Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động affiliate marketing trên các nền tảng mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 92 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>THUỘC NHĨM NGÀNH: LUẬT THƯƠNG MẠI </b>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả: Mã số sinh viên: Năm thứ:

<b>1. Mạch Văn Vương 1953401020289 42. Nguyễn Thúy Vy 1953401020294 4</b>

<b>Trưởng nhóm: Mạch Văn Vương </b>

Lớp: CLCQTL44B Khoá: 44 Khoa: Các Chương trình đào tạo Chất lượng cao

<b>Mã số cơng trình :………. </b>

<i>(Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>THUỘC NHĨM NGÀNH: LUẬT THƯƠNG MẠI </b>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả: Mã số sinh viên: Năm thứ:

<b>1. Mạch Văn Vương 1953401020289 42. Nguyễn Thúy Vy 1953401020294 4</b>

<b>Trưởng nhóm: Mạch Văn Vương </b>

Lớp: CLCQTL44B Khoá: 44 Khoa: Các Chương trình đào tạo Chất lượng cao

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

<b>Chúng tôi xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học với đề tài: “Quy định Pháp </b>

<b>luật về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội” là cơng trình nghiên cứu của hai nghiên cứu sinh là Mạch Văn Vương </b>

và Nguyễn Thúy Vy thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Hồi Thu. Cơng trình nghiên cứu có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn, chú thích rõ ràng, cụ thể và chính xác và được phép công bố. Các số liệu thu thập, khảo sát, kết quả trình bày hồn tồn là do chúng tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC HÌNH VÀ CHỮ VIẾT TẮTDanh mục hình</b>

Hình 1 Các bên trong quan hệ của hoạt động Affiliate Marketing 13 Hình 2 Sơ đồ quy trình cấu tạo nên hệ thống Affiliate Marketing 15 Hình 3 Xu hướng phát triển của hoạt động Affiliate Marketing 20

<b>Danh mục chữ viết tắtChữ được viết tắt Chữ được viết thường bằng </b>

<b>Tiếng Việt <sup>Chữ được viết thường bằng </sup>Tiếng Anh </b>

các doanh nghiệp

Business to Business

F&B Dịch vụ nhà hàng và quầy uống Food and Beverage Service

PPO Trả tiền trên giá trị mỗi đơn hàng

được bán thành công <sup>Pay per order </sup>

PPC Trả tiền trên mỗi lượt ấn vào liên

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC </b>

<b><small>LỜI MỞ ĐẦU ... 1 </small></b>

<b><small>1. Đặt vấn đề ... 1 </small></b>

<b><small>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 2 </small></b>

<b><small>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2 </small></b>

<b><small>4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ... 3 </small></b>

<b><small>5. Đóng góp mới về khoa học của bài nghiên cứu ... 4 </small></b>

<b><small>6. Kết cấu của bài nghiên cứu ... 5 </small></b>

<b><small>CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG AFFILIATE MARKETING VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG AFFILIATE MARKETING TRÊN CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI ... 6 </small></b>

<b><small>1.1. Khái quát về hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội ... 6 </small></b>

<i><b><small>1.1.1. Khái niệm của hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội ... 6</small></b></i>

<i><b><small>1.1.2. Các hình thức của hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội ... 9</small></b></i>

<i><b><small>1.1.3. Đặc điểm và vai trò của hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội ... 14</small></b></i>

<i><b><small>1.1.4. Xu hướng phát triển của hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội ... 17</small></b></i>

<b><small>1.2. Khái quát về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội ... 20 </small></b>

<i><b><small>1.2.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội ... 20</small></b></i>

<i><b><small>1.2.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội ... 22</small></b></i>

<i><b><small>1.2.3. Vai trò của việc thu thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam ... 27</small></b></i>

<b><small>Kết luận Chương 1 ... 31 </small></b>

<b><small>CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ HOẠT ĐỘNG AFFILIATE MARKETING TRÊN CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI VÀ BÀI HỌC TỪ PHÁP LUẬT CÁC QUỐC GIA ... 32 </small></b>

<b><small>2.1. Tổng quan về vấn đề thu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam... 32 </small></b>

<i><b><small>2.1.1. Nội dung quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội ... 32</small></b></i>

<i><b><small>2.1.2. Thực trạng thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội ... 39</small></b></i>

<b><small>2.2. Kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về vấn đề thu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội ... 46 </small></b>

<i><b><small>2.2.1. Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing tại Anh. ... 47</small></b></i>

<i><b><small>2.2.2. Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing tại Hoa Kỳ, Ấn Độ ... 50</small></b></i>

<i><b><small>2.2.3. Đánh giá tính hiệu quả, khả thi khi điều tiết thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing tại Việt Nam. ... 52</small></b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b><small>2.3. Kiến nghị ... 54 </small></b>

<i><b><small>2.3.1. Về phía cơ quan quản lý thuế ... 55</small></b></i>

<i><b><small>2.3.2. Về phía các cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân ... 56</small></b></i>

<i><b><small>2.3.3. Về vấn đề hoàn thiện quy định pháp luật ... 57</small></b></i>

<b><small>Kết luận chương 2 ... 62 </small></b>

<b><small>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 65 </small></b>

<b><small>1. Văn bản quy phạm pháp luật ... 65 </small></b>

<i><b><small>1.1. Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam ... 65</small></b></i>

<i><b><small>1.2. Văn bản pháp luật nước ngoài ... 66</small></b></i>

<b><small>2. Tài liệu tham khảo ... 66 </small></b>

<i><b><small>2.1. Tài liệu bằng tiếng Việt ... 66</small></b></i>

<i><b><small>2.2. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài ... 70</small></b></i>

<b><small>PHỤ LỤC ... 71 </small></b>

<b><small>1. Đặt vấn đề khảo sát ... 71 </small></b>

<b><small>2. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát ... 72 </small></b>

<b><small>PHỤ LỤC 01: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ... 76 </small></b>

<b><small>PHỤ LỤC 02: BIỂU ĐỒ XÂY DỰNG TỪ KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGƯỜI DÙNG MẠNG THEO PHỤ LỤC 01 ... 81 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề </b>

Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, chính sách thuế và cơ chế quản lý thuế ở nước ta đã có những thay đởi lớn góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng, từng bước thực hiện sự bình đẳng, cơng bằng xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu ngày càng cao của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống thuế ở nước ta vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết. Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều tiêu cực, hiện tượng trốn thuế vẫn còn xảy ra ngày càng tinh vi, quy mơ khá lớn, dẫn đến sự bất bình đẳng trong việc kinh doanh giữa các cá nhân và gây ra tình trạng thất thu cho ngân sách nhà nước. Một trong số đó có thể kể đến là vấn đề thu thuế TNCN từ các hoạt động trên sàn thương mại điện tử. Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng hằng năm luôn ở mức rất cao. Ngoài các hoạt động thương mại được tổ chức trên các website và sàn giao dịch thương mại điện tử thì hoạt động tiếp thị liên kết thúc đẩy việc mua bán hàng hố, dịch vụ thơng qua các nền tảng mạng xã hội cũng đang thu hút số lượng rất lớn các cá nhân, doanh nghiệp tham gia.

Trong các hoạt động thương mại điện tử có thể kể đến xu hướng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để làm kênh tiếp thị, quảng bá, phân phối và mua bán đang có chiều hướng ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây, nhất là vào khoảng thời gian sau sự bùng nổ của dịch Covid - 19. Cụ thể, trào lưu KOL Affiliate - chương trình tiếp thị liên kết dành cho những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đang giúp những người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội tăng thu nhập, khẳng định thương hiệu cá nhân. Tuy tiếp thị liên kết là xu thế tất yếu nhưng bản chất vẫn phụ thuộc vào nền tảng của các bên liên quan khác nên khó kiểm sốt thu nhập để đóng thuế. Hơn nữa, hành vi tiếp thị liên kết có yếu tố thương mại điện tử trên mạng xã hội là một hình thức khá đặc thù và có những điểm khác biệt so với hình thức các hình thức tiếp thị trực tiếp trước đây, bao gồm cả việc thông qua và không thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Do đó, pháp luật hiện hành quy định còn nhiều bất cập chưa hoàn toàn chi phối,

<i>điều tiết triệt để. Xuất phát từ tình hình đó, nhóm tác giả chọn đề tài “Quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội” để làm </i>

đề tài nghiên cứu khoa học, chuyên ngành luật thuế là cần thiết có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn; và tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam chưa có một cơng trình nghiên cứu, luận văn, luận án nào nghiên cứu cụ thể về lĩnh vực này. Trên cơ sở chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, qua đó, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị, đề xuất hữu ích cho các chủ thể có liên quan và đối với quy định về thuế thu nhập cá nhân nói riêng và ngành thuế nói chung nhằm tăng cường cơng tác quản lý thuế TNCN mang lại hiệu quả hoạt động cho ngành thuế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i>Với việc nghiên cứu đề tài “Quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội”, nhóm tác giả mong muốn hướng đến </i>

những mục đích sau:

+ Tìm hiểu và làm rõ cơ chế hoạt động của tiếp thị liên kết trên nền tảng mạng xã hội; + Các quy định của pháp luật về thuế TNCN điều chỉnh trực tiếp hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội, hiệu quả áp dụng trên thực tế.

+ Sau khi đã có một cái nhìn tởng quan về thực trạng pháp luật thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội, bài nghiên cứu sẽ đưa ra những kiến nghị, giải pháp để góp phần hồn thiện hành lang pháp lý trong việc điều chỉnh vấn đề này.

Bài nghiên cứu sẽ hướng tới những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Phân tích, làm rõ cơ chế hoạt động của tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội, dấu hiệu cũng như cơ sở để thu nhập từ hoạt động này đủ điều kiện để trở thành đối tượng chịu thuế TNCN. Thơng qua đó đưa ra những đánh giá khách quan về những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế trong việc áp dụng pháp luật thuế TNCN.

- Liên hệ, nghiên cứu các quy định có liên quan của pháp luật nước ngoài về thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết thông qua các nền tảng mạng xã hội, so sánh với pháp luật Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc hồn thiện pháp luật về thuế TNCN nói chung. Nâng cao hiệu quả áp dụng và thi hành và phù hợp với tình hình phát triển của kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>Đối tượng nghiên cứu của đề tài: </b></i>

Cơ chế hoạt động của hình thức tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội.

Quy định của pháp luật, thực trạng thu thuế TNCN và cơ sở điều tiết thu thuế TNCN lên thu nhập từ hoạt động dẫn liên kết trên mạng xã hội.

<i><b>Phạm vi nghiên cứu của đề tài: </b></i>

<i>Xét về mặt lý luận: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là nằm trong khuôn </i>

khổ các lý luận, quan điểm điển hình trên thế giới về hoạt động tiếp thị liên kết nói chung và tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội nói riêng. Đồng thời, đề tài tập trung vào nghiên cứu các quy định của pháp luật thuế TNCN của Việt Nam đối với thu nhập chịu thuế từ hoạt động tiếp thị liên kết, tham khảo thêm những kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài về vấn đề này.

<i>Xét về mặt không gian: Đề tài sẽ tiếp thu và kế thừa những quan điểm, tư tưởng nổi </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

bật trên thế giới về hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội, cũng như pháp luật thuế TNCN của Việt Nam và một số quốc gia như Anh, Mỹ.

<i>Xét về mặt thời gian: Các văn bản pháp luật của Việt Nam đã và đang có hiệu lực trực </i>

tiếp điều chỉnh lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời nhóm tác giả liên hệ với các văn bản pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới có liên quan về vấn đề này. Từ đó, nhóm tác giả rút ra một số điểm đạt được và chưa đạt được của pháp luật liên quan đến pháp luật thuế đối với hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam.

<b>4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu </b>

<b>Cơ sở lý luận: Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên những nền tảng, quan điểm về </b>

khái niệm, đặc điểm, của tiếp thị liên kết nói chung nói chung trên thế giới. Từ đó, đánh giá quy định về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động tiếp thị liên kết phù hợp với tình hình cụ thể tại Việt Nam

<b>Nguồn tài liệu: Các quan điểm, tư tưởng cũng như các nghiên cứu pháp luật thực tại </b>

của một số quốc gia trên thế giới, sự áp dụng sáng tạo và khái quát hóa vào luật ở Việt Nam. Đồng thời bài nghiên cứu cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu đã cơng bố rộng rãi trong và ngồi nước.

<b>Phương pháp nghiên cứu: </b>

<i>Phương pháp lịch sử: Sự hình thành và phát triển của tiếp thị liên kết trải qua nhiều </i>

giai đoạn, vì thế cần dùng phương pháp tư duy của sử học để nghiên cứu, hơn nữa chỉ có nghiên cứu tồn bộ q trình phát triển lịch sử của hình thức tiếp thị liên kết hình thành và phát triển, thì mới có thể nhận thức được thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam cũng như quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing.

<i>Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt cả </i>

đề tài. Phương pháp này nhóm tác giả thu thập thông tin trực tiếp và gián tiếp, tiếp xúc với đối tượng khảo sát thông qua biểu mẫu; thu thập dữ liệu gián tiếp chủ yếu tiến hành trên các trang báo, các bài viết trên không gian mạng cũng như tại thư viện. Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của bài nghiên cứu khoa học. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu nghiên cứu, phân tích những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân và hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội; thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân từ việc hoạt động Affiliate Marketing và bài học từ pháp luật các quốc gia; từ đó đưa ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.

<i>Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, nhóm tác giả so sánh các quy định của </i>

Việt Nam với một số nước trên thế giới, thực tiễn áp dụng pháp luật thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện các quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và việc áp dụng pháp luật cụ thể là từ hoạt động Affiliate Marketing.

Mặc dù các phương pháp được chọn lọc ưu tiên theo nội dung nghiên cứu nhưng không vì thế mà quá trình nghiên cứu chỉ diễn ra độc lập. Nhóm tác giả sẽ lồng ghép, tởng hợp các phương pháp để áp dụng cho các nội dung trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để hỗ trợ nhau trong quá trình thu thập và xử lý thơng tin theo mục tiêu đề ra.

<b>5. Đóng góp mới về khoa học của bài nghiên cứu </b>

Theo tìm hiểu của nhóm tác giả, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có một đề

<i>tài nghiên cứu nào nghiên cứu trực tiếp về “Quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội” bởi lẽ đây là hoạt động mới </i>

xuất hiện từ khoảng cuối năm 2019, cùng với thời điểm xuất hiện đại dịch Covid-19 tại Việt Nam. Dù vậy trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả có tìm thấy một số bài viết, đề tài nghiên cứu có liên quan, điển hình là:

<i>Phạm Nữ Mai Anh (2019), với đề tài “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. Đối với bài nghiên cứu này, tác giả đã phân </i>

tích thực trạng quản lý thuế của nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử từ năm 2012 đến năm 2018 tại Việt Nam dựa trên nguồn số liệu thứ cấp thu nhập được, kết hợp việc thực hiện khảo sát thông qua các cán bộ ngành thuế công tác ở các cơ quan thuế các cấp có thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Trên cơ sở những lý luận kết hợp với thực tiễn, luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề này, trong đó có một số đề xuất tiêu biểu, tính mới là: (1) Đề xuất xây dựng đồng bộ và lưu trữ đầy đủ dữ liệu trong quản lý thông tin người nộp thuế phục vụ cho phân tích, kiểm soát dữ liệu người nộp thuế nhằm phát hiện các rủi ro, gian lận trong hoạt động quản lý thuế; (2) thiết lập quy trình quản lý nội bộ ngành thuế đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động thương mại điện tử trên cơ sở có sự thống nhất với quy trình quản lý thuế đối với hoạt động thương mại truyền thống, đồng thời có bở sung một số quy định mới, tạo cơ sở vững chắc cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

<i>Trần Thiên Doanh (2022), với đề tài “Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các chủ thể thực hiện giao dịch trên mạng xã hội”, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật Thành </i>

phố Hồ Chí Minh. Khóa luận đưa ra những vấn đề về lý luận chung trong quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các chủ thể khi thực hiện giao dịch trên mạng xã hội. Phân tích thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các chủ thể thực

<i>hiện giao dịch trên mạng xã hội và kiến nghị hoàn thiện. </i>

<i>Phạm Kim Chi (2021), với đề tài “Quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội”, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Khóa luận tập trung phân tích các quy định của pháp luật trong nước về vấn đề quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội dựa trên nền tảng các quy định pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời chỉ ra những điểm còn thiếu sót, vướng mắc trong các quy định pháp luật dựa trên thực tiễn hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam hiện nay đối với hình thức kinh doanh này. Đưa ra định hướng và kiến nghị những giải pháp phù hợp với nhu cầu của thực tiễn hiện nay nhằm hoàn thiện các vấn đề còn thiếu sót trên thực tế.

<i>Lưu Đức Huy (2018), với đề tài “Quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội”, tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính, số 688, tr. 16-19. Đề tài này cung cấp một cái </i>

nhìn tởng quan về tình hình phát triển của hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra thực trạng quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này, về những khó khăn mà cơ quan thuế đang gặp phải và tác giả có đề xuất một số biện pháp về thể chế, chính sách pháp luật và về cách thức tổ chức ngành thuế mà cơ quan nhà nước có thể tham khảo áp dụng.

Nhìn chung các nghiên cứu ở trên đều đã phân tích và làm nởi bật những khó khăn, vướng mắc mà Việt Nam đang phải đối mặt để góp phần tăng tính hiệu quả trong quản lý thuế nói chung và xóa bỏ hiện tượng gian lận thuế, trốn thuế trong bối cảnh hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng xã hội đang tăng trưởng ngày một mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn chưa có đề tài nào đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội, vốn là một trong số các hoạt động đặc thù, mới xuất hiện tại Việt Nam, chưa có cách hiểu thống nhất về tiếp thị liên kết là gì cũng như cơ chế hoạt động của nó và có nguy cơ gian lận thuế cao từ các cá nhân có thu nhập phát sinh chịu thuế. Qua đó, nhóm tác giả thực hiện đề tài này góp phần làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân và hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội, thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing và bài học từ pháp luật các quốc gia. Từ đó, kiến nghị xây dựng và hoàn thiện chế định điều chỉnh vấn đề này.

<b>6. Kết cấu của bài nghiên cứu </b>

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình khoa học đã cơng bố, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài nghiên cứu gồm 2 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Khái luận chung về hoạt động Affiliate Marketing và thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội.

Chương 2: Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội và bài học từ pháp luật các quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG AFFILIATE MARKETING VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG AFFILIATE MARKETING TRÊN CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI </b>

<b>1.1. Khái quát về hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội </b>

<i><b> 1.1.1. Khái niệm của hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội </b></i>

<i><b> 1.1.1.1. Lịch sử của hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội </b></i>

So với lịch sử hình thành của hệ thống các phương pháp tiếp thị nói chung thì tiếp thị liên kết là một chiến lược tiếp thị ra đời muộn và được coi là giải pháp thay thế cho các chiến lược tiếp thị truyền thống và có tên đầy đủ bằng Tiếng Anh là Affiliate Marketing. Theo Yeschek (2018), lịch sử tiếp thị liên kết bắt đầu từ năm 1989 với một người tên là William J. Tobin, người giữ danh hiệu nhà tiếp thị kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới. Tobin bắt đầu chương trình liên kết của riêng mình cho cơng ty của mình có tên là PC Flowers & Gifts. Đến năm 1993, nó đã kiếm được hơn 6 triệu đô la hàng năm và thành công này đã khuyến khích Tobin cấp bằng sáng chế cho ý tưởng này vào năm 1996. Năm 1994, CD Now tung ra chương trình Buy Web của họ và được coi là chương trình liên kết đầu tiên (Johnson, 2015a). CD Now là một cửa hàng trực tuyến để mua đĩa CD và băng video nhạc vật lý được thành lập vào tháng 2/1994 bởi hai anh em sinh đôi Jason Olim và Matthew Olim ở Ambler, Pennsylvania<sup>1</sup>. Ý tưởng của chương trình là các trang web có thể tham gia chương trình của họ, liên kết đến nội dung của họ và kiếm được phần trăm hoa hồng từ bất kỳ giao dịch mua nào được thực hiện từ trang web. Những khoản hoa hồng này sau đó được thanh tốn qua séc hoặc như một khoản bồi thường để mua đĩa CD và băng từ cửa hàng trực tuyến.

Nhà tiên phong nổi tiếng nhất về tiếp thị liên kết là Amazon, đã khởi chạy chương trình Amazon Associates của riêng họ vào năm 1996. Mơ hình mà Amazon sử dụng liên quan đến việc trả hoa hồng phần trăm cho mỗi sản phẩm được bán. Các chi nhánh có thể tham gia chương trình Amazon Associates và kiếm được từ 5% - 15% hoa hồng cho doanh số bán hàng mà họ tạo ra. Sau này, đây trở thành mơ hình mà nhiều affiliate network sử dụng ngày nay (Jeb Commerce, 2019).

Commission Junction và Clickbank là những mạng liên kết đầu tiên. Cả hai đều được ra mắt vào năm 1998 và chúng vẫn nằm trong số các mạng liên kết phổ biến nhất hiện nay (Affiliate Marketer Training, 2019). Sự ra đời của các mạng này cho phép các cơng ty đối tác có nhu cầu cùng tham gia vào lĩnh vực tiếp thị liên kết. Sau đó, Commission Junction đã được ValueClick mua lại với giá 58 triệu đô la và vẫn là một trong những mạng lưới liên kết lớn nhất và thành công nhất hiện nay (Johnson, 2015b).

Tại Việt Nam, hoạt động tiếp thị liên kết được xem là hình thức tiếp thị còn rất non trẻ, <small>1 Reyes, Juliana (July 31, 2012). "CDNow: 3 lessons from Fort Washington-based pioneering 1990s-era online music retailer". Technically Media. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

mới xuất hiện và phát triển mạnh từ cuối năm 2019. Sự xuất hiện của tiếp thị liên kết trên mạng xã hội được cho là gắn liền với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 và phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, nhưng khái niệm và nguyên tắc chính của hoạt động tiếp thị liên kết vẫn khơng thay đổi. Trong tương lai, hầu hết người tiêu dùng sẽ ln có mong muốn tìm kiếm và nghiên cứu thông tin một cách rõ ràng trước khi quyết định mua sản phẩm. Đó là một trong những lý do chính để lý giải tại sao tiếp thị liên kết đã và đang ngày một phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

<i><b> 1.1.1.2. Khái niệm của hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội </b></i>

Khái niệm tiếp thị liên kết trên Internet được hình thành, đưa vào thực tế bởi William J và ông được cấp bằng sáng chế đầu tiên cho việc đưa ra hình thức tiếp thị này. Tobin vào năm 1996, tuy nhiên việc tiếp thị liên kết đã được diễn ra chính thức vào tháng 11 năm 1994, gần 4 năm sau khi World Wide Web ra đời. Nổi bật trong số những doanh nghiệp đã sử dụng hình thức liên kết này là Amazon - công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực bán lẻ trực tuyến. Amazon đã triển khai chương trình liên kết vào tháng 7 năm 1996: Các đối tác của Amazon có thể đặt liên kết biểu ngữ hoặc văn bản trên trang web của họ cho từng cuốn sách hoặc liên kết trực tiếp đến trang chủ của Amazon. Khi khách truy cập nhấp vào trang web của những người đối tác này để truy cập Amazon và mua sách, họ sẽ nhận được hoa hồng<small>2</small>. Các chương trình tiếp thị liên kết mặc dù đã xuất hiện từ trước đó rất lâu nhưng trang web thương mại Amazon đánh dấu sự biết đến rộng rãi đối với cơng chung cũng như là hình mẫu cho rất nhiều chiến dịch tiếp thị liên kết về sau<small>3</small>.

Trong các tài liệu nghiên cứu, tồn tại nhiều khái niệm khác nhau Affiliate Marketing, do các tác giả tiếp cận từ góc độ khác nhau. Cụ thể:

Theo trang web Brand Việt Nam - Cộng đồng Marketing và Xây dựng Thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, Affiliate marketing là mơ hình Performance Marketing. Nghĩa là các cơng ty sẽ chi trả chi phí marketing dựa trên hiệu suất làm việc. Có thể hiểu đơn giản: chiến lược Affiliate marketing bán được nhiều sản phẩm thì cơng ty sẽ trả chi phí marketing lớn. Ngược lại, chiến lược affiliate marketing bán được ít sản phẩm thì cơng ty sẽ chi trả chi phí marketing thấp hơn<small>4</small>.

<i>Theo trang đầu tư tài chính Investopedia: “Affiliate marketing is an advertising model in which a company compensates third-party publishers to generate traffic or leads to the </i>

<small>2</small><i><small> Xem thêm: Gray, Daniel (1999), The Complete Guide to Associate and Affiliate Programs on the Net, McGraw-Hill </small></i>

<small>Trade. </small>

<small>3</small><i><small> Xem thêm: Frank Fiore and Shawn Collins (2001), Successful Affiliate Marketing for Merchants, from pages 12, 13 </small></i>

<small>and 14. QUE Publishing. </small>

<small>4 Xem thêm: ing-truyen-thong-cho-cac-doanh-nghiep-SME, Affiliate Marketing: giải pháp thay thế Marketing truyền thống cho các doanh nghiệp SME?, truy cập ngày 1/4/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>company’s products and services. The third-party publishers are affiliates, and the commission fee incentivizes them to find ways to promote the company”. Được dịch lại theo </i>

một bài báo tại trang chính thức của Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh như

<i>sau: “Affiliate marketing (hay còn gọi là tiếp thị liên kết) là hình thức quảng bá sản phẩm/dịch vụ, trong đó một công ty trả tiền cho bên thứ ba là những nhà xuất bản (Publisher) để tạo ra lượng truy cập dẫn đến sản phẩm/dịch vụ của công ty. Các nhà xuất bản sẽ nhận khoản hoa hồng khi người dùng ghé thăm trang của mình quản lý (website, fanpage, social network…) và thực hiện những hành động như: mua hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ, điền thông tin,... Khoản hoa hồng này sẽ khuyến khích họ quảng bá cho sản phẩm của công ty.”</i><small>5</small>.

Theo Del Franco & Miller (2003); Goff (2006); Goldschmidt và cộng sự (2003); Haig

<i>(2001); Mariussen và cộng sự (2010); Tweney (1999): “Affiliate marketing is a type of online marketing, whereby a firm (an advertiser or a merchant) signs an agreement with another firm (a publisher or an affiliate) to feature a link from its websites on affiliated sites. The key objectives of affiliate marketing are to promote and sell products or services through additional distribution outlets, drive web traffic to advertisers, and generate transactions from online users in return for a commission”. Được dịch lại là: “Affiliate marketing là loại </i>

hình marketing trực tuyến, theo đó một doanh nghiệp hoặc người bán ký một thỏa thuận với một đơn vị liên kết để giới thiệu sản phẩm bằng việc chia sẻ các đường link dẫn đến trang web liên kết có chứa sản phẩm. Mục tiêu chính của tiếp thị liên kết là quảng bá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các cửa hàng phân phối bổ sung, hướng lưu lượng truy cập web đến nhà quảng cáo và tạo giao dịch từ người dùng trực tuyến để đổi lấy hoa hồng”.

<i>Theo Hoffman và Novak (2000) “the online act of promoting someone else’s goods and services to earn commissions from sales leads provided”, được dịch là “Affiliate </i>

marketing là hành động quảng bá sản phẩm của người khác thông qua internet để kiếm hoa hồng từ các mối hàng được cung cấp”<small>6</small>.

Hầu hết các định nghĩa đều đưa đến một ý là người dẫn liên kết sẽ nhận được một khoản

<i>tiền gọi là commission. Theo trang từ điển của Oxford, commission là một số tiền được trả </i>

cho ai đó để bán hàng hóa và số tiền đó tăng lên theo số lượng hàng hóa được bán. Còn theo tiếng việt, tiền hoa hồng có thể được hiểu là số tiền thù lao mà người uỷ thác trả cho người trung gian (làm đại lý hay môi giới) về những dịch vụ đã làm tuỳ thuộc tính chất và khối lượng cơng việc. Minh chứng cho các hiểu này, tại chính sách Affiliate của Gymstore có quy định như sau :“Người tham dự chương trình Tiếp thị liên kết của GYMSTORE sẽ trở thành <small>5 Xem thêm: Bật mí những “bí mật” về Affiliate Marketing - Tiếp thị liên kết, truy cập ngày 1/4/2023. </small>

<small>6Xem thêm: Affiliate marketing và tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0, </small>

<small>mang-cong-nghe-40-86548.htm, truy cập ngày 16/5/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

tác trực tiếp của GYMSTORE và được hưởng phần trăm hoa hồng do chính GYMSTORE thanh tốn.”<small>7</small>. Do đó, commission hồn tồn có thể được hiểu là tiền hoa hồng.

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất một cách hiểu đơn giản dựa theo mục đích mà bài nghiên cứu này, cũng như là của Del Franco & Miller (2003); Goff (2006); Goldschmidt và cộng sự (2003); Haig (2001); Mariussen và cộng sự (2010); Tweney (1999),

<i>“Affiliate marketing là hình thức tiếp thị trực tuyến, theo đó một doanh nghiệp hoặc người bán ký một thỏa thuận với một đơn vị liên kết để giới thiệu sản phẩm bằng việc chia sẻ các đường link dẫn đến trang web liên kết có chứa sản phẩm. Đơn vị liên kết này sẽ được trả một khoản hoa hồng tương ứng với hiệu suất” </i>

<i><b>1.1.2. Các hình thức của hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội </b></i>

Vào năm 2009, nhà tiếp thị liên kết nổi tiếng tên là Pat Flynn đã phân loại tiếp thị liên kết thành ba loại – tiếp thị liên kết khơng có sự gắn bó (Unattached Affiliate Marketing), tiếp thị liên kết có sự liên quan (Related Affiliate Marketing) và tiếp thị liên kết có sự gắn bó mật thiết (Involved Affiliate Marketing)<small>8</small>. Cách phân biệt này là dựa vào mức độ gắn bó của của các nhà tiếp thị liên kết với sản phẩm mà họ tiếp thị. Cụ thể như sau:

<i>Thứ nhất, tiếp thị liên kết khơng có sự gắn bó (Unattached Affiliate Marketing): Trong </i>

mơ hình này, nhà tiếp thị liên kết khơng có mối liên hệ nào với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang quảng cáo. Họ khơng có chun mơn hoặc thẩm quyền trong thị trường ngách của sản phẩm, họ cũng không thể đưa ra tuyên bố về việc sử dụng nó.

Thơng thường, một đơn vị liên kết không được liên kết sẽ chạy các chiến dịch tiếp thị PPC (trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột – Pay per click), sử dụng liên kết đơn vị liên kết với hy vọng rằng người mua sắm sẽ nhấp vào liên kết đó và tự họ mua hàng.

Mặc dù tiếp thị liên kết khơng có sự gắn bó có thể hấp dẫn do khơng có sự cam kết, nhưng nó thường dành cho những người chỉ muốn tạo thu nhập mà không cần đầu tư vào sản phẩm hoặc mối quan hệ khách hàng. Ví dụ điển hình cho hình thức này đó chính là quảng cáo trên Facebook, Youtube hay trên Google.

<i>Thứ hai, tiếp thị liên kết có sự liên quan (Related Affiliate Marketing): Một mơ hình </i>

giữa tiếp thị liên kết có sự gắn bó mật thiết và khơng khơng có sự gắn bó dành cho những người không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng bằng cách nào đó có liên quan đến đối tượng thích hợp. Các chi nhánh này thường có một số loại ảnh hưởng trong thị trường ngách và có lượng người theo dõi đã được thiết lập, do đó có thể mang lại một số quyền hạn.

<small>7 Xem thêm: Chính sách Affiliate, truy cập ngày 16/5/2023 </small>

<small>8 Xem thêm: Affiliate Marketing 101: What it is and How to Get Started, articles/ecommerce/affiliate-marketing/, truy cập ngày 16/5/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Ví dụ: A đang quảng cáo cho một thương hiệu quần áo mà A chưa từng sử dụng trước đây, nhưng A khán giả thông qua blog thời trang hoặc kênh YouTube của A mà sử dụng sản phẩm này. Trong trường hợp này, A sẽ được coi là một nhà tiếp thị liên kết có liên quan.

Ưu điểm của loại hình tiếp thị liên kết này là đơn vị liên kết có chun mơn để tạo lưu lượng truy cập, tuy nhiên, họ có thể gặp rủi ro khi giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ không tốt nếu những nhà tiếp thị này chưa bao giờ thực sự sử dụng sản phẩm đó trước đây, điều này có thể khiến họ mất lòng tin của khán giả.

<i>Thứ ba, tiếp thị liên kết có sự gắn bó mật thiết (Involved Affiliate Marketing): Người </i>

tiếp thị liên kết có liên quan là những người gắn bó chặt chẽ với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang quảng cáo. Đơn vị chạy quảng cáo này đã tự mình dùng thử sản phẩm, tin tưởng rằng sản phẩm sẽ mang lại trải nghiệm tốt và có quyền đưa ra tuyên bố về việc sử dụng sản phẩm. Thay vì dựa vào trả tiền cho mỗi lần nhấp, các nhà tiếp thị liên kết có liên quan sử dụng trải nghiệm cá nhân của họ với sản phẩm trong nỗ lực tiếp thị của họ và khách hàng có thể tin tưởng họ như những nguồn thơng tin đáng tin cậy. Tất nhiên, loại tiếp thị liên kết này đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn để xây dựng uy tín, nhưng nó có thể sẽ mang lại kết quả lớn hơn sau này<small>9</small>.

Bên trên là cách phân biệt mà được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, với phạm vi của bài nghiên cứu cũng như cách hiểu thông dụng tại Việt Nam thì nhóm xin đưa ra các hình thức mà dựa vào cách tính hiệu suất của mỗi đường link. Bởi lẽ tùy vào mục đích mà các doanh nghiệp muốn tiếp cận đến khách hàng, có doanh nghiệp muốn bán được nhiều sản phẩm nhất có thể, tuy nhiên có doanh nghiệp muốn thương hiệu của mình được nhiều người biết tới. Do đó, có các hình thức khác như sau:

<i>Thứ nhất, tiếp thị liên kết dựa mà hiệu suất dựa vào số lượng lượt ấn vào liên kết. Cũng </i>

theo hình thức này thì người thực hiện tiếp thị sẽ được nhận thu nhập trên mỗi lần khách hàng ấn vào đường liên kết hay còn gọi là Pay Per Click (PPC): Người bán trả tiền cho đơn vị liên kết cho mỗi người tiêu dùng hoàn thành một hành động mong muốn. Hành động này có thể là bất kỳ thứ gì có thể được theo dõi, chẳng hạn như tạo tài khoản, đăng ký nhận bản tin, tải xuống sách điện tử hoặc điền vào biểu mẫu (EMarketingInstitute, 2019b). PPC có thể có thêm chi phí cho người bán vì khơng có nguồn doanh thu trực tiếp nào cho người bán thông qua hành động đã hoàn thành. Ý tưởng của PPC là trả hoa hồng cho đơn vị liên kết cho mỗi lần nhấp được tạo thông qua các liên kết đơn vị liên kết và/hoặc quảng cáo biểu ngữ, chi phí bở sung có thể xảy ra vì khơng có kênh doanh thu trực tiếp nào cho người bán sử dụng mơ hình này. Sau khi người tiêu dùng đã nhấp vào liên kết, việc người tiêu dùng làm gì sau đó khơng quan trọng. Điều này có nghĩa là người bán chấp nhận rủi ro chuyển đổi người tiêu dùng sau <small>9 Xem thêm: Affiliate Marketing 101: What it is and How to Get Started, truy cập ngày 08/4/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

khi nhấp chuột được tạo.

Tiếp thị liên kết chủ yếu là tạo lưu lượng truy cập vào các trang web và cố gắng khiến khách hàng nhấp và thực hiện hành động. Các chương trình trả tiền cho mỗi lần nhấp tập trung vào việc khuyến khích đơn vị liên kết chuyển hướng người tiêu dùng từ nền tảng tiếp thị của họ đến trang web của người bán. Điều này có nghĩa là nhà tiếp thị phải thu hút người tiêu dùng đến mức họ sẽ ấn vào liên kết để chuyển từ trang web của trang mạng xã hội đang dùng sang trang web của người bán. Affilater được trả tiền dựa trên sự gia tăng lưu lượng truy cập web.

Có hai khái niệm phở biến trong hình thức này:

+ Tính tiền dựa trên mỗi chuyển đởi: Với mơ hình này, đơn vị liên kết được trả tiền mỗi khi người bán hoặc nhà bán lẻ có được khách hàng tiềm năng, đó là khi liên kết đơn vị liên kết đưa khách hàng đến cửa hàng trực tuyến của người bán và họ thực hiện một hành động, chẳng hạn như đăng ký vào danh sách email hoặc điền vào biểu mẫu “Liên hệ với chúng tôi”. + Thu nhập trên mỗi lần nhấp: Đây là thước đo thu nhập trung bình trên 100 lần nhấp cho tất cả các chi nhánh trong chương trình liên kết của nhà bán lẻ.

Tuy nhiên đây là hình thức rất dễ gian lận, cũng như hình thức tiếp thị này khơng xây dựng được cộng đồng hay những người ủng hộ đáng tin cậy xung quanh sản phẩm hay dịch vụ của mình. Đây là một hình thức tiếp thị liên kết đã xuất hiện rất lâu, cũng như những bất cập của nó mà hiện này hình thức này đang được thay thế dần.

<i>Thứ hai, hình thức tiếp thị liên kết mà hiệu suất dựa dựa trên giá trị của mỗi đơn hàng. </i>

Cũng theo hình thức này thì người thực hiện tiếp thị sẽ được nhận thu nhập trên mỗi giá trị đơn hàng mà khách hàng đặt thông qua liên kết hay còn gọi là Pay Per Order (PPO): Đây là hình thức tính hoa hồng dựa trên giá trị của mỗi đơn hàng, đến nay đây vẫn được xem là hình thức tiếp thị liên kết hiện đại và có tính bền vững lâu dài. Bởi lẽ tuỳ thuộc vào loại món hàng hay dịch vụ có giá trị khác nhau thì người mua phải thơng qua một giai đoạn suy nghĩ cẩn thận dẫn đến hành vi mua, cho nên người tiếp thị liên kết xứng đáng nhận được một khoản hoa hồng tương xứng với giá trị của sản phẩm. Khi khách hàng xác nhận đặt mua đơn hàng thông qua liên kết mà người tiếp thị cung cấp thì hoa hồng của sẽ được tính, kể cả khi khách hàng có trả lại hóa đơn thì hoa hồng của vẫn được tính. Nhưng thời gian xét duyệt và nhận hoa hồng của hình thức này sẽ lâu hơn PPC.

Điển hình cho hình thức này thì tại Shopee Việt Nam, hoa hồng khi giới thiệu một sản phẩm liên quan đến ngành hàng sức khỏe và sắc đẹp khoảng 12.1%, tuy nhiên đối với điện

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

thoại hay phụ kiện là 4.6%<small>10</small>. Cách tính cụ thể như sau<small>11</small>:

<i>- Giá trị thuần của đơn hàng = [Tiền khách hàng trả - (Phí vận chuyển + Khoản giảm giá nếu có)] </i>

<i>- Tổng hoa hồng chính thức = Giá trị thuần của đơn hàng x Tỷ lệ hoa hồng </i>

<i>Thứ ba, hình thức tiếp thị liên kết mà hiệu suất tính trên mỗi lần bán hàng (PPS - Pay </i>

Per Sale): là mơ hình trả hoa hồng được sử dụng phổ biến nhất trong tiếp thị liên kết. Theo EMarketingInstitute (2019), hơn 80% chương trình liên kết đang sử dụng mơ hình này. Mơ hình trả hoa hồng này là một hình thức chia sẻ doanh thu với người bán và đơn vị liên kết. Sử dụng mô hình này, các thương nhân khơng phải trả thêm chi phí mà thay vào đó, doanh thu được tạo ra thông qua bán hàng được chia sẻ với các chi nhánh. Ngồi ra, lý do cho sự phở biến của mơ hình này xuất phát từ thực tế là khơng có chi phí bở sung nào trước khi việc bán hàng hồn tất.

Trong chương trình này, người bán trả cho người thực hiện việc tiếp thị liên kết một tỷ lệ phần trăm giá bán của sản phẩm sau khi người tiêu dùng mua sản phẩm do những người này tiếp thị. Nói cách khác, nhà tiếp thị phải thực sự khiến khách hàng mua hàng và thanh toán thành cơng thì nhận được tiền hoa hồng. Hình thức này có điểm tương đồng với PPO, nhưng vẫn có điểm khác biệt nhất định. Với PPO chỉ cần khách hàng đặt mua thì bạn đã nhận được hoa hồng. Còn đối với PPS bắt buộc phải đến khi khách hàng thanh tốn thành cơng, ngồi ra bạn có thể gặp nhiều rủi ro như khách khơng thanh tốn hay hoàn trả hàng<small>12</small>.

Tùy thuộc vào các thương hiệu và chi nhánh để xác định tỷ lệ phần trăm hoa hồng hợp lý. Các công ty bán lẻ và thương hiệu sử dụng phương thức trả tiền cho mỗi lần bán để trả tiền hoa hồng cho các nhà tiếp thị. Phương thức thanh tốn này khơng u cầu bất kỳ khoản đầu tư trả trước nào từ phía người bán; họ chỉ thanh toán cho các đối tác của mình sau khi giao dịch mua hồn tất.

<i>Thứ tư, hình thức tiếp thị liên kết mà hiệu suất được tính cho mỗi khách hàng tiềm năng </i>

có được từ việc nhấn vào liên kết (PPL - Pay Per Lead): Tùy vào mục đích của mỗi doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường ra sao, lead ở đây có thể là thông tin khách hàng, điền form, khảo sát,… Trả tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng phức tạp hơn một chút so với mơ hình trả tiền cho mỗi lần bán hàng phở biến hơn vì tiền hoa hồng cho các nhà tiếp thị dựa trên việc <small>10 Xem thêm: Cách tính hoa hồng Affiliate Shopee vô cùng đơn giản, affiliate-shopee.html, truy cập ngày 18/5/2023. </small>

<small>11Xem thêm: Cách tính hoa hồng Affiliate Shopee và chính sách ghi nhận hoa hồng, , truy cập ngày 18/5/2023. </small>

<small>12 Xem thêm: 5 hình thức Affiliate Marketing phổ biến, truy cập ngày 08/4/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

chuyển đổi khách hàng tiềm năng do họ tạo ra. Theo thỏa thuận thanh toán này, người tiếp thị phải thuyết phục người khách hàng mục tiêu tiềm năng đến trang web của người bán để họ có thể thực hiện hành động mong muốn như điền vào biểu mẫu khảo sát, tải xuống tệp hoặc tài liệu, đăng ký nhận bản tin hoặc đăng ký sản phẩm miễn phí và tạo hiệu quả dữ liệu của bên thứ nhất cho các thương hiệu. Vì vậy, trong phương thức này, các nhà tiếp thị được thanh toán sau khi bán hàng, họ tạo doanh thu mỗi khi giới thiệu một khách hàng tiềm năng cho người bán. Phương thức thanh tốn này hiệu quả vì nó dựa vào việc tạo ra doanh thu từ khách hàng tiềm năng và nhiều thương hiệu kết hợp cùng với các kỹ thuật khác để tạo ra một phương thức thanh toán cho đơn vị liên kết hiệu quả.

<i>Thứ năm, hình thức tiếp thị liên kết mà hiệu suất dựa trên mỗi lượt cài đặt ứng dụng </i>

(PPI - Pay Per Install): Khi khách hàng tải càng nhiều tư liên kết mà nhà tiếp thị đưa thì hoa hồng được tính sẽ càng nhiều. Hoa hồng được tính dựa trên mỗi lượt tải app thành cơng. Khác với các hình thức trên là dựa vào món hàng hay dịch vụ mà nhà tiếp giới thiệu cho khách hàng, đây là hình thức áp dụng nhiều đối với việc quảng cá những ứng dụng như trò chơi, mua sắm, học tập,.. hay những đơn vị sản xuất, phát triển phần mềm.

Để nắm có thể khái qt hóa các hình thức của hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội một cách khách quan hơn, nhóm tác giả xem xét ở đây là mối quan hệ tạo

<i>ra thu nhập và đã thực hiện một khảo sát với 150 mẫu thu thập được. Kết quả như sau (xem thêm tại phụ lục 1 và phụ lục 2): </i>

<i><small>Hình 1: Các bên trong quan hệ của hoạt động Affiliate Marketing</small></i>

Tóm lại, hiện nay có rất nhiều hình thức tiếp thị liên kết dựa hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội, tùy vào từng góc độ tiếp cận mà sẽ có những cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên tựu chung lại, trong tất cả các hình thức trên, khi xem xét mối quan hệ tạo ra thu nhập thì được chia thành hai nhóm quan hệ:

(1) Mối quan hệ giữa Nhãn hàng và Publisher (KOL, KOC, ...);

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

(2) Mối quan hệ giữa Sàn tiếp thị liên kết (Accesstrade, Shopee Affiliate, ...) và Publisher (KOL, KOC, ...).

<i><b>1.1.3. Đặc điểm và vai trò của hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội</b></i>

<i><b>1.1.3.1. Đặc điểm của hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội</b></i>

Tại Việt Nam, khái niệm của Affiliate Marketing là hình thức tiếp thị có phần non trẻ hơn so với các hình thức tiếp thị khác. Để phân biệt nó với các loại hình tiếp thì khác thì có thể dựa vào các đặc điểm sau đây:

<i>Thứ nhất, các bên tham gia chính hoạt động Affiliate Marketing bao gồm: Khách hàng, </i>

nhà bán hàng, người quảng bá, mạng lưới tiếp thị liên kết.

Khách hàng (The consumer) là người tạo ra doanh số cho hoạt động kinh doanh, cũng là đối tượng mà hoạt động tiếp thị hướng đến. Điểm làm nên sự khác biệt giữa hoạt động tiếp thị liên kết và các hoạt động tiếp thị khác là khách hàng, thông qua liên kết mà các nhà tiếp thị đưa ra/quảng bá đến, mà thực hiện hành vi mua sản phẩm/dịch vụ do chính nhà tiếp thị này quảng bá. Ví dụ, một Key Opinion Leader (KOL – tạm dịch là người có sức ảnh hưởng) giới thiệu cho các bạn về một loại sản phẩm kem chống nắng và gắn link mua hàng dưới bài viết của họ, theo đó dưới sự tin tưởng, hâm mộ, ảnh hưởng của KOL này đến với bạn mà bạn có thể quyết định việc mua hay không mua sản phẩm. Nếu cuối cùng, bạn nhấn mua sản phẩm này thì người KOL này sẽ được trả một khoản hoa hồng được trích ra từ tiền mua hàng của bạn.

Nhà bán hàng (Advertiser) là những đơn vị cung cấp những loại sản phẩm này đến tay khách hàng. Mà hơn hết, nhà bán hàng này quảng bá sẵn lòng chi trả một số tiền cho người những nhà tiếp thị liên kết quảng bá sản phẩm của họ bằng các kênh marketing online. Sản phẩm ở đây có thể là những đối tượng vật lý như dầu gội, sữa rửa mặt, hay dịch vụ như vé máy bay, chỗ ở. Ví dụ, vào khoảng thời gian trước đầu tháng 4/2023, công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh không phải là một cái tên quá phổ biến để những người khách hàng biết đến và tin dùng sản phẩm của họ. Nhưng từ thời điểm được Võ Hà Linh (một người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội - một nhà tiếp thị liên kết) livestream bán hàng của công ty thì lượt mua hàng của cơng ty này tăng lên rất nhiều lần, từ đó hình ảnh của cơng ty cũng được nhiều người biết đến hơn (18.400.000 kết quả tìm kiếm trong vòng 0,52 giây). Từ đó, người này cũng được nhận một khoản hoa hồng tương ứng với số sản phẩm mà mình bán ra từ cơng ty. Người quảng bá (Publisher) là những người thông qua tầm ảnh hưởng của mình đến với xã hội mà quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng và nhận được một khoản tiền hoa hồng sau mỗi lượt mua hàng thành công từ nhà bán hàng. Hoạt động quảng bá này thông qua việc dẫn các đường liên kết trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Tiktok. Ví dụ, nhà bán hàng là một thương hiệu mỹ phẩm, họ có thể tìm những người quảng bá là

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

những người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực này như Hanna Olala, Hà Linh để “review” sản phẩm của họ. Những người này bằng kinh nghiệm, kiến thức, trải nghiệm cá nhân sẽ đưa ra một bài viết, một đoạn video về cảm nhận của mình đối với sản phẩm, và đính kèm sẽ là một đoạn liên kết dẫn đến nơi mua sản phẩm.

Mạng tiếp thị liên kết (Affiliate network) là đơn vị trung gian giữa advertisers and affiliates. Mạng lưới tiếp thị liên kết chủ yếu cung cấp banner, link quảng cáo, đồng thời theo dõi, quản lý hiệu quả mà Affiliate Marketer mang lại. Đặc biệt, Affiliate Network sẽ đảm bảo quyền lợi cho nhà cung cấp và người làm tiếp thị liên kết khi có tranh chấp xảy ra<small>13</small>.

Để làm rõ hơn về các thành phần cấu tạo nên hệ thống Affiliate Marketing, ta cụ thể hóa bằng sơ đồ sau đây<small>14</small>:

<i><small>Hình 2: Sơ đồ quy trình cấu tạo nên hệ thống Affiliate Marketing</small></i>

<i>Thứ hai, Affiliate Marketing là hoạt động gắn liền với mạng internet: </i>

Đây cũng là điểm để phân biệt giữa mơ hình tiếp thị truyền thơng và Affiliate Marketing. Affiliate Marketing là mơ hình được tối ưu hơn để người dùng có thể thực hiện mọi thao tác trong môi trường online, mọi hoạt động diễn ra trong mơ hình này được thực hiện trên mơi

<small>13 Xem thêm: Affiliate Marketing là gì? Học gì để làm Affiliate Marketing thành công, truy cập ngày 09/4/2023. </small>

<small>14 Xem thêm: Tầm quan trọng của affiliate marketing là gì ?, truy cập ngày 09/4/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

trường internet. Những Advertiser sẽ dẫn đường link trên tạo dựng các nền tảng mạng xã hội, các lượt mua hàng, nhấn vào liên kết,… sẽ được tính tốn hồn tồn dựa trên công nghệ số (như dữ liệu khách hàng sẽ được lưu trữ dưới dạng số hoá, các nền tảng điện toán đám mây,…).

Cũng theo đặc điểm này, thu nhập của những publisher sẽ không bị giới hạn bởi không gian, một người dù ở bất kỳ đâu trên thế giới miễn lượt mua hàng thành công này diễn ra trên lãnh thở Việt Nam thì người này vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, thu nhập tính thuế của những publisher sẽ rất khó kiểm sốt, điều này phát sinh bởi nhiều nguyên do như chủ thể của những giao dịch này có thể từ nhiều quốc gia khác nhau, nền tảng cơng nghệ số có thể dẫn đến việc các số liệu về thu nhập thực tế được che dấu bớt.

<i><b>1.1.3.2. Vai trò của hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội</b></i>

Affiliate Marketing đã và đang được coi là xu thế mới, chiếm một phần quan trọng trong hoạt động quảng bá sản phẩm. Có thể thấy, cùng với sự phát triển của thị trường và công nghệ, Affiliate Marketing đã mang đến rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và những nhà tiếp thị. Sự hiện diện của Affiliate Marketing đã bổ trợ, khắc phục những hạn chế, tận dụng những thay đổi không ngừng của thị trường, đặc biệt sau giai đoạn dịch Covid - 19 xuất hiện. Những ưu điểm, lợi ích vượt trội của Affiliate Marketing có thể kể đến như:

<i>Thứ nhất, đối với các nhà tiếp thị liên kết: Tạo một khoản thu nhập “khủng” cho những </i>

nhà tiếp thị liên kết mà không cần một khoản đầu tư để vào một lượng hàng hóa hay điều kiện cơ sở vật chất. Không cần bất kỳ một nơi bán hàng cố định, thị trường sẽ rộng khắp thế giới. Hoa hồng sẽ được chi trả cho mỗi Publisher trên mỗi doanh thu được tạo ra cho Advertise, điều này được gọi là chia sẻ doanh thu. Tuy nhiên, Publisher cũng có thể kiếm được tiền hoa hồng khi tìm kiếm được khách hàng tiềm năng, hoặc trên mỗi hành động nhấp chuột vào liên kết. Hoa hồng sẽ được trả dưới dạng khoản thanh toán cố định, tỷ lệ theo bậc, tỷ lệ phần trăm cố định cộng với số tiền cố định hoặc một số cách khác.

Ví dụ, Theo thống kê từ trang dữ liệu Social Blade, kênh Tik Tok, theo thống kê từ trang Ubiwiz, mỗi video của Hà Linh có thể kiếm từ khoảng gần 47 triệu đến gần 80 triệu đồng. Tất nhiên, đây vẫn chỉ là một số tính tốn tham khảo về doanh thu một kênh TikTok có thể tạo ra cho nữ reviewer Võ Hà Linh. Trên thực tế, thu nhập Võ Hà Linh còn có thể đến từ việc gắn link liên kết sản phẩm hoặc quảng cáo cho nhiều nhãn hàng.<small>15</small>

<i>Thứ hai, đối với các nhà cung cấp: Các cơng ty có thể nâng cao giá trị, độ uy tín của </i>

mình, tìm kiếm được lượng lớn khách hàng tiềm năng với một khoản chi phí đầu tư thấp. Có thể nói chi phí cho các hình thức tiếp thị truyền thống là định phí thì với hình thức tiếp thị <small>15</small><i><small> Xem thêm: Phương Linh (2023), Sở hữu lượng fan hùng hậu và lập nhiều kỷ lục đáng gờm, chiến thần Hà Linh 'quyền </small></i>

<i><small>lực' ra sao trên MXH?, </small></i><small> mxh-202304051606501519.html, truy cập ngày 09/4/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

quyen-luc-ra-sao-tren-này thì đây là một loại biến phí, lợi ích mà các nhà cung cấp sản phẩm chi trả cho các nhà tiếp thị là dựa trên hiệu suất. Ví dụ như sau, một nhãn hàng A muốn giới thiệu tới cơng chúng về sản phẩm mới của mình bằng cách thuê một anh ca sĩ B về để đi đôi giày với giá 10 đồng, bằng sức ảnh hưởng của B thì nhiều người sẽ biết đến và mua sản phẩm này. Tuy nhiên, chi phí để thuê anh B này là một dạng chi phí cố định, không phụ thuộc vào doanh số, cho nên dù công ty này sau khi được anh B đi đôi giày mà lợi nhuận có tăng 100 đồng hay 1 đồng đi chăng nữa thì chi phí để th anh B sẽ vẫn là 10 đồng. Ngược lại bằng hình thức Affiliate Marketing, mỗi đôi giày mà theo đường liên kết anh B này dẫn sẽ được tính số tiền thu nhập khác nhau, nên số tiền mà công ty trả cho anh B có thể sẽ thay đởi nhỏ hoặc lớn hơn 10 đồng.

<i>Thứ ba, đối với khách hàng: Thông qua sự giới thiệu, đánh giá từ các video, bài viết </i>

đánh giá về một loại sản phẩm hay dịch vụ mà khách hàng có thể biết được những thơng tin cần thiết như đặc tính, tính chất cơng dụng, mà hơn hết đó chính là trải nghiệm sử dụng sản phẩm của những người có sức ảnh hưởng này. Từ đó, người mua sẽ quyết định hành vi mua của mình đối với loại sản phẩm này.

<i><b>1.1.4. Xu hướng phát triển của hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội</b></i>

Khi nhìn nhận ở góc độ kinh tế, hoạt động tiếp thị liên kết thơng qua mạng xã hội có nhiều ưu thế hơn so với hình thức tiếp thị truyền thống do nó có sự gắn liền với mạng xã hội, cũng chính vì lẽ đó mà hoạt động này có sự phát triển ngày càng mạnh cả về quy mô lẫn tốc độ. Theo công bố mới nhất của We Are Social cho thấy, tính đến tháng quý 1 năm 2022, Việt Nam có hơn 72 triệu người dùng mạng xã hội trên tổng số hơn 98 triệu dân, tương đương tỷ lệ người dùng là 73,2%, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021; có khoảng 76,95 triệu tài khoản mạng xã hội đang kích hoạt và hoạt động, tăng gần 5 triệu tài khoản so với cùng kỳ năm trước<small>16</small>. Còn theo dữ liệu thống kê từ GSMA Intelligence, hiện tại ở Việt Nam có khoảng 156 triệu thuê bao di động, trong đó có ước tính 72,6% th bao kết nối 3G, 4G, và 5G. Từ những số liệu trên có thể thấy, với việc vận dụng một cách tối đa những lợi thế của mạng xã hội vào hoạt động tiếp thị đang là xu thế giúp thu hẹp khoảng cách giữa người tiếp thị và khách hàng tiềm năng. Khi cá nhân thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết thông qua các nền tảng mạng xã hội có thể tiết kiệm tối đa các chi phí so với tiếp thị truyền thống, đơn cử như:

+ Chi phí tìm kiếm khách hàng - so với việc bị giới hạn về mặt con người lẫn thời gian và khơng gian ở hình thức tiếp thị truyền thống, hình thức tiếp thị liên kết khắc phục được tất cả những điều trên. Một cá nhân khi tiến hành tiếp thị liên kết trên mạng xã hội có thể đồng thời một lúc quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới rất nhiều người, thực hiện ở mọi lúc mọi nơi

<small>16</small><i><small> Xem thêm: Hà Thanh (2022), Affiliate Marketing xu hướng kiếm tiền “khủng”, Báo điện tử Kinh tế & Đô thị - Cơ </small></i>

<small>quan chủ quản: UBND TP Hà Nội, link: khung.html, truy cập ngày 08/05/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

và có thể tiếp thị thụ động cả ngày lẫn đêm;

+ Chi phí cho kho bãi, quản lý đơn, vận chuyển…- khi cá nhân tiếp thị liên kết trên mạng xã hội sẽ có vai trò là người trung gian đưa sản phẩm tới tiếp cận với khách hàng tiềm năng, việc quyết định mua hay không là mối quan hệ giữa nhãn hàng và khách hàng, và không phải là người trực tiếp bán, vận chuyển hàng hóa nên giảm thiểu được khá nhiều chi phí so với việc vận chuyển, ghi nhận đơn mua của khách hàng như hình thức tiếp thị trực tiếp truyền thống.

Đây là đặc điểm được xem xét như là một yếu tố lợi thế mang tính tất yếu, nhất là trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thơng tin như hiện nay. Các hình thức tiếp thị truyền thống dần đang được thay thế bằng các hình thức tiếp thị trực tuyến, trong đó có tiếp thị liên kết.

Theo tạp chí điện tử Vn Economy, “Hiện nay, có tới hơn 80% doanh nghiệp trên thế giới đã và đang sử dụng ít nhất một chương trình tiếp thị liên kết, bởi doanh nghiệp chỉ phải trả tiền dựa trên kết quả thực tế họ đạt được. Có tới 73% người bán hàng tin tưởng các chương trình tiếp thị liên kết đáp ứng kỳ vọng doanh thu. Kênh này đang là nơi lý tưởng cho những người làm marketing, thúc đẩy hành vi mua hàng trực tuyến, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi số. Tiếp thị liên kết được xác định là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đơla. Theo ước tính chi tiêu toàn cầu cho lĩnh vực này năm 2022 khoảng 13 tỷ USD và sẽ tăng lên 15,7 tỷ USD vào năm 2024. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, dự kiến quy mơ thị trường tồn cầu được định giá đạt gần 27,8 tỷ USD vào năm 2027, trong đó, Mỹ là quốc gia lớn nhất thế giới khi chiếm khoảng 49% thị phần tồn cầu, tiếp đó là Anh (15%), Đức (11%). Amazon Associates đang là nền tảng có nhiều chương trình liên kết nhất trên Internet với 21,65%.”<small>17</small>.

Theo “Vietnam Affiliate Report 2022”, thị trường Affiliate Marketing ở Việt Nam được dự báo tiếp tục giữ mức tăng trưởng mạnh và dự kiến sẽ tăng lên hơn 1.200 tỷ đồng trong năm 2023. Theo trang Accesstrade Việt Nam, năm 2023, Affiliate Marketing cũng sẽ tiếp tục mở rộng việc thúc đẩy doanh thu cho nhiều ngành hàng mới như ngành hàng tiêu dùng nhanh, dịch vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hay giữa các doanh nghiệp với nhau, dịch vụ nhà hàng và quầy uống, Game,… không chỉ giúp nhãn hàng tăng trưởng doanh thu mà còn đóng góp đáng kể trong q trình xây dựng thương hiệu thông qua đội ngũ publisher khổng lồ đa dạng nền tảng.

Nếu trên thế giới Amazon Associates đang là nền tảng có nhiều chương trình liên kết nhất, thì tại thị trường Việt Nam nền tảng tiếp thị liên kết có số người tham gia áp đảo các đơn vị còn lại là Accesstrade. Yếu tố thu hút rất nhiều publishers tham gia là chính sách hoa hồng của Accesstrade có thể lên tới 20%, hiện nay đây mạng lưới gần 2.000.000 đối tác sở hữu kênh online để quảng bá sản phẩm/dịch vụ trên khắp Việt Nam. Bên cạnh đó, Accesstrade <small>17</small><i><small> Xem thêm: Đỗ Phong (2023), Tiếp thị liên kết: Xu hướng mới cho doanh nghiệp, </small></i><small> tiep-thi-lien-ket-xu-huong-moi-cho-doanh-nghiep.htm, truy cập ngày 09/4/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

thu hút rất nhiều sàn thương mại điện tử nổi tiếng cùng tham gia vào như Lazada, Tiki, Shopee, Tik Tok Shop và cũng đang kết nối 1.000+ doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ như hình thức thương mại điện tử tại Tiktok Shop, trong hai tháng 10 và 11/2022, Accesstrade ghi nhận các KOC (Key Opinion Consumers - những người tiêu dùng chủ chốt) và nhà sáng tạo nội dung đã tạo ra gần 1,4 triệu đơ. Trong đó tởng giá trị hàng hóa được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định trên một thị trường đến từ video gần gấp đôi từ livestream. Các nhà sáng tạo nội dung thường bắt đầu tiếp cận affiliate trên TikTok Shop từ video, sau đó có xu hướng chuyển dịch dần sang cả livestream để tối ưu hóa thu nhập/hoa hồng kiếm được.

Các hình thức affiliate trên TikTok Shop vẫn sẽ khơng thay đổi trong thời gian tới, bao gồm: video affiliate, livestream affiliate và product showcase affiliate (trưng bày sản phẩm).<small>18 </small>

Affiliate đã và đang từng bước để trở thành một ngành công nghiệp với lợi nhuận lên đến tỷ đô là hàng năm và khơng có dấu hiệu ngừng lại. Theo đó, đây cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” để thu lại lượng thu nhập khủng cũng như thỏa sức sáng tạo.

Để nắm bắt xu hướng phát triển của hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội một cách khách quan hơn, nhóm tác giả đã thực hiện một khảo sát với 150 mẫu thu

<i>thập được. Kết quả như sau (xem thêm phụ lục 1 và phụ lục 2): </i>

<i><small>Hình 3: Xu hướng phát triển của hoạt động Affiliate Marketing</small></i>

Trong những năm tới, Affiliate Marketing được dự đoán là sẽ tiếp tục mở rộng, phát triển việc thúc đẩy tăng doanh thu cho nhiều ngành hàng mới trên thị trường như FMCG, dịch vụ cho SME – B2B, F&B, Game,… không chỉ giúp các nhãn hàng tăng trưởng doanh thu mà còn đồng thời tạo ra thu nhập lớn cho các cá nhân thực hiện hoạt động Affiliate Marketing, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước thông qua nguồn thu thuế TNCN. Đồng thời, xây <small>18 Xem thêm: ACCESSTRADE phát hành ‘Vietnam Affiliate Report 2022’: Báo cáo chuyên sâu ngành Tiếp thị liên kết, -sau-nganh-tiep-thi-lien-ket-p21461, truy cập ngày 09/4/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

dựng thương hiệu của các doanh nghiệp, tổ chức thông qua đội ngũ publisher khổng lồ đa dạng nền tảng tiếp thị.

<b>1.2. Khái quát về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội </b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội</b></i>

Hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội là một trong số các hình thức kinh doanh trên mạng xã hội, vì mục tiêu thu lợi nhuận, và theo quan điểm của các lý thuyết kinh tế đều cho rằng khi thực hiện hoạt động kinh doanh, đều muốn tối đa hóa lợi nhuận

<i>(Profit maximization) cho các chủ thể khi thực hiện hoạt động này</i><small>19</small>. Các cá nhân khi tiến hành hoạt động tiếp thị liên kết thông qua các nền tảng mạng xã hội, có các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh, điều này đồng nghĩa với việc cá nhân đó vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước như tiếp thị trực tiếp thuần túy. Tuy nhiên, xuất phát từ các đặc điểm khác biệt, đặc thù riêng của hoạt động tiếp thị liên kết qua mạng xã hội so với hoạt động tiếp thị liên kết truyền thống, nên hành lang pháp lý cho việc quản lý thuế đối với hoạt động này cũng có những khác biệt nhất định bên cạnh những chế định pháp luật thuế chung cho thu nhập từ hoạt động kinh doanh.

Thuế TNCN là sắc thuế đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, năm 1799 lần đầu tiên Vương Quốc Anh đã áp dụng loại thuế này. Hiện nay thuế TNCN đang được áp dụng ở hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính phở biến của loại thuế này được lý giải bởi các nguyên tắc tạo điều kiện cho sự ra đời của nó<small>20</small><i>. “Thu nhập” được định nghĩa là tổng các </i>

giá trị về mặt tài sản và của cải được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ mà một cá nhân nào đó nhận được từ các nguồn do lao động, tài sản hay đầu tư thông qua q trình phân phối tởng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong một khoảng thời gian nhất định (thường là trong một năm)<small>21</small>. Xuất phát từ bản chất của thuế TNCN, kết hợp với sự tương quan của thuế TNCN đối với nền kinh tế, xã hội trong một quốc gia, vùng lãnh thổ, nguyên nhân của việc xuất hiện sắc thuế TNCN được cho là do các nguồn thu nhập chịu thuế TNCN mà cá nhân có được là nhờ sự hỗ trợ, tạo điều kiện một phần từ nhà nước vào quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh… tạo thu nhập của cá nhân. Do đó, khi cá nhân có thu nhập hợp pháp từ các hoạt động trên thì phải có nghĩa vụ chia sẻ lại với nhà nước một phần thu nhập để góp phần tạo dựng nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động, quản lý, điều tiết của nhà nước tới các quan hệ xã hội khác khi cần, và thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết của cá nhân trên mạng xã hội <small>19</small><i><small> Xem thêm: Dr. Abhishek Tripathi (2013), Profit Maximization Theory and Value Maximization Theory, International </small></i>

<small>Journal of Scientific Development and Research (IJSDR), pp. 354. </small>

<small>20 Xem thêm: Lê Thị Thu Thủy (2007), Những vấn đề nền tảng khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), link: /nhung-van-de-nen-tang-khi-xay-dung-luat-thue-thu-nhap-ca-nhan-o-viet-nam, truy cập ngày 08/04/2023. </small>

<small>21</small><i><small> Xem thêm: Nguyễn Như Phát (2007), Góp ý kiến dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước và pháp luật, số </small></i>

<small>07/2007, tr. 14-17. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cũng khơng ngoại lệ, nó cũng mang đầy đủ những yếu tố để chịu sự điều tiết của thuế TNCN. Thu nhập này có được từ hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội, đây được xem như là những giá trị dưới hình thức tiền tệ được hoàn lại cho các cá nhân thơng qua sự lao động của cá nhân đó bỏ ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Đồng thời, với bản chất là sắc thuế thu vào thu nhập, được điều tiết và trích lập một phần thu nhập của cá nhân để nộp vào ngân sách nhà nước, pháp luật thuế TNCN căn cứ vào nguồn phát sinh ra thu nhập và yếu tố cư trú mà không căn cứ vào yếu tố quốc tịch của cá nhân để xác định nghĩa vụ nộp thuế<small>22</small>. Điều này cho thấy, khi một cá nhân có thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội, bất kể cá nhân đó mang quốc tịch nào miễn là đáp ứng yếu tố cư trú và nguồn phát sinh thu nhập theo quy định thì thuộc phạm vi điều chỉnh của sắc thuế này.

Tại Hoa kỳ, thông thường mối quan hệ về thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội được diễn tiến theo cấu trúc như sau<small>23</small>: Người bán, một doanh nghiệp ở Bang A, muốn tiếp cận và thu hút khách hàng ở Bang B, lúc này, người bán sẽ ký hợp đồng với bên tiếp thị, bên điều hành một trang mạng xã hội khác không liên quan và bên ngoài Bang B, để hướng lưu lượng truy cập Internet, tìm kiếm sản phẩm đến trang cửa hàng trực tuyến của bên bán. Khi khách hàng, cư dân của Bang B, truy cập trang mạng xã hội của đơn vị liên kết, họ sẽ được giới thiệu và quảng bá, liên kết sản phẩm của bên bán, quảng cáo biểu ngữ và các cơng cụ tìm kiếm chuyên biệt sẽ trực tiếp đưa họ đến trang cửa hàng của người bán hoặc gián tiếp quảng bá cho một lượt truy cập vào trang web của người bán bằng cách hiển thị logo của người bán trong lúc quảng cáo. Thông qua dịch vụ này, người bán trả cho bên tiếp thị một khoản hoa hồng trên cơ sở mỗi lần nhấp, mỗi lần xem hoặc mỗi lần mua, tùy thuộc vào sự thỏa thuận. Chính quyền tiểu bang và địa phương nhận diện thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội dựa vào thu nhập chưa trừ thuế TNCN, khoản này chiếm một phần đáng kể so với tổng thu nhập chịu thuế của họ<small>24</small>. Và xem xét như là “thuế

<i>bán hàng” - thuế đánh vào bên bán hàng (bao gồm cả người bán và người giới thiệu) khi họ </i>

được tạo điều kiện tham gia kinh doanh trong tiểu bang và thuế TNCN của người tiếp thị có được từ hoạt động bán hàng đó được người bán thu trích một phần tại thời điểm có khách hàng mua hàng<small>25</small>. Khoản thuế được trích này sau đó bên bán hàng sẽ nộp lại cho cơ quan có

<i>thẩm quyền quản lý về thuế trên cơ sở định kỳ (hàng tháng hoặc hàng năm). Từ cách tiếp </i>

cận trên có thể hiểu, tại Hoa kỳ, thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội <small>22</small><i><small> Xem thêm: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Thuế (tái bản có bổ sung), Nhà xuất bản </small></i>

<small>Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr 329, 330. </small>

<small>23</small><i><small> Xem thêm: White, Jennifer Heidt (2009), Safe Haven No More: How Online Affiliate Marketing Programs can </small></i>

<i><small>Minimize New State Sales Tax Liability, Shidler Journal of Law, Commerce & Technology, Vol. 5, Issue 5 </small></i>

<small>(2008-2009), pp. 2. </small>

<small>24</small><i><small> Xem thêm: 67B Am. Jur. 2d, Sales and Use Taxes, § 1 (2009). </small></i>

<small>25</small><i><small> Xem thêm: Christina T. Le (2007), The Honeymoon's Over: States Crack Down on the Virtual World's Tax-Free Love </small></i>

<i><small>Affair with E-Commerce, 7 Hous. Bus. & Tax, L.J. 395, 399. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

cũng được nhận diện như là một khoản tiền trích từ thu nhập chịu thuế TNCN, thu nhập này có được từ hoạt động tiếp thị liên kết. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt đó là tại Hoa kỳ, thuế

<i>TNCN từ hoạt động này được xem xét như là một khoản thuế “bán hàng”, có nghĩa là có bản </i>

chất gom chung người bán và người tiếp thị lại thành một nhóm gọi chung là bên bán.

<i>Từ những phân tích ở trên, nhóm tác giả cho rằng thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội (Personal income tax of Affiliate Marketing) là khoản tiền mà cá nhân có thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết thông qua mạng xã hội thuộc nhóm thu nhập từ hoạt động kinh doanh là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân phải trích nộp vào ngân sách nhà nước. Do đó, đối tượng nộp thuế TNCN từ hoạt </i>

động hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội bao gồm: Cá nhân tiếp thị cư trú có địa điểm giao dịch rõ ràng, sử dụng mạng xã hội để tiếp thị liên kết, quảng bá sản phẩm; Cá nhân cư trú tiếp thị thông qua mạng xã hội, khơng có địa điểm giao dịch cố định; Cá nhân tiếp thị không cư trú thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết thông qua các nền tảng mạng xã hội và phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN tại Việt Nam.

<i><b>1.2.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội</b></i>

Như đã trình bày ở trên, Affiliate Marketing là mơ hình gắn liền và mọi hoạt động diễn ra trong mơ hình này được thực hiện trên mơi trường Internet. Các Publisher chỉ có thể giới thiệu sản phẩm dịch vụ của Advertiser thông qua các nền tảng mạng Internet mà thơi. Tương tự đó, các Advertiser tạo dựng các nền tảng, công cụ quản lý (đường dẫn liên kết, mã code, hành vi khách hàng, phân cấp…) gắn sản phẩm cần quảng bá, tiếp thị vào hệ thống website của họ, Publisher sẽ là cầu nối, đưa những thông tin về sản phẩm trên tới khách hàng tiềm năng. Chính vì những điểm riêng biệt và phức tạp đó, thuế TNCN đối với hoạt động tiếp thị liên kết thông qua các nền tảng mạng xã hội được biết đến với các đặc trưng cơ bản như sau:

<i><b>Thứ nhất, khó khăn trong việc xác định loại thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. </b></i>

So với các hoạt động tạo ra thu nhập từ mạng xã hội, tiếp thị liên kết được xem là hoạt động có đa dạng các mối quan hệ, nguồn chi trả thu nhập và hình thức hoạt động bậc nhất. Cũng chính vì lý do này mà việc tìm ra cơ sở để điều tiết thuế TNCN lên thu nhập từ hoạt động này gặp rất nhiều khó khăn và ý kiến trái chiều. Việc xác định chính xác thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết thuộc loại thu nhập nào thì đòi hỏi các Cơ quan thuế phải có những cơ sở của nguồn gốc tạo ra thu nhập để quy về một loại thu nhập chịu thuế nhất đinh. Tuy nhiên trên thực tế để làm được điều này là không hề dễ dàng. Cụ thể như đã trình bày ở phần trên, trong số rất nhiều hình thức tiếp thị liên kết, có thể phân thành hai nhóm quan hệ chủ yếu đó là mối quan hệ giữa cá nhân với các nhãn hàng; và giữa cá nhân với các sàn cung ứng hệ thống tiếp thị. Từ đó, xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định thu nhập chịu

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết thuộc vào nhóm thu nhập từ tiền lương, tiền công hay từ hoạt động kinh doanh.

<i>Khi xem xét mối quan hệ cụ thể, cá nhân với nhãn hàng: Đây được xem xét là mối quan </i>

hệ dựa vào khả năng tự doanh của cá nhân. Khi nhãn hàng có nhu cầu tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng và cá nhân sẽ nhận và nhân danh mình để thực hiện hoạt động này thay cho nhãn hàng. Thơng qua đó, nhãn hàng sẽ chi trả cho cá nhân tiếp thị liên kết một khoản hoa hồng, khoản này đối với cá nhân được xem như là thu nhập từ hoạt động kinh doanh thông qua việc sử dụng các quyền nhân thân về hình ảnh, uy tín, danh dự, nhân phẩm của chính cá nhân đó, họ nhân danh chính họ để quảng bá, tiếp thị sản phẩm của nhãn hàng tới khách hàng tiềm năng - một dạng kinh doanh hình ảnh, niềm tin. Khoản hồng mà cá nhân nhận lại được lớn hay nhỏ phụ thuộc hồn tồn vào chính khả năng tiếp thị của họ và không bị ràng buộc về mặt thời gian, điều khoản công nhận hoa hồng. Tùy thuộc vào loại hình tiếp thị liên kết mà cá nhân thỏa thuận với nhãn hàng mà khi phát sinh hoa hồng thì khoản thu nhập đó được xem là thu nhập từ các hoạt động khác nhau trong kinh doanh dịch vụ tiếp thị liên kết. Đối với trường hợp này, các cá nhân khi có thu nhập chịu thuế TNCN sẽ không được trừ các khoản giảm trừ, phải nộp đúng, nộp đủ khoản thuế theo quy định. Hiện nay, theo tìm hiểu của nhóm tác giả, ở một số cơ quan thuế đã và đang xác định thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của cá nhân, làm cơ sở để điều tiết, quản lý và thu thuế TNCN.

<i>Đối với mối quan hệ cụ thể thứ hai, cá nhân với sàn cung ứng hệ thống tiếp thị: Trong </i>

mối quan hệ này, cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào sàn tiếp thị, phải tuân thủ nghiêm những quy định, cơ chế tiếp thị mà mỗi sàn đưa ra. Về cách thức tiếp thị thì cũng như mối quan hệ trên, tuy nhiên ở đây, mọi thỏa thuận về cách thức tính, điều kiện ghi nhận hoa hồng, thời gian, định mức tính hoa hồng đều được cá nhân trao đổi và thực hiện với sàn tiếp thị và các nhãn hàng có sản phẩm được tiếp thị không biết cũng như không quan tâm về cá nhân tiếp thị đó. Đồng thời, khoản hoa hồng mà sàn tiếp thị trả cho cá nhân sau khi đã thực hiện theo đúng thỏa thuận được xem là khoản tương ứng với tiền thù lao, tiền công mà cá nhân nhận được. Do đó, có thể xem xét quan hệ giữa sàn cung ứng dịch vụ tiếp thị liên kết và cá nhân thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội là quan hệ dựa trên hợp đồng lao động. Khoản thu nhập này lại mang trong mình những đặc trưng của thu nhập từ tiền lương, tiền cơng của cá nhân.

Chính vì lẽ đó mà cũng khơng ít ý kiến về việc liệu có nên gom chung các mối quan hệ này thành một để điều tiết thuế TNCN dưới một loại thu nhập chịu thuế nhất định; và nếu đánh đồng thành một loại thu nhập chịu thuế TNCN thì xếp vào loại nào, thu nhập từ tiền lương, tiền công hay thu nhập từ hoạt động kinh doanh của cá nhân. Vẫn trên tinh thần vì mục đích đảm bảo tính hiệu quả trong cơng tác quản lý thuế. Tính hiệu quả được xem xét ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

đây là số kinh phí mà nhà nước bỏ ra so với số tiền thuế thu được, việc thu và quản lý thuế TNCN từ hoạt động kinh doanh nhìn chung sẽ ít tốn kém và nhanh chóng hơn là từ tiền lương, tiền công, bởi lẽ khi điều tiết thuế TNCN từ tiền lương, tiền cơng thì cơ quan thuế phải xác định thêm các khoản giảm trừ để trừ khi tính thuế, điều này là khơng dễ dàng và tốn rất nhiều nhân, vật lực hơn thay vì điều tiết thuế TNCN từ hoạt động kinh doanh của cá nhân.

Mặt khác, xuất phát từ bản chất của thuế TNCN là thuế trực thu nên khoản tiền thuế thực tế mà cá nhân phải nộp sẽ ảnh hưởng rất lớn tới ý định cũng như sự chủ động trong việc kê khai và nộp thuế. Khi mà việc xác định loại thu nhập chịu thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội vẫn chưa thực sự thuyết phục và chưa đảm bảo tính cơng bằng, bình đẳng giữa các cá nhân chịu thuế thì khả năng xảy ra hiện tượng gian lận thuế càng xuất hiện nhiều hơn nữa. Điều này đòi hỏi là phải có một cơ sở điều tiết phù hợp, cân bằng lợi ích hơn nữa giữa cá nhân và nhà nước trong quan hệ về thuế.

<i><b>Quan điểm của nhóm tác giả: Nhóm tác giả cho rằng nên xác định thu nhập từ hoạt </b></i>

động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội là thu nhập của cá nhân thuộc nhóm thu

<i>nhập từ hoạt động kinh doanh. Bởi lẽ: </i>

<i>Thứ nhất, để xác định một cách rõ ràng thu nhập này thuộc vào loại thu nhập chịu thuế </i>

TNCN nào thì phải xem xét kỹ bản chất của quan hệ phát sinh thu nhập. Như đã trình bày ở mục 1.1.2. có rất nhiều hình thức tiếp thị liên kết phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN, nhưng tựu chung lại thì được chia thành hai quan hệ: (1) Nhãn hàng và Publisher (KOL, KOC, ...); (2) Sàn tiếp thị liên kết (Accesstrade, Shopee Affiliate, ...) và Publisher (KOL, KOC, ...). Đối với quan hệ (2) việc cá nhân KOL làm việc cho Sàn tiếp thị liên kết mang bản chất tương tự như quan hệ lao động, dịch vụ làm công ăn lương, tuy nhiên, nếu xem xét một cách kỹ lưỡng thì hoạt động mà cá nhân dùng để quảng bá, tiếp thị sản phẩm cũng là một dạng của kinh doanh hình ảnh, uy tín của chính cá nhân đó, và mối quan hệ giữa cá nhân và sàn cung cấp hệ thống tiếp thị chỉ dừng lại ở việc tính tốn đơn hàng bán được thông qua việc tiếp thị của cá nhân và trả hoa hồng theo thỏa thuận nên có thể xem xét xếp thu nhập từ quan hệ này là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của cá nhân. Đồng thời, nhóm quan hệ số (1) thì việc cá nhân KOL làm việc với các Nhãn hàng để thực hiện tiếp thị trực tuyến thì cũng có những điểm tương tự như hình thức tiếp thị trực tiếp, mục đích hướng tới cuối cùng là mang sản phẩm tiếp cận với khách hàng tiềm năng - thuộc nhóm kinh doanh dịch vụ<small>26</small>. Trên thực tế, mối quan hệ (1) thường chiếm số lượng nhỏ hơn rất nhiều so với nhóm quan hệ (2), tuy nhiên nếu xét về quy mơ thu nhập tạo ra thì mối quan hệ (2) nhìn chung thấp hơn nhóm quan hệ (1). Do đó, việc xác định thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội là thu nhập của cá nhân thuộc nhóm thu nhập từ hoạt động kinh doanh là hoàn toàn thuyết

<small>26 Tiếp cận theo hướng trong kinh doanh thì có hai nhóm chính là: Kinh doanh hàng hóa và kinh doanh dịch vụ. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

phục.

<i>Thứ hai, khi xem xét xác định thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng </i>

mạng xã hội là thu nhập của cá nhân thuộc nhóm thu nhập từ hoạt động kinh doanh sẽ có những thuận lợi nhất định cho cơ quan Thuế trong việc xác định số tiền thuế mà cá nhân phải nộp. Xuất phát từ lý do thuế TNCN từ hoạt động kinh doanh khơng được trừ các khoản giảm trừ khi tính số tiền thuế phải nộp, chính vì vậy cơ quan thuế chỉ cần xác định chính xác khoản thu nhập của cá nhân, không mất thời gian, công sức trong việc xác định người phụ thuộc, các khoản giảm trừ khác của cá nhân đó. Tuy nhiên, cũng chính vì lẽ đó mà các cá nhân chịu thuế sẽ có những phản ứng mang tính chất tiêu cực lại trước nghĩa vụ này do cảm nhận được một cách rõ ràng gánh nặng về thuế - nhược điểm chung của thuế trực thu. Điều này khi xem xét ở góc độ quản lý cũng chính là sự chia sẻ của cá nhân với cơ quan thuế vì mục đích chung là đảm bảo tính hiệu quả trong cơng tác quản lý thuế.

<i><b>Thứ hai, khó khăn trong việc xác định chính xác thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. </b></i>

Khác với hoạt động tiếp thị truyền thống, mọi thu nhập có được từ hoạt động tiếp thị đều được quản lý và kiểm soát một cách dễ dàng bởi bên chi trả hoa hồng cho cá nhân. Đồng thời, xuất phát từ bản chất đơn giản, thủ cơng, mang tính chất trực tiếp trong cách thức hoạt động của hoạt động tiếp thị truyền thống, do đó, hoạt động này có rất ít hình thức thực hiện hoạt động tiếp thị cũng như mối quan hệ giữa các bên thường là mối quan hệ dựa trên hợp đồng lao động, thuê mướn cụ thể là giữa cá nhân với bên sử dụng lao động. Chính vì vậy, khơng q khó để cơ quan thuế có thể xác định được chính xác thu nhập của cá nhân thực hiện hoạt động tiếp thị truyền thống trong kỳ tính thuế. Tuy nhiên, với hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội thì khác. Mặc dù được cho là “sinh sau, đẻ muộn” so với tiếp thị truyền thống, nhưng đã phát triển rất nhanh và mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, với đa dạng các hình thức thực hiện hoạt động tiếp thị, linh hoạt về mặt thời gian, nhiều quan hệ chi trả hoa hồng… điều này càng gia tăng gánh nặng quản lý lên cơ quan thuế trong công tác đảm bảo thu đúng, thu đủ, tạo sự công bằng giữa các cá nhân chịu thuế TNCN.

Khó khăn đối với cơ quan thuế hiện nay là khơng xác định được chính xác thu nhập của các cá nhân, với đa dạng hình thức tiếp thị liên kết, đa dạng quan hệ tiếp thị tạo ra thu nhập, phương thức thanh toán hoa hồng thơng qua ngân hàng hoặc thanh tốn bằng tiền mặt nên rất khó để cơ quan thuế có thể kiểm sốt được chính xác thu nhập chịu thuế TNCN. Hơn nữa, trên thực tế, một cá nhân có thể thực hiện đồng thời nhiều chiến dịch tiếp thị, với nhiều nhãn hàng, sàn tiếp thị khác nhau, do đó cũng rất khó để biết được thu nhập của cá nhân trong kỳ tính thuế một cách chính xác, nhiều trường hợp cơ quan thuế phải tiến hành đối chiếu thông tin phát sinh thu nhập của cá nhân từ nhiều nguồn khác nhau và phải truy lần theo thông tin thanh toán thực tế, điều này mất khá nhiều thời gian cũng như công sức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>Thứ ba, tính thụ động trong phát sinh thu nhập ảnh hưởng đến tính ổn định của nguồn thu thuế thu nhập cá nhân. </b></i>

Khác với các hoạt động tạo ra thu nhập chịu thuế TNCN khác, hoạt động tiếp thị liên kết được xem là một trong số ít hình thức tạo ra thu nhập thụ động. Điều này có thể hiểu là cá nhân chỉ cần dành rất ít sức lao động và thời gian cho quá trình thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết nhưng vẫn được trả hoa hồng từ các hoạt động trước đó hay thậm chí có những giai đoạn cá nhân khơng có hoạt động nhưng vẫn có hoa hồng phát sinh. Nói cách khác, thay vì được trả tiền hoa hồng một lần, hoạt động này sẽ mang lại nguồn thu nhập không hạn định, ngay cả khi cá nhân khơng bỏ cơng sức vào đó. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn, trong kỳ tính thuế TNCN, cá nhân khơng có bất kỳ một hoạt động tạo ra thu nhập nào, nhưng vẫn được hưởng hoa hồng từ các hoạt động của kỳ trước, vậy cơ sở nào để điều tiết thuế TNCN đối với khoản thu nhập này. Và nếu xác định là thu nhập từ kinh doanh thì trong kỳ tính thuế TNCN, cá nhân khơng thực hiện hoạt động kinh doanh mà vẫn phát sinh hoa hồng thì cơ sở nào để điều tiết thuế TNCN đối với khoản thu nhập này.

Cũng chính vì những tồn tại trên kết hợp với đặc trưng riêng biệt của loại thu nhập thụ động, điều này tác động đáng kể đến thu nhập của cá nhân, cụ thể: Có hiện tượng những kỳ tính thuế, cá nhân khơng có phát sinh thu nhập mặc dù có tiến hành hoạt động tiếp thị liên kết; có những kỳ tính thuế, cá nhân khơng có hoạt động tiếp thị nhưng vẫn nhận được hoa hồng từ những kỳ trước; hoặc trường hợp trong kỳ tính thuế đó, cá nhân có hoạt động tiếp thị tuy nhiên hoa hồng thu về rất ít và phần lớn hoa hồng thu được ở những kỳ không thực hiện hoạt động tiếp thị tiếp theo… Chính vì những sự thiếu ởn định trên - đặc trưng của loại thu nhập thụ động, đã ảnh hưởng đến tính ởn định của nguồn thu thuế TNCN từ hoạt động này. Bởi lẽ, khi thu nhập của cá nhân khi rơi vào những trường hợp nêu trên, rất khó khăn để cơ quan thuế có cơ sở để điều tiết thuế TNCN đối với khoản hoa hồng này, xuất phát từ lý do chưa xác định được loại thu nhập chịu thuế TNCN, dẫn tới bỏ sót nguồn thu thuế, ảnh hưởng đến nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

<i><b>Thứ tư, Việc quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội thường khó khăn và chi phí hành thu cao. </b></i>

Xuất phát từ bản chất của sắc thuế TNCN là một loại thuế có quy mơ khá rộng và phức tạp nên trong quá trình quản lý thì Cơ quan thuế phải xác định được chính xác các nguồn thu nhập chịu thuế của người nộp thuế, tình trạng cư trú<small>27</small>,... để đảm bảo tốt nhất trong cơ chế

<small>27 Các quốc gia cũng áp dụng nguyên tắc này như: Trung Quốc: Đối tượng nộp thuế TNCN là các cá nhân có hoặc khơng có chỗ ở trong nước Trung Quốc mà cư trú tại TQ đủ 1 năm thì phải nộp thuế TNCN đối với tồn bộ thu nhập của người đó có được từ trong và ngồi nước. Trường hợp, cá nhân khơng có chỗ ở tại TQ mà cư trú dưới 1 năm thì phải nộp thuế TNCN từ thu nhập phát sinh tại TQ; Hoa Kỳ: Đối tượng nộp thuế TNCN là các cá nhân cư trú và không cư trú. Người nước ngoài được coi là cư trú tại HK nếu như họ cư trú thường xuyên, hợp pháp tại HK (được chính phủ cấp thẻ xanh) hoặc nếu họ có mặt ở HK trong một khoảng thời gian đủ để cấp thẻ lưu trú… </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết thông qua mạng xã hội, tránh các trường hợp nợ, gian lận, trốn thuế, thu sót thuế…, điều này là khơng hề dễ dàng, bởi lẽ xuất phát từ tính linh động, không giới hạn về mặt không gian, khoảng cách địa lý, các cá nhân chỉ cần có thiết bị di động kết nối được internet là có thể thực hiện được hoạt động tiếp thị liên kết thông qua mạng xã hội, chính vì vậy khơng dễ dàng gì để có thể các cơ quan có thẩm quyền xác định đúng tình trạng cư trú và nguồn thu nhập chịu thuế, đặc biệt là thu nhập, các giao dịch trên mạng xã hội diễn ra rất phổ biến như hiện nay.

Ngồi ra, chi phí quản lý việc thu, nộp thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết thông qua mạng xã hội cũng là vấn đề cần quan tâm. Đối với thuế TNCN, với phạm vi điều tiết khá rộng nên quá trình thu thuế cần trải qua nhiều công đoạn, nhiều bước - điều này dẫn đến chi phí phát sinh từ khâu kê khai đến quyết tốn gặp rất nhiều khó khăn về cả nhân và vật lực. Trình độ của đội ngũ cán bộ ngành Thuế đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực thi pháp luật thuế nói chung và thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết thông qua các nền tảng mạng xã hội nói riêng. Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung của pháp luật thuế TNCN, từ khâu ban hành các chính sách chung, tở chức thực hiện các chính sách, tới tở chức bộ máy quản lý thuế TNCN, thanh tra thuế. Để có thể ban hành ra được các chính sách thuế đúng đắn, phù hợp và kịp thời đáp ứng được những yêu cầu của những thay đổi trong nền kinh tế, xã hội và đảm bảo những nguyên tắc của pháp luật thuế thì đội ngũ cán bộ thuế ở các cấp cần phải có trình độ chun mơn phù hợp với từng vị trí ở cả lý luận và thực tiễn ln có sự phát triển từng ngày.

Tóm lại, thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết thông qua các nền tảng mạng xã hội mang trong mình đầy đủ các đặc điểm cơ bản của loại thuế gián thu, về ưu, nhược điểm, thuận lợi cũng như khó khăn trong các cơng đoạn của q trình thu thuế. Điều này được thể hiện rõ

<b>nét thơng qua bốn đặc trưng cơ bản đã phân tích ở trên, việc chỉ ra bốn đặc trưng cơ bản của </b>

thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết thơng qua mạng xã hội nhằm tìm ra những cơ chế phù hợp, hiệu quả trong quản lý, thu thuế, phát huy những ưu điểm cũng như lợi thế của nó, trên cơ sở đó, hoạch định xây dựng hệ thống, quy trình về thuế TNCN nói chung theo hướng hài hòa, cân đối, đảm bảo tốt nhất lợi ích của các bên hữu quan trong quan hệ.

<i><b>1.2.3. Vai trò của việc thu thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam</b></i>

Thuế TNCN nói chung trong đó có thuế TNCN đối với hoạt động tiếp thị liên kết trên nền tảng mạng xã hội, đóng một vai trò quan trọng khơng chỉ đối với nhiệm vụ chính yếu là gia tăng, nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần giảm thiểu chênh lệch, khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội. Vai trò thể hiện cụ thể ở các nội dung sau:

<i><b>Thứ nhất, việc thu thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội góp phần đảm bảo nguồn thu vào ngân sách nhà nước. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Các khoản thuế được phân chia dựa vào mục đích điều tiết riêng theo các sắc thuế đó nhưng tựu chung lại đều có vai trò chung, quan trọng trong vai trò đóng góp vào ngân sách. Đây là khoản đóng góp bắt buộc và là nghĩa vụ của cá nhân khi thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội đối với Nhà nước hướng tới mục đích chung của tồn xã hội. Bởi lẽ, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thở nào, ngân sách nhà nước cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đây là cơ sở để cung cấp tài chính - đảm bảo nguồn lực cho bộ máy hành chính vận hành và thực hiện các chức năng đặc thù về kinh tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh… cho quốc gia. Từ đó, việc thu thuế đối với hoạt động trên chắc chắn sẽ làm gia tăng đáng kể nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Những con số minh chứng cho vấn đề này, số thuế TNCN mà Cục thuế Hà Nội thu được trong năm 2019 và năm 2020 đối với các cá nhân có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử (Google, Facebook, Youtube…) là trên 148 tỷ đồng. Trong đó, năm 2019 là 25 tỷ đồng, năm 2020 là 123 tỷ đồng (Tăng gần 492% so với năm 2019)<small>28</small>. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19 nên số thuế TNCN được người dân nộp vào ngân sách nhà nước giảm hơn so các năm trước. Cụ thể, theo báo cáo thu ngân sách các năm của Bộ Tài chính, ngành thuế thu được khoảng 108.000 tỷ đồng thuế TNCN năm 2020, giảm khoảng 1,82% so với năm 2019<small>29</small>. Hiện nay, với việc hội nhập kinh tế sâu rộng, tự do hóa thương mại giữa các quốc gia với nhau trong đó có Việt Nam, điều này dẫn đến các nguồn thu từ các loại thuế như xuất khẩu, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng bị ảnh hưởng, thậm chí là số tiền thuế thu được gần như là bằng khơng. Chính vì lẽ đó, thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với kinh tế xã hội và nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm của thuế nói chung, thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội sau khi đã được nộp vào ngân sách nhà nước sẽ khơng được hồn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Nhà nước sẽ dùng ngân sách đó để nhằm mục đích thực hiện việc chi cho các hoạt động trong xã hội như xây dựng các cơ sở y tế, trường học, đường xá cùng với nhiều mục đích cơng cộng khác và tồn xã hội sẽ cùng được hưởng những lợi ích đó. Theo báo cáo tổng kết của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, trong năm 2020, hoạt động kinh doanh, tiếp thị thơng qua các nền tảng mạng xã hội có dấu hiệu tăng mạnh so với các năm trước đây. Có khoảng 57% người tiêu dùng được khảo sát cho biết họ thường xuyên thực hiện mua sắm qua các quảng cáo, tiếp thị trên diễn đàn, mạng xã hội, tương đương với tỷ lệ mua sắm trên sàn thương mại điện tử và cao hơn tỷ lệ mua hàng trên website chính thức của nhãn hàng là 52%<small>30</small> - Điều này cho thấy, tiếp thị liên kết thông qua

<small>28</small><i><small> Xem thêm: T. Phương (2021), Hà Nội thu thuế thương mại điện tử tăng gần 500%, link: </small></i><small>https://taichinhdoanh nghiep.net.vn/ha-noi-thu-thue-thuong-mai-dien-tu-tang-gan-500-d18302.html, truy cập ngày 09/04/2023. </small>

<small>29 Xem thêm: Minh Tiến (2022), Thuế thu nhập cá nhân được người dân nộp vào ngân sách mỗi ngày thay đổi thế nào </small>

<i><small>trong 10 năm?, nhịp sống kinh tế, link: </small></i><small> ngay-thay-doi-the-nao-trong-10-nam-20220826133337506.chn, truy cập ngày 09/04/2023. </small>

<small>ngan-sach-moi-30 Xem thêm: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2020), Sách trắng TMĐT Việt Nam 2020, Hà Nội, tr 36. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

mạng xã hội là vùng đất “màu mỡ” mới được xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng đã nhanh chóng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của các công cụ tiếp thị, quảng cáo tại Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn dãn cách xã hội và hậu Covid-19. Những nhiệm vụ trên, kết hợp với những con số thống kê của Bộ tài chính có thể thấy, nhìn chung, số thuế thu được từ hoạt động tiếp thị nói chung, tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội nói riêng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu thuế TNCN nộp vào ngân sách nhà nước, chưa kể nhiều cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế nhưng có hành vi trốn tránh.

<i><b>Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội góp phần đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng giữa các cá nhân với nhau cũng như bình đẳng giữa các cá nhân trong hoạt động tiếp thị trực tiếp (truyền thống) và trực tuyến (tiếp thị liên kết) </b></i>

Đảm bảo nguồn thu vào ngân sách nhà nước là mục tiêu chính yếu tuy nhiên không phải là duy nhất mà Nhà nước và các cơ quan thực hiện quản lý thuế theo đ̉i. Bên cạnh đó, đảm bảo yếu tố cơng bằng, bình đẳng giữa các cá nhân có thu nhập chịu thuế với nhau là một mục tiêu khác có tầm quan trọng không kém mà nhà nước hướng tới khi điều tiết thuế lên hoạt động này, nó được khẳng định thông qua việc đánh giá vai trò quản lý thuế của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với nền kinh tế. Cơng bằng là khía cạnh vừa là mục tiêu của xã hội, vừa là mục tiêu của kinh tế mà nhà nhà nước muốn hướng đến. Sự cơng bằng được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau mà cơ bản nhất ở vai trò này là xem xét sự công bằng theo khả năng của người chịu thuế<small>31</small>. Theo cách hiểu thông thường nhất “cơng bằng” chính là sự tiếp cận và xử lý đúng đắn không thiên lệch, không ưu tiên các mối quan hệ cơ bản giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội<small>32</small>. Còn về thuật ngữ “bình đẳng” được định nghĩa là sự được đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa khơng phân biệt thành phần tôn giáo và địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình đẳng trước pháp luật<small>33</small>. Do đó, cơng bằng, bình đẳng giữa các cá nhân với nhau trong xã hội tựu chung lại là sự thừa nhận và được thiết lập các điều kiện, cơ hội và các quyền cơ bản ngang nhau cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân trong xã hội. Theo đó, các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội làm phát sinh thuế TNCN, không phân biệt đẳng cấp, vị trí trong xã hội, độ t̉i, giới tính… đều có nghĩa vụ thuế phải thực hiện với nhà nước là bình đẳng và giống nhau<small>34</small>, căn cứ vào thu

<small>31 Cơng bằng theo khả năng của người chịu thuế nhóm tác giả muốn đề cập ở đây được hiểu là bao gồm: </small>

<i><b><small> - Cơng bằng theo chiều ngang: Các cá nhân có các điều kiện hồn cảnh như nhau thì sẽ thực hiện các nghĩa vụ thuế </small></b></i>

<small>tài sản như nhau. </small>

<i><b><small> - Công bằng theo chiều dọc: Các cá nhân có các điều kiện, hồn cảnh khác nhau thì thực hiện các nghĩa vụ thuế </small></b></i>

<small>khác nhau. Cá nhân có điều kiện hơn sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế cao hơn người có điều kiện kém thuận lợi hơn. </small>

<small>32</small><i><small> Xem thêm: Lê Ngọc Hùng (2011), Xã hội học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 194. </small></i>

<small>33</small><i><small> Xem thêm: Hội đồng quốc gia (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, </small></i>

<small>1995. </small>

<small>34 Xem thêm: Phan Phương Nam (2006), Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thu nhập cá nhân, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Tp.HCM, tr. 13. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

nhập có được từ hoạt động trên, hồn cảnh của cá nhân đó mà có sự điều tiết thuế TNCN phù hợp.

Theo nguyên tắc này, khi xét dưới góc độ pháp lý, sự cơng bằng, bình đẳng trong pháp luật được thể hiện khi mọi cá nhân đều được hưởng thụ những quyền và những lợi ích hợp pháp ngang nhau<small>35</small>, đồng thời cũng như phải gánh chịu những nghĩa vụ đối ứng theo quy định của pháp luật, điều này đảm bảo rằng các cá nhân có những điều kiện, thuận lợi, cơ hội như nhau trong quá trình tiếp cận, sử dụng và phát triển kinh tế<small>36</small> - trong cùng một điều kiện như nhau, cơng dân có tư cách pháp lý và được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau. Cụ thể, điều này được thể hiện rõ ở ba nội dung sau: Một là, mọi cá nhân có quyền thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội, tùy vào khả năng và nhu cầu của mình; Hai là, các cá nhân được tồn quyền tự chủ trong việc lựa chọn hoạt động tiếp thị liên kết theo quy định của pháp luật; Ba là, các cá nhân khi thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội phát sinh thu nhập chịu thuế, khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật đều phải có nghĩa vụ nộp thuế TNCN từ hành vi này. Đồng thời, theo quy định của luật thuế TNCN hiện hành, thuế suất thuế TNCN là loại thuế suất lũy tiến từng phần<small>37</small>, điều này có thể hiểu, mức thuế suất sẽ tăng lên tương ứng với phần tăng lên thêm của thu nhập chịu thuế, đồng nghĩa với việc, cá nhân có thu nhập chịu thuế từ hoạt động tiếp thị liên kết trên mạng xã hội cao hơn sẽ phải

<i><b>thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN từ hành vi này với mức thuế suất cao hơn. </b></i>

So với các hình thức tiếp thị truyền thống, tiếp thị qua mạng xã hội sở hữu một số ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Chẳng hạn, các cá nhân thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết qua mạng xã hội sử dụng chính hình ảnh, uy tín, danh dự của bản thân kết hợp với nền tảng này để trưng bày, quảng cáo, tiếp thị hàng hóa tiếp cận với khách hàng tiềm năng, do đó họ khơng cần tốn nhiều chi phí về mặt bằng vì khơng cần lựa chọn mặt bằng để đặt nơi làm việc, không cần quá nhiều sức lực để tìm kiếm, theo đ̉i khách hàng như hình thức tiếp thị truyền thống. Hình thức này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết qua mắt các cơ quan thuế (không đăng ký cũng như khơng có địa điểm kinh doanh), dễ dàng trong việc giấu doanh thu (không công khai doanh thu, mọi thu nhập đều được chuyển khoản, không có hóa đơn, chứng từ...). Vừa giảm được chi phí đầu tư, vừa né tránh được nghĩa vụ thuế TNCN, hiệu quả cao trong việc tiếp thị bởi tính nhanh, tiếp cận được nhiều đối tượng… cá nhân thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết qua mạng xã hội luôn được ưu tiên, là đối tượng lựa chọn hàng đầu của các nhãn hàng, điều này, tạo lợi thế cạnh tranh về cả giá và thu nhập cá nhân thu được so với các cá nhân sử dụng hình thức tiếp thị truyền thống. Vì lợi ích kép này, các cá nhân tiếp thị liên kết qua mạng xã hội càng có động lực để trốn tránh việc chấp <small>35 Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015. </small>

<small>36 Theo điều 16 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối </small>

<i><small>xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. </small></i>

<small>37 Xem thêm: Điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

hành nghĩa vụ thuế nói của cá nhân nói chung, nghĩa thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết qua các nền tảng mạng xã hội nói riêng. Chính vì lẽ đó, cần phải nâng cao hiệu quả trong việc điều tiết và quản lý thuế TNCN từ hoạt động tiếp thị liên kết thông qua các nền tảng mạng xã hội nhằm thu đúng, thu đủ thuế TNCN giúp tăng ngân sách nhà nước và hơn hết là tạo ra một mơi trường lao động bình đẳng giữa các cá nhân trong nền kinh tế.

<b>Kết luận Chương 1 </b>

Trong chương 1 với tên gọi “Khái luận chung về hoạt động Affiliate Marketing và thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội”. Nhóm

<i><b>tác giả đã đưa ra khái niệm tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) là hình thức tiếp thị trực </b></i>

<i><b>tuyến, theo đó một doanh nghiệp hoặc người bán ký một thỏa thuận với một đơn vị liên kết để giới thiệu sản phẩm bằng việc chia sẻ các đường link dẫn đến trang web liên kết có chứa sản phẩm. Đơn vị liên kết này sẽ được trả một khoản hoa hồng tương ứng với hiệu suất </b></i>

Song với đó, khi xem xét mối quan hệ tạo ra thu nhập thì được chia thành hai nhóm quan hệ: (1) Mối quan hệ giữa Nhãn hàng và Publisher; (2) Mối quan hệ giữa Sàn tiếp thị liên kết và Publisher . Cùng với đó, tiếp thị liên kết mang 2 đặc điểm chính như: (1) các bên tham gia chính hoạt động Affiliate Marketing; (2), Affiliate Marketing là hoạt động gắn liền với mạng internet. Tiếp theo, nhóm tác giả đi sâu vào phân tích vai trò, thành tựu nổi bật và đưa ra khẳng định về xu thế phát triển của Affiliate Marketing trong thời gian tới là mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã phân tích khái quát về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội về các vấn đề như khái niệm, đặc điểm, vai trò và những vấn đề cần lưu ý khi điều tiết thuế TNCN đối với hoạt động hoạt động tiếp

<i><b>thị liên kết. Nhóm tác giả cho rằng thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động tiếp thị liên </b></i>

<i><b>kết trên các nền tảng mạng xã hội là khoản tiền mà cá nhân có thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết thơng qua mạng xã hội thuộc nhóm thu nhập từ hoạt động kinh doanh là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân phải trích nộp vào ngân sách nhà nước. Đặc điểm của </b></i>

thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội là: (1) Khó khăn trong việc xác định loại thu nhập chịu thuế; (2) Khó khăn trong việc xác định chính xác thu nhập chịu thuế; (3) tính thụ động trong phát sinh thu nhập (4) Việc quản lý thuế thường khó khăn và chi phí hành thu cao. Việc thu thuế TNCN đối với hoạt động tiếp thị liên kết trên các nền tảng mạng xã hội góp phần đảm bảo nguồn thu vào ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân trong hoạt động tiếp thị trực tiếp (truyền thống) và trực tuyến (tiếp thị liên kết). Đối với thuế TNCN – thuế trực thu, mang tính chất khá “nhạy cảm” cho nên để thực hiện tốt những vấn đề trên là điều không hề dễ dàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ HOẠT ĐỘNG AFFILIATE MARKETING TRÊN CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI VÀ BÀI HỌC TỪ PHÁP LUẬT CÁC QUỐC GIA </b>

<b>2.1. Tổng quan về vấn đề thu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam </b>

<i><b>2.1.1. Nội dung quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội </b></i>

<i><b>2.1.1.1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội</b></i>

Phân định đối tượng nộp thuế có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ đây là căn cứ xác định thu nhập chịu thuế, phương pháp tính thuế, căn cứ tính thuế, ưu đãi về thuế. Việc xác định sắc thuế thu nhập theo tiêu chí chủ thể có thể bao quát hết các nguồn thu, tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể cũng như dễ dàng hàng trong sự phân biệt. Đối với lĩnh vực thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết trên nền tảng mạng xã hội thì đây là một điểm rất phù hợp, bởi lẽ với đặc tính gắn với mạng internet thì thu nhập từ nguồn này cũng không bị giới hạn về không gian. Một KOL từ một quốc gia khác nếu có tầm ảnh hưởng đối với thị trường người tiêu dùng Việt Nam thì việc một đường liên kết do người này dẫn được nhiều người ấn vào để mua hàng là điều không quá xa lạ. Tuy nhiên, nếu khơng có sự phân chia như đã trình bày thì khoản thu nhập đáng kể từ những người này sẽ khơng thể thu được. Từ đó, dẫn đến tình trạng thất thu của ngân sách nhà nước cũng như không tạo được sự công bằng đối với những người khác cùng hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị liên kết trong nước.

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Khái quát về đối tượng nộp thuế, điều 47 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”, theo đó các đạo luật thuế cũng đã cụ thể hố các quy định này. Khái niệm cá nhân là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cá nhân, hộ kinh doanh, tổ hợp tác hay hộ gia đình. Các chủ thể này không phải tổ chức kinh doanh mà thực hiện hoạt động kinh doanh (nếu có) với tư cách cá nhân<small>38</small>. Theo điều 16 Hiến pháp năm 2013 cũng khẳng định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Do đó, mọi cá nhân có nghĩa vụ đều phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế. Chủ thể nào có nghĩa vụ nhưng khơng thực hiện hay thực hiện không đúng, tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý hành chính hoặc nặng hơn là có thể bị truy cứu trách nhiệm về hình sự <small>38</small><i><small> Xem thêm: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Thuế (tái bản có bổ sung), Nhà xuất bản </small></i>

<small>Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 329 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

với hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù<small>39 </small>. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về Thương mại điện tử và Điều 2 Thông tư số 47/2014/TT-BTC quy định về quản lý Website thương mại điện tử đều quy định việc hoạt động thương mại điện tử trên sàn thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Điều này có thể hiểu rằng hoạt động tiếp thị liên kết trên nền tảng mạng xã hội cùng là một hình thức của Thương mại điện tử, và chỉ bao gồm hoạt động thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà không bao gồm hoạt động sản xuất. Đa dạng về mặt chủ thể tham gia hoạt động, bao gồm các tở chức, doanh nghiệp trong và ngồi nước, hộ, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ tập trung vào nhóm đối tượng là cá nhân thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết trên nền tảng mạng xã hội, có thu nhập chịu thuế TNCN, hay nói cách khác là mối quan hệ giữa cá nhân với nhãn hàng và cá nhân với các sàn tiếp thị<small>40</small>.

Pháp luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam không căn cứ vào yếu tố quốc tịch để xác định nghĩa vụ nộp thuế. Theo đó, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết trên nền tảng mạng xã hội có thể là cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngồi nhưng có thu nhập chịu thuế hay cá nhân là người khơng có quốc tịch Việt nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngồi làm việc tại Việt Nam, người nước ngồi khơng hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam<small>41</small>. Cư trú là yếu tố mà pháp luật thuế căn cứ vào để phân chia đối tượng chịu thuế, cụ thể tại Việt Nam có 2 nhóm đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.

<i>Thứ nhất, thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết trên nền tảng mạng xã hội của cá nhân </i>

cư trú bao gồm thu nhập phát sinh trong và ngồi lãnh thở Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam một cá nhân được xem là cá nhân cư trú khi đáp ứng một trong các điều kiện sau<small>42</small>:

<i>+ Điều kiện về thời gian cư trú, cá nhân cư trú là người “có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam”. Trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày </i>

đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú<small>43</small>.

<small>39 Khoản 3 Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật số: 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015. </small>

<small>40 Xem thêm tại mục 1.1.2. Các hình thức của hoạt động Affiliate Marketing. </small>

<small>41 Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013. </small>

<small>42 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Luật số: 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007. </small>

<small>43 Theo Công văn 728/TCT-TNCN ngày 25/02/2016 của Tổng cục thuế. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>+ Điều kiện về nơi ở thường xuyên, cá nhân cư trú là người “có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn”. Cụ thể, đối với cơng dân Việt Nam có nơi ở thường xuyên là nơi cá </i>

nhân sinh sống thường xun, ởn định khơng có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú; còn đối với công dân đối với người nước ngồi thì nơi ở thường xun là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Cơng an cấp. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

<i>Thứ hai, thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết trên nền tảng mạng xã hội của cá nhân </i>

không cư trú chỉ bao gồm thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam một cá nhân được xem là cá nhân không cư trú khi không đáp ứng các điều kiện để trở thành cá nhân cư trú.

Bên cạnh đó, để xác định một cá nhân là cá nhân cư trú hay không cư trú còn phải dựa vào các điều ước quốc tế có liên quan giữa các quốc gia trên thế giới để tránh trường hợp đánh thuế hai lần. Bởi lẽ, với sự thuận tiện của các phương tiện di chuyển cũng như đặc thù của từng ngành nghề mà một cá nhân có thể ở tại nhiều quốc gia trong cùng một năm. Thêm vào đó, quy định pháp luật về cá nhân cư trú của các quốc gia là khác nhau cho nên dễ xảy ra trường hợp một cá nhân đồng thời là đối tượng cư trú của hai hay nhiều nước. Ví dụ trường hợp một cơng dân thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế nhưng người này lại thỏa mãn điều kiện có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam, nếu người này chứng minh được là cá nhân cư trú tại Nhật Bản thì người này sẽ khơng được xem là cá nhân cư trú Việt Nam mà là đối tượng cư trú tại Nhật Bản<small>44</small>.

<i><b>2.1.1.2. Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động Affiliate Marketing trên các nền tảng mạng xã hội</b></i>

Như đã định nghĩa ở bên trên, đây là một khoản hoa hồng mà Publisher sẽ nhận được tương ứng với hiệu suất. Theo khoản 1, 2 Điều 10 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định:

<i>“1. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế. </i>

<i>2. Doanh thu là tồn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ.”. </i>

<small>44 Theo Cơng văn 35263/CT-HTr ngày 27/05/2016 của Cục thuế Hà Nội. </small>

</div>

×