Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 54 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>1.1.1. Khái niệm căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng ... 8 </b>

<b>1.1.2. Xác định tài sản riêng của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam ... 10 </b>

<b>1.1.3. Ý nghĩa của quy định căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng... 15 </b>

<b>1.2. PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG ... 17 </b>

<b>2.1 XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG CĂN CỨ VÀO THỜI ĐIỂM PHÁT SINH TÀI SẢN ... 27 </b>

<b>2.1.1. Quy định của pháp luật ... 27 </b>

<b>2.1.2. Bất cập và hoàn thiện pháp luật từ kinh nghiệm của một số quốc gia ... 28 </b>

<b>2.2. XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG CĂN CỨ VÀO QUY ĐỊNH VIỆC CHỦ SỞ HỮU DỊCH CHUYỂN TÀI SẢN CHO VỢ HOẶC CHỒNG... 30 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>2.2.1. Quy định của pháp luật ... 30 </b>

<b>2.2.2. Bất cập và hoàn thiện pháp luật từ kinh nghiệm của một số quốc gia ... 30 </b>

<b>2.3. XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG CĂN CỨ VÀO HẬU QUẢ CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ... 32 </b>

<b>2.3.1. Quy định của pháp luật ... 32 </b>

<b>2.3.2. Bất cập và hoàn thiện pháp luật từ kinh nghiệm của một số quốc gia ... 34 </b>

<b>2.4. XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT, MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TÀI SẢN ... 37 </b>

<b>2.4.1. Quy định của pháp luật ... 37 </b>

<b>2.4.2. Bất cập và hoàn thiện pháp luật từ kinh nghiệm của một số quốc gia .... 37 </b>

<b>2.5. XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG CĂN CỨ VÀO SỰ CHUYỂN HOÁ TÀI SẢN RIÊNG TỪ DẠNG NÀY SANG DẠNG KHÁC ... 39 </b>

<b>2.5.1. Quy định của pháp luật ... 39 </b>

<b>2.5.2. Bất cập và hoàn thiện pháp luật từ kinh nghiệm của một số quốc gia ... 40 </b>

<b>2.6. XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG CĂN CỨ VÀO VIỆC XÁC LẬP TÀI SẢN, QUYỀN TÀI SẢN ĐẶC THÙ ... 42 </b>

<b>2.6.1. Quy định của pháp luật ... 42 </b>

<b>2.6.2. Bất cập và hoàn thiện pháp luật từ kinh nghiệm của một số quốc gia ... 44 </b>

<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ... 47 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 48 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 50 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </b>

“Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là cốt lõi tư tưởng trị quốc của cổ nhân; làm nên những triều đại vàng son trong lịch sử Trung Hoa. Theo Khổng Tử, gia đình chính là tế bào, là nguồn gốc của quốc gia, xã hội, gia thất có an thì quốc gia mới thịnh vượng, phát triển. Tiếp thu tinh hoa bản sắc văn hóa ấy của Trung Quốc, từ các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần,... cho đến nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay đã và đang đặt gia đình thành cái nuôi dưỡng và rèn luyện nhân cách con người. Và việc quan tâm, chú trọng ổn định quan hệ hơn nhân và gia đình bằng pháp luật là tất yếu cho sự phát triển xã hội bền vững.

Từ ngày 01/01/2015, sau gần một thập niên kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2014 được đưa vào thi hành, hành lang pháp lý điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình nói chung, các quan hệ tài sản vợ chồng nói riêng ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, bên cạnh chuyển biến tích cực thì trong bối cảnh hội nhập và phát triển, các mối quan hệ tài sản giữa vợ, và chồng ngày càng trở nên phức tạp do nhu cầu về tiêu dùng và ý thức về quyền sở hữu cá nhân tăng lên. Việc xác định tài sản chung hoặc tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng cũng như các tranh chấp tài sản giữa các bên phối ngẫu phát sinh ngày càng phức tạp mà một trong những nguyên do là cơ chế pháp lý cho việc minh định tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng đã bộc lộ nhiều vướng mắc.

Tiếp cận từ chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định và việc xác định tài sản của một bên theo pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam, có khơng ít tác giả, nhóm tác giả đã thể hiện sự trăn trở, lưu tâm qua các cơng trình nghiên cứu. Song những câu trả lời thỏa đáng vẫn cịn đang bỏ ngỏ. Trong hồn cảnh đó, trên cơ sở cần hoàn thiện cơ sở pháp lý, đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho việc minh định tài sản riêng một cách hợp lý – hợp pháp hướng đền bảo vệ quyền lợi của vợ, chồng; ổn định xã hội, nhóm tác giả lựa chọn vấn đề “Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng: Pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

<b>2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI </b>

Xác định tài sản riêng của vợ, chồng là vấn đề được nhiều học giả quan tâm. Tiếp cận từ chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>Nhóm nghiên cứu trong nước </b></i>

Từ góc độ lý luận và (hoặc) thực tiễn với giới hạn phạm vi khác nhau, đã có nhiều tác giả, nhóm tác giả trong nước nghiên cứu về tài sản của vợ, chồng và liên quan đền việc xác định tài sản riêng. Trong đó, đáng chú ý có các cơng trình nghiên cứu sau đây:

<i>Nhóm sách chun khảo, luận văn: </i>

<i>- Mai Thị Tuyết Hạnh (2013), Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật </i>

TP.HCM. Trong cơng trình này, tác giả đã cho thấy quy định cua pháp luật và làm sáng tỏ căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trước ngày 01/01/2015; Bên cạnh lý luận – pháp lý, tác giả đề tài đã chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong quy định của pháp luật từ đó kiến nghị hoàn thiện. Tuy nhiên, luận văn thực hiện trước thời điểm Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực nên quy định về xác định xác định tài sản riêng của vợ, chồng khơng cịn phù hợp cơ chế pháp lý hiện hành.

<i>- Nguyễn Thị Quyền (2017), Áp dụng pháp luật trong việc xác định tài sản riêng </i>

<i>của vợ, chồng, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà Nội. Đề tài tập trung phân tích </i>

những điểm chưa hồn thiện của Luật HN&GĐ năm 2014 trong việc áp dụng pháp luật xác định tài sản riêng của vợ, chồng tại Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất giải pháp pháp lý hồn thiện. Trong luận văn, tác giả trình bày khá đầy đủ các căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong từ các nguồn: từ trước khi kết hôn; từ tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; từ tài sản mà vợ, chồng được chia trong thời kỳ hôn nhân; từ tài sản khác theo quy định của pháp luật về sở hữu riêng vợ, chồng.

<i>- Trần Ngọc Mỹ (2020), Quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hơn </i>

<i>nhân và gia đình 2014 và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà Nội. Luận </i>

văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng về quyền sở hữu riêng của vợ, chồng; tìm hiểu được thực tiễn áp dụng, vận dụng các quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng thông qua thực tiễn xét xử ở Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp. Từ đó đưa ra đánh giá, vướng mắc, bất cập tồn tại để đề xuất góp phần hồn thiện.

<i>- Lương Quốc Đình (2021), Xác định tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn theo </i>

<i>Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và thực tiễn thực hiện, Luận văn thạc sĩ trường Đại học </i>

Luật TPHCM. Qua luận văn nghiên cứu này, tác giả đã nêu được một số vấn đề lý luận về xác định tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn; thực tiễn xác định tại TAND, chỉ ra điểm còn bất cập, thiếu hợp lý trong các quy định pháp luật về xác định tài sản riêng vợ,

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

chồng. Luận văn đã khai thác vào vấn đề về tài sản riêng khi ly hôn của vợ, chồng và nêu ra những đề xuất hoàn thiện.

<i>- Trường Đại học Luật TPHCM, Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Hơn </i>

<i>nhân và gia đình, Nxb Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam. Tại chủ đề 11 của Sách tình </i>

huống, các tác giả đã đưa ra một tình huống liên quan đến vấn đề xác định tài sản riêng của vợ chồng. Cụ thể, trong tình huống nêu trên cả hai bản án Sơ thẩm và Phúc thẩm đều cho rằng đây là tài sản riêng của người vợ nhưng lại có những nhận định khác nhau. Theo quan điểm của các tác giả, họ cho rằng để xác định được một tài sản có phải là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng, ta cần phải xác định dựa vào thời điểm thực hiện giao dịch và nguồn gốc tài sản chứ không thể dựa và thời điểm họ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu. Ngoài ra, tại chủ đề 12 đã nêu ra một tình huống liên quan đến vấn đề xác định tài sản riêng của vợ chồng khi giải quyết tranh chấp để từ đó khơng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích liên quan của hai bên vợ chồng. Trong vụ việc nêu trên, tác giả cho rằng để xác định được những tài sản đang tranh chấp thuộc khối tài sản nào thì phải căn cứ vào các quy định của Luật HN&GĐ hiện hành. Tác giả cũng chỉ ra rằng trong thực tiễn có nhiều trường hợp tài sản phải đăng ký quyền sử dụng nhưng chỉ đứng tên vợ hoặc chồng. Vì vậy, trong trường hợp khơng có tranh chấp thì đó là sẽ tài sản chung, mặt khác nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì bên đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng phải chứng minh đó là tài sản riêng của mình, khơng chứng minh được thì đó sẽ được coi là

<i>tài sản chung. </i>

Nhóm bài báo, tạp chí:

Có thể đề cập đến các bài báo, tạp chí sau:

- Nguyễn Văn Cừ (2015), “Chế độ tài sản của vợ, chồng theo thỏa thuận trong pháp

<i>luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam”, Tạp chí Luật học (04). </i>

-Bùi Minh Hồng (2009), “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ, chồng liên hệ từ

<i>pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 11. </i>

<i>- Trần Quang Cường (2011), “Tài sản chung hay riêng”, Tạp chí Tồ án nhân dân </i>

số 01/2011, tr. 36,24.

- Nguyễn Thị Hạnh (2011), “Trao đổi về bài viết “Tài sản chung hay tài sản

<i>riêng””, Tạp chí Toà án nhân dân số 09/2011, tr16- 18. </i>

- Thu Hương- Duy Kiên (2013) , “Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản chung cả vợ, chồng khi ly hơn theo Luật hơn nhân và gia đình và thực tiễn giải quyết”, Tạp chí

<i>Tịa án nhân dân số 5,6/ 2013. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>Các nghiên cứu nước ngoài </b></i>

Nghiên cứu pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật của một số quốc gia về vấn đề xác định tài sản riêng của vợ, chồng là đề tài có ý nghĩa quan trọng, cơ sở giúp chúng ta đúc rút những bài học kinh nghiệm trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Đã có nhiều tác giả, nhóm tác giả nghiên cứu về cách phân định tài sản riêng của hai bên chủ thể trong mối quan hệ hôn nhân từ thực tiễn các quốc gia với nhiều góc độ trong đó, đáng lưu ý là một số cơng trình liên có quan như:

- Oldham, J. Thomas (1990), <i>Separate property businesses that increase in Value during Marriage, Wisconsin Law Review Vol 1990, pp. 585 - 632. Trong cơng trình </i>

này, tác giả phân tích những hồn cảnh doanh nghiệp thuộc sở hữu riêng biến động, tăng giá trị trong thời kỳ hôn nhân tại một số tiểu bang Hoa Kỳ. Người viết thảo luận về hai phương pháp được hầu hết các Tịa án áp dụng để tính giá trị tài sản tăng của doanh nghiệp cũng như các phương pháp tiếp cận được sử dụng bởi hai Đạo luật về Sở hữu hôn nhân Thống nhất và Sở hữu hôn nhân Wisconsin, và các vấn đề nảy sinh theo các cách tiếp cận khác nhau này. Tác giả bài viết kết luận rằng, trên cơ sở lý thuyết tài sản cộng đồng, doanh nghiệp thuộc sở hữu của một bên vợ (chồng) trước kết hôn mà tăng giá trị đáng kể trong thời kỳ hơn nhân thì doanh nghiệp đó vẫn thuộc sở hữu riêng, nhưng giá trị tăng được xem là tài sản chung; tuy vậy, để đảm bảo công bằng, việc xác định tài sản riêng nên được giới hạn trong giá trị của vốn, cộng với một suất sinh lời.

- Blumberg, Grace Ganz (1985), Marital Property Treatment of Pensions,

<i>Disability Pay, Workers' Compensation, and Other Wage Substitutes: An Insurance, or </i>

bài viết thực hiện khảo sát các án lệ (đã được công bố đến tháng 04/1986) tại Hoa Kỳ về việc xác định tài sản đặc thù của vợ chồng gồm các khoản lương hưu, trợ cấp tàn tật, bồi thường cho người lao động và trợ cấp thôi việc, đồng thời chỉ ra những bất cập trong quy định của pháp luật và sự đa diện trong đường lối giải quyết của các cơ quan tài phán. Từ thực tiễn xét xử phân diện các tài sản đặc thù (trên) khi vợ chồng ly hôn, tác giả khuyến nghị hướng nhất quán trong việc phân định loại tài sản này theo hướng bảo vệ lợi ích của vợ chồng.

<i>- Stefania Boscarolli (2015), Characterization of separate property within the </i>

<i>community property systems of the United states and Italy: An ideal approach?,</i>

Gonzaga Journal of International Law (GJIL) Vol. 19, Issue 1. Bài viết cung cấp cho người đọc tổng quan về đặc điểm của tài sản riêng trong các hệ thống tuân theo chế độ

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

sở hữu cộng đồng cụ thể xem xét xác định tài sản dựa vào nguồn gốc của nó trên cơ sở so sánh hai hệ thống pháp luật một số tiểu bang Hoa Kỳ và Ý. Làm rõ mặt tích cực và tiêu cực trong các cách tiếp cận đối với chế độ tài sản chung nói chung và đặc điểm của tài sản riêng, tác giả cho rằng sự cần thiết sửa đổi quy định về nhận diện đặc tính tài sản riêng trong hai hệ thống tài sản, theo đó, sự kết hợp hài hoà ưu điểm trong cơ chế pháp lý về xác định tài sản riêng sẽ tạo ra mơ hình lý tưởng cho những cải cách trong tương lai.

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã thể hiện khá sinh động và hiện thực về pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến việc xác định tài sản của vợ, chồng cả phạm vi trong và ngoài nước. Trong các cơng trình nghiên cứu đã nêu:

(i) Có cơng trình mang tính vĩ mơ, khái qt toàn bộ cách thức phân định tài sản của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm cả tài sản riêng và tài sản chung. Đây là một trong những nội dung quan trọng, là tiền đề làm cơ sở lý luận định hướng hoàn thiện pháp luật về hơn nhân và gia đình tại Việt Nam;

(ii) Có cơng trình giới hạn khai thác một khía cạnh trong vấn đề tài sản của vợ chồng đặt trong mối quan hệ giữa gia đình, Nhà nước và xã hội giúp chúng tơi tổng kết kinh nghiệm, đối sánh với cơ chế và thực tiễn đương đại từ đó giải quyết nội dung đề tài theo hướng tồn diện;

(iii) Có cơng trình nghiên cứu cơ chế pháp lý cũng như thực tiễn nước ngoài về việc phân định tài sản riêng của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp.

Dù tiếp cận từ góc độ khác biệt nhất định về điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường pháp lý song khơng thể phủ nhận, những cơng trình nghiên cứu về tài sản riêng trong mối quan hệ hơn nhân ở nước ngồi là nguồn tài liệu giá trị giúp nhóm tác giả chọn lọc “điểm son” từ đó rút ra kinh nghiệm phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài đặt trong bối cảnh tại Việt Nam.

Song nhìn tổng quan, đa phần các cơng trình trong và ngồi nước chỉ dừng ở một sản phẩm khoa học về vấn đề tài sản giữa vợ và chồng nói chung hoặc chỉ mới giải quyết được một mảng nội dung liên quan đến việc thực hiện phân chia tài sản của vợ, chồng khi xảy ra tranh chấp. Từ tình hình nghiên cứu thể hiện qua các đề tài cùng nội dung mà chúng tôi đã đề cập, khẳng định đến tại thời điểm này, chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về căn cứu xác định tài sản riêng của vợ, chồng cũng như đưa ra những giải pháp tháo gỡ bất cập về mặt pháp lý. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, lần đầu tiên, nội dung, mục tiêu và định hướng này sẽ được

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

chúng tôi tiếp cận nghiên cứu một cách toàn diện qua đề tài: “Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng: Pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam”.

<b>3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>

Phù hợp phạm vi nghiên cứu, đề tài hướng đến giải quyết các mục tiêu:

- Làm rõ cơ sở lý luận – những vấn đề chung về việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong chế độ tài sản theo luật định;

- Đánh giá khách quan, toàn diện nội dung điều chỉnh pháp luật và hiệu quả áp dụng căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong thực tiễn;

- Chỉ ra những bất cập, vướng mắc của pháp luật trong cơ chế thi hành pháp luật về xác định tài sản riêng của vợ, chồng (trong chế độ tài sản theo luật định);

- Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm nước ngồi từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền về tài sản của vợ, chồng.

<b>4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như những bất cập trong việc áp dụng pháp luật để xác định tài sản riêng của vợ chồng. Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam về tài sản riêng của vợ chồng cũng như thông qua sự tìm hiểu đối sánh căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật một số quốc gia, nhóm tác giả phân tích những bất cập, vướng mắc trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

Đề tài được nhóm tác giả nghiên cứu trong phạm vi quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về xác định tài sản riêng của vợ, chồng và được tiếp cận từ góc độ chế độ tài sản pháp định. Đồng thời chúng tôi cũng có sự tham khảo, nghiên cứu các quy định của pháp luật của một số nước trên thế giới nhằm mục đích so sánh với những quy định của pháp luật Việt Nam để có những kết luận khoa học về vấn đề nêu trên.

<b>5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<i>Đề tài “</i>Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng: Pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam<i>” được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở quan điểm của chủ </i>

nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Trong đó, pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, được hình thành trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội. Để phù hợp nội dung và phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

sử dụng một số phương pháp sau để thực hiện đề tài: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.

<i>Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các quy định của </i>

luật có liên quan đến vấn đề xác định tài sản riêng của vợ, chồng được tiếp cận từ góc độ chế độ tài sản pháp định cũng như khái quát lại toàn bộ những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong đề tài này;

<i>Phương pháp so sánh được sử dụng khi tìm hiểu đánh giá các quy định của pháp </i>

luật Việt Nam hiện hành cũng như so với pháp luật của một số nước khác cùng quy định về vấn đề nêu trên. Qua đó, thấy được sự tiến bộ, phù hợp của pháp luật với các điều kiện văn hóa, xã hội ở Việt Nam.

<b>6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương:

<i>Chương 1. Những vấn đề chung và pháp luật một số quốc gia về căn cứ xác định </i>

tài sản riêng của vợ, chồng.

<i>Chương 2. Pháp luật Việt Nam hiện hành về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, </i>

chồng, bất cập và giải pháp pháp lý hoàn thiện từ kinh nghiệm của một số quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG </b>

<b>1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG </b>

<b>1.1.1. Khái niệm căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng </b>

<i><b>Khái niệm tài sản: </b></i>

<i>Theo ngôn ngữ phổ thông, “tài sản là của cải, vật chất hoặc tinh thần có giá trị </i>

<i>Theo nghĩa pháp lý,“tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đối tượng của </i>

<i>quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác. Tài sản bao gồm vật có thực, vật đang tồn tại và sẽ có hoa lợi, lợi tức, vật sẽ được chế tạo theo mẫu như đã thỏa thuận giữa các bên, </i>

<i>Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định “tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và </i>

<i>quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có </i>

<i>Vật được hiểu là một bộ phận vật chất, có hình khối, tồn tại khách quan mà con </i>

người có thể tiếp cận và cầm nắm được thơng qua các giác quan của mình. Chỉ được coi là vật – đối tượng của quyền sở hữu nếu đáp ứng các điều kiện: Là một bộ phận của thế giới vật chất; phải có ích, tức có khả năng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người; con người có khả năng chiếm hữu được<small>4</small>. Theo BLDS sự thì khơng chỉ vật có thực mới được coi là tài sản, là đối tượng của quyền sở hữu, mà khái niệm tài sản còn bao gồm cả vật được hình thành trong tương lai.

<i>Tiền được coi là tài sản thuộc sở hữu bởi nó là phương tiện dùng để thanh toán, là </i>

đối tượng trong các quan hệ hợp đồng, bồi thường thiệt hại. Tiền chỉ được coi là tài sản khi đang có giá trị lưu hành.

<i>Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được </i>

trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá là một loại tài sản ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Theo Khoản 9 Điều 3 Văn bản hợp nhất 8019/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 hợp nhất nghị định về giao dịch bảo

<i>đảm do Bộ Tư pháp ban hành thì “giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, </i>

<small> </small>

<small>1</small><i><small>Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb TP.HCM, tr.811 </small></i>

<small>2</small><i><small> Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư Pháp, tr.685 </small></i>

<small>3 Khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015 </small>

<small>4</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền </small></i>

<i><small>thừa kế, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr.12 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy </i>

<i>Quyền tài sản là một dạng tài sản và đặc thù trong BLDS năm 2015. Theo Bộ luật, </i>

quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác<small>6</small>. So với BLDS năm

<i>2005, BLDS sự năm 2015 đã mở rộng nội hàm của quyền tài sản khi bỏ đi yếu tố “có </i>

<i>thể chuyển giao trong giao dịch dân sự”. Đồng thời, BLDS năm 2015 cũng quy định rõ </i>

quyền sử dụng đất là quyền tài sản.

<i><b>Khái niệm và tính chất tài sản của vợ, chồng </b></i>

Tài sản riêng của vợ chồng là các khối tài sản thuộc sở hữu của một bên trong thời gian tồn tại quan hệ hôn nhân và cũng là các loại tài sản được nhận diện trên cơ sở Điều 105 BLDS năm 2015 gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tuy nhiên, gắn với chủ sở hữu là chồng vợ, đặt trong mối quan hệ hôn nhân chi phối bởi yếu tố tình cảm nên tài sản riêng của vợ, chồng có những đặc trưng cơ bản:

<i>Thứ nhất, tài sản của vợ chồng được xác lập trên cơ sở sự thừa nhận của Hiến pháp </i>

năm 2013 về quyền sở hữu tài sản của công dân<small>7</small> và phù hợp quy định của BLDS năm 2015 về nguyên tắc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ tài sản (Điều 3); về hình thức biểu hiện tài sản (từ Điều 105 đến Điều 115) và về hình thức sở hữu tài sản (từ Điều 205 đến Điều 220). Trong phạm vi quan hệ hơn nhân và gia đình, tài sản của vợ chồng được cụ thể hóa trong Luật HN&GĐ cùng các văn bản hướng dẫn thi hành tương thích với quan hệ nhân thân giữa chồng và vợ.

<i> Thứ hai, tài sản của vợ chồng chịu sự chi phối bởi yếu tố tình cảm mang tính đặc </i>

thù trong quan hệ vợ chồng và quan hệ phái sinh<small>8</small>. Do đó, việc thực hiện quyền sở hữu tài sản của vợ chồng không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân họ mà cịn vì quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình. Ví dụ, trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng<small>9</small>. Hoặc trong chế độ

<small> </small>

<small>5 Dự thảo lần thứ nhất Nghị định quy định các biện pháp thi hành BLDS về giao dịch bảo đảm năm 2017 cũng xác định giấy tờ có giá tương tự như vậy tại Khoản 6 Điều 2 </small>

<small>6</small><b><small> Điều 115 BLDS năm 2015 </small></b>

<small>7 Với tư cách là một cá nhân trong xã hội dân sự, vợ chồng có quyền sở hữu về tài sản theo quy định tại Điều 32 </small>

<i><small>Hiến Pháp: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu </small></i>

<i><small>sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”. </small></i>

<small>8 Là mối quan hệ giữa vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình </small>

<small>9 Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2014 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tài sản pháp định, trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của bên cịn lại dù bên đó khơng có tư cách đồng sở hữu tài sản<small>10</small>.

<i> Thứ ba, không chỉ là chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, vợ </i>

chồng cịn là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự khi tham gia các giao dịch dân sự bằng tài sản của mình. Khi đó, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng; giữa vợ chồng với người thứ ba được bảo đảm. Quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, của người tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng được bảo vệ. Ví dụ, những nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng với người thứ ba sẽ được đảm bảo bằng tài sản chung của vợ chồng.

<i><b>Khái niệm căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng </b></i>

Trên bình diện pháp luật về hơn nhân và gia đình, vấn đề tài sản riêng của vợ, chồng được coi là một bộ phận cấu thành và là một nội dung quan trọng trong chế định

<i>tài sản của vợ chồng. Từ cách diễn giải của Từ điển Tiếng Việt, “căn cứ” được hiểu là chỗ dựa, là cơ sở (để lập luận và hành động). Bên cạnh đó, “xác định” nghĩa là việc đưa ra những nhận định, phán quyết chính xác về một vấn đề cụ thể nào đó. Do vậy, căn </i>

<i>cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng được hiểu là những cơ sở (là việc dựa vào những quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình) để đưa ra nhận định cho vấn đề: trong trường hợp nào thì tài sản đó được coi là tài sản riêng của vợ chồng. </i>

Trong quá trình nghiên cứu căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng, có thể thấy, nhà làm luật quy định có những tài sản về bản chất là tài sản riêng (tiền lương, tiền thưởng,..) nhưng lại được xác định là tài sản chung của vợ chồng (theo khoản 1 Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2014) trong khi đó có một số loại tài sản khác (tài sản mà vợ chồng có được trước khi kết hơn hoặc được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hơn nhân) thì vẫn được coi là xác định tài sản riêng của vợ, chồng<small>11</small>.

<b>1.1.2. Xác định tài sản riêng của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam </b>

<i>- Xác định tài sản riêng của vợ chồng theo pháp luật thời kỳ phong kiến </i>

Có thể thấy, đây là một thời kỳ mà ở đó chưa có sự chú trọng về vấn đề tài sản của vợ chồng. Hay nói cách khác vấn đề tài sản của vợ, chồng được ít nhà làm luật quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

tâm; vì vậy vấn đề này khơng được quy định thành một chế định riêng rẽ. Trong xã hội phong kiến, các mối quan hệ trong xã hội bị ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo, tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ phải tam tòng,.. Điều này đã ăn sâu vào trong tiềm thức và đời sống của mỗi con người. Gia đình trong thời kỳ này thường đề cao những yếu tố tình cảm, lợi ích tinh thần. Do vậy, việc người đàn ơng là trụ cột trong gia đình, người phụ nữ khi xuất giá trở thành người của gia đình chồng, sống và phục tùng những quy củ lễ giáo của gia đình chồng là lẽ đương nhiên trong cuộc sống. Vì đã có sự phân chia rõ ràng như vậy cho nên người chồng được coi là chủ gia đình, đồng thời họ cũng là chủ sở hữu các tài sản trong gia đình và có tồn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tài sản thuộc sở hữu vì lợi ích chung của gia đình. Người vợ không được quyền quyết định và tham dự vào các vấn đề tài sản của vợ chồng. Hệ thống pháp luật thời kỳ phong kiến không đặt ra vấn đề xác định tài sản riêng của vợ chồng mà chỉ coi toàn bộ tài sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hơn và có được trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, xuất phát từ thực trạng xã hội và sự ảnh hưởng của các quy chuẩn đạo đức xã hội mà vấn đề tài sản riêng của vợ chồng không được đặt ra trong thời kỳ này, do đó mà cũng chưa có căn cứ để xác định.

<i>- Xác định tài sản riêng của vợ chồng theo pháp luật thời Pháp thuộc </i>

Kể từ khi Pháp xâm lược, nước ta bị chia cắt thành ba miền với ba chế độ chính trị, xã hội khác nhau nhằm thực hiện chính sách về chính trị “chia để trị”. Ở mỗi miền lại có một hệ thống pháp luật khác nhau điều chỉnh về quan hệ hơn nhân và gia đình: Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931 sẽ áp dụng ở Bắc Kỳ, Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936, Nam Kỳ áp dụng Dân luật giản yếu Nam kỳ 1883.

Đối với Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931 (hay còn gọi là Bộ luật Morché, Thống sứ Bắc Kỳ), do ảnh hưởng từ hệ thống pháp luật của Pháp thời bấy giờ nên đã có quy định về chế độ tài sản ước định và áp dụng nguyên tắc bất di bất dịch của chế độ tài sản theo

<i>hôn khế. Theo Điều 104 của Dân luật Bắc Kỳ có chỉ ra rằng: “Về đường tài sản, pháp </i>

<i>luật chỉ can thiệp đến đồn thể vợ chồng là khi nào vợ chồng khơng có tuỳ ý lập ước riêng với nhau mà thơi, miễn là ước riêng ấy không được trái với phong tục và không được trái với quyền lợi của người chồng là người chủ trương trong đoàn thể"; “phàm tư ước về tài sản của vợ chồng khi đã làm giá thú thì khơng được thay đổi gì nữa" (Điều 105 Dân luật Bắc Kỳ). Có thể hiểu, khi lập tư ước về tài sản, hai bên vợ chồng hoàn tồn </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

có thể thoả thuận với nhau về vấn đề tài sản kể cả quyền sở hửu tài sản riêng. Khi áp dụng tư ước về tài sản, việc xác định tài sản riêng của vợ chồng sẽ phụ thuộc vào thoả thuận trong tư ước đó. Trong trường hợp hai bên khơng có thoả thuận thì luật dự liệu chế độ tài sản pháp định cho họ là chế độ cộng đồng toàn sản. Theo đó, mặc dù vợ hoặc chồng đã có tài sản riêng từ trước khi kết hôn, nhưng kể từ khi kết hơn và trong suốt thời kỳ hơn nhân thì các tài sản riêng đó (bao gồm động sản và bất động sản) phải được hợp nhất thành khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên thì đây chỉ được coi là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hơn nhân. Chỉ có những tài sản nào do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chính thức. Khi hơn nhân giữa vợ và chồng chấm dứt thì tài sản riêng của vợ chồng đã được hợp nhất tạm thời nay sẽ được tách ra để chia theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì bên đó lấy lại, cịn đối với tài sản chung thì sẽ áp dụng nguyên tắc chia đôi cho vợ và chồng. Tuy nhiên, từ thực tiễn xã hội mà pháp luật trong thời kỳ này có quy định về đặc quyền của người chồng khi định đoạt khối tài

<i>sản chung của vợ chồng: “Người chồng có thể định đoạt tài sản chung khơng cần phải </i>

<i>vợ bằng lòng cũng được, miễn là dùng vào việc có lợi ích cho gia đình, trừ bất động sản </i>

quy định tương tự về vấn đề này.

Khác với Dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ, Bộ luật giản yếu Nam Kỳ khơng có quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Thời kỳ đầu, tại Nam Kỳ các án lệ đã áp dụng theo quan niệm người vợ có của riêng và chế độ hôn sản theo tục lệ là chế độ cộng đồng tài sản; nhưng sau đó các án lệ lại đổi hướng khơng cơng nhận quyền có tài sản riêng của người vợ vì xuất phát từ bối cảnh xã hội vẫn còn nhiều tư tưởng trọng nam khinh nữ, người đàn ơng là trụ cột gia đình. Do vậy, nếu công nhận chế độ tài sản tức là đã ngầm khẳng định người vợ có quyền ngang hàng với quyền của người chồng trong khi đó người vợ chỉ có địa vị của một người con gái<small>13</small>. Chế độ hôn sản được áp dụng tại Nam Kỳ được quy định: Tất cả tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và quyền quản lý của người chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như sau khi người vợ chết. Khi người vợ chết thì chồng sẽ là chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của gia đình. Nhưng khi người chồng chết trước thì người vợ chỉ có quyền hưởng dụng thu lợi trên tồn bộ tài sản gia đình khi cịn ở gố. Trong hầu hết các án lệ tại các toà án ở Nam Kỳ, đa phần tài

<small> </small>

<small>12 Đoạn 2 Điều 109 Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931 </small>

<small>13 Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp, tr.22. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

sản (bất động sản và động sản) đều thuộc sở hữu và quản lý của người chồng; tuy nhiên trong một số trường hợp Toà án vẫn cơng nhận người vợ có tài sản riêng, bao gồm: các đồ tư trang của vợ, tài sản mà người vợ có được do được gia đình vợ tặng cho hoặc để lại thừa kế, bất động sản đã ghi rõ tên vợ là chủ sở hữu trong sổ địa bộ. Có thể thấy chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng tại Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc thể hiện được sự bất bình đẳng và sự bất công đối với người vợ và những tài sản do người vợ tạo ra được khi hành nghề riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Như vậy, theo chế độ tài sản pháp định trong thời kỳ hôn nhân không đặt ra vấn đề tài sản riêng của vợ chồng. Tuy nhiên, pháp luật vẫn đảm bảo được quyền có tài sản riêng của vợ chồng nhưng quy định còn chưa triệt để và còn nhiều điểm gây bất công đối với người vợ.

<i>- Xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật ở miền Nam nước ta trước </i>

<i><b>ngày thống nhất đất nước (1954-1975) </b></i>

Sau cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp của nhân dân ta giành thắng lợi năm 1954, nước ta vẫn chưa hoàn toàn được độc lập. Hai miền Bắc - Nam bị phân chia với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau. Trong giai đoạn này, ở miền Nam Việt Nam chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn đã ban hành ba văn bản pháp luật để điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình đó là Luật Gia đình năm 1959, Sắc luật số 15/64, Bộ Dân luật năm 1972. Bộ Dân luật năm 1972 đã được tiếp tục thừa nhận và được hoàn thiện một bước so với hai văn bản trước. Nhìn chung, chế độ pháp định về tài sản riêng của vợ chồng trong Bộ dân luật này có nhiều điểm tương đồng với chế độ pháp định được áp dụng tại Pháp trước năm 1966. Theo đó, vợ chồng có thể có quyền sở hữu riêng đối với bất động sản, cịn động sản chỉ có thể là tài sản chung, trừ những động sản mà tính chất riêng là không thể tranh cãi như tư trang, đồ dùng cá nhân và một số động sản khác. Ngoài ra, ba văn bản này đều dự liệu một chế độ tài sản ước định, cho phép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ước thoả thuận về vấn đề tài sản từ trước khi kết hôn, miễn là sự thoả thuận đó khơng trái với trật tự cơng cộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của con. Với chế độ tài sản này, hai bên vợ chồng hoàn toàn có quyền thoả thuận về vấn đề tài sản trong thời kỳ hôn nhân kể cả về quyền sở hữu tài sản riêng và xác định tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.

Trong trường hợp, hai bên vợ chồng khơng lập hơn ước về tài sản thì pháp luật thời kỳ này vẫn sẽ dự liệu theo chế độ tài sản pháp định trong thời kỳ hôn nhân bao gồm

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

chế độ cộng đồng động sản và tài sản (Điều 53 Sắc lệnh số 15/64, Điều 150 Bộ Dân luật năm 1972). Việc xác định khối tài sản chung sẽ được dựa trên việc phân định tài sản của vợ chồng là động sản hay bất động sản. Khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm các động sản của vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hơn nhân, các hoa lợi và các bất động sản của vợ chồng mua lại bằng tài sản chung. Ngoài ra, pháp luật thời kỳ này còn ghi nhận một khối tài sản riêng của vợ chồng.

Như vậy, có thể thấy trong thời kỳ này đã có sự tiến bộ trong tư duy lập pháp của nhà làm luật thời đó khi ghi nhận về chế độ cộng đồng động sản và tạo sản thay cho chế độ cộng đồng tồn sản trước đó. Bên cạnh đó, pháp luật cịn ghi nhận vợ, chồng có quyền tài sản riêng, tồn tại độc lập với khối tài sản chung của vợ chồng và quy định rõ căn cứ để xác định tài sản riêng của vợ, chồng.

<i>- Xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật hơn nhân và gia đình của </i>

<i><b>Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay </b></i>

Từ sau năm 1945, nước ta đứng trước nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, xã hội, thù trong giặc ngồi nên Nhà nước chưa thể ban hành ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ này, hầu hết các quan hệ về hôn nhân và gia đình sẽ được điều chỉnh bởi các Bộ Dân luật được ban hành thời Pháp thuộc. Sau này, Nhà nước ta mới ban hành Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950 và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 để điều chỉnh một số vấn đề trong quan hệ HN&GĐ. Nhìn chung các Sắc lệnh này đều ghi nhận sự bình đẳng về tài sản chung giữa vợ và chồng

Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp giành được thắng lợi vẻ vang, miền Bắc nước ta bước vào giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trước u cầu đó, Luật HN&GĐ 1959 được thơng qua. Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp định và chế độ cộng đồng toàn sản và không ghi nhận về chế độ tài sản ước định. Trong giai đoạn này, Luật HN&GĐ 1959 không thừa nhận khối tài sản riêng của vợ chồng.

Sau khi hoàn toàn thống nhất hai miền Nam - Bắc, đất nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là giai đoạn mà hệ thống pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật về hơn nhân và gia đình nói riêng ngày càng được hồn thiện để phù hợp với tình hình phát triển mới của đất nước. Ngày 29/12/1986, Quốc hội khoá VII, kỳ họp thứ 12 đã thông qua Luật HN&GĐ năm 1986. Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật 1986 chỉ quy định về chế độ cộng đồng tài sản pháp định mà không ghi nhận về chế độ tài sản ước định. Tuy nhiên, đây cũng là lần đầu tiên nước ta ghi nhận trước

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

quyền có tài sản riêng của vợ chồng và các căn cứ để xác định tài sản riêng của vợ chồng<small>14</small>. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ chồng về tài sản, cũng như để tạo điều kiện để hai bên vợ chồng chủ động trong việc định đoạt tài sản riêng của mình.

Kế thừa Luật HN&GĐ 1986, Luật HN&GĐ 2000 cũng đã tiếp tục ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng tạo sản; ngoài ra cũng quy định chi tiết và cụ thể hơn về quyền có tài sản riêng của vợ, chồng và các căn cứ để xác định tài sản riêng cũng như quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với khối tài sản riêng.

Trải qua ba lần pháp điển hoá, đến Luật HN&GĐ 2014 đã chính thức thừa nhận hai chế độ tài sản của vợ chồng là: Chế độ tài sản theo thoả thuận (chế độ tài sản ước định) và Chế độ tài sản theo luật định (chế độ tài sản pháp định)

<b>1.1.3. Ý nghĩa của quy định căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng </b>

Việc quy định về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng là cơ chế pháp lý có ý nghĩa quan trọng, đặt biệt trong hoàn cảnh chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận áp dụng trên thực tế tại Việt Nam cịn hạn chế. Ở góc độ chung, quy định về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng là phù hợp với nguyên tắc Hiến định và pháp luật về quyền có tài sản cũng như quyền sở hữu đối với tài sản riêng của công dân.

Đối với vợ chồng với tư cách là chủ thể trong quan hệ tài sản, căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng có ý nghĩa quan trọng.Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, là cơ sở cho những ứng xử chuẩn mực của vợ, chồng; cơ chế pháp lý có tính ràng buộc để vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối tài sản riêng phù hợp lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu có tính đến quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên gia đình.

Pháp luật hơn nhân gia đình quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng sẽ tạo cơ sở minh bạch bảm bảo cho vợ, chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập. Với quyền sở hữu tài sản cá nhân được cơng nhận, mỗi bên vợ hoặc chồng có thể thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng như nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản riêng của mình mà khơng phụ thuộc ý chí của nhau

Đối với cá nhân, cơ quan với tư cách là chủ thể thứ ba tham gia quan hệ tài sản với vợ, chồng, đây là cơ sở pháp lý để người thứ ba tìm hiểu, xác định phạm vi, quyền

<small> </small>

<small>14 Điều 16 Luật HN&GĐ năm 1986 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

hạn của vợ chồng đối với các loại tài sản từ đó quyết định thực hiện hợp đồng, giao dịch liên quan. Ví dụ, tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch cho vay tài sản đối với vợ, chồng, trên cơ sở xác định đối tượng tài sản giao dịch, thế chấp và quyền định đoạt của vợ chồng đối với tài sản đó theo quy định tại các Điều 31 đến Điều 35 Luật HN&GĐ. Với các tài sản của vợ chồng đã được luật hóa với căn cứ xác định minh bạch. Xuất phát từ ý nghĩa đó, cơng nhận quyền có tài sản của vợ, chồng cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình khi tham gia giao dịch với vợ, chồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo hành lang pháp lý an tồn, thơng thống cho các giao dịch dân sự, bình ổn xã hội xã hội dân sự.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức liên quan khác, căn cứ xác định tài sản riêng là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ theo đúng thẩm quyền và thủ tục. Ví dụ, Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, cơng trình xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào chế độ tài sản theo pháp định để xác định chủ sở hữu tài sản từ đó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho một bên hoặc cả hai vợ, chồng. Các tổ chức hành nghề cơng chứng (phịng cơng chứng, văn phịng cơng chứng) cơng chứng các hợp đồng giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng (ví dụ, cơng chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân) theo quy định của pháp luật về công chứng trên cơ sở phù hợp quy định của pháp luật hôn nhân gia đình.

Đối với cơ quan tài phán, đây là căn cứ pháp lý không thể thiếu để Tòa án xác định tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng. Quy phạm pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp định có ý nghĩa quyết định đường lối giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu về tài sản giữa vợ và chồng hoặc giữa vợ chồng với người thứ ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa án. Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp định đặt ra yêu cầu và nguyên tắc đối với cơ quan tài phán trong hoạt động tố tụng giải quyết tài sản của vợ chồng: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng và người thứ ba ngay tình khách quan, cơng bằng, đúng pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>1.2. PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG </b>

<b>1.2.1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ </b>

Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang, các nguyên tắc, chính sách, lịch sử và truyền thống luật pháp cung cấp khuôn khổ cho việc thông qua và xây dựng một hệ thống tài sản cụ thể giữa vợ và chồng. Quy định về việc xác định tài sản vợ và chồng ở Hoa Kỳ dựa trên chế độ tài sản chung và tài sản riêng. Tuy nhiên, việc áp dụng chế độ tài sản chung chỉ được thực thi ở chín tiểu bang. Phần lớn các tiểu bang sẽ theo chế độ tài sản riêng giữa vợ và chồng.

Khái niệm tài sản là cụm từ có nhiều nghĩa khác nhau, trong nhiều trường hợp khác nhau, tuỳ vào cách mà nó được sử dụng. Theo nghĩa rộng, bao hàm nhất “tài sản”<small>15</small> bao gồm tất cả các quyền hợp pháp của một người, bất kể được mô tả như thế nào. Nghĩa hẹp hơn thì tài sản không bao gồm tất cả các quyền của một người mà chỉ có quyền sở hữu đối lập với các quyền cá nhân của một người.

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm tài sản theo quy định tại Điều 657 và Điều 663 Bộ luật Dân sự California năm 2022, Hoa Kỳ có thể hiểu tài sản là bất động sản hay tài sản cá nhân. Bất động sản bao gồm đất đai và các hạng mục bất động theo luật (như cơng trình kiến trúc hoặc cầu cống)<sup>16</sup>. Tài sản không phải là tài sản thực là tài sản cá nhân<sup>17</sup>. Tài sản tồn tại dưới hình thái vật chất là tài sản hữu hình; như nhà cửa, táo và điện thoại di động. Tài sản không thể nắm giữ được coi là tài sản vơ hình; như bản quyền, thương hiệu hoặc thiện chí của một công ty.

<i>- Khái niệm tài sản riêng và căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng </i>

Tài sản riêng của vợ chồng là tài sản mà vợ chồng sở hữu trước khi kết hơn hoặc có được trong thời kỳ hôn nhân do thừa kế hoặc quà tặng từ bên thứ ba<small>18</small>. Ở một số bang của Hoa Kỳ, tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi vợ chồng ký thoả thuận ly thân hoặc vợ, chồng nộp đơn xin ly hôn thì tài sản này vẫn được xác định là tài sản riêng.

<small> </small>

<small>15 Bryan A. Garner, 2019, Black’s law dictionary, 11th edition, tr.1470</small>

<small>16 Điều 658 BLDS California năm 2022 </small>

<small>17 Điều 663 BLDS California năm 2022 </small>

<small>18 Bryan A. Garner, Black’s law dictionary, 11 th edition, tr.1639</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Ở Hoa Kỳ, để xác định tài sản được coi là tài sản riêng hay không ta sẽ xem xét luật pháp tiểu bang xác định những gì được coi là tài sản riêng. Nhưng quy định về luật tiểu bang khá nhất quán với nhau. Những tài sản sau đây được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng: Tài sản hoặc bất động sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng trước khi kết hơn; Đóng góp vào tài khoản hưu trí; Quà tặng hoặc tài sản thừa kế mà vợ hoặc chồng nhận được trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân; Tài sản được mua bởi vợ hoặc chồng (chỉ đứng tên cá nhân đó) trong thời kỳ hơn nhân và khơng được người cịn lại sử dụng hoặc vì lợi ích của hơn nhân (trừ khi đó là tài sản chung); Tài sản/nợ được coi là riêng biệt trong hợp đồng có hiệu lực pháp luật, chẳng hạn như thoả thuận tiền hôn nhân; Phần bồi thường thương tích cá nhân, trừ đi mọi khoản bồi thường cho tiền lương bị mất (trừ khi đó là trạng thái tài sản cộng đồng); Bất kỳ tài sản nào mà một bên có được bằng cách sử dụng tài sản riêng của họ với mục đích rõ ràng.

Một số yếu tố thường được xem xét khi xác định tài sản riêng của vợ, chồng ở Hoa Kỳ như sau:

Đầu tiên là thời điểm tài sản mà vợ, chồng có trước thời kỳ hơn nhân là tài sản riêng. Tuy nhiên, nếu những tài sản này được trộn lẫn hoặc chuyển đổi thành tài sản chung, việc phân loại tài sản có thể thay đổi.

Thứ hai, quà tặng và tài sản thừa kế. Tài sản nhận được dưới dạng quà tặng hoặc thông qua thừa kế thường được coi là tài sản riêng. Điều này không phụ thuộc vào thời điểm tài sản được mua lại. Tuy nhiên, nếu những tài sản này được trộn lẫn với tài sản chung của vợ chồng hoặc được sử dụng vì lợi ích của hơn nhân, chúng có thể khơng cịn riêng biệt nữa.

Thứ ba, thỏa thuận tiền hôn nhân hoặc sau hôn nhân. Các cặp vợ chồng có thể ký kết các thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý phác thảo việc phân chia tài sản trong trường hợp ly hôn. Thoả thuận tiền hôn nhân được tạo ra trước khi kết hôn hoặc được ký kết bất cứ lúc nào sau khi cuộc hôn nhân bắt đầu.

Thứ tư, việc trộn tài sản có thể khó phân biệt quyền sở hữu khi tài sản riêng được gộp chung với tài sản chung của vợ chồng. Nếu tài sản riêng bị trộn lẫn với tài sản chung đến mức hầu như không thể xác định được thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung vợ chồng. Do đó, nó sẽ phải chịu sự phân chia trong một vụ ly hôn. Chẳng hạn, nếu một tài khoản chung (thu nhập chung) được sử dụng để thanh tốn một chiếc ơ tơ do vợ hoặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

chồng mua ban đầu trước khi kết hôn, chiếc ô tô (hoặc một phần giá trị của nó) sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng

<b>1.2.2. Cộng hòa Pháp </b>

Pháp là một trong các nước theo hệ thống luật Dân luật (Civil Law) và có đặc điểm chung cùng với các nước (bang hoặc tiểu bang) Dân luật khác như Nhật Bản, Quebec (Canada) là các nước này đều không có định nghĩa về tài sản trong các BLDS mà chỉ quy định về tài sản thông qua việc phân loại chúng.

Theo BLDS Pháp, tài sản bao gồm động sản và bất động sản<small>19</small>. Tài sản là bất động sản do tính chất, do mục đích sử dụng hoặc do đối tượng gắn liền với tài sản<small>20</small> hoặc tài sản có thể là động sản do tính chất hoặc do pháp luật quy định<small>21</small>. Như vậy, tài sản được nhận diện thông qua các khái niệm như vật (mang tính hữu hình) và quyền (mang tính vơ hình), động sản và bất động sản.

<i>- Khái niệm tài sản riêng và căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng </i>

Theo pháp luật các nước phương Tây trong đó có nước Pháp cho thấy nhiều nước ghi nhận việc vợ, chồng có tài sản riêng bên cạnh khối tài sản chung của vợ, chồng. Các nước này đều coi trọng quyền tự do của cá nhân, quyền tự do thỏa thuận và quyền tự do định đoạt của các chủ thể trong quan hệ dân sự và đặt sự coi trọng này lên hàng đầu đặc biệt là trong mối quan hệ hơn nhân và gia đình. Chính vì vậy, các nước phương Tây hầu như đều lựa chọn chế độ hôn ước, chỉ khi vợ, chồng không có thỏa thuận hơn ước mới áp dụng chế độ tài sản pháp định. Hôn ước là sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng để quy định những vấn đề về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân. Vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản theo quy định của pháp luật nước mình hoặc tự thỏa thuận ra một chế độ tài sản hồn tồn riêng biệt miễn là khơng trái với các nguyên tắc của pháp luật.

Bên cạnh việc ghi nhận sự thỏa thuận của vợ chồng, pháp luật các nước còn đặt ra chế độ tài sản pháp định để áp dụng trong trường hợp khơng có hơn ước hoặc hôn ước không cụ thể. Chế độ tài sản pháp định phổ biến nhất và được hầu hết các quốc gia ghi nhận đó là chế độ tài sản cộng đồng. Ở Pháp, chế độ tài sản pháp định được áp dụng mặc định hiện nay là chế độ cộng đồng tạo sản. Chế độ cộng đồng tạo sản ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng. Theo quy định của BLDS Pháp hiện hành, pháp

<small> </small>

<small>19 Điều 516 BLDS Cộng hòa Pháp 1804 </small>

<small>20 Điều 517 BLDS Cộng hòa Pháp 1804 </small>

<small>21 Điều 527 BLDS Cộng hòa Pháp 1804 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

luật Pháp áp dụng chế độ cộng đồng tạo sản thì những tài sản của vợ, chồng không phân biệt động sản hay bất động sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hơn, được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của một bên vợ, chồng<sup>22</sup>. Theo chế độ tài sản này, BLDS Pháp 1804 ghi nhận mỗi bên vợ hoặc chồng giữ toàn quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình<small>23</small>. Điều đó có nghĩa là tài sản riêng của vợ chồng là tài sản thuộc quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt của một bên vợ hoặc chồng mà người đó có tồn quyền hưởng dụng mà khơng cần hỏi người còn lại.

Trong các quy định của BLDS Pháp, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định dựa vào căn cứ về bản chất tài sản, nguồn gốc tài sản và tính chất thay thế của tài sản. Theo đó, tài sản được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:

Thứ nhất, tài sản riêng theo bản chất theo quy định tại Điều 1404 là những loại tài sản riêng do bản chất của nó, bao gồm:

1. Những quần áo, đồ dùng cá nhân của mỗi bên vợ, chồng

2. Những công cụ lao động cần thiết cho nghề nghiệp của mỗi bên vợ, chồng, trừ trường hợp đó là phần phụ của một cơ sở thương mại hoặc một cơ sở sản xuất là bộ phận của cộng đồng tài sản

3. Những tài sản phát sinh từ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần của vợ hoặc chồng

4. Những quyền đòi nợ và những khoản trợ cấp không thể chuyển nhượng

5. Những tài sản khác theo nghĩa chung nhất có tính cách cá nhân và những quyền gắn liền với con người.

Thứ hai, tài sản riêng theo nguồn gốc: bao gồm những tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hơn hoặc có được trong thời kỳ hơn nhân do được tặng cho riêng, được thừa kế riêng, được di tặng riêng.

Thứ ba, tài sản riêng do tính chất của sự thay thế: Theo lý thuyết về sự thay thế vật thì khi một vật được tạo ra trong thời kỳ hơn nhân nhưng có nguồn gốc từ tải sản riêng thì nó vẫn là tài sản riêng. Trong trường hợp thay thế vật tự động như quy định tại Điều 1407 BLDS Pháp thì: tài sản mới có được do đổi một tài sản riêng, tài sản mới này vẫn là tài sản riêng, nếu khi đổi tài sản vợ chồng đã lấy tài sản chung để bù vào thì khi thanh tốn họ phải bồi hồn lại phần giá trị tài sản đã lấy từ tài sản chung.

<small> </small>

<small>22 Từ Điều 1401 đến 1408 BLDS Cộng hòa Pháp năm 1804 </small>

<small>23 Điều 1403 BLDS Cộng hòa Pháp năm 1804 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Nhìn chung, căn cứ để xác định tài sản riêng của một bên vợ, chồng theo pháp luật Pháp ghi nhận chế độ cộng đồng tạo sản đều dựa trên một số căn cứ như: thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân, nguồn gốc tài sản, sự thỏa thuận của vợ chồng, bản chất của tài sản....

Bên cạnh chế độ tài sản pháp định, vợ, chồng Pháp có thể lựa chọn chế độ tài sản riêng theo hôn ước. Với chế độ tài sản riêng, tất cả tài sản có được trước và trong thời kỳ hơn nhân là tài sản riêng của mỗi người phối ngẫu và về lý thuyết, mỗi người có tồn quyền tự do định đoạt, cả khi còn sống và khi qua đời. Chế độ tài sản riêng này còn được phân loại thành hai chế độ nhỏ như sau:

Đầu tiên là chế độ biệt sản. Nếu lựa chọn chế độ tài sản này, vợ chồng khơng có tài sản chung, mỗi bên giữ quyền quản lý, hưởng dụng và định đoạt đối với khối tài sản thuộc về mình<sup>24</sup>. Mỗi bên vợ, chồng chịu trách nhiệm về những khoản nợ riêng và có nghĩa vụ đóng góp vào nhu cầu chung của gia đình. Việc thực hiện theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trong quan hệ với người thứ ba, vợ chồng có thể dùng mọi cách để chứng minh rằng mọi tài sản thuộc về mình<small>25</small>.

Thứ hai là chế độ tài sản riêng tương đối. Đây được coi là một chế độ tài sản hỗn hợp. Chế độ tài sản này tách riêng tài sản trong thời kỳ hôn nhân và tài sản chung khi chấm dứt hôn nhân. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng thực hiện chế độ tách riêng tài sản, mỗi bên giữ một phần tài sản riêng và quyền quản lý, hưởng dụng và định đoạt. Vợ, chồng có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ riêng bằng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, khi chấm dứt hôn nhân, mỗi bên được hưởng một nửa những tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân hiện cịn<small>26</small>.

<b>1.2.3. Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa </b>

Theo ngôn ngữ phổ thông Trung Quốc, tài sản chỉ của cải vật chất như tiền bạc, vật chất, nhà cửa, đất đai thuộc sở hữu và thuật ngữ chung chỉ tài sản nhà nước, tài sản tập thể hoặc tài sản tư nhân và các quyền có giá trị bằng tiền và được pháp luật bảo vệ<sup>27</sup>. Nhìn chung, có ba loại tài sản là động sản, bất động sản và tài sản trí tuệ (tức sở hữu trí tuệ).

<small> </small>

<small>24 Điều 1536 BLDS Cộng hòa Pháp 1804 </small>

<small>25 Điều 1538 BLDS Cộng hòa Pháp 1804 </small>

<small>26 Điều 1569 BLDS Cộng hòa Pháp năm 1804 </small>

<i><small>học Xã hội Trung Quốc (2012), Từ điển Hán ngữ hiện đại, Nxb Thương mại] </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Theo nghĩa pháp lý, BLDS Cộng hào Nhân dân Trung Hoa năm 2020 quy định, tài sản được được nhận diện thơng qua ba hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể và cá nhân (tư nhân)<small>28</small><i>. Trong đó, tài sản thuộc sở hữu tư nhân là tài sản mà “Cá nhân có quyền sở </i>

<i>hữu thu nhập hợp pháp của mình, nhà ở, vật dụng sử dụng hàng ngày, cơng cụ sản xuất, </i>

Cịn theo ngơn ngữ phổ thông Trung Quốc, tài sản cá nhân dùng để chỉ tài sản mà cơng dân có được thơng qua lao động hoặc các phương tiện hợp pháp khác. Tài sản bao gồm: thu nhập hợp pháp của công dân, nhà ở, tiền tiết kiệm, nhu yếu phẩm hàng ngày, di tích văn hóa, sách và tài liệu, rừng, gia súc và tư liệu sản xuất và các tài sản hợp pháp khác mà pháp luật cho phép sở hữu của cơng dân<small>30</small>.

Về quyền tài sản thì đây quyền dân sự thể hiện trực tiếp quyền lợi tài sản với nội dung là quyền lợi tài sản. Các quyền tài sản có thể định giá được bằng tiền và thường có thể chuyển nhượng được và cần được khắc phục dưới hình thức tài sản khi chúng bị vi phạm. Quyền tài sản không chỉ bao gồm vật quyền, quyền chủ nợ, quyền thừa kế mà còn bao gồm cả quyền tài sản trong quyền sở hữu trí tuệ. Với đối tượng là của cải vật chất, quyền dân sự liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế như quyền sở hữu, quyền thừa kế.

<i>- Khái niệm tài sản riêng và căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng </i>

Tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản thuộc sở hữu của một bên vợ, chồng và do chủ sở hữu quản lý, bao gồm việc sử dụng, kiểm sốt và định đoạt. Có thể hiểu tài sản riêng của vợ chồng được nhận diện theo quy định các loại tài sản cá nhân tại Điều 266 BLDS Trung Quốc. Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, tài sản riêng của vợ, chồng phát sinh theo thỏa thuận liên quan, nếu khơng có thỏa thuận thì phải căn cứ theo quy định của pháp luật. Nói chung, tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản trong phạm vi nhất định được vợ, chồng sở hữu riêng bao gồm tài sản cá nhân theo luật định và tài sản cá nhân theo thỏa thuận.

Trong Bộ luật Dân sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa căn cứ về tài sản riêng của vợ chồng được xác định như sau:

<small> </small>

<small>28 Chương V Phần II Thực quyền BLDS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2020 </small>

<small>29 Điều 266 BLDS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2020 </small>

<i><small>học Xã hội Trung Quốc (2012), Từ điển Hán ngữ hiện đại, Nxb Thương mại]</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>“Điều 1063. Tài sản sau đây là tài sản riêng của một trong hai vợ chồng: </i>

<i>(1) tài sản trước hôn nhân của một bên vợ hoặc chồng; </i>

<i>(2) tiền bồi thường hoặc tiền bồi thường mà một bên vợ / chồng nhận được vì thương tích gây ra cho anh ta; </i>

<i>(3) tài sản chỉ thuộc về một bên vợ / chồng được quy định trong hợp đồng di chúc hoặc tặng cho; </i>

<i>(4) các vật phẩm do một bên vợ hoặc chồng sử dụng riêng cho cuộc sống hàng ngày; và </i>

<i>(5) tài sản khác thuộc sở hữu của một bên vợ / chồng”. </i>

Theo đó, tài sản riêng của vợ chồng theo Luật này chủ yếu có bốn loại:

(1) Tài sản trước hơn nhân của vợ, chồng được xác định bằng việc hoàn thành đăng ký kết hôn và xác lập quan hệ hôn nhân. Tài sản trước hôn nhân của một bên vợ, chồng không chuyển thành tài sản chung của vợ chồng do tiếp tục quan hệ hôn nhân, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

(2) Khoản bồi thường hoặc khoản bồi thường mà một bên nhận được đối với thương tích cá nhân sẽ thuộc về bên đó vì tính độc quyền cá nhân rõ ràng của bên đó.

(3) Trong di chúc, hợp đồng tặng cho có quy định tài sản chỉ thuộc sở hữu của một bên là tôn trọng ý chí tự do của người lập di chúc, người tặng cho;

(4) Nhu yếu phẩm hàng ngày của một bên. Phạm vi tài sản riêng của vợ chồng đã được liệt kê rõ ở trên, được phân biệt với tài sản chung của vợ chồng.

(5) Tài sản khác thuộc sở hữu của một bên.

Khi xem xét căn cứ quy định tài sản riêng tại Điều này cần lưu ý rằng cả điều khoản quy định về phạm vi tài sản chung và điều này đều có quy định chung đầy đủ về phạm vi tài sản của vợ chồng, nhưng có sự phân biệt về thứ tự ưu tiên trong áp dụng. Do Trung Quốc theo chế độ pháp luật về tài sản chung sau hơn nhân nên việc giải thích khoản 5 của Điều này phải tuân thủ nguyên tắc chặt chẽ, chỉ xác định được tài sản riêng rõ ràng và riêng ngoài 4 khoản đầu của điều này với tư cách là cá nhân của một bên vợ, chồng, khi không xác định được đó là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của một bên thì phải xác định nguyên tắc là tài sản chung của vợ chồng.

Khái quát lại, theo chế độ tài sản riêng ở Trung Quốc quy định, căn cứ để xác định tài sản riêng của một trong hai bên vợ, chồng dực trên các căn cứ như: thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân, nguồn gốc tài sản, sự thỏa thuận của vợ chồng,...

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 1</b>

Ở chương này, nhóm tác giả đã phân tích các khái niệm tài sản, các loại tài sản, quyền tài sản, tài sản riêng của vợ chồng và tính chất của tài sản riêng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, từ đó xây dựng định nghĩa xác định tài sản riêng của vợ chồng, căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng và đưa ra ý nghĩa của việc quy định việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng. Bên cạnh đó, chương I còn khái quát các quy định về tài sản và chế định tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật một số nước trên thế giới để từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá, phân tích căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong Luật HN&GĐ năm 2014. Đồng thời từ cơ sở đó, nhóm tác giả tiến hành triển khai, xây dựng các kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp luật của chế định tài sản riêng trong Luật HN&GĐ Việt Nam hiện nay ở chương tiếp theo.

</div>

×