Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.79 KB, 78 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>
--- ---
<i><small>( Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>
--- ---
<i><small>( Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><i>2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ... 2</i>
<i>2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ... 5</i>
<b>3. Mục tiêu nghiên cứu ... 8</b>
<b>4. Phương pháp nghiên cứu ... 8</b>
<b>5. Phạm vi nghiên cứu ... 9</b>
<b>6. Cơ cấu bài nghiên cứu khoa học ... 9</b>
<b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG ... 10</b>
<b>1.1.Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng ... 10</b>
<b>1.2.Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng ... 13</b>
<i>1.2.1. Bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ... 13</i>
<i>1.2.2. Các nguyên tắc áp dụng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 ... 16</i>
<i>1.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại ... 19</i>
<b>1.3. Ý nghĩa của các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng………… ... 22</b>
<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 24</b>
<b>CHƯƠNG 2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG 252.1. Khái quát về hành vi liên quan đến thông tin trong giao kết hợp đồng ... 25</b>
<i>2.1.1. Hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trong giai đoạn tiền hợp đồng ... 25</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><i>2.1.2. Hành vi không cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ... 29</i>
<b>2.2. Thiệt hại do hành vi liên quan đến thông tin trong giao kết hợp đồng ... 36</b>
<b>2.3. Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường do hành vi liên quan đến thông tin trong giao kết hợp đồng ... 38</b>
<b>2.4. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi liên quan đến thông tin trong giao kết hợp đồng ... 44</b>
<i>2.4.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên ... 44</i>
<i>2.4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên thứ ba chuyên nghiệp ... 48</i>
<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 68</b>
<b>1.Văn bản quy phạm pháp luật ... 68</b>
<b>2. Tài liệu tham khảo ... 68</b>
<i>2.1. Tài liệu trong nước ... 68</i>
<i>2.2. Tài liệu nước ngoài ... 69</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>
Giao kết hợp đồng được đặt ra với mục đích để các bên hình thành mối quan hệ hợp đồng ràng buộc trách nhiệm pháp lý lẫn nhau. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng phức tạp của hợp đồng, để làm được điều đó thì có một giai đoạn, các bên cần gặp gỡ, trao đổi, tạo dựng niềm tin lẫn nhau về đối tượng hợp đồng và hợp đồng để hiểu rõ hơn những gì mà mình sắp được ràng buộc trong tương lai.<small>1</small> Tức là, trong giai đoạn này, các bên đưa ra các thoả thuận, lời hẹn ước với nhau và bên còn lại có thể đưa ra lời chấp thuận hoặc khơng dựa trên thoả thuận, lời hẹn ước của bên còn lại. Sự đàm phán nhằm đảm bảo các bên thể hiện đúng ý chí đối với hợp đồng, sự hiệu quả khi thực hiện hợp đồng, quyền và lợi ích chính đáng của các bên. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiền hợp đồng.
Theo đó, Vũ Văn Mẫu đã nêu “nguyên tắc tự do ý chí trong luật hợp đồng là một sản phẩm lịch sử của các lý thuyết về tự do thế kỷ 18, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các BLDS Pháp và Đức, gián tiếp ảnh hưởng tới pháp luật hợp đồng của Việt Nam. Lý thuyết này ủng hộ tự do ý chí vơ giới hạn vì tin rằng sự tự do thương lượng giữa các cá nhân với nhau để ràng buộc chính mình sẽ mang lại cơng bằng và sự tự do cạnh tranh sẽ mang lại sự thịnh vượng về kinh tế”<small>2</small>. Nguyên tắc tự do trong hợp đồng vì vậy mà khiến cho giai đoạn tiền hợp đồng xuất hiện nhiều rủi ro. BLDS Việt Nam ghi nhận ngun tắc này đồng nghĩa với việc khơng có sự ràng buộc pháp lý rõ ràng bởi khơng có sự can thiệp của pháp luật mà để cho các bên tự do thỏa thuận, tự do đàm phán và giao kết hợp đồng<small>3</small>. Từ đó, sự ràng buộc pháp lý khơng hình thành, dẫn đến khơng tồn tại trách nhiệm pháp lý của các bên trong suốt quá trình đàm phán. Khi đó, thiệt hại nếu xảy ra, bởi vì trách nhiệm pháp lý không tồn tại nên hậu quả pháp lý của giai đoạn tiền hợp đồng là khó xác định, gây thiệt thòi cho bên bị thiệt hại. Căn cứ pháp lý về các hành vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng trở nên
<small>1 Nguyễn Văn Nghĩa và Phạm Thị Nga (2021), “Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở một số nước trên thế giới”, Tạp </small>
<i><small>chí Nghiên cứu lập pháp, số 11 (435), tr. 39. </small></i>
<small>2 Trần Kiên và Nguyễn Khắc Thu (2019), “Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật </small>
<i><small>hợp đồng Việt Nam”, Mục 2.2, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3 (378+379), tr. 51. </small></i>
<small>3 Ngọc Trang, “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về quyền tự do hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”, </small>
<small> (truy cập ngày 25/5/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">khơng rõ ràng và khơng có khả năng chứng minh được, dẫn đến người bị thiệt hại không được bồi thường thiệt hại hợp lý, cũng như gây bất bình đẳng trong hợp đồng.
Các nghĩa vụ và chế tài trong giai đoạn tiền hợp đồng chỉ ghi nhận và không thể hiện một cách rõ ràng trong BLDS Việt Nam. Hạn chế còn tồn tại nhiều trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng. Khi tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu song song với các quy định của pháp luật nước ngồi, nhóm tác giả nhận thấy các vấn đề mà BLDS cần khắc phục nhằm hoàn thiện hơn về vấn đề này như:
(i) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng?
(ii) Nguyên nhân xuất phát từ việc không xác định được loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã khiến cho BLDS không thể hiện rõ được căn cứ pháp lý để đưa ra kết luận về trách nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng của một bên chủ thể. Từ đó, chế tài của các hành vi vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng cũng không rõ ràng. Việc này gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên chủ thể.
Với những lý do trên, nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng là cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cũng như giúp cho pháp luật Việt Nam theo kịp xu hướng pháp luật quốc tế. Do vậy, nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng theo pháp luật một số quốc gia - Kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
<i><b>2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam </b></i>
<i>Phạm Thị Nga (2021), So sánh pháp luật Việt Nam và một số nước về trách nhiệm tiền hợp đồng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu đã đưa ra </i>
được khái niệm chung về giai đoạn tiền hợp đồng cũng như quy định của Việt Nam và một số nước trên thế giới như Anh, Pháp, Đức. Việt Nam công nhận tồn tại mối quan hệ trong giai đoạn này và có hệ quả pháp lý nhất định (vơ hiệu, bồi thường thiệt hại tại Điều 126, 127, 387 BLDS 2015 trong trường hợp lừa dối), tuy nhiên, quy định chung, khơng minh thị cho q trình tiền hợp đồng. Tác giả cũng đưa ra so sánh hệ thống pháp luật trên thế giới với nhau, từ đó đưa ra một số kiến nghị cho pháp luật nước ta như sử dụng án lệ đồng
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">thời có quy định chung và cho từng hợp đồng chuyên biệt một cách đồng bộ, bổ sung nghĩa vụ tìm kiếm thơng tin và nghĩa vụ cảnh báo, khơng thực hiện thì bồi thường khoản lợi đáng được hưởng nếu hợp đồng thực hiện bình thường, quy định trách nhiệm tiền hợp đồng là trách nhiệm dân sự độc lập với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong và ngồi hợp đồng… Với mục đích của luận văn, tác chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về mặt bản chất của giai đoạn tiền hợp đồng, cơ sở lý luận về giai đoạn tiền hợp đồng trong khoa học pháp lý Việt Nam, do đó, chưa mở rộng ra phân tích các hành vi vi phạm đặc biệt, các chế tài đưa ra còn tương đối khái quát mà chưa cụ thể.
Nguyễn Văn Nghĩa, Phạm Thị Nga (2022), “Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở
<i>một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11 (435). Các tác giả cho rằng </i>
kết quả của việc đàm phán và thương lượng giữa các bên trước khi ký kết hợp đồng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Các vấn đề pháp lý trong giai đoạn tiền hợp đồng nếu có vi phạm sẽ dẫn đến hậu quả kéo dài trong quá trình thực hiện hợp đồng. Bài viết đã đưa ra một số nội dung cơ bản về nguyên tắc culpa in contrahendo và nguyên tắc thiện chí, trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo pháp luật của Đức, Pháp và Anh. Các cơ sở pháp lý được đưa ra nghiên cứu về thỏa thuận hợp đồng, thỏa thuận độc quyền và thỏa thuận bảo mật của hệ thống pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, bài viết chỉ đơn giản đưa ra các cơ sở lý thuyết cơ bản về giai đoạn tiền hợp đồng ở các nước mà chưa có sự phân tích sâu vào các vấn đề pháp lý, chế tài đặt ra và chưa có sự so sánh với pháp luật Việt Nam cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật.
<i>Lê Trường Sơn (2016), Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb. </i>
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Cuốn sách khái quát được khái niệm hợp đồng, tiền hợp đồng trong hai hệ thống pháp luật thông luật, dân luật và Việt Nam. Từ đó, tác giả ghi nhận các nguyên tắc và nghĩa vụ mà các bên phải tuân thủ được phân tích cụ thể: nguyên tắc tự do hợp đồng, nguyên tắc thiện chí, trung thực; nghĩa vụ cung cấp thông tin và bảo mật thông tin. Tác giả cũng đưa khái niệm và phân tích hiệu lực đề nghị, chấp nhận đề nghị giao kết hơp đồng. Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng được đặt ra bởi lẽ trước khi hợp đồng hình thành các bên rất tự do nhưng khơng có nghĩa
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">là không bị ràng buộc. Các chế tài xử lý gồm: vô hiệu hợp đồng, bị buộc bồi thường thiệt hại, buộc phải thực hiện hay hủy bỏ hợp đồng. Nhưng các hành vi được phân tích chỉ mang tính ví dụ, tác giả chưa nghiên cứu về các hành vi đặc biệt khác có nguy cơ gây thiệt hại và hậu quả pháp lý bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng như thế nào.
<i>Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. </i>
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam (xuất bản lần thứ tám), tập 1. Thông qua việc bình luận các bản án dân sự của Tịa án Việt Nam, tác giả đã phân tích các quy định của BLDS Việt Nam liên quan đến chế định tiền hợp đồng. Trong đó, có các vấn đề như: nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận, nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giai đoạn xác lập hợp đồng; nghĩa vụ cung cấp thông tin, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới nhắc tới chế định này và hệ quả pháp lý của nó, chưa đi sâu vào việc phân tích bản chất và cách áp dụng chế tài.
<i>Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2021. Tác giả khái quát </i>
về lý luận của nghĩa vụ tiền hợp đồng, sau đó đưa ra ba hậu quả có thể xảy ra do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng: Hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng; Hợp đồng vô hiệu; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi hậu quả là huỷ bỏ hợp đồng, chủ thể có quyền huỷ bỏ ln là bên bị vi phạm. Đây là chế tài dành cho tranh chấp hợp đồng có hiệu lực, tức là nguyên nhân dẫn đến huỷ bỏ là sự vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, do đó, dựa trên mối quan hệ nhân quả có thể hiểu hậu quả pháp lý là hủy bỏ hợp đồng ở đây phát sinh từ chính hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Đối với hậu quả là hợp đồng vơ hiệu, trên thực tế Tồ án thường hay sử dụng thuật ngữ “huỷ hợp đồng” trong phán quyết tuy nhiên Tồ thực chất chỉ có thẩm quyền tun bố hợp đồng vơ hiệu, vì sự tương đồng trong tính chất và hậu quả pháp lý giữa hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu là nguyên nhân mà Toà án sử dụng thuật ngữ như vậy. Trường hợp hậu quả pháp lý là đơn phương chấm dứt hợp đồng, đây là hậu quả pháp lý được doanh nghiệp ưu tiên áp dụng. Doanh nghiệp cố gắng thực thi hậu quả chấm dứt hợp đồng để tránh trách nhiệm tài sản cho bên vi phạm, đồng thời bảo tồn uy tín cho doanh nghiệp bảo hiểm.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i><b>2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài </b></i>
<i>Herkus Gabartas (2012), Determination of damages under pre-contractual liability, </i>
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mykolas Romeris. Trọng tâm chính của luận văn là xác định nguồn gốc của trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng và phân tích một cách tồn diện về các thiệt hại dưới trách nhiệm dân sự tiền hợp đồng trong Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại Quốc tế , CSIG, BLDS Cộng hoà Litva. Ngoài ra, tác giả xem xét và so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau để phân tích bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng cũng như khoản bồi thường mà bên thiệt hại có thể nhận
<i>được như thiệt hại thực tế (direct damages), sự mất mát cơ hội (lost opportunity damages), thiệt hại ước tính (liquidated damages) và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng (expectation damages). Luận văn giúp nhóm tác giả có cái nhìn cụ thể hơn về thiệt hại có </i>
thể được bồi thường trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng. Ayşe Elif Yildirim (2017), “The concept of pre-contractual duties and a comparison between the draft common frame of reference, English and Turkish legal systems”, Tạp chí
<i>Nghiên cứu châu Âu Ankara (Ankara Avrupa Çalışmaları), số 2, tr. 171-198. Bài báo phân </i>
tích về khái niệm “trách nhiệm dân sự trong giai đoạn tiền hợp đồng” cũng như chế tài đặt ra cho việc vi phạm có thể bao gồm bồi thường thiệt hại và hoàn trả khoản lợi khơng chính đáng. Từ đó, phân tích các yếu tố: nghĩa vụ đặt ra để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đàm phán và nghĩa vụ bảo mật, chế tài cho việc vi phạm các nghĩa vụ đặt ra trong giai đoạn tiền hợp đồng dưới góc độ so sánh giữa BLDS chung châu Âu (Draft Common Frame of Reference), Luật hợp đồng Anh và Luật hợp đồng Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng trong hệ thống văn bản pháp luật, án lệ và bản án khác nhau được phân tích sâu sắc, từ đó nhóm tác giả hiểu rõ hơn về sự áp dụng của chế tài này và kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chunyan Ding (2019), “The doctrine of pre-contractual liability under Chinese law:
<i>A comparative Outlook”, European Review of Private Law, số 3(27), tr. 485-514. Bài báo </i>
là câu trả lời cho các câu hỏi về nguyên tắc, bản chất pháp lý, chức năng, chế tài của trách nhiệm dân sự trong giai đoạn tiền hợp đồng dưới góc độ so sánh với mơ hình mẫu từ hệ thống luật châu Âu lục địa. Tác giả đã mô tả học thuyết về trách nhiệm dân sự tiền hợp
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">đồng trong luật hợp đồng của Trung Quốc và làm rõ sự khác biệt giữa trách nhiệm dân sự phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng và trách nhiệm dân sự phát sinh do vi phạm hợp đồng. Trung Quốc đã ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng tại Điều 42 BLDS Trung Quốc<small>4</small>, từ đó bên vi phạm phải bồi thường cho thiệt hại thực
<i>thế (actual losses) xảy ra. Đặc biệt, tác giả đã phân loại các bản án thành năm loại để có </i>
góc nhìn rõ hơn trong thực tiễn áp dụng pháp luật và từ đó, phân tích sâu sắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành vi vi phạm.
<i>Gregory Klass (2023), “Misrepresentation and Contract”, Georgetown Law Faculty Publications and Other Works. Bài viết thảo luận về ba chức năng chính của luật Hợp đồng </i>
trong quá trình hình thành hợp đồng: đảm bảo rằng việc thực hiện các nghĩa vụ trên tinh thần tự nguyện tự, tạo ra các ưu điểm đối với việc chia sẻ thơng tin nhằm thúc đẩy lợi ích của các bên và giải quyết các vấn đề trên lĩnh vực ngữ nghĩa và đạo đức mà các hợp đồng tạo ra. Trong đó, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của nghĩa vụ trung thực thơng qua phân
<i>tích hành vi trình bày sai sự thật (misrepresentation), sự ảnh hưởng đối với mối quan hệ </i>
pháp lý giữa các bên và trách nhiệm pháp lý riêng biệt của nó - bồi thường thiệt hại. Việc áp dụng chế định này đòi hỏi sự nhạy cảm, xác định chuẩn mực để xác định có hành vi trình bày sai sự thật hay khơng. Nhóm tác giả sau khi nghiên cứu bài viết này, nhóm tác giả đưa ra được các luận điểm phân tích hành vi trình bày sai sự thật có sự ảnh hưởng bởi nghĩa vụ trung thực trong giao kết hợp đồng. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng dễ dàng tìm ra được cách để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi phân tích về hành vi trình bày sai sự thật (vấn đề chủ yếu của đề tài).
Hugh Beale (2008), “Pre-contractual Obligations: The General Contract Law
<i>Background”, Juridica International XIV. Bài viết cung cấp những tin về trách nhiệm pháp </i>
lý, nghĩa vụ tiền hợp đồng trên thực tế, đặc biệt là các quy định về nhầm lẫn (mistake),
<i>trình bày sai sự thật (misrepresentation), gian lận (fraud), nghĩa vụ cung cấp thông tin và đặc biệt sâu vào hành vi nhầm lẫn (mistake). Tác giả nghiên cứu các trường hợp xảy ra, hệ </i>
<small>4 Điều 42 BLDS Trung Quốc quy định rằng một bên có trách nhiệm BTTH cho bên còn lại nếu trong trường hợp (1) đàm phán khơng thiện chí, (2) cố ý che giấu thông tin quan trọng hoặc cung cấp thông tin sai sự thật trong quá trình giao kết. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">quả của hành vi và chế tài khi vi phạm thơng qua việc phân tích so sánh pháp luật Anh, Pháp, Đức. Nhóm tác giả, từ bài viết này, tìm hiểu sâu về các thơng tin xung quanh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng. Do đó, nhóm tác giả có thể chắt lọc những quy định phù hợp nhất để kiến nghị cải thiện pháp luật Việt Nam.
<i>Kirsten Elsner (1999), Comparative analysis of precontractual liability in case of failed negotiations, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Cape Town, 1999. Luận văn nghiên </i>
cứu về hành vi hưởng lợi khơng chính đáng và cung cấp thông tin sai dẫn đến trách nhiệm tiền hợp đồng. Đối với hành vi hưởng lợi khơng chính đáng, tác giả phân tích ba yếu tố cấu thành hành vi bao gồm: lợi ích của bị đơn; chi phí do bên nguyên đơn; và yếu tố “khơng chính đáng”. Sau đó chỉ ra được sự khó khăn khi yêu cầu hoàn trả của nguyên đơn là chứng minh lợi ích của bị đơn làm nguyên đơn bị thiệt hại trong quá trình chuẩn bị cho hợp đồng trong khi luật pháp nước Anh khơng có điều luật bảo vệ những thỏa thuận tiền hợp đồng trừ Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trên thực tế, vẫn có thể u cầu hồn trả đối với hành vi hưởng lợi khơng chính đáng trong giai đoạn tiền hợp đồng, mặc dù về lý thuyết, luật về hồn trả khơng được “đo ni đóng giày” cho những cuộc đàm phán bị huỷ bỏ. Đối với hành vi cung cấp thông tin sai, cần phân biệt trong những trường hợp nào mà việc cung cấp thông tin sai do cẩu thả tiền hợp đồng có thể dẫn đến trách nhiệm pháp lý. Ngồi ra, tác giả cịn dẫn chứng các tình huống, vụ việc nổi tiếng từ đó phân tích ảnh hưởng của các nguyên tắc tiền hợp đồng đến hành vi, đề xuất các giải pháp về chế tài điều chỉnh quy định về tiền hợp đồng đối với hai hành vi trên.
Xét tổng quan, pháp luật các nước phát triển đều có những quy định điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng nói riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu là có giới hạn, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu cho chế định bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng cho pháp luật dân sự sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực. Nhóm tác giả mong muốn thực hiện đề tài này nhằm nâng cao số lượng cơng trình nghiên cứu trên tinh thần tiếp thu các cơng trình trước cũng như đưa ra được kết quả nghiên cứu của mình.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>3. Mục tiêu nghiên cứu </b>
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng là vấn đề khơng cịn xa lạ ở các hệ thống pháp luật của các nước phát triển nhưng lại khá mới mẻ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. BLDS 2015 đã có quy định về giai đoạn tiền hợp đồng nhưng chưa rõ ràng và cụ thể.
Giai đoạn tiền hợp đồng là một phần quan trọng trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, một số hành vi trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến các giai đoạn khác trong tương lai và gây ra thiệt hại cho các bên, dù hợp đồng có được thiết lập hay khơng. Bên cạnh huỷ bỏ hợp đồng, bồi thường thiệt hại là một trách nhiệm pháp lý quan trọng, giúp các bên đảm bảo lợi ích và quyền lợi của mình trong giai đoạn đàm phán.
Do đó, mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm nhấn mạnh tính cấp thiết và phân tích chế định bồi thường thiệt hại trong giai đoạn này. Từ đó, Nhóm tác giả có thể đưa ra đề xuất, giải pháp cho các bất cập cịn tồn đọng; tìm hiểu, tham khảo các kinh nghiệm luật pháp quốc tế để hoàn thiện pháp luật Việt Nam; tạo cơ chế bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
<i>Phương pháp nghiên cứu luật học được nhóm tác giả sử dụng xuyên suốt đề tài, bao </i>
gồm tạo ra thơng tin về pháp luật, hệ thống hố các quy định và giải thích, phân tích luật. Mục đích của phương pháp này nhằm hệ thống hố, phân tích và dự báo về pháp luật, đặc biệt đối với vấn đề chưa được quy định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
<i>Phương pháp phân tích là phương pháp được nhóm tác giả sử dụng để làm sáng tỏ </i>
vấn đề một cách chuyên sâu thông qua các góc độ khác nhau như văn bản quy phạm pháp luật, thực tiễn xét xử, quan điểm tác giả, pháp luật nước ngoài và ý kiến cá nhân nhằm đưa ra lý luận mang tính xác thực nhất.
<i>Phương pháp nghiên cứu so sánh là phương pháp được sử dụng thường xuyên, xuất </i>
phát từ tên đề tài mong muốn nghiên cứu dưới góc nhìn so sánh giữa các hệ thống pháp luật, đặc biệt ở Chương 2 và Chương 3. Nhóm tác giả đưa ra những quy định giữa các hệ thống pháp luật, giữa thực tiễn xét xử với quy phạm pháp luật, từ đó xác định được điểm giống và khác nhau, tìm ra giá trị riêng và phù hợp để áp dụng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Ngồi ra, cịn có một số phương pháp khác: phương pháp xã hội học, phương pháp biện chứng, phương pháp logic… được nhóm tác giả sử dụng hỗ trợ, xen lẫn để làm sáng tỏ vấn đề cụ thể của mỗi chương và liên kết chúng lại với nhau.
Trong khn khổ của đề tài, nhóm nghiên cứu tập trung trình bày, phân tích những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu phân tích, so sánh với pháp luật dân sự nước ngồi về vấn đề này. Từ đó đánh giá, đề xuất các giải pháp để giải quyết những bất cập cịn tồn tại, kiến nghị hồn thiện cho pháp luật dân sự liên quan đến đề tài.
<b>6. Cơ cấu bài nghiên cứu khoa học </b>
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng;
Chương 2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi liên quan đến cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng;
Chương 3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hưởng lợi khơng chính đáng thật trong giai đoạn tiền hợp đồng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG </b>
<b>1.1. Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng </b>
Theo quan điểm của Lê Trường Sơn, tác giả cho rằng hợp đồng được hình thành dựa trên q trình trao đổi ý chí của các bên tham gia thơng qua hình thức trao đổi và thỏa thuận. Căn cứ vào khoảng thời gian xảy ra trước khi hợp đồng được xác lập, tác giả gọi giai đoạn này là giai đoạn tiền hợp đồng hay nói cách khác thời điểm mà hợp đồng được xác lập cũng chính là thời điểm cuối cùng của giai đoạn này. Đồng thời giai đoạn này kéo dài hay ngắn gọn cịn tùy thuộc vào các hồn cảnh khác nhau và thời gian thỏa thuận giữa đôi bên<small>5</small>. Cùng quan điểm với tác giả Lê Trường Sơn, tác giả Ngọc Châu có ý kiến rằng tiền hợp đồng được xem là giai đoạn đàm phán hợp đồng khi một bên có ý chí muốn giao kết hợp đồng và đưa ra lời mời với bên còn lại đồng thời thỏa thuận các nội dung liên quan nhằm hướng đến việc hình thành hợp đồng. Tác giả nhận thấy, các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có đủ khả năng đáp ứng các quyền dân sự và đồng thời cũng chịu sự ràng buộc bởi các nghĩa vụ pháp lý phát sinh trong giai đoạn này<small>6</small>.
Điều 385 BLDS 2015 có ghi nhận khái niệm về hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, một trong những đặc trưng của hợp đồng chính là sự thoả thuận của các bên, là kết quả của sự thống nhất ý chí. Quá trình tạo lập hợp đồng ngày càng phức tạp, không chỉ bao gồm đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, các chủ thể phải trao đổi ý kiến rồi đi đến thoả thuận cùng nhau xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Đó là q trình đàm phán, khi mà các bên thương lượng để đạt được thoả thuận, nhất trí từ các vấn đề đang tranh luận hoặc bất đồng. Ta có thể gọi giai đoạn này là giai đoạn “tiền hợp đồng”, tức là trước khi có hợp đồng được giao kết. Do tính chất phức tạp của giai đoạn này, khơng có quy định chính thức về định nghĩa giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Căn cứ vào thời gian xảy ra, giai đoạn tiền hợp đồng bắt đầu từ việc một bên thể hiện ý định muốn xác lập một hợp đồng đến khi hợp đồng được giao kết. Q trình này có thể kéo dài vài ngày, vài tháng hay thậm chí vài năm, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, các bên có dành nhiều thời gian cho việc trao đổi thương lượng hay không.
Mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng tồn tại hai quan điểm trái chiều nhau do các bên chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng nhưng đã có sự tác
<i>động qua lại về lợi ích. Quan điểm thứ nhất cho rằng không tồn tại mối quan hệ pháp lý </i>
giữa các bên. Giai đoạn tiền hợp đồng chỉ mang tính chuẩn bị, tham gia đàm phán nghĩa là các bên phải chịu chi phí và các rủi ro có thể xảy ra<small>7</small>.Sự can thiệp của pháp luật là vi phạm nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng và có thể dẫn đến sự e ngại của các bên khi tham gia
<i>quá trình đàm phán, hạn chế tham gia giao kết hợp đồng. Quan điểm thứ hai cho rằng mỗi </i>
quan hệ pháp lý giữa các bên đã tồn tại từ khi tham gia đàm phán, thương thảo. Giai đoạn tiền hợp đồng là tiền đề dẫn đến việc giao kết hợp đồng, chứa đựng nhiều thông tin quan trọng và tồn tại nhiều rủi ro. Sự thiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh hành vi của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng có thể dẫn đến những kết quả khơng cơng bằng và khơng thực hiện được vai trị, bản chất xã hội của hợp đồng<small>8</small>. Xu hướng hiện nay theo quan điểm thứ hai, pháp luật các nước điển hình trên thế giới đều có những chế định điều chỉnh giai đoạn này và quan điểm cũng được nhiều tác giả luật học ủng hộ. Quan điểm thứ hai về mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng hợp lý hơn, giúp bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia<small>9</small>. Nhóm tác giả cũng đồng tình với quan điểm này. Lý do là vì số lượng hợp đồng được giao kết ngày càng nhiều cũng như quá trình đàm phán ngày càng phức tạp, thậm chí có thể kéo dài vài năm. Quy định về giai đoạn tiền hợp đồng tạo một hành lang pháp lí quan trọng điều chỉnh hành vi của các bên,
<small>7 Lê Trường Sơn (2015), tlđd (5), tr. 28. </small>
<small>8 Võ Minh Trí, “Trách nhiệm tiền hợp đồng và việc bảo vệ quyền của các bên trong tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng”, (truy cập ngày 12/3/2023) </small>
<small>9 Lê Trường Sơn (2015), tlđd (5), tr. 28. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">hạn chế những tranh chấp khi hợp đồng đã được áp dụng, quan trọng là có sự cân bằng giữa tự do giao kết hợp đồng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp giữa các bên.
Trong giai đoạn tiền hợp đồng cũng phát sinh các nghĩa vụ pháp lý được xem là những hành vi mà các bên tham gia hợp đồng buộc phải thực hiện, nếu không sẽ hình thành chế tài và trách nhiệm pháp lý nếu có vi phạm nghĩa vụ giữa các bên<small>10</small>. Đối với pháp luật Việt Nam, BLDS năm 2015 đã đặt nền móng về nghĩa vụ tiền hợp đồng, tồn tại bốn nhóm nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng, bao gồm nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ bảo mật thông tin, nghĩa vụ của các bên trong đề nghị giao kết hợp đồng, nghĩa vụ của các bên trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Trong trường hợp một trong các bên vi phạm, có thể dẫn tới vô hiệu hợp đồng, bồi thường thiệt hại hay các chế tài khác như buộc tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều vấn đề vẫn chưa được điều chỉnh hoặc đã có nhắc tới nhưng chưa đưa cụ thể và rõ ràng. Ví dụ như trong trường hợp vi phạm về “thông tin trong giao kết hợp đồng” tại Điều 387 BLDS năm 2015, bên vi phạm gây thiệt hại sẽ phải bồi thường. Thiệt hại như thế nào, cần có điều kiện gì, bồi thường ra sao vẫn cịn đang bỏ ngỏ, gây khó khăn trong việc áp dụng.
Tóm lại, giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn bắt đầu từ khi một bên thể hiện ý muốn giao kết hợp đồng của mình đến trước khi hợp đồng hình thành và việc đàm phán có thể kết thúc bất kỳ lúc nào. Kết quả của giai đoạn này bao gồm (i) hợp đồng được giao kết và (ii) hợp đồng không được giao kết – ngừng đàm phán. Trong giai đoạn này, cần ghi nhận mối quan hệ pháp lý giữa các bên để yêu cầu những cư xử phù hợp và trách nhiệm của bên vi phạm khi quyền và lợi ích của bên cịn lại bị ảnh hưởng, đặc biệt khi hợp đồng không được giao kết và trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh dưới trách nhiệm pháp lý trong giai đoạn tiền hợp đồng.
<small>10 Ngọc Châu, tlđd (6). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><b>1.2. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng </b>
<i><b>1.2.1. Bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại </b></i>
Nhìn chung bồi thường thiệt hại được xem là một hình thức trách nhiệm dân sự nhằm ràng buộc nghĩa vụ các bên giao kết khi phát sinh thiệt hại phải khắc phục hậu quả đó bằng cách thực hiện bồi thường các tổn thất về vật chất và cả tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng được hiểu là đối với các nghĩa vụ pháp lý trong giai đoạn này, nếu các bên phát sinh hành vi gây thiệt hại thì đây là cơ sở để thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Ở Việt Nam, hiện tại chưa có một quy định cụ thể về bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng. Trách nhiệm tiền hợp đồng có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của pháp luật ở nơi xảy ra tranh chấp. Ở một số quốc gia, có thể có các luật hoặc quy định cụ thể quản lý trách nhiệm tiền hợp đồng, trong khi ở những nơi khác có thể được xác định dựa trên các nguyên tắc pháp luật chung. Trên thế giới tồn tại ba quan điểm về vấn đề này.
<i>Thứ nhất, quan điểm đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. </i>
Pháp luật Đức ghi nhận bồi thường thiệt hại trong giai đoạn này là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, sự vi phạm hợp đồng theo luật Đức là khi không thoả mãn đầy đủ các
<i>nghĩa vụ trong hợp đồng. Dựa trên nguyên tắc culpa in contrahendo, Đức thừa nhận mối </i>
quan hệ của các chủ thể dù hợp đồng chưa có hiệu lực. Theo đó, khi các bên bước vào đàm phán, mặc định đã hình thành mối quan hệ đặc biệt phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên, nếu có vi phạm xảy ra, tất yếu sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm theo các quy định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Các bên có quyền tự do chấm dứt đàm phán, tuy nhiên, nếu một bên vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ tin tưởng thì bên cịn lại được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 241 BLDS Đức: “Nếu một bên vi phạm bổn phận phát sinh từ nghĩa vụ, bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra bởi sự vi phạm của bên kia<small>11</small>.”
<small>11</small><i><small> BLDS Đức 2002 (sửa đổi, bổ sung 2013), </small></i><small> (truy cập ngày 20/2/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19"><i>Thứ hai, quan điểm đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. </i>
Trong hầu hết các nước theo hệ thống dân luật, bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng được ghi nhận là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. BLDS Pháp ghi nhận tại Điều 1112: “Các bên được tự do khởi xướng, tiến hành hoặc ngừng đàm phán tiền hợp đồng và bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc ngay tình. Trường hợp có lỗi, trong đàm phán thì việc bồi thường thiệt hại phát sinh từ lỗi đó khơng được nhằm đến bù sự mất lợi ích được mong đợi từ hợp đồng đã không được ký kết hoặc mất cơ hội có được lợi ích đó<small>12</small>.” Về cơ bản, ở Pháp, các vấn đề trong giai đoạn tiền hợp đồng được cho là khơng có các tính chất như một hợp đồng đã được ký kết, do đó tiền hợp đồng được xem là mang bản chất ngoài hợp đồng. Khi một hợp đồng đang được đàm phán, theo pháp luật Ý, việc ngưng đàm phán, sau khi đã tạo ra các kỳ vọng rằng hợp đồng sẽ được ký kết, mà khơng có lý do chính đáng có thể dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cụ thể, hệ thống pháp luật nước Ý cũng cho rằng đây một trách nhiệm ngồi hợp đồng. Khn khổ pháp lý được quy định tại Điều 1337 và 1338 BLDS Ý, liên quan đến nguyên tắc thiện chí, trung thực, luật Ý quy định rằng các bên phải hành động trung thực trong suốt quá trình đàm phán và hình thành hợp đồng.
<i>Thứ ba, quan điểm đây là trách nhiệm tiền hợp đồng riêng biệt. </i>
Thuỵ Sĩ và Hy Lạp ghi nhận bồi thường thiệt trong giai đoạn tiền hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự độc lập, riêng biệt. Tòa án liên bang Thuỵ Sỹ đã cho rằng đây không là trách nhiệm trong hợp đồng cũng không là trách nhiệm do lỗi mà là trách nhiệm
<i>sui generis với những quy định riêng của nó</i><small>13</small>. Hay theo BLDS Hy Lạp, Điều 197 – 198, trong quá trình đàm phán nếu vi phạm nghĩa vụ trung thực sẽ thiết lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại, là một dạng trách nhiệm riêng biệt, tồn tại song song trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng.
<small>12</small><i><small>Bản dịch BLDS Pháp (2018), Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam. </small></i>
<small>13</small><i><small> Lê Trường Sơn (2014), “Hệ quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong pháp luật các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 06(85), tr. 214. </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Việc xác định bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng là vô cùng quan trọng, bởi mỗi loại trách nhiệm có thời hạn, nghĩa vụ chứng minh, quy định và mục đích khác nhau. Trong khi bồi thường thiệt hại trong hợp đồng nhằm mục đích bảo vệ những kỳ vọng mà các bên mong muốn đặt được khi hợp đồng được giao kết thì bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bảo vệ sự phụ thuộc của các bên, tức là giữ nguyên trạng thái ban đầu, khơng bị tệ đi. Do đó, mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là bảo đảm lời hứa sẽ được hồn thành cịn bồi thường thiệt hại ngoài hợp
<i>đồng là bảo đảm trạng thái ban đầu – status quo. Ở Việt Nam không quy định minh thị về </i>
loại trách nhiệm trong giai đoạn tiền hợp đồng. Các nghĩa vụ phát sinh trong giai đoạn này dựa trên nguyên tắc tự do cam kết, thoả thuận và nguyên tắc trung thực thiện, thiện chí bao gồm nghĩa vụ cung cấp thơng tin, nghĩa vụ bảo mật, nghĩa vụ trong đề nghị giao kết hợp đồng và nghĩa vụ trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng… về mặt lý luận, không phải là nghĩa vụ trong hợp đồng<small>14</small>. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có nhưng cam kết tiền hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng sẽ được áp dụng tương tự như vi phạm nghĩa vụ.
Pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ hệ thống pháp luật dân luật, do đó trên thực tế, các toà án khi giải quyết các vụ việc cũng theo hướng đây không là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Khi hợp đồng vơ hiệu, theo khoản 4 Điều 131, “Bên có lỗi gây thiệt hải phải bồi thường”, nhưng không cho biết đây là trách nhiệm trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Bản án số 103/DSST ngày 15/08/2002 của TAND thành phố Long Xuyên đã viện dẫn các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như một hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu hoặc bản án số 07/2017/DS-ST của TAND huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh đã căn cứ vào Điều 585 BLDS 2015 để xác định mức bồi thường dựa trên mức độ lỗi của các đương sự do hợp đồng vơ hiệu<small>15</small>. Do đó, Tồ án có xu hướng coi đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
<small>14 Lê Trường Sơn (2015) , tlđd (5), tr. 143. </small>
<small>15</small><i><small> Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt </small></i>
<small>Nam (xuất bản lần thứ tám), tập 2, tr. 44-45. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">Trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên được tự do đàm phán và không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ nào đến khi thoả thuận được giao kết, do đó, theo nhóm tác giả, trách nhiệm pháp lý dựa trên nguyên tắc thiện chí phát sinh từ quy định của pháp luật, là bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Khi gặp các tình huống liên quan đến trách nhiệm trong giai đoạn tiền hợp đồng, chúng ta sẽ áp dụng các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nằm trong các Điều 584 và tiếp theo BLDS 2015.
<i><b>1.2.2. Các nguyên tắc áp dụng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 </b></i>
“Nguyên tắc của một ngành luật nói chung được ví như xương sống của một con người<small>16</small>”. Các ngun tắc của luật dân sự đóng vai trị định hướng và là chuẩn mực pháp lý chung để điều chỉnh các quy phạm pháp cho các vấn đề dân sự. BLDS hiện nay được kế thừa những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp và các nguyên tắc chung của pháp nhằm đáp ứng việc bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân dự. Để đảm bảo trong tính thống nhất về nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật, 05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã được quy định tại Điều 3 BLDS 2015<small>17</small>.
Ở đây, nhóm tác giả phân tích về 03 nguyên tắc áp dụng trong giai đoạn giao kết hợp đồng tại khoản 1, 2 và 3 Điều 3 BLDS.
<i>Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 3 BLDS 2015. Điều </i>
luật quy định các chủ thể tham gia vào mối quan hệ dân sự đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, được pháp luật bảo hộ trong các quyền về nhân thân và tài sản. Nguyên tắc này được áp dụng với tất cả các cá nhân và pháp nhân trong mối quan hệ dân sự. Đồng thời, nguyên
<small>16 Đặng Hồng Dương, “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam”, ban-cua-phap-luat-dan-su-viet-nam1626427852.html, (truy cập ngày 4/4/2023) </small>
<small> Điều 3 BLDS 2015: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự </small>
<small>1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. </small>
<small>2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. </small>
<small>3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. </small>
<small>4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự khơng được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. </small>
<small>5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.” </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">tắc bình đẳng khơng cho phép có ngoại lệ phân biệt đối xử các chủ thể với nhau, khơng chủ thể nào có đặc lợi với các chủ thể khác trong quan hệ dân sự. Điều này mang ý nghĩa nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội và hạn chế sự lạm dụng về quyền thế, kinh tế không lành mạnh giữa các chủ thể với nhau. Áp dụng vào giai đoạn đàm phán hợp đồng, các cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng và pháp luật đã đảm bảo sự công bằng giữa các bên trong quá trình này. Nghĩa là các bên đều có quyền đưa ra quan điểm của mình và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên đều ngang nhau và khơng chủ thể nào có quyền tước mất quyền lợi của đối phương. Trong trường hợp nếu q trình đàm phán hợp đồng khơng đảm bảo được yếu tố bình đẳng thì có thể được xem là vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật. Ở đây, nhóm tác giả cho rằng việc xảy ra tính chất bất bình đẳng chắc chắn sẽ gây nên bất lợi cho bên bị thiệt hại; ví dụ, các hành vi mang tính lừa dối xảy ra thì bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường về tổn thất đó. Nhìn chung, việc bồi thường này là hình thức cần có để cân bằng lại quyền lợi cho bên bị thiệt hại. Bên gây ra lỗi phải chịu trách nhiệm cho lỗi của mình đồng thời bên cịn lại cũng phải được nhận lại phần bồi thường xứng đáng. Đây là yếu tố tối thiểu của bản chất bình đẳng trong hợp đồng. Khơng chủ thể nào có quyền lừa dối để tước đoạt đi lợi ích của đối phương, hợp đồng nên được hình thành trên cơ sở đơi bên đều có lợi.
<i>Thứ hai, nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 </i>
BLDS 2015. Nguyên tắc ghi nhận các bên có thể tham gia các cuộc thương lượng tiềm năng và dẫn đến quyết định có lợi nhất cho mình mà không cần đến sự can thiệp của Nhà nước, đồng thời bảo đảm các chủ thể được xác lập quan hệ dân sự dựa trên sự tự do, tinh thần tự nguyện và không bị ép buộc, đe dọa hoặc lừa dối. Các bên tham gia quan hệ dân sự có quyền đàm phán, đồng ý giao kết hợp đồng hoặc từ chối khi cảm thấy không phù hợp bất kể thời gian nào và không bên chủ thể nào có quyền cưỡng ép đối phương đồng ý giao kết hợp đồng để thực hiện lợi ích của mình. Điều này nhằm đảm bảo cho sự tự do thỏa thuận và ký kết giữa các bên mà khơng có sự can thiệp về lựa chọn của pháp luật dân sự nếu các cam kết trong hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức, xã hội. Tuy nhiên, việc các bên được “tự do thỏa thuận” trong giai đoạn tiền hợp đồng cũng
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">xảy ra nhiều thành phần rủi ro khi khơng có sự can thiệp của pháp luật, khơng có ràng buộc pháp lý đối với hành vi này. Việc này sẽ dẫn đến việc trong suốt quá trình đàm phán, giữa các bên không phát sinh trách nhiệm pháp lý, đồng nghĩa với việc nếu phát sinh sai phạm về nghĩa vụ sẽ rất khó để kiểm chứng, xem xét. Đây cũng là một yếu tố bất lợi cho bên bị thiệt hại khi họ khơng có căn cứ để chứng minh quyền lợi pháp lý của họ bị xâm phạm và sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian để chứng minh được họ cần được phải bồi thường về vấn đề này. Tương tự, pháp luật Anh cũng đề cao nguyên tắc nền tảng “tự do hợp đồng” vì khái niệm về tự do hợp đồng và chủ nghĩa cá nhân ảnh hưởng rất lớn đối với các quy tắc hình thành hợp đồng của Anh. Nguyên tắc tự do hợp đồng của Anh cho phép các bên cởi mở trong quá trình đàm phán hợp đồng, tuy nhiên, vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có hành vi cung cấp thơng tin sai sự thật theo quy định tại Đạo luật về cung cấp
<i>thông tin sai sự thật 1967 (Misrepresentation Act 1967). </i>
<i>Thứ ba, nguyên tắc thiện chí, trung thực ghi nhận tại khoản 3 Điều 3 BLDS 2015. Nguyên tắc thiện chí, trung thực được dịch ra từ thuật ngữ Latin “bona fide”, trong tiếng Anh là “good faith” yêu cầu các bên khơng được lừa dối, khơng chỉ vì lợi ích của riêng </i>
mình mà cịn phải quan tâm đến các bên khác. Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc tự do hợp đồng, các bên được tự do giao kết hợp đồng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc trung thực, thiện chí. Nguyên tắc thiện chí, trung thực là yêu cầu tối thiểu cho mọi giao dịch dân sự, bởi lẽ một giao dịch dân sự dù đơn giản hay phức tạp và quy mô lớn hay nhỏ đều phải đặt các quyền và lợi ích lên hàng đầu, trong đó có thực việc thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực, thiện chí. Mỗi bên khơng chỉ tập trung vào lợi ích của mình mà cịn phải đảm bảo quyền và lợi ích của đối phương. Theo nhóm tác giả, ngun tắc trung thực thiện chí
<i>có thể phát triển cụ thể hơn, như nguyên tắc culpa in contrahendo. Học thuyết culpa in contrahendo là chính là nguyên tắc thiện chí, trung thực trong giai đoạn tiền hợp đồng nói </i>
riêng, bao gồm trường hợp nhầm lẫn dẫn đến sự hình thành của một hợp đồng và trường hợp nếu sự đàm phán không dẫn đến sự hình thành hợp đồng<small>18</small>. Một bên khơng được đưa
<small>18</small><i><small> Hugh Beale (2008), “Pre – contractual Obligations; The General Contract Law Background”, Juridica international </small></i>
<i><small>XIV, tr. 45. </small></i>
<small> </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">ra cho bên kia hy vọng về việc đồng ý xác lập hợp đồng trong khi bên đó khơng mong muốn xác lập giao kết. Bên có lỗi trong giai đoạn thương lượng ký kết hợp đồng nếu khiến hợp đồng bị vô hiệu hoặc vi phạm không được ký kết phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên cịn lại vì đã đặt sự tin tưởng vào việc giao kết hợp đồng giữa hai bên.
Nhóm tác giả cho rằng, vấn đề quyền và lợi ích song phương trong hợp đồng cần được khẳng định rõ ràng vì hợp đồng chỉ được giao kết thành công khi cả đơi bên đều được thỏa mãn về quyền lợi. Nói cách khác, trách nhiệm về tiền hợp đồng cần được nâng cao địa vị nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro cho các bên khi giao kết, đặc biệt là bên bị thiệt hại khi phát sinh các hành vi lừa dối. Đồng thời, các bên khi quyết định cùng đàm phán giao kết hợp đồng, nên áp dụng rõ nguyên tắc thiện chí để đảm bảo được lợi ích của đơi bên chứ khơng chỉ vì lợi ích của mình mà gạt bỏ lợi ích của đối phương.
<i><b>1.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại </b></i>
Ở Việt Nam, theo hướng xử lý các vụ việc liên quan bằng chế tài bồi thường thiệt hại. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, lỗi người của người gây thiệt hại (điều kiện khơng bắt buộc), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra. Đối với hành vi, thiệt hại và yếu tố lỗi, có sự đặc trưng, do đó, nhóm tác giả sẽ có sự phân tích các điều kiện này của từng hành vi vi phạm. Ngược lại, mối quan hệ nhân quả sẽ được nhóm tác giả phân tích khái qt dưới đây.
Trong khoa học pháp lý, quan hệ nhân quả là một diễn biến trong quá trình thuộc về một khoảng thời gian cụ thể<small>19</small>. Điều đó thể hiện qua việc, thiệt hại bồi thường phát sinh từ hành vi trái pháp luật hoặc thuộc trường hợp tài sản gây ra thiệt hại theo luật định. Hành vi được coi là nguyên nhân phải diễn ra trước kết quả<small>20</small>. Nghĩa là, nếu khơng có hành vi xâm phạm thì khơng có thiệt hại. Tồn tại nhiều học thuyết về mối quan hệ nhân quả đã chỉ ra không phải trường hợp nào cũng có thể dễ dàng xác định đâu là nguyên nhân và kết quả
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">(hành vi xâm phạm và thiệt hại gây ra bởi ngun nhân đó). Vì thế, nhóm tác giả cho rằng, việc xác định mối quan hệ nhân quả tồn tại một cách chính xác là điều khó khăn. Từ mối liên hệ nhân quả, khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp luật nói riêng xác định: Chỉ những thiệt hại nào được coi là hậu quả tất yếu, không thể tránh khỏi của hành vi trái pháp luật thì người thiệt hại đó mới phải chịu trách nhiệm bồi thường.
<i>Mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh - Mỹ và áp dụng đối với pháp luật Việt Nam </i>
Nhóm tác giả ủng hộ quan điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, do đó, sẽ áp dụng tương tự trong phần phân tích này.
Theo pháp luật Anh - Mỹ, mối quan hệ nhân quả được xác lập dựa trên một hành vi là nguyên nhân thực tế, và cần được chứng minh là nguyên nhân pháp lý theo một số điều kiện luật định để hình thành mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nguyên nhân thực tế của bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có thể được xác định theo hai cách như sau:
<i>Thứ nhất, phép thử “nếu khơng thì”. Phép thử “nếu khơng thì” được áp dụng nhằm </i>
trả lời cho câu hỏi nguyên nhân thực tế cho thiệt hại của người bị thiệt hại có liên quan đến (hoặc không liên quan đến) hành vi của người gây thiệt hại hay không. Phép thử này đảm bảo rằng bị đơn không phải chịu trách nhiệm cho những nguyên nhân thực tế gây thiệt hại cho nguyên đơn mà không liên quan đến bị đơn cũng như không phải lỗi của bất cứ ai khác. Bên cạnh đó, nguyên đơn chịu gánh nặng về việc phải chứng minh “nếu khơng thì” cho hành vi cẩu thả hoặc thiếu sót của bị đơn hoặc thiệt hại, khơng cịn cần thiết nữa. Bản chất của mối quan hệ giữa hành vi và thiệt hại thực tế là một thiệt hại được gây ra bởi nhiều nguyên nhân và từng ngun nhân đó đều đóng vai trị trong việc tạo ra nguyên nhân thực tế thì tất cả nguyên nhân đó đều là nguyên nhân thực tế. Cần thiết để nhấn mạnh rằng câu hỏi dùng trong phép thử “nếu khơng thì” nhằm trả lời câu hỏi “Liệu thiệt hại có xảy ra nếu
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">khơng có hành vi vi phạm của bị đơn hay không?”<small>21</small>. Tuy nhiên, phép thử “nếu khơng thì” khơng tồn năng. Theo đó, mối quan hệ nhân quả là một q trình phức tạp trước khi dẫn đến thiệt hại, bao gồm nhiều yếu tố tham gia (yếu tố khách quan, con người,...) nên việc hình dung khi áp dụng phép thử này không đưa chúng ta đến một kết quả chắc chắn nào: sự ràng buộc giữa nguyên nhân nào và hậu quả (thiệt hại thực tế) nào.
<i>Thứ hai, đa nguyên nhân. Trường hợp nhiều hơn một người vi phạm, nhưng chỉ có </i>
một người thực sự gây ra thiệt hại. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại là cả một q trình, q trình đó bao gồm có nhiều hành vi vi phạm, có thể góp phần gây ra thiệt hại nhưng hành vi vi phạm thực sự là ngun nhân lại khơng có bằng chứng để chứng minh ai mới thật sụ là người vi phạm. Trong trường hợp này, tất cả những người thực hiện cùng hành vi, cùng thời điểm với hành vi vi phạm đều được xem là người đã gây ra thiệt hại cho nguyên đơn, trừ khi họ chứng minh được sự vi phạm của họ không liên quan đến thiệt hại của nguyên đơn. Hoặc, tồn tại trường hợp là nhiều nguyên nhân đồng thời cùng gây ra một
<i>thiệt hại (overdetermination). Các nguyên nhân trùng lặp là các nguyên nhân mà tự thân </i>
nó cũng đủ để gây ra toàn bộ thiệt hại, xuất hiện trước khi thiệt hại xảy ra và đều đã được chứng minh rằng cùng tham gia vào quá trình gây ra thiệt hại thì các hành vi này đều là nguyên nhân thực tế của thiệt hại.
Thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân thực tế gây ra, toà án Anh từng cho rằng bị đơn phải chịu trách nhiệm đối với mọi hậu quả do hành vi vi phạm. Tuy nhiên, quan điểm được chấp nhận rộng rãi hiện nay là không phải mọi nguyên nhân thực tế đều cấu thành trách nhiệm dân sự do vi phạm ngoài hợp đồng<small>22</small>. Do đó, khái niệm nguyên nhân pháp lý xuất hiện để chọn ra một nguyên nhân cụ thể dẫn tới thiệt hại. Để quyết định được đâu là ngun nhân pháp lý thì ngun nhân thực tế đó có những điều kiện bao gồm: tính trực tiếp và tính có thể nhìn thấy được.
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Tương tự đối với pháp luật dân sự Việt Nam, để kiện địi bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, một bên phải chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của bên kia và thiệt hại của bản thân họ. Tại BLDS 2015 thì yếu tố mối quan hệ nhân quả không được nhắc tới rõ ràng. Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì căn cứ khoản 1 Điều 584, thiệt hại của một người gây ra bởi hành vi xâm phạm của người khác thì người có hành vi xâm phạm phải bồi thường. Trước đó, Mục 1.3 của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP đã nhắc tới cụ thể mối quan hệ nhân quả: “Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.” Như vậy, mối quan hệ nhân quả có chức năng gắn kết giữa hai yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể là yếu tố thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi xác định chính xác hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại. Để xác định được có tồn tại mối quan hệ nhân quả không, cần phải chứng minh được tính “tất yếu”, nghĩa là nếu khơng có hành vi vi phạm, sẽ khơng có thiệt hại. Xét về mặt thời gian, hành vi là cái có trước và thiệt hại là có sau, phát sinh từ hành vi. Tuy nhiên, u cầu về tính tất yếu chưa có một quy định cụ thể, tồn tại nhiều đặc điểm có thể gây ra khó khăn trong việc chứng minh quan hệ nhân quả<small>23</small>. Thực tiễn toà án đang tự do đánh giá mối quan hệ nhân quả thay vì có những chuẩn mực riêng như hệ thống Anh - Mỹ, tồn tại một số lập luận cịn thiếu tính thuyết phục. Do đó, việc hồn thiện một chuẩn mực trong mối quan hệ nhân quả là cần thiết.
<b>1.3. Ý nghĩa của các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng </b>
Quá trình giao kết hợp đồng trên thực tiễn ngày càng phức tạp, là kết quả của một quá trình đàm phán dài, thậm chí hai, ba năm. Có nhiều thông tin được cung cấp, nhiều đề nghị được đưa ra, nhiều sửa đổi và hoàn thiện trong khi các bên khơng có ràng buộc nào về mặt pháp lý. Việc đàm phán có thể tốn nhiều thời gian, cơng sức, thậm chí là tiền bạc.
<small>23 Nguyễn Huy Tử Quân (2019), tlđd (21), tr. 63. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Nếu thuận lợi, các bên giao kết hợp đồng thành cơng thì sẽ khơng có vấn đề gì. Ngược lại, nếu mâu thuẫn xảy ra trong giai đoạn này, dẫn đến các bên xung đột về lợi ích, khả năng phát sinh thiệt hại là rất cao. Do đó, cần thiết đặt ra các quy định về bồi thường thiệt hại điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng được xem là trách nhiệm cư xử đúng mực cho các bên trong quá trình đàm phán, hạn chế được những hành vi thiếu thiện chí hay những cuộc đàm phán ngay từ đầu khơng vì mục đích giao kết hợp đồng. Tránh trường hợp các bên lợi dụng sự tự do giao kết, tự do thương lượng để tìm kiếm lợi ích không chính đáng. Quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng chưa chặt chẽ dẫn đến các lỗ hỏng pháp lý còn tồn tại trong quan hệ pháp luật hợp đồng giữa các bên trong giai đoạn này. Từ đó, tạo cơ hội cho một bên thực hiện hành vi vi phạm, dẫn đến thiệt hại cho bên cịn lại. Do đó, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn này sẽ tạo ra khuôn khổ và giới hạn để hạn chế các bên thực hiện hành vi vi phạm.
Phương thức bồi thường thiệt hại bảo vệ các bên trước những rủi ro phát sinh khi chưa có bất kỳ hợp đồng nào tồn tại, nói cách khác trách nhiệm pháp lý ràng buộc giữa các bên chưa được quy định rõ ràng. Tổn thất phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng mà một bên phải chịu, dựa vào trách nhiệm bồi thường thiệt hại để bảo đảm cho các bên có thể được khắc phục và hồn trả các quyền và lợi ích hợp pháp trong khi tham gia đàm phán. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ giúp bên bị thiệt hại sẽ nhận lại những gì đã mất. Qua đây, các bên có thể phần nào làm rõ căn cứ pháp lý để hình thành chế tài phù hợp đối với các hành vi vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng. Vì vậy, nhóm tác gỉả nhận thấy cần thiết đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng nhằm gia tăng sự hiệu quả của các cuộc đàm phán hợp đồng, vạch ra ranh giới rõ ràng đối với nguyên tắc tự do hợp đồng được áp dụng trong giai đoạn này mà nhóm tác giả đã trình bày trong những nội dung của phần trên.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>
Giai đoạn tiền hợp đồng và trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng đã được nhắc tới trong BLDS 2015, trong đó bồi thường thiệt hại là một chế tài cơ bản và quan trọng khi nghĩa vụ tiền hợp đồng bị vi phạm. Giai đoạn tiền hợp đồng đã được nhắc tới và phát triển từ lâu trong các hệ thống pháp luật phát triển tiên tiến trên thế giới, thông qua các học thuyết, văn bản quy phạm pháp luật và án lệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nó mới được quan tâm trong thời gian gần đây nên các văn bản pháp luật còn khá hạn chế. Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về giai đoạn tiền hợp đồng, nhưng nhìn chung vẫn chưa thật sự đi sâu vào phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng, về bản chất pháp lý, điều kiện, đặc điểm và các nguyên tắc áp dụng trong giai đoạn này. Nhóm tác giả tập trung vào đưa ra một cái nhìn tổng quan về giai đoạn tiền hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng, từ đó rút ra những đặc điểm khái quát nhất của nó trong pháp luật thế giới và Việt Nam. Ngoài ra, cũng sẽ là tiền đề để phân tích rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm cụ thể dễ hiểu và sâu sắc hơn.
Qua các nghiên cứu cho thấy, giai đoạn tiền hợp đồng là quá trình trước khi hợp đồng được giao kết và trong quá trình này, tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa các bên để yêu cầu những cư xử phù hợp và trách nhiệm của bên vi phạm khi quyền và lợi ích của bên cịn lại bị ảnh hưởng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng được đặt
<i>ra dựa trên nguyên tắc tự do giao kết; trung thực, thiện chí và culpa in contrahendo. Chế </i>
tài này bảo vệ các bên trước những rủi ro có thể xảy ra và bảo đảm cư xử đúng mực của các bên trong quá trình đàm phán.
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><b>CHƯƠNG 2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG 2.1. Khái quát về hành vi liên quan đến thông tin trong giao kết hợp đồng </b>
<i><b>2.1.1. Hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trong giai đoạn tiền hợp đồng </b></i>
Việc xác định hành vi cung cấp thông tin sai sự thật dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí trong giao kết hợp đồng được quy định tại khoản 3 Điều 3 BLDS 2015. Nghĩa là, khi tham gia vào một giao dịch dân sự, các bên có nghĩa vụ phải cung cấp thơng tin trên tinh thần trung thực, thiện chí. Nguyên tắc “trung thực” được hiểu rằng mọi thông tin phải đúng sự thật, người thực hiện hành vi khơng được có ý đồ tư lợi nhằm cố ý gây ra lỗi. Bên cạnh đó, BLDS Việt Nam có các quy định về hành vi cung cấp thông tin tiền hợp đồng căn cứ theo Điều 387. Trách nhiệm của các chủ thể là cung cấp đầy đủ thơng tin cho bên cịn lại của hợp đồng và bảo mật thông tin các thông tin đó, và khơng được sử dụng thơng tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. Đồng thời tinh thần “thiện chí” được đưa ra nhằm khẳng định việc thực hiện đàm phán trong hành vi cung cung cấp thông tin phải dựa trên quyền và lợi ý của đôi bên. Theo quan điểm của nhóm tác giả, tuy chưa có một khái niệm cụ thể nào về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, tuy nhiên, pháp luật dân sự Việt Nam cũng phần nào bao quát tính chất của một “hành vi cung cấp thông tin đúng sự thật” từ đó thơng qua lý luận có thể dẫn đến được cách hiểu cho “hành vi cung cấp thông tin sai sự thật”.
Để phân tích được khái niệm “thông tin sai sự thật”, trước hết cần phải hiểu rõ khái niệm về “thông tin”. Theo từ điển tiếng Việt, danh từ “thông tin” được định nghĩa là “Điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi (nói khái quát)”, hoặc được hiểu là “Tin (khái niệm cơ bản của điều khiển học)<small>24</small>”. Theo quan điểm của tác giả Đồn Phan Tân, ơng cho rằng “Thơng tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thơng tin hình thành trong q trình giao tiếp: một người có thể nhận thơng tin
<small>24 Viện Ngôn ngữ học (2002), “T+ i,n ti-ng Vi t ph/ thông”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 876. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong mơi trường xung quanh<small>25</small>.”
Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 1 Điều 2 Luật tiếp cận thông tin 2016 đã đưa ra định nghĩa về thông tin nhưng có nội hàm hạn hẹp hơn so với định nghĩa thông thường khi giới hạn thông tin phải được chứa đựng trong “văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn”. Ở đây, nhóm tác giả cho rằng dưới góc độ hợp đồng, thông tin bao gồm các thông điệp, dữ liệu và sự thật thực tế mà các bên đưa ra trong q trình giao kết hợp đồng, khơng phải là suy nghĩ cá nhân, lời hứa hay ý định trong tương lai. Ngồi ra, thơng tin phải là ngun nhân, một phần hay toàn bộ, khiến cho một bên tin tưởng, từ đó chấp nhận giao kết hợp đồng. Nếu họ dựa vào đánh giá hay phán đoán cá nhân thì trách nhiệm pháp lý khơng đặt trên người cung cấp thông tin sai sự thật. Trong giao kết hợp đồng, thông tin được truyền tải qua các phương tiện khác nhau như lời nói (bằng miệng) giữa các chủ thể trong quá trình giao kết, bằng văn bản khi tham gia ký kết, thông tin được thể hiện trên mặt giấy, bằng hình ảnh hoặc âm thanh.
Ngược lại, “thông tin sai sự thật” trong giao kết hợp đồng là những tin, dữ liệu được đưa ra để đàm phán, ký kết không đúng với sự thật diễn ra trên thực tế, là những thông tin được chủ thể bịa đặt, gian dối hay nhầm lẫn dựa trên những thơng tin khơng có thật. Các bên cung cấp một phần thông tin, thông tin chỉ bao gồm một nửa sự thật cũng được xem là “thông tin sai sự thật” vì tính khơng tuyệt đối của nó, gây nhầm lẫn cho bên còn lại. Nội dung của thơng tin sai sự thật khơng có giá trị và khơng có tính chính xác<small>26</small>. Trong giao kết hợp đồng, mọi thơng tin đưa ra trong q trình đàm phán u cầu có tính chính xác cao. Khoản 3 Điều 3 BLDS 2015 quy định về nguyên tắc thiện chí, trung thực trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Ở đây, yếu tố “trung thực” được đưa ra nhằm bảo đảm cho các bên giao kết đều nhận được các thông tin đúng với sự thật từ đối phương từ đó suy xét các lợi ích cho mình trước quyết định đồng ý ký kết hợp đồng. Vì thế, nếu thơng tin đưa
<small>25 Đoàn Phan Tân (2001), “Về khái niệm thơng tin và các thuộc tính làm nên giá trị của thơng tin”, T p chí V2n hóa - Ngh thu t, số 3/2001, tr. 1. </small>
<small>26</small><i><small> Bùi Thị Như Hằng (2020), Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên </small></i>
<i><small>mạng xã hội, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Đại học Luật TPHCM, tr. 7. </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">có nội dung khơng mang tính chính xác thì thơng tin đó có thể khơng có giá trị sử dụng và gây ra các tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với vấn đề đàm phán giữa các bên đồng thời xuất hiện hậu quả bồi thường thiệt hại.
Trường hợp khi mà bị đơn cung cấp thông tin về đối tượng hợp đồng nhiều hơn những gì mà đối tượng thực tế có cũng được coi là cung cấp thông tin sai sự thật, là hành vi cung cấp thơng tin sai sự thật q mức<small>27</small>. Theo đó, nếu nguyên đơn được bị đơn cung cấp những thông tin “đặc biệt” về đối tượng hợp đồng trước khi hình thành hợp đồng và những thơng tin “đặc biệt” đó ảnh hưởng đến quyết định của nguyên đơn về việc đi đến ký kết hợp đồng, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại tiền hợp đồng mới được hình thành. Ngược lại, những thơng tin “đặc biệt” này không được bị đơn cung cấp cho ngun đơn, tức khi thiệt hại xảy ra thì khơng liên quan đến hành vi của bị đơn, vậy thì đối tượng hợp đồng vẫn đúng với những thông tin mà bị đơn đã cung cấp, do đó, khơng thể xác định hành vi cung cấp thông tin này là sai sự thật. Ví dụ, trong vụ kiện giữa Hochberg và Nhà hàng O’Donnell, Inc. (1971), nguyên đơn có thiệt hại về tổn thương răng khi anh ấy nhai trúng quả olive còn hạt được phục vụ cho anh ấy trong một ly rượu vodka martini bởi bị đơn là nhà hàng. Hành vi cung cấp thông tin về “quả olive đã tách hạt” của người pha chế, khiến cho Nguyên đơn đồng ý mua ly rượu, đã gây ra thiệt hại về răng của nguyên đơn. Nếu như nhà hàng phục vụ quả olive chưa tách hạt và không cung cấp thơng tin “quả olive đã tách hạt” thì nguyên nhân thực tế của vụ án này là do sự bất cẩn của Nguyên đơn trong việc nhai quả olive mà khơng cần biết rằng quả olive đó cịn hay đã tách hạt. Điều đó cho thấy giữa hành vi cung cấp thông tin quá mức trước khi một bên đi đến ký kết hợp đồng và ý chí quyết định đi đến ký kết hợp đồng của bên đó có tồn tại mối quan hệ nhân quả. Từ đó, hành vi cung cấp thơng tin sai sự thật quá mức dẫn đến thiệt hại cho bị đơn có căn cứ để hình thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng.
Pháp luật thế giới hiện nay đã có những ghi nhận cụ thể đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trong giai đoạn tiền hợp đồng. Cụ thể, pháp luật Anh ghi nhận hành vi
<small>27 Jerry J.Phillips (1974), “Product misrepresentation and the doctrine of causation”, Hofstra Law Review, số 2, tr. 562. </small>
<small> </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">này dựa trên cơ sở hình thành Đạo luật về cung cấp thông tin sai sự thật 1967
<i>(Misrepresentation Act 1967). Theo Đạo luật này, pháp luật Anh chia hành vi này thành ba </i>
loại mang 3 tính chất khác nhau<small>28</small>:
(1) <i>Cung cấp thông tin sai sự thật do cố ý (fraudulent misrepresentation): hành </i>
vi mang tính chất “fraud” (lỗi) được xác định dựa trên hành vi cung cấp thông tin sai sự thật một cách cố ý và hành vi này mang tính chất lừa dối có chủ đích đến từ phía thực hiện hành vi;
(2) <i>Cung cấp thông tin sai sự thật do cẩu thả (negligent misrepresentation): hành vi này được hình thành dựa trên niềm tin (belief). Khác với hành vi dựa trên tính chất lỗi </i>
có chủ đích, thuật ngữ vơ ý cung cấp sai thơng tin được hình thành dựa trên sự vô ý, cẩu thả hoặc hạn chế khả năng truyền đạt thơng tin của mình dẫn đến việc vô ý khiến đối phương nhầm lẫn về thơng tin mình đưa ra.
(3) <i>Cung cấp thông tin sai sự thật do vô ý (innocent misrepresentation): khác </i>
với hai loại trên, hành vi cung cấp thông tin sai sự thật do vô ý xuất phát từ lý do khách quan. Chủ thể thực hiện hành vi này ngay tại thời điểm cung cấp thông tin không nhận biết được rằng đây là hành vi sai sự thật hoặc tại thời điểm đấy, thông tin được đưa ra là đúng nhưng sau đó lại có sự sửa đổi, thay đổi.
Trong hệ thống pháp luật Đức, các quy định về hành vi cung cấp thơng tin sai sự
<i>thật được hình thành dựa trên nguyên tắc “culpa in contrahendo”. Hành vi cung cấp thông </i>
tin sai sự thật được chia thành 2 loại với tính chất khác nhau<small>29</small>:
(1) <i>Arglist: Đây là trường hợp hành vi được thực hiện với tính chất cố ý và mang </i>
chủ ý riêng
(2) <i>Irrtum: Hành vi được ghi nhận là bên gây thiệt hại không cố ý cung cấp thông </i>
tin sai vì bản thân họ khơng xác định được đây là những thông tin sai sự thật.
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">lại, hành vi cung cấp thơng tin sai sự thật là việc một bên đưa ra những thông tin sai, q mức hoặc khơng đầy đủ đến bên cịn lại, có thể trở thành hoặc khơng phải là một điều khoản của hợp đồng, là yếu tố ảnh hưởng đến việc ký kết hợp đồng của bên còn lại. Thông tin được đưa ra ở đây phải là sự thật, tức là sự kiện, sự việc, thông số… thực tế; nghĩa là không phải là suy nghĩ cá nhân, lời hứa hay ý định trong tương lai. Các dạng hành vi cung cấp thông tin sai sự thật được phân chia ra thành các loại do vô ý, cố ý hoặc cẩu thả. Theo đó, các quốc gia đều ghi nhận theo các dạng hành vi này hành vi này do sát với thực tiễn. Tuy nhiên, tại pháp luật Việt Nam thì chưa có sự phân loại rõ ràng như vậy, từ đó, dễ gây nhầm lẫn với các hành vi vi phạm khác. Như vậy, đây cũng là một trong những điều mà pháp luật Việt Nam cần thiết tham khảo và ghi nhận. Dựa vào yếu tố lỗi, sự phân loại có thể như sau:
(1) Hành vi cung cấp thông tin sai sự thật là cố ý “khi mà người cung cấp biết rằng hoặc tin rằng thơng tin đó sai sự thật và có ý định lừa dối bên cịn lại”<small>30</small>.
(2) Hành vi cung cấp thông tin là vô ý nếu như một bên khơng biết rằng thơng tin đó sai sự thật, hoặc vô ý, cẩu thả khi truyền đạt thông tin khiến cho đối phương nhầm lẫn về thơng tin mà mình đưa ra.
<i><b>2.1.2. Hành vi không cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng </b></i>
Trong hợp đồng, một bên, thường là bên bán, có nhiệm vụ phải cung cấp thơng tin. Tồn tại trường hợp, một bên, vì một lí do nào đó, có thể khơng cung cấp các thơng tin liên quan đến hợp đồng tới các bên cịn lại. Khơng cung cấp thơng tin có thể là sự im lặng từ một bên hoặc trong q trình cung cấp thơng tin thì một bên cố tình hoặc vơ ý bỏ sót đi một thông tin quan trọng của đối tượng hợp đồng. Các hành vi này làm cho hợp đồng không được rõ ràng giữa các bền, tồn tại các rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến hình thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng.
<i>(i) Im lặng trong giao kết hợp đồng </i>
<small>30</small><i><small> Florence Caterini (2004), Pre-contractual Obligations in France and United States: A comparative Analysis, Luận </small></i>
<small>văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Georgia, tr. 22–23. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">Trong số các loại hành vi liên quan đến cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật do cố ý hoặc vô ý do cẩu thả là những loại thường thấy phổ biến nhất. Tuy nhiên, pháp luật vẫn còn chưa đánh mạnh vào vấn đề im lặng trong giao kết hợp đồng. Đây cũng được xem là một phần của hành vi cung cấp thông tin sai sự thật ở một số nước như Pháp, Mỹ hay các nước thuộc địa cũ của Anh. Tuy nhiên, thông luật Anh lại cho rằng đó khơng phải là hành vi cung cấp thơng tin sai sự thật.
Hệ thống thông luật Anh ghi nhận nguyên tắc chung là không thừa nhận hành vi im lặng là một hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin sai sự thật. Nếu một bên không cung cấp thông tin quan trọng tác động đến việc quyết định, quyền huỷ bỏ hợp đồng hay bồi thường thiệt hại không được đặt ra<small>31</small>. Trong vụ án giữa Smith v. Hughes (1987), Toà án Anh đã tuyên bố rằng, mặc dù việc không cung cấp thông tin ảnh hưởng đến quyết định của một bên trong hợp đồng, bên không được cung cấp thông tin không có quyền huỷ bỏ hợp đồng do khơng tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa người mua và người bán. Đây là sự thận trọng (dè dặt) và thông luật cho rằng đó khơng phải là gian lận pháp lý. Tuy nhiên, nếu có sự biểu hiện hành vi ra hiệu từ người bán như một cái gật đầu, nháy mắt hay chỉ là cười mỉm thì nhằm khiến người mua tin rằng đây là tồn bộ thơng tin được đưa ra thì Tịa án sẽ căn cứ vào cử chỉ này để từ chối việc hợp thức hóa thỏa thuận hợp đồng. Điều này cũng tương tự với hành vi cung cấp một nửa sự thật, một bên không được cung cấp một phần của sự thật. Thông tin khơng bao gồm tồn bộ sự thật cũng được coi là cung cấp thông tin sai sự thật<small>32</small>.
Khác với hệ thống pháp luật Anh, pháp luật Mỹ ghi nhận, nghĩa vụ tiết lộ thông tin là một trong những phần quan trọng trong đàm phán, đồng thời nghĩa vụ này mang tầm quan trọng rất lớn trong giai đoạn tiền hợp đồng. Để hợp đồng được giao kết thành công, các bên phải được biết gần như là tồn bộ về thơng tin và mọi sự thật có liên quan về quyết định mà họ đang đàm phán. Một ví dụ được đưa ra về trường hợp của Bates v. Cashman
<small>31 Ridoan Karim, Imtiaz Mohammad Sifatc (2018), “Treatment of Silence as Misrepresentation in Contracts: A </small>
<i><small>Critical Comparative Analysis of Common Law and Islamic Jurisprudence”, International Journal of Law and </small></i>
<i><small>Management, số 1/2018, tr. 74. </small></i>
<small>32 tlđd (28). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">liên quan đến việc mua cổ phiếu và trái phiếu của cơng ty<small>33</small>. Bên mua có khả năng sẽ hủy bỏ hợp đồng nếu bên bán không cung cấp các chi tiết quan trọng trong hợp đồng hoặc cung cấp thông tin sai sự thật. Trong trường hợp giai đoạn tiền hợp đồng, nếu bên mua biết rằng bên bán đã không cung cấp thông tin hoặc thông tin sai thực tế thì họ có quyền khơng ký kết hợp đồng này. Hiện nay, Tòa án Mỹ cho rằng hành vi không cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng hay im lặng được xem là hành vi vi phạm thơng qua tính chất pháp lý của nó. Ví dụ, trường hợp về một bên bán nhà với tình trạng căn nhà bị mối mọt, tuy người bán biết rõ tình trạng căn nhà nhưng lại khơng thơng báo tình trạng bị mối mọt cho bên mua biết dẫn đến bên mua đồng ý giao kết hợp đồng. Mặc dù trong hợp đồng có điều khoản từ chối trách nhiệm thì Tịa án vẫn cho rằng bên bán khơng thể ràng buộc bên mua bằng bất kì thỏa thuận hoặc quy định nào. Đồng thời, bên bán vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi này. Xét thấy, thông qua trường hợp về mua bán nhà, cung cấp thông tin đúng sự thật là một trong những việc bên bán cần phải làm và bên mua cần phải biết mọi sự thật về tình trạng của căn nhà.
Hiện nay, pháp luật Pháp ghi nhận về nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong q trình giao kết hợp đồng có những nét tương đồng đối với pháp luật Mỹ. Luật Pháp cho rằng việc
<i>im lặng được xem là “dol” và “dol négatif” nếu hành vi cung cấp thơng tin sai sự thật mang </i>
tính chất lừa dối (fraud) và chủ thể có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin nhưng họ đã không
<i>thực hiện nghĩa vụ của mình. Một ví dụ được ra để xác định “dol” là thợ cơ khí ơ tơ đã giữ </i>
im lặng về việc phụ tùng ô tô đã cũ và người mua có niềm tin rằng đây là chiếc ô tô rất mới và có thể phục vụ cho việc đi lại của ông lâu dài. Người thợ cơ khí đã giữ im lặng trong một thời gian cho đến khi phụ tùng có sự hư hỏng và người mua phát hiện ra đây là động cơ cũ. Trong trường hợp này, hành vi im lặng trong cung cấp thơng tin được Tịa án Pháp cho rằng thiếu đi sự thiện chí trong giao kết hợp đồng.
Nhận thấy, hành vi im lặng trong giao kết hợp đồng xảy ra khi một bên không tiết lộ một số thông tin, đặc biệt là thông tin quan trọng cho bên còn lại. Để chứng minh bên
<small>33 Florence Caterini (2004), tlđd (30), tr. 15. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">đề nghị giao kết khơng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình bên giao kết cần xác minh năm điều kiện như sau:
Thứ nhất, bên giao kết phải chứng minh được rằng bên kia đã không tiết lộ các thông tin quan trọng về đối tượng của việc yêu cầu bồi thường (nội dung giao kết);
Thứ hai, bên giao kết đã biết được các sự việc đã xảy ra;
Thứ ba, xuất hiện mối quan hệ nhân quả giữa việc bên đề nghị giao kết không cung cấp thông tin và bên giao kết có hiểu lầm (bên đề nghị biết việc im lặng sẽ khiến bên giao kết có hiểu lầm về đối tượng giao kết);
Thứ tư, bên đề nghị sẽ cho rằng bên giao kết sẽ dựa trên các thông tin bị khuyết thiếu để đồng ý giao kết hợp đồng;
Thứ năm, có thiệt hại xảy ra.
<i>(ii) Im lặng trước sự hiểu nhầm </i>
Vấn đề được đặt ra khi bên B đã đồng ý ký kết hợp đồng do một số hiểu lầm nhưng không phải do bên A gây ra, đây được xem là “tự hiểu lầm”. Nhóm tác giả phân tích dưới 2 góc độ, sau khi ký kết hợp đồng, thứ nhất, A biết về việc B có nhầm lẫn, thứ hai, A không biết về sự nhầm lẫn của B.
<i>Thứ nhất, trong trường hợp, khi hợp đồng đã được thành lập, bên A biết rằng bên B </i>
đồng ý ký kết hợp đồng vi đã có hiểu lầm về đối tượng giao kết nhưng bên A vẫn giữa im lặng (khơng trung thực) để đạt được lợi ích của riêng mình, thì trong một số hệ thống pháp luật, hành vi của bên A được xem là lừa dối. Theo pháp luật Pháp, đây sẽ là trường hợp
<i>“dol par réticence”. Ở đây, các biện pháp bồi thường và khắc phục hậu quả sẽ được thực </i>
hiện giống như hành vi cung cấp thông tin sai sự thật. Tịa án Đức cũng cho rằng, việc khơng tiết lộ thơng tin có thể được xem là gian lận nếu B cần việc cung cấp thông tin đúng sự thật theo ngun tắc thiện chí (BGB §242<small>34</small>). Tuy nhiên Tịa án ở Đức không yêu cầu nhiều thông tin chứng minh như Tịa án Pháp vì có trường hợp A khơng có nhu cầu được biết các thơng tin nhầm lẫn. Việc khắc phục còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của
<small>34 Section 242 Performance in good faith, “An obligor has a duty to perform according to the requirements of good faith, taking customary practice into consideration.” </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">sự việc và mức độ khó khăn để A nhận ra mình đã có sự nhầm lẫn<small>35</small>. Ngồi ra, ngay cả khi A khơng có dấu hiệu lừa dối trong hợp đồng thì khi B phát hiện ra sự nhầm lẫn thì có thể hủy hợp đồng với lý do nhầm lẫn. Tuy nhiên, pháp luật Anh lại quy định việc A giữ im lặng trong trường hợp này không được xem là cung cấp thông tin sai sự thật. Anh cho rằng B khơng có nghĩa vụ phải chỉ ra sự nhầm lẫn của A thậm chí A sẽ không chấp nhận ký kết hợp đồng nếu biết được sự thật. Ngồi ra, chỉ có một số trường hợp ngoại lệ như hợp đồng bảo hiểm, dù phía A có nghĩa vụ khai báo thì bên bị thiệt hại vẫn sẽ khơng được nhận bất kì bồi thường nào nếu xảy ra nhầm lẫn<small>36</small>.
Thứ hai, trong trường hợp B đã giao kết hợp đồng do nhầm lẫn nhưng A khơng biết. Pháp luật Pháp ghi nhận A có thể hủy bỏ hợp đồng với điều kiện thông tin nhầm lẫn là vấn đề mà B biết là quan trọng. Pháp luật Đức cũng ghi nhận tương tự, tuy nhiên B vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường do thiệt hại phát sinh vì phụ thuộc vào hợp đồng, trừ khi A không biết về những vấn đề quan trọng đó.
<i>(iii) Khơng cung cấp các nguy cơ rủi ro của hợp đồng </i>
Trường hợp này thường là những hành vi không cung cấp thông tin về đối tượng hợp đồng, bao gồm việc đưa ra các nguy cơ rủi ro của hợp đồng. Tranh chấp thường tồn tại khi bị đơn cố tình che đậy những nguy cơ rủi ro của hợp đồng, dẫn đến nguyên đơn không nhận thức được các điều khoản về nguy cơ rủi ro của hợp đồng, kết quả là nguyên đơn ký kết hợp đồng và thiệt hại là do nguyên đơn chịu. Lúc này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng là do bị đơn chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp, thiệt hại do một bên chịu trong hợp đồng mà là các nguy cơ rủi ro không lường trước được không được liệt kê trong điều khoản hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thể quy về bên kia (bên bị cho rằng gây thiệt hại)<small>37</small>. Đối với hành vi không cung cấp thông tin về hợp đồng, liệu thiệt hại do hành vi đó gây ra, có mối quan hệ nhân quả không? Căn cứ khoản 2 Điều 92 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì thiệt hại do hành vi
<small>35 Hugh Beale (2008), tlđd (18), tr. 46. </small>
<small>36 Hugh Beale (2008), tlđd (18), tr. 45. </small>
<small>37 Khoản 2 Điều 584 BLDS 2015: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">không cung cấp thông tin hay cung cấp không kịp thời thông tin về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (quy định xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền), cho thấy hành vi không cung cấp thông tin về hợp đồng là có tồn tại mối quan hệ nhân quả. Theo đó, mối quan hệ nhân quả cần có yếu tố thiệt hại tất yếu và hành vi trái pháp luật của một bên. Hành vi không cung cấp thơng tin về rủi ro hợp đồng có sự ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định ký kết hợp đồng của một bên. Các thông tin về hợp đồng và đối tượng hợp đồng, nếu bên vi phạm cố tình khơng cung cấp cho bên cịn lại để đạt được mục đích, khơng tồn tại trong ý chí của bên được cung cấp thơng tin. Điều đó dẫn đến bên được cung cấp thông tin nhận thức sai lệch về hợp đồng và đối tượng hợp đồng, cho rằng sự thật về hợp đồng và đối tượng hợp đồng không bao gồm các thông tin không tồn tại trong ý chí (tuy là sự thật về hợp đồng) của bên đó. Sự hiểu biết khơng đầy đủ về hợp đồng khiến cho bên được cung cấp thông tin ký kết hợp đồng trong tình thế khơng hiểu biết được đầy đủ về hợp đồng. Nói cách khác, hợp đồng này được giao kết khơng tự nguyện và khơng có sự thoả thuận của một bên. Vì vậy, khi có thiệt hại hợp đồng xảy ra, có thể xem bên bị thiệt hại bị cưỡng ép chịu thiệt hại. Nghĩa là, nếu bên kia không thực hiện hành vi không cung cấp thơng tin, thì hợp đồng này khơng chắc chắn được ký kết, trách nhiệm pháp lý giữa các bên chưa chắc được ràng buộc, cũng như thiệt hại của bên bị thiệt hại cũng khơng có khả năng xảy ra. Theo đó, bên khơng cung cấp thơng tin là nguyên nhân pháp lý gây ra thiệt hại của bên được cung cấp thơng tin.
Tóm lại, đối với pháp luật Việt Nam, dựa trên nguyên tắc về thiện chí, trung thực trong hợp đồng được quy định tại khoản 3 Điều 3 và Điều 379 BLDS 2015, hành vi im lặng đã vi phạm về nghĩa vụ cung cấp thơng tin, cả về “trung thực” và “thiện chí”. Việc giữ im lặng, không cung cấp các thông tin quan trọng đã không đúng với tinh thần trung thực vì im lặng chỉ xảy ra khi bên gây thiệt hại có nhận thức được hành vi đó và xác định thơng tin đó gây nên bất lợi cho họ. Vì thế, khi thực hiện hành vi im lặng nghĩa là đã khơng trung thực. Ngồi ra, căn cứ theo quyết định của Tịa án Pháp như ví dụ trên, hành vi im
<i>lặng còn vi phạm nghĩa vụ thiện chí (good faith) khi quyền lợi lại nghiêng về bên gây thiệt </i>
hại mà mọi hậu quả đều là bên bị thiệt hại gánh chịu. Bên cạnh đó, các hành vi không cung
</div>