Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.36 KB, 86 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>
<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : Luật Dân sự </b></i>
Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ: 1. Trần Phương Thảo 2153801011205 2
3. Tạ Ngọc Thanh Văn 2153801011260 2
Trưởng nhóm: Tạ Ngọc Thanh Văn
Lớp : TM46B2 Khoá : 46 Khoa: Luật Thương mại
<b>Mã số cơng trình :………. </b>
<i>( Phần này do Phòng NCKH & HTQT đánh số vào ) </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>
<i><b>THUỘC NHÓM NGÀNH : Luật Dân sự </b></i>
Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Nam/Nữ : Mã số SV : Năm thứ : 1. Trần Phương Thảo Nữ 2153801011260 2 2. Phan Thục Uyên Nữ 2153801011258 2 3. Tạ Ngọc Thanh Văn Nữ 2153801011260 2 4. Lương Tường Vy Nữ 2153801011269 2 Trưởng nhóm: Tạ Ngọc Thanh Văn
Lớp : TM46B2 Khoá : 46 Khoa : Luật Thương mại
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">1. Tính cấp thiết của đề tài ... 6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ... 6
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ... 12
6. Tóm tắt nội dung của đề tài ... 12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ THỎA THUẬN TÀI SẢN TRƯỚC HÔN NHÂN THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ... 13
1.1. Những vấn đề chung về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân ... 13
1.1.1. Lịch sử hình thành ... 13
1.1.2. Khái niệm thỏa thuận tài sản trước hôn nhân ... 14
1.1.3. Ý nghĩa của quy định về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân ... 16
1.2. Phạm vi, nội dung, hình thức, hiệu lực của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới ... 17
1.2.1. Phạm vi thỏa thuận tài sản trước hôn nhân ... 17
1.2.2. Nội dung của thỏa thuận tài sản trước hơn nhân ... 26
1.2.3. Hình thức của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân ... 39
1.2.4. Hiệu lực của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân... 43
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ THỎA THUẬN TÀI SẢN TRƯỚC HƠN NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN ... 55
2.1. Về phạm vi của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân ... 55
2.2. Về nội dung của thỏa thuận tài sản trước hơn nhân ... 61
2.3. Về hình thức của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân ... 67
2.4. Về hiệu lực của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân ... 71
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">KẾT LUẬN ... 78DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 79DANH MỤC PHỤ LỤC ... 83
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>DANH MỤC VIẾT TẮT </b>
BGB Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Liên bang Đức năm 1900 (sửa đổi năm 2002, 2023) (Bürgerliches
Gesetzbuch)
BLDS Nhật Bản <sub>Bộ luật Dân sự Nhật Bản năm 1896 (民法) </sub>
LHNGĐ 2014 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 Nghị định 126/2014/NĐ-CP Nghị định 126/2014/NĐ –CP ngày 31 tháng 12
năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình. UPAA Đạo luật Thống nhất về thỏa thuận trước hôn nhân
năm 1973 (Uniform Premarital Agreement Act in 1973)
UPMAA Đạo luật Thống nhất về thỏa thuận trước hôn nhân và thỏa thuận hôn nhân năm 1983 (Uniform Premarital and Marital Agreements Act in 1983) VersAusglG Đạo luật Cân bằng các quyền lợi hưu trí năm 2009
(Gesetz über den Versorgungsausgleich)
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>DẪN NHẬP </b>
Nhân quyền là quyền tự do cơ bản mà mọi công dân đều được hưởng. Trong đó, quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, xã hội luôn được đề cao trên hết. Con người đã đấu tranh vì hai chữ “bình đẳng” khơng biết mỏi mệt, ln giương cao ngọn cờ tiên phong giải phóng con người khỏi gông xiềng của sự bất công. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ đã từng nêu lên câu nói đáng suy ngẫm, rằng tất cả chúng ta sinh ra đều bình đẳng trong đó có quyền tự do trong cuộc sống và tự do mưu cầu hạnh phúc. Hay C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã nhấn mạnh giá trị của bình đẳng trong Chủ nghĩa Mác-Lênin. Chính từ những tiền đề như vậy mà pháp luật các quốc gia trên thế giới đều đưa quyền bình đẳng vào các quy định bắt buộc nhằm hình thành cách xử sự hợp lý đối với con người. Việt Nam với những truyền thống lịch sử lâu đời tốt đẹp cũng xây dựng một hệ thống pháp luật của dân, do dân, vì dân. Các điều luật đều trên tình thần vì quyền lợi cơ bản của con người, vậy nên Nhà nước ln khuyến khích việc trao đổi, thỏa thuận giữa các bên với nhau trên tinh thần tự nguyện trừ trường hợp pháp luật bắt buộc. Đặc biệt, việc kết hơn gắn kết giữa hai con người với nhau thì vấn đề bình đẳng phải được đặt lên hàng đầu, nhất là trong vấn đề về tài sản. Có lẽ bởi sự đặc thù như vậy mà pháp luật đã đưa ra các quy định điều chỉnh quan hệ tài sản khi các bên tiến đến quan hệ hôn nhân. Trong đó, việc xác lập chế độ tài sản mà cụ thể là chế độ tài sản theo thỏa thuận đã được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Chế độ tài sản theo thỏa thuận cho phép các cặp vợ chồng được quyền lựa chọn thay vì theo quy định của pháp luật thì các bên có thể tự thoả thuận với nhau về tài sản tùy theo ý chí thống nhất giữa cả hai bên thay vì lựa chọn chế độ tài sản theo luật định.
Nếu trước đây, do ảnh hưởng của Nho giáo và phong kiến đến nhận thức của con người, người phụ nữ phải nghe theo sự sắp đặt của người chồng thì ở hiện tại, nhận thức về quyền bình đẳng được nâng cao khiến địa vị người phụ nữ và người đàn ơng trong gia đình trở nên ngang nhau. Chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng được hình thành từ đây. Việc vợ chồng lựa chọn chế độ này giúp các bên hạn chế những tranh chấp, mâu thuẫn có thể xảy ra trong hơn nhân, có được tiếng nói chung phù hợp và tự nguyện thông qua các điều khoản trong thỏa thuận. Khi các bên không thể tiếp tục quan hệ hôn nhân dẫn đến ly hơn thì thỏa thuận này sẽ trở thành căn cứ để giải quyết các vấn đề hậu hôn nhân như phân chia tài sản, con cái, cấp dưỡng và những vấn đề liên quan. Điều này giúp giảm gánh nặng cho hệ thống tư pháp cũng như cặp vợ chồng.
Các quốc gia trên thế giới hiện nay hầu hết đã công nhân chế độ tài sản theo thỏa thuận dưới tên gọi thỏa thuận tài sản trước hôn nhân, cho phép các cặp vợ chồng trước khi cưới xác lập một hợp đồng giữa các bên nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật. Việc pháp luật Việt Nam xây dựng chế độ tài sản theo thỏa thuận chính là sự tiếp thu có chọn
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">lọc kỹ càng, phù hợp với tình hình xã hội và xu hướng tồn cầu trong thời đại hội nhập. Song trong tình hình xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi sự đổi mới liên tục để bắt kịp với xã hội thì pháp luật cần phải có sự thay đổi khơng ngừng, thích nghi trong mọi hồn cảnh. Chế độ tài sản theo thỏa thuận vẫn chưa được áp dụng một cách rộng rãi cũng như chưa có sự thay đổi phù hợp với người dân. Việc tiếp cận pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng gây nhiều lúng túng cho cả người dân và các cơ quan đại diện pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cặp vợ chồng nói riêng và quan hệ hơn nhân trong xã hội nói chung. Do vậy, cần phải có những sửa đổi, bổ sung phù hợp đáp ứng nhu cầu xã hội, xây dựng các kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>
Trong xã hội hiện đại, sự hội nhập kinh tế kéo theo sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ hơn nhân. Quan hệ hơn nhân thời nay khơng cịn thu hẹp trong phạm vi xóm làng, họ hàng thân cận, khơng cịn bị bó buộc bởi lối tư tưởng phong kiến nữa mà đã mở rộng ra với tất cả mọi người. Thời đại văn minh, chúng ta sống với nhau hài hòa, cư xử đúng mực theo pháp luật và ngay cả quan hệ hôn nhân cũng chịu sự ràng buộc của luật pháp để tạo nên một xã hội trật tự và nghiêm minh. Xu hướng bình đẳng trong thế giới ngày nay trở nên vô cùng phổ biến nên cũng là điều kiện thuận lợi cho những người phụ nữ hiện đại tạo lập vị thế của mình trong xã hội. Xã hội hiện đại chính là “mảnh đất màu mỡ” để người phụ nữ khẳng định được giá trị của mình, khác với xã hội cũ khi người phụ nữ chỉ ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình và phụ thuộc vào lao động chính trong nhà là người đàn ông. Vì thế mà trong hôn nhân ngày nay giá trị vật chất ngày càng được dung hòa với những giá trị tinh thần khác. Giá trị vật chất cũng dần dần tạo nên những ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống hơn nhân gia đình. Mặc dù quan hệ hơn nhân đến từ sự tự nguyện của hai phía nhưng khi bước vào giai đoạn trong hoặc sau hôn nhân khơng ai có thể lường trước được những việc phát sinh ngoài ý muốn sẽ gây ra tranh chấp khơng đáng có và khó giải quyết, đặc biệt là một số vấn đề về tài sản, quyền lợi hay sự bình đẳng giữa hai bên.
Vậy nên ở cuộc sống ngày nay “thỏa thuận tài sản trước hôn nhân” được sử dụng phổ biến hơn, nhằm tạo lập các nguyên tắc để giải quyết những bất đồng, tranh chấp phát sinh liên quan đến tài sản của các cặp đôi trong cuộc sống hôn nhân, giúp họ giảm thiểu tối đa rủi ro pháp lý về lâu dài. Ở nước ta, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân chưa thực sự là một chế định độc lập trong khoa học pháp lý. Nó vẫn có sự phụ thuộc vào chế định liên quan khi luôn được gắn liền với thỏa thuận tài sản trong và sau hơn nhân, thường thì thỏa thuận tài sản trước hôn nhân sẽ không được quy định chặt chẽ, đầy đủ. Do thỏa thuận tài sản trước hôn nhân là vấn đề mới nên nhiều học giả, luật sư đã có cách tiếp cận và cái nhìn khác nhau. Ở trong nước, nhóm tác giả nhận thấy thỏa thuận tài sản trước hôn nhân chưa được nhiều học giả nghiên cứu, đề cập trong các tài liệu khoa học pháp lý.
<b>Chính vì vậy, nhóm tác giả chọn đề tài: “Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân theo pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam” để nghiên cứu và thể </b>
hiện trong bài nghiên cứu khoa học của mình.
<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>
Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân là một khái niệm không mới mẻ trong pháp luật Việt Nam nhưng lại chưa phổ biến trong thực tiễn. Điều đó thu hút sự quan tâm của
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm hoàn thiện hơn những quy định về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân. Tuy nhiên thỏa thuận tài sản trước hôn nhân chỉ thực sự phổ biến ở các quốc gia khác, còn ở Việt Nam thì thỏa thuận này chưa được đặt nặng trong pháp luật thực định, chỉ thường được quy định song song với thỏa thuận tài sản trong và sau thời kỳ hơn nhân. Chính vì vậy mà đa số các cơng trình nghiên cứu trong nước về đề tài này tồn tại với tên gọi “chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận”.
Thông qua một số cơng trình nghiên cứu trong trường sau có thể tìm hiểu và đánh giá được việc nghiên cứu đề tài như:
<i>- Pham Thi Kieu Phuong (2013), Prenuptial agreement around the world - </i>
<i>Experient for Viet Nam, Bachelor’s Thesis, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Tp. </i>
Hồ Chí Minh.
Cơng trình đã phân tích rất nhiều vấn đề xoay quanh thỏa thuận tài sản, ở chương một tác giả đi từ bản chất, ý nghĩa của thỏa thuận đến việc tìm hiểu thỏa thuận trong pháp luật các quốc gia trên thế giới sau đó khái quát chung đặc điểm của thỏa thuận và quá trình hình thành nên thỏa thuận ở Việt Nam. Nhưng chính vì sự chi tiết này đã tạo nên nhiều điểm trùng lặp trong q trình phân tích và khiến bố cục của cơng trình trở nên khá rắc rối. Ở chương hai thì tác giả cũng phân tích rất kỹ càng và bố cục cũng mạch lạc, hệ thống hơn. Nhóm tác giả đề tài sẽ học hỏi, tiếp thu tinh hoa của cơng trình này và hệ thống hóa lại các mục chính để bố cục bài viết hài hịa hơn.
<i>- Ngô Thị Anh Vân (2016), Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong </i>
<i>pháp luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học </i>
Luật Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
Cơng trình đã phân tích chi tiết chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ở Việt Nam trên các phương diện và tìm hiểu về chế độ này thơng qua ba quốc gia trên thế giới. Tác giả cũng phân tích, đánh giá về quy định của pháp luật hiện hành về chế độ này qua điều kiện phát sinh hiệu lực và nội dung của thỏa thuận, đi liền với đó là kiến nghị hồn thiện. Tuy nhiên những kiến nghị này chỉ mới là một vài vấn đề của thỏa thuận, còn nhiều vấn đề nổi trội khác chưa được tác giả đề cập đến. Vì vậy, nhóm tác giả đề tài sẽ xem cơng trình này là cơ sở để nghiên cứu sâu hơn nữa về thỏa thuận tài sản.
<i>- Nguyễn Thị Vân Thư (2016), Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong </i>
<i>pháp luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, </i>
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
Cơng trình đã phân tích những vấn đề chung của chế độ thỏa thuận tài sản, ở phần này tác giả đã dành phần lớn dung lượng để nghiên cứu về quá trình hình thành của thỏa thuận qua các giai đoạn nhưng bản thân chế độ thỏa thuận tài sản
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">trong LHNGĐ 2014 lại không được đào sâu. Đồng thời, những kiến nghị ở chương hai của cơng trình cũng chưa thực sự nổi bật. Nhóm tác giả sẽ rút kinh nghiệm từ cơng trình, chú tâm hơn vào LHNGĐ 2014 và những kiến nghị hoàn thiện.
Đối với thỏa thuận tài sản trước hơn nhân, nhiều học giả ngồi trường đã tiếp cận, nghiên cứu và có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Ngô Thanh Hương (2020), “Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu
<i>– Một số bất cập và kiến nghị hồn thiện”, Nghề luật, (06). </i>
Cơng trình đã phân tích rất chi tiết về vấn đề thỏa thuận tài sản vơ hiệu, trong đó tác giả đã xác định cụ thể các trường hợp thỏa thuận vô hiệu, quyền yêu cầu tuyên bố thỏa thuận vô hiệu, hậu quả pháp lý khi tuyên bố thỏa thuận vô hiệu và một số bất cập. Vì cơng trình tập trung vào vấn đề thỏa thuận vô hiệu nên nhiều vấn đề khác sẽ chưa được đề cập. Nhóm tác giả khi nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích những vấn đề khác của chế độ thỏa thuận tài sản.
- Nguyễn Ngọc Điện, Đoàn Thị Phương Diệp (2016), “Chế độ tài sản thỏa thuận
<i>trong pháp luật một số nước và đề xuất cho Việt Nam”, Nghiên cứu Lập pháp, </i>
(15), tr.53.
Cơng trình đã phân tích đặc điểm nổi bật của chế độ tài sản thỏa thuận của ba quốc gia trên thế giới, song song với đó là liên hệ với LHNGĐ 2014 của Việt Nam để đánh giá những thiếu sót trong pháp luật hiện hành và từ đó đề xuất hồn thiện chế độ này. Những đề xuất của tác giả rất thiết thực và có giá trị thực tế nhưng trong quá trình phân tích thì tác giả lại khơng phân tích theo từng đặc điểm nhất định mà tùy thuộc vào từng quốc gia, tác giả sẽ phân tích những vấn đề nổi trội nên nhìn tổng thể khơng được thống nhất. Nhóm tác giả của đề tài sẽ học hỏi cách phân tích, đánh giá của cơng trình này nhưng sẽ đặt ra những tiêu chí nhất định để hệ thống bài viết trở nên chặt chẽ, thống nhất hơn.
<i>- Phạm Thị Linh Nhâm (2010), Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn ước </i>
<i>ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội. </i>
Cơng trình đã phân tích đặc điểm, ý nghĩa cũng như q trình phát triển hơn ước ở Việt Nam, tìm hiểu về hơn ước trong pháp luật thế giới, đồng thời đánh giá về khả năng áp dụng hôn ước trong xã hội hiện đại và kiến nghị áp dụng hôn ước tại Việt Nam. Tuy nhiên, cơng trình này được viết khi LHNGĐ 2014 chưa ra đời đồng nghĩa với việc chế độ tài sản theo thỏa thuận chưa được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam, nên tác giả trong quá trình nghiên cứu chỉ xem hôn ước như là một văn bản thỏa thuận tài sản giữa vợ chồng. Nhóm tác giả của đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu dựa trên chế độ thỏa thuận tài sản của LHNGĐ 2014 hiện hành để đưa ra kiến nghị phù hợp, bám sát thực tế hơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><i>- Trương Hồng Quang (2013), “Chế định hôn ước trên thế giới”, Kiểm sát, (21). </i>
Cơng trình đã phân tích đặc trưng của hơn ước ở Việt Nam và tìm hiểu về hơn ước trong pháp luật thế giới. Cơng trình này được viết khi LHNGĐ 2014 chưa ra đời đồng nghĩa với việc chế độ tài sản theo thỏa thuận chưa được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam, nên tác giả trong q trình nghiên cứu chỉ xem hơn ước như là một văn bản thỏa thuận tài sản giữa vợ chồng. Đồng thời, cơng trình này nghiên cứu trên góc độ toàn diện, bao quát nên một số vấn đề chưa được phân tích chi tiết như hiệu lực, hình thức. Cơng trình chủ yếu tìm hiểu các vấn đề lý luận của hôn ước, chưa đề cập đến thực trạng cũng như bất cập, hạn chế khi áp dụng. Nhóm tác giả của đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này dựa trên chế độ thỏa thuận tài sản của LHNGĐ 2014 hiện hành và tập trung vào cả hai phương diện lý luận - thực tiễn.
- Rabbi Mordechai Willig (2012), “The Prenuptial Agreement: Recent
<i>Developments”, The Journal of the Beth Din of America: Vol 1, (01), tr.12. </i>
Công trình nói về một số thực tiễn về thỏa thuận trước hôn nhân hiện nay tại Hoa Kỳ ở các khía cạnh. Cơng trình đã cho thấy sự phát triển của thỏa thuận trước hôn nhân tại Hoa Kỳ và đã phân tích được nguyên nhân, mục đích và ý nghĩa của việc tại sao lại có sự tồn tại của thỏa thuận này giữa các cặp vợ chồng bắt đầu từ những năm 1992. Bên cạnh đó, bài viết phân tích và đưa ra ví dụ cụ thể về các điều khoản có trong thỏa thuận phải dựa trên các nguyên tắc mà luật điều chỉnh. Nhóm tác giả của cơng trình đã cho thấy được những ưu điểm hay bất cập, hạn chế mà điều luật đang điều chỉnh khi được áp dụng tại Hoa Kỳ. Từ đó, nhóm tác giả sẽ dựa trên cơng trình để học hỏi, bổ sung, hoàn thiện hơn cho việc nghiên cứu về thỏa thuận trước hôn nhân tại Việt Nam.
<i>- Sharon Thompson (2015), Prenuptial Agreements and the Presumption of Free </i>
<i>Choice – Issues of Power in Theory and Practice”, Hart Publishing. </i>
Cơng trình này cung cấp một góc nhìn khác về vấn đề đầy khó khăn – việc thực thi các thỏa thuận tiền hôn nhân. Những thỏa thuận tiền hơn nhân được thực thi vì luật thừa nhận quyền của vợ chồng trong việc đưa ra quyết định tự chủ về phân chia tài sản. Tuy nhiên, công trình này chứng minh rằng, trong nỗ lực thúc đẩy quyền tự chủ, các vấn đề khác, chẳng hạn như sự mất cân bằng quyền lực giữa các bên, đang dần trở nên mờ nhạt. Sharon Thomson đã phân tích một cách học thuật và thực tế về tác động thực sự của các thỏa thuận tiền hôn nhân đối với mối quan hệ của những người liên quan. Sử dụng khuôn khổ lý thuyết hợp đồng và nữ quyền, cố gắng tạo ra một sự hiểu biết sâu sắc hơn về quyền tự chủ của các bên. Cơng trình cũng dựa trên nghiên cứu thực nghiệm về kinh nghiệm và quan điểm của những người hành nghề có kinh nghiệm với thỏa thuận tiền hôn nhân ở
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">New York, cũng như khám phá cách tòa án có thể giải quyết những lo ngại về quyền lực và quyền tự chủ trong quá trình thực thi các thỏa thuận tiền hôn nhân. Qua nghiên cứu và phân tích cơng trình trên, nhóm tác giả nhận thấy có thể học hỏi từ cơng trình này, dựa trên những ưu điểm cần phát huy cũng như những khiếm khuyết cần điều chỉnh trong việc bổ sung, hoàn thiện chế độ tài sản theo thỏa thuận ở nước ta.
- Nancy R. Schembri (2003), “Prenuptial agreements and the significance of
<i>independent counsel”, Journal of Civil Rights and Economic Development: Vol. </i>
17: Iss. 2, Article 5.
Cơng trình đã phân tích được sự cần thiết của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân và thực trạng của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân tại Hoa Kỳ ở thời điểm bài viết được cơng bố. Tuy nhiên, bài viết chưa có đủ sự bao quát khi phân tích thỏa thuận tài sản trước hôn nhân mà bài viết tập trung vào các vấn đề liên quan đến những luật sư chuyên về lĩnh vực này. Nhóm tác giả sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu để đưa ra được cái nhìn tổng quát về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân trong pháp luật Hoa Kỳ.
<b>3. Mục đích nghiên cứu 3.1.1. Mục đích chung</b>
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận tài sản trước hơn nhân. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật 5 quốc gia trên thế giới và những tồn đọng trong thực tiễn pháp luật Việt Nam, đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật đối với chế độ thỏa thuận tài sản trước hôn nhân trong pháp luật hiện hành.
<b>3.1.2. Mục đích cụ thể </b>
Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:
- Làm rõ lý luận về thỏa thuận tài sản trước hơn nhân. Trong đó, phân tích về lịch sử hình thành, khái niệm, ý nghĩa của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân.
- Làm sáng tỏ quy định pháp luật hiện hành của 5 quốc gia trên thế giới về thỏa thuận tài sản trước hơn nhân. Trong đó, chú trọng tìm hiểu những nội dung chính bao gồm phạm vi, nội dung, hình thức, hiệu lực của thỏa thuận.
- Trên cơ sở đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ thỏa thuận tài sản trước hôn nhân và thực tiễn áp dụng pháp luật, chỉ ra những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong thực thi pháp luật về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân. - Từ thực trạng pháp luật Việt Nam, kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ thỏa thuận tài sản giữa vợ và chồng trước hôn nhân.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận: </b>
Đề tài được tiếp cận theo hình thức trên cơ sở phân tích những vấn đề chung về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân, kinh nghiệm của pháp luật nước ngồi, thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong thực thi pháp luật về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân trong pháp luật Việt Nam và đưa ra đề xuất để hoàn thiện thỏa thuận.
<b>4.2. Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: </b>
Trong q trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu sự hình thành và phát triển của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân qua các thời kỳ trong pháp luật các quốc gia trên thế giới;
- Phương pháp phân tích được sử dụng để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân của một số quốc gia trên thế giới trong chương 1. Cụ thể là làm sáng tỏ những vấn đề chung (lịch sử hình thành, khái niệm, ý nghĩa) và những vấn đề chi tiết (phạm vi, nội dung, hình thức, hiệu lực) của thỏa thuận; - Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu làm rõ những điểm giống nhau
và khác nhau trong các quy định pháp luật về chế độ thỏa thuận tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam hiện hành với pháp luật một số nước trên thế giới trong chương 1 và chương 2 cũng như với các luật trước đó;
- Phương pháp đánh giá được sử dụng để nhận xét quy định của pháp luật hiện hành về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân, nhằm chỉ rõ những hạn chế, bất cập, tồn tại trong từng nội dung, làm luận cứ cho các nhận xét, đánh giá cũng như kiến nghị của nhóm tác giả về việc xây dựng một thỏa thuận tài sản trước hôn nhân hoàn thiện;
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong việc tổng kết kết quả nghiên cứu, đưa ra những nhận định trong các kết luận của các chương và kết luận.
<b>4.3. Phạm vi nghiên cứu: </b>
<i>- Phạm vi nội dung: </i>
Trong khuôn khổ của đề tài, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu các quy định về phạm vi, nội dung, hình thức, hiệu lực của thỏa thuận của 5 quốc gia trên thế giới; làm rõ thực trạng quy định pháp luật Việt Nam và những bất cập, hạn chế trong quá trình thực thi thỏa thuận trên thực tế; đưa ra kiến nghị hoàn thiện thỏa thuận trong pháp luật hiện hành.
<i>- Phạm vi không gian: </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015 về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân. Đối với pháp luật nước ngồi được trình bày dưới góc độ so sánh, tham chiếu nhằm làm rõ quy định và nhu cầu hoàn thiện. Cụ thể là nghiên cứu về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân ở 5 quốc gia trên thế giới (CHLB Đức, Hoa Kỳ, Canada, Thái Lan, Nhật Bản).
<i>- Phạm vi thời gian: </i>
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/1/2015 và Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/1/2017 đến nay, cịn các quy định trước đó chủ yếu là để so sánh.
<b>5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài </b>
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Đề tài làm rõ một số vấn đề lý luận về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân, bao gồm: phạm vi áp dụng pháp luật, các vấn đề thuộc nội dung thỏa thuận, tiêu chuẩn về hình thức và điều kiện để thỏa thuận có hiệu lực thi hành.
Giá trị ứng dụng của đề tài: Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, áp dụng pháp luật về thỏa thuận tài sản trước hơn nhân.
<b>6. Tóm tắt nội dung của đề tài </b>
Đề tài được chia thành ba phần gồm: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần mở đầu đưa ra lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu, mục tiêu của đề tài, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học, giá trị ứng dụng của đề tài và tóm tắt sơ lược nội dung của đề tài. Phần nội dung được chia thành 2 chương tương ứng với hai vấn đề chính của đề tài. Phần kết luận là sự tổng hợp và cái nhìn chung về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân của nhóm tác giả.
Tóm tắt mỗi chương của phần nội dung:
<i><b>Chương 1: Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân theo pháp luật một số quốc gia: Làm </b></i>
rõ khái niệm thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân và cách định nghĩa về thỏa thuận ở từng quốc gia. Từ đó, đi sâu vào tìm hiểu qua phạm vi, hình thức, hiệu lực của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân của 5 quốc gia CHLB Đức, Hoa Kỳ, Canada, Thái Lan, Nhật Bản.
<i><b>Chương 2: Kinh nghiệm cho Việt Nam về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân: Nêu </b></i>
thực trạng pháp luật về thỏa thuận tài sản trước hơn nhân ở Việt Nam, sau đó đúc rút ra những kinh nghiệm về thỏa thuận tài sản trước hơn nhân qua các góc độ cụ thể và kiến nghị các quy định mang tính bổ sung để hồn thiện thỏa thuận này ở Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ THỎA THUẬN TÀI SẢN TRƯỚC HÔN NHÂN THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI </b>
<b>1.1. Những vấn đề chung về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân 1.1.1. Lịch sử hình thành </b>
Hơn 2000 năm trước, thỏa thuận tài sản trước hơn nhân đầu tiên được tìm thấy là những thỏa thuận được ghi trên giấy cói về của hồi môn cô dâu sẽ mang theo vào ngày cưới và số tiền sính lễ mà chú rể sẽ trả cho gia đình cơ dâu ở Ai Cập cổ đại.
Cũng vào khoảng thời gian đó, Simeon ben Shetach - một giáo sĩ Do Thái giáo cũng đã cho ra đời một trong những phiên bản sơ khai của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân được gọi là Ketubah. Theo tiếng Do Thái, Ketubah mang ý nghĩa là “nó được viết ra”. Những Ketubah sẽ quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của chú rể trong mối quan hệ với cô dâu và đây là một trong những văn bản pháp lý đầu tiên trao quyền tài chính cho phụ nữ trong hôn nhân. Trên thực tế, Ketubah được cho là ví dụ bằng văn bản đầu tiên của một tài liệu đảm bảo rằng một người phụ nữ được thừa kế tài sản của chồng mình nếu anh ta chết. Ketubahs cũng được thiết kế nghệ thuật và in ấn một cách sáng tạo. Mặc dù các vấn đề tài chính được trình bày chi tiết trong Ketubah, nhưng nó thường được đóng khung và treo trang trí trong nhà của một cặp vợ chồng<small>1</small>.
Tại các quốc gia châu Âu, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân được bắt nguồn từ phong tục của hồi môn và được ghi nhận lần đầu vào thế kỷ thứ 9. Ở thời điểm này, những thỏa thuận trước hôn nhân phần lớn được sử dụng bởi hồng gia. Một ví dụ điển hình là thỏa thuận giữa Elizabeth (Wright) Oglethorpe và tướng James Oglethorpe để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của Elizabeth vào giữa những năm 1700.
Ở giai đoạn thế kỷ 19 - thế kỷ 20, các thỏa thuận tài sản trước hơn nhân tiếp tục có những bước phát triển lớn khi nữ quyền cũng như quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế của phụ nữ ngày càng được nâng cao. Điểm nhấn của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân trong giai đoạn này là việc Đạo luật Thống nhất về thỏa thuận trước hôn nhân của Hoa Kỳ (UPAA) được soạn thảo vào năm 1983. Trong thế kỷ 21, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân đã trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Các thỏa thuận rất đa dạng, từ các tài liệu dài và phức tạp đến các thỏa thuận khá đơn giản. Thay vì được chỉ định để bảo vệ lợi ích của người vợ, các thỏa thuận tài sản trước hôn nhân hiện được sử dụng để tạo ra sự phân chia tài sản công bằng mà cả hai vợ chồng đều đồng ý<small>2</small>.
Và ngày nay, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
<small>1</small><i><small>Julia Rodgers, “A Brief History: Prenuptial Agreements”, Hello Prenup </small></i>
<small>[ (truy cập ngày 13/02/2023). </small>
<small>2</small><i><small>Julia Rodgers, “A Brief History: Prenuptial Agreements”, Hello Prenup </small></i>
<small>[ (truy cập ngày 28/02/2023). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><b>1.1.2. Khái niệm thỏa thuận tài sản trước hôn nhân </b>
Theo Từđiển Oxford, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân (prenuptial agreement)
<i>là “an agreement made by a couple before they get married in which they say how their </i>
<i>money and property is to be divided if they get divorced” hay có thể được hiểu đây là </i>
một thỏa thuận được lập bởi một cặp vợ chồng trước khi họ kết hôn về việc tiền và tài sản sẽ được phân chia như thế nào nếu họ ly hôn<small>3</small>.
Từ điển Black’s Law của Henry Campbell Black, từ điển luật được sử dụng rộng
<i>rãi nhất ở Hoa Kỳ định nghĩa thỏa thuận tài sản trước hôn nhân là “an agreement made </i>
<i>before marriage usu. to resolve issues of support and property division if the marriage ends in divorce or by death of a spouse”. Nghĩa là, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân là </i>
một thỏa thuận thường được lập trước khi kết hôn để giải quyết các vấn đề về cấp dưỡng và phân chia tài sản nếu các bên ly hôn hoặc một trong hai vợ chồng qua đời<small>4</small>.
Và tại các quốc gia khác nhau, thỏa thuận tài sản trước hơn nhân có SỰ khác biệt. Pháp luật Cộng hịa Liên bang Đức (CHLB Đức) khơng định nghĩa cụ thể nhưng tại khoản 1 Điều 1408 Bộ luật Dân sự của CHLB Đức (BGB) vẫn có quy định vợ chồng có thể thỏa thuận để thay đổi chế độ tài sản trong hôn nhân theo luật định, và vợ chồng
<i>cũng có thể hủy bỏ hoặc thay đổi chế độ tài sản trong hôn nhân sau khi kết hôn. </i>
Điều này đồng nghĩa với việc dù không trực tiếp định nghĩa nhưng pháp luật CHLB Đức vẫn gián tiếp cho phép các cặp đôi có thể lập thỏa thuận tài sản cho cuộc hơn nhân của mình. Bên cạnh đó, từ điển tiếng Đức của Jacob Grimm và Wilhelm
<i>Grimm cũng định nghĩa thỏa thuận tài sản hôn nhân là “quy định về thỏa thuận giữa vợ </i>
<i>chồng (thường được ký kết trước khi kết hôn), quy định việc phân chia tài sản (ví dụ: tiền, bất động sản) và quyền lợi chung (ví dụ: quyền lợi lương hưu) , đặc biệt trong </i>
Theo pháp luật Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Hoa Kỳ), các thỏa thuận tài sản trước hôn nhân được công nhận ở tất cả năm mươi tiểu bang và quận Columbia, chúng có hiệu lực thi hành nếu được soạn thảo phù hợp với các yêu cầu của luật tiểu bang và liên bang. Trong đó, có 28 bang đã thơng qua Đạo luật Thống nhất về thỏa thuận trước hôn nhân của Hoa Kỳ (UPAA/UPMAA). Theo điểm a Điều 1 UPAA, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân được định nghĩa là thỏa thuận được lập trước khi kết hơn và có hiệu lực trong thời kỳ hơn nhân. Ngồi ra, điểm b Điều luật này cũng định nghĩa “tài sản” trong thỏa thuận là khoản lợi ích ở thời điểm hiện tại hay phát sinh trong tương lai, khoản lợi ích này phải hợp pháp hoặc hợp lệ, là tài sản riêng hay nằm trong tài sản chung với người khác, bất
<small>3“Prenuptial agreement” agreement?q=prenuptial+agreement] (truy cập ngày 18/01/2023). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">động sản hay tài sản của cá nhân, bao gồm cả thu nhập do lao động và cả các khoản thu
<i>nhập khác. </i>
Có thể thấy, pháp luật Hoa Kỳ định nghĩa về thỏa thuận trước hôn nhân chỉ giới hạn trong các vấn đề về tài sản giữa vợ chồng. Đúng với cái tên “Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân” - một thỏa thuận được lập ra trước khi kết hôn, quy định về quyền và nghĩa vụ trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng đối với vấn đề tài sản.
<b>Theo pháp luật Canada, khoản 1 Điều 52 Đạo luật Gia đình Ontario, Canada cho </b>
phép hai người đã kết hơn hoặc có dự định kết hơn có thể ký kết một thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ tương ứng của họ khi kết hôn hoặc ly thân, hủy bỏ hoặc chấm dứt hôn nhân hoặc về cái chết trong những việc như quyền sở hữu hoặc phân chia tài sản; nghĩa vụ cấp dưỡng; quyền quyết định việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho con cái nhưng khơng có quyền quyết định trách nhiệm hay thời gian nuôi dạy đối với con cái của họ hay bất kỳ vấn đề nào khác trong giải quyết công việc của họ theo quy định của pháp luật nước này. Hay theo quy định của một bang khác của Canada là Québec, theo Điều 431 Bộ luật Dân sự của bang này, bất kỳ quy định nào cũng có thể được đưa ra trong thỏa thuận hôn nhân, tùy thuộc vào các quy định bắt buộc của luật pháp và trật tự công cộng.
Khác với pháp luật Hoa Kỳ, định nghĩa về thỏa thuận tương đối rộng, thỏa thuận không chỉ là một thỏa thuận tài sản trước hôn nhân quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về lĩnh vực tài sản mà còn cho phép quy định các vấn đề khác. Thỏa thuận có thể bao gồm các quy định từ quyền tài tài sản như quyền sở hữu hoặc phân chia, cấp dưỡng cho đến những vấn đề như giáo dục con cái hay một số vấn đề trong công việc.
Theo pháp luật Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Nhật Bản không nêu định nghĩa về thỏa thuận tài sản trước hơn nhân nhưng vẫn có điều luật cho phép các bên được thành lập thỏa thuận này, cụ thể tại Điều 755 Bộ luật này quy định quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng sẽ tuân theo chế độ tài sản luật định trừ trường hợp trước khi thông báo kết hôn vợ, chồng đã giao kết thỏa thuận có quy định khác về tài sản của mình với chế
<i>độ tài sản luật định. </i>
Bên cạnh đó, theo từ thỏa thuận tài sản trước hôn nhân trong tiếng Nhật là 婚前契約 (ko/n'zen'‾ke/iyaku‾) được kết hợp từ 婚 có thể được hiểu là hơn nhân, 前 là trước (tiền) và 契約 là khế ước hay hợp đồng. Như vậy, có thể hiểu, định nghĩa của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân tại Nhật Bản là “một khế ước được lập trước khi kết hôn”.
Khi kết hợp hai điều trên có thể hiểu, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân tại Nhật Bản được hiểu như một thỏa thuận được lập trước khi kết hôn, quy định về quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><b>Theo pháp luật Thái Lan, Điều 1475 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan </b>
quy định nếu trước khi kết hôn mà vợ chồng không ký kết bất kỳ thỏa thuận đặc biệt nào liên quan đến quan hệ tài sản giữa họ, thì các vấn đề về tài sản của họ sau khi kết
<i>hôn sẽ được điều chỉnh bởi những quy định của chế độ tài sản theo luật định. </i>
Nghĩa là, có thể hiểu thỏa thuận tài sản trước hơn nhân tại Thái Lan là thỏa thuận được ký kết trước khi kết hôn, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Qua những phân tích đã đưa ra, có thể kết luận thỏa thuận tài sản trước hôn nhân ở các quốc gia đều mang hàm nghĩa một thỏa thuận được lập trước khi kết hôn. Những thỏa thuận này sẽ quy định về các mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng sau khi họ tiến tới hôn nhân.
<b>1.1.3. Ý nghĩa của quy định về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân </b>
Dù giữa các quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau nhưng nhìn chung, quy định về thỏa thuận tài sản trước hơn nhân có các ý nghĩa sau:
Thứ nhất, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân là cơ sở để xác lập chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Pháp luật các quốc gia cho phép lập thỏa thuận tài sản trước hơn nhân đều có những quy định về việc hai bên trong thỏa thuận có thể lựa chọn phương pháp điều chỉnh tài sản của họ trong thời kỳ hôn nhân như việc tất cả tài sản của họ sẽ được xem là tài sản chung của cả hai hay tài sản trong thời kỳ hôn nhân của hai bên vẫn là tài sản riêng của họ, không tồn tại tài sản chung cùng những quy định khác.
Thứ hai, việc lập thỏa thuận tài sản trước hôn nhân là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về tài sản khi ly hôn. Khi đã quy định về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân, vấn đề cấp dưỡng sau hôn nhân,… trong thỏa thuận sẽ giúp các bên giải quyết nhanh chóng những vấn đề tài sản cũng như đảm bảo cho quyền lợi của các bên.
Thứ ba, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân tạo điều kiện cho vợ chồng tập trung vào các vấn đề khác trong cuộc sống hôn nhân. Việc xác định cụ thể những vấn đề liên quan đến tài sản sẽ giúp cho vợ chồng giảm đi những âu lo, gánh nặng hay tranh chấp về tài chính để có nhiều thời gian hơn cho tình cảm vợ chồng, chăm sóc con cái, giải trí cũng như những vấn đề khác trong hơn nhân.
Ngồi ba vai trị trên, tùy vào quy định cụ thể của pháp luật từng quốc gia mà thỏa thuận tài sản trước hôn nhân cịn có những vai trị khác phù hợp với văn hóa xã hội của quốc gia đó. Nhưng nhìn chung, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân đều nhằm mục đích đảm bảo cho quyền lợi của các bên trong thỏa thuận được đúng với mong muốn, đảm bảo cho cuộc hôn nhân tương lai của họ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19"><b>1.2. Phạm vi, nội dung, hình thức, hiệu lực của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới </b>
<b>1.2.1. Phạm vi thỏa thuận tài sản trước hôn nhân </b>
<i><b>Theo pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức </b></i>
Bộ luật Dân sự CHLB Đức (Bürgerliches Gesetzbuch - BGB) được ban hành lần đầu tiên năm 1896 gồm có 2385 Điều luật và đã trải qua 2 lần sửa đổi quan trọng vào năm 1977 và năm 2002. BGB có cấu trúc theo kiểu Pandekten (Pandectist System), cấu trúc các quy định theo hướng khái quát lý luận. Pandekten cấu trúc BGB khái quát theo hình thức: (i) Những nguyên tắc chung; (ii) Vật quyền; (ii) Trái quyền; (iv) Gia đình; (v) Thừa kế<small>6</small>. Các quy định về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân được quy định từ Điều 1408 đến Điều 1519 tại phụ đề 2, tiêu đề 6, phần 1, Quyển 4 của BGB. Các quy định này trải dài từ những vấn đề sơ khai khi bắt đầu thỏa thuận như việc pháp luật cho phép được thành lập thỏa thuận tài sản trước hôn nhân, các quy định về hình thức, chế độ tài sản cho đến những điều khoản điều chỉnh trong quá trình hôn nhân như quản lý tài sản hay đến khi ly hôn như vấn đề cấp dưỡng.
Khoản 1 Điều 1408 BGB định nghĩa thỏa thuận tài sản trước hơn nhân tại CHLB Đức. Theo đó, thỏa thuận trước hôn nhân điều chỉnh các mối quan hệ tài sản trong hôn nhân, “tài sản” ở đây được hiểu là tồn bộ tài sản của vợ hoặc chồng có vào thời điểm người đó kết hơn và sau khi kết hôn. Sự điều chỉnh của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân cũng bao gồm cả những quan hệ tài sản với người thứ ba. Trong trường hợp những thỏa thuận tài sản trước hôn nhân đã được đưa vào sổ đăng ký hơn nhân của tịa án địa phương có thẩm quyền (Amtsgericht) hoặc đã được bên thứ ba biết khi giao dịch hợp pháp được ký kết thì các thỏa thuận về tài sản giữa vợ hoặc chồng với bên thứ ba (mà theo luật định thì chỉ được ký kết nếu có sự đồng ý của cả hai vợ chồng) sẽ không được công nhận hiệu lực (khoản 1 Điều 1412 BGB). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân chưa được đưa vào sổ đăng ký hôn nhân nhưng vẫn được cơng nhận hiệu lực. Ngồi ra, những quyết định của tòa án về nghĩa vụ tài sản giữa vợ hoặc chồng với bên thứ ba cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận tài sản trước hôn nhân (khoản 2 Điều 1412 BGB).
Về mặt đối tượng, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân được quy định trong BGB tại Phụ đề 2 Tiêu đề 6 Phần 1 Quyển 4. Hay cụ thể hơn là những quy định về chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng thuộc phần hôn nhân dân sự tại quyển quy định về luật gia đình. Như vậy, có thể hiểu, đối tượng của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân tại CHLB Đức là hai cá nhân sẽ tiến đến mối quan hệ vợ chồng trong tương lai gần. Những cá nhân này về quy tắc thì cả hai người phải là cơng dân CHLB Đức hoặc phải có ít nhất
<small> Nguyễn Am Hiểu (2019), “Một số vấn đề về bộ luật dân sự và vật quyền trong pháp luật Cộng hịa Liên bang Đức”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 1 (322), tr. 12 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">một trong hai người (vợ hoặc chồng) là công dân CHLB Đức. Pháp luật CHLB Đức vẫn cho phép các cơng dân của mình lập thỏa thuận tài sản trước hôn nhân với người không mang quốc tịch CHLB Đức. Nhưng các thỏa thuận này chỉ được công nhận tại CHLB Đức khi tuân thủ các quy định về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân trong pháp luật hiện hành của CHLB Đức. Những thỏa thuận được lập trên cơ sở pháp luật của các quốc gia khác hoặc những luật đã khơng cịn hiệu lực sẽ không được công nhận là một thỏa thuận hợp pháp.
<i><b>Theo pháp luật Hợp chúng quốc Hoa Kỳ </b></i>
Ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ thì vấn đề về tài sản cá nhân ln được quan tâm, đặc biệt là tài sản đặt trong quan hệ hơn nhân gia đình. Chính vì vậy, những thỏa thuận tài sản trước hôn nhân đã được nhiều người Hoa Kỳ sử dụng trước khi cả hai chính thức là vợ chồng để minh bạch, rõ ràng trong phân chia tài sản.
Được biết, Hoa Kỳ là một trong những thành viên của Công ước Lahay<small>7</small> nên khi Công ước Lahay ngày 14/3/1978 về luật áp dụng với chế độ tài sản vợ chồng ra đời đã ảnh hưởng không nhỏ đến Hoa Kỳ, khi nước này chưa có một đạo luật nào quy định cụ thể hơn về các thỏa thuận tài sản trước hôn nhân. Công ước Lahay 1978 có quy định về chế độ tài sản vợ chồng trước và trong hôn nhân nhưng với mục tiêu của đề tài thì nhóm tác giả chỉ đề cập đến vấn đề tài sản ở thời kỳ trước hôn nhân.
Về phạm vi áp dụng, Điều 1 của Công ước quy định rằng Công ước này không
<i>áp dụng với “vấn đề cấp dưỡng của hai vợ chồng”, “quyền thừa kế của người còn sống </i>
<i>sau khi người kia qua đời”, “năng lực vợ chồng”. Như vậy, từ Điều luật này có thể hiểu </i>
rằng quy định của Công ước chỉ áp dụng đối với tài sản của hai vợ chồng, không liên quan đến “người thứ ba” hay các vấn đề pháp lý khác (như thừa kế, tặng cho…). Bên cạnh đó, Cơng ước được áp dụng cả trong trường hợp quốc tịch và nơi cư trú thường xuyên của vợ chồng hoặc luật được áp dụng theo các điều khoản sau đây không phải là của các nước thành viên (Điều 2 Công ước Lahay 1978). Công ước quy định về phạm vi luật áp dụng cụ thể hơn ở Điều 3 khi Điều này cho thấy rằng chế độ tài sản vợ chồng được quy định bởi luật của quốc gia mà vợ chồng đã lựa chọn trước khi kết hôn và vợ chồng chỉ có thể lựa chọn một trong các luật điều chỉnh ở khoản 1, 2, 3 của Điều này:
<i>“(1) Luật của quốc gia mà vợ hoặc chồng có quốc tịch tại thời điểm lựa chọn.; (2) Luật của quốc gia mà vợ hoặc chồng cư trú thường xuyên tại thời điểm lựa chọn.; (3) Luật của quốc gia nơi cư trú thường xuyên đầu tiên sau khi kết hôn của một bên vợ hoặc chồng”. Đặc biệt, trong các vấn đề liên quan đến bất động sản thì vẫn phải tuân theo </i>
“luật của nước nơi có bất động sản”.
<i><small> Bản dịch khơng chính thức của Phạm Linh Nhâm, Nội dung của Công ước được dịch từ convention on the law </small></i>
<i><small>applicable to matrimonial property regimes ký ngày 14 tháng 3 năm 1978. </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">Nếu vợ chồng không chọn luật áp dụng cho chế độ tài sản của họ thì chế độ tài
<i>sản của họ sẽ được “điều chỉnh theo luật của quốc gia cư trú thường xuyên đầu tiên của </i>
<i>hai người sau khi kết hơn” (Điều 4 Cơng ước Lahay 1978). Ngồi ra, Điều 4 còn quy </i>
định chi tiết về chế độ tài sản vợ chồng sẽ được điều chỉnh bởi luật của nước mà vợ chồng đều có cùng quốc tịch trong 3 trường hợp ngoại lệ:
Thứ nhất là trường hợp bản tuyên bố quy định theo Điều 5 đã được nước đó đưa ra và việc áp dụng tuyên bố cho vợ chồng không bị loại trừ bởi những điều khoản được quy định tại đoạn thứ 2 của Điều 5.
Thứ hai là trường hợp nước đó khơng phải là thành viên của Cơng ước này và theo ngun tắc về hơn nhân có yếu tố nước ngồi của quốc gia đó thì luật quốc gia được áp dụng và vợ chồng có nơi cư trú thường xuyên đầu tiên sau khi kết hôn: ở một nước mà đã đưa ra bản tuyên bố được quy định tại Điều 5, hoặc ở một nước không phải là thành viên của Công ước này và quy định về quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi của nước đó cũng quy định áp dụng luật của nước mà họ có quốc tịch.
Thứ ba là trường hợp vợ chồng khơng có nơi cư trú thường xun đầu tiên sau khi kết hôn ở cùng một quốc gia.
Nếu vợ chồng khơng có nơi cư trú thường xun và cũng khơng có cùng quốc tịch thì chế độ tài sản vợ chồng của họ sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc gia mà có mối liên hệ gần gũi nhất sau khi xem xét tất cả các trường hợp.
Qua tìm hiểu trên, có thể thấy rằng Công ước Lahay 1978 vẫn chưa thực sự xác định một cách rõ ràng về phạm vi của chế độ tài sản theo thỏa thuận giữa vợ chồng trong thời kỳ trước hơn nhân, mà nó chỉ ra rất nhiều trường hợp áp dụng các luật khác nhau (có lẽ vì Cơng ước áp dụng cho nhiều nước thành viên tham gia Cơng ước), nhưng đó cũng chính là bước đệm cho Hoa Kỳ xây dựng thành chế định riêng. Từ ảnh hưởng của các điều khoản của Công ước cũng như sự phát triển của xã hội mà vào tháng 7 năm 1983 Hoa Kỳ đã cho ban hành Đạo luật Thống nhất về thỏa thuận trước hôn nhân (Uniform Premarital Agreement Act - UPAA<sup>8</sup>) để cụ thể hóa hơn vấn đề này.
Trong lãnh thổ của Hoa Kỳ, UPAA được chấp nhận ở 27 bang<small>9</small>, một số bang còn lại chưa thơng qua<small>10</small> hay có những quy định khác, đặc biệt hơn so với UPAA và đây là con số đáng kể trong bước đầu áp dụng thỏa thuận tài sản trước hôn nhân vào đời sống người dân Hoa Kỳ. Cho đến hiện nay, quy định về chế độ này đã được công nhận rộng
<small> Đến năm 2009, một số bang chưa thông qua như: Mississippi, Missouri, South Carolina, and West Virginia. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">rãi trên toàn Hoa Kỳ và Hoa Kỳ cũng đã trở thành nước dẫn đầu trong vấn đề lập thỏa thuận tài sản trước hơn nhân trên tồn thế giới.
Về đối tượng, theo khoản 1 Điều 1 UPAA thì thỏa thuận áp dụng giữa hai người sắp kết hôn được lập ra trong thời gian trước khi kết hôn và phát sinh hiệu lực trong thời kỳ hôn nhân. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy hơn 400.000 cơng dân Hoa Kỳ kết hôn với công dân của các quốc gia khác mỗi năm. Hiện tại, các Tòa án của tiểu bang Hoa Kỳ khơng có cách tiếp cận nhất qn đối với các thỏa thuận trước hôn nhân được ký kết ở các tiểu bang hoặc quốc gia khác nhau. Các Tịa án ở Hoa Kỳ có nhiều cách tiếp cận để xác định tính hợp lệ của thỏa thuận. Một số tiểu bang đã tuân theo một cách tiếp cận được gọi là “lex loci”, theo đó Tịa án áp dụng luật của khu vực tài phán nơi việc thực hiện thỏa thuận diễn ra. Phổ biến nhất là khu vực tài phán nơi các bên ký thỏa thuận được coi là nơi thực hiện, nhưng một số khu vực pháp lý có cách hiểu khác nhau<small>11</small>.
Tuy nhiên, có những vụ kiện của Tịa án Hoa Kỳ đã cho thấy tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp của quốc gia nơi vợ chồng kết hôn.
Trong trường hợp của bản án “Chaudrey kiện Chaudrey”, một Tòa án ở New Jersey đã phán quyết rằng đối với quy định về các thỏa thuận trước hơn nhân, thay vì áp dụng luật pháp Hoa Kỳ thì áp dụng luật pháp Pakistan cho thỏa thuận vì nó được ký kết ở Pakistan. Vì luật của Pakistan không cho phép một thỏa thuận trước hôn nhân có điều khoản cung cấp tiền cấp dưỡng cho vợ hoặc chồng và Tòa án Hoa Kỳ đã giải thích điều khoản 15.000 rupee là một hình thức cấp dưỡng, nên sau đó Tịa án đã phán quyết thỏa thuận khơng hợp lệ vì vi phạm pháp luật Pakistan.
Hay, Tòa án ở bản án “Mehtar kiện Mehtar” đã có một cách tiếp cận khá khác đối với một thỏa thuận trước hôn nhân quốc tế. Trong trường hợp đó, một Tịa án Connecticut đã xem xét một thỏa thuận trước hôn nhân đã được ký kết ở Nam Phi. Các bên đặc biệt ký hợp đồng thỏa thuận để có hiệu lực đối với niềm tin tôn giáo của họ bằng cách chọn không tham gia hệ thống tài sản hôn nhân cộng đồng mặc định. Để xác định luật nào nên áp dụng cho thỏa thuận, Tòa án đã tiến hành xem xét tồn diện. Nhận thấy rằng lợi ích của Connecticut không thể lớn hơn sự mong đợi của các bên, Tòa án đã áp dụng luật pháp Nam Phi. Tịa án nhận thấy thỏa thuận có hiệu lực theo luật pháp Nam Phi và thực thi nó cho phù hợp.
Pháp luật các quốc gia ngày càng rộng mở trong việc áp dụng luật quốc gia mình đối với các mối quan hệ giữa người nước ngồi với cơng dân của họ. Và Hoa Kỳ cũng như các quốc gia phương Tây khác, thỏa thuận tài sản ở đây thường sẽ là thỏa thuận giữa các bên và không được đăng ký với Chính phủ. Về vấn đề này, Jiraporn Thonghong <small>11Thailand Lawyer (2011), “U.S. Courts and the Application of Foreign Law to International Prenuptial </small>
<i><small>Agreements”, Thailand Lawyer Blog </small></i>
<small>[ (truy cập ngày 24/02/2023). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><i>- một luật sư người Thái Lan từng giải thích: “Chúng tơi áp dụng một cách tiếp cận cẩn </i>
<i>thận, tìm cách tuân thủ luật pháp của tất cả các khu vực pháp lý có liên quan, cho dù đó là Thái Lan, một quốc gia Hoa Kỳ hay một quốc gia châu Âu, để thỏa thuận sẽ được duy trì tại Tịa án. Chúng tôi cũng hỗ trợ khách hàng trong việc điều hướng hệ thống xử lý các thỏa thuận trước hôn nhân quốc tế phức tạp, khác biệt này. Khi ngày càng có nhiều người kết hơn ở nước ngồi và quyết định tạo ra các thỏa thuận trước hôn nhân, có thể sẽ có nhiều trường hợp hơn trong vài năm tới để hỗ trợ tạo tiền lệ cho các tịa án </i>
<i>Về tài sản thì UPAA đã quy định cụ thể, thỏa thuận này áp dụng đối với “tài sản </i>
<i>là khoản lợi ích, ở hiện tại hay trong tương lai, hợp pháp hoặc hợp lệ, tài sản riêng hay nằm trong tài sản chung với người khác, bất động sản hay tài sản của cá nhân, bao gồm cả thu nhập do lao động và các khoản thu nhập khác” (khoản 2 Điều 1 UPAA). </i>
<i><b>Theo pháp luật Canada </b></i>
Canada là một quốc gia liên bang với mười bang và ba vùng lãnh thổ. Khoản trước năm 1978, Canada không thi hành các hợp đồng, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân. Tuy nhiên, sau khi Đạo luật Cải cách Luật Gia đình năm 1978 được Chính phủ thơng qua thì thỏa thuận tài sản trước hôn nhân đã được cho phép hợp pháp ở Canada. Hiện nay, Canada có hai hệ thống luật pháp: Hệ thống Common Law (Thông luật) là nền tảng của luật liên bang, của chín trên mười tỉnh và các vùng lãnh thổ; Hệ thống Civil Law (Dân luật) áp dụng tại tỉnh bang Quebec. Chính vì vậy, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân cũng được quy định khác nhau ở các hệ thống luật pháp. Thỏa thuận tài sản trước hơn nhân có hiệu lực thi hành tại Canada với tên gọi “Domestic contracts” hoặc “Marriage contracts”. Ở Ontario, “Domestic contracts” bao gồm “Cohabitation agreements” (Thỏa thuận chung sống), “Separation agreements” (Thỏa thuận ly hôn), “Marriage contracts” (Hợp đồng hôn nhân)…. Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân nằm dưới sự bảo trợ của “Marriage contracts”. “Domestic contracts” quy định những điều khoản chung cho tất cả các hợp đồng. “Cohabitation agreements” đúng như tên gọi là một thỏa thuận giữa cặp đôi chung sống với nhau nhưng chưa kết hôn và họ ký kết hợp đồng để thoả thuận với nhau về các quyền và nghĩa vụ trong thời gian chung sống liên quan đến tài sản, chu cấp, giáo dục con cái nếu có và bất kỳ vấn đề về cơng việc của họ. “Separation agreements” là thỏa thuận quy định những điều khoản được lập bởi vợ chồng đã chia tay và họ mong muốn thỏa thuận về các quyền tương ứng với họ. Còn “Marriage contracts” là hợp đồng được lập trước hoặc sau khi hai người kết hôn với nhau và họ đồng ý thiết lập những điều khoản liên quan đến đời sống hôn nhân và cách
<small>12</small><i><small>“Thailand Prenuptial Agreement”, Chatinat & Leeds: Thailand and International attorneys </small></i>
<small>[ (truy cập ngày 25/02/2023). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">giải quyết trong tương lai. Thỏa thuận trước hôn nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của “Marriage contracts” và được thực hiện trước hơn nhân.
Trước đây, các Tịa án ở tỉnh bang Ontario và các tỉnh bang áp dụng thông luật khác của Canada coi thỏa thuận tài sản trước hơn nhân là trái với chính sách cơng và khơng thể thi hành được, nhưng Đạo luật Cải cách Luật Gia đình năm 1978 (hiện được tiếp tục trong Đạo luật Luật Gia đình) đặc biệt cho phép thỏa thuận tài sản trước hôn nhân<sup>13</sup>. Thỏa thuận này là một văn kiện pháp lý giữa hai bên trong quan hệ hôn nhân hoặc trước hôn nhân về các điều khoản khi hôn nhân đổ vỡ để tránh các tranh chấp có thể xảy ra về sau. Một thỏa thuận trước hôn nhân như một cách để bảo vệ tài sản cá nhân nếu kết thúc hôn nhân. Đối tượng của thoả thuận là giữa các chủ thể truyền thống - nam và nữ. Tuy nhiên, vào năm 2004 - 2005, một số tịa tỉnh bang Canada đã hợp pháp hóa cho phép các cặp đơi đồng tính được phép kết hơn chính thức. Canada là quốc gia thứ tư trên thế giới thừa nhận hôn nhân hợp pháp giữa các cặp đơi đồng tính. Chính phủ Canada xúc tiến thay đổi luật để hợp pháp hóa cho các cặp đồng tính được phép kết hơn chính thức. Chính sự cơng nhận kết hôn hợp pháp giữa các cặp đôi đồng tính đã kéo theo việc gián tiếp cơng nhận người đồng giới cũng là chủ thể một thỏa thuận tài sản trước hôn nhân. Đối với các cặp đôi đang sống chung nhưng khơng kết hơn thì thoả thuận giữa các bên được đặt dưới tên gọi là thỏa thuận chung sống, cịn đối với các cặp đơi đã kết hơn thì có thể ký kết thỏa thuận hơn nhân.
Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân được điều chỉnh bởi pháp luật của mỗi tỉnh và vùng lãnh thổ. Ở British Columbia, thỏa thuận hôn nhân được điều chỉnh bởi Đạo luật Luật Gia đình của tỉnh bang British Columbia. Các tỉnh bang Alberra, Manitoba do Đạo luật Tài sản Hôn nhân của các tỉnh bang này điều chỉnh…. Đối với tỉnh bang Ontario, đây là một tỉnh bang thơng luật tiêu biểu và điển hình ở Canada, được điều chỉnh bởi Đạo luật Luật Gia đình ở Ontario. Các tỉnh bang theo Common Law hầu hết đều thừa nhận thỏa thuận tài sản trước hôn nhân. Đối với tỉnh bang theo Civil Law – Quebec, câu hỏi được đặt ra đối với sự thừa nhận thỏa thuận tài sản trước hơn nhân ở Quebec. Quebec có hệ thống pháp luật khác với phần còn lại của Canada bởi chín trên mười tỉnh và các vùng lãnh thổ theo Common Law trong khi Quebec theo Civil Law, tạo nên hai hệ thống pháp luật ở Canada. Một thỏa thuận tài sản trước hơn nhân có thể được thực hiện ở bất kỳ tỉnh bang hoặc vùng lãnh thổ nào khác ngồi Quebec thì sẽ có hiệu lực ở bất kỳ tỉnh bang hay vùng lãnh thổ nào khác ngồi Quebec. Cịn ở Quebec, hợp đồng hơn nhân được sử dụng để quy định chế độ hôn nhân, mỗi chế độ có các quy tắc riêng về quyền hạn đối với tài sản. Bên cạnh đó, theo Điều 3124 của Bộ luật Dân sự Quebec, hiệu lực của bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ hôn nhân hoặc giao kết dân sự sẽ được điều chỉnh
<small>13</small><i><small>“Prenuptial agreements in Canada”, The Law Office of Jeremy D. Morley </small></i>
<small>[ (truy cập ngày 27/10/2022). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">bởi luật nơi cư trú của vợ hoặc chồng tại thời điểm thay đổi. Điều này có nghĩa là thỏa thuận tài sản trước hôn nhân được điều chỉnh bởi nơi người ký kết sinh sống vào thời điểm ký kết thỏa thuận. Vì vậy, một thỏa thuận được ký kết hợp pháp ở một tỉnh bang hoặc vùng lãnh thổ nào thì cũng sẽ có hiệu lực ở Quebec. Tuy nhiên có một ngoại lệ ở Điều 423 Bộ luật Dân sự Quebec, vợ chồng không được bằng thỏa thuận hôn nhân hoặc bằng cách khác để từ bỏ quyền của họ đối với tài sản chung của gia đình như nơi ở, đồ đạc, xe,… được gia đình sử dụng chung. Tài sản bao gồm trong di sản thừa kế của gia đình sẽ được chia theo pháp luật Quebec bất kể có thỏa thuận hơn nhân hay khơng và phần tài sản cịn lại sẽ được chia tuỳ theo thỏa thuận hôn nhân.
<i><b>Theo pháp luật Thái Lan </b></i>
Pháp luật ở Thái Lan được hình thành chủ yếu tiếp thu từ pháp luật nước ngoài. Ban đầu, pháp luật Thái thực thụ được hình thành từ văn hóa và tập quán cổ truyền sau này người Thái di cư vào Đơng Dương thì các bộ luật Thái cổ được tiếp thu nhiều ảnh hưởng của pháp luật Ấn Độ. Từ triều đại Rama V trở đi, pháp luật Thái tiếp thu ảnh hưởng của Pháp luật phương Tây. Ban đầu là tiếp nhận pháp luật Anh vào giải quyết từng vụ việc, sau đó là xây dựng Bộ luật Hình sự và Dân sự đầu tiên theo kiểu Pháp. Hiện nay Bộ luật Hình sự được mơ phỏng theo pháp luật của CHLB Đức cịn Bộ luật Dân sự và Thương mại thì được xây dựng theo mơ hình pháp luật Pháp.
Nhìn chung, các quy định về hơn nhân và gia đình ở Thái Lan chịu sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Pháp. Ở Thái Lan khơng có Luật Hơn nhân và Gia đình riêng biệt mà hơn nhân và gia đình được quy định chung trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan. Phần về hôn nhân và gia đình cũng như về các quan hệ tài sản giữa vợ chồng được quy định tại Phần I Chương IV Quyển 5 của Bộ luật này. Quyền sở hữu của vợ chồng ở Thái Lan chịu ảnh hưởng của pháp luật châu Âu nên cũng được điều chỉnh bằng hai phương thức: theo “hôn ước” mà vợ chồng lập ra trước khi cưới và theo quy định của pháp luật khi vợ chồng khơng có “hơn ước” hoặc “hơn ước” đó thì vơ hiệu. Theo quy định của Bộ luật này, trước khi hai bên kết hôn với nhau, nếu họ không ký kết với nhau một thỏa thuận đặc biệt liên quan đến quan hệ tài sản giữa họ, thì mối quan hệ giữa họ liên quan đến tài sản sẽ được do bộ luật điều chỉnh. Nó được gọi là “Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân” được quy định cụ thể tại các Điều từ 1465 đến 1493 trong phần tài sản vợ chồng.
Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan đã cho phép vợ chồng có thể xây dựng cho riêng họ các thỏa thuận trước hôn nhân nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản. Luật điều chỉnh hợp đồng trước hôn nhân và tài sản của vợ chồng nằm trong các mục từ 1465 đến 1493 của Bộ luật này. Trong đó ta xác định tài sản được điều chỉnh bao gồm tài sản
<i>chung có tên gọi là “Sin Somros” và tài sản riêng được gọi là “Sin Suan Tua”. Cụ thể phần tài sản chung “Sin Somros” của vợ chồng được quy định tại Điều 1474 Bộ luật dân </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">sự và thương mại Thái Lan bao gồm: Tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hơn nhân; Tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua một di chúc hoặc tặng cho được làm bằng văn bản nếu trong di chúc hay văn bản này tuyên bố rõ tài sản đó là tài sản chung, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng. Bên cạnh đó, nếu các bên sở hữu tài sản có nguồn gốc hợp pháp khác nhưng không chứng minh được là tài sản riêng của
<i>mình thì tài sản đó vẫn được coi là tài sản chung. Phần tài sản riêng "Sin Suan Tua" </i>
được xác định bao gồm: Tài sản riêng của vợ hoặc chồng trước thời kỳ hôn nhân; Tài sản cá nhân bao gồm trang phục và đồ trang sức để sử dụng cá nhân hoặc các công cụ và dụng cụ cần thiết để thực hiện nghề nghiệp của vợ hoặc chồng; Tài sản do vợ hoặc chồng có được trong thời kỳ hôn nhân do di chúc hoặc tặng cho và tài sản được coi là q đính hơn. Vậy các bên không thể thỏa thuận về các vấn đề khác chẳng hạn như quyền nuôi con, nghĩa vụ chăm sóc vợ hay chồng hoặc con cái của người kia,… mà đối tượng điều chỉnh của thỏa thuận này là các nội dung tài sản đã được đề cập như trên.
Chủ thể của thỏa thuận trước hôn nhân được căn cứ theo Điều 1457, Điều 1458 và Điều 1448 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan. Cụ thể luật quy định một người nam và một người nữ đồng ý trở thành vợ chồng và sự đồng ý đó phải được thể hiện cơng khai và đăng ký trước Cơ quan đăng ký, hôn nhân chỉ được tiến hành khi người nam và người nữ đã đủ 17 tuổi. Trừ khi có những căn cứ hợp lý, Tịa án có thể cho phép kết hôn trước. Dựa vào quy định trên, trong thực tiễn sẽ xuất hiện trường hợp trẻ vị thành niên sắp kết hôn và cũng muốn ký kết thỏa thuận trước hôn nhân về tài sản nhưng chưa đủ điều kiện pháp lý để thực hiện nên trẻ vị thành niên phải được sự đồng ý của cha mẹ, người nhận nuôi hoặc cha mẹ là người đại diện hợp pháp của họ để ký kết thỏa thuận trước hôn nhân phù hợp với quy định tại Điều 1465 Bộ luật Dân sự và Thương mại.
Thêm vào đó, mặc dù xã hội Thái Lan hiện nay đã công nhận cộng đồng LGBT nhưng luật pháp Thái Lan<small>14</small> vẫn chưa công nhận hơn nhân đồng giới. Các cặp đơi muốn chính thức hóa mối quan hệ của họ ở Thái Lan phải tiến hành hôn nhân dân sự. Chỉ khi cuộc hơn nhân được đăng ký chính thức và được ghi vào sổ đăng ký kết hơn thì hơn nhân mới được cơng nhận. Có thể thấy, thỏa thuận trước hơn nhân ở Thái Lan là thỏa thuận giải quyết tài sản của giữa chủ thể là một người nam và một người nữ có dự định kết hơn.<small>15</small> Bên cạnh đó, Bộ luật này cũng xác định rằng nếu một thỏa thuận trước hôn nhân quy định rằng luật nước ngồi điều chỉnh tài sản thì thỏa thuận đó cũng vơ hiệu.
Ngồi ra, các điều khoản được đề cập trong thỏa thuận trước hơn nhân sẽ khơng có hiệu lực trong trường hợp tác động đến các quyền của người thứ ba ngay tình cho dù
<small> Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan. </small>
<small>15</small><i><small>“Prenuptial Agreement”, Thai contracts </small></i>
<small>[ (truy cập ngày 25/02/2023). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">những điều khoản đó được thay đổi hoặc hủy bỏ theo lệnh của Tòa án theo Điều 1468 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan. Và bất kỳ thỏa thuận được ký kết giữa vợ, chồng trong thời kỳ hơn nhân có thể được hủy bỏ tại bất kỳ thời điểm nào bởi bên cịn lại trong thời kỳ hơn nhân hoặc trong vịng một năm kể từ ngày chấm dứt quan hệ hôn nhân kèm với điều kiện là việc hủy bỏ này không ảnh hưởng đến quyền của người thứ ba ngay tình.
<i><b>Theo pháp luật Nhật Bản </b></i>
Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân hay phần lớn những quy định trong BLDS Nhật Bản thường được học tập từ dân luật CHLB Đức hoặc Pháp. Về nguyên tắc thì thỏa thuận được dựa trên sự bình đẳng, chấp thuận giữa hai bên, thỏa thuận sẽ được quyết định dựa trên sự đồng ý của cả hai bên, miễn là nội dung không vi phạm luật bắt buộc, trật tự công cộng và đạo đức.
BLDS Nhật Bản có các điều khoản quan trọng cho phép thỏa thuận tài sản trước hôn nhân ghi nhận quyền được lập thỏa thuận của các cặp vợ chồng. Cụ thể Điều 755
<i>quy định về thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn: “Quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ, </i>
<i>chồng do các điều luật sau đây quy định, trừ trường hợp họ đã giao kết thỏa thuận có quy định khác về tài sản của mình trước khi thơng báo kết hơn”. </i>
<i>Bên cạnh đó, Bộ luật cũng quy định tại Điều 756: “Nếu vợ chồng có một thỏa </i>
<i>thuận về tài sản mà trong đó quy định khác với chế độ tài sản pháp định thì hơn ước này khơng được chống lại người thừa kế hàng thứ nhất của vợ hoặc chồng hoặc người thứ ba trừ khi nó được đăng ký trước khi đăng ký kết hôn”. Vậy thỏa thuận tài sản trước </i>
hơn nhân cịn điều chỉnh đến đối tượng “người thứ ba”, đối tượng này được thể hiện ở điều luật nêu trên quy định rằng việc đăng ký là cần thiết để ràng buộc bên thứ ba với cặp vợ chồng đó.
Có thể thấy, các điều luật nêu trên quy định về thỏa thuận tài sản hôn nhân của vợ chồng trước khi kết hôn. Có thể hiểu rằng thỏa thuận tài sản trước hơn nhân là một thỏa thuận giải quyết các mối quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Mặt khác, theo nguyên tắc tự do quyết định nội dung cần thỏa thuận thì nếu những thỏa thuận trước hơn nhân chỉ có các điều khoản khơng liên quan đến tài sản hôn nhân, chẳng hạn như các điều khoản về việc nhà và chăm sóc con cái và tiền cấp dưỡng trong trường hợp ngoại tình,…Các loại tài sản được đưa ra trong thỏa thuận tài sản hôn nhân là những tài sản liên quan đến hệ thống tài sản hôn nhân theo quy định tại Điều 760 đến 762 của BLDS Nhật Bản: chi phí kết hơn (Điều 760), trách nhiệm liên đới và trách nhiệm liên đới trong cơng việc gia đình (Điều 761), quyền sở hữu tài sản của vợ, chồng (Điều 762).
BLDS Nhật Bản quy định những trường hợp khơng được kết hơn, tuy nhiên cũng khơng có quy định nào cấm kết hôn đồng giới như “nam với nam hoặc nam với nữ không được kết hôn”. Nhưng BLDS Nhật Bản lại được hình thành dựa trên hiến pháp, theo đó
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><i>Hiến pháp Nhật Bản quy định rằng: “Hôn nhân được xác lập chỉ trên cơ sở sự đồng ý </i>
<i>của hai bên nam nữ và được duy trì thơng qua sự hợp tác của cả hai bên trên cơ sở vợ, </i>
thuật ngữ “vợ chồng”. Từ các quy định trên của Bộ luật này mà có thể xác định được chủ thể sử dụng thỏa thuận trước hôn nhân này là là một nam và một nữ.
Ngoài ra, trong một xã hội tồn cầu hóa đang phát triển một cách nhanh chóng thì số lượng các trường hợp kết hơn ở nước ngồi<small>17</small> cũng ngày càng tăng lên. Có trường hợp cặp đơi là người Nhật nhưng sống ở nước ngồi và ký kết thỏa thuận trước hơn nhân tại đó rồi chuyển đến Nhật Bản. Trong những trường hợp như vậy, thỏa thuận đó có thể đăng ký lại như một thỏa thuận tài sản hôn nhân tại Nhật Bản.<small>18</small> Bên cạnh đó Điều luật này cịn cho phép vợ hoặc chồng kết hôn ở Nhật Bản lựa chọn chế độ luật hôn nhân nào sẽ chi phối cuộc hôn nhân của họ, với điều kiện đó là luật của quốc gia mà vợ hoặc chồng mang quốc tịch hoặc nơi thường trú hoặc liên quan đến bất động sản, luật về địa điểm của bất động sản.
<b>1.2.2. Nội dung của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân </b>
<i><b>Theo pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức </b></i>
Xét theo Điều 1408 BGB, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân tại CHLB Đức có thể bao hàm 3 lĩnh vực:
Đầu tiên, Điều 1408 cho phép các bên thỏa thuận về chế độ tài sản trong hôn nhân. Về cơ bản, pháp luật CHLB Đức điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong hôn nhân thông qua những quy định về cộng đồng tích lũy (Zugewinngemeinschaft)<small>19</small>. Đây là chế định gộp chung toàn bộ tài sản giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép cặp đơi có thể lập thỏa thuận và lựa chọn giữa tài sản riêng (Gütertrennung) và tài sản chung (Gütergemeinschaft)<small>20</small> để điều chỉnh tài sản trong cuộc hôn nhân của mình.
Tài sản riêng (Gütertrennung) được quy định tại Điều 1414 BGB là chế định được phần lớn những người lập thỏa thuận tài sản trước hôn nhân lựa chọn áp dụng. Theo đó, khi vợ, chồng lựa chọn chế định này cho cuộc hơn nhân của mình, tài sản của cả hai dù có được từ trước hay sau khi kết hơn vẫn sẽ được tách biệt hồn tồn. Chủ sở hữu của tài sản (vợ hoặc chồng) có toàn quyền quyết định và toàn bộ trách nhiệm đối với tài sản của mình mà khơng cần thơng qua ý kiến của người còn lại. Thực chất của việc tách tài sản là quyền tài sản của vợ, chồng giống như khi chưa kết hôn. Các tài sản vẫn riêng
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">biệt. Mỗi người phối ngẫu được tự do định đoạt tài sản cũng như phải tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ của mình.
Theo Điều 1416 BGB tài sản chung (Gütergemeinschaft) được hiểu là tài sản của vợ chồng có được tại thời điểm kết hôn và tạo ra sau thời điểm kết hôn đều sẽ tự động trở thành tài sản chung mà không cần phải chuyển nhượng. Nghĩa là mọi tài sản của cả hai sẽ trở thành tài sản chung, không tồn tại tài sản riêng giữa hai vợ chồng trong mọi trường hợp. Cả hai đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với tài sản chung, khơng ai có quyền ưu tiên hơn, khơng người nào có quyền quyết định đối với tài sản mà không thông qua ý kiến của người còn lại.
Nếu vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản chung trong thỏa thuận tài sản trước hôn nhân, khi ký kết thỏa thuận, cả hai cần ghi rõ một trong hai người (vợ hoặc chồng) ai sẽ là người quản lý khối tài sản chung ấy hoặc cả hai sẽ cùng quản lý khối tài sản chung<small>21</small>. Về cơ bản, người quản lý không có quyền định đoạt khối tài sản mà khơng thơng qua sự đồng ý của người còn lại. Tuy nhiên, vấn đề vơ hiệu giao dịch khi khơng có sự đồng ý của người còn lại là một vấn đề mang tính chất tương đối. Tùy vào giao dịch mà trong một số trường hợp, Tịa án vẫn cơng nhận hiệu lực của giao dịch mà một trong hai người (vợ hoặc chồng) sử dụng tài sản chung để thực hiện một giao dịch mà theo nguyên tắc phải được sự đồng ý của người cịn lại nhưng lại khơng được người phối ngẫu còn lại đồng ý. Trong BGB, tại Điều 1426, Tịa án có thể cơng nhận giao dịch nếu xét thấy việc giao dịch này là cần thiết để quản lý tài sản chung một cách thích hợp và người còn lại (vợ hoặc chồng) từ chối mà khơng có lý do chính đáng hoặc khơng thể nộp tờ khai do ốm đau hoặc vắng mặt và việc chậm trễ có nguy cơ gây ra rủi ro đối với việc quản lý tài sản.
Trong trường hợp ly hôn, tài sản chung sẽ được chia đều cho cả hai vợ chồng, không phân biệt việc họ đã đóng góp bao nhiêu vào khối tài sản chung ấy.
Nhưng chế định tài sản chung cũng có một số ngoại lệ. Không phải trường hợp nào mọi tài sản đều là tài sản chung của vợ chồng. Điển hình là trường hợp nhận thừa kế. Nếu một trong hai người (vợ hoặc chồng) được chỉ định là người thừa kế và người đó khơng quản lý tài sản chung của cả hai thì chỉ người đó mới có quyền nhận hoặc từ chối tài sản thừa kế, sự chấp thuận của người còn lại trong trường hợp này là không cần thiết<small>22</small>. Và tài sản chung của vợ chồng không được mang ra để chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ phát sinh do thừa kế nếu người thừa kế (vợ hoặc chồng) không phải là người quản lý tài sản chung<small>23</small><b>. </b>
<small> Điều 1421 Bürgerliches Gesetzbuch (BGB). 22</small>
<small> Điều 1432 BGB. 23</small>
<small> Điều 1432 BGB. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">Ngoài những điều khoản về chế độ tài sản như trên, các bên cịn có thể thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến cân bằng các quyền lợi hưu trí trong thỏa thuận tài sản hơn nhân của mình. Theo khoản 1 Điều 1 Đạo luật Cân bằng các quyền lợi hưu trí (Gesetz über den Versorgungsausgleich - VersAusglG), cân bằng các quyền lợi hưu trí là bình đẳng các quyền lợi và lương hưu trong tương lai mà vợ hoặc chồng có được trong thời kỳ hôn nhân do tuổi già hoặc khả năng kiếm tiền giảm sút, diễn ra trong trường hợp ly hôn. Các khoản này bao gồm: bảo hiểm hưu trí theo luật định, lương hưu cơng chức, chế độ lương hưu của công ty bao gồm các chế độ lương hưu bổ sung cho khu vực công, chế độ lương hưu chuyên nghiệp như lương hưu cho bác sĩ, dược sĩ, kiến trúc sư, luật sư,... và bảo hiểm nhân thọ tư nhân.
Khoản 2 Điều 1408 BGB và Điều 6 VersAusglG cho phép vợ chồng có thể ký kết các thỏa thuận về việc cân bằng các quyền lợi hưu trí trong thỏa thuận tài sản trước hơn nhân. Nghĩa là, vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chia đôi các khoản trợ cấp hưu trí và tàn tật sẽ được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc lựa chọn không áp dụng chế định cân bằng này trong thỏa thuận của mình.
Thông thường, khi lựa chọn chế định tài sản riêng, vợ chồng cũng thường lựa chọn loại trừ cân bằng các quyền lợi hưu trí thơng qua thỏa thuận tài sản trước hôn nhân. Việc loại trừ này đảm bảo khi ly hơn, những khoản quyền lợi hưu trí mà mỗi bên có được sẽ khơng phải chia sẻ cho bên cịn lại nếu có sự chênh lệch giữa họ. Khi lựa chọn loại trừ việc cân bằng, vợ hoặc chồng cũng có quyền giữ bí mật thơng tin về các quyền lợi hưu trí của cá nhân họ. Tuy nhiên, việc lựa chọn từ bỏ cân bằng lương hưu trong một số trường hợp ở thực tiễn lại không được Tòa án chấp thuận. Đặc biệt là khi thu nhập của hai bên quá chênh lệch. Tại bản án XII ZR 48/11 về “Sự trai đạo đức của một thỏa thuận hôn nhân với việc loại trừ việc cân bằng quyền lợi hưu trí” của Tịa án Tư pháp Liên bang Đức, Tòa án đã nhận định thỏa thuận là trái với đạo đức xã hội khi quy định chế định giữa hai vợ chồng là tài sản riêng, loại trừ cân bằng các quyền lợi hưu trí và cấp dưỡng. Một trong những lý do mà Tòa án viện dẫn là việc người vợ có hồn cảnh bất lợi vì đã nghỉ việc một năm trước khi kết hôn để trở thành nội trợ và người chồng lại là cảnh sát được đảm bảo về các quyền lợi hưu trí<small>24</small>. Do đó, điều khoản loại trừ cân bằng các quyền lợi hưu trí của thỏa thuận là khơng phù hợp.
Từ vụ việc trên, có thể thấy việc lựa chọn giữ hay loại bỏ cân bằng các quyền lợi hưu trí cần phải được xem xét kỹ càng dựa vào tình hình thực tế của các bên khi kết hơn để đảm bảo tính cơng bằng của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân.
Cuối cùng, vấn đề cấp dưỡng sau hơn nhân cũng có thể được quy định trong thỏa thuận tài sản trước hôn nhân theo Điều 1585 BGB. Một trong hai người có thể yêu cầu
<small>24Bản án: XII ZR 48/11 về “Sự vô đạo đức của một thỏa thuận hôn nhân với việc loại trừ việc cân bằng quyền lợi hưu trí” của Tòa án Tư pháp Liên bang Đức. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">người còn lại cấp dưỡng trong các trường hợp để chăm sóc con cái, bệnh tật, ốm đau, tuổi già, thất nghiệp và cấp dưỡng bổ sung.
Vấn đề cấp dưỡng để chăm sóc con cái được Điều 1570 BGB quy định như sau:
<i>“(1) Vợ hoặc chồng đã ly hơn vì lý do chăm sóc hoặc ni dưỡng con chung có thể yêu cầu người kia cấp dưỡng ít nhất ba năm sau khi sinh con. Thời hạn của yêu cầu bảo trì được kéo dài miễn là và trong phạm vi điều này tương ứng với vốn chủ sở hữu. Phải tính đến lợi ích của trẻ và các lựa chọn chăm sóc trẻ hiện có. </i>
<i>(2) Thời hạn yêu cầu cấp dưỡng cũng được kéo dài nếu điều này là cơng bằng, có tính đến việc tổ chức chăm sóc trẻ em và việc làm trong hôn nhân cũng như thời gian chung sống.” </i>
Nghĩa là, người chịu trách nhiệm chăm sóc, ni dưỡng con của cả hai sau khi ly hơn có thể u cầu người cịn lại chu cấp chi phí cho mình trong thời hạn ba năm kể từ ngày con được sinh ra. Tuy nhiên, trong trường hợp đã quá thời hạn ba năm, việc cấp dưỡng vẫn có thể được diễn ra nếu Tòa án xét thấy là hợp lý.
Việc quy định các vấn đề cấp dưỡng cho con cái trong thỏa thuận tài sản trước hôn nhân sẽ bao gồm việc có hay khơng cấp dưỡng, số tiền cấp dưỡng cụ thể. Tuy nhiên việc loại trừ tiền cấp dưỡng trong thỏa thuận tài sản trước hôn nhân trong thời gian chăm sóc con cái đến ba tuổi không được phép. Do theo các nhà làm luật tại CHLB Đức, người chịu trách nhiệm chăm sóc con cái có quyền hợp pháp được cấp dưỡng con cái. Tuy nhiên, trường hợp ngược lại có thể xảy ra: việc gia hạn yêu cầu cấp dưỡng cho việc chăm sóc một đứa trẻ lớn hơn ba tuổi có thể được ghi trong thỏa thuận tài sản trước hôn nhân.
Về cơ bản, vợ chồng có thể quy định số tiền cấp dưỡng cụ thể cho con cái nếu cả hai ly hôn trong thỏa thuận. Nhưng việc hạn chế nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ không được chấp nhận ngay nếu số tiền đã thỏa thuận trong thỏa thuận tài sản trước hôn nhân vượt quá số tiền cấp dưỡng mà đứa trẻ có quyền hợp pháp để nhận. Ngoài vấn đề cấp dưỡng cho con cái, khi thiết lập thỏa thuận tài sản trước hôn nhân, vợ hoặc chồng có thể quy định những điều khoản về việc người cịn phải lại cấp dưỡng cho mình trong những trường hợp điều kiện kinh tế của bản thân không đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu như bệnh tật, ốm đau, tuổi già. Điều 1572 BGB cho phép nếu một bên (vợ hoặc chồng) bị bệnh tật, ốm đau hay tuổi già có quyền u cầu bên cịn lại cấp dưỡng cho mình. Việc thỏa thuận tài sản trước hơn nhân có điều khoản loại trừ việc cấp dưỡng do bệnh tật, ốm đau hay tuổi già được cho là trái đạo đức và sẽ không được công nhận.
Những quy định về vấn đề cấp dưỡng trên được áp dụng khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản chung trong thỏa thuận của mình. Nếu cả hai lựa chọn chế độ tài sản riêng hay chia tài sản việc cấp dưỡng sẽ không được áp dụng. Do việc phân chia tài sản đã
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">được thỏa thuận tại thời điểm lập thỏa thuận tài sản trước hôn nhân, điều này đồng nghĩa với việc sẽ khơng có sự cân bằng lợi ích trong trường hợp ly hơn. Theo đó, tài sản do cả hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân không được so sánh và phần chênh lệch sẽ không được trao cho người có thu nhập kém hơn. Tuy nhiên, việc chia tài sản được thỏa thuận trong thỏa thuận tài sản trước hôn nhân thường không ảnh hưởng đến việc cấp dưỡng. Các quyền lợi theo luật định vẫn được giữ ngun nếu khơng có điều lệ nào trong thỏa thuận tài sản trước hôn nhân quy định liên quan đến việc cấp dưỡng và các khoản cấp dưỡng cần thiết (nuôi con, bệnh tật, ốm đau, tuổi già) vẫn là hợp pháp và bắt buộc.
Ngoài ra, các khoản trợ cấp về quyền lợi hưu trí cũng có thể được xem là một hình thức cấp dưỡng. Nếu thỏa thuận tài sản trước hôn nhân giữa hai bên đã loại trừ việc cân bằng các quyền hưu trí thì khi ly hơn, bên có trách nhiệm cấp dưỡng có thể dùng nó như một cách cấp dưỡng cho bên cịn lại. Điển hình tại bản án XR 36/09 về “Giảm trừ lợi ích trong khn khổ cân bằng các quyền lợi hưu trí theo luật nghĩa vụ” của Tịa án Tài chính Liên bang Đức, Tịa án đã công nhận việc người chồng đã chuyển cho người vợ ⅓ số tiền trợ cấp hưu trí của ơng được xem như một hình thức cấp dưỡng cho người vợ (việc cân bằng các quyền lợi hưu trí đã được loại bỏ bởi thỏa thuận tài sản trước hôn nhân của hai người)<small>25</small>.
Như đã phân tích ở trên, vợ chồng có thể quy định những điều khoản mình muốn về chế độ tài sản trong hôn nhân, vấn đề cân bằng các quyền lợi hưu trí, cấp dưỡng,… trong thỏa thuận tài sản của mình. Tuy nhiên, trong thỏa thuận này, các bên phải đảm bảo được sự bình đẳng về quyền lợi cho cả vợ và chồng. Bởi lẽ, các nhà làm luật CHLB Đức rất coi trọng và áp dụng nguyên tắc bình đẳng giữa vợ chồng. Nghĩa là, vợ chồng được coi là bình đẳng và không phân biệt về mọi mặt trong hôn nhân. Nếu trong thỏa thuận tài sản trước hôn nhân được ký kết thể hiện sự khơng bình đẳng đối với một trong hai vợ chồng, Tòa án nhất định phải hạn chế người vợ hoặc chồng chiếm ưu thế đó hưởng lợi về kinh tế sau khi ly hơn<small>26</small>. Những thỏa thuận bị Tịa án nhận định là bất lợi cho một bên thì thỏa thuận sẽ bị vô hiệu hoặc sẽ bị sửa đổi. Cụ thể hóa cho vấn đề này là án lệ XII ZR 265/02 về “kiểm soát nội dung của thỏa thuận tài sản hơn nhân” của Tịa án Tư pháp Liên bang Đức. Theo đó, Tịa án đã xác định rằng tài sản được tạo ra trong thời kỳ hơn nhân là tài sản chung, ngay cả khi nó được tài trợ bởi tài sản riêng của một bên.
<small> Bản án: XR 36/09 về “Giảm trừ lợi ích trong khuôn khổ cân bằng các quyền lợi hưu trí theo luật nghĩa vụ” của Tịa án Tài chính Liên bang Đức. </small>
<i><small> Nina Dethloff (2006), The Constitutional Court as Driver of Reforms in German Family Law, International </small></i>
<small>Survey of Family Law, tr. 229. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">Trong vụ án được này, một cặp vợ chồng đã kết hơn trong 20 năm. Trong thời gian đó, người vợ đã ở nhà chăm sóc con cái, trong khi người chồng làm việc và kiếm tiền. Sau khi ly hôn, người vợ yêu cầu phân chia tài sản chung, bao gồm cả ngôi nhà mà họ đang sống. Người chồng lập luận rằng ngôi nhà là tài sản riêng của mình, vì nó được chi trả bằng tiền lương của anh ấy. Tuy nhiên, Tòa án đã bác bỏ lập luận của người chồng. Tòa án xác định rằng ngơi nhà là tài sản chung, vì nó được tạo ra trong thời kỳ hơn nhân, ngay cả khi nó được chi trả bởi tài sản riêng của một bên. Tòa án cho rằng việc người vợ ở nhà chăm sóc con cái là một đóng góp quan trọng cho cuộc hôn nhân, và cô ấy nên được hưởng lợi từ tài sản được tạo ra trong thời gian đó. Phán quyết này đã đảm bảo rằng cả hai vợ chồng đều được hưởng lợi từ cơng việc và đóng góp của họ trong cuộc hơn nhân<small>27</small>.
<i><b>Theo pháp luật Hợp chúng quốc Hoa Kỳ </b></i>
Như đã tìm hiểu thì phần ít các bang cịn lại áp dụng khác hoặc đặc biệt hơn UPAA về thỏa thuận trước hơn nhân, cho nên nhóm tác giả sẽ chủ yếu tập trung vào nội dung của thỏa thuận trước hôn nhân được đa số bang ở Hoa Kỳ áp dụng theo UPAA. Nội dung chủ yếu trong các thỏa thuận trước hôn nhân của Hoa Kỳ là về tài sản, đặc biệt không được đề cập đến các vấn đề liên quan đến con cái vì vấn đề này phải được Tòa quyết định dựa vào quyền lợi tốt nhất cho con. Điều 3 UPAA đã quy định về nội dung của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân cụ thể như sau.
<i>(a) Các bên tham gia lập thỏa thuận tài sản trước hơn nhân có thể thỏa thuận những nội dung sau: </i>
<i>(1) Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với tài sản của một bên hoặc cả hai bên, ở bất kỳ thời điểm hay địa điểm nào do các bên sẵn có hoặc thu nhập được - tức là quyền và nghĩa vụ có thể phát sinh cả thời điểm trước hôn nhân và </i>
sau hôn nhân.
<i>(2) Quyền mua bán, sử dụng, chuyển nhượng, trao đổi, từ bỏ, cho thuê, tiêu dùng, dùng làm tài sản bảo đảm, thế chấp, cầm cố, tự định đoạt hay các quyền quản lý, kiểm soát khác đối với tài sản. </i>
<i>(3) Định đoạt tài sản khi ly thân, ly hôn, khi qua đời, hoặc khi xảy ra bất kỳ sự biến nào khác </i>
<i>(4) Sự thay đổi hay chấm dứt việc cấp dưỡng giữa vợ chồng </i>
<i>(5) Lập chúc thư, uỷ thác, hay các biện pháp khác để thực hiện các nội dung của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân; </i>
<i>(6) Quyền sở hữu và tuỳ ý sử dụng tiền bảo hiểm có được từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của một người; </i>
<small> Án lệ XII ZR 265/02 về “kiểm soát nội dung của thỏa thuận tài sản hơn nhân” của Tịa án Tư pháp Liên bang Đức. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34"><i>(7) Vấn đề lựa chọn luật điều chỉnh đối với thỏa thuận tài sản trước hôn nhân và; </i>
<i>(8) Bất kỳ các vấn đề khác bao gồm quyền và nghĩa vụ cá nhân nhưng khơng được trái với chính sách cơng và vi phạm pháp luật; </i>
<i>(b) Quyền được chu cấp của con cái không thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng bất lợi bởi những nội dung trong thỏa thuận tài sản trước hơn nhân. </i>
Có thể thấy, nội dung của UPAA đã bao quát rất nhiều vấn đề liên quan đến tài sản trong cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng trong tương lai. Có lẽ vì tính minh bạch và cụ thể này mà dần dần những thỏa thuận tài sản trước hôn nhân đã trở thành một điều quen thuộc của người dân Hoa Kỳ trước khi bước vào một cuộc hôn nhân.
Vào năm 2012, theo Uniform Law Commission (Ủy ban Luật Thống nhất) đã ban hành một đạo luật mới (mang tính bổ sung) thay thế UPAA, được gọi là Uniform Premarital and Marital Agreements Act (Đạo luật Thống nhất về thỏa thuận trước hôn nhân và thỏa thuận hôn nhân - UPMAA). UPMAA đã thiết lập các biện pháp bảo vệ theo thủ tục và cụ thể hơn cho các thỏa thuận trước hôn nhân. Nhìn chung thì UPMAA cũng kế thừa những đặc điểm của UPAA trước đó như về việc định nghĩa về tài sản, việc thỏa thuận phải lập bằng văn bản và có hiệu lực thi hành mà khơng cần xem xét… nhưng UPMAA cũng mở rộng hơn phạm vi của mình (ngay tên đạo luật cũng đã thể hiện khi có thêm “Marital”) khi cũng áp dụng cho thỏa thuận hôn nhân<small>28</small> (thường được gọi là thỏa thuận sau hơn nhân hoặc “Postnups”) và có những thay đổi phù hợp hơn với thực tế<small>29</small>.
Đến năm 2013, Colorado và North Dakota là những nơi tiên phong trong việc áp dụng UPMAA. Và hiện nay 28 tiểu bang và cả đặc khu Comlumbia cũng đã áp dụng. Một số tiểu bang có sửa đổi cho phù hợp hơn, một số tiểu bang thơng qua đó ban hành luật riêng liên quan đến các thỏa thuận trước hơn nhân. Cũng chính vì vậy mà có nhiều phiên bản của UPMAA từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, nhưng nhìn chung tất cả đều dựa trên tinh thần của UPMAA.
Ví dụ như ở Florida, thỏa thuận tài sản trước hơn nhân tn theo UPAA/UPMAA nhưng lại có một vài sự khác biệt nhỏ bởi các quy định riêng. Đạo luật có nội dung:
<i>“Các bên tham gia thỏa thuận trước hơn nhân có thể ký hợp đồng liên quan đến việc anh ta định đoạt tài sản khi chết”. Tuy nhiên, Florida đã thông qua và sửa đổi UPAA </i>
rằng khả năng ký hợp đồng liên quan đến việc định đoạt tài sản khi chết không “thay
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">đổi các thủ tục cần thiết” theo Chương 732, Mục 701 hoặc Mục 702 của Bộ luật Chứng thực Di chúc của Florida. Theo các đạo luật đó, việc từ bỏ cổ phần tự chọn chỉ có giá trị nếu “có chữ ký của bên miễn trừ với sự có mặt của hai nhân chứng đăng ký”.
Hay ở Nevada, tiểu bang này cũng đã thông qua UPAA/UPMAA và mặc dù việc thông qua này đã bao gồm điều khoản về không giới hạn trách nhiệm pháp lý (Unlimited Liability Company - ULC) về việc cho phép một bên tham gia thỏa thuận trước hôn
<i>nhân “từ bỏ một cách tự nguyện và rõ ràng, bằng văn bản, bất kỳ quyền tiết lộ tài sản </i>
<i>hoặc nghĩa vụ tài chính nào của bên kia ngoài việc tiết lộ được cung cấp”, thỏa thuận </i>
trước hôn nhân ở Nevada cho phép một bên tránh bị cưỡng chế bằng cách chứng minh rằng bên đó nhận được khơng đủ cơng khai tài chính. Ở Nevada, việc tiết lộ đầy đủ được
<i>định nghĩa là tiết lộ công bằng và hợp lý: “Thỏa thuận trước hôn nhân khơng có hiệu </i>
<i>lực thi hành nếu bên chống lại việc cưỡng chế được yêu cầu chứng minh rằng: Trước khi thực hiện thỏa thuận, bên đó: (1) Khơng được cung cấp một công bố công bằng và hợp lý về tài sản hoặc nghĩa vụ tài chính của bên kia; (2) Không tự nguyện và rõ ràng từ bỏ, bằng văn bản, bất kỳ quyền tiết lộ tài sản hoặc nghĩa vụ tài chính nào của bên kia ngồi việc tiết lộ được cung cấp; và (3) Khơng có, hoặc một cách hợp lý khơng thể có kiến thức đầy đủ về tài sản hoặc nghĩa vụ tài chính của bên kia”. </i>
Ngoài ra, Nevada cũng quy định tương tự như nhiều tiểu bang khác, rằng nếu thỏa thuận trước hơn nhân sẽ khiến một bên khơng có nguồn tài chính hoặc hỗ trợ tài chính khi thực thi mà luật ly hôn của tiểu bang sẽ quy định, thì thỏa thuận trước hơn nhân được cho là khơng hợp lệ. Sau đó, trách nhiệm chứng minh thuộc về vợ hoặc chồng tương lai đang tìm cách duy trì thỏa thuận để chứng minh rằng vợ hoặc chồng nghèo có cơ hội tham khảo ý kiến luật sư trước khi tham gia thỏa thuận, không bị ép buộc, sở hữu sự nhạy bén trong kinh doanh đáng kể và có kiến thức đầy đủ về tài chính của bên kia và các quyền mà họ đồng ý tước bỏ theo thỏa thuận trước hôn nhân.
Hầu hết các tiểu bang, chẳng hạn như California, sẽ không thực thi bất kỳ thỏa thuận trước hôn nhân nào liên quan đến quyền nuôi con và hỗ trợ cho thai nhi. California cũng sẽ không cho phép các bên từ bỏ hỗ trợ ni con. Tuy nhiên, các bên có thể sắp xếp cho trẻ em còn sống trong một thỏa thuận trước hôn nhân. Tuy nhiên, như một vấn đề của chính sách cơng, các điều khoản liên quan đến hỗ trợ nuôi con, quyền nuôi con hoặc thăm viếng trong một thỏa thuận trước hôn nhân không được đảm bảo sẽ được duy trì vì Tịa án có tiếng nói cuối cùng về những vấn đề đó, đặc biệt là khi nói đến hỗ trợ ni con. Hay có thể hiểu đơn giản, các quyền liên quan đến việc nuôi và hỗ trợ con cái chủ yếu bị ràng buộc bởi quyết định của Tịa án chứ khơng phải của một thỏa thuận trước hôn nhân đơn thuần.
Trong các vụ kiện tụng về lĩnh vực hơn nhân gia đình trên thực tế, thỏa thuận tài sản trước hôn nhân là căn cứ để giải quyết những tranh chấp giữa các cặp vợ chồng. Ví
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">dụ như Quyết định số 06434 ngày 15/11/2022 được xuất bản bởi Cục Báo cáo Luật Tiểu bang New York theo Điều 431 Luật Tư pháp về việc nguyên đơn từ chối đề nghị của bị đơn là trao 50% số tiền cho th từ nơi cư trú hơn nhân chính trước đây của các bên. Sự giảm nhẹ mà bị đơn tìm kiếm đã được dự tính bởi thỏa thuận tài sản trước hơn nhân của các bên. Tịa án này trước đây đã xác định rằng, theo các điều khoản của thỏa thuận trước hôn nhân, tài sản chủ thể là “Nơi cư trú hơn nhân chính” của các bên và trong đó bị đơn có “quyền sở hữu như nhau”<small>30</small>. Thỏa thuận trước hôn nhân quy định rằng khi có sự kiện giải thể, nơi cư trú chính trong hôn nhân “sẽ cấu thành Tài sản hôn nhân”, như thể “được giữ trong tên chung của các bên” và sẽ được niêm yết để bán trong vòng 90 ngày trừ khi một bên đồng ý mua lại lợi ích của bên kia. Tuy nhiên, nguyên đơn đã cho cha mình thuê tài sản theo hợp đồng thuê ba năm, bao gồm quyền gia hạn và quyền từ chối đầu tiên trong trường hợp có lời đề nghị mua hàng. Bị cáo cho rằng điều này cản trở việc bán tài sản gây bất lợi cho mình. Mặc dù thỏa thuận trước hôn nhân im lặng về vấn đề tiền thuê nhà nhưng thấy rằng các bên dự định để bị đơn chia sẻ số tiền cho thuê do tài sản tạo ra<small>31</small>. Bởi vì thỏa thuận thể hiện ý định rõ ràng của các bên trong việc coi nơi cư trú hơn nhân chính là tài sản hơn nhân có cùng tên, cho phép bị đơn chiếm 50% giá trị của nó khi xảy ra sự kiện giải thể, nên bị đơn được hưởng 50% số tiền thu được từ việc cho thuê. Trái ngược với lập luận của ngun đơn, khơng có gì trong thỏa thuận trước hơn nhân mâu thuẫn với cách giải thích này. Có thể thấy một khi xảy ra tranh chấp thì thỏa thuận trước hôn nhân sẽ là căn cứ đầu tiên để xem xét giải quyết tranh chấp, mà những tranh chấp này đều liên quan đến tài sản được quy định trong thỏa thuận.
Mặt khác, có một vấn đề cũng được đặt ra, đó là khi vợ hoặc chồng chết để lại di chúc, mà nội dung của di chúc lại xung đột với những điều khoản trong thỏa thuận tài sản trước hơn nhân thì phải xử lý như thế nào. Nếu các bên có kế hoạch lập di chúc thì nên xác định rõ ngay từ đầu là văn bản nào sẽ được ưu tiên thực hiện để tránh những tranh chấp, kiện tụng về sau. Tuy nhiên, khi không rõ văn bản nào được ưu tiên và các điều khoản của thỏa thuận tài sản trước hơn nhân mâu thuẫn với di chúc, Tịa án chứng thực di chúc sẽ xem xét cẩn thận các điều khoản của thỏa thuận. Tịa án có thể sẽ thấy rằng các điều khoản của thỏa thuận được ưu tiên hơn các điều khoản của di chúc. Một thỏa thuận trước hôn nhân nên chỉ ra luật nào nên được sử dụng để giải thích nó. Nếu thỏa thuận khơng chứa thông tin này và vợ hoặc chồng chết ở một tiểu bang khác với tiểu bang nơi họ tạo ra thỏa thuận thì luật pháp nơi người đó chết sẽ kiểm sốt. Một thỏa thuận đơi khi chứa một “sunset clause” (điều khoản hết hiệu lực), trong đó quy định ngày hết hạn của thỏa thuận và sau ngày đó, di chúc sẽ tự động được ưu tiên. Nếu những người thụ hưởng di chúc và di chúc có thể cho thấy rằng thỏa thuận trước hôn nhân là <small>30Bản án số: 196 AD3d 403, 404 giữa “Lek v Lek” của Tòa án tối cao New York. </small>
<small>31Bản án số: 42 A.D.3d 178 về “Awards.com v Kinko's” của Tòa án tối cao New York. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">không hợp lệ, Tịa án sẽ khơng thực thi các điều khoản của mình. Điều này có thể xảy ra nếu vợ hoặc chồng tham gia vào thỏa thuận vì sự ép buộc<small>32</small>.
<i><b>Theo pháp luật Canada </b></i>
Thỏa thuận trước hôn nhân không phải do pháp luật áp đặt hay bắt buộc trong hôn nhân mà do các bên trong hoặc trước hôn nhân quyết định nhưng vẫn phải tuân theo pháp luật quy định. Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân cũng chính là sự chuẩn bị cho những biến động trong cuộc sống hôn nhân của các bên và đưa ra những giải pháp lường trước để giải quyết trong tương lai.
Nhìn chung, thoả thuận tài sản trước hôn nhân được thừa nhận ở Canada nhưng trọng yếu ở các tỉnh bang và các vùng lãnh thổ theo Common Law mà trong đó điển hình là tỉnh bang Ontario với Đạo luật Luật Gia đình. Ở Ontario, Điều 52 Đạo luật Luật Gia đình quy định thỏa thuận trước hôn nhân có thể giải quyết các vấn đề bao gồm
<i>“quyền sở hữu hoặc phân chia tài sản; nghĩa vụ cấp dưỡng; quyền quyết định giáo dục, </i>
<i>rèn luyện đạo đức cho con cái nhưng khơng có quyền quyết định trách nhiệm hoặc thời gian nuôi dạy con đối với con; và bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến việc giải quyết </i>
Bản chất của thỏa thuận tài sản trước hôn nhân là việc phân chia tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản. Việc thỏa thuận phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia nhưng không được trái với pháp luật và đạo đức được đề cao. Thoả thuận có thể ghi nhận các bên tôn trọng và không xâm phạm đến tài sản riêng, tài sản được tặng cho, thừa kế của nhau hoặc những tài sản chung được thống nhất do ai sở hữu. Các bên có thể thỏa thuận các tài sản sẽ không được phân chia và thuộc quyền sở hữu riêng của một trong hai cũng như thỏa thuận về những loại tài sản nào sẽ được phân chia khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Cùng với tài sản tích lũy vợ chồng trong tương lai thì cịn có các khoản nợ của vợ hoặc chồng và chúng sẽ được loại trừ khỏi sự phân chia như một sự bảo đảm không phải chịu trách nhiệm trước khoản nợ của đối phương. Điều khoản này như sự bảo đảm giúp bảo vệ vợ hoặc chồng không phải gánh khoản nợ khơng phải của mình. Các bên có thể xác định khoản nợ của đối phương được hình thành trước hôn nhân và chúng sẽ được xác định một cách riêng biệt. Thoả thuận có thể chỉ định cách họ giải quyết nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, giúp hạn chế một trong các bên còn lại tiếp xúc với khoản nợ của đối phương trong trường hợp hôn nhân kết thúc. Tuy nhiên khoản nợ này sẽ có ảnh hưởng đến tài sản mà vợ hoặc chồng nhận được từ đối phương hậu hơn nhân vì phải thanh tốn trừ các khoản nợ của đối phương. Những người từ tỉnh bang khác cũng có
<small>32</small><i><small>Siege Media (2023), “Prenuptial agreements: What they can and cannot protect”, Legal Zoom </small></i>
<small>[ (truy cập ngày 25/02/2023).</small>
<small> Section 56(4) Family Law Act, R.S.O. 1990, c. F.3. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">thể áp dụng chế độ tài sản tại tỉnh bang đó. Đối với điều khoản nhằm mục đích hạn chế quyền của các bên về nhà thuộc hôn nhân sẽ bị vô hiệu, không được thi hành theo Điều 17 Đạo luật Luật Gia đình về điều chỉnh quyền của các cặp vợ chồng đối với nhà thuộc hôn nhân. Nhà thuộc hôn nhân là mái ấm vợ chồng cùng chung sống trong suốt thời kỳ hôn nhân nên đóng vai trị quan trọng và là tài sản lớn nhất đối với vợ chồng. Vậy nên pháp luật Canada quy định trong thỏa thuận tài sản trước hôn nhân, các bên không được đưa ra các điều khoản làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại đối với tài sản chung được thành lập trong thời kỳ hôn nhân là nhà thuộc hôn nhân.
Cấp dưỡng là khi một bên trong các bên trợ cấp tiền cho bên có thu nhập thấp hơn sau khi hôn nhân chấm dứt. Ontario cho phép các cặp đôi thêm vào các điều khoản về cấp dưỡng nhưng với điều kiện là chúng phải hợp lý. Vợ chồng có thể đưa ra một con số cụ thể về số tiền cấp dưỡng cũng như lịch thanh toán tiền cấp dưỡng đối với bên cịn lại. Có một cách tính tiền cấp dưỡng giữa vợ chồng theo thời gian kết hơn tính đến lúc ly hơn, ví dụ như kết hơn từ 10 năm trở lên thì sẽ nhận được 100.000 đơ la cịn từ 20 năm trở lên thì sẽ nhận 200.000 đơ la. Bên cạnh đó, pháp luật còn đưa ra các ngoại lệ đối với việc thi hành hoặc không thi hành điều khoản cấp dưỡng hoặc từ bỏ quyền cấp dưỡng của vợ chồng nếu thuộc một trong ba trường hợp được nêu như sau:
- Nếu việc cấp dưỡng hoặc từ bỏ quyền cấp dưỡng dẫn đến những trường hợp vô lý. Khi tồ án nhận thấy có sự bất cơng, vơ lương tâm thì có thể việc cấp dưỡng có thể bị xem xét lại.
- Nếu điều khoản hỗ trợ có lợi, việc từ bỏ trực tiếp hoặc thay mặt, người phụ thuộc đủ điều kiện nhận trợ cấp hỗ trợ từ xã hội
- Nếu có sai sót trong việc thanh tốn hỗ trợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận tại thời điểm nộp đơn.
Các điều khoản về giáo dục con cái có thể được đưa ra như phương hướng giáo dục con cái, muốn con cái học hưởng nền giáo dục tư thục hay công lập, hoặc nếu vợ chồng sống ở khu vực pháp lý riêng biệt thì có thể quyết định nơi đứa trẻ sẽ cư trú. Các điều khoản của thỏa thuận liên quan đến việc chăm sóc và hỗ trợ trẻ em phải phục vụ lợi ích tốt nhất của trẻ em và có thể được đặt sang một bên nếu chúng không hợp lý đối với Nguyên tắc Hỗ trợ Trẻ em (CSG). Bất kỳ thỏa thuận liên quan đến hỗ trợ ni con, quyền ni con…có thể khơng được thực thi vì đây là quyền của đứa trẻ, khơng phải quyền của cha mẹ và con cái không liên quan đến thỏa thuận trước hôn nhân của cha mẹ nên tồ án sẽ đưa ra quyết định vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ. Chính phủ không muốn các bên ký kết thỏa thuận nhiều năm trước khi có khả năng ly hơn và quyết định điều gì là tốt nhất cho đứa trẻ trong khi điều thực sự tốt nhất cho đứa trẻ nên được đánh giá và xác định vào thời điểm cần thiết.
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">Trong thực tế, có những cặp vợ chồng lập thoả thuận có các điều khoản về gian dối trong hơn nhân, cụ thể như vấn đề ngoại tình, phản bội hôn nhân. Trong vụ kiện giữa cặp vợ chồng Merleen D'Andrade và Alvin Schrage, 2011 ONSC 1174, giữa các bên có lập thỏa thuận đối với cuộc hơn nhân của mình mà trong đó có điều khoản liên quan đến nghĩa vụ thiện chí đối với cuộc hơn nhân của cả hai. Tuy nhiên ơng Schrage đệ trình rằng bà D'Andrade đã vi phạm điều khoản và làm trái lại với đức tin tốt đẹp cũng như nghĩa vụ chung thuỷ của thoả thuận. Ơng Schrage lấy đó làm lý do để thỏa thuận hôn nhân vô hiệu vì bên cịn lại đã ngoại tình trước và trong q trình đàm phán thỏa thuận. Tuy nhiên, Tịa án Canada đã bác bỏ lập luận này và cho rằng sự thất bại của cuộc hôn nhân không thể được quy kết do lỗi của một trong hai và “Domestic contracts” khơng có nghĩa vụ giải quyết nghĩa vụ chung thuỷ giữa vợ chồng. Chính vì vậy, điều khoản về vấn đề này không được công nhận trong pháp luật Canada. Bên cạnh đó điều khoản về trinh tiết cũng tương tự như điều khoản về sự chung thuỷ cũng không được công nhận.
Tựu trung lại, các bên thỏa thuận càng chi tiết, cụ thể thì càng có lợi cho quyền và lợi ích hợp pháp khi hơn nhân chấm dứt, giúp giảm bớt những xung đột xung có thể xảy ra xung quanh việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân hay quyền cấp dưỡng, nuôi dưỡng con cái,…
<i><b>Theo pháp luật Thái Lan </b></i>
Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan đã cho phép vợ chồng có thể xây dựng cho riêng họ các thỏa thuận tài sản trước hôn nhân nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản. Cụ
<i>thể theo Điều 1465 của Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan: “Khi vợ chồng khơng </i>
<i>có sự thỏa thuận đặc biệt về tài sản của họ trước khi kết hơn, thì quan hệ giữa họ về tài sản sẽ được điều chỉnh bởi những quy định của Chương này. Bất cứ điều khoản nào trong thỏa thuận trước khi thành hôn trái với trật tự công cộng với đạo đức hoặc quy định là quan hệ giữa hai vợ chồng về tài sản đó sẽ phải được điều chỉnh bởi pháp luật nước ngồi, thì vơ hiệu”. Như vậy khi xem xét các quy định nêu trên, có rút ra được, khi </i>
thực hiện một thỏa thuận trước hôn nhân, các bên không thể thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng như làm trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức tốt, chẳng hạn như yêu cầu một bên quy định rằng đối phương có thể hỗ trợ việc quan hệ tình dục thường xuyên, chồng không được sử dụng lương để nuôi con do vợ cũ sinh ra, chồng không phải cấp dưỡng cho vợ, trả nợ… là trái với đạo đức, trật tự xã hội.
Mặt khác, thỏa thuận có thể thi hành như vấn đề nhà, đất là tài sản riêng của mỗi bên sẽ trở thành tài sản chung vợ chồng. Trong một bản án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Tối cao 6711/2537<small>34</small>, trong đó nguyên đơn và bị đơn thỏa thuận về tài sản
<small>34“คำพิพากษาศาลฎีกาที่ 6711/2537”, ระบบสืบค้นคำพิพากษา คำสั่งคำร้องและคำวินิจฉัยศาลฎีกา [ (truy cập ngày 26/02/2023). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">giữa vợ và chồng. Bị đơn có cam kết nhà đất - tài sản riêng của bị đơn là tài sản chung vợ chồng. Cùng thêm vào đó là việc vợ, chồng ghi nội dung thỏa thuận trước hôn nhân vào sổ đăng ký kết hôn cùng với việc đăng ký theo quy định tại Điều 1466 thì việc vợ chồng thỏa thuận đưa tài sản riêng vào thành tài sản chung sau khi kết hôn là thỏa thuận trước khi kết hôn không trái với trật tự cơng cộng hoặc đạo đức sẽ có hiệu lực theo Điều 1465 theo Bộ luật này.
Bên cạnh đó, Bộ luật cịn quy định rằng sau khi kết hôn, bản thỏa thuận trước hôn nhân không thể bị sửa đổi, trừ trường hợp tòa án cho phép. Khi có một quy định cuối cùng của tịa án cho phép tiến hành sửa đổi hoặc hủy bỏ bản thỏa thuận trước khi thành hơn thì tịa án phải thơng báo cho viên chức đăng ký kết hôn. Những điều khoản trong bản thỏa thuận trước khi kết hôn sẽ khơng ảnh hưởng gì đến quyền của những người thứ ba ngay tình, bất kể những điều khoản đó có được sửa đổi hay hủy bỏ theo quyết định của tịa án hay khơng<small>35</small>.
Vậy một thỏa thuận trước hơn nhân ở Thái Lan giữa một cặp vợ chồng dự định kết hôn thường được sử dụng để liệt kê tài sản cá nhân của chồng hoặc vợ và thiết lập các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý tài sản trong thời kỳ hơn nhân. Nó có thể bao gồm ý định phân chia tài sản chung khi chấm dứt hôn nhân nhưng thỏa thuận trước hôn nhân không bao gồm các vấn đề như cấp dưỡng con cái hay lập di chúc. Pháp luật Thái Lan chỉ đặt ra giới hạn cho sự thỏa thuận trước khi kết hôn chứ không xác định rõ những nội dung cơ bản cần được thể hiện trong thỏa thuận. Cũng giống như những đặc điểm chung ở các thỏa thuận trước hôn nhân của nhiều nước khác trên thế giới, pháp luật Thái Lan không cho phép quyền tự do thỏa thuận của hai bên làm ảnh hưởng tới trật tự công cộng và đạo đức của xã hội.
<i><b>Theo pháp luật Nhật Bản </b></i>
Về nội dung của thỏa thuận được quy định tại Điều 755 BLDS Nhật Bản ghi nhận quyền được lập thỏa thuận tài sản trước hôn nhân của các cặp vợ chồng phải ký vào một hợp đồng quy định trước về tài sản của họ trước khi đăng ký kết hôn nếu khơng thì sẽ tn theo luật định cụ thể các nội dung của thỏa thuận tài sản hôn nhân được giới hạn trong hệ thống tài sản theo luật định căn cứ tại các điều luật trong BLDS Nhật Bản: chi phí kết hơn (Điều 760), trách nhiệm liên đới và trách nhiệm liên đới trong cơng việc gia đình (Điều 761), quyền sở hữu tài sản của vợ, chồng (Điều 762). Các thỏa thuận được ký kết một cách tự nguyện, tự do giữa hai bên vợ chồng miễn là không trái vi phạm trật tự và trái với đạo đức.
<small> Điều 1467, 1468, 1469 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan. </small>
</div>