Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu so sánh các nước trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 94 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BẢNG GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT </b>

CITES Tổ chức Bảo tồn và quản lý các loài động vật hoang dã

DO Chỉ số biểu trưng cho lượng oxy hịa tan trong nước

EFH Mơi trường sống cần thiết của các loài cá để sinh sản, phát triển và sinh tồn trong đại dương, vùng ven biển và khu vực đầm lầy

ESA Luật về các lồi có nguy cơ tuyệt chủng

ICCAT Tổ chức Thủy sản và Nguồn Lợi Nước Ngọt Quốc tế

IUU Bất hợp pháp, không báo cáo, không được quản lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

L<small>max </small> Chiều dài lớn nhất

MCS Mức độ theo dõi, kiểm soát và giám sát

MSY Sản lượng khai thác bền vững tối đa

NECTEC Trung tâm Cơng nghệ Máy tính và Điện tử Quốc gia Thái Lan

NSTDA Cơ quan Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Thái LanPSMA Hiệp định của các quốc gia có cảng

STECF Ban khoa học, kỹ thuật và kinh tế về nghề cá

Thai MECC

Trung tâm chỉ huy thực thi hàng hải Thái Lan

UNCLOS Công ước Liên hợp quốc về Luật BiểnUNFSA Hiệp định về đàn cá di cư

VASEP Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt NamVMS Hệ thống giám sát hành trình của tàu biển

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...6</b>

<b>5. Phương pháp nghiên cứu ...6</b>

<b>6. Kết cấu đề tài ...7</b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN ...8</b>

<b>1.1. Tổng quan về nguồn lợi thủy sản ...8</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm nguồn lợi thủy sản ...8</b></i>

<i><b>1.1.2. Đặc điểm nguồn lợi thủy sản...9</b></i>

<i><b>1.1.3. Vai trị của nguồn lợi thủy sản đối với mơi trường, kinh tế và con người</b></i><b> ...11</b>

<b>1.2. Tổng quan về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...13</b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...13</b></i>

<i><b>1.2.2. Đặc điểm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...14</b></i>

<i><b>1.2.3. Vai trò của bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...15</b></i>

<b>1.3. Tổng quan pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...17</b>

<i><b>1.3.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...17</b></i>

<i><b>1.3.2. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh và kết cấu nguồn của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...18</b></i>

<i><b>1.3.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...19</b></i>

<b>1.4. Pháp luật của một số quốc gia và tổ chức quốc tế về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...23</b>

<i><b>1.4.1. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo pháp luật Hoa Kỳ...24</b></i>

<i><b>1.4.2. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo pháp luật Thái Lan ...30</b></i>

<i><b>1.4.3. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo pháp luật Liên minh châu Âu ...37</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>1.4.4. So sánh, đánh giá quy định pháp luật của Hoa Kỳ, Thái Lan và Liên </b></i>

<i><b>minh Châu Âu về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...42</b></i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...46</b>

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO VIỆT NAM ...49</b>

<b>2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam ...49</b>

<i><b>2.1.1. Bất cập trong quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...49</b></i>

<i><b>2.1.2. Bất cập trong thực thi pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...53</b></i>

<b>2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...61</b>

<i><b>2.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...61</b></i>

<b>2.2.2. Hoàn thiện thực thi pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...67</b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...79</b>

<b>KẾT LUẬN CHUNG ...80</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...1</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu </b>

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, ngành thuỷ sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ lẻ trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Ngành thuỷ sản sở hữu vị trí đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân với tốc độ tăng trưởng cao, tỷ trọng GDP ngày càng lớn. Song, với sự phát triển liên tục không ngừng của mình, ngành thuỷ sản đã và đang gây sức ép khơng nhỏ đến tình hình mơi trường biển mà ảnh hưởng nặng nề nhất là nguồn lợi thủy sản.

Khai thác thuỷ sản quá mức cùng với sự đột phá mạnh mẽ của các ngành, nghề dịch vụ du lịch dẫn đến tình trạng nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm ở cả vùng biển và vùng nội địa, sự đa dạng sinh vật biển đang bị đe dọa, ơ nhiễm mơi trường nước, suy thối hệ sinh thái thuỷ sinh… Thực trạng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam, mà đây còn là trăn trở chung của cả cộng đồng quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu về các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lẽ khi nguồn lợi thuỷ sản bị giảm sút quá nhanh, các hệ sinh thái biến mất, lúc đó ngành thuỷ sản sẽ sụp đổ kéo theo những hệ lụy về kinh tế - xã hội và chúng ta sẽ khơng cịn đủ nguồn lực để phục hồi. Chính lý do này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật về môi trường ở nhiều quốc gia đối với pháp luật bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Tại Việt Nam, pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đã xuất hiện từ rất sớm, cụ thể Hội đồng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản vào năm 1989. Đến năm 2017, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Thuỷ sản 2017 thay thế cho Luật Thuỷ sản 2003 cũ với cách tiếp cận thận trọng hơn, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thuỷ sản để bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành, đặc biệt trong đó có riêng một chương quy định về vấn đề bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ngồi ra, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật như Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP... Nước ta đã tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và ban hành các quyết định thực thi các

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tuy nhiên nhìn chung pháp luật thuỷ sản nước ta cịn tồn tại nhiều hạn chế và thiếu sót, dẫn đến việc thực thi chưa đạt được hiệu quả và chưa xử lý được vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội luôn thay đổi. Những hạn chế về nhận thức và tính răn đe của pháp luật chưa được hoàn thiện đã gây tác động tiêu cực đến số lượng loài thuỷ sản trên vùng biển cũng như vùng nội địa, tốc độ số loài thủy sản giảm đi ngày càng nhanh trong khi tổng số tiền xử phạt hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong những năm gần đây đã đạt đến con số hàng chục tỷ đồng. Vậy nên việc hiểu rõ tinh thần, nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế, đồng thời so sánh và đánh giá khách quan, học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới sẽ giúp Việt Nam có thể khắc phục những khuyết điểm về pháp luật bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong hệ thống pháp luật nước nhà.

<i>Xuất phát từ những lý do trên, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật bảo </i>

<i>vệ nguồn lợi thuỷ sản: Nghiên cứu so sánh các nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu khoa học và tin rằng kết quả của cơng trình nghiên </i>

cứu sẽ có những đóng góp tích cực cho nền khoa học pháp lý Việt Nam.

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

<i><b>Về tài liệu tham khảo trong nước: </b></i>

<i>Chu Đình Linh (2018), “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy </i>

<i>sản tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn </i>

đã tập trung làm rõ những vấn đề lí luận về pháp luật bảo vệ mơi trường trong khai thác thủy sản. Phân tích thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam; từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này. Tuy nhiên, luận văn chủ yếu đề cập đến pháp luật tại Việt Nam chưa có sự học hỏi nhiều từ các quốc gia trên thế giới, các kiến nghị còn mơ hồ, chỉ mới đề ra hướng đi, chưa thật sự đưa ra được giải pháp cụ thể.

<i>Nguyễn Thị Hồng Yến (2019), “Đánh cá bất hợp pháp, khơng được báo cáo, </i>

<i>khơng được kiểm sốt (IUU Fishing) và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Đề </i>

tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong phạm vi nghiên cứu,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

đề tài phân tích rất cụ thể quy định của pháp luật quốc tế về đánh cá bất hợp pháp, không được báo cáo, không được kiểm sốt (IUU). Từ đó, nghiên cứu chính sách, pháp luật một số quốc gia, tổ chức quốc tế về phòng, chống hành vi IUU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đồng thời, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các biện pháp phòng, chống hành vi IUU của Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả phòng, chống hành vi IUU ở nước ta trong thời gian tới.

<i>Nguyễn Hồng Thao (2018), “Luật Thủy sản năm 2017 và việc đấu tranh </i>

<i>phịng chống đánh bắt bất hợp pháp, khơng báo cáo, khơng theo quy định (IUU)”, </i>

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Trong phạm vi nghiên cứu, tạp chí đã chỉ ra Luật Thủy sản năm 2017 đã tạo khung pháp lý đủ rộng để thực thi và hợp tác cùng các nước trong khu vực, các tổ chức nghề cá khu vực đấu tranh phịng chống IUU. Việc thơng qua Luật Thủy sản giúp Việt Nam chủ động tránh các thẻ đỏ IUU, nâng cao năng suất khai thác và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khai thác có nguồn gốc, phát triển nền thủy sản Việt Nam một cách bền vững, góp phần ổn định trật tự trên biển, đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng.

<i>Đặng Thị Phượng, Trần Đắc Định và Huỳnh Việt Khải (2022), “Hiện trạng </i>

<i>khai thác và quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sơng Cửu Long”, Tạp chí Khoa học </i>

Đại học Cần Thơ. Trong phạm vi nghiên cứu, tạp chí đã đánh giá phân tích hiện trạng khai thác và quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 tại 4 tỉnh ven biển là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 223 chủ tàu khai thác lưới kéo đơn có chiều dài tàu từ 6m đến dưới 15m. Một số giải pháp quản lý nghề lưới kéo là có lộ trình về giảm số lượng tàu nghề lưới kéo; hài hòa giữa sinh kế của ngư dân và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền về chính sách và quy định của nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản; và hỗ trợ ngư dân nghề lưới kéo chuyển đổi nghề.

<i>Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Thu Huyền (2018), “Giải pháp phát triển </i>

<i>bền vững ngành thủy sản Việt Nam”, Tạp chí Tài chính. Trong phạm vi nghiên cứu, </i>

bài viết đề xuất ngành Thủy sản Việt Nam cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

trong thời gian tới để ngành Thủy sản Việt Nam phát triển ổn định và bền vững, tận dụng nhiều yếu tố thuận lợi với những dự báo nhiều triển vọng khả quan, tuy nhiên thách thức, khó khăn vẫn là khá lớn.

Nguyễn Minh Sơn (2017), “Một số kiến nghị nhằm hồn thiện chính sách, pháp luật về thủy sản”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Trong phạm vi nghiên cứu, qua phân tích thực trạng hệ thống chính sách, pháp luật về thủy sản, bài viết chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong các quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản, quản lý tàu cá và dịch vụ trong khai thác thủy sản; từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thủy sản năm 2003, hoàn thiện tổ chức ngành thủy sản, tăng cường hợp tác quốc tế về thủy sản, gắn mục tiêu phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển.

Đặng Văn Thịnh (2017), “Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học: Nhận thấy hoạt động thủy sản lại cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến đổi môi trường và bản thân hoạt động thủy sản cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ dẫn đến tình trạng ơ nhiễm và suy thối mơi trường, tác giả đi sâu vào phân tích bình luận, đánh giá về các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành về hoạt động bảo vệ thủy sản.

<i><b>Về tài liệu tham khảo nước ngoài: </b></i>

<i>Funmilayo Oyekanmi (2012), “Impact of Environmental Challenges on </i>

<i>Aquatic Productivity”, Tạp chí quốc tế OIDA International Journal of Sustainable </i>

Development: Trong phạm vi nghiên cứu, bài viết này phân tích làm rõ các nguyễn nhân khiến cho nguồn lợi thủy sản không được sinh sống trong bối cảnh môi trường ổn định. Biến đổi mơi trường có gây nên những tác động mạnh mẽ đến nguồn tài nguyên này và hệ sinh thái hỗ trợ chúng, đặc biệt là ở vùng Nigeria. Tác giả xem xét các tác động liên tục gây nên suy thối mơi trường ảnh hưởng đến nguồn lợi sinh vật thủy sinh ở vùng nước nội địa mà cho đến nay đã cản trở khả năng phát triển của hệ sinh thái và nghề cá bền vững. Từ đó, các đề xuất được đưa ra để kiểm soát các tác động tiêu cực đến nguồn sinh vật thủy sinh. Tuy bài viết chỉ nghiên cứu các vấn đề về nguồn lợi thủy sản tại Nigeria, nhưng qua đó cũng phản ánh được phần nào tình hình chung của đa số các quốc gia hiện nay trên thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Priyashantha và Edinatinghe (2021), “Lessons Learnt from the Past to </i>

<i>Mitigate the Negative Aspects of Aquaculture in Developing Countries”, Tạp chí </i>

khoa học SSRN Electronic Journal: Mục đích của bài viết này là điều tra các thơng tin liên quan, để xác định sâu các khía cạnh tiêu cực đánh bắt nguồn thủy sản tự nhiên và chỉ ra các triển khai hoặc thay đổi khả thi cần thiết để giảm thiểu các hậu quả có hại như ô nhiễm môi trường, phá hủy môi trường sống về mặt sinh thái, qua đó đề xuất phát triển nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường.

<i>Marina A. Russkova (2021), “The Administrative Liability for Violation of </i>

<i>Laws on Fishing and Preservation of Aquatic Biological Resources”, Đề tài nghiên </i>

cứu khoa học: Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đề cập đến động thái đưa các cá nhân, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hành chính do vi phạm trong lĩnh vực khai thác, khai thác nguồn lợi sinh vật thủy sản. Ví dụ về số liệu thống kê tư pháp và thống kê về việc thực hiện các hoạt động kiểm soát và giám sát của Cơ quan Liên bang về nghề cá và các cơ quan lãnh thổ của nó được đưa ra. Nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy sản những năm 80-90 của thế kỷ XX, cũng như trong hơn 5 năm qua.

<i>Julius Ibukun Agboola và Ademola K. Braimoh (2009), “Strategic </i>

<i>Partnership for Sustainable Management of Aquatic Resources”, Đề tài nghiên cứu </i>

khoa học: Trong phạm vi nghiên cứu một số đánh giá môi trường toàn cầu đã chỉ ra rằng các hệ sinh thái dưới nước đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các hoạt động của con người. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản tiếp tục được quản lý theo ngành mà hầu như khơng có sự tích hợp giữa các ngành hoặc với các chiến lược quản lý môi trường khác. Bài báo này đánh giá tác động của con người đối với nguồn lợi thủy sản và lập luận về mối quan hệ đối tác chiến lược (SP) của các bên liên quan để quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản. SP tích hợp các mục tiêu của cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái và dựa vào cộng đồng để quản lý. Nó bao gồm một kế hoạch kiểm kê tài nguyên được thiết kế để cải thiện tình trạng của hệ sinh thái và một chiến lược dài hạn kết hợp nghiên cứu khoa học với hành động bảo tồn. Sự phù hợp của SP đối với quản lý nguồn lợi thủy sản được minh họa bằng hai ví dụ. Tuy nhiên, việc thực hiện thành cơng SP địi hỏi phải thiết lập cơ cấu hành chính và môi trường pháp lý phù hợp ở tất

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cả các quy mô quản trị.

<b>3. Mục đích nghiên cứu </b>

Về mục đích nghiên cứu, nhóm tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Nghiên cứu so sánh các nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” nhằm đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ nguồn lợi thủy sản đồng thời nâng cao tính thực thi pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong cộng đồng ngư dân nói riêng và cơng dân Việt Nam nói chung sao cho phù hợp với luật quốc tế và xu hướng chung của một số quốc gia. Bên cạnh đó, cũng giúp cho ngành thủy sản ở Việt Nam phát triển hơn, hệ sinh thái biển được bảo tồn bền vững.

<b>4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu </b>

<i>Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo vệ </i>

nguồn lợi thủy sản thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Thủy sản năm 2017, Luật tài nguyễn nước năm 2012, Pháp Lệnh Của Hội Đồng Nhà Nước về bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản và các văn bản pháp luật có liên quan cũng như vấn đề thực thi các quy định này trên thực tế.

<i>Phạm vi nghiên cứu: </i>

+ Về nội dung: Tập trung đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh về mặt lý luận, quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Về không gian: Tập trung nghiên cứu pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam, Hoa Kỳ, Thái Lan, Liên minh châu Âu.

+ Về thời gian: Tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý về pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản dựa trên cơ sở các quy định pháp luật đang có hiệu lực thi hành.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Ở đề tài này, nhóm tác giả đã vận dụng rất nhiều các phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung, cụ thể như sau:

Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích các khái niệm, đặc điểm, quan điểm khoa học, các quy định pháp luật về pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt cả đề tài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng trong đề tài để phân tích những sự khác biệt giữa pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó đối chiếu, so sánh, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý nhằm củng cố và làm chặt chẽ hơn những quy định trong vấn đề này ở Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng ở cả 2 chương.

Phương pháp tổng hợp: dùng để tổng hợp các kết quả phân tích, đánh giá được nhóm tác giả trình bày cùng với việc xem xét và đúc kết các thành quả từ những nghiên cứu của các đề tài trước và thực tiễn trong quá khứ từ dó đưa ra các kết luận phù hợp. Phương pháp này được sử dụng ở xuyên suốt đề tài.

Phương pháp điều tra xã hội học, tuy nhóm tác giả chưa thu được những kết quả như mong đợi, nhưng qua việc khảo sát hơn 100 đối tượng bao gồm các ngư dân, sinh viên và những người làm công việc khác, nhóm tác giả phần nào thu thập được nhiều ý kiến có giá trị về bất cập trong quy định pháp luật và thực thi, góp phần giúp đề tài trở nên khách quan hơn. Phương pháp này được sử dụng ở chương 2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>theo sau nó, theo đó: “Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự </i>

<i>nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản”</i><small>2</small>.

Bắt kịp với tình hình kinh tế mới, Luật Thủy sản năm 2017 đã định nghĩa lại khái niệm nguồn lợi thủy sản một cách bao quát hơn về giá trị cũng như các lĩnh vực mà nguồn lợi thủy sản có ảnh hưởng đến. Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuỷ sản năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 định nghĩa về nguồn lợi thuỷ sản như sau:

<i>“Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí”</i><small>3</small><i>. Theo đó, khái niệm nguồn lợi thủy sản trong Luật </i>

Thủy sản 2017 đã được diễn đạt lại một cách dễ hiểu, khoa học và khái qt hơn các văn bản trước đó. Ngồi ra, khái niệm này đã mở rộng ra cả lĩnh vực du lịch và giải <small> </small>

<small>1 Điều 1 Pháp lệnh về Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 1989. </small>

<small>2 Khoản 1 Điều 2 Luật Thủy sản năm 2003. </small>

<small>3 Khoản 2 Điều 3 Luật Thuỷ sản năm 2017. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

trí mà các văn bản trước kia khơng có. Việc mở rộng ra các lĩnh vực đang phát triển trong nền kinh tế mới và định nghĩa khái niệm khái quát hơn đã góp phần giúp cho việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản được tăng cường và đảm bảo khơng bỏ sót bất kỳ lồi thủy sản nào.

Trên cơ sở những quy định pháp luật đã đề cập trên, chúng ta có thể hiểu nguồn lợi thủy sản là một nguồn tài nguyên sinh vật, bao gồm tất cả các sinh vật sống trong những vùng nước tự nhiên (sơng, suối, biển…), chúng có giá trị về kinh tế, khoa học, du lịch và giải trí. Thơng thường, nguồn lợi thủy sản sẽ gồm các lồi cá, các lồi nhuyễn thể, giáp xác, bị sát, xoang tràng, da gai các loài động vật có vú, san hơ, lưỡng cư và thực vật thủy sinh được khai thác để chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn chăn ni, làm phân bón…<small>4</small>

<b>1.1.2. Đặc điểm nguồn lợi thủy sản </b>

Dựa vào khái niệm như đã đề cập, nguồn lợi thuỷ sản có một số các đặc điểm cơ bản sau:

<i>Một là, nguồn lợi thủy sản là nguồn tài nguyên có thể tái tạo. Tài nguyên có </i>

thể tái tạo là loại tài nguyên sau khi khai thác có thể được phục hồi, tiếp tục sinh sôi, nảy nở dưới sự tác động tích cực của con người. Nguồn lợi thủy sản là những loài sinh vật sống trong vùng nước tự nhiên. Với bản năng sinh sản tự nhiên của mình, chúng có thể tự tái tạo số lượng cá thể trong mỗi loài bằng cách sinh sản tự nhiên trong một khoản thời gian nhất định và môi trường sống ổn định. Tuy nhiên, tốc độ tái tạo của sinh sản tự nhiên không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác của con người. Do đó, con người có thể can thiệp vào quá trình tái tạo của chúng bằng cách nhân giống nhân tạo và thả về môi trường tự nhiên, rút ngắn thời gian sinh sôi phát triển về số lượng cá thể loài.

<i>Hai là, nguồn lợi thủy sản phân bố không đồng đều ở các vùng nước. Sự phân </i>

bố của số lượng các loài, số lượng cá thể từng loài phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự <small> </small>

<small> truy cập ngày 01/07/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nhiên như nguồn nước, diện tích mặt nước, chất lượng nguồn nước, thời tiết, khí hậu ở từng vùng nước, và các yếu tố khác như sự đa dạng sinh học ở mỗi vùng nước là khác nhau. Ví dụ chất lượng nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn và phát triển của thủy sản, bao gồm những điều kiện về nhiệt độ, độ pH, DO, độ mặn…<sup>5</sup>. Mỗi loài thủy sản có khả năng chịu đựng một khoảng pH khác nhau, và độ pH có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển phơi, q trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của thủy sản, độ pH quá cao hay quá thấp đều có sự ảnh hưởng nhất định đến đời sống của chúng<small>6</small>. Do đó, các loài thủy sản sẽ phân bố ở những vùng nước có độ pH phù hợp với điều kiện phát triển của chúng, dẫn đến việc chúng sẽ không phân bố đồng đều ở các vùng nước khác nhau.

<i>Ba là, nguồn lợi thủy sản ở các vùng biển của Việt Nam vô cùng phong phú </i>

và đa dạng. Trong phạm vi các loài cá, ngoài những loài cá phổ thông như cá nục, cá thu, cá ngừ… biển Việt Nam còn xuất hiện nhiều loại cá quý hiếm khơng chỉ có giá trị thực phẩm và cịn có ý nghĩa khoa học, y học phong phú và đa dạng như: Cá bò râu, cá bò xanh hoa đỏ, cá bống bớp, cá nhám lông nhung… Trên thế giới có 07 lồi rùa biển được ghi nhận, các vùng biển Việt Nam đã xuất hiện 05 trong 07 loài, tuy nhiên tất cả chúng đều được đưa vào diện bảo tồn đặc biệt theo Sách Đỏ<small>7</small>. Ngoài ra, sự đa dạng của hải sản Việt Nam không chỉ được biểu hiện qua số lượng các lồi mà cịn được thể hiện qua số lượng các nhóm sinh vật biển như cá, giáp xác động vật chân đầu, thực vật biển… Nhìn chung, vùng biển Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới mang tính chất địa phương là chủ yếu, có tính chất riêng về mặt khí tượng hải văn cũng như chế độ thủy triều phù hợp, do đó nguồn lợi hải sản ở nước ta được đánh giá thuộc hàng phong phú trong khu vực và cần được sử dụng hợp lý để phát

<b>triển kinh tế đất nước. </b>

<small> </small>

<small>5</small><i><small> Huỳnh Thị Thanh Thảo (2019), Phát triển thủy sản ở các huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sĩ </small></i>

<small>Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, tr. 15. </small>

<small>6 Huỳnh Thị Thanh Thảo, tlđd (5), tr. 15. </small>

<small>7Thư viện tỉnh Đồng Nai, “Sản vật biển Việt Nam phong phú và đa dạng”, </small>

<small>5ff3d0d7668f&ID=26, truy cập ngày 01/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.1.3. Vai trò của nguồn lợi thủy sản đối với môi trường, kinh tế và con người </b>

Nguồn lợi thuỷ sản có vai trị quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên, phát triển kinh tế đặc biệt là ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, bảo đảm cho sự cân bằng sinh học trong thuỷ vực và cung cấp thực phẩm cho con người. Cụ thể:

<i>Một là, vai trò của nguồn lợi thủy sản đối với môi trường. Việt Nam được ghi </i>

nhận là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, với nhiều hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu. Mỗi cá thể sinh vật thuỷ sinh đều có những vai trò nhất định trong các mối quan hệ sinh thái. Vì vậy, nếu nguồn lợi thuỷ sản bị giảm đi sẽ làm thay đổi sự phân bố và số lượng các lồi, huỷ diệt mơi trường, phá vỡ chuỗi thức ăn và hệ sinh thái. Theo Viện nghiên cứu nguồn lợi thủy sản Việt Nam, tuy nước ta có hệ sinh thái biển phong phú, đa dạng, là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài thủy sản đặc hữu, quý hiếm nhưng chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao như rùa biển<small>8</small>. Việc suy giảm đáng kể đến mức báo động của loài thủy sản này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái nước ta, tạo ra nguy cơ khuyết thiếu một mắt xích quan trọng trong mơi trường sinh thái tự nhiên, suy giảm về số lượng loài quý, hiếm, đặc hữu của một quốc gia vốn là nơi sinh sống và phát triển những lồi thủy sản mà khơng thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới là Việt Nam.

<i>Hai là, vai trò của nguồn lợi thủy sản đối với kinh tế. Ngành thuỷ sản đóng </i>

một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Những năm gần đây ngành thủy sản luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị toàn cầu nhưng ngành thuỷ sản đã và ln thể hiện vị trí mũi nhọn của mình thơng qua những con số nhất định, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam. Nhìn lại bức tranh nông, lâm, ngư nghiệp năm 2022, thủy sản là ngành hàng “sáng giá” nhất, với tăng trưởng 23,6% so với năm 2021, đặc biệt, xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên đã vượt mốc 10 tỷ USD<small>9</small>. Theo ước tính của Tổng cục thống kê (GSO): Tổng sản lượng thủy sản quý IV/2022 đạt 2.426,5 <small> </small>

<small>8 Văn Hào, “Nhiều loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng”, quan-tam/nhieu-loai-thuy-san-quy-hiem-co-nguy-co-bi-de-doa-tuyet-chung-20200326085316357.htm, truy cập ngày 01/07/2023. </small>

<small> Chương Phượng, “Thủy sản tăng trưởng kỷ lục, nhưng phía trước cịn nhiều “chơng gai””, truy cập ngày 01/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, tính chung năm 2022, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 9.026,3 nghìn tấn, tăng 2,7% so với năm trước<small>10</small>. Bên cạnh đó, theo báo cáo của VASEP về xuất khẩu thủy sản, tháng 12/2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 785 triệu USD, tiếp tục giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021<small>11</small>. Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng liên tục trong 10 tháng đầu năm nên cả năm 2022, con số kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong năm 2022 cán đích ở con số kỷ lục gần 11 tỷ USD<small>12</small>, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021 (8,89 tỷ USD), tăng 22,2% so với kế hoạch<small>13</small>; ngoài ra GDP quý IV năm 2022 của ngành thuỷ sản tăng 4,43% đóng góp 0,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế<small>14</small>. Do đó, xuất khẩu thuỷ sản nói riêng và ngành thuỷ sản nói chung đã trở thành một phần vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

<i>Ba là, vai trò của nguồn lợi thủy sản đối với con người. Nguồn lợi thuỷ sản </i>

đóng vai trò cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho nhân dân Việt Nam. 50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam<small>15</small>. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

<small> </small>

<small>10 Ngọc Thúy, “Nông lâm thủy sản tiếp tục giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế”, truy cập ngày 01/7/2023. </small>

<small>11 Ngọc Thúy, tlđd (10), truy cập ngày 01/7/2023. </small>

<small>12 Ngọc Thúy, tlđd (10), truy cập ngày 01/7/2023. </small>

<small>13 Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương, “Một năm thắng lợi của ngành thủy sản”, truy cập ngày 01/7/2023. </small>

<small>14</small><i><small> Tổng cục thống kê Việt Nam (2022), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV năm 2022, Hà Nội, tr. 03 </small></i>

<small>15 Đỗ Hồi Linh, “Tín dụng hỗ trợ ngư dân đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và các khuyến nghị”, truy cập ngày 01/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>1.2. Tổng quan về bảo vệ nguồn lợi thủy sản 1.2.1. Khái niệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản </b>

Việt Nam được đánh giá là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới với khoảng hơn 11.000 lồi sinh vật.<small>16</small> Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống sơng ngịi dày đặc, phong phú và tiềm năng với tổng chiều dài hơn 41.900km cùng đường bờ biển dài 3260km rất thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động của ngành thủy sản.<small>17</small> Tận dụng lợi thế đó, trong suốt những năm vừa qua, ngành thủy sản nước đã tăng trưởng liên tục với tốc độ cao. Sản lượng thủy sản Việt Nam tăng từ 6.56 triệu tấn vào năm 2015 lên 9.05 triệu tấn vào năm 2022, tăng 38% trong đó sản lượng khai thác chiếm 43% (tăng 29% từ 3 triệu tấn lến 3.86 triệu tấn).<small>18</small> Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều vấn đề trong công tác khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản vẫn cần phải giải quyết như sự suy giảm thủy sản ở cả vùng biển cả và vùng nội địa; ô nhiễm rác thải nhựa, mơi trường nước, mơi trường sống của các lồi thủy sản do sự phát triển của một số ngành kinh tế; sự suy thoái hệ sinh thái thủy sinh như san hô, cỏ biển,... để ngành phát triển bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống ngư dân.

Đứng trước tình hình đó, ta thấy được rằng việc cấp thiết là phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý và có tổ chức. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tức là việc bảo

<i>vệ các “đối tượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản”. Theo Điều 8 Luật Thủy sản năm 2003 </i>

về việc bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tuy khơng có quy

<i>định cụ thể về đối tượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhưng “Nhà nước có chính sách </i>

<i>bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản đang có nguy cơ tuyệt chủng, các lồi q hiếm, các lồi có giá trị kinh tế cao và các lồi có ý nghĩa khoa học; khuyến khích nghiên cứu khoa học để có các biện pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn lợi thuỷ sản; đầu tư sản xuất giống thuỷ sản để thả vào môi trường sống tự nhiên và tạo ra các vùng cư trú nhân tạo nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ </i>

<small> </small>

<small>16Văn Ngân, “Việt Nam lọt top 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới”, hoi/viet-nam-lot-top-16-quoc-gia-co-tinh-da-dang-sinh-hoc-cao-tren-the-gioi-1056055.vov, truy cập ngày 23/5/2023. </small>

<small> Tổng Cục Thống kê, “Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản”, ke/2022/10/day-manh-phat-trien-nuoi-trong-thuy-san/, truy cập ngày 23/5/2023. </small>

<small> Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, “Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam”, truy cập ngày 23/5/2023 . </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>sản”. </i>

Đến Luật thủy sản năm 2017, các nhà làm luật đã có quy định cụ thể hơn so với trước. Cụ thể theo khoản 1 Điều 13 Luật Thủy sản năm 2017 có quy định về đối

<i>tượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cụ thể: “Đối tượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao </i>

<i>gồm các lồi thủy sản, mơi trường sống của lồi thủy sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của lồi thủy sản”. </i>

Có thể thấy rằng, nếu như trước đó ở Luật Thủy sản năm 2003, Nhà nước chỉ tập trung bảo vệ các loài thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa khoa học thì đến Luật Thủy sản năm 2017, đối tượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản được mở rộng hơn, bao gồm tất cả các lồi thủy sản nói chung, khơng cịn sự phân cấp đặc biệt. Đây là một điểm tiến bộ, điều này giúp chúng ta nhận thấy một thực tế rằng, hiện nay tình trạng các chủ thể thực hiện việc khai thác quá mức đã và đang khiến nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, hao mịn và nó đã có những tác động khơng nhỏ đến kế hoạch phát triển ngành thủy sản nói riêng và cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung. Chính vì vậy, việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản càng được chú trọng và có những ý nghĩa quan trọng hơn.

Qua việc phân tích như trên, nói một cách dễ hiểu bảo vệ nguồn lợi thủy sản chính là việc bảo vệ, bảo tồn và phát triển, chống lại mọi sự xâm phạm đến các lồi thủy sản, mơi trường sống của loài thủy sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản, nhằm đảm bảo cho các đối tượng này được sinh trưởng và phát triển trong một môi trường lành mạnh.

<b>1.2.2. Đặc điểm bảo vệ nguồn lợi thủy sản </b>

Hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản có một số các đặc điểm sau:

<i>Một là, bảo vệ nguồn lợi thủy sản là yêu cầu cấp thiết và lâu dài, là một hoạt </i>

động được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Kết hợp đồng thời việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi khai thác thủy sản mang tính tận diệt nguồn tài nguyên sinh vật biển, hủy hoại môi trường và các hệ sinh thái thủy sinh với công tác thả giống nhằm tái tạo quần đàn của các loài thủy sản ở các thủy vực nước ngọt nội địa. Đây là một hoạt động có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang ngày càng bị khai thác cạn kiệt; làm sạch nguồn nước,

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

làm sạch môi trường, cân bằng hệ sinh thái; đồng thời cung cấp một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, sạch và an toàn cho cộng đồng nhân dân.

<i>Hai là, bảo vệ nguồn lợi thủy sản là hoạt động được tiến hành với các giải pháp </i>

mang tính đồng bộ, quyết liệt. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một hoạt động diễn ra lâu dài, cần tiến hành chặt chẽ để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất. Tiến hành các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản chỉ thật sự mang lại hiệu quả cao khi mà các giải pháp được đề ra ở từng địa phương, khu vực khác nhau đồng bộ với chủ trương chung của các Bộ, các cấp chỉ đạo. Việc đề ra các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, hướng đến từng mục tiêu trong từng giai đoạn xác định để đạt được chiến lược lâu dài, tạo nền tảng, nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành.

<i>Ba là, bảo vệ nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của </i>

các Bộ, ngành, các cấp và các lực lượng. Nguồn lợi thủy sản mang lại lợi ích kinh tế, giá trị văn hóa, du lịch to lớn cho quốc gia và tồn thể cộng đồng. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, đồng thời duy trì và phát triển giá trị văn hóa, du lịch của nguồn lợi thủy sản địi hỏi song hành với đó là trách nhiệm của tồn dân tộc chứ không chỉ của riêng một tổ chức, cá nhân nào. Đó phải là sức mạnh, là trách nhiệm được cộng hưởng từ cộng đồng, từ mọi cá nhân, tổ chức, mọi địa phương, khu vực,... Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải xuất phát từ ý thức cộng đồng, có như vậy thì ngành thủy sản Việt Nam mới củng cố, nâng cao được vị thế của mình trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển.

<b>1.2.3. Vai trò của bảo vệ nguồn lợi thủy sản </b>

Nguồn lợi thủy sản có vai trị quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và phát triển kinh tế thủy sản, bảo đảm cho sự cân bằng sinh học trong thủy vực, cung cấp thực phẩm cho cuộc sống cộng đồng.<small>19</small> Việc kịp thời bảo vệ nguồn lợi thủy sản có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển không chỉ của riêng ngành thủy sản nói riêng mà cịn là ngành Nơng nghiệp nói chung, cụ thể:

<i>Một là, việc bảo vệ, bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn </i>

<small> </small>

<small>19Văn Đại, “Gia tăng các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, truy cập ngày 23/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

lợi thủy sản, các lồi thủy sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, nhất là đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ, vùng lộng đồng thời với đó là quản lý hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát triển sản xuất thủy sản một cách bền vững, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không thực hiện báo cáo và không tiến hành theo quy định gắn với giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật biển.

<i>Hai là, bảo vệ nguồn lợi thủy sản là q trình quan trọng góp phần bổ sung, tái </i>

tạo nguồn lợi thủy sản, đưa nguồn lợi thủy sản dần trở về trạng thái cân bằng vốn có.<small>20</small> Hiện nay, do tình trạng khai thác q mức và sai quy định đã khiến cho nguồn lợi thủy sản giảm sút một cách đáng báo động, ngày càng nhiều loài thủy sản được đưa vào danh sách cần bảo tồn hoặc thậm chí đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Việc tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là hành động bức thiết hàng đầu cần tiến hành ngay để hạn chế tối đa những mối đe dọa đến sự mất cân bằng của nguồn lợi thủy sản, từ đó giúp cho tổng thể các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản phát triển một cách hài hòa, là nền tảng cho phát triển bền vững nghề thủy sản. Môi trường, sinh kế được đảm bảo thì đời sống ngư dân mới tốt đẹp hơn.

<i>Ba là, góp phần gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC). Việt Nam là quốc </i>

gia ven biển có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, do việc khai thác quá mức, khơng đúng kích cỡ theo quy định đã và đang làm nguồn lợi thủy sản ở các vùng biển có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng cả về trữ lượng và chất lượng; các hệ sinh thái biển cũng bị ảnh hưởng. Do đó, việc bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nhằm thực hiện các quy định Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) để gỡ “thẻ vàng” EC, tạo kế sinh nhai cho cộng đồng ngư dân sống dựa chủ yếu từ việc khai thác nguồn lợi thủy sản và sự phát triển bền vững của ngành thủy sản trong tương lai.

Với mục tiêu chung là đảm bảo hiệu quả hoạt động khai thác, gắn với bảo vệ, bảo tồn, phục hồi, phát triển nguồn lợi thủy sản, xây dựng nghề cá bền vững và có <small> </small>

<small>20Hồng Thắm, “Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Trách nhiệm của cả cộng đồng”, truy cập ngày 24/3/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

trách nhiệm đồng thời bảo vệ mơi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Thế nên việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày càng được

Trước khi đi đến giải thích pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ta sẽ tìm hiểu đến một khái niệm rộng và bao quát hơn: Luật Môi trường và pháp luật về bảo

<i>vệ môi trường. Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì "Luật Mơi trường (với </i>

<i>tư cách là một ngành luật độc lập) là tập hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc nhiều thành phần môi trường". Luật Môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các </i>

quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một vài yếu tố trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả mơi trường sống của con người. Bên cạnh đó theo Giáo trình Luật mơi trường, Đại học Luật Hà Nội: Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là công việc rất khó khăn và phức tạp. Nhiều yếu tố của mơi trường có phạm vi rộng lớn, có kết cấu phức tạp nên việc bảo vệ chúng đòi hỏi phải có hệ thống các tổ chức thích hợp. Pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các tổ chức bảo vệ môi trường. Thông qua pháp luật, Nhà nước quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức trong việc bảo vệ mơi trường. Vai trị to lớn của pháp luật về bảo vệ môi trường thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường, phương hướng quản lý. Các tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

chuẩn này thực chất là những tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, do được ban hành bằng các văn bản pháp lý nên chúng trở thành những tiêu chuẩn pháp lý, tức là những tiêu chuẩn mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố khác nhau của môi trường.

Pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một bộ phận của pháp luật bảo vệ mơi trường, trong đó cũng bao gồm nguồn lợi thủy sản biển. Trên thực tế, ở nước ta trong những năm gần đây, trong hoạch định và tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể của từng văn bản pháp luật, các quan hệ về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hòa và ngày càng mang tính khả thi cao. Với một hệ thống các văn bản đa dạng, các quy định trong việc bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản đang dần được quan tâm, bảo vệ và trở thành một trong những vấn đề đáng chú ý nhất trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện nay. Như vậyA dựa trên các khái niệm về pháp luật môi trường có thể định nghĩa pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản như

<i>sau: “Pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một bộ phận của pháp luật môi trường </i>

<i>bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể tiến hành hoạt động khai thác thủy sản nhằm bảo vệ môi trường sống; sản lượng, chất lượng của các loài thủy sản và nguồn lợi mà chúng mang lại khỏi các tác động tiêu cực từ các hoạt động đánh bắt hoặc hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản”. </i>

<b>1.3.2. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh và kết cấu nguồn của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản </b>

Về đối tượng điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản là các quan hệ xã hội phát sinh có sự tác động nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Việt Nam bao gồm tác động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến mơi trường biển trong quá trình khai thác; tác động đến việc duy trì và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của chúng; tác động đến việc nuôi trồng thủy sản và các vấn đề khác có liên quan trong q trình khai thác, ni trồng, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các lồi thủy sản, mơi trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

sống của loài thủy sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Về phạm vi điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản quy định về các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, cơ quan, cộng đồng dân cư, hộ gia đình trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản; áp dụng đối với các đối tượng là cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản trong nội địa, đảo, quần đảo và vùng biển Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.

Dưới góc độ pháp lý, nguồn của pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê chuẩn, theo những thủ tục, trình tự và dưới những hình thức nhất định, có nội dung chứa dụng những quy phạm pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản, có thể kể đến như Luật Thủy sản năm 2017, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản năm 2017, Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều chỉnh của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2014 về một số chính sách phát triển thủy sản… Trên thực tế khi nghiên cứu nguồn của pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như nguồn của bất kì ngành luật nào trong những thời điểm nhất định chúng ta chỉ xem xét những văn bản có hiệu lực thi hành ở thời điểm đó. Nguồn của pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm một hệ thống những văn bản pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam ban hành. Cũng như nguồn của nhiều ngành luật, lĩnh vực khác, nguồn của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản rất đa dạng về hình thức. Các quy phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam hiện nay được ban hành trong văn bản pháp luật chung, chưa được hệ thống hóa và ban hành luật riêng. Chính vì vậy việc xác định nguồn của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa trong việc xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh của các quy phạm.

<b>1.3.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản </b>

Pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản ra đời nhằm mục đích

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

bảo đảm quy trình chặt chẽ các hoạt động của cơ quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ về khai thác nguồn lợi thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giảm thiểu tác động xấu đến mơi trường; kiểm sốt việc ngư dân khai thác bất hợp pháp; công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; qua đó, giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản để hướng tới bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản. Xuất phát từ thực tiễn những nội dung và yêu cầu của hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản, pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản có cách tiếp cận linh hoạt, tập trung điều chỉnh các vấn đề cơ bản, cụ thể:

<i>Thứ nhất, các quy phạm chung để duy trì và bảo đảm nguồn lợi thủy sản.</i><small>21</small>Điều chỉnh vấn đề này, pháp luật đặt ra những nguyên tắc chung trong hoạt động bảo vệ môi trường<small>22</small>, trong đó, bao hàm vấn đề bảo vệ mơi trường trong khai thác thủy sản.

Từ những nguyên tắc chung trong hoạt động bảo vệ môi trường, Luật Thủy sản năm 2017 đã có những quy định về đúng với tinh thần về bảo vệ môi trường:

<i>“Khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát triển bền vững.”</i><small>23</small><i>. Qua đó, quy định cụ thể những hành vi bị cấm trong hoạt động khai </i>

thác thủy sản, hoạt động khai thác IUU có nguy cơ gây ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản; cụ thể, là ảnh hưởng đến trữ lượng thủy sản và tính đa dạng sinh học của các loài thủy sản. Ở phương diện này, quy định của pháp luật sẽ hướng tới bảo vệ mơi trường sinh sống của các lồi thủy sản, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của hoạt động khai thác tới sự "tồn vong" của các loài thủy sản. Cùng với đó là hoạt động khai thác thủy sản phải tuân theo chặt chẽ những quy định bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên được đề cập trong trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Tài nguyên nước năm 2012... và một số những đạo luật chuyên ngành khác về môi trường "chuyên biệt" — nơi "cư trú" trực tiếp của thủy sản.

<small> </small>

<small>21</small><i><small> Chu Đình Linh (2019), Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản tại Việt Nam, Luận văn thạc </small></i>

<small>sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.19. </small>

<small>22 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. </small>

<small>23 Khoản 2 Điều 5 Luật Thủy sản năm 2017. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>Thứ hai, các quy định về cấp giấy phép khai thác thủy sản. Trong nhóm quy </i>

định trên sẽ hướng tới hai chủ thể chính là: các nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngồi.<small>24</small> Cả hai chủ thể đều có những quy định về điều kiện để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản trên vùng biển Việt Nam cũng như quyền và nghĩa vụ cơ bản khác nhau.

Theo đó, đối với cá nhân tổ chức là công dân Việt Nam để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản cần đảm bảo các yêu cầu về mặt kĩ thuật, hình thức được quy định cụ thể tại Mục 1 Chương IV Luật Thủy sản năm 2017; còn đối với cá nhân tổ chức nước ngoài đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật thì phải cần có sự cơng nhận của thỏa thuận và điều ước quốc tế, các loại Giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước mà tàu mang quốc tịch cấp… .<small>25</small> và yêu cầu phải có Giám sát viên.<small>26</small>

Đồng thời, pháp luật hiện nay bổ sung một số trường hợp cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản; sửa đổi quy định về thời hạn của giấy phép từ 12 tháng như hiện nay lên 60 tháng phù hợp với chu kỳ điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, phù hợp với quy định của một số một số nước trên thế giới, giảm thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển (Điều 49 Luật Thủy sản 2017) cũng là một phương thức quản lý được áp dụng tại hầu hết quốc gia có biển và khai thác nguồn lợi từ biển trên thế giới, nhằm kiểm soát được nguồn lợi chặt chẽ hơn, tránh khai thác thủy sản quá mức, đồng thời là công cụ quản lý hữu hiệu nhằm bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản. Từ đó nhằm kiểm soát chi tiêu sản lượng khai thác tùy theo từng khu vực địa phương sao cho hợp lý thơng qua hạn ngạch khai thác, hình thức phương tiện đánh bắt như tàu bè, ngư cụ

<i>Thứ ba, các quy định về hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý của cơ </i>

quan quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản và các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

Đối với nội dung này, pháp luật quy định quy định về hệ thống cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và xử phạt; nội dung cụ thể của hoạt động <small> </small>

<small>24</small><i><small> Chu Đình Linh (2019), Pháp luật về bảo vệ mơi trường trong khai thác thủy sản tại Việt Nam, Luận văn thạc </small></i>

<small>sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.19. </small>

<small>25 Điều 55 Luật Thủy sản năm 2017. </small>

<small>26 Điều 58 Luật Thủy sản năm 2017. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

thanh tra, kiểm tra; pháp luật về các chế tài xử phạt hành chính, hình sự...để xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường trong khai thác thủy sản.

Cơ quản quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản và các cơ quan nhà nước, các cá nhân được nhà nước trao quyền trong quản lý khai thác thủy sản, bảo vệ mơi trường có phát hiện, xử phạt, thanh tra kiểm tra để kiểm soát chặt chế nhưng nguy cơ phát sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

Quy định cụ thể về chức năng kiểm ngư; nhiệm vụ kiểm ngư; quyền hạn và trách nhiệm của kiểm ngư; phối hợp trong hoạt động của lượng kiểm ngư. Việc bổ sung Chương Kiểm ngư vào Luật là rất cần thiết trong tình hình hiện nay, theo đó, Luật Thủy sản năm 2017 khẳng định Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, thực hiện chức năng bảo đảm thực thi pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản là những hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc cả tổ chức, cá nhân vi phạm phải gánh chịu nếu thực hiện các hành vi bị cấm theo pháp luật mà cụ thể ở đây là hành vi gây ô nhiễm môi trường trong khai thác thủy sản. Pháp luật quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản, bao gồm: trách nhiệm dân sự, hành chính và hình sự. Tùy theo từng mức độ nguy hại của hành vi mà các chủ thể này gây ra mà sẽ có những trách nhiệm tương ứng để xử phạt, bồi thường, cụ thể:

Đối với trách nhiệm dân sự, các quy định tập trung về quyền của cá nhân tổ chức trong việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân, ở đây đó chính là nguồn lợi thủy sản.

Đối với xử phạt vi phạm hành chính, hiện nay pháp luật Việt Nam đã quy định rõ trong Nghị định số 42/2019/NĐ-CP Quy định về xử phạt quy phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Đối với trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ Luật Hình sự năm 2015, nhưng các tội danh vẫn còn khá chung chung, chưa rõ ràng bao gồm: Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo Điều 242 và tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cấp, quý, hiếm theo Điều 244 của bộ luật này.

Đây là những quy định đặt ra nhằm để răn đe, trừng phạt với những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường nhằm giảm nguy cơ ở nhiễm; bảo đảm công bằng cũng như trật tự an toàn xã hội.

<i>Thứ tư, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ </i>

nguồn lợi thủy sản. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là công việc rất khó khăn và phức tạp. Pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các tổ chức liên quan đến lĩnh vực thủy sản. Thông qua pháp luật, Nhà nước quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Theo đó, đứng đầu quản lý ngành thủy sản Việt Nam chính là Cục Thủy sản thuộc Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; đăng kiếm tàu cá, quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, càng ca, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cả, tổ chức sản xuất thủy sản gắn với chế biến, thương mại thủy sản, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái thủy sinh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.<small>27</small> Ở địa phương, các cơ quan chính quyền bao gồm Ủy ban nhân dân các cấp sẽ phối hợp cùng các cơ quan nhà nước khác như Bộ quốc phòng nhằm đảm bảo thực hiện giám sát và quản lý việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản diễn ra suôn sẻ. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản hiện nay được điều chỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Vai trò to lớn của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn trong việc khai thác, sử dụng và nuôi trồng thủy sản, phương hướng quản lý. Các tiêu chuẩn này thực chất là những tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, do được ban hành bằng các văn bản pháp lý nên chúng trở thành những tiêu chuẩn pháp lý, tức là những tiêu chuẩn mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng.

<b>1.4. Pháp luật của một số quốc gia và tổ chức quốc tế về bảo vệ nguồn lợi </b>

<small> </small>

<small>27 PV, “Quy định chức năng nhiệm vụ của Tổng Ccục Thủy sản”, chuc-nang-nhiem-vu-cua-cuc-thuy-san/, truy cập ngày 8/8/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b> sản </b>

<b>1.4.1. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo pháp luật Hoa Kỳ </b>

Là quốc gia có đường bờ biển dài (hơn 52.000km), vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn 1,6 triệu km2, có 13 khu bảo tồn biển và 4 di tích quốc gia về biển, nên các hoạt động về nghề cá là một trong những ngành mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế Hoa Kỳ.<small>28</small> Với diện tích biển rộng lớn như vậy, Hoa Kỳ thuộc nhóm những quốc gia có nguồn thủy sản bền vững trên thế giới. Bên cạnh các nghiên cứu khoa học, Hoa Kỳ thực thi hơn 40 luật được đặt ra để bảo vệ sinh vật biển và môi trường sống của chúng.<small>29</small> Để đảm bảo thực thi luật pháp trong nước và các yêu cầu của hiệp ước quốc tế để duy trì sự bền vững các nguồn tài nguyên biển toàn cầu này ln sẵn có cho các thế hệ tương lai. Hoa Kỳ hợp tác với các tiểu bang và các cơ quan liên bang khác, thực thi các quy định của pháp luật trên tất cả các bờ biển và đường sông nội địa của nước này để đảm bảo tuân thủ luật tài nguyên biển của quốc gia và thực hiện hành động cưỡng chế khi những người vi phạm không tuân thủ luật. Hiện nay Hoa Kỳ đang thi hành 4 luật chính sau:

<i>Thứ nhất, Đạo luật Quản lý và Bảo tồn Nghề cá Magnuson–Stevens (MSA) là </i>

luật cơ bản chi phối việc quản lý nghề cá biển ở vùng biển liên bang Hoa Kỳ. Lần đầu tiên được thơng qua vào năm 1976, MSA thúc đẩy tính bền vững về kinh tế và sinh học lâu dài của nghề cá biển. Mục tiêu của luật này là để ngăn chặn đánh bắt thủy sản quá mức; xây dựng lại trữ lượng đánh bắt thủy sản quá mức; gia tăng lợi ích kinh tế và phát triển xã hội lâu dài; đảm bảo nguồn cung thủy sản an toàn và bền vững; bảo vệ môi trường sống mà cá cần để đẻ trứng, sinh sản, kiếm ăn và phát triển đến khi trưởng thành.<small>30</small> Theo MSA, quản lý nghề cá của Hoa Kỳ là một quá trình minh bạch, công khai và khoa học, liên tục đổi mới và hợp tác.

Trước năm 1976, vùng biển quốc tế chỉ cách bờ 12 hải lý và việc đánh bắt bởi các đội tàu nước ngồi khơng được kiểm soát. MSA đã mở rộng quyền tài phán của <small> </small>

<small>28 Trần Thị Thu Thủy (2020), “Chính sách, pháp luật của Hoa Kỳ về phịng chống đánh bắt cá bất hợp pháp, </small>

<i><small>khơng báo cáo, khơng kiểm sốt – Kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2020, </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Kỳ đến 200 hải lý và thành lập tám hội đồng quản lý nghề cá khu vực với đại diện từ các quốc gia ven biển và các bên liên quan đến nghề cá. Hội đồng phát triển các kế hoạch quản lý nghề cá tuân thủ các yêu cầu quản lý và bảo tồn của MSA, bao gồm 10 hướng dẫn tiêu chuẩn quốc gia<small>31</small> để thúc đẩy quản lý nghề cá bền vững.<small>32</small> Nói về 10 hướng dẫn tiêu chuẩn quốc gia, đây được xem là kim chỉ nam của ngành thủy sản ở Hoa Kỳ, là nguyên tắc luật định buộc phải tuân theo, nhờ đó nghề cá biển của Hoa Kỳ được giám sát một cách khoa học, được phân chia quản lý theo khu vực để thực thi pháp luật.<small>33</small>

Sau đó, Chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện hai sửa đổi quan trọng đối với MSA: Luật Thủy sản Bền vững năm 1996 đã ban hành nhiều nhiệm vụ về khoa học, quản lý và bảo tồn. Luật đề cao tầm quan trọng của môi trường sống lành mạnh cho nghề cá trong kinh doanh thương mại và cải tạo. Cá và các loài sinh vật biển khác phụ thuộc vào môi trường sống của chúng để tồn tại và sinh sản. Bên cạnh, tăng cường các yêu cầu để ngăn chặn đánh bắt quá mức và xây dựng lại nghề cá bị đánh bắt q mức, nó cịn thiết lập các tiêu chuẩn cho các kế hoạch quản lý nghề cá để xác định các tiêu chí khách quan và có thể đo lường được để xác định tình trạng trữ lượng; thiết lập các yêu cầu mới cho các hội đồng quản lý nghề cá để xác định và mô tả môi trường sống thiết yếu của cá và để bảo vệ, bảo tồn và nâng cao EFH (Essential Fish Habitat - là mơi trường sống cần thiết của các lồi cá để sinh sản, phát triển và sinh tồn trong đại dương, vùng ven biển và khu vực đầm lầy) vì lợi ích của nghề cá. Thiết lập quy trình tham vấn EFH liên bang để tư vấn cho các cơ quan liên bang tránh, giảm thiểu, giảm thiểu hoặc bù đắp các tác động bất lợi đối với EFH.<small>34</small>

Năm 2007, Tổng thống Bush đã ký Đạo luật tái ủy quyền MSA tiếp tục cải tiến và tăng cường khoa học, quản lý và bảo tồn nghề cá.<small>35</small> Ở luật này đã thiết lập các <small> </small>

<small>31 10 hướng dẫn tiêu chuẩn quốc gia gồm: năng suất tối ưu; thông tin khoa học; đơn vị quản lý, phân bổ; tính hiệu quả; biến cố và dự phịng; chi phí và lợi ích; cộng đồng; đánh bắt nhầm; an tồn tính mạng trên biển. </small>

<small>32 “Code of Federal Regulations”, Title 50, Chapter VI, Part 600, Subpart D, 50/chapter-VI/part-600/subpart-D/section-600.305, truy cập ngày 19/6/2023. </small>

<small> Noaa Fisheris, “National Standard Guidelines”, policies/national-standard-guidelines, truy cập ngày 19/6/2023. </small>

<small> Noaa Fisheris, “Laws & Policies: Magnuson-Stevens Act”, policies/magnuson-stevens-act, truy cập ngày 19/6/2023. </small>

<small> “Magnuson-Stevens Fishery Conservation And Management Act”, truy cập ngày 19/6/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

giới hạn đánh bắt hàng năm và các biện pháp chịu trách nhiệm, các chiến lược quản lý dựa trên thị trường được thúc đẩy, bao gồm các chương trình đặc quyền truy cập hạn chế, chẳng hạn như phân chia quyền sử dụng và quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên đó giữa các cá nhân hoặc tổ chức. Tăng cường vai trị của khoa học thơng qua bình duyệt, các ủy ban khoa học và thống kê, và Chương trình thơng tin tái tạo biển. Tăng cường hợp tác quốc tế bằng cách giải quyết vấn đề đánh bắt và đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo.

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2018, Đạo luật Magnuson – Stevens đã được sửa đổi bởi Modernizing Recreational Fisheries Management Act (tạm dịch: Luật Hiện đại hóa Quản lý cải tạo Nghề cá). Luật này đã tập trung vào các cải tiến đối với dữ liệu đánh bắt cá có cải tạo và quản lý nghề cá phức hợp. Luật bao gồm các yêu cầu đối với các báo cáo, nghiên cứu và hướng dẫn mới liên quan đến quản lý và khoa học của nghề cá.

<i>Thứ hai, Quốc hội đã thơng qua Luật Bảo vệ Động vật có vú ở biển (Marine </i>

Mammal Protection Act - MMPA) vào năm 1972 để giải quyết mối lo ngại ngày càng tăng của các nhà khoa học và công chúng về sự suy giảm đáng kể ở một số lồi động vật có vú ở biển do các hoạt động khai thác và sản xuất công nghiệp của con người.<small>36</small>MMPA đã thiết lập một chính sách quốc gia để ngăn chặn sự suy giảm quá mức của quần thể các loài động vật có vú sống ở biển, nơi chúng là một phần quan trọng không thể thiếu của hệ sinh thái biển. Đây cũng là luật đầu tiên quy định cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái đối với quản lý tài nguyên biển.

Vào thời điểm được ban hành, MMPA đã có sự khác biệt so những luật khác là chú trọng từ bảo vệ hệ sinh thái đến bảo vệ quần thể của loài. Trải qua 2 lần sửa đổi (vào năm 1992 và năm 1994), Luật ngày càng hoàn thiện và khắc phục được hầu hết những vấn đề được đặt ra cho đến tận ngày nay. Trong đó có thể kể đến các chương trình cứu hộ và hỗ trợ động vật có vú ở biển như: Marine Mammal Health and Stranding Response Program, John H. Prescott Marine Mammal Rescue Assistance Grant Program…, các chương trình này nhằm mục đích chữa trị và giúp phục hồi các động vật có vú bị mắc cạn hay gặp nạn do tràn dầu, thu thập dữ liệu về <small> </small>

<small>36 Marine Mammal Commission, “Marine Mammal Protection Act”, commission/our-mission/marine-mammal-protection-act/, truy cập 19/6/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

nâng cấp cơ sở, trang thiết bị và các nhân viên y tế…<small>37</small>

Để bảo vệ tất cả các lồi động vật có vú sống ở biển, MMPA nghiêm cấm việc "bắt" bất kỳ lồi động vật có vú nào sống ở vùng biển của Hoa Kỳ. "Bắt" ở đây có nghĩa là săn, quấy rối, bắt hoặc giết bất kỳ động vật có vú biển nào hoặc hành vi cố gắng giúp sức làm điều đó. Ngồi ra cũng cấm nhập khẩu và xuất khẩu động vật biển có vú và các bộ phận hoặc sản phẩm của chúng. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp ngoại lệ đối với các lệnh cấm này bao gồm: Hoạt động đánh bắt ngẫu nhiên được cấp phép (đánh bắt không chủ ý) thông qua Chương trình Marine Mammal Authorization Program (tạm dịch: Chương trình Cấp phép Động vật có vú ở biển); Hành vi ngẫu nhiên có thể xảy ra trong các hoạt động “phi đánh bắt cá” bao gồm phát triển dầu khí, hoạt động quân sự, dự án năng lượng tái tạo, dự án xây dựng và nghiên cứu…; Được phép nhập khẩu trực tiếp để phục vụ nghiên cứu khoa học, nâng cao, chụp ảnh cho hoạt động thương mại hoặc giáo dục; Các hành vi “bắt” động vật có vú biển hoặc các bộ phận của động vật có vú ở biển được thực hiện trước ngày 21 tháng 12 năm 1972; Được người bản địa Alaska lấy để sử dụng sinh hoạt hoặc để sản xuất và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và quần áo.<small>38</small>

<i>Thứ ba, Đạo luật về các lồi có nguy cơ tuyệt chủng (Endangered Species Act </i>

–ESA). Nói về mục đích của đạo luật này cũng khá giống với MMPA nhưng phạm vi quy định rộng hơn, bảo tồn tất cả các lồi có nguy cơ tuyệt chủng và bị đe dọa cũng như hệ sinh thái của chúng. Quốc hội đã thông qua ESA vào năm 1973, tại Luật này công nhận di sản thiên nhiên của Hoa Kỳ có giá trị thẩm mỹ, sinh thái, giáo dục, giải trí và khoa học đối với quốc gia và người dân. Người ta hiểu rằng, nếu khơng được bảo vệ, nhiều lồi động thực vật bản địa của đất nước chúng ta sẽ bị tuyệt chủng.<small>39</small>ESA cùng với MMPA đã thúc đẩy tính hiệu quả và nhất quán trong bảo tồn và phục hồi các loài sinh vật biển theo quy định.

Cơ quan Nghề cá NOAA và U.S. Fish and Wildlife Service – USFWS (tạm dịch: Cơ quan Cá và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ) chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện ESA. <small> </small>

<small>37 Marine Mammal Commission,l “Marine Mammal Protection Act”, commission/our-mission/marine-mammal-protection-act/, truy cập 20/6/2023 </small>

<small> Fisheris, “Laws & Policies: Marine Mammal Protection Act”, truy cập ngày 19/6/2023 </small>

<small>39 Noaa Fisheris, “Laws & Policies: Endangered Species Act”, policies/endangered-species-act, truy cập ngày 19/6/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

quan Nghề cá của NOAA chịu trách nhiệm đối với hầu hết các loài sinh vật biển và và các loài thủy sản dùng phần lớn cuộc đời sống ở nước mặn và sinh sản ở nước ngọt, ví dụ như cá hồi và cá tầm (thuật ngữ gọi là anadromous). USFWS chịu trách nhiệm về các loài sống trên cạn, nước ngọt và một số loài động vật có vú sống ở biển như hải mã, rái cá biển, lợn biển và gấu bắc cực. Hai cơ quan chia sẻ quyền tài phán đối với một số loài khác, chẳng hạn như rùa biển, cá tầm vùng Vịnh và cá hồi Đại Tây Dương.<small>40</small>

<i>Thứ tư, Luật Chính sách Mơi trường Quốc gia (National Environmental Policy </i>

Act – NEPA) được ban hành vào năm 1969, yêu cầu các cơ quan liên bang tích hợp các giá trị mơi trường vào q trình đưa ra quyết định của họ, bằng cách xem xét các tác động đối với môi trường nếu các đề xuất của họ được thực hiện. Mục tiêu chính là kiểm sốt q trình đưa ra các chính sách được tốt hơn, có tính đến các tác động đối với môi trường bởi hành động đó và khuyến khích cơng chúng đóng góp ý kiến, tham gia vào q trình ra quyết định đó.

Phạm vi hoạt động chịu sự chi phối bởi NEPA rất rộng và bao gồm: (i) Ra quyết định về các đơn xin phép, (ii) thông qua các hoạt động quản lý đất đai liên bang, (iii) xây dựng đường cao tốc và các cơ sở công cộng khác.

Khi Cơ quan Nghề cá NOAA thực hiện một hành động liên bang, điều đầu tiên phải làm là quyết định xem hành động đó có phải tuân theo đánh giá về môi trường của NEPA hay không. Hành động liên bang là một hoạt động, chẳng hạn như xây dựng kế hoạch, dự án hoặc chương trình, có thể được tài trợ, quản lý, thực hiện hoặc phê duyệt bởi một cơ quan liên bang. Nếu hành động đó phải được NEPA xem xét, thì phải ghi lại các tác động mơi trường ở một trong ba cấp độ phân tích của NEPA:

• Bằng cách chuẩn bị thủ tục hồ sơ hành chính gồm một bản ghi nhớ ngắn gọn những tài liệu chứng minh hoạt động đủ điều kiện để loại trừ phân loại.

• Bằng cách chuẩn bị một bảng đánh giá mơi trường ngắn gọn, và nếu khơng có phát hiện tác động đáng kể nào thì được xem là thích hợp.

<small> </small>

<small>40 Noaa Fisheris, “Laws & Policies: Endangered Species Act”, policies/endangered-species-act, truy cập ngày 19/6/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Bằng cách chuẩn bị một báo cáo tác động môi trường chi tiết.<small>41</small>

NOAA cũng cung cấp thông tin để sử dụng trong các tài liệu NEPA do các cơ quan liên bang khác chuẩn bị. Khi một cơ quan liên bang khác đến gặp Bộ Thương mại Hoa Kỳ để xin giấy phép hoặc ủy quyền, họ sẽ xem xét và đưa ra nhận xét về các tài liệu này. Sau khi chúng hoàn tất, Bộ có thể sử dụng chúng làm phân tích của riêng mình cho hành động cấp phép hoặc ủy quyền của chính cơ quan. Thơng qua q trình này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ tìm cách đảm bảo rằng các tác động đối với tài nguyên động vật hoang dã biển được mô tả đầy đủ và các biện pháp giảm thiểu cần thiết được cung cấp.<small>42</small>

Nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật được diễn ra suôn sẻ, Hoa Kỳ cũng đã phát triển khoa học kĩ thuật hiện đại từ rất sớm giúp cho quá trình quản lý và kiểm soát việc khai thác, bảo tồn ở quốc gia này thuận lợi hơn

Trong đó có thể kể đến việc xây dựng Hệ thống giảm sát tàu (Vessel Monitoring system – VMS) yêu cầu các tàu đánh cá mang cờ Hoa Kỳ phải lắp đặt hệ thống này. khi ra khơi nhằm theo dõi về sự di chuyển và địa điểm của tàu khi ở trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc các vùng biển thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ. Hệ thống giám sát này gồm một máy phát VMS được NMFS phê duyệt, sẽ tự động xác định vị trí của tàu thuyền, sau đó truyền vị trí này đến nhà cung cấp dịch vụ, rồi nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuyển tiếp thông tin đến NMFS. Khi sử dụng VMS, các nhân viên hành pháp cũng sẽ kiểm soát và có được bằng chứng để truy tố những tàu cả thực hiện hành vi vi phạm. Chương trình VMS của Hoa Kỳ hiện đang quản lý hơn 4000 tàu và là chương trình VMS quốc gia lớn nhất thế giới.<small>43</small>

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng yêu cầu các cơ sở khai thác trong nước nộp Báo cáo hành trình của tàu (Fishing Vessel Trip Report – VTR) đối với mỗi chuyến tàu trước khi cập cảng, trong đó ghi chép thông tin chi tiết về hoạt động đánh cá, thời <small> </small>

<small>41 EPA, “What is the National Environmental Policy Act?”, environmental-policy-</small>

<small> truy cập ngày 19/6/2023. </small>

<small>42Noaa Fisheris, “Laws & Policies: National Environmental Policy Act”, truy cập ngày 19/6/2023. </small>

<small>43</small><i><small> Presidential Task Force on Combating IUU Fishing and Seafood Fraud, “Action Plan for Implementing the </small></i>

<i><small>Task Force Recommendations”, tr. 7. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

gian chuyển đi, địa điểm đánh bắt, phương tiện, lượng đánh bắt, thành phần đánh bắt (chủng loại và khối lượng hải sản) và thông tin về người mua khi tàu cập cảng”. Các thông tin này sau đó có thể được cơ quan quản lý xác minh hoặc thơng qua trước chương trình VMS tại tàu hoặc tại cảng. Sau đó, khi hai sản được bán hoặc gia nhập thị trường, cơ sở kinh doanh sẽ phải cung cấp hồ sơ mua bán, trong đó có thơng tin chủng loại hải sản để đối chiếu chéo với thông tin mà tàu cung cấp. Tất cả các thông tin này được thu thập, quản lý và chia sẻ ở cấp quốc gia, vùng, địa phương thông qua NMFS. Đây là một trong những công cụ khá hiệu quả để kiểm soát các hoạt động IUU Fishing của Hoa Kỳ.<small>44</small>

Ngoài những đạo luật quan trọng ở trên, Hoa Kỳ còn ban hành khá nhiều những luật khác nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU, các luật bảo vệ các loài cụ thể, về những hành vi cụ thể như American Fisheries Act (tạm dịch: Luật Thủy sản Hoa Kỳ), National Aquaculture Act (Luật nuôi trồng thủy sản quốc gia), Illegal, Unreported, and Unregulated Fishing Enforcement Act (Luật chống đánh bắt cá IUU),… Cho dù các đạo luật được ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau, hay lĩnh vực khác nhau như hoạt động khai thác, nuôi trồng hay bảo tồn nguồn lợi thủy sản thì Chính phủ Hoa Kỳ đều nhằm hướng tới mục đích tạo ra một mơi trường cơng bằng lành mạnh cho ngư dân của mình<small>45</small> và đặc biệt luôn đặt nhiệm vụ bảo vệ môi trường lên hàng đầu, thể hiện qua việc ban hành hàng loạt các chính sách và nguyên tắc nhằm bảo đảm an tồn cho mơi trường.<small>46</small>

<b>1.4.2. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo pháp luật Thái Lan </b>

Xuất phát điểm từ một quốc gia giáp biển, từ xa xưa Chính phủ Hồng gia Thái Lan (Royal Thailand Government) ln luôn chú trọng vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản để giữ vững vị trí là một trong những quốc gia cung cấp sản lượng thủy sản bậc nhất trên thế giới. Cũng chính vì lẽ đó, pháp luật Thái Lan về bảo vệ nguồn lợi <small> </small>

<small>44 Trần Thị Thu Thủy (2020), “Chính sách, pháp luật của Hoa Kỳ về phòng chống đánh bắt cá bất hợp pháp, </small>

<i><small>không báo cáo, không kiểm sốt – Kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2020, </small></i>

<small>tr. 63. </small>

<small>45 Trần Thị Thu Thủy (2020), “Chính sách, pháp luật của Hoa Kỳ về phòng chống đánh bắt cá bất hợp pháp, </small>

<i><small>khơng báo cáo, khơng kiểm sốt – Kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2020, </small></i>

<small>tr. 66. </small>

<small>46Noaa Fisheris, “Laws & Policies: Policies”, truy cập ngày 20/6/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

thủy sản nói chung và về nghề cá nói riêng đã được hình thành từ những năm đầu của thế kỉ XX. Tuy được kế thừa hệ thống pháp luật đồ sộ nhưng còn tồn tại những điểm hạn chế nhất định, năm 2015 Chính phủ Hồng gia Thái Lan quyết định ban hành Đạo luật Thủy sản mới với tên gọi “Fisheries Act, B.E. 2558”. Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tại Thái Lan, Đạo luật thủy sản (Sắc lệnh hoàng gia về thủy sản) năm 2015 “Fisheries Act, B.E. 2558” là văn bản có những quy định cụ thể về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong nội quốc cũng như ven biển.

Những quy định trong Đạo luật trên tương đối chặt chẽ về điều kiện, tiêu chuẩn của ngư dân cũng như cơng cụ tham gia vào q trình khai thác thủy sản. Chẳng hạn như bất kỳ ngư dân nào tham gia đánh cá thì yêu cầu đánh dấu và nhận dạng theo quy định đối với bất kỳ ngư cụ/thiết bị đánh cá nào trong quá trình đánh bắt và việc thực hiện phải được Bộ trưởng hoặc Ủy ban Nghề cá cấp tỉnh trong phạm vi quyền hạn của mình đối với vùng đánh cá nội địa và vùng đánh cá ven biển chấp thuận, ra thông báo<small>47</small> tại khoản 7 Điều 6 Đạo luật thủy sản 2015.

Bên cạnh đó, tại Điều 9 Đạo luật Thủy sản 2015: Nhằm mục đích khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng ngư dân địa phương trong việc quản lý, duy trì, bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản trong vùng đánh cá nội địa hoặc vùng đánh cá ven biển, Cục Thủy sản có trách nhiệm cung cấp, giúp đỡ hoặc hỗ trợ như sau: (1) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng ngư dân địa phương trong việc chuẩn bị chính sách trong phát triển nghề cá trong vùng biển Thái Lan liên quan đến trữ lượng và năng lực đánh bắt theo Điều 16 khoản 1; (2) Hỗ trợ nhóm tập thể và cung cấp đăng ký cho cộng đồng ngư dân địa phương như một thực thể ; (3) Đưa ra các đề xuất và lời khuyên cho cộng đồng ngư dân địa phương về mặt quản lý, duy trì, bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản, bao gồm cả việc cung cấp trợ giúp và hỗ trợ trong việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động cộng đồng trong vấn đề đó; (4) Phổ biến kiến thức hoặc thông tin liên quan đến quản lý, bảo trì, bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản<small>48</small>. Như vậy, mỗi <small> </small>

<small>47 Nguyên văn: “To require the prescribed marking and identification of any fishing gearing/appliances during fishing by any person who engage in fishing” - Chapter 1, part 1, section 6 Fisheries Act, B.E. 2558. </small>

<small>48 Nguyên văn: “Section 9. For the purpose of encouraging and supporting a public participation of a local fishing community in management, maintenance, conservation, restoration and sustainable utilization of aquatic resources within inland fishing zone or coastal fishing zone, the Department of Fisheries shall provide </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

ngư dân hay một nhóm tập thể ngư dân tham gia vào quá trình khai thác sẽ nhận được sự hỗ trợ, đề xuất, lời khuyên từ các cấp chính quyền Thái Lan về việc quản lý, duy trì, bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản hay nói ngắn gọn là trong cơng tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản quốc gia, vì ngư dân là lực lượng trực tiếp và quan trọng nhất nên vai trò của cộng đồng ngư dân được đặc biệt quan tâm và đề cao.

Tại Thái Lan, một pháp nhân, một nhóm người hoặc bất kỳ tổ chức nào có mục tiêu hoặc hoạt động liên quan trực tiếp đến các cộng đồng ngư dân có quyền đăng ký với Bộ Thủy sản như một đơn vị trong phạm vi quyền hạn của mình và họ có quyền đưa ra bất kỳ đề xuất nào về phát triển hướng dẫn hoặc giải quyết các vấn đề nghề cá, bao gồm cả việc thực hiện bất kỳ đề xuất nào về việc đưa ra thông báo cho Ủy ban Nghề cá tỉnh theo Điều 6, Điều 45, Điều 50 và Điều 51. <small>49</small>

Trong phần 5 Đạo luật thủy sản 2015 của Thái Lan cũng liên tiếp đề cập đến những hành động bị cấm thực hiện trong phạm vi đánh bắt, khai thác thủy sản. Chẳng hạn như:

Khơng ai được hành động như sau ngoại trừ thí nghiệm khoa học được phép của Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền: (1) Đổ, vứt bỏ, hút hoặc xử lý bất kỳ chất độc nào theo quy định của Thông báo của Bộ trưởng; (2) Thực hiện bất kỳ hành động nào làm cho cá sững sờ; (3) Đổ, vứt bỏ hoặc xả bất kỳ chất nguy hiểm nào đối với cá vào bất kỳ ngư trường nào ; (4) Gây ô nhiễm ở bất kỳ ngư trường nào.<small>50</small> Hay khơng ai được sử dụng dịng điện hay sử dụng bất kỳ chất nổ nào trong ngư trường.<small>51</small>Không ai được sở hữu vì mục đích thương mại các lồi cá nào mà mình biết rằng quyền sở hữu đó đã có được thơng qua ủy ban là một hành vi phạm tội theo Điều 26 <small> </small>

<small>the assistance or support as follows : (1) To enhance a public participation of a local fishing community in the preparation of the policy in fishery development within Thai waters in relation to its stocks and fishing capacity under section 16 (1);... (4) To disseminate the knowledge or information in respect to management, maintenance, conservation, restoration and sustainable utilization of fishery resources” - Chapter 1, part 1, section 9 Fisheries Act, B.E. 2558. </small>

<small>49 Nguyên văn: “Section 10. A juristic person, a group of person or any organization having the objective or activities. </small>

<small>… including to make any suggestion on issuing a notification to the Provincial Fisheries Committee under section 6, section 45, section 50 and section 51..”, - Chapter 1, part 1, section 10,11 Fisheries Act, B.E. 2558. </small>

<small>50 Chapter 1, part 5, section 26 Fisheries Act, B.E. 2558. </small>

<small>51 Chapter 1, part 5, section 27 Fisheries Act, B.E. 2558. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

hoặc 27. <small>52 </small>Không ai được rút nước ra khỏi hoặc làm cạn kiệt hoặc giảm bớt các vùng nước trong vùng đất thuộc sở hữu của một người vì mục đích đánh cá trừ khi được quan chức có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.<small>53</small> Không ai được xây dựng, thiết lập hoặc xây dựng giống nhau, đập, lưới chắn, hàng rào, lưới đánh cá hoặc các thứ khác ngư cụ hoặc thiết bị ở bất kỳ ngư trường nào cản trở đường đi của động vật thủy sinh trừ khi có văn bản đã được sự cho phép của quan chức có thẩm quyền.<small>54</small> Khơng ai được sở hữu bất kỳ loại cá hoặc sản phẩm cá nào về chủng loại, loại, tính chất, số lượng hoặc kích thước được quy định trong Quy định của Bộ trừ khi giấy phép hoặc giấy phép liên quan đó được lấy từ các quan chức có thẩm quyền.<small>55</small>

Khơng ai được sở hữu bất kỳ ngư cụ/thiết bị đánh cá có tính hủy diệt nào đối với loại, thành phần hoặc tính chất được quy định trong Quy chế cấp Bộ trừ khi việc sở hữu đó được sử dụng cho mục đích học tập hoặc khơng được sử dụng cho mục đích câu cá và có sự cho phép bằng văn bản từ Tổng Giám đốc hoặc những người được ủy quyền của Tổng giám đốc.<small>56</small>

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến nghề cá, Bộ trưởng với sự chấp thuận của Ủy ban sẽ ban hành các thông báo quy định các quy tắc, thủ tục và điều kiện mà bất kỳ người nào tham gia vào nghề cá phải tuân thủ.<small>57</small>

Về vấn đề phòng tránh, ngăn chặn và loại bỏ IUU, Thái Lan đã sửa đổi khung pháp lý nghề cá để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, Thái Lan đã tuân thủ một số công ước quốc tế liên quan đến khai thác IUU như Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (the United Nations Convention on the Law of the Sea – UNCLOS), Hiệp định về đàn cá di cư (UN Fish Stocks Agreement - UNFSA), Hiệp định của các quốc gia có cảng (Port State Measures Agreement - PSMA), Hồ sơ toàn cầu của FAO (FAO Global Record), các biện pháp bảo tồn và quản lý (Conservation and Management Measures - CMM) của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực (Regional <small> </small>

<small>52 Chapter 1, part 5, section 28 Fisheries Act, B.E. 2558. </small>

<small>53 Chapter 1, part 5, section 30 Fisheries Act, B.E. 2558. </small>

<small>54 Chapter 1, part 5, section 32 Fisheries Act, B.E. 2558. </small>

<small>55 Chapter 1, part 5, section 33, 34 Fisheries Act, B.E. 2558. </small>

<small>56 Chapter 1, part 5, section 36 Fisheries Act, B.E. 2558. </small>

<small>57 Chapter 1, part 5, section 37 Fisheries Act, B.E. 2558. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Fisheries Management Organization - RFMO).

Luật thủy sản mới được đánh giá là khung pháp lý tồn diện giúp phịng tránh, ngăn chặn khai thác IUU cũng như quản lý và bảo tồn tài nguyên biển. Hiện tại, Thái Lan vẫn đang tiếp tục thực thi nghiêm Luật Thủy sản - Sắc lệnh Hoàng gia về Thủy sản 2015 (Royal Ordinance on Fisheries 2015) và các luật liên quan của Cục Hàng hải - Sắc lệnh Hoàng gia về Tàu Thái Lan B.E. 2018 (Royal Ordinance on Thai Vessels B.E. 2018) và Đạo luật về Hàng hải (the Navigation in Thai Waters Act)<small>58</small>.

Nhờ ban hành Đạo luật thủy sản năm 2015 kịp thời, đầy đủ mà vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở Thái Lan đã đạt được những thành tựu nhất định. Trước đó, đã có thời gian Thái Lan phải đối mặt với vấn đề khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và khơng theo quy định (IUU), Chính phủ Thái Lan đã thực hiện một số biện pháp nhằm giảm tình trạng khai thác IUU như: thành lập Trung tâm Chỉ huy chống khai thác IUU; thông qua kế hoạch quản lý nghề cá và cắt giảm số lượng lớn tàu cá đang hoạt động. Bên cạnh đó, Thái Lan cịn áp dụng các chế tài xử phạt, thiết lập khu bảo tồn và cấm một số loại ngư cụ nhằm bảo tồn và quản lý nghề cá<small>59</small>.

Đối với việc kiểm soát ra vào cảng, cơ quan chức năng đã thiết lập 32 trạm xung quanh biển Andaman và Vịnh Thái Lan. Kiểm soát rời cảng bao gồm kiểm tra các loại giấy tờ/giấy phép khai thác và giấy phép rời bến trước mỗi chuyến đánh bắt, kiểm tra tín hiệu thiết bị Giám sát hành trình (VMS). Hệ thống VMS được sử dụng để giám sát chuyển động của tàu, trạng thái ở trên biển, bắt buộc lắp đặt trên loại tàu cá trên 10 GT (Tổng dung tích - Gross Tonnage) và công suất máy lớn hơn 220 mã lực<small>60</small>.

Tổng quan quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm soát khai thác hải sản tại vùng <small> </small>

<small>58 Ngọc Thúy, “Thủy sản Thái Lan thành công trong việc chống khai thác IUU, thực thi chính sách lao động hướng tới sự phát triển bền vững - Phần 1”, truy cập ngày 23/06/2023. </small>

<small>59 Roman Zwoeller (2020), “the economic impact of IUU-fishing and its countermeasures on small scale fishermen in Thailand: A case study of Baan Khan Kradai” IOP Conference Series: Earth and Environmental Science. 416012019. </small>

<small>60 Roman Zwoeller (2020), “The economic impact of IUU-fishing and its countermeasures on small scale fishermen in Thailand: A case study of Baan Khan Kradai” IOP Conference Series: Earth and Environmental Science. 416012019. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

biển Thái Lan<small>61</small> được cụ thể hóa như sau:

Trước khai thác, các cơ quan chức năng kiểm tra tại cảng về giấy tờ và tàu thuyền, đồng thời giám sát bằng phương tiện điện tử nhằm kiểm tra truyền phát tín hiệu VMS trước khi tàu xuất bến.

Trong quá trình khai thác: đồng thời với việc giám sát bằng phương tiện điện tử theo thời gian thực của tàu bằng VMS, các cơ quan chức năng còn phối hợp kiểm tra trên biển bằng các tàu tuần tra, Trung tâm chỉ huy thực thi hàng hải Thái Lan (Thai Maritime Enforcement Command Center - Thai MECC) kiểm tra các hoạt động ngoài khơi.

Khi tàu thuyền cập cảng sẽ tiến hành kiểm tra tại cảng: hoạt động kiểm tra này bao gồm kiểm tra các tài liệu đánh bắt như nhật ký khai thác, kiểm tra trạng thái hoạt động của VMS và lịch sử dữ liệu hành trình, kiểm tra tín hiệu truyền phát VMS sau khi khai thác.

Sau khi cập cảng, quá trình kiểm tra được thực hiện chặt chẽ hơn qua hoạt động kiểm sốt thị trường (kiểm tra thơng tin về sản phẩm đánh bắt và yêu cầu của thị trường) và kiểm soát xuất khẩu (kiểm tra giấy chứng nhận khai thác).

Có thể thấy, q trình kiểm tra, giám sát, kiểm soát khai thác hải sản tại vùng biển Thái Lan được quy định khá cụ thể, đảm bảo việc thực thi đúng theo quy chuẩn của pháp luật Thái Lan.

Một trong những biện pháp chủ đạo, giữ vai trị xun suốt trong lộ trình gỡ thẻ vàng IUU của ngành thủy sản Thái Lan là trang bị hệ thống giám sát tàu cá (VMS) cho tất cả tàu trên 10 GT ra khơi. Dựa trên kết nối 24/24 và cập nhật theo thời gian thực, cơ quan chức năng biết chính xác các tàu cá đang đánh bắt ở đâu, nằm trong vùng biển của Thái Lan hay ở khu vực cấm đánh bắt<small>62</small>.

Năm 2018, Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công <small> </small>

<small>61 Roman Zwoeller (2020), “The economic impact of IUU-fishing and its countermeasures on small scale fishermen in Thailand: A case study of Baan Khan Kradai” IOP Conference Series: Earth and Environmental Science. 416012019. </small>

<small>62Bảo Thắng, Dương Châu, “'Thoát' thẻ vàng IUU: Thái Lan dựa vào số hóa”, the-vang-iuu-thai-lan-dua-vao-so-hoa-d289109.html, truy cập ngày 20/6/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

về lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động quốc tế nhằm bảo vệ các nạn nhân của lao động cưỡng bức và các biện pháp trừng phạt đối với thủ phạm. Đây gần như là rào cản cuối cùng trong việc dỡ bỏ IUU của EC<small>63</small>.

Nhờ những biện pháp phòng, chống khai thác IUU hiệu quả của Thái Lan, ngày 08/01/2019, EC đã xóa “thẻ vàng” IUU đối với ngành thủy sản Thái Lan<small>64</small>. Để tiếp tục phòng chống khai thác IUU, giữa năm 2020, Chính phủ Thái Lan đã cắt giảm 3000 tàu cá cũ không đủ tiêu chuẩn khai thác thuỷ sản<small>65</small>. Theo Bangkok Post, tính tới cuối năm 2020, các chủ tàu thuyền đánh bắt cá ngoài biển phải chịu sự ràng buộc của hơn 300 điều khoản luật định. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan vẫn giữ vững lập trường và tiếp tục cải cách nhằm đảm bảo tính bền vững biển và đưa đất nước trở thành quốc gia tuân thủ chặt chẽ các điều kiện về chống khai thác IUU<small>66</small>.

Các biện pháp chủ yếu mà Thái Lan áp dụng để chống khai thác IUU nói riêng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói chung bao gồm: hồn thiện hệ thống pháp luật, tăng các chế tài xử phạt; tăng cường biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát nhất là hệ thống VMS để giám sát các hoạt động khai thác thuỷ sản; phê chuẩn các hiệp định liên quan đến việc bảo tồn và quản lý nghề cá như: Hiệp định nghề cá Liên hiệp quốc, Hiệp định về đàn cá di cư (UN Fish Stocks Agreement - UNFSA), Hiệp định của các quốc gia có cảng (Port State Measures Agreement - PSMA), Hồ sơ toàn cầu của FAO (FAO Global Record), Hiệp định thúc đẩy tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý quốc tế đối với tàu cá trên biển, cũng như tham gia vào các biện pháp bảo tồn và quản lý (Conservation and Management Measures - CMM) của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực (Regional Fisheries Management Organization - RFMO)<small>67</small>.

Theo khuôn khổ pháp lý và luật biển mới, Thái Lan đã chính thức sử dụng các <small> </small>

<small>63Bảo Thắng, Dương Châu, “'Thốt' thẻ vàng IUU: Thái Lan dựa vào số hóa”, the-vang-iuu-thai-lan-dua-vao-so-hoa-d289109.html, truy cập ngày 20/6/2023. </small>

<small> European Commission, “Ủy ban dỡ bỏ "thẻ vàng" từ Thái Lan vì các hành động chống đánh bắt cá bất hợp pháp” truy cập ngày 21/06/2023. </small>

<small>65Bảo Thắng, Dương Châu, “'Thoát' thẻ vàng IUU: Thái Lan dựa vào số hóa”, the-vang-iuu-thai-lan-dua-vao-so-hoa-d289109.html, truy cập ngày 20/6/2023. </small>

<small> Thắng, Dương Châu, “'Thoát' thẻ vàng IUU: Thái Lan dựa vào số hóa”, the-vang-iuu-thai-lan-dua-vao-so-hoa-d289109.html, truy cập ngày 20/6/2023. </small>

<small> Nguyễn Khắc Vượt, “Chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định – Kinh nghiệm của Philippines và Thái Lan”, truy cập ngày 21/06/2023 </small>

</div>

×