Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quy chế pháp lý của tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 115 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




ĐẶNG VĂN HUY






QUY CHẾ PHÁP LÝ
CỦA TỔ QUẢN LÝ VÀ THANH LÝ TÀI SẢN
THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC









HÀ NỘI - 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



ĐẶNG VĂN HUY





QUY CHẾ PHÁP LÝ
CỦA TỔ QUẢN LÝ VÀ THANH LÝ TÀI SẢN
THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Huy Cương




HÀ NỘI - 2010


MC LC



Trang

Trang ph bỡa


Li cam oan


Mc lc


M U
1

Ch-ơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quy chế
pháp lý của tổ quản lý và thanh lý tài sản
7
1.1.
Khái quát chung về phá sản
7
1.1.1.

Khái niệm phá sản và các đặc điểm pháp lý của phá sản
7
1.1.2.
T qun lý v thanh lý ti sn trong c cu cỏc nh ch ca
lut phỏ sn
21
1.1.3.
Khỏi nim, c im v cỏc mi liờn h c bn ca T qun
lý v thanh lý ti sn
32
1.1.3.1.
Khỏi nim, c im ca T qun lý v thanh lý ti sn
32
1.1.3.2.
Cỏc mi liờn h c bn ca T qun lý v thanh lý ti sn
36
1.2.
Khỏi nim, c im v ni dung ca quy ch phỏp lý v T
qun lý v thanh lý ti sn
39
1.2.1.
Khỏi nim, c im ca quy ch phỏp lý v T qun lý v
thanh lý ti sn
39
1.2.2.
Ni dung ca quy ch phỏp lý T qun lý v thanh lý ti sn
44

Chng 2: THC TRNG CC QUY NH CA PHP LUT
VIT NAM V T QUN Lí V THANH Lí TI SN

49
2.1.
Quan niệm về Tổ quản lý và thanh lý tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản
49
2.1.1.
Thm quyn ca Tũa ỏn
49
2.1.2.
Thẩm quyền của Tổ quản lý và thanh lý tài sản
51
2.2.
Thực trạng các quy định của pháp luật việt nam về việc
thành lập Tổ quản lý và thanh lý tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
56
2.3.
Thực trạng các quy định của pháp luật về hoạt động của Tổ
quản lý và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị
lâm vào tình trạng phá sản
60
2.3.1.
Nguyên tắc và chế độ làm việc của Tổ quản lý và thanh lý tài sản
60
2.3.2.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ quản lý và thanh lý tài sản
61
2.3.3.
Về trách nhiệm của Tổ quản lý và thanh lý tài sản
67

2.4.
Những bất cập trong các quy định của pháp luật nước ta về Tổ
quản lý và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị
lâm và tình trạng phá sản và nguyên nhân của những bất cập
68
2.4.1.
Tình hình thi hành luật phá sản ở nước ta thời gian qua
68
2.4.2.
Những bất cập trong các quy định của pháp luật về Tổ quản
lý và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản và nguyên nhân của những bất cập
70
2.4.2.1.
Những bất cập
70
2.4.2.2.
Nguyên nhân của những bất cập
83

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY
CHẾ PHÁP LÝ VỀ TỔ QUẢN LÝ THANH VÀ LÝ TÀI
SẢN CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ LÂM VÀO
TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
88
3.1.
Sự cần thiết phải hoàn thiện quy chế pháp lý về Ttổ quản lý
và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản
88

3.2.
Các phương hướng hoàn thiện quy chế pháp lý về Tổ quản
lý và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản
91
3.2.1.
Hoàn thiện Quy chế pháp lý về Tổ quản lý và thanh lý tài
sản phải đảm bảo tính đồng bộ với các quy định pháp luật về
phá sản nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung
91
3.2.2.
Hoàn thiện Quy chế pháp lý về Tổ quản lý và thanh lý tài
sản phải phù hợp với thực tiễn và yêu cầu cải cách bộ máy
hành chính của Nhà nước
92
3.2.3.
Hoàn thiện Quy chế pháp lý về Tổ quản lý và thanh lý tài
sản trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của đất nước
và học tập có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài, đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
94
3.3.
Các giải pháp chủ yếu
97
3.3.1.
Về tổ chức và hoạt động của Tổ quản lý và thanh lý tài sản
98
3.3.2.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với các chủ thể thực
hiện hoạt động quản lý, xử lý tài sản phá sản

100
3.2.3.
Về lâu dài cần tăng cường vai trò của thiết chế quản lý tài sản
và thiết kế một mô hình chủ thể quản lý, xử lý tài sản chuyên
nghiệp, hiện đại, phù hợp với xu thế chung của thế giới
101
3.3.4.
Về việc thực hiện thủ tục quản lý và xử lý tài sản
102

KẾT LUẬN
107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
108


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại của các quy luật kinh tế như quy
luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ là một điều tất
yếu. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế vận hành và chịu sự chi phối của các
quy luật này, doanh nghiệp nào thích nghi và vận hành phù hợp với các quy
luật đó thì sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại các doanh nghiệp sẽ không thể
phát triển và tồn tại được. Sự đào thải các doanh nghiệp không còn khả năng
tồn tại trong nền kinh tế được thể hiện thể hiện thông qua nhiều hình thức, cơ
chế khác nhau và thủ tục phá sản là một trong những cơ chế phổ biến nhất
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta được

khởi xướng tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã và đang vận hành cùng với sự
hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế - xã hội thế giới. Nằm trong quy
luật chung đó, các doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta ra đời, tồn tại và
phát triển và cũng không tránh khỏi trường hợp có những doanh nghiệp làm
ăn thua lỗ, lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, cần phải có một hành lang
pháp lý đảm bảo sự chấm dứt tồn tại của các doanh nghiệp đó một cách phù
hợp, có trật tự nhằm giải quyết được quyền lợi cho bản thân doanh nghiệp và
các chủ thể có liên quan, qua đó góp phần ổn định và tái cơ cấu lại nền kinh tế.
Đáp ứng yêu cầu đó, Luật phá sản năm 1993 của nước ta đã được ban
hành. Tuy nhiên quá trình thực thi Luật phá sản năm 1993 cho thấy Luật này
còn nhiều những tồn tại, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế.
Tại kỳ họp thứ 5, ngày 15 tháng 6 năm 2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật phá sản và có hiệu lực thi hành từ
ngày 15 tháng 10 năm 2004 thay thế cho Luật phá sản doanh nghiệp năm
1993. Luật phá sản năm 2004 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong
quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật phá sản ở nước ta.

2
Tuy nhiên, phá sản còn là một hiện tượng khá mới mẻ ở nước ta, đồng
thời nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần nước ta đang trong quá trình
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật nước ta còn chưa đồng bộ, đầy đủ do đó
việc ban hành Luật phá sản còn có nhiều những bất cập. Thực tiễn cho thấy,
hiệu lực thi hành Luật phá sản năm 2004 đã có những chuyển biến song vẫn
còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một trong những hạn chế tồn
tại của Luật là các quy định về quản lý và xử lý tài sản nói chung và các quy
định về chủ thể thực hiện hoạt động quản lý và thanh lý tài sản - Tổ quản lý
và thanh lý tài sản phá sản nói riêng còn có nhiều bất cập, chưa phù hợp với
thực tiễn khiến cho chủ thể này còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, trực
tiếp ảnh hưởng tới tiến độ, hiệu quả của thủ tục tố tụng phá sản. Đồng thời

nhiều nội dung trong các quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản còn chưa
thể hiện được tinh thần hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Chính vì vậy việc
sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy trong Luật phá sản về quản lý và xử lý
tài sản nói chung và chủ thể quản lý thanh lý tài sản nói riêng là một trong
những yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của
chủ thể này, giúp cho việc giải quyết phá sản được nhanh chóng, thuận lợi,
qua đó nâng cao hiệu lực của Luật phá sản. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu
một cách toàn diện về chủ thể này về cả lý luận cũng như pháp lý và thực tiễn
hoạt động nằm trong sự đối chiếu, so sánh với pháp luật các nước, nhằm thấy
rõ những ưu điểm cũng như những bất cập trong các quy định của pháp luật
và đưa ra những kiến giải cần thiết, nhằm xây dựng một quy chế pháp lý về
chủ thể quản lý và xử lý tài sản một cách hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực thi
Luật phá sản ở nước ta. Đây chính là lý do để tôi chọn chủ đề "Quy chế pháp
lý về Tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam" làm đề
tài luận văn tốt nghiệp cao học tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kể từ khi ban hành Luật phá sản năm 1993 đến nay đã có nhiều công
trình khoa học về phá sản cũng như pháp luật về phá sản nói chung do các nhà

3
khoa học cũng như những người hoạt động về thực tiễn thực hiện. Trong đó phải
kể đến các công trình có đề cập vấn đề chủ thể quản lý và thanh lý tài sản như:
- Công trình nghiên cứu "pháp luật phá sản của Việt Nam", của
PGS.TS Dương Đăng Huệ, Nxb Tư pháp, 2005. Đây là công trình nghiên cứu
một cách đầy đủ, toàn diện về các vấn đề liên quan đến phá sản. Công trình đã
chú ý đến việc phân tích về các chủ thể trong tố tụng phá sản, trong đó có chủ
thể quản lý và thanh lý tài sản, nghiên cứu nhiều quy định mới trong pháp luật
phá sản năm 2004 so với Luật phá sản năm 1993. Tuy nhiên, vì là một công
trình bao quát nên công trình đã không nghiên cứu một cách chi tiết, sâu rộng
về Tổ quản lý và thanh lý tài sản.

- Luận án tiến sĩ luật học của Vũ thị Hồng Vân, bảo vệ thành công
năm 2008 tại khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài:"Quản lý và xử
lý tài sản phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam". Luận án đã
tập trung nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về thủ tục quản lý và xử lý
tài sản phá sản, trong đó có đề cập tới Tổ quản lý và thanh lý tài sản với tư
cách là chủ thể của hoạt động đó; phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế
của các quy định pháp luật về chủ thể này trong thực tiễn. Tuy nhiên luận án
chưa có được những nghiên cứu tổng hợp, toàn diện về Tổ quản lý và thanh lý
tài sản với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong tố tụng phá sản.
- Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ: "Thực trạng pháp luật về
phá sản và việc hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam",
của Bộ Tư , 2009.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đăng trên các
tạp chí, các báo cáo chuyên đề, hội thảo chuyên đề về phá sản và pháp luật
phá sản như:
- "Phá sản doanh nghiệp - một số vấn đề thực tiễn", Nguyễn Tấn Hơn,
Nxb Chính trị quốc gia, 1995;
- "Phá sản và xử lý phá sản ở các nước và Việt Nam", do PGS. Hoàng
Công Thi chủ biên, Nxb Tài chính, 1993.

4
- Đặc sản chuyên đề về Luật phá sản của tạp chí Tòa án nhân dân,
tháng 8 năm 2004.
- Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm 2004,
Bộ Tư pháp, 2008.
Nhìn chung các công trình trên thường chủ yếu tập trung vào việc
phân tích, đánh giá các quy định của về điều kiện, phạm vi và trình tự, thủ tục
giải quyết việc phá sản trong Luật phá sản nói chung mà chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về Tổ quản lý và
thanh lý tài sản. vì vậy nằm trong yêu cầu sửa đổi bổ sung các quy định của

Luật phá sản thì việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết và bổ ích.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là phân tích và luận giải cơ sở lý luận và thực
tiễn về Tổ quản lý và thanh lý tài sản với tư cách là một chủ thể trong tố tụng
phá sản, thực trạng pháp luật về chủ thể này, chỉ ra những bất cập, hạn chế và
đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định về
Tổ quản và xử lý tài sản phá sản, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động
quản lý và xử lý tài sản, đảm bảo được quyền lợi của chủ nợ, con nợ và người
lao động một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Với mục đích đó, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chủ thể quản lý và xử lý tài sản phá
sản trong chỉnh thể các chủ thể của quá trình giải quyết việc phá sản, mối quan
hệ giữa chủ thể quản lý và thanh lý tài sản với các chủ thể đó. Luận văn đã tập
trung nghiên cứu các mô hình về chủ thể này theo Luật phá sản của các nước
trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Nga, Australia,
Latvia v.v…, chỉ rõ cơ sở của Việc xây dựng và những ưu điểm, hạn chế của
mỗi mô hình làm cơ sở cho việc tiếp thu có chọn lọc để xây dựng mô hình về
chủ thể quản lý và xử lý tài sản ở nước ta;

5
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy định của Luật phá sản hiện
hành và các văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc
trong việc triển khai các quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản trong thực
tế và nguyên nhân của những khó khăn bất cập đó;
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy
chế pháp lý về Tổ quản lý và thanh lý tài sản ở nước ta, trong đó đề xuất các
quy định liên quan đến thủ tục quản lý và xử lý tài sản nói chung, về Tổ quản
lý và thanh lý tài sản nói riêng cũng như những yêu cầu để đảm bảo hiệu quả
của hoạt động của Tổ này trong thực tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Các quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản được thể hiện tập trung
trong Luật phá sản, các văn bản hướng dẫn thi hành như nghị quyết của Tòa
án nhân dân tối cao, các nghị định, thông tư của Chính phủ. Trong khuôn khổ
luận văn, tác giả chủ yếu nghiên cứu các quy định về Tổ quản lý và thanh lý
tài sản theo quy định của Luật phá sản năm 2004. Đồng thời là việc nghiên
cứu, phân tích và so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới để thấy
rõ cơ sở lý luận về chủ thể này được khái niệm, nội dung của quy chế pháp lý
về Tổ quản lý và thanh lý tài sản; những tồn tại bất cập của quy chế và đưa ra
những phương hướng, giải pháp hoàn thiện hơn nữa quy chế này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, bao gồm phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các
văn kiện của Đảng, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động của doanh nghiệp nói riêng.
Các phương pháp cụ thể được vận dụng để giải quyết các vấn đề trong
luận văn là phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh luật học,
phương pháp đối chiếu, quy nạp, diễn giải v.v…

6
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật về Tổ quản lý và thanh
lý tài sản, luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy chế pháp lý về chủ thể này, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và xử lý tài sản nói riêng và hiệu lực của
pháp luật phá sản nói chung. Cụ thể luận văn có những đóng góp mới sau đây:
Một là, nghiên cứu các quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản theo
quy định của Luật phá sản năm 2004, sự thay đổi so với Luật phá sản năm 1993.
Hai là, trình bày một cách có hệ thống, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về
chủ thể quản lý tài sản nói chung và Tổ quản lý và thanh lý tài sản nói riêng

cũng như về khái niệm, đặc điểm và nội dung quy chế pháp lý của Tổ trong
sự đối chiếu, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới.
Ba là, đánh giá thực trạng pháp luật về Tổ quản lý và thanh lý tài sản,
chỉ rõ những những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của nó trong thời
gian qua.
Bốn là, kiến nghị phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
hơn nữa các quy định của quy chế pháp lý về Tổ quản lý và thanh lý tài sản.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quy chế pháp lý của Tổ
quản lý và thanh lý tài sản
Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về Tổ
quản lý và thanh lý tài sản.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện Quy chế pháp lý về
Tổ quản và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng
phá sản trong pháp luật Việt Nam.

7
Ch-ơng 1
Những vấn đề lý luận cơ bản về quy chế pháp lý
của tổ quản lý và thanh lý tài sản

1.1. Khái quát chung về phá sản
1.1.1. Khái niệm phá sản và các đặc điểm pháp lý của phá sản
Thut ng phỏ sn c bt ngun t ch "Ruin" trong ting Latinh.
Nú c dựng ch s mt cõn i gia thu v chi ca mt doanh nghip.
Chõu u khi núi n phỏ sn ngi ta thng dựng danh t "Bankrupcy"
trong ting Anh hoc "Banqueroute" trong ting Phỏp. C hai danh t ny u
bt ngun t ch "Bancanetta" ca La mó, cú ngha l "chic gh b góy".

thi La mó cỏc thng gia thnh ph thng hp nhau li xem xột vic
lm n v cụng n. Ngi no mt kh nng thanh toỏn cụng n s b mt quyn
tham gia i hi thng gia v gh ca h cng b em ra khi hi trng.
Quan nim chung ca nhiu nc trờn th gii thỡ phỏ sn l tỡnh trng
mt doanh nghip khụng cú kh nng np thu, khụng cú kh nng thanh toỏn
cụng n trong mt thi gian nht nh. Tuy nhiờn, vic quan nim th no l
mt kh nng thanh toỏn n cỏc quc gia khỏc nhau cng rt khỏc nhau. Cú
nhiu nc quy nh rừ ch s n n hn cha c thanh toỏn xỏc nh
doanh nghip ó lõm vo tỡnh trng phỏ sn nhng i a s nc thỡ vn
nh lng khon n nh vy thng khụng c t ra.
* Lut phỏ sn Hungari ban hnh nm 1991 quy nh nu doanh
nghip b ri vo mt trong cỏc trng hp sau õy u b xp vo loi khụng
cú kh nng thanh toỏn.
+ Sau 60 ngy khụng tr c lng cho cỏn b cụng nhõn viờn ca
mỡnh hoc quỏ hn 30 ngy khụng tr c n cho cỏc ch n m con n
khụng tho lun vi cỏc ch n hoc thy trc kh nng thanh toỏn cỏc
khon n n hn trong vũng mt nm.

8
+ Đã có lệnh buộc phải trả nợ nay hết hạn nhưng vẫn chưa trả được nợ.
+ Không thực hiện đúng cam kết với các chủ nợ trước pháp luật.
* Luật phá sản của Singapo ban hành năm 1985 thì các con nợ bị rơi
vào một trong các tình trạng sau thì đều bị coi là phá sản.
+ Nếu con nợ chuyển giao, bàn giao hoặc chuyển nhượng tài sản của
mình ở Singapore hay ở nơi khác (nước ngoài) cho người được ủy quyền để
hưởng lời (benefit) của chủ nợ mình;
+ Nếu con nợ cố ý gian lận để chuyển giao, chuyển nhượng, biếu xén
hay tẩu tán một phần hay toàn bộ tài sản của mình ở Singapore hoặc ở nơi khác.
+ Nếu bị tuyên bố phá sản mà con nợ chuyển giao hay chuyển nhượng
một phần hay toàn bộ tài sản của mình ở Singapore hay ở nước ngoài cho

người khác hay cố tạo các khoản chi phí mà pháp luật hiện hành coi là giả
mạo, không hợp pháp;
+ Nếu con nợ cố ý lẩn tránh hoặc trì hoãn trả nợ bằng cách: bỏ trốn
khỏi Singapore; bỏ trốn khỏi nhà hoặc đóng cửa nhà, cửa hiệu không kinh
doanh để giấu mặt; thông đồng hay bịa đặt ra sự phán quyết hoặc lệnh chống
lại việc thanh toán nợ;
+ Nếu con nợ bị tòa án quận huyện hay cấp trên xử phạt bằng cách
tịch thu tài sản và chịu án phí 500 đô la (tiền Singapore).
+ Nếu con nợ báo tin cho chủ nợ rằng anh ta hủy bỏ hoặc trì hoãn
công nợ.
+ Nếu con nợ điều đình xin khất nợ với hai chủ nợ trở lên hoặc đưa ra kế
hoạch trả nợ nhưng trong vòng 14 ngày sau khi cam kết trả nợ, kế hoạch ấy vẫn
chưa được đăng ký trước Tòa án đúng như chế độ thanh toán công nợ hiện hành.
+ Nếu chánh án hay nhân viên Tòa án cấp quận huyện tiến hành kiểm
kê tài sản thấy rằng con nợ không còn tài sản để tịch thu. Và như vậy ngày
Tòa án hết lệnh kiểm kê được coi là ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

9
+ Nếu trước Tòa án con nợ xin phá sản hoặc tuyên bố phá sản [33, tr. 8-10].
* Luật phá sản Australia đưa ra một số căn cứ để dựa vào đó quyết
định tuyên bố phá sản.
+ Khi số tiền mặt của doanh nghiệp cộng với giá trị tài sản không
thuộc loại có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp và khả năng dễ chuyển
nhượng mà nhỏ hơn tổng số nợ không có bảo đảm thì coi như doanh nghiệp
đã lâm vào tình trạng phá sản;
+ Khi nhận giấy đòi nợ với số lượng lớn mà con nợ không đưa ra
được bằng chứng nào trước tòa về khả năng thanh toán món nợ; do chính luật
sư của doanh nghiệp mắc nợ đưa ra rằng doanh nghiệp không có khả năng
thanh toán nợ đến hạn; nếu chủ doanh nghiệp không đưa ra sự phản đối có cơ
sở thuyết phục;

+ Khi Thẩm phán có thông tin cho rằng nhiều séc của doanh nghiệp bị
Ngân hàng từ chối thanh toán. Trong trường hợp này nếu muốn Tòa án không
ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp phải chứng minh trước Tòa
là séc này có thể thanh toán được;
+ Khi doanh nghiệp đang khó khăn về tài chính mà tất cả các chủ nợ
có bảo đảm lại đòi xử lý các vật bảo đảm, thẩm phán có thể ra quyết định phá
sản với doanh nghiệp nào là vì có thể rõ ràng suy đoán rằng do không trả
được nợ nên các chủ nợ mới tước đi các vật cầm cố, thế chấp;
+ Khi một doanh nghiệp không thực hiện được yêu cầu của thẩm phán
về việc thanh toán một món nợ nào đó theo thủ tục pháp lý thông thường, tức
là khi còn nợ người khác mà có lệnh trả nợ của Thẩm phán mà con nợ vẫn
không thi hành đó chính là dấu hiệu mất khả năng thanh toán.
* Luật phá sản Bỉ quy định một doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán nợ là doanh nghiệp không trả được nợ đến hạn, bị mất uy tín về tài chính,
tức là không còn đủ tài sản để đảm bảo các số nợ của mình hoặc kiếm cách trả
nợ bằng phương pháp bất thường. Đối với cá nhân thì luật không phân biệt.

10
* Luật không có khả năng thanh toán và luật treo giò giám đốc của
Anh ban hành năm 1986 thì các doanh nghiệp có giá trị tài sản thấp hơn số
nợ phải trả (hiện tại và tương lai) đều bị xếp vào loại không có khả năng
thanh toán. Nhưng ở Anh không có khả năng thanh toán không có nghĩa là
doanh nghiệp bị xếp vào loại phá sản, mà ở nước này còn dành một thời gian
để khôi phục doanh nghiệp, sau thời gian này nếu doanh nghiệp không trở
lại hoạt động bình thường được và không trả được nợ thì sẽ bị tuyên bố
phá sản.
Ở nước ta, khái niệm phá sản đã được du nhập cùng với Luật thương
mại của Pháp. Tuy nhiên, để chỉ tình trạng ngừng trả nợ của thương nhân,
pháp luật Việt Nam dưới các chế độ cũ đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau
như "phá sản", "vỡ nợ" và "khánh tận".

Danh từ "khánh tận" trước đây vốn được dùng đồng nghĩa với danh từ
phá sản; nhưng Luật thương mại của Việt Nam cộng hòa đã dành danh từ phá
sản để chỉ những trường hợp thương gia phạm vào những hình tội được luật
dự liệu trong sự diễn tiến thủ tục khánh tận.
Khi một người không phải là thương gia mắc nhiều công nợ,
không trả được, là người ta nói người ấy bị vỡ nợ. Đối với người
này, các chủ nợ tùy nghi truy tố, người nào hành xử tố quyền của
người ấy, ai nhanh chân thì lấy trước được ít nhiều, ai chậm chạp để
các chủ nợ khác đã chấp hành mất hết tài sản của con nợ thì đành
chịu mất nợ, ít ra cũng là trong thời gian hiện tại [28, tr. 1089].
Khánh tận là tình trạng một thương gia đã ngưng trả nợ,"Thương gia
ngưng trả nợ có thể, đương nhiên hoặc theo đơn xin của trái chủ bị Tòa án
tuyên khánh tận" [28, tr. 1089].
Khi thương gia bị khánh tận, có thủ tục khánh tận được đặt
tra để thực hiện sự bình đẳng quyền lợi giữa các chủ nợ, không chủ
nợ nào có quyền xé lẻ, truy tố riêng con nợ để lấy nợ riêng của

11
mình; không chủ nợ nào có thể được con nợ trả riêng cho mình khi
các chủ nợ khác chưa được trả. Luật chỉ đặt ra ngoài nguyên tắc
trên những chủ nợ nào có một bảo đảm đặc biệt cho món nợ của
mình, thí dụ những chủ nợ đã được người khánh tận, khi vay nợ, để
đương cho họ một bất động sản hay cầm cố cho họ một bất động
sản để làm tin. Ngoài ra khánh tận còn được tạo ra bởi một bản án.
Ngay khi tuyên ra, bản án có hiệu lực tức thời truất sản người
khánh tận, nghĩa là người này bị tước hết quyền hành trên tài sản
của mình, không còn được nắm giữ để sử dụng hay quản trị nữa.
Như vậy, thương gia có thể bị tuyên án khánh tận mặc dầu vẫn còn
tài sản; bị khánh tận không có nghĩa là bị thua lỗ đến thành khánh
kiệt, chỉ còn hai bàn tay trắng. Người bị khánh tận có thể còn rất

nhiều tài sản nhưng trả được nợ vì lẽ gì đó, không hiện kim hóa
được, hoặc vì người ấy tuy có nhiều người khác nợ mình, nhưng
các món nợ này không đòi được. Mặc dầu vậy, nếu thương gia bị
công nợ, không trả được nợ khi đáo hạn, vẫn có thể bị tuyên bố
khánh tận" [28, tr. 1090].
Trong chế độ kinh tế của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, khái niệm phá sản mới xuất hiện sau thời kỳ đổi mới cơ chế kinh tế.
Văn bản pháp lý đầu tiên liên quan đến giải quyết tình trạng doanh nghiệp
thua lỗ không có khả năng thanh toán đó là Quyết định số 315/ HĐBT ngày
01/09/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Tại khoản 4 Điều 3 của Quyết định số
315/ HĐBT ngày 01/09/1990 quy định: Đối với các đơn vị kinh doanh thua
lỗ kéo dài nhiều năm thì bộ và địa phương phải lập danh sách đầy đủ, tiến
hành phân loại theo mức độ quan trọng của các sản phẩm và dịch vụ do đơn
vị tạo ra và theo mức độ kém hiệu quả của các đơn vị. Từ đó tìm biện pháp
để hỗ trợ cho đơn vị hoạt động sáp nhập vào xí nghiệp khác hoặc chuyển
thành các tổ chức kinh tế tập thể. Nếu đã thực hiện các biện pháp chấn chỉnh

12
trên mà vẫn không có hiệu quả tiếp tục thua lỗ không có khả năng trả nợ thì
cho phép giải thể
Như vậy Quyết định số 315 /HĐBT 01/09/1990 đã đề cập đến những
doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không có khả năng thanh toán (bản chất là
phá sản). Tuy nhiên những doanh nghiệp thuộc diện này theo Quyết định số
315/ HĐBT chỉ cho phép giải thể. Khái niệm phá sản lúc này vẫn chưa được
đặt ra.
Đến Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được Quốc hội thông
qua ngày 21/12/1990 thì khái niệm phá sản mới chính thức được đề cập tới.
Theo tinh thần quy định tại Điều 24 luật Công ty ngày 21/12/1990 và Điều 17
Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 21/12/1990 thì khi doanh nghiệp tư nhân
hoặc Công ty (gọi chung là doanh nghiệp) gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong

hoạt động kinh doanh đến mức tại một thời điểm tổng số giá trì các tài sản
còn lại của doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ đến hạn, là doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Quan niệm về doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như cách tiếp
cận của Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty đã không đảm bảo được
sự bao quát cần thiết. Thực tiễn phá sản ở các nước trên thế giới cho thấy có
thể một doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó giá trị tổng số còn lại của doanh
nghiệp nhỏ hơn tổng số nợ đến hạn nhưng chưa chắc đã đưa doanh nghiệp đó
đến tình trạng phá sản, nếu như nợ đến hạn doanh nghiệp đó vẫn thanh toán
được đều đặn (tức là không có dấu hiệu ngừng thanh toán nợ). Ngược lại sẽ
có không ít những doanh nghiệp tài sản lớn hơn và thậm chí lớn hơn rất nhiều
so với nợ đến hạn nhưng vẫn bị Tòa án tuyên bố phá sản nếu như các khoản
nợ đó doanh nghiệp không có khả năng thanh toán (ngừng thanh toán).
Trong quá trình nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện nhận thức về phá
sản doanh nghiệp, khắc phục hạn chế này của Luật doanh nghiệp tư nhân và
Luật Công ty, Điều 2 Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30/12/1993 quy định:

13
"doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc
bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài
chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn". Theo quy định
này thì dấu hiệu "mất khả năng thanh toán nợ đến hạn" là dấu hiệu đặc trưng
cơ bản nhất để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, còn dấu
hiệu "đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết" chỉ là những dấu hiệu bổ
sung cho việc xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Các dấu hiệu
xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã được quy định chi tiết
tại Điều 3 của Nghị định số 189 CP ngày 23/12/1994 của Chính phủ. Cụ thể:
1. Doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản
nói tại Điều 2 của Luật phá sản doanh nghiệp, nếu kinh doanh bị thua lỗ trong
2 năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, trong 3 tháng

liên tiếp không trả đủ lương cho người lao động theo thỏa ước lao động tập
thể và hợp đồng lao động.
2. Khi xuất hiện dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản như trên, doanh
nghiệp phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết để khắc phục tình trạng
mất khả năng thanh toán nợ đến hạn như: Có phương án tổ chức lại sản xuất
kinh doanh, quản lí chặt chẽ các khoản chi phí, tìm thị trường tiêu thụ sản
phẩm; có biện pháp xử lí hàng hóa, sản phẩm, vật tư tồn đọng; thu hồi các
khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng; thương lượng với các chủ nợ để hoãn,
mua, bảo lãnh, giảm và xóa nợ; tìm kiếm các khoản tài trợ và các khoản vay
để trang trải các khoản nợ đến hạn và đầu tư đổi mới công nghệ.
3. Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết trên đây mà
doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, không khắc phục được tình trạng mất khả
năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và
phải xử lí theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp.
Như vậy, theo Luật phá sản doanh nghiệp, chỉ có thể áp dụng thủ tục
phá sản đối với một doanh nghiệp khi đã lâm vào tình trạng phá sản, tức là
phải có đầy đủ ba điều kiện trên.

14
Có thể nhận thấy rằng, Luật phá sản doanh nghiệp và Nghị định số
189/CP (1994) đã có những quy định khá chặt chẽ về điều kiện để xác định
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, với những quy định chặt
chẽ như vậy, pháp luật phá sản đã đi theo hướng thủ tục phá sản được áp dụng
là để xử lý tài sản của con nợ hơn là để phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản. Bởi vì, trên thực tế, chờ cho đến lúc hội đủ các điều kiện trên
mới mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp sẽ không
có một khả năng tài chính nào để khôi phục lại doanh nghiệp của mình và lúc đó
nếu mở thủ tục phá sản cũng chỉ để thanh lý, chứ không phải để khôi phục doanh
nghiệp. Như vậy, một mục đích quan trọng của việc ban hành Luật phá sản
doanh nghiệp (tạo điều kiện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khôi

phục hoạt động kinh doanh, nhằm trở lại thương trường) đã không đạt được.
Nhằm khắc phục hạn chế này, Luật phá sản năm 2004 quy định theo
hướng đơn giản hóa tiêu chí xác định tình trạng phá sản, tôn trọng quyền thỏa
thuận so với Luật phá sản năm 1993
,
theo Điều 3 thì "doanh nghiệp, hợp tác
xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn, khi chủ nợ yêu
cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản". Như vậy, tiêu chí này đã được quy
định đơn giản hơn trước, dễ thực hiện vì không căn cứ vào thời gian thua lỗ,
nguyên nhân của tình trạng thua lỗ, tạo điều kiện cho việc sớm mở thủ tục phá
sản, cũng như tạo khả năng phục hồi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, hợp tác xã, điều đó có ý nghĩa quan trọng, bởi nếu xác định
tình trạng này muộn sẽ có rất ít cơ hội thành công, cho dù đó là thủ tục thanh
toán hay là tình trạng phục hồi.
Qua khái niệm trên ta thấy dấu hiệu để xác định doanh nghiệp, hợp tác
xã lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp, hợp tác xã đó không có khả
năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu và như quy
định tại Mục 2 Chương I Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/04/2005
thì việc không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ
đã có yêu cầu thanh toán được hiểu cụ thể như sau:

15
- Có các khoản nợ đến hạn:
Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có
bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên
xác nhận, có đầy đủ giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp.
- Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã
không có khả năng thanh toán.
Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ
chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp

tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh
nghiệp, hợp tác xã ).
Nghiên cứu dấu hiệu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, về phương
diện lý luận cũng như thực tiễn cần xem xét một số khía cạnh cụ thể sau:
Thứ nhất, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp,
hợp tác xã hoàn toàn cạn kiệt tài sản. Doanh nghiệp có thể còn rất nhiều tài
sản mà vẫn mất khả năng thanh toán, chỉ vì tài sản đó không thể bán được,
cho nên doanh nghiệp không có tiền để thanh toán các khoản nợ.
Thứ hai, mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng doanh
nghiệp không thanh toán được nợ mà nó còn thể hiện doanh nghiệp đang lâm
vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, trừ khi có sự can thiệp của tòa án hoặc sự
giúp đỡ của các chủ nợ.
Thứ ba, đối với doanh nghiệp tư nhân, nếu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh có giao kết bất kì hợp đồng nào mà sau đó phát sinh ra các khoản
nợ thì các khoản nợ này được coi là cơ sở để đánh giá tình trạng phá sản của
doanh nghiệp. Nhưng ở đây cũng cần phân biệt với các khoản nợ cho do chủ
doanh nghiệp tư nhân xác lập trên cơ sở những hợp đồng phục vụ cho sinh
hoạt cá nhân hoặc gia đình họ vì nó không xuất phát từ hoạt động sản xuất
kinh doanh.

16
Thứ tư, pháp luật không nhất thiết quy định cụ thể mất khả năng thanh
toán một khoản nợ bao nhiêu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản, bởi vì tình
hình tài chính trong các doanh nghiệp rất khác nhau, có thể có những doanh
nghiệp nợ vài ba chục triệu nhưng không có cách gì để trả, trong lúc có những
doanh nghiệp nợ tới vài ba trăm triệu vẫn có khả năng thanh toán bình thường.
Thứ năm, bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không
trùng với biểu hiện bên ngoài là trả được nợ hay không. Trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ nhưng điều này chỉ
có tính chất nhất thời trong khi mọi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra

bình thường. Ngược lại, có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là trá hình, che
đậy tình trạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, họ phải sử dụng nhiều
phương tiện gian trá để bù đắp ngân quỹ như vay nặng lãi, thế chấp tài sản
nhiều lần để vay vốn ngân hàng [29].

Do đó, về cơ bản khi con nợ ngừng trả nợ thì coi như đã lâm vào tình
trạng phá sản và lúc đó, các chủ nợ đã có cơ sở pháp lí để làm đơn yêu cầu
Tòa án thụ lý và giải quyết vụ việc phá sản mà họ là nguyên đơn.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam, phá sản là khái niệm
dùng để chỉ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng nhất
là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản chưa hẳn đã bị phá sản. doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản chỉ được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản.
Phá sản có một số đặc điểm sau đây:
* Phá sản là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, liên quan đến
nhiều vấn đề của đời sống xã hội.
Vấn đề đầu tiên dễ nhận thấy, nhưng rất khó giải quyết ở mọi quốc gia
đó là vấn đề thất nghiệp của những người làm công ăn lương ở các doanh
nghiệp bị phá sản gây ra nhiều hậu quả đối với xã hội. Xét về mặt này thì phá
sản là hiện tượng thuộc lĩnh vực xã hội.

17
Mỗi khi một doanh nghiệp bị phá sản, thì những doanh nghiệp bạn
hàng cũng chịu ảnh hưởng xấu theo kiểu dây chuyền. Đối với các doanh
nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, trang thiết bị các
dịch vụ cho doanh nghiệp bị phá sản thì không bán được hàng, gây ảnh
hưởng xấu tới sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp tiêu thụ và sử
dụng các dịch vụ của doanh nghiệp bị phá sản thì không được cung cấp các
sản phẩm, dịch vụ vốn là đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo
và từ đó có ảnh hưởng tới tiến trình sản xuất, kinh doanh của xã hội nói

chung. Xét về mặt này, thì phá sản là một hiện tượng thuộc lĩnh vực kinh tế.
Tính phức tạp của phá sản thể hiện ở chỗ việc giải quyết phá sản liên
quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật. Khi doanh nghiệp bị phá sản thì thường
phải nhờ đến Tòa án xét xử, giải quyết các vấn đề về công nợ nếu người lao
động và chủ doanh nghiệp không hòa giải được với nhau vì vậy phá sản liên
quan đến dân luật. Trong quá trình giải quyết phá sản, nhiều chủ doanh
nghiệp (con nợ) cố ý gian lận hoặc tẩu tán tài sản của mình để trốn nợ và bị
xử lý theo pháp luật. Xét về mặt này, phá sản liên quan đến hình luật.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, mỗi khi bị thiếu vốn các doanh
nghiệp thường phải vay tiền của Ngân hàng, của các tổ chức tín dụng hoặc
các chủ thể khác và thường phải có tài sản bảo đảm như cầm cố, thế chấp v.v
Khi xử lý và thanh toán tài sản phá sản cho các chủ nợ thì pháp luật các nước
đều có các quy định đảm bảo cho quyền lợi của bên nhận cầm cố, thế chấp.
Như vậy phá sản có liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng và pháp luật về bảo
đảm nghĩa vụ. Nếu vật cầm cố là bất động sản, thì phá sản liên quan đến luật
sở hữu đất đai và luật kinh doanh nhà đất.
Ngoài ra khi các doanh nghiệp đứng ra kinh doanh một mặt hàng hay
dịch vụ nào đấy thì đểu phải xin phép kinh doanh và phải chịu thuế theo luật
định và khi bị phá sản thì phải khai báo với cơ quan có trách nhiệm để chấm
dứt nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ xã hội khác. Xét về mặt này, thì phá sản
liên quan đến luật thương mại và các luật thuế. Nếu doanh nghiệp là của nước

18
ngoài hay liên doanh với nước ngoài thì việc giải quyết phá sản lại liên quan
đến luật đầu tư nước ngoài và pháp luật về ngoại kiều và khi doanh nghiệp bị
phá sản, số lao động thất nghiệp lại tăng lên thì phá sản có liên quan đến luật
lao động và bảo đảm xã hội v.v
* Thủ tục giải quyết phá sản là một thủ tục tố tụng tư pháp đặc biệt.
Khác với thủ tục giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự, thủ
tục giải quyết phá sản (tố tụng phá sản) được coi là một thủ tục tố tụng tư

pháp đặc biệt. Do tính chất đặc biệt này nên trong pháp luật tố tụng các nước,
thủ tục phá sản bao giờ cũng được điều chỉnh bởi một hệ thống văn bản pháp
luật riêng biệt. Tính chất đặc biệt của thủ tục phá sản được thể hiện ở những
điểm sau đây:
Thứ nhất, thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể.
Doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể pháp luật có thể tham gia vào
rất nhiều quan hệ xã hội khác nhau. Trong quan hệ giao kết hợp đồng, doanh
nghiệp có quyền khởi kiện lên Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình khi
bị bên đối tác vi phạm. Như vậy, đặc điểm nổi bật của tố tụng dân sự là việc
các chủ doanh nghiệp thực hiện quyền đòi nợ một cách độc lập, riêng lẻ.
Trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, các chủ nợ không thể tách ra để
đòi nợ riêng, mà tất cả phải tập hợp lại thành một chủ thể pháp lý duy nhất,
gọi là Hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ đại diện cho tất cả các chủ nợ để
tham gia vào việc giải quyết phá sản. Khi bị áp dụng thủ tục thanh lý thì toàn
bộ tài sản của con nợ được đưa vào một quỹ chung dùng để trả cho các con nợ
theo một thứ tự ưu tiên nhất định đã được pháp luật phá sản quy định trước.
Nếu tài sản của con nợ không đủ để thanh toán tất cả các khoản nợ thì các chủ
nợ được thanh toán theo tỷ lệ giữa khoản nợ mà doanh nghiệp phá sản còn
thiếu với tài sản còn lại của doanh nghiệp [33, tr. 11].
Thứ hai, thủ tục phá sản là thủ tục đòi nợ được tiến hành trong một
hoàn cảnh đặc biệt, như một biện pháp cuối cùng của quá trình đòi nợ.

19
Nếu như thủ tục đòi nợ thông thường (đòi nợ thông qua việc khiếu nại
ra Tòa án) có thể được tiến hành bất cứ lúc nào thì thủ tục phá sản chỉ được
tiến hành khi doanh nghiệp mắc nợ lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính,
không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, dường như không có lối
thoát mà người ta thường gọi là tình trạng phá sản. Nói cách khác, thủ tục phá
sản là thủ tục không dễ gì xảy ra, nó chỉ xuất hiện như một giải pháp cuối cùng
khi mà các phương thức đòi nợ thông thường đã trở nên bất lực [33, tr. 12].

Thứ ba, thủ tục phá sản là thủ tục mà hậu quả của nó thường là sự
chấm dứt hoạt động của một thương nhân.
Khác với thủ tục đòi nợ thông thường, sau khi bản án có hiệu lực pháp
luật, con nợ đương nhiên có nghĩa vụ phải chấp hành và sau khi trả nợ xong
con nợ vẫn tồn tại và hoạt động một cách bình thường; trong tố tụng phá sản
để giúp các chủ nợ thu hồi các món nợ của mình, Tòa án phải ra những quyết
định pháp lý đặc biệt như áp dụng thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp để trả
cho các chủ nợ. Nói cách khác, kết quả của thủ thục phá sản thường dẫn tới sự
chấm dứt hoạt động của chính bản thân con nợ và thông qua đó mà bán toàn
bộ tài sản của con nợ để trả cho các chủ nợ. Luật có quy định cho phép doanh
nghiệp và các chủ nợ được thỏa thuận và đưa ra phương án phục hồi hoạt
động của doanh nghiệp. Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp phục hồi thành
công và tiếp tục hoạt động bình thường là rất ít [33, tr. 13].
Thứ tư, thủ tục phá sản không thuần túy là một thủ tục đòi nợ mà còn
là một thủ tục giúp con nợ có khả năng phục hồi.
Dù là một thủ tục đòi nợ tập thể nhưng điều đó không có nghĩa là khi
con nợ bị mở thủ tục phá sản thì ngay lập tức, tài sản của doanh nghiệp sẽ bị
thanh thanh toán ngay cho các chủ nợ. Luật phá sản hiện đại rất đề cao mục
tiêu giúp con nợ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là
mục tiêu vừa có tính nhân văn, vừa có tính kinh tế, xã hội vì phá sản vừa là
biểu hiện sự yếu kém của bản thân doanh nghiệp và đồng thời có những ảnh

20
hưởng tiêu cực đối với bản thân các chủ nợ, người lao động và cả nền kinh tế
xã hội của một quốc gia nói chung. Đối với các các con nợ, không bao giờ
mong muốn để doanh nghiệp mình bị lâm vào tình trạng phá sản và họ luôn
mong muốn khôi phục lại được khả năng hoạt động bình thường của mình để
làm ăn có hiệu quả, đủ khả năng trả nợ và tiếp tục tồn tại, phát triển. Đối với
các chủ nợ khi doanh nghiệp mắc nợ đã lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh toán, thì việc thanh lý tài sản của họ để thu hồi nợ không phải bao giờ

cũng là một giải pháp tối ưu vì có thể họ không thể nhận được đầy đủ khoản
nợ của mình vì tài sản của doanh nghiệp không còn đủ trả nợ hết cho các chủ
nợ. Vì vậy việc cho phép và cùng với con nợ, các chủ nợ khác xây dựng và
thực hiện phương án phục hồi hoạt động của doanh nghiệp mắc nợ sẽ giúp họ có
cơ hội được nhận đủ các khoản nợ của mình, bởi sau khi doanh nghiệp thực
hiện thành công phương án phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ có đủ
khả năng trả hết các khoản nợ cho các chủ nợ và tiếp tục tồn tại, hoạt động.
Đối với người lao động, việc doanh nghiệp bị phá sản sẽ dẫn tới hàng
loạt người lao động bị mất công ăn việc làm và kéo theo đó là hàng loạt
những hậu quả xấu về mặt xã hội như đói nghèo, tệ nạn xã hội, tội phạm v.v
Đối với môi trường kinh doanh, việc phá sản của các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có nhiều đối tác làm ăn hoặc hoạt động
trong những ngành, lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế rất dễ làm phát
sinh tác động dây chuyền đến các lĩnh vực kinh tế khác cũng như hoạt động
của các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Vì vậy, việc tạo điều kiện phục
hồi cho con nợ là một xu hướng ngày càng được khẳng định trong pháp luật
phá sản hiện đại. Chính vì vậy trong thủ tục phá sản, con nợ được tạo điều
kiện tối đa cho việc phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một trong
những biện pháp để giúp con nợ thoát khỏi tình trạng phá sản là việc pháp
luật cho phép con nợ được chủ động xây dựng phương án hòa giải và giải
pháp khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Kế hoạch này sẽ
được trình lên Hội nghị chủ nợ để thông qua, nếu được thông qua thì về cơ

×