Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

tội sử dụng mạng máy tính mạng viễn thông phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.83 KB, 53 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </small></b>

Lớp: LE46B Khố: 46 Khoa: Ngoại ngữ pháp lý

<b>Mã số cơng trình: HS41 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Lớp: LE46B Khoá: 46 Khoa: Ngoại ngữ pháp lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ... 6 </b>

<b>CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THƠNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ... 7 </b>

1.1. Khái niệm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ... 7

1.2. Đặc điểm của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ... 9

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ... 12

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 17 </b>

<b>CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THƠNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ... 20 </b>

2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam ... 20

2.3.1. Những Điều ước, Công ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên ... 24

2.3.2. Những Điều ước, Công ước Quốc tế mà Việt Nam không là thành viên ... 26

2.3. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự một số nước ... 27

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 33 </b>

<b>CHƯƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THƠNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ... 36 </b>

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ... 36

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... 43 KẾT LUẬN ... 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Ngày nay có rất nhiều hình thức thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tinh vi nhất là các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội, mạng máy tính và đã có rất nhiều vụ trộm cắp lên đến hàng tỷ đồng. Đơn cử là bản án số 21/2023/HSST vào ngày 16-3-2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai, bị cáo đã lấy cắp thơng tin tài khoản facebook, sau đó

<b>thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền là 1.316.999.000 đồng thông qua nhắn </b>

tin mượn tiền của những người kết bạn với chủ tài khoản.

Trong một số trường hợp khác, những kẻ lừa đảo thậm chí cịn sử dụng cơng nghệ giả giọng nói, giả mạo hình ảnh để gọi điện thoại hay gọi video trực tiếp với nạn nhân nhằm thực hiện trót lọt hành vi của mình.

Đứng trước tình trạng cấp bách ấy của xã hội, quy định của bộ luật hình sự cũng đã nhanh chóng có những sửa đổi bổ sung nhằm bắt kịp yêu cầu đấu tranh, phòng chống những hành vi trên. Hiện nay, Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) của nước ta đã có quy đinh về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại Điều 290 BLHS, thuộc chương XXI các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự công cộng, phần tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông.

Với điều luật trên, các cơ quan thi hành đã có căn cứ pháp lý rõ ràng hơn để xử phạt, thực hiện chức năng răn đe cũng như ngăn chặn tội phạm của BLHS nhờ vào quy định riêng biệt về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản. Quy định này có phần tiến bộ hơn vì đã được bổ sung những trường hợp ngoại lệ là: “nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này”.

Một số ý kiến cho rằng việc quy định như hiện nay sẽ dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, điển hình có thể thấy đó là nếu một người sử dụng MMT, MVT, PTĐT để thực hiện hành vi lừa đảo trong thương mại điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) hoặc Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.<small>1</small>

<small> </small>

<small>1 PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa và TS. Phan Anh Tuấn (đồng chủ biên), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2017. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Thêm vào đó, có ý kiến tranh luận cho rằng quy định về cụm từ ‘tài khoản’ ở Điều 290 BLHS chỉ đơn thuần là tài khoản về tiền được đăng ký ở các tổ chức tín dụng nên việc thực hiện hành vi lừa đảo thông qua việc sử dụng tài khoản facebook của người khác là không vi phạm quy định này.<small>2</small>

Mặt khác, nếu chỉ coi hành vi trên là tính tiết tăng nặng định khung trong môt số tội phạm tương ứng thì khơng phản ánh hết bản chất nguy hiểm của hành vi<small>3</small>, vì thế mới có quy định riêng biệt là Điều 290 BLHS. Tuy nhiên, quy định về Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT để chiếm đoạt tài sản hiện nay lại có mức chế tài chỉ ngang với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay Tội trộm cắp tài sản, đây là một bất cập khác cần được xem xét.

Do hiểu được những vướng mắc và bất cập trên, cùng với mong muốn có thể phân tích cũng như hiểu rõ hơn về Điều 290 BLHS, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đề tài “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>

Hiện nay, Việt Nam có một số cơng trình nghiên cứu về Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như sau:

<i><b>Nhóm Giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo </b></i>

- Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Hình sự (Phần Các tội phạm quyển 2), Trần Thị Quang Vinh (Chủ biên), Nhà xuất bản Hồng Đức.

- Giáo trình luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Tập 2, Phạm Mạnh Hùng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

<i><b>Nhóm các luận văn, luận án, cơng trình nghiên cứu khoa học </b></i>

<i>- Luận văn thạc sĩ luật học “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương </i>

<i>tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự 2015” của thạc sĩ </i>

Ngô Quốc Cường, năm 2020.

<i>- Luận văn thạc sĩ “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện </i>

<i>tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của thạc sĩ </i>

Nguyễn Thị Thanh Hà, năm 2021.

<i>- Luận văn thạc sĩ “Tội phạm trong lĩnh vực Công nghệ thơng tin, mạng viễn thơng </i>

<i>theo Luật Hình sự Việt Nam” của thạc sĩ Nguyễn Quý Khuyến tại Trường Đại học Luật Hà </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Luận văn thạc sĩ“Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” của thạc sĩ Nguyễn Lương Y, năm 2023.

<i><b>Nhóm các bài viết trên các tạp chí </b></i>

<i>- Bài viết “Trên trận tuyến đấu tranh tội phạm sử dụng cơng nghệ cao” của tác giả </i>

Bình Vân trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công An, năm 2018.

<i>- Bài viết “Định tội đối với hành vi sử dụng mạng xã hội lừa đảo chiếm đoạt tài </i>

<i>sản” của tác giả Hồng Quảng Lực trên Tạp chí Tịa Án Nhân Dân điện tử, năm 2022. </i>

<i>- Bài viết “Đấu tranh với tội phạm chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội để lừa đảo” </i>

của tác giả Minh Thắng và An Nhiên trên Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, năm 2022.

<i>- Bài viết “Tội phạm sử dụng cơng nghệ cao và phịng chống tội phạm sử dụng </i>

<i>công nghệ cao tại Việt Nam” của PGS, TS. Hạ Thị Thiều Dao và ThS. Lại Văn Tài trên </i>

Tạp chí Thị trường Tài Chính Tiền tệ, năm 2022.

<i>- Bài viết “Tội phạm lợi dụng sự phát triển của Internet, WiFi miễn phí để phạm </i>

<i>tội trên mạng” của tác giả Danh Trọng trên Tuổi trẻ online, năm 2023. </i>

Những bài viết trên đã cho thấy cái nhìn tổng quan, lý luận rõ ràng về Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu thật sâu về vấn đề thiếu thống nhất khi định tội trong thực tiễn xét xử để từ đó đưa ra hướng đề xuất cho phù hợp, qua đó giúp điều luật được áp dụng hiệu quả, triệt để hơn.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i>3.1. Đối tượng nghiên cứu </i>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quan điểm ở trong và ngoài nước về Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, quy định của pháp luật, quy định của văn bản pháp luật các quốc gia khác về nó, và thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự Việt Nam về tội phạm này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i>4.1. Mục đích nghiên cứu </i>

Mục đích nghiên cứu của đề tài này chính là hồn thiện các dấu hiệu định tội đồng thời góp phần bổ sung, hồn thiện khung chế tài của Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Thêm vào đó, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này thơng qua việc đánh giá, phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong BLHS Việt Nam, và đưa ra các giải pháp, kiến nghị về các quy định của tội phạm này trong BLHS Việt Nam.

<i>4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </i>

Để đạt được mục đích nêu trên, nhóm nghiên cứu đã xác định được nhiệm vụ cụ thể và tập trung giải quyết các nhiệm vụ chính sau:

<i>Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT </i>

thực hiện hành vi chiếm đoạt tài như khái niệm, đặc điểm, cơ sở, ý nghĩa của việc quy định về Tội phạm trong BLHS Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu và so sánh quy định của pháp luật ở nước ta và một số quốc gia về Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Việc nắm rõ những quy định về tội này của một số quốc gia căn cứ để đánh giá các quy định của Luật hình sự Việt Nam, đồng thời là là cơ sở để chứng minh cho những lý luận để làm rõ và phân biệt nó với những tội phạm khác.

Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Qua đó, tìm ra những ưu điểm, cũng như những hạn chế trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm này và xác định được những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định trong BLHS về tội phạm này.

Thứ tư, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để triển khai đề tài:

Phương pháp phân tích và tổng hợp được nhóm tác giả sử dụng trong việc tìm kiếm thông tin, làm rõ các khái niệm, cấu thành tội phạm trong các điều luật thuộc BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và các bản án trên phạm vi cả nước. Sau đó, thành viên nhóm tiến hành phân tích những dữ liệu tìm được để đưa ra các kết luận chung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Phương pháp so sánh dùng để so sánh các đặc điểm về khái niệm, định nghĩa và khung hình phạt của các quy định có liên quan trong Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật hình sự 1999, Luật An ninh mạng 2018 cùng với quy định ở các hệ thống pháp luật nước ngồi khác, từ đó làm rõ các dấu hiệu nhận biết giúp việc xác định tội danh trong xét xử thực tiễn diễn ra thuận lợi hơn.

Phương pháp nghiên cứu án điển hình là nghiên cứu, phân tích và so sánh lập luận được đưa ra từ các tịa để từ đó làm cơ sở đánh giá thực tiễn xét xử một cách khách quan, nắm bắt những điểm vướng mắc mấu chốt và giải quyết chúng qua kiến nghị.

<b>6. Cơ cấu của đề tài </b>

Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, phụ lục thì nội dung sẽ được trình bày trong ba chương chính:

<b>Chương I: Một số vấn đề lý luận về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, </b>

phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

<b>Chương II: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và các quốc gia khác về Tội </b>

sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

<b>Chương III: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về Tội sử dụng mạng máy </b>

tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt được sử dụng trong </b>

<b>cơng trình </b>

<b>Giải thích ý nghĩa của từ viết tắt </b>

1. BLHS 2. BHXH 3. PCTP

Bộ luật Hình sự Bảo hiểm xã hội Phòng chống tội phạm

6. PTĐT Phương tiện điện tử

7. BTMDT 04/2015 Bản thuyết minh chi tiết về dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2015

8. TTTP Tương trợ tư pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THƠNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN </b>

<b>HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN </b>

<b>1.1. Khái niệm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản </b>

Theo CPS, Cyber-dependent crimes là tội phạm chỉ được thực hiện thông qua việc sử dụng các thiết bị ICT, vừa là công cụ thực hiện hành vi phạm tội, vừa là mục tiêu của hành vi phạm tội (phát triển và phát tán phần mềm độc hại nhằm mục đích kiếm tiền, xâm nhập trái phép để trộm, gây thiệt hại, làm biến đổi hoặc phá hủy dữ liệu hoặc/ và mạng lưới dữ liệu hay hoạt động mạng, với động cơ phạm tội không cao).<small>4</small> Vậy, tội phạm mạng là tội phạm gây ảnh hưởng đến dữ liệu hoặc hoạt động mạng của cá nhân, tổ chức thông qua thiết bị ICT. Với định nghĩa này, tội phạm mạng đơn thuần là những hành vi sử dụng mạng thông qua ICT làm ảnh hưởng đến thông tin, dữ liệu, hay hoạt động mạng của các cá nhân, tổ chức.

Tuy nhiên, ngày nay tội phạm còn thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật khác thông qua mạng. Theo từ điển Cambridge, tội sử dụng MMT, MVT thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (cyberfraud) được định nghĩa là việc sử dụng internet bất hợp pháp để lấy được tiền, hàng hóa, từ người khác bằng phương thức lừa đảo.<small>5</small> Với định nghĩa trên, loại tội phạm này là một hành vi sử dụng internet vào mục đích trái pháp luật, đó là lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người khác. Theo đó, đây là một loại hành vi sử dụng mạng internet trái pháp luật gây ảnh hưởng đến tài sản của cá nhân hoặc tổ chức.

Ngoài ra, theo Bộ luật Hoa Kỳ, mục a khoản 7 điểm C Điều 1030 quy định về Tội lừa đảo và hoạt động liên quan đến máy tính như sau: “Bất kỳ ai có ý định tống tiền hoặc thứ có giá trị khác từ bất kỳ người nào, gửi bất cứ thông tin nào giữa các tiểu bang hoặc nước ngồi có u cầu tiền bạc hoặc thứ khác có giá trị mà liên quan việc gây hại đối với máy tính được bảo vệ, trong trường hợp thiệt hại đó được gây ra để tạo điều kiện cho việc tống tiền.”<small>6</small>

Quy định trên chỉ mới là một trong những hành vi phạm tội thông qua sử dụng mạng máy tính. Tuy khơng bao qt nhưng việc này sẽ giúp xác định tội phạm dễ dàng hơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

vì chỉ có chính xác một loại hành vi trong mỗi điều, hạn chế những quy định chồng chéo gây bất cập, thiếu thống nhất trong quá trình xét xử.

Nhìn chung hiện nay có 2 quan điểm khi nói về tội phạm mạng. Quan điểm thứ nhất cho rằng tội phạm tin học bao gồm những tội phạm có sự liên quan đến mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử với (một trong) ba vai trị: có thể là mục đích của tội phạm, là công cụ phạm tội và/ hoặc là vật trung gian để cất giấu, lưu trữ những thứ đã chiếm đoạt được trong quá trình phạm tội. Quan điểm thứ hai cho rằng tội phạm công nghệ thông tin là tội phạm được thực hiện và gây ra hậu quả trên môi trường, trên thế giới ảo do thành tựu của khoa học công nghệ tin học đem lại hay hiểu đơn giản hơn là trên mạng máy tính, mạng viễn thơng; và nó hồn tồn khác với các loại tội phạm truyền thống trước kia. Nếu chỉ coi tội phạm tin học giới hạn trong phạm vi thế giới ảo, môi trường điện tử do công nghệ thông tin mang lại thì đối với các tội phạm truyền thống, các hành vi phạm tội này khác hẳn về bản chất.<small>7</small>

Theo quan điểm thứ nhất, nếu những tội phạm truyền thống có việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử làm công cụ, phương tiện phạm tội, ví dụ như tội lừa đảo qua mạng, tội trộm cắp tài khoản ngân hàng qua mạng...đều có thể bị coi là tội phạm cơng nghệ thông tin hay tội phạm công nghệ cao. Mặt khác theo quan điểm thứ hai, các tội phạm công nghệ thơng tin cần phải có một khung pháp lý và hệ thống vi phạm pháp luật hình sự riêng để điều chỉnh. Vì yếu tố quyết định tính chất nguy hiểm của chúng đó là có thể đồng thời gây ra những hậu quả hay thiệt hại về tài sản, các thiệt hại phi vật chất khác, cùng với những thiệt hại gây ra cho môi trường mạng thông tin.

Hiện nay, pháp luật Hình sự Việt Nam quy định Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được xếp vào chương XXI BLHS 2015 thuộc nhóm các tội phạm trong lĩnh vực cơng nghệ thông tin, MVT. Theo điều 290 BLHS 2015, người nào sử dụng MMT, MVT hoặc PTĐT thực hiện một trong những hành vi:

- Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh tốn hàng hóa, dịch vụ.

- Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh tốn hàng hóa, dịch vụ.

- Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản.

<small> </small>

<small>7 Nguyễn Mạnh Toàn (2002), “Đặc điểm và các hành vi cơ bản của tội phạm an học”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 3/2002, tr. 31. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản. Thì phạm Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật an ninh mạng năm 2018: “Tội phạm mạng (Cyber Crimes) là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử nhằm mục đích tiến hành tội phạm được quy định tại Bộ Luật Hình sự.” Ngồi ra, điểm b khoản 1 Điều 18 của Luật này cũng quy định hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên khơng gian mạng là vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Điều 18 Luật an ninh 2018 và Điều 290 BLHS 2015 có phần giống nhau ở chỗ là đều có những quy định về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cụ thể là hành vi chiếm đoạt tài sản.

Theo thạc sĩ Nguyễn Lương Y, Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến sự an toàn của MMT, MVT, PTĐT và quyền sở hữu tài sản được pháp luật hình sự bảo vệ.<small>8</small> Định nghĩa này đã khát quát được loại tội phạm này và sẽ cịn có thể sử dụng để định nghĩa loại tội phạm này tại Việt Nam trong một khoảng thời gian dài.

<b>1.2. Đặc điểm của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản </b>

a) Tính nguy hiểm cho xã hội:

Theo báo cáo của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao đứng thứ 2 trong các loại tội phạm nguy hiểm nhất, chỉ sau tội phạm khủng bố. Qua thống kê cho thấy 90% các loại tội phạm truyền thống đã chuyển sang mơi trường mạng hoặc có sử dụng các thiết bị công nghệ cao. Do đặc thù của loại tội phạm này là hoạt động <small> </small>

<small>8 Nguyễn Lương Y, luận văn thạc sĩ “Tội sử dụng mạng máy fnh, mạng viễn thông, phương aện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, 2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

trên môi trường mạng, nên mọi tổ chức, cá nhân có kết nối với mạng internet đều có thể trở thành nạn nhân. Tội phạm có thể ngồi ở một quốc gia này nhưng thực hiện hành vi phạm tội ở một quốc gia khác, vì vậy rất khó thống kê chính xác, đầy đủ.

Bên cạnh những thiệt hại kinh tế trực tiếp cho các nạn nhân như trộm cắp tiền trong thẻ tín dụng, mã hóa tài liệu, chiếm đoạt thơng tin, khống chế, đe dọa cá nhân để tống tiền, chúng còn gây ra những thiệt hại gián tiếp như: làm mất uy tín, gián đoạn hoạt động của các cơ quan, tổ chức; hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự an tồn trên mạng internet. Thêm vào đó các thống kê riêng của Cục Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao cho thấy, số lượng vụ việc năm sau ln cao hơn năm trước với tính chất tinh vi và mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng nên làm cho cơng tác phịng ngừa gặp nhiều khó khăn và trở ngại.

Ngồi những hiểm họa mà báo chí truyền thơng thường xun thơng tin thì hiện nay đang nổi lên loại tội phạm sử dụng mã độc để mã hóa dữ liệu cá nhân nhằm mục đích tống tiền. Hacker phát tán các mã độc này thông qua các mạng xã hội phổ biến như facebook, gửi qua thư điện tử hoặc nhúng vào các ứng dụng được bẻ khóa. Các mã độc sau khi lây nhiễm vào thiết bị sẽ mã hóa các dữ liệu được lưu trữ và yêu cầu nạn nhân phải trả một khoản tiền để được giải mã. Mỗi loại mã độc sử dụng các phương thức mã hóa khác nhau, rất phức tạp nên nạn nhân rất khó có thể tự giải mã. Nếu khơng có cơng cụ giải mã thích hợp, nạn nhân buộc phải trả tiền cho hacker nhưng đa số trường hợp sau khi trả tiền nạn nhân cũng không nhận được công cụ để giải mã.

b) Tính có lỗi:

Lỗi của chủ thể là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được việc sử dụng MMT, MVT, PTĐT để chiếm đoạt tài sản của người khác là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn thực hiện và mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản; hoặc truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân (bao gồm tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội như facebook, zalo, email…; tài khoản sử dụng các website có thu phí) nhằm chiếm đoạt tài sản; hay lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản; hoặc thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thứ tư, chủ thể của tội phạm sử dụng MMT, MVT để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là những người có kiến thức, kỹ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin với trình độ cao để trực tiếp khai thác, sử dụng các công cụ, phương tiện, máy móc hiện đại. Họ là những cá nhân có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Hành vi sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được bộ luật hình sự quy định theo Điều 290 BLHS 2015. Đây là hành vi trái pháp luật theo Điều 2 BLHS 2015.

d) Tính phải chịu hình phạt:

Điều 290 Bộ luật hình sự quy định các khung hình phạt sau:

- Khoản 1 quy định người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

* Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh tốn hàng hóa, dịch vụ;

* Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh tốn hàng hóa, dịch vụ;

* Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

* Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

* Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Khoản 2 quy định người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp:

* Có tổ chức;

* Phạm tội 02 lần trở lên; * Có tính chất chun nghiệp;

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

* Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;

* Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; * Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

* Tái phạm nguy hiểm.

- Khoản 3 quy định người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với trường hợp:

* Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; * Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưổi 500.000.000 đồng;

* Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.

- Khoản 4 quy định người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với trường hợp:

* Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; * Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

* Số" lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.

- Khoản 5 quy định người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc tồn bộ tài sản.

<b>1.3. Lịch sử hình thành và phát triển tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản </b>

Đối với pháp luật hình sự Việt Nam, trước khi BLHS 1985 được ban hành, khái niệm tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản chưa từng xuất hiện trong bất kì văn bản pháp lý nào. Một số pháp lệnh, thông tư thời kỳ này chỉ ghi nhận về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, điển hình như Thơng tư 442-Ttg về trừng trị tội phạm quy định hình phạt từ 3 tháng đến 5 năm cho tội lừa gạt, bội tín, và quy định về tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân trong Pháp lệnh trừng trị tội xâm phạm tài sản riêng công dân năm 1970. Tuy nhiên thông tư 442 chỉ mới dừng ở mức liệt kê tội danh và định hình phạt mà chưa quy định chi tiết về nội dung tội phạm. Pháp lệnh 1970 đã có sự bổ sung đáng kể về trường hợp phạm tội và chia thành hai khung hình phạt, gần như giống với Điều 157 của BLHS 1985 sau này.

Bộ luật hình sự 1985 ra đời cũng chỉ mới ghi nhận về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân ở Điều 157 với nội dung tương đối giống với tội danh tương tự trong Pháp lệnh 1970, tuy nhiên khung hình phạt được bổ sung thêm trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng với thời hạn phạt tù từ bảy đến 15 năm. Bộ luật hình sự 1985 chỉ ghi nhận

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

trường hợp “dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm” thì bị phạt tù từ 2 đến 10 năm, vẫn chưa có yếu tố rõ ràng liên quan đến tội phạm cơng nghệ cao. Ngồi ra các tội danh cụ thể hay tội phạm có yếu tố liên quan đến sử dụng máy tính, mạng viễn thông cũng chưa được đề cập ở Bộ luật này.

Đến Bộ luật hình sự thứ hai của Việt Nam ban hành năm 1999, các tội danh có yếu tố công nghệ mới được quy định trong ba điều 224, 225 và 226. Cụ thể tại Điều 224 quy định về tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi - rút tin học như sau:

<i>“1. Người nào tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi-rút qua MMT hoặc bằng các phương thức khác gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. </i>

<i>2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. </i>

<i>3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” </i>

Điều 225 BLHS 1999 cũng quy định về tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng MMT điện tử như sau:

<i>“1. Người nào được sử dụng MMT mà vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng MMT gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm. </i>

<i>2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm: </i>

<i>a) Có tổ chức; </i>

<i>b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc bịêt nghiêm trọng. </i>

<i>3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” </i>

Và Điều 226 BLHS 1999 quy định về Tộisử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính cụ thể như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>“1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa vào MMT những thông tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. </i>

<i>2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm: </i>

<i>a) Có tổ chức; </i>

<i>b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. </i>

<i>3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” </i>

Khi này, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Điều 139 quy định chi tiết hơn về giá trị tài sản thiệt hại và chia ra nhiều khung hình phạt hơn, nhưng yếu tố cơng nghệ vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng, các trường hợp quy định tương đối liên quan bao gồm “có tổ chức, có tính chất chun nghiệp, dùng thủ đoạn xảo quyệt”, không thể hiện được đặc điểm liên quan đến cơng nghệ. Ngồi ra, cả 3 Điều 224, 225 và 226 của BLHS 1999 chỉ mới quy định về việc cố tình lan truyền, phát tán, khai thác và sử dụng trái phép mạng máy tính cũng như các quy định về chế tài nhằm răn đe các hành vi phạm tội được quy định tại khoản của 2 Điều luật 224, 225, 226, thiếu đi yếu tố quan trọng là lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Các điều luật còn tách biệt với nhau, quy định từng tội danh riêng lẻ chứ không được gộp nhất thành cấu trúc hành vi - thủ đoạn – mục đích như Điều 290 BLHS 2015. Do sự phát triển của cơng nghệ từ những năm 1999 cịn nhiều hạn chế cùng với đó là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ dẫn đến suy thối kinh tế ở một số nước trong khu vực có thể cịn diễn biến phức tạp dẫn đến chưa phát sinh khái niệm “tội phạm mạng” và chính vì lẽ đó BLHS 1999 chưa có những quy định điều chỉnh về các hành vi phạm tội liên quan đến mạng máy tính hay mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác.

Sau khi được sửa đổi, bổ sung thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ Luật hình sự năm 2009, đã bổ sung vào BLHS 1999 thêm Điều 226b về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như sau:

<i>“1. Người nào sử dụng MMT, MVT, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện một trong những hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ; </i>

<i>b) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; </i>

<i>c) Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; </i>

<i>d) Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. </i>

<i>2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm: </i>

<i>b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. </i>

<i>4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: </i>

<i>a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. </i>

<i>5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” </i>

Hiện nay, theo quy định tại điều 290 BLHS 2015 về Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản:

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>“1. Người nào sử dụng MMT, MVT hoặc PTĐT thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: </i>

<i>a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh tốn hàng hóa, dịch vụ; </i>

<i>b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh tốn hàng hóa, dịch vụ; </i>

<i>c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; </i>

<i>d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản; </i>

<i>đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản. </i>

<i>2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: </i>

<i>a) Có tổ chức; </i>

<i>b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Có tính chất chun nghiệp; </i>

<i>d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ; </i>

<i>đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; </i>

<i>g) Tái phạm nguy hiểm. </i>

<i>3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: </i>

<i>a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; </i>

<i>c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ. </i>

<i>4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: </i>

<i>a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên. </i>

<i>5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” </i>

Tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đến 2009 mới thực sự được bổ sung thành một tội danh mới. Nhưng bởi có một số yếu tố chồng lấp nên đến BLHS 2015 các nhà làm luật phải thêm quy định loại trừ các trường hợp liên quan đến tội trộm cắp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để giảm bớt khó khăn trong việc định tội, thêm vào đó những thủ đoạn cụ thể về việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử và quy định về mức tài sản chiếm đoạt, mức thiệt hại để xác định các khung hình phạt phù hợp.

Mặc dù loại tội phạm này đã rất phổ biến trên thế giới và được đề cập trong pháp luật hình sự nước ta từ 2009, tuy nhiên hầu hết các bản án được tìm thấy đa phần bắt đầu từ thời điểm năm 2019. Trước đó, Như vậy, tội phạm này mới chỉ thật sự phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây.

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Khi tiến hành so sánh hình thức và nội dung về định nghĩa Tội phạm sử dụng MMT, MVT thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhóm nghiên cứu cũng rút ra những điểm chính như sau:

 <b>Giống nhau: </b>

Cả 3 Điều 224, 225 và 226 của BLHS 1999 chỉ mới quy định về việc cố tình lan truyền, phát tán, khai thác và sử dụng trái phép MMT cũng như các quy định về chế tài nhằm răn đe các hành vi phạm tội được quy định tại khoản của 2 Điều luật 224, 225, 226. Do sự phát triển của công nghệ từ những năm 1999 còn nhiều hạn chế cùng với đó là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ dẫn đến suy thoái kinh tế ở một số nước trong khu vực có thể cịn diễn biến phức tạp dẫn đến chưa phát sinh khái niệm “tội phạm mạng” và chính vì lẽ đó BLHS 1999 chưa có những quy định điều chỉnh về các hành vi phạm tội liên quan đến MMT hay MVT và các PTĐT khác.

Trong khi Điều 18 Luật an ninh 2018 và Điều 290 BLHS 2015 thì có phần tiến bộ và giống nhau ở chỗ là đều có những quy định về hành vi sử dụng MMT, MVT, PTĐT để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cụ thể là hành vi chiếm đoạt tài sản.

 <b>Khác nhau: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Tiêu chí </b>

<b>Luật Hình sự 1999 Luật an ninh 2018 Luật Hình sự 2015 </b>

<b>Phạm vi điều chỉnh </b>

Cả 3 Điều 224, 225 và 226 BLHS 2015 chưa có điều chỉnh hành vi lợi dụng MMT thực hiện chiếm đoạt tài sản mà chỉ là những quy định trong trường hợp việc phát tán lan truyền gây thiệt hại đến lợi ích thì sẽ được áp dụng các hình thức chế tài quy định.

Phạm vi điều chỉnh của Điều 18 Luật an ninh 2018 rộng hơn Điều 290 BLHS 2015 ở chỗ là trong trường hợp có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 18 kể cả hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc hành vi vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên khơng gian mạng,...

Điều 290 BLHS 2015 chỉ quy định về các hành vi cung cấp trái phép các dịch vụ như các giao dịch điện tử, kinh doanh đa cấp hoặc lưu hành các loại thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản thì đều thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều 290 Luật này.

<b>Đối tượng điều chỉnh </b>

Các đối tượng cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi-rút qua MMT hoặc vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng MMT hoặc các phương thức khác gây rối loạn hoạt động.

Các đối tượng đăng tải, phát tán, giả mạo thông tin được quy định tại Điều 16 Luật an ninh 2018 nhằm vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Các đối tượng sử dụng thông tin để truy cập bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt hoặc lừa đảo tài sản trong các giao dịch dịch điện tử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Chế tài Phạt tiền hoặc cấm </b>

hành nghề

Chưa có các quy định cụ thể.

- Khung phạt thấp nhất: cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 6 tháng.

- Khung phạt cao nhất: 20 năm tù hoặc phạt tiền 100.000.000 đồng.

Về định nghĩa Tội phạm sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bộ luật hiện hành đã có thêm quy định để không nhầm lẫn với Điều 173, Điều 174 BLHS nhưng vẫn chưa rõ ràng ở từ “tài khoản”. Có thơng tin cho rằng đây chỉ đơn thuần là tài khoản ngân hàng, khơng liên quan gì đến tài khoản facebook. Như vậy, những trường hợp lừa đảo thông qua việc hack facebook không vi phạm quy định này.<small>9</small>

Tuy nhiên theo BTMDT 04/2015, đối với các trường hợp có tính chất của tội phạm truyền thống như: lừa đảo, trộm cắp, vu khống nhưng nếu thực hiện thông qua công nghệ thông tin; MVT, mạng internet (trên thế giới ảo) thì có khả năng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và nếu chỉ coi là tính tiết tăng nặng định khung trong mơt số tội phạm tương ứng thì khơng phản ánh hết bản chất nguy hiểm của hành vi. Ví dụ: hành vi vu khống, chỉ cần nhấn phím, là hàng vạn người có thể biết…nên không thể sử dụng tội vu khống, tuyên truyền chống Nhà nước thông thường để xử lý.<small>10</small>

Vậy, theo dự luật vào năm 2015, việc sử dụng MMT, MVT để lừa đảo chiếm đoạt tài sản này có liên quan đến việc sử dụng tài khoản facebook, thực hiện hành vi phạm tội trên thế giới ảo chứ tài khoản này không chỉ là tài khoản ngân hàng, tài khoản liên quan đến tiền bạc như nhận định trên.

Trên tinh thần đó, thạc sĩ Nguyễn Quý Khuyến cũng cho rằng việc truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm cả tài khoản ngân hàng, tài khoản các website có thu phí, tài khoản mạng xã hội như facebook, zalo, email… là một trong những hành vi khách quan của tội phạm này.<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Tóm lại, cụm từ ‘tài khoản’ được quy định trong BLHS hiện hành không chỉ là tài khoản ngân hàng, liên quan đến tiền đơn thuần, mà còn bao gồm cả những loại tài khoản mạng xã hội, tài khoản những website có thu phí. Từ đó, những hành vi sử dụng những tài khoản này nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có thể sẽ vi phạm Điều 290 BLHS.

<b>CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THƠNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN </b>

<b>HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN </b>

<b>2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam </b>

<b>2.1.1. Khách thể </b>

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.<small>12</small> Tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lý an ninh mạng, an tồn cơng cộng, trật tự công cộng và quyền sở hữu tài sản của cơ quan, cá nhân, tổ chức qua việc sử dụng công cụ là MMT, MVT, PTĐT; … như chúng sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ….; lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản; và một số hình thức khác gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, mà cụ thể ở đây chính là tài sản.

Đối tượng tác động của tội phạm là những quy định của Nhà nước về MMT, MVT, thiết bị điện tử, an ninh mạng; quyền và tài sản của công ty, tổ chức, cá nhân và nhà nước.

Như vậy, khách thể của tội phạm không chỉ là quyền sở hữu tài sản của con người mà tội phạm còn xâm phạm an tồn hoạt động của máy tính, MVT, PTĐT.

<b>2.1.2. Mặt khách quan </b>

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Vậy, hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả của tội phạm và công cụ, phương tiện phạm tội là mặt khách quan của tội sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Trong đó, hành vi khách quan của tội này bao gồm:

<small> </small>

<small>12 Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Hình sựViệt Nam -Phần chung (tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung), NXB Hồng Đức -Hội luật gia Việt Nam, tr. 107. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>Thứ nhất, sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá </i>

nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ, chủ tài khoản hoặc thanh toán dịch vụ, mua hàng hóa. Hành vi được thực hiện thơng qua các thủ đoạn như trộm cắp, lừa đảo để có được thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của người khác, sau đó dùng thơng tin đó để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản. Ví dụ: kẻ phạm tội gửi email giả mạo, lừa đảo hoặc cài phần mềm gián điệp như phần mềm keylogger (ghi lại mọi thao tác của người dùng thẻ, tài khoản trên máy) để có được thơng tin, mật khẩu. Sau đó, sử dụng thơng tin có được để chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ.

<i>Thứ hai, làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm để </i>

chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh tốn hàng hóa, dịch vụ. Thẻ ngân hàng là cơng cụ thanh tốn do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Thẻ ngân hàng giả là thẻ không do ngân hàng có thẩm quyền phát hành thẻ đó phát hành. Làm thẻ ngân hàng giả là việc cá nhân khơng có thẩm quyền sản xuất, phát hành thẻ ngân hàng nhưng sản xuất giống như thẻ ngân hàng (trong đó chứa đựng thơng tin, dữ liệu như thẻ của ngân hàng phát hành).

Thủ đoạn phạm tội thường là người phạm tội mua thẻ nhựa trắng, mua hoặc đánh cắp thơng tin thẻ, mật mã giao dịch. Sau đó dùng máy ghi thẻ để sản xuất thẻ giả, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ giả để chiếm đoạt tài sản của người khác. Hoặc dùng thẻ ngân hàng của nước ngoài đã hết hạn sử dụng vào nước khác để rút tiền…

<i>Thứ ba, truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm </i>

chiếm đoạt tài sản. Đó là hành vi vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc các phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào của cơ quan, tổ chức nhằm chiếm đoạt tài sản (trực tiếp) của chủ thẻ đó.

<i>Thứ tư, lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, </i>

huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản. Kẻ phạm tội đưa ra các thông tin gian dối trong các lĩnh vực trên nhằm tạo niềm tin cho người chủ tài sản, người quản lý tài sản, làm họ tưởng thật và mua, bán hoặc đầu tư vào lĩnh vực đó. Ví dụ: kẻ phạm tội tạo dựng một website để huy động vốn theo kiểu kinh doanh đa cấp (như www.e-invest.com đã bị sập), giả danh các tập đồn tài chính tồn cầu, huy động vốn với lãi suất cao, sau đó chiếm đoạt tiền của người góp vốn hoặc bán hàng qua mạng nhưng khơng giao hàng hoặc giao hàng không đúng…

<i>Thứ năm, thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm </i>

đoạt tài sản. Đó là việc thiết lập, cung cấp dịch vụ viễn thông, internet nhưng không được

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

phép hoặc không đúng giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chiếm đoạt tài sản.

Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tội phạm có cấu thành hình thức, tội phạm hồn thành kể từ thời điểm có hành vi sử dụng MMT, MVT, PTĐT thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra.

Và phương tiện phạm tội là mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử; trong đó: mạng máy tính là tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau, có thể chia sẻ dữ liệu cho nhau; mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông; phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn khơng dây, quang học, điện từ hoặc cơng nghệ tương tự. Trong q trình thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có thể sử dụng riêng rẽ một, một số hoặc tất các loại mạng, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.<small>13</small>

<b>2.1.3. Chủ thể </b>

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS là tội phạm.<small>14</small>Theo đó, điều kiện là chủ thể của tội phạm này gồm:

- Năng lực trách nhiệm hình sự: Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đạt độ tuổi nhất định và khơng thuộc tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.

- Việc đạt độ tuổi luật định có hai trường hợp:

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. + Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 290 và một số điều khác theo Điều 12 BLHS.

<b>2.1.4. Mặt chủ quan </b>

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội thực hiện hành vi khách quan với lỗi cố ý trực tiếp vì người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước hậu quả của hành vi đó tất yếu hoặc có thể xảy ra. Họ mong muốn hậu quả xảy phát sinh và để mặc cho hậu quả xảy ra. Người phạm tội nhận thức được việc sử dụng MMT, MVT, PTĐT để chiếm đoạt tài sản của người khác là nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến trật tự, an tồn cơng cộng nhưng vẫn thực hiện và mong muốn chiếm đoạt <small> </small>

<small>13 Nguyễn Lương Y, luận văn thạc sĩ “Tội sử dụng mạng máy fnh, mạng viễn thông, phương aện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, 2023. </small>

<small>14 Trường Đại học Luật TP.HồChí Minh (2019), tlđd (7), tr. 136. </small>

</div>

×