BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
Quy định tội phạm và hình phạt
trong các văn bản pháp luật chuyên ngành
kinh nghiệm nước ngoài và phương hướng đổi mới
nguồn văn bản pháp luật hình sự Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài
TS. ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ
Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội
8220
Hà Nội - 2010
MỤC LỤC
Tr.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1
Phần 1
TỔNG THUẬT
MỞ ĐẦU
2
2
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN QUY ĐỊNH
TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn của
pháp luật và nguồn của pháp luật hình sự
1.2. Nguồn quy định tội phạm và hình phạt trong các hệ
thố
ng pháp luật trên thế giới
1.3. Nguồn quy định tội phạm và hình phạt trong hệ thống
pháp luật châu Âu lục địa
1.4. Nguồn quy định tội phạm và hình phạt trong hệ thống
pháp luật Anh - Mỹ
17
17
19
22
29
Chương 2. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
VỀ NGUỒN QUY ĐỊNH TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT TRONG
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH
2.1. Cách quy định tội phạm và hình phạ
t trong các văn bản
pháp luật chuyên ngành
2.2. Lý do của việc quy định tội phạm và hình phạt trong các
văn bản pháp luật chuyên ngành
42
42
52
Chương 3. NGUỒN QUY ĐỊNH TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT
TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG
TIẾP THU, VẬN DỤNG KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI
3.1. Nguồn quy định tội phạm và hình phạt trong hệ thống
pháp luật Việt Nam
3.2. Khả năng tiếp thu, vận dụng kinh nghiệm nước ngoài về
nguồn quy định tội phạm và hình phạt trong các văn bản
pháp luật chuyên ngành vào Việt Nam từ góc độ nghiên cứu
3.3. Khả năng tiếp thu, vận dụng kinh nghiệm nước ngoài về
nguồn quy định tội phạm và hình phạt trong các văn bản
pháp luật chuyên ngành vào Việt Nam từ góc độ khảo sát
58
58
63
71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
100
1
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. CHỦ NHIỆM VÀ THƯ KÝ ĐỀ TÀI
1. Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Trường Đại học Luật
Hà Nội
2. Thư ký đề tài: TS. Cao Thị Oanh - Trường Đại học Luật Hà
Nội
3. Thư ký đề tài: ThS. Phạm Văn Báu - Trường Đại học Luật
Hà Nội
II. CÁC CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. GS.TSKH. Lê Cảm (tức Lê Văn Cảm) - Khoa Luật trực thuộc Đại
học Qu
ốc gia Hà Nội
2. GS.TS. Thiếu tướng Nguyễn Xuân Yêm - Học viện cảnh sát nhân
dân
3. TS. Dương Thanh Biểu - Viện kiểm sát nhân dân tối cao
4. TS. Lê Đăng Doanh - Trường Đại học Luật Hà Nội
5. TS. Hoàng Văn Hùng - Trường Đại học Luật Hà Nội
6. TS. Đặng Quang Phương - Tòa án nhân dân tối cao
7. TS. Hồ Sỹ Sơn - Học viện Khoa học - Xã hội Việt Nam
8. TS. Đỗ Anh Tuấn - Học viện Cảnh sát nhân dân
9. ThS. Trần Văn Dũng - Trường Đại h
ọc Luật Hà Nội
10. ThS.NGƯT. Trần Đức Thìn - Trường Đại học Luật Hà Nội
11. ThS. Nông Xuân Trường - Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2
Phần 1
TỔNG THUẬT
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tính cấp thiết của đề tài "Quy định tội phạm và hình phạt trong các văn
bản pháp luật chuyên ngành - kinh nghiệm nước ngoài và phương hướng đổi
mới nguồn văn bản pháp luật hình sự Việt Nam" được thể hiện trên 4 phương
diện cơ bản sau đây:
Một là, cơ sở chính trị, pháp lý
Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số
48/NQ-TW về Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và một trong những
quan điểm chỉ đạo là xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật
hình sự nói riêng, đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam
và quá trình hội nhập. Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị lại ban hành Nghị quyết
số 49/NQ-TW về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, theo đó, cải
cách tư pháp phải k
ế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, các thành tựu đã đạt
được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những
kinh nghiệm nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động
hội nhập quốc tế đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai
1
.
Xuất phát từ quan điểm đúng đắn này của Đảng, mọi cơ quan, mọi tổ chức và
cán bộ, công chức đều phải góp sức mình vào sự nghiệp cải cách tư pháp trên
mọi phương diện, mọi lĩnh vực của hoạt động tư pháp. Trong phạm vi đề tài,
1
Xem thêm: Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp
đến năm 2020.
3
chúng tôi đi sâu nghiên cứu nội dung "Quy định tội phạm và hình phạt trong
các văn bản pháp luật chuyên ngành - kinh nghiệm nước ngoài và phương
hướng đổi mới nguồn văn bản pháp luật hình sự Việt Nam" nhằm đưa ra các
kết quả nghiên cứu lý luận về nguồn của pháp luật hình sự; phân tích các yếu
tố kinh tế - xã hội, lịch sử, truyền thống, cách tiếp cận về nguồn luật hình sự ở
các nước; đề xuất áp dụng kinh nghiệm của các nước vào việc hoàn thiện
nguồn văn bản pháp luật hình sự Việt Nam, đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi
mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng
do Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam khởi xướng.
Hai là, cơ sở lý luận
Nghiên cứu nguồn của pháp luật hình sự trong một Nhà nước có ý nghĩa
xã hội pháp lý quan trọng giúp hiểu rõ thêm: 1) Hệ thống các nguồn luật hình
sự trong Nhà nước đó như thế nào - chỉ có Bộ luật hình sự với tính chất là
nguồn duy nhất hay cả đạo luật khác và pháp lệnh của cơ quan lập pháp, cũng
như các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành pháp và cơ quan tư
pháp (Toà án) mà trong đó có chứa các quy phạm pháp luật hình sự (gọi tắt là
các văn bản quy phạ
m pháp luật có tính chất hình sự). 2) Những căn cứ pháp
lý hình sự của cuộc đấu tranh phòng và phòng chống tội phạm - cơ sở của
TNHS, các hình phạt và các chế định pháp lý hình sự khác được quy định
trong văn bản quy phạm pháp luật cụ thể của Nhà nước
2
Sở dĩ như vậy là vì
nguồn của pháp luật hình sự là vấn đề cơ bản của pháp luật hình sự, nơi chứa
đựng mọi quy định, mọi vấn đề cơ bản, quan trọng của pháp luật hình sự về
tội phạm, hình phạt , là cơ sở pháp lý của TNHS, là nơi đăng tải và thể hiện
quan điểm của Nhà nước Do đó, nếu nguồn củ
a pháp luật hình sự không
được hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu thống nhất sẽ dẫn đến nhận thức và áp dụng
không đúng, không thống nhất chính sách hình sự của Nhà nước Thêm vào
2
Xem thêm: PGS.TSKH. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong
khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 12-178.
4
đó, quá trình hội nhập (bao gồm cả hội nhập pháp luật) đang diễn ra mạnh mẽ.
Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước; mở rộng quan hệ tố tụng, tư
pháp với hơn 50 nước; ký kết hoặc tham gia nhiều công ước, hiệp định tương
trợ tư pháp; tham gia Tòa án hình sự quốc tế, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc
tế, Tổ chức Luật s
ư quốc tế và gần đây đã được bầu làm Ủy viên không
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, điều này đòi hỏi pháp luật
hình sự phải có sự vận động phù hợp, có sự đón đầu diễn biến lập pháp hình
sự trên thế giới, nắm bắt những kinh nghiệm của thế giới trong việc quy định
tội phạm và hình phạ
t trong các văn bản pháp luật chuyên ngành để đề ra
phương hướng đổi mới nguồn văn bản pháp luật hình sự Việt Nam.
Ba là, cơ sở thực tiễn
Trong thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày pháp điển
hoá luật hình sự lần thứ nhất (1945 - 1985), nguồn trực tiếp của pháp luật hình
sự thời kỳ này này là các văn bản quy phạm pháp luật hình sự đề cập trự
c tiếp
đến việc đấu tranh chống tội phạm, bao gồm một số lượng không nhiều các
văn bản chứa các quy phạm của Phần chung và về cơ bản rất nhiều các văn
bản chứa các quy phạm của Phần các tội phạm luật hình sự. Vì những điều
kiện khác nhau (về kinh tế - xã hội, chính trị - pháp lý, văn hoá - lịch sử ) nên
các hình thức ban hành của các văn bản quy ph
ạm pháp luật thuộc nguồn của
pháp luật hình sự trong thời kỳ này không đảm bảo được tính thống nhất và có
hệ thống mà trái lại, rất đa dạng, khác nhau và chồng chéo nhau (từ các văn
bản luật như: Hiến pháp, Sắc luật, Sắc lệnh đến các văn bản dưới luật như:
Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Quy chế, Quy định ). Từ ngày pháp điển
hoá lu
ật hình sự lần thứ nhất (1985) đến nay, nguồn trực tiếp và duy nhất của
pháp luật hình sự chỉ là Bộ luật hình sự (được thông qua hai lần vào các năm
1985 và 1999) đề cập trực tiếp đến việc đấu tranh chống tội phạm mà trong đó
chứa đựng các quy phạm Phần chung và Phần các tội phạm của pháp luật hình
5
sự. Với việc quy định Bộ luật hình sự là nguồn trực tiếp, duy nhất của pháp
luật hình sự đã đảm bảo được tính thống nhất và có hệ thống
3
. Tuy nhiên, việc
nhất thể hóa nguồn của pháp luật hình sự này cũng đã bộc lộ những hạn chế
nhất định và không ít trường hợp gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét
xử. Thêm vào đó, hội nhập kinh tế quốc tế tuy tạo cho Việt Nam nhiều thời cơ
mới, nhưng bên cạnh đó nó cũng đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức, trong
đó có vấn đề liên quan đến tội ph
ạm và hình phạt. Gần đây ở Việt Nam đã
xuất hiện nhiều hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Những hành vi
nguy hiểm đó đều có thể không bị trừng trị nếu nó không được quy định trong
Bộ luật hình sự. Thực tế này đã đặt ra câu hỏi có nên coi Bộ luật hình sự là
nguồn duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt không hay có thể quy định
chúng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành? N
ếu quy định tội phạm và
hình phạt trong các văn bản pháp luật chuyên ngành thì cơ sở khoa học và cơ
sở thực tiễn của nó là gì? Việc quy định này có ưu điểm, khuyết điểm gì? Làm
thế nào để phát huy được ưu điểm, hạn chế được khuyết điểm? Trong giai
đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện
nay, hơn bao giờ hế
t khoa học nước nhà, trong đó có khoa học pháp lý có vai
trò quan trọng trong việc lý giải và làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề
cấp bách do thực tiễn đặt ra. Chính vì vậy, khoa học luật hình sự Việt Nam
đương đại với tư cách là một chuyên ngành của khoa học pháp lý nước ta cũng
phải đóng góp sức mình để hoàn thiện Bộ luật hình sự, mà một phần quan
trọng là phải thay đổi nhận thức về ngu
ồn của pháp luật hình sự nói chung và
nguồn quy định về tội phạm và hình phạt nói riêng.
Bốn là, tình hình nghiên cứu
Mặc dù nguồn của pháp luật hình sự nói chung và nguồn quy định về
tội phạm và hình phạt nói riêng quan trọng như vậy, nhưng cho đến nay, ở
3
Xem thêm: PGS.TSKH. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong
khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 12-178.
6
trong và ngoài nước chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể, toàn diện và
hệ thống về nguồn của pháp luật hình sự nói chung và nguồn quy định về tội
phạm và hình phạt nói riêng; chưa có công trình nào nghiên cứu, làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực tiễn về khái niệm, đặc điểm nguồn, ý nghĩa của
nguồn, các loại nguồn, hệ thống nguồn quy định về tội phạm và hình phạt,
c
ũng chưa có công trình nào làm sáng tỏ ưu điểm và nhược điểm của việc nhất
thể hóa nguồn quy định về tội phạm và hình phạt trong Bộ luật hình sự. Các
công trình trên chưa đặt nguồn của pháp luật hình sự quốc gia trong tổng thể
của hệ thống pháp luật cùng họ, trong sự so sánh với hệ thống pháp luật khác
họ nên chưa tìm ra được quy luật, chưa rút ra được cái chung và cái đặ
c thù và
vì vậy, chưa đúc rút được kinh nghiệm để đưa ra phương hướng đổi mới
nguồn quy định tội phạm và hình phạt trong các văn bản pháp luật chuyên
ngành ở Việt Nam. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
còn khoảng trống rất lớn như đã nêu trên, nên việc nghiên cứu kinh nghiệm
nước ngoài trong việc quy định tội phạm và hình phạt trong các văn bản pháp
luật chuyên ngành để trên c
ơ sở đó đổi mới nguồn văn bản pháp luật hình sự
Việt Nam là việc làm rất cần thiết.
Ý thức được tất cả những lý do trên, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu
đề tài "Quy định tội phạm và hình phạt trong các văn bản pháp luật chuyên
ngành - kinh nghiệm nước ngoài và phương hướng đổi mới nguồn văn bản
pháp luật hình sự Việt Nam".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội phạm và hình phạ
t là những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học luật
hình sự nên đã được đề cập trong nhiều công trình như: giáo trình luật hình sự,
sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam
cũng như trên thế giới chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu kinh
nghiệm nước ngoài trong việc quy định tội phạm và hình phạt trong các văn
7
bản pháp luật chuyên ngành để đưa ra phương hướng đổi mới nguồn văn bản
pháp luật hình sự Việt Nam.
2.1. Ở nước ngoài
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy một số tài liệu sau đây liên quan đến đề
tài (xếp theo A, B, C): Giáo trình luật hình sự gồm năm tập, Tập 2, Phần
chung, Lý luận về hình phạt, Nxb. Trường Đại học tổng hợp quốc gia Mát-
xcơ-va, 2002. J-J đơ Bre-sơn, Sự lạm phát các v
ăn bản luật hình sự, RSC, Tạp
chí Khoa học luật hình sự, năm 1985, tr. 241. Jin-Pra-đeo, Khoa học luật hình
sự, 16e Ê-đi-sơn, 2006/2007, CUJAS, tr. 27. Li-kha-trốp, Luật hình sự của các
nước đã được giải phóng, Nxb. Khoa học, Mát-xcơ-va, 1998. Luật hình sự
Nga, Giáo trình dành cho các trường đại học gồm 2 tập, Tập 1, Phần chung,
Nxb. NORMA, Mát-xcơ-va, 2000. Phê-đơ-ríc Đe-pot-tơ ê Phran-xít Lơ Gu-
nơ-hét, Khoa học luật hình sự, tái bản lần thứ 14, Nhà xuất b
ản Enocomica,
năm 2007, tr. 26-29. Sa-gô-rô-đơ-xki, Các tác phẩm chọn lọc về luật hình sự,
Xanh-pê-téc-bua, 2003. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1879 của
Pháp. Xa-vi-ơ-pin, Giáo trình luật hình sự phần chung, Da-log, tái bản lần thứ
hai, năm 2007, tr. 52.
2.2. Ở trong nước
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy chỉ có một số ít tài liệu sau đây liên quan
đến đề tài (xếp theo A, B, C): Lê Cảm, Các nghiên cứu chuyên khảo về phần
chung luật hình sự (Tập III), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. Lê Cảm,
Hoàn thiện pháp luật hình sự Vi
ệt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước
pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 1999. Đỗ Đức Hồng Hà, Một số nội dung cơ bản trong luật hình sự
Nhật Bản, Bài viết trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường - Trường Đại
học Luật Hà Nội "Luật hình sự một số nước trên thế giới - Những khía cạnh
cần ti
ếp cận đối với môn học", 2006. Phạm Thị Học và Trần Văn Dũng, Một
8
số nội dung cơ bản trong luật hình sự Cộng hòa Pháp, Bài viết trong đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Trường - Trường Đại học Luật Hà Nội "Luật hình sự
một số nước trên thế giới - Những khía cạnh cần tiếp cận đối với môn học",
2006. Hoàng Văn Hùng, Giới thiệu Luật hình sự Đức, Bài viết trong đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Trường - Trường Đại họ
c Luật Hà Nội "Luật hình sự
một số nước trên thế giới - Những khía cạnh cần tiếp cận đối với môn học",
2006. Nguyễn Tuyết Mai, Một số vấn đề cơ bản trong pháp luật hình sự Mỹ,
Bài viết trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường - Trường Đại học Luật
Hà Nội "Luật hình sự một số nước trên thế giới - Những khía cạnh c
ần tiếp
cận đối với môn học", 2006. Đoàn Thành Nhân, Khái quát về tội phạm và
hình phạt theo pháp luật Hoa Kỳ, Bài viết trong đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Trường - Trường Đại học Luật Hà Nội "Luật hình sự một số nước trên thế
giới - Những khía cạnh cần tiếp cận đối với môn học", 2006. Đào Lệ Thu, Vài
nét về luật hình sự Vương quốc Thụy Đi
ển, Bài viết trong đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Trường - Trường Đại học Luật Hà Nội "Luật hình sự một số
nước trên thế giới - Những khía cạnh cần tiếp cận đối với môn học", 2006
Nguyễn Anh Tuấn, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn của Luật hình
sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 15), năm 2007, tr. 8-18.
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộ
c lĩnh vực của đề tài,
chúng tôi rút ra một số kết luận chính như sau:
Thứ nhất, ở nước ngoài, vấn đề nguồn của pháp luật hình sự nói chung
và nguồn quy định về tội phạm và hình phạt nói riêng tuy đã được nghiên cứu
nhưng chỉ ở nước ngoài (không nghiên cứu nguồn của pháp luật hình sự Việt
Nam) và cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể, toàn diện và
hệ thống về ngu
ồn của pháp luật hình sự nói chung, nguồn quy định về tội
phạm và hình phạt nói riêng; chưa có công trình nào nghiên cứu, làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn, các loại nguồn quy định về tội
9
phạm và hình phạt, và cũng chưa có công trình nào làm sáng tỏ ưu điểm và
nhược điểm của việc nhất thể hóa nguồn quy định về tội phạm và hình phạt
trong Bộ luật hình sự hoặc tuy có nghiên cứu thì chỉ trong phạm vi hẹp của
một số quốc gia.
Thứ hai, ở trong nước, vấn đề nguồn của pháp luật hình sự nói chung và
nguồn quy định về tội phạm và hình ph
ạt nói riêng hầu như không được
nghiên cứu mà chỉ được đề cập trong một mục nhỏ của giáo trình luật hình sự,
trong một số tài liệu góp ý sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự và trong một số ít
sách chuyên khảo Thậm chí những tài liệu này cũng chỉ mới liệt kê các loại
nguồn của pháp luật hình sự nói chung và nguồn quy định về tội phạm và hình
phạt nói riêng ở nước ngoài, chưa
đặt chúng trong tổng thể của hệ thống pháp
luật cùng họ trong sự so sánh với hệ thống pháp luật khác họ nên chưa tìm ra
được quy luật, chưa rút ra được cái chung và cái đặc thù của nguồn quy định
về tội phạm và hình phạt ở từng hệ thống pháp luật đó. Vì vậy, chưa đúc rút
được kinh nghiệm nước ngoài để đưa ra phương hướng đổi mới nguồn quy
định tội phạm và hình phạ
t trong các văn bản pháp luật chuyên ngành ở Việt
Nam.
Thứ ba, hiện nay, vấn đề nguồn của pháp luật hình sự nói chung và
nguồn quy định về tội phạm và hình phạt nói riêng trên thế giới rất khác nhau.
Có nước theo quan điểm nhất thể hóa nguồn của pháp luật hình sự nói chung
và nguồn quy định về tội phạm và hình phạt nói riêng trong Bộ luật hình sự
như Nga, Trung Quốc, Việt Nam Có nước lại theo quan điể
m phân hóa, mở
rộng nguồn của pháp luật hình sự nói chung và nguồn quy định về tội phạm và
hình phạt nói riêng như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Ca-na-đa, Thụy
Điển Ví dụ:
Ở Đức, nguồn của pháp luật hình sự nói chung và nguồn quy định về tội
phạm và hình phạt nói riêng có thể là luật, án lệ và các bản án như: Luật về tội
10
phạm kinh tế, Luật về tội phạm ma tuý, Luật giao thông, Luật cư trú bất hợp
pháp của người nước ngoài, Luật phôi sinh học, Luật môi trường
Ở Mỹ, nguồn của pháp luật hình sự liên bang bao gồm cả Hiến pháp,
phán quyết của Toà án liên bang, các văn bản luật do Quốc hội ban hành, các
văn bản dưới luật của liên bang do Tổng thống, các bộ và các cơ quan của
Chính phủ Mỹ ban hành, án lệ và phán quyế
t của Tòa án. Thêm vào đó, các
Công ước và Hiệp định mà Hoa Kỳ là thành viên cũng được coi là nguồn của
pháp luật hình sự.
Ở Nhật Bản, ngoài Bộ luật hình sự, một số loại tội phạm và hình phạt
cũng được quy định trong pháp luật chuyên ngành như: Luật tiểu hình, Luật
phế thải, Luật kiểm soát kiếm và vũ khí, Luật giải trí cho người lớn, Luật
chống mại dâm, Luật đua ngự
a
Ở Pháp, Bộ luật hình sự năm 1992 của Cộng hòa Pháp là nguồn cơ bản.
Bên cạnh đó, các bộ luật và luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: thương
mại, đầu tư, du lịch, y tế, văn hóa, môi trường cũng là nguồn của pháp luật
hình sự.
Ở Thụy Điển, nguồn của pháp luật hình sự cũng có thể là luật và án lệ
như: Luật môi trườ
ng, Luật về trách nhiệm hình sự đối với những hành vi
khủng bố, Luật về quyền tự do báo chí, Luật về quyền tự do ngôn luận Bên
cạnh đó, các văn bản có liên quan đến quá trình soạn thảo và ban hành Bộ luật
hình sự cũng như các đạo luật hình sự khác cũng được coi là một loại nguồn
của pháp luật hình sự Thụy Điển.
3. Mục đích nghiên cứu đề
tài
3.1. Mục đích chung nghiên cứu đề tài
11
Đưa ra được cơ sở khoa học và thực tiễn của việc tiếp tục nhất thể hóa
nguồn quy định về tội phạm và hình phạt trong Bộ luật hình sự hay quy định
tội phạm và hình phạt trong cả các văn bản pháp luật chuyên ngành.
3.2. Mục đích cụ thể nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn quy định tội phạm
và hình ph
ạt trong các văn bản pháp luật chuyên ngành của một số quốc gia
trên thế giới thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa như: Pháp, Đức, Ca-na-
đa, Nhật Bản, Thái Lan và hệ thống pháp luật Anh - Mỹ như: Anh, Mỹ, Ốt-
x-trây-li-a, Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a
Thứ hai, khả năng áp dụng nguồn của pháp luật chuyên ngành quy định
về tội phạm và hình phạt vào Việt Nam.
Thứ ba, đưa ra các kiến nghị góp phần đổi mớ
i nguồn văn bản pháp luật
hình sự nước ta trước yêu cầu cải cách tư pháp và xu thế hội nhập quốc tế theo
hướng: khắc phục hạn chế về xây dựng, áp dụng luật hình sự, về xử lý trách
nhiệm hình sự và về yêu cầu phòng ngừa tội phạm; làm rõ ưu điểm của việc
mở rộng nguồn pháp luật hình sự trong các văn bản pháp luật chuyên ngành so
vớ
i nguồn duy nhất là Bộ luật hình sự.
4. Nội dung nghiên cứu đề tài
Để thực hiện các mục tiêu trên đây, đề tài được nghiên cứu theo 3 nội
dung cơ bản sau:
Một là, nghiên cứu về nguồn của pháp luật hình sự ở các nước trên thế
giới và ở Việt Nam (các nguồn, đặc điểm của nguồn, mối quan hệ giữa các
nguồn văn bản pháp luật chuyên ngành với Bộ
luật hình sự, cách thức quy
định tội phạm trong nguồn văn bản pháp luật chuyên ngành ).
Hai là, khái quát, phân tích những quan điểm lý luận về nhất thể hóa
nguồn văn bản pháp luật hình sự Việt Nam.
12
Ba là, đánh giá thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam (bao gồm pháp
luật hiện hành và thực tiễn thực hiện) từ góc độ nguồn của pháp luật hình sự
và tổng hợp các phương án hoàn thiện nguồn văn bản pháp luật hình sự nước
ta đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả phòng ngừa của pháp luật hình sự Việt
Nam.
Để giải quyết những nội dung trên, đề tài được triển khai theo 3 nhóm;
đó là:
Nhóm 1: Các chuyên đề có tính lý luận chung về nguồn của pháp luật
chuyên ngành quy định về tội phạm và hình phạt.
Nhóm 2: Các chuyên đề về kinh nghiệm nước ngoài trong việc quy định
tội phạm và hình phạt trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Nhóm 3: Các chuyên đề đánh giá thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam
(bao gồm pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện) từ góc độ nguồn của
pháp luật hình sự và khả nă
ng áp dụng nguồn của pháp luật chuyên ngành quy
định về tội phạm và hình phạt vào Việt Nam (bao gồm cả thuận lợi và khó
khăn).
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống lý luận và thực tiễn
về kinh nghiệm nước ngoài trong việc quy định tội phạm và hình phạt trong
các văn bản pháp luật chuyên ngành
4
và đề xuất phương hướng đổi mới nguồn
văn bản pháp luật hình sự Việt Nam. Cách tiếp cận đề tài theo hướng:
Một là: Tiếp cận nguồn của pháp luật hình sự nói chung và nguồn quy
định về tội phạm và hình phạt nói riêng từ thực tiễn lập pháp hình sự ở Việt
4
Khái niệm "Văn bản pháp luật chuyên ngành" mà chúng tôi sử dụng trong đề tài này được hiểu là những văn
bản luật hoặc đạo luật thuộc các lĩnh vực khác nhau như Luật chứng khoán, Luật dân sự, Luật đất đai, Luật
đầu tư
13
Nam và thế giới. Đây là dạng nghiên cứu mang tính chuyên biệt nhằm đạt
được mục tiêu và giải quyết tốt các nhiệm vụ của đề tài.
Hai là: Tiếp cận nguồn của pháp luật hình sự nói chung và nguồn quy
định về tội phạm và hình phạt nói riêng từ trạng thái động (không phải là trạng
thái bất biến mà luôn có sự vận động, biến đổi).
Tuy nhiên, vì văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về tội ph
ạm và
hình phạt của các quốc gia trên thế giới rất phong phú, cho nên đề tài không
thể nghiên cứu hết mà chỉ tập trung vào các bộ luật và các luật chuyên ngành
(đang có hiệu lực) quy định về tội phạm và hình phạt của một số nước tiêu
biểu trong khu vực và trên thế giới, thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa
(Pháp, Đức, Ca-na-đa, Nhật Bản, Thái Lan ) và thuộc hệ thống pháp luật Anh
- Mỹ (Anh, Mỹ
, Ốt-x-trây-li-a, Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a ).
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
6.1. Các phương pháp nghiên cứu chung
Phương pháp luận chung để nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện
chứng và phép duy vật lịch sử.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài
bao gồm:
Thứ nhất, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học xã hội như
phương pháp xã hội học; phương pháp logic; phương pháp lịch sử, so sánh;
phương pháp phân tích quy nạp, diễn dịch; phương pháp hệ thống hóa và một
số phương pháp khác.
Thứ hai, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học luật so sánh
như: so sánh theo thời gian và không gian; so sánh bên trong và bên ngoài; so
14
sánh vi mô và vĩ mô; so sánh khách thể nghiên cứu; so sánh quy phạm (tiêu
chuẩn); so sánh chức năng
Đây cũng chính là tính mới, sáng tạo và độc đáo của các phương pháp
được sử dụng để nghiên cứu đề tài.
7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Ý nghĩa lý luận của công trình nghiên cứu này là ở chỗ - đây là đề tài
nghiên cứu khoa học đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt Nam đề cập
đến "Quy định t
ội phạm và hình phạt trong các văn bản pháp luật chuyên
ngành - kinh nghiệm nước ngoài và phương hướng đổi mới nguồn văn bản
pháp luật hình sự Việt Nam", mà trong đó, bằng việc phân tích khoa học sẽ
giải quyết một cách đồng bộ, có hệ thống, tổng thể và toàn diện về nguồn của
pháp luật hình sự nói chung và nguồn quy định về tội phạm và hình phạt nói
riêng; làm sáng tỏ những vấn đề lý lu
ận về nguồn quy định về tội phạm và
hình phạt.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của công trình nghiên cứu này là ở chỗ - nó có thể
được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho việc sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự;
làm sách nghiên cứu cho các nhà khoa học, các luật gia và các cán bộ giảng
dạy, cũng như phục vụ cho nhu cầu học tập của các nghiên cứu sinh, học viên
cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào
tạo đại học và sau đại học luật. Ngoài ra, nó còn có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu và cán bộ thực tiễn đang công tác
tại các cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án khi áp dụng các quy phạm pháp lý
hình sự liên quan đến những vấn đề đã được giải quyết trong đề tài.
15
8. Những điểm mới của đề tài
Đề tài có những điểm mới cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Hệ thống những vấn đề lý luận chung về nguồn của pháp
luật chuyên ngành quy định về tội phạm và hình phạt.
Thứ hai: Phân tích kinh nghiệm nước ngoài trong việc quy định tội
phạm và hình phạt trong các văn bản pháp luật chuyên ngành theo từng hệ
thống (h
ọ) pháp luật; đặc biệt là hệ thống (họ) pháp luật châu Âu lục địa như:
Pháp, Đức, Ca-na-đa, Nhật Bản, Thái Lan và hệ thống (họ) pháp luật Anh -
Mỹ như: Anh, Mỹ, Ốt-x-trây-li-a, Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a Trên cơ sở kinh
nghiệm điều chỉnh pháp luật hình sự của các nước trong từng hệ thống pháp
luật, mối quan hệ giữa văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về tội phạm
và hình phạt v
ới Bộ luật hình sự và cách quy định tội phạm trong các văn bản
đó, rút ra tính tương đồng (cái chung) và khác biệt (cái riêng) về nguồn của
pháp luật hình sự giữa các hệ thống pháp luật để đưa ra giải pháp tiếp nhận
tính tương đồng đó (tiếp nhận cái gì và tiếp nhận như thế nào).
Thứ ba: Đánh giá thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam (bao gồm
pháp luật hiện hành và thực tiễn thự
c hiện) từ góc độ nguồn của pháp luật hình
sự, trong sự so sánh với nguồn của pháp luật hình sự nước ngoài, trên cơ sở đó
đưa ra những đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện nguồn văn bản pháp luật
hình sự Việt Nam.
Thứ tư: Đánh giá khả năng và điều kiện tiếp nhận tính tương đồng về
nguồn của pháp luật chuyên ngành quy đị
nh về tội phạm và hình phạt. Trong
đó cần tập trung vào 5 vấn đề:
Một là, phải thay đổi nhận thức về nguồn của pháp luật nói chung và
pháp luật chuyên ngành nói riêng theo hướng nguồn của pháp luật nói chung
16
và pháp luật chuyên ngành nói riêng không chỉ là Bộ luật hình sự mà còn là
các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Hai là, phải tạo điều kiện về lập pháp để tiếp nhận tính tương đồng về
nguồn của pháp luật nói chung và pháp luật chuyên ngành nói riêng. Điều này
đòi hỏi Quốc hội phải thể hiện quan điểm này trong quá trình xây dựng, ban
hành các văn bản pháp luật.
Ba là, phải định hướng cho các cơ quan hành pháp trong việc ti
ếp nhận
tính tương đồng về nguồn của pháp luật nói chung và pháp luật chuyên ngành
nói riêng khi xây dựng các dự án luật, pháp lệnh
Bốn là, phải tăng khả năng cho các cơ quan tư pháp, nhất là Tòa án có
thể vận dụng các văn bản pháp luật chuyên ngành trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm. Điều này đòi hỏi cán bộ trong các cơ quan áp dụng pháp luật
phải hiến kế, đóng góp ý kiến cho quá trình xây dựng, ban hành các văn bả
n
pháp luật.
Năm là, phải ưu tiên học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm lập pháp hình sự của
những nước có sự tương đồng về kinh tế, xã hội và truyền thống lập pháp với
nước ta.
17
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ NGUỒN QUY ĐỊNH TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT
1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT VÀ NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
Theo đa số các quan điểm hiện nay, nguồn của pháp luật là nơi chứa
đựng các quy định của pháp luật. Trên cơ sở khái niệm nguồn của pháp luật
nói chung, chúng ta có thể đưa ra khái niệm nguồn của pháp luật hình sự nói
riêng, đó là nơi chứa đựng các quy định của luật hình sự như
: nhiệm vụ của
luật hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự, nguyên tắc xử lý, trách nhiệm đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm, hiệu lực của đạo luật hình sự, khái niệm
tội phạm, các hình thức lỗi, các trường hợp không có lỗi, tuổi chịu trách nhiệm
hình sự, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, các giai đoạn thực
hiện tội phạm, tự
ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, đồng phạm, thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, khái niệm hình phạt,
mục đích của hình phạt, các loại hình phạt, các biện pháp tư pháp, căn cứ
quyết định hình phạt, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự,
tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, miễn hình phạt, thời hi
ệu thi hành bản
án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, hoãn, tạm
đình chỉ chấp hành hình phạt tù, xóa án tích, những qui định đối với người
chưa thành niên phạm tội và các tội phạm có tính "truyền thống" như: phản
quốc, giết người, hiếp dâm, trộm cắp
Nghiên cứu nguồn của pháp luật hình sự trong một Nhà nước có ý nghĩa
xã hội, pháp lý quan trọng ở chỗ, việc nghiên c
ứu đó sẽ giúp cho chúng ta hiểu
rõ được: Hệ thống các nguồn luật hình sự trong Nhà nước đó như thế nào - chỉ
có Bộ luật hình sự với tính chất là nguồn duy nhất hay cả đạo luật khác và các
18
pháp lệnh của cơ quan lập pháp, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật
của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp (Toà án) mà trong đó có chứa các
quy phạm pháp luật hình sự (gọi tắt là các văn bản quy phạm pháp luật có tính
chất hình sự). Những căn cứ pháp lý hình sự của cuộc đấu tranh phòng và
chống tội phạm - cơ sở của trách nhiệm hình sự, các hình phạt và các chế định
pháp lý hình sự khác được quy
định trong văn bản quy phạm pháp luật cụ thể
nào của Nhà nước. Nó cho phép đánh giá được ở một chừng mực nhất định
mức độ dân chủ, pháp chế và bảo vệ các quyền và tự do của con người trong
Nhà nước đó ra sao và đến đâu. Mặt khác, tội phạm và hình phạt là những
khái niệm cơ bản nhất của khoa học luật hình sự, việc nghiên cứu nguồn của
pháp lu
ật hình sự hay nguồn quy định về tội phạm và hình phạt trên thế giới
có ý nghĩa thời sự cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Tuy mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng được xây dựng phù
hợp với truyền thống dân tộc, điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia đó và
xu thế phát triển chung của thế giới, nhưng nó vẫn thuộ
c 1 trong 4 hệ thống
pháp luật: hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ,
hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật tôn giáo.
Pháp luật Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa nên nó
có đặc điểm chung của hệ thống pháp luật này. Tuy nhiên, nó cũng có những
đặc thù do ảnh hưởng bởi truyền thống dân tộc, điều ki
ện kinh tế, xã hội,
truyền thống lập pháp, sự hội nhập kinh tế, quốc tế, pháp luật Những đặc thù
này làm cho pháp luật Việt Nam có cả đặc điểm của hệ thống pháp luật châu
Âu lục địa, và có cả đặc điểm của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, nhưng hơi
nghiêng về hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.
19
1.2. NGUỒN QUY ĐỊNH TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT TRONG
CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới có 4 hệ thống pháp luật, đó là: hệ thống pháp luật châu Âu
lục địa, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa và
hệ thống pháp luật tôn giáo.
Đại diện tiêu biểu trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa là hai quốc
gia Pháp và Đức
1
. Ở Pháp nguồn quy định tội phạm và hình phạt bao gồm: Bộ
luật hình sự và các đạo luật khác có hiệu lực thi hành ngoài Bộ luật hình sự;
các Hiệp ước quốc tế có hiệu lực cao hơn các điều luật trong nước; các văn
bản luật do cơ quan hành pháp ban hành như quyết định của Tổng thống và
các pháp lệnh được Quốc hội cho phép ban hành như đạo luật, sắc lệnh của
Hội đồng Nhà nước; các sắc lệnh, quyết định của Chính phủ, Tỉnh trưởng và
của Thành phố; những nguyên tắc chung của pháp luật; các học thuyết pháp
lý Trong số các nguồn trên thì Bộ luật hình sự, các đạo luật, các văn bản
pháp luật do cơ quan hành pháp ban hành, một số Hiệp ước quốc tế được quy
định cao hơn luật trong nước và là nguồn trực tiếp của luật hình sự Pháp. Bộ
lu
ật hình sự là nguồn quan trọng nhất. Ở nước Đức, nguồn quy định tội phạm
và hình phạt bao gồm: Bộ luật hình sự là nguồn chủ yếu và quan trọng nhất;
các đạo luật có tính chất hình sự; các đạo luật chuyên ngành và Hiến pháp của
Cộng hòa liên bang Đức cũng là nguồn quy định tội phạm và hình phạt Đức.
Hệ thống luật châu Âu lục địa là hệ thống pháp luật lớn nhấ
t trên thế giới, có
những đặc điểm chung như chịu sự chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của luật dân sự
La Mã cổ đại. Khác với pháp luật của Anh, một hệ thống coi trọng và đề cao
án lệ, bên cạnh các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành còn
có luật do “thẩm phán tạo ra” thì trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa,
nguồn là luật thành văn chiếm mộ
t vị trí quan trọng.
1
Tuy nhiên, để rút ra những tính đặc thù của hệ thống pháp luật này và để có thể tiếp thu được kinh nghiệm
nước ngoài, chúng tôi còn nghiên cứu thêm pháp luật của Thụy Điển, Nhật Bản, Thái Lan - những nước tiến
bộ, phát triển, tương đồng, gần gũi với Việt Nam và cũng thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.
20
Đại diện tiêu biểu cho hệ thống pháp luật Anh - Mỹ là hai quốc gia Anh
và Mỹ
2
. Pháp luật của Vương quốc Anh là pháp luật được giới hạn nước Anh
và xứ Wales. Pháp luật Anh có ảnh hưởng rất lớn và nhiều khi có tính chất
quyết định đến nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Ốt-x-trây-li-a, Niu-di-lân Ở
Vương quốc Anh, các đạo luật hình sự (Statute Law) do Hạ nghị viện và các
án lệ (tiền lệ pháp) do các Tòa án ban hành đều được coi là nguồn chủ yếu của
luật hình sự. Ngoài các nguồ
n cơ bản trên, ở Vương quốc Anh còn coi các văn
bản dưới luật do Chính phủ, các Bộ, chính quyền địa phương và các quy tắc
do Tòa án ban hành trên cơ sở ủy quyền của Hạ nghị viện là nguồn quy định
tội phạm và hình phạt. Ở Mỹ, pháp luật được hình thành và phát triển trên nền
tảng của hệ thống pháp luật Ăng-lô - Xắc-xông và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi pháp luậ
t Vương quốc Anh. Hệ thống pháp luật hình sự của Mỹ rất đa
dạng, phức tạp vì nguồn quy định tội phạm và hình phạt được phân chia thành
hai hệ thống cùng tồn tại, đó là: Hiến pháp liên bang năm 1987 và Hiến pháp
của các bang; các văn bản luật do Quốc hội Mỹ và các cơ quan lập pháp của
các bang; các văn bản dưới luật do Tổng thống, các Bộ và các cơ quan của
Chính phủ Mỹ
, của các bang và các cơ quan hành pháp của bang; các án lệ
của Tòa án tối cao Mỹ và các Tòa án tối cao của các bang. Và cũng giống như
Vương quốc Anh, án lệ cũng là nguồn chủ yếu của luật hình sự Mỹ. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây nguồn của luật thành văn ở các nước trong
truyền thống luật án lệ ngày càng được chú trọng hơn
3
.
Đại diện tiêu biểu cho hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa là hai quốc
gia Nga (trước đây là Liên Xô) và Trung Quốc. Hệ thống pháp luật xã hội chủ
nghĩa thể hiện rõ nét nhất trong ngôn ngữ và cấu trúc của Bộ luật hình sự Liên
bang Nga. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có nguồn gốc từ luật châu Âu lục địa và
2
Tuy nhiên, để rút ra những tính đặc thù của hệ thống pháp luật này và để có thể tiếp thu được kinh nghiệm
nước ngoài, chúng tôi còn nghiên cứu thêm pháp luật của Ma-lai-xi-a, Ốt-x-trây-li-a, Xing-ga-po - những
nước tiến bộ, phát triển, tương đồng, gần gũi với Việt Nam và cũng thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ.
3
Xem thêm: Nguyễn Anh Tuấn (2007), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn quy định tội phạm và
hình phạt Việt Nam", Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 15), tr. 8-18.
21
là pháp luật thành văn. Ở Nhà nước Liên bang Nga, nguồn quy định tội phạm
và hình phạt được phân chia thành nguồn trực tiếp và nguồn gián tiếp, trong
đó nguồn trực tiếp của luật hình sự Nga là Bộ luật hình sự. Đây là cơ sở pháp
lý duy nhất quy định tội phạm và hình phạt để xác định trách nhiệm hình sự
của người phạm tội; nguồn gián tiếp của luật hình sự Nga bao gồm: Hiến pháp
Liên bang Nga năm 1993, các nguyên tắc được thừa nhận chung và các quy
phạm pháp luật quốc tế. Sự khác biệt rõ nét về việc thừa nhận các loại nguồn
quy định tội phạm và hình phạt ở Liên bang Nga so với các quốc gia khác là
nhà lập pháp đã ghi nhận các loại nguồn trong Bộ luật hình sự hiệm hành
(Điều 1 Bộ luật hình sự năm 1996). Về vấn đề này, Trung Quốc cũng có nhiều
điểm tương
đồng như Liên bang Nga.
Đại diện tiêu biểu cho hệ thống pháp luật tôn giáo là các quốc gia Hồi
giáo như Ả-rập-xê-út, I-Ran, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất Luật
Hồi giáo xét về bản chất chính là Đạo Hồi, do đó nguồn chính của pháp luật
bao gồm Kinh Cô-ran và Thánh luật Sun-na. Kinh Cô-ran bao gồm những lời
tiên tri Mô-ha-met, còn Thánh luật Sun-na gồm những giai thoại về hành vi và
quyết định của nhà tiên tri này. Bộ luật hình sự của các n
ước Hồi giáo chủ yếu
dựa trên cơ sở của Luật Hồi giáo.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ tập trung
vào cách phân chia theo hai truyền thống pháp luật là hệ thống pháp luật châu
Âu lục địa (còn gọi là hệ thống pháp luật thành văn, dân sự) và hệ thống pháp
luật Anh - Mỹ (còn gọi là hệ thống pháp luật thông luật, án lệ, không thành
văn)
4
. Bởi lẽ đây là hai hệ thống pháp luật phát triển nhất có quy định tội
phạm và hình phạt trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.
4
Xem thêm: Nguyễn Anh Tuấn (2007), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn quy định tội phạm và
hình phạt Việt Nam", Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 15), tr. 8-18.
22
1.3. NGUỒN QUY ĐỊNH TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT TRONG
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU ÂU LỤC ĐỊA
1.3.1. Nguồn quy định tội phạm và hình phạt trong hệ thống pháp
luật của Pháp
Bộ luật hình sự của Cộng hòa Pháp là nguồn cơ bản, bao gồm 07 phần
với cơ cấu như sau: Phần 1: Những quy định chung (tương ứng như phần
chung của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999).
Phần 2: Trọnh tội và khinh
tội chống lại con người. Phần 3: Các trọng tội và khinh tội xâm phạm sở hữu.
Phần 4: Các tội (trọng tội và khinh tội) chống lại Quốc gia, Nhà nước và cuộc
sống yên tĩnh của mọi người. Phần 5: Các trọng tội và khinh tội khác Ứng
với mỗi phần là một quyển (quyển 1, quyển 2, quyển 3 ). Như vậy, Bộ luật
hình sự củ
a Pháp quy định phần chung tại quyển 1, còn từ quyển 2 trở đi đến
quyển 5 quy định các tội phạm cụ thể về trọng tội và khinh tội; các tội vi cảnh
được ban hành nối tiếp ở các quyển sau. Trong mỗi quyển lại gồm các mục,
trong mỗi mục có một hoặc nhiều chương. Với cơ cấu này, Bộ luật hình sự
Cộng hòa Pháp có thể còn ban hành nhiều quyển tiếp theo. Đ
iều này tiện cho
việc tra cứu, sửa đổi, bổ sung và áp dụng luật hình sự. Nét đặc trưng nổi bật
của Bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp là cách đánh số thập phân (số lẻ) các điều
luật. Điều luật đầu tiên trong Bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp không phải là
Điều 1 mà Điều 111-1, sau là Điều 111-2; Điều 111-3 Đây là cách đánh
đánh số khoa họ
c, giúp người đọc dễ nhớ, dễ hiểu, dễ áp dụng và dễ sửa đổi,
bổ sung, phản ánh xu thế xã hội hoá pháp luật vì Bộ luật hình sự gồm nhiều
phần (livre), mỗi phần gồm nhiều mục (titre), mỗi mục gồm nhiều chương
(chapitre), mỗi chương gồm nhiều tiết - tức phần nhỏ (section). Cách đánh số
như trên thể hiện được các đặc đi
ểm của Bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp. Ví
dụ: Điều 122-3 thể hiện: Số 1 chỉ phần 1 - Những quy định chung của luật
hình sự. Số 2 chỉ mục 2 của phần 1 - Quy định về trách nhiệm hình sự. Số 2
tiếp theo chỉ chương 2 của mục 2 trong phần 1 - Quy định về những trường