Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Luận Văn Quản Trị Công Ty Niêm Yết Theo Pháp Luật Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.67 MB, 116 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</b>

<b>vũ NGỌC THẮNG</b>

<i><b>Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380J0J.05</b></i>

<b>LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC <sub>• • • •</sub></b>

<b>Hà Nội - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small>LỜI</small> CAM<small> ĐOAN</small></b>

<i>Tôi xin cam đoan Luận vãn là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kêt quả nêu trong Luận văn chưa đicợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các sổ liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. </i>

<i>Tỏi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quắc gia Hà Nội.</i>

<i>Vậy tỏi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thê bảo vệ Luận vãn.</i>

<i>Tồi xin chân thành cảm ơn!</i>

<b>NGƯỜI CAM<small> ĐOAN</small></b>

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

<b><small>LỜI</small> CAMĐOAN...</b> i

<b><small>DANH </small>MỤCCÁC <small>KÝ HIỆUVÀ CHỮ VIÉT TẮT</small>...</b> iv

<b>MỞ ĐÀU...</b> 1

<b><small>CHƯƠNG 1. </small>NHỮNG<small> VẮN </small>ĐÈ<small> LÝ LUẬN CHUNG VÈ</small> QUẢNTRỊCÔNGTYNIÊMYẾT <small>VÀ</small> PHÁPLUẬT VỀ <small>QUẢNTRỊ</small> CÔNGTY NIÊM YẾT...</b>6

1.1. Khái quát về quản trị công ty niêm yết...6

1.1.1. Khái niệm và đặc điềm của công ty niêm yết... 6

1.1.2. Khái niệm và đặc điếm quản trị công ty niêm yết... 10

1.2. Khái quát pháp luật về quản trị công ty niêm yết... 13

1.2.1. Khái niệm pháp luật về quản trị công ty niêm yết... 13

1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về quản trị công ty niêm yết... 18

1.3. Các nội dung cơ bản của pháp luật về quản trị công ty niêm yết theo thông lệ quốc tế... 22

1.3.1. Mơ hình quản trị cơng ty... 22

I

<sup>.3.2. Bao vệ quyên sở hữu và quyên bình đăng của các cơ đơng...26</sup><b><sup>o z-\ T^ì 2 _ _ _ 2 2 _ 2- ~ _ 2 1- ĩ -- </sup><sup>__</sup><sup>_ z _ -2 A 2 </sup><sup>z"</sup></b>1.3.3. Tính minh bạch và công bố thông tin... 29

1.3.4. Trách nhiệm giải trình cũa Hội đồng quản trị... 32

1.3.5. Tơn trọng quyền và lợi ích chính đáng của các bên có liên quan... 37

2.2.3. Quy định về tuân thủ nguyên tắc minh bạch và công bố thông tin...49

2.2.4. Quy định về trách nhiệm giải trình của hội đồng quản trị... 53

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.2.5. Quy định vê tôn trọng và bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của các bên có

liên quan...54

2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị công ty niêm yết...57

2.3.1. Một số vụ án điển hinh liên quan đến vi phạm quy định về quản trị công ty niêm yết...57

2.3.2. Nhận xét về việc thực thi pháp luật về quản trị công ty niêm yết...64

3.1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật quản trị công ty niêm yết ở ViệtNam hiện nay...82

3.2. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện nội dung pháp luật quản trị công ty niêm yết ởViệt Nam... 97

3.2.1. Các kiến nghị nhằm hồn thiện quy định pháp luật về mơ hình quản trị cơng ty...97

<i><b><small>ry y\</small></b></i>3.2.2. Các kiên nghị nhăm hoàn thiện quy định pháp luật vê bảo vệ qun sở hữu và quyền bình đẳng cùa cổ đơng...99

3.2.3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tính minh bạch và cơng bố thơng tin...102

3.2.4. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm giải trình của HĐQT... 104

3.2.5. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về quyền và lợi ích chính đáng của các bên liên quan... 105

<b><small>KÉT </small>LUẬNCHƯƠNG<small> 3</small>...</b> 105

<b><small>KÉT </small>LUẬN...</b>107

<b><small>TÀI LIỆU </small>THAMKHẢO...</b> 108

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>DANH </small>MỤC CÁC KÝHIỆU VÀCHỮ<small> VIÉT </small>TÁT</b>

<b>Ký<small> hiệu/Chữ</small> viêt tăt</b>

<b>Giải nghĩa</b>

Đại hội đồng cổ đôngHội đồng quản trị

Giám đốc/ Tổng Giám đốcBan kiểm sốt

Ọuản trị cơng ty Công ty cổ phầnOECD

Organization for Economic Co-orperation and

Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) International Finance Corporation (Tổ chức Tài chính quốc tế)

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b><small>MỞ</small> ĐÀU</b>

<small>Ỉ</small><b><sup>rp/</sup><sup>__</sup><sup>1 </sup><sup>_</sup><sup>Ạ_____</sup><sup>11</sup></b> <i><b><small>• Ạ A__ọ___</small></b></i> <b><small>->Ạ •___—• o___ _____'</small></b>

<b><small>.</small> Tínhcap <small>thiêt củađê tài </small>nghiên<small> cứu</small></b>

Quản trị công ty tôt là một trong những nhân tô cơ bản giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra có sự mối quan hệ chặt chẽ giữa việc thực hiện quản trị công ty với kết quả hoạt động của một công ty và ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của cơng ty đó. Cụ thế, quản trị tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư, mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên khác trong cơng ty và ngược lại, quản trị không tốt sẽ gây ra những hậu quả xấu: công ty không được nhà đầu tư và đối tác đánh giá cao, hoạt động kinh doanh khơng bền vững, từ đó có nguy cơ dẫn đến bị thơn tính, sáp nhập cơng ty, thậm chí phá sản. Do đó, quản trị cơng ty có ý nghĩa to lớn đối với mọi doanh nghiệp nói chung và càng có ý nghĩa quan trọng đối với các cơng ty niêm yết nói riêng khi mà tại các cơng ty niêm yết, nhà đầu tư có thể dễ dàng trở thành cố đông của công ty sau khi mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch. Các cơng ty niêm yết có quy mơ vốn và số lượng cố đơng lớn, do vậy, khi có vấn đề phát sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến nhiều nhóm đối tượng, đặc biệt là ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư.

Với ý nghĩa quan trọng này, các qc gia trên thê giới, trong đó có Việt Nam đã ngày càng quan tâm và chú trọng đến hoạt động quản trị công ty. Mặc dù đang dần được cải thiện nhưng so với mặt bằng chung trên thế giới và khu vực, chất lượng quản trị công ty của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp. Hàng loạt các bất cập liên quan đến vấn đề mơ hình quản trị, công khai, minh bạch thông tin, tuân thủ quy định kế toán, kiểm toán, bảo vệ quyền và lợi ích của cồ đơng (quyền cùa cổ đơng thiểu số bị lạm dụng, phân hóa quyền và lợi ích giữa các nhóm cố đơng,...) là minh chứng cho thấy hoạt động quản trị công ty trong các công ty niêm yết hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các nhà quản lý còn chưa hiểu rõ và chưa quan tâm đúng mức đến quản trị công ty. Chính vì vậy, hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thống pháp luật đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc giúp nâng cao hiệu quả quản trị công ty ở nước ta. Xuất phát từ thực tể đó, tác giả đã chọn đề tài <i>"Quản trị công ty niêm yết theo pháp luật Việt Nam"" đế làm luận vàn thạc </i>

sĩ luật học của mình với mong muốn làm rõ các quy định pháp luật về quản trị công ty niêm yết, chỉ ra vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, sự phù họp với thông lệ tốt về quản trị công ty trên thế giới để từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện pháp luật về quản trị công ty niêm yết phù hợp với tình hình nước ta hiện nay.

<b>2. Tìnhhìnhnghiêncứu <small>đề tài</small></b>

Ớ Việt Nam hiện nay, quản trị công ty đang ngày càng được quan tâm và là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, cả ở góc độ kinh tế cũng như góc độ pháp lý. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản trị cơng ty nói chung và pháp luật về quản trị cơng ty cổ phần nói riêng, bao gồm các sách chuyên khảo, các bài nghiên cứu, luận văn, luận án,... có thể kể đến như:

Sách <i><b><small>"Quăn trị công ty thực chiến - Bản án và bình luận""</small></b></i> (2022) của Luật sư, TS. Phạm Hoài Huấn. Trong cuốn sách này, tác giả đã sưu tầm các bản án, quyết định là các tranh chấp điển hình liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau trong quản trị công ty; đồng thời đánh giá, phân tích và đưa ra các bình luận về cách áp dụng pháp luật cùa Tòa án.

Sách <i><b><small>"Thao túng báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trường </small></b></i>

cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng thao túng báo cáo tài chính tại Việt Nam và đánh giá thực trạng cơ sở pháp lý về kiếm sốt và giám sát thơng tin cơng bố của các cơng ty niêm yết, nhóm tác giả đưa ra giải pháp để hoàn thiện hành lang pháp lý và nâng cao vai trò quản lý nhà nước, tố chức phụ trợ, các bên liên quan đối với thao túng báo cáo tài chính trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

Sách <i><b><small>"Quăn trị cơng tý"</small></b></i> (2018) do PGS.TS Hồng Vàn Hải, PGS.TS Đinh Vãn Toàn chủ biên. Cuốn sách vói cách tiếp cận trực diện vào từng nội dung giúp người đọc nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ các khía cạnh của quản trị cơng ty, từ lý

thuyêt nên tang đên cập nhật các nội dung, yêu câu của các thiêt chê quan trị.

<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Sách <i><b><small>“Đánh giá chất lượng quăn trị công ty ở Việt Nam theo bộ tiêu chuẩn </small></b></i>

cứu hệ thống đánh giá chất lượng quản trị công ty, đặc biệt là hệ thống đánh giá Gov- Score, đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống đánh giá này đối với các doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất phương thức khai thác bộ chỉ số đánh giá phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Sách <i><b><small>“Quản trị công ty trong Ngân hàng, thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam”</small></b></i> (2015) do PGS.TS Trần Thị Thanh Tú chủ biên. Nhóm tác giả đã chỉ ra những hạn chế, khoảng trống của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam về năng lực quản trị điều hành so với thơng lệ quốc tế, từ đó đề xuất xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực quản trị điều hành (CGI) áp dụng cho các Ngân hàng thương mại và đưa ra một số kiến nghị cho các nhà lành đạo Ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Cuốn <i><b><small>“Cẩm nang quản trị cơng ty”</small></b></i> (2010) của Tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) cung cấp đầy đũ kiến thức về cơ cấu quản trị công ty và thực tiền tại Việt Nam. Cuốn cẩm nang cũng là một công cụ hữu hiệu với mục tiêu đưa các thông lệ tốt về Quản trị công ty áp dụng vào thực tiễn.

Một số bài nghiên cứu nổi bật như:

Hải đăng trên tạp chí Nghề luật, số 01/2019.

<i><b><small>“Trách nhiệm giải trình trong quản trị công ty ở Việt Nam: từ lý luận đến </small></b></i>

Lập pháp, số 11 (363), tháng 6/2018.

PGS.TS Phan Thị Thanh Thúy trến tạp chí Nghiên cửu Lập pháp, số 1 (353), tháng 1/2018.

Và một sơ nghiên cứu khác nhìn nhận quản trị cơng ty dưới góc độ kinh tê, kiếm tốn hoặc nghiên cứu một khía cạnh của quản trị cơng ty: mơ hình quản trị, vai trị quản lý, điều hành, vai trị kiếm sốt....

<small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Tuy nhiên, các đề tài này đều chua nghiên cứu tập trung vào đối tuợng là cơng ty niêm yết, vốn địi hỏi phải có sự điều chỉnh pháp luật về quản trị chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn so với công ty thơng thường. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Luật Chứng khoán (năm 2019), Luật Doanh nghiệp (năm 2020) mới được triển khai áp dụng, có hiệu lực từ 01/01/2021 đến nay, luận văn được kỳ vọng sẽ hệ thống được các quy định pháp luật hiện hành về quản trị công ty đối với công ty niêm yết và đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam.

<b><small>3.</small>Phươngpháp nghiên<small> cứu</small></b>

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng tồng họp các phương pháp nghiên cứu sau đế thực hiện các mục tiêu nói trên, bao gồm:

hiện hành về QTCT nói chung và QTCT niêm yết nói riêng, tập trung vào các quy định tại Luật Chứng khoán năm 2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020, ... Phân tích một số vụ án vi phạm quy định về QTCT niêm yết tại Việt Nam để làm rõ thực trạng thực thi pháp luật.

QTCT niêm yết cùa Việt Nam với thông lệ tốt cùa Quốc tế (như Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD và Ngân hàng thế giới - World Bank) và các quy định về QTCT trong pháp luật của một số nước.

Bên cạnh các phương pháp nói trên, việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình QTCT niêm yết tại Việt Nam thơng qua các số liệu đánh giá tình hình QTCT của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam thời gian qua cũng được sử dụng như một phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá một cách khách quan hơn về thực trạng áp dụng pháp luật về QTCT tại Việt Nam.

<b><small>4.</small>Mục<small> tiêu,đốitượng</small> và phạm vi nghiêncún</b>

thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị cơng ty niêm yết; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị công ty niêm yết và thực tiễn áp dụng pháp luật để từ đó

<small>4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay.

<b>5. Kết<small> cấu</small> củaluận văn</b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quản trị công ty niêm yết và pháp luật về quản trị công ty niêm yết

Chương 2: Thực trạng pháp luật về quàn trị công ty niêm yết tại Việt Nam và thực tiễn thi hành

Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị hồn thiện khung pháp luật về quản trị cơng ty niêm yết tại Việt Nam

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG<small> 1.</small> NHŨNG VẤN ĐÈ LÝ <small>LUẬN CHUNGVÈ </small>QUẢN <small>TRỊ</small></b>

<b><small>CÔNG</small> TY <small>NIÊM YẾT</small> VÀ <small>PHÁP</small> LUẬT <small>VỀQUẢNTRỊ CÔNGTYNIÊM</small> YẾT</b>

<b>1.1. <small>Kháiquát về quản </small>trị<small> côngty niêm </small>yết</b>

<i>ỉ.ỉ.ỉ. ỉ. Khái niêm công ty niêm yết</i>

Trước đây, theo quy định cùa Luật chứng khoán năm 2006, công ty đại chúng là công ty cố phần thuộc một trong ba loại hình sau: (i) Cơng ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, (ii) Cơng ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khốn, (iii) Cơng ty có cồ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên. Trong ba loại hình này, cơng ty đại chúng thuộc loại hình (ii) sẽ được gọi là cơng ty niêm yết. Nội dung này được thể hiện tại Điểm b, Khoản 1 Điều 2 Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán/trung tâm giao dịch chứng khoán (ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính):

<i>“Cơng ty niêm yết là công ty cỏ phần được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm Giao dịch chứng khốn trên lãnh thơ Việt Nam \</i>

Tuy vậy, trong các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật chứng khốn ban hành sau đó đều khơng có định nghĩa trực tiếp về công ty niêm yết nhưng vẫn sử dụng thuật ngữ này, ví dụ như: Thơng tư 121/2012/TT-BTC quy định về Quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng dành hẳn một Chương VII quy định về Công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết; Nghị định 71/2017/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn về quản trị cơng ty áp dụng đối với công ty đại chúng và Thông tư 95/2017/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 71/2017/NĐ-CP đều có đề cập một số quy định riêng áp dụng cho công ty niêm yết đề phân biệt với các công ty đại chúng chưa niêm yết;...

Tương tư như vậy, mặc dù Luật chứng khốn năm 2019 khơng sử dụng thuật ngữ “Công ty niêm yết” nhưng tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khốn và Thơng tư 116/2020/TT-BTC hướng

<small>6</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP vẫn xuất hiện các thuật ngữ này.

Thực tế, mặc dù Luật chứng khoán năm 2019 không đưa ra khái niệm về công ty niêm yết nhưng đã đưa ra giải thích về niêm yết chứng khoán: “Niêm yết chứng

<i>khoán là việc đưa chứng khốn có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết” (Khoản 24 Điều 4).</i>

Bên cạnh đó, Luật này cũng đưa ra khái niệm về “Tô chức niêm yết, <i>tô chức đăng kỷ giao dịch là tơ chức có chứng khốn phát hành hoặc đăng kỷ giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán” (Khoản 48 </i>Điều 4 Luật chứng khốn năm 2019).

Thuật ngũ’ “tổ chức niêm yết” có sự mở rộng hơn so với “công ty niêm yết” trước đây. Bởi theo định nghĩa về niêm yết chứng khoán nêu trên thì một cơng ty trách nhiệm hữu hạn cũng có thể niêm yết chứng khốn, trường hợp cơng ty này đưa trái phiếu vào giao dịch trên thị trường chứng khốn có tồ chức. Như vậy tồ chức niêm yết khơng chỉ có các cơng ty cổ phần mà cịn gồm các tổ chức khác có chứng khốn được phát hành.

Tuy vậy, theo cách hiếu thông thường, khái niệm “listed company” - công ty niêm yết thường được gắn với loại hình CTCP do hoạt động niêm yết chứng khốn chủ yếu được thực hiện bởi CTCP, cịn các chù thể niêm yết chứng khoán khác sẽ được gọi là tổ chức niêm yết. Ngoài ra, các quốc gia đều ghi nhận các điều kiện để công ty có thể tham gia niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn. Mặc dù có các tiêu chuẩn riêng khác nhau nhưng điều kiện niêm yết thường được gắn cho CTCP khi liên quan tới tình hình cổ phiếu đang lưu hành, vốn thị trường, số lượng cổ phần nắm giữ

và giá cổ phiếu cùa cơng ty [12].

Ngồi ra, nếu chỉ xem xét đến vẩn đề QTCT, có thể thấy CTCP là loại hình doanh nghiệp được quan tâm nhiều hơn. Điều này xuất phát từ sự phức tạp trong cơ cấu chủ sở hữu cũng như cơ cấu tổ chức quản lý cúa CTCP khi các cố đông là những người trực tiếp bỏ vốn vào công ty nhưng lại khơng có quyền quản lý, điều hành hoạt động của công ty mà phải thông qua HĐQT - cơ quan đại diện, thay mặt cho ĐHĐCĐ quản lý các hoạt động của cơng ty. Sau đó, HĐỌT lại tiếp tục bầu ra GĐ/TGĐ để trực

<small>7</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của cơng ty. Chính từ sự tách bạch giữa vấn đề sở hữu và vấn đề quản trị trong CTCP, nội dung QTCT thường được gắn với loại hình CTCP chứ khơng phải là loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Quan điểm và cách hiểu này cũng được thống nhất thông qua cách sử dụng thuật ngừ “listed company” trước hết được hiểu là CTCP trong rất nhiều tác phẩm, nghiên cứu về QTCT của OECD (2011) hay CFA ĩnstitue (2018) và một số các tác giả ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì lẽ đó, theo thông lệ quốc tế, khi xây dựng các văn bản pháp luật và các bộ quy chế về QTCT đối với công ty niêm yết, các tồ chức quốc tế cũng như các quốc gia chỉ tập trung hoàn thiện mơ hình CTCP và nâng cao vai trị của HĐQT - cơ quan đặc trưng của CTCP. Xuất phát từ cách hiểu này, tất cả các quy chế QTCT, các điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trong các văn bản pháp lý sau này ở Việt Nam đều đưa ra các yêu cầu về QTCT chỉ áp dụng đối với loại hình CTCP [12].

Đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, quy định tố chức niêm yết (bao gồm cả CTCP và các tổ chức khác) tại Luật Chứng khoán hiện nay được sử dụng để phân biệt với thuật ngữ công ty niêm yết (chỉ là các CTCP) tại Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC cùa Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản trị cơng ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán/trung tâm giao dịch chứng khoán.

Từ những lý do trên, trong phạm vi đề tài này, tác giả giới hạn việc nghiên cứu vào đối tượng nghiên cứu là CTCP có cố phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn.

<i>ỉ. 1.1.2. Đặc điểm cơng ty niêm yết</i>

Như đã phân tích ở trên, cơng ty niêm yết là CTCP, do đó, sẽ có đầy đủ các đặc điểm của một CTCP. Tuy vậy, công ty niêm yết có một số đặc trưng so với CTCP thơng thường như sau:

<i>Thứ nhất, </i>cơng ty niêm yết có cố phiếu được niêm yết giao dịch trên các Sở giao dịch chứng khốn. Trong đó, việc niêm yết chứng khoán cần tuân thủ quy định tại điều 48 Luật chứng khoán năm 2019 và Nghị định 155/2020/NĐ-CP Quy định chi

<small>8</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán; Sở giao dịch chứng khoán có vai trị tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết (Điều 42 Luật chứng khốn năm 2019).

<i>Thứ hai, cơng ty niêm </i>yết có cơ cấu tơ chức nội bộ phức tạp hơn so với CTCP thơng thường. Ớ CTCP có sự tách biệt giữa việc sở hữu và việc quản lý công ty. cổ đông sẽ lựa chọn những người đại diện cho họ vào một tồ chức trong cơ cấu của công ty để cùng xem xét những vấn đề quan trọng liên quan đến vốn liếng, tổ chức và hoạt động của cơng ty, gọi là HĐQT, thay vì việc cổ đơng trực tiếp kiểm sốt hoạt động hàng ngày của cơng ty. Vì số lượng cổ đơng lớn nên cổ đông từ bỏ quyền quyết định trên tất cả các vấn đề, trừ các vấn đề quan trọng mà cơng ty phải đương đầu để cơng ty có thế hoạt động với hiệu quả cao nhất. Cơ chế quản lý này càng được tập trung cao hơn ở công ty niêm yết khi số lượng cổ đông đặc biệt nhiều, khi nhu cầu của cổ đơng nói chung cũng như của cổ đông thiểu số cần phải được đảm bảo, vấn đề trung thành, trung thực, công khai thông tin của những người quản lỷ được quan tâm nhiều hơn. Đây chính là lý do khi CTCP phát triển trở thành cơng ty niêm yết thì cơng ty đó bắt buộc phải áp dụng quy chế QTCT chặt chẽ hơn so với công ty thông thường.

<i>Thứ ha,</i> công ty niêm yết chịu sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật chứng khốn. Cơng ty niêm yết trước hết là CTCP, một loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc thành lập, tồ chức và hoạt động của công ty niêm yết trước hết phải đảm bảo các yêu cầu của pháp luật doanh nghiệp. Tiếp đó, khi tiến hành việc niêm yết, giao dịch chứng khoán, CTCP phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật chứng khốn. Ngồi ra, cơng ty niêm yết cũng phải tuân thủ các quy định riêng về QTCT áp dụng đối với cơng ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.

<i>Thứ tư, cơng </i>ty niêm yết chịu sự quản lý của Sở giao dịch chứng khoán và ủy ban chứng khoán nhà nước. Khác với các doanh nghiệp khác, ngoài chịu sự quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan quản lý chun ngành (như Bộ Cơng thương, Bộ Tài chính...), các cơng ty niêm yết cịn phải chịu sự quản lý của Sở giao dịch

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

chứng khoán và ủy ban chứng khoán nhà nước trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty niêm yết như là: phát hành, đăng ký, lưu ký chứng khốn; báo cáo và cơng bố thơng tin... Trong trường hợp phát hiện những vi phạm của công ty niêm yết, tuỳ theo mức độ, công ty niêm yết có thể bị áp dụng các chế tài như: đưa chứng khoán vào diện kiểm soát, ngừng giao dịch, huỷ niêm yết hoặc chịu xử phạt vi phạm hành chính từ phía Sở giao dịch chứng khốn và ủy ban chứng khoán nhà nước.

Bởi những đặc trưng này nên vấn đề quản trị công ty tại công ty niêm yết được đặt ra nhiều hơn với các doanh nghiệp là công ty cồ phần thông thường.

<i>1.2.2.1. Khái niệm quản trị công tỵ niêm yết</i>

Quản trị công ty là một chủ đề rộng, có liên quan và mở rộng đến tất cả các khía cạnh, các đối tượng: cổ đơng, các nhà quản lý, điều hành, các kiểm toán viên và cả những người có liên quan của một cơng ty. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm cách đưa ra khái niệm chung nhất về “quản trị công ty”, tuy nhiên, thực tế cho thấy, với mồi một thể chế khác nhau, mơi trường hoạt động khác nhau thì khơng có một khái niệm thống nhất nào có thể bao trùm và phản ánh đầy đủ các đặc trưng của quản trị cơng ty. Hay nói cách khác, khơng có một định nghĩa duy nhất và chính xác hồn tồn về quản trị cơng ty có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế [14, tr. 101.

Có thể xem xét quản trị công ty theo nghĩa rộng và hẹp:

Theo nghĩa hẹp, quản trị công ty quan tâm đến một số vấn đề như: (i) về cấu trúc quản lý của công ty, chẳng hạn như mối quan hệ giừa HĐQT và Ban giám đốc; (ii) về lợi ích hoặc các mục tiêu cùa các nhóm trong cơng ty. Shleifer và Vishy đưa ra quan điểm rằng “QTCT giải quyết nhừng cách mà theo đó, các nhà cung cấp tài chính cho các cơng ty muốn ràng bản thân họ sể có những lợi ích trở lại với những khoản đầu tư của mình” [14, tr.l 1].

Cịn theo nghĩa rộng, QTCT thiết lập một tổ hợp các mối quan hệ giữa các bên tham gia và công ty và các mục tiêu đầy đủ cho quản trị công ty đó. Theo quan điểm này, Tomasic, Bottomley và Me Queen đưa ra quan điếm về quản trị công ty như là

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

“việc kiểm sốt chính thức và khơng chính thức và cách quản lý cơng ty bởi các cồ đơng bên ngồi” [ 14, tr. 11 ].

Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đưa ra khái niệm QTCT là “những cơ cấu và

<i>những quá trình đê định hướng và kiêm sốt cơng ty”.</i>

Cịn theo Ngân hàng thế giới (World Bank), “Quản trị công tỵ <i>là một hệ thong các yếu tố pháp luật, thê chế và thơng lệ quản lỷ của các cơng tỵ. Nó cho phép cơng ty có thê thu hút được các nguồn tài chính và nhãn lực, hoạt động có hiệu quả và nhờ vào đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cô đông, trong khỉ vẫn tơn trọng quyền lợi của những người có liên quan và của xã hội”.</i>

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đưa ra định nghĩa về QTCT trong ấn phẩm “Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD” (The OECD Principles of Corporate Governance), được sửa đổi và ban hành lại vào năm 2004. Theo đó, OECD cho rằng:

<i>“Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ đê điều hành và kiêm sốt cơng ty (...), liên quan tới một tập hợp các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, cổ đơng và các bên có quyền lọi liên quan khác. Quản trị công ty cũng thiết lập cơ cấu qua đỏ giúp xây dựng mục tiêu của công ty, xác định phương tiện đê đạt được các mục tiêu đỏ, và giám sát hiệu quả thực hiện mục tiêu” [10].</i>

Định nghĩa này được xem là định nghĩa rộng nhất và đà được nhiều nước trên thế giói vận dụng vào xây dựng hệ thống pháp luật về QTCT tại Quốc gia mình.

Có thể thấy, các quan điểm của các tổ chức quốc tế lớn gần như trở thành tiền đề lý luận chung cho việc tiếp cận quản trị công ty ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Văn bản đầu tiên và cũng là duy nhất đề cập đến định nghĩa quản trị công ty ở Việt Nam là Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tại điểm a, Khoản 1 Điều 2 Quyết định này quy định: “Quản<i> trị công ty là hệ thống các quy tắc đê đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiêm sốt một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cơ đơng và những người liên quan đến công ty”. Quyết định này đã được thay thế lần </i>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

lượt bởi Thông tư số 121/2012/TT-BTC, Thông tư số 95/2017/TT-BTC và mới nhất là Thông tư số 116/2020/TT-BTC hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. Tại các vàn bản này đều đã không đề cập đến khái niệm về quản trị công ty như quy định trước đây.

Đồng tình với cách hiểu quản trị công ty theo nghĩa rộng thông qua những phân tích và lý giải đã nêu trên, tác giả đưa ra định nghĩa về quản trị công ty niêm yết như sau: “<i>Quản trị công ty niêm yết là hệ thống các quỵ định, các cơ chế hao gồm: </i>

<i>luật pháp, quy chế niêm yết, thông lệ tự nguyên nhằm định hướng, vận hành và kiểm sốt cơng ty niêm yết. Quản trị công ty niêm yết phản ánh mối quan hệ giữa cô đông, HĐQT, Ban giám đốc điều hành và các bên liên quan đến công ty thông qua việc xác định cơ cấu tô chức quản lý của cơng ty niêm yết cũng như quy trình xây dựng mục tiêu, xác định phương tiện đê đạt được mục tiêu và giám sát hiệu quả thực hiện các mục tiêu của cơng ty vì quyền lợi của cơ đông và các bên liên quan của công ty.” </i>

<i>1.2.2.2. Đặc điếm quản trị công ty niêm yết</i>

Từ định nghĩa nêu trên, có thế thấy quản trị cơng ty niêm yết có một số đặc điểm như sau:

<i>Thứ nhất, quản trị công ty niêm yết là một hệ thống các thiết chế, quy định </i>

điều tiết các mối quan hệ, được xác định bởi các cơ cấu và các quy trình. Những mối quan hệ phồ biến ở đây có thể là giữa chủ sở hữu (cồ đông) với những người đại diện của họ (thành viên HĐQT) và ban giám đốc; mối quan hệ giừa cơ quan quản trị và cơ quan điều hành, mối quan hệ giừa các cơ quan quản lý với cơ quan kiếm soát... Các cơ cấu và các quy trình xác định những mối quan hệ này thường xoay quanh các cơ chế quản lý năng lực hoạt động và các cơ chế báo cáo khác nhau. Tất cả những vấn đề trên được đề cập đến trong các quy định của pháp luật, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán liên quan, Điều lệ, Quy chế nội bộ của công ty cũng như các thông lệ tự nguyện được các bên xây dựng.

<i>Thứ hai, những mối quan hệ trong QTCT niêm yết liên quan tới nhiều bên, </i>

trong đó, lợi ích của các bên là khác nhau, thậm chí là những lợi ích xung đột. Một xung đột điển hình nhất là xung đột lợi ích giữa các chủ sở hữu và các thành viên HĐQT, ban giám đốc, thường được gọi là vấn đề Chủ sở hữu - Người đại diện

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

(Principal - Agent Problem). Ngồi ra, đơi với công ty niêm yêt, khi cô phân công ty không phân tán mà tập trung vào tay một số cổ đơng lớn, kèm theo đó là sự kém hiệu quả của các cơ chế kiểm sốt thì xung đột lớn nhất sẽ là xung đột giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số (principal - principal conflict) - đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của quản trị công ty trong bối cảnh các nền kinh tế mới nối. Các công ty niêm yết cần phải xem xét và đảm bảo tránh sự xung đột lợi ích giữa các nhóm chủ thề này.

<i>Thứ ha,</i> quản trị cơng ty niêm yêt liên quan tới việc định hướng và kiêm sốtcơng ty trên cơ sở phân chia qun lợi và trách nhiệm một cách phù hợp - và qua đó cân bằng lợi ích. Do những người chủ sở hữu không trực tiếp quản lý công ty mà thông qua người đại diện nên trên thực tế chủ sở hữu chỉ giừ lại một số quyền quan trọng nhất, sau đó phân quyền cho các cơ quan quản lý cơng ty. Chỉ trên cơ sở phân chia quyền hạn, trách nhiệm cho từng cơ quan cụ thể trong hệ thống quản trị cơng ty thì cơng ty niêm yết mới có thể đạt được việc định hướng và kiểm sốt công ty theo đúng mục tiêu đà đề ra. Hệ thống quản trị công ty niêm yết được thiết lập ra khơng nhằm mục tiêu duy nhất là duy trì lợi ích của tất cả các cổ đơng mà cịn phải hài hịa lợi ích với những chủ thể khác. Chẳng hạn như, tạo ra cơ chế để cổ đông nhở lẻ bên ngồi có thể ngăn chặn các giao dịch tư lợi, giao dịch ngầm có thể được thực hiện bởi một cổ đơng kiểm sốt. Mặt khác, quản tri cơng ty cịn tập trung vào những mối quan hệ giữa cơng ty với các bên có quyền lợi liên quan là những cá nhân hay tố chức có các quyên lợi trong công ty.

<b><small>1.2.Khái</small> quátpháp <small>luật vê </small>quảntrị công<small> ty</small> niêm yêt</b>

<i>Sự cân thỉêt điêu chỉnh hãng pháp luật đôi với quản trị công ty niêm yêĩ</i>

Việc điêu chỉnh băng pháp luật đôi với quan hệ quản trị công ty niêm yêt là thực sự cần thiết xuất phát từ những lý do chính sau đây:

<i>Thứ nhât, </i>QTCT nói chung và QTCT niêm yêt nói riêng có vai trò hêt sức quan trọng, ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế - xã hội. Pháp luật quản trị công ty niêm yết ra đời và phát triển để đáp ứng nhu cầu đó.

Việc quan tâm đên QTCT có thê sẽ tạo ra hiệu quả nhât định trong hoạt động kinh doanh của công ty niêm yết. Điều này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích như: thúc đấy

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh; khuyến khích đầu tư, nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường vốn, giảm chi phí huy động vốn và tăng giá trị tài sản, tàng cường khả nàng cạnh tranh, giảm nguy cơ tham nhũng, giúp vượt qua khủng hoảng kinh tế, đảm bảo tính cơng bằng đối với các cố đơng; hướng tới lợi ích các bên

liên quan của doanh nghiệp và toàn xã hội.

Thực tế cho thấy, trên thế giới, các cơng ty và các quốc gia có hệ thống QTCT yếu thường sẽ gánh chịu những hậu quả là nhừng vụ bê bối tài chính và khủng hoảng. Hàng loạt các vụ sụp đồ công ty niêm yết là những lời cảnh tỉnh về tầm quan trọng của QTCT, có thể kể đến như: Vụ sụp đổ của Tập đoàn Enron (năm 2001), vụ be bối của Tập đoàn WorldCom (2002), Công ty Parmalat phá sản (2004), bê bối về gian lận kế tốn cùa Cơng ty Olympus (2011) hay của Tập đoàn Toshiba (2015)... Nhắc lại các trường hợp này để thấy rằng, những sai phạm trong QTCT có thể dẫn tới hậu quả to lớn với cơng ty niêm yết, thậm chí dẫn tới việc phá sản cả tập đoàn kinh tế lớn. Việc thiếu quan tâm tới vấn đề quản trị công ty này đã gây ra những hệ quả nặng nề như: Hàng triệu người lao động bị mất việc làm, hàng vạn cô đông ở hàng chục quốc gia phải lao đao, một số ngành kinh tế, thậm chỉ cả nền kinh tế quốc gia bị chao đảo.

Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam, việc tàng cường QTCT sẽ giúp cho công ty tạo được lợi nhuận vững chắc, tăng cường khả năng phát triển và huy động tốt hơn các nguồn vốn từ bên ngoài, từ thị trường trong nước và quốc tế, từ khu vực Nhà nước và tư nhân. Thêm nữa, lòng tin là một yếu tố then chốt trong quyết định đầu tư vào một công ty. Nếu không tạo dựng được lịng tin cùa nhà đầu tư, sẽ rất khó thu hút được nguồn vốn tiềm năng. Một hệ thống QTCT tốt với sự minh bạch về thông tin sẽ là cơ sở vững chắc để gây dựng lòng tin cho thị trường. Không chỉ với nhà đầu tư, người lao động cũng muốn được làm việc ở những môi trường có tiềm lực phát triển, cơ chế chính sách rõ ràng, minh bạch đề yên tâm làm việc và có nhiều cơ hội phát triển. Việc QTCT tốt sẽ giúp cơng ty tạo dựng được uy tín, thu hút đội ngũ lao động chất lượng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp [10, tr.5].

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF), 88% các công ty cho rằng việc cải thiện công tác QTCT nên được Nhà nước dành ưu tiên ở mức cao [24]. Điều này càng thể hiện rõ hơn, xuất phát từ tầm quan trọng cùa các quan hệ QTCT trong đời sống kinh tế xã hội, xuất phát từ nhu cầu xã hội, sự can thiệp của pháp luật vào quan hệ QTCT là vô cùng cần thiết và hoàn toàn khách quan. Pháp luật suy cho cùng chỉ là công cụ để phục vụ cho xã hội, Nhà nước mong muốn can thiệp vào lĩnh vực này để đảm bảo quan hệ quản trị công ty niêm yết có sự định hướng đúng đắn, phù hợp và đạt được hiệu quả cao trong quá trình thực thi trên thực tế.

<i>Thứ hai, xuất phát</i> từ tính khơng hồn chỉnh của họp đồng trong mối quan hệ QTCT nói chung và QTCT niêm yết nói riêng.

Nhìn nhận từ góc độ dân sự, CTCP là phức hợp của nhiều hợp đồng. Theo đó, CTCP được tạo nên từ vô số hợp đồng như: i) Hợp đồng giữa các thành viên sáng lập công ty; ii) Hợp đồng giữa các thành viên sáng lập với các bên thứ ba để tiến hành thành lập công ty (bao gồm các hoạt động vận động, chuẩn bị như tạo lập cơ sở hạ tầng, khảo sát thị trường, thuê dịch vụ thành lập công ty, thuê tư vấn xây dựng điều lệ, th văn phịng, kho bãi, nhân cơng,...); iii) Các thỏa thuận trong điều lệ công ty ghi nhận các mục tiêu chung của cơng ty, góp vốn của các sáng lập viên, cơ cấu quản trị, người đại diện cho công ty và các vấn đề khác; iv) Thoa thuận giữa công ty và những người mua cố phần trong các đợt phát hành; v) Thỏa thuận giữa công ty và người quản lý, điều hành công ty; (vi) các hợp đồng khác do công ty thiết lập trong q trình hoạt động, ví dụ với các trái chủ, người cung cấp tín dụng, bạn hàng và người làm công. Người ta gọi công ty là phức hợp của nhiều hợp hợp đồng (nexus of contracts), bởi các khế ước kể trên không thể độc lập, mà ràng buộc và chi phối lẫn nhau [15, tr.l 17].

Thị trường luôn biến đối một cách nhanh chóng, do đó, các bên tham gia quan hệ hợp đồng khó có thể lường trước được hết những vấn đề xảy ra trong dài hạn. Vì vậy, những điều khoản về QTCT được mơ tả trong hợp đồng khó tránh khởi tình trạng khơng hồn chỉnh hoặc những vấn đề mới phát sinh có thế chưa được quy định trong hợp đồng. Việc tranh chấp phát sinh sẽ tạo ra nhiều rủi ro và làm phát sinh thêm nhiều

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

chi phí, tạo ra tâm lý e ngại đầu tư dài hạn, gây hiệu ứng không tốt cho sự phát triền bền vững của nền kinh tế [25, tr. 15]. Chính vì vậy, việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ hợp đồng trong QTCT, đặc biệt là quản trị công ty niêm yết là vô cùng cần thiết.

<i>Thứ ba, pháp luật </i>quản trị công ty niêm yết tạo dựng hành lang pháp lý cho hoạt động quản trị công ty niêm yết phát triển, đảm bảo quyền lợi của các bên trong mối quan hệ quản trị công ty niêm yết. Pháp luật quản trị công ty đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động QTCT, nhất là đối với các công ty niêm yết. Ớ Việt Nam, khi thị trường chưa phát triển đầy đủ và nhận thức cùa các nhà đầu tư về vấn đề QTCT chưa tốt thì pháp luật đóng vai trị thúc đẩy để tăng cao nhận thức về QTCT đối với công ty niêm yết và các nhà đầu tư. Trong quá trình điều chỉnh của mình, pháp luật quản trị cơng ty niêm yết quan tâm 2 vấn đề chính: i) Bảo vệ quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh và hợp đồng; ii) Bảo vệ quyền lợi của các bên trong mối quan hệ quản trị công ty niêm yết, cụ thế là:

Một, pháp luật QTCT là sự hiện thực hóa quyền sở hữu và quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiến pháp. Trước hết, sự can thiệp của luật pháp đến hoạt động này sẽ góp phần tạo nên địa vị pháp lý độc lập cho công ty niêm yết, khẳng định rằng công ty là một chủ thể pháp luật hoàn chỉnh với đầy đũ những quyền nàng và nghĩa vụ của mình. Điều này sẽ giúp cho cơng ty có thề dễ dàng hơn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các chủ thề khác trong xã hội cũng như hạn chế đến mức tối đa những rủi ro cho chính các nhà đầu tư cũng như cho các đối tác của công ty. Khi thực trạng pháp luật kinh doanh còn nhiều lỗ hổng, sự xuất hiện và tồn tại của chế định quản trị cơng ty niêm yết cịn tạo cơ sở pháp lý để hạn chế sự can thiệp không cần thiết của công quyền vào công việc nội bộ cơng ty, giúp minh bạch hóa mơi trường kinh doanh, ngăn ngừa các hành vi giao dịch nội gián và tham nhũng

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

quyền kiềm sốt cơng ty (cồ đơng thiểu số), giữa những người có quyền lợi liên quan khác... Pháp luật QTCT giúp giải quyết cơ bản các mâu thuẫn này, đặc biệt đối với công ty niêm yết. Pháp luật QTCT trở thành một công cụ đắc lực để thực thi quyền kiếm soát của chủ sở hữu với những người quản lý công ty, đảm bảo sự công bằng giữa các chủ sở hữu với nhau và sự hài hòa về mặt lợi ích của tất cả những người liên quan đến công ty thông qua việc xác lập cơ cấu tố chức quản lý của công ty, xác lập nghĩa vụ của những người quản lý trong công ty, xác lập nghĩa vụ của công ty niêm yết đối với các chủ thể bên ngồi...

Tóm lại, từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định rằng, việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ quản trị công ty niêm yết là thực sự cần thiết đối với

sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

<i>Khái niệm pháp luật về quản trị công tỵ niêm yết</i>

Xuất phát từ yêu cầu điều chỉnh pháp luật như trên, các quốc gia trên thế giới đều xây dựng những quy định cụ thể của pháp luật để tác động đến quan hệ quản trị công ty niêm yết. Các quy phạm pháp luật đó tạo thành một hệ thống quy phạm pháp luật về quản trị công ty niêm yết. Tương tự như phân tích ở Mục 1.1.2, nếu xem xét định nghĩa quản trị công ty niêm yết theo nghĩa hẹp thì: Pháp luật quản trị cơng ty niêm yết là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ tổ chức quản lý nội bộ của công ty niêm yết. Các quy phạm pháp luật này tập trung chủ yếu trong Luật Công ty (hoặc Luật Doanh nghiệp), Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ngược lại, nếu hiểu quản trị cơng ty niêm yết theo nghĩa rộng thì chế độ pháp lý về quản trị công ty niêm yết không chỉ đơn thuần được ghi nhận trong Luật Công ty (hoặc Luật Doanh nghiệp), Luật chứng khốn mà cịn được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Hợp đồng, Luật Phá sản, Luật Ke toán - Kiềm toán,... Hệ thống các quy phạm pháp luật trong các văn bản này điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ mối quan hệ giữa cổ đông, HĐỌT, BGĐ điều hành và các bên liên quan trong quá trỉnh định hướng, vận hành và kiếm soát công ty nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Dù hiểu theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng thì những mối quan hệ cơ bản quản trị công ty niêm yết luôn được điều chỉnh bởi Luật Cơng ty (hoặc Luật doanh nghiệp) và Luật Chứng khốn, đó là những mối quan hệ phát sinh trong quá trình tố chức quản lý nội bộ của cơng ty niêm yết, bao gồm: i) Cơ cấu tô chức quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của công ty; ii) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông, cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền đó; iii) Quyền hạn và trách nhiệm của người quản lý, điều hành công ty; iv) Ngăn ngừa xung đột lợi ích; v) Các bên liên quan... Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Ke toán - Kiểm toán, Luật Hợp đồng, Luật Thương mại, Luật Phá sản... cũng cần được xếp vào khung pháp luật quản trị công ty niêm yết khi giải quyết các mối quan hệ của các bên liên quan với công ty.

<i>Thứ nhất, pháp </i>luật quản trị công ty niêm yết mang đặc điểm chung của pháp luật kinh tế:

Một là, ghi nhận quyền tự định đoạt của các bên trong việc tham gia các quan hệ tài sản L26, tr. 16J. Khi tham gia các mối quan hệ tài sản trong quản trị công ty niêm yết, công ty hoặc các chủ thể khác đều đặt ra những mục đích với những động cơ nhất định. Do đó, căn cứ vào khả năng, điều kiện, mục đích cùa mình, các chủ thể sẽ tự quyết định một quan hệ cụ thể mà họ tham gia vào.

Hai là, các quy định cơ bản là các quy tắc giải thích cho ý chí của các bên trong quan hệ. Những quy tắc này thường được tìm thấy trong chế định hợp đồng. Điều này dễ hiểu khi nhiều quốc gia quan niệm bản chất pháp lý cúa cơng ty là hợp đồng. Hồn tồn có thể căn cứ vào luật để xác định trong trường hợp các bên trong quan hệ họp đồng chưa làm rõ quyền và nghĩa vụ của mình hoặc khi quyền và nghĩa vụ trong đó bị vơ hiệu. Chẳng hạn trong trường hợp điều lệ công ty niêm yết quy định khơng rõ hoặc khơng quy định thì có thể áp dụng các quy định của luật để giải quyết các tranh chấp xảy ra. Nhìn ở chiều ngược lại, điều lệ công ty chi tiết sè trở thành nền

<b><small>______ _ _ _ _ _ _ _ f _ _ _ .5 - . ?</small></b>

<i><b><small>.9 0 z-'x rp</small></b></i><b><small> r-f-1 -X.9 1 9 • 1 9 y -1. /\ • 9 1</small></b> <i><b><small>s-4- A. </small></b></i> <b><small>1/y</small></b>

tang của QTCT, đảm báo việc bảo vệ và đôi xử công băng giữa các cô đông, phân quyền giữa các chù thể quản trị trong công ty, sự minh bạch và công khai trong các hoạt động công ty. Đây là một nội dung có thể dễ dàng nhận thấy trong Luật Cơng ty

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

(hoặc Luật Doanh nghiệp) khi các quy định pháp luật chỉ mang tính chất tối thiều, cịn lại, việc tạo dựng luật chơi chính yếu của công ty phụ thuộc rất nhiều vào điều lệ công ty - một sản phâm do những người chủ sở hữu xây dựng. Pháp luật QTCT trước hết phải mang đặc tính của pháp luật kinh tế, được thiết kế lâu dài và ổn định nhằm mục đích bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Chỉ có như vậy, qua thời gian, tự do sở hữu, tự do khế ước, chủ quyền tự quản của nhà đầu tư mới trở thành những giá trị pháp luật làm nền móng cho khu vực tư nhân.

<i>Thứ hai, bên cạnh những đặc điềm chung, </i>pháp luật quản trị công ty niêm yết có một số đặc điểm riêng nhằm phân biệt với pháp luật kinh tế, pháp luật QTCT thơng thường, đó là:

<i>Một là, chủ thẻ và mục tiêu của pháp luật quán trị công ty niêm yết</i>

Chủ thể tham gia quan hệ quản trị công ty niêm yết hết sức đa dạng, bao gồm cả các cơ quan trong nội bộ cơng ty và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến công ty. Tất cả các chù thể này khi tham gia vào quan hệ pháp luật quản trị công ty niêm yết sẽ được ghi nhận các quyền và nghĩa vụ tương ứng để thực hiện vai trị, chức năng nhất định.

Khác với pháp luật QTCT thơng thường chủ yểu tập trung bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu trước nguy cơ tư lợi của những người quản lý, điều hành, mục tiêu của pháp luật quản trị công ty niêm yết là hướng đến bảo đảm và dung hoà quyền lợi của các bên liên quan. Hoạt động quản trị công ty niêm yết cần phải tính tốn đến vơ số các nhóm lợi ích cần được bảo vệ như: quyền lợi của cổ đông thiểu số, những nhà đầu tư tương lai, chủ nợ, người lao động, sự an toàn cùa thị trường chứng khốn,... Thơng qua các quy định về cơng khai minh bạch, ngăn ngừa xung đột lợi ích, quyền lợi của cổ đông và các bên liên quan đã được bảo đảm và dung hoà khi các quyết định của HĐQT và người điều hành công ty phải xem xét đến lợi ích của tất cả các bên liên quan. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh, ngay cả bảo vệ môi trường và các giá trị nền tảng của xã hội cũng được quan tâm trong chừng mực nào đó.

<i>Hai là, cách thức điều chỉnh của pháp luật quản trị công ty niêm yết</i>

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Trong pháp luật quản trị công tỵ niêm yết, để duy trì và bảo vệ lợi ích của tất cả các bên (đặc biệt nhừng chủ thề yếu thế), nguyên tắc tự do ý chí - nền tảng của luật tư, có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định. Việc Nhà nước can thiệp sâu vào nội dung pháp luật quản trị công ty niêm yết cũng dễ hiểu khi trong công ty niêm yết, quy mô công ty lớn dẫn yêu cầu quản trị tập trung hơn - nguy cơ tư lợi từ đó cũng dễ xảy ra hơn. Đặc biệt, để đảm bảo hạn chế những rủi ro cho xã hội trước những đổ vờ có thể xảy ra, hoạt động xây dựng pháp luật đơi lúc cũng Cần phải tính toán đến yếu tố “vị lợi” - dẹp bỏ đi những lợi ích thiểu số để hướng tới lợi ích của đa số - hay nói cách khác, pháp luật đặt ra những yêu cầu, chuẩn mực khắt khe hơn với một số nhóm đối tượng để hướng tới những mục tiêu dài hạn và có lợi nhiều hơn cho kinh tế - xã hội.

Cụ thế, khi xem xét cùng một quan hệ xã hội, quy phạm pháp luật quản trị cơng ty niêm yết ln chặt chẽ hoặc có những yêu cầu cao hơn so với quy phạm pháp luật QTCT thông thường: i) Pháp luật quản trị công ty niêm yết có xu hướng đặt ra những yêu cầu, điều kiện khắt khe hơn đối với những người quản lý cơng ty. Có thế kể tới điều kiện, tiêu chuẩn, trách nhiệm của nhừng người quản lý công ty niêm yết; số lượng thành viên HĐQT độc lập, cơ quan kiểm soát, chế độ lương thưởng...; ii) Pháp luật quản trị công ty niêm yết gia tăng và chi tiết quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt trong vấn đề kiểm sốt những người quản lý cơng ty, ví dụ như quyền lợi của cổ đơng thiểu số liên quan tới quyền được thông tin, quyền được khởi kiện các chức danh quản lý...

<i>Ba là, tính chất của các quy phạm pháp luật quản trị công ty niêm yết</i>

Một điểm đáng lưu ý trong pháp luật quản trị công ty niêm yết là đôi khi các quy định pháp luật bắt buộc các công ty niêm yết phải tham chiếu Điều lệ mẫu do cơ quan nhà nước (hoặc các Bộ quy tắc của một số tổ chức) đưa ra để xây dựng Điều lệ của công ty mình. Với rất ít quy định tuỳ nghi trong Điều lệ mẫu, có thể thấy sự tự do ý chí của cơng ty và các chú sở hữu đã bị triệt tiêu phần nào, tuy nhiên điều này là cần thiết nhằm đảm bảo an tồn của cơng ty niêm yết nói riêng và nền kinh tế nói chung trước những rủi ro mà QTCT yếu kém đưa đến. Hệ quả của đặc điểm trên là các quy định của pháp luật quản trị cơng ty niêm yết có thể chia làm 3 loại:

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

i) Các quy định mang tính tn thủ tuyệt đơi: là nhừng quy định băt buộc phải thực hiện, không được phép thay đổi để đảm bảo tối thiểu những yêu cầu của quản trị công ty niêm yết. Trong các quy định này chứa những cụm từ như “phải”, “có trách nhiệm”, “khơng được”..

ii) Các quy định mang tính tn thủ tương đối (tuân thủ hoặc giải thích): là những quy định cần phải tuân thủ để đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ quản trị công ty niêm yết. Trong trường hợp có sự khác biệt, các cơng ty phải cơng bố và giải trình tất cả sự khác biệt này. Các quy định tuân thủ tương đối cho phép các công ty điều chỉnh một số quy định nào đó chỉ khi sự điều chỉnh ấy là hợp lý trong những trường hợp nhất định. Các quy định này được đánh dấu bằng việc sử dụng từ “cần”;

iii) Các quy định mang tính những đề xuất: Các quy định này dù không bắt buộc thực hiện, cũng không cần phái công bố hoặc giải thích cho sự khơng thực hiện này, nhưng chủ thế nên xem xét đề thực hiện vì khi thực hiện sẽ làm tăng hiệu quả của quản trị công ty niêm yết. Có thể dễ dàng nhận ra các quy định này bằng những cụm từ “nên”, hoặc “có thể” [21, tr.32].

<i>Bốn là, cấu trúc của pháp luật quản trị công ty niêm yết</i>

Cấu trúc của pháp luật quản trị công ty niêm yết được chia làm 3 bộ phận, bao gồm: nhóm luật chung, nhóm luật chuyên ngành, và nhóm các quy định, quy chế quản trị cơng ty niêm yết khác:

i) Nhóm luật chung: Nhóm luật chung sẽ quy định những nội dung cơ bản, chung nhất về các loại hình cơng ty nói chung và CTCP nói riêng. Tuy nhiên, tại một

số nước, ngồi quy định chức năng, nhiệm vụ cùa một số bộ phận thiết yếu (ví dụ ĐHĐCĐ, HĐQT v.v...), các quy định này còn quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của những người quản lý, điều hành trong các tổ chức đó. về cơ bản, nhóm luật chung sẽ bao gồm: Luật Công ty (hay Luật Doanh nghiệp), Luật Kinh doanh (Luật Thương mại), Luật Dân sự; Luật Ke toán - Kiểm tốn.v.v...

ii) Nhóm luật chun ngành: Nhóm luật chun ngành quy định các nội dung một cách cụ thể hơn những quy định tại nhóm luật chung. Ví dụ, các quy định chi tiết

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

về việc niêm yết, công bố thông tin, quy định bảo vệ nhà đầu tư, các bộ phận của hệ thống quản trị.v.v... thuộc về cơng ty niêm yết.

iii) Nhóm các quy định, quy tắc quản trị công ty niêm yết khác: Nội dung chính của Nhóm này là thể hiện một cách chi tiết hơn các quy định ở Nhóm 1 và Nhóm 2 trên, chúng thường được gọi là các “Quy tắc” hoặc các “Khuyến nghi” pháp lý mà đòi hổi các đối tượng liên quan cần phải đáp ứng và thực hiện. Các quy tắc hoặc các khuyến nghị pháp lý này có thể gọi chung là nhóm các quy định tự quản (self- disciplinary rules), thường do các hiệp hội nghề nghiệp ban hành, hoặc do các Sở giao dịch chứng khốn (theo mơ hình cơng ty hoặc tổ chức tự quản) ban hành và được các cơ quan quản lý thông qua.

Tuy nhiên, ở nhiều nước, các quy tắc hoặc khuyến nghị đó do cơ quan quản lý ban hành. Mặc dù gần như tất cả các quốc gia hiện nay đều có các quy định, quy tắc dạng này (khoảng 84%), tuy nhiên vẫn tồn tại một số khu vực pháp lý khơng có các quy tắc đó và giải quyết vấn đề quản trị cơng ty niêm yết chủ yếu thông qua luật pháp, quy định và yêu cầu niêm yết [21, tr.15].

<b>1.3.<small> Các</small> nội <small>dung</small> CO<small>’ </small>bản<small> của</small> pháp luậtvề quản <small>trị</small> công <small>tyniêm</small> yết theo thông</b>

1 Ạ _ Ạ _ <i><b><small>A</small></b></i> Ạ

<b><small>lệquôc </small>tê</b>

Các CTCP trên thế giới nói chung hay các cơng ty niêm yết nói riêng thường áp dụng một trong hai mơ hình quản trị nội bộ là: (i) mơ hình hội đồng một tầng và (ii) mơ hình hội đồng hai tầng. Nói đến mơ hình hội đồng một tầng hay mơ hình hội đồng hai tầng là nói đến cấu trúc cùa bộ máy quản lý - điều hành của cơng ty chứ khơng phải của tồn bộ cấu trúc tổ chức cơng ty.

<i>Thứ nhất, mơ hình cấu trúc hội đồng một tầng (hay cịn gọi là mơ hình quản trị đơn lớp). Đây là cấu trúc được xây dựng theo mơ hình luật cơng ty kiểu Anglo - </i>

American, trong đó, luật cơng ty Hoa Kỳ là một điền hình. Ngồi ra, cấu trúc này có trong luật công ty của hầu hết các nước thuộc hệ thống thông luật (common law) như Anh, Australia, New Zealand, Canada, ... và cả ở một số nước thuộc dòng họ luật thành văn (civil law). Theo đó, cấu trúc quản trị theo mơ hình này gồm có ĐHĐCĐ

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

và Hội đồng giám đốc. Tính đơn lớp thể hiện ở việc bộ phận quản trị - điều hành của CTCP chỉ do một cơ quan đảm nhiệm là Hội đồng giám đốc, do đó, cấu trúc này tập trung quyền lực cho người quản lý công ty.

Hội đồng giám đốc thường có từ ba đến hai mươi thành viên, được gọi là các giám đốc, do ĐHĐCĐ bầu chọn. Khác với việc phân chia quyền lực giữa các cơ quan cùa bộ máy quản trị CTCP vẫn thường thấy trong luật công ty ở các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam, luật công ty các nước thuộc dòng họ Anglo - American thường quy định rằng: công việc kinh doanh của công ty được quản lý bởi, hay dưới sự chỉ đạo của Hội đồng giám đốc (hay các giám đốc). Như vậy, trừ những vấn đề mà pháp luật và điều lệ cơng ty quy định phải thuộc về ĐHĐCĐ thì mọi quyền lực khác đều được đặt vào tay cùa Hội đồng giám đốc. Cũng vì thế, Hội đồng giám đốc của các cơng ty theo mơ hình Anh-Mỹ có rất nhiều quyền lực, hơn rất nhiều so với những người đồng nghiệp của họ trong HĐQT công ty của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam, có thể kể đến như quyền quyết định việc chia cổ tức cho các cố đông - những người chủ sở hữu LI2, tr.52].

Hội đồng giám đốc sẽ thành lập ra bộ phận để đảm nhiệm việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Những người được bổ nhiệm trong bộ phận này có thề là thành viên trong Hội đồng giám đốc hoặc người bên ngồi, trong đó, đứng đầu bộ phận điều hành là Tổng Giám đốc. Quyền lực của TGĐ sẽ do Hội đồng giám đốc quyết định trên cơ sở ủy nhiệm, bởi pháp luật công ty các nước Anh - Mỹ khơng quy định về vấn đề này, và vì thế khơng phải các TGĐ đều có quyền lực như nhau. Điều này khác với mơ hình quản trị CTCP theo Luật công ty năm 2005 của Trung Quốc và luật của Việt Nam khi TGĐ công ty xuất hiện như một cơ quan trong bộ máy quản trị và được trao các quyền, nghĩa vụ do luật định mà các cố đơng và HĐQT chỉ có thể trao thêm chứ không thể lấy bớt đi. Tuy nhiên, trên thực tế, TGĐ trong mơ hình quản trị của Hoa Kỳ được coi là mơ hình TGĐ mạnh, nhất là khi Hội đồng giám đốc ủy quyền mạnh cho Tổng giám đốc hoặc trong trường họp Chủ tịch Hội đồng giám đốc kiêm nhiệm chức vụ TGĐ. Điều này thường thấy ở các doanh nghiệp Hoa Kỳ, và ít thấy hơn ở các công ty lớn ở Anh. Tuy vậy, sau các vụ phá sản

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

của một vài tập đoàn lớn ở Mỳ như Enron, WorldCom, Tyco... vào đâu thê kỷ 21, việc phân tách hai chức danh này trong các CTCP lớn ở Mỹ đã là một xu thế rõ rệt

[12, tr53].

Khác với mơ hình Hội đồng giám sát trong mơ hình hội đồng hai tầng của Đức hay mơ hình BKS trong luật cơng ty Việt Nam và Luật công ty Trung Quốc nhằm thực hiện nhiệm vụ giám sát những người quản lý - điều hành cơng ty thì tại mơ hình quản trị CTCP theo cấu trúc hội đồng đơn lớp khơng có một cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ này. Do đó, chức năng này được giao cho các thành viên của Hội đồng giám đốc là thành viên độc lập không điều hành. Các thành viên độc lập sẽ xem xét, đánh giá các quyết sách quản trị của Hội đồng giám đốc một cách độc lập và giám sát hoạt động của bộ máy điều hành. Tuy nhiên, điều này được cho là thiếu khách quan và hiệu quả (khi một nhóm thành viên trong Hội đồng giám đốc thực hiện giám sát đối với các thành viên khác) so với việc có một cơ quan giám sát độc lập trong cơ cấu quản trị. Đây là một điếm yếu so với mơ hình hội đồng hai tầng. Tuy nhiên, tại các công ty lớn, đặc biệt là các công ty niêm yết áp dụng cấu trúc hội đồng đơn đang có xu hướng đa số thành viên Hội đồng giám đốc là thành viên độc lập. Điều này cũng được khuyến nghị bởi các tổ chức quốc tế hàng đầu như Ngân hàng thể giới (World Bank), OECD, các ủy ban độc lập nghiên cứu về QTCT và các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán tại các Quốc gia áp dụng mơ hình này.

<i>Thứ hai, mơ hình cấu trúc hội đồng hai tầng (hay cịn gọi là mơ hình quản trị song lớp). Cấu trúc này có nguồn gốc từ </i>nước Đức, xử sở cùa dịng họ luật German civil law. Điếm đặc biệt của cấu trúc này đó là có sự tham gia của người lao động trong các CTCP. Điều này phản ánh rõ sự khác biệt mang tính lý thuyết khác nhau về cơng ty giữa người Đức (một điển hình của dịng họ luật châu Âu lục địa) và luật Anh-Mỹ (dòng họ luật án lệ).

Khác với mơ hình quản trị kiểu Anh - Mỹ nhằm hướng tới cồ đồng, tập trung bảo vệ nhà đàu tư thì cấu trúc quản trị CTCP theo luật công ty ở Đức, châu Âu và Nhật Bản thể hiện ý niệm về mơ hình QTCT hướng về nhừng người có quyền lợi liên quan và thường hướng vào việc bảo vệ cả người lao động và chủ nợ. Điều này được

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

thể hiện rõ nét ở việc người lao động ở Đức có thề được tham gia trực tiếp vào cơng việc quản trị CTCP hay ở Nhật, người lao động cũng luôn được quan tâm trong thực tiễn quản trị với chế độ lao động suốt đời và có nhiều nhà quản trị là những người lao động lâu năm trong công ty.

Hai đặc điếm quan trọng nhất trong mô hình hội đồng hai tầng đó là: (i) có hai hội đồng theo thứ bậc trong cấu trúc quản trị - điều hành cơng ty, và (ii) hội đồng phía trên có thể có sự tham gia của đại diện người lao động.

Cấu trúc quản trị nội bộ của CTCP theo luật Đức gồm có: (i) ĐHĐCĐ, (ii) Hội đồng giám sát và (iii) HĐQT. Theo đó, thiết chế hai tầng được thể hiện ở chỗ việc quản lý - điều hành CTCP được phân chia cho hai cơ quan là: Hội đồng giám sát và HĐQT, trong đó, Hội đồng giám sát nằm ở tầng trên, về nguyên tắc, ĐHĐCĐ sẽ bầu chọn ra thành viên của Hội đồng giám sát nhưng theo đạo luật về sự tham gia của người lao động vào quản trị công ty năm 1952 và 1976 thì người lao động cũng có quyền lựa chọn thành viên vào Hội đồng này. Tùy thuộc vào số lao động cùa công ty mà người lao động có quyền bầu chọn một tỷ lệ thành viên Hội đồng giám sát nhất định, cụ thể như sau:

- Người lao động được bầu chọn một phần ba tổng số thành viên Hội đồng giám sát đối với các cơng ty có 500 lao động trở lên.

- Người lao động hoặc tô chức đại diện của họ là cơng đồn được bầu chọn một nửa số thành viên Hội đồng giám sát đối với các công ty có 2000 lao động trở lên. Tuy vậy, chủ tịch Hội đồng giám sát sẽ phải do cổ đông lựa chọn và sẽ là người có lá phiếu quyết định khi số phiếu thuận và phiếu chống bằng nhau.

Các thành viên trong Hội đồng giám sát dù do bên nào bầu chọn cũng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Hội đồng giám sát có thẩm quyền chọn, bổ nhiệm, cách chức các thành viên của HĐQT, đồng thời tham gia trực tiếp vào việc đưa ra các quyết định quan trọng trong việc QTCT và giám sát các hoạt động của HĐQT. Theo chức năng của mình, công việc kinh doanh hàng ngày của công ty sẽ do HĐQT thực hiện và các thành viên của HĐQT phải cùng nhau chịu trách nhiệm về việc điều hành, phát triển chiến lược kinh doanh của công ty trong mối liên hệ thường xuyên và báo cáo thường xuyên với Hội đồng giám sát.

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b><small>1.3.2. Bảo vệ quyền sở hữu và quyền bình đẳng của các cổ đông</small></b></i>

Khi đầu tư vào một doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ trở thành một trong những người chủ sở hừu của doanh nghiệp và có quyền hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty. cồ đông thực hiện quyền làm chủ của mình thơng qua việc tham gia ĐHĐCĐ, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan này. Tuy vậy, trên thực tế, đề đảm bảo tính kịp thời trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh, ĐHĐCĐ không trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty mà trao quyền này cho HĐQT và Ban Giám đốc do HĐQT lựa chọn. Do đó, với tư cách là chù sở hữu, các cổ đông sẽ luôn quan tâm đến các quyền và cơ chế bảo vệ các quyền này và khiến nó trở thành một vấn đề quan trọng của khuôn khố QTCT.

Các quy định QTCT cần bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền của cổ đông, bao gồm: (1) Quyền được đảm bảo các phương thức đăng ký quyền sở hừu; (2) Quyền được chuyển nhượng cổ phần; (3) Quyền được tiếp cận các thông tin liên quan và quan trọng về công ty một cách kịp thời và thường xuyên; (4) Quyền được tham gia và biểu quyết tại ĐHĐCĐ; (5) Quyền được bầu và bãi miễn các thành viên HĐQT; (6) Quyền được hưởng lợi nhuận của cơng ty [ 10,tr. 18].

Trong đó quan trọng và bao trùm là quyền sở hữu và quyền bình đẳng của các cổ đông.

<i>về quyền sở hữu: khuôn khổ QTCT cần tạo điều kiện thực hiện quyền sở hữu </i>

cho mọi cổ đông, bao gồm cả các nhà đầu tư tổ chức.

<i>Thứ nhất, các nhà đầu tư tô chức, hoạt động ủy thác cần công bố thông tin về quản trị cơng ty và chính sách biếu quyết đổi với các khoản đầu tư của mình, bao gồm cả thủ tục quyết định việc sử dụng quyền biểu quyết.</i>

Việc các nhà đầu tư tổ chức nám giữ cổ phần trong các cơng ty ngày càng phổ biến. Vì vậy, hiệu quả và độ tin cậy của toàn bộ hệ thống quản trị công ty và giám sát công ty sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc các nhà đầu tư tổ chức có thể sử dụng quyền cổ đơng và thực thi có hiệu quả chức năng sở hữu của họ trong công ty mà họ đầu tư đến đâu. Nguyên tắc này không quy định việc các nhà đầu tư tổ chức biểu quyết cổ phần cùa họ như thế nào nhưng địi hỏi phải cơng bố thơng tin về cách thức họ thực

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

thi quyền sở hữu có tính đến hiệu quả chi phí. Đối với tồ chức hoạt động ủy thác như quỹ hưu trí, các chương trình đầu tư tập thế và một số hoạt động của công ty bảo hiểm, quyền biểu quyết có thể được coi là một phần giá trị của khoản đầu tư được thực hiện thay mặt khách hàng. Khơng thực hiện quyền sở hừu có thể gây thua lỗ cho nhà đầu tư. Vì vậy họ cần được thơng báo về chính sách mà nhà đầu tư tổ chức sẽ thực hiện.

Ở một vài quốc gia, yêu cầu công bố thông tin cho thị trường về chính sách quản trị cơng ty rất cụ thể và bao gồm quy định phải có chiến lược rõ ràng liên quan tới các trường họp một tổ chức sẽ can thiệp vào một công ty; phưong thức họ sử dụng đế thực hiện những can thiệp như vậy; và họ sẽ đánh giá hiệu quả cúa chiến lược đó như thế nào. Ở một số quốc gia, các nhà đầu tư tổ chức hoặc được yêu cầu công bố hồ sơ biểu quyết của họ, hoặc việc công bố như vậy được coi là một thông lệ tốt và được thực hiện trên cơ sở “áp dụng hoặc giải trình”. Thơng tin được cơng bố hoặc cho khách hàng cúa họ (chỉ liên quan tới cồ phiếu của từng khách hàng), hoặc trong trường hợp các nhà tư vấn đầu tư của công ty đầu tư đã đãng ký thì thơng tin được cơng bố cho thị trường, và thủ tục này sẽ tốn ít chi phí hơn. Một biện pháp bổ sung cho việc tham gia đại hội cố đông là tổ chức đối thoại thường xuyên với các công ty trong danh mục đầu tư. Đối thoại như vậy giữa nhà đầu tư tổ chức và các cơng ty cần được khuyến khích, đặc biệt bằng cách gờ bỏ các rào cản quản lý không càn thiết, mặc dù trách nhiệm của công ty là đối xử binh đắng với các nhà đầu tư và không tiết lộ thông tin cho nhà đầu tư tố chức nếu như thông tin này không được công bố cùng lúc cho thị trường. Vì vậy, thơng tin bổ sung do công ty cung cấp thường bao gồm thông tin chung cơ bản về thị trường trong đó cơng ty hoạt động và giải thích thêm về thơng tin mà thị trường đã biết.

Khi các nhà đầu tư tổ chức hoạt động ủy thác xây dựng và cơng bố một chính sách quản trị công ty, họ cũng phải dành nguồn nhân lực và tài chính hợp lý đề thực thi chính sách đó hiệu quả theo cách mà người thụ hưởng chính sách và cơng ty mà họ đầu tư mong muốn.

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>Thứ hai, các nhà đầu tu tô chức hoạt động ủy thác cần công bố cách thức quăn lỷ các xung đột lợi ích quan trọng có thê ảnh hưởng tới việc thực hiện các quyền sở hữu cơ bản liên quan tới các khoản đầu tư của họ.</i>

Động lực để nhà đầu tư trung gian biểu quyết và thực hiện các quyền sở hừu cơ bản trong nhiều trường hợp có thề khác với chủ đầu tư trực tiếp. Sự khác biệt này đôi khi có thế do lý do thuần túy thương mại nhưng cũng có thế nảy sinh từ xung đột lợi ích đặc biệt nghiêm trọng khi tố chức ủy thác là một chi nhánh hay công ty con của một tổ chức tài chính khác, đặc biệt là một tập đồn tài chính phức hợp. Khi những xung đột như vậy nảy sinh từ các quan hệ kinh doanh chù chốt, ví dụ thơng qua một hợp đồng quản lý quỹ cho cơng ty mà họ đầu tư, thì chúng cần được xác định và công bố.

Đồng thời, các nhà đầu tư tổ chức cũng cần công bố các biện pháp họ đang thực hiện để giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm tàng đối với khả năng thực hiện các chức năng sở hừu cơ bản của họ. Nhừng biện pháp như vậy có thế bao gồm việc tách bạch thưởng do quản lý quỹ khởi các khoản có liên quan tới việc thâu tóm ngành kinh doanh mới trong tổ chức.

<i>Quyền bình đáng'.</i>

Theo OECD, “<i>Khn khơ QTCT cần đảm báo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cơ đơng, trong đó có cơ đơng thiểu số và cơ đơng nước ngồi. Mọi cổ đơng phải có quyền khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm” [10, tr.20J. Cụ thể:</i>

- Cần đối xử binh đẳng với tất cả các cổ đông cùng loại.

- Cần ngăn cấm các giao dịch tư lợi (giao dịch nội gián) và lạm dụng mua bán tư lợi cá nhân.

- cần phải công khai cho HĐQT biết các thành viên HĐQT và quản lý cấp cao của cơng ty có khoản lợi ích đáng kể nào trong bất kỳ một giao dịch hay một vấn đề gì ảnh hưởng trực tiếp tới công ty hay không, dù là trực tiếp, gián tiếp hay thay mặt cho bên thứ ba [10, tr.20].

Trong công ty cổ phần, mỗi cổ phần tương ứng với một tỷ lệ sở hữu nhất định đối với công ty, do đỏ, các cổ đông sở hữu khối lượng cổ phần lớn sẽ có khả năng

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

kiểm sốt và ra các quyết định có tác động lớn tới cơng ty. Vì lợi ích nhóm hoặc lợi ích cá nhân của mình, họ có thể đưa ra các quyết định bất lợi cho các cổ đông nhỏ khác trong cơng ty. Ngồi ra, do những hạn chế về khoảng cách địa lý và sự khác biệt về ngơn ngữ, văn hóa pháp lý, các cồ đơng nước ngồi cũng chịu khơng ít thiệt thịi trong việc thực hiện quyền sở hữu của minh. Do đó, đây là những đối tượng cần được bảo vệ, theo OECD.

Đe bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông thiếu số, OECD khuyến nghị, khuôn khổ QTCT cần phải nhấn mạnh tới trách nhiệm trung thành của thành viên HĐỌT đối với công ty và tất cả cổ đông, đồng thời phải xây dựng các cơ chế khiếu nại, giải quyết khiếu nại thuận lợi, hiệu quả bên cạnh việc đảm bảo minh bạch thơng tin. Ngồi ra, tại một số quốc gia cịn có các quy định dành nhừng ưu tiên nhất định cho nhóm cổ đơng này như: quyền ưu tiên mua trước cổ phiếu, quy định biểu quyết đa số tuyệt đối với một số quyết định nhất định của cổ đông và khả năng sử dụng bầu dồn phiếu để bầu thành viên HĐQT [10, tr.44].

Đe bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngồi, OECD khuyến nghị khn khổ QTCT cần phải quy định rõ ai có quyền kiểm sốt biểu quyết từ nước ngồi và lúc nào cần đơn giản hóa chuỗi lưu ký. Ngoài ra, phải đảm bảo về thời gian thơng báo họp đề nhà đầu tư nước ngồi thực sự có thời gian và điều kiện thực hiện quyền của họ như nhà đầu tư trong nước; có thể ứng dụng các công nghệ hiện đại trong việc hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền sở hữu của mình [ 10,tr.46].

<i><b><small>1.3.3. Tính minh bạch và công bố thông tin</small></b></i>

Theo thông lệ quốc tế về quản trị cơng ty hiện đại, tính minh bạch được coi là nguyên tắc hàng đầu đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong tổ chức và hoạt động của cơng ty, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của các đồng chủ sở hữu và người có liên quan của cơng ty. Tính minh bạch được đề cập như một tiêu chí hàng đầu để đánh giá kỷ luật và hiệu quả quản trị của bất kỳ một cơ quan tồ chức nói chung và trong QTCT nói riêng. Ngun tắc này được OECD giải thích là “Khn khổ QTCT phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

liên quan đên công tỵ, bao gơm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và QTCT” [10, tr.52].

Dưới góc độ pháp luật, tính minh bạch trong QTCT được hiểu là “khung khổ các quy định pháp luật và quy định quản trị nội bộ cơng ty có tính bắt buộc tn thủ về cơng bố cơng khai, kịp thời và chính xác các thơng tin liên quan đến hoạt động tài chính, kinh doanh và các vấn đề quan trọng về sở hữu và QTCT” [17].

Tính minh bạch và cơng bố thơng tin trong QTCT là hai vấn đề không thể tách rời nhau với nhừng yêu cầu về nội dung như sau:

Các thơng tin bao gồm những tin tức về tình hình tài chính nhân sự, các giao dịch hiện tại, các rủi ro tiên liệu, các vấn đề hên quan đến người lao động và các bên có quyền lợi liên quan, các chính sách quản trị cơng ty,... phải được công bố công khai đầy đủ, từ những nguồn đáng tin cậy như HĐQT, cơ quan giám sát nội bộ, phải đảm bảo tính xác thực và tính tiếp cận được của những người có liên quan.

Minh bạch chính là kết quả của hoạt động kiếm tra, giám sát nội bộ về việc tuân thủ pháp luật và điều lệ cơng ty và trách nhiệm giải trình của bộ máy quản lý như HĐQT, BGĐ. Sự giám sát bên ngoài của các cơ quan chức năng, cơ quan pháp

luật cũng là những sức ép làm gia tàng tính minh bạch của công ty.

Thực thi nguyên tắc minh bạch là một chuỗi các hoạt động thường xuyên mang tính kỷ luật, bắt buộc diễn ra ở tất cả các khâu trong q trình QTCT. về ngun tắc, tồn bộ cơng ty và những người có liên quan đều có trách nhiệm thực thi các quy định của pháp luật và quy chế quản trị nội bộ công ty liên quan đến tính minh bạch. Dưới góc độ QTCT, trách nhiệm chù yểu trong thực thi tính minh bạch thuộc về cơ quan quàn lý, điều hành và cơ quan giám sát nội bộ, tùy theo mơ hình QTCT được lựa chọn.

Các công ty cố phần, đặc biệt là các cơng ty đã niêm yết, có khả nàng huy động vốn rộng rãi trong xã hội. Các lợi thế này dường như mâu thuẫn với tính trách nhiệm hữu hạn của cơng ty; do vậy cần phải có chế độ giám sát chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh và tài chính của cơng ty, nhằm ngăn chặn, hạn chế tối đa thiệt hại có thề xảy ra cho các cơ đơng và những người có liên quan Ị17].

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Các vấn đề quan trọng liên quan đến một công ty bao gồm thông tin về sở hừu, tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh... Do vậy, khuôn khố QTCT phải đảm bảo việc công bố một cách kịp thời và chính xác các thơng tin này.

Tại đa số các quốc gia thuộc OECD, một lượng thông tin lớn về các công ty cồ phần và công ty chưa niêm yết lớn được thu thập và cung cấp cho một loạt người

sử dụng. Các thông tin này bao gồm cả thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện. Mặc dù một số quốc gia quy định công bố thông tin khá thường xuyên như nửa năm hoặc ba tháng một lần, thậm chí phải cơng bố trong các trường hợp có sự kiện quan trọng ảnh hưởng tới cơng ty, tuy vậy, thông tin thường được công bố công khai ít nhất là mồi năm một lần. Các cơng ty thường công bố thông tin tự nguyện thường xuyên hơn mức quy định để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Kinh nghiệm ở các quốc gia có thị trường chứng khốn lớn và năng động cho thấy cơng bố thơng tin là một công cụ hiệu quả giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và bảo vệ các nhà đầu tư. Các cơng ty có hệ thống công bố thông tin tốt sẽ thu hút vốn tốt hơn và duy trì lịng tin của thị trường. Ngược lại, một công ty không minh bạch, hệ thống công bố thơng tin yếu kém có thể dẫn đến nhiều hành vi phi đạo đức, từ đó mất đi tính trung thực của thị trường, gây thiệt hại lớn không chỉ cho công ty và cổ đông mà cho cả nền kinh tế nói chung. Thơng tin được cung cấp không đầy đủ, rõ ràng là yếu tố cản trở khả năng hoạt động của thị trường, làm tăng chi phí vốn và kém hiệu quả trong việc phân bơ ngn lực. Do đó có thê nói, hệ thơng cơng bơ thơng tin tốt nâng cao tính minh bạch là một đặc điểm then chốt của việc giám sát công ty dựa vào thị trường, đảm bảo cho nhà đầu tư thực hiện quyền sở hữu cùa mình. Các cồ đông và nhà đầu tư tiềm năng phải được tiếp cận thông tin thường xuyên, tin cậy và đủ để họ đánh giá trình độ quản lý của bộ máy quản lý điều hành, từ đó đưa ra các quyết định về tỷ lệ, giá trị sở hữu, biếu quyết các vấn đề của công ty một cách

sáng suốt L17J.

Công bố thông tin cũng giúp nâng cao hiểu biết của công chúng về cơ cấu và hoạt động của cơng ty, chính sách cơng ty và hoạt động liên quan đến các tiêu chuấn môi trường và đạo đức, quan hệ của công ty với cộng đồng nơi công ty hoạt động

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

V..V. Bộ Nguyên Chỉ đạo cho các Công ty Đa Quốc gia của OECD cần được tham khảo trong trường hợp này.

Các quy định cơng bố thơng tin khơng đặt gánh nặng hành chính hoặc chi phí lên cơng ty. Các cơng ty cũng khơng phải cơng bố các thơng tin có thể làm tổn hại vị thế cạnh tranh của họ trừ phi việc công bố thông tin là cần thiết để cung cấp thông tin đầy đủ cho quyết định đầu tư hoặc để tránh làm nhà đầu tư hiểu lầm. Đẻ xác định thông tin nào cần công bố, nhiều quốc gia áp dụng khái niệm tầm quan trọng. Thông tin quan trọng là thông tin mà không công bố hoặc cơng bố sai có thề ảnh hưởng tới các quyết định kinh tế của người sừ dụng thông tin.

Bộ Nguyên tắc này ủng hộ công bố kịp thời thông tin về tất cả các diễn biến quan trọng xảy ra giữa các báo cáo định kỳ. Bộ Nguyên tắc cũng ùng hộ việc công bố thông tin đồng thời cho tất cả cổ đơng để đảm bảo đối xử bình đẳng với họ. Khi duy trì mối quan hệ gần gũi với nhà đầu tư và các bên tham gia thị trường, các công ty phải thận trọng để không vi phạm nguyên tắc đối xử bình đẳng với cổ đơng cơ bản này.

<i><b><small>1.3.4. Trách nhiệm giải trình của Hội đồng quản trị</small></b></i>

Trách nhiệm giải trình là một thuật ngữ có tính phố biến ở các nhà nước pháp quyền có nền quản trị tiên tiến. Hiện tại, khơng có một định nghĩa chung về trách nhiệm giải trình. Dưới góc độ xã hội, trách nhiệm giải trình là một trong nhừng chuẩn mực xã hội quan trọng có thể gọi chung là “các chuẩn mực về quản trị”. Đây là các quy tắc về quản trị quy định các phương thức nắm giữ và sử dụng quyền hợp pháp - nghĩa là nhằm giải quyết vấn đề sử dụng và hạn chế lạm dụng quyền lực trong các thể chế.

Trách nhiệm giải trình cịn là một tiêu chuẩn ngày càng được coi trọng và phổ biến trong lĩnh vực xã hội, đặc biệt là trong QTCT. Cùng với sự phát triển của nền thị trường hiện đại, QTCT đòi hỏi có sự cân bằng các lợi ích chính đáng bao gồm lợi ích cổ đơng và lợi ích của những người có liên quan như người lao động, đối tác, cộng đồng địa phương... Trách nhiệm giải trình ngày càng trở thành một đòi hởi thiết yết của nền QTCT hiện đại [18].

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Năm 1998, trong một báo cáo cải thiện khả năng quản trị doanh nghiệp để tiếp cận nguồn vốn tồn cầu, nhóm cố vấn của OECD nêu chi tiết bốn tiêu chuẩn quản lý cốt lõi để thu hút nguồn vốn tư nhân bao gồm: (1) Công bằng: bảo vệ quyền lợi của cổ đông, bao gồm quyền của cổ đông thiểu số và cổ đơng nước ngồi; (2) Minh bạch: u cầu công khai kịp thời các thông tin đầy đủ, rõ ràng và có thể so sánh liên quan đến hoạt động tài chính của cơng ty, quản trị doanh nghiệp và quyền sở hữu của công ty; (3) Trách nhiệm giải trình: làm rõ vai trị và trách nhiệm quản trị, và đảm bảo rằng các lợi ích quản lý và lợi ích của cổ đơng được liên kết và theo dõi bởi HĐQT; (4) Trách nhiệm, đảm bảo tuân thủ các luật và quy định khác phản ánh các giá trị cùa xã hội tương ứng.

Ngay sau đó, năm 1999 bốn tiêu chuẩn này đã được mở rộng thành sáu nguyên tắc QTCT không bắt buộc đối với các nước thành viên. Trong đó, trách nhiệm giải trình được coi là một giá trị xuyên suốt và kết nối tất cả các nguyên tắc này. Bộ nguyên tắc QTCT của OECD đã nhanh chóng lan rộng và được coi là tiêu chuẩn để xây dựng nên khung khổ pháp luật về QTCT tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong lần chỉnh sửa thứ hai năm 2004, OECD đã bổ sung thêm nhiều yếu tố, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm giải trình trong QTCT phải được thực thi một cách có hệ thống và chủ động: “Khuôn khổ QTCT cần phải đảm bảo việc cung cấp định hướng chiến lược cho công ty, đảm bảo việc giám sát có hiệu quả từ phía HĐQT, và đảm bảo trách nhiệm giải trình của HĐQT trước cơng ty và các cổ đòng”. Từ quan điếm QTCT là một hệ thống mà theo đó các hoạt động của cơng ty được định hướng và kiểm sốt và có trách nhiệm với các cơ đơng và các bên có liên quan thì trách nhiệm giải trình chính là tiêu chuẩn đánh giá và biểu tượng của một nền quản trị tốt.

Sau sự sụp đổ của Enron ở Mỹ đầu những năm 2000, châu Âu đã trở nên cảnh giác với tính thiếu kiểm sốt cùa mơ hình quản trị một tầng. Để ngăn chặn các xung đột tiềm ẩn giữa HĐQT cơng ty, các cồ đơng và người có liên quan, ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra một cơng thức về “trách nhiệm giải trình thơng qua cơng bố thông tin”. Hai yếu tố cơ bản của hệ thống trách nhiệm giải trình là quyền của cố đơng và trách nhiệm công bố thông tin được nhấn mạnh trong các luật công ty và các quy định

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

của thị trường chứng khoán. EC cũng khuyến khích và đề cao các quy định mang tính tự nguyện trong điều lệ công ty về minh bạch và trách nhiệm giải trình nhằm mục đích đạt được sự tin cậy của các nhà đầu tư.

Dưới góc độ xã hội, trách nhiệm giải trình trong QTCT hiện đại đã tiến đến mức độ cao và mang những giá trị mới, hòa hợp với trách nhiệm xã hội của công ty. Không chỉ bảo vệ quyền của cố đông, trách nhiệm giải trình cịn hướng tới bảo vệ những người có lợi ích liên quan, đề cao tính minh bạch và coi đó là biếu hiện của đạo đức kinh doanh. Từ nhận thức này, OECD khuyến nghị rằng các tiêu chuẩn về trách nhiệm giải trình phải trở nên bắt buộc và cụ thể trong chuỗi các quy định của pháp luật về khung khổ QTCT cũng như trong các quy định nội bộ. Nói cách khác, trách nhiệm giải trình bao gồm trách nhiệm bắt buộc do pháp luật quy định và trách nhiệm tự nguyện do chính cơng ty đặt ra là một giá trị cốt lõi khơng chỉ phục vụ cho lợi ích của các cổ đơng cơng ty mà cịn gắn với trách nhiệm xã hội và các giá trị về đạo đức kinh doanh của cơng ty [18].

Trách nhiệm giải trình là một tiêu chuẩn mang tính bắt buộc trong QTCT khơng hồn toàn đến một cách tự nguyện mà được thể hiện thông qua nghĩa vụ, trách nhiệm của bộ máy QTCT và những người nắm giữ vai trò quản lý để đảm bảo rằng, cơng ty thực sự vận hành vì lợi ích chính đáng của cơ đơng và những người có liên quan. Như vậy, dưới góc độ pháp luật, trách nhiệm giải trình trong QTCT được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc và quy trình bắt buộc do pháp luật quy định và các quy chế quản trị nội bộ công ty đặt ra, được thực thi thơng qua bộ máy quản trị của mình, để đưa ra các định hướng hoạt động, đảm bảo trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cùa những người có liên quan thông qua việc công bố thông tin.

Nội dung của trách nhiệm giải trình trong QTCT tập trung vào vấn đề minh bạch trong hoạt động tài chính, cơng bố thơng tin và giải thích các chính sách và hoạt động của công ty đối với cồ đông và các bên cỏ liên quan chính như các nhà quản lý, khách hàng, nhân viên, chủ nợ, nhà cung cấp và cộng đồng địa phương. Theo EC, trách nhiệm giải trình cần phải thế hiện bằng các tiêu chí cụ thế bao gồm: báo cáo tài chính hàng năm; hoạt động kiểm tốn, cơng bố chiến lược hoạt động, báo cáo những

<small>34</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nghi ngờ vê hành vi sai trái, quản lý kém hoặc gian lận liên quan đên các hoạt động hoặc đối tác.

Trách nhiệm giải trình của cơng ty thể hiện sự làm chủ và tính chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh và được thế hiện qua mức độ minh bạch trong công bố các thông tin cho dù sự minh bạch này là bắt buộc (theo luật định) hay tự nguyện (do điều lệ công ty quy định). Thực hiện trách nhiệm giải trình một cách nghiêm túc trong thời gian dài giúp cơng ty có được sự tín nhiệm của nhà đầu tư và các bên có liên quan và đánh giá tốt từ các cơ quan chức năng, các tổ chức xếp hạng doanh nghiệp, từ đó nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Trách nhiệm giải trình thuộc về bộ máy QTCT và những người nắm các các chức danh quản lý, cụ thể là thuộc về HĐQT và nhừng người điều hành như BGĐ, BKS. Tuy nhiên trọng tâm của việc thực thi trách nhiệm giải trình thuộc về HĐQT. Theo đó, HĐQT chỉ đạo và giám sát BGĐ và đồng thời phải có trách nhiệm giải trình trước các cổ đơng về các thơng tin quan trọng một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời (bao gồm những thông tin liên quan tới chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính, các chỉ số tài chính, cơ cấu sở hữu và cơ cấu quản lý của công ty) nhằm giúp cho các cố đông và các nhà đầu tư đưa ra những quyết định chính xác. HĐQT và các chức danh quản lý phải quan tâm đến lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan, ví dụ người lao động, cho dù những quyền lợi ấy không được thể hiện một cách rõ ràng trong luật cơng ty hay luật chứng khốn.

Trong bất cử mơ hình quản trị cơng ty một tầng hay hai tâng, theo thông lệ quốc tế, HĐQT cũng được coi là quản lý đại diện cho công ty và chịu trách nhiệm giải trình. Theo OECD, cùng với chiến lược chỉ đạo công ty, HĐỌT chủ yếu chịu trách nhiệm giám sát hiệu quả công tác quản lý và đem lại lợi nhuận thỏa đáng cho cổ đông, đồng thời ngăn ngừa các xung đột lợi ích, duy trì sự cân bằng và nâng cao sức cạnh tranh cho công ty. HĐQT giám sát các hệ thống quản lý nội bộ để đảm bảo công ty tuân thủ các luật lệ có liên quan, bao gồm luật thuế, cạnh tranh, lao động, môi trường, cơ hội công bàng, sức khỏe và an toàn lao động.

<small>35</small>

</div>

×