Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.66 KB, 96 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài 1 </b>

<b>2. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2 </b>

<b>3. Mục tiêu của đề tài 3 </b>

<b>4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3 </b>

<b>5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4 </b>

5.1 Cách tiếp cận 5.2 Phương pháp nghiên cứu <b>6. Bố cục đề tài 5 </b>

<b>PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 6 </b>

<b>1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 6 </b>

<b>1.1 Khái niệm tham nhũng và các hoạt động về phòng chống tham nhũng 6 </b>

<b>1.2 Khái niệm hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng 17 </b>

<b>1.3 Cơ sở việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng 18 </b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 20 </b>

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 22 </b>

<b>1. THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG TỒN CẦU HIỆN NAY 22 </b>

<b>2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI TRUNG QUỐC 32 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>2.1. Tăng cường hợp tác quốc tế về chống tham nhũng, truy bắt quan tham bỏ trốn ra nước ngoài tại Trung Quốc 32 </b>

2.1.1. Tình hình chính của cuộc truy đuổi tội phạm quốc tế chống tham nhũng và tài sản bị đánh cắp tại Trung Quốc 33 2.1.2. Thực hiện giao lưu, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng cho quá trình truy bắt tội phạm, thu hồi tài sản trộm cắp tại Trung Quốc 36

<b>2.2. Đánh giá kết quả về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Trung Quốc hiện nay 39 3. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, </b>

<b>CHỐNG THAM NHŨNG TẠI ĐỨC 42 3.1. Tổng quan tình hình tăng cường hợp tác quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng, </b>

<b>chống tham nhũng tại Đức 42 3.2. Đánh giá kết quả và hạn chế trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Đức 47 4. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI ĐAN MẠCH 48 4.1. Thực trạng hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng tại Đan Mạch 48 4.2. Đánh giá kết quả và hạn chế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tham nhũng </b>

<b>tại Đan Mạch 52 5. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM 54 5.1. Nội luật hoá những quy định 54 </b>

5.1.1. Nội luật hóa quy định Cơng ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (UNTOC) 55 5.1.2. Nội luật hóa quy định về tội phạm rửa tiền theo các điều ước quốc tế và

khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về rửa tiền, tài trợ khủng bố 55 5.1.3. Nội luật hóa Cơng ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng

(UNCAC) 59

<b>5.2. Thu hồi tài sản tham nhũng của Việt Nam trong khuôn khổ UNCAC 60 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

5.2.1. Đánh giá kết quả và hạn chế trong việc thu hồi tài sản tham nhũng tại Việt

Nam trong khuôn khổ UNCAC 63

<b>5.3. Việt Nam cam kết việc thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 68 </b>

5.3.1. Đánh giá kết quả và hạn chế trong việc cam kết thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 70

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72 </b>

<b>CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 74 </b>

<b>3.1. Nguyên tắc học tập kinh nghiệm pháp luật nước ngoài 74 </b>

<b>3.2. Những bất cập còn tồn tại và nguyên nhân cơ bản 75 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Cho và nhận là những giao tiếp rất đời thường đôi khi lại được giấu mình trong lớp

<i>vỏ tưởng chừng khơng đáng để tâm – “tiền trầu thuốc” như cách gọi đương thời – đơi khi </i>

nó có đủ sức để gặm nhấm, cơng phá, làm ruỗng nát và sụp đổ cả một cơ chế nhà nước. Thực chất đó chính là nạn tham nhũng – hối lộ, đây là một căn bệnh gần như kinh niên và khó miễn dịch đối với mọi bộ máy quan chức nhà nước. Cùng với sự phát triển khơng ngừng của tồn cầu hố, nạn tham nhũng khơng cịn là việc chỉ dừng lại ở trong nội bộ của một quốc gia, nó đã trở thành một vấn nạn mà cộng đồng quốc tế cần phải mau chóng liên kết và hỗ trợ nhau để loại bỏ tham nhũng ra khỏi bộ máy nhà nước, tạo dựng niềm tin cho người dân nước mình.

Trên thực tế Việt Nam là quốc gia đang tham gia tích cực trong việc soạn thảo và ký kết Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Tuy nhiên mức độ cam kết của nước ta trong tuyên bố về việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng đặt

<i>ra chỉ dựa trên cơ sở “nội luật hố” các quy định của Cơng ước thành pháp luật Việt Nam. Theo đó Bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên </i>

<i>bố không áp dụng trực tiếp quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; việc thực hiện các quy định của Công ước trên sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác, song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc “có đi có lại”. Việc thực thi công ước sẽ phải qua các giai </i>

đoạn: Nội luật hố các quy định của Cơng ước; Tổ chức thực thi các quy định đã nội luật hoá; Hợp tác với các quốc gia khác trên cơ sở những thỏa thuận song phương hoặc đa phương; Đánh giá kết quả thực hiện Công ước. Với việc ký Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2010 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước với lộ trình 3 giai đoạn thì cho đến nay Việt Nam mới trải qua giai đoạn 1, tức từ năm 2010 đến 2011 của lộ trình 3 giai đoạn<small>1</small>. Có thể thấy rằng, việc hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng ở Việt

<small>1</small><i><small> Bộ tư pháp “Bàn về thực thi, tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng ở Việt Nam </small></i>

<i><small>hiện nay”, </small></i>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Nam diễn ra còn khá chậm cũng như trên thực tế chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam chúng ta còn khá thấp, cụ thể: Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2022, Việt Nam đạt 42/100 điểm, xếp hạng 77/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 3 điểm và 10 bậc so với khảo sát năm 2021 và tăng 6 điểm, 27 bậc so với năm 2020<small>2</small>. Việc chậm thực hiện cũng như ít kinh nghiệm, thiếu năng lực trong việc tham gia các nỗ lực quốc tế về đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam sẽ khiến cho tệ nạn tham nhũng ở nước ta ngày thêm trầm trọng hơn. Vì vậy việc thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng ở nước ta là một bước rất cần thiết nhằm phát triển và nâng cao lòng tin của nhân dân, góp phần xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh.

Tham nhũng là hiểm hoạ tồn cầu, nên cần có sự chung tay hành động, hợp sức cùng đấu tranh của cộng đồng quốc tế đề nhằm mục đích thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng có hiệu lực và hiệu quả hơn, thúc đẩy và tạo điều kiện hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phịng, chống tham nhũng. Chính vì vậy mà việc hợp tác quốc tế trong phịng chống tham nhũng đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi chúng ta phải hội nhập bắt kịp với xu thế phát triển của toàn cầu. Với nhận thức như trên,

<i>tác giả đã chọn đề tài: “Hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng của một số nước </i>

<i>trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học. </i>

<b>2. Tổng hợp tình hình nghiên cứu 2.1. Trong nước </b>

Việc hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng là một đề tài cịn mang tính mới, vì vậy các cơng trình nghiên cứu chun sâu ở Việt Nam chưa thực sự nhiều và phổ biến. Nhìn chung, các bài viết chủ yếu tồn tại dưới dạng bài báo, tạp chí, phóng sự. Tuy nhiên có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam sau đây:

<i>- Thái Minh Sơn “Pháp luật về phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên </i>

<i>thế giới và bài học cho Việt Nam”. </i>

<small>2 Chỉ số tham nhũng toàn cầu, (truy cập ngày 2/3/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Nguyễn Xn n, Nguyễn Hồ Bình, Bùi Minh Thành (đồng chủ biên) (2007),

<i>“Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới”. </i>

<b>2.2. Quốc tế </b>

<i>- Thanh tra chính phủ, Viện chiến lược và khoa học Thanh tra - “Hợp tác quốc tế về </i>

<i>phòng chống tham nhũng”, chong-thamnhung_t104c2716n3043tn.aspx </i>

<b>3. Mục tiêu của đề tài </b>

Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, tác giả nghiên cứu tập trung phân tích những nội dung sau:

<i>Một là, trên cơ sở phân tích, tìm hiểu những quy định về hợp tác quốc tế trong phòng </i>

chống tham nhũng, tác giả tập trung nghiên cứu pháp luật của nước ngoài nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp cho việc hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng vào thực tiễn tại Việt Nam.

<i>Hai là, nhận diện và kết luận những điểm tiến bộ, phù hợp của pháp luật Việt Nam </i>

để tiếp tục duy trì và phát huy, đồng thời rút kinh nghiệm cho Việt Nam và tiếp thu những mặt tiến bộ theo pháp luật nước ngoài. Từ đó, tác giả nghiên cứu đưa ra kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

<i>Ba là, tác giả mong rằng, sau khi đề tài này được thông qua, có thể trở thành một </i>

nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy làm tiền đề cho các công trình nghiên cứu khác sau này.

<b>4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu </b>

Với đề tài này, tác giả nghiên cứu những quy định về việc hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới từ đó nhằm mục đích đưa đến kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nghiệm cho pháp luật Việt Nam trong vấn đề này. Để đảm bảo chất lượng của bài nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào ba vấn đề chính: (i) Phân tích, tìm hiểu những quy định giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài trong vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng; (ii) Thực trạng áp dụng việc thực hiện biện pháp hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng hiện nay tại Việt Nam; (iii) Thông qua việc so sánh pháp luật nước ngồi, đưa ra tính khả thi và đề xuất, kiến nghị cho pháp luật Việt Nam về vấn đề còn đang bỏ ngỏ.

Đối với quy định của pháp luật trong nước, tác giả chủ yếu sử dụng, khai thác những quy định có liên quan đến hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng cũng như một số Thông tư, Nghị định, Nghị quyết, văn bản hướng dẫn đi kèm.

Đối với quy định của pháp luật nước ngoài, tác giả tập trung khai thác các quy định của các tổ chức quốc tế liên quan, các đạo luật, chính sách, chiến lược liên quan đến hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng. Việc khai thác về mặt lý luận cũng song hành đi với thực tiễn qua các bản án để làm rõ hai mặt: tính lý thuyết và tính áp dụng.

<b>5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận </b>

Góc độ văn bản luật Việt Nam: Tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng và các quy định khác liên quan; tìm hiểu quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về quy định hiện hành thơng qua sách, báo, tạp chí, luận văn,…

Góc độ văn bản pháp luật nước ngồi: Tìm hiểu các quy định trong pháp luật một số quốc gia. Ngồi ra, cơng trình nghiên cứu cịn khai thác các thông tin dựa trên quan điểm các tác giả tại các hội nghị thảo luận liên quan. Qua đó, tạo góc nhìn đa chiều khi áp dụng, cụ thể hóa các quy định tại Việt Nam.

Góc độ thực tiễn xã hội: Nhóm tác giả tập trung xem xét những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật về việc thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng. Bên cạnh việc tìm hiểu về thực trạng của Việt Nam thì đề tài cịn hướng đến việc tìm ra và khắc phục những điểm hạn chế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>5.2. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i>Đề tài hướng đến nghiên cứu các vấn đề theo “hướng phân tích, tổng hợp” nhằm </i>

góp phần làm rõ các vấn đề liên quan đến đề tài. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, đối với từng chương, mục, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để phân tích, so sánh, đối chiếu, giải thích và đưa ra những kết luận nhằm giúp người đọc hiểu rõ nhất những vấn đề mà nhóm tác giả hướng đến, cụ thể như sau:

<i>Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm </i>

<i><b>tổng hợp các vấn đề lý luận về vấn đề “Hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng </b></i>

<i><b>của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam". Thơng qua việc tìm kiếm, </b></i>

thu thập tài liệu, các nội dung lý luận khác nhau, tác giả sẽ phân tích, lập luận, tách chúng ra từng bộ phận riêng lẻ để tìm hiểu chuyên sâu về đối tượng cần nghiên cứu. Từ đó, tổng hợp những kết quả đã phân tích tạo thành một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc về vấn đề nghiên cứu.

<i>Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Thông qua phương pháp này, tác giả tập trung </i>

khai thác các vấn đề, nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, q trình phát triển và biến hố của đối tượng, để phát hiện ra bản chất và hướng phát triển của đối tượng. Từ đó đúc kết kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng pháp luật.

<i>Phương pháp tư duy suy luận, logic: Từ kết quả điều tra, khảo sát, qua q trình </i>

phân tích về đối tượng, cần kết hợp tư duy, nhìn nhận vấn đề và hệ thống vấn đề một cách khoa học để tìm ra các phương án phù hợp nhất.

Các phương pháp trên được tác giải sử dụng xuyên suốt đề tài để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu và giúp cho đề tài được mạch lạc và liên kết hơn. Ngồi ra cịn một số phương pháp khác để bổ trợ thêm: Phương pháp hệ thống, phương pháp giải thích pháp luật,… Tất cả các phương pháp này được tác giả sử dụng hỗ trợ xen lẫn, qua lại với nhau, mục đích là để làm sáng tỏ những vấn đề cụ thể trong mỗi chương và liên kết những chương còn lại với nhau thành một đề tài trọn vẹn nhất.

<b>6. Bố cục đề tài </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung đề tài nghiên cứu khoa học này gồm 3 chương như sau:

<b>Chương 1: Những vấn đề chung về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng </b>

Chương đầu tiên của đề tài nhằm làm rõ một số vấn đề chung của việc hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, bao gồm: Cách thức hoạt động, các tổ chức quốc tế mà quốc gia gia nhập,…

<b>Chương 2: Thực trạng hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới - Kinh nghiệm cho Việt Nam </b>

Chương này nhằm tìm hiểu thực trạng các vấn đề pháp lý mà Việt Nam đang gặp phải trong hoạt động hợp tác quốc tế nhằm phịng, chống tham nhũng, đồng thời tìm hiểu những điểm hay từ q trình hợp tác quốc tế trong phịng, chống tham nhũng ở một số quốc gia khác.

<b>Chương 3: Kinh nghiệm về hợp tác quốc tế cho Việt Nam trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng </b>

Từ q trình phân tích, tổng hợp và tìm hiểu những thơng trên. Qua đó nêu lên một số quan điểm, đề ra một số phương hướng hoàn thiện khung pháp lý, chính sách thực hiện biện pháp hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam.

<b>1.1 Khái niệm tham nhũng và các hoạt động về phòng, chống tham nhũng </b>

Tham nhũng là một hiện tượng có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời của nhà nước và có thể xảy ra ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tham nhũng cũng là vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>Theo tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International – TI) thì khái niệm </b></i>

<i>tham nhũng được định nghĩa như sau: “Tham nhũng là lạm dụng quyền lực được giao phó </i>

<i>để tư lợi”<small>3</small>. </i>

Nhận thức được những mối quan ngại về tình trạng hối lộ trong đó có sự liên quan của kẻ đi hối lộ cũng như người nhận hối lộ, năm 1999, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã giới thiệu một chỉ số mới là Chỉ số Đưa Hối lộ. Với chỉ số này Tổ chức Minh bạch quốc tế đã nhận thấy rằng các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển đóng một vai trò lớn trong việc làm cho tham nhũng lây lan nhanh sang các nước đang phát triển tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng lớn.

Tổ chức minh bạch thế giới (Transparency International- TI) - Là tổ chức phi chính phủ, phi đảng phái và phi lợi nhuận hoạt động một cách sâu rộng trong phạm vi hơn 100 quốc gia, được thành lập ở Berlin năm 1993. Với nỗ lực lạnh cuộc chiến chống tham nhũng trên toàn cầu, đặt ra những cách thức phong trào đa dạng nhằm đóng góp cho xã hội một cách tích cực hơn vì lợi ích chung của cộng đồng.

Theo tổ chức minh bạch quốc tế thì tham nhũng làm xói mịn lịng tin, làm suy yếu nền dân chủ, cản trở sự phát triển kinh tế và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, nghèo đói, chia rẽ xã hội và khủng hoảng môi trường. Vạch trần tham nhũng và buộc tội tham nhũng phải chịu trách nhiệm chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta hiểu cách thức hoạt động của tham nhũng và các hệ thống kích hoạt nó.

Ngày 31/1/2023, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố CPI năm 2022, tại đó nhấn mạnh, đại dịch COVID-19, khủng hoảng khí hậu và các mối đe dọa an ninh ngày càng gia tăng trên toàn cầu đang thúc đẩy một làn sóng bất ổn mới. Trong một thế giới vốn đã bất ổn, các quốc gia không giải quyết được vấn đề tham nhũng càng làm trầm trọng thêm những tác động. CPI<small>4</small> năm nay cho thấy, 124 quốc gia được đánh giá ở mức độ trì trệ, “dậm

<small>3 Theo Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International – TI) corruption (truy cập ngày 2/3/2023) </small>

<small> CPI (Chỉ số cảm nhận tham nhũng), xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ theo mức độ cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công, sử dụng dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới, </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

chân tại chỗ” trong chống tham nhũng, hơn 2/3 số quốc gia (68%) có điểm dưới 50 và điểm trung bình tồn cầu khơng thay đổi - ở mức 43. Những con số được đưa ra trong báo cáo chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) mới nhất, cho thấy những thách thức và yêu cầu cấp thiết phải hành động nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp. Điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất, nền hòa bình tồn cầu đang xấu đi và tham nhũng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của việc này<small>5</small>.

Báo cáo CPI 2022 cho thấy, hơn 2/3 quốc gia (68%) có điểm dưới 50 và điểm trung bình tồn cầu không thay đổi ở mức 43. Kể từ năm 2012, 25 quốc gia đã cải thiện đáng kể điểm số của mình, nhưng trong cùng thời kỳ, 31 quốc gia đã giảm đáng kể.

Theo TI, nhìn chung, CPI cho thấy mức độ tham nhũng đã không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn ở 86% quốc gia trong thập kỷ qua.Trong 5 năm qua (2018-2022), chỉ có 8 quốc gia cải thiện đáng kể điểm số, còn 10 quốc gia tụt hạng nghiêm trọng, trong đó bao gồm cả những quốc gia có thứ hạng cao như Áo (71), Luxembourg (77) và Vương quốc Anh (73)<small>6</small>.

<i><b>Theo Ngân hàng thế giới (World Bank – WB) thì khái niệm tham nhũng được định </b></i>

<i>nghĩa: “Tham nhũng - lạm dụng chức vụ công để tư lợi - bao gồm nhiều hành vi khác nhau, </i>

<i>từ hối lộ đến ăn cắp công quỹ”<small>7</small>. </i>

Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, tham nhũng là một vấn đề tồn cầu địi hỏi các giải pháp tồn cầu. Nhóm Ngân hàng Thế giới đã làm việc để giảm thiểu những tác

<small>rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, sử dụng thang điểm từ 0 đến 100, trong đó số 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch. </small>

<small>5 CPI 2022: Highlights and insights, insights-corruption-conflict?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=wapp (truy cập ngày 5/3/2023) (tạm dịch: CPI 2022 “Những điểm nổi bật và thông tin chi tiết”) </small>

<small>g/en/news/cpi-2022-highlights-6 Corruption perceptions index, (truy cập ngày 5/3/2023) (tạm dịch: Chỉ số nhận thức về tham nhũng) </small>

<small>7 Anticorruption Fact Sheet, (truy cập ngày 5/3/2023) (tạm dịch: Tờ thông tin sự thật về phịng chống tham nhũng) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

động có hại của tham nhũng tại các quốc gia khách hàng của mình trong hơn 20 năm. Ngân hàng Thế giới hoạt động ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu để giúp xây dựng các thể chế có năng lực, minh bạch và có trách nhiệm giải trình, đồng thời thiết kế và thực hiện các chương trình chống tham nhũng dựa trên các diễn ngôn và đổi mới mới nhất. Cơng việc của Nhóm Ngân hàng Thế giới xoay quanh tính bền vững và thay đổi kết quả bằng cách giúp cả các chủ thể nhà nước và phi nhà nước thiết lập năng lực cần thiết để thực hiện các chính sách và thơng lệ nhằm cải thiện kết quả và tăng cường liêm chính cơng. Làm việc với chính phủ các quốc gia để thiết kế và triển khai các chương trình, đồng thời với các đối tác tồn cầu để giảm các luồng tài chính bất hợp pháp<small>8</small>. Ngồi ra, Nhóm Ngân hàng Thế giới làm việc với khu vực công và khu vực tư nhân cũng như xã hội dân sự để hỗ trợ các nỗ lực phòng chống tham nhũng, cải thiện các biện pháp khắc phục hành vi sai trái khi xảy ra cũng như nỗ lực cải thiện các hành vi, chuẩn mực và tiêu chuẩn cần thiết để duy trì các nỗ lực chống tham nhũng.

Cụ thể Ngân hàng Thế giới đã tập trung thực hiện các biện pháp sau:

<i><b>Thứ nhất: Chống tham nhũng trong các dự án do Nhóm Ngân hàng Thế giới (IDA/IBRD) tài trợ </b></i>

Phương pháp chống tham nhũng của Nhóm Ngân hàng Thế giới kết hợp chính sách chủ động dự đoán và quản lý rủi ro trong các dự án của mình. Tập đồn Ngân hàng xem xét kỹ lưỡng tất cả các dự án tiềm năng và làm việc với khách hàng để giảm thiểu rủi ro tham nhũng có thể xảy ra đã được xác định. Hệ thống Trừng phạt độc lập của Nhóm Ngân hàng bao gồm Phó Chủ tịch Liêm chính, chịu trách nhiệm điều tra các cáo buộc gian lận và tham nhũng trong các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Các cơ chế khiếu nại của công chúng được xây dựng trong các dự án để khuyến khích và trao quyền giám sát, và các dự án được giám sát tích cực trong q trình thực hiện.

Khi các cáo buộc gian lận và tham nhũng được chứng minh, các công ty liên quan đến hành vi sai trái sẽ bị cấm tham gia vào bất kỳ hoạt động mới nào do Nhóm Ngân hàng

<small>8Anticorruption Fact Sheet, (truy cập ngày 5/3/2023) (tạm dịch: Tờ thông tin sự thật về phòng chống tham nhũng) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Thế giới tài trợ. Các chính phủ có liên quan nhận được kết quả điều tra của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Cho đến nay, Nhóm Ngân hàng Thế giới đã công khai cấm hoặc xử phạt hơn 1.000 công ty và cá nhân.

Trong năm tài chính 2020, Nhóm Ngân hàng Thế giới đã cấm hoặc trừng phạt 49 công ty và cá nhân, đồng thời công nhận 72 trường hợp cấm cản chéo từ các ngân hàng phát triển đa phương khác. Vào cuối năm tài chính 2020, 372 thực thể đã bị xử phạt miễn trừ có điều kiện, một quy trình theo đó các cơng ty có cơ hội cải thiện các chương trình tuân thủ nội bộ của họ như một phần của lệnh trừng phạt.

Ngân hàng Thế giới gần đây đã đưa ra một loạt các Sáng kiến Chống Tham nhũng nhằm tái khẳng định cam kết giúp các quốc gia giải quyết vấn đề tham nhũng, giải quyết những thay đổi trong toàn cầu hóa, cơng nghệ, khoa học xã hội và các yếu tố khác. Các Sáng kiến Chống Tham nhũng mở rộng trọng tâm của Ngân hàng ra ngoài các quốc gia đang phát triển để bao gồm cả các trung tâm tài chính, tiếp nhận vấn đề chính trị về tham nhũng một cách cởi mở hơn trước, khai thác các công nghệ mới để hiểu, giải quyết và ngăn ngừa tham nhũng, đồng thời tích hợp những hiểu biết sâu sắc về khoa học xã hội hành vi.

<i><b>Thứ hai: Giúp Chính phủ ngăn chặn và phát hiện tham nhũng </b></i>

Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến việc các chính phủ phải chi tiêu khẩn cấp quy mô lớn, đôi khi không tuân thủ các biện pháp kiểm tra và cân đối thông thường. Khi các quốc gia bắt tay vào con đường hướng tới một nền kinh tế bền vững và toàn diện hơn, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với thách thức kích hoạt lại nền kinh tế trong bối cảnh căng thẳng tài chính lớn cộng với việc tích lũy một lượng lớn nợ. Việc sử dụng thận trọng các nguồn lực khan hiếm một cách minh bạch là rất quan trọng. Đây là cơ hội để xây dựng một chính phủ trong sạch, có trách nhiệm giải trình và minh bạch bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn liêm chính cao nhất thông qua việc chặn đứng các điểm vào cho phép tham nhũng sinh sôi. Trong bối cảnh không gian tài khóa eo hẹp trong những năm tới, việc chi hàng tỷ đơ la bị thất thốt do tham nhũng để phục hồi nền kinh tế và đảm bảo rằng những người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương chịu thiệt hại do tham nhũng được bảo vệ thậm chí cịn quan trọng hơn trước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Nhận thấy rằng những nỗ lực kiểm soát tham nhũng đã mang lại những bài học quan trọng, vào tháng 9 năm 2020, Nhóm Ngân hàng Thế giới đã cơng bố một báo cáo tồn cầu dựa trên các nghiên cứu điển hình về các cơng cụ và cách tiếp cận khác nhau. Nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của chính phủ: Cuộc chiến chống tham nhũng bao gồm năm lĩnh vực chủ đề chính: mua sắm công, cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp nhà nước, quản lý hải quan và cung cấp dịch vụ, và các chủ đề xuyên suốt như các sáng kiến của chính phủ mở và GovTech, với các ví dụ điển hình từ vòng quanh thế giới.

<i><b>Quan điểm về tham nhũng theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) </b></i>

Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng. Công ước này cũng nêu rõ các hành vi tham nhũng, bao gồm: việc người có chức vụ, quyền hạn lấy cắp, tham ơ tài sản nhà nước; lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng; tạo sự xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với xã hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi.

Có thể thấy, sự ra đời của Cơng ước UNCAC là rất cần thiết cho công cuộc đấu tranh chống tham nhũng của các quốc gia trên thế giới. Công ước UNCAC không đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là tham nhũng, chỉ xác định các hành vi được coi là tham nhũng bao gồm: hối lội, tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản của công chức, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi; lạm dụng chức vụ; hối lộ trong lĩnh vực tư; biển thủ tài sản trong lĩnh vực tư<small>9</small>. Quy định này đã thể hiện được đầy đủ nhất về hành vi tham nhũng trong cả khu vực công và khu vực tư, được xem là phù hợp với một số nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về khái niệm tham nhũng.

Hành vi tham nhũng theo quy định của Công ước UNCAC đã thể hiện đầy đủ các dạng tham nhũng cũng như hình thái của tham nhũng nhưng nhìn chung, hành vi này đều được thực hiện dưới dạng lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ để làm hoặc không làm một việc trong q trình thi hành cơng vụ. Ngồi ra, Cơng ước này cũng quy định hành vi đưa hối lội và làm giàu bất hợp pháp cũng là những hành vi tham nhũng. Nhóm hành vi tham nhũng theo quy định của Công ước này đã được mở rộng hơn so với các khái niệm tham nhũng

<small>9 Điều 15 đến Điều 22 của Công ước UNCAC </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

trong nghiên cứu khoa học trên thế giới. Khi nghiên cứu các khái niệm đó, tác giả thấy rằng hầu hết trên thế giới đều chỉ tập trung trong nhóm hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ trong khi thi hành cơng vụ, rất ít nghiên cứu đề cập đến nhóm hành vi đưa hối lộ, làm giàu bất hợp pháp vào khái niệm tham nhũng. Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng là công cụ chống tham nhũng phổ qt duy nhất có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Cách tiếp cận sâu rộng của Cơng ước và tính chất bắt buộc của nhiều điều khoản khiến Công ước trở thành một công cụ duy nhất để phát triển một phản ứng toàn diện đối với một vấn đề toàn cầu.

Về yếu tố lỗi, quy định của Công ước UNCAC về các hành vi tham nhũng đều được thực hiện với lỗi cố ý. Về mục đích các hành vi tham nhũng, hầu hết các hành vi tham nhũng trong Công ước này đều vì mục đích nhận được một lợi ích không chính đáng cho bản thân hoặc cho bất kỳ ai. Lợi ích khơng chính đáng ở đây có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Cịn về hành vi đưa hối lộ thì mục đích để người có chức vụ làm hoặc khơng làm một việc trong q trình thi hành cơng vụ, nhiệm vụ. Người thực hiện các hành vi tham nhũng trong Công ước UNCAC là công chức hoặc bất kỳ ai. Trong các quan điểm tham nhũng trên thế giới, có ít quan điểm tham nhũng trên thế giới, có ít quan điểm đề cập đến người thực hiện hành vi tham nhũng mà hầu hết chỉ tập trung ở dạng hành vi và mục đích thực hiện hành vi này.

Như vậy, qua các phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm về tham nhũng theo quy định của Công ước UNCAC dựa trên các yếu tố về hành vi, lỗi, mục đích và người thực

<i>hiện hành vi đó như sau: “Tham nhũng là hành vi của công chức trong khu vực tư đã cố ý </i>

<i>lợi dụng chức vụ đề làm hoặc không làm một việc trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ nhằm đạt được một lợi ích khơng chính đáng cho bản thân hoặc cho người khác”. Ngoài </i>

ra, hành vi làm giàu bất hợp pháp của công chức, hành vi đưa hối lộ cũng được xem là hành vi tham nhũng.

Việc thông qua Công ước Liên hợp quốc chống tham nhũng sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng cộng đồng quốc tế quyết tâm phòng, chống tham nhũng. Cảnh báo những kẻ tham nhũng rằng sự phản bội niềm tin của cơng chúng sẽ khơng cịn được dung thứ. Và nó sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của các giá trị cốt lõi như trung thực, tôn trọng pháp quyền,

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

khả năng giải trình và minh bạch trong việc thúc đẩy phát triển và biến thế giới thành một nơi tốt hơn cho tất cả.

Theo đó quy định của pháp luật quốc tế về hợp tác đấu tranh trong phòng chống tham nhũng được quy định tại Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng được quy định một cách tóm tắt như sau:

Cơng ước giới thiệu một bộ đầy đủ các tiêu chuẩn, biện pháp và các quy tắc mà tất cả các quốc gia có thể áp dụng để tăng cường pháp lý và cơ chế pháp lý để chống tham nhũng. Nó kêu gọi các biện pháp phịng ngừa và hình sự hóa các hình thức tham nhũng phổ biến nhất ở cả khu vực cơng và khu vực tư nhân. Và nó tạo ra một bước đột phá lớn bằng cách yêu cầu các quốc gia thành viên trả lại tài sản có được do tham nhũng cho quốc gia mà họ đã bị đánh cắp.

<i><b>Quan điểm về tham nhũng của Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (CTOC) </b></i>

Công ước CTOC cũng không đưa ra định nghĩa thế nào là tham nhũng mà chỉ quy định thế nào là tham nhũng mà chỉ quy định nghĩa vụ tội phạm hoá các hành vi tham nhũng gồm hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ<small>10</small>. Hành vi tham nhũng gắn liền với nhóm hành vi hối lộ trong khu vực công, không quy định về tham nhũng trong khu vực tư. Theo Công ước, biểu hiện của các hành vi này là nhận một mối lợi ích khơng chính đáng (có thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất) của công chức nhà nước để làm một việc hoặc không làm một việc trong khi thực hiện cơng vụ của mình. Các hành vi này cũng được thực hiện với lỗi cố ý, mục đích là nhằm thu được một mối lợi khơng chính đáng cho bản thân hoặc người khác. Người thực hiện hành vi nhận hối lộ là viên chức nhà nước và bất kỳ ai trong hành vi đưa hối lộ.

Như vậy, quy định về các hành vi tham nhũng của Cơng ước CTOC cần phải tội phạm hố cũng có phần giống với các quan điểm trên thế giưới và của Công ước UNCAC ở yếu tố lỗi, mục đích và người thực hiện hành vi tham nhũng (bao gồm cả người nhận và

<small>10 Điều 8 Công ước CTOC </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

người đưa hối lộ). Tuy nhiên, dạng hành vi tham nhũng này trong Công ước CTOC chỉ giới hạn trong khu vực công, đây là điểm khác biệt so với quy định của công ước UNCAC và một số quan điểm trên thế giới.

Qua các phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về tham nhũng theo CTOC như sau:

<i>“Hành vi tham nhũng bao gồm hành vi gợi ý, chấp nhận một cách trực tiếp hay gián tiếp một mối lợi không chính đáng của viên chức nhà nước hoặc hứa hẹn, đề nghị hay mang đến một cách trực tiếp hay gián tiếp một mối lợi khơng chính đáng cho người đó hoặc một thực thể khác để viên chức nhà nước đẩy hành động hoặc không hành động trong khi thực hiện các phận sự chính thức của mình”. Quan điểm này nhằm khái quát các đặc điểm chúng </i>

nhất của một dạng hành vi tham nhũng, từ đó đưa ra một khái niệm chung về các hành vi tham nhũng mà các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải tội phạm hoá trên cơ sở các quy định của Công ước CTOC. Quan điểm về tham nhũng này so với quan điểm tham nhũng mà tác giả đưa ra khi nghiên cứu về Công ước UNCAC được đánh giá là hẹp hơn vì nhóm hành vi được coi là tham nhũng tại Cơng ước CTOC có quy định đồng nhất hành vi tham nhũng là hành vi hối lộ giống như một số nghiên cứu trên thế giới. Đối chiếu với các quan điểm quốc tế về tham nhũng, hành vi tham nhũng theo quy định của Công ước CTOC cũng chỉ mới phản ánh được một phần của tham nhũng, chưa thể hiện được hết nội hàm của tham nhũng.

Tuy có sự khác biệt về nội dung, mức độ chi tiết của các quy định và đều không đưa ra định nghĩa thế nào là tham nhũng nhưng 2 Công ước nêu trên đều có những vấn đề chung nhất định liên quan đến hành vi được coi là tham nhũng. Thứ nhất, các Công ước này đều phản ánh sự cần thiết của việc hình sự hố các hành vi tham nhũng đối với pháp luật quốc gia. Công ước UNCAC quy định các quốc gia thành viên sẽ đảm bảo các hành vi tham nhũng theo quy định của Công ước được hình sự hố<small>11</small>. Cơng ước CTOC cũng u cầu quốc gia thành viên hình sự hố đối với các hành vi tham nhũng theo quy định của Công ước<small>12</small>. Thứ hai, cả hai Công ước này đều xây dựng những chỉ dẫn mang tính chuẩn mực

<small>11 Điều 15 đến Điều 28 Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) </small>

<small>12 Điều 8 Công ước của Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (CTOC) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

cho các quốc gia thành viên trong việc hình sự hố các hành vi tham nhũng. Việc quy định từng loại hành vi tham nhũng rõ ràng và cụ thể được xem là chuẩn mực quốc tế để giúp các quốc gia thành viên trong quá trình lập pháp của mình về tội phạm tham nhũng.

<b>Quan điểm về tham nhũng của Ban thư ký Liên Hợp Quốc </b>

Ban Thư ký Liên Hợp Quốc (United Nations Secreatariat) thì cho rằng tham nhũng bao hàm<small>13</small>: Một là, hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn ăn cắp, tham ô và chiếm đoạt tài sản của Nhà nước; Hai là, lạm dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp thơng qua việc sử dụng các quy chế chính thức một cách khơng chính thức; Ba là, sự mâu thuẫn, khơng cân đối giữa các lợi ích chính đáng do thực hiện nghĩa vụ xã hội với những món tư lợi riêng.

<b>Quan điểm về tham nhũng theo Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) </b>

Theo Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) định nghĩa tham nhũng là lạm dụng chức vụ, quyền lực cho lợi ích cá nhân, thơng qua hối lộ, tống tiền, thao túng thị trường, thiên vị người thân, gian lận, chuyển tiền (hình thức hối lộ) hoặc tham ơ. Việt Nam ký Hiệp định hợp tác với UNDP ngày 21 tháng 3 năm 1978. Với vai trò là một cơ quan tài trợ của Liên hợp quốc, UNDP bắt đầu thực hiện chương trình hỗ trợ tại Việt Nam từ 1978. Từ đó đến nay, UNDP đã thực hiện cho nước ta sáu chương trình viện trợ với tổng số vốn khoảng 430 triệu USD. Nhìn chung các chương trình viện trợ của UNDP cho Việt Nam được đánh giá là thực hiện tốt, có hiệu quả. UNDP coi Việt Nam là một điển hình trong quan hệ hợp tác giữa UNDP với các nước. Qua các chương trình dự án của mình, UNDP đóng góp đáng kể vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách đổi mới, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, pháp luật, hành chính. Xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể cho nhiều ngành, địa phương và tích cực hỗ trợ cơng cuộc xố đói giảm nghèo ở nước ta, (đặc biệt là trong việc huy động viện trợ, giúp Chính phủ điều phơí viện trợ, hội

<small>13 United Nations Secretariat (1995), International Review of Criminal Policy, No 41, A/Conf, 169/14. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

nhập khu vực và thế giới và một số lĩnh vực cải cách thể chế nhạy cảm bao gồm việc phát triển khn khổ pháp lý và cải cách hành chính<small>14</small>.

<b>Quan điểm về tham nhũng trong các hội nghị, hội thảo quốc tế bàn về đấu tranh phòng, chống tham nhũng </b>

Trong các hội nghị, hội thảo quốc tế bàn về tham nhũng như Hội nghị quốc tế về chống tham nhũng diễn ra tại Washington (Hoa Kỳ) năm 1983, Hội nghị quốc tế bàn về các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995, đã đưa ra khái niệm tham nhũng với nhiều quan điểm khác nhau như tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng; hoặc tham nhũng bao hàm trong nội dung của nó cả tệ nạn hối lộ (nấp dưới hình thức “thù lao” để quyến rũ người đang bị mắc nợ), tệ bệnh gia đình chủ nghĩa (sự ban ơn, bao che trên cơ sở những quan hệ cá nhân) và sự chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản công cộng và biến tài sản đó thành của riêng cá nhân<small>15</small>.

Các quan niệm trên tuy có những cách lý giải riêng về tham nhũng nhưng đều có điểm chung là xác định tham nhũng là hành vi có tính tốn, có sự chuẩn bị và người thực hiện hành vi tham nhũng đã lợi dụng ưu thế từ chức vụ, quyền hạn được giao để vụ lợi, người đó được hưởng lợi ích nhiều hơn so với điều kiện thơng thường. Tham nhũng luôn

<b>gắn liền với quyền lực, gắn với chức vụ, quyền hạn của người tham nhũng. </b>

Qua nghiên cứu các quan điểm về khái niệm “tham nhũng” trên thế giới ta thấy được hành vi tham nhũng bao gồm cả trong khu vực công và khu vực tư, hành vi tham nhũng là hành vi lạm dụng chức, quyền để trục lợi. Tuy nhiên chưa có quan điểm nào cho rằng tham nhũng cịn có cả hành vi đưa hối lộ và môi giới hối lộ nhưng về cơ bản, quan điểm về tham nhũng trong các nghiên cứu khoa học ở Việt Nam phù hợp với các quan điểm trên thế giới và các Công ước quốc tế về chống tham nhũng. Tóm lại qua những nghiên cứu trên thì tác giả rút

<i>ra khái niệm về tham nhũng như sau: “Tham nhũng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thực </i>

<small>14 Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc, chuc-quoc-te/chuong-trinh-phat-trien-cua-lien-hop-quoc-undp-united-nations-development-programme-undp-139</small>

<small> cập ngày 23/1/2023). </small>

<small>15 Nguyễn Xn n, Nguyễn Hồ Bình, Bùi Minh Thành (đồng chủ biên) (2007), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr20. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>hiện công vụ, nhiệm vụ đó để vụ lợi cá nhân hoặc làm giàu bất hợp pháp của cơng chức. Ngồi ra, hành vi tham nhũng cịn là hành vi đưa hối lộ, mơi giới hối lộ, lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc khi thi hành công vụ, nhiệm vụ nhằm vụ lợi”. </i>

<b>1.2 Khái niệm hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng </b>

Theo từ điển tiếng Việt hay những quy định của pháp luật chưa có định nghĩa nào

<i>giải thích rõ ràng “Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tham nhũng là gì”. Dựa </i>

theo sự tổng hợp, nghiên cứu, tác giả phân tích và đưa ra ý kiến như sau về khái niệm hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng:

<i><b>Về mặt ngữ nghĩa: Theo từ điển tiếng Việt thì “hợp tác” là cùng nhau chung sức, </b></i>

<i><b>góp sức để cùng phát triển một cơng việc, lĩnh vực nào đó với cùng chung một mục đích. </b></i>

Hợp tác quốc tế hoặc hợp tác giữa các quốc gia là việc các quốc gia trên toàn thế giới cùng nhau chung sức, góp sức để cùng phát triển một lĩnh vực nào đó với cùng chung một mục đích, khơng chống phá hoặc phá hoại lợi ích của nhau.

<i>Về mặt pháp lý: Hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm bao gồm toàn bộ các hoạt </i>

động cần thiết cùa thành viên cộng đồng quốc tế, nhằm ngăn ngừa, trừng trị, loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống quốc tế cũng như đời sống quốc gia. Hoạt động hợp tác quốc tế bao gồm các hành động cụ thể, được thực hiện trong nhiều lĩnh vực thuộc các hoạt động tư pháp, đó là:

- Phân định thẩm quyền xét xử cùa các quốc gia trong trường hợp phát sinh xung đột về thẩm quyền tài phán. Trong thực tiễn hợp tác quốc tế, vấn đề xung đột này thường liên quan nhiều nhất tới các tội phạm có tính chất quốc tế.

- Thoả thuận thành lập Toà án quốc tế xét xử các tội phạm quốc tế (các cá nhân phạm tội) về tội diệt chủng, tội ác chiến tranh,...

- Tương trợ tư pháp của các quốc gia trong các vụ việc hình sự, về các hoạt động có tính chất tư pháp, như thẩm vấn kẻ phạm tội; chuyển giao tài liệu, giấy tờ; tập trung các vật chứng; lấy lời khai của nhân chứng và các hoạt động điều tra khác; dẫn độ tội phạm và chuyển giao phạm nhân để thụ án tại quốc gia mà phạm nhân là công dân...

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Ngày nay, trong bối cảnh thế giới đầy biến động và thách thức, có nhiều yếu tố mới xuất hiện, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với hầu hết quốc gia. Trong đó xu thế tồn cầu hóa được đánh giá là một xu thế khách quan, lôi cuốn các quốc gia, các vùng lãnh thổ cùng tham gia, vừa tăng cường hợp tác quốc tế, vừa tăng sự cạnh tranh và phụ thuộc lẫn

<b>nhau. Nhưng hơn hết, các quốc gia và vùng lãnh thổ đều hiểu rằng, xu thế hợp tác quốc tế </b>

bao giờ cũng chiếm ưu thế vì mục đích đơi bên cùng có lợi. Đặc biệt với vấn đề phòng chống tham nhũng, việc hợp tác quốc tế trong vấn đề này đã tạo ra một mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới nhằm đẩy lùi tham nhũng một cách có hiệu quả hơn.

<b>Như vậy theo nghiên cứu, tổng hợp của tác giả thì khái niệm hợp tác quốc tế trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng có thể được hiểu như sau: </b>

Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tham nhũng là việc các quốc gia trên toàn thế giới cùng nhau chung sức, góp sức để cùng nhau thực hiện phòng chống tham nhũng. Bao gồm các hoạt động: (1) Việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tham nhũng là việc các quốc gia tăng cường hợp tác song phương, đa phương, có các quy định chi tiết về tội phạm tham nhũng, hành vi tham nhũng, dẫn độ tội phạm tham nhũng. (2) Việc nội luật hoá các quy định, điều ước quốc tế được các quốc gia cùng nhau ký kết và quy định một cách chặt chẽ các quy định liên quan đến phòng chống tham nhũng. (3) Các quốc gia thực hiện minh bạch chỉ số tham nhũng, đấu tranh phòng chống tham nhũng, phát hiện tham nhũng. (4) Tăng cường đối thoại, giao lưu, hợp tác chia sẻ trao đổi những kinh nghiệm trong phòng chống tham nhũng. (5) Nhận diện hành vi tham nhũng mới trong thời đại mới.

<b>1.3 Cơ sở việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng </b>

Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế. Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc các lĩnh vực của đời sống xã hội và xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất. Q trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức độ cao đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

quốc gia và được quốc tế hoá ngày một sâu sắc. Sự quốc tế hố như vậy thơng qua việc hợp tác ngày càng sâu giữa các quốc gia ở tầm song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu. Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế. Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình. Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng. Nhìn tổng thể thì hội nhập quốc tế cho thấy nhu cầu hợp tác ngày càng lớn và đa dạng, đồng thời có nhiều chuyển biến đột phá đến mức vượt qua những quy định mang tính truyền thống.

Từ sau khi Việt Nam chúng ta lập lại hồ bình đến nay, trong q trình xây dựng và đổi mới phát triển, hàng loạt các công ước quốc tế về phịng chống tội phạm có tính chất xuyên quốc gia đã ra đời như: Các công ước về khủng bố, trẻ em, buôn bán ma tuý, bn bán người,… Bên cạnh đó, nước ta cũng đã tham gia thực hiện ký kết các điều ước quốc tế về đấu tranh chống tội phạm và dẫn độ tội phạm. Trên cơ sở đó, những điều ước quốc tế đa phương mang tính tồn cầu, các khu vực cũng đã ký kết các điều ước khu vực, mà tiêu biểu là Công ước quốc tế về dẫn độ tội phạm Châu Âu 1957, Công ước ASEAN về dẫn độ và tương trợ tư pháp,… Nghiên cứu quá trình hợp tác quốc tế, tác giả thấy rằng: Hợp tác quốc tế từ lâu đã được coi là một nhu cầu tất yếu, đòi hỏi khách quan và là một xu hướng vận động không thể thiếu được trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển của thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy mà các quốc gia ngày nay ngày càng quan tâm và mở rộng các hoạt động dẫn độ, tương trợ tư pháp và các hoạt động hợp tác quốc tế khác trong lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng hiện hay. Thực tế cho thấy hệ thống pháp luật bảo vệ công lý trong nước đang phải đối mặt với vấn đề toàn cầu hố tội phạm, các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia thực hiện tội phạm với số lượng ngày càng tăng do kết quả của sự phát triển giao lưu quốc tế, tồn cầu hố. Đặc biệt là trong hợp tác kinh tế. Do vậy, để đấu tranh và xử lý phòng ngừa tội phạm tham nhũng quốc tế thì việc tăng cường cơ chế hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực dẫn độ, tương trợ tư pháp và các hoạt động hợp tác quốc tế sẽ là chìa khố trong việc đấu tranh phịng chống tham nhũng tội phạm xuyên quốc gia một cách hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Tham nhũng là một phạm trù lịch sử. Nó xuất hiện ngay khi có sự phân chia giai cấp và sự hình thành Nhà nước và xuất hiện ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, hệ luỵ điển hình của tham nhũng đó là tài sản bị thất thoát, ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng, đây là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, không chỉ làm cản trở sự phát triển của đất nước, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội mà nguy hiểm hơn đó cịn là mầm mống dẫn tới làm suy yếu bộ máy nhà nước, đe doạ trực tiếp tới sự tồn vong của chế độ Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy việc phịng, chống tham nhũng ln là một vấn đề cấp bách. Nó gây nguy hại cho sự phát triển của các quốc gia và là một trong các nguyên nhân gây ra nạn đói nghèo cho người dân. Tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử và từng quốc gia mà có các biện pháp trừng phạt khác nhau. Có thể thấy rằng những lợi ích của tồn cầu hố đem lại là khơng thể phủ nhận, tuy nhiên tính tồn cầu hố cũng phản ánh mặt trái của xu thế hội nhập hiện nay. Thực trạng này địi hỏi sự nỗ lực khơng ngừng nghỉ của cộng đồng quốc tế cũng như mỗi quốc gia, để hồn thiện hơn trong q trình tồn cầu hố, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện tư tưởng trong giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030, Chỉ thị số 48-CT/TW đã nhấn

<i>mạnh: “Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong cơng tác phịng, chống tội phạm, trước hết </i>

<i>là với các nước láng giềng, các nước có quan hệ truyền thống, các nước trong khu vực ASEAN. Tổ chức thực hiện tốt các công ước quốc tế, hiệp định tương trợ tư pháp, hiện định hợp tác phòng, chống tội phạm mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập. Tiếp tục nghiên cứu tham gia, ký kết các điều ước quốc tế khác liên quan đến cơng tác phịng, chống tội phạm”. Vì vậy, việc nghiên cứu hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng là hết sức </i>

cần thiết trong điều kiện hội nhập quốc tế.

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập quốc tế ngày càng được coi trọng và diễn ra trên nhiều mặt của đời sống pháp luật, chính trị, kinh tế - xã hội với nhiều tính chất, phạm vi và hình thức sâu rộng. Những nội dung về hội nhập quốc tế hiện nay đã trở thành xu thế chung của thế giới, là mối quan tâm của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Có sự nhận định chung sự liên kết giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay thực sự là đòn bẩy để tiến đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

thời đại mới - thời đại tồn cầu hóa đang dần hình thành. Đặc biệt là vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng trong thời đại hiện nay.

Việc tìm hiểu đưa ra kết luận về các khái niệm: Tham nhũng; Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng và nêu ra cơ sở cho việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tham nhũng sẽ giúp làm rõ và cải thiện hơn việc nâng cao cơng tác hợp tác quốc tế về phịng chống tham nhũng. Từ đó đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng như: Tăng cường hợp tác song phương, đa phương, có các quy định chi tiết về tội phạm tham nhũng, hành vi tham nhũng, dẫn độ tội phạm tham nhũng. Đẩy mạnh việc nội luật hoá các quy định, điều ước quốc tế được các quốc gia cùng nhau ký kết và quy định một cách chặt chẽ các quy định liên quan đến phòng chống tham nhũng. Thực hiện minh bạch chỉ số tham nhũng, đấu tranh phòng chống tham nhũng, phát hiện tham nhũng. Tăng cường đối thoại, giao lưu, hợp tác chia sẻ trao đổi những kinh nghiệm trong phòng chống tham nhũng đồng thời nhận diện hành vi tham nhũng mới trong thời đại mới. Tất cả những hoạt động trên cùng với sự chỉ đạo của Đảng với lòng quyết tâm đẩy lùi tham nhũng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI </b>

<b>1. THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG TỒN CẦU HIỆN NAY </b>

Hồ bình toàn cầu đang ngày càng xấu đi trong 15 năm vừa qua. Tham nhũng vừa là kết quả của những xung đột, an ninh và rắc rối. Tham nhũng làm suy yếu khả năng bảo vệ người dân của một đất nước, nó làm xói mịn đi niềm tin của công chúng, gây ra các mối đe doạ an ninh ngày càng khó kiểm sốt hơn. Mặt khác, xung đột tạo cơ hội cho tham nhũng và phá hoại những nỗ lực ngăn chặn tham nhũng của các chính phủ. Ngay cả những quốc gia có điểm số CPI cao cũng đóng góp một phần vai trị trong các mối đe doạ mà tham nhũng gây ra đối với an ninh trên toàn cầu. Các số liệu thống kê hiện nay cho thấy hơn 5% GDP toàn cầu là khoảng 2.6 nghìn tỷ USD trong đó có hơn 1 nghìn tỷ USD được chi trả cho các hoạt động hối lộ, tham nhũng hàng năm. Gần đây, thông lệ quốc tế về hối lộ quan chức nước ngoài đã trở nên phổ biến. Ở một số quốc gia, thậm chí có thể khấu trừ nghĩa vụ thuế của cơng ty đối với khoản hối lộ (Hội đồng Châu Âu, 2015), và khơng có gì ngạc nhiên khi các tập đồn quốc tế đã hối lộ trên khắp thế giới để đảm bảo kinh doanh. Hàng loạt bê bối tham nhũng vặt có liên quan đã làm thay đổi cục diện. Điển hình, trong các cuộc điều tra vào giữa những năm 1970, hơn 400 công ty Hoa Kỳ thừa nhận rằng họ cũng đã hối lộ các quan chức chính phủ nước ngồi, các chính trị gia và các tổ chức chính trị với "tiền thưởng" tổng cộng hơn 300 triệu USD (Hội đồng Châu Âu, 2015). Trong bối cảnh này, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài (1977), lần đầu tiên quy định việc hối lộ một quan chức nước ngoài là một tội ác. Việc thông qua luật này đã thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn giữa các quốc gia trong việc thảo luận về các vấn đề tham nhũng và nhu cầu xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế để chống tham nhũng, cả trên toàn cầu và khu vực. trong các cơng trình của các nhà khoa học.

Hiện nay trên diễn đàn quốc trong việc hợp tác quốc tế phịng tránh tham nhũng, có rất tổ chức đưa ra các biện pháp để đánh giá mức độ tham nhũng của một quốc gia. Điển hình phải kể tới những nỗ lực đấu tranh của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI).

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Đầu tiên phải kể tới đó là TI đã biên soạn ra “Chỉ số người trả hối lộ”. Cụ thể như sau: Năm 1999, TI biên soạn Chỉ số người trả hối lộ, đây là bảng xếp hạng các quốc gia phát triển kinh tế nhất theo mức độ phổ biến của các hành vi tham nhũng trong hoạt động của các công ty Từ năm 2003, TI đã tiến hành một nghiên cứu có tên là Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu, là một nghiên cứu xã hội học. khảo sát công dân từ các quốc gia khác nhau về trải nghiệm của họ với các hành vi tham nhũng. Mục tiêu của dự án này là xem xét tham nhũng theo lĩnh vực; để xác định các cơ quan chính phủ tham nhũng nhất; để đánh giá hiệu quả của các nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ, v.v.

Thứ hai, thước đo được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá mức độ tham nhũng của một quốc gia là Chỉ số Nhận thức Tham nhũng, do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) giới thiệu. Năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI ). Chỉ số được dùng để đánh giá mức độ tham nhũng của các nước hằng năm. Chỉ số cảm nhận tham nhũng: Kể từ khi thành lập vào năm 1995, Chỉ số cảm nhận tham nhũng đã trở thành chỉ số toàn cầu hàng đầu về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số chấm điểm 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công, sử dụng dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm Ngân hàng thế giới, diễn đàn kinh tế thế giới, các công ty tư vấn rủi ro tư nhân, các tổ chức tư vấn và các tổ chức khác. Quy trình tính tốn CPI thường xun được xem xét để đảm bảo quy trình này chặt chẽ nhất co thể, gần đây nhất là do Trung tâm nghiên cứu chung của Uỷ ban Châu Âu thực hiện vào năm 2017<small>16</small>.

Từ năm 2003, TI đã tiến hành một nghiên cứu có tên là Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu, là một nghiên cứu xã hội học. khảo sát công dân từ các quốc gia khác nhau về trải nghiệm của họ với các hành vi tham nhũng. Mục tiêu của dự án này là xem xét tham nhũng theo lĩnh vực; để xác định các cơ quan chính phủ tham nhũng nhất; để đánh giá hiệu quả của các nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ, v.v. Ưu điểm chắc chắn của nó là cơ sở dữ liệu thực nghiệm rộng rãi về các biểu hiện của tham nhũng; khả năng phân tích những nỗ lực của chính phủ để chống tham nhũng; một nghiên cứu về những hiện tượng này trong

<small>16 How CPI score are calculated, (truy cập 3/4/2023) (tạm dịch: “Cách tính điểm chỉ số tham nhũng”). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

động lực học. Tuy nhiên, dữ liệu Phong vũ biểu không phải lúc nào cũng tương ứng với Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng và các câu hỏi điều tra xã hội học thay đổi người biên soạn nhằm đạt được tính khách quan tối đa trong việc đánh giá mức độ tham nhũng từ năm này sang năm khác.

Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2022 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về những nỗ lực phịng chống tham nhũng bị đình trệ trên tồn thế giới. Điều này đã nói lên một lời nhắc nhở hàng năm rằng việc lạm dụng quyền lực đang ngày trở nên tinh vi và rắc rối hơn bao giờ hết. Ngày 31/1/2013, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã cơng bố CPI năm 2022, tại đó nhấn mạnh, đại dịch COVID-19, khủng hoảng khí hậu và các mối đe doạ an ninh ngày càng gia tăng trên tồn cầu đang thúc đẩy một làn sóng bất ổn mới. Trong 1 thế giới vốn đã bất ổn, các quốc gia không giải quyết được vấn đề tham nhũng càng làm trầm trọng thêm những tác động. CPI năm nay cho thấy 124 quốc gia không có tiến bộ trong chống tham nhũng. Báo cáo CPI 2022 cho thấy hơn 2/3 số quốc gia (68%) có điểm dưới 50 và điểm trung bình tồn cầu không thay đổi, nằm trong mức 43<small>17</small>, được đánh giá ở mức độ trì trệ, trong khi số quốc gia suy giảm đang gia tăng, điều này gây ra hệ quả rất nghiêm trọng, vì hồ bình tồn cầu đang xấu đi và tham nhũng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của điều này. Những con số được đưa ra trong báo cáo chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) mới nhất cho thấy những thách thức và yêu cầu cần phải thiết lập lại những hành động nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Theo những số liệu thống kê của CPI tham nhũng cũng là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của nỗ lực quốc tế nhằm thiết lập hồ bình và an ninh ở Afghanistan (24 điểm CPI), làm suy yếu tính hợp pháp và khả năng của Chính phủ Afghanistan. Cuộc xâm lược tồn diện của Nga vào Ukraine đã cho thấy rõ ràng rằng việc không hành động chống lại tham nhũng xuyên quốc gia có thể gây ra những hậu quả rất thảm khốc. Bối cảnh chính trị bất ổn và nạn tham nhũng ăn sâu chính là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhóm vũ trang bất hợp pháp, các lực lượng quốc phòng, an ninh

<small>17 Chỉ số tham nhũng, (truy cập ngày 15/1/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

được quản lý yếu kém phải vật lộn để đương đầu với những thách thức trong khi tình trạng tham nhũng khơng được kiểm sốt sẽ lấy đi dần các nguồn lực và làm suy yếu cả một quốc gia. Mặc dù năm 2022 chúng ta đã đạt được một số tiến bộ, nhưng tuy nhiên nó vẫn chưa đủ. Khi cái gai tham nhũng vẫn còn tiếp tục tồn tại thì khi đó lịng tin của người dân sẽ tiếp tục bị phá vỡ và chính phủ của quốc gia đó sẽ đi dần tới bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên điều đáng mừng là những cuộc chiến chống tham nhũng tiếp tục mạnh mẽ hơn nhờ sự hợp tác quốc tế về phòng ngừa, điều tra, truy tố của các quốc gia. Sự hội nhập về hợp tác quốc tế trong cơng tác phịng chống tham nhũng đã phần nào đã thúc đẩy luật chống tham nhũng mạnh mẽ hơn.

<b>CPI 2022 trong khu vực Châu Mỹ: Trong năm thứ tư liên tiếp, Châu Mỹ có điểm </b>

trung bình là 43/100 trong Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (CPI). Việc thiếu hành động quyết đốn trong cơng cuộc phòng chống tham nhũng và củng cố các thể chế cơng đang thúc đẩy các hoạt động tội phạm có tổ chức ở nơi đây đang dần phá hoại dân chủ và nhân quyền, đồng thời đe doạ việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, châm ngòi cho bạo lực và huỷ hoại môi trường được diễn ra trên khắp nơi.

Xu hướng tham nhũng ở khu vực Châu Mỹ có đặc điểm như sau: Các thể chế công yếu ớt và vô trách nhiệm ở Mỹ Latinh đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho mạng lưới tội phạm có tổ chức phát triển, thúc đẩy bạo lực và tình cảnh mất an ninh ngày càng gia tăng. Đây là một trong những mối quan tâm chính đối với người Mỹ Latinh, cùng với tham nhũng và nền kinh tế. Bằng chứng cho thấy, ở Honduras (23, Guatemala (24) và Peru (36) tội phạm có tổ chức ảnh hưởng mạnh mẽ với các ứng cử viên và chính trị gia, họ tài trợ cho các chiến dịch bầu cử hoặc thậm chí tự mình tranh cử, ở Amazon việc bn bán ma t đã mang lại bạo lực cho các lãnh thổ của người bản địa và người gốc Phi, hơn thế nữa năm 2021 các quốc gia Mỹ Latinh đã ghi nhận số vụ việc giết người bảo vệ nhân quyền cao nhất. Cụ thể: Colombia (39) có số vụ giết người cao nhất với 138 vụ tiếp theo là 42 vụ ở Mexico (31) và 27 vụ ở Brazil (38). Trong khi đó để giải quyết tội phạm có tổ chức và bạo lực băng đảng thì một số chính phủ đã thực hiện các biện pháp cực đoan tập trung quyền lực vào ngành hành pháp, làm giảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đồng thời đặt ra các mối đe doạ nghiêm trọng đối với nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Cụ thể đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i><b>là việc ban hành “tình trạng tuyên bố về các quốc gia có ngoại lệ”<small>18</small></b></i> trong năm 2022 ở El Salvador (33), Ecuador (36) và Honduras (23). Tuy nhiên tổng thống của El Salvador kể từ tháng 3 năm 2022 ngành hành pháp đã sử dụng lực lượng an ninh và nhà nước để thực hiện chính sách chống bạo lực thơng qua việc đàn áp, bắt bớ và kỳ thị người dân, làm trầm trọng thêm tính chất của các cuộc khủng hoảng nhân quyền và dân chủ mà nhà nước đang trải qua. Tình trạng khẩn cấp này khơng chỉ cho phép đình chỉ các bảo đảm về hiến định và còn loại bỏ cả các biện pháp kiểm soát pháp lý đối với các quy trình hành chính đối với việc sử dụng công quỹ và các hợp đồng của nhà nước cũng như quyền tiếp cận thơng tin cơng khác. Nói cách khác chính tình trạng này đã thúc đẩy sự thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc quản lý các nguồn lực công. Tuy nhiên bên cạnh những bất cập thì tình trạng tham nhũng nơi đây cũng đang dần được cải thiện đáng kể. Các hệ thống dân chủ đang được vận hành theo hướng tích cực thúc đẩy tình minh bạch và trách nhiệm giải trình ngày càng hiệu quả hơn. Tại Hoa Kỳ đã có những dấu hiệu cải thiện sau nhiều năm chống tham nhũng, các sáng kiến ủng hộ dân chủ quan trọng đã được phê duyệt ở cấp tiểu bang và địa phương bao gồm các biện pháp như: Mở rộng quyền tiếp cận bầu cử cho người dân, những điều này mang lại sự minh bạch hơn trong việc chi tiêu bầu cử và tăng sự lựa chọn của cử tri. Hơn thế nữa các hành động này đã tạo nên ý nghĩa nhất định và phù hợp hơn về trách nhiệm giải trình sau cuộc tấn công vào Điện Capitol tại Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2021.

Bên cạnh 2 tình trạng đã phân tích ở trên thì việc tình trạng “khơng hành động” cũng rất đáng lo ngại khi điều này gây lên những bất ổn không hề nhỏ. Cụ thể: Điểm số của Canada (74) đã bị đình trệ sau vài năm suy giảm đồng thời điều này được cho rằng là do những cáo buộc cho rằng các quan chức Trung Quốc đã can thiệp vào chính trị ở Canada. Như vậy các chính phủ ở Châu Mỹ cần phải củng cố thể chế của mình để bảo đảm rằng kiểm sốt được tình trạng tham nhũng và giải quyết một cách có hiệu quả. Cần lưu ý chỉ bằng cách thúc đẩy tính liêm chính và minh bạch trong các cơ quan tư pháp hình sự thì liệu rằng có bảo vệ được người tố cáo tham nhũng và chấm dứt được tình trạng tội phạm

<small>18 Tình trạng ngoại lệ là một cơ chế pháp lý được sử dụng để giải quyết các tình huống khẩn cấp và phải rõ ràng. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

tham nhũng hay không? Trong bối cảnh hiện nay mạng lưới tham nhũng đang ngày càng tinh vi và trở nên phức tạp, nên ta cần tận dụng tốt hơn cơng nghệ trong q trình điều tra, tăng cường hợp tác giữa các công tố viên trong khu vực và thực hiện các biện pháp toàn diện hơn để ngăn chặn dòng tiền bẩn từ tội phạm tham nhũng. Tình trạng tham nhũng mang lại thách thức hiện nay là rất lớn thế nhưng với nỗ lực chung của các lĩnh vực khác nhau, việc xây dựng sự đồng thuận và chung tay tham gia phòng chống tham nhũng Châu Mỹ sẽ có cơ hội vượt qua được và xây dựng một xã hội dân chủ, hồ nhập hơn với mức độ liêm chính cao hơn trong cộng đồng.

<b>CPI 2022 cho Châu Á Thái Bình Dương: Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục trì </b>

trệ bởi Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2022 ở mức trung bình 45 trên thang điểm 100 trong năm thứ 4 liên tiếp. Một số quốc gia Châu Á đã được chứng minh là đang có những bước tiến trong cơng cuộc chống tham nhũng vặt, tuy nhiên tham nhũng lớn vẫn còn phổ biến và tình trạng chung hầu như chưa được cải thiện.

<b>CPI 2022 của khu vực Đông Âu và Trung Á: Trung bình điểm của Đơng Âu và </b>

Trung Á cho thấy sự suy giảm, giảm 1 điểm xuống cịn 35, thấp hơn mức trung bình tồn cầu là 43. Thực tế trên khu vực này đều có điểm chung là chính phủ làm suy yếu q trình dân chủ, đàn áp và hạn chế quyền tự do truyền thơng, điều này làm cho tình trạng tham nhũng ngày càng thêm trầm trọng và chủ nghĩa độc đốn khiến cho Đơng Âu và Trung Á trở thành khu vực có thành tích thấp thứ 2 trong chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI. Cuộc xâm lược của Nga (28) vào Ukraine (33) đã cho thấy rõ được mức độ tham nhũng đang đe doạ tới an ninh và ổn định khu vực. Hậu quả đối với phần cịn lại của thế giới là vơ cùng to lớn: Cuộc tấn công vào Ukraine đã gây ra những thách thức lớn về chính trị, kinh tế và an ninh trên khắp Đông Âu, đồng thời đe doạ đến tiến trình bảo vệ pháp quyền, chống tham nhũng và hỗ trợ hoạt động lành mạnh của các thể chế dân chủ.

<b>CPI 2022 của khu vực Trung Đơng và Bắc Phi: Mức trung bình của Trung Đông </b>

và Bắc Phi đã giảm theo Chỉ số tham nhũng năm 2022 – chạm mức thấp 38/100 sau nhiều năm trì trệ. Khu vực này tiếp tục đấu tranh với chủ nghĩa độc tài, thậm chí cả những thay những thay đổi lớn như: thay đổi lãnh đạo do các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập hơn một

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thập kỷ trước cuối cùng cũng thất bại trong việc phá bỏ cấu trúc quyền lực của những người đứng đầu duy trì quyền kiểm sốt và gây cản trở đến sự tồn vẹn của chính trị. Điều này đã làm cho tình trạng bất ổn dân sự, bạo lực và xung đột lan rộng khi mọi người đấu tranh cho quyền và tiếng nói của họ. Sự bất ổn này đã củng cố quyền lực thúc đẩy tham nhũng chính trị, ni dưỡng vịng luẩn quẩn của chủ nghĩa độc tài, tham nhũng và xung đột khắp nơi. Trong đó các quốc gia ghi điểm hàng đầu trong số các Quốc gia Ả Rập là các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE: 67) và Qatar (58). Các quốc gia đang chìm trong xung đột đó là Libya (17), Yemen (16) và Syria (13).

<b>CPI của khu vực Châu Phi cận Sahara: Với số điểm trung bình là 32, Châu Phi </b>

cận Sahara là khu vực có chỉ số CPI thấp nhất, điều này cho thấy sự cải thiện rất ít so với những năm trước, chính điều này đòi hỏi sự cần thiết phải hành động một cách khẩn cấp. Trên khắp các khu vực, đại dịch COVID-19 đã làm những lỗ hổng cấu trúc trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ quốc gia trở nên rõ ràng hơn, rủi ro tham nhũng liên quan đến mua sắm công và việc biển thủ quỹ xảy ra khắp nơi. Cú sốc kinh tế do đại dịch gây ra đã dẫn đến các cuộc biểu tình và bất đồng xảy ra ở nhiều quốc gia trong khu vực này, bao gồm: Nam Phi (44), Angola (27) và Zimbabwe (24), chi phí tham nhũng và sinh hoạt gia tăng việc lạm dụng quỹ khẩn cấp xảy ra tràn lan. Tại Nigeria (25) các tổ chức xã hội đã tố cáo về việc các bang tích trữ thuốc điều trị COVID-19 và kêu gọi các tổ chức chống tham nhũng điều tra các cáo buộc này. Khu vực này đang trải qua tình trạng nghèo đói cùng cực có xu hướng ngày càng gia tăng, để đảo ngược vị trí của khu vực là khu vực hoạt động kém nhất trên CPI, chính phủ ở các nước Châu Phi khu vực cận Sahara phải hành động một cách quyết đốn, đặc biệt là ở những nơi có nền kinh tế đã bị suy yếu do suy thoái kinh tế đang diễn ra bắt nguồn từ COVID.

<b>CPI của khu vực Tây Âu và Eu: Tại đây chính biện pháp phòng chống tham nhũng </b>

rời rạc đã ảnh hưởng rất lớn đến khu vực. Với số điểm trung bình là 66/100 Tây Âu và Liên minh Châu Âu (Eu) một lần nữa là khu vực có điểm số cao nhất trong Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (CPI), tuy nhiên thì tiến độ đã bình đình trệ lại ở phần lớn các quốc gia trong hơn 1 thập kỷ đổ lại đây. CPI 2022 cho thấy trong số 31 quốc gia trong khu vực chỉ có 6 quốc gia cải thiện điểm số trong khi 7 quốc gia giảm điểm. Những quốc gia đạt được

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

những chỉ số khả quan đó là: Đan Mạch (90), Phần Lan (87), Na Uy (84), bên cạnh đó những quốc gia có điểm chỉ số thấp nhất đó là Romania (46), Bulgaria (43) và Hungary (42). Mười quốc gia đã ghi nhận điểm số thấp nhất từ trước đến nay trong đó có Vương quốc Anh (73) đã giảm 5 điểm kể từ năm ngoái.

Ngoài các nghiên cứu tham nhũng được thực hiện bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), cịn có các tổ chức đẩy lùi tham nhũng khác, điển hình như: Công ước chống tham nhũng của Liên hiệp quốc (LHQ). Cách tiếp cận sâu rộng của Cơng ước và tính chất bắt buộc của nhiều điều khoản khiến Công ước trở thành một công cụ duy nhất để phát triển một phản ứng toàn diện đối với một vấn đề tồn cầu. Cơng ước bao gồm 5 lĩnh vực chính: (1) Các biện pháp phịng ngừa; (2) Tội phạm hố và thực thi pháp luật; (3) Hợp tác quốc tế; (4) Thu hồi tài sản; (5) Hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin. Công ước đề cập đến nhiều hình thức tham nhũng khác nhau, chẳng hạn như hối lộ, mua bán ảnh hưởng, lạm dụng chức vụ và các hành vi tham nhũng khác nhau trong khu vực tư nhân<small>19</small>.

Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng là một điều ước quốc tế đa phương do các quốc gia và các tổ chức quốc tế thoả thuận xây dựng nên qua quá trình đàm phán. Tham nhũng gây cản trở lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và cũng là nguyên nhân gây ra nghèo đói với nhiều dân tộc. Tình trạng tham nhũng ngày càng có xu hướng phát triển sâu rộng hơn, tinh vi hơn và khó ngăn chặn hơn. Chính vì thế, tháng 12-2003, đại diện hơn 120 nước trên thế giới đã họp tại Mê-hi-cô để thông qua Công ước chống tham nhũng của Liên hiệp quốc (LHQ). Công ước này được đánh giá là bước tiến lớn của cộng đồng quốc tế trong hợp tác chống tham nhũng. Hiện nay, đã có hơn 110 nước, trong đó có Việt Nam, đã ký Công ước chống tham nhũng. LHQ thống nhất lấy ngày 9-12 hằng năm làm Ngày Quốc tế chống tham nhũng.

Cơng tác phịng chống tham nhũng tích cực trên tồn cầu khơng chỉ được thể hiện rõ trong các số liệu của TI và Công ước chống tham nhũng của Liên hiệp quốc. Bên cạnh đó cũng cần thấy thực tế hiện nay. Đó là những tài sản cơng bị đánh cắp bởi quan chức và lãnh đạo tham nhũng gây ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát

<small>19 (truy cập ngày 4/3/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

triển. Số tiền tham nhũng được chuyển ra nước ngoài, cất giấu tại các quỹ tín dụng, ngân hàng, quỹ bảo hiểm… thông qua các hành vi che mắt như đầu tư chứng khoán, bất động sản, hợp đồng bảo hiểm, đầu tư kinh doanh. Quá trình thu hồi tài sản rất phức tạp và tốn nhiều thời gian vì những tài sản bị đánh cắp thường được che giấu rất tinh vi, nên rõ ràng rất cần sự phối hợp chặt chẽ trên phạm vi tồn cầu.

Chính thực tiễn đó đã đặt ra nỗ lực chống tham nhũng, Interpol - đã sáng lập ra mạng lưới toàn cầu thu hồi tài sản bị chiếm đoạt do tham nhũng nhằm hỗ trợ cơ quan hành pháp thu hồi và hoàn trả số tiền bị mất do tham nhũng trở về quốc gia bị mất. Interpol là tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế lớn nhất thế giới, với 194 nước thành viên, có vai trò kết nối lực lượng Cảnh sát trên toàn thế giới trong công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Interpol có một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao có thể đáp ứng được những yêu cầu của cơng tác phịng, chống tội phạm thế kỷ 21. Với sự tham gia của 190 nước, Interpol là cơ quan đầu não chuyên về điều tra, theo dõi, cung cấp tư liệu liên quan đến tội phạm hình sự.

Theo đó, lực lượng cảnh sát các nước thành viên Interpol có thể truy cập mạng lưới này của Interpol để thông qua hệ thống thông tin thường trực nhằm cung cấp, trích xuất và khai thác các thơng tin hữu ích được cập nhật liên tục những thông tin như: Thông tin liên lạc cụ thể với những đầu mối từ các nước thành viên khác, thơng báo chính thức của Interpol liên quan đến tội phạm tham nhũng, đóng băng tài sản, những hoạt động về điều tra thu hồi tài sản. Chia sẻ những tình huống thực tế cụ thể. Quá trình trên của Interpol đã và đang phát triển sáng kiến để theo dõi, nắm bắt và hoàn trả số tiền bị đánh cắp do tham nhũng trở về nước xuất xứ và góp phần đưa các đối tượng tham nhũng ra trước ánh sáng pháp luật.

Trước những tác động tồi tệ của tệ nạn tham nhũng, các quốc gia đã bắt tay vào việc xây dựng các công ước viên quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Trong phạm vi của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) các quốc gia đã thoả thuận về các cam kết “minh bạch hoá” trong các hiệp định thương mại nhằm mục đích giảm bớt quyền tự quyết định của các quan chức chính phủ và cung cấp sự bảo đảm của quốc gia thành viên rằng chính phủ của một quốc gia thành viên sẽ khơng thể che giấu các hành vi vi phạm có liên quan tới tham

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

nhũng. Không những vậy, các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương cũng đã ghi nhận những nỗ lực phòng chống tham nhũng hiệu quả. Từ những khái quát trên về tình trạng tham nhũng của các khu vực khác nhau trên thế giới, tác giả sẽ đi phân tích 3 quốc gia đó là: Trung Quốc, Đức và Đan Mạch. Qua đó so chiếu với những quy định pháp luật của Việt Nam nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho tình trạng hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng hiện nay.

<b>2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI TRUNG QUỐC </b>

<b>2.1. Tổng quan về tình hình tăng cường hợp tác quốc tế trong phịng, chống tham nhũng tại Trung Quốc </b>

Về tình hình hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng tại Trung Quốc trong gần 3 năm qua, quốc gia này đã thiết lập quan hệ hợp tác chống tham nhũng với 89 nước và vùng lãnh thổ, ký kết 44 hiệp ước dẫn độ và 57 hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự. Từ năm 2014, Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) thơng qua “Tun bố Bắc Kinh về chống tham nhũng”, đến Hội nghị Thượng đỉnh G20 mới đây được tổ chức đã phê chuẩn ủng hộ “Chương trình hành động chống tham nhũng G20 từ năm 2015 – 2016”, mạng lưới các cơ quan thực thi pháp luật chống tham nhũng APEC đi vào hoạt động tại Bắc Kinh, qua những hoạt động này vai trò của Trung Quốc đã nhận được sự đánh giá cao rộng khắp. Nghiên cứu viên cao cấp Viện Viễn Đông

<i>thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Lomanov cho biết: “Hành động chống tham nhũng </i>

<i>xuyên quốc gia quy mô lớn của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm rộng khắp của cộng đồng quốc tế, cũng nêu tấm gương và cung cấp kinh nghiệm cho nhiều nước”. </i>

Chống tham nhũng xuyên quốc gia là hoạt động duy nhất giúp ngăn chặn tội phạm này trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, giảm thiểu những thiệt hại kinh tế đồng thời cải thiện môi trường, ngăn chặn tham nhũng hiệu quả hơn. Giáo sư Andrew Wedeman, Khoa Chính trị Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Trung Quốc, Đại học bang Georgia, Mỹ cho biết, từ các chiến dịch chống tham nhũng trên quy mô toàn quốc cho tới việc hợp tác chống tham nhũng xuyên quốc gia dựa vào cơ chế G20 đã một phần nào thể hiện được

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

cường độ chống tham nhũng của Trung Quốc ở nước ngoài. Để phối hợp tốt hơn nữa, ngăn chặn tình trạng quan chức tham nhũng “ơm” tiền chạy ra nước ngồi, Trung Quốc đã đề nghị các nhà ngoại giao nước ngồi tại Bắc Kinh tìm kiếm sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động<small>20</small>.

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII Trung Quốc đã thông qua Luật sửa đổi Hiến pháp và Luật Giám sát, thành lập Ủy ban Giám sát Quốc gia, được giao những nhiệm vụ quan trọng như hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, củng cố tổ chức và điều phối quốc tế về phòng, chống tham nhũng. truy đuổi kẻ chạy trốn, đồ ăn cắp và ngăn chặn trốn thoát, tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Ủy ban thường vụ đã tiến hành xây dựng đồng thời hoàn thiện các luật liên quan, thực hiện việc tổ chức điều tra và giám sát chặt chẽ, cung cấp các bảo đảm pháp lý và công việc quan trọng cho cuộc truy quét quốc tế chống tham nhũng đối với những kẻ chạy trốn và hàng hóa bị đánh cắp.

Trung Quốc đã kiên quyết thực hiện các quyết định và triển khai các quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tận tâm làm tròn nhiệm vụ do Hiến pháp và Luật Giám sát giao phó, tích cực hưởng ứng tiếng nói của nhân dân, tổ chức và phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh hơn nữa công tác chống tham nhũng và tiến hành các hoạt động truy quét các phần tử tham nhũng trên khắp thế giới. Thực tiễn thành công trong việc truy quét tội phạm chống tham nhũng quốc tế mà tác giả sẽ đưa ra ở phần sau sẽ minh chứng đầy đủ rằng Chính phủ Trung không khoan nhượng trong việc trừng phạt tham nhũng, củng cố và phát huy thắng lợi to lớn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng tạo chỗ dựa vững chắc.

<b>2.1.1. Tình hình chính của cuộc truy đuổi tội phạm quốc tế chống tham nhũng và tài sản bị đánh cắp tại Trung Quốc </b>

Dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận Bình làm nịng cốt, cơ chế điều phối chống tham nhũng quốc tế của Trung Quốc đối với hành vi bỏ trốn sau khi thực hiện tội tham nhũng đã phát huy hết vai trị của

<small>20</small><i><small>Bùi Thị Hồ “Phịng chống các tội phạm tham nhũng ở Việt Nam” – Khoá Luận tốt nghiệp cử nhân Luật, niên </small></i>

<small>khoá 2013-2017. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

mình. Từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2020, theo thống kê có tổng cộng 7.831 người đào tẩu đã được tìm thấy từ hơn 120 quốc gia và khu vực, bao gồm 2.075 đảng viên và nhân viên nhà nước. Số tiền bị đánh cắp được trả lại là 19,654 tỷ nhân dân tệ, với sự tích cực đẩy mạnh hoạt động phòng chống tham nhũng mạnh mẽ, Trung Quốc đã làm giảm đáng kể số lượng kẻ đào tẩu. Bên cạnh đó quốc gia này cịn tích cực tham gia hợp tác chống tham nhũng trong khuôn khổ đa phương như: Liên hợp quốc, G20, APEC, BRICS và đã ký kết 43 hiệp định mới với 28 quốc gia, bao gồm hiệp định dẫn độ, hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định chia và trả tài sản . Ký kết 11 thỏa thuận hợp tác với 10 cơ quan thực thi pháp luật phòng chống tham nhũng trong nước và các tổ chức quốc tế, bước đầu xây dựng mạng lưới hợp tác thực thi pháp luật phòng chống tham nhũng phủ khắp các châu lục và các quốc gia trọng điểm.

Với những nỗ lực như vậy Trung Quốc đã thành lập hệ thống thống kê và báo cáo về thông tin chuyến bay của đảng viên và nhân viên nhà nước, điều tra và xác minh lại kỹ lưỡng các nhân viên bỏ trốn, đồng thời tìm ra tồn diện điểm mấu chốt, cơng khai vạch trần 57 nhân viên bỏ trốn và đạt được kết quả khả quan. Tính đến cuối tháng 6 năm 2020, các cơ quan giám sát, cơ quan kiểm sát và cơ quan công an của các tỉnh, khu vực và thành phố trực thuộc Trung ương đã bắt giữ 1.468 người, hồi hương 345 người và dẫn độ 50 người theo quy định của pháp luật thông qua hợp tác với luật pháp nước ngoài các cơ quan thực thi trong "Chiến dịch Skynet"<small>21</small>.

<i>Điển hình như các vụ việc: Yang Xiuzhu, nghi phạm số một trong "Trăm nhân sự </i>

<i>báo đỏ" và là cựu phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Chiết Giang, đã bỏ trốn ra nước ngoài </i>

trong 13 năm. Tội phạm này đã chạy tới 1 nơi trong 6 quốc gia và xin tị nạn chính trị 3 lần. Tuy nhiên với sự hợp tác của Trung Quốc và các quốc gia khác trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng, cuối cùng đã khiến Yang Xiuzhu trở thành những

<small>21 Trung Quốc bắt tham nhũng trong ngày quốc tế chống tham nhũng, nhung-trong-ngay-quoc-te-chong-tham-nhung-185524098.htm (truy cập ngày 23/1/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

“khơng lối thốt”, “khơng tiền tiêu xài”, “không nương tựa” và buộc phải quay về Trung Quốc đầu hàng<small>22</small>.

Vụ án chi nhánh Kaiping của Ngân hàng Trung Quốc là vụ án tham nhũng nhân viên ngân hàng lớn nhất kể từ khi thành lập Trung Quốc Mới, Trung Quốc đã thúc đẩy việc Hoa Kỳ buộc Yu Zhendong và Xu Chaofan phải hồi thường liên tiếp và thu hồi tài sản trị giá khoảng 2,13 tỷ nhân dân tệ. Ngân hàng Thế giới và Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm đã liệt kê vụ án này là một ví dụ thành cơng về truy đuổi quốc tế những kẻ đào tẩu và hàng hóa bị đánh cắp.

Yan Yongming, cựu chủ tịch của Công ty TNHH Dược phẩm Jilin Tonghua Jinma, đã biển thủ một lượng lớn công quỹ và trốn sang New Zealand. Theo "Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng", Trung Quốc đã kêu gọi New Zealand đệ đơn kiện Yan Yongming và thu hồi thu nhập bất hợp pháp của anh ta. Cuối cùng, Yan Yongming đã khiến Yan Yongming trở về Trung Quốc để đầu hàng<small>23</small>. .Số tiền bị đánh cắp và số tiền thu lợi bất hợp pháp liên quan đến vụ án tổng cộng khoảng 329 triệu nhân dân tệ, sau cùng anh ta đã tự nguyện quay về Trung Quốc đầu thú và nộp lại tổng số tiền thu nhập bất hợp pháp khoảng 250 triệu nhân dân tệ.

Như vậy với những nỗ lực không ngừng, Trung Quốc đã thực hiện hợp tác tư pháp và thực thi pháp luật quốc tế sâu rộng. Kể từ khi thành lập Ủy ban Giám sát Quốc gia, Quốc gia này đã tận tâm thực hiện Luật Hỗ trợ Tư pháp Hình sự Quốc tế, các hiệp ước dẫn độ song phương và các hiệp ước tương trợ tư pháp hình sự do Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc xem xét và phê chuẩn. Hơn 9 yêu cầu hỗ trợ tư pháp hình sự, 7 yêu cầu dẫn độ, hơn 50 trường hợp tham vấn với các cơ quan thực thi pháp luật nước ngoài tại Trung Quốc và 31 phái đoàn được thành lập để đi đến 17 quốc gia để thực hiện hợp tác thực thi pháp luật trong việc truy tìm kẻ đào tẩu và hàng hóa bị đánh cắp .

<small>22 Tin chính trị, xã hội, 33948.htm (truy cập ngày 16/2/2023). </small>

<small> Cách Trung Quốc, Mỹ thu hồi tài sản tham nhũng, nhung-4483386.html (truy cập ngày 19/3/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

ban Giám sát Nhà nước và Bộ Ngoại giao đã dẫn độ thành công Yao Jinqi, cựu phó thẩm phán huyện Xinchang, tỉnh Chiết Giang, từ Bulgaria theo hiệp ước dẫn độ Trung Quốc - Bulgaria. Ủy ban Giám sát Quốc gia và Ủy ban Chống Tham nhũng của Tổng thống Philippines đã tiến hành hợp tác thực thi pháp luật để thúc đẩy Philippines hồi hương cựu tổng giám đốc của Công ty TNHH Tài nguyên Tái tạo Jiangsu Paper Union, Xie Haojie theo Luật Di trú của Philippines. Ủy ban Giám sát Nhà nước và Bộ Công an lần đầu tiên triển khai hợp tác quốc tế trong việc truy bắt tập trung các nghi phạm hình sự khi thi hành cơng vụ, đồng thời đề nghị cảnh sát Campuchia truy bắt và đưa 4 đối tượng bỏ trốn ra xét xử. Thông qua hợp tác trong từng trường hợp cụ thể, các tịa án của Úc và Síp được khuyến khích cơng nhận và thi hành các phán quyết đóng băng đối với các tội phạm liên quan đến nghĩa vụ do tòa án Trung Quốc ban hành.

Như vậy trong hợp tác quốc tế, Trung Quốc đã kiên quyết tôn trọng chủ quyền của các nước liên quan, tuân thủ luật pháp và các quy định, công bằng và công lý, tích cực duy trì quan hệ hữu nghị. Điều này đã giành được sự hợp tác, ủng hộ và công nhận đầy đủ của cộng đồng quốc tế. Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã đề nghị học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc. Phục vụ đắc lực cơng tác phịng, chống tham nhũng trong nước. Ủy ban Giám sát Nhà nước đã tích cực hợp tác điều tra các tội phạm lớn liên quan đến nghĩa vụ trong nước, tiến hành thu thập chứng cứ ở nước ngồi thơng qua các kênh hợp tác tư pháp và thực thi pháp luật quốc tế, thu hồi những người có liên quan ở nước ngồi, thu hồi tiền bị đánh cắp ở nước ngoài và loại bỏ hiệu quả các phần tử tham nhũng. Tăng cường truy bắt đối tượng bỏ trốn tại các địa bàn trọng điểm. Năm 2019, tổng số 502 người bỏ trốn từ các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tài chính nhà nước và tổ chức tự quản cấp cơ sở đã được bắt giữ, chiếm 24,6% tổng số người bỏ trốn được thu hồi trong cùng kỳ<small>24</small>.

<b>2.1.2. Thực hiện giao lưu, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng cho quá trình truy bắt tội phạm, thu hồi tài sản trộm cắp tại Trung Quốc </b>

<small>24 国 家 监 察 委 员 会 关 于 开 展 反 腐 败 国 际 追 逃 追 赃 工 作 情 况 的 报 告 _ 中 国 人 大 网 –</small>

<small>[[ ] (truy cập 23/3/2023) (tạm dịch: “Báo cáo của Uỷ ban Giám sát Quốc gia về Phòng, chống Tham nhũng Quốc tế truy nã tội phạm và tài sản”). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đích thân làm việc với lãnh đạo các nước liên quan, tiến hành trao đổi sâu và xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề như thiết lập mạng lưới hợp tác thực thi pháp luật, xử lý hàng bỏ trốn và hàng ăn cắp và hợp tác thực thi pháp luật, đồng thời từ chối cung cấp "nơi trú ẩn an toàn". " cho các quan chức tham nhũng, tạo ra một môi trường bên ngoài thuận lợi cho việc truy đuổi những kẻ chạy trốn và hàng hóa bị đánh cắp. tình trạng. Đặt vấn đề truy đuổi kẻ chạy trốn và thu hồi hàng hóa bị đánh cắp trong trao đổi nước ngoài, tham gia sâu vào quản trị quốc tế về chống tham nhũng, thực hiện hợp tác quốc tế sâu rộng, tích cực kể câu chuyện chống tham nhũng ở Trung Quốc, công khai hiệu quả và tư tưởng chống tham nhũng -tham nhũng ở Trung Quốc và chứng minh rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc chống tham nhũng và trung thực và chính trực<small>25</small>. Hình ảnh liêm khiết giúp cộng đồng quốc tế hiểu đúng về hệ thống chính trị của đất nước tơi, tăng cường hợp tác và trao đổi sâu rộng và học hỏi lẫn nhau giữa đất nước tôi với các nước và các tổ chức quốc tế có liên quan, và thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ quốc tế<small>26</small>.

Tích cực thực hiện hợp tác và giao lưu quốc tế, thúc đẩy thiết lập một trật tự quốc tế chống tham nhũng mới. Trong các khuôn khổ đa phương như Liên hợp quốc, G20, APEC và các nước BRICS, Trung Quốc tích cực trình bày các đề xuất của Trung Quốc, hướng dẫn xây dựng các quy tắc quốc tế và nhiều lần đưa việc truy đuổi tội phạm đào tẩu và hàng hóa bị đánh cắp vào các tài liệu của các hội nghị thượng đỉnh đa phương và song phương lớn. Các cuộc họp của các nhà lãnh đạo quốc gia, phục vụ thế giới Quản trị chống tham nhũng đóng góp trí tuệ Trung Quốc và giải pháp Trung Quốc. Thúc đẩy việc thông qua "Tuyên bố chống tham nhũng của Bắc Kinh" tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, trở thành tuyên bố chống tham nhũng quốc tế đầu tiên tập trung vào việc truy quét những kẻ chạy trốn và đồ ăn cắp, và là văn kiện hợp tác quốc tế chống tham nhũng đầu tiên do lãnh đạo đất nước của tôi. Thúc đẩy Hội nghị thượng đỉnh Hàng Châu của các nhà lãnh đạo G20 thông qua "Các nguyên tắc cấp cao của G20 về chống tham nhũng, thu hồi tài sản bỏ trốn và thu hồi tài sản", thành lập Trung tâm nghiên cứu chống tham nhũng, thu hồi tài sản

<small>25 (truy cập ngày 14/3/2023). </small>

<small>26 (truy cập ngày 16/3/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

bỏ trốn và thu hồi tài sản G20 ở Trung Quốc, và "Chính sách chống tham nhũng 2017-2018 của G20" "Kế hoạch hành động", thiết lập 10 nguyên tắc lấy "không khoan nhượng", "không sơ hở" và "khơng trở ngại" làm nội dung chính, nâng cao hiệu quả sức mạnh diễn ngôn quốc tế và sức mạnh xây dựng quy tắc. Tổ chức các khóa đào tạo mạng lưới hợp tác thực thi pháp luật chống tham nhũng APEC, cuộc họp hợp tác thực thi pháp luật chống tham nhũng Trung Quốc và các nước Caribe, và đưa ra "Mười sáng kiến về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng". Tăng cường hợp tác thiết thực với các tổ chức quốc tế như Interpol, Ngân hàng Thế giới, khơng ngừng hồn thiện các cơ chế hợp tác đa phương<small>27</small>. Tuân thủ tham vấn rộng rãi, cùng xây dựng, cùng có lợi, đi đầu trong hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng với việc thực hiện thành công truy bắt tội phạm, thu hồi tài sản trộm cắp. Tận tâm thực hiện "Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng", trừng trị tham nhũng bằng thái độ không khoan nhượng, "đả hổ", "đả hổ diệt ruồi" và "săn cáo", truy bắt đến cùng những kẻ tham nhũng bỏ trốn, tích cực hỗ trợ các nước liên quan trên trường quốc tế theo đuổi những kẻ chạy trốn và hàng hóa bị đánh cắp. nêu gương chống tham nhũng. Dưới sự vận động tích cực của đất nước chúng tơi, một số hội nghị quốc tế và khu vực quan trọng đã đưa việc truy đuổi những kẻ chạy trốn và đồ ăn cắp vào chủ đề thảo luận. Trung Quốc đã củng cố sự đồng thuận chính trị về chống tham nhũng xuyên quốc gia, thúc đẩy thành lập cơ chế hợp tác thực thi pháp luật chống tham nhũng hiệu quả và thực chất, giành được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, đưa ý nghĩa mới vào việc xây dựng một kiểu quan hệ quốc tế mới mang tính tương hỗ. tơn trọng, cơng bằng, cơng bằng và hợp tác cùng có lợi, đồng thời thúc đẩy việc xây dựng một hệ thống quản trị quốc tế hợp lý hơn<small>28</small>.

<b>2.2. Đánh giá quá trình hợp tác quốc tế trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng tại Trung Quốc hiện nay </b>

<small>27 中国的选择:加强反腐败治理的国际合作, (truy cập ngày 6/4/2023) (tạm dịch: Lựa chọn của Trung Quốc: Tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý chống tham nhũng). </small>

<small>28 深度關注丨反腐敗國際合作邁上新台階, (truy cập ngày 6/4/2023) (tạm dịch: Sự quan tâm dành cho hợp tác quốc tế chống tham nhũng) l </small>

</div>

×