Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Quyền Được Lãng Quên Từ Thực Tiễn Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam..pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 69 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b>Mẫu 3 : trang bìa của cơng trình: đóng bìa cứng và ghi các thơng tin sau: </b></i>

<i>(Mẫu này thực hiện sau khi hồn tất cơng trình nghiên cứu) </i>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH</b>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ:

2. Phạm Ngọc Huyền 2153801013105 Năm thứ hai Trưởng nhóm: Phạm Ngọc Huyền

<i>Lớp : HS46A2 Khố: K46 Khoa: Luật Hình sự </i>

<b>Mã số cơng trình: HC16</b>

<i>( Phần này do Phịng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><b>Mẫu 4: trang 1 của cơng trình : </b></i>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH</b>

<i>Lớp : HS46A2 Khố: K46 Khoa: Luật Hình sự </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>I. Mở đầu ... 4</b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài ... 4</b>

<b>2. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngồi trường ... 5</b>

<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ... 7</b>

4.1. Phương pháp nghiên cứu. ... 7

4.2. Phạm vi không gian: ... 7

4.3. Phạm vi thời gian: ... 8

<b>5. Kết cấu đề tài ... 8</b>

<b>Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền được lãng quên ... 9</b>

1.1 Khái niệm quyền được lãng quên ... 9

1.2 Đặc điểm của quyền được lãng quên ... 11

1.3 Ý nghĩa của quyền được lãng quên. ... 18

1.4 Mối quan hệ giữa quyền được lãng quên với các quyền con người, quyền công dân khác. ... 19

<b>Chương 3: Pháp luật Việt Nam về quyền được lãng quên và một số kiến nghị. .. 50</b>

3.1 Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp luật thống nhất về quyền được lãng quên.503.2 Quy định pháp luật Việt Nam hiện nay liên quan đến quyền được lãng quên. ... 51

3.3 Một số kiến nghị về việc xây dựng pháp luật về quyền được lãng quên tại Việt Nam.... 54

Kết luận chương. ... 63

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 64</b>

1. Danh mục văn bản pháp luật ... 64

2. Danh mục tài liệu tham khảo ... 66

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

DPAs <sup>Data Protection Authorities - Cơ quan bảo vệ dữ liệu </sup>Châu Âu.

TFEU <sup>Treaty on the Functioning of the European Union - </sup>Hiệp ước về hoạt động của Liên minh châu Âu.

EU European Union - Liên minh châu Âu

UDHR <sup>Universal Declaration of Human Rights - Tuyên ngôn </sup>quốc tế về Nhân quyền

EFTA <sup>European Free Trade Association - Hiệp hội Mậu </sup>dịch tự do Châu Âu

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>I. Mở đầu </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và không gian mạng, cuộc sống của con người đang dần thay đổi và chúng ta buộc phải thích nghi với thời đại này. Xuất phát từ chính nhu cầu của “con người 4.0”, dẫn đến các nhu cầu về đời sống xã hội cũng được phát triển theo hướng 4.0. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nhức nhối trong thời điểm hiện nay là tất cả dữ liệu, thơng tin đều khó kiểm duyệt và xác minh. Điều đó dẫn đến việc các thơng tin tràn lan trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thơng báo chí gây ảnh hưởng tiêu cực phần nào đến đời sống của các cá nhân có liên quan. Thực trạng đó khiến cho quyền và lợi ích hợp pháp của người dân

<i>không được đảm bảo theo Điều 21 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả </i>

<i>xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an tồn”.</i>

Từ thực trạng đó, Quốc hội đã ban hành Luật An ninh mạng năm 2018, Trong đó, điểm i khoản 1 Điều 5 của Luật này cũng đã đưa ra các biện pháp bảo vệ an ninh mạng đối với các cá nhân, tổ chức bị hại, từ đó phần nào giúp đảm bảo được quyền lợi của các cá nhân, tổ chức trước những thông tin sai sự thật. Tuy nhiên, đối với pháp luật Việt Nam, Luật An ninh mạng năm 2018, vẫn chưa thể giải quyết triệt để vấn nạn thơng tin cá nhân hay hình ảnh của cá nhân, tổ chức vẫn được lan truyền và nhắc lại của các phương tiện truyền thơng báo chí cũng như trên khơng gian mạng.

Bên cạnh đó, tại các nước khác trên thế giới đã xuất hiện khái niệm của quyền được lãng quên khi giải quyết vấn đề này. Điển hình như vụ kiện giữa ơng Costeja González và Google Tây Ban Nha. Ông Costeja González đã yêu cầu Google Tây Ban Nha xóa hồn tồn những dữ liệu cá nhân của ơng nhằm mục đích thương mại và những dữ liệu xấu về ông khỏi những kết quả tìm kiếm trên Google. Dựa trên vụ kiện này, Tịa án Cơng lý châu Âu đã tun bố cơng dân châu Âu có quyền u cầu các cơng cụ tìm kiếm trực tuyến như Google, Microsoft Bing,.. sử dụng thơng tin cá nhân vì mục đích thương mại phải xóa các liên kết, niêm yết đến trang tin có chứa hoặc nhắc đến dữ liệu kể trên phải xóa đi khi được các cá nhân có quyền được lãng quên yêu cầu, hoặc qua phán quyết buộc các công ty đó phải thực hiện theo đơn khởi kiện. Các nước như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc và một số quốc gia khác cũng đã tiếp cận tới quyền được lãng quên. Hơn hết cũng phần nào ghi nhận và áp dụng trong thực tiễn xét xử tư pháp hay ghi nhận trực tiếp trong một văn bản mang tính pháp lý là Quy định về bảo vệ dữ liệu chung năm 2016 (sau đây gọi tắt là GDPR 2016).

Những cá nhân bị ảnh hưởng bởi những thông tin trên các phương tiện truyền thơng báo chí, trên các khơng gian mạng xã hội hồn tồn có quyền được sống và được đối xử

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

một cách bình thường sau những sai lầm trong quá khứ hay những thông tin làm thay đổi luồng dư luận đó. Họ hồn tồn có thể u cầu xóa bỏ những thơng tin cá nhân hay hình ảnh cá nhân của mình tràn lan trên các phương tiện truyền thơng báo chí hay các nền tảng xã hội. Chúng ta không bắt dư luận phải xóa bỏ hồn tồn tội danh hay những sai lầm của cá nhân có liên quan, nhưng sau những sai lầm đó, thiết nghĩ dư luận nên đối xử bình đẳng với các cá nhân có liên quan như một con người bình thường: Bình đẳng cả về mặt tinh thần cũng như cơ hội việc làm.

Để giải quyết những bất cập phát sinh từ thực tiễn, pháp luật Việt Nam cần có sự lưu tâm về chế định quyền được lãng qn. Nhìn nhận từ lăng kính pháp luật của một số quốc gia, có thể thấy rằng, các nước trên thế giới đã tiếp cận vấn đề quyền được lãng quên trên tinh thần giải quyết triệt để thực trạng dữ liệu và hình ảnh xấu của các cá nhân vẫn tràn lan trên không gian mạng cũng như các phương tiện truyền thông, gây ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống xã hội.

Chính vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu

<i><b>khoa học: Quyền được lãng quên từ thực tiễn pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.</b></i>

<b>2. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường </b>

<b>2.1. Trong trường </b>

Cho đến nay, tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh chưa có cơng trình nghiên cứu nào về quyền được lãng quên. Tuy nhiên, nhóm cũng đã dựa trên tinh thần của các cơng trình của tác giả để làm rõ mối quan hệ giữa các quyền với nhau như

Bài viết “Nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng theo quy định pháp luật một số nước phát triển thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa được đăng trong Tạp chí Khoa học pháp lý số 07 (101) vào năm 2016;

Bài viết “Quyền tiếp cận thông tin với việc nâng cao nhận thức và đảm bảo thực hiện quyền con người” của tác giả Thái Thị Tuyết Dung được đăng trong Kỷ yếu hội thảo về Giảng dạy quyền con người của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh vào năm 2015; Và cơng trình nghiên cứu khoa học mang tên “Quyền con người trong hiến pháp Hoa Kỳ - Một số giá trị tham khảo đối với Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Trí, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh vào năm 2009.

<b>2.2. Ngoài trường</b>

Hiện nay, theo nghiên cứu thống kê số lượng các cơng trình nghiên cứu về quyền được lãng qn tại Việt Nam cịn hạn chế, khơng nhiều. Tuy nhiên vẫn phải nhắc đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Bài nghiên cứu khoa học về “Quyền được lãng quên trong kỷ nguyên số: Thách thức của ứng dụng trí tuệ nhân tạo” của tác giả Ngơ Thị Minh Hương - Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và tác giả Phạm Hải Chung - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Bài nghiên cứu khoa học về quyền được lãng qn trong tồn cầu hóa 4.0 của tác giả Trần Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bài nghiên cứu khoa học về “Quyền được lãng quên ở một số quốc gia và kiến nghị chính sách cho Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Yến, Đào Thị Khánh Linh , Trần Như Ý, Lê Thị Bích Ngọc, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngồi ra, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài như: Bài nghiên cứu khoa học về “Right to be forgotten in spent criminal convictions” của nhóm tác giả Kamrul Faisal và Master’s Thesis, University of Turku vào năm 2020. Bài báo khoa học “The Challenge of Indonesia in Applying the Right to be Forgotten” của tác giả Sayid Mohammad Rifqi Noval, University of Islam Nusantara vào năm 2018.

Bài nghiên cứu khoa học “Considering the impact of right to be forgotten in the law structure in Indonesia: An analysis on some lega; case in Indonesia” của tác giả Sayid Mohammad Rifqi Noval, University of Islam Nusantara vào năm 2019

Bài báo khoa học “What the Right to Be Forgotten Means to Companies Threat or Opportunity?” của tác giả Jongwon Lee đăng trong Information Technology and Quantitative Management vào năm 2016.

Bài viết “The Right to Be Forgotten and Its ramifications in Taiwan, China and Japan” của tác giả Hsu, Piao Hao đăng trong Tạp chí Khoa học pháp lý blogdroiteuropeen vào năm 2017.

<b>3. Mục tiêu của đề tài</b>

<b>3.1. Mục tiêu tổng qt: </b>

Bài viết tập trung phân tích tồn diện, dựa trên hệ thống các quy định của pháp luật và thực tiễn thực tiễn áp dụng từ phán quyết của một số quốc gia trên thế giới, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích và so sánh nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng khung pháp lý về quyền được lãng quên trong tương quan với mối quan hệ của các quyền trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhằm tìm ra hướng hồn thiện và góp phần hồn thiện các quy định chưa phù hợp và hạn chế đối với thời đại công nghệ số như hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Thứ hai, tổng hợp và phân tích một số phán quyết nổi bật về việc áp dụng quyền được lãng quên của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu hay phán quyết của một số quốc gia ngoài EU cũng dựa trên quy định của EU vào thực tiễn xét xử nhưng cũng trong phạm vi quy định của các quốc gia. Từ đó có cái nhìn khách quan hơn trong việc áp dụng khung pháp lý vào thực tiễn.

Thứ ba, nghiên cứu chi tiết cách áp dụng cũng như cách vận hành quyền được lãng quên của các nước trên thế giới mà nhóm đã tiếp thu được các kinh nghiệm đó. Đồng thời chỉ ra được sự cần thiết phải hoàn thiện và xây dựng quyền được lãng quên trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu </b>

<b>4.1. Phương pháp nghiên cứu. </b>

Nhóm nghiên cứu áp dụng cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp luận duy vật biện chứng và những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

<i>Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu: Thu thập, phân tích và tổng hợp </i>

các nguồn Luật, kết quả các cơng trình nghiên cứu, luận văn trong nước liên quan đến đề tài nghiên cứu và đưa ra những nhận xét riêng của mình.

<i>Phương pháp so sánh luật: So sánh pháp luật về quyền lãng quên trong pháp </i>

luật/phán quyết của Liên minh châu Âu, Pháp, Tây Ban Nha,, Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, và một số các quốc gia khác

<i>Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu về lịch sử hình thành chế định về quyền được </i>

lãng quên, từ đó học hỏi nhằm pháp điển hóa các quy định về quyền được lãng quên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền được lãng quên.

Chương 2: Pháp luật về quyền được lãng quên từ thực tiễn phán quyết của một số quốc gia trên thế giới.

Chương 3: Pháp luật Việt Nam về quyền được lãng quên và một số kiến nghị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền được lãng quên </b>

<b>1.1 Khái niệm quyền được lãng quên </b>

Lãng quên là một hiện tượng sinh lí học của con người thường được hiểu là không tái hiện được ký ức về một thời điểm nào đó. Lãng quên trong cuộc sống thường ngày là một hiện tượng thường thấy, dễ giải thích thế nhưng khi được gắn với một khái niệm khoa học pháp lý là quyền được lãng quên thì lại phức tạp hơn, nhất là khi quyền này còn khá mới mẻ trên thế giới. Dựa trên các nghiên cứu trong và ngồi nước đã tìm hiểu ở trên, có thể thấy tinh thần của quyền được lãng quên được xây dựng dựa trên sự nhận thức của cá nhân về danh dự, nhân phẩm, tự do và kiểm soát thơng tin của bản thân mình trên các khơng gian cơng cộng, khơng gian báo chí và khơng gian mạng<small>1</small>. Từ đó, các khái niệm của quyền được lãng quên dần được mở rộng trên thế giới từ quyền xóa dữ liệu<sup>2</sup> đến quyền được lãng qn như hiện nay<small>3</small>. Chính vì thế, khái niệm của quyền được lãng quên cũng được mở rộng và phù hợp với các vấn đề về thông tin, dữ liệu hiện nay hơn so với ý tưởng lúc sơ khai về quyền xóa dữ liệu cịn hạn chế năm 2009<small>4</small>.

Tuy có nhiều nội dung tương đồng với các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân nhưng quyền được lãng quên có nhiều sự phát triển, tiên tiến hơn mà đầu tiên nhận thấy qua khái niệm của quyền này trong nhận xét: “quyền được lãng quên về cơ bản đề cập đến quyền của cá nhân đối với các thơng tin, dữ liệu của chính mình có khả năng dẫn đến hiểu nhầm, nhạy cảm, khơng cịn liên quan hay đã hết hạn đăng tải lên không gian tin tức truyền thống, không gian mạng và các cơ sở lưu trữ, phát hành, nắm giữ thơng tin đó<small>5</small>”.

Đầu tiên, quyền được lãng qn có thể mơ tả dưới dạng quyền được xóa của chủ thể dữ liệu. Chủ sở hữu gốc của dữ liệu có quyền tự mình hoặc u cầu xóa đi những dữ liệu mà họ khơng cịn lý do để giữ lại, hay việc giữ lại có khả năng gây hại đến chủ thể dữ liệu. Thiệt hại này có thể đã xảy ra thực tế hoặc có bên thứ ba đe dọa gây hại, mà chủ thể dữ liệu có thể phán đoán được mức độ nguy hại của dữ liệu ở hiện tại và tương lai. Việc chủ thể tự mình xóa dữ liệu đơn giản như việc xóa đi bài đăng trên mạng xã hội mà không gặp sự cản trở của nhà điều hành, quản lí; tuy nhiên, đối với việc yêu cầu xóa, cần phải xem xét đến các yếu tố như sự ảnh hưởng đến các thông tin khác, vấn đề bảo mật và các điều kiện để được xóa thơng tin. Việc u cầu xóa dữ liệu này chỉ được phát sinh trong một số trường hợp dữ liệu không cần thiết cho các mục đích mà chúng được thu thập hoặc

<small>1 Franz Werro (2020), “The Right To Be Forgotten A Comparative Study of the Emergent Right’s Evolution and </small>

<i><small>Application in Europe, the Americas, and Asia”, Springer Nature Switzerland, tr. 25. </small></i>

<small>2 Trần Tuấn Cảnh (2022), “Quyền được lãng quên trên không gian mạng theo pháp luật Liên minh châu Âu và liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (08), tr. 1. </small>

<small>3 Ngô Thị Minh Hương, Phạm Hải Chung (2019), “Quyền được lãng quên trong kỷ nguyên số: Thách thức của ứng dụng trí tuệ nhân tạo”, Hội thảo Trí tuệ nhân tạo và những vấn đề đặt ra với pháp luật và quyền con người, do Trường Đại học Luật Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 28/5/2019 tại Hà Nội, tr. 229-230. </small>

<small>4 Mayer-Schönberger V (2009) Delete: the virtue of forgetting in a digital age. Princeton University Press, Princeton, tr. 16–49. </small>

<small>5</small><i><small> Bạch Thị Nhã Nam (2021), “Xin hãy nhớ quyền được lãng quên”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 22/12/2022). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

xử lý ban đầu. Chủ thể có quyền rút lại sự đồng ý chia sẻ dữ liệu từ trước đó, phản đối việc xử lý dữ liệu của bên thứ ba, ngồi ra họ cịn có quyền yêu cầu xóa dữ liệu có thể được dùng vào việc bất hợp pháp hoặc dữ liệu phải bị xóa để tuân thủ nghĩa vụ pháp lý.<small>6</small>

Từ đó có thể nhận thấy quyền được lãng quên không phải một thứ quyền tuyệt đối. Không phải mọi trường hợp đều có thể xóa hay yêu cầu xóa nên quyền được lãng quên có thể can thiệp bằng các phương pháp khác để chủ thể dữ liệu có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với tình hình, hồn cảnh áp dụng.

Chính vì thế, nhóm nghiên cứu tiếp cận quyền được lãng quên như quyền thay đổi, hủy niêm yết các thông tin, dữ liệu trên các nền tảng trực tuyến, đặc biệt là đối với các cơng cụ tìm kiếm. Dữ liệu cá nhân sau khi được sử dụng như thơng tin trên báo chí, hình ảnh, video được đề xuất trên mạng xã hội, cơng cụ tìm kiếm có thể được tìm thấy dễ dàng bằng việc tìm kiếm hay đề xuất của các trang mạng. Chủ thể dữ liệu sau khi đăng tải thông tin hoặc chấp thuận việc trao đổi thơng tin với báo chí để hình ảnh, dữ liệu cá nhân của mình được cơng bố cơng khai có thể thay đổi, hủy đối với quyết định này bằng việc yêu cầu các công ty chủ quản xóa, ẩn đi danh sách tìm kiếm đối với các cơng ty điều hành cơng cụ tìm kiếm. Quyền này đến từ việc các cơng cụ tìm kiếm có trung tâm dữ liệu khác vị trí với người yêu cầu, đồng thời hằng ngày phải xử lí khối lượng dữ liệu khổng lồ dẫn đến việc xóa bỏ hồn tồn dữ liệu khỏi hệ thống khơng khả thi hoặc tốn nhiều thời gian, chưa kể sự lan truyền của thơng tin trên đa nền tảng có thể làm cho việc thực hiện xóa nhiều lần khơng thực hiện được. Chính vì vậy, quyền thay đổi, hủy niêm yết thơng tin, dữ liệu cá nhân có thể khắc phục vấn đề trên. Tương tự với việc các nhà mạng, trang web ẩn IP hay chặn tường lửa với các thông tin không phù hợp tại một số quốc gia, việc áp dụng quyền này có tính chất tương tự. Dữ liệu trên thực tế khơng bị xóa bỏ khỏi cơ sở dữ liệu mà chỉ bị ẩn đi, di chuyển đến nơi khác hoặc không thể truy cập bằng việc tìm kiếm thơng thường (đương nhiên sẽ khơng được đề xuất đối với tìm kiếm tương tự).

Hiện nay, đa số các hoạt động của cá nhân trên mạng xã hội đều để lại dấu vết (digital footprint) cùng với các dữ liệu về thông tin chứng minh thư, số điện thoại, hình ảnh,... hay các dữ liệu về sinh trắc (vân tay, mống mắt) mà họ vơ tình hoặc đã đồng ý cung cấp. Nhưng sau đó các dữ liệu này của họ có thể bị các cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về quyền lợi cũng như cuộc sống. Từ đó dẫn đến nhu cầu về quyền được yêu cầu thay đổi thông tin, dữ liệu truyền thống và trực tuyến. Với quyền này, người sẽ đảm bảo quyền được lãng quên khi sử dụng các dịch vụ, công cụ hay trang mạng trực tuyến hoặc các địa điểm sử dụng sinh trắc (như rút tiền ATM bằng vân tay, máy chấm công,... hoặc các giao dịch, giấy tờ có để lại thơng tin căn cước công dân, số điện thoại, email bản cứng. Chủ thể dữ liệu bằng cách u cầu phía cơng ty, cơ quan hay cá nhân chủ quản của các dịch vụ, nơi lưu trữ trên xóa hồn tồn dữ liệu hoặc thay đổi một số thông tin để tránh phát sinh các mối lo ngại về vấn đề an tồn bảo mật. Dù có hay khơng về nguy cơ bất lợi với dữ liệu cá nhân ở hiện tại hay trong tương lai, họ đều có thể áp dụng quyền này mọi lúc nếu đủ điều kiện khởi phát quyền được lãng quên.

<small>6 Điều 17 Quy định về Bảo vệ dữ liệu chung 2016/679 - GDPR của Liên Minh Châu Âu. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Quyền này cũng không bắt buộc các bên sử dụng dữ liệu phải thực hiện xóa hay chỉnh sửa ngay lập tức mà thông qua bước xác nhận yêu cầu và xem xét giải quyết theo các trình tự, thủ tục minh bạch. Quyền yêu cầu được thay đổi thông tin, dữ liệu truyền thống và trực tuyến tạo cho chủ thể dữ liệu sự chủ động cần thiết với dữ liệu của mình mà khơng ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động của bên xử lý dữ liệu khi nó chỉ dừng lại ở yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu. Áp dụng quyền được lãng quên trong trường hợp này, người dùng có thể thực sự cảm thấy bị “quên lãng” bởi các bên sử dụng thơng tin đã đăng kí hay rao bán thơng tin cho các bên bảo hiểm, mô giới hoặc chủ thể dữ liệu muốn thôi không đăng ký thành viên tại một công ty cung ứng dịch vụ như làm đẹp, mỹ phẩm,...

<b>1.2 Đặc điểm của quyền được lãng quên </b>

Từ việc phân tích khái niệm về quyền được lãng quên và các nhóm quyền tương ứng với các tình huống áp dụng của các nước trên thế giới, cụ thể hơn là trong các nước Liên minh châu Âu. Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy quyền được lãng quên có các đặc điểm như sau:

<i>Thứ nhất, chủ thể có quyền được yêu cầu lãng quên như xóa bản chất, nội dung, tính khách quan, độ chính xác, nguồn gốc, điều kiện của việc đăng tải cũng như cũng như nguy cơ về ảnh hưởng đối với người có liên quan.</i>

Quyền được lãng qn được mơ tả dưới dạng quyền được xóa của chủ thể dữ liệu, các chủ thể này có quyền tự mình hoặc u cầu xóa đi những dữ liệu mà họ khơng có lý do gì để giữ lại. Đặc điểm này được thể hiện rõ ngay trong chính khái niệm quyền được lãng quên theo quy định của Liên minh châu Âu: “Người thực hiện quyền được lãng qn của mình có thể yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân, miễn là khơng có bất kỳ lý do chính đáng nào để giữ nó” (Điều 17 Quy định 2016/679). Quyền được lãng qn có vai trị quan trọng và thứ yếu trong hệ thống các quyền cơ bản của con người. Pháp luật đương nhiên ghi nhận việc chủ sở hữu có tồn quyền đối với dữ liệu thơng tin cá nhân của mình. Tuy nhiên cũng cần phải trong giới hạn nhất định, để đảm bảo cho sự công bằng giữa quyền được tiếp cận thông tin của công chúng với quyền được lãng quên đối với chủ sở hữu dữ liệu. Dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mà nhu cầu được tiếp cận hay tự do thơng tin thì việc u cầu xóa dữ liệu đó có được thực hiện hay khơng. Trong một số trường hợp vì để mang tính chất răn đe đối với các tội phạm cũng như để giáo dục ý thức của người dân mà quyền được lãng quên không được áp dụng. Tuy nhiên, không nhất thiết mọi trường hợp đều không được áp dụng quyền được lãng quên mà cần phải dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, chủ thể dữ liệu đó trong quá khứ đã sai phạm nhưng hiện tại không đem lại mối lo ngại cho cơng chúng thì vẫn có quyền u cầu thực hiện gỡ bỏ thơng tin. Với thời đại công nghệ số, việc tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng cũng dẫn đến nhiều hậu quả như làm thiệt hại về danh tiếng của chủ thể, khó khăn trong việc tái hịa nhập,... từ nhiều lý do bất cập hay do chưa thực hiện xác thực thơng tin chính thống. Chính vì thế, quyền được lãng quên được thực hiện khi và chỉ khi mọi hành vi xâm phạm trực tiếp, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân của chủ thể dữ liệu. Điều đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

chứng minh rằng tầm quan trọng của việc đảm bảo cân bằng giữa quyền được tiếp cận thông tin với quyền được lãng quên giữa các trong nghiên cứu các điều kiện cụ thể đồng thời với việc xây dựng pháp luật về quyền được lãng quên.

<i>Thứ hai, chủ thể có quyền được lãng quên chỉ trong phạm vi nhất định.</i>

Đối với Liên minh châu Âu - được xem là cái nôi đầu tiên của quyền được lãng quên từ phán quyết của Tịa án Cơng lý Châu Âu (sau đây gọi tắt là CJEU) trong vụ Google Tây Ban Nha năm 2014, và đến nay đã ghi nhận chính thức quyền này trong Quy định về bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) năm 2016 cụ thể tại Điều 17. Theo đó, tại vụ Google khởi kiện chống lại Ủy ban Quốc gia về Thông tin và Tự do (CNIL), CJEU đã lần đầu đưa ra

<i>phán quyết về phạm vi áp dụng quyền được lãng quên, cụ thể với nội dung: “Vào năm </i>

<i>2015, Cơ quan có thẩm quyền của Pháp đã phạt Google 100k Euro vì từ chối áp dụng Quyền được lãng quên trên phạm vi toàn thế giới với toàn bộ tên miền, kể cả google.com. Để đáp lại, Google lập luận cho rằng CNIL chỉ có quyền yêu cầu áp dụng với tên miền google.fr (tên miền google tại Pháp). Trong phán quyết của Tòa án, Quyền được lãng quên được xác định áp dụng cho toàn bộ tên miền đến từ Liên minh châu Âu - nghĩa là với google.fr sẽ tương tự với google,it, google.de, google.nl,... Tịa án đã giải thích cho quyết định trên qua việc chỉ ra thực tế áp dụng Quy định bảo vệ dữ liệu chung yêu cầu sự nhất quán và hài hịa cho mọi người trên tồn Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Tòa án cũng ghi nhận thêm rằng mỗi quốc gia EU được quyền giới hạn phạm vi của pháp quyết này để bảo vệ quyền tự do thông tin và mở ra các cách tiếp cận khác biệt khắp Châu Âu có thể làm phức tạp thêm”<small>7</small>.</i>

Tuy vậy, quyền được lãng quên đi cùng với sự toàn cầu hóa trong vấn đề thơng tin dữ liệu, ngồi các quốc gia trong khu vực Châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Đức,... thì ở Châu Á các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia,... cũng đã học tập và áp dụng thực tiễn quyền này. Nhìn chung, ngồi Liên minh châu Âu, đa số các quốc gia khác có xuất hiện bóng dáng pháp luật về quyền được lãng quên đều có phạm vi áp dụng trong nội bộ quốc gia mà hiến pháp và pháp luật quốc gia đó điều chỉnh.

Mặc dù, quyền được lãng quên được ghi nhận rằng chủ sở hữu dữ liệu có quyền được phép yêu cầu gỡ bỏ, xóa bỏ thơng tin dữ liệu cá nhân của mình cho dù trước đó đã có sự đồng ý của chủ thể, tuy nhiên ở một mức độ nhất định có thể có rằng đây là những quyền mang tính hạn chế. Tính hạn chế này được thể hiện ở mặt sau đây:

Về mặt phạm vi không gian: Trong thời đại ngày nay, thơng tin chính là thứ dễ truyền đi nhất, dữ liệu cá nhân của một cơng dân Việt Nam có khả năng đã đi qua mọi chiếc máy tính, điện thoại trên tồn cõi Châu Âu mà người đó khơng hề hay biết. Điều đó dẫn đến việc xác định phạm vi của quyền được lãng quên cho dữ liệu trở nên cần thiết để tránh các sự cố về thẩm quyền, pháp luật cũng như các quan hệ kinh tế, ngoại giao,... trở

<small>7CNIL (2019), “Right to be forgotten”: the CJEU ruled on the issue”, cjeu-ruled-issue], truy cập ngày 26/04/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

[ căng thẳng nếu người dùng ở Việt Nam và người đang được xem là xâm phạm ở nước ngoài. Vấn đề trên rất dễ nhận thấy trên thực tế, các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay các trang mạng xã hội Facebook, Twitter, Tiktok rất phổ biến và có lượng người dùng cực lớn nhưng lại không hề có chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam. Từ kinh nghiệm trong hướng dẫn vận dụng về quyền được lãng quên, ví dụ như tại Điều 7 “Hướng dẫn thi hành phán quyết của Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu số C-131/12” được ban hành vào ngày 26 tháng 11 năm 2014, về phạm vi áp dụng với quyền hủy niêm yết (một quyền trong nhóm quyền được lãng quên) được áp dụng trên tồn bộ các trang web có tên miền “.eu” hay kể các các site “.com” nếu có hoạt động trên lãnh thổ Châu Âu. Theo đó, các phán quyết của Tịa án có xu hướng cơng nhận nguyên đơn có quyền này dựa trên quốc tịch của họ, nơi xảy ra vụ việc và cả nơi phát hiện dữ liệu, thông tin cá nhân bị xâm phạm. Tuy nhiên, phạm vi không gian này chỉ ra rằng việc áp dụng quyền được lãng quên chỉ xảy ra khi người khởi kiện, yêu cầu là người đến từ quốc gia, bị xâm phạm tại quốc gia mà quyền được lãng quên được pháp luật nước sở tại cơng nhận. Đặc biệt như tại Hoa Kỳ, tuy có hệ thống pháp luật được xem là tiên tiến trên thế giới, nhưng vì quốc gia này khơng cơng nhận quyền được lãng quên nên thực tiễn phán quyết chưa từng có tiền lệ về quyền này, mặc dù các công ty, tổ chức tại Hoa Kỳ thường xuyên là bị đơn, bị kiện trong các vụ việc về quyền được lãng quên nhưng đều do người dùng đệ đơn để xem xét, giải quyết bởi pháp luật và hệ thống tư pháp, tố tục tại quốc gia khác mà chủ yếu là các quốc gia Liên minh châu Âu đã công nhận quyền này mới nhất tại Quy định về Bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) năm 2016<small>8</small>.

Phạm vi không gian này cũng hạn chế một cách tương đối, như tại Nhật Bản, tại phán quyết của tịa án Saitama, tuy trước đó nước này chưa cơng nhận hay có tiền lệ về quyền được lãng quên nhưng Tịa án đã trực tiếp cơng nhận và giải thích quyền này trong qn quyết của mình. Chính vì thế, phạm vi không gian của quyền được lãng quên cũng phụ thuộc một phần vào quan điểm của từng quốc gia đối với nó. Theo lẽ đó, phạm vi này sẽ càng được mở rộng nếu càng nhiều quốc gia tiếp thu và phát triển quyền được lãng quên phù hợp với pháp luật quốc gia sở tại và thế giới. Việc đặt ra phạm vi không gian thời điểm hiện tại vì quyền được lãng qn cịn khá mới mẻ cũng như còn nhiều sự bất cập với các quyền tự do thơng tin, tự do báo chí với pháp luật một số quốc gia. Khoảng không gian của quyền được lãng quên cũng sẽ gia tăng tích cực tỉ lệ thuận với sự cởi mở và sự sẵn sàng áp dụng của hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới.

Tựu chung lại, quyền được lãng quên với chủ thể dữ liệu là một công cụ hữu hiệu trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Việc xem xét cho cá nhân này có thể áp dụng quyền này hay cá nhân kia không được áp dụng cá nhân kia không được áp dụng nằm trong hiệu lực pháp luật về không gian hay không. Với một số quốc gia như ở Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức,... (được nghiên cứu chi tiết tại chương 2 của bài) vì đã có tiền lệ hay sự cởi mở trong tiếp thu nội dung quy định của quyền được lãng quên nên chủ

<small>8Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) 2016/679 ban hành bởi Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu ngày 27 tháng 4 năm 2016 về việc giao thông dữ liệu tự do và bãi bỏ Chỉ thị 95/46/EC. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

thể được bảo vệ bởi hệ thống tư pháp sở tại; nhưng cũng có quốc gia như Hoa Kỳ chỉ công nhận một phần của quyền được lãng quên là quyền được tự nguyện xóa dữ liệu,<small>9</small>

khơng có tiền lệ và chưa có phương hướng muốn tiếp thu quy định về quyền được lãng quên ở thời điểm hiện tại. Về nội hàm và mức độ áp dụng, quyền được lãng quên có nhiều điểm đối lập, hạn chế quyền tự do ngơn luận và báo chí vốn được quốc gia này cổ xúy.<small>10</small>

Điều kiện về phạm vi không gian của quyền được lãng quên vừa đồng thời đảm bảo cho mọi cá nhân bị xâm phạm phát sinh quyền hợp pháp vừa đồng thời hạn chế các cá nhân sử dụng quyền không đúng thẩm quyền lãnh thổ gây ra áp dụng sai quy định để bảo vệ bản thân mình.

<i>Thứ ba, quyền được lãng quên chỉ được áp dụng trong điều kiện hợp pháp. </i>

Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu gỡ bỏ, xóa bỏ thơng tin dữ liệu cá nhân của mình cho dù trước đó đã có sự đồng ý của chủ thể một cách tự do. Tuy nhiên việc yêu cầu này phải phù hợp, tùy vào điều kiện hoàn cảnh và hành vi hợp pháp được thực hiện không trái với quy phạm đạo đức, xã hội, phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi lẽ việc đặt ra các điều kiện là để nhằm ngăn chặn các hành vi vì lợi ích cá nhân, thỏa mãn nhu cầu của mình mà lợi dụng việc u cầu xóa bỏ một cách tùy tiện. Nhận thức được tầm quan trọng và là một thành tố quyết định trong nhóm quyền riêng tư, quyền cơ bản của con người với tính chất đối kháng nhất định với nhau. Chính vì vậy, từ Quy định bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu (European General Data Protection Regulation) (sau đây gọi tắt là “GDPR”)năm 2014 đến các phán quyết của các Tòa án của EU hay của các quốc gia như Tây Ban Nha, Pháp, Đức,... đều đưa ra những điều kiện (tiêu chí) áp dụng quyền này để tránh xảy ra sự xung đột cũng như đặt ra những chuẩn mực chung cho các yêu cầu từ người có quyền cũng như bên bị yêu cầu và cả các Tòa án thụ lý giải quyết. Cụ thể, các điều kiện chủ yếu để quy định các khía cạnh như sau:

“Quyền xóa dữ liệu (right to erasure) trên không gian mạng đã được nêu ra trong Chỉ thị bảo vệ dữ liệu 1995<small>11</small>. Quyền xóa dữ liệu trên các nền tảng lưu giữ đã được áp dụng tương đối lâu về trước, kể từ phán quyết đầu tiên của ECHR vào 1985 dựa trên cơ sở pháp lý là bảo vệ quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân được nêu ra trong Hiến chương châu Âu về các quyền cơ bản, hay Công ước châu Âu về nhân quyền”<small>12</small>. Một cách chính thức, quyền được lãng quên (Right to be forgotten) lần đầu tiên được đề cập trong GDPR. Tại Điều 17 khoản 1 GDPR năm 2014 cho phép mọi chủ thể bị xâm phạm đến khách thể tại Điểm a, b, c, d, e, f của Điều này đều có thể yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân ấy.

<small>9 Leigh Phillips, EU toForce Social Network Sites to Enhance Privacy, GUARDIAN (Mar. 16, 2011). </small>

<small>10Ngô Thị Minh Hương, Phạm Hải Chung, “Quyền được lãng quên trong kỷ nguyên số: Thách thức của ứng dụng trí tuệ nhân tạo”, Hội thảo Trí tuệ nhân tạo và những vấn đề đặt ra với pháp luật và quyền con người, do Trường Đại học Luật Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 28/5/2019 tại Hà Nội, tr. 229-230. </small>

<small>11Chỉ thị bảo vệ dữ liệu cá nhân do nghị viện Châu Âu và hội đồng Châu Âu ban hành ngày 23 tháng 11 năm 1995 về bảo vệ các chủ thể liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân và sự truyền tải tự do của dữ liệu. </small>

<small>12Bạch Thị Nhã Nam (2021), “Quyền được lãng quên từ thực tiễn phán quyết trong phạm vi Liên minh Châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 24 (424), tr. 38-47. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Đồng thời, tại Hướng dẫn thi hành phán quyết của Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu: “Google Spain SL và Google Inc. kiện Agencia Española de Protección de Datos (AEPD) và Mario Costeja González c-131/12”<small>13</small> được ban hành vào ngày 26 tháng 11 năm 2014, Tịa án Cơng lý Châu Âu cũng đưa ra hướng dẫn thi hành gồm nhiều điều để xác định điều kiện áp dụng chung thống nhất trên Châu Âu bao gồm các nội dung như sau:

<i>Về sự cân bằng hợp lý giữa các quyền và lợi ích cơ bản<sup>14</sup>: “Theo các điều khoản của </i>

Tòa án Cơng Lý Châu Âu (sau đây gọi là Tịa, CJEU), trước mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn trong tác động của việc xử lý này đối với các quyền cơ bản về riêng tư và bảo vệ dữ liệu; như một nguyên tắc chung, quyền của chủ thể dữ liệu được chiếm ưu thế đối với lợi ích về mặt kinh tế của cơng cụ tìm kiếm và người sử dụng internet có thể truy cập vào thơng tin cá nhân thơng qua cơng cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, sự cân bằng của các quyền và lợi ích phải được thực hiện có thể phụ thuộc vào loại và độ nhạy cảm của dữ liệu và quyền được truy cập vào thơng tin đó của mọi người. Mức độ quan tâm của cơng chúng có thể sẽ lớn hơn nếu chủ thể thể dữ liệu có sức ảnh hưởng đến đời sống cơng cộng”.

Ngay tại Điều 2, Tịa án Công Lý Liên minh châu Âu đã đề cập đến tầm quan trọng trong việc cân bằng giữa các quyền và lợi ích cơ bản với quyền được lãng quên. Tịa án cho rằng các lợi ích kinh tế khi khai thác từ dữ liệu, thông tin cá nhân của cơng ty chủ quản của các cơng cụ tìm kiếm luôn phải thấp hơn, dưới quyền cơ bản về riêng tư của chủ thể đối với dữ liệu. Nhưng không phải mọi trường hợp mối quan hệ trên đều có lợi cho chủ thể dữ liệu, theo đó, trong các trường hợp cần suy xét liên quan đến loại thông tin và mức độ nhạy cảm của dữ liệu cũng như quyền được truy cập của cộng đồng (quyền tự do thơng tin) thì cơng chúng sẽ có quyền lớn hơn chủ thể nếu dữ liệu đó có sức ảnh hưởng đến cộng đồng. Điều này dẫn đến sự bất lợi của chủ thể dữ liệu trong trường hợp nêu trên và tạo ra sự cân bằng trong mối quan hệ giữa các quyền và lợi ích cơ bản của các bên thứ ba xử lý dữ liệu, cộng đồng và chủ thể dữ liệu rằng quyền được lãng quên không tuyệt đối lớn hơn hay thấp hơn quyền cơ bản trong dữ liệu, thông tin của mọi người.

<i>Về hạn chế tác động của hủy niêm yết đối với việc truy cập thông tin<small>15</small></i>: “Trên thực tế, ảnh hưởng của việc de-listing đối với quyền tự do ngôn luận của và quyền tiếp cận thông tin của cá nhân được minh chứng là rất hạn chế. Khi các đánh giá liên quan đến hoàn cảnh, Cơ quan bảo vệ dữ liệu Châu Âu (sau đây gọi tắt là DPAs) sẽ tính đến lợi ích

<small>13 Hướng dẫn thi hành phán quyết của Tòa án Công lý Liên minh châu Âu “Google Spain and inc v. Agencia Espola de Protección de Datos (AEPD) and Mario Costeja González” c-131/12 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014. </small>

<small>14 Điều 2 Hướng dẫn thi hành phán quyết của Tịa án Cơng lý Liên minh Châu Âu: “Google Spain SL và Google Inc. kiện Agencia Española de Protección de Datos (AEPD) và Mario Costeja González c-131/12 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014. </small>

<small>15 Điều 3 Hướng dẫn thi hành phán quyết của Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu: “Google Spain SL và Google Inc. kiện Agencia Espola de Protección de Datos (AEPD) và Mario Costeja González c-131/12 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

của mọi người một cách hệ thống trong việc truy cập thơng tin. Nếu lợi ích của cộng đồng lớn hơn quyền của chủ thể dữ liệu, việc hủy niêm yết<small>16</small> sẽ khơng cịn phù hợp”.

Với nội dung của Điều 3 Hướng dẫn thi hành phán quyết, quyền thay đổi, hủy niêm yết các thông tin, dữ liệu trên các nền tảng trực tuyến trong nhóm quyền được lãng quên khi áp dụng trên thực tế tỏ ra sự ảnh hưởng hạn chế đối với các quyền tự do ngôn luận. Tất nhiên, cũng như quyền được lãng quên, quyền hủy niêm yết không tuyệt đối, sẽ bị hạn chế trong trường hợp lợi ích của cộng đồng được ưu tiên đặt trước.

<i>Về không một thông tin nào được xóa từ dữ liệu gốc:<sup>17</sup></i> “Phán quyết trên nêu rõ rằng quyền này chỉ tác động vào kết quả trả ra khi việc tìm kiếm được thực hiện trên tên của một người và khơng u cầu xóa hồn tồn liên kết khỏi danh mục của cơng cụ tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là thơng tin gốc vẫn có thể truy cập qua các cụm từ tìm kiếm khác hoặc truy cập vào cơ sở dữ liệu của chủ thể phát hành”.

Trong giới hạn của phán quyết về vụ “Google Spain SL và Google Inc. kiện Agencia Española de Protección de Datos (AEPD) và Mario Costeja González c-131/12”<small>18</small>, quyền được lãng quên chỉ áp dụng lên kết quả hiện ra khi tên một người được tìm kiếm và u cầu xóa liên kết khơng áp dụng lên cả danh mục của cơng cụ tìm kiếm. Nghĩa là quyền được lãng quên trong phán quyết chỉ xóa đi những dữ liệu do hành vi chủ đích tìm kiếm thơng tin dựa trên tên của một người, còn bản thân thơng tin, dữ liệu đó vẫn vẫn tồn tại trên danh mục tìm kiếm và cơ sở lưu trữ dữ liệu của cơng cụ tìm kiếm. Trong phần hướng dẫn này của Tòa án bao gồm 9 Điều, đáng chủ yếu có nội dung từ Điều 5 đến Điều 8 cho thấy một số điểm mới, bổ sung về điều kiện, phạm vi và giải thích một số nội dung, cụ thể như sau:

<i>Điều 5: Chủ thể dữ liệu khơng có bổn phận phải liên hệ với trang web gốc: “Các cá nhân hưởng dụng quyền này khơng có nghĩa vụ liên hệ với trang web gốc để thực hiện các quyền của họ đối với cơng cụ tìm kiếm. Luật về bảo vệ dữ liệu áp dụng đối với hoạt động của cơng cụ tìm kiếm dưới vai trị kiểm sốt. Do vậy, chủ thể dữ liệu sẽ được thực hiện quyền của mình theo Chỉ thị 95/46/EC và cụ thể hơn là luật quốc gia về vấn đề này.”</i>

Căn cứ vào Điều 5 tại hướng dẫn, có thể thấy đây là một hướng dẫn mang tính có lợi cho chủ thể dữ liệu áp dụng quyền được lãng quên dễ dàng hơn, tăng tính trách nhiệm với các trang web gốc, nhất là các trang web gốc nước ngoài. Nhiều hành vi xâm phạm đến quyền được lãng quên hiện nay đến từ các công ty điều hàng trang web có trụ sở tại

<small>16 Hủy niêm yết (de-listing): Một thuật ngữ trong tài chính, trong trường hợp này là về việc hủy niêm yết thông tin, dữ liệu được đăng tải và gợi ý trên thanh công cụ của các trang tìm kiếm, các trang báo chí, truyền thơng có chứa cơng cụ tìm kiếm. </small>

<small>17 Điều 4 trong Hướng dẫn thi hành phán quyết của Tịa án Cơng lý Liên minh Châu Âu về vụ: “Google Spain SL và Google Inc. kiện Agencia Espola de Protección de Datos (AEPD) và Mario Costeja González c-131/12 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014. </small>

<small>18Điều 5,6,7,8 trong Hướng dẫn thi hành phán quyết của Tịa án Cơng lý Liên minh Châu Âu về vụ: “Google Spain SL và Google Inc. kiện Agencia Espola de Protección de Datos (AEPD) và Mario Costeja González c-131/12 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

nước ngoài so với chủ thể dữ liệu, thế nên chủ thể muốn liên hệ để thực hiện các quyền sẽ khó khăn hơn vì vị trí địa lí, cách thức liên lạc,... Do đó, Tịa án Công lý Liên minh châu Âu đã hướng dẫn chủ thể dữ liệu thực hiện quyền được lãng quên theo chỉ thị 95/46/EC và luật quốc gia, mà thông thường sẽ thông qua một q trình tố tụng và tịa án sẽ đưa ra yêu cầu với trang web gốc dựa trên kết quả của bản án.

<i>Điều 6: Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu hủy niêm yết.: “Luật pháp Châu Âu đảm bảo mọi người đều có quyền bảo vệ dữ liệu. Trên thực tế, DPAs<small>19</small> sẽ tập trung vào các </i>

<i><b>khiếu nại có mối quan hệ giữa chủ thể dữ liệu với Liên minh châu Âu, ví dụ như là với </b></i>

<i>công dân hay cư dân của quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.”</i>

Điều 6 hướng dẫn đã xác lập giới hạn về chủ thể đối với quyền được lãng quên, cụ thể ở đây là quyền yêu cầu hủy niêm yết. Theo đó hành vi xâm phạm thơng tin, dữ liệu có một trong hai bên vi phạm hoặc bên có quyền là cá nhân, cơng dân từ các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. Cơ quan bảo vệ dữ liệu của châu Âu sẽ căn cứ vào các khiếu nại gửi đến để xác định phạm vi lãnh thổ của khiếu nại có nằm trong khu vực Liên minh châu Âu hay khơng, từ đó biết được chủ thể này có quyền áp dụng quyền được lãng quên trên lãnh thổ Liên minh châu Âu.

<i>Điều 7: Phạm vi lãnh thổ có hiệu lực của quyền yêu cầu hủy niêm yết: “Để có hiệu lực đầy đủ với các quyền được nêu trong phán quyết của Tòa án, việc hủy niêm yết này </i>

<i><b>phải được thực hiện theo cách mà họ đảm bảo được bảo vệ hiệu quả và đầy đủ các quyền </b></i>

<i>của chủ thể dữ liệu cùng với tuân thủ luật pháp Châu Âu. Theo đó, giới hạn của hủy niêm yết là đối với các tên miền của châu Âu mà người dùng có xu hướng truy cập vào các cơng cụ tìm kiếm thơng qua các tên miền của quốc gia của họ không thể được xem là điều kiện đủ để đảm bảo điều kiện về quyền của của thể dữ thiệu theo pháp quyết. Trong thực tiễn, điều này có ý nghĩa là trong mọi trường hợp, việc hủy niêm yết có hiệu lực trên tất cả các tên miền có liên quan, kể cả tên miền .com”.</i>

Để củng cố thêm các yếu tố để xác định hiệu lực lãnh thổ của các đơn khiếu nại, yêu cầu áp dụng quyền được lãng quên tại Điều 6, Điều 7 của hướng dẫn đưa ra tên miền của trang web gốc thuộc thẩm quyền của Liên minh châu Âu. Theo đó, dựa trên thói quen người dùng hay sử dụng các cơng cụ tìm kiếm có tên miền tại châu Âu thế nhưng nếu chỉ giới hạn ở các tên miền này sẽ không được xem là đủ điều kiện phạm vi lãnh thổ có hiệu lực của quyền được lãng qn. Mà theo Tịa án thì mọi tên miền kể cả .com cũng đều phải được xem xét hoạt động tại châu Âu và hành vi xâm phạm dữ liệu, thông tin được thực hiện để đảm bảo hiệu quả của quyền này với chủ thể dữ liệu. Tức là phải có mối quan hệ giữa tên miền và hành vi nhằm bảo đảm các bên miền nước ngồi có hoạt động tại châu Âu bị loại trừ trách nhiệm và cũng nhằm tránh sự khẳng định mau chóng trách nhiệm của trang web gốc chỉ vì họ có tên miền tại châu Âu mà khơng đủ chứng cứ về hành vi của họ.

<small>19DPAs: Cơ quan bảo vệ dữ liệu Châu Âu - Data Protection Authorities. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Điều 8: Thông tin công khai về việc hủy niêm yết với các liên kết cụ thể: “Thực tiễn việc thơng báo cho người dùng của cơng cụ tìm kiếm rằng danh sách kết quả cho sự tìm kiếm của họ là khơng hồn chỉnh do hậu quả của việc áp dụng chính sách bảo vệ dữ liệu của EU dựa trên yêu cầu pháp lý theo quy tắc trên. Một thực tiễn như vậy sẽ chỉ được chấp nhận nếu thơng tin được trình bày theo cách mà người dùng không thể, trong mọi trường hợp, kết luận rằng một cá nhân đã yêu cầu “de-listing” các kết quả liên quan đến họ”.</i>

Điều 8 của hướng dẫn áp dụng đến việc sau khi cơng cụ tìm kiếm hủy niêm yết với các liên kết, liệu việc thông báo công khai cho những người dùng khác về việc không thể tìm kiếm đầy đủ là do các hậu quả pháp lý từ việc áp dụng chính sách bảo vệ dữ liệu của Châu Âu là có cần thiết hay khơng. Tịa án nhận định rằng việc thơng báo này là có cơ sở, các kết quả đã hủy niêm yết của một người cũng sẽ được thể hiện rằng đã được điều chỉnh chứ khơng xóa mất hồn tồn không dấu vết khiến cho người dùng hoang mang.

<b>1.3 Ý nghĩa của quyền được lãng quên. </b>

Quyền được lãng qn có vai trị quan trọng trong q trình hịa nhập với xu thế hiện nay. Với thời đại công nghệ cao, với đa dạng thông tin được truyền tải bất cứ lúc nào một cách nhanh chóng dù ở bất cứ đâu. Thiết yếu phải xây dựng và hoàn thiện quyền được lãng quên để đáp ứng nhu cầu đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Hiện nay ở một số quốc gia, vấn đề về việc xây dựng quyền được lãng quên đang nhận được sự quan tâm khá lớn cũng một phần xuất phát từ nhu cầu của con người. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì đây lại là một vấn đề mới và chưa được biết đến nhiều. Nhưng khơng vì thế mà để ngày càng hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với xu thế ngày này thì việc mở rộng áp dụng quyền này cần phải được nâng cao. Bên cạnh đó sự xuất hiện của quyền được lãng quên cũng là một dấu ấn quan trọng, mở ra nhiều tính mới trong việc áp dụng và mối quan hệ giữa các quyền cơ bản của con người. Mặc dù quyền được lãng quên không phải là một thứ quyền tuyệt đối nhưng cũng phải thừa nhận rằng nó mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề định kiến cũng như để gỡ bỏ những thông tin không đáng có. Tuy là quyền tự nhiên của một con người nhưng nó chỉ được tơn trọng, được đảm bảo thực hiện khi được quy định bởi pháp luật. Mà pháp luật là ý chí của Nhà nước, để có thể đảm bảo việc áp dụng trong khuôn khổ và an tồn đối với mơi trường xã hội. Cũng chính vì lẽ đó mà quyền được lãng qn cần phải được thừa nhận nhằm hạn chế tính chất gây hại cho xã hội, đe dọa đến chính trị, bất kỳ cá nhân nào khi thực hiện quyền cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Việt Nam ngày càng chú trọng trong việc phát triển những quy định về bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền được lãng quên là một trong những quyền thiết yếu phải có để bảo vệ mỗi cá nhân khi bị xâm hại đến các thông tin, dữ liệu cá nhân của mình một cách trái phép. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như ngày nay, bên cạnh các cơ hội nó đem lại vẫn ln tồn tại cả những thách thức lớn cho mỗi quốc gia nói chung và cá nhân nói riêng. Trước khi sự xuất hiện của Internet ra đời với các tính năng lan

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

truyền nhanh chóng và lưu trữ thơng tin dưới dạng viết, dạng lời nói nhưng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định những thông tin đó sẽ dần bị lãng quên. Sau đó khi Internet xuất hiện với các tính năng lan truyền nhanh, lưu truyền lâu và lưu trữ nhiều thông tin giúp cho thông tin tồn tại mà không bị giới hạn. Điều này dẫn đến lo ngại của cá nhân về quyền đối với dữ liệu của mình khi học có thể kiểm sốt và quyết định những thơng tin q khứ đã được công bố trên Internet. Bởi lẽ các thơng tin, dữ liệu này có thể ảnh hưởng đến chính cuộc sống hiện tại và cả tương lai của họ. Bên cạnh đó, vai trị sự ảnh hưởng của dư luận một phần cũng ảnh hưởng mạnh mẽ và đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn cho con người, nên một bộ phận không nhỏ cũng lợi dụng sự phát triển của quyền được lãng quên mà nhắm tới các mục đích gây hại, thực hiện các mưu đồ xấu, xâm phạm quyền lợi người khác. Ngày nay, mạng xã hội như một cơng cụ để mọi người có thể truy cập, liên tục, chia sẻ, tìm hiểu, trao đổi thông tin trong phạm vi ảnh hưởng rộng lớn thông qua nhiều nền tảng. Bởi vì tính chất cộng đồng, với sự tương tác cao và khả năng truyền tải, lưu trữ thơng tin khổng lồ khó kiểm sốt nên việc xảy ra trường hợp lạm dụng quyền con người để gây hại như xúc phạm, xuyên tạc, sử dụng hình ảnh trái phép, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, lợi ích cộng đồng. Chính vì vậy, cần phải xây dựng một cách nhìn nhận đúng đắn và cách thức thực hiện quyền được lãng quên vào thực tiễn một cách hợp lý và đúng đắn.

<b>1.4 Mối quan hệ giữa quyền được lãng quên với các quyền con người, quyền công dân khác. </b>

Quyền được lãng quên có mối quan hệ chặt chẽ giữa những quyền như quyền con người, quyền tự do ngôn luận, hay những quyền khác về bảo vệ thông tin cá nhân. Quyền được lãng quên thể hiện quyền được tự do quyết định về mọi thông tin hình ảnh của mình trong phạm vi nhất định. Thể hiện ý chí mong muốn được thực hiện, được tơn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của con người.

<i>Tại Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngơn luận , tự do </i>

<i>báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”</i>

Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thơng tin, là nhóm quyền tiên tiến, cốt lõi của xã hội dân chủ, phá bỏ các rào cản để tiếp cận và chia sẻ thông tin từ mọi n trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển của tồn cầu hóa và đưa Việt Nam bắt nhịp với kỉ nguyên 4.0. Thế nhưng, như những nguyên tắc chung, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thơng tin khơng phải là tuyệt đối, nó vẫn bị hạn chế nếu ảnh hưởng đến các quyền con người khác. Ranh giới đặt ra cho quyền tự do này là “không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”, trong đó có quyền được lãng quên như là một loại quyền riêng tư, quyền cơ bản của con người. quyền được tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thơng tin hướng tới cộng đồng, hướng đến việc bảo vệ lợi ích, quyền được tiếp cận, được biết của xã hội với thông tin, dữ liệu của người khác với một vấn đề gây ảnh hưởng trong xã hội. Trong khi đó, quyền được lãng quên lại bảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

vệ lợi ích cho cá nhân về thơng tin, dữ liệu, cho phép người đó tự mình quản lý, xử lý hay quyết định thơng tin theo mong muốn, lợi ích của mình. Quyền lãng qn có thể bị hạn chế trong trường hợp: những thông tin về quản lý dân cư; những thơng tin như quyết định của tịa án, án tích, hồ sơ y tế và các hồ sơ cơng khai khác. Như vậy, có thể rõ ràng nhận ra quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tự do thơng tin với quyền được lãng qn có sự kiềm tỏa nhau khi áp dụng vào các trường hợp bảo vệ lợi ích chung và riêng của cá nhân, quốc gia hay xã hội.<small>20</small>

Quyền được lãng quên và quyền riêng tư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau<small>21</small>. Về bản chất, quyền riêng tư là quyền mà cá nhân được bảo vệ những thông tin riêng tư cũng như được bảo vệ trước sự can thiệp vào đời sống cá nhân. Cả hai quyền đều hướng tới bảo vệ quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khi bị xâm phạm tới đời sống riêng tư. Tuy nhiên đối với quyền được lãng quên, bản chất của quyền được lãng quên là bảo vệ cá nhân, tổ chức khỏi những thông tin đã được công chúng biết đến và hiện tại, cá nhân, tổ chức đó khơng muốn nhắc lại và cần xóa những thơng tin đã tồn tại đó. Cịn đối tượng của quyền riêng tư là những thông tin chưa từng được cơng chúng biết đến. Có thể nói, quyền được lãng quên là một quyền mở rộng của quyền riêng tư. Quyền được lãng quên giải quyết những vấn đề liên quan đến thông tin về cả đời tư lẫn những thơng tin đã được cơng khai trước đó. Cịn quyền riêng tư không giải quyết được phạm vi về những thông tin đã được công khai từ trước. Như vậy, quyền được lãng quên và quyền riêng tư là mối quan hệ bổ trợ, mở rộng lẫn nhau. Việc phân biệt hai quyền này khơng q khó. Tuy nhiên để có chế định về quyền được lãng quên và quyền riêng tư thì cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hơn khi áp dụng với Việt Nam.

<b>Kết luận chương </b>

Qua nghiên cứu tìm hiểu nhóm tác giả nhận thấy quyền được lãng quên là một phần rất quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay. Từ việc xây dựng nội dung cho đến khái niệm, phân tích những đặc điểm này nhóm đã đi đến kết luận nhằm khẳng định rằng: quyền được lãng quên là một loại quyền không thể thiếu trong xã hội hiện nay với mục đích để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể dữ liệu với nhu cầu xuất phát từ chúng con người. Đặc biệt là trong thời đại cơng nghệ số như hiện nay thì vấn đề được tiếp cận thông tin ngày càng cao. Nhưng khơng chỉ vì những lý do đó mà tất cả những yêu cầu của chủ thể dữ liệu đều có thể được chấp nhận. Bên cạnh đó, cịn cần phải dựa vào những điều kiện áp dụng và nhu cầu tiếp cận thông tin của công chúng trong phạm vi giới hạn. Đồng thời nhóm cũng chỉ ra được quyền lãng quên cũng có mối quan hệ với những quyền khác và tác động, ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau. Chính vì những lý do đó mà nhóm tác giả nêu ra được ý nghĩa quan trọng của quyền được lãng quên đối với hiện

<small>20</small><i><small> Trần Thị Hồng Hạnh (2022), “Quyền được lãng qn trong tồn cầu hóa 4.0”, Tạp chí Pháp luật về quyền con </small></i>

<small>người, số 2 (23), tr. 104-105. </small>

<small>21 Trần Thị Hồng Hạnh (2022), tlđd số 7, tr. 104. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

trạng ngày nay thì nhu cầu bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mỗi chúng ta ngày càng phải được nâng cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Chương 2: Pháp luật về quyền được lãng quên từ thực tiễn phán quyết của một số quốc gia trên thế giới </b>

<b>2.1 Thực tiễn áp dụng từ Tịa án cơng lý Châu Âu và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. </b>

<b>2.1.1 Phán quyết của Tịa án cơng lý Châu Âu trong vụ kiện giữa Tập đồn Google Inc và Ơng Mario Costeja González lên Cơ quan bảo vệ dữ liệu Tây Ban Nha năm 2014. </b>

Trong vụ kiện Google Tây Ban Nha năm 2014<small>22</small>, Tịa án cơng lý Châu Âu đã phán quyết rằng cơng dân Châu Âu có quyền yêu cầu các công ty cung ứng dịch vụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google, phải xóa các liên kết thông tin cá nhân khi được yêu cầu nếu thơng tin đó khơng cịn phù hợp.

<i>Nội dung vụ việc: </i>

Năm 2010, Mario Costeja González - một công dân Tây Ban Nha, phát hiện ra trên công cụ tìm kiếm của Google có đường dẫn đến một bài báo đăng tải trực tuyến trên tờ báo La Vanguardia. Bài báo chứa một thông tin cũ về thông báo đấu giá một căn nhà bị thu hồi của ông González nhưng đã không còn liên quan đến ơng ấy vì tại thời điểm González phát hiện ra, vụ việc này đã được giải quyết vài năm trước đó. Phía ngun đơn đã khởi kiện u cầu xóa hoặc thay đổi thơng tin này khỏi bài báo và Google Tây Ban Nha hay Google Inc. phải xóa tất cả kết quả từ cơng cụ tìm kiếm của mình, vì cho rằng thơng tin đã vi phạm quyền riêng tư từ những kết quả Google hiển thị đến bài báo của tờ La Vanguardia. Phía bị đơn giải thích họ chỉ kiểm duyệt thơng tin trước khi đưa lên trình kết quả khi tìm kiếm, kể cả khi xóa đường dẫn, thơng tin sẽ vẫn còn trong các trang web gốc mà kết quả được tạo ra đầu tiên trên Google. Đồng thời, phía bị đơn lập luận cho rằng Google chỉ có chức năng xử lý dữ liệu chứ không điều khiển được dữ liệu này. Sau đó, Google cũng đã gỡ bỏ thơng tin kể trên ở hơn 90 trang Internet. Sau khi thụ lý giải quyết, Tịa án Cơng lý Tây Ban Nha đã gửi lên Tịa án cơng lý Châu Âu đề cập đến các vấn đề sau khi vận dụng quy định của Chỉ thị Bảo vệ dữ liệu năm 1995 (sau đây gọi tắt là chỉ thị 95/46/EC) bao gồm: 1) Cơng cụ tìm kiếm như Google có là chủ thể bị điều chỉnh bởi chỉ thị này? 2) Liệu pháp luật Liên minh châu Âu có thể áp dụng lên Google Tây Ban Nha có cơng ty chủ quản và máy chủ đặt tại Hoa Kỳ - ngoài lãnh thổ Châu Âu? 3) Cá nhân có quyền yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình khỏi khả năng truy cập thơng qua cơng cụ tìm kiếm (quyền xóa dữ liệu - quyền được lãng qn) hay khơng? Cuối cùng, trong phán quyết C-131/12 năm 2014, Tòa án công lý Tối cao Liên minh châu Âu đã ra phán quyết có lợi cho ơng González rằng: Cơng cụ tìm kiếm của các cơng ty như Google có khả năng kiểm sốt thơng tin, pháp luật về bảo vệ dữ liệu của EU áp dụng lên các công ty con phát

<small>22Phán quyết của Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu về “Google Spain and inc v. Agencia Espola de Protección de Datos (AEPD) and Mario Costeja González” C-131/12 ngày 13 tháng 5 năm 2014, truy cập 31 tháng 12 năm 2022. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

triển dịch vụ tại lãnh thổ Châu Âu (bất kể có sự hiện diện trực tiếp hay khơng) và cá nhân có dữ liệu thuộc trường hợp trên có quyền u cầu các cơng ty này xóa các liên kết có liên quan đến thơng tin, dữ liệu cá nhân của họ. Quyền này được gọi là quyền được lãng quên (Right to be forgotten).

<i>Nội dung phán quyết: </i>

Căn cứ theo phán quyết của Tòa án công lý Liên minh châu Âu (sau đây gọi tắt là CJEU) ngày 13/5/2014 với quan điểm như sau:

Về phát sinh trách nhiệm pháp lý: Google chịu trách nhiệm pháp lý trước Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là vấn đề thực hiện kiểm soát dữ liệu cá nhân vì họ điều hành một cơng cụ tìm kiếm. Vì vậy, đối với hành vi xử lý dữ liệu của công dân Tây Ban Nha là ông González, EU có thể áp dụng các quy định về bảo vệ dữ liệu với Google.

Về điều kiện lãnh thổ áp dụng pháp luật của EU: Tòa án nhận định rằng việc đặt máy chủ của công ty này dù trong hay ngồi lãnh thổ EU đều khơng ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật EU nếu vấn đề phát sinh trên lãnh thổ EU hay công ty này có chi nhánh, văn phịng đại diện hay công ty con tại một quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. Về điều kiện áp dụng quyền được lãng quên: Quyền được lãng quên không tuyệt đối, nó nằm trong tổng hịa cân bằng với các quyền cơ bản khác như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do thơng tin, báo chí.<small>23</small> Tùy vào từng trường hợp áp dụng cụ thể, sự cân bằng này có thể được thể hiện khác nhau phụ thuộc vào “bản chất của thông tin được đề cập và mức độ nhạy cảm của nó đối với đời sống riêng tư của chủ thể dữ liệu" và “sự quan tâm của công chúng đối với thông tin”. Dư luận xã hội có thể quyết định việc phát sinh quyền được lãng quên của cá nhân đó dựa trên việc họ có phải là người người nổi tiếng hay lợi ích cơng cộng có thể ảnh hưởng theo nếu áp dụng quyền này hay không? Cụ thể trong vụ việc này, lợi ích kinh tế của Google và sự quan tâm của người dân đối với các thông tin về căn nhà bán đấu giá từ lâu của ông González không vượt quá sự cần thiết ngăn chặn quyền cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân và đời sống riêng tư của ông ta.

Về nội dung quyền được lãng quên: CJEU cho rằng các cá nhân được áp dụng quyền được lãng quên trong bối cảnh các điều kiện cụ thể, khi đó, họ có quyền yêu cầu các cơng cụ tìm kiếm xóa các đường dẫn đến thông tin cá nhân họ. CJEU lý giải cơ bản điều kiện áp dụng khi thông tin cá nhân thuộc các trường hợp “khơng chính xác, khơng đầy đủ, khơng liên quan, khơng cịn liên quan hoặc vượt q mục đích xử lý dữ liệu cần thiết”.<small>24</small>

Tịa án dựa trên điểm b Điều 12 Chỉ thị Bảo vệ dữ liệu năm 1995 của Liên minh châu Âu, chủ thể dữ liệu có quyền u cầu chủ quản các cơng ty điều hành cơng cụ tìm kiếm phải xóa tất cả kết quả không phù hợp với nội dung Điều 6, điểm b Điều 12 của Chỉ thị. Đồng

<small>23 Tlđd số 21, đoạn 85. </small>

<small>24 Tlđd số 21, đoạn 93. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

thời cho phép các cá nhân này quyền yêu cầu “đính chính, xóa hoặc chặn dữ liệu mà việc xử lý dữ liệu trái các quy định của Chỉ thị này”.

Về trường hợp của ông González và Google Tây Ban Nha, Tịa án xét thấy các tiêu chí về tính chính xác và mức độ phù hợp có thể phụ thuộc nhiều vào thời điểm và thời gian trôi qua kể từ khi thông tin được đăng tải lần đầu. Vì vậy, ơng González có quyền được lãng qn trên khơng gian Internet trong tình huống này và buộc Google phải xóa những thơng tin khơng cịn liên quan đến ông ấy cũng như gỡ các đường dẫn, kết quả tìm kiếm của Google đã khơng cịn phù hợp.

<i>Phân tích phán quyết: </i>

Phán quyết của Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu (CJEU) bao gồm 2 nội dung liên quan trực tiếp đến quyền được lãng quên: Thứ nhất, phán quyết đã lần đầu ghi nhận quyền được lãng quên ở Châu Âu và trên toàn thế giới thơng qua quyết định có lợi cho ơng González có quyền được xóa - cịn được biết đến là quyền được lãng quên đối với thông tin, dữ liệu cá nhân. Thứ hai, Tòa án cũng giới hạn Quyền được lãng quên về điều kiện áp dụng vận dụng theo Chỉ thị Bảo vệ dữ liệu năm 1995 và phạm vi lãnh thổ để áp dụng quyền này.

Về việc ghi nhận lần đầu quyền được lãng quên dưới hình thức quyền được xóa: Tuy khơng phải vụ việc đầu tiên ghi nhận u cầu xóa thơng tin của cá nhân với tổ chức thứ 3 có quyền, cụ thể trước đó có vụ Bodil Lundqvist vào năm 2003<small>25</small> nhưng vụ kiện giữa ông González v. Google Tây Ban Nha năm 2014 mới thực sự mở ra hành lang pháp lý cụ thể qua một phán quyết có hiệu lực của Tòa án cao nhất của Châu Âu. Tuy không đưa ra được khái niệm chi tiết hay giải thích thuật ngữ mới là quyền được lãng quên, nhưng Tịa án Cơng lý Châu Âu (CJEU) đã đồng nhất quyền được xóa và quyền được lãng quên với nhau trong quyết định giải quyết có lợi cho ơng González. Từ đó, quyền được lãng quên ra đời với dạng thức đầu tiên là quyền được xóa đối với thông tin, dữ liệu cá nhân trên cơ sở của Chỉ thị Bảo vệ dữ liệu năm 1995.

Về điều kiện và phạm vi áp dụng quyền được lãng quên: Tòa án còn đặt ra các điều kiện lẫn tình huống cụ thể, dễ hình dung cho việc tiếp cận quyền được lãng quên trong mối quan hệ với các quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận của cá nhân. Tòa án đặc biệt chú ý đến Điều 6, Điều 12 của Chỉ thị Bảo vệ dữ liệu với Điều 6 là về yêu cầu như điều kiện cần của loại dữ liệu và Điều 12 cho yêu cầu đủ về tính chất của dữ liệu được áp dụng quyền được lãng quên. Đồng thời, Phán quyết C-131/12 trên cịn làm rõ về việc các cơng ty, tổ chức nắm quyền kiểm soát, xử lý dữ liệu mà không phải là chủ thể dữ liệu không cần phải có mặt, có trụ sở tại Châu Âu mà chỉ cần phát sinh vấn đề về dữ liệu với công

<small>25 Phán quyết của Tòa án ngày 6 tháng 11 năm 2003 vụ: “Criminal proceedings against Bodil Lindqvist” C101/01 ngày 6 tháng 11 năm 2003, truy cập ngày 01 tháng 01 năm 2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

dân quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và có đại diện, chi nhánh, văn phòng tại Châu Âu để đầy đủ đương sự theo thủ tục giải quyết tố tụng theo pháp luật Châu Âu.

<i>Bình luận phán quyết:</i>

Phán quyết C-131/12 của Tịa án công lý Châu Âu trong vụ kiện giữa Tập đồn Google Inc và Ơng Mario Costeja González lên Cơ quan bảo vệ dữ liệu Tây Ban Nha năm 2014 đã mở trang đầu tiên của việc xây dựng và phát triển quy định về quyền được lãng quên không chỉ tại Châu Âu mà đã lan đến tồn thế giới từ Đơng sang Tây. Phán quyết trên theo nhóm nghiên cứu là một nguồn quý giá và được xây dựng cẩn thận để trở thành nền tảng cho phát triển quyền được lãng quên sau này. Như đã phân tích, Phán quyết C-131/12 của CJEU ngồi là văn bản mang tính pháp lý cao đầu tiên ghi nhận quyền được lãng quên về mặt lý thuyết mà còn áp dụng thực tế hiệu quả trong giải quyết vụ kiện có thể nói là hợp lí khi bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của ơng González mà vẫn không tách rời các quy định chung của Chỉ thị Bảo vệ dữ liệu năm 1995. Theo đó, Tịa án vận dụng quy định đã có từ lâu nhưng vẫn phù hợp, linh hoạt đối với một thuật ngữ mới là quyền được xóa – tức là quyền được lãng quên. Tạo ra tính thuyết phục cho quyết định cuối cùng yêu cầu Google Tây Ban Nha phải thực hiện yêu cầu khởi kiện của bên nguyên đơn. Tòa án còn chứng minh hợp lý với bên kiện không chỉ là bên xử lý dữ liệu theo giải thích của đại diện Google Tây Ban Nha mà cịn thực tế có quyền kiểm sốt đối với dữ liệu gốc được đăng tải, từ đó bác bỏ luận điểm để né tránh trách nhiệm từ phía cơng cụ tìm kiếm, buộc phải xóa các dữ liệu cùng đường liên kết đến kết quả tìm kiếm từ cơ sở dữ liệu chính. Khơng dừng lại với việc đơn thuần giải quyết vấn đề khởi kiện, Tòa án còn đưa ra các điều kiện về nguồn gốc, tính chất dữ liệu cùng phạm vi áp dụng quyền được lãng quên trên lãnh thổ Châu Âu một cách thuyết phục. Có thể thấy các điều kiện trên vừa nhằm khắc phục việc các cơng ty đa quốc gia khơng có trụ sở tại Châu Âu nhưng có quyền kiểm sốt và thực hiện hoạt động thương mại bằng dữ liệu công dân nước thành viên Liên minh châu Âu phải có trách nhiệm và ràng buộc bởi pháp luật Châu Âu, nhất là trong việc bảo vệ quyền riêng tư về dữ liệu, thông tin cá nhân.

Tuy nhiên, việc tiếp cận quyền được lãng quên trong nội dung Phán quyết vẫn còn gặp một số bất cập, chưa phù hợp với tình hình thơng tin, dữ liệu hiện tại bây giờ như sau: Đầu tiên, quyền được lãng quên khơng được nêu lên khái niệm chính thức đồng thời được giải thích cùng với quyền được xóa dẫn đến sự đóng khung, hạn hẹp trong khả năng áp dụng cũng như là phương án giải quyết các tình huống khác. Đồng thời, tuy đưa ra điều kiện áp dụng cũng như các trường hợp hạn chế nhưng nội dung trong phán quyết quyết vẫn chưa đầy đủ đến từ Chỉ thị 1995 đã cũ không bao quát được các vấn đề về thơng tin dữ liệu. Cùng với đó, Tịa án có đề cập đến sự quan tâm của cơng chúng cùng với tính chất dữ liệu nhưng cũng không cụ thể ở mức độ quan tâm, chủ thể nào của công chúng trong lĩnh vực nào sẽ được xem xét không được áp dụng quyền được lãng quên. Phán quyết có đề cập đến tịa soạn báo La Vanguardia nhưng khơng nhắc đến vai trị của họ trong vụ việc trên, cũng như các ấn bản giấy, in truyền thống liệu có tác động đến quyền được lãng quên và chủ thể dữ liệu. Các hạn chế này đều đến từ việc CJEU giải

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

quyết dựa trên cơ sở pháp lý đã cũ chưa được cập nhật với xu thế phát triển mạnh mẽ và yêu cầu đặt ra đối với thông tin, dữ liệu trong thời kỳ tồn cầu hóa và cách mạng cơng nghiệp 4.0.

<b>2.1.2 Phán quyết của Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu trong vụ việc giữa Google (GG) và Ủy ban Quốc Gia về Thông tin và Tự do (CNIL) tại Pháp. </b>

Năm 2019, vụ việc giữa Google (GG) và Ủy ban Quốc gia về Thông tin và Tự do<small>26</small>

(CNIL) của Pháp đã làm cho Tòa án Công lý Liên minh châu Âu phải ban hành phán quyết phân định rõ hơn về phạm vi của quyền được lãng quên. Phán quyết đã phần nào thiết lập một quy tắc chung về việc hủy tham chiếu trên toàn EU liên quan đến các biện pháp ngăn chặn hoặc ít nhất là khơng truy cập vào các kết quả tìm kiếm mà khơng thuộc EU. Điều này để lại khơng gian cho các quốc gia ngồi EU tìm thấy sự cân bằng của riêng họ giữa bảo vệ dữ liệu và tự do thông tin.<small>27</small>

<i>Nội dung vụ án: </i>

Vụ việc bắt đầu từ sự kiện CNIL yêu cầu Google phải áp dụng phạm vi loại bỏ liên kết trên tất cả các phiên bản cơng cụ tìm kiếm trên toàn cầu vào năm 2015. Google đã từ chối tuân thủ và tiếp tục hủy các liên kết chỉ trên các kết quả tìm kiếm được thực hiện ở cơng cụ tìm kiếm có phần mở rộng tên miền trong EU và EFTA. Đồng thời, Google cũng bổ sung một biện pháp khác để ngăn các liên kết hiển thị trong cơng cụ tìm kiếm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Pháp (chặn truy cập dựa trên phạm vi lãnh thổ). CNIL cho rằng Google phải loại bỏ tất cả các liên kết được yêu cầu trên phạm vi toàn cầu mới là tuân thủ Chỉ thị 95/46 về việc Bảo vệ Dữ liệu của Liên minh châu Âu, của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu ban hành. Chỉ thị ra đời vào năm 1995 và là nền tảng pháp lý quan trọng cho việc thiết lập mơ hình bảo vệ quyền riêng tư đi đầu xu hướng toàn cầu<small>28</small>. Nếu chỉ áp dụng hai trường hợp mà Google đã thực hiện là phân định rõ hơn về phạm vi và thiết lập quy tắc chung về việc hủy tham chiếu trên toàn EU đều không đủ để tuân thủ đúng như Chỉ thị 95/46 và người dùng internet ở Pháp vẫn có thể truy cập các phiên bản khác bên ngoài EU (ví dụ: Google.com). Do đó, việc xóa các liên kết về một cá nhân cư trú tại Pháp chỉ mất tại phiên bản tiếng Pháp (google.fr) hoặc thậm chí khỏi tất cả các phiên bản ở các quốc gia thành viên EU khác là không đủ để bảo vệ quyền của cá nhân đó. Chính vì vậy đây được xem điều bất cập nếu tuân thủ theo các quy định trong Chỉ thị 95/46 mà cụ thể tại Điều 45 đã nêu rõ “Trong trường hợp dữ liệu có thể được xử lý trên cơ sở lợi ích cơng cộng, thơng qua các cơ quan hoặc lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc pháp nhân, bất kỳ chủ thể dữ liệu nào cũng có quyền yêu cầu xử lý dữ liệu liên quan đến

<small>28 Nguyễn Hồng Hải Đăng (2018), “Cuộc cách mạng về quyền riêng tư” tạp chí Tòa án nhân dân điện tử cơ quan của Tòa án nhân dân tối cao. [ (truy cập ngày </small>

<small>16/03/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

chính mình. Đối với các Quốc gia Thành viên có thể dựa vào các điều khoản của quốc gia đó và ngược lại”.

Sau khi CNIL có hành vi nộp đơn yêu cầu phạm vi, Google đã bảo vệ ý kiến của mình và cho rằng CNIL đã hiểu sai các điều khoản của luật. Hệ quả của việc hiểu sai dẫn đến sự coi thường các nguyên tắc "coi trọng và không can thiệp" được quy định trong luật pháp quốc tế, đồng thời vi phạm các quyền tự do ngôn luận, thông tin, truyền thơng và báo chí.

Bên cạnh đó CNIL đã yêu cầu bồi thường 100.000 EUR vì GG đã không làm đúng theo yêu cầu đưa ra, Google sau đó đã kháng cáo lên Hội đồng nhà nước (Conseil d'État) để yêu cầu hủy bỏ quyết định bồi thường 100.000 EUR<small>29</small>.

Hội đồng nhà nước đã xem xét và nhận thấy cơng cụ tìm kiếm do Google vận hành được chia thành các tên miền khác nhau theo phạm vi mỗi quốc gia, để điều chỉnh kết quả hiển thị cho phù hợp với đặc điểm, ngôn ngữ của các Quốc gia khác nhau. Khi tìm kiếm được thực hiện trên Google, về nguyên tắc hoạt động, Google sẽ tự động chuyển hướng tìm kiếm đó đến tên miền tương ứng với Quốc gia mà tìm kiếm đó được thực hiện, địa chỉ IP của người dùng Internet sẽ cho Google biết người đó đang tìm kiếm thơng tin ở Quốc gia nào. Tuy nhiên, mặc dù đã có sự sắp xếp nhưng người dùng internet vẫn bằng cách nào đó tự do thực hiện các tìm kiếm bằng cách sử dụng các tên miền khác nhau. Xét về trường hợp đó, Hội đồng Nhà nước cũng thừa nhận một thực tế rằng khả năng rất cao người tìm kiếm ở Pháp vẫn có thể tìm kiếm được các kết quả thuộc tên miền khác rộng hơn trên chính phạm vi lãnh thổ của Pháp bằng một cách nào đó, chỉ khơng thể hiển thị kết quả tìm kiếm với miền trong khu vực, nhận thấy còn một số khó khăn nghiêm trọng liên quan đến việc giải thích chỉ thị 95/46, chính vì lẽ đó Hội đồng nhà nước đã tạm hoãn vụ việc và chuyển các câu hỏi tới Tịa án Cơng lý để đưa ra phán quyết sơ bộ liên quan đến Điều 12(b) và 14(a) của Chỉ thị.

<i>Nội dung của Phán quyết: </i>

Phán quyết mang tính bước ngoặt trong vụ việc về quyền được lãng quên với người khởi kiện là Google và bị đơn là Ủy ban Quốc gia về Thông tin và Tự do (CNIL), quan điểm của Tòa như sau:

Tòa án đã cho rằng điểm b Điều 12 và điểm a Điều 14 của Chỉ thị 95/46 sẽ được hiểu theo nghĩa là, để tuân thủ các quyền được nêu trong các điều khoản thì trên thực tế, nhà điều hành cơng cụ tìm kiếm có nghĩa vụ xóa những liên kết được yêu cầu có trong danh sách kết quả đã hiển thị trên cơng cụ tìm kiếm trong trường hợp kết quả tìm kiếm trên 1 trang web hoặc do bên thứ ba xuất bản, đăng bài chứa thơng tin liên quan đến người u cầu xóa liên kết, kể cả khi tên hay thơng tin có liên quan bị xóa trước hoặc đồng thời

<small>29 Sloumarsh (2019) “Right to be forgotten' on Google only applies in EU, court rules” tạp chí The Guardian. [ (truy cập ngày 20/03/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

khỏi trang web, thậm chí là khi bản thân việc xuất bản đó là hợp pháp theo phán quyết

<i>ngày 13 tháng 5 năm 2014, Google Tây Ban Nha và Google</i><small>30</small>.

Bên cạnh đó Tịa án cũng đã căn cứ vào đoạn 10 của Chỉ thị 95/46 và đoạn 10,11 của quy định 2016/679 được trích dẫn trong phán quyết như sau:

"Đoạn 10 Chỉ thị 95/46: Xét thấy đối tượng của các quốc gia khi ban hành luật về xử lý dữ liệu cá nhân là để bảo vệ các quyền cơ bản, đặc biệt là quyền riêng tư của con người, được công nhận cả trong Điều 8 của Công ước Châu Âu về Bảo vệ Nhân quyền và các Quyền Tự do Cơ bản và trong các nguyên tắc chung của Luật Truyền thống. Vì lý do trên, việc áp dụng luật đó không được làm giảm đi bất kỳ sự bảo vệ nào mà chúng mang lại mà phải tìm cách đảm bảo mức độ bảo vệ cao trong Cộng đồng<small>31</small>”.

“Đoạn 10,11 Quy định 2016/679: Để đảm bảo mức độ bảo vệ đối với các cá nhân và loại bỏ các trở ngại đối với các luồng dữ liệu trong EU, mức độ bảo vệ quyền của mỗi cá nhân liên quan đến việc xử lý dữ liệu ở tất cả các quốc gia thành viên phải tương đương nhau. Để bảo vệ hiệu quả dữ liệu cá nhân trong khối EU ln địi hỏi phải tăng cường và quy định chi tiết về quyền của chủ thể dữ liệu và nghĩa vụ của người xử lý dữ liệu cũng như quyền hạn tương đương để giám sát và bảo đảm tuân thủ các quy tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân và các biện pháp trừng phạt tương đương đối với các hành vi vi phạm ở các quốc gia thành viên”<small>32</small>.

Các quy định trên cho thấy mục đích của Chỉ thị và Quy định được thông qua trên cơ sở Điều 16 Hiệp ước về các chức năng của Liên minh châu Âu (TFEU) nhằm đảm bảo việc bảo vệ dữ liệu cá nhân ở mức độ cao nhất trên khắp EU. Tòa án cũng cân nhắc đến việc loại bỏ tham chiếu được thực hiện trên phạm vi toàn cầu sẽ đáp ứng đầy đủ mục tiêu mà chỉ thị 95/46 cũng như quy định 2016/679 đề ra. Bởi vì Tịa cho rằng internet là một hệ thống viễn thông giống như một hạ tầng mạng dùng bộ giao thức (TCP/IP) để kết nối các thiết bị trên tồn cầu, khơng biên giới, và khi tên của một cá nhân quá phổ biến thì các liên kết có liên quan sẽ hiện lên trong danh sách tìm kiếm. Trong một thế giới tồn cầu hóa như hiện nay, việc người dùng internet thuộc phạm vi các quốc gia bên ngoài EU truy cập vào các liên kết có liên quan đến dữ liệu thuộc phạm vi của các quốc gia thành viên trong EU đã có thể tác động ngay lập tức và đáng kể đối với quyền và lợi ích của các cá nhân. Nhưng xét đến việc các Quốc gia thuộc bên thứ ba không công nhận quyền được hủy tham chiếu, hơn nữa quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là một quyền tuyệt đối, mà phải được xem xét trong mối tương quan với chức năng của nó trong xã hội, đồng thời cân bằng với các quyền cơ bản khác. Theo nguyên tắc sự tương xứng và cân bằng giữa một mặt là quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân, mặt khác là quyền tự do thông tin của người dùng internet. Tuy nhiên xét về mọi mặt của hai quyền này có thể thấy chúng cũng có sự khác nhau đáng kể đối với quy định của mỗi quốc gia trên toàn thế giới.

<small>30 Tlđd số 21 , đoạn 88. </small>

<small>31 Tlđd số 29, đoạn 4. </small>

<small>32 Tlđd số 29, đoạn 13. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Ngoài ra, mặc dù cơ quan lập pháp của EU đã có những chỉ thị và quy định để cân bằng nhưng xét thấy vẫn cịn nhiều khó khăn và chưa thể đạt được sự cân bằng khi lựa chọn việc hủy tham chiếu vượt ra khỏi phạm vi EU. Tòa cũng nhận thấy rằng Tại điểm b Điều 12 và điểm a Điều 14 của Chỉ thị 95/46 hay Điều 17 của quy định 2016/679 cũng không quy định rõ ràng. Cơ quan lập pháp EU với mục đích bảo đảm dữ liệu cá nhân đã quyết đưa đưa ra mở rộng phạm vi lãnh thổ ra ngoài các Quốc gia thành viên EU của các quyền này. Hơn nữa, hiện tại với quy định của EU khơng có quy định về nghĩa vụ của nhà điều hành công cụ tìm kiếm về việc phải chấp nhận yêu cầu hủy tham chiếu do chủ dữ liệu đưa ra. Mà tùy vào từng trường hợp, để loại bỏ tham chiếu cần phải dựa trên các điều kiện trong phạm vi nhất định dựa trên sự xem xét và quy định của Cơ quan giám sát hoặc Cơ quan giám sát của EU trên tất cả các cơng cụ tìm kiếm.

Với tất cả những quan điểm đã trình bày, Tịa án Công lý căn cứ vào điểm b Điều 12, điểm a Điều 14 của Chỉ thị 95/46 và Điều 17 của quy định 2016/679 cho rằng không yêu cầu nhà điều hành cơng cụ tìm kiếm thực hiện việc hủy tham chiếu trên toàn cầu.

Ngoài ra nếu cần thiết nhà điều hành cơng cụ tìm kiếm phải có những biện pháp đảm bảo đủ hiệu quả để bảo vệ quyền cơ bản của người dùng, bản thân biện pháp đó phải đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý và có tác dụng ngăn chặn ít nhất trong phạm vi EU nếu người dùng internet ở trong phạm vi thuộc các quốc gia thành viên EU khi truy cập vào các liên kết có liên quan đến người yêu cầu, họ sẽ không thể thấy các liên kết đó. Cuối cùng Tịa án nhấn mạnh rằng dù khơng u cầu nhà điều hành cơng cụ tìm kiếm xóa các liên kết trên phạm vi tồn cầu nhưng cũng khơng cấm, vẫn sẽ có trường hợp ngoại lệ, trong trường hợp cơ quan giám sát hoặc tư pháp của một quốc gia thành viên vẫn có thẩm quyền ra lệnh hủy tham chiếu toàn cầu nếu như đã cân nhắc theo các tiêu chuẩn bảo vệ quyền của chính quốc gia đó và thuộc các trường hợp đặc biệt cần hủy tham chiếu.

Với tất cả những quan điểm trên Tòa đã đưa ra quyết định cuối cùng như sau: khi nhà điều hành công cụ tìm kiếm chấp thuận yêu cầu hủy tham chiếu, nhà điều hành không bắt buộc phải thực hiện hủy tham chiếu trên tất cả các phiên bản của công cụ tìm kiếm, mà có thể hủy tham chiếu trên các phiên bản của cơng cụ tìm kiếm đó tương ứng với tất cả các Quốc gia Thành viên, khi cần thiết phải sử dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp, hiệu quả hoặc ít nhất là ngăn chặn triệt để người dùng internet thực hiện tìm kiếm từ Các quốc gia thành viên sẽ không thể thấy được những liên kết mà đối tượng yêu cầu hủy tham chiếu.

<i>Phân tích phán quyết: </i>

Phán quyết của Tịa án Cơng lý đã làm sáng tỏ về phạm vi áp dụng của quyền được lãng quên. Theo phán quyết của Tòa, có rất ít nguồn để giải thích theo khn khổ pháp lý của Chỉ thị và GDPR để áp dụng cho tồn cầu về quyền đó, Phán quyết của Tịa án Công lý Liên minh châu Âu trong vụ việc giữa Google (GG) và Ủy ban Quốc Gia về Thông tin và Tự do (CNIL) đã tôn trọng hệ thống pháp luật của các quốc gia ngoài EU, làm nổi bật

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

lên được những khó khăn khi ta chọn việc hủy tham chiếu tồn cầu vì quyền của công dân đối với việc tiếp cận thông tin giữa các quốc gia sẽ khác nhau do đó việc cân bằng các quyền cơ bản ở mỗi quốc gia sẽ có những kết quả khác nhau. Tịa dường như phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn khi mà phải chọn giữa việc hoặc là ủng hộ hủy tham chiếu toàn cầu để bảo vệ đầy đủ theo quyền được lãng quên nhưng lại có nguy cơ gây nguy hiểm cho tính hợp pháp của quyền trong mỗi quốc gia vì bằng cách nào đó nó có thể xâm phạm đến chủ quyền quốc gia trong việc cân bằng các quyền cơ bản, hoặc chọn hủy tham chiếu trong lãnh thổ EU mặc dù điều đó sẽ gây hạn chế quyền được lãng quên, dữ liệu cá nhân sẽ không được đảm bảo một cách chặt chẽ. Nhưng sau cùng, quan điểm của Tịa án Cơng lý có phần nghiêng về phía Google khi cho rằng google khơng bắt buộc phải xóa các liên kết được u cầu trên phạm vi toàn cầu theo Luật của EU<small>33</small>. Tính đến việc nhiều quốc gia thứ ba khơng cơng nhận quyền được lãng qn và khơng có sự rõ ràng từ cách diễn đạt của GDPR rằng cơ quan lập pháp EU muốn trao quyền được lãng quên một phạm vi vượt ra ngồi biên giới EU. Tịa án đã đi đến kết luận rằng hiện tại, theo luật của Liên minh châu Âu, khơng có nghĩa vụ phải xóa các đường liên kết trong phạm vi tồn cầu. Tòa án cũng nhấn mạnh về mục tiêu hàng đầu là bảo vệ dữ liệu cá nhân trên toàn EU<small>34</small>. Chính vì vậy, nhà điều hành phải có nghĩa vụ xóa tất cả các liên kết có thể thấy được trong phạm vi EU dù bài viết đó có nguồn gốc từ đâu ở EU và ngồi việc xóa trên toàn EU, nhà điều hành phải áp dụng thêm các biện pháp ngăn chặn, nếu cần thiết để người dùng internet trong phạm vi trong EU không thể truy cập vào liên kết ở ngồi EU. Tuy nhiên Tịa án cũng lưu ý rằng đối với tuyên bố cho rằng mặc dù luật pháp EU khơng u cầu xóa liên kết trên phạm vi tồn cầu, nhưng cũng khơng cấm nếu EU ra yêu cầu liên kết xóa dữ liệu về mình trên phạm vi tồn cầu.

Theo Tịa án, cơ quan giám sát hoặc tư pháp quốc gia sau khi cân bằng quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan theo pháp luật của chính quốc gia về bảo vệ các quyền cơ bản, có thể ra lệnh cho nhà điều hành cơng cụ tìm kiếm thực hiện xóa liên kết trên tất cả các phiên bản của cơng cụ tìm kiếm.

<i>Bình luận phán quyết:</i>

Từ những bất cập và vướng mắc về phạm vi áp dụng trong giới hạn Quốc gia thành viên EU. Phán quyết của Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu trong vụ việc giữa GG và CNIL đã mở ra bước ngoặt mới trong khuôn khổ pháp lý EU về quyền được lãng quên. Phán quyết đã chỉ rõ tương quan trong việc xử lý yêu cầu của GG đối với chủ thể yêu cầu hủy tham chiếu. Có thể thấy, việc chấp nhận yêu cầu hủy tham chiếu toàn cầu ngoài việc áp dụng cái điều kiện theo quy định của Chỉ thị 95/46 và quy định 2016/679 GDPR cần phải dựa trên nhu cầu tiếp cận của cơng chúng. Trên cơ sở đó, Tịa án đã giải thích và làm rõ các quy định này đồng thời đưa ra quan điểm về sự cân nhắc đến việc loại bỏ tham

<small>33 Tlđd số 25. </small>

<small>34 Jure Globocnik (2020), “The Right to Be Forgotten is Taking Shape: CJEU Judgments in GC and Others 136/17) and Google v CNIL (C-507/17)”, tạp chí Oxford Academic, </small>

<small>(C-[ (truy cập ngày 04/04/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

chiếu trên phạm vi toàn cầu nhằm đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể dữ liệu tối đa. Bên cạnh đó việc GG tự ý hủy tham chiếu trên phạm vi lãnh thổ EU mà không thực hiện đầy đủ yêu cầu của CNIL, tòa án đã nêu về quan điểm về vấn đề này là hợp lý. Bởi lẽ khi chủ thể dữ liệu CNIL yêu cầu GG hủy tham chiếu dữ liệu bằng cách ngăn chặn khả năng truy cập trên tất cả cơng cụ kết quả tìm kiếm mà khơng nêu rõ về phạm vi tham chiếu. Chính vì thế việc hủy tham chiếu của GG là hoàn toàn hợp lý khi chỉ áp dụng trên phạm vi giới hạn của các Quốc gia thành viên theo quy định GDPR. Tuy nhiên, GG lại không tuân thủ nếu áp dụng theo Chỉ thị 95/46 đã quy định rằng bất kỳ chủ thể dữ liệu nào cũng có quyền yêu cầu xử lý dữ liệu liên quan đến chính bản thân chủ thể đó. Dù rằng đã có quy định về vấn đề này nhưng vẫn còn nhiều bất cập và chưa rõ ràng trong việc áp dụng quyền được lãng quên trên phạm vi như thế nào. Từ những lý do mà để bảo vệ tuyệt đối giữa lợi ích cơng cộng và cá nhân dữ liệu thì cần phải thiết lập dựa trên nguyên tắc của mỗi quốc gia và phân định rõ hơn về phạm vi được áp dụng của quyền được lãng quên. Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, phán quyết cũng chưa nhận định rõ được mức độ ưu tiên giữa quyền được tiếp cận thông tin của công chứng với quyền được bảo vệ dữ liệu của chủ thể. Mà chỉ làm nổi bật quan điểm về vấn đề cân bằng các quyền ở mỗi quốc gia là khác nhau và việc quan tâm về mỗi thơng tin của mỗi quốc gia cũng hồn tồn khác nhau. Do đó cũng gây khó khăn rất lớn đến việc xử lý yêu cầu hủy tham chiếu trên phạm vi toàn cầu nếu mức độ ảnh hưởng của vấn đề này không cao. Đồng thời cũng mất nhiều thời gian trong việc xử lý cũng như liên kết dữ liệu của mỗi quốc gia, mỗi khu vực trong việc hủy tham chiếu trên tất cả các công cụ tìm kiếm với những miền tìm kiếm khác nhau. Từ phán quyết của Tòa án trong phán quyết trên cũng đã xây dựng và mở rộng thêm phạm vi hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả trong việc cân bằng giữa quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan theo các tiêu chuẩn. Tòa án đã thiết lập bằng cách đã mở rộng thêm chủ thể có quyền xem xét và ra quyết định áp dụng đối với nhà điều hành cơng cụ tìm kiếm thực hiện việc hủy tham chiếu là Cơ quan giám sát và tư pháp quốc gia. Nhìn thấy điều cần hết sức là cần thiết đối với những vấn đề mang tính chất tồn cầu hóa đặc biệt là ảnh hướng đến quyền của con người trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Đồng thời phán quyết này cũng chỉ ra được nhiều khó khăn và các hạn chế trong việc quy định pháp lý của EU chưa thực sự phù hợp với xu thế phát triển. Chưa thực sự đồng bộ hóa dữ liệu, khơng bao qt được mọi vấn đề về thông tin dữ liệu của chủ thể. Vậy nên, từ những hạn chế và thiếu sót này, cần phải có sự thống nhất giữa các quốc gia không chỉ riêng Quốc gia thành viên mà cả các quốc gia trên toàn cầu để giải quyết những bất cập, khó khăn trong các quy định mà cụ thể từ phán quyết này chưa khái quát rõ phạm vi áp dụng quyền được lãng quên và điều kiện tiếp cận thông tin, dữ liệu trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay.

<b>2.1.3 Phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức tại Karlsruhe về việc công nhận quyền được lãng quên cho tên sát nhân người Đức Paul Termann. </b>

Đầu tiên, quyền được lãng quên từ trước phán quyết này không được thừa nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật ở Đức. Tuy nhiên, các quy phạm liên quan đến Quyền này đã xuất hiện từ Luật Dân sự chung và Luật Bảo vệ dữ liệu chung của CHLB Đức

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

ngay từ trước khi Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) năm 2016 của Liên minh châu Âu có hiệu lực. Từ đó, các cơ quan tố tụng ở Đức đã ghi nhận một vài vụ kiện liên quan đến quyền được lãng quên, trong đó phải kể đến phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu vụ: “M.L. and W.W. vs. Germany”<small>35</small> liên quan đến tên sát nhân người Đức Paul Termann được tuyên bố rằng có quyền được lãng quên.

<i>Nội dung vụ việc: </i>

Một người đàn ông tên là Paul Termann bị kết án tù vì tội cố ý giết người trên một chiếc du thuyền vào năm 1982 và được trả tự do vào năm 2002. Ông ta đã bắn chết hai người và làm bị thương một người khác trong một cuộc tranh cãi trên con tàu Apollonia khi đang di chuyển trên vùng biển Caribbean. Trong vòng hai năm 1982 và 1983, tòa soạn Der Spiegel của Đức đã xuất bản ba bài báo về vụ việc trên trong nhiều ấn phẩm bằng giấy của tờ soạn này mà trong đó tên của người đàn ơng này được nhắc đến nhiều lần trước công chúng. Năm 1999, Spiegel Online GmbH (trang web trực tuyến của Tòa soạn Del Spiegel đang cịn lưu trữ thơng tin) đã đăng tải các bài báo lên kho lưu trữ trực tuyến của tạp chí, nơi mà người dùng có thể dễ dàng truy cập vào các bài viết mà khơng có bất kỳ hạn chế nào. Khi tên của Paul được nhập vào một trong những cơng cụ tìm kiếm phổ biến trên Internet, các bài báo đề cập đến tên và vụ án liên quan sẽ nhanh chóng được hiển thị, liệt kê trong số các kết quả tìm kiếm hàng đầu.

Năm 2002, Paul Termann được ra tù sau khi chấp hành xong án phạt. Cho đến năm 2009, khi lần đầu tiên người đàn ông này biết đến sự tồn tại của các bài báo, ông ta đã gửi một lá thư yêu cầu tòa soạn Spiegel Online GmbH phải xóa chúng, cho rằng chúng đã vi phạm đến các quyền của ơng ta nhưng khơng được tịa soạn chấp nhận. Sau đó, Paul Termann đã nộp đơn khởi kiện lên Tòa án Khu vực yêu cầu Spiegel Online GmbH không được đăng tải bất kỳ thông tin nào về vụ án hay nhắc đến tên của mình dưới mọi hình thức. Tịa án Khu vực khơng chấp nhận đơn của ơng ta, Paul quyết định kháng cáo lên Tịa án Khu vực Cấp cao nhưng vẫn không thành công. Khi so sánh về lợi ích giữa các bên, Tịa án Công lý Liên bang đã nhận định rằng lợi ích của công chúng đối với quyền thu thập và tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận của lớn hơn lợi ích của nguyên đơn trong việc bảo vệ quyền riêng tư của ơng ta sau đó quyết định bác bỏ đơn kiện của Paul. Toà án cho rằng cơng chúng có quyền được tiếp cận thơng tin về các sự kiện có tầm cỡ quan trọng trong lịch sử đương đại - chẳng hạn như phiên toà hay quá trình bắt giữ, xét xử các vụ án lớn mà trong đó án giết người như vụ việc nêu trên là một ví dụ. Tuy nhiên, do sự phong phú về chi tiết khi mô tả các sự kiện, một số bài viết cịn đính kèm theo hiệu ứng kỳ thị đã khiến cho thời gian rất lâu sau khi tội ác này được thực hiện, người đọc vẫn nhận thức về mức độ nguy hiểm của vụ việc nghiêm trọng hơn so với thực tế tại thời điểm đó. Bản thân Paul cũng cho rằng hành động của mình khơng đến mức thu hút nhiều sự chú ý từ cơng chúng như vậy, điều này đã ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của

<small>35 Phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu về vụ: “M.L. and W.W. VS. Germany” ngày 28 tháng 6 năm 2018, truy cập ngày 12 tháng 01 năm 2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

ông ta khi mà người này lại mong muốn được quay lại cuộc sống như bình thường, vun đắp các mối quan hệ xã hội mà không phải chịu gánh nặng về tội ác mà mình đã thực hiện trong quá khứ. Nhưng thực tế là hiện nay bất cứ khi nào nhập tên của ông ấy vào một công cụ tìm kiếm nào đó thì cũng đều cho ra các kết quả liên quan đến tội ác đó. Mặc dù người này cơng nhận rằng tội ác mình thực hiện năm 1982 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử nhưng nó khiến cho nguyên đơn cảm thấy việc này đang làm suy giảm sự nghiêm trọng sự tự do phát triển của ông ta. Đại diện của tịa soạn đã trình bày rằng kho lưu trữ trực tuyến chỉ đơn thuần là một nền tảng trình bày thụ động, nội dung của nó chỉ được lưu ý bởi những người dùng tích cực tìm kiếm thơng tin, nhằm đẩy trách nhiệm cho Google (cơng cụ tìm kiếm được nhắc đến). Sau đó, trong một phán quyết vào ngày 13 tháng 11 năm 2012, Tòa án Tối cao Liên bang đã sửa đổi phán quyết của Tòa án Cấp cao khu vực, hủy bỏ phán quyết của Tòa án Khu vực và bác bỏ vụ kiện. Ông Paul không được hưởng các quyền đã yêu cầu trong đơn khởi kiện. Tại thời điểm Tòa án Tối cao Liên bang đưa ra quyết định, các thẩm phán đã dựa trên Hiến pháp và pháp luật nước sở tại về bảo mật dữ liệu và các quyền cơ bản, đồng thời phán quyết cũng phù hợp với Chỉ thị về Bảo vệ dữ liệu năm 1995<small>36</small> của Liên minh châu Âu có hiệu lực tại năm 2012, cụ thể là tại Điều 9.

Tuy nhiên, đến năm 2018, Chỉ thị về Bảo vệ dữ liệu năm 1995 của Liên minh châu Âu đã được thay thế bởi Quy định về Bảo vệ dữ liệu (GDPR 2016/679). Theo đó, tại Điều 17 Quy định<small>37</small> này, quyền được lãng quên đã được ghi nhận khi đi kèm theo trong ngoặc đơn của Quyền được xóa. Sau đó, Ủy viên Hamburg cùng Hiệp hội thông tin và Truyền thông Đức và sau đó đã thúc đẩy một vụ khiếu nại Hiến pháp. Sau đó, một án lệ đã được phát triển biểu hiệu riêng của quyền cá nhân về quyền tự quyết thông tin. Quyền mới ghi nhận tại Điều 17 Quy định về Bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu (GDPR 2016/679) cộng thêm bối cảnh luật pháp nước sở tại lúc bấy giờ được thay đổi đáng kể theo hướng có lợi cho quyền riêng tư cá nhân, dựa vào một số quyền cơ bản của con người thơng qua Án lệ giải thích Hiến pháp Cộng hồ Liên bang Đức, ngày 28/11/2019 Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức đã ra phán quyết “ECHR, ML and WW v. Germany, judgment of 28 June 2018, nos. 60798/10 and 65599/10” buộc Google phải gỡ bỏ các thông tin liên quan đến tên sát nhân khỏi các kết quả tìm kiếm trực tuyến trên phạm vi lãnh thổ châu Âu.

<i>Nội dung phán quyết:</i>

Về phát sinh trách nhiệm pháp lý: Google có trách nhiệm trước pháp luật của Liên minh châu Âu (EU), Cộng hoà Liên bang Đức đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quyền bảo mật thơng tin và kiểm sốt dữ liệu cá nhân vì họ điều hành cả một nền tảng cơng cụ tìm kiếm có sức ảnh hưởng lớn trên phạm vi quốc tế. Vì vậy, đối với hành vi xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Đức là ông Paul Termann, Tịa án Hiến pháp Liên bang Đức có thể áp dụng các quy định của EU về bảo vệ dữ liệu với Google Germany GmbH

<small>36Điều 9 Chỉ thị 95/46/EC. </small>

<small>37 Điều 17 Quy định 2016/679. </small>

</div>

×