Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 147 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Trưởng nhóm: Vũ Huyền Anh
Lớp: TM45.1 Khoá: 45 Khoa: Luật Thương mại
<b>Mã số cơng trình: ………. </b>
<i>( Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">Trưởng nhóm: Vũ Huyền Anh
Lớp: TM45.1 Khoá: 45 Khoa: Luật Thương mại
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>
<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>
<b>Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT HOẶC VỨT BỎ CON MỚI ĐẺ VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ... 6 </b>
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 6
1.1.1. Khái niệm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 6
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam ... 6
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 7
1.2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong thời kỳ phong kiến về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 7
1.2.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 9
1.2.3. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 12
1.2.4. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 16
1.3. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ . ... 18
2.1. Quy định của pháp luật Campuchia ... 34
2.2. Quy định của pháp luật Lào ... 46
2.3. Quy định của pháp luật Malaysia ... 51
2.4. Quy định của pháp luật Singapore ... 63
2.5. Những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 71
<b>Kết luận Chương 2 ... 77 </b>
<b>Chương 3. KINH NGHIỆM QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VỀ TỘI GIẾT HOẶC VỨT BỎ CON MỚI ĐẺ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI VIỆT NAM ... 78 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 78 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ... 82
<b>Kết luận Chương 3 ... 92 KẾT LUẬN ... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>PHỤ LỤC </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Trong thời đại truyền thông số, thời sự, tin tức và những câu chuyện đời sống là những thứ dễ dàng nắm bắt, những thông tin ấy luôn được cập nhật không ngừng và lan truyền một cách nhanh chóng, rộng rãi. Chính vì thế, các câu chuyện về những đứa trẻ đỏ hỏn mới sinh ra đã bị mẹ bỏ rơi trong sọt rác, trước cổng chùa, nhà vệ sinh hay thậm chí là bị ném từ trên lầu cao xuống khơng cịn là xa lạ. Đối với một người phụ nữ, một người mẹ, việc tước đoạt đi sự sống của một sinh linh mang máu mủ của mình dường như là một sự vi phạm tối hậu đối với trật tự tự nhiên. Nhưng hàng năm, trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng có rất nhiều người phụ nữ phạm tội sát hại trẻ sơ sinh: họ giết con mình hoặc vứt bỏ để chúng chết. Trong Tun ngơn Tồn thế giới về nhân
<i>quyền (UDHR) năm 1948 nêu rằng: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an </i>
<i>tồn cá nhân”.</i><small>1</small>
Các tội phạm liên quan đến trẻ em, đặc biệt là tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ngày càng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đi đôi với sự giao lưu, hội nhập văn hóa thế giới, thay thế cho lối sống giữ mình thì một bộ phận lại sống bng thả, sống “thống” dẫn đến tình trạng có thai ngồi ý muốn, từ đó đưa đến các câu chuyện đau lịng như sinh con ra rồi vứt bỏ hoặc tàn nhẫn hơn là xuống tay giết chết con mới đẻ khiến dư luận khơng ngừng lên án và đau xót. Ngun nhân chủ yếu để dẫn đến hành động thực hiện tội ác đó chính là những người mẹ cực kỳ nghèo, ít học, trẻ và chưa lập gia đình nên có gánh nặng trước dư luận. Một số có thể là công nhân nhập cư tại các khu công nghiệp, nơi họ có cơ hội quan hệ tình dục nhưng ít được gia đình hỗ trợ để giải quyết hậu quả khi mang thai ngoài ý muốn. Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Nhà nước ta thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật, từ đạo luật tối cao nhất là Hiến pháp, đến các văn bản khác như Bộ luật Dân sự, Luật trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình… và đặc biệt là Bộ luật Hình sự với nhiều quy định về tội phạm liên quan đến trẻ em cùng những hình phạt nghiêm khắc bởi trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được quan tâm, bảo vệ nhiều hơn. Tuy trên lý thuyết là vậy, nhưng khi áp dụng quy định pháp luật vào xét xử thực tiễn vẫn còn tồn động khá nhiều vướng mắc, bất cập hoặc chưa có một hướng dẫn cụ thể nào cho điều luật đó dẫn đến tình trạng khó khăn cho q trình định tội danh hay có sự tranh cãi giữa các cơ quan có thẩm quyền. Điển hình như việc quy định hậu quả đứa trẻ chết thì mới cấu thành tội vứt bỏ con mới đẻ ở Điều 124 BLHS năm 2015 hay việc xác định như thế nào nào là bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu, rơi vào hoàn cảnh khách quan đặc biệt chỉ mang tính tương đối khi khơng có văn
<small>1 Điều 3 Tun ngơn Tồn thế giới về nhân quyền (UDHR) ngày 10/12/1948 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">bản hướng dẫn cụ thể; hình phạt dành cho tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cũng cịn q nhẹ so với tính chất nguy hiểm của tội phạm…
Vì thế, việc nghiên cứu luật các nước Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore để hoàn thiện hơn pháp luật hình sự Việt Nam là điều cần thiết nên nhóm tác giả quyết định
<i><b>chọn đề tài “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo pháp luật hình sự của một số nước trong khu vực Đông Nam Á – Kinh nghiệm cho Việt Nam” để làm rõ sự tương đồng </b></i>
và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Từ đó, học hỏi những điểm tiến bộ nhằm hồn thiện hơn quy định của pháp luật hình sự về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, đảm bảo cho việc thực thi pháp luật và bảo vệ trẻ em một cách toàn diện và hiệu quả nhất.
<b>2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài </b>
<i><b>Liên quan đến đề tài “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo pháp luật hình sự của một số nước trong khu vực Đông Nam Á – Kinh nghiệm cho Việt Nam” đã có </b></i>
một số cơng trình nghiên cứu trước đó dưới nhiều dạng tài liệu khác nhau như:
Giáo trình, sách chuyên khảo: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm - Quyển 1), NXB. Hồng Đức; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm - Quyển 1), NXB. Tư Pháp; Sách “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm” (2002), NXB. Thành phố Hồ Chí Minh của Đinh Văn Quế,... đã trình bày cơ bản về khái niệm, dấu hiệu pháp lý và hình phạt của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ở Điều 124 BLHS năm 2015 của Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ: “Tội giết con mới đẻ trong Luật Hình sự Việt Nam” của Đồn Thị Vân (2015); “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Đình Đơng Qn (2017); “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự năm 2015” của Trần Anh Duy (2019); “Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam” của Phạm Văn Đạt (2012)… cũng đã nghiên cứu các vấn đề chung về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam ở từng thời kỳ khác nhau, đồng thời cũng nghiên cứu thực trạng về tội phạm này trên địa bàn cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh từ đó nhận thấy các bất cập, hạn chế và đưa ra các kiến nghị nhằm đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này.
Các bài viết, bài báo khoa học: Đoàn Phước Hoà (2022), “Bàn về tội Giết hoặc
<i>vứt bỏ con mới đẻ”, Tạp chí Tồ án nhân dân điện tử; Trần Xn Dũng (2020), “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015”, Tạp chí Công </i>
<i>thương – Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số 17/2020; Phạm </i>
Hồ Việt Anh (2020), “Một số ý kiến góp phần hạn chế tình trạng bỏ rơi con sau khi sinh;
<i>giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ”, Tạp chí Khoa học Đại học Cửu Long, số 18/2020… cũng </i>
đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận liên quan đến đến tội giết hoặc vứt bỏ con mới
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">đẻ, cách định tội danh tuy nhiên chưa có tính chuyên sâu và so sánh với pháp luật nước ngồi.
Chính vì vậy, nhóm tác giả dựa trên những thành quả, nền tảng lý luận mà các
<i><b>tác giả khác đã nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo pháp luật hình sự của một số nước trong khu vực Đông Nam Á – Kinh nghiệm cho Việt Nam” một cách sâu sắc hơn bằng việc phân tích và so sánh pháp luật hình sự </b></i>
Việt Nam với các nước Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore. Qua đó, có thể đánh giá những điểm cịn thiếu sót và học hỏi những điểm tiến bộ trong pháp luật hình sự nước bạn nhằm góp phần hồn thiện hơn pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích, nghiên cứu so sánh quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore về các tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm, đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội danh này.
Để đạt được mục đích như trên, trong q trình nghiên cứu nhóm tác giả xác định các nhiệm vụ như sau:
• Phân tích những vấn đề lý luận chung về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
• Phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ trước khi ban hành BLHS năm 1985 đến nay về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
• Phân tích, so sánh quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ở các quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore…
• Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
• Rút ra kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện pháp luật về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
<b>4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu </b>
Thứ nhất, về phạm vi nghiên cứu: bài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu và giải quyết những vấn đề xoay quanh tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn xét xử, quy định của bốn quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore về tội danh này.
Thứ hai, về đối tượng nghiên cứu: tội “Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” (Điều 124 BLHS năm 2015 của Việt Nam); tội “Giết người”, “Bỏ rơi con chưa thành niên”, “Xúi giục bỏ rơi con”, “Tước đoạt thức ăn hoặc sự chăm sóc của người chưa thành niên dưới
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">15 tuổi” (Điều 199, 321, 330, 337 BLHS năm 2009 của Campuchia); tội “Giết hoặc ruồng bỏ con mới đẻ” (Điều 191 BLHS năm 2017 của Lào); tội “Giết con sơ sinh”, “Phơi nhiễm và bỏ rơi một đứa trẻ dưới 12 tuổi bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc nó” (Điều 309A, 317 BLHS năm 1936 sửa đổi năm 1997 của Malaysia); tội “Giết con sơ sinh”, “Phơi nhiễm và bỏ rơi một đứa trẻ dưới 12 tuổi bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc nó” (Điều 310, 317 BLHS Singapore năm 1871 của Singapore).
<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>
Phương pháp luận: nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng Nhà nước và pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm; quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
Phương pháp nghiên cứu: nhóm tác giả sử dụng các phương pháp để hoàn thiện bài nghiên cứu như:
Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu so sánh quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong đề tài để nhận thức từ chi tiết đến khái quát vấn đề được nghiên cứu, phân tích các nội dung cần nghiên cứu và nhận thức một cách khái quát các nội dung nghiên cứu, khái quát kết quả nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng để nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của các quy định về giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ,...
<b>6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài </b>
<i><b>Những kết quả nghiên cứu của đề tài “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo pháp luật hình sự của một số nước trong khu vực Đông Nam Á – Kinh nghiệm cho Việt Nam” sẽ là một trong các nguồn tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên chuyên </b></i>
ngành luật và những người có quan tâm về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
<i><b>Về mặt lý luận, đề tài “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo pháp luật hình sự của một số nước trong khu vực Đông Nam Á – Kinh nghiệm cho Việt Nam” góp phần </b></i>
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” trong BLHS Việt Nam và pháp luật một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore; so sánh những điểm tương đồng và khác biệt, từ đó, tạo cơ sở cho việc kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ”.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Trong hoạt động thực tiễn, đề tài có thể góp một phần nhỏ vào việc nâng cao nhận thức của những người làm công tác thực tiễn liên quan đến “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ”.
<i><b>Trong hoạt động lập pháp, nếu những kiến nghị được nêu ra trong đề tài “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo pháp luật hình sự của một số nước trong khu vực Đơng Nam Á – Kinh nghiệm cho Việt Nam” được tham khảo trong hoạt động lập pháp thì sẽ </b></i>
góp phần hồn thiện hơn hệ thống pháp luật hình sự quốc gia, khắc phục những điểm cịn thiếu sót, điều chỉnh quy định sao cho “đúng người đúng tội” và phù hợp với tinh thần nhân đạo mà Đảng và nhà nước ta hướng tới.
<b>7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu </b>
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của bài nghiên cứu được kết cấu thành 03 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Quy định của một số nước trong khu vực Đông Nam Á về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
Chương 3: Kinh nghiệm của pháp luật một số nước trong khu vực Đông Nam Á về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ và kiến nghị hoàn thiện đối với Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><i>“Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </i>
<i>1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. </i>
<i>2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”. </i>
Tội giết con mới đẻ là hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi.<small>2</small>
Tội vứt bỏ con mới đẻ là hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.<small>3</small>
<b>1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam </b>
Trong bối cảnh xã hội ngày càng đề cao nhân quyền, trong đó quyền được sống là quyền thiêng liêng và cơ bản nhất thì các hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền được sống, tính mạng của mỗi cá nhân ln được quan tâm trong pháp luật của tất cả quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, quyền được sống nhắc đến tại Điều 19 Hiến pháp
<i>năm 2013: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. </i>
<i>Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”. Chính vì thế, dù là một cá thể có tuổi đời </i>
lớn hay nhỏ thì quyền được sống của họ đều như nhau, đặc biệt là nhóm người nhỏ tuổi, dễ tổn thương như con mới đẻ. Vì thế các vấn đề liên quan đến quyền này cần được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật quốc gia và đưa chúng vào đời sống. Điều này cũng thể hiện được tinh thần nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta.
<small>2 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm </small>
<i><small>(quyển 1), NXB. Hồng Đức, tr. 63 </small></i>
<small>3 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2021), tlđd (2), tr. 64 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Việc xử lý loại tội phạm này chủ yếu nhằm giáo dục để người mẹ thấy trách nhiệm của mình đối với đứa con do mình đẻ ra, chống lại tư tưởng lạc hậu, những tàn dư của chế độ cũ. Chỉ nên truy tố, xét xử những trường hợp cần thiết có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm.
<b>1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </b>
<b>1.2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong thời kỳ phong kiến về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </b>
Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức được xem là bộ luật hoàn thiện và tiến bộ nhất của nhà nước Việt Nam thời phong kiến với quá trình nghiên cứu, soạn thảo lâu dài và kỳ cơng. Hồng Đức thiện chính thư là sách ghi chép về những chính sách tốt thời Hồng Đức, sách gồm khoảng 80 điều mục lớn, ghi chép các lệ lệnh về ruộng đất, hôn nhân, quy chế để tang... được ban hành chủ yếu dưới thời Hồng Đức.<small>4</small>Nhóm tác giả quyết định lựa chọn QTHL và HĐTCT vì trước hết QTHL là bộ luật hoàn thiện nhất trong chế độ phong kiến, là một công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội, trị vì đất nước, đưa đất nước vào một khn khổ nhất định, đồng thời có những quy định tiệm cận với quan điểm lập pháp thời hiện đại. HĐTCT là một kho tài liệu rất quý giá về hai phương diện án lệ và luật pháp triều Lê. Trong đó, phần lớn các bản án trở thành án lệ thời xưa đều liên quan đến ruộng đất. Ngồi ra, cũng có những án lệ liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, nhất là hôn nhân và gia đình.<small>5</small>
QTHL được chia thành 13 chương với tổng cộng 722 điều luật, được đánh giá là một bộ luật mang nhiều tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại lúc bấy giờ vì đã quan tâm đến nhân quyền, đặc biệt là quyền được sống, quyền được chăm sóc của con người, trong đó có trẻ em. Chính vì vậy, trong q trình xây dựng các BLHS hiện đại, các nhà làm luật Việt Nam đã có sự tiếp thu, học hỏi và dựa trên cơ sở tiền đề các quy định của Bộ luật Hồng Đức để phát triển thành các quy định liên quan đến nhân quyền cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội, trong đó có các quy định về việc bảo vệ nhân quyền của trẻ em. Ngày nay, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, người già yếu… được xếp vào nhóm “đối tượng dễ bị tổn thương” cần có sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng thì hơn 500 năm trước, trong BLHĐ đã có những quy định về trách nhiệm của xã hội, nhất là của quan chức đối với nhóm người này. Đây chính là một trong những điểm tiến bộ, nhân đạo của pháp luật thời Hậu Lê.<small>6</small>
<small>4 “Chính sách giáo dục của nhà Mạc trong Hồng Đức thiện chính thư”, duc-cua-nha-mac-trong-hong-duc-thien-chinh-thu-p68813.html, truy cập ngày 15/03/03/2023 </small>
<small> Trương Thị Hòa, “Án lệ: Kỹ thuật pháp lý được áp dụng ở Việt Nam từ lâu đời”, </small>
<small>doi-6626/, truy cập ngày 15/03/2023 </small>
<small> “Tính nhân đạo của Bộ luật Hồng Đức với sự hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 2015”, </small>
<small></small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i> nhất, Điều 680 QTHL quy định: “Đàn bà phạm tội tử hình trở xuống, nếu </i>
<i>đang mang thai thì phải đợi sau khi sinh đẻ 100 ngày mới đem hành hình”. Tuy quy </i>
định này trên bề nổi đang bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ nhưng sâu bên trong cũng ngầm ý bảo vệ đứa trẻ mới sinh ra bởi người mẹ phạm tội. Đứa trẻ nào mới sinh ra cũng cần có sự chăm sóc và nuôi dưỡng từ người mẹ, bởi lẽ từ xưa đến nay nguồn thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh chính là “sữa mẹ”. Nếu người mẹ vừa mới sinh con mà bị đem đi hành hình thì đứa trẻ sẽ không nhận được nguồn thức ăn tốt nhất đó, có thể ảnh hưởng đến sự sống và phát triển bình thường của đứa trẻ ấy, việc quy định đợi sau khi sinh 100 ngày mới đem người mẹ hành hình đã thể hiện được tinh thần nhân đạo ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là sau thời gian 100 ngày (khoảng hơn 3 tháng) thì đứa trẻ cũng đã cứng cáp hơn để có thể thiếu đi sự chăm sóc của người mẹ mà khơng q ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường.
<i>Thứ hai, Điều 313 QTHL quy định: “Con gái và những trẻ nhỏ mồ cơi, tự bán </i>
<i>mình mà khơng có ai bảo lĩnh thì người mua và người viết văn khế, người làm chứng hẳn đều xử tội xuy, trượng như luật (đàn bà đánh 50 roi, đàn ông đánh 80 trượng) đòi lại tiền trả cho người mua và hủy bỏ văn khế. Nếu những người cô độc, khốn cùng từ 15 tuổi trở lên tự nguyện bán mình thì cho phép”. Điều này quy định chỉ cho phép những </i>
đứa trẻ cơ độc (có thể hiểu là mồ cơi, không nơi nương tựa) mà từ 15 tuổi trở lên mới được quyền tự nguyện bán mình, cịn những đứa trẻ tuy mồ cơi nhưng cịn nhỏ, dưới 15 tuổi thì khơng được phép bán mình và người nào chấp nhận mua, kể cả người làm chứng hay người viết ra bản hợp đồng mua bán ấy cũng phải chịu sự trừng phạt. Quy định tuy ban hành dưới chế độ phong kiến nhưng đã có tư tưởng tiến bộ, bảo vệ quyền và lợi ích cho cả trẻ em.
<i>Thứ ba, Điều 604 QTHL quy định: “Bắt được trẻ con lạc đường thì phải báo </i>
<i>quan làm bằng chứng, có người đến nhận thì được lấy tiền cấp dưỡng (mỗi tháng 5 tiền), trái luật không cho người ta nhận thì xử nhẹ hơn tội quyến dỗ một bậc” và Điều </i>
<i>605: “Làm sự trái ngược (bắt được trẻ con bị lạc về không trông nom nuôi nấng lại </i>
<i>hành hạ, để đói rét khốn khổ mà chết) để đến nỗi con của người khác chết thì xử phạt 80 trượng, đền tiền đền mạng 5 quan cho cha mẹ đứa trẻ chết”. Quy định của hai điều </i>
luật này một lần nữa nhấn mạnh việc bảo vệ nhân quyền cho trẻ em, trẻ em có quyền được sống, được chăm sóc và ni dưỡng bất kể đó có phải là cha mẹ đứa trẻ hay không. Tuy nhiên, do trình độ lập pháp dưới thời phong kiến cũng còn nhiều hạn chế nên chưa đưa ra được quy định trong trường hợp bắt được đứa trẻ đi lạc mà khơng tìm được cha mẹ cho đứa trẻ ấy thì sẽ xử lý như thế nào, ai sẽ là người ni dưỡng đứa trẻ ấy vẫn cịn là một điểm thiếu sót để các nhà làm luật hiện đại bổ sung thêm.
<small>46745.html?fbclid=IwAR2gtY0aQURE-5MYDjcuyhV4TuFDmWLxFm5edPk5URN_QUTv00rV_lMj-Xg, truy cập ngày 15/03/2023 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Thứ tư, trong chế độ phong kiến luôn đề cao vai trị của gia đình, đặc biệt là việc giáo dục con cái của cha mẹ. Theo Nho giáo, cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo, vì vậy cha mẹ có nghĩa vụ tu thân và dạy dỗ con cái. Ơng bà ta hay có câu “Con dại cái mang” thể hiện tầm quan trọng trong việc cha mẹ phải có trách nhiệm ni dưỡng và giáo dục con, nếu con làm lỗi thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm cùng. Có thể thấy, trong thực tế, để nuôi dạy con cái nên người, cha mẹ có thể dùng “roi vọt” ở mức độ cho phép, nếu vượt qua giới hạn cho phép, gây thương tích nặng hoặc cướp tính mạng của con thì
<i>cha mẹ bị bắt tội. Điều 475 QTHL quy định: “nếu con cháu phạm lời dạy dỗ mà ông </i>
<i>bà, cha mẹ đánh chết thì xử tội đồ làm khao đinh, đánh chết bằng đồ có mũi nhọn thì xử tội đồ làm tượng phường binh; cố ý giết thì phải tội thêm một bậc. Nếu ơng bà ngoại, mẹ đích, mẹ kế, mẹ ni mà đánh chết con cháu thì tội nặng thêm một bậc. Ngộ sát thì khơng phải tội”. Mặt khác, trong trường hợp đã làm tròn trách nhiệm dạy bảo con cái </i>
mà con cái vẫn không nghe lời dạy bảo đến mức có hành vi lăng mạ cha mẹ, mê muội và phá tán tài sản gia đình, pháp luật phong kiến cho phép cha mẹ có quyền từ con. Theo HĐTCT năm 1476: con cháu vi phạm pháp luật rượu chè cờ bạc, trai gái, ham mê chọi gà chó săn, du đãng ngồi đường, lăng mạ ông bà cha mẹ, họ hàng thân thuộc, đó là những đứa phá gia chi tử, cha mẹ phải ngày đêm dạy bảo. Nếu đứa con đó khơng nghe lời dạy bảo, không sửa lỗi lầm, trái lời cha mẹ thì theo lý phải kể hết tội vào trong đơn xin từ không nhận làm con.<small>7</small>
Theo đó, từ thời phong kiến đã sơ khai có quy định về vấn đề cha mẹ gây ra cái chết cho con, tuy khơng cụ thể hóa bằng các BLHS hiện hành nhưng cũng coi như là đặt nền móng cho các nhà làm luật sau này định hướng và phát triển quy định pháp luật cụ thể hơn. Điều 475 QTHL có quy định về hai trường hợp về hành vi gây ra cái chết cho con với cả lỗi vô ý và cố ý. Đối với lỗi cố ý thì tội phạt nặng hơn một bậc, vơ ý gây ra cái chết (ngộ sát) thì khơng có tội. Có thể thấy, QTHL tuy khơng quy định đầy đủ và chi tiết các tội danh liên quan đến giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ song cũng có những điểm tiến bộ, nhân đạo liên quan đến mối quan hệ trong gia đình, giữa con cái với cha mẹ, đặt ra được các quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em đáng để cho thế hệ mai sau tiếp thu và học hỏi.
<b>1.2.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </b>
Giai đoạn trước khi ban hành BLHS năm 1985, tuy Nhà nước ta chưa có một bộ luật hình sự hồn chỉnh nào nhưng nhà nước đã có bước tiến mới khi ban hành hàng loạt các Sắc lệnh nhằm bảo vệ trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn này. Đặc biệt là trong giai đoạn năm 1946 đến năm 1954, Sắc lệnh thiết lập Tòa án quân sự ngày 14/2/1946 <small>7</small><i><small> Phạm Thị Thu Hiền (2014), “Đạo đức gia đình trong pháp luật phong kiến Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 (78)/2014, tr. 34 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">được Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ban hành nhằm đánh
<i>dấu lần đầu nhiệm vụ xét xử của Tịa án, theo đó, tại Điều 2 quy định: “Toà án quân sự </i>
<i>xử tất cả các người nào phạm một việc gì, sau hay trước ngày 19 tháng 8 dương lịch năm 1945, có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”. Như </i>
vậy, các hành vi gây phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ là tội phạm được Tịa án xét xử. Nhưng ngồi các tội phạm trên bị xử bằng các hình phạt tại Điều 8 SL số 21/SL ngày 14/2/1946 thì Tịa án có thể áp dụng hình phạt đó cho các tội phạm về kinh tế, tài chính… ở các Sắc lệnh khác mà khơng có quy định hình phạt, ví dụ như hành vi “tàng trữ và lưu hành các loại giấy bạc Đông Dương” trong Sắc lệnh số 180 về thừa nhận giá trị giấy bạc Đông Dương do Đông Dương Ngân hàng phát hành ngày 30/4/1948 không có quy định hình phạt dành cho hành vi này nhưng Tòa án sẽ xét xử theo Điều 8 SL số 21/SL ngày 14/2/1946.
Phải nói rằng ở thời điểm mới xây dựng Hiến pháp năm 1946 với loại hình chính thể cộng hịa hỗn hợp thì trên tinh thần đó, người có thẩm quyền ra những quy định về tội phạm và hình phạt là Chủ tịch nước, Thủ tướng dường như khơng có thẩm quyền ban hành. Nhưng khi tới giai đoạn sau chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ năm 1954, chiến thắng này có ý nghĩa với toàn thể người dân Việt Nam khi đã tạo niềm tin của người dân vào nhà nước cũng như thay đổi quan điểm của các quốc gia trên trường quốc tế về vị thế của Việt Nam. Là một lời khẳng định nền độc lập có được sau Cách mạng Tháng 8 không thể dễ dàng thay đổi. Cuộc sống người dân thay đổi hồn tồn, xã hội có sự biến đổi nhanh chóng nên đây là giai đoạn cần sự quản lý của cơ quan nhà nước về các hành vi xảy ra trong xã hội, những quy định pháp luật về hình sự được chú ý hơn.
Nếu trước giai đoạn này Chủ tịch nước là người ra các Sắc lệnh nhiều về hành vi hình sự thì các văn bản pháp luật của Chính phủ ban hành cũng được xem là nguồn để Tòa án dựa vào để xét xử. Đặc biệt nhất, nói về vấn đề các hành vi tội phạm về xâm phạm tính mạng, sức khỏe có nét tương đồng với BLHS năm 2015 thì Thơng tư 442/Ttg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ về việc trừng trị một số tội phạm lần đầu quy định rõ ràng hành vi và hình phạt cho các tội phạm. Tại đây, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ chưa được quy định cụ thể nhưng có tội giết người tương tự như tội giết
<i>hoặc vứt bỏ con mới đẻ của BLHS hiện hành đã được quy định: “Cố ý giết người: phạt </i>
<i>tù từ 5 đến 20 năm: nếu có trường hợp giảm nhẹ thì có thể hạ xuống đến 1 năm; giết có dự mưu có thể phạt đến tử hình.”</i><small>8</small> Phải thừa nhận rằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ là sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn lúc bấy giờ đã hoàn toàn làm chuyển biến quá trình xây dựng hệ thống pháp luật với lần đầu có sự xuất hiện của Tội giết người. Thiết nghĩ, khi hành vi người mẹ giết con mới đẻ hay hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn tới <small>8</small><i><small> Đoàn Thị Vân (2015), Tội giết con mới đẻ trong Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, </small></i>
<small>Trường Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 17 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">người con chết diễn ra thì Tịa án sẽ xét đến tội cố ý giết người tại Điều 3 Thông tư 442/Ttg. Khác với quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong BLHS thì thời điểm đó, Tịa án sẽ xem xét các yếu tố cấu thành của tội giết người để đưa ra phán quyết cho người mẹ có phạm tội hay khơng, quy định này có các yếu tố cấu thành khác với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
Trong suốt những năm 60 - 70 thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của các nguồn luật thành văn như Sắc lệnh, Pháp lệnh thì vai trò của Tòa án nhân dân tối cao trong việc xây dựng hệ thống pháp luật hình sự rất quan trọng. Trên thực tế, khi chỉ dựa vào các nguồn luật hình sự đã có như Sắc lệnh, Pháp lệnh, Thơng tư sẽ gây khó khăn cho Tịa án lúc xét xử các tội phạm. Từ đó, vai trị của Tịa án nhân dân tối cao khơng chỉ xét xử mà còn ban hành ra các bản tổng kết hàng năm, tổng kết chuyên đề của Toà án nhân dân tối cao được tổng hợp từ kinh nghiệm xét xử ở nhiều nơi. Các bản tổng kết trên như một nguồn luật hình sự đặc biệt dành cho nội bộ của Tịa án nhằm hướng dẫn cơng tác xét xử vụ án hình sự trong trường hợp thiếu pháp luật. Từ đó, lần đầu tội giết con mới đẻ được đề cập vào năm 1963 với Chỉ thị số 1/ NCCS ngày 14/3/1963 về xử lý tội giết trẻ em sơ sinh. Đây là bản tổng kết được Tòa án nhân dân tối cao soạn thảo vì nguyên nhân hành vi người mẹ giết con mới đẻ đang ngày càng tăng nhanh mà khơng có văn bản nguồn luật hình sự nào quy định rõ vấn đề này.<small>9</small> Trong cuộc sống xã hội của người dân lúc bây giờ, tồn tại rất nhiều lý do ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sức khỏe của người mẹ, cho nên người mẹ có suy nghĩ lệch lạc thực hiện hành vi sai trái với đạo làm mẹ. Chẳng hạn, nguyên nhân chiếm đa số là quan điểm trọng nam khinh nữ tồn tại từ thế hệ trước, kinh tế gia định khó khăn khơng thể ni dưỡng đứa bé, dư luận xã hội chê trách nếu có con trước hơn nhân thậm chí có thể là do mê tín dị đoan cho rằng đứa con không tồn tại sẽ giúp ích cho bản thân…
Đồng thời, Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người kèm theo
<i>Công văn số 452/HS2 ngày 10/8/1970 của TANDTC có quy định: “Những tình tiết đặc </i>
<i>biệt có tính chất giảm nhẹ cũng xác nhận giết trẻ em mới đẻ là phạm tội giết người có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt đồng thời cụ thể hóa các dấu hiệu của trường hợp phạm tội này.”</i><small>10</small><i> Như vậy, tội giết con mới đẻ chỉ được xem là tội giết người có tình tiết đặc biệt </i>
nên được giảm nhẹ tội. Xét đến hình phạt cho tội giết con mới đẻ có thể dựa vào Lời tổng kết Hội nghị cơng tác ngành tịa án năm 1976 của Tồ án nhân dân tối cao mà Tịa án đưa ra hình phạt là bị phạt tù có thời hạn thấp hơn 15 năm tù hay hưởng án treo hay
<i>có thể miễn hình phạt theo quy định: “Nếu rõ ràng bị cáo vì bị bức bách thật sự phải đi </i>
<i>vào con đường cùng mà giết con rồi tự sát thì có thể được miễn hình phạt” Mặc dù trong </i>
<small>9</small><i><small> Phạm Văn Báu (2000), “Tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số </small></i>
<small>2/2000, tr. 9 </small>
<small>10 Phạm Văn Báu, tlđd (9), tr. 9 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">các văn bản của Tịa án nhân dân tối cao khơng quy định tới tội vứt bỏ con mới đẻ nhưng trên thực tế Tịa án có thể dựa vào hậu quả cái chết của đứa con để xem xét tội giết con mới đẻ cho người mẹ.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy nguồn luật hình sự như Sắc lệnh, Pháp lệnh, Thơng tư hay các bản tổng kết của Tịa án nhân dân tối cao trong giai đoạn trước khi có một bộ luật quy định cụ thể, đầy đủ các hành vi tội phạm tuy được ban hành nhiều nhưng lại khơng mang được hiệu quả tối ưu. Tình trạng người dân bị xử oan, những hành vi trái đạo đức gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội chưa được quy định, sự bất đồng trong quan điểm phán xét của các Tịa án. Đây chính là tiền đề để Việt Nam cần có một Bộ luật hình sự bao gồm tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mặc khác, các văn bản trước dù có nhiều thiếu sót nhưng cũng là những cơ sở cơ bản để nhà làm luật xây dựng BLHS và từ đó các văn bản trước đây sẽ khơng cịn hiệu lực khi xét xử.
<b>1.2.3. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </b>
Phải nói rằng quyền sống là quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người và trẻ em cũng khơng ngoại lệ, bên cạnh đó quyền được chăm sóc ni dưỡng, quyền được sống chung với cha mẹ, quyền được tiếp nhận nền giáo dục là những quyền mà đáng lẽ mọi đứa trẻ nào được nhận. Có lẽ từ lúc nhận thức được trẻ em thuộc “nhóm người dễ bị tổn thương” nên dù chưa pháp điển hóa BLHS nhưng các văn bản quy phạm pháp luật trước đây đã xây dựng những quy định đặc biệt dành cho đối tượng này. Ngoài ra, ở giai đoạn xây dựng pháp luật hình sự dù chưa có khái niệm cụ thể về “nhóm người dễ bị tổn thương” ở văn bản quốc tế hay văn bản pháp luật trong nước nhưng qua các văn kiện quốc tế tổng quát về quyền con người hay văn kiện cụ thể về quyền tự do, cơ bản của con người như: Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) về quyền con người năm 1945; Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966…<small>11</small>, tuy Việt Nam khơng có nghĩa vụ phải dành quyền đặc biệt cho nhóm người này theo các văn kiện trên nhưng các văn kiện trên mang ý nghĩa làm cơ sở để xây dựng pháp luật hình sự.
BLHS năm 1985 ra đời với mục tiêu chấm dứt hoàn toàn hiệu lực của các văn bản cũ như Sắc lệnh, Pháp lệnh, Thông tư hay kể cả những bản tổng kết hàng năm, tổng kết chuyên đề của Toà án nhân dân tối cao. BLHS năm 1985 trở thành nguồn luật hình sự quan trọng, quyết định chính vào các phán quyết của Tịa án, là cơng cụ sắc bén để Nhà nước bước đầu tiến hành quản lý xã hội một cách chặt chẽ hơn, bảo vệ quyền lợi của toàn thể người dân. Một lần nữa khi BLHS lần đầu được ban hành vào năm 1985 đã <small>11 Lê Thị Diễm Hằng (2022), “Bảo vệ quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương là nạn nhân của </small>
<i><small>tội phạm bằng pháp luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 20 (468)/2022, tr. 557 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">thể hiện quyền sống, quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng của con người là quyền quan trọng, bất khả xâm phạm. Bởi lẽ, con người là chủ thể chủ yếu tham gia của quan hệ pháp luật hình sự, khi mà bất kỳ quá trình phát triển nào thì sự xuất hiện của con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Khi quyền sống, quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng của con người bị xâm phạm thì mục tiêu phấn đấu của lồi người sẽ trở nên vô nghĩa; động lực phát triển của xã hội sẽ bị triệt tiêu. Như vậy, khi xây dựng BLHS năm 1985 với 280 Điều với phần các tội phạm, nhà làm luật nhấn mạnh các tội danh xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ngay sau chương I về các tội xâm phạm an ninh quốc gia thể hiện tầm quan trọng của tính mạng, sức khỏe con người.<small>12</small>
Ở giai đoạn trước tuy hành vi giết con mới đẻ được đề cập nhưng chỉ là đề cập trong bản hướng dẫn nội bộ dùng trong Tòa án chứ không được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật. Khi BLHS năm 1985 ban hành, lần đầu tiên hành vi giết, vứt bỏ con mới đẻ của người mẹ được đề cập trong văn bản quy phạm pháp luật, đây là bước tiến lớn trong quá trình hồn thiện pháp luật hình sự. Mặc dù nhà làm luật có đề cập đến hành vi giết, vứt bỏ con mới đẻ trong BLHS năm 1985 nhưng không quy định riêng tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là tội phạm độc lập mà chỉ được coi là một trường hợp giết người đặc biệt. Theo đó, hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới được xác định là tội giết người tại khoản 4 Điều 101 BLHS năm 1985 thuộc một trong các tình tiết định khung giảm nhẹ của tội giết người. Tội giết người tại Điều 101 BLHS năm 1985 quy định như sau:
<i>“Điều 101: Tội giết người. </i>
<i>1- Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình; … </i>
<i>2- Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định ở khoản 1 Điều này hoặc khơng có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. </i>
<i>… </i>
<i>4- Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.” </i>
<small>12 Minh Hùng, “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 - Phần Tội phạm cụ thể)”, truy cập ngày 20/03/2023 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Như vậy, một chủ thể có hành vi giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn tới hậu quả đứa trẻ chết sẽ bị kết tội giết người với tình tiết định khung giảm nhẹ. Điểm đột phá của BLHS năm 1985 so với các nguồn luật hình sự trước đây là có quy định hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Vì BLHS năm 1985 là Bộ luật Hình sự đầu tiên được các nhà làm luật xây dựng nên với kinh nghiệm non nớt đã dẫn tới nhiều sự thiếu sót trong quy định về các tội phạm. Cụ thể, trong khoản 4 Điều 101 BLHS năm 1985 tồn tại nhiều điểm chưa rõ ràng cho nên để tiện trong việc xét xử tội danh thì Hội đồng Thẩm phán đã đưa ra Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985. Từ sự hướng dẫn của Nghị quyết 04, cơ quan tư pháp sẽ xem xét các yếu tố cấu thành tội phạm để đưa ra phán quyết phù hợp cho người phạm tội. Cụ thể cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất về khách thể, quan hệ xã hội bị xâm phạm là tính mạng của đứa trẻ mới đẻ. Đối tượng phạm tội của điều luật này là con mới đẻ và theo Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 phải là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại. Khi đứa trẻ mới sinh vượt q 7 ngày tuổi, Tịa án khơng cịn xét Tội giết người có cấu thành giảm nhẹ đặc biệt tại khoản 4 Điều 101 BLHS năm 1985 mà phải xét Tội giết người tại khoản 1 Điều 101 BLHS năm 1985.
Thứ hai về mặt khách quan. Đầu tiên nói đến hành vi khách quan của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại khoản 4 Điều 101 BLHS năm 1985 cũng tương tự với hành vi khách quan của tội giết người tại khoản 1 Điều 101 BLHS năm 1985 đều là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái phép, cụ thể là cái chết của đứa trẻ mới sinh trong 7 ngày tuổi. Hành vi tước đoạt tính mạng được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của người khác.<small>13</small> Cho nên hành vi có khả năng gây ra cái chết của đứa trẻ có thể là hành động như đâm, chém, ném đứa trẻ từ trên cao xuống đất… Hành vi khách quan cũng có thể là khơng hành động đó là những trường hợp người mẹ có nghĩa vụ phải làm một số việc nhất định để đảm bảo sự an tồn về tính mạng cho đứa con nhưng người mẹ đã không hành động dẫn tới cái chết cho đứa con, ví dụ như khơng cho con bú, không chăm con khi ốm. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại khoản 4 Điều 101 BLHS năm 1985 tồn tại ở hai dạng hành vi là hành vi giết con mới đẻ (bóp cổ, thắt cổ, dìm xuống nước, đâm chết…) và hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến đứa trẻ chết (vứt bỏ con ở sông, rừng sâu, nhà thờ, chùa…).
Do tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại khoản 4 Điều 101 BLHS năm 1985 là một trường hợp của tội giết người mà tội giết người là tội phạm có cấu thành vật chất nên hậu quả cái chết của đứa trẻ có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với hành vi giết con mới đẻ thì hậu quả con chết giúp xác định tội phạm đã được thực hiện ở giai đoạn nào, từ đó <small>13</small><i><small> Phạm Văn Đạt (2012), Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Trường </small></i>
<small>Đại học Cần Thơ, tr. 10 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">giúp Tòa án xác định mức phạt cho người phạm tội. Đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ thì hậu quả đứa con chết có ý nghĩa xác định người mẹ có phạm tội hay khơng. Sau khi bị vứt bỏ đứa con chết thì người mẹ sẽ phạm tội tại khoản 4 Điều 101 BLHS năm 1985, ngược lại, đứa con sau khi bị vứt bỏ vẫn còn sống thì người mẹ khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Về mối quan hệ nhân quả, hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hậu quả người con chết.
Quan trọng hơn, pháp luật hình sự quy định rõ ràng về hoàn cảnh phạm tội của khoản 4 Điều 101 BLHS năm 1985 là dấu hiệu định tội. Người mẹ phải rơi vào hoàn
<i>cảnh “chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê </i>
<i>bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v…) hoặc bị hoàn cảnh khác quan đặc biệt chi phối (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng…)”.</i><small>14</small><i> Đây là điều kiện tiên quyết để nhà làm luật có sự </i>
khoan hồng cho hành vi của người mẹ. Bởi lẽ, không có bất kỳ người mẹ nào tự nhiên có hành động gây bất lợi cho đứa con mình tự sinh ra. Khi người mẹ sinh ra đứa bé mà được sự chăm sóc, quan tâm từ các mối quan hệ xung quanh, khơng có bất kỳ yếu tố khách quan hay chủ quan nào làm người mẹ cảm thấy đứa trẻ gây bất lợi cho mình thì đương nhiên đứa trẻ sinh ra khơng bị tước đoạt tính mạng hay bị vứt bỏ. Ngược lại, chỉ khi có những yếu tố đánh vào tâm lý người mẹ như tư tưởng lạc hậu hay bị hoàn cảnh khác quan đặc biệt chi phối thì hành vi sai trái của người mẹ mới thực hiện.
Thứ ba về chủ thể thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là người mẹ sinh ra đứa trẻ đó và khơng phải người mẹ do nhận nuôi. Chủ thể khác như cha ruột, anh chị, chú bác… những người trong gia đình thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ đứa trẻ trong vịng 7 ngày tuổi thì cũng khơng xác lập tội tại khoản 4 Điều 101 BLHS năm 1985 mà xác lập tội giết người tại Khoản 1 Điều 101 BLHS năm 1985.
Thứ tư về mặt chủ quan của tội giết hoặc vứt bỏ đứa trẻ tại khoản 4 Điều 101 BLHS năm 1985. Hành vi giết hoặc vứt bỏ đứa trẻ mới sinh trong 7 ngày tuổi được thực hiện với lỗi cố ý. Vì hành vi giết con mới đẻ và hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn tới đứa trẻ chết là trường hợp đặc biệt của tội giết người nên người phạm tội có thể thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
Thứ năm về hình phạt dành cho tội giết hoặc vứt bỏ đứa trẻ tại khoản 4 Điều 101 BLHS năm 1985. Nhìn sự tương phản về hình phạt của tội giết người và tội giết con mới đẻ trong cùng một Điều 101 BLHS năm 1985, trong khi mức phạt nặng nhất của hành vi giết người cơ bản là phạt tù có thời hạn 15 năm còn với hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ gây ra cái chết của đứa con mới đẻ trong 7 ngày tuổi lại chỉ là phạt tù có thời hạn
<i>2 năm nếu người mẹ nào do “ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn </i>
<small>14 Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><i>cảnh khách quan đặc biệt”. Chính sách của nhà làm luật khi dành sự khoan hồng cho </i>
đối tượng này đương nhiên là có điểm hợp lý với quan điểm nhân đạo, nhân văn của nhà nước nhưng cũng có điểm chưa hợp lý khi xét xử bị cáo với tội giết người chứ không phải tội giết con mới đẻ hay vứt bỏ con mới đẻ do chưa cá thể hóa hai hành vi này với hành vi giết người.
<b>1.2.4. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </b>
Trên thực tế, một người phụ nữ khi có hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết sẽ bị phán tội giết người theo như BLHS năm 1985 thì khơng thể hiện đầy đủ bản chất của tội phạm. Vì Tồ án vẫn phải kết án người mẹ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, nhưng chỉ chịu phạt tù có thời hạn 2 năm tù là cao nhất, chưa kể về hậu quả pháp lý và xã hội đối với người phạm tội rất nặng nề, chẳng hạn người ngoài sẽ đánh giá người mẹ là kẻ sát nhân dù thực chất người mẹ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mới có hành động đó và sẽ mang danh “giết người” suốt đời ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của họ.<small>15</small> Bên cạnh đó, bản chất của văn bản quy phạm pháp luật là phải có độ chính xác, rõ ràng về từ ngữ nên cần tránh gây sự nhầm lẫn dẫn tới hậu quả pháp lý và hậu quả xã hội khác nhau. Dựa vào mức độ nguy hiểm cho xã hội và các quy định trong BLHS năm 1985, từ đó nhà làm luật sửa đổi và hồn thành BLHS năm 1999 với 7 Điều được tách từ các tội danh cũ thành tội danh độc lập (Điều 94; Điều 95; Điều 99; Điều 105; Điều 106; Điều 107; Điều 109 BLHS năm 1999). Hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết khơng cịn là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của Tội giết người nữa mà được quy định thành một tội danh độc lập là “Tội giết con mới đẻ” tại Điều 94 BLHS năm 1999:
<i>“Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.” </i>
Về cơ bản, các yếu tố cấu thành tội giết con mới đẻ tại Điều 94 BLHS năm 1999 có nét tương đồng khá nhiều so với khoản 4 Điều 101 BLHS năm 1985 nhưng vẫn xuất hiện những điểm khác biệt có sự tiến bộ như sau:
Điểm khác biệt đầu tiên là hành vi giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết đã được tách ra khỏi tội giết người thành một tội phạm độc lập. Thiết nghĩ, việc tách Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ra khỏi Tội giết người hoàn toàn hợp lý với xã hội hiện nay. Đơn giản ngay trong Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền
<i>trẻ em năm 1989 được Việt Nam phê chuẩn năm 1990 quy định “Các Quốc gia thành </i>
<small>15</small><i><small> Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm (tập 1), NXB. Thành </small></i>
<small>phố Hồ Chí Minh, tr. 25 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><i>viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà khơng có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó.” </i>
<i>cùng với “Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền vốn có là </i>
<i>được sống.”</i><small>16</small><i>. Từ văn bản quốc tế được Việt Nam phê chuẩn thể hiện tầm quan trọng </i>
của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, nhà nước đối với sự xuất hiện, phát triển của trẻ em nên ghi nhận hành vi xâm phạm quyền sống của trẻ em thành tội phạm riêng biệt hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế.
Điểm khác biệt thứ hai là về phần hình phạt có sự tăng nhẹ về loại hình phạt cải tạo khơng giam giữ, nếu BLHS năm 1985 chỉ cải tạo không giam giữ đến một năm thì BLHS năm 1999 tăng lên là hai năm phạt cải tạo không giam giữ.
Bản thân Điều 94 BLHS năm 1999 chưa thể hiện rõ nhiều vấn đề như “con mới đẻ” là bao nhiêu tuổi? Người mẹ phải bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hay rơi vào hoàn cảnh khách quan đặc biệt là như thế nào? Mà tại thời điểm đó chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể các quy định trong BLHS năm 1999 cho nên Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn sẽ được Tòa án sử dụng để thực thi pháp luật dù văn bản khơng cịn hiệu lực. Song, tuy được quy định thành tội giết con mới đẻ riêng biệt là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn xét xử và chuẩn hóa về mặt lập pháp nhưng điểm hạn chế, chưa rõ ràng vẫn còn. Cụ thể:
Hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội giết con mới đẻ Điều 94 BLHS năm 1999 có hai dạng hành vi: thứ nhất là hành vi giết con mới đẻ và thứ hai là hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến đứa trẻ chết. Đây là hai loại hành vi khác nhau và có tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau mà khi xét xử đều đưa vào Tội giết con mới đẻ. Trường hợp người mẹ
<i>do “ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc </i>
<i>biệt” mà vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết mà phải gánh chịu trách nhiệm </i>
hình sự về tội giết con mới đẻ là không phù hợp. Bởi trong trường hợp vứt bỏ đứa trẻ thì có hai khả năng xảy ra: Một là người mẹ có mong muốn đứa con mình chết nên vứt bỏ con ở nơi heo hút, vắng người, khơng tạo cơ hội để đứa trẻ sống sót. Hai là người mẹ vứt bỏ đứa con mới đẻ mà khơng có mong muốn đứa trẻ chết, mong muốn đứa trẻ có thể được người khác nhận lấy ni dưỡng mà đứa trẻ vẫn chết vì sự khắc nghiệt của tự nhiên thì khơng thể xác định người mẹ có tội giết con mới đẻ được.<small>17</small> Vấn đề thứ hai là <small>16 Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 6 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 </small>
<small>17 Đinh Văn Quế, “Hành vi giết hay vứt bỏ con mới đẻ?”, moi-de.html, truy cập ngày 23/03/2023 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">hình phạt, phải chăng Nhà nước đang quá khoan nhượng cho chủ thể đặc biệt này? Hình phạt của Tội giết con mới đẻ tại Điều 94 BLHS năm 1999 nhẹ hơn gấp 10 lần so với hình phạt của Tội giết người tại Điều 93 BLHS năm 1999. Mặc dù cả hai tội trên đều xâm phạm tới quyền được sống – quyền thiêng liêng nhất của con người nhưng hình phạt quá khác biệt, khơng thể đảm bảo tính răn đe đối với người phạm tội.
Xét đến hiện tại, quy định này có vẻ khơng cịn phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam, trình độ dân trí càng ngày càng cao, sự tinh vi của những người lợi dụng điểm hở của pháp luật khơng cịn xa lạ với xã hội mới. Bởi lẽ thế, BLHS năm 2015 đã được xây dựng với mục tiêu đảm bảo trật tự xã hội trước những hành vi xâm phạm đến các lợi ích quan trọng mà pháp luật bảo vệ. Không thể để nguyên tắc “vô luật, bất hình”- khơng có luật thì khơng có hình phạt làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý xã hội, đảm bảo quyền lợi của nhân dân của Nhà nước thì quy định pháp luật rõ ràng, chính xác đem lại sự thuận lợi cho cơ quan tư pháp. BLHS năm 2015 vẫn sẽ kế thừa các quy định trong BLHS cũ nhưng có sửa đổi, bổ sung nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự.
<b>1.3. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </b>
<i>“Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ </i>
<i>1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. </i>
<i>2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” </i>
Với BLHS năm 1999 quy định hành vi giết con mới đẻ và hành vi vứt bỏ con mới đẻ của người mẹ là Tội giết con mới đẻ tại Điều 94 đã khơng có sự phân biệt về dấu hiệu định tội (về hậu quả của tội phạm) và khung hình phạt dù tính nguy hiểm của hành vi vứt bỏ con mới đẻ thấp hơn so với hành vi giết con mới đẻ. Hơn nữa, về kỹ thuật lập pháp, quy định của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau đối với đối tượng tác động của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Bởi lẽ thế, BLHS năm 2015 được ban hành để làm rõ dấu hiệu định tội và phân hóa trách nhiệm hình sự giữa Tội giết con mới đẻ và Tội vứt bỏ con mới đẻ. BLHS năm 2015 bổ sung Tội vứt bỏ con mới đẻ vào tên điều luật và tách bạch giữa Tội giết con mới đẻ và Tội vứt bỏ con mới đẻ ở hai khoản khác nhau cũng như điều chỉnh khung hình phạt phù hợp với mỗi hành vi. Nhưng để xác định được khi nào xét xử Tội giết con mới đẻ tại khoản 1 Điều 124 BLHS năm 2015 và khi nào xét Tội vứt bỏ con mới đẻ tại khoản 2 Điều 124
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">BLHS năm 2015 thì chúng ta tiến hành phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm của hai tội trên dưới góc độ pháp luật.
<b>1.3.1. Dấu hiệu pháp lý 1.3.1.1. Khách thể </b>
<i>“Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.”</i><small>18</small><i>. Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ xã hội đều được Luật Hình sự </i>
bảo vệ cho nên ngay tại Điều 1 và Điều 8 BLHS năm 2015 đã quy định đầy đủ những
<i>quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, bao gồm: “độc lập, chủ quyền, thống nhất, </i>
<i>toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Các quan hệ xã hội này một khi bị xâm hại bởi </i>
tội phạm thì sẽ trở thành khách thể của tội phạm.
Mặc dù Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ đã được tách ra khỏi Tội giết người nhưng thực chất bản thân Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cũng là tội phạm được quy định trong Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Bởi thế, quan hệ xã hội bị xâm phạm của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là quyền sống, quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng, là tính mạng của đứa bé mới được sinh ra. Trẻ em là một phần của nhân loại, là con người, là đối tượng cần được bảo vệ bởi Bộ luật nhân quyền cùng với việc trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nên từ góc độ pháp luật quốc tế hay góc độ pháp luật Việt Nam thì trẻ em đều cần những lợi ích tốt nhất để phát triển bản thân. Tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 thể hiện rõ tầm quan trọng của sự phát triển của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân với đối tượng
<i>này: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được </i>
<i>tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”. Vì vậy, </i>
quyền sống, quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng đứa bé mới được sinh ra là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ hoàn toàn phù hợp với quan điểm của quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, đặc biệt hơn chúng ta phải nói tới đối tượng tác động của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là đứa con trong 7 ngày tuổi. Phải nói đây là điểm khác biệt của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 không quy định rõ ràng đối tượng tác động là đứa trẻ bao nhiêu ngày tháng tuổi dẫn tới hạn chế như Tòa án mỗi nơi xác định “con mới đẻ” khác nhau như 03 ngày tuổi, 07 ngày tuổi, 15 ngày tuổi… Mặc dù Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn <small>18</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung, </small></i>
<small>NXB. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 108 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 hướng dẫn nhưng khơng tránh được trường hợp Tịa án xác định khác với Nghị quyết. Vì điểm bất cập đó, BLHS năm 2015
<i>có sự điều chỉnh phù hợp khi đưa cụm từ “con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi” vào </i>
điều luật nhằm xác định rõ đứa trẻ mới đẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ là đứa trẻ sau khi ra đời trong vịng 07 ngày. Ngồi ra, đứa trẻ mới sinh này phải là con của chính chủ thể phạm tội đẻ ra chứ khơng phải là con nuôi được nhận từ người khác. Ngược lại, nếu người mẹ đã trao quyền nuôi dưỡng đứa con mới đẻ của mình cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ đứa con của mình thì dù khơng cịn là quan hệ mẹ con trên pháp luật nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại Điều 124 BLHS năm 2015. Bắt đầu từ ngày thứ 8 kể từ khi đứa bé được sinh ra, dù người mẹ có thực hiện hành vi giết hay vứt bỏ dẫn tới đứa bé chết thì người mẹ khơng cịn phạm tội giết con mới đẻ hay tội vứt bỏ con mới đẻ. Mà dựa vào hành vi của người mẹ, Tòa án sẽ xác định người mẹ sẽ phạm Tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng là “giết người dưới 16 tuổi” tại Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015. Xét về loại tội phạm tại Điều 9 BLHS năm 2015 thì Tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng là “giết người dưới 16 tuổi” là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng còn Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ chỉ là loại tội phạm ít nghiêm trọng.<small>19</small> Bởi thế mới cần sự rõ ràng về độ tuổi của “đứa con mới đẻ” trong Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
<b>1.3.1.2. Mặt khách quan </b>
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội; Hậu quả nguy hiểm cho xã hội; Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như: thời gian, địa điểm, phương tiện, cơng cụ phạm tội, hồn cảnh phạm tội...<small>20</small> Mặt khách quan là yếu tố quan trọng để xác định có tội phạm xảy ra hay khơng, do phải có hành vi phạm tội được thể hiện ra bên ngồi thì mới có khả năng gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Ngồi ra, khơng phải mọi tội phạm nào cũng phải có đủ các dấu hiệu như hành vi nguy hiểm; hậu quả; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và các điều kiện bên ngồi khác. Chỉ những tội phạm có cấu thành vật chất thì mới cần có đủ ba dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Cịn tội phạm có cấu thành hình thức thì mặt khách quan chỉ cần có dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc. Tội giết con mới đẻ và Tội vứt bỏ con mới đẻ đều là tội phạm có cấu thành vật chất nên cần đủ ba dấu hiệu bắt buộc là hành vi nguy hiểm; hậu quả; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi <small>19 Phan Thị Thu Lê, Hoàng Hải Yến (2020), “Một số vấn đề về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái </small>
<i><small>bằng pháp luật Hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 4/2020, tr. 24 </small></i>
<small>20 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (18), tr. 121 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">và hậu quả. Bên cạnh đó, Điều 124 BLHS năm 2015 được xây dựng dành cho đối tượng đặc biệt, chủ thể đặc biệt cũng như khung hình phạt khoan hồng hơn nên nhà làm luật
<i>cịn quy định hồn cảnh phạm tội “do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc </i>
<i>trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt” là dấu hiệu định tội. </i>
<b>Hành vi nguy hiểm cho xã hội: </b>
<i>“Hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự có ý thức và ý chí của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội”</i><small>21</small><i>. Tại Điều 124 BLHS năm 2015 có hai tội </i>
riêng biệt được quy định hai khoản khác nhau là Tội giết con mới đẻ quy định tại khoản 1 Điều 124 và Tội vứt bỏ con mới đẻ quy định tại khoản 2 Điều 124. Vì vậy, hành vi của hai tội này về cơ bản có sự khác biệt tương đối rõ ràng.
Đối với khoản 1 Điều 124 BLHS năm 2015 quy định về Tội giết con mới đẻ:
<i>“Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”. Hành vi khách quan của tội giết con mới đẻ cũng tương tự như tội </i>
giết người là hành vi tước bỏ trái pháp luật tính mạng của đứa bé mới được sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi. Hành vi khách quan của một tội phạm có thể thực hiện thơng qua hai hình thức: hành động phạm tội hoặc không hành động phạm tội. Ở dạng hành động phạm tội, người mẹ có thể bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém đứa bé bằng một vật sắc nhọn nào đó, chơn đứa bé, dùng gối đè nhằm không cho đứa bé thở, ném đứa bé từ trên cao xuống dưới đất… Ngồi ra, dạng khơng hành động phạm tội là chủ thể có đủ điều kiện khả năng để thực hiện nghĩa vụ của mình như là người mẹ có đủ khả năng, điều kiện để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ tính mạng của đứa bé nhưng khơng làm điều đó. Ví dụ như người mẹ có thể khơng cho con bú sữa nhằm để đứa bé chết đói, khơng cho uống thuốc khi đứa bé bị ốm, để mặc không quan tâm tới các yếu tố ngoại cảnh có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng đứa bé…
Đối với khoản 2 Điều 124 BLHS năm 2015 quy định về Tội vứt bỏ con mới đẻ:
<i>“Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”. Hành vi khách quan của tội này là hành vi vứt bỏ đứa trẻ ở một nơi nào </i>
đó dẫn tới đứa trẻ chết chứ khơng cịn là hành vi tước đoạt tính mạng của đứa trẻ. Ở tội vứt bỏ con mới đẻ thì khơng có hành vi tác động vật lý trực tiếp làm đứa trẻ chết ngay mà người mẹ sẽ bỏ mặc con ở một nơi nào đó rồi bỏ đi nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng, bảo vệ đứa trẻ nên đưa đứa trẻ tới những nơi mà mình nghĩa rằng khơng thấy đứa trẻ nữa. Hành vi vứt bỏ có thể là để đứa trẻ ở trại mồ côi, nhà thờ, <small>21 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (18), tr. 122 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">chùa, bệnh viện, công viên… chưa kể những nơi vắng người, không có khả năng đứa trẻ được phát hiện như hẻm vắng, vách tường, rừng sâu, nghĩa trang… dẫn tới đứa bé phải đối mặt với nguy hiểm từ tự nhiên như côn trùng đốt, bị sốt rét, động vật ăn thịt tiếp cận mà đứa trẻ khơng tự mình bảo vệ được nên cái chết xuất hiện. Thật ra, vứt bỏ có thể nói là đồng nghĩa với việc đứa trẻ khơng được bú sữa, bỏ đói, khơng được bảo vệ, nuôi dưỡng cũng tương đồng với hành vi không hành động phạm tội của Tội giết con mới đẻ.
Ví dụ về Bản án số 20/2021/HS-ST ngày 22/12/2021 của Tịa án nhân dân huyện Sơng Hinh, tỉnh Phú Yên. Năm 2016 chị M có thai với Y Ph, tuy nhiên Y Ph lại khơng nhận đó là con của mình, mặc dù đến lần thứ hai có thai với Y Ph. M bị gia đình hai bên chửi mắng và đuổi đi. Sau đó M đi kiếm việc làm để sống, tuy nhiên trong quá trình mang thai M có ý định bỏ con vì hồn cảnh khó khăn, nhận thấy toàn gặp điều xui xẻo. Đến ngày 12/11/2016 thì M sinh con tại một cái ao, sau đó đi về nhà mẹ đẻ. Lúc bà H phát hiện thì bé đã tử vong.<small>22</small> Tịa án xét xử chị M phạm tội giết con mới đẻ tại khoản 1 Điều 124 BLHS năm 2015. Trong trường hợp này, mặc dù chị M thực hiện hành vi vứt bỏ nhưng về ý chí thì chị M mong muốn đứa con chết từ trước. Và chị M đã vứt bỏ con xuống ao (nơi khơng đủ an tồn về tính mạng của đứa trẻ) nên không thể xử tội vứt bỏ con mới đẻ cho chị M. Vì vậy, Tịa án xử tội giết con mới đẻ cho chị M là hợp lý. Qua đây, có thể nhận thấy, hành vi vứt bỏ cũng có thể là hành vi khách quan của tội giết con mới đẻ nên cần những căn cứ để phân biệt tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ.
<b>Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: </b>
<i>“Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ”</i><small>23</small><i>. Một tội phạm xảy ra có thể làm biến đổi trạng thái </i>
bình thường của đối tượng tác động, hơn nữa tùy vào hành vi phạm tội tác động lên bộ phận nào của quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ mà thiệt hại có thể khác nhau. Đối với cả hai tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ thì hậu quả nguy hiểm cho xã hội là cái chết của đứa trẻ. Thông thường hậu quả đứa con tử vong xảy ra ngay sau khi người mẹ thực hiện hành vi khách quan của tội giết con mới đẻ còn với hành vi khách quan của tội vứt con mới đẻ phải tốn nhiều thời gian thì mới xuất hiện hậu quả như là sau một hai ngày đứa trẻ không được bú sữa mới dẫn tới kiệt sức và chết. Với hai tội phạm có cấu thành vật chất thì hậu quả của hành vi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét tội phạm hoàn thành hay khơng dẫn tới nhiều hệ quả khác nhau. Dù có
<small>22 Bản án số 20/2021/HS-ST về tội giết con mới đẻ của Tịa án nhân dân huyện Sơng Hinh, tỉnh Phú Yên </small>
<small>23 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (18), tr. 128 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">cùng là tội phạm có cấu thành vật chất nhưng dấu hiệu hậu quả trong cấu thành tội phạm của mỗi tội phạm lại có ý nghĩa pháp lý khác nhau:<small>24</small>
Đối với tội giết con mới đẻ, dấu hiệu hậu quả đứa trẻ chết có ý nghĩa như thế nào đối với tội giết con mới đẻ chưa được quy định và hướng dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, xét về mối quan hệ giữa Tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015) với Tội giết con mới đẻ (Điều 124 BLHS năm 2015) là mối quan hệ giữa cấu thành tội phạm chung và cấu thành tội phạm riêng, tội giết con mới đẻ là trường hợp đặc biệt của tội giết người. Vì thế, dấu hiệu hậu quả đứa trẻ chết của tội giết con mới đẻ tại khoản 1 Điều 124 BLHS năm 2015 có ý nghĩa tương tự như hậu quả nạn nhân chết trong tội giết người tại Điều 123 BLHS năm 2015. Việc Tòa án xác định người mẹ có cần chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình hay khơng thì Tòa án phải kết hợp giữa dấu hiệu hậu quả và dấu hiệu lỗi.
Với tội giết con mới đẻ được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người mẹ nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả cái chết của đứa trẻ có thể hoặc tất yếu xảy ra và mong muốn cái chết của đứa trẻ xảy ra. Đối với trường hợp này, hậu quả đứa trẻ chết có ý nghĩa xác định giai đoạn thực hiện tội phạm. Cụ thể, người mẹ thực hiện hành vi giết, đâm, chém… dẫn tới hậu quả đứa con chết thì người mẹ chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. Đây là trường hợp hành vi phạm tội của người mẹ đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm và đã thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội giết con mới đẻ nên trách nhiệm hình sự được đặt ra một cách đầy đủ. Trong trường hợp người mẹ đã thực hiện hành vi giết con mới đẻ trong 7 ngày tuổi nhưng hậu quả đứa con chết không xảy ra do nguyên nhân khách quan ngồi ý muốn của người mẹ (ví dụ như bỏ thuốc độc vào sữa để đầu độc con nhưng do khơng đủ liều lượng nên con khơng chết) thì người mẹ vẫn bị định tội giết con mới đẻ ở giai đoạn chưa đạt.
Với tội giết con mới đẻ được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp, người mẹ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả cái chết của đứa trẻ có thể xảy ra, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho đứa trẻ chết. Đối với trường hợp này, hậu quả đứa trẻ chết có ý nghĩa định tội. Cụ thể, khi người mẹ có hành vi tác động trái phép đến thân thể của đứa con do lỗi cố ý gián tiếp gây ra hậu quả đứa con chết thì người mẹ phạm tội giết con mới đẻ tại khoản 1 Điều 124 BLHS năm 2015. Trái lại, hậu quả đứa con chết khơng xảy ra thì người mẹ khơng phạm tội giết con mới đẻ, nhưng nếu hành vi của người mẹ gây thương tích đủ mức cấu thành Tội cố ý gây thương tích tại Điều 134 BLHS năm 2015 thì người mẹ sẽ bị buộc Tội cố ý gây thương tích.
Đối với tội vứt bỏ con mới đẻ, hành vi vứt bỏ đứa trẻ bắt buộc phải gây ra cái chết của đứa trẻ thì mới cấu thành tội phạm, cịn trong trường hợp đứa trẻ bị bỏ rơi mà <small>24 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (2), tr. 64 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">có người chăm sóc, ni dưỡng, tự sống sót xem như khơng xảy ra hậu quả nên người mẹ không phạm tội vứt bỏ con mới đẻ. Bởi lẽ, đối với chủ thể có ý muốn gây thiệt hại đến tính mạng của con người cần sự trừng trị, răn đe cao hơn chủ thể chỉ có ý định vứt bỏ trách nhiệm làm mẹ của mình. Không thể để trẻ em bị đấng sinh thành dùng “quyền” làm mẹ tước đoạt sinh mạng, con cái bị coi như tài sản riêng, có thể “dùng” mà cũng có thể “bỏ”. Nhưng hành vi vứt bỏ con mới đẻ dù không gây ra hậu quả cái chết của đứa trẻ vẫn tồn tại tính nguy hiểm cho xã hội, vì thế liệu có phù hợp khi khơng quy định trách nhiệm hình sự với người mẹ vứt bỏ con mới đẻ không gây ra hậu quả chết.
<b>Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: </b>
<i>“Mối quan hệ nhân quả trong Luật Hình sự được hiểu là mối liên hệ giữa một hiện tượng là hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là nguyên nhân với một hiện tượng là hậu quả nguy hiểm cho xã hội đóng vai trị là kết quả.”</i><small>25</small><i>. Hành vi </i>
giết con mới đẻ hay hành vi vứt bỏ con mới đẻ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hậu quả tử vong của đứa bé. Việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả này sẽ là cơ sở để buộc người có hành vi tước bỏ trái pháp luật tính mạng của người khác phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người do mình gây ra.
<b>Hồn cảnh phạm tội: </b>
<i>“Hoàn cảnh phạm tội là tổng hợp những tình tiết khách quan xung quanh việc thực hiện tội phạm, là bối cảnh khi hành vi phạm tội diễn ra có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.”</i><small>26</small><i>. Cả hai tội giết và vứt bỏ con mới đẻ đều quy </i>
<i>định dấu hiệu hoàn cảnh phạm tội bắt buộc là “do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc </i>
<i>hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt”. Đây là quy định được kế thừa và duy </i>
trì từ BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999, về cơ bản không khác với văn bản hướng dẫn ở giai đoạn trước khi ban hành BLHS năm 1985. Do hiện tại, chưa có bất kỳ văn bản hướng dẫn về quy định của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong BLHS năm 2015 cho nên về động cơ phạm tội sẽ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan là quan điểm của Tòa án. Từ trước tới nay, chúng ta chỉ có văn bản duy nhất có hướng dẫn cụ thể hồn cảnh phạm tội là Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985, dù văn bản này đã khơng cịn hiệu lực thi hành nhưng vẫn có ý nghĩa tham khảo khi xét xử tội.
Theo Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn
<i>phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: “Người mẹ này chịu ảnh </i>
<i>hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v…)”. Văn bản hướng dẫn này chỉ mang tính chất liệt kê nên khơng thể </i>
<small>25 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (18), tr. 131 26 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (18), tr. 135 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><i>bao quát được tất cả những gì gọi là “tư tưởng lạc hậu”. Ảnh hưởng nặng nề của tư </i>
tưởng lạc hậu có thể hiểu đơn giản là ảnh hưởng của tư tưởng cũ, đã lỗi thời khơng cịn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện đại, văn minh, những quan điểm có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội đương thời, những tư tưởng phản tiến bộ nảy sinh trong quá trình xây dựng xã hội mới. Phải nói Việt Nam là một quốc gia nền kinh tế phát triển bền vững, từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vịng một thế hệ.<small>27</small> Cùng với đó, cuộc sống người dân thay đổi tốt lên đáng kể, ai cũng có thể tiếp cận nền giáo dục mà trước đây khơng phải ai cũng đương nhiên có thể học tập, cho nên trình độ dân trí cao để kịp phù hợp với nền văn minh mới. Trái lại, có một số người vẫn còn tư tưởng “cổ lỗ sĩ”, ảnh hưởng đến hành trình đưa Việt Nam tới trường quốc tế.
Trước đây, do chịu ảnh hưởng bởi xã hội phong kiến nên tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” luôn tồn tại từ thế hệ trước, dẫu hiện giờ quan điểm “bình đẳng giới” được hình thành nhưng tư tưởng đó vẫn cịn tồn tại ở nhiều nơi. Trong trường hợp người phụ nữ sinh sống trong môi trường phân biệt nam nữ dù bản thân không ghét bỏ con gái nhưng khi bị áp lực từ gia đình sẽ làm thay đổi bản chất làm mẹ của người phụ nữ. Hiện thực phản ánh rất rõ nhiều trường hợp người mẹ mang thai 9 tháng 10 ngày phải tàn nhẫn tự tay giết con mình hoặc vứt bỏ con mình dù đứa con chỉ mới đẻ ra trong vịng 7 ngày tuổi. Có lẽ vì người mẹ sợ phải chịu chỉ trích của gia đình dẫn tới tâm lý bất ổn nên suy nghĩ “phải làm con gái mình biến mất” được hình thành. Việc tiếp thu văn hóa nước ngồi nhưng khơng được chọn lọc cũng ảnh hưởng tới xã hội. Chẳng hạn, về vấn đề quan hệ tình dục trước hơn nhân của giới trẻ hiện nay, dù đây không phải tư tưởng xấu nhưng một số người chưa đủ kiến thức, thiếu thận trọng nên dẫn tới mang thai ngoài ý muốn mà người này thiếu kinh nghiệm trong việc sinh đẻ hay nuôi dưỡng. Theo quan điểm của thế hệ cũ, người phụ nữ có thai trước thời điểm kết hơn là chuyện tối kỵ, bị xã hội lên án rất nhiều. Thông thường, một cơ gái trẻ mang thai ngồi ý muốn sau khi sinh con, cô gái trẻ này phải chịu sự đau đớn về thể xác cùng với sự lo lắng khi đối mặt với lời trách móc từ gia đình, đàm tiếu từ hàng xóm, sự coi thường của bạn bè nên tâm sinh lý của cô gái này sẽ bị rối loạn dẫn tới hành vi trái với đạo làm mẹ như là dùng dao đâm con, vứt con ở nơi hoang vắng, hẻm hóc… Hay là vấn đề bị xã hội lên án bấy lâu nay – người mẹ tin vào bói tốn, ma quỷ, thần thánh cho là “phải giết con thì mới khơng bị con ma quấy phá” mà giết hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến đứa trẻ chết.
Theo Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn
<i>phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: “Người mẹ bị hoàn cảnh </i>
<i>khác quan đặc biệt chi phối (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng…)”. Trong hoàn cảnh </i>
<small>27 “Tổng Quan về Việt Nam”, truy cập ngày 15/04/2023 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">khách quan đặc biệt nên người mẹ có hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì khơng cịn truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người mà phải chịu trách nhiệm về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Hoàn cảnh khách quan đặc biệt ở đây có thể xuất phát từ thể chất người mẹ như người mẹ khơng có khả năng ni con do bị mất sữa, bị bệnh nặng, bị nhiễm HIV… hay xuất phát từ đứa con như đứa con sinh ra khơng bình thường về tâm sinh lý, thể chất như bị bệnh đao, tâm thần, bị quái thai, dị dạng… hay xuất phát từ vấn đề bên ngoài như kinh tế khó khăn khơng đủ ni con, bị người cha của đứa trẻ ruồng bỏ, khơng có khả năng ni đứa trẻ một mình, bị người khác hại…
Ví dụ về Bản án số 11/2019/HS-ST ngày 22/4/2019 của Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Vào ngày 05/10/2018, chị T (đang mang thai khoảng 9 tháng) đang ở nhà cùng chồng thì cảm thấy đau bụng nên T đã đi ra khu vực rừng keo tràm cách nhà khoảng 200m để đi vệ sinh. Ngay tại đó, T đã sinh ra một bé trai cùng với dây rốn và nhau thai. Sau khi sinh T bị ngất một lúc cho đến khi tỉnh lại và sờ vào phía sau đầu của đứa trẻ thấy mềm nên hốt hoảng vứt bỏ đứa trẻ lại ở đó rồi đi về nhà. Sau khi sinh và vứt bỏ con, T không thông báo cho chồng cũng như gia đình biết. Sau đó đứa bé tử vong. Tòa án nhận định chị T phạm tội vứt bỏ con mới đẻ tại khoản 2 Điều 124 BLHS năm 2015.<small>28</small> Hành vi bỏ mặc con mình ngay sau khi sinh ở trong rừng được xem là hành vi vứt bỏ con mới đẻ trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt, cụ thể là chị T tâm lý bị bất ổn sau khi sinh con và hốt hoảng khi sờ vào phía sau đầu của đứa trẻ thấy mềm. Nhận thấy người phạm tội bỏ mặc con mình vì “hoàn cảnh khách quan đặc biệt” nên người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự về tội vứt bỏ con mới đẻ chứ không chịu trách nhiệm về tội giết con mới đẻ là hợp lý.
Do Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 không định nghĩa rõ ràng cũng không đưa ra điều kiện để xác định như thế nào là tư tưởng lạc hậu hay hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà chỉ liệt kê một số trường hợp, như vậy Tòa án xét xử một người phụ nữ giết con hoặc vứt bỏ con mới đẻ phải điều tra cặn kẽ về hoàn cảnh phạm tội của người phụ nữ đó để đảm bảo bảo vệ người mẹ - người dễ bị tổn thương.
<small>28 Bản án số: 11/2019/HS-ST ngày 22/4/2019 về tội vứt bỏ con mới đẻ của Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình </small>
<small>29 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (18), tr. 136 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Đầu tiên, về năng lực trách nhiệm hình sự tuy khơng được quy định cụ thể khi nào một cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng thơng thường chúng ta sẽ dựa vào tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đương nhiên không phải cá nhân nào khi đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là có năng lực trách nhiệm hình sự. Cá nhân đó phải có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình mới được xem là có năng lực trách nhiệm hình sự. Ngược lại, một cá nhân dù có hành vi phạm tội nhưng thuộc trường hợp tại Điều 21 BLHS năm 2015 quy định do sự tác động của bệnh tâm thần hoặc bệnh khác về nhận thức và điều khiển hành vi làm người đó khơng nhận thức được hành vi của mình hoặc khơng điều khiển được hành vi của mình thì sẽ khơng cần chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, xét về tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 thì chủ thể của tội này phải đủ 16 tuổi trở lên mới đáp ứng được dấu hiệu tuổi. Bởi tội giết hoặc vứt bỏ là loại tội phạm ít nghiêm trọng nên đối với chủ thể người mẹ dưới 16 tuổi đương nhiên khơng truy cứu trách nhiệm hình sự được. Thực tế, nhiều trường hợp người mang thai là người dưới 16 tuổi do chạy theo văn hóa phương Tây về tình dục sự bồng bột, khơng được giáo dục về vấn đề tình dục cẩn thận nên quan hệ tình dục trước hơn nhân tăng nhiều mà khả năng sinh, ni con chưa có, bởi vậy, hành vi giết hay vứt bỏ con mới đẻ thường xảy ra ở tầm tuổi chưa đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình.<small>30</small> Do đó, với chủ thể người mẹ dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi giết, vứt bỏ con mới đẻ của mình.
Trong khi các tội phạm khác, cá nhân chỉ cần đáp ứng yêu cầu về năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định là thành chủ thể tội phạm nhưng cá nhân được xem là chủ thể tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ còn phải đáp ứng thêm yêu cầu khác. Cụ thể, chủ thể của tội phạm là người mẹ sinh ra đứa con mới đẻ, khác với các tội phạm khác thì tội phạm này có chủ thể đặc biệt. Tại sao chỉ duy nhất người mẹ đã sinh ra đứa trẻ mới được xem là chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ? Ngay trong khoản 4 Điều
<i>3 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 quy định: “Đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm </i>
<i>người có đặc điểm và hồn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu những tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo”. Theo </i>
đó, phụ nữ đang ni con dưới 12 tháng tuổi thuộc nhóm người dễ bị tổn thương. “Một nửa của nhân loại” - phụ nữ mang thiên chức thiêng liêng làm vợ, làm mẹ là cội nguồn hạnh phúc của loại người nhưng do đặc thù về sinh học và định kiến xã hội đã gây trở ngại cho việc thực hiện thiên chức đó. Cho nên, pháp luật quốc tế hay pháp luật các quốc gia riêng biệt đều xác định phụ nữ thuộc nhóm người dễ bị tổn thương, đặc biệt là người <small>30 Đoàn Thị Vân, tlđd (8), tr. 44 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con nhỏ.<small>31</small> Bảo vệ người phụ nữ - người dễ bị tổn thương không chỉ với tư cách là nạn nhân bị xâm phạm mà còn cần bảo vệ thiên chức làm mẹ của phụ nữ ở địa vị là chủ thể tội phạm.
Việt Nam luôn dành cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con nhỏ những quyền đặc biệt như là Điều 40 BLHS năm 2015 quy định khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với, phụ nữ có thai, phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử; khơng thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Tương tự như về vấn đề hỗn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù tại Điều 67 và Điều 68 BLHS năm 2015 thì phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 36 tháng tuổi thì được hỗn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Như vậy, tất cả đều thể hiện tại thời điểm mang thai hay đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi hay 12 tháng tuổi hay 7 ngày tuổi thì sức khỏe, tâm lý của người mẹ đều bị tác động, sự xuất hiện của đứa bé có ảnh hưởng không nhỏ tới thể xác mà cả tinh thần cũng vậy.
Nhận thấy, trong khoảng thời gian 7 ngày sau khi sinh con, ở giai đoạn hậu sản bắt đầu với việc sức khỏe yếu do mới sinh, chưa kịp hồi phục phải đối diện với việc chăm con, cho con bú, những suy nghĩ “làm sao lo cho con khỏe mạnh” quanh quẩn trong đầu người mẹ cùng với áp lực từ công việc, lo toan việc nhà, chịu sự chỉ trích của dư luận xã hội… dẫn tới trạng thái sang chấn tâm lý, thậm chí một số rối loạn tâm thần, trong đó khả năng người mẹ bị bệnh trầm cảm càng ngày càng lớn. Tâm lý người mẹ rất khó ổn định nếu khơng có sự chăm sóc, quan tâm từ gia đình nên những suy nghĩ “đứa trẻ này không nên xuất hiện” liên tục dồn dập, người mẹ từ “Hổ dữ không ăn thịt con” bỗng thành kẻ ruồng bỏ người con mình mang nặng đẻ đau bấy lâu nay. Từ lý do trên, quan điểm của nhà làm luật là dành những quyền đặc biệt không phải ưu tiên nhằm khoan hồng cho phái yếu nên chủ thể chỉ là người mẹ nhưng trên thực tế Tịa án khơng cần xác định sự tâm lý người mẹ bị mất cân bằng khi phạm tội mà tự Tòa án mặc định họ là chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Vì vậy, ngoại trừ người mẹ ruột đẻ ra đứa trẻ thì khơng cịn ai phải chịu nhiều đả kích đến mức khơng thể tự chủ được hành vi. Kể cả người cha của đứa bé, người mẹ nuôi được trao quyền, các thành viên trong gia đình hay người có nghĩa vụ chăm sóc đứa bé như người giám hộ, y tá, bác sĩ, bảo mẫu… thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ đứa trẻ thì sẽ phạm tội giết người với tình tiết tăng nặng định khung “Giết người dưới 16 tuổi” tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015.<small>32</small>
<b>1.3.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm </b>
<small>31 Trần Thị Hồng Lê (2014), “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền </small>
<i><small>phụ nữ trên cơ sở tiếp thu pháp luật quốc tế”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học (tập 30), số </small></i>
<small>2/2014, tr. 12 </small>
<small>32 Phạm Hồ Việt Anh (2020), “Một số ý kiến góp phần hạn chế tình trạng bỏ rơi con sau khi sinh; giết </small>
<i><small>hoặc vứt bỏ con mới đẻ”, Tạp chí Khoa học Đại học Cửu Long, số 18/2020, tr. 36-37 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34"><i>“Mặt chủ quan của tội phạm do người phạm tội thực hiện là mặt bên trong của tội phạm, bao gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ, mục đích.”</i><small>33</small><i>. Tất cả các tội phạm đều bắt </i>
buộc phải có dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan, lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm do mình thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Cịn hai dấu hiệu động cơ và mục đích thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà nhà làm luật sẽ quy định động cơ hoặc mục đích là dấu hiệu định tội hay dấu hiệu định khung hình phạt hay tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tương tự như tội giết người, về mặt chủ quan, chỉ cần dấu hiệu lỗi xuất hiện thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại Điều 124 BLHS năm 2015.
Theo như Điều 10, Điều 11 BLHS năm 2015, Luật Hình sự Việt Nam chia thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Đối với hành vi giết cũng như vứt bỏ con mới đẻ đều có lỗi cố ý, có nghĩa về lý trí đối với hành vi thì chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Cụ thể là người mẹ có thể biết rõ xảy ra hành vi giết, vứt bỏ con mình mới đẻ sẽ gây nguy hiểm cho xã hội, tác động đến quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, xác định được đối tượng tác động là con mình, cách thức thực hiện hành vi là dùng công cụ nào, tại thời điểm nào, địa điểm phạm tội ở đâu… Thực chất, loại lỗi cố ý có hai hình thức là cố ý trực tiếp tại khoản 1 và cố ý gián tiếp tại khoản 2 Điều 10 BLHS năm 2015, được phân biệt bởi yếu tố lý trí đối với hậu quả và ý chí. Người mẹ nhận thức rõ hậu quả cái chết của đứa trẻ là tất yếu bởi hành vi khách quan, thấy trước được hậu quả xảy ra trong trường hợp cụ thể và mong muốn hậu quả đứa trẻ chết như dùng dao đâm đứa trẻ thì đứa trẻ sẽ mất máu chết hay dùng gối đè để trẻ chết ngạt… thì đó là lỗi cố ý trực tiếp. Trái lại, chủ thể có lỗi cố ý gián tiếp là chủ thể tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc không quan tâm đến hậu quả, hậu quả xảy ra như thế nào cũng chấp nhận, đồng nghĩa với việc đứa trẻ chết cũng được, đứa trẻ không chết cũng được. Như vậy, chủ thể vẫn có sự chủ động ở đây bởi họ vẫn thấy được hậu quả có thể xảy ra, họ có đủ điều kiện để ngăn chặn nhưng họ khơng có ý định ngăn chặn, chỉ bỏ mặc hậu quả xảy ra. Ý nghĩa của việc phân định hai loại lỗi cố ý nhằm mục đích phân hóa trách nhiệm hình sự bởi lẽ, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được thực hiện với hai hình thức lỗi này là khơng giống nhau: lỗi cố ý trực tiếp nguy hiểm hơn lỗi cố ý gián tiếp khi các dấu hiệu khác của tội phạm cũng như nhân thân người phạm tội là như nhau.
Tương tự tội giết người Điều 123 BLHS năm 2015, tội giết con mới đẻ có hai trường hợp, đó là giết con mới đẻ với lỗi cố ý trực tiếp và trường hợp giết con mới đẻ với lỗi cố ý gián tiếp. Trên thực tế, có quan điểm cho rằng tội giết con mới đẻ phải thực
<small>33 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (18), tr. 155 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">hiện với lỗi cố ý trực tiếp<small>34</small> nhưng quan điểm này không hợp lý, không bao gọn các trường hợp người mẹ giết con mình được.
Đối với trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người mẹ nhận thức rõ hành vi của mình gây ra hậu quả là đứa trẻ bị tử vong, thấy trước hậu quả chết người xảy ra hoặc tất yếu xảy ra và mong muốn cái chết của con phát sinh như là dùng vật sắc nhọn đâm vào đứa trẻ, bóp cổ đến khi đứa con tắt thở, ném con ở tầng cao xuống đất… Những trường hợp này người mẹ chủ động thực hiện hành vi giết con mới đẻ và có ý định cuối cùng là người con chết. Đối với trường hợp người mẹ nhận thức được trước khả năng xảy ra hậu quả dù khơng có mục đích giết con mới đẻ nhưng mặc kệ cho hậu quả xảy ra là người mẹ thực hiện hành vi khách quan của tội giết con mới đẻ ở dạng không hành động phạm tội, chẳng hạn như bỏ mặc con trước sự nguy hiểm của bệnh tật, thấy con gặp nguy hiểm từ thú dữ vẫn không ngăn cản… Đây là trường hợp người mẹ thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp. Khi xác định được người mẹ có hành vi giết con mới đẻ và hậu quả đứa bé chết xảy ra cũng không ảnh hưởng đến việc định tội danh - tội giết con mới đẻ. Trái lại, trường hợp đứa con không chết mặc dù người mẹ đã thực hiện hành vi thì với lỗi cố ý trực tiếp người mẹ sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt, ngược lại trường hợp lỗi cố ý gián tiếp người mẹ không phạm tội giết con mới đẻ mà có thể phạm tội khác như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 134 BLHS năm 2015.<small>35</small>
Về tội vứt bỏ con mới đẻ tại khoản 2 Điều 124 BLHS năm 2015, do quy định không được hướng dẫn rõ ràng dẫn tới nhận thức không thống nhất về các trường hợp. Thực tế có nhiều quan điểm trái chiều nhau về dấu hiệu lỗi ở mặt chủ quan, có quan điểm cho rằng hành vi vứt bỏ con mới đẻ của chủ thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp, ngược lại, có quan điểm cho rằng lỗi của chủ thể tội vứt bỏ con mới đẻ chỉ có thể là lỗi cố ý gián tiếp. Theo quan điểm nhóm tác giả, chủ thể của tội vứt bỏ con mới đẻ
<i>phải thực hiện hành vi với lỗi cố ý gián tiếp. Bởi người mẹ chỉ vì chịu “ảnh hưởng nặng </i>
<i>nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt” mới nảy sinh ý </i>
định vứt bỏ con ở nơi khác, trốn tránh trách nhiệm làm mẹ của mình chứ thơng thường họ khơng đủ tàn nhẫn tước đoạt tính mạng đứa trẻ, khơng mong muốn đứa trẻ chết mà có mong muốn người khác tìm thấy đứa trẻ và chăm sóc nó, cho nó cuộc sống tốt hơn khi ở bên cạnh mình. Mặt khác, người mẹ cũng đủ nhận thức được việc một đứa trẻ 7 ngày tuổi không thể bảo vệ bản thân trước yếu tố bên ngoài hay bên trong đứa trẻ, “tử thần” ln có khả năng kêu gọi tên đứa trẻ nhưng người mẹ vẫn mặc kệ, phó thác tính mạng con mình cho tự nhiên và đương nhiên người mẹ sẽ chấp nhận khi hậu quả xảy ra. <small>34 Đồn Phước Hịa, “Bàn về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ”, truy cập ngày 10/04/2023 </small>
<small>35 Phạm Văn Báu, tlđd (9), tr. 10 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">Nếu nói hành vi vứt bỏ con mới đẻ của chủ thể phải xuất phát từ lỗi cố ý trực tiếp thì sẽ khơng đúng với trường hợp người mẹ cố tình vứt con xuống hồ, ao, mương, để con ở trên cây, vứt xuống hố ga, những nơi không ai thấy được. Những trường hợp này là người mẹ mong muốn con mình chết chứ khơng chỉ có ý định vứt bỏ con, biết việc vứt bỏ ở nơi như vậy thì hậu quả chết người tất yếu phải xảy ra. Như vậy, hành vi vứt bỏ với mong muốn giết con mới đẻ là hành vi khách quan của tội giết con mới đẻ tại Khoản 1 Điều 124 chứ khơng cịn thuộc tội vứt bỏ con mới đẻ.<small>36</small> Bởi thế, việc xác định hình thức lỗi cố ý nào cũng ảnh hưởng tới trách nhiệm hình sự người mẹ nhận nên cần sự thận trọng trong quá trình xét xử.
<b>1.3.2. Hình phạt </b>
<i>Theo Điều 30 BLHS năm 2015 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế </i>
<i>nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”. Hình phạt là biện pháp dễ </i>
dàng tác động đến tư tưởng của chủ thể phạm tội cũng là thể hiện sự quyền lực của Nhà nước trước thủ phạm tác động nguy hiểm đến trật tự xã hội. Khác với BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999, do nhận thấy tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau giữa hai hành vi giết con mới đẻ và hành vi vứt bỏ con mới đẻ nên hai tội danh khơng cịn có cùng một hình phạt nữa mà tội vứt bỏ con mới đẻ sẽ có mức hình phạt nhẹ hơn. Với tội giết con mới đẻ thì chủ thể người mẹ bị phạt tù có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm, cịn tội vứt bỏ con mới đẻ có hai loại hình phạt là cải tạo khơng giam giữ đến 2 năm và phạt tù có thời hạn từ 03 tháng đến 02 năm. Như vậy, xét cho cùng hành vi giết con mới đẻ xâm phạm đến quyền sống - quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm có mức độ nguy hiểm cao hơn hành vi vứt bỏ đứa bé chỉ trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc đứa trẻ chứ khơng có ý định xâm phạm tính mạng đứa trẻ.
Tuy cùng có hậu quả gây chết người nhưng tội giết người phải chịu mức phạt cao nhất là tử hình cịn tội giết con mới đẻ chỉ phạt tù 3 năm là cao nhất, tội vứt bỏ con mới đẻ có hậu quả bị phạt tù 2 năm cao nhất. Sở dĩ, có sự khác biệt về tội danh và khung hình phạt như vậy là bởi người phụ nữ mới sinh nở thường có những bất ổn về tâm lý,
<i>hành vi dễ lệch lạc, cộng thêm áp lực do “ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc </i>
<i>trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt” nên có thể thực hiện hành vi giết con mình trong </i>
trạng thái tinh thần kém minh mẫn.<small>37</small> Vì chủ thể người phụ nữ mới sinh con có khả năng chịu đả kích lớn từ mọi phương diện, người mẹ vừa là chủ thể phạm tội nhưng cũng vừa là nạn nhân của xã hội nên hình phạt của đối tượng này cũng có sự khoan hồng nhất <small>36</small><i><small> Trần Xuân Dũng (2020), “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015”, Tạp chí Cơng thương – Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số 17/2020, tr.30 </small></i>
<small>37 Phan Thị Thu Lê, Hoàng Hải Yến, tlđd (19), tr. 24 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">định. Nhưng một khi đã xâm phạm vào quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ thì dù là chủ thể dễ bị tổn thương cũng không tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật. Người phụ nữ do nhiều lý do dẫn tới tâm lý bất thường, không tự chủ được mà có suy nghĩ giết, vứt bỏ con mới đẻ nhưng chủ thể đã gây nguy hiểm cho xã hội thì phải bị trừng trị, răn đe nhằm phịng chống tội phạm, ngồi ra cũng mang tính giáo dục.
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><b>Kết luận Chương 1 </b>
Kết thúc chương I, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích từng khái niệm về tội giết, vứt bỏ con mới đẻ cùng với ý nghĩa của việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ vào Bộ luật Hình sự Việt Nam. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đã nghiên cứu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Bắt đầu với các quy định của pháp luật hình sự thời kỳ phong kiến, điển hình như quy định của pháp luật hình sự trong Quốc triều hình luật và Hồng Đức thiện chính thư. Dù khơng có quy định riêng nào về hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ nhưng pháp luật hình sự thời kỳ phong kiến là một tiền đề để thế hệ sau phát huy quy định bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em. Nối tiếp là BLHS năm 1985 với lần đầu đề cập hành vi giết và vứt bỏ con mới đẻ trong “Tội giết người” tại Điều 101 BLHS năm 1985. Sau đó, hành vi giết và vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết được tách thành tội phạm riêng biệt là “Tội giết con mới đẻ” tại Điều 94 BLHS năm 1999. Đặc biệt đến với BLHS năm 2015, quy định về “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” tại Điều 124 có nhiều sự thay đổi tiến bộ hơn so với quy định của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999. Nhóm tác giả tiến hành tập trung phân tích các dấu hiệu pháp lý gồm khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm và hình phạt dành cho loại tội phạm này.
Về khách thể, quan hệ xã hội bị xâm hại là tính mạng của đứa trẻ, cụ thể đối tượng tác động là đứa trẻ mới được sinh trong vịng 7 ngày tuổi. Về mặt khách quan, ngồi dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thì cần chú trọng hồn cảnh phạm tội của chủ thể.
<i>Theo đó, người mẹ thực hiện hành vi do chịu “ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu </i>
<i>hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt” thì mới cấu thành tội phạm này. Về chủ </i>
thể, người phạm tội là người mẹ mới sinh con trong vòng 7 ngày tuổi - chủ thể đặc biệt. Về mặt chủ quan, tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ được thực hiện bởi lỗi cố ý. Do hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được thực hiện trong hồn cảnh đặc biệt nên hình phạt dành cho chủ thể cũng tương đối nhẹ.
Thông qua những quy định của pháp luật về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong lịch sử lập pháp đến nay đã tạo ra tiền đề và cơ sở lý luận để bảo vệ quyền trẻ em triệt để nhất. Từ đó, nhóm tác giả đã có được những kiến thức nhất định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">Bên cạnh đó, quy định của 4 quốc gia trên có sự tương đối hoàn thiện trong quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, từ đó Việt Nam có thể dựa trên nền tảng đó để tiến hành xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung quy định về danh này sao cho hồn thiện nhất có thể. Vì thế quan điểm của các nhà lập pháp của mỗi quốc gia trên sẽ ít nhiều tương đồng với Việt Nam và cũng sẽ có những điểm tiến bộ hơn, mang lại kinh nghiệm cho các nhà làm luật Việt Nam học hỏi, khắc phục, bổ sung những điểm còn hạn chế, thiếu sót đối với pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và đối với tội “Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” nói riêng, góp phần hồn thiện hơn hệ thống pháp luật quốc gia.
<b>2.1. Quy định của pháp luật Campuchia </b>
Campuchia là một quốc gia tại Đông Nam Á, nằm bên bờ vịnh Thái Lan, nằm giữa các nước Việt Nam, Lào và Thái Lan, được coi là một trong những người anh em thân thiết của Việt Nam. Việt Nam - Campuchia là hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Đông Dương, hiện Campuchia có đường biên giới chung với Việt Nam là 1.228 km nên cũng có những nét tương đồng, gắn bó về điều kiện địa lý, tự nhiên, văn hóa, lịch sử và xã hội,… Là quốc gia anh em, láng giềng nhưng dân số của Campuchia thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Vấn đề này có thể xuất phát một phần từ lịch sử, do đất nước này đã trải qua thời kỳ diệt chủng của Khmer đỏ, hay còn gọi là chế độ Pol Pot. Dưới 4 năm cai trị (1975-1979) của Pol Pot, Campuchia đã mất khoảng 25% dân số, giết hại ước tính tới gần 3 triệu người. Chế độ Pol Pot đã cưỡng bức người dân di cư từ thành thị tới nông thôn, nơi hàng loạt bác sĩ, giáo viên và bất cứ ai bị cho là thuộc diện nguy hiểm bị hành
<small>38 “Những điều cần biết về 10 quốc gia Asean”, quoc-gia-thanh-vien-asean-452645.vov, truy cập ngày 18/03/2023 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">Rất nhiều trẻ em đã bị giết hại dưới thời Pol Pot cầm quyền, bọn chúng đã dùng những thủ đoạn tàn bạo để giết chết trẻ em như trói và đánh tới chết. Theary Seng, một luật sư nhân quyền mất cha, mẹ trong chế độ diệt chủng, mô tả Campuchia là “vùng đất của những đứa trẻ mồ côi” và những vết sẹo thời Khmer Đỏ vẫn hằn sâu trên đất nước Campuchia hiện đại.<small>40</small> Tính đến tháng 12/2022, dân số Campuchia ước tính là 17.278.043 người, trong đó có 354.991 trẻ em được sinh ra. Trong năm 2023, dân số của Campuchia dự kiến sẽ tăng 217.033 người với 858 trẻ em được sinh ra mỗi ngày.<small>41</small>Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc ở Campuchia là 46,9%. Campuchia hiện có một xã hội rất trẻ, về dân số thì Campuchia là một trong những xã hội trẻ nhất trên thế giới và ngày càng trẻ hóa, tính đến năm 2017 thì dân số có độ tuổi dưới 15 là 32.2%.<small>42</small>
Mặc dù là một quốc gia có dân số trẻ nhưng nền kinh tế Campuchia cũng cịn nhiều khó khăn, từ năm 1991, Campuchia được Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách các nước kém phát triển do có tình trạng kinh tế - xã hội phát triển kém, chịu tác động nghiêm trọng từ các vấn đề bên ngoài, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế và các vấn đề môi trường, nguồn nhân lực hạn chế.<small>43</small> Đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế của Campuchia đã có nhiều chuyển biến mới, thu nhập bình quân đầu người tăng, đưa Campuchia dần thoát khỏi một quốc gia kém phát triển, tuy nhiên vẫn còn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Bên cạnh đó, xã hội Campuchia đang gặp rất nhiều vấn đề mà các nền kinh tế đang phát triển gặp phải như mâu thuẫn xã hội đang ngày càng gia tăng và tích tụ với một tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là các mâu thuẫn về lợi ích. Điển hình như mâu thuẫn lợi ích của người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị; mâu thuẫn lợi ích của các nhóm quan chức; mâu thuẫn giai cấp; tham nhũng; tội phạm hay tệ nạn xã hội.
Campuchia đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em ngày 15/10/1992. Chương III của Hiến pháp Campuchia có một số quy định về quyền áp dụng liên quan đến tuổi tác, có thể tìm thấy một số điều khoản đề cập cụ thể đến quyền trẻ em trong Hiến pháp như Điều 31: yêu cầu Nhà nước công nhận và tôn trọng quyền con người, bao gồm các công ước và hiệp ước liên quan đến quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em; Điều 46: yêu cầu Nhà nước và xã hội tạo cơ hội cho phụ nữ để họ có
<small>39 Song Hy, “Tội ác man rợ của Khmer Đỏ”, truy cập ngày 18/03/2023 </small>
<small>40 Tuấn Anh, “Những hình ảnh phơi bày sự tàn bạo của chế độ diệt chủng Pol Pot”,