Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bình luận các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.23 KB, 12 trang )

X

uất phát từ quyền dân tộc tự quyết cũng như các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã
hội khác nhau mà mỗi quốc gia đều có một hệ thống nội luật riêng. Việc xung
đột pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một hiện tượng phổ
biến trong tư pháp quốc tế. Thừa kế theo luật cũng là một quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài, theo đó sự xung đột trong quan hệ thừa kế này cũng không phải là ngoại lệ. Từ nhu
cầu tìm hiểu về pháp luật về thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài, nhóm chúng tôi sẽ tập
trung khai thác đề tài: “Bình luận các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết
xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài”. Hi vọng bài viết
sẽ là chìa khóa mở ra cánh của của vấn đề trên.
1.
Khái quát chung
1.1. Thừa kế, thừa kế theo luật và thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài
heo quan niệm của các nhà lập pháp Việt Nam thời phong kiến, thừa kế xuất phát
từ cụm từ “Kế tự thừa diêu”, tức là kế truyền dòng dõi để tiếp nối sự thờ cúng.
Quan niệm về thừa kế này mang đậm chất Nho giáo về đạo hiếu gia đình. Thừa kế
được hiểu như là việc tiếp nhận tài sản cũng như công việc thờ cúng tổ tiên ông bà (1). Còn
theo quan điểm của Ăng- ghen, “Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho
người còn sống”(2).
Pháp luật thừa kế Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều quy định hai hình
thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Theo tinh thần của Điều 674
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, thì thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa
kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế theo luật chỉ đặt ra khi
người chết có di sản thừa kế hợp pháp và phải thuộc một trong các trường hợp nhất định(3).
Trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi
phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia đó là những quan hệ thừa kế có
yếu tố nước ngoài. Được coi là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài khi thỏa mãn có ít
nhất một trong ba yếu tố của Điều 758 Bộ luật Dân sự năm 2005: yếu tố chủ thể, yếu tố
khách thể và yếu tố sự kiện pháp lý.
1.2. Xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài



T

1()

Quan niệm này cũng được kế thừa trong Điều 670 Bộ luật Dân sự năm 2005

2()

Thừa kế tài sản là phạm trù pháp luật phản ánh quan hệ kinh tế - xã hội nói chung và lịch sử kinh tế - xã hội nói riêng, nó
xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội có phân chia giai cấp dựa trên cơ sở tư hữu về tài sản được
thể hiện ở sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người chết cho người sống (cá nhân, tổ chức) có quyền
hưởng thừa kế theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục luật định.
3()

Thứ nhất, không có di chúc
Thứ hai, di chúc không hợp pháp (một phần hoặc toàn phần); Đối với di chúc không hợp pháp một phần thì phần di sản có liên
quan tới phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật cũng được chia theo pháp luật
Thứ ba, không còn chủ thể thừa kế (cá nhân, pháp nhân)
Thứ tư, có người thừa kế nhưng không có quyền hưởng hoặc đã từ chối hưởng di sản thừa kế
Thứ năm, có di chúc nhưng vẫn còn phần di sản chưa định đoạt trong di chúc

1


N

hư chúng ta đã biết, xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống
pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài. Theo đó, xung đột pháp luật về thừa kế theo luật

được hiểu là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều
chỉnh một quan hệ thừa kế theo theo luật có yếu tố nước ngoài. Sự khác nhau giữa các hệ
thống pháp luật của mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới trong quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng nói chung và trong quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài nói riêng là
điều không thể tránh khỏi. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là do sự khác
biệt về thể chế chính trị- kinh tế- văn hóa- xã hội hay nhận thức, phong tục, đạo đức khác
nhau. Để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong quan thừa kế theo luật có yếu tố nước
ngoài này, ngoài việc các quốc gia đã cùng thỏa thuận kí kết với nhau thông qua các điều
ước quốc tế, hệ thống nội luật của các quốc gia cũng phải tạo dựng một hành lang pháp lý
để điều chỉnh vấn đề này một cách thống nhất, phù hợp với tinh thần quốc tế.
2. Giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước
ngoài theo pháp luật Việt Nam
2.1. Xác định di sản thừa kế
i sản thừa kế là phần tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản trước khi chết,
bao gồm tài sản riêng của người để lại di sản và phần tài sản nằm trong khối tài
sản chung của người để lại di sản với người khác, có thể là tài sản chung của vợ
chồng, tài sản chung trong kinh doanh (4). Như vậy, di sản thừa kế là tất cả tài sản thuộc sở
hữu hợp pháp của người chết. Tài sản này sẽ được xác định theo Điều 163 và các điều luật
có liên quan trong Bộ luật Dân sự năm 2005(5).

D

Điều 12 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ hướng
dẫn Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định số
138/2006/NĐ-CP) quy định:“Việc xác định một tài sản thuộc di sản thừa kế là bất động
sản hoặc động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có di sản thừa kế đó. Theo
thực tiễn pháp luật trên thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng, việc phân loại
di sản được dựa theo cách thức phân loại tài sản. Cách thức phân loại tài sản được sử dụng
thống nhất và thông dụng đó là phân loại tài sản dựa trên đặc tính di dời tư nhiên của tài
sản. Do đó, tài sản được phân chia thành động sản và bất động sản. Pháp luật mỗi quốc gia

đều có cách xác định riêng một tài sản thế nào được coi là động sản hoặc bất động sản.
4()

Điều 634 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản
chung với người khác”.
5()
Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Quyền tài sản
quy định tại Điều 181 Dân sự năm 2005: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch
dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Cụ thể như: Quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất (Điều 634), quyền đòi nợ, quyền đòi
bồi thường thiệt hại về tài sản,…).

2


Theo pháp luật Việt Nam, bất động sản được định nghĩa theo phương pháp liệt kê, bao
gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với
nhà, công trình xây dựng trên đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác
do pháp luật quy định (khoản 1 Điều 174 Bộ luật Dân sự năm 2005)(6). Còn động sản, nhà
làm luật lại định nghĩa bằng phương pháp loại trừ: “Động sản là những tài sản không phải
là bất động sản” (khoản 2 Điều 174 Bộ luật Dân sự năm 2005). Đây là cách phân loại
truyền thống của nhiều nước trên thế giới; song cách phân loại này cũng mang tính tương
đối vì trong hệ cảnh này, tài sản là bất động sản; trong hệ cảnh khác nó lại là động sản.
2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật từ
quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài(7)
Thứ nhất, đối với động sản
hoản 1 Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Thừa kế theo pháp luật
phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch
trước khi chết”; Theo đó, thừa kế về động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của
nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch (hệ thuộc luật nhân thân). Nếu trường hợp người
đó có nhiều quốc tịch thì sẽ áp dụng pháp luật của nước mà người để lại di sản cư trú và

mang quốc tịch tại thời điểm người đó chết, nếu người để lại di sản không cư trú tại nước
mà mình mang quốc tịch thì sẽ áp dụng theo pháp luật nước mà người đó là công dân và có
mối quan hệ gắn bó nhất (Điều 760 Bộ luật Dân sự năm 2005)(8).
Di sản là động sản không có người thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước mà người để lại di
sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết (khoản 4 Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005).

K

Thứ hai, đối với bất động sản

6()

Ở đây, nhà làm luật định nghĩa tài sản theo phương pháp logic liệt kê; Tuy nhiên cách liệt kê này còn rất đỗi mơ hồ: Các tài
sản khác ở đây là tài sản gì? Pháp luật quy định những thứ gì là tài sản nữa? Nhà làm luật cũng không dự tính hết được những
tài sản nào khác là bất động sản bởi theo định hướng, tài sản luôn tuân theo quy luật vận động khách quan. Song cũng không
thể phủ nhận rằng cách phân loại này mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định hệ thuộc để giải quyết vấn đề
thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài.
7()

Điều 12 Nghị định số 138/2006/NĐ- quy định về Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài có chỉ rõ:
“1. Việc áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều 767 của Bộ luật dân sự.
2. Việc xác định một tài sản thuộc di sản thừa kế là bất động sản hoặc động sản được xác định theo pháp luật của
nước nơi có di sản thừa kế đó.
3. Trong trường hợp người để lại di sản thừa kế không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, thì
việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản
1, khoản 2 Điều 12 Nghị định này”;
8()

Trong trường hợp không xác định được quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về động sản là pháp luật của nước
mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng. Trong trường hợp không xác định được quốc tịch cũng như nơi cư trú cuối

cùng, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật về động sản là pháp luật của nơi có Toà án giải quyết.

3


K

hoản 2 Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Quyền thừa kế đối với bất
động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”; Như vậy,
thừa kế bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản (hệ
thuộc luật nơi có vật). Nếu không người thừa kế di sản là bất động sản thì di sản này sẽ
thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản (khoản 3 Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005)(9).
3. Nhận xét các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột về
thừa kế trong Tư pháp quốc tế
3.1. Về hệ thống và cấu trúc pháp luật
Các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật
có yếu tố nước ngoài được ghi nhận chủ yếu trong Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 12 Nghị
định số 138/2006/NĐ- CP. Mặc dù Điều 12 Nghị định số 138/2006/NĐ- CP đã có sự giải thích làm sáng
rõ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài mà Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng vẫn còn
có sự chưa thống nhất trong cấu trúc các điều luật này.

K

Thứ nhất, về thuật ngữ pháp lý
hoản 1 Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Thừa kế theo pháp luật
phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch
trước khi chết”. Trong nội dung điều khoản trên, nhà làm luật sử dụng thuật ngữ:
“di sản thừa kế”. Theo đó, sẽ rất nhiều người lầm tưởng rằng di sản thừa kề là toàn bộ
động sản và bất động sản trong khối tài sản mà người chết để lại. Chính vì việc sử dụng
thuật ngữ di sản thừa kế trong khoản 1, nhà làm luật đã vô tình tuyệt đối hóa quy phạm

này. Tuy nhiên, khoản này thường được áp dụng đối với di sản thừa kế là động sản. Do đó,
sẽ dẫn tới tình trạng lầm tưởng rằng nhà làm luật quy định phương pháp chọn luật để giải
quyết xung đột trong khoản 1, nhưng thực chất lại đưa ra căn cứ xác lập quyền thừa kế đối
với động sản. Ở khoản 2 Điều 767 quy định: “Quyền thừa kế đối với bất động sản phải
tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”. Theo ý đồ của nhà làm luật thì
khoản 1 sẽ quy định phương pháp chọn luật để giải quyết xung đột, sau đó khoản 2 sẽ quy
định trường hợp ngoại lệ của phương pháp này, tức là sử dụng phương pháp loại trừ. Chính
việc quy định như vậy, nhiều người khi đọc điều luật này sẽ hiểu rằng: đối với bất động sản
thì áp dụng khoản 1 hay khoản 2 đều được. Đây chính là điểm không thống nhất trong cách
quy định pháp luật. Một điểm không thống nhất nữa trong việc sử dụng thuật ngữ pháp lý
đó là bất đồng trong cách hiểu giữa khoản 2 và khoản 3, khoản 4 Điều 767 này. Khoản 2 sử
9()

Ví dụ: Ông A là công dân Việt Nam, sinh sống và làm ăn tại Pháp trong một thời gian. Tại Pháp, ông A có số tài sản bao
gồm 01 mảnh đất, 01 chiếc ô tô. Năm 2008, ông về sinh sống và cư trú tại Việt Nam. Năm 2012, ông chết tại Việt Nam và
không để lại di chúc. Ông có một người hai người con trai cùng sinh sống tại Việt Nam. Hai người con yêu cầu tòa án tại Việt
Nam phân chia di sản. ( Việt Nam và Pháp chưa có hiệp định tương trợ điều chỉnh vấn đề này).
Trước hết, trong ví dụ này ta xác định tòa án Việt Nam có quyền thụ lý và giải quyết vụ việc (theo Luật tố tụng dân sự
Việt Nam). Áp dụng khoản 2 Điều 12 Nghị định 138/2006/NĐ-CP thì việcđịnh danh tài sản tại Pháp của ông A sẽ theo pháp
luật của Pháp. Theo Luật dân sự Pháp thì đất đai là bất động sản (Điều 518 Bộ luật dân sự Pháp), chiếc ô tô là động sản (theo
Điều 528 Bô luật Dân sự pháp). Căn cứ theo Điều 767 Bộ luật dân sự thì quyền thừa kế đối với mảnh đất trên lãnh thổ Pháp sẽ
phải tuân theo pháp luật Pháp, với tài sản là chiếc ô tô sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam.

4


dụng thuật ngữ “Quyền thừa kế đối với bất động sản”, tức là đề cập tới một quyền năng
của chủ thể (quyền năng này không phải là tài sản mà chỉ là cách thức lựa chọn thừa kế:
nhận hoặc không nhận). Trong khi đó, khoản 3 và khoản 4 Điều luật này lại sử dụng thuật
ngữ: “Di sản không có người thừa kế” với ngữ nghĩa là một tài sản chứ không phải nghĩa

như là thuật ngữ quyền thừa kế như ở khoản 2.
Thứ hai, về cấu trúc các điều khoản

Đ

iều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 chia thành 4 khoản(10). Theo cấu trúc trên, Điều
767 Bộ luật Dân sự năm 2005 trình bày khá lộn xộn. So khoản 1 với khoản 2 thì
ưu tiên quy định đối với di sản là động sản trước; So khoản 3 với khoản 4 thì lại
ưu tiên quy định đối với di sản là bất động sản trước mà không theo tính hệ thống nào. Có
thể tách riêng quy định về giải quyết di sản không có người thừa kế thành một điều luật
độc lập hoặc gộp nội dung các phần lại với nhau theo tiêu chí động sản hoặc bất động sản.
Nội dung quy định của luật tại khoản 1, khoản 2 so với khoản 3, khoản 4 của Điều 767
chưa có sự liên quan và hướng tới quy định những phạm vi, hướng tới những mục đích
khách nhau khác nhau trong vấn đề thừa kế pháp luật có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, nếu
quy định tại khoản 1, khoản 2 cho thấy sự chỉ dẫn về luật áp dụng trong chia di sản thừa kế
thì khoản 3, khoản 4 quy định về chủ thể được hưởng quyền thừa kế.

T

3.2. Về nội dung pháp luật
heo Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì khi di sản là bất động sản ở Việt Nam
thì pháp luật Việt Nam điều chỉnh, còn ở nước ngoài thì pháp luật nước ngoài điều
chỉnh. Theo đó, vấn đề thừa kế này sẽ do pháp luật quốc gia mà người để lại di
sản điều chỉnh. Chúng ta nhận thấy, quy định này khá hợp lý bởi vì xuất phát từ tính chất
chủ quyền, không được bất kì một quốc gia nào có quyền xâm phạm, can thiệp vào lãnh
thổ, chủ quyền của quốc gia khác. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nó
cũng có nhược điểm cơ bản, đó là buộc chúng ta phải phân biệt di sản là động sản và bất
động sản trong khi đó “các phạm trù động sản và bất động sản không phải đã được hiểu
một cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới (11)”. Sự khác nhau
về khái niệm “động sản” và “bất động sản” trong pháp luật các nước dẫn đến hiện tượng

xung đột pháp luật về xác định, định danh, xung đột khái niệm pháp lý hay còn được gọi là
xung đột kín. Điều này gây khó khăn cho việc giải quyết xung đột về thừa kế theo pháp
luật có yếu tố nước ngoài và có thể gây thiệt hại cho công dân Việt Nam có bất động sản ở
10()

Khoản 1: quy định phương pháp chọn luật để giải quyết xung đột (đưa ra căn cứ xác lập quyền thừa kế đối với động sản);
Khoản 2: đưa ra ngoại lệ của khoản 1, xác lập căn cứ xác lập quyền thừa kế đối với bất động sản;
Khoản 3: quyền đối với bất động sản không người thừa kế;
Khoản 4: quyền đối với bất động sản không người thừa kế.
11()

Giáo trình tư pháp quốc tế, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2011, trang 123.

5


nước ngoài. Tuy nhiên, hiện tượng xung đột này không gây cản trở lớn vì loại xung đột này
đã có giải pháp: “Việc xác định một tài sản thuộc di sản thừa kế là bất động sản hoặc động
sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có di sản thừa kế đó” (khoản 2 Điều 12
Nghị định số 138/2006/NĐ- CP). Điều này cho phép pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội
được áp dụng trong thực tế.
Về vấn đề giải quyết xung đột về thừa kế có yếu tố nước ngoài, Việt Nam có vài
điểm tương đồng và khác biệt với các nước trên thế giới. Cũng giống với các nước Anh,
Mĩ, Pháp, việc phân định di sản thành động sản và bất động sản và đối với bất động sản thì
căn cứ xác định quyền thừa kế là luật nơi có tài sản. Tuy nhiên, ở Pháp và Việt Nam khác
nhau về giải quyết xung đột pháp luật về định danh, cụ thể nội dung của bất động sản ở
Pháp được xem xét vào căn cứ trên cơ sở luật tòa án còn Việt Nam căn cứ vào nguyên tắc
luật nơi có vật. Hay so với Bồ Đào Nha, Italia và Nhật Bản, những nước không phân chia
di sản thành các loại khác nhau để giải quyết mà thống nhất giải quyết theo luật quốc tịch
của người để lại di sản thừa kế thì hoàn toàn khác với các quy định của Việt Nam về vấn

đề này. Tuy nhiên, hạn chế của quy định tại khoản 1 và khoản 2 chính là ở việc xác định
“động sản” hay “bất động sản” ở mỗi quốc gia có thể khác nhau, không được hiểu một
cách thống nhất. Đồng thời, điều này dẫn đến phân chia di sản thành phần nhỏ và dẫn đến
việc áp dụng hai hay nhiều pháp luật vào một quan hệ thừa kế theo pháp luật, nhất là khi
người để lại thừa kế có di sản là bất động sản ở nhiều nước khác nhau(12).
Đối với người được thừa kế, khi không mang quốc tịch quốc gia nơi có tài sản thừa
kế là động sản, việc xử lý tài sản theo pháp luật họ mang quốc tịch sẽ tạo điều kiện cho họ
hơn trong quá trình tiếp nhận vì đó là pháp luật mà họ thường có hiểu biết nhất định. Song,
trên thực tế, có rất nhiều trường hợp cá nhân có nhiều quốc tịch hoặc không có quốc tịch.
Để xác định quốc tịch mà cá nhân có sự gắn bó nhất hoặc xác định nơi cư trú của cá nhân
trong trường hợp họ là người không quốc tịch và thường xuyên di chuyển giữa các quốc
gia là hết sức khó khăn. Để hạn chế tình trạng này, có thể quy định theo hướng cho phép
pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là
động sản và pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh di sản là bất động sản như theo
quy định của pháp luật Mỹ, Úc, Anh, Bỉ, Ca-na-da, Trung Phi, Trung Quốc, Công-gô, Bờ
biển Ngà, Mỹ, Pháp, Ga-bông, Ma-li, Ấn Độ, Ix-ra-en, Ai-len, Lúc-xăm-bua, Ma-đa-gát12()

Ở Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Chi lê, Cô-lôm-bia, Đan Mạch, Ê-cua-đo, En-Sa-va-đô, Ai-xlen, Na Uy , Mông Cổ, Thụy Sĩ cũng
không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản và cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú
cuối cùng để điều chỉnh vấn đề thừa kế. So sánh phương thức giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài ở
một số nước đã nêu trên, có thể thấy, với quy định cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan
hệ thừa kế liên quan đến di sản, sẽ là cơ sở vững chắc để đảm bảo giải quyết nhanh chóng, thuận lợi đối với di sản thừa kế, có
thể tránh được những phản ứng không tốt của nước có di sản là bất động sản cho những biện pháp ủy thác cũng như việc thừa
nhận bản án của Tòa án Việt Nam đối với tài sản này do đất đai là lĩnh vực điều chỉnh quan trọng gắn liền với chính sách của
mỗi quốc gia. Ở Việt Nam không có quyền sở hữu đất đai nhưng một số quốc gia khác như Mỹ lại cho phép. Đây cũng là giải
pháp được thừa nhận tại Pháp, Hy Lạp, Ca-mơ-run, Mô-na-cô, Thái Lan, Rumani.

6



xca, Ca-lê-đô-ni, Xu-đăng, U-ru-goay,… Và trong trường hợp không xác định được quốc
tịch cũng như nơi cư trú cuối cùng, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật về
động sản là pháp luật của Tòa án, tức là pháp luật Việt Nam. Giải pháp luân phiên này
cũng cho phép pháp luật nước ta có cơ hội được áp dụng thường xuyên.
Trong thực tiễn, khi áp dụng pháp luật của một nước do quy phạm xung đột dẫn
chiếu đến để điều chỉnh quan hệ thừa kế thì có thể xảy ra trường hợp tài sản của một công
dân, sau khi chết, không có người thừa hưởng và cũng không để lại di chúc định đoạt tài
sản. Di sản này gọi là di sản không có người thừa kế. Mỗi nước quy định khác nhau về vấn
đề này. Theo pháp luật Việt Nam, Khoản 3 và khoản 4 Điều 767 quy định khá chặt chẽ về
vấn đề này. Theo đó, di sản thừa kế nếu là bất động sản sẽ thuộc về Nhà nước có bất động
sản(13). Còn đối với di sản là động sản sẽ thuộc về Nhà nước mà trước khi chết công dân
mang quốc tịch(14).
3.3. Sửa đổi Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005
Xem Phụ lục 1 bài viết trang 8.

X

ét theo hoàn cảnh nước ta hiện nay, vấn đề đầu tiên chính là phân biệt rõ di sản
gồm hai loại: động sản và bất động sản để từ đó quy định pháp luật cho từng loại
di sản. Giải quyết những vấn đề này chúng ta mới có thể ngày một hoàn thiện,
xây dựng được hệ thống hành lang pháp lý vững chắc cho pháp luật nước nhà về quan hệ
thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài. Cần đẩy mạnh việc giao lưu giữa các quốc gia và
xúc tiến hoạt động tương trợ tư pháp để việc áp dụng pháp luật không chỉ trong khuôn khổ
các điều ước mà còn cả trên thực tiễn.
PHỤ LỤC 1.
SỬA ĐỔI ĐIỀU 767 BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
Điều 767*. Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
1. Một tài sản thuộc di sản thừa kế là bất động sản hoặc động sản được xác định theo

pháp luật của nước nơi có di sản thừa kế đó(15).

13()

Việt Nam cũng giống hầu hết các nước châu Âu (Italia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Áo, Liên Bang Nga,…), nhà nước hưởng di
sản không người thừa kế với tư cách là người thừa kế (Jure here ditarie). Quan niệm này khác với các nước Anh, Mỹ Pháp quy
định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế như là tài sản vô chủ trên cơ sở chiếm hữu các tài sản vô chủ đó.
14()

Thực tế cho thấy, trước thời kì đổi mới, công dân Việt Nam di cư sang các nước đặc biệt là nước Pháp Và Mỹ. Qúa trình làm
ăn lâu dài và đã xuất hiện các trường hợp công dân chết không để lại di chúc. Để điều chỉnh vấn đề này, khoản 3 và khoản 4
Điều 767 đã trực tiếp quy định luật áp dụng. Quy định này đã góp phần bảo tồn tài sản quốc gia trong việc thừa hưởng di sản
thừa kế của công dân mình.
15()

Nếu di sản thừa kế nằm trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc có sự dẫn chiếu về pháp luật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì việc xác định một tài sản thuộc di sản thừa kế là bất động sản hay động sản sẽ
tuân theo Điều 174 của Bộ luật này.

7


2. Quyền thừa kế đối với động sản phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại
di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Trong trường hợp người để lại di sản thừa kế không có quốc tịch hoặc có hai hay
nhiều quốc tịch nước ngoài, thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo pháp luật
tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật này.
Quyền thừa kế đối với động sản không có người thừa kế thuộc về Nhà nước mà
người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
3. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất
động sản đó.
Quyền thừa kế đối với bất động sản không có người thừa kế thuộc về Nhà nước nơi

có bất động sản đó.

PHỤ LỤC 2.
CÁC THỨC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ THỪA
KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO CÁC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
KÍ KẾT GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

N

guyên tắc chủ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các Hiệp định này là
nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên trong quan hệ thừa kế, ghi nhận các
quy phạm xung đột và quy phạm thực chất để điều chỉnh quan hệ thừa kế phát
sinh giữa công dân hai nước kí kết. Cách thức giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế
theo luật có yếu tố nước ngoài phổ biến chủ yếu dựa vào các hiệp định tương trợ tư pháp
giữa Việt Nam và các nước.
Các hiệp định điều chỉnh đến 3 vấn đề liên quan đến quan hệ thừa kế đó là:
8


Thứ nhất, xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thừa kế
Theo các hiệp định này, dấu hiệu quốc tịch của người để lại di sản và dấu hiệu nơi
có tài sản thừa kế được áp dụng để giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Các dấu hiệu này
được ghi nhận tại Điều 47 Hiệp định với Đức; Điều 38 Hiệp định với Liên xô cũ; Điều 38
Hiệp định với Tiệp Khắc; Điều 37 Hiệp định với Cu Ba; Điều 46 Hiệp định với Hungari;
Điều 36 Hiệp định với Bungari; Điều 43 HIệp định với Ba Lan, cụ thể như sau:
1) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của
nước kí kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân vào thời điểm chết;
2) Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư
pháp của nước kí kết nơi có bất động sản thừa kế.
Ngoài ra trong các hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định quy tắc thẩm quyền giải

quyết vấn đề thừa kế theo thỏa thuận, tức là cơ quan tư pháp của nước ký kết này sẽ có
thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế toàn bộ động sản của công dân nước ký kết kia để lại
theo yêu cầu của người có quyền thừa kế (theo luật hoặc theo di chúc), khi tất cả những
người này có quyền thừa kế chấp thuận thẩm quyền đó của cơ quan tư pháp này.
Thứ hai, xác định luật áp dụng giải quyết tranh chấp trong thừa kế
Trong hiệp định thường sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc luật nơi ở có di
sản để giải quyết tranh chấp về thừa kế. Căn cứ vào Điều 45 Hiệp định giữa Việt Nam và
Đức; điều 35 hiệp định giữa Việt Nam và Nga, Điều 35 hiệp định giữa Việt Nam và Séc;
Điều 34 hiệp định giữa Việt Nam và Cu Ba; Điều 43 hiệp định giữa Việt Nam và Bungari
và Điều 45 hiệp định giữa Việt Nam và Hungari, luật áp dụng giải quyết quan hệ thừa kế
được xác định như sau:
1) Đối với động sản: quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước
ký kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết.
2) Đối với bất động sản: quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật
của nước ký kết nơi có bất động sản.
Thứ ba, giải quyết xung đột về định danh tài sản
Các hiệp định đều quy định: việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản sẽ
theo pháp luật của nước ký kết nơi có tài sản thừa kế.

9


Như vậy, nếu tài sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt Nam, pháp luật Việt Nam sẽ
được áp dụng để xác định động sản và bất động sản. Nếu tài sản thừa kết nằm ở nước ngoài
hữu quan thì áp dụng pháp luật của nước đó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.


Chọn luật để điều chỉnh thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài;
Tác giả: TS. Đỗ Văn Đại- GV Khoa luật Trường đại học AixMarseille III (Trung
tâm Aixen Provence) Cộng hoà Pháp;
Website: thongtinphapluatdansu.edu.vn;

2.

Thế nào là di sản thừa kế?;
Khuyết danh;
Website: www.luatsaithanh.com;

3.

Di sản thừa kế bao gồm những tài sản gì?;
Phạm Thị Thảo;
Website: congchunghoguom.vn;

4.

Bộ luật Dân sự năm 2005;

10


5.

Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006 quy định chi tiết thi
hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

6.


Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư pháp quốc tế;
TS. GVC. Nguyễn Hồng Bắc;
NXB. Tư Pháp, Hà Nội, 2012;

7.

Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2;
TS. Lê Đình Nghị;
NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009;

8.

Tư Pháp Quốc Tế;
Th.s Lê Thị Nam Giang;
NXB. Đại học Quốc Gia TP HCM, 2010;
Trang 159- 162;

9.

Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư Pháp Quốc Tế;
Ts. Nguyễn Hồng Bắc;
NXB. Tư Pháp, Hà Nội, 2012;
Trang 411- 412;

10.

Hiệp định tương trợ tư pháp về pháp lý kí kết giữa Cộng dân xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và các nước;
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011;


11.

Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc; Tạp chí
Khoa học Pháp lý số 2/2003tế Việt Nam;
Đỗ Văn Đại;.

12.

Bàn về những xung đột pháp luật về thừa kế;
Bá Sơn;
Website: vietnamese-law-consultancy.com;

13.

Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp;

14.

Bàn thêm về động sản hay bất động sản;
Website: thongtinphapluat.vn;

11


15.

Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt
Nam;
Đỗ Văn Đại;

Bài này đăng trên tạp chí khoa học pháp lý số 2 /2003.

16.

Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của
pháp luật Việt Nam trong mối tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế
giới;
Luận văn Thạc sĩ Luật học (603860);
Phạm Thành Tài; Nghd: PGS.TS. Nguyễn Trung Tín.

12



×