Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Điều kiện được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95 KB, 12 trang )

A.

Mở đầu

Ở nước ta những năm gần đây, tỉ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị
vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng. Do đó, mong muốn có con của nhiều cặp
vợ chồng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng
vô sinh hiện nay ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân như: Vô sinh do tự nhiên; do
môi trường sống không tốt; điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm. Ngoài ra, các
lối sống thiếu lành mạnh như nghiện bia rượu, nghiện ma túy, mắc bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn, biến chứng do nạo
hút thai... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Do đó,
việc cho phép mang thai hộ giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có thể
được thỏa mãn khát vọng làm cha, làm mẹ. Bởi vậy, đó có thể coi là một chính
sách đúng đắn và hết sức nhân văn. Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã mở rộng
quy định về vấn đề này, đó là các cặp vợ chồng có thể được nhờ mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo. Vậy điều kiện để có thể được mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo là gì? Trong phạm vi bài tiểu luận dưới đây sẽ tìm hiểu và làm rõ về vấn đề
này.
B.
I.

Nội dung

Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quy định mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo

1.

Cơ sở lý luận
Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. So



với Luật cũ, Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi có nhiều điểm mới, trong đó có quy
định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tạo thêm cơ hội có con cho
các cặp gia đình hiếm muộn. Tuy nhiên, hoạt động này cũng sẽ được kiểm soát
chặt để tránh xảy ra tình trạng thương mại hóa. Theo đó, Điều 3 Luật Hôn nhân
và Gia đình 2014 quy định “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một
người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp
vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người
1


chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự
nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con” còn “Mang thai hộ vì
mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng
việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích
khác”. Việc quy định nhờ mang thai hộ là vì người vợ không có khả năng sinh
con, nhưng vợ chồng muốn duy trì hạnh phúc hoặc là nuôi con nuôi, hoặc là nhờ
người mang thai hộ để có đứa con chung là nguồn vui, là niềm hạnh phúc của
cặp vợ chồng hiếm muộn. Mang thai hộ trước tiên thể hiện tính nhân đạo, đồng
thời cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc, nó không làm tổn thương hạnh phúc gia
đình, bởi vì được thể hiện bằng nguyện vọng chính đáng, bằng sự thỏa thuận của
các bên và điều quan trọng nhất là cặp vợ chồng đó đã biết được khả năng sinh
sản của bản thân, nếu họ không chấp nhận nhờ mang thai hộ thì có thể họ ly hôn,
hoặc sẽ gây hậu quả khó lường trong cuộc sống.
Ngày 28/01/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy
định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo. Theo đó, các cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo, được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện. Vợ
chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ và trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ

được được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý; được bảo đảm an toàn về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện tính nhân văn
và đáp ứng nhu cầu làm cha mẹ chính đáng của các cặp vợ chồng mà người vợ
không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản. Những người mẹ không thể mang thai vì nhiều nguyên nhân nhưng vẫn có
trứng và có nhu cầu sinh con; có những người có bệnh lý ở tử cung và không thể
mang thai, kể cả đã được hỗ trợ sinh sản và cũng có người cứ mang thai là bị rối
loạn đông máu.
Việc nới lỏng quy định này là cần thiết, chắc chắn nó sẽ mang đến hạnh phúc
cho nhiều gia đình và giúp ổn định xã hội vì gia đình là tế bào của xã hội. Gia
2


đình hạnh phúc và bền vững sẽ là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển đất
nước.
2.

Cơ sở thực tiễn
Những đứa con sinh ra là hạnh phúc và niềm tự hào lớn nhất của cha mẹ. Thế

nhưng, vẫn có những hoàn cảnh mà ở đó niềm hạnh phúc không được vẹn tròn
với những cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn, khó có con. Khoảng 15% các
cặp vợ chồng mới cưới muốn có con nhưng không được toại nguyện và cần đi
khám về sức khỏe sinh sản. Các dữ liệu gần đây cho thấy, cứ 100 cặp vợ chồng
vô sinh thì có khoảng 30 cặp là vô sinh do nam giới đơn thuần, 20 cặp là vô sinh
do cả hai phía nam và nữ. Còn lại nguyên nhân là từ phía nữ đơn thuần.
Tại Việt Nam, tỉ lệ sinh sản đã giảm đều đặn trong vòng 2 thập kỷ qua. Theo
báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch
hóa gia đình năm 2011, 2012 và ước thực hiện năm 2013 của Tổng cục Dân số

và Kế hoạch hóa gia đình, các nước trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ
nhưng Việt Nam chỉ mất có 3 năm, từ 2005 đến 2008, đã chuyển từ cơ cấu dân
số trẻ sang giai đoạn già hóa. Dự báo trong tương lai, nước ta sẽ phải đối mặt với
sự thiếu hụt dân số đáng kể. Tại các đô thị, tỉ lệ phụ nữ đang trì hoãn mang thai
ngày càng tăng. Nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản trung ương và
Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (1549) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta cũng xác định tỉ lệ vô sinh
của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ 700.000 đến 1
triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ
phát là 3,8%. Vấn đề vô sinh đang là một gánh nặng của ngành y tế Việt Nam.
Đáng báo động có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30. Theo
Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ vô sinh trên thế giới trung bình từ 6%-12%.
II.

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật hiện
hành

Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định “Việc mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn
3


bản” (Điều 95) và “Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với
quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”
Có thể nói Luật đã đưa ra được một nguyên tắc cụ thể, rõ ràng trong
trường hợp mang thai hộ là rất cần thiết, là cơ sở pháp lý vững chắc cho các bên
kí kết thỏa thuận mang thai hộ. Tuy nhiên, pháp luật cần làm rõ hơn như thế nào
là “nhân đạo”, cần phải hiểu “nhân đạo” nghĩa là không gắn với mục đích kinh
tế, thương mại mà đơn thuần chỉ là sự giúp đỡ hoàn toàn tự nguyện của bên
mang thai hộ đối với bên nhờ mang thai hộ.
Về điều kiện mang thai hộ, Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng đã

quy định cụ thể về điều kiện của cả hai chủ thể trong quan hệ pháp luật mang
thai hộ là điều kiện của người nhờ mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ.
1.

Điều kiện của người nhờ mang thai hộ

Khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định cụ thể về điều
kiện của người nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, theo đó, vợ chồng có
quyền nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ khi có đủ những điều kiện sau:
Thứ nhất, Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ
không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Để tránh tình trạng nhờ ngưới khác mang thai hộ một cách bừa bãi, việc quy
định chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới được phép mang thai hộ là rất cần
thiết, giúp hạn chế việc lợi dụng mang thai hộ trong khi chính người phụ nữ vẫn
có khả năng làm mẹ, đồng thời đó cũng là một cách để hạn chế việc thương mại
hóa mang thai hộ. Điều đáng chú ý là, người nhờ mang thai hộ là vợ chồng mà
ngưới vợ trong cặp vợ trong cặp vợ chồng đó không thể tự mình mang thai và
sinh con dù đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Vợ chồng trong trường hợp này phải là những người có hôn nhân hợp pháp,
nghĩa là phải đăng kí kết hôn hoặc quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày
3/1/1987 (ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực). Thiết nghĩ, pháp luật quy
định chặt chẽ như vậy để loại trừ các trường hợp không phải là vợ chồng hợp
pháp, nam nữ sống chung như vợ chồng… bởi nếu hai người nam, nữ chỉ sống
4


chung mà không đăng kí kết hôn nhờ người mang thai hộ, đến khi đứa trẻ sinh
ra, họ không thể tiếp tục chung sống với nhau nữa thì quyền và lợi ích của đứa
trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
Về xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền việc người vợ không thể mang

thai và sinh con ngay cả khi áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản thì theo Nghị định
số 10/2015/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì cặp vợ
chồng nhờ mang thai hộ cần phải có bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có
bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng
của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi
áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Cũng tại Điều 7 của nghị định này thì các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm bao
gồm: Cơ sở phụ sản, sản - nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên, Bệnh viện đa
khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản – nhi, Bệnh viện chuyên khoa phụ sản,
chuyên khoa sản - nhi tư nhân và Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm
muộn. Các cơ sở khám chữa bệnh này có nhiệm vụ phải đảm bảo tính chính xác
của kết luận hay xác nhận đồng thời chịu trách nhiệm về những kết luận, xác
nhận đó của mình.
Thứ hai, Vợ chồng đang không có con chung.
Chỉ cho phép áp dụng mang thai hộ khi vợ chồng chưa có con chung, bởi lẽ
mang thai hộ là nhằm mục đích nhân đạo, là một nhĩa cử cao đẹp giữa những
người phụ nữ với nhau, giống một sự hỗ trợ, giúp đỡ để những ngưới kém may
mắn có thể hưởng niềm vui được làm mẹ, khi niềm khao khát có một đứa con
ruột thịt được thành hiện thực thì niềm hạnh phúc làm mẹ thật thiêng liêng, đáng
trân trọng. Quy định trên cũng góp phần hạn chế việc nhờ mang thai hộ tràn lan,
dù biết rằng mang thai hộ là giải pháp tối ưu cho người phụ nưc không thể man
thai và sinh con nhưng không vì thế mà xem thường những ảnh hưởng của việc
mang thai họ đối với sức khỏe của người phụ nữ mang thai hộ.
5


Thứ ba, Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Luật HN&GĐ 2014 quy định tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý là điều kiện bắt

buộc trước khi tiến hành quá trình mang thai hộ là hoàn toàn hợp lý. Bởi thông
qua việc tư vấn, người nhờ mang thai hộ được cung cấp thông tin về mặt y tế,
mặt pháp lý cũng như mặt tâm lý để chuẩn bị tâm lý sẵn sang cũng như hiểu biết
các quyền và nghĩa vụ của mình. Từ chỗ hiểu được các quyền và nghĩa vụ của
mình, người nhờ mang thai hộ sẽ có những ứng xử phù hợp với quy định của
pháp luật, giúp hạn chế những tranh chấp giữa các bên trong quan hệ mang thai
hộ.
Theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính Phủ thì người nhờ mang thai
hộ được tư vấn những nội dung về y tế, pháp lý và tâm lý sau:


Về y tế:

-

Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi;

-

Quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ;

-

Các khó khăn khi thực hiện mang thai hộ;

-

Tỷ lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng của
người vợ thấp hoặc người vợ trên 35 tuổi;


-

Chi phí điều trị cao;

-

Khả năng đa thai;

-

Khả năng em bé bị dị tật và có thể phải bỏ thai;

-

Các nội dung khác có liên quan.


-

Về pháp lý:

Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình.

-

Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định
tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình.

-


Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy
định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình.

-

Các nội dung khác có liên quan.
6



-

Về tâm lý:

Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người
thân và bản thân đứa trẻ sau này;

-

Người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh;

-

Hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
của đứa trẻ;

-

Tâm lý, tình cảm khi nhờ người mang thai và sinh con;


-

Thất bại và tốn kém với các đợt điều trị mang thai hộ có thể gây tâm lý căng
thẳng, mệt mỏi;

-

Các nội dung khác có liên quan.
2.

Điều kiện của người mang thai hộ

Thứ nhất, Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ
mang thai hộ.
Đối với quy định người mang thai hộ là người thân thích của vợ, chồng của
người nhờ mang thai hộ, có ý kiến cho rằng nên mở rộng đối tượng được phép
mang thai hộ. Tuy nhiên, xét một khía cạnh khác của vấn đề này, việc mở rộng
đối tượng cho phép mang thai hộ lại chứa đựng nhiều bất ổn có thể tồn tại trong
thực tiễn, nhất là khi cơ sở để phân biệt nhân đạo và thương mại lại rất mong
manh, khó xác định. Do đó, việc quy định như trong Luật là chỉ cho phép đối
tượng được nhờ mang thai hộ là người thân thích của vợ, chồng bên nhờ mang
thai hộ bảo đảm hạn chế phát sinh các quan hệ mang thai hộ vì mục đích thương
mại, nhờ đó sẽ hạn chế những biến tướng của việc mang thai hộ đồng thời cũng
ngăn chặn những nguy cơ có thể phá vỡ kết cấu và hạnh phúc gia đình. Hơn nữa,
với điều kiện thực tế và cơ chế pháp lý còn khá mỏng ở Việt Nam hiện nay, việc
quy định như vậy là phòng tránh nhiều rủi ro có thể xảy ra trong đời sống xã hội.
Người thân thích được hiều là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người
có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời (Điều 3 Luật
HN&GĐ 2014). Quan hệ hôn nhân được hiểu là quan hệ vợ chồng sau khi kết

hôn hợp pháp, được pháp luật thừa nhận, còn quan hệ nuôi dưỡng được hiểu là
7


quan hệ giữa cha mẹ và con được hình thành dựa trên sự kiện sinh con hoặc nhận
nuôi con nuôi. Quan hệ cha mẹ và con trên cơ sở huyết thống được thể hiện qua
giấy khai sinh hoặc Quyết định công nhân cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận là phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người
được nhận làm con nuôi.
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính Phủ cũng đã chỉ rõ người thân thích
cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ ở đây bao gồm: Anh,
chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con
chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của
người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ. Như vậy,
chỉ những người được quy định trên đây mới có thể được mang thai hộ cho cặp
vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Để đảm bảo không trái với thuần phong mỹ tục của người Việt (mẹ ruột mang
thai hộ cho con đẻ, mẹ chồng mang thai hộ con dâu…) pháp luật cũng đã chú ý
để quy định người thân thích phải cùng hang. Quy định chặt chẽ như vậy là đúng
đắn, phù hợp đồng thời loại bỏ tính vụ lợi trong qua trình thực hiện việc mang
thai hộ.
Thứ hai, Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần.
Việc đạt điều kiện người mang thai hộ đã từng có thai và sinh con để đảm bảo
rằng họ có kinh nghiệm cho việc mang thai. Đồng thời, quy định này cũng nhằm
đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Mang thai và sinh con là cả một quá trình
mà người phụ nữ đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của thai kỳ, phải có chế
độ ăn uống, nghỉ ngơi, chăm sóc đặc biệt để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe
mạnh. Việc yêu cầu người phụ nữ đã từng sinh đẻ là điều cần thiết bởi nếu chưa
từng mang thai, sinh con, người phụ nữ sẽ gặp phải nhiều khó khan khi mang

thai, thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm khiến người phụ nữ không biết cách
phòng ngừa những biến chứng, những tác động không tốt đến sức khỏe của thai
nhi từ đó ảnh hưởng tới sự thành công của việc mang thai hộ.
8


Thứ ba, Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về
khả năng mang thai hộ.
Khả năng mang thai hộ của người mang thai hộ là việc người mang thai hộ
được tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận có đủ điều kiện để thực hiện việc
mang thai và sinh con. Khả năng này được xác định gồm những điều kiện về độ
tuổi, sức khỏe.
Theo các nhà khoa học, độ tuổi và sức khở của người mang thai hộ đóng vai
trò quan trọng vào sự thành công của một “ca” mang thai hộ. Mang thai hộ
không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người mang thai hộ mà còn ảnh
hưởng tới phôi được cấy vào trong tử cung của người phụ nữ đó. Chúng ta đều
biết thời kỳ mang thai là thời kỳ vô cùng nhạy cảm đối với người phụ nữ, thời
gian này, người phụ nữ thường mệt mỏi, căng thẳng, sức đề kháng kém hơn bình
thường. Vì vậy, đòi hỏi người phụ nữ phải có đủ sức khỏe để thụ thai, mang thai
mà để đạt được những điều này, ngoài những quy định khắt khe về y học như:
không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV-AIDS, bệnh tâm thần,
bệnh truyền nhiễm hay các bệnh di truyền khác thì việc yêu cầu khung độ tuổi
được phép mang thai là rất cần thiết. Độ tuổi sinh sản tốt nhất cho người phụ nữ
là khoảng từ 20-30 tuổi, lúc này cơ thể người phụ nữ đã phát triển đầy đủ cả về
tâm sinh lý cho việc mang thai là làm mẹ, khả năng sinh sản của phụ nữ bắt đầu
suy giảm từ 30-35 tuổi, sau đó giảm nghiêm trọng khi quá 35 tuổi, đến 45 tuổi thì
khả năng sinh sản rất thấp thậm chí có những người không còn khả năng sinh sản
khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Như vậy, tuổi tác và sức khỏe đóng vai trò quan
trọng trong khả năng sinh sản bởi sự rụng trứng có thể bất thường hoặc không
xảy ra và tử cung không đủ khả năng nuôi dưỡng thai.

Thứ tư, Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng
ý bằng văn bản của người chồng.
Mang thai hộ là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, dễ phát sinh tranh chấp
nên việc quy định phải được sự đồng ý bằng văn bản của người chồng là quy
định bắt buộc. Nếu không được sự đồng ý của người chồng hoặc sự đồng ý
9


không được thể hiện dưới hình thức văn bản sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc
giải quyết tranh chấp đồng thời dẫn đến mâu thuẫn làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình
của người được nhờ mang thai hộ.
Thứ năm, Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý là điều kiện bắt buộc trước khi tiến hành quá
trình mang thai hộ. Thông qua việc tư vấn, người mang thai hộ được cung cấp
thông tin vê mặt y tế, mặt pháp lý cũng như mặt tâm lý…
Theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính Phủ thì người mang thai hộ
được tư vấn những nội dung về y tế, pháp lý và tâm lý sau:

-

Về y tế:

Các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sảy thai, thai ngoài tử
cung, băng huyết sau sinh và các tai biến khác;

-

Khả năng phải mổ lấy thai;

-


Khả năng đa thai;

-

Khả năng em bé bị dị tật và phải bỏ thai;

-

Các nội dung khác có liên quan.


-

Về pháp lý:

Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình.

-

Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định
tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình.

-

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy
định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình.

-


Các nội dung khác có liên quan.


-

Về tâm lý:

Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai
hộ;

-

Tâm lý trách nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai;

-

Tác động tâm lý đối với con ruột của mình;
10


-

Cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang
thai;

-

Chỉ thực hiện mang thai hộ khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp
vợ chồng nhờ mang thai, không vì mục đích lợi nhuận;


-

Các nội dung khác có liên quan.
Việc được tư vấn về y tế và pháp lý tương tự như người nhờ mang thai hộ là

điều hét sức cần thiết. Bởi quan hệ pháp luật mang thai hộ la quan hệ hau chiều,
mà quyền lợi của bên này là nghĩa vụ của bên kia, trong đó, các bên đều phải có
những kiến thức chuẩn mực về quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của mình để hạn
chế tối đa sự tranh chấp có thể xảy ra sau này.
Bên cạnh việc tư vấn về y tế, pháp lý thì tư vấn tâm lý cho người mang thai
hộ cũng rất quan trọng bởi nó giúp người mang thai hộ khắc phục những trở ngại
tâm lý có thể gặp trong quá trình mang thai hộ, khiến cho họ có thêm niềm tin,
động lực để mang thai và sinh em bé bởi mang thai hộ là sự chia sẻ, giúp đỡ
những người phụ nữ kém may mắn được hưởng niềm vui làm mẹ.
C.

Kết luận

Để việc mang thai hộ đảm bảo tính nhân văn, tránh thương mại hóa dịch vụ
“đẻ thuê”, việc tuyên truyền, giáo dục về Luật HN&GĐ phải được đặt lên hàng
đầu, để mọi người nhận thức đúng và đầy đủ, không vi phạm pháp luật hay lách
luật. Đồng thời, xử lý nghiêm những người mang thai hộ hay cán bộ tiếp tay cho
việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Luật hôn nhân và gia đình 2014.

2.

Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo.

12



×