Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Chế độ thai sản trong trường hợp mang thai hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.61 KB, 2 trang )

Chế độ thai sản trong trường hợp mang thai hộ
Hỏi: Cả hai vợ chồng tôi đều đang làm việc tại công ty xuất khẩu nông sản tại Bình
Dương. Chúng tôi kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nên dự định nhờ người mang thai hộ.
Xin hỏi, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì chế độ thai sản của người
nhờ mang thai hộ như thế nào?

Trả lời: Trước đây pháp luật chưa có văn bản quy định về chế độ thai sản dành cho người
mẹ nhờ mang thai hộ hoặc lao động nữ mang thai hộ. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2016
khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chính thức có hiệu lực đã bổ sung chế độ thai sản đối
với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
Thứ nhất, chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm
2015:
“Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai
sản từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được
hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang
thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;
b) Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6


tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người
mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm một tháng;
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được
hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật”.
Về mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ: được hưởng mức bằng
mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế
độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định
115/2015/NĐ-CP: “2. Mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được
thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở


mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ“.
Về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng BHXH,
thời gian này người mẹ nhờ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng
BHXH theo quy định tại điểm 1.8 khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ- BHXH ngày 09
tháng 09 năm 2015 như sau: “1.8. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14
ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và
người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian
tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan
BHXH đóng”.
Thứ hai, chế độ thai sản đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc
người trực tiếp nuôi dưỡng:
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 quy định
như sau:
– Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm
đau, thai sản được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho
mỗi con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không
tham gia BHXH bắt buộc hoặc không đủ điều kiện hưởng theo quy định (điểm a khoản 1
Điều 4).
Như vậy, người nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng chế độ thai sản khi con được sinh
ra. Và căn cứ vào trường hợp cụ thể của vợ, chồng bạn cũng như các quy định trên thì
bạn sẽ biết được quyền lợi cụ thể của hai bạn.



×