Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phòng ngừa tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.2 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN BẢO THOA

PHÒNG NGỪA TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH,
MẠNG VIỄN THÔNG, PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN
HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN BẢO THOA

PHÒNG NGỪA TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH,
MẠNG VIỄN THÔNG, PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN
HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành



: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

Mã số

: 8380105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Quang Vinh

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Bảo Thoa


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật hình sự


BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

HSST

: Hình sự sơ thẩm

MĐGTBQ

: Mức độ gia tăng bình quân

Nxb

: Nhà xuất bản

PC 50

: Phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao

Tr.

: Trang

TS

: Tiến sĩ

TAND


: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

THTP

: Tình hình tội phạm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội
giai đoạn 2013-2017 ....................................................................................................6
Bảng 1.2. So sánh số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017 ...............................7
Bảng 1.3. So sánh số vụ, số người phạm tội đã bị xét xử sơ thẩm về tội phạm sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản và các tội phạm chung ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ...............8
Bảng 1.4. Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội
giai đoạn 2013-2017 (tính trên 1.000.000 dân) ...............................................................9
Bảng 1.5. Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
ở thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017 (tính trên 1.000.000
dân)............................................................................................................................10
Bảng 1.6. So sánh số liệu khởi tố và số liệu xét xử tội phạm sử dụng mạng

máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017...........................................................12
Bảng 1.7. Cơ cấu theo phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm .................16
Bảng 1.8. Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm (số tiền chiếm đoạt) ..................20
Bảng 1.9. Cơ cấu theo loại tội phạm ................................................................22
Bảng 1.10. Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm.....................................23
Bảng 1.11. Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội .......................................24
Bảng 1.12. Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội ...............................25
Bảng 1.13. Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội.........................26
Bảng 1.14. Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội .....................................27
Bảng 1.15. Cơ cấu theo tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay phạm tội lần đầu 28
Bảng 1.16. Cơ cấu theo quốc tịch của người phạm tội ....................................28
Bảng 1.17. Cơ cấu theo hoàn cảnh trở thành nạn nhân ...................................30
Bảng 1.18. Cơ cấu theo giới tính của nạn nhân ...............................................32
Bảng 1.19. Cơ cấu theo độ tuổi của nạn nhân .................................................33


Bảng 1.20. Diễn biến của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội giai
đoạn 2013-2017 .........................................................................................................36
Bảng 1.21. Diễn biến của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017 ...............................................37
Bảng 1.23. Diễn biến theo loại tội phạm .........................................................41
Bảng 1.24. Diễn biến theo quốc tịch người phạm tội ......................................42


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội

giai đoạn 2013-2017 ....................................................................................................7
Biểu đồ 1.2. So sánh số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành
phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017 ..................8
Biểu đồ 1.3. So sánh số vụ, số người phạm tội đã bị xét xử sơ thẩm về tội phạm
sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản và các tội phạm chung ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ...............8
Biểu đồ 1.4. Cơ cấu theo phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm .............17
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm (giá trị tài sản chiếm đoạt) ...21
Biểu đồ 1.6. Cơ cấu theo loại tội phạm .............................................................22
Biểu đồ 1.7. Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm ..................................23
Biểu đồ 1.8. Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội .....................................24
Biểu đồ 1.9. Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội .............................25
Biểu đồ 1.10. Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội. ...................26
Biểu đồ 1.11. Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội .................................27
Biểu đồ 1.12. Cơ cấu theo tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay phạm tội lần đầu
...................................................................................................................................28
Biểu đồ 1.13. Cơ cấu của theo quốc tịch của người phạm tội .........................28
Biểu đồ 1.14. Cơ cấu theo giới tính của nạn nhân ...........................................33
Biểu đồ 1.15. Cơ cấu theo độ tuổi của nạn nhân .............................................33
Biểu đồ 1.16. Diễn biến của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội
giai đoạn 2013-2017 ..................................................................................................36
Biểu đồ 1.17. Diễn biến của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh và toàn quốc theo số vụ giai đoạn 2013-2017 .............................38
Biểu đồ 1.18. Diễn biến của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh và toàn quốc theo số người phạm tội giai đoạn 2013-2017 ..................................38



Biểu đồ 1.19. Diễn biến theo phương thức, thủ đoạn phạm tội của tội sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 (theo 4 hành vi phổ biển nhất) ....40
Biểu đồ 1.20. Diễn biến theo loại tội phạm .....................................................41
Biểu đồ 1.21. Diễn biến theo quốc tịch người phạm tội ..................................42


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 5
Chƣơng 1. TÌNH HÌNH TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN
THÔNG, PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM
ĐOẠT TÀI SẢN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2017 ..............5
1.1. Thực trạng của tội sử dụng mạng máy tính,mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn
2013-2017 ...........................................................................................................5
1.2. Diễn biến của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn
2013-2017 .........................................................................................................35
Chƣơng 2. NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH,
MẠNG VIỄN THÔNG, PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................45
2.1. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội: ...............................................................45
2.2. Nguyên nhân về văn hóa - giáo dục ...........................................................47
2.3. Nguyên nhân trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội .........51
2.4. Nguyên nhân xuất phát từ các cơ quan tiến hành tố tụng ..........................55
2.5. Nguyên nhân xuất phát từ các cơ quan chuyên môn .................................59
2.6. Nguyên nhân xuất phát từ phía nạn nhân của tội phạm .............................62
Chƣơng 3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP

PHÒNG NGỪA TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN
THÔNG, PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM
ĐOẠT TÀI SẢN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI .....................................................66
3.1. Dự báo tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội.
...........................................................................................................................66
3.2. Các biện pháp phòng ngừa tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố
Hà Nội ...............................................................................................................71
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 90
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 94


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thế
XXI đư c coi là
nguyên phát triển của công nghệ thông tin
Ch ng ta đã và đang đư c chứng iến vô số nh ng sự đột phá và cả sự chuyển
hướng với tốc độ phi thường trên quy mô toàn cầu của nền inh tế - xã hội công
nghiệp sang nền inh tế - xã hội thông tin và tri thức Có thể nhận thấy thông tin và
tri thức là yếu tố quan trọng mới bên cạnh các yếu tố về con người, tự nhiên và tài
ch nh Công nghệ ngày nay ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, con người đã có
thể tiếp cận và sử dụng các tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại. Chỉ với một
thiết bị điện tử có kết nối internet và một tài khoản ngân hàng, chúng ta có thể điều
khiển mọi mặt đời sống tài chính một cách nhanh chóng và đơn giản.
Thủ đô Hà Nội - nơi ứng dụng của công nghệ thông tin rất phát triển, đặc

biệt trong lĩnh vực thanh toán bởi sự tiện l i của nó, người tiêu dùng không cần
mang tiền mặt cũng có thể mua bán hàng hóa Hơn n a, Hà Nội là nơi đón tiếp hàng
nghìn lư t khách du lịch hàng năm, nên có rất nhiều điểm ATM của ngân hàng
quốc tế, dịch vụ thanh toán qua máy POS để thuận tiện cho khách du lịch khi thanh
toán, không cần đổi tiền mặt mà chỉ cần mang một chiếc thẻ tín dụng thanh toán
quốc tế là đã thanh toán đư c hàng hóa và các dịch vụ. Nhưng mặt trái của sự phát
triển này là tội phạm phát sinh trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tội phạm có vô
vàn phương thức, thủ đoạn để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Điều đặc biệt
của tội phạm này là chỉ cần có máy t nh có đường truyền internet là tội phạm có thể
phạm tội xuyên biên giới, xuyên quốc gia, thiệt hại của tội phạm này thường rất lớn
và đặc biệt lớn, phạm tội thường trong thời gian dài mới bị phát hiện. Thêm vào đó,
tội phạm này có tính liên kết rất cao, cách thức phạm tội mới cũng thường xuyên
đư c chia sẻ với nhau nên việc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm mới này đòi hỏi
rất nhiều điểm đặc thù, khác biệt với tội phạm truyền thống. Ch nh vì thế, đấu tranh
chống tội phạm sử dụng mạng máy t nh, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ngày càng đư c Nhà nước ta nói chung và thành
phố Hà Nội nói riêng thực hiện một cách quyết liệt, trong nh ng năm qua các cơ
quan tiến hành tố tụng đã điều tra, truy tố và đưa ra xét xử rất nhiều vụ án lớn Bên
cạnh việc chống tội phạm này, vấn đề phòng ngừa tội phạm sử dụng mạng máy t nh,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản lại càng
cần đư c quan tâm hơn bao giờ hết. Chính vì nh ng lý do đó, tác giả đã chọn đề tài


2

“Phòng ngừa tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội” (Trong giai đoạn 20132017 - giai đoạn tác giả phân t ch, đánh giá tình hình tội phạm thì tội này đư c quy
định tại Điều 226b BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) - Tội sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi

chiếm đoạt tài sản quy định. Hiện nay, BLHS 2015 có hiệu lực, tội này đư c quy
định tại Điều 290 - Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) - một đề tài còn khá mới nhưng cũng rất
cấp thiết làm đề tài luận văn
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
- Về sách chuyên khảo: Cuốn sách “An toàn thông tin và công tác phòng
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” của Đại tá, TS. Trần Văn Hòa.
Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu khái quát về tội phạm công nghệ
cao, tình hình tội phạm và đề xuất các biện pháp phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, cuốn sách đư c viết chủ yếu dành cho lực
lư ng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao nên nội dung phần lớn là cách
thức điều tra, khám phá tội phạm của lực lư ng cảnh sát. Các biện pháp phòng ngừa
chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nội dung và cũng chỉ mang tính khái quát chứ
chưa đi vào chi tiết nh ng biện pháp cụ thể.
- Về bài viết trên tạp chí:
+ Bài viết trên Tạp chí kiểm sát tháng 01/2014: “Hoàn thiện cơ sở pháp lý về
chứng cứ điện tử trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao” của tác giả Đào Anh
Tới - Vụ pháp chế, Bộ Công an
+ Bài viết tên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp tháng 1, 2/2016: “Những vướng
mắc trong đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật về tội phạm công nghệ cao” của tác
giả Trần Đoàn Hạnh.
Các bài viết trên cũng phần nào hái quát đư c vấn đề tội phạm công nghệ
cao tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng chỉ dừng ở việc nghiên cứu một khía cạnh của
tội phạm công nghệ cao hoặc tập trung nghiên cứu theo nhóm tội phạm sử dụng
công nghệ cao mà chưa đi sâu phân t ch cụ thể tội phạm sử dụng công nghệ cao để
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu:


3


a, Mục đích của việc nghiên cứu:
Đưa ra đư c hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản để kiềm chế sự gia tăng tội phạm và giảm dần tội phạm này ở Hà Nội trong thời
gian tới.
b, Nhiệm vụ của việc nhiên cứu:
- Đánh giá tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong giai đoạn 2013-2017.
- Tìm ra nguyên nhân của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội.
- Đánh giá các biện pháp phòng ngừa tội phạm sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành
phố Hà Nội đã thực hiện thời gian qua.
- Dự báo tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội trong
thời gian tới.
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà
Nội.
c. Đối tượng nhiên cứu: Nghiên cứu tình hình tội phạm sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên
địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 05 năm (2013-2017); nguyên nhân
và các biện pháp phòng ngừa.
d. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản.
Về không gian, phạm vi nghiên cứu đư c giới hạn tại địa bàn thành phố Hà Nội.
Về thời gian, phạm vi nghiên cứu đư c giới hạn trong khoảng thời gian 05

năm, từ năm 2013 đến năm 2017, bao gồm số liệu thống ê thường xuyên về tội
phạm và nghiên cứu 65 bản án hình sự sơ thẩm về tội sử dụng mạng máy tính, mạng


4

viễn thông, phương tiện điện tử của Tòa án nhân dân các cấp tại Hà Nội đã xét xử
trong giai đoạn 2013 - 2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành Tội phạm học: Phương pháp
tiếp cận định lư ng, tiếp cận tổng thể, tiếp cận bộ phận; phương pháp phân t ch thứ
cấp d liệu; phương pháp thống ê; phương pháp chứng minh trực tiếp giả thuyết,
phương pháp phân t ch, tổng h p và so sánh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Nh ng vấn đề đư c trình bày, phân tích trong luận văn
là nh ng vấn đề mới về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản dưới góc độ tội phạm học một cách có hệ thống;
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đư c sử dụng làm tài liệu học tập và nghiên
cứu khoa học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu, đánh giá đư c các đặc điểm tội phạm
học của tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử để chiếm đoạt tài sản trên phạm vi thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
và xác định đư c các nguyên nhân của tội phạm này ở Hà Nội trong giai đoạn này
có ý nghĩa thiết thực đối với thực tiễn phòng ngừa tội phạm sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
6. Bố cục của luận văn:
Chương 1. Tình hình tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn

2013-2017.
Chương 2. Nguyên nhân của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội.
Chương 3. Dự báo tình tình tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.


5

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG,
PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2017
Tình hình tội phạm là một nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài về
phòng ngừa tội phạm, bởi đó ch nh là cơ sở để giải th ch đư c các nguyên nhân của
tội phạm và từ đó đưa ra đư c nh ng biện pháp phòng ngừa tội phạm.
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc
nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị
thời gian nhất định” [9, tr.252]. Do đó, để nghiên cứu tình hình tội phạm sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản cần phải làm rõ thực trạng và diễn biến của tội phạm này trong đơn vị không
gian và đơn vị thời gian nhất định. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chương
1 nghiên cứu tình hình của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội (đơn
vị không gian) từ năm 2013 đến năm 2017 (đơn vị thời gian). Như đã nêu ở phần lý
do chọn đề tài, do có thuộc tính pháp lý, nh ng phân tích về tình hình tội phạm sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản đư c thực hiện trên cơ sở tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn

thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định
tại Điều 226b BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Bởi trong giai đoạn
2013-2017, BLHS năm 1999 đang có hiệu lực nên các thống kê chính thức cũng căn
cứ theo quy định của BLHS năm 1999 BLHS năm 2015 có hiệu lực từ 01-01-2018,
hiện nay tội phạm này đư c quy định tại Điều 290 - Tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
1.1. Thực trạng của tội sử dụng mạng máy tính,mạng viễn thông,
phƣơng tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội
giai đoạn 2013-2017
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong
đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và tính chất” [19, tr.112]


6

1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phƣơng tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố
Hà Nội giai đoạn 2013-2017
Khi đánh giá thực trạng về mức độ của tội phạm sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản cần phải
đánh giá đư c mức độ của tội phạm rõ và mức độ tội phạm ẩn của tội phạm này.
Để đánh giá đư c mức độ của tội phạm rõ và tội phạm ẩn, đưa ra ết luận về
tội phạm này ở thành phố Hà Nội, tác giả đã sử dụng số liệu của Vụ tổng h p Tòa
án nhân dân tối cao, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Công an thành phố Hà Nội Đồng thời với việc thu thập và sử dụng số liệu thống kê
tổng thể nêu trên, tác giả còn sử dụng các số liệu đư c thống kê từ 65 bản án HSST
về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là toàn bộ số vụ phạm tội đư c xét xử sơ thẩm về tội
phạm này ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017.
1.1.1.1. Tội phạm rõ:

“Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lý về hình sự và được đưa vào thống kê
tội phạm”[19, tr.102].
Theo đó, với số liệu thống kê chính thức từ TANDTC, bỏ qua nh ng sai số
về thống kê không thể tránh khỏi thì đây ch nh là căn cứ quan trọng nhất để đưa ra
kết luận tương đối sát thực về số tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội.
Từ năm 2013 đến hết năm 2017, Tòa án các cấp ở thành phố Hà Nội đã xét xử 65
vụ với 183 bị cáo về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Trung bình mỗi năm có hoảng 13 vụ với
37 bị cáo bị xét xử sơ thẩm hình sự về tội này. Cụ thể, số vụ và số bị cáo phạm tội
này bị xét xử sơ thẩm hàng năm ở địa bàn thành phố Hà Nội trên phạm vi thành phố
Hà Nội từ năm 2013 đến 2017 đư c thể hiện ở bảng 1.1 và biểu đồ 1.1.
Bảng 1.1. Số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội
giai đoạn 2013-2017
Năm
Số vụ
Số ngƣời phạm tội

2013
6
13

2014
13
56

2015
16
43


2016
18
39

2017
12
32

Tổng
TB
65
13
183
37
Nguồn: TANDTC


7

Biểu đồ 1.1. Số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà
Nội giai đoạn 2013-2017
200

183

150
Số vụ


100
65

Số người
phạm tội

50
0
Giai đoạn 2013-2017

Cũng trong giai đoạn này, Tòa án nhân dân các cấp ở thành phố Hồ Chí
Minh và toàn quốc đã xét xử sơ thẩm lần lư t là 58 vụ với 141 bị cáo và 235 vụ với
533 bị cáo về tội này Trung bình hàng năm, có hoảng 12 vụ với 28 bị cáo bị xét
xử sơ thẩm ở thành phố Hồ Chí Minh và 47 vụ với 107 bị cáo bị xét xử sơ thẩm trên
toàn quốc về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Như vậy, so với cả nước, trong giai đoạn 20132017, số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội bằng khoảng 1/3
về số vụ và 1/3 số người phạm tội so với cả nước, cụ thể thể hiện ở bảng 1.2 và biểu
đồ 1.2.
Bảng 1.2. So sánh số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017
Hà Nội
Giai đoạn
2013-2017

Số vụ

TB


65
13

Số người
phạm tội
183
37

Thành phố
Hồ Chí Minh
Số người
Số vụ
phạm tội
58
141
12
28

Toàn quốc
Số vụ
235
47

Số người
phạm tội
533
107

Nguồn: TANDTC



8

Biểu đồ 1.2. So sánh số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017
600

533

500
400

Số vụ

300

183

200
100

235
Số người
phạm tội

141

65


58

0
Hà Nội

Thành phố Hồ Ch Minh

Toàn quốc

Bảng 1.3. So sánh số vụ, số người phạm tội đã bị xét xử sơ thẩm về tội phạm sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản và các tội phạm chung ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
Tội phạm sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện
diện tử thực hiện hành vi
Giai đoạn 2013-2017
chiếm đoat tài sản
Tống số
TB
65
13
Số vụ
183
37
Số ngƣời phạm tội

Các tội phạm chung
Tổng số
TB
32.342

6.468
54.795
10.959
Nguồn: TANDTC

Biểu đồ 1.3. So sánh số vụ, số người phạm tội đã bị xét xử sơ thẩm về tội phạm sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản và các tội phạm chung ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
60000
50000
40000
30000
20000
10000
0

54795

32342

65

Số người
phạm tội

183

Tội phạm sử dụng mạng máy
t nh… chiếm đoạt tài sản


Số vụ

Các tội phạm chung


9

Ngoài ra, cũng trong giai đoạn này, ở thành phố Hà Nội, Tòa án các cấp đã
xét xử tổng số 32.342 vụ án hình sự các loại và 54.795 bị cáo. Trung bình mỗi năm
xét xử 6.468 vụ và 10.959 bị cáo Nghĩa là số vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mỗi năm xét
xử chiếm khoảng 0,2% tổng số vụ án, số người phạm tội này hàng năm chiếm t lệ
0,33% tổng số người phạm tội bị xét xử. Cụ thể, thể hiện ở bảng 1.3 và biểu đồ 1.3
như trên
Thêm vào đó, để đánh giá thực trạng về mức độ của tội phạm rõ, cần xác
định đư c chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà
Nội giai đoạn 2013-2017.
Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản phản ánh mức độ
phổ biến của tội phạm này trong dân cư Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội
(tính trên 1.000.000 dân) đư c t nh như sau: Số vụ (hoặc số người phạm tội) của
từng năm nhân với 1.000.000 chia cho số dân ở Hà Nội trong cùng một năm tương
ứng. Kết quả thể hiện ở bảng 1.3. Bảng này cho thấy chỉ số tội phạm và chỉ số
người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trung bình ở Hà Nội giai đoạn 2013-2017 trung bình
lần lư t là 2 và 5. Nghĩa là cứ 1 000 000 người ở Hà Nội thì có 2 vụ và 5 người thực
hiện hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Bảng 1.4. Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng

viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà
Nội giai đoạn 2013-2017 (tính trên 1.000.000 dân)
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
TB

Dân số Hà Nội
(nghìn người)
6.977,0
7.095,9
7.216,0
7.328,4
7.654,8

Số vụ
6
13
16
18
12

Số người
phạm tội
13
56
43

39
32

Chỉ số
tội phạm
1
2
2
2
2
2

Chỉ số người
phạm tội
2
8
6
5
4
5

Nguồn: Tổng cục thống kê và TANDTC


10

So sánh với chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội này ở thành phố Hồ
Chí Minh và toàn quốc để thấy rõ hơn mức độ tội phạm sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành
phố Hà Nội. Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội này ở thành phố Hồ Chí

Minh và toàn quốc cũng đư c t nh tương tự và kết quả thể hiện ở bảng 1.5 Theo đó,
trong cùng thời gian này ở thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc chỉ số tội phạm và
chỉ số người phạm tội này lần lư t là 1; 3 và 1; 1 Nghĩa là, cứ 1 000 000 người thì
có 1 vụ và 3 người phạm tội này ở thành phố Hồ Chí Minh; ở toàn quốc là 1 vụ và 1
người thực hiện hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Bảng 1.5. Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội sử dụng mạng máy tính,

mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở
thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013-2017 (tính trên
1.000.000 dân)

Giai đoạn 2013-2017

Thành phố
Toàn quốc
Hồ Chí Minh
Chỉ số
Chỉ số người
Chỉ số
Chỉ số người
tội phạm
phạm tội
tội phạm
phạm tội
1
3
1
1
Nguồn: Tổng cục thống kê và TANDTC


Như vậy, chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội
cao gấp 2 lần chỉ số tội phạm, gấp 1,5 lần chỉ số người phạm tội này ở thành phố Hồ
Ch Minh, tương tự chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội này ở Hà Nội cũng
cao gấp lần lư t là 2 lần và 5 lần so với toàn quốc. (Chi tiết từng năm thể hiện ở Phụ
lục 1)
Tuy nhiên, trên đây chỉ là số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản rõ
đã đư c xét xử và đưa vào con số thống kê tội phạm, còn một phần không nhỏ là tội
phạm ẩn - tội phạm đã đư c thực hiện nhưng chưa bị phát hiện, điều tra, xét xử và
không có trong thống kê tội phạm.
1.1.1.2. Tội phạm ẩn:
Theo lý luận, “tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực
hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc


11

chưa bị phát hiện (một cách chính thức) và do vậy chưa bị xử lý về hình sự, chưa có
trong thống kê hình sự chính thức” [11, tr.181]. Hiện tại có nhiều quan điểm về
cách phân loại tội phạm ẩn, có quan điểm cho rằng tội phạm ẩn có hai loại: tội phạm
ẩn khách quan, tội phạm ẩn chủ quan Cũng có quan điểm cho rằng có ba loại tội
phạm ẩn là tội phạm ẩn khách quan, tội phạm ẩn chủ quan và tội phạm ẩn thống kê.
Và cũng có quan điểm khác với nh ng quan điểm trên về tên gọi là tội phạm ẩn tự
nhiên, tội phạm ẩn nhân tạo và tội phạm ẩn thống kê.
Nghiên cứu tình hình tội phạm ẩn nói chung, tình hình tội phạm ẩn của tội
phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản là một vấn đề khó và dù áp dụng phương pháp nghiên cứu,
t nh toán và xác định nào cũng vẫn mang tính chất đánh giá, nhận định và ước đoán

Tội phạm ẩn tự nhiên (tội phạm ẩn khách quan) là số lư ng tội phạm thực tế
đã xảy ra nhưng do nh ng nguyên nhân hách quan nên các cơ quan chức năng
không có thông tin về ch ng, chưa bị các cơ quan chức năng phát hiện nên các tội
phạm này chưa phải chịu bất kỳ một hình thức xử lý hình sự nào và do vậy nó
không có trong thống kê hình sự.
Để nghiên cứu, xác định mức độ ẩn tự nhiên, tác giả đã dựa vào một số thống
ê như sau Đối với tội phạm sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cá
nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa dịch
vụ, hay còn đư c gọi là tội phạm gian lận thẻ. Theo thông báo của Ebay.com1, 80%
đơn hàng từ Việt Nam là thanh toán bằng thẻ tín dụng trộm cắp, do vậy IP2 từ Việt
Nam bị từ chối mua hàng ở website này [10, tr.807]. Trên thực tế hiện nay cũng có
một số website trực tuyến hác cũng chặn địa chỉ IP từ Việt Nam. Qua thống kê 65
bản án HSST về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn 20132017 nhận thấy, nh ng vụ án sử dụng thông tin thẻ ngân hàng trộm cắp để thực hiện
việc mua hàng hóa từ các website nước ngoài đều sử dụng fake IP3, nh ng IP này
đư c coi là của các nước khác, không phải của Việt Nam nhưng thực tế là do người
Đây là một website mua bán trực tuyến của Mỹ, nơi mọi người khắp nơi trên thế giới có thể mua
bán hàng hóa, dịch vụ.
2
IP là viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol - giao thức Internet là một địa chỉ đơn nhất mà
nh ng thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính
bằng cách sử dụng giao thức Internet.
3
Đây là việc kết nối đến một trang web bất kỳ thông qua một Sever Proxy (làm trung gian gi a
người dùng trạm và Internet), giúp che giấu địa chỉ thật của máy tính và thay vào đó là một địa chỉ
IP ảo hoặc IP của một quốc gia nào đó.
1


12


phạm tội ở Việt Nam thực hiện để có thể mua đư c hàng hóa trên web nước ngoài,
sau đó cũng chuyển về người nhận thay ở nước ngoài và thực hiện việc ăn chia theo
t lệ. Tất cả nh ng vụ gian lận thẻ này đều đư c VISA và các ngân hàng thống kê là
gian lận ở nước ngoài. Phần lớn nh ng loại vụ án này đều ẩn rất lớn, chỉ có một t
lệ rất nhỏ trong số đó bị phát hiện và điều tra, truy tố, xét xử.
Tội phạm ẩn nhân tạo (tội phạm ẩn chủ quan) là số lư ng tội phạm thực tế đã
xảy ra mà các cơ quan chức năng đã có thông tin và xử lý nhưng do nhiều nguyên
nhân khác nhau xuất phát từ phía chủ thể áp dụng pháp luật, nh ng tội phạm này
không bị xử lí hình sự và do vậy không có trong thống kê tội phạm.
Để xác định mức độ tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội ẩn
nhân tạo, tác giả đã nghiên cứu theo một số cách sau:
- Cách thứ nhất: Tác giả đã tiến hành thu thập và so sánh số liệu của Phòng
cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) - Công an thành phố Hà Nội
và số liệu thống kê nh ng vụ án đã xét xử về tội phạm sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành
phố Hà Nội của Tòa án nhân dân tối cao. Cụ thể thể hiện ở bảng 1.6 như sau:
Bảng 1.6. So sánh số liệu khởi tố và số liệu xét xử tội phạm sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017

Giai
đoạn
20132017

Số liệu Cơ
quan điều tra
đề nghị khởi tố
và đã có quyết

định khởi tố
Số
Số vụ
người
141

337

Số liệu
Tòa án đã
xét xử

Số liệu còn lại
chưa xét xử
của Tòa án

Số liệu trả hồ
sơ điều tra lại
cho Viện kiểm
sát

Số vụ

Số
người

Số vụ

Số
người


Số vụ

Số
người

65

183

5

12

6

25

Nguồn: TANDTC và PC50 - Công an thành phố Hà Nội
Như vậy, theo báo cáo thống kê của PC 50 - Công an thành phố Hà Nội giai
đoạn 2013-2017 đã đề nghị khởi tố và đã có quyết định khởi tố 141 vụ và 337
người. Theo số liệu thống kê của TANDTC cũng trong thời gian này trên địa bàn
thành phố Hà Nội đã xét xử 65 vụ với 183 bị cáo phạm tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Số còn


13

lại chưa xét xử là 05 vụ với 12 bị cáo, không có vụ án nào bị đình chỉ, và có 06 vụ
với 35 bị cáo thuộc trường h p trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra, bổ sung. Tổng

số vụ án đã bị xét xử và chuẩn bị xét xử là 76 vụ với 230 bị cáo. So sánh với số vụ
và số người khởi tố, ta thấy tội phạm ẩn nhân tạo về tội phạm này ở thành phố Hà
Nội là khoảng 46% về số vụ và khoảng 31,8% về số người phạm tội.
- Cách thứ hai: Tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội còn ẩn do quá
trình điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng còn nh ng nhận thức
chưa thống nhất về thủ đoạn phạm tội và cách vận dụng pháp luật để giải quyết vụ
án. Cụ thể như: Tại Bản án hình sự sơ thẩm 165/2013/HSST ngày 24/6/2013 Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm đối với hai bị cáo mang quốc tịch
Philippin Sheryl Baldicanas Rosaldo và Marocs Alberto Olito Quit. Hai bị cáo đã có
hành vi lừa người bị hại là anh O ada Kiyoshi chơi bài thua hết tiền mặt Sau đó,
hai bị cáo đã đưa nạn nhân đi r t tiền tại ATM để tiếp tục chơi Trong quá trình nạn
nhân rút tiền, hai bị cáo đã nhìn trộm đư c mật mã thẻ Master Card của nạn nhân,
sau đó l i dụng sơ hở của nạn nhân hai bị cáo đã trộm cắp đư c thẻ Master Card
của nạn nhân và nhiều lần rút tiền, thanh toán hàng hóa với tổng số tiền chiếm đoạt
lên tới hơn 370 000 000 đồng. Hai bị cáo bị tuyên phạt 10 năm tù về tội Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này, hai bị cáo rõ ràng có 02 hành vi phạm tội: Thứ
nhất, là dùng thủ đoạn gian dối rủ nạn nhân chơi bài để lấy hết tiền mặt của nạn
nhân; thứ hai, là hành vi nhìn trộm đư c mật mã thẻ Master Card của nạn nhân và
sau đó trộm cắp thẻ này và thực hiện hành vi rút tiền, thanh toán hàng hóa. Nếu ta
tách biệt hai hành vi rõ ràng có thể thấy hành vi thứ nhất cấu thành tội Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, hành vi thứ hai cấu thành tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet, thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại
Điều 266b BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (thời điểm này BLHS năm
1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đang có hiệu lực). Tuy nhiên, Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội lại gộp hai hành vi này để xét xử trong cùng một vụ án và quyết
định hình phạt đối với các bị cáo về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 150/2013/HSST ngày 27/5/2013 của Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội xét xử bị cáo Lim Soon Ling, quốc tịch Malaisia. Bị cáo
có hành vi phạm tội như sau: Ngày 26/4/2011, bị cáo nhập cảnh vào Việt Nam,

mang theo 30 thẻ tín dụng giả và hộ chiếu giả mang tên Liew Tong Lai Sau đó, bị
cáo dùng các thẻ tín dụng giả này để thực hiện rút tiền mặt tại phòng giao dịch của


14

ngân hàng tại Hà Nội và thực hiện giao dịch mua hàng hóa. Tổng số tiền bị cáo
chiếm đoạt đư c là 411 000 000 đồng. Hội đồng xét xử đã xử phạt bị cáo 07 năm tù
về tội Lưu hành các giấy tờ có giá giả khác. Rõ ràng, hành vi này của bị cáo đã cấu
thành tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 266b BLHS 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Chính việc áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng tại thành phố Hà
Nội cũng hiến cho tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bị ẩn. Tuy nhiên, số lư ng các vụ
án đã đủ yếu tố cấu thành tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet, thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (theo quy định tại Điều
266b BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009) nhưng thực tiễn khi xét xử Tòa
án lại quyết định về tội phạm khác là không nhiều, song cũng góp phần cho thấy
mức độ ẩn của tội phạm này.
- Cách thứ ba: Khi thực hiện thống kê, khảo sát 65 bản án HSST về tội này ở
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 cho thấy có một t lệ không nhỏ các
vụ án có các đối tư ng hác nhưng các đối tư ng này không hoặc chưa bị xử lý
hình sự. Lý do của việc không hoặc chưa xử lý hình sự các đối tư ng này là: có đối
tư ng bỏ trốn, có đồng phạm với các bị cáo nhưng đang ở nước ngoài nên chưa thể
xác minh đư c, có đối tư ng có quá t thông tin để điều tra, thông thường các bị cáo
có liên lạc với nhau chỉ qua nick name hoặc tên, không có tiếp xúc nhiều nên không
đủ thông tin để tiến hành điều tra Ngoài ra, đối với nh ng vụ án đã đư c xét xử
cũng có nh ng hành vi phạm tội vì thời gian lâu hông còn còn truy tìm đư c
chứng cứ điện tử chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo mà chỉ có lời khai của

bị cáo, nên áp dụng nguyên tắc có l i cho bị cáo, chỉ truy tố, xét xử đối với nh ng
hành vi đã thu thập đầy đủ chứng cứ, hành vi phạm tội đã đư c làm rõ. Theo thống
ê, trong giai đoạn 2013-2017, trong 65 bản án HSST xét xử 183 người phạm tội
này có 24 bản án HSST thể hiện có 109 người đồng phạm nhưng chưa điều tra, làm
rõ đư c Như vậy, t lệ ẩn về số người phạm tội của tội phạm sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là
khoảng 59,6%.
Tội phạm ẩn thống kê (sai số thống kê) chỉ tồn tại trong trường h p số thống
kê là số đ ng, tức là người làm thống ê đã áp dụng mọi quy định đối với công tác


15

thống kê, không sai phạm trong tính toán hay thời hạn mà vẫn còn nh ng tội phạm
đã bị xử lí theo pháp luật hình sự lọt ra ngoài số thống kê ấy.
Để xác định số tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đã bị xử lý hình sự nhưng hông có
trong thống kê tội phạm, tác giả thực hiện nghiên cứu các bản án xét xử về tội phạm
này tại Hà Nội giai đoạn 2013-2017 và nhận thấy có nh ng bản án xét xử nhiều vụ
phạm tội của tội danh này nhưng cũng chỉ thống kê là 1 vụ án. Ví dụ như tại Bản án
hình sự sơ thẩm số 135/2014/HSST ngày 01/4/2014 của Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội đã xét xử bị cáo Nguyễn Đình Thuần cùng các đồng phạm, trong vụ án có bị
cáo Lưu Đức Quang, bị cáo tham gia trang web điện tử chothai.vn (trang web
chuyên mua bán hàng trên mạng internet) nên đã quen biết Nguyễn Đình Thuần và
biết Thuần là người mua hàng bằng việc sử dụng thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp
và vận chuyển đư c hàng đã mua bằng thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp này về
Việt Nam Lưu Đức Quang cùng Thuần đã thực hiện thành công 7 vụ dùng thông
tin thẻ tín dụng của người khác để mua hàng điện tử là điện thoại, máy tính xách tay
và chuyển về Việt Nam để bán kiếm lời và chia theo t lệ, 7 vụ này là 7 vụ phạm tội
độc lập, không thuộc trường h p tội kéo dài hoặc tội liên tục (mỗi vụ đều thỏa mãn

nh ng dấu hiệu của cấu thành tội phạm đư c quy định tại Điều 226b BLHS năm
1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009) Trong trường h p này Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội chỉ thống kê là 1 vụ án Như vậy đã lọt 6 hành vi phạm tội không có
trong thống kê. Tức là số vụ đư c thống kê nhỏ hơn nhiều so với hành vi phạm tội
mà tòa án đã xét xử. Tuy nhiên, số người phạm tội vẫn đư c thống ê đ ng Như
vậy, có thể kết luận, tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử thưc hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn
2013-2017 ẩn thống kê (sai số thống kê) chỉ sai số về hành vi phạm tội và không có
sai số về số người phạm tội.
Tóm lại, theo đánh giá của tác giả, tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hà
Nội ẩn khoảng 50% về số vụ và khoảng 60% về số người phạm tội.
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phƣơng tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở thành phố
Hà Nội giai đoạn 2013-2017


16

Thực trạng về tính chất của tội phạm là nghiên cứu các đặc điểm định tính
thuộc nội dung bên trong của THTP Để đánh giá đư c đặc điểm này cần dựa vào
các cơ cấu khác nhau của tội phạm [9, tr.276].
Cơ cấu của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là tỉ lệ và tương quan gi a các hành vi
phạm tội cũng như các đặc điểm nhân thân của người phạm tội và nạn nhân trong
một khoảng thời gian và ở một địa bàn nhất định. Tác giả nghiên cứu cơ cấu của tội
phạm này theo nh ng tiêu chí sau:
*/ Cơ cấu của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử thưc hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo phương thức, thủ đoạn thực hiện tội
phạm

Để xem xét cơ cấu của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo phương thức, thủ
đoạn thực hiện tội phạm, tác giả dựa trên quy định tại Điều 226b BLHS năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 290 BLHS năm 2015 và qua nghiên cứu 65 bản
án HSST về tội này của Tòa án các cấp ở thành phố Hà Nội. Số liệu thể hiện ở bảng
1.7 và biểu đồ 1.4.
Bảng 1.7. Cơ cấu theo phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm
STT

Phương thức, thủ đoạn phạm tội

Số vụ

Tỷ lệ
(%)

1.

Làm, tàng tr , mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng
giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài hoản, chủ thẻ hoặc
thanh toán hàng hóa, dịch vụ

17

26,2

2.

Sử dụng thông tin về tài hoản, thẻ ngân hàng của cá nhân
để chiếm đoạt tài sản của chủ tài hoản, chủ thẻ hoặc

thanh toán hàng hóa, dịch vụ

13

20,0

3.

Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, inh
doanh tiền tệ, huy động vốn, inh doanh đa cấp, hoặc giao
dịch chứng hoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản

11

16,9

4.

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của nạn nhân thông qua hình thức
nạp thẻ điện thoại

11

16,9

5.

Truy cập bất h p pháp vào tài hoản của cơ quan, tổ chức,
cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản


9

13,8


×