Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

quyền tài phán trên tàu biển theo các điều ước quốc tế việt nam là thành viên và một số kiến nghị cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 89 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : Cơng pháp quốc tế </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><b>THUỘC NHÓM NGÀNH : Cơng pháp quốc tế </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2 ReCAAP 2004

Regional Cooperation Agreement on Combating Piracy and Armed Robbery against Ships in Asia, 2004

Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền ở Châu Á năm 2004

3 Công ước CLC 1969 - 1992

International Convention on Civil Liability for Oil Pollution Damage (The Civil Liability Convention), 1969 - 1992

Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu năm 1969, được gia hạn vào năm 1992

4 Công ước SUA 1988

Convention for the Suppression of Unlawful Acts against the Safety of Maritime Navigation

Công ước trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hành trình hàng hải năm 1988

5 <sup>Nghị định thư </sup>SUA 2005

Protocol of 2005 to the Convention for The Suppression of Unlawful Acts against the Safety of Maritime Navigations, 2005

Nghị định thư năm 2005 sửa đổi Công ước trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an tồn hành trình hàng hải năm 1988

6

Brussels năm 1952

International Convention for the Unification of Certain Rules relating to Penal Jurisdiction in Matters of Collision and Other Incidents of Navigation, 1952

Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến quyền tài phán hình sự đối với các vấn đề đâm va hoặc các tai nạn hàng hải khác năm 1952

Hiệp Quốc)

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

của Liên Hiệp Quốc

9 ITLOS <sup>International Tribunal for the </sup>Law of the Sea

Tòa án Quốc tế về Luật Biển

10 ICJ <sup>The International Court of </sup>

11 PCIJ <sup>The </sup> <sup>Permanent </sup> <sup>Court </sup> <sup>of </sup>Arbitration International Justice

Tịa thường trực Cơng lý Quốc tế của Liên Hiệp Quốc

12 PCA Permanent Court of Arbitration Tòa Trọng tài thường trực

13 BLHS năm 2015

Bộ luật Hình sự của nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

14 BLTTHS năm 2015

Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021

15 BLTTDS năm 2015

Bộ luật Tố tụng Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021

16 BLHHVN năm 2015

Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2018

17 LBVN năm

2012 <sup>Luật Biển Việt Nam năm 2012 </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

18

năm 2012 <sup>năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm </sup>2020

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1</b>

<b>2. Tình hình nghiên cứu ... 1</b>

2.1. Trong trường ... 2

2.2. Ngồi trường ... 2

<b>3. Mục đích nghiên cứu ... 2</b>

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3</b>

4.1. Đối tượng nghiên cứu ... 3

4.2. Phạm vi nghiên cứu ... 3

<b>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ... 3</b>

<b>6. Kết cấu của đề tài ... 4</b>

<b>PHẦN NỘI DUNG ... 5</b>

<b>CHƯƠNG 1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÀI PHÁN TRÊN TÀU BIỂN 5</b>1.1. Khái niệm và phân loại tàu biển ... 5

1.1.1. Khái niệm tàu biển ... 5

1.1.2. Phân loại tàu biển ... 6

1.2. Khái niệm quyền tài phán trên tàu biển ... 9

1.3. Đặc điểm về quyền tài phán trên tàu biển ... 11

1.4. Phân loại quyền tài phán trên tàu biển... 12

1.5. Cơ sở pháp lý về quyền tài phán trên tàu biển ... 15

1.6. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định và thực thi quyền tài phán trên tàu biển ... 16

1.6.1. Nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ - Territorial jurisdiction/ principle ... 16

1.6.2. Nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch – Nationality principle ... 19

1.6.3. Nguyên tắc quyền tài phán an ninh – Security principle ... 24

1.6.4. Nguyên tắc quyền tài phán phổ cập – Universality jurisdiction/ principle . 251.6.5. Thứ tự ưu tiên áp dụng các nguyên tắc ... 28

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN-SO SÁNH VỚI </b>

<b>PHÁP LUẬT VIỆT NAM ... 30</b>

2.1. Quyền tài phán trên tàu biển hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển ... 30

2.1.1. Quyền tài phán trên tàu biển hoạt động trong vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển ... 30

2.1.2 Quyền tài phán trên tàu biển hoạt động trong vùng lãnh hải của quốc gia ven biển ... 37

2.2. Quyền tài phán trên tàu biển hoạt động trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển ... 44

2.2.1. Quyền tài phán trên tàu biển hoạt động trong vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gia ven biển ... 44

2.2.2. Quyền tài phán trên tàu biển hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển ... 47

2.3. Quyền tài phán trên tàu biển hoạt động trong vùng biển quốc tế ... 50

2.3.1. Quyền tài phán trên tàu thương mại hoạt động trong vùng biển quốc tế .... 51

2.3.2. Quyền tài phán trên tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại hoạt động trong vùng biển quốc tế ... 55

2.4. So sánh, đánh giá quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam về quyền tài phán trên tàu biển ... 56

<b>CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC THI QUYỀN TÀI PHÁN TRÊN TÀU BIỂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM ... 60</b>

3.1. Thực tiễn quốc tế về thực thi quyền tài phán trên tàu biển ... 60

3.1.1. Vụ S.S. Lotus giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ ... 60

3.1.2. Vụ Enrica Lexie giữa Ý và Ấn Độ ... 63

3.1.3. Vụ Chính phủ Hoa Kỳ chống lại Smith ... 67

3.2. Thực tiễn Việt Nam về thực thi quyền tài phán trên tàu biển ... 69

3.2.1.Thẩm quyền tài phán hình sự ... 69

3.2.2. Thẩm quyền tài phán hình sự đối với tội phạm cướp biển ... 70

3.3. Một số kiến nghị nhằm bảo đảm và nâng cao hiệu quả thực thi quyền tài phán trên tàu biển cho Việt Nam ... 72

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Từ lâu, biển và đại dương đã được xem là khởi thuỷ cho sự sống trên trái đất, với diện tích vào khoảng 360 triệu km<sup>2</sup>, bao phủ gần 71% bề mặt. Bên cạnh đó, biển và đại dương cịn được xem là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên khổng lồ mà phần lớn chưa được con người nghiên cứu khai thác, như tài nguyên sinh vật tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ… Ngoài ra, trong xu hướng phát triển hiện nay của pháp luật quốc tế thì biển và đại dương ngày càng chứng minh được tiềm năng, tầm quan trọng rất lớn, mang tính chiến lược của mình khơng những trong lĩnh vực địa chính trị, qn sự mà cịn trong lĩnh vực kinh tế các quốc gia. Song song với những yếu tố trên thì biển và đại dương hiện nay cũng được xem là nơi phát sinh khá nhiều các tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia với nhau, hơn nữa, trong những năm gần đây các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên các vùng biển cũng đang có xu hướng gia tăng hơn trước đây. Chính điều này là một trong những nguyên nhân đe dọa đến sự ổn định, hồ bình và quan hệ hợp tác lâu dài giữa các quốc gia với nhau thông qua việc làm phát sinh hoặc gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. Theo đó, một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tranh chấp, xung đột trên về mặt phương diện pháp lý chính là sự chồng chéo về thẩm quyền tài phán, đặc biệt trong lĩnh vực hình sự và dân sự. Từ những yêu cầu và địi hỏi trên của thực tiễn thì có thể thấy việc nghiên cứu đề tài: “Quyền tài phán trên tàu biển theo các điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên và hoàn thiện pháp luật Việt Nam” là rất cần cần thiết để có thể củng cố thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp trên biển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trên các vùng biển, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đơng hiện nay, qua đó nâng cao năng lực các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam có liên quan để có

<b>thể phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nghiên cứu một cách trực diện, chuyên sâu. Cụ thể, tình hình nghiên cứu trong và ngồi trường liên quan đến đề tài được khái quát như sau:

<b>2.1. Trong trường </b>

Trần Thăng Long (2018), “Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật biển năm 1982 về lĩnh vực đánh bắt hải sản và bảo vệ môi

<i>trường”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 07 (119)/2018. </i>

<i>Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Cơng pháp quốc tế </i>

<i>– Quyển 1, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. </i>

<b>2.2. Ngoài trường </b>

<i>Nguyễn Thị Hồng Yến (2017), Quyền tài phán của quốc gia trên biển - Những vấn đề </i>

<i>lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội. </i>

<i>Luc Reydams (2003), Universal Jurisdiction: International and Municipal legal </i>

<i>perspectives, Oxford University Press, The United Kingdom. </i>

<i>Hai Jiang Yang (2005), Jurisdiction of State Coastal over Foreign merchant ships in </i>

<i>internal waters and the territorial sea, Springer Berlin, Hamburg Studies on Maritime </i>

Nguyễn Thị Hồng Yến (2013), “Cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc

<i>chủ quyền quốc gia theo quy định của Công ước Luật biển 1982”, Tạp chí Luật học, số </i>

08/2013.

Nguyễn Thị Hồng Yến (2017), “Các nguyên tắc xác định quyền tài phán của quốc gia

<i>trên biển”, Tạp chí Luật học, số 2/2017 </i>

<b>3. Mục đích nghiên cứu </b>

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về quyền tài phán của quốc gia trên tàu biển thông qua q trình phân tích, đối chiếu và đánh giá các quy định về quyền tài phán trên tàu biển theo các điều ước quốc tế về biển Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam; phân tích một số tranh chấp, xung

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đột về quyền tài phán trên tàu biển trên thực tế giữa các quốc gia. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực hiện việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp đảm bảo tính học thuật, cũng như tính phù hợp và tính ứng dụng cao trên thực tiễn nhằm hồn thiện pháp luật Việt Nam mà qua đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tham khảo trong q trình xây dựng, hồn thiện các chủ trương chính sách liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền tài phán của Việt Nam tại các vùng biển thuộc chủ quyền, các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi tranh chấp về biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đang có xu hướng ngày càng gia tăng căng thẳng.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Quyền tài phán trên tàu biển theo các điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên và hoàn thiện pháp luật Việt Nam” là các quy định về quyền tài phán của quốc gia trên tàu biển trong các điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên nói chung và trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam nói riêng, cũng như thực tiễn thực thi quyền tài phán trên tàu biển thơng qua việc phân tích một số tranh

<b>chấp, xung đột trên thực tế về việc phân định quyền tài phán của quốc gia trên tàu biển. </b>

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

Quyền tài phán trên tàu biển là một vấn đề có phạm vi tương đối rất rộng trong pháp luật quốc tế nói chung và luật biển quốc tế nói riêng, chính vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này nhằm đảm bảo yêu cầu về mặt hình thức, đồng thời với mong muốn nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu hơn các quy định có liên quan thì bài nghiên cứu này sẽ tập trung làm sáng tỏ vấn đề trong pháp luật quốc tế như UNCLOS 1982 và một số điều ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam là thành viên, cũng như trong pháp luật Việt Nam với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định về quyền tài phán của quốc gia trên tàu biển.

<b>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu </b>

Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của Chủ nghĩa Mác Lênin. Ngoài ra, đối với từng nội dung cụ thể, bài nghiên cứu này sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học là phương pháp nghiên cứu chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương đặc biệt là chương 2 nhằm hệ thống hoá, phân tích, nghiên cứu và đánh giá các quy định pháp luật về quyền tài phán trên tàu biển trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

UNCLOS 1982 và pháp luật Việt Nam, làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề mang tính lý luận, các vấn đề mang tính thực tiễn hiện nay.

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nội dung quyền tài phán trên tàu biển, cụ thể là xác định các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các quy định pháp luật về quyền tài phán trên tàu biển trong pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp sẽ phân tích các vấn đề của thực tiễn về quyền tài phán trên tàu biển trong từng khía cạnh và dưới góc độ khách quan, qua đó làm sáng tỏ bản chất của vấn đề, từ đó đưa ra đánh giá một cách tổng quát.

- Phương pháp nghiên cứu so sánh được xem là phương pháp quan trọng nhằm phân tích và đối chiếu các quy định về quyền tài phán trên tàu biển trong UNCLOS 1982 và pháp luật Việt Nam.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng chủ yếu trong Chương 3 nhằm phân tích một số tranh chấp, xung đột trên thực tiễn về thẩm quyền tài phán trên tàu biển giữa các quốc gia với nhau, qua đó đưa ra các đánh giá về quy định pháp luật cũng như hoạt động thực hiện pháp luật và nghiên cứu đề ra một số kiến nghị, giải pháp phù hợp, có tính ứng dụng cao trên thực tiễn để giải quyết cũng như hạn chế các tranh chấp, xung đột trên thực tiễn về thẩm quyền tài phán trên tàu biển.

- Phân tích tham khảo, lấy ý kiến chuyên gia sẽ được thực hiện bằng phỏng vấn, đặt câu hỏi với các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về luật biển. Lấy ý kiến, đánh giá của các chuyên gia để nâng cao chất lượng của nghiên cứu, đảm bảo đáp ứng về mặt học thuật, cũng như giảm sự chủ quan trong quá trình nghiên cứu.

<b>6. Kết cấu của đề tài </b>

Đề tài nghiên cứu “Quyền tài phán trên tàu biển theo các điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên và hoàn thiện pháp luật Việt Nam” có kết cấu bao gồm 03 phần: Phần lời mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung bao gồm 03 chương:

- Chương 1 – Khái luận chung về quyền tài phán trên tàu biển;

- Chương 2 - Quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam;

- Chương 3 – Thực tiễn thực thi quyền tài phán trên tàu biển và một số kiến nghị cho Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>PHẦN NỘI DUNG </b>

<b>CHƯƠNG 1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÀI PHÁN TRÊN TÀU BIỂN 1.1. Khái niệm và phân loại tàu biển </b>

<b>1.1.1. Khái niệm tàu biển </b>

Xuất phát từ mục đích, phạm vi, lĩnh vực và đối tượng điều chỉnh khác nhau nên hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm về tàu thuyền hay còn được gọi là tàu biển được quy định trong các văn bản pháp luật quốc tế nói chung và các văn bản pháp luật quốc gia nói riêng.

Trong pháp luật quốc tế, theo Công ước của Liên hợp quốc về điều kiện đăng ký tàu biển năm 1986 thì tàu biển được định nghĩa là bất cứ con tàu nào được sử dụng kinh doanh trên biển quốc tế để chuyên chở hàng hoá, hành khách hay cả hàng hoá và hành khách, ngoại trừ những con tàu có trọng tải dưới 500 GT<small>1</small>. Theo Công ước Hague năm 1924, Hague – Visby năm 1968 thì tàu biển được định nghĩa là bất cứ con tàu nào được sử dụng để vận chuyển hàng hoá trên biển. Theo Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu năm 1973 được sửa đổi bởi Nghị định thư năm 1978, hay còn được gọi là “MARPOL 73/78" định nghĩa tàu biển là bất cứ kiểu tàu nào hoạt động trong môi trường biển, kể cả tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, tàu ngầm, phương tiện nổi, cũng như các giàn khoan cố định hoặc nổi. Theo Công ước quốc tế về cứu nạn hàng hải Luân Đôn ngày 28/04/1989, tại điểm b Điều 1 định nghĩa tàu biển là tất cả cơng trình của biển, các cơng trình hoặc thiết bị hay kết cấu có khả năng hàng hải. Bên cạnh các khái niệm trên, còn rất nhiều khái niệm về tàu biển được đề cập trong các điều ước quốc tế về hàng hải khác có liên quan, tuy nhiên có thể đánh giá những khái niệm về tàu biển này chủ yếu mang nội hàm rất rộng và bao quát khi định nghĩa về tàu biển không chỉ bao gồm tàu và các cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng để hoạt động trên biển có chức năng hàng hải mà cịn có thể bao gồm tất cả các cơng trình, thiết bị trên biển hoặc các kết cấu khác có khả năng hàng hải. Điều này xuất phát từ mục đích của các điều ước quốc tế về hàng hải nói chung ln có xu hướng đưa ra các quy định nhằm mở rộng khả năng điều chỉnh bao quát gần như toàn bộ đối tượng, phạm vi điều chỉnh của điều ước quốc tế đó.

Tuy nhiên, khác với các điều ước quốc tế trên, trong quy định của UNCLOS 1982 lại không đưa ra bất cứ khái niệm cụ thể nào về tàu biển nói chung, mà chỉ đề cập một khái

<i>niệm duy nhất về tàu chiến tại Điều 29: “Trong Công ước, tàu chiến là mọi tàu thuyền </i>

<small>1 Gross tonnage (GT) là dung tích tồn phần của tàu bao gồm tồn bộ dung tích của các khoảng trống khép kín trên tàu, tính từ boong trên cùng trở xuống, bao gồm cả thế tích ống khói, trừ khoang chứa nước dằn tàu, lối đi lại, buồng vệ sinh, buồng tắm, buồng lái, buồng hải đồ, phòng sửa chữa, kho và dung tích đáy đơi (nếu có). GT là cơ sở dùng để thống kê tàu, biên chế sỹ quan, thuỷ thủ; tính các loại phí hàng hải… </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài đặc trưng của các tàu thuyền quân sự thuộc quốc tịch nước đó; do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách các sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; và đoàn thuỷ thủ phải tuân theo các điều lệnh kỷ luật quân sự”, nhưng </i>

UNCLOS 1982 lại dành một số điều khoản để quy định điều chỉnh về địa vị pháp lý và chế độ hoạt động áp dụng đối với tất cả các loại tàu biển nói chung và đối với từng loại tàu biển nhất định trên các vùng biển khác nhau, như quy định tại Tiểu mục A Mục 3 Phần II là các quy tắc áp dụng chung cho tất cả các loại tàu thuyền, quy định tại Tiểu mục B Mục 3 Phần II là quy tắc áp dụng cho tàu dân sự (hay còn được gọi là tàu thương mại) gồm tàu buôn thuộc sở hữu tư nhân và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại, quy định tại Tiểu mục C Mục 3 Phần II là quy tắc áp dụng cho tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại.

Ngoài ra, trong pháp luật Việt Nam cũng có đưa ra khái niệm về tàu biển, cụ thể khái niệm về tàu biển theo LBVN năm 2012 tại khoản 3 Điều 3 và BLHHVN năm 2015 tại khoản 1 Điều 4, đều định nghĩa tàu thuyền được hiểu là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc khơng có động cơ. Bên cạnh đó, quy định tại Điều 13 BLHHVN năm 2015 cũng đưa ra định nghĩa về tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển và tàu biển quy định trong Bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi. So sánh với khái niệm tàu biển theo các điều ước quốc tế trên, có thể thấy khái niệm tàu biển theo pháp luật Việt Nam có nội hàm hẹp hơn, bởi lẽ tàu biển hiểu theo pháp luật Việt Nam được hiểu là bao gồm những con tàu hay các cấu trúc nổi có khả năng di động, chuyên dùng hoạt động trên biển. Ngoài ra, khái niệm tàu biển theo pháp luật Việt Nam cịn loại trừ ln các cấu trúc dù có thể nổi, khơng có hoặc có khả năng di động, tự dịch chuyển trên biển nhưng không chuyên dùng hoạt động trên biển, tức những cấu trúc này sẽ không được coi là tàu biển theo pháp luật Việt Nam.

Tóm lại, nhằm mục đích phù hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài thì khái niệm tàu biển trong phạm vi bài nghiên cứu này sẽ được hiểu theo nghĩa hẹp, khơng bao gồm tất cả các cơng trình, thiết bị trên biển hoặc các kết cấu khác có khả năng hàng hải, mà tàu biển chỉ bao gồm các phương tiện hoặc cấu trúc nổi di động chuyên dùng hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước biển bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc khơng có động cơ, có khả năng hàng hải.

<b>1.1.2. Phân loại tàu biển </b>

Hiện nay, xuất phát từ các mục đích khác nhau nên tàu biển có thể được phân loại căn cứ theo nhiều tiêu chí khác nhau như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Căn cứ vào cờ của tàu biển, tàu biển có thể được phân thành 02 nhóm là tàu mang cờ quốc tịch và tàu mang cờ phương tiện (FOC – Flag of convenience):

- Tàu mang cờ quốc tịch: Tàu được đăng ký quốc tịch ở quốc gia mà chủ tàu có quốc tịch, khơng phụ thuộc vào việc con tàu được đóng ở đâu.

- Tàu mang cờ phương tiện: Trường hợp chủ tàu mang quốc tịch một quốc gia khác với quốc gia mà con tàu đăng ký quốc tịch, tuy nhiên chỉ một số quốc gia cho phép chế độ “đăng ký mở” – cho phép con tàu mà chủ tàu không phải là công dân quốc gia mình được đăng ký quốc tịch và treo cờ quốc gia mình<small>2</small>, hay cịn gọi đây là trường hợp tàu mang cờ thuận tiện.

Căn cứ mục đích sử dụng của tàu biển, tàu biển có thể được phân thành 02 nhóm là tàu chở hàng (Freighters) và tàu chở hành khách (Passenger ships). Trong đó, tàu chở hàng được phân thành 03 nhóm:

- Tàu chở hàng khô (Dry cargo ship): Hàng ở thể rắn có hoặc khơng có bao bì, hàng thể lỏng có bao bì, gồm tàu chở hàng bách hóa (General cargo ships), tàu chở hàng rời khối lượng lớn (Bulk carrier), tàu Container (Container ships), tàu kết hợp (Combined ship – OBO (ore/bulk/oil carrier), OO (ore/oil carrier), BO (bulk/oil carrier), ConBulkers (container/bulk) …), tàu chở sà lan (Lighter Aboard Ship – Lash) …

- Tàu chở chất lỏng (Liquid cargo ship – Tanker): Hàng hóa ở thể lỏng và khơng có bao bì, gồm tàu chở dầu thơ (crude oil tankers), tàu chở hóa chất (chemical tankers), tàu chở khí đốt hóa lỏng (LPG – Liquefied Petroleum Gas carriers), tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG – Liquefied Natural Gas carriers), tàu chở khí dầu hóa lỏng (Liquid Petroleum Gas – PNG), tàu chở rượu, tàu chở nước… - Tàu chuyên dụng (Specialized cargo ship): Hàng có yêu cầu xếp dỡ, bảo quản

đặc biệt, gồm tàu chở hàng đông lạnh (Reefer cargo ships), tàu chở gỗ (Timbers carrier ship), tàu chở hàng siêu trường/ siêu trọng (Heavy Cargo ships), tàu chở động vật sống (Cattles ships), tàu đánh bắt thủy sản (Fishing vessels), tàu dịch vụ – hỗ trợ (tàu phá băng, tàu lai dắt, tàu cứu hộ, tàu lặn biển, tàu tuần tra, tàu hoa tiêu, tàu cung ứng, tàu chứa…), tàu Roll on/Roll off (RORO ship) …

Căn cứ chế độ pháp lý áp dụng đối với tàu biển khi đi lại trên các vùng biển khác nhau, tàu biển được phân thành 02 nhóm chính:

- Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại.

<small>2 Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 14 BLHHVN năm 2015, Việt Nam là một trong số các quốc gia không cho phép chế độ “đăng ký mở”, tức Việt Nam chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Tàu dân sự (hay còn được gọi là tàu thương mại), gồm tàu buôn thuộc sở hữu tư nhân và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại.

Đây cũng chính là tiêu chí phân loại được UNCLOS 1982 căn cứ áp dụng để phân loại tàu biển thành những nhóm khác nhau qua đó đưa ra các điều khoản quy định về địa vị pháp lý và chế độ hoạt động áp dụng đối với tất cả các loại tàu biển nói chung và đối với từng loại tàu biển trên các vùng biển khác nhau.

Như đã đề cập trước đó, UNCLOS 1982 chỉ đưa ra một khái niệm duy nhất về tàu

<i>chiến tại Điều 29: “Trong Công ước, tàu chiến là mọi tàu thuyền thuộc lực lượng vũ </i>

<i>trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài đặc trưng của các tàu thuyền quân sự thuộc quốc tịch nước đó; do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách các sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; và đoàn thuỷ thủ phải tuân theo các điều lệnh kỷ luật quân sự”, có thể thấy mặc dù </i>

UNCLOS 1982 sử dụng thuật ngữ “tàu chiến” (navire de guerre) và không sử dụng thuật ngữ “tàu quân sự”, nhưng về bản chất định nghĩa về tàu chiến tại Điều 29 UNCLOS 1982 chính là định nghĩa về tàu quân sự. Có thể thấy các đặc điểm để nhận biết tàu quân sự tại Điều 29 UNCLOS 1982 mang tính linh hoạt, phụ thuộc vào quy định trong pháp luật của từng quốc gia nhất định về các dấu hiệu bề ngoài đặc trưng của các tàu quân sự, về thành phần lực lượng vũ trang của quốc gia... Các điều ước quốc tế về biển khác mà Việt Nam là thành viên như Công ước SUA 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA 2005; Nghị định thư SUA PROT 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA PROT 2005… hầu như không đưa ra định nghĩa cụ thể các đặc điểm để xác định tàu chiến như UNCLOS 1982.

Theo pháp luật Việt Nam, quy định tại khoản 4 Điều 3 LBVN năm 2012<sup>3</sup> cũng định nghĩa tàu quân sự tương tự như quy định tại Điều 29 UNCLOS 1982. Ngoài ra, căn cứ vào các mục đích sử dụng khác nhau, tàu qn sự cịn có thể được phân thành nhiều loại tương ứng như tàu chiến đấu, tàu vận tải, tàu y tế, tàu cứu hộ - cứu nạn… Đối với các loại tàu cịn lại như tàu bn thuộc sở hữu tư nhân, tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại thì UNCLOS 1982 khơng đưa ra khái niệm cụ thể và rõ ràng như tàu quân sự, điều này xuất phát bởi thực tiễn trước đây khi UNCLOS 1982 còn chưa tồn tại, các quốc gia căn cứ theo tập quán quốc tế luôn coi tàu chiến hay tàu quân sự là những phần lãnh thổ di động của quốc gia dù con tàu này có ở bất kỳ nơi nào hay đi lại trên bất kỳ vùng biển nào và theo đó nếu

<small>3 Tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được điều hành bởi thuỷ thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

xuất hiện bất kỳ một sự xâm phạm trái phép nào trên tàu quân sự thì đồng nghĩa với việc lãnh thổ của quốc gia mà con tàu quân sự đó mang quốc tịch đã bị xâm phạm, khi này quốc gia đó có thể áp dụng một số biện pháp cần thiết mang tính “trả đũa” hay “đáp trả”. Nhận thức được quy chế pháp lý dành cho tàu quân sự là mang tính chủ quyền quốc gia và mang tính nghiêm ngặt, nên UNCLOS 1982 đã đưa ra định nghĩa rõ về tàu quân sự, nhằm đảm bảo chỉ khi nào một con tàu đáp ứng đủ các đặc điểm tại Điều 29 thì mới được hưởng quy chế pháp lý dành cho tàu quân sự, đặc biệt là quyền bất khả xâm phạm tuyệt đối và quyền miễn trừ tuyệt đối về tư pháp. Tuy nhiên, tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại theo quy định tại Tiểu mục C Mục 3 Phần II UNCLOS 1982 cũng được hưởng quy chế pháp lý chung đối với tàu quân sự, bởi lẽ dù UNCLOS 1982 không đưa ra định nghĩa cụ thể về tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại nhưng căn cứ vào chủ sở hữu cũng như mục đích sử dụng có thể định nghĩa khái quát đây là tàu thuộc sở hữu của nhà nước và được dùng vào các mục đích phi thương mại, hay cịn gọi là các mục đích công, các hoạt động công vụ của nhà nước không nhằm mục đích quân sự hay mục đích thương mại, ví dụ như tàu kiểm ngư, tàu hải quan, tàu hải giám, tàu thăm dò, tàu nghiên cứu khoa học, tàu khảo sát địa chấn, tàu cứu hộ - cứu nạn<sup>4</sup>… Như vậy, tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại có thể hiểu là tàu cơng vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể quy định tại khoản 5 Điều 3

<i>LBVN năm 2012 và khoản 2 Điều 4 BLHHVN năm 2015 định nghĩa: “Tàu công vụ là </i>

<i>tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện cơng vụ của Nhà nước khơng vì mục đích thương mại”. Từ các định nghĩa trên về tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi </i>

thương mại, đồng thời căn cứ theo quy định của UNCLOS 1982, có thể khẳng định rằng, nếu một chiếc tàu không đáp ứng đầy đủ các đặc điểm để được xem là tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại, thì được xem là tàu dân sự (tàu thương mại), bao gồm tàu thuộc sở hữu tư nhân và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại như vận tải, bn bán vì mục đích lợi nhuận, và chính vì lí do này nên các tàu thương mại sẽ khơng được hưởng quy chế pháp lý chung dành cho tàu quân sự.

<b>1.2. Khái niệm quyền tài phán trên tàu biển </b>

Hiện nay, trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn thực thi pháp luật vẫn chưa tồn tại một định nghĩa thống nhất về quyền tài phán của quốc gia nói chung, bởi lẽ định nghĩa này có liên quan trực tiếp đến lợi ích và chủ quyền của các quốc gia. Tuy nhiên, về cơ bản có thể hiểu quyền tài phán của quốc gia nói chung là quyền năng theo pháp luật, phù hợp với pháp luật và được pháp luật bảo hộ<small>5</small>, căn cứ theo cách hiểu này thì nội

<small>4</small><i><small> Ngô Hữu Phước (2020), Luật biển, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, tr. 81. </small></i>

<small>5</small><i><small> Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. </small></i>

<small>475. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

hàm khái niệm quyền tài phán của quốc gia hồn tồn có thể được hiểu và giải thích theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp tuỳ thuộc quan điểm của từng quốc gia.

Theo nghĩa rộng, quyền tài phán của quốc gia bắt nguồn trực tiếp từ yếu tố chủ quyền và do đó nó được biểu hiện ở ba nội dung đó là quyền lập pháp – legislative jurisdiction (quyền của một quốc gia nhằm xây dựng và đưa ra các quy phạm pháp luật), quyền hành pháp – executive jurisdiction (là sức mạnh của một Nhà nước nhằm đảm bảo việc thực hiện, áp dụng các quy định của mình thơng qua các hoạt động cưỡng chế thi hành) và quyền tư pháp – judicial jurisdiction (là sức mạnh của một Nhà nước, thông qua các thẩm phán của họ để đưa ra các quyết định về việc giải thích và áp dụng các quy phạm pháp luật do chính quốc gia đó ban hành trong q trình xét xử các hành vi vi phạm)<sup>6</sup>.

<i>Báo cáo của ILC đệ trình lên Đại Hội đồng UN khố 61 định nghĩa: “Quyền tài phán </i>

<i>của một quốc gia có thể được hiểu là quyền chủ quyền hoặc thẩm quyền của một nhà nước. Đặc biệt hơn, quyền tài phán của một quốc gia có thể được chia thành 03 loại: quyền lập pháp, quyền xét xử và quyền thi hành pháp luật”; Từ điển Bách khoa Quân </i>

<i>sự Việt Nam ghi nhận: “Quyền tài phán là quyền của cơ quan hành pháp và tư pháp </i>

<i>của một quốc gia xem xét và giải quyết vụ việc theo thẩm quyền của mình. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, quốc gia thực hiện quyền tài phán đầy đủ... ngoài ra, quốc gia còn thực hiện quyền tài phán đối với một số nơi bên ngoài lãnh thổ quốc gia: vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các phương tiện bay, tàu biển, tàu thuyền nước ngoài đi lại trong </i>

là quyền của quốc gia và các quốc gia được quyền trực tiếp thực hiện hiện các quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp của mình đối với các đối tượng phù hợp, trừ khi có những quy định hạn chế quyền này một cách rõ ràng trong luật quốc tế<sup>8</sup>.

Theo nghĩa hẹp, quyền tài phán của quốc gia được dẫn chiếu trực tiếp đến hay chủ yếu liên quan đến quyền lực của các cơ quan tư pháp, cụ thể là tòa án trong việc xem xét, xét xử và đưa ra các bản án, các phán quyết hoặc các biện pháp khắc phục cần thiết khác đối với các hành vi vi phạm. Black’s Law Dictionary định nghĩa quyền tài phán chính là quyền của tịa án hoặc thẩm phán (đã được ghi nhận trong Hiến pháp của quốc gia) để đưa ra một bản án hoặc các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật dựa trên những vụ việc thực tế<small>9</small><i>; Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý định nghĩa: “Quyền </i>

<i>tài phán được hiểu là một quyền chuyên biệt được trao riêng cho Tòa án, đây là quyền </i>

<small>6</small><i><small> Frederick A. Mann (1984), The doctrine of International Jurisdiction Revisited after twenty years, Reccueil des </small></i>

<small>Cours, tr. 186. </small>

<small>7</small><i><small> Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng (2004), Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb. </small></i>

<small>Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 851. </small>

<small>8</small><i><small> Redric Ryngaert (2008), Jurisdiction in International Law, Oxford University Press, tr. 22 – 25. </small></i>

<small>9</small><i><small> Bryan A. Garner (2004), Black’s Law Dictionary, 8</small></i><small>th, Thomson West Publisher, New York. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>chung của các tịa án, khơng có sự phân cấp, phân vùng lãnh thổ. Tuy nhiên quyền này cũng có thể được hiểu là quyền riêng của từng tịa án cụ thể được phân định theo cấp, </i>

được tiếp cận theo hướng các quốc gia chỉ có thể thực hiện quyền tài phán của mình đối với các hành vi vi phạm dựa trên các nguyên tắc xác định quyền tài phán hợp lý như: nguyên tắc lãnh thổ, nguyên tắc phổ cập, nguyên tắc an ninh quốc gia, nguyên tắc quốc tịch…

Từ khái niệm và cách giải thích về quyền tài phán của quốc gia theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp đã được đề cập, có thể nhận xét quyền tài phán trên tàu biển là một bộ phận của quyền tài phán của quốc gia nói chung, cũng như là một bộ phận của quyền tài phán của quốc gia trên biển nói riêng. Và cũng tương tự như khái niệm quyền tài phán của quốc gia thì khái niệm quyền tài phán của quốc gia trên tàu biển, hay còn được gọi là quyền tài phán trên tàu biển trong khoa học pháp lý quốc tế về biển cũng như trong thực tiễn thực thi pháp luật vẫn chưa tồn tại một định nghĩa thống nhất được thừa nhận chung mà vẫn còn tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau, ngay cả trong quy định của UNCLOS 1982 thì nội hàm của khái niệm quyền tài phán trên tàu biển cũng chưa được xây dựng một cách rõ ràng và cụ thể, mà nó được biểu hiện thơng qua quy chế pháp lý đối với từng loại tàu biển khi đi lại trên từng vùng biển nhất định.

Tóm lại, nhằm mục đích phù hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài, khái niệm quyền tài phán của quốc gia được sử dụng trong phạm vi đề tài này sẽ là khái niệm theo nghĩa hẹp và do đó khái niệm quyền tài phán trên tàu biển trong phạm vi đề tài này về cơ bản cũng sẽ được hiểu theo nghĩa hẹp tương ứng, theo đó quyền tài phán trên tàu biển là thẩm quyền của quốc gia trong việc xử lý, giải quyết, xét xử đối với những hành vi, vụ việc cụ thể xảy ra hoặc được thực hiện trên tàu biển khi tàu biển này đi lại trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia hoặc khi tàu biển này đang hoạt động, nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia hoặc đang hoạt động, nằm ở vùng biển không thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào theo quy định của pháp luật.

<b>1.3. Đặc điểm về quyền tài phán trên tàu biển </b>

Xuất phát từ bản chất của lĩnh vực luật quốc tế về biển và khái niệm về quyền tải phán trên tàu biển đã được đề cập, có thể rút ra một số đặc điểm về quyền tài phán trên tàu biển như sau:

<small>10</small><i><small> Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa và Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 701 – </small></i>

<small>702. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Quốc gia với tư cách là một chủ thể của luật quốc tế nói chung cũng như luật quốc tế về biển nói riêng là chủ thể thực hiện quyền tài phán trên tàu biển. Quốc gia thực hiện quyền tài phán trên tàu biển thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước được xây dựng và ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia, cụ thể là hệ thống các cơ quan tư pháp như tòa án. Trong từng trường hợp nhất định phù hợp với các nguyên tắc xác định quyền tài phán, quốc gia thực hiện quyền tài phán trên tàu biển sẽ được xác định dưới tư cách là quốc gia ven biển, quốc gia tàu mang quốc tịch (hay tàu mang cờ), quốc gia có cảng… - Đối tượng của quyền tài phán trên tàu biển là những hành vi, vụ việc cụ thể xảy ra hoặc được thực hiện trên tàu biển khi tàu biển này đi lại trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia hoặc khi tàu biển này đang hoạt động, nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia hoặc đang hoạt động, nằm ở vùng biển không thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào theo quy định của pháp luật.

- Nội dung và phạm vi thực thi quyền tài phán trên tàu biển được thể hiện khác nhau đối với từng phạm vi các vùng biển khác nhau cũng như đối với từng loại tàu biển khác nhau, điều này xuất phát từ sự khác nhau về bản chất pháp lý tại mỗi vùng biển cũng như quy chế pháp lý đối với từng loại tàu biển nhất định.

<b>1.4. Phân loại quyền tài phán trên tàu biển </b>

Hiện nay, quyền tài phán trên tàu biển có thể được phân loại căn cứ theo nhiều tiêu chí khác nhau như:

Căn cứ vào chủ thể thực hiện quyền tài phán, quyền tài phán trên tàu biển có thể chia thành 03 nhóm chính:

- Quyền tài phán trên tàu biển của quốc gia tàu mang quốc tịch (hay tàu mang cờ): Quyền tài phán trên tàu biển của quốc gia tàu mang quốc tịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử luật biển quốc tế bởi tính ràng buộc về mặt pháp lý giữa tàu biển và quốc gia mà tàu mang quốc tịch, và chính điều này đã phản ánh khá rõ một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định và thực thi quyền tài phán trên tàu biển là nguyên tắc xác định quyền tài phán trên tàu biển theo quốc tịch của tàu. Cụ thể, quyền tài phán trên tàu biển của quốc gia mà tàu mang quốc tịch hay tàu mang cờ được xác định là quyền tài phán trên tàu biển của quốc gia nơi con tàu đăng ký quốc tịch, xin cấp giấy phép hoạt động. Trên thực tế, xuất phát từ tính thuận tiện về mặt kinh tế cũng như là về mặt chính trị, pháp luật một số quốc gia cho phép chế độ “đăng ký mở” (Flag of convenience – cờ thuận tiện), tức cho phép một con tàu được quyền đăng ký quốc tịch tàu biển, xin cấp giấy phép hoạt động tại quốc gia mình, được quyền mang cờ quốc tịch của quốc gia mình, nếu đáp ứng các điều kiện và thủ tục theo quy định pháp luật quốc gia mình, mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

khơng cần xem xét sự tồn tại của “mối liên hệ thực chất” mang tính ràng buộc về mặt pháp lý giữa con tàu và quốc gia. Do đó, trong một số trường hợp quốc gia mà tàu mang quốc tịch không đồng thời là quốc gia nơi con tàu được đóng hay quốc gia nơi chủ tàu mang quốc tịch. Tuy nhiên, hiện nay theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) thì để có thể kiểm sốt hoạt động, mức độ an toàn và các tiêu chuẩn của các tàu biển mang cờ của quốc gia mình một cách hiệu quả, đồng thời hạn chế tình trạng các chủ tàu lẩn tránh pháp luật trong nước khi tiến hành đăng ký quốc tịch cho tàu biển, các quốc gia nên đặc biệt xem xét “mối liên hệ thực chất” ràng buộc về mặt pháp lý đối với tàu biển có nhu cầu đăng ký quốc tịch tại quốc gia mình. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 90 UNCLOS 1982 cần phải có một mối liên hệ thực chất giữa quốc gia cấp quốc tịch và các con tàu mang quốc tịch. Pháp luật Việt Nam hiện nay không theo chế độ “đăng ký mở”, cụ thể theo quy định tại Điều 14 BLHHVN năm 2015 chỉ cho phép tàu biển Việt Nam được quyền mang cờ quốc tịch Việt Nam và không trao quyền mang cờ quốc tịch Việt Nam cho tàu biển nước ngoài.

- Quyền tài phán trên tàu biển của quốc gia ven biển: Thuật ngữ “quốc gia ven biển” về cơ bản được giải thích là quốc gia có các vùng biển hoặc đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải được xác định tại các Điều 5, 7, 9, 10 và 47 của UNCLOS 1982<small>11</small>. Theo quy định UNCLOS 1982 và các điều ước quốc tế khác có liên quan, quyền tài phán trên tàu biển của quốc gia ven biển được thực thi trong phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, ngoài ra trong một số trường hợp nhất định thì quyền tài phán trên tàu biển của quốc gia ven biển cũng được thực thi đối với vùng biển không thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào (kể cả quốc gia ven biển) như đối với tội ác quốc tế (tội cướp biển, tội ác chống lại loài người, tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh…); đối với các hành vi gây tổn hại đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến lợi ích thiết yếu của quốc gia ven biển… Nội dung quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với từng vùng biển là khác nhau, theo đó về mặt ngun tắc càng ra xa bờ về phía biển thì quyền tài phán trên tàu biển của quốc gia ven biển càng thu hẹp dần.

- Quyền tài phán trên tàu biển của quốc gia có cảng: Trong hầu hết các trường hợp, việc thực hiện quyền tài phán trên tàu biển của quốc gia có cảng và quốc gia ven biển sẽ trùng nhau do cảng biển thường được xây sát với bờ biển cùng với hệ thống các cơng trình, thiết bị, đảo nhân tạo nhằm phục vụ cho các hoạt động thương mại hàng hải của quốc gia. Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực đặc thù theo quy định của UNCLOS, chủ

<small>11</small><i><small> Nguyễn Thị Hồng Yến (2017), Quyền tài phán của quốc gia trên biển - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, </small></i>

<small>Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 29. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

yếu là lĩnh vực bảo vệ mơi trường thì quyền tài phán trên tàu biển của quốc gia ven biển có thể sẽ khơng trùng với quyền tài phán trên tàu biển của quốc gia có cảng.

Căn cứ vào phạm vi các vùng biển, quyền tài phán trên tàu biển có thể chia thành 03 nhóm:

- Quyền tài phán trên tàu biển trong các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia: Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia là bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia ven biển, do đó trong vùng biển này thì quốc gia ven biển có chủ quyền hồn toàn và tuyệt đối. Tuy nhiên, nội dung và phạm vi thực thi quyền tài phán trên tàu biển trong vùng biển này sẽ được thể hiện khác nhau đối với nội thuỷ, lãnh hải cũng như đối với tàu thương mại, tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại đi lại trên các vùng biển này.

- Quyền tài phán trên tàu biển trong các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia: Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia không phải là bộ phận cấu thành lãnh thổ của quốc gia ven biển và cũng không phải là một bộ phận của biển quốc tế, do đó trong vùng biển này tồn tại cả quyền, nghĩa vụ pháp lý của quốc gia ven biển và các quốc gia khác, kể cả quốc gia khơng có biển, quốc gia bất lợi về mặt địa lý. Tuy nhiên, nội dung và phạm vi thực thi quyền tài phán trên tàu biển trong vùng biển này sẽ được thể hiện khác nhau đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cũng như đối với tàu thương mại, tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại đi lại trên các vùng biển này.

- Quyền tài phán trên tàu biển trong vùng biển không thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào: Dựa trên những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định và thực thi quyền tài phán trên tàu biển, cụ thể là nguyên tắc quyền tài phán phổ cập và nguyên tắc quyền tài phán an ninh quốc gia, thì bất kỳ quốc gia nào cũng có thể thực hiện quyền tài phán đối với những hành vi, vụ việc cụ thể xảy ra hoặc được thực hiện trên tàu biển nếu chúng là tội ác quốc tế (tội cướp biển, tội ác chống lại loài người, tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh…) hoặc chúng gây tổn hại đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến lợi ích thiết yếu của quốc gia mình, khi tàu biển đó đi lại trong vùng biển không thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.

Ngoài ra, căn cứ vào đối tượng và phạm vi thực thi quyền tài phán, quyền tài phán trên tàu biển có thể được chia thành 03 nhóm chính, bao gồm:

- Quyền tài phán hình sự trên tàu biển: Quyền tài phán này được xác lập đối với các hành vi phạm tội như giết người; cướp biển; cướp tài sản; hiếp dâm; buôn người; tàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý… xảy ra hoặc được thực hiện trên tàu biển khi tàu biển hoạt động trong các vùng biển khác nhau.

- Quyền tài phán dân sự trên tàu biển: Quyền tài phán này được xác lập đối với các vụ việc dân sự như các tranh chấp về dân sự, ly hôn, yêu cầu tuyên bố một người mất tích, yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, sinh đẻ, tranh chấp lao động… xảy ra hoặc được thực hiện trên tàu biển khi tàu biển hoạt động trong các vùng biển khác nhau.

- Quyền tài phán hành chính trên tàu biển: Quyền tài phán này được xác lập đối với các hành vi vi phạm pháp luật hành chính chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự như vi phạm về cứu nạn, cứu hộ; phịng cháy, chữa cháy; hoạt động giao thơng hàng hải; hải quan; quản lý hạt nhân, chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử… xảy ra hoặc được thực hiện trên tàu biển khi tàu biển hoạt động trong các vùng biển khác nhau.

<b>1.5. Cơ sở pháp lý về quyền tài phán trên tàu biển </b>

Việc thực thi quyền tài phán trên tàu biển dựa trên cả cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý. Trong đó, cơ sở lý luận có nền tảng xuất phát điểm từ các yếu tố mang tính chủ quyền và lãnh thổ, cịn cơ sở pháp lý lại có vai trị quan trọng trong việc ghi nhận một cách minh thị quyền tài phán trên tàu biển chính, thơng qua các quy định trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật quốc gia… Phạm vi đề tài này sẽ phân tích hai cơ sở pháp lý quan trọng và chủ yếu nhất đó là điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, cụ thể:

Trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quyền tài phán trên tàu biển được đề cập thông qua các quy định sau:

- Trong UNCLOS 1982, đối với nội thuỷ và lãnh hải, các quy định tại Tiểu mục A Mục 3 Phần II (từ Điều 17 đến Điều 26) là các quy tắc áp dụng chung cho tất cả các loại tàu thuyền, quy định tại Tiểu mục B Mục 3 Phần II (từ Điều 27 đến Điều 28) là quy tắc áp dụng cho tàu dân sự (hay còn được gọi là tàu thương mại) gồm tàu buôn thuộc sở hữu tư nhân và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại, quy định tại Tiểu mục C Mục 3 Phần II (từ Điều 29 đến Điều 32) là quy tắc áp dụng cho tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại. Ngồi ra, đối với vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế là các quy định tại Điều 33 và Phần V UNCLOS 1982; đối với vùng thềm lục địa là các quy định tại Phần VI UNCLOS 1982; đối với vùng biển quốc tế là các quy định tại Phần VII UNCLOS 1982.

- Trong Công ước CLC 1969 – 1992, quy định tại các Điều 9, 10, 11 về xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án quốc gia trong trường hợp thiệt hại về ô nhiễm môi trường biển xảy ra trên tàu biển hoạt động trong vùng nội thuỷ, lãnh hải.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Trong Công ước SUA 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA 2005, quy định tại các Điều 6, 7, 8, 10, 11 và 14 về các trường hợp và cách thức xác lập thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với tội phạm trên tàu biển xâm phạm an tồn hành trình hàng hải được xác định theo Điều 3.

- Trong ReCAAP 2004, quy định tại các Điều 1, 2, 3, 12 về các trường hợp và cách thức xác lập thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với tội phạm cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, quyền tài phán trên tàu biển được đề cập tại các quy định sau:

- Quy định tại Điều 5, 6 BLHS năm 2015; - Quy định tại Điều 270 BLTTHS năm 2015; - Quy định tại BLDS năm 2015;

- Quy định tại BLTTDS năm 2015;

- Quy định tại Chương III, VI LBVN năm 2012; - Quy định tại Điều 5 LXLVPHC năm 2012.

<b>1.6. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định và thực thi quyền tài phán trên tàu biển </b>

Những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định và thực thi quyền tài phán trên tàu biển được nghiên cứu trong phạm vi đề này, bao gồm: nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ, nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch, nguyên tắc quyền tài phán an ninh quốc gia, nguyên tắc quyền tài phán phổ cập. Đây được xem là những nguyên tắc đã tồn tại từ lâu trong tập quán quốc tế xuất phát từ thực tiễn thực thi chung của các quốc gia và sự thừa nhận quy tắc xử sự là luật của các quốc gia (opinio juris)<sup>12</sup>.

<b>1.6.1. Nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ - Territorial jurisdiction/ principle </b>

Trong lịch sử, ở thời kỳ cổ đại, nguyên tắc lãnh thổ không phải là nguyên tắc cơ bản trong việc xác định và thực thi quyền tài phán nói chung cũng như quyền tài phán trên tàu biển nói riêng, tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XIII, việc Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của pháp luật bị giới hạn bởi lãnh thổ của quốc gia đã ban hành luật đó đã tạo ra nền tảng pháp lý cho việc hình thành nguyên tắc lãnh thổ, và chỉ khi đến thế kỷ XVII thì kết quả của Hiệp ước hịa bình Westphalia được ký năm 1648 bên cạnh việc đánh dấu sự gia tăng của các nhà nước hiện đại và hoàn toàn tự chủ, đã

<small>12</small><i><small> Lê Thị Anh Đào (2018), “Sự hình thành luật tập quán quốc tế trước bối cảnh thay đổi cơ bản”, Tạp chí Nghiên </small></i>

<i><small>cứu Lập pháp, số 15(367)/ Kỳ 1, tháng 8/2018, tr. 10. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

góp phần nhấn mạnh vai trị quan trọng của nguyên tắc lãnh thổ trong công pháp quốc tế dần ngang bằng với nguyên tắc quốc tịch, trên cơ sở đó, học thuyết một người chuyển đến vùng lãnh thổ khác sẽ khơng mang theo pháp luật của mình, mà họ phải tuân theo pháp luật ở vùng lãnh thổ họ đang sinh sống đã được ủng hộ rộng rãi<sup>13</sup>. Cho đến ngày nay, việc một quốc gia thiết lập thẩm quyền tài phán của mình đối với những hành vi phạm tội xảy ra trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình là một vấn đề khơng cịn gây tranh cãi, thậm chí ngun tắc quyền tài phán theo lãnh thổ cịn được cơng nhận là một trong những ngun tắc có tính chất nền tảng trong việc xác định quyền tài phán của quốc gia trên tàu biển, bởi lẽ yếu tố “lãnh thổ” là căn cứ quan trọng, được sử dụng phổ biến và có sức nặng nhất định trên thực tế để các quốc gia xác định thẩm quyền tài phán của mình hoặc thực hiện sự kiểm sốt về mặt hành chính, kỹ thuật… đối với các hành vi, vụ việc cụ thể xảy ra hoặc được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia mình, do “lãnh thổ” được xem là yếu tố trung tâm của chủ quyền quốc gia và các quốc gia ln có xu hướng khẳng định và bảo đảm chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của mình trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nguyên tắc này cho phép quốc gia ven biển thiết lập và đảm bảo thực thi pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức và phương tiện hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của mình, trừ các trường hợp ngoại lệ được chấp nhận bởi luật quốc tế<sup>14</sup>.

Việc xác định thế nào là hành vi xảy ra trong lãnh thổ của quốc gia để có thể áp dụng nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ, nhất là khi hành vi xảy ra trên tàu biển là rất phức tạp do chế độ pháp lý tại mỗi vùng biển là khác nhau, theo đó có thể dẫn đến các trường hợp như một phần của hành vi phạm tội xảy ra ở lãnh thổ nước này, phần còn lại của hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ quốc gia khác, hoặc hành vi phạm tội xảy ra ở quốc gia này nhưng hậu quả hoặc sự ảnh hưởng của tội phạm xảy ra ở lãnh thổ quốc gia khác. Để giải đáp vấn đề này, hai học thuyết quan trọng đã xuất hiện, gồm: Nguyên tắc lãnh thổ chủ quan (subjective territorial jurisdiction/ principle) và nguyên tắc lãnh thổ khách quan (objective territorial jurisdiction/ principle). Nguyên tắc lãnh thổ chủ quan coi hành vi phạm tội ở một quốc gia là trường hợp toàn bộ hoặc một phần hành vi phạm tội xảy ra ở bên trong lãnh thổ đó, kể cả khi tội phạm được hoàn thành hoặc kết thúc ở nước ngoài; nguyên tắc lãnh thổ khách quan coi hành vi phạm tội ở một quốc gia là trường hợp hậu quả hoặc thiệt hại của tội phạm xảy ra bên trong lãnh thổ quốc gia, nhưng những yếu tố khác của tội phạm diễn ra hoàn toàn bên ngoài lãnh thổ quốc gia đó<small>15</small>. Trong phán quyết vụ tàu SS Lotus giữa Pháp với Thổ Nhĩ Kỳ năm 1927<small>16</small> thì PCIJ

<small>13</small><i><small> Cedric Ryngaert (2007), Jurisdiction in International Law, United States and European Perspectives, PhD </small></i>

<small>Thesis, Katholieke Universiteit Leuven, Faculteit Rechtsgeleerdheid, tr. 47 – 51. </small>

<small>14</small><i><small> Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 50. </small></i>

<small>15</small><i><small> Christopher W. Robbins (2009), Finding Terrorists’ Intent: Aligning Civil Antiterrorism Law with National </small></i>

<i><small>Security, St. John’s Law Review, Vol.83, tr. 1214. </small></i>

<small>16 Vụ việc này sẽ được phân tích chi tiết trong Mục 3 của cơng trình. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

đã lập luận dựa trên nguyên tắc lãnh thổ chủ quan, cụ thể trong vụ này PCIJ đã lập luận rằng mặc dù Pháp là quốc gia tàu mang cờ, tuy nhiên Pháp không được hưởng quyền tài phán lãnh thổ tuyệt đối trên vùng biển quốc tế đối với một vụ va chạm tàu thuyền đang treo cờ của một quốc gia khác, theo đó con tàu khi ở trên vùng biển quốc tế sẽ thuộc về lãnh thổ của quốc gia mà tàu mang cờ, và do đó quốc gia này có thể thực thi quyền tài phán đối với con tàu như trên vùng đất của họ và trong trường hợp này PCIJ đã đồng nhất tàu mang quốc tịch của Thổ Nhĩ Kỳ với lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, nên khi hành vi phạm tội của Đại tá Demons (quốc tịch Pháp) gây ảnh hưởng đến tàu thuyền của Thổ Nhĩ Kỳ thì được coi là phạm tội ở Thổ Nhĩ Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có quyền tài phán trong trường hợp này dù cho hành vi đó gây ra bởi người nước ngoài<small>17</small>.

Hiện nay, căn cứ theo quy định của UNCLOS 1982, Công ước CLC 1969 – 1992, Công ước SUA 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA 2005, Nghị định thư SUA PROT 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA PROT 2005 và thực tiễn thực thi quyền tài phán trên tàu biển của các quốc gia thì trong một số trường hợp nhất định, nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ cũng sẽ được mở rộng, tức không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia ven biển, tức các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển mà còn mở rộng đến các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển như theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Công ước SUA 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA 2005 thì quốc gia thành viên phải thực hiện những biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình đối với các tội phạm được nói tại Điều 3 khi tội phạm được thực hiện trong lãnh thổ của quốc gia đó, bao gồm cả lãnh hải của quốc gia đó, như vậy phạm vi điều ước này đã giới hạn nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ trong phạm vi lãnh hải của quốc gia ven biển; tuy nhiên theo quy định của UNCLOS 1982 thì quyền tài phán trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định như: thăm dò, quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường biển… Ngoài những lĩnh vực nêu trên, việc thực thi quyền tài phán trên tàu biển nước ngoài trong những vùng biển này cũng như việc thực thi quyền tài phán trên tàu biển trong vùng biển quốc tế sẽ được xác định theo nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 2, 3 Nghị định thư SUA PROT 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA PROT 2005 thì quốc gia ven biển có thể xác lập thẩm quyền tài phán hình sự đối với những hành vi phạm tội nằm ngoài những lĩnh vực trên được quy định tại Điều 2 khi hành vi này được thực hiện ở trên tàu biển trên vùng thềm lục địa của quốc gia ven biển đó.

<small>17 “The Case of The S.S. Lotus, France v. Turkey”, </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Có thể đánh giá rằng, việc mở rộng phạm vi của nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ này về cơ bản xuất phát từ mục đích bảo vệ và bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của quốc gia ven biển cũng như trật tự pháp lý và đạo đức chung cho cộng đồng quốc tế, trong đó quyền truy đuổi tàu biển theo quy định tại Điều 111 UNCLOS 1982 và Điều 23 Công ước Giơ-ne-vơ 1958 là một trong các trường hợp mở rộng quyền tài phán theo lãnh thổ điển hình, quyền truy đuổi này cũng được đề cập tại Điều 41 LBVN năm 2012. Theo đó, về bản chất quyền truy đuổi này chính là sự chuyển giao các quyền kiểm soát mà quốc gia ven biển thực hiện trong các vùng biển thuộc chủ quyền, vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển ra đến khu vực biển quốc tế<small>18</small>, do đó, việc truy đuổi này chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện được đặt ra<small>19</small>.

<b>1.6.2. Nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch – Nationality principle </b>

Bên cạnh nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ thì nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch cũng được xem là một trong những nguyên tắc mang tính phổ biến và truyền thống của luật biển quốc tế, bởi lẽ nguyên tắc này dựa trên yếu tố “quốc tịch” của tàu biển hoặc của cá nhân thực hiện hành vi, mà yếu tố “quốc tịch” được xem là yếu tố thể hiện mối quan hệ ràng buộc, sự gắn bó chặt chẽ về mặt pháp lý – chính trị giữa quốc gia cấp quốc tịch đối với tàu biển hoặc cá nhân mang quốc tịch và được thể hiện dưới dạng tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Hơn nữa, yếu tố “quốc tịch” còn mang ý nghĩa về mặt pháp lý quốc tế, theo đó yếu tố “quốc tịch” được xem như là một cơ sở quan trọng để các quốc gia xác định thẩm quyền tài phán của mình hoặc thực hiện sự kiểm sốt về mặt hành chính, kỹ thuật…<small>20</small> đối với các hành vi, vụ việc cụ thể xảy ra hoặc được thực hiện trên tàu mang quốc tịch và đối với các cá nhân mang quốc tịch thực hiện hành vi vi phạm trên tàu. Do đó, nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch, bao gồm: nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của tàu và nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của cá nhân.

Nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của tàu, hay còn gọi là nguyên tắc mang cờ (flag principle) có nguồn gốc từ học thuyết về tính lãnh thổ của tàu thuyền, sau đó đã được ghi nhận trong tập quán quốc tế và được pháp điển hoá trong quy định của UNCLOS 1982, Công ước SUA 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA

<small>18</small><i><small> Nguyễn Thị Hồng Yến (2017), Tlđd, tr. 38. </small></i>

<small>19 Các điều kiện bao gồm: Phương tiện truy đuổi là tàu quân sự hay phương tiện bay quân sự hoặc các tàu hay phương tiện bay khác có dấu hiệu ở bên ngồi chỉ rõ rằng các tàu hay phương tiện bay đó được sử dụng cho một cơ quan nhà nước và được phép làm nhiệm vụ này; căn cứ thực hiện quyền truy đuổi là khi nhà đương cục có thẩm quyền của quốc gia ven biển có lý do đúng đắn để cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển; thời điểm chấm dứt quyền truy đuổi là khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của một quốc gia khác với quốc gia truy đuổi… </small>

<small>20</small><i><small> Lê Mai Anh (2005), Luật biển quốc tế hiện đại, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội, tr. 24. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

2005, Nghị định thư SUA PROT 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA PROT 2005… Theo đó, con tàu đăng ký quốc tịch, xin cấp giấy phép hoạt động tại quốc gia nào thì con tàu sẽ mang quốc tịch và mang cờ của quốc gia đó và khi một hành vi, vụ việc cụ thể xảy ra hoặc được thực hiện trên tàu mang cờ của quốc gia nào thì thẩm quyền tài phán thuộc về quốc gia nơi mà tàu đó mang quốc tịch (hay mang cờ). Theo quy định tại Điều 90 UNCLOS 1982 các quốc gia trong phạm vi thẩm quyền của mình đều có quyền xác định các điều kiện cũng như thủ tục đăng ký để cấp quốc tịch cho một con tàu và để một con tàu được quyền treo cờ của quốc gia mình khi hoạt động trên biển, thực tiễn xét xử trong vụ M/V Saiga giữa Saint Vincent and the Grenadines v. Guinea

<i>năm 1999, ITLOS đã ra phán quyết cũng chỉ rõ: “Việc xác định các tiêu chí và thiết lập </i>

<i>các thủ tục để ban cấp và tước quốc tịch của các con tàu là các vấn đề nằm trong phạm vi đặc quyền tài phán của quốc gia mà tàu mang cờ”</i><small>21</small>. Theo quy định tại Điều 92 UNCLOS 1982 một con tàu chỉ có thể hoạt động dưới cờ của một quốc gia và chỉ thuộc quyền tài phán của quốc gia đó khi hoạt động ở vùng biển quốc tế, trừ một số trường hợp ngoại lệ đã được trù bị trong UNCLOS 1982 hoặc các điều ước quốc tế khác có liên quan; ngoài ra một con tàu sẽ bị coi là tàu khơng quốc tịch nếu nó hoạt động dưới cờ của nhiều quốc gia theo sở thích của mình. Theo quy định tại Điều 93 UNCLOS 1982 thì các quy định liên quan đến quốc tịch của tàu biển nói trên không áp dụng đối với các tàu của UN, của các cơ quan chuyên môn của UN và tàu của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế. Hiện nay, việc xác lập quyền tài phán theo nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của tàu không chỉ được thừa nhận rộng rãi trong các điều ước quốc tế, mà còn trong pháp luật hình sự của các quốc gia như Việt Nam, Thụy Điển, Đức, Phần Lan... Ngoài ra, theo nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của tàu thì quốc gia mà tàu mang cờ có nghĩa vụ bảo bộ pháp lý đối với tàu mang cờ quốc gia mình, đồng thời có quyền u cầu sự tn thủ pháp luật quốc gia mình và tiến hành các biện pháp cưỡng chế đối với tất cả những người ở trên con tàu đang hoạt động dưới cờ của quốc gia mình, bất kể việc họ mang quốc tịch của quốc gia nào. Theo đó, quy định tại Điều 1, 3 Công ước Brussels năm 1952 và quy định tại Điều 11 Công ước Giơ-ne-vơ 1958, Điều 97 UNCLOS 1982 xác định quyền tài phán trong trường hợp xảy ra các vấn đề đâm va hoặc các tai nạn hàng hải khác sẽ thuộc về quốc gia mà tàu mang cờ hoặc quốc gia mà các đương sự mang quốc tịch, đồng thời quy định tại khoản 3 Điều 97 UNCLOS 1958 cũng khẳng định rằng không quốc gia nào có quyền ra lệnh bắt hay giữ chiếc tàu, ngay cả trong khi tiến hành công việc dự thẩm, nếu không phải là quốc gia mà tàu mang cờ. Ngoài ra, quy định tại Điều 6 Công ước SUA 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định

<small>21 “The M/V "SAIGA" (No. 2) Case (Saint Vincent and the Grenadines v. Guinea)”, (truy cập ngày 12/02/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

thư SUA 2005 xác định quyền tài phán hình sự đối với vụ việc xảy ra trên tàu biển là thuộc về quốc gia mà tàu treo cờ tại thời điểm tội phạm được thực hiện.

Liên quan đến nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của tàu, vẫn tồn tại hai vấn đề cần được phân tích, làm rõ:

- Về “mối liên hệ thực chất” giữa tàu biển mang quốc tịch và quốc gia cấp quốc tịch, theo đó, quy định tại khoản 1 Điều 90 UNCLOS 1982 chỉ rõ cần phải có một mối liên hệ thực chất giữa quốc gia cấp quốc tịch và các con tàu mang quốc tịch. Tuy nhiên, UNCLOS 1982 cũng như các điều ước quốc tế các điều ước quốc tế khác về biển vẫn chưa có sự giải thích rõ nội hàm khái niệm “mối liên hệ thực chất” trong quy định này nên được các quốc gia hiểu như thế nào, thậm chí các điều ước quốc tế khác về biển có liên quan cũng vẫn cịn để ngỏ nội dung này. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử trong phán quyết của ITLOS về vụ M/V Virginia G giữa Guinea – Bissau v. Panama năm 2014, ITLOS đã lập luận rằng, các quốc gia có đặc quyền cơng nhận quốc tịch của tàu thuyền theo quy định tại Điều 90 UNCLOS 1982, và quy định này nhằm mục đích công nhận quyền năng của quốc gia mà tàu treo cờ hơn là tạo ra các tiêu chí cho sự hiện diện của quyền năng này, do vậy yêu cầu về “mối liên hệ thực chất” giữa tàu biển mang quốc tịch và quốc gia cấp quốc tịch không thể được xem là “điều kiện tiên quyết” mà các quốc gia cần phải có để thực thi quyền tài phán đối với tàu biển mang quốc tịch của quốc gia mình và cụm từ “mối liên hệ thực chất” cần phải được giải thích trong phạm vi Điều 94 UNCLOS 1982, tức các quốc gia đã áp dụng các quy định và thực hiện việc kiểm soát thực sự trong các lĩnh vực về hành chính, kỹ thuật và xã hội đối với các tàu mang cờ quốc gia mình để đảm bảo rằng con tàu hoạt động phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ quốc tế nghĩa là quốc gia đã tạo ra “mối liên hệ thực chất” giữa tàu biển mang quốc tịch và quốc gia cấp quốc tịch<sup>22</sup>.

- Về học thuyết “tính lãnh thổ của tàu thuyền” thừa nhận thẩm quyền xét xử của quốc gia đối với hành vi phạm tội được thực hiện hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu mang cờ quốc gia, nhưng họ coi như phạm tội ở trong lãnh thổ hoặc lãnh thổ mở rộng của quốc gia. Trước khi luật biển quốc tế chưa thực sự phát triển, nhằm bảo vệ lợi ích của mình, một số quốc gia đã u cầu công nhận tàu thuyền như một dạng “lãnh thổ nổi” của quốc gia trên biển mà tại đó duy trì quyền lực của nhà nước tương tự như trên đất liền<small>23</small>. Điều này đã giúp củng cố học thuyết “tính lãnh thổ của tàu thuyền” và đến đầu thế kỉ XX, học thuyết này đã được PCIJ đề cập một cách minh thị trong phán

<small>22 “The M/V "Virginia G" Case (Panama/Guinea-Bissau)”, no-19/#c4861 (truy cập ngày 12/02/2023). </small>

<small> Nguyễn Thị Hồng Yến (2017), Tlđd, tr. 41. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

quyết vụ tàu SS Lotus giữa Pháp với Thổ Nhĩ Kỳ năm 1927<small>24</small>. Ngày nay, pháp luật hình sự một số quốc gia cũng coi hành vi phạm tội thực hiện trên tàu mang cờ của quốc gia là tội phạm thực hiện trong lãnh thổ quốc gia đó (Điều 113-3 và 113-4 Bộ luật Hình sự của Pháp, Điều 11 Bộ luật Hình sự của Nga…)<sup>25</sup>. Tuy nhiên, đa số các quốc gia lại khơng ủng hộ học thuyết “tính lãnh thổ của tàu thuyền”, tức không ủng hộ quan điểm coi tàu thuyền là lãnh thổ nổi hay lãnh thổ mở rộng của quốc gia mà chỉ xem nó là một thực thể độc lập trên biển và nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của tàu không được hiểu theo nghĩa tuyệt đối và cần phải được hiểu độc lập với nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ, bởi lẽ: (i) nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ xác lập thẩm quyền dựa trên các vùng lãnh thổ của quốc gia như vùng đất, vùng nước, vùng trời, thậm chí là các vùng chiếm đóng qn sự hoặc thuộc địa của một quốc gia<small>26</small> còn nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của tàu dựa trên nơi đăng ký quốc tịch của tàu, tức dựa trên mối quan hệ giữa tàu mang quốc tịch và quốc gia cấp quốc tịch và dựa trên vị trí của tàu khi hành vi phạm tội đó diễn ra là đang ở ngồi lãnh thổ của quốc gia mà nó mang cờ<small>27</small>; (ii) khi ở một cảng nước ngoài, tàu biển ngoài việc chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật của quốc gia mà nó mang cờ, thì nó cịn phải tơn trọng các luật và quy định của quốc gia có cảng và tàu biển có thể là vật bảo đảm hoặc là đối tượng bị cầm cố do một bên thua kiện mà đây khơng phải là tính chất của lãnh thổ.

Nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của cá nhân cho phép các quốc gia xác lập thẩm quyền tài phán đối với một cá nhân là cơng dân của quốc gia mình khi người này là người bị hại hoặc là người thực hiện hành vi trong một vụ việc xảy ra trên tàu biển đi lại ở ngoài lãnh thổ quốc gia, trong vùng biển thuộc chủ quyền, vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia khác hoặc vùng biển không thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào. Như vậy, nguyên tắc này xác lập thẩm quyền tài phán dựa trên cơ sở quốc tịch của cá nhân thực hiện hành vi, tức dựa trên mối quan hệ giữa quốc gia và cơng dân của mình. Theo đó, quốc gia mà cá nhân mang quốc tịch thực hiện hành vi có những lý do chính đáng và lợi ích liên quan để xác lập thẩm quyền tài phán đối với cá nhân thực hiện hành vi, cụ thể: (i) sự tôn trọng pháp luật quốc gia, khi pháp luật quốc gia mà cá nhân mang quốc tịch quy định cấm dẫn độ cơng dân của mình cho quốc gia khác xét xử; (ii) việc xác lập thẩm quyền tài phán theo nguyên tắc này như một biện pháp bảo hộ đối với công dân, nhất là trong trường hợp cá

<small>24 Vụ việc này sẽ được phân tích chi tiết trong Mục 3 của cơng trình. </small>

<small>25</small><i><small> Council of Europe (1990), Extraterritorial Criminal Jurisdiction, European Committee on Crime Problems, </small></i>

<small>Strasbourg, tr. 25. </small>

<small>26</small><i><small> Manfred Nowak – Elizabeth McArthur (2008), The United Nations Convention Against Torture, A commentary, </small></i>

<small>Oxford University Press, tr. 309. </small>

<small>27 Vũ Thị Thúy (2014), “Nội luật hóa quy định của cơng ước chống tra tấn liên quan đến quyền tài phán trong Bộ </small>

<i><small>luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Đặc san Khoa học pháp lý, số 03/2014, tr. 39. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

nhân này thực hiện tội phạm ở nước ngoài và pháp luật của quốc gia nơi tội phạm được thực hiện quy định hình phạt nặng hơn pháp luật của quốc gia mà cá nhân đó mang quốc tịch; (iii) uy tín, danh dự và hình ảnh của quốc gia đó trong mắt cộng đồng quốc tế<sup>28</sup>. Ngày nay, mặc dù nguyên tắc này được thừa nhận rộng rãi làm nền tảng cho việc xác lập thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với cá nhân thực hiện hành vi ngoài lãnh thổ quốc gia, thường là thẩm quyền tài phán hình sự, cũng như được thể hiện trong các quy định tại khoản 1 Điều 97, khoản 3 Điều 109 UNCLOS 1982 và quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Công ước SUA 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA 2005 và Điều 2,3 Nghị định thư SUA PROT 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA PROT 2005. Tuy nhiên, có thể đánh giá các điều ước quốc tế về biển nói chung, cũng như quy định trong UNCLOS 1982 nói riêng chủ yếu vẫn tập trung vào nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ và nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của tàu biển hơn so với nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của cá nhân. Một số đánh giá cho rằng đây là một thiếu sót của UNCLOS 1982 khi không dành sự chú ý đặc biệt đối với các cá nhân hoạt động trên biển, mặc dù các hoạt động này được tiến hành bởi chính các cá nhân cụ thể<small>29</small>.

Liên quan đến nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của cá nhân, cần phân tích và làm rõ vấn đề liên quan đến cá nhân mang hai hay nhiều quốc tịch. Theo đó, đối với trường hợp này cũng áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu trong mối quan hệ với quốc gia thứ ba được quy định tại Điều 5 Công ước Lahaye năm 1930 về một số vấn đề liên quan tới xung đột luật quốc tịch, tức ưu tiên quốc gia nơi cá nhân mang hai hay nhiều quốc tịch có “mối liên hệ gắn bó nhất”. Thực tiễn trong vụ Nottebohm, ICJ đã lập luận rằng, quốc tịch là mối liên hệ mang tính chất pháp lý có nền tảng là sự gắn bó thực tế về xã hội, đời sống, quyền lợi và tình cảm cùng với sự tồn tại của các quyền và nghĩa vụ qua lại lẫn nhau, nên để xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với cá nhân thực hiện hành vi mang hai hay nhiều quốc tịch thì quyền tài phán sẽ thuộc về quốc gia nơi cá nhân có mối liên kết thực sự của đời sống, quyền lợi và tình cảm<small>30</small>. Tồn tại một nguyên tắc phái sinh từ nguyên tắc này là nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của cá nhân bị động (passive personality principle), theo đó, một quốc gia có thể xác lập thẩm quyền đối với một vụ việc và cá nhân liên quan nếu hành vi được thực hiện ở nước ngồi nhưng có tác động hay ảnh hưởng đến cơng dân, tổ chức mang quốc tịch của nước mình<small>31</small>. Như vậy, việc xác lập thẩm quyền tài phán trong trường hợp này là dựa trên cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

sở quốc tịch của nạn nhân. Thực tiễn, vào đầu thế kỷ XX trong vụ tàu SS Lotus giữa Pháp với Thổ Nhĩ Kỳ năm 1927, bên Thổ Nhĩ Kỳ đã lập luận cho rằng việc quốc gia này xét xử hành vi phạm tội của Đại tá Demons là dựa trên sự cần thiết bảo vệ cơng dân của họ vì tất cả các quốc gia có quyền và có nghĩa vụ bảo vệ người mang quốc tịch của mình khi họ ở ngoài lãnh thổ quốc gia<small>32</small> và việc xác lập quyền tài phán trong trường hợp này là dựa trên nguyên tắc nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của cá nhân bị động. Từ khi mới ra đời cho đến nay, nguyên tắc này đã gây ra rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề ủng hộ hay phản đối, nhưng thực tiễn hiện nay cho thấy sự phản đối đang có xu hướng ngày càng giảm và các quốc gia đang có xu hướng xác lập thẩm quyền tài phán theo nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của cá nhân bị động đối với một số tội phạm nhất định như tội phạm quốc tế. Đồng thời, những người theo quan điểm ủng hộ cho rằng việc áp dụng nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân là công dân mỗi quốc gia, đảm bảo sự trừng phạt thích đáng đối với người phạm tội. Bên cạnh đó, ngun tắc này cịn đóng vai trị bổ sung hồn chỉnh cho ngun tắc quyền tài phán theo quốc tịch của cá nhân khi đảm bảo người phạm tội không thể lẩn tránh được sự trừng phạt của công lý, nhất là trong trường hợp nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của cá nhân không thể áp dụng được đối với người không quốc tịch<sup>33</sup>.

<b>1.6.3. Nguyên tắc quyền tài phán an ninh – Security principle </b>

Nguyên tắc quyền tài phán an ninh còn được gọi là nguyên tắc bảo hộ (protective principle), nguyên tắc này đã được thừa nhận từ thế kỷ XIII ở nước Ý và đến đầu thế kỷ XIX tại các quốc gia Châu Âu lục địa thì nguyên tắc này đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự của Pháp (năm 1808) đối với các tội phạm chống lại an ninh quốc gia, làm giả giấy tờ của nhà nước, làm giả tiền và các giấy tờ có giá bằng tiền và sau đó nguyên tắc quyền tài phán an ninh dần được thừa nhận và áp dụng trong các án lệ từ giữa thế kỷ thứ XX ở Anh và Mỹ<small>34</small>. Nội dung của nguyên tắc này cho phép các quốc gia có thể khơng dựa trên các mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp thông qua yếu tố “quốc tịch” hay yếu tố “lãnh thổ”, để có thể xác lập thẩm quyền tài phán đối một hành vi hoặc một vụ việc cụ thể xảy ra trên tàu biển, khi hành vi hoặc vụ việc cụ thể này trực tiếp gây thiệt hại, tổn hại đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến lợi ích thiết yếu/ cơ bản của quốc gia đó. Như vậy, nguyên tắc này xác lập thẩm quyền tài phán của quốc gia dựa trên cơ

<small>32 “The Case of The S.S. Lotus, France v. Turkey”, </small>

<small>33</small><i><small> Nguyễn Thị Thuận và các tác giả khác (2007), Luật hình sự quốc tế, Nxb. Cơng an nhân dân, tr. 85 – 86. </small></i>

<small>34</small><i><small> Monika B. Krizek (1988), Protective Principle of Extraterritorial Jurisdiction: A Brief History and an </small></i>

<i><small>Application of the Principle to Espionage as an Illustration of Current United States Practice, Boston University </small></i>

<small>International Law Journal, vol. 6, tr. 338 – 339. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

sở chủ quyền và quyền tự vệ của quốc gia. Cụ thể, có 02 yếu tố thường được xem xét khi áp dụng nguyên tắc này, bao gồm:

- Cách hiểu và cách giải thích khái niệm “an ninh quốc gia” và “lợi ích thiết yếu/ cơ bản”, tuy nhiên trên thực tế xuất phát từ chủ quyền mà mỗi quốc gia khác nhau sẽ có cách hiểu và giải thích rộng hay hẹp khác nhau sao cho phù hợp với lợi ích mà quốc gia hướng đến bảo vệ, thông thường hai khái niệm này thường được giải thích cụ thể hố là chủ quyền, sự độc lập về chính trị, tồn vẹn lãnh thổ, an ninh của các dịch vụ công (làm giả con dấu, hộ chiếu, giấy tờ của nhà nước…), an ninh của các phái đồn ngoại giao hoặc lãnh sự, thậm chí một số ít quốc gia cịn mở rộng nội hàm hai khái niệm trên còn bao gồm cả thị trường tài chính, lĩnh vực hàng khơng và hàng hải quốc gia, những lợi ích về mơi trường... Hơn nữa, hiện khơng có bất kỳ một tiêu chí nào để xác định các khái niệm “an ninh quốc gia” và “lợi ích thiết yếu/ cơ bản”, ngoại trừ tiêu chí khá mơ hồ về tính nghiêm trọng (gravity) của hành vi liên quan<small>35</small>. Chính yếu tố này đã làm cho nguyên tắc quyền tài phán an ninh là nguyên tắc có nhiều khả năng bị lạm dụng nhiều nhất bởi các quốc gia trên thực tế.

- Địa điểm xảy ra hành vi hoặc vụ việc cụ thể thường là ở những nơi nằm ngồi quyền tài phán thơng thường của một quốc gia và thường là do người nước ngoài thực hiện, nói cách khác là tại địa điểm đó khơng thể hoặc khó có thể xác định quyền tài phán theo lãnh thổ hay quốc tịch. Chính cơ sở này đã cho thấy, nguyên tắc quyền tài phán an ninh cũng đóng một vai trị rất quan trọng, bổ sung cho hai nguyên tắc là nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ và nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch trong một số trường hợp khi mà hành vi rõ ràng hậu quả dẫn đến là gây tổn hại đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến lợi ích thiết yếu của quốc gia đó nhưng quốc gia đó lại khơng thể dựa vào yếu tố “quốc tịch” hay yếu tố “lãnh thổ” để xác lập thẩm quyền tài phán của mình đối với hành vi đó.

<b>1.6.4. Nguyên tắc quyền tài phán phổ cập – Universality jurisdiction/ principle </b>

Nguyên tắc quyền tài phán phổ cập hay còn gọi là nguyên tắc quyền tài phán phổ quát so với các nguyên tắc như nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ và nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch thì nguyên tắc quyền tài phán phổ cập mặc dù được hình thành sau nhưng lại không được xem là một nguyên tắc mới trong pháp luật quốc tế. Theo đó, nguyên tắc này được cho là đã manh nha hình thành từ thế kỷ 6, khi Bộ tập hợp các chế định Luật dân sự La Mã do vưa Justinianic ban hành từ năm 529 - 534 (Corpus Juris Civilis) quy định thẩm quyền xét xử cho cả tòa án nơi tội phạm được thực hiện và tòa án nơi người phạm tội bị bắt giữ, sau đó đến thế kỷ XVII một số học giả người Hà Lan

<small>35</small><i><small> James Crawford (2012), Brownlie’s Principles of Public International Law, 8th ed, OUP, tr. 462. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

đã ủng hộ việc áp dụng thẩm quyền phổ cập đối với các tội xâm phạm pháp luật tự nhiên (law of nature) và gây căm phẫn trong xã hội, cũng trong thời kỳ này, tội cướp biển là thảm họa đối với các quốc gia đi biển nên tập quán quốc tế đã thừa nhận thẩm quyền phổ cập đối với hành vi phạm tội này. Đến thế kỷ XX, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc xác lập thẩm quyền theo nguyên tắc phổ cập bên cạnh tội cướp biển, đã được tập quán quốc tế thừa nhận đối với tất cả các tội phạm chiến tranh, các tội phạm chống lại hịa bình, các tội phạm chống lại loài người<small>36</small>.

Nội dung của nguyên tắc quyền tài phán phổ cập cũng tương tự như nguyên tắc quyền tài phán an ninh, theo đó ngun tắc quyền tài phán phổ cập cũng khơng dựa trên các mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp thông qua yếu tố “quốc tịch” hay yếu tố “lãnh thổ”, để có thể xác lập thẩm quyền tài phán đối một hành vi hoặc một vụ việc cụ thể xảy ra hoặc được thực hiện ở trên tàu biển. Tuy nhiên, khác với nguyên tắc quyền tài phán an ninh thì nguyên tắc này ra đời dựa trên tính chất của hành vi được thực hiện và dựa trên giả thuyết rằng mọi quốc gia đều có “lợi ích chung hợp lý” trong việc thực hiện quyền tài phán đối với những hành vi phạm tội được thực hiện. Cụ thể, có 02 yếu tố thường được xem xét khi áp dụng nguyên tắc này, bao gồm:

- Thuật ngữ “lợi ích chung hợp lý” (common interest rationale), nhấn mạnh việc chia sẻ lợi ích giữa các quốc gia khi xác lập quyền tài phán theo nguyên tắc quyền tài phán phổ cập, theo đó thuật ngữ này thừa nhận việc thực hiện một tội phạm nghiêm trọng có tính chất quốc tế có tiềm năng đe dọa đến lợi ích của tất cả các quốc gia và do đó các quốc gia có chung lợi ích trong việc truy tố người phạm tội đó, hơn nữa, nhà nước khơng chỉ bảo vệ lợi ích quốc gia theo nghĩa hẹp mà cịn phải bảo vệ lợi ích chung của cả nhân loại và theo nghĩa này thì sẽ có một số tội phạm được cho là thuộc nghĩa vụ bảo vệ lợi ích chung của nhân loại của tất cả các quốc gia nên các quốc gia dù khơng có sự kết nối rõ ràng với quốc gia cụ thể nào nhưng vẫn có thể xác lập thẩm quyền tài phán đối với một số loại tội phạm nhất định. Trên thực tế thường là những tội phạm có tính nguy hiểm cao, gây tổn hại hay ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hồ bình, an ninh nhân loại trên thế giới và lợi ích của tồn thể cộng đồng quốc tế; có tính chất chống lại loài người với mức độ cực kỳ tàn ác như cướp biển, buôn bán ma tuý, chuyên chở hay buôn bán nô lệ, tội phạm chiến tranh, tội phạm diệt chủng… và các tội phạm khác có tính chất chống lại lồi người. Do đó, việc áp dụng nguyên tắc quyền tài phán phổ quát về bản chất thường được xem như là “sự mở rộng quyền tài phán” của quốc gia tại vùng biển quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực luật hình sự quốc tế nhằm xác lập thẩm quyền tài phán đối với những các tội phạm có tính chất nghiêm trọng tại các vùng biển nằm ngoài quyền

<small>36</small><i><small> Michael Akehurst (1972-1973), Jurisdiction in International Law, 46 Brit. Y. B. Int’l L. 145, tr. 160; </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tài phán của các quốc gia, nơi mà các nguyên tắc xác định quyền tài phán khác bị cản trở bởi quy chế pháp lý của vùng biển quốc tế<small>37</small>.

- Địa điểm xảy ra hành vi hoặc vụ việc cụ thể thường xảy ra ở những nơi nằm ngồi quyền tài phán thơng thường của một quốc gia, thậm chí có thể là những nơi mà khơng quốc gia nào có thể thực hiện quyền tài phán theo cách thông thường, như vùng biển quốc tế, vùng trời quốc tế…

Mặc dù trong phán quyết của ICJ về vụ Lệnh truy nã quốc tế giữa Công Gô và Bỉ năm 2002, ICJ đã lập luận rằng nếu xét về mức độ phát triển hiện nay của Luật quốc tế thì vẫn chưa có sự thừa nhận ngun tắc quyền tài phán phổ quát<small>38</small>, tuy nhiên trong lĩnh vực luật biển quốc tế thì nguyên tắc quyền tài phán phổ cập đã được pháp điển hoá cụ thể tại Điều 19 Công ước Giơ-ne-vơ 1958 và Điều 105 UNCLOS 1982, cụ thể, đối với tội cướp biển theo quy định của UNCLOS 1982 thì nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của tàu đã bị loại bỏ và thay vào đó là sự ưu tiên của nguyên tắc quyền tài phán phổ cập, tức việc xác lập thẩm quyền tài phán được mở rộng đến mức dành cho bất kỳ quốc gia nào phát hiện ra hành vi cướp biển<small>39</small>. Ngoài ra, nguyên tắc quyền tài phán phổ cập còn được áp dụng để xác định và thực thi quyền tài phán của quốc gia đối với trường hợp khi có một hành vi hoặc vụ việc cụ thể xảy ra hoặc được thực hiện trên tàu không quốc tịch hoạt động trên vùng biển quốc tế, theo đó mặc dù UNCLOS 1982 khơng có quy định nào xác định rõ quốc gia nào sẽ được quyền thi hành quyền tài phán thực tế của mình đối với trường hợp này, nhưng có thể suy luận rằng do quy định tại Điều 110 UNCLOS

<i>1982: “…, một tàu chiến khi gặp một tàu nước ngoài ở trên biển cả không phải là một </i>

<i>tàu được hưởng quyền miễn trừ…, chỉ có thể khám xét chiếc tàu đó nếu có những lý do đúng đắn để nghi ngờ chiếc tàu đó:… d) Khơng có quốc tịch;…Nếu việc nghi ngờ xét ra khơng có cơ sở thì chiếc tàu bị khám xét được bồi thường về mọi tổn thất hay thiệt hại xảy ra…” nên về nguyên tắc trong trường hợp này tàu chiến mang quốc tịch của bất </i>

kỳ quốc gia nào phát hiện ra tàu không quốc tịch trước tiên thì quốc gia đó sẽ được ưu tiên xác lập quyền tài phán của mình đối với những hành vi hoặc vụ việc cụ thể xảy ra hoặc được thực hiện trên tàu không quốc tịch hoạt động trên vùng biển quốc tế. Ngoài ra, hiện nay, trong một số điều ước quốc tế về chống tội phạm xuyên quốc gia cũng có một số quy định mang ý nghĩa rằng các quốc gia thành viên sẽ phải dẫn độ hoặc áp dụng những biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình đối với những hành vi phạm tội đã nêu trong điều ước quốc tế, đặc biệt quy định bắt buộc các quốc gia thành

<small>37</small><i><small> Hai Jiang Yang (2005), Jurisdiction of State Coastal over Foreign merchant ships in Internal water and </small></i>

<i><small>territorial sea, Springer Berlin, Hamburg Studies on Maritime Affairs, tr. 33. </small></i>

<small>38 “Arrest Warrant of 11 April 2000 (Democratic Republic of the Congo v. Belgium)”, cij.org/en/case/121 (truy cập ngày 13/02/2023). </small>

<small>-39</small><i><small> Lê Mai Anh (2005), Tlđd, tr. 204 – 205. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

viên phải thực hiện những biện pháp cần thiết để xác lập thẩm quyền tài phán của mình trong trường hợp người bị tình nghi phạm tội có mặt trên lãnh thổ của quốc gia mình và quốc gia này không dẫn độ người phạm tội đó, ví dụ như Điều 2, 3 ReCAAP 2004, khoản 2, 4 Điều 6 Công ước SUA 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA 2005. Như vậy, trong một số trường hợp, theo quy định của điều ước quốc tế việc áp dụng nguyên tắc phổ quát là một nghĩa vụ, thường dưới dạng quy định bắt buộc quốc gia phải khởi tố nghi phạm thông qua việc tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết hoặc nếu khơng thì phải dẫn độ nghi phạm sang quốc gia sẵn sàng khởi tố (aut dedere aut judicare).

<b>1.6.5. Thứ tự ưu tiên áp dụng các nguyên tắc </b>

Việc xác định thứ tự ưu tiên áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong việc xác định và thực thi quyền tài phán trên tàu biển sẽ căn cứ vào địa điểm xảy ra hành vi hoặc vụ việc cụ thể trên tàu biển là khi tàu biển đang đi lại ở vùng biển nào và quy chế pháp lý của vùng biển đó. Theo đó, đối với những vùng biển khác nhau thì quy chế pháp lý sẽ khác nhau, dẫn đến thứ tự ưu tiên áp dụng các nguyên tắc cũng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

- Tại vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển như nội thuỷ, lãnh hải thì nguyên tắc cơ bản trong việc xác định và thực thi quyền tài phán trên tàu biển được ưu tiên áp dụng là nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ do quy chế pháp lý của vùng biển này được xác định là lãnh thổ trên biển của quốc gia. Bên cạnh đó, nguyên tắc quyền tài phán an ninh quốc gia cũng thường được áp dụng trong phạm vi vùng biển này bởi lẽ xuất phát từ mục đích của nguyên tắc này khi xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia là nhằm bảo vệ an ninh quốc gia cũng như các lợi ích thiết yếu/ cơ bản của quốc gia. Ngồi ra, các ngun tắc khác cịn lại vẫn có thể được áp dụng trong phạm vi vùng biển này nhưng việc áp dụng sẽ có những hạn chế nhất định hơn so với nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ.

- Tại vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển như vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa thì tuỳ từng trường hợp nhất định việc xác định nguyên tắc cơ bản trong việc xác định và thực thi quyền tài phán trên tàu biển được ưu tiên áp dụng là nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ hay là nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch, bởi lẽ đối với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia, dù không chịu sự chi phối của yếu tố chủ quyền, tuy nhiên xuất phát từ sự ảnh hưởng của nguyên tắc đất thống trị biển nên quốc gia ven biển vẫn được thực hiện quyền tài phán trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định UNCLOS 1982 như: vấn đề khai thác vào bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vấn đề xây dựng và lắp đặt các đảo nhân tạo và cơng trình thiết bị trên biển, vấn đề nghiên cứu khoa học biển… ngồi những lĩnh vực trên thì quốc gia ven biển sẽ không

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

được thực hiện quyền tài phán với tư cách là quốc gia ven biển nên trong trường hợp này nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch sẽ được ưu tiên chủ yếu áp dụng để xác định và thực thi quyền tài phán trên tàu biển và trong một số trường hợp nhất định có thể áp dụng nguyên tắc quyền tài phán an ninh bởi lẽ vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng được xem là vùng biển của quốc gia ven biển nên như đã đề cập xuất phát từ mục đích của nguyên tắc này khi xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia là nhằm bảo vệ an ninh quốc gia cũng như các lọi ích thiết yếu/ cơ bản của quốc gia.

- Tại vùng biển quốc tế là vùng biển có quy chế pháp lý không thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền hay quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào nên yếu tố “lãnh thổ” gần như không thể được vận dụng dẫn đến nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ cũng gần như không thể được áp dụng để xác định và thực thi quyền tài phán trên tàu biển trong vùng biển quốc tế. Do đó, trong trường hợp này nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch hay nguyên tắc quyền tài phán phổ cập sẽ được chủ yếu áp dụng để xác định và thực thi quyền tài phán trên tàu biển, trong một số trường hợp khác thì nguyên tắc quyền tài phán an ninh cũng sẽ có thể được áp dụng, tuy nhiên thực tiễn cho thấy nguyên tắc quyền tài phán an ninh thường được áp dụng trong các vùng biển của quốc gia ven biển, còn nguyên tắc quyền tài phán phổ cập thường áp dụng trong vùng biển quốc tế nhằm mục đích là chống các hành vi phạm tội nguy hiểm có tính quốc tế như cướp biển hoặc buôn bán người trên biển hoặc vận chuyển buôn bán ma túy trên biển…

<b>Tiểu kết Chương 1 </b>

Như vậy, những nội dung phân tích trên của Chương 1 đã cho thấy khái quát chung nhất các nội dung về quyền tài phán trên tàu biển, trong đó quan trọng nhất là nội dung về cơ sở pháp lý về quyền tài phán trên tàu biển và nội dung về các nguyên tắc cơ bản trong việc xác định, thực thi quyền tài phán trên tàu biển bởi lẽ đây là những nội dung rất quan trọng mang tính tiền đề về mặt pháp lý và về mặt lý luận để xác định quyền tài phán của quốc gia trên tàu biển tại các vùng biển nhất định mà thực tiễn thực thi quyền tài phán trên tàu biển hiện nay thường viện dẫn đến nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp trên biển của các quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>CHƯƠNG 2. QUYỀN TÀI PHÁN CỦA QUỐC GIA TRÊN TÀU BIỂN THEO CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN-SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM </b>

<b>2.1. Quyền tài phán trên tàu biển hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển </b>

<b>2.1.1. Quyền tài phán trên tàu biển hoạt động trong vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển </b>

Về phương diện pháp luật quốc tế, quy chế pháp lý của vùng nội thuỷ là vùng biển thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia ven biển và là một bộ phận cấu thành lãnh thổ của quốc gia ven biển, cụ thể vùng nội thuỷ là vùng nước nằm phía trong đường cơ sở, tiếp liền với bờ biển của quốc gia ven biển (Điều 8 UNCLOS 1982). Chính do sự hiện diện của yếu tố chủ quyền bao gồm lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thuỷ nên quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng nội thuỷ cũng được biểu hiện một cách đầy đủ và toàn diện nhất, đặc biệt là đối với các hành vi, vụ việc cụ thể xảy ra hoặc được thực hiện trên tàu biển khi tàu biển đi lại trên vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển, quy định này dựa trên cơ sở pháp lý được quy định tại khoản 2 Điều 25 UNCLOS 1982<sup>40</sup> về quyền bảo vệ của quốc gia ven biển trong vùng nội thuỷ và cơng trình cảng ở bên ngồi vùng nội thuỷ đó, do đó các tàu biển khi hoạt động trong vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển cần phải tôn trọng, tuân thủ và bảo đảm các quy định hiện hành của quốc gia ven biển, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc đi lại của tàu biển trong vùng nội thuỷ như không được gây ô nhiễm môi trường trên biển trong khu vực nội thuỷ, không được tự động nhổ neo thay đổi vị trí đỗ tàu trong cảng, các quy định về hải quan, hàng hải, vệ sinh, tài chính, kỹ thuật... Ngồi ra, trong một số trường hợp nhất định thì thẩm quyền tài phán trên tàu biển hoạt động trong vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển cũng được xác định là thuộc về quốc gia mà tàu mang cờ, nói cách khác là quốc gia mà con tàu đó mang quốc tịch.

<i>* Tàu thương mại </i>

Về quyền tài phán hình sự đối với các hành vi phạm tội trên tàu thương mại khi tàu này hoạt động trong vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển thì cả quốc gia ven biển và quốc gia mà con tàu mang quốc tịch đều có thể xác lập thẩm quyền tài phán hình sự của quốc gia mình trong trường hợp này. Cụ thể, dựa trên nguyên tắc quyền tài phán theo lãnh thổ, quốc gia ven biển hay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia ven

<small>40</small><i><small> Quy định tại khoản 2 Điều 25 UNCLOS 1982: “Đối với tàu thuyền đi vào vùng nội thủy hay vào một cơng trình </small></i>

<i><small>cảng ở bên ngồi vùng nội thủy đó, quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi phạm đối với các điều kiện mà tàu thuyền này buộc phải tuân theo để được phép vào vùng nội thủy hay cơng trình cảng nói trên”. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

biển sẽ có quyền thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm xác lập thẩm quyền tài phán hình sự của quốc gia ven biển đối với các hành vi phạm tội xảy ra hoặc được thực hiện trên tàu như tiếp cận hay lên tàu thực hiện các hoạt động kiểm tra, khám xét, bắt giữ hay tiến hành các biện pháp tư pháp mang tính cưỡng chế như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, trừng trị, bắt giam,… đối với những cá nhân là thuỷ thủ đoàn hay khơng phải thuỷ thủ đồn đang ở trên tàu khi tàu này đang hoạt động trong vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển. Trường hợp này tương tự như việc quốc gia ven biển xác lập thẩm quyền tài phán hình sự đối với hành vi phạm tội của người nước ngoài xảy ra hoặc được thực hiện trên lãnh thổ đất liền của quốc gia ven biển do cơ sở để quốc gia ven biển xác lập thẩm quyền tài phán đều là dựa trên địa điểm nơi xảy ra hành vi phạm tội thuộc lãnh thổ quốc gia mình, theo đó hành vi phạm tội được thực hiện tại lãnh thổ của quốc gia nào thì quốc gia đó sẽ có thẩm quyền tài phán hình sự đối với vụ việc đó. Pháp luật một số quốc gia cũng có quy định theo hướng áp dụng kết hợp nguyên tắc quyền tài phán theo quốc tịch của tàu trong trường hợp này như pháp luật Anh quy định quốc gia ven biển sẽ xem xét trong từng trường hợp cụ thể để quyết định việc từ bỏ thẩm quyền tài phán hình sự của quốc gia ven biển, chứ không từ bỏ thẩm quyền tài phán hình sự ngay từ đầu. Khác với quy định của pháp luật Pháp thì thẩm quyền tài phán hình sự đối với hành vi phạm tội trên tàu thương mại khi tàu này hoạt động trong vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển trước tiên sẽ thuộc về quốc gia mà tàu mang quốc tịch. Quốc gia ven biển để có thể xác lập thẩm quyền tài phán hình sự của mình đối với các hành vi phạm tội trên tàu thương mại khi tàu này hoạt động trong vùng nội thuỷ của mình thì quốc gia ven biển cần thực hiện các thủ tục như thông báo cho quốc gia mà con tàu mang quốc tịch để quốc gia đó thực hiện hoạt động bảo hộ con tàu, đồng thời thông báo cho quốc gia mà người phạm tội bị truy tố mang quốc tịch nếu quốc tịch của người này khác với quốc tịch con tàu để quốc gia đó thực hiện các hoạt động bảo hộ công dân... Những thủ tục này xuất phát từ việc trên thực tế, quốc gia ven biển sẽ rất khó khăn và nhiều trường hợp là không thể xác lập được thẩm quyền tài phán hình sự của mình một cách hiệu quả đối với các hành vi phạm tội xảy ra trên tàu thương mại khi tàu này hoạt động trong vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển, nếu khơng có thơng tin hay sự hợp tác của thuyền trưởng con tàu hay quốc gia mà con tàu mang quốc tịch. Do đó, thực tiễn hiện nay cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia ven biển thường can thiệp xác lập thẩm quyền tài phán của mình đối với các hành vi phạm tội trên tàu thương mại nước ngoài đang hoạt động trong vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển trong trường hợp thuyền trường hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia mà tàu mang quốc tịch có yêu cầu chính quyền quốc gia sở tại can thiệp hay trong trường hợp hậu quả của hành vi phạm tội ảnh hưởng, gây thiệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

hại, tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự cảng biển của quốc gia ven biển<small>41</small> dựa trên nguyên tắc quyền tài phán an ninh.

Ngồi ra, quy định tại Điều 4, 6 Cơng ước SUA 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư SUA 2005 cũng có quy định về việc các quốc gia thành viên có thể xác lập quyền tài phán hình sự đối với tội phạm xâm phạm an tồn hành trình hàng hải quy định tại Điều 3 được thực hiện trên tàu thương mại hoạt động trong vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển bao gồm quốc gia ven biển, quốc gia mà con tàu mang quốc tịch, quốc gia mà người phạm tội có quốc tịch, quốc gia mà người phạm tội khơng có quốc tịch thường trú, quốc gia mà người bị hại mang quốc tịch, quốc gia mà tội phạm được thực hiện nhằm ép buộc quốc gia đó phải thực hiện hoặc khơng được thực hiện bất kỳ hành vi nào, thậm chí bất kỳ quốc gia nào mà người bị coi là phạm tội có mặt trong lãnh thổ của quốc gia đó và quốc gia đó khơng dẫn độ người này đến bất kỳ một quốc gia nào đã xác lập quyền tài phán hình sự của họ theo các quy định trước đó tại khoản 1, 2 Điều 6. Có thể thấy, thẩm quyền tài phán hình sự đối với loại tội phạm này được mở rộng hơn rất nhiều so với những loại tội phạm khác được thực hiện trên tàu biển thể hiện rõ sự tăng cường hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong việc điều tra và thực hiện các biện pháp hữu hiệu trên thực tế để ngăn chặn loại tội phạm này. Bởi lẽ, điều này xuất phát từ việc các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an tồn hành trình hàng hải đã đe doạ đến sự an toàn của các cá nhân và tài sản, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của dịch vụ hàng hải và làm gia tăng sự lo ngại của toàn thể cộng đồng quốc tế về an tồn hành trình hàng hải. Theo quy định tại Điều 3 ReCAAP 2004, đối với tội phạm cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền xảy ra trên tàu biển hoạt động trong vùng nội thuỷ quốc gia ven biển thì khơng chỉ quốc gia ven biển mà các quốc gia thành viên đều có thể xác lập thẩm quyền tài phán hình sự để trừng trị đối với tội phạm này. Ngành luật hình sự là một trong các ngành luật cơng mang yếu tố chính trị, mang tính chủ quyền quốc gia nên pháp luật áp dụng trong trường hợp này cũng đồng thời là pháp luật của quốc gia đã xác lập thẩm quyền tài phán hình sự đối với hành vi phạm tội đó.

Về quyền tài phán dân sự đối với các vụ việc dân sự xảy ra trên tàu thương mại khi tàu này hoạt động trong vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển, nếu là vụ việc dân sự khơng có yếu tố nước ngồi thì chỉ tịa án của quốc gia ven biển có thẩm quyền giải quyết do xuất phát từ yếu tố chủ quyền của quốc gia, ngược lại nếu là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi thì các bên đương sự trong vụ việc có quyền gửi u cầu khởi kiện đến tịa án của bất kỳ quốc gia nào có liên quan, do xuất phát từ ngun tắc tơn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia khác nhau thì khơng chỉ tịa án quốc gia ven biển

<small>41</small><i><small> Nguyễn Hồng Thao (1997), Giáo trình chuyên khảo về luật biển quốc tế, tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ của </small></i>

<small>Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa, tr. 46. </small>

</div>

×