Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Quy Định Pháp Luật Của Cuba Và Campuchia Về Hành Vi Cưỡng Bức Trẻ Em Đi Ăn Xin - Kinh Nghiệm Và Đề Xuất Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 96 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>3. Mục tiêu của đề tài ... 9 </b>

<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ... 9 </b>

<b>5. Tóm tắt nội dung của đề tài ... 10 </b>

<b>6. Khả năng ứng dụng của đề tài... 11 </b>

<b>7. Bố cục của đề tài ... 12 </b>

<b>CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM LUẬT QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM. ... 13 </b>

<b>1.1 Quyền trẻ em trong luật quốc tế ... 13 </b>

<i>1.1.1 Khái niệm quyền trẻ em ... 13</i>

<i>1.1.2 Những quyền cơ bản của trẻ em trong luật quốc tế ... 14</i>

<i>1.1.3 Quan điểm quốc tế về quyền trẻ em ... 18</i>

<i>Tổng kết ... 20</i>

<b>1.2 Những vấn đề lý luận về cưỡng bức lao động trẻ em ... 20 </b>

<i>1.2.1 Khái luận chung về lao động ... 20</i>

<i>1.2.2 Bản chất, đặc điểm của lao động ... 23</i>

<i>1.2.3 Khái niệm ‘ăn xin” ... 25</i>

<b>1.3 Ăn xin là lao động ... 26 </b>

<b>1.4 Những vấn đề chung về cưỡng bức lao động ... 31 </b>

<i>1.4.1 Định nghĩa cưỡng bức lao động ... 31</i>

<i>1.4.2 Cưỡng bức lao động trẻ em ... 34</i>

<i>1.4.3. Đặc điểm của cưỡng bức lao động ... 34</i>

<b>Chứng minh Sử dụng trẻ em đi ăn xin là một hành vi cưỡng bức lao động ... 39 </b>

<i>1.4.4 Mục đích của hành vi cưỡng bức lao động trẻ em ... 41</i>

<i>1.4.5 Hậu quả của lao động cưỡng bức trẻ em ... 42</i>

<b>CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ HÀNH VI CƯỠNG BỨC TRẺ EM ĂN XIN ... 44 </b>

<b>2.1 Cuba ... 44 </b>

<i>2.1.1 Giới thiệu chung ... 44</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>2.1.2 Pháp luật Cuba về hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin ... 45</i>

<b>2.2 Campuchia ... 50 </b>

<i>2.2.1 Giới thiệu chung ... 50</i>

<i>2.2.2 Thực trạng cưỡng bức trẻ em ăn xin ở Campuchia ... 52</i>

<i>2.2.3 Quy định của pháp luật Campuchia về hành vi cưỡng bức trẻ em ăn xin .... 54</i>

<b>CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM - KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM. ... 59 </b>

<b>3.1 Quy định về quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam ... 59</b>

<i>3.1.1 Quyền trẻ em theo Hiến pháp Việt Nam ... 59</i>

<i>3.1.2 Quyền trẻ em theo Luật Trẻ em 2016 và các văn bản pháp luật khác ... 60</i>

<i>3.1.3 Đánh giá sự tương thích của trong quy định về quyền trẻ em của Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên ... 63</i>

<b>3.2 Quy định về cưỡng bức lao động và cưỡng bức lao động trẻ em theo pháp luật Việt Nam ... 66 </b>

<i>3.2.1 Quy định về cưỡng bức lao động theo pháp luật Việt Nam ... 66</i>

<i>3.2.2 Quy định về cưỡng bức trẻ em đi ăn xin theo pháp luật Việt Nam ... 71</i>

<b>3.3 Phân tích và đánh giá quy định về cưỡng bức trẻ em đi ăn xin theo pháp luật Việt Nam ... 74 </b>

<b>3.4 Thực tiễn xét xử các vụ việc liên quan đến cưỡng bức lao động trẻ em: ... 78 </b>

<i>3.4.1 Mẹ và cậu ruột chăn dắt 5 con đi ăn xin ở Bà Rịa- Vũng Tàu: ... 78</i>

<i>3.4.2 Vụ việc cháu trai bị cậu ruột hành hạ dã man bắt ép đi ăn xin tại phường Tân Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ... 81</i>

<b>3.5 Kiến nghị hồn thiện pháp luật Việt Nam về cưỡng bức lao động trẻ em ... 83 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 87 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 90 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>TÓM TẮT ĐỀ TÀI </b>

Cưỡng bức trẻ em đi ăn xin là một vấn nạn đang diễn ra với tình trạng đáng báo động khi mà ngày càng xuất hiện nhiều trẻ em đi ăn xin trên đường phố và điều này còn diễn ra ngày càng tinh vi với chiêu trò khác nhau khiến việc phát hiện các hành vi “cưỡng bức trẻ em” gặp nhiều cản trở. Trên hết, với các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, căn bản chưa thể giải quyết triệt để vấn nạn này.

Nhằm ngăn chặn hành vi “cưỡng bức trẻ em đi ăn xin” và bảo vệ quyền lợi trẻ em, một số quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp xử lý nghiêm đối với những đối tượng có hành vi này thơng qua việc áp dụng trực tiếp quy định pháp luật trong nước về chế tài xử phạt, cụ thể là mức xử lý hình sự. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ đề cập đến hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi ăn xin trong Nghị định số 130/2021/NĐ-CP với mức xử phạt hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, để quy hành vi “cưỡng bức trẻ em đi ăn xin” về tội cưỡng bức lao động đối với người dưới 16 tuổi tương ứng với mức xử phạt hình sự là khơng khả thi vì quy định chưa có hướng dẫn chi tiết và bản thân hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin vẫn chưa được quy định trực tiếp và rõ ràng trong phạm vi Luật hình sự.

Bên cạnh đó, nhóm tác giả cho rằng với chế tài xử phạt hành chính dành cho hành vi “cưỡng bức trẻ em đi ăn xin” như pháp luật hiện hành vẫn chưa thỏa đáng, càng không thể giải quyết vấn đề này khi khung xử phạt nặng nhất cho hành vi “bắt ép trẻ em đi ăn xin” chỉ nằm ở mức phạt hành chính với số tiền theo đánh giá của nhóm tác giả là q ít so với lợi nhuận mà các đối tượng xấu thu hồi khi thực hiện các hành vi mang tính xâm phạm quyền trẻ em như thế.

Chính vì cơ sở pháp lý còn hạn chế, bất cập và biện pháp xử lý chưa đủ tính răn đe cho nên vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn nạn này. Thơng qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, nhóm tác giả nhận thấy sự cần thiết trong việc nâng mức xử lý đối với hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin ở Việt Nam lên mức xử lý hình sự. Do đó, đề tài này được thực hiện nhằm kiến nghị bổ sung quy định chi tiết và cụ thể hơn về hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin và mức xử lý hình sự đối với hành vi này trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời hướng tới một giải pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin hiện nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Lợi dụng điều đó, các nhóm đối tượng không chỉ tiếp tục thực hiện hành vi này mà còn sử dụng các biện pháp ép buộc một cách tinh vi hơn, tàn nhẫn hơn. Đây là một hành vi vi phạm nghiêm trọng đến các quyền cơ bản của trẻ em, được quy định tại các văn bản có giá trị pháp lý. Đồng thời, hành vi này còn ảnh hưởng đến trật tự xã hội và các giá trị của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin không chỉ là một hiện tượng riêng lẻ ở từng quốc gia, mà nó cịn dần trở thành một dạng thức của nạn buôn người thời hiện đại.

Về mặt thực tiễn, mặc dù các công ước quốc tế và luật pháp của hầu hết các quốc gia đều ghi nhận việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, nhưng thực tế, các quy định bảo vệ quyền trẻ em vẫn chưa được thực hiện triệt để, minh chứng rõ nhất là hiện trạng ép buộc trẻ em trở thành ăn xin nói riêng vẫn đang diễn ra với quy mơ ngày càng lớn, tập trung nhiều nhất ở các quốc gia đang phát triển, những khu vực hạn chế trong tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục miễn phí, mơi trường an tồn, điển hình là các quốc gia ở khu vực Tây Phi. Theo số liệu thống kê, tại Senegal ước tính có khoảng 100.000 trẻ em bị buộc phải đi ăn xin, ở thủ đô Bamako ở Mali vào năm 2010 có đến hơn 50.000 trẻ em cũng rơi vào cảnh tương tự, và con số này tăng lên đáng kể từ sau khi đại dịch Covid- 19 bùng phát dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng. Ở một số các quốc gia châu Á, theo báo cáo của Ủy ban Nhân quyền quốc gia Ấn Độ, mỗi năm quốc gia này có đến gần 40.000 trẻ em bị bắt cóc, phần lớn những trẻ em này bị đẩy vào cảnh ăn xin trên đường phố. Gần đây, trong nhiều vụ việc triệt phá đường dây ăn xin cịn có trường hợp cha mẹ ruột, người thân, bạo hành con, cháu của mình để buộc trẻ đi ăn xin. Những số liệu trên cho thấy pháp luật chưa có sự quan tâm đúng mức đối với hành vi ép buộc trẻ đi ăn xin dẫn đến nhiều đối tượng vẫn ngang nhiên vi phạm.

Về mặt lý luận, pháp luật nên và phải là điểm tựa để bảo vệ cho những người yếu thế trong xã hội. Hiện nay, quy định về mức xử phạt cho loại hành vi bắt trẻ đi ăn xin ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính, cụ thể được quy định trong Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, các quy định về cấm bóc lột sức lao động của trẻ em trong Luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trẻ em 2016. Tuy nhiên, ở góc độ khách quan, quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề, bao gồm: cách thức xử phạt có khác nhau không giữa đối tượng chủ mưu; mức xử phạt đối với hành vi này đi kèm với sự bóc lột, tra tấn, ngược đãi trẻ em. Quy định ở các văn bản trên chưa đủ sức răn đe do mức chênh lệch quá lớn giữa khoản tiền phạt và lợi nhuận thu được từ hoạt động cưỡng bức trẻ em này. Việc pháp luật quy định mức xử phạt chưa cụ thể và tương thích với mức độ nguy hiểm của hành vi lạm dụng trên sẽ là một rào cản trong việc thực thi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em cũng như một hiểm họa kéo theo nhiều hình thức tệ nạn xã hội khác.

Hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin là một vấn nạn tồn tại từ lâu và gây nhiều bức xúc cho toàn xã hội. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa theo kịp thực tiễn, mức xử phạt cho các hành vi ngược đãi, lợi dụng trẻ em là chưa đủ sức răn đe. Trong khi đó, tại một số nơi trên thế giới đã có quy định chặt chẽ hơn, đảm bảo hơn việc bảo vệ quyền lợi trẻ em.

Nhận thấy tính cấp bách, cần thiết, khả thi để hoàn thiện hành lang pháp lý Việt Nam, để giải quyết thực trạng tại nước ta và để nước ta khơng nằm ngồi xu thế chung tiến bộ, văn minh của thế giới, nhóm tác giả chọn đề tài “Quy Định Pháp Của Cuba Và Campuchia Về Hành Vi Cưỡng Bức Trẻ Em Đi Ăn Xin - Kinh Nghiệm Và Đề Xuất Cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học. Thông qua đề tài này, nhóm tác giả phân tích pháp luật của Cuba và Campuchia, đồng thời tập trung phân tích các mặt hạn chế của pháp luật Việt Nam. Từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp với pháp luật nước ta và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

thác thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do của trẻ, gây nguy hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ. Bài viết dừng lại ở việc đưa ra những cái nhìn chung, khách quan về việc đảm bảo quyền lợi cho một nhóm trẻ em đặc thù, mặc dù chưa đi sâu phân tích về hành vi “chăn dắt” trẻ em đi ăn xin nhưng bài viết đã một phần nêu lên thực trạng về hành vi lợi dụng sức lao động trẻ em nhằm mục đích trục lợi.

<i><b>Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2005), “Về vấn đề lạm dụng trẻ em ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6 (tháng 11, 12). </b></i>

Bài viết cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan nhất về hình thức ngày càng đa dạng của vấn đề lạm dụng trẻ em, mức độ và xu hướng của hiện tượng lạm dụng trẻ em dựa trên việc phân tích các tài liệu có sẵn trên báo chí và các nghiên cứu về tình trạng lạm dụng trẻ em trong những năm gần đây. Sự lạm dụng, ngược đãi trẻ em khơng những gia tăng mà cịn xuất hiện ở các dạng thức mới ngày càng phức tạp hơn, trong đó bao gồm cả hình thức lợi dụng trẻ em làm công cụ, phương tiện để kiếm tiền. Ở nội dung này, tác giả đã chỉ ra hai thực trạng nổi bật nhất: một là hiện tượng cha mẹ lười lao động sai bảo, ép buộc con cái của mình đi ăn xin; hai là tình trạng các tổ chức, nhóm hội gọi là “bang chủ”, “cái bang” hình thành với hình thức thu nạp trẻ lang thang nhằm lợi dụng các em làm công cụ kiếm tiền. Những đứa trẻ này chẳng những bị phụ thuộc về sự sống hằng ngày mà cịn hứng chịu sự bóc lột sức lao động một cách dã man từ những đối tượng là chủ. Qua đó, tác giả phản ánh gay gắt tội ác của những đối tượng trên, đồng thời bày tỏ quan điểm cần có một sự trừng trị nghiêm khắc và thích đáng đến từ pháp luật đối với loại hành vi lạm dụng này.

<i><b>Syeda Sana Zehra (2022), Measures to end forced begging in West Africa, The Hague International Model United Nations Qatar (Tạm dịch: Các biện pháp để chấm dứt nạn cưỡng ép ăn xin ở Tây Phi). </b></i>

Tác giả tập trung nghiên cứu hiện tượng trẻ em và phụ nữ bị ép buộc trở thành ăn xin ở Tây Phi, đây được coi là một hình thức bn bán người và nơ lệ ở thời hiện đại. Đồng thời cung cấp số liệu với khoảng hơn 24,9 triệu người là nạn nhân của việc cưỡng bức lao động theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có một phần là xuất phát từ ngành cơng nghiệp “ăn xin”. Bên cạnh đó là nhận định về những nguyên nhân chủ yếu khiến cho vấn nạn này ngày càng gia tăng, bao gồm nguyên nhân từ suy thoái kinh tế, đặc biệt là sau khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra; tình trạng nghèo nàn và thất nghiệp,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thiếu giáo dục; sự bất bình đẳng kinh tế, xã hội, nạn tham nhũng,... Với dẫn chứng về quốc gia Senegal, một trong những quốc gia ở Tây Phi khẩn trương thắt chặt các quy định của pháp luật, tác giả đã nêu lên một số điểm nổi bật: bất kỳ ai bị nghi ngờ ép buộc trẻ em đi ăn xin đều phải đối mặt với các cuộc điều tra và bị truy tố theo Luật chống buôn người năm 2015 của Senegal; bất kỳ người giám hộ nào có trẻ em bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục đều bị truy tố. Bên cạnh nghĩa vụ của chính quyền, bài viết còn đề ra giải pháp gắn với các tổ chức quốc tế, giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế.

<i><b>Tên đề tài: Begging for Change: Research findings and recommendations on forced child begging in Albania/Greece, India and Senegal (Tạm dịch: Thay đổi vấn nạn ăn xin: Những kết quả nghiên cứu và đề xuất về việc ép buộc trẻ đi ăn xin ở Albania/Hy Lạp, Ấn độ và Senegal). </b></i>

Tác giả: Emily Delap.

Bài nghiên cứu tập trung khai thác tình trạng trẻ em bị ép đi ăn xin ở Albania, Hy Lạp, Ấn Độ và Senegal. Theo tác giả, trẻ em bị ép buộc đi ăn xin dưới nhiều hình thức khác nhau: bởi cha mẹ hoặc những người giám hộ. Một số trường hợp khác bao gồm trẻ em bị buôn bán và ép đi ăn xin bởi các đường dây tội phạm liên quan đến tệ nạn nghiện thuốc ở Ấn Độ hoặc do chính giáo viên tại các Trường Hồi giáo Koranics ở Tây Phi. Từ đó, bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trẻ em là nạn nhân thường xuyên, điển hình của tệ nạn ăn xin. Nếu nhìn nhận rộng hơn, việc vấn nạn này tồn tại là bản cáo trạng về việc một xã hội thất bại trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ và nuôi dưỡng những đứa trẻ. Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số đề xuất, trong đó bao gồm những kiến nghị tiêu biểu sau: thắt chặt pháp luật để bảo vệ trẻ em bị ép đi ăn xin; giải phóng và cung cấp mơi trường an tồn cho những đứa trẻ cơ nhỡ trên; ưu tiên đầu tư giáo dục sao cho tất cả mọi người được tiếp cận giáo dục; nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc giúp đỡ những đứa trẻ bằng những hình thức khác thay vì đưa tiền cho trẻ.

<i><b>Tên đề tài: Rights of Children: A Case Study of Child Beggars at Public Places in India (Journal of Social Welfare and Human Rights, 2 (1) (2014) (Tạm dịch: Quyền của trẻ em: Một nghiên cứu về vấn nạn trẻ em ăn xin nơi công cộng ở Ấn Độ). </b></i>

Tác giả: Kaushik.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bài nghiên cứu được thực hiện trên 50 trẻ em ăn xin tại các khu vực chợ, bến xe, địa điểm tôn giáo ở thành phố Varanasi, Ấn Độ vào năm 2012-2013. Những đứa trẻ tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: nam, nữ và trẻ em có cha mẹ. Bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và thông qua việc tìm hiểu tình hình thực tế kết hợp phân tích các biểu hiện, hành vi, động cơ của những đứa trẻ ăn xin thuộc 03 nhóm trên, nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc trẻ đi ăn xin, từ đó, đưa ra một số đề xuất để loại bỏ vấn nạn trẻ em ăn xin.

<b>3. Mục tiêu của đề tài </b>

Từ tình hình thực tế cho thấy, cưỡng bức trẻ em đi ăn xin là một vấn nạn đang tồn tại ở nhiều quốc gia. Để giải quyết vấn nạn trên, mỗi quốc gia đều có những quy định với các chế tài khác nhau. Một trong số đó chính là hình sự hóa hành vi “chăn dắt” trẻ đi ăn xin. Với đề tài “Quy Định Pháp Luật Của Cuba Và Campuchia Về Hành Vi Cưỡng Bức Trẻ Em Đi Ăn Xin - Kinh Nghiệm Và Đề Xuất Cho Việt Nam”, nhóm tác giả hướng đến việc cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng và những quy định pháp luật về hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin ở một số quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng tại thời điểm hiện nay. Từ đó, đề xuất những quy định chi tiết và cụ thể hơn hướng đến việc đề xuất xử lý hình sự cho hành vi này nhằm bảo vệ quyền trẻ em nói chung và góp phần giải quyết triệt để vấn nạn tại Việt Nam.

<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>Về cách tiếp cận: </b></i>

Nhóm nghiên cứu tiếp cận vấn đề trên 03 góc độ:

Thứ nhất, trên góc độ văn bản pháp luật, nhóm nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu theo ba nhóm văn bản pháp luật:

Một là, văn bản pháp luật quốc tế: Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em 1989, Công ước Số 182 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Các Hình thức Lao động Trẻ em Tồi tệ Nhất.

Hai là, các văn bản pháp luật liên quan quy định về trẻ em và quyền trẻ em của Cuba và Campuchia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Ba là, văn bản pháp luật Việt Nam: Hiến pháp 2013, Bộ Luật hình sự 2015, Luật Trẻ em 2016, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020, Nghị định số 130/2021/NĐ-CP.

Thứ hai, trên góc độ quan điểm của các nhà nghiên cứu, nhóm tác giả tìm hiểu những bài viết trên các sách chuyên khảo, tạp chí, luận văn để có cái nhìn khách quan và toàn diện về vấn đề này.

Thứ ba, trên góc độ thực tiễn, nhóm tác giả tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn xét xử và hướng xử lý, áp dụng pháp luật đối với nạn cưỡng bức trẻ em đi ăn xin ở Việt Nam và một số quốc gia khác.

<i><b>Về phương pháp nghiên cứu: </b></i>

<i><b>Về phạm vi nghiên cứu: </b></i>

Đề tài tập trung khai thác các vấn đề pháp lý đối với hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin, đồng thời đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các văn bản pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, đặc biệt là các quy định pháp luật của một số quốc gia về mức xử lý đối với những đối tượng có hành vi cưỡng bức trẻ em ăn xin. Từ đó đối chiếu, so sánh với quy định pháp luật ở Việt Nam với cái nhìn tổng quát, khách quan, đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế đồng thời rút kinh nghiệm, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam, góp phần giải quyết tình trạng cưỡng bức trẻ em ăn xin.

<b>5. Tóm tắt nội dung của đề tài </b>

Cưỡng bức trẻ em đi ăn xin là một vấn nạn không chỉ diễn ra một cách đáng báo động mà còn diễn ra ngày càng tinh vi, lắm chiêu trị và khó phát hiện hơn ở Việt Nam. Nhằm ngăn chặn hành vi này và bảo vệ quyền lợi trẻ em, một số quốc gia trên thế giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

đã có những biện pháp xử lý nghiêm đối với những đối tượng có hành vi này thơng qua việc áp dụng trực tiếp quy định pháp luật trong nước về chế tài xử phạt, cụ thể là mức xử lý hình sự. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ đề cập đến hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi ăn xin trong Nghị định số 130/2021/NĐ-CP với mức xử phạt hành chính và nếu muốn quy về tội cưỡng bức lao động đối với người dưới 16 tuổi tương ứng với mức xử phạt hình sự thì cũng chưa khả thi vì quy định chưa có hướng dẫn chi tiết và bản thân hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin vẫn chưa được quy định trực tiếp và rõ ràng trong phạm vi Luật hình sự. Chính vì cơ sở pháp lý cịn hạn chế, bất cập và biện pháp xử lý chưa đủ tính răn đe cho nên vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn nạn này. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, nhóm tác giả nhận thấy sự cần thiết trong việc nâng mức xử lý đối với hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin ở Việt Nam lên mức xử lý hình sự. Do đó, đề tài này được thực hiện nhằm kiến nghị bổ sung quy định chi tiết và cụ thể hơn về hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin và mức xử lý hình sự đối với hành vi này trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời hướng tới một giải pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin.

<b>6. Khả năng ứng dụng của đề tài</b>

để bảo vệ quyền trẻ em nói chung;

hóa Luật Trẻ em 2016;

trong xã hội nói chung;

em của một số đối tượng, đồng thời đặt ra trách nhiệm cho cộng đồng về việc đảm bảo thực hiện các quyền lợi của trẻ em.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM LUẬT QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM. 1.1 Quyền trẻ em trong luật quốc tế </b>

<i><b>1.1.1 Khái niệm quyền trẻ em </b></i>

Từ điều khoản đầu tiên, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 - United States Convention on the Rights of the Child (UNCRC) đã nêu định nghĩa về “trẻ em” một cách trực tiếp và rõ ràng như sau:

<i>“Điều 1. </i>

<i>Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. </i>

Đây được xem là quy định mở. Bởi UNCRC vẫn cho phép trường hợp các quốc gia áp dụng pháp luật nước mình dù quy định độ tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi. Sở dĩ như vậy là do hiện nay UNCRC đã được phê chuẩn bởi tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc (trừ Hoa Kỳ) và mỗi nước thành viên sẽ có những chính sách khác nhau phù hợp với hồn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước cho nên việc xây dựng bất kỳ một tiêu chuẩn cố định nào về độ tuổi của trẻ em mang tính bắt buộc chung đối với mọi quốc gia là không thể. Việt Nam cũng là một trong

<i>các nước quy định độ tuổi trưởng thành của trẻ em sớm hơn so với luật quốc tế: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” (Điều 1 Luật trẻ em 2016). </i>

Như vậy, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 công nhận tất

<i>cả đối tượng dưới 18 tuổi đều là trẻ em. Nghĩa là, người dưới độ tuổi 18, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em </i>

Hiện nay, các văn bản pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 không có quy định rõ ràng về định nghĩa

<small> </small>

<small> UN General Assembly (1989), Convention on the Rights of the Child, United Nations, Treaty Series, vol. 1577, p. 3, available at: [accessed 19 February 2023] </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>quyền trẻ em. Tuy nhiên, theo khái niệm khoa học pháp lý, “quyền” dùng để chỉ </i>

những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được địi hỏi mà khơng ai được ngăn cản, hạn chế. Bên cạnh đó, dựa vào khái niệm về quyền con người của Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc cùng với những quy định chi tiết về từng quyền của trẻ em trong Cơng ước, có thể hiểu quyền trẻ em là quyền con người được cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu, đặc trưng phát triển và tính chất cuộc sống trẻ em. Trong đó bao gồm các đặc quyền tự nhiên của trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng, được bảo vệ

<i>nhằm đảm bảo về sự sống còn và phát triển toàn diện của trẻ em. </i>

<i><b>1.1.2 Những quyền cơ bản của trẻ em trong luật quốc tế </b></i>

<i>Nhóm Quyền được sống </i>

Khoản 1 Điều 6 Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 quy định về quyền được sống của trẻ em. Đây cũng là một trong những quyền cơ bản của con người, bị tước đoạt quyền này cũng đồng nghĩa là các quyền sau đó trở nên vơ nghĩa. Chính vì vậy, một số quyền đặc trưng đã được ra đời để cụ thể hố nhóm quyền này. Đầu tiên, Điều 7 của Công ước đã quy định về quyền được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời. Nguyên tắc 3 trong Tuyên ngôn của

<i>Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959 cũng ghi nhận: “Trẻ em sinh ra có quyền được khai sinh”. Điều này thể hiện dưới góc nhìn quốc tế, quyền được khai sinh, </i>

quyền có họ tên và quốc tịch là một trong những quyền nhân thân quan trọng không thể thiếu của trẻ em. Không chỉ có quyền được đăng ký khai sinh, có họ tên và quốc tịch, mọi trẻ em cịn có quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc theo Điều 7 Cơng ước này. Điều 8 của Công ước ghi nhận cho trẻ em quyền được giữ gìn bản sắc của mình, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tơn trọng quyền của trẻ em được kế thừa, phát huy bản sắc dân tộc của mình, kể cả quốc tịch, họ tên và các quan hệ gia đình được pháp luật thừa nhận mà khơng có sự can thiệp phi pháp. Trường hợp trẻ bị tước đoạt bản sắc một cách khơng hợp pháp thì Nhà nước phải có trách nhiệm giúp đỡ và bảo vệ thích hợp nhằm nhanh chóng khơi phục lại bản sắc cho các em đó. Ngồi ra, quyền sống chung với cha mẹ và không bị cách ly cha mẹ trái với ý muốn của họ, trừ trường hợp việc cách ly như vậy theo quy định của pháp luật là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em cũng được đề cập ở Điều 9, đó là trường hợp trẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

em bị cha mẹ lạm dụng hoặc làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ. Các quốc gia phải tôn trọng quyền của trẻ em bị sống cách ly với cha mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, để duy trì những quan hệ riêng tư và được tiếp xúc trực tiếp với cả cha và mẹ một cách đều đặn, trừ khi việc này trái với lợi ích tốt nhất của trẻ em.

<i>Nhóm Quyền được phát triển </i>

Bên cạnh nhóm quyền được sống là nhóm quyền được cho rằng quan trọng nhất, quyền được phát triển của trẻ em cũng nằm một trong bốn nhóm quyền trẻ em cơ bản trong pháp luật quốc tế. Nhóm quyền này bao gồm quyền được hưởng những

<i>điều kiện tốt nhất để phát triển tồn diện: quyền có cuộc sống đầy đủ, quyền được học tập, nghỉ ngơi, giải trí, được bảo vệ, chống lại sự bóc lột và lạm dụng cũng như quyền được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Theo Điều 18 Cơng ước Liên hợp </i>

quốc về Quyền trẻ em năm 1989, để đảm bảo trẻ em được chăm sóc, ni dưỡng, phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, cha mẹ, người giám hộ sẽ là những người có trách nhiệm hàng đầu cùng với sự hỗ trợ của nhà nước bằ ng cách đưa ra những di ̣ch vu ̣ hỗ trợ trẻ em và giúp đỡ cha me ̣ nuôi con. Bên cạnh đó, thơng qua Điều 27, mọi trẻ em có quyền có mức sống đủ để phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội. Cha mẹ, người nuôi dưỡng có trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo đảm cho trẻ em được hưởng mức sống ấy. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm và giúp đỡ cha mẹ, người có trách nhiệm ni dưỡng thực hiện quyền này, nhất là trong trường hợp cần thiết phải thực hiện chương trình hỗ trợ và giúp đỡ vật chất, đặc biệt về dinh dưỡng, quần áo và nhà ở. Kết thúc nhóm quyền được phát triển là quyền được học tập của trẻ em, thể hiện ở Điều 28 của Công ước này, quyền học tập là một quyền tối quan trọng, là loại quyền trong lĩnh vực văn hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội. Xét theo một khía cạnh khác, đây cũng là quyền dân sự và quyền chính trị bởi quyền giáo dục được xem là trung tâm để thực thi một cách có hiệu quả tất cả các quyền trên. Đây là một quyền đương nhiên mà trẻ em được hưởng, mọi trẻ em khơng phân biệt điều kiện và hồn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; thi hành giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người; khuyến khích phát triển các hình thức giáo dục trung học khác nhau, kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề và làm cho các hình thức giáo dục này đến được với trẻ em; giáo dục đại học đến được với tất cả mọi

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

người trên cơ sở khả năng của họ; khuyến khích đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ học. Mặt khác, cần có sự thúc đẩy và khuyến khích hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nhằm góp phần xóa bỏ nạn dốt nát và mù chữ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật và các phương pháp giảng dạy hiện đại.

<i>Nhóm Quyền được bảo vệ </i>

Do chưa phát triển hồn thiện về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời. Quyền được bảo vệ của trẻ em bao gồm quyền được gia đình, nhà nước và xã hội tơn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; bảo vệ trẻ em khỏi sự phân biệt, đối xử vơ nhân đạo, bóc lột lao động, xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, bị bỏ rơi, bị bắt cóc và bn bán. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều phải bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em không chỉ mở rộng đối tượng trẻ em được pháp luật bảo vệ mà còn cụ thể hóa quyền được bảo vệ vào trong các trường hợp cụ thể. Đầu tiên, quyền cơ bản nhất và cũng chính là một trong các nguyên tắc về quyền trẻ em là quyền được bảo vệ khỏi sự phân biệt, đối xử được quy định tại khoản 1 Điều 2 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989. Điều 16 Cơng ước cịn thể hiện trẻ em có quyền được bảo vệ chống lại sự can thiệp vào đời tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín của các em, chống lại sự cơng kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em. Tiếp đến là quyền được bảo vệ chống lại bạo lực, lạm dụng và sao nhãng đối với trẻ em; bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột được quy định tại Điều 19. Các quốc gia phải thực hiện tất cả các biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực về thể chất và tinh thần, bị thương tổn hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc chăm sóc sao nhãng, bị ngược đãi hoặc bóc lột, lạm dụng tình dục của cha hay mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ hoặc của những người khác có trách nhiệm chăm sóc trẻ em. Thông qua Điều 20, những trẻ em tạm thời hoặc vĩnh viễn bị tước mất mơi trường gia đình của mình có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em này được hưởng sự chăm sóc thay thế phù hợp với pháp luật quốc gia bằng các hình thức gửi ni, nhận làm con ni, đưa vào các cơ sở chăm sóc trẻ em thích hợp và quan tâm thích đáng đến dân tộc, tơn giáo, văn hố và ngơn ngữ của trẻ em. Ngoài

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

những quyền đặc trưng trên, cịn có một số quyền khác như quyền được bảo vệ khơng bị bóc lột về kinh tế, làm những công việc nặng nhọc, độc hại; bảo vệ trẻ em chống lại việc sử dụng ma tuý; bảo vệ trẻ em chống lại sự lạm dụng và bóc lột tình dục; bảo vệ trẻ em khỏi bị bn bán và bắt cóc; bảo vệ trẻ em chống lại tất cả các hình thức bóc lột; bảo vệ trẻ em không bị đối xử vô nhân đạo được đề cập tại các Điều 32 đến 40 của Cơng ước.

<i>Nhóm Quyền được tham gia </i>

Nhóm quyền cuối cùng chính là quyền được tham gia của trẻ em. Quyền tham gia giúp trẻ em đóng vai trị chủ động và tích cực trong cuộc sống của mình. Thực hiện quyền tham gia của trẻ em là thực hiện quyền con người, quyền công dân được thể hiện trong Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989. Quyền được tham gia của trẻ em bao gồm quyền được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến hoặc những vấn đề mà trẻ em quan tâm và được mọi người lắng nghe, tơn trọng. Người có trách nhiệm cần quan tâm tới nguyện vọng của trẻ em, xem xét các ý kiến của trẻ em, khi cần thiết trẻ em phải được giáo dục, chỉ bảo, uốn nắn. Chẳng hạn ở Điều 12 và Điều 13 của Công ước đảm bảo quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do bày tỏ ý kiến của trẻ em được thực thi trong pháp luật quốc tế. Trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, có quyền tự do phát biểu ý kiến về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em và những ý kiến đó phải được coi trọng một cách thích ứng

và cơ hội cho trẻ em nói lên ý kiến của mình trong quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính có ảnh hưởng đến trẻ em hoặc thông qua người đại diện phù hợp với pháp luật quốc gia. Bên cạnh đó, trẻ em cịn có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới, hoặc qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ

<small> </small>

<small>2</small><i><small> Điều 12. </small></i>

<i><small>1. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em. </small></i>

<i><small>2. Vì mục đích đó, trẻ em phải được đặc biệt trao cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ q trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có liên quan đến trẻ, trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hay một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy tắc thủ tục trong pháp luật quốc gia. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn.<small>3</small> Quyền này của trẻ em có thể bị một số hạn chế trong trường hợp cần thiết để tôn trọng các quyền và thanh danh của người khác hoặc để bảo vệ an ninh quốc gia hay trật tự công cộng hoặc y tế, đạo đức. Ở Điều 15, trẻ em có quyền tự do kết giao (gặp gỡ những trẻ em khác) và tự do hội họp hồ bình (gia nhập hoặc lập hội), trừ một số hạn chế được pháp luật quy định và cần thiết để bảo vệ an tồn cơng cộng, trật tự xã hội, bảo vệ sức khỏe hay đạo đức hoặc bảo vệ quyền và tự do của người khác. Ngoài ra, trẻ em cịn có quyền được thu nhận thơng tin và tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là những thơng tin, tư liệu cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe, thể chất và tinh

bá những thông tin tư liệu có ích lợi về mặt xã hội và văn hố cho trẻ em; bảo vệ trẻ em chống lại những thơng tin và tư liệu có hại cho phúc lợi của chúng.

<i><b>1.1.3 Quan điểm quốc tế về quyền trẻ em </b></i>

Trẻ em được coi là thành phần xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương và lợi dụng. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền trẻ em được thực hiện một cách hiệu quả và triệt để, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 đã đưa ra bốn nguyên tắc về nhóm quyền này. Bốn ngun tắc này góp phần hình thành thái độ chung đối với trẻ

<small> </small>

<small>3</small><i><small> Điều 13. </small></i>

<i><small>1. Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng ở mọi lĩnh vực, bằng lời nói, văn bản viết tay hoặc bản in, hay dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn. 2. Việc thực hiện quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, nhưng những hạn chế này phải được quy định bằng pháp luật và là cần thiết: </small></i>

<i><small>a. Để tôn trọng các quyền và danh dự của người khác; hoặc </small></i>

<i><small>b. Để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức và sức khỏe của cộng đồng. 4 Điều 17. </small></i>

<i><small>Các Quốc gia thành viên thừa nhận chức năng quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng và phải bảo đảm rằng trẻ em được thu nhận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ở phạm vi quốc gia và quốc tế, đặc biệt là những thông tin, tư liệu nhằm mục đích cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ em. </small></i>

<i><small>Nhằm mục đích này, các Quốc gia thành viên sẽ: </small></i>

<i><small>1. Khuyến khích các cơ quan truyền thơng đại chúng phổ biến những thơng tin và tư liệu có lợi về xã hội và văn hóa cho trẻ em và phù hợp với tinh thần của Điều 29; </small></i>

<i><small>2. Khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong việc sản xuất, trao đổi và phổ biến những thông tin và tư liệu như thế từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau ở quốc gia và quốc tế; </small></i>

<i><small>3. Khuyến khích việc sản xuất và phổ biến sách dành cho trẻ em; </small></i>

<i><small>4. Khuyến khích các cơ quan thơng tin đại chúng đặc biệt lưu ý đến những nhu cầu về ngơn ngữ của trẻ em thuộc các nhóm thiểu số hay bản địa; </small></i>

<i><small>5. Khuyến khích phát triển những hướng dẫn thích hợp cho việc bảo vệ trẻ em chống lại những thơng tin và tư liệu có hại cho lợi ích của các em, có lưu ý đến những quy định được nêu trong các Điều 13 và 18. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

em và các quyền của chúng, dựa trên quan niệm trẻ em nói riêng cũng bình đẳng như con người nói chung.

Nguyên tắc đầu tiên chính là khơng phân biệt đối xử, mọi trẻ em phải được hưởng các quyền của mình và khơng bao giờ phải chịu bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Điều này được thể hiện trong Điều 2 của Công ước, đoạn đầu viết:

<i>Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng và đảm bảo những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà khơng có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó. </i>

Ở nguyên tắc thứ hai, lợi ích của trẻ em phải luôn được xem trọng và đặt lên hàng đầu. Với những đặc tính dễ tổn thương và là thành phần yếu đuối trong xã hội, mọi đứa trẻ đều cần được hỗ trợ đặc biệt để có thể hưởng đầy đủ các quyền của mình. Để trẻ em có thể được trao quyền bình đẳng và đồng thời được bảo vệ một cách cần

<i>thiết, khoản 1 Điều 3 của Công ước đã quy định: “Trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.”. </i>

Nguyên tắc thứ ba là một nguyên tắc quan trọng theo quan điểm của luật quốc tế, liên quan trực tiếp nhất đến các quyền kinh tế và xã hội của trẻ em, chính là nguyên tắc về quyền được sống và phát triển tồn diện của trẻ. Khơng chỉ trao cho trẻ em quyền khơng bị tước đoạt mạng sống; điều này cịn thể hiện rõ quyền được sống sót và phát triển của mọi trẻ em được nêu trong khoản 2 Điều 6 Công ước Liên Hợp Quốc

<i>về Quyền trẻ em năm 1989: “Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống cịn và phát triển của trẻ em.” </i>

Một khía cạnh khác không kém phần quan trọng của Công ước cũng được thể hiện thơng qua ngun tắc cuối cùng, đó là nguyên tắc tôn trọng quan điểm của trẻ em. Để biết điều gì thực sự mang lại lợi ích cho đứa trẻ, điều cần thiết là phải lắng nghe chúng. Nguyên tắc này được xây dựng trong khoản 1 Điều 12 quy định rằng:

<i>“Các Quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.” </i>

<i><b>Tổng kết </b></i>

Trẻ em được xác định là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt bằng hệ thống pháp luật với những quy định cụ thể về các nhóm quyền chính đáng mà trẻ được hưởng. Cơng ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em đã mở rộng phạm vi đối tượng trẻ em bằng cách vẫn công nhận trường hợp pháp luật các quốc gia có quy định về độ tuổi trẻ em trưởng thành hơn so với quy định của Cơng ước. Có thể thấy, Luật quốc tế đã tạo điều kiện tối đa để bất kỳ trẻ em nào, dù đến từ bất kỳ quốc gia nào, cũng được bảo vệ và được hưởng các quyền lợi chính đáng như nhau. Với tinh thần này, mỗi quốc gia cũng phải nỗ lực, triển khai các biện pháp tối đa nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ em không bị xâm phạm. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Cho đến nay, Việt Nam đã và đang nỗ lực quy định đầy đủ, hài hịa các quyền trẻ em theo tinh thần của Cơng ước. Tuy nhiên hiện nay, việc một số quyền trẻ em bị xâm phạm là không thể tránh khỏi và tình trạng trẻ em là nạn nhân của vấn nạn cưỡng bức lao động vẫn còn đang tiếp diễn ở Việt Nam.

<b>1.2 Những vấn đề lý luận về cưỡng bức lao động trẻ em </b>

<i><b>1.2.1 Khái luận chung về lao động </b></i>

* Khái niệm lao động dưới góc độ ngôn ngữ học

<i>“Lao động” theo Từ điển Tiếng Việt được định nghĩa là: “sự khó nhọc đem ra để làm việc.” </i>

<i>Theo từ loại ở dạng động từ, lao động có thể được hiểu là hoạt động có mục đích </i>

của con người nhằm tạo ra thành quả lao động cho con người và cho xã hội. Ở dạng

<i>danh từ, lao động có thể được hiểu là việc làm cụ thể hoặc sức người bỏ ra để tạo ra </i>

thành quả lao động.

<i>Thành quả lao động ở đây có nghĩa là các loại sản phẩm vật chất, tinh thần, lợi </i>

ích, dịch vụ, tồn tại ở dạng vơ hình hoặc hữu hình, là kết tinh của hoạt động lao động nhằm một mục đích chung là phục vụ nhu cầu của cá nhân, con người và xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>Tương tự, trong tiếng Anh, lao động (danh từ) được định nghĩa là: công việc thực tiễn, thường bao gồm hoạt động thể chất nặng (physical work, especially when it involves hard physical effort)</i><small>5</small>. Ở dạng động từ, lao động là làm việc thể chất cực nhọc, chăm chỉ

<i>(to do hard and physical work)</i><sup>6</sup>.

<i>Tuy nhiên, “lao động thể chất” ở đây không được hiểu theo nghĩa hẹp và đồng nhất với “lao động chân tay”. Lao động thể chất là dùng sức người để làm việc mà sức </i>

người đó có thể là trí tuệ, cơ bắp hoặc cả trí tuệ và cơ bắp. Do đó, theo nghĩa chung nhất, lao động được xem là lao động thể chất. Còn khi phân loại các hình thức lao động, thì lao động thể chất gồm hai hình thức chính là lao động chân tay và lao động trí óc.

<i>Như vậy, về mặt ngôn ngữ học, lao động được hiểu là hoạt động chủ động của con </i>

người, bỏ công bỏ sức để làm một việc nhằm thu lại một kết quả mong muốn - thành quả lao động.

* Khái niệm lao động dưới góc độ Triết học

Mác - Ăngghen trong Phê phán Cương lĩnh Gotha đã gọi tên lao động là: nguồn của mọi của cải và mọi văn hóa. C. Mác đã phân tích về q trình lao động như sau:

<i>“Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên.” </i>

Hiểu rộng hơn, lao động là một quá trình phát triển cùng tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Lao động giúp con người không ngừng sản xuất ra của cải vật chất (tài sản, hàng hóa, cơng trình kiến trúc, phát minh,...) và văn hóa (tín ngưỡng, tơn giáo, tập qn...) phục vụ, nâng cao đời sống con người, diễn biến theo hướng thường gọi là văn minh, tiến bộ, hiện đại.

<i>Cũng theo C. Mác và Ăngghen, lao động là phương thức tồn tại cơ bản của con người, mang tính xã hội. Lao động và ngơn ngữ là sự kích thích chủ yếu làm chuyển </i>

biến dần bộ óc của loài vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý

<i>thức con người. Hai ông nhấn mạnh: “Những yếu tố giản đơn của quá trình lao động là: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>sự hoạt động có mục đích, hay bản thân sự lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.”</i><small>7</small>

Trong đó, đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử

liệu, ngun liệu “thơ” để làm đầu vào của sản xuất.

<i>Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người cần dựa vào </i>

đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm

cuốc, máy kéo, dệt, máy, xe tải…; những nhiên liệu sản xuất như xăng, dầu, điện… Như vậy, khi nhìn nhận dưới góc độ Triết học, Kinh tế chính trị học (chủ nghĩa Mác - Lênin) thì lao động là quá trình con người sử dụng ý thức của mình kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất tác động vào thế giới khách quan, thay đổi thế giới khách

<i>quan để tạo ra mọi nguồn của cải và văn hóa - vật chất. Có thể thấy, khái niệm “lao động” trong triết học tương đồng với “lao động" trong ngôn ngữ học. </i>

<b>* Thuật ngữ pháp lý về lao động </b>

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý về lao động, Việt Nam đã phê chuẩn các Công ước quốc tế cơ bản về lao động do Tổ chức Lao động Quốc tế - International Labour Organisation (sau đây gọi là ILO) ban hành: Công ước số 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể, 1949; Công ước số 29 về Lao động Cưỡng bức; Công ước số 105 về Xó a bỏ Lao động Cưỡng bức, 1957; Công ước số 138 về Tuổi Lao động Tối thiểu, 1973; Công ước số 182 về các Hình thức Lao động Trẻ em Tồi tệ nhất, 1999; Công ước số 100 về Trả công Bình đẳng, 1951; Công ước số 111 về Chống Phân biệt đối xử (Việc làm và Nghề nghiệp), 1958.

Các Công ước trên không giải nghĩa lao động mà trực tiếp gắn lao động với các vấn đề pháp lý. Trong đó, Cơng ước số 29 về Lao động Cưỡng bức đã định nghĩa “lao động cưỡng bức” là mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

sự đe dọa của một hình phạt nào đó và bản thân người đó khơng tự nguyện làm<small>10</small>. Mặc dù khái niệm lao động không được đề cập nhưng từ khái niệm trên, suy ngược về khái niệm lao động, ta có các từ khóa sau: (i) cơng việc hoặc dịch vụ; (ii) do con người thực hiện.

Bộ luật lao động năm 1994 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã

<i>định nghĩa: “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội”. </i>

Còn tại Bộ luật Lao động 2019 hiện hành khơng giải thích từ ngữ “lao động” mà giải thích các cụm từ pháp lý gắn với “lao động” và liên quan đến vấn đề lao động: “người lao động”, “người sử dụng lao động”, “tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”, “tổ chức đại diện người sử dụng lao động”, “quan hệ lao động”, “người làm việc khơng có quan hệ lao động”, “cưỡng bức lao động”, “phân biệt đối xử trong lao động”.

Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật này thì người lao động được hiểu là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật này thì người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

Như vậy, căn cứ vào các quy định và tinh thần của các Công ước quốc tế về lao động và của nền pháp lý nước nhà, có thể thấy, lao động được hiểu chung là gắn với người, với việc cụ thể, lao động nhằm một mục đích nhất định.

<i><b>1.2.2 Bản chất, đặc điểm của lao động </b></i>

<b>* Bản chất của lao động </b>

Dựa trên sự tương đồng, bổ trợ lẫn nhau khi phân tích, so sánh khái niệm lao động dưới các góc độ ngôn ngữ học, xã hội học, triết học và luật học, “lao động” có thể được định nghĩa như sau:

<i>“Lao động là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người tác động vào thế giới vật chất, làm biến đổi thế giới vật chất để sản xuất ra của cải, vật chất phục vụ nhu cầu, lợi ích của con người.”<small>11</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>* Đặc điểm của lao động </b>

<i>Thứ nhất, lao động là hoạt động của con người, chỉ có ở con người. Con người là </i>

chủ thể duy nhất thực hiện lao động và cụm từ “lao động” cũng chỉ được sử dụng khi nói về con người;

<i>Thứ hai, lao động là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người. Khác với </i>

vật chất nằm ngoài ý thức chủ quan của con người, hoạt động lao động được thực hiện, trước hết, đến từ chính ý nghĩ, mong muốn trong bộ óc của con người. Hoạt động lao động được tiến hành không phải theo bản năng hay làm theo những gì được quy định trên bộ “gen” của loài người mà lao động xuất phát từ suy nghĩ có chủ đích của con người. Bản năng là thứ có sẵn, bản năng lặp lại nhưng khơng có sự thay đổi. Hoạt động lao động không phải bản năng của con người bởi nó có thể lặp lại nhưng luôn vận động, phát triển, biến đổi theo thời gian;

<i>Thứ ba, lao động là quá trình bao gồm các yếu tố: sức lao động - công sức con </i>

người bỏ ra, đối tượng lao động - nguyên vật liệu đầu vào sản xuất mà con người muốn biến đổi, tư liệu lao động - hiểu một cách đơn giản nhất chính là cơng cụ lao động, nguyên vật liệu hỗ trợ, phục vụ hoạt động lao động;

<i>Thứ tư, khi thực hiện hoạt động lao động, con người tác động vào thế giới vật </i>

chất, biến đổi thế giới vật chất nhằm tạo ra sản phẩm có ích phục đời sống vật chất và tinh thần của mình. Trong quá trình phát triển, lồi người đã khơng ngừng lao động để cải tạo chính mình và thế giới vật chất xung quanh mình: bắt đầu từ khi lồi vượn cổ xuất hiện biết cầm nắm, hái lượm dần tiến hóa thành người tinh khôn, người đứng thẳng và đến chúng ta loài người hiện đại; bắt đầu từ khi ta biết dùng lửa để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cải tạo thiên nhiên, chuyển từ hang hốc sang nhà lá, nhà tranh, nhà cao tầng;

<i>Thứ năm, lao động mang tính xã hội, quyết định sự phát triển của xã hội. Mọi </i>

của cải vật chất phục vụ đời sống con người đều là sản phẩm của q trình lao động sản xuất. Chính nhờ con người lao động, lao động không ngừng, lao động sáng tạo mà xã hội ngày càng thay đổi, phát triển đi lên theo hướng ngày càng tích cực. Xã hội phồn thịnh giàu có hay kém phát triển, suy vong được quyết định bởi yếu tố lao động. Hay nói cách khác, sự phát triển ở một cộng đồng, dân tộc, quốc gia, xã hội được phản ánh qua trình độ phát triển của phân cơng lao động ở cộng đồng, dân tộc, quốc gia, xã hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

đó. Có thể nói, lao động là cơ sở để xã hội phân công, tổ chức, chuyên môn hóa từng ngành nghề nhằm đạt năng lượng, hiệu quả, năng suất cao hơn. Mặt khác, tính xã hội của lao động, nếu nhìn dưới góc độ luật học chính là các hành lang pháp lý quốc tế và khu vực quy định chặt chẽ và điều chỉnh về lĩnh vực lao động.

<b>Ý nghĩa của lao động </b>

<i>Lao động mang ý nghĩa lịch sử xã hội: bởi lao động ở mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch </i>

sử mang đặc điểm, dấu ấn riêng biệt, thể hiện rõ trình độ của xã hội tại thời kỳ đó.

<i>Lao động giúp xã hội phát triển, lao động tạo ra của cải vật chất làm giàu cho xã hội. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại, lao động tạo ra thu nhập cho con người, nuôi </i>

sống con người. Sự trao đổi về tiền bạc và sản phẩm, sức lao động của con người là sự trao đổi tạo ra nguồn thu nhập ổn định cuộc sống con người.

<i>Lao động giúp phân cơng, tổ chức, chun mơn hóa xã hội, tổ chức xã hội được rõ ràng: chun mơn hóa các nhóm ngành, nghề; từng ngành nghề nhằm hướng tới hiệu </i>

quả, năng suất lao động cao hơn.

<i><b>1.2.3 Khái niệm ‘ăn xin” </b></i>

<i>Theo từ điển Tiếng Việt, “ăn xin” có nghĩa là “đi xin của người khác mà lo ăn cho mình”. Trên thực tế, xuất phát từ những nguồn gốc khác nhau, ăn xin cũng có những </i>

tên gọi khác, ví dụ từ “ăn mày” có gốc gác từ chữ Nơm gắn với văn hóa lúa nước của người Việt Nam. “Ăn mày” nghĩa đen là chỉ những người đói cơm, rách áo, đi gom nhặt, lượm lặt, gợi lịng thương của người có điều kiện ban phát cho thứ gì đấy. Khi xã hội xuất hiện yếu tố tư hữu, phân tầng giai cấp, có kẻ giàu, người nghèo – dưới tác động của hoàn cảnh đời sống, dịch bệnh, thiên tai địch họa và cả tâm lý sẽ sinh ra một bộ phận được gọi là những người “ăn mày”, “ăn xin”. Đến thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, kế sau đó là nạn đói năm 1945, số lượng người làm những công việc như “ăn mày”, “ăn xin” tăng lên đáng kể.

Bên cạnh các tên gọi khác là “ăn mày”, trong tiếng Anh, “ăn xin” được gọi là “beggar”, nói theo từ Hán Việt là “hành khất”, tiếng lóng là “cái bang”. Dủ được gọi bằng tên gọi nào, đây đều được coi là việc đi cầu xin người khác ban cho một đặc ân, thường là một món quà bằng tiền, hoặc bất cứ thứ gì để họ có thể duy trì sự sống qua ngày. Người thực hiện những công việc như trên gọi là “người ăn xin”. Người ăn xin thường xuất phát từ những người có điều kiện sống vơ cùng khó khăn, nghèo khổ, bệnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

tật, khơng có khả năng làm những công việc khác, họ không tự chủ được cuộc sống và phải cầu xin sự giúp đỡ từ người có điều kiện hơn.

Tuy nhiên có một trường hợp khác, người ăn xin ở đây không chỉ là những người có hồn cảnh khốn cùng, mà việc ăn xin cịn là do triết lý hành đạo. Trên góc nhìn tơn giáo, ăn xin là một hiện tượng văn hóa với những triết lý mang tinh thần nhân bản. Đối với các nhà sư theo phái Nam tông (tiểu thừa), xin ăn (khất thực) là một việc làm rất quen thuộc. Không chỉ đơn thuần là để kiếm sống, khất thực cịn có một ý nghĩa nhân đạo sâu xa: nhằm gợi lên lòng trắc ẩn, từ bi, lòng nhân ái của chúng sinh. Các nhà sư coi việc khất thực mang ý nghĩa thiêng liêng, là một nghi thức tu hành với những quy

bài nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ tập trung vào đối tượng ăn xin là những người có điều kiện, hồn cảnh sống khó khăn để phục vụ tốt nhất cho mục tiêu của đề tài là hướng đến những quy định của pháp luật trong thông qua hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin.

<b>1.3 Ăn xin là lao động </b>

Trên thực tế, ăn xin là là thực trạng tồn tại như một tất yếu cá biệt của đời sống văn hóa và có mặt ở hầu hết các chế độ xã hội trên thế giới, mặc dù mức độ phổ biến và hình thức chính xác của nó khác nhau. Ăn xin xuất hiện và đồng hành cùng với sự phát triển lịch sử nhân loại, phản ánh một phần đời sống xã hội trong từng thời kỳ lịch sử. Thông qua thực trạng người đi ăn xin tại một quốc gia, khu vực có thể đánh giá điều kiện, mức sống, văn hóa của người dân, mức độ tệ nạn xã hội cũng như sự chặt chẽ của hệ thống quản lý nhà nước đối với người đi ăn xin. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một quan điểm chung thống nhất nào được đưa ra. Các luồng ý kiến hầu hết đều tập trung vào làm rõ vấn đề: liệu ăn xin có được xem là một ngành nghề của xã hội, một hình thức lao động hay không? Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng, ăn xin là một vấn nạn cần phải được loại bỏ trong xã hội, người đi ăn xin là người phạm tội và phải bị xử phạt. Luồng quan điểm thứ hai lại cho rằng, ăn xin là một ngành nghề đặc thù và cá biệt của bất cứ quốc gia nào, coi ăn xin là một hình thức lao động sẽ giúp cho việc quản lý của nhà nước được chặt chẽ hơn, tránh tình trạng những kẻ xấu lạm dụng mà pháp luật

<small> </small>

<small> Trọng Nghĩa (2009), Ăn xin – nhìn từ nhiều giác độ, nhieu-giac-do-1232118637.htm, xem 26/02/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

khơng có chế tài để xử lý nghiêm minh, đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích của những người khơng có lựa chọn nào khác ngồi cơng việc “ăn xin”.

Dựa trên định nghĩa và đặc điểm của lao động, đồng thời căn cứ vào bản chất của hành vi “ăn xin”, nhóm tác giả thấy rằng cần nhìn nhận “ăn xin” là một hình thức lao động cá biệt của xã hội, điều này được chứng minh như sau:

<i>Thứ nhất, ăn xin là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người. Tương tự </i>

như lao động, việc ăn xin xuất phát từ chính ý chí chủ quan của con người, nó xuất phát trực tiếp từ những ý nghĩ, mong muốn và nhu cầu của con người khi đối mặt với những biến chuyển và tác động của hoàn cảnh đời sống. Khi gặp điều kiện sống bất lợi và khơng cịn khả năng để tiếp tục duy trì sự sống bằng những công việc hằng ngày, họ nhận thức được rằng ăn xin là cách sinh tồn cuối cùng. Lúc này, con người nảy sinh nhu cầu được cưu mang, được nhận sự giúp đỡ từ những người có điều kiện tốt hơn. Nói cách khác, ăn xin khơng xuất phát từ bản năng có sẵn mà là sự lựa chọn chủ quan, có mục đích. Họ thực hiện việc đi xin, hành khất trên những đường phố, nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh và tiếp tục duy trì sự sống khi khơng cịn khả năng thực hiện những công việc khác.

Ăn xin đã tồn tại và gắn liền với sự ra đời, phát triển của mỗi quốc gia, đó là sự biểu hiện một khía cạnh văn hóa gắn liền với quốc gia đó. Tại Việt Nam, trong suốt hàng nghìn năm, cuộc sống của người dân chủ yếu trông cậy vào nông nghiệp và phụ thuộc hoàn toàn vào đất, trời. Đời sống vật chất của người dân khơng thể duy trì nếu khơng làm nơng nghiệp. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, từ đời Lý, nhiều năm mưa to, bão lớn khiến đồng ruộng ngập hết. Có năm, nước dâng cao tràn cả vào cửa Đại Hưng (nay là khu vực cửa Nam) của thành Thăng Long và triều đình phải mở kho lương phát cứu đói nhưng cũng khơng xuể. Đứng trước tình cảnh “vỡ đê, lũ tràn”, người dân chỉ còn cách đi ăn xin. Đến đời vua Tự Đức, ăn xin dồn về Hà Nội nhiều hơn, ngoài nguyên nhân mất mùa, cịn có ngun nhân nữa là xã hội giai đoạn này phân hóa ngày càng sâu sắc, dân chúng ở quê đói kém, nợ nần buộc phải bán hết ruộng vườn. Khơng cịn đất canh tác,

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Tóm lại, người lựa chọn cơng việc ăn xin dù vì bất kỳ lý do gì cũng đều xuất phát từ nhận thức cá nhân và có mục đích, đó là cách duy nhất để tiếp tục duy trì sự sống khi phải đối mặt với những điều kiện khách quan hay một giải pháp tạm thời để cứu nguy. Tuy nhiên, khác với các hình thức lao động thông thường, ăn xin lại phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố khách quan, đặc biệt là khi điều kiện sống thay đổi theo chiều hướng bất lợi, việc lựa chọn ăn xin như một công việc cũng xuất phát từ những khó khăn của cá nhân, họ khơng đủ điều kiện và khả năng để lựa chọn những hình thức lao động khác.

<i>Thứ hai, người ăn xin thông qua sức lao động, tư liệu lao động để thực hiện hoạt động lao động mang lại thu nhập phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của mình. Ăn xin </i>

khi mới xuất hiện thơng thường theo từng nhóm người riêng lẻ, họ đi trên khắp các đường phố, bất kể thời gian nào để xin ăn từ người qua đường. Dần dần, những người ăn xin nhận thức rõ hơn về đặc điểm, hồn cảnh sống nơi họ có thể hành nghề, những người ăn xin bắt đầu tụ họp cố định tại những nơi có điều kiện sống tốt hơn, mức sống của người dân cao hơn. Họ nhận thức rằng việc lựa chọn ăn xin ổn định ở những nơi dân cư phát triển phồn thịnh như các các khu du lịch, các thành phố hiện đại sẽ mang lại nguồn thu nhập cao hơn là việc ăn xin khơng cố định. Từ đó, có sự chuyển biến giữa việc ăn xin một cách thụ động sang chủ động tìm kiếm những nguồn tư liệu mới, phục vụ tốt hơn cho mục đích tìm kiếm thu nhập của họ.

Quá trình vận động, thay đổi theo thời gian của công việc ăn xin tuy không rõ rệt nhưng vẫn có một số điểm đáng chú ý. Về tư liệu lao động, những công cụ, vật dụng mà người ăn xin sử dụng để thực hiện công việc ăn xin cũng rất đơn giản. Đó có thể là một vật để chứa đựng thứ mà họ xin được như mũ, nón, bát, hộp, lon, hay những cơng cụ khác hỗ trợ cho quá trình di chuyển được thuận tiện hơn đối với những người hạn chế về sức khỏe như gậy, xe ba bánh, xe lăn, các phương tiện chuyên dụng cho người khuyết tật. Trong thời đại ngày nay, hoạt động ăn xin không chỉ diễn ra trực tiếp trên đường phố mà cịn có thể thơng qua các phương tiện truyền thơng đại chúng, dưới nhiều hình thức đa dạng và thuận tiện hơn. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, đi ăn xin cũng khơng cịn dừng lại ở nhu cầu đáp ứng sự sống qua ngày, mà người ăn xin tìm đủ mọi cách thức để có thể kiếm nguồn thu nhập cao hay thậm chí là một cơ hội nghề nghiệp khác phù hợp hơn. Nhìn lại sự thay đổi của việc ăn xin từ trước đến nay, có thể thấy rằng trong chính thực trạng ăn xin cũng tồn tại một sự vận động không ngừng, điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

mà trong chính những hình thức lao động thơng thường khác được biểu hiện vô cùng rõ nét.

<i>Thứ ba, ăn xin mang tính xã hội, góp phần quyết định sự phát triển của xã hội. </i>

Đây là đặc điểm nổi trội của cơng việc ăn xin. Ăn xin gắn bó mật thiết với quá trình hình thành, phát triển của xã hội lồi người, góp phần thể hiện những đặc trưng bản chất của từng giai đoạn lịch sử. Nói cách khác, ăn xin luôn là hiện tượng thường trực trong mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và thông qua việc nhìn nhận, đánh giá mức độ người dân lựa chọn cơng việc ăn xin có thể đưa ra kết luận tổng quan về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ đó. Ví dụ, một quốc gia đang được ghi nhận với số lượng người ăn xin gia tăng đáng kể, tình trạng người ăn xin mất kiểm sốt có thể đưa ra cái nhìn chung rằng tình hình kinh tế của quốc gia này trong tình trạng khơng ổn định và hệ thống quản lý lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ có thể là ngun nhân gây nên tình trạng mất kiểm sốt.

Ăn xin mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh. Ăn xin, một mặt là vấn nạn cần được hạn chế, xóa bỏ để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế. Nhưng mặt khác, lại phải thừa nhận rằng hiện tượng ăn xin đã gắn bó mật thiết với đời sống xã hội như một tất yếu và khả năng triệt tiêu là vô cùng thấp. Biểu hiện rõ ràng nhất cho đặc điểm xã hội của công việc ăn xin chính là những quy định cụ thể của pháp luật quốc tế và từng quốc gia. Ăn xin luôn được đề cập trong hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới mặc dù luôn đồng thời tồn tại quan niệm đối lập rằng nên quy định ăn xin là hợp pháp hay bất hợp pháp.

Mặc dù mọi cá nhân đều được ghi nhận rằng họ có quyền kiếm sống bằng cơng

khơng phải là một ngành nghề mà là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các tệ nạn xã hội, trong đó nổi bật là nạn bn người, bắt cóc, bn bán ma túy, trộm cắp. Bộ

<small> </small>

<small>14</small><i><small> Điều 6, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966: </small></i>

<i><small>1. Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng cơng việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp nhận, và các quốc gia phải thi hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền này. </small></i>

<i><small>2. Các quốc gia thành viên Công ước phải tiến hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này, bao gồm triển khai các chương trình đào tạo kỹ thuật và hướng nghiệp, các chính sách và biện pháp kỹ thuật nhằm đạt tới sự phát triển vững chắc về kinh tế, xã hội và văn hố, tạo cơng ăn việc làm đầy đủ và hữu ích với điều kiện đảm bảo các quyền tự do cơ bản về chính trị và kinh tế của từng cá nhân. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

luật Hình sự Ý tại Điều 601 quy định cấm ăn xin và bóc lột, người phạm tội theo quy định tại điều luật này có thể bị phạt tù từ 5 đến 20 năm; Luật Trật tự công cộng năm 2003 của Phần Lan quy định ăn xin là một tội; Luật lang thang năm 1824 của Anh, ăn xin là một hành vi trái pháp luật và loại tội này bị xử phạt hành chính. Các quốc gia ban hành quy định cấm ăn xin đều nhấn mạnh đến những nguy cơ mà việc hành nghề ăn xin có thể gây ra tình trạng mất kiểm sốt ở các quốc gia này. Mục đích của việc cấm ăn xin là nhằm ngăn chặn tình trạng di cư ồ ạt, nạn bắt cóc, bn bán người, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em.

Đối với những hệ thống pháp luật quy định ăn xin là hợp pháp, trên cơ bản là tôn trọng quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Ăn xin được coi là một nghề nếu người đi ăn xin có điều kiện sống khó khăn, hạn chế về sức khỏe đến mức khơng có lựa chọn nào khác ngoài việc ăn xin. Tại Pháp, hành vi ăn xin đã được hợp pháp hóa vào năm 1994, cho đến nay, ăn xin vẫn được chấp nhận trừ những trường hợp liên quan đến đe dọa hoặc bạo lực. Thị trấn Eskilstuna là nơi đầu tiên tại đất nước Thụy Điển coi

Theo quan điểm này, ăn xin sẽ được coi như một hình thức lao động hợp pháp với đối tượng được quy định cụ thể. Như vậy, ăn xin sẽ trở thành một ngành nghề đặt dưới sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, hạn chế được tình trạng bất kỳ ai, kể cả người cịn khả năng lao động cũng lựa chọn trở thành ăn xin. Ngồi ra, xem ăn xin là một hình thức lao động còn mang ý nghĩa tạo cơ hội, điều kiện sống cho những người khơng có đủ khả năng để lao động, góp phần duy trì sự sống cho họ.

Dựa trên những phân tích, nhóm tác giả đưa ra quan điểm ủng hộ nên coi ăn xin là lao động. Nói cách khác, dựa trên những điểm tương đồng giữa ăn xin và lao động, cần thiết xem xét ăn xin là một hình thức lao động cá biệt. Cá biệt ở đây cụ thể là: (i) Ăn xin là dạng lao động có người lao động là những người thuộc trường hợp đặc biệt, khơng có khả năng lao động bình thường. “Khơng có khả năng lao động bình thường” nghĩa là những người có hạn chế về sức khỏe, bị khuyết tật không thể đảm bảo thực hiện các cơng việc lao động thơng thường, ngồi ra những đối tượng này cũng có thể là trẻ

<small> </small>

<small> Minh Thu (2019), Muốn ăn xin phải được cấp giấy phép, Báo Pháp luật, </small>

<small> 28/2/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

em, người già không nơi nương tựa; (ii) Ăn xin là một dạng lao động cần phải cơ sở

<b>quản lý riêng, đặc thù cho tính chất của cơng việc ăn xin. </b>

<b>1.4 Những vấn đề chung về cưỡng bức lao động </b>

<i><b>1.4.1 Định nghĩa cưỡng bức lao động </b></i>

<b>*Định nghĩa “cưỡng bức” </b>

Theo từ điển tiếng Việt, “cưỡng bức” được hiểu là “bắt phải làm, dù không muốn

dùng sức mạnh, hoặc dùng bất cứ thủ đoạn nào khác buộc một người phải hành động trái với sự tự nguyện của họ. Về mặt pháp lý, hành vi “cưỡng bức” một người thực hiện hay khơng thực hiện hành động nào đó (như cưỡng bức lao động, cưỡng bức mại dâm, cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy,…) là căn cứ để xác định hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật.

<b>*Định nghĩa “cưỡng bức lao động” </b>

Tác giả cuốn sách “International Labour Law” cho rằng thuật ngữ “lao động cưỡng bức” được đề cập lần đầu vào thế kỷ XIX ở Hội nghị Vienna (Congress of Vienna), bắt đầu được quan tâm một cách có hệ thống từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất với quy định đầu tiên trong Công ước về nô lệ 1926 của Hội Quốc Liên (tổ chức tiền thân của Liên Hợp Quốc). Cụ thể tại Điều 5 Công ước này nêu rõ:

<i>“Các bên ký kết thừa nhận rằng, việc sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và cam kết áp dụng trên mọi vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền, quyền tài phán, sự bảo vệ, quyền bá chủ hay sự bảo hộ của mình mọi biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng lao động cưỡng bức và bắt buộc phát triển thành những tình trạng tương tự như nô lệ.” </i>

Cũng trong thời gian này, trên thế giới xuất hiện một cơ quan quốc tế chuyên trách về lao động cưỡng bức và bắt buộc, là Ủy ban chuyên gia do cơ quan điều hành của ILO chỉ định. Ủy ban có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình thực tiễn vấn đề lao động cưỡng bức trên bình diện quốc tế, đặc biệt tập trung vào những quốc gia đang bị lệ thuộc vào nước ngồi, hoặc đang bị đơ hộ bởi một quốc gia khác. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các chuyên gia quan tâm hơn đến lao động cưỡng bức với góc nhìn mang tính chính

<small> </small>

<i><small> Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thơng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

trị. ILO đã thông qua hàng loạt cơng ước, trong đó trực tiếp điều chỉnh về vấn đề này gồm: Công ước số 29 và Công ước số 105. Trong Công ước số 29, lần đầu tiên, khái niệm về “lao động cưỡng bức” được định nghĩa một cách đầy đủ, đặt nền tảng cho việc áp dụng và nội luật hóa một cách thống nhất và có hệ thống đối với các quốc gia phê

<i>phê chuẩn. Điều 2.1.1 Công ước định nghĩa “lao động cưỡng bức và bắt buộc” (forced labour) là “mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe dọa của một hình phạt nào đó và bản thân người đó khơng tự nguyện làm”. </i>

Như vậy, dựa trên định nghĩa mà ILO đưa ra, có hai yếu tố là dấu hiệu cấu thành bắt buộc để xác định nạn nhân, đối tượng của lao động cưỡng bức, đó là yếu tố “bị ép

<i>buộc” (exacted) và yếu tố “không tự nguyện” (not offered voluntarily). Theo đó, “ép </i>

buộc” là dùng áp lực gây sức ép về thể xác hoặc tinh thần để buộc một người phải làm điều người đó khơng mong muốn; “không tự nguyện” là việc một người bản thân không muốn làm một việc, nhưng vì lý do nào đó mà họ miễn cưỡng phải làm. Một hành vi mà chỉ cần có một trong hai dấu hiệu trên thì đã có thể xem là lao động cưỡng bức, vì “bị ép buộc” và “không tự nguyện” là hai khái niệm khác nhau nhưng chung nội hàm và nó

hiệu cơ bản nhất của lao động cưỡng bức chính là hành vi của một người khi thực hiện công việc hoặc dịch vụ trái với ý chí của người đó. Trên cơ sở đó, thiếu yếu tố tự nguyện có thể xuất phát từ sự lừa đảo, từ hành vi dụ dỗ, hành vi đe dọa, hoặc hành vi cưỡng ép làm cho chủ thể dó thực hiện cơng việc không xuất phát từ yếu tố chủ quan của chủ thể đó. Lao động cưỡng bức cũng bao gồm cả những trường hợp các nạn nhân có thể đồng ý với nội dung lao động vì sợ bị trừng phạt, tức là trước đó mặc dù họ vẫn có quyền từ chối, quyền lựa chọn nhất định.

Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1992 và đã phê chuẩn nhiều công ước cơ bản của tổ chức này về lao động, trong đó có Cơng ước số 29, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn có sự khác biệt về cách gọi tên giữa

<i>“cưỡng bức lao động” (theo Bộ luật Lao động năm 2019) và “lao động cưỡng bức” </i>

(theo Công ước số 29). Cụ thể, theo khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 cưỡng bức

<i>lao động là việc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ được xác định là cưỡng bức lao động. Tuy </i>

<small> </small>

<small> Phan Thị Nhật Tài (2016). Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển tồn diện, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

nhiên, khái niệm này mới chỉ mô tả một cách trừu tượng dấu hiệu của cưỡng bức lao động. Trong khi đó, triển khai quy định này vào thực tế lại không dễ để nhận biết các hành vi cưỡng bức và xác định các biện pháp chế tài kèm theo. Như vậy, pháp luật về lao động của Việt Nam dừng lại ở chỗ mô tả hành vi cưỡng bức lao động là dấu hiệu để nhận biết lao động cưỡng bức, chứ chưa đưa ra khái niệm đầy đủ và thống nhất về lao động cưỡng bức nói chung.

Ngồi ra, theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, cưỡng bức lao động tuy chưa được định nghĩa một cách cụ thể nhưng đã được chỉ ra rằng đó

<i>là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động. Với cách định nghĩa này, vơ hình trung hành vi cưỡng bức lao động chỉ dựa </i>

vào hai yếu tố đó là “vũ lực” hoặc “đe dọa dùng vũ lực” mà chưa có sự nhận diện những hành vi vi phạm khác, trong khi việc cưỡng bức lao động có thể xảy ra ở bất kỳ một loại hình nào bao gồm cả bạo lực về thể xác và bạo lực về tinh thần, bất kỳ một hành vi trái pháp luật nào đi ngược lại với ý chí tự nguyện của nạn nhân kể cả đó là sự dụ dỗ, lơi kéo nạn nhân thực hiện một hành động nhất định.

Việc sử dụng thuật ngữ “lao động cưỡng bức” hay “cưỡng bức lao động” cũng khơng hồn tồn giống nhau. Về phạm vi bao trùm, có thể nói cưỡng bức lao động là hành động còn lao động cưỡng bức lại là một thực trạng, một sự việc mà tại đó trực tiếp

động cưỡng bức” (forced labour) là một cụm danh từ chỉ một công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải thực hiện bởi một sự đe dọa nào đó. “Cưỡng bức lao động” lại là một cụm động từ xác định về cách thức mà người sử dụng lao động ép buộc người lao động thực hiện công việc nhất định trái với ý muốn của họ. Nhóm tác giả cho rằng khái niệm lao động cưỡng bức tại Công ước số 29 mang tính khái quát hơn, hướng đến đối tượng là nạn nhân trên cơ sở dấu hiệu bị ép buộc, hoặc không tự nguyện, pháp luật lao động Việt Nam trong q trình luật hóa nên đảm bảo giữ ngun nội hàm của thuật ngữ “lao động cưỡng bức” như công ước quốc tế để đảm bảo sự toàn diện, thống nhất chung và giúp việc thực thi, vận dụng những quy định liên quan đến lao động cưỡng bức được hiệu quả, tránh tình trạng hiểu sai, áp dụng sai trong giải quyết vụ việc.

<small> </small>

<small> Nguyễn Thị Hương Quỳnh (2016), Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề cưỡng bức lao động, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i><b>1.4.2 Cưỡng bức lao động trẻ em </b></i>

Các công ước quốc tế về lao động, quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên cũng như pháp luật Việt Nam không định nghĩa thế nào là cưỡng bức lao động trẻ em. Theo nhóm tác giả, thuật ngữ “cưỡng bức lao động trẻ em” được hiểu là lao động cưỡng bức đối với đối tượng là trẻ em. Trẻ em - người dưới độ tuổi 18, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em là nạn nhân trực tiếp của hành vi cưỡng bức lao động.

<i><b>1.4.3. Đặc điểm của cưỡng bức lao động </b></i>

Lao động cưỡng bức là một dạng vi phạm quyền cơ bản của con người, đó là quyền tự nguyện làm việc và quyền tự do lựa chọn công việc. Dựa trên định nghĩa của

<i>ILO, có hai yếu tố mô tả đặc điểm của lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc: Một là, đe dọa sử dụng hình phạt; Hai là, thực hiện công việc hoặc dịch vụ không tự nguyện. Để </i>

hiểu một cách cụ thể và nhận diện đầy đủ một hành vi có phải là cưỡng bức lao động hay khơng, từ hai đặc điểm chính trên có thể phân tích thành ba đặc điểm như sau:

<i>Thứ nhất, lao động cưỡng bức là tình trạng một chủ thể bị ép buộc, không tự </i>

nguyện thực hiện một hay nhiều công việc hoặc dịch vụ nhất định. Đây là đặc điểm mang tính bản chất, là cơ sở để nhận diện hành vi cưỡng bức lao động. Đặc điểm này cho thấy giữa nạn nhân và chủ thể gây ra hành vi cưỡng bức hoàn tồn khơng có sự thống nhất về mặt ý chí, đồng thời đối lập nhau về lợi ích. Mục đích mà chủ thể gây ra hành vi cưỡng bức hướng đến chính là lợi ích cơng việc cao nhất mà người lao động mang đến cho họ, còn đối với nạn nhân, ý chí của họ có thể đơn giản là thốt khỏi sự ép buộc, kìm kẹp hay thốt khỏi hình phạt nào đó. Ngồi ra, đặc điểm này cịn cho thấy có sự mâu thuẫn về mặt ý chí chủ quan của cá nhân người bị cưỡng bức và hành vi thực hiện của họ. Nói cách khác, họ khơng có sự lựa chọn nào khác ngồi việc phải tuân theo sự bắt buộc, cưỡng ép phải làm một công việc nhất định. Chủ thể gây ra hành vi cưỡng bức lao động ln tìm mọi cách, mọi biện pháp để đạt được sự thỏa hiệp từ phía nạn nhân. Những cách thức đó ngày càng đa dạng và không chỉ dừng lại ở việc sử dụng vũ lực, bạo lực thể xác. Nạn nhân trong một số trường hợp đã bị lợi dụng hoàn cảnh, điều kiện sống khó khăn để áp đặt những cơng việc khơng phù hợp, trái với thỏa thuận ban

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

đầu, ở đây, hành vi cưỡng bức gây ra dưới dạng lợi dụng nguồn thu nhập cơ bản, kiểm soát người lao động. Việc nhận diện các dấu hiệu của lao động cưỡng bức khơng hề đơn giản vì thủ đoạn của những kẻ cưỡng bức lao động ngày càng tinh vi và không dễ phát hiện.

ILO cũng đã đưa ra 11 dấu hiệu nhận biết lao động cưỡng bức. Những dấu hiệu này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tế của Chương trình Hành động đặc biệt của ILO về Phịng chống Lao động cưỡng bức (SAP-FL). Những dấu hiệu này dựa trên khái niệm về lao động cưỡng bức được quy định trong Công ước số 29. Những dấu hiệu này bao gồm:

<b>- Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động: Bất kỳ một người nào đều </b>

có thể trở thành nạn nhân của cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, những người thiếu trình độ ngoại ngữ, kiến thức luật pháp, có ít lựa chọn trong việc mưu sinh, thuộc về một nhóm dân tộc hoặc tơn giáo thiểu số, bị khuyết tật hoặc có những đặc tính khác mà vì đó, họ bị cơ lập khỏi cộng đồng dân cư là những người dễ bị rơi vào tình trạng bị lạm dụng và thường là nạn nhân của cưỡng bức lao động. Lâm vào tình trạng khó khăn, ví dụ như thiếu sự chọn lựa về cách mưu sinh, khơng nhất thiết đẩy một người nào đó vào tình trạng lao động cưỡng bức. Chỉ khi người sử dụng lao động lợi dụng tình trạng khó khăn của người lao động để, ví dụ như, áp đặt thời gian làm việc quá nhiều hoặc giữ tiền lương thì khi đó mới phát sinh tình trạng lao động cưỡng bức. Lao động cưỡng bức cũng phát sinh từ trường hợp người lao động bị lệ thuộc nhiều mặt vào người sử dụng lao động, như không chỉ lệ thuộc về cơng việc, mà cịn về nhà ở, ăn uống và vì cơng ăn việc làm của người thân.

<b>- Lừa gạt: Lừa gạt là tình trạng khơng thực hiện những gì đã hứa, bằng lời nói hoặc </b>

trên giấy tờ, với người lao động. Nạn nhân của tình trạng cưỡng bức lao động thường được tuyển chọn với những lời hứa về việc làm đàng hồng, có thu nhập tốt. Nhưng một khi họ bắt đầu làm việc, những điều kiện làm việc như đã hứa ban đầu sẽ không được thực hiện, và người lao động bị rơi vào tình trạng các điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng mà khơng có khả năng thốt khỏi. Trong những trường hợp này, người lao động đã khơng có sự tự do và đầy đủ thông tin khi đưa ra lời đồng ý thực hiện công việc. Nếu mà họ biết thực tế điều kiện sống và làm việc như thế này, họ sẽ không bao giờ nhận lời thực hiện cơng việc đó. Việc lừa đảo trong tuyển chọn lao động có thể bao gồm những

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

lời hứa về điều kiện làm việc và mức lương bổng, nhưng cũng có thể là lời hứa về loại hình cơng việc, điều kiện sinh hoạt và làm việc, tư cách di cư hợp pháp, địa điểm nơi làm việc hoặc pháp nhân của chủ sử dụng. Trẻ em cũng có thể được tuyển chọn thơng qua các lời hứa thật hấp dẫn đối với bản thân các em hoặc cha mẹ các em, liên quan đến việc tiếp tục được đi học hoặc thường xuyên được bố mẹ tới thăm hoặc được về thăm bố mẹ.

<b>- Hạn chế đi lại: Những người bị cưỡng bức lao động có thể bị nhốt hoặc bị giám </b>

sát phịng họ bỏ trốn khỏi nơi làm việc hoặc trong khi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nếu người lao động khơng có sự tự do đi đến và rời khỏi nơi làm việc, ngoại trừ những hạn chế bắt buộc, đó là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng lao động cưỡng bức. Những hạn chế được pháp luật cho phép với người lao động bao gồm những quy định về việc bảo đảm an toàn đối với người lao động tại những nơi làm việc độc hại, hoặc quy định phải người lao động phải xin phép và được sự đồng ý của quản đốc phân xưởng trước khi đi khám bệnh. Người bị cưỡng bức lao động có thể bị kiểm soát khi đi lại tại nơi làm việc, thông qua các camera giám sát hoặc nhân viên bảo vệ, hoặc tại bên ngoài nơi làm việc bởi các thám tử hoặc chủ sử dụng lao động thường xuyên đi cùng họ mỗi khi họ rời khỏi nhà máy.

<b>- Bị cô lập: Những nạn nhân của lao động cưỡng bức thường bị cô lập ở những nơi </b>

xa xôi hẻo lánh, không được tiếp xúc với thế giới bên ngồi. Người lao động có thể khơng biết họ đang ở đâu, nơi làm việc có thể cách rất xa khu dân cư và có thể khơng sẵn có bất kỳ phương tiện giao thơng nào. Nhưng cũng có thể người lao động rơi vào tình trạng bị cơ lập ngay tại khu đông dân cư khi bị nhốt sau những cánh cửa ln đóng kín hoặc bị tịch thu điện thoại di động hoặc các phương tiện liên lạc khác để khơng cho họ liên hệ với gia đình và tìm sự giúp đỡ. Tình trạng bị cơ lập cũng có thể liên quan tới thực tế rằng các cơ sở kinh doanh nơi người lao động làm việc không hợp pháp và không được đăng ký, do vậy, rất khó để cho các cơ quan thực thi pháp luật hoặc các tổ chức khác xác định địa điểm và giám sát những gì xảy ra đối với người lao động.

<b>- Bạo lực thân thể và tình dục: Người bị lao động cưỡng bức, gia đình và những </b>

bạn đồng hành gần gũi với họ có thể phải chịu đựng tình trạng bạo lực về thân thể hoặc tình dục. Bạo lực có thể bao gồm việc bắt ép người lao động phải dùng ma tuý hoặc rượu nhằm kiểm sốt họ. Bạo lực có thể được sử dụng để ép buộc người lao động thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

hiện những cơng việc khơng có trong thỏa thuận ban đầu như là làm tình với chủ sử dụng hoặc một thành viên gia đình chủ sử dụng hoặc ở mức độ thấp hơn, thực hiện công việc bắt buộc thay vì những việc thơng thường. Việc bắt cóc cũng là một hình thức của bạo lực mà có thể được sử dụng để giam một người nào đó rồi sau đó ép buộc họ làm việc. Việc sử dụng bạo lực như một hình thức kỷ luật là khơng thể chấp nhận được trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đây là một dấu hiệu rất rõ ràng của tình trạng cưỡng bức lao động

<b>- Dọa nạt, đe dọa: Nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức có thể phải chịu </b>

đựng sự đe dọa, những lời dọa dẫm khi họ có ý kiến về điều kiện ăn ở và sinh hoạt hoặc muốn thơi việc. Ngồi những lời dọa dẫm hoặc hành động bạo lực, những sự đe dọa phổ biến đối với người lao động bao gồm việc tố cáo với cơ quan xuất nhập cảnh, bị mất tiền lương hoặc mất nhà cửa, đất đai, sa thải người nhà, điều kiện làm việc tồi hơn hoặc không được hưởng những “đặc ân” như quyền rời khỏi nơi làm việc. Thường xuyên lăng mạ và nói xấu người lao động cũng là một hình thức ép buộc về mặt tâm lý khiến người lao động rơi vào tình cảnh ngày càng khó khăn. Uy tín của người lao động và tác động của những lời đe dọa cần phải được đánh giá từ góc độ người lao động có tính đến các yếu tố về tín ngưỡng cá nhân, độ tuổi, trình độ văn hố, điều kiện kinh tế xã hội của người lao động.

<b>- Giữ giấy tờ tùy thân: Việc chủ sử dụng giữ giấy tờ tùy thân hoặc các tài sản cá </b>

nhân có giá trị khác là một dấu hiệu của lao động cưỡng bức nếu người lao động không thể tiếp cận được những tài sản này khi có yêu cầu và nếu họ nhận thấy rằng họ không thể rời khỏi nơi làm việc nếu khơng muốn tài sản mình bị mất mát. Trong nhiều trường hợp, nếu khơng có giấy tờ tùy thân, người lao động khơng thể tìm được một việc làm khác hoặc tiếp cận những dịch vụ cần thiết, và có thể họ khơng dám nhờ sự giúp đỡ của chính quyền hoặc các tổ chức phi chính phủ.

<b>- Giữ tiền lương: Người lao động có thể buộc phải làm việc cho một chủ đã lạm </b>

dụng họ để chờ nhận số lương mà họ bị chủ sử dụng giữ. Việc chủ sử dụng trả tiền lương vào thời gian không cố định hoặc chậm trả lương không mặc nhiên có nghĩa là người lao động rơi vào tình trạng cưỡng bức lao động. Nhưng khi tiền lương bị giữ một cách có hệ thống và chủ ý như là một biện pháp nhằm buộc người lao động phải ở lại, và từ chối người lao động cơ hội chuyển chủ sử dụng, điều này dẫn đến lao động cưỡng bức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>- Lệ thuộc vì nợ: Người bị cưỡng bức lao động thường làm việc với mong muốn </b>

trả được hết số nợ phát sinh hoặc thậm chí nợ luỹ kế. Tiền nợ có thể phát sinh từ việc ứng trước tiền lương hoặc tiền vay để trang trải chi phí tuyển dụng, chi phí giao thơng hoặc cho các chi tiêu cấp thiết trong sinh hoạt thường ngày của người lao động như là viện phí. Khoản nợ có thể được nhân lên do việc man trá trong tính tốn các khoản nợ, đặc biệt đối với người lao động khơng có trình độ văn hố. Lệ thuộc vì nợ có thể xảy ra khi trẻ em được tuyển dụng làm việc để đổi lại một khoản tiền vay trước đó cho bố mẹ hoặc thân nhân của đứa trẻ này. Người sử dụng hoặc tuyển dụng lao động sẽ làm cho người lao động khó có thể thốt khỏi cảnh nợ nần bằng việc đánh giá thấp kết quả công việc của người lao động hoặc tăng mức lãi suất hoặc tăng các chi phí ăn ở và sinh hoạt đối với người lao động. Lệ thuộc vì nợ - hoặc lao động để trả nợ – cho thấy sự mất cân bằng về quyền lực giữa người lao động – con nợ và người sử dụng lao động - chủ nợ. Khoản nợ này có tác dụng trói buộc người lao động làm việc cho chủ sử dụng trong một thời gian không xác định, trong một mùa vụ, trong hàng năm trời, thậm chí từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc này không giống như khi người lao động vay một khoản vay “thông thường” từ ngân hàng hoặc một cá nhân cho vay tiền với những điều khoản hoàn trả khoản vay hợp lý, hai bên cùng thống nhất.

<b>- Điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng: Những nạn nhân của lao động cưỡng </b>

bức dường như phải chấp nhận các điều kiện làm việc và sinh hoạt mà họ không bao giờ tự nguyện đồng ý cả. Họ phải thực hiện công việc trong những điều kiện không đảm bảo (ẩm thấp hoặc bẩn thỉu) hoặc độc hại (khó, nguy hiểm mà khơng có thiết bị bảo hộ), cũng như sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp lao động. Những người bị cưỡng bức lao động có thể phải chấp nhận điều kiện sinh hoạt thấp kém, sinh hoạt trong những khu nhà đông đúc, chật chội và điều kiện sinh hoạt khơng đảm bảo vệ sinh, khơng có khu vực riêng tư. Nếu chỉ điều kiện làm việc và sinh hoạt tồi tệ thì chưa đủ để chứng minh việc có hay khơng lao động cưỡng bức, vì thật không may là nhiều người "tự nguyện" chấp nhận điều kiện làm việc thấp kém vì họ khơng có sự lựa chọn công việc nào khác. Tuy nhiên, điều kiện làm việc bị lạm dụng phải được xem là "dấu hiệu cảnh báo" nếu có sự ép buộc nhằm ngăn cản người lao động bị lạm dụng thay đổi công việc.

<b>- Làm thêm giờ quá quy định: Người lao động bị cưỡng bức có thể bị buộc làm </b>

việc ngồi giờ liên tục hoặc làm việc nhiều ngày ngoài thời gian được quy định bởi luật pháp quốc gia hoặc thỏa thuận lao động tập thể. Họ có thể khơng được bố trí thời gian

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nghỉ giải lao hoặc ngày nghỉ trong tuần, phải đảm nhiệm ca kíp và thời gian làm việc của đồng nghiệp khác nghỉ việc, hoặc thường xuyên phải trực 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Việc xác định liệu làm thêm giờ có hay khơng tạo thành tội lao động cưỡng bức có thể tương đối phức tạp. Nguyên tắc đầu tiên là, nếu người lao động phải làm thêm nhiều hơn thời gian cho phép theo quy định của luật pháp quốc gia, dưới một số hình thức đe dọa (ví dụ dọa bị sa thải) hoặc để có được mức tiền lương tối thiểu, đó là cấu thành của tình trạng lao động cưỡng bức.

<i>Thứ hai, tình trạng lao động cưỡng bức là việc người lao động luôn bị theo dõi, </i>

giám sát và chịu sử quản lý nghiêm ngặt của người sử dụng lao động. Để đạt được lợi ích cao nhất, người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ hành vi và ý chỉ của người lao động. Mục đích của việc theo dõi, giám sát, quản lý hết sức chặt chẽ đối với người bị cưỡng bức lao động là nhằm cô lập, không cho họ có cơ hội được thốt khỏi tình trạng bị cưỡng bức hay rộng hơn là nhằm duy trì tình trạng lệ thuộc giữa người bị cưỡng bức với người cưỡng bức, người bị cưỡng bức phải tiếp tục thực hiện công việc theo sự ép buộc từ người cưỡng bức. Nạn nhân của lao động cưỡng bức hầu như bị quản lý hồn tồn, họ khơng được tự do làm việc, học tập, vui chơi hay giao tiếp với cộng đồng. Hay nói cách khác, người lao động sẽ bị mất tự do và hạn chế về mọi mặt.<small>19</small>

<i>Thứ ba, nạn nhân của lao động cưỡng bức luôn trong tình trạng bị đe dọa về </i>

những hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với bản thân hoặc nhân thân của họ khi họ cố tình khơng thực hiện cơng việc theo u cầu. Hậu quả xảy ra đối với bản thân hay nhân thân người bị hại đều có thể rất nghiêm trọng và đa dạng. Có thể là việc mất đi một số quyền hay lợi ích cơ bản như vui chơi, giải trí, học tập, tham gia vào cộng đồng xã hội

<b>Chứng minh Sử dụng trẻ em đi ăn xin là một hành vi cưỡng bức lao động </b>

<i>Thứ nhất, trẻ em thực hiện công việc đi ăn xin không dựa trên sự tự nguyện. Đối </i>

tượng chủ yếu của hành vi sử dụng người lao động đi ăn xin là người già, trẻ em, người khuyết tật, người mắc các bệnh hiểm nghèo, người vô gia cư, người có điều kiện sống vơ cùng khó khăn, ít lựa chọn trong việc mưu sinh, những người mang những đặc tính

</div>

×