Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 80 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>2.1.1. Điều kiện để doanh nghiệp trở thành bên cung cấp nền tảng cho</b>
<b>2.1.2. Các nguyên tắc đảm bảo cho việc hoạt động của doanh nghiệp</b>
<b>3.2. Trung tâm thông tin cho vay trực tuyến (IIOLS) và đề xuất cơ quan</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>
CBRC Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc - The China BankingRegulatory Commission
CBIRC Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc - TheChina Banking and Insurance Regulatory CommissionCIRC Uỷ ban Quản lý Bảo hiểm Trung Quốc - The China Insurance
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
IIOL Trung tâm thông tin cho vay trực tuyếnNHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NIFAC Hiệp hội tài chính Internet quốc gia Trung Quốc National Internet Finance Association of China
PBOC Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - People’s Bank ofChina
SOE Doanh nghiệp Nhà nước - State - owned enterprise
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài</b>
Nhu cầu về vốn phục vụ phát triển kinh tế là luôn luôn hiện hữu. Ngày nay, cùngvới sự phát triển bùng nổ của khoa học cơng nghệ thì hoạt động cung cấp tài chính kếthợp với cơng nghệ đã cho ra đời các “dịch vụ tài chính mới”, bao gồm các loại hìnhcơng nghệ tài chính nói chung và hoạt động cho vay ngang hàng P2P Lending nóiriêng. Vào đầu thế kỷ 21, một hoạt động mới xuất hiện trên thị trường vốn tín dụngđược gọi là cho vay ngang hàng. Và nền tảng đầu tiên trên thế giới của hoạt động nàylà ZOPA, xuất hiện tại Vương quốc Anh vào năm 2005. Cho vay ngang hàng cho phépngười có vốn nhàn rỗi (hay còn gọi là nhà đầu tư), có thể trực tiếp cho những ngườicần vốn vay tiền của họ. Điều này được tạo điều kiện thông qua một nền tảng côngnghệ kỹ thuật số, thường ở dạng ứng dụng di động. Người dùng muốn đầu tư được kếtnối với những người đi vay, họ có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Bằng cách sử dụngcông nghệ kỹ thuật số tiên tiến và tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), yêu cầu khoản vay vàkhả năng trả nợ của bên đi vay được đánh giá và chuyển đến bên cho vay để ra quyếtđịnh. Nền tảng này hoạt động như một người hỗ trợ, kết nối các cá nhân vốn chưa khaithác với những người cần hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, khác với các trung gian tài chínhthơng thường như ngân hàng thương mại ở chức năng chính là chuyển tiền từ ngườicho vay sang người đi vay, thì ở đây định chế trung gian kết nối nhà đầu tư và người đivay không phải là tổ chức chuyên dụng mà chỉ là chủ thể cung cấp nền tảng kết nối<small>1</small>.
Đứng trước thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng đa dạng của các hệ thốngngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng cho cá nhân, doanh nghiệp. Đặc biệt là cáckhoản vay nhỏ với thủ tục nhanh chóng, được cấp tín dụng ngay,...thì Việt Nam đượcđánh giá là một thị trường tiềm năng cho hoạt động cho vay ngang hàng. Tuy nhiên,“vay ngang hàng” vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớnvề mặt pháp lý, vì hiện nay, chưacó một quy định pháp luật để điều chỉnh quan hệ các bên trong hệ thống.
Pháp luật hiện hành của Việt Nam về lĩnh vực cho vay ngang hàng mới chỉ điều chỉnhở mức độ thấp với một khn khổ pháp lý cịn sơ khai. Chưa có một đạo luật hay mộtvăn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành để điều chỉnh riêng cho lĩnh vực này.Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Luật Các tổ
<small>1Nguyễn Văn Cương (2022), “Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cho vay ngang hàng ở Việt Nam:thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (22), tr. 11-12.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">chức tín dụng) khơng có quy định về vay ngang hàng. Căn cứ vào khoản 14 Điều 4Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
“14. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiềnhoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằngnghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàngvà các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”
Theo đó, căn cứ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì cấp tín dụng baogồm các hoạt động cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnhngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Do đó, cho vay P2P khơng phải là hoạtđộng cấp tín dụng theo định nghĩa của Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, pháp luậthiện hành chưa có quy định nào cấm cho vay P2P, việc cho vay P2P tạm thời có thểxác định dưới hình thức quan hệ hợp đồng và sẽ được áp dụng quy định của “Bộ luậtDân sự” 2015 về hợp đồng<small>2</small>.
Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bao gồm cả các thương hiệu như Tima,Trust Circle, Lendmo, Wecash, Interloan, v.v.. thì hiện có khoảng 100 cơng ty cungcấp dịch vụ cho vay ngang hàng (P2P Lending) đang thử nghiệm hoặc chính thức hoạtđộng tại Việt Nam<small>3</small>. Thực trạng cho thấy các quy định của BLDS 2015 và các quyđịnh khác có liên quan của pháp luật Việt Nam chưa thực sự đầy đủ và chi tiết để điềuchỉnh lĩnh vực này. Vì lợi ích của một thị trường lành mạnh, ổn định và phát triển, cácvấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động này cần được quy định chi tiết trong luật. Mộtsố bất lợi mà nó mang lại như vấn đề rủi ro là rất lớn. Do hoạt động cho vay nganghàng tại Việt Nam là một hoạt động mới xuất hiện và đang phát triển nên nhiều nềntảng kết nối kinh doanh vẫn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn và bảo mật,dẫn đến các lỗ hổng bảo mật có thể làm các bên tham gia bị thiệt hại. Ngồi ra, mơhình này cịn tiềm ẩn rủi ro trở thành cơng cụ cho các đối tượng có mục đích xấu thựchiện hành vi trái pháp luật, có thể là một cơng cụ để những kẻ ác ý tìm kiếm lợi nhuậnbất hợp pháp dưới hình thức tín dụng đen trá hình, cho vay nặng lãi và lừa đảo. Điềunày có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính, đời sống nhân dân tiêu cực, an ninhtrật tự xã hội không ổn định.
<small>2Nguyễn Văn Cương (2022), tlđd (chú thích số 01),tr. 12-13.</small>
<small>3Bùi Thúy Hằng, Phạm Xuân Dũng & Phạm Thị Hoàng Anh (2022), “Hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt</small>
<i><small>Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (17), tr. 39-40.</small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Để giải quyết phần nào những lo ngại kể trên thì việc hồn thiện khn khổ pháplý điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ cho vay ngang hàng ở Việt Nam là rất cấpthiết. Hàng rào pháp lý này được mong đợi sẽ điều chỉnh được các quan hệ có liênquan đến hoạt động cho vay ngang hàng bao gồm: quan hệ phát sinh trực tiếp giữa cácchủ thể tham gia (bên vay và bên cho vay, bên vay và bên cung cấp nền tảng kết nối,bên cho vay và bên cung cấp nền tảng kết nối) và quan hệ quản lý giữa nhà nước vớicác chủ thể này nói riêng và hoạt động cho vay ngang hàng nói chung.
Mặc dù, Việt Nam đang có những bước đi đầu tiên trong việc quản lý lĩnh vực vayngang hàng, thông qua Chỉ thị số 16/CT-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc tăng cường năng lực cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Quyết định số 999/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt đề án kinh tế chia sẻ, trong đó giao cho NHNN nghiên cứuxây dựng cơ chế thí điểm về quản lý trong cho vay ngang hàng nhưng điều này chưathật sự hoàn chỉnh. Thế nên, rất cần xây dựng một hành lang pháp lý để cho các côngty P2P Lending phát triển, cần có những điều kiện khơng chỉ đối với công ty cung cấpnền tảng “vay ngang hàng” mà những người tham gia trong hệ thống (bao gồm bêncho vay và bên vay) cũng cần những điều kiện nhất định để tránh xảy ra những rủi rocho các bên còn lại. Đề tài nghiên cứu sẽ so sánh tương quan giữa hệ thống pháp luậtTrung Quốc – Một nước phát triển đã phát triển ở lĩnh vực “vay ngang hàng” từ đó, cóthể có những kiến nghị nhằm góp phần như một tài liệu tham khảo trong việc xâydựng khn khổ pháp lý cho P2P Lending.
<b>2. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngồi trường2.1. Trong nước</b>
Nguyễn Văn Cương (2022), “Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cho vay
<i>ngang hàng ở Việt Nam: thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22</i>
(470) - T11/2022. Bài viết này phân tích bản chất của hoạt động cho vay ngang hàngtừ góc độ pháp lý, đánh giá thực trạng điều chỉnh bằng pháp luật và kiến nghị hồnthiện pháp luật đối với mơ hình kinh doanh này.
Lương Thị Linh Chi, Nguyễn Thị Thúy Hường (2021), “Một số khía cạnh pháp lý
<i>về hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 2.</i>
Bài viết nghiên cứu khái quát về hoạt động cho vay ngang hàng, đặc điểm, nhữngthuận lợi và khó khăn của kênh tài chính mới này đối với các chủ thể liên quan. Qua
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">đó phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn và cơ chế pháp lý đang điều chỉnh hoạt độngcho vay ngang hàng tại Việt Nam qua kinh nghiệm pháp lý thực tiền của Trung Quốc.
<i>Kim Huệ (2021), “Những chính sách quản lý kinh tế mới của Trung Quốc”, Tạp</i>
<i>chí Thơng tin Tài chính, số 5. Bài viết phân tích một số chính sách quản lý kinh tế mới</i>
nhằm bình ổn thị trường tài chính, thương mại của Trung Quốc như cải tổ hệ thốngxếp hạng trái phiếu, thực hiện Luật Thương mại điện tử, siết chặt quản lý các hãngcông nghệ và cho vay ngang hàng.
Trần Thị Diện (2020), “Mô hình cho vay ngang hàng và một số vấn đề pháp lý đặt
<i>ra cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3. Bài viết nhằm cung cấp góc</i>
nhìn khái qt và cơ bản nhất của hoạt động cho vay ngang hàng, các quy định phápluật điều chỉnh vấn đề này tại một số quốc gia, cũng như đưa ra một số đề xuất từ thựctrạng khung pháp lý điều chỉnh đối với cho vay ngang hàng ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Lê Hồi, Ngơ Đình Thiện (2022), “Mơ hình cho vay ngang hàng trên thế
<i>giới và những gởi mở cho Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 02+03</i>
(450+451). Bài viết này, trình bày, phân tích bản chất, các mối quan hệ và hoạt độngcủa mô hình cho vay ngang hàng (P2P Lending) nhằm làm rõ cách thức xây dựngkhung pháp lý của mơ hình P2P Lending ở một số quốc gia đang phổ biến trên thế giới;và đưa ra các gợi mở về định hướng tiếp cận của Việt Nam trong việc xây dựng khungpháp lý mới điều chỉnh các hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) hiện nay.
<b>2.2. Ngồi nước</b>
<i>Robin Hui Huang, Christine Menglu Wang (2021), The Fall of Online P2P</i>
<i>Lending in China: A Critique of the Central-Local Co-regulatory Regime, Banking</i>
and Finance Law Review, Forthcoming, The Chinese University of Hong KongFaculty of Law Research Paper No. 2021-33. Bài viết phân tích về lý do cho vayngang hàng trực tuyến bị xóa sổ hồn tồn khỏi bối cảnh tài chính Trung Quốc là dorối loạn chức năng điều tiết. Kể từ năm 2015, Trung Quốc đã cố gắng điều chỉnh thịtrường cho vay P2P bằng cách thiết lập một chế độ đồng quản lý trung ương-địaphương, theo đó các cơ quan quản lý địa phương được khuyến khích đóng góp vàoquy định cho vay P2P với sự hợp tác của chính quyền trung ương. Tuy nhiên, có vẻnhư quy chế hợp tác giữa trung ương và địa phương đã khơng đạt được mục đích củanó khi xét đến sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường cho vay P2P trên thực tế. Cónhững vấn đề pháp lý nghiêm trọng ở cả cấp trung ương và địa phương. Chính quyền
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">trung ương khơng chủ động đưa ra các phản ứng điều tiết đối với sự gia tăng của hoạtđộng cho vay P2P, nhưng vẫn thực hiện các biện pháp mạnh tay để kiểm soát rủi rosau khi khủng hoảng thị trường bùng nổ. Mặt khác, các cơ quan quản lý địa phươngkhông đạt được sự cân bằng giữa việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ các nhàđầu tư. Việc phân cấp chưa đầy đủ thẩm quyền quản lý cho chính quyền địa phươngcũng dẫn đến khó khăn trong việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý ởcác cấp khác nhau. Có những tác động đối với cơ chế đồng điều tiết giữa trung ươngvà địa phương ở Trung Quốc, bao gồm việc phân bổ rõ ràng quyền điều tiết của trungương và địa phương, nâng cao tính độc lập của cơ quan quản lý địa phương và thiết lậpcác cơ chế điều phối giữa trung ương và địa phương.
<i>Robin Hui Huang (2021), Fintech Regulation in China: Principles, Policies and</i>
<i>Practices, Cambridge University Press. Bài viết cung cấp sự so sánh và phê bình về</i>
kinh nghiệm của Trung Quốc, và dựa trên sự kiểm tra đó, rút ra những hàm ý đối vớisự phát triển của thị trường cho vay trực tuyến của Trung Quốc và đóng góp vào cuộctranh luận quốc tế về quy định về cho vay trực tuyến. Đồng thời, đề cập đến ưu điểmcủa vay ngang hàng (P2P) trực tuyến có thể giảm một số chi phí giao dịch nhất định,khiến việc huy động vốn thơng qua các khoản đóng góp nhỏ từ một số lượng lớn cácnhà đầu tư trở nên khả thi về mặt kinh tế. Là một giải pháp thay thế hấp dẫn cho tàichính ngân hàng truyền thống, cho vay trực tuyến đã tăng trưởng theo cấp số nhân trêntoàn cầu kể từ khi Zopa.com, nền tảng P2P đầu tiên trên thế giới, xuất hiện tại Vươngquốc Anh vào năm 2005. Và vào ngày 17 tháng 8 năm 2016, một loạt các cơ quanquản lý tài chính và cơ quan chính phủ của Trung Quốc, do CBRC đứng đầu, đã cùngnhau ban hành các Biện pháp tạm thời để quản lý các hoạt động kinh doanh của các tổchức trung gian thông tin cho vay trực tuyến (Các biện pháp tạm thời về cho vay trựctuyến năm 2016). Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đã thiết lập một khung pháp lýtương đối toàn diện và khả thi dành riêng cho ngành cho vay trực tuyến. Công cụ nàyđã đưa ra những cơ chế nào để cân bằng đổi mới tài chính và bảo vệ người tiêu dùng?Cho đến nay, chế độ này đã được thực thi như thế nào trên thực tế? Yếu tố nào có thểđã góp phần vào sự sụp đổ gần đây của ngành cho vay P2P? Có bài học nào rút rađược từ kinh nghiệm của Trung Quốc không?
<i>Robin Hui Huang (2021), Financial regulatory structure in China: Challenges</i>
<i>and transiting to Twin Peaks, in Andrew Godwin & Andrew Schmulow (eds) The</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Cambridge Handbook of Twin Peaks Financial Regulation (Cambridge UniversityPress, 2021), The Chinese University of Hong Kong Faculty of Law Research PaperNo. 2021-43. Bài viết xem xét khuôn khổ pháp lý và thể chế quản lý đối với thị trườngtài chính của Trung Quốc và đánh giá xem Trung Quốc có thể cần tái cơ cấu chế độquản lý của mình như thế nào để theo kịp sự phát triển của thị trường. Chương đầu tiêncung cấp một cuộc thảo luận chi tiết về khung pháp lý tài chính hiện tại của TrungQuốc, và sau đó xác định các vấn đề cơ cấu chính của nó. Để tìm kiếm một chươngtrình nghị sự thích hợp cho cải cách cơ cấu điều tiết tài chính của Trung Quốc, bài viếttiến hành phân tích so sánh các cấu trúc điều tiết tài chính ở các khu vực tài phán nướcngoài, cũng như xem xét bối cảnh các điều kiện địa phương của Trung Quốc. Cuốicùng, bài viết thảo luận về những phát triển gần đây và ý nghĩa của chúng đối với triểnvọng tương lai của q trình chuyển đổi của Trung Quốc sang mơ hình điều tiết tàichính hai đỉnh.
B. Budiharto, S.N.Lestari, and G. Hartanto (2019), “The legal protection of lendersin peer to peer lending system”, Law Reform, vol. 15, no. 2. Công nghệ tài chính dựatrên cho vay ngang hàng là một trong những bước đột phá mới trong các tổ chức dịchvụ tài chính ở Indonesia. Các nền tảng cho vay ngang hàng về cơ bản là các thị trườngtrực tuyến phù hợp với cung và cầu vốn như một trong những cơ chế tài chính thay thếcho cá nhân hoặc doanh nghiệp. Nhưng vẫn cịn rất ít quy định liên quan đến cho vayngang hàng. Bài viết giải quyết hai câu hỏi bằng nghiên cứu pháp lý lý thuyết bằngcách kiểm tra dữ liệu thứ cấp thông qua nghiên cứu tài liệu. Thứ nhất, cơ chế thỏathuận tín dụng với hình thức cho vay ngang hàng ; thứ hai, phân tích sự bảo vệ pháp lýcủa bên cho vay trong các thỏa thuận tín dụng trong hoạt động cho vay ngang hàng.
Yu Tao, Shen Wei (2019), “Funds sharing regulation in the context of the sharing
<i>economy: Understanding the logic of China's P2P lending regulation”, Computer Law</i>
<i>& Security Review, 35(1) . Bài viết này xem xét kỹ lưỡng quy định về cho vay P2P ở</i>
Trung Quốc. Hệ thống quy định hiện hành đối với hoạt động cho vay P2P ở TrungQuốc được xây dựng dựa trên các quy tắc và quy định được thiết kế chỉ dành cho cácnhà môi giới truyền thống. Bài báo cho rằng các quy tắc cứng nhắc được đặt ra trêncác nền tảng cho vay đã hạn chế khả năng duy trì vai trị mơi giới của họ và do đó, gâynguy hiểm nghiêm trọng cho tính bền vững thương mại của các nền tảng P2P, do đógây tổn hại đến tính cởi mở và tồn diện của nền kinh tế chia sẻ. Ngoài ra, bài báo lập
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">luận rằng thực tế là khơng có giới hạn về số tiền mà người cho vay có thể đầu tư đặt ramối đe dọa đối với khái niệm tận dụng tiền nhàn rỗi và tính tồn diện về tài chính. Chếđộ cho vay P2P khép kín ở Trung Quốc sẽ gây ra một số tác động đáng sợ đối với sựđổi mới tài chính trong ngành cho vay P2P và theo nghĩa rộng hơn là lĩnh vực FinTechđang phát triển. Các cơ quan quản lý ở Trung Quốc cần đối phó với những thách thứcnày một cách linh hoạt nhưng thực dụng, và đặc biệt tận dụng những lợi ích mà nềnkinh tế chia sẻ có thể mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc một cách rộng rãi hơn.
Jingyi Wang, Yan Shen & Yiping Huang (2016), “Evaluating the regulatory
<i>scheme for internet finance in China: the case of peer-to-peer lending”, China</i>
<i>Economic Journal. Bài viết này đánh giá những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến tài chính</i>
Internet ở Trung Quốc và thảo luận về những tác động đối với khung pháp lý, thơngqua một nghiên cứu điển hình về các nền tảng cho vay ngang hàng. Phân tích để xácđịnh các yếu tố rủi ro liên quan đến các nền tảng khác nhau, kết quả cho thấy các nềntảng có ngày thành lập gần đây, thiếu thơng tin chính, phạm vi lãi suất hẹp, lãi suất cựcđoan, dự án không đa dạng và bảo đảm cho tiền gốc và tiền lãi có xu hướng có xácsuất tồn tại thấp hơn và tuổi thọ ngắn hơn. Dựa trên những phát hiện này, bài viết đánhgiá tính phù hợp của khung pháp lý mà các cơ quan chức năng đã đề xuất gần đây: liệucác nền tảng có nên được coi là trung gian thơng tin thay vì trung gian tín dụng haykhơng, liệu trách nhiệm quản lý chính có nên được giao cho chính quyền địa phươnghoặc hiệp hội ngành hay không và liệu những người mới tham gia có cần phải có vốnđăng ký tối thiểu hay khơng. Bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị về yêu cầu côngbố thông tin và quản lý rủi ro đối với ngành cho vay ngang hàng.
<i>Lin Wang (2018), “Proceedings of the 2018 2nd International Conference on</i>
<i>Education, Economics and Management Research (ICEEMR 2018)”, Atlantis Press.</i>
Sự phát triển của các trung gian thơng tin cho vay qua Internet cần có sự hướng dẫncủa hệ thống luật pháp. Dựa trên phân tích mơ hình hoạt động cho vay P2P ở TrungQuốc và xu hướng phát triển, bài viết tóm tắt những rủi ro mà mạng lưới cho vay P2Pphải đối mặt và đưa ra các đề xuất từ ba góc độ: chính phủ, nền tảng và người cho vay,bao gồm quy định hiệu quả của cơ quan chính và cải thiện của pháp luật và các quyđịnh. Nền tảng P2P cần thực hiện các nghĩa vụ của mình với tư cách là trung gianthông tin, chẳng hạn như công bố thông tin và bảo vệ nhà đầu tư. Chính phủ cần tăngcường giám sát và phối hợp giữa các cơ quan quản lý tài chính trung ương và các cơ
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">quan quản lý tài chính địa phương để chính phủ có thể thúc đẩy đổi mới tài chính đồngthời ngăn ngừa rủi ro tài chính một cách hiệu quả. Thực hiện các biện pháp giám sátxuyên suốt và quy định trách nhiệm theo tính chất hoạt động kinh doanh. Các hiệp hộingành nên thiết lập các hướng dẫn ngành hợp lý và hình thành các cơ chế tự điều chỉnhhiệu quả, bao gồm cơ chế danh tiếng, cơ chế giải quyết tranh chấp đa dạng và quỹ bảovệ rủi ro ngành.
Daniel Adriana, Wawan Dhewantoa (2018), “Regulating P2P Lending in
<i>Indonesia: lessons learned from the case of China and India”, Journal of Internet</i>
<i>Banking and Commerce. Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét các bài học có thể</i>
rút ra về việc điều chỉnh lĩnh vực cho vay P2P, dựa trên trường hợp của Trung Quốcvà Ấn Độ. Tính khả thi của việc thực hiện các bài học như vậy sau đó sẽ được thảoluận thơng qua phương pháp Phân tích Mạng và Tác nhân. Kết quả cho thấy trong sốba quốc gia được so sánh, Indonesia áp dụng cách tiếp cận giám sát theo quy địnhchức năng được coi là có hệ thống quản lý dịch vụ tài chính ổn định hơn và thích ứngtốt nhất so với Trung Quốc và Ấn Độ. Do đó, bài học rút ra là tập trung vào các hướngđiều tiết hiện tại và các mục tiêu do cơ quan quản lý trung ương đề ra. Kết quả củaPhân tích diễn viên và mạng cho thấy rằng để tiếp tục mục tiêu điều tiết như vậy, chủđề hợp tác và tăng trưởng nên được thúc đẩy trong khuôn khổ điều tiết đang diễn ra đểđáp ứng sự quan tâm của người vay, Chủ sở hữu cho vay P2P và các đối tác cộng tác.
<b>3. Mục tiêu của đề tài.</b>
Đề tài nghiên cứu khoa học này nhóm tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thựctiễn trước hết với mục tiêu là góp thêm một cách nhìn khác hơn khi tiếp cận với mơhình vay ngang hàng P2P trong bối cảnh hiện nay đồng thời cũng nhằm hướng đến cácmục tiêu khác như:
+ Nêu bật được các khía cạnh cần thiết để cân nhắc mơ hình cho vay ngang hàng P2Ptrong vấn đề thực thi mà vẫn đảm bảo được lợi ích của các bên.
+ Phân tích ở Việt Nam đối chiếu với nét tương đồng ở Trung Quốc khi áp dụng mơhình cho vay ngang hàng.
+ Gợi mở các chính sách và đối tượng quản lý mơ hình cho vay ngang hàng ở ViệtNam dựa trên Trung Quốc, hướng đi nhất định trong việc xem xét để thực tiễn trongtương lai.
<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Cách tiếp cận: Đề tài tập trung vào sự tương quan giữa pháp luật Trung Quốc chếđịnh hiện nay của Việt Nam về vấn đề pháp lý trong mơ hình vay ngang hàng.
Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng chủ yếuhai phương pháp là phân tích và tổng hợp, đồng thời kết hợp với phương pháp so sánhgiữa pháp luật Trung Quốc và pháp luật Việt Nam. Thơng qua việc phân tích khnkhổ pháp lý của hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) tại Trung Quốc, đề tàisẽ so sánh, tổng hợp kinh nghiệm trong việc điều chỉnh hoạt động P2P Lending, từ đóđề xuất những kiến nghị phù hợp cho pháp luật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Xem xét vấn đề dưới góc độ của các hệ thống pháp luậtTrung Quốc, từ đó đưa ra những cải thiện, bổ sung cho hành lang pháp lý của ViệtNam về vấn đề vay ngang hàng.
<b>5. Kết cấu của đề tài.</b>
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 03 chương như sau:Chương 1: Khái quát hoạt động “cho vay ngang hàng”
Chương 2: Điều kiện tham gia giao dịch cho vay ngang hàng.Chương 3: Kiểm soát hoạt động cho vay ngang hàng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG “CHO VAY NGANG HÀNG”1.1. Khái niệm</b>
Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm trong cho vay P2P. Đầu tiên, theo MiriamSegal (2015), cho vay P2P là một phương thức huy động vốn qua internet và mơ hìnhnày là sự kết hợp giữa gây quỹ cộng đồng và cho vay qua internet. Tiếp đó, theo mộtkhái niệm khác, cho vay P2P là sự kết nối giữa người đi vay và người cho vay thôngqua các nền tảng trực tuyến và người điều hành các nền tảng đó. Các doanh nghiệp nàyđóng vai trò trung gian cho người cho vay, với tư cách đại lý và thu hồi nợ. Hay trongnhững năm gần đây, thì cho vay P2P, cịn được gọi là cho vay trên thị trường hoặc chovay trên nền tảng trực tuyến, là ngành cho vay phi ngân hàng sử dụng các cơng nghệtài chính tiên tiến để cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ vay. Tóm lại, có thểhiểu P2P Lending là mơ hình kết nối trực tuyến giữa bên cho vay và bên đi vay, đượcxây dựng khơng qua bất kỳ trung gian tài chính nào mà dựa trên công nghệ blockchain.Cụ thể, công ty cho vay P2P của những nhà điều hành sẽ cung cấp cho bên cho vay vàbên đi vay một nền tảng giao dịch trực tuyến, để họ có thể kết nối trực tiếp với nhau vàthực hiện hoạt động vay mượn. Tất cả quá trình vay mượn này sẽ được nền tảng giaodịch này ghi nhận lại và lưu trữ bằng các bảng điện tử, số hóa<small>4</small>.
Cơ chế hoạt động của mơ hình P2P Lending bao gồm bên cho vay, nền tảng chovay trực tuyến và bên vay. Ở đây có thể thấy nếu ngân hàng thương mại lấy chênh lệchlãi suất làm lợi nhuận thì các cơng ty cung cấp P2P lại lấy lợi nhuận từ việc thu phíquản lý thơng qua xếp hạng tín dụng, đánh giá và quản lý rủi ro dựa vào các dữ liệuđầu vào, từ đó tác động trực tiếp đến quyết định của các bên trong giao dịch cho vayngang hàng này.
Mơ hình này có ba chủ thể, bao gồm: bên cho vay, nền tảng cung cấp dịch vụ vàbên đi vay.
Bên đi vay (Borrower): Trong giao dịch cho vay ngang hàng bên đi vay thườngcác cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn, nhưng khơng có khả năng tiếp cận vốnhoặc hạn chế trong việc đáp ứng các điều kiện để được cho vay từ các tổ chức tín dụng.Điển hình là các doanh nghiệp SME, họ rất khó khăn trong việc chứng minh năng lựctài chính cũng như đưa ra các biện pháp bảo đảm cho khoản vay. Một đối tượng nữa<small>4</small> <i><small>Hà Văn Dương (2019), “Cho vay ngang hàng: Cơ chế vận hành và mơ hình kinh doanh”, Tạp chí Tài chính</small></i>
<i><small>tiền tệ, (08),</small></i>
<small>[ cập lần cuối 30/7/2023).</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">mà thị trường cho vay ngang hàng muốn hướng đến là nhóm khách hàng cá nhân, đốivới nhóm này nhu cầu sử dụng vốn thường là chi cho tiêu dùng cá nhân hoặc mua sắmcác trang thiết bị phục vụ cho gia đình.
Bên cung cấp dịch vụ P2P Lending: Các doanh nghiệp có chức năng cung cấp giảipháp cơng nghệ và tư vấn đầu tư, hỗ trợ tài chính là các bên cung cấp dịch vụ P2PLending. Hiện nay, tại Việt Nam các đơn vị cung cấp nền tảng cho vay P2P đều là cácdoanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh tư vấn quản lý như Công ty Cổ phầnĐổi mới cơng nghệ tài chính Fiin, Cơng ty Cổ phần Lenbiz... Doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ cho vay ngang hàng không đầu tư bất kỳ nguồn vốn nào của họ cho cáckhoản vay trên nền tảng P2P, dòng tiền chỉ luân chuyển giữa Bên cho vay và Bên đivay. Doanh nghiệp này cũng chỉ là trung gian kết nối giữa người đi vay và cho vay nênhọ không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo bù đắp rủi ro, do vậy họ không chịu tráchnhiệm rủi ro tín dụng mà chỉ ảnh hưởng bởi xếp hạng đánh giá tín nhiệm từ kháchhàng vay cũng như bên cho vay. Lợi nhuận thu được từ hình thức kinh doanh nàychính là khoản phí giao dịch mà các bên phải trả cho nhà cung cấp khi thực hiện giaodịch hoàn tất trên nền tảng này.
Căn cứ vào định nghĩa của Morphy, hiện có 2 mơ hinh P2P Lending phổ biến trênthế giới:
Mơ hình chủ động: P2P truyền thống trong đó các nền tảng đóng vai trị kết nối,việc thực hiện giao dịch do hai bên quyết định. Nhà cung cấp chỉ là trung gian: Vậnhành quản lý hệ thống và đánh giá rủi ro. Các nhà đầu tư xem xét thông tin liên quanđến độ tin cậy của người đi vay như thu nhập hàng năm, mục đích vay vốn và đặcđiểm nhân thân…
Mơ hình thụ động: Các nhà đầu tư sẽ lựa chọn loại rủi ro, thời gian đáo hạn, hệthống sẽ đánh giá rủi ro, đánh giá các tiêu chí này để ghép nối với danh sách người đivay phù hợp. Ở mơ hình này, nhà đầu tư chỉ tiếp cận thơng tin ở mức cơ bản, vì vậy,tính rủi ro cao hơn, nên thơng thường khi chọn loại hình này các nhà đầu tư sẽ xâydựng một quỹ dự phịng cho mình<small>5</small>.
<b>1.2. Đặc điểm</b>
Cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 đã và đang ngàycàng làm cho lĩnh vực cơng nghệ tài chính phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển<small>5Đặng Văn Dân (2019), “Cách thức vận hành, điều tiết thị trường cho vay ngang hàng trên thế giới, đề xuất cho</small>
<i><small>Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (04), tr. 51.</small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">đó, hoạt động cho vay ngang hàng P2P cũng được biết đến hơn. Với những ưu điểmcủa hoạt động này mang lại cho những người tham gia sử dụng nên quy mô của cácnhà đầu tư, số lượng tổ chức và số tiền được vay thông qua các nền tảng P2P, lĩnh vựccho vay P2P đạt những con số khủng đặc biệt ở Trung Quốc con số này lớn hơn nhiềuso với các nước khác trên thế giới. Cụ thể là tính đến tháng 1 năm 2017, có tổng cộnghai nghìn ba trăm tám mươi tám (2388) nền tảng P2P ở Trung Quốc; khối lượng giaodịch năm 2015 đạt 67 tỷ USD, lớn hơn khoảng 4 lần so với Hoa Kỳ và 10 lần so vớiVương quốc Anh<small>6</small>. Hoạt động cho vay P2P không sử dụng các tổ chức tài chính truyềnthống làm trung gian tín dụng giữa bên cho vay và bên đi vay và thường không cần sựchấp thuận của các cơ quan quản lý tài chính. Hoạt động cho vay ngang hàng tồn tạidựa vào bên trung gian là bên cung cấp nền tảng P2P - hay cịn gọi là các cơng ty tíndụng P2P khác hồn tồn so với các tổ chức tín dụng truyền thống. Và cũng chính tạinền tảng của bên cung cấp trung gian này là nơi cả bên vay và bên cho vay đều có thểđăng ký và huy động các nguồn tài chính. Giá trị xã hội mà hoạt động này mang lạichủ yếu nằm ở chỗ hoạt đồng cho vay này đáp ứng được nhu cầu tài chính của các cánhân, tổ chức, hỗ trợ phát triển hệ thống tín dụng cá nhân và giúp huy động các quỹnhàn rỗi từ xã hội. Cho vay vi mô P2P lần đầu tiên được tạo ra vào năm 2006 bởiMuhammad Yunus, người đoạt giải Nobel Hịa bình, người đã thành lập Ngân hàngGrameen vào năm 1983, một tổ chức tài chính vi mơ và ngân hàng phát triển cộngđồng ở Bangladesh<small>7</small>. Vì thế hoạt động cho vay ngang hàng P2P thu hút được nhiều đốitượng tham gia. Theo nghiên cứu của Lerong Lu đã chỉ ra một số đặc điểm nổi nổi bậtcủa cho vay ngang hàng như sau<small>8</small>:
i) Tính linh hoạt hiệu quả cao nhưng mức lãi suất không nhỏ: Không thể phủ nhậnđược một lợi thế rõ ràng của hoạt động cho vay ngang hàng mang lại cho tất cả đốitượng tham gia vào nó bao gồm cả bên cho vay, bên đi vay và bên cung cấp nền tảng.Sở dĩ được cho là linh hoạt là vì các bên có thể tự do thương lượng, lựa chọn tất cả cáckhoản vay, mức vay, thông tin cá nhân,... mà mình hướng tới để từ đó đi đến thỏathuận tất cả các điều khoản và điều kiện để xác lập giao dịch với nhau. Đây là một
<small>6</small> <i><small>Robin Hui Huang (2021), Fintech Regulation in China: Principles, Policies and Practices, Cambridge</small></i>
<small>University Press, tr. 15.</small>
<small>7Shen Wei (2016), “Designing Optimal Regulation for Financial Innovation in Capital Raising - Regulatory</small>
<i><small>Options for China's Peer-to-Peer Lending Sector”, Banking & Finance Law Review, 31(3), tr. 3.</small></i>
<small>8</small> <i><small>Lerong Lu (2019), Private Lending in China: practice, law, and regulation of shadow banking and alternative</small></i>
<i><small>finance, Routledge, tr. 55.</small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">trong những điểm mạnh của hoạt động cho vay ngang hàng P2P so với các hoạt độngcung cấp vốn khác trên thị trường. Cụ thể hoạt động cho vay của ngân hàng, các ngânhàng sử dụng các hợp đồng theo mẫu tiêu chuẩn cũng như là các điều kiện nghiêmngặt về khả năng trả vốn, đối tượng đi vay, mức vay,... vì vậy bên đi vay khó có thểyêu cầu các điều khoản có lợi hơn. Vì lý do đó nên cho vay ngang hàng được coi làmột cách tiếp cận tài chính hiệu quả và nhanh chóng vì nó tốn ít thời gian hơn và quytrình cho vay dễ dàng hơn so ngân hàng. Theo số liệu thu thập được, bên vay cáckhoản vay tư nhân có thể biết được kết quả cho vay trong vòng 5 ngày và họ chỉ cầncung cấp chứng minh nhân dân, sao kê ngân hàng và bản sao giấy chứng nhận thunhập làm tài liệu đăng ký. Bên cạnh đó mức lãi suất của cho vay ngang hàng cũng sẽcao hơn so với hệ thống ngân hàng. Lãi suất hàng năm của các khoản vay tư nhânthường vượt quá hai mươi phần trăm , trong khi đó thực tế ở Việt Nam tại các ngânhàng lãi suất được áp dụng từ ngày 30/03/2023 theo số liệu từ cổng thông tin điện tửNgân hàng nhà nước Việt Nam được quy định như sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Thời hạn Lãi suất BQ liên Ngân hàng (% năm) Doanh số (Tỷ đồng)
Ghi chú (*) Tham chiếu ngày 23/03/2023
Như vậy có thể thấy được lãi suất tại ngân hàng là thấp hơn nhiều so với lãi suấthàng năm của các khoản vay tư nhân.
ii) Khoảng trống về mặt pháp lý: Đây là một trong những vấn đề đáng quan ngạinhất khi nói đến sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây của hoạt động chovay ngang hàng. Về mặt pháp lý, cho vay ngang hàng được cấu thành bởi sự thỏathuận quan hệ hợp đồng giữa bên cho vay và bên đi vay. Đặc biệt là sự thỏa thuận nàyđược thực hiện trên nền tảng tài chính Internet nên khả năng xác thực mức độ chínhxác giữa các bên là rất khó. Thêm vào đó là do tính chất riêng tư của hoạt động chovay, giao dịch cho vay và thơng tin liên quan như danh tính của các bên cho vay, sốtiền, lãi suất và thời hạn chỉ được phía bên cho vay, bên đi vay và bên cung cấp nềntảng biết. Các cơ quan tài chính trên thực tế không thể biết được những vấn đề thỏathuận giữa các bên trên nền tảng. Dựa vào sự bảo mật thơng tin dễ dẫn đến những tìnhtrạng cho vay tín dụng nặng lãi, cho vay bất hợp pháp..., không kiểm sốt được trêncác nền tảng này. Các thơng tin liên quan đến các bên sẽ chỉ được tiết lộ khi có tranhchấp pháp lý xảy ra và quyết định khởi kiện hoặc tự nguyện báo cáo vụ việc với cơ
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">quan quản lý tài chính. Đó là lý do tại sao thị trường cho vay tư nhân gần như khơngđược kiểm sốt và mang lại những vấn đề khơng đáng có. Một ví dụ điển hình ở TrungQuốc, kể từ năm 2007, khi Ppdai14 trở thành công ty cho vay P2P đầu tiên ở TrungQuốc, khơng có bất kỳ một quy tắc hiện hành nào để điều chỉnh hoạt động của các nềntảng P2P. Chính vì thế, rất khó để xác định một cơ quan giám sát nào nên điều chỉnhngành này. Do đó, các nền tảng P2P không phải tuân theo bất kỳ quy tắc gia nhập thịtrường, tiêu chí cơng nghiệp hoặc giám sát theo quy định nào, dẫn đến các doanhnghiệp cho vay P2P đã phát triển cực kỳ nhanh chóng và nguy hiểm. Và Ppdai.comhoạt động thông qua cơ chế đấu giá<small>9</small>.
Theo một viện nghiên cứu bên thứ ba về P2P ở Trung Quốc, Wangdai TianyanChina, có mười lăm nền tảng P2P đang tồn tại ở mọi tỉnh ngoại trừ Tây Tạng. Tổng sốnền tảng P2P trên tồn quốc hai nghìn năm trăm chín mươi lăm (2.595) vào cuối năm2015<small>10</small>, một con số đáng ngưỡng mộ ở quốc gia này. Qua đó cho thấy được sự pháttriển và ưa chuộng của người dân nơi đây với nền tảng cho vay trực tuyến. Theo sốliệu được ghi nhận lại quốc gia này có một q trình phát triển hoạt động đáng ngưỡngmộ thơng qua các minh chứng dưới đây<small>11</small>:
<small>9Shen Wei (2016), tlđd, (chú thích số 7), tr. 4.10Shen wei (2016), tlđd, (chú thích số 7), tr. 4.11Shen Wei (2016), tlđd (chú thích số 7), tr. 5-6.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Biểu đồ 1: Số lượng nền tảng P2P hàng năm
Biểu đồ 2: Số tiền cho vay hàng năm
Biểu đồ 3: Dư nợ cho vay hàng năm thông qua nền tảng cho vay P2P (Tỷ nguyên)
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Ngoài ra, theo Shen Wei (2016), Designing Optimal Regulation for FinancialInnovation in Capital Raising - Regulatory Options for China's Peer-to-Peer LendingSector hoạt động cho vay ngang hàng cũng có những đặc điểm cụ thể sau:
Ngưỡng vay thấp - Bất kỳ ai cũng có thể trở thành người giao tiếp và sử dụng tíndụng. Trên thực tế, hầu hết các khoản vay nhỏ lẻ khó được đáp ứng tại các ngân hàngđiển hình là tại Trung Quốc về vấn đề này. Các ngân hàng thường có xu hướng khókhăn về các khoản vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế, đây là cơ hộitiềm năng để thị trường cho vay ngang hàng phát triển. Các giao dịch tín dụng trên nềntảng thường được thực hiện dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng. Bất cứ ai cũng có thểtham gia với chi phí giao dịch thấp.
Các cơng ty tín dụng P2P chỉ đóng vai trị trung gian, nghĩa là bên cho vay và bênđi vay tự chủ. Họ là người có khả năng tự mình đưa ra các quyết định về mức lãi suất,khoản tiền..., với đối phương. Phía Cơng ty tín dụng chỉ đóng vai trị gián tiếp là ngườicung cấp thơng tin đến hai bên và nhận khoản tiền từ dịch vụ này của mình. Chính vìthế, ngày càng có nhiều đối tượng tham gia vào hoạt động cho vay ngang hàng P2Phiện này vì lý do tự chủ này.
Bên cho vay sẽ phân phối tiền cho nhiều bên vay trong khi cung cấp một lượngtiền nhỏ để rủi ro có thể được phân tán ở mức độ tốt nhất. Xuất phát từ mức độ rủi rocủa hoạt động cho vay ngang hàng P2P chính nên phía bên cho vay dựa vào tính tựchủ và linh hoạt của hoạt động này để có cho mình những lợi ích tốt nhất bằng cáchphân phối lượng tiền hợp lý cho phía bên đi vay. Nếu một khoản tiền đầu tư hết vàomột đối tượng bên đi vay thì khả năng rủi ro rất cao nên để có được những an tồnnhất định bên cho vay có thể tự mình đưa ra những quyết định là cho vay số tiền cụ thểnào đó có thể bằng ⅓; ¼,... trong tổng số tiền mình hiện có.
<b>1.3. Ngun lý</b>
Theo định nghĩa của tổ chức Quốc tế về Ủy ban Chứng khốn (IOSCO) thì mơhình cho vay ngang hàng là việc một nền tảng cho vay trực tuyến kết nối giữa bên chovay và bên vay để cung cấp những khoản vay khơng có bảo đảm cho từng cá nhânhoặc từng dự án<small>12</small>. Một cách hiểu khác lại cho rằng, cho vay P2P được xem như mộtcấu trúc mà trong đó các nhà đầu tư hướng các khoản vay nhỏ đến với bên đi vay
<small>12Eleanor Kirby and Shane Worner (2014), “Crowd-funding: An Infant Industry Growing Fast”, Staff WorkingPaper of the IOSCO Research Department.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">thông qua một nền tảng internet<small>13</small>. Hay hiện nay, tại Việt Nam trong dự thảo lần 2Nghị định Chính phủ “Quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt hoạt động cơngnghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng” được nêu tại khoản 6 Điều 3 “Cho vay nganghàng (Peer to peer Lending hay P2P Lending) là hoạt động cho vay trên nền tảng côngnghệ được thiết kế và thực hiện dựa trên ứng dụng cơng nghệ tài chính do cơng ty chovay ngang hàng thực hiện với vai trò trung gian kết nối người đi vay với người chovay”<small>14</small>. Như vậy, dù với cách hiểu nào thì trong hoạt động cho vay ngang hàng bao giờcũng tồn tại ba chủ thể: bên cung cấp nền tảng, bên cho vay và bên vay, trong đó bêncung cấp nền tảng sẽ là bên cung cấp “cơ sở hạ tầng” để hoạt động cho vay có thể diễnra hay nói cách khác nền tảng sẽ là nơi kết nối trực tuyến giữa bên cho vay và bên vay,còn các bên còn lại sẽ truy cập vào mơ hình được cung cấp và tiến hành các giao dịch.Mơ hình được đơn giản hóa dưới đây là một minh hoạt cho việc hoạt động cho vayngang hàng được diễn ra như thế nào<small>15</small>:
Theo đó, đầu tiên, cả bên vay và bên cho vay đặt lệnh trên các nền tảng cho vayP2P. Sau đó, khi tiếp nhận được thông tin, nền tảng bắt đầu xét duyệt thông tin của haiphía và tiến hành kết nối bên cho vay và bên vay khi đủ điều kiện và dựa vào mức độtương thích về nhu cầu của hai bên. Khi đã kết nối thành công, bên cung cấp nền tảng
<small>13</small> <i><small>Fenwick M, Van S, Bi U và các tác giả khác (2020), Regulating FinTech in Asia: Global Context, Local</small></i>
<i><small>Perspectives, Springer Singapore, tr. 60.</small></i>
<small>14Dự thảo lần 2 Nghị định Chính phủ “Quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt hoạt động cơng nghệ tài</small>
<small>[ (Truy cập lần cuối ngày 16/3/2023).</small>
<small>15</small> <i><small>Quang Thắng (2018), “Ai chịu thiệt lớn nhất trong giao dịch vay online lãi suất tới 700%”, Zing News</small></i>
<small>[ (truycập lần cuối ngày 16/3/2023).</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">sẽ thực hiện việc “giải ngân” để chuyển phần tiền từ bên cho vay đến bên đi vay. Saucùng, dựa vào thỏa thuận giữa các bên và quy định của pháp luật mà họ sẽ thực hiệncác nghĩa vụ đã thỏa thuận trước đó. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này có thể diễnra phức tạp hơn với nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mơ hình mà nhà cungcấp nền tảng hướng đến. Hoạt động cho vay ngang hàng diễn ra tại Trung Quốc đượctrình bày sau đây là một ví dụ điển hình<small>16</small>. Cụ thể, tại thị trường Trung Quốc các nhàcung cấp nền tảng thường hoạt động chủ yếu bằng một trong hai mơ hình<small>17</small>: mơ hìnhcho vay ngang hàng trực tiếp (sau đây gọi là mơ hình trực tiếp) và mơ hình cho vayngang hàng gián tiếp (sau đây gọi là mơ hình gián tiếp). Trong đó, các mơ hình có thểáp dụng một trong hai hoặc cùng lúc cả hai quy trình hoạt động: trực tuyến (online) vàngoại tuyến (offline)<small>18</small>. Với mơ hình trực tiếp, hoạt động cho vay ngang hàng đượcthực hiện trên nền tảng địi hỏi phải có hợp đồng tài chính trực tiếp giữa bên đi vay vàbên cho vay. Trong khi với mơ hình gián tiếp, hợp đồng này khơng được giao kết trựctiếp giữa hai bên mà thay vào đó bên cung cấp nền tảng sẽ “phân phối” tín dụng chobên đi vay từ nguồn quỹ gộp chung<small>19</small>của nhà đầu tư (pooled investor funds), nguồnquỹ này cũng có thể đã trải qua một số hình thức chuyển đổi thành tài sản khác. Sự kếthợp giữa việc bảo lãnh nhà đầu tư (investor guarantees) và chuyển đổi rủi ro (the risktransformation) có liên quan đến mơ hình gián tiếp cho thấy các rủi ro kéo theo khihoạt động theo mô hình này khó nhận diện hơn đối với mơ hình trực tiếp<small>20</small>.
Nền tảng cho vay ngang hàng Lufax được sở hữu bởi tập đồn Ping An đã lựachọn theo mơ hình trực tiếp nêu trên. Theo đó, các hoạt động được diễn ra như sau:người dùng cần đăng ký thành viên tại Lufax để sử dụng, sau đó bên cho vay và bênvay sẽ có những tài khoản tương ứng với nhu cầu vay hoặc cho vay của mình. Sau khiLufax xác minh các thông tin, nhu cầu vay vốn của bên vay sẽ được đăng tải trên nền
<small>16Thị trường cho vay ngang hàng tại Trung Quốc được xem là thị trường có tổng số nhà cung cấp nền tảng vớiđa dạng hình thức hoạt động nhất thế giới, kể cả so với thị trường của Anh hoặc Mỹ theo Luke Deer, Jackson Mi,Yu Yuxin (2015), “The Rise of Peer-to-Peer Lending in China: An Overview and Survey Case Study”,</small>
<i><small>Association of Chartered Certified Accountants, tr. 11.</small></i>
<small>17Luke Deer, Jackson Mi, Yu Yuxin (2015), tlđd (chú thích số 16), tr. 11.</small>
<small>18Quy trình hoạt động trực tuyến (online) hoặc ngoại tuyến (offline) được phân chia dựa trên căn cứ: quy trìnhnày có hợp đồng tài chính online dựa trên cơng nghệ tài chính và dữ liệu xếp hạng tín dụng hay khơng. Với qtrình ngoại tuyến thì các nền tảng có xu hướng hoạt động “thủ cơng” hơn q trình trực tuyến - nghĩa là cơngđoạn như xác minh danh tính sẽ được bộ phận văn phòng của họ duyệt hồ sơ, trong khi với q trình trực tuyến,cơng đoạn này có thể chỉ cần đến một cuộc gọi video để xác minh các câu hỏi theo Luke Deer, Jackson Mi, YuYuxin (2015), tlđd (chú thích số 16), tr. 12.</small>
<small>19Nguồn quỹ tín dụng này được tổng hợp lại thông qua một kế hoạch đầu tư tập thể và được bên cung cấp nềntảng thay mặt các nhà đầu tư quản lý theo Robin Hui Huang (2021), tlđd (chú thích số 06), tr. 23.</small>
<small>20Luke Deer, Jackson Mi, Yu Yuxin (2015), tlđd (chú thích số 16), tr. 11.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">tảng. Bên cho vay sẽ lựa chọn các nhu cầu vay tương thích với số vốn có trong tàikhoản của họ. Lưu ý rằng, mặc dù tất cả các giao dịch sẽ được thực hiện thông qua tàikhoản đã đăng ký trên nền tảng nhưng số vốn của bên cho vay và bên vay lại đượcthực hiện thơng qua tổ chức thanh tốn ký quỹ (the escrow payment institutions),nhằm tách biệt vốn của người dùng với vốn của chính nền tảng Lufax. Một khi số vốnđã được cấp bởi bên cho vay, Lufax sẽ yêu cầu tổ chức thanh toán ký quỹ cung cấp sốtiền đó và chuyển nó vào tài khoản được đăng ký trên nền tảng của bên vay. Sau đó,bên vay sẽ chuyển số tiền đó vào một ngân hàng đã được kết nối trên tài khoản nềntảng của họ. Lịch trình trả tiền sẽ được thực hiện bằng tài khoản được đăng ký trên nềntảng. Bên cạnh đó, khoản tiền vay giữa hai bên sẽ được bảo đảm bởi một công ty bảohiểm con của tập đoàn Ping An<small>21</small>.
Ngược lại, CreditEase - một trong những nền tảng cho vay ngang hàng lớn nhấtTrung Quốc chọn đi theo hướng mơ hình gián tiếp. Cụ thể, CreditEase sẽ sử dụng mộtmạng lưới các văn phòng địa phương bao gồm việc hợp tác với một đại lý là bên thứba và các chi nhánh “ngoại tuyến” thuộc sở hữu của mình để thực hiện các hoạt độngcho vay ngang hàng. Theo đó, bên đại lý sẽ tìm kiếm bên cho vay và bên vay cho bêncung cấp nền tảng. Sau khi có được thơng tin của bên vay, các văn phòng “ngoại tuyến”tiến hành xác minh thơng tin tín dụng và xem xét việc chấp nhận khoản vay. Với qtrình xác minh tín dụng, một số người cho rằng quy trình này tương tự với quy trìnhhoạt động của các ngân hàng truyền thống<small>22</small>. Bên đi vay sẽ được chọn vay có tài sảnbảo đảm với số tiền được vay từ 300.000 nhân dân tệ đến 4.000.000.000 nhân dân tệhoặc vay khơng có tài sản bảo đảm với số tiền từ 50.000 nhân dân tệ đến 100.000 nhândân tệ. Do đó, bên cung cấp nền tảng còn được cho là bên duy nhất tạo ra khoản vaycho bên đi vay<small>23</small>. Về bên cho vay, số vốn của họ sẽ được tập hợp lại thông qua một kếhoạch đầu tư tập thể và được quản lý bởi nền tảng cho vay ngang hàng. Khi việc xácminh thơng tin tín dụng của bên đi vay hồn tất, bên cho vay sẽ nhận được một danhsách những đối tượng đi vay tiềm năng để lựa chọn, nếu khơng hài lịng với những đốitượng trong danh sách đó, họ có thể yêu cầu một danh sách mới<small>24</small>, mặt khác, nếu hàilòng với đối tượng trong danh sách, bên cung cấp nền tảng sẽ sử dụng nguồn quỹ đã<small>21Yu Tao, Shen Wei (2019), “Funds sharing regulation in the context of the sharing economy: Understanding</small>
<i><small>the logic of China's P2P lending regulation”, Computer Law & Security Review, 35 (1), tr. 49.</small></i>
<small>22Luke Deer, Jackson Mi, Yu Yuxin (2015), tlđd (chú thích số 16), tr. 12.23Robin Hui Huang (2021), tlđd (chú thích số 06), tr. 23.</small>
<small>24Điều này được cho là nền tảng đã “đóng gói lại” các khoản vay và đem bán chúng cho các nhà đầu tư theoRobin Hui Huang (2021), tlđd (chú thích số 06), tr. 23.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">được gộp chung từ kế hoạch đầu tư tập thể nêu trên để “phân phối” đến bên đi vay.Mức lãi suất cố định đối với mọi hợp đồng vay sẽ được nền tảng quy định là 12% sovới giá trị khoản vay, ngoài ra, tùy vào sản phẩm vay và độ rủi ro mà bên đi vay cịncó thể đóng thêm một khoản lãi bổ sung25, vì vậy mức lãi suất có thể dao động từ12% đến 24%. Tương ứng với mức lãi suất của bên đi vay, bên cho vay sẽ nhận lạiđược mức lãi suất 12% cho mọi khoản cho vay của mình26. Từ cách hoạt động nêutrên, có thể thấy nền tảng được chủ động trong việc tạo các khoản vay cho bên đi vaymà không cần đến sự kết nối trực tuyến giữa hai bên. Vì vậy, quan hệ hợp đồng chovay giữa bên cho vay và bên vay khơng thật sự tồn tại mà chỉ có các hợp đồng riêng lẻgiữa bên nền tảng với bên cho vay và bên vay<small>27</small>.
Tại Việt Nam, P2P Lending được hoạt động theo hai mơ hình: cho vay trực tiếp vàcho vay gián tiếp với cách định nghĩa khác hoàn tồn với Trung Quốc. Theo đó, mơhình cho vay trực tiếp là mơ hình cho vay đơn giản, giống với việc mua bán hàngonline. Cụ thể, quy trình sẽ bao gồm bên đi vay gửi yêu cầu trên các nền tảng và bêncho vay sẽ lựa chọn khoản cho vay mà họ cho là khả thi để thực hiện tài trợ. Cịn vớimơ hình cho vay gián tiếp, nó sẽ có sự xuất hiện của ngân hàng thương mại - đảmnhiệm vai trị thanh tốn bù trừ, có thể ứng trước vốn, mua bảo hiểm khoảnvay , …Theo mơ hình này, các nền tảng P2P Lending sẽ chuyển yêu cầu của bên đivay đến ngân hàng thương mại có liên kết với nền tảng. Nếu khoản vay được duyệtqua thì ngân hàng sẽ phát hành giấy nhận nợ cho nền tảng P2P Lending để khách hàngnhư giải ngân tại ngân hàng này. Sau đó, khi tìm được bên cho vay nền tảng sẽ dùngtiền của bên cho vay để thanh toán khoản nợ cho ngân hàng và bên cho vay sẽ đượccấp chứng nhận về món vay cho bên cho vay<small>28</small>.
Tuy nhiên, dù hoạt động theo cách thức nào thì một mơ hình cho vay ngang hàngsẽ ln hoạt động được theo cơ chế ba bên bao gồm: bên cung cấp nền tảng, bên chovay và bên đi vay. Trong đó bên cho vay và bên đi vay sẽ thực hiện giao dịch thôngqua nền tảng được cung cấp.
<small>25Khoản lãi bổ sung này được bên cung cấp nền tảng giữ lại để sử dụng trong trường hợp bên đi vay khơng cókhả năng chi trả.</small>
<small>26Luke Deer, Jackson Mi, Yu Yuxin (2015), tlđd (chú thích số 16), tr. 12.27Robin Hui Huang (2021), tlđd (chú thích số 06), tr. 23.</small>
<small>28Cấn Văn Lực, Phạm Thị Hạnh & Lại Thị Thanh Loan (2022), “Cho vay ngang hàng - phương thức tiếp cận</small>
<i><small>vốn mới cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai”, Tạp chí Tài chính và ngân hàng Quốc tế, (07), tr. 46-50.</small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24"><b>1.4. Thực trạng</b>
Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra thị trường hoạt động rộngrãi cho lĩnh vực cho vay ngang hàng. Một trong những quốc gia dẫn đầu về sự pháttriển cho vay ngang hàng P2P không thể không nhắc đến đó chính là Trung Quốc.Ngồi ra, cũng có thể tìm thấy ở hầu hết các nơi từ khu vực ven biển phía đơng pháttriển tốt đến các khu vực trung và tây kém phát triển hơn. Cho vay ngang hàng đóngvai trị như một phương thức cấp vốn cho các khoản vay tư nhân mà không cần thôngqua các thủ tục khắt khe của các tổ chức tín dụng. Khối lượng thị trường cho vay tưnhân ở mức 4–5 nghìn tỷ CNY, khiến nó trở thành một trong những hệ thống ngânhàng ngầm lớn nhất trên thế giới. Với con số khủng như vậy đã phần nào chứng minhđược sức mạnh ảnh hưởng của lĩnh vực cho vay ngang hàng trên thực tế. Cho vayngang hàng phát triển mạnh mẽ đến mức cần xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ, cụthể cho hoạt động P2P lending<small>29</small>.
Tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện cơng ty hoạt động giống mơ hình P2P Lending từ năm2016 với trang huydong.com.Thống kê sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam hiệncó khoảng 100 công ty P2P Lending (bao gồm cả công ty đã đi vào hoạt động chínhthức và một số cơng ty đang trong giai đoạn thử nghiệm) như Tima, Trust Circle, Vaymượn, Lendmo, Wecash, InterLoan,...(bảng 1). Tuy nhiên, thực tế số doanh nghiệphoạt động P2P Lending có thể nhiều hơn và rất khó đo lường một cách chính xác vìhiện nay các cơ quan quản lý chưa tổ chức thống kê chính thức các thơng tin liên quanđến doanh nghiệp triển khai hoạt động P2P Lending tại Việt Nam.
<small>29Phan Thị Hoàng Yến, Trần Hải Yến & Đào Mỹ Hân (2023), “Hoạt động cho vay ngang hàng: Lợi ích và rủi</small>
<i><small>ro”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ,</small></i>
<small>[ (truy cập lầncuối ngày 14/8/2023).</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Theo Báo cáo tài chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần 3, quy mô của thịtrường P2P Lending Việt Nam khá nhỏ so với các nước trong khu vực Đông Nam Á,chiếm 1,6% khối lượng giao dịch của khu vực, chỉ xếp trên Nepal và Kazakhstan(University of Cambridge JBS, 2018). Điều này cũng là điều hiển nhiên bởi lẽ với tuổiđời còn non trẻ cũng như sự mới xuất hiện của mô hình P2P Lending tại Việt Nam nênquy mơ của hoạt động cho vay ngang hàng P2P vẫn chưa hoàn thiện và chưa thực sựcó cơ hội tiếp cận đơng đảo người dân Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều tiềmnăng thích hợp cho sự phát triển của mơ hình này dựa trên sự phát triển nhanh chóngcủa khoa học công nghệ, Internet, thiết bị di động và đặc biệt là dữ liệu lớn (Big Data).Điều đó được thể hiện qua số lượng thuê bao di động tại Việt Nam là rất cao và tăngqua các năm gần đây, số lượng người dân sử dụng không chỉ là một mà cịn có nhiềungười dân sử dụng từ 2 số điện thoại trở lên, điều này dễ thấy được mức độ phổ cậpcủa điện thoại di động tại Việt Nam, đồng thời giá tiền của điện thoại di động hiện naycũng ở tầm trung chỉ với hơn 1 triệu VNĐ là người dẫn đã có thể mua được 1 chiếcđiện thoại thơng minh. Do đó khả năng sử dụng cơng nghệ, sử dụng các app trên điệnthoại hay Internet là rất dễ dàng và thuận tiện với đa phần người dân. Tương tự, tỷ lệcá nhân sử dụng Internet cũng ngày càng cao và phổ biến, năm 2018 tỷ lệ người dùngInternet tại Việt Nam là 70.35% dân số<small>30</small>. Bên cạnh đó, sự thay đổi về cơ cấu dân sốhọc, đặc biệt là thế hệ trẻ sẵn sàng thích ứng với công nghệ mới và mong muốn được
<small>30Nguyễn Mạnh Hùng, Tạ Thu Hồng Nhung (2020), “Thực trạng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam”,Tạp chí Cơng Thương, (25), tr. 334.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">cung cấp các dịch vụ tài chính thuận lợi và nhanh chóng hơn nên dễ dàng chấp nhậncác sản phẩm dịch vụ mới như P2P Lending<small>31</small>.
<small>31Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2022), “Nghiên cứu hoạt động cho vay ngang hàng: Kinh nghiệm quốc tế vàkhuyến nghị cho Việt Nam”.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27"><b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1</b>
Có thể nói rằng đối với “hoạt động cho vay ngang hàng” thì Việt Nam vẫn cịnnhiều bí ẩn chưa hiểu rõ được, vì vậy, thơng qua chương 2, nhóm tác giả đưa ra đượckhái niệm “đây là hoạt động mà sự kết nối giữa người đi vay và người cho vay thôngqua các nền tảng trực tuyến và người điều hành các nền tảng đó” từ đó giúp người đọchiểu rõ phần nào về hoạt động còn khá mới mẻ này. Bên cạnh khái niệm, nhóm nghiêncứu đã chỉ rõ những đặc điểm khác biệt giữa hoạt động truyền thống và hoạt động chovay trực tuyến cũng như đưa nguyên lý vận hành của hoạt động này. Phần nào đã giúptrả lời những câu hỏi như “vay ngang hàng là cái gì, thực hiện như thế nào, khác biệtnhư thế nào so với hoạt động bình thường”. Khơng những vậy, nhóm tác giả cịn minhchứng bằng thực trạng của Trung Quốc, một nơi mà hoạt động cho vay trực tuyến diễnra cực kì sơi nổi đồng thời trình bày cả tình hình của hoạt động này ở Việt Nam để từđó đánh giá được đây là một thị trường tiềm năng mang lại nhiều nguồn lợi về mặtkinh tế thị trường. Đến những chương sau, chúng ta sẽ tiền hành phân tích sâu về cácbên chủ thể trong hoạt động này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><b>CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN THAM GIA GIAO DỊCH CHO VAY NGANG HÀNG2.1. Quy định đối với bên cung cấp nền tảng P2P lending</b>
Để bắt đầu về cho vay trực tuyến, theo mơ hình này, nền tảng hoạt động như mộttrung gian thông tin bằng cách phổ biến thông tin cho vay và kết nối người cho vay vàngười đi vay. Để tạo thuận lợi cho các giao dịch, nhiều nền tảng cũng cung cấp cácdịch vụ giá trị gia tăng khác, chẳng hạn như tiến hành xếp hạng khoản vay và đánh giámức độ tin cậy của người đi vay, đưa ra lời khuyên đầu tư và quản lý việc trả nợ. Tuynhiên, điểm mấu chốt là người cho vay và người đi vay đứng trong mối quan hệ hợpđồng trực tiếp, trong khi bản thân nền tảng không phải là một bên giao dịch. Trên nềntảng này, người cho vay có thể chọn bất kỳ doanh nghiệp hoặc dự án nào theo sở thíchvà cảm nhận rủi ro của người cho vay. Sau khi giao dịch được hồn thành, nền tảng sẽthu phí dịch vụ từ cả hai bên. Điều quan trọng là tất cả các khoản tiền từ người cho vayvà người đi vay đều được quản lý bởi một tài khoản tách biệt, tách biệt với bảng cânđối kế toán của nền tảng. Do đó, tiền của người cho vay và người đi vay không đượctrộn lẫn với tiền của nền tảng và sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả khi nền tảng sụp đổ.
Nhu cầu vay tiền của các cá nhân, tổ chức trong đời sống đang dần được đẩy mạnhnhằm phục vụ cho nhiều hoạt động mục đích khác nhau như: tiêu dùng, đầu tư, lợinhuận,…Hoạt động vay ngang hàng hiện nay không chỉ dừng lại ở mức độ thủ côngmà nhờ vào sự phát triển công nghệ, hoạt động này đã phát triển thành các hoạt độngcho vay trực tuyến. Để có thể xây dựng một khung pháp lý bền vững, chặt chẽ về vấnđề “vay ngang hàng”, trước hết nhóm tác giả tiến hành phân tích cũng như có nhữngđối chiếu giữa Trung Quốc và Việt Nam về từng chủ thể trong mơ hình. Chủ thể đượcxem là đặc trưng nhất của quan hệ cho vay ngang hàng là “người cung cấp nền tảng”.Trong hoạt động cho vay truyền thống, bên vay sẽ tìm đến bên cho vay để vay tiền,nhằm phục vụ cho các mục đích cá nhân. Nhưng đối với mơ hình P2P lending thì giữabên đi vay và cho vay có sự kết nối một bên trung gian, họ được xem là “người môigiới thông tin”; bên cho vay sẽ cung cấp một số thông tin như: khoản tiền cho vay, lãisuất đối với khoản vay,…; bên đi vay là về khoản tiền họ cần vay, một số thông tin cánhân nhằm bảo đảm cho khoản vay,…Thơng qua vai trị của nhà cung cấp nền tảng“vay ngang hàng”, đây là chủ thể quan trọng, cần đặt ra những điều kiện để thành lậpcũng như xây dựng các nguyên tắc nhằm đảm bảo cho hoạt động vay ngang hàngkhơng có những biến tướng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><b>2.1.1. Điều kiện để doanh nghiệp trở thành bên cung cấp nền tảng cho vaytrực tuyến</b>
Thuật ngữ cho vay trực tuyến được định nghĩa là hoạt động cho vay trực tiếp diễn ragiữa các cá nhân, pháp nhân, tổ chức khác thông qua nền tảng internet. Điều quan trọnglà vai trò của nền tảng internet chỉ giới hạn ở vai trò là một tổ chức trung gian thông tincho vay trực tuyến, với chức năng chỉ cung cấp các dịch vụ liên quan đến thơng tin,chẳng hạn như tìm kiếm thơng tin, tiết lộ thơng tin, xếp hạng tín dụng, trao đổi thơng tinvà đối sánh tín dụng. Đây là những hoạt động khơng nằm trong hoạt động tài chính dođó cung cấp nền tảng vay trực tuyến không là một trung gian tài chính thơng thường.
Hoạt động cho vay diễn ra trực tiếp giữa bên vay và bên cho vay, bên đi vay sẽ trảkhoản tiền gốc với tiền lãi trực tiếp cho bên vay. Chủ thể cung cấp nền tảng cho vaytrực tuyến ký các thỏa thuận liên quan về các phí giao dịch cung cấp thông tin. Bênvay là người giữ tiền và cuối cùng có quyền đưa ra quyết định cho vay. Nếu khơng cósự cho phép bên cho vay, nền tảng trực tuyến khơng có quyền định đoạt số tiền. Quyđịnh được thể hiện xuyên suốt các quy định tại Các biện pháp tạm thời về cho vay, nhưtại Điều 10 của văn bản trên các trường hợp cấm các tổ chức trung gian vay trực tuyếnđược làm hay Điều 20: “Tiền gốc và lãi bên vay trả thuộc bên cho vay. Cơ quan trunggian thông tin cho vay trực tuyến thỏa thuận riêng về mức phí và phương thức thanhtoán với bên cho vay và bên đi vay”
Theo quy định của Các biện pháp tạm thời về cho vay thì một tổ chức là bên cungcấp nền tảng cần có trình tự ba bước: Xin giấy phép kinh doanh thông thường từ cáccơ quan đăng ký công ty là Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại nhà nước; thứhai, đăng ký với các cơ quan quản lý tài chính địa phương nơi đặt trụ sở; thứ ba, xingiấy phép kinh doanh viễn thông từ các cơ quan từ cơ quan truyền thơng có thẩmquyền là Bộ Cơng nghiệp và Công nghệ thông tin và các ngành địa phương. Hoạt độngcủa tổ chức là thu thập thông tin của bên cho vay và bên đi vay, từ đó kết nối mọingười thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, không có các yêu cầu quy định vốn đăng ký tốithiểu, thanh toán hoặc dự trữ vốn như việc thành lập các tổ chức tín dụng khác. Ủy banquản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) cùng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thôngtin, và Cục quản lý Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại, đã cùng ban hànhhướng dẫn về Quản lý hồ sơ Đăng ký của các Tổ chức Trung gian Thông tin Cho vayTrực tuyến. Văn bản hướng dẫn này cung cấp thông tin về vấn đề đăng ký, chẳng hạn
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">như các tài liệu hỗ trợ là gì, thời gian xử lý là bao lâu và các tài liệu nên được xử lýnhư thế nào.
Cho vay trực tuyến là một lĩnh vực đã có sự rủi ro cao nên điều quan trọng là cầnphải có sự phân loại giữa bên cho vay và các khoản vay phù hợp. Nền tảng cho vaytrực tuyến cần nhắc nhở bên cho vay một cách rõ ràng về rủi ro cho vay trực tuyến vàhành vi bị cấm đối với xác nhận của bên cho vay. Và nhiệm vụ của nền tảng là tiếnhành đánh giá thẩm định về tuổi tác, tình trạng tài chính, kinh nghiệm đầu tư, mức độchấp nhận rủi ro và khả năng chịu rủi ro, cùng những yếu tố khác, của bên cho vay. Tacó thể lấy một ví dụ cụ thể là điều 17 của Các biện pháp tạm thời đối với vay trựctuyến, đó là số dư khoản vay của cùng một thể nhân không được nhiều hơn 200.000nhân dân tệ đối với một pháp nhân hoặc bất kì tổ chức nào khác, giới hạn trên được đặtlà 1 triệu nhân dân tệ. Đồng thời, có giới hạn trên tổng số dư các khoản vay mà cùngmột người có được từ các nền tảng vay trực tuyến khác nhau, đối với cá nhân là 1 triệunhân dân tệ và đối với tổ chức là 5 triệu nhân dân tệ. Mỗi chủ thể đi vay sẽ được lưutrữ lại dữ liệu giao dịch từ đó khi một người đi vay ở nhiều nền tảng trực tuyến khácnhau thì sẽ biết được người đó đã vay ở những trung tâm hoặc đã vay bao nhiêu. Điềunày đặt ra vấn đề làm thế nào để các bên cung cấp nền tảng có thể biết được lịch sửgiao dịch của người đi vay. Có thể các trung tâm cung cấp nền tảng có sự liên thôngvới nhau để khi một tài khoản tiến hành vay tiền thì sẽ biết được tài khoản đó có lịchsử vay ở đâu, trả nợ như thế nào. Sự liên thơng có thể được diễn ra nhờ trung tâmthơng tin của hoạt động cho vay trực tuyến. Phần về trung tâm cũng như cách thức sẽđược trình bày ở dưới sau. Nhờ vậy, bên cung cấp nền tảng sẽ căn cứ dựa trên dữ liệumà bên trung tâm lưu giữ để đánh giá mức độ uy tín, khả năng trả nợ của người đi vay.Bên cạnh đó, để chống lại hiện tượng chủ sở hữu nền tảng có hành vi tiêu cực đốivới nguồn tiền thì có quy định được đặt ra: nền tảng vay trực tuyến phải tách riêngphần tiền (tài sản) của mình với các khoản tiền từ các nhà cho vay, đi vay để nhằmmục đích quản lý, và phải có một tổ chức tài chính đủ điều kiện là người giám sát vốnkhoản tiền bên đi vay và bên cho vay<small>32</small>. Về lựa chọn ngân hàng giám sát, CBRC đãđưa ra “Hướng dẫn về kinh doanh giám sát đối với quỹ vay trực tuyến”. Quy định nêurõ chỉ các ngân hàng thương mại mới có thể cung cấp dịch vụ giám sát quỹ. Như vậy,đối với loại ngân hàng khác như: Ngân hàng chính sách sẽ khơng có quyền giám sát
<small>32Điều 30 Các biện pháp tạm thời đối với vay trực tuyến 2016.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">này. Về số lượng ngân hàng giám sát thì quy định số lượng là chỉ một, điều này giúptránh sự chồng chéo trong thủ tục giám sát. Đồng thời, vì sự rủi ro trong hoạt động vayngang hàng trực tuyến, tổ chức giám sát sẽ không chịu trách nhiệm bảo lãnh đối vớicác khoản vay không được trả nợ. Bản chất giám sát của ngân hàng thương mại giúpnền tảng cung cấp thông tin nhằm để xem xét các thủ tục, tránh hạn chế trường hợptiêu cực xuất hiện mà khơng có nghĩa vụ trong việc giải quyết các khoản nợ đối vớihoạt động cho vay. Khi xảy ra một trong những sự kiện nhằm gây rủi ro lớn quy địnhtại Điều 36: “(1) Rủi ro hoạt động đáng kể phát sinh do quản lý yếu kém hoặc các lýdo khác; (2) Tổ chức trung gian thông tin cho vay trực tuyến hoặc giám đốc, ngườigiám sát và giám đốc điều hành cấp cao của tổ chức này vi phạm nghiêm trọng luậtpháp và các quy định; (3) Bị khởi tố về tội gian lận thương mại, bao gồm bảo lãnh bấthợp pháp, phóng đại cơng khai, bịa đặt và che giấu sự thật, công bố thông tin sai sựthật, ký hợp đồng giả và xử lý sai quỹ.” thì các trung tâm trung gian cho vay trực tuyếnphải thực hiện các biện pháp khẩn cấp và báo cáo cho cơ quan quản lý tài chính địaphương nơi đăng ký.
Với vai trị là nhận thơng tin từ cả bên đi vay và bên cho vay, bên cung cấp nềntảng nắm giữ một lượng thơng tin về một nhóm cá nhân, tổ chức khác, điều này có thểkhiến bên cung cấp nền tảng có những biểu hiện sử dụng khơng đúng mục đích nhưbán thơng tin cá nhân cho bên thứ ba, giả mạo thông tin, không cung cấp đầy đủ thôngtin cần thiết để thực hiện một giao dịch,…Nhận thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề,Các biện pháp tạm thời về cho vay trực tuyến đã dành hẳn một chương về vấn đề côngbố thông tin. Đầu tiên, khi xuất hiện một giao dịch vay tiền thì trên nền tảng cho vaytrực tuyến phải thể hiện đầy đủ và đúng cho bên vay về thông tin cơ bản của bên vay,những đánh giá về tỷ lệ rủi ro, các mức lãi suất, thông tin liên quan khác. Tầm quantrọng của việc công bố thông tin của bên cung cấp nền tảng còn được thể hiện qua bacơ chế để đảm bảo tính trung thực, chính xác và đầy đủ của thông tin được công bố.Thứ nhất, các trung gian thị trường được giới thiệu đóng một vai trị là người cuốicùng. Tổ chức cung cấp nền tảng cho vay trực tuyến cần có sự đánh giá bảo mật hệthống thông tin. Thứ hai, nền tảng cho vay trực tuyến nên gửi thông báo tiết lộ thôngtin và thông tin liên quan các tài liệu để kiểm tra trong tương lai cho cơ quan quản lýtài chính địa phương nơi nó tiến hành đăng ký, và đặt chúng ở nơi đặt trụ sở của tổchức để công chúng tham khảo. Thứ ba, những người giữ vị trí như giám đốc, giám sát
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">viên của các bên cung cấp nền tảng phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách trungthực được Quy định tại Điều 32. Đây là những người đứng đầu của một tổ chức, họnắm thông tin về tổ chức cũng như quyền quyết định những vấn đề trong hoạt độngcủa trung tâm cho vay trực tuyến.
Vậy những thông tin mà bên nền tảng buộc cung cấp hoặc chỉ được khuyến khíchcung cấp là gì? Theo quy định hiện hành bên Trung Quốc, thông tin công bố được chiathành ba loại. Loại đầu tiên là thông tin về thể chế nền tảng cho vay trực tuyến, baogồm thông tin cơ bản (tên nền tảng, vốn đăng ký và vốn góp) thơng tin quản trị (ví dụ:giám đốc, giám sát viên, quản lý cấp cao và kiểm sốt viên thực tế), thơng tin kế tốnvà các sự kiện lớn như sáp nhập, chia tách và phá sản. Loại thứ hai chứa thông tin liênquan đến dự án xin vốn, bao gồm thông tin cơ bản về bên vay và thông tin về dự án.Loại thông tin thứ ba là thống kê về hoạt động của nền tảng cho vay trực tuyến, chẳnghạn như tổng giá trị giao dịch, tổng số giao dịch, tổng số khoản vay, tổng số bên chovay và tổng giá trị khoản vay phải trả.
Trên đây là những phân tích từ pháp luật Trung Quốc, từ đó nhóm tác giả cónhững sự đối chiếu với quy định tại Việt Nam. Việt Nam hiện nay chỉ đang dừng lại ởcơ chế thí điểm cho vay ngang hàng. Vẫn chưa có một khung pháp lý chính thức điềuchỉnh về lĩnh vực này, do đó khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến vấn đề “vayngang hàng”, thường xuyên sẽ dẫn đến trường hợp không có Luật quy định hay chỉ cóthể sử dụng quy định mang tính chất chung chung, khiến xử lý các vụ việc khó khăn.Hiện nay, trên thị trường tài chính, đã có sự xuất hiện khơng ít của các nền tảng mạngmơ hình vay ngang hàng như, Tamo, Senmo, Jett vay,... hay như một nền tảng đã từngxuất hiện nhưng vì khơng có hành lang pháp lý dẫn đến sự biến mất - Vaymuon củaNextech.
Kiến nghị cho Việt Nam: Nhóm tác giả có một số kiến nghị cho lĩnh vực này tạiViệt Nam, chúng ta cần thừa nhận đây là một ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên vì cácyếu tố như tỷ lệ rủi ro, thu thập thông tin, dễ biến tướng thành các hiện tượng khác,...do đó cần quy định là một ngành nghề thuộc kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, việchoạt động của bên cung cấp nền tảng cần đặt dưới sự giám sát của một bên thứ banhằm đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng cho vay giữa các cá nhân. Hoạt động bêncung cấp nền tảng là người môi giới thông tin, bên trung gian trong quá trình thực hiệngiao kết giữa người đi vay và người cho vay, nên uy tín và tài chính bảo đảm mà
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">doanh nghiệp cần phải bảo đảm. Tiếp theo, hoạt động vay ngang hàng cần được đặtdưới sự giám sát, quản lý của cơ quan nhà nước và cơ quan phù hợp có thể là Ngânhàng Nhà nước. Nhóm tác giả giải thích lý do lựa chọn cơ quan trên vì tại Trung Quốcthì cơ quan giám sát trực tiếp hoạt động vay ngang hàng là Ủy ban Điều tiết Ngânhàng - cơ quan được lập ra với mục đích kiểm sốt các hoạt động tài chính như: Ngânhàng, bảo hiểm,... Nhận thấy hoạt động của Ngân hàng Nhà nước tại Việt Nam có hoạtđộng tương tự: thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý trong lĩnh vực ngânhàng,... Đặc biệt, tại Quyết định số 999/QĐ- TTg năm 2019 của Chính phủ thì cũng đềcập nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là nghiên cứu cơ chế thí điểm quản lý hoạtđộng cho vay ngang hàng. Tiếp theo, hoạt động cho vay ngang hàng trước đây chưađược quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây, nên để có thể chưa lấpkhoảng trống về mặt pháp lý thì cần có những văn bản hướng dẫn về lĩnh vực này.Một số nội dung cần thiết xây dựng như sau:
Quy định các tiêu chí, điều kiện đối với các khoản vay, để những giao kết khôngtrái với các quy định pháp luật trước đây (Luật dân sự,...), đồng thời có những tiêu chínhằm đánh giá được tỷ lệ rủi ro đối với các khoản vay, khả năng trả nợ của bên đivay,...
Quy định đảm bảo lợi ích với khoản đầu tư của bên cho vay, bên cho vay đượcnhận định là bên gặp nhiều bất lợi trong hoạt động cho vay ngang hàng vì khoản tiềnnhàn rỗi được họ cho vay xem là một khoản đầu tư với tỷ lệ rủi ro rất cao, những rủi rokhông chỉ đến từ người đi vay mà còn đến cả bên cung cấp nền tảng. Có thể thơng quacác quy định về thời hạn trả nợ hoặc các khoản bồi thường mà bên cho vay sẽ đượchưởng nếu không được trả tiền đúng hạn, hoặc các quy định của một hoạt động chovay tài sản thông thường, tuy nhiên khác với hoạt động cho vay thông thường, “chovay trực tuyến” nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp hơn. Do đó, để nhằm tạo niềm tin củangười cho vay đối với hoạt động trên cần có quy định chặt chẽ.
<b>2.1.2. Các nguyên tắc đảm bảo cho việc hoạt động của doanh nghiệp tronglĩnh vực cho vay ngang hàng</b>
Để hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng hiệu quả và đạt kết quả cao thìcần có những nguyên tắc. Nguyên tắc là những tư tưởng giúp định hướng cũng như làkim chỉ nam mà các chủ thể hoạt động trong một lĩnh vực phải tuân theo nhằm tạo rasự thống nhất trong quá trình áp dụng, giải quyết các vấn đề của chính lĩnh vực đó. Vì
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">vậy, đối với lĩnh vực còn thiếu các quy định pháp lý như cho vay ngang hàng hiện naythì có các ngun tắc sẽ giúp ích giải quyết các tranh chấp, những yêu cầu nảy sinhgiữa các chủ thể trong q trình hoạt động. Nhóm tác giả, dựa trên những đặc điểmnhư: đối tượng, độ rủi ro của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ đối với các bên
Nguyên tắc thứ nhất, quyền tự quyết khi tham gia các giao kết. Đây là nguyên tắchướng đến đối tượng là các bên cho vay và bên đi vay. Như đã phân tích trên, giaodịch cho vay ngang hàng về bản chất vẫn là giao dịch vay tiền giữa hai bên là bên chovay và bên đi vay do đó, sự xuất hiện bên thứ ba cung cấp nền tảng chỉ là sự kết nốigiữa hai chủ thể chính trong hoạt động vay, do đó, khi tham gia, thực hiện giao kết thìbên cung cấp nền tảng khơng tự mình thực hiện thay cho bên đi vay hoặc bên cho vay.Các biện pháp bảo đảm về vay trực tuyến của Trung Quốc cũng có quy định như sau:“Chính người cho vay mới là người cuối cùng có quyền đưa ra quyết định cho vay,nếu người cho vay không cho phép thì nền tảng cho vay khơng thể đưa ra quyết địnhthay mặt cho bên cho vay dưới bất kỳ hình thức nào.” Bên cung cấp nền tảng đóng vaitrị là người thu thập thơng tin cũng như cung cấp thơng tin đó cho những người cónhu cầu tham gia hoạt động vay ngang hàng. Còn đối với bên đi vay, họ là chủ thể tiếnhành trả tiền, sử dụng nguồn tiền được vay, do đó, cần có quyền tự quyết định củachính mình. Người đi vay là người hiểu rõ nhất khả năng trả nợ cũng như nhu cầu đivay của bản thân, vì vậy nếu để bên thứ ba tự mình quyết định thì người đi vay sẽ rơivào thế bị động, đối mặt với những hợp đồng vay vượt quá khả năng trả nợ của bảnthân, một số tình huống có thể rơi vào bẫy của một số kẻ xấu thực hiện hoạt động chovay nặng lãi, xã hội đen. Như vậy nếu hoạt động giao dịch nào mà không phải do bênđi vay và bên cho tự mình quyết định thì sẽ bị cho là không hợp pháp.
Nguyên tắc thứ hai, bảo mật thông tin trong giao kết. Thông tin của một cá nhânphải được bảo đảm an tồn, đặc biệt là những thơng tin liên quan đến trong lĩnh vựctiền tệ. Chính phủ vừa ban hành nghị định về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân (Nghị địnhsố 13/2023/NĐ-CP). Theo đó, Nghị định đã đề cập có tám nguyên tắc về việc bảo vệdữ liệu cá nhân được quy định tại Điều 3, hoặc các quy định của pháp luật về hoạtđộng bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.Đánh giá của nhóm tác giả cho thấy nghị định đề cập khá đầy đủ, giới hạn các quyềnvà nghĩa vụ trong việc bảo vệ dữ cá nhân của chủ thể dữ liệu. Việc người đi vay hayngười cho vay cung cấp thông tin cho bên cung cấp nền tảng là một quy trình để có thể
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">kết nối giữa hai nhóm người có mục đích cho nhau. Vì thơng tin khơng đối xứng,người cho vay và người đi vay đương nhiên thiếu tin tưởng lẫn nhau, và do đó, nềntảng có nhu cầu cung cấp nhiều hơn là chỉ các dịch vụ kết hợp thụ động. Tuy nhiên,việc sử dụng thông tin thu thập được sẽ phụ thuộc vào ý chí của bên cung cấp nền tảng,nếu họ có hành vi trục lợi dựa trên những thông tin thu thập được như: bán dữ liệu chobên khác, làm giả thông tin khách hàng,... Như vậy, nguyên tắc “bảo mật thông tin”không chỉ là một nguyên tắc thông thường trong lĩnh vực đời sống mà nó cịn đặc biệtquan trọng đối với lĩnh vực cho vay ngang hàng trực tuyến
Hai nguyên tắc trình bày trên theo nhóm tác giả đánh giá là vô cùng quan trọngtrong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật của lĩnh vực vay ngang hàng. Các nguyên tắcnhằm hướng đến bảo vệ đối tượng là người đi vay và người cho vay thông qua sự tựnguyện khi tham gia giao kết của các chủ thể này. Bên cạnh đó, ngun tắc “bảo mậtthơng tin” chỉ ra các trường hợp bên cung cấp nền tảng nhằm lợi dụng vai trị bản thânđể trục lợi. Hai ngun tắc trình bày trên theo nhóm tác giả đánh giá là vơ cùng quantrọng trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật của lĩnh vực vay ngang hàng.
<b>2.2. Quy định đối với các bên tham gia nền tảng P2P lending2.2.1. Những quy định liên quan đến bên cho vay</b>
Cho vay ngang hàng hoặc cho vay P2P được hiểu là việc sử dụng công nghệ tàichính nhằm kết nối những người đang tìm kiếm nguồn vốn với những người có tiềnđầu tư mà khơng thơng qua tổ chức tín dụng nào. Sở dĩ các hoạt động cho vay nganghàng P2P được nhiều sự lựa chọn hơn so với hoạt động ngân hàng cũng vì nhiều lý dokhác nhau cũng như là do hình thức vay mượn tại ngân hàng phức tạp khó khăn vàphải tốn một khoản thời gian lâu mới có thể vay mượn được. Chính vì thế nên trongcác kênh tín dụng phi chính thức hiện nay, P2P Lending được đánh giá là một trongnhững kênh dẫn vốn hiệu quả nhất<small>33</small>, với các hiệu quả được kể đến như là: i)“khơithông được nguồn vốn nhàn rỗi đến từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ” (Trên thực tế các nhàđầu tư nhỏ lẻ có những nguồn vốn nhàn rỗi muốn đầu tư sinh lời họ sẽ có nhiều hìnhthức khác nhau để lựa chọn, một trong những hình thức khơng thể khơng được nhắcđến đó là hoạt động gửi tiết kiệm ngân hàng. Nhưng vì lý do khoản lợi nhuận mang lạicho họ khơng nhiều hay đơn giản vì các lý do khác nên họ tìm kiếm đến hoạt động cho
<small>33Cơng văn số 5228/NHNN-CSTT ngày 08 tháng 07 năm 2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạtđộng cho vay ngang hàng.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">vay ngang hàng để tìm kiếm một khoản lợi nhuận tốt hơn); ii) “gia tăng khả năng tiếpcận vốn vay của một số đối tượng không thể hoặc gặp khó khăn tiếp cận được nguồnvốn ngân hàng” (Hệ thống các ngân hàng vốn luôn là nơi đầu tiên trong suy nghĩ củamỗi người khi nhắc đến nơi cung cấp các khoản vay nhưng mà không phải ai cũng cóthể dễ dàng được vay vốn tại nơi này. Bởi vì muốn vay vốn tại ngân hàng chủ thể đivay phải trải qua quá trình tốn kém rất nhiều thời gian và cơng sức. Bên cạnh đó, việccho vay vốn tại ngân hàng cũng được xem xét trên nhiều yếu tố cá nhân khác nhau liênquan trực tiếp đến chủ thể đi vay để từ đó ngân hàng sẽ cân nhắc để đưa ra quyết địnhlà nên cho vay hay khơng); iii)“thủ tục, quy trình cho vay, giải ngân tối giản, nên thờigian cung cấp dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả hơn” ( Xuất phát từ thủ tục quy trìnhcho vay đơn giản nên hoạt động cho vay ngang hàng P2P để lại một điểm cộng rất lớnvới khách hàng có nhu cầu cần vốn gấp mà khơng được sự chấp thuận từ ngân hàngcũng như không phải bắt buộc phải vay một khoản tiền từ các tổ chức cho vay trái quyđịnh như vay nặng lãi). Từ những hoạt động nêu trên với những thuận lợi đáng kể đãgóp phần thúc đẩy tài chính tồn diện. Chính vì những thuận lợi mà P2P mang lại nênhiện nay chúng ta đang chứng kiến tốc độ phát triển rất nhanh chóng và mang tínhbùng nổ ở một số quốc gia. Báo cáo nghiên cứu gần đây của Report Ocean cho thấy:“thị trường P2P Lending tồn cầu có giá trị là 67.93 tỷ USD vào năm 2019 và có cơhội tăng trưởng lên đến 558.91 tỷ USD vào năm 2027; tốc độ tăng trưởng lũy kế cóthể đạt đến 29.7% trong giai đoạn 2020 - 2027”.
Với tốc độ phát triển mạnh, mơ hình cho vay ngang hàng P2P ngày càng xâmchiếm được thị trường và nhanh chóng lơi cuốn được các chủ thể như bên cho vay, bênđi vay..., tham gia vào hoạt động nhiều hơn. Xuất phát từ hiện trạng khó khăn trên thựctế trong vấn đề vay vốn từ ngân hàng nên việc cho vay ngang hàng này rất phù hợp vớicác doanh nghiệp có quy mơ nhỏ cần vốn. Cụ thể vấn đề này ở Trung Quốc, từ lâu đờiđã xuất hiện nhiều tình trạng thiếu tín dụng chung trong hệ thống ngân hàng. Hệ thốngtài chính Trung Quốc bị chi phối quá nhiều bởi ngân hàng, trong đó phải kể đến đó làvốn có truyền thống trung gian gần 75% vốn của nền kinh tế, so với con số thườngdưới 20% ở các nước phát triển. PBOC với tư cách là ngân hàng trung ương, kiểm soáthạn mức cho vay hàng năm và hàng quý nên thơng thường sẽ cơng bố thơng tin và dựavào đó các ngân hàng thương mại có thể tham khảo các số liệu mà nơi này cung cấp đểcó cho mình một tỷ lệ dư nợ cho vay trên số dư tiền gửi, mở rộng tỷ lệ dự trữ tiền gửi
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">và tổng giá trị các khoản vay trên thực tế với khách hàng. Tiếp theo là các ngân hàngthường dành sự ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước (SOE) hoặc các doanh nghiệplớn. Các khoản vay này dù cho không được chắc chắn về khả năng trả nợ nhưng vẫnđược các ngân hàng Trung Quốc dành cho sự ưu ái đặc biệt trong việc vay vốn. Chínhtừ những vấn đề đó dẫn đến một kết quả là, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt làcác công ty mới thành lập, không được tiếp cận dễ dàng với nguồn tài chính từ thịtrường ngân hàng truyền thống. Theo thống kê thì Ngân hàng Thế giới ước tính rằngchỉ có 25% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc nhận được tín dụng ngân hàngtrong giai đoạn 2011–2013; một báo cáo gần đây hơn của Ngân hàng Phát triểnSingapore và Ernst and Young cho rằng chỉ có 20–25% các khoản vay ngân hàng đượcthực hiện . Xét về số lượng thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù họ chiếm 60%GDP, 80% việc làm ở thành thị và 50% doanh thu tài chính và thuế ở Trung Quốc, mộtcon số rất ấn tượng nhưng lại không được trợ cấp nguồn vốn từ Ngân hàng nhà nước.Đây là một trong những sự thiệt thòi rất lớn bởi lẽ rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏchi phí hoạt động kinh doanh của họ còn rất non trẻ trên thị trường nên việc tìm kiếmđược nguồn đầu tư là một việc rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cũngnhư là sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nơi đây. Ngoài ra đối với nhiềudoanh nghiệp vừa và nhỏ do tình thế bắt buộc phải dựa vào các nguồn tài chính khácvới tỷ lệ bóc lột để phục vụ cho sự kinh doanh cũng như tồn tại trên thị trường. Ví dụ,đơi khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải trả lãi suất rất cao, từ 36 đến 60%, để vaytiền từ các doanh nghiệp nhà nước - những doanh nghiệp này có khả năng vay vốn từhệ thống ngân hàng. Một sự mất công bằng trong hệ thống thị trường kinh tế ở TrungQuốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của hoạt động cho vay nganghàng P2P. Bên cho vay trong lĩnh vực này có thể là cá nhân hay doanh nghiệp nàotrong xã hội miễn là thỏa mãn điều kiện có vốn dư thừa nhàn rỗi và khơng muốn gửingân hàng cũng như hoạt động tín dụng khác. Hay cơ bản là xuất phát từ việc họ muốnđầu tư tiền của mình vào hoạt động kinh doanh có khoản lời nhiều hơn so với gửi ngânhàng nhưng lại không phải thuộc vào trường hợp cho vay nặng lãi hay các trường hợpcho vay trái pháp luật khác.
Mặc cho những lợi ích như vậy nhưng cho vay trực tuyến vốn đã có nhiều rủi ronên điều quan trọng là bên cho vay phải phù hợp với khoản đầu tư. Vì thế nên khi đãxác định tham gia vào hoạt động cho vay trực tuyến thì bên cho vay phải có hiểu biết
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">rõ về những rủi ro cái mà tỉ lệ thuận với những lợi ích mà mình nhận được. Những vấnđề rủi ro này có thể được khắc phục bằng một số biện pháp được phía nền tảng cungcấp dịch vụ nhắc nhở bên cho vay một cách rõ ràng bên cho vay một cách rõ ràng vềrủi ro của cho vay trực tuyến và những hành vi bị cấm mà phía bên cho vay khôngđược phép làm. Các nền tảng sẽ cung cấp thơng tin về tuổi tác, tình trạng tài chính, khảnăng rủi ro, đánh giá thẩm định, cùng những yếu tố khác của phía bên đi vay. Đơngiản xuất phát từ mối quan hệ không quen biết trên thị trường cho vay ngang hàng vàmọi người có nhu cầu cần tìm đến nhau. Vì thế việc cung cấp thơng tin là cơ sở cho sựliên lạc cũng như là một lời gợi mở để tiến tới một giao dịch lớn hơn phục vụ mục đíchcủa cả hai bên. Vì vậy đây là một trong những quy định nên được can thiệp pháp luậtđể mang lại một nguồn thơng tin hồn tồn chính thống và có thật. Việc vay vốn cũngđược quy định cụ thể về giới hạn được áp dụng khi tham gia vào hoạt động vay nganghàng. Đây được đánh giá là một trong những quy định phù hợp với chức năng của chovay trực tuyến là cung cấp nguồn vốn nhỏ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các côngty mới thành lập và người tiêu dùng cá nhân. Cụ thể, số dư khoản vay của cùng mộtthể nhân trên một nền tảng cho vay trực tuyến không được nhiều hơn 200.000 RMBđối với một pháp nhân hoặc bất kỳ tổ chức nào khác, giới hạn trên được đặt là 1 triệuRMB . Thêm vào đó là cũng có quy định về các giới hạn khoản vay mà một ngườiđược thực hiện vay mượn cũng như là cho vay. Sở dĩ có quy định như vậy cũng là mộtđiều hợp lý trên thị trường cơng nghệ tài chính hiện nay, bởi vì hoạt động cho vayngang hàng này xét về mức độ rủi ro thì nó sẽ chiếm phần rủi ro lớn hơn nhiều lần sovới những lợi nhuận mà nó sẽ thu lại được. Quy định như vậy là để đảm bảo cho phíabên cho vay chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực một khoản tiền nhất định chứ không phải làđầu tư tất cả số tiền nhàn rỗi của mình để rồi khơng đạt được mục đích. Ngoài ra nếunhư hoạt động cho vay ngang hàng này bị biến tướng thì việc đầu tư nhiều khoản tiềnnhư vậy cũng mang lại thiệt hại cho phía bên đi vay khi phải chi trả một số tiền lãikhổng lồ.
Xét cho đến cùng trong hoạt động cho vay ngang hàng thì chủ thể có phần bất lợihơn hết vẫn là bên cho vay. Chính vì thế nên vấn đề quy định bảo vệ bên cho vay ngàycàng được củng cố và thắt chặt hơn trên thực tế để hoạt động cho vay ngang hàng diễnra được một cách tốt nhất trên thực tế. Liên quan đến quy định bảo vệ bên cho vay, cácbiện pháp tạm thời 2016 đã quy định khoản tiền của bên cho vay và bên đi vay phải
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">được giám sát bởi một tổ chức tài chính đủ điều kiện. Đồng thời thì căn cứ vào cáchtiếp cận của các bên tham gia cũng là một sự lựa chọn của bên cho vay khi lựa chọngiữa mơ hình cho vay phổ biến hiện hành đó là mơ hình chủ động và mơ hình bị động(active and passive p2p lending). Mơ hình cho vay ngang hàng chủ động được hiểu làhình thức cho phép nhà đầu tư trực tiếp lựa chọn các khoản cho vay đối với các đốitượng đi vay và được cung cấp các thơng được cho là có liên quan đến bên đi vay nhưlà thu nhập hằng năm, sở hữu nhà đất, mục đích vay vốn,... tuy nhiên danh tính củabên đi vay thì bên cho vay vẫn sẽ khơng được xác định nhưng với những thông tin liênquan đến đánh giá tín nhiệm được cung cấp thì sẽ phần nào giúp ích đối với bên chovay khi mình có thể lựa chọn được đối tượng thích hợp có mức độ đánh giá cao để tintưởng và cho vay. Mô hình thứ hai là mơ hình cho vay ngang hàng bị động. Mơ hìnhnày ngược lại so với mơ hình cho vay ngang hàng chủ động. Mơ hình cho vay nganghàng bị động được hiểu là bên cho vay trong mơ hình này sẽ khơng chọn được nhu cầuvay cụ thể mà chỉ trực tiếp chọn loại rủi ro, thời hạn và kỳ hạn cho vay mà họ sẵn sàngđể giao dịch cho vay với bên đi vay. Vì lý do đó nên phía bên cho vay khơng biết đượcnhững đặc điểm đánh giá tín nhiệm của bên đi vay như ở mơ hình cho vay ngang hàngchủ động. Dựa vào những phân tích trên thì có thể thấy được rằng mơ hình cho vayngang hàng chủ động sẽ dễ được ưa chuộng trên thị trường hơn là mơ hình cho vayngang hàng bị động. Quyền và lợi ích của bên cho vay sẽ được xác định rõ ràng và cókhả năng an tồn hơn trong mơ hình này khi đã biết được những thơng tin cơ bản từphía bên cho vay. Đồng thời những thông tin này cũng khá giống với những thông tinmà khi muốn vay một khoản tiền trong ngân hàng và ngân hàng cũng yêu cầu họ cungcấp những thông tin như trên.
Nhắc đến cho vay ngang hàng thì khơng thể nào khơng nhắc đến Trung Quốc một trong những quốc gia có có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực cho vay nganghàng P2P. Bởi vì lẽ đó, Trung Quốc đã có rất nhiều quy định pháp luật liên quan đếnvấn đề này. Cụ thể theo quy định pháp luật của Trung Quốc tại Điều 3 (của biện pháptạm thời 2016) có đề cập đến vấn đề như sau:
-“Bên vay và bên cho vay chấp nhận rủi ro cho vay theo nguyên tắc cho vay tựnguyện, trung thực và đáng tin cậy, có trách nhiệm và rủi ro. Các tổ chức trung gianthông tin cho vay qua Internet có trách nhiệm cơng bố thơng tin khách quan, trungthực, tồn diện và kịp thời, khơng chịu rủi ro vỡ nợ.”
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">Trên thực tế để tiến hành hoạt động cho vay ngang hàng pháp luật Trung Quốc đãcó những quy định chung để đề cập đến vấn đề này, không thể không nhắc đến đó làsự tự nguyện. Đây được coi là yếu tố cơ bản được áp dụng cho mọi chủ thể chứ khôngchỉ đơn thuần chỉ dừng lại ở bên cho vay. Yếu tố tự nguyện được thể hiện từ việc họ tựnhân danh chính mình tham gia vào hoạt động cho vay ngang hàng và dùng chínhdịng tiền nhàn rỗi của mình. Ngồi ra sự tự nguyện cũng vẫn ln là yếu tố quan trọnghàng đầu trong nhiều lĩnh vực giao dịch tại Việt Nam ví dụ như trong giao dịch dânsự,...đặc biệt trong bộ luật dân sự 2015 cũng có những quy định rất rõ về vấn đề sự tựnguyện. Trung thực là yếu tố tiếp theo mà bên cho vay cần đảm bảo để hoạt động chovay ngang hàng diễn ra được suôn sẻ và đúng với quy định của pháp luật. Trung thựccó thể được thể hiện ở chỗ họ cung cấp thông tin về số tiền cho vay đúng với lúc giaodịch hay mức phí lãi suất xuyên suốt quá trình vay là một mức giá,... Đó là những yếutố cơ bản để tạo nên một phía bên cho vay uy tín và chất lượng theo quy định của phápluật Trung Quốc. Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật Trung Quốc, nhóm tác giảnghĩ đây là một quy định rất cần thiết để đảm bảo tốt nhất quyền và nghĩa vụ của cácbên tham gia. Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định về sự tự nguyện, trungthành trên thực tế rất nhiều. Điều này đã phần nào thể hiện được sự tôn trọng các chủthể tham gia vào các hoạt động cần thiết trong cuộc sống. Đây là quy định pháp luậtchung cơ bản mà nhóm tác giả nghĩ pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy và quyđịnh để điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng P2P.
Cũng trong (Biện pháp tạm thời 2016) của pháp luật Trung Quốc tại Điều 15 cóquy định:
Điều 15. Bên cho vay tham gia cho vay trực tuyến có nghĩa vụ sau đây:
(1) Cung cấp thông tin nhận dạng và các thông tin khác đúng, chính xác và đầy đủcho cơ quan trung gian thông tin cho vay trực tuyến;
(2) Vốn cho vay là vốn tự có, có nguồn gốc hợp pháp;
(3) Hiểu rủi ro tín dụng của các dự án tài trợ và xác nhận rằng họ có nhận thức vàkhả năng chịu rủi ro tương ứng;
(4) Chịu tổn thất gốc và lãi phát sinh từ khoản vay;
(5) Các nghĩa vụ khác quy định tại hợp đồng vay và các thỏa thuận có liên quan.Hoạt động cho vay ngang hàng P2P do sử dụng cơng nghệ tài chính nên cần cónhững quy định rõ ràng hơn về các bên để đảm bảo hoạt động cho vay được thực hiện
</div>