Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phòng Chống Tội Phạm Mua Bán, Chiếm Đoạt Mô Hoặc Bộ Phận Cơ Thể Người – Nghiên Cứu So Sánh Với Một Số Nước Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.81 KB, 97 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MƠ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI Ở VIỆT NAM. ... 1 </b>

<b>1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. ... 1 </b>

1.1.1. Mô và bộ phận cơ thể người ... 1 1.1.2. Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người: ... 2 1.1.3. Lý luận về phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. ... 5

1.3.1.1. Khái niệm về phịng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ, bộ phận cơ thể người. ... 5 1.1.3.2. Ý nghĩa của phịng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam ... 8

<b>1.2. Tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2023. ... 9 </b>

1.2.1. Thực trạng của tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam. ... 9 1.2.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam. ... 13 1.2.3. Động thái của tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023. ... 15 1.2.4. Tính chất của tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam. ... 17

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 21 CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI Ở VIỆT NAM. ... 23 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>2.1. Nguyên nhân, điều kiện khách quan của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô </b>

<b>hoặc bộ phận cơ thể người. ... 23 </b>

2.1.1. Nguyên nhân từ sự chênh lệch giữa cung và cầu trong hoạt động cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người. ... 23

2.1.2. Nguyên nhân từ mặt trái của nền kinh tế thị trường. ... 27

<i>2.1.3. Nguyên nhân từ chính sách pháp luật. ... 27 </i>

2.1.4. Nguyên nhân từ sự phát triển của mạng xã hội nhưng thiếu kiểm duyệt chặt chẽ từ cơ quan chức năng. ... 28

<b>2.2. Nguyên nhân, điều kiện chủ quan thuộc về bản thân người phạm tội ... 29 </b>

<i>2.2.1. Nguyên nhân từ tâm lý của người phạm tội. ... 29 </i>

2.2.2. Nguyên nhân từ trình độ văn hố và sự ổn định nghề nghiệp của người phạm tội. ... 30

2.2.3. Nguyên nhân từ giới tính của người phạm tội. ... 31

2.2.4. Nguyên nhân từ độ tuổi của người phạm tội. ... 32

2.2.5. Nguyên nhân từ xu hướng hoạt động theo tổ chức của người phạm tội. ... 33

<b>2.3. Nguyên nhân, điều kiện từ phía nạn nhân. ... 34 </b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 34 </b>

<b>CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ PHỊNG, CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MƠ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI CHO VIỆT NAM. ... 35 </b>

<b>3.1. Thực trạng phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong giai đoạn 2018 - 2023. ... 35 </b>

3.1.1. Thực trạng phịng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người của Việt Nam. ... 35

3.1.2. Kinh nghiệm phòng, chống hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của Mĩ. ... 42

3.1.3. Kinh nghiệm phòng, chống hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của Trung Quốc. ... 50

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>3.2 Một số giải pháp bảo đảm hiệu quả phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. ... 57 </b>

3.2.1. Giải pháp phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người từ phạm vi gia đình, nhà trường, xã hội. ... 57 3.2.2. Giải pháp phòng, chống tội phạm mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người xuất phát từ nguyên nhân của hệ thống chính trị. ... 62 3.2.3. Giải pháp phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người từ hành vi người phạm tội. ... 66 3.2.4. Giải pháp phịng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người với nguyên nhân từ chính sách pháp luật. ... 71

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... 73 KẾT LUẬN ... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<b>PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU </b>

<i><b>Bảng 1.4.1.(a) Tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở </b></i>

<i>Việt Nam (2018 - 2023). </i>

<i><b>Bảng 1.4.1.(b) Tỷ trọng tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người bị </b></i>

<i>khởi tố, điều tra so với tổng số vụ án hình sự ở Việt Nam (2018 – 2023). </i>

<i><b>Biểu đồ 1.4.2.(a) Cơ cấu tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể </b></i>

<i>người theo giới tính. </i>

<i><b>Biểu đồ 1.4.2.(b) Cơ cấu tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể </b></i>

<i>người theo độ tuổi. </i>

<i><b>Biểu đồ 1.4.3.(a) Biểu đồ tổng quan tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ </b></i>

<i>phận cơ thể người đã xét xử ở Việt Nam (2018 - 2023). </i>

<i><b>Bảng 1.4.3. Mức độ tăng, giảm số vụ khởi tố mới, số bị can phạm tội mua bán, chiếm đoạt </b></i>

<i>mô hoặc bộ phận cơ thể người trên toàn quốc, so với năm 2018 là năm định gốc (100%) </i>

<i><b>Biều đồ 1.4.3.(b) Mức độ tăng, giảm số vụ khởi tố mới, số bị can phạm tội mua bán, chiếm </b></i>

<i>đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trên toàn quốc, so với năm 2018 là năm định gốc (100%) </i>

<i><b>Bảng 3.1.2.(a) Số lượng người hiến tạng hằng năm theo dữ liệu từ OPTN. </b></i>

<i><b>Bảng 3.1.2.(b) Số ca chờ ghép tạng qua các năm từ giai đoạn 2017 - 2022 tại Mỹ. Bảng 3.1.2.(c) Khoảng cách giữa số lượng nguồn cung nội tạng và nhu cầu ghép tạng. Bảng 3.1.2.(d) Tổng số vụ bn bán người vì các mục đích. </b></i>

<i><b>Bảng 3.1.2.(e) Số ca hiến tạng, ghép tạng và chờ ghép tạng hợp pháp tại Mỹ. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Mua bán mô, bộ phận cơ thể người là vấn đề nhức nhối của mỗi quốc gia và có xu hướng gia tăng đáng kể trên phạm vi toàn thế giới. Hành vi mua bán nội tạng không những xâm hại đến quyền con người, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng của nạn nhân mà cịn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình trật tự, an tồn xã hội cũng như những chuẩn mực về đạo đức xã hội.

Mua bán nội tạng là thị trường béo bở khi thu về lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với những loại tội phạm khác. Đơn cử, vào cuối năm 2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã khám phá đường dây mua bán nội tạng người với giá “siêu khủng”, với mức lợi nhuận từ 400-600 triệu đồng trong mỗi ca cắt ghép thận từ người này sang người khác, lợi nhuận chỉ sau mua bán ma tuý. Trong khi đó, người bán nội tạng chỉ được trả một nửa số tiền của người mua cho một lần phẫu thuật cắt bán, thậm chí có người bán thận nhưng đến nay chưa nhận được tiền của nhóm tội phạm này. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người do hồn cảnh q khó khăn hoặc bị lừa vào đường dây buôn bán tạng đã bán đi nội tạng của chính mình. Theo Cục cảnh sát PCTP về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, tội phạm mua bán người có tính quốc tế hóa, khơng chỉ diễn ra ở duy nhất một quốc gia, khu vực nào, hoạt động thành những mạng lưới, đường dây mua bán. Trong đó, địa bàn mua bán chủ yếu từ Việt Nam là sang Trung Quốc, ngồi ra cịn sang các nước như Lào, Đài Loan, Nam Phi, Campuchia… Ước tính có đến hàng chục ngàn vụ mua bán nội tạng người trái phép xảy ra hàng năm, nhưng trên thực tế, con số này có thể lớn hơn rất nhiều. Ở Việt Nam mỗi năm có đến hơn 1.000 ca ghép tạng, nhưng rất khó để xác minh được là có trái phép hay khơng.

Có thể thấy, hiện nay, hoạt động mua bán mơ, bộ phận cơ thể người tại Việt Nam và trên thế giới ngày càng gia tăng và diễn ra hết sức phức tạp, nghiêm trọng với các phương thức và thủ đoạn vô cùng tinh vi khiến cho việc đấu tranh, phịng chống tội phạm này vơ cùng khó khăn. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng hoạt động phịng, chống tình hình tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phịng, chống tình hình tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người là vấn đề mang ý nghĩa cấp thiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Trong nước: </b>

- Lê Xuân Lục (2013), “Sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung BLHS hiện hành liên

<i>quan đến hành vi mua bán mô, bộ phận cơ thể người”, (09), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. </i>

- Đồng Nông Phúc (2019), “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

<i>trong BLHS 2015 và một số bất cập”, Tạp chí Tồ án nhân dân điện tử. </i>

- Nguyễn Thành Trung (2022), “Tội mua bán, chiếm đoạt mô và bộ phận cơ thể người

<i>trong BLHS 2015”, Tạp chí Tồ án nhân dân điện tử. </i>

- Nguyễn Thanh Ngân (2022), “Nâng cao hiệu quả phòng, ngừa đấu tranh với tội phạm

<i>mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người Việt Nam hiện nay”, (06), Tạp chí tồ án nhân dân. </i>

- Phan Thị Phương Hiền, “Bàn về Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam”, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

(3) Luận văn thạc sĩ, nghiên cứu khoa học:

<i>- Đồng Nông Phúc (2019), “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong BLHS năm 2015”, LVTS, ĐH Luật Hà Nội. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>- Vũ Thị Thái Anh, Bùi Thị Thuỳ Linh (2019), “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người - Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự một số nước khác trên thế giới”, Đại học Luật Hà Nội. </i>

<i>- Lê Viết Hùng (2022), “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người - Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam”, LVTS, Đại học Luật Thành phố Hồ </i>

Chí Minh.

(4) Tài liệu khác:

- Lê Quang Trí “Tội phạm hóa hành vi liên quan đến mua bán bộ phận cơ thể người”

<i>Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Bình Dương, 2016. </i>

- Nguyễn Hoàng Phúc, Nguyễn Thúy An, Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Tiến Thành, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Vui, Bùi Nghĩa. “Tuyên bố Istanbul về chống mua bán

<i><b>tạng và du lịch ghép tạng - Giải pháp áp dụng tại Việt Nam”, Trung tâm Điều phối ghép </b></i>

<i>tạng Quốc gia, (2022). </i>

<b>2.2. Quốc tế: </b>

- Capron, Alexander M., and Francis L. Delmonico (2015), “Preventing Trafficking in Organs for Transplantation: An Important Facet of the Fight against Human Trafficking.”

<i>Journal of Human Trafficking, vol. 1, no. 1, pp. 56–64. </i>

- United States, Congress, O'Regan, Katarina C. (2021), “International Organ

<i>Trafficking: In Brief” Congressional Research Service [CRS] Reports. </i>

- Bain, Christina, et al. (2018), “Organ Trafficking: The Unseen Form of Human

<i>Trafficking.” ACAMS Today </i>

- Del Mar Lomero-Martínez, María, et al. (2017), “Trafficking in Human Organs and

<i>Human Trafficking for Organ Removal: A Healthcare Perspective.” Journal of Trafficking and Human Exploitation, vol. 1, no. 2, pp. 237–256. </i>

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu </b>

Bài viết nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn xung quanh các vấn đề tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc các bộ phận cơ thể người tại Việt Nam, những vấn đề, nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới hành vi tội phạm. Bên cạnh đó, nhóm đã nghiên cứu, so sánh với một số nước và kinh nghiệm xoay quanh vấn đề này, từ đó đưa ra những giải pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

giải quyết, nâng cao hiệu quả của việc phòng chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc các bộ phận cơ thể người tại Việt Nam.

<b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

- Để thực hiện được nghiên cứu này nhóm nghiên cứu đã đặt ra những vấn đề sau nhằm tìm hiểu đào sâu vào đề tài nghiên cứu, cho một góc nhìn chủ quan và phù hợp với khách quan nhất.

- Nghiên cứu lý luận, giải thích chung về tội phạm học, pháp luật hình sự, lý luận chung về mơ, bộ phận cơ thể người. Từ đó khát quát hoá vấn đề trong đề tài, nguyên nhân và điều kiện, tình hình của loại phạm tội này tại Việt Nam và một số nước khác.

- Nghiên cứu số liệu thực tế tại Việt Nam, nước ngoài những hành vi phạm tội mua bán chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người. Từ đó đưa ra cái góc nhìn khách quan đánh giá chính xác vấn đề của nghiên cứu.

- Nghiên cứu các giải pháp tuyên truyền pháp luật, tăng cường giáo dục, quy định nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống loại tội phạm này ở trung ương đến địa phương cũng như ở nước ngồi, từ đó đúc kết áp dụng tại Việt Nam.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận, quy định của pháp luật hình sự và tình hình, nguyên nhân của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

- Về khơng gian: Nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu tình hình, nguyên nhân của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trên phạm vi cả nước Việt Nam. Bên cạnh đó, cơng trình cũng nghiên cứu tình hình, kinh nghiệm phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người ở Mỹ và Trung Quốc.

- Về thời gian: Cơng trình nghiên cứu tình hình, nguyên nhân của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2023.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận </b>

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đấu tranh phòng, chống tội phạm.

<b>5.2. Phương pháp nghiên cứu </b>

Đề tài sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội chủ yếu là phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.

- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu, thông tin từ các vụ án điển hình về Tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người từ các chủ thể phòng ngừa tội phạm.

- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các số liệu thu thập được, xem xét và đánh giá thực tiễn phòng, chống Tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, tiêu biểu là Mỹ và Trung Quốc.

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Đưa ra các lý luận và đi sâu vào các vấn đề liên quan đến Tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và thực tiễn phòng, chống tội phạm này. Từ đó đi đến các kết luận, kinh nghiệm hỗ trợ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

<b>6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận </b>

Đề tài nghiên cứu sẽ khắc họa, làm rõ nét, diễn đạt và giải thích chi tiết tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người qua đó đóng góp, hồn thiện lý luận về phịng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người ở nước ta, có thể trở thành tài liệu tham khảo, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu về phịng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ, bộ phận cơ thể người cũng như các vấn đề có liên quan.

<b>6.2. Ý nghĩa thực tiễn </b>

Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hỗ trợ cho cơng tác phịng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ, bộ phận cơ thể người ở nước ta hiện nay và trong tương lai đồng thời nâng cao ý thức người dân về loại tội phạm này cũng như phục vụ cho hoạt động giáo dục, bổ sung kiến thức về tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người tới cá nhân và

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cộng đồng. Các cơ quan nhà nước có vai trò trong hoạt động phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người và các cá nhân, tổ chức khác có thể sử dụng đề tài nghiên cứu như tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức, nâng cao trách nhiệm cũng như xây dựng kế hoạch, phương hướng hành động và đề ra các giải pháp đề nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống tội phạm.

<b>7. Cơ cấu của đề tài </b>

Cơng trình được cấu trúc thành 03 chương như sau:

<i><b>Chương 1: Một số vấn đề lý luận và tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc </b></i>

<b>bộ phận cơ thể người ở Việt Nam. </b>

<i><b>Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể </b></i>

<b>người ở Việt Nam. </b>

<i><b>Chương 3: Thực trạng phòng, chống và một số giải pháp bảo đảm hiệu quả phòng chống </b></i>

tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người cho Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MƠ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI Ở VIỆT NAM. </b>

<b>1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. </b>

<b>1.1.1. Mô và bộ phận cơ thể người </b>

Theo khoản 1 Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác

<i>2006: “Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người”. Có bốn loại mơ trong cơ thể: mơ biểu bì, mơ cơ, </i>

mô liên kết, mô thần kinh. Mỗi loại mô được cấu tạo cho những chức năng nhất định<small>1 </small>. Trong thực tiễn, các mô hay được dùng để cấy ghép bao gồm: (i) Về mắt là giác mạc và củng mạc; (ii) Về da là các mô da, trung bì; (iii) Về cơ xương là các mơ xương, sụn, dây chằng; (iv) Về tim mạch là các mô cấu tạo van tim và mạch dẫn.

Theo khoản 2 Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác

<i>2006: “Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mơ khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”, được các hệ thống cơ quan như </i>

hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn,... hỗ trợ thực hiện các chức năng. Trong đó, năm bộ phận của cơ thể người: não, tim, phổi, thận và gan là những cơ quan quan trọng mà một con người cần để tồn tại. Bất cứ vấn đề nào xảy ra với một trong các cơ quan này cũng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người.

Về thai nhi, đây không là mô, cũng không là bộ phận cơ thể người do “bào thai hình thành khơng nhằm mục đích phục vụ các chức năng sinh lý cho cơ thể người mẹ”<small>2</small>. Do đó, thai nhi khơng thể là đối tượng của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận con người trên thực tế.

<small>1 National Cancer Institute, “Cancer Registration & Surveillance modules”, </small>

<small>[ (Truy cập ngày 25/03/2023) </small>

<small>2</small><i><small> Vũ Thị Thái Anh, Bùi Thị Thuỳ Linh (2019), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người - Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự một số nước khác trên thế giới, Đại học Luật Hà Nội, tr.11 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>1.1.2. Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người: </b>

<i><b>Thứ nhất, Điều 154 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS) quy </b></i>

định về Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người:

Theo đó, Điều 154 BLHS quy định hai tội danh: Tội mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người và Tội chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Cấu thành tội phạm được phân tích như sau:

<i>(i) Về mặt khách thể: </i>

Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy định tại Điều 154, thuộc chương XIV - BLHS. Do đó, khách thể loại<small>3</small> của tội phạm này là tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Đối tượng tác động của tội này là mô, bộ phận cơ thể con người đã tách ra khỏi cơ thể người hoặc mô, bộ phận cơ thể người đang sống.

<i>(ii) Về mặt khách quan: </i>

Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người có cấu thành hình thức vì mặt khách quan chỉ quy định hành vi khách quan của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc. Hành vi khách quan được thể hiện qua hành vi mua bán và hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Mặt khác, phần quy định của tội phạm này là quy định giản đơn, tức không mô tả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm mà chỉ nêu tên hành vi phạm tội.

<i>(iii) Về mặt chủ quan: </i>

Theo khoản 1 Điều 154 BLHS chỉ quy định dấu hiệu lỗi là bắt buộc, khơng quy định dấu hiệu động cơ, mục đích là dấu hiệu định tội. Cụ thể, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Theo đó, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy trước hậu quả từ hành vi của mình nhưng vẫn mong muốn hậu quả phát sinh. Do dấu hiệu động cơ, mục đích không là dấu hiệu định tội nên người phạm tội thực hiện tội phạm với bất cứ động cơ, mục đích nào, chỉ cần thoả mãn hành vi khách quan và yếu tố lỗi, thì vẫn được xem là phạm tội này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>(ii) Về mặt khách quan: </i>

Tội mua bán người để lấy bộ phận cơ thể người có cấu thành hình thức vì mặt khách quan chỉ quy định hành vi khách quan của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc. Hành vi khách quan được thể hiện qua hành vi mua bán mua bán người để lấy bộ phận cơ thể. Cụ thể, đó là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân để chuyển giao nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân<small>5</small>. Ngoài ra, thủ đoạn phạm tội có thể là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác. Trên thực tế, dù cùng có hành vi mua bán người để lấy bộ phận cơ thể nhưng hậu quả pháp lý xảy ra sẽ khác nhau.

<i>(iii) Về mặt chủ quan: </i>

Điều 150 BLHS chỉ quy định dấu hiệu lỗi là bắt buộc, không quy định dấu hiệu động cơ, mục đích là dấu hiệu định tội. Cụ thể, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Do dấu hiệu động cơ, mục đích không là dấu hiệu định tội nên người phạm tội thực hiện tội phạm với bất cứ động cơ, mục đích nào, chỉ cần thoả mãn hành vi khách quan và yếu tố lỗi, thì vẫn được xem là phạm tội này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Theo Điều 12 và Điều 21 BLHS, chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự<small>6</small>.

<i><b>Thứ ba, điểm d khoản 3 Điều 151 BLHS Tội mua bán người dưới 16 tuổi để lấy bộ phận cơ thể người. </b></i>

Tội phạm này có dấu hiệu như tội mua bán người. Sự khác biệt chỉ tập trung vào dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm. Tuỳ thuộc vào mức tuổi của người bị mua bán là người từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc dưới 16 tuổi mà định tội danh khác nhau. Nếu mua bán người dưới 16 tuổi thì mới cấu thành tội phạm này (Điều 151 BLHS). Nếu mua bán người từ đủ 16 tuổi trở lên thì cấu thành Tội mua bán người (Điều 150 BLHS).<small>7</small>

<i><b>Thứ tư, về tội giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân tại điểm h khoản 1 Điều </b></i>

123 BLHS.

<i>(i) Về mặt khách thể: </i>

Tội giết người để lấy bộ phận cơ thể người được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 123, thuộc chương XIV - BLHS. Do đó, khách thể loại<small>8</small> của tội phạm này là tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Còn khách thể trực tiếp của tội này là tính mạng - quyền thiết thân của con người. Đối tượng tác động của tội này là con người đang sống với ý nghĩa là một thực thể tự nhiên.

<i>(ii) Về mặt khách quan: </i>

Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi tước bỏ trái phép tính mạng của người khác. Hành vi khách quan này phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả nạn nhân tử vong. Đối với trường hợp giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Đây là trường hợp giết người vì mục đích để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân và khi có bộ phận cơ thể của nạn nhân, người phạm tội có thể dùng để thay thế bộ phận đó cho mình hoặc cho người thân của mình hoặc để bán cho người khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>(iii) Về mặt chủ quan: </i>

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp là khi người phạm tội nhận thức được hành vi giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả thiệt hại về tính mạng có thể xảy ra nhưng vẫn mong muốn hậu quả phát sinh.

Mục đích của tội phạm để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là dấu hiệu để định tội giết người với định khung tăng nặng là lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân. Tuy nhiên, nếu vì quá căm tức, uất ức hoặc bị kích động mạnh mà người phạm tội sau khi giết nạn nhân đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân để thỏa mãn sự căm tức, uất ức hoặc kích động mạnh thì khơng thuộc trường hợp phạm tội này. Động cơ của tội phạm này là để thay thế bộ phận đó cho mình hoặc cho người thân của mình hoặc để bán cho người khác. Động cơ phạm tội trong trường hợp này khơng là dấu hiệu định tội.

<i><b>(1) Phịng ngừa tội phạm. </b></i>

Phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và tính nhà nước nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, hạn chế và loại

<small>9</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm – Quyển 1), NXB Hồng Đức, tr.131 - 132. </small></i>

<small>10</small><i><small> Nguyễn Ngọc Hòa (2022), “Bộ luật Hình sự - Cơ sở pháp lí quan trọng của chống để phòng ngừa các tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (12), tr.4. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Về cơ bản, phịng ngừa tội phạm là ngăn khơng cho tội phạm xảy ra.

Nội dung của phòng ngừa tội phạm được chia làm hai nội dung: Phòng ngừa xã hội và phòng ngừa bằng sự cưỡng chế:

Phòng ngừa xã hội là khắc phục các nguyên nhân và điều kiện phạm tội bằng các biện pháp xã hội (cải thiện các quan hệ xã hội, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xóa bỏ các tình huống, hồn cảnh phạm tội làm cho tình hình tội phạm khơng có cơ sở phát sinh và tồn tại). Phòng ngừa xã hội có khả năng xóa bỏ tận gốc tội phạm nên cần được ưu tiên nghiên cứu và thực hiện trên thực tế.

Phòng ngừa bằng sự cưỡng chế là phát hiện, xử lý tội phạm, tập trung vào các hoạt động điều tra, xét xử, cải tạo người phạm tội.

Chủ thể phòng ngừa tội phạm là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ như: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, các cơ quan hành chính, cơng dân…<small>11</small>

Phịng ngừa tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là hoạt động sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và tính nhà nước để ngăn không cho tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người xảy ra. Phòng ngừa tội phạm này gồm phòng ngừa xã hội và phòng ngừa bằng sự cưỡng chế:

Phòng ngừa xã hội sử dụng các biện pháp tác động đến quan hệ xã hội để tội phạm khơng có khả năng xảy ra, các quan hệ xã hội có thể được kể đến là: quan hệ về kinh tế, xã hội (điều kiện về kinh tế xã hội tác động đến con người), quan hệ giáo dục (cơ sở giáo dục - học sinh, sinh viên, học viên), quan hệ quản lý (cơ quan quản lý - người bị quản lý), quan hệ xã hội cá nhân (quan hệ hàng xóm, láng giềng; quan hệ bạn bè…). Bên cạnh đó, phịng ngừa xã hội cịn có xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người để đảm bảo pháp luật được thực thi hiệu quả và tồn diện, cơng tác quản lý được bảo đảm. Đồng thời, việc loại bỏ các tình huống, hồn cảnh phạm tội cũng cần được ưu tiên để tội phạm không thể diễn ra. Tình huống phạm tội của tội phạm này có thể là yếu tố cấu thành nên động cơ phạm tội hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Ngoài ra, giáo dục về tính nguy hiểm của tội phạm

<small>11</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Tội phạm học, NXB Hồng Đức, tr.276 - 277. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người và giá trị của quyền được sống, được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của con người để tác động trực tiếp đến nhận thức của con người.

Phòng ngừa bằng sự cưỡng chế là các hoạt động phát hiện, xử lý tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, trong đó, điều tra, xét xử, cải tạo người phạm tội là những hoạt động trọng tâm. Quá trình điều tra, xét xử phải được tiến hành nhanh chóng và kịp thời, đồng thời cũng phải đảm bảo được tính cơng bằng, minh bạch. Việc cải tạo người phạm tội cũng được chú trọng để điều chỉnh hành vi, nhận thức của người phạm tội về hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

<i><b>(2) Chống tội phạm. </b></i>

Chống tội phạm là hoạt động phát hiện và xử lý tội phạm đã xảy ra. Đối tượng của hoạt động này là tội phạm đã xảy ra, sử dụng các phương tiện pháp lý là Bộ Luật Hình sự và Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Chống tội phạm là một trong nhiều biện pháp của phòng ngừa tội phạm nhưng vẫn có tính độc lập so với phịng ngừa tội phạm.

Chống tội phạm có giá trị phịng ngừa tội phạm dù tội phạm đã xảy ra ở việc phát hiện tội phạm kịp thời, ngăn không cho hành vi phạm tội được tiếp diễn và tái phạm. Đồng thời, chống tội phạm còn hướng đến răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội.<small>12</small>

Chủ thể chống tội phạm là các cơ quan có trách nhiệm điều tra, truy tố và xét xử tội phạm: cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án.

Chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là hoạt động phát hiện và xử lý tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đã xảy ra thông qua sử dụng phương tiện pháp lý là Bộ Luật Hình sự và Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Tội mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người được quy định ở Điều 154 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Ngoài ra cịn có các Tội phạm liên quan được quy định trong BLHS 2015 là: Tội mua bán người để lấy bộ phận cơ thể người theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 150; Tội mua bán người dưới 16 tuổi để lấy bộ phận cơ thể người theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 151; Tội giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân tại điểm h khoản 1 Điều 123. Do chống tội phạm là một trong nhiều biện pháp của phòng ngừa tội phạm nên chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người sẽ mang giá

<small>12</small><i><small> Nguyễn Ngọc Hịa (2022), “Bộ luật Hình sự - Cơ sở pháp lí quan trọng của chống để phịng ngừa các tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (12), tr.5. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

trị của phòng ngừa tội phạm này, thể hiện ở các hoạt động như đã đề cập ở trên là điều tra, xét xử, cải tạo người phạm tội, hướng tới phát hiện tội phạm một cách kịp thời và ngăn chặn sự tái phạm.

Như vậy, phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là q trình có sự kết hợp, tạo điều kiện phát triển qua lại giữa phòng ngừa và chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trước, trong và sau khi tội phạm đã xảy ra.

<b>1.1.3.2. Ý nghĩa của phịng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam </b>

Với thực trạng và tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, có sự mở rộng về quy mơ và đa dạng hóa phương thức thực hiện tội phạm, trên hết là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người mà tội phạm này gây ra, việc phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là hoạt động cấp thiết và tất yếu, cải thiện các khía cạnh, lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội.

Phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trước hết sẽ ngăn ngừa hành vi phạm tội của các cá nhân, tổ chức, giảm thiểu tình hình tội phạm. Để thực hiện, Nhà nước phải chú trọng đến hoàn thiện đạo đức, nhân cách con người, tập trung vào giáo dục và cải tạo môi trường xã hội, đầu tư vào các ngành kinh tế, ngành y tế, phúc lợi xã hội… để con người có được tạo điều kiện phát triển mọi mặt trong môi trường an tồn và lành mạnh. Từ đó, nhận thức của con người về tội phạm này sẽ được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện, ngăn chặn các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.

Bên cạnh đó, phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người cịn đem lại lợi ích về mặt quản lý cho nhà nước bởi nhà nước có thể kiểm sốt hiệu quả hơn tình hình tội phạm này ở Việt Nam thơng qua tác động đến quan hệ xã hội, hoàn thiện thể chế pháp luật. Đồng thời, ngân sách nhà nước cho các hoạt động điều tra, xét xử và cải tạo người phạm tội có thể giảm xuống, đặc biệt là trong thực trạng các tội phạm về mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người thường tinh vi, có tổ chức, có tính chất chun nghiệp, quy mơ xun quốc gia làm tiêu tốn nhiều ngân sách nhà nước trong công tác điều tra, xét xử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Phịng, chống tội phạm là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quản lý đời sống xã hội, đề ra những biện pháp, phương hướng kịp thời, phù hợp để đẩy lùi tình hình tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

<b>1.2. Tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2023. </b>

<b>1.2.1. Thực trạng của tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam. </b>

Thực trạng của tình hình tội phạm là thơng số về lượng của tình hình tội phạm, phản ánh tổng số tội phạm đã được thực hiện, tổng số người phạm tội và các tội phạm đó ở một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Nghiên cứu thực trạng của tình hình tội phạm yêu cầu nghiên cứu cả thông số tội phạm rõ và tội phạm ẩn.

<i><b>(1) Thông số tội phạm rõ: </b></i>

Thông số tội phạm rõ trong thực trạng của tình hình tội phạm là tồn bộ những hành vi phạm tội đã xảy ra trên thực tế và chủ thể thực hiện các hành vi đó đã bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự ở từng đơn vị hành chính - lãnh thổ hay trên phạm vi toàn quốc, trong những khoảng thời gian nhất định và được ghi nhận trong thống kê hình sự.

<i><b>Bảng 1.4.1.(a) Tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở </b></i>

<i>Việt Nam (2018 - 2023)</i><small>13</small>

<b>Năm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

2023<small>14</small> 2 4 0 0 1 8

(Nguồn: Toà án nhân dân tối cao, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Cơng an)

Theo số liệu nhóm nghiên cứu thống kê từ Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án và Cục Cảnh sát hình sự Bộ Cơng an được thể hiện ở Bảng 1.4.1.(a), từ năm 2018 đến năm 2023, về Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, số vụ khởi tố mới là 19 vụ với 43 bị can, truy tố 9 vụ với 18 bị can và đưa ra xét xử 9 vụ với 17 bị cáo bị kết án.

Có thể thấy, các vụ án được xét xử về tội phạm này giảm dần theo từng năm với năm 2018 không ghi nhận số vụ được xét xử nào, từ 2019 - 2022, mỗi năm 2 vụ và nửa đầu năm 2023 xét xử 1 vụ. Con số 9 vụ - 17 bị cáo trong 5 năm được đem ra xét xử là không nhiều so với các tội phạm khác ở Việt Nam dù tội phạm này có tính chất nguy hiểm cao và tình hình mua bán, chiếm đoạt mơ và bộ phận cơ thể người vẫn diễn ra nhiều trên thực tế. Tuy nhiên, số liệu từ các vụ khởi tố mới cũng cho thấy dù số lượng vụ án xét xử không đổi nhưng thực trạng tội phạm vẫn nhiều biến động.

<i><b>(2) Thông số tội phạm ẩn: </b></i>

Thơng số tội phạm ẩn trong thực trạng của tình hình tội phạm là tồn bộ các tội phạm thực tế đã xảy ra cùng các chủ thể gây ra các tội phạm đó, song cịn bị che đậy đối với các cơ quan chức năng của nhà nước hoặc khơng thể xử lý theo pháp luật hình sự hoặc đã xử lý nhưng khơng có trong thống kê tội phạm của từng thời kỳ.<small>15</small>

Tội phạm ẩn khách quan là tội phạm đã xảy ra nhưng cơ quan chức năng hồn tồn khơng có thơng tin về tội phạm cho nên tội phạm không bị xử lý và không đưa vào thống kê hình sự. Phần ẩn khách quan của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người tồn tại do:

Thứ nhất, xuất phát từ chính bản thân nạn nhân bán thận cho những “cị”, “mồi” mua bán mô, bộ phận cơ thể người không thông báo cho cơ quan chức năng. Những nạn nhân

<small>14 Nghiên cứu trong quý 1, quý 2 năm 2023. </small>

<small>15</small><i><small> Phạm Văn Tỉnh (2000), “Nghiên cứu tình hình tội phạm”, Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, tr. 78. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

của tội phạm này thường trong tình trạng thiếu tiền, túng quẫn, cần tiền để giải quyết khó khăn của cuộc sống (người bán nội tạng); hoặc cần nội tạng để cấy ghép nhằm chống chọi với bệnh tật, kéo dài sự sống (người mua nội tạng). Do đó, họ dễ dàng bị các đối tượng mua bán nội tạng nhắm đến và dễ bị dụ dỗ mua/bán nội tạng để có tiền ngay lập tức/có được nội tạng phù hợp nhanh chóng. Trên thực tế, có khơng ít trường hợp chính nạn nhân là người tự tìm đến các cị mồi để giúp mình mua/bán nội tạng, do đó cho rằng việc mình mua/bán nội tạng cũng là hành vi vi phạm pháp luật nên không tố giác tội phạm. Một số khác do mặc cảm, tự ti vì mình từng là nạn nhân của tội phạm này nên không dám thông báo cho cơ quan chức năng.

Thứ hai, xuất phát từ nhân chứng, gia đình nạn nhân. Đa phần là do sự thụ động, thờ ơ, hoặc thiếu hiểu biết nên dẫn đến lo sợ, cho nên dù biết về tội phạm nhưng không thông báo cho cơ quan chức năng biết.

Thứ ba, xuất phát từ quá trình khám phá tội phạm của cơ quan điều tra. Cụ thể, đa phần các vụ án được khởi tố đều xuất phát từ tin báo của người dân, nạn nhân, và rất ít trường hợp cơ quan điều tra có thể khám phá tội phạm mà không dựa vào những tin báo án. Do đó, có thể thấy rằng, vẫn tồn tại nhiều thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan kiểm tra, thanh tra nên tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người chưa được phát hiện một cách chủ động.

Thứ tư, người phạm tội lợi dụng kẽ hở của pháp luật về việc hiến tạng tự nguyện. Cụ thể, trong quá trình nghiên cứu về các hội nhóm kết nối người mua/bán nội tạng trên mạng xã hội, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc mua bán nội tạng đều thể hiện dưới hình thức, vỏ bọc hiến tạng tự nguyện. Tuy nhiên, các bên có đưa điều kiện cụ thể, đặc biệt là về tiền bồi dưỡng. Có thể thấy từ sau khi bị phát hiện đường dây mua bán nội tạng qua các hội nhóm trên các trang mạng xã hội (Facebook) vào năm 2018 (phóng sự VTV) thì cách thức tiếp

<i>cận nạn nhân của các cò mồi trở nên tinh vi hơn khi mà dùng những cụm từ “Hiến thận cứu người - Gia đình có hậu tạ cao”; “Hỗ trợ hiến thận không pháp lý”; “Hiến thận bồi dưỡng cao”,... Đây là sự đánh tráo khái niệm nhằm hợp pháp hóa việc mua bán nội tạng. </i>

Bởi lẽ, hiến tặng dù là tự nguyện nhưng yếu tố lợi ích, vật chất lại là yếu tố quyết định cho sự tự nguyện này thì việc tặng cho này khơng đảm bảo ngun tắc tự nguyện, khơng vì mục đích thương mại.

<i><b>(3) Tỷ trọng tội phạm mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người so với tỷ trọng các loại tội phạm xâm phạm trật tự xã hội nói chung. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Số vụ án và số bị can về các tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người đã bị khởi tố chiếm tỷ lệ thấp (21,94% số vụ/ 16,14% số bị cáo) so với những loại tội phạm khác.(0.0654% số vụ/0.0686% số bị can). Cụ thể, có 19 vụ án/ 43 bị can đã bị khởi tố về tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người trong tổng số 203,697 vụ án/ 414,604 bị can đã bị khởi tố trên toàn quốc trong 5 năm.

<i><b>Bảng 1.4.1.(b) Tỷ trọng tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người bị </b></i>

<i>khởi tố, điều tra so với tổng số vụ án hình sự ở Việt Nam (2018 - 2023)<small>16</small></i>

<b>Năm </b>

<b>Tổng số vụ, bị can phạm tội TTXH nói chung </b>

<b>Trong đó: Án mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận </b>

<b>cơ thể người </b>

<b>Tỷ lệ Số vụ </b>

<b>(1) </b>

<b>Số bị can (2) </b>

<b>Số vụ (3) </b>

<b>Số bị can (4) </b>

<b>Số vụ (3/1) </b>

<b>Bị can (4/2) </b>

<small>[Bộ Công an công bố số liệu thống kê năm 2022 (bocongan.gov.vn)] </small>

<small>Bộ Công an, Bộ Công an sơ kết công tác Quý I/2023 và triển khai nhiệm vụ công tác Quý II/2023. (Truy cập ngày 23/07/2023) [Bộ Công an sơ kết công tác công an Quý I/2023 và triển khai nhiệm vụ công tác Quý II/2023 (bocongan.gov.vn)] </small>

<small>17 Quý 1, quý 2 năm 2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>1.2.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam. </b>

Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng, mối tương quan giữa nhân tố bộ phận và tổng thể của tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định. Các chỉ số về cơ cấu của tình hình tội phạm chỉ rõ đặc điểm lượng - chất của tính nguy hiểm cho xã hội của tình hình tội phạm, chỉ rõ chỉ số các đặc điểm của nó; có ý nghĩa rất cơ bản đối với việc tổ chức phịng ngừa và việc phân hóa thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp luật hình sự. Trên cơ sở số liệu thu thập được, tội mua bán mô, bộ phận cơ thể người trong 05 năm qua có một số cơ cấu như sau:

<i><b>(1) Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm về nhân thân</b></i><small>18</small><i><b>: </b></i>

<i>- Về giới tính: Kết quả thống kê cho thấy, ở Việt Nam, tỷ lệ nam giới phạm tội cao hơn </i>

nữ giới tới 70.8%.

<i><b>Biểu đồ 1.4.2.(a) Cơ cấu tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể </b></i>

<i>người theo giới tính </i>

(Nguồn: Tồ án nhân dân tối cao, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an)

<i>- Về độ tuổi: Theo thống kê của Cục Hình sự Bộ Cơng an, bị can có độ tuổi từ 25 đến </i>

35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 28 đối tượng, chiếm 65.1%; đối tượng dưới 25 tuổi có 8 đối tượng, chiếm 18.6%, đối tượng trên 35 tuổi có 7 đối tượng, chiếm 16.3%. Trong 19 vụ đã khởi tố, có 2.3% nữ có độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi. Ngồi ra, khơng ghi nhận số vụ nào có đối tượng là người chưa thành niên phạm tội trên phạm vi toàn quốc.

<i><b>Biểu đồ 1.4.2.(b) Cơ cấu tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể </b></i>

<i>người theo độ tuổi </i>

<small>18 Xem thêm tại Phụ lục 2. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

(Nguồn: Toà án nhân dân tối cao, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Cơng an)

<i>- Về quốc tịch: Trong giai đoạn nghiên cứu không xuất hiện trường hợp người phạm tội </i>

có quốc tịch nước ngồi bị xử lý hình sự. Số liệu thống kê cho thấy, 100% người phạm tội có quốc tịch Việt Nam. Như vậy, đa phần người phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người đều nhắm đến nạn nhân là người sống cùng quốc gia, có cùng quốc tịch với mình.

<i><b>(2) Cơ cấu tội phạm theo địa bàn phạm tội. </b></i>

Dựa trên số vụ khởi tố mới từ năm 2018 đến quý 1, quý 2 năm 2023, nhận thấy trong tổng số 18 vụ có 16 vụ xảy ra ở Hà Nội, 1 vụ xảy ra ở Thừa Thiên - Huế và 1 vụ mua bán nội tạng xuyên biên giới (vốn xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy, Hà Nội là điểm nóng của tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người khi chiếm đến 89% tổng số vụ khởi tố mới. Nguyên nhân cho sự chênh lệch này là do Hà Nội nổi tiếng với những bệnh viện chuyên về cấy ghép nội tạng như bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Quân Y 103,... Trong đó, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là địa điểm diễn ra các vụ án đã được xét xử nhiều nhất, với tỷ lệ 45%, xếp liền sau là bệnh viện Quân Y 103 với tỷ lệ là 22%.

<i><b>(3) Cơ cấu tội phạm hoạt động theo tổ chức. </b></i>

Theo số liệu về các vụ khởi tố mới từ Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an, trong tổng số 19 vụ được phát hiện, điều tra thì có tới 10 vụ là các đối tượng hoạt động có tổ chức, tức chiếm hơn 50%. Đồng thời, hơn 61% bị can hoạt động có tổ chức bị khởi tố trong giai đoạn 2018 - 2023.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>1.2.3. Động thái của tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023. </b>

Động thái của tình hình tội phạm (hay diễn biến của tình hình tội phạm) là những thơng số về lượng của tình hình tội phạm. Nó thể hiện sự vận động, thay đổi, của thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm trong một khoảng thời gian xác định. Động thái của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm, ổn định tương đối của tình hình tội phạm nói chung hoặc một nhóm tội phạm hoặc một tội phạm cụ thể xảy ra trong khoảng thời gian nhất định, trên một địa bàn nhất định<small>19</small>.

Thực tế, việc nghiên cứu, phân tích động thái của tình hình tội phạm sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ thực trạng của tình hình tội phạm hơn, khái quát được khuynh hướng phát triển của nó, đồng thời chỉ ra được nguyên nhân, điều kiện tội phạm diễn ra. Ngoài ra, để dự báo xu hướng phát triển của tình hình tội phạm cũng như đề ra các kế hoạch phòng ngừa tổng thể, nhà nghiên cứu cần phân tích diễn biến của tình hình tội phạm trong thời gian dài.

<i><b>Biểu đồ 1.4.3.(a) Biểu đồ tổng quan tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người đã xét xử ở Việt Nam (2018 - 2023) </b></i>

(Nguồn: Toà án nhân dân tối cao)

Biểu đồ 1.4.3.(a) cho thấy trong 5 năm từ năm 2018 đến năm 2023, ngành Toà án đã xét xử 9 vụ mua bán mô, bộ phận cơ thể người (thường là thận, gan) với 16 bị cáo bị kết án. Như vậy, số lượng các vụ được xét xử là như nhau qua từng năm, tuy nhiên có sự tăng

<small>19 Đỗ Thành Trường, “Một số vấn đề về tình hình tội phạm ma tuý trên toàn quốc (2007-2017), (Phần 1)”, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. [Một số vấn đề về tình hình tội phạm ma túy trên toàn quốc (2007-2017) (Phần 1) (vksndtc.gov.vn)] (Truy cập ngày 20/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

cao về số lượng người phạm tội. Sự gia tăng số bị cáo cũng cho thấy tội phạm ngày càng được thực hiện với quy mô mở rộng hơn, có thêm nhiều đồng phạm và tổ chức, tiêu biểu là vụ án duy nhất được thống kê trong nửa đầu năm 2023 khi chỉ một vụ án mà có tận 8 bị cáo bị đưa ra xét xử (Vụ án mua bán nội tạng xuyên biên giới do Tôn Nữ Thị Huyền cầm đầu), cho thấy tính chất nguy hiểm ngày càng tăng của tội phạm này.

<i><b>Bảng 1.4.3. Mức độ tăng, giảm số vụ khởi tố mới, số bị can phạm tội mua bán, chiếm </b></i>

<i>đoạt mô, bộ phận cơ thể người trên toàn quốc, so với năm 2018 là năm định gốc (100%) </i>

<b>vụ án hằng năm (%) </b>

<b>Số bị can </b>

<b>Mức độ tăng, giảm số bị cáo hằng năm (%) </b>

(Nguồn: Toà án nhân dân tối cao, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Cơng an)

<i><b>Biều đồ 1.4.3.(b) Mức độ tăng, giảm số vụ khởi tố mới, số bị can phạm tội mua bán, </b></i>

<i>chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người trên tồn quốc, so với năm 2018 là năm định gốc (100%) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

(Nguồn: Toà án nhân dân tối cao, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Cơng an)

Bảng 1.4.3, Biểu đồ 1.4.3.(b) thể hiện số vụ khởi tố mới trong cả giai đoạn có xu hướng giảm xuống. Trong 2 năm 2021 và 2023 số vụ án có xu hướng giảm so với các năm trước liền kề, năm giảm nhiều nhất là năm 2021 với mức giảm 75%, năm giảm ít nhất là năm 2022 với mức giảm 25% so với năm gốc. Tuy nhiên, năm 2020 chứng kiến sự gia tăng số vụ khởi tố mới với mức tăng 25% so với năm 2018. Về số bị cáo, trong cả giai đoạn, số bị cáo có xu hướng giảm dần, năm giảm cao nhất là năm 2021 với mức giảm 75%, năm giảm thấp nhất là năm 2022 với mức giảm 12% so với năm gốc; trong 2 năm 2019 và 2022 số bị cáo có xu hướng tăng so với các năm trước liền kề. Nhìn chung, số vụ và số bị cáo phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người qua các năm so với năm 2018 cho thấy các tội phạm này trên tồn quốc có xu hướng giảm cả về số vụ và số người phạm tội trong giai đoạn nghiên cứu.

Có thể thấy, dù số các vụ án xảy ra thực tế trong năm được các cơ quan công an điều tra, khởi tố và số vụ được Toà án xét xử trong năm đều ghi nhận xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn tồn tại sự chênh lệch, dẫn đến việc số vụ xét xử không phản ánh toàn diện sự tăng cao của số vụ phạm tội trên thực tế. Sở dĩ tồn tại “độ trễ” này là do quy trình điều tra, tố tụng cần nhiều thời gian. Do đó, trên cơ sở số vụ án được điều tra, khởi tố, nhóm nghiên cứu nhận thấy được rằng tình hình tội phạm mua bán mơ, bộ phận cơ thể người có xu hướng giảm xuống trong tồn bộ giai đoạn nghiên cứu.

<b>1.2.4. Tính chất của tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam. </b>

Tính chất của tình hình tội phạm thể hiện ở số lượng của các tội phạm nguy hiểm nhất cho xã hội trong cơ cấu của tình hình tội phạm cũng như các đặc điểm nhân thân của những người thực hiện tội phạm. Tính chất của tình hình tội phạm được làm sáng tỏ thông qua cơ cấu của nó<small>20</small> (GS Võ Khánh Vinh). Tính chất của tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô và bộ phận cơ thể người ở Việt Nam được thể hiện như sau:

Thực trạng của tình hình tội phạm theo số liệu thống kê được qua từng năm có xu hướng giảm (Bảng 1.4.1.(a)) nhưng tính chất nguy hiểm của tội phạm lại ghi nhận sự gia tăng. Cụ

<small>20</small><i><small> Đỗ Thành Trường, “Một số vấn đề về tình hình tội phạm ma tuý trên toàn quốc (2007-2017) (Phần 2)”, Viện kiểm </small></i>

<small>sát nhân dân tối cao. [Một số vấn đề về tình hình tội phạm ma túy trên toàn quốc (2007-2017) (Phần 2) (vksndtc.gov.vn)] (Truy cập ngày 22/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

thể, các đối tượng có thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức và có tính chun nghiệp. Đa số các vụ đều được thực hiện bởi một đến hai đối tượng - thường là môi giới, làm trung gian mua bán nội tạng trong nước. Tuy nhiên, các đường dây mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người xun quốc gia vẫn ln hiện hữu, có sự cấu kết của rất nhiều đối tượng. Đồng thời, tội phạm còn được thực hiện bằng nhiều phương tiện, từ dụ dỗ trực tiếp cho đến thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như mạng xã hội Facebook, Zalo…

Các bị cáo phạm Tội mua bán, chiếm đoạt mô và bộ phận cơ thể người đa số là nam và phân bố chủ yếu trong độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi. Có thể thấy người phạm tội đều đang trong độ tuổi lao động, khơng có nghề nghiệp ổn định, kinh tế khó khăn, nhiều trường hợp đang lâm vào nợ nần nên kiếm tiền thông qua hành vi thực hiện tội phạm (thường là môi giới, trung gian, tổ chức cấy ghép bộ phận cơ thể người).

Địa bàn hoạt động của tội phạm đa phần đều tập trung ở các thành phố lớn như Thủ đơ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, những nơi tập trung nhiều bệnh viện lớn của cả nước, có nguồn cầu lớn về nội tạng. Với các đường dây mua bán xuyên quốc gia thì bên cạnh Việt Nam thì nạn nhân thường bị đưa sang các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Campuchia… Bên cạnh đó, tội phạm này cịn hoạt động trong các hội nhóm về mua bán, cấy ghép nội tạng trên các trang mạng xã hội.

Tội phạm này cũng có cách thức hoạt động đa dạng khi các đối tượng có thể tiếp cận trực tiếp nạn nhân hay những người có nhu cầu ở bệnh viện hoặc đăng bài môi giới trên các hội nhóm kín, tư vấn qua tin nhắn, điện thoại với người mua hoặc bán. Hơn thế nữa, hành vi mua bán trái phép được núp bóng dưới hình thức hai bên mua bán trên cơ sở tự nguyện, khơng phát sinh mục đích lợi nhuận hay giữa các bên có quan hệ huyết thống. Với những vụ có quy mơ lớn, những người phạm tội cịn được phân công công việc cụ thể, thành một hệ thống chuyên nghiệp như: người môi giới, người nuôi dưỡng,...

Hiện nay, ở nước ta, số lượng các vụ án về tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người theo tổ chức, theo đường dây dần được phát hiện ngày càng nhiều. Cách thức thức tổ chức, vận hành của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người khác theo tổ chức là cách thức mà các tổ chức tội phạm này hoạt động và thủ đoạn các nhóm tơi phạm này sử dụng để tiếp cận nạn nhân. Có thể hệ thống một số cách thức hoạt động của loại tội phạm này như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i><b>Thứ nhất, có sự phân cơng vai trị, nhiệm vụ cụ thể. Như trong vụ án Tôn Nữ Thị </b></i>

Huyền, việc tìm kiếm người bán thận trên mạng internet, đưa người đi xét nghiệm ở bệnh viện (Đào Đức Hai Việt đảm nhận, hưởng thù lao 15 triệu đến 25 triệu/quả thận), nuôi dưỡng người bán thận, đưa người bán thận sang Campuchia và về Việt Nam, đến thanh toán tiền mua thận đều được phân công cho các đối tượng cụ thể.

<i><b>Thứ hai, thủ đoạn các nhóm đối tượng này sử dụng đối với nạn nhân tinh vi, nguy hiểm, </b></i>

được xây dựng thành một quy trình cụ thể, có các bước, cách thức thực hiện rõ ràng. (i) Đầu tiên, nhóm đối tượng sẽ tiến hành tìm kiếm nạn nhân. Trước đây, khi mạng xã hội chưa phát triển, việc tiếp cận nạn nhân thường được thực hiện trực tiếp tại các địa điểm như bệnh viện, phòng khám,... Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, theo Cục Cảnh sát Hình sự, các đối tượng sẽ lập các hội, nhóm mua bán thận, ghép thận trên các trang mạng xã hội để tập hợp những người có nhu cầu bán thận.<small>21</small> Theo Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Cơng an), qua trinh sát, cơng an phát hiện có hàng trăm, thậm chí cả nghìn người/nhóm kín ghép thận. Sau khi tiếp cận được người có nhu cầu ghép thận, đối tượng sẽ trao đổi riêng về mua, bán. Việc tiếp cận như thế này vừa bí mật, vừa đảm bảo khó bị phát hiện bởi cơ quan điều tra.

(ii) Bước thứ hai, sau khi đã tiếp cận và trao đổi với nạn nhân, các đối tượng sẽ tiến hành tổ chức nuôi chờ ghép tạng, đồng thời tiến hành các xét nghiệm để tìm người mua nội tạng phù hợp về các chỉ số.

(iii) Tiếp theo, các đối tượng đẩy giá cao nội tạng đối với người mua, nhưng lại trả một số tiền thấp cho người bán nội tạng để hưởng chênh lệch. Có trường hợp đối tượng môi giới thu từ người ghép 800 triệu đồng đến 1 tỉ đồng/thận, nhưng người bán chỉ nhận 200 - 250 triệu đồng/thận. Với mỗi trường hợp môi giới, tổ chức mua bán thành công, đối tượng hưởng lợi từ 150 đến 250 triệu đồng.

(iv) Trong giai đoạn chuẩn bị lấy nội tạng, các đối tượng hợp thức hóa giấy tờ bằng việc làm giả các giấy tờ, tài liệu để đưa người mua, người bán vào các bệnh viện phẫu thuật ghép tạng với một vỏ bọc hiến tạng tự nguyện vì mục đích nhân đạo. Theo Thượng tá Đinh Văn Trình, Phó trưởng phịng 5, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Cơng an), các đối tượng có thể in ấn, làm giả con dấu, giấy tờ, sau đó đưa vào các bệnh viện, các trung tâm nơi có tổ chức ghép và thu lợi nhuận rất lớn. Nếu như thời gian trước các đối tượng hưởng lợi khoảng 150

<small>21</small><i><small> Hà Minh, “Lập nhóm kín mua bán nội tạng người”, Báo Tiền Phong, [</small></i><small>ban-noi-tang-nguoi-post1507931.tpo] (Truy cập ngày 23/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

đồng/ca ghép thận thì bây giờ có thể lên tới 600 - 700 đồng. Những người có nhu cầu mua (ghép) bộ phận cơ thể người thường ở trong hoàn cảnh đặc biệt, nhiều trường hợp đấu tranh giành giật sự sống nên cố gắng tìm đủ mọi cách làm theo hướng dẫn của đối tượng phạm tội, chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn miễn đạt được mục đích của mình, thậm chí che giấu cho hành vi phạm tội.

(v) Bên cạnh đó, các đối tượng khơng những móc nối với nhau, mà cịn dụ dỗ những nạn nhân vào đường dây mua bán tạng của mình. “Nhiều đối tượng hoạt động phạm tội trước đây từng là nạn nhân của loại tội phạm này nên biết được nhu cầu và lợi nhuận cao, đã câu kết, móc nối với các đối tượng khác hình thành đường dây hoạt động phạm tội” (theo Đinh Văn Trình).

(vi) Ngoài ra, để tạo sự thuận lợi cho việc mua bán nội tạng, các đối tượng còn liên kết với các cơ sở y tế thực hiện tội phạm. Theo ông Nguyễn Huy Quang - vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) - khi đề cập đến vấn đề nhức nhối "mua bán tạng" tại hội thảo tăng cường nguồn hiến mô, bộ phận cơ thể người do Bộ Y tế tổ chức tại TP.HCM, ông nhận thấy rằng: “Với mô tạng, người bán và người mua sẽ khơng thể thực hiện được nếu khơng có các cơ sở khám chữa bệnh. Đây là mối quan hệ tay ba giữa người mua, người bán và các bệnh viện”. Tương tự, khi đặt vấn đề trong ngành y có người tiếp tay cho buôn bán tạng hay không? GS.TS Trần Ngọc Sinh - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội ghép tạng Việt Nam - khẳng định “có” nhưng “anh em không muốn nhắc tới, sợ đụng chạm”. “Nó giống như con đà điểu chui đầu xuống cát thơi. Với đà điểu nó muốn tắm cát thơi, cịn con người muốn trốn tránh một sự việc khó nói” - GS Sinh ví von. Theo GS Sinh, việc bn lậu mô tạng không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà hiện đang là vấn đề nhức nhối toàn cầu, thậm chí có trường hợp “người bệnh chưa chết nhưng nói chết rồi để lấy tạng”. Cho rằng mua bán tạng là vấn đề nhạy cảm nhưng “không thể né tránh”, ông Nguyễn Huy Quang cho biết đến nay vẫn chưa có số liệu cụ thể liên quan đến việc xử lý hình sự các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật này<small>22</small>.

<i><b>Thứ ba, tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người theo tổ chức có </b></i>

cách thức hoạt động ngày càng tinh vi và khó lường hơn trước, thể hiện ở những đặc điểm sau:

<small>22</small><i><small> Hoàng Lộc, “Nhức nhối nạn mua bán tạng: Biết buôn bán tạng nhưng nhắm mắt cho qua”, Báo Tuổi trẻ, </small></i>

<small>[20210322122658652.htm] (Truy cập ngày 23/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Người nhận và hiến tạng có thể đến từ các nước khác nhau và nơi đặt các phòng cấy ghép bộ phận cơ thể người thường được đặt ở một quốc gia thứ ba. Điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho mạng lưới tội phạm vì người nhận và người hiến tạng khơng có kiến thức về các quy định pháp luật và chính sách địa phương, họ dễ dàng bị lừa dối về tính bất hợp pháp của giao dịch, không thể liên lạc với nhân viên y tế địa phương, bị cô lập và phụ thuộc vào những người môi giới, và cuối cùng, các cơ quan chức năng địa phương rất khó theo dõi người nhận và người hiến tặng nước ngoài.<small>23</small> Nhiều nạn nhân khơng có nhu cầu bán tạng nhưng bị lừa bởi các hình thức ngụy tạo như ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao nhưng thực chất là bị đưa đi bán nội tạng.

(ii) Các đối tượng sẽ đăng bài tìm tạng ở các hội nhóm trên các trang mạng xã hội. Các hội nhóm này có thể do chính nhóm tội phạm đó lập ra và vận hành. Các hoạt động trên mạng thường khó được kiểm soát nên các đối tượng liên hệ với người có nhu cầu thơng qua tin nhắn riêng hay gọi điện thoại để tránh kiểm tra từ cơ quan chức năng. Hành vi cấy ghép nội tạng nếu diễn ra ở trong nước thường được núp bóng dưới các hình thức như hiến tặng tự nguyện, có mối quan hệ về nhân thân giữa người nhận và cho,...những hình thức này được các đối tượng ngụy tạo tinh vi, khó xác minh được tính hợp pháp khi đối tượng có sẵn những kịch bản phù hợp cho từng vụ.

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Thơng qua Chương 1, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, các lý luận chung về mô và bộ phận cơ thể người đã được đề cập để có sự khái quát chung đối tượng tác động của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Thứ hai, trên cơ sở phân tích quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, công trình làm rõ các nhóm hành vi mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở các tội danh khác nhau, bao gồm các tội: Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154 BLHS), Tội mua bán người để lấy bộ phận cơ thể người (điểm b khoản 3 Điều 150 BLHS), Tội mua bán người dưới 16 tuổi để lấy bộ phận cơ thể người (điểm d khoản 3 Điều 151 BLHS), Tội giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân (điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS).

<small>23</small><i><small> Jessica de Jong (2017), Human trafficking for the purpose of organ removal, tr.120. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Thứ ba, nhóm nghiên cứu tổng hợp các cơ sở lý luận về phòng, chống tội phạm nói chung và phịng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người nói riêng. Đồng thời, cơng trình đưa ra được ý nghĩa của phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam.

Thứ tư, tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam trong năm năm trở lại đây được phân tích và thống kê cụ thể thông qua bốn thông số: thực trạng, cơ cấu, động thái và tính chất. Từ đó, thấy được bức tranh toàn cảnh về diễn biến và xu thế phát triển của tội phạm này.

Những vấn đề nghiên cứu, phân tích ở Chương 1 sẽ tiếp tục là cơ sở để làm rõ các vấn đề liên quan đến nguyên nhân của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được đề cập ở Chương 2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI Ở VIỆT NAM. </b>

Nguyên nhân của tình hình tội phạm là tổng hợp những nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội<small>24</small>. Điều kiện của tình hình tội phạm là những nhân tố khơng có khả năng trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm, điều kiện chỉ đóng vai trị tạo ra mơi trường thuận lợi để tình hình tội phạm có thể phát sinh, phát triển<small>25</small>. Khi nghiên cứu nguyên nhân của tình hình tội phạm, cần nghiên cứu những nguyên nhân từ môi trường sống; nguyên nhân xuất phát từ người phạm tội và một tình huống cụ thể tác động khiến người phạm tội thực hiện tội phạm. Như vậy, nguyên nhân của tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ, bộ phận cơ thể người là những nhân tố từ môi trường sống, từ bản thân người phạm tội và một tình huống cụ thể tác động qua lại dẫn đến hành vi phạm tội của một chủ thể, trong đó điều kiện là yếu tố thuận lợi cho việc hình thành và duy trì việc thực hiện tội phạm.

<b>2.1. Nguyên nhân, điều kiện khách quan của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. </b>

<b>2.1.1. Nguyên nhân từ sự chênh lệch giữa cung và cầu trong hoạt động cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người. </b>

Yếu tố quyết định làm phát sinh tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người là sự chênh lệch quá lớn giữa cung và cầu trong việc cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, hiện có khoảng hơn 8000 người chờ ghép mơ, nội tạng hợp pháp.<small>26</small> Tính tới năm 2022, Việt Nam đã thực hiện 6550 ca ghép tạng. Như vậy, số ca ghép tạng trên thực tế thấp hơn rất nhiều so với số người chờ ghép tạng, là nguyên nhân đầu tiên làm xuất hiện tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người để giải quyết vấn đề cung cầu chênh lệch.

Thông thường, nguồn nội tạng được cấy ghép hợp pháp sẽ từ người chết có đăng ký hiến tạng sau khi chết, từ người sống tự nguyện hiến tạng vì mục đích nhân đạo. Ở các nước trên thế giới, tỷ lệ nguồn nội tạng từ người đã chết (Deceased donors) sẽ cao hơn rất nhiều

<small>24</small><i><small> Dương Tuyết Miên (2010), Giáo trình Tội phạm học, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.98. </small></i>

<small>25</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Tội phạm học, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh, </small></i>

<small>tr.177. </small>

<small>26 Số lượng người chờ ghép mô, tạng theo Số liệu thống kê của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia. [ (Truy cập vào ngày 25/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

so với người sống (Living donors). Ở Trung Quốc, có trên 75% số ca ghép tạng hợp pháp có nguồn tạng từ người đã chết; ở Mĩ, con số này là trên 80%. Tuy nhiên, hiện nay 95% ca ghép tạng ở Việt Nam được tiến hành từ người cho sống (5.255 ca), chỉ có 5% ca ghép từ người cho chết não, điều này đi ngược với xu hướng chung của toàn thế giới khi nhiều nước đa phần ca ghép tạng là từ người cho chết não.<small>27</small> Trên cả nước mỗi năm có đến hàng nghìn ca chết não do tai nạn, nhưng số người đồng ý hiến tạng chỉ đếm trên đầu ngón tay, do đó đến thời điểm hiện tại, số ca ghép tạng từ người cho đã chết chỉ có 150 ca. Điều này tiềm ẩn nguy cơ về mua bán mơ, bộ phận cơ thể người.

Lý giải cho tình trạng thiếu hụt nội tạng nêu trên là do (1) ghép tạng là biện pháp cuối cùng để con người kéo dài sự sống hoặc phục hồi các chức năng thiết yếu của cơ thể; (2) điều kiện tiến hành cấy ghép khắt khe; (3) quan niệm “chết toàn thây” của người Việt Nam. (1) Khi một bộ phận cơ thể bị hư hỏng không thể chữa khỏi do bệnh tật hoặc do chấn thương, thì ghép tạng là biện pháp duy nhất, là hy vọng sống cuối cùng của người bệnh cho các bệnh suy chức năng tạng giai đoạn cuối, khơng cịn khả năng điều trị bảo tồn. Trong nhiều trường hợp nó là biện pháp cuối cùng để níu giữ sự sống. Theo tiến sĩ Nada Alachkar tại Trung tâm Y tế John Hopkins (Mỹ), khoảng 90% bệnh nhân ghép thận có thể sống lâu hơn 15 năm sau khi ghép, đặc biệt là khi thận được lấy từ người hiến còn sống.<small>28</small> Phổi là bộ phận cơ thể người khó ghép nhất, do đó, việc thời gian kéo dài sự sống ngắn, với 80% bệnh nhân sống thêm 1 năm, 55% đến 70% bệnh nhân sống được thêm 3 năm sau khi ghép phổi. Ngoài ra, một nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi đồng Chữ thập đỏ (Nam Phi) cho thấy tỷ lệ sống sót từ 3 tháng đến 12 năm sau khi ghép gan là 72%... Như vậy, biện pháp ghép mô, bộ phận cơ thể người là một biện pháp tối ưu trong việc kéo dài sự sống cho bệnh nhân, khi mà những phương pháp khác khơng cịn tác dụng. Ngồi ra, cấy ghép mơ có tác dụng phục hồi các chức năng thiết yếu của cơ thể khi bị tổn thương. Ví dụ như ghép giác mạc có thể phục hồi thị lực trong trường hợp mù giác mạc; ghép tế bào gốc tạo máu

<small>27</small><i><small>D. Thu, “95% ca ghép tạng ở Việt Nam từ người cho sống”, Báo Người lao động, </small></i>

<small>[ (Truy cập ngày 22/07/2023) </small>

<small>28</small><i><small>Ngọc Quý, “Người ghép tạng có thể sống thêm bao lâu?”, Báo Thanh niên [</small></i><small>co-the-song-them-bao-lau-185756601.htm#] (Truy cập ngày 16/7/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

thể chữa khỏi các bệnh bẩm sinh như bệnh bạch cầu; ghép van tim cịn thể giúp bệnh nhân nhận không cần điều trị chống đông máu lâu dài<small>29</small>,...

(2) Sau khi có nội tạng từ các nguồn trên, để xét nghiệm mô, nội tạng phù hợp với cơ thể người nhận, một số điều kiện y khoa cơ bản bắt buộc phải thoả mãn như: nhóm máu; loại mơ, kích thước nội tạng, mức độ khẩn cấp về y tế đối với bệnh của bệnh nhân, thời gian đã dành cho danh sách chờ đợi, và khoảng cách địa lý giữa người cho và người nhận<small>30</small>. Ngoài ra, việc ghép tạng cũng phải dựa vào một số nguyên tắc cơ bản như sau<small>31</small>: Các tế bào, mô và bộ phận có thể được lấy ra khỏi cơ thể của những người đã chết với mục đích cấy ghép nếu đảm bảo rằng có sự đồng ý của người hiến tạng theo yêu cầu của pháp luật, và khơng có lý do gì để tin rằng người q cố phản đối việc hiến tặng đó. Những người hiến tạng cịn sống nên có quan hệ di truyền, pháp lý hoặc tình cảm với người nhận. Đồng thời, người hiến tạng còn sống nên ra quyết định một cách tự nguyện, không chịu bất kỳ ảnh hưởng hoặc ép buộc thái quá nào trong quá trình hiến tạng. Cấy ghép tạng phải dựa trên yếu tố nhân đạo và đạo đức, do đó nghiêm cấm việc mua hoặc đề nghị mua mô hoặc bộ phận cơ thể để cấy ghép, hoặc bán chúng bởi người sống hoặc người thân của người đã chết, kể cả việc môi giới mua bán mơ, nội tạng… Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những rủi ro sau khi cấy ghép mô, nội tạng. Đó là những biến chứng như thải ghép, nhiễm trùng, suy thận, ung thư, xơ vữa động mạch, loãng xương, bệnh ghép chống chủ (GVHD), gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người ghép tạng<small>32</small>.

(3) Ngoài ra, một nhân tố khác cũng khiến nguồn nội tạng từ người chết chiếm tỷ lệ thấp so với từ người sống là do quan niệm “chết toàn thây” của người Việt. Bởi vì, xuất phát từ đạo hiếu của Nho gia, người ta cho rằng hình hài cha mẹ sinh ra, cơ thể mà cha mẹ ban cho thì phải cố giữ gìn, khơng được làm hư hại, mất mát, khiếm khuyết; đến khi chết đi thân thể phải toàn vẹn như ngày đầu để trở về gặp cha mẹ, ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia. Trong tâm thức của người Việt, chết khơng tồn thây dù với bất cứ lý do gì đều mang tội

<small>29</small><i><small> World Health Organization, “Transplantation of human cells, tissues and organs”, [</small></i><small>Transplantation (who.int)] (Truy cập ngày 16/7/2023). </small>

<small>30 United Network of Organ Sharing (UNOS) maintains the national Organ Procurement and Transplantation Network (OPTN). </small>

<small>31 World Health Organization, “WHO guiding principles on human cell, tissue and organ transplantation”, [Microsoft Word - WHO Guiding Principles WHA63l.doc] (Truy cập ngày 16/7/2023). </small>

<small>32</small><i><small> Martin Hertl, “Overview of Transplantation”, MSD Manual, </small></i>

<small>[transplantation] (Truy cập ngày 16/7/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

hiếu, sự đau đớn, hạnh tột cùng cho người sắp chết và người ở lại thì khơng thể cam lòng. Mặt khác, nhiều người theo quan niệm về luân hồi, về kiếp sau của Phật giáo cho rằng khi chết đi mà mất đi một bộ phận nào đó trong cơ thể thì kiếp sau đầu thai cũng sẽ khơng được trọn vẹn thân thể. Ngồi ra, khơng ít người cho rằng “trần sao âm vậy” nên nghĩ sau khi chết phải toàn thây, nếu hiến tặng đi một phần cơ thể - dù là sau khi chết cũng sẽ ảnh hưởng tới con người ở thế giới “cõi âm”. Tuy nhiên, khi xét đến tôn giáo phổ biến ở Việt Nam như đạo Phật, triết lý Phật giáo không ngăn cấm những hành động từ bi và nhân văn cao cả như hiến mô, hiến xác, hiến tạng cho y học. Bởi lẽ, Trong Phật giáo có khái niệm bố thí nội tài bên cạnh bố thí các tài sản vật chất, bố thí tri thức và bố thí niềm vui, khơng sợ hãi. Khái niệm nội tài trong triết học Phật giáo bao gồm toàn bộ sự sống trên cơ thể con người và ở mức độ mà y học ngày nay quan tâm là những tri phần trực thuộc trong sự sống này bao gồm hiến mô, hiến tạng và hiến bộ phận cơ thể cho y học. Phật giáo về bản chất, lý thuyết và thực tiễn là khích lệ việc hiến mơ, tạng, vì đó là sự bố thí nội tạng (Thượng tọa Thích Nhật Từ)<small>33</small>. Bên cạnh đó, theo triết lý “cho là nhận” của Kitô giáo, việc người Công giáo hiến tạng là việc làm nhân nghĩa, Đức Chúa khuyên nên làm. Có thể thấy, dù thực tế khơng có bất cứ một tơn giáo nào nhắc đến “chết tồn thây”, không tôn giáo nào cấm cản, bài trừ việc hiến tạng, nhưng những ý niệm, truyền thống cắm rễ sâu sắc trong tư duy người Việt về “chết toàn thây” vẫn hiện hữu và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn cung nội tạng của nước ta ln khan hiếm.

Như vậy, chính vì tầm quan trọng của việc cấy ghép mô, nội tạng, cùng với quy trình ghép mơ, nội tạng phức tạp, khó khăn cả về mặt y khoa lẫn về mặt pháp lý nên đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn thu thập nội tạng chính thống. Đồng thời, trên thế giới, 80% bệnh nhân khơng có khả năng chờ đến lúc có nguồn tạng hiến. Việt Nam cũng khơng ngoại lệ. Vì thế, việc mua bán, cấy ghép tạng trái phép trên thị trường chợ đen dần phát triển và trở thành tệ nạn cho tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Để đảm bảo trật tự xã hội, sức khoẻ con người và các chuẩn mực đạo đức xã hội, hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam, cũng cấm việc mua bán mô, nội tạng con người và ban hành các quy định của pháp luật hình sự điều chỉnh, nhằm ngăn chặn những hành vi này.

<small>33</small><i><small> Thượng toạ Thích Nhật Từ, “Phật giáo khuyến khích việc hiến mô, tạng”, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, </small></i>

<small>[Thượng tọa Thích Nhật Từ: Phật giáo khuyến khích việc hiến mơ, tạng (vnhot.vn)] (Truy cập ngày 22/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>2.1.2. Nguyên nhân từ mặt trái của nền kinh tế thị trường. </b>

Theo kết quả điều tra về đặc điểm xã hội - nhân khẩu của 17 bị cáo đã bị kết án phạm tội mua bán mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam cho thấy: 70.1% người phạm tội khơng có nghề nghiệp, gần 30% người phạm tội là lao động tự do, tuy nhiên nghề nghiệp không ổn định. Đồng thời, đa số bị cáo đã từng bán tạng vì gặp khó khăn về tài chính. Những khó khăn như nghèo đói, thiếu việc làm, thu nhập thấp,... thường tác động rõ rệt ở các trường hợp phạm tội môi giới, dẫn dắt người những người khó khăn đi bán nội tạng dưới vỏ bọc hiến tạng, những trường hợp phạm tội để trang trải cuộc sống,... Ngoài ra, tội phạm mua bán, chiếm đoạt mơ, bộ phận cơ thể người có đặc trưng của nhóm tội phạm vì vụ lợi, do đó, trước thực tế khan hiếm nguồn tạng ghép phù hợp, thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người có thể đáp ứng trực tiếp và đáng kể nhu cầu đối phó với hồn cảnh kinh tế của người phạm tội. Số người cần tạng ghép tăng lên hằng năm, nhưng cung không đủ cầu, đồng nghĩa với nhu cầu tạng ghép càng lớn và tiềm tàng, nhu cầu về việc làm (mua bán nội tạng trái phép) càng tăng. Mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người đa phần không cần dùng quá nhiều kiến thức chuyên môn, chủ yếu là các thủ đoạn làm giả giấy tờ, chăn dắt,..., đồng thời vốn bỏ ra cũng rất ít (vì thường các cò mồi trả tiền bán tạng cho người bán rất thấp, ví dụ một quả thận bán được với giá 350 triệu đồng nhưng người bán chỉ được nhận 170 triệu đồng,<small>34</small> các chi phí đều do người mua trả tiền), trong khi thu về những khoản lợi khổng lồ, giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những khó khăn về kinh tế.

<i><b>2.1.3. Nguyên nhân từ chính sách pháp luật. </b></i>

Một nguyên nhân dẫn đến sự khan hiếm nguồn tạng hiến là những bất cập tồn tại trong chính sách pháp luật về hiến, cấy ghép mơ, bộ phận cơ thể người. Cụ thể:

(1) Hiện nay, luật quy định chỉ những người trên 18 tuổi chết não được hiến tạng, việc giới hạn độ tuổi như vậy cũng là một trong những lý do làm giảm nguồn cung của nguồn mơ, tạng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp đủ điều kiện hiến tạng, nhưng người chết não chưa đủ 18 tuổi nên không thể tiếp nhận mơ, bộ phận cơ thể của người chết não đó bởi vì người này khơng có đơn đăng ký hiến tặng mơ tạng, khơng có thẻ đăng ký hiến tặng mô tạng khi chết não, cũng như không đủ 18 tuổi theo quy định của luật. Điều này gây lãng phí

<small>34</small><i><small> Phóng sự của nhóm phóng viên VTV24, “Cảnh báo những đường dây mua bán gan, thận”, VTV24, </small></i>

<small>[ (Truy cập ngày 23/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nguồn tạng hiến tặng vốn đã quý báu, khan hiếm, đồng thời không đáp ứng được tâm nguyện của gia đình người chết não.

(2) Bên cạnh đó, khi xác định một người chết não, Luật hiện hành quy định bắt buộc phải có 3 lần xác định chết não và mất tối thiểu 12 giờ tính từ lần xác định chết não đầu tiên, đồng thời, Luật còn quy định bắt buộc phải có đủ 3 chuyên gia (hồi sức cấp cứu, thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh và giám định pháp y) để xác định chết não. Những bất cập tồn tại có thể kể đến như: Thời gian xác định người chết não quá lâu, gây tốn kém kinh phí xác định chết não, kinh phí hồi sức tích cực người chết não, làm mất đi thời gian vàng để lấy được mô, tạng người hiến chết não; Các tiêu chuẩn cận lâm sàng của chết não khác với tiêu chuẩn cận lâm sàng của người đã chết hẳn (tim ngừng đập) nên bắt buộc có chuyên gia giám định pháp y là chưa phù hợp, đồng thời, không xác định được chuyên gia pháp y sẽ tham gia đánh giá tiêu chuẩn nào trong các tiêu chuẩn lâm sàng, cận lâm sàng để xác định chết não (theo Bộ Y tế).

(3) Ngoài ra, pháp luật quy định hình phạt chưa đủ tính răn đe đối với loại tội phạm này. Tại Điều 154 BLHS, có 3 khung hình phạt được áp dụng với tội mua bán nội tạng: Khung thứ 1: Khung hình phạt từ 03 năm đến 07 năm; Khung thứ 2: Hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (khoản 2); Khung thứ 3: Hình phạt tù là từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân (Khoản 3). Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 100.000.000 đồng, bị cấm giữ một số chức vụ, hành nghề nhất định hoặc làm một số công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Có thể thấy, so với lợi nhuận cao được hưởng sau mỗi phi vụ mua bán nội tạng, mức phạt bổ sung tối thiểu 10 triệu đồng là quá thấp nếu so sánh với các tội phạm khác trong nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.

<b>2.1.4. Nguyên nhân từ sự phát triển của mạng xã hội nhưng thiếu kiểm duyệt chặt chẽ từ cơ quan chức năng. </b>

Phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người diễn ra ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức, có sự cấu kết chặt chẽ giữa người mua và người bán, mơi giới, dẫn dắt, hình thành các đường dây tội phạm liên tỉnh và xuyên quốc gia. Khác với trước đây, việc tiếp cận và làm quen với nạn nhân phải gặp gỡ trực tiếp để rủ rê, thì hiện nay, ngày càng nhiều đối tượng phạm tội thông qua các trang mạng xã hội và điện thoại thông minh để tiếp cận nạn nhân, hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân. Cụ thể, khi phân tích thủ đoạn của nhóm đối tượng Trần Văn Hiệp, Trương Thị Khuyến trong đường dây tổ chức mua bán

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

nội tạng ở Hà Nội mới đây, Thượng tá Ngô Xuân Ý (Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Cơng an) cho biết: "Đối tượng môi giới sẽ mời họ về Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh để làm xét nghiệm tế bào, xét nghiệm máu đặc biệt là chỉ số HNA. Sau khi có chỉ số HNA, các đối tượng sẽ liên hệ chéo với người mua và người bán để ghép các cặp. Các đối tượng đã hợp thức hóa và nhiều trường hợp các đối tượng đã làm giả hồ sơ để hợp thức hóa giữa người mua và người bán theo kiểu hai bên có quan hệ họ hàng huyết thống hoặc là tự nguyện cấy ghép khơng vì mục đích thương mại". Việc mua bán nội tạng dưới vỏ bọc hiến tặng đã và đang khiến cơng tác phịng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn.

<b>2.2. Nguyên nhân, điều kiện chủ quan thuộc về bản thân người phạm tội </b>

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thuộc về các yếu tố kinh tế, xã hội, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính bản thân người phạm tội đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển tội phạm. Một số những nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân người phạm tội có thể kể đến như là tâm lý của người phạm tội, những yếu tố về giới tính, độ tuổi cũng như là xu hướng hoạt động theo tổ chức của tội phạm.

<i><b>2.2.1. Nguyên nhân từ tâm lý của người phạm tội. </b></i>

Theo số liệu thống kê, hơn 60% số người phạm tội đã từng bán nội tạng để giải quyết những khó khăn về mặt tài chính. Khi thấy lợi nhuận quá lớn từ việc mua bán nội tạng người, những người này từ nạn nhân đã trở thành những cị, mồi mơi giới mua bán nội tạng, nghiêm trọng hơn là tham gia và phát triển các đường dây mua bán nội tạng trong nước và xuyên quốc gia. Cụ thể, trong 9 vụ án với 17 bị cáo mà toà án xét xử, trung bình mỗi bị cáo thu lợi bất chính được 180 triệu đồng. Trong năm 2019, đường dây mua bán nội tạng xuyên biên giới của Tôn Nữ Thị Huyền bị triệt phá, các bị can đã thu lợi từ 3 triệu đến 1,4 tỷ đồng. Trong năm 2023, công an Hà Nội đã triệt phá đường dây mua bán gan, thận do Trần Văn Hiệp cầm đầu. Theo Cục Cảnh sát hình sự, tổng chi phí ghép thận là 700 triệu đồng/ca; ca ghép gan lên tới 1,2 tỷ đồng đến 1,5 tỷ đồng/ca. Trong đó, Hiệp được hưởng lợi chênh lệch từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng/người ghép.

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do tâm lý hám lợi - một trong những yếu tố có tác động chi phối rất lớn đến hành vi của người phạm tội mua bán mô, bộ phận cơ thể người. Yếu tố tâm lý tiêu cực vụ lợi, mà biểu hiện cụ thể của nó là tính tham lam, tính vị kỷ, khát vọng làm giàu vơ điều kiện, ý thức coi thường pháp luật luôn là cơ sở, động lực cho hành vi phạm tội. Mỗi con người đều có nhu cầu nên cũng có ý thức về cách thức, con đường để

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

thoả mãn nhu cầu của bản thân. Ví dụ như việc kiếm sống để giải quyết các vẫn đề tài chính, nâng cao mức sống của bản thân và hưởng thụ là những nhu cầu chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên, sai trái ở chỗ người ta xác định bằng mọi cách để kiếm sống, hưởng thụ những lợi ích vật chất, kể cả bằng những phương thức bất hợp pháp, coi thường giá trị nhân văn, quy tắc cuộc sống xã hội và coi thường các quy định của pháp luật, nên đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội.

Có thể thấy, đứng trước khoản lợi nhuận khổng lồ, đồng thời phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống, tâm lý hám lợi, lối sống thực dụng, khát khao kiếm tiền và làm giàu nhanh chóng càng có ưu thế tác động, khiến người phạm tội bất chấp mọi thủ đoạn và hậu quả để thực hiện hành vi phạm tội nhằm đạt được mục đích của mình.

Mặt khác, một yếu tố góp phần đáng kể vào việc hình thành nhân cách cá nhân lệch lạc, ý định thực hiện hành vi phạm tội, cũng như các hành vi phạm tội trên thực tế phải kể đến những khiếm khuyết của mơi trường quản lý và đấu tranh phịng chống tội phạm. Cụ thể, trong những năm qua, quản lý trong gia đình thường xun bị bng lỏng hoặc khơng đúng cách. Công tác quản lý hoạt động cấy ghép nội tạng tại các bệnh viện, cơ sở y tế; cơng tác quản lý biên giới cịn nhiều bất cập. Hệ thống pháp luật phòng chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người chưa phát huy tác dụng như kỳ vọng. Lực lượng chuyên trách phòng chống loại tội phạm này “mỏng” cả về người, phương tiện kỹ thuật và nghiệp vụ. Hoạt động hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm mua bán nội tạng chưa đạt hiệu quả cao,... Tất cả những tồn tại trên đã tạo nên một môi trường bên ngồi tác động tiêu cực đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân, thúc đẩy họ nảy sinh ý định phạm tội. Từ đó, lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, những khó khăn của cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, các hành vi phạm tội nói chung và hành vi mua bán nội tạng người nói riêng sẽ dễ dàng được thực hiện.

<b>2.2.2. Nguyên nhân từ trình độ văn hoá và sự ổn định nghề nghiệp của người phạm tội. </b>

Trình độ văn hóa dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông, tuy nhiên, cịn có thể hiểu trình độ văn hóa theo nghĩa rộng hơn là khả năng phát triển cả về vật chất và tinh thần, bao gồm cả lối sống và cách sống<small>35</small>. Với tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc

<small>35 Hậu Nguyễn, “Trình độ văn hố là gì? Ghi trình độ văn hoá trong Sơ yếu lý lịch”, [chinh/trinh-do-van-hoa-la-gi-ghi-trinh-do-van-hoa-trong-so-yeu-ly-lich-570-21987-article.html] (Truy cập ngày 28/07/2023) </small>

</div>

×