sống của con người, quyền sống của trẻ em cũng là một quyền quan trọng của con người cần được bảo vệ, với đặc thù riêng của trẻ em là chủ thể còn non nớt về thể chất lẫn tinh thần, khả năng tự nhận thức nguồn nguy hiểm và tự vệ cịn rất thấp, thậm chí trong nhiều trường hợp là bằng không nê quyền này của trẻ em gắn liền với chủ thể khác và nó đặc biệt được Liên hợp quốc ghi nhận trong nhiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

văn bản pháp lý quốc tế với nhiều quốc gia ký kết khơng bảo lưu điều khoản nào<small>22</small>. Trong Bình luận chung số 17 được thông qua tại phiên họp thứ 35 năm 1989 để giải thích cho Điều 24 của ICCPR thì Ủy ban chỉ ra rằng các quyền quy định tại Điều 24 không phải là những quyền duy nhất mà Công ước công nhận cho trẻ em và rằng với tư cách cá nhân, trẻ em được hưởng lợi từ tất cả các quyền công dân được nêu trong Công ước. Khi ban hành một quyền, một số điều khoản của Công ước chỉ rõ ràng cho các Quốc gia về các biện pháp được thông qua nhằm mang lại cho trẻ vị thành niên sự bảo vệ tốt hơn so với người lớn. Và ngay tại Đoạn 3, Bình luận chung số 17 cũng đã chỉ ra:

<i>“Trong hầu hết các trường hợp, các biện pháp được áp dụng không được nêu rõ </i>

<i>trong Công ước và mỗi Quốc gia phải tự xác định các biện pháp đó căn cứ vào nhu cầu bảo vệ của trẻ em trên lãnh thổ và trong phạm vi quyền tài phán của mình. Về vấn đề này, Ủy ban lưu ý rằng các biện pháp như vậy, mặc dù chủ yếu nhằm đảm bảo rằng trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền khác được nêu trong Công ước, nhưng cũng có thể mang tính kinh tế, xã hội và văn hóa. Ví dụ, cần thực hiện mọi biện pháp kinh tế và xã hội có thể để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh...” </i>

Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào năm 1977 và gia nhập Công ước ICCPR vào năm 1982. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị năm 1966 thì việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền này càng được đẩy mạnh hơn thông qua các hoạt động lập pháp. Kể từ khi gia nhập cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng, nộp các Báo cáo quốc gia về tình hình thực thi Cơng ước ICCPR tại Việt Nam lần lượt vào các năm 1989, 2001 và 2017. Việc nộp các Báo cáo quốc gia này đã thể hiện thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế<small>23</small>. Tham gia vào các Điều ước quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực dân sự và chính trị, Việt Nam ý thức được sâu sắc đó là cam kết chính trị, pháp lý của Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ nhân quyền trước cộng đồng thế giới<small>24</small>. Theo các quy định liên quan của Luật quốc tế, việc chuyển hóa quy định trong điều ước <small>22 Vũ Thị Phượng & Nguyễn Thị Thuỷ (2020), “Bảo vệ quyền sống của trẻ em trong pháp luật hình sự </small>

<i><small>Việt Nam”, Tạp chí Pháp Luật về quyền con người, số 03/2020, tr.95. </small></i>

<small>23 Nguyễn Thị Tuyết Giang (2021), “Việt Nam hoàn thành việc nộp Báo cáo giữa kỳ Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”, Trang thông tin điện tử Pháp luật quốc tế, [ (truy cập lần cuối vào lúc 10h10’ ngày 20.3.2013). </small>

<small>24</small><i><small> Đoàn Thị Vân (2015), Tội giết con mới đẻ trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, </small></i>

<small>Đại học quốc gia Hà Nội, tr.12. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

quốc tế thành quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ở một quốc gia, chính vì lý do đó, Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam là dựa trên tinh thần nội luật hoá các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật<small>25</small>. Để có thể có được Hiến pháp 2013 như hiện nay, Việt Nam đã phải trải qua 04 bản Hiến pháp với nhiều thay đổi đáng kể và sâu sắc. Mỗi bản Hiến pháp đều gắn liền với một cột mốc quan trọng của đất nước, thể hiện được tinh thần đổi mới, phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trong BLHS 1999, Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định trở thành một tội danh độc lập với khung hình phạt độc lập so với BLHS cũ thì chỉ dừng lại ở việc quy định đây là yếu tố giảm nhẹ hình phạt. Tại Điều 65 Hiến pháp 1992 quy định:

<i>“Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.” </i>

Trẻ em luôn là đối tượng được ưu tiên, quan tâm của nhà nước và xã hội. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, sự phát triển của thế hệ trẻ này sẽ phản ánh sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên trước khi có thể bảo đảm sự phát triển bền vững, lâu dài, ta cần phải bảo đảm được quyền được sống của trẻ em. Là đối tượng yếu thế trong xã hội, trẻ em cần được bảo vệ từ những quyền cơ bản trước khi có thể được bảo đảm những quyền khác. Quyền sống tưởng chừng là đơn giản nhưng trong một số trường hợp lại bị tước đi, vi phạm một cách nghiêm trọng mà hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là một ví dụ điển hình. Trong Hiến pháp cũng có ghi rõ việc bảo vệ trẻ em sẽ đi đầu trước khi đến các bước tiếp theo là chăm sóc và giáo dục. Điều này thể hiện rằng Hiến pháp 1992 đã có sự phát hiện và khẳng định sự bảo vệ của nhà nước với trẻ em bằng pháp luật. Quy định tại Điều 65 của Hiến pháp 1992 đã trở thành nền tảng cho sự ra đời của tội giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS 1999). Với pháp luật hình sự cũ, Tội giết con mới đẻ được coi là xuất hiện tương đối trễ nên việc quy định về tội danh này chưa được chú ý mà chỉ được quy định chung chung, khơng chi tiết. Ngồi ra, xét về tình hình xã hội lúc bấy

<small>25 Cổng thơng tin điện tử Bộ Công an , “Sự ra đời và phát triển của nền lập hiến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, [ (truy cập lần cuối vào lúc 10.22’ ngày 20.3.2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

giờ, xã hội vẫn còn nhiều tư tưởng cũ, khó khăn về mặt kinh tế và vị thế của người phụ nữ vẫn còn thấp. Việc quy định về tội danh này vào thời điểm trước chỉ mang tính hình thức là chủ yếu, chưa có sự nghiên cứu sâu sắc. Tội giết con mới đẻ mà do tư tưởng lạc hậu hay kinh tế khó khăn sẽ được xem là một tình tiết giảm nhẹ, được nhà nước khoan hồng. Về cơ bản, vào thời kì đó tội danh này chưa hẳn là một tội độc lập mà là giết người có yếu tố giảm nhẹ hình phạt. BLHS 1999 ra đời trong thời kì đất nước có nhiều đổi mới và tiến bộ. Thời kì này, chính sách về pháp luật của nước ta có những sự chuyển biến hơn do nhu cầu về tình hình xã hội, nhu cầu về phịng chống tệ nạn ngày càng tăng cao. Sự ra đời của BLHS 1999 đã làm thay đổi cơ bản về kỹ năng lập pháp và chính sách hình sự so với BLHS 1985 cũ<small>26</small>.

Điều 94 BLHS 1999 quy định về tội giết con mới đẻ như sau:

<i> “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.” </i>

Về mặt lý luận, Tội giết con mới đẻ trong BLHS 1999 đã được quy định thành một tội danh riêng với tên gọi tội danh và hình phạt, tính chất của tội phạm rõ ràng, riêng biệt. Với BLHS cũ, khi xét về tội giết con mới đẻ này thì ta chỉ xét đây là một trường hợp giết con được quy định là giảm nhẹ tội do ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác. Như vậy, về cơ bản đây vẫn là tội giết người chứ không phải là một tội danh độc lập. Người phạm tội là phạm tội giết người nhưng xét với các yếu tố trên nên được hưởng hình phạt nhẹ hơn. Tuy nhiên với Điều 94 BLHS 1999 thì Tội giết con mới đẻ là một tội danh riêng độc lập và khác với Tội giết người. Điều này cho thấy nhà nước đã nhận thức được mức độ, tính chất của hành vi là vơ cùng nghiêm trọng. Ngoài ra sự tách biệt này vẫn kế thừa sự nhân văn, nhân đạo của BLHS cũ khi vẫn quy định khung hình phạt khơng q nặng mà chỉ mang tính răn đe, giáo dục.

Điều 94 quy định khá đầy đủ và chi tiết dấu hiệu pháp lý cơ bản của hành vi phạm tội, mức hình phạt cũng có sự thay đổi là quy định hình phạt cao hơn so với luật cũ là cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm<small>27</small>. Mặc dù là <small>26</small><i><small> Đoàn Thị Vân (2015), Tội giết con mới đẻ trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, </small></i>

<small>Đại học quốc gia Hà Nội, tr.21. </small>

<small>27 Tội giết người được quy định tại khoản 4 Điều 101 BLHS Việt Nam năm 1985. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

hình phạt nặng hơn, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật nhưng xét cụ thể hình phạt vẫn mang tính nhân đạo, nhân văn cho người mẹ. Thời điểm trên khi Điều 94 BLHS 1999 có hiệu lực, tình hình về các vụ việc giết con mới đẻ là khơng cao, vì thế hình phạt quy định tại thời điểm trên là vô cùng hợp lý. Tuy nhiên, hành vi giết và vứt con mới đẻ vẫn chưa được tách riêng ra. Cụ thể tên tội danh chỉ thể hiện một hành vi là giết con mới đẻ nhưng nội dung vừa quy định hành vi giết và vứt con mới đẻ. Ngồi ra khơng có sự phân biệt giữa 2 hành vi trên nên mặc dù khác hành vi nhưng hình phạt là như nhau.

Xã hội luôn phát triển, điều này cũng kéo theo sự phát triển phức tạp và gia tăng của các loại tội phạm, đặc biệt là sự gia tăng của các loại tội phạm về xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm con người. Điều 94 BLHS 1999 tuy là phù hợp với tình hình xã hội lúc bấy giờ nhưng lại không phù hợp với sự phát triển lâu dài của đất nước. Vì vậy việc quy định mức hình phạt như của BLHS 1999 đã khơng cịn phù hợp và đủ khả năng răn đe. Ngồi ra hành vi của sự việc ngày càng nghiêm trọng và gia tăng, việc răn đe, giáo dục đơn thuần đã khơng cịn đủ sức ép với hành vi phạm tội. Về lý luận, khi kỹ năng lập pháp của nước ta được tăng cao, việc thay đổi các yếu tố còn yếu kém trong pháp luật cũ để phù hợp và theo kịp thời đại là điều tất yếu. Vì thế BLHS 2015 được ra đời dựa trên các yếu tố đã có sẵn của BLHS 1999 nhưng có sự nghiên cứu sâu sắc hơn, đúng đắn hơn.

Nối tiếp Hiến pháp 1992 là sự ra đời của Hiến pháp 2013 hiện hành, được dựa trên nền tảng phát triển của Hiến pháp 1992. Hiến pháp 2013 là sự đổi mới, phát triển và đề cao quyền nhân dân, quyền con người để phù hợp với đường lối chính sách của đảng là lấy nhân dân, con người làm nịng cốt. Ngồi ra đó cịn là sự phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế, quyền con người ngày càng được củng cố và trở thành sự quan tâm hàng đầu của nhà nước. Phát triển từ quy định về quyền trẻ em của hiến pháp 1992, tại Điều 37 Hiến pháp 2013 quy định:

<i>“Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. </i>

Có sự quy định rõ ràng về quyền trẻ em, nêu rõ nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Điều này cho thấy, nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng yếu thế này bằng việc thể hiện rõ sự quan tâm và bảo vệ quyền trẻ em trên mọi phương diện từ quyền sống, tính mạng, học tập, sức khỏe,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Dựa trên sự đổi mới của Hiến pháp 2013, BLHS 2015 ra đời – là bước tiến quan trọng trong chính sách hình sự của nước ta. BLHS 2015 là sự phát triển và đánh dấu rất nhiều sự đổi mới lần đầu của pháp luật hình sự nước ta, đẩy mạnh sự bảo vệ quyền con người, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của người dân, bảo đảm bình yên, an tồn và cơng bằng cho xã hội. Nếu BLHS 1999 quy định tội giết con mới đẻ thì BLHS 2015 đã có sự tách bạch rõ ràng về tội này, đổi tên thành “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ”. Với các BLHS cũ, mặc dù tên tội danh chỉ đơn giản chỉ ra hành vi giết con mới đẻ nhưng nội dung lại quy định cả hai hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ và chỉ quy định một khung hình phạt cho cả 2 hành vi. Tại Điều 124 BLHS 2015 quy định:

<i>“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn </i>

<i>cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. </i>

<i>2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” </i>

Điều 124 BLHS 2015 đã có sự phân biệt rõ ràng giữa hai hành vi giết và vứt bỏ, từ đó làm rõ được mức độ, tính chất của từng hành vi là hồn tồn khác nhau. Vì hai hành vi có sự khác biệt rất nhiều từ mức độ thực hiện, mong muốn của chủ thể thực hiện, hậu quả của đối tượng bị tác động mà khung hình phạt dành cho từng hành vi là khác nhau. Với tên tội danh, sự thay đổi này đã khiến cho tội danh được quy định một cách rõ ràng, không bị nhầm lẫn hay quy chụp lẫn nhau. Nền tảng từ các BLHS cũ đã giúp Điều 124 đến hiện tại đã trở nên hoàn thiện nhất với đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, quy định chặt chẽ và rõ ràng. Về mặt lý luận, sự thay đổi về vấn đề tách riêng hai hành vi là cần thiết và hợp thời đại vì đã có sự nghiên cứu, phân tích sâu sắc từ thực tiễn nên BLHS 2015 đã có sự thay đổi nhằm đề cao sự bảo vệ đối tượng tác động nhưng vẫn công bằng và không suy xét sai về hành vi của chủ thể người mẹ. Bởi lẽ việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội cũng là do các tác động tiêu cực từ xã hội, hồn cảnh khách quan khơng mong muốn. Mặc dù tội danh này là nhằm bảo vệ đối tượng con mới đẻ nhưng vẫn phải xét đến các yếu tố bảo vệ người mẹ như vậy việc xử lý tội phạm này mới là đúng bản chất, mục đích cuối cùng của pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Với pháp luật cũ thì khơng quy định, giới hạn thời gian là bao nhiêu ngày, cũng khơng có giải thích rõ vấn đề con mới đẻ được tính từ bao lâu, điều đó gây ra sự khó khăn khi áp dụng thực tiễn để xử lý hành vi. Cơ bản là đó tùy thuộc với quan điểm của mỗi thẩm phán khi xem xét vụ việc, sự bất đồng trong vấn đề quy định, xét phạm vi sẽ gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc, làm việc thực thi không đúng pháp luật. Nếu như không quy định phạm vi bao nhiêu ngày thì có thể bị lẫn lộn qua hành vi giết người với tình tiết tăng nặng là giết trẻ em và ngược lại, có thể bỏ lọt tội phạm, xét xử theo tội danh này với mức phạt nhẹ hơn. Sự quy định này là nhằm mục đích xét xử, bảo vệ đúng người đúng tội, tách bạch, làm rõ với tội giết người. Về cơ bản, nếu vượt quá ngày thứ 07 thì người mẹ sẽ khơng cịn được xem là giết con mới đẻ với bất kì lý do bất lợi nào nữa mà sẽ xét theo tội giết người Điều 123 BLHS 2015. Hình phạt dành cho tội danh này cũng có phần tăng thêm. Điều này là cần thiết, bởi lẽ tình hình xã hội đã thay đổi và phát triển nhanh chóng, pháp luật cần có những cơ chế hình phạt nặng hơn nhằm răn đe, giáo dục, trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật. Hơn nữa, xu hướng của tội phạm này ngày càng tăng cao, quy định về chế tài của BLHS cũ đã khơng cịn đủ tác dụng với xã hội hiện đại ngày nay, kèm theo xu hướng về bảo vệ quyền trẻ em ngày càng tăng cao nên việc tăng hình phạt là vơ cùng thiết thực, đúng đắn.

Trong tương lai, có thể chính sách pháp luật hình sự của nước ta sẽ thay đổi, kéo theo sự thay đổi trong chính sách quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ này, điều này như một quy luật tự nhiên và cần thiết để phát triển, bảo vệ đời sống nhân dân. Tuy nhiên quy định tại điều 124 BLHS 2015 như hiện tại vẫn đang mang lại các tín hiệu tích cực trong việc ngăn chặn, xử lý hành vi. Mặc dù thực tiễn vụ việc vẫn còn nhiều bất cập nhưng quy định này vẫn đang là phù hợp nhất với tình hình xã hội chung.

<b>Tiểu kết Chương I </b>

Tại Chương Những vấn đề chung về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, nhóm tác giả đã tập trung đưa ra những phân tích chung về các tội xâm hại tính mạng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, từ đó phân tích sâu hơn, làm rõ khái niệm và giải thích các vấn đề sau:

<i>Thứ nhất, về các thuật ngữ pháp lý liên quan đến Tội giết hoặc vứt bỏ con mới </i>

đẻ, nhóm tác giả tập trung phân tích về các khái niệm “con mới đẻ”, “tư tưởng lạc hậu” và “hồn cảnh khách quan đặc biệt”. Qua đó, nhóm tác giả liên hệ với thực tiễn xét xử

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

để đưa ra được những quan điểm khách quan và mang tính thực tiễn cao do trung hịa giữa phân tích khái niệm qua lý thuyết và thực tiễn xét xử.

<i>Thứ hai, về đặc điểm của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, nhóm nghiên cứu đưa </i>

ra khái quát chung nhất dựa trên dấu hiệu pháp lý bao gồm khách thể của tội phạm, mặt

<b>chủ quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm. </b>

Chủ thể của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định tại Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 là chủ thể đặc biệt, đó là người mẹ mới sinh ra đứa trẻ trong vòng 07 ngày tuổi, chịu ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Đối tượng của tội phạm này phải là đứa trẻ được sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi và khi sinh ra đứa trẻ vẫn còn sống. Có thể thấy giữa chủ thể phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ huyết thống với nhau, là mẹ con, vì vậy nhóm tác giả tập trung làm rõ mục đích xử phạt đối với hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Mục đích xử phạt đối với tội danh này mang tính răn đe và giáo dục, cải tạo đồng thời bảo vệ cả hai bên là người mẹ và đứa trẻ nhiều hơn là hình phạt răn đe mang tính nghiêm khắc. Việc xử phạt với hình phạt mang tính răn đe cũng đồng thời bảo vệ gián tiếp đứa trẻ, tạo cơ hội thứ hai cho người mẹ được sửa đổi và thực hiện trọn vẹn trách nhiệm làm mẹ của mình. Điều này đảm bảo đứa trẻ có thể được ni dưỡng, bảo vệ và chăm sóc tốt nhất vì khi ở độ tuổi sơ sinh chưa đầy 01 tháng như, đứa trẻ rất cần có sự chăm sóc và ni dưỡng của người mẹ ở cạnh bên.

Vì thế, thơng qua Chương I, nhóm tác giả tập trung phân tích các khái niệm về các thuật ngữ pháp lý đồng thời nêu lên đặc điểm chung của các tội xâm phạm tính mạng, đặc điểm của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, từ đó liên hệ với thực tiễn xét xử để đưa ra những quan điểm để làm rõ những quan điểm trên, theo đó đúc kết được mục đích xử phạt đối với tội danh giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

định quan hệ xã hội cần được bảo vệ được quy định trong pháp luật hình sự, quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho hệ thống quan hệ xã hội. Đối tượng bị tội phạm xâm hại là quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên khơng phải mọi quan hệ trong đời sống xã hội đều là đối tượng của Luật hình sự. Luật hình sự chỉ bảo vệ những quan hệ xã hội được ghi nhận trong Bộ luật hình sự, phần cịn lại sẽ được bảo vệ bởi các pháp luật khác. Điều này được ghi nhận trong Điều 1 về nhiệm vụ của BLHS và Điều 8 về khái niệm tội phạm Bộ luật Hình sự 2015. Ngồi ra, khách thể là cơ sở xây dựng phần các tội phạm trong BLHS, là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, dấu hiệu để định tội và là yếu tố quyết định tính nguy hiểm cho xã hội.

Khách thể của tội phạm được chia thành khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Cả ba dạng khách thể đều là để bảo vệ quan hệ xã hội trong Luật hình sự nhưng với các mức độ khác nhau. Khách thể chung là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm, quy định tại Điều 1 và Điều 8 của BLHS 2015. Khách thể loại là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được nhóm quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm. Khách thể loại sẽ được thể hiện tại mỗi chương phần các tội phạm trong BLHS và là cơ sở xây dựng phần các tội phạm thành từng chương khác nhau. Khách thể trực tiếp là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại và được quy định trong các cấu thành tội phạm cụ thể.

<i>Thứ nhất, về quan hệ xã hội bị xâm hại ở tội giết người nói chung và tội giết hoặc </i>

vứt bỏ con mới đẻ nói riêng đã xâm phạm trực tiếp đến quyền con người, quyền được sống, quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng<small>28</small>. Quyền sống của con người là quyền cơ bản, tự nhiên và rất thiêng liêng. Theo pháp luật Việt Nam, quyền sống của mỗi người được xác định từ thời điểm con người sinh ra và được bảo đảm bằng sự an toàn trong suốt cuộc sống của họ và chỉ kết thúc khi họ chết theo quy luật tự nhiên. Khơng chỉ quyền sống, quyền được bảo vệ tính mạng được quy định và bảo vệ tại các quy định của hệ thống pháp luật mà ngay trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam cũng có quy định tại Điều 19 rằng:

<small>28</small><i><small> Đoàn Thị Vân (2015), Tội giết con mới đẻ trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, </small></i>

<small>Đại học quốc gia Hà Nội, tr.32. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>“Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. </i>

Quy định này là tiền đề, cơ sở cho việc tạo ra các quy định khác để bảo vệ quyền sống, quyền được bảo vệ tính mạng. Ngồi ra, khách thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ còn là quyền trẻ em, xâm phạm nặng nề về đạo đức và tình mẫu tử. Tại Điều 12 Luật bảo vệ trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) có quy định về quyền sống như sau:

<i>“Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển” </i>

Và Điều 15 về quyền được chăm sóc, ni dưỡng:

<i>“Trẻ em có quyền được chăm sóc, ni dưỡng để phát triển tồn diện”. </i>

Như vậy, hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em nói chung và các quyền khác nói riêng. Hành vi trên là hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng khi tình mẫu tử – tình yêu thương thiêng liêng nhất lại bị xâm phạm và cho dù với bất kì lý do nào thì cũng rất khó để chấp nhận.

<i>Thứ hai, về đối tượng tác động. Đối tượng tác động là một bộ phận của khách </i>

thể, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của Luật hình sự. Đối với tội danh giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì đối tượng tác động là con mới đẻ trong thời gian 07 ngày tuổi. Đây là đối tượng đặc biệt vì đối tượng là trẻ em mới sinh, dễ bị tổn thương, khơng có khả năng phản kháng và khả năng sống sót, phát triển phụ thuộc hồn tồn bởi các chủ thể khác (ví dụ: người mẹ). Ngoài ra việc quy định thời gian 07 ngày tuổi với con mới đẻ cũng là một đặc điểm rất đặc biệt trong tội danh này. Bởi lẽ, việc quy định thời gian của đối tượng tác động đã thay đổi rất nhiều tính chất, phạm vi của hành vi. Nếu trong trường hợp giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong thời gian quá 07 ngày tuổi, qua đến ngày thứ 08 trở về sau thì sẽ cấu thành tội danh khác. Có một số quan điểm cho rằng việc quy định 07 ngày tuổi này là chưa thực sự phù hợp với thực tiễn. Người mẹ không thể chỉ trong 07 ngày sau khi sinh mà bị ảnh hưởng tâm lý đến mức thực hiện hành vi tội ác của mình. Các quan điểm cho rằng việc quy định 07 ngày tuổi này là chưa phù hợp dựa trên hai yếu tố:

(i) Về yếu tố “tư tưởng lạc hậu”, quy định trong thời hạn 07 ngày tuổi có thể là khả thi và thực tiễn thường xảy ra. Vì tư tưởng lạc hậu là tư tưởng đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

được xảy ra và ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ trong một thời gian dài, là lối sống, tư duy, quan niệm đã có từ lâu của người mẹ nên xác định 07 ngày đối với tư tưởng lạc hậu là phù hợp.

(ii) Về yếu tố “hoàn cảnh khách quan đặc biệt”, đặc biệt là trong trường hợp người mẹ bị ảnh hưởng tâm lý sau sinh thì 07 ngày tuổi là tương đối ít. Việc trầm cảm, ảnh hưởng tâm lý sau sinh sẽ thường diễn ra trong khoảng tháng đầu tiên sau sinh, tức là khoảng thời gian 07 ngày vẫn chưa đủ để khiến người mẹ bị ảnh hưởng tâm lý. Trong giai đoạn tháng đầu tiên, việc nuôi nấng, chăm sóc đứa trẻ sẽ mang lại nhiều rắc rối cho người mẹ, từ đó xuất hiện các vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ, dẫn đến việc khơng khống chế được hành vi của mình mà gây ra tội ác.

Hiện nay, vẫn còn khá nhiều quan điểm, luồng ý kiến khác nhau tranh cãi về vấn đề này. Vì việc xác định độ tuổi, thời gian của đứa trẻ trong hành vi này là vô cùng quan trọng nên việc xác định cần phải dựa trên cái nghiên cứu y khoa, đánh giá lại các yếu tố tác động, dựa vào thực trạng xã hội hiện nay để không bỏ lọt tội phạm.

Với pháp luật nước ngoài, theo Tiêu chuẩn y tế trong Nghị quyết số V-1237 của Cộng hòa Litva quy định thì trẻ sơ sinh là một đứa trẻ từ lúc mới sinh đến 28 ngày của cuộc đời<small>29</small>. Và với pháp luật nước Litva, đứa trẻ khi người mẹ thực hiện hành vi phạm tội phải là chủ thể sống, không quan trọng việc là sinh tự nhiên hay bị ép sinh ra. Như vậy việc có thể xác định thời gian là bao nhiêu ngày thì cấu thành tội danh trên là vơ cùng khó khăn và khác biệt đối với mỗi quốc gia. Ngoài ra, pháp luật nước Litva vẫn có quy định về tình trạng của người mẹ khi thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên sẽ không quy định trực tiếp như pháp luật Việt Nam mà yếu tố về tâm lý sẽ được xem xét riêng<small>30</small>. Tại Điều 255 Luật Philippines có quy định rằng:

<i>“Hình phạt về tội giết người, giết cha mẹ sẽ được áp dụng cho người nào giết trẻ em dưới 03 ngày tuổi”<small>31</small>. </i>

<small>29 The Lithuanian Medical Standard MN 112: 2008 “Physician Neonatologist. The Rights, Duties, </small>

<i><small>Competence and Responsibility”, Minister of Health of the Republic of Lithuania, ResolutionNo. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Khác với luật Việt Nam và một số nước khác, Philippines không xét chủ thể giết trẻ con là người mẹ hay một chủ thể cụ thể, không quy định đây là con mới đẻ mà quy định là trẻ con nói chung. Như vậy, đối tượng tác động của quy định này có phần khác với đối tượng tác động đang được nghiên cứu, tuy nhiên nhóm muốn dùng số liệu dưới 03 ngày tuổi để làm nổi bật lên vấn đề xác định tuổi khi thực hiện hành vi phạm tội. Thêm một quy định khác từ pháp luật nước Zimbabwe, tại Điều 48 có quy định rằng:

<i>“Bất kỳ người phụ nữ nào trong vòng sáu tháng sau khi sinh đứa con của mình, gây ra cái chết cho nó với hành vi cố ý; hoặc bởi hành vi mà cơ ấy nhận thấy có nguy cơ thực sự đối với cuộc sống của đứa trẻ vào thời điểm mà sự cân bằng trong tâm trí của cơ ấy bị xáo trộn do sinh con, sẽ phạm tội giết trẻ sơ sinh và phải chịu hình phạt tù trong thời hạn không quá 5 năm”<small>32</small>. </i>

Với đối tượng tác động trong điều luật này là trẻ sơ sinh trong vịng 06 tháng, có thể nói là quy định với lượng thời gian tương đối dài so với các hệ thống pháp luật khác. Ngoài ra các yếu tố như hoàn cảnh khách quan đặc biệt hay tư tưởng lạc hậu cũng không được nêu là một phần của lý do cho hành vi trên.

Chung quy lại vấn đề, việc xác định chính xác độ tuổi, thời gian khi người mẹ thực hiện hành vi phạm tội đối với tội danh này, với quy định mỗi nước là hồn tồn khác nhau. Điều này có thể giải thích bởi tình hình xã hội, chính trị, cách hiểu về luật cũng như cách quy định của luật vận hành với mỗi nước, mỗi hệ thống pháp luật là khác biệt hoàn toàn. Tùy mỗi nước mà mốc thời gian có thể ngắn, có thể dài hơn thậm chí là được xét với các yếu tố khác nhau với chủ thể được mở rộng hoặc thu hẹp lại.

Hiện nay, quan điểm về việc nên tăng thời gian nay nên giảm thời gian xuống dưới mốc 07 ngày vẫn đang là vấn đề tranh luận. Tuy nhiên với những lập luận được nêu trên, với những sự tham khảo từ pháp luật nước khác và quan sát thực tiễn, nhóm cho rằng quy định 07 ngày là đã có phần khơng cịn phù hợp với thực tiễn xã hội, nhất là với yếu tố hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà đặc biệt là vấn đề tâm lý như trầm cảm sau sinh. Bởi lẽ khoảng thời gian 07 ngày vẫn chưa là khoảng thời gian đủ để yếu tố tâm lý trầm cảm từ người mẹ ngay lúc này được bộc phát hay phát sinh. Tuy nhiên với yếu tố như tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác như dị tật, nghèo khó,... nhóm nhận thấy 07 ngày trong quy định là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ trong 07 ngày cũng

<small>32 Article 48 Infanticide of Criminal Law of Zimbabwe. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

là đủ để người mẹ suy nghĩ về hành vi tiếp theo của mình, khoảng thời gian mới sinh sẽ là khoảng thời gian mà những yếu tố bên ngoài, yếu tố tiêu cực, yếu tố xã hội và hoàn cảnh thực tại ảnh hưởng nặng nề nhất đối với người mẹ sau sinh. Vì vậy việc quy định đối tượng tác động là con sau sinh 07 ngày là quy định hợp lý nhưng cần phải làm rõ thêm một số trường hợp nhất định để khơng bỏ lọt tội phạm.

Hiện nay, có một số quan điểm cho rằng nên mở rộng “ngược” phạm vi quyền sống của đối tượng con mới đẻ đối với hành vi giết con mới đẻ – tức là mở rộng thời điểm xác định quyền sống của trẻ em thơng qua cách sửa đổi tính thời gian phạm tội của hành vi giết con mới đẻ theo Điều 124 BLHS. Đề xuất trên dựa trên nền tảng lập luận

<i>của các nghiên cứu y khoa: “Trong 14 ngày phơi có tất cả đặc điểm của con người, 21 </i>

<i>ngày – bắt đầu sử dụng hệ thống hoàn tồn riêng, nhóm máu có thể tuần hồn khác với nhóm máu của người mẹ, 8 tuần – có thể giữ vật đặt nó trong lịng bàn tay và cảm thấy đau, 10 tuần – có thể lấy dấu vân tay...”<small>33</small>. Từ lập luận trên, các học giả ủng hộ quan </i>

điểm này cho rằng, nếu chỉ bảo vệ quyền sống của đứa trẻ từ khi chúng mới được sinh ra thì thời điểm trước đó là thai nhi khơng được bảo vệ hoàn toàn là chưa hợp lý. Từ đó, họ đề xuất khơng nên thu hẹp quyền sống của trẻ em tại thời điểm sinh mà nên mở rộng khái niệm để bảo vệ quyền sống của trẻ em thơng qua gợi mở cho mơ hình lập pháp tại khoản 1 Điều 124 BLHS như sau:

Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh

<i><b>khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ </b></i>

<i>Bảng 2.1. Đề xuất sửa đổi khoản 1 Điều 124 BLHS của nhóm nghiên cứu khác <small>34</small></i>

<small>33 Vũ Thị Phượng & Nguyễn Thị Thuỷ (2020), “Bảo vệ quyền sống của trẻ em trong Pháp luật Hình sự </small>

<i><small>Việt Nam”, Tạp chí Pháp Luật về quyền con người, số 03 – 2020, tr. 101. </small></i>

<small>34 Vũ Thị Phượng & Nguyễn Thị Thuỷ (2020), “Bảo vệ quyền sống của trẻ em trong Pháp luật Hình sự </small>

<i><small>Việt Nam”, Tạp chí Pháp Luật về quyền con người, số 03 – 2020, tr. 100. </small></i>

</div>

×