Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.27 KB, 81 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<small>1.1 Khái niệm và ý nghĩa của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 8 </small>
<small>1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 10 </small>
<small>1.3 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 14 </small>
<small>2.1 Quy định của Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga ... 35 </small>
<small>2.1.1 Khái quát chung về tội mẹ giết con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga ... 35 </small>
<small>2.1.2 Những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và Liên bang Nga về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 38 </small>
<small>2.2 Quy định của Bộ luật Hình sự Canada... 40 </small>
<small>2.2.1. Khái quát chung về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự Canada ... 40 </small>
<small>2.2.2 Những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và Canada về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 43 </small>
<small>2.3 Quy định của Bộ luật Hình sự Ấn Độ ... 45 </small>
<small>2.3.1 Khái quát chung về tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em trong Bộ luật Hình sự Ấn Độ ... 45 </small>
<small>2.3.2 Những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và Ấn Độ về tội vứt bỏ con mới đẻ ... 47 </small>
<small>2.4 Quy định của Bộ luật Hình sự Pháp ... 49 </small>
<small>2.4.1 Khái quát chung về tội vứt bỏ trẻ em trong Bộ luật Hình sự Pháp ... 49 </small>
<b>Kết luận Chương II ... 52</b>
<b>CHƯƠNG III ... 53</b>
<b>KINH NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRONG QUY ĐỊNH VỀ TỘI GIẾT HOẶC VỨT BỎ CON MỚI ĐẺ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI VIỆT NAM ... 53</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><small>3.1 Kinh nghiệm của pháp luật một số nước trong quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ .... 53 </small>
<small>3.2 Một số hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ và kiến nghị hoàn thiện ... 58 </small>
<small>3.2.1 Hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 58 </small>
<small>3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 64 </small>
<b>Kết luận chương III ... 70</b>
<b>KẾT LUẬN ... 71</b>
<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 73</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Quyền sống được coi là một quyền cơ bản và đặc biệt quan trọng được quy định
<i>trong Hiến pháp Việt Nam. Theo đó, “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người </i>
<i>được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật</i><small>1</small>” , hơn nữa trẻ em
<i>được coi là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ, “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính </i>
<i>mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển</i><small>2</small>”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tội phạm giết người nói chung và giết con hoặc vứt con mới đẻ diễn ra ngày càng phức tạp và tàn ác. Những hành vi này không chỉ vi phạm tiêu chuẩn đạo đức truyền thống mà còn là hành vi vi phạm pháp luật và xâm hại quyền con người và quyền trẻ em. Tình trạng này địi hỏi các biện pháp cần được đưa ra để đảm bảo quyền sống của trẻ em, đặc biệt là trẻ mới đẻ cần được bảo vệ và đề cao hơn nữa.
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là một trong những tội xâm phạm con người. Tình trạng này khơng chỉ xảy ra ở Việt Nam mà cịn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 2 triệu trẻ em bị giết hoặc bị bỏ rơi trên toàn cầu.<small>3</small>
Hơn nữa, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cần được lưu tâm hơn trong bối cảnh tình trạng này đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam. Việc tìm hiểu về pháp luật liên quan đến tội phạm này ở các nước khác sẽ giúp cho Việt Nam có cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hơn các quy định liên quan đến tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự của Việt Nam. Ngồi ra, việc nghiên cứu pháp luật, tìm hiểu và rút kinh nghiệm từ bộ luật của các nước khác trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cũng sẽ giúp cho Việt Nam có thể áp dụng những phương pháp, cách thức xử lý tốt nhất để giải quyết tội phạm này.
Tình trạng giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ngoài việc nghiên cứu và tìm hiểu về pháp luật liên quan đến tội phạm này ở các nước khác sẽ tạo cơ sở cho Việt Nam để xây dựng và hoàn
<small>1 Điều 19, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Ngày 28/11/2013. 2 Điều 12, Luật trẻ em năm 2016 Ngày 05/04/2016. </small>
<small>3 “A child or youth died once every 4.4 seconds in 2021 – UN report”, releases/child-or-youth-died-once-every-44-seconds-2021-un-report (Truy cập ngày 27/5/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">hơn các quy định liên quan đến tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam. Theo đó, áp dụng kinh nghiệm của các nước khác trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là rất cần thiết để giúp cho Việt Nam có thể áp dụng những phương pháp, cách thức xử lý, những quy định hợp lý nhất để giải quyết tội phạm này.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tư pháp hình sự, trong đó có các tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì việc nghiên cứu, so sánh và học hỏi kinh nghiệm quy định của các nước có hệ thống pháp luật hồn chỉnh và hiệu quả về các tội danh này là điều cần thiết. Vì thế, tác giả lựa chọn đề tài “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo pháp luật hình sự một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm mình.
<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài </b>
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ khơng cịn là đề tài mới lạ trong hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý, điều này được chứng minh qua số lượng lớn cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện trải dài trên các thể loại:
* Giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo:
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình luật Hình sự Việt Nam- phần các tội phạm- Quyển 1, Nxb Hồng Đức- Hội luật gia Việt Nam; Trần Văn Biên, Đinh Thế Hưng (2019), “Bình luận khoa học Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”, Nxb. Thế Giới, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hịa (2017), “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 (Được sửa đổi bổ sung năm 2017
<i>- Phần chung)”, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Lê Đăng Doanh, Cao Thị Oanh (2017), </i>
“Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)”, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
Những nghiên cứu trên để lại kho tàng kiến thức đồ sộ về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ bao gồm lý luận định tội, khái luận dấu hiệu pháp lý làm cơ sở để phân biệt với các tội phạm khác. Đồng thời giải thích cụ thể quy định của bộ luật hình sự 2015 nhằm tránh nhầm lẫn và áp dụng chính xác pháp luật.
* Luận văn Thạc sĩ Luật học:
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Đoàn Thị Vân (2015), “Tội giết con mới đẻ trong Luật Hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam; Trần Anh Duy (2019), “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật hình sự năm 2015”, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;
Các luận văn đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu lý luận của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, từ cơ sở những quy định pháp luật tác giả cũng như thực tiễn áp dụng trong vụ án giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, phân tích những hạn chế, lỗ hổng và kiến nghị phương pháp khắc phục để làm hoàn thiện chế định hình sự.
* Bài báo, Tạp chí:
<i>Đồn Phương Hòa, "Bàn về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ", Tạp chí Tịa án </i>
<i>nhân dân; Phạm Văn Báu, “Tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt </i>
<i>Nam”, Tạp chí Luật học, số 02/2000; Đoàn Thị Phương Diệp, Hoàng Thị Ngữ, </i>
"Một số ý kiến đóng góp cho việc hồn thiện pháp luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các tội xâm phạm người chưa thành niên và gia đình trong pháp
<i>luật hình sự Cộng hồ Pháp", Tạp chí phát triển khoa học và cơng nghệ: Chun </i>
<i>san kinh tế- luật và quản lý, tập 2, số 1, 2018; Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn </i>
Văn Nghiệp, “Bảo vệ quyền trẻ em theo quy định của luật hình sự một số nước trên thế giới và Việt Nam”, mục lục, 12.
Bằng các nghiên cứu học thuật, những bài tạp chí khoa học pháp lý góp phần sáng tỏ quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, mở rộng kiến thức và nhận thức về hành vi phạm tội, đồng thời đem đến góc nhìn đa chiều dựa trên cơ sở lý luận định tội. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu khoa học đã tiến hành phân tích đặc điểm, tính chất hành vi phạm tội, đồng thời chỉ ra những điểm tồn đọng, hạn chế trong quy định của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, từ đó, kiến nghị giải pháp khắc phục để hoàn thiện bộ luật.
Như vậy, có thể thấy, các đề tài nghiên cứu về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay khá phổ biến. Tuy nhiên, các tài liệu hiện có chủ yếu là nghiên cứu về thực tiễn Việt Nam, ít tác giả nghiên cứu các tội phạm này dưới góc độ so sánh với các nước như Liên Bang Nga, Ấn Độ, Canada, Pháp để từ đó hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">đẻ. Đây cũng là định hướng nghiên cứu mới trong đề tài của nhóm tác giả. Chính vì vậy, qua khảo sát, nhóm tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả khơng trùng lặp với các đề tài trong nước được nghiên cứu trước đó.
<b>3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu </b>
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích, nghiên cứu so sánh quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật Liên Bang Nga, Ấn Độ, Canada, Pháp về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ; để từ đó, rút ra được những bài học kinh nghiệm, đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ:
- Phân tích những vấn đề lý luận chung về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như khái niệm, ý nghĩa, dấu hiệu pháp lý.
- Phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ trước khi ban hành BLHS năm 1985 đến nay về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
- Phân tích quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ở các quốc gia Liên Bang Nga, Ấn Độ, Pháp, Canada.
- Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hình sự Việt nam và Pháp luật Liên Bang Nga, Ấn Độ, Canada, Pháp về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
- Rút ra kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật Nga, Ấn Độ, Canada, Pháp về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung Điều 124 tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ của BLHS Việt Nam năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và pháp luật Liên Bang Nga, Canada, Ấn Độ, Pháp. Theo đó, đối với pháp luật Liên Bang Nga, đề tài chỉ tập trung tiếp cận và phân tích tội mẹ giết con mới đẻ Điều 106 trong BLHS Liên Bang Nga; đối với pháp luật Canada, tội vứt bỏ con Điều 218 và tội giết trẻ
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">em sơ sinh Điều 233 trong BLHS Canada; đối với pháp luật Ấn Độ, tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em Điều 317 trong BLHS Ấn Độ năm 1860; đối với pháp luật Pháp, đề tài tập trung nghiên cứu tội bỏ rơi trẻ vị thành niên Điều 227/1-2 BLHS Pháp.
<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>
Dựa trên nền tảng phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, về tội phạm và hình phạt; những thành tựu của ngành khoa học pháp lý: Luật hình sự, Tội phạm học… kết hợp phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp.
Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong đề tài để nhận thức từ chi tiết đến khái quát vấn đề được nghiên cứu; phân tích các nội dung cần nghiên cứu và nhận thức một cách khái quát các nội dung nghiên cứu, khái quát kết quả nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu so sánh quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật Liên Bang Nga, Canada, Ấn Độ, Pháp.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng để nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của các quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam
<b>6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài </b>
Về mặt khoa học, đề tài góp phần phát triển lý luận về tư pháp đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ và cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hồn thiện quy phạm pháp luật hình sự. Bên cạnh đó, đề tài có thể có những đóng góp cho việc xây dựng một số văn bản pháp luật có liên quan trong áp dụng pháp luật ở Việt Nam.
Đề tài đối chiếu những vấn đề lý luận liên quan đến tội giết hoặc vứt bỏ của các nước Liên Bang Nga, Canada, Ấn Độ, Pháp. Trên cơ sở đó, góp phần vào hồn thiện cơ sở pháp lý, đảm bảo thực thi pháp luật liên quan tới quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng.
Khả năng ứng dụng cao, vì hiện tại do chế tài xử phạt của quy định này ở Việt Nam chưa thật sự thoả đáng và còn nhiều lỗ hổng, với những nghiên cứu thực tế cũng
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">như những so sánh và rút kinh nghiệm cho Việt Nam sẽ góp phần hồn thiện hơn cho việc xử phạt tội phạm phạm tội danh này, góp phần hạn chế, khắc phục tình trạng xâm phạm tới quyền trẻ em.
Đề tài có ý nghĩa thiết thực trong tình hình xã hội nhiều biến động. Phân tích thực trạng áp dụng xử án. Từ đó rút ra những kinh nghiệm để đề xuất một số giải pháp cần thiết cho việc đảm bảo thực thi pháp luật đồng bộ với toàn bộ hệ thống pháp luật.
<b>7. Kết cấu của đề tài </b>
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:
<b>Chương I: Những vấn đề chung về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ và quy định </b>
của pháp luật hình sự Việt Nam.
<b>Chương II: Quy định của pháp luật hình sự một số nước về tội giết hoặc vứt bỏ </b>
con mới đẻ.
<b>Chương III: Kinh nghiệm của pháp luật một số nước trong quy định về tội giết </b>
hoặc vứt bỏ con mới đẻ và kiến nghị hoàn thiện đối với Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Trong những trường hợp khác, việc giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được coi là tội phạm và bị xử lý theo luật pháp. Hình phạt cho người phạm tội cũng phụ thuộc vào tình huống và nguyên nhân dẫn đến hành vi này. Nếu việc giết con là do tư tưởng lạc hậu, quan niệm sai lầm hoặc do hồn cảnh khách quan đặc biệt, thì hình phạt có thể nhẹ hơn so với trường hợp giết con vì lý do cá nhân khơng chính đáng.
Tuy nhiên, việc xử lý những vụ án giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ phải xem xét tới nhiều yếu tố. Nếu hành vi này là do tình huống bất đắc dĩ hoặc hồn cảnh khách quan đặc biệt, thì cần có sự thơng cảm và hỗ trợ thích đáng đối với người mẹ của đứa bé. Tuy nhiên, nếu hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là do một lý do khác khơng liên quan đến do hồn cảnh bất đắc dĩ hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt, việc xử phạt nghiêm khắc là cần thiết để đảm bảo tính mạng và quyền của trẻ em được bảo vệ một cách tối đa. Đồng thời, cần tìm cách giúp người mẹ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của mạng sống và trách nhiệm của một người cha mẹ đối với con cái. Nếu cần thiết, cần có các chương trình giáo dục và tư vấn để hỗ trợ người mẹ tìm ra giải pháp tốt nhất cho việc ni dạy con cái một cách an tồn và lành mạnh.
Ngồi ra, trong mọi trường hợp, cần có sự thấu hiểu và nhân ái đối với những người mẹ đang đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần mang đến sự hỗ trợ và giúp đỡ một cách khoan hồng với những trường hợp đặc biệt để họ có thể vượt qua những khó khăn đó một cách tích cực, thay vì phải đối mặt với hậu quả nặng nề của việc giết con mới đẻ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>1.1 Khái niệm và ý nghĩa của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </b>
<i>Khái niệm của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </i>
<i>BLHS năm 2015 quy định: </i>
<i>“ 1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. </i>
<i>2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” </i>
Từ những quy định về đặc trưng cơ bản của điều luật, có thể rút ra khái niệm về tội giết con mới đẻ như sau:
Tội giết con mới đẻ là hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 7
<i>ngày tuổi. </i>
Tội vứt bỏ con mới đẻ là hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong bảy ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.
<i>Ý nghĩa của việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong BLHS </i>
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đã và đang là phương châm khẳng định mạnh mẽ sự cần thiết và tầm quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước. Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã và đang nhận được sự quan tâm cao độ của tồn xã hội. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, xảy ra khơng ít những vụ việc giết hoặc bỏ rơi trẻ em gây nên nỗi bất an và lo lắng cho xã hội. Việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong BLHS thể hiện quan điểm của Nhà nước về tội phạm, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng với Công ước của Liên Hiệp quốc về các quyền con người mà Việt Nam ký kết đã xác định quyền con người đặc biệt là quyền sống phải được bảo hộ. Quyền sống là quyền tự do cơ bản nhất, không ai được phép xâm hại, tội phạm thực hiện hành
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">vi tước bỏ sự sống của một người nghĩa là đang xâm phạm đến trật tự, quan hệ được Nhà nước bảo vệ và phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội của mình gây ra. Hành vi giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ đã xâm phạm trực tiếp đến tính mạng con người, đáng chú ý nạn nhân bị tác động bởi hành vi là những đứa trẻ mới chào đời, khơng có khả năng tự vệ. Điều này đe dọa đến quan hệ xã hội tính mạng đã được ghi nhận trong BLHS năm 2015, ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội, đi ngược với Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam phê chuẩn vào ngày 20/02/1990, đặc biệt còn xâm phạm truyền thống, chuẩn mực đạo đức khi người phạm tội là người mẹ đã đẻ ra đứa trẻ.
Một trong những nguyên tắc của BLHS là nếu không quy định trong BLHS đương nhiên khơng có tội, cho nên với quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại Điều 124 trong BLHS năm 2015 thì hành vi giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả chết là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là một tội phạm trong BLHS, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự trước Nhà nước. Một người có hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến chết sẽ bị truy cứu hình sự cho hành vi đã xâm phạm đến tính mạng trẻ em mới đẻ đồng thời lãnh hình phạt nghiêm khắc về tội danh này.
Song, quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước, khi soạn thảo nhà làm luật đã chú trọng đến các dấu hiệu định tội để quy định mức hình phạt nhẹ nhàng hơn nhưng vừa đủ để trừng trị, răn đe. Chủ thể của tội phạm là người mẹ đẻ ra đứa trẻ nhưng do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt tác động dẫn đến giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Chiếu cố đến hoàn cảnh phạm tội của người mẹ, cho rằng người mẹ thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ khơng hồn tồn xuất phát từ ý chí của người mẹ mà vì bị ảnh hưởng nên mới thực hiện tội phạm.
Đây chính là điểm khác biệt về dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ và tội giết người, chính đặc điểm, tính chất đặc biệt của tội cho nên dù tội phạm đều xâm phạm đến tính mạng con người nhưng mức cao nhất khung hình phạt của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ nhẹ hơn. Hình phạt nhẹ hơn nhưng về bản chất vẫn là tội phạm nguy hiểm cho xã hội, đe dọa đến tính mạng của trẻ em, do đó việc quy định trong BLHS tội giết
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">hoặc vứt bỏ con mới đẻ vừa không trái tinh thần nhân đạo vừa trừng trị tội phạm và phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu tội phạm.
<b>1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </b>
Theo học thuyết Mác Lênin, nhà nước vận động từ chiếm hữu nô lệ đến phong kiến cổ đại, sự ra đời của nhà nước gắn liền cùng sự ra đời của pháp luật, nhưng pháp luật thời kỳ phong kiến trọng tính giai cấp, mang nặng bản chất của giai cấp thống trị, dùng để trấn áp bị trị nhiều hơn. Trong dòng chảy lịch sử phong kiến của Việt Nam từng ghi nhận sự ra đời của Quốc triều hình luật hay cịn gọi là Bộ luật Hồng Đức ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông. Bộ luật Hồng Đức là tổng hợp các quy phạm pháp luật về các quan hệ xã hội bấy giờ: hơn nhân và gia đình, hình sự, tài sản,... hầu hết mọi quan hệ xã hội quy định trong Bộ luật đều đi kèm hình phạt. Bộ luật khơng có khái niệm về tội phạm mà tập trung giải thích khái niệm cho từng tội phạm, qua đó tội phạm của Bộ luật Hồng Đức khơng có quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Mặc dù Bộ luật chưa hồn thiện, cịn “trọng hình khinh dân” nhưng sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức đã đánh dấu bước khởi đầu tiến bộ trong tiến trình lập pháp của Việt Nam. Đến thời Nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, vua Gia Long ban hành Hoàng Việt luật lệ được coi là bộ luật chính thức của triều Nguyễn. Bộ luật đạt nhiều điểm tiến bộ, sáng tạo hơn trước tuy nhiên về tội phạm vẫn khơng có quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
Sau thành công của Cách mạng tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn độc lập khai sinh nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp nối những thành tựu đã đạt được, tiếp thu tinh hoa nhân loại những văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng: Sắc lệnh, Chỉ thị,... trên nhiều lĩnh vực được ban hành nhằm điều chỉnh, giữ gìn trật tự xã hội. Phải kể đến Chỉ thị 1025 ngày 15/06/1960 hướng dẫn đường lối xét xử, xác định hoàn cảnh giết trẻ sơ sinh có thể do mê tín hoặc vì sợ lây bệnh để khỏi phải ni trong hồn cảnh khốn cùng về kinh tế. Ngày 14/03/1963 Tòa án nhân dân đưa ra Chỉ thị 01/NCCS quy định tội giết trẻ sơ sinh, việc người mẹ đã bất đắc dĩ phải giết đứa con đẻ hoang của mình vì sợ dư luận chê cười hoặc gặp phải hồn cảnh khó khăn khốn quẫn về mặt kinh tế và tình cảm. Đứa trẻ mới sinh được một thời gian ngắn (thơng thường từ một tuần trở lại, cũng có thể kéo dài hơn khơng q 1 tháng). Ngồi ra, theo
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Công văn số 452/HS2 ngày 10/08/1970 cũng xác nhận giết trẻ em mới đẻ là phạm tội giết người có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt.<small>4</small> Nhìn chung, từ các văn bản pháp luật trên đã có sự thừa nhận tội phạm đối với tội giết con mới đẻ tuy nhiên chưa có sự thống nhất giữa các quy phạm.
<b>Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985: </b>
Thắng lợi 30/04/1975, nước Việt Nam độc lập, thống nhất, tiến vào kỷ nguyên kiến thiết, xây dựng đất nước. Với một nhà nước non trẻ vừa thốt khỏi chiến tranh, tình hình trong nước cịn nhiễu loạn thì sự ra đời của những bộ luật góp những viên gạch đầu tiên để ổn định xã hội cho bộ móng Nhà nước. Trong bối cảnh nhiều biến động tại xã hội thời bấy giờ, luật hình sự được soạn thảo nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự và đấu tranh phịng ngừa tội phạm. Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bộ luật hình sự năm 1986, gồm 12 Chương và 280 Điều luật quy định các tội phạm và chế tài xử lý tương ứng. Tội phạm và hình phạt lần đầu tiên được ghi nhận thành văn chung một bộ luật, nước Việt Nam công khai bảo vệ quyền con người, quyền nhân thân.
Ngay từ ban đầu, nhà lập pháp đã chú trọng tới hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, coi đây là tội phạm nguy hiểm cho xã hội, xâm hại quan hệ tính mạng mà chế độ xã hội chủ nghĩa bảo vệ. Khoản 4 Điều 101 Tội giết người BLHS năm 1985 quy định:
<i>“Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh </i>
<i>khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”</i><small>5</small>. Tuy vậy, do tính chất đặc thù về dấu hiệu pháp lý nên dù hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cùng với các hành vi giết người khác được quy định chung một điều luật là tội giết người nhưng hình phạt cho tội này nhẹ hơn nhiều so với các hành vi giết người khác. Để làm rõ vấn đề trên, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 04/1986/ HĐTPTANDTC Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS năm 1985 xác định tình tiết “ giết con mới đẻ” là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người.
<i>Về khách thể, tội phạm đã xâm hại đến khách thể là quan hệ tính mạng được Nhà </i>
nước bảo vệ, cụ thể là tính mạng của trẻ em mới đẻ, đối tượng tác động của tội phạm là <small>4 Đoàn Thị Vân (2015), Tội giết con mới đẻ trong Luật Hình sự Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.18. 5 Điều 101, BLHS năm 1985 (Luật số 17-LCT/HĐNN7 Ngày 27/06/1985). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">trẻ em mới đẻ. Tuy nhiên, thuật ngữ “ con mới đẻ” được quy định tại BLHS năm 1985 còn khá mơ hồ, khi Nghị quyết 04/1986 ban hành đã giải thích về thuật ngữ này, theo đó con mới đẻ được hiểu là trẻ em mới sinh trong 07 ngày tuổi. Đối với các tội phạm thuộc Chương 2 trong BLHS năm 1985 thì đối tượng tác động đã loại trừ tử thi và thai nhi, hai đối tượng trên không là đối tượng tác động của Chương này. Vì thế, theo quy định của BLHS năm 1985 đối tượng tác động của hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là trẻ em được tính từ lúc cơ thể tách khỏi người mẹ cho đến 07 ngày tuổi và bị tội phạm xâm hại trong khoảng thời gian trên.
<i>Về mặt khách quan, giết hoặc vứt con mới đẻ là hành vi thuộc một trong các hành </i>
vi của tội giết người nên mặt khách quan gồm bốn yếu tố: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, hoàn cảnh phạm tội. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được biểu lộ dưới hai dạng là hành vi giết và hành vi vứt bỏ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Cần lưu ý, đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ thì hậu quả chết là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh, nếu nạn nhân khơng chết thì khơng cấu thành tội giết người. Trong mặt khách quan của hành vi BLHS năm 1985 cịn quy định về hồn cảnh phạm tội, tội phạm do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt dẫn tới phạm tội. Theo hướng dẫn của Nghị quyết 04/1986 có liệt kê sơ lược các trường hợp thể hiện chủ thể bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v…) hoặc hoàn cảnh khách quan (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng…).
<i>Về chủ thể của tội phạm, chủ thể là chủ thể đặc biệt, tội phạm là phụ nữ, là người </i>
trực tiếp sinh ra đứa trẻ và thực hiện hành vi xâm phạm đến đứa trẻ đó, đồng thời người này cũng phải thỏa mãn điều kiện đủ năng lực trách nhiệm và từ đủ 16 tuổi trở lên mới được coi là tội phạm.
<i>Về mặt chủ quan, hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được thực hiện với lỗi cố </i>
<i>ý, người mẹ biết hành vi là nguy hiểm nhưng vẫn thực hiện. </i>
<i>Về hình phạt, do tính chất đặc biệt của hành vi phạm tội nên mức cao nhất của </i>
khung hình phạt là hai năm, so với mức cao nhất của hành vi giết người là tử hình và thấp nhất là tù năm năm thì hình phạt cho tình tiết giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ nhẹ hơn
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">rất nhiều. Việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thể hiện sự chiếu cố đến hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội (người mẹ)<small>6</small>.
<b>Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999: </b>
Kể từ lúc BLHS năm 1985 có hiệu lực thi hành đã bộc lộ nhiều thiết sót, lỗ hổng, khơng cịn theo kịp những biến động phát sinh trong xã hội. Thực tiễn cho thấy, đối với phạm nhân thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ mặc dù hình phạt tội này nhẹ hơn mức thấp nhất khung phạt hành vi giết người nhưng khi kết án vẫn là tội giết người. Nhằm khắc phục, hồn thiện quy định hình sự, qua q trình sửa đổi, bổ sung thì Quốc Hội ban hành BLHS năm 1999 ghi nhận những đổi mới, tiến bộ trong tư tưởng, kỹ thuật lập pháp để thay thế cho BLHS năm 1985. Trong đó, hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ giờ đây khơng cịn là tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người mà đã được tách thành điều luật độc lập với tên tội danh là Tội giết con mới đẻ. Điều 94 BLHS năm
<i>1999 quy định: “ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong </i>
<i>hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”</i><small>7</small>. Hành vi giết và vứt bỏ con mới đẻ dẫn tới hậu quả đứa trẻ chết trong BLHS năm 1985 là dấu hiệu định tội của Tội giết người Điều 101. Sau khi sửa đổi bổ sung, BLHS năm 1999 vẫn giữ tinh thần của BLHS năm 1985, tuy nhiên hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết đã tách khỏi Tội giết người, trở thành tội độc lập.
<i>Về khách thể, tội giết con mới đẻ xâm phạm đến tính mạng của đứa trẻ, đối tượng </i>
tác động của tội vẫn là trẻ em mới đẻ được tính từ thời điểm cơ thể tách khỏi cơ thể mẹ đến 07 ngày tuổi và bị xâm phạm trong thời gian này.
<i>Về mặt khách quan, tương tự BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 quy định gồm </i>
bốn yếu tố: hành vi nguy hiểm, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, hoàn cảnh phạm tội. Mặc dù BLHS năm 1999 quy định tội với một tên tội danh là “ giết con mới đẻ” nhưng thực chất có đến 2 hành vi cấu thành tội phạm là hành vi giết con mới đẻ và hành vi vứt bỏ con mới đẻ, tuy nhiên giết con mới đẻ hay vứt bỏ con dẫn đến
<small>6</small><i><small> Trần Anh Duy (2019), Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật hình sự năm 2015, Trường Đại học </small></i>
<small>Luật Hà Nội, tr. 12. </small>
<small>7 Điều 94, BLHS năm 1999 (Luật số 15/1999/QH10 Ngày 21/12/1999). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">đứa trẻ chết đều là tội giết con mới đẻ. Hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu định tội của tội này, nếu khơng chết thì khơng có tội. Hồn cảnh phạm tội “tư tưởng lạc hậu” hoặc “hoàn cảnh khách quan đặc biệt” vẫn là dấu hiệu định tội bắt buộc của tội giết con mới đẻ, tội phạm do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt mới dẫn tới phạm tội. Thế nhưng, cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản pháp luật thay thế Nghị quyết 04/1986 Hướng dẫn quy định BLHS năm 1985 cho nên việc xử lý vụ án giết con mới đẻ khi BLHS năm 1999 có hiệu lực vẫn sử dụng phần giai thích liệt kê về “tư tưởng lạc hậu “ và “hoàn cảnh khách quan đặc biệt” của Nghị quyết 04/1986.
<i>Về chủ thể của tội phạm, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là phụ nữ, là người </i>
sinh ra đứa trẻ và phải có đủ năng lực TNHS, từ đủ 16 tuổi trở lên.
<i>Về mặt chủ quan, hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thực hiện bằng lỗi cố ý, </i>
người mẹ nhận thức tính nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn thực hiện.
<i>Về hình phạt, BLHS năm 1999 quy định hai hành vi chung một tên tội danh đồng </i>
thời hình phạt cũng là hình phạt chung, hành vi giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến chết thì tội phạm đều phải chịu hình phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ có Nghị quyết 04/1986 hướng dẫn BLHS năm 1985 trong khi BLHS năm 1999 đã có những sửa đổi bổ sung, cơ sở nào để phân biệt thế nào là “ giết” và “ vứt bỏ con mới đẻ dẫn tới hậu quả đứa trẻ chết”. Nếu giữa hai hành vi trên có chồng chéo, lẫn lộn nhau thì nên được giải quyết thế nào? Để làm rõ quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Quốc hội một lần nữa thông qua dự thảo sửa đổi, bổ sung những vấn đề quy phạm pháp luật hình sự, BLHS năm 2015 cũng là bộ luật hiện hành ra đời, bãi bỏ BLHS năm 1999
<i><b>1.3 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </b></i>
<i><b>1.3.1. Khách thể của tội phạm </b></i>
Để đảm bảo quyền sống của con người, các quy định pháp luật đã được ban hành để bảo vệ tính mạng và địi hỏi mọi người phải tn thủ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bảo vệ quyền sống vẫn chưa được đảm bảo đầy đủ vì có nhiều trường hợp vi phạm quyền này xảy ra, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Đó là lý do tại sao quyền sống của con người được coi là quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân được pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật thế giới thừa nhận và bảo vệ. Sự tôn trọng và bảo vệ quyền sống của con người là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, và cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một xã hội văn minh, phát triển và hạnh phúc.
Vì quyền sống là quyền cơ bản của con người, quyền này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và tương lai của mỗi người. Nên mọi người đều có quyền được sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật<small>8</small>; Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm<small>9</small>; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Các công ước về nhân quyền, đặc biệt về quyền trẻ em, các điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ cũng luôn đặt vấn đề tôn trọng quyền sống của con người lên hàng đầu. Pháp luật hình sự bảo hộ người đang sống, con người mà có khả năng độc lập tiếp nhận yếu tố đảm bảo cuộc sống cho dù tình trạng sống hay khả năng tiếp nhận yếu tố đảm bảo cuộc sống là tối thiểu
Quyền sống của con người là quyền cơ bản, tự nhiên và cao quý nhất trong số các quyền nhân thân. Quyền này được đảm bảo bằng sự an toàn trong cuộc sống của mỗi con người, từ thời điểm lọt lịng mẹ cất tiếng khóc đầu tiên chào đời, cho đến khi chết theo quy luật tự nhiên. Đây là quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân được pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật thế giới thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bảo vệ quyền sống vẫn chưa được đảm bảo đầy đủ vì có nhiều trường hợp vi phạm quyền này xảy ra, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Các công ước về nhân quyền, đặc biệt là về quyền trẻ em và các điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ luôn đặt vấn đề tôn trọng quyền sống của con người lên hàng đầu. Điều này cho thấy sự quan tâm và cam kết của cộng đồng quốc tế đối với quyền sống của con người. Pháp luật hình sự bảo vệ người đang sống và những người có khả năng độc lập tiếp nhận yếu tố đảm bảo cuộc sống, dù tình trạng sống hay
<small>8 Điều 19, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Ngày 28/11/2013. 9 Điều 20, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Ngày 28/11/2013. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">khả năng tiếp nhận yếu tố đảm bảo cuộc sống là tối thiểu.<small>10</small> Vì vậy, các quy định pháp luật đã được thành lập để bảo vệ tính mạng và đòi hỏi mọi người phải tuân thủ.
Pháp luật xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, trở thành công cụ cưỡng chế thực thi nhằm đảm bảo trật tự xã hội và trật tự giai cấp. Trải qua hàng ngàn năm phát triển, pháp luật vẫn giữ nguyên vai trò điều quản trong xã hội hiện đại, là những quy tắc xử sự chung nhất, phổ biến nhất để điều chỉnh quan hệ xã hội. Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt có thể áp dụng cho các tội phạm đó. Luật hình sự bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống nhưng không phải quan hệ xã hội nào cũng được luật hình sự bảo vệ, chỉ những quan hệ xã hội quan trọng, ảnh hưởng mạnh tới đời sống chính trị- xã hội- kinh tế của đất nước mới là đối tượng của Luật Hình sự. Đồng thời các quan hệ xã hội đó bị tội phạm hướng tới gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ở một mức độ đáng kể.<small>11</small> Quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại chính là khách thể của tội phạm.
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ nằm trong chương XIV BLHS năm 2015, cùng với các tội khác thuộc chương này có khách thể loại là quan hệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Khách thể trực tiếp của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là tính mạng của con mới đẻ. Tội phạm xâm phạm tới quyền được sống, quyền được bảo hộ tính mạng của con người mà cụ thể là đứa trẻ mới sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi. Tội giết người nói chung và tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ nói riêng là hành vi trực tiếp xâm phạm đến quyền được sống của con người - quyền được tơn trọng và bảo vệ về tính mạng. Đây là những hành vi cực kỳ nghiêm trọng và được coi là tội phạm đối với xã hội. Quyền sống của con người là một trong những quyền cơ bản, tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất trong số các quyền nhân thân. Quyền này được đảm bảo bằng sự an toàn trong cuộc sống của mỗi con người, từ thời điểm lọt lòng mẹ cất tiếng khóc đầu tiên chào đời, cho đến khi chết theo quy luật tự nhiên. Quyền sống là quyền tự do cơ bản nhất, khơng ai có quyền xâm hại, điều này đã được ghi nhận tại Công ước Liên hiệp
<small>10</small><i><small> Trần Minh Hưởng (2009), Bình luận khoa học BLHS đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 (thực hiện từ </small></i>
<i><small>01/2010), Nxb Lao Động. </small></i>
<small>11</small><i><small> Trường ĐH Luật TP.HCM (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung, NXB Hồng Đức, </small></i>
<small>tr.109. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">quốc về quyền con người. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công khai, bảo vệ quyền sống của con người thơng qua Hiến pháp năm 2013. Vì thế, tội phạm thực hiện hành hành vi giết hoặc vứt vi giết hoặc vứt bỏ trẻ em mới đẻ đồng nghĩa với việc xâm phạm quan hệ tính mạng được luật hình sự bảo vệ.
Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của Luật Hình sự.<small>12</small> Đối tượng tác động của nhóm tội của chương XVI BLHS năm 2015 là con người đang sống với ý nghĩa là một thực thể tự nhiên. Pháp luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ các quyền thiết thân nhất của con người nên đối tượng bị nhóm này tác động đến phải là con người đang sống. Thời điểm bắt đầu sự sống của con người dưới góc độ pháp lý hình sự là kể từ lúc họ được sinh ra và tồn tại độc lập với cơ thể của người mẹ. Thời điểm kết thúc sự sống của con người là thời điểm chết sinh học đã xảy ra. Chính vì vậy, thai nhi và tử thi không là đối tượng tác động của nhóm tội này. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định tại Điều 124 BLHS năm 2015 thuộc chương XIV Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người. Đối tượng tác động của tội trên là con người mà cụ thể là đứa trẻ mới sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi. Đây được xem là cơ sở để phân biệt với các tội phạm khác trong nhóm tội xâm hại quan hệ tính mạng. Đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì đối tượng tác động của tội này là căn cứ để định tội danh. Vậy thuật ngữ “con mới đẻ” được hiểu như thế nào? Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam là BLHS năm 1985, trong đó nhà soạn luật sử dụng cụm từ “con mới đẻ” chỉ đối tượng tác động của hành vi mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ và theo Nghị quyết 04/1986/ HĐTPTANDTC/NQ hướng dẫn BLHS năm 1985 thì con mới đẻ được giải thích là đứa trẻ sinh ra trong bảy ngày trở lại. Cho đến bộ luật hiện hành là BLHS năm 2015, nhà làm luật đã thay cụm từ “ con mới đẻ” thành “con do mình đẻ ra trong vịng 07 ngày tuổi”.
Như đã nói, đối tượng tác động của nhóm tội phạm này là con người với ý nghĩa là một thực thể sống, nên thai nhi không là đối tượng tác động của tội này. Trẻ em mới đẻ được coi là đối tượng tác động của tội này nếu đã sinh ra, cơ thể tách độc lập với cơ thể người mẹ và bị xâm hại trong khoảng thời gian từ lúc sinh ra đến 07 ngày tuổi. Nếu <small>12 Trường ĐH Luật TP.HCM, 11, tr.116. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">sang ngày 08 trở đi mà trẻ em bị xâm phạm thì khơng đáp ứng dấu hiệu định tội để cấu thành tội Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Như vậy có thể nói nạn nhân là con do chủ thể của tội phạm mới sinh ra trong vòng 7 ngày. Đối tượng của tội phạm có mối quan hệ mẹ con với chủ thể của tội phạm này, đây cũng là một trong những dấu hiệu pháp lý cơ bản để phân biệt tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ với tội giết người hoặc các tội phạm khác.
<i><b>1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm </b></i>
Mặt khách quan của tội phạm là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Để nghiên cứu các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm, chúng ta cần phải xem xét những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.<sup>13</sup> Các dấu hiệu này bao gồm những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, hậu quả có tính nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, và các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như công cụ, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội...
Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, cùng với mặt chủ quan, mặt chủ thể và mặt khách thể. Vì mặt khách quan khơng phải là yếu tố đơn lẻ nên thiếu yếu tố này thì các yếu tố khác của tội phạm không thể tồn tại và tất nhiên sẽ khơng có tội phạm xảy ra.<small>14</small> Tuy nhiên, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan được coi là yếu tố quan trọng trong việc xác định tội phạm và đưa ra các quyết định liên quan đến định tội và hình phạt. Vì vậy, việc nghiên cứu các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh, xác định khung hình phạt cần áp dụng đối với người phạm tội, và đánh giá đúng về tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng việc xác định mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cũng như đánh giá mức độ lỗi của người phạm tội chỉ có thể thực hiện thơng qua việc nghiên cứu các tình tiết về cơng cụ, phương tiện phạm tội, và hậu quả xảy ra thuộc mặt khách quan của tội phạm. Việc phân tích và xác định các dấu hiệu
<small>13 Trường ĐH Luật TP.HCM, 11, tr.121. </small>
<small>14</small><i><small> Học viện tư pháp (2011), Giáo trình luật hình sự VN, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 62. </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">này là rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định xử lý tội phạm và đảm bảo tính cơng bằng và chính xác trong pháp luật.
Tội giết hoặc vứt bỏ con đều là hai tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, được xác định thông qua bốn dấu hiệu khách quan: hành vi phạm tội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, hoàn cảnh phạm tội.
<i>Hành vi khách quan của tội phạm </i>
Hành vi khách quan của tội phạm phải là hoạt động có ý thức và có ý chí của con người, phải là hành vi trái pháp luật hình sự: pháp luật bảo vệ tính mạng con người và cấm mọi hành vi xâm phạm quyền sống của con người hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn tới hậu quả chết đã xâm phạm quan hệ xã hội được pháp luật Hình sự bảo vệ. Hành vi khách quan của tội giết hoặc vứt bỏ con là hành vi trái pháp luật, có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này không chỉ xâm phạm đến quyền sống của con người, mà còn vi phạm đạo đức xã hội và những quy định của luật pháp về nhân quyền. Hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả là đứa trẻ bị tử vong, mà đó là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm.
<i>Điều 124 BLHS năm 2015 quy định tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ </i>
nên hành vi khách quan của mỗi tội phạm là khác nhau.<small>15</small>
Trong lĩnh vực pháp luật, những hành vi liên quan đến trẻ em luôn được quan tâm đặc biệt và cần được đảm bảo bởi pháp luật. Hành vi giết con mới đẻ và vứt bỏ con mới đẻ là hai trong những hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất đối với trẻ em. Tuy nhiên, hai hành vi này lại có những sự khác biệt rõ ràng giữa chúng, và vì vậy, nhà lập luật mới có sự phân biệt chúng trong quy định của điều luật "Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 7 ngày tuổi, thì phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 7 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm"
<small>15</small><i><small> Trường ĐH Luật TP.HCM (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm - Quyển 1, </small></i>
<small>NXB Hồng Đức, tr.63. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Việc phân biệt rõ ràng giữa hai hành vi này là để xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội và đảm bảo quyền lợi, sự an toàn cho trẻ em. Hành vi giết con mới đẻ và hành vi vứt bỏ con mới đẻ đều là những hành vi đáng lên án, tuy nhiên, hai hành vi này lại có những sự khác biệt rõ ràng giữa chúng.
Theo quy định của luật, hành vi giết con mới đẻ về khách quan có thể là hành động hoặc không hành động, hậu quả có thể đứa trẻ chết hoặc khơng chết và về chủ quan thường do lỗi cố ý trực tiếp và cá biệt có thể do lỗi cố ý gián tiếp. Trong khi đó, hành vi vứt bỏ con mới đẻ chỉ có thể được thực hiện thơng qua hành động, và hành vi đó dẫn đến hậu quả bắt buộc là đứa trẻ chết. Về mặt chủ quan, chỉ có thể là do lỗi cố ý gián tiếp chứ không thể do lỗi cố ý trực tiếp. Nếu vứt bỏ con mới đẻ và mong muốn đứa trẻ chết (cố ý trực tiếp) thì phải coi đó là hành vi giết con mới đẻ.
<i>Hành vi khách quan của tội giết con mới đẻ </i>
Là hành vi tước bỏ trái pháp luật tính mạng của trẻ mới đẻ. Hình thức thể hiện của hành vi nguy hiểm cho xã hội: hành động và không hành động. Trong thực tiễn, đối với tội giết con mới đẻ, hành vi khách quan của tội phạm là tước bỏ tính mạng của trẻ mới đẻ trong vịng 7 ngày tuổi. Hình thức thể hiện của hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể được thực hiện ở dạng hành động như bóp cổ trẻ, bóp mũi, úp gối lên mặt cho trẻ nghẹt thở, dìm xuống nước, đem đi chơn sống, ném trẻ từ trên cao xuống đất, hoặc dùng hung khí giết trẻ v.v... dẫn đến hậu quả là đứa trẻ đó chết.<small>16</small> Tuy nhiên, hành vi khách quan của tội phạm này cũng có thể được thực hiện ở dạng không hành động như hành vi không cho con bú, không cho con ăn uống sữa, khiến trẻ bị chết do đói, khơng chăm sóc trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.
Đối với tội giết con mới đẻ, hành vi khách quan của tội phạm là hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của trẻ mới đẻ.
<i>Mặt khác, hành vi khách quan của tội vứt bỏ con mới đẻ là hành vi vứt bỏ trẻ </i>
mới sinh trong vòng 7 ngày tuổi ở lại bất cứ nơi nào, thường ở những nơi hoang vắng, ở nhà vệ sinh v.v… <small>17</small> Người mẹ tuy không mong muốn hậu quả đứa trẻ chết những vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.
<small>16 Trường ĐH Luật TP.HCM, 15, tr.63. 17 Trường ĐH Luật TP.HCM, 15, tr.64. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, ở đây hành vi vứt bỏ được hiểu là sự thờ ơ bỏ mặc, thiếu trách nhiệm của người mẹ đối với tính mạng của đứa bé, người mẹ đã khơng làm một việc mà theo quy định của pháp luật hình sự là họ phải làm nên đã gây ra cái chết cho đứa bé. Cần lưu ý, hành vi “vứt bỏ” này khơng trực tiếp, tức thì gây nên cái chết cho nạn nhân mà nạn nhân chết do không được chăm sóc, khơng được ăn uống, chết vì lạnh, ốm khơng được cứu chữa…, cịn nếu chính hành vi “vứt bỏ” trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân như ném xuống sơng, xuống vực, … thì dễ rơi vào dạng hành vi thứ nhất “giết” đứa trẻ chứ không phải là “vứt bỏ” đứa trẻ dẫn đến chết. Ở dạng hành vi phạm tội này, tội giết con mới đẻ địi hỏi phải có hậu quả chết người và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp.
<i>Hậu quả nguy hiểm cho xã hội </i>
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ.<small>18</small> Thiệt hại đối với hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là thiệt hại về thể chất. Hậu quả của hai tội phạm trên đều là nạn nhân (trẻ mới đẻ) bị tử vong. Dù đều là cấu thành tội phạm vật chất nhưng dấu hiệu hậu quả trong cấu thành tội phạm của mỗi tội phạm lại có ý nghĩa pháp lý khác nhau.
Đối với tội giết con mới đẻ, hậu quả của đứa trẻ chết là dấu hiệu xác định tội phạm đã hồn thành. Nếu nạn nhân khơng chết thì hành vi giết con mới đẻ ở giai đoạn chưa đạt.<small>19</small>
Hiện nay, dấu hiệu hậu quả đứa trẻ chết có ý nghĩa như thế nào đối với tội giết con mới đẻ chưa được quy định và hướng dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015) với Tội giết con mới đẻ (Điều 124 BLHS năm 2015) có thể được xác định là mối quan hệ giữa cấu thành tội chung và cấu thành tội phạm riêng. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người, vì thế, hậu quả đứa trẻ chết của tội giết con mới đẻ cũng được hiểu tương tự như hậu quả nạn nhân chết trong tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015)
Tội giết con mới đẻ với lỗi cố ý trực tiếp: Hậu quả đứa trẻ chết chỉ có ý nghĩa xác định giai đoạn thực hiện tội phạm. Tức là khi con mới đẻ 7 ngày tuổi chết thì tội
<small>18 Trường ĐH Luật TP.HCM, 11, tr.128. 19 Trường ĐH Luật TP.HCM, 15, tr.64. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">phạm được coi là hồn thành, nếu đứa trẻ chưa chết thì hành vi phạm tội được xác định cũng phạm tội giết con mới đẻ ở giai đoạn phạm tội chưa đạt hay chuẩn bị phạm tội tùy theo mức độ của hành vi mà người mẹ đã thưc hiện.
Tội giết con mới đẻ với lỗi cố ý gián tiếp: Hậu quả đứa trẻ chết có ý nghĩa định tội, tức là chỉ khi đứa trẻ chết thì mới phạm tội giết con mới đẻ, trái lại đứa trẻ không chết tức là hậu quả khơng xảy ra thì khơng phạm tội giết con mới đẻ.
Đối với tội vứt bỏ con mới đẻ thì hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu xác định tội phạm, bắt buộc phải có hậu quả con mới đẻ chết thì hành vi mới có thể cấu thành tội phạm. Nếu nạn nhân bị vứt bỏ khơng chết, tức là khơng có hậu quả xảy ra thì hành vi của người mẹ khơng cấu thành tội phạm. Vậy hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội của hành vi phạm tội vứt bỏ con mới đẻ này.
<i>Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả </i>
Mối quan hệ này là một mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp. Với loại tội phạm
<i>theo Điều 124 BLHS năm 2015 là loại tội phạm có cấu thành vật chất, hậu quả là yếu tố </i>
bắt buộc nên cần phải xác định rõ mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả. Hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn tới chết thì mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là rất quan trọng bởi theo cấu thành tội phạm thì chỉ khi có hậu quả chết xảy ra do nguyên nhân từ
<i>hành vi vứt bỏ con mới đẻ thì tội phạm mới bị xử lý theo quy định tại Điều 124 BLHS </i>
<i>năm 2015 về hành vi vứt bỏ con mới đẻ. Hoàn cảnh phạm tội: </i>
Hoàn cảnh phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là do hoàn cảnh khách quan đặc biệt, người mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như đa số đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp, một số phong tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ... nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn giữ những hủ tục lạc hậu, lơi kéo mê tín dị đoan. hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt như phụ nữ sinh con mà chưa kết hôn nên sợ dư luận xã hội hoặc sinh con bị dị tật v.v…
Có quan điểm cho rằng tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ có dấu hiệu là động cơ phạm tội: người mẹ này chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan đặc biệt được coi là động cơ phạm tội này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan đặc biệt có thể được sử dụng như một yếu tố để giảm nhẹ cho chủ thể là người mẹ hoặc miễn trừ trách nhiệm về tội giết người
<i>thành tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo BLHS năm 2015. </i>
Tuy nhiên, việc xác định rõ hành vi nào chịu ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan đặc biệt nào để có thể được sử dụng trong tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ vẫn chưa có quy định chi tiết hơn vì xã hội ngày càng có nhiều biến thể của hành vi chưa được quy định trong hướng dẫn. Điều này có nghĩa là người phạm tội vẫn phải chịu tội giết người trong một số trường hợp nếu xét thấy hành vi đó khơng có yếu tố chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt.
Tuy vậy, việc xác định tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan đặc biệt là một thách thức đối với các nhà lập pháp và hệ thống tư pháp. Để xác định rõ đòi hỏi sự cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng, điều này đặc biệt đúng trong trường hợp giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, vì đây là một tội ác rất nghiêm trọng và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến cả người phạm tội và người bị hại.
Do đó, trong trường hợp giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan đặc biệt không thể được sử dụng như một lý do để hoàn toàn miễn trừ trách nhiệm tội phạm. Thay vào đó, hệ thống tư pháp cần phải tiếp cận một cách trung thực và cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố khác như tình trạng tâm thần của người phạm tội, hồn cảnh gia đình và xã hội, và những áp lực tâm lý khác mà người phạm tội có thể đang phải đối mặt.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là một vấn đề đang được quan tâm và bàn luận nhiều. Theo Bộ Luật hình sự Việt Nam 2015, động cơ phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là do hoàn cảnh khách quan đặc biệt, và mức độ tàn nhẫn và nguy hiểm của tội phạm này thấp hơn so với việc cố ý giết con khơng vì hồn cảnh mà vì những lý do cá nhân khơng chính đáng.
Tuy nhiên, việc đánh giá động cơ phạm tội này là do hoàn cảnh khách quan đặc biệt lại là một vấn đề gây tranh cãi. Theo nghiên cứu của đề tài, người mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu, những phong tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ, hoặc trong hồn cảnh khách quan đặc biệt như phụ nữ sinh con mà chưa kết hôn hoặc sinh con bị dị tật... là những nguyên nhân gây ra tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Tuy nhiên, việc xác định mức độ tàn nhẫn và nguy hiểm của hành động này phụ thuộc vào đánh giá khách quan, cân nhắc và đánh giá đúng đắn về hoàn cảnh của người mẹ.
Trong bối cảnh đó, việc hưởng yếu tố giảm nhẹ hình phạt là điều cần thiết để đảm bảo tính công bằng và nhân đạo trong xét xử tội phạm này. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải thực sự hiểu và đánh giá đúng đắn hoàn cảnh của người mẹ, từ đó xác định mức độ tàn nhẫn và nguy hiểm của hành động này để đưa ra hình phạt phù hợp. Việc này cần được thực hiện một cách cẩn trọng và khách quan để đảm bảo tính cơng bằng và nhân đạo trong việc giải quyết vấn đề này.
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là tội có tính chất đặc thù, người mẹ thực hiện hành vi phạm tội vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v…) hoặc hoàn cảnh khách quan (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng…) mà giết hoặc vứt bỏ dẫn tới đứa trẻ trong 07 tuổi chết. Trường hợp người mẹ khơng vì yếu tố trên tác động mà thực hiện hành vi phạm tội thì cũng khơng bị xử lý theo tội này. Thời điểm 07 ngày có ý nghĩa quan trọng trong quá trình định tội, đây được coi là thời điểm người mẹ đang còn trong trạng thái mới sinh con, nghĩa là đang còn trong trạng thái tâm, sinh lý khơng bình thường do tác động của việc sinh con. Do vậy, các hướng dẫn, giải thích của cơ quan có trách nhiệm về điểm này đều quy định khoảng thời gian mà người mẹ được coi là còn trong trạng thái mới sinh con. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thì khoảng thời gian mà người mẹ được coi là còn trong trạng thái mới sinh con là khoảng thời gian từ khi sinh con đến ngày thứ bảy. Và trong giai đoạn này, người mẹ này do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan dẫn đến suy nghĩ tiêu cực giết, vứt bỏ con mới đẻ. Tuy nhiên rất khó để đánh giá chính xác mức độ tác động của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan lên người mẹ, chỉ khi người mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề thì mới cấu thành Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Qua thực tiễn, Tòa án khi xét xử những vụ án mẹ giết trẻ sơ sinh để xác định người mẹ có bị tác động hay khơng thường xem xét trên khía cạnh nhân thân người mẹ, tức là khơng có một tiêu chuẩn cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng.
Thực tế cho thấy đa số các trường hợp vứt bỏ con mới đẻ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác người mẹ khơng
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">mong muốn đứa trẻ đó chết mà mong muốn đứa trẻ đó sống, họ có ý nghĩ rằng những đứa trẻ sẽ may mắn được người khác nhặt về nuôi dưỡng, hay được người quanh đó phát hiện sớm nên cứu sống, tâm lý chung của một số người mẹ bỏ con ở những nơi có khả năng sống cao như cổng bệnh viện, trong nhà chùa hay nhà thờ nghĩ rằng những đứa trẻ đó có thể được các nơi này nhận ni hay cứu giúp, bất kể lý do và suy nghĩ như vậy của người mẹ nhưng hành động của người mẹ vẫn thờ ơ bỏ mặc tình trạng sống chết của đứa trẻ dù cho có thể biết rằng đứa trẻ khơng có khả năng tự bảo vệ bản thân trong những tình huống như bị bỏ đói, thời tiết lạnh hay mưa hoặc bị tấn công bởi con thú hoang nguy hiểm v.v… dẫn đến khả năng chết cao. Tuy nhiên trong một số trường hợp vứt bỏ con mới đẻ, người mẹ đã vứt bỏ con của mình nơi cửa chùa, cổng bệnh viện, cổng nhà người khác nhưng vẫn có khả năng đứa trẻ đó khơng được phát hiện sớm và xảy ra những trường hợp đáng tiếc dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.
Ví dụ: Vụ án người mẹ vứt bỏ con ở dưới hố ga ở Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Vụ một bé sơ sinh được phát hiện bị bỏ rơi dưới hố ga bỏ hoang tại khu vực xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội trong tình trạng người khơng mảnh vải che thân, bị dòi, kiến bám khắp người. Chị T là mẹ đẻ cháu A, đồng thời chính là bị cáo trong vụ án vứt bỏ con mới đẻ tại thôn T, xã T, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. T do tư tưởng lạc hậu, sợ mọi người biết mình có con nhưng khơng biết là con của ai nên T đã tự sinh con. Sợ bị phát hiện nên T đã vứt con sang vườn sau Đền Mẫu. T phải biết cháu bé vừa sinh ra, chưa nhận biết được gì, rất cần người chăm sóc, ấp ủ, nâng niu nhưng chỉ vì tư tưởng suy nghĩ lạc hậu mà người mẹ này lại vứt bỏ con, để mặc cháu bé một mình giữa đêm khuya. Bà B nghe thấy tiếng trẻ con khóc nên đã đi tìm thì phát hiện cháu bé sơ sinh khơng có quần áo trên người đang nằm dưới hố đất trong vườn sau Đền Mẫu. Bà B phát hiện bé sơ sinh trong tình trạng người khơng mảnh vải che thân, bị dòi, kiến bám khắp người. Cháu bé sau đó được người dân đưa đến Trạm y tế xã Thanh Mỹ, sau đó đưa đến Bệnh viện đa khoa thị xã Sơn Tây, rồi Bệnh viên Xanhpon điều trị. Cháu bé bị nhiễm trùng nặng, rối loạn đơng máu, nguy hiểm đến tính mạng. Mặc dù các bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn nỗ lực cứu chữa nhưng cháu đã không thể qua khỏi sau 20 ngày điều trị, đến ngày 29/6/2020 cháu A tử vong. Cháu bé được UBND xã Thanh Mỹ làm giấy khai sinh, đặt tên "Nguyễn Văn An", lấy ngày sinh là thời điểm bé được tìm thấy. Đã có tên, có tuổi nhưng cháu đã rời xa cuộc sống sau đó.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">Hành vi của Phạm Thị T vừa sinh con ra đã vứt bỏ con của mình như nêu trên, đã phạm vào tội “Vứt bỏ con mới đẻ”, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật Hình sự. Hành vi của T là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tính mạng, quyền được sống, quyền được bảo hộ về tính mạng của con người, đồng thời xâm phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, đó là tình "mẫu tử", xâm phạm quyền sống của trẻ em tại Điều 12 của Luật trẻ em 2017; T là phụ nữ đã từng mang thai sinh con lần thứ hai nhưng do kém nhận thức nên khi sinh con ra đã có hành vi vứt bỏ đứa trẻ để mặc cho hậu quả xảy ra dẫn đến đứa trẻ chết. Nên hình phạt được đưa ra cho T là mức hình phạt nghiêm, tương xứng với hành vi mà T đã thực hiện.<small>20</small>
Đáng chú ý rằng trong thực tế một số trường hợp, những đứa trẻ bị vứt bỏ đó khơng bị chết nên dù có phát hiện cũng khơng đủ cơ sở kết tội vứt bỏ con mới đẻ đối với người mẹ. Từ sự khác nhau như vậy đã làm nổi bật sự khác biệt đáng kể giữa hai tội vứt bỏ con mới đẻ và giết con mới đẻ trong việc xác định tội danh trong hai hành vi. Với những quy định rõ ràng và chi tiết như vậy, pháp luật sẽ giúp đảm bảo cho quyền lợi và sự an toàn cho trẻ em, và đồng thời, tránh những hành vi đáng trách và phạm tội trong việc đối với đứa trẻ mới đẻ. Các quy định này là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi và sự an toàn cho trẻ em, hạn chế và ngăn chặn các hành vi đáng lên án như giết con mới đẻ và vứt bỏ con mới đẻ, đồng thời giúp đảm bảo rằng người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu họ phạm các hành vi này.
<i><b>1.3.3. Chủ thể của tội phạm </b></i>
Hiện nay, BLHS năm 2015 khơng có định nghĩa về chủ thể của tội phạm nhưng qua các quy định của BLHS, chủ thể tội phạm được hiểu là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định, đã thực hiện hành vi phạm tội. Khoa học pháp lý chia chủ thể của tội phạm thành hai loại là cá nhân và pháp nhân thương mại. Đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ nói riêng và nhóm tội xâm phạm tính mạng nói chung thì chủ thể là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS năm 2015. Dựa trên khái niệm cá nhân, có thể thấy chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là chủ thể đặc biệt. Người phạm tội ngoài hai dấu hiệu là năng lực trách nhiệm hình sự và
<small>20 Bản án số: 80/2020/HS-ST ngày 30/09/2020 của TAND thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội về tội vứt bỏ con mới đẻ. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cịn phải có thêm dấu hiệu là người mẹ đã sinh ra đứa trẻ trong vòng 7 ngày tuổi.
Bởi vì BLHS năm 2015 khơng quy định cụ thể cho nên tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tình trạng có năng lực hình sự. Tựu chung lại, năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là khả năng của một người tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và điều khiển được hành vi đó.<small>21</small> Thời điểm này được xem xét dựa trên độ tuổi của người đó, khi đạt đến độ tuổi sinh học nhất định thì con người có khả năng nhận thức về tính đúng sai và lựa chọn thực hiện hoặc khơng thực hiện hành vi. Chính vì vậy, một người đến tuổi được cho là đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mặc nhiên người đó có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khơng loại trừ trường hợp ở một số người đã đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng do cơ thể mắc bệnh lý làm rối loạn cơ quan thần kinh dẫn tới khả năng nhận thức và điều khiển bị giảm sút. Trong tình huống trên, nếu có căn cứ cho thấy một người khơng có năng lực trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giám định pháp y để xác định chính xác. Mặc dù khơng có định nghĩa chính xác về tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng luật hình sự có quy định về tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Vì năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện tiền đề để có thể xác định lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Cho nên, một người chỉ có thể là chủ thể của tội phạm nếu người đó đủ tuổi và khơng rơi vào các trường hợp khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự không được quy định thành văn trong từng điều luật của phần tội phạm, nhưng cá nhân khi thực hiện hành vi phạm tội mặc nhiên người đó phải có năng lực trách nhiệm hình sự thì mới xem xét là tội phạm.
Chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, người này trước hết phải đạt đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và khơng thuộc một trong các trường hợp khơng có năng lực trách nhiệm hình sự theo BLHS năm 2015. Đương nhiên nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội nhưng bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh lý thần kinh khách làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì khơng thể là chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
<small>21 Trường ĐH Luật TP.HCM, 11,tr.138. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Tuổi chịu trách nhiệm hình sự dựa trên truyền thống lập pháp, chính sách hình sự, u cầu đấu tranh phịng chống tội phạm của từng quốc gia<small>22</small>, tức là không có một mức tuổi tối thiểu cố định buộc một người phải chịu trách nhiệm được áp dụng trên toàn thế giới. Tùy vào đặc điểm từng vùng lãnh thổ sẽ có quy định khác nhau về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Luật hình sự Việt Nam quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Tuy nhiên, Bộ luật cũng ghi nhận độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi nếu tội đó thuộc các tội phạm được liệt kê tại khoản 2 điều 12 BLHS năm 2015 và có tính chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là Điều 124 BLHS năm 2015, không nằm trong các tội được liệt kê tại Điều 12 BLHS năm 2015, vì thế độ tuổi chịu trách nhiệm của chủ thể phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên. Nếu người phạm tội dưới 16 tuổi thì đương nhiên khơng chịu trách nhiệm về tội phạm này.
Chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là chủ thể đặc biệt, nghĩa là ngoài đáp ứng điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì chủ thể cịn cần thỏa mãn dấu hiệu theo quy định về tội trên, cụ thể, phải là người mẹ mới sinh đứa trẻ đó trong vịng 7 ngày tuổi:
Người phạm tội là phụ nữ, là người trực tiếp sinh ra đứa trẻ và có hành vi xâm phạm đến tính mạng đứa trẻ đó. Đặc điểm về chủ thể là một trong những cơ sở để phan biệt tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ với tội giết người và tội khác. Nếu người phạm tội là cha, ông hoặc bà, anh hoặc chị, người thân thích hoặc người khác mà khơng phải mẹ của đứa trẻ đó thì khơng cấu thành tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ mà có thể cấu thành tội giết người hoặc tội khác. Chủ thể của tội này chỉ có thể là người mẹ, người trực tiếp sinh đứa trẻ, có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo quy định.
Ví dụ: Nguyễn Thị H sinh rớt 01 bé trai khoảng 03 ký trong nhà vệ sinh, sau đó H đi đến nhà anh M, lúc này thì H đã có ý định giết con với cách nghĩ quẩn là từ khi có thai ngồi ý muốn cho đến khi sinh con ra anh T không hay biết, nếu bồng con về thì anh T cho là ngoại tình mới sinh ra đứa bé. Vì vậy, H chờ anh C chạy xe đi rồi, H bồng bé trai đi ra mé sơng phía bên hiên trước cửa nhà anh M quăng bé trai xuống kênh xáng XR rồi đi bộ về nhà, lúc này ông Phạm Việt T1 là người điều khiển đị cặp bến sơng <small>22 Trường ĐH Luật TP.HCM, 11, tr.146. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">nhà anh M nhìn thấy cái áo khốc và khăn quấn đứa bé nên truy hơ, sau đó cùng tìm kiếm cho đến khoảng 22 giờ 30 phút vớt được bé trai đã tử vong. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định: Viện kiểm sát nhân dân huyện AB truy tố bị cáo về tội giết con mới đẻ đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật. Bị cáo là phụ nữ đã từng mang thai sinh con lần thứ tư nhưng do nhận thức kém nên khi sinh con ra đã có hành vi vứt bỏ đứa trẻ để mặc cho hậu quả xảy ra dẫn đến đứa trẻ chết trong tình trạng ngạt nước, gây sự bất bình trong nhân dân. Tòa án cấp sơ thẩm Tuyên bố: Bị cáo Nguyễn Thị H phạm tội giết con mới đẻ. Căn cứ vào khoản 1 Điều 124, điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và Điều 38 Bộ luật hình sự. Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị H 09 tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo đi vào chấp hành án.<small>23</small>
Trong vụ án trên, Toà án cho rằng chủ thể phạm tội là người mẹ bị ảnh hưởng nặng nề của hoàn cảnh khách quan (H từng mang thai sinh con bốn lần nhưng do nhận thức kém nên khi sinh con đã vứt bỏ dẫn đến đứa trẻ chết). Như vậy, theo Tồ án thì lý do sợ chồng nghi ngờ ngoại tình chính là hồn cảnh khách quan có tác động nặng nề đến người mẹ mới dẫn tới ý nghĩ vứt bỏ con mình. Nhưng, quan điểm này lại đặt ra một dấu chấm hỏi rằng căn cứ nào để chắc là người mẹ thật sự vì bị ảnh hưởng nặng nề nên mới vứt bỏ con. Theo Hướng dẫn trong Nghị quyết 04/1986 Hướng dẫn áp dụng BLHS 1986 của TANDTC chỉ đề cập qua một vài hình thức của “ tư tưởng lạc hậu” và “ hoàn cảnh khách quan đặc biệt” cho nên việc xác định yếu tố tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan cực kỳ quan trọng khi tiến hành định tội danh. Chủ thể của tội giết con mới đẻ là người mẹ nhưng người mẹ này do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt, do đó khi xử lý hình sự những trường hợp như vậy cần xem xét dựa trên hai yếu tố trên để xác định người mẹ sẽ bị xử lý hình sự về tội giết hoặc vứt bỏ con mới với mức hình phạt nhẹ hơn tội giết người hay tội giết người với án phạt nặng hơn.
Quy định của BLHS thể hiện nguyên tắc nhân đạo khi áp dụng hình phạt đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, vì chủ thể của tội này bị chi phối bởi tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan dẫn đến giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Tuy nhiên, cho đến nay dù đã sửa đổi bổ sung đến BLHS năm 2015 nhưng vẫn chưa có văn bản pháp luật được <small>23 “Tổng hợp 09 Bản án liên quan đến tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ”, (Truy cập 28/5/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">ban hành để giải thích cặn kẽ khái niệm “ tư tưởng lạc hậu” và “ hoàn cảnh khách quan đặc biệt”.
Kết lại, chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là người mẹ đẻ ra đứa trẻ, người này có đủ năng lực TNHS và độ tuổi chịu TNHS và bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc hồn cảnh khách quan đặc biệt khiến người đó thực hiện hành vi giết con mới đẻ trong 07 tuổi hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong 07 ngày tuổi của mình dẫn tới hậu quả đứa trẻ chết.
<i><b>1.3.4. Mặt chủ quan của tội phạm </b></i>
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý bao gồm cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp; hoặc lỗi vô ý bao gồm vô ý do cẩu thả hoặc vơ ý vì q tự tin.<small>24</small>
<i>Lỗi cố ý phạm tội được quy định trong Điều 10 BLHS năm 2015. Cố ý phạm tội </i>
là phạm một trong 2 trường hợp, trường hợp 1 là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (cố ý trực tiếp); Còn trường hợp 2 là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp).
<i>Lỗi của người phạm tội giết con mới đẻ, tội vứt bỏ con mới đẻ có điểm tương </i>
đồng với lỗi của người phạm tội giết người (Điều 123 BLHS 2015) là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.<small>25</small> Có nhiều quan điểm xoay quanh việc xác định dấu hiệu lỗi của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ:
<i>Đối với tội giết con mới đẻ: CTTP cho thấy chủ thể thực hiện hành vi phạm tội </i>
chỉ có thể là lỗi cố ý. Lỗi của người mẹ giết con mới đẻ là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và nhận thức được hành vi của mình bóp cổ, lấy gối đè lên mặt, thả rơi con từ trên cao xuống, ném con xuống sông,… là sai trái, gây nguy hiểm cho con mới đẻ, thấy
<small>24 Trường ĐH Luật TP.HCM, 11, tr.158. 25 Trường ĐH Luật TP.HCM, 15, tr.64. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">trước hậu quả là nếu làm vậy con sẽ chết và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Việc người mẹ phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là mang đứa trẻ mới sinh vứt bỏ ở những nơi khơng có khả năng sống sót cao như đồng ruộng, bìa rừng…, và nhận thức được hành vi của mình là sai trái và có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra là đứa trẻ khơng được mọi người tìm thấy và cứu giúp kịp thời trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt trẻ nhiễm bệnh hay chết do đói sữa, khát sữa…, tuy khơng mong muốn nhưng lại có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra
<i>Đối với tội vứt bỏ con mới đẻ: có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định </i>
hình thức lỗi.
Hành vi giết con mới đẻ để thể hiện lỗi cố ý của chủ thể. Có hai hình thức lỗi của người phạm tội. Trong trường hợp người mẹ nhận thức và thấy trước hậu quả xảy ra, mong muốn hậu quả đứa trẻ chết xảy ra thì lỗi ở đây là cố ý trực tiếp. Còn trường hợp vứt bỏ con mới đẻ người mẹ bỏ đứa trẻ ở một nơi nào đó như cổng chùa hay cổng bệnh viện hay một nơi mà người mẹ nghĩ đứa trẻ sẽ được phát hiện và cứu giúp, tuy không mong muốn nhưng vẫn để mặc hậu quả có thể xảy ra với đứa trẻ như chết đói, chết rét… nếu như khơng được ai tìm thấy thì lỗi ở đây là lỗi cố ý gián tiếp của người mẹ.
Trong các trường hợp giết con mới đẻ dẫn đến hậu quả là đứa trẻ chết xảy ra, thì việc định tội danh khơng bị ảnh hưởng bởi lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp, lỗi nào cũng sẽ quy về tội: tội giết con mới đẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp đứa trẻ không chết, cần có sự phân biệt rõ ràng hơn: Nếu lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ trong trường hợp phạm tội chưa đạt; Trong trường hợp vứt bỏ con mới đẻ do lỗi cố ý gián tiếp, chỉ bị coi là tội phạm và là tội phạm hồn thành khi có hậu quả đứa trẻ chết. Nếu không dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì khơng bị coi là có tội. Tuy nhiên, trong trường hợp vứt bỏ con mới đẻ mà đứa trẻ không chết dù lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính theo
<i>Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi "Bỏ </i>
hoặc khơng chăm sóc, ni dưỡng con sau khi sinh". Và có thể xử phạt hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu người mẹ gây ra hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của đứa trẻ đạt ngưỡng đủ mức cấu thành các tội này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><i><b>1.3.5. Hình phạt </b></i>
<i>Điều 30 BLHS năm 2015 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm </i>
<i>khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”. BLHS có nhiệm vụ là công cụ </i>
hữu hiệu của nhà nước trong đấu tranh phịng ngừa tội phạm, bởi vì hình phạt mang tính chất nghiêm khắc cao, mỗi tội phạm thường đi kèm hình phạt tương ứng, tội phạm càng nguy hiểm cho xã hội thì hình phạt càng cao. Do đó, việc quy định hình phạt thể hiện sự trừng trị của Nhà nước đối với những hành vi xâm hại quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ, song cũng để răn đe, phòng ngừa tội phạm. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là tội phạm nguy hiểm được quy định trong BLHS cho nên người phạm tội phải chịu hình phạt, nhưng vì tội phạm gồm 2 hành vi nên hình phạt có sự phân hóa giữa tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ. Điều 124 BLHS quy định chế tài riêng đối với từng tội. Đối với tội giết con mới đẻ, BLHS quy định chế tài nghiêm khắc hơn với mức hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Đối với tội vứt con mới đẻ thì BLHS quy định hình phạt cải tạo khơng giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 2 năm.<small>26</small>
Bởi vì đặc điểm, tính chất của tội phạm nên khi áp dụng hình phạt cần vận dụng thận trọng, chặt chẽ. Việc quy định hình phạt xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự, do chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, người phạm tội là mẹ ruột của nạn nhân do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh đặc biệt mới dẫn đến việc phạm tội. Hình phạt vừa đủ răn đe, phịng ngừa tội phạm vừa không đi ngược nguyên tắc nhân đạo, xét đến cùng pháp luật nhằm giáo dục, hướng thiện cho con người. Tuy nhiên, nguyên tắc nhân đạo được áp dụng với người mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ của mình có chăng đang bất cơng với quyền được sống của đứa trẻ. Mức hình phạt của tội phạm này là cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt từ từ 03 tháng đến 02 năm đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết và phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi giết con mới đẻ.
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội cùng với tội giết người, tội phạm đang xâm phạm trực tiếp tới quyền được sống- quyền cơ bản nhất của con người, đặc biệt nạn nhân là những đứa trẻ mới chào đời, khơng có khả <small>26 Trường ĐH Luật TP.HCM, 15, tr.64. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">năng tự vệ. Quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em bị đe dọa, vậy khung hình phạt cho tội này đã đủ tính răn đe, giáo dục và phịng ngừa tội phạm và quyền trẻ em đã được bảo vệ đúng? Xoay quanh vấn đề hình phạt, tồn tại khá nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng mức hình phạt cho tội phạm này cịn q nhẹ cần tăng mức hình phạt lên; có quan điểm cho rằng mức hình phạt cho tội này chưa đủ nhân văn. Theo nhóm nghiên cứu, dựa trên q trình phân tích về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì hình phạt trên là phù hợp với bốn dấu hiệu pháp lý của tội phạm được quy định tại Điều 124 BLHS năm 2015.
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">Hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ đã trực tiếp xâm phạm đến tính mạng con người mà cụ thể đối tượng là trẻ em. Hành vi phải bị xử lý hình sự và người phạm tội phải chịu hình phạt tương ứng theo quy định của BLHS để nhằm trừng trị, phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng giết con mới đẻ và vứt bỏ con mới đẻ. Tinh thần về tội phạm đã được duy trì xuyên suốt các điều luật quy định tội phạm trong Bộ luật Hình sự Việt Nam từ BLHS năm 1985 đến BLHS năm 2015.
Trong chương I nhóm tập trung phân tích làm rõ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại Điều 124 BLHS năm 2015, nhóm nghiên cứu đã có những tổng hợp sau về quy định của tội này. Thứ nhất, khái quát cơ bản tổng quan về lịch sử của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ từ BLHS những năm 1985, 1999.
Thứ hai, dựa trên khái niệm và dấu hiệu pháp lý về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định trong BLHS Việt Nam năm 2015, có thể thấy khách thể, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ xâm phạm đến tính mạng trẻ em mới đẻ, đối tượng tác động là trẻ em trong 07 ngày tuổi. Mặt khách quan của cả hai tội phạm đều có cấu thành vật chất, gồm 3 dấu hiệu hành vi khách quan, hậu quả và quan hệ nhân quả, hoàn cảnh phạm tội của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ngoài thỏa mãn điều kiện về năng lực TNHS và từ đủ 16 tuổi trở lên thì chủ thể phải là phụ nữ, là người mẹ trực tiếp sinh ra đứa trẻ. Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý. Hình phạt cho tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ phân hóa dựa trên dạng hành vi, thứ nhất là giết con mới đẻ sẽ chịu hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; thứ hai là vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến chết sẽ bị cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 2 năm.
Những nghiên cứu tại chương I là cơ sở lý luận quan trọng cho những nghiên cứu tại các chương tiếp theo dựa trên sự đánh giá giữa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, nhằm tạo tiền đề cho việc đưa ra kiến nghị, giải pháp phù hợp cho hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">Có thể thấy điểm chung trong đường lối xử lý đã được luật hóa ở các quốc gia trong nghiên cứu đề cao giáo dục, cải tạo, Liên Bang Nga, Canada, Ấn Độ, Pháp đã có hướng xử lý tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ một cách mạnh mẽ và sâu sắc bằng việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật hình sự. Đối với Liên Bang Nga có đặc điểm văn hóa xã hội có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, có thể thấy rằng, trong chính sách hình sự, để xử lý đối với người mẹ phạm tội giết con, BLHS Liên bang Nga luôn ưu tiên trước hết là việc xác định hoàn cảnh của người mẹ và qua đó thơng qua việc áp dụng các chính sách giảm nhẹ tội cho người mẹ. Đối với Canada và Pháp có nền kinh tế phát triển cộng với lịch sử lập hiến lâu đời, vấn đề bảo vệ được trẻ em luôn được ưu tiên hàng đầu. Ấn Độ đã làm tốt trong việc thực thi các chính sách phát triển về văn hóa, giáo dục, y tế, Ấn Độ đang chuyển động theo hướng hiện đại hóa trong khi phải đối diện với nhiều vấn đề nhân quyền cũ và mới, là cơ sở cho pháp quyền và bảo vệ quyền con người, xã hội và kinh tế.<small>27</small>
<b>2.1 Quy định của Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga </b>
<i><b>2.1.1 Khái quát chung về tội mẹ giết con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga </b></i>
BLHS Liên Bang Nga năm 1996, đã được sửa đổi bổ sung bởi Luật Liên Bang số 420-FZ ngày 08/04/2023.
BLHS Liên Bang Nga quy định tội “Giết con mới đẻ bởi người mẹ” tại Điều 106 thuộc Chương các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
<i>con người: “Mẹ giết con mới đẻ trong hoặc ngay sau khi đẻ, cũng như mẹ giết con mới </i>
<small>27 Lã Khánh Tùng, “Lập pháp, tư pháp và nhân quyền ở Ấn Độ”, k/euoqfl (Truy cập ngày 10/8/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39"><i>đẻ trong tình trạng có chấn thương thần kinh hay có những rối loạn về tâm thần. Kể cả trường hợp không có năng lực kiểm sốt hành vi thì bị hạn chế tự do từ 02 đến 04 năm hoặc phạt tù đến 05 năm hoặc lao động cưỡng bức trong thời hạn lên đến năm năm, hoặc bằng cách tước quyền tự do trong cùng thời hạn.” </i><small>28</small>
Trong quy định của BLHS Liên Bang Nga không đề cập đến hành vi vứt bỏ con mới đẻ mà chỉ quy định tội giết con mới đẻ tại Điều 106 BLHS Liên Bang Nga. Theo quy định của BLHS Liên Bang Nga, hành vi giết trẻ em trong hoặc ngay sau khi mới đẻ sẽ bị kết án về tội giết trẻ sơ sinh. Để bổ sung cho chế định trên, các nhà lập pháp Liên Bang Nga quy định người mẹ giết con trong tình trạng có chấn thương thần kinh hoặc có rối loạn về tâm thần sẽ bị xử phạt theo điều luật này.
Trong quy định BLHS Liên Bang Nga, khách thể bị xâm phạm ở đây là quyền sống và tính mạng của đứa trẻ mới được sinh ra hay đang trong q trình sinh. Ngồi ra, BLHS Liên Bang Nga cũng quy định đối tượng tác động của tội phạm này không chỉ là con mới đẻ sau khi sinh mà còn là con ngay trong khi sinh để đề phòng trường hợp người mẹ trong lúc sinh có hành vi khép chân lại kẹp cổ con cho tới chết hay nhiều trường hợp hi hữu khác. Như vậy hành vi gây tổn thương cho trẻ em trong hoặc ngay sau khi mới đẻ dẫn tới hậu quả chết sau khi trẻ em hoàn toàn độc lập với cơ thể mẹ thì cấu thành tội mẹ giết con mới đẻ.
Về mặt khách quan, BLHS Liên Bang Nga quy định rõ nguyên nhân khách quan
<i>khá tương đồng với BLHS Việt Nam, nhấn mạnh nguyên nhân “người mẹ giết con mới </i>
<i>đẻ trong tình trạng thần kinh bị ức chế hoặc rối loạn tâm thần”. Tuy nhiên, BLHS Liên </i>
Bang Nga quy định nguyên nhân một cách chi tiết, rõ ràng về dấu hiệu và có thể đối chứng bằng cơ sở giám định y học với các bệnh lý như “thần kinh bị ức chế” hay “rối loạn tâm thần”. Trong khi đó, nguyên nhân phạm tội của tội giết con mới đẻ trong BLHS Việt Nam vẫn cịn mang tính định tính, chung chung, khơng có quy định cụ thể, việc quyết định hầu hết phụ thuộc vào nhà làm luật/người sử dụng luật. Điều này dẫn đến cần bổ sung việc xác định rõ như thế nào là “chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc
<small>(Truy cập ngày 01/06/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">hậu” hoặc “hoàn cảnh khách quan đặc biệt” cụ thể là hoàn cảnh như thế nào mới đạt đủ điều kiện cần qua các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn.
Chủ thể thực hiện tội giết con mới đẻ là người mẹ - người trực tiếp sinh ra đứa trẻ. Chủ thể phạm tội là người mẹ tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng có chấn thương thần kinh hay có những rối loạn về tâm thần, kể cả trường hợp khơng có năng lực kiểm sốt hành vi thì bị hạn chế tự do từ 2 đến 4 năm hoặc phạt tù đến 5 năm. Có thể hiểu trường hợp khơng có năng lực kiểm sốt hành vi, chủ thể phạm tội là người mẹ có sự bất ổn trong tâm lý, khả năng nhận thức không được ổn định ngay tại thời điểm phạm tội, tuy nhiên BLHS Liên Bang Nga có quy định về trường hợp người mẹ giết con mới đẻ hoàn toàn khơng bị chấn thương thần kinh, người mẹ này có tâm lý bình thường khơng có vấn đề gì về thần kinh. Điều 106 BLHS Liên Bang Nga có đề cập đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự, điều kiện người mẹ không bị mất năng lực trách nhiệm hình sự được đề cập trong điều luật này để chắc chắn thỏa mãn đầy đủ điều kiện về tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm gồm dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Về lỗi được quy định tại Điều 106 BLHS Liên Bang Nga về tội giết con mới đẻ bởi người mẹ có thể được hiểu là lỗi cố ý, vì hành vi quy định trong luật là về lỗi, BLHS Liên Bang Nga quy định người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý thông qua việc khẳng định người mẹ có hành vi giết con trong khi đẻ hoặc con mới đẻ, cũng như mẹ giết con mới đẻ trong tình trạng có chấn thương thần kinh hay có những rối loạn về tâm thần, kể cả trường hợp không có năng lực kiểm sốt hành vi thì cũng mặc định rằng người mẹ này có lỗi cố ý gây nguy hiểm cho đứa trẻ mới sinh đó, người mẹ giết trẻ có thể thấy trước được hậu quả xảy ra nhưng mong muốn và có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội của tội giết con mới đẻ bởi người mẹ tại Điều 106 BLHS Liên Bang Nga vẫn chưa có quy định rõ ràng và cụ thể.
Và mức hình phạt đối với tội phạm hồn thành theo quy định của BLHS Liên Bang Nga là bị hạn chế tự do từ 02 đến 04 năm hoặc phạt 5 năm tù hoặc lao động cưỡng bức trong thời hạn lên đến 5 năm, hoặc bằng cách tước quyền tự do trong cùng thời hạn, khung hình phạt quy định lớn hơn 2 năm so với quy định hình phạt hiện hành của Việt Nam tối đa là 3 năm tù.
</div>