Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

QUỐC TỊCH CỦA TÀU THUYỀN VÀ THẨM QUYỀN TÀI PHÁN CỦA QUỐC GIA TRÊN BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.14 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
===============

NGUYỄN THỊ HẠNH

QUỐC TỊCH CỦA TÀU THUYỀN VÀ THẨM QUYỀN
TÀI PHÁN CỦA QUỐC GIA TRÊN BIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẠNH

QUỐC TỊCH CỦA TÀU THUYỀN VÀ
THẨM QUYỀN TÀI PHÁN CỦA QUỐC GIA
TRÊN BIỂN
Chuyên ngành: Công pháp Quốc tế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Toàn Thắng

Hà Nội, 2013

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi và chưa
từng được công bố trước đây. Mọi số liệu, thông tin đều trung thực. Những
nội dung tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ theo quy định. Tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của khóa luận.

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
TS.Nguyễn Toàn Thắng

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm
2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến các thầy (cô) giảng viên
trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy (cô) giảng viên của khoa Pháp luật
Quốc tế, người đã dạy dỗ em trong suốt thời gian qua, và đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Em chân thành cảm ơn thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng – giảng viên
khoa Luật quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn, động
viên và khuyến khích em hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn sự đóng góp ý kiến của tất cả bạn bè, và

sự ủng hộ của gia đình trong suốt thời gian qua để việc thực hiện đạt được kết quả
tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2013
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Hạnh


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN TÀI PHÁN CỦA
QUỐC GIA TRÊN BIỂN.............................................................................................1
Phan Tấn Thiện, Công ước quốc tế về Luật biển và quyền tài phán của quốc gia
trên vùng đặc quyền kinh tế, đăng ngày 6/8/2012, ...........24
2.3Thẩm quyền tài phán trên biển của quốc gia khác.................................................................28
2.3.1Ngăn ngừa và trừng trị tội cướp biển..............................................................................28
2.3.2Ngăn ngừa và trừng trị tội buôn bán và vận chuyển nô lệ...............................................29
2.3.3Đấu tranh chống các hành vi phát sóng bất hợp pháp từ biển cả....................................30
2.3.4Trấn áp việc buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích..........................30
3.1Khái quát về Biển Đông...........................................................................................................31
3.2Quá trình nội luật hóa các quy định của UNCLOS...................................................................31
3.3Thực trạng thực thi thẩm quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông................................33

KẾT LUẬN.................................................................................................................37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................38


PHẦN MỞ ĐẦU
Biển và đại dương chiếm 71% diện tích trái đất, chứa đựng nguồn tài nguyên

phong phú, là con đường giao lưu huyết mạch hết sức quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của loài người. Một trong những hướng đi của nhân loại ở thế kỉ XXI
là tiến ra biển, tăng cường và mở rộng khai thác và sử dụng tài nguyên của biển.
Thực tiễn cho thấy, những thành phố sầm uất trên thế giới thường là những thành
phố ven biển hoặc có đường thông ra biển, hai phần ba dân số trên thế giới sống
bằng nghề biển. Trên 90% khối lượng hàng hóa thông thương trên thế giới được
vận chuyển bằng biển. Vì vậy, các quốc gia ven biển, đặc biệt là các cường quốc và
các nước có nền kinh tế phụ thuộc vào biển luôn có tham vọng bành trướng, mở
rộng chủ quyền và quyền tài phán lan rộng ra biển cả. Trong khi đó, các quốc gia
yếu thế hơn, hoặc các quốc gia bất lợi về địa lý hoặc không tiếp liền với biển lại đòi
hỏi một quy chế quốc tế công bằng.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, với bờ biển dài trên 3260 km, nằm ở ven bờ
trung tâm biển Đông, có nhiều vũng, vịnh và cửa sông nối liền với Thái Bình
Dương, được bao quanh bởi bờ biển các nước như Trung Quốc, Campuchia, Thái
Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei và Philippin, là một trong số các quốc
gia có tiềm năng rất lớn về kinh tế hàng hải. Đứng trước tham vọng về sự bành
trướng của các cường quốc khác trong khu vực, việc nắm vững các quy định của
pháp luật quốc tế về chủ quyền cũng như quyền tài phán của quốc gia trên các vùng
biển là hết sức cần thiết, đồng thời có thể tạo cơ sở cho việc giải quyết những tranh
chấp trên biển hiện nay. Quốc gia ven biển như Việt Nam sẽ được hay không được
thực thi các quyền tài phán đối với tàu thuyền nước ngoài như thế nào trên vùng
biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền hay trên vùng biển cả. Mọi quốc gia dù có
biển hay không có biển thì tàu thuyền đều có quyền mang quốc tịch của quốc gia
đó, và khi con tàu đang hoạt động trên các vùng biển của quốc gia khác, thì quốc
gia có tàu sẽ có quyền và nghĩa vụ gì đối với nó… Những vấn đề này đã được quy
định trong pháp luật quốc tế với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, tuy nhiên
việc tiếp cận thẩm quyền tài phán của các quốc gia khác nhau trên các vùng biển
với các quy chế pháp lý khác nhau thì vẫn còn rất chung chung, chưa được tập hợp
và nghiên cứu đầy đủ. Điều này đã gây không ít khó khăn cho quá trình tìm hiểu và
phổ biến pháp luật quốc tế về biển.

Với mong muốn sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích thẩm quyền tài phán của các
quốc gia ven biển, quốc gia mà tàu mang cờ và các quốc gia khác trên biển để tạo
tiền đề pháp lý trong quan hệ quốc tế, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Quốc tịch của


tàu thuyền và thẩm quyền tài phán của quốc gia trên biển” làm đề tài nghiên
cứu khóa luận của mình.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cốt yếu nhất của
pháp luật quốc tế liên quan đến thẩm quyền tài phán của các quốc gia trên biển và
đối chiếu với thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó tìm hiểu rõ các vấn đề
nổi cộm trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia, trong đó
có vấn đề Biển Đông, góp phần thiết thực vào quá trình giải quyết các tranh chấp
phát sinh trên biển giữa Việt Nam và các nước có quyền lợi liên quan.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận có sử dụng các phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở của Chủ
nghĩa Mác – Lê nin như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cùng các
phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, thống kê.
Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu thẩm quyền tài phán của các quốc gia trên biển đối với
tàu thuyền.
Những đóng góp mới về tính khoa học của khóa luận
Khóa luận khái quát được các quy định của pháp luật quốc tế về quyền tài phán
của quốc gia trên biển, phân tích rõ khái niệm “thẩm quyền tài phán” và các khái
niệm liên quan như tàu thuyền, quốc tịch của tàu thuyền. Qua đó phân tích được
tình hình thực tiễn thực hiện quyền tài phán trên biển của một số quốc gia trên thế
giới và của Việt Nam.
Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được
kết cấu thành ba chương.

Chương I: Những vấn đề lý luận về thẩm quyền tài phán của quốc gia trên biển.
Chương II: Nội dung thẩm quyền tài phán của quốc gia trên biển.
Chương III: Vấn đề thực thi thẩm quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.


1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN TÀI PHÁN
CỦA QUỐC GIA TRÊN BIỂN
1.1 Quy định của pháp luật quốc tế về thẩm quyền tài phán của quốc gia trên
biển
Luật biển là tổng hợp các quy phạm pháp lý quốc tế được thiết lập với các quốc
gia trên cơ sở thỏa thuận hoặc thông qua thực tiễn có tính tập quán nhằm điều chỉnh
chế độ pháp lý của các vùng biển và các hoạt động sử dụng biển 1. Các quy định của
luật biển quốc tế về thẩm quyền tài phán của quốc gia trên biển tồn tại dưới hình thức
là các tập quán quốc tế và các điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia trong
lĩnh vực luật biển.
Trong một thời gian dài trước thế kỉ XX, tập quán quốc tế là hình thức chứa đựng
các nguyên tắc và quy phạm pháp luật chủ yếu về biển do thực tiễn hoạt động của các
đội tàu thương mại và quân sự2. Trong quá trình phát triển của Luật biển quốc tế hiện
đại, một bộ phận lớn các tập quán về luật biển đã thông qua con đường pháp điển hóa
để trở thành quy phạm của pháp luật thành văn. Tuy nhiên, mặc dù sang thế kỉ XXI,
các điều ước quốc tế về luật biển rất phát triển nhưng các tập quán quốc tế trong lĩnh
vực này vẫn bảo tồn giá trị của mình, đặc biệt trong vấn đề quyền tài phán của quốc
gia trên vùng biển cả.
Trong luật biển quốc tế hiện đại, những căn cứ pháp lý để thực hiện quyền tài
phán của quốc gia trên biển được quy định chủ yếu trong các điều ước quốc tế. Điều
ước quốc tế về vấn đề này bao gồm các công ước đa phương trong khuôn khổ các tổ
chức quốc tế toàn cầu hoặc chuyên môn hoặc khu vực, hay hiệp định hợp tác song
phương giữa các quốc gia. Hội nghị pháp điển hóa lần thứ nhất của Liên hợp quốc về

Luật Biển năm 1958 tại Gionevo đã cho ra đời bốn công ước: Công ước về lãnh hải
và vùng tiếp giáp lãnh hải (có hiệu lực từ ngày 10/9/1964, 48 quốc gia là thành viên);
Công ước về biển cả (có hiệu lực từ ngày 30/9/1962 59 quốc gia là thành viên); công
ước về đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh vật của biển cả (có hiệu lực từ ngày
20/3/1966, 36 quốc gia là thành viên); công ước về thềm lục địa (có hiệu lực từ ngày
10/6/1964, 54 quốc gia là thành viên). Các công ước này đã đưa ra nhiều khái niệm
mới và pháp điển hóa nhiều tập quán quốc tế, là cơ sở pháp lý cho các quốc gia thực
hiện quyền tài phán của mình trên các vùng biển.
Một công ước có tầm quan trọng đặc biệt trong Luật biển quốc tế hiện đại là Công
ước của Liên hợp quốc về Luật biển được kí kết ngày 10/12/1982 – UNCLOS.
UNCLOS có hiệu lực từ năm 1994 và đến nay, 154 quốc gia và Cộng đồng châu Âu
1
2

TS. Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về Luật biển (1997), NXB.CAND, tr.13
TS. Lê Mai Anh, Luật biển quốc tế hiện đại (2005), NXB Lao động xã hội, tr.49


2

đã tham gia công ước này. UNCLOS có 320 điều khoản, 17 phần và 9 phụ lục với
hàng nghìn quy định, hiện nay vẫn đang được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. UNCLOS
được ví như bản hiến pháp đại dương, tạo dựng được một khung pháp lý hiện đại về
biển, và là một trong những thành tựu quan trọng nhất lĩnh vực luật quốc tế của thế kỉ
XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, UNCLOS đưa ra các quy định tổng thể cá tính chất
bao trùm trong hầu hết các lĩnh vực biển: cách xác định các vùng biển, chế độ pháp lý
của các vùng biển; các quy định về hàng hải và hàng không; sử dụng, khai thác và
quản lý các tài nguyên biển, sinh vật và không sinh vật; bảo vệ môi trường biển;
nghiên cứu khoa học biển; an ninh trật tự trên biển, đấu tranh chống các tội phạm trên
biển; vấn đề phân định biển và giải quyết các tranh chấp quốc tế liên quan đến biển.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì UNCLOS là một công ước tương đối bình
đẳng và tiến bộ, thể hiện quá trình đấu tranh và nhượng bộ giữa hai trường phái: tự
do biển cả và chủ quyền quốc gia. UNCLOS vừa là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng
giúp các quốc gia trong việc quản lý, khai thác và sử dụng biển có hiệu quả và bảo vệ
nguồn tài nguyên biển vừa là cơ sở pháp lý cho các quốc gia giải quyết các tranh chấp
phát sinh liên quan đến biển.
Trong thời gian tồn tại của mình, UNCLOS vẫn luôn có những phát triển, thay
đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý biển mà Công ước đã thiết lập. Việc thực
thi một cách thiện chí Công ước Luật biển năm 1982 đã trở thành nghĩa vụ đối với
các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có biển.
1.2 Tàu thuyền và quốc tịch của tàu thuyền
1.2.1 Khái niệm tàu thuyền
Luật biển quốc tế hiện đại chưa có một định nghĩa chung cho khái niệm tàu
thuyền trong tập quán quốc tế cũng như trong các điều ước quốc tế. Tuy nhiên chúng
ta có thể tìm thấy định nghĩa về tàu thuyền trong các Công ước về Luật Hàng hải.
Trong các công ước của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) có tới 15 định nghĩa khác
nhau về tàu thuyền như Công ước Luân đôn ngày 29 tháng 12 năm 1972 về ngăn
ngừa ô nhiễm do sự nhận chìm, Công ước MARPOL 73/78 ngăn ngừa ô nhiễm do tàu
thuyền và Công ước ngày 10 tháng 3 năm 1988 về trấn áp các hành động bất hợp
pháp chống lại an toàn giao thông hàng hải. Theo đó có thể hiểu rằng “Tàu bao gồm
tất cả các công trình của biển, các công trình hoặc thiết bị, hay kết cấu có khả năng
hàng hải” (theo Công ước Luân đôn). Cụ thể hơn, tại khoản a, điều 3, Quy tắc phòng
ngừa đâm va tàu thuyền trên biển năm 1972 (Internatinonal Regulations for
Preventing Collisions at Sea, 1972- Colregs 72), được sửa đổi bổ sung vào các năm
1981, 1987, 1989, 1993 và 2001 thì “Tàu thuyền bao gồm các loại phương tiện dùng


3

hoặc có thể dùng làm phương tiện giao thông, vận tải trên mặt nước, kể cả các loại

tàu thuyền không có lượng chiếm nước, tàu đệm khí có cánh – WIG crafl và thủy phi
cơ”.
Nhìn chung, tàu thuyền được hiểu theo 2 nghĩa khác nhau với hai thuật ngữ
“vessel” và “ship”. Tàu thuyền (vessel) là cấu trúc nổi di động được thiết kế để hoạt
động trên biển và các vùng nước liên quan, với chức năng chuyên chở người và hàng
hóa3. Tàu thuyền (ship) là loại cấu trúc nổi có kích cỡ lớn và có khả năng vượt qua
những vùng biển rộng4. Có thể thấy, “vessel” mang ý nghĩa rộng hơn và bao gồm cả
“ship”, dù vậy, “ship” vẫn là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi là tên gọi chung cho tàu
biển5.
Mặc dù có nhiều cách hiểu và tiếp cận song nhìn chung thuật ngữ “tàu thuyền”
được giải thích gắn liền với các phương tiện tham gia hoạt động trên biển. Khái niệm
chung về “tàu thuyền” có thể được hiểu như sau: Tàu là bất cứ phương tiện hay công
trình nổi nào tự hành hay có thể di chuyển một cách tự lực được hoặc với sự giúp đỡ
của tàu khác, có khả năng hàng hải và tham gia vào các hoạt động trong môi
trường biển.
1.2.2 Quốc tịch của tàu thuyền
Theo quy định tại Điều 90 UNCLOS, “Mỗi quốc gia quy định các điều kiện cho
phép tàu thuyền mang quốc tịch của nước mình, các điều kiện đăng ký các tàu thuyền
trên lãnh thổ của mình và các điều kiện cần phải có để cho tàu thuyền được quyền
treo cờ của nước mình”. Như vậy, tất cả các quốc gia có biển hay không có biển, đều
có quyền cho tàu thuyền treo cờ nước mình đi trên biển. Lá cờ là dấu hiệu để xác
định quốc tịch của tàu thuyền “…các tàu thuyền mang quốc tịch của quốc gia mà
chúng được phép treo cờ” (Điều 91 UNCLOS).
Về phương diện pháp luật quốc tế, quốc tịch tàu thuyền là sự ràng buộc về pháp lý
của tàu thuyền vào quốc gia mà tàu mang quốc tịch, thể hiện qua việc thực hiện
quyền tài phán cũng như sự kiểm soát hành chính, kĩ thuật… Các ràng buộc pháp lý
này được thiết lập bởi việc tàu thuyền đăng kí tại một quốc gia và treo cờ quốc gia
đó. Tàu thuyền đăng kí tại quốc gia nào thì quốc gia đó có quyền tài phán đối với các
hành vi vi phạm trên thuyền theo quy định của Luật biển quốc tế.
Tàu thuyền chỉ được hoạt động dưới cờ của một quốc gia. Trong trường hợp tàu

treo cờ của nhiều quốc gia hoặc không treo cờ, tàu thuyền đó sẽ bị xác định là không
có quốc tịch, và khi di chuyển trên biển cả, có thể bị bắt bởi tàu chiến của bất kì quốc

3

Hawkin J.M. (ed), The Oxford Reference Dictionary, Oxford University Press, Oxford, 1986, tr.911
The New Encyclopedia Britannica, vol.10, 1988, tr.746
5
Haijiang Yang Jurisdiction of the Coastal State over Foreign Merchant Ships (2006), tr.910
4


4

gia nào. Trong trường hợp này, pháp luật của Nhà nước là quốc tịch của chủ tàu sẽ
được áp dụng6.
1.3 Thẩm quyền tài phán của quốc gia trên biển
1.3.1 Khái niệm thẩm quyền tài phán
Hiện nay, khái niệm về “thẩm quyền tài phán” vẫn là một khái niệm chưa được
đầy đủ và thống nhất. Thuật ngữ “tài phán” có gốc từ tiếng La Tinh là“jurisdiction”
có nghĩa là tổng thể những quyền hạn của Tòa án hoặc cơ quan hành chính về việc
đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết
tranh chấp và áp dụng những chế tài theo luật định 7. Từ điển Bách khoa quân sự Việt
Nam có định nghĩa “quyền tài phán là quyền của cơ quan hành pháp và tư pháp của
một quốc gia xem xét và giải quyết vụ việc theo thẩm quyền của mình. Trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia, quốc gia thực hiện quyền tài phán đầy đủ… Quốc gia còn thực
hiện quyền tài phán đối với một số nơi bên ngoài lãnh thổ quốc gia: vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa, các phương tiện bay, tàu biển, tàu thuyền nước ngoài đi lại
trong lãnh hải của mình”8. Quyền tài phán được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm:
- Thẩm quyền đưa ra các quy định, quy phạm (legislative jurisdiction)

- Thẩm quyền cảnh sát đảm bảo việc thực hiện (executive jurisdiction)
- Thẩm quyền xét xử của tòa cho một lĩnh vực cụ thể (judicial jurisdiction)
Theo nghĩa hẹp, quyền tài phán chỉ thẩm quyền pháp định của tòa án để xét xử
một người hay một việc9.
Như vậy, có thể hiểu rằng quyền tài phán (jurisdiction) là quyền của các cơ quan
hành chính và tư pháp của quốc gia thực hiện để giải quyết các vụ việc vi phạm pháp
luật theo thẩm quyền luật định. Theo nghĩa thông thường, quyền tài phán là quyền xử
lý, xét xử đối với các hành vi vi phạm.
1.3.2 Nguyên tắc xác định thẩm quyền tài phán
Trong quan hệ quốc tế, các nguyên tắc và quy tắc pháp lý liên quan đến thẩm
quyền tài phán đóng vai trò là nên tảng cơ sở, hầu hết các hệ thống pháp luật nội địa
đều hoạt động dựa trên các nguyên tắc pháp lý này. Sở dĩ như vậy vì trong quan hệ
quốc tế, các mối quan hệ được xây dựng dựa trên việc phân bổ quyền lực giữa các
quốc gia. Trong luật quốc tế cũng có sự phân chia về các vùng biển với những vị trí
cũng như quy chế pháp lý khác nhau; các quốc gia cũng phân bổ việc thực hiện thẩm
quyền tài phán với những mức độ và giới hạn khác nhau. Vì vậy, việc xác lập được
các nguyên tắc cơ bản trong việc xác định thẩm quyền tài phán của các quốc gia trên
biển là rất quan trọng.
6

O’Connell & Shearer, The International Law of the Sea (1984), quyển 2, tr.748
PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam (2005), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr
678
8
Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân (2004), tr.851
9
TS. Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển (1997), NXB. CAND, tr.127
7



5

Dựa trên thực tiễn, có thể chỉ ra một số nguyên tắc cơ bản để xác định thẩm quyền
tài phán với những hành vi vi phạm xảy ra trên tàu thuyền đang hoạt động tại các
vùng biển được nhiều quốc gia áp dụng, bao gồm:
Nguyên tắc lãnh thổ: xác định thẩm quyền tài phán bằng cách tham chiếu tới nơi
xảy ra hành vi vi phạm.
Nguyên tắc quốc tịch: xác định thẩm quyền tài phán dựa trên quốc tịch của cá
nhân thực hiện hành vi vi phạm hoặc quốc tịch của cá nhân chịu thiệt hại.
Nguyên tắc cờ tàu: xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia dựa trên quốc tịch
của tàu mang cờ.
Nguyên tắc phổ cập: nguyên tắc này cho phép tất cả các quốc gia liên quan thực
hiện quyền tài phán với một số loại tội phạm nhất định.
Nguyên tắc lãnh thổ
Trong luật biển quốc tế, nguyên tắc lãnh thổ được xuất hiện trong quyền tài phán
đối với các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia ven biển. Nguyên tắc này bắt nguồn
trực tiếp từ lãnh thổ quốc gia và thể hiện sự tổng hợp của năng lực pháp lý quốc gia
đó10. Theo đó, nguyên tắc lãnh thổ xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với
các cá nhân, tổ chức, phương tiện hoạt động trong lãnh thổ quốc gia. Nguyên tắc này
có quan hệ mật thiết và là một trong những biểu hiện của chủ quyền quốc gia đối với
lãnh thổ11.
Phạm vi của thẩm quyền tài phán theo lãnh thổ trong luật biển quốc tế không bị
giới hạn trong vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia; cộng đồng quốc tế thừa nhận
chính lãnh thổ đất liền là điều kiện tiên quyết để mở rộng chủ quyền và thẩm quyền
tài phán của quốc gia ven biển ra ngoài nội thủy và lãnh hải. Sự mở rộng thẩm quyền
tài phán của quốc gia ven biển là dựa trên nguyên tắc “ đất thống trị biển” – một
trong những nguyên tắc của luật biển quốc tế hiện đại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vấn
đề mở rộng thẩm quyền tài phán mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng không
đồng nhất với việc mở rộng chủ quyền và mở rộng biên giới lãnh thổ trên biển.
Cũng cần phải khẳng định rằng nguyên tắc lãnh thổ không phải là tuyệt đối. Thẩm

quyền tài phán của quốc gia được xác lập dựa trên chủ quyền lãnh thổ của các quốc
gia ven biển, và Liên hợp quốc không được phép can thiệp vào những công việc thực
chất thuộc thẩm quyền nội bộ của quốc gia nào hoặc đòi hỏi các thành viên phải đưa
những công việc loại này ra giải quyết theo qui định của Hiến chương Liên Hợp quốc
12

. Tuy nhiên trên thực tế, quyền tài phán của quốc gia vẫn phải chịu sự ràng buộc bởi

luật pháp quốc tế trong các vấn đề về nhân quyền, an ninh, môi trường… Và trong
một số điều ước quốc tế và các tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu (EU), dựa
10

Maria Gavounneli, “Functional jurisdiction in the law of the sea”, 2007, tr.7
TS. Nguyễn Toàn Thắng, Thẩm quyền tài phán hình sự trên vùng biển Việt Nam, Tạp chí Luật học – Đặc san
8/2012, tr.118
12
Khoản 7, điều 2, Hiến chương Liên Hợp quốc
11


6

trên việc linh hoạt chia sẻ thẩm quyền tài phán thì một quốc gia thành viên vẫn có thể
được áp dụng thẩm quyền tài phán của mình trên lãnh thổ của quốc gia thành viên
trong một số trường hợp cụ thể.
Nguyên tắc quốc tịch
Liên kết giữa giữa quốc gia và công dân là một trong những mối quan hệ pháp lý
lâu đời nhất có thể tìm thấy, theo đó quốc gia có quyền tài phán dựa trên quốc tịch
của cá nhân13. Quốc gia có thể thực hiện thẩm quyền tài phán đối với công dân mang
quốc tịch nước mình khi công dân đó đang ở ngoài vùng thuộc chủ quyền và phạm vi

tài phán quốc gia.
Nguyên tắc quốc tịch có 2 dạng: nguyên tắc quốc tịch chủ động (dựa vào quốc
tịch của người phạm tội để xác định đạo luật của quốc gia nào có hiệu lực áp dụng)
và nguyên tắc quốc tịch thụ động (dựa vào quốc tịch của người bị hại để xác định đạo
luật của quốc gia nào có hiệu lực áp dụng). Hiện nay, khi quy định hiệu lực theo
không gian của các đạo luật hình sự, các quốc gia áp dụng nguyên tắc quốc tịch có
phần khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc quốc tịch chủ động được thừa nhận rộng rãi,
một số quốc gia áp dụng cả nguyên tắc quốc tịch chủ động và nguyên tắc quốc tịch
thụ động.
Nguyên tắc cờ tàu
Trong luật biển quốc tế, lá cờ là dấu hiệu để xác định quốc tịch của tàu thuyền, tất
cả các quốc gia có biển hay không có biển đều có quyền cho tàu thuyền treo cờ của
nước mình đi trên biển cả. Các quy định về việc đăng kí tài thuyền đã tạo ra một liên
kết giữa quốc gia mà tàu mang cờ với tàu thuyền. Sau khi mối liên kết này được xác
lập, tàu thuyền được đặt dưới quyền tài phán của quốc gia mà nó mang cờ: “Mọi
quốc gia đều thực sự thi hành quyền tài phán và sự kiểm soát của mình trong các lĩnh
vực hành chính, kỹ thuật và xã hội đối với các tàu thuyền mang cờ của mình; Thi
hành quyền tài phán theo đúng luật trong nước mình đối với bất kỳ tàu thuyền nào
mang cờ nước mình, cũng như đối với thuyền trưởng, sĩ quan và đoàn thủy thủ về các
vấn đề hành chính, kỹ thuật và xã hội liên quan đến tàu thuyền” 14. Khi hoạt động
trên biển cả, trừ trường hợp như cướp biển, chuyên chở nô lệ… cho phép các quốc
gia khác cũng có quyền khám xét tàu và thực hiện thẩm quyền tài phán, thì tàu thuyền
mang quốc tịch nước nào sẽ chỉ chịu thẩm quyền tài phán của quốc gia mà tàu mang
cờ đó; các tàu thuyền treo cờ quốc tịch sẽ có địa vị pháp lý ngang bằng nhau.
Nguyên tắc phổ cập
Trên thực tiễn, nguyên tắc lãnh thổ, nguyên tắc quốc tịch và nguyên tắc cờ tàu
khó có thể can thiệp khi có sự trốn tránh sự truy tố và trừng phạt của một quốc gia
bằng cách di chuyển tới các vùng lãnh thổ không nằm dưới quyền tài phán của quốc
13
14


Maria Gavounneli, “Functional jurisdiction in the law of the sea”, 2007, tr.13
Điều 94 UNCLOS


7

gia đó, hoặc đối với các vấn đề liên quan đến tội phạm quốc tế như cướp biển, khủng
bố… Và vì vậy, nguyên tắc phổ cập được xác lập để xác định thẩm quyền tài phán
đối với hành vi vi phạm không dựa trên địa điểm phạm tội hay quốc tịch trong một số
lĩnh vực cụ thể15. Nguyên tắc này được thể hiện trong các quy định của “crimennes
jure gentium” – các quy chế mang tính chất quốc tế, được áp dụng đối với một số tội
phạm có tính chất quốc tế, đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các quốc gia mới có thể trấn
áp một cách có hiệu quả.
1.3.3 Sự khác nhau giữa “thẩm quyền tài phán” và “quyền chủ quyền”
Chủ quyền quốc gia theo luật quốc tế bao gồm quyền lực của nhà nước thể hiện
đầy đủ ở khắp lãnh thổ đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời của quốc gia đó.
Trên thực tế, chủ quyền là quyền lực tối cao, bao gồm các quyền cụ thể như quyền
xác định chế độ chính trị - kinh tế - xã hội của mình; quyền sở hữu đối với tài nguyên
thiên nhiên; quyền tài phán đối với mọi người và mọi tổ chức; quyền được bất khả
xâm phạm lãnh thổ.
Quyền chủ quyền (sovereign right) là những bộ phận cụ thể để cấu thành chủ
quyền. Là các quyền mà chỉ có quốc gia hoặc một số các cơ quan chính phủ của nó
có thể có và sự sở hữu quyền có tính chất chủ quyền này là do lợi ích chung và có khả
năng thực hiện các chức năng riêng của mình. Quyền chủ quyền của quốc gia ven
biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động
nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì
mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió… 16.
Quyền chủ quyền gắn nhiều tới tính chủ thể, tới tư cách pháp nhân thực hiện trong

một không gian nhất định, trong khi quyền tài phán hàm ý tới những khía cạnh đặc
trưng của thực chất, nhất là các quyền, các quyền tự do, các quyền lực 17. Quyền chủ
quyền của quốc gia xuất phát từ chủ quyền lãnh thổ, còn quyền tài phán là hệ quả của
quyền chủ quyền, có tác dụng bổ trợ, tạo ra môi trường để thực hiện quyền chủ
quyền. Để đảm bảo cho các quốc gia thực hiện hiệu quả quyền chủ quyền thì quốc gia
phải được hưởng các quyền tài phán đối với các hành vi vi phạm pháp luật của tàu
thuyền nước ngoài, hoặc các hành vi gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền chủ
quyền của mình. Chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia trên biển chỉ được thực
hiện trên vùng lãnh thổ quốc gia có quyền, còn quyền tài phán được thực hiện rộng
hơn ra ngoài biển cả, và có thể thực hiện quyền tài phán theo nguyên tắc cờ tàu khi
tàu thuyền đang hoạt động trên vùng biển của quốc gia khác.
1.3.4 Phân loại thẩm quyền tài phán của quốc gia trên biển
15

Maria Gavounneli, “Functional jurisdiction in the law of the sea”, 2007, tr.19
Thế nào là quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển?, trang tin
17
TS. Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, đã dẫn, tr. 124
16


8

Có nhiều tiêu chí để phân loại thẩm quyền tài phán của quốc gia trên biển. Trên
thực tế, phân loại thẩm quyền tài phán theo tiêu chí chủ thể là một trong những
phương pháp được sử dụng tương đối phổ biến. Theo tiêu chí chủ thể, thẩm quyền tài
phán của quốc gia trên biển có thể phân ra thành thẩm quyền tài phán của quốc gia
ven biển, thẩm quyền tài phán của quốc gia có tàu mang cờ và thẩm quyền tài phán
của quốc gia khác.
Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển là sự thể hiện của nguyên tắc lãnh

thổ. Quốc gia ven biển có quyền ban hành và đảm bảo cho việc thực thi pháp luật trên
các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia mình. Quốc gia ven biển được phép mở
rộng chủ quyền và quyền tài phán quốc gia hướng ra phía biển theo nguyên tắc đất
thống trị biển. Theo đó, thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển được mở rộng ra
ngoài đến các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia, bao gồm vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Thẩm quyền tài phán của quốc gia có tàu mang cờ mang nhiều tính chất của
nguyên tắc quốc tịch. Theo đó, việc tàu thuyền treo cờ là một hình thức để xác định
quốc gia có quyền tài phán trên tàu thuyền đó hay không. Quốc gia có quyền tài phán
đối với tàu thuyền treo cờ quốc gia mình, trong đó bao gồm các quyền chủ yếu là
kiểm tra, chứng nhận và cấp giấy chứng chỉ về an toàn hàng hải… Việc xâm phạm tới
tàu mang cờ của một quốc gia cũng đồng nghĩa với việc xâm phạm tới quốc gia mà
tàu mang cờ. Ngược lại, các hành vi của tàu thuyền không mặc nhiên quy trách nhiệm
cho quốc gia mà tàu mang cờ, bởi vì tàu thuyền vẫn mang tính chủ thể riêng biệt do
đó các quy tắc thông thường vẫn áp dụng.
Thẩm quyền tài phán của quốc gia khác: Quốc gia khác ở đây bao gồm cả quốc
gia có biển và cả quốc gia không có biển. Trên vùng biển cả thì quốc gia không có
biển tàu thuyền vẫn được phép mang cờ của quốc gia mình, được phép thực hiện một
số quyền tự do biển cả, trong đó phải kể đến quyền tự do hàng hải. Ngoài ra, trong
vùng biển cả, các quốc gia được phép thực hiện quyền tài phán trên cơ sở áp dụng
nguyên tắc phổ cập. Tàu quân sự của bất kì quốc gia nào cũng có quyền khám xét, bắt
giữ tàu khác nếu có các điều kiện được quy định tại UNCLOS.


9

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THẨM QUYỀN TÀI PHÁN CỦA QUỐC GIA
TRÊN BIỂN
2.1 Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển
2.1.1 Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển trên vùng biển thuộc chủ

quyền quốc gia
 Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
Theo UNCLOS, chủ quyền quốc gia được mở rộng ra ở vùng nội thủy, lãnh hải và
trường hợp vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo18.
Khoản 1, điều 8 UNCLOS quy định nội thủy là “các vùng nước ở phía bên trong
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”. Nội thủy là một bộ phận lãnh thổ của
quốc gia ven biển, có quy chế pháp lý như vùng nước hồ, ao, sông ngòi trong lục địa
và thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối của quốc gia ven biển.
Lãnh hải là vùng biển nằm giữa nội thủy và vùng biển thuộc quyền chủ quyền
quốc gia (vùng tiếp giáp), “mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải
của mình, chiều rộng này không được vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở được
xác định theo đúng quy định của Công ước”19
Theo quy định tại điều 47 UNCLOS thì vùng nước quần đảo là vùng biển nằm
bên trong của đường cơ sở quần đảo dùng để tính chiều rộng lãnh hải và do quốc gia
quần đảo ấn định.
 Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước
ngoài
Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài một mặt là sự
biểu hiện, là hệ quả phát sinh từ chủ quyền của quốc gia đó, mặt khác là công cụ đảm
bảo cho chủ quyền của quốc gia ven biển không bị xâm hại. Trong vùng biển thuộc
chủ quyền quốc gia, nội thủy là một vùng biển thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt
đối của quốc gia ven biển. Vì vậy, mọi quy chế ban hành và áp dụng trên lãnh thổ đất
liền cũng đương nhiên được áp dụng trên nội thủy. Còn đối với lãnh hải thì quốc gia
ven biển có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ nhưng không tuyệt đối như vùng nội
thủy. Tại đây tồn tại quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài – đây là
đặc trưng của lãnh hải, để phân biệt với vùng nội thủy.
Trong vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, tàu thuyền quân sự và tàu Nhà nước
phi thương mại nước ngoài, về nguyên tắc được hưởng quyền miễn trừ tài phán tuyệt
đối, tức không bị bắt giữ, cầm cố và áp dụng các biện pháp tư pháp khác theo Công
ước Brucxen 1926 về Quyền miễn trừ của tàu Nhà nước và quy định tại điều 32

UNCLOS “ngoài những ngoại lệ đã nêu...không một quy định nào của Công ước
đụng chạm đến các quyền miễn trừ mà các tàu chiến và các tàu khác của Nhà nước
18
19

Điều 2 UNCLOS
Điều 3 UNCLOS


10

dùng vào những mục đích không thương mại được hưởng”. Trong trường hợp có
hành vi vi phạm thì quốc gia nơi tàu đang hoạt động có quyền yêu cầu tàu thuyền vi
phạm rời khỏi vùng biển của mình, đồng thời đề nghị quốc gia mà tàu quân sự hoặc
tàu Nhà nước phi thương mại của nước ngoài mang quốc tịch trừng trị các nhân viên
phạm pháp, đồng thời đền bù mọi thiệt hại phát sinh 20. Nhìn chung trong những
trường hợp này, mọi vấn đề được giải quyết theo con đường ngoại giao, dựa trên nền
tảng quan hệ chính trị quốc tế giữa các nước hữu quan.
Đối với tàu dân sự và thương mại, quốc gia ven biển có thẩm quyền tài phán dân
sự và thẩm quyền tài phán hình sự đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong vùng biển
thuộc chủ quyền của mình.
Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng nội thủy
Trong vùng nước nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền tuyệt đối, hoàn toàn
và đầy đủ như trên đất liền. Về nguyên tắc, đối với tàu dân sự, các tòa án của quốc
gia ven biển có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp và các vụ việc vi phạm liên
quan đến tàu thuyền nước ngoài xảy ra trong nội thủy của quốc gia đó.
Trên thực tế, tồn tại hai hệ thống pháp luật khác nhau về thẩm quyền tài phán hình
sự của quốc gia ven biển. Theo hệ thống pháp luật Anh thì quốc gia ven biển không
từ bỏ thẩm quyền tài phán hình sự của mình trước mà xét từng trường hợp cụ thể. Hệ
thống luật của Pháp thì cho rằng quốc gia ven biển sẽ không can thiệp trong trường

hợp: i) vụ việc xảy ra trên boong tàu và ii) không ảnh hưởng đến quốc gia ven biển 21.
Hiện nay cách xác định theo hệ thống luật của Pháp được nhiều quốc gia thừa nhận
và thực hiện trên thực tế. Theo đó thì trừ một số trường hợp ngoại lệ, quốc gia ven
biển không thực hiện thẩm quyển tài phán hình sự đối với những vụ việc xảy ra trên
con tàu.
Vụ việc có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia
ven biển đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu là vụ tàu Newton và tàu Sally
năm 1806. Hai tàu này mang quốc tịch Mỹ và đậu tại cảng Pháp, do một sự cố trên
tàu đã khiến 2 thủy thủ Mỹ bị thương. Vấn đề đặt ra là thẩm quyền tài phán sẽ thuộc
về tòa án Pháp (quốc gia ven biển) hay tòa án Mỹ (quốc gia tàu mang cờ). Hội đồng
nhà nước Pháp đã đi đến kết luận ngày 28 tháng 10 năm 1806 như sau: quốc gia ven
biển không thực hiện thẩm quyền tài phán hình sự đối với những vụ việc xảy ra trên
tàu thương mại nước ngoài đậu tại cảng quốc tế của quốc gia này. “Con tàu là một
tổng hợp có tổ chức, có thứ bậc, được đặt dưới quyền của thuyền trưởng” 22, như vậy,

20

Điều 31 UNCLOS
TS. Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, đã dẫn, tr.40
22
Kết luận của Hội đồng Nhà nước Pháp ngày 28 tháng 10 năm 1806
21


11

những vi phạm trên sẽ được cơ quan tài phán của quốc gia mà tàu mang cờ xử lý.
Quốc gia ven biển sẽ can thiệp vào vụ việc trong những trường hợp sau:
- Nếu người thực hiện hành vi vi phạm không phải là thủy thủ của đoàn.
- Nếu thuyền trưởng hoặc đại diện cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc

gia tàu mang cờ yêu cầu.
- Nếu hậu quả của nó ảnh hưởng tới an ninh trật tự của quốc gia ven biển.
Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển tại lãnh hải
Theo quy định tại Điều 2 UNCLOS, quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh
hải, vùng trời bên trên cũng như lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Tuy nhiên, chủ
quyền này chỉ mang tính chất hoàn toàn, đầy đủ vì chế độ pháp lý của lãnh hải được
xây dựng trên cơ sở cân bằng giữa chủ quyền quốc gia ven biển với các quyền hợp
pháp của quốc gia khác, thể hiện thông qua việc thừa nhận quyền đi qua không gây
hại của tàu thuyền nước ngoài và vấn đề thực thi thẩm quyền tài phán của quốc gia
ven biển.
Thẩm quyền tài phán hình sự của quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải: Theo
quy định tại khoản 1, Điều 27 UNCLOS, về nguyên tắc quốc gia ven biển không
được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua
lãnh hải để tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự
xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau:
- Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển (điểm a).
- Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự
trong lãnh hải (điểm b).
- Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức
lãnh sự của quốc gia tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục
địa phương (điểm c).
- Nếu các biện pháp này là cần thiêt để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy
hay các chất kích thích (điểm d).
Tuy nhiên, quốc gia ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở trên một
con tàu nước ngoài khi một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi tàu đi vào lãnh hải
hay chỉ đi qua lãnh hải mà không vào nội thuỷ. Ngược lại, quốc gia ven biển lại có
quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt dân sự hay hình sự
trong nước của quốc gia ven biển quy định đối với một tàu thuyền nước ngoài đang
đậu trong lãnh hải hay đi qua lãnh hải sau khi đã rời khỏi nội thuỷ. Tại đây, quốc gia
ven biển được vận dụng quyền truy đuổi ra ngoài ranh giới lãnh hải.

Cần lưu ý rằng khi thực hiện quyền tài phán hình sự của mình theo các quy định
tại điểm a, b, c, d khoản 1 và khoản 2, Điều 27 UNCLOS, nếu thuyền trưởng yêu cầu
thì quốc gia ven biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho một viên chức ngoại
giao hay cho một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ và phải tạo điều


12

kiện dễ dàng cho viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự đó tiếp xúc với đoàng
thủy thủ của con tàu. Trong trường hợp khẩn cấp, việc thông báo này có thể tiến hành
trong khi các biện pháp đang được thi hành23.
Thẩm quyền tài phán dân sự của quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải: Khác với
nội thủy, tàu thuyền nước ngoài được thực hiện quyền đi qua không gây hại trong
lãnh hải. Điều 28 UNCLOS quy định quốc gia ven biển không được bắt tàu nước
ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay thay đổi hành trình để thực hiện quyền
tài phán dân sự đối với người ở trên con tàu đó, đồng thời, quốc gia ven biển không
áp dụng biện pháp bảo đảm dân sự đối với con tàu này nếu không phải vì những
nghĩa vụ đã cam kết hay trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi di qua hoặc
để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển. Khái niệm “đi qua” được định nghĩa
tại Điều 18 UNCLOS, theo đó, đi qua lãnh hải bao gồm việc đi qua mà không đi vào
nội thủy hoặc đi qua lãnh hải để vào vùng nội thủy hoặc đi qua lãnh hải để vào nội
thủy hoặc rời nội thủy qua lãnh hải để ra các vùng biển khác. Khi thực hiện quyền
qua lại lãnh hải, tàu thuyền nước ngoài phải đi liên tục, nhanh chóng theo những
tuyến hàng hải bình thường, không được dừng lại và không được đổi hướng. Việc
dừng lại và thả neo chỉ được phép trong những trường hợp ngoại lệ24.
Quốc gia ven biển có thẩm quyền xét xử dân sự, áp dụng các biện pháp trừng phạt
hay các biện pháp bảo đảm về mặt dân sự khác do luật trong nước của quốc gia này
quy định đối với tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đang đi qua lãnh
hải sau khi đã rời nội thủy. Các tranh chấp dân sự phát sinh trong nội bộ thủy thủ
đoàn thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia mà tàu treo cờ.

2.1.2
Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển trên vùng biển thuộc
quyền chủ quyền quốc gia
 Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia
Theo UNCLOS, các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia bao gồm vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền lãnh hải, có chiều
rộng không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải25.
Tại vùng biển này, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và
hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài.
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh
hải, đặt dưới một chế độ pháp lý riêng, theo đó, các quyền và quyền tài phán của quốc
23

Khoản 3, Điều 27 UNCLOS
Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân, Ths. Chu Mạnh Hùng, Giáo trình Luật quốc tế, NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội, 2010, tr. 195.
25
Điều 33 UNCLOS
24


13

gia ven biển và các quyền tự do của quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của
Công ước điều chỉnh 26. Vùng đặc quyền kinh tế thông thường chỉ bao gồm lớp nước
biển trong khoảng cách từ giới hạn bên ngoài của đường ranh giới phía ngoài lãnh hải
(đường biên giới quốc gia trên biển) cho đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải của quốc gia ven biển trong một khoảng cách không quá 200 hải lý.
Như vậy, trong mối quan hệ với vùng tiếp giáp thì vùng đặc quyền kinh tế sẽ bao

trùm lên cả vùng tiếp giáp, vì vậy, vùng tiếp giáp sẽ được hưởng quy chế kép: quy
chế của vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế 27.
Thềm lục địa (continental shelf) được định nghĩa tại Điều 76 UNCLOS như sau:
“Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh
thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường
cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của
quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”.
Trong các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia có sự dung hòa giữa xu thế
đòi duy trì các quyền vốn có của cộng đồng quốc tế và xu thế tiến ra biển của các
nước ven biển, nên không những bảo đảm được quyền chính đáng của mỗi quốc gia
có biển mà còn có sự chia sẻ hợp lý quyền lợi giữa các quốc gia với nhau trong
những vùng biển thuộc về cộng đồng quốc tế cũng như những vùng biển gần bờ. Ở
đây vừa tồn tại quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, vừa tồn tại
quyền tự do biển cả của quốc gia khác. Vì vậy, trong các vùng biển thuộc quyền chủ
quyền quốc gia, quốc gia ven biển có quyền tài phán riêng biệt đối với những hành vi
vi phạm trong những lĩnh vực sau:
 Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng tiếp giáp lãnh hải
Tại vùng tiếp giáp lãnh hải, thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển được ghi
nhận ngắn gọn trong tập quán quốc tế cũng như trong Công ước Giơnevo năm 1958
và được nhắc lại tại Điều 33 UNCLOS. Theo đó, quốc gia ven biển thực thi quyền tài
phán của mình nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm đối với luật và các quy định
hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của quốc gia
ven biển. Ngoài ra còn để trừng trị những vụ vi phạm pháp luật trong lãnh thổ hay
trong lãnh hải của quốc gia ven biển.
Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển nhằm mục đích ngăn ngừa và trừng trị
các hành vi vi phạm xảy ra trong các vùng biển nội thủy và lãnh hải, chứ không phải
xảy ra trong vùng tiếp giáp lãnh hải. Thẩm quyền này được xác định theo Công ước
Gionevo 1958 là thẩm quyền cảnh sát và không phụ thuộc vào việc khai thác kinh tế.
26

27

Điều 55 UNCLOS
TS. Lê Mai Anh, Luật biển quốc tế hiện đại, đã dẫn, tr. 143


14

Về đặc quyền kiểm tra, kiểm soát đối với tàu thuyền đi ra, đi vào và hoạt động
trong vùng nội thủy, UNCLOS cho phép quốc gia ven biển có quyền yêu cầu tàu
thuyền trước khi đi vào lãnh hải và nội thủy phải dừng lại tại một địa điểm quy định
(thường được pháp luật các quốc gia ven biển quy định là vị trí đón trả hoa tiêu), để
các cơ quan chức năng kiểm tra về y tế, nhập cư, xuất nhập cảnh, thuế quan và hải
quan. Trước khi con tàu đó rời khỏi các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia thì con
tàu đó cũng phải dừng lại tại một điểm do quốc gia ven biển quy định để các lực
lượng chức năng của quốc gia này kiểm tra.
Quốc gia ven biển còn có quyền ngăn ngừa và trừng trị những vụ vi phạm xảy ra
tại nội thủy, lãnh hải và các cảng biển. Quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện
pháp cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật của nước mình trên những
vùng biển trên như có quyền kiểm soát việc tuân thủ các thể lệ, quy chế hàng hải của
tàu thuyền nước ngoài28. Nếu có sự vi phạm pháp luật tại các vùng biển này, quốc gia
ven biển vẫn có quyền bắt giữ con tàu khi nó đã ra tới vùng tiếp giáp.
Như đã nói ở trên, vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được hưởng quy chế pháp
lý kép, nên quốc gia ven biển có thể thực thi các quyền chủ quyền và quyền tài phán
áp dụng đối với vùng đặc quyền kinh tế, nghĩa là vùng tiếp giáp lãnh hải còn chịu sự
chi phối hoàn toàn của những nội dung pháp lý đã được quy định cho vùng đặc quyền
kinh tế. Mặt khác, quốc gia ven biển có đặc quyền tuyệt đối đối với các hiện vật lịch
sử và khảo cổ nằm ở đáy biển vùng tiếp giáp. Việc khai thác, mua bán những hiện vật
này mà không được sự cho phép của quốc gia ven biển được coi là sự vi phạm các
luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ quốc gia 29.

 Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền
kinh tế
Tuyên bố về nghề cá ven bờ trong một số vùng của biển cả ngày 28/9/1945 của
Tổng thống Mĩ Truman chính là xuất phát điểm cho sự hình thành vùng đặc quyền
kinh tế. Theo đó, Mĩ đã thiết lập “vùng bảo tồn một phần nhất định của biển cả tiếp
liền với bờ biển của nước Mĩ, tại đó các hoạt động đánh cá đã và sẽ được phát triển
trong tương lai với một mức độ quan trọng”. Sau tuyên bố của Tổng thống Truman,
rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đơn phương khẳng định thẩm quyền riêng biệt đối
với vùng biển ven bờ. Các nước có nhiều yêu sách khác nhau, và trải qua nhiều vòng
đàm phán, thương lượng, UNCLOS đã ghi nhận và khẳng định thẩm quyền tài phán
của quốc gia ven biển trên vùng đặc quyền kinh tế.

28

Đó là việc thực hiện quy định về việc phải treo quốc kì của quốc gia ven biển, quy định về việc nếu có trang
bị vũ khí phải để ở chế độ bảo quản, các thiết bị vô tuyến phải ngừng hoạt động…
29
Điều 303 UNCLOS


15

Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền tài phán trong các lĩnh
vực sau:
• Thẩm quyền tài phán trong lĩnh vực quản lý, khai thác tài nguyên
Quyền tài phán trong lĩnh vực quản lý và khai thác tài nguyên của quốc gia ven
biển đối với tàu thuyền nước ngoài là biểu hiện bên ngoài của quyền chủ quyền. Theo
đó, quốc gia ven biển có đặc quyền đối với tài nguyên sinh vật, quốc gia ven biển
không có nghĩa vụ bắt buộc phải chia sẻ nguồn tài nguyên này với các quốc gia khác
mà sẽ có quyền tự xác định tổng số lượng cá được phép khai thác, đây là cơ sở để xác

định quyền và nghĩa vụ của quốc gia khác 30.
Tính đặc quyền của quốc gia ven biển về khai thác tài nguyên sinh vật ở vùng đặc
quyền kinh tế còn được thể hiện thông qua quyền đặt ra các điều kiện và thể thức để
cho nước ngoài tiếp cận tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền kinh tế như điều kiện
về cấp phép, trả các khoản thuế và lệ phí, tuân theo các quy định về khu vực được
phép khai thác. Trong vùng đặc quyền kinh tế, lợi ích của quốc gia ven biển luôn
được xác định hàng đầu, nhất là đối với quốc gia ven biển có nền kinh tế phụ thuộc
quá lớn vào việc khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng này. Việc thực thi quyền tài
phán khi có vi phạm của tàu thuyền nước ngoài liên quan đên vấn đề này đều sẽ được
viện dẫn đến tính chất “đặc quyền kinh tế” và lợi thế thuộc về quốc gia ven biển. Các
quốc gia không có biển và các quốc gia bất lợi về mặt địa lý muốn khai thác tài
nguyên sinh vật cần có sự thỏa thuận rõ ràng với các quốc gia ven biển, những quyền
pháp lý mà các quốc gia này được hưởng không có tính đương nhiên và chỉ tồn tại
khi quốc gia ven biển xác định có lượng cá thừa.
Thực tiễn trên thế giới, vấn đề khai thác trái phép thủy sản trong vùng đặc quyền
kinh tế của các quốc gia ven biển đã trở thành một vấn đề hết sức nhức nhối. Đặc
biệt, trong thời gian gần đây, Trung Quốc là quốc gia có nhiều tàu thuyền vi phạm, và
cũng là quốc gia đơn phương áp đặt nhiều lệnh cấm bắt cá ở trên vùng đặc quyền
kinh tế của quốc gia khác.
Theo số liệu chính thức cho thấy Trung Quốc là nước tiêu thụ hải sản lớn nhất thế
giới. Con số thực tế theo ước tính của Ngân hàng đầu tư Rabobank, giá trị hải sản
nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đạt 20 tỉ USD vào cuối thập niên này so với khoảng 8
tỉ USD hiện nay. Trung Quốc đã lên nhiều kế hoạch để mở rộng đội tàu cá nhằm đáp
ứng nhu cầu khổng lồ trên, tăng số tàu đánh bắt xa bờ lên khoảng 2300 chiếc vào cuối
năm 2015, tăng 16% so với năm 201031. Tờ Wall Street Journal (Mĩ) nhận định:
“Cơn đói cá ngày càng trầm trọng của Trung Quốc đang thử thách quan hệ với

30
31


Điều 61, 62 UNCLOS
Trung Quốc lên cơn “đói cá”, đăng ngày 29/12/2012, trang tin báo Người lao động


16

nhiều nước trên thế giới, đồng thời đội tàu cá khổng lồ của nước này khiến giới khoa
học lo lắng các ngư trường trên toàn cầu sẽ bị hủy hoại”.
Các tàu cá của Trung Quốc liên tục bị các lực lượng tuần duyên của các nước phát
hiện và bắt giữ trong khi đang đánh bắt, khai thác thủy sản trái phép trong vùng đặc
quyền kinh tế của các quốc gia khác. Lực lượng phòng vệ bờ biển Hàn Quốc đã bắt
giữ 21 tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong lãnh hải nước này trong một chiến
dịch tăng cường trấn áp kéo dài từ ngày 26 đến 28/12/2012 ở Hoàng Hải. Trước đó,
Hàn Quốc đã bắt nhiều tàu cá Trung Quốc, phạt tiền tổng cộng lên đến 2,35 tỉ won
(2,2 triệu USD) nhưng vẫn không dẹp được hoàn toàn nạn đánh bắt cá chui. Khoảng
200.000 tàu cá của Trung Quốc được cho là đang hoạt động trái phép trong vùng biển
Hàn Quốc, trong khi chỉ có 1.762 tàu là được cấp phép32.
Gần đây nhất, ngày 5/3/2013, lực lượng tuần duyên Nhật Bản đã phát hiện một
tàu cá Trung Quốc gồm 11 thủy thủ tại vùng biển cách đảo Miyako 44 km về phía
đông bắc; vị thuyền trưởng của tàu sau đó đã bị bắt giữ. Theo luật biển Nhật Bản, các
thuyền đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nước này
đều có thể bị phạt đến 10 triệu yên (tương đương 109.000 USD) 33. Hồi đầu tháng
2/2013, hai thuyền trưởng của tàu cá Trung Quốc cũng đã bị Nhật Bản bắt giữ vì bị
nghi đánh cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia này. Không chỉ
vậy, tại các vùng biển châu Á, tàu cá còn là công cụ tranh giành chủ quyền của Trung
Quốc. Trong năm 2012, tàu cá Trung Quốc, với sự hộ tống của tàu công vụ thuộc 5
cơ quan đảm trách an ninh hàng hải, liên tục xuất hiện quanh quần đảo Senkaku/ Điếu
Ngư, làm đứt cáp thăm dò của tàu Việt Nam…
Các vùng biển lân cận như gần Triều Tiên, Indonesia và Myanmar, hết dần cá
khiến tàu Trung Quốc càng đi xa hơn, tập trung nhiều nhất ở châu Phi, nơi mà chính

quyền nhiều nước không đủ lực để kiểm soát vùng biển của mình. Bộ Nông nghiệp
Trung Quốc cho biết sản lượng đánh bắt ở Tây Phi năm 2011 đã tăng 14% so với
năm 2010. Cảnh sát biển Argentina ngày 26/12/2012 cũng đã thông báo bắt giữ 2 tàu
có số hiệu Lu Rong Yu 6177 và Lu Rong Yu 6178 mang cờ Trung Quốc đánh bắt hải
sản trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia này. Vào thời điểm bắt giữ,
dưới hầm hàng của hai chiếc tàu có khoảng 10 tấn mực đông lạnh và cá tươi 34.
Ngoài những vi phạm của tàu thuyền, Trung Quốc còn đơn phương ra tuyên bố
cấm đánh bắt cá trên các vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác. Trung Quốc
thông báo đơn phương thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khi vực từ 12 độ vĩ Bắc đến
32

Hàn Quốc bắt giữ 21 tàu cá Trung Quốc, đăng ngày 28/12/2012, trang tin
Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc, đăng ngày 5/3/2013, trang tin
34
Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở Argentina, đăng ngày 28/12/2012, trang tin báo Lao động

33


17

ranh giới giữa tỉnh Phúc Kiên và Quảng Tây từ 12h ngày 16/5/2012 đến 12h ngày
1/8/2012. Cả Việt Nam và Philippines đều lên tiếng bác bỏ lệnh cấm đánh bắt cá đó
của Trung Quốc vì hành vi này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền
của Việt Nam và Philippines ở Biển Đông.
Theo UNCLOS, các quốc gia ven Biển Đông, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam
và Philippines có quyền ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong một thời kỳ nhất định
trong năm nhưng với một điều kiện rất rõ ràng là hoạt động đó được thực hiện trong
vùng đặc quyền kinh tế của nước mình.
Các khu vực ở Biển Đông nằm ở phía bắc vĩ tuyến 12 cho đến ranh giới giữa tỉnh

Quảng Tây và Phúc Kiến không phải là vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Phù
hợp với các quy định của UNCLOS, phần Tây Nam của khu vực bắc vĩ tuyến 12 cho
đến vĩ tuyến 18 là lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục
địa tối thiểu 200 hải lý của Việt Nam. Phần Đông Nam của khu vực bắc vĩ tuyến 12
cho đến vĩ tuyến 20 là vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và
thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của Philippines. Chỉ có các vùng biển ở vĩ tuyến 18
(ở phía Tây) và vĩ tuyến 20 (ở phía Đông của Biển Đông) trở lên mới thực là lãnh hải
12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Trung Quốc. Do đó, việc Trung
Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá từ khu vực từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 20 là
việc làm bất hợp pháp, hoàn toàn trái với quy định của UNCLOS mà Trung Quốc là
một thành viên. Không có quy định nào và dòng nào trong UNCLOS cho phép một
quốc gia thành viên được phép ban hành các biện pháp bảo tồn và quản lý tài nguyên
thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế nước khác. Bằng việc đơn phương ban hành
lệnh cấm đánh bắt cá từ vĩ tuyến 12 trở về Bắc, Trung Quốc đã tự dành cho mình
quyền không chỉ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines mà cả
trong vùng lãnh hải 12 hải lý của hai nước láng giềng này. Ngoài ra, ở khu vực biển
Đông phía Bắc vĩ tuyến 12 có quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bằng việc ban hành
lệnh cấm đánh bắt ở Bắc vĩ tuyến 12, Trung Quốc đã vi phạm cam kết theo Hiến
chương Liên hợp quốc và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. Vì các lý
do đó, ngày 20/01/2012, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh
Nghị đã khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982. Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và


18

quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt

Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho
tình hình Biển Đông phức tạp thêm”35.
Chính vì trữ lượng tài nguyên sinh vật và sự phụ thuộc của các quốc gia đối với
hoạt động đánh cá trên Biển Đông, vấn đề phân bổ quyền tài phán trên biển Đông
ngày càng trở nên gay gắt. Các mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh các vấn đề xác định
giới hạn thẩm quyền tài phán, mà bản chất là sự tranh chấp phân định ranh giới vùng
đặc quyền kinh tế giữa các quốc gia 36. Vì sự phụ thuộc của thẩm quyền tài phán quốc
gia ven biển với quyền chủ quyền quốc gia, thật sự rất khó để một quốc gia có thể
thực thi quyền tài phán nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của mình nếu như ranh giới các
vùng biển mà quốc gia đó có quyền chủ quyền không được xác định rõ. Giải pháp
được khuyến nghị là tạm thời không tập trung vào việc phân tranh ranh giới quyền tài
phán, thay vào đó thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia.
Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền về thăm dò, khai
thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên không sinh vật. Đối với tài nguyên không sinh
vật, quốc gia ven biển tự khai thác hoặc cho phép quốc gia khác khai thác và đặt dưới
quyền kiểm soát của mình. Tài nguyên không sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế
bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước (phục vụ cho kinh tế vận tải biển
hoặc các ngành công nghiệp khác), tài nguyên phục vụ nghiên cứu khoa học về biển
(với việc xây dựng các công trình, các đảo nhân tạo)… Việc luật biển quốc tế ghi
nhận quyền tài phán của quốc gia ven biển về lắp đặt, xây dựng các đảo nhân tạo, các
thiết bị công trình là rất thích hợp. Đây chính là hệ quả của việc hưởng quyền chủ
quyền đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ven biển. Mặt khác, quyền này
gắn liền với các mục đích kinh tế của nước ven biển, và vì có như vậy, quốc gia ven
biển mới chủ động và không bị cản trở trong các hoạt động khai thác sử dụng vùng
đặc quyền kinh tế37.
• Thẩm quyền tài phán trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý và tiến hành các
hoạt động nghiên cứu khoa học biển
Xuất phát từ chủ quyền trong lãnh hải, quốc gia ven biển có đặc quyền quy định,
cho phép và tiến hành công tác nghiên cứu khoa học biển trong lãnh hải của mình, và
chỉ được tiến hành với sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia ven biển và trong các


35

Trí Hiển, Lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm Công ước Luật biển năm 1982,

36
Dự thảo “Giải pháp cho tranh chấp nghề cá ở Biển Đông thông qua hợp tác và quản lý khu vực”, GS. KuanHsiung Wang, giám đốc Viện khoa học chính trị sau đại học Đại học Sư phạm quốc gia Đài Loan, trình bày
trong Hội thảo “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” ngày 3-5/11/2011 tại Việt Nam.
37
TS. Lê Mai Anh, Luật biển quốc tế hiện đại, đã dẫn, tr.152.


×