Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

văn hóa đọc của sinh viên trường đại học luật thành phố hồ chí minh hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 103 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<small>--- --- </small>

<b>CƠNG TRÌNH DỰ THI </b>

<b>NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG </b>

<i><b>Lần thứ 27 Năm học 2022 - 2023. </b></i>

<b>VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP </b>

<b>THUỘC NHÓM NGÀNH : KHOA HỌC CƠ BẢN </b>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV : Năm thứ :

2. Bùi Thị Hồng Phúc 2253801015248 01

Trưởng nhóm: Trần Đại Hiệp

<b>Mã số cơng trình : ………. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<small>--- --- </small>

<b>CƠNG TRÌNH DỰ THI </b>

<b>NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG </b>

<i><b>Lần thứ 27 Năm học 2022-2023 </b></i>

<b>VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP </b>

THUỘC NHÓM NGÀNH : KHOA HỌC CƠ BẢN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ THỊ MINH HẰNG

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV : Năm thứ :

2. Bùi Thị Hồng Phúc 2253801015248 01

Trưởng nhóm: Trần Đại Hiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>

TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU ... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ... 1

4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ... 1

5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ... 1

6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ... 1

7. Cấu trúc của đề tài ... 1

<b>B. NỘI DUNG ... Error! Bookmark not defined. </b>CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 1

1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài ... 1

1.1.1. Khái niệm văn hóa ... 1

1.1.2. Khái niệm văn hoá đọc ... 4

1.2. Khái quát về văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ... 6

1.2.1. Những yếu tố cấu thành nên văn hóa đọc ... 6

1.2.2. Khái qt tình hình văn hóa đọc của sinh viên hiện nay ... 11

1.3. Tổng quan Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ... 13

1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ... 13

1.3.2. Đặc điểm của sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ... 15

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 17

2.1. Khảo sát văn hóa đọc của sinh trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh .. 17

2.1.1. Mục đích đọc sách của sinh viên ... 18

2.1.2. Nhu cầu đọc sách của sinh viên ... 20

2.1.3. Thói quen đọc sách của sinh viên ... 26

2.1.4. Kỹ năng đọc sách của sinh viên ... 32

2.2. Nhận xét, đánh giá văn hoá đọc của sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ... 35

2.2.1 Điểm mạnh của văn hóa đọc của sinh viên trường Đai Học Luật thành phố Hồ Chí Minh ... 37

2.2.2. Điểm hạn chế của văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh ... 37

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA VĂN HĨA ĐỌC ĐỐI VỚI

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 40

3.2. Từ phía nhà trường ... 40

3.2.1. Từ sự dẫn dắt của giảng viên, cán bộ công nhân viên của Nhà trường ... 40

3.2.2. Từ sự hỗ trợ của Đoàn - Hội và các Câu lạc bộ ... 41

3.2.3. Từ sự phát triển của hệ thống thư viện... 41

3.3. Từ phía sinh viên ... 42

3.3.1. Xây dựng thói quen đọc ... 42

3.3.2. Xây dựng phương pháp đọc ... 58

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 1

E. PHỤ LỤC ... 3

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>A. MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 </b>

<b>KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm văn hóa </b>

Văn hóa là từ được dùng rất sớm nhưng khái niệm văn hóa mãi đến những thập niên cuối thế kỷ XIX mới xuất hiện. Văn hóa là một khái niệm rộng và bao quát mọi mặt từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần của con người. Chính vì thế có rất nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Edward Tylor là tác giả tiên phong của ngành nhân học đã đưa ra định nghĩa về

<i>văn hóa trong cuốn “Văn hóa nguyên thủy” vào năm 1871 như sau: “Văn hóa hay văn </i>

<i>minh, theo nghĩa rợng về tợc người học nói chung gờm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp ḷt, tập quán và mợt sớ năng lực thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là thành viên của xã hội”</i>(E.B Tylor, 2019, tr. 13). Định nghĩa này của E.B. Tylor vẫn thường được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa trên thế giới dẫn ra như một mẫu mực có tính kinh điển, trong đó quan niệm văn hóa bao gồm một tổng thể những thành quả sáng tạo của con người. Từ định nghĩa của Tylor nay đã có hàng trăm

<i>định nghĩa khác nhau về văn hóa như của L. White, E. Sapir, L.Watts… Trong cuốn Văn </i>

<i>hóa: tổng thuật có phê phán các quan điểm và định nghĩa, hai nhà văn hóa người Mỹ là </i>

A.L. Kroeber và Cluc Khohn đã thống kê được: tính đến năm 1952, trên các sách báo phương Tây đã có khoảng 150 định nghĩa về văn hóa. Còn theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc, đến năm 1994, trên thế giới đã có trên 400 định nghĩa về văn hóa.

<i>Frederico Mayyor đã đưa ra một định nghĩa tiệm cận bản chất của văn hóa: “Văn </i>

<i>hóa bao gờm tất cả những gì làm cho dân tợc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>động” (Thông tin Unessco 1989, tr. 5). Định nghĩa của ông nhấn mạnh đến vai trị của </i>

văn hóa góp phần phân biệt giữa dân tộc này và dân tộc khác.

<i>Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tờn cũng </i>

<i>như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, đạo đức, chữ viết, pháp ḷt, khoa học, tơn giáo, văn hóa, nghệ tḥt, những công cụ cho sinh hoạt hàngn ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bợ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sớng và địi hỏi của sự sinh tờn” (Hồ Chí Minh, 2002, tập 3, tr. 431). Quan điểm </i>

của Hồ Chí Minh đã cho người đọc cái nhìn tồn diện, sâu sắc về văn hóa trong quan niệm và đời sống sinh hoạt của con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng.

<i>Tiếp theo là định nghĩa văn hóa của tác giả Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là mợt hệ </i>

<i>thớng hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Trần Ngọc Thêm, 2001, tr. 25). Đây là định nghĩa theo loại hệ thống </i>

– cấu trúc. Theo tác giả, định nghĩa đã chỉ ra hệ tọa độ ba chiều, bao gồm chủ thể văn hóa, khơng gian văn hóa và thời gian văn hóa.

Có nhiều định nghĩa về Văn hóa, nhưng các định nghĩa thường bao hàm những nội dung chủ yếu sau:

- Văn hóa là là hệ quả của sự tương tác giữa con người với mơi trường tự nhiên và xã hội, được hình thành trong hành trình sống của mỗi cộng đồng. Nó vừa được biểu hiện qua tất cả những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người làm ra, vừa được hàm chứa trong phương thức mà con người sáng tạo ra các sản phẩm đó.

- Nó là thành tố có mặt trong các mối quan hệ xã hội, dù đó là quan hệ kinh tế hay tơn giáo, quan hệ pháp luật hay các quan hệ đời thường, …

- Văn hóa đồng thời là các năng lực cấu thành nhân cách con người, làm hình thành nên lối sống, thói quen, phong tục, cách tư duy, ứng xử của con người, qua đó phản ánh chúng trong một môi trường cụ thể, làm nên diện mạo riêng của mỗi cộng đồng.

Khi văn hóa được xem là một hiện tượng phổ quát của nhân sinh, liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống con người với những biểu hiện vô cùng phong phú và đa

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

dạng thì mọi góc độ tiếp cận đều khó có thể bao quát hết được phạm vi của nó. Hơn nữa, xuất phát từ việc mỗi lĩnh vực hoạt động của con người đều có sự hiện diện của văn hóa nên gần đây người ta đã quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu và nhận diện văn hóa theo các lĩnh vực chuyên ngành như: văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa kinh doanh, văn hóa ẩm thực, văn hóa du lịch, văn hóa thẩm mỹ, văn hóa giao tiếp, văn hóa giao thơng, văn hóa pháp luật.

Khơng thể phủ nhận được rằng, trong di sản văn hóa của một dân tộc/ cộng đồng bao giờ cũng kết tinh những giá trị tinh hoa đóng vai trị là nền tảng, cốt lõi, làm điểm tựa để nuôi dưỡng và bảo tồn sức sống của một dân tộc, bởi con người ở đâu và bao giờ, trong hành trình sống của mình cũng ln hướng đến những giá trị tích cực, cũng luôn khát khao vươn tới chân – thiện – mỹ. Tuy nhiên, nếu như văn hóa là kiểu ứng xử đặc trưng của một cộng đồng trước những thách thức khác nhau của điều kiện tự nhiên và xã hội, thì sự ứng xử có thể thế này hoặc thế kia, có mặt tốt cũng có mặt xấu, có tích cực và cũng có tiêu cực, nhất là khi những điều kiện tự nhiên và xã hội không phù hợp hay đối lập với các nhu cầu và lợi ích của con người. Điều đó cũng có nghĩa rằng, trong diện mạo văn hóa của mỗi cộng đồng khơng chỉ gồm những mặt tích cực, giá trị mà cịn có những nhược điểm, hạn chế. Thêm vào đó, cái được coi là có giá trị văn hóa cũng khơng phải là những giá trị vĩnh hằng, bất biến, mà cịn được xem xét tùy thuộc vào các góc

<i>nhìn và các tiêu chí đánh giá khác nhau. Ví dụ, “kính lão đắc thọ” là một nét đẹp thuần </i>

phong mỹ tục của dân tộc, tạo nên xã hội có lễ nghi phép tắc, làm nền tảng cho gia đình

<i>gia giáo và đạo đức “con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư”, nhưng trong xã </i>

hội bùng nổ thông tin, trong môi trường học tập cần tinh thần phản biện và năng động thì việc đặt nguyên tắc này lên đầu sẽ trở thành vật cản hạn chế tinh thần học hỏi, lật ngược để đào sâu vấn đề của những người trẻ tuổi, hay thậm chí hạn chế cả tinh thần giao tiếp thiện chí giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Xét trên phương diện thời gian, các thước đo giá trị cũng khơng phải bất biến, một đặc trưng văn hóa ở giai đoạn này có giá trị tích cực nhưng ở giai đoạn khác thì lại trở thành phản giá trị, thành lực cản khi nó khơng cịn phù hợp để thích nghi trong bối cảnh mới.

Bởi vậy, việc nghiên cứu, nhận diện văn hóa của một dân tộc cần có một cái nhìn tồn diện và biện chứng, trong đó khơng chỉ hướng đến việc khẳng định những mặt tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

cực, giá trị mà cịn cần phải nhận diện cả những nhược điểm, những tiêu cực, hạn chế khi nó cũng là một phần tất yếu trong hành trang tinh thần của một dân tộc.

<b>1.1.2. Khái niệm văn hố đọc </b>

Nếu văn hóa là một phạm trù xã hội để chỉ phương thức sống đặc trưng của một cộng đồng, biểu hiện thông qua sự ứng xử giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội, thì văn hố đọc thuộc về lĩnh vực ứng xử xã hội, là tổng thể các hành vi thể hiện sự ứng xử của con người trong môi trường tiếp xúc và tiếp thu kiến thức thông qua chữ viết, là sự phát triển học thuật và mở rộng tầm nhìn vượt lên hạn chế khơng gian và thời gian của con người. Do đó, văn hóa đọc là một lĩnh vực biểu hiện của văn hóa – văn hóa ứng xử với việc đọc.

“Văn hóa” là một khái niệm đa diện và bao quát nên “văn hóa đọc” - một lĩnh vực biểu hiện đặc thù của văn hóa cũng là một khái niệm rất khó minh định nên có khơng ít nghiên cứu đã xây dựng định nghĩa cho cụm từ này. Theo lời của nhà ngôn ngữ học

<i>Phạm Văn Tình khẳng định rằng: “Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của </i>

<i>chúng ta đối với tri thức sách vở. Phải biết đọc sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp nhận tri thức”<small>1</small></i>

<i>Theo trang điện tử Thư viện quốc gia Việt Nam thì “ứng xử đọc, giá trị đọc và </i>

<i>chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước”<small>2</small>. Mỗi cá nhân sẽ phát triển ba yếu tố trên thông qua việc tự xây </i>

dựng thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.

Như vậy, thuật ngữ văn hóa đọc có thể hiểu ở hai phương diện: cá nhân và xã hội. Đối với cá nhân, văn hóa đọc là hành vi xây dựng việc đọc trở thành thói quen, hoặc cao hơn là trở thành sở thích trong suốt cuộc đời mỗi người, là sự trau dồi thái độ và tinh thần đối với việc đọc và những sản phẩm vật chất liên quan đến việc đọc. Đối với xã hội, văn hóa đọc là việc những cá thể trong xã hội đó cùng xây dựng việc đọc qua nhiều

<small>1</small><i><small> Vũ Thị Thu Hà (2013), “Văn hoá đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển”, Tạp chí Thư viện Việt Nam (2), tr. 20-27. </small></i>

<small>2 Nguyễn Hữu Viêm, “Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam”, doc/van-hoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-viet-</small>

<small>[ truy cập ngày 16/04/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

thế hệ, hình thành nên một nền văn hóa nơi đọc sách là một phần cuộc sống của họ, việc đọc được chia sẻ qua lại và ảnh hưởng sâu rộng tới ý thức và cuộc sống mỗi người.

Văn hóa đọc ở mặt định lượng được xây dựng trên các thành tố gồm: hành vi đọc, thái độ đọc, mục đích đọc, hình thức đọc, khơng gian (mơi trường) đọc và kỹ năng đọc; trong khi về mặt định tính, văn hóa đọc là giá trị xã hội và ý nghĩa lịch sử của văn hóa đọc được hun đúc qua một cuộc hành trình dài in đậm dấu chân con người từ cổ chí kim đến hiện đại. Như vậy, mặc dù văn hóa đọc vốn gần gũi trong đời sống nhưng để định nghĩa văn hóa đọc thì khơng hề đơn giản nên có rất nhiều khái niệm, ý kiến khác nhau. Chúng tôi cho rằng mỗi cách tiếp cận văn hóa đọc đều có những lý giải hợp tình hợp lý. Ta cần phải hiểu rằng đọc là tập hợp con của văn hóa đọc, và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển là rất khác nhau. Đọc hướng đến ý nghĩa tri thức của mỗi cá nhân, cịn văn hóa đọc hướng đến ý nghĩa tri thức của toàn cộng đồng. Đọc là sự phát triển chiều sâu, cịn văn hóa đọc là sự phát triển bề ngang, tồn diện. Nền văn hóa đọc có thể được liên tưởng như một khu rừng, mà văn hóa đọc của mỗi cá nhân là cây làm nên rừng đó. Bộ rễ của cây ngày càng nảy nở và cắm sâu vào lòng đất, phát triển chiều dài thân và độ phủ tán để không bị những cây xung quanh che hết ánh sáng quang hợp (bề sâu), giống như mỗi người tìm đến sách với tâm thế cởi mở đón nhận thì nhất định sự hiểu biết của họ cũng sẽ đâm dài như rễ cây, khí chất cao lên như thân cây và thái độ bao dung hịa hỗn cũng sẽ rộng lớn như tán cây mà thơi. Nhưng chỉ cây lớn thì khơng làm nên một khu rừng, những cây con nối tiếp nhau mọc lên, mang theo những đặc trưng vốn có của giống loài (bề rộng), giống như những đứa trẻ lớn lên trong nền văn hóa tơn trọng sách vở và khao khát tri thức, dần trở thành sức sống mới của khu rừng. Chỉ đến khi có thật nhiều cây lớn xuất hiện, những bộ rễ đan xen nhau, những tán lá chen khít khơng ngừng tìm kiếm khơng gian thì khu rừng đó mới trở nên vững chãi. Trong sự chật chội đó chúng đồng thời nâng đỡ và bảo vệ lẫn nhau, cộng sinh với nhau, trưởng thành cùng nhau. Giống như sự sẻ chia tri thức giữa người với người làm lớn mạnh hùng cường một cộng đồng, hoặc lớn hơn là một đất nước. Đó cũng chính là ý nghĩa sau cùng của văn hóa đọc: tồn bộ sự sống của rừng chính là văn hóa đọc, sự bền bỉ mạnh mẽ của rừng là sự phát triển vươn xa của dân tộc. Từ đây đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách là làm thế nào để chúng ta có một khu rừng rộng lớn và mạnh mẽ, liên kết chặt chẽ với nhau qua nhiều thế hệ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1.2. Khái quát về văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh </b>

<b>1.2.1. Những yếu tố cấu thành nên văn hóa đọc a. Hành vi đọc </b>

Hành vi đọc là hoạt động con người thực hiện đọc sách, bao gồm số lượng sách và tần suất đọc. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ Cục Xuất bản Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2019 cho thấy sau khi trừ đi các bản in là sách giáo khoa và sách giáo trình thì cịn khoảng 100 triệu bản sách khác chia cho hơn 90 triệu dân, nghĩa là trung bình mỗi người Việt Nam đọc khoảng 1 cuốn sách một năm, trong khi theo một số nghiên cứu cho thấy rằng trung bình một người có thể đọc 12 cuốn sách mỗi năm. Tuy nhiên tần suất đọc sách cũng không thường xuyên. Theo Báo VOV, 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách khiến Việt Nam được xếp vào nhóm thấp nhất thế giới. Đây là những con số “biết nói” đáng báo động cho tình trạng của nước nhà.

Các sinh viên trường Đại học Luật TP. HCM nói chung và sinh viên ngành Luật nói riêng có một điểm chung là tiếp xúc với những vấn đề pháp lý trong quá trình học tập một cách thường xuyên. Do đó, sinh viên Luật thường phải trang bị nền tảng kiến thức phong phú và sâu rộng về lý thuyết và thực tiễn pháp lý nhằm phục vụ cho việc học tập và sự nghiệp tương lai. Điều này khiến việc đọc sách trở thành một phần khơng thể thiếu trong q trình học tập, cịn sinh viên Luật được xem là những người có liên quan mật thiết đến việc đọc sách.

Với lượng kiến thức đồ sộ ngày càng tăng lên của ngành Luật, số lượng sách liên quan đến lĩnh vực pháp luật cũng càng tăng theo cấp số nhân. Các loại sách luật đa dạng, bao gồm các sách giáo trình, bài luận chun mơn, tạp chí nghiên cứu khoa học và nhiều loại sách khác nhau viết về các lĩnh vực đặc thù của ngành Luật. Sinh viên có thể tìm kiếm chúng ở hệ thống thư viện tại trường và địa phương hoặc tiếp cận các nguồn thông tin trên mạng, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các bản án tiêu biểu, các vấn đề pháp lý mới nhất cùng các bình luận, phân tích chun sâu về các vấn đề nổi trội đang được quan tâm. Bên cạnh đó, tần suất đọc sách của sinh viên có thể khác nhau tùy thuộc vào khối lượng công việc và nhu cầu học tập của mỗi người. Một số sinh viên có thể đọc sách chăm chỉ hàng ngày, trong khi những người khác chỉ đọc khi cần thiết

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nhưng nhìn chung họ vẫn đọc rất nhiều tài liệu vì yêu cầu đặc trưng của các môn học trong khối ngành Luật.

Trong khi thế giới biến đổi từng phút, từng giây, việc cập nhật kiến thức về pháp luật là một trong những ưu tiên hàng đầu. Đọc sách là một thói quen tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Sinh viên có thể trau dồi kiến thức bên ngồi giáo trình, tập bài giảng để hiểu sâu sắc về các khía cạnh của vấn đề. Đọc sách giúp tăng khả năng xử lý, ghi nhớ và phân tích thơng tin; đồng thời rèn luyện tư duy đánh giá, sự sáng tạo và kỹ năng. Vì thế, sinh viên càng phải đọc nhiều, đọc sâu hơn nữa.

<b>b. Thái độ đọc </b>

Thái độ đọc là sự phản ánh tâm trạng, cảm xúc của con người khi đọc sách báo. Thái độ đọc thể hiện “tinh thần, trách nhiệm và ý thức đối với việc đọc hay nói cách khác là cách ứng xử của con người đối với việc đọc sách và những gì liên quan đến đọc sách”. Người nào có thái độ tơn trọng, nghiêm túc trong việc đọc sách thì người đó sẽ thu nhặt được nhiều “gợi mở”, lời khuyên tốt đẹp trong cuộc sống. Nhiều hình mẫu thành cơng trên thế giới đều là người đam mê đọc sách từ hồi còn trẻ. Tỷ phú Richard Branson thường khởi đầu ngày mới bằng việc đọc sách. Bill Gates đọc khoảng 50 cuốn sách mỗi năm, tức là trung bình mỗi tuần một cuốn sách. Bà Oprah Winfrey khuyến khích giới trẻ nên dành ra 30 phút mỗi ngày cho những cuốn sách và rèn luyện thói quen đọc sách. Thái độ đọc sách đúng đắn là bài trừ những tư tưởng độc hại, lạc hậu và tiếp nhận những quan điểm mới, tốt đẹp với tinh thần khai phóng, tích cực. Sách khơng đơn giản là những tờ giấy in đầy mặt chữ được tổng hợp lại, sách là một người bạn, người thầy, người dẫn dắt con người đi đến kho tàng tri thức của nhân loại.

Đối với sinh viên Luật, việc đọc đóng một vai trị cực kỳ quan trọng trong việc mở rộng kiến thức và hiểu biết pháp lý. Nhờ môi trường say mê học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Luật TP. HCM, sinh viên Luật được truyền cảm hứng và hiểu được tầm quan trọng của việc có một thái độ đọc nghiêm túc cùng một tinh thần mở đón nhận những quan điểm trái chiều, khác biệt trong khi khám phá những khía cạnh phức tạp của pháp luật. Bằng cách dành nhiều thời gian đắm mình vào tài liệu, sách vở, sinh viên Luật trau dồi một cách hiệu quả kiến thức, kỹ năng và tư duy pháp lý. Qua đó cho thấy thái độ đọc chủ động, nỗ lực, cầu thị của sinh viên để trở nên có thể trở nên ưu tú trong học tập, vận dụng kiến thức một cách hiệu quả để phục vụ cộng đồng, xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>c. Mục đích đọc </b>

Mục đích đọc là điều mà người đọc hướng đến khi đọc sách. Mục đích đọc rất đa dạng và phong phú bởi vì người đọc sách thuộc nhiều lứa tuổi, ngành nghề, nhu cầu khác nhau. Có người tìm đến sách để thăm thú thế giới rộng lớn bao la, có người đọc sách để đào sâu về bản thân, có người đọc sách để có được vốn tri thức về những lĩnh vực chuyên môn nhằm ứng dụng vào học tập và nghiên cứu, có người lại đọc sách để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Sinh viên Luật cần mài dũa tư duy và kĩ năng thật sắc bén, đặc biệt là các kỹ năng mềm như kỹ năng lập luận, kỹ năng phản biện, kỹ năng chọn lọc thông tin. Đây là những kỹ năng mà cho dù được tìm hiểu qua ở trường lớp cũng khơng đủ và cần rất nhiều thời gian để hồn thiện. Đọc sách là một phương pháp hay để rèn luyện kỹ năng mềm và tư duy có hệ thống bởi vì khi đọc nhiều sách báo, người đọc sẽ có cơ sở so sánh, đối chiếu quan điểm của các tác giả với nhau, đồng thời tự rút ra quan điểm cá nhân dựa trên sự tìm tịi, nghiên cứu này.

Đầu tiên, sinh viên Luật có một mục đích rõ ràng khi đọc sách, đó chính là thu nạp kiến thức và hiểu biết trên phương diện pháp luật nói riêng và đời sống nói chung để trở thành những chuyên gia pháp lý xuất sắc. Bằng cách đọc sách, sinh viên đi sâu vào các nguyên tắc và chế định của pháp luật, cũng như nắm vững các khái niệm và lý thuyết để phục vụ thực tiễn. Thứ hai, việc đọc sách đòi hỏi họ phải áp dụng logic và phân tích cẩn thận để hiểu và áp dụng đúng. Những thông tin phức tạp và đa chiều được sinh viên phải đúc kết từ quá trình đọc sách đã rèn luyện, phát triển kỹ năng tư duy pháp lý, tư duy phản biện và phân tích vấn đề của sinh viên. Những kỹ năng này khơng chỉ hỗ trợ trong q trình học tập mà còn rất cần thiết khi sinh viên luật tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và cuộc tranh luận pháp lý. Thứ ba, một mục đích quan trọng khác của việc đọc sách đối với sinh viên Luật là tiếp cận các quan điểm khác nhau về pháp luật bao gồm cả chính thống và khơng chính thống. Khơng thể phủ nhận tài liệu chính thống được đúc kết từ kinh nghiệm của những người làm trong lĩnh vực này lâu năm là nguồn tài nguyên vô giá dành cho sinh viên Luật nhưng sinh viên cũng nên đọc những quyển sách có quan điểm khác biệt. Điều này giúp mở rộng tư duy và nhìn nhận các vấn đề pháp lý đa chiều. Qua đó, sinh viên có thể tự rèn luyện tư duy pháp lý phản biện, định hình quan điểm của bản thân. Tóm lại, mục đích đọc sách của sinh viên Luật là mở rộng kiến thức pháp lý, phát triển các kỹ năng mềm cần thiết, và tiếp cận các quan điểm khác nhau về pháp luật. Việc này không chỉ bổ trợ về mặt học tập mà còn làm nền

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

tảng cho việc trở thành những chuyên gia pháp lý với sự hiểu biết vững vàng và khả năng giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp. Khi đọc sách một cách chăm chỉ và tích cực, sinh viên luật đang xây dựng mục đích đọc sách lành mạnh, góp phần vào sự phát triển tồn diện bản thân bằng việc liên tục tích lũy thường thức cá nhân, họ còn tạo ra giá trị xã hội. Người đọc sách lan tỏa sự ý nghĩa của việc đọc sách đến cho gia đình, bạn bè và những người xung quanh, khiến họ nhận ra đọc sách là một hoạt động hữu ích và văn hóa đọc sẽ được lan tỏa trên toàn đất nước Việt Nam.

<b>d. Hình thức đọc </b>

Hình thức đọc là tài liệu đọc mà người đọc tiếp nhận và tiếp thu thông tin. Theo bà Đỗ Thị Quyên, tài liệu đọc gắn liền với các thành tố khác nhau để người đọc tự do lựa chọn dựa trên nhu cầu, ví dụ như nội dung (chủ đề, mảng, lĩnh vực chuyên môn); hình thức thể hiện (chữ viết, hình ảnh, âm thanh); loại hình, chất liệu (sách in truyền thống, sách điện tử); hình thức mẫu mã (sách bỏ túi, sách bìa cứng, sách bìa mềm);...

Đọc sách khơng chỉ gói gọn trong những trang giấy thơm mùi mực như ngày xưa. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông đại chúng, phạm trù “đọc sách” cũng được mở rộng phạm vi. Sinh viên có thể truy cập vào các trang mạng trên Internet hoặc sử dụng các ứng dụng đọc sách để đọc sách, báo điện tử. Một số người còn đầu tư vào máy đọc sách - thiết bị đọc sách chuyên dụng để đỡ mỏi mắt và không bị phân tâm bởi nhiều yếu tố khác trong lúc đọc. Không thể phủ nhận rằng công nghệ thông tin đã và đang đưa người đọc đến gần hơn với nguồn tri thức vô tận, nhưng con người phải chú ý đến những nguy cơ tiềm ẩn khi tiếp xúc với nguồn tài liệu khơng chính thống, nguy cơ liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần và sự xao nhãng khỏi mục đích đọc ban đầu.

<b>e. Mơi trường đọc </b>

Không gian đọc là yếu tố khách quan chi phối thành công của việc đọc sách. Không gian đọc là địa điểm nơi một người đọc tài liệu. Khơng gian đọc có thể ảnh hưởng đến văn hóa đọc bằng cách tạo ra mơi trường thuận lợi hoặc rất khó khăn cho việc đọc. Khơng gian đọc có thể là những nơi cơng cộng như thư viện, quán cà-phê, nơi riêng tư như nhà riêng hoặc môi trường trực tuyến như mạng Internet. Các sinh viên của trường Đại học Luật TP. HCM có thể chọn khuôn viên trường học, lớp học hoặc thư viện của trường để nhận sự hỗ trợ tận tâm, tận tình của nhân viên. Ngồi yếu tố khơng gian thì

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

thời gian cũng quan trọng không kém. Tùy thuộc vào thời gian biểu của bản thân mà người đọc lựa chọn thời gian đọc sách sao cho phù hợp. Tuy nhiên, mỗi người nên dành ra tối thiểu 30 phút và duy trì việc đọc hàng ngày để hình thành thói quen. Khơng gian và thời gian đọc cùng một số yếu tố khách quan khác góp phần tạo nên mơi trường đọc lành mạnh, thoải mái, giúp tăng hiệu quả của việc đọc sách.

<b>f. Kỹ năng đọc </b>

Kỹ năng đọc là những kỹ năng hoặc phương pháp đọc hữu ích, cần thiết của người đọc để hiểu, sử dụng và truyền tải lại nội dung từ tài liệu đọc. Một người có kỹ năng đọc tốt có thể dễ dàng hiểu được những quan điểm, ý tưởng mà tác giả muốn hướng đến. Kỹ năng đọc là một tổ hợp rất phong phú và đa dạng xuất hiện từ khâu chọn sách, đọc sách đến khi đúc kết nội dung, bài học từ trong sách, thậm chí là áp dụng vào thực tiễn, trong số đó, quan trọng nhất vẫn là quá trình đọc sách.

Đối với sinh viên, việc đọc các loại sách chuyên ngành, sách chuyên khảo là vô cùng cần thiết, trước hết là nhằm phục vụ quá trình học tập trên giảng đường đại học, sau đó là vận dụng vào đời sống thường nhật. Chúng ta thường thấy sinh viên sử dụng phương pháp tìm tin - chủ thể đọc chỉ đơn thuần đọc sách báo suông, không liên kết nội dung với những thông tin tương tự hoặc những bài học rút ra từ kinh nghiệm, thực tế. Phương pháp này rõ ràng chỉ phục vụ cho việc thi cử, không thể đưa con người đi sâu vào nghiên cứu ngành học. Dù có đọc bao nhiêu lần thì cũng dễ dàng rơi vào lãng quên vì phương pháp này khơng thể tạo ra ấn tượng sâu sắc về các bài viết cũng như động lực để ghi nhớ chúng.

Phương pháp đọc nghiên cứu khác với phương pháp đọc tìm tin. Phương pháp đọc nghiên cứu địi hỏi con người phải liên tục tìm kiếm thông tin và học hỏi thông qua một loạt các thao tác như phân tích các bài viết, tổng hợp tài liệu, bình luận bằng luận điểm cá nhân, hay cịn được gọi là tư duy đánh giá. Mục đích của phương pháp đọc nghiên cứu tài liệu chính là giúp sinh viên hiểu được điều mà tác giả muốn truyền tải, khơi gợi hứng thú đọc sách và ghi nhớ kiến thức một cách có hệ thống. Bên cạnh phương pháp đọc tìm tin thì người ta cũng sử dụng nhiều phương pháp đọc khác như đọc trả lời câu hỏi, đọc hiểu nhanh, và đọc hiểu sâu.

Sinh viên Luật cần biết cách đọc hiệu quả và tạo ra những kỹ thuật đọc phù hợp. Điều này bao gồm việc nắm vững các phương pháp đọc đã được đề cập ở trên và chọn

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

lọc thơng tin quan trọng, hữu ích. Sinh viên Luật sống trong thời đại công nghệ thông tin phải biết kết hợp sử dụng các công cụ và tài nguyên khác nhau như sách giáo trình, bài báo, tạp chí pháp lý với cơ sở dữ liệu trực tuyến để mở rộng kiến thức và tìm hiểu các trường hợp thực tế. Mỗi kỹ năng, phương pháp đọc đều có ưu điểm, khuyết điểm riêng cũng như tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi người mà không giống nhau. Điều quan trọng là cần phải tìm ra phương pháp phù hợp để phát huy hiệu quả của việc đọc sách.

<b>1.2.2. Khái qt tình hình văn hóa đọc của sinh viên hiện nay </b>

Từ năm 1945 đến nay, văn hóa đọc tại Việt Nam đã và đang có những thay đổi đáng kinh ngạc. Tỉ lệ mù chữ tại nước ta lúc bấy giờ lên đến 95%, mù chữ trở thành một thách thức lớn đối với đất nước thậm chí đã trở thành quốc nạn và bị gọi với tên “giặc dốt”. Tại phiên họp vào ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị mở chiến dịch “chống nạn mù chữ”. Sau gần một thế kỷ nhờ sự quan tâm, lãnh đạo tài tình của nhà nước, Việt Nam đã có những bước tiến lớn, tỷ lệ người biết chữ trên toàn quốc đã đạt trên 90%. Ngoài ra theo Niên giám thống kê năm 2022, cả nước xuất bản 32,6 nghìn đầu sách với 539,9 triệu bản<small>3</small>. Qua đó tạo ra nền tảng để văn hóa đọc tại Việt Nam phát mạnh mẽ hơn.

Để làm được điều này không thể không kể đến một phần công lao của việc phát triển khoa học công nghệ hiện đại, sự ra đời của mạng Internet, sự phát triển của truyền thông, các thiết bị di động thông minh,… Chúng mang lại vô vàn giá trị đối với sự phát triển của xã hội lồi người nói chung và văn hóa đọc nói riêng. Điển hình, nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật mà ngày càng nhiều công nghệ mới ra đời và được sử dụng một cách phổ biến, giúp văn hóa đọc có những sự thay đổi to lớn, ví dụ con người có thể đọc sách hay tài liệu một cách dễ dàng, tiện lợi thông quá những thiết bị điện tử có kết nối Internet mà tới những quyển tạp chí, tờ báo và những cuốn sách dày cộm. Hơn thế nữa, thông tin trên Internet vô cùng đa dạng, phong phú, được cập nhật một cách thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, những nhà sáng tạo nội dung có thể đưa sản phẩm của mình đến với bạn đọc một cách dễ dàng, tiện lợi thông qua những trang web hay các nền tảng mạng xã hội mà tại đây việc đọc chúng chỉ cần một chiếc điện thoại di động nhỏ gọn, thông minh, đa chức năng. Nhờ những sự thay đổi này mà giờ đây con

<small>3</small><i><small> Tổng cục Thống kê (2022), Niên giám thống kê 2022, NXB. Thống kê, tr. 974. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

người có thể tìm hiểu về những cuốn sách, biết được nội dung bên trong một cuốn sách có giá trị như thế nào mà khơng cần phải đi đến những cửa hàng.

Có thể thấy rằng sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thơng đã tạo nên những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với tình hình đọc của sinh viên ngày nay.

Mặt tích cực, nhờ vào sự ra đời của mạng Internet, việc truy cập và tiếp cận các tài liệu, sách và thơng tin về văn hóa đọc đã dễ dàng hơn rất nhiều. Sinh viên có thể tìm kiếm và tải về các tài liệu trực tuyến một cách nhanh chóng, từ đó nâng cao kiến thức và hiểu biết của họ. Mạng xã hội và các trang web chia sẻ nội dung cũng đã tạo ra một cộng đồng đọc sách trực tuyến, cho phép các sinh viên trao đổi ý kiến và chia sẻ những suy nghĩ về sách một cách thuận tiện. Mặc dù các thiết bị công nghệ mang lại sự tiện ích và linh hoạt trong việc đọc, nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hiểu biết so với việc đọc trên giấy. Sự chi phối của ánh sáng màn hình, sự chuyển đổi nhanh chóng giữa các trang và khả năng bị xao lãng bởi thông báo và ứng dụng khác có thể làm giảm khả năng tiếp thu thông tin một cách sâu sắc.

Bên cạnh mặt tích cực, thì cịn tồn tại những tiêu cực trong tình hình đọc của sinh viên hiện nay. Do tốc độ phát triển nhanh chóng của cuộc sống hiện đại, sinh viên thường phải đối mặt với áp lực thời gian và công việc học tập, làm việc. Điều này dẫn đến sự giới hạn về thời gian cho việc đọc và nghiên cứu sâu hơn. Ngoài ra, với sự phổ biến của các nền tảng giải trí điện tử và truyền hình, sinh viên thường dành nhiều thời gian cho việc giải trí và thư giãn, gây giảm sự tập trung và khả năng đọc sách. Hơn nữa, sự phổ biến của đa phương tiện trong học tập và giải trí đã tạo ra một thách thức khác đối với khả năng tập trung của sinh viên. Thay vì dành thời gian đọc sách hoặc tài liệu, sinh viên có thể dễ dàng bị cuốn vào thế giới của video, âm nhạc, trò chơi điện tử và nhiều hình thức giải trí khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì sự tập trung trong việc đọc và nghiên cứu, làm giảm đi sự khả năng tiếp thu và hiểu biết.

Sinh viên - tầng lớp đặc thù trong xã hội, là những người được ví như tương lai của đất nước đang trong độ “tuổi vàng” để học tập và phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp. Họ có nhu cầu đa dạng, đặc biệt hơn các tầng lớp khác về nhiều mặt như kiến thức, xã hội, giải trí,... Để đáp ứng được những điều đó sinh viên cần được tạo một điều kiện, mơi trường thuận lợi và văn hóa đọc là một yếu tố không thể thiếu trong việc hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

thành và hồn thiện bản thân. Đặc biệt ở sinh viên ngành Luật, họ là những người có nhu cầu rất cao đối với việc đọc sách. Điều này xuất phát từ một đặc điểm tiêu biểu của pháp luật - pháp luật luôn gắn bó mật thiết với đời sống xã hội và được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất. Sinh viên ngành Luật phải tiếp xúc với luật pháp một cách thường xuyên, thậm chí tương lai có thể trở thành nhà làm luật thì việc đọc sách một phương thức hiệu quả để giúp sinh viên tăng thêm hiểu biết của bản thân về xã hội, đời sống xung quanh, đọc sách là hoàn toàn cần thiết khơng dừng lại ở đó việc đọc sách để trau dồi tri thức một cách liên tục giúp sinh viên Luật có thể tiếp thu được nhiều quan điểm khác nhau, giúp sinh viên mở rộng góc nhìn của bản thân về một vấn đề, tạo một cái nhìn sâu sắc đa, chiều cho sinh viên Luật.

<b>1.3. Tổng quan Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh </b>

<b>1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh </b>

Trong q trình phát triển của xã hội, việc xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục đại học có vai trị quan trọng, đó là đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển phát triển tồn diện đất nước. Trước tình hình đó, Trường Đại học Luật TP. HCM được thành lập, vượt qua bao thăng trầm, trường đã phát triển thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu pháp luật lớn của Nam Bộ.

Việc hình thành của Trường Đại học Luật TP. HCM bắt đầu từ năm 1996 khi trường chính thức được thành lập với tư cách là một đơn vị độc lập trong ngành giáo dục. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển của nhà trường không dừng lại ở giai đoạn này mà trải qua nhiều bước phát triển và thay đổi theo thời gian. Trường bắt đầu hình thành và phát triển ban đầu từ Trường Cán bộ Tư pháp khu vực phía Nam, được thành lập vào tháng 5 năm 1975. Nhiệm vụ của trường này là đào tạo cán bộ tư pháp, đặc biệt là cán bộ tịa án ở các tỉnh phía Nam. Trải qua quá trình phát triển, trường đã được đổi mới và sáp nhập với các trường khác như trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tạo nên một môi trường giáo dục phong phú và đa dạng hơn.

Ngày 16/10/1982, trường chính thức được đổi tên thành Trường Trung học Pháp lý TP. HCM, nhằm mục đích đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp pháp lý. Từ năm 1983 đến năm 1988, trường phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội mở lớp đào tạo đại

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

học pháp lý. Sự phát triển của trường tiếp tục khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 357-CT ngày 25/12/ 1987 thành lập Phân hiệu Đại học pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Tư pháp. Phân hiệu này có nhiệm vụ phối hợp với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội đào tạo cán bộ có trình độ đại học pháp lý cho các tỉnh phía Nam. Sự thay đổi và phát triển tiếp tục cho đến khi trường chính thức được đổi tên thành Trường Đại học Luật TP. HCM vào ngày 30/3/1996, trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Q trình sáp nhập Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) và xu hướng đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Đã tạo ra một tổ chức giáo dục đa ngành và đa dạng.

Những định hướng, mục tiêu phát triển của nhà trường đã được thể hiện trong các quyết định, nghị quyết của đảng và chính phủ. Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quy định: “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP. HCM thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật”. (Trích “Đề án xây dựng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo về pháp luật”). Từ những bước đi đầu tiên từ Trường Cán bộ Tư pháp phía Nam đến quá trình sáp nhập và phát triển thành Trường Đại học Luật TP. HCM, chặng đường phát triển của Nhà trường đã cho thấy sự nỗ lực không ngừng của mình. Góp phần vào sự phát triển tồn diện của xã hội và đất nước.

Với những mục tiêu và chiến lược phát triển cụ thể, Trường Đại học Luật TP. HCM đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc tạo dựng vị thế và uy tín của mình trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu pháp luật. Trong giai đoạn từ 1996 đến 2023, trường không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. “Tính từ năm 1996 đến 10/2016, Trường đã đào tạo và cấp bằng cho trên 44.842 sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh”<small>4</small> , tạo ra nhiều chun gia pháp lý có trình độ cao, cán bộ tư pháp và nguồn nhân lực cho xã hội. Điều này được thể hiện qua “Tỉ lệ sinh viên có việc làm ổn định đều chiếm trên 90%. Đồng thời, qua kết quả khảo sát đối với đơn vị sử dụng lao động năm 2018 có 96% đơn vị sử dụng lao động hài lòng về chất lượng cử

<small>4 Trường Đại học Luật TP. HCM, truy cập ngày 20/7/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

nhân tốt nghiệp của trường; 83,6% sinh viên tốt nghiệp làm ở bộ phận đúng với chuyên ngành được đào tạo; 72,5% đơn vị đánh giá kỹ năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên ở mức tốt và khá”<sup>5</sup> .

Với sứ mệnh quan trọng, Trường đã xác định chiến lược phát triển nhằm đa dạng hóa các chương trình đào tạo và nghiên cứu. Nhà trường không chỉ chú trọng đào tạo cán bộ pháp luật với các trình độ khác nhau, mà cịn khuyến khích nghiên cứu khoa học từ cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng. Điều này giúp trường góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực pháp luật, cả trong lĩnh vực cơ bản và thực tiễn.

Trường Đại học Luật TP. HCM cũng đã xây dựng một môi trường học tập hiện đại với hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị tiên tiến. “Thư viện của trường là một trong những thư viện Luật lớn nhất ở phía Nam Thư viện có hơn 21.182 nhan đề/93.075 cuốn sách, 52 tạp chí, 67 cuốn ebook”<small>6</small> . Hệ thống thư viện điện tử cũng được phát triển tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên và sinh viên tiếp cận nguồn tài liệu, thông tin chất lượng cao. Với đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm và tâm huyết, Trường Đại học Luật TP. HCM luôn nỗ lực phấn đấu đạt được những mục tiêu và định hướng đã đề ra. Thông Qua sự kết hợp giữa đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật, trường đã khẳng định vị thế là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu pháp luật hàng đầu ở khu vực phía Nam.

<b>1.3.2. Đặc điểm của sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh </b>

Tại Trường Đại học Luật TP. HCM, cộng đồng sinh viên không chỉ nổi bật bởi sự nghiêm túc trong học tập mà còn bởi phong cách sống độc đáo và cá tính sâu sắc. Nét độc đáo của nghề luật đã giúp tạo nên một bức tranh phong phú, đa dạng về những sinh viên tài năng, nhiệt huyết, đam mê xây dựng một xã hội cơng bằng.

Một trong những đức tính nổi bật của sinh viên Luật là tìm tịi kiến thức và nghiên cứu có chất lượng. Họ khơng ngừng tìm tịi, học hỏi và đặt ra những câu hỏi hóc búa để mở rộng tầm hiểu biết và có những hiểu biết sâu sắc về các vấn đề pháp luật - xã hội.

<small>5</small><i><small> Thùy Trang, “96% đơn vị sử dụng lao động hài lòng về chất lượng sinh viên”, Báo Văn hóa, </small></i>

<small> (truy cập ngày 20/7/2023) </small>

<small>6 Trường Đại học Luật TP. HCM, Thư viện số Trung tâm thông tin Thư viện Đại học Luật TP. HCM, truy cập ngày 20/7/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Kỹ năng phân tích sâu sắc và tư duy logic là những điểm nổi bật giúp họ giải quyết các vấn đề phức tạp một cách hiệu quả.

Tính trung thực và đạo đức cao của sinh viên Luật truyền cảm hứng cho sự tin tưởng và tôn trọng trong cộng đồng. Họ luôn chấp hành và tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật, không chỉ bởi tuân thủ là nghĩa vụ của họ, mà cịn bởi họ hiểu rằng cơng lý và tôn trọng pháp luật là nền tảng của một xã hội văn minh và ổn định.

Sinh viên Luật có lối sống văn minh, thể hiện sự chính trực và tinh tế trong từng cơng việc mà mình đảm nhận. Từ viết một bài luận đến trình bày một vấn đề, họ đảm bảo mọi thứ được trình bày chính xác và trung thực. Điều này cũng được thể hiện ở khả năng chỉ nói điều đúng đắn của sinh viên Luật và quan điểm đó ln dựa trên sự hiểu biết sâu sắc và kiến thức vững chắc.

Tính cách hồi nghi và thích tranh luận khơng chỉ phản ánh sự tò mò mà còn thể hiện kỹ năng phân tích tốt của sinh viên Luật. Họ khơng ngừng tìm kiếm sự thật và dám đặt ra những câu hỏi để khám phá sâu hơn mọi khía cạnh của một vấn đề. Tranh luận mang tính xây dựng và tôn trọng ý kiến của người khác là những đặc điểm thú vị của sinh viên Luật.

Sinh viên trường Đại học Luật TP. HCM không chỉ là những người thuộc bài, mà cịn là những người có cá tính mạnh mẽ, đam mê và có tầm nhìn rộng. Đặc thù của nghề luật đã hình thành họ trở thành những con người năng động, hoạt bát, dễ tiếp thu cái mới và sẵn sàng học hỏi từ nhiều nguồn. Sự tìm tịi khơng ngừng, tơn trọng pháp luật và tinh thần chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng chắc chắn là những nét độc đáo và sâu sắc của sinh viên trường Đại học Luật TP. HCM.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Để hiểu rõ hơn về văn hóa đọc tại trường Đại học Luật TP. HCM, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát thông qua phỏng vấn và khảo sát sinh viên. Số lượng khảo sát 300 phiếu đáp ứng yêu cầu về số lượng nhưng cũng đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu. Nghiên cứu không chỉ tập trung vào việc quản lý các nguồn tài liệu và cơ sở vật chất mà còn xem xét chi tiết hơn cách sinh viên tham gia vào quá trình học tập và cách họ tương tác với văn hóa đọc trong mơi trường học thuật. Điều này giúp đảm bảo việc đánh giá văn hóa đọc khơng chỉ dựa trên số liệu mà cịn bám sát vào trải nghiệm và thực tế của từng cá nhân sinh viên trong trường.

<b>2.1. Khảo sát văn hóa đọc của sinh trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh </b>

Mỗi người có nhu cầu đọc sách riêng, phục vụ mục đích khác nhau. Sách khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần mà còn chứa tri thức nhân loại, trở thành nguồn cảm hứng và kiến thức không thể thiếu trong cuộc sống. Đặc biệt trong môi trường đại học, việc tự học và khám phá qua sách không chỉ mở rộng kiến thức chuyên ngành mà còn kết nối với nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo nên sự đa chiều và phát triển cá nhân hoàn thiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

hơn. Chính vì thế, nhu cầu đọc sách trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và luôn luôn đồng hành cùng sự phát triển của xã hội.

Hiện nay, nhu cầu đọc sách của mỗi cá nhân là khác nhau với mục đích đọc sách

<i>là khác nhau, bởi sách là “kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có </i>

<i>thể nói đó là những cợt mớc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”</i><small>7</small>. Cùng với ý nghĩa này, sách đã trở thành một người bạn tri thức không thể thiếu trong cuộc sống của nhân loại và đặc biệt là trong môi trường đại học. Đọc sách là một hành trình vơ cùng ý nghĩa đối với mọi người, đối với tầng lớp sinh viên thì cơng cuộc này càng quan trọng hơn nữa. Đối với sinh viên Luật, đọc sách là để hoàn thiện bản thân và trau dồi những kỹ năng cần thiết. Không chỉ đọc những cuốn sách chuyên ngành để cung cấp, bổ trợ cho công việc mà sinh viên cũng cần đọc thêm những cuốn sách về đời sống để nâng cao tư duy pháp lý và khả năng ứng biến với những tình huống cụ thể. Có lẽ vì thế, nhu cầu đọc sách của sinh viên trường Đại học Luật TP. HCM đã trở thành một nhu cầu tất yếu và đã tạo nên thói quen đặc biệt.

<b>2.1.1. Mục đích đọc sách của sinh viên </b>

Đọc sách là một hoạt động bổ ích và quan trọng đối với sinh viên Luật, tuy nhiên để có thể đọc và tiếp thu tri thức một cách hiệu quả thì việc xác định mục đích đọc sách đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Mục đích đọc sách của mỗi cá nhân có thể khác nhau tùy thuộc vào sở thích và hồn cảnh mà sinh viên có thể lựa chọn những tài liệu để phục vụ cho bản thân.

<b>a. Mục đích đích đọc sách giữa sinh viên </b>

Theo kết quả khảo sát, chúng tơi thống kê mục đích đọc sách của sinh viên trường Đại học Luật TP. HCM theo bảng dưới đây.

<small>7</small><i><small> Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách, Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Theo yêu cầu của người khác 8

Đối với 80,6% sinh viên đọc sách với mục đích để học tập và công việc, đây là một kết quả đáng chú ý. Trường Đại học Luật TP. HCM là nơi đào tạo các chuyên gia pháp lý tương lai, vì vậy, việc đọc sách để tăng cường kiến thức, nâng cao kỹ năng và cập nhật những thông tin mới nhất là vô cùng quan trọng. Đọc sách cũng là một cách để rèn luyện tư duy logic, phân tích và suy luận trong lĩnh vực pháp lý. Hơn nữa, đọc sách cũng giúp cho sinh viên có thêm động lực và sự khích lệ trong cơng việc và học tập.

Với 72,2% sinh viên đọc sách để thư giãn và giải trí, đây cũng là một kết quả cao. Việc học tập và làm việc với pháp luật là một cơng việc rất căng thẳng và địi hỏi sự tập trung cao độ. Do đó, đọc sách để thư giãn và giải trí là một cách để giảm stress, và tái tạo năng lượng cho sinh viên. Đọc sách cũng là một cách để mở rộng tầm nhìn và tìm hiểu về các chủ đề khác nhau ngoài lĩnh vực pháp luật.

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu đọc của sinh viên càng lớn, càng phong phú và càng đa dạng. Nhu cầu đọc của sinh viên cũng thể hiện một phần thông qua thời gian sinh viên dành cho việc đọc sách, lĩnh vực sách, ngôn ngữ đọc.

<b>b. So sánh tỷ lệ mục đích đọc sách của sinh viên giữa các khóa </b>

Theo kết quả khảo sát, chúng tơi thống kê được tỷ lệ mục đích đọc sách của sinh viên trường Đại học Luật TP. HCM theo bảng dưới đây.

Theo yêu cầu của người khác 5% 12% 8%

Dựa vào bảng kết quả khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng mục đích đọc sách của sinh viên Trường Đại học Luật TP. HCM nhằm học tập và làm việc là rất lớn. Điều này

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

cho thấy rằng sinh viên trường Đại học Luật đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đọc sách vì ngành luật đặc thù là phải học rất nhiều nên việc đọc sách mở mang, tiếp nhận kiến thức để phục vụ cho việc học và cho tương lai hành nghề là vô cùng quan trọng. Cho thấy sinh viên có một tầm nhìn rất rõ ràng về mục tiêu học tập và công việc trong tương lai.

Sự chênh lệch mục đích đọc của sinh viên nhằm học tập và công việc là không quá nhiều. Điều này có thể cho thấy rằng việc đọc sách và học tập không chỉ là một xu hướng ngẫu nhiên mà thực sự là một phần quan trọng của phong cách sống và học tập của sinh viên tại Trường Đại học Luật TP. HCM. Tuy rằng sinh viên khóa 47 là tân sinh viên mới vào trường nhưng cũng đã nhận thức chính chắn và định hướng bản thân cần làm gì để học tốt hơn.

Bên cạnh mục đích đọc sách nhằm học tập, cơng việc thì đọc sách nhằm thư giãn, giải trí cũng khơng kém phần quan trọng, việc học tuy quan trọng nhưng cũng cần giành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn tránh tạo ra áp lực quá lớn lên tinh thần của sinh viên gây ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên. Bởi việc học Luật cần sự tập trung cao độ, việc đối mặt với những bài học trên lớp, bài tập, thảo luận,… nếu kéo dài thì sẽ làm cho sinh viên có khoảng thời gian bị stress. Thì lúc này việc đọc sách nhằm thư giãn, giải trí là vô cùng quan trọng, giúp cho sinh viên giảm bớt căng thẳng của việc học, dằn trở nên tốt hơn và sẽ nhiệt huyết hơn với việc học của bản thân.

Tuy nhiên đối với việc đọc sách nhằm thư giãn, giải trí của sinh viên ba khóa đã có sự khác biệt lớn sinh viên khóa 47 có tỷ lệ đọc sách nhằm thư giãn, giải trí chiếm 20% thấp hơn hẳn so với hai khóa 45, 46 với tỷ lệ lần lượt là 73% và 78%.

<b>2.1.2. Nhu cầu đọc sách của sinh viên </b>

Trong cuộc sống hiện đại, việc đọc sách được coi là một hoạt động rất quan trọng để nâng cao kiến thức và tư duy cho con người. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi về thời gian mà sinh viên trường Đại học Luật TP. HCM dành cho việc đọc sách trong một ngày, kết quả cho thấy rằng một phần nhỏ sinh viên chưa có thói quen đọc sách đều đặn và chỉ dành rất ít thời gian cho việc này.

<b>a. Thời gian đọc sách của sinh viên trong một ngày </b>

Theo kết quả khảo sát, chúng tôi thống kê thời gian dành cho đọc sách của sinh viên trường Đại học Luật TP. HCM theo bảng dưới đây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên trường Đại học Luật TP. HCM dành ít thời gian để đọc sách. Một trong những nguyên nhân chính là sự bận rộn với cơng việc học tập. Như chúng ta biết, sinh viên đại học đều phải đối mặt với một lượng lớn các bài tập, thuyết trình cùng với việc học lý thuyết, điều này đã tốn khá nhiều thời gian và năng lượng của các sinh viên. Ngoài ra, các sinh viên cũng phải đối mặt với áp lực từ gia đình, bạn bè và xã hội. Họ có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa như các câu lạc bộ, tổ chức sự kiện, và các hoạt động văn hóa khác. Tất cả những áp lực này đều làm cho sinh viên cảm thấy thiếu thời gian để đọc sách. Sự phát triển của công nghệ cũng là một nguyên nhân khiến cho sinh viên ít có thời gian để đọc sách. Hiện nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Sinh viên cũng không ngoại lệ, họ dành nhiều thời gian để truy cập các trang mạng xã hội, chơi game, xem phim, thay vì đọc sách. Sự tiện lợi và thuận tiện của internet đã khiến cho sinh viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

dễ dàng bỏ qua hoạt động đọc sách. Ngoài các ngun nhân nói trên, sở thích cá nhân cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian sinh viên dành để đọc sách. Không phải ai cũng có sở thích đọc sách và có thể sinh viên Luật cũng khơng ngoại lệ. Việc đọc sách địi hỏi một tâm trí tập trung và khả năng tư duy sáng tạo, điều này khơng phải ai cũng có thể đạt được.

<b>b. Tỷ lệ thời gian đọc sách của sinh viên các khóa trong thời gian một ngày </b>

Thông qua việc tiếp cận dữ liệu về tỷ lệ thời gian đọc sách của sinh viên trong các khóa học, chúng ta có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về hành vi đọc của sinh viên. Qua đó, chúng ta có thể tìm ra những xu hướng, thách thức và cơ hội để thúc đẩy tinh thần đọc và khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên, đóng góp vào sự phát triển tồn diện của họ trong mơi trường đại học.

<b>Thời gian đọc Tỷ lệ khóa 45 (%) Tỷ lệ khóa 46 (%) Tỷ lệ khóa 47 (%) </b>

Dựa vào bảng khảo sát văn hóa đọc của sinh viên từ ba khóa học 45, 46 và 47 tại Trường Đại học Luật TP. HCM, có thể nhận thấy một số xu hướng đáng chú ý liên quan đến khoảng thời gian sinh viên các khóa dành cho việc đọc sách trong khoảng thời gian từ một đến hai tiếng, tiết lộ thông tin quan trọng về thói quen đọc và sự tập trung vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

việc tiếp xúc với tri thức. Nhìn chung khoảng thời gian các khóa dành cho việc đọc sách là khơng có sự chênh lệch q lớn, và tương đối ổn định. Bảng khảo sát cho thấy được ý thức, nhận thức của sinh viên trong việc đọc sách là rất cao. Khóa 47 là tân sinh viên mới vào trường nhưng đã nhận thức một cách chín chắn tầm quan trọng của việc đọc sách. Một đến hai tiếng không phải thời gian quá dài để đọc tài liệu nhưng cũng đủ để sinh viên tiếp thu tương đối lượng kiến thức mà sách mang lại nếu sinh viên biết cách đọc và có kỹ năng đọc, nhằm phục vụ cho việc học tập và làm việc. Mỗi ngày đọc một ít đần đần sẽ tạo thành thói quen giúp sinh viên tìm được hứng thú trong khi đọc sách.

<b>c. Lĩnh vực đọc sách của sinh viên </b>

Lĩnh vực đọc sách rất quan trọng đối với sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Luật TP. HCM nói riêng. Theo kết quả khảo sát từ sinh viên trường Đại học Luật, ln có sự đa dạng trong sở thích đọc sách của sinh viên, hơn một nửa số sinh viên (63.3%) cho biết rằng họ thường đọc sách về lĩnh vực Pháp luật. Điều này cho thấy sự quan tâm đến lĩnh vực chuyên ngành của mình và mong muốn tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến pháp luật. Thực tế, đa số sinh viên trường Luật đều biết rõ rằng Pháp luật là một lĩnh vực rất phức tạp và đòi hỏi kiến thức về pháp lý cũng như đạo đức, chun mơn cao, do đó việc đọc sách để nâng cao kiến thức là rất cần thiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

rằng họ thường đọc sách về lĩnh vực Pháp luật. Điều này cho thấy sự quan tâm đến lĩnh vực chuyên ngành của mình và mong muốn tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến pháp luật. Thực tế, đa số sinh viên trường Luật đều biết rõ rằng Pháp luật là một lĩnh vực rất phức tạp và đòi hỏi kiến thức về pháp lý cũng như đạo đức, chuyên môn cao, do đó việc đọc sách để nâng cao kiến thức là rất cần thiết.

Tiếp theo, có 57.3% số sinh viên thường đọc sách về Văn học - Nghệ thuật. Điều này cho thấy sự đa dạng trong sở thích đọc sách của sinh viên trường Luật, họ không chỉ quan tâm đến lĩnh vực chuyên ngành mà còn đam mê nghệ thuật và văn học. Đọc sách về nghệ thuật và văn học có thể giúp sinh viên nâng cao kỹ năng viết và giao tiếp, đồng thời giúp họ trau dồi kiến thức về lịch sử, văn hóa và tư duy sáng tạo.

Ngồi ra, có 27.3% số sinh viên thường đọc sách về Ngoại ngữ. Điều này cho thấy sự quan tâm đến việc học ngoại ngữ và nâng cao khả năng giao tiếp của bản thân. Với sự phát triển của kinh tế toàn cầu, ngoại ngữ dần trở thành một kỹ năng cần thiết và ngày càng được đánh giá cao, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật, giao tiếp hiệu quả có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý.

Các lĩnh vực khoa học cũng được một số sinh viên quan tâm đến. Khoa học xã hội chiếm tỷ lệ cao với 34.7% sinh viên thường đọc sách về lĩnh vực này. Khoa học xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội học, tâm lý học, lịch sử, văn hóa, tơn giáo, phong tục tập qn, đạo đức và luân lý,... Việc đọc sách về khoa học xã hội giúp sinh viên hiểu rõ hơn về xã hội và con người, từ đó có thể áp dụng kiến thức này vào thực tế cuộc sống và sự nghiệp của mình.

Khoa học tự nhiên và Tài chính - Kinh doanh cũng là lĩnh vực được một số sinh viên quan tâm đến, với tỷ lệ lần lượt là 15.3%. Việc đọc sách về khoa học tự nhiên có thể giúp sinh viên nâng cao kiến thức về các ngành khoa học như vật lý, hóa học, sinh học, tốn học, điện tử và máy tính,... Đọc sách về Tài chính - Kinh doanh có thể giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các chủ đề liên quan đến tài chính, quản lý, kinh doanh và đầu tư,... Điều này có thể giúp sinh viên có một cái nhìn tổng quan về ngành nghề và giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp sau này.

<b>d. Ngôn ngữ tài liệu của sinh viên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Trình độ ngoại ngữ cũng như các yếu tố khác đóng vai trị quan trọng để hội nhập với các nước phát triển. Một dân tộc có thể vươn lên nhanh chóng sánh vai với các nước nếu có trình độ ngoại ngữ cao. Ngoại ngữ đã trở thành chiếc chìa khóa vàng, là cơng cụ, phương tiện quan trọng để tiếp thu tri thức tiên tiến, học thuật cũng như mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế.

<b> Tuy nhiên, với tỷ lệ chỉ 45.7%, tiếng Anh lại là ngôn ngữ thứ hai được nhiều sinh </b>

viên Đại học Luật chọn để đọc. Điều này cho thấy rằng, sinh viên trường Luật nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong việc học tập, nghiên cứu và làm việc trong môi trường quốc tế. Khả năng đọc tiếng Anh cũng giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với các tài liệu, pháp lệnh và văn bản chuyên ngành được viết bằng tiếng Anh.

Với tỷ lệ rất thấp chỉ là 2.3% và 1%, Tiếng Nhật và Tiếng Pháp đều là những ngôn ngữ ít được lựa chọn để đọc. Tuy nhiên, việc học tập một ngơn ngữ mới vẫn có giá trị đối với sinh viên, bởi nó khơng chỉ giúp mở rộng kiến thức và hiểu biết về văn hóa của các quốc gia khác, mà còn giúp cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và phát triển khả năng tư duy logic.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>2.1.3. Thói quen đọc sách của sinh viên </b>

Để tiếp cận việc đọc một cách hiệu quả, một trong những cách tốt nhất là biến nó thành thói quen hàng ngày. Đọc sách khơng chỉ là cách để truyền đạt kiến thức và thông tin mà còn là cách để thư giãn và mở mang đầu óc.

<b>a. Các hoạt động của sinh viên ngoài thời gian học tập trên trường </b>

Trong số các hoạt động mà sinh viên tham gia, đọc sách và tự học là hai hoạt động phổ biến với tỷ lệ cao lần lượt là 48,7% và 60,3%. Việc đọc sách và tự học là hai hoạt động rất tích cực và có thể giúp tăng cường kiến thức và kỹ năng của sinh viên. Ngoài ra, một số sinh viên đáng kể cũng tham gia vào các khóa học ngoại ngữ và phát triển kỹ năng để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Tuy nhiên, chỉ có 26,3% số

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

sinh viên tham gia vào các khóa học này. Điều này cho thấy cịn nhiều sinh viên cần khuyến khích và hỗ trợ để tham gia vào các khóa học ngoại ngữ và phát triển kỹ năng.

Thời gian để tạo các mối quan hệ cá nhân và giao tiếp xã hội cũng khá phổ biến với 59,3%. Hầu hết sinh viên cũng dành thời gian cho các mối quan hệ cá nhân, điều này cho thấy họ quan tâm đến sự phát triển bản thân cả trong và ngoài khuôn khổ học tập. Việc tạo các mối quan hệ giữa sinh viên và các anh chị khóa trên khơng chỉ giúp cho sinh viên có được những người đóng vai trò như một người anh, chị hướng dẫn và định hướng cho tương lai, mà còn giúp cho sinh viên có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Những anh chị khóa trên đã có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm việc làm, nắm bắt được tình hình thị trường lao động, từ đó có thể giúp cho sinh viên có được những cơ hội việc làm phù hợp với năng lực của mình. Điều này vừa mang lại lợi ích về mặt đời sống cho sinh viên vừa giúp cho họ có thể phát triển sự nghiệp và đạt được mục tiêu của mình trong tương lai.

Việc đi làm thêm đang trở nên phổ biến trong thời sinh viên chiếm 24,3%. Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến khả năng cân bằng giữa việc học và làm, đặc biệt đối với những sinh viên đang học những ngành có khối lượng kiến thức lớn như ngành Luật. Việc đi làm thêm không chỉ giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, mà còn cung cấp cho họ nhiều kinh nghiệm thực tiễn và giúp phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm, xử lý tình huống và nâng cao khả năng tự lập. Đi làm thêm có thể tạo ra nhiều áp lực đối với sinh viên, đặc biệt là khi họ phải đối mặt với sự eo hẹp, áp lực của thời gian và cơng việc. Việc phải hồn thành nhiều nhiệm vụ cùng lúc và phải đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng làm cho sinh viên gặp nhiều thách thức. Khi áp lực này đè nặng, sinh viên có thể cảm thấy mệt mỏi và không đủ năng lượng để tập trung vào học tập, dẫn đến ảnh hưởng đến việc học.

Lợi ích của việc đi làm thêm, chúng có thể đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên, khơng chỉ là thu nhập thêm, Việc làm thêm giúp sinh viên rèn luyện được nhiều kỹ năng mềm quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự quản lý và lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề và thời gian quản lý. Và cũng có thể giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế công việc, giúp cho họ hiểu rõ hơn về nghề nghiệp, chun mơn mình muốn theo đuổi và có thể tích lũy kinh nghiệm cho tương lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Nếu may mắn, sinh viên có thể tìm được việc làm liên quan đến chuyên ngành của mình, đó có thể là cơ hội tuyệt vời để họ rèn luyện và phát triển các kỹ năng chuyên môn. Tiếp sau đó, việc đi làm thêm cịn có thể giúp sinh viên xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp, người quản lý và khách hàng, mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra nhiều cơ hội để khám phá và phát triển bản thân. Những mối quan hệ này có thể trở thành tài sản vơ giá trong tương lai.

Kết quả của khảo sát cho thấy, 41,7% sinh viên thể hiện đam mê với trò chơi điện tử. Điều này thể hiện rõ sự lan rộng và phổ biến của trò chơi điện tử trong cộng đồng sinh viên hiện nay. Trò chơi điện tử khơng chỉ là một phương tiện giải trí, mà cịn là một cách để thỏa mãn sự tò mò và khám phá các thế giới ảo. Tuy nhiên, việc dành nhiều thời gian cho trị chơi có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập và tương tác xã hội. Do đó, cần lưu ý về việc cân bằng thời gian giữa giải trí và học tập để đảm bảo được các mục tiêu bản thân đã đề ra. Mua sắm cũng là một hoạt động được ưa thích, với tỷ lệ 27,7% việc mua sắm có thể giúp họ thỏa mãn nhu cầu và tạo dựng phong cách cá nhân. Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc chi tiêu cần vừa đủ và phù hợp với tình hình tài chính cá nhân, việc chi tiêu khơng kiểm sốt có thể dẫn đến các vấn đề tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống học tập. Một phần khảo sát thể hiện có 26% sinh viên cho biết họ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao. Tham gia vào các hoạt động thể dục và thể thao không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp giảm căng thẳng và tăng cường sự tập trung trong q trình học tập. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất học tập. Tuy nhiên, điều quan trọng là sinh viên cần cân bằng thời gian giữa học tập, làm việc và các hoạt động giải trí. Việc lạm dụng thời gian rảnh rỗi để thực hiện các hoạt động giải trí có thể dẫn đến giảm năng suất trong học tập và công việc, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bản thân và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. Vì vậy, sinh viên cần phải tự điều chỉnh thời gian của mình sao cho hợp lý và phù hợp với mục tiêu cá nhân của mình, cần chọn những hoạt động giải trí lành mạnh và khơng ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của mình.

<b>b. Phương tiện sinh viên sử dụng để đọc sách </b>

Theo kết quả khảo sát, chúng tôi thống kê các phương tiện thực hiện quá trình đọc của sinh viên trường Đại học Luật TP. HCM theo bảng dưới đây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Tuy nhiên, việc đọc sách giấy cũng có những hạn chế. Khi đọc sách giấy, người đọc có thể mất nhiều thời gian để tìm kiếm thơng tin cần thiết và tìm hiểu về nội dung cuốn sách. Ngoài ra, giá thành của sách giấy thường khá cao, đặc biệt là đối với những tài liệu tham khảo hoặc sách chuyên ngành. Sách giấy cũng tốn nhiều diện tích lưu trữ, khơng như sách điện tử có thể được lưu trữ trên thiết bị di động hoặc máy tính. tiếp đó Sách giấy khơng thể cập nhật dễ dàng. Trong thế giới hiện đại, thông tin thường được cập nhật rất nhanh và thay đổi liên tục. Vì vậy, sách giấy có thể trở nên lỗi thời nhanh chóng. Điều này cũng là một lý do mà nhiều người dùng đầu tư vào sách điện tử, vì chúng có thể cập nhật được thơng tin mới nhất một cách nhanh chóng. Việc đọc sách bằng giấy cũng có thể gây ra mỏi mắt và đau đầu, đặc biệt là khi người đọc phải đọc trong một thời gian dài. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi người đọc phải đọc nhiều cuốn sách trong cùng một ngày. Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy rằng đọc sách giấy có thể giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi hơn so với đọc sách trên thiết bị điện tử. Điều này là do màn hình thiết bị điện tử thường bị ánh sáng xanh phát ra, gây ra căng

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

thẳng cho mắt và ảnh hưởng đến giấc ngủ của người đọc. Tuy nhiên, việc đọc sách trên thiết bị điện tử cũng có những ưu điểm của nó. Một trong những ưu điểm đó là sách điện tử tiết kiệm khơng gian vì bạn khơng cần phải lưu trữ nhiều sách giấy trong khơng gian sống của mình. Ngồi ra, các tính năng như tìm kiếm, ghi chú và đánh dấu trang trên sách điện tử giúp cho việc học tập và nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn. Sách bằng giấy và thiết bị điện tử đều có ưu và khuyết điểm của chúng, tuy nhiên, cách học tập phù hợp với mỗi cá nhân có thể khác nhau. Có nhiều yếu tố góp phần vào lý do tại sao một số sinh viên thích học sách bằng giấy hơn người khác.

<b>c. Không gian sinh viên sử dụng để đọc sách </b>

Kết quả phỏng vấn trực tiếp về vấn đề nhu cầu của sinh viên đối với mơi trường đọc sách thì phần lớn sinh viên cho rằng khơng gian n tĩnh, thống mát, thoải mái là quan trọng nhất. Môi trường đọc sách phù hợp với nhu cầu của sinh là tiền đề để mang lại nguồn cảm hứng và sự hứng thú trong khi đọc sách, nhằm mang lại sự tập trung tối đa để đảm bảo hiệu suất đọc sách tốt nhất. Yêu cầu này phản ánh sự nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của môi trường thuận lợi để tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, việc tạo ra môi trường đọc sách phù hợp với nhu cầu của sinh viên không phải lúc nào cũng dễ dàng, với nhịp sống học tập và cuộc sống hiện đại, việc ln có khơng gian lý tưởng để đọc sách không phải lúc nào cũng được đảm bảo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Khi bảng khảo sát hỏi về các vấn đề đang tồn tại trong thư viện. Thì đa số sinh viên đã phản ánh rằng thư viên đang gặp phải các vấn đề như: thiếu không gian học thuận lợi, thiếu ổ cấm điện, máy lạnh dùng chưa thật sự hiệu quả,.... Nhận thấy rằng điều kiện thư viện và môi trường học tập tại trường Đại học Luật TP. HCM đang phải đối mặt với nhiều thách thức, mặc dù đã có những nỗ lực lớn để cải thiện điều kiện của thư viện nhưng vẫn còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tạo ra một môi trường học tập thuận lợi.

Việc đọc sách ở nhà cũng giúp cho bạn có thể tập trung tốt hơn vào nội dung của cuốn sách. Bạn có thể thoải mái ngồi đọc sách trong thời gian dài mà không lo bị gián đoạn bởi những người xung quanh hay những tiếng ồn bất ngờ. Ngoài ra, khi đọc sách ở nhà, bạn có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn tài liệu khác để trợ giúp cho việc học tập của mình. Bạn có thể dùng Internet để tìm kiếm thêm thơng tin hay tài liệu tham khảo khác liên quan đến nội dung của sách đang đọc, giúp cho việc hiểu rõ hơn và tiếp cận được nhiều quan điểm khác nhau.

Tuy nhiên, việc đọc sách ở nhà cũng có một số hạn chế cần lưu ý. Đặc biệt là, bạn có thể bị mất tập trung khi đọc sách trong một mơi trường q nhàm chán và ít kích thích. Khi đó, việc tiếp tục đọc sách có thể trở nên khó khăn và mệt mỏi. Ngồi ra, việc đọc sách ở nhà có thể dẫn đến tình trạng lười biếng và bị gián đoạn bởi các yếu tố khác như tivi, điện thoại, hoặc các hoạt động giải trí khác.

Sinh viên không lựa chọn thư viện là nơi đọc sách chủ yếu là do sự tiện lợi của việc đọc sách ở nhà hoặc các không gian khác. Khi đọc sách ở nhà, sinh viên có thể tạo ra một môi trường học tập thoải mái và phù hợp với sở thích của mình. Có thể đọc sách trong môi trường yên tĩnh, thư giãn và tập trung vào nội dung của cuốn sách mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh. Thư viện thường có giới hạn về thời gian mở cửa và một số quy định khắt khe về việc sử dụng tài liệu trong thư viện, thiếu thiết bị, vật chất,... khiến cho việc đọc sách ở đó khơng phù hợp với một số sinh viên. Một số sinh viên có thể cảm thấy không thoải mái trong không gian thư viện, do đó họ sẽ tìm kiếm những khơng gian khác để đọc sách. Tuy nhiên, việc không sử dụng thư viện để đọc sách có thể khiến cho sinh viên bỏ lỡ cơ hội truy cập vào các tài liệu khác nhau và các nguồn thơng tin bổ ích. Ngồi ra, thư viện cũng là nơi để sinh viên gặp gỡ và trao đổi kiến thức với nhau, tạo ra một mơi trường học tập tích cực. Do đó, việc đọc sách ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

thư viện cũng có nhiều ưu điểm và đó là một lựa chọn tốt cho sinh viên khi cần tìm kiếm thơng tin và học tập.

<b>2.1.4. Kỹ năng đọc sách của sinh viên </b>

Trên con đường chinh phục vô vàn tri thức đang chờ đợi trên những trang sách, không thể bỏ qua kỹ năng đọc. Đó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tri thức, khả năng này giúp chúng ta tiếp cận và xử lý thông tin một cách hiệu quả. Đọc không chỉ là quét qua bằng mắt mà là sự tương tác tinh tế giữa tinh thần và sách. Khi đọc, ta khơng chỉ nắm được nội dung chính mà còn lắng nghe tiếng gọi của tác giả, cảm nhận những tâm tư sâu xa ẩn sau từng câu, từng chữ. Khả năng này đòi hỏi sự tập trung, kiên nhẫn và kỹ năng tư duy. Mỗi cuốn sách là một thế giới riêng và kỹ năng đọc giúp chúng ta bước vào thế giới đó, khám phá bản thân và hoàn thiện bản thân. Nắm vững khả năng đọc cũng là cần thiết để đánh thức trí tuệ. Để thu thập thơng tin, phân tích và đánh giá các ý kiến, chúng ta cần biết cách nhận diện được thông tin sai lệch và biết cách xác định ý chính, nhằm có thể lược bỏ các thơng tin khơng cần thiết giúp việc đọc sách được hiệu quả hơn. Cũng như liên kết các ý tưởng trong sách với kiến thức có sẵn. Khả năng này giúp chúng ta phản xạ tốt hơn, nâng cao khả năng phân tích thông tin và không ngừng học hỏi.

Cuộc khảo sát vừa qua đã làm sáng tỏ một số thách thức quan trọng mà các sinh viên tại Trường Đại học Luật TP. HCM thường gặp phải trong quá trình thực hiện nghiên cứu và sử dụng tài liệu. Kết quả của cuộc khảo sát đã tiết lộ rất rõ các khía cạnh cần được chú trọng để cải thiện môi trường học tập và hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên.

<b>a. Những khó khăn sinh viên thường gặp phải </b>

Trong q trình khảo sát, chúng tơi đề cập đến những khó khăn của sinh viên trong q trình tìm kiếm tài liệu, thì kết quả đạt được như sau:

Khó khăn trong việc định hình từ khóa của tài liệu 14,7 Khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu phù hợp 46,3

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Khó khăn trong việc đánh giá độ tin cậy của tài liệu 31 Khơng gặp phải vấn đề gì 8

Theo kết quả khảo sát, 46% sinh viên cho biết họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu phù hợp. Điều này có thể là do sinh viên khơng biết cách sử dụng các cơng cụ tìm kiếm hiệu quả hoặc khơng có kỹ năng lọc và phân loại tài liệu. Ngoài ra, 31% sinh viên cũng gặp khó khăn trong việc đánh giá độ tin cậy của tài liệu. Điều này có thể liên quan đến việc sinh viên chưa có đủ kinh nghiệm trong việc đọc và phân tích tài liệu hoặc khơng biết cách xác định độ tin cậy của các nguồn thông tin. Khó khăn trong việc định hình từ khóa của tài liệu là một vấn đề khác mà 14,7% sinh viên gặp phải, việc định hình từ khóa là quan trọng trong việc tìm kiếm tài liệu phù hợp và nếu khơng thực hiện đúng cách, sinh viên có thể sẽ tốn nhiều thời gian và cơng sức trong q trình tìm kiếm. tiếp đó có 0,3% sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm loại tài liệu phù hợp, điều này có thể do sinh viên chưa biết cách xác định loại tài liệu phù hợp cho từng mục đích học tập cụ thể. Tuy nhiên, cũng có 8% sinh viên cho biết họ khơng gặp phải vấn đề gì trong việc sử dụng tài liệu. Điều này có thể là do những sinh viên này đã có kinh nghiệm sử dụng tài liệu hoặc đã được hướng dẫn kỹ càng về kỹ năng tìm kiếm và đánh giá tài liệu hoặc cũng có thể họ thực sự khơng nhận thức được vấn đề trong việc đọc sách của mình nên mới nói khơng gặp vấn đề nào, họ cho rằng việc quá trình tìm kiếm tài liệu đã tốt và không gặp vấn đề nào quá nghiêm trọng. Sinh viên hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, đánh giá và sử dụng tài liệu của mình. Các khó khăn này có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể kể đến hai ngun nhân chính đó là: sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin và internet, cùng với sự thiếu hụt kỹ năng và kinh nghiệm của sinh viên.

Với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thông tin và internet, lượng thông tin trên mạng đang tăng lên với tốc độ chóng mặt. Điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau mà sinh viên có thể sử dụng trong quá trình học tập. Tuy nhiên, với số lượng tài liệu khổng lồ như vậy, sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thơng tin chính xác và phù hợp với mục đích học tập của mình. Ngồi ra, sinh viên cũng có thể gặp khó khăn trong việc đánh giá độ tin cậy của các nguồn thông tin trên mạng, khi mà một số tài liệu có thể khơng đảm bảo chất lượng và độ tin cậy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Sinh viên cũng gặp khó khăn trong việc tìm hiểu và sử dụng các cơng cụ tìm kiếm và các kỹ năng đánh giá tài liệu. Việc đánh giá tính chính xác và độ tin cậy của tài liệu là rất quan trọng, nhưng đôi khi sinh viên chưa được đào tạo về các kỹ năng này. Ngồi ra, sinh viên cũng có thể gặp khó khăn trong việc định hình từ khóa và phân loại tài liệu, đây là một quá trình khá phức tạp và cần có sự tập trung và kinh nghiệm.

<b>b. Mức độ thông hiểu của sinh viên đối với tài liệu </b>

<b> c. Nhu cầu sử dụng phương pháp đọc của sinh viên </b>

Không sử dụng phương pháp đọc nào 83 Sử dụng phương pháp đọc 17

Kết quả cho thấy rằng 83% sinh viên không sử dụng bất kỳ phương pháp đọc cụ thể nào, trong khi chỉ có 17% sinh viên sử dụng phương pháp đọc. Nhìn chung, kết quả này cho thấy một số sinh viên đang đọc sách mà khơng có phương pháp cụ thể, điều này có thể dẫn đến việc đọc thiếu hiệu quả và bỏ lỡ thông tin quan trọng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Việc đọc một cuốn sách mà khơng có phương pháp cụ thể có thể là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau. Phần lớn sinh viên có thể đang đọc sách chỉ để hoàn thành bài tập hoặc đáp ứng nhu cầu yêu cầu của giảng viên, do đó khơng chú ý đến việc sử dụng phương pháp đọc cụ thể để tối ưu hóa q trình đọc. Ngồi ra, có thể một số sinh viên chưa biết đến những phương pháp đọc hiệu quả hoặc không nhận thức được giá trị của việc áp dụng những phương pháp này trong việc học tập. Trong khi đó, số lượng sinh viên sử dụng phương pháp đọc khác là tương đối ít. Điều này có thể cho thấy rằng việc sử dụng phương pháp đọc cụ thể khi đọc sách không phải là điều được nhiều sinh viên quan tâm hoặc có thể họ chưa biết được những phương pháp đọc hiệu quả.

Một số nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên hiện nay không sử dụng bất kỳ phương pháp đọc nào khi đọc sách có thể bao gồm những yếu tố sau. Trong cuộc sống hiện đại, áp lực và stress là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt đối với sinh viên. Với nhiều bài tập và bài kiểm tra phải hoàn thành trong thời gian ngắn, sinh viên thường cảm thấy áp lực và stress khi đọc sách, dẫn đến việc họ chỉ tập trung vào việc hồn thành cơng việc mà khơng để ý đến phương pháp đọc. Ngồi ra, sự chú ý và tập trung của sinh viên cũng bị ảnh hưởng bởi những tác động từ môi trường xung quanh. Với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ, thơng tin được truyền tải nhanh chóng và liên tục, khiến cho sinh viên dễ bị phân tâm, không tập trung vào nội dung đang đọc. Hơn nữa, một số sinh viên cho rằng họ không cần phải sử dụng phương pháp đọc khi đọc sách vì họ tin rằng đọc theo kiểu riêng của mình sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc không hiểu rõ nội dung sách và dễ dàng quên đi những thông tin quan trọng.

<b>2.2. Nhận xét, đánh giá văn hoá đọc của sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh </b>

Nhu cầu đọc sách của sinh viên tại Trường Đại học Luật TP. HCM được phản ánh qua kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu cho thấy rằng. Tổng thể, sinh viên có nhu cầu đọc sách khá cao, tương đối đồng đều giữa các khóa, được thể hiện thơng qua việc họ tự tạo môi trường học tập thuận lợi tại nhà và thường dành thời gian cho việc đọc sách. Nhìn chung, từ kết quả khảo sát sinh viên trường Đại học luật TP. HCM, thì đa phần sinh viên ý thức rất tốt trong việc đọc sách, điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua tỷ lệ thời gian đọc sách và tỷ lệ mục đích đọc sách của sinh viên ở các khóa tương đối

</div>

×