Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước của một số nước và kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.58 KB, 14 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là đạo luật có ý nghĩa quan trọng,
quy định trách nhiệm của nhà nước đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp
luật của người thi hành công vụ gây ra cho cá nhân, tổ chức. Luật trách nhiệm bồi
thường của nhà nước tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức khi bị người thi hành công vụ gây thiệt hại đồng thời là cơ sở để xử
lý nghiêm minh, kịp thời những vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan nhà nước,
góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cad đạo đức của đội ngũ công chức nhà
nước, giữ vững ổn định chính trị xã hội, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam,
Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm lập pháp ở các nước khác trên Thế Giới. Ý thức
được tầm quan trọng của vấn đề này, em xin được trình bày đề bài: “Pháp luật
trách nhiệm bồi thường nhà nước của một số nước và kinh nghiệm hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của nhà nước”.
Do kiến thức còn hạn hẹp bài làm không thể tránh khỏi những sai sót, mong
thầy (cô) góp ý để bài làm sau của em được tốt hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.Khái quát chung.
1. Bản chất của pháp luật về bồi thường nhà nước
Việc xác định nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước có ý nghĩa quan
trọng và phải được thể hiện xuyên suốt trong quá trình xây dựng pháp luật về bồi
thường nhà nước, cũng như quá trình thi hành pháp luật về bồi thường nhà nước.
Để xác định nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước thì trước hết phải làm sáng
tỏ được bản chất của quan hệ bồi thường nhà nước là quan hệ hành chính hay quan
hệ dân sự. Bởi vì, nếu bồi thường nhà nước là quan hệ hành chính thì việc bồi


thường toàn bộ thiệt hại về vật chất và áp dụng cơ chế thoả thuận, thương lượng
giữa Nhà nước và người bị thiệt hại là không phù hợp. Ngược lại, nếu bồi thường
nhà nước là quan hệ dân sự như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì quy định
về mức bồi thường, về trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường ... như thế nào cho
hợp lý.
2. Phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước.
Phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước Nhà nước thực hiện chức năng
quản lý, điều hành của mình về cơ bản thể hiện trên cả ba lĩnh vực: lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Việc xem xét những hành vi nào có thể thuộc vào phạm vi điều
chỉnh của pháp luật bồi thường nhà nước là điều mã mỗi nước cần cân nhắc kỹ
trong quá trình xây dựng và hình thành pháp luật về bồi thường nhà nước để phù
hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của từng nước.
2.1 Phạm vi của hành vi công quyền tạo trách nhiệm bồi thường.
Về vấn đề này, ở các quốc gia khác nhau có những cách giải quyết khácnhau
liên quan đến chế định miễn trừ quốc gia. Có quốc gia chỉ áp dụng trong lĩnh vực
hành pháp (Hoa Kỳ), có quốc gia thì áp dụng trong cả ba nhánh quyềnlực nhà nước
(Đức, Nhật). Ở Việt Nam, theo pháp luật hiện hành thì chỉ áp dụng bồi thường nhà
nước trong một số lĩnh vực của hành pháp và tư pháp.
2.2 Cơ sở pháp lý và phạm vi trách nhiệm của nhà nước.
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước cũng không nhất thiết phải do vi phạm
pháp luật, không được xây dựng trên cơ sở của yếu tố chủ quan (lỗi) của cơ quan
nhà nước (khác với lỗi do vi phạm trách nhiệm công vụ của công chức). Nói khác
đi, 4 yếu tố cấu thành chế độ trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm vật chất thông
thường không được xem xét đầy đủ.
2


II. Pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước của một số nước trên Thế
giới.
1. Quy định về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Cộng hòa Liên bang

Đức.
Cộng hoà liên bang Đức không có Luật liên bang về trách nhiệm bồi thường
nhà nước. Cơ sở pháp lý cho việc bồi thường nhà nước là những điều khoản lẻ tẻ
và không hệ thống được quy định rải rác trong Hiến pháp; Bộ luật dân sự; Luật
phòng, chống lây nhiễm; Luật bồi thường đối với các biện pháp hình sự…
Khi chủ thể của hành vi công quyền trong lĩnh vực luật công mà hành vi của
họ vi phạm quyền lợi của công dân, Hiến pháp Đức bảo đảm cho công dân sự bảo
vệ pháp lý khi công chức nhà nước có hành vi vi phạm quyền lợi của họ. Theo đó,
công dân khả năng được đề nghị thẩm định tính hợp pháp của hành vi nói trên (bảo
vệ pháp lý nguyên phát). Sự bảo vệ pháp lý ấy còn được bổ sung bởi Luật về trách
nhiệm bồi thường nhà nước (ở một số bang mới sáp nhập) vì bên cạnh việc thẩm
định hành vi công quyền qua Toà án, Luật này đưa ra khả năng đòi bồi thường hậu
quả của sự vi phạm trên (bảo vệ pháp lý thứ phát).
Ở Đức, công dân có quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại, yêu cầu xoá bỏ
hậu quả bất lợi trong một số trường hợp sau:
Thứ nhất, khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ công vụ của công chức. Người
bị thiệt hại có thể đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại, kể cả thu nhập (lãi) bị mất và
tiền bồi thường cho thiệt hại tinh thần. Tuy nhiên, trong trường hợp vi phạm đó
xảy ra do vô tình, công chức chỉ bị quy trách nhiệm nếu người bị thiệt hại không
được bồi thường bằng một cách khác.
Thứ hai, khi có các biện pháp và quyết định bất hợp pháp của ngành tư
pháp. Khi thẩm phán có hành vi vi phạm nghĩa vụ công vụ trong quá trình xét xử,
Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm nếu sự vi phạm đó đồng thời là tội phạm (bóp méo
luật hoặc nhận hối lộ). Trong trường hợp phán quyết của Thẩm phán trong thủ tục
thi hành án, lệnh trong tố tụng hình sự hoặc nghị quyết trong các thủ tục nhằm xác
định án phí hoặc ấn định giá trị tố tụng sẽ được ngoại trừ để bảo vệ sự độc lập của
Thẩm phán, bảo vệ hiệu lực pháp luật của các phán quyết Nhà nước.
- Phạm vi quyền đòi bồi thường:
+ Đối tượng của bồi thường là thiệt hại tài sản gây ra bởi một biện pháp truy
tố hình sự, trong trường hợp phạt giam do toà quyết định thì cũng kể cả thiệt hại

phi vật chất.
3


+ Chỉ bồi thường thiệt hại tài sản, nếu kiểm tra thấy thiệt hại đó lớn hơn 25
Euro.
+ Trong thiệt hại phi vật chất, được bồi thường 11 Euro cho mỗi ngày bị
giam.
Thứ ba, khi có sai phạm trong hoạt động lập pháp. Theo quy định của
Hiến pháp Đức, công dân không thể trực tiếp chống lại tác động gây hại sinh ra từ
hành vi lập pháp. Theo đó, anh ta phải đợi luật được thi hành rồi mới khởi kiện
(bảo vệ pháp lý nguyên phát). Ngoài ra các nghị sĩ phải chịu trách nhiệm trước xã
hội nói chung chứ hành vi công vụ của họ không nhằm bảo vệ người thứ ba, do
vậy, ở đây không tồn tại khả năng vi phạm nghĩa vụ công vụ.
Thứ tư, về quyền khởi kiện của công dân. Vì ở Đức không có đạo luật về
trách nhiệm nhà nước. Cơ sở pháp lý quan trọng nhất của các quyền khởi kiện
được quy định tại các điều khoản riêng lẻ trong các luật chuyên ngành như:
- Quyền khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi vi
phạm nghĩa vụ công vụ. Người bị thiệt hại có thể khởi kiện đòi bồi thường toàn bộ
thiệt hại, kể cả thu nhập (lãi) bị mất và tiền bồi thường cho thiệt hại tinh thần.
Quyền này được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật dân sự. Toà án giải quyết là
toà án cấp bang,
- Quyền khởi kiện theo hợp đồng từ các quan hệ nghĩa vụ theo luật công.
Người bị thiệt hại có thể đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại khi cơ quan hành chính
có hành vi được xem là bất hợp pháp và có lỗi khi vi phạm nghĩa vụ từ quan hệ
nghĩa vụ theo luật công nhất là khi vi phạm nghĩa vụ bảo vệ tài sản và quyền lợi
công dân. Thủ tục giải quyết sẽ tiến hành theo quy chế tố tụng hành chính, được
quy định trong Bộ luật dân sự và Luật thủ tục hành chính
- Quyền khởi kiện yêu cầu xoá bỏ hậu quả bất lợi, nhằm bảo vệ các quyền cơ
bản. Người bị thiệt hại có thể yêu cầu khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi bị

vi phạm và hậu quả kéo dài bất hợp pháp (không xét tính bất hợp pháp của sự vụ,
chỉ xét tính bất hợp pháp của hậu quả), không phụ thuộc vào lỗi của chủ thể, nhưng
không được yêu cầu bồi thường về tiền và lãi suất bị mất. Toà án giải quyết là toà
án hành chính.
- Quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường khi trưng dụng, xuất phát điểm là chế
định bảo đảm quyền sở hữu. Nguời bị thiệt hại có thể yêu cầu đền bù đặc biệt bằng
tiền định hướng theo giá trị thị trường của thiệt hại nhưng không được đền bù toàn

4


bộ và không tính lãi suất. Toà án giải quyết là Toà án dân sự, quy định trong Hiến
pháp và theo án lệ
- Quyền yêu cầu bồi thường vì trở thành nạn nhân bị thiệt hại đến các giá trị
phi vật chất (mạng sống, sức khoẻ, tự do) bởi sự can thiệp của công quyền (kể cả
biện pháp hoạch định, dự phòng và xã hội của Nhà nước), được quy định trong
Luật cảnh sát của liên bang và tiểu bang, Luật hình sự, Luật thủ tục hành chính của
liên bang và tiểu bang, Bộ luật xã hội VII…
2. Quy định về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Trung Quốc.
2.1. Về phạm vi bồi thường nhà nước.
Luật Bồi thường nhà nước Trung Quốc quy định bồi thường trong lĩnh vực
hành pháp và tư pháp. Luật không quy định bồi thường trong lĩnh vực lập pháp và
cũng không quy định bồi thường trong các hoạt động quân sự. Trong lĩnh vực hành
pháp và tư pháp, Luật Bồi thường nhà nước Trung Quốc cũng chỉ quy định một số
hành vi cụ thể và chỉ trong những trường hợp đó thì Nhà nước mới thực hiện bồi
thường.
2. 2. Về điều kiện bồi thường nhà nước.
Luật Bồi thường nhà nước Trung Quốc quy định việc bồi thường nhà nước
khi có đủ các điều kiện sau:
- Về chủ thể: Chủ thể gây tổn hại phải là cơ quan nhà nước và nhân viên cơ

quan nhà nước; người bị gây tổn hại là cá nhân, pháp nhân và các tổ chức khác.
- Về hành vi vi phạm pháp luật: Hành vi đó phải liên quan trực tiếp đến quá
trình thực thi công vụ của cơ quan nhà nước và nhân viên của cơ quan nhà nước.
- Hành vi vi phạm pháp luật phải dựa trên cơ sở yếu tố lỗi và hành vi này phải
được quy định rõ trong các văn bản pháp luật, pháp quy hành chính (có căn cứ
pháp lý).
- Có tổn thất thực tế xảy ra: Kết quả của tổn thất phải do hành vi vi phạm
pháp luật trực tiếp gây ra, nghĩa là giữa tổn thất và hành vi vi phạm pháp luật phải
có mối quan hệ nhân quả.
2. 3. Về cơ quan có nghĩa vụ bồi thường nhà nước
- Luật Bồi thường nhà nước Trung Quốc quy định: Cơ quan nhà nước và nhân
viên của cơ quan nhà nước nào gây ra tổn hại cho cá nhân, pháp nhân hay tổ chức
khác thì cơ quan nhà nước đó có trách nhiệm bồi thường cho đối tượng bị tổn hại.
5


Như vậy, pháp luật Trung Quốc quy định cơ quan có nghĩa vụ bồi thường nhà
nước theo mô hình “phân tán”. Tuy nhiên, thực tiễn hơn 10 năm thực thi Luật Bồi
thường nhà nước cho thấy hệ thống cơ quan này đã tồn tại một số vấn đề hạn chế
và nếu so sánh với việc thiết kế cơ quan có nghĩa vụ bồi thường theo mô hình “tập
trung” thì nó tỏ ra kém hiệu quả hơn. Bởi vì, mô hình “tập trung” tạo ra một hệ
thống cơ quan và nhân viên chuyên nghiệp phụ trách thực hiện việc bồi thường nhà
nước. Ngoài ra, mô hình này còn có thể bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích
hợp pháp của người yêu cầu bồi thường, vì nó có đặc điểm là người có quyền yêu
cầu bồi thường không cùng người xâm hại trực tiếp gặp nhau mà do cơ quan được
pháp luật quy định thực hiện thay, nên khi xử lý việc bồi thường sẽ tránh được tình
trạng “xử lý nội bộ”.
- Pháp luật Trung Quốc quy định việc giải quyết bồi thường nhà nước trong
lĩnh vực hành chính cho các đương sự được thực hiện theo 2 cách là giải quyết
theo thủ tục hành chính hoặc giải quyết theo thủ tục tố tụng hoặc giải quyết bằng

cả hai cách. Đối tượng bị tổn hại có thể làm đơn yêu cầu cơ quan hành chính trực
tiếp gây tổn hại bồi thường, nếu cơ quan hành chính này giải quyết không thoả
đáng thì đương sự có thể đề nghị cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan
hành chính này giải quyết bồi thường (trình tự, thủ tục theo quy định của Luật tố
tụng hành chính nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa) hoặc có thể đề nghị Toà án
nhân dân có thẩm quyền giải quyết (Toà dân sự).
Việc giải quyết bồi thường hành chính tại Toà án nhân dân được thực hiện
theo trình tự, thủ tục tố tụng thông thường, nhưng cũng có một số đặc điểm đặc
thù. Tính đặc thù này được biểu hiện chủ yếu ở chỗ: Toà án nhân dân khi giải
quyết vụ kiện bồi thường nhà nước đầu tiên phải xem xét việc xử lí bồi thường của
cơ quan có nghĩa vụ bồi thường có đúng hay không; đương sự trong vụ kiện mà 1
bên là cơ quan hành chính (trong khi đó nhân viên cơ quan hành chính gây ra tổn
hại không phải là bị cáo trong quá trình tố tụng); trên phương diện chứng cứ, tố
tụng bồi thường nhà nước chủ yếu do người yêu cầu bồi thường chứng minh chứng
cứ và cơ quan hành chính thông thường sẽ phủ nhận trách nhiệm (trong khi đó bồi
thường dân sự mà các bên đương sự chủ trương giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường).
- Trường hợp cơ quan hành chính và nhân viên cơ quan hành chính vì ban
hành các quy định hành chính mà gây tổn hại cho cá nhân, pháp nhân hay tổ chức
khác thì việc giải quyết bồi thường nhà nước đầu tiên phải xem xét tính hợp pháp
của các quy định hành chính đó. Việc phán quyết tính hợp pháp của quy định hành
chính sẽ do cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp cơ quan hành chính ban hành quy
6


định đó giải quyết, nếu cơ quan hành chính cấp trên giải quyết không thoả đáng thì
sẽ do cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền giải quyết (Đại hội đại biểu nhân
dân địa phương). Pháp luật Trung Quốc chưa quy định cho cơ quan Tư pháp (Toà
án nhân dân) việc phán quyết tính hợp pháp của quy phạm pháp luật hay pháp quy
hành chính mà Toà án nhân dân chỉ có thẩm quyền xác nhận tính hợp pháp của
hành vi hành chính trong phạm vi điều chỉnh của Luật Bồi thường nhà nước.

2. 4. Về phương thức bồi thường nhà nước
Trung Quốc quy định phương thức bồi thường bằng tiền là phương thức chủ
yếu trong bồi thường nhà nước, đó là việc cơ quan có nghĩa vụ bồi thường căn cứ
vào các quy định của pháp luật, đem tổn thất do việc xâm hại quyền, lợi ích hợp
pháp của người bị hại quy đổi thành một lượng tiền nhất định. Phạm vi bồi thường
thiệt hại bằng tiền mặt tương đối rộng, bao gồm bồi thường tổn thất về tài sản và
phi tài sản. Ngoài ra, Luật Bồi thường nhà nước Trung Quốc còn quy định: Khôi
phục nguyên trạng, hoàn trả nguyên hiện vật, loại trừ ảnh hưởng, khôi phục danh
dự, xin lỗi và nhận lỗi,… làm những phương thức bổ sung trong lĩnh vực bồi
thường nhà nước.
2. 5. Về trách nhiệm bồi hoàn của nhân viên nhà nước
Luật Bồi thường nhà nước Trung Quốc quy định: Cơ quan có nghĩa vụ bồi
thường sau khi thực hiện bồi thường nhà nước cho các đương sự có quyền yêu cầu
nhân viên của cơ quan phải bồi hoàn lại một phần hoặc toàn bộ tiền bồi thường.
Việc xét mức bồi thường của nhân viên nhà nước căn cứ vào mức độ vi phạm theo
lỗi cố ý hoặc vô ý. Thông thường nhân viên cơ quan nhà nước chỉ phải bồi hoàn
một phần kinh phí bồi thường vì thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp mức bồi
thường chi trả cho các đối tượng được bồi thường là rất lớn mà nhân viên cơ quan
nhà nước không có khả năng chi trả, trong khi đó nếu quy định nhân viên nhà nước
phải hoàn trả toàn bộ kinh phí bồi thường thì sẽ vô hình chung làm cho nhân viên
không dám thực thi công vụ. Chỉ trong những trường hợp do nhân viên phạm lỗi
nhiều lần và mức bồi thường ít thì khi đó có thể xem xét nhân viên phải bồi hoàn
toàn bộ. Ngoài việc phải bồi hoàn kinh phí cho cơ quan nhà nước ra, pháp luật
Trung Quốc còn quy định nhân viên vi phạm có thể sẽ bị kỷ luật, xử phạt hành
chính hoặc nếu trong trường hợp cấu thành tội phạm thì phải truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.
2. 6. Về thời hiệu yêu cầu bồi thường.

7



Điều 32 Luật Bồi thường nhà nước Trung Quốc quy định thời hiệu yêu cầu
bồi thường là 2 năm kể từ khi việc thực thi nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan và
nhân viên của cơ quan nhà nước gây ra thiệt hại được xác định là trái quy định của
pháp luật. Thời hạn bị giam giữ không được tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường.
3. Pháp luật bồi thường nhà nước của Nhật Bản.
Trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Nhật Bản có thể được hiểu là trách nhiệm
bồi hoàn của Nhà nước cho những thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra.
Có ý kiến tranh luận về mặt lý thuyết liệu đây là trách nhiệm thay thế hay là trách
nhiệm trực tiếp của Nhà nước. Theo nguyên tắc trách nhiệm thay thế thì Nhà nước
chỉ “gánh vác” trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại do các hành vi sai
trái của cán bộ nhà nước gây ra. Theo nguyên tắc trách nhiệm trực tiếp thì hành vi
của các cán bộ nhà nước được xem là hành vi của Nhà nước. Vì vậy trách nhiệm
bồi thường đương nhiên được xem là trách nhiệm của Nhà nước. Và thực tiễn về
mặt lý thuyết và các án lệ ở Nhật Bản theo nguyên tắc trách nhiệm thay thế. Bản
chất trách nhiệm của Nhà nước về cơ bản được coi là trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
Luật bồi thường nhà nước của Nhật Bản được xây dựng căn cứ vào Điều 17
Hiến pháp Nhật Bản. Theo đó, căn cứ vào những thông lệ quốc tế hiện hành, Nhật
Bản không chấp nhận những khái niệm phi dân chủ về “sự miễn trừ Nhà nước” hay
“Nhà nước luôn luôn đúng” tồn tại trong chế độ dân chủ và công khai chấp nhận
khai niệm bồi thường nhà nước nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho những chủ thể chịu
thiệt hại do những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước gây
ra. Do đó, bồi thường nhà nước là một yêu cầu bắt buộc của Hiến pháp và điều đó
lý giải tại sao Luật bồi thường nhà nước Nhật Bản được thông qua gần như đồng
thời với Hiến pháp hiện hành.

III. Một số ý kiến trong việc hoàn thiện Luật trách nhiệm bồi thường
của nhà nước của Việt Nam.
Nhìn chung, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) đã

được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 có thể nói
là tương đối toàn diện. Tuy nhiên, ở góc độ chi tiết thì mới chỉ nêu ra được các
quan điểm chung nhất về pháp luật bồi thường thiệt hại, vấn đề quan trọng hiện
nay là việc cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ soạn thảo các văn bản quy phạm pháp
luật hướng dẫn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để luật thực sự đi vào
đời sống, đồng thời chúng ta vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để xây
dựng và hoàn thiện hơn nữa về hệ thống pháp luật về bồi thường nhằm bảo vệ
8


quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm sự ổn định của các cơ quan công
quyền và giúp cán bộ, công chức yên tâm khi thực thi công vụ.
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hoạt động lập pháp, lập quy.
Bồi thường thiệt hại là một chế định của chế độ chính trị dân chủ, thể hiện ở
chế độ chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Vì vậy, không nên quy định miễn
trừ khỏi chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hoạt động lập pháp, lập
quy. Hoạt động lập pháp, lập quy không bị coi là hành vi có khả năng hây ra trách
nhiệm pháp lý của Nhà nước đối với việc bồi thường thiệt hại, vì bản chất của các
luật là trừu tượng và mang tính chung chung, do đó, nếu không có hành vi tiếp theo
của công chức thì một cá nhân có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hành vi đó. Tuy
nhiên, hoạt động lập pháp có khả năng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của nhân
dân trong một vài trường hợp thật đặc biệt, chẳng hạn như trong việc ban hành văn
bản quy phạm pháp luật làm hạn chế quyền sở hữu, vì dụ: việc quốc hữu hóa hoặc
trường hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật gây thiệt hại về tài sản cho chủ
sở hữu gần tới mức giống như việc quốc hữu hóa thì lý do của việc bồi thường là ở
chỗ, tài sản chỉ tồn tại trong phạm vi mà pháp luật đã định nghĩa trước. Các thay
đổi trong hoạt động lập pháp, nhất là thay đổi các quy định về định nghĩa tài sản có
thể làm thay đổi khái niệm về tài sản. Điều này dẫn đến việc tài sản hoặc phần của
tài sản có thể bị tước đi bằng con đường lập pháp.
2. Phạm vi bồi thường thiệt hại của Nhà nước.

Trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, không phải mọi hoạt động công
vụ nếu gây thiệt hại thì đều phải bồi thường, mà theo quy định của pháp luật hiện
hành và Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước như đã nêu trên đều quy định
các trường hợp được bồi thường theo hướng liệt kê đối với một số trường hợp nhất
định. Điều này có nghĩa là đối với các trường hợp không được quy định trong Luật
thì không thuộc trách nhiệm bồi thường nhà nước. Như vậy phạm vi điều chỉnh của
Luật còn hạn hẹp, và điều đặt ra ở đây là tại sao cùng một hoạt động công vụ của
nhà nước gây ra thiệt hại cho người dân thì có những trường hợp được bồi thường
và có trường hợp không được bồi thường. Điều đó không chỉ gây sự bất bình đẳng,
thiếu công bằng trong quan hệ giữa người dân và Nhà nước mà còn làm mất đi
quyền yêu cầu đòi bồi thường của người dân trong mối quan hệ bồi thường thiệt
hại mang bản chất quan hệ dân sự đơn thuần, không phụ thuộc vào chủ thể gây
thiệt hại. Từ đó, pháp luật về bồi thường thiệt hại của nhà nước cần phải quy định
xác định phạm vi rộng hơn, bao quát tất cả các hành vi công vụ nếu gây thiệt hại
9


cho người dân và có đủ các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường theo quy định
tại Điều 6 của Luật TNBTCNN.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại.
Theo quy định của Luật TNBTCNN thì trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường
thiệt hại được áp dụng chung cho các lĩnh vực quản lý hành chính, thi hành án và
tố tụng. Như vậy, việc giải quyết bồi thường trong lĩnh vực tố tụng có thể có những
điểm tương đồng với lĩnh vực quản lý hành chính, thi hành án nhưng không phải
hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, vẫn phải có thủ tục riêng và phải được quy định
ngay trong Luật này; bởi vì, nếu theo cơ chế giải quyết chung của dự thảo Luật thì
có thể dẫn đến trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng (Toà án, Viện kiểm sát) lại
xem xét việc giải quyết bồi thường của chính mình hoặc phải xử lý việc giải quyết
bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên. Mặt khác, một trong những căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường Nhà nước là hành vi trái pháp luật của người

thi hành công vụ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. Tuy nhiên,
việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hiện nay chỉ dừng lại ở kết luận nội dung vụ
việc mà chưa quy định phải xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công
vụ. Do vậy, nếu quy định như Luật TNBTCNN thì người bị thiệt hại sẽ khó có cơ
sở để thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường.
4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường thiệt hại.
Quy định về cơ quan giải quyết bồi thường trong pháp luật các nước thể hiện
ở hai hướng chính, đó là trách nhiệm thuộc về từng cơ quan cụ thể hoặc trách
nhiệm thuộc về một cơ quan chuyên chịu trách nhiệm đại diện cho Nhà nước thực
hiện giải quyết, quản lý về công tác bồi thường thiệt hại. Qua nghiên cứu pháp luật
về bồi thường thiệt hại ở một số thì rất ít nước có quy định trách nhiệm giải quyết
bồi thường thuộc về một cơ quan chuyên trách (Nhật), thông thường trách nhiệm
này thuộc về chính cơ quan bị yêu cầu bồi thường thiệt hại (Trung Quốc, Đức).
Việc giao cho một cơ quan nhà nước chuyên trách thực hiện trách nhiệm bồi
thường tuy thuận lợi là việc giải quyết bồi thường thiệt hại được tập trung vào một
đầu mối; nhưng lại có hạn chế là không chuyên sâu về các ngành, lĩnh vực kinh tế,
kỹ thuật khác nhau nên việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, xác
định thiệt hại và mức bồi thường... sẽ gặp khó khăn. Trong khi đó, nếu giao cơ
quan nhà nước trực tiếp quản lý người thi hành công vụ đã gây thiệt hại là cơ quan
có trách nhiệm bồi thường thì việc bồi thường sẽ được kịp thời, chính xác do cán
bộ, công chức của cơ quan này có chuyên môn sâu về ngành, lĩnh vực. Hơn nữa,
10


quy định như vậy sẽ gắn với việc nâng cao ý thức trách nhiệm của người thi hành
công vụ gây thiệt hại và cơ quan quản lý người thi hành công vụ đó.
5. Về việc không thực thi nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại.
Theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo quy định “Hành vi
hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định

của pháp luật” và khoản 2 Điều 4 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính đã giải thích rõ “Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc
không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật”. Như vậy, theo
quy định của pháp luật hiện hành thì người thi hành công vụ thực hiện hay không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật đều được coi là hành vi
hành chính và trong trường hợp hành vi hành chính này trái pháp luật gây thiệt hại
cho cá nhân, tổ chức thì Nhà nước cũng phải có trách nhiệm bồi thường đối với
thiệt hại do người thi hành công vụ không thực hiện công vụ. Việc quy định tại
khoản 11 Điều 13 của Luật TNBTCNN quy định “Không cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị
như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện” là chưa đầy đủ,
chưa thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành. Quy định này mới chỉ mang
tính liệt kê đối với một số trường hợp nhất định, còn những trường hợp khác như:
các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp
luật gây ra thiệt hại nhưng Thẩm phán ra quyết định bằng văn bản thì Nhà nước
phải bồi thường, tuy nhiên trong trường hợp Thẩm phán không ra văn bản thì Nhà
nước không phải bồi thường. Với quy định hạn chế phạm vi đối với hành vi không
hành động của Luật sẽ vô hình trung càng làm cho tệ quan liêu, vô trách nhiệm
trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức nghiêm trọng
hơn; hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước không những không được
nâng cao mà quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại cũng không được pháp
luật bảo vệ. Vì vậy, cần phải quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối
với thiệt hại do người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo
quy định của pháp luật.

11


C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

Trách nhiệm Nhà nước ngày càng được thừa nhận và phát triển. Ở hầu hết các
nước trên thế giới, pháp luật về bồi thường Nhà nước bao gồm một tổng thể các
văn bản và quy định pháp luật trong đó quy định một cách có hệ thống các vấn đề
có liên quan đến chế độ trách nhiệm bồi thường nhà nước, các lĩnh vực hoạt động
mà nhà nước phải bồi thường, các trường hợp Nhà nước phải bồi thường và các
trường hợp nhà nước không phải bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường, trách
nhiệm hoàn trả của công chức.
Nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân thì vấn đề trách nhiệm bồi thường Nhà
nước đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Chính vì vậy, việc
ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ta nhằm thể hiện sự thể chế
hóa chủ trương của Đảng ta về công tác bồi thường thiệt hại đối với những hành vi
vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhìn chung, Luật trách nhiệm bồi thường của
nhà nước ban hành năm 2009 đã tạo ra cơ chế hữu hiệu không chỉ bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong nước mà còn của cá nhân, tổ chức nước
ngoài. Điều này, chắc chắn sẽ tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài,
đồng thời khuyến khích hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Tuy
nhiên, pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước vẫn còn hạn chế nhất
định. Do đó, khi triển khai áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại của Nhà nước
vào thực tiễn thì chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để kịp
thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại nhằm tìm ra
cơ chế và giải pháp hữu hiệu đối với việc giải quyết bồi thường thiệt hại của Nhà
nước, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong từng thời kỳ.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009.

2. Luật cơ bản- Hiến pháp liên bang Đức và sửa đổi lần cuối thông qua đạo
luật ngày 28.08.2006 (Công báo liên bang, Trang 1, Tập I, Trang 2034.
3. Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước Trung Quốc 1994.
4. Giáo trình luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Trường đại học Luật
Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011.
5. Luận văn ThS. Luật Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động
thực thi công vụ, Vũ Thị Lan Anh.
6. />7. />8. />
13


14



×