Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

mang thai hộ vì mục đích nhân đạo pháp luật bang new south wales và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.43 KB, 76 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT BANG NEW SOUTH WALES VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO ... 7 </b>

1.1. Khái qt về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ... 7

<i>1.1.1. Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ... 7 </i>

<i>1.1.2. Đặc điểm của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ... 11 </i>

<i>1.1.3. Ý nghĩa của quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ... 14 </i>

1.2. Quy định của pháp luật bang New South Wales về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ... 18

<i>1.2.1. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ... 18 </i>

<i>1.2.2. Xác định quan hệ cha mẹ và con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ... 24 </i>

<i>1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ... 31 </i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 39 </b>

<b>CHƯƠNG 2. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO TỪ KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT BANG NEW SOUTH WALES ... 40 </b>

2.1. Điều kiện mang thai hộ ... 40

<i>2.1.1. Điều kiện đối với bên nhờ mang thai hộ ... 40 </i>

<i>2.1.2. Điều kiện đối với người được nhờ mang thai hộ ... 51 </i>

2.2. Về xác định quan hệ cha mẹ và con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ... 60

2.3. Về cơ chế bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của chủ thể quan hệ mang thai hộ ... 64

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 67 </b>

<b>KẾT LUẬN CHUNG ... 68 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 70 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

Đạo luật MTH năm 2010 Đạo luật mang thai hộ năm 2010 của bang New South Wales

Luật HNGĐ năm 2014 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014

Nghị định 10/2015/NĐ-CP Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Với sự hình thành và phát triển mỗi dân tộc, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những truyền thống mang bản sắc dân tộc khác nhau, Việt Nam vốn là một quốc gia mang nặng truyền thống Á Đơng, vì vậy truyền thống sinh con nối dõi tông đường được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của quan hệ hôn nhân, giúp gắn kết và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống ngày nay, tình trạng vô sinh hiếm muộn xảy ra ngày càng nhiều, vô sinh đang là vấn đề nguy hiểm đứng thứ ba, chỉ đứng sau ung thư, tim mạch và ngày càng trở nên phổ biến ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở Việt Nam nói riêng và tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương nói chung, tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn đang ngày một tăng cao. Một nghiên cứu của Bệnh viện (BV) Phụ sản Trung ương và BV Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trẻ hiện nay là 7,7%. Trong đó, vơ sinh ngun phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Nếu như 10 năm trước, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản – BV Phụ sản Trung ương mỗi ngày chỉ đón tiếp từ 1 đến 2 ca vơ sinh, hiếm muộn thì đến nay con số này đã tăng gấp 20 lần.

Bên cạnh đó, sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại đã mang đến cho những cặp vợ chồng thiếu may mắn nói trên có được một cơ hội làm cha làm mẹ của những đứa con do họ sinh ra. Tất cả điều đó là nhờ vào sự can thiệp của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, không phải lúc nào các cặp vợ chồng vơ sinh cũng có thể may mắn được như thế, có khá nhiều những trường hợp đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản nhưng lại khơng đem lại kết quả gì. Chính vì thế, tìm đến giải pháp MTH được xem như là một nhu cầu cần thiết và thực tiễn. Bởi lẽ, khát khao có được một đứa con mang huyết thống của mình là một nguyện vọng chính đáng của bất kỳ cá nhân nào. Do đó, vì nhiều lý do khác nhau mà người phụ nữ không thể mang thai nhưng họ lại có đủ các điều kiện khác về mặt sinh học khác để có thể kết hợp tạo phơi sinh con thì việc nhờ người khác MTH, dường như là một giải pháp mang tính ưu việt. Và để đáp ứng được nguyện vọng chính đáng đấy, Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đã cho phép MTH vì mục đích nhân đạo.

Song, khơng phải cặp vợ chồng nào cũng có đủ các điều kiện pháp luật đưa ra để tiến hành việc MTH vì mục đích nhân đạo. Theo đó, vì niềm khao khát có được đứa con của mình mà nhiều cặp vợ chồng sẵn sàng bất chấp pháp luật để mà thực hiện hoạt động “đẻ thuê, đẻ mướn” một cách phi pháp. Và rồi, những hệ lụy của nó mang lại cũng hồn tồn khơng nhỏ. Pháp luật Việt Nam tuy cấm hành vi MTH vì mục đích thương mại nhưng lại khơng kiểm sốt chặt chẽ hành vi này. Dẫn đến, trong xã hội những còn tồn tại khá nhiều những trường hợp MTH vì mục đích thương mại gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

NSW là một là tiểu bang đông dân nhất của Úc và cơng nghiệp hóa cao nhất của Úc với tỷ lệ dân số thành thị cao. Thủ phủ của bang NSW là Thành phố Sydney, thành phố lớn nhất Úc với cộng đồng dân cư đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới. Sydney là một trung tâm tài chính quốc tế quan trọng và là một trong những hải cảng lớn nhất trên thế giới. Úc cịn được nhìn nhận là một quốc gia có nền lập pháp phát triển, theo Hiến pháp Úc, NSW đã nhượng lại một số quyền lập pháp và tư pháp cho Liên bang, nhưng

<i>vẫn giữ được độc lập trong tất cả các lĩnh vực khác. Hiến pháp NSW đã quy định: “Cơ </i>

<i>quan lập pháp, theo các điều khoản của Đạo luật Hiến pháp Liên bang Úc, có quyền </i>

Đạo luật MTH năm 2010 ra đời vào năm 2010 thể hiện một sự tiến bộ và vô cùng nhân văn trong vấn đề cho phép MTH vì mục đích nhân đạo. Chính vì sự phát triển tiến bộ vượt bậc này của pháp luật bang NSW về vấn đề luật MTH vì mục đích nhân đạo nên nhóm tác giả đã chọn pháp luật bang này để nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.

<i><b>Vì những lẽ trên, việc nghiên cứu đề tài “MTH vì mục đích nhân đạo – Pháp luật của bang NSW và kinh nghiệm cho Việt Nam” là vô cùng cấp thiết. </b></i>

<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>

Tính đến thời điểm hiện tại, những vấn đề liên quan đến vấn đề MTH vì mục đích nhân đạo đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả ở những phạm vi và mức độ khác nhau, có thể kể đến một số cơng trình sau đây:

<i><b>Trong nước </b></i>

Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Lê Huyền (2020) về “Chế định MTH theo pháp luật Việt Nam”, trường Đại học Luật Hà Nội. Nội dung trọng tâm của luận án nghiên cứu về các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về MTH trong đó chủ yếu là vấn đề MTH vì mục đích nhân đạo. Luận văn được kết cấu thành bốn chương. Trong đó, nội dung của chương 1 tác giả chủ yếu nêu lên tổng quan về tình hình nghiên cứu của luận án. Sang chương 2, tác giả tập trung phân tích những vấn đề lý luận về chế định MTH như khái niệm, đặc điểm về MTH và MTH vì mục đích nhân đạo; lịch sử phát triển của pháp luật điều chỉnh MTH trên thế giới và Việt Nam; các yếu tố tác động đến pháp luật điều chỉnh về MTH vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam. Phạm vi của chương 3, tác giả đề cập đến thực trạng của pháp luật Việt Nam và thực hiện pháp luật về chế định MTH. Cuối cùng, chương 4, tác giả tập trung đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế định MTH.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Duyên với đề tài “Điều kiện MTH theo pháp luật Việt Nam”. Trong bài luận văn, tác giả đã phân tích các điều kiện MTH <small> </small>

<small>1 “NSW và 12 điều bạn chưa biết”, [ (truy cập ngày 13/6/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

trong pháp luật Việt Nam đối với bên nhờ MTH, người được nhờ MTH và cơ sở y tế thực hiện MTH. Bằng việc phân tích các quy định của pháp luật, tác giả đã chỉ ra được những vướng mắc khi áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật. Vì trọng tâm của đề tài là điều kiện MTH nên nội dung về MTH chỉ dừng lại ở việc phân tích các điều kiện MTH mà khơng đề cập đến các khía cạnh khác của vấn đề MTH.

Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Vũ Huy Cường với đề tài “MTH vì mục đích nhân đạo theo pháp luật Hơn nhân và gia đình”. Khóa luận đã nêu ra khá bao qt về vấn đề MTH: điều kiện MTH; quyền và nghĩa vụ của các bên; quan hệ cha, mẹ, con giữa cặp vợ chồng vô sinh nhờ MTH với đứa trẻ sinh ra nhờ MTH, giải quyết tranh chấp liên quan đến MTH vì mục đích nhân đạo. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định MTH vì mục đích nhân đạo.

Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Lâm về “Bàn về MTH trong pháp luật Việt Nam” trên Tạp chí Kiểm sát số 04 năm 2016. Trong bài viết, tác giả đã bàn về vấn đề MTH trong pháp luật Việt Nam, tác giả cho rằng pháp luật Việt Nam đã “bỏ quên” một số đối tượng cần thiết phải được pháp luật MTH điều chỉnh, làm hạn chế đi những quyền cơ bản của con người. Bài viết chỉ mới tập trung bàn về đối tượng tham gia vào thỏa thuận MTH mà chưa có sự khai thác ở các mặt khác của vấn đề này.

Bài viết của tác giả Ngô Thị Anh Vân về “Bảo vệ quyền lợi của trẻ được MTH và sinh ra ở nước ngoài - Thực tiễn pháp lý của một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam” trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 08 (138) năm 2020. Trong bài viết, tác giả đề cập đến việc MTH vì mục đích thương mại đang diễn ra khá phổ biến dẫn đến thực trạng trẻ được sinh ra không được nhập cảnh vào quốc gia nơi bên nhờ MTH là công dân, không được xác định quốc tịch và không được xác định cha, mẹ. Tác giả đã nêu lên các vụ việc điển hình diễn ra ở một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tuy bài viết chỉ mới đề cập đến việc bảo vệ quyền lợi của trẻ được sinh ra từ MTH, chưa có cái nhìn bao quát đến các vấn đề khác của MTH nhưng bài viết là một trong những nguồn để nhóm tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu phần bất cập trong việc xác định cha, mẹ, con của công trình.

Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lê Huyền “Quan điểm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam trong hồn thiện pháp luật về MTH vì mục đích nhân đạo” trên Tạp chí Khoa học Đại học Huế tập 130, số 6E năm 2021 tập trung phân tích những luận điểm về MTH dưới góc nhìn về các khía cạnh của quyền con người cũng như những tác động của việc thực hiện quy định về MTH đối với mỗi quốc gia đại diện cho các nhóm quan điểm khác nhau. Qua đó, bài viết đưa ra những đánh giá về vấn đề MTH – một trong những biện pháp sinh con áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

hiện nay, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về MTH vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam.

Trong bài viết “Pháp luật về MTH ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Cừ được đăng trên Tạp chí Luật học số 06 năm 2016. Trên cơ sở nhu cầu thực tế của xã hội đối với MTH, cũng như quan điểm của một số nước trên thế giới về vấn đề này, tác giả bàn về sự cần thiết của quy định về MTH ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật điều chỉnh về chế định này cũng được quan tâm, luận giải.

<i><b>Nước ngoài </b></i>

Bài viết “The new surrogacy parentage laws in Australia cautious regulation or ’25 brick walls’” năm 2011 phân tích những cải cách luật pháp gần đây đã diễn ra trên khắp nước Úc, cho phép chuyển giao nguồn gốc hợp pháp trong các thỏa thuận thay thế từ người mẹ ruột và đối tác của cô ấy, nếu/bất kỳ cho “cha mẹ dự định”. Mặc dù được coi là cải cách tự do hóa, nhưng ngày càng phức tạp về các quy tắc đủ điều kiện có thể khơng phù hợp với sự hình thành gia đình hiện tại và tương lai hành vi của những người liên quan đến việc thay thế, và cuối cùng có thể loại trừ nhiều gia đình hơn họ hỗ trợ. Trong khi chính sách mang thai hộ trên khắp nước Úc nhằm mục đích ngăn chặn việc bóc lột những phụ nữ đóng vai trị là mẹ đẻ, ngăn chặn việc thương mại hóa sinh sản và bảo vệ lợi ích của những người hiện tại và những đứa trẻ tương lai được sinh ra thông qua những phương tiện này, bài báo này lập luận rằng những cải cách khó có thể đáp ứng được những mục tiêu này. Quyền lợi của trẻ em trong việc có quan hệ pháp lý với cha mẹ đang nuôi dưỡng chúng sẽ không được đáp ứng cho nhiều người, vì một nửa số chế độ loại trừ những đứa trẻ được sinh ra bên ngoài quyền tài phán và tất cả chúng đều loại trừ các thỏa thuận trong đó khoản thanh tốn đã được thực hiện cho người mẹ ruột .Những tác hại tiềm ẩn không được ngăn chặn mà đang được xuất khẩu sang nơi khác thông qua tỷ lệ mang thai hộ quốc tế ngày càng tăng. Một cách tiếp cận linh hoạt và toàn diện hơn đối với việc mang thai hộ chuyển nhượng, chẳng hạn như luật hiện có trong luật của Vương quốc Anh, được khuyến nghị.

Nhìn chung, ở các mức độ nhất định, đều có các bài viết, cơng trình nghiên cứu đã phân tích những vấn đề liên quan đến MTH từ bao quát đến cụ thể, thực tiễn áp dụng pháp luật và đưa ra các giải pháp có giá trị. Các bài viết, cơng trình kể trên đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tồn diện, khái qt, rõ ràng về chế định MTH. Đây còn là những nguồn tham khảo, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chế định MTH. Tuy nhiên, chưa có bài viết, cơng trình khoa học nào tiếp cận các quy định của bang NSW – một trong những tiểu bang chấp nhận MTH vì mục đích nhân đạo, khơng cho phép MTH vì mục đích thương mại giống như Việt Nam, phân tích và học hỏi các quy định về chế định MTH của bang này và rút kinh nghiệm cho Việt Nam. Do đó, nhóm tác giả lựa chọn phân tích, nghiên cứu các quy định của bang NSW, cụ thể là

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Đạo luật MTH bang NSW năm 2010 để rút kinh nghiệm về cho pháp luật Việt Nam và mong muốn đề tài này sẽ là một đóng góp mới, góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về chế định MTH.

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu </b>

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau: Một là, làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về MTH vì mục đích nhân đạo dưới khía cạnh khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quy định về MTH vì mục đích nhân đạo.

Hai là, phân tích các quy định của pháp luật bang NSW về MTH vì mục đích nhân đạo, trong đó có sự liên hệ, đối sánh với pháp luật của Việt Nam về vấn đề này.

Ba là, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về MTH ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập của pháp luật và vướng mắc trong các quy định về MTH vì mục đích nhân đạo. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất giải pháp pháp lý nhằm tháo gỡ vướng mắc trong pháp luật Việt Nam từ kinh nghiệm hay trong pháp luật bang NSW.

<b>4. Phạm vi nghiên cứu </b>

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật bang NSW và pháp luật Việt Nam về điều kiện MTH, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ MTH và việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp MTH vì mục đích nhân đạo. Vấn đề về trình tự, thủ tục MTH vì mục đích nhân đạo sẽ khơng được đề cập trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp để nghiên cứu đề tài. Các phương pháp chủ yếu bao gồm:

- Phương pháp phân tích được sử dụng trong cả đề tài nhằm làm sáng tỏ các quy định của pháp luật khi phân tích từ các quy định của pháp luật những hạn chế, vướng mắc.

- Phương pháp tổng hợp được dùng để khái quát, liên kết các vấn đề lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, giúp đảm bảo tính tồn diện về mặt nội dung của đề tài và được thể hiện rõ trong kết luận của chương và của đề tài.

- Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật bang NSW về MTH vì mục đích nhân đạo.

- Phương pháp chứng minh được vận dụng thông qua việc chỉ ra các số liệu thống kê nhằm tạo cơ sở đánh giá tính cần thiết của việc hồn thiện cơ chế pháp lý về MTH vì mục đích nhân đạo.

<b>6. Kết cấu đề tài nghiên cứu </b>

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm hai chương, được kết cấu như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Chương 1: Khái quát và quy định của pháp luật bang New South Wales về mang </b>

thai hộ vì mục đích nhân đạo.

<b>Chương 2: Hồn thiện pháp luật Việt Nam về mang thai hộ vì mục đích nhân </b>

đạo từ kinh nghiệm pháp luật bang New South Wales.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 1 </b>

<b>KHÁI QUÁT VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT BANG NEW SOUTH WALES VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO </b>

<b>1.1. Khái qt về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo </b></i>

Năm 1979, bác sĩ Richard M. Levin tiếp một cặp vợ chồng mà người vợ đã không sinh đẻ được từ nhiều năm. Khi được bác sĩ giải thích là mình khơng thể sinh đẻ, người vợ cho biết rất mong muốn có một đứa con của chồng, dù bản thân bà không mang thai. Biết được nguyện vọng này, bác sĩ Levin mới nghĩ đến cách nhờ một phụ nữ khác “đẻ giúp” bằng cách thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người chồng. Tuy nhiên, để thực hiện được ý định, ông Levin đã phải mất 9 tháng hợp tác với các luật sư, nghiên cứu pháp luật bang và của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để hiểu rõ hơn các khía cạnh pháp luật, sự phức tạp của mối quan hệ MTH (còn gọi là làm mẹ thuê, đẻ thuê).

Cuối cùng, một “hợp đồng” đã được soạn thảo rất kín kẽ, bảo đảm quyền lợi cho cặp vợ chồng vô sinh, người mẹ MTH và cả đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp MTH. Người mẹ MTH lần đầu tiên trên thế giới đã được một nhóm thầy thuốc và các nhà hoạt động pháp luật thăm khám, tư vấn rất kỹ lưỡng. Sau đó, theo thỏa thuận, giữa người mẹ MTH và cặp vợ chồng vô sinh, người ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng của người chồng vào đầu năm 1980. Sau đó, người phụ nữ MTH trình diện trước tịa án để chính thức chấm dứt những quyền liên quan đến việc làm mẹ của mình và trao lại con cho người bố sinh học<small>2</small>.

Trên đây là câu chuyện MTH hợp pháp và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về đạo đức, xã hội cũng như pháp luật đầu tiên được biết đến. Từ đó, vấn đề “MTH” được mở ra và ngày càng phổ biến trong xã hội mới với mục đích cuối cùng là giải quyết nhu cầu có con “ruột” của các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn.

<i>* Khái niệm MTH </i>

Bất kỳ giống loài nào trong tự nhiên, việc mang thai và sinh con đều nhằm mục đích duy trì nịi giống. Điều này phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên và có tầm quan trọng quyết định đến sự sinh tồn của mỗi giống loài.

Dưới góc nhìn y học, q trình mang thai bắt đầu khi noãn và tinh trùng gặp nhau rồi thụ tinh thành cơng. Q trình diễn ra bao gồm các giai đoạn: rụng trứng (phóng nỗn), gặp tinh trùng, thụ tinh và làm tổ. Cụ thể, trong khoảng thời gian 2 tuần, sau ngày đầu tiên có kinh, khi phóng nỗn từ buồng trứng, nỗn sẽ được các tua vịi tử cung nằm ở cuối vịi tử cung đón nhận, được gọi là giai đoạn rụng trứng. Kế tiếp, nỗn được đưa vào vịi tử cung trong vịng 24 giờ, nếu gặp tinh trùng thì sự thụ tinh xảy ra. Trong mỗi <small> </small>

<small>2 Đào Xuân Dũng, “Sự ra đời của ‘công nghệ’ MTH”, ho-2259855.html] (truy cập ngày 12/02/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

[ giao hợp có xuất tinh, hằng trăm triệu tinh trùng được đưa vào âm đạo. Phần lớn trong số đó sẽ bị chết do mơi trường âm đạo có tính acid cao. Cuối cùng, chỉ những tinh trùng nào có sức sống mạnh mẽ nhất thì tồn tại được và bơi vào vịi tử cung tìm gặp nỗn, nhưng thường cũng chỉ có một tinh trùng phá lớp màng nỗn để chui vào trong noãn, tạo nên sự thụ tinh, gọi là phôi. Sau thụ tinh, phôi sẽ mất khoảng 4 – 5 ngày để di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ. Khi đó việc mang thai chính thức bắt đầu<small>3</small>. Cịn theo Larsen’s Human Embryology thì mang thai (pregnancy) là thuật ngữ dùng để mô tả thời kỳ thai nhi phát triển bên trong tử cung của người phụ nữ<small>4</small>.

Dưới góc nhìn xã hội, mang thai là việc tái sản xuất ra con người, nhằm duy trì và phát triển giống nịi. Đây cũng là chức năng cơ bản và cũng là lý do chính khiến các cá nhân gắn kết lại với nhau và tạo nên gia đình. Bên cạnh đó, theo báo cáo nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) vừa công bố, Việt Nam là 1 trong 6 nước thuộc cực tăng trưởng châu Á có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030<small>5</small>, cho nên Việt Nam cần một nguồn lực lao động lớn. Mang thai và sinh con chính là nguồn cung ứng sức lao động chủ yếu cho xã hội.

Việc hiểu như thế nào về “mang thai” góp phần quan trọng để định nghĩa rõ ràng hơn về “MTH”. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa “MTH” và “đẻ thuê”. Có người hiểu, “MTH” là việc một người đàn ông quan hệ với một người phụ nữ khác (khơng phải là vợ mình) để người này mang thai và sinh con cho anh ta. Đứa trẻ được sinh ra bằng tinh trùng của người đàn ông và trứng của người phụ nữ khác (không phải là vợ của người đàn ông). Cách hiểu này là hồn tồn khơng phù hợp.

Về mặt kỹ thuật, MTH được thực hiện hoàn toàn giống với một trường hợp xin nỗn. Cả hai kỹ thuật đều có sự tham gia của một nam giới và hai phụ nữ. Tinh trùng được thụ tinh trong ống nghiệm với nỗn của một phụ nữ để tạo phơi và sau đó phơi được cấp vào tử cung của người phụ nữ thứ hai<small>6</small>. Theo đó, MTH được định nghĩa là việc áp dụng biện pháp kĩ thuật lấy nỗn khơng phải của người được nhờ MTH và tinh trùng của người nhờ mang thai để thụ tinh trong ống nghiệm sau đó cấy vào tử cung của phụ nữ MTH để người này mang thai và sinh con cho bên nhờ MTH<small>7</small>. Với cách hiểu này, có thể thấy, đứa trẻ sinh ra bằng tinh trùng của người đàn ông và người phụ nữ (là vợ của anh ta), cũng tức là đứa trẻ mang huyết thống của cặp vợ chồng nhờ MTH. Chính nghĩa <small> </small>

<small>3</small><i><small> Bộ Y tế Vụ sức khỏe bà mẹ - trẻ em (2021), Cẩm nang “Lần đầu làm mẹ và nuôi con”, NXB. Thanh niên, tr. 7. </small></i>

<small>4</small><i><small> Gary C. Schoenwolf, Steven B. Bleyl MD, Philip R. Brauer, Philippa H. Francis-West (2014), Larsen’s Human Embryology, NXB. Elsevier - Health Sciences Division, tr.35. </small></i>

<small>5 “Việt Nam nằm trong số các nước phát triển nhanh nhất thế giới”, so-cac-nuoc-phat-trien-nhanh-nhat-the-gioi-102220729095138108.htm] (truy cập ngày 03/03/2023). </small>

<small>[ Hồ Mạnh Tường, “MTH - Những điều cần biết”, nhung-dieu-can-biet-3563] (truy cập ngày 10/03/2023). </small>

<small>[ Nguyễn Thị Lê Huyền (2020), Chế định MTH theo pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 51. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

cử cao đẹp ấy mà MTH đã tạo cơ hội làm cha, làm mẹ cho những cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con tự nhiên. Do đó, MTH mang tính nhân văn sâu sắc.

Còn theo khoản 1 Điều 5 Đạo luật MTH năm 2010 bang NSW, định nghĩa một thỏa thuận MTH là:

(i) Một sự thỏa thuận theo đó một người phụ nữ đồng ý mang thai hoặc cố gắng mang thai đứa trẻ, và huyết thống của đứa trẻ sinh ra từ quá trình mang thai sẽ được chuyển giao cho một hoặc nhiều người khác (thỏa thuận MTH trước khi thụ thai), hoặc (ii) Một thỏa thuận theo đó một người phụ nữ đồng ý rằng huyết thống của đứa trẻ được sinh ra từ quá trình mang thai sẽ được chuyển giao cho một hoặc nhiều người khác (thỏa thuận MTH sau khi thụ thai).

Với quy định này, có thể hiểu, dù trong thỏa thuận MTH trước khi thụ thai hay thỏa thuận MTH sau khi thụ thai thì người được nhờ MTH vẫn là người mẹ hợp pháp của đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH. Để quan hệ huyết thống được chuyển giao cho bên nhờ MTH, các bên phải trải qua một thủ tục nhất định.

Như vậy, có thể thấy, tồn tại rất nhiều quan điểm về MTH, tuy nhiên, chúng ta khơng thể phủ nhận sự nhân văn của nó mang lại, mở ra một cơ hội mới cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn.

<i>* Khái niệm MTH vì mục đích nhân đạo </i>

Dưới góc nhìn y học, MTH vì mục đích nhân đạo và MTH là giống nhau, đều áp dụng biện pháp kĩ thuật lấy nỗn khơng phải của người được nhờ MTH và tinh trùng của người nhờ mang thai để thụ tinh trong ống nghiệm sau đó cấy vào tử cung của phụ nữ MTH để người này mang thai và sinh con cho bên nhờ MTH. Lúc này, người được nhờ MTH sẽ trải qua quá trình mang thai, cũng tức là thời kỳ thai nhi phát triển bên trong tử cung của người phụ nữ MTH.

Dưới góc nhìn xã hội, MTH vì mục đích nhân đạo đã tạo ra một cơ hội mới, giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, không thể mang thai và sinh con tự nhiên được làm cha, làm mẹ của đứa con mang huyết thống của mình. Từ đó, đảm bảo khả năng thực hiện chức năng tái sản xuất con người. Khơng những thế, việc “MTH vì mục đích nhân đạo” cịn góp phần làm lành mạnh mối quan hệ hôn nhân của các cặp vợ chồng khi mà con cái được xem là động lực để cha mẹ chúng làm việc tốt hơn, sống có trách nhiệm hơn, từ đó tạo nên sự ổn định cho xã hội.

Dưới góc nhìn pháp lý, khái niệm MTH vì mục đích nhân đạo chỉ mới được ghi

<i>nhận tại khoản 22 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014. Theo đó, “MTH vì mục đích nhân đạo </i>

<i>là việc một người phụ nữ tự nguyện, khơng vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>thai để người này mang thai và sinh con”. Việc MTH chỉ được thực hiện trong trường </i>

hợp người vợ không thể mang thai, sinh con ngay cả khi áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản vì lý do bệnh lý. Khi đó vợ chồng được nhờ một người phụ nữ khác mang phôi thai đã được thụ tinh trong ống nghiệm từ noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để sinh con. Việc MTH nhằm giúp cặp vợ chồng vô sinh thực hiện được quyền làm cha mẹ đối với đứa con mang dịng máu huyết thống của mình mà khơng kèm theo bất cứ lợi ích vật chất nào<small>8</small>.

Dưới góc nhìn pháp lý tại tiểu bang NSW, Đạo luật MTH năm 2010 lại không đưa ra định nghĩa về MTH vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 23 Đạo luật MTH năm 2010 có quy định: Thỏa thuận MTH cấm các thỏa thuận MTH vì mục đích thương mại. Với quy định này, có thể hiểu, một thỏa thuận MTH được xem là thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo khi nó khơng phải là thỏa thuận MTH vì mục đích thương mại. Trong đó, thỏa thuận MTH vì mục đích thương mại được định nghĩa trong đạo luật là một thỏa thuận liên quan đến việc cung cấp một khoản chi phí, phần thưởng hoặc lợi ích, hoặc lợi ích vật chất khác cho một người mà người này hoặc người khác:

(i) đồng ý tham gia hoặc tham gia vào thỏa thuận MTH, hoặc

(ii) từ bỏ đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp MTH để chúng được nuôi dưỡng bởi bên nhờ MTH hoặc bên nhờ MTH, hoặc

(iii) đồng ý với việc lập án lệnh huyết thống liên quan đến đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp MTH.

Song, một thỏa thuận MTH không phải là một thỏa thuận MTH vì mục đích thương mại nếu khoản chi phí, phần thưởng hoặc những lợi ích hoặc lợi ích vật chất khác được cung cấp chỉ là khoản hoàn trả cho việc MTH của người được nhờ MTH<small>9</small>.

Trong đạo luật, việc đề cập đến người được nhờ MTH (tạm dịch) liên quan đến sự sắp xếp MTH, là đề cập đến người phụ nữ đồng ý mang thai hoặc cố gắng mang thai một đứa trẻ, hoặc đang mang thai một đứa trẻ theo thỏa thuận MTH<small>10</small>. Còn khi đề cập đến bên nhờ MTH (tạm dịch) là đề cập đến một người được đồng ý huyết thống của đứa trẻ sẽ được chuyển giao theo thỏa thuận MTH<small>11</small>. Bên nhờ MTH có thể là người độc thân hoặc thành viên của một cặp vợ chồng<small>12</small>.

Việc Luật HNGĐ năm 2014 và Đạo luật MTH năm 2010 quy định về MTH vì mục đích nhân đạo thể hiện hiện tượng pháp luật thực hiện những thay đổi phù hợp với xu hướng tôn trọng quyền tự nhiên của con người nói chung và quyền làm cha, làm mẹ

<small> </small>

<small>8</small><i><small> Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình, NXB. Tư pháp, tr. 290. </small></i>

<small>9 Điều 9 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>10 Khoản 5 Điều 5 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>11 Khoản 6 Điều 5 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>12 Điều 25 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

của những cặp vợ chồng vơ sinh nói riêng<small>13</small>. Chính vì vậy, MTH vì mục đích nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính nhân văn sâu sắc đối với những người phụ nữ bất hạnh không thể thực hiện thiên chức làm mẹ.

<i><b>1.1.2. Đặc điểm của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo </b></i>

Hội thảo Tư pháp quốc tế Hague diễn ra vào năm 2012 tại Hà Lan đã phân nhóm các thiết chế trên thế giới về MTH thành 04 nhóm bao gồm: Nhóm các quốc gia chưa có quy định về MTH; nhóm các quốc gia phản đối MTH; nhóm các quốc gia cho phép MTH vì mục đích nhân đạo và nhóm các quốc gia chấp thuận thương mại hóa MTH<small>14</small>. Theo pháp luật về MTH hiện hành, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia cho phép MTH vì mục đích nhân đạo. Nhìn chung, MTH vì mục đích nhân đạo là một trong những trường hợp MTH nói chung, do vậy, ngồi những đặc điểm của MTH nói chung, MTH vì mục đích nhân đạo cũng có những đặc điểm riêng biệt:

<i>Thứ nhất, MTH vì mục đích nhân đạo chỉ được thực hiện trên tinh thần tự nguyện và hướng đến mục đích nhân đạo </i>

Sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại đã mang đến cho những cặp vợ chồng thiếu may mắn có được cơ hội làm cha mẹ của những đứa con mang huyết thống của chính mình. Tất cả điều đó là nhờ vào sự can thiệp của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào cũng có thể may mắn được như thế, ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản nhưng cũng khơng đem lại kết quả. Chính vì thế, tìm đến giải pháp MTH được xem như là một nhu cầu cần thiết. Mục đích cuối cùng của các nhà làm luật khi cho phép MTH vì mục đích nhân đạo là tạo cơ hội làm cha mẹ cho những cặp vợ chồng kém may mắn ngay cả khi họ đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà vẫn không thu lại kết quả. Điều này thể hiện rõ bản chất “nhân đạo” của biện pháp MTH.

Còn đối với người được nhờ MTH, họ là người thực hiện việc MTH trên tinh thần không bị cưỡng ép, đe dọa mà xuất phát từ sự tự nguyện giúp đỡ, hỗ trợ người thân của mình thực hiện khát khao làm cha mẹ. Chính nghĩa cử cao đẹp ấy, người được nhờ MTH cũng cảm thấy hạnh phúc, mặc dù họ phải đối mặt với khơng ít những khó khăn, vất vả thậm chí là tổn hại về thể chất trong q trình mang thai.

Bên cạnh đó, người được nhờ MTH không chỉ thực hiện trên tinh thần tự nguyện mà cịn phải thực hiện trên tinh thần khơng vì lợi ích kinh tế hay “đẻ th”, “đẻ mướn”. Tinh thần khơng vì lợi ích kinh tế, khơng có tính thương mại biểu hiện qua việc một người phụ nữ có thể mang thai giúp một cặp vợ chồng lâm vào tình trạng khơng thể sinh con tự nhiên hoặc ngay cả khi đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Sự trợ giúp này là <small> </small>

<small>13</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình, NXB. Hồng Đức, </small></i>

<small>tr.272. </small>

<small>14</small><i><small> Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2022), Điều kiện MTH theo pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ </small></i>

<small>Chí Minh, tr. 26. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

xuất phát từ tình thương người, lòng nhân ái với mong muốn được hỗ trợ người khác mà khơng có sự tư lợi về vật chất, kinh tế khác.

Như vậy, có thể thấy, MTH vì mục đích nhân đạo chỉ được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, vì mục đích nhân đạo, khơng bị cưỡng ép, đe dọa hay tham gia vì lợi ích vật chất hoặc kinh tế khác. Quy định này không chỉ phù với với quy phạm đạo đức mà còn phù hợp với quy phạm pháp luật, là sự thể hiện tính cơng bằng, bình đẳng, dân chủ và văn minh trong xã hội.

<i>Thứ hai, MTH vì mục đích nhân đạo chỉ được thực hiện khi thỏa mãn các điều kiện luật định </i>

Việc MTH vì mục đích nhân đạo khơng phải lúc nào cũng được thực hiện, để tránh tình trạng thương mại hóa việc MTH gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, pháp luật đã có những quy định chặt chẽ về vấn đề này. Muốn thực hiện MTH vì mục đích nhân đạo, cặp vợ chồng phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Pháp luật đặt ra điều kiện phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản là hoàn toàn cần thiết và hợp lý. Việc thiếu vắng quy định nêu trên có thể dẫn đến việc MTH bị lạm dụng<small>15</small>. Ngay trong khái niệm MTH vì mục đích nhân đạo, Luật HNGĐ năm 2014 cũng đã nhấn mạnh chỉ áp dụng cho cặp vợ chồng đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn không sinh được con<small>16</small>. Vợ chồng là những người có quan hệ hơn nhân hợp pháp, nghĩa là phải đăng ký kết hôn hoặc quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật HNGĐ năm 1986 có hiệu lực). Việc nhờ người khác MTH khơng được áp dụng đối với người độc thân (dù là nam hay nữ), cũng không được áp dụng đối với cặp đôi chung sống với nhau như vợ chồng (dù là chung sống giữa những người cùng giới tính hay khác giới tính<small>17</small>.

Bên cạnh đó, có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền giúp đảm bảo chắc chắn hơn về việc xác thực rằng cặp vợ chồng vơ sinh, hiếm muộn có thực sự đã áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà vẫn không thể sinh con, tránh các trường hợp lừa dối khi người phụ nữ khơng muốn sinh con vì nhiều lý do khơng hợp lý như: duy trì nhan sắc trẻ trung, tránh giảm tuổi thọ…Chính vì vậy, pháp luật cho phép MTH đối với một số trường hợp nhất định nhằm bảo đảm quyền làm cha, làm mẹ chính đáng của những cặp vợ chồng vô sinh và người được nhờ MTH khơng vì mục đích lợi nhuận. Bản chất MTH là hết sức nhân văn vì đây là sự giúp đỡ của một người phụ có khả năng sinh sản bình thường đối với một người phụ nữ không thể sinh sản tự nhiên để sinh ra đứa trẻ. Việc <small> </small>

<small>15 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), tlđd (13), tr. 274. </small>

<small>16 Khoản 22 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>17 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), tlđd (8), tr. 294. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

mang thai và sinh nở cũng là việc làm có ý nghĩa nhằm duy trì nịi giống, gắn kết và giữ gìn hạnh phúc mỗi gia đình, bởi vì con cái là động lực để cha mẹ chúng làm việc tốt hơn, sống có trách nhiệm hơn, góp phần vào sự ổn định, phồn vinh của xã hội.

Tóm lại, chỉ khi thuộc một số trường hợp do pháp luật quy định thì cặp vợ chồng vơ sinh, hiếm muộn mới có thể tiến hành nhờ người được nhờ MTH trên tinh thần nhân đạo cũng như nhằm hạn chế tối thiểu những trường hợp biến tướng mục đích “nhân đạo” của việc MTH.

<i>Thứ ba, MTH vì mục đích nhân đạo chỉ được thực hiện giữa các chủ thể có quan hệ gần gũi, thân thích trong gia đình. </i>

Trong truyền thống của dân tộc Việt Nam, việc sinh con nối dõi tông đường từ lâu đã là một tư tưởng nho giáo thấm thuần trong suy nghĩ của người Việt. Tuy nhiên, hiện thực xã hội ngày nay cho thấy, có khá nhiều gia đình chỉ có một người con trai nhưng người vợ lại khơng có khả năng sinh nở, điều này dẫn đến nhiều bất đồng và cũng là nguyên nhân tan vỡ của nhiều gia đình trẻ. Thực tế ở nhiều nơi, đặc biệt tại các bệnh viện phía Nam, có rất nhiều lá đơn gửi tới lãnh đạo các bệnh viện với nguyện vọng nhờ người được nhờ MTH nhưng các bác sĩ đều từ chối vì chưa có luật nào điều chỉnh về vấn đề này<small>18</small>. Để tháo gỡ khó khăn này, các nhà làm luật đã nghiên cứu và xây dựng cơ chế pháp lý về MTH vì mục đích nhân đạo trong Luật HNGĐ năm 2014. Đây được xem là giải pháp mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần giải quyết tình trạng những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn không thể sinh con có một đứa con mang huyết thống của mình.

Thừa nhận MTH vì mục đích nhân đạo, nhà làm luật đã đặt ra những quy định chặt chẽ liên quan đến điều kiện MTH từ hai phía để tránh sự lạm dụng MTH vì mục đích thương mại. Khi cả hai bên đáp ứng đủ điều kiện thì mới được thực hiện hành vi MTH.

Về phía người được nhờ MTH, ngoài quy định về độ tuổi, sức khỏe…thì họ phải là người có quan hệ thân thích của vợ hoặc chồng nhờ MTH<small>19</small>. Tại khoản 19 Điều 3 Luật

<i>HNGĐ năm 2014 có quy định: “Người thân thích là người có quan hệ hơn nhân, ni </i>

<i>dưỡng, người có cùng dịng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”. Theo </i>

đó, người được nhờ MTH phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ MTH. Người thân thích ở đây bao gồm anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

khác cha với họ<small>20</small>. Với quy định, người được nhờ MTH là người thân thích cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng nhờ MTH sẽ đảm bảo sự tương thích về tuổi giữa cha mẹ với con, không làm xáo trộn trật tự thứ bậc trong gia đình<small>21</small>.

Như vậy, thông qua quy định, người được nhờ MTH là người thân thích cùng hàng, pháp luật HNGĐ đã giới hạn phạm vi những người được phép MTH nhằm tránh tình trạng biến tướng của việc MTH, làm mất đi giá trị nhân văn vốn có của nó và đảm bảo tính hỗ trợ, chia sẻ giữa các bên. Thơng thường, người khơng quen biết khó có thể thực hiện việc MTH xuất phát từ sự chia sẻ, giúp đỡ mà đa phần là vì lợi ích vật chất hoặc lợi ích kinh tế khác. Thêm vào đó, khi con được sinh ra bởi những người thân thích với cặp vợ chồng nhờ MTH thì giữa đứa trẻ và người thân thích được nhờ MTH khơng thể phủ nhận mọi liên hệ nên cũng hạn chế được phần nào rủi ro, đảm bảo được lợi ích cho đứa trẻ. Ngồi ra, phạm vi người thân thích có thể giúp Nhà nước kiểm sốt được vấn đề MTH vì mục đích nhân đạo, đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên, đặc biệt là đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp MTH vì mục đích nhân đạo.

<i><b>1.1.3. Ý nghĩa của quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo </b></i>

<i>Thứ nhất, quy định về MTH hộ góp phần hiện thực hóa mong muốn làm cha, mẹ của các cặp vợ chồng vơ sinh </i>

Dưới góc độ so sánh, có thể dễ dàng nhận thấy, Luật HNGĐ năm 2000 chưa có bất kỳ quy định nào điều chỉnh vấn đề MTH. Một thời gian sau, Nhà nước đã bắt đầu đặt ra vấn đề MTH và ghi nhận lần đầu tiên tại Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/3/2003 của Chính phủ quy định về sinh con theo phương pháp khoa học. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 6, nhấn mạnh nghiêm cấm việc MTH dưới mọi hình thức.

Tuy nhiên, nhìn nhận từ thực tiễn cuộc sống, khi xã hội ngày một phát triển kéo theo nhiều hệ lụy về chất lượng mơi trường, an tồn thực phẩm… Đó là một trong nhiều nguyên nhân khiến người phụ nữ mất khả năng sinh sản. Dựa trên các báo cáo số liệu thống kê của chuyên gia y tế, theo một nghiên cứu mới của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trẻ hiện nay là 7,7%. Trong đó, vơ sinh ngun phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Nếu như 10 năm trước, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Trung ương mỗi ngày chỉ đón tiếp từ 1 đến 2 ca vô sinh, hiếm muộn thì đến nay con số này đã tăng gấp 20 lần<small>22</small>. Vì lẽ đó, khơng ít các cặp vợ chồng đã nghĩ và tìm người “đẻ thuê”. Bằng chứng là trên các phương tiện thông tin đại chúng, chỉ cần gõ từ khóa “đẻ thuê”, trong khoảng thời <small> </small>

<small>20 Khoản 7 Điều 12 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện MTH vì mục đích nhân đạo. </small>

<small>21 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), tlđd (8), tr. 294. </small>

<small>22 Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, “Chuyên gia khuyến cáo cần chủ động tầm sốt vơ sinh, hiếm muộn”, [ (truy cập ngày 02/03/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

gian 0.32 giây, có tới 5.880.000 kết quả về chủ đề này: Tổ chức MTH giá 700 triệu đồng (VnExpress, thứ hai, ngày 26/09/2022); Xâm nhập dịch vụ đẻ thuê (Báo Công an Nhân dân điện tử, ngày 05/07/2022); Đẻ thuê giá 700 triệu, thử ADN và nhận con “liền tay” (Dân trí, thứ hai, ngày 01/08/2016)... Dẫu biết đây không phải là vấn đề mới, tuy nhiên, vì là quy định cấm của pháp luật mà nhiều các y bác sĩ tại Việt Nam khi biết và nhận thông tin này, dù xuất phát từ tình thương, lịng nhân ái trỗi dậy cũng khơng dám “liều” mình mạo hiểm. Chính vì thế, một giải pháp mà nhiều cặp vợ chồng chọn bấy giờ là ra nước ngồi để tìm kiếm và tiến hành tìm người được nhờ MTH. Rõ ràng, hành vi này không chỉ gây mất thời gian mà còn vừa tốn kém, vừa thất thốt ngoại tệ mà quyền và lợi ích của người được nhờ MTH, người nhờ mang thai hay đứa trẻ cũng không được bảo đảm.

Hiểu được nhu cầu và khó khăn trên, Luật HNGĐ năm 2014 đã thừa nhận chế định MTH vì mục đích nhân đạo. Đây không chỉ là một trong những điểm mới mang tính tiến bộ mà cịn là bước đột phá, mở ra nhiều hy vọng cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, biến ước mơ không thể làm mẹ của rất nhiều người phụ nữ trở thành hiện thực. Bản chất của MTH thể hiện sự nhân văn sâu sắc cũng như cái mục đích nhân đạo bằng việc nhà nước đã tạo điều kiện khi một người phụ nữ có thể mang thai “giúp” một người phụ nữ không thể mang thai sinh ra đứa con mang huyết thống của mình. Bên cạnh đó, việc MTH này cịn giúp các cặp vợ chồng duy trì nịi giống, gắn kết và giữ gìn hạnh phúc gia đình, bởi lẽ, con cái được xem là động lực để cha mẹ chúng làm việc tốt hơn, sống có trách nhiệm hơn, từ đó tạo nên sự ổn định cho xã hội.

<i>Thứ hai, quy định về MTH vì mục đích nhân đạo tạo ra khung pháp lý an toàn. </i>

Trước khi Luật HNGĐ năm 2014 được ban hành, việc MTH là hành vi bị cấm<small>23</small>. Do đó, những cặp vợ chồng vơ sinh, hiếm muộn có nhu cầu về MTH đều phải lựa chọn giải pháp sang các quốc gia khác để thực hiện MTH hoặc đối với những cặp vợ chồng khơng có kinh tế thì họ sẽ lựa chọn thực hiện MTH dưới dạng “chui”. Vì là hành vi bị pháp luật cấm nên khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến MTH đều không được pháp luật bảo vệ. Thơng thường, những tranh chấp đó là bên MTH từ chối giao con vì trong quá trình mang thai đã phát sinh tình cảm với đứa trẻ, hoặc bên nhờ MTH từ chối nhận con với lý do đứa trẻ bị bệnh bẩm sinh như: hội chứng down…Lúc này, các bên khơng thể khởi kiện ra Tịa án dẫn đến quyền và lợi ích của mình cũng như đứa trẻ sẽ khơng được bảo vệ.

Bên cạnh đó, người được nhờ MTH cũng có thể gặp rủi ro khi thực hiện MTH dưới dạng “chui”: xa gia đình, khơng có sự bảo đảm tính mạng, thậm chí khơng thể sinh con tiếp vì tai biến. Đó cũng là câu chuyện của một phụ nữ trẻ ngụ tại xã Thạnh Hòa, <small> </small>

<small>23 Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/3/2003 của Chính phủ quy định về sinh con theo phương pháp khoa học. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Sau 2 lần nhận MTH với số tiền 400 triệu đồng, đến lần thứ 3, cô bị băng huyết nặng, bác sĩ phải chỉ định cắt bỏ tử cung. Điều này đồng nghĩa với việc cô vĩnh viễn mất đi cơ hội làm mẹ. Theo cô được biết, bên nhờ MTH là một gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo thỏa thuận MTH đã lập ra trước đó, với điều khoản “bảo mật thơng tin của hai bên” nên đến lúc tai họa ập xuống, cơ khơng biết gia đình th mình ở đâu. Cơ là người “giúp” những gia đình đó sinh con nhưng đến mình thì khơng sinh được nữa. Khơng những thế, đối với người đã từng sinh con, đã từng cảm nhận sự hạnh phúc khi một “sinh mệnh” đang lớn dần trong cơ thể mình, nay đã khơng thể nào cảm nhận được nữa, cô càng trở nên trầm cảm<small>24</small>. Không những thế, khi người được nhờ MTH không có kiến thức về pháp luật, thỏa thuận MTH lại khơng có văn bản, khi giao con cho bên nhờ MTH thì họ khơng nhận con hoặc khơng thanh tốn các chi phí cho việc MTH. Lúc này, quyền lợi của các bên trong quan hệ MTH sẽ được bảo vệ như thế nào trong bối cảnh thiếu khuyết các quy định điều chỉnh vấn đề này. Từ đó, có thể thấy, việc ghi nhận chế định MTH vì mục đích nhân đạo trong Luật HNGĐ năm 2014 là điều vô cùng cần thiết.

Như vậy, những cặp vợ chồng muốn nhờ MTH hay người được nhờ MTH đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về MTH từ điều kiện cho đến thủ tục… Và các thỏa thuận về MTH phải tuân thủ theo những quy định mà pháp luật đã dự liệu. Chấp hành đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật góp phần đảm bảo cho việc MTH vì mục đích nhân đạo được thực hiện phù hợp với tinh thần nhân đạo mà nhà làm luật đã đề ra.

Bên cạnh đó, tại bang NSW, Đạo luật MTH năm 2010 được ban hành với 03 mục tiêu chính sách, bao gồm: bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ sinh ra từ việc MTH, cung cấp sự chắc chắn về mặt pháp lý cho các bên trong các thỏa thuận MTH và ngăn chặn thương mại hóa việc sinh sản con người<small>25</small>. Theo đó, có thể thấy, Đạo luật MTH năm 2010 được ra đời, một phần, tạo ra khung pháp lý an toàn để các bên tham gia vào quan hệ MTH một cách hợp pháp. Từ đó, làm cơ sở để bảo vệ lợi ích của các bên, trong đó, quyền và lợi ích của người được nhờ MTH và đứa trẻ là quan trọng nhất.

<i>Thứ ba, quy định về MTH vì mục đích nhân đạo góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của người được nhờ MTH và đứa trẻ sinh ra từ việc MTH </i>

Mang thai và sinh nở, từ trước đến nay, vốn là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Tuy nhiên, mỗi lần mang thai, người phụ nữ thường xuyên đối diện với rất nhiều các vấn đề về sức khỏe tinh thần cũng như sức khỏe thể chất. Nhưng vì bản thân và sự khỏe mạnh của thai nhi, người phụ nữ phải mạnh mẽ vượt qua những khó khăn đó. Vì <small> </small>

<small>24 Nam Du, “Nỗi đau MTH”, [ (truy cập ngày 03/01/2023). </small>

<small>25 Alastair Lawrie, “Submission on Review of NSW Surrogacy Act 2010”, [ 2014/04/23/submission-on-review-of-nsw-surrogacy-act-2010/] (truy cập ngày 02/02/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

người được nhờ MTH là người mang thai đứa trẻ nên họ cũng gặp những vấn đề sức khỏe nói trên. Khi tiến hành việc MTH, người được nhờ MTH cũng phải đối diện với những khó khăn như những người phụ nữ mang thai khác. Chính vì vậy, khi cơng nhận việc MTH vì mục đích nhân đạo, nhà làm luật đã đưa ra những quyền lợi nhất định đối với người được nhờ MTH nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích chính đáng của họ đi kèm là những nghĩa vụ buộc người được nhờ MTH phải thực hiện nhằm xác định trách nhiệm của họ khi thực hiện việc MTH.

Không những thế, việc quy định về MTH vì mục đích nhân đạo cịn giúp bảo vệ quyền và lợi ích của đứa trẻ sinh ra từ việc MTH. Việc đảm bảo quyền và lợi ích của đứa trẻ được pháp luật quan tâm và điều chỉnh ngay trong quá trình mang thai, sinh con và giao con giữa bên MTH và bên nhờ MTH. Cùng với đó là gắn liền với việc xác định những nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể của các bên trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện việc MTH vì mục đích nhân đạo.

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trẻ em là tương lai của đất nước.

<i>Người nói: “Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau, các cháu là người chủ của nước </i>

<i>nhà, của thế giới”. Chính vì vậy, Bác ln dành một sự quan tâm sâu sắc đến trẻ em. </i>

Người đặt niềm tin yêu mạnh mẽ vào trí tuệ và phẩm chất của những công dân nhỏ tuổi.

<i>Tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013 cũng có quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia </i>

<i>đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Theo đó, có thể thấy, Việt Nam vẫn luôn </i>

quan tâm, chú trọng đến quyền trẻ em. Bởi lẽ, trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, đầu tư cho trẻ em là con đường chắc chắn đưa đất nước phát triển.

Trong quá trình mang thai, sức khỏe của người được nhờ MTH có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, cho nên bản thân người được nhờ MTH, người chồng của người đó (nếu có) có trách nhiệm quan tâm chăm sóc họ một cách khoa học, tồn diện để người được nhờ MTH có sức khỏe tốt trong suốt q trình mang thai. Có như thế, đứa trẻ mới có thể phát triển một cách khỏe mạnh ngay khi chưa chào đời, từ đó làm cơ sở bảo vệ tốt nhất quyền lợi của đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp MTH.

Sau quá trình mang thai, đứa trẻ sẽ cất tiếng khóc chào đời. Giai đoạn này cũng là lúc trẻ sơ sinh thoát khỏi sự bao bọc trong cơ thể người mẹ và phải thích nghi với mơi trường bên ngồi, với thời tiết nóng, lạnh...Do đó, để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển tồn diện thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh có vai trị rất quan trọng và có nhiều vấn đề để lưu ý. Và cũng bởi vì sự “đặc biệt” của việc MTH mà đứa trẻ sinh ra không mang huyết thống của người được nhờ MTH và người chồng của họ (nếu có) nên đơi lúc, đứa trẻ sẽ khơng nhận được sự chăm sóc một cách chu đáo. Ngồi ra, đứa trẻ cịn có thể bị bỏ rơi khi bên MTH và bên nhờ MTH không nhận đứa trẻ vì nhiều lý do khác nhau. Chính vì

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

vậy, việc quy định các chế định về MTH vì mục đích nhân đạo ghi nhận quyền và lợi ích của đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp MTH sẽ giúp đứa trẻ nhận được sự chăm sóc, ni dưỡng khơng chỉ từ phía người được nhờ MTH mà còn cả người chồng của người được nhờ MTH và bên nhờ MTH. Cùng với đó là xác định trách nhiệm của bên nhờ MTH trong việc nhận con, từ đó, bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính đáng của đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp MTH.

Ngoài ra, khung pháp lý về MTH của bang NSW bảo vệ quyền của tất cả các bên tham gia thỏa thuận MTH, trong đó quyền của đứa trẻ sinh ra từ việc MTH là mối quan tâm hàng đầu. Tại Điều 3 Đạo luật MTH năm 2010, nguyên tắc quan trọng nhất nhằm hướng dẫn đạo luật là nguyên tắc “Bảo vệ quyền lợi của trẻ em sinh ra từ việc MTH”<small>26</small>. Với quy định này, có thể thấy, môi trường pháp lý về MTH ở bang NSW ln bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ sinh ra từ kỹ thuật MTH.

<i>Thứ tư, quy định về MTH vì mục đích nhân đạo giúp cơ quan chức năng kiểm soát được nhu cầu MTH trong phạm vi lãnh thổ đất nước. </i>

Có rất ít dữ liệu về số lượng trẻ em được sinh ra bằng phương pháp MTH. Kể từ khi Luật HNGĐ năm 2014 bắt đầu có quy định cho phép MTH vì mục đích nhân đạo, đã có rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn làm hồ sơ đăng ký xin MTH. Theo đó, Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia đã nhận được gần 100 hồ sơ đăng ký xin MTH. Trong số này, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương có 60 hồ sơ đã được duyệt, thực hiện thành công 46 ca và tại Bệnh viện Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh) có 19 ca thực hiện thành cơng trong tổng số 33 hồ sơ được duyệt<small>27</small>.

Như vậy, có thể thấy, khi các cặp vợ chồng có nhu cầu nhờ MTH đều phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, phải có thỏa thuận được lập bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực<small>28</small>, phải làm hồ sơ xin MTH. Nhờ đó, cơ quan nhà nước có thể nắm bắt được nhu cầu MTH của các cặp vợ chồng, đồng thời kiểm soát được nhu cầu sinh sản trong phạm vi lãnh thổ đất nước. Và việc quy định về MTH vì mục đích nhân đạo theo hướng rõ ràng, chặt chẽ giúp các cơ quan chức năng kiểm soát tốt hơn các vấn đề về MTH vì mục đích nhân đạo, tránh được tình trạng lạm dụng việc MTH gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

<b>1.2. Quy định của pháp luật bang New South Wales về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo </b>

<i><b>1.2.1. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo </b></i>

Trên nhiều lĩnh vực xã hội ở Úc, MTH tiếp tục được được xem là một phương thức hình thành gia đình gây tranh cãi. Một khả năng lý giải cho điều này là: Những <small> </small>

<small>26 Điều 3 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>27 Minh Khang, “Cả nước có gần 100 hồ sơ xin MTH”, mang-thai-ho-post152584.html] (truy cập ngày 18/01/2023). </small>

<small>[ Khoản 2 Điều 96 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

người phụ nữ mang thai và sinh con cho một người khác đã phá vỡ những hiểu biết thông thường về ý nghĩa của việc làm mẹ. Và điều gì tạo nên một gia đình? Năm 1994, việc “làm mẹ được xây dựng như thế nào?” được đưa ra thảo luận trong các cuộc tranh luận về MTH. Jones, 1990 và Orloff, 1993 cho các ví dụ về bài viết nữ quyền liên quan đến các điểm dễ bị tổn thương của tất cả phụ nữ xét về khả năng sinh sản giả định của họ và những tác động tiêu cực mà điều này có thể gây nên<small>29</small>. Với những tranh cãi hiện nay về việc MTH, Đạo luật MTH năm 2010 đã ra đời với những quy định tương đối chặt chẽ về vấn đề MTH vì mục nhân đạo, trong đó các quy định về điều kiện của cả bên nhờ MTH và người mẹ đẻ đều rất cụ thể và nổi bật.

<i>Một là, Điều kiện về sự tự nguyện của các bên </i>

Theo Điều 31 Đạo luật MTH năm 2010, việc các bên trong quan hệ MTH phải đồng ý với việc tạo ra huyết thống, sự đồng ý ở đây được định nghĩa là sự đồng ý có hiểu biết một cách tự do và tự nguyện được đưa ra bởi một người có khả năng đưa ra sự đồng ý. Điều kiện về sự đồng ý của người mẹ đẻ cũng là điều kiện tiên quyết để lập án lệnh huyết thống nhằm mục đích xác định quan hệ cha, mẹ và con. Theo đó, MTH phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên. Yêu cầu này được thể hiện thông qua việc người mẹ đẻ phải tự nguyện, khơng bị lừa dối, ép buộc và khơng vì mục đích thương mại hay lợi ích vật chất nào khác MTH cho bên nhờ MTH.

Không phải hiển nhiên mà pháp luật quy định về vấn đề MTH vì mục đích nhân đạo nói chung và pháp luật bang NSW nói riêng lại quy định về sự tự nguyện của các bên trong việc MTH. Xuất phát từ mục đích nhân đạo của việc MTH, bản chất của MTH là việc một người phụ nữ mang thai, sinh con giúp cho một cặp vợ chồng khác. Đây là một vấn đề rất nhân đạo trong pháp luật nên phải xuất phát từ sự tự nguyện mang thai giúp cho người khác mà khơng có bất kì sự ép buộc nào, điều này cũng đảm bảo rằng việc MTH sẽ khơng bị thương mại hóa, khơng bị làm xấu đi bởi các mục đích kinh tế, đảm bảo được quyền lợi cho đứa trẻ được sinh ra.

<i>Hai là, Điều kiện về thỏa thuận mang thai hộ </i>

Trong khi pháp luật Việt Nam quy định thỏa thuận về MTH vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ MTH và vợ chồng người mẹ đẻ phải được lập thành văn bản và có cơng chứng<small>30</small> thì pháp luật bang NSW cũng có một quy định tương tự rằng việc MTH phải được lập thành văn bản, được thực hiện dưới hình thức thỏa thuận bằng văn bản, có chữ ký của người mẹ đẻ, bạn đời của người mẹ đẻ (nếu có) và người nộp đơn hoặc những người nộp đơn<small>31</small>. Đây cũng là hình thức thể hiện, là bằng chứng pháp lý chứng <small> </small>

<small>29 Catherine Ruth Collins, Damien W. Riggs & Clemence Due, “Constructions of the ‘Best Interests of the Child’ in NSW Parliamentary Debates on Surrogacy”, [ (truy cập ngày 04/03/2023). </small>

<small>30 Khoản 1 Điều 95 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>31 Điều 34 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

minh sự tự nguyện của các chủ thể có liên quan trong vấn đề MTH vì mục đích nhân đạo. Đây cũng là một quy định để đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ được sinh ra về các vấn đề pháp lý, khi hai bên đã có một thỏa thuận có hiệu lực pháp lý sẽ tránh được những rủi ro có thể xảy ra như bên nhờ không nhận con hoặc bên nhận không trả con, bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của đứa bé được sinh ra. Tóm lại, thỏa thuận MTH là một vấn đề rất quan trọng để xác định rõ các điều kiện trong thỏa thuận nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên và đứa trẻ được sinh ra, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của các bên liên quan.

<i>Ba là, Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với bên nhờ mang thai hộ </i>

<i>Thứ nhất, điều kiện về chủ thể </i>

Đạo luật MTH năm 2010 đã có những quy định cụ thể về đối tượng được trở thành bên nhờ MTH trong thỏa thuận MTH, bao gồm: Người độc thân hoặc tại thời điểm tham gia thỏa thuận là một cặp vợ chồng<small>32</small>. Một cặp vợ chồng bao gồm một người và vợ hoặc chồng của người đó hoặc là bạn đời trên thực tế của người đó<small>33</small>. Người chồng trên thực tế đã được định nghĩa tại khoản 1 Điều 21C Đạo luật Giải thích năm 1987 của bang NSW là người đang có mối quan hệ đã đăng ký theo Đạo luật Đăng ký Mối quan hệ năm 2010 hoặc người đang có mối quan hệ trên thực tế với người kia.

Theo điểm b khoản 1 Điều 25 Đạo luật MTH năm 2010, đạo luật còn ghi nhận thành viên của một cặp vợ chồng cũng có thể tham gia vào thỏa thuận MTH, tức là người vợ hoặc người chồng cũng có thể một mình tham gia vào thỏa thuận MTH nếu đáp ứng đủ điều kiện. Một người phụ nữ đủ điều kiện là một người phụ nữ: (i) không thể thụ thai một đứa trẻ vì lý do sức khỏe, hoặc (ii) có thể thụ thai nhưng vì lý do sức khỏe mà không thể mang thai hoặc sinh con, hoặc (iii) khơng có khả năng sống sót sau khi mang thai hoặc sinh nở, hoặc sức khỏe của người phụ nữ bị ảnh hưởng đáng kể do mang thai hoặc sinh nở, hoặc (iv) có thể sinh ra đứa trẻ khuyết tật do những khiếm khuyết về gen của người mẹ; hoặc đứa trẻ khó có thể sống sót trong q trình thụ thai hoặc có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng do việc sinh nở<small>34</small>. Theo đó, có thể thấy, Đạo luật MTH năm 2010 đã có những tiến bộ vượt bậc khi cho phép người phụ nữ độc thân không thể sinh con trở thành bên nhờ MTH khi họ có đủ các điều kiện được quy định theo pháp luật.

Dân số NSW đến năm 2022 ước tính 8,24 triệu người (theo Australian Population) trở thành tiểu bang đông dân nhất nước Úc, trong đó, 49,3% dân số của tiểu

<small> </small>

<small>32 Khoản 1 Điều 25 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>33 Khoản 2 Điều 25 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>34 Khoản 3 Điều 30 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

bang NSW là nam và 50,7% là nữ<small>35</small>. Tỷ lệ nữ giới chiếm cao hơn tuy không nhiều nhưng trong con số 50,7% này có rất nhiều người độc thân có xu hướng không muốn kết hôn. Xuất phát từ mong muốn có con của những phụ nữ độc thân ở Úc nhưng khơng có khả năng tự mang thai nhờ phương pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, quy định cho phép phụ nữ độc thân được tham gia vào quan hệ MTH vì mục đích nhân đạo với tư cách là bên nhờ MTH của pháp luật bang NSW, theo nhóm tác giả, là một quy định hết sức tiến bộ, hiện thực hóa khát khao làm mẹ của những người phụ nữ độc thân. Tránh việc lạm dụng cơ chế pháp lý này một cách tuỳ tiện với những lý do khơng chính đáng (ví dụ: bản thân người phụ nữ đó khơng muốn tự sinh con do sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi tác, vóc dáng của chính mình…). Buộc người phụ nữ phải đáp ứng các điều kiện để đảm bảo họ thật sự khơng có khả năng tự sinh ra đứa con của mình.

<i>Thứ hai, điều kiện về độ tuổi </i>

Về vấn đề này, Đạo luật MTH năm 2010 có quy định: người mẹ đẻ phải ít nhất 18 tuổi khi tham gia vào thảo thuận MTH, đây cũng là điều kiện tiên quyết bắt buộc để Tòa án lập án lệnh huyết thống<small>36</small>. Quy định này đã góp phần tạo nên một khung pháp lý an toàn cho cả bên nhờ MTH và đứa trẻ khi chủ thể đủ 18 tuổi đồng nghĩa với việc phát sinh đầy đủ các năng lực hành vi dân sự để có thể chịu trách nhiệm với bản thân và đứa trẻ, điều đó tạo nên những điều kiện thuận lợi để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của đứa trẻ sinh ra bằng việc MTH. Tuy nhiên, 18 tuổi chỉ được xem là độ tuổi tối thiểu bắt buộc khi chủ thể tham gia vào quan hệ MTH. Trong trường hợp, bên nhờ MTH từ đủ 18 tuổi nhưng dưới 25 tuổi khi tham gia vào thỏa thuận MTH, Tòa án phải đánh giá rằng bên nhờ MTH đủ trưởng thành để hiểu những tác động xã hội và tâm lý của việc đưa ra án lệnh huyết thống<small>37</small>, tức là bên nhờ MTH phải có sự hiểu biết và nhận thức về vấn đề MTH khi tham gia vào thỏa thuận MTH, để từ đó làm cơ sở xác định quan hệ cha mẹ con giữa bên nhờ MTH và đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH. Và để chứng minh sự trưởng thành nói trên, bên nhờ MTH có nghĩa vụ phải cung cấp bằng chứng để Tòa án đồng ý rằng: (i) Người cha hoặc người mẹ đã nhận được sự tư vấn từ một cố vấn có trình độ về sự sắp xếp MTH và những tác động xã hội và tâm lý của nó trước khi tham gia vào thỏa thuận MTH, và (ii) Người cố vấn hài lòng rằng cha hoặc mẹ đã đủ trưởng thành để hiểu sắp xếp MTH và những tác động tâm lý của nó<small>38</small>. Việc chứng minh được sự trưởng thành của bên nhờ MTH dưới 25 tuổi là hết sức cần thiết khi việc giáo dục và chăm sóc một đứa trẻ tuy mang huyết thống của mình nhưng khơng phải do mình chính thân sinh sẽ tác động khơng nhỏ đến tâm sinh lý của bên nhờ MTH, chính vì vậy, việc <small> </small>

<small>35 “Population of NSW 2023”, [ (truy cập ngày 26/03/2023). </small>

<small>36 Điều 28 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>37 Khoản 1 Điều 29 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>38 Khoản 2 Điều 29 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

được tư vấn về các vấn đề xã hội và tâm lý từ một chuyên gia là điều kiện quan trọng. Khi được tư vấn tâm lý, bên nhờ MTH sẽ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để có thể tiếp nhận và nuôi dưỡng đứa trẻ một cách chu đáo mà không xảy ra những trường hợp đáng tiếc không mong muốn.

<i>Thứ ba, điều kiện về nơi cư trú </i>

Đạo luật MTH năm 2010 quy định: Người nộp đơn hoặc những người nộp đơn xin cấp án lệnh huyết thống phải cư trú tại NSW tại thời điểm giải quyết đơn đăng ký<small>39</small>. Sở dĩ pháp luật Bang NSW quy định phải đảm bảo điều kiện về cư trú mới được nhờ MTH là để tránh trường hợp việc lạm dụng sự xung đột của pháp luật của các quốc gia về chế định MTH vì mục đích nhân đạo để “du lịch sinh sản”. Hay nói cách khác việc cơng dân ở những nước bị cấm MTH sẽ đến bang NSW thực hiện việc MTH vì mục đích nhân đạo vì pháp luật ở Bang này cho phép điều đó. Quy định này cũng nhằm tạo sự công bằng cho những cặp vợ chồng có điều kiện kinh tế tốt và những cặp vợ chồng có điều kiện kinh tế cịn hạn chế, với những cặp vợ chồng có khả năng tài chính tốt họ có thể đến bang NSW để sinh con bằng biện pháp MTH vì mục đích nhân đạo trong khi những cặp vợ chồng hạn chế về mặt tài chính sẽ khơng có đủ khả năng thực hiện điều này.

<i>Bốn là, Điều kiện mang thai hộ đối với người mẹ đẻ và người chồng của cô ấy (nếu có) </i>

Theo điểm b khoản 1 Điều 4 Đạo luật MTH năm 2010 thì người chồng của người mẹ đẻ là một trong các bên bị ảnh hướng bởi thỏa thuận MTH.

<i>Thứ nhất, về độ tuổi </i>

Việc quy định độ tuổi phù hợp có ý nghĩa trong việc tăng khả năng thụ thai; tiết kiệm chi phí và hạn chế tổn thương do thất bại cho bên nhờ MTH và quan trọng hơn là đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho người mang thai và đứa trẻ<small>40</small>. Từ đó, có thể thấy tầm quan trọng của việc xác định độ tuổi của người mẹ đẻ. Về vấn đề này, Đạo luật MTH năm 2010 đã có quy định một cách cụ thể điều kiện về độ tuổi của người mẹ đẻ. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 27 Đạo luật MTH năm 2010, người mẹ đẻ phải ít nhất 25 tuổi khi tham gia vào thỏa thuận MTH. Tuổi 25 cũng được coi như một dấu mốc quan trọng của cuộc đời. Ở độ tuổi này, con người đã có những va vấp nhất định với cuộc đời. Do đó, tâm lý cũng có sự chín chắn, trưởng thành hơn. Việc quy định một độ tuổi cụ thể như trên sẽ tạo ra một khung pháp lý rõ ràng, giúp việc áp dụng pháp luật sẽ dễ dàng hơn.

<small> </small>

<small>39 Điều 32 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>40 Nguyễn Thị Lê Huyền, Vũ Thị Hương (2021), “Quan điểm lập pháp về MTH của một số quốc gia trên Thế giới </small>

<i><small>và kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoàn thiện pháp luật về MTH vì mục đích nhân đạo”, Tạp chí Khoa học, Đại </small></i>

<small>học Huế, (6E), tr. 199. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Bên cạnh đó, với quy định điều kiện về độ tuổi cụ thể là 25 tuổi, là hợp lý khi pháp luật về hôn nhân và gia đình ở bang NSW có quy định: cơng dân phải ít nhất 18 tuổi mới được kết hơn, trừ khi một trong hai người ở độ tuổi từ 16 đến 18 và: có sự chấp thuận của tịa án bởi một thẩm phán hoặc quan tịa để kết hơn, sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ đã được đưa ra hoặc không cần đến<small>41</small>. Quy định này tránh được trường hợp người nhận MTH, cũng tức là người mẹ đẻ thực hiện việc mang thai khi còn quá trẻ làm ảnh hưởng đến tâm, sinh lý cũng như có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của đứa trẻ. Hơn thế nữa, việc mang thai khi còn quá trẻ sẽ rất dễ gặp phải những trường hợp rủi ro trong q trình sinh nở khi khơng đảm bảo về mặt sức khỏe, tỉ lệ đậu thai thấp, hạn chế tổn thương do thất bại cho bên nhờ MTH và quan trọng hơn là đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho người mang thai và trẻ em.

<i>Thứ hai, về tư vấn và tư vấn pháp lý </i>

Mỗi bên bị ảnh hưởng phải nhận được tư vấn từ một cố vấn có trình độ, bao gồm cả người mẹ đẻ và bạn đời của người mẹ đẻ (nếu có) phải nhận được sự tư vấn từ một cố vấn có trình độ về thỏa thuận MTH và những tác động xã hội và tâm lý của nó trước khi tham gia vào thỏa thuận MTH. Bởi lẽ, người phụ nữ để được mang thai và sinh con là cả một q trình dài và khó khăn. MTH vì mục đích nhân đạo cịn là một trường hợp đặc biệt khi đứa trẻ họ sinh ra lại không mang huyết thống của cha mẹ đẻ. Xét cho cùng, mặc dù khơng cùng huyết thống nhưng khi trải qua q trình mang thai và sinh nở, người mẹ đẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng phần nào về tâm sinh lý khi đứa trẻ do mình sinh ra lại khơng được ni dưỡng bởi chính mình. Và hiện nay, trầm cảm ở các bà mẹ mang thai và sau sinh ngày càng được công nhận là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên tồn thế giới và có thể có tác động tiêu cực đến cuộc sống của một cá nhân, gia đình, sức khỏe và đứa trẻ. Trên tồn thế giới, khoảng 10-20% phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai hoặc trong 12 tháng đầu sau sinh. Tỷ lệ trầm cảm của bà mẹ ở các nước thu thập thấp và trung bình từ 15% đến 57%. Khoảng 1/5 phụ nữ mang thai gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm và lo lắng<small>42</small>. Vấn đề trầm cảm sau sinh ngày càng gióng lên hồi chng cảnh báo bởi đã có khá nhiều trường hợp mẹ giết con hoặc làm tổn hại đến bản thân và đứa bé trên thực tế. Chính vì những lẽ đó việc tư vấn tâm lý cho người nhận MTH là điều kiện quan trọng để bảo đảm về mặt tâm sinh lý cho người mẹ đẻ cũng như người chồng của họ.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 36 Đạo luật MTH năm 2010, người mẹ đẻ và bạn đời của người mẹ đẻ (nếu có) phải nhận được tư vấn pháp lý từ một luật sư Úc về thỏa thuận MTH và ý nghĩa của nó trước khi tham gia vào thỏa thuận MTH. Lời khuyên <small> </small>

<small>41 “Marriage and the law”, getting-married/marriage-and-law] (truy cập ngày 12/03/2023). </small>

<small>[ Thu Hiền, “Nhận diện trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh”, nganh/nhan-dien-tram-cam-o-phu-nu-mang-thai-va-sau-sinh-541331] (truy cập ngày 12/03/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

[ lý mà bên nhận MTH nhận được phải lấy từ một luật sư người Úc độc lập với luật sư Úc đã cung cấp lời khuyên pháp lý về việc thu xếp MTH cho người nộp đơn hoặc những người nộp đơn xin cấp án lệnh huyết thống<small>43</small>. Từ đó, có thể thấy lời khuyên về pháp lý có một vị trí quan trọng nhất định với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người mẹ đẻ và đứa trẻ được sinh ra. Việc hai luật sư tư vấn pháp lý cho người mẹ đẻ và bạn đời của cơ ấy (nếu có) và bên nhờ MTH khác nhau là một điểm nổi bật, vấn đề này nhằm ngăn chặn sự lừa dối khi luật sư nhận được phúc lợi của hai bên khác nhau và đứng về một bên. Khi hai luật sư độc lập tư vấn sẽ đảm bảo được tính cơng bằng và an tồn cho cả hai bên trong mối quan hệ MTH.

<i><b>1.2.2. Xác định quan hệ cha, mẹ, và con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo </b></i>

Xác định quan hệ cha mẹ và con là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật về MTH nói chung và MTH vì mục đích nhân đạo nói riêng. Đây là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như đảm bảo quyền của trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH, đồng thời đây cũng là cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có).

<i>Nếu Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Con sinh ra trong trường hợp MTH vì mục đích </i>

Đạo luật MTH năm 2010 lại tạo ra một quy trình để chuyển giao quan hệ huyết thống hợp pháp từ người mẹ đẻ sang cha mẹ nhờ MTH bằng “án lệnh huyết thống”. Bên cạnh đó, đạo luật cũng đặt ra những yêu cầu nhất định mà các bên phải đáp ứng để Tịa án có thể ban hành “án lệnh huyết thống”.

<i>Một, khái niệm “Án lệnh huyết thống” </i>

Ở bang NSW, theo nguyên tắc suy đoán pháp lý, người mẹ đẻ và bạn đời của người mẹ đẻ (nếu có) được xem là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi chuyển giao đứa trẻ. Điều này sẽ xảy ra ngay cả khi đứa trẻ không mang huyết thống của người mẹ đẻ và bạn đời của người mẹ đẻ (nếu có). Tức là, quy định này sẽ ràng buộc người mẹ đẻ và bạn đời của cô ấy với nghĩa vụ và trách nhiệm chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục đứa trẻ cho tới khi quan hệ huyết thống được chuyển giao cho bên nhờ MTH. Điều này là hoàn toàn phù hợp khi bảo vệ quyền và lợi ích của đứa trẻ sinh ra từ kỹ thuật MTH<small>45</small>. Theo đó, trong quá trình mang thai, người mẹ đẻ phải có trách nhiệm với sức khỏe của đứa trẻ. Ngoài ra, trong khoảng thời gian đứa trẻ sinh ra đến lúc được chuyển giao quan hệ huyết thống, phải luôn đảm bảo đứa trẻ được ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trong điều kiện tốt nhất, tránh trường <small> </small>

<small>43 Điều 36 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>44 Điều 94 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>45 Theo Điều 3 Đạo luật MTH năm 2010 quy định: Đạo luật được thực hiện trên nguyên tắc, liên quan đến bất kỳ thỏa thuận MTH nào, lợi ích tốt nhất của đứa trẻ trong thỏa thuận MTH là trên hết. Đây cũng là nguyên tắc hướng dẫn Đạo luật MTH năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

hợp, người mẹ đẻ và bạn đời của người mẹ đẻ chỉ xem mình là người mẹ đẻ mà khơng có bất kỳ một trách nhiệm hay nghĩa vụ nào đối với đứa trẻ, làm đứa trẻ khơng được chăm sóc, ni dưỡng tốt; từ đó ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của chúng. Do đó, quy định này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người mẹ đẻ cũng như bạn đời của cô ấy đối với đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH. Mặt khác, việc quy định người mẹ đẻ và bạn đời của cô ấy là là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ từ lúc bắt đầu mang thai cho đến lúc chuyển giao đứa trẻ cho bên bên nhờ MTH sẽ giải quyết được nhiều vấn đề pháp lý có liên quan như trong thời gian chưa giao trẻ, người mẹ đẻ có thể được hưởng các chế độ chính đáng như thai sản, ốm đau…<small>46</small>. Điều này làm cơ sở để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ và cả người mẹ đẻ.

Quan điểm đối với việc MTH ở bang NSW là trong khi việc MTH vì mục đích thương mại bị cấm thì việc MTH vì mục đích nhân đạo khơng bị cấm. Tuy nhiên các thỏa thuận tham gia vào các thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo là khơng được thi hành<small>47</small>. Hậu quả là người mẹ đẻ có thể quyết định khơng giao đứa trẻ cho bên nhờ MTH vì không bị ép buộc phải làm như vậy. Bên cạnh đó, bởi vì đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH là con hợp pháp của người mẹ đẻ và bạn đời của cô ấy, nên lúc này, bên nhờ MTH sẽ khơng có trách nhiệm đối với đứa trẻ, mặc dù, đứa trẻ mang huyết thống của bên nhờ MTH. Trong trường hợp này, bên nhờ MTH có thể nộp đơn lên Tòa án Tối cao NSW để xin án lệnh huyết thống nhằm mục đích cuối cùng là xác định quan hệ cha, mẹ, con giữa bên nhờ MTH và đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH. Từ những điều trên, có thể hiểu, án lệnh huyết thống (tạm dịch) là án lệnh do Tòa án ban hành về quan hệ huyết thống liên quan đến đứa trẻ được sinh ra theo thỏa thuận MTH nhằm mục đích chuyển giao quan hệ huyết thống của đứa trẻ từ người mẹ đẻ và bạn đời của cô ấy (nếu có) sang bên nhờ MTH<small>48</small>.

<i>Hai, đơn xin cấp “án lệnh huyết thống” </i>

Để được cấp “án lệnh huyết thống”, bên nhờ MTH phải nộp đơn xin cấp án lệnh huyết thống lên Tòa án. Đơn xin cấp “án lệnh huyết thống” có thể được thực hiện bởi một bên nhờ MTH hoặc bởi hai bên nhờ MTH. Trường hợp có hai bên nhờ MTH theo thỏa thuận MTH, đơn phải được thực hiện bởi hai bên nhờ MTH đó, trừ khi Tịa án cho phép bên nhờ MTH một mình nộp đơn xin cấp án lệnh huyết thống, nếu thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Người cha hoặc người mẹ dự định đã chết hoặc mất khả năng đưa ra quyết định, hoặc (ii) Không thể xác định được bên nhờ MTH còn lại sau khi đã nỗ lực để xác định vị trí của họ, hoặc (iii) bên nhờ MTH đã ly thân, hoặc (iv) các trường hợp ngoại lệ khác biện minh cho hành vi trên<small>49</small>. Với quy định này, cả hai bên nhờ MTH <small> </small>

<small>46 Nguyễn Thị Lê Huyền, Vũ Thị Hương (2021), tlđd (39), tr. 198. </small>

<small>47 Khoản 1 Điều 6 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>48 Điều 12 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>49 Khoản 3 Điều 14 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

được gắn trách nhiệm, nghĩa vụ như nhau đối với đứa trẻ. Bản thân họ phải ý thức được rằng đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH mang thuyết thống của mình, cho nên, cả hai phải cùng nhau có trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với đứa trẻ mà không đơn thuần chỉ là một người. Cũng trong trường hợp này, trước khi cho phép bên nhờ MTH nộp đơn, Tịa án có thể u cầu bên nhờ MTH cung cấp bằng chứng để Tòa án hài lòng rằng: bên nhờ MTH còn lại đã được thông báo về việc nộp đơn và họ không muốn xin cấp “án lệnh huyết thống”<small>50</small>. Điều này cho thấy, pháp luật bang NSW muốn đảm bảo rằng khơng có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra khi án lệnh huyết thống được ban hành giữa hai bên nhờ MTH và đảm bảo được hiệu lực của án lệnh huyết thống. Cũng là cơ sở nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH.

Bên cạnh đó, đơn phải được thực hiện trong vịng khơng dưới 30 ngày và khơng q 06 tháng sau khi đứa trẻ ra đời<small>51</small>. Sở dĩ, quy định khơng dưới 30 ngày là vì khoảng thời gian 01 tháng đầu đời là thời kỳ sơ sinh quan trọng của đứa trẻ. Giai đoạn này chủ yếu trẻ tập thích nghi với mơi trường bên ngồi tử cung của người mẹ. Do đó, sẽ có nhiều sự biến đổi làm trẻ chưa thể thích ứng kịp. Với quy định như thế, nhà làm luật mong muốn đứa trẻ có thể trải giai đoạn sơ sinh một cách tốt nhất, đủ ổn định, đủ khỏe mạnh và cứng cáp trước khi về với bên nhờ MTH.

Ngoài ra, đơn đăng ký phải được hỗ trợ bởi một báo cáo được chuẩn bị bởi một cố vấn độc lập về án lệnh huyết thống được đề xuất mang lại lợi ích tốt nhất cho đưa trẻ. Báo cáo của cố vấn phải bao gồm các vấn đề sau: (i) Sự hiểu biết của các bên trong thỏa thuận MTH về ý nghĩa xã hội và tâm lý của việc lập án lệnh huyết thống (liên quan đến đứa trẻ và các bên trong thỏa thuận MTH), (ii) Sự hiểu biết của mỗi bên bị ảnh hưởng về nguyên tắc cởi mở và trung thực về nguồn gốc ruột thịt của đứa trẻ là vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ, (iii) Thỏa thuận chăm sóc được đề xuất bởi người nộp đơn và những người nộp đơn có liên quan với đứa trẻ, (iv) Thỏa thuận gặp mặt được đề xuất có liên quan đến đứa trẻ, (v) Khả năng làm cha mẹ của người nộp đơn hoặc những người nộp đơn, (vi) Bất kỳ sự đồng ý nào của cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ đối với án lệnh huyết thống có phải là xuất phát từ sự đồng ý có hiểu biết, được đưa ra một cách tự do và tự nguyện (vii) Mong muốn của đứa trẻ, nếu cố vấn cho rằng đứa trẻ đã đủ trưởng thành để trình bày suy nghĩ, mong muốn của mình. Báo cáo của cố vấn độc lập phải được lập trước khi nộp đơn xin cấp án lệnh huyết thống và phải được đính kèm vào Bản khai có tuyên thệ của cố vấn độc lập, cùng với các hướng dẫn bằng văn bản<small>52</small>.

<small> </small>

<small>50 Khoản 4 Điều 14 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>51 Khoản 1 Điều 16 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>52 Paul Boers, Craddock Murray Neumann, “Surrogacy: Transferring Parentage and Overseas Arrangements”, [ (truy cập ngày 13/03/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>Ba, điều kiện lập “án lệnh huyết thống” </i>

Đạo luật MTH năm 2010 đã đưa ra các điều kiện buộc các bên phải đáp ứng để “án lệnh huyết thống” được ban hành. Cụ thể như sau:

được xem xét<small>54</small><i>. </i>

Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, hoặc UNCRC, là cơ sở của tất cả các công việc của UNICEF. Đây là tuyên bố đầy đủ nhất về quyền trẻ em từng được ban hành và là hiệp ước quốc tế về quyền con người được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử<small>55</small>. Cơng ước có 54 điều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh cuộc sống của trẻ em từ văn hóa, xã hội đến chính trị và đề cập tồn diện các quyền của trẻ em theo hướng tiến bộ. Công ước đã đặt ra những việc mà Nhà nước và người dân phải làm để đảm bảo trẻ em có thể hưởng được tất cả các quyền hợp pháp của mình. Và một trong bốn nguyên tắc bắt buộc trong việc áp dụng các quyền của cơng ước nói chung là “lợi ích tốt tốt của trẻ em”. Tại khoản 1 Điều 3 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989

<i>(UNCRC) có quy định: “Trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện </i>

<i>bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu”. Cho đến thời điểm hiện tại, Công ước về Quyền trẻ em vẫn chưa đưa ra </i>

định nghĩa thế nào là “lợi ích tốt nhất cho trẻ em”, nhưng Cơng ước lại có xu hướng nhấn mạnh ý tưởng về việc bảo vệ trẻ em. Chính vì vậy, có thể hiểu, đánh giá lợi ích tốt nhất của đứa trẻ là sự đánh giá và cân bằng tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra một quyết định có liên quan đến đứa trẻ. Theo đó, khi đưa ra bản án hay quyết định, Tòa án phải xem xét đến “lợi ích tốt nhất của trẻ em” trong mọi hành động liên quan đến đứa trẻ nói chung và đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH nói riêng.

Cơng ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em 1989 là văn bản có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em trên tồn thế giới<small>56</small>. Do đó, với tư cách là một thành viên của Công ước, khi quyết định ban hành Đạo luật MTH năm 2010, Úc mà cụ thể là NSW đã nội luật hóa Cơng ước và đặt “lợi ích tốt nhất của đứa trẻ” lên hàng đầu. Điều này thể hiện tại Điều 3 Đạo luật MTH năm 2010 khi pháp luật bang NSW đã đặt “lợi ích tốt nhất của đứa trẻ” làm nguyên tắc cốt lõi để hướng dẫn đạo luật. Với quy định này, khi Tòa ban hành “án lệnh huyết thống”, phúc lợi và lợi ích tốt nhất của đứa trẻ phải là mối quan tâm hàng đầu. <small> </small>

<small>53 Điều 22 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>54 Điều 26 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>55 “Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em”, %C6%B0%E1%BB%9Bc-li%C3%AAn-h%E1%BB%A3p-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%81-</small>

<small>[ (truy cập ngày 09/03/2023). </small>

<small>56 Trần Nguyên Tú, “Pháp luật và nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em”, phat-trien.aspx?ItemID=17&l=NghiencuuveTGPL] (truy cập ngày 09/03/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

[ này buộc Tịa án phải có sự đánh giá khách quan và cân bằng tất cả những điều kiện cần thiết để ban hành án lệnh nhằm đảm bảo tốt nhất lợi ích của đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH. Tuy nhiên, Đạo luật MTH năm 2010 chỉ dừng lại ở việc quy định nguyên tắc mà không cho biết Tịa án nên sử dụng tiêu chí nào khi đưa ra quyết định về những gì mang lại lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ. Trong thực tế, Thẩm phán có thể đưa ra quyết định theo những gì họ cho là có lợi cho đứa trẻ theo các hiểu của họ. Việc này có thể dẫn đến án lệnh huyết thống mang tính chủ quan của Thẩm phán. Từ đó, có thể ảnh hưởng và gây phương hại đến quyền và lợi ích chính đáng của đứa trẻ.

Ngồi ra, Đạo luật MTH năm 2010 cũng quy định về tuổi và mong muốn của đứa trẻ phải được xem xét. Đứa trẻ được nói đến trong trường hợp này là đứa trẻ dưới 18 tuổi vào thời điểm nộp đơn xin cấp án lệnh huyết thống. Và xuất phát từ nguyên tắc “lợi ích của đứa trẻ là trên hết”, Tòa án phải xem xét nguyện vọng của đứa trẻ nếu đứa trẻ đủ trưởng thành để bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng của mình và Tịa án cho rằng việc xem xét nguyện vọng đó là phù hợp. Đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết bắt buộc để Tòa án ban hành án lệnh huyết thống và thể hiện quan điểm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH.

Đạo luật MTH năm 2010 nghiêm cấm các thỏa thuận MTH vì mục đích thương mại<small>58</small> và chỉ cho phép MTH vì mục đích nhân đạo<small>59</small>. Do đó, một trong những điều kiện tiên quyết bắt buộc để lập án lệnh huyết thống là thỏa thuận MTH phải là thỏa thuận MTH mang tính nhân đạo.

Theo Đạo luật MTH năm 2010, “ngăn chặn việc thương mại hóa MTH” là một trong ba nguyên tắc quan trọng để đạo luật được thực thi<small>60</small>. Bên cạnh đó, hành vi MTH vì mục đích thương mại sẽ dễ tạo ra cơ hội cho việc khai thác, bóc lột cơ thể người phụ nữ, và như vậy đã biến người phụ nữ trở thành “máy đẻ”, là công cụ “sản xuất” ra con người. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến quyền của người phụ nữ khi Úc vốn là quốc gia thành viên của Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ (CEDAW). Công ước này được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thơng qua năm 1979 và có hiệu lực vào ngày 03 tháng 09 năm 1981. Úc đã ký kết Công ước vào ngày 17 tháng 07 năm 1980. Khi ký kết, Úc cam kết trở thành một xã hội thúc đẩy các chính sách, luật pháp, tổ chức, cấu trúc và thái độ nhằm đảm bảo phụ nữ được đảm bảo các quyền giống

<small> </small>

<small>57 Điều 23 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>58 Điều 8 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>59 Điều 23 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>60 Alastair Lawrie, tlđd (24), [ act-2010/] (truy cập ngày 02/02/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

2014/04/23/submission-on-review-of-nsw-surrogacy-như nam giới<small>61</small>. Cụ thể, tại Điều 3 Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với

<i>phụ nữ có quy định: “Các quốc gia thành viên Cơng ước phải tiến hành mọi biện pháp </i>

<i>thích hợp, kể cả về mặt lập pháp, trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa, để đảm bảo sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ, với mục đích đảm bảo cho họ thực hiện và được hưởng các quyền của con người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng với nam giới”. Với quy định này, việc cho phép MTH vì mục đích </i>

thương mại sẽ gây ảnh hưởng đến quyền của người phụ nữ và không phù hợp với Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ. Chính vì vậy, với tư cách là một tiểu bang của Úc, NSW ban hành Đạo luật MTH năm 2010 với quy định nghiêm cấm MTH vì mục đích thương mại là hồn tồn hợp lý.

Khơng những thế, thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo chính là nghĩa cử cao đẹp, là giá trị của việc theo đuổi hành trình MTH đến từ lịng vị tha cao cả của người mẹ đẻ. Ngồi ra, nhìn từ khía cạnh nhân văn, MTH vì mục đích nhân đạo sẽ tạo cơ hội cho những cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con thỏa mãn khát khao làm cha, làm mẹ khi MTH chính là lựa chọn cuối cùng. Bên cạnh đó, việc quy định và cho phép MTH vì mục đích nhân đạo cịn giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH, đảm bảo đứa trẻ ra đời và sống một cuộc sống hạnh phúc. Hơn nữa, quy định chỉ cho phép MTH vì mục đích nhân đạo cịn giúp người phụ nữ có thể chính đáng trở thành người mẹ đẻ và thực hiện việc MTH ở những cơ sở y tế đảm bảo chất lượng thay vì làm “chui” để rồi gây ra những hệ lụy đáng tiếc, tác động tiêu cực đến mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, cho phép MTH vì mục đích nhân đạo và quy định rõ ràng, Úc nói chung và bang NSW nói riêng muốn bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người phụ nữ MTH và đặc biệt là quyền lợi của đứa. Với quan điểm này, NSW đã cụ thể hóa bằng việc cho phép MTH vì mục đích nhân đạo tại Đạo luật MTH năm 2010 và đây cũng là điều kiện tiên quyết bắt buộc để Tòa ban hành án lệnh huyết thống nhằm xác định quan hệ cha, mẹ, con giữa bên nhờ MTH và đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH.

Thỏa thuận MTH trước khi thụ thai là một thỏa thuận mà theo đó một người phụ nữ đồng ý mang thai hoặc cố gắng mang thai một đứa trẻ, và huyết thống của được trẻ được sinh ra từ quá trình mang thai sẽ được chuyển giao cho một hoặc nhiều người khác<small>63</small>. Với quy định này, có thể hiểu, một thỏa thuận MTH trước khi thụ thai là một thỏa thuận MTH được xác lập giữa bên nhờ MTH và người mẹ đẻ trước khi tiến hành lấy nỗn khơng phải của người mẹ đẻ và tinh trùng của bên nhờ MTH để thụ tinh trong <small> </small>

<small>61 “The Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women (CEDAW): Sex Discrimination – International Activities”, [ (truy cập ngày 10/03/2023). </small>

<small>62 Điều 24 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>63 Điểm a khoản 1 Điều 5 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

ống nghiệm sau đó cấy vào tử cung của người mẹ đẻ. Tức là thỏa thuận được xác lập vào thời điểm trước khi người mẹ đẻ mang thai mà không phải được xác lập sau khi người mẹ đẻ mang thai.

Theo khoản 2 Điều 24 Đạo luật MTH năm 2010 thì thỏa thuận MTH trước khi thụ thai là một trong những điều kiện tiên quyết bắt buộc để Tòa án ban hành án lệnh huyết thống. Điều này một phần xuất phát từ tính nhân đạo của thỏa thuận MTH với mục đích cuối cùng là thỏa mãn khát khao có con “ruột” của các cặp vợ chồng, của những con người không may mắn khi bị vơ sinh, hiếm muộn. Do đó, người mẹ đẻ đồng ý mang thai hoặc cố gắng mang thai đứa trẻ cho bên nhờ MTH với tấm lịng vị tha cao cả. Bên cạnh đó, việc quy định điều kiện tiên quyết bắt buộc là thỏa thuận MTH phải là thỏa thuận MTH trước khi thụ thai cịn tránh được tình trạng lựa chọn giới tính của đứa trẻ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mẹ đẻ và đứa trẻ khi việc MTH diễn ra không thuận lợi hay không theo đúng ý muốn của bên nhờ MTH. Mặc dù, thỏa thuận MTH trước khi thụ thai, về bản chất, vẫn là một thỏa thuận MTH. Do đó, về mặt pháp lý, thỏa thuận MTH trước khi thụ thai không được thi hành. Tuy nhiên, đây được xem là bằng chứng để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Chính vì vậy, việc lập thỏa thuận MTH trước khi tiến hành thụ thai và đưa phôi thai vào tử cung người mẹ đẻ là rất cần thiết và hợp lý.

<i>Thứ tư, bên nhờ MTH phải là người độc thân hoặc thành viên của một cặp vợ </i>

chồng<small>64</small>. Theo đó, thỏa thuận MTH phải là thỏa thuận có 02 bên nhờ MTH, tại thời điểm tham gia thỏa thuận, là một cặp vợ chồng hoặc chỉ có 01 bên nhờ MTH.

và tuổi của bên nhờ MTH phải ít nhất 18 tuổi khi tham gia vào thỏa thuận MTH<small>66</small>. Tuy nhiên, trong trường hợp bên nhờ MTH dưới 25 tuổi thì phải được sự đồng ý của Tòa án<small>67</small>. Đây vừa là điều kiện tiên quyết bắt buộc để lập án lệnh huyết thống, cũng là điều kiện về độ tuổi của các bên khi tham gia vào thỏa thuận MTH.

Sự đồng ý của cha mẹ đẻ đối với việc lập án lệnh huyết thống là điều kiện tiên quyết bắt buộc để Tòa án ban hành án lệnh huyết thống nhằm chuyển giao huyết thống từ cha mẹ đẻ sang bên nhờ MTH. Để chứng minh rằng cha mẹ đẻ đã đồng ý, phải có bằng chứng về sự đồng ý đó. Trừ khi sự đồng ý được đưa ra trực tiếp tại tòa án, điều này sẽ yêu cầu một văn bản nêu rõ rằng người đó đồng ý với việc đưa ra lệnh cấp cha mẹ theo Đạo luật MTH đối với đứa trẻ, được xác minh bằng bản khai có tuyên thệ của một <small> </small>

<small>64 Điều 25 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>65 Khoản 1 Điều 27 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>66 Khoản 1 Điều 28 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>67 Điều 29 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>68 Khoản 2 Điều 31 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

nhân chứng chứng thực<small>69</small>. Tuy nhiên, nếu cha mẹ đẻ đã chết hoặc mất khả năng đưa ra sự đồng ý; hoặc khơng tìm thấy cha mẹ đẻ sau những nỗ lực hợp lý thì khi Tịa án ban hành án lệnh huyết thống không cần đến sự đồng ý của cha mẹ đẻ.

Ngoài ra, Đạo luật MTH 2010 còn quy định những điều kiện tiên quyết không bắt buộc: Nhu cầu y tế hoặc xã hội theo thỏa thuận MTH phải được chứng minh; các bên phải đồng ý với việc lập án lệnh huyết thống; người nộp đơn hoặc những người nộp đơn phải cư trú tại NSW vào thời điểm xét xử đơn xin cấp án lệnh huyết thống; đứa trẻ phải sống với người nộp đơn hoặc những người nộp đơn vào thời điểm xét xử đơn đăng ký; việc MTH phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người mẹ đẻ, bạn đời của người mẹ đẻ (nếu có) và người nộp đơn hoặc những người nộp đơn xin cấp án lệnh huyết thống; các bên phải được được tư vấn từ một cố vấn có trình độ chun mơn về thỏa thuận MTH; các bên phải được tư vấn pháp lý từ một luật sư Úc về thỏa thuận MTH; cung cấp thông tin để đưa vào sổ đăng ký và đăng ký khai sinh cho đứa trẻ.

Về ngun tắc, Tịa án có thể ban hành án lệnh huyết thống chỉ khi thấy rằng các điều kiện tiên quyết để ban hành án lệnh được đáp ứng. Tuy nhiên, Tịa vẫn có thể ban hành án lệnh huyết thống trong trường hợp, các điều kiện tiên quyết không phải là điều kiện tiên quyết bắt buộc để ban hành án lệnh huyết thống và Tòa án hài lòng đối với các trường hợp ngoại lệ biện minh cho việc ban hành án lệnh huyết thống, mặc dù điều kiện tiên quyết không được đáp ứng<small>70</small>.

<i>Cuối cùng là hệ quả pháp lý của việc ban hành “án lệnh huyết thống” </i>

Nếu một án lệnh huyết thống được ban hành, đứa trẻ trở thành con của bên nhờ MTH hoặc cha mẹ có tên trong án lệnh huyết thống và họ trở thành cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ; và đứa trẻ khơng cịn là con của cha mẹ đẻ và cha mẹ uột khơng cịn là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ<small>71</small>. Theo đó, đứa trẻ có các quyền tương tự đối với bên nhờ MTH hoặc cha mẹ được nêu tên trong án lệnh huyết thống như một đứa con được sinh ra bởi cha mẹ đó và bên nhờ MTH hoặc cha mẹ được nêu tên trong án lệnh huyết thống có trách nhiệm như cha mẹ đẻ của đứa trẻ trước khi ban hành án lệnh.

<i><b>1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo </b></i>

MTH từ lâu đã khơng cịn là vấn đề quá xa lạ đối với tiểu bang NSW. Khi nhu cầu MTH ngày càng tăng cao, việc đặt ra các quy định về vấn đề này là vô cùng cấp bách. NSW là một trong những tiểu bang điển hình khi chấp nhận cho phép việc MTH vì mục đích nhân đạo và cấm MTH vì mục đích thương mại với những quy định rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. MTH ở NSW đã được hợp pháp từ năm 2007<small>72</small>. Tuy nhiên, <small> </small>

<small>69 “Surrogacy”, [ (truy cập ngày 13/03/2023). </small>

<small>70 Điều 18 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>71 Khoản 1 Điều 39 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>72 Điều 26 Đạo luật Cha mẹ bang NSW năm 2004. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

đến năm 2010, Đạo luật MTH năm 2010 mới được ban hành, từ đó, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ MTH được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, mang tính ràng buộc nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ khi được sinh ra.

<i>* Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ trong quan hệ mang thai hộ Thứ nhất, bên nhờ MTH được quyền nộp đơn xin cấp “án lệnh huyết thống”. </i>

Theo pháp luật của bang NSW, đứa trẻ sinh ra từ thỏa thuận MTH được xem là con hợp pháp của người mẹ đẻ và người chồng của cơ ấy (nếu có). Bên nhờ MTH muốn có được các quyền đầy đủ để ni con thì phải nộp đơn lên Tịa án để xin cấp án lệnh huyết thống. Nộp đơn xin cấp “án lệnh huyết thống” được xem là bước đầu tiên để huyết thống của đứa trẻ được chuyển giao cho bên nhờ MTH theo thỏa thuận MTH. Sau khi đứa trẻ được sinh ra theo thỏa thuận MTH, bên nhờ MTH nộp đơn lên Tòa án để xin lệnh huyết thống<small>73</small> nhằm mục đích u cầu Tịa án chuyển giao huyết thống của đứa trẻ theo thỏa thuận MTH. Để xin án lệnh huyết thống, phải có văn bản thỏa thuận MTH có chữ ký của mẹ đẻ, bạn đời của mẹ đẻ (nếu có) và bên nhờ MTH nộp đơn<small>74</small>. Đơn xin án lệnh huyết thống phải được nộp không quá 30 ngày và không quá 06 tháng sau khi đứa trẻ ra đời. Khi bên nhờ MTH nộp đơn nhưng đã hết thời hạn nộp đơn thì Tịa án sẽ xem xét nếu họ có lý do chính đáng cho việc nộp đơn quá hạn<small>75</small>. “Án lệnh huyết thống” chỉ được Tòa án ban hành khi bên nhờ MTH trong thỏa thuận MTH đáp ứng đủ các điều kiện tiên quyết<small>76</small>. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ khi các điều kiện để ban hành án lệnh huyết thống chưa được đáp ứng hồn tồn thì Tịa án vẫn có thể xem xét và ban hành án lệnh huyết thống<small>77</small>.

Như vậy, đây được coi là quyền quan trọng khi bên nhờ MTH muốn được toàn quyền trong việc nuôi dưỡng và giáo dục đứa trẻ.

<i>Thứ hai, bên nhờ MTH có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đẻ khi được chuyển </i>

giao huyết thống

MTH vì mục đích nhân đạo ở bang NSW được chấp nhận với mục đích tạo cơ hội cho những cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con thỏa mãn khát khao làm cha, mẹ vì đây là cơ hội cuối cùng để hiện thực hóa mong mỏi có con của những cặp vợ chồng hiếm muộn. Từ đây, các cặp vợ chồng đã phần nào được đáp ứng nguyện vọng có được đứa con mang huyết thống của mình. Sau khi lập thỏa thuận MTH và đáp ứng đủ các điều kiện để nhờ MTH vì mục đích nhân đạo, đứa trẻ được sinh ra sẽ được chuyển

<small> </small>

<small>73 Khoản 1 Điều 14 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>74 Khoản 1 Điều 34 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>75 Khoản 3 Điều 16 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>76 Khoản 1 Điều 18 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>77 Khoản 2 Điều 18 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

giao lại cho bên nhờ MTH<small>78</small>. Để được quyền nuôi dưỡng và chăm sóc đứa trẻ thì bên nhờ MTH phải nộp đơn lên Tòa án xin án lệnh huyết thống.

Khi án lệnh huyết thống được ban hành, cha mẹ hoặc cá nhân dự định sẽ được công nhận là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ và có trách nhiệm làm cha làm mẹ đối với đứa trẻ trong thỏa thuận MTH. Khi đó giấy khai sinh của đứa trẻ sẽ có cha mẹ đẻ là cha mẹ hoặc cá nhân dự định. Lúc này, bên nhờ MTH sẽ có quyền và nghĩa vụ trong việc chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục đứa trẻ, tạo điều kiện cho đứa trẻ được sống trong môi trường gia đình tốt nhất cả về thể chất và tinh thần, cha mẹ phải định hướng cho con về lựa chọn nghề nghiệp... Cha mẹ hoặc cá nhân dự định sẽ có tồn quyền trong việc ni dưỡng và giáo dục đứa trẻ.

<i>Thứ ba, bên nhờ MTH phải được tư vấn y tế và pháp lý </i>

Khi tham gia vào thỏa thuận MTH, khơng có gì để đảm bảo rằng các bên trong thỏa thuận đều có sự nhận thức đầy đủ về sức khỏe cũng như tâm lý trước khi tham gia vào một thỏa thuận MTH. Để đảm bảo mỗi bên khi tham gia vào thỏa thuận MTH đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt sức khỏe và tâm lý, có được sự hiểu biết về thỏa thuận MTH nên mỗi bên tham gia vào thỏa thuận MTH trước khi thụ thai đều phải được tư vấn về tác động xã hội và tâm lý của việc thu xếp MTH<small>79</small>.

Ngoài ra, cha mẹ hoặc cá nhân dự định còn phải nhận được tư vấn pháp lý từ một người hành nghề luật về việc thỏa thuận MTH và ảnh hưởng của nó. Sở dĩ phải được tư vấn pháp lý là bởi vì có thể cha mẹ hoặc cá nhân độc thân chưa nắm rõ được các quy định của pháp luật khi bước vào một thỏa thuận MTH. Sau khi đứa trẻ được sinh ra, không thể loại bỏ được trường hợp người mẹ đẻ sẽ khơng chịu giao lại đứa con vì đã phát sinh tình mẫu tử. Để phịng ngừa được những trường hợp như thế này xảy ra thì cha mẹ hoặc cá nhân dự định cần phải được tư vấn pháp lý trước khi bước vào một thỏa thuận MTH.

<i>Thứ tư, bên nhờ MTH được bảo vệ quyền riêng tư trong thỏa thuận MTH </i>

Cha mẹ hoặc cá nhân dự định là những người không thể mang thai và có con nên mới bước vào thỏa thuận MTH vì đích nhân đạo. Việc khơng thể mang thai và sinh con phần nào cũng làm cho người phụ nữ bị tổn thương và đôi khi họ sẽ bị tự ti vì điều này dẫn đến những tác động tiêu cực khơng đáng có. Họ có thể khơng muốn cho người khác biết về điều này để không bị bàn tán hay dị nghị. Do đó, khi lập thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo, các bên trong thỏa thuận có thể n tâm về bất cứ thơng tin nào trong thỏa thuận vì nó sẽ được đảm bảo giữ bí mật. Nó đã được quy định cụ thể trong Đạo luật MTH năm 2010<small>80</small>.

<small> </small>

<small>78 Điểm a khoản 1 Điều 5 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>79 Điều 35 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>80 Điều 52 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>Thứ năm, bên nhờ MTH có nghĩa vụ thanh tốn các chi phí hợp lý cho người mẹ </i>

đẻ trong quá trình MTH

Bản chất của việc MTH vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện MTH giúp một người độc thân hoặc bên nhờ MTH mà khơng phải vì mục đích lợi nhuận hay mục đích kinh tế nào khác. Thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo là một thỏa thuận mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện được tấm lòng nhân đạo của người mẹ MTH, một hành động tích cực, cao quý mà người mẹ đẻ dành tặng cho cha mẹ hoặc cá nhân dự định. Điều quan trọng cần phải nhắc đến là người mẹ đẻ sẽ phải chịu những thiệt hại về thể chất trong khoảng thời gian thai kỳ, bao gồm cả những biến chứng có thể phát sinh. Khơng có số tiền nào có thể bù đắp được. Pháp luật bang NSW quy định cha mẹ hoặc cá nhân dự định chỉ phải thanh tốn các khoản chi phí liên quan đến vấn đề MTH bao gồm chi phí y tế, đi lại, ăn ở liên quan đến việc MTH<small>81</small>. Đối với vấn đề này, tương tự như pháp luật của bang NSW thì pháp luật Việt Nam cũng có quy định về vấn đề bên nhờ MTH phải trả các chi phí hợp lý để bảo đảm cho việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo Bộ Y tế cho người mẹ đẻ<small>82</small>. Việc quy định như vậy đã đảm bảo được mục đích ban đầu và ý nghĩa của MTH vì mục đích nhân đạo. Trong thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo, bên nhờ MTH có nghĩa vụ phải thanh tốn các chi phí hợp lý liên quan đến quá trình MTH của người mẹ đẻ. Ngay cả khi thỏa thuận MTH khơng được thi hành vì khơng đáp ứng được điều kiện hay vì một lý do nào khác thì bên nhờ MTH vẫn phải thanh tốn hoặc bồi hồn các chi phí MTH cho người mẹ đẻ nhưng với điều kiện thỏa thuận MTH này phải được lập trước khi thụ thai<small>83</small>.

<i>* Quyền và nghĩa vụ của người mẹ đẻ và người chồng của họ (nếu có) </i>

Cũng tương tự như bên phía bên nhờ MTH, người mẹ đẻ và người chồng của cô ấy (nếu có) cũng có các quyền và nghĩa vụ khi là một bên của thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo.

Nếu thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo không thể được thực thi một cách hợp pháp<small>84</small> nên người mẹ đẻ khi đã sinh ra đứa trẻ sẽ không thể bị buộc phải giao đứa trẻ sau khi sinh cho cha mẹ hoặc một cá nhân độc thân nhờ MTH. Trong trường hợp này, sau khi sinh đứa trẻ, để được toàn quyền quyết định trong việc ni con thì bên nhờ MTH phải nộp đơn lên Tòa án xin án lệnh huyết thống. Để được Tòa án chấp nhận thì trước hết bên nhờ MTH phải đáp ứng đủ các điều kiện tiên quyết để ban hành lệnh. Trong đó, sự đồng ý của người mẹ đẻ và người chồng của cơ ấy (nếu có) đối với việc

<small> </small>

<small>81 Khoản 2 Điều 7 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>82 Khoản 1 Điều 98 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>83 Khoản 2 Điều 6 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>84 Khoản 1 Điều 6 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

lập án lệnh huyết thống được xem là điều kiện tiên quyết bắt buộc khi Tòa án xem xét ban hành án lệnh huyết thống<small>85</small>.

Tại NSW, người mẹ đẻ và người chồng của cơ ấy (nếu có) được coi là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ được sinh ra theo thỏa thuận MTH, họ sẽ có trách nhiệm của cha mẹ đối với đứa trẻ. Cha mẹ hoặc cá nhân dự định sẽ khơng có trách nhiệm làm cha mẹ đối với đứa trẻ và không thể đưa ra quyết định về đứa trẻ một cách hợp pháp.

Để một thỏa thuận MTH được coi là nhân đạo, người mẹ đẻ chỉ được hoàn trả chi phí MTH hợp lý của họ. Mục 7 của Đạo luật MTH 2010 đưa ra các loại chi phí được coi là hợp lý mà một cặp vợ chồng hoặc cá nhân dự định có thể hồn trả, bao gồm: chi phí y tế, đi lại hoặc chi phí ăn ở hợp lý liên quan đến việc MTH hoặc cố gắng mai thai hộ. Các chi phí hợp lý liên quan đến việc mang thai và sinh nở bao gồm: mọi chi phí y tế hợp lý liên quan đến việc mang thai và sinh con (cả trước khi sinh và sau khi sinh); mọi chi phí đi lại hoặc ăn ở liên quan đến việc sinh nở; phí bảo hiểm mà người mẹ đẻ sẽ không nhận được nếu thỏa thuận MTH khơng được ký kết; chi phí y tế phát sinh đối với đứa trẻ được sinh ra; chi phí bồi hồn cho người mẹ đẻ vì mất thu nhập do nghỉ phép không lương trong các khoảng thời gian nhất định; các chi phí hợp lý liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận MTH. Chi phí chỉ được coi là hợp lý khi đáp ứng các điều kiện bao gồm: thực sự phát sinh chi phí liên quan đến việc MTH và phải có biên lai hoặc tài liệu khác để chứng minh cho chi phí đó<small>86</small>.

Mang thai là một q trình tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, điều này đòi hỏi người mẹ đẻ cần phải đảm bảo được sức khỏe cũng như tâm lý trước khi tham gia vào thỏa thuận MTH, phải được chăm sóc ý tế một cách kỹ càng và cẩn thận để đảm bảo được việc mang thai và sinh con sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất. Người mẹ đẻ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để chẩn đoán, phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai. Vừa đảm bảo được sức khỏe của người mẹ, vừa đảm bảo được đứa trẻ sinh ra sẽ được khỏe mạnh và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Thêm vào đó, người mẹ đẻ cũng cần phải chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng bởi lẽ đứa trẻ mà mình mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày sau khi ra đời sẽ được chuyển giao lại cho cha mẹ hoặc cá nhân dự định, có thể người mẹ sẽ mang gánh nặng về tâm lý trong thời gian dài. Chính vì thế, việc đặt ra quy định người mẹ đẻ phải được tư vấn về tác động xã hội và tâm lý trước khi tham gia vào thỏa thuận MTH là hoàn toàn phù hợp và đảm bảo được quyền lợi của người mẹ đẻ.

Ngoài việc phải được tư vấn về y tế, người mẹ đẻ còn phải được tư vấn thêm sau khi đứa trẻ ra đời và trước khi đồng ý với án lệnh huyết thống<small>87</small>. Nếu án lệnh huyết thống <small> </small>

<small>85 Khoản 2 Điều 31 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>86 Điểm b khoản 5 Điều 7 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

<small>87 Khoản 2 Điều 35 Đạo luật MTH năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

được ban hành thì sẽ đồng nghĩa với việc huyết thống của đứa trẻ sẽ được chuyển giao cho cha mẹ hoặc cá nhân dự định, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ cũng sẽ được chuyển giao cho cha mẹ hoặc cá nhân dự định. Rất khó nếu khơng muốn nói là khơng thể để một người mẹ MTH đưa ra sự đồng ý có hiểu biết. Điều này có thể là do khả năng ép

<i>buộc tình cảm. Trong bối cảnh MTH vì mục đích nhân đạo, người ta phải đặt câu hỏi: </i>

Cơ ấy có đưa ra quyết định một cách tự chủ mà không bị ép buộc, đặc biệt là trong bối cảnh gia đình phức tạp khơng? Cơ ấy có nhận thức được tác động tình cảm của việc từ bỏ đứa con mà cơ ấy đã cưu mang trong chín tháng mười ngày khơng? Liệu một người mẹ MTH có thể được thơng báo, xử lý và hiểu tất cả các chi tiết về biến chứng khi mang thai, rủi ro liên quan đến điều trị khi MTH, sự phân chia tâm lý cho bản thân, đứa trẻ mà cơ ấy có thể mang theo và những người khác, các điều khoản của hợp đồng MTH và những tác động đối với những phức tạp trong quan hệ trong tương lai? Do đó, phải đảm bảo được việc sự đồng ý của người mẹ đẻ và người chồng của họ (nếu có) là một sự đồng ý tự nguyện, không bị bắt buộc hay cưỡng ép và cũng phải biết được hậu quả pháp lý của việc đồng ý với án lệnh huyết thống.

Cũng giống với bên bên nhờ MTH, người mẹ đẻ và bạn đời của họ (nếu có) cũng phải được tư vấn pháp lý từ một luật sư Úc về thỏa thuận MTH và ý nghĩa của nó trước khi tham gia vào thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo. Lời khuyên pháp lý mà mẹ đẻ và bạn đời của cơ ấy (nếu có) nhận được phải được lấy từ một người hành nghề luật độc lập với người hành nghề luật đã cung cấp lời khuyên pháp lý cho cặp vợ chồng hoặc cá nhân dự kiến.

Trong các tài liệu về nữ quyền, MTH được mô tả như một chiến lược sống cịn, như một cơng việc thấp kém bị các đồng nghiệp của phụ nữ dèm pha, như sự bóc lột của các bác sĩ và các cặp vợ chồng nhờ MTH. Trong khi các bác sĩ y khoa và các cặp vợ chồng nhờ MTH có quan điểm ngược lại. Đối với họ, MTH là một tình huống đơi bên cùng có lợi<small>88</small>. Để bảo vệ người mẹ đẻ tránh bị kỳ thị, Đạo luật MTH 2010 đã đặt ra quy định cấm tiết lộ thông tin đến việc MTH<small>89</small> nhằm đảm bảo thông tin của người mẹ đẻ sẽ được bảo mật tuyệt đối.

Như vậy, khung pháp lý về MTH của bang NSW bảo vệ quyền và quy định nghĩa vụ cụ thể của tất cả các bên tham gia thỏa thuận MTH, trong đó mọi quy định đều hướng tới bảo vệ lợi ích của đứa trẻ được sinh ra theo thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo. Lợi ích của đứa trẻ là mối quan tâm hàng đầu theo các nghĩa vụ quốc tế của Úc theo Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và các văn kiện quốc tế khác. Do đó, Đạo

</div>

×