Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 84 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>Lời nói đầu </b>
Phương pháp là gì? Phương pháp là các cách thức, đường lối có tính hệ thống được đưa ra nhằm giải quyết một vấn đề nào đó.
Nghiên cứu khoa học là gì? Là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm… Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các hoạt động ấy để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, quy luật về thế giới tự nhiên và xã hội; sáng tạo ra phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.
Khoa học được coi là sản phẩm của nhận thức. Nó là mơt hệ thống các quan điểm, tri thức, đáp ứng nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới. Vì vậy, nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ phức tạp, có tính sáng tạo cao. Muốn nghiên cứu khoa học có hiệu quả phải có phương pháp. Nhằm đáp ứng nhu cầu về việc học tập môn phương pháp nghiên cứu khoa học đối với sinh viên ngành sư phạm Giáo dục công dân, chúng tôi mạnh dạn biên soạn tài liệu này. Cơng trình ra đời là kết quả của việc nghiên cứu, tập hợp rất nhiều tư liệu khác nhau. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc khơng tránh khỏi thiếu sót.
<i>Rất mong được sự đóng góp của bạn đọc. </i>
Nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học là nắm vững lý thuyết về con đường sáng tạo, giúp người nghiên cứu có cách tiếp cận đúng trong việc thiết kế và thi công công trình nghiên cứu khoa học, tìm chọn phương pháp nghiên cứu hợp lý để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu khoa học áp dụng cho ngành Cộng nghệ Thông tin tập trung chủ yếu về dữ liệu và phân tích số liệu, kết hợp với tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo nhằm trích ra những thơng tin/ tri thức mới, hỗ trợ các quyết định của hệ thống có tính chất chiến lược trong thời kỳ cơng nghiệp 4.0.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">
<b>MỤC LỤC </b>
<b>Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ... 4 </b>
1.1. Thông tin-Dữ liệu-Tri thức ... 4
1.1.1. Thông tin (Informations) và Dữ liệu (Data) ... 4
1.1.2. Tri thức và phân loại tri thức ... 5
1.2. Khoa học và Nghiên cứu khoa học ... 6
1.2.1. Khoa học ... 6
1.2.2. Nghiên cứu khoa học ... 7
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu khoa học ... 10
1.3. Phân loại nghiên cứu khoa học ... 11
1.3.1. Phân loại theo chức năng ... 11
1.3.2. Phân loại theo lĩnh vực ... 12
1.6. Công bố kết quả nghiên cứu khoa học ... 13
1.7. Đề tài nghiên cứu khoa học ... 15
Bài tập chương 1 ... 19
<b>CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ... 20 </b>
2.1. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu lý thuyết ... 20
<b>2.1.1. Phương pháp phân tích lý thuyết: ... 20 </b>
<b>2.1.2. Phương pháp tổng hợp lý thuyết: ... 21 </b>
2.1.3. Phương pháp mơ hình hóa ... 21
2.2. Phương pháp thực nghiệm... 22
2.2.1. Phương pháp kiểm định nhóm đối chứng ... 22
2.2.2. Phương pháp kiểm định giả thuyết ... 22
2.4. Phương pháp phi thực nghiệm (phương pháp điều tra) ... 23
2.4.1. Khái niệm ... 23
2.4.2. Cách thực hiện ... 23
Bài tập chương 2 ... 25
<b>CHƯƠNG 3. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG SPSS ... 26 </b>
3.1. Các loại thang đo trong SPSS ... 26
3.2. Cách cài đặt và sử dụng SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) ... 27
3.3. Khai báo biến trong SPSS ... 27
3.4. Các phương pháp phân tích dữ liệu ... 31
3.4.1. Lập bảng tần suất ... 31
3.4.2. Mã hóa lại dữ liệu ... 31
3.4.3. Xử lý câu hỏi nhiều tùy chọn (Multiple Response) ... 33
3.4.4. Các đại lượng thống kê mô tả... 34
3.4.5. Lập bảng tổng hợp dữ liệu ... 36
3.5. Các phương pháp kiểm định giả thuyết ... 38
3.5.1. Kiểm định giá trị trung bình của tổng thể (One-Sample) ... 40
3.5.2. Kiểm định giá trị trung bình 2 mẫu độc lập (Independent Samples T-Test) ... 41
3.5.3. Kiểm định giá trị trung bình 2 mẫu phối hợp từng cặp (Paired Samples T-test) ... 42
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">3.5.4. Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến định tính (Chi Square test) ... 43
Bài tập chương 3 ... 45
<b>CHƯƠNG 4. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ... 47 </b>
4.1. Đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp ... 47
Phụ lục 1- Hướng dẫn trình bày khóa luận ... 50
Phụ lục 2- Mẫu bài báo nghiên cứu khoa học ... 74
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC </b>
<i><b>Mục tiêu của chương 1: </b></i>
<i>Sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản trong công tác nghiên cứu khoa học, bao gồm: </i>
<i>- Tri thức, khoa học, nghiên cứu khoa học, Phương pháp nghiên cứu khoa học. - Mục đích của nghiên cứu khoa học </i>
<i>- Chức năng của nghiên cứu khoa học - Đặc trưng của nghiên cứu khoa học - Các chuẩn mực trong hoạt động khoa học </i>
<i>- Hình thức và cách Phân loại trong nghiên cứu khoa học - Phân biệt Khoa học và Công nghệ </i>
<i>- Các hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học </i>
<i>- Các hình thức cơng bố kết quả nghiên cứu khoa học </i>
<i>- Các phương pháp phổ biến thường dùng trong nghiên cứu khoa học và các phương pháp sử dụng trong công nghệ thông tin </i>
<i>- Xây dựng đề cương chi tiết về một đề tài sẽ thực hiện trong tương lai, theo mẫu đề cương cho sẵn. </i>
<b>1.1. Thông tin-Dữ liệu-Tri thức </b>
<i><b>1.1.1. Thông tin (Informations) và Dữ liệu (Data) </b></i>
1) Khái niệm về thông tin trong thế giới thực
- Thông tin nhằm phản ánh sự vật, hiện tượng xung quanh con người, đem lại sự hiểu biết cho con người.
- Thơng tin biểu diễn bằng các tín hiệu: Hình ảnh, video, văn bản…Con người nhận biết thông tin thông qua các giác quan.
=> Vấn đề: Chuyển thơng tin (tín hiệu) từ thế giới thực vào máy tính (Lưu trữ và xử lý) ntn?
2) Dữ liệu:
- Dữ liệu là hình thức thể hiện thơng tin mang tính chất quy ước (chuẩn về cấu trúc dữ liệu)
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">- Dữ liệu trong tin học được phân thành 2 nhánh nghiên cứu: Cấu trúc dữ liệu và cơ sở dữ liệu:
+ <i>Cấu trúc dữ liệu (Data Structure) là lĩnh vực nghiên cứu về cách lưu dữ </i>
liệu trong máy tính tương ứng với một ngơn ngữ lập trình để giải quyết một cách hiệu quả một loạt các bài toán thực tế, chẳng hạn: Byte, Integer, Array, Tree, …
+ <i>Cơ sở dữ liệu (Database) là lĩnh vực nghiên cứu về mơ hình hóa thế giới </i>
thực (Thực thể/ Đối tượng) trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhằm thiết lập, cập nhật và truy vấn dữ liệu.
- Sự phát triển của dữ liệu
<i><b>1.1.2. Tri thức và phân loại tri thức </b></i>
1) Khái niệm tri thức
<small>Dữ liệu</small>
<small>Thống kêThống kê </small>
<small>mô tả</small>
<small>Thống kê suy diễn</small>
<small>Cơ sở dữliệuKhám phá </small>
<small>tri thức</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Tri thức là quá trình thu nhận dữ liệu/ sự kiện, phân tích, hệ thống hóa, quy nạp… để tạo thành một sự hiểu biết về thế giới xung quanh (các quy luật, bản chất …). Qúa trình đó có được do sự trải nghiệm và giáo dục.
2) Phân loại tri thức
Tri thức kinh nghiệm: Tích lũy các sự kiện rời rạc, riêng lẻ, tìm ra các mối liên hệ, quy nạp thành các quy luật trong tự nhiên, xã hội nhưng chưa đi sâu vào bản chất và chưa được kiểm chứng.
Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong của sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một mức hiểu biết nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
Tri thức khoa học: Tích lũy các sự kiện rời rạc, riêng lẻ, tìm ra các mối liên hệ, quy nạp thành các quy luật trong tự nhiên, xã hội nhưng đã có các PP khoa học để hệ thống, tìm ra bản chất và được kiểm chứng
Tri thức khoa học: là hiểu biết được tích lũy có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu nhập qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên, trong hoạt động xã hội. Tri thức khoa học được tổ chức trong các ngành và các môn khoa học như: Triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học v.v.
- Tri thức kinh nghiệm làm cơ sở cho tri thức khoa học
<b>1.2. Khoa học và Nghiên cứu khoa học </b>
<i><b>1.2.1. Khoa học </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">- Là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của
<b>vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, tư duy (Tư duy là sản phẩm cao nhất </b>
của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt – bộ não con người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận.v.v...)
<i><b>1.2.2. Nghiên cứu khoa học </b></i>
1) Khái niệm
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm dựa trên số liệu, tài liệu, kiến thức …đạt được từ các thí nghiệm, NCKH để khám phá để phát hiện ra cái mới về bản chất của sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kĩ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Vì vậy, hoạt động NCKH là một hoạt động trí tuệ phức tạp, có tính sáng tạo cao.
Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu, điều chính yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp ngay từ lúc cịn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, trong q trình học tập, sinh viên có thể tập nghiên cứu những vấn đề có tính chất tập sự và các giáo viên cũng cần đổi mới phương pháp dạy học theo “kiểu khám phá” để phát triển tư duy cho sinh viên.
2) Mục đích nghiên cứu khoa học
- <i><b>Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu nhận thức của chủ thể. Nó có tác dụng củng cố, hồn </b></i>
thiện và nâng cao sự hiểu biết của chủ thể đối với các đối tượng được khảo sát.
- <i><b>Thứ hai, nhằm phát hiện ra những kiến thức mới về bản chất của đối tượng được </b></i>
thể hiện dưới dạng các thông tin về quy luật của sự tồn tại, vận động và phát triển của đối tượng.
- <i><b>Thứ ba, trên cơ sở những kiến thức mới phát hiện, chủ thể nghiên cứu, sáng tạo </b></i>
ra những tri thức mới về con đường, cách thức, phương pháp, biện pháp tác động vào đối tượng phục vụ các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, đồng thời sáng tạo ra các phương tiện, thiết bị mới …để hiện thực hóa các sáng tạo đó.
Các mục đích trên khơng tách rời nhau, nhưng có vị trí khác nhau trong từng cấp độ của từng đề tài, cơng trình nghiên cứu, nhất là các nhà nghiên cứu trẻ.
3) Chức năng của nghiên cứu khoa học
<i>Chức năng mô tả: người ta bắt đầu bản chất của đối tượng thông qua các thao tác </i>
nhằm mơ tả đúng, chính xác và khách quan những diễn biến, những biểu hiện bề ngồi của đối tượng cần tìm hiểu. Bởi khơng thể hiện nội dung, bản chất của đối tượng nếu không tìm hiểu cái hình thức, cái hiện tượng của nó. Một sự mơ tả đúng, đầy đủ những gì quan sát được (trực tiếp hay gián tiếp) đều có thể được coi như những dữ kiện, những tiền đề thiết yếu cho việc nghiên cứu tiếp theo.
<i>Chức năng giải thích: NCKH khơng thể dừng lại ở mức nắm bắt hình thức, cái </i>
hiện tượng bề ngồi mà trên cơ sở những dữ liệu ban đầu ấy, nhà nghiên cứu bắt đầu phát hiện những vấn đề, những điểm cần tiếp tục làm sáng tỏ cho các câu hỏi vì sao? Như thế nào?. Nhà NCKH bắt đầu thực hiện chức năng quan trọng tiếp theo của mình là giải thích. Thực hiện chức năng này chính là tìm ra nguyên nhân của những vấn đề được phát hiện, nhờ đó mà các phán đốn về các mối quan hệ bên trong hợp thành nội dung, bản chất sự vật dần dần sáng tỏ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><i><b>Chức năng sáng tạo: NCKH không chỉ dừng lại ở giải thích, ở nhận thức sự vật, </b></i>
hiện tượng, điều quan trọng hơn là phải nắm bắt được quy luật phát triển của chúng, tìm kiếm các giải pháp và các phương pháp tác động có hiệu quả lên đối tượng khảo sát… NCKH do đó có chức năng sáng tạo. Nó thể hiện ở việc thơng qua các phát minh, phát hiện về quy luật. Đó cũng có thể là những dự báo về những xu thế vận động, biến đổi của chúng và những giải pháp mới và cách thức tác động được đưa ra để tác động có hiệu quả hơn vào đối tượng.
4) Đặc trưng của nghiên cứu khoa học
<b>chuẩn đốn 1. Tính mới mẻ: Thể hiện sự sáng tạo, không lặp lại </b> Kết quả NCKH là
những điều chưa từng có
Đã có ai làm chưa, có kết quả chưa?
<b>2. Tính tin cậy: Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin </b>
cậy nếu nó có khả năng kiểm chứng bởi bất kỳ người nào, bất kỳ trong trường hợp, điều kiện giống nhau nào đều cho một kết quả như nhau.
Kiểm chứng lại nhiều lần, khách
<b>quan, </b> điều kiện giống nhau nào đều cho một kết
<b>quả như nhau. </b>
Kết quả nghiên cứu có chính xác khơng, có đúng khơng?
<b>3. Tính thơng tin: </b>Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể là một bài báo khoa học, tác phẩm khoa học, cũng có thể là một mẫu vật, sản phẩm mới, … Tuy nhiên dù sản phẩm đó là gì thì nó đều mang đặc trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật hiện tượng, thơng tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm.
Các quy luật, định luật, định lý nguyên lý, quy tắc, công thức, … sản phẩm mới
Kết quả nghiên cứu khoa học thể hiện dưới hình thức gì?
<b>4. Tính khách quan: </b>Tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học. Nếu trong nghiên cứu khoa học mà khơng khách quan thì sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ khơng thể chính xác và khơng có giá trị gì cả.
Kết quả nghiên cứu chỉ được kết luận khi có kiểm chứng, khơng cảm tính,
Kết quả có thể khác khơng, nếu đúng thì trong điều kiện nào, có cách nào tốt hơn khơng?
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>5. Tính kế thừa: Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về </b>
mặt phương pháp nghiên cứu khoa học.- Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạt được trước đó
NCKH có sử dụng lại, phát triển kết quả nghiên cứu trước đó
Cách áp dụng kết quả nghiên cứu trước đó như thế nào?
<b>6. Tính cá nhân: </b>Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiện nghiên cứu thì vai trị cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định
Bảng phân công trách nhiệm. Tôn trọng tư duy mỗi cá nhân
Xác định nhiệm vụ của từng cá nhân. Đánh giá đúng năng lực mỗi cá nhân, việc nghiên cứu vừa sức.
<b>7. Tính rủi ro: Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra </b>
cái mới, vì vậy nó có thể thành cơng hoặc thất bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn. Vì vậy tính rủi ro của nó là rất cao.
Dự đốn khả năng thành cơng/ thất bại
Xác định nguyên nhân dẫn đến thất bại
5) Đạo đức khoa học
<b>Các chuẩn mực trong hoạt động khoa học </b>
Chuẩn mực là khái niệm của xã hội học. Đó là tập hợp những mong đợi, yêu cầu, qui tắc đối với hành vi của các thành viên trong xã hội. Chuẩn mực qui định cho mỗi thành viên những việc nào nên làm, không nên làm và cần xử sự như thế nào cho đúng trong mỗi tình huống xã hội.
<i>1) Chuẩn mực thứ nhất: Tính cộng đồng (Communalism), ban đầu Merton gọi là </i>
T<i>ính cộng sản (Communism). Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hoạt động khoa </i>
học đã đạt đến một trình độ xã hội hố cao độ. Tri thức khoa học là một loại sản phẩm vừa mang tính cá nhân rất cao, song lại là sự kế thừa những của nỗ lực cả một tập thể. Chuẩn mực này qui định rằng tri thức phải được chia sẻ, chứ khơng phải bị giữ bí mật hoặc giữ làm tài sản riêng của bất kì ai. Mỗi người nghiên cứu vừa có một trách nhiệm cao cả, vừa có những quyền hạn chính đáng đối với đóng góp của mình. Đó là sự cơng bố các kết quả nghiên cứu. Như vậy, các cơng trình nghiên cứu cần được cơng bố. Đó là
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">biện pháp để làm cho mục tiêu của một nhóm trùng hợp với mục tiêu cá nhân; nghĩa là các nhà khoa học bị "bắt buộc" phải cơng bố cơng trình của họ.
<i>2) Chuẩn mực thứ hai: Tính phổ biến (Universalism). Chuẩn mực này xem rằng </i>
đóng góp khoa học phải được phán xét theo những tiêu chuẩn khách quan được thiết lập từ trước. Các thuộc tính xã hội của những người có cơng đóng góp, bất kể họ là ai, bất kể thuộc chính kiến nào; thuộc sắc tộc hoặc tơn giáo nào; có xuất thân giai cấp hoặc giới tính như thế nào đều khơng quyết định sự phán xét khoa học của họ. Chuẩn mực về tính phổ biến đòi hỏi, chỉ những khám phá đã được kiểm chứng bởi các luận cứ khoa học, có thể lặp lại trong quan sát hoặc thực nghiệm, chứ không phải là những khám phá ngẫu nhiên, tuỳ hứng, mới được xem là một kết quả khoa học. Chuẩn mực về tính phổ biến cịn địi hỏi nhà khoa học phải được nhận những phần thưởng thích đáng (tinh thần và/ hoặc vật chất) theo mức độ đóng góp của họ cho khoa học.
<i>3) Chuẩn mực thứ ba: Tính không vị lợi (Dissinterestedness). Không vị lợi là một </i>
chuẩn mực đặc biệt thú vị trong khoa học. Mọi kết luận trong quan sát hoặc thực nghiệm khoa học cần được kiềm chế những thiên vị quyền lợi của bất kì cá nhân hoặc nhóm xã hội nào, bất kể đó là nhóm dân tộc, giai cấp, tơn giáo hoặc ý thức hệ.
Theo Zuckerman, yêu cầu này không địi hỏi lịng vị tha, cũng khơng vị lợi của các nhà khoa học. Thay vào đó, hệ thống thưởng phạt của khoa học sẽ khiến các nhà khoa học vì quyền lợi của chính mình mà hành động một cách khách quan.
<i>4) Chuẩn mực thứ tư: Tính độc đáo (Originality), mà đặc trưng cơ bản là phải có </i>
cái mới riêng biệt của cá nhân nhà nghiên cứu. Quan niệm về cái mới rất cụ thể, có thể đó là phát hiện một đối tượng nghiên cứu mới, có thể chỉ đưa ra một vấn đề nghiên cứu mới, tức câu hỏi mới trong nghiên cứu, song cũng có thể đó là một luận điểm mới, vạch ra một hướng tư duy mới trong khoa học.
<i><b>5) Chuẩn mực thứ năm: Tính hồi nghi (Organized Skepticism). Chuẩn mực này </b></i>
được xem là "sứ mạng cả về mặt phương pháp luận và về mặt thiết chế". Nó yêu cầu những người làm khoa học không được đưa ra kết luận vội vã, nó địi hỏi phải "trì hỗn sự phán xét" cho đến khi có đầy đủ những luận cứ cần thiết. Chuẩn mực này đòi hỏi người làm khoa học phải biết hồi nghi, nghĩa là phải ln biết đặt những câu hỏi ngược lại với những giả thuyết và lí thuyết khoa học đã đặt ra, ngay cả khi những giả thuyết đó đã được kiểm chứng sơ bộ bằng quan sát hoặc thực nghiệm, đồng thời có những cơ chế như tham khảo và đánh giá của giới chun mơn đối với cơng trình. Đương nhiên, cách đặt câu hỏi của mỗi nhà nghiên cứu có thể xuất phát từ các góc độ tiếp cận khác nhau, từ các luận cứ lí thuyết rất khác nhau, nghĩa là không nhất thiết là mỗi nhà khoa học phải có sự hồi nghi như nhau đối với những giả thuyết đã được kiểm chứng.
<i><b>1.2.3. Phương pháp nghiên cứu khoa học </b></i>
1) Khái niệm về phương pháp
Phương pháp có thể định nghĩa như là một thủ tục hay quy trình có tính hệ thống, thứ tự để đạt đến một số mục tiêu nào đó.
2) Phương pháp nghiên cứu khoa học
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Phương pháp nghiên cứu khoa học là những phương thức thu thập và xử lý thông tin khoa học nhằm mục đích thiết lập những mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc có tính quy
<b>luật và xây dựng lý luận khoa học mới. </b>
<i><b>1.2.4. Các bước cơ bản thực hiện nghiên cứu khoa học </b></i>
<i>1) Quan sát sự vật, hiện tượng </i>
Quan sát là dùng các giác quan để theo dõi các: - Hiện tượng
- Xác định Mục tiêu nghiên cứu: Bạn sẽ làm cái gì, bạn tìm hiểu về cái gì, nghiên cứu giúp giải quyết điều gì?
<i>3) Đặt giả thuyết hay sự tiên đoán </i>
- Giả thuyết là câu phát biểu nhằm mô tả về một quy luật của tự nhiên hay giải thích về các hiện tượng trong thế giới thực, có thể được kiểm chứng thơng qua quan sát và thực nghiệm. Chẳng hạn: Khơng có mối liên hệ nào giữa thu nhập và trình độ học vấn”
<i>4) Thu thập thông tin và xử lý số liệu </i>
Gồm các bước cơ bản sau:
- Lập phiếu khảo sát/ lập bảng số liệu - Nhập liệu và xử lý
- Phân tích dữ liệu - Đánh giá
<i>5) Kết luận </i>
- Tổng hợp các kết quả thu được
- Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của vấn đề nghiên cứu - Khẳng định tính đúng/ sai của giả thuyết
- Ghi nhận những đóng góp của lý thuyết và khả năng áp dụng kết quả
<b>nghiên cứu </b>
<b>1.3. Phân loại nghiên cứu khoa học </b>
Tuỳ thuộc vào đối tượng nghiên cứu, có thể phân khoa học thành nhiều loại khác nhau.
<i><b>1.3.1. Phân loại theo chức năng </b></i>
<b>1) Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): Là những nghiên cứu nhằm phát </b>
hiện ra các thuộc tính, bản chất, quy luật của các sự vật, các mơ hình, …. Kết quả là một hệ thống lý thuyết mới. Thuyết tiến hóa của Darwin, thuyết tương đối của Einstein, Bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Nghiên cứu cơ bản là những hoạt động nghiên cứu tìm ra những quy luật chung, hướng đi lớn. Kết quả của nghiên cứu cơ bản thường là các phát minh, phát hiện (toàn bộ hoặc bổ sung mới). Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản thường được thể hiện dưới dạng các phạm trù, các định luật, công thức sơ đồ v.v… phản ánh bản chất, các quy luật vận động, biến đổi của các đối tượng được khảo sát.
Ví dụ: Nghiên cứu về nguồn gốc sự sống, tế bào mầm, nghiên cứu hệ thống giáo dục quốc dân, nghiên cứu mơ hình kinh tế, nghiên cứu vật lý hóa học v.v…
Nghiên cứu cơ bản do đặc tính nói trên đóng vai trị là tiền đề, điểm xuất phát cho các nghiên cứu tiếp theo. Các kết quả nghiên cứu cơ bản thường tồn tại lâu dài với thời gian. Chúng được hoàn chỉnh bổ sung suốt một thời gian dài trong khn mẫu trình độ phát hiện mới ra đời, một cuộc cách mạng trong nhận thức diễn ra trong một ngành hay một hướng nghiên cứu nào đó, những tri thức trước đó cũng chỉ có thể bị, được coi là vượt qua, nó khơng thể bị coi là bị lọai bỏ, khi ấy nó trở thành tri thức cơ bản, phổ thơng, nằm trong mặt bằng trình độ dân trí v.v…
Nghiên cứu cơ bản được chia thành hai loại: nghiên cứu cơ bản định hướng và nghiên cứu cơ bản tự do. Nghiên cứu cơ bản định hướng là nhắm vào một số mục đích ứng dụng nào đó. Nghiên cứu cơ bản tự do (hay thuần túy) là những nghiên cứu cơ bản chưa nhằm vào mục đích ứng dụng nào. Cùng với tiến trình lịch sử, số lượng và tỉ trọng các đề tài thuộc nhóm nghiên cứu cơ bản tự do ngày càng giảm đi đáng kể.
<b>2) Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): Là sự vận dụng quy luật được phát </b>
hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật hoặc tạo ra một nguyên lý mới về các giải pháp.
Đây là những nghiên cứu dựa trên các kết quả nghiên cứu cơ bản nhằm tạo ra các giá trị tri thức mới về các giải pháp tác động, các nguyên lý vận dụng quy luật, các nguyên lý công nghệ, nguyên lý chế tạo sản phẩm mới v.v… Công việc này thu hút đông đảo nhất các nhà khoa học với xu hướng là đưa các kết quả nghiên cứu cơ bản vào phục vụ xã hội lòai người, khơng có họ mọi nghiên cứu khoa học đều vô nghĩa. Tuy nhiên, ở đây các kết quả nghiên cứu vẫn cịn trong phịng thí nghiệm, nó cịn một khoảng cách khá xa để đến với xã hội bởi vì tính kinh tế, tính thuận tiện, tính địa phương cũng như khả năng sản xuất hàng lọat chư cho phép.
<b>3) Nghiên cứu triển khai/ Thực nghiệm (Implementation research): Là sự vận </b>
dụng các lý thuyết để đưa ra các vật mẫu và cơng nghệ sản xuất, triển khai thí điểm, triển khai đại trà.
Nghiên cứu khai triển, phát triển là những nghiên cứu dựa trên kết quả của nghiên cứu ứng dụng nhằm sáng tạo những tri thức mới về công nghệ, giải pháp kĩ thuật mới, các quy định cụ thể về phương pháp, cách thức tác động với đối tượng. Nghiên cứu triển khai được chia thành 2 giai đoạn: triển khai thí điểm ( sản xuất thử ) và triển khai đại trà. Cả hai loại này đều có chung mục đích là nhằm chỉnh lý, sửa đổi những thông số kỹ thuật, điều chỉnh các tiêu chuẩn công nghệ đã được tính tốn
Nghiên cứu đổi mới PPGD, Đền án áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong cơng tác quản lý, Sách giáo khoa, Quy trình chuyển đổi từ hệ thống đào tạo niên chế sang hệ thống tín chỉ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">4) Nghiên cứu dự báo (Forecast Reseach): Nghiên cứu trạng thái của sự vật trong tương lai. Nghiên cứu dự báo kinh tế, nghiên cứu dự báo trên dữ liệu lịch sử.
Càng ngày càng xuất hiện những nhà khoa học nghiên cứu, phán đoán những vấn đề trong tương lai thuộc nhiều lĩnh vực: xã hội, môi trường, dân số, kiến trúc v.v…Những nghiên cứu của họ xuất phát từ những sự kiện hiện tại, sự tiến triển có lơ gích, có hệ thống trong lịch sử, những tính tóan và suy luận khoa học. Những cơng trình của họ ý nghĩa quan trọng cho xã hội lồi người, giúp cho con người có cái nhìn rộng hơn, xa hơn định hướng cho sự phát triển xã hội của ngành mình…cũng như tránh những hiểm họa có thể có do chính con người gây ra. Những cơng trình nghiên cứu dự báo cũng có ý nghĩa đối với sự nghiệp giáo dục, không chỉ riêng ở quốc gia nào. Bởi trong sự phát triển chung của xã hội, cũng như trong sự địi hỏi của chính sự nghiệp giáo dục. Hiện nay có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu dự báo về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục, phương tiện và phương pháp giáo dục trong tương lai v.v… Trên đây là những loại hình nghiên cứu chủ yếu mà theo đó người quản lý có thể phân chia các đề tài cơng trình do mình quản lý. Tùy theo chức năng năng, nhiệm vụ của cấp quản lý, người ta có thể coi loại đề tài hay đề tài nào được ưu tiên v.v…
<i><b>1.3.2. Phân loại theo lĩnh vực </b></i>
- Khoa học tự nhiên
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ - Khoa học nông nghiệp.
- Khoa học y học.
- Khoa học xã hội và nhân văn.
Một số khoa học tự nhiên như: sinh học, hóa học, vật lý v.v… liên quan đến thế giới vật thể và thế giới vật chất như: đất đai, cây cối, hóa chất, máu, điện v.v…Khoa học tự nhiên là nền tảng của khoa học công nghệ mới và được quảng bá rộng rãi, công khai. Khoa học kỹ thuật là những tri thức, biện pháp tác động để cải tạo đối tượng. Đó là các cơng nghệ mới, những giải pháp kỹ thuật hữu ích mới trong lao động sản xuất, và đời sống. Khoa học xã hội như nhân chủng học, chính trị học, tâm lý học, kinh tế học v.v… liên quan đến nghiên cứu con người, tín ngưỡng, hành vi tương tác của họ và các định chế ….đơi khi có một số người gọi đây là “khoa học mềm”.v.v…..
<b>1.4. Khoa học và Công nghệ </b>
Theo Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2000, Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” và Công nghệ được hiểu là “tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực (Nhân lực_trí tuệ_sức mạnh, Vật lực_Tiền bạc_Vật chất) thành sản phẩm”.
<b>1.5. Các hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">- “Phân tích ngơn ngữ tự nhiên và trích rút tri thức từ dữ liệu văn bản song ngữ ứng dụng cho dịch máy thống kê”
- “Tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên thiết bị di động”
<i><b>1.5.2. Dự án </b></i>
được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực (con người và tài chính).
- “Dự án BOT (Build-Operate-Transfer)” - “Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung”
- “Dự án Xây dựng Bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về Thiên nhiên Việt Nam”
<i><b>1.5.3. Đề án </b></i>
là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một cơng việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
- “Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020”
- “Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước”
- “Ứng dụng cơng nghệ thơng tin – truyền thông trong hệ thống thống kê nhà nước giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”
<i><b>1.5.4. Chương trình </b></i>
Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình khơng nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.
- “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới” - “Xây dựng và phát tri ển công nghi ệp ph ần mềm”
- “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới”
- “Chương trình mục tiêu Cơng nghệ thơng tin giai đoạn 2016 – 2020”
<b>1.6. Công bố kết quả nghiên cứu khoa học </b>
1) Căn cứ vào yêu cầu của cơ quan chủ trì đề tài nghiên cứu, yêu cầu của tác giả, kết quả nghiên cứu có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau:
<i><b>1) Tạp chí/ thơng tin khoa học chun ngành: nhằm cơng bố </b></i>
kết quả nghiên cứu, tranh luận vấn đề khoa học, các vấn đề được phát hiện…
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><i><b>2) Kỷ yếu khoa học: Là ấn phẩm công bố các cơng trình </b></i>
NCKH của một hội nghị, hội thảo khoa học; hoặc là tập hợp các cơng trình khoa học của một tổ chức trong một giai đoạn
<i><b>nào đó. </b></i>
<i><b>3) Luận văn khoa học: Vừa mang tính chất của một cơng </b></i>
trình NCKH, vừa nhằm mục đích tập dượt nghiên cứu khoa học. So với báo cáo khoa học, luận văn khoa học cần đi sâu
<i><b>hơn về các phần: tổng quan, phân tích và xử lý </b></i>
2) Một số quy định tương đối về báo cáo kết quả nghiên cứu: - Số trang:
1 Tạp chí/ thơng tin khoa học 4-8 trang
3 Luận văn (khóa luận tốt nghiệp) 50-70 trang - Cấu trúc
<b>NỘI DUNG </b>
Chương 1. Cơ sở lý luận Chương 2. …
Chương 3. … …
<b>KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
3) Ví dụ cấu trúc bài đăng tạp chí khoa học tại trường Đại học Quảng Nam
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>TIÊU ĐỀ BÀI BÁO </b>
<i><b>ThS. Nguyễn Văn A-Trường ĐH Quảng Nam </b></i>
<i><b>Tóm tắt: Việc tin học hóa ở nhiều lĩnh vực … Từ khóa: Phân tích thành phần chính, … </b></i>
<b>2.3. Ứng dụng bài tốn Phân tích thành phần chính </b>
<i><b>2.3.1. Đầu vào và đầu ra của bài toán ứng dụng </b></i>
…
<b>3. KẾT LUẬN </b>
Phương pháp phân tích thành phần chính dựa trên mơ hình tốn học là phép biến đổi
<b>4. TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<i>[1]. Tô Cẩm Tú, Nguyễn Huy Hồng (2003), Phân tích số liệu nhiều chiều. Nhà xuất bản </i>
Khoa học và Kỹ thuật.
[2]. Hoàng Tr<i>ọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với </i>
<i>SPSS, tập 2. Nhà xuất bản Thống kê. </i>
…
<i><b>Title: AN APPLICATION OF THE PCA METHOD TO ASSESS STUDENT </b></i>
<b>SATISFACTION ON TRAINING QUALITY AT QUANG NAM UNIVERSITY </b>
<i><b>Abstract: Computerization in many fields … Keywords: Principal Component Analysis, …. </b></i>
<b>1.7. Đề tài nghiên cứu khoa học </b>
1) Lý do chọn đề tài/ tính cấp thiết của đề tài Nêu các câu hỏi và trả lời:
- Tại sao phải nghiên cứu - Lịch sử nghiên cứu là gì? - Giải quyết được vấn đề gì Kỹ thuật viết theo cấu trúc 5W-1H
1. Tại sao chọn đề tài(Why?): Quản lý thủ công và những hạn chế , xây dựng hệ thống mới quản lý tốt hơn: Lưu trữ, tìm kiếm, điều hành (xử lý tiến trình cơng văn, kiểm sốt tiến độ cơng việc, hiện trạng công việc, …)
2. Vấn đề xuất hiện (What?): quản lý văn bản, điều hành
3. Đối tượng tham gia hệ thống(Who?): Lãnh đạo, phòng ban, phòng TC-HC, chuyên viên
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">4. Nơi nào, Phịng nào chịu trách nhiệm chính (Where): Phòng HC-TH, các đơn vị
5. Hệ thống hoạt động khi nào (When): Mọi lúc, mọi nơi
6. Giải quyết bằng cách nào (How): Xây dựng website/ bộ công cụ giao tiếp và truyền đạt thông tin, chỉ thị, chỉ đạo,…
2) Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2.1) Mục đích nghiên cứu
<b>Mục đích (research purpose): là hướng đến một điều gì hay một cơng việc nào </b>
đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hồn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt cơng việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
2.2) Mục tiêu nghiên cứu/ Nhiệm vụ nghiên cứu
<b>Mục tiêu (research objective): là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, </b>
rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
2.3) Ví dụ:
<i><b>Đề tài: “Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự tại trường đại học Quảng Nam". </b></i>
<b>Mục đích của đề tài: </b>
Tự động hóa cơng tác Quản lý thơng tin nhân sự
<b>Mục tiêu của đề tài: </b>
- Cập nhật, lưu trữ thông tin nhân sự - Tổng hợp số liệu
- Tra cứu thông tin - Quản lý các hoạt động
3) Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
<i><b>3.1) Đối tượng nghiên cứu (research focus) </b></i>
Đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật, hiện tượng hoặc một mối quan hệ được chọn để tìm tịi nghiên cứu. Thông thường được xác định trên cơ sở của vấn đề nghiên cứu hay mục tiêu nghiên cứu.
<i><b>3.2) Khách thể nghiên cứu (research population) </b></i>
Là sự vật chứa đựng đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu có thể là một khơng gian vật lý, một q trình, một hoạt động, hoặc một cộng đồng.
3.3) Đối tượng khảo sát (research sample): Là mẫu đại diện của khách thể nghiên cứu 3.4) Ví dụ:
<i><b>Đề tài: “Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự tại trường đại học Quảng Nam" </b></i>
<b>Đối tượng nghiên cứu: </b>
- Quy trình quản lý nhân sự (hồ sơ, thao tác: cập nhật, lưu trữ, tìm kiếm…)
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">- Phân tích thiết kế về cơ sở dữ liệu - Ngôn ngữ
- …
<b>Khách thể nghiên cứu </b>
- Các nhân viên phòng quản lý nhân sự, trưởng phòng, chuyên viên, nhân viên tại trường
4) Giả thuyết khoa học (scientific hypothesis)
Là một nhật định sơ bộ, kết luận giả định về bản chất sự vật do người nghiên cứu đưa ra và có nhiệm vụ chứng minh để công nhận hay bác bỏ giả thuyết
Dự kiến mối quan hệ giữa các biến trọng một quần thể xác định cụ thể. Giả thiết nghiên cứu như một lời giải thích rõ ràng cho vấn đề và mục đích nghiên cứu, hay là dự đốn những kết quả mong đợi/ kết quả nghiên cứu. Giả thiết nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, thu thập số liệu, phương pháp phân tích, giải thích kết quả.
Ví dụ: “Khơng có sự khác nhau về mức thu nhập giữa 2 khối ngành Sư phạm và Ngoài sư phạm”
5) Nhiệm vụ nghiên cứu
Thường chia thành ba nhiệmvụ:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài; - Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu;
- Đề xuất các biện pháp, giải pháp, khuyến nghị (kiến nghị).
<i><b>Đề tài: “Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự tại trường đại học Quảng Nam" </b></i>
Nhiệm vụ nghiên cứu gồm:
- Các văn bản chỉ đạo về tin học hóa của các cơ quan hành chính, nhà trường
- Đánh giá hiện trạng hệ thống đang hoạt động: Lưu trữ, tìm kiếm, quy trình, … Xác định vấn đề nghiên cứu: Cơ sở dữ liệu, phần mềm, …
- Các giải pháp: 6) Phương pháp nghiên cứu 6.1) Các phương pháp chung
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi. - Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Trình bày phương pháp xử lý dữ liệu định lượng và định tính.
6.2) Các phương pháp thường dùng trong ngành CNTT
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><i>7) Phạm vi nghiên cứu (research scope) </i>
Là sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu (do những hạn chế mang tính khách quan và chủ quan đối với đề tài và người làm đề tài)
8) Hướng dẫn cách đặt tên đề tài 8.1) Yêu cầu chung:
- Tên đề tài phản ánh cô đọng nội dung nghiên cứu
- Rõ ràng, xác định, dễ hiểu, ít chữ, không nhập nhằng và thu hút 8.2) Yêu cầu cụ thể
<i>Đề tài 2: “Xây dựng biện pháp hành chính hạn chế rủi ro tín dụng ni trồng thủy sản ở </i>
<i>ngân hàng nông nghiệp tỉnh Quảng Nam” </i>
- Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng các biện pháp hành chính - Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng nuôi trồng thủy sản - Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
<b>Bài tập chương 1 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">Bài 1. Trình bày khái niệm: Tri thức, khoa học, nghiên cứu khoa học, Phương pháp nghiên cứu khoa học.
Bài 2. Trình bày những mục đích của nghiên cứu khoa học Bài 3. Trình bày những chức năng của nghiên cứu khoa học Bài 4. Trình bày những đặc trưng của nghiên cứu khoa học Bài 5. Trình bày các chuẩn mực trong hoạt động khoa học
Bài 6. Nêu các hình thức và cách Phân loại trong nghiên cứu khoa học Bài 7. Phân biệt Khoa học và Công nghệ
Bài 8. Nêu các hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học
Bài 9. Nêu các hình thức cơng bố kết quả nghiên cứu khoa học
Bài 10. Các phương pháp phổ biến thường dùng trong nghiên cứu khoa học và các phương pháp sử dụng trong công nghệ thông tin
Bài 11. Thực hành: Xây dựng đề cương chi tiết về một đề tài sẽ thực hiện trong tương lai, theo mẫu đề cương cho sẵn, với các đề mục cơ bản sau:
<b>NỘI DUNG </b>
Chương 1. Cơ sở lý luận Chương 2. …
Chương 3. … …
<b>KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC </b>
<i><b>Mục tiêu của chương 2: </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><i>Phương pháp nghiên cứu khoa học (PPNCKH) là phạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Phương pháp (PP) khơng chỉ là vấn đề lý luận mà cịn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, bởi vì chính PP góp phần quyết định thành cơng của mọi q trình NCKH. Bản chất của PPNCKH chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích </i>
<i><b>sáng tạo. Sinh viên nắm được các vấn đề sau: </b></i>
<i>- Nắm được nội dung các phương pháp phổ biến thường dùng trong thực tế. - Biết vận dụng phương pháp đó vào trong tình huống cụ thể. </i>
<i>- Biết cách trình bày/ viết nội dung của phương pháp vào trong đề tài - Thiết kế mẫu phiếu khảo sát đối với vấn đề đang nghiên cứu </i>
<i>- Một số phương pháp thường dùng trong ngành tin học </i>
<b>2.1. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu lý thuyết </b>
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đốn về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mơ hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết (còn gọi là phương pháp nghiên cứu tài liệu), người nghiên cứu cần hướng vào thu thập và xử lý những thông tin sau:
+ Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu của mình
+ Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu + Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên ác ấn phẩm
<i><b>2.1.1. Phương pháp phân tích lý thuyết: </b></i>
là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:
+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thơng tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.
+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng.
+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).
<i><b>2.1.2. Phương pháp tổng hợp lý thuyết: </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">là phương pháp liên quan kết những mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:
+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. + Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.
+ Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tương tác. + Làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.
+ Giải thích quy luật. Cơng việc này địi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất khơng thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu.
<i><b>2.1.3. Phương pháp mơ hình hóa </b></i>
Phương pháp mơ hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu các đối tượng, các quá trình … bằng cách xây dựng các mơ hình của chúng (các mơ hình này bảo tồn các tính chất cơ bản được trích ra của đối tượng đang nghiên cứu) và dựa trên mơ hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng thực.
Mơ hình: là một hệ thống các yếu tố vật chất hoặc ý niệm (tư duy) để biểu diễn, phản ánh hoặc tái tạo đối tượng cần nghiên cứu, nó đóng vai trò đại diện, thay thế đối tượng thực sao cho việc nghiên cứu mơ hình cho ta những thơng tin mới tương tự đối tượng thực.– Tính chất của mơ hình:
+ Tính tương tự: có sự tương tự giữa mơ hình và vật gốc, chúng có những đặc điểm cơ bản có thể so sánh với nhau được như: cấu trúc (đẳng cấu), chức năng, thuộc tính, cơ chế vận hành…. Song sự tương tự giữa mơ hình và đối tượng thực (vật gốc) chỉ là tương đối.
+ Tính đơn giản: mơ hình chỉ phán ánh một hoặc một số mặt nào đó của đối tượng gốc.
+ Tính trực quan: mơ hình là sự tái hiện đối tượng nghiên cứu dưới dạng trực quan.
+ Tính lý tưởng: khi mơ hình hóa đối tượng gốc, ta đã khái qt hóa, trừu tượng hóa, phản ánh đặc tính của đối tượng gốc ở mức độ hoàn thiện hơn (lý tưởng).
+ Tính quy luật riêng: mơ hình có những tính chất riêng được quy định bởi các phần tử tạo nên nó.
<i>Ví dụ mơ hình tế bào được làm bởi chất liệu khác với tế bào thực; mơ hình trường học tiên tiến có nét riêng bởi các thành tố của trường đó (đội ngũ, cơ sở vật chất, mơi trường giáo dục, quản lý …). </i>
Phương pháp mơ hình hóa là một phương pháp khoa học bằng việc xây dựng mơ hình của đối tượng nghiên cứu, sao cho việc nghiên cứu mơ hình cho ta những thơng tin
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">(về thuộc tính, cấu trúc, chức năng, cơ chế vận hành ….) tương tự đối tượng nghiên cứu đó.
Cơ sở logic của phương pháp mơ hình hóa là phép loại suy. Phương pháp mơ hình hóa cho phép tiến hành nghiên cứu trên những mơ hình (vật chất hay ý niệm (tư duy)) do người nghiên cứu tạo ra (lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn đối tượng thực) để thay thế việc nghiên cứu đối tượng thực. Điều này thường xảy ra khi người nghiên cứu khơng thể hoặc rất khó nghiên cứu đối tượng thực trong điều kiện thực tế.
Phương pháp mơ hình hóa xem xét đối tượng nghiên cứu như một hệ thống (tổng thể), song tách ra từ hệ thống (đối tượng) các mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật có trong thực tế nghiên cứu, phản ánh được các mối quan hệ, liên hệ đó của các yếu tố cấu thành hệ thống – đó là sự trừu tượng hóa hệ thống thực.
Dùng phương pháp mơ hình hóa giúp người nghiên cứu dự báo, dự đốn, đánh giá các tác động của các biện pháp điều khiển, quản lý hệ thống.Ví dụ: sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc (đặc biệt là cấu trúc khơng gian, các bộ phận hợp thành có bản chất vật lý giống hệt đối tượng gốc) để phản ánh, suy ra cấu trúc của đối tượng gốc như: mơ hình động cơ đốt trong, mơ hình tế bào, sa bàn….
Phương pháp “chiếc hộp đen” được coi là phương pháp mô hình hóa chức năng.Trong phương pháp này, người ta đã trìu xuất chức năng của hệ, cịn chứcnăng của hệ được mơ hình hóa bằng “chiếc hộp đen” cho biết mối quan hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” của hệ.
<b>2.2. Phương pháp thực nghiệm </b>
Phương pháp này được áp dụng nhằm thu thập các thông tin thực tế hoặc đối chứng những nhận định, giả thiết, đối tượng trong những điều kiện nhất định với chinh những đối tượng đó trong tự nhiên để tìm ra sự khác biệt
<i><b>2.2.1. Phương pháp kiểm định nhóm đối chứng </b></i>
là so sánh kết quả tác động của nhà khoa học lên một nhóm lớp - gọi là nhóm thực nghiệm - với một nhóm lớp tương đương không được tác động - gọi là nhóm đối chứng. Ðể có kết quả thuyết phục hơn, sau một đợt nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể đổi vai trị của hai nhóm lớp cho nhau, nghĩa là, các nhóm thực nghiệm trở thành các nhóm đối
<i><b>chứng và ngược lại. </b></i>
Theo mục đích kiểm tra giả thiết, các nghiệm thể được chia làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm chứng (đối chứng). Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được lựa chọn ngẫu nhiên có số lượng, trình độ ngang nhau và được kiểm tra chất lượng ban đầu để khẳng định điều đó. Nhóm thực nghiệm sẽ được tổ chức thực nghiệm bằng tác động của những biến số độc lập hay gọi là nhân tố thực nghiệm, để xem xét sự diễn biến của hiện tượng có theo đúng giả thuyết hay khơng? Nhóm đối chứng là nhóm khơng thay đổi bất cứ một điều gì khác thường, nó là cơ sở để so sánh kiểm chứng hiệu quả những thay đổi ở nhóm bên. Nhờ có nó mà ta có cơ sở để khẳng định hay phủ định giả thuyết
<i><b>của thực nghiệm. </b></i>
<i><b>2.2.2. Phương pháp kiểm định giả thuyết </b></i>
<b>Kiểm định giả thuyết thống kê (statistical hypothesis test) là phương pháp ra </b>
quyết định sử dụng dữ liệu, hoặc từ thí nghiệm hoặc từ nghiên cứu quan sát
(observational study)(khơng có kiểm sốt). Trong thống kê (statistics), một kết quả được
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">gọi là đủ độ tin cậy mang tính thống kê (statistically significant) nếu nó ít có khả năng diễn ra theo một ngưỡng xác suất cho trước (ví dụ 5% hay 10%).
Kiểm định giả thuyết đôi khi được gọi là phân tích dữ liệu để khẳng định, để so sánh với phân tích dữ liệu để khám phá.
Các dạng kiểm định giả thuyết
1) Kiểm định giá trị trung bình của tổng thể (One-Sample)
2) <b>Kiểm định giá trị trung bình 2 mẫu độc lập (Independent Samples T-Test) </b>
3) Kiểm định giá trị trung bình 2 mẫu phối hợp từng cặp (Paired Samples T-test)
4) Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến định tính/ Kiểm định Chi bình phương (Chi Square test)
<b>2.4. Phương pháp phi thực nghiệm (phương pháp điều tra) </b>
<i><b>2.4.1. Khái niệm </b></i>
cũng dựa vào n hững quan sát các sự vật hoặc hiện tượng đang diễn ra , nhưng khơng có bất cứ sự can thiệp hay tác động nào gây biến đổi trạng thái thực sự của đối tượng nghiên cứu . Đây là phương pháp được áp dụng trong cuộc phỏng vấn , hội thảo, điều tra bằng bảng câu hỏi.
- là điều tra quan điểm, thái độ của quần chúng về một sự kiện chính trị, xã hội, hiện tượng văn hóa, thị hiếu …
- Ví dụ: điều tra nguyện vọng nghề nghiệp của thanh niên, điều tra hay trưng cầu dân ý về một luật mới ban hành….
- Điều tra xã hội học thực chất là trưng cầu ý kiến quần chúng, được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp, thảo luận hay bằng hệ thống ankét (đóng, mở)….
<i><b>2.4.2. Cách thực hiện </b></i>
- Đặt ra vấn đề nghiên cứu, các giả thuyết
Phần đọc thêm: 7 Bước Thiết Kế Bảng Khảo Sát Trong Nghiên Cứu Khoa Học
<i><b>Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập và đối tượng khảo sát căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu. Trong bước đầu tiên này, người nghiên cứu dựa vào câu hỏi: “Chúng ta cần những </b></i>
<i>thơng tin gì từ những đối tượng nào để đạt được mục tiêu nghiên cứu?” để liệt kê đầy đủ và chi tiết những thông tin cần thu thập và đối tượng hướng đến. Chẳng hạn như với mục tiêu xác định mối quan hệ giữa khách hàng hiện tại và ngân hàng X, chúng ta cần thu thập thông tin về mức độ hài lòng, mức độ cam kết của khách hàng với ngân hàng X, … Đối tượng khảo sát sẽ quyết định đến cách dùng từ, cách đặt câu hỏi, nội dung câu hỏi. Ví dụ như cách dùng từ cho bảng câu hỏi về thái độ của các giám đốc công ty tài chính đối với thị trường chứng khốn sẽ hoàn toàn khác cách dùng từ cho bảng câu hỏi liên quan đến nhu cầu giải trí của những người đã nghỉ hưu. </i>
<i><b>Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn. Có ba phương pháp phỏng vấn chính: phỏng vấn </b></i>
<i>trực diện, phỏng vấn qua điện thoại, và phỏng vấn bằng cách gửi thư/email/câu hỏi điện tử. Đối với mỗi phương pháp khác nhau người nghiên cứu sẽ xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi khác nhau. Trong phương pháp phỏng vấn trực diện, đối tượng khảo sát nghe câu hỏi và tương tác trực tiếp với người phỏng vấn, do đó người phỏng vấn có thể sử dụng những câu hỏi dài và phức tạp, đồng thời có thể giải thích nội dung cụ thể của từng câu hỏi để tránh trường hợp đối tượng khảo sát hiểu sai ý câu hỏi. Trong phương pháp phỏng vấn qua điện thoại cũng có sự tương tác giữa người phỏng vấn và đối tượng khảo sát, tuy nhiên đối tượng khảo sát không tiếp xúc trực tiếp với người phỏng vấn nên câu hỏi được sử dụng trong trường hợp này thường ngắn và đơn giản hơn phương pháp phỏng vấn trực diện. Trong phương pháp phỏng vấn bằng cách gửi thư/email/câu </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><i>hỏi điện tử hoàn toàn khơng có sự tương tác giữa người phỏng vấn và đối tượng khảo sát, vì vậy câu hỏi được sử dụng cho phương pháp này thường đơn giản, cụ thể và rõ ràng hơn hai phương pháp trước. </i>
<i><b>Bước 3: Xác định nội dung câu hỏi. Nội dung câu hỏi được xây dựng dựa trên những thông tin </b></i>
<i>liệt kê ở bước 1. Mỗi câu hỏi trong bảng khảo sát đều đóng vai trị quan trọng trong việc đạt được mục tiêu cuối cùng của bài nghiên cứu. Khi đưa một câu hỏi bất kì vào bảng khảo sát người nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi sau: “Câu hỏi này có cần thiết hay khơng?”, “Đối tượng khảo sát có hiểu câu hỏi khơng?”, “Họ có đủ thơng tin/khả năng để trả lời câu hỏi này không?”, “Họ có sẵn lịng trả lời câu hỏi này khơng?” </i>
<i><b>Bước 4: Xác định hình thức câu trả lời. Đối với một câu hỏi nhất định, đối tượng khảo sát có </b></i>
<i>thể lựa chọn câu trả lời từ những đáp án đã có sẵn hoặc trả lời bằng chính ngơn ngữ của mình. Tương ứng với hai cách trả lời trên người ta phân ra hai dạng câu hỏi: câu hỏi đóng (ví dụ: Bạn thích nhãn hiệu dầu gội nào nhất sau đây: Clear, Rejoice, Sunsilk) và câu hỏi mở (ví dụ: Bạn thích nhãn hiệu dầu gội nào nhất?). Đối với người nghiên cứu, câu hỏi mở thường khó mã hóa trong q trình nhập liệu và phân tích, còn đối với đối tượng khảo sát dạng câu hỏi này đòi hỏi họ phải suy nghĩ nhiều hơn để trả lời, do đó dạng câu hỏi này thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu định tính hơn trong nghiên cứu định lượng. Ngược lại, đối với câu hỏi đóng, vì đối tượng khảo sát lựa chọn những đáp án đã được gợi ý sẵn nên họ có thể trả lời rất nhanh mà không phải suy nghĩ nhiều, người nghiên cứu có thể mã hóa và phân tích dữ liệu nhanh chóng hơn. Tuy nhiên đối với câu hỏi đóng, câu trả lời có thể khơng chính xác do đối tượng khảo sát phải miễn cưỡng chấp nhận những đáp án đã có sẵn, hoặc do thành kiến gây ra bởi cách sắp xếp thứ tự câu trả lời (đối tượng khảo sát có xu hướng chọn đáp án đầu tiên hoặc đáp án cuối cùng, đặc biệt là đáp án đầu tiên) </i>
<i><b>Bước 5: Xác định cách sử dụng từ ngữ. Cách sử dụng từ ngữ trong bảng khảo sát đóng vai hết </b></i>
<i>sức quan trọng trong việc thiết kế bảng khảo sát vì nó ảnh hưởng lớn đến câu trả lời của đối tượng khảo sát. Chẳng hạn, nếu một câu hỏi được diễn đạt khơng rõ ràng, đối tượng khảo sát có thể từ chối trả lời hoặc trả lời khơng chính xác. Để đảm bảo đối tượng khảo sát và người nghiên cứu đang cùng nói về một vấn đề, người nghiên cứu cần lưu ý những điều sau: xác định vấn đề chính cần hỏi một cách rõ ràng; sử dụng từ ngữ đơn giản và thông dụng, khi muốn dùng thuật ngữ chuyên ngành cần giải thích cụ thể thuật ngữ đó theo cách dễ hiểu nhất; khơng sử dụng những từ ngữ mơ hồ (ví dụ: thỉnh thoảng, thường xuyên, …); tránh những câu hỏi mang tính chất gợi ý (ví dụ: Bạn có nghĩ rằng người Việt Nam u nước nên mua sản phẩm nhập khẩu cho dù việc này có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nước?); tránh những câu hỏi suy đoán và ước lượng; tránh những câu hỏi có hai câu trả lời một lúc (ví dụ: Sản phẩm X có rẻ và bền khơng?). </i>
<i><b>Bước 6: Xác định trình tự và hình thức bảng câu hỏi. Mở đầu bảng câu hỏi cần có phần giới </b></i>
<i>thiệu để đối tượng khảo sát có thơng tin tổng quát về bài nghiên cứu. Phần nội dung chính của bảng câu hỏi nên bắt đầu bằng những câu hỏi chung (câu hỏi gạn lọc), sau đó đến những câu hỏi chuyên về những vấn đề cụ thể, và kết thúc bằng thông tin về nhân khẩu học. Mục đích chính của câu hỏi gạn lọc là để lọc ra những đối tượng khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu (ví dụ: Bạn có sử dụng sản phẩm X trong 3 ngày gần đây nhất không? Nếu câu trả lời là “có”, mời bạn trả lời tiếp những câu tiếp theo. Nếu câu trả lời là “khơng”, xin chân thành cám ơn, bạn có thể dừng khảo sát). Trong phần câu hỏi chính về vấn đề nghiên cứu, các câu hỏi cần được sắp xếp theo hướng tăng dần về mức độ cụ thể và độ khó. Bên cạnh đó, các câu hỏi về những vấn đề nhạy cảm nên được đặt ở cuối cùng. Phần câu hỏi về nhân khẩu học nên đặt ở phần cuối vì đối tượng khảo sát thường có xu hướng cảm thấy khơng thoải mái và khơng sẵn lịng cung cấp thơng tin cá nhân cho người lạ. </i>
<i>Hình thức bảng câu hỏi đặt biệt quan trọng nếu người nghiên cứu phỏng vấn bằng cách gửi thư/email/câu hỏi điện tử. Bảng câu hỏi cần được chia thành các phần khác nhau với hướng dẫn </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27"><i>cụ thể ở từng phần, đánh số thứ tự rõ ràng, dùng chữ in đậm, in nghiên, màu khác nhau, … để phân biệt giữa hướng dẫn, câu hỏi và câu trả lời. </i>
<i><b>Bước 7: Phỏng vấn thử và hoàn thiện bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi sau khi hoàn thành cần được </b></i>
<i>thử nghiệm để loại bỏ những sai sót (lỗi chính tả, những câu hỏi/thuật ngữ/hướng dẫn khó hiểu, cách dùng từ chưa chính xác,…). Phỏng vấn thử được thực hiện bằng việc phỏng vấn một vài đối tượng khảo sát, thành viên nhóm nghiên cứu, hoặc chủ nhiệm đề tài, …(khoảng 10-15 người). Phương pháp phỏng vấn trực diện cần được áp dụng cho một vài bảng khảo sát (ngay cả khi đây không phải là phương pháp sử dụng khi tiến hành khảo sát thực tế) vì người phỏng vấn vừa quan sát được những phản ứng của đối tượng vừa khai thác thêm được những điểm còn vướng mắc khi đối tượng khảo sát trả lời câu hỏi. Sau khi chỉnh sửa những nội dung cần thiết, bảng khảo sát được dùng để phỏng vấn thử lần thứ hai (sử dụng đối tượng khảo sát khác với lần một) để hoàn thiện lần cuối</i>
- Xây dựng dữ liệu - Phân tích dữ liệu:
+ Phương pháp chọn mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo + Lập các bảng tần suất, tổng hợp biểu đồ
+ Các đại lượng thống kê mô tả + Kiểm định giả thuyết
+ Đánh giá dựa trên các phân tích - Kết luận và khuyến nghị
<b>+ </b>Tổng hợp các kết quả thu được
+ Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của luận cứ, phương pháp. Từ đó khẳng định tính đúng đắn của luận điểm
+ Ghi nhận những đóng góp của lý thuyết và khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu
<b>Bài tập chương 2 </b>
Bài 1. Trình bày những nội dung cơ bản của các phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài 2. Trong lĩnh vực tin học bạn đã biết những phương pháp nào, nội dung cơ bản của phương pháp đó là gì?
Bài 3. Hãy thiết kế mẫu phiếu khảo sát sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm trong siêu thị.
Bài 4. Hãy thiết kế mẫu phiếu khảo sát về nhu cầu mua sắm máy vi tính tại khu vực mà bạn có thể mở cơng ty máy tính.
<b>CHƯƠNG 3. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG SPSS </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><i><b>Mục tiêu của chương 3: </b></i>
<i>Phân tích dữ liệu là cách các nhà nghiên cứu đi từ một khối dữ liệu đến những hiểu biết có ý nghĩa. Có nhiều phương pháp phân tích dữ liệu khác nhau, tùy thuộc vào loại nghiên cứu. Dưới đây là một vài phương pháp bạn có thể sử dụng để phân tích dữ liệu định lượng và định tính. </i>
<i>Sinh viên nắm được các vấn đề sau: </i>
<i>- Sự cần thiết/ ý nghĩa của việc tạo lập, xử lý và phân tích dữ liệu - Biết sử dụng phần mềm SPSS trong việc tạo lập và phân tích dữ liệu - Biết đánh giá, nhận xét, trích thơng tin từ việc phân tích dữ liệu </i>
<i>- <b>Nắm được khái niệm và vận dụng các phương pháp kiểm định giả thuyết </b></i>
<b>3.1. Các loại thang đo trong SPSS </b>
<i>1) Thang đo định danh (Nominal) </i>
Tính chất đối tượng, khơng có ý nghĩa tính tốn đo lường, dữ liệu định tính 1-Nam, 2- Nữ; 1-Hà Nội, 2-TPHCM, 3-Huế
Tính tần suất hoặc tỷ lệ phần trăm, khơng tính giá trị trung bình
<i>2) Thang đo thứ bậc (Ordinal) </i>
Thể hiện sự hơn kém nhau giữa các đối tượng mà không xét đến “gấp” bao nhiêu, dữ liệu định tính
“Bạn cho biết kết quả học tập của bạn trong năm học qua” 1-Giỏi, 2-Khá, 3-Trung bình, 4-Yếu, 5-Kém
“Bạn cho biết cảm nhận khi đọc trang web thanhnien.vn” 1-Rất tệ, 2-Tệ, 3-Bình thường, 4-Hữu ích, 5-Rất hữu ích
Tính tần suất hoặc tỷ lệ phần trăm, trung vị, khơng tính giá trị trung bình
<i>3) Thang đo tỷ lệ (Scale) </i>
a) Thang đo khoảng (Interval)
Giống thang đo thứ bậc nhưng biết được khoảng cách giữa các thứ bậc, dữ liệu định lượng
Thông thường thang đo khoảng có dạng là một dãy các chữ số liên tục và đều đặn từ 1 đến 5 (Likert 5), từ 1 đến 7 (Likert 7). Dãy số này có 2 cực ở 2 đầu thể hiện 2 trạng thái đối nghịch nhau.
<i>Giá bán hiện tại của VINAMILK anh/chị thấy đã hợp lý chưa? </i>
1. c Rất không hợp lý 2. c Không hợp lý 3. c Không ý kiến 4. c Hợp lý 5. c Rất hợp lý
<i>Anh/chị có đồng ý rằng sữa VINAMILK an tồn và tốt cho sức khỏe? </i>
1. c Rất không đồng ý 2. c Không đồng ý 3. c Không ý kiến 4. c Đồng ý 5. c Rất đồng ý
thang đo này có thể sử dụng tính trung bình các giá trị. b) Thang đo tỷ lệ (Ratio)
Những con số định lượng, có giá trị 0 thực, dữ liệu định lượng Mức thu nhập, chiều cao, cân nặng
Thang đo này thực hiện tất cả các phép tính
<i>4) Dữ liệu định tính và định lượng </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><b>3.2. Cách cài đặt và sử dụng SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) </b>
Chạy file Setup.exe và thực hiện theo hướng dẫn Khởi động:
Star\All program\SPSS\Statistics 17.0\SPSS Statistics 17.0 Các file trong SPSS
File dữ liệu: Tenfile.sav
File lưu trữ kết quả phân tích:TenFile.spv
<b>3.3. Khai báo biến trong SPSS </b>
<i>a) Khái niệm biến </i>
Chuyển câu hỏi thành tên biến có tính chất gợi nhớ Dữ liệu là thơng tin điền trên phiếu
Ví dụ: SoPhieu
GioiTinh (Cau1) Tuoi (Cau2) NgheNghiep
Biến với câu hỏi nhiều tùy chọn DaDung_Vina
DaDung_Dutch DaDung_THTrue DaDung_Dalat DaDung_HaNoi DaDung_BaVi
Số biến bằng với số tùy chọn/ TỐI ĐA SỐ TÙY CHỌN => Khai báo thêm ở cột mã hóa dữ liệu (VALUE)
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><i>b) Khai báo các tính chất của biến </i>
Name (Khai báo tên biến): Theo từng dòng
Type (Kiểu dữ liệu):
Kiểu dữ liệu nhập vào gồm:
Kiểu số (Number)=> nhập chữ số bất kỳ vào ô Width, lấy bao nhiêu chữ số thập phân (decimal place)
Văn bản (String) => Khai báo đúng số ký tự tối đa vào ô Width Kiểu ngày tháng năm (date): Chọn định dạng kiểu ngày
Kiểu chuỗi/ văn bản (String): Nhập vào ký tự và số ký tự tối đa Nhãn dữ liệu (Label):
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Name và Label cơ bản có cùng chung mục đích dùng để mơ tả biến. Khác biệt là Name là ngắn còn Label dài hơn, mơ tả chi tiết tên biến. Trong q trình xử lý dữ liệu nhiều lúc chúng ta cần hiển thị biến ở một tên ngắn hơn dưới dạng Name hoặc trường hợp cần hiển thị tên biến với mô tả một cách chi tiết biến ở dạng Label.
<i><b>Cách bỏ dấu tiếng Việt </b></i>
1) Tên biến: Không bỏ dấu Tiếng Việt
2) Nhãn và nhập liệu: Nên bỏ dấu Tiếng Việt CÁCH BỎ DẤU TIẾNG VIỆT
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Khai báo giá trị khuyết (Missing)
Missing: khai báo các giá trị bị khuyết. Ví dụ có người khơng muốn trả lời, ta có thể quy định 99 có nghĩa là “khơng trả lời”. Thường thì bỏ trống cũng được, sẽ coi là system missing. Khi không nhập liệu máy tính nhập giá trị dấu “.”, đây là giá trị khuyết, khơng mang vào phân tích.
<b>Nhập xuất dữ liệu sang Excel </b>
<b>1. Xuất dữ liệu sang phần mềm Excel </b>
- Mở file SPSS cần xuất sang Excel
- File\Save as\ Chọn kiểu file và đặt tên file Excel
<b>2. Nhập dữ liệu từ file Excel </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">1. Khái niệm tần suất
Đếm số lần xuất hiện của các giá trị trong thuộc tính 2. Ví dụ
Cho biết số lượng nam và nữ trong mẫu khảo sát 3. Cách tiến hành
<i><b>Analyze\Descriptive Statistics\Frequencies\Khai báo </b></i>
<i><b>3.4.2. Mã hóa lại dữ liệu </b></i>
Dữ liệu quá liên tục khi tính tần suất Rời rạc khi thống kê
Nhóm các giá trị lại với nhau
Cách tiến hành
1) Transform>Recode>Into Different Variables 2) Khai báo:
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34"><b>Range: <Nhập giá trị từ> through: <Nhập giá trị đến> </b>
14->16
<b>Range, lowest through value: </b>
Nhập giá trị nhỏ hơn hoặc bằng: <=13
<b> Range, value through highest </b>
Nhập giá trị lớn hơn hoặc bằng >=19
3) Khai báo lại giá trị của biến
4) Tính tần suất theo biến mới
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><i><b>3.4.3. Xử lý câu hỏi nhiều tùy chọn (Multiple Response) </b></i>
-Nếu dùng cách mã hố 1: dùng dạng câu hỏi phân đơi Có – Khơng, ta sẽ khai báo
<b>biến ở dịng Dichotomies. Và sẽ đếm giá trị “Có” ở ơ Counted value. Đối với ví dụ trên, </b>
do ta khai báo "1 là Khơng", "2 là Có", nên ở ơ này ta sẽ nhập giá trị cần đếm là “2”
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">-Nếu dùng cách mã hố 2, ta sẽ khai báo ở dịng Categories, và đếm các số thứ tự của biến. Trong ví dụ trên có 6 biến, ta sẽ đếm từ giá trị 1 đến 6 tại ô Range: 1 through: 6. a.4) Khai báo tên và nhãn biến ở khung Name và Label.
a.5) Click vào Add để xác nhận biến tổng hợp đã được tạo -> Click chọn Close để hồn tất q trình định dạng biến tổng hợp.
b) Phân tích tần số Frequency
-Từ menu Analyze -> Multiple Response -> Frequency, xuất hiện hộp thoại sau:
-Đưa biến tổng hợp vừa tạo ở phần trên vào ô Tables for -> Click chọn Ok để hoàn tất thao tác.
c) Trình bày tần suất
<i><b>3.4.4. Các đại lượng thống kê mô tả </b></i>
Thống kê mô tả dùng cho mục đích thống kê trung bình cộng, tổng sum, độ lệch chuẩn,minimum,maximum, S.E mean, Kurtosis, Skewness, và cách sắp xếp kết quả theo Variable list, Alphabetic, tăng dần theo giá trị trung bình Ascending Means, giảm dần theo giá trị trung bình Descending Means…
Thơng thường, thống kê mơ tả người ta tập trung đánh giá vào giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình. Cịn giá trị độ lệch chuẩn ít được đánh giá, vì trong các bài
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">nghiên cứu dạng khảo sát thị trường, giá trị này không thực sự quan trọng bằng các chỉ tiêu khác.
Cách tiến hành:
- Chọn menu Analyze ->Descriptive statistics->Descriptive
<i>- </i>Kết quả
N: Số lượng mẫu, giá trị hợp lệ - Valid và giá trị khuyết-Missing
Mean: Giá trị trung bình, Tính tổng các giá trị quan sát được chia cho số quan sát Median: Trung vị
- Sắp xếp dữ liệu tăng dần
- Là giá trị chia tập dữ liệu thành 2 phần bằng nhau - Khi n chẵn: Trung bình cộng của 2 số đứng giữa - <b>Khi n lẻ: giá trị của số đứng giữa </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">Khoảng biến thiên (range): giá trị lớn nhất-giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất: Max
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39"><b>Bước 2. Khai báo trong bảng </b>
Analyze\Tables\Custom tables
Kết quả:
2) Bảng tổng hợp kết hợp 1 biến định tính và một biến định lượng
Ví dụ: So sánh các đại lượng thống kê mô tả việc chấm điểm giữa hai loại đối tượng “Nam” và “Nữ”
Cách tiến hành: Analyze\Tables\Custom tables và khai báo
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">Ví dụ 1:
Quan sát nhanh mức lương của mẫu10 người trong trường ĐHQN:
<small>4.5 triệu 5 triệu 6 triệu 5.5 triệu 2.0 triệu 4 triệu 6 triệu 7 triệu 4 triệu 7 triệu </small>
- Nhận định: “Mức lương bình quân của giảng viên nhà trường dưới 5.0 triệu” - Nhận định này cần phải kiểm định việc đúng sai được áp dụng trên tổng thể (toàn bộ GV nhà trường)
<b>Giả thuyết thống kê </b>
a) Giả thuyết không H<small>0</small>( Null Hypothesis):
Là giả thuyết được cho là đúng lúc ban đầu
Chú ý cách đặt giả thuyết không: “Trái với mong muốn”, “bằng nhau”, “không liên quan”
</div>