Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Cơ Chế Xuyên Qua Bức Màn Che Doanh Nghiệp Theo Pháp Luật Một Số Quốc Gia - Một Số Gợi Mở Cho Pháp Luật Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.26 KB, 70 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ XUYÊN QUA BỨC MÀN CHE DOANH NGHIỆP... 6 1.1. Khái quát về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp... 6 </b>

1.1.1. Khái niệm về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ... 6 1.1.2. Một số học thuyết điển hình và quá trình phát triển của các học thuyết về xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ... 8 1.1.3 Tình hình áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới ... 17

<b>1.2. Khả năng tồn tại xung đột pháp luật về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ... 20 </b>

1.2.1. Tính quốc tế của các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ... 20 1.2.2. Sự khác biệt về pháp luật thực định của các quốc gia về cơ chế xuyên qua bức

<b>màn che doanh nghiệp ... 21 </b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 30 CHƯƠNG 2. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ XUYÊN BỨC MÀN CHE DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA- MỘT SỐ GỢI MỞ CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ... 31 2.1 Đánh giá thực tiễn áp dụng một số hệ thuộc luật để giải quyết xung đột pháp luật về cơ chế xuyên bức màn che doanh nghiệp tại một số quốc gia... 31 </b>

2.1.1 Một số hệ thuộc luật thường được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về xuyên bức màn che doanh nghiệp tại một số quốc gia và thực tiễn áp dụng ... 31 2.1.2 Đánh giá về việc áp dụng các hệ thuộc luật để giải quyết xung đột pháp luật xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ... 52

<b>2.2 Một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về xuyên bức màn che doanh nghiệp ... 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 62 KẾT LUẬN CHUNG ... 63 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

BTTHNHĐ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

PCV Piercing the Corporate Veil - Xuyên qua bức màn che doanh nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Trong quá trình hình thành và phát triển, pháp luật doanh nghiệp đã trải qua một chặng đường dài hướng tới việc hình thành hai nguyên tắc cơ bản, đó là nguyên tắc về

<i>“trách nhiệm hữu hạn” và “sự độc lập về mặt pháp lý”. Tuy nhiên, quá trình lịch sử </i>

này phản ánh nhiều tranh cãi liên quan đến tình trạng các chủ sở hữu doanh nghiệp có xu hướng lạm dụng hai nguyên tắc trên nhằm đạt được những lợi ích riêng, gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu, tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu hành vi lạm dụng các nguyên tắc trên.

<i>Xuất phát từ nhu cầu này, một trong những giải pháp được tìm ra là áp dụng “Học thuyết </i>

<i>xuyên qua bức màn che doanh nghiệp” (Piercing the corporate veil - PCV). Theo các </i>

nghiên cứu đã được công nhận, có hai loại xuyên qua bức màn che là kiểu xuyên qua bức màn che truyền thống và xuyên ngược<small>1</small>. Trong khi xuyên qua bức màn che truyền thống buộc một cá nhân chịu trách nhiệm về các hành vi của một công ty, hoặc công ty mẹ chịu trách nhiệm về các hành vi của một công ty con thì xuyên ngược lại áp đặt trách nhiệm đối với một công ty cho nghĩa vụ của một cổ đông cá nhân, hoặc một công ty con đối với các hành vi của cơng ty mẹ. Vì tính chất pháp lý của hai loại xuyên qua bức màn che này là khác nhau và kiểu xuyên qua bức màn che phổ biến hơn là kiểu xuyên qua bức màn che truyền thống, do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đề tài này sẽ tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến kiểu xuyên qua bức màn che truyền thống.

Về cơ bản, xuyên qua bức màn che doanh nghiệp là khi tòa án áp dụng nguyên

<i>tắc này để giải quyết các tranh chấp, hai nguyên tắc cơ bản về “trách nhiệm hữu hạn” và “tính độc lập của pháp nhân” sẽ đồng thời bị loại trừ. Cơ chế xuyên qua bức màn </i>

che doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng. Đầu tiên phải kể đến việc giúp tránh lạm dụng cơ chế pháp nhân. Bên cạnh đó, cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp còn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba có quan hệ với doanh nghiệp, chẳng hạn như nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng hoặc các bên liên quan khác. Tiếp đó, cơ chế này bảo vệ tính minh bạch và công bằng trong quản lý doanh nghiệp thông qua việc làm sáng tỏ trách nhiệm và đưa ra các chế tài phù hợp, tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và công bằng. Cuối cùng, cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp góp phần bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội thơng qua việc đảm bảo doanh nghiệp không thể sử dụng cơ chế trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân để thực hiện các hành vi trái pháp luật như trốn thuế, trốn trách nhiệm tài chính hoặc gây thiệt hại cho cộng đồng và xã hội. Việc áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp tạo ra sự đồng thuận và sự tuân thủ quy tắc trong việc hoạt động kinh doanh.

Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp mang lại nhưng hiện tại trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chưa có cơ sở lý luận rõ ràng và cụ thể nào thừa nhận sự tồn tại của học thuyết này cũng như thống nhất các nguyên tắc áp dụng nó. Cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp phần nhiều chỉ được quy định gián tiếp một cách rải rác trong các điều luật hoặc các án lệ qua từng thời kỳ. Đồng thời, lý thuyết về cơ chế này cũng đã gây rất nhiều tranh cãi trên thế giới từ những năm 1980, do đây là một cơ chế có tính mới cả về mặt pháp lý và mặt thực tiễn. Vì vậy, việc áp dụng cơ chế này ở các quốc gia trên thế giới

<small>1 Nicholas B. Allen, “Reverse Piercing of the Corporate Veil: A Straightforward Path to Justice”, </small>

<small> truy cập ngày 01/8/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

vẫn chưa có sự nhất quán. Đây là hệ quả tất yếu xảy ra vì sự nhìn nhận, áp dụng khác nhau xuất phát từ quan điểm của giới luật gia, thẩm phán giữa các quốc gia trên thế giới phần lớn sẽ khác nhau dẫn đến sự xung đột pháp luật trong việc giải quyết các vụ kiện liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Ví dụ như trong vụ kiện Pinney v. Nelson, 183 US 144 (1901)<small>2</small>, xung đột pháp luật xảy ra khi bên nguyên đơn cho rằng cần phải áp dụng luật của bang Colorado thì bên bị đơn yêu cầu áp dụng luật của bang California. Trong khi pháp luật của bang California có quy định về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp thì pháp luật bang Colorado lại khơng quy định điều này. Từ đây, có thể thấy rằng, chính bởi vì sự thiếu nhất quán trong việc xây dựng một khuôn mẫu chung cho cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trên thế giới nói chung và ở từng quốc gia nói riêng đã dẫn đến việc hình thành vô số các xung đột pháp luật trên thực tiễn. Nếu không nghiên cứu và giải quyết cặn kẽ vấn đề này sẽ dẫn đến sự thiếu bình đẳng trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người.

Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Giải quyết xung đột pháp luật về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp theo pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam” nhằm phân tích cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trên các phương diện lý luận và thực tiễn một cách toàn diện. Từ đó, tìm ra những bất cập, hạn chế trong các quy định hiện hành liên quan đến giải quyết xung đột pháp luật về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp để đề xuất những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

<b>2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước </b>

Nguyễn Thị Phương Thảo (2021), “Vận dụng cơ chế “xuyên qua màn che công ty” đối với nhóm cơng ty – kinh nghiệm từ Anh, Hoa Kỳ và kiến nghị cho Việt Nam”,

<i>Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 01/2021. Cơng trình phân tích các quy định đối với </i>

nhóm cơng ty và thực tiễn áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở Anh và Hoa Kỳ, bình luận một số quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất các kiến nghị sửa đổi luật doanh nghiệp để hoàn thiện cơ chế này. Tuy nhiên, cơng trình khơng nghiên cứu về vấn đề xung đột pháp luật liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp.

Lê Ngọc Cẩm (2017), khóa luận tốt nghiệp “Học thuyết xuyên màn trách nhiệm hữu hạn cơng ty”. Cơng trình phân tích “Học thuyết xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” và sự tiếp thu học thuyết này trong pháp luật công ty ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đưa ra các so sánh tình hình thực tế ở Việt Nam và đưa ra các kiến nghị phù hợp. Cơng trình không nghiên cứu về vấn đề xung đột pháp luật liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp.

Trần Nguyễn Phước Thông (2022), “Chuyển trách nhiệm của công ty con cho công ty mẹ theo Tòa án Hoa Kỳ và khuyến nghị cho Luật Doanh nghiệp 2020”, [

<small>2 “Pinney v. Nelson”, truy cập ngày 08/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

hoa-ky-va-khuyen-nghi-cho-luat-doanh-nghiep-Ujv7yd-YKK_cJL-aOt1WYm4], (truy cập ngày 11/11/2022). Cơng trình đưa ra định

<i>20201665762990.html?fbclid=IwAR0UR6SMrt88ghzqoERoW_B8dN0CXcPMpd4-nghĩa cụ thể về học thuyết “Piercing corporate veil (xuyên qua bức màn che doanh </i>

<i>nghiệp)” và cách thức áp dụng học thuyết này đối với mối quan hệ giữa cơng ty mẹ và </i>

cơng ty con tại Tịa án Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu ra những điểm chưa hoàn thiện của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đối với học thuyết này đồng thời đề xuất các khuyến nghị cho Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, cơng trình khơng nghiên cứu về vấn đề xung đột pháp luật liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Ngô Hồng Quang (2012), “Cơ chế “xuyên qua màn che công ty” trong pháp luật một số nước và ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13(221), tháng 7/2012. Cơng trình đưa ra bối cảnh hình thành cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp (piercing the corporate veil) và thực tiễn áp dụng học thuyết này tại Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Bỉ và Việt Nam. Tuy nhiên, phần định nghĩa về học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp còn khá mơ hồ. Bên cạnh đó, tác giả cũng chưa đề cập đến phương hướng khắc phục những hạn chế đối với học thuyết này, đồng thời cũng chưa đề cập đến cách giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp.

Lê Nguyễn Duy Hậu (2010), khóa luận tốt nghiệp “Học thuyết “Piercing the Corporate Veil” trong pháp luật các nước: so sánh với pháp luật Việt Nam”. Cơng trình đề cập đến tính trách nhiệm hữu hạn của người góp vốn và tư cách pháp nhân của công ty, định nghĩa, nguồn gốc và sự phát triển của cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trong pháp luật công ty các quốc gia Mỹ Latin, pháp luật Hoa Kỳ, cộng hòa Liên bang Đức. Đồng thời chỉ ra một số điểm cịn thiếu và hướng hồn thiện cho học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở Việt Nam. Cơng trình chưa đưa ra hướng đi cụ thể để xây dựng khung pháp lý về các điều kiện áp dụng học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như không đề cập đến vấn đề xung đột pháp luật liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp.

<b>2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước </b>

King Fung Tsang (2016), “The Interdependence of Conflict of Laws and Piercing

truy cập ngày 20/5/2023. Công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp và xung đột pháp luật thông qua nghiên cứu thực nghiệm về các quyết định tư pháp do các tòa án Hoa Kỳ đưa ra trong khoảng thời gian ba năm từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2014. Thông qua phân tích các kết quả thực nghiệm, tác giả đã chứng minh các vấn đề sau: (i) sự phụ thuộc lẫn nhau giữa việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp và từng vấn đề trong ba vấn đề xung đột pháp luật quan trọng, đó là lựa chọn luật, quyền tài phán và việc thực thi phán quyết của nước ngoài; và (ii) sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ba vấn đề xung đột pháp luật với nhau liên quan đến việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ tập trung vào phần nghiên cứu các vụ việc, đưa ra dữ liệu dựa trên các vụ việc đã xảy ra trước đó chứ chưa đề cập đến cách thức giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Gregory S. Crespi (2008), “Choice of Law in Veil Piercing Litigation: Why Courts Should Discard the Internal Affairs Rule and Embrace General Choice of Law

<i>Principles”, truy cập ngày 01/4/2023. Cơng trình đề cập đến vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong trường </i>

hợp chủ nợ doanh nghiệp tìm cách xuyên qua bức màn che doanh nghiệp để buộc một cổ đông (cá nhân) phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Tác giả lập luận rằng đây là một kết quả không mong muốn chủ yếu dựa trên cách giải thích tư pháp khơng chính xác về “xung đột pháp luật”, và cơ quan pháp luật áp dụng nên được quyền lựa chọn pháp luật thông qua việc phân tích luật. Tuy nhiên, cơng trình chỉ dừng lại ở việc phân tích và so sánh thực tiễn áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trên thế giới mà chưa đưa ra hướng đi cụ thể về điều kiện áp dụng cũng như những điểm hạn chế của cơ chế này.

<b>3. Mục đích nghiên cứu </b>

Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích sau đây: (i) Phân tích được những vấn đề lý luận về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp và xung đột pháp luật liên quan đến cơ chế này; (ii) Thực tiễn áp dụng pháp luật của một số quốc gia trong việc giải quyết xung đột pháp luật xuyên qua bức màn che doanh nghiệp; (iii) Đưa ra một số gợi mở cho việc hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

<b>4. Phạm vi nghiên cứu </b>

Về lý luận, đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp theo nghĩa truyền thống và khả năng phát sinh xung đột pháp luật về vấn đề này.

Về quy định của pháp luật, đề tài nghiên cứu quy định pháp luật của một số quốc gia và pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp.

Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu một số vụ việc thực tiễn liên quan đến việc áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp tại một số quốc gia và Việt Nam.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Để nghiên cứu đề tài đã chọn, ngoài phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đề tài được sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu thích hợp như:

Phương pháp phân tích được sử dụng ở toàn bộ đề tài nhằm phân tích lý luận về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp, phân tích quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam liên quan đến vấn đề này.

Phương pháp so sánh được sử dụng đề tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật của Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới về những vấn đề liên quan đến đề tài. Từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá về tính khả thi của những quy định đó đối với pháp luật Việt Nam.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng ở toàn bộ đề tài nhằm tổng hợp lại những kết quả đã đạt được làm cơ sở đưa ra các nhận định khách quan, toàn diện về thực trạng, tính phù hợp thực tiễn của pháp luật hiện hành và đề ra một số gợi mở nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở Việt Nam.

<b>6. Cấu trúc của đề tài </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 2 chương:

Chương 1. Khái quát xung đột pháp luật về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp.

Chương 2. Giải quyết xung đột pháp luật về xuyên qua bức màn che doanh nghiệp theo pháp luật của một số quốc gia - Một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chủ thể đã lợi dụng tính chất này, đi ngược lại với mục đích của nhà làm luật khi xem công cụ pháp lý này như bức bình phong, để thành lập các cơng ty con với mục đích tạo ra vỏ bọc để thực hiện các hành vi trái pháp luật gây hại cho xã hội. Trong các trường hợp này, mục đích của việc thành lập công ty con thường là để thực hiện một hoặc một số hoạt động mà công ty mẹ nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao. Việc thành lập công ty con như trên thường nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho bên thứ ba<small>3</small> thơng qua các báo cáo, tài liệu liên quan rằng họ là những pháp nhân hoàn toàn độc lập và riêng biệt, khơng có quan hệ pháp lý với cơng ty mẹ. Kết quả cuối cùng là công ty mẹ vẫn thu được lợi ích kinh tế, trong khi cơng ty con sẽ sẵn sàng tuyên bố phá sản khi cần thiết<small>4</small>. Và dĩ nhiên, trong trường hợp này, công ty mẹ cũng sẽ không phải gánh chịu bất cứ trách nhiệm hay tổn thất nào. Đó cũng chính là ngun nhân dẫn đến việc phải hình thành một cơ chế gắn trách nhiệm cho chủ sở hữu của công ty trong việc bồi thường thiệt hại đối với các hành vi lạm dụng cơ chế trách nhiệm hữu hạn của công ty để thực hiện các hoạt động trái pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội. Cơ chế đó

<i>được gọi là cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. </i>

Có rất nhiều cách hiểu cho thuật ngữ xuyên qua bức màn che doanh nghiệp vì hiện tại, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về cơ chế này. Bởi lẽ cơ chế này được xây dựng dựa trên quan điểm của tòa án trong hoạt động xét xử. Theo từ điển pháp luật

<i>(Black's Law Dictionary), đây là một thủ tục tư pháp, trong đó tịa án sẽ không công </i>

nhận quyền miễn trừ trách nhiệm mà các nhà điều hành cơng ty hay người góp vốn được hưởng đối với những hoạt động sai trái của công ty.

Ở các nước theo hệ thống pháp luật Thơng luật như Hoa Kỳ và Anh, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể, thống nhất về cơ chế PCV. Mặc dù tính từ thời điểm đầu tiên mà lịch sử ghi nhận cơ chế PCV tại Anh vào năm 1897 đến nay đã hai thế kỷ trôi qua, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về cơ chế này. Ngay cả ở Hoa Kỳ, nơi mà cơ chế này

<small>3Cathy S. Krendl, James R. Krendl, “Piercing the Corporate Veil: Focusing the Inquiry”, </small>

<small> context=dlr, truy cập ngày 18/3/2023. </small>

<small>4 Lương Quang Thanh, “Việt Nam cần một án lệ để xuyên phá "bức màn che công ty”, tuc/viet-nam-can-mot-an-le-de-xuyen-pha-buc-man-che-cong-ty-126, truy cập ngày 18/3/2023.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

xuyên được áp dụng, giới luật gia, thẩm phán và các nhà làm luật cũng còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.<small>5</small> Tuy nhiên, từ những án lệ liên quan đến cơ chế PCV ở hai quốc gia này, có thể hiểu, đây là một cơ chế pháp lý buộc các chủ sở hữu của công ty phải chịu trách nhiệm về những hậu quả do công ty gây ra trong một số trường hợp nhất định. Một khi cơ chế PCV được áp dụng, tư cách pháp nhân của công ty cũng như đặc điểm trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông, chủ sở hữu cơng ty sẽ bị bỏ qua.<small>6</small>

Bên cạnh đó, một số quốc gia cũng không đưa ra khái niệm cụ thể cho cơ chế này mà ngầm quy định nó trong các điều luật. Điển hình như tại khoản 3 Điều 3 Luật Công

<i>ty trách nhiệm hữu hạn Liên bang Nga năm 1998 quy định: “Khi công ty trách nhiệm </i>

<i>hữu hạn bị phá sản do lỗi của chủ sở hữu hoặc những người có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành cơng ty thì họ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm bổ sung nếu công ty không còn đủ tài sản để trả nợ”.</i><small>7</small> Mặt khác, theo Luật Phá sản Pháp năm 1967, tồ án có quyền mở rộng thủ tục phá sản tới người quản lý theo pháp luật hoặc người quản lý trên thực tế của cơng ty nếu họ có hành vi đối xử với tài sản công ty như tài sản cá nhân, hoặc thực hiện giao dịch có mục đích cá nhân dưới vỏ bọc của công ty, và trong nhiều trường hợp khác.<small>8</small>

Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng pháp luật doanh nghiệp cũng đã có một vài quy định mang hơi hướng áp dụng cơ chế PCV. Các điều luật này ít nhiều được thể hiện ở dạng quyền đòi bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại. Chẳng hạn như quy định tại khoản 5 Điều 50 LDN 2020 quy định nghĩa vụ của Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty khi thực hiện hành sai trái, gây thiệt hại; khoản 2 Điều 165 LDN 2020 về trách nhiệm của người quản lý công ty của Cơng ty cổ phần. Qua đó, trong một số trường hợp nhất định, chủ công ty phải liên đới chịu trách nhiệm đến cùng đối với các khoản tiền bồi thường ví dụ như trường hợp vi phạm pháp luật hoặc để đảm bảo công bằng cho các bên liên quan hoặc khi công ty được cho là trở thành công cụ tư lợi của chủ sở hữu và gây hại cho bên cịn lại, tịa án có thể sẽ không chấp nhận sự độc lập về mặt pháp lý của công ty với tư cách là một pháp nhân mà u cầu thành viên/cổ đơng của cơng ty có trách nhiệm cá nhân với các nghĩa vụ nợ của cơng ty.<small>9</small>

Nhìn chung, đa số các quốc gia trên thế giới dù thuộc hệ thống pháp luật nào

<i>cũng đều có cách hiểu tương tự nhau về cơ chế PCV. Theo đó, cơ chế PCV được hiểu </i>

<i>là một quy trình pháp lý loại bỏ tư cách pháp nhân của một công ty và quy trách nhiệm cho chủ sở hữu công ty/ người quản lý công ty - chủ thể đã lợi dụng tư cách pháp nhân của công ty để thực hiện các hành vi bất hợp pháp, có mục đích tư lợi, gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức khác (bên thứ ba). Cơ chế này là một ngoại lệ của nguyên tắc trách </i>

nhiệm hữu hạn. Mục đích chính của nó là khắc phục những hạn chế của nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn, đồng thời dung hịa được lợi ích cho các bên thơng qua việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại. Cơ chế này phát sinh chủ yếu trong các mối quan hệ: giữa chủ công ty với chủ nợ của công ty; giữa chủ công ty với khách hàng

<small>8 Weissberg, K., & Moissinac, M. (1987), “Piercing the corporate veil in France”, International Financial Law Review, tr. 35. </small>

<small>9</small><i><small> Trương Nhật Quang (2016), Pháp Luật Về Doanh Nghiệp – Các Vấn Đề Pháp Lý Cơ Bản, NXB Dân trí, tr. 128-129.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

chịu thiệt hại từ hoạt động kinh doanh của công ty; giữa chủ công ty với người dân chịu thiệt hại từ hoạt động kinh doanh của công ty; giữa chủ công ty với người lao động trong công ty có sức khỏe bị ảnh hưởng do hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty gây ra.

Tịa án các quốc gia thường chấp nhận yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trong các vụ kiện liên quan đến công ty mẹ và công ty con khi xuất hiện một loạt các yếu tố và trường hợp liên quan cho thấy sự liên kết mạnh mẽ giữa hai công ty. Các yếu tố này cung cấp cơ sở để tòa án xem xét mức độ quyền kiểm sốt và ảnh hưởng của cơng ty mẹ đối với công ty con. Khi công ty mẹ sở hữu tồn bộ hoặc đa số cổ phần của cơng ty con, điều này thể hiện quyền kiểm soát và quyết định của công ty mẹ trong hoạt động của công ty con. Đồng thời, công ty mẹ và công ty con có cùng ban giám đốc và nhân viên cũng là một dấu hiệu quan trọng cho thấy mức độ liên kết giữa chúng. Khi hai cơng ty có cùng ban giám đốc và nhân viên, điều này cho thấy sự đồng nhất trong quản lý và hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, khơng chỉ là quyền kiểm sốt tài chính, cơng ty mẹ cịn phải chịu trách nhiệm thanh tốn lương, chi phí và thua lỗ của cơng ty con. Điều này cho thấy sự liên kết tài chính mạnh mẽ giữa hai cơng ty và sự phụ thuộc của cơng ty con vào cơng ty mẹ. Ngồi ra, trong các vụ kiện liên quan đến công ty mẹ và cơng ty con, tịa án cũng xem xét sự tương quan về hoạt động kinh doanh. Nếu công ty con khơng có hoạt động kinh doanh đáng kể ngồi mối quan hệ với cơng ty mẹ, hoặc nếu khơng có tài sản quan trọng ngồi tài sản được công ty mẹ cho vay hoặc chuyển nhượng, điều này càng củng cố mức độ liên kết giữa hai công ty. Các quyết định, hợp đồng và báo cáo tài chính cũng chứng minh sự liên kết mật thiết giữa công ty mẹ và công ty con. Khi hồ sơ và bản kê khai thu nhập và/hoặc báo cáo tài chính của cơng ty mẹ và cơng ty con mơ tả công ty con như là một bộ phận hoặc một phần của công ty mẹ, hoặc khi các thương vụ và nghĩa vụ tài chính của cơng ty con được giới thiệu bởi chủ sở hữu của công ty mẹ, điều này càng làm rõ sự phụ thuộc và sự ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con. Cuối cùng, tòa án cũng xem xét hiệu quả kinh doanh và lợi ích của cơng ty mẹ trong hợp đồng giữa hai công ty. Nếu hợp đồng có lợi hơn cho cơng ty mẹ và cơng ty con khơng có hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận, điều này cho thấy mối quan hệ không cân bằng giữa hai cơng ty.

Tóm lại, tịa án xem xét một loạt các yếu tố để đánh giá mức độ liên kết giữa công ty mẹ và công ty con trong các vụ kiện. Sự kiểm soát cổ phần, quản lý chung, tài chính, hoạt động kinh doanh, mơ tả hồ sơ và bản kê, các quyết định và lợi ích kinh doanh là những yếu tố quan trọng để tòa án đưa ra quyết định về xuyên qua bức màn màn che doanh nghiệp trong các vụ kiện liên quan đến hai công ty.<small>10</small>

<b>1.1.2. Một số học thuyết điển hình và quá trình phát triển của các học thuyết về xuyên qua bức màn che doanh nghiệp </b>

Hoa Kỳ và Anh đều là hai khu vực pháp lý tiên phong thừa nhận áp dụng cơ chế PCV, tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt về triết lý tư pháp ở hai quốc gia khi áp dụng cơ chế này. Ranh giới khác nhau này phản ánh rõ qua dòng lịch sử phát triển của các học thuyết về cơ chế PCV mà hệ thống tư pháp của Hoa Kỳ và Anh tiếp cận.

<small>10</small><i><small> Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr. 82. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1.1.2.1. Quá trình phát triển của học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở Anh </b>

Vụ kiện xuyên qua bức màn che doanh nghiệp đầu tiên ở Anh là vào năm 1912 tuy nhiên trường hợp được xem là khởi đầu cho việc hình thành cơ chế là vụ kiện Salomon v A Salomon & Co Ltd năm 1897. Theo đó, ơng Aron Salomon là một thương gia khá thành cơng với một xưởng đóng giày tư nhân ở Anh. Sau hơn 30 năm miệt mài làm việc, ông dự định nghỉ hưu. Tuy nhiên, con trai ông muốn tiếp tục việc làm ăn của cha mình. Vì vậy, năm 1892, ông Salomon quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và đặt tên cho nó là Salomon & Co. Ltd. Công ty Salomon mua lại công việc kinh doanh của chính ơng Salomon với giá 39.000 bảng. Để thanh tốn cho số tiền đó thì 20.000 bảng được góp bằng cách phát hành cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có mệnh giá 1 bảng, 10.000 bảng nữa là công ty vay của ông Salomon và được bảo đảm bằng toàn bộ số tài sản bị thế chấp của cơng ty, số cịn lại được trả bằng tiền mặt. Kết quả là ông Salomon nắm 20.001/20.007 cổ phần được phát hành, vợ và năm người con của ông nắm mỗi người một cổ phần. Sau một thời gian kinh doanh, cơng ty Salomon rơi vào khó khăn và sau đó cơng ty phá sản và sự việc được đưa ra toà.

Toà sơ thẩm và phúc thẩm lập luận rằng, tồn bộ giao dịch ở cơng ty trái ngược với ý định thực sự của luật về các công ty, và công ty chỉ là một sự vỏ bọc, một người

<i>được uỷ quyền (agent), một người được trao phó (trustee) của Salomon – người đích </i>

thực là chủ của cơng ty. Như vậy, ơng ta có trách nhiệm bồi hồn cho cơng ty những khoản nợ xuất phát từ kinh doanh. Tuy nhiên, Toà tối cao đã huỷ bản án trên của Tịa phúc thẩm. Tồ tối cao cho rằng, công ty đã được thành lập hợp pháp chiếu theo pháp luật cơng ty vì luật này chỉ buộc phải có ít nhất bảy cổ đơng và mỗi người chỉ cần nắm ít nhất một cổ phần. Pháp luật về công ty tại Anh không yêu cầu họ phải độc lập, hay phải có một lợi ích đáng kể trong việc kinh doanh, hoặc họ cần phải có một sự quan tâm hay một ý chí nhất định của riêng mình, hay phải có một sự cân bằng quyền lực trong việc tạo lập công ty. Vì thế, cơng việc kinh doanh là của cơng ty chứ không phải của Salomon, ông chỉ là người được công ty uỷ quyền để quản lý và thực hiện các công việc

<i>kinh doanh hằng ngày của công ty. Thẩm phán Macnaghten khẳng định: “Công ty, theo </i>

<i>luật, là một thực thể hồn tồn tách khỏi những người góp vốn vào nó, dẫu rằng sau khi được thành lập, công việc kinh doanh của công ty vẫn y hệt như cũ, vẫn những người cũ là người điều hành, quản lý và nhận lợi nhuận. Theo luật, công ty không phải là người được uỷ quyền hay là người được giao phó của các cổ đơng. Về phía các cổ đơng, họ cũng chẳng có trách nhiệm gì, dưới bất cứ hình thức hay khn khổ nào, ngoại trừ </i>

việc tách công ty Salomon & Co ra khỏi ông chủ Salomon, Tịa Tối cao đã chính thức xác định rằng công ty phải là một thực thể độc lập khỏi chủ của nó; tài sản của chủ và tài sản của công ty là hai loại tài sản độc lập, do đó khơng thể lấy để cấn trừ.<small>12</small> Vụ kiện kết thúc, ông Salomon thắng kiện.

<i>Quyết định của House of Lords (Thượng viện) trong vụ Salomon v Salomon & </i>

<i>Co Ltd chứng minh tính chính xác trong nhận xét của Gooley</i><small>13</small> rằng học thuyết pháp nhân riêng biệt là “con dao hai lưỡi”. Nhìn ở cấp độ chung nhất, đó là một phán quyết đúng đắn. Bằng cách dựa trên nguyên tắc một công ty là một thực thể pháp lý riêng biệt,

<small>11</small><i><small> Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr. 66. </small></i>

<small>12</small><i><small> Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Cơng ty, vốn, quản lý và tranh chấp, NXB Tri thức, tr. 32. </small></i>

<small>13</small><i><small> John Gooley (1995), Corporations and Associations Law: Principles and Issues, tr. 112.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

học thuyết đã xác định rằng các quyền và nghĩa vụ của một công ty không phải là quyền và nghĩa vụ của các giám đốc hoặc thành viên của công ty (theo quy định Đạo luật - Liability Act of 1855). Tuy vấn đề này vẫn đang tồn tại nhiều tranh cãi nhưng phán quyết này vẫn trở nên nổi tiếng trong việc góp phần làm nền tảng lý luận về luật công

<i>ty sau này và thường được gọi là “Nguyên tắc Salomon”. Đây như một lời khẳng định </i>

“sự tách biệt, có tài sản riêng, có quyền và và nghĩa vụ độc lập, có trách nhiệm trước những rủi ro” của một cơng ty trong bối cảnh pháp luật còn non trẻ ở Anh lúc bấy giờ, chưa được tiếp cận đúng đắn và toàn diện về cơ chế xuyên qua bức màn che công ty.

Tuy nhiên, kể từ khi có phán quyết trong vụ Salomon về học thuyết pháp nhân riêng biệt, học thuyết đã tạo nên một nguyên tắc cứng nhắc và bất công về trách nhiệm hữu hạn. Điều này đã thúc đẩy các tổ chức, cá nhân lợi dụng học thuyết này để xây dựng công ty và tạo vỏ bọc nhằm thực hiện các hoạt động lừa đảo hoặc các hành vi khác gây thiệt hại cho xã hội<small>14</small>. Từ đó, nhiều học giả và các tòa án khi tiếp cận các vụ việc cũng bắt đầu nhìn nhận lại hệ quả của học thuyết trên và dần dần hình thành nên các ý tưởng về xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Cụ thể, trong trường hợp cần thiết đòi hỏi tòa án phải bỏ qua tư cách pháp nhân của công ty để buộc cá nhân phải chịu trách nhiệm với hậu quả mà cơng ty gây nên. Đây chính là những ý tưởng đầu tiên đã góp phần hình thành nên cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp sau này.

Không giống với Hoa Kỳ - nơi mà học thuyết xuyên qua bức màn che này đã có sự phát triển ổn định, học thuyết này ở Anh lại có sự chuyển biến phức tạp, và nhìn chung, có thể chia thành ba giai đoạn lịch sử để thấy rõ sự biến động này.

<i><b>Giai đoạn đầu tiên (thời kỳ tiếp cận): kể từ vụ kiện Salomon v. Salomon & Co </b></i>

vào năm 1897 đến khoảng chiến tranh Thế giới thứ II, Anh đã bắt đầu tiếp cận, nghiên cứu sâu hơn về thuật ngữ xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Trong giai đoạn đầu tiên chạm ngõ này, các tòa án Anh đã tiếp cận ở các góc độ khác nhau, do đó, giai đoạn này được xem là giai đoạn thử nghiệm học thuyết. Các tịa án Anh đã thử nghiệm bằng cách phân tích các khái niệm Thơng luật hiện có, chẳng hạn như nguyên tắc đại diện, ủy thác và trách nhiệm pháp lý ngoài hợp đồng để giải quyết các vấn đề liên quan đến tính chất của pháp nhân.

<i>Điển hình như vụ án Smith, Stone and Knight v. Birmingham, một trong những </i>

nỗ lực thử nghiệm đầu tiên để hình thành nên các tiêu chí tồn diện cho học thuyết PCV. Trong trường hợp này, Thẩm phán Atkinson đã xác định sáu câu hỏi cần được xem xét để kết luận liệu một cơng ty con có đang thực hiện hoạt động kinh doanh thay mặt cho công ty mẹ hay không. Những câu hỏi này bao gồm: (1) Ai đã thực sự thực hiện việc kinh doanh?; (2) Lợi nhuận có được coi là lợi nhuận của cơng ty mẹ khơng?; (3) Cơng ty mẹ có phải là người đứng đầu và bộ não của liên doanh kinh doanh?; (4) Cơng ty mẹ có quyết định phải làm gì và đầu tư bao nhiêu trong kinh doanh khơng?; (5) Cơng ty mẹ có kiếm được lợi nhuận dựa trên hoạt động kinh doanh của mình khơng?; và (6) Cơng ty mẹ có được kiểm sốt cơng ty con trên thực tế và một cách liên tục không?<small>15</small> Các thử nghiệm này nhìn chung đều thất bại, khơng tạo ra giá trị khuôn mẫu và bị bỏ qua trong đa số các vụ kiện ở Anh sau đó bởi lẽ các tịa án Anh đã giới hạn mình vào việc phân

<small>14 Gonzalo Villalta Puig, “A Two - Edged Sword: Salomon and the Separate Legal Entity Doctrine”, </small>

<small> truy cập ngày 02/4/2023. </small>

<small>15</small><i><small> Thomas K. Cheng (2011), The Corporate Veil Doctrine Revisited: A Comparative Study of the English and the U.S. </small></i>

<i><small>Corporate Veil Doctrines, Trường Đại học Hồng Kông, tr.8.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

tích các khái niệm Thơng luật truyền thống khi áp dụng một học thuyết hoàn toàn mới - học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp.

<b>Giai đoạn thứ hai (thời kỳ hoàng kim): từ sau chiến tranh Thế giới thứ II đến </b>

<i>năm 1978 với những vụ kiện điển hình như In re FG (Films) (1953), Jones v. Lipman </i>

<i>(1962), Firestone Tyre and Rubber v. Le-wellin (1957) và Merchandise Transport v. British Transport Commission (1962). Đóng góp quan trọng cho giai đoạn vàng lúc bấy </i>

giờ không thể không kể đến những phán quyết của thẩm phán Denning. Trong các vụ kiện có sự tham gia của mình, ơng đã thể hiện rõ quan điểm phản đối việc áp dụng một

<i>cách mù quáng nguyên tắc Salomon và ủng hộ việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp để đảm bảo tính cơng bằng của phán quyết. Cụ thể, trong vụ Littlewoods Mail </i>

<i>Order Stores v. Inland Revenue Commissioners (1969), thẩm phán Denning cho rằng: </i>

<i>“Nguyên tắc Salomon đã thiết lập một nguyên tắc pháp lý rằng các cơng ty có tư cách </i>

pháp lý riêng biệt với các cổ đơng của nó. Ngun tắc này thường được gọi là “tấm màn che công ty” và nhằm bảo vệ cổ đông khỏi trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty. Tuy nhiên, ngun tắc này khơng có nghĩa là tịa án khơng thể xem xét những sự việc đang diễn ra đằng sau tấm màn che của công ty. Trên thực tế, các tịa án có thẩm quyền “xun qua bức màn che” để điều tra bản chất thực sự của các hoạt động và mối quan hệ của cơng ty với các chủ sở hữu. Do đó, thay vì áp dụng cứng

<i>nhắc ngun tắc Salomon, tịa án nên tiếp cận nguyên tắc Salomon một cách linh hoạt </i>

hơn, tùy thuộc vào bản chất doanh nghiệp, và nhìn ra phía sau tấm màn che và buộc các chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về hành động của họ”<small>16</small>.

<i>Năm 1976, Clive M. Schmitthoff trong một bài báo có tựa đề “Salomon in the </i>

<i>Shadow” dường như đã nắm bắt chân thực tình trạng của học thuyết lúc bấy giờ: “Luật công ty hiện đại của Anh đã từ bỏ quan điểm phóng đại về trường hợp của Salomon (…) Luật Anh hiện hành đã sẵn sàng thừa nhận các ngoại lệ đối với nguyên tắc này bằng cách dỡ bỏ bức màn che doanh nghiệp”.</i><small>17</small> Denning nhận ra tầm quan trọng của nguyên tắc Salomon nhưng nhìn thấy sự yếu kém và sai lệch trong việc áp dụng nó một cách mù qng. Thay vì áp dụng một cách mù quáng các quy tắc cơ bản của luật pháp Anh, Denning đã tìm cách linh hoạt hoặc giải thích chi tiết về các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc để đảm bảo các vụ việc được giải quyết công bằng.

<b>Giai đoạn thứ ba (thời kỳ suy thoái): Từ năm 1978 đến nay có thể xem là thời </b>

<i>kỳ đi xuống của cơ chế này tại Anh khi mà thẩm phán Keith trong vụ kiện Woolfson v. </i>

<i>Strathclyde đã bác bỏ các phán quyết của Denning và thiết lập những giá trị khác </i>

<i>(“parameters”) của học thuyết PCV mang tính thuyết phục hơn. Keith cho rằng các </i>

phán quyết của Denning đi theo hướng coi các tập đoàn như là một thực thể thống nhất về kinh tế, điều này làm mất đi sự chắc chắn và an tồn của cấu trúc cơng ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn<small>18</small>. Quan điểm này được thể hiện đối với hướng giải quyết

<i>trong vụ kiện D.H.N. (DHN Food Distributors Ltd) là cơng ty mẹ trong nhóm ba công </i>

ty, cùng với Bronze Investment Ltd và DHN Food Transport Ltd. Đất mà DHN đang sử dụng thuộc sở hữu của một cơng ty con, cịn các phương tiện DHN sử dụng thì thuộc sở hữu của một cơng ty con còn lại. Khu đất bị cưỡng chế mua và DHN địi bồi thường vì

<small>16</small><i><small> Thomas K. Cheng (2011), The Corporate Veil Doctrine Revisited: A Comparative Study of the English and the U.S. </small></i>

<i><small>Corporate Veil Doctrines, Trường Đại học Hồng Kông, tr.9. </small></i>

<small>17</small><i><small> Clive M. Schmitthoff (1976), Salomon in the Shadow, Journal of Business Law, tr.305, 306. </small></i>

<small>18</small><i><small> Lê Ngọc Cẩm (2017), Học thuyết “Xun màn trách nhiệm hữu hạn cơng ty”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật - Đại học </small></i>

<small>Quốc gia Hà Nội, tr.25.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

đã làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của mình. Tịa phúc thẩm Anh cho phép cơng ty mẹ địi bồi thường do sự xáo trộn do thu hồi đất theo Đạo luật Bồi thường đất đai năm

<i>1961 (Land Compensation Act) mặc dù công ty này không trực tiếp sở hữu mảnh đất mà </i>

Hội đồng khu vực tháp của Luân Đôn xây dựng. Thay vì đề cập đến từng cơng ty một cách riêng biệt, thẩm phán Denning cho rằng “vì họ đang tiến hành một hoạt động chung và có cùng một cổ đơng, tất cả họ có thể được coi là một thực thể duy nhất với tuyên bố

<i>độc đáo, trường hợp này được gọi là “Ba trong một” (Three in one), ba công ty trong một hay “Một trong ba” (One in three), một nhóm ba cơng ty”</i><small>19</small>. Thẩm phán Denning lập luận rằng nhóm cơng ty này hầu như giống như một quan hệ liên doanh, và không nên được đối xử riêng biệt. Quan điểm này của thẩm phán Denning xuất phát từ lý thuyết đơn vị kinh tế (single economic unit). Thẩm phán Denning ủng hộ lý thuyết này và áp dụng nó vào vụ việc bằng cách trích dẫn quan điểm của giáo sư Gower, người dẫn đầu về luật công ty Anh vào thời điểm đó. Giáo sư Gower cho rằng có một xu hướng mới nổi trong luật Anh là đối xử với các cơng ty tập đồn như một thực thể kinh tế duy nhất<small>20</small>. Điều này có nghĩa là các cơng ty trong một tập đoàn được xem như là kết nối với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, hành động và quyết định của họ được xem như là một phần của một tổng thể lớn hơn. Cách tiếp cận này khác với quan điểm truyền thống về các công ty, coi chúng là những thực thể pháp lý riêng biệt với các quyền và trách nhiệm riêng biệt.

Tuy nhiên, hai năm sau, Thượng nghị viện Anh trong Hội đồng khu vực đã đặt nhiều nghi vấn về vụ kiện DHN. Cụ thể, thẩm phán Keith đã bày tỏ sự nghi ngờ về việc liệu tòa án cấp phúc thẩm có áp dụng đúng nguyên tắc phù hợp để xuyên qua bức màn che công ty hay không. Ngay cả khi thẩm phán Keith đã ngừng bày tỏ quan điểm về vấn đề này thì các vụ kiện diễn ra trong giai đoạn thứ ba này đều cho thấy tịa án Anh đã có một cái nhìn hạn hẹp hơn về cơ chế này so với hai giai đoạn trước. Cụ thể tại vụ kiện

<i>Bank of Tokyo v. Karoon, tòa án phúc thẩm ở Anh cho rằng nền tảng cơ bản cần có là </i>

sự rạch rịi giữa kinh tế học và luật pháp<small>21</small> nên đã bác bỏ lập luận về lý thuyết đơn vị

<i>kinh tế của Denning. Đến năm 1989, Vụ kiện Adams v. Cape đã chỉ ra rằng các tập đồn </i>

khơng thể chỉ được coi như là một sự thống nhất về kinh tế và khơng thể vén bức màn che chỉ vì địi hỏi của sự cơng bằng, và cần phải đảm bảo các công ty được phép sử dụng cấu trúc doanh nghiệp để bảo vệ mình khỏi các trách nhiệm pháp lý trong tương lai. Năm 2013, nguyên tắc này đã được xác nhận bởi tòa án tối cao trong vụ kiện nổi tiếng

<i>Petrodel v. Prest, điều này tiếp tục làm giới hạn phạm vi áp dụng của học thuyết này. </i>

Bản án này tuyên bố rằng, nếu học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp tồn tại, thì các trường hợp áp dụng nó phải được giới hạn và phải rõ ràng nhất có thể.<small>22</small>

<small>19</small><i><small> Thomas K. Cheng (2011), The Corporate Veil Doctrine Revisited: A Comparative Study of the English and the U.S. </small></i>

<i><small>Corporate Veil Doctrines, Trường Đại học Hồng Kông, tr.10. </small></i>

<small>20 David Rosen, “A consideration of lifting the corporate veil”, corporate-veil-david-rosen</small><i><small>, truy cập ngày 10/4/2023 (Nguyên văn: “Professor Gower in Modern Company Law, 3rd ed. (1969), </small></i>

<i><small> 216 says: “there is evidence of a general tendency to ignore the separate legal entities of various companies within a group, and to look instead at the economic entity of the whole group.”) </small></i>

<small>21</small><i><small> “The topsy-turvy fate of the corporate veil doctrine in UK company law: from Salomon v A Salomon & Co Ltd to Prest v </small></i>

<small>uk-company-law-from-salomon-v-a-salomon-co-ltd-to-prest-v-petrodel-ressources-ltd-120-years-of-case-law-reversals/, truy </small>

<i><small> ngày 11/4/2023 (Nguyên văn: “we are concerned not with economics but with law. The distinction between the two is, in </small></i>

<i><small>law, fundamental and cannot here be abridged.”)</small></i>

<small>22</small><i><small> Lê Ngọc Cẩm (2017), Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn cơng ty”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật - Đại học </small></i>

<small>Quốc gia Hà Nội, tr. 26. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.1.2.2. Quá trình phát triển học thuyết về xuyên qua bức màn che ở Hoa Kỳ </b>

Xuyên qua bức màn che doanh nghiệp là một học thuyết được công nhận rộng rãi ở Hoa Kỳ. Khi các cổ đông sử dụng thực thể công ty cho hoạt động bất hợp pháp thì các tịa án Hoa Kỳ sẽ xuyên qua màn che để tách bạch giữa cổ đông và công ty của họ.

<i>Một tuyên bố được cho là thước đo tiêu chuẩn pháp lý trong vụ kiện United States v. </i>

<i>Milwaukee Refrigerator Transit Co., 142 F. 247 (1905): “một công ty sẽ được coi là một thực thể pháp lý theo nguyên tắc chung, cho đến khi có đủ lý do ngược lại; khi khái niệm thực thể pháp lý được sử dụng để gây cản trở hoạt động ổn định của xã hội, để hợp thức hóa điều sai trái, để che giấu hành vi lừa đảo, hay để che chở cho tội phạm, thì pháp luật sẽ xem cơng ty chỉ đơn thuần là tập hợp của một nhóm cá thể tách biệt khỏi cơng ty đó”</i><small>23</small>. Mặc dù nhận xét này chỉ mang tính định hướng chung, chưa đưa ra một nguyên tắc pháp lý nào cụ thể nhưng ta có thể nhận thấy sự ủng hộ của các nhà luật gia, thẩm phán về học thuyết xuyên qua màn che này.

Cách tiếp cận cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở Hoa Kỳ được áp dụng một cách có nguyên tắc hơn so với các quốc gia khác, bởi đây là “cái nôi” mà rất nhiều học thuyết phát triển. Những phương pháp, nguyên tắc, học thuyết nhằm xây nên một khuôn mẫu, là kim chỉ nam để các tòa án dễ dàng đưa ra quyết định. Các học thuyết mà các tòa án ở Hoa Kỳ sử dụng để quyết định xem có nên bỏ qua việc bảo vệ trách nhiệm hữu hạn của công ty và buộc các cổ đông chịu trách nhiệm về trách nhiệm pháp lý của mình bao gồm ba học thuyết chính, bao gồm: thuyết về tính cơng cụ (the

<i>instrumentality theory), học thuyết nhận dạng/bản sắc (the identity doctrine) và thuyết thay đổi bản ngã (the alter ego doctrine). Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau về </i>

ba thuyết này nhưng giữa chúng cơ bản là giống nhau, thậm chí có thể thay thế cho nhau.<small>24</small> Tuy nhiên trên thực tế, có thể vì việc áp dụng các học thuyết này thường phức tạp, địi hỏi một trình độ nhất định nên tòa án Hoa Kỳ thường ngầm áp dụng các học thuyết này để đưa ra các phán quyết mà không chỉ rõ cụ thể tên của học thuyết được áp dụng.<small>25</small>

<i><b>Học thuyết về tính cơng cụ (instrumentality theory): học thuyết về tính cơng </b></i>

cụ là một trong những học thuyết được công nhận rộng rãi nhất xoay quanh yếu tố kiểm soát. Quy tắc này được áp dụng khi một công ty được sử dụng như một công cụ để thực hiện các mục tiêu cá nhân của cổ đông hoặc công ty mẹ, chứ không phải là một thực thể pháp lý riêng biệt với các quyền và trách nhiệm riêng của mình và phục vụ các mục đích kinh doanh của chính nó.

Một thử nghiệm nổi tiếng của Powell năm 1931 đã tạo ra một hệ thống gồm 11 các tiêu chí để xác định có sử dụng học thuyết này hay khơng. Các tiêu chí điển hình đó bao gồm: (1) Cơng ty mẹ sở hữu hầu hết hoặc toàn bộ cổ phiếu của công ty con; (2) Công ty ty mẹ và công ty con có giám đốc chung; (3) Cơng ty mẹ cấp vốn cho công ty

<small>24</small><i><small> Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr.78 (In spite of different </small></i>

<i><small>formulations, these doctrines are essentially the same. They are often considered to be interchangeable) </small></i>

<small>25</small><i><small> Badar Mohammed Almeajel Alanazi (2020), Piercing The Corporate Veil In Various Jurisdictions - Principled Or </small></i>

<i><small>Unprincipled?, Trường Đại học Shaqra.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

con; (4) Công ty mẹ đăng ký mua cổ phần của công ty con hoặc thúc đẩy sự thành lập công ty con; (5) Công ty con bị thiếu vốn trầm trọng; (6) Công ty mẹ trả lương và các chi phí khác cho công ty con; (7) Công ty con tiến hành kinh doanh khơng có ai khác ngồi cơng ty mẹ và tài sản duy nhất của công ty con được chuyển giao cho công ty mẹ; (8) Công ty mẹ mô tả công ty con là một bộ phận hoặc bộ phận của công ty mẹ trong các tài liệu hoặc báo cáo chính thức; (9) Cơng ty mẹ sử dụng tài sản của công ty con như tài sản của mình; (10) Các giám giám đốc, nhân viên của cơng ty con nhận lệnh trực tiếp từ công ty mẹ và chỉ quan tâm đến lợi ích của cơng ty mẹ; (11) Không tuân thủ các thủ tục pháp lý<small>26</small>. Có nhiều bài nghiên cứu sẽ sắp xếp 11 tiêu chí này với thứ tự khác nhau, tuy nhiên điều này khơng thể hiện tiêu chí nào được cho là quan trọng hơn tiêu chí cịn lại. Những yếu tố này đều được sử dụng để xác định xem công ty con có phải là một cơng ty vỏ bọc hay khơng, và liệu màn che của cơng ty có nên bị xuyên qua để buộc trách nhiệm công ty mẹ.

Một trong những vụ án cho thấy rõ điều kiện áp dụng học thuyết này dựa trên thử

<i>nghiệm của Powell phải kể đến là Lowendahl v Baltmore & Ohio Railroad. Tòa </i>

Lowendahl đã đưa ra ba yếu tố được áp dụng rộng rãi để xuyên qua bức màn che doanh

<i>nghiệp. Thứ nhất, phải tồn tại sự kiểm sốt của cơng ty mẹ, chủ sở hữu đối với công ty </i>

con, đây phải là sự kiểm sốt hồn tồn của doanh nghiệp về tài chính, chính sách, và thực tiễn kinh doanh liên quan đến giao dịch được đề cập. Việc kiểm soát này của công ty mẹ phải đạt đến ngưỡng không thấy được sự riêng biệt về ý chí, hoặc sự tồn tại của cơng ty con liên quan đến giao dịch. Có nghĩa là cơng ty con nó chỉ đơn thuần là một vỏ

<i>bọc cho các hành động của chủ sở hữu hoặc cổ đơng của nó. Thứ hai, sự kiểm sốt được </i>

sử dụng đó nhằm thực hiện gian lận, vi phạm một nghĩa vụ pháp lý theo luật định hoặc các nghĩa vụ pháp lý khác, hoặc tham gia vào một hành động không trung thực và xâm

<i>phạm đến quyền lợi hợp pháp của chủ thể khác. Thứ ba, hành vi kiểm sốt và vi phạm </i>

đó trực tiếp gây ra hậu quả, thiệt hại mà bên tìm cách xuyên qua bức màn che doanh nghiệp (nguyên đơn) phải chịu.<small>27</small>

<i><b>Học thuyết thay đổi bản ngã (alter ego doctrine): học thuyết này xuất hiện vào </b></i>

<i>năm 1898 bởi thẩm phán Taft trong vụ Harris v. Youngstown Bridge Co. Đây được coi </i>

là một phép ẩn dụ cho việc công ty con được coi là bản ngã thay thế cho cơng ty mẹ, là sự đồng nhất khơng có tách biệt rõ ràng về quyền sở hữu và lợi ích. Học thuyết này cho rằng cần phải xuyên qua bức màn che vì mối quan hệ chặt chẽ này giữa cơng ty mẹ và cơng ty con<small>28</small>. Có thể hiểu đây là một khái niệm pháp lý tập trung vào việc thiếu sự độc lập của một công ty đối với các cổ đơng của nó, là một học thuyết pháp lý cho phép tòa án xem nhẹ tư cách pháp lý riêng biệt của cơng ty và coi nó như bản ngã thay thế của các cổ đông hoặc cơng ty mẹ của nó. Học thuyết này được cho là có sự gắn kết chặt chẽ với học thuyết về tính cơng cụ, là một khái niệm pháp lý khác được sử dụng để xuyên qua bức màn che doanh nghiệp.<small>29</small>

<small>26 Kenneth B. Watt, Piercing the Corporate Veil: A Need for Clarification of Oklahoma's Approach, 28 Tulsa L. J. 869 (2013), tr.875. </small>

<small>27</small><i><small> Khadija Aziz Abdalla Mwidau (2014), Piercing The Corporate Veil: A Comparative Study Of Kenya And The U.S.A, Khóa </small></i>

<small>luận tốt nghiệp, Đại học Mount Kenya, tr.7. </small>

<small>28</small><i><small> Philip Örn (2009), Piercing the Corporate Veil - a Law and Economics Analysis, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Lund, tr. 27.</small></i>

<small>29</small><i><small> Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr. 83 (This was affirmed by </small></i>

<i><small>the Court of Appeals for the Second Circuit, stating: 'Professor Blumberg believes - and we agree - that the three-factor rule in New York and the alter ego theory sued on in this case are indistinguishable, do not lead to different results, andshould be treated as interchangeable ' (Wm. Passalacqua Bldrs., Inc. v. Resnick Devs. S. ,Inc., 933 F. 2d 1 3 1 , at 1 38 (2d Cir. 1 991)). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Các yếu tố để xem xét áp dụng học thuyết thay đổi bản ngã này gồm: (1) sự thống nhất về lợi ích giữa cơng ty và cổ đơng: điều này có nghĩa là lợi ích của cơng ty và các cổ đơng của nó liên kết chặt chẽ đến mức không thể tách biệt nhau. Nói cách khác, cơng ty khơng thực sự là một thực thể riêng biệt với các cổ đơng của nó. Điều này có thể xảy ra khi các cổ đơng có quyền kiểm sốt hồn tồn đối với cơng ty, hoặc khi công ty chỉ đơn giản là một “vỏ bọc” cho các hoạt động kinh doanh cá nhân của cổ đơng, (2) sự thống nhất lợi ích làm mất đi sự tách biệt giữa công ty và cổ đông, tức việc cho phép công ty và các cổ đông của nó được đối xử như các thực thể riêng biệt sẽ dẫn đến gian lận hoặc bất cơng. Ví dụ, nếu một cổ đông sử dụng công ty để thực hiện gian lận hoặc trốn thuế, sẽ không công bằng nếu bảo vệ họ khỏi trách nhiệm bằng cách coi công ty như một thực thể riêng biệt. Dựa trên hai yếu tố này, các tòa án sẽ xem xét thêm các yếu tố khác cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa công ty và cổ đông để áp dụng học thuyết thay đổi bản ngã, ví dụ, cổ đơng có mượn danh nghĩa cơng ty để kinh doanh cho chính mình, tun bố quyền sở hữu cá nhân đối với tài sản cơng ty, quyền kiểm sốt không hạn chế đối với tài sản công ty.<small>30</small>

<i><b>Học thuyết nhận dạng/ bản sắc (identity doctrine): có thể hiểu đây là một </b></i>

nguyên tắc áp dụng khi một công ty không thực sự độc lập do mối quan hệ của nó với các cơng ty khác trong cùng một nhóm. Khi đó, một cơng ty trong nhóm khơng thể sử dụng danh tính riêng biệt của mình để tránh trách nhiệm đối với một hoạt động có lợi cho tồn bộ nhóm<small>31</small>. Thuyết này được sử dụng ngồi thuyết cơng cụ để xác định xem có nên xuyên qua bức màn che công ty hay không. Nếu rõ ràng công ty con đã được sử dụng như “một con tốt” trong các giao dịch mang lại lợi ích cho tồn bộ nhóm, thì danh tính riêng biệt của cơng ty con có thể bị bỏ qua khi người yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp (nguyên đơn) có thể chứng minh rằng sự tách biệt về lợi ích và tính độc lập của các cơng ty vốn dĩ chưa bao giờ tồn tại trên thực tế hoặc đã chấm dứt trên thực tế.<small>32</small>

Philip I Blumberg là một học giả pháp lý đã nghiên cứu và viết về học thuyết công cụ, học thuyết thay đổi bản ngã, và học thuyết nhận dạng, được các tòa án ở Hoa Kỳ sử dụng để xác định có nên xuyên qua bức màn che công ty hay không. Ông đã kết luận rằng các học thuyết này có nhiều điểm tương đồng với nhau, mặc dù chúng có thể được diễn đạt khác nhau và được sử dụng riêng biệt<small>33</small>, tuy vậy giữa chúng vẫn có mục đích chính giống nhau là làm rõ mối quan hệ giữa cơng ty với các cổ đơng của nó. Những yếu tố như: các cổ đơng hoặc chủ sở hữu có quyền kiểm sốt q mức đối với cơng ty, cơng ty có thể được coi là một thực thể riêng biệt hay khơng; vấn đề tài chính của cơng ty có được tách biệt với tài chính của các cổ đơng hoặc chủ sở hữu hay khơng; cơng ty có tuân theo các thủ tục như tổ chức các cuộc họp thường xuyên, lưu giữ hồ sơ chính xác và duy trì các tài khoản ngân hàng riêng biệt hay khơng, đều khó được áp dụng cụ thể. Vì vậy, việc ứng dụng các học thuyết này sẽ tùy vào từng trường hợp, dựa trên bối cảnh và sự kiện cụ thể<small>34</small><i> hay cịn có một thuật ngữ “sui generis” tức là duy nhất cho một </i>

<small>30 Kenneth B. Watt, Piercing the Corporate Veil: A Need for Clarification of Oklahoma's Approach, 28 Tulsa L. J. 869 (2013), tr. 874. </small>

<small>31</small><i><small> Philip Örn (2009), Piercing the Corporate Veil - a Law and Economics Analysis, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Lund, tr. 27. </small></i>

<small>32 Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr.83. </small>

<small>33</small><i><small> Philip Örn (2009), Piercing the Corporate Veil - a Law and Economics Analysis, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Lund, tr. 28. </small></i>

<small>34</small><i><small> Bello, Joseph Mauricio (2008) “An Overview Of The Doctrine Of The Piercing Of The Corporate Veil As Applied By Latin </small></i>

<i><small>American Countries: A u.S. Legal Creation Exported To Civil Law Jurisdictions,” ILSA Journal of International & </small></i>

<small>Comparative Law: Vol. 14: Iss. 3, Article 4, tr. 621. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

trường hợp của riêng nó. Điều này có nghĩa là các Tịa án sẽ dựa trên những yếu tố mà án lệ sẵn có để áp dụng như một khuôn mẫu để xét xử, và họ phải tiếp cận một cách linh hoạt do những học thuyết, yếu tố được đưa ra có thể khơng đầy đủ và khơng mang tính

<i>tổng qt. </i>

Nhìn chung, có sự trái ngược giữa Anh và Mỹ khi phát triển học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp này. Nhờ cách tiếp cận bản chất của vấn đề nên về sau Hoa Kỳ đã có lịch sử phát triển mạnh hơn so với Anh. Trong khi đó, mặc dù Anh được coi là “cái nơi” của học thuyết này nhưng đến nay thì học thuyết xuyên qua màn che này đã bị hạn chế hơn so với thời điểm trước năm 1978. Điều này xuất phát từ việc tòa án ở Anh đã tiếp cận dưới lý thuyết hợp đồng còn tòa án ở Mỹ đã áp dụng lý thuyết về bản chất của công ty<small>35</small>. Ở Anh tiếp cận theo hướng bảo thủ hơn, ngược lại ở Hoa Kỳ thể hiện sự can thiệp nhiều hơn khi xem xét trên tình hình thực tế cho phép<small>36</small>. Không giống như Hoa Kỳ, ở Anh vẫn chưa sẵn sàng để tạo ra các học thuyết như học thuyết công cụ và học thuyết thay đổi bản ngã, các tịa án Anh đã khơng phát triển một cách tiếp cận có hệ thống đối với các vụ án mà thay vào đó dựa vào các khái niệm thơng luật truyền thống.

<i>Điều này đã phản ánh sự phát triển của khái niệm “công lý cây cọ” (palm-tree justice), </i>

thẩm phán được quyền đưa ra các phán quyết mà theo ý kiến của chính thẩm phán đó là cơng bằng và chính đáng trong các trường hợp nhất định, vì lợi ích của xã hội, tức thẩm phán sẽ không áp đặt bản thân vào những nguyên tắc hay quy tắc pháp lý nói chung<small>37</small>. Có thể thấy đây là hành động thiết thực, ngăn chặn hiệu quả hơn lạm dụng của thực thể doanh nghiệp tuy nhiên lại cũng có nhiều quan điểm trái chiều vì đã vượt khỏi ranh giới luật pháp đã định, là một loại công lý thất thường, chủ quan và vô nguyên tắc do việc áp dụng các nguyên tắc pháp lý một cách q tự do mang lại<small>38</small>. Vì tính chất phức tạp của cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp mà các thẩm phán thường sẽ dựa vào khả

<i>năng phán đoán (a sturdy common sense), kinh nghiệm để phân xử các vụ việc có liên </i>

quan, có thể thấy rõ qua giai đoạn hai và ba của lịch sử Anh về phán quyết của thẩm phán Denning. Tóm lại, cách tiếp cận của Tòa án Anh đối với học thuyết màn che doanh nghiệp là tôn trọng hơn đối với trách nhiệm hữu hạn. Điều này có nghĩa là tài sản cá nhân của họ được bảo vệ, không bị sử dụng để trả nợ của công ty. Ngược lại, cách tiếp cận của các tòa án Hoa Kỳ đối với học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp linh hoạt hơn so với tòa án Anh. Điều này có nghĩa là các tịa án Hoa Kỳ có nhiều khả năng xuyên qua bức màn che doanh nghiệp và buộc chủ sở hữu hoặc cổ đông phải chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ của công ty nếu họ tin rằng công ty đang được sử dụng để thực hiện gian lận hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác.

Các học thuyết điển hình và quá trình phát triển của các học thuyết về xuyên qua bức màn che doanh nghiệp của Hoa Kỳ và Anh giúp ta dễ dàng nhìn thấy có ba nguyên nhân chủ yếu hình thành nên học thuyết về xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Thứ nhất, sự tồn tại của những trường hợp lợi dụng chế độ “trách nhiệm hữu hạn” của công ty, làm tổn hại đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân khác đặc biệt là chủ nợ. Thứ hai, hệ

<small>35</small><i><small> Lê Ngọc Cẩm (2017), Học thuyết “Xun màn trách nhiệm hữu hạn cơng ty”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật - Đại học </small></i>

<small>Quốc gia Hà Nội, tr. 28. </small>

<small>36</small><i><small> Khadija Aziz Abdalla Mwidau (2014), Piercing The Corporate Veil: A Comparative Study Of Kenya And The U.S.A, Khóa </small></i>

<small>luận tốt nghiệp, Đại học Mount Kenya, tr. 3. </small>

<small>37 Oxford Reference: Overview Palm Tree Justice, </small>

<small> truy cập ngày 1/5/2023. </small>

<small>38 “Allow concept of ‘palm tree justice”, justice-810253, truy cập ngày 1/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

luật thành văn chưa quy định cơ chế này để áp dụng xử lý linh hoạt trong hoạt động xét xử. Thứ ba, các văn bản pháp luật không thể dự liệu được tất cả các trường hợp, hoàn cảnh cần điều chỉnh bằng pháp luật nên tòa án cần phải bổ sung vào các “khoảng trống” của pháp luật, cần thiết thừa nhận vai trò sáng tạo pháp luật của tịa án để có thể thực hiện được nhiệm vụ bảo đảm công lý khi pháp luật quá cứng nhắc.<small>39</small>

<b>1.1.3 Tình hình áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới </b>

Trên cơ sở một số học thuyết điển hình và quá trình phát triển của các học thuyết về xuyên qua bức màn che doanh nghiệp, việc nghiên cứu tình hình áp dụng cơ chế này trên thực tiễn sẽ làm nổi bật hơn sự tồn tại cũng như sự công nhận rộng rãi đối với cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới. Cụ thể, thông qua việc nghiên cứu tình hình áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Bỉ hay Úc, từ đó có cơ sở soi chiếu vào tình hình áp dụng cơ chế này ở Việt Nam để rút ra những nhận xét về cách nhìn nhận của nhà làm luật, cơ quan tư pháp ở Việt Nam đối với cơ chế này.

Đối với Hoa Kỳ, cho đến nay, dù Hoa Kỳ được coi là một nước thường xuyên áp dụng cơ chế này nhưng vẫn chưa đưa ra được khái niệm thống nhất. Các luật gia, thẩm phán cũng như các nhà làm luật vẫn còn đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, trái chiều. Một vấn đề có tính ngun tắc khác nữa chính là cơng ty ở Hoa Kỳ cũng có tư cách pháp

<i>nhân và độc lập với cổ đơng của nó. Ngun tắc này được gọi là “học thuyết về luật tổ </i>

<i>chức” (entity law doctrine). Nhìn chung, ở Hoa Kỳ, nếu cơ chế xuyên qua bức màn che </i>

<i>doanh nghiệp được áp dụng thì hình thức cơng ty sẽ bị bỏ qua, nói cách khác “học thuyết </i>

<i>về luật tổ chức” sẽ khơng cịn tác dụng với cái vỏ bọc cơng ty đó nữa. Một số luật gia ở </i>

<i>Hoa Kỳ gọi đó là “bỏ qua lý thuyết về cơng ty” và sau này hình thành một thuật ngữ phổ biến hơn là “xuyên qua bức màn che doanh nghiệp”. Dù là cách gọi nào thì trong </i>

trường này chủ sở hữu công ty cũng bị buộc phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những khoản nợ phát sinh của công ty đó, cũng như những cơng ty liên kết với nhau phải chịu trách nhiệm đối với công ty trong nhóm khi có sự cố xảy ra. Tại Hoa Kỳ, cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp đã xuất hiện và được vận dụng rộng rãi từ rất sớm. Cụ thể, trong bài nghiên cứu của Robert Thompson về cơ chế này, trước năm 1985 đã có tổng cộng 1583 vụ kiện có liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp<small>40</small>và tỷ lệ cho việc thành công áp dụng cơ chế này là 40%<small>41</small>. Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu của Peter Oh vào năm 2008 cho thấy số vụ kiện có liên quan đến cơ chế này đã tăng đến 2929<small>42</small> với tỷ lệ áp dụng thành công là 48%.<small>43</small> Tuy nhiên, đến năm 2012, ở Hoa Kỳ chỉ ghi nhận một tỷ lệ khá thấp các vụ kiện liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che

<small>39 Đỗ Thanh Trung, “Vai trò tạo lập án lệ của Tịa án- Từ khía cạnh các học thuyết chính trị, pháp lý”, tro-tao-lap-an-le-cua-toa-an-tu-khia-canh-cac-hoc-thuyet-chinh-tri-phap-ly6948.html, truy cập ngày 2/5/2023. </small>

<small> King Fung Tsang (2014), “Applicable Law In Piercing The Corporate Veil In The United States: A Choice With No Choice”, </small>

<small> tr. 229, truy cập ngày 2/6/2023. </small>

<small>41 King Fung Tsang (2014), “Applicable Law In Piercing The Corporate Veil In The United States: A Choice With No Choice”, </small>

<small> tr. 237, truy cập ngày 07/7/2023. </small>

<small>42 King Fung Tsang (2014), “Applicable Law In Piercing The Corporate Veil In The United States: A Choice With No Choice”, </small>

<small> tr. 229, truy cập ngày 07/7/2023. </small>

<small>43 King Fung Tsang (2014), “Applicable Law In Piercing The Corporate Veil In The United States: A Choice With No Choice”, </small>

<small> tr. 237, truy cập ngày 07/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

doanh nghiệp, cụ thể là 340<small>44</small> với tỷ lệ áp dụng thành công cơ chế này là 33,24%.<small>45</small> Điều này cho thấy rằng các tòa án Hoa Kỳ đã có xu hướng dần trở nên thận trọng hơn trong việc áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp để giải quyết các vụ kiện tụng trên thực tế.

Bên cạnh Hoa Kỳ, Anh cũng là một nước đại diện tiêu biểu của hệ thống pháp luật Anglo - Saxon, nơi học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp đã phát triển và được thừa nhận rộng rãi cho đến nay. Nước Anh bắt đầu quan tâm đến xuyên qua

<i>bức màn che doanh nghiệp kể từ phán quyết của vụ kiện Salomon vs. Salomon & Co. </i>

<i>(1897). Đây là một trong những án lệ quan trọng nhất góp phần xây dựng học thuyết </i>

xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở Anh. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 1978 đến nay đã đánh dấu thời kỳ đi xuống của học thuyết này tại Anh. Tính đến thời điểm hai vụ kiện

<i>Petrodel v. Prest và VTB Capital v. Nutritek thì có một sự thống nhất mạnh mẽ giữa các </i>

nhà chức trách rằng bức màn che doanh nghiệp chỉ bị xuyên nếu có một bằng chứng xác thực về việc lừa đảo, sử dụng cơng ty như một bức bình phong để né tránh hoặc che giấu

<i>trách nhiệm. Một trong những án lệ nổi bật về cơ chế này ở Anh là vụ kiện Gilford </i>

<i>Motor Co Ltd v. Horne (1933)<small>46</small>, trong đó bị đơn đã lách thỏa thuận không cạnh tranh </i>

với công ty cũ bằng cách thành lập công ty mới được điều hành bởi người vợ và một người bạn. Tuy nhiên theo nghiên cứu, học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp tại Anh đến nay đã bị hạn chế hơn so với thời điểm hình thành, có lẽ bởi sự phát triển lâu đời và lợi ích đáng kể mà tính trách nhiệm hữu hạn đã đem lại cho nền kinh tế hoặc cũng có thể bởi sự trừu tượng của học thuyết này.

Ở Đức, luật doanh nghiệp cũng chưa có quy định buộc các cổ đông hay nhà quản lý, nhà điều hành phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Tức là, về nguyên tắc, tài sản công ty và của cổ đông là tách biệt nhau. Sự tách biệt này được biểu thị bằng

<i>thuật ngữ “Trennungsprizip” (nguyên tắc tách bạch). Tuy nhiên, trong một số trường </i>

hợp đặc biệt, nhằm đảm bảo tính cơng bằng, pháp luật Đức cũng đã buộc chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của cơng ty. Ngồi ra, ở Đức, thuật

<i>ngữ “Durchgriffshatung” cũng được hiểu tương tự là cơ chế xuyên qua bức màn che </i>

doanh nghiệp giống như ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, giải pháp này ở Đức không được ghi nhận trong luật thành các quy định mà chủ yếu chỉ được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt. Cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở Đức chủ yếu áp dụng để giải quyết xung đột lợi ích liên quan đến nhóm cơng ty chứ khơng nhằm mục đích quy buộc trách nhiệm dân sự đối với các cổ đơng, chủ cơng ty, người góp vốn vào cơng ty nhằm mục đích thanh tốn nợ cho chủ nợ khi cơng ty phá sản. Có thể thấy pháp luật công ty ở Đức đã rất cố gắng trong việc hoàn thiện cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Thực tiễn xét xử cho thấy rằng việc áp dụng cơ chế này đối với những cơng ty ít vốn nhằm đảm bảo khả năng tài chính cho doanh nghiệp, tránh tình trạng người góp vốn chuyển nợ của mình lên vai chủ nợ. Tuy nhiên, dù vậy, việc pháp điển hóa cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp vẫn có thể dẫn đến triệt tiêu chế định nền tảng

<small>44 King Fung Tsang (2014), “Applicable Law In Piercing The Corporate Veil In The United States: A Choice With No Choice”, </small>

<small> tr. 235, truy cập ngày 07/7/2023. </small>

<small>45 King Fung Tsang (2014), “Applicable Law In Piercing The Corporate Veil In The United States: A Choice With No Choice”, </small>

<small> tr. 237, truy cập ngày 07/7/2023. </small>

<small>46 Gilford Motor Co Ltd vs. Horne [1933] hay Ch 935 và Jones vs. Lipman [1962] 1 WLR 832 (bị đơn đã ký hợp đồng bán đất với nguyên đơn và sau đó đổi ý bán tài sản. Để trốn tránh việc thực hiện cụ thể hợp đồng, bị cáo đã thành lập một công ty và chuyển tài sản cho cơng ty đó) là những ví dụ về việc người điều hành đã có nghĩa vụ pháp lý từ trước sau đó cố tình thành lập cơng ty để lẩn tránh nghĩa vụ này. Trong cả hai vụ kiện, tòa án đã cho phép áp dụng các biện pháp công bằng. Tuy nhiên, theo Arnold tại VTB Capital thì cho rằng đây khơng được coi là các phán quyết có tính chất vén bức màn của cơng ty. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

của pháp luật công ty là chế định trách nhiệm hữu hạn. Do đó, tại Đức, nguyên tắc này vẫn chỉ dừng lại ở mức giải pháp pháp lý và rất ít tịa án Đức áp dụng hoặc áp dụng rất hạn chế.

Trong khuôn khổ pháp luật công ty ở Pháp, dù không có quy định về nhóm cơng ty nhưng có khá nhiều quy định pháp luật cụ thể về cơ chế xuyên qua màn bức màn che doanh nghiệp, đặc biệt là từ Điều 85 đến Điều 98 Luật Phá sản Pháp năm 1986<small>47</small>. Trong đó, có thể tìm thấy hai trường hợp khác cũng liên quan đến cơ chế xuyên qua màn bức màn che doanh nghiệp. Cơ chế này được hình thành từ các vụ tranh chấp cụ thể, hay còn gọi là án lệ. Trường hợp thứ nhất là học thuyết “công ty hư cấu”. Một công ty được coi là hư cấu khi mục đích chủ yếu hoặc duy nhất của nó là vì lợi ích của một cá nhân hay một pháp nhân khác đứng đằng sau nó mà những người này tham gia vào những hoạt động kinh doanh rủi ro cao dưới vỏ bọc công ty. Trường hợp thứ hai là sự chồng lấn, hay không phân định tài sản. Theo học thuyết này, tài sản của cổ đông không thể lẫn lộn với tài sản khác của công ty. Khi công ty bị coi là hư cấu hay tài sản giữa cổ đông và cơng ty bị lẫn lộn, tịa án sẽ buộc cổ đông phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Khi các cổ đông không đủ khả năng trả nợ, tịa án có thể quyết định mở rộng phạm vi phá sản của công ty đến chủ sở hữu là cá nhân hoặc công ty mẹ hoặc các công ty liên kết khác. Các trường hợp nêu trên đều dẫn đến một hậu quả chung là tập đoàn sẽ bị phá sản chung hoàn toàn khác với việc công ty bị phá sản và đồng thời các cá nhân cũng bị tuyên bố phá sản nhưng tách biệt nhau.

Ở Bỉ, pháp luật quy định nghĩa vụ trả nợ của các cổ đông, chủ công ty tồn tại độc lập với nghĩa vụ trả nợ của cơng ty. Điều này có nghĩa là, theo lẽ thường, cổ đông, chủ công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi khoản vốn đã đầu tư vào công ty (Điều 61 Luật Công ty Bỉ năm 1999). Tuy nhiên, có một ngoại lệ về tính chịu trách nhiệm hữu hạn này được quy định tại khoản 5 Điều 229 và khoản 4 Điều 456 Luật Công ty Bỉ năm 1999. Theo đó, những người tham gia sáng lập cơng ty có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ của công ty nếu công ty bị phá sản trong vòng ba năm đầu thành lập và vốn đầu tư vào công ty không đủ để tiến hành các hoạt động kinh doanh mà nó tham gia.<small>48</small> Trên thực tế cũng có một số ngoại lệ nhất định đối với nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn, chủ yếu là phán quyết của Tòa án đối với trường hợp doanh nghiệp phá sản. Cụ thể, đó là trường hợp mà một cá nhân tham gia thành lập công ty, sử dụng công ty như một công cụ thể trục lợi cá nhân, và sau cùng, khi cơng ty đó phá sản do khơng thể trả được nợ, tòa án sẽ buộc những cá nhân đã thành lập cơng ty đó đứng ra trả nợ.

Đối với Úc, các số liệu cho thấy tỷ lệ xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở Úc là khá lớn. Cụ thể, tính đến năm 2002, có 40 trong tổng số 104 vụ việc có yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp được chấp thuận, chiếm tỷ lệ 38,46%<small>49</small>. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp hơn so với Mỹ (khoảng 40%) và Anh (khoảng 47%). Như vậy, nếu yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp được giải quyết theo pháp luật Úc, khả năng được chấp thuận có thể thấp hơn nếu được giải quyết theo pháp luật Anh, Mỹ. Trong số các vụ việc được chấp thuận, tỷ lệ xuyên qua bức màn che doanh nghiệp đối

<small>47 Ngô Hồng Quang (2012), “Cơ chế “xuyên qua màn che công ty” trong pháp luật một số nước và ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13(221), tháng 7/2012, tr. 57. </small>

<small>48</small><i><small> Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr. 30. </small></i>

<small> tr.22, truy cập ngày 26/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

với các cơng ty ít thành viên/ cổ đơng thường cao hơn do tịa án thường có xu hướng xem xét mức độ gắn kết, kiểm soát giữa thành viên/ cổ đông và công ty. Cụ thể, tỷ lệ xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở công ty một thành viên chiếm đến 50%, trong khi con số đó ở các cơng ty 2-3 thành viên là 37%, và ở các công ty đại chúng là 22,22%<small>50</small>. Như đã trình bày, tịa án Úc thường chấp nhận xun qua bức màn che doanh nghiệp trong các vụ việc liên quan đến hợp đồng hơn là các vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, với tỷ lệ lần lượt là 45% và 35,71%<small>51</small>. Đối với các cơ sở để yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp, các vụ việc thường xoay quanh vấn đề quan hệ đại diện hơn các vấn đề còn lại, với số lượng yêu cầu lên đến 63, gấp 3 lần số lượng yêu cầu liên quan đến vỏ bọc công ty<small>52</small>. Điều 588V – 588X Luật Công ty Úc năm 2001 quy định: công ty mẹ phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty con khi công ty mẹ can thiệp quá sâu vào công việc quản lý của công ty con dẫn đến người quản lý của công ty con không thực sự có thẩm quyền, hoặc khi cơng ty con bị vỡ nợ nếu thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau đây:

(i) Công ty mẹ, hoặc một hoặc một số người quản lý của công ty mẹ biết được lý do của việc vỡ nợ; hoặc

(ii) Căn cứ sự can thiệp của công ty mẹ vào hoạt động của công ty con và căn cứ các dấu hiệu khác, có thể xác định rằng, việc cơng ty mẹ hoặc một hoặc một số người quản lý của công ty mẹ biết được lý do của việc vỡ nợ.<small>53 </small>

<b>1.2. Khả năng tồn tại xung đột pháp luật về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp </b>

<b>1.2.1. Tính quốc tế của các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp </b>

Hiện nay, hoạt động kinh doanh phần lớn đã được quốc tế hóa. Các tập đồn và các nhà đầu tư đang có xu hướng thành lập hoặc đầu tư vào các công ty con thông qua các giao dịch mua bán, sáp nhập để mở rộng hoạt động sang nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là các quốc gia có luật cơng ty thuận lợi cho việc thành lập và kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tối ưu hóa nghĩa vụ thuế phải gánh chịu.

Một thực trạng đang diễn ra rất phổ biến đó là các cơng ty con thường hoạt động ở một quốc gia khác với quốc gia mà công ty mẹ mang quốc tịch chẳng hạn như: công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ và Giải Pháp Mới NKT (công ty mẹ của Công ty Nguyễn Kim) có trụ sở tại Việt Nam, nhưng cổ đông lớn nhất của công ty NKT lại là cơng ty Power Buy có trụ sở tại Thái Lan; hay hàng loạt các công ty trong lĩnh vực điện tử khác như Samsung Electronic Việt Nam, Panasonic Việt Nam đều có cơng ty mẹ lần lượt tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong quá trình hoạt động, việc phát sinh tranh chấp giữa công ty con tại Việt Nam với các chủ nợ, người lao động hay những chủ thể

<small> tr.24, truy cập ngày 26/5/2023. </small>

<small> tr.29, truy cập ngày 26/5/2023. </small>

<small> tr.31, truy cập ngày 26/5/2023. </small>

<small>53 Đoàn Thị Hồng, “Nâng cao hiệu quả của pháp luật về việc kiểm soát đối với các hoạt động chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con”, truy cập ngày 11/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

chịu thiệt hại ngồi hợp đồng ở quốc gia nơi cơng ty con hoạt động là rất phổ biến. Đây là những tranh chấp có yếu tố nước ngồi do có sự khác biệt giữa nơi công ty con mang quốc tịch/nơi xảy ra thiệt hại và nơi công ty mẹ mang quốc tịch. Ngồi ra, cũng có thể kể đến trường hợp cơng ty mẹ/chủ sở hữu và cơng ty con có cùng quốc tịch, nhưng xảy ra tranh chấp với chủ nợ nước ngoài, hoặc địa điểm xảy ra tranh chấp ở nước ngồi. Các tranh chấp có yếu tố nước ngồi này sẽ có khả năng phát sinh trong các trường hợp người lao động, chủ nợ hoặc người bị thiệt hại trong và ngoài hợp đồng trực tiếp khởi kiện công ty mẹ hoặc chủ sở hữu công ty hoặc khởi kiện công ty con bồi thường và sau đó tiếp tục yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp để xác định trách nhiệm của công ty mẹ, chủ sở hữu.

Ở các nước có cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, các vụ kiện có yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp yếu tố quốc tế chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể, trong các năm 2012, 2013, 2014, lần lượt có 340, 348, 356 vụ việc có yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Tổng số vụ việc có phát sinh xung đột pháp luật lần lượt là 253, 266 và 291 vụ việc. Trong đó, số vụ việc có yếu tố nước ngồi lần lượt là 51, 97 và 97 vụ việc. Như vậy, nhìn chung, trong khoảng thời gian từ năm 2012-2014, gần 80% trường hợp xuyên qua bức màn che doanh nghiệp (77,59%) là trường hợp có liên quan đến yếu tố nước ngoài bao gồm cả các vụ việc giữa các bên ở các tiểu bang khác nhau và giữa bên quốc tịch Hoa Kỳ với bên nước ngồi. Trong đó, các vụ việc có yếu tố nước ngoài chiếm hơn 30%<small>54</small>. Đây là một dấu hiệu rõ ràng về sự cần thiết phải nghiên cứu về cách thức xác định pháp luật áp dụng liên quan đến việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Qua việc nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp cũng như việc giải quyết xung đột pháp luật chưa phổ biến rộng rãi ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của mơ hình cơng ty đa quốc gia, các tranh chấp có yếu tố nước ngoài liên quan đến yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp có khả năng cao sẽ phát sinh trong thời gian sắp tới. Hơn nữa, trong bối cảnh các tòa án đã ngầm vận dụng cơ chế này và sự bùng nổ của mơ hình tập đoàn, việc xác định pháp luật điều chỉnh là cần thiết để kịp thời đặt ra nguyên tắc nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn.

<b>1.2.2. Sự khác biệt về pháp luật thực định của các quốc gia về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp </b>

<b>1.2.2.1. Xu hướng xây dựng pháp luật thực định của các quốc gia về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp </b>

Mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau đối với cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp và việc quốc gia có hay khơng việc quy định pháp luật cụ thể liên quan đến xuyên qua bức màn che doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát sinh xung đột pháp luật và cách thức giải quyết xung đột pháp luật. Ở Đức, các vấn đề xuyên qua bức màn che doanh nghiệp được quy định trong luật tập đồn thành văn, trong khi đó, ở Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh, việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp nhìn chung được điều chỉnh bởi các nguyên tắc pháp luật truyền thống. Tại Hoa Kỳ, các quyết định

<small>54 King Fung Tsang, “The Interdependence of Conflict of Laws and Piercing the Corporate Veil”, </small>

<small> tr. 41, truy cập ngày 20/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

xuyên qua bức màn che doanh nghiệp của tòa án thường dựa trên các lập luận của thẩm phán và lẽ công bằng. Như vậy, có thể thấy, xuyên qua bức màn che doanh nghiệp là một vấn đề được tiếp cận với nhiều cách hiểu khác nhau. Từ đó, dẫn đến sự khác nhau trong việc thừa nhận cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trong pháp luật của mỗi quốc gia. Đồng thời, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật về cơ chế này.

Về cơ bản, cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp đều được áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích chung trong kinh doanh thông qua việc đảm bảo rằng tư cách pháp nhân sẽ không thể bị lợi dụng nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm pháp lý, bảo vệ bên thứ ba khỏi những tác động tiêu cực do các quyết định hoặc hành vi do công ty gây ra. Và pháp luật của đa số các quốc gia đều quy định một trong những điều kiện để áp dụng cơ chế này là phải chứng minh được việc tư cách pháp nhân của công ty đã bị lạm dụng nhằm thực hiện các hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình thực tế mà điều kiện và cách thức áp dụng cơ chế này ở mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau. Để có cái nhìn tổng quan về sự khác nhau trong việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới, tại phần tiếp theo, nhóm sẽ tập trung phân tích về việc xây dựng luật nội dung có khả năng áp dụng cho cơ chế này trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Trung Quốc. Đầu tiên là Hoa Kỳ - là cái nôi của học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp - thì học thuyết này được vận dụng vào thực tiễn một cách tương đối rộng rãi. Tuy vậy, vì Hoa Kỳ là một quốc gia Cộng hòa lập hiến liên bang, mỗi bang ở Hoa Kỳ đều có luật riêng nên việc áp dụng cơ chế này giữa các bang vẫn chưa đạt được tính thống nhất cao. Ở Anh và Úc, việc áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp vẫn còn tương đối hạn chế. Còn ở Trung Quốc, cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp được phát triển tương tự như một luật chung.

<b>1.2.2.2. Pháp luật thực định của các quốc gia về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp </b>

Hiện nay, có rất nhiều quốc gia đã và đang áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Như đã đề cập, điều kiện và cách thức áp dụng cơ chế này ở các quốc gia sẽ có sự khác nhau dựa trên tình hình thực tế của từng quốc gia. Có quốc gia quy định chi tiết và cụ thể về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trong pháp luật của mình. Trái lại, cũng có quốc gia mà ở đó, cơ chế này chỉ được ngầm hiểu thơng qua các điều luật chứ chưa có một văn bản pháp luật cụ thể để điều chỉnh chi tiết về cơ chế này. Có thể thấy rõ sự khác biệt này thơng qua việc phân tích tình hình áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới như sau:

<b>*Pháp luật Hoa Kỳ về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp </b>

Tại Hoa Kỳ, công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC: Limited Liability Company) có cơ cấu tổ chức và hoạt động của LLC rất linh hoạt, các thành viên có thể xác lập thỏa

<i>thuận vận hành (operating agreement) để quy định về quản lý, phân chia lợi nhuận, </i>

chuyển nhượng vốn, giải thể. Trong khi vẫn duy trì tính linh hoạt này, các nhà đầu tư trong một cơng ty trách nhiệm hữu hạn có trách nhiệm cá nhân hữu hạn trong doanh nghiệp.<small>55</small><i> Trách nhiệm cá nhân hữu hạn (limited personal liability) có thể hiểu là một </i>

<small> truy cập ngày 15/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

nhà đầu tư hoặc cá nhân khác có năng lực pháp lý có thể chịu trách nhiệm về trách nhiệm pháp lý hoặc thiệt hại của doanh nghiệp chỉ trong một số trường hợp nhất định hoặc hồn tồn khơng phải chịu trách nhiệm pháp lý nào cả. Trong những trường hợp này, một người có trách nhiệm cá nhân hạn chế thường không thể bị kiện với tư cách cá nhân để thanh toán bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào; người đó chỉ có thể mất số tiền đã đầu tư vào thực thể. Ví dụ, các cổ đơng trong một công ty trong hầu hết các trường hợp khơng thể chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì, họ chỉ đối mặt với khả năng thua lỗ về giá cổ phiếu của chính mình. Tuy nhiên, thường có những ngoại lệ quan trọng đối với trách nhiệm pháp lý cá nhân có giới hạn khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ. Ví dụ, trong cơng ty trách nhiệm hữu hạn, một nhà đầu tư có trách nhiệm hữu hạn có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ nếu họ tham gia vào một số hình thức lừa dối. Điều tương tự cũng có thể áp dụng cho những người định cư của một quỹ tín thác mà các chủ nợ có thể tiếp cận trong một số trường hợp nếu có liên quan đến gian lận.

Việc quy định về trách nhiệm hữu hạn này có thể dễ dàng tìm thấy tại một số quy định của Hoa Kỳ, ví dụ như:

Căn cứ theo Điều 6 đến Điều 609 của Luật bang New York 2006 (New York Code 2006) về trách nhiệm của thành viên, quản lý<small>56</small> cũng như Đạo luật Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thống nhất (ULLCA) năm 1996<small>57</small> và năm 2006<small>58</small> (Đạo luật thống nhất để quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn) cho thấy rằng khoản nợ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý khác của công ty trách nhiệm hữu hạn cũng chỉ là khoản nợ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý khác của cơng ty nói chung. Thành viên hoặc người quản lý không chịu trách nhiệm cá nhân, trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách đóng góp hoặc bằng cách khác, cho một khoản nợ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý khác của cơng ty chỉ vì lý do là hoặc hành động với tư cách là thành viên hoặc người quản lý, kể cả trường hợp giải thể công ty.

Tương tự, tại Điều 6.22 Đạo luật Công ty cổ phần Hoa Kỳ<small>59</small> (Model Business Corporation Act, sửa đổi bổ sung năm 2016) cũng có quy định tương tự như vậy, một cổ đông của một công ty không phải chịu trách nhiệm cá nhân về các hành vi hoặc khoản nợ của công ty, ngoại trừ việc chịu trách nhiệm cá nhân bởi lý do hành vi hoặc hành vi của chính cổ đơng đó. Vậy, các cổ đông không phải chịu trách nhiệm gián tiếp đối với các hành vi hoặc khoản nợ của cơng ty, nhưng các cổ đơng có thể phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hành vi sai trái của chính họ.

Dường như các khu vực tài phán ở Hoa Kỳ đều công nhận rằng trách nhiệm hữu hạn khơng phải là tuyệt đối, nhưng điểm chính xác nơi trách nhiệm cá nhân, điểm để bắt

<small>56 New York Code 2006, Article 6 - 609: § 609. Liability of members, managers and agents. (a) Neither a member of a limited liability company, a manager of a limited liability company managed by a manager or managers nor an agent of a limited liability company (including a person having more than one such capacity) is liable for any debts, obligations or liabilities of the limited liability company or each other, whether arising in tort, contract or otherwise, solely by reason of being such member, manager or agent or acting (or omitting to act) in such capacities or participating (as an employee, consultant, contractor or otherwise) in the conduct of the business of the limited liability company, truy cập ngày 27/7/2023. </small>

<small>57 Uniform Limited Liability Company Act (1996), Section 303. liability of members and managers, </small>

<small> truy cập ngày 27/7/2023. </small>

<small>58 Uniform Limited Liability Company Act (2006), Section 304. liability of members and managers, </small>

<small> truy cập ngày 27/7/2023. </small>

<small> truy cập ngày 24/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

đầu thực hiện xuyên qua bức màn che bắt đầu là không rõ ràng. Bởi vì, cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp không được quy định trực tiếp trong văn bản pháp luật (luật thành văn), mà được thể hiện trong hệ thống các án lệ của Hoa Kỳ. Do đặc thù của chế độ liên bang Hoa Kỳ, nơi có sự độc lập giữa các bang và hệ thống liên bang với nhau, án lệ của các bang sẽ khơng có sự thống nhất hồn tồn về nội dung của học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Về hiệu lực của hệ thống án lệ, những tranh chấp có liên quan đến việc áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp thường thuộc thẩm quyền của hệ thống tòa án các bang, nên mỗi bang đã xây dựng một hệ thống án lệ riêng về vấn đề này. Ví dụ, bang Delaware có tiêu chuẩn áp dụng học thuyết này tương đối ngặt nghèo, cụ thể: toà án chỉ áp dụng xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trong trường hợp công ty được thành lập một cách “giả tạo” và sự tồn tại của công ty chỉ là “phương tiện để lừa đảo”.<small>60</small>

<b>*Pháp luật Anh về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp </b>

Việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp vẫn cịn hiếm ở Vương quốc Anh. Nó chủ yếu dựa trên các căn cứ theo luật định hơn là dựa trên luật chung tư pháp.<small>61</small>

Trường hợp đầu tiên được xem là khởi phát cho sự hình thành cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệplà phán quyết liên quan đến một vụ kiện xảy ra ở Anh vào năm 1897. Kết quả phán quyết của vụ kiện này rất nổi tiếng và thường được người ta gọi là nguyên tắc Salomon. Nguyên tắc này đồng thời vừa khẳng định “sự tách biệt” của một công ty trong bối cảnh pháp luật về cơng ty ở Anh cịn non trẻ, chưa được hiểu một cách đúng đắn và cũng đồng thời là những tranh luận khởi nguồn cho cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp sau này.

Pháp luật Anh không buộc chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty. Theo đó, cơng ty phải là một thực thể độc lập khỏi chủ của nó; và mặc dù có thể sau khi thành lập, doanh nghiệp hoàn toàn giống như trước đây: có cùng một người quản lý và cùng một bàn tay nhận được lợi nhuận, thì cơng ty vẫn không phải là đại lý của người đăng ký hoặc người được ủy thác. Người đăng ký thành lập công ty (chủ công ty), với tư cách là thành viên, cũng không chịu trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào, ngoại trừ các trường hợp được pháp luật quy định.<small>62</small>

Một ví dụ đầu tiên có liên quan đến trách nhiệm cá nhân là quy định tại Điều 24 Luật Công ty Anh năm 1985. Theo quy định này, nếu một công ty hoạt động liên tục quá 6 tháng mà khơng có ít nhất hai thành viên thì bất kỳ người nào tham gia làm thành viên của cơng ty sau đó sẽ phải có trách nhiệm chia sẻ các khoản nợ (nếu có) của cơng ty trước đó. Tuy nhiên, quy định này dường như khơng được giới luật gia ở Anh ủng hộ.

Trong Luật Phá sản Anh (Insolvency Act) ban hành năm 1986, từ Điều 213 đến Điều 215 đề cập đến việc xử lý trách nhiệm khi có phát hiện có hành vi kinh doanh gian lận hoặc sai trái. Hành vi kinh doanh gian lận được hiểu là một thương vụ kinh doanh mà ý định chính là nhằm lừa đảo các chủ nợ của cơng ty hoặc vì mục đích lừa đảo khác. Trong trường hợp này, tịa án có thể buộc bất cứ ai đã thực hiện hành vi gian lận, sai trái

<small>60 Phan Vũ (2020), “Những ngoại lệ trong chế độ trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ti đối vốn - Kinh nghiệm Hoa Kỳ </small>

<i><small>và liên hệ Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 7/2020, tr.94. </small></i>

<small>61</small><i><small> Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr. 75, 76. </small></i>

<small>62</small><i><small> Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr. 66. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

đó phải có trách nhiệm đóng góp tài sản vào cơng ty với một mức độ mà tòa án nhận thấy là phù hợp.

Quy định với ý nghĩa tương tự cũng được tìm thấy tại Điều 332 Luật Công ty Anh ban hành lần đầu năm 1948. Việc xem xét quy buộc trách nhiệm cá nhân khi thực hiện những hành vi “sai trái” chưa được đề cập trong Luật Công ty Anh năm 1948, do đó trong q trình chuẩn bị soạn thảo Luật Phá sản Anh năm 1986, Ủy ban soạn thảo Luật Phá sản Anh đã dựa trên tinh thần Điều 332 Luật Công ty Anh năm 1948 để đề xuất mở rộng thêm hành vi “kinh doanh sai trái”. Đề nghị đó đã được chấp thuận, trở thành một quy định cụ thể có đại ý như sau: Một giám đốc hay người điều hành công ty của một cơng ty đang phá sản có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các chủ nợ nếu anh ta biết rõ những nguy cơ rủi ro nhưng đã khơng làm gì để thốt khỏi tình trạng phá sản đó (Điều 214, Luật Phá sản Anh, 1986)<small>63</small>. Điều 216 và Điều 217 Luật Phá sản Anh cũng quy định các giám đốc (cả chính thức lẫn danh nghĩa) của công ty bị phá sản phải chịu một số trách nhiệm khác trong 5 năm sau khi công ty bị tuyên bố phá sản.

<b>*Pháp luật Úc về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp </b>

Cũng như Anh, cách tiếp cận đối với chế định xuyên qua bức màn che doanh nghiệp của Úc được cho là thiếu nguyên tắc cơ bản và vẫn phụ thuộc vào cách xử lý trong các án lệ. Hiện nay, Úc đã có một số quy định trong pháp luật thành văn về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp, cụ thể như Luật Doanh nghiệp, Luật An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp năm 2000, Luật Bảo vệ môi trường... Tuy nhiên, những quy định này chủ yếu tập trung vào trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp về dân sự đối với các vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp và về hình sự đối với các vi phạm về thuế, môi trường, lao động...

Từ các vụ việc trên thực tiễn, có thể chỉ ra các trường hợp phổ biến được tòa án chấp nhận xuyên qua bức màn che doanh nghiệp như sau:

Trường hợp 1: Giám đốc thực hiện không đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại cho bên thứ ba/ tham gia vào vi phạm hợp đồng của công ty. Việc buộc trách nhiệm cá nhân đối với giám đốc được thể hiện trong cả các án lệ lẫn quy định pháp luật thành văn. Điển hình như quy định tại Điều 75.B.1 Luật Thương mại 1974, theo đó, một cá nhân sẽ chịu trách nhiệm nếu có liên quan đến vi phạm của cơng ty. Cụ thể, điểm a và điểm c của

<i>Điều này đã liệt kê hai trường hợp được xem là “có liên quan”, bao gồm: (i) nếu họ đã, </i>

theo bất kỳ cách nào, trực tiếp hay gián tiếp, cố ý liên quan đến, hoặc tham gia vào vi phạm; và (ii) đã hỗ trợ, xúi giục, tư vấn hay thúc đẩy vi phạm<small>64</small> (tạm dịch). Như vậy, mặc dù quy định trên không nêu rõ trách nhiệm cá nhân của giám đốc, tuy nhiên, với tư cách là người quản lý doanh nghiệp, giám đốc sẽ chịu sự điều chỉnh của quy định.

Trường hợp 2: Công ty được tạo ra với mục đích giúp chủ sở hữu trốn tránh nghĩa vụ, lừa gạt các chủ nợ về khả năng tài chính của cơng ty. Tịa án Úc có xu hướng chấp nhận xuyên qua bức màn che doanh nghiệp đối với các cơng ty mang tính vỏ bọc, được

<small>63 Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr. 67. </small>

<small>64</small><i><small> A reference in this Part to a person involved in a contravention of a provision of Part IV, IVA, IVB, V or VC, or of section </small></i>

<i><small>95 AZN, shall be read as a reference to a person who: </small></i>

<i><small>(a) has aided, abetted, counselled or procured the contravention; </small></i>

<i><small>(b) has induced, whether by threats or promises or otherwise, the contravention; </small></i>

<i><small>(c) has been in any way, directly or indirectly, knowingly concerned in, or party to, the contravention; or (d) has conspired with others to effect the contravention. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

hình thành nhằm che giấu mục đích thực sự của chủ sở hữu. Tiêu biểu như vụ Able Tours Pty Ltd v. Mann (2009). Trong vụ việc này, ông Mann là cựu quản lý của công ty Able Tours và đã thành lập cơng ty đối thủ, sử dụng bí mật doanh nghiệp của Able Tours để ký kết với hợp đồng với một đối tác đã từng thương lượng với Able Tours. Sau đó, Tịa án Úc đã kết luận cả ông Mann và doanh nghiệp do ông Mann thành lập phải cùng liên đới bồi thường thiệt hại cho Able Tours<small>65</small>. Từ vụ việc trên, có thể thấy, mặc dù hành vi vi phạm cạnh tranh là của doanh nghiệp do ông Mann thành lập, ông Mann - chủ doanh nghiệp, vẫn phải cùng chịu thiệt hại cá nhân đối với hành vi của công ty.

Trường hợp 3: Công ty con hoạt động như một người đại diện (agent) của công ty mẹ/chủ sở hữu. Trường hợp này có phạm vi rất rộng và bao gồm cả những vụ việc liên quan đến hợp đồng lẫn những vụ việc không tồn tại hợp đồng. Tỷ lệ xuyên qua bức màn che doanh nghiệp của các Tòa án Úc trong các vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ít hơn so với những vụ việc liên quan đến hợp đồng.

Đối với vấn đề đại diện trong quan hệ hợp đồng, có hai hình thức đại diện bao gồm đại diện minh thị (express) và đại diện ngầm định (implied). Thỏa thuận đại diện minh thị là thỏa thuận mà theo đó, cơng ty mẹ ủy quyền cho công ty con thực hiện một số công việc nhất định. Khi đó, nếu cơng ty con gây thiệt hại thì việc xuyên qua bức màn che sẽ được thực hiện là nơi một thực thể pháp lý hành động theo cơ quan đại lý rõ ràng vì công ty mẹ - với tư cách là người ủy quyền, bị ràng buộc đối với các hành động của bên được ủy quyền. Còn với quan hệ đại diện ngầm định, cơng ty mẹ khơng có sự ủy quyền rõ ràng cho công ty con, công ty con giao kết hợp đồng với tư cách của chính nó, tuy nhiên về bản chất, công ty vẫn đang thực hiện vì lợi ích của cơng ty mẹ.

Cũng như Anh, mối quan hệ công ty mẹ - công ty con thông thường không hiển

<i>nhiên dẫn đến quan hệ đại diện. Tòa án trong vụ Spreag v Paerson Pty Ltd đã viện dẫn và áp dụng sáu yếu tố để xác định quan hệ đại diện từ vụ việc Smith, Stone and Knight </i>

<i>Ltd v Birmingham của Tòa án Anh. Các yếu tố này bao gồm: </i>

1) Lợi nhuận của cơng ty con có được coi là lợi nhuận của công ty mẹ không? 2) Những người điều hành cơng việc kinh doanh của cơng ty con có phải do công ty mẹ chỉ định không?

3) Công ty mẹ có phải là người đứng đầu và là bộ não của cơng ty khơng? 4) Cơng ty mẹ có quản lý khơng; quyết định những gì nên được thực hiện và việc sử dụng vốn trong công ty con khơng?

5) Cơng ty mẹ có kiếm được lợi nhuận nhờ vào việc điều hành của mình khơng? 6) Cơng ty mẹ có kiểm sốt thường xun và liên tục không?

<i>Tuy nhiên, trong vụ ACN 007 528 207 Pty Ltd (in liq) v Bird Cameron sau này, </i>

tòa án Úc lại theo hướng tập trung vào yếu tố đầu tiên hơn những yếu tố cịn lại. Theo đó, việc xác định lợi nhuận cuối cùng có thuộc về cơng ty mẹ hay không được xem là

<small>65 Martin Osborne and Kate Cook, “Employee who misused confidential information held accountable for profits”, </small>

<small> truy cập ngày 22/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

yếu tố quan trọng hàng đầu để chứng minh cơng ty mẹ đang kiểm sốt q mức đối với cơng ty và cơng ty chỉ đóng vai trị đại diện cho cơng ty mẹ trong các hợp đồng<small>66</small>.

Những vụ việc có yêu cầu xuyên qua bức màn che không tồn tại quan hệ hợp

<i>đồng thường xoay quanh quan hệ lao động, có thể kể đến như vụ Barrow v. CSR Ltd, </i>

<i>Young v. CSR, hay Hall v. James Hardie & Co Pty Ltd. Vụ việc Barrow v. CSR Ltd là </i>

trường hợp đầu tiên tòa án Úc áp đặt trách nhiệm trực tiếp lên công ty mẹ đối với thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó, hai cựu nhân viên của Australia Blue Asbestos (“ABA”), một công ty khai thác và nghiền amiăng, đã kiện cả ABA và cơng ty mẹ (tức CSR) vì mắc phải bệnh ung thư trung biểu mô và bệnh bụi phổi amiăng do làm việc tại ABA. Tòa án nhận thấy rằng CSR và ABA có quan hệ cơng ty mẹ - công ty con rất mật thiết với nhau; hơn nữa, đã có một thỏa thuận rằng CSR chỉ đạo tất cả những gì xảy ra tại mỏ amiăng. Trên cơ sở đó, tịa án đã áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp và chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn, buộc CSR phải bồi thường. Tòa án trong vụ việc CSR v. Wren cũng đưa ra phán quyết tương tự, và trong trường hợp này, mối liên hệ giữa công ty mẹ và công ty con cịn thể hiện rõ nét hơn và cơng ty mẹ đã có sự tham gia chặt chẽ trong các hoạt động của công ty con nhiều hơn thông thường. Cụ thể, cơng ty con thuộc sở hữu hồn tồn của CSR và được mơ tả là một phần của Bộ phận Vật liệu Xây dựng của CSR. Tất cả các giám đốc trong hội đồng quản trị của công ty con cũng đồng thời là nhân viên của CSR. Một trong những giám đốc của công ty con cũng là Giám đốc điều hành của Bộ phận Vật liệu Xây dựng của CSR Cán bộ quản lý tại nhà máy đều là nhân viên của CSR. Ngoài ra, CSR cịn có quyền quyết định đối với mọi giao dịch mua bán thiết bị của công ty con. Trong một vụ việc khác mà Nguyên đơn không phải là người lao động, mà chỉ đơn thuần là người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi hoạt động của công ty, tịa án cũng có hướng xử lý tương tự<small>67</small>.

<i>Tuy nhiên, tòa án trong vụ kiện Hall v. James Hardie & Co Pty Ltd lại có cách </i>

xử lý khác so với cách xử lý của các tòa án trước đó. Tịa án Phúc thẩm cho rằng việc cơng ty mẹ - con có cùng người quản lý và công ty mẹ chiếm tỷ lệ cổ phần cao trong công ty con không đủ để buộc trách nhiệm công ty mẹ đối với các thiệt hại do công ty con gây ra. Tòa án cho rằng việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp chỉ được đặt ra khi công ty con chỉ đơn thuần là vỏ bọc của cơng ty mẹ<small>68</small>.

Nhìn chung, cách giải quyết đối với vấn đề xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trong các vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các tịa án Úc vẫn chưa có sự thống nhất và các tòa án cũng chưa đặt ra những nguyên tắc cụ thể khi quyết định xuyên hay không xuyên qua bức màn che doanh nghiệp.

Trường hợp 4: Công ty con phát sinh nợ trong thời gian mất khả năng thanh toán và gần tuyên bố phá sản. Đây là một trong những trường hợp phổ biến mà tòa án quyết định xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Theo Điều 588G và 599V của Luật Doanh nghiệp 2001, giám đốc công ty và công ty mẹ phải chịu trách nhiệm nếu không ngăn

<small> tr. 77 - 81, truy cập ngày 26/5/2023. </small>

<small> tr.677-680, truy cập ngày 27/5/2023. </small>

<small> tr.681, truy cập ngày 27/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

chặn công ty con phát sinh nợ khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ rằng công ty con sắp mất khả năng thanh toán<small>69</small>.

<b>*Pháp luật Trung Quốc về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp </b>

Ở Trung Quốc, cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp được phát triển tương tự như một luật chung, nơi các phán quyết của các tòa án cấp cao được phục vụ như một tiền lệ khơng chính thức trong trường hợp khơng có ý định lập pháp rõ ràng. Các căn cứ pháp lý về việc áp dụng cơ chế này ở Trung Quốc được đưa ra trong Điều

<i>20 Luật Công ty Trung Quốc năm 2005, cụ thể: “Trường hợp cổ đông của một công ty </i>

<i>lạm dụng tình trạng độc lập của cơng ty với tư cách là người hợp pháp hoặc trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông, trốn tránh các khoản nợ và do đó thiệt hại nghiêm trọng cơng ty<small>70</small></i>”. Đối với công ty TNHH một thành viên, gánh nặng chứng minh được chuyển cho cổ đông duy nhất, người phải cung cấp bằng chứng rằng cơng ty có tính cách pháp lý

<i>riêng biệt. Điều khoản này được nêu trong Điều 64: “Nếu cổ đông của một công ty trách </i>

<i>nhiệm hữu hạn một thành viên không thể chứng minh rằng tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập với tài sản của mình, người này sẽ phải chịu trách nhiệm chung cho các khoản nợ của Công ty</i><small>71</small>”.

Vào ngày 01/3/2014, việc sửa đổi năm 2013 đối với Luật Cơng ty đã có hiệu lực, đánh dấu sự thay đổi địa chấn trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với bảo vệ chủ nợ. Yếu tố chính đánh dấu sự thay đổi quan trọng này chính là việc bãi bỏ các quy tắc yêu cầu vốn tối thiểu (trước đây 30.000 RMB cho một công ty trách nhiệm hữu hạn) và 5.000.000 RMB cho một công ty bị giới hạn bởi cổ phiếu, điều này có nghĩa là các cơng ty hiện có thể được kết hợp mà khơng phải trả bất kỳ vốn nào tại thời điểm đăng ký. Ngoài ra, các cơng ty có thể quyết định thời hạn, số tiền và phương thức đóng góp vốn theo hệ thống vốn đã đăng ký thay vì hệ thống vốn thanh tốn. Đây là một bước tiến lớn để khuyến khích sáng tạo kinh doanh hơn. Với những rào cản gia nhập thấp hơn và ít quan liêu hơn, dự kiến sẽ có sự gia tăng trong việc thành lập các công ty tại Trung Quốc.

Những thay đổi đối với các quy tắc được cho là cần được duy trì có thể gây nên những hậu quả trực tiếp nhất đối với học thuyết xuyên qua bức màn che của Trung Quốc. Như được kiểm tra trước đó, một trong những căn cứ quan trọng của học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở Trung Quốc là khơng đủ đóng góp về vốn, cùng với sự gian lận. Hiện nay, với việc bãi bỏ các yêu cầu vốn tối thiểu, các cơ hội để thành lập các cơng ty cho các mục đích gian lận hồn tồn đã được cho là tăng lên. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong trường hợp là các doanh nghiệp tư nhân. Trước đây, các doanh nghiệp tư nhân phải tuân theo quy định nghiêm ngặt với yêu cầu vốn tối thiểu đặc biệt cao là 100.000 RMB<small>72</small>. Tuy nhiên, hiện tại có thể thành lập một cơng ty một người mà khơng có bất kỳ vốn thanh tốn nào. Do đó, các cá nhân đơn lẻ có thể dễ dàng tận dụng

<small> tr.84, truy cập ngày 26/5/2023. </small>

<small> truy cập cập ngày 30/7/2023. </small>

<small> truy cập cập ngày 30/7/2023. </small>

<small> truy cập cập ngày 30/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

lợi ích pháp lý riêng biệt của cơng ty cho mục đích riêng của họ (bao gồm cả mục đích khơng trung thực) mà khơng cần bỏ ra nhiều chi phí. Điều này gây ra nguy cơ lạm dụng hơn của trong các doanh nghiệp, một thách thức mà cả các nhà đầu tư sẽ khơng phải đối phó. Cơ sở lý luận đằng sau một cách tiếp cận trên diện rộng học thuyết xuyên qua bức màn che đang gia tăng. Như trong Chương IV Luật Công ty của Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bày tỏ ý định sẽ can thiệp và tăng tính minh bạch thơng tin. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý bên trong và bên ngoài của Trung Quốc không đủ tinh vi để xử lý các hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp. Hơn nữa, nền tư pháp dưới ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tham nhũng vẫn còn phổ biến. Sẽ mất một thời gian dài để sửa chữa những sai sót này trong bối cảnh thể chế và quy định của Trung Quốc. Việc áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trong một loạt các tình huống sẽ nâng cao nhận thức về khả năng của luật pháp lấp đầy khoảng trống trong các trường hợp phải chịu bất công. Điều này sẽ giải quyết vấn đề thiếu kiến thức pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh và tập trung về việc cải thiện các cơ chế quản trị doanh nghiệp nội bộ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Trong Chương 1, nhóm đã nghiên cứu và phân tích một cách tồn diện các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Xuất phát điểm của việc nghiên cứu được bắt đầu từ việc tìm hiểu khái niệm, sự phát triển cơ chế từ các học thuyết điển hình. Từ đó, xác định khả năng phát sinh xung đột pháp luật trong cơ chế là hiện hữu bởi sự tồn tại của yếu tố quốc tế trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ngày càng gia tăng và pháp luật thực định của các quốc gia cũng có những quy định không thống nhất về việc áp dụng cơ chế này. Có thể thấy việc thực hiện cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp đã xuất hiện và hình thành từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm hay cách giải thích, áp dụng một cách thống nhất từ các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ, cơ chế này được phát triển thông qua một loạt các quyết định của tịa án thay vì được hệ thống hóa trong một đạo luật hoặc quy định, dẫn đến khơng có bộ quy tắc hoặc hướng dẫn rõ

<i>ràng về thời điểm và cách thức áp dụng. Vì vậy, đã có quan điểm cho rằng “cơ chế </i>

<i>xuyên qua bức màn che doanh nghiệp có thể xem là một cơ chế vô nguyên tắc và áp dụng pháp luật một cách tùy ý, tùy tiện”</i><small>73</small>.

Hoa Kỳ và Anh được xem là cái nôi của cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp, thể hiện rõ qua quá trình phát triển các học thuyết điển hình cho từng vụ việc liên quan. Đó là sự mở đường cho các quốc gia khác trên thế giới được tiếp cận với cơ chế này để hoàn thiện pháp luật của quốc gia mình, đạt được sự hài hịa hóa trong nền tư pháp thế giới. Tuy nhiên, khơng thể tránh khỏi sự xung đột vì quan điểm, quy định khác nhau giữa các quốc gia cũng như quan hệ xã hội phát sinh chịu sự điều chỉnh của nhiều pháp luật quốc gia liên quan. Điều này đã đặt ra trách nhiệm lớn cho cơ quan tư pháp trong việc xác định xem có đủ lý do để bỏ qua tư cách pháp nhân hay không và tập trung chứng minh việc lạm dụng hình thức cơng ty để ngăn cản các cá nhân hoặc tổ chức có quyền quản lý hoặc kiểm sốt doanh nghiệp sử dụng nó như một cơng cụ lạm dụng hoặc gian lận. Tuy nhiên, việc xuất hiện cơ chế này là khách quan, xuất phát từ nhu cầu của các bên thiệt hại bởi sự khiếm khuyết của pháp luật nên dù chưa có sự hồn thiện, chưa có sự thống nhất về cơ chế này trong hệ thống pháp luật thế giới thì cũng khơng thể phủ nhận giá trị mà cơ chế này mang lại.

<small> tr.659, truy cập ngày </small>

<i><small>27/5/2023 (“The topic of piercing the veil has been described as an ‘unprincipled and “arbitrary”’ area of the law”). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>CHƯƠNG 2 </b>

<b>GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ XUYÊN BỨC MÀN CHE DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA- MỘT SỐ GỢI MỞ </b>

<b>CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM </b>

<b>2.1 Đánh giá thực tiễn áp dụng một số hệ thuộc luật để giải quyết xung đột pháp luật về cơ chế xuyên bức màn che doanh nghiệp tại một số quốc gia </b>

<b>2.1.1 Một số hệ thuộc luật thường được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về xuyên bức màn che doanh nghiệp tại một số quốc gia và thực tiễn áp dụng </b>

Thực tiễn cho thấy có rất nhiều hệ thuộc luật có thể được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp. Điển hình như tại

<i>Hoa Kỳ, các tịa án thường có xu hướng lựa chọn ba hệ thuộc sau: luật nơi có tịa án (lex </i>

<i>fori), luật quốc tịch của pháp nhân (lex societatis) và luật điều chỉnh hành vi vi phạm </i>

<i>của cơng ty con (lex causae). Trong đó, luật nơi có tịa án là hệ thuộc luật được áp dụng </i>

phổ biến tại Hoa Kỳ. Đối với hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân, tức luật nơi pháp nhân được thành lập theo pháp luật Hoa Kỳ, mặc dù được áp dụng trong nhiều trường hợp, vẫn tồn tại một số ngoại lệ khi việc xuyên qua bức màn che khơng có mối liên hệ chặt chẽ với cấu trúc doanh nghiệp của pháp nhân. Trong trường hợp cả luật nơi có tịa án và luật quốc tịch của pháp nhân đều khơng được áp dụng, các tịa án có xu hướng áp dụng luật điều chỉnh hành vi vi phạm của cơng ty con. Theo đó, nếu hành vi vi phạm của công ty con được đặt trong bối cảnh hợp đồng giữa công ty con và chủ nợ/ chủ thể khác, việc xuyên qua bức màn che sẽ được điều chỉnh bởi luật mà các bên lựa chọn trong

<i>hợp đồng (lex contractus). Nếu giữa công ty con và nguyên đơn không tồn tại hợp đồng, </i>

việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh bởi luật nơi xảy ra hành

<i>vi vi phạm ngoài hợp đồng (lex loci delicti)</i><small>74</small>.

<i><b>2.1.1.1 Luật quốc tịch của pháp nhân (lex societatis)</b></i><b><small>75</small> </b>

Luật quốc tịch của pháp nhân là hệ thống pháp luật nước nơi pháp nhân thành lập hoặc nơi pháp nhân có trụ sở chính hoặc nơi pháp nhân hoạt động tùy theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Theo đó, pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia đó. Mỗi quốc gia có cách quy định riêng về quốc tịch của pháp nhân, tuy nhiên, nhìn chung, quốc tịch của pháp nhân thường được xác định qua các yếu tố sau: i) nơi đặt trụ sở của pháp nhân; ii) nơi hoạt động chính của pháp nhân; iii) nơi pháp nhân được thành lập.

Trong thực tiễn, luật quốc tịch pháp nhân có thể được xem là hệ thuộc luật được áp dụng phổ biến nhất đối với vấn đề xuyên qua bức màn che doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi. Điển hình như tại Hoa Kỳ, khảo sát cho thấy bên cạnh các vụ việc không

<small>74</small><i><small> Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr.607-609. </small></i>

<small>75</small><i><small>Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Tư pháp, tr. 271 “Thuật ngữ tiếng La Mã trong tư pháp </small></i>

<small>quốc tế: nguyên tắc về luật quốc tịch của pháp nhân, theo đó, quan hệ pháp luật dân sự có nhân tố nước ngoài với tư cách là một pháp nhân, được điều chỉnh theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch. Lex societatis được áp dụng để lựa chọn pháp luật điều chỉnh các vấn đề về quy chế pháp nhân (vấn đề tư cách pháp nhân của một tổ chức, phạm vi năng lực pháp luật, sự phát sinh và đình chỉ hoạt động của pháp nhân, vấn đề xác định pháp luật về thanh lí tài sản). Trong lí luận pháp lí và pháp luật của các nước có sự khác nhau về dấu hiệu xác định quốc tịch của pháp nhân. Ở các nước Châu Âu lục địa, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo nơi mà pháp nhân có trụ sở chính. Ở các nước Trung Đông, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo địa điểm, nơi pháp nhân tiến hành hoạt động kinh doanh chủ yếu”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

xác định hệ thuộc luật áp dụng, có 106 vụ việc áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân (chiếm 13,09%), 44 vụ việc áp dụng luật nơi có tịa án (chiếm 5,43%), 41 vụ việc áp dụng luật điều chỉnh vi phạm (chiếm 5,06%) và chỉ có 14 vụ việc áp dụng luật nơi có mối liên hệ gắn bó nhất (chiếm 1,73%). Như vậy, có thể thấy, đối với các trường hợp nêu rõ hệ thuộc luật áp dụng, các tịa án Hoa Kỳ có xu hướng áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân.

Luật quốc tịch pháp nhân thường được xem là giải pháp thực tế nhất và bảo vệ được tính ổn định của pháp luật. Chỉ có hệ thuộc luật này mới đảm bảo các bản án xuyên qua bức màn che đối với cùng một nhóm cơng ty sẽ áp dụng một hệ thống pháp luật duy nhất. Cụ thể, nếu áp dụng các hệ thuộc luật khác như luật nơi có tịa án hay luật nơi thực hiện hành vi, khả năng cao trách nhiệm pháp lý của công ty mẹ/chủ sở hữu được điều chỉnh bởi các hệ thống luật khác nhau, do các chủ nợ mang quốc tịch khác nhau và có thể nộp đơn kiện ở các tịa án khác nhau. Khi đó, các chủ nợ của công ty sẽ nhận được những sự đối xử khác nhau; một vài người sẽ bị áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân, một vài người sẽ bị áp dụng luật áp dụng đối với hợp đồng. Hơn nữa, việc áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân sẽ đưa ra các điều kiện xuyên qua bức màn che như nhau đối với các chủ nợ trong nước và nước ngồi. Bởi lẽ, chủ nợ trong nước có cùng quốc tịch với pháp nhân, và do đó hiển nhiên chịu sự điều chỉnh bởi luật trong nước - tức luật nơi có quốc tịch của pháp nhân và chủ nợ. Do đó, nếu áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân đối với chủ nợ nước ngoài, điều này sẽ đảm bảo sự đối xử công bằng giữa các chủ nợ có quốc tịch khác nhau (kể cả giữa chủ nợ trong nước - chủ nợ nước ngoài, và giữa các chủ nợ nước ngoài với nhau).

Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch còn bảo vệ tốt quyền lợi của các bên liên quan đến vụ việc xuyên qua bức màn che: công ty, cổ đông và chủ nợ. Đối với các công ty, công ty chỉ cần quan tâm đến quy định của một hệ thống pháp luật duy nhất, thay vì phải nghiên cứu pháp luật của từng quốc gia mà công ty hoạt động hoặc quốc gia mà đối tác, chủ nợ mang quốc tịch. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp, khi mà các giới hạn về trách nhiệm pháp lý của cổ đông, chủ sở hữu không rõ ràng và có sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật. Tương tự đối với cổ đông, chủ sở hữu công ty, việc áp dụng luật quốc tịch cũng cho phép họ dự đoán được mức độ và các điều kiện phát sinh trách nhiệm pháp lý dễ dàng hơn. Cuối cùng, đối với các chủ nợ của công ty, các chủ nợ này cũng sẽ mong muốn áp dụng một hệ thống pháp luật duy nhất, một hệ thống pháp luật mà họ có thể dự đốn được khả năng áp dụng; và đa số các chủ nợ cũng thường mang quốc tịch của quốc gia nơi pháp nhân có quốc tịch<small>76</small>.

Mặc dù có những ưu điểm nổi bật nhất định, hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân cũng tồn tại một số điểm hạn chế. Thứ nhất, do quốc tịch của pháp nhân được xác định bằng nhiều cách, hậu quả pháp lý của việc áp dụng hệ thuộc luật có thể khác nhau, tùy thuộc vào việc tư pháp quốc tế của quốc gia nơi có tịa án quy định quốc tịch theo nơi hoạt động hay nơi thành lập. Nói cách khác, khi các chủ nợ ở các quốc gia khác nhau của cùng một công ty khởi kiện ở các tòa án khác nhau và tư pháp quốc tế ở các quốc gia nơi có tịa án quy định khác nhau về quốc tịch, pháp luật được dẫn chiếu đến có thể khác nhau, dù các trường hợp này đều áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch. Điều này có nghĩa là mục tiêu thống nhất hệ quả pháp lý được đặt ra từ đầu đối với việc áp dụng hệ

<small>76</small><i><small> Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr.582, 583. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

thuộc luật quốc tịch của pháp nhân sẽ không được bảo đảm. Thứ hai, việc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch có thể dẫn đến hậu quả các công ty trốn tránh trách nhiệm bằng cách thành lập các công ty con ở các nước có luật lệ linh hoạt hoặc thiếu minh bạch. Thứ ba, các chủ nợ nước ngồi của cơng ty con cũng sẽ không nắm rõ các quy định đối với pháp luật của quốc gia nơi công ty con có quốc tịch. Quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu luật nơi thực hiện hợp đồng hay luật được các bên lựa chọn trong hợp đồng được áp dụng.

Có thể thấy, luật quốc tịch của pháp nhân không phải luôn luôn là giải pháp tối ưu nhất trong mọi trường hợp. Điều này đặt ra câu hỏi về giới hạn của việc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch. Cụ thể, các quan hệ dân sự nào nên được điều chỉnh bởi luật quốc tịch của pháp nhân, và các quan hệ dân sự nào sẽ được điều chỉnh bởi các luật khác.

Đối với việc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân, vấn đề tiếp theo được đặt ra luật quốc tịch được áp dụng là luật quốc tịch của công ty con hay luật quốc tịch của công ty mẹ, chủ sở hữu. Bỉ là một trong những quốc gia tiêu biểu cho việc áp dụng luật quốc tịch của của pháp nhân đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến doanh nghiệp. Theo Điều 56 Luật công ty Bỉ, tư cách pháp nhân của các cơng ty Bỉ, hoặc các cơng ty nước ngồi khác được thành lập ở Bỉ đều được điều chỉnh bởi luật nơi diễn ra

<i>các hoạt động quản lý đầu não của cơng ty (real seat). Điều này có nghĩa là luật Bỉ vẫn </i>

có thể được áp dụng nếu cơng ty con có cơ quan đầu não và hoạt động kinh doanh chủ yếu ở Bỉ, mặc dù công ty này chịu sự quản lý của công ty mẹ ở nước ngồi. Bên cạnh đó, tư pháp quốc tế của Bỉ cũng quy định theo hướng áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân để giải quyết vấn đề tư cách pháp lý của công ty, và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơng ty. Nói cách khác, luật quốc tịch của pháp nhân sẽ điều chỉnh việc thành lập công ty, hoạt động, chức năng của công ty và việc giải thể cơng ty. Mặc dù khơng có quy định rõ ràng và cũng khơng có án lệ đối với vấn đề này, theo quan điểm truyền thống của Bỉ, việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp sẽ được giải quyết theo luật quốc tịch của công ty con.

Hai học giả nổi tiếng là Van Hecke và Lenaerts cũng ủng hộ quan điểm này, và đồng thời nêu rõ hai trường hợp cụ thể mà luật quốc tịch của công ty con nên được áp dụng, bao gồm: (i) cơng ty cổ phần có một cổ đơng chiếm tỷ lệ cổ phần chủ yếu trong doanh nghiệp; (ii) cổ đông thực hiện các công việc kinh doanh của cơng ty như của chính mình, và có hành vi vi phạm quy định của luật công ty. Hai học giả này cũng thể hiện sự phản đối một cách rõ ràng đối với việc áp dụng luật được các bên lựa chọn trong hợp đồng và luật nơi có tịa án<small>77</small>. Quan điểm truyền thống này khơng chỉ tồn tại ở Bỉ mà còn ở nhiều quốc gia khác, theo đó, các quốc gia này có xu hướng kết nối giữa vấn đề xuyên qua bức màn che doanh nghiệp và luật quốc tịch của pháp nhân bằng cách quy vấn đề xuyên qua bức màn che vào nhóm vấn đề liên quan đến năng lực và công nhận của pháp nhân.

Nhìn chung, các quốc gia có xu hướng áp dụng luật quốc tịch của công ty con hơn luật quốc tịch của công ty mẹ. Bởi lẽ, luật quốc tịch của cơng ty con có mối liên hệ chặt chẽ hơn trong việc xác định tư cách pháp lý của công ty con. Việc xác định tư cách pháp lý của cơng ty con chính là vấn đề cốt lõi để xác định lợi ích, tài sản của cơng ty con và cả lợi ích của các chủ nợ của cơng ty con. Trong khi đó, luật quốc tịch của công

<small>77 Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr.616. </small>

</div>

×