Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đánh Giá Mức Độ Đáp Ứng Công Việc Trên Biển Của Sinh Viên Chính Quy Tốt Nghiệp Ngành Điều Khiển Tàu Biển Và Máy Tàu Biển Của Trường Đại Học Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.72 KB, 15 trang )

Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển
của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều
khiển tàu biển và máy tàu biển của Trường
Đại học Cà Mau


Đỗ Thị Thúy


Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Đức Ngọc
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về việc đáp đáp ứng công việc trên biển của sinh
viên. Nghiên cứu, tìm hiểu mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính
quy đã tốt nghiệp Trường Đại học Hàng hải thông qua trình độ kiến thức, kỹ năng
làm việc và thái độ đối với công việc mà sinh viên đã được trang bị khi còn học
trong Nhà trường. Trên cơ sở phân tích, xử lý, đánh giá các kết quả đã thu được để
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, công tác huấn luyện cho
nguồn nhân lực đi biển của Trường Đại học Hàng hải, đảm bảo đưa ra được những
sản phẩm nguồn nhân lực hoàn thiện nhất đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc trên
biển.

Keywords. Đánh giá chất lượng; Chất lượng giáo dục; Giáo dục đại học; Trường đại
học Hàng Hải

Content
1. Lý do chọn đề tài :
Việc đi sâu, tìm hiểu mức độ đáp ứng công việc trên điều kiện môi trường biển của sinh


viên chính quy khi tốt nghiệp ra trường chưa được triển khai, các thông tin, thống kê còn
thiếu. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “ Đánh giá mức độ đáp ứng công việc
trên biển của sinh viên chính quy ngành Điều khiển tàu biển và ngành Máy tàu biển của
Trường Đại học Hàng hải” làm hướng nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần cải
thiện chất lượng đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực các ngành đi biển.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Tìm hiểu mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên thông qua trình độ kiến thức,
kỹ năng làm việc và thái độ trên cơ sở đó để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượnxg đào tạo.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
4. Tìm hiểu mức độ đáp ứng công việc đối với sinh viên tốt nghiệp chính quy 2 ngành đi
biển khóa 45,46,47 trường ĐHHH.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
4.1 Câu hỏi nghiên cứu:
Các mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc của sinh viên chính quy 2 ngành đi
biển được đào tạo trong nhà Trường được trang bị đã đáp ứng ở mức nào trước những yêu cầu
công việc trên biển?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu:
+ Các kiến thức mà sinh viên chính quy tốt nghiệp 2 ngành đi biển được đào tạo
trong Trường đáp ứng khá tốt;
+ Các kỹ năng nghề nghiệp mà sinh viên chính quy tốt nghiệp 2 ngành đi biển được
luyện tập trong Trường đáp ứng tốt;
+ Thái độ nghề nghiệp mà sinh viên chính quy tốt nghiệp 2 ngành đi biển được rèn
luyện trong Trường đáp ứng tốt những yêu cầu công việc trên biển.
4.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ nghề nghiệp của
sinh viên 2 ngành đi biển đã được đào tạo và huấn luyện tại ĐHHH đáp ứng được những yêu cầu
công việc trên biển.
4.3.2. Khách thể nghiên cứu:

Cựu sinh viên hệ chính quy (hệ đại học và hệ cao đẳng) khóa 45, 46, 47 của 2 ngành
đi biển. Đảm nhận các chức vụ: Phó 2, phó 3, máy 3, máy tư, thủy thủ và thợ máy.
4.4. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu:
4.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Công ước quốc tế STCW của tổ chức Hàng hải Quốc tế 1996
- Nghiên cứu Mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra
- Văn bản pháp luật: Luật giáo dục; Chuẩn nghề nghiệp...
- Nghiên cứu chương trình khung, mục tiêu đào tạo, số liệu về đội ngũ cán bộ, giảng
viên, sinh viên, thuyền viên có liên quan chất lượng đầu ra của sinh viên 02 ngành đi biển
4.4.2. Phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp điều tra khảo sát; phỏng vấn sâu;
4.4.3. Công cụ sử dụng để nghiên cứu:
+ Phiếu xin ý kiến để thu thập thông tin, dữ liệu; SPSS
4.4.4. Phương pháp chọn mẫu; tính toán mẫu khảo sát:
Chọn mẫu ngẫu nhiên không theo tỷ lệ.

CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc:
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước :
- Một số đề tài trong nước có nghiên cứu việc đào tạo ngành nghề hàng hải của một số
nước có những đặc thù như sau:
- Philippin : Với công tác Đào tạo và huấn luyện của Philippin mang lại cho đội ngũ thủy thủ
và thợ máy những kỹ năng sau:
 Có ngoại ngữ giỏi: Tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha
 Có sức khỏe tốt, có khả năng làm việc trong điều kiện khắc nghiệt
 Ý thức tổ chức kỷ luật cao, có khả năng hội nhập cộng đồng tốt.
- Indonesia : Đội ngũ thuyền viên được đào tạo bài bản, có những kỹ năng tương tự như
Philippin một phần được sự hỗ trợ của chính phủ như:
 Vay vốn để phát triển các TT Đào tạo và huấn luyện hàng hải.

 Có hệ thống quản lý đăng ký thuyền viên qua mạng liên thông với các cơ quan chức
năng
 Giảm thuế thu nhập cho thuyền viên xuất khẩu
- Trung Quốc: Một số đặc trưng trong công tác đào tạo và huấn luyện hàng hải đã cho Trung
Quốc có đội ngũ thuyền viên chất lượng cao:
 Triết lý về đào tạo: “ Thể lực tốt là điều kiên đầu tiên, nghiệp vụ tốt là then chốt và
tâm lý tốt là sự đảm bảo”
 Có bằng Đại học và Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, mức độ vận hành khi tốt
nghiệp ra trường.
+ Nhật Bản: Tiêu chí đào tạo và huấn luyện thuyền viên
 Đào tạo sáng tạo có chất lượng.
 Tạo cho sinh viên trở thành con người Quốc tế.
 Biết đạt được mục tiêu; biết giải quyết vấn đề.
 Biết tìm công việc và tự giải quyết công việc .
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài:
1. 2. Cơ sở lý luận thuộc về đề tài:
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản :
- Đánh giá.
- Đáp ứng công việc trên biển.
- Các khái niệm về : Nắm vững, thành thạo, hữu ích, tần suất
- Khái niệm về thuyền viên, thuyền bộ, môi trường làm việc trên biển
1.2.2. Mô hình lý thuyết được sử dụng trong đề tài:
+ Mô hình lý thuyết của Bloom
+ Một số yêu cầu chuẩn đầu ra do Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.2.2. Một số đặc điểm của ngành đi biển :
Ngành Điều khiển tàu biển : trang bị cho người học khối kiến thức tổng hợp về
khả năng định vị vị trí tàu trên biển; khả năng điều khiển tàu chạy trên biển.
Ngành Máy tàu biển : trang bị cho người học sự phát triển toàn diện, có hiểu biết
về các nguyên lý kỹ thuật vận hành, các thiết bị máy móc trên tàu.


CHƢƠNG II
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu :
2.1.1. Tổng thể :
Cựu sinh viên tốt nghiệp chính quy 02 ngành đi biển K 45, 46, 47
2.1.2. Chọn mẫu :
Với phương pháp chọn mẫu không lặp, chọn mẫu ngẫu nhiên.
Số lượng mẫu chọn để nghiên cứu: 192 SV ĐKTB và 182 SV MTB
2.2. Tiến trình nghiên cứu :
Từ tháng 11/ 2010 đến tháng 6/2011. Cụ thể:
- Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu.
- Tìm hiểu phương pháp luận, tổng quan, thu thập thông tin
- Thiết kế phiếu xin ý kiến
- Điều tra thử nghiệm
- Điều tra chính thức, xử lý số liệu, tiến hành phỏng vấn sâu
- Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn
2.3. Xây dựng công cụ đo lƣờng :
Mảng thứ nhất: đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển về mặt kiến thức thông
qua 4 tiểu thang đo : Nắm vững, thành thạo, hữu ích và tần suất sử dụng kiến thức
Mảng thứ hai: đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển về mặt kỹ năng của cựu
sinh viên 02 ngành đi biển: thông qua 4 tiểu thang đo : Nắm vững, thành thạo, hữu ích và tần
suất sử dụng kỹ năng
Mảng thứ 3 : đánh giá mức độ đáp ứng công việc thông qua thái độ đối với nghề nghiệp
của sinh viên khi làm việc trên tàu : gồm có 03 câu hỏi đóng và 03 câu hỏi mở để đánh giá thái độ
nghề nghiệp của sinh viên với việc gắn bó với nghề nghiệp trên biển.
2.4. Kiểm tra độ tin cậy, tính hiệu lực của công cụ đo lƣờng:
2.4.1. Giai đoạn điều tra thử nghiệm :
Kiểm tra độ tin cậy của 8 tiểu thang đo có hệ số tin cậy Alpha từ 0.890 đến 0.967; hệ số
tin cậy Alpha của toàn thang đo là 0.971 (đối với ngành ĐKTB) và hệ số tin cậy Alpha từ 0.887
đến 0.975 ; hệ số tin cậy Alpha của toàn thang đo là 0.979 (đối với ngành MTB) đạt mức độ cao.

Hệ số tương quan của mỗi câu hỏi so với những câu hỏi còn lại trong một tiểu thang đo đạt giá trị
khá tốt, giá trị của hệ số tương quan lớn hơn 0.3. Do vậy, các câu hỏi được thiết kế đều có chất
lượng tốt.
2.4.2. Giai đoạn điều tra chính thức :
Tương tự như giai đoạn thử nghiệm, công cụ đo lường có hệ số tin cậy khá cao, đảm
bảo chất lượng câu hỏi khá tốt.
2.4.3. Đánh giá độ hiệu lực của toàn thang đo và kiểm định về sự phù hợp của cỡ mẫu và
sự phù hợp của mô hình yếu tố :
Điểm số của các tiểu thang đo có tương quan thuận. Đồng thời thống kê KMO đo
được phù hợp của mẫu, có giá trị : ĐKTB = 0.727, MTB là 0.767 chỉ ra một sự phù hợp cao
đối với thiết kế mẫu. Còn phép kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity có ý nghĩa rất cao (giá
trị P-Value=0.000) cho phép kết luận mô hình yếu tố áp dụng ở đây là thích hợp.

CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số thông tin về khách thể nghiên cứu:
3.1.1. Mô tả mẫu điều tra về khóa học và hệ đào tạo:
Do đặc thù ngành nghề, nên khó đảm bảo tỉ lệ phiếu đánh giá cho từng Khóa học với
từng hệ đào tạo trên 80%, tuy nhiên đề tài đã đảm bảo đủ số lượng mẫu điều tra tổng thể lớn
hơn 80% : đối sinh viên ngành ĐKTB: 167/192 = 86,98% ; sinh viên ngành MTB là 162/182
= 89,01%.
Do đặc thù công việc, nên việc lựa chọn mẫu là cán bộ quản lý trực tiếp trên tàu đánh
giá khách thể nghiên cứu là ngẫu nhiên với số lượng cán bộ quản lý ĐKTB 32, MTB 25.
3.1.2. Mô tả mẫu điều tra về năm sinh và chức danh đảm nhận trên tàu:
Kết quả thống kê năm sinh của mẫu điều tra cho thấy tỉ lệ phần trăm năm sinh của
sinh viên hai ngành được phân bố khá đồng đều nhau, tập trung chủ yếu ở sinh viên sinh năm
1987 đây là đối tượng sinh viên đã ra trường được 3 năm, thời gian làm việc trên tàu đủ đảm
bảo việc đánh giá các mức độ đáp ứng công việc trên biển
3.1.3. Đánh giá tính chuẩn của phân phối điểm của các thang đo đánh giá mức độ đáp
ứng công việc trên biển của sinh viên 2 ngành đi biển

Đánh giá kết quả tính chuẩn của các phân phối điểm về mức độ đáp ứng công việc về
kiến thức và kỹ năng của các cựu sinh viên và cán bộ quản lý qua hai phép thử Skewness và
Kurtosis cho thấy đều có giá trị nhỏ. Điều này có nghĩa là các đường cong phân phối điểm về
đánh giá kiến thức và kỹ năng của cựu sinh viên ngành đi biển tiến gần tới đường cong
chuẩn. Điều này cho phép dùng các phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận trên
những số liệu của mẫu điều tra để suy đoán và dự báo.
3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu về đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức của sinh
viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển:
3.2.1. Phân tích kết quả về mức độ Nắm vững kiến thức chuyên môn của sinh viên 2
ngành đi biển :
Bảng 3.4. Mức độ đáp ứng về mặt Nắm vững kiến thức
của cựu sinh viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển
Mức độ đáp ứng
Ngành ĐKTB (%) Ngành MTB (%)
Sinh viên CBQL Sinh viên CBQL
Rất vững 10,2 0 0,6 0
Vững 79,6 6,2 59,3 4,0
Khá vững 10,2 59,4 38,9 44,0
Không vững 0 34,4 1,2 52,0
Hoàn toàn không vững 0 0 0 0

Về mức độ nắm vững kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành ĐKTB và MTB
mới chỉ đáp ứng được ở mức độ trung bình đối với yêu cầu của công việc.
Một số đoạn trích phỏng vấn sau là rõ kết luận trên.
3.2.2. Phân tích kết quả về mức độ Thành thạo kiến thức chuyên môn của sinh viên 2
ngành đi biển :
Bảng 3.5. Mức độ đáp ứng về mặt Thành thạo kiến thức
của cựu sinh viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển
Mức độ đáp ứng
Ngành ĐKTB (%) Ngành MTB (%)

Sinh viên CBQL Sinh viên CBQL
Rất thành thạo 0 0 0 0
Thành thạo 70,7 31,2 58,0 16,0
Khá thành thạo 28,7 62,5 41,4 68,0
Khôngthành thạo 0,6 6,3 0,6 16,0
Rất không thành thạo 0 0 0 0

Về mức độ thành thạo kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành ĐKTB và MTB mới chỉ
đáp ứng được ở mức độ Khá so với các yêu cầu công việc.
Một số ý kiến đoạn trích phỏng vấn sau làm rõ kết luận trên.
3.2.3. Phân tích kết quả về mức độ Hữu ích kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành
đi biển :
Bảng 3.6. Mức độ đáp ứng về mặt Hữu ích kiến thức
của cựu sinh viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển
Mức độ đáp ứng
Ngành ĐKTB (%) Ngành MTB (%)
Sinh viên CBQL Sinh viên CBQL
Rất hữu ích 28,7 6,2 19,1 4,0
Hữu ích 58,7 71,9 56,2 72,0
Khá hữu ích 12,6 21,9 24,7 24,0
Không hữu ích 0 0 0 0
Rất không hữu ích 0 0 0 0

Về mức độ Hữu ích kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành ĐKTB và MTB đáp
ứng Tốt so với các yêu cầu công việc.
Một số ý kiến phỏng vấn sâu làm rõ kết luận trên
3.2.4. Phân tích kết quả về mức độ Tần suất sử dụng kiến thức chuyên môn của sinh viên
2 ngành đi biển :
Bảng 3.7. Mức độ đáp ứng về mặt Tần suất kiến thức
của cựu sinh viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển

Mức độ đáp ứng
Ngành ĐKTB (%) Ngành MTB (%)
Sinh viên CBQL Sinh viên CBQL
Rất thường xuyên 44,3 18,8 11,1 28,0
Thường xuyên 55,7 68,8 82,7 40,0
Thỉnh thoảng 0 12,5 6,2 32,0
Rất ít 0 0 0 0
Không sử dụng 0 0 0 0

Về mức độ Tần suất sử dụng kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành ĐKTB và MTB
đáp ứng Tốt so với các yêu cầu công việc.
Một số ý kiến phỏng vấn sâu làm rõ kết luận trên
3.2.5. Tìm hiểu sự khác biệt về mức dộ đáp ứng về kiến thức của sinh viên 2 hệ đào
tạo và các khóa đào tạo thuộc 2 ngành đi biển.
a) Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ đáp ứng về kiến thức của sinh viên 2 hệ đào tạo (Hệ đại
học và hệ cao đẳng) thuộc 2 ngành đi biển :
*) Đối với sinh viên ngành ĐKTB :
Bảng 3.8. So sánh điểm trung bình mức độ đáp ứng kiến thức
giữa sinh viên ĐKTB thuộc 2 hệ đào tạo
Hệ đào tạo
Mức độ đáp ứng kiến thức ĐKTB
Tần số ĐTB SD Giá trị P
Đại học 118 216.41 17.608
0.940
Cao đẳng 49 216.16 22.229
Trong bảng 3.12 : giá trị Sig. ở kiểm định t là 0.940>0.05 nên không có sự khác biệt có ý
nghĩa giữa giá trị trung bình của hai tổng thể.
Như vậy : Có thể kết luận rằng mức độ đáp ứng về mặt kiến thức của sinh viên ngành
ĐKTB thuộc 2 hệ đại học và cao đẳng là không khác nhau.
*) Đối với sinh viên ngành MTB

Bảng 3.9. So sánh điểm trung bình mức độ đáp ứng kiến thức
giữa sinh viên MTB thuộc 2 hệ đào tạo
Hệ đào tạo
Mức độ đáp ứng kiến thức MTB
Tần số ĐTB SD Giá trị P
Đại học 135 198.30 21.305
0.804
Cao đẳng 27 197.22 16.953
Trong bảng 3.13, giá trị Sig. ở kiểm định t là 0.804>0.05 chấp nhận giả thiết Ho. Hay
mức độ đáp ứng về mặt kiến thức của sinh viên ngành MTB thuộc 2 hệ đại học và cao đẳng
là không khác nhau.
b) Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ đáp ứng về kiến thức của sinh viên 3 khóa đào tạo thuộc
2 ngành đi biển :
*) Đối với sinh viên ngành ĐKTB :
Bảng 3.10. So sánh điểm trung bình mức độ đáp ứng kiến thức
giữa sinh viên 3 khóa đào tạo thuộc ngành ĐKTB
Khóa
Mức độ đáp ứng kiến thức ĐKTB
Tần số ĐTB SD Giá trị P
Khóa 45 37 216.19 21.623
0.815 Khóa 46 51 217.71 14.930
Khóa 47 79 215.52 20.214
Trong bảng 3.14, giá trị Sig. ở kiểm định t là 0.815>0.05 chấp nhận giả thiết Ho. Hay
mức độ đáp ứng kiến thức giữa sinh viên 3 khóa học thuộc khoa ĐKTB không có sự khác
nhau.
*) Đối sinh viên ngành MTB:
Bảng 3.11. So sánh điểm trung bình mức độ đáp ứng kiến thức
giữa sinh viên 3 khóa đào tạo thuộc ngành MTB


×