Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quy Chế Pháp Lý Điều Chỉnh Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Fintech Cung Ứng Dịch Vụ Trung Gian Thanh Toán Theo Pháp Luật Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 113 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<small>--- --- </small>

<b>CƠNG TRÌNH DỰ THI </b>

<b>NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG </b>

<i><b>Lần thứ 27 Năm học 2022 – 2023 </b></i>

1. Ngô Thị Thu Nguyệt Nữ 2053801015076 03 2. Nguyễn Huỳnh My Ny Nữ 2053801015094 03

Trưởng nhóm: Ngơ Thị Thu Nguyệt

Lớp: 116-QT45 Khóa: 45 Khoa: Luật Quốc tế

<b>Mã số cơng trình:…... </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<small>--- --- </small>

<b>CƠNG TRÌNH DỰ THI </b>

<b>NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG </b>

<i><b>Lần thứ 27 Năm học 2022 – 2023 </b></i>

1. Ngô Thị Thu Nguyệt Nữ 2053801015076 03 2. Nguyễn Huỳnh My Ny Nữ 2053801015094 03

Trưởng nhóm: Ngơ Thị Thu Nguyệt

Lớp: 116-QT45 Khóa: 45 Khoa: Luật Quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT </b>

AML/CFT Các yêu cầu về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố CFPB Cục bảo vệ tài chính người tiêu dùng

Đạo luật AML Đạo luật chống rửa tiền năm 2020 Đạo luật Dodd-

Transfer Act Đạo luật chuyển tiền điện tử

FCA Cơ quan Quản lý Tài chính Vương quốc Anh FinCEN Cơ quan Thực thi Tội phạm Tài chính Hoa Kỳ

Fintech Financial Technology

Luật số 02

Luật số 02 về Các biện pháp quản lý dịch vụ thanh tốn của các tổ chức phi tài chính được ban hành bởi Ngân hành Nhân dân Trung Quốc

MAS Cơ quan tiền tệ Singapore

MSB Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ Nghị định số

101/2012/NĐ-CP

Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 về thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Nghị định số 13/2023/NĐ-CP

Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2023 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nghị định số 16/2019/NĐ-CP

Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Nghị định số 80/2016/NĐ-CP

Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Nghị định 88/2019/NĐ-CP

Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

PSA Đạo luật Dịch vụ thanh toán 2019

PSNO2 <sup>Thông báo PSN02 về Phòng chống rửa tiền và chống tài trợ </sup>khủng bố - Dịch vụ thanh tốn kỹ thuật số tại Singapore

Thơng báo số 07

Thông báo về các vấn đề liên quan đến các tổ chức thanh tốn do nước ngồi tài trợ số 07 được ban hành bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc

Thông báo số 43/2015

Thông báo số 43/2015 của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc về Các biện pháp hành chính đối với hoạt động kinh doanh thanh toán trực tuyến của các tổ chức thanh toán phi ngân hàng Thông tư

39/2014/TT-NHNN

Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh tốn

Thơng tư số 20/2016/TT-

NHNN

Thơng tư số 20/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động và Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh tốn

Thơng tư số 23/2019/TT-

NHNN

Thơng tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh tốn

Thơng tư số 30/2016/TT-

NHNN

Thơng tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14 tháng 10 năm 2016 đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 6

5. Phương pháp nghiên cứu ... 6

<i>1.1.1 Fintech và doanh nghiệp Fintech ... 8 </i>

<i>1.1.2 Khái quát về hoạt động trung gian thanh toán... 12 </i>

<i>1.1.3 Đặc điểm hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech... 18 </i>

<b>1.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech ... 21 </b>

<b>1.3 Các yếu tố chi phối hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech ... 23 </b>

<i>1.3.1 Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng ... 24 </i>

<i>1.3.2 Đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh tốn ... 24 </i>

1.3.3 Đảm bảo mơi trường phát triển cho doanh nghiệp ... 25

<i>1.3.4 Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống thanh toán quốc tế ... 25 </i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG I ... 27 </b>

<b>CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FINTECH TRONG PHÁP LUẬT HOA KỲ, TRUNG QUỐC, SINGAPORE... 28 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2.1 Pháp luật Hoa Kỳ trong việc điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech ... 28 </b>

<i>2.1.1 Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ ... 28 2.1.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech tại Hoa Kỳ ... 29 2.1.3 Kết luận ... 42 </i>

<b>2.2 Pháp luật Trung Quốc trong việc điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech ... 43 </b>

<i>2.2.1 Khái quát hệ thống pháp luật Trung Quốc ... 43 2.2.2 Sự phát triển của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ở Trung Quốc ... 44 2.2.3 Pháp luật Trung Quốc điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech ... 45 2.2.4 Kết luận ... 53 </i>

<b>2.3 Pháp luật Singapore trong việc điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech ... 53 </b>

<i>2.3.1 Khái quát về hoạt động trung gian thanh toán tại Singapore ... 53 2.3.2 Pháp luật Singapore điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech ... 56 2.3.3 Kết luận ... 64 </i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG II... 65 CHƯƠNG III: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP </b>

<b>FINTECH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ... 66 </b>

<b>3.1 Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp fintech tại Việt Nam ... 66 </b>

<i>3.1.1 Điều kiện thành lập của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo pháp luật Việt Nam... 67 3.1.2 Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech</i>

... 71

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>3.1.3 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian </i>

<i>thanh toán ... 73 </i>

<i>3.1.4 Chế tài xử phạt vi phạm trong hoạt động trung gian thanh toán ... 80 </i>

<b>3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam ... 82 </b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG III ... 96 </b>

<b>C. PHẦN KẾT LUẬN ... 97 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 99 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Lý do chọn đề tài </b>

Sau gần 15 năm kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, quyền năng của khoa học cơng nghệ ngày càng khẳng định vai trị của mình trong mọi mặt của đời sống. Theo đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơng nghệ tài chính hay còn được gọi là doanh nghiệp Fintech<small>1</small> được kỳ vọng sẽ xoay chuyển cách thức cung ứng và vận hành các dịch vụ tài chính thơng qua việc áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trước sự kỳ vọng trong việc tạo ra bước tiến mới cho sự vận hành của hệ thống tài chính, hàng loạt các doanh nghiệp Fintech đã được thành lập ở nhiều quốc gia. Theo thống kê của trang The Statista, tính đến năm 2021, tại Châu Mỹ có đến 10.755 doanh nghiệp Fintech, trong khi đó tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tổng số lượng doanh nghiệp Fintech là 6.628 doanh nghiệp.<small>2</small>

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2021, số lượng doanh nghiệp Fintech đã tăng lên 04 lần từ 39 công ty từ cuối năm 2015 lên đến hơn 154 doanh nghiệp vào cuối năm 2021. Các doanh nghiệp Fintech hoạt động nhiều trên các lĩnh vực khác nhau nhưng hai lĩnh vực được tập trung nhất là thanh tốn qua ví điện tử và cho vay ngang hàng (P2P Lending). Trong đó, có đến 37 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thanh tốn qua ví điện tử. Các số liệu trên là minh chứng vững chắc thể hiện tiềm năng mạnh mẽ và sự đón nhận của cơng chúng đối với lĩnh vực này nói chung và dịch vụ trung gian thanh tốn điện tử nói riêng trên thị trường Việt Nam.<small>3</small>

Với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp cơng nghệ tài chính cùng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ trung gian thanh tốn địi hỏi pháp luật nước ta phải có một hành lang pháp lý vững chắc nhằm giải quyết bài toán cân bằng về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào hoạt động này, làm đòn bẩy tạo ra một mơi trường cơng nghệ - tài chính phát triển lành mạnh qua đó thúc đẩy vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới. Mặc dù pháp luật Việt Nam có những thành cơng nhất định khi đã thiết lập được cơ bản quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech

<small> </small>

<small>1 Fintech là cụm từ viết tắt của Financial Technology – Công nghệ Tài chính. </small>

<small>2</small><i><small> The Statista, Bảng thống kê của trang The Statista về số lượng doanh nghiệp Fintech trên toàn cầu từ năm 2018 </small></i>

<i><small>đến năm 2021, truy cập ngày </small></i>

<small>10/2/2023. </small>

<small>3</small><i><small> Đinh Bảo Ngọc, Thị trường Fintech tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Tạp chí Ngân hàng,</small></i>

<small> - :~:text=Theo số liệu thống kê,là công ty khởi nghiệp, truy cập ngày 10/2/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

từ sớm, song hành lang pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động trên tại Việt Nam là chưa thực sự rõ ràng và không phù hợp với xu thế phát triển đa dạng của lĩnh vực này. Hiện nay, quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech được pháp luật Việt Nam ghi nhận chính tại hai văn bản dưới luật là Nghị định 101/2012/NĐ-CP về Thanh tốn khơng dùng tiền mặt và Thông tư 39/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Đã gần một thập kỷ kể từ ngày có hiệu lực, nhận thấy trong quá trình áp dụng thực tiễn, các quy định tại những văn bản này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, không bao quát được các biến tướng trong hoạt động cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp và chưa tạo điều kiện hợp lý để các chủ thể có tiềm năng mở rộng cơ hội tham gia vào thị trường này.

Song song với sự mở rộng của lĩnh vực này tại thị trường Việt Nam, trung gian thanh tốn cũng phát triển nhanh chóng ở nhiều nền kinh tế trên thế giới. Đơn cử như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore đều là những quốc gia mà các giao dịch được thực hiện thông qua dịch vụ trung gian thanh toán chiếm tỷ lệ rất cao nhờ vào những điểm nổi bật trong quy chế pháp lý. Các quốc gia này về cơ bản đã hoàn thiện tương đối khung pháp lý điều chỉnh hoạt động trên với minh chứng rõ nhất là sự tăng trưởng khơng ngừng của lĩnh vực trung gian thanh tốn tại đây.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề về quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được thực hiện bởi các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo và đánh giá khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn

<i><b>đề tài: “Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo pháp luật Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam”. </b></i>

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, các hoạt động tài chính ứng dụng cơng nghệ của các doanh nghiệp Fintech đang phát triển rất mạnh. Công nghệ số và Fintech là phương tiện để đạt được những kết quả đột phá về tài chính tồn diện ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây. Sự cần thiết trong việc tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech đã và đang thu hút các học giả xoay quanh vấn đề này. Có thể chia nghiên cứu thành 2 nhóm lớn: (1) Các nghiên cứu về doanh nghiệp Fintech; (2) Các nghiên cứu về hoạt động trung gian thanh toán.

<b>2.1. Các nghiên cứu về doanh nghiệp Fintech </b>

<i>Bài báo“Hoạt động của Fintech ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng pháp luật điều chỉnh và giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật “ (2019), đăng trên Tạp chí </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Luật học số 6, tr.72-81 của tác giả Nguyễn Hải Yến tiếp cận dưới góc độ xem xét doanh nghiệp Fintech là chủ thể kinh doanh đặc biệt, bài viết tập trung nghiên cứu một số hoạt động đặc trưng của Fintech Việt Nam bao gồm cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử, gọi vốn điện tử và hoạt động cho vay ngang hàng. Trên cơ sở đó chỉ ra được những hạn chế và bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp Fintech, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp xây dựng hồn thiện khn khổ pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp Fintech.

<i>Bài báo “Tác động của Fintech đối với hệ thống ngân hàng – Thực tiễn và một số đề xuất pháp lý” (2022), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9, tr.27-31 của tác giả </i>

Lương Thị Linh Chi đánh giá hoạt động của Fintech trong lĩnh vực ngân hàng qua hai lĩnh vực thanh toán điện tử cho vay tiêu dùng. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng Fintech trong quan hệ với hệ thống ngân hàng dưới góc nhìn pháp lý, từ đó đưa ra một số đề xuất pháp lý cho hoạt động của Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra còn chung chung, chưa thật sự thuyết phục.

<i>Bài báo “The Digital Transformation in Banking and The Role of FinTechs in the New Financial Intermediation Scenario“ (2017), International Journal of Finance, </i>

Economics and Trade (IJFET), Vol. 1, No. 1, tr.1-6 của tác giả Omarini Anna phân tích dưới góc độ kinh tế, trên cơ sở xác định, đánh giá những chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành ngân hàng, từ đó phác thảo hướng phát triển của các ngân hàng và doanh nghiệp Fintech. Bài viết nổi bật với quan điểm bản thân công nghệ không phải là kẻ phá vỡ ngành ngân hàng, mà cốt lõi vấn đề là cách các doanh nghiệp triển khai công nghệ.

<i>Bài viết “Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam” (2018), trong Kỷ yếu </i>

hội thảo khoa học “Tương lai của Fintech và ngân hàng: Phát triển và đổi mới” trường Đại học Kinh tế TP.HCM của ThS. Dương Tấn Khoa (2018) đề cập đến một số ứng dụng phổ biến của Fintech áp dụng trong các dịch vụ tương tự dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam như thanh toán, chuyển tiền, gọi vốn trực tuyến, cho vay ngang hàng và quản lý tài chính cá nhân. Dưới góc độ pháp lý, doanh nghiệp Fintech không phải là ngân hàng nhưng được cung cấp dịch vụ tương tự như ngân hàng đã làm phát sinh một số rủi ro tiềm ẩn cho cả khách hàng và hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số chính sách nhằm giảm thiểu những rủi ro trong q trình phát triển Fintech, góp phần phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam nói chung.

<i>Bài viết “The impact of Fintech on Banking” (2017), đăng trên tạp chí European </i>

Economy của tác giả Xavier Vives đã cung cấp các đánh giá tổng quan về sự phát triển của Fintech và tác động của nó lên cấu trúc thị trường ngân hàng. Từ thực tiễn số liệu, bài nghiên cứu nhận định Fintech đã có những tác động đáng kể lên lĩnh vực ngân hàng và thị trường vốn. Quan điểm nổi bật của bài viết là mặc dù Fintech trong thời điểm hiện tại cịn nhỏ so với quy mơ của tài sản trung gian tài chính và vốn thị trường, tuy nhiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

lĩnh vực này có khả năng sẽ phá vỡ các ngân hàng và trung gian tài chính lâu đời nói riêng.

<b>2.2. Các nghiên cứu về hoạt động trung gian thanh toán </b>

<i>Bài báo “Quản lý dịch vụ ví điện tử “ (2019), được đăng trên Tạp chí Ngân hàng, </i>

số 18 của tác giả Lê Văn Tuyên, trên cơ sở Nghị định số 101/2012/NĐ-CP, Thông tư 39/2014/TT-NHNN và các văn bản liên quan, tác giả tập trung phân tích những khó khăn, hạn chế trong q trình triển khai cung ứng dịch vụ ví điện tử bao gồm: quy định pháp luật hiện hành cịn mang tính tổng quan; khó khăn trong việc phát triển dịch vụ nhất là cho các đối tượng ở khu vực nơng thơn khơng có tài khoản ngân hàng; đặc biệt là rủi ro hoạt động, thanh khoản bị lợi dụng vào các mục đích phi pháp. Bài viết làm rõ kinh nghiệm quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

<i>Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật về thanh tốn bằng ví điện tử ở Việt Nam” (2021) của tác giả Lê Thị Huyền Trang tập trung nghiên cứu các quy định về tổ chức và </i>

hoạt động thanh tốn bằng ví điện tử tại Việt Nam bao gồm quy định về cấp phép cung ứng dịch vụ cho các tổ chức, quy định đối với tổ chức và người dùng khi tham gia cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử; kết hợp với thực tiễn thi hành áp dụng pháp luật, từ đó có cơ sở chỉ ra những bất cập, hạn chế còn tồn tại và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật nhằm thúc đẩy cho sự phát triển ổn định hình thức thanh tốn bằng ví điện tử ở Việt Nam.

<i>Trong góc độ tiếp cận hẹp hơn, bài báo “Legal issues in e-wallet practices” (2021) đăng trên tạp chí UUM Journal of Legal Studies, 12(2), tr.229-252 của các tác </i>

giả Md. Nor, M. Z., Naim, A. M., Muhamed, N. A., Mirza, A. A. I., Ahmad, A., Shukor, A. R. A., & Ali, S. R. S. dựa vào các dữ liệu thu thập từ đánh giá tài liệu, phỏng vấn dân tộc và quan sát, bài viết nghiên cứu sâu các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh ví điện tử ở Malaysia. Bài viết đã chỉ ra các vấn đề pháp lý tồn tại trong hoạt động kinh doanh ví điện tử ở Malaysia, trong đó có đề cập đến gia hạn tín dụng và trả lãi. Quy định pháp luật hiện hành hướng dẫn về E-Money nêu rõ việc cấm cấp tín dụng và lãi suất cho người dùng; bài nghiên cứu đặt ra câu hỏi như vậy việc cấp phiếu mua hàng, bốc thăm may mắn, tiền xu, giảm giá,… có là một trong các hình thức trả lãi gián tiếp cho người dùng không?

<i>Bài báo “Legal protection for e-wallet consumers in the digital economy era” </i>

(2022), đăng tải trên tạp chí Jurnal Ilmu Hukum, n.1, tr.34-42 của tác giả Y Kornelis, bài viết chia làm 2 phần, phần 1 là tổng quan về sự phát triển ngân hàng số và sự cần thiết của ví điện tử trong các giao dịch thanh toán tại Indonesia; phần 2 tác giả tập trung nghiên cứu pháp luật điều chỉnh ví điện tử và những bất cập còn tồn tại trong quá trình áp dụng luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Tổng quan tài liệu cho thấy, Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung đã và đang rất quan tâm đến nền kinh tế số, đặc biệt là trong các định chế liên quan đến cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn. Các cơng trình nghiên cứu, bài viết quốc tế đề cập đến doanh nghiệp Fintech và trung gian thanh tốn dưới nhiều góc độ từ kinh tế, xã hội đến góc độ pháp lý, chỉ ra được nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện. Đối với Việt Nam, dịch vụ trung gian thanh tốn là một lĩnh vực cịn mới và phức tạp, thêm vào đó các quy định về trung gian thanh toán chỉ mới được ban hành tại Việt Nam trong vài năm gần đây nên việc nghiên cứu là không hề dễ dàng. Đa số các bài nghiên cứu đều chỉ ra được những rào cản pháp lý và giải pháp trong một số hoạt động trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech Việt Nam và có liên hệ với pháp luật của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ bộc lộ được một số khía cạnh trong trung gian thanh toán, chưa thể hiện được tổng quan quy chế pháp lý của dịch vụ trung gian thanh toán trong nền kinh tế số hiện nay. Mặt khác, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech nên đề tài trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu trước đây và tìm ra những ý tưởng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và đối chiếu với thực tiễn pháp luật Việt Nam, những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam nhằm xây dựng một môi

<b>trường pháp lý cho hoạt động này được phát triển một cách có định hướng. </b>

<b>3. Mục tiêu đề tài </b>

<b>3.1 Mục tiêu nghiên cứu </b>

Mục tiêu của nhóm tác giả là xác định các cơ sở lý luận cho việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, đối chiếu với pháp luật một số quốc gia đi đầu trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những đánh giá tổng quan về quy chế pháp lý của Việt Nam hiện nay và những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển nền kinh tế số và đặc biệt là hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam.

<b>3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là:

<i>Thứ nhất, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về doanh nghiệp Fintech và hoạt động cung </i>

ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên thế giới và tại Việt Nam. Trên cơ sở lý luận, nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian </i>

thanh toán của doanh nghiệp Fintech tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore để rút ra những điểm tiến bộ phù hợp với pháp luật Việt Nam.

<i>Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động cung ứng </i>

dịch vụ thanh toán của doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam hiện nay. Qua đó, đưa ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế trong thực tiễn áp dụng và những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore với mục đích đánh giá, tham khảo và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cịn tập trung làm rõ và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan trong việc điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech.

<b>4.2 Phạm vi nghiên cứu </b>

Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore và Việt Nam. Trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh lĩnh vực này còn chưa rõ ràng, có nhiều thiếu sót và mục tiêu chủ yếu của đề tài là góp phần xây dựng khung pháp lý cho Việt Nam thông qua việc nghiên cứu và xem xét quy định của các quốc gia mà hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn đề liên quan đã tương đối hồn thiện; do đó phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là các quy định pháp luật của 03 quốc gia gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Các phương pháp được sử dụng khi nghiên cứu đề tài bao gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Các phương pháp này được sử dụng kết hợp đan xen khi nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật:

Phương pháp phân tích được sử dụng thường xuyên, phổ biến và cũng là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm làm rõ các cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech và các yếu tố chi phối đến hoạt động này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Phương pháp so sánh được sử dụng để tham khảo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới với pháp luật Việt Nam để từ đó tìm ra những điểm tiến bộ nhằm nâng cao hệ thống pháp luật nước ta.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua các báo cáo, số liệu để đánh giá vấn đề một cách tổng quát, toàn diện, bắt kịp với thực tiễn.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các căn cứ lý luận và thực tiễn để làm cơ sở cho việc đề ra phương hướng và kiến nghị cho việc hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech ở nước ta hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>1.1.1 Fintech và doanh nghiệp Fintech </b></i>

<i>Quá trình hình thành của Fintech </i>

Từ những năm cuối của thế kỷ XX, những tiến bộ khoa học công nghệ đã tạo nên một làn sóng đổi mới trong mọi mặt thuộc đời sống xã hội, trong đó bao gồm cả lĩnh vực tài chính. Các tiện ích mà cơng nghệ mang lại đã làm thay đổi bộ mặt của lĩnh vực dịch vụ tài chính, với sự ra đời của một mơ hình kết hợp giữa cơng nghệ (Technology) và tài chính (Financial) mà ngày nay thường được gọi tắt là Fintech.<small>4</small>

Thị trường tài chính trên tồn thế giới bị tác động sâu sắc bởi cuộc cách mạng Internet vào đầu những năm 1990, với một trong những hiệu ứng chính là giảm chi phí giao dịch tài chính. Hệ quả của các cuộc nghiên cứu và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu này là sự ra đời và phát triển của tài chính điện tử (E – Finance). E – Finance đề cập đến tất cả các hình thức dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Nhiều mô hình kinh doanh E – Finance đã xuất hiện trong những năm 1990, bao gồm ngân hàng trực tuyến (banking online), dịch vụ môi giới trực tuyến, thanh toán di động và ngân hàng di động. Các mơ hình E – Finance này cho phép các cá nhân hoặc doanh nghiệp truy cập tài khoản, thực hiện chuyển khoản và thu thập thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tài chính mà khơng phải liên hệ trực tiếp với các công ty tài chính.<small>5</small>

Đến những năm 2000, số lượng người dùng điện thoại thông minh tăng mạnh đã tạo điều kiện để phát triển loại hình tài chính lưu động, trong đó bao gồm các dịch vụ như thanh tốn di động và ngân hàng di động, được xem là sự mở rộng của E – Finance. Các cơ quan tài chính cho phép khách hàng của họ khơng chỉ truy cập vào thông tin tài khoản ngân hàng mà cịn thực hiện giao dịch, chẳng hạn như thanh tốn hóa đơn và chuyển tiền thơng qua điện thoại di động.

Với những tiến bộ trong lĩnh vực E – Finance và các công nghệ di động ở các cơng ty tài chính, Fintech xuất hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính trên tồn thế giới diễn ra vào năm 2008, bằng cách kết hợp E – Finance, các công nghệ Internet, các dịch vụ mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn (big data). Theo Giáo sư Gary Gensler –

<small> </small>

<small>4 Viết tắt của cụm từ Financial Technology. </small>

<small>5</small><i><small> Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Fintech – Làn sóng công nghệ làm thay đổi tài chính thế giới, </small></i>

<small> , truy cập ngày 11/02/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ cho biết “Ba bước phát triển từ giữa những năm 1990 gồm internet, điện thoại di động và điện toán đám mây đã khai sinh ra Fintech hiện đại”. </i>

Sự xuất hiện và phát triển của Fintech được kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của ngành tài chính – ngân hàng, thơng qua việc tái định hình ngành tài chính bằng những ảnh hưởng tích cực của công nghệ.<small>6</small>

<i>Phân loại Fintech </i>

Trong phạm vi cơng trình nghiên cứu, nhóm tác giả phân loại Fintech dựa trên đánh giá của Ban Ổn định tài chính (Finnancial Stability Board - FSB<small>7</small>), theo đó các hoạt động Fintech được phân loại thành 05 (năm) nhóm dịch vụ tài chính lớn, bao gồm: (i) dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay và huy động vốn; (ii) dịch vụ quản lý đầu tư; (iii) dịch vụ bảo hiểm; (iv) các dịch vụ hỗ trợ thị trường và (v) dịch vụ thanh tốn.<small>8</small> Mỗi nhóm có các đặc trưng riêng biệt. Nhóm dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay và huy động vốn của Fintech (sau đây tạm gọi là nhóm huy động vốn) là lĩnh vực giúp huy động vốn cho các cá thể tư nhân lẫn doanh nghiệp, được phân loại thành hai nhánh chính: (i) huy động vốn cộng đồng (crowdfunding) và (ii) tín dụng và bao thanh tốn (credit & factoring).<small>9</small> Nhóm hoạt động này có nhiều nét tương đồng với hai nhóm hoạt động ngân hàng là nhận tiền gửi và cấp tín dụng theo pháp luật Việt Nam. Fintech trong quản lý đầu tư bao gồm những cải tiến nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn, lựa chọn, quản lý danh mục đầu tư và các chỉ số phân tích tổng hợp về tài chính cá nhân, bao gồm ba nhánh chính (i) nền tảng giao dịch xã hội; (ii) tư vấn tự động (Robo – advice) và (iii) quản lý tài chính cá nhân (PMF). Nhóm dịch vụ bảo hiểm thuộc Fintech bao gồm những cải tiến công nghệ trong lĩnh vực bảo hiểm, thường được gọi là “InsurTechs” (Insurance Technology – Cơng nghệ bảo hiểm). Nhóm dịch vụ này đề cập đến việc ứng dụng đa dạng các công nghệ như bigdata, trí tuệ nhân tạo, Internet và mơ hình kinh doanh sáng tạo để thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nhóm các dịch vụ hỗ trợ thị trường khác bao gồm các dịch vụ tiêu biểu như cơng nghệ điện tốn đám mây, bigdata, xác minh nhận dạng kỹ thuật số. Đây là những giải pháp công nghệ giúp cho các nền tảng mạng, các ứng dụng phần mềm có thể hoạt động một cách an tồn, ổn định và hiệu quả, góp phần củng cố cơ sở hạ tầng của thị trường.

<small> </small>

<small>6</small><i><small> Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Fintech – Làn sóng cơng nghệ làm thay đổi tài chính thế giới, </small></i>

<small> , truy cập ngày 11/02/2023. </small>

<small>7 Ban Ổn định Tài chính (Finnacial Stability Board – FSB) là một cơ quan quốc tế giám sát và đưa ra các kiến nghị về hệ thống tài chính tồn cầu. FSB được thành lập sau Hội nghị thượng đỉnh G20 ở London vào tháng 4 năm 2009 với tư cách là một kế thừa của Diễn đàn Ổn định Tài chính (Financial Stability Forum FSF), </small>

<i><small> truy cập 11/02/2023. </small></i>

<small>8</small><i><small> Financial Stability Implications from Fintech: Supervisory and Regulatory Issues that Merit Authorities’ </small></i>

<i><small>Attention, trang 8,, truy cập 11/02/2023. </small></i>

<small>9</small><i><small> Cổng thông tin khoa học và công nghệ, Tổng luận tháng 9/2018, </small></i>

<i><small> , truy cập 12/02/2023. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Nhóm dịch vụ thanh toán được đề cập trong dịch vụ tài chính là một thuật ngữ rộng áp dụng cho các cơng ty Fintech có các ứng dụng và dịch vụ liên quan đến giao dịch thanh toán nội địa và quốc tế trên nền tảng mạng và thiết bị di động. Các nền tảng thanh toán quốc tế như Alipay, Android Pay, PayPal, Samsung Pay,... cho phép người dùng sử dụng thanh tốn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến hay chuyển khoản ngân hàng bằng các thiết bị cầm tay như máy tính bảng, điện thoại di động thơng minh. Phương thức thanh tốn này mang đến kết quả giúp làm giảm chi phí giao dịch so với các phương thức thanh tốn truyền thống.

Trong nhóm dịch vụ thanh toán này cũng bao gồm cả phạm vi của dịch vụ trung gian thanh toán mà được xác định là đối tượng nghiên cứu chính của cơng trình này. Một trong những ứng dụng nổi bật thuộc nhóm dịch vụ trung gian thanh tốn này là ví điện tử (E-Wallet). Với chức năng lưu trữ, ví điện tử thường được tích hợp vào tài khoản thanh tốn trực tuyến của người dùng để hỗ trợ các giao dịch được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi hơn. Ngồi ra, nhóm dịch vụ thanh tốn này cũng bao gồm các hoạt động cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử như dịch vụ cổng thanh toán điện tử.

<i>Doanh nghiệp Fintech trên thế giới </i>

Trong giai đoạn đại dịch Covid – 19, ngành công nghiệp Fintech đã tăng tốc đáng kể. Nghiên cứu trong Báo cáo Thị trường Fintech 2021<small>10</small> chỉ ra rằng 60% dân số thế giới sử dụng Internet trong giai đoạn này và đây cũng là nguyên nhân làm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp Fintech trong cùng giai đoạn. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ trung gian thanh toán trong thời kỳ đại dịch đã tăng lên đáng kể, điều này đã mở đường cho các doanh nghiệp Fintech mở rộng hoạt động không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Tại báo cáo của Viện Tài chính Thuỵ Sĩ, số liệu thống kê đã chỉ ra rằng số lượt tải xuống ứng dụng đã tăng từ 29,2% lên 32,8%.<small>11</small>

Bên cạnh đó, theo số liệu của báo cáo xếp hạng Fintech tồn cầu trong năm 2019, có 101 trung tâm Fintech thuộc khu vực Châu Mỹ, 78 trung tâm Fintech thuộc khu vực Châu Âu, 38 trung tâm Fintech thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, 12 trung tâm Fintech thuộc khu vực Châu Phi, 9 trung tâm Fintech thuộc khu vực Trung Đơng và 10 trung tâm Fintech tồn cầu hàng đầu gồm: Hoa Kỳ, Anh, Singapore, Lithuania, Thụy Sỹ, Hà Lan, Thụy Điển, Úc, Canada, Estonia. Các quốc gia này có mơi trường cơng nghệ cao, nền kinh tế mở và tự do, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ Fintech cũng chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia mà các công ty Fintech và các sản phẩm Fintech hoạt động sơi động nhất trên thế giới. Cịn Trung Quốc, mặc dù chỉ xếp

<small> </small>

<small>10Financial Intelligence Platform, Fintech Market Entry Report 2021 </small>

<i><small> , truy cập </small></i>

<small>12/2/2023. </small>

<small>11</small><i><small> HyperLead - Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2021, </small></i>

<i><small> truy cập ngày 12/2/2023. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

hạng ở vị trí 21 trong các trung tâm Fintech hàng đầu của thế giới, nhưng đây lại là thị trường dẫn đầu trong sử dụng các dịch vụ của Fintech với hơn 60% người dân tiếp cận dịch vụ Fintech, gấp đôi tỷ lệ tại Mỹ.<small>12</small>

<i>Doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam </i>

Trong những năm gần đây, thị trường Fintech tại Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ cả về mặt số lượng, sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, số lượng các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam cũng tăng lên đáng kể tính từ năm 2017 đến năm 2021.

Tương tự với xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, Đại dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành nghề, tuy nhiên riêng với ngành Fintech thì đây là thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2021, số lượng công ty Fintech đã tăng lên 04 lần, từ 39 doanh nghiệp vào cuối năm 2015 lên đến hơn 154 doanh nghiệp vào cuối năm 2021. Theo khảo sát của MasOffer Fintech (2021) – nền tảng Affiliate Marketing hàng đầu Việt Nam, tính đến thời điểm cuối năm 2021 trong 154 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Fintech ở Việt Nam có 37 doanh nghiệp hoạt động trong mảng thanh toán, 22 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending), 22 doanh nghiệp hoạt động về Blockchain, Crypto... Nhìn chung các doanh nghiệp Fintech ở nước ta hoạt động trong đa dạng các lĩnh vực nhưng tập trung nhiều nhất ở hai lĩnh vực gồm thanh toán và cho vay ngang hàng (P2P).

Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, song thị trường Fintech ở Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển. So với các quốc gia trong khu vực, số lượng doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Theo báo cáo của Fintech Singapore và Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam, số lượng doanh nghiệp Fintech ở Singapore là 1.157 doanh nghiệp, Indonesia có 511 doanh nghiệp, Malaysia là 376 doanh nghiệp còn Việt Nam chỉ có hơn 131 doanh nghiệp.

<i>Định nghĩa Fintech và doanh nghiệp Fintech </i>

<i>Theo Hội đồng ổn định Tài chính, Fintech là các “Sáng tạo trong tài chính dựa trên nền tảng cơng nghệ nhằm tạo ra các mơ hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình hay sản phẩm mới có tác động cụ thể đến các thị trường và định chế tài chính, cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính”.<small>13</small></i>

Mặc dù hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất toàn cầu cho “Fintech”, tuy nhiên nhận thấy Fintech có thể được hiểu đơn giản là dạng viết tắt của cụm từ “financial

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

technology” (cơng nghệ tài chính), thường biểu thị mơ hình kết hợp giữa dịch vụ tài chính với các cơng nghệ hiện đại.

Cịn để giải thích cụm từ “doanh nghiệp Fintech”, một nghiên cứu được viết dưới danh nghĩa của Cục Tài chính Liên Bang Đức (Federal Bureau of Finance of Germany)

<i>đã đưa ra một định nghĩa về doanh nghiệp Fintech, như sau:“Fintech là các công ty hoặc đại diện các công ty kết hợp các dịch vụ tài chính với các cơng nghệ hiện đại. Như một quy ước, những công ty mới gia nhập vào thị trường sẽ cung cấp các sản phẩm dựa trên Internet theo hướng ứng dụng. Mục tiêu của Fintech là hướng đến việc làm tăng lợi ích cho khách hàng thông qua các lợi thế như khả năng sử dụng đơn giản, hiệu quả, minh bạch và tự động hơn so với những sản phẩm và dịch vụ đã có. Ngồi việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng, Fintech còn phân phối bảo hiểm và các cơng cụ tài chính khác hoặc cung cấp các dịch vụ bên thứ ba; theo nghĩa rộng, thuật ngữ Fintech cịn có thể bao gồm các công ty cung cấp công nghệ như các giải pháp phần mềm cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính”.<small>14</small></i>

Ở Việt Nam, có quan điểm cho rằng “doanh nghiệp Fintech” là thuật ngữ được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng Internet, điện thoại di động, cơng nghệ điện tốn đám mây và các phần mềm mã nguồn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư.<small>15</small>

Tương tự như “Fintech” hiện nay trên thế giới cũng chưa có một khái niệm thống nhất về “doanh nghiệp Fintech”, song khi nhắc đến “doanh nghiệp Fintech” các chuyên gia ln có cùng quan điểm rằng đây là các doanh nghiệp hoạt động dựa trên việc ứng dụng các sáng kiến, công nghệ mới để cung cấp các dịch vụ tài chính. Trong phạm vi nghiên cứu của cơng trình này, “doanh nghiệp Fintech” được hiểu là những cơng ty tham gia cung cấp dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng cơng nghệ. Hay nói cách khác, đó là các công ty tận dụng những sáng tạo, đổi mới trong công nghệ như Internet, điện thoại di động, điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm cung ứng dịch vụ tài chính, trong đó có các dịch vụ trung gian thanh tốn.

<i><b>1.1.2 Khái quát về hoạt động trung gian thanh toán </b></i>

<i>Khái niệm hoạt động trung gian thanh toán </i>

Theo quy định tại khoản 10 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010:

<i>“Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.”. </i>

<small> </small>

<small>14 Stephan Wolf, Global LEI Foundation; William Nichols, Office of Financial Research USA on 20 February </small>

<i><small>2020, What is Fintech?, </small></i>

<i><small> , truy cập 12/02/2023. </small></i>

<small>15</small><i><small> Vân Lam, Fintech là bạn hay đối thủ của ngân hàng?, </small></i>

<small>cua-ngan-hang/c/24009720.epi, truy cập 11/02/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Từ khái niệm, có thể thấy được hoạt động trung gian thanh tốn là một q trình cho phép các bên tham gia trong một giao dịch tài chính thực hiện thanh tốn thơng qua một bên trung gian. Bên trung gian được thực hiện các hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán. Sự ra đời của bên trung gian xuất phát từ bản chất phức tạp của hoạt động tài chính cùng với sự phát triển của cơng nghệ, các hoạt động được thực hiện trực tuyến thông qua các nền tảng điện tử. Đồng thời, các hoạt động trung gian thanh toán cũng giúp cho việc thanh toán trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn, thay vì phải trao đổi tiền mặt hoặc chuyển khoản trực tiếp từ tài khoản ngân hàng, người dùng có thể sử dụng các phương thức thanh tốn thơng qua một bên trung gian kết nối giữa khách hàng và ngân hàng, nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán nhanh chóng và an tồn hơn.

Các hoạt động trung gian thanh tốn có sự tham gia của ba bên chủ thể, bao gồm: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.

<i>Thứ nhất, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Pháp luật hiện hành tại Thông tư </i>

39/2014/TT-NHNN Hướng dẫn dịch vụ trung quan thanh tốn thì khơng quy định minh thị về tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Nghị

<i>định 101/2012/NĐ-CP về Thanh tốn khơng dùng tiền mặt: “Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt (sau đây gọi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ và một số tổ chức khác.”.</i> Tuy nhiên, trong quan hệ cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thường là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

<i>Thứ hai, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Pháp luật hiện hành quy định tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm: “ a) Tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ví điện tử.”.<small>16</small> Từ quy định pháp luật, có thể xác định được </i>

những chủ thể có thể tiến hành cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán: Một là những tổ chức không phải là ngân hàng, được Ngân hàng Nhà nước cấp phép nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về Thanh tốn khơng dùng tiền mặt (sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) và khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-NHNN Hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán; Hai <small> </small>

<small>16 Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính Phủ về Thanh tốn khơng dùng tiền mặt. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

là, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ví điện tử. Có thể nói, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn đóng vai trị là cầu nối giữa những sử dụng dịch vụ với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở cung ứng đa dạng các loại dịch vụ, tạo ra sự đa dạng phù hợp với từng mục đích của người sử dụng dịch vụ thanh toán. Trong giai đoạn hiện nay, trên thế giới và tại nước ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số thì hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn đang có tiềm năng rất lớn để phát triển. Minh chứng cụ thể cho điều này là, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, số lượng các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn khơng ngừng tăng lên. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 05/10/2022 danh sách các tổ chức khơng phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là 48 doanh nghiệp. <small>17</small>

<i>Thứ ba, người sử dụng dịch vụ thanh toán. Người sử dụng dịch vụ thanh toán </i>

trong hoạt động trung gian thanh toán rất đa dạng. Tùy vào loại hình dịch vụ trung gian thanh toán mà chủ thể sử dụng dịch vụ trung gian thanh tốn là khác nhau, có thể là các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác hoặc cá nhân. Pháp luật cũng đặt ra một số điều kiện cụ thể đối với người sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán nhất định.

<i>Các hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán </i>

Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam hiện nay rất đa dạng. Pháp luật hiện hành tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 23/2019/TT-NHNN), các dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử và dịch vụ cổng thanh toán điện tử, ba nhóm dịch vụ này thuộc nhóm dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử. Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử và dịch vụ ví điện tử thuộc nhóm dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh tốn.<small>18</small>

<i>Thứ nhất, nhóm dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử. Dịch vụ này đóng </i>

vai trị quan trọng trong sự phát triển của dịch vụ trung gian thanh tốn nói chung và dịch vụ hỗ trợ thanh tốn nói riêng bởi đây là dịch vụ tạo ra cơ sở hạ tầng để kết nối các chủ thể trong hoạt động thanh toán. Nhờ dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán mà các

<small> </small>

<small>17</small><i><small> Danh sách các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt đợng cung ứng </small></i>

<i><small>dịch vụ trung gian thanh tốn, </small></i> <small>Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, , truy cập ngày 25/02/2023. </small>

<small>18 Xem thêm định nghĩa các dịch vụ trung gian thanh toán tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 3 Thông tư NHNN sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

39/2016/TT-giao dịch qua các trang mua bán qua mạng đã tăng dần về mặt số lượng và giá trị.<small>19</small> Tại Việt Nam hiện nay, dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử bao gồm dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử và dịch vụ cổng thanh toán điện tử. Dịch vụ chuyển mạch tài chính được hiểu là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc kết nối, truyền dẫn, xử lý dữ liệu điện tử để thực hiện các giao dịch thanh tốn thơng qua ATM, POS, Internet giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn. Từ đó, có thể thấy được chức năng của dịch vụ này là kết nối khách hàng từ các điểm giao dịch nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng có thể thực hiện giao dịch tại các kênh của người cung cấp thứ ba. Dịch vụ bù trừ điện tử được hiểu là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc tiếp nhận, đối chiếu dữ liệu thanh tốn và tính toán kết quả số tiền phải thu, phải trả sau khi bù trừ giữa các thành viên tham gia để thực hiện việc quyết tốn cho các bên có liên quan. Qua đó, có thể hiểu bù trừ tự động phục vụ nhu cầu xử lý bù trừ (clearing) các giao dịch thanh tốn (ghi Nợ/Có tài khoản) bán lẻ giá trị thấp (thường là các giao dịch bán lẻ, thực hiện 24/7, có giá trị nhỏ, số lượng giao dịch trong ngày lớn), thực hiện xử lý theo món (transaction) hoặc theo lô (batch) giữa các thành viên tham gia.<small>20</small> Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, NAPAS (National Payment Services) - Cơng ty cổ phần thanh tốn quốc gia Việt Nam đang là đơn vị lớn mạnh thực hiện dịch vụ này, họ có liên kết với 64 ngân hàng, hơn 40 đơn vị trung gian thanh toán và hơn 200 doanh nghiệp/nhà cung cấp dịch vụ. Dịch vụ cổng thanh toán điện tử được hiểu là dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp phương thức trung gian thanh toán giữa người mua, người bán và ngân hàng. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp thu phí hàng hóa, dịch vụ từ khách hàng bằng tài khoản ngân hàng và thông qua các kênh bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp. Tại Việt Nam dịch vụ cổng thanh toán trực tiếp đang rất phát triển và dần khẳng định được vị thế hàng đầu của mình.

<i>Thứ hai, dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán. Dịch vụ này là một loại dịch vụ mới </i>

tại Việt Nam và đang dần có được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều người. Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh tốn có sự tham gia của ba bên nhằm giúp kết nối giữa ngân hàng và khách hàng thông qua các giao dịch về thu hộ, chi hộ, chuyển tiền điện tử và ví điện tử. Dịch vụ thu hộ, chi hộ, chuyển tiền điện tử giúp thực hiện với quy trình rõ ràng giảm thiểu các thao tác giấy tờ thủ tục, xuất khoản chi nhanh chóng đáp ứng được quy mô lớn của doanh nghiệp dưới sự hỗ trợ của khoa học công nghệ hiện đại. Thêm vào đó, dịch vụ này giúp đảm bảo cho việc thu, chi và chuyển tiền một cách an toàn hiệu quả hơn so với

<small> </small>

<small>19</small><i><small> Lê Văn Luyện (2015), Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh tốn tại Việt Nam, vai trị và giải pháp phát triển, Tạp </small></i>

<small>chí Ngân hàng (tháng 02/2015), tr110-115. </small>

<small>20</small><i><small> Nguyễn Thị Thu (2019), Triển khai, vận hành hệ thống bù trừ điện tử (ACH) tại Việt Nam - Thực trạng và một </small></i>

<i><small>số đề xuất, Tạp chí Công thương, </small></i>

<small> (truy cập ngày 30/8/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

các phương thức thanh toán truyền thống. Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này như Gpay, Vinmass đang dần khẳng định được tiềm năng và vai trị của mình dựa trên những cơng nghệ hiện đại nhằm phù hợp với chính sách của Nhà nước về phát

<i>triển thanh tốn điện tử. Dịch vụ ví điện tử (hay cịn gọi là E-Wallet) là một hình thức </i>

thanh toán điện tử cho phép người dùng lưu trữ thông tin tài khoản và sử dụng số tiền trong tài khoản đó để thanh tốn cho các giao dịch. Ví điện tử thường được liên kết với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc các hình thức khác để nạp tiền vào tài khoản. Người dùng có thể truy cập vào ví điện tử thơng qua các thiết bị di động hoặc máy tính để thực hiện các giao dịch thanh tốn. Ví điện tử giúp cho q trình thanh tốn diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí giao dịch. Đồng thời, ví điện tử cịn tích hợp mua vé tàu, vé máy bay, vé xem phim, túi thần tài, ví trả sau, nạp tiền điện thoại, thanh tốn hóa đơn. Các giao dịch được thực hiện thơng qua ví điện tử thường được mã hóa và bảo mật để đảm bảo an tồn cho người dùng. Theo báo cáo Chỉ số Thanh toán mới của Mastercard, trong năm 2022, 94% người tiêu dùng tại Việt Nam đã sử dụng ít nhất một phương thức thanh tốn kỹ thuật số và 60% trong số đó sử dụng ví điện tử bằng thao tác trên điện thoại thông minh. Người tiêu dùng cũng dự định sẽ sử dụng ví điện tử nhiều hơn trong tương lai; 77% cho biết sẽ sử dụng ví điện tử trên điện thoại thông minh thường xuyên hơn trong năm tới.<small>21</small> Dịch vụ ví điện tử đang khẳng định được vị thế tiên phong của mình trong lĩnh vực trung gian thanh tốn khi mà số lượng người dùng ví điện tử ngày càng tăng, dịch vụ cung cấp cho người dùng ngày càng đa dạng. Một số ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam như: Momo, ViettelPay, ZaloPay, ShoppeePay…

Từ phân tích trên cho thấy, các hoạt động trung gian thanh toán đều được thực hiện trên cơ sở ứng dụng thành tựu phát triển của công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính. Khơng thể có một hoạt động trung gian thanh toán nào được cung ứng mà thiếu đi sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử và công nghệ lưu trữ và xử lý dữ liệu.

<i>Vai trò của hoạt động trung gian thanh toán </i>

Thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn đã đóng góp vào sự phát triển và hồn hiện hệ thống thanh tốn. Hoạt động trung gian thanh tốn mang lại nhiều lợi ích khơng chỉ đối với nền kinh tế mà cịn đóng vai trò quan trọng trọng việc

<i>nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong ngành tài chính. Một mặt, các hoạt động trung gian thanh toán làm tăng thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tạo cơ sở cho nhà nước quản lý nền kinh tế. Với trung gian thanh tốn, người dùng có thể thực </i>

hiện các giao dịch thanh tốn một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn, giảm thiểu sự chậm <small> </small>

<small>21</small><i><small> Quỳnh Trang (2023), Thói quen người dùng đã thay đổi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, </small></i>

<small> , truy cập ngày 27/02/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

trễ trong thanh toán và các rủi ro liên quan đến việc dùng tiền mặt trong lưu thông, đồng thời giúp cho việc quản lý tài chính và thu thuế của nhà nước trở nên dễ dàng hơn. Mặt

<i>khác, các hoạt động này hỗ trợ cho hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng. Nhờ </i>

sự phát triển của các dịch vụ trung gian thanh tốn, đặc biệt là nhóm dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử mà các giao dịch thanh toán liên ngân hàng được diễn ra nhanh chóng và chính xác, thúc đẩy hệ thống thanh toán quốc gia phát triển. Đồng thời, các dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cũng làm tăng tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đặc biết đối với nhóm giao dịch có giá trị nhỏ, từ đó thúc đẩy các giao dịch trên các sàn thương mại điện tử diễn ra an tồn, thuận lợi. Mơi trường thanh tốn an tồn, nhiều tiện ích cũng là một yếu tố quan trọng trong thu hút đầu tư, phát triển thương mại, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế.

<i>Nguy cơ, rủi ro trong hoạt động trung gian thanh toán </i>

Bên cạnh những tiện ích mà hoạt động trung gian thanh tốn mang lại thì vẫn cịn những nguy cơ, rủi ro cần phải xem xét, khắc phục:

<i>Thứ nhất, bảo mật thông tin. Trong hoạt động trung gian thanh toán, rủi ro về </i>

bảo mật thông tin là một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Khi thực hiện giao dịch thanh tốn, các thơng tin nhạy cảm như số tài khoản, thông tin thẻ, mật khẩu, mã PIN sẽ được chuyển qua lại giữa các bên liên quan, và nếu khơng được bảo mật tốt có thể bị đánh cắp hoặc lộ ra ngoài. Nguy cơ lớn nhất là các cuộc tấn công mạng, phần mềm độc hại, tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) nhằm vào các hệ thống thanh toán trực tuyến.

<i>Thứ hai, khả năng thực hiện giao dịch và đảm bảo thanh toán. Các tổ chức cung </i>

ứng dịch vụ trung gian thanh tốn thường khơng phải ngân hàng, tuy nhiên những tổ chức này lại nắm số tiền trong tài khoản của một lượng lớn người sử dụng dịch vụ trung gian thanh tốn đối với nhóm dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh tốn. Từ đó, những nguy cơ, rủi ro về khả năng hoạt động của tổ chức, tính an toàn của hoạt động, khả năng chi trả, hệ quả khi phá sản cũng cần phải được quan tâm, xem xét. Đồng thời, trong quá trình thực hiện giao dịch xảy ra các sự cố về kết nối Internet, lỗi hệ thống sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động.

<i>Thứ ba, rủi ro lừa đảo, gian lận hoặc thực hiện thanh toán cho các giao dịch bị cấm. Hoạt động trung gian thanh toán được thực hiện trên nền tảng điện tử, các giao </i>

dịch thường được thực hiện một cách nhanh chóng. Do đó, việc lừa đảo, thực hiện các giao dịch giả tạo, rửa tiền là một trong những nguy cơ có thể xảy ra khi tiến hành hoạt động trung gian thanh toán. Trong trường hợp hệ thống bị xâm nhập, thông tin người dùng có thể bị đánh cắp và sử dụng cho mục đích lừa đảo, gian lận hoặc tội phạm tài chính khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>Thứ tư, xác định trách nhiệm khi có thiệt hại xảy ra. Trong hoạt động trung gian </i>

thanh toán, sự tham gia của nhiều bên có thể tạo ra rủi ro về sự phân chia trách nhiệm và xử lý tranh chấp giữa các bên trong trường hợp xảy ra sự cố. Ví dụ, trong trường hợp giao dịch bị lỗi hoặc mất tiền, việc xác định rõ ràng bên nào chịu trách nhiệm và phải giải quyết vấn đề có thể là một thách thức. Hơn nữa, việc phát triển các hệ thống thanh tốn mới và phức tạp có thể làm tăng nguy cơ lỗi và sự cố hệ thống, đặc biệt là trong những trường hợp khi các hệ thống đó kết nối với nhau. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính sẵn sàng và tin cậy của các hệ thống thanh toán, ảnh hưởng đến các bên tham gia và đến người dùng cuối.

Từ những nguy cơ, rủi ro của hoạt động trung gian thanh tốn thanh tốn mang lại thì cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật kịp thời để nhóm hoạt động này có thể diễn ra an tồn, hiệu quả.

<i><b>1.1.3 Đặc điểm hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech </b></i>

Như vậy, doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn là các doanh nghiệp (khơng phải là tổ chức tín dụng) thơng qua các nền tảng cơng nghệ để thực hiện cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng.

Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech mang những đặc điểm cơ bản sau:

<i>Thứ nhất, dịch vụ trung gian thanh tốn được cung ứng thơng qua phương tiện điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin </i>

Tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc cùng quá trình hợp tác, hội nhập quốc tế đỏi hỏi sự kết nối nhanh chóng, chính xác trong các hoạt động tài chính nói chung và lĩnh vực thanh tốn nói riêng. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra đời nhằm cung ứng các giải pháp cơng nghệ tài chính có ích hỗ trợ dịch vụ thanh toán được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Bằng việc sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng mạng lưới hạ tầng điện tử chuyên nghiệp có chức năng truyền dẫn, xử lý, kết nối các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với nhau, đồng thời khởi tạo ứng dụng thông qua phương tiện điện tử hỗ trợ q trình giao dịch thanh tốn giữa các bên diễn ra nhanh chóng, minh bạch và hiệu quả.

Nhận thấy, việc thiết lập hệ thống công nghệ thơng tin đóng vai trị cốt lõi trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đem đến các giải pháp thanh toán hữu ích, song q trình ứng dụng cơng nghệ vào hoạt động kinh doanh loại hình dịch vụ này cũng đặt ra một số thách thức đáng kể, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Mặc dù công nghệ thông tin đáp ứng được nhu cầu về tốc độ và tính tiện lợi cho người dùng, nhưng đồng thời cũng mở ra những lỗ hổng trong vấn đề an ninh dữ liệu và rủi ro mạng, khi mà các mối đe doạ từ các cuộc tấn công mạng, xâm nhập vào hệ thống giao dịch và

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

mất cắp dữ liệu cá nhân ngày càng trở nên nghiêm trọng. Các giao dịch được tiến hành trên nền tảng Internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tài chính bất hợp pháp như rửa tiền, lừa đảo, tài trợ khủng bố diễn ra, khiến quy trình quản lý hoạt động thanh toán trực tuyến trở nên phức tạp, khó kiểm sốt hơn. Nhìn chung, bối cảnh cơng nghệ tài chính phát triển mạnh mẽ đem đến nhiều cơ hội cho ngành, nhưng đồng thời quá trình ứng dụng công nghệ vào dịch vụ trung gian thanh toán cũng đã bộc lộ đáng kể những bất cập, theo đó cần được nhận diện và kịp thời đưa ra những giải pháp pháp lý hiệu quả để khắc phục.

<i>Thứ hai, đặc trưng bởi sự tham gia của nhiều chủ thể </i>

Hoạt động trung gian thanh toán với đặc trưng ln có sự tham gia của ba nhóm chủ thể chính, bao gồm: (1) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (thường là các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản ngân hàng); (2) Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; và (3) Người sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán. Quan hệ pháp luật giữa ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thường được xác lập dưới hình thức hợp đồng hợp tác. Đối với nhóm quan hệ giữa người sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán và ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được thiết lập trên cơ sở hợp đồng dịch vụ. Theo đó, dựa trên cơ sở hạ tầng mạng điện tử được xây dựng bởi tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, mạng lưới thanh toán giữa các ngân hàng được kết nối với nhau, đồng thời thông qua nền tảng Internet hoặc các ứng dụng tích hợp trên di động, người dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán lẫn nhau và các giao dịch với nhóm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh

<i><b>toán. </b></i>

Xuất phát từ mối quan hệ đa dạng gồm nhiều nhóm chủ thể, việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch là một trong các vấn đề cốt lõi được các nhà làm luật quan tâm. Pháp luật cần thiết phải xác định chính xác chủ thể tham gia giao dịch thuộc nhóm chủ thể nào, để từ đó định rõ quyền, nghĩa vụ của các nhóm chủ thể này trong việc cung cấp, bảo vệ thông tin, trách nhiệm pháp lý khi thực hiện các giao dịch thanh toán, đồng thời cơ chế đặt ra cần xem xét điều chỉnh phù hợp để cân bằng lợi ích giữa ba nhóm chủ thể này.

<i>Thứ ba, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn có khả năng tác động trực tiếp đến hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng và hoạt động tài chính của khách hàng </i>

Các dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử như chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử là dịch vụ khơng thể thiếu trong hệ thống thanh tốn quốc gia, giúp thực hiện kết nối hệ thống ATM/POS của các ngân hàng thành viên với tổ chức chuyển mạch trong nước và quốc tế, giúp các chủ thể thực hiện giao dịch trên mạng lưới ATM/POS của các ngân hàng thành viên, trong khi đó, dịch vụ cổng thanh toán điện tử cho phép

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

trao đổi, xử lý dữ liệu giao dịch điện tử và thực hiện thanh tốn trên mơi trường Internet. Các dịch vụ này là mắt xích quan trọng để triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của hệ thống ngân hàng, tăng cường tiện ích thực hiện hoạt động thanh toán của ngân hàng.

Đối với nhóm dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh tốn, từ vai trị tăng cường các giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tạo kênh dịch vụ thanh tốn tiện lợi cho nhóm giao dịch có giá trị thấp với chi phí giao dịch không đáng kể, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn có khả năng nắm giữ số dư trên tài khoản của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán. Với đặc trưng này, nhận thấy việc quản lý, phân định trách nhiệm và rủi ro của doanh nghiệp là một trong những vấn đề cốt lõi cần được xem xét. Bởi lẽ, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn khơng phải là ngân hàng nhưng lại có quyền nắm giữ tài sản của khách hàng, điều này đặt ra một loạt các vấn đề pháp lý cần cân nhắc, bao gồm các vấn đề về trách nhiệm, rủi ro đối với số dư tài khoản, đặt biệt là hệ quả pháp lý trong trường hợp doanh nghiệp nghiệp phá sản, mất khả năng chi trả. Ngoài ra, khi tiền của khách hàng được lưu trữ trong các tài khoản này, dù không phủ nhận quyền sở hữu tài sản của khách hàng đối với khoản tiền đó, nhưng cần dự tính đến những trường hợp vì tác động khách quan dẫn đến tài khoản, dữ liệu người dùng bị xâm phạm, bị tiết lộ bởi bên thứ ba nhằm chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản, gây tổn thất cho người sử dụng dịch vụ. Vậy nên, pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech cần thiết phải định rõ quyền, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp Fintech trong những trường hợp nhất định và các cơ

<i><b>chế bồi thường, giải quyết tranh chấp khi phát sinh rủi ro gây thiệt hại cho khách hàng. </b></i>

<i>Thứ tư, đồng tiền thanh toán trong dịch vụ trung gian thanh toán </i>

Đồng tiền sử dụng trong các tài khoản mà nhà cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được gọi là tiền điện tử (electronic currencies). Đây là loại tiền được thể hiện bằng hình thức điện tử dưới dạng giá trị của tiền pháp định của một quốc gia. Hiện nay khơng có một khái niệm thống nhất nào trên thế giới về loại tiền này.<small>22</small> Các thuật ngữ như tiền ảo (virtual currencies), tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa (cryptocurrencies) khiến cho nhiều người dễ bị nhầm lẫn các loại tiền này với nhau.<small>23</small> Trong tài khoản mà doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn cung cấp, khách hàng có thể nạp tiền vào bằng nhiều cách khác nhau như nạp tiền tại các điểm giao dịch được nhà cung cấp quy <small> </small>

<small>22 Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) định nghĩa tiền điện tử là giá trị tiền tệ được lưu trữ trên một thiết bị điện tử được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh toán cho các tổ chức khác khơng phải là tổ chức phát hành. </small>

<small>Cịn Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) định nghĩa tiền điện tử là giá trị được lưu trữ hoặc sản phẩm trả trước, trong đó thơng tin về khoản tiền hoặc giá trị khả dụng của khách hàng được lưu trữ trên một thiết bị điện tử thuộc sở hữu của khách hàng. </small>

<small>23</small><i><small> Cấn Văn Lực (2020), Tiền điện tử khác gì với tiền ảo, tiền kỹ thuật số?, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, </small></i>

<small> (truy cập ngày 13/5/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

định, chuyển tiền lẫn nhau giữa những người dùng sử dụng dịch vụ. Và cách phổ biến nhất là người dùng sẽ tiến hành liên kết tài khoản này với tài khoản ngân hàng và nạp trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của mình vào tài khoản thanh tốn được nhà cung ứng dịch vụ cung cấp. Chính cách thức nạp tiền khá linh hoạt này đã đặt ra các vấn đề liên quan phòng chống rửa tiền, đặc biệt là trong trường hợp người dùng được tự do nạp tiền trực tiếp tại các điểm giao dịch nhưng không cần chứng minh nguồn gốc của số tiền đó.

<i>Thứ năm, tính bảo mật trong thanh tốn </i>

Xuất phát từ đối tượng giao dịch của trung gian thanh toán là tiền tệ, nên các hệ thống trung gian thanh tốn là mục tiêu hàng đầu của nhóm tội phạm. Vì vậy, để phịng tránh rủi ro phát sinh, các doanh nghiệp Fintech khi cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đáp ứng được những điều kiện về mức độ bảo mật cho các giao dịch thanh toán, đảm bảo rằng thông tin giao dịch không bị đánh cắp hoặc thay đổi. Các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn nói chung trong phạm vi toàn cầu phải đạt được một số điều kiện nhất định về bảo mật dữ liệu thông qua ứng dụng cơng nghệ hiện đại, có thể kể đến cơng nghệ bảo mật như SSL – cơng nghệ mã hóa được sử dụng để bảo vệ thơng tin giữa trình duyệt web của người dùng và máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, phương thức xác thực hai yếu tố, các biện pháp bảo vệ an ninh mạng như chống tấn công (DDoS - Distributed Denial of Service) nhằm đảm bảo hệ thống thanh toán của họ hoạt động ổn định và an toàn. Bằng việc đưa ra các tiêu chuẩn pháp luật rõ ràng và nghiêm ngặt về bảo mật thông tin sẽ đẩy mạnh nỗ lực của các doanh nghiệp Fintech nhằm đảm bảo an tồn và bảo mật thơng tin khách hàng.

<b>1.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech </b>

<i>Thứ nhất, dịch vụ trung gian thanh toán là dịch vụ quan trọng trong lĩnh vực ngân </i>

hàng, phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến trong thời đại công nghệ số, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế, xã hội. Theo các số liệu cụ thể đã được dẫn chiếu tại phần 1.1.1 của cơng trình nghiên cứu này, nhận thấy thị trường Fintech nói chung và lĩnh vực kinh doanh trung gian thanh tốn nói riêng hiện đang và có xu hướng sẽ ngày càng mở rộng về cả số lượng người dùng cũng như doanh nghiệp cung ứng. Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt được thực hiện bởi các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang rất được ưa chuộng khi các giao dịch thanh tốn có giá trị từ tương đối đến mức giao dịch lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt.<small>24</small> Cụ thể, kết quả giao dịch qua các dịch vụ trung gian thanh toán trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng <small> </small>

<small>24 Ước tính trên thế giới hiện nay có hơn khoảng 26.000 doanh nghiệp Fintech24. Theo dự đoán của Deloitte, lợi nhuận mà ngành công nghiệp Fintech thu về trong năm 2023 sẽ chạm mốc 174 tỷ đo và có xu hướng tăng lên đến 188 tỷ đô vào năm 2024.24 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

mạnh so với cùng thời điểm vào năm 2020, dịch vụ cổng thanh toán điện tử tăng 46,77% về số lượng, 42,60% về giá trị; dịch vụ ví điện tử tăng 85,38% về số lượng, 91,57% về giá trị; dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ tăng 47,10% về số lượng, 78,09% về giá trị; dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền tăng 95,66% về số lượng, 16,94% về giá trị. Nhận thấy những kết quả tích cực trong sự phát triển của lĩnh vực trung gian thanh tốn đang có tác động rất mạnh mẽ đến hệ thống thanh tốn, chính là động lực đầu tiên và cơ bản để các quốc gia ban hành khung pháp lý cụ thể điều chỉnh hoạt động này.

<i>Thứ hai, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn của nhóm doanh nghiệp </i>

này có tác động đến nhiều cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Hoạt động trung gian thanh toán với đặc trưng ln có sự tham gia của ba nhóm chủ thể chính bao gồm (1) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, (2) Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và (3) Người sử dụng dịch vụ thanh toán. Điều này đặt ra nhiều thách thức liên quan đến việc cân bằng lợi ích của cả ba nhóm chủ thể trong q trình cung ứng và sử dụng dịch vụ. Bên cạnh việc mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động tài chính nói chung và lĩnh vực thanh tốn nói riêng, song hoạt động trung gian thanh toán cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các bên tham gia, đặc biệt là nhóm chủ thể sử dụng dịch vụ. Các quy định về khiếu nại, khiếu kiện, trách nhiệm xây dựng cơ chế giải quyết nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp thất thoát tài sản hay các chế tài xử phạt nếu có các hành vi xâm phạm trái pháp luật cần phải được ghi nhận trong các văn bản pháp lý có tính chất tn thủ bắt buộc để tạo ra một trật tự an toàn và ổn định đối với lĩnh vực trung gian thanh tốn nói riêng và hoạt động tài chính nói chung.

<i>Thứ ba, dịch vụ này phức tạp và được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến </i>

với sự hỗ trợ của hạ tầng cơng nghệ thơng tin. Chính vì thế, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng hành lang pháp lý liên quan đến cơ chế bảo mật thông tin. Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong việc phát triển cơng nghệ tài chính là đánh giá rủi ro, ngăn chặn tiết lộ và vi phạm dữ liệu. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán buộc phải thu thập và sử dụng một lượng lớn thông tin dữ liệu của khách hàng để phục vụ cho việc xử lý các yêu cầu từ khách hàng. Điều này làm dấy lên lo ngại về quy trình mà các doanh nghiệp này sử dụng để bảo vệ các dữ liệu cá nhân. Để bảo đảm việc bảo mật dữ liệu cá nhân của người dùng, tránh tình trạng các tội phạm mạng tấn công vào tài khoản, lấy cắp thơng tin phục vụ cho mục đích gian lận lừa đảo, địi hỏi phải có các cơ chế pháp lý về bảo mật thông tin điều chỉnh hoạt động này.

<i>Thứ tư, đây là lĩnh vực có khả năng bị lợi dụng cho các giao dịch bất hợp pháp mà </i>

nổi bật nhất có thể kể đến các giao dịch rửa tiền. Liên quan đến vấn đề này, cuối năm 2021, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phối hợp Công an huyện Gia Lâm (Công an Thành phố Hà Nội) triệt phá đường dây

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

đánh bạc “siêu khủng” 14.000 tỷ đồng do Phạm Cơng Anh (42 tuổi), Hồng Mạnh Lâm (34 tuổi), Đinh Văn Hồng (36 tuổi) điều hành. Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng triệt đường dây đánh bạc trên trang B29.win. Đường dây này được xác định là "chi nhánh" của một đường dây đánh bạc quy mơ quốc tế, có số tiền giao dịch lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Điểm chung để tham gia các đường dây đánh bạc trên là người chơi phải nạp tiền, mua tiền ảo bằng các phương thức như nạp thẻ viễn thơng, thanh tốn ví điện tử (ViettelPay, Momo). Số tiền thu được từ các con bạc sẽ được các đối tượng trên chuyển thành tiền mặt thơng qua ví điện tử.<small>25</small> Qua các thực trạng điển hình được đề cập, nhận thấy mặc dù mang lại rất nhiều tiện ích, song hoạt động của trung gian thanh tốn, đặc biệt là ví điện tử đã và đang có nguy cơ bị lợi dụng cho các hoạt động bất hợp pháp. Do đó, địi hỏi cấp thiết phải có một khung pháp lý ngăn chặn thực trạng này.

<i>Cuối cùng, bên cạnh các lý giải đã được phân tích, việc xây dựng một khung pháp </i>

lý vững chắc liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng một môi trường Fintech lành mạnh, phát triển hiệu quả từ đó làm tiền đề cơ sở để thu hút đầu tư nước ngoài, gia tăng trao đổi ngoại tệ, đóng góp vào q trình hồi phục kinh tế sau đại dịch cũng như tạo nên nhiều bước phát triển đột phá cho nền kinh tế tương lai.

<b>1.3 Các yếu tố chi phối hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech </b>

Hệ thống thanh toán với sự tham gia của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán giúp xử lý các giao dịch nhanh hơn nhưng việc áp dụng công nghệ mới trong các hệ thống thanh toán hiện nay đã đặt ra một số câu hỏi cho các nhà hoạch định chính sách. Sự phổ biến ngày càng tăng của việc tạo, thu thập và phân tích dữ liệu trong các hệ thống thanh toán đã khiến các nhà lập pháp đặt ra câu hỏi liệu quy định hiện hành có giải quyết thỏa đáng các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư dữ liệu và an ninh mạng hay khơng. Đổi mới cơng nghệ trong thanh tốn sẽ có tác động gì đối với khả năng tiếp cận của người tiêu dùng và liệu người tiêu dùng có được bảo vệ đầy đủ trước những vấn đề tiềm ẩn như các giao dịch gian lận hoặc sai sót hay khơng. Các vấn đề này đã đặt ra thách thức trong việc áp dụng các quy định pháp luật truyền thống, bởi lẽ các hoạt động này không dựa trên giao dịch tiền mặt hoặc thẻ tín dụng thông thường. Như vậy để xây dựng khung pháp lý phù hợp với thực tiễn, cần xác định chính xác các yếu tố chi phối đến hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn này. Nhận thấy, các yếu tố có thể kể đến bao gồm: (1) Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng; (2) Đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán; (3) Đảm <small> </small>

<small>25</small><i><small> Hà Tâm, Rửa tiền qua ví điện tử: Mối lo từ các đường dây đánh bạc ngàn tỷ, </small></i>

<i><small> , truy cập 14/02/2023. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

bảo môi trường phát triển cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; và (4) Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống thanh toán quốc tế.

<i><b>1.3.1 Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng </b></i>

Dữ liệu, thông tin người dùng là một trong những vấn đề được pháp luật tất cả các nước tôn trọng và bảo vệ. Mục đích chính của việc đảm bảo quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu người dùng là nhằm đảm bảo thông tin cá nhân được sử dụng hiệu quả và không bị lạm dụng, tiếp cận trái phép, hạn chế tối đa tình trạng rị rỉ thơng tin cá nhân và các hành vi vi phạm pháp luật về chiếm đoạt thông tin, mua bán dữ liệu của khách hàng. Vậy nên, đi đôi với việc thu thập và xử lý dữ liệu của người tiêu dùng, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cũng đồng thời có nghĩa vụ tuân thủ các cơ chế bảo đảm quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này phải đảm bảo rằng việc các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tiến hành thu thập và sử dụng một lượng lớn dữ liệu thông tin người dùng nhằm phục vụ cho việc xác minh, chứng thực thông tin cá nhân, tài khoản người dùng, điều này giúp đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin được sử dụng trong q trình giao dịch và xử lý thanh tốn. Đồng thời, doanh nghiệp không được sử dụng thông tin khách hàng một cách bất hợp pháp và không được chia sẻ dữ liệu này với bên thứ ba mà không có sự đồng ý của khách hàng. Điều này đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước bài toán phải quản lý hiệu quả, cân bằng giữa việc sử dụng và bảo vệ dữ liệu cá nhân, giữa kiểm sốt và khuyến khích phát triển, nhằm tạo ra mơi trường kinh doanh lành mạnh và ngăn chặn việc lạm dụng hoặc rị rỉ thơng tin cá nhân, bảo vệ được tối đa quyền lợi của người dùng.

<i><b>1.3.2 Đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán </b></i>

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được xem là cầu nối giữa người dùng và hệ thống ngân hàng, tham gia vào việc xử lý giao dịch và trung gian thanh tốn, thơng qua đó lưu trữ một khối lượng dữ liệu lớn liên quan đến khách hàng. Hệ thống thanh toán và dữ liệu ngân hàng là những mục tiêu hấp dẫn cho các cuộc tấn công mạng và hoạt động gian lận tài chính. Những cuộc tấn cơng này có thể nhằm vào việc đánh cắp thông tin khách hàng, sử dụng dữ liệu giả mạo, gây mất an toàn trong các giao dịch và hệ thống thanh toán. Yêu cầu cấp thiết là tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc thành lập, hoạt động của các doanh nghiệp fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, nhưng vẫn phải đảm bảo các doanh nghiệp này hoạt động an toàn, hiệu quả. Do đó, pháp luật phải thiết kế những tiêu chuẩn nhất định trong điều kiện thành lập, điều kiện hoạt động của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đặc biệt là các điều kiện về dữ liệu, hạ tầng cơng nghệ, nhân sự trình độ cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>1.3.3 Đảm bảo môi trường phát triển cho doanh nghiệp </b>

Xuất phát từ sự chủ động sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp Fintech thường xuyên thay đổi và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới. Nhận thấy, việc thiết lập các quy định theo hướng mở rộng có thể thúc đẩy thị trường kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán ngày càng đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Song điều đó sẽ gây áp lực rất lớn lên cơ quan có thẩm quyền trong q trình kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể này nếu muốn đảm bảo việc kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được thực hiện đúng pháp luật, cũng như đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng dịch vụ. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm sốt chặt chẽ, điều này có thể giảm áp lực và thời gian cho cơ quan kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận việc kiểm sốt hoạt động tương đối khắt khe có thể sẽ suy giảm tính sáng tạo và tiến bộ trong lĩnh vực thanh tốn điện tử, kìm hãm q trình đổi mới phát triển của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi một khung pháp lý đủ linh hoạt để đáp ứng nhanh chóng sự phát triển và đổi mới của ngành, đồng thời cần đảm bảo rằng các quy định khơng gây cản trở khơng cần thiết cho q trình phát triển, sáng tạo của doanh nghiệp. Thay vào đó, các quy định được đặt ra nên tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển các giải pháp thanh toán tiên tiến và hiệu quả.

<i><b>1.3.4 Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống thanh toán quốc tế </b></i>

Doanh nghiệp Fintech trong lĩnh vực này không bị giới hạn về phạm vi hoạt động, các hoạt động thanh toán xuyên biên giới diễn ra ngày một thường xuyên, vì vậy việc hội nhập hợp tác quốc tế giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm phát triển hệ thống thanh toán quốc tế là cần thiết, qua đó cũng tác động đáng kể đến quyết định xây dựng hệ thống pháp luật của nhà nước. Việc thiết lập một cơ chế hỗ trợ và xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp trong xu thế hội nhập ngày nay là rất quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp, an tồn cho các giao dịch trung gian thanh tốn, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp phát triển, mở rộng thị trường. Điều này đòi hỏi pháp luật phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về an tồn thanh tốn và bảo vệ người dùng..

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế, việc xây dựng và ban hành các quy định pháp luật cần cân nhắc đảm bảo sự cân đối giữa việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp Fintech và đảm bảo vai trị quản lý của nhà nước khơng bị giảm sút. Trên một mặt, cần tích cực xây dựng môi trường pháp lý linh hoạt và không quá phức tạp để khuyến khích sự phát triển, đổi mới và hội nhập quốc tế trong ngành Fintech nói chung và lĩnh vực trung gian thanh tốn nói riêng. Mặt khác, nhà nước phải là chủ thể nắm quyền chủ động trong việc quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đồng thời theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

dõi, có sự điều chỉnh kịp thời các chính sách, quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn thị trường hoạt động của ngành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG I </b>

Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech đang dần khẳng định vị trí, vai trị của mình khơng chỉ trong hoạt động thanh tốn quốc gia mà còn của cả thế giới. Sự phát triển của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn của doanh nghiệp Fintech đã góp phần làm đa dạng phương thức thanh toán trực tuyến, hỗ trợ dịch vụ thanh toán của ngân hàng và thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là hoạt động bán lẻ.

Qua Chương I, nhóm tác giả đã đi vào phân tích những nội dung cơ bản của doanh nghiệp Fintech và hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Đồng thời, còn làm rõ sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối và các yếu tố chi phối hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech. Nhìn chung, pháp luật hiện hành quy định khá chặt chẽ, cụ thể về hoạt động trung gian thanh tốn. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tạo ra sự an tâm cho người sử dụng dịch vụ và có hành lang pháp lý vững vàng để quản lý, đưa ra định hướng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech vẫn là ngành nghề kinh doanh khá mới mẻ ở Việt Nam. Gắn với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn thông trong thời đại 4.0 đã tạo ra những thách thức không hề nhỏ đối với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay là nhanh chóng hồn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FINTECH TRONG PHÁP LUẬT HOA KỲ, TRUNG QUỐC, SINGAPORE </b>

<b>2.1 Pháp luật Hoa Kỳ trong việc điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech </b>

<i><b>2.1.1 Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ </b></i>

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ chịu sự chi phối và kế thừa từ hệ thống pháp luật Anh (hệ thống Common Law) trên cơ sở thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp (học thuyết stare decisis). Học thuyết này chi phối hệ thống luật án lệ theo hướng: phán quyết của Tịa án cấp trên có tính bắt buộc áp dụng đối với Tòa án cấp dưới trong q trình xét xử.<small>26</small> Tuy nhiên, Án lệ khơng phải là nguồn luật duy nhất ở Hoa Kỳ, hiện nay luật thành văn đã ngày càng trở thành nguồn luật quan trọng, thậm chí là nguồn luật quan trọng hàng đầu, đặc biệt đối với những lĩnh vực không có án lệ.<small>27</small>

Pháp luật Hoa Kỳ bao gồm Hệ thống pháp luật liên bang và 50 hệ thống pháp luật của các bang thuộc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Xuất phát từ đặc trưng phức tạp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Hoa Kỳ và sự tách bạch rõ ràng quyền lực của cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp nên Hoa Kỳ đã xây dựng 2 Bộ Pháp điển khác nhau: United States Code (USC)<sup>28</sup> gồm các đạo luật của Nghị viện và Code of Federal Regulations (CFR)<small>29</small> chứa đựng những quy định do cơ quan hành pháp liên bang ban hành.<small>30</small> Cả hai Bộ Pháp điển đều được xây dựng theo 50 chủ đề (50 Title) chung, được tổ chức một cách logic theo từng lĩnh vực cụ thể. Trong Bộ luật Hoa Kỳ, mỗi chủ đề được chia thành các Tiểu đề (Subtitle) - Phần (Part) – Phụ phần (Subpart) – Chương (Chapter) – Phụ chương (Subchapter) – Mục (Section) – Phụ mục (Subsection) – Đoạn (Paragraph) – Khoản (Clause). Đối với Bộ luật Quy định liên bang, mỗi chủ đề được chia thành Chương (Chapter) và Phần (Part), các Chương thường mang tên của cơ quan ban hành.

Về nguồn luật áp dụng, nguồn luật chính thức của pháp luật Hoa Kỳ bao gồm: Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp liên bang và Hiến pháp các bang), các luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác do hệ thống cơ quan lập pháp ban hành, các quy chế hành chính và án lệ. Trong đó, án lệ là đặc trưng của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.

Về thứ bậc hiệu lực pháp luật, theo nguyên tắc, luật của Liên bang có hiệu lực cao hơn so với luật của từng bang. Trong cùng cấp Liên bang hoặc bang thì Hiến pháp có hiệu lực cao nhất, sau đó là Luật do cơ quan lập pháp Liên bang (hoặc bang) ban hành, <small> </small>

<small>26</small><i><small> Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh, NXB CAND (2012), tr. 197. </small></i>

<small>27</small><i><small> Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh, NXB CAND (2012), tr. 198. </small></i>

<small>28 Tạm dịch là Pháp điển Bộ luật Hoa Kỳ. </small>

<small>29 Tạm dịch là Pháp điển Bộ luật Quy định liên bang. </small>

<small>30</small><i><small> Ấn phẩm của Chương trình Thơng tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Khái quát hệ thống pháp luật </small></i>

<i><small>Hoa Kỳ, :8080/dspace/bitstream/TVDHKT/529/1/LTH0061.pdf </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

tiếp đó là quy chế hành chính và cuối cùng là án lệ. Có thể hiểu, nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các nhà lập pháp Hoa Kỳ là hướng đến các luật chuyên ngành, thường không chứa đựng các nguyên tắc chung, đồng thời Toà án Hoa Kỳ không áp dụng nguyên tắc tương tự pháp luật, vì vậy những nội dung luật khơng quy định sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của án lệ.<small>31</small>

<i>Cơ chế Dual Banking System </i>

Hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ tồn tại hai cấp giám sát và điều tiết, bao gồm: cấp liên bang và bang. Ở cấp liên bang, cơ quan có thẩm quyền giám sát và điều tiết hệ thống ngân hàng là Cục dự trữ liên bang (tên gọi của Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ). Thẩm quyền quản lý và kiểm soát hệ thống ngân hàng ở từng bang sẽ thuộc về cơ quan có thẩm quyền tương ứng theo pháp luật tiểu bang. Chính sự phân bổ hai cấp chính quyền này đã hình thành nên Hệ thống ngân hàng kép (Dual Banking System) - tức cả chính quyền liên bang và tiểu bang đều có quyền kiểm soát đối với hoạt động ngân hàng.<small>32</small> Hệ thống này được thiết lập nhằm giúp chính quyền tiểu bang kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động ngân hàng trong phạm vi lãnh thổ của mình, đồng thời đảm bảo cho các ngân hàng được chính quyền tiểu bang và cộng đồng địa phương đối xử công bằng khi mở rộng hoạt động sang các bang khác nhau.

<i><b>2.1.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech tại Hoa Kỳ </b></i>

<i>Văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech </i>

Về nguyên tắc, luật liên bang và cơ quan liên bang được ưu tiên áp dụng hoặc thay thế khi xảy ra xung đột trực tiếp với pháp luật hoặc cơ quan của tiểu bang. Tuy nhiên pháp luật Hoa Kỳ hiện hành khơng có khung pháp lý dành riêng cho “Fintech”, vì vậy hoạt động của doanh nghiệp Fintech nói chung và các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn nói riêng sẽ chịu sự điều chỉnh của đạo luật liên bang và tiểu bang dựa vào từng lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Cụ thể, liên quan đến hoạt động trung gian thanh tốn có một số văn bản điều chỉnh như sau:

Đạo luật Bảo mật ngân hàng (The Bank Secrecy Act – BSA) được ban hành vào năm 1970 nhằm hỗ trợ cho chính phủ Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác bị sử dụng làm trung gian cho các hoạt động buôn bán ma tuý, rửa tiền phi pháp và tài trợ khủng bố. Cơ quan Thực thi Tội phạm Tài

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

chính (The Financial Crimes Enforcement Network - FinCEN) là tổ chức có nhiệm vụ ban hành và thực thi các Quy tắc BSA.<small>33</small>

Bên cạnh đó, trên cơ sở hướng đến mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch chuyển tiền, Đạo luật chuyển tiền điện tử (Electronic Fund Transfer Act – EFTA) ra đời năm 1978 được quản lý bởi Cục Dự trữ liên bang (Federal Reserve Board) thiết lập các quy định về quyền, nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hệ thống chuyển tiền điện tử. Vào ngày 7 tháng 2 năm 2012, Cục bảo vệ tài chính người tiêu dùng (Consumer Financial Protection Bureau – CFPB) ban hành Regulation E nhằm thực thi Luật Chuyển tiền điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2013, theo đó Regulation E thiết lập một khuôn khổ pháp lý bảo vệ quyền, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia vào hệ thống chuyển tiền điện tử bao gồm các biện pháp bảo vệ khách hàng trong trường hợp họ gặp lỗi khi chuyển tiền, và đặt ra các yêu cầu về cách thức các tổ chức tài chính giải quyết các vấn đề trên.<small>34</small>

<i>Pháp luật Hoa Kỳ điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech </i>

Theo pháp luật Hoa Kỳ, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là thực thể tồn tại với tư cách là các tổ chức tài chính (Financial Institution),<small>35</small> cụ thể là nhóm các tổ chức tài chính phi ngân hàng (Non-Bank Financial Institution) tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ tiền tệ (Money Services Businesses - MSB).<small>36</small>

Dẫn chiếu đến Phần 1010.100(ff) Bộ luật Quy định liên bang quy định một doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp dịch vụ tiền tệ nếu doanh nghiệp hoạt động một trong các lĩnh vực sau:

(1) Đại lý ngoại hối (Dealer in foreign exchange); (2) Thủ quỹ sec (Check casher);

<small> </small>

<small>33 Mục 310 Bộ luật liên bang </small>

<small>34 Các điều khoản của EFTA xem tại Mục 1693a – 1693p Bộ luật liên bang, và các điều khoản của Regulation E xem tại tại Phần 1005 Bộ luật Quy định liên bang </small>

<small>35 Financial Institution (tạm dịch là “tổ chức tài chính”) được định nghĩa tại Mục 1010.100(t) Bộ luật Quy định liên bang. Theo đó, tổ chức tài chính được hiểu là mỗi đại lý, chi nhánh hoặc văn phòng tại Hoa Kỳ của bất kỳ người nào đang kinh doanh, dù là hoạt động kinh doanh thường xuyên hay có tổ chức, thực hiện 1 trong các hoạt động dưới đây: </small>

<small>- Ngân hàng (ngoại trừ hệ thống thẻ tín dụng ngân hàng) - Nhà mơi giới hoặc đại lý chứng khóan </small>

<i><small>- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ (được định nghĩa tại 31 CFR 1010.100 (ff) </small></i>

<small>- Công ty điện báo - Sòng bạc </small>

<small>- Chủ thể chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan giám sát ngân hàng nào của tiểu bang hoặc liên bang - Thương nhân “hoa hồng tương lai” </small>

<small>- Mơi giới giới thiệu hàng hóa - Quỹ tương hỗ </small>

<small>36 Doanh nghiệp dịch vụ tiền tệ là tổ chức tài chính phi ngân hàng được định nghĩa theo Quy tắc cuối cùng do Bộ </small>

<i><small>Tài chính ban hành. Cụ thể: Fact Sheet on MSB Registration Rule, </small></i>

<small> truy cập ngày 29/3/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

(3) Phát hành hoặc bán séc du lịch, lệnh chuyển tiền (Issuer or seller of traveler's checks or money orders);

(4) Nhà cung cấp quyền truy cập trả trước (Provider of prepaid access); (5) Thực thể chuyển tiền (Money Transmitter);

(6) Dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ (U.S. Postal Service).

Theo quy định tại Phần 1010.100(ff)(5)(i) Quy định liên bang, “Money Transmitter” (tạm dịch là thực thể chuyển tiền) bao gồm các chủ thể sau:

(i) Thực thể cung cấp dịch vụ chuyển tiền. Thuật ngữ “dịch vụ chuyển tiền” được hiểu là việc chấp nhận tiền tệ, tiền, giá trị khác thay thế tiền tệ từ một chủ thể và chuyển tiền tệ, tiền, giá trị khác thay thế tiền tệ đến một địa điểm hoặc chủ thể khác bằng bất kỳ phương tiện nào;

(ii) Bất kỳ chủ thể nào tham gia vào việc chuyển tiền (the transfer of funds).<small>37</small>

Mặt khác, theo Phần 1010.100(ff)(5)(ii) Bộ luật Quy định liên bang, “Money Transmitter” không bao gồm các chủ thể thực hiện sáu hoạt động sau:

(i) Cung cấp dịch vụ chuyển tiền, liên lạc hoặc truy cập mạng được sử dụng bởi một thực thể thể chuyển tiền để hỗ trợ các dịch vụ chuyển tiền;

(ii) Bộ xử lý thanh toán;

(iii) Nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng cho các dịch vụ chuyển tiền khác; (iv) Vận chuyển tiền tệ vật chất;

(v) Nhà cung cấp dịch vụ truy cập trả trước;

(vi) Chấp nhận và chuyển phát thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoạt động trong lĩnh vực tài chính, làm trung gian kết nối và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với người sử dụng dịch vụ thanh toán, hoặc giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán với nhau. Nhận thấy, hoạt động trên của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được định nghĩa theo pháp luật Hoa Kỳ dưới tên gọi “Money Transmitter”<small>38</small> – là một trong các hình thức tổ chức của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ (MSB) theo pháp luật liên bang, thuộc nhóm tổ chức tài chính phi ngân hàng.

<small> </small>

<small>37 Theo quy định tại Phần 1010.100(w) Bộ luật Quy định liên bang, “funds transfer” (tạm dịch là chuyển tiền) được định nghĩa là chuỗi giao dịch, bắt đầu với lệnh thanh toán của người khởi tạo, được thưc hiện với mục đích thanh tốn cho người thụ hưởng lệnh. Thuật ngữ này bao gồm bất kỳ lệnh thanh toán nào được phát hành bởi ngân hàng của người khởi tạo hoặc một ngân hàng trung gian nhằm thực hiện lệnh thanh toán của ngừoi khởi tạo. Tuy nhiên, định nghĩa về “funds transfer” không bao hàm định nghĩa về “chuyển tiền điện tử” (electronic fund transfers), và các hoạt động chuyển tiền được thực hiện thơng qua trung tâm thanh tốn bù trừ tự động, máy rút tiền hoặc điểm giao dịch hệ thống bán hàng. </small>

<small>Dẫn chiếu đến Mục 1693a(7) Đạo luật chuyển tiền điện tử, thuật ngữ “chuyển tiền điện tử” (electronic fund transfers) được định nghĩa là bất kỳ giao dịch nào “được bắt đầu thông qua một thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính hoặc băng từ để hướng dẫn một tổ chức tài chính hoặc ghi có hoặc ghi nợ vào tài khoản người tiêu dùng”. </small>

<small>38 Trong phạm vi bài nghiên cứu, sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển tiền. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>Quy trình đăng ký Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển tiền ở cấp liên bang Hoa Kỳ </i>

<b>Nhận thấy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển tiền nằm trong phạm vi định </b>

nghĩa về MSB, vậy nên ở cấp liên bang, các doanh nghiệp chịu sự quản lý và giám sát của FinCEN và phải tuân thủ một số yêu cầu nhất định: (1) Thực hiện đăng ký với FinCEN với tư cách là MSB; (2) Triển khai và duy trì Chương trình tn thủ phịng chống rửa tiền (Chương trình AML/CTF); và (3) Báo cáo hoạt động đáng ngờ (SAR).

<b>Cụ thể: </b>

(1) Yêu cầu về đăng ký: Căn cứ theo Phần 1022(a) Bộ luật Quy định liên bang, để tiến hành kinh doanh dịch vụ chuyển tiền, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành đăng ký với FinCEN thuộc Bộ Tài chính Hoa Kỳ với tư cách là MSB. Việc đăng ký này phải được nộp trên Hệ thống hồ sơ điện tử BSA trong vòng 180 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập. Và việc đăng ký này phải được gia hạn 2 năm một lần.

(2) Thiết lập và duy trì Chương trình tuân thủ phòng chống rửa tiền: Theo Phần 1022.210(a) Bộ luật Quy định liên bang, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển tiền phải xây dựng và triển khai Chương trình tn thủ phịng chống rửa tiền (AML), nhằm ngăn chặn các cá nhân rửa tiền hoặc tài trợ cho các hoạt động khủng bố.

(3) Báo cáo hoạt động đáng ngờ (SAR): Các doanh nghiệp dịch vụ tiền được yêu cầu báo cáo một số loại giao dịch nhất định cho FinCen, bao gồm các hoạt động đáng ngờ và các giao dịch có giá trị vượt quá một số ngưỡng tiền nhất định.

(4) Gia hạn đăng ký: Doanh nghiệp sẽ tiến hành gia hạn đăng ký MSB với FinCEN định kỳ 2 năm/lần. Để thuận lợi cho việc gia hạn đúng thời điểm, FinCEN đã cung cấp một phương tiện xác định ngày gia hạn đăng ký – MSB Registration Renewal Calculator.<sup>39</sup>

Đồng thời, pháp luật liên bang Hoa Kỳ nghiêm cấm mọi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thanh tốn nói chung cho người tiêu dùng mà khơng có giấy phép.<small>40</small> Lưu ý việc đăng ký này chỉ nhằm hỗ trợ cho FinCEN trong q trình quản lý, kiểm sốt hoạt động của doanh nghiệp trong các lĩnh vực tài chính nói chung và dịch vụ chuyển tiền nói riêng, nhằm giảm thiểu rủi ro tội phạm lạm dụng MSB để rửa tiền và tài trợ khủng bố trong khi MSB tìm cách cung cấp các dịch vụ tài chính hợp pháp cho khách hàng. Thủ tục đăng ký ở cấp liên bang không đương nhiên làm phát sinh quyền được kinh doanh chuyển tiền ở các bang. Theo đó, để tiến hành kinh doanh dịch vụ chuyển tiền ở các bang, doanh nghiệp cần xin Giấy phép chuyển tiền cho từng bang mà doanh nghiệp dự kiến hoạt động.

<small> </small>

<small>39 MSB Registration Renewal Calculator, truy cập ngày 1/5/2023. </small>

<small>40 Mục 1960 Bộ luật Hoa Kỳ. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>Điều kiện thành lập doanh nghiệp chuyển tiền theo pháp luật các bang </i>

Mục 5330.a(3) Bộ luật Hoa Kỳ quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển tiền có nghĩa vụ phải tuân thủ quy định pháp luật về chuyển tiền của tiểu bang nơi doanh nghiệp hoạt động. Trong khi pháp luật liên bang hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh cho hệ thống tài chính và phịng chống rửa tiền, ở cấp tiểu bang, các đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển tiền của các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng xử lý rủi ro của chủ thể nộp đơn và các biện pháp bảo vệ người sử dụng dịch vụ.<small>41</small> Hệ thống pháp luật ở các tiểu bang có sự khác nhau nhất định, vì vậy để tiến hành hoạt động ở các bang, trước tiên doanh nghiệp phải kiểm tra phạm vi định nghĩa về “doanh nghiệp chuyển tiền” trước khi tiến hành đăng ký Giấy phép chuyển tiền<small>42</small> của bang đó.

Ở Maryland, doanh nghiệp chuyển tiền được định nghĩa là “...một doanh nghiệp bán hoặc phát hành công cụ thanh toán hoặc quyền truy cập trả trước, hoặc nhận tiền tệ, tiền hoặc giá trị khác thay thế tiền tệ và chuyển tiền tệ, tiền hoặc giá trị khác thay thế tiền tệ cho người khác hoặc một địa điểm trong hoặc bên ngoài Hoa Kỳ bằng bất kỳ phương tiện nào, kể cả điện tử, qua Internet, qua ứng dụng di động, qua mạng lưới người dùng hoặc qua hệ thống chuyển giao giá trị khơng chính thức.”<small>43</small>

Ở Connecticut, doanh nghiệp chuyển tiền được định nghĩa là “...tham gia kinh doanh phát hành hoặc bán các cơng cụ thanh tốn hoặc giá trị được lưu trữ, nhận tiền hoặc giá trị tiền tệ để chuyển tiền hiện tại hoặc tương lai hoặc kinh doanh chuyển tiền hoặc giá trị tiền tệ trong Hoa Kỳ hoặc đến các địa điểm bên ngoài Hoa Kỳ bởi bất kỳ và tất cả các phương tiện bao gồm, nhưng khơng giới hạn như cơng cụ thanh tốn, chuyển khoản điện tử.”<small>44</small>

Đối với bang California, định nghĩa về “chuyển tiền” được quy định tại Mục 2003(q) Luật tổ chức tài chính California, theo đó “chuyển tiền” được hiểu là bao gồm các hoạt động sau: (i) bán hoặc phát hành phương tiện thanh toán; (ii) bán hoặc phát hành giá trị được lưu trữ; (iii) nhận tiền chuyển khoản.

Như được đề cập ở trên, Giấy phép là điều kiện tiên quyết ở hầu hết các khu vực tài phán nhằm trao quyền cho doanh nghiệp được thay mặt khách hàng chuyển tiền một cách hợp pháp.<small>45</small> Vì vậy, sau khi xác định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nằm trong phạm vi “chuyển tiền” của tiểu bang, các doanh nghiệp phải hành đăng ký Giấy <small> </small>

<small>41</small><i><small> Lawrence Trautman (2014), Virtual Currencies; Bitcoin & What Now After Liberty Reserve, Silk Road, and Mt. </small></i>

<i><small>Gox?, Richmond Journal of Law & Technology, Vol.20, tr.13. </small></i>

<small>42 Sau đây gọi tắt là Giấy phép. </small>

<small>43Maryland’s Official State Website, </small> <i><small>Money Transmitters - Financial Regulation, </small></i>

<small> truy cập ngày 27/3/2023 </small>

<small>44</small><i><small> Connecticut’s Official State Website , Licensed Money Transmitters, </small></i>

<small> truy cập ngày 27/3/2023. </small>

<small>45 Mục 1960 Bộ luật Hoa Kỳ </small>

</div>

×